Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã Hà Lâm – huyện Hà Trung – Tỉnh Thanh Hóa

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Thế giới hiện nay đang không ngừng phát triển, hòa mình vào đó, mỗi quốc gia đều có những chiến lược phát triển của đất nước mình, hầu hết mọi quốc gia đều đi theo con đường công nghiệp hóa, tăng tỉ trọng đóng góp của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp vào thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên ngành nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ v

pdf67 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã Hà Lâm – huyện Hà Trung – Tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mọi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Mặt khác, xã hội đang ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng không ngừng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Vì vậy, bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển nền kinh tế một cách nhanh chóng thì quốc gia đó phải đảm bảo được an ninh lương thực. Cũng như mọi quốc gia khác, Việt Nam cũng không thể vượt ra khỏi quy luật này. Dù đang trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhưng Việt Nam vẫn rất chú trọng vào việc đảm bảo an ninh lương thực cho toàn quốc gia, từ một nước phải đi xin viện trợ lương thực, thực phẩm ở quốc gia khác, ngày nay, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu lúa gạo đứng nhất nhì trên thế giới. Trong quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới, nền nông nghiệp Việt Nam luôn tăng trưởng cao và liên tục đã căn bản giải quyết được vấn đề lương thực cho đất nước. Góp phần tạo nên thành tựu ấy là chính nhờ nỗ lực sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh, địa phương, trong đó có tỉnh Thanh Hóa. Là một trong những Trườngtỉnh lớn nhất cả nư ớc về dân số lẫn diện tích nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, thêm vào đó là điều kiện tự nhiên vô cùng phong phú và đa dạng ... đã thúc đẩy cho Thanh Hóa phát triển nông nghiệp vô cùng mạnh mẽ, đặc biệt là xã Hà Lâm, huyện Hà Trung. SVTH: Lê Thị Quỳnh 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu Tuy nhiên, sản xuất lúa nói riêng, sản xuất nông nghiệp nói chung vẫn còn gặp một số trở ngại, khó khăn nhất định bởi trong khi giá vật tư biến động, chi phí dành cho các dịch vụ thuê ngoài tăng cao thì giá lúa lại không ổn định và có xu hướng giảm, đồng thời, vốn sản xuất còn thiếu, trình độ lao động nông nghiệp vẫn còn hạn chế, số lượng lao động nông nghiệp đang giảm dần do chuyển sang các ngành nghề, lĩnh vực khác, bên cạnh đó, đất sản xuất nông nghiệp đang bị Nhà nước thu hồi nhằm xây dựng nhà ở, các khu quy hoạch và các công trình khác và một số khó khăn khác như sức khỏe, tuổi táccủa lao động nông nghiệp. Chính vì lẽ đó, chúng tôi đã chọn đề tài: “ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã Hà Lâm – huyện Hà Trung – Tỉnh Thanh Hóa” nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã và tìm hiểu những khó khăn, nguyên nhân gây ra khó khăn nhằm đưa ra một số giải pháp chủ yếu khắc phục góp phần nâng cao năng suất lúa cũng như nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây. 2. Mục đích nghiên cứu  Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng.  Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa ở các nông hộ trên địa bàn xã Hà Lâm, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.  Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các nông hộ. 3. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận: Phương pháp này nhằm xây dựng tiền đề lý luận cho đề tài. Trên cơ sở đó, Trườngxem xét các sự vật hiện tượng, sự vận động và biến đổi của nó trong mối quan hệ và liên hệ chặt chẽ với nhau. Thông qua cách nhìn nhận vấn đề đó để có cơ SVTH: Lê Thị Quỳnh 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu sở đánh giá bản chất các sự vật, hiện tượng trong điều kiện cụ thể tại xã xã Hà Lâm, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.  Phương pháp điều tra thu thập số liệu: . Chọn địa điểm điều tra: căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, tôi đã chọn điều tra ở các xóm 1, xóm 4, xóm 8 của xã Hà Lâm, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. . Chọn mẫu điều tra: Tổng số mẫu điều tra là 60 hộ. Tất cả các hộ được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp. . Thu thập số liệu: o Sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc thiết kế phiếu điều tra phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn trực tiếp 60 hộ được lựa chọn ngẫu nhiên. o Thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ Ủy ban nhân dân xã Hà Lâm, sách, báo, internet....  Phương pháp phân tổ: Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau như mức đầu tư chi phí, quy mô đất đai, của các hộ điều tra mà tiến hành phân tổ có tính chất khác nhau.  Phương pháp phân tích thống kê: Từ các số liệu thu thập được, vận dụng các phương pháp số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, phương pháp so sánh để phân tích sự khác biệt giữa mức đầu tư, năng suất lúa thu được các vụ sản xuất  Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Để có thể thực hiện và hoàn thành đề tài này tôi đã trao đổi, tham khảo ý kiến, kinh nghiệm của các cán bộ UBND xã. Trường4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Do khả năng và thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và các nhân tố ảnh SVTH: Lê Thị Quỳnh 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của một số nông hộ ở các xóm thuộc xã Hà Lâm, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.  Phạm vi nghiên cứu: . Không gian: đề tài tập trung nghiên cứu một số nông hộ sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Lâm . Thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Lâm ở hai vụ Chiêm Xuân, vụ Mùa năm 2010 . Thời gian nghiên cứu từ 30-01 đến 05-05-2012 Trường SVTH: Lê Thị Quỳnh 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế - một phạm trù có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn, là chỉ tiêu hàng đầu đánh giá chất lượng hoạt động kinh tế - xã hội. Mọi lĩnh vực sản xuất đều lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn đánh giá hoạt động sản xuất của mình bởi với họ, hiệu quả kinh tế là thước đo chính xác và khách quan nhất. Bàn về hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp, có rất nhiều tác giả đã đưa ra quan điểm thống nhất với nhau, đó là các tác giả Farrell (1957), Schultz (1964), Rizzo (1979) và Ellis (1993). Các tác giả cho rằng: “Hiệu quả kinh tế được xác định bởi việc so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra (các nguồn nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn...) để đạt được kết quả đó”. Các tác giả cho rằng, cần phân biệt rõ 3 khái niệm về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, Hiệu quả phân bổ các nguồn lực và Hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực thể hiện thông qua các mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các loại sản phẩm. Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm Trườngvề đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến yếu tố về giá đầu vào và giá của đầu ra, vì thế, nó còn được gọi là hiệu quả giá. Xác định hiệu quả này giống như việc xác định các điều kiện về lý SVTH: Lê Thị Quỳnh 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận, điều này có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế trong đó đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Tức là cả 2 yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực sản xuất đạt được. Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu rằng hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu đã xác định. 1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Các nguyên tắc: Nguyên tắc về mối quan hệ về mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả, tiêu chuẩn hiệu quả được tính trên cơ sở mục tiêu hiệu quả. Phân tích hiệu quả của một phương án nào đó luôn luôn dựa trên phát triển mục tiêu. Phương án có hiệu quả cao nhất khi nó đóng góp nhiều nhất cho việc thực hiện các mục tiêu đặt ra với chi phí thấp nhất. Nguyên tắc tính chính xác, tính khoa học: Để đánh giá hiệu quả của phương án cần được trên các hệ thống chỉ tiêu có thể lượng hoá được hoặc không lượng hoá được tức là phân tích định lượng chưa đủ đảm bảo tính chính xác, chưa cho phép phản ánh được mọi lợi ích cũng như mọi chi phí mà chủ thể quan tâm. Nguyên tắc về tính giản đơn và tính thực tế: Theo nguyên tắc này, những phương pháp tính toán hiệu quả và hiệu quả kinh tế phải được dựa trên cơ sở của các số liệu thông tin thực, đơn giản, dễ hiểu. Như vậy các chỉ tiêu hiệu quả được tính toán dựa trên cơ sở yếu tố đầu vào Trườngvà yếu tố đầu ra. Dựa trên kết quả thu được và chi phí bỏ ra, hiệu quả kinh tế được xác định bằng các phương pháp sau: SVTH: Lê Thị Quỳnh 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu Dạng thuận : Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra: Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế Q: Kết quả thu được C: Chi phí bỏ ra Công thức này cho biết nếu bỏ ra một đơn vị chi phí sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị kết quả, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực. Dạng nghịch : Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Trong đó: h: Hiệu quả kinh tế Q: Kết quả thu được C: Chi phí bỏ ra Công thức này cho biết để đạt được một đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu đơn vị chi phí. Hai loại chỉ tiêu này mang ý nghĩa khác nhau nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau, cùng được sử dụng để phản ánh hiệu quả kinh tế. Các chỉ tiêu trên còn được gọi là chỉ tiêu toàn phần. 1.1.1.3. Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế - Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm Trườnghàng đầu của các nhà sản xuất, mỗi danh nghiệp mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. SVTH: Lê Thị Quỳnh 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu - Nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển của xã hội nói chung. Nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là cơ sở vật chất để không ngừng nâng cao mức sống dân cư. Như vậy tăng hiệu quả kinh tế là một trong những yêu cầu khách quan trong tất cả các hình thái kinh tế xã hội. Nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội càng có ý nghĩa đặc biệt trong một số điều kiện nhất định: khi khả năng phát triển nền sản xuất theo chiều rộng (tăng vốn, nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên.) bị hạn chế khi chuyển sang kinh tế thi trường. Tăng hiệu quả kinh tế là một trong những yếu tố làm tăng sức mạnh cạnh tranh, cho phép giành lợi thế so sánh trong quan hệ kinh tế. 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thâm canh sản xuất lúa 1.1.4.1. Yếu tố về tự nhiên - Đất đai: Đất đai là nhân tố chính trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng, đất đai cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lúa để cây lúa có thể thực hiện những quá trình biến đổi sinh, lý, hóa. Quá trình thâm canh sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến độ màu mỡ của đất đai, nếu thực hiện chế độ canh phù hợp với tính chất của đất thì không những đạt được năng suất cao mà còn cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu của đất, ngược lại, sẽ làm cho độ màu mỡ đất đai ngày càng giảm và năng suất thu được rất thấp. Do đó, tùy vào tính chất đất đai mà hộ nông dân có biện pháp canh tác hợp lý. - Ánh sáng: Ánh sáng ảnh hưởng đến cây lúa trên 2 mặt:  Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp. Cường độ ánh sáng thuận Trườnglợi cho lúa từ 250-400 calo/cm2/ngày.  Số giờ chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến sự phát triển, ra hoa, kết quả của lúa sớm hay muộn. - Nhiệt độ: SVTH: Lê Thị Quỳnh 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến cây lúa, đặc biệt là tốc độ sinh trưởng nhanh hay chậm của lúa. Với mỗi mức nhiệt độ, lúa lại sinh trưởng với tốc độ khác nhau: Nếu nhiệt độ thấp hơn 130 C thì lúa ngừng sinh trưởng, nếu nhiệt độ thấp kéo dài nhiều ngày lúa có thể chết. Nhiệt độ cao hơn 400C, cây lúa sinh trưởng nhanh nhưng tình trạng sinh trưởng xấu, nếu kéo theo gió lào, ẩm độ không khí thấp thì cây chết. - Lượng mưa: Nước rất quan trọng đối với cây lúa vì vậy lúa cần nhiều nước hơn các cây trồng khác, ở từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau, lúa cần những lượng nước khác nhau. Trong mùa mưa, lượng mưa cần thiết cho cây lúa trung bình từ 6- 7mm/ngày, trong mùa khô, lượng nước mà cây lúa cần nhiều hơn, khoảng 8- 9mm/ngày. Một tháng cây lúa cần khoảng 200 mm nước. Lượng nước rất quan trọng đối với cây lúa, sự thiếu hụt hay thừa nước đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa. 1.1.4.2. Yếu tố về kinh tế - xã hội  Yếu tố về kinh tế - Mức độ đầu tư cho sản xuất lúa Đây là yếu tố có thể coi là quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lúa. Việc đầu tư hợp lý sẽ tạo ra năng suất và cây trồng cao và ngược lại. Nếu đầu tư không hợp lý, không đúng quy trình sẽ làm cho năng suất giảm và hiệu quả sản xuất cũng giảm. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng bao gồm: Giống, các loại phân bón, bảo vệ thực vật, thuỷ lợi... - Điều kiện về chủ trương, chính sách của Nhà Nước Chính sách của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thâm canh sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng: Trường+ Chính sách thuế: Thuế là khoản chi phí đối với sản xuất, làm giảm thu nhập của người sản xuất. Từ đó, thúc đẩy người sản xuất sử dụng có hiêụ quả chú ý đến đầu tư thâm canh để thu được địa tô chênh lệch 2, đồng thời giảm SVTH: Lê Thị Quỳnh 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu được diện tích bỏ hoang hoá, tăng diện tích đất canh tác và quy mô sản lượng qua các năm. + Chính sách khuyến nông: Để thúc đẩy, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp phát triển, Nhà nước đã ban hành chính sách khuyến nông, đây là một trong những chính sách quan trọng giúp nhân dân lao động nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng. Trong nhiều năm qua, Nhà Nước đã thực hiện tốt vai trò của người hướng dẫn, đem đến cho hộ nông dân những kiến thức mới.  Yếu tố về xã hội - Lao động Lao động là yếu tố rất cần thiết, không thể thiếu được trong bất cứ ngành sản xuất nào. Quy mô của một ngành lớn hay nhỏ được biểu hiện một phần bởi số lượng và tỷ lệ lao động tham gia sản xuất trong ngành đó. Tuy nhiên, chất lượng lao động ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và hiệu quả của ngành sản xuất đó. Ở nước ta lực lượng lao động rất đông nhưng trình độ lao động còn thấp, lao động chủ yếu là thủ công đơn giản, đặc biệt là lao động nông nghiệp nên đã ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng các yếu tố đầu vào, đầu tư thâm canh sản xuất. - Tập quán canh tác Người dân Việt Nam đã gắn bó lâu đời với nghề trồng lúa, mỗi địa phương có những tập quán canh tác khác nhau. Đây là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và sản lượng lúa. Nếu tập quán canh tác lạc hậu sẽ hạn chế tái sản xuất mở rộng, hạn chế mức đầu tư thâm canh và áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất, khuyến khích người dân đổi mới tập quán canh tác, đồng thời tăng cường công tác khuyến nông giúp người dân thấy được tầm quan trọng của việc Trườngáp dụng tiến bộ khoa hoc kỹ thuật vào sản xuất là điều kiện cần thiết. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã và đang tác động rất lớn đến tập quán người sản xuất nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Tiến bộ về giống, khâu làm đất, khâu chăm sóc...giúp người dân được giải phóng. Điều đó đòi hỏi các SVTH: Lê Thị Quỳnh 10 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu ban ngành làm tốt công tác dồn điền đổi thửa, đảm bảo ruộng đất tập trung liền khoảnh đủ lớn có thể đưa máy móc đến ruộng đồng. - Thị trường tiêu thụ và giá cả Trong sản xuất hàng hoá, thị trường là cầu nối giữa người mua và người bán. Việc xác định thị trường cho ngành sản xuất lúa có tác dụng quan trọng nhằm xác định đúng phương hướng, mục tiêu để có thể xây dựng các vùng sản xuất tập trung đáp ứng nhu cầu của xã hội. Ngày nay, nhu cầu về các sản phẩm lại rất phong phú và đa dạng. Vì vậy, cần có sự kết hợp giữa các ban ngành và nhân dân là hết sức cấp bách để xác định diện tích cây trồng, giống hợp lý. Ngoài giá cả sản phẩm lúa, giá cả các yếu tố đầu vào cũng là một trong những yếu tố tác động đến sản xuất, chúng là chi phí sản xuất. Do vậy, sự tăng lên hay giảm xuống của chúng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đầu tư thâm canh sản xuất của hộ nông dân. 1.1.5. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa 1.1.5.1. Chỉ tiêu đánh giá đặc điểm chung của nông hộ  Tuổi: Tuổi tác gắn liền với sức khỏe, kinh nghiệm, năng lực sản xuất, khả năng đưa ra quyết định của mỗi hộ nông dân.  Giới tính: Quyết định đến chất lượng, thời gian công việc được hoàn thành, cũng như cơ sở cho sự phân công lao động trong nông nghiệp.  Trình độ văn hóa: Trình độ văn hóa là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, lối sống, khả năng tiếp thu và ứng dụng những đổi mới về phương pháp, về kỹ thuật sản xuất.  Tổng số nhân khẩu: Nhân khẩu là một khái niệm để đề cập đến số người trong một gia đình. Mức nhân khẩu là điều kiện cho việc huy động lực lượng lao Trườngđộng vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. SVTH: Lê Thị Quỳnh 11 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu  Tổng số lao động: Lao động là nhân tố hàng đầu đối với việc tiến hành các hoạt động sản xuất. Lao động càng nhiêu thì gia đình càng chủ động hơn trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên nó cũng tạo gánh nặng trong giải quyết việc làm. 1.1.5.2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất  Chi phí đầu tư ban đầu/sào.  Chi phí đầu tư giống/sào.  Chi phí đầu tư phân bón/sào.  Chi phí đầu tư thuốc bảo vệ thực vật/sào.  Chi phí lao động/sào.  Chi phí đầu tư thủy lợi/sào.  Chi phí thuê máy móc/sào.  Chi phí khác/sào. 1.1.5.3. Chỉ tiêu đánh giá nguồn lực của nông hộ  Quy mô đất đai.  Quy mô vốn.  Quy mô trang bị tư liệu sản xuất. 1.1.5.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất lúa  GO (Giá trị sản xuất): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất do lao động sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định. Nó bao gồm thu nhập của người dân từ sản phẩm chính và sản phẩm phụ của cây lúa GO thường tính theo công thức sau: GO = Trong đó: Qi là lượng sản phẩm i sản xuất ra TrườngPi là giá sản phẩm loại i  IC (Chi phí trung gian): Bao gồm những khoản chi phí vật chất và dịch vụ thuê ngoài được sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp. SVTH: Lê Thị Quỳnh 12 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu Cụ thể gồm chi phí mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí thuê lao động ( làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch), các khoản thủy lợi phí, thuê máy móc, thuê đất và thuê khác.  VA (Giá trị gia tăng): Là kết quả cuối cùng thu được sau khi trừ đi chi phí trung gian một hoạt động sản xuất kinh doanh. VA = GO - IC 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam Là một đất nước gắn liền với nền văn minh lúa nước, người dân Việt Nam đã gắng liền với cây lúa qua hằng thế kỷ. Tuy đang trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, Việt Nam vẫn tiến hành sản xuất nông nghiệp một cách có hiệu quả, tình trạng thiếu lương thực đã không còn tồn tại mà thay vào đó Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Mặc dầu diện tích giảm dần qua các năm nhưng với những áp dụng khoa học kỹ thuật kết hợp những biện pháp canh tác hợp lý, đồng thời đưa những giống lúa mới năng suất tăng đáng kể và làm cho sản lượng cũng tăng theo qua các năm. Diễn biến thay đổi về diện tích, năng suất và sản lượng được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Kết quả sản xuất lúa của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2010 2009/2008 2010/2009 Chỉ ĐVT 2008 2009 2010 TL TL Tiêu SL SL (%) (%) Diện 1000 7.400,2 7.437,2 7.513,7 37 0,49 76,5 1,03 tích ha Năng Tạ/ha 52,3 52,4 53,2 0,1 0,19 0,8 1,53 Trườngsuất Sản 1000 38.729,8 38.950,2 39.988,9 220,4 0,56 1038,7 2,67 lượng tấn (Nguồn:Tổng cục thống kê) SVTH: Lê Thị Quỳnh 13 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu Diện tích gieo trồng có xu hướng tăng nhưng không đáng kể do chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản kém hiệu quả sang trồng lúa, khai hoang Diện tích tích lúa cả năm giai đoạn 2005 – 2010 đã tăng 184,5 nghìn ha (từ 7.329,2 ha lên 7.513,7 ha). Năng suất lúa trung bình cả nước tăng 4,3 tạ/ha, từ 48,9 tạ/ha lên 53,2 tạ/ha. Có thể thấy năm 2010 là năm cho sản lượng và năng suất cao nhất: Sản lượng đạt 39.988,9 nghìn tấn và năng suất là 53,2 tạ/ha. Càng ngày, sản lượng lúa gạo Việt Nam càng tăng. Sản lượng lúa cả nước tăng gần 4156 nghìn tấn (từ trên 35832,9 nghìn tấn lên 39.988,9 nghìn tấn). Điều này có được là nhờ sự nỗ lực của người dân, sự quan tâm của Đảng và nhà nước, các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế áp dụng những giống lúa mới... Nhìn chung ngành sản xuất nông nghiệp Việt Nam có được kết quả như vậy là nhờ việc thực hiện các chủ trương chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, thực hiện việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mà đặc biệt là khoa học về di truyền giống lúa có vai trò rất to lớn. Bộ giống lúa thường xuyên được chọn lọc lai tạo, giữ gìn và bỗ sung, thay thế nhằm để bảo tồn những giống quý, có năng suất cao, phẩm chất tốt và phù hợp với từng điều kiện tự nhiên khác nhau bởi những giống lúa khác nhau, loại bỏ những giống kém chất lượng, hiệu quả kinh tế thấp, đồng thời tích lũy và tái tạo, phát triển những bộ giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu được với từng điều kiện bất lợi của môi trường. Trên cơ sở đó dự báo Việt Nam có khả năng xuất khẩu đến 4,5 triệu tấn gạo năm 2020. Trường SVTH: Lê Thị Quỳnh 14 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu Bảng 2: Diện tích và năng suất lúa của các vùng ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2010 2008 2009 2010 Vùng DT NS DT NS DT NS (nghìn (tạ/ha) (nghìn (tạ/ha) (nghìn (tạ/ha) ha) ha) ha) Tổng 7422,6 52,3 7437,2 52,4 7513,7 53,2 ĐBSH 1155,4 58,9 1155,5 58,8 1150,1 59,2 TD & MNPB 669,9 44,1 670,4 45,5 664,2 46,4 BTB&DHMT 1219,4 50,5 1221,0 51,1 1214,6 50,7 Tây Nguyên 211,3 44,3 215,6 46,3 217,1 48,2 ĐNB 307,7 42,8 304,7 43,8 297,2 44,9 ĐBSCL 3858,9 53,6 3870,0 53,0 3970,5 54,3 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Qua bảng trên chúng ta thấy, diện tích trồng lúa ở nước ta tăng qua các năm. Năm 2010 so với 2008 tăng 91,10 nghìn ha do nhà nước có chính sách khai hoang mở rộng diện tích và chuyển đổi một số diện tích từ 2 vụ lên 3 vụ trong năm. Bên cạnh diện tích gieo trồng thì năng suất cũng tăng lên rõ rệt, vùng có năng suất đạt cao nhất là Đồng bằng Sông Hồng 59.2 tạ/ha, tiếp đến là đồng bằng sông Cửu Long 54.3 tạ/ha. Sở dĩ năng suất 2 vùng này cao hơn các vùng khác là do lượng phù sa của 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Cửu Long bồi đắp, đất đai màu mỡ kết hợp với người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật Trườngvào sản xuất như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống có năng suất cao, khả năng chống chịu bệnh tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao. SVTH: Lê Thị Quỳnh 15 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước. Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, trình độ thâm canh cao, người dân áp dụng giống ngắn ngày có năng suất cao nên ở đây có thể sản xuất 3 vụ/năm trong khi các vùng khác chỉ sản xuất được 2 vụ/năm. Sản xuất lúa ở đây ở đây chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu trong khi đó ở các vùng khác chỉ để tiêu dùng trong vùng. Ngoài việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia thì trong những năm qua, Việt nam đã đạt được những thành tựu trong xuất khẩu gạo. Cụ thể, trong năm 2010, nước ta đã xuất khẩu được 6.75 triệu tấn gạo, cao nhất từ trước đến nay. Bảng 3: Sản lượng lúa của các vùng ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2010 2008 2009 2010 Vùng SL TL SL TL SL TL (1000 (%) (1000 (1000 (%) (%) tấn) tấn) tấn) Tổng 38729,8 100 38950,2 100 39988,9 100 ĐBSH 6790,2 17,53 6796,8 17,45 6803,4 17,01 TD & MNPB 2903,9 7,5 3053,6 7,84 3081,0 7,7 BTB&DHMT 6114,9 15,79 6243,2 16,03 6154,1 15,4 Tây Nguyên 935,2 2,4 999,1 2,57 1047,3 2,62 ĐNB 1316,1 3,4 1334,3 3,43 1333,3 3,33 ĐBSCL 20669,5 53,37 20523,3 52,7 21569,8 53,94 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Nhìn vào bảng sản lượng lúa của các vùng của Việt Nam giai đoạn 2008- Trường2010 nhìn chung sản lượng lúa có tăng (2009/2008 tăng 220,4 ngàn tấn,2010/2009 tăng 1038,7 ngàn tấn).Đồng bằng sông cửu long vẫn chiếm tỷ trọng sản lượng cao nhất cả nước(trên 50%) liên tục trong nhiều năm liền,sau là đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. SVTH: Lê Thị Quỳnh 16 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu Trong năm qua do thời tiết diễn biến phức tạp,khô hạn diễn ra ở hầu hết các địa phương,cùng với hạn hán,lũ lụt và sâu bệnh đã ảnh hưởng lớn đến diện tích gieo trồng và sản lượng lúa nhiều địa phương trên cả nước như vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung sản lượng lúa 2010/2009 giảm 0,63%. Tuy nhiên do có nhiều biện pháp đối phó với hạn hán,sâu bệnh,việc áp dụng nhiều loại giống lúa mới nên sản lượng lúa vẫn tăng liên tục trong 3 năm liền. 1.2.2. Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa là một tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 150 km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km về hướng Bắc. Đây là một tỉnh lớn của Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong các đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người việt. Là tỉnh chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam trên nhiều phương diện. Về hành chính Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc Trung Bộ. Về địa chất miền núi Thanh Hóa là sự nối dài của Tây Bắc Bộ trong khi đồng bằng Thanh Hóa là đồng bằng lớn nhất Trung Bộ. Tỉnh Thanh Hóa trung bình hằng năm có gần 254 nghìn ha gieo cấy lúa, với hơn 75% số lao động là nông dân gắn bó với nghề trồng trọt. Nhằm tăng nhanh năng suất, sản lượng thu hoạch, bảo đảm an ninh lương thực, Thanh Hóa đã chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất. Vụ xuân năm 2008, Thanh Hóa gieo cấy được 117 ngàn ha (kế hoạch là 115 ngàn ha). Trước và trong đợt rét hại, toàn tỉnh gieo cấy được 102 ngàn ha nhưng do rét nên đã có 66.303ha lúa bị chết. Tuy nhiên không chùn bước trước những khắc nghiệt của thiên nhiên vào vụ Xuân 2008, năng suất lúa tại Thanh Hóa vẫn đạt bình quân 60 tạ/ha, có huyện đạt 72 tạ/ha. Vụ Mùa 2010, tỉnh Thanh tiếp tục được mùa toàn diện với năng suất đạt 55 tạ/ha. TrườngThành tựu nổi bật ở Thanh Hóa là chương trình sản xuất giống lúa lai F1 góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, mở rộng diện tích lúa lai từ 20% lên hơn 44% diện tích chuyên canh lúa nên năng suất, sản lượng tăng nhanh. Nếu như cuối thế kỷ trước năng suất lúa chỉ đạt 40 tạ/ha, sản lượng chưa năm SVTH: Lê Thị Quỳnh 17 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu nào vượt ngưỡng một triệu tấn lương thực thì nay mặc dù diện tích chuyên canh lúa không tăng nhưng riêng niên vụ vừa qua năng suất lúa trung bình đạt 56,4 tạ/ha, sản lượng lúa đạt hơn 1,66 triệu tấn, tăng 1,5 lần so với năm 2000. Qua khảo sát, tính toán, Thanh Hóa đã dư thừa lương thực. Cùng với tiếp tục vững chốt an ninh lương thực, những năm trở lại đây Thanh Hóa tập trung xây dựng vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng hiệu quả cao, thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Năm 2010 Thanh Hóa tiếp tục xây dựng thêm 12.000 ha lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, dần chuyển một phần diện tích chuyên canh cây lương thực sang trồng các loại cây nông sản, thực phẩm hàng hóa. Để thực hiện thắng lợi chương trình này, Thanh Hóa tiếp tục đẩy mạnh chương trình sản xuất lúa lai F1, định hình 770 ha sản xuất giống lúa lai F1 vào năm 2015, đưa lúa lai vào gieo cấy đại trà hơn 49% diện tích. Mặt khác, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, từ năm 2008 tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành việc cấp bù thủy lợi phí (TLP) cho bà con nông dân, tạo được niềm phấn khởi cho bà con yên tâm sản xuất. Thế nhưng, một số HTX và UBND các xã đã dựa vào chính sách đó để khai man diện tích nhằm trục lợi cá nhân hàng tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước Từ năm 2008 đến nay Ngân sách Nhà nước đã cấp bù kinh phí miễn TLP cho nông dân, tạo điều kiện cho hộ nông dân giảm chi phí, phát triển sản xuất, nâng cao mức sống và các HTX dịch vụ hoạt động tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Thanh Hóa ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, vừa qua Thanh tra tỉnh Thanh Hóa mới "sờ" vào 3 huyện: Hà Trung, Như Thanh và Cẩm Thủy thì cả ba huyện này đều sai phạm do khai tăng diện tích tưới tiêu cho lúa năm 2009 và 2010 để "ăn" ngân sách Nhà nước. TrườngĐiển hình tại huyện Hà Trung, ngày 24/11/2011 Thanh tra tỉnh Thanh Hóa đã có Kết luận số 636/KL-TTTH về việc thanh tra 16 HTX/14 xã trên địa bàn, thì hầu hết các xã đã khai man diện tích để " ăn cắp" tiền TLP, các HTX có lập danh sách các hộ nhưng chỉ có một người ký cho nhiều hộ; HTX không thực SVTH: Lê Thị Quỳnh 18 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu hiện việc ký hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng xác nhận diện tích tưới tiêu đến từng hộ sử dụng nước theo quy định. Thậm chí nhiều UBND xã sau khi lấy tiền không chuyển cho HTX theo quy định mà lập phiếu chi cho HTX quyết toán... Ví như: HTX dịch vụ NN Hà Bình, năm 2009, 2010 đã quyết toán tăng diện tưới tiêu nuôi trồng thủy sản là 4,88ha, với số tiền là 12.200.000đ. HTX dịch vụ nông nghiệp Hà Giang, năm 2009 được cấp 498.054.000đ, UBND xã chi 464.620.000đ bằng 3 phiếu chi, ba phiếu chi được chuyển cho THX quyết toán; Năm 2010 quyết toán tăng diện tích nuôi trồng thủy sản là 18,12 ha, số tiền là 