ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
---------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG
FINTECH TRONG THANH TOÁN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
TRẦN THỊ HÀ TRANG
Khóa học: 2016 - 2020
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
---------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG
FINTECH TRONG THANH TOÁN CỦA KHÁCH HÀNG
84 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng fintech trong thanh toán của khách hàng cá nhân tại tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁ NHÂN
TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên: Trần Thị Hà Trang Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: K50 Tài chính Th.S Nguyễn Hồ Phương Thảo
Khóa học: 2016 - 2020
Huế, tháng 12 năm 2019
Trư
ờ g
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
iLời CảmƠn
Quá trình thực tập cuối khóa là cơ hội thực sự hữu ích và cần thiết cho mỗi
sinh viên để trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng thực tế về nghề nghiệp
tương lai của mình. Trong quá trình thực tập và hoàn thành bài báo cáo này em
đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và động viên từ Thầy, Cô, gia đình và bạn bè.
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu nhà trường
đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em được học tập và rèn luyện, quý Thầy, Cô
giáo trường Đại học Kinh tế và quý Thầy, Cô khoa Tài chính – Ngân hàng đã
truyền tải những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập. Đặc biệt em xin
bày tỏ lòng biết ơn đến cô Nguyễn Hồ Phương Thảo là người đã trực tiếp hướng
dẫn, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành báo cáo thực tập này.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các anh chị nhân viên
của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Huế đã tạo điều kiện
giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập.
Trong bài báo cáo thực tập cuối khóa này mặc dù bản thân đã cố gắng nỗ
lực hết mình để giải quyết các yêu cầu và mục đích đặt ra song do kiến thức và
kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em
rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phê bình của quý Thầy, Cô giáo để khóa
luận được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe
và thành công trong sự nghiệp trồng người cao quý.
Huế, tháng 12 năm 2019
Sinh viên: Trần Thị Hà TrangTrư
ờng
Đa
̣i ho
̣ K
inh
tế H
uế
ii
TÓM TẮT
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động đến mọi mặt của đời sống
kinh tế - xã hội toàn cầu nói chung, Việt Nam nói riêng. Tài chính ngân hàng là một
trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc cách mạng này mà biểu hiện cụ
thể nhất là sự phát triển nhanh như vũ bão của công nghệ tài chính (Fintech) với sự tập
trung chủ yếu trong lĩnh vực thanh toán – lĩnh vực có tỷ trọng lớn nhất trong công
nghệ tài chính hiện nay. Các ứng dụng Fintech trong thanh toán đã và đang đem lại
nhiều cơ hội cũng như thách thức cho thị trường tài chính tại Việt Nam. Mặc dù các
dịch vụ Fintech trong hoạt động thanh toán ở cả nước nói chung đang rất “nhộn nhịp”, tuy
nhiên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế dường như còn trầm lắng và gặp rất nhiều khó
khăn trong triển khai. Nghiên cứu tập trung làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
sử dụng dịch vụ công nghệ tài chính của khách hàng cá nhân tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thông qua việc sử dụng bảng khảo sát 154 khách hàng, kết hợp phân tích định lượng
bằng SPSS 20, nghiên cứu này cho thấy “Quyết định sử dụng” dịch vụ Fintech trong
thanh toán của khách hàng cá nhân tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng
của các nhóm nhân tố “Sự hữu ích”, “Tính an toàn và bảo mật”, “Tính dễ sử dụng”,
“Sự thuận lợi” và “Chuẩn chủ quan” đều có ảnh hưởng tích cực, trong đó “Sự hữu ích”
là nhóm nhân tố có tác động mạnh nhất. Qua đó, đưa ra các giải pháp hữu hiệu cho các
đơn vị cung ứng dịch vụ Fintech trong thanh toán cũng như các cơ quan quản lý trong
việc phát triển dịch vụ này tại Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
iii
MỤC LỤC
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài ..................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................2
5. Kết cấu đề tài ..............................................................................................................5
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .........................................................................6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
SỬ DỤNG FINTECH TRONG THANH TOÁN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN....6
1.1. Tổng quan về Fintech ...............................................................................................6
1.1.1. Khái niệm ..............................................................................................................6
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Fintech ........................................................7
1.1.3. Đối tượng của Fintech ...........................................................................................9
1.1.4. Phân khúc ngành công nghiệp Fintech................................................................10
1.1.5. Tác động của Fintech ..........................................................................................13
1.2. Sơ lược tình hình phát triển của Fintech trên thế giới............................................15
1.3. Fintech trong thanh toán của khách hàng cá nhân .................................................20
1.4. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................23
1.4.1. Tổng quan các nghiên cứu về Fintech................................. ................................28
1.4.2. Một số mô hình tâm lý xã hội đã được sử dụng trong nghiên cứu .....................25
1.4.2.1. Mô hình Lý thuyết hành động hợp lý - TRA ..................................................25
1.4.2.2. Mô hình Lý thuyết hành vi dự tính - TPB.......................................................26
1.4.2.3. Mô hình chấp nhận công nghệ - TAM ............................................................27
1.5. Đề xuất mô hình nghiên cứu ..................................................................................27
1.5.1.Xây dựng mô hình nghiên cứu .............................................................................27
1.5.2.Giả thiết nghiên cứu .............................................................................................28
1.5.3.Xây dựng thang đo ...............................................................................................31
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
SỬ DỤNG FINTECH TRONG THANH TOÁN CHO KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ....................................................................33
2.1. Thực trạng sử dụng Fintech trong thanh toán tại Việt Nam và trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế.............................................................................................................33
Trư
ờng
Đại
học
Kin
h tê
́ Hu
ế
iv
2.1.1. Thực trạng sử dụng Fintech tại Việt Nam ..........................................................38
2.1.2. Thực trạng sử dụng Fintech tại tỉnh Thừa Thiên Huế .........................................39
2.1.3. Chính sách về Fintech tại Việt Nam....................................................................40
2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Fintech trong
thanh toán của khách hàng cá nhân tại tỉnh Thừa Thiên Huế .......................................38
2.2.1. Đặc điểm cơ bản của mẫu khảo sát .....................................................................38
2.2.1.1.Mô tả đặc điểm nhân khẩu học..........................................................................38
2.2.1.2.Thực trạng hiểu biết và sử dụng Fintech trong thanh toán................................40
2.2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ........................................................................42
2.2.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .....................................................................44
2.2.3.1.Phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập....................................................44
