Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm tại xã Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Sản xuất nông nghiệp bên cạnh thu được sản phẩm chính như lúa gạo, còn tạo ra một khối lượng rất lớn sản phẩm phụ nhưng giá trị rất thấp. Nhiều nước đã có nhiều phương pháp để tăng giá trị nguồn phụ phẩm này bằng cách tận dụng nó làm phân bón, làm chất độn trong chăn nuôi...nhưng vẫn chưa tận dụng hết giá trị của nguồn phụ phẩm này. Hiện nay, ở một số nước như: Trung Quốc, Inđônêsia, Thái Lan đã tận dụng nguồ

pdf45 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm tại xã Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phụ phẩm này để sản xuất nấm rơm mang lại giá trị rất cao, vừa tăng thu nhập cho người nông dân, vừa cung cấp nguồn thực phẩm quý cho con người. Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi đế sản xuất nấm đặc biệt là nấm rơm vì hàng năm có một lượng phụ phẩm nông nghiệp rất lớn như rơm rạ, trấulại có khí hậu thuận lợi cho cây nấm phát triển. Hiện nay, nấm rơm được trồng ở nhiều tỉnh mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao thu nhập cho người dân. Sản xuất nấm rơm vừa góp phần giải quyết việc làm, làm giảm tình trạng thất nghiệp ở nông thôn, lại vừa tận dụng được nguồn phụ phẩm nông nghiệp giá trị thấp, làm tăng giá trị nguồn phụ phẩm này. Xã Phú Lương là một xã thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích đất tự nhiên 1788,49 ha, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng trong đó có nghề trồng nấm rơm . Bên cạnh việc trồng lúa nước, cây ăn quả, hoa màu như lạc, đậu, ngô, khoai, sắn... còn có một số bộ phận đáng kể các hộ gia đình theo nghề trồng nấm rơm nhằm đa dạng hóa cơ cấu cây trồng và tăng thu nhập. Điều này đã góp phần phát triển kinh tế tại địa phương, giải quyết nhiệm vụ chiến lược trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống, tạo công ăn việc làm cho người lao động ở xã Phú Lương nói chung và các hộ gia đình trồng nấm nói riêng. Để tìm hiểu hiệu quả của nghành nghề mới này, tôi đã quyết định chọn đề tài: "Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm tại xã Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế", làm đề tài tốt nghiệp của mình. 1 SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế 2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu đề tài: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế - Đánh giá thực trạng sản xuất nấm rơm của các nông hộ ở xã Phú Lương - Phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất nấm rơm của các nông hộ điều tra ở xã Phú Lương. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả sản xuất nấm rơm ở xã Phú Lương trong thời gian tới. Đối tượng nghiên cứu: Các hộ sản xuất nấm rơm ở xã Phú Lương. 3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Do giới hạn về thời gian cũng như kinh nghiệm thực tế nên đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất nấm rơm của các hộ thuộc 3 thôn: Vĩnh Lưu, Lê Xá Đông và Đông B ở xã Phú Lương + Phạm vi thời gian: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm ở xã Phú Lương năm 2010. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp so sánh: So sánh kết quả sản xuất nấm rơm của các hộ điều tra giữa bốn mùa trong năm/lứa. - Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: + Số liệu thứ cấp: Là các số liệu đã công bố trên báo, mạng, internet và báo cáo kết quả hàng năm của xã Phú Lương. + Số liệu sơ cấp: Là các số liệu được thu thập qua việc điều tra, phỏng vấn 45 hộ sản xuất nấm rơm ở 3 thôn Vĩnh Lưu, Lê Xá Đông và Đông B ở xã Phú Lương theo phương pháp ngẫu nhiên, trên cơ sở phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân sản xuất nấm rơm theo mẫu câu hỏi đã được chuẩn bị sẳn. - Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Phỏng vấn các hộ, các cán bộ trong xã Phú Lương. - Phương pháp tổng hợp và phân tích: Tổng hợp và phân tích các số liệu thu thập và điều tra được 2 SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế Ngày nay, trong bất kỳ một lĩnh vực sản xuất nào người ta điều luôn quan tâm đến hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất đó. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất, đo lường trình độ quản lý, trình độ tổ chức đồng thời là cơ sở tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Mọi nổ lực trong sản xuất kinh doanh đều nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả kinh tế để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và cạnh tranh được trên thị trường. Vậy hiệu quả kinh tế là gì ? Theo TS. Nguyễn Tiến Mạnh thì: Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách quan phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được những mục tiêu xác định. Theo Farell (1957) và một số nhà kinh tế khác như Schultz (1964), Rizzo (1979), Ellis (1993) thì cho rằng: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi việc so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra (gồm nhân tài, vật lực và tiền vốn,) để đạt được kết quả đó. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng đều thống nhất ở bản chất của nó. Người sản xuất muốn thu được kết quả phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định. Đó là nhân lực, vật lực, tư liệu sản xuất, vốnTiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế là tối đa hoá đầu ra với một lượng đầu vào nhất định và tối thiểu hoá chi phí với một lượng đầu ra nhất định. Các học giả trên đều cho rằng hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Điều đó có nghĩa là khi tiến hành xem xét việc sử dụng các yếu tố nguồn lực phục vụ sản xuất chúng ta phải tính đến cả hai yếu tố hiện vật và giá trị. Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực được sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về nguồn lực hay công nghệ áp dụng. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản 3 SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại them bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả phân phối (hay còn gọi là hiệu quả về giá) là chỉ tiêu hiệu quả trong đó cả yếu tố giá sản phẩm và giá các yếu tố đầu vào được tính đến để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm được trên một đồng chi phí về đầu vào hay nguồn lực được sử dụng. Thực chất của hiệu quả phân phối là hiệu quả kỹ thuật có tính đến giá của các yếu tố đầu vào, giá sản phẩm bán ra. Hay nói cách khác, trên cơ sở giá cả các yếu tố đầu vào, giá cả sản phẩm bán ra để phân bổ các yếu tố đầu vào theo tỷ lệ hợp lý để tối đa hóa lợi nhuận thu được. Tức giá trị biên của sản phẩm sản xuất ra phải bằng giá trị biên của các nguồn lực sử dụng vào sản xuất. 1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là mối quan hệ tổng hòa giữa hai yếu tố hiện vật và giá trị trong việc sử dụng nguồn lực vào sản xuất, là một phạm trù kinh tế - xã hội vừa thể hiện tính lý luận khoa học sâu sắc, vừa là yêu cầu đặt ra của thực tiễn xã hội. Có nhiều phương pháp để xác định hiệu quả kinh tế: - Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Điều đó có nghĩa là một đơn vị chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đơn vị sản phẩm. H = Q/C Trong đó: H: Là hiệu quả kinh tế Q: Là khối lượng sản phẩm thu được C: Là chi phí bỏ ra Phương pháp này phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn lực của cả quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Trên cơ sở đó người ta đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các đơn vị sản xuất với nhau, giữa các ngành sản phẩm khác nhau và giữa các thời kỳ khác nhau. - Phương pháp 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả tăng thêm với chi phí tăng thêm, nghĩa là nếu tăng thêm một