22.650.000đ. Xã Hà Long, năm 2009, 2010 UBND xã đã trực tiếp chi 1.322.036.566đ, nhưng đã ch... + Phân Kali: Nói đến phân Kali, đây là loại phân rất cần thiết cho cây lúa, bởi nó cây giúp lúa quang hợp tốt hơn, tăng khả năng vận chuyển các chất, thân cây cứng khỏe, giảm tỷ lệ sâu bệnh, giảm tỉ lệ hạt lép, ngoài ra làm cứng cây, ít đổ ngã, đứng vững trên mọi loại đất, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét. Kali là yếu tố thứ ba cây cần sau đạm và NPK nhưng lại là nguyên tố cây hút nhiều nhất. Hàm lượng kali dự trữ có trong đất là rất lớn. Tuy nhiên, năng suất cây trồng càng cao, trồng nhiều vụ/năm thì lượng kali trong đất mất đi càng nhiều, do đó việc bón phân kali là tất yếu. Lượng kali trung bình bón trong vụ Chiêm Xuân là 3.76 kg/sào, vụ mùa tăng thêm 0.01 kg/sào chiếm 0.27%, tương ứng với lượng phân Kali là 3.77 kg/sào. Nguyên nhân là vụ Mùa sâu bệnh nhiều hơn vì thế cần bón nhiều Kali để tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh + Phân NPK: Phân NPK có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, thường được bón nhiều đợt trong quá trình làm lúa, lượng phân bón trung bình bón trung bình trong vụ Chiêm Xuân là 8.73 kg/sào, còn vụ Mùa thường được bón nhiều hơn do yếu tố thời tiết... trung bình là 9.44 kg/sào. Mức chênh lệch là -0.71 kg/sào, tương ứng là 7.52%. + Phân chuồng: Mặc dù không tác dụng một cách nhanh chóng, tức thời như phân hoá học, nhưng phân chuồng có những tác dụng mà không một loại phân hoá học nào có được. Phân chuồng cung cấp một lượng mùn lớn làm kết Trườngcấu của đất tơi xốp hơn, bộ rễ cây trồng phát triển mạnh, tăng khả năng chống chịu của cây trồng với điều kiện ngoại cảnh bất thuận như rét, xói mòn, hạn. Phân chuồng có thể tự làm được dựa trên những sản phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch như thân, lá, rễ cây kết hợp với chất thải chuồng trại trong chăn nuôi SVTH: Lê Thị Quỳnh 40 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu nên lượng phân chuồng có sẵn thường lớn.Tuy nhiên các chủ chăn nuôi thủy sản ở các xã lân cận thường thu mua với số lượng lớn nên phân chuồng lại trở nên khan hiếm và giá lại đắt hơn một số nơi khác, giá dao động từ 5000-6000 đồng/tạ, lượng phân chuồng người dân đầu tư không cao trung bình 19.43 kg/sào vào vụ Chiêm Xuân và giảm một cách mạnh mẽ ở vụ Mùa với lượng phân bón còn 13.58 kg/sào, như vậy vụ Mùa đã giảm đi 43.08% tương ứng với chi phí cũng giảm đi 39.13% + Phân Lân: Lân có vai trò quan trọng trong đời sống cây trồng. Lân có trong thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ phận mới của cây. Nó tham gia vào thành phần các enzim, các prôtêin, tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin. Lân còn kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra chung quanh, tạo thêm điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít đổ ngã; kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều. Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh. Thiếu lân không những làm cho năng suất cây trồng giảm mà còn hạn chế hiệu quả của phân đạm. Phân lân được người dân bón với lượng lớn nhất trong các loại phân. Bình quân 20.50 kg/sào vào vụ Chiêm Xuân tương ứng chi phí bq/sào là 103.81 nghìn đ/sào.Và giảm xuống 18.38 kg/sào tương ứng với chi phí bq/sào là 92.19 nghìn đ/sào. Lượng chênh lệch là 2.12 kg/sào và tương ứng với 11.53% Với những loại đất ruộng khác nhau, hộ nông dân đã sử dụng khối lượng từng loại phân bón khác nhau phù hợp với yêu cầu từng loại đất ruộng. Bón đúng loại Trườngphân, bón đủ lượng phân theo nhu cầu sinh lý ở từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa thì người dân sẽ thu được năng suất lúa ngày càng cao. SVTH: Lê Thị Quỳnh 41 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu * Thuốc bảo vệ thực vật Nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ với khí hậu khắc nghiệt, thời tiết biến động và thay đổi khôn lường, đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bọ, dịch bệnh và cỏ dại hại lúa phát triển. Vì vậy, cách sử dụng các loại thuốc phòng trừ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến thành quả thu hoạch sau này. Qua quá trình điều tra, các loại sâu bọ hại lúa thường gặp là dòi đục nõn, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân lúa, ., với các loại sâu bọ này, hộ nông dân thường sử dụng các loại thuốc như Đầu Trâu, basudin, cyperan, vifast, padan, peran, decit, basa, actara, trebon Các loại bệnh mà lúa thường mắc phải là bệnh khô vằn, đạo ôn cổ bông,đạo ôn hạt, nấm, lem lép hạt, vàng lá, thuốc phòng bệnh mà hộ nông dân thường bón là validasin, fujione, trizon, kasai, Cỏ lồng vực, cỏ dừa, cỏ đẻ, cỏ chỉ, cỏ me là các loại cỏ dại thường xuất hiện gây hại cho lúa, để diệt các loại cỏ dại này, các hộ nông dân thường sử dụng thuốc trừ cỏ sofit, biota, prefit trước khi lúa nảy mầm, facis sau khi lúa nảy mầm, Dưới đây là chi phí mà các hộ nông dân bỏ ra nhằm phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại, bảo vệ cây lúa. Mặc dù vụ Mùa sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn nhưng lượng và chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật ở vụ mùa lại thấp hơn, nguyên nhân chủ yếu là do người dân đã kết hợp chuyển qua diệt sâu bằng những phương pháp thủ công (bẫy đèn, dùng tay bắt sâu, làm cỏ) đồng thời rủi ro trong vụ mùa lớn hơn nên người dân có tâm lí hạn chế tối đa chi phí sản xuất trong nông nghiệp. Tổng chi phí thuốc trừ sâu bình quân/sào của vụ Chiêm Xuân cao hơn vụ TrườngMùa, trong khi vụ Chiêm Xuân hộ nông dân bỏ ra 32.14 nghìn đồng thì vụ Mùa hộ nông dân bỏ ra ít hơn 3.77 nghìn đồng tương ứng 13.29%, tức là 28.37 nghìn đồng. Đến vụ Chiêm xuân chi phí dành cho thuốc diệt cỏ là 23.51 nghìn đồng/sào, nhiều hơn vụ Mùa 2.06 nghìn đồng/sào do điều kiện thời tiết trong vụ SVTH: Lê Thị Quỳnh 42 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu Chiêm Xuân rất thuận lợi cho các loại cỏ dại phát triển nên các hộ nông dân phải sử dụng thuốc diệt cỏ nhiều hơn. Vì vậy, chính quyền địa phương cần có biện pháp phòng chống và thông báo kịp thời cho người dân, giúp người dân chủ động trong công tác phòng trừ dịch bệnh, đồng thời có chủ trương hỗ trợ giá đầu vào nhằm giảm bớt chi phí sản xuất cho hộ nông dân. 2.3.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra 2.3.3.1. Chi phí trung gian và kết cấu chi phí trung gian Trường SVTH: Lê Thị Quỳnh 43 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu Bảng 10: Tình hình đầu tư chi phí trung gian phục vụ sản xuất. Chiêm Xuân Mùa Bình quân chung So sánh CX-M Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Tỷ lệ Loại chi phí (1.000đ) (%) (1.000đ) (%) (1.000đ) (%) (1.000đ) (%) 1. Giống 9173.8 3.94 8430 3.83 8801.9 3.67 743.8 8.81 2. Phân bón 72048.5 30.92 67390 30.63 69719.25 30.76 4658.5 6.91 - Phân chuồng 2770 1.19 1450 0.66 2110 0.93 1320 91.03 - Đạm 7935 3.41 6803 3.09 7369 3.25 1132 16.64 - NPK 13975 6 15430 7.01 14702.5 6.55 -1455 -9.43 - Lân 33022.5 14.17 29325 13.33 31173.75 13.75 3697.5 12.61 - Kali 14346 6.16 14382 6.54 14364 6.35 -36 -0.25 3. Thuê ngoài khác 131087 56.26 125338 56.97 128212.5 56.62 5749 4.59 4. Thuỷ lợi 3010 1.29 3015 1.37 3012.5 1.33 -5 -0.17 5. Thuốc hoá học 17702.5 7.6 15849 7.10 16775.75 7.35 1853.5 11.69 - Sâu bệnh 10222.5 4.39 9025 4.1 9623.75 4.245 1197.5 13.27 - Cỏ 7480 3.21 6824 3.1 7152 3.155 656 9.61 Tổng chi phí 233021.80 220022.00 226521.9 12999.8 5.91 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) SVTH: Lê Thị QuỳnhTrường 44 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu Từ các phân tích ở trên kết hợp bảng Tình hình