2.2.3.2. Phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc....................................................47
2.3. Phân tích tương quan..............................................................................................47
2.4. Phân tích hồi quy....................................................................................................48
2.5. Kiểm định phân phối chuẩn....................................................................................52
2.6. Ảnh hưởng của đặc điểm nhân khẩu học đến đánh giá tác động của các nhóm
nhân tố.................. ............................................................................................ 56
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN DỊCH VỤ
FINTECH TRONG THANH TOÁN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ........................................................................................60
3.1. Những dự báo trong tương lai về làn sóng Fintech tại Việt Nam .........................60
3.2. Cơ sở đề xuất giải pháp ..........................................................................................62
3.3. Giải pháp phát triển dịch vụ Fintech trong thanh toán..........................................62
3.3.1.Giải pháp đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ Fintech trong thanh toán ........62
3.3.2. Khuyến nghị với Nhà nước .................................................................................66
PHẦN 3: KẾT LUẬN..................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................72
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
vDANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Các phân khúc Fintech ..................................................................................10
Hình 1.2. Biểu đồ tổng giá trị đầu tư toàn cầu Fintech 2013 - 2018 (Tỷ USD)...........16
Hình 1.3. Biểu đồ phân bố số lượng các công ty Fintech tại ASEAN ..........................19
Hình 1.4. Tỷ trọng ngành công nghiệp Fintech ASEAN phân theo loại hình .............19
Hình 1.5. Mô hình thuyết hành động hợp lý - TRA ......................................................25
Hình 1.6. Mô hình Lý thuyết hành vi dự tính - TPB.....................................................26
Hình 1.7. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM............................................................27
Hình 1.8. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..........................................................................28
Hình 2.1. Biểu đồ thống kê lý do khiến khách hàng chưa biết đến dịch vụ Fintech.....41
Hình 2.2. Biểu đồ thống kê những nguồn thông tin về dịch vụ Fintech .......................41
Hình 2.3. Biểu đồ thống kê loại hình Fintech khách hàng sử dụng ..............................42
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.2. Giá trị đầu tư vào Fintech năm 2016 – 2018 (Đơn vị: tỷ USD) ...................15
Bảng 1.3. Thang đo nghiên cứu.....................................................................................31
Bảng 2.1. Bảng mô tả đặc điểm nhân khẩu học của mẫu..............................................38
Bảng 2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo trước khi tiến hành kiểm định .................43
Bảng 2.3. Đánh giá độ tin cậy thang đo nhóm biến phụ thuộc “Quyết định sử dụng”........44
Bảng 2.4. Tổng hợp hệ số phân tích EFA biến độc lập.................................................45
Bảng 2.5. Kết quả phân tích EFA với nhân tố “Quyết định sử dụng” ..........................47
Bảng 2.6. Kết quả phân tích tương quan giữa ý định sử dụng và các nhân tố độc lập .48
Bảng 2.7. Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến “Quyết định sử dụng”.............49
Bảng 2.8. Đánh giá của khách hàng về các nhân tố ......................................................53
Bảng 2.9. Kết quả Independent - Samples T Test với các biến Giới tính, Nơi ở và Đã
sử dụng hay chưa ...........................................................................................................56
Bảng 2.10. Kết quả One - way Anova với các biến Độ tuổi, Trình độ học vấn, Nghề
nghiệp và Thu nhập .......................................................................................................58
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải
Al (Artifical Intelligence) Trí thông minh nhân tạo
ATM (Automated teller machine) Máy rút tiền tự động
Fintech (Financial technology) Công nghệ tài chính
Insurtech (Insurance technology) Công nghệ bảo hiểm
IPO (Initial Public Offering) Phát hành cổ phiếu lần đầu
M&A (Mergers and Acquisition) Sát nhập và Mua lại
P2P (Peer-to-peer) Cho vay ngang hàng
PFM (Personal management finance) Quản lý tài chính cá nhân
POS (Point of Sale) Máy bán hàng chấp nhận thẻ thanh toán
QR (Quick Response) Mã phản ứng nhanh
Regtech (Regulatory technology) Công nghệ pháp lý
SPSS (Statistical Package for the Social
Sciences)
Phần mềm được sử dụng để phân tích
thống kê
TAM (Technology Acceptance Model) Mô hình chấp nhận công nghệ
TPB (Theory of planned behavior) Lý thuyết hành vi dự tính
Thẻ EMV (Europay, MasterCard & Visa) Thẻ chip được ban hành bởi các Tổ chức
thẻ quốc tế
TRA (Theory of Reasoned Action) Thuyết hành động hợp lý
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
1Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
1PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (hay còn gọi là cuộc cách mạng 4.0) với
các nền tảng cơ bản là trí tuệ nhân tạo (Al), vạn vật kết nối (Internet of things), và dữ
liệu lớn (Big data) đã và đang tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội toàn
cầu nói chung, Việt Nam nói riêng. Tài chính ngân hàng là một trong những lĩnh vực
chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc cách mạng này mà biểu hiện cụ thể nhất là sự phát
triển nhanh như vũ bão của công nghệ tài chính (Fintech), của việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Fintech đã mang đến cho nền công nghiệp tài chính Việt Nam một diện mạo mới.
Theo khảo sát toàn cảnh về Fintech khu vực Asean 2018 cuả Ernst & Young, Việt
Nam có khoảng 70 công ty Fintech đang hoạt động với tổng vốn đầu tư 129 triệu USD
và tập trung cho lĩnh vực thanh toán. Sự ra đời của hàng loạt các ứng dụng Fintech
trong thanh toán đã và đang đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho hoạt động
thanh toán tại Việt Nam.
Tính đến tháng 3/2018, số lượng thẻ thanh toán trên cả nước là 18.287 máy ATM,
70.231.000 thẻ thanh toán và 289.075 máy POS. Trong khi đó, tại cùng thời điểm tại địa
bàn Thừa Thiên Huế chỉ có 238 máy ATM phân bổ trên toàn tỉnh tương đương với 1,3%
cả nước, 946.000 thẻ thanh toán đang lưu hành chiếm 1,4% số lượng thẻ thanh toán toàn
quốc và có 1.303 máy POS đặt tại các siêu thị, cửa hàng chỉ bằng 0,45% cả nước. Những
con số đó cho thấy dịch vụ Fintech trong hoạt động thanh toán tại thị trường Thừa Thiên
Huế dường như còn trầm lắng và gặp rất nhiều khó khăn trong triển khai. Sự phổ biến của
thói quen dùng tiền mặt của người dân, sự hạn chế trong hiểu biết về ứng dụng mới này
hay những sự lo lắng về những rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng,... là những nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến tình trạng này. Chính vì vậy, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định sử dụng dịch vụ công nghệ tài chính của khách hàng là rất quan trọng để các tổ
chức tài chính có cơ sở khoa học đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ chính Fintech nói
chung và Fintech trong thanh toán nói riêng đến khách hàng. Do đó, em đã quyết định
chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Fintech trong
thanh toán của khách hàng cá nhân tại tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
i h
tế H
uế
22. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về quyết định sử dụng dịch vụ Fintech nói chung
và Fintech trong thanh toán nói riêng.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng và đo lường mức ảnh độ ảnh hưởng của từng
nhân tố đến quyết định sử dụng dịch vụ Fintech trong thanh toán của khách hàng cá
nhân tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao khả năng tiếp
nhận dịch vụ Fintech trong thanh toán của khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ
Fintech trong hoạt động thanh toán.