đơn vị chi phí sẽ tăng thêm bao nhiêu đơn vị kết quả thu được 4 SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế H = Q/C Trong đó: H : Là hiệu quả kinh tế Q : Là kết quả tăng thêm C : Là chi phí tăng thêm Phương pháp này giúp chúng ta xác định được hiệu quả mà một đồng chi phí đầu tư thêm mang lại. Từ đó xác định được hiệu quả trong đầu tư thâm canh, đặc biệt là xác định được khối lượng tối đa hóa kết quả sản xuất tổng hợp. Tuy nhiên, khi sử dụng hai phương pháp trên ta không thấy được quy mô của hiệu quả là bao nhiêu. Do đó khi xác định hiệu quả kinh tế, người ta thường dùng thêm chỉ tiêu lợi nhuận hay thu nhập. Nếu chỉ sử dụng chỉ tiêu tuyệt đối thì không thể thấy được cái giá phải trả cho quy mô của kết quả. Sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu trên là phương pháp tốt nhất khi đánh giá hiệu quả kinh tế. 1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất nấm - Giá trị sản xuất nông nghiệp (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được sáng tạo ra trong nông nghiệp trong một thời gian nhất định thường là một năm. Do đặc điểm của ngành sản xuất nấm rơm hiện nay sản xuất ra chủ yếu để tiêu thụ nên tổng giá trị sản xuất cũng chính là doanh thu của hộ. n GO =  Pi *Qi i1 Trong đó: Pi : Đơn giá/sản phẩm Qi : Khối lượng sản phẩm thứ i N : Số sản phẩm - Chi phí trung gian (IC): Là một bộ phận cấu thành của sản xuất bao gồm những chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất sản phẩm nông nghiệp. Chi phí trung gian trong sản xuất nông nghiệp bao gồm chi phí vật chất trực tiếp và chi phí dịch vụ thuê (không kể khấu hao). Chi phí trung gian (IC) = Chi phí vật chất + Chi phí dịch vụ (mua hoặc thuê ngoài) 5 SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế - Giá trị tăng thêm hay giá trị gia tăng (VA): Là chỉ tiêu phản ánh những phần giá trị do lao động sáng tạo trong một thời kỳ nhất định. Đó chính là một bộ phận còn lại của giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí trung gian. ∑VA = ∑GO - ∑IC - Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần còn lại của giá trị gia tăng sau khi trừ đi khấu hao và thuế. ∑MI = ∑VA - Khấu hao - Thuế - Năng suất: Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị diện tích gieo trồng trong một lứa sản xuất được bao nhiêu nấm. Do đặc điểm sản xuất nấm rơm của các hộ điều tra được tiến hành trong vòm, một vòm có thể sản xuất nhiều lứa nấm nên chúng ta tính năng suất là: N = Q/S Trong đó: N : Năng suất Q : Sản lượng S : Diện tích (số lứa nấm) - VA/IC (Hiệu quả chi phí gia tăng theo giá trị gia tăng): Chỉ tiêu này mang tính tổng hợp cho biết việc bỏ ra một đồng chi phí trung gian thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. Đây là chỉ tiêu quan trọng để lựa chọn. - GO/IC (Hiệu quả chi phí gia tăng theo giá trị sản xuất): Chỉ tiêu này cho biết việc bỏ ra một đồng chi phí trung gian thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. - MI/IC (Hiệu quả chi phí gia tăng theo thu nhập hỗn hợp): Chỉ tiêu này cho biết việc bỏ ra một đồng chi phí trung gian thu được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp. 1.1.4 Đặc điểm kỹ thuật của cấy nấm 1.1.4.1 Đặc điểm sinh vật học của cây nấm. Nấm rơm (còn gọi là Nấm rạ, Thảo Cô) có tên khoa học là Volvariella voloacea, thuộc họ Phiteaceae, bộ Agaricales, lớp phụ Hymenomycetidae, lớp Hymenomycetes, ngành phụ Basidiomycotina, ngành nấm thật - Eumycota, giới nấm - Mycota hay Fungi (Nguyễn Lân Dũng, 2003) là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, là thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho con người. 