Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các nông hộ ở xã Sơn định huyện Sơn hòa tỉnh Phú Yên

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT MÍA CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở XÃ SƠN ĐỊNH HUYỆN SƠN HÒA TỈNH PHÚ YÊN LÊ THỊ TUYẾT NGA Khóa học: 2007 - 2011 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT MÍA CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở XÃ SƠN ĐỊNH HUYỆN SƠN HÒA TỈNH PHÚ YÊN Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Tuyết Nga Th

pdf74 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các nông hộ ở xã Sơn định huyện Sơn hòa tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h.s Nguyễn Thanh Tuấn Lớp R7 – KTNN Niên khóa: 2007 - 2011 Huế, tháng 5/2011 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Kinh Tế Huế cũng như trong quá trình thực tập và viết khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các tập thể, cá nhân, các thầy cô giáo trong và ngoài trường kinh tế. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô khoa kinh tế và phát triển, quý thầy cô trường Đại Học Kinh Tế đã truyền đạt và trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập để tôi có thể hoàn thành khóa luận và vận dụng tốt trong thực tiễn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Th.s Nguyễn Thanh Tuấn, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi với tất cả tinh thần, trách nhiệm và sự nhiệt tình trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, các chú lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên phòng NN&PTNT, phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Sơn Hòa đã tạo điều kiện thuận lợi cung cấp cho tôi những thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên xã Sơn Định đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc điều tra phỏng vấn thực tế và thu thập số liệu phục vụ cho việc hoàn thành nghiên cứu đề tài này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến những người thân trong gia đình, bạn bè, những người luôn bên tôi, đóng góp ý kiến, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 15 tháng 05 năm 2011 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Tuyết Nga MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC ........................................................................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU....................................................................................iv DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT..............................................................v ĐƠN VỊ QUY ĐỔI ..........................................................................................................vi TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .............................................................................................vii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài......................................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................................4 1.1. Cơ sở lý luận...............................................................................................................4 1.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm sinh vật học của cây mía...................................................4 1.1.2. Yêu cầu sinh thái của cây mía .................................................................................5 1.1.3. Kỹ thuật thâm canh..................................................................................................6 1.1.4. Giá trị kinh tế của cây mía.......................................................................................8 1.1.5. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế ..................................................................9 1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất mía..........................................10 1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mía ...................................................12 1.1.7.1. Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên ................................................................12 1.1.7.2. Nhóm các yếu tố về kinh tế - xã hội.....................................................................13 1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................................14 1.2.1. Tình hình phát triển sản xuất mía ở Việt Nam ........................................................14 1.2.2. Tình hình sản xuất mía ở huyện Sơn Hòa tỉnh Phú Yên .........................................17 1.2.3. Chủ trương, đường lối về phát triển vùng mía nguyên liệu của huyện Sơn Hòa....19 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA XÃ SƠN ĐỊNH.................................................................................................................................20 2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu...............................................................................20 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................................20 2.1.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................................20 2.1.1.2. Địa hình đất đai, thổ nhưỡng ................................................................................20 2.1.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu ...................................................................................21 2.1.1.4. Điều kiện thủy văn................................................................................................22 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................................23 2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động ................................................................................... 23 2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai của xã Sơn Định giai đoạn 2008-2010.......................25 2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng ........................................................................................28 2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các hộ điều tra.......................................29 2.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra .............................................29 2.2.2. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất và vay vốn của các hộ điều tra.........................31 2.2.3. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra.........................................................33 2.2.4. Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra........................................................................34 2.2.5 Chi phí đầu tư cho sản xuất mía của các hộ điều tra ................................................36 2.2.6. Kết quả và hiệu quả sản xuất mía của các hộ điều tra.............................................41 2.2.7. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất mía của các hộ điều tra ...............................................................................................................................44 2.2.7.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai ............................................................................44 2.2.7.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian ........................................................................47 2.2.8. Những khó khăn của các hộ điều tra trong hoạt động sản xuất mía........................50 2.2.9. Nhu cầu của các hộ điều tra.....................................................................................52 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA XÃ SƠN ĐỊNH - HUYỆN SƠN HÒA...................................54 3.1. Định hướng phát triển sản xuất mía của xã Sơn Định................................................54 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mía trên địa bàn xã Sơn Định ...................................................................................................................................55 3.2.1. Giải pháp về đất đai.................................................................................................55 3.2.2. Giải pháp về vốn......................................................................................................56 3.2.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng ...............................................................................................56 3.2.4. Giải pháp về kỹ thuật...............................................................................................56 3.2.5. Giải pháp về bảo trợ và bảo hiểm sản xuất .............................................................57 3.2.6. Giải pháp về thị trường............................................................................................58 3.2.7. Một số giải pháp khác..............................................................................................58 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................59 1. Kết luận..........................................................................................................................59 2. Kiến nghị .......................................................................................................................60 2.1. Đối với Nhà nước .......................................................................................................60 2.2. Đối với chính quyền địa phương ................................................................................60 2.3. Đối với hộ trồng mía ..................................................................................................61 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT GO : Tổng giá trị sản xuất IC : Chi phí trung gian VA : Giá trị gia tăng LN : Lợi nhuận GT : Giá trị ĐVT : Đơn vị tính DT : Diện tích SL : Sản lượng TLSX : Tư liệu sản xuất NN : Nông nghiệp LĐ : Lao động LĐNN : Lao động nông nghiệp BQ : Bình quân BQ LĐ : Bình quân lao động BQ LĐNN : Bình quân lao động nông nhiệp BVTV : Bảo vệ thực vật BQC : Bình quân chung ĐB : Đồng bằng TD : Trung du MN : Miền núi BTB : Bắc trung bộ DHMT : Duyên hải miền trung DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình sản xuất mía của Việt Nam và các vùng trong cả nước ......................16 Bảng 2: Tình hình sản xuất mía ở huyện Sơn Hòa............................................................18 Bảng 3: Tình hình dân số và lao động của xã Sơn Định ...................................................... 