- Đối tượng khảo sát: Khách hàng cá nhân tại địa bàn trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Không gian nghiên cứu của đề tài là địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Thời gian nghiên cứu:
+ Số liệu sơ cấp thu thập trong giai đoạn từ tháng 9/2019 đến tháng 12/2019.
+ Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2013 đến 2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp tìm hiểu những vấn đề liên
quan đến đề tài nghiên cứu thông qua sách báo, mạng Internet, những tạp chí, bài viết
nghiên cứu được công bố trước đây.
- Phương pháp so sánh và phân tích: là phương pháp dựa trên số liệu đã thu thập
được để tiến hành so sánh, đánh giá, cụ thể hóa làm rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định sử dụng Fintech trong thanh toán của khách hàng cá nhân.
- Phương pháp tổng hợp: là phương pháp tổng hợp những thông tin đã thu thập để
rút ra kết luận và đánh giá.
- Phương pháp thu thập số liệu: Tiến hành chọn mẫu điều tra, phát bảng hỏi thu
thập ý kiến khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Các bước tiến hành
điều tra được thực hiện như sau:
Trư
ờ g
Đa
̣i h
̣c K
inh
tế H
uế
3 Bước 1: Xây dựng bảng hỏi
+ Bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng dựa trên thang đo Likert 5 điểm với nhiều
biến khác nhau, tương ứng với mức độ đồng ý tăng dần, từ “Rất không đồng ý” đến
“Rất đồng ý”. Các biến này được rút ra từ các nghiên cứu trước đây và được thay đổi,
chỉnh sửa để phù hợp với thực tế và điều kiện của địa bàn nghiên cứu.
+ Bảng hỏi điều tra gồm 2 phần chính : Phần 1 - Thông tin chung, bao gồm có các
câu hỏi về thông tin cá nhân của người được hỏi và các câu hỏi nhằm để quyết định
các mẫu hợp lệ và không hợp lệ. Phần 2 – Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng
dịch vụ Fintech trong thanh toán của khách hàng cá nhân. Đây là phần chính của bảng
hỏi bao gồm nhiều mục hỏi được xếp vào các nhóm nhân tố khác nhau.
Bước 2: Thực hiện khảo sát khách hàng
+ Đối tượng điều tra của nghiên cứu này là một tổng thể lớn – khách hàng cá
nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (1998)
cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả xây dựng thang đo 7 nhân tố gồm 24 biến quan sát
nên số mẫu tối thiểu là 120 mẫu. Tuy nhiên, do khi thực hiện sẽ có một số mẫu không
hợp lệ. Vì vậy, để đáp ứng được khả năng đại diện cho tổng thể, em thực hiện khảo sát
200 khách hàng, trong đó 154 khách hàng đã biết và đã sử dụng Fintech trong thanh
toán được đưa vào phân tích định lượng với SPSS 20.
+ Phương pháp chọn mẫu: phương pháp thuận tiện. Bất kỳ khách hàng trưởng
thành nào trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đồng ý tham gia trả lời phiếu khảo sát sẽ
được đưa vào mẫu.
+ Sau khi thực hiện khảo sát, tiến hành lọc để lấy ra các bảng hỏi hợp lệ với đề tài
nghiên cứu để tiến hành thực hiện phân tích nhân tố.
- Phương pháp xử lý số liệu: Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 20 để thực
hiện các phân tích sau:
+ Phân tích thống kê mô tả: Được dùng để miêu tả các đặc tính mẫu điều tra.
Ngoài ra, nghiên cứu còn tiến hành kiểm định sự ảnh hưởng của các nhân tố nhân khẩu
học đến mức độ nhận biết dịch vụ Fintech trong thanh toán. Từ đó, đưa ra các giải
pháp phù hợp với đề tài nghiên cứu.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
4+ Phân tích nhân tố khám phá: Phân tích nhân tố “là một phương pháp giảm
lượng biến, cho phép chúng ta đơn giản hoá dữ liệu bằng cách gộp nhiều biến thành
một bộ biến tổng hợp gọi là nhân tố” theo Kimberly M.Rennie (1997).
Trong nghiên cứu này, với phần mềm SPSS 20 phân tích nhân tố khám phá
(EFA) được sử dụng để thực hiện. Phân tích EFA chỉ có ý nghĩa khi hệ số KMO - một
chỉ tiêu dùng để xem xét mức độ thích hợp của EFA nằm trong khoảng 0,5 đến 1; giá
trị Sig. của kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (giá trị Sig. < 0,5); hay là các biến
có tương quan với nhau trong tổng thể theo Trọng và Ngọc (2008). Mặt khác, hệ số tải
nhân tố (Factor loading) – chỉ tiêu đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của phân tích EFA
phải đạt mức cho phép. Theo Hair và cộng sự (1998), hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,3
được xem là đạt mức tối thiểu; hệ số lớn hơn 0,4 được xem là quan trọng và nếu lớn
hơn 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng hệ số
Factor loading là 0,5 để đảm bảo ý nghĩa thực tiễn.
+ Phân tích tương quan Pearson
Phân tích tương quan là một trong những công đoạn khi thưc hiện phân tích định
lượng bằng SPSS, để kiểm tra rằng giữa biến phụ thuộc và biến độc lập có mối tương
quan tuyến tính hay không, mối quan hệ đó có chặt chẽ hay không và nhằm phát hiện
hiện tượng đa cộng tuyến khi các biến độc lập có mối tương quan mạnh mẽ với nhau.
Phân tích tương quan thường được thực hiện trước phân tích hồi quy. Tương quan
Pearson r có giá trị giao động từ -1 đến 1.
Biến độc lập và biến phụ thuộc có tương quan với nhau chỉ khi hệ số Sig. < 0,05.
Nếu biến độc lập và biến phụ thuộc không có mối quan hệ tương quan (Sig. > 0,05) thì
cần loại bỏ và không đưa biến độc lập này vào phân tích hồi quy. Nếu các biến độc lập
có mối quan hệ tương quan với nhau (Sig. < 0,05) thì có nguy cơ xảy ra hiện tượng đa
cộng tuyến trong mô hình hồi quy, lúc này dùng hệ số phóng đại phương sai VIF ở kết
quả hồi quy để kiểm tra hiện tượng này.
+ Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy dùng để xem xét các nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định sử
dụng Fintech của khách hàng cá nhân tại tỉnh Thừa Thiên Huế và mức độ tác động của
từng nhân tố để đưa ra giải pháp phù hợp nhất. Thực hiện phân tích hồi quy gồm:
Đánh giá độ phù hợp của mô hình
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
5Đánh giá độ phù hợp của mô hình qua giá trị Adjusted R square - hiệu chỉnh
(hoặc R square – ), giá trị này thể hiện mức độ ảnh hưởng của biến độc lập lên biến
phụ thuộc. Hệ số này giao động từ 0 đến 1. Không có tiêu chuẩn chính xác cho hiệu
chỉnh ở bao nhiêu thì phù hợp, nếu hệ số này càng tiến về 1 thì mô hình càng có ý
nghĩa và càng tiến về 0 thì mô hình càng yếu.
Kiểm định độ phù hợp của mô hình
Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa bội ta dùng giá trị F
ở bảng phân tích Anova. Ý nghĩa của kiểm định F này là để xác định xem mô hình có
thể sử dụng được cho tổng thể hay không vì tổng thể rất lớn nên chúng ta không thể
nghiên cứu cả tổng thể đươc mà thông qua mẫu để suy rộng ra tập thể. Giá trị Sig.
trong bảng Coefficients cho biết các tham số hồi quy có ý nghĩa hay không (với độ tin
cậy 95% thì Sig. < 5% có ý nghĩa).
Kiểm định One-Sample T Test
Kiểm định One-Sample T Test dùng để phân tích đánh giá của khách hàng cá
nhân về mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định sử dụng dịch vụ Fintech
trong thanh toán của khách hàng cá nhân tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, để đưa ra
những nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định của khách hàng và đưa ra các
biện pháp từ đó kích thích, khuyến khích khách hàng sử dụng.
Kiểm định One-way Anova và Independent-Samples T Test
Kiểm định One-way Anova và Independent-Samples T Test dùng để đánh giá sự
khác biệt giữa các nhóm nhân tố và quyết định sử dụng Fintech trong thanh toán của
khách hàng theo phân loại khác nhau.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của đề tài gồm:
Chương 1: Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Fintech
trong thanh toán của khách hàng cá nhân.
Chương 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ
Fintech trong thanh toán của khách hàng cá nhân tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp nhận dịch vụ Fintech trong thanh
toán của khách hàng cá nhân tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
T ư
ờng
Đa
̣i o
̣c K
inh
tế H
uế
6PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG FINTECH TRONG THANH TOÁN
CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
1.1. Tổng quan về Fintech
1.1.1. Khái niệm
Cuộc cách mạng Internet những năm 1990 đã tạo ra những ảnh hưởng mạnh mẽ
đến nền tài chính thế giới, đặc biệt nó dẫn đến sự ra đời và phát triển của tài chính điện
tử. Tài chính điện tử bao gồm tất cả dịch vụ tài chính như các dịch vụ ngân hàng, bảo
hiểm và mua bán, trao đồi chứng khoán được tiến hành qua mạng Internet và các
website. Do đó, các cá nhân cũng như tổ chức chỉ cần đăng nhập tài khoản, tiến hành
các giao dịch mà không phải đến trực tiếp các công ty tài chính. Các hình thức trong
tài chính điện từ xuất hiện trong giai đoạn này gồm: ngân hàng di động, ngân hàng
trực tuyến, thanh toán di động và môi giới trực tuyến. Đến những năm 2000, khi số
lượng người dùng điện thoại thông minh tăng đột biến, điều này tạo thuận lợi cho tài
chính lưu động (dạng mở rộng của tài chính điện tử) phát triển ví dụ thanh toán di
động hay ngân hàng di động. Lợi ích lớn nhất của các dịch vụ này là giảm các chi phí
giao dịch, tiết kiệm thời gian giao dịch mà người dùng đều dễ dàng nhận ra.
Sự phát triển của tài chính điện tử cũng như những tiến bộ trong công nghệ di
dộng, sau cuộc khủng hoản kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008 đổi mới Fintech ra
đời, dựa trên sự phối hợp tài chính điện tử, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo.
Vậy Fintech là gì?
“Fintech” từ viết tắt của “Financial technology” được hiểu là “Công nghệ tài
chính”, là đại diện tiêu biểu nhất cho một cuộc cách mạng kỹ thuật số có thể thay đổi
toàn cảnh tài chính toàn cầu. Trên thế giới hiện nay chưa có một khái niệm hay định
nghĩa chuẩn nào về Fintech.
Theo Cemal Karakas và Carla Stamegna (2017), Fintech là viết tắt của công nghệ
tài chính, là một thuật ngữ rộng được sử dụng chủ yếu để chỉ những công ty đang sử
Trư
ờng
Đa
̣ ho
̣c K
i h
tế H
uế
7dụng các hệ thống dựa trên công nghệ theo một cách nào đó để cung cấp dịch vụ tài
chính trực tiếp hoặc cố gắng làm cho hệ thống tài chính hiệu quả hơn.
Theo Ulrich Scholte trong “Banking-as-a-Service-what you need to know”,
Fintech là sự kết hợp của công nghệ và tài chính mang đến cho các công ty khởi
nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ khả năng cung cấp các sản phẩm/dịch vụ tài chính hợp
lý mà trước đây chỉ có sẵn thông qua các tổ chức tài chính truyền thống.
Một định nghĩa khác về Fintech theo Wikipedia trích dẫn từ Huffington Post,
công nghệ tài chính là công nghệ mới và đổi mới nhằm cạnh tranh với các phương
pháp tài chính truyền thống trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính.
Như vậy có thể hiểu Fintech hiểu đơn giản là việc tận dụng sáng tạo công nghệ
trong các hoạt động và dịch vụ tài chính.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Fintech
Sự ra đời của Fintech có xuất phát điểm từ những năm 1990, được khởi xướng bởi
công ty Citigroup với tên gọi là “Hiệp hội Công nghệ Dịch vụ Tài chính” nhằm giúp đỡ
các tổ chức có nhu cầu hợp tác các hoạt động liên quan đến công nghệ. Mặc dù xuất hiện
sớm như vậy nhưng mãi đến năm 2014 thì Fintech mới thực sự thu hút được đông đảo
người tham gia. Trên thực tế, sự phát triển tài chính và công nghệ từ lâu đã đan xen và
củng cố lẫn nhau. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 là một bước ngoặt và
cũng là lý do Fintech hiện đang phát triển thành một mô hình mới. Sự phát triển mới này
đặt ra những thách thức cho các cơ quan quản lý và những người tham gia thị trường. Như
vậy, có thể nói Fintech chỉ là từ ngữ mới cho ngành cũ, nó đề cập đến việc áp dụng công
nghệ để tài trợ. Định nghĩa đưa ra ba khía cạnh quan sát.