6 SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Là một thực vật thân mềm, cây nấm có 3 phần: Phần bao gốc, phần cuống nấm và phần mũ nấm. Trong đó, bao gốc có chức năng là chống tia tử ngoại của mặt trời, ngăn cản sự phá hoại của côn trùng, giữ nước và ngăn sự thoát hơi nước của các cơ quan bên trong. Do đóng vai trò bảo vệ nên thành phần dinh dưỡng của bao gốc rất ít. Cuống nấm có vai trò là đưa mũ nấm lên cao để phát tán bao tử đi xa, vận chuyển chất dinh dưỡng để cung cấp cho mũ nấm. Khi bào tử đã chín thì vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng không còn nữa. Mũ nấm là hệ sợi tơ đan chéo vào nhau, rất giàu chất dinh dưỡng dự trữ, giữ vai trò sinh sản. 1.1.3.2 Giá trị dinh dưỡng của cây nấm Nấm rơm còn gọi là bình cô, lan hoa cô, macô,... là một trong những loại nấm ăn được sử dụng rộng rãi có giá trị dinh dưỡng cao với hàm lượng prôtêin cao (2,66 - 5,05%) và 19 acid amin (trong đó có 8 loại acid amin không thay thế), không làm tăng lượng cholesterol trong máu (nguồn: mạng internet). Trong các loai nấm thì nấm rơm là loại nấm có hàm lượng đạm khô khá cao (43%). Thành phần dinh dưỡng của nấm rơm khá phong phú, trong 100 gam nấm rơm khô đúng chuẩn có chứa 21 - 37 gam chất đạm, 2,1 - 4,6 gam chất béo, 9,9 gam chất bột đường, 21 gam chất xơ, rất nhiều yếu tố vi lượng như canxi, sắt, phôtpho, các vitamin A, B1, B2, C, D, PP ( nguồn:mạng internet). Đặc biệt trong nấm rơm, thành phần đạm vừa nhiều vừa đầy đủ các axit amin tối thiểu cần thiết, hơn cả trong thịt bò và đậu tương. Với thành phần dinh dưỡng tốt như thế, từ lâu trong y học nấm rơm được chỉ rõ là một thức ăn tuyệt vời, có thể chế biến thành nhiều “thực phẩm chức năng”, món ăn “thuốc” để hỗ trợ chữa bệnh, đặc biệt với năm loại bệnh nội tiết chuyển hóa nổi cộm hiện nay là: béo phì, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch và tăng huyết áp (nguồn: mạng internet). 1.1.3.3 Giá trị kinh tế của cây nấm Trồng nấm là một trong một trong nghành nghề có hiệu quả kinh tế nhất. Với một diện tích rất nhỏ có thể tận dụng đất trong vườn do đó không mất nhiều diện tích đất cho sản xuất, vòng vốn đầu tư quay vòng nhanh, chi phí nguyên vật liệu rẻ (chủ yếu là tận dụng phế phẩm của nông, lâm nghiệp), và có thể tận dụng được lao động 7 SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế trong nhà từ người già đến trẻ em nhưng vẫn cho năng suất cao. Thị trường tiêu thụ rộng lớn với giá cả dao động theo mùa cụ thể: mùa Đông giá có thể từ 50 - 70.000 đ/kg có lúc lên tới trên 100.000 đ/kg; mùa Xuân , mùa Hạ và mùa Thu dao động từ 30 - 40.000 đ/kg. Nó mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho người dân ngoài thu nhập chính từ lúa. 1.1.3.4 Giá trị xã hội Giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn: Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao, cho nên sẽ có một bộ phận lớn lao động nông thôn không có việc làm lúc trái vụ. Nghề trồng nấm không những giúp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn lúc nông nhàn mà còn tận dụng tối đa nguồn lao động gia đình như người già, trẻ em vì công việc trồng nấm không đòi hỏi lao động quá phức tạp. Người dân có thể tận dụng mọi thời gian rảnh rỗi của mình để làm như: ngâm rơm, ủ rơm, đạp rơm, bỏ meo giống, chất bánh vào vòm, chăm sóc, hái nấm, thu mua,.... Nó tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho người lao động nông thôn. Cung cấp thực phẩm cho con người: Dân số ngày càng tăng nhanh, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, do đó đòi hỏi ngày càng phải cung cấp nhiều thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Nghề trồng nấm không những giải quyết việc làm cho lao động nông thôn mà còn cung cấp nguồn thực phẩm làm đa dạng hơn nguồn thực phẩm trong đời sống con người. 