đầu tư chi phí phục vụ sản xuất chúng ta sẽ thấy được rằng tổng chi phí cho việc trồng lúa vụ Chiêm Xuân là: 233021.80 nghìn đồng cao gấp 1,06 lần mức chi phí đầu tư trong vụ Mùa. Trong tổng chi phí ở cả hai vụ thì chi phí cho thuê ngoài là lớn nhất chiếm 56.26 % ở vụ CX và 56.97 % vào vụ Mùa. Trong đó khoản thuê ngoài bao gồm: chi phí thuê nhân công (làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch), thuê máy móc, thuê đất và thuê khác. Tiếp đến phân bón chiếm vị trí lớn thứ 2 với 30.92% tương ứng 72048.5 nghìn đồng trong vụ CX và chiếm 30.63% ở vụ Mùa với chi phí là 67390 nghìn đồng. Chi phí cho thuốc hóa học là 17702.5 nghìn đồng đạt 7.6% ở vụ CX và ở vụ Mùa là 15849 nghìn đồng chiếm 7.1%. Chi phí cho giống không cao chiếm 3.94% với giá trị 9173.8 nghìn đồng ở vụ CX và chiếm 3.83% tương ứng 8430 nghìn đồng vào vụ Mùa. Còn chi phí cho thủy lợi là thấp nhất chỉ 1.29 %và 1.37% ở lần lượt hai vụ CX và vụ Mùa Nếu so sánh về cơ cấu, thì ta thấy chi phí đầu tư cho vụ Chiêm Xuân cao hơn vụ Mùa nhưng không nhiều. Đa số các chi phí đầu tư cho trồng lúa đều thấp hơn trong vụ Mùa đặc biệt là chi phí cho phân chuồng, ở vụ Mùa người dân giảm hẳn bón phân chuồng mà thay vào đó họ bón nhiều NPK và Kali hơn. * Diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ điều tra Bảng 11: Diện tích, năng suất, sản lượng các hộ điều tra (Tính bình quân/hộ) So sánh CX – M Chỉ tiêu ĐVT Chiêm Mùa BQC TL Xuân SL (%) Trường1. Diện tích Sào 318.1 318.1 318.1 0 0 2. Năng suất Tạ/sào 2.55 2.37 2.46 0.18 7.595 3. Sản lượng Tạ 811.2 752.5 781.85 58.7 7.801 ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012 ) SVTH: Lê Thị Quỳnh 45 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu Như vậy với diện tích là như nhau 318.1 sào ở cả hai vụ CX và vụ Mùa nhưng năng suất và sản lượng ở vụ CX lại đều cao hơn Năng suất ở vụ CX là 2.55 tạ/sào trong khi vụ Mùa chỉ đạt 2.37 tạ/sào, mức chênh lệch là 0.18 tạ/sào tương ứng 7.595%. Sản lượng vụ CX là 811.2 tạ còn vụ Mùa là 752.5 tạ đã giảm 58.7 tạ chiếm 7.801%.Điều này hoàn toàn phù hợp với sự đầu tư nhiều hơn của người dân trong vụ CX và thời tiết kém ổn định hơn ở vụ Mùa * Kết quả và hiệu quả kinh tế Bảng 12: Kết quả trồng lúa của các hộ điều tra năm 2010 ( Tính bình quân/sào) ĐVT: 1000 đồng Chỉ tiêu Bình quân chung Vụ Chiêm Xuân Vụ Mùa GO 1754.83 1798.93 1710.73 IC 712.11 732.54 691.68 VA 1042.72 1066.39 1019.05 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) Qua số liệu ở bảng: Kết quả trồng lúa của các hộ điều tra năm 2012 ta thấy giá trị sản xuất GO bình quân/sào của vụ Chiêm Xuân đạt được là 1798.93 nghìn đồng/sào, cao hơn vụ Mùa là 88.20 nghìn đồng/sào tức là vụ Mùa đạt 1710.73 nghìn đồng/ sào. Đối với chi phí trung gian IC, vụ Chiêm Xuân tống chi phí trung gian cũng cao hơn vụ Mùa. Cụ thể vụ Mùa là 691.68 nghìn đồng/sào trong khi vụ CX là 732.54 nghìn đồng/sào Đối với giá trị gia tăng VA cũng vậy, vụ CX đạt 1066.39 nghìn đồng/sào thì vụ Mùa đạt kém hơn với 1019.05 nghìn đồng/sào. TrườngHai chỉ tiêu GO/IC và VA/IC thường được dùng để đánh giá mức độ hiệu quả đạt được trong quá trình sản xuất của các hộ gia đình. Khi so sánh giữa 2 vụ Chiêm Xuân và Mùa, ta thấy trong 1 sào trồng lúa thì ở vụ Chiêm Xuân có các chỉ tiêu thấp hơn vụ Mùa SVTH: Lê Thị Quỳnh 46 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu Bảng 13: Hiệu quả trồng lúa của các hộ điều tra năm 2010 ĐVT: lần Chỉ tiêu Bình quân chung Vụ Chiêm Xuân Vụ Mùa GO/IC 2.465 2.46 2.47 VA/IC 1.465 1.46 1.47 VA/GO 0.595 0.59 0.60 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) Về chỉ tiêu GO/IC, thì vụ Chiêm Xuân có GO/IC là 2.46 lần, trong khi đó vụ Mùa có chỉ tiêu GO/IC là 2.47. Kết quả này cho thấy, năm 2010 thì với 1 đồng chi phí bỏ ra trong vụ Chiêm Xuân thì các hộ thu được 2.46 đồng doanh thu, còn trong vụ Mùa thì với 1 đồng chi phí bỏ ra các hộ lại thu được 2.47 đồng doanh thu Với chỉ tiêu VA/IC, ta thấy trong vụ Chiêm Xuân thì VA/IC là 1.46 còn trong vụ Mùa thì VA/IC là 1.47. Điều này có nghĩa là trong vụ Chiêm Xuân thì với 1 đồng chi phí bỏ ra, các hộ nông dân sẽ có lãi 1.46 đồng, còn trong vụ Mùa với 1 đồng chi phí bỏ ra người nông dân lãi 1.47 đồng. 2.3.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất 2.3.4.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai Bảng 14 : Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa Số hộ Phân tổ Năng Diện tích sản GO suất Tổ theo chi phí SL Cơ cấu xuất lúa BQ/hộ (1000đ) (sào) (tạ/sào) trung gian/sào (Hộ) (%) I <5 28 46.67 4.14 2.04 1138.18 II 5 đến 10 30 50.00 5.33 2.97 2128.92 TrườngIII >10 2 3.33 1.13 1.59 242.57 BQC 3.53 2.20 1169.89 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) SVTH: Lê Thị Quỳnh 47 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu Đất đai là tư liệu sản xuất chính của hoạt động sản xuất lúa, vì vậy, nó đóng góp một phần lớn vào năng suất lúa mà hộ nông dân thu hoạch được, kéo theo đó là giá trị sản xuất mà hộ nông dân đạt được và lợi nhuận của hộ nông dân thu về cao hay thấp. Tiến hành phân tổ theo quy mô đất trồng lúa sẽ thấy rõ sự ảnh hưởng của đất đai như thế nào Năm 2010 Tổ I: Diện tích trồng lúa nhỏ hơn hoặc bằng 5 sào Tổ II: Diện tích trồng lúa từ 5 sào đến 10 sào. Tổ III: Diện tích trồng lúa lớn hơn 10sào. Vào năm 2010, diện tích gieo trồng bình quân là 3,53 sào, trong đó, tổ III với diện tích gieo trồng từ >10 sào là tổ có số lượng hộ nông dân ít nhất:2 hộ, chiếm 3.33 % trong tổng số 60 hộ. Đây là những hộ thu được năng suất BQ/sào thấp nhất: 1.59 tạ/sào, do đó, giá trị sản xuất/sào thu về cũng đạt thấp nhất: 242.57 nghìn đồng. Tổ có số lượng hộ nông dân nhiều nhất: 30 hộ, chiếm 50% trong tổng số 60 hộ, là tổ II-tổ có diện tích gieo trồng từ 5-10 sào, năng suất mà tổ này thu được là lớn nhất 2.97 tạ/sào, với mức năng suất như vậy, giá trị sản xuất mà tổ này thu về là 2128.92 nghìn đồng. Đạt được năng suất lớn thứ 2 trong 3 nhóm: 2.04 tạ/sào là tổ I-tổ có diện tích gieo trồng < 5 sào, vì vậy, giá trị sản xuất tổ này cũng đứng thứ 2 :1138.18 nghìn đồng. Như vậy với quy mô đât đai lớn hơn 10 sào thì người nông dân thường khó tập trung để chăm sóc tốt ruộng lúa của mình, họ sẽ phải phân chia thời gian để chăm sóc một cách dàn trải cho kịp thời vụ nên sẽ không được chu đáo, hơn nữa Trườngquy mô lớn sẽ gây áp lực trong đầu tư ( phân bón, thuốc trừ sâu, chi phí nhân công,) và gây áp lực trong cả mùa vụ.Ví dụ như hiện tượng thiếu mạ trong mùa vụ khiến người dân thường nhổ trộm mạ của nhau, tâm lí lo sợ mất mạ khiến người dân có hành vi “đua” nhau đi thuê thợ cấy cho sớm xong vô tình SVTH: Lê Thị Quỳnh 48 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu đẩy giá thuê thợ cấy lên cao trong khi thu nhập của người dân ở nông thôn thì thấp. Còn với diện tích nhỏ hơn 5 sào tuy thích hợp để người dân tập trung vào sản xuất nhưng vẫn không phù hợp bằng quy mô từ 5-10 sào.Với chính sách dồn điền đổi thửa và lao động bình quân/hộ: 4.18 thì đây là quy mô thích hợp nhất thuận tiện cho quá trình sản xuất mang lại hiệu quả cao hơn. 2.3.4.2 ảnh hưởng của các yếu tố khác Thời tiết khí hậu: Với lượng mưa trung bình năm từ: 1.600 - 1.900 mm, riêng vụ mùa (tháng 5 - 10) chiếm khoảng 87 - 90%; mùa mưa kéo dài từ tháng 6- 11, làm sâu bệnh bùng phát ảnh hưởng đến năng suất cây lúa, đặc biệt nếu mưa bão nhiều vào lúc thu hoạch sẽ gây khó khăn trong khâu cắt lúa, vận chuyển và bảo quản. Nguyên nhân do cây lúa thường bị đổ khi gặp mưa, nếu không thu hoạch và phơi kịp thời hạt sẽ bị rụng nhiều, bị mọc mầm hoặc hạt bở gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng, năng suất và giá cả của lúa vì vậy vụ Mùa thường là vụ có năng xuất thấp hơn vụ CX do chịu ảnh hưởng của mưa kéo dài, có lúc mưa tập trung thường xảy ra úng lụt cục bộ, thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống nhân Thông tin: Thông tin là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định thành công của một công việc, trong nông nghiệp cũng vậy. Thông tin vô cùng rộng lớn có thể gồm những thông tin đầu vào và đầu ra. Qua khảo sát cho thấy hầu hết người dân không được tập huấn kĩ thuật, chỉ có 2/60 hộ được khảo sát là được tập huấn do 2 người này là cán bộ xã, chính vì vậy người dân không nắm được những thông tin về biện pháp kĩ thuật sẽ không phản ứng hoặc phản ứng kém đối với Trườngnhững rủi ro mà họ gặp phải. Bấy lâu nay họ chỉ sản xuất theo truyền thống, kinh nghiệm và truyền miệng một cách tự phát Đối với thông tin về giá cả cũng tương tự có rất ít người biết hoặc quan tâm đến giá bán cuối cùng của lúa tại các cơ sở thu gom cuối cùng. Giá và sản lượng SVTH: Lê Thị Quỳnh 49 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu là yếu tố quyết định đến doanh thu đánh giá hiệu quả sản xuất lúa thế nhưng người dân lại tỏ ra không mấy mặn mà đối với thông tin giá cả, đến sự chênh lệch giá bán ở khu vực thu gom nhỏ với khu vực thu gom cuối cùng, thậm chí có cơ hội bán lúa với giá cao hơn cho đại lí lớn nhưng họ lại không bán vì nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là do người dân không có mục tiêu lợi nhuận, họ sản xuất lúa là để tiêu thụ cho gia đình chứ mục đích chính không phải là bán. (Tiêu thụ cho gia đình chiếm 69.97% trong khi bán chỉ chiếm 26.93%, còn lại là các hình thức hàng đổi hàng, biếu tặng,), khi bán với số lượng ít họ đã lựa chọn phương án đó là bán tại nhà (53.58%) cho các thu gom nhỏ địa phương (62.83%) vì thế giá bán sẽ không được cao và thường bị quyết định bởi ngươi thu gom. Quản lí của địa phương: Mặc dù điạ phương đã có những chỉ đạo trong quá trình sản xuất nhưng ít nhiều vẫn mang tính tượng trưng, công tác chỉ đạo chưa thật sự chặt chẽ và suýt sao khiến cho người dân còn nhiều bức xúc, đó là nạn đánh kích tôm cá ở ruộng lúa, hiện tượng thả vịt bừa bãi hoặc chăn thả trâu bò đã ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của khóm mạ thời kì mới cấy và làm giảm năng suất cây lúa thời kì thu hoạch. Thế nhưng chưa có một biện pháp xử phạt nào thích đáng. Hoặc hiện tượng nhổ trộm mạ khiến cho nhiều nhà “ dở khóc dở cười” vì không còn mạ để cấy cũng là do quản lí chưa nghiêm của chính quyền địa phương. Trường SVTH: Lê Thị Quỳnh 50 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÀ LÂM, HUYỆN HÀ TRUNG, TỈNH THANH HÓA 3.1. Định hướng - Xã vẫn giữ vững phương hướng lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Trong đó, sản xuất lương thực vẫn giữ vai trò chủ đạo và chiếm phần lớn thu nhập trong tổng thu nhập của người dân, đồng thời từng bước chuyển sản xuất lương thực sang xu thế sản xuất hàng hóa – xu thế chung của thời đại ngày nay. - Ổn định và ngày càng mở rộng diện tích gieo trồng các loại cây lương thực, đồng thời, khai hoang phục hóa những vùng đất bỏ hoang, chưa sử dụng, chuyển diện tích đất của những vùng này thành đất sản xuất nông nghiệp và dùng cho các mục đích khác. - Quy hoạch hợp lý và phát triển hệ thống giao thông nội đồng để các phương tiện sản xuất hiện đại dễ dàng tiếp cận đến đồng ruộng, bên cạnh đó, cần chú trọng và quan tâm đến hệ thống thủy lợi nhằm cung cấp nước đầy đủ đến từng thửa ruộng của hộ nông dân. - Tiếp tục chuyển giao những đổi mới và tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đồng thời luôn chủ động trong việc phát hiện và phòng chống thiên tai, dịch bệnh. 3.2. Giải pháp 3.2.1. Nhóm giải pháp về kỹ thuật a) Đối với giống lúa Giống là một trong bốn yếu tố quan trọng đối với hoạt động sản xuất lúa, Trườngnó đóng một vị trí không nhỏ đối với việc nâng cao năng suất. Khối lượng giống gieo trồng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất thu được nếu gieo với khối lượng quá nhiều sẽ khiến lúa phát triển chen chúc, khó sử dụng được chất dinh SVTH: Lê Thị Quỳnh 51 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu dưỡng trong đất, nếu gieo quá ít cũng không hiệu quả bởi lãng phí đất đai mà lúa mọc thưa thớt, đem đến năng suất thấp. Một số hộ nông dân sau khi thu hoạch đã để dành lúa vụ này làm giống cho vụ sau nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, tuy nhiên kỹ thuật xử lý và chọn lọc giống vẫn chưa đúng quy trình và kỹ thuật, chủ yếu là ngâm và ủ lúa để lúa nảy mầm, do đó, chất lượng giống và khả năng phát triển rất thấp. Vì vậy, sau khi thu hoạch, nếu quyết định để lúa làm giống cho vụ sau thì bà con nông dân nên:  Ngâm giống vào nước với tỷ lệ: 3 sôi, 2 lạnh trong vòng 24 tiếng ở vụ Hè Thu và 36 tiếng trong vụ Đông Xuân.  Sau khi ngâm, lấy giống đãi sạch.  Cho giống vào bao bì và ủ giống bằng rơm rạ.  Vào vụ Đông Xuân, sau 72 tiếng và Hè Thu là 48 tiếng, đem giống ra sạ. b) Đối với phân bón Phân bón gồm 2 loại: phân hữu cơ và phân vô cơ. - Phân vô cơ rất cần thiết đối với hoạt động sản xuất lúa. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, tác động của nó xảy ra theo 2 hướng, bón đúng và đủ liều lượng sẽ đem đến cho cây lúa những chất dinh dưỡng cần thiết và giúp lúa phát triển, ngược lại, bón quá ít hay quá nhiều cây lúa sẽ khó sinh trưởng và không đem đến năng suất như mong đợi. Do đó, hộ nông dân cần chú ý bón phân đủ và đúng kỹ thuật mới có thể nâng cao được năng suất. - Đặc biệt, đối với phân hữu cơ, có một số hộ nông dân không còn sử dụng phân chuồng trong hoạt động trồng lúa như trước đây do ỷ lại vào phân vô cơ và nuôi gia súc rất ít, nếu có nuôi thì chủ yếu để sử dụng sức kéo, trong khi đây là loại phân rất tốt cho cây lúa và giúp cải tạo đất đai, nâng cao chất dinh dưỡng Trườngtrong đất. Vì vậy, các hộ nông dân cần bón phân với hàm lượng đúng kỹ thuật và nên sử dụng phân chuồng như trước đây. SVTH: Lê Thị Quỳnh 52 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu c) Đối với công tác bảo vệ thực vật Trong quá trình sử dụng, nhiều hộ nông dân vẫn chưa tuân theo những hướng dẫn kỹ thuật làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mình và gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, hộ nông dân cần tuân thủ theo những hướng dẫn kỹ thuật đã đề ra như sau nhằm bảo vệ sức khỏe và giữ cho môi trường trong lành đồng thời không nên lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc theo 4 đúng: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và đúng cách.  Đúng thuốc: Chọn thuốc có hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cao đối với dịch hại cần phòng trừ, an toàn cho cây trồng, ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Chọn thuốc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không sử dụng thuốc nhà nước cấm sử dụng.  Đúng lúc: Dùng thuốc khi dịch hại phát triển tới ngưỡng gây hại hoặc ở giai đoạn dễ mẫn cảm với thuốc (rầy từ tuổi 1 đến tuổi 3; sâu tơ, sâu xanh tuổi 1 và tuổi 2). Đối với những loại thuốc trừ bệnh cây trồng có tác dụng phòng là chính, nên dùng thuốc vào đúng lúc bệnh chớm xuất hiện. Cây trồng ở thời kỳ trổ hoa, nếu cần thiết phải phun thuốc thì nên phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.  Đúng liều lượng: Cần theo đúng chỉ dẫn trên nhãn thuốc về nồng độ, cách pha thuốc, lượng phun. Nếu sâu còn nhỏ, bệnh, cỏ dại còn ít thì có thể dùng liều lượng thấp hơn. Khi pha thuốc vào bình phun, trong bình nên có sẵn một ít nước, khuấy cho thuốc phân tán hết, sau đó đổ thêm nước vào khuấy đều rồi đem phun.  