24 Bảng 4: Tình hình sử dụng đất đai của xã Sơn Định.........................................................26 Bảng 5: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra..........................................30 Bảng 6: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra ........................................32 Bảng 7: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ được điều tra ............................................34 Bảng 8: Cơ cấu thu nhập của các hộ được điều tra ...........................................................35 Bảng 9: Chi phí đầu tư cho sản xuất mía của các hộ điều tra ...........................................39 Bảng 10: Kết quả và hiệu quả sản xuất mía của các hộ điều tra .......................................43 Bảng 11: Ảnh hưởng của quy mô diện tích đến kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các hộ điều tra .............................................................................................................46 Bảng 12: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các hộ điều tra .............................................................................................................48 Bảng 13: Những khó khăn của các hộ điều tra..................................................................50 Bảng 14: Nhu cầu của các hộ điều tra ...............................................................................52 ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào = 1.000m2 1 ha = 10 sào = 10.000m2 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Xã Sơn Định là một địa phương phần lớn người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trong nông nghiệp thì trồng trọt có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng và địa phương nói chung. Một số loại cây trồng được trồng chủ yếu ở đây là mía, sắn và lúa, trong đó cây mía đóng vai trò quan trọng góp phần cải thiện thu nhập và trụ cột kinh tế của địa phương. Trong những năm qua sản lượng mía không ngừng tăng lên nhưng tốc độ tăng còn chậm chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của vùng. Từ thực tế đó tôi đã tiến hành điều tra thực hiện đề tài:" Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các nông hộ ở xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên". 1. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn những vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh tế và hoạt động trồng mía của các nông hộ. - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các nông hộ trên địa bàn xã Sơn Định. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất mía tại địa phương. 2. Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu - Các kiến thức đã học ở trường và tham khảo các tài liệu sách báo, khóa luận của các năm trước, các tạp chí liên quan. - Các số liệu thứ cấp thu thập từ UBND xã Sơn Định, các Phòng Ban chức năng của huyện Sơn Hòa tỉnh Phú Yên. - Các số liệu sơ cấp thu thập được thông qua phỏng vấn hộ. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra chọn mẫu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp phân tích thống kê - Phương pháp chuyên gia chuyên khảo 4. Các kết quả đạt được của đề tài - Qua quá trình nghiên cứu đề tài đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hiệu quả sản xuất mía của các nông hộ ở địa bàn nghiên cứu. Tổng quan được tình hình sản xuất và đầu tư cho mía của các nông hộ. - Đề tài cũng đã nêu bật được những thuận lợi, khó khăn mà điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến hiệu quả sản xuất mía. Từ đó nói lên sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất mía nhằm giải quyết khó khăn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. - Đã phác họa được phần nào đặc trưng của việc sản xuất mía của các nông hộ trên địa bàn. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô diện tích trồng mía tương đối lớn nhưng năng suất và sản lượng đạt được chưa cao. Việc sản xuất mía của các nông hộ còn gặp phải nhiều khó khăn thách thức. - Từ kết quả nghiên cứu đó, tôi cũng đã đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mía của các nông hộ trong thời gian tới. PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ lâu đời. Trải qua mấy mươi năm đổi mới, nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta đã có những bước tiến mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu to lớn. Nền nông nghiệp nước ta đã và đang chuyển mình, chuyển từ nền sản xuất nhỏ tự cung tự cấp theo phương thức truyền thống sang kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp là ngành thường xuyên đối mặt với những khó khăn thử thách như thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh, dịch hại. Thu nhập của sản phẩm nông nghiệp thường có giá trị thấp. Chính vì những lý do đó mà trong những năm gần đây bà con nông dân đã và đang trăn trở là trồng cây gì, nuôi con gì để xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho những người miền quê. Để tận dụng triệt để nguồn tài nguyên đất đai, lao động nhằm nâng cao thu nhập thì việc đưa loại cây trồng mới vào sản xuất đã và đang mang lại những kết quả nhất định cho người nông dân. Mía là cây công nghiệp ngắn ngày, có vị trí ngày càng quan trọng của nhiều nước vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới, trong đó có nước ta. Nó là một trong những cây trồng mũi nhọn, có hiệu quả kinh tế cao và có khả năng thích ứng rộng rãi, gắn bó với nhiều vùng nông thôn Việt Nam. Nó không chỉ được trồng ở khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam của nước ta mà còn được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Sản phẩm từ cây mía là mặt hàng có nhu cầu ngày càng tăng và có thị trường tiêu thụ khá rộng lớn. Như chúng ta đã biết mía là nguyên liệu của công nghiệp chế biến đường và nhiều ngành công nghiệp khác. Đường mía là một loại thực phẩm cần thiết, là nguồn cung cấp năng lượng không kém phần quan trọng trong cơ thể con người. Ngoài sản phẩm chính là đường, các phụ phẩm của cây mía còn có thể sử dụng để chế biến thành nhiều sản phẩm có giá trị cao như rượu, cồn, bánh kẹo. Như vậy, khi đời sống xã hội ngày càng phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những nhu cầu về tiêu thụ mía đường ngày càng tăng. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây mía. Sơn Định là một xã miền núi thuộc huyện Sơn Hòa tỉnh Phú Yên với đơn vị hành chính gồm 5 thôn, hầu hết nông dân sống dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Trong những năm gần đây thì cây mía trở thành cây chủ đạo trong công tác xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho nông dân trong xã. Tuy nhiên, người trồng mía nguyên liệu vẫn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất do điều kiện thời tiết khí hậu của vùng khắc nghiệt, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, giá cả thị trường không ổn định. Điều đó làm cho người nông dân không dám mạnh dạn đầu tư thâm canh dẫn đến hiệu quả sản xuất mía thấp. Do đó, việc nâng cao hiệu quả sản xuất mía của các hộ nông dân nhằm giúp bà con ổn định kinh tế vừa đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững đang là vấn đề cấp thiết ở nơi đây. Xuất phát từ lý do trên, trong thời gian thực tập tại Phòng Nông nghiệp huyện Sơn Hòa tỉnh Phú Yên tôi đã chọn đề tài:" Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các nông hộ ở xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên" làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Tìm hiểu cơ sở thực tiễn và lý luận về hiệu quả kinh tế, cụ thể là hiệu quả kinh tế sản xuất mía. - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các nông hộ trên địa bàn xã Sơn Định. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất mía của các hộ điều tra. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển sản xuất mía phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội xã Sơn Định. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra chọn mẫu Căn cứ vào địa bàn của xã cũng như thực trạng sản xuất mía của các hộ nông dân, tôi chọn 3 thôn của xã Sơn Định trong đó có 20 hộ thuộc thôn Hòa Bình, 20 hộ thuộc thôn Hòa Nghĩa và 20 hộ thuộc thôn Hòa Ngải để tiến hành điều tra.  Chọn mẫu điều tra: Tổng số mẫu điều tra phục vụ đề tài là 60 mẫu, các mẫu này được điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp.  Nội dung điều tra: được phán ánh qua phiếu điều tra được xây dựng sẵn. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu Dựa vào số liệu điều tra của các phòng chức năng của Ủy ban nhân dân xã Sơn Định và phòng Nông nghiệp huyện Sơn Hòa. Các tạp chí, các loại báo liên quan, các nghiên cứu trên internet - Phương pháp phân tích thống kê: + So sánh sự biến động các chỉ tiêu qua 3 năm 2008-2010 ở huyện Sơn Hòa và xã Sơn Định. + Phân tích sự khác nhau về mức độ đầu tư thâm canh giữa các hộ sản xuất, mối quan hệ giữa các yếu tố riêng biệt để từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố cơ bản tới kết quả sản xuất. - Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Để thực hiện đề tài này tôi đã trao đổi với một số cán bộ của xã Sơn Định, trao đổi và thảo luận với các hộ trồng mía từ đó góp phần hoàn thiện nội dung đề tài nghiên cứu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Các hộ gia đình có đất trồng mía trên địa bàn xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá tình hình cũng như hiệu quả sản xuất mía của các nông hộ ở xã Sơn Định. - Về không gian: Nghiên cứu tại xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên. - Về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2008 đến năm 2010 và số liệu sơ cấp được điều tra năm 2010. PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm sinh vật học của cây mía Nguồn gốc: Cây mía được các nhà khoa học kết luận có nguồn gốc từ khu vực Nam Á. Mía được gieo trồng ở Ấn Độ từ 3000 năm trước công nguyên. Sau đó cây mía đã được người Bồ Đào Nha mang về trồng ở Châu Âu. Cho tới nay cây mía đã có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đặc điểm: Cây mía gồm các bộ phận: thân, rễ, lá, hoa và hạt. Mỗi bộ phận đều có chức năng riêng. a. Rễ mía Rễ mía là rễ chùm có 2 loại chính: rễ hom (rễ sơ sinh) và rễ cây (rễ vĩnh cửu). Rễ hom mọc từ đai rễ của hom giống, bé, phân nhánh nhiều, màu trắng hay vàng nhạt. Rễ cây mọc từ nốt rễ của những đốt ở phía gốc cây con. Rễ cây lớn, màu trắng, phân nhánh ít, càng lớn lên càng già cõi, lớp vỏ rễ không còn giữ được trạng thái cứng lúc đầu, mềm, nhăn nheo và có màu nâu. Rễ có nhiệm vụ giữ cho cây đứng vững với thế có lợi cho sinh trưởng, phát triển, nó cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho cây. b. Thân mía Thân mía có thể đạt độ cao 2 đến 5m với đường kính từ 2 đến 4cm. Thân mía gồm nhiều đốt và lóng, ở phía gốc các lóng rất ngắn và nhỏ. Mỗi lóng mang một mầm nên phần gốc có rất nhiều mầm, do đó mía có thể đẻ nhiều nhánh, càng lên trên lóng càng dài và ngọn ngắn lại, phần ngọn mía hàm lượng đường thấp không có giá trị ép đường, nhưng vì có nhiều mầm nên sử dụng để làm giống. Thân mía có nhiệm vụ mang lá, vận chuyển nước và thức ăn trong đất tới các lá ở phía trên, ở đó các chất dinh dưỡng được tổng hợp và phân phối tới các bộ phận khác trong cây. c. Lá mía Lá mía là bộ phận giữ vai trò rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây mía. Lá mía làm nhiệm vụ hô hấp, quang hợp, là bộ phận đồng hóa của cây. Lá mía gồm bẹ và phiến lá. Hình dáng, màu sắc, độ lớn là một đặc điểm để phân biệt giống mía. d. Hoa và hạt mía Hoa mía được gọi là bông cờ, phân nhánh nhiều, mỗi bông cờ mang 800-1500 hoa. Hoa mọc thành đôi, lưỡng tính, có 4-5 vỏ trấu, 3 nhị đực, bầu hoa, nhụy cái có vòi, nhụy ngắn đầu, chẻ đôi hình lông chim, màu tím thẫm, khi hoa mía nở các bao phấn tung phấn và thụ phấn nhờ gió. Hạt mía thuộc loại quả đính trông như một chiếc vẩy khô hình thoi, nhẵn rất bé ( dài 1,5mm, rộng 0,5mm, trọng lượng 0,15-0,25mg). Hạt chưa chín có màu trắng, lúc chín chuyển sang màu nâu hoặc nâu sẫm. Nó có vai trò quan trọng trong công tác nhân giống, tuy nhiên hạt mía có tỷ lệ kết hạt và nảy mầm thấp, sức sống ngắn, khi thu hoạch xong cần gieo ngay. 1.1.2. Yêu cầu sinh thái của cây mía Mía là cây trồng nhiệt đới và Á nhiệt đới, sức sống cao, khả năng thích ứng rộng nhưng những yếu tố về khí hậu và đất đai đều có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mía. Cụ thể là: - Về nhiệt độ: Mỗi giống mía đều cần một lượng nhiệt nhất định trong suốt cả chu kỳ sinh trưởng của nó (từ khi gieo trồng đến lúc thu hoạch) và ở mỗi thời kì sinh trưởng mía cũng cần những nhiệt độ thích hợp riêng. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp, vận chuyển và quá trình tích lũy đường. Nhiệt độ trung bình thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của cây mía là 25-260C. Cây mía sinh trưởng chậm khi nhiệt độ dưới 210C và ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ 130C và dưới 50C thì cây sẽ bị chết. - Về ánh sáng: Cùng với nhiệt độ ánh sáng giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh lý của cây trồng. Cây mía là cây trồng có bộ lá xanh lớn, khả năng tích lũy chất khô cao, vì thế trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây mía cần có cường độ ánh sáng mạnh. Khi cường độ ánh sáng tăng, hoạt động quang hợp ở bộ lá tăng lên. Trong cả chu kỳ sinh trưởng cây mía cần khoảng 2000 - 3000 giờ chiếu sáng, tối thiểu cũng phải từ 1200 giờ trở lên. - Về độ ẩm: Mía là cây ưa nước nhưng chống chịu kém. Trong thân mía chứa trên 70% khối lượng là nước. Do đó, nước đối với đời sống cây mía là không thể thiếu được. Nước tham gia quá trình quang hợp tổng hợp chất khô, nước là môi trường hòa tan các chất dinh dưỡng nhờ đó mà cây có thể hấp thụ được. Ở thời kỳ mọc mầm và đẻ nhánh mía cần độ ẩm trong đất khoảng 65%. Thời kỳ làm dóng vươn cao mía cần nước nhiều nhất, chiếm từ 50-60% nhu cầu nước của cả chu kỳ sinh trưởng, độ ẩm trong đất cần 75-80%. Thời kỳ mía chín, tích lũy đường cần độ ẩm trong đất dưới 70%. - Về độ cao: Độ cao có liên quan đến cường độ chiếu sáng cũng như mức chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, do đó ảnh hưởng đến khả năng tích tụ đường trong mía. Giới hạn về độ cao cho cây mía sinh trưởng và phát triển ở vùng xích đạo là 1600m và từ 700 – 800m ở vùng nhiệt đới. - Về đất đai: Mía là loại cây công nghiệp khỏe, dễ tính, không kén đất, có thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau như đất thấp chua phèn, đất cao, đất đồi gò. Tuy nhiên, cần xác định đất đai là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và cây mía nói riêng. Đất thích hợp nhất cho cây mía là những loại đất xốp, tầng canh tác sâu, có độ phì nhiêu cao, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước. Độ PH thích hợp cho cây mía phát triển tốt là từ 5,5 – 7,5. 1.1.3. Kỹ thuật thâm canh Hiện nay ở nước ta cây mía được canh tác theo hai phương thức chủ yếu là: mía giâm giống và mía trồng thẳng. Thực tế tại địa bàn nghiên cứu xã Sơn Định thì cây mía được trồng theo hình thức trồng thẳng. Bởi vậy, trong phạm vi đề tài tôi chỉ trình bày các kỹ thuật cơ bản của thâm canh cây mía trồng thẳng. Kỹ thuật thâm canh cây mía được tiến hành theo các bước sau: a. Kỹ thuật chọn giống Giống tốt là tiền đề làm ổn định năng suất. Do đó, chúng ta nên chọn giống thích hợp cho từng loại đất và giống phải đạt ít nhất một số tiêu chuẩn sau: - Giống có độ thuần cao, lóng mía nhặt. - Giống phải sạch bệnh, chống chịu tốt. - Giống có tỉ lệ nảy mầm cao trên 90%. b. Kỹ thuật làm đất - Cần vệ sinh, dọn sạch cỏ dại và tàn dư sâu bệnh trên cánh đồng. - Tổ chức cày bừa phơi đất cũng là biện pháp kỹ thuật vừa làm cho đất tươi xốp vừa giúp cho mía phát triển tốt, đồng thời tránh được một số mầm móng sâu bệnh cho mía ở giai đoạn sau góp phần làm ổn định năng suất. - San mặt đất bằng phẳng, đánh đường nước kỹ, tạo điều kiện cho mầm giống mọc tốt ngay từ đầu, thuận lợi cho việc sử dụng thuốc diệt cỏ. c. Kỹ thuật gieo trồng - Về giống: Hom giống lấy được nên trồng ngay khi còn tươi, tránh để xảy ra tình trạng khô héo làm giảm tỷ lệ nảy mầm của hom giống. - Về mật độ và khoảng cách trồng: Khoảng cách trồng mía và số lượng hom giống thay đổi tùy theo điều kiện khí hậu, đất đai, giống, tập quán canh tác từng nơi. Khoảng cách trồng mía dao động từ 0,9m đến 1,2m; Lượng hom trồng biến động từ 6 đến 8 tấn/ha. - Về cách trồng: Trên rãnh đặt hom trồng thành một hàng hay hai hàng so le nhau, đặt mầm mía nằm ra hai bên, lấp đất dày mỏng tùy theo đất khô hay ẩm, nhiệt độ cao hay thấp (khô,rét lấp đất dày; ẩm ướt lấp đất nông). d. Kỹ thuật chăm sóc và bón phân - Kỹ thuật chăm sóc và bón phân quyết định đến sự thành bại của đồng mía. Bón phân thế nào cho phù hợp cũng không phải là điều dễ dàng và chúng ta cần nắm được tác dụng, cách bón của từng loại phân trong khâu quản lý và chăm sóc. Nguyên tắc bón phân: Đất xấu bón nhiều phân, đất tốt thì bón ít phân, đất nghèo loại phân gì thì bón loại phân ấy. - Trong mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau cây trồng có nhu cầu về điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Do đó, chúng ta cần nắm vững đặc điểm sinh vật học, sinh thái học trong từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây trồng để từ đó áp dụng các biện pháp chăm sóc sao cho phù hợp nhất. e. Kỹ thuật thu hoạch Khi thu hoạch chúng ta cần phải chặt sát gốc và không được làm dập gốc, tránh tình trạng thu hoạch mía vào lúc đất quá ướt để khỏi ảnh hưởng xấu đến vụ lưu gốc. 1.1.4. Giá trị kinh tế của cây mía Mía là cây công nghiệp hàng năm có năng suất cao, vừa là cây công nghiệp thực phẩm vừa là cây công nghiệp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế biến. Hiện cây mía là cây trồng có giá trị kinh tế cao, là cây mũi nhọn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nhiều địa phương. Nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật 1ha mía nguyên liệu có thể cho năng suất trên 60 tấn/ha, đem lại lợi nhuận trên 20 triệu đồng. Sản phẩm chính của mía đường là đường và mật để phục vụ cho tiêu dùng và là đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp thực phẩm, rượu bia, nước giải khát. Trong bã mía có chứa xenlulo là nguyên liệu quý và rẻ tiền cho ngành công nghiệp giấy. Ngoài ra nó còn được dùng để làm than hoạt tính, làm gỗ ván ép, ván cách nhiệt, làm sợi nhân tạo trong công nghệ dệt, làm thuốc nổBã mía ép còn được dùng để sản xuất phân hữu cơ vi sinh phục vụ cho sản xuất. Trong bã mía khô có chứa 24% peetosan- là nguyên liệu chế tạo Furfral là loại hóa chất dùng trong công nghiệp hóa dầu, chất dẻo, cao su nhân tạo. Mật rỉ là nguyên liệu sản xuất cồn rượu hoặc sử dụng làm môi trường sản xuất men bánh mỳ và các loại men thực phẩm, là nguyên liệu sản xuất axit axetit, axit citric làm môi trường lên men để sản xuất bọt ngọt. Bùn lọc chiếm 1,5-3% trọng lượng mía đem ép. Đây là sản phẩm cặn bã còn lại sau khi chế biến đường. Trong bùn lọc chứa 0,5% N, 3% Protein thô và một lượng lớn chất hữu cơ. Từ bùn lọc có thể rút ra sáp mía để sản xuất nhựa xêrin làm sơn, xi đánh giầy.v.v.Sau khi lấy sáp, bùn lọc dùng làm phân bón rất tốt. Mía còn được dùng để tinh luyện gluco trong y học. Cây mía cũng có vai trò lớn trong sản xuất nông nghiệp, mía và lá mía là thức ăn tốt cho trâu bò, mía có bộ lá phát triển, rễ chùm đan xen nên chống xói mòn tốt và là chất hữu cơ quý làm tăng độ phì của đất. 1.1.5. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án hành động. Nó được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau: - Hiệu quả tổng hợp là hiệu quả chung phản ánh kết quả thực hiện nhiều mục tiêu mà chủ thể đặt ra trong một giai đoạn nhất định trong quan hệ với chi phí để có được những kết quả đó. Hiệu quả tổng hợp bao gồm cả hiệu q...m. Những đặc trưng về đất đai địa phương cùng với quan điểm sử dụng đất ở địa phương đã đặt ra cho xã Sơn Định bài toán về quy hoạch sử dụng đất hợp lý cho những năm tới sao cho khai thác được tiềm năng sẵn có và quý giá này, nâng cao giá trị sản xuất cho ngành nông nghiệp. 2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng a. Giao thông Hiện nay, xã đã nâng cấp tuyến đường liên thôn, liên xã, xây dựng cầu mới đảm bảo giao thông thông suốt tạo thuận lợi cho sản xuất, lưu thông hàng hóa, mở rộng quan hệ hợp tác, tạo điều kiện để các hộ đầu tư các phương tiện phục vụ sản xuất phát triển kinh tế. b. Điện Hiện nay, toàn xã có 5/5 thôn có điện thắp sáng chiếm 100%. Tuy nhiên, điện sử dụng trên địa bàn xã chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân địa phương, ít phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. c. Thủy lợi Xã Sơn Định nhìn chung còn yếu kém trong việc xây dựng các hệ thống thủy lợi. Hiện toàn xã có 3 trạm bơm nước, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp trong đó chủ yếu là trồng lúa nước, hệ thống kênh mương không được kiên cố hóa mà ngược lại chỉ mang tính chất lạc hậu. Trong mùa khô hạn thì hệ thống kênh mương và trạm bơm không cung cấp đủ, kịp thời nước cho hoạt động sản xuất, dẫn đến làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi. Trong tương lai, để đạt hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp, cần từng bước cứng hóa kênh mương nội đồng, đồng thời xây mới hệ thống trạm bơm và kênh mương phục vụ cho việc tưới tiêu đồng ruộng. d. Y tế Trên địa bàn xã có 1 trạm y tế với đội ngũ y, bác sĩ hết sức tận tình khám chữa bệnh cho nhân dân. Trong những năm gần đây, xã cũng đã triển khai các chương trình y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, khám được 3.929 lượt người (đông y 786 lượt người ). Phòng chống sốt rét, phun thuốc diệt muỗi, tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm. e. Giáo dục – đào tạo Xã có 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở và 3 trường mầm non. Các trường hầu hết được xây dựng kiên cố, xóa bỏ gần hết lớp học tạm bợ. Tuy nhiên, trang thiết bị phục vụ nhu cầu học tập cho các em học sinh còn lạc hậu và chưa được đầu tư đúng mức, điều đó làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em học sinh cũng như chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trong trường. Nhận xét chung về đặc điểm kinh tế - xã hội Xã có nguồn lao động dồi dào có thể cung cấp lao động cho nhiều ngành nghề, có nhiều điều kiện để có thể phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp cũng như phát triển du lịch với các ngành dịch vụ kèm theo. Tuy nhiên, Sơn Định là xã có địa bàn tương đối rộng, địa hình phức tạp, sự phân bố dân cư không đồng đều. Bên cạnh đó do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển du lịch và kinh tế trang trại nên gây áp lực đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp. Trình độ khoa học, kỹ thuật của người dân lại thấp, hơn nữa lại xa các trung tâm kinh tế, hàng hóa nên ảnh hưởng không tốt tới sản xuất và trao đổi hàng hóa. 2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các hộ điều tra 2.