1.1.3.5 Giá trị môi trường Trồng nấm giúp tận dụng các phụ phẩm trong nông nghiệp như rơm, rạ,vỏ trấu... biến các phụ phẩm giá trị thấp này thành nguồn nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm có giá trị cao. Góp phần làm sạch môi trường ở nông thôn. 1.1.3.6 Kỹ thuật trồng nấm  Yêu cầu về điều kiện sinh thái của nấm rơm: - Dinh dưỡng: Nấm rơm là một loại nấm hoại sinh. Dinh dưỡng cần thiết cho chúng là hợp chất cacbon, nitơ và muối vô cơ. Trong rơm, rạ, bã mía, cám trấu, vỏ lạc,...có một nguồn cacbon và nitơ tự nhiên rất lớn có thể tận dụng để trồng nấm rơm. - Nhiệt độ: Nhiệt độ cho sợi nấm sinh trưởng là 20 - 40oC, nhiệt độ thích hợp cho sự hình thành quả thể là 32 - 38oC, bào tử nảy mầm ở 40oC. 8 SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế - Độ ẩm: Độ ẩm dinh dưỡng là 70%, độ ẩm không khí là 80%. Khi quả thể phát triển thì yêu cầu độ ẩm không khí là 85 - 90%. - Không khí: Nấm rơm sinh trưởng yêu cầu đủ ôxy, khí CO2 vượt quá 1% ức chế hình thành quả thể. - Độ chua: Yêu cầu pH từ 5 - 8 thích hợp nhất là 7,0 - 7,5.  Các hình thức trồng nấm rơm: Nấm rơm có thể được trồng dưới nhiều hình thức khác nhau như : như trồng nấm trong nhà vòm, trồng nấm trong khuôn gỗ, trồng nấm trên đất. - Trồng nấm rơm trong nhà vòm: Ban đầu ủ rơm chín (rơm ướt ủ 3 ngày, rơm khô ủ 7 ngày), cho vào khung ép thành bánh (cỡ khung: 30 x 22 x 12cm), gói vào bao nilon đem phơi nắng một ngày, để nguội một đêm rồi cấy meo (1 bọc meo cấy từ 7- 10 bánh rơm). Cấy xong, gói lại để nơi thoáng mát. Sau 7 ngày mở bao ra đem bánh rơm vào nhà kín, chất lên kệ. Dùng bình xịt phun nước (bình 8 lít phun cho 600 bánh rơm), giữ nhiệt độ ở 36oC. Nếu nhiệt độ giảm tiếp tục phun nước, còn nhiệt độ tăng thì mở cửa sổ thoát nhiệt. Sau 4 ngày, nấm to bằng ngón tay, phun thuốc tăng trưởng Komix (lọ 20cc pha bình 8 lít phun cho 600 bánh rơm). Sang ngày thứ 5 người trồng có thể thu hoạch và thu hoạch kéo dài liên tiếp 10 ngày. Thu hoạch xong đợt, quyét dọn nhà kín, khử trùng bằng vôi bột để trồng tiếp đợt sau. Kỹ thuật trồng nấm trong nhà vòm cho phép người trồng nấm sản xuất theo phương thức dây chuyền, mỗi đợt trồng 15 ngày (thời gian trong nhà kín) và không bị ảnh hưởng thời tiết. Đồng thời tiết kiệm được 50% lượng rơm so với cách truyền thống), ít tốn công chăm sóc, chất lượng nấm thương phẩm cao, giảm chi phí trong quá trình sản xuất, năng suất tăng gấp 2/3 lần. - Trồng nấm trong khuôn gỗ: Cho rơm rạ khô vào bể nước vôi, ngâm no nước rồi vớt ra, để ráo 5-10 phút, sau đó chất lên kệ, dựng cọc thông khí ở giữa. Chất đến khi cọc thông khí còn 0,3-0,5m là được. Dùng tấm bạt quấn quanh đống ủ, chừa một khoảng trống trên cùng. Nếu trời mưa che cọc thông khí để tránh nước mưa chảy vào đống ủ. Sau khi ủ 3-4 ngày thì đảo nguyên liệu. Đảo từ ngoài vào trong và trong ra ngoài. Sau đó 3-4 ngày, đảo lại lần 2. Sau 3- 4 ngày có thể đưa ra cấy. Xử lý nhà nuôi trồng bằng nước vôi đặc hoặc phooc môn 9 SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế 0,5%. Lấy rơm đã ủ ra để nguội, kiểm tra độ ẩm bằng ẩm kế, hoặc nắm chặt một nắm, thấy nước rỉ ra kẽ tay là được. Nếu rơm ướt phải phơi cho ráo, khô; tưới thêm nước bằng bình phun sương. Cho rơm vào khuôn, nén vừa chặt và cấy giống theo từng lớp, mỗi lớp dày 10-12cm, 3 lớp dưới thì cấy xung quanh thành khuôn, cách khuôn 3-5 cm. Lớp trên cùng cấy toàn bộ bề mặt, rồi phủ một lớp rơm cuối cùng khoảng 1cm. Sau đó dùng rơm khô (loại rơm không ủ) phủ lên một lớp áo dày 3-5 cm. Trung bình, mỗi mô cấy khoảng 0,2kg giống, khoảng cách giữa các mô là 25-30cm. Cấy giống vào buổi sáng hoặc chiều mát. Ba ngày đầu và giai đoạn bung sợi của nấm, đóng kín nhà nuôi trồng, chỉ để các lỗ thông khí. Có thể tưới nước nếu thấy mô nấm quá khô. Ngày thứ tư, mở cửa để kiểm tra, nếu khô tưới như trước. Ngày thứ 4 đến ngày thứ 5, kiểm tra nhiệt độ, dùng nhiệt kế cắm sâu vào giữa mô nấm 15cm khoảng 5 phút, nhiệt độ 30-400 C là tốt. Nếu dưới 300C, nên phủ thêm nylon để tăng nhiệt độ, trên 400 C thì mở toang cửa để giảm nhiệt độ. Ngày thứ 7-8, thấy có hiện tượng kết sợi như mạng nhện ở xung quanh bề mặt của mô nấm, lúc