ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
--- ---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT MÍA
CỦA CÁC NÔNG HỘ XÃ THỌ XƯƠNG – HUYỆN
THỌ XUÂN - TỈNH THANH HÓA
Giáo Viên Hướng Dẫn: Sinh Viên Thực hiện:
TS.Trần Văn Hòa Lê Thị Hồng
Trường Lớp : K42BKTNN
Huế,tháng 5 / 2012
i
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng
của bản thân, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ.
Trước hết, em xin gởi lời cảm ơn chân thành
85 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các nông hộ xã Thọ xương – Huyện Thọ xuân - Tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến các thầy
giáo,cô giáo trường - những người đã tận
tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích trong suốt bốn
năm em học tập tại trường. Đặc biệt, em xin gởi lời cảm ơn sâu
sắc đến giáo viên hướng dẫn : Tiến sĩ Trần Văn Hòa đã tận tình
giúp đỡ động viên em trong suốt quá trình tìm hiểu nghiên cứu
đề tài và giúp em khắc phục những thiếu sót để hoàn thành luận
văn này.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến
ban lãnh đạo UBND Xã Thọ Xương,cùng toàn thể các Cô, các
Chú, các Bác, Anh Chị trong UB và Phòng Nông Nghiệp huyện
Thọ Xuân đã nhiệt tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi
trong thời gian em thực tập cũng như hoàn thành khóa luận này.
Con xin cảm ơn ba mẹ, người đã nuôi dưỡng, khuyến
khích và hỗ trợ con trong suốt hơn hai mươi năm qua đặc biệt là
trong thời gian con học đại học và làm luận văn này.
Và xin cảm ơn tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi
Trườngtrong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
DT: Diện tích
NS: Năng suất
SL: Sản lượng
ĐVT: Đơn vị tính
NN: Nông nghiệp
GO: Giá trị sản xuất
IC: Chi phí trung gian
VA: Giá trị gia tăng
TC: Tổng chi phí
KHTSCĐ: Khấu hao tài sản cố định
ĐBSH: Đồng bằng Sông Hồng
BTB: Bắc Trung Bộ
ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long
ĐNB: Đông Nam Bộ
DHNTB: Duyên hải Nam Trung Bộ
BVTV: Bảo vệ thực vật
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
LĐ: Lao động
UBND: Ủy ban nhân dân
Trường
i
Khóa luận tốt nghiệp
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 Ha = 1000 m2
1 Sào = 500 m2
1 Tấn = 1000 kg
1 Tạ = 100 kg
Trường
SVTH: Lê Thị Hồng 2
Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..................................................................................................5
1. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................5
2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................5
3. Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu.......................................................................................5
4. Các kết quả đạt được......................................................................................................6
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................7
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................7
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................9
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................................11
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................11
1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................11
1.1.1 Cơ sở lý luận..................................................................................................11
1.1.1.1 Những vấn đề chung về cây mía ................................................................................ 11
1.1.1.2 Một số lí luận chung về hiệu quả kinh tế ................................................................... 18
1.1.2 Cơ sở thực tiễn...............................................................................................22
1.1.2.1 Tình hình sản xuất mía đường của Việt Nam............................................................. 22
1.1.2.2 Tình hình sản xuất mía của Huyện Thọ Xuân............................................................ 26
1.2 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU..............................................28
1.2.1 Điều kiện tự nhiên. .........................................................................................28
1.2.1.1 Vị trí địa lí.................................................................................................................. 28
1.2.1.2 Địa hình , đất đai ....................................................................................................... 28
1.2.1.3 Đặc điểm khí hậu thời tiết.......................................................................................... 29
1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................29
1.2.2.1 Tình hình dân số và lao động..................................................................................... 29
1.2.2.2 Đất đai ....................................................................................................................... 31
1.2.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng.............................................................................................. 34
1.2.3 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của xã Thọ Xương.....................................35
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ........................................37
SẢN XUẤT MÍA CỦA CÁC NÔNG HỘ XÃ THỌ XƯƠNG.................................................37
2.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MÍA CỦA XÃ THỌ XƯƠNG .......................................37
Trường2.2 KẾT QUẢ VÀ HI ỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ........................39
2.2.1 Năng lực sản xuất của các hộ điều tra...............................................................39
2.2.1.1 Tình hình nhân khẩu lao động của các hộ điều tra.................................................... 39
2.2.1.2 Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra................................................................. 43
2.2.1.3 Tình hình trang thiết bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra..................................... 44
SVTH: Lê Thị Hồng 3
Khóa luận tốt nghiệp
2.2.2 Kết quả và hiệu quả sản xuất mía của các hộ điều tra ........................................45
2.2.2.1 Đầu tư sản xuất mía của các hộ điều tra ................................................................... 45
2.2.2.2 Chi phí sản xuất của các hộ điều tra.......................................................................... 47
2.2.2.3 Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra ..................................................... 52
2.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT ..........................................................................................................................53
2.3.1 Ảnh hưởng của quy mô đất đai ........................................................................54
2.3.2 Ảnh hưởng của chi phí trung gian....................................................................57
2.3.3 Ảnh hưởng của phân bón. ...............................................................................60
2.4 NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ NHU CẦU CỦA HỘ TRONG VIỆC SẢN XUẤT MÍA....... iii
2.4.1 Những khó khăn của hộ trong hoạt động sản xuất mía........................................... iii
2.4.2 Nhu cầu của các hộ điều tra...............................................................................v
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ ........................... vii
SẢN XUẤT MÍA TẠI XÃ THỌ XƯƠNG – HUYỆN THỌ XUÂN........................................ vii
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT MÍA TẠI XÃ THỌ XƯƠNG....................... vii
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ .................................................... viii
3.2.1 Giải pháp về đất đai...................................................................................... viii
3.2.2 Giải pháp kỹ thuật........................................................................................ viii
3.2.3 Giải pháp về vốn .............................................................................................ix
3.2.4 Về chăm sóc .....................................................................................................x
3.2.5 Giải pháp về sản xuất........................................................................................x
3.2.6 Về bảo trợ và bảo hiểm sản xuất ........................................................................x
3.2.7 Giải pháp khác................................................................................................xi
PHẦN III: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ................................................................................ xiii
1. KẾT LUẬN ............................................................................................................... xiii
2. KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................xiv
2.1 Đối với nhà nước ..................................................................................................xiv
2.2 Đối với chính quyền địa phương.............................................................................xiv
2.3 Đối với công ty mía đường Lam Sơn........................................................................xv
2.4 Đối với người sản xuất............................................................................................xv
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. xvii
Trường
SVTH: Lê Thị Hồng 4
Khóa luận tốt nghiệp
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Xã Thọ Xương với đa số người dân chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, trong
đó trồng trọt có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng và
địa phương nói chung. Các loại cây chủ yếu được trồng trên địa bàn là cây lúa,
ngô,khoaivà đặc biệt là cây míađã góp phần quan trọng trong việc nâng cao thu
nhập và cải thiện đời sống cho người dân địa phương. Song trong vài năm gần đây tốc
độ tăng đang còn chậm chưa đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế địa phương. Từ
thực tế đó tôi đã tiến hành điều tra thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản
xuất mía của các nông hộ xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.”
1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tình hình sản xuất.
- Hệ thống hóa cở lí luận và thực tiễn những vấn đề lien quan đến hiệu quả
kinh tế và hoạt động sản xuất mía của các hộ nông dân.
- Đánh giá thực trạng đầu tư và hiệu quả sản xuất của các nông hộ, phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mía.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất mía tại
địa phương.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu.
- Phương pháp phân tích và xử lí số liệu.
- Phương pháp thống kê mô tả.
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo.
3. Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu
- Các kiến thức đã được học trên ghế nhà trường, kinh nghiệm từ hoạt động
thực tế,tham khảo sách báo và các thông tin lien quan khác.
- Số liệu thứ cấp : Thu thập số liệu từ UBND xã Thọ Xương, các phòng ban
Trườngchức năng của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
- Số liệu sơ cấp: Thông qua phiếu điều tra và phỏng vấn hộ.
SVTH: Lê Thị Hồng 5
Khóa luận tốt nghiệp
4. Các kết quả đạt được
- Sản xuất mía của xã Thọ Xương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây
mía: Mía là cây dễ trồng,ít tốn công chăm sóc,thích hợp với nhiều loại đất, người dân
có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất mía,đặc biệt có nhà máy đường Lam Sơn là nơi
bao tiêu toàn bộ sản phẩm mía nguyên liệu được sản xuất ra trên địa bàn xã.
- Kết quả và hiệu quả sản xuất mía mang lại khá lớn so với điều kiện sản xuất
nông nghiệp của xã. Cây mía trở thành cây trồng chính trong cơ cấu cây trồng của bà
con địa bàn nghiên cứu. Từ đó tạo công ăn việc làm,nâng cao thu nhập, cải thiện đời
sống cho người trồng mía.
- Nhìn chung, những năm gần đây sản xuất mía trên địa bàn đã đi vào ổn định
và phát triển diện tích mía của toàn xã đã đem lại những hiệu quả kinh tế nhất định cho
bà con nông dân trồng mía.
- Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được,bà con đang còn gặp phải
những hạn chế sau:
+ Về giống mía của bà con đã qua nhiều năm canh tác mà không được cải tạo,
thay thế bởi các giống mía khác có năng suất cao hơn. Dẫn đến ảnh hưởng đến năng
suất, và hiệu quả sản xuất.
+ Về lao động còn chưa có trình độ kỹ thuật, chịu ảnh hưởng của tập quán sản
xuất truyền thống,ít đầu tư cho sản xuất.
+ Thiên tai, diến biến khí hậu,sâu bệnh thất thường làm ảnh hưởng không nhỏ
đến sản xuất mía.
- Từ kết quả nghiên cứu đó,tôi cũng đã đề xuất được một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất mía của các hộ trong thời gian tới.
Trường
SVTH: Lê Thị Hồng 6
Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp lâu đời. Qua hơn 20 năm
thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên
nhiều lĩnh vực. Kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng cao và ổn định trong nhiều năm
liền. Nền nông nghiệp đã và đang chuyển mình, chuyển từ nền sản xuất nhỏ tự cung tự
cấp theo phương thức truyền thống sang kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường. Tuy
nhiên sản suất nông nghiệp là ngành thường xuyên đối mặt với những khó khăn thách
thức như thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh, dịch hại. Chính vì những lí do đó mà trong
những năm gần đây bà con nông dân luôn trăn trở sản xuất gì? nuôi con gì?...để không
bị thua lỗ và đem lại thu nhập ổn định. Và để tận dụng triệt để nguồn tài nguyên đất
đai, lao động nhằm nâng cao thu nhập thì việc đưa ra cây trồng nào vào sản xuất để
mang lại hiệu quả kinh tế nhất định cho bà con nông dân là quan trọng.
Mía là cây công nghiệp ngắn ngày quan trọng trong nền kinh tế quốc dân đối
với nhiều nước trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm. Nó khẳng định vị trí của mình
bằng việc thỏa mãn nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp đường, phục
vụ nhu cầu đường trong nước và đường còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Ở nước
ta mía là cây trồng cung cấp nguồn nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp đường
trong giai đoạn hiện nay cũng như sau này. Ngoài ra các phụ phẩm của ngành công
nghiệp đường còn là nguồn nguyên liệu quí báu cho các ngành công nghiệp giấy, bia,
rượu, cồn. Khi đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, các ngành sản xuất bánh
kẹo, hóa chất ngày càng gia tăng nhu cầu về đường cũng như giấy, bia, cồn .. cũng
tăng lên thì phát triển ngành trồng và chế biến mía không những đáp ứng nhu cầu về
nguồn nguyên liệu mà còn góp phần lôi cuốn lực lượng lớn lao động ở khu vực nông
thôn tham gia vào các công việc như trồng mía, thu mua nguyên liệu, làm công nhân
Trườngtrong các nhà máy sả n xuất giấy, bánh kẹo, biaNhất là khi các nhà máy chế biến
được đặt tại vùng nguyên liệu thì hiệu quả kinh tế sẽ tăng lên nhiều khi mà chi phí vận
chuyển nguyên liệu được giảm xuống ở mức tối đa, giá tiền công công nhân rẻ.
SVTH: Lê Thị Hồng 7
Khóa luận tốt nghiệp
Mía là loại cây khỏe, có khả năng thích nghi cao với nhiều loại đất từ loại đất
bãi ven sông, cho đến đất pherarít ở vùng đồi thấp cho đến đất phù sa trong đê v.v... Vì
vậy nó góp phần khai thác tốt hơn tiềm năng đất đai ở nhiều địa phương nhất là những
vùng đồi trọc vốn bị bỏ hoang hoặc trồng các loại cây hiệu quả thấp.