Đầu tiên, Fintech không phải là một sự phát triển mới lạ cho ngành dịch vụ tài
chính mà nó đã có từ lâu đời. Điều này có thể chứng minh bởi các sự kiện cụ thể như
sau: năm 1838, hệ thống điện báo của Samuel Morse (sử dụng mã Morse gồm các dấu
chấm và dấu gạch ngang đại diện cho chữ và số) có thể truyền tải thông điệp qua hệ
thống dây cáp xuất hiện lần đầu tiên và năm 1866, Công ty Điện báo Atlantic hoàn
thành việc đặt cáp xuyên Đại Tây Dương. Hai sự kiện này đã cung cấp cơ sở hạ tầng
cho quá trình toàn cầu hóa tài chính vào cuối thế kỉ 19. Sau đó, vào tháng 6/1967 Ngân
hàng Barclays lắp đặt máy rút tiền tự động (ATM) đầu tiên tại London là khởi đầu cho
sự phát triển hiện đại của FinTech ngày nay. Khía cạnh thứ hai, ngành dịch vụ tài
chính là một trong những người mua hàng đầu các sản phẩm Công nghệ thông tin và
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
8các dịch vụ trên toàn cầu. Nghiên cứu của Hua Zhang và Jacob Jegher (2015) cho
thấy, tổng chi tiêu cho Fintech lên đến hơn 197 tỷ USD vào năm 2014. Thứ ba, thuật
ngữ Fintech không giới hạn trong các lĩnh vực cụ thể (ví dụ: tài chính) hoặc mô hình
kinh doanh chẳng hạn như cho vay ngang hàng (P2P), mà nó bao gồm toàn bộ phạm vi
dịch vụ và sản phẩm theo truyền thống được cung cấp bởi ngành dịch vụ tài chính. Sự
tiến hóa Fintech đã trải qua 3 giai đoạn phân biệt sau:
- Giai đoạn 1: Từ khoảng năm 1866 đến 1987, một giai đoạn mà chúng ta mô tả là
Fintech 1.0. Cuộc kết hôn giữa tài chính và công nghệ đã được thực hiện từ giai đoạn
sớm nhất của chúng. Một trong những biểu hiện đầu tiên của công nghệ thông tin là sự
phát triển của tài chính và hồ sơ văn bản hay sự ra mắt của các công nghệ tính toán đầu
tiên như bàn tính, đây là tuổi đầu tiêu của toàn cầu hóa tài chính. Sự ra mắt của máy
tính và máy ATM vào năm 1967 đã bắt đầu giai đoạn hiện đại của Fintech 1.0. Năm
1970, hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng quốc tế CHIPS (Clearing House
Interbank Payments System) ra đời, CHIPS thực hiện ghép lệnh đa phương, liên tục và
tức thời, do đó các lệnh thanh toán sẽ đư...us
Bankplus là dịch vụ hợp tác giữa Viettel và các ngân hàng giúp khách hàng thực hiện
các giao dịch qua điện thoại bao gồm chuyển tiền, thanh toán, mua hàng, trả tiền thuế,...
Hiện nay, Bankplus được cung cấp ở 12 ngân hàng trên toàn quốc gồm
Viettinbank, Vietcom bank, BIDV, MB, VIB, Agribank, VPBank, ABBank, Nam Á
Bank, HDBank, LienVietPost Bank, Maritime Bank.
Khách hàng có thể sử dụng Bankplus với 4 kênh: Gọi *123#, tải ứng dụng, truy
cập Website, dùng menu trên Sim điện thoại.
Ví điện tử
Theo thông tư 39/2014 về hướng dẫn dịch vụ trung gian thanh toán định nghĩa: “Dịch
vụ Ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ
Trư
ờng
Đ
̣i ho
̣c K
i h
tế H
uế
23
chức cung ứng dịch vụ tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động,
máy tính...), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương
đương với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài
khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử theo tỷ lệ 1:1 và được
sử dụng làm phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt”.
Ví điện tử có tên gọi khác là ví số là một tài khoản điện tử có liên kết với tài
khoản ngân hàng được sử dụng để thanh toán trên các giao dịch trực tuyến, được tích
hợp trong các ứng dụng điện thoại.
Các giải pháp tiền kỹ thuật số
Tiền kỹ thuật số là loại một hình thức tiền tệ vô hình, chỉ có ở dạng kỹ thuật số
hoặc điện tử được thiết kế như một phương tiện trao đổi. Nó không thể in như tiền mặt
mà chỉ có thể tạo ra bởi hệ thống máy tính toàn cầu và được trao đổi trên mạng
Internet chứ không chịu sự quản lý hay điều hành của một cơ quan hay tổ chức nào.
Người đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của loại tiền này là Natoshi
Nakamoto với đồng Bitcoin, phát hành năm 2009. Đã có 17.850.600 đồng Bitcoin đã
được tìm thấy tính đến tháng 8/2019. Trong khi 10 năm về trước Natoshi Nakamoto đã
tạo ra 21 triệu Bitcoin. Như vậy chỉ còn hơn 3 triệu Bitcoin để hệ thống máy tính trên
thế giới khai thác. Hiện nay, giá của đồng Bitcoin vẫn đang đứng đầu trên bảng xếp
hạng giá tiền ảo. Ngoài ra, hiện nay có thể kể đến một số các những loại tiền điện tử
phổ biến khác, cụ thể như: Ethereum, Ripple,...
1.4.Cơ sở thực tiễn
1.4.1. Tổng quan các nghiên cứu về Fintech
Fintech đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực
tài chính ngân hàng nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung ở Việt Nam và thế giới.
Do đó, vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học, nhiều nhà kinh tế thế giới cũng như
trong nước nghiên cứu ứng dụng Fintech trong việc phát triển nền kinh tế, giảm thiểu
những rủi ro, tổn thất, đồng thời nâng cao chất lượng nền kinh tế. Một số công trình
nghiên cứu cụ thể như sau:
- Đề tài “Fintech: Ecosystem, business models, investment decisions, and
challenges” năm 2018 của In Lee và Yong Jae Shin. Nghiên cứu này giới thiệu quan
điểm lịch sử của Fintech và thảo luận về hệ sinh thái của ngành Fintech, về các mô
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
24
hình kinh doanh Fintech và các loại đầu tư. Đề tài này minh họa việc sử dụng các tùy
chọn thực tế cho các quyết định đầu tư Fintech. Đồng thời nó cũng bàn luận các thách
thức về kỹ thuật và quản lý cho cả các công ty khởi nghiệp Fintech và các tổ chức tài
chính truyền thống.