này phun sương cho ướt. Ngày thứ 9 và 10, trên mô nấm có lấm tấm trắng hình đinh ghim, dừng tưới nước, khi quả nấm to bằng hạt ngô mới bắt đầu tưới. Tiếp tục tưới phun sương cho đến khi thu hái, số lần tưới tùy thuộc thời tiết, nếu thời tiết nóng và khô thì nên tưới nhiều nước, mô nấm có màu như màu lúc mới cấy là được. - Trồng nấm trên đất: Là hình thức trồng nấm cũng thường xuyên được sử dụng ở một số quốc gia có điều kiện khí hậu mát mẻ. Hình thức này có nhiều ưu điểm là đỡ tốn công làm vòm che, giảm thời gian sản xuất. Tuy nhiên, hình thức này chỉ áp dụng được với những quốc gia có điều kiện tự nhiên thích hợp cho nấm rơm mà không áp dụng được với những quốc gia có khí hậu khắc nghiệt. Sau khi làm và xử lý đất, người ta vãi rơm lên, tưới nước và giữ cho nhiệt độ luôn ổn định sau đó cấy giống nấm lên và thực hiện quy trình chăm sóc bình thường. 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất cây nấm - Kỷ thuật trồng và kinh nghiệm quản lý: Kỹ thuật trồng nấm có ảnh hưởng rất lớn việc nấm có mọc hay không, do đó người trồng phải được đào tạo kỹ thuật hoặc học hỏi kinh nghiệm từ các hộ trồng nấm thành công. Chủ hộ cần học hỏi kinh nghiệm 10 SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế quản lý, bố trí lao động phù hợp để tiết kiệm được chi phí trong quá trình sản xuất, cho phép nâng cao hiệu quả trồng nấm. - Môi trường sống của nấm: Là yếu tố quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả trồng nấm. Nếu môi trường tốt sẽ là yếu tố để cây nấm có thể sinh trưởng và phát triển tốt và ngược lại. Trong quá trình sản xuất, người trồng nấm cần tạo ra môi trường thích hợp để nấm có thể sinh trưởng và phát triển tốt. - Giống nấm: Là yếu tố mang tính quyết định một phần lớn trong năng suất và phẩm chất của nấm sau này. Giống tốt thì cây nấm sau này sinh trưởng khỏe mạnh, sức chống chọi với bệnh tật cao hơn...Ngược lại giống không tốt thì hiệu quả, phẩm chất cũng như năng suất của nấm sau này sẽ bị ảnh hưởng. - Điều kiện tự nhiên: Quyết định một phần không nhỏ trong quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm. Nếu thời tiết lạnh quá hoặc nóng quá đều không thích hợp với nấm. - Chính sách xã hội: Nhà nước cần tăng cường đào tạo kỹ thuật trồng nấm cho người dân. Vì kỹ thuật trồng nấm có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả trồng nấm. Phát triển nghề trồng nấm ra nhiều địa phương. Bên cạnh đó nhà nước cần tìm thị trường tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị của cây nấm, hổ trợ vốn, miễn thuế - Thị trường tiêu thụ: Vừa là yếu tố vừa là điều kiện đối với sự phát triển của nghề trồng nấm. Bởi lẽ, các loại sản phẩm nông nghiệp như nấm sau khi thu hoạch không thể để lâu trong môi trường tự nhiên, thời vụ thu hoạch tập trung, trong khi các hộ nông dân không có biện pháp gì để bảo quản hoặc nếu có thì cũng chỉ là những kỹ thuật sấy thô sơ thông thường thì sẽ gây ra tình trạng kém phẩm chất cũng như bị ép giá. 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Tình hình sản xuất nấm ở Việt Nam Việt Nam nằm trong vùng khí hậu khá thuận lợi cho cây nấm phát triển. Nấm có thể phù hợp với nhiều địa phương trong cả nước. Hiện nay, nấm rơm được phát triển mạnh ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nơi có khí hậu thuận lợi và là vựa lúa của cả nước. Theo Nguyễn Hữu Đống (2002) cho biết trồng nấm được xem là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong khi đó, Việt Nam là một nước gắn liền với nền văn minh lúa, với lượng rơm rạ 20 - 30 triệu tấn/năm cho ra 2 triệu tấn nấm tươi, 11 SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế trị giá 1 tỷ USD, thậm chí, nếu chế biến thành đồ hộp, giá trị còn cao hơn. Năm 2002, cả nước mới sản xuất được 100.000 tấn nấm thực phẩm thì đến nay đã đạt 150.000 tấn/năm. Riêng sản lượng nấm rơm tăng theo cấp số nhân qua các năm. Từ năm 1990, cả nước mới đạt được vài trăm tấn/năm, đến năm 2003 đã đạt được trên 40.000 tấn/năm,. Và hiện nay mỗi năm cả nước sản xuất được khoảng 100.000 tấn nấm nguyên liệu. 1.2.2 Tình hình sản xuất nấm rơm ở tỉnh Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế là một tỉnh ở miền trung tuy có khí hậu khá khắc nghiệt, hàng năm thường bị nhiều trận bảo lũ, tuy nhiên có nhiệt độ và độ ẩm khá thuận lợi cho cây nấm phát triển. Nghề trồng nấm rơm đã có ở Thừa Thiên Huế từ lâu nhưng chỉ được trồng với quy mô nhỏ lẻ ở một vài hộ gia đình. Những năm gần đây, nhận thấy giá trị nhiều mặt của cây nấm, nên nghề trồng nấm được quan tâm chú trọng phát triển nhiều hơn. Các huyện Phú Vang. Hương Thủy, Quảng Điền,... là những huyện có các chính sách và mô hình trồng nấm phổ biến cho bà con nông dân. Loại nấm được trồng chủ yếu là nấm rơm, bên cạnh đó còn trồng một số loại nấm có giá tri kinh tế cao như nấm linh chi, nấm sò Thừa Thiên Huế là một tỉnh có số lượng người theo Phật giáo khá đông cho nên vào các ngày rằm, ngày lễ, nấm là món ăn không thể thiếu đối với những người ăn chay. Du lịch cũng là một thế mạnh rất lớn của tỉnh, nấm cũng được nhiều nhà hàng , khách sạn lựa chọn vào món ăn trong thực đơn để phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó, nấm rơm rất được người dân không những ở Huế mà còn ở các tỉnh thành phố khác như Đà Nẵng, Quảng trị ưa chuộng trong các bữa ăn hàng ngày. Đó là một thị trường tiềm năng rất lớn cho nghề trồng nấm ở Thừa Thiên Huế phát triển. Để phục vụ cho việc sản xuất nấm rơm của người dân trong Tỉnh gặp nhiều thuận lợi hơn, hiện nay Thừa Thiên Huế cũng đã có sự quan tâm cho nghề trồng nấm. Đã có cơ sở sản xuất nấm rơm meo giống tại Huế như cơ sở sản xuất meo giống ở Hương Thủy, ở Phú Vang, .... Tỉnh đã có các dự án nhằm đưa công nghệ chế biến vào sản xuất để đa dạng hóa sản phẩm như: Dự án sản xuất nấm rơm đóng hộp, dự án sấy nấm rơm, dự án sản xuất nấm rơm muối,.... làm phong phú và đa dạng hơn các sản phẩm nấm rơm cho người tiêu dùng lựa chọn và cũng là cách để bảo quản nấm rơm cho bà con nông dân tránh trường hợp bị ép giá. 12 SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế 1.2.3 Tình hình sản xuất nấm rơm trên địa bàn huyện Phú Vang Phú Vang là một huyện trọng điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế, tuy nhiên đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn do thu nhập mang lại từ hoạt động sản xuất nông nghiệp còn thấp. Để nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân huyện đã có nhiều chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Nghề trồng nấm rơm là một trong những nghề được huyện lựa chọn nhằm phục vụ cho mục tiêu kinh tế xã hội của mình. Từ năm 2002, Huyện đã tích cực đầu tư và chỉ đạo các xã Phú Lương, Phú Đa và các xã lân cận trong việc sản xuất nấm rơm tập trung và bước đầu đạt được rất nhiều thành công. Từ đó nghề trồng nấm được nhân rộng ra nhiều xã như : Vinh Thái, Phú Hồ, Phú Xuân... trong đó có xã đã xây dựng được thương hiệu nấm rơm trên thị trường. Huyện cũng có chương trình cụ thể để hỗ trợ cho các hộ sản xuất nấm rơm như tổ chức các lớp tập huấn giúp bà con có thêm kiến thức trồng nấm có hiệu quả hơn. Huyện cũng hỗ trợ thêm kinh phí cho HTX Phú Lương I để xây dựng thương hiệu nấm nói chung và nấm rơm nói riêng. Huyện đã có đầu tư thêm máy sấy và có cơ sở sản xuất meo giống để phục vụ cho bà con nhưng hiệu quả còn chưa cao. Các hộ gia đình vẫn phải đi thu mua meo giống từ nơi khác như Đà Nẵng, Sài Gòn,... nên chất lượng meo giống vẫn chưa được đảm bảo. Thêm vào đó, sản phẩm nấm rơm làm ra chủ yếu bán cho tư thương đầu mối Đông Ba, chợ Dâu, ... rồi mới đưa ra thị trường nên nhiều khi bị ép giá so với giá thị trường. Việc phát triển nghề trồng nấm trên địa bàn huyện đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho bà con nông dân, đời sống của người dân đã có bước thay đổi đáng kể. Đây là một chính sách đúng đắng của huyện đạt được thành công lớn trong cải thiện đời sống của người dân. 1.3 Điều kiện tự nhiên – điều kiện kinh tế xã hội của xã Phú Lương 1.3.1 Điều kiện tự nhiên 1.3.1.1 Vị trí địa lý Phú Lương nằm ở phía Tây của huyện Phú Vang và cách trung tâm huyện 3 km, Phú Lương có vị trí địa lý: - Phía Bắc giáp với xã Phú Hồ, xã Phú Xuân. 13 SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế - Phía Nam giáp với xã Phú Đa, huyện Hương Thủy. - Phía Tây giáp với huyện Hương Thủy. - Phía Đông giáp với xã Phú Xuân. 1.3.1.2 Đặc điểm thời tiết, khí hậu Phú Lương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mặt khác, Phú Lương còn chịu ảnh hưởng gió lục địa và gió đại dương, thường xuyên hoạt động làm thay đổi đến chế độ nhiệt độ ẩm trong các mùa. - Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm đạt 25oC. Nhiệt độ cao nhất là 40,1oC vào các tháng 5, 6, 7 và 8. Nhiệt độ thấp nhất là 10,2oC vào các tháng 12, 1 và 2. - Mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 2 năm sau. Đỉnh mưa dịch chuyển trong 4 tháng là từ tháng 9 đến tháng 12, riêng tháng 11 có lượng mưa nhiều nhất chiếm tới 30% lượng mưa cả năm. - Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm là 85 - 86% trong đó độ ẩm cao nhất là 89% vào tháng 9, 10, 11 còn độ ẩm thấp nhất là 76%. Như ta thấy độ ẩm của xã Phú Lương khá cao rất thích hợp cho cây nấm sinh trưởng và phát triển. - Số giờ nắng trung bình năm: 2.075 h/năm và số ngày nắng trong năm là 196 ngày. - Gió bão: Xã Phú Lương chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa chính đó là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. + Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau thường gây mưa, lụt vào tháng 10, 11 với tốc độ gió bình quân từ 4 - 6 m/s. + Gió mùa Tây Nam: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8 thường gây khô hạn kéo dài với tốc độ gió bình quân từ 2 - 3 m/s có khi lên tới 7 - 8 m/s. + Bão: Thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10 với tốc độ gió lớn có thể lên đến trên 15 - 20 m/s trong gió mùa Đông Bắc và 30 - 40 m/s trong khi lốc, bão. 1.3.1.3 Đặc điểm địa chất, thổ dưỡng Đất ở Phú Lương chủ yếu là loại đất cát, đất phù sa và đất biến đổi do trồng lúa. Đất cát được phân bố chủ yếu ở các xứ đồng giáp xã Phú Xuân, do gần phá Tam Giang, phần lớn còn để hoang chưa được khai sử dụng. Một số nơi có thể quy hoạch trồng rừng phòng hộ, có thể trồng phi lao ở những nơi có tầng nước nông. Đất phù sa 14 SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế có diện tích không lớn và phân bố dọc sông Lợi Nông – Đại Giang, loại đất này rất có ý nghĩa cho sản xuất nông nghiệp và thực tế đã được nông dân khai thác một cách khá triệt để vào sản xuất hoa màu, lương thực cũng như các cây công nghiệp ngắn ngày hàng năm bởi những đặc điểm khá ưu việt: tỷ lệ đạm mùn từ trung bình đến khá, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, dễ thoát nước, địa hình bằng, tập trung. Đất biến đổi do trồng lúa là loại đất được hình thành do sản phẩm phong hóa đá mẹ khác nhau, được nhân dân cải tạo lâu đời nên hình thành các chân ruộng để sản xuất nông nghiệp. Loại đất này được phân bố ở hầu hết các vùng trong xã. 1.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 1.4.2.1 Tình hình sử dụng đất đai Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, điều này thể hiện đất đai vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động. Xã Phú Lương là chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên việc sử dụng đất đai hợp lý là một vấn đề hết sức quan trọng. Theo thống kê đất đai ngày 01/01/2010

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_san_xuat_nam_rom_tai_xa.pdf
Tài liệu liên quan