Đúng cách: Phun, rải thuốc chú ý chỗ dịch hại thường tập trung nhiều (rầy nâu, bọ xít đen, khô vằn trên gốc lúa, nhện đỏ, rầy mềm ở dưới mặt lá, đọt non). Dùng nước trong để pha thuốc, nước đục, bùn sẽ làm giảm hiệu lực của Trườngthuốc. Khi phun, rải thuốc nên đi theo chiều gió. SVTH: Lê Thị Quỳnh 53 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu d) Đối với chăm sóc Chăm sóc cây lúa sẽ góp phần nâng cao năng suất, tuy nhiên, hầu hết các hộ nông dân không chú trọng đến khâu chăm sóc, yêu cầu đặt ra là cần chăm sóc tốt hơn bằng cách thường xuyên thăm ruộng để xem xét lượng nước, tình hình cỏ dại,sâu bệnh. e) Đối với công tác làm đất, thủy lợi Làm đất là khâu rất quan trọng, từng loại đất khác nhau, yêu cầu làm đất cũng khác nhau, đối với những loại đất trên địa bàn xã: đất thịt nặng và đất sét thịt cần cày ải kỹ hơn, làm đất kỹ càng thì cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Nước là yếu tố quan trọng đầu tiên trong 4 yếu tố không thể thiếu đối với cây lúa, thiếu nước, đất đai khô cằn, cây khô héo và dần dần sẽ chết. Ngược lại, khi cây lúa bị ngập nước vài ngày, nó sẽ không có đủ oxy để sinh trưởng vì vậy sẽ héo và chết. Đa số cây lúa đều chết trong vòng một tuần khi bị ngập nước. Cung cấp nước đầy đủ hơn trong mùa nắng, chống ngập úng trong mùa mưa là yêu cầu bất thiết hiện nay của hộ nông dân. f) Bố trí lịch thời vụ Thời vụ gieo trồng và thu hoạch ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hộ nông dân đạt được sau này, căn cứ vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết trên địa bàn xã mà Hợp tác xã đưa ra lịch thời vụ hợp lý đến các hộ nông dân. 3.2.2. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách a) Giải pháp về vốn Vốn là yếu tố cần thiết đầu tiên trong mọi hoạt động sản xuất, tùy theo nguồn vốn hiện có mà người nông dân quyết định mức đầu tư vào sản xuất, Trườngtrang bị những tư li ệu sản xuất cần thiết. Hiện nay, trên địa bàn xã có những tổ chức tín dụng chủ yếu như ngân hàng chính sách, hội phụ nữ, Hợp tác xã,Qua điều tra, nhiều hộ nông dân vẫn còn than phiền về sự khó khăn trong việc tạo điều kiện vay vốn của những tổ chức tín dụng bởi những thủ tục rườm SVTH: Lê Thị Quỳnh 54 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu rà và mức lãi suất còn khá cao so với khả năng chi trả của hộ nông dân. Do đó, trong thời gian tới, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện dễ dàng nhằm giúp hộ nông dân được vay vốn một cách thuận lợi bằng cách giảm bớt các thủ tục phức tạp, hạ lãi suất cho vay, mở rộng phạm vi và đối tượng cho vay, đặc biệt ưu tiên những hộ gia đình khó khăn, hộ nghèo nhằm khuyến khích họ vươn lên phát triển. b) Giải pháp về đất đai Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu, rất quan trọng và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp. Theo phương pháp phân tổ, có thể thấy rằng quy mô đất đai càng tăng thì năng suất cũng tăng theo, tuy nhiên, trên địa bàn xã hiện nay, tình hình sử dụng đất đai vẫn còn nhiều hạn chế: Đất sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún gây nhiều khó khăn đến việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất cũng như công tác chăm sóc, thu hoạch. Việc khai thác quá mức độ phì nhiêu tự nhiên của đất và lạm dụng phân bón làm cho đất ngày càng xấu đi, đất bạc màu và giảm sức sản xuất; hàng năm, Nhà nước còn thu hồi đất nông nghiệp để quy hoạch và xây dựng các công trình khác khiến diện tích sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp dần, trong khi diện tích đất bỏ hoang thì còn rất lớn. Vì vậy, hộ nông dân và chính quyền địa phương phải cùng nhau hợp tác, thực hiện tốt hơn các biện pháp sau: Quy hoạch cụ thể và bố trí sử dụng hợp lý đất đai căn cứ vào những đặc tính tự nhiên của đất, quy hoạch thủy lợi và đặc điểm sản xuất của ngành; Để khắc phục tình trạng đất đai manh mún phải tiến hành công tác dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất một cách thuận lợi, dễ dàng; Cần có biện pháp cải tạo, bồi dưỡng, đầu tư thâm canh, có chế độ bón phân hợp lý để phục hồi và nâng cao độ phì nhiêu của đất Trườngđai; Ngoài ra, cần khai phá những vùng đất bỏ hoang nhằm mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, tăng quy mô đất đai cho từng hộ nông dân. c) Giải pháp về cơ sở hạ tầng SVTH: Lê Thị Quỳnh 55 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu Cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, thể hiện sự tiến bộ, đi lên của địa phương. Dù đã có sự đầu tư, hỗ trợ và nâng cấp cụ thể là tiến hành bê tông hóa nội đồng, xây dựng và phát triển hệ thống thủy lợi, phát triển hệ thống đê điều nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã còn thấp kém gây khó khăn khi đưa máy móc đến ruộng đồng,vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các hộ nông dân, đầu tư và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là mạng lưới giao thông nội đồng, đê điều chất lượng và hiện đại hơn là vấn đề bất thiết đặt ra hiện nay. d) Giải pháp về công nghệ sau thu hoạch Công nghệ sau thu hoạch ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm sau này. Hầu hết tất cả các hộ nông dân chủ yếu chỉ quan tâm đến khâu sản xuất, sau khi thu hoạch, hộ nông dân chú trọng đến khâu tuốt lúa, sau đó, sử dụng sân phơi của gia đình để phơi lúa với phương pháp thủ công , sử dụng những phương tiện thô sơ như trang, cào,và phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, nếu mưa kéo dài, chất lượng sản phẩm thu được sẽ rất thấp. Do vậy, cần quan tâm và hỗ trợ công nghệ sau thu hoạch cho các hộ nông dân nhằm giúp người dân bảo quản được sản phẩm tốt hơn là việc làm rất cần thiết đối với chính quyền địa phương bằng cách: xây dựng sân phơi, máy sấy, kho lưu trữ nông sản được trang bị kỹ thuật bảo quản, thóc bảo quản nên đặt ở nơi thông thoáng, tránh chỗ ẩm ướt, tránh mưa nắng hắt vào. Quá trình bảo quản, cần kiểm tra định kỳ 15 ngày 1 lần, nhằm kịp thời phát hiện những hiện tượng bất lợi xảy ra trong quá trình bảo quản: bốc nóng, hấp hơi, ngưng tụ nước nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cho hộ nông dân, tránh được mất mát về sau. Trườnge) Giải pháp về công tác khuyến nông Bản thân người nông dân qua nhiều năm sản xuất lúa đã đúc rút được những kinh nghiệm và các bí quyết sản xuất của riêng mình. Cán bộ khuyến nông trên địa bàn xã thường xuyên phổ biến những tiến bộ khoa học kỹ thuật SVTH: Lê Thị Quỳnh 56 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu trong nông nghiệp, do đó, công tác khuyến nông đã rất phổ biến và quen thuộc đối với các hộ nông dân trên địa bàn xã, đa số các hộ nông dân đều tham gia và thu thập được những kiến thúc bổ ích mà các tổ chức khuyến nông mang lại đồng thời họ đã biết kết hợp kinh nghiệm của mình và những tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hộ nông dân không tin tưởng và chỉ sản xuất theo phương thức mà từ xưa đến nay họ vẫn làm. Vì vậy, những hộ nông dân cần khuyến khích nhau tham gia đầy đủ các buổi phổ biến kiến thức của các tổ chức khuyến nông, bên cạnh đó, tổ chức khuyến cần nghiên cứu và phổ biến kiến thức mới nhanh chóng và thường xuyên hơn. Trường SVTH: Lê Thị Quỳnh 57 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Tôn Nữ Hải Âu PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Do có những những thuận lợi về điều kiện đất đai đồng thời có truyền thống sản xuất lúa lâu đời, nên từ lâu cây lúa đã trở thành một loại cây quen thuộc gắn liền với cuộc sống của người xã Hà Lâm, mặc dù với diện tích sản xuất lúa lớn thế nhưng năm 2010 do ảnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_san_xuat_lua_o_xa_ha_lam.pdf
Tài liệu liên quan