- Sách “Fintech in Germany” của Dorfleitner, L.Hornuf, M.Schmitt và M.Weber
(2017). Cuốn sách này cung cấp một cái nhìn mới mẻ và hấp dẫn về thị trường
Fintech. Cuốn sách này đưa ra định nghĩa và phân tích sự phát triển Fintech các phân
khúc thị trường của Fintech gồm đầu tư cộng đồng, gây quỹ cộng đồng, giao dịch xã
hội, tư vấn tự động robo advisor, thanh toán, quản lý tài chính cá nhân ở Đức. Đồng
thời, các tác giả của cuốn sách này cũng thực hiện đánh giá thị trường hiện tại ở Đức
và dự đoán về ngành công nghiệp Fintech trong tương lai.
- Bài viết "Digital Finance and Fintech: current research and future research
directions" của Peter Gomber , Jascha - Alexander và Koch Michael Siering năm 2017
trên báo Journal of Business Economics, Springer, số 87(5), trang 537-580. Bài viết
này phân tích thực trạng ứng dụng kỹ thuật số trong Fintech, những ảnh hưởng, tác
động của tiến bộ kỹ thuật số đối với ngành tài chính. Đồng thời nó cũng đưa ra những
phương hướng nghiên cứu triển vọng trong tương lai về Fintech.
- Tổng luận: “Fintech làn sóng công nghệ làm thay đổi thế giới” Trung tâm Thông
tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ biên soạn tháng 9/2018. Bài tổng luận này
đưa ra những thông tin cơ bản về ngành công nghiệp Fintech trên các phương diện
khái niệm, phân loại, hệ sinh thái Fintech, những ngành nghề ứng dụng, những khó
khăn mà các công ty Fintech phải đối mặt. Đồng thời trình bày chi tiết những sự đột
phá của công nghệ được ứng dụng trong tài chính để tạo điều kiện cho Fintech phát
triển. Đặc biệt, nó trình bày tình hình công nghệ tài chính và đề xuất các giải pháp để
hoàn thiện, nâng cao, phát triển Fintech tại Việt Nam.
- Đề tài “Các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ Fintech trong hoạt
động thanh toán của khách hàng cá nhân tại Việt Nam” năm 2018 của Thạc sỹ Đào Mỹ
Hằng cùng các sinh viên Nguyễn Thị Thảo, Đặng Thu Hoài, Nguyễn Thị Lệ Thu tại
Học viện Ngân hàng. Đề tài sử dụng phiếu câu hỏi và phần mềm xử lý số liệu SPSS để
tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dung Fintech trong thanh toán
của khách hàng cá nhân gồm tính tiện lợi; an toàn và bảo mật; tính hữu ích; tự chủ; tính
dễ sử dụng và thái độ. Đồng thời qua phân tích, nhóm tác giả đưa ra các giải pháp phát
triển ứng dụng Fintech trong thanh toán đối với khách hàng cá nhân tại Việt Nam.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
nh t
ế H
uế
25
1.4.2. Một số mô hình tâm lý xã hội đã được sử dụng trong nghiên cứu
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, thị trường tài chính nói
chung cũng như các tổ chức tín dụng, công ty Fintech nói riêng đang cố gắng nỗ lực
đưa các những phát minh kỹ thuật công nghệ vào các sản phẩm, dịch vụ cung cấp
mang đến nhiều tiện ích cho khách hàng sử dụng. Đặc biệt là việc ứng dụng Fintech
trong thanh toán cá nhân, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều nhân tố khác nhau tác
động đến quyết định sử dụng Fintech. Ví dụ như tính thuận tiện, tính bảo mật, tính tự
chủ, tính dễ sử dụng, lợi ích cảm nhận là những nhân tố thúc đẩy sử dụng dịch vụ này.
Còn các nhân tố về độ tuổi, hiểu biết và kinh nghiệm sử dụng Internet, trình độ học
vấn lại là những nhân tố ngăn cản sử dụng Fintech.
Để có kết luận như vậy, 3 mô hình được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu vấn đề
chấp nhận công nghệ mới. Một là “Thuyết hành động hợp lý” (Theory of Reasoned
Action- TRA) của Ajzen và Fishbein (1967) giải thích những yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi tiêu dùng của các cá nhân. Hai là “Lý thuyết hành vi dự tính” (TPB) được phát
triển bởi Ajzen (1991), đây là mô hình được phát triển dựa trên mô hình TRA nhưng
thêm vào đó một biến mới là nhận thức kiểm soát hành vi. Thứ ba là “Mô hình chấp
nhận công nghệ” (TAM) của Davis (1989) giải thích hành vi chấp nhận sử dụng một
công nghệ bằng cách xây dựng quan hệ giữa các biến để lý giải hành vi của con người.
1.4.2.1. Mô hình Lý thuyết hành động hợp lý – TRA
Hình 1.5. Mô hình thuyết hành động hợp lý - TRA
Trư
ờng
Đa
̣i o
̣c K
inh
tế H
uế
26
( Nguồn: Ajzen và Fishbein, Theory of Reasoned Action, 1967)
Mô hình Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) được phát triển bởi Ajzen và Fishbein
năm 1967 là một trong những nghiên cứu đầu tiên về hành vi người tiêu dùng và sau đó
được mở rộng, điều chỉnh theo thời gian. Theo mô hình TRA của Ajzen và Fishbein
(1967) thì nhân tố phù hợp nhất để dự đoán về hành vi tiêu dùng là xu hướng tiêu dùng.
Cũng theo mô hình này thì thái độ khách hàng hướng tới hành vi và chuẩn chủ quan của
khách hàng là các yếu tố quyết định đến ý định thực hiện một hành vi cụ thể. Thái độ
được định nghĩa là những cảm nhận tích cực hay tiêu cực của cá nhân khi thực hiện một
hành vi cụ thể theo Davis và cộng sự (1989), còn chuẩn chủ quan là nhận thức của một
người mà hầu hết những người quan trọng với họ nghĩ rằng họ nên hay không nên thực
hiện các hành vi trong câu hỏi theo như Fishbein và Ajzen (1975). Mô hình này đã được
sử dụng thành công cho nhiều trường, nhiều lĩnh vực khác nhau để dự đoán hành vi của
khách hàng. Như vậy có thể nhận thấy khả năng ứng dụng của mô hình này là rất lớn, phù
hợp với nhiều lĩnh vực khác nhau.