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra Trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, lao động là yếu tố rất quan trọng quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh của hộ gia đình. Tình hình lao động phụ thuộc vào các loại hình sản xuất, trình độ sản xuất, TLSX và quy mô của quá trình sản xuất. Mặt khác, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp lại phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, khí hậu và mang tính thời vụ rất cao. Vì vậy sử dụng lao động sao cho hợp lý, sử dụng một cách có khoa học là rất quan trọng giúp giảm được chi phí nhân công, góp phần mang lại hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực và đồng thời đem lại lợi nhuận cao. Quá trình điều tra được tiến hành trên địa bàn 3 thôn là thôn Hòa Nghĩa, Hòa Bình và Hòa Ngải. Đây là các thôn có những đặc điểm về điều kiện tự nhiên cũng như tình hình sử dụng đất khá tiêu biểu và là các thôn điển hình cho hoạt động sản xuất mía của xã Sơn Định. Thôn Hòa Nghĩa và Hòa Bình là 2 thôn nằm dọc theo tuyến đường giao thông. Dân cư sống tập trung cũng như điều kiện đất đai nơi đây rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất mía. Hòa Ngải là một bản người dân tộc Hroi, là một trong những bản có điều kiện sản xuất lúa cạn cũng như các loại cây hàng năm khác. Bảng 5: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng 1 Số hộ được điều tra Hộ 60 2 Tổng số nhân khẩu Khẩu 276 - Nam Khẩu 141 - Nữ Khẩu 135 3 Tổng số lao động Người 184 Lao động trồng mía Người 161 - Nam Người 89 - Nữ Người 72 4 BQ khẩu/ hộ Khẩu 4,60 5 BQ LĐ trồng mía/ hộ Người 2,68 6 Tuổi chủ hộ BQ Tuổi 44,15 7 Trình độ văn hóa của chủ hộ - - - Cấp 1 % 50,00 - Cấp 2 % 33,33 - Cấp 3 % 16,67 ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Qua điều tra 60 hộ thuộc 3 thôn trên địa bàn xã, tôi thống kê được tổng số nhân khẩu là 276 người trong đó tổng số lao động là 184 người chiếm 66,67% tổng nhân khẩu, với tổng nhân khẩu bình quân trong một hộ là 4,60 người/ hộ. Trong khi đó bình quân lao động trồng mía trên hộ chỉ có 2,68 người/ hộ. Điều này cho biết mỗi hộ có gần 5 thành viên, nhưng lao động chính chỉ phụ thuộc vào 2 – 3 người, chủ yếu là người chồng và người vợ, như vậy tính bình quân cứ mỗi lao động làm việc phải nuôi 1 – 1,5 người ăn theo. Đây cũng là một trong những lí do dẫn đến tình trạng thấp kém về mặt kinh tế của một số nông hộ tại địa phương này. Cơ cấu trình độ văn hóa của các chủ hộ của các hộ được điều tra là : 50% chủ hộ có trình độ cấp 1, 33,33% chủ hộ có trình độ cấp 2 và 16,67% chủ hộ có trình độ cấp 3. Như vậy, tỷ lệ chủ hộ có trình độ văn hóa cao còn thấp, đồng thời cộng với độ tuổi trung bình tương đối cao 44 tuổi nên còn gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp thu cũng như áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất mía nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung, cần có các biện pháp nâng cao trình độ nhận thức cho người dân. Nhìn chung, các nông hộ điều tra có năng lực lớn trong sản xuất mía. Do đó, các nông hộ cần phải tập trung những điều kiện tự nhiên hiện có và năng lực sản xuất để mở rộng thêm diện tích, nâng cao hiệu quả sản xuất mía, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương. 2.2.2. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất và vay vốn của các hộ điều tra Cùng với lao động và đất đai thì năng lực sản xuất của hộ còn được thể hiện thông qua vốn và TLSX, đây là yếu tố cần thiết để tạo ra của cải vật chất. Do đặc điểm về địa hình nên đất đai sản xuất của các hộ nông dân manh mún, nhiều bờ thửa. Do vậy, việc trang bị các tư liệu sản xuất cũng mang những nét đặc trưng riêng. Ở đây hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân chủ yếu là trồng các loại cây hàng năm như mía, sắn,khoai. Diện tích đất trồng mía là nhỏ lẻ nên sản xuất nơi đây mang nặng tính truyền thống, chủ yếu sử dụng sức lao động vào khâu chăm sóc. Bảng 6: Tư liệu sản xuất của các hộ điều tra Tư liệu sản xuất ĐVT Số lượng BQ/hộ 1. Trâu, bò cày kéo Con 132 2,20 2. Cày thủ công Cái 9 0,15 3. Nông cụ Cái 454 7,57 4. Xe kéo Cái 11 0,18 5. Xe công nông Cái 13 0,22 6. Máy cày nhỏ Cái 23 0,38 7. Bình phun thuốc Cái 65 1,08 8. Vốn vay Triệu đồng 238 3,97 ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 ) Trong các hộ được điều tra thì có đến 40 hộ có trâu, bò cày kéo với số lượng 132 con. Tỷ lệ trâu bò được nuôi nơi đây là khá lớn, trung bình có 2,2 con/hộ. Phần lớn trâu, bò được nuôi nơi đây chủ yếu nhằm mục đích để lấy thịt và tận dụng sức kéo bởi do hộ muốn tận dụng triệt để các sản phẩm phụ sẵn có trong nông nghiệp. Các loại máy móc phương tiện cơ giới còn ít. Trong 60 hộ điều tra thì chỉ có 11 xe kéo, 13 xe công nông và 23 máy cày nhỏ. Công cụ phục vụ sản xuất mía chủ yếu là cuốc, xẻng, cào, liềm, rựa...bình quân mỗi hộ có đến 7,57 nông cụ. Bình phun thuốc trừ sâu, diệt cỏ cũng được các gia đình trang bị khá đầy đủ nhằm chủ động trong việc phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại. Thống kê được 65 bình trên 60 hộ điều tra. Nhìn chung việc trang thiết bị phục vụ cho sản xuất của hộ điều tra còn thấp chưa đáp ứng được toàn bộ quá trình sản xuất. Điều này cho ta thấy trình độ cơ giới hoá trong sản xuất của các hộ chưa được chú trọng. Nên khi mía đến tuổi thu hoạch chỉ bán theo hình thức bán trụm, bán cáp cho các nhà buôn ngay trên vườn người mua định giá thông qua diện tích trồng mía, hầu như không có hộ nào tiến hành khai thác. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất của hộ. Việc trang bị TLSX rất quan trọng góp phần giải phóng sức lao động, nâng cao thu nhập cho người dân. Như vậy, việc trang bị máy móc của hộ không còn là vấn đề riêng của hộ mà còn đòi hỏi sự quan tâm của các cấp, những chính sách vay vốn giúp cho hộ mua sắm trang thiết bị phục vụ trong hoạt động trồng mía. Về tình hình vay vốn tín dụng, số lượng hộ vay vốn còn ít lượng tiền vay chưa nhiều, trung bình 3,97 triệu/hộ. Chủ yếu các hộ vay vốn nhằm vào việc mua phân bón, giống, thuê máy làm đất.v.v. Lượng tiền vay nhỏ lẻ khiến cho người dân không dám đầu tư, sản xuất nông nghiệp của bà con gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mía. Trong thời gian tới, các chi hội, nhóm tín dụng cần tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận nhiều nguồn vốn hơn, lượng vay lớn hơn, lãi suất ưu đãi và thủ tục vay đơn giản để người dân đủ điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất. 2.2.3. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu và không thể thay thế được. Mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp đều được tiến hành trên đất và độ phì nhiêu của đất không những không bị mất đi mà còn có thể tăng lên nếu hoạt động sản xuất gắn liền với việc cải tạo bồi dưỡng đất. Đất đai cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Qua bảng 7 ta thấy: Tổng diện tích đất của các chủ hộ được điều tra là 208,13 ha, bình quân mỗi hộ có 3,47 ha. Trong đó, đất đai của các chủ hộ chủ yếu là đất canh tác với 205,5 ha, chiếm 98,74% trong tổng diện tích đất đang sử dụng. Tiếp theo là đất trồng mía có diện tích 99,6 ha, chiếm 48,47% trong tổng diện tích đất canh tác, bình quân mỗi hộ có 1,66 ha đất dùng để trồng mía. Điều này chứng tỏ đất đai của xã rất thích hợp để trồng mía. Điều này có thể khẳng định rằng cây mía là cây chủ lực mang lại thu nhập chính cho người dân nơi đây. Đất trồng cây lâu năm và đất ở chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng diện tích đất được điều tra. Còn lại đất trồng cây hàng năm khác chỉ chiếm 33,72% trong tổng diện tích đất canh tác. Các hộ trồng chủ yếu là cây lương thực và hoa màu phục vụ cho nhu cầu của hộ và cũng có một số ít các hộ trồng hoa màu với quy mô lớn mang tính sản xuất hàng hóa. Bảng 7: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ được điều tra Chỉ tiêu ĐVT Diện tích Cơ cấu ( % ) 1. Tổng diện tích đất được điều tra Ha 208,13 100 * Đất vườn nhà ở Ha 2,63 1,26 * Đất canh tác Ha 205,5 98,74 - Đất trồng mía Ha 99,60 48,47 - Đất trồng cây hàng năm khác Ha 69,30 33,72 - Đất trồng cây lâu năm Ha 36,60 17,81 2. Các chỉ tiêu bình quân - - - - BQ đất canh tác/ hộ Ha 3,43 - - BQ đất canh tác/ khẩu Ha 0,74 - - BQ đất trồng mía/ hộ Ha 1,66 - - BQ đất trồng mía/ nhân khẩu Ha 0,36 - - BQ đất canh tác/ LĐ Ha 1,12 - - BQ đất trồng mía/ LĐ Ha 0,54 - ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 ) Như vậy, đất đai của các hộ được điều tra chủ yếu được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, phần lớn là hoạt động trồng mía. Mặc dù, diện tích đất trồng mía của địa phương nơi đây chưa đủ lớn, diện tích đất còn mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ nhưng một phần nào đó người dân đã biết ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như thuê máy làm đất, cắt hàng, sử dụng thuốc diệt cỏ .v.v. nhằm giảm bớt chi phí, nâng cao thu nhập cho người dân. 2.2.4. Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra Qua bảng số liệu điều tra cho thấy, tổng thu nhập năm 2010 tính bình quân cho mỗi nông hộ là 83.735,83 nghìn đồng. Con số này cho thấy mức thu nhập hàng năm của các nông hộ là tương đối cao, thu nhập cao kéo theo làm tăng khả năng đầu tư vào các hoạt động sản xuất, đặc biệt là hoạt động trồng mía. Về cơ cấu thu nhập, thu nhập từ nông nghiệp vẫn là nguồn thu chính chiếm 98,54% tổng thu nhập (trong đó: trồng trọt chiếm 95,74%, chăn nuôi chiếm 1,35% và làm thuê chiếm 1,45% ). Trong trồng trọt nguồn thu chủ yếu là trồng mía, tính bình quân cho mỗi hộ là 63.950 nghìn đồng, chiếm 79,77% tổng thu nhập từ trồng trọt. Thu nhập từ một số loại cây lâu năm chiếm 4,26% tổng thu nhập từ trồng trọt. Và thu nhập từ một số loại cây trồng hàng năm khác như lúa, sắn... tính bình quân cho mỗi hộ là 12.800 nghìn đồng, chiếm 15,97% tổng thu nhập từ trồng trọt. Thu nhập từ hoạt động chăn nuôi tính bình quân cho mỗi hộ là 1.133,33 nghìn đồng, chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ 1,35% trong tổng thu nhập. Chăn nuôi của xã vẫn theo hình thức truyền thống – gia súc thả rông. Thức ăn cho chăn nuôi chủ yếu tận dụng sản phẩm phụ của ngành trồng trọt và thức ăn có sẵn trong tự nhiên. Do đó, chất lượng chăn nuôi trâu, bò nơi đây chưa đạt hiệu quả kinh tế cao, dẫn đến làm giảm nguồn thu nhập đáng kể của người dân địa phương. Bảng 8: Cơ cấu thu nhập của các hộ được điều tra ( Tính bình quân trên 1 hộ ) Khoản mục Thu nhập (1000đ ) Tỷ lệ % Tổng thu nhập 83.735,83 100 1. Trồng trọt 80.170 95,74 - Trồng mía 63.950 79,77 - Trồng cây hàng năm khác 12.800 15,97 - Trồng cây lâu năm 3.420 4,26 2. Chăn nuôi 1.133,33 1,35 3. Làm thuê 1.210,83 1,45 4. Khác ( lương, bảo hiểm ) 1.221,67 1,46 ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 ) Nguồn thu nhập từ các hoạt động khác như lương, bảo hiểm và buôn bán tính bình quân trên mỗi hộ chỉ chiếm 1,46% trong tổng thu nhập, tương ứng với 1.221,67 nghìn đồng. Điều này chứng tỏ cuộc sống của người dân nơi đây chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Nhìn chung, cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra khá đa dạng và tương đối cao nên các hộ nông dân có nhiều điều kiện để đầu tư các yếu tố đầu vào một cách đầy đủ và kịp thời. Trong xã, bên cạnh những hộ có mức thu nhập cao thì cũng có những hộ có nguồn thu nhập thấp và không ổn định, điều này làm ảnh hưởng đến khả năng đầu tư sản xuất cũng như làm giảm năng suất chất lượng vật nuôi cây trồng của các nông hộ. Trong thời gian tới để nâng cao thu nhập và tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các chủ hộ trên địa bàn xã thì rất cần sự hỗ trợ từ các chính sách của các cấp chính quyền địa phương. 2.2.5 Chi phí đầu tư cho sản xuất mía của các hộ điều tra Chi phí sản xuất là một trong những nhân tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nếu chúng ta đầu tư số lượng mà không biết chi phí là bao nhiêu thì chúng ta không thể đánh giá được hiệu quả tình hình sản xuất, đồng thời biết được chi phí của từng loại yếu tố đầu vào từ đó điều chỉnh mức đầu tư phù hợp nâng cao hiệu quả sử dụng trên từng loại chi phí đầu vào. Trong sản xuất mía cần phải đầu tư các khoản chi phí chủ yếu là giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động và chi phí cho các dịch vụ khác. Tùy thuộc vào từng loại đất, phương thức canh tác và khả năng tài chính mà người dân có các mức đầu tư khác nhau. Trong chi phí công lao động như gieo trồng, chăm sóc, bảo vệ chủ yếu là công lao động của hộ gia đình. Giá một ngày công lao động tại địa phương vào năm 2010 vào khoảng 50 – 80 nghìn đồng tùy thuộc vào tính chất của từng loại công việc. Để có cái nhìn rõ hơn về mức đầu tư giữa các nhóm hộ ta xem xét bảng 9. Quan sát bảng số liệu dưới đây ta thấy rằng chi phí trung gian cho cả chu kỳ trồng mía giữa nhóm hộ dân tộc Kinh và nhóm hộ dân tộc Hroi có sự chênh lệch tương đối lớn, với tổng chi phí bình quân chung là 17.864,66 nghìn đồng/ha. Trong đó, tổng chi phí trung gian của nhóm hộ dân tộc Kinh là 19.677,52 nghìn đồng/ha cao hơn nhóm hộ dân tộc Hroi là 3.899,79 nghìn đồng/ha tức cao hơn 19,82%. Điều này đã chứng tỏ các hộ dân tộc Kinh đã có sự đầu tư cho sản xuất mía nhiều hơn hộ dân tộc Hroi và được thể hiện cụ thể như sau: - Về chi phí giống: Trong tổng chi phí thì chi phí về giống cây trồng chiếm mức đầu tư cao nhất. Bình quân chung mỗi hộ phải đầu tư 6.849,9 nghìn đồng/ha cho việc mua cây giống, chiếm 38,34% trong tổng chi phí trung gian và hầu hết các hộ đều mua giống do công ty mía đường KCP cung cấp. Trong đó, nhóm hộ dân tộc Kinh bỏ ra 7.249,53 nghìn đồng/ha cho khoản chi phí này chiếm 36,84% tổng chi phí, còn các hộ dân tộc Hroi chi phí giống thấp hơn nhóm hộ dân tộc kinh là 859,68 nghìn đồng/ha tương ứng chi phí giống của nhóm hộ dân tộc Kinh cao hơn nhóm hộ dân tộc Hroi là 11,86%. Sở dĩ, mức đầu tư cho giống giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch như vậy là do mật độ gieo trồng của nhóm hộ dân tộc Kinh cao hơn nhóm hộ dân tộc Hroi dẫn đến chi phí giống cao hơn nhưng không đáng kể. Như đã biết, nhóm hộ dân tộc Kinh có mức đầu tư đầu vào cao cộng với khả năng nắm vững kỹ thuật canh tác nên họ biết họ cần lượng giống bao nhiêu và với mật độ như thế nào. Mặc dù, mật độ giống nhiều hơn nhóm hộ dân tộc Hroi nhưng do nắm vững kỹ thuật canh tác và có sự đầu tư về thời gian nên đây là một trong những nguyên nhân khiến cho năng suất mía cao hơn. - Về phân bón: Phân bón là một nhân tố quan trọng không thể thiếu được trong bất cứ hoạt động trồng trọt nào, phân bón cũng phản ánh được năng suất, khả năng sinh trưởng của cây trồng. Vì vậy, phân bón chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong hoạt động trồng mía bình quân chi ra 5.016,83 nghìn đồng/ha,tương ứng với chiếm 28,08% trong tổng chi phí trung gian. Chủ yếu là bón các loại phân đạm, lân, kali, NPK và phân hữu cơ. Mức đầu tư phân bón cao hơn là các hộ dân tộc Kinh với 5.511,95 nghìn đồng/ha chiếm 28,01% trong tổng chi phí, trong đó có 681,61 nghìn đồng/ha là phân bón hữu cơ và 4.830,34 nghìn đồng/ha là phân bón vô cơ. Mức đầu tư phân bón của nhóm hộ dân tộc Hroi thấp hơn nhóm hộ dân tộc Kinh là 1.065,1 nghìn đồng/ha tức thấp hơn 19,32%. Trong tổng chi phí cho phân bón thì hầu hết các hộ của cả 2 nhóm hộ đều chi phí cho lượng phân bón Kali là nhiều nhất bình quân chung chiếm 9,13% tương ứng với 1.630,97 nghìn đồng/ha. Lượng phân bón tự có thường là phân chuồng, phân xanh người dân sử dụng để bón cho cây trồng. Lượng phân bón hữu cơ nhiều sẽ có tác dụng cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp, mùn và giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. Tuy nhiên, do lượng phân hữu cơ có hạn nên ta thấy tỷ lệ phân hữu cơ ít hơn nhiều so với phân vô cơ trong lượng phân bón cho cây mía. - Về chi phí thuốc bảo vệ thực vật: Mía là loại cây trồng ít bị các loại sâu bệnh phá hoại nên chi phí thuốc bảo vệ thực vật cho cây mía là không cao, trung bình chi 196,03 nghìn đồng/ha, chiếm 1,1% tổng chi phí trung gian. Trong đó, mức chi phí cho thuốc BVTV ở nhóm hộ dân tộc Kinh là 221,86 nghìn đồng/ha chiếm 1,13% , và của các hộ dân tộc Hroi là 166,31 nghìn đồng/ha tương ứng với chiếm 1,05% trong tổng chi phí trung gian. Nhìn chung, việc sử dụng thuốc BVTV cho cây mía giữa 2 nhóm hộ có sự chênh lệch nhưng với tỷ lệ không đáng kể. - Chi phí về lao động thuê ngoài: Chi phí chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng chi phí trung gian là chi phí cho lao động thuê ngoài. Bình quân chung mỗi hộ đầu tư 5.584,58 nghìn đồng/ha chiếm 31,26% trong tổng chi phí. Trong đó, mức chi phí đầu tư cho lao động thuê ngoài ở nhóm hộ dân tộc Kinh là 6.443,62 nghìn đồng/ha chiếm 32,75% và ở nhóm hộ dân tộc Hroi là 4.595,67 nghìn đồng/ha tương ứng với 29,13%. Cụ thể được thể hiện như sau: + Về chi phí thuê máy làm đất: Ngày nay do sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật nên việc áp dụng máy móc vào sản xuất là điều tất yếu. Thông qua các hộ điều tra, mức đầu tư cho chi phí làm đất trung bình giữa 2 nhóm hộ là 1.101 nghìn đồng/ha, chiếm 6,16% tổng chi phí trung gian.Trong đó, nhóm hộ dân tộc Kinh chi ra với mức 1.394 nghìn đồng/ha chiếm 7,08% và nhóm hộ dân tộc Hroi là 763,71 nghìn đồng/ha chiếm 4,84%. So sánh ta thấy, lượng vốn bỏ ra cho khoản làm đất của nhóm hộ dân tộc Kinh cao hơn nhóm hộ dân tộc Hroi là 630,29 nghìn đồng/ha tương ứng với cao hơn 45,21%. Sở dĩ, mức chi phí làm đất giữa 2 nhóm hộ có sự khác nhau là do chất đất và địa hình của đất khác nhau. Mặt khác, các hộ dân tộc Hroi thường là những hộ nuôi bò với mục đích cày đất, do vậy sẽ giảm bớt được chi phí thuê ngoài. Bảng 9: Chi phí đầu tư cho sản xuất mía của các hộ điều tra Tính bình quân/ha Dân tộc kinh Dân tộc Hroi BQC Chỉ tiêu GT (1000đ) Cơ cấu (%) GT (1000đ) Cơ cấu ( % ) GT (1000đ) Cơ cấu ( % ) I.Chi phí trung gian(IC) 19.677,52 100 15.777,73 100 17.864,66 100 1. Giống 7.249,53 36,84 6.389,85 40,50 6.849,90 38,34 2. Phân bón 5.511,95 28,01 4.446,85 28,19 5.016,83 28,08 - Phân hữu cơ 681,61 3,46 250,76 1,59 481,33 2,69 - Phân vô cơ 4.830,34 24,55 4.196,09 26,60 4.535,50 25,39 3. Thuốc BVTV 221,86 1,13 166,31 1,05 196,03 1,10 4. Lao động thuê ngoài 6.443,62 32,75 4.595,67 29,13 5.584,58 31,26 - Thuê máy làm đất 1.394 7,08 763,71 4,84 1.101 6,16 - Thuê trồng 514,82 2,62 300,86 1,91 415,36 2,33 - Thuê chăm sóc 455,91 2,32 234,34 1,49 352,91 1,97 - Thuê phun thuốc 89,68 0,46 56,91 0,36 74,45 0,42 - Thuê thu hoạch 3.989,21 20,27 3.239,85 20,53 3.640,86 20,38 5. Chi phí khác 250,56 1,27 179,05 1,13 217,32 1,22 II. Chi phí tự có ( LĐ gia đình) 1.898,41 - 2.243,09 - 2.058,63 - Tổng chi phí 21.575,93 - 18.020,82 - 19.923,29 - ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 ) + Về chi phí thuê lao động gieo trồng: Mức đầu tư chi phí cho lao động gieo trồng trung bình giữa 2 nhóm hộ là 415,36 nghìn đồng/ha, chiếm 2,33% tổng chi phí trung gian. Trong đó, nhóm hộ dân tộc Kinh chiếm mức đầu tư chi phí cao hơn nhóm hộ dân tộc Hroi là 213,96 nghìn đồng/ha tương ứng với cao hơn 41,56%. Nhìn chung, mức đầu tư chi phí cho lao động gieo trồng giữa 2 nhóm hộ có sự chênh lệch nhưng với tỷ lệ không cao. + Về chi phí thuê lao động chăm sóc: Lượng vốn bỏ ra cho khoản chi phí này đối với các hộ dân tộc Kinh là 455,91 nghìn đồng/ha chiếm 2,32% và đối với các hộ dân tộc Hroi là 234,34 nghìn đồng/ha chiếm 1,49% tổng chi phí. Trung bình mức đầu tư chi phí cho lao động chăm sóc giữa 2 nhóm hộ là 352,91 nghìn đồng/ha, chiếm 1,97% tổng chi phí trung gian. Trong trường hợp này, các hộ dân tộc Hroi bỏ ra một khoản chi phí thấp hơn so với các hộ dân tộc Kinh là vì phần lớn họ sử dụng sức lao động sẵn có trong gia đình mình. + Chi phí thuê lao động phun thuốc: Chi phí này chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tổng chi phí trung gian trung bình mỗi hộ đầu tư 74,45 nghìn đồng/ha, tương ứng với chiếm 0,42% trong tổng chi phí. Mức đầu tư cho dịch vụ này ở nhóm hộ dân tộc Kinh cao hơn nhóm hộ dân tộc Hroi là 32,77 nghìn đồng/ha tương ứng với cao hơn 36,54%. + Chi phí thuê lao động thu hoạch: Bình quân chung mức đầu tư chi phí cho lao động thu hoạch giữa 2 nhóm hộ là 3.640,86 nghìn đồng/ha, chiếm 20,38% tổng chi phí trung gian. Mức đầu tư chi phí cao hơn là nhóm hộ dân tộc Kinh với 3.989,21 nghìn đồng/ha chiếm 20,27% và thấp hơn là nhóm hộ dân tộc Hroi với 3.239,85 nghìn đồng/ha. Mức đầu tư chi phí cho lao động thu hoạch giữa 2 nhóm hộ chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng chi phí trung gian là vì phần lớn các hộ nông dân không tham gia bỏ sức lao động của mình vào công việc này mà họ có xu hướng giao khoán cho người mua. + Ngoài ra hoạt động trồng mía còn có một khoản chi phí khác bao gồm vận chuyển phân bón, lãi vay, chi mua công cụ dụng cụ, kiểm kê đo đạc nhưng không chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí trung gian. Trung bình mỗi hộ đầu tư 217,32 nghìn đồng/ha, tương ứng với chiếm 1,22% trong tổng chi phí trung gian. Đối với phần chi phí tự có cũng chiếm một tỷ lệ tương đối lớn, trung bình mỗi hộ đầu tư 2.058,63 nghìn đồng/ha. Cao hơn là nhóm hộ dân tộc Hroi với 2.243,09 nghìn đồng/ha và thấp hơn là nhóm hộ dân tộc Kinh với 1.898,41 nghìn đồng/ha. Phần chi phí này giữa 2 nhóm hộ có sự khác biệt với nhau như vậy là vì đa số các hộ dân tộc Hroi là những hộ nghèo và có diện tích trồng mía không lớn lắm do đó họ rất ít sử dụng lao động thuê ngoài, chủ yếu là lao động hộ hoặc có hình thức đổi công cho nhau. Lao động tập trung chủ yếu lớn nhất vào khâu trồng mới và khâu chăm sóc. Như trên ta thấy, đối với các nhóm hộ khác nhau thì mức đầu tư cho sản xuất mía cũng khác nhau. Tổng chi phí đầu tư bình quân trên 1 ha của nhóm hộ dân tộc Kinh là 21.575,93 nghìn đồng cao hơn nhóm hộ dân tộc Hroi là 3.555,11 nghìn đồng tức cao hơn 16,48%. Sở dĩ, có sự khác nhau về mức đầu tư giữa 2 nhóm hộ là do khả năng đầu tư của 2 nhóm hộ có sự khác nhau. Các hộ dân tộc Kinh thường họ ý thức được vai trò quan trọng của cây mía trong việc nâng cao thu nhập cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế nên họ chú trọng đầu tư hơn. Còn đối với các hộ dân tộc Hroi thì có sự khác biệt, họ có nguồn vốn ít ỏi, nhiều hộ tiếp cận nguồn vốn vay khó khăn nên mức đầu tư còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả sản xuất mía của các hộ điều tra. Nhìn chung, mức đầu tư chi phí cho sản xuất mía giữa 2 nhóm hộ vẫn chưa cao. Tâm lý của người dân có đến đâu thì họ đầu tư đến đó, chủ yếu là phân hữu cơ và công lao động. Người dân ở đây sản xuất chủ yếu lấy công làm lãi và mặc dù thu nhập từ nông nghiệp chiếm phần lớn trong thu nhập nhưng ngành sản xuất nông nghiệp chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Trong thời gian tới, người dân cần phải biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, đầu tư đúng hướng nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng cần có sự hỗ trợ cho các nông hộ trồng mía, đặc biệt là những hộ khó khăn nhằm tạo điều kiện cho các nông hộ nâng cao đầu tư và đẩy mạnh phát triển sản xuất. 2.2.6. Kết quả và hiệu quả sản xuất mía của các hộ điều tra Hiệu quả kinh tế là tiền đề để đánh giá hiệu quả của quá tình sản xuất kinh doanh, là cơ sở cho việc lựa chọn phương án tối ưu trong sản xuất. Đây là một phạm trù kinh tế khách quan, nó phản ánh lượng kết quả hữu ích cuối cùng đạt được và phần hao phí vật chất, lao động bỏ ra trong suốt quá trình hoạt động kinh tế. Các chỉ tiêu cơ bản để phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế là mức bình quân GO, IC, VA trên một ha. Ngoài ra, tôi còn sử dụng thêm các chỉ tiêu như: giá trị sản xuất trên một đồng chi phí, giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất, hiệu suất chi phí trung gian tính theo giá trị gia tăng và lợi nhuận trên một đồng chi phí . Để thấy rõ hơn kết quả và hiệu quả sản xuất mía của các nông hộ ta xem xét Bảng 10. Qua bảng số liệu ta thấy, tổng giá trị sản xuất GO bình quân giữa 2 nhóm hộ là 38.524,1 nghìn đồng/ha, chi phí trung gian IC là 17.864,66 nghìn đồng/ha và chi phí tự có 2.058,63 nghìn đồng/ha chủ yếu là công lao động gia đình tự chăm sóc. Hoạt động trồng mía mang lại lợi nhuận tương đối cao với 18.600,81 nghìn đồng/ha. Trong đó giữa 2 nhóm hộ khác nhau sẽ cho ra các kết quả sản xuất khác nhau tùy theo mức độ đầu tư cũng như trình độ sản xuất của người dân. - Về năng suất: Năng suất đạt được giữa 2 nhóm hộ dân tộc Kinh và dân tộc Hroi có sự chênh lệch đáng kể làm cho giá trị sản xuất giữa 2 nhóm hộ cũng chênh lệch. Cụ thể, đối với các hộ dân tộc Kinh do có sự đầu tư thích đáng cộng với khả năng hiểu biết về kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc mía nên năng suất đạt được là 59,34 tấn/ha cao hơn các hộ dân tộc Hroi là 10,96 tấn/ha. - Về giá trị sản xuất: Tổng giá trị sản xuất đạt được ở nhóm hộ dân tộc Kinh là 43.273,17 nghìn đồng/ha cao hơn nhóm hộ dân tộc Hroi là 10.216,15 nghìn đồng/ha tức cao hơn 23,61%. - Về chi phí trung gian: Bình quân trên một ha đất trồng mía nhóm hộ dân tộc Kinh đầu tư ở mức 19.677,52 nghìn đồng và nhóm hộ dân tộc Hroi đầu tư ở mức 15.777,73 nghìn đồng. - Về giá trị gia tăng: Mức bình quân đạt được cao hơn là nhóm hộ dân tộc Kinh với 23.595,65 nghìn đồng/ha và thấp hơn là nhóm hộ dân tộc Hroi với 17.279,29 nghìn đồng/ha. Bảng 10: Kết quả và hiệu quả sản xuất mía của các hộ điều tra Tính bình quân/ha Chỉ tiêu ĐVT Dân tộc kinh Dân tộc Hroi BQC 1. Năng suất Tấn/ha 59,34 48,38 54,25 2. Tổng giá trị sản xuất (GO ) 1000đ 43.273,17 33.057,02 38.524,10 3. Chi phí trung gian ( IC ) 1000đ 19.677,52 15.777,73 17.864,66 4. Giá trị gia tăng ( VA ) 1000đ 23.595,65 17.279,29 20.659,44 5. Chi phí tự có 1000đ 1.898,41 2.243,09 2.058,63 6. Lợi nhuận ( LN ) 1000đ 21.697,24 15.036,20 18.600,81 7. GO/IC Lần 2,20 2,10 2,16 8. VA/IC Lần 1,20 1,10 1,16 9. VA/GO Lần 0,55 0,52 0,54 10. LN/IC Lần 1,10 0,95 1,04 ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 ) Như vậy, đối với các hộ dân tộc Kinh do nắm vững được kỹ thuật trồng và chăm sóc, cộng thêm việc đầu tư đủ định mức nên giá trị gia tăng, giá trị sản xuất đạt được có cao hơn so với các hộ dân tộc Hroi. Tuy nhiên, mức chênh lệch giữa các chỉ tiêu trên theo từng nhóm hộ chỉ mang tính tương đối. Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng hàng đầu luôn được các nhà đầu tư quan tâm trước khi thực hiện bất kỳ một dự án nào. Lợi nhuận chính là phần chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi. Lợi nhuận là chỉ tiêu rất quan trọng dùng để đánh giá rõ kết quả sản xuất của hộ bởi chỉ tiêu này đã loại trừ đi tất cả các khoản chi phí thuê mua và tự có. Qua bảng chỉ tiêu trên cho thấy lợi nhuận bình quân chung giữa 2 nhóm hộ là 18.600,81 nghìn đồng/ha. Trong đó, nhóm hộ dân tộc Kinh đạt được mức lợi nhuận với 21.697,24 nghìn đồng/ha và 15.036,2 nghìn đồng/ha là mức lợi nhuận đạt được ở nhóm hộ dân tộc Hroi. Từ đó cho thấy với mức lợi nhuận mang lại từ hoạt động trồng mía đối với những hộ có điều kiện kinh tế khó khăn thì đây là một khoản thu nhập tương đối lớn, góp phần vào công tác XĐGN, giải quyết việc làm cho người dân địa phương. Theo kết quả tính toán, giá trị sản xuất trên chi phí trung gian và giá trị gia tăng trên chi phí trung gian của từng nhóm hộ đạt được như sau: Trung bình một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì các hộ dân tộc Kinh thu được 2,2 đồng giá trị sản xuất và 1,2 đồng giá trị gia tăng và các hộ dân tộc Hroi đạt được ở mức thấp hơn, một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu lại được 2,1 đồng giá trị sản xuất và 1,1 đồng giá trị gia tăng. C...u tra 2.2.7.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai Trong sản xuất nông nghiệp, quỹ đất có ảnh hưởng rất lớn đến mức thu nhập của các nông hộ. Nếu có quỹ đất đáp ứng nhu cầu sản xuất cùng với hoạt động lao động được tổ chức tốt, trình độ thâm canh cao thì mức thu nhập sẽ được tăng lên, cải thiện cuộc sống. Ngược lại, đất đai hạn chế thì không thể mở rộng quy mô sản xuất. Để tìm hiểu rõ mức độ ảnh hưởng của quỹ đất đến thu nhập của các hộ sản xuất mía, ta phân tích bảng số liệu sau: Ở tổ 1, khi các nông hộ có diện tích bình quân là 0,93 ha, giá trị sản xuất thu được 37.381,37 nghìn đồng/ha và giá trị gia tăng đạt được là 20.917,84 nghìn đồng/ha. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế đạt được ở mức: Cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 1,27 đồng giá trị gia tăng và 2,27 đồng giá trị sản xuất, và trong một đồng giá trị sản xuất có 0,56 đồng giá trị gia tăng. Ở tổ 2, khi các nông hộ có diện tích gieo trồng từ 1,2 – 1,9 ha, khi đó giá trị sản xuất đạt được ở mức 38.278,33 nghìn đồng/ha và giá trị gia tăng đạt được là 21.663,72 nghìn đồng/ha. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế đạt được ở mức cao nhất. Cứ một đồng chi phí trung gian thu được 2,3 đồng giá trị sản xuất và 1,3 đồng giá trị gia tăng và trong một đồng giá trị sản xuất có 0,57 đồng giá trị gia tăng. Có được kết quả này là nhờ vào kỹ thuật thâm canh tốt, vốn đất của các hộ này vừa đủ để họ chú trọng đầu tư năng suất. Trong khi đó, ở tổ 3 diện tích bình quân của các nông hộ là 2,12 ha, giá trị sản xuất thu được là 38.967,42 nghìn đồng/ha và giá trị gia tăng đạt được là 19.769,88 nghìn đồng/ha. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế lại đạt được ở mức thấp nhất do các nông hộ chưa nắm bắt được kỹ thuật canh tác nên dẫn đến làm cho chi phí đầu tư tăng và làm giảm hiệu quả đạt được. Cụ thể, cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu lại được 2,03 đồng giá trị sản xuất và 1,03 đồng giá trị gia tăng, và trong một đồng giá trị sản xuất có 0,51 đồng giá trị gia tăng. Vấn đề đặt ra ở đây là vốn đất sản xuất khá đầy đủ, làm thế nào để nâng cao hiệu quả sản xuất mía trên một đơn vị diện tích, yêu cầu cấp thiết là tập trung đầu tư thâm canh để nâng cao năng suất. Để làm tốt công tác này cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng của các hộ nông dân trực tiếp sản xuất với cán bộ kỹ thuật cũng như sự chỉ đạo của chính quyền địa phương. Có như thế, chúng ta mới nâng cao được hiệu quả sản xuất và từng bước cải thiện hơn đời sống của người dân. Bảng 11: Ảnh hưởng của quy mô diện tích đến kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các hộ điều tra Tính bình quân/ha DT BQ Số hộ GO IC VA VA/IC GO/IC VA/GO Tổ (ha) (ha) Hộ % (1000đ) (1000đ) (1000đ) (lần) (lần) (lần) 1 DT <= 1,2 0,93 11 18,33 37.381,37 16.463,53 20.917,84 1,27 2,27 0,56 2 1,2 – 1,9 1,56 26 43,34 38.278,33 16.614,61 21.663,72 1,30 2,30 0,57 3 DT > 1,9 2,12 23 38,33 38.967,42 19.197,54 19.769,88 1,03 2,03 0,51 BQC 38.524,10 17.864,67 20.659,43 1,16 2,16 0,54 ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 ) 2.2.7.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian Tối thiểu hóa chi phí trong điều kiện nguồn lực sản xuất có hạn là mục tiêu hàng đầu của các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Đối với một xã miền núi như Sơn Định với đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện địa hình đất đai không mấy thuận lợi thì việc đầu tư bao nhiêu, ở mức nào là vừa đảm bảo trong khả năng chi trả nhưng vẫn không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất là một việc làm rất có ý nghĩa. Qua điều tra cho thấy, điều kiện kinh tế của các hộ khác nhau thì có mức đầu tư khác nhau. Chính sự khác nhau về mức đầu tư sẽ dẫn đến sự khác biệt về kết quả và hiệu quả sản xuất mía. Chúng ta cùng xem xét bảng số liệu 12. Đánh giá một cách tổng quát, khi chi phí trung gian tăng lên thì giá trị sản xuất cũng có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng chi phí và tốc độ gia tăng giá trị sản xuất không tương xứng do vậy đã tạo ra sự khác biệt về hiệu quả đầu tư giữa các tổ. Tại tổ 1, chi phí trung gian bình quân là 12.341,6 nghìn đồng/ha, giá trị sản xuất thu lại 31.118,14 nghìn đồng/ha và giá trị gia tăng thu được là 18.776,54 nghìn đồng/ha. Ở nhóm hộ này, mặc dù giá trị sản xuất thu lại được không cao nhưng các chỉ tiêu về hiệu quả VA/IC, GO/IC và VA/GO lại đạt được giá trị cực đại và lần lượt là 1,52 lần, 2,52 lần và 0,6 lần. Điều đó cho thấy, đây là mức đầu tư thích hợp và có hiệu quả nhất. Từ tổ 2 đến tổ 3 khi chi phí trung gian lần lượt tăng lên thì giá trị sản xuất mang lại cũng tăng lên đáng kể. Giá trị sản xuất thu về được ở tổ 3 là 40.989,69 nghìn đồng/ha cao hơn so với tổ 2 là 290,44 nghìn đồng/ha. Tuy nhiên, do tốc độ gia tăng giá trị sản xuất không bằng tốc độ gia tăng của chi phí trung gian nên các chỉ tiêu về hiệu quả VA/IC, GO/IC và VA/GO giảm dần. Cụ thể, ở tổ 3 lần lượt các chỉ tiêu VA/IC = 0,89 lần ( giảm 0,41 lần so với tổ 2 ), GO/IC = 1,89 lần ( giảm 0,41 lần so với tổ 2 ), và VA/GO = 0,47 lần ( giảm 0,1 lần so với tổ 2 ). Nhận thấy, tại tổ 3 chi phí trung gian bỏ ra khá cao vì vậy giá trị sản xuất thu về cũng cao nhất, tuy nhiên các chỉ tiêu về hiệu quả lại đạt được chưa tương xứng với chi phí đã bỏ ra. Điều này là do các nông hộ chưa nắm bắt được kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc mía dẫn đến làm tăng chi phí và làm giảm hiệu quả mang lại. Bảng 12: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các hộ điều tra Tính bình quân/ha Tổ IC Số hộ GO IC VA VA/IC GO/IC VA/GO (1000đ) Hộ % (1000đ) (1000đ) (1000đ) (Lần) (Lần) (Lần) 1 IC <= 14.541 15 25 31.118,14 12.341,60 18.776,54 1,52 2,52 0,60 2 14.541 – 19.681 26 43,33 40.699,25 17.693,58 23.005,67 1,30 2,30 0,57 3 IC > 19.681 19 31,67 40.989,69 21.701,45 19.288,24 0,89 1,89 0,47 BQC 38.524,10 17.864,67 20.659,43 1,16 2,16 0,54 ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 ) Qua phân tích ảnh hưởng của nhân tố chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất mía, ta thấy càng đầu tư lên cao thì giá trị sản xuất mang lại cũng tăng lên nhưng các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế đạt được chưa cao sẽ khiến cho thu nhập bị ảnh hưởng. Điều này chứng tỏ không hẳn cứ đầu tư nhiều sẽ mang lại kết quả cao mà cần kết hợp các biện pháp hữu hiệu khác nhau. Có như thế mới có thể nâng cao các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế và đó cũng là hướng để nâng cao hiệu quả sản xuất mía. Bên cạnh đó, sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương nhằm nâng cao trình độ, tiếp cận các mô hình sản xuất tổng hợp qua đó góp phần làm giảm chi phí đầu tư mà vẫn nâng cao được giá trị sản xuất. Mặt khác, việc phổ biến thông tin thị trường và tìm nguồn tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp nâng cao giá trị sản xuất, từ đó hiệu quả cũng được cải thiện. 2.2.8. Những khó khăn của các hộ điều tra trong hoạt động sản xuất mía Trong hoạt động sản xuất nói chung và sản xuất mía nói riêng, bất cứ hộ nông dân nào cũng gặp phải khó khăn như thiên tai, sâu bệnh, thiếu đất, thiếu vốn...những khó khăn này sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất mía của các nông hộ. Qua điều tra tôi đã thống kê được một số khó khăn mà các hộ nông dân thường gặp phải trong sản xuất được thể hiện qua Bảng 13. Qua bảng số liệu ta thấy một trong những khó khăn lớn nhất mà người dân trồng mía thường gặp phải là thiếu vốn sản xuất. Trong 60 hộ điều tra thì có đến 63,33% số hộ rơi vào tình trạng thiếu vốn bởi quá trình trồng mía đòi hỏi một lượng vốn đầu tư tương đối lớn, nếu không chủ động đủ nguồn vốn thì chủ thể sản xuất sẽ không đầu tư các yếu tố đầu vào một cách kịp thời dẫn đến kết quả thu được không đạt được mức tối ưu. Giá cả đầu ra không ổn định: Giá cả sản phẩm lên xuống thất thường và chịu ảnh hưởng nhiều bởi giá đường trên thế giới, được mùa mất giá và được giá mất mùa, trong khi đó giá đầu vào lại ngày càng tăng cao làm cho tâm lí của người dân luôn lo sợ, không yên tâm khi đầu tư sản xuất. Bảng 13: Những khó khăn của các hộ điều tra Khó khăn Số hộ Tỷ lệ ( % ) 1. Thiếu vốn sản xuất 38 63,33 2. Giá cả đầu ra không ổn định 13 21,67 3. Thiếu kỹ thuật 41 68,33 4. Thiếu lao động 27 45 5. Sâu bệnh 48 80 6. Khó khăn khác 28 46,67 ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 ) Hoạt động sản xuất mía trên địa bàn xã chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống là chính. Người dân nơi đây họ ít được tiếp xúc với các quy trình kỹ thuật với 68,33% số hộ không được tham gia tập huấn kỹ thuật hoặc trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức, các chương trình dự án phát triển. Điều này phần nào đã làm hạn chế đến khả năng phòng ngừa sâu bệnh và đầu tư hợp lí các yếu tố đầu vào dẫn đến làm giảm hiệu quả sản xuất mía của người dân địa phương. Lao động là một trong những yếu tố hàng đầu không thể thiếu trong quá trình tạo ra sản phẩm. Việc huy động lao động và bố trí sử dụng lao động hợp lí sẽ nâng cao được hiệu suất làm việc, giảm được chi phí nhân công. Qua điều tra ta thấy có đến 45% số hộ gặp phải khó khăn về lao động vào những lúc thời vụ gấp rút, yêu cầu lượng lao động nhiều. Điều này đòi hỏi người dân trồng mía cần phải sắp xếp và bố trí hợp lí nguồn lao động sẵn có trong gia đình. Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ẩm nên rất thuận lợi cho các loại côn trùng phát triển. Có tới 80% số hộ điều tra cho rằng, sâu bệnh là nguyên nhân chính dẫn đến làm giảm chất lượng cũng như sản lượng mía, gây nên tâm lí lo lắng khi người dân tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Ngoài ra việc sản xuất và tiêu thụ mía của người dân trên địa bàn còn gặp không ít những khó khăn khác như: - Do điều kiện thời tiết khí hậu của vùng khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra trong khi hệ thống giao thông thủy lợi hạn chế, mía không được tưới tiêu vào mùa khô, sâu bệnh thường xuyên diễn ra trên diện rộng vào mùa mưa. Từ đó cho thấy hoạt động trồng mía của người dân còn gặp nhiều khó khăn và mang tính rủi ro. - Đời sống của người dân còn thấp, nhiều hộ gia đình thuộc diện nghèo đói nên còn hạn chế về khả năng đầu tư. Số hộ vay vốn giải ngân chậm nên không có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư. Nhìn chung, hoạt động sản xuất mía của các nông hộ vẫn đang gặp nhiều khó khăn nhất là vấn đề sâu bệnh. Do đó trong thời gian tới, các cơ quan ban ngành địa phương cần phối hợp với cán bộ khuyến nông giúp đỡ nhiều hơn cho bà con cách phòng và tránh một số sâu, bệnh hại mía để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Ngoài ra, cán bộ văn hoá thông tin xã cần cập nhật thông tin thị trường thường xuyên để bà con nắm bắt thông tin một cách kịp thời. 2.2.9. Nhu cầu của các hộ điều tra Xuất phát từ thực tế sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất mía tôi tiến hành thu thập ý kiến của các nông hộ được điều tra về nhu cầu của hộ trong tương lai cho việc phát triển vùng nguyên liệu mía . Qua điều tra tôi thu thập ý kiến sau: Qua điều tra tôi nhận thấy rằng người dân luôn mong muốn mở rộng quy mô diện tích trồng trong thời gian đến. Sau khi thu hoạch mía hộ nhận thấy lợi nhuận mang lại tương đối cao nếu ta biết cách chăm sóc và đầu tư đúng hướng. Vì vậy, nhu cầu về đất đai của hộ điều tra chiếm đến 66,67% tổng số hộ nên việc mở rộng diện tích cũng rất quan trọng. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng nên tạo điều kiện giải quyết nhanh gọn việc giao đất giao rừng để người dân yên tâm hoạt động sản xuất trên diện tích của mình. Người dân địa phương còn nghèo, đời sống gặp không ít khó khăn nên vẫn còn tình trạng thiếu vốn sản xuất. Hộ vẫn chưa mạnh dạn vay vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất vì lo sợ đầu tư không hiệu quả, gặp rủi ro không có khả năng hoàn trả nợ. Chính tính rụt rè đã kìm hãm sự phát triển sản xuất của hộ nên chỉ có 56,67% trong tổng số hộ có nhu cầu mong muốn có nguồn vốn đầu tư phát triển trong sản xuất. Cần có chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ và làm thế nào để hộ tiếp cận được nguồn vốn, giải toả tâm lý lo sợ mắc nợ của hộ. Bảng 14: Nhu cầu của các hộ điều tra Nhu cầu Số hộ Tỷ lệ (%) Đất đai 40 66,67 Tín dụng 34 56,67 Tập huấn kỹ thuật 26 43,33 Thông tin thị trường 47 78,33 Đầu ra ổn định 28 46,67 Cơ sở hạ tầng 35 58,33 Ý kiến khác 20 33,33 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Sau thời gian trồng và chăm sóc người dân đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Nhưng hộ vẫn mong muốn được tập huấn về kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc nên có đến 43,33% hộ có nhu cầu tập huấn. Thông tin thị trường luôn được người dân quan tâm nhưng lại không nắm được giá cả nên gây thiệt hại không nhỏ đến việc định giá cho sản phẩm của hộ. Có đến 78,33% hộ có nhu cầu nắm bắt thông tin thị trường mong muốn cập nhật về tình hình biến động giá cả. Vì vậy, các cấp chính quyền địa phương cần thường xuyên cập nhật thông tin và thông báo để người dân biết được giá cả tránh các trường hợp bán sản phẩm với giá thấp làm ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Đầu ra là một yếu tố quyết định đến hoạt động sản xuất nhằm giúp cho quá trình tái sản xuất diễn ra nhanh chóng và thuận tiện. Và đối với hộ trồng mía gần đến thời điểm thu hoạch vấn đề đầu ra luôn được quan tâm có đến 46,67% hộ mong muốn sản phẩm trồng được lưu thông một cách nhanh chóng. Cơ sở hạ tầng là một vấn đề có thể nói ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hoạt động trồng mía của hộ. Người dân có nguyện vọng xây dựng, mở rộng đường liên thôn để việc đi lại vận chuyển thuận lợi và nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, trong quá trình điều tra tôi đã thu thập được nhiều nhiều ý kiến khác nhau về nhu cầu mong muốn của hộ như người dân mong được hỗ trợ về giống, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, hình thức vay vốn ưu đãi không trả lãi ... từ những nhu cầu trên cơ quan chức năng cần nắm bắt và giải quyết được để đáp ứng nhu cầu cần thiết của hộ. CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA XÃ SƠN ĐỊNH - HUYỆN SƠN HÒA 3.1. Định hướng phát triển sản xuất mía của xã Sơn Định Mục tiêu của xã trong những năm tới là tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tích cực quy hoạch những vùng đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng cỏ chăn nuôi. Chú trọng xây dựng công thức luân canh cây trồng hợp lý, đưa các loại giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt (như giống R570) áp dụng các kỹ thuật tiên tiến nhằm đưa năng suất và chất lượng mía lên cao hơn nữa để đảm bảo nguồn thu nhập hàng năm cho bà con địa phương. Xã Sơn Định là một xã có điều kiện tự nhiên rất phù hợp cho việc phát triển cây mía, trong nhiều năm qua cây mía đã khẳng định được chỗ đứng vững chắc của mình và mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Chính vì vậy, trong thời gian tới để tiếp tục phát triển cây mía và khai thác hết tiềm năng đất đai lợi thế của vùng chính quyền xã đã đưa ra một số định hướng như sau: - Xác định cây mía là loại cây chủ lực trong phát triển nông nghiệp. Tiếp tục quy hoạch, sử dụng hết các quỹ đất đồi núi đủ tiêu chuẩn để trồng mía. Phát triển mía theo hướng tiểu điền, lấy hộ nông dân làm cơ sở, đa dạng hình thức trồng cả tập trung và phân tán. - Thực hiện chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với những hộ khó khăn nhằm giúp bà con có đủ vốn để tăng cường công tác đầu tư, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, từ đó góp phần xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy phát triển kinh tế. - Đầu tư thâm canh diện tích mía hiện có, mở rộng diện tích ở nơi có điều kiện theo hướng: trồng giống mía mới, áp dụng công nghệ canh tác tiên tiến và đầu tư có tưới. Phấn đấu đến năm 2011 tổng diện tích trồng mía của xã đạt khoảng 570 ha, năng suất mía bình quân đạt 65 tấn/ha.Trong đó quy hoạch diện tích chưa sử dụng và nương rẫy để trồng mới là 50 ha, trồng lại là 150 ha. - Tiếp tục nghiên cứu và cho ra các giống mía mới phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương, có năng suất và chất lượng cao, chống chịu tốt để thay thế cho các giống mía cũ, năng suất kém. Đồng thời, khuyến khích người dân mở rộng quy mô diện tích trồng mía bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc đi lại, trao đổi buôn bán diễn ra thuận lợi. 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mía trên địa bàn xã Sơn Định Xuất phát từ thực tế và định hướng phát triển sản xuất của xã Sơn Định, tôi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa khả năng sản xuất mía tại địa phương như sau. 3.2.1. Giải pháp về đất đai Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thiếu được trong tất cả các quá trình sản xuất. Giải pháp về đất đai là giải pháp có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao năng suất và sản lượng nông sản nói chung và của mía nói riêng. Do vậy, để hoạt động sản xuất mía của các nông hộ đạt được kết quả cao thì cần thực hiện tốt một số biện pháp sau: - Cần quy hoạch cụ thể và có kế hoạch bố trí sử dụng đất hợp lý căn cứ vào đặc tính tự nhiên của đất, điều kiện thuỷ lợi và đặc điểm sản xuất của ngành. - Đất đai của huyện Sơn Hòa nói chung và đất đai của xã Sơn Định nói riêng còn khá rộng và rất thích hợp cho cây mía phát triển. Vì vậy, để gia tăng thêm điều kiện mở rộng diện tích trồng mía, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho người dân tăng thêm đầu tư, mở rộng quy mô. - Để nâng cao hiệu quả sản xuất mía thì người dân cần thay đổi dần tập quán canh tác kém hiệu quả, tăng cường đầu tư thâm canh và có chế độ bón phân hợp lý góp phần bảo vệ và cải tạo đất. Kết hợp giữa đầu tư và khai thác. - Phải tiếp tục thực hiện và nhanh chóng hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho các đối tượng được giao đất. Đơn giản hóa các thủ tục chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng cho nông dân giúp họ nhanh chóng đi vào sản xuất. 3.2.2. Giải pháp về vốn Để sản xuất mía với quy mô lớn, thâm canh có hiệu quả thì một yếu tố quan trọng đó là vốn. Trong thời gian tới, để khuyến khích người dân mở rộng quy mô diện tích trồng mía các cấp cần tạo điều kiện cho người nông dân được tiếp cận với nhiều kênh tín dụng khác nhau, đảm bảo lượng vốn vay với lãi suất ưu đãi, thời hạn cho vay phải đảm bảo cho quá trình sản xuất. Thủ tục đơn giản và giải ngân nhanh gọn. Góp phần nâng cao đời sống cho dân cư nông thôn và dân tộc thiểu số. Mặc khác, các tổ chức tín dụng khi cho người dân vay vốn phải tiến hành giám sát, quản lý tốt nguồn vốn bằng các chương trình khuyến nông, mở ra các lớp tập huấn để hướng dẫn bà con sử dụng vốn có mục đích, mang lại hiệu quả thiết thực từ đồng vốn vay, tránh tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích. 3.2.