Thọ Xương là một xã thuộc huyện Thọ Xuân, nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa
với điều kiện tự nhiên, khí hậu rất phù hợp để phát triển cây mía. Cây mía đã trở thành
cây trồng chủ lực góp phần phát triển nông nghiệp địa phương, xóa đói giảm nghèo,sử
dụng có hiệu quả đất đai. Tuy nhiên, người trồng mía nguyên liệu vẫn gặp nhiều khó
khăn trong sản xuất, trong tiêu thụ sản phẩm, giá cả chưa tương xứng với chất lượng
cây mía. Điều đó làm cho người nông dân không dám mạnh dạn đầu tư thâm canh dẫn
đến hiệu quả cây mía chưa đáp ứng tiềm năng nguồn lực hiện có của bà con. Do đó,
việc nâng cao hiệu quả sản xuất mía của các hộ nông dân nhằm giúp bà con ổn định
kinh tế vừa đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững đang là vấn đề cấp thiết.
Xuất phát từ lí do trên trong quá trình thực tập tại địa phương tôi đã chọn đề tài:
“ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các nông hộ xã Thọ Xương, huyện
Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện với các mục đích sau:
- Góp phần hệ thống cơ sơ lí luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế, cụ thể hiệu
quả kinh tế sản xuất mía.
- Phân tích thực trạng đầu tư sản xuất, kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất mía
ở Thọ Xương, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hiệu quả sản xuất mía của
các hộ điều tra.
- Nghiên cứu đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế và phát triển sản xuất mía trên địa bàn xã Thọ Xương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trường- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh tế
sản xuất mía tại xã Thọ Xương.
- Phạm vi nghiên cứu
SVTH: Lê Thị Hồng 8
Khóa luận tốt nghiệp
+ Về nôi dung; Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
hiệu quả sản xuất mía của xã.
+ Về thời gian:
- Phân tích thực trạng sản xuất mía của huyện qua 3 năm 2008-2010
- Phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất cuả các hộ điều tra năm 2010.
+ Về không gian ;Nghiên cứu hiệu quả sản xuất mía tại xã Thọ Xương.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau;
a. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp
Tài liệu sử dụng trong đề tài này được thu thập từ các tài liệu, báo cáo đã công bố
của các cơ quan chuyên ngành và chính quyền các cấp như: phòng Nông nghiệp
huyện Thọ Xuân, báo cáo hàng năm của xã Thọ Xương, Nghị quyết thường niên.
Ngoài ra, một số thông tin được thu thập từ các báo cáo khoa học và kết quả nghiên
cứu của nhiều tác giả công bố trên các sách báo, tạp chí chuyên ngành,vv
- Thu thập số liệu sơ cấp
+ Chọn mẫu điều tra
Chọn mẫu điều tra : Tổng số mẫu điều tra phục vụ đề tài là 60 mẫu, các mẫu này được
điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp lại.
Căn cứ vào địa bàn của xã cũng như thực trạng sản xuất mía của các nông hộ nông dân,
tôi chọn 3 xóm của xã Thọ Xương trong đó có 20 hộ thuộc xóm Luận Văn 2, 20 hộ
thuộc xóm Dụng Hòa, 20 hộ thuộc xóm Làng May để tiến hành điều tra.
+ Xây dựng phiếu điều tra
Phiếu điều tra được xây dựng chung cho tất cả các hộ, bao gồm các thông tin
chủ yếu sau:
Thông tin tổng quát: họ và tên chủ hộ, tuổi, giới tính, địa chỉ, số nhân khẩu, số lao
Trườngđộng, trình độ văn hó, tình hình đất đai của hộ.
Nội dung điều tra chính:
+ Các năng lực sản xuất của mỗi hộ điều tra như : lao động, đất đai, tư liệu sản
xuất,vv
SVTH: Lê Thị Hồng 9
Khóa luận tốt nghiệp
+ Chi phí đầu vào của các hộ điều tra.
+ Năng suất, sản lượng và giá trị của hoạt động sản xuất mía năm 2010.
+ Kiến nghị, đề xuất của hộ.
+ Phương pháp điều tra
Dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp có sự tham gia của người dân, đồng thời
học hỏi ý kiến của người dân địa phương có kinh nghiệm hoặc các trưởng thôn, các cán
bộ khuyến nông để thu thập nhanh thông tin và xác minh lại thông tin của người được
điều tra.
b. Phương pháp tổng hợp và xử lí số liệu
- Tổng hợp số liệu, thông tin đã công bố :dựa vào số liệu đã công bố, tôi đã
tổng hợp, đối chiếu để chọn ra những thông tin phù hợp với hướng nghiên cứu
của đề tài.
- Xử lý số liệu điều tra: toàn bộ số liệu điều tra được xử lý trên máy tính, sử
dụng phần mềm Microsoft Excel 2007
c. Phương pháp phân tích thống kê
Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp và phân tích số liệu giúp nhận biết, đánh
giá, rút ra được bản chất của hiện tượng kinh tế xã hội.Tổng hợp số liệu ở các tài liệu
được tiến hành dựa trên phương pháp phân tổ thống kê theo tiêu thức khác nhau như
tình hình sử dụng đất đai, phân bón, chi phí trung gian, vv
+ So sánh sự biến động các chỉ tiêu qua 3 năm 2008 – 2010 ở xã Thọ Xương, huyện
Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa.
+ Phân tích sự khác nhau về mức độ đầu tư thâm canh giữa các hộ sản xuất, mối quan
hệ giữa các yếu tố riêng biệt để từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố
cơ bản tới kết quả sản xuất.
d. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
Do vốn kiến thức còn hạn chế và chưa am hiểu nhiều về lĩnh vực này nên trong
Trườngquá trình thực hiện đề tài tôi cần phải nhờ vào sự hướng dẫn và ý kiến đóng góp của các
cán bộ quản lý địa phương, các cán bộ khuyến nông học, cán bộ nông nghiệp, học hỏi
SVTH: Lê Thị Hồng 10
Khóa luận tốt nghiệp
kinh nghiệm của một số bà con nông dân để có thể làm rõ các vấn đề còn thắc mắc và
đánh giá các phần nội dung nghiên cứu.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1.1 Những vấn đề chung về cây mía
a. Nguồn gốc và đặc điểm sinh vật học của cây mía
Nguồn gôc
TrườngNhiều tài liệu cho rằng, cây mía được thuần hóa từ 8000 năm trước Công
Nguyên ở đảo Niu Ginê, bởi những người làm vườn từ thời đồ đá mới . Sau đó dần lan
truyền đến các nước Trung Quốc, Ấn Độ và các đảo ở Thái Bình Dương. Trong tác
SVTH: Lê Thị Hồng 11
Khóa luận tốt nghiệp
phẩm “ Nguồn gốc cây trồng” của Candelle viết “ Cây mía được trồng đầu tiên ở vùng
Đông Nam Á sau đó chuyển dần sang Châu Phi và các châu khác.
Cây mía được gieo trồng ở Ấn Độ từ 3000 năm trước công nguyên. Sau đó cây
mía được người Bồ Đào Nha mang về trồng ở Châu Âu. Cho tới ngày nay mía đã có
mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Đặc điểm sinh vật học của cây mía
Đặc điểm sinh trưởng
- Nhiệt độ
Mía là loại cây nhiệt đới nên đòi hỏi độ ẩm rất cao. Nhiệt độ bình quân thích
hợp cho sự sinh trưởng của cây mía là 15-260C. Giống mía nhiệt đới sinh trưởng chậm
khi nhiệt độ dưới 210C và ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ 130C và dưới 50C thì cây sẽ
chết. Những giống mía Á nhiệt đới tuy chịu rét tốt hơn nhưng nhiệt độ thích hợp cũng
giống như mía nhiệt đới. Thời kì nảy mầm mía cần nhiệt độ trên 150C tốt nhất là từ 26
-330C. Mía này mầm kém ở nhiệt độ dưới 150C và trên 400C. Từ 28-350C là nhiệt độ
thích hợp cho mía vươn cao. Sự dao động biên độ nhiệt giữa ngày và đêm liên quan tới
tỉ lệ đường trong mía. Giới hạn nhiệt độ thích hợp cho thời kì mía chín từ 15-200C. Vì
vậy tỉ lệ đường trong mía thường đạt ở mức cao nhất cho các vùng có khí hậu lục địa
vùng cao.
- Ánh sáng
Mía là cây nhạy cảm với ánh sáng và đòi hỏi cao về ánh sáng. Thiếu ánh sáng,
mía phát triển không tốt, hàm lượng đường thấp. Mía cần thời gian tối thiểu là 1200
giờ tốt nhất là trên 2000 giờ. Quang hợp của cây mía tỉ lệ thuận với cường độ và độ dài
chiếu sáng. Thiếu ánh sáng cây hút phân kém do đó phân đạm, lân, kali chỉ hiệu quả
khi ánh sáng đầy đủ. Vì vậy ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới mía vươn cao mạnh nhất
khi bắt đầu vào mùa hè có độ dài ngày tăng lên. Chính vì vậy, nó là nhân tố quan trọng
Trườngquyết định năng suất và sản lượng mía.
- Độ ẩm
Mía là cây cần nhiều nước nhưng lại sợ úng nước. Mía có thể phát triển tốt ở
những vùng có lượng mưa từ 1500mm/năm. Giai đoạn sinh trưởng mía yêu cầu lượng
SVTH: Lê Thị Hồng 12
Khóa luận tốt nghiệp
mưa từ 100-170mm/tháng. Khi chín cần khô ráo, mía thu hoạch sau một thời gian khô
ráo khoảng 2 tháng sẽ cho tỉ lệ đường cao. Bởi vậy các nước nằm trong vùng khô hạn
nhưng vẫn trồng mía tốt còn những nơi mưa nhiều và phân bố đều trong năm thì việc
trồng mía không hiệu quả.
Gió bão làm cây đổ dẫn đến làm giảm năng suất, giảm phẩm chất của cây.
Chính vì vậy gió cũng là dấu hiệu quan trọng trong công tác dự báo lên kế hoạch và
chế biến làm sao tốn ít chi phí mà giá trị sản xuất cũng như phẩm chất của mía nguyên
liệu vẫn cao.
- Độ cao
Độ cao có liên quan đến cường độ chiếu sáng cũng như mức chênh lệch nhiệt
độ giữa ngày và đêm, do đó ảnh hưởng đến khả năng tích tụ đường trong mía, điều đó
ảnh hưởng đến hoạt động của các khâu trong qui trình chế biến. Giới hạn về độ cao
cho cây mía sinh trưởng và phát triển ở vùng xích đạo là 1600m, ở vùng nhiệt đới là
700-800 m.
- Đất trồng
Mía là loại cây công nghiệp khoẻ, dễ tính, không kén đất, vậy có thể trồng mía
trên nhiều loại đất khác nhau, từ 70% sét đến 70% cát. Đất thích hợp nhất cho mía là
những loại đất xốp, tầng canh tác sâu, có độ phì cao, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước. Có
thể trồng mía có kết quả trên cả những nơi đất sét rất nặng cũng như trên đất than bùn,
đất hoàn toàn cát, đất chua mặn, đất đồi, khô hạn ít màu mỡ. Yêu cầu tối thiểu với đất
trồng là có độ sâu, độ thoáng nhất định, độ pH không vượt quá giới hạn từ 4-9, độ pH
thích hợp là 5,5-7,5. Độ dốc địa hình không vượt quá 15.
b. Kỹ thuật canh tác
Thời vụ
Cây mía có thể trồng rải vụ. Song thích hợp với việc chế biến của nhà máy và
cho năng suất cao, đề nghị trồng vào các thời điểm:
Trường- Vùng có tưới: trồng từ tháng 1 đến tháng 4 dương lịch.
- Vùng nước trời: trồng từ tháng 5 đến tháng 6 dương lịch.
Chuẩn bị đất
SVTH: Lê Thị Hồng 13
Khóa luận tốt nghiệp
- Mía có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất pha cát, đất xám đến đất sét
nặng. Mỗi loại đất cần có chế độ canh tác thích hợp để đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Cày sâu 20-30cm, cày 2 lần vuông góc nhau sau mỗi lần cày là một lần bừa để
cho đất nhỏ.
- Rạch hàng thẳng sâu 15-20cm. Cách nhau 0,8-1m.
Gieo trồng
Hom giống:
- Lấy từ ruộng 7-8 tháng tuổi là tốt nhất.
- Chặt ngang giữa lóng, không chặt sát mầm.
- Hom mía có từ 2-3 mầm tốt.
- Trồng càng tươi càng tốt (giống nảy mầm chậm cần phải ngâm ủ)
Lượng hom 3.000-5.000 hom/sào (Đất xấu trồng dày, đất tốt trồng thưa)
Độ sâu lấp:
- Thời tiết thuận lợi lấp 2,5-3cm.
- Trời hanh khô lấp 5-7cm.
Bón phân
Đất chua (PH = 4-4,5) bón 1.000kg vôi sau khi cày lần cuối.
Lượng phân: 250-300kg Urê, 250-300Kg Supe lân, 200-240Kg KCL, phân
chuồng 10-15 tấn.
Cách bón:
- Bón lót: Toàn bộ phân Chuồng, Lân 1/3 Đạm, ½ Kali.
- Bón thúc lần 1: Khi mía kết thúc nảy mầm (4-5 lá) bón 1/3 lượng đạm.
- Bón thúc lần 2: Khi mía kết thúc đẻ nhánh (9-10 lá) bón 1/3 lượng đạm và ½
lượng Kali còn lại.
- Bón vá áo: Khi mía có lóng, nếu thấy mía xấu bón thêm 50-100Kg Urê/ha
Trường Xen canh cải tạo gốc mía
Bốn tháng đầu khi mới trồng hoặc chặt mía, giữa 2 hàng còn trống vì vậy nên
trồng xen đậu phụng hoặc đậu xanh vừa tăng thu nhập vừa nâng cao năng suất mía.
Tưới nước
SVTH: Lê Thị Hồng 14
Khóa luận tốt nghiệp
Bình quân trong vụ mía thường tưới từ 15-20 lần. Thời kỳ mía nảy mầm đẻ
nhánh 1 tháng nên tưới 4 lần.
- Mía đẻ nhánh làm lóng 2-3 lần/tháng.
- Mía làm lóng: 1-2 lần/tháng.
- Mía sắp thu hoạch phải bỏ nước từ 20 ngày trở lên.
Phòng trừ sâu bệnh
- Đất mới khai hoang hoặc có mối dùng 20-30Kg thuốc Diaphos, Padan để rải.
- Sâu đục thân: Dùng Diaphos, Padan rải vào gốc mía.
- Rệp:Dùng Supracide, Trebon, Bascide để xịt.
- Bệnh than: Đưa những cây bệnh than ra khỏi ruộng và đốt để tiêu hủy mầm bệnh.
c. Giá trị kinh tế của mía
Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường.
Đường là một loại thực phẩm cần có trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhiều quốc
gia trên thế giới, cũng như là loại nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành sản xuất
công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng như bánh kẹo...
Về mặt kinh tế, trong thân mía chứa khoảng 80-90% nước dịch, trong dịch đó
chứa khoảng 16-18% đường. Vào thời kì mía chín già người ta thu hoạch mía rồi đem
ép lấy nước. Từ nước dịch mía được chế lọc và cô đặc thành đường. Có hai phương
pháp chế biến bằng thủ công thì có các dạng đường đen, mật, đường hoa mai. Nếu chế
biến qua các nhà máy sau khi lọc và bằng phương pháp ly tâm, sẽ được các loại đường
kết tinh, tinh khiết.
Ngoài sản phẩm chính là đường những phụ phẩm chính của cây mía bao gồm:
- Bã mía chiếm 25-30% trọng lượng mía đem ép. Trong bã mía chứa trung bình
49% là nước, 48% là xơ (trong đó chứa 45-55% cellulose) 2,5% là chất hoà tan
(đường). Bã mía có thể dùng làm nguyên liệu đốt lò, hoặc làm bột giấy, ép thành ván
dùng trong kiến trúc, cao hơn là làm ra Furfural là nguyên liệu cho ngành sợi tổng hợp.
TrườngTrong tương lai khi mà rừng ngày càng giảm nguồn nguyên liệu làm bột giấy, làm sợi
từ cây rừng giảm đi thì mía là nguyên liệu quan trọng để thay thế.
- Mật gỉ chiếm 3-5% trọng lượng đem ép. Thành phần mật gỉ trung bình chứa
20% nước, đường saccaro 35%, đường khử 20%, tro 15%, protein 5%, sáp 1%, bột 4%
SVTH: Lê Thị Hồng 15
Khóa luận tốt nghiệp
trọng lượng riêng. Từ mật gỉ cho lên men chưng cất rượu rum, một ha với kỹ thuật sản
xuất hiện đại tân tiến có thể sản xuất 7000-8000 lít cồn để làm nhiên liệu. Vì vậy khi
mà nguồn nhiên liệu lỏng ngày càng cạn kiệt thì người ta đã nghĩ đến việc thay thế
năng lượng của thế kỷ 21 là lấy từ mía., sản xuất men các loại. Một tấn mật gỉ cho
một tấn men khô hoặc các loại axit axetic, hoặc có thể sản xuất được 300 lít tinh dầu
và 3800 l rượu. Từ một tấn mía tốt người ta có thể sản xuất ra 35-50 lít cồn 96.
- Bùn lọc chiếm 1,5-3% trọng lượng mía đem ép. Đây là sản phẩm cặn bã còn
lại sau khi chế biến đường. Trong bùn lọc chứa 0,5% N, 3% Protein thô và một lượng
lớn chất hữu cơ. Từ bùn lọc có thể rút ra sáp mía để sản xuất nhựa xêrin làm sơn, xi
đánh giầyvv. Sau khi lấy sáp bùn lọc dùng làm phân bón rất tốt.
Theo ước tính giá trị các sản phẩm phụ phẩm còn cao hơn 2-3 lần sản phẩm
chính là đường.
Mía còn là loại cây có tác dụng bảo vệ đất rất tốt. Mía thường trồng từ tháng 10
đến tháng 2 hàng năm là lúc lượng mưa rất thấp. Đến mùa mưa, mía được 4-5 tháng
tuổi, bộ lá đã giao nhau thành thảm lá xanh dày, diện tích lá gấp 4-5 lần diện tích đất
làm cho mưa không thể rơi trực tiếp xuống mặt đất có tác dụng tránh xói mòn đất cho
các vùng đồi Trung du. Hơn nữa mía là cây rễ chum... này vào sử dụng, mở rộng quy mô tăng thêm diện tích cho phát triển nông nghiệp
và các ngành nghề khác.Xã nên có chính sách hỗ trợ, khuyến khích bà con nông dân đi
khai hoang phát triển kinh tế tại những vùng đất mới này để tăng thêm thu nhập cho họ,
mặt khác là khai thác triệt để tài nguyên đất của xã.
Trường
SVTH: Lê Thị Hồng 32
Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 4 : Tình hình sử dụng đất đai của xã Thọ Xương qua 3 năm ( 2008-2010)
2008 2009 2010 So sánh
Chỉ tiêu
SL (ha) % SL(ha) % SL(ha) % 09/08 (ha) 10/09 (ha)
Tổng diện tích tự nhiên 1022,04 100 1023,46 100 1023,46 100 +1,42 0
1.1 Đât nông nghiệp 703,53 68,83 703,53 68,74 699,68 68,36 0 -3,85
+ Đất sản xuất nông nghiệp 614,76 60,15 614,76 60,06 610,91 59,69 0 -3,85
+ Đất lâm nghiệp 56,24 5,5 56,24 5,49 56,24 5,49 0 0
+ Đất nuôi trồng thủy sản 4,31 0,42 4,31 0,42 4,31 0,42 0 0
+Đất khác 28,22 2,76 28,22 2,77 28,22 2,76 0 0
1.2 Đất phi nông nghiệp 191,09 18,69 191,41 18,70 195,26 19,07 +0,32 +3,85
1.3 Đất chưa sử dụng 127,42 12,48 128,52 12,56 128,52 12,57 +1,1 0
( Nguồn : Phòng địa chính xã Thọ Xương)
SVTH: Lê Thị HồngTrường 33
Khóa luận tốt nghiệp
1.2.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng
Giao thông
Xã đã thực hiện tốt chương trình đầu tư xây dựng các công trình giao thông
thôn, kiên cố đường nội thôn. Hiện trên địa bàn xã 100% đường giao thông đã được bê
tông hóa,đặc biệt chạy qua địa bàn xã còn có đường quốc lộ 47 và đường Hồ Chí Minh
tạo nên mạng lưới giao thông rất thuận tiện.
Thủy lợi
Xã có sông Chu chảy qua, long sông rộng,ít uốn khúc mùa lũ dễ thoát nước,
mùa khô không bị cạn nên đáp ứng nước cho sản xuất, phía Nam có kênh B19 chảy
qua. Toàn bộ hệ thống kênh mương nội đồng được bố trí thuận tiện, trong đó có 70%
đã kiên cố bê tong hóa. Phục vụ hệ thống mương có ba trạm bơm đảm bảo đủ công
suất tưới cho toàn bộ diện tích.
Như vậy, nhìn chung xã Thọ Xương là một xã có vị trí địa lí,địa hình tương đối
thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế và điều kiện tự nhiên ở đây khá thuận
lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp.
Y tế
Trên địa bàn xã có 1 trạm y tế với đội ngũ y,bác sỹ hết sức tận tình khám chữa
bệnh cho nhân dân. Trong những năm gần đây, xã cũng triển khai các chương trình y
tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, tổng số lượt người đến khám và điều trị là 6790
lượt. (số liệu thống kê của trạm xá năm 2011). Ngoài ra,còn tổ chức các lớp học về
giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản số người đến khám và tư vấn là 854 lượt (2011).
Giáo dục - đào tạo.
Xã có 3 trung tâm mầm non trực thuộc và 2 cơ sở mầm non tư thục, có 1 trường
tiểu học và 1 trường trung học cơ sở tất cả đều đạt chuẩn quốc gia từ năm 2005. Tất cả
các trường học đều được xây dựng kiên cố, đầy đủ các phòng chức năng và cơ sở vật
chất phục vụ cho công tác giáo dục.Trong những năm gần đây nhờ sự quan tâm của
Trườngcác cấp , ngành mà trang thiết bị phục vụ cho học tập được bổ sung đầy đủ và cải
tiếnCác em đều hào hứng với cách học tiên tiến về nghe , nhìn và các buổi ngoại
khóaĐặc biệt đội ngũ cán bộ đầy nhiệt huyết và có trình độ chuyên môn cao đã nâng
cao chất lượng giáo dục của xã trong những năm qua. Ngoài ra, các trung tâm dạy
SVTH: Lê Thị Hồng 34
Khóa luận tốt nghiệp
nghề cũng được quan tâm và mở rộng như các cơ sở Tuấn Hồng sữa chữa xe tô, cơ khí,
Trung tâm tranh thêu, các trung tâm dạy sữa chữa điện tử như máy tính, điện
thoạivv đây là một thành công của xã trong công tác giáo dục-đào tạo.
1.2.3 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của xã Thọ Xương
Thuận lợi
Thọ Xương là một xã thuộc huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa, có điều kiện
thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.
Về thời tiết khí hậu, xã nằm trong vùng có tính chất bốn mùa vì là vùng giao
giữa hai miền Bắc - Trung cũng là một lợi thế. Nhiệt độ trung bình luôn trong trong
ngưỡng thích hợp để trồng cây mía phát triển (21-250 C), lượng mưa hàng năm cung
cấp một phần lớn nhu cầu nước cho cây trồng và đảm bảo độ ẩm thích hợp của đất và
không khí.
Về đất đai Thọ Xương là xã nằm trong vùng bán sơn địa lại có địa hình,vị trí
thuận lợi, đất đai rộng xen kẽ giữa đồng sâu với đất đồi bát up nên tạo cơ hội cho phát
triển nghành trồng mía, sắn, trang trại Giao thông thuận tiện,có đường Hồ Chí
Minh ,đường quốc lộ 47 chạy qua, lại gần khu công nghiệp Lam Sơn-Sao Vàng rất
thuận tiện cho kinh tế phát triển, giao lưu hàng hóa lại có hai con sông chảy qua tạo
điều kiện cho việc nuôi trồng thủy sản và tưới tiêu.
Về quản lý, trong thời gian qua xã đã luôn quan tâm và đưa ra nhiều chính sách
định hướng hướng đầu tư và phát triển cây mía.
Khó khăn
Tuy có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất mía nguyên liệu song bên cạnh
đó xã cũng đang gặp nhiều khó khăn.
Tình hình sâu bệnh thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng tới kết quả sản xuất
mía. Đối với mía,các loại sâu đục thân, rễ rất khó phát hiện và tiêu diệt,đặc biệt là sâu
bọ hung. Điều này đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc của bà con nông dân và quá trình nghiên
Trườngcứu của các nhà kỹ thu ật để tìm ra biện pháp giải quyết kịp thời. Bên cạnh đó thời tiết khí
hậu diễn biến cũng phức tạp làm ảnh hưởng tới sản xuất. Vùng bải bồi ven sông thường bị
ngập lụt vào mùa mưa bão, một số vùng đất đồi thì bị hạn hán vào mùa khô.
SVTH: Lê Thị Hồng 35
Khóa luận tốt nghiệp
Về nhân sự và cơ sở hạ tầng, ở địa phương đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở một số bộ
phận còn thiếu, năng lực chuyên môn còn yếu gây khó khăn trong việc đưa ra các
chính sách, biện pháp tối ưu hỗ trợ phát triển sản xuất hoặc chậm triển khai các
chương trình,dự án cấp trên đã phê duyệt. Cơ sở hạ tầng ở nông thôn còn thấp kém
chưa đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội, chưa tạo ra nhận tố làm tiền đề phát triển.
Trường
SVTH: Lê Thị Hồng 36
Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
SẢN XUẤT MÍA CỦA CÁC NÔNG HỘ XÃ THỌ XƯƠNG
2.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MÍA CỦA XÃ THỌ XƯƠNG
Xã Thọ Xương của huyện Thọ Xuân- Thanh Hóa là vùng nguyên liệu mía của
công ty mía đường Lam Sơn. Diện tích mía của xã được trồng phân bố rải rác trên các
xóm, nhưng tập trung nhiều nhất là các xóm thuộc vùng đồi như : Làng May, Luận
Văn, Dụng Hòa, Thủy Trinh Diện tích, năng suất và sản lượng mía của xã được thể
hiện qua bảng sau:
Bảng 5 : Kết quả sản xuất mía của xã Thọ Xương qua 3 năm (2008-2010)
So sánh (%)
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010
09/08 10/09
1. Diện tích Ha 109,4 115 115 +5,1 0
2. Năng suất Tân/ ha 56,30 71,40 76,7 +26,82 +7,4
3. Sản lượng Tấn 6159,22 8211 8820,5 +33,3 +7,4
4. Giá trị sản xuất Tỷ đồng 4,93 8,211 8,82 +66,5 +7,4
5. Số hộ trồng mía Hộ 352 357 357 +1,4 0
(Nguồn: Ban nông nghiệp xã Thọ Xương)
Từ bảng số liệu ta thấy tình hình của xã biến đổi không ổn định và có chiều
hướng tăng cụ thể như sau:
Về diện tích
Diện tích trồng mía của xã ngày càng tăng, nhưng mức tăng nhẹ và có xu hướng
ổn định, cụ thể năm 2008 xã có 109,4 ha mía tới năm 2009 xã có 115 ha, tăng 5,6 ha
tương ứng 5,1% so với năm 2008. Năm 2010 diện tích trồng mía vẫn giữ mức 115 ha
cho toàn xã, điều này cho thấy sự ổn định về diện tích trồng mía của xã. Nguyên nhân
của việc diện tích tăng là do năm 2008 khi giá đường trong nước giảm, bà con thu hẹp
Trườngdiện tích để canh tác một số cây trồng khác, nhưng năm 2010 thì thị trường đã được
cân bằng, nhà máy lại thu mua mía nguyên liệu với giá cao, trung bình là 1000
đồng/kg, bà con rất phấn khởi và mở rộng quy mô sản xuất, điều này làm cho diện tích
tăng 5,1% so với năm 2008. Như vậy, vấn đề giữ được niềm tin của bà con có ảnh
SVTH: Lê Thị Hồng 37
Khóa luận tốt nghiệp
hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của nhà máy, và ngược lại giá mía và hỗ trợ từ
nhà máy là động lực cho bà con mạnh dạn đầu tư sản xuất mía nguyên liệu. Vì vậy cần
có sự thỏa thuận, trao đổi cụ thể và chặt chẽ giữa nhà máy và ba con trồng mía.
Về năng suất
Nhìn chung năng suất mía của xã biến động rất nhiều, năm 2007 năng suất mía
của xã trung bình đạt 70 tấn/ha, nhưng năm 2008 năng suất giảm mạnh, năm 2008
năng suất mía chỉ đạt 56,30 tấn/ ha,giảm khoảng 13,7 tấn/ha, đây là một con số không
nhỏ nó tương ứng với giảm 19,6% so với năm 2007. Nguyên nhân, năng suất mía năm
2008 lại thấp như vậy là do trong thời gian này chịu ảnh hướng lớn của lũ lụt và bão
làm cho mía gãy và chết ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của mía
làm năng suất giảm mạnh. Trong mùa vụ năm 2009 nhà máy đường Lam Sơn cùng với
chính quyền xã Thọ Xương đã có nhiều chính sách hổ trợ người trồng mía đã tạo động
lực khuyến khích người dân đầu tư, chính vì như vậy mà năng suất mía liên tục tăng
trong hai năm 2009-2010, cụ thể, năm 2009 năng suất mía đạt 71,40 tấn/ha , tăng cao
so với năm 2008, tăng 15,1 tấn tương ứng với 26,82% so với năm 2008. Năm 2010
năng suất mía lại tiếp tục tăng với 76,7 tấn/ha tăng 5,3 tấn/ha tương ứng với 7,4% so
với năm 2009. Trong mùa vụ tiếp theo 2011-2012 bà con cùng với nhà máy đã mạnh
dạn đầu tư, khuyến khích thâm canh nâng cao năng suất mía.
Vế sản lượng
Năm 2008 sản lượng mía đạt được là 6159,22 tấn so với năm 2007 trước đó và
năm 2009 là rất thấp, mà nguyên nhân sản lượng năm 2008 lại thấp như vậy là do diện
tích sản xuất mía của xã bị thu hẹp, và một nguyên nhân quan trọng là năm 2008 bão
lũ đã làm năng suất mía của bà con bị giảm sút mạnh. Đứng trước tình trạng đó,để cải
thiện tình hình diện tích, năng suất ngày càng giảm chính quyền huyện ủy Thọ Xuân
và các cấp ban ngành xã Thọ Xương đã có nhiều chính sách hỗ trợ người trồng
mía.Đồng thời kết hợp cùng với công ty đường Lam Sơn tạo điều kiện cho người sản
Trườngxuất như: hỗ trợ về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống, kỹ thuật, công nghệ
Chính điều này đã khuyến khích người sản xuất tích cực sản xuất,và đạt được những
chuyển biến tích cực cụ thể: Năm 2009 sản lượng mía đạt 8211 tấn, tăng 2051,78 tấn,
tương ứng với 33,3% so với năm 2008,và năm 2010 năng suất mía đạt 8820,5 tấn tăng
SVTH: Lê Thị Hồng 38
Khóa luận tốt nghiệp
609,5 tấn tương ứng với 7,4% so với năm 2009.Điều này cho thấy người sản xuất đã
quan tâm tới việc đầu tư sản xuất.
Giá trị sản xuất mía của toàn xã năm 2008 đạt 4,93 tỷ đồng tương ứng với 352
hộ tham gia sản xuất tới năm 2009 giá trị sản xuất tăng tới 8,211 tỷ đồng tăng 66,5 %
so với năm 2008, đây là một con số lớn cho thấy sự cố gắng của bà con và những
chính sách hỗ trợ đúng đắn từ chính quyền các cấp và từ phía nhà máy. Năm 2010 giá
trị sản xuất mía của toàn xã đạt 8,82 tỷ đồng, tăng 7,4% so với năm 2009, nguyên nhân
là do giá mía nguyên liệu năm 2010 đã ổn định và ở mức cao ( hơn 1000đồng/kg).
Trong năm 2009 và 2010 có 357 hộ tham gia sản xuất mía tăng 1,4% so với năm 2008.
Nhìn chung, tình hình sản xuất mía của toàn xã trong 3 năm (2208-2010) đã có
nhiều chuyển biến tích cực, diện tích trồng mía được mở rộng ,năng suất và sản lượng
luôn tăng , thu nhập của bà con trồng mía được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, kết quả này
còn chưa cao so với tiềm năng của xã, vì vậy cần đẩy mạnh đầu tư,cải tiến kỹ
thuật để nâng cao hiệu quả hơn nữa.
2.2 KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA
2.2.1 Năng lực sản xuất của các hộ điều tra
Năng lực sản xuất là sự thể hiện mức độ trang bị các yếu đầu vào cần thiết như:
lao động, đất đai, tư liệu sản xuất, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất... Các nhân tố này
bao gồm cả số lượng và chất lượng. Khi năng lực của các hộ đảm bảo đáp ứng được
nhu cầu sản xuất thì sẽ làm cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục và có hiệu quả, mức
độ hao phí trên một đơn vị sản phẩm là nhỏ nhất. Chính năng lực sản xuất sẻ ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nói riêng cũng như sản xuất
nông nghiệp của hộ nói chung. Trong thời hạn của đề tài tôi chỉ phân tích những năng
lực sản xuất chính của hộ bao gồm: Lao động, đất đai và tư liệu sản xuất. Điều tra
được tiến hành tại 60 hộ của các xóm theo hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên.
2.2.1.1 Tình hình nhân khẩu lao động của các hộ điều tra
TrườngTrong quá trình sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, lao động
là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh của hộ gia
đình. Sử dụng lao động lại phụ thuộc rất nhiều vào các loại hình sản xuất, trình độ sản
xuất, TLSX và quy mô của quá trình sản xuất. Đặc biệt hơn lao động nông nghiệp lại
SVTH: Lê Thị Hồng 39
Khóa luận tốt nghiệp
chịu sử ảnh hưởng tác động rất lớn của thời tiết khí hậu và mang tính thời vụ cao. Vì
vậy, sử dụng lao động hợp lý trong nông nghiệp, nông thôn là một điều kiện rất quan
trọng để tăng khối lượng sản phẩm, tạo điều kiện để phân công lao động xã hội,đáp
ứng nhu cầu lao động cho nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ và các lĩnh vực khác. Đối
với hộ gia đình sử dụng tốt nguồn lao động là rất quan trọng để giảm được chi phí
nhân công, góp phần mang lại hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực và đồng thời
đem lại lợi nhuận cao tăng thêm thu nhập, nâng cao mức sống.
Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra được thể hiện ở Bảng 6 :
Qua bảng số liệu ta thấy: Mỗi hộ có bình quân 5,7 nhân khẩu, trong đó nam
chiếm 45,62%, nữ chiếm 54,38%. Trong ba xóm tiến hành điều tra thì Làng May là
xóm có sự chênh lệch nam nữ cao nhất (nam 38,1% và nữ chiếm 61,9%), Dụng Hòa
có tỉ lệ nam nữ chênh lệch thấp nhất( nam 50,12%, nữ 49,88%). Hầu hết, trên địa bàn
nghiên cứu tỉ lệ nữ nhiều hơn nam, nguyên nhân ở đây là do bà con vẫn có tư tưởng
trọng nam, kế hoạch trong sinh đẻ lại chưa đem lại hiệu quả. Nhìn chung, lượng nhân
khẩu dồi dào sẽ đáp ứng cho nhu cầu lao động của địa bàn.
Xét về tình hình sử dụng lao động bình quân mỗi hộ huy động được 4,1 lao
động chiếm 71,92% tổng nhân khẩu. Trong đó lao động nông nghiệp chiếm 75% và
lao động phi nông nghiệp chiếm 25%. Trong ba xóm nghiên cứu thì Làng May có
lượng nhân khẩu tham gia loa động là cao nhất 4,5 lao động ,thấp nhất là Dụng Hòa
với 3,7 lao động. Nhìn chung, lao động của các hộ chủ yếu tham gia vào sản xuất nông
nghiệp còn lại một bộ phận tham gia vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, kinh
doanh Những ngành nghề chủ yếu như: thợ mộc, thợ gò,thợ hàn, tiêu thương buôn
bán nhỏvv.
Trong quá trình sản xuất mía, từ khâu gieo trồng đến khâu thu hoạch có rất
nhiều giai đoạn ,nó đòi hỏi một lượng lao động khá lớn và kéo dài. Nhưng quan trọng
và cần nhiều sức lao động nhất là khâu gieo trồng và thu hoạch. Các giai đoạn khác
Trườngnhư chăm sóc thì công việc lại rất nhẹ nhàng và ít vất vả hơn, yêu cầu kĩ thuật lại
không cao nên gia đình có thể huy động tối đa nguồn lao động mà hộ hiện có ( những
người ngoài độ tuổi lao động như ông bà, học sinh,)
SVTH: Lê Thị Hồng 40
Khóa luận tốt nghiệp
Khi so sánh số nhân khẩu với số lao động thì bình quân một lao động phải nuôi
1,39 người, đây là một tỷ lệ không lớn, song trong sản xuất nông nghiệp với diện tích
nhỏ lẻ manh muốn và thu nhập không cao thì đây cũng là một khó khăn trong việc cải
thiện đời sống.
Về trình độ và chất lượng của lao động: Hoạt động sản xuất mía không yêu cầu
đòi hỏi khắt khe về trình độ tổ chức,kĩ thuật, tay nghề cao. Song trình độ đấy lại cũng
ảnh hưởng đến kết quả sản xuất mía. Theo kết quả điều tra thì trình độ văn hóa bình
quân của các chủ hộ tại 3 xóm là 7,4. Đây là trình độ không thấp so với vùng nông
thôn khi mà đa số nguồn lao động ở lứa tuổi trung niên vì vậy còn gặp nhiều hạn chế
trong việc tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học mới vào sản xuất. Chính vì vậy, để
nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất mía nói riêng cần có
biện pháp nâng cao trình độ nhận thức cho người dân.
Tóm lại, các hộ điều tra có năng lực lớn trong sản xuát mía. Do đó, các hộ nông
dân cần tập trung những điều kiện tự nhiên hiện có và năng lực sản xuất để mở rộng
thêm diện tích, nâng cao hiệu quả sản xuất mía, từ đó nâng cao thu nhập tạo điều kiện
thúc đẩy phát triển địa phương.
Trường
SVTH: Lê Thị Hồng 41
Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 6: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2010
Luận Văn Làng May Dụng Hòa BQC
Chỉ tiêu ĐVT
SL % SL % SL % SL %
1.Số hộ điều tra Hộ 20 33.33 20 33.33 20 33.33 60 100
2.Tổng nhân khẩu Khẩu 5,4 100 6,3 100 5,5 100 5,7 100
+ Nam Khẩu 2,6 48,14 2,4 38,1 2,8 50,12 2,6 45,62
+Nữ Khẩu 2,8 51,86 3,9 61,9 2,7 49,88 3,1 54,38
3.Lao động LĐ 4,2 100 4,5 100 3,7 100 4,1 100
+ LĐ nông nghiệp LĐ 3,0 71,42 3,3 73,33 3,0 81 3,1 75
+ LĐ phi nông nghiệp LĐ 1,2 28,58 1,2 26,67 0,7 19 1 25
4.Nhân khẩu/LĐ Khẩu/LĐ 1,28 - 1,4 - 1,48 - 1,39 -
5.Trình độ văn hóa chủ hộ bình quân Lớp 8,4 - 7,0 - 6,8 - 7,4 -
( Nguồn : Số liệu điều tra năm 2010)
SVTH: Lê Thị HồngTrường 42
Khóa luận tốt nghiệp
2.2.1.2 Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra
Đất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt, chăn nuôi.
Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất
và sự phân bố cây trồng, vật nuôi. Kinh nghiệm dân gian đã chỉ rõ vai trò của đất đối
với sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Đất đai vừa là tư liệu sản xuất vừa là tư
liệu,công cụ lao động không thể thay thế được. Quy mô và trình độ sử dụng đất là
nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới năng suất, sản lượng cây trồng, kết quả và hiệu quả
sản xuất nông nghiệp.
Bảng 7: Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra năm 2010
(Tính bình quân trên hộ)
Luận Văn Làng May Dụng Hòa BQC
Chỉ tiêu SL % SL % SL % SL %
(sào) (sào) (sào) (sào)
Diện tích đất nông nghiệp 7,38 100 9,21 100 6,9 100 7,83 100
1.Đất trồng mía 5,0 67,7 5,5 59,7 3,55 51,5 4,68 59,8
2.Đất trồng lúa 1,69 22,9 2,6 28,3 2,2 31,9 2,16 27,6
3.Đất trồng hoa màu 0,2 2,7 0,45 4,9 0,8 11,5 0,48 6,1
4.Cây khác 0,43 6,7 0.66 7,1 0,25 5,1 0,44 6,5
Nguồn : Số liệu điều tra năm 2010
Qua bảng số liệu 7 cho ta thấy: Tổng diện tích nông nghiệp bình quân trên sào
/hộ là 7,83 sào. Đây là một con số không lớn của các hộ nông nghiệp nói chung, diện
tích khá nhỏ và được phân bổ để trồng nhiều loại khác nhau. Trong đó đất nông nghiệp
bình quân trên hộ của Làng May là lớn nhất, đây là xóm có diện tích đất khá lớn và
chủ yếu là đất đồi ( 9,21 sào/hộ). Thấp nhất là Dụng Hòa, đây là xóm vừa được chuyển
dịch cơ cấu qua trồng các cây ăn quả( bưởi, nhản, vải.v.v).Vì vậy một phần diện tích
nông nghiệp được chuyển qua trồng vườn. Bà con nông dân trên địa bàn xã Thọ
TrườngXương chủ yếu sản xu ất cây mía, cây lúa , hoa màu, và một số cây khác đặc biệt là cây
ăn quả.
Trong cơ cấu tổng diện tích đất nông nghiệp của các hộ điều tra thì đất trồng
mía chiếm tỉ lệ cao nhất, bình quân một hộ có 4,86 sào mía, xấp xỉ 5 sào/ hộ, tổng diện
SVTH: Lê Thị Hồng 43
Khóa luận tốt nghiệp
tích mía của các hộ điều tra chiếm 59,8% tổng diện tích đất nông nghiệp. Điều này cho
thấy cây mía là cây trồng chủ lực của hộ nông dân.
Ngoài cây mía thì ba con còn trồng lúa nhưng tỉ lệ không cao, sản xuất lúa chủ
yếu phục vụ cho nhu cầu thực phẩm của các hộ với bình quân diện tích trồng lúa trên
hộ là 2,16 sào chiếm 27,6% tổng diện tích đất nông nghiệp, tỷ lệ diện tích đất trồng lúa
của các xóm điều tra chênh lệch khá cao, riêng Dụng Hòa tỉ lệ trồng lúa cao nhất
31,9% trên tổng diện tích đất nông nghiệp của xóm. Luận Văn với tỉ lệ đất trồng lúa
chỉ chiếm có 22,9% xóm có tỉ lệ thấp nhất trong các xóm điều tra.
Ngoài hai loại cây trồng đó ra thì các hộ còn tiến hành sản xuất cây hoa màu và
một số cây ăn quả phổ biến, đặc biệt là cây bưởi Luận Văn. Và trồng sen các cây hoa
màu vào mía, hay trồng vào các vụ khác vụ lúa nhằm tận dụng lao động những lúc
nhàn rỗi và tăng thêm thu nhập cho gia đình. Diện tích gieo trồng các loại cây này là
khá ít chỉ chiếm có 6,1 và 6,5% trên tổng diện tích nông nghiệp các hộ điều tra.
Tóm lại, qua bảng số liệu ta thấy ở cả ba xóm thì diện tích đất trồng mía được
sử dụng nhiều nhất sau đó là cây lúa. Mặc dù, diện tích trồng mía của các hộ điều tra
còn nhỏ lẻ manh mún, nhưng nó lại là cây nông nghiệp chủ lực và đem lại thu nhập
cao nhất cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con. Điều này cho thấy cây mía là
cây có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế hộ, tuy diện tích ít nhưng cũng đã hình
thành vùng chuyên canh sản xuất mía nguyên liệu.
2.2.1.3 Tình hình trang thiết bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra
Cùng với đất đai và lao động thì năng lực sản xuất hộ còn được thể hiện thông
qua trang thiết bị vật chất kỹ thuật, tư liệu sản xuất là yếu tố cần thiết cho quá trình sản
xuất nông nghiệp. Tư liệu sản xuất là nhân tố quan trọng căn bản trong việc nâng cao
chất lượng và năng suất cây trồng, năng suất đất đai, năng suất lao động,từ cho giảm
chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế. Tình hình trang thiết bị tư liệu sản xuất
Trườngcác hộ điều tra được th ể hiện qua Bảng 8
SVTH: Lê Thị Hồng 44
Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 8: Tình hình trang thiết bị sản xuất của các hộ điều tra năm 2010
(Tính bình quân trên hộ)
Chỉ tiêu ĐVT Luận Văn Làng May Dụng Hòa BQC
Trâu bò để cày kéo Con 1,0 1,2 1,0 1,06
Nông cụ ( cày, xe kéo, khác.) Cái 5,7 6,6 6,0 6,1
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
Từ bảng số liệu ta thấy tình hình trang thiết bị sản xuất của các hộ là khá thấp.
Các hộ điều tra có tỉ lệ trâu bò khá cao, trung bình mỗi một hộ đều có 1 con trâu hoặc
bò, đây là tư liệu quan trọng của bà còn trong hoạt động trồng mía, làm sức kéo cày
bừa đất, lấp luống, hay xe kéo vận chuyển mía, giống đến điểm bốc và bãi để trồng.
Ngoài ra các hộ nông dân còn nuôi trâu bò chủ yếu với mục đích nuôi lấy thịt bởi hộ
sản xuất muốn tận dụng những sản phẩm của mía như lá và cây chét.
Các nông cụ khác của các hộ điều tra là cày, cuốc, xe kéo, bình phunhầu như
các hộ đều trang bị đầy đủ các dụng cụ phổ biến như cuốc, xẻng, cào cày và bình
phun là ít vì nhà máy đường Lam Sơn có đưa máy móc và trang thiết bị về phục vụ sản
xuất và chi phí cho dịch vụ này sẽ được khấu trừ khi bà con nhận tiền mía của nhà máy.
Bình quân một hộ có 6,1 công cụ lao động ,các công cụ đơn gian tương đối đáp ứng
cho quá trình sản xuất mía,đa số các công cụ đơn giản thường được sử dụng cho khâu
chăm sóc và gieo trồng như lấp đất, phát cỏ, phát lá vv
2.2.2 Kết quả và hiệu quả sản xuất mía của các hộ điều tra
2.2.2.1 Đầu tư sản xuất mía của các hộ điều tra
Trong bất kì một lĩnh vực nào, từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, công nghiệp
và nông nghiệp thì muốn tạo ra kết quả như mong muốn thì trước hết cần phải bỏ ra
một khoản đầu tư nhất định vào các hoạt động đó. Trong sản xuất nông nghiệp nói
chung và sản xuất mía nói riêng để đem lại năng suất chất lượng cho sản phẩm thì yếu
tố đầu tư ban đầu là vô cùng quan trọng. Nhưng những quyết định đầu tư lại xuất phát
Trườngtừ nhiều mục đích và đa số mục đích cuối cùng là đạt được lợi nhuận lớn nhất. Tình
hình đầu tư sản xuất mía của các hộ điều tra được thể hiện ở Bảng 9
SVTH: Lê Thị Hồng 45
Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 9 : Đầu tư sản xuất mía của các hộ điều tra (năm 2010)
(Tính bình quân sào/vụ )
Chỉ tiêu ĐVT Luận Văn Làng May Dụng Hòa BQC
1.Giống Tạ 6,04 6,26 6,05 6,1
2.Phân bón
+ Phân chuồng Tạ 4,98 5,56 5,2 5,25
+ Phân Đạm Kg 29,06 30,72 29,15 29,65
+ Phân Kali Kg 19,66 20,07 19,88 20
+ Phân Vi Sinh Kg 47,18 51,29 48,73 49
3.Thuốc BVTV Kg 0,25 0,26 0,253 0,25
4.Công lao động Ngày công 26,22 28,27 31,26 28,6
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
Trong các khoản mục đầu tư để sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất
mía nói riêng thì giống là yếu tố đầu vào cơ bản và quyết định đến năng suất, chất
lượng của sản phẩm. Giống tốt thì sau này khi được gieo trồng cho khả năng nảy mầm
và phát triển cây, ngược lại giống xấu sẽ ảnh hưởng đến cây mía sinh trưởng và phát
triển( còi cọc, sâu bệnh). Vì vậy khâu chọn giống là vô cùng quan trọng, bà con
trồng mía đều rất quan tâm đến khâu này. Đa số giống mía ở đây được bà con nhập từ
nhà máy đường Lam Sơn, hoặc lấy từ các vụ trước ngay tại bãi nhà các hộ nông dân.
Các loại giống này thường được lựa chọn kĩ lưỡng chỉ lấy cây nào to, không sâu
bệnhTừ bảng số liệu ta thấy mức đầu tư giống bình quân của hộ gia đình là 6,1 tạ/
sào. Trong ba xóm tiến hành điều tra thì Làng May là xóm có mức đầu tư vào giống là
cao nhất 6,26 tạ/sào , nguyên nhân mức giống bình quân ở đây lớn nhất là bà con trồng
khá nhiều giống mía IMI, giống mía này cần trồng sát, khoảng cách gần hơn các giống
khác, lại được trồng chủ yếu trên đất đồi nên lượng giống có cao hơn giống mía khác
( chủ yếu là giống quế đường 93). Hai khu vực điều tra còn lại thì lượng giống gần
Trườngngang nhau, Luận Văn là 6,04 tạ/ sào và Dụng Hòa là 6,05 tạ/sào.
Phân bón cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng
cây mía, nó tác động trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Phân
bón là khoản mục đầu tư chiếm chi phí lớn nhất trong quá trình sản xuất.So với các
SVTH: Lê Thị Hồng 46
Khóa luận tốt nghiệp
loại cây trồng nông nghiệp khác thì cây mía cần một lượng lớn phân bón. Các loại
phân bón sử dụng nhiều cho trồng mía như : phân chuồng, phân đạm, phân kaly, phân
vi sinhCụ thể thông qua số liệu bảng 9 ta thấy lượng phân bón đầu tư bình quân cho
một sào mía là phân chuồng 5,25 tạ/sào, phân đạm 29,65kg/sào, phân kaly 20 kg/sào,
phân vi sinh 49kg/sào. Nhìn chung các hộ điều tra sử dụng khá lớn lượng phân chuồng
vì để tận dụng nguồn phân bón của gia đình mà chi phí lại thấp, phân chuồng lại có tác
dụng cải tạo đất, chống bạc màu. Trong ba xóm điều tra thì Làng May có lượng phân
chuồng cao nhất vì đất ở đây chủ yếu là đất đồi cần một lượng phân cải tạo rất lớn.
Hai khu vực còn lại co mức phân chuồng là ngang nhau khoảng 5 tạ/sào.
Lượng thuốc trừ sâu sử dụng bình quân trên một sào là 0,25kg/sào. Việc sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật này là khá đồng đều giữa các xóm. Vì lượng thuốc này đã
được cán bộ khuyến nông của xã tập huấn kĩ cho bà con, chỉ một số khu vực nhiều sâu
bệnh mới phun thêm thuốc trừ sâu nên cả ba khu vực điều tra đều có lượng thuốc điều
tra là ngang nhau 0,25kg/sào.
Lao động là không thể thiếu trong hoạt động sản xuất, qua số liệu điều tra ta
thấy bình quân một sào mía cần đến 28,6 công lao động. Mà lao động của các hộ chủ
yếu là lao động đình vì phương châm của hoạt động nông nghiệp là lấy công làm lời,
nên bà con đã tận dụng tối đa lượng lao động có thể huy động.
Ngoài việc phải đầu tư các yếu tố sản xuất trên các hộ nông dân cần phải đầu tư
một khoản chi phí khác là 46 nghìn đồng/ sào cho chi phí vận chuyển,bốc vác
2.2.2.2 Chi phí sản xuất của các hộ điều tra
Chi phí đầu tư mà các hộ sử dụng cho một đơn vị diện tích là rất quan trọng
trong việc đánh giá được hiệu quả của việc đầu tư sản xuất. Nếu chúng ta đầu tư một
số lượng các đầu vào mà không biết được chi phí bỏ ra bao nhiêu, thì sẽ không biết
cách điều chỉnh mức đầu tư phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng trên từng loại chi
phí đầu vào. Từ bảng chi phí đầu tư sản xuất mía của các nông hộ ta có cơ cấu các loại
Trườngchi phí cho đầutư sản xuất mía từ các hộ được thể hiện qua Bảng 10:
Trong sản xuất mía cần phải đầu tư các khoản chi phí chủ yếu là giống cây
trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, khấu hao và các chi phí dịch vụ
khác. Tùy thuộc vào từng loại đất, phương thức canh tác và khả năng tài chính mà
SVTH: Lê Thị Hồng 47
Khóa luận tốt nghiệp
người dân có các mức đầu tư khác nhau. Qua bảng số liệu thu thập được ta thấy có sự
gia tăng tổng mức đầu tư chi phí giữa các hộ theo từng xã. Bình quân mỗi hộ có chi
phí trung gian là 1876,5 nghìn đồng/sào. Để thấy được vai trò ý nghĩa của các loại chi
phí chúng ta đi sâu vào phân tích cụ thể các khoản chi phí.
Chi phí về phân bón: Phân bón là khoản mục chiếm chi phí cao nhất trong các
khoản chi phí phải đầu tư. Trung bình mỗi hộ nông dân cần đầu tư 925,39 nghìn đồng/
sào,chiếm 49,31% trên tổng chi phí trung gian. Phân bón giúp quá trình tăng trưởng
của cây mía nhanh hơn,nó cung cấp dưỡng chất cho cây mía phát triển đảm bảo về
chất và lượng. Trong giai đoạn mía đẻ nhánh cần một lượng phân bón rất lớn, để thúc
đẩy mía sinh nhánh và phát triển cao to mà lượng đường cao. Trong quá trình sản xuất
từ khâu gieo trồng đến lúc thu hoạch các hộ có những mức đầu tư phân bón khác nhau.
Cụ thể qua bảng số liệu ta thấy Làng May đầu tư chi phí cho phân bón lớn nhất chiếm
50,02% với 949 nghìn đồng/ sào. Do diện tích đất đồi hầu như bị bạc màu qua từng
vụ,lại dễ bị rữa chôi khi có mưa lũ, nên các hộ ở Làng May cần bón rất nhiều phân cho
mía. Tiếp theo là Dụng Hòa với mức chi phí cho phân bón là 919 nghìn đồng/
sào,chiếm 49,12% trên tổng chi phí trung gian bình quân trên một sào mía của Dụng
Hòa. Thấp hơn hai khu vực trên Luận Văn có mức đầu tư bình quân cho phân bón là
903,96 nghìn đồng /sào, chiếm 48,65% chi phí trung gian cho một sào mía của xóm. Ở
Luận Văn có một lượng lớn diện tích trồng lúa được chuyển sang trồng mía, mà hầu
hết diện tích đất chuyển đổi này lại rất màu mở, nên lượng phân bón cung cấp cho sản
xuất mía sau này không cần đầu tư nhiều.
Chi phí chiếm tỉ trọng lớn thí hai trên mức chi phí trung gian bình quân trên sào
của mỗi hộ là chi phí về giống. Bình quân mỗi hộ đầu tư 618,96 nghìn đồng / sào
chiếm 32,98% tổng chi phí trung gian, và hầu hết các hộ đều mua giống do nhà máy
đường Lam Sơn cung cấp , một phần khác là do các hộ giữ lại qua mỗi vụ mía. Do giá
mía giống do nhà máy quyết định,mà trên địa bàn nghiên cứu hai loại giống phổ biến
Trườnglà mía Quế Đường 93 và giống mía IMI nên giá cả chênh lệch là rất nhỏ. Cụ thể chi
phí về giống cao nhất là Làng May với chi phí đầu tư bình quân cho giống là 632,26
nghìn đồng/sào,chiếm 33,32%. Loại giống ở đây được trồng nhiều nhất là giống mía
IMI, cần một lượng giống lớn hơn các loại giống khác. Chi phí giống của khu vực này
SVTH: Lê Thị Hồng 48
Khóa luận tốt nghiệp
lớn hơn 22,26 nghìn đồng/sào so với hai xóm có chi phí thấp hơn là Luận Văn và
Dụng Hòa lần lượt là 610 nghìn đồng/sào,chiếm 32,83%, và 611 nghìn...trên một đơn vị
diện tích, xã đã có những định hướng cụ thể cho thời gian tới. Hiện nay xã đang còn
một phần nhỏ đất chưa được sử dụng, xã đã khuyến khích bà con mạnh dạn khai hoang
và hỗ trợ kĩ thuật để mở rộng diện tích trồng mía. Quy hoạch vùng mía nguyên liệu
trên địa bàn xã, mở rộng diện tích trồng mía khuyến khích bà con thay đổi cây trồng
chuyển qua cây mía. Những năm gần đây huyện Thọ Xuân nói chung và địa bàn xã
Thọ Xương cùng với sự hỗ trợ từ nhà máy đường Lam Sơn nói riêng đã triển khai
thành công chuyển đối đất trồng lúa sang trồng mía, khi chuyển đổi nhà máy sẽ hỗ trợ
vốn cho bà con canh tác.
Song song với quy hoạch lại vùng nguyên liệu mía, trong định hướng sản xuất
mía xã cũng xã định đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất
là giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất, sản xuất mía.
Thực hiện chính sách cho vay vốn với chính sách ưu đãi đối với những hộ khó
khăn nhằm giúp bà con có đủ vốn để tăng cường công tác đầu tư nâng cao năng suất
chất lượng sản phẩm, từ đó xóa đói giảm nghèo nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc
Trườngđẩy phát triển kinh tế .
Cùng với nhịp chung của huyện Thọ Xuân, xã Thọ Xương phấn đấu duy trì và
mở rộng diện tích mía nguyên liệu, tăng năng suất, phát triển cây mía nguyên liệu là
SVTH: Lê Thị Hồng vii
Khóa luận tốt nghiệp
cây trồng chủ lực và bền vững, hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và đời sống
cho bà con trong xã.
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ
3.2.1 Giải pháp về đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thiếu và không thể thay thế được trong quá
trình sản xuất. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất cả bề sâu lẫn chiều rộng sẽ đem lại
những tác động tích cực cho cây trồng nói chung và cây mía nói riêng. Giải pháp quy
hoạch vùng mía nguyên liệu cho cả huyện nói chung và xã Thọ Xương nói riêng cần
được chú trọng. UBND huyện Thọ Xuân đã kết hợp với công ty mía đường Lam Sơn
tiến hành rà soát và quy hoạch lại vùng sản xuất mía nguyên liệu để đảm bảo vùng mía
nguyên liệu có tính ổn định và lâu dài. Do đặc điểm của vụ ép mía thường kéo dài( từ
tháng 11 đến tháng 4 sang năm) nên việc phân vùng trồng mía để có rải vụ trong năm
là rất cần thiết. Mặt khác cây mía yêu cầu phải được trồng ở vùng đất cao ráo, không
bị chua phèn, điều kiện tươi tiêu chủ động, do vậy việc quy hoạch vùng sản xuất nên
ưu tiên những vùng dọc sông Chu mới có nguồn nước tưới tiêu chủ động và tính chất
thổ nhưỡng của đất phù hợp với đặc tính của mía. Kết hợp với thay đổi điều kiện đất
cho mía, sau các mùa vụ đặc biệt là những nơi đã trồng mía lâu năm nên ngừng lại một
năm để cho đất nghỉ ngơi.
3.2.2 Giải pháp kỹ thuật
Người dân địa phương chủ yếu sản xuất và khai thác dựa vào kinh nghiệm bản
thân và học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh nên kĩ thuật canh tác còn
rất hạn chế, thậm chí sai quy định, quy trình kỹ thuật dẫn đến làm ảnh hưởng đến chất
lượng cây mía về cả số lượng và độ ngọt của mía. Chính vì vậy xã cần chú trọng hơn
nữa đến biện pháp kỹ thuật thâm canh cây mía.
Trước hết, cần bón cân đối các loại phân vô cơ,tăng cường phân hữu cơ hoai
mục để cải tạo đất,không nên quá lạm dụng phân hóa học. Tùy thuộc vào nhu cầu dinh
Trườngdưỡng trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển cây mía để có kế hoạch bón phân
đúng thời điểm đúng quy cách và quy trình kỹ thuật cho phép. Hàng năm nhà máy có
một lượng lớn mùn bã mía sau chế biến đường vì vậy nhà máy đã tận dụng mùn bã
mía này để sản xuất phân bón vi sinh cung cấp cho bà con trồng mía để bón lót cho
SVTH: Lê Thị Hồng viii
Khóa luận tốt nghiệp
mía và góp phần cải tạo đất. Ngoài ra bà con nên tận dụng lượng nước thải nồng độ
thấp của nhà máy để tưới đất trước khi gieo trồng, như vậy sẽ cung cấp một lượng dinh
dưỡng nhất định cho cây mía phát triển sau này.
Về giống mía canh tác,hiện nay trên địa bàn nghiên cứu có hai loại giống mía
chính là giống mía Quế Đường 93 và giống mía IMI. Để có bộ giống tốt, chịu thâm
canh,chống đổ tốt,ít sâu bệnh và năng suất cao. Công ty mía đường Lam Sơn đã du
nhập , nhân giống mía mới có nhiều ưu điểm đưa vào sản xuất đại trà thay thế các
giống đã xuống cấp.
Trong phòng trừ các loại sâu bệnh cũng cần được lưu ý quan tâm, nhất là đối
với sâu bọ hung hại mía. Đối với các loại đất pha cát, đất bãi sâu bọ hung phát triển rất
mạnh , trong những năm qua, sâu bệnh phát triển mạnh đã gây không ít trở ngại đến
hoạt động sản xuất của bà con nông dân, nhiều diện tích mía không có khả năng tái
sinh khi thu hoạch lần 1, năng suất giảm rõ tệ. Vì vậy,trong công tác phòng trừ các
loại sâu bệnh phá hại đặc biệt là sâu bọ hung thì nhà máy, cơ quan khuyến nông và cán
bộ khoa học cần nghiên cứu kĩ lưỡng và đưa ra loại thuốc hữu hiệu,có quy trình phù
hợp không gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây mía.
Vấn đề tưới tiêu hiện tại đang là một vấn đề khó khăn cho diện tích bãi trồng
mía,mặc dù địa bàn xã rất thuận tiện cho các nguồn nước( diện tích lớn đất bãi nằm
cạnh sông Chu) , nhưng hệ thống tưới tiêu lại chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì
vậy cần nghiên cứu xây dựng hệ thống thủy nông bao gồm hệ thống kênh mương tưới
tiêu và phương pháp tưới tiêu cho các vùng cho các vùng để nông hộ an tâm đầu tư sản
xuất,tránh những thiệt hại không đáng có khi gặp thiên tai, hạn hán. Đây là một việc
hết sức khó khăn nên cần nghiên cứu kĩ lưỡng để nâng cao hơn nữa năng suất cây mía.
Hiện nay, nhà máy mía đường Lam Sơn đã có những biện pháp cung cấp nguồn nước
tiên tiến như phun nước giọt li ti cho mía, song áp dụng chưa nhiều và cần nhân rộng
hơn nữa các công nghệ này.
Trường3.2.3 Giải pháp về vốn
Vốn là một yếu tố tiên quyết trong việc đầu tư sản xuất. Nhu cầu vốn của các hộ trồng
vốn vay của người dân còn nhiều vướng mắc, lượng vay còn hạn chế, thủ tục còn phức
tạp. Trong thời gian tới Nhà nước, địa phương và nhà may cần phối hợp giải quyết các
SVTH: Lê Thị Hồng ix
Khóa luận tốt nghiệp
vướng mắc trên để bà con nông dân tích cực vay vốn đầu tư cho sản xuất. Ngoài ra các
bên cho vay vốn, đầu tư cho bà con nông dân cần chú trọng giám sát khâu sử dụng vốn
của người dân để đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích là đầu tư cho sản xuất mía.
3.2.4 Giải pháp về chăm sóc
Trong nông nghiệp nói chung , việc hình thành nền sản xuất, sản lượng chịu
ảnh hưởng rất lớn của công chăm sóc của người sản xuất. Trong hoạt động sản xuất
mía yêu cầu đầu tư một lượng công lao động lớn cho việc làm đất, gieo trồng,vun gốc,
bóc láVì vậy trong thời gian tiếp theo yêu cầu các hộ sản xuất cần bố trí lao động
hợp lí, tăng cường đầu tư chăm sóc mía nhằm mang lại hiệu quả cao hơn.
3.2.5 Giải pháp về sản xuất
Để tận dụng tối đa hiệu quả sử dụng đất,bên cạnh việc chuyên canh cây mía bà
con cần tổ chức trồng xen thêm một số cây hoa màu như cây đậu, cây lạc, cây
ngô, nhằm góp phần cải tạo đất, tận dụng đất đai tăng thêm thu nhập cho các hộ.
Mặt khác,trồng xen còn có tác dụng cải tạo đất,chống sói mòn, đảm bảo tính bền vững
trong sản xuất.
Mía là cây có khả năng sinh trưởng và phát triển gốc tốt,với một vụ gieo trồng
lại thì có thể tái tạo lại cho các vụ sau.Thời gian thích hợp để lưu gốc là ba năm để
năng suất mía được đảm bảo, bà con không nên để qua nhiều năm, như vậy các mùa
vụ sau cây mía sẽ phát triển kém,mất khả năng đẻ nhánh, chất lượng thấp.
Trong quá trình phát triển của cây mía, có giai đoạn mía cao sinh trưởng
mạnh,lượng lá khô sẽ nhiều hơn, lá mía khô này bà con nên tận dụng ủ mùn làm phân
cho vụ sau. Hơn nữa, vào mùa khô,lá rất dễ cháy nên có biện pháp để phòng chống
cháy cho mía. Do đặc điểm lá khô nhiều nên khi cháy sẽ lan rất nhanh và việc dập lửa
sẽ rất khó khăn.Do đó giữa các lô mía phải có đường phân cách, đồng thời tiến hành
trồng cây dọc đường lô để ngăn cách nếu có hỏa hoạn.
3.2.6 Giải pháp về bảo trợ và bảo hiểm sản xuất
TrườngSản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội như thời tiết,khí hậu, thủy văn, dịch bệnh,chính sách,biến động giá cả đầu vào, đầu
ravv. Do vậy để ổn định sản xuất nông nghiệp, giúp bà con yên tâm sản xuất thì phía
nhà nước và công ty cần có những biện pháp sau
SVTH: Lê Thị Hồng x
Khóa luận tốt nghiệp
- Tổ chức các dịch vụ đầu vào nhằm hạ giá thành sản phẩm, ổn định và giảm
giá bán tư liệu sản xuất để người dân có nhiều cơ hội đầu tư hơn vào quá trình sản xuất.
Tiến hành trợ giá các đầu vào sản xuất hay lập quỹ dự trữ vật tư, phân bón, thuốc bảo
vệ thực vậtđể hỗ trợ nông dân khí giá thị trường tăng lên đột ngột.
- Đi đôi với việc bảo trợ cần có bảo hiểm, thực hiện bảo hiểm trong trường hợp
mất mùa do thiên tai như hạn hán, lũ lụt, do dịch bệnh lây lan. Tùy theo sự thiệt hại
nhiều hay ít mà giảm hoàn toàn hay từng phần thuế nông nghiệp cho người sản xuất.
Lĩnh vực bảo hiểm trong nông nghiệp hoặc cá nhân đầu tư ,nên nhà nước cần đóng vai
trò quan trọng trong lĩnh vực này.
- Công ty đường Lam Sơn cần hỗ trợ cho bà con trồng mía về giống về phân
bónĐồng thời nhà máy cũng nên tiến hành phân loại giá thu mua nguyên liệu cho
các giống khác nhau để khuyến khích bà con trồng các giống có năng suất chất lượng
cao, tạo ra vùng nguyên liệu bền vững chất lượng cao cho nhà máy.
3.2.7 Giải pháp khác
a. Khuyến nông
Khuyến nông là một giải pháp hết sức cần thiết đối với sản xuất nông nghiệp.
Trong thời gian tới, chính quyền địa phương cần phối hợp cùng với công ty mía
đường Lam Sơn tổ chức nhiều hơn nữa các lớp tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân.
Đồng thời tổ chức lao tào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông cơ sở vì đây
là lực lượng gần dân và nắm bắt sát thực tế sản xuất của địa bàn.
b. Thị trường
Chính quyền địa phương cần phát huy hơn nữa về công tác dự báo thị trường,
đảm bảo các thông tin một cách nhạy bén. Cung cấp thông tin cho người nông dân
thông qua các buổi họp nông dân,loa phát thanhvv để họ không nghe những tin lệch
lạc, ảnh hưởng đến sự lựa chọn và quyết định mua tư liệu sản xuất,yếu tố đầu vào. Bên
cạnh đó, nhà máy cần cung cấp thông tin mía thị trường tiêu thụ gần với mức giá ổn
Trườngđịnh cao nhất. Và tổ chức thu mua đúng thời gian thu hoạch, đảm bảo lượng đường
của mía không bị giảm.
c.Liên doanh liên kết
SVTH: Lê Thị Hồng xi
Khóa luận tốt nghiệp
Nhà máy đường Lam Sơn cần phối hợp với ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn huyện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bà con vay vốn phục vụ sản
xuất. Trên cơ sở tính toán chi phí đầu tư các khâu trong sản xuất mía để định mức đầu
tư cho từng đơn vị diện tích,để có căn cứ cho vay với các hộ nông dân.
Trường
SVTH: Lê Thị Hồng xii
Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN III: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
1.KẾT LUẬN
Trong quá trình ngiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu tại xã Thọ
Xương,huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa tôi đã rút ra một số kết luận sau:
Xã Thọ Xương thuộc huyện Thọ Xuân là một nơi có điều kiện tự nhiên, kinh tế-
xã hội thuận lợi cho việc phát triển cây mía nguyên liệu. Thọ Xương thuộc vùng
nguyên liệu mía của nhà máy đường Lam Sơn, tổng diện tích trồng mía của cả xã là
115 ha với sản lượng đem về hàng năm là 8820,5 tấn mía nguyên liệu.
Qua tìm hiểu,cây mía đã đem lại nguồn thu nhập tương đối lớn và cải thiện một
cách đáng kể đời sống cho các hộ nông dân ở địa phương. Phát triển cây mía đã tạo ra
nhiều công ăn việc làm cho huyện, mang lại thu nhập đáng kể cho người trồng mía. Do
vậy cây mía không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo mà còn là cây trồng làm giàu đối với
nhiều hộ gia đình. Sự phát triển cây mía cũng đã góp phần phát triển kinh tế- xã hội
chung của xã.
Trong những năm vừa qua nhu cầu về các sản phẩm từ cây mía tăng khá nhanh,
thêm vào đó giá cả luôn có sự biến động và không ngừng tăng qua các năm là một
trong những động lực mạnh mẽ để người dân mở rộng diện tích trồng mía,đầu tư theo
hướng thâm canh. Người dân đã thấy được hiệu quả kinh tế mang lại khá cao, chi phí
vừa phải lại phù hợp với nguồn lực lao động sẵn có của hộ. Song việc phát triển cây
mía ở huyện Thọ Xuân nói chung và xã Thọ Xương nói riêng vẫn gặp nhiều khó
khăn,thách thức nên sản xuất mía vẫn chưa thực sự phát huy hết tiềm năng của đất đai ,
các nguồn lực khác và năng suất tiềm năng của cây mía. Để không ngừng nâng cao giá
trị kinh tế cây mía và phát huy vai trò của nó với kinh tế hộ gia đình và sự phát triển
chung của toàn xã thì việc thực hiện một cách đồng bộ có hiệu quả các giải pháp trên
là hết sức cần thiết.
TrườngNhân tố ảnh hư ởng không nhỏ đến hiệu quả trồng mía là vấn đề thời gian thu
hoạch và vận chuyển. Trong những năm gần đây, thời gian thu hoạch không được đảm
bảo đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng và chất lượng mía của các nông hộ. Thời
gian thu hoạch chậm trễ làm mía khô cứng, mất nước cũng như lượng đường mà nó có
SVTH: Lê Thị Hồng xiii
Khóa luận tốt nghiệp
thể đem lại. Dẫn đến, giá bán thấp và còn hạn chế nên dẫn đến đánh giá hiệu quả kinh
thế không đầy đủ và chính xác.
Phát huy hết khả năng và tiềm năng vốn có , những lợi thế, nắm bắt cơ hội,
đồng thời khắc phục khó khăn thách thức với nghành mía đường. Chắc chắn trong thời
gian tới sản xuất mía nguyên liệu trên địa bàn huyện sẽ ngày càng phát triển.
2.KIẾN NGHỊ
Qua quá trình thực hiện đề tài tôi cũng đã nhạn thấy được những tồn tại và hạn
chế trong việc phát triển mía trên địa bàn xã Thọ Xương huyện Thọ Xuân.Để cây mía
phát triển một cách vững chắc mang lại hiệu quả kinh tế cao và xem đây là cây chủ lực
để phát triển kinh tế của các nông hộ. Tôi xin đề xuất một số kiến nghị để góp phần
nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất mía tại xã Thọ Xương.
2.1 Đối với nhà nước
Tiếp tục hoàn thiện các chính sách tạo điều kiện pháp lí cho người sản xuất nói
chung và bà con sản xuất mía nói riêng. Các chính sách phát triển nông nghiệp như
chính sách đất đai, chính sách về vốn, chính sách hỗ trợ giá đầu vào và bảo hiểm sản
xuấtNgoài ra cần có thêm những chính sách khuyến khích đầu tư cho phát triển
vùng nguyên liệu chuyên canh cây mía. Để nâng cao hơn nữa cho hoạt động sản xuất
mía cũng không thể thiếu các chính sách hỗ trợ hoạt động của các cán bộ và cơ quan
khuyến nông trên địa bàn. Thực hiện chính sách ưu đãi,thu hút cán bộ có chuyên môn
kỹ thuật về công tác ở địa phương để người dân có thể nhanh chóng, kịp thời nắm bắt
các kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất.
Nhà nước cần nghiên cứu và thực hiện chuyển giao công nghệ nhằm đưa ra các
giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sản xuất từng
vùng.Đồng thời đầu tư cho công tác nghiên cứu các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh.
Tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa bốn nhà: nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp,
nhà khoa học.
Trường2.2 Đối với chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương cần tích cực hoàn chỉnh các chính sách,dự án đầu tư
phát triển mía trên địa bàn xã nhằm khuyến khích động viên nhiều thành phần kinh tế
tham gia vào phát triển mô hình trồng mía một cách toàn diện và hiệu quả hơn. Trong
SVTH: Lê Thị Hồng xiv
Khóa luận tốt nghiệp
sản xuất mía cũng cần tiến hành trồng luân canh cây mía với các cây trồng khác nhằm
cải tạo đất, nâng cao năng suất cây trồng,do đó trong chỉ đạo sản xuất mía ở địa
phương không nên cứng nhắc trong chỉ đạo sản xuất là chỉ trồng duy nhất cây mía trên
đất canh tác mà nên cho bà con trồng luân canh cây trồng một cách hợp lí.
Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về kỹ thuật trồng mía, đẩy mạnh công
tác khuyến nông đào tạo cán bộ kỹ thuật. Khuyến khích người nông dân sử dụng kết
hợp giữa kinh nghiệm và kỹ thuật khoa học để sản xuất. Phổ biến các kỹ thuật trồng
mía mới cho bà con như trồng mía bằng bầu, tưới nước nhỏ giọt,hướng dẫn chuyển
giao công nghệ đến người dân. Các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu
bệnh tổng hợp cho các hộ để họ sử dụng hiệu quả và hợp lí các loại phân hóa học và
thuốc BVTV nhằm tiết kiệm chi phí nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.
Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận được các dịch vụ hỗ trợ sản xuất,
bao gồm : Vốn sản xuất, phân bón, giống, thuốc BVTV, và các dịch vụ kỹ thuật, thông
tin thị trường.
2.3 Đối với công ty mía đường Lam Sơn
Cần chú trọng đến thời gian thu hoạch cho bà con, nhất là các khâu vận chuyển
mía và chế biến mía phải được tiến hành một cách đồng bộ để tránh thiệt hại cho
người trồng mía và đảm bảo lợi ích của nhà máy.Tránh tình trạng mía của bà con thu
hoạch song lại chờ xe vận chuyển của nhà máy,mía khô héo, mất nước làm giảm sản
lượng và chất lượng của cây mía.
Xây dựng các trạm thí nghiệm,tiến hành lai tạo,nhập các chủng loại giống mới
có năng suất,chất lượng và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của vùng nguyên liệu
của nhà máy. Nhà máy thực hiện tốt các khâu về giống để cung cấp cho các hộ những
loại giống tốt hơn,đạt năng suất cao.
Có nhiều chính sách đầu tư,hỗ trợ hiệu quả cho người trồng mía.
2.4 Đối với người sản xuất
TrườngTrước tiên bà con nông hộ cần phải xác định rõ lợi ích của cây mía mang lại,để
tăng cường đầu tư cho hoạt động sản xuất mía. Tăng cường quy mô diện tích trồng
mía đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến.
SVTH: Lê Thị Hồng xv
Khóa luận tốt nghiệp
Tiếp tục chuyển đổi cây trồng sao cho phù hợp với năng lực sản xuất va phù hợp
với nhu cầu thị trường,chuyển đổi tập quán canh tác nhỏ lẻ, hướng tới sản xuất hàng
hóa,không sản xuất một cách tự phát.Hộ nông dân nên trồng các cây họ đậu, các cây trồng
ngắn ngày khác xen vào mía để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích,đồng
thời cũng không nên để mía lưu gốc qua lâu để nâng cao năng suất cây trồng.
Tích cực tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật trồng mía,tăng cường giao lưu học
hỏi kinh nghiệm,trao dồi kiến thức về kỹ thuật trồng mía, áp dụng trình độ cơ giới hóa
để phục vụ cho hoạt động trồng mía nhằm giải phóng sức lao động và mang lại hiệu
quả cao.
Mạnh dạn vay vốn để đầu tư kịp thời, cần học hỏi tích lũy kinh nghiệm sản xuất
từ các hộ để đầu tư một cách hiệu quả hơn. Mặt khác sản xuất mía phải biết tận dụng
nguồn phân mà gia đình có thể vừa giảm bớt chi phí sản xuất vừa góp phần cải tạo đất.
Tăng cường đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
mía để tăng năng suất,nâng cao hiệu quả kinh tế của cây mía.
Trường
SVTH: Lê Thị Hồng xvi
Khóa luận tốt nghiệp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.TS. Phùng Thị Hồng Hà ( 2004 ), Bài giảng quản trị kinh doanh nông nghiệp
Đại học kinh tế Huế.
2.Lê Song Dư, Nguyễn Quý Mùi (1997), Cây mía, nhà xuất bản Nông nghiệp.
3.Phòng Thống kê và Nông Nghiệp huyện thọ Xuân (2010)
4.Phòng Nông Nghiệp xã Thọ Xương, báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp
qua các năm.
5.Báo cáo hàng năm về kinh tế - xã hội xã Thọ Xương và báo cáo các năm của
các phòng ban xã Thọ Xương ( Địa chính, Chính sách,)
6.Luận văn khóa trước.
7.Các trang website:
- www.nongnghiep.vn
- www.google.com.vn
8.Và một số tài liệu khác.
Trường
SVTH: Lê Thị Hồng xvii
Khóa luận tốt nghiệp
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ SẢN XUẤT MÍA
Người điều tra: Lê Thị Hồng
Ngày điều tra:
Địa điểm: Xóm :
I. THÔNG TIN VỀ CHỦ HỘ
Họ và tên chủ hộ
Tuổi.Giới tínhTrình độ văn hóa..
Địa chỉ..Xã Thọ Xương,huyện Thọ Xuân,tỉnh Thanh Hóa
II. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA HỘ
2.1 Lao động, nhân khẩu
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Giới Tính
Nam Nữ
Nhân khẩu Người
Lao động Lao động
Lao động nông nghiệp Lao động
Lao động phi nông nghiệp Lao động
2.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp năm 2009
Diện tích
Chỉ tiêu ĐVT
Đất giao Đất đi thuê Đất khai hoang
Tổng diện tích NN Sào
1.Đất trồng mía Sào
2. Đất trồng lúa Sào
3. Đất trồng hoa màu Sào
4. Đất vườn Sào
Trường
SVTH: Lê Thị Hồng xviii
Khóa luận tốt nghiệp
2.3 Kết quả sản xuất mía năm 2009
Đơn giá Thành tiền
Loại mía DTGT(sào) SL(tấn)
(1000đ/kg) (1000đ)
Loại Quế Đường
Loại IMI
Loại khác
Tổng
2.4 Trang bị tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất mía
Loại TLSX ĐVT Số lượng Giá trị Thời gian
Trâu bò cày kéo Con
Cày thủ công Cái
Xe kéo Cái
Máy cày Cái
Bình phun thuốc Cái
Nông cụ khác Cái
2.5 Chi phí đầu tư cho một sào mía năm 2009
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1.Giống
2.Phân bón
-Phân chuồng
-Phân đạm
-Phân kali
-Phân vi sinh
3.Thuốc BVTV
Trường4.Công lao động
-LĐ gia đình
-LĐ thuê ngoài
5.Chi phí khác
SVTH: Lê Thị Hồng xix
Khóa luận tốt nghiệp
2.6 Nguồn đầu tư cho hộ sản xuất điều tra
Vốn tự có
Vốn vay
Nguồn vay Số tiền(1000đ) Lãi suất(%) Thời gian vay Ghi chú
Ngân hàng
Người thân
Quỹ tín dụng
Khác
III. CÂU HỎI PHỎNG VẤN
1.Khó khăn mà bác gặp phải trong quá trình sản xuất mía hiện nay là gì?
a.Thiếu vốn
b.Thiếu lao động
c.Thiếu kĩ thuật
d.Giá cả không ổn định
e.Chất lượng giống
f. Thiên tai
g.Thủy lợi
h.Sâu bệnh
2.Bác có nhu cầu vay vốn ngân hang để phát triển sản xuất mía không?(nếu có)
Lượng vốn.
3.Bác có được tập huấn kĩ thuật hay không?
a.Có
b.Không
4.Bác có kiến nghị gì đối với cơ quan chính quyền và nhà máy không?
Trường
SVTH: Lê Thị Hồng xx
Khóa luận tốt nghiệp
IV. TIÊU THỤ SẢN PHẨM
1.Bác bán mía cho ai?
a.Thu gom địa phương
b.Người mua giống
c.Công ty mía đường Lam Sơn
2.Bác định giá sản phẩm như thế nào khi bán?
a.Theo giá thị trường
b.Hai bên thỏa thuận
c.Khác
3.Nếu giá bán theo thị trường bác tham khảo ở đâu?
4.Vì sao bác bán mía cho nơi đó?
5.Người mua có hỗ trợ gì ( vốn, kỹ thuật, phân bón)cho bác không ?
a.Có
b.Không
Nếu có thì có điều kiện gì
.
6.Khó khăn bác gặp phải từ phía người mua có không? Là gì?
Trường
SVTH: Lê Thị Hồng xxi
Khóa luận tốt nghiệp
7.Bác có đề xuất gì?hay nhu cầu gì không?
a.Tập huấn kỹ thuật
b.Vay vốn sản xuất
c.Đầu tư cơ sở hạ tầng
d.Cung cấp thông tin thị trường
e.Tìm cây trồng mới
f. Đầu ra ổn định, không bị ép giá
g.Đảm bảo thời gian thu hoạch
h.Sự quan tâm của cấp chính quyền địa phương
8.Bác có đề xuất riêng nhằm nâng cao hiệu quả thu hoạch và tiêu thụ mía không?
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN BÁC ĐÃ CUNG CẤP THÔNG TIN !
Trường
SVTH: Lê Thị Hồng xxii
Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..................................................................................................5
1. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................5
2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................5
3. Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu.......................................................................................5
4. Các kết quả đạt được......................................................................................................6
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................7
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................7
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................9
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................................11
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................11
1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................11
1.1.1 Cơ sở lý luận..................................................................................................11
1.1.1.1 Những vấn đề chung về cây mía ................................................................................ 11
1.1.1.2 Một số lí luận chung về hiệu quả kinh tế ................................................................... 18
1.1.2 Cơ sở thực tiễn...............................................................................................22
1.1.2.1 Tình hình sản xuất mía đường của Việt Nam............................................................. 22
1.1.2.2 Tình hình sản xuất mía của Huyện Thọ Xuân............................................................ 26
1.2 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU..............................................28
1.2.1 Điều kiện tự nhiên. .........................................................................................28
1.2.1.1 Vị trí địa lí.................................................................................................................. 28
1.2.1.2 Địa hình , đất đai ....................................................................................................... 28
1.2.1.3 Đặc điểm khí hậu thời tiết.......................................................................................... 29
1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................29
1.2.2.1 Tình hình dân số và lao động..................................................................................... 29
1.2.2.2 Đất đai ....................................................................................................................... 31
1.2.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng.............................................................................................. 34
1.2.3 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của xã Thọ Xương.....................................35
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ........................................37
SẢN XUẤT MÍA CỦA CÁC NÔNG HỘ XÃ THỌ XƯƠNG.................................................37
2.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MÍA CỦA XÃ THỌ XƯƠNG .......................................37
Trường2.2 KẾT QUẢ VÀ HI ỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ........................39
2.2.1 Năng lực sản xuất của các hộ điều tra...............................................................39
2.2.1.1 Tình hình nhân khẩu lao động của các hộ điều tra.................................................... 39
2.2.1.2 Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra................................................................. 43
2.2.1.3 Tình hình trang thiết bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra..................................... 44
SVTH: Lê Thị Hồng xxiii
Khóa luận tốt nghiệp
2.2.2 Kết quả và hiệu quả sản xuất mía của các hộ điều tra ........................................45
2.2.2.1 Đầu tư sản xuất mía của các hộ điều tra ................................................................... 45
2.2.2.2 Chi phí sản xuất của các hộ điều tra.......................................................................... 47
2.2.2.3 Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra ..................................................... 52
2.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT ..........................................................................................................................53
2.3.1 Ảnh hưởng của quy mô đất đai ........................................................................54
2.3.2 Ảnh hưởng của chi phí trung gian....................................................................57
2.3.3 Ảnh hưởng của phân bón. ...............................................................................60
2.4 NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ NHU CẦU CỦA HỘ TRONG VIỆC SẢN XUẤT MÍA....... iii
2.4.1 Những khó khăn của hộ trong hoạt động sản xuất mía........................................... iii
2.4.2 Nhu cầu của các hộ điều tra...............................................................................v
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ ........................... vii
SẢN XUẤT MÍA TẠI XÃ THỌ XƯƠNG – HUYỆN THỌ XUÂN........................................ vii
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT MÍA TẠI XÃ THỌ XƯƠNG....................... vii
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ .................................................... viii
3.2.1 Giải pháp về đất đai...................................................................................... viii
3.2.2 Giải pháp kỹ thuật........................................................................................ viii
3.2.3 Giải pháp về vốn .............................................................................................ix
3.2.4 Về chăm sóc .....................................................................................................x
3.2.5 Giải pháp về sản xuất........................................................................................x
3.2.6 Về bảo trợ và bảo hiểm sản xuất ........................................................................x
3.2.7 Giải pháp khác................................................................................................xi
PHẦN III: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ................................................................................ xiii
1. KẾT LUẬN ............................................................................................................... xiii
2. KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................xiv
2.1 Đối với nhà nước ..................................................................................................xiv
2.2 Đối với chính quyền địa phương.............................................................................xiv
2.3 Đối với công ty mía đường Lam Sơn........................................................................xv
2.4 Đối với người sản xuất............................................................................................xv
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. xvii
Trường
SVTH: Lê Thị Hồng xxiv
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_san_xuat_mia_cua_cac_non.pdf