1.4.2.1. Mô hình Lý thuyết hành vi dự tính – TPB
Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA có nhược điểm là các yếu tố thái độ đối
với hành vi và tiêu chuẩn chủ quan trong mô hình không đủ để dự đoán hành vi của
người dùng. Để hạn chế nhược điểm đó vào năm 1991, Ajzen đã đưa thêm nhân tố là
nhận thức điều chỉnh hành vi vào mô hình TRA và mô hình Lý thuyết hành vi dự tính
– TPB ra đời. Nhân tố nhận thức điều chỉnh hành vi thể hiện sự khó khăn hay dễ dàng
trong việc thực hiện hành vi, điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và
các cơ hội để thực hiện hành vi.
Hình 1.6. Mô hình Lý thuyết hành vi dự tính – TPB
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
27
(Nguồn: Ajzen, Theory of planned behavior, 1991)
1.4.2.2. Mô hình chấp nhận công nghệ - TAM
Được phát triển từ mô hình TRA của Fishbein và Ajzen (1975), mô hình chấp
nhận công nghệ - TAM của Davis (1989) giải thích sự chấp nhận và sử dụng những
công nghệ mới của người dùng. Theo mô hình này, việc chấp nhận công nghệ mới của
người dùng bị ảnh hưởng bởi một nhân tố là ý định hành vi. Tuy nhiên nhân tố này lại
bị chi phối bởi hai nhân tố khác là sự hữu ích cảm nhận được và thái độ sử dụng của
các cá nhân. Trong đó thái độ sử dụng lại phụ thuộc vào hai biến gồm sự hữu ích cảm
nhận và sự dễ sử dụng cảm nhận. Mô hình TAM được đánh giá là mô hình nền tảng,
làm tiền đề cho sự hình thành và phát triển của các mô hình chấp nhận công nghệ sau
này. Do đó, mô hình này cũng được ứng dụng để giải thích cho quyết định sử dụng
Fintech trong thanh toán của khách hàng cá nhân.
Hình 1.7. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM
(Nguồn: Davis, Tam model, 1989)
1.5. Đề xuất mô hình nghiên cứu
1.5.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu được đề xuất dựa theo các mô hình Lý thuyết hành động hợp
lý TRA, mô hình Lý thyết dự tính TPB, mô hình chấp nhận công nghệ TAM, trong đó
chủ yếu dựa vào mô hình TAM cùng với các nghiên cứu liên quan trên thế giới cũng
như tại Việt Nam và đặc điểm của người dân và thực trạng sử dụng Fintech trong
thanh toán khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sự hữu ích
cảm nhận
Biến bên
ngoài
Sự dễ sử
dụng cảm
nhận
Thái độ
sử dụng
Ý định Thói quen
sử dụng
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
28
Fintech trong thanh toán cá nhân đã thu hút được nhiều nhà đầu tư, nhiều người
sử dụng trong những năm gần đây, tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thì nó
còn khá mới mẻ. Do số lượng người sử dụng Fintech trong thanh toán tại Huế là chưa
nhiều, nên sẽ có nhiều khó khăn trong dự đoán hành vi của khách hàng. Chính vì vậy,
nghiên cứu này chỉ tập trung vào việc dự báo, phân tích ý định hành vi của khách hàng
trong việc sử dụng dịch vụ Fintech trong thanh toán sẽ dẫn đến hành vi thực sự của họ.
Hình 1.8. Mô hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: Tác giả tự nghiên cứu và đề xuất)
1.5.2. Giả thiết nghiên cứu
Các nhân tố về đặc điểm nhân khẩu học là những nhân tố tương đối cố định ảnh
hưởng đến quyết định sử dụng Fintech trong thanh toán của khách hàng cá nhân. Các
biến chính để dẫn đến quyết định sử dụng Fintech trong thanh toán của khách hàng cá
nhân bao gồm:
Sự hữu ích (Lợi ích cảm nhận)
“Sự hữu ích” là nhân tố được rút ra từ mô hình TAM. Hơn nữa, các nghiên cứu
của Chan và Lu (2004); Liao và Cheung (2002); Davis và cộng sự (1989) đều chỉ ra
rằng nhận thức “Sự hữu ích” là nhân tố cơ bản quyết định đến hành vi sử dụng công
nghệ của khách hàng. Hữu ích là những lợi ích vượt trội mà một sản phẩm, dịch vụ
mang đến cho khách hàng. “Sự hữu ích” của Fintech được hiểu là những lợi thế của
Fintech làm cho nó khác hẳn các dịch vụ ngân hàng truyền thống. Do đó nhận thức
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
29
“Sự hữu ích” được xem là nhân tố quyết định đến nhận thức và hành vi sử dụng
Fintech của khách hàng trong thanh toán.
Tính dễ sử dụng
Theo Davis và cộng sự (1989), “Tính dễ sử dụng” là việc cá nhân không cần nỗ
lực trong việc sử dụng công nghệ mới. “Tính dễ sử dụng” bao gồm sự dễ dàng trong
tìm hiểu cũng như dễ dàng trong sử dụng. Dễ sử dụng sẽ giúp cho khách hàng có cái
nhìn tích cực đến đối với dịch vụ và nhà cung ứng dịch vụ Fintech. Dịch vụ Fintech
càng dễ sử dụng thì cơ hội để khách hàng chấp nhận và sử dụng nó càng cao. Điều này
được ủng hộ bởi các nghiên cứu của Phạm Thị Minh Lý và Bùi Ngọc Tuấn Anh
(2012); Kalinic và Marinkovic (2015).
Tính an toàn và bảo mật
Các ứng dụng và dịch vụ Fintech giúp khách hàng thanh toán nhanh chóng dễ
dàng, mọi lúc mọi nơi. Với càng nhiều các tính năng thì đi kèm với nó khả năng rủi ro
về tính bảo mật thông tin cũng ngày càng cao. Do đó, “Tính an toàn và bảo mật” thông
tin khách hàng là nhân tố tác động trực tiếp lợi ích cảm nhận của khách hàng và từ đó
tác động gián tiếp đến quyết định tiếp nhận dịch vụ của khách hàng. Có nhiều định
nghĩa khác nhau về “Tính an toàn và bảo mật”. Theo Honei và Nasim (2009), an toàn/
bảo mật là mức độ tin tưởng rằng một tổ chức sẽ xử lý các giao dịch an toàn và bảo
mật các thông tin cá nhân và nó được đo lường theo 3 biến (lo lắng an toàn, tin cậy và
bảo mật). Còn theo Littler (2006), khẳng định rủi ro bảo mật xảy ra khi người sử dụng
lo lắng khi chuyển tiền từ tài khoản của họ và các thông tin cá nhân của họ sẽ bị người
khác biết khi họ không cho phép. Theo Wadie và Mohamed (2014), an toàn và bảo
mật được đo lường theo 5 biến gồm tin tưởng công nghệ, bảo mật riêng tư, như giao
dịch tại quầy, bảo vệ tài chính và sự an toàn.