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng tuyệt đối trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đối với một xã miền núi thì cơ sở hạ tầng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cùng với sự phát triển của xã hội cơ sở hạ tầng ngày càng được quan tâm, cải thiện đáp ứng nhu cầu cho người dân. Hệ thống giao thông đã phát triển đi lại thuận tiện, tuy nhiên nhiều vùng trồng mía ở xa trung tâm xã huyện do đó việc vận chuyển còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, hệ thống đường xá thường bị sạt lở vào mùa mưa bão gây trở ngại cho người dân. Trước tình hình trên chính quyền địa phương cần phối hợp với các ban ngành và người dân trên địa bàn, kêu gọi sự hỗ trợ của Nhà nước cũng như nguồn viện trợ khác để khắc phục những đoạn đường hư hỏng nhanh nhất nhằm giúp việc đi lại của người dân được thuận lợi hơn, quá trình sản xuất và khâu tiêu thụ diễn ra dễ dàng hơn. 3.2.4. Giải pháp về kỹ thuật Người dân địa phương chủ yếu sản xuất và khai thác dựa vào kinh nghiệm bản thân và học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh nên kỹ thuật canh tác còn rất hạn chế, thậm chí sai quy trình kỹ thuật dẫn đến làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như năng suất cây trồng. Chính vì thế chính quyền địa phương, trạm khuyến nông và công ty cần: - Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật giống cây trồng. Hướng dẫn bà con nông dân sử dụng các giống mía mới có chất lượng tốt mang lại năng suất cao, phù hợp với điều kiện đất đai thổ nhưỡng của địa phương. - Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông và chuyển giao kỹ thuật. Tổng kết các mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao rút ra các bài học kinh nghiệm để phổ biến cho nông dân. - Tổ chức các lớp huấn luyện cho người dân về quy trình kỹ thuật một cách tỉ mỉ và thường xuyên. Chỉ rõ cho người dân thấy tác hại của việc chăm sóc và khai thác không hiệu quả. - Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông cấp xã, huyện nhằm hướng dẫn giúp đỡ bà con về kỹ thuật trồng, chăm sóc và kịp thời phát hiện sâu bệnh để diệt trừ. 3.2.5. Giải pháp về bảo trợ và bảo hiểm sản xuất Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất mía nói riêng chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội như thời tiết, khí hậu, dịch bệnh, chính sách, biến động giá cả đầu vào, đầu ra Do vậy, để giúp người dân yên tâm sản xuất, về phía Nhà nước cần có những biện pháp sau: - Tổ chức các dịch vụ đầu vào nhằm hạ giá thành nông sản phẩm, ổn định và giảm giá bán tư liệu sản xuất để người dân có nhiều cơ hội đầu tư hơn vào quá trình sản xuất. Đồng thời, phải lập quỹ dự trữ vật tư như: phân bón, thuốc BVTV... để hỗ trợ nông dân khi giá thị trường của vật tư tăng lên đột ngột. - Đi đôi với bảo trợ sản xuất cần có bảo hiểm, thực hiện bảo hiểm trong trường hợp mất mùa do thiên tai như hạn hạn, lũ lụt, do dịch bệnh lây lan. Tùy theo sự thiệt hại nhiều hay ít mà giảm hoàn toàn hay giảm từng phần thuế nông nghiệp cho người sản xuất. Nhà nước dùng một số hình thức tài trợ cho nông nghiệp trong những vụ mùa bị thiệt hại như hỗ trợ giống, vật tư để cho nông dân trồng lại hoặc đền bù. 3.2.6. Giải pháp về thị trường Thực tế cho thấy người dân ở xã Sơn Định còn rất hạn chế về thông tin thị trường, bà con nông dân còn rất ngần ngại trong việc đầu tư vì giá cả vật tư ngày càng tăng cao, trong khi đó hàng hóa nông sản khó bán, giá cả thấp và không ổn định. Vì vậy, chính quyền xã cần phát huy hơn nữa về công tác dự báo thị trường, đảm bảo thông tin một cách nhạy bén. Cung cấp thông tin cho người nông dân thông qua các buổi họp dân, loa phát thanh.v.v. để họ không chạy đua theo những thông tin lệch lạc, ảnh hưởng đến hoạt động trồng. Bên cạnh đó, cung cấp cho hộ trồng mía thị trường tiêu thụ gần với mức giá ổn định và cao nhất. 3.2.7. Một số giải pháp khác Ngoài một số giải pháp trên, để cây mía trên địa bàn xã thực sự phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao, chính quyền địa phương và người dân trồng mía cần chú ý một số giải pháp sau: - Thực hiện công tác khuyến nông, mở các lớp tập huấn cho cán bộ làm vườn, đặc biệt là các hộ có điều kiện kinh tế khó khăn, khó tiếp cận với nguồn thông tin. - Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa những người làm vườn với nhau. - Ngoài ra, các hộ trồng mía cần phải ý thức được về thời gian khai thác, đúng lịch thời vụ đảm bảo cho vườn cây sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất và chất lượng đường được đảm bảo. Tóm lại, để đẩy mạnh phát triển sản xuất mía có hiệu quả kinh tế cao cần có sự tham gia của các cấp, các ngành có liên quan, bản thân người sản xuất và phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau. Những biện pháp này cần phải thực hiện một cách đồng bộ, liên tục và hợp lý mới có thể mang lại hiệu quả cao. Trên đây là một số giải pháp mà người nghiên cứu đưa ra sau khi đã điều tra và xem xét ở địa phương. Tuy nhiên, để thực hiện các giải pháp trên thì cần sự xem xét và đánh giá của các cấp chính quyền. PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Xã Sơn Định là một xã thuộc vùng cao của huyện Sơn Hòa, là một xã nghèo sản xuất thuần nông, cây mía chiếm thế độc canh trên diện tích canh tác của xã. Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương cùng với sự nỗ lực của bà con nên năng suất và sản lượng mía của xã đã tăng dần qua các năm, góp phần đảm bảo công ăn việc làm và ổn định kinh tế cho xã nhà. Qua tìm hiểu, cây mía đã đem lại nguồn thu nhập tương đối lớn và cải thiện một cách đáng kể đời sống cho các hộ nông dân ở địa phương với doanh thu hàng năm là 38.524,1 nghìn đồng/ha, lợi nhuận trung bình mang lại tương đối cao 18.600,81 nghìn đồng/ha. Và cứ một đồng chi phí trung gian mang lại 2,16 đồng giá trị sản xuất, 1,16 đồng giá trị gia tăng và 1,04 đồng lợi nhuận. Từ kết quả trên ta cũng thấy được hiệu quả kinh tế mang lại từ cây mía. Có thể nói, việc trồng mía đã và đang phát triển mạnh trên địa bàn xã có hướng đi phù hợp với xu thế trong giai đoạn hiện nay. Trồng mía đã tạo công ăn việc làm cho lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nghề theo hướng tập trung. Trong những năm vừa qua nhu cầu về các sản phẩm từ cây mía tăng khá nhanh, thêm vào đó giá cả luôn có sự biến động và không ngừng tăng qua các năm là một trong những động lực mạnh mẽ để người dân mở rộng diện tích trồng mía, đầu tư theo hướng thâm canh. Người dân đã thấy được hiệu quả kinh tế cây mía mang lại khá cao, chi phí vừa phải lại phù hợp với nguồn lực đất đai, lao động sẵn có của hộ. Trong quá trình trồng cũng gặp không ít khó khăn bởi thời tiết khí hậu, mưa bão là mối đe doạ hàng đầu đối với cây mía có thể dẫn đến tình trạng thất thu hoặc cho thu hoạch nhưng với sản lượng và chất lượng thấp. Nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả trồng mía là hình thức bán sản phẩm. Đa số các hộ đều bán theo hình thức bán cáp cho lái buôn. Không nắm rõ tình hình giá cả thị trường bị lái buôn ép giá. Và phương tiện sử dụng cho việc khai thác và vận chuyển còn hạn chế nên dẫn đến đánh giá hiệu quả kinh tế không đầy đủ và chính xác. Để mở rộng quy mô và giúp công việc trồng mía của hộ đạt kết quả cao, đã có nhiều chương trình và dự án hỗ trợ cho hộ trồng mới. Biến sản xuất nông nghiệp theo hướng độc canh sang hình thức sản xuất hàng hoá với quy mô lớn cung cấp cho thị trường. Vì vậy, ta thấy rằng tình hình trồng mía của xã đã có những bước chuyển biến tích cực, làm tăng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt góp phần nâng cao đời sống cộng đồng dân cư đưa nền kinh tế nông thôn đi lên, chuyển dịch kinh tế huyện nhà để có thể hoà nhịp với nền kinh tế khu vực và thế giới. 2. Kiến nghị Qua quá trình thực hiện đề tài tôi cũng nhận thấy được những tồn tại và hạn chế trong việc phát triển mía trên địa bàn xã Sơn Định huyện Sơn Hòa. Để cây mía phát triển một cách vững chắc mang lại hiệu quả kinh tế cao và xem đây là cây chủ lực để phát triển kinh tế vươn lên làm giàu của các hộ gia đình nông dân. Qua đó tôi mạnh dạn đưa ra những kiến nghị sau: 2.1. Đối với Nhà nước - Cần hoàn thiện chính sách tạo điều kiện pháp lý cho người sản xuất mía nhất là chính sách phát triển nông nghiệp như: chính sách đất đai, chính sách vốn, chính sách hỗ trợ giá đầu vào và bảo hiểm sản xuất - Cần có những chính sách hỗ trợ hoạt động của các cán bộ và cơ quan khuyến nông trên địa bàn. Thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút cán bộ có chuyên môn kỹ thuật về công tác ở địa phương để người dân có thể nhanh chóng, kịp thời nắm bắt các kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất. Tăng cường công tác đầu tư nghiên cứu khoa học để tạo những giống cây mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với nhiều vùng đất, có khả năng chống chịu được thời tiết khắc nghiệt, có khả năng kháng bệnh tốt. Đồng thời, đầu tư cho công tác nghiên cứu các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh. 2.2. Đối với chính quyền địa phương - Cần phải tích cực hoàn chỉnh các chính sách, dự án đầu tư phát triển mía trên địa bàn xã nhằm khuyến khích động viên nhiều thành phần kinh tế tham gia vào phát triển mô hình trồng mía một cách toàn diện và hiệu quả hơn. - Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về kỹ thuật trồng mía, đẩy mạnh công tác khuyến nông, đào tạo cán bộ kỹ thuật. Vận động người dân tham gia hoạt động trồng mía để nâng cao thu nhập cho người dân. - Cần thông tin giá cả cho người dân một cách nhanh nhất để người dân yên tâm trồng, xây dựng các tuyến đường tạo điều kiện cho hộ có thể vận chuyển khai thác một cách thuận tiện nhất. 2.3. Đối với hộ trồng mía - Cần phải xác định rõ lợi ích của cây mía mang lại, phải xác định vai trò làm chủ thực sự trên diện tích đất trồng mía để có thể tăng cường đầu tư và bảo vệ vườn. - Mạnh dạn vay vốn đầu tư sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả đúng mục đích và hợp lý. Tăng cường quy mô diện tích trồng mía đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến. - Tích cực tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật trồng mía, tăng cường giao lưu học hỏi kinh nghiệm, trao dồi kiến thức về kỹ thuật trồng mía, áp dụng trình độ cơ giới hoá để phục vụ cho hoạt động trồng mía nhằm giải phóng sức lao động và mang lại hiệu quả cao. - Tích cực hơn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, không nên ỷ lại vào sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Song Dự - Nguyễn Quý Mùi, Cây mía, NXB nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh – 1997. 2. PGS.PTS Phạm Vân Đình – TS Đỗ Kim Chung (chủ biên), Giáo trình kinh tế nông nghệp, NXB nông nghiệp I, Hà Nội – 1997. 3. GS.TS Ngô Đình Giao (1997), Kinh tế học vi mô, NXB giáo dục Hà Nội. 4. PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà, Bài giảng quản trị doanh nghiệp nông nghiệp, Đại học kinh tế Huế - 2008. 5. TS Nguyễn Minh Hiếu (chủ biên), Giáo trình cây công nghiệp, NXB nông nghiệp, Hà Nội – 2003. 6. GS.TS Nguyễn Thế Nhã – PGS.TS Vũ Đình Thắng (chủ biên), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội – 2004. 7. TS Nguyễn Hữu Ngoan (2005), Giáo trình thống kê nông nghiệp, NXB nông nghiệp Hà Nội. 8. TS Trịnh Văn Sơn, trường Đại học kinh tế - Đại học Huế, Giáo trình Phân tích kinh doanh, Huế - 2006. 9. PGS.PTS Đỗ Ngà Thanh (1997), Giáo trình thống kê nông nghiệp, NXB nông nghiệp Hà Nội. 10. PGS.TS Mai Văn Xuân (2008), Bài giảng Kinh tế Nông hộ và Trang trại, Huế. 11. Phòng nông nghiệp huyện Sơn Hòa (2008 - 2010), Báo cáo tình hình sản xuất mía của huyện qua các năm. 12. Báo cáo về tình hình sử dụng đất của phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Sơn Hòa. 13. UBND xã Sơn Định, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của xã Sơn Định năm 2008, 2009, 2010. 14. Quyết Định của Thủ tướng Chính phủ (2007), Phê duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 15. Các trang website: 16. Một số tài liệu khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_san_xuat_mia_cua_cac_non.pdf
Tài liệu liên quan