Trong bài nghiên cứu này, “Tính an toàn và bảo mật” là mức độ tin tưởng của
người sử dụng rằng các thông tin cá nhân được bảo mật và tài chính an toàn khi sử
dụng công nghệ tài chính trong thanh toán.
Sự tự chủ
“Sự tự chủ” được định nghĩa là khả năng, là nhận thức về khả năng của một
người khi sử dụng máy tính, điện thoại thông minh, và Internet hay nói cách khác đó là
Trư
ờng
Đa
̣i h
̣c K
inh
tế H
uế
30
khả năng hoàn thành công việc của một người với kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân
người đó. Theo nghiên cứu của Davis (1989) cho rằng sự tự chủ có tác động đến nhận
thức dễ sử dụng. Hay một nghiên cứu khác do Igbaria và Iivari (1995) phát triển cũng
đưa ra kết luận rằng sự tự chủ có ảnh hưởng đến đến sự dễ dàng cảm nhận, hữu ích
cảm nhận. Sự ảnh hưởng đó có thể chứng minh trong thực tế khi mà con người càng sử
dụng các thiết bị thông tin hay Internet thành thạo thì người đó cũng sẽ tiến hành giao
dịch một cách dễ dàng qua các thiết bị này hay trong nghiên cứu “Ảnh hưởng của máy
tính tự hiệu quả và mô hình TAM đến ý định sử dụng Internet Baking”.
Sự thuận lợi
“Thuận lợi” là nhân tố quan trọng trong việc khách hàng quyết định sử dụng
công nghệ mới. Theo Liao và Cheung (2002), “Thuận lợi” là việc khách hàng có thể
thực hiện đa dạng dịch vụ ngân hàng bất kể lúc nào 24/7, bất kể ở đâu trên thế giới và
tiết kiệm thời gian. Còn theo Sharman (2006), thì thuận lợi của khách hàng sử dụng
dịch vụ không chỉ là có thể truy cập mọi lúc 24/7, tiết kiệm thời gian mà nó còn giúp
khách hàng biết thêm nhiều dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của họ và các nhu cầu được thực
hiện một cách thuận lợi.
“Sự thuận lợi” ở đây phản ánh việc khách hàng có thể thanh toán chính xác các
giao dịch bất kỳ lúc nào, dù đang ở bất cứ nơi đâu cũng như việc dễ dàng truy cập và
thoát khỏi hệ thống Fintech khi thanh toán.
Chuẩn chủ quan
“Chuẩn chủ quan” được định nghĩa là nhận thức của một cá nhân về việc những
người quan trọng đối với họ nghĩ rằng họ nên thực hiện hành vi hay không theo Davis,
Bagozzi và Warshaw (1989). Còn theo Ajzen (1975), “Chuẩn chủ quan” là những tác
động từ những nhóm tham chiếu mà người đó chịu ảnh hưởng. “Chuẩn chủ quan” có
cấu trúc tương tự như nhân tố ảnh hưởng xã hội trong mô hình: ảnh hưởng xã hội
(MPCU), Hình ảnh (IDT). Nhân tố ảnh hưởng xã hội trong các nghiên cứu về Internet
Banking ở Malaysia của Foon và cộng sự (2011), ở Jordan của Koloud và Ghaith
(2013) sử dụng 4 biến quan sát gồm sự ảnh hưởng của người ảnh hưởng hành vi,
người quan trọng, người quản lý, hỗ trợ của ngân hàng.
Trư
ờn
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
31
Trong nghiên cứu này, “Chuẩn chủ quan” là việc những người xung quanh và yếu
tố bên ngoài có ảnh hưởng tới cảm nhận và sử dụng Fintech trong thanh toán.
Tổng hợp các giả thiết được đưa ra trong nghiên cứu này bao gồm:
Giả thiết H1: “Sự hữu ích” của sản phẩm dịch vụ càng cao thì khả năng chấp nhận
và “Quyết định sử dụng” dịch vụ cũng tăng theo.
Giả thiết H2: “Tính dễ sử dụng” có ảnh hưởng thuận chiều đối việc chấp nhận và sử
dụng Fintech trong thanh toán của khách hàng.
Giả thiết H3: “Tính an toàn và bảo mật” của dịch vụ Fintech trong thanh toán
càng lớn thì khả năng khách hàng cá nhân tiếp nhận sử dụng dịch vụ đó càng cao.
Giả thiết H4: “Sự tự chủ” của khách hàng đối với các dịch vụ Fintech càng lớn thì
khả năng khách hàng tiếp nhận công nghệ đó càng lớn.
Giả thiết H5: “Sự thuận lợi” của các dịch vụ công nghệ tài chính có ảnh hưởng
thuận chiều đối với khả năng tiếp nhận dịch vụ của khách hàng.
Giả thiết H6: “Chuẩn chủ quan” có ảnh hưởng thuận chiều đối với quyết định sử
dụng Fintech trong thanh toán của khách hàng cá nhân.
1.5.3. Xây dựng thang đo
Tác giả xây dựng các thang đo nghiên cứu gồm 8 nhân tố với 24 mục hỏi. Thang
đo được trình bày chi tiết ở bảng dưới đây:
Bảng 1.3. Thang đo nghiên cứu
Các nhân tố Nguồn
Sự hữu ích (HI)
HI1 Thanh toán qua Fintech rất tiện ích
Chan và Lu (2004);
Liao và Cheng (2002);
Wang và cộng sự
(2006); Davis và cộng
sự (1989)
HI2 Thực hiện nhiều, đa dạng các dịch vụ thanh toán (điện,
nước, Internet, ...) khi thanh toán qua Fintech
HI3 Thanh toán qua Fintech tiết kiệm thời gian và chi phí
giao dịch
HI4 Fintech giúp thanh toán tự động
Tính dễ sử dụng (DSD)
DSD1 Dễ dàng học cách sử dụng, có hướng dẫn chi tiết để
thực hiện và truy cập
Kalinic và Marinkovic
(2015); Phạm Thị Minh
Lý và Bùi Ngọc Tuấn
Anh (2012)
DSD2 Fintech có giao diện đơn giản, rõ ràng
DSD3 Tôi dễ dàng truy vấn thông tin
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
32
DSD4 Tôi thực hiện thao tác đơn giản, nhanh chóng
Tính an toàn và bảo mật (AT)
AT1 Thông tin cá nhân, thông tin tài khoản và các giao dịch
được bảo mật cao nhất Ozdemir (2008); Wang
và cộng sự (2006);
Littler (2006);
Wadie và Mohamed
(2014)
AT2 Ít khi gặp trục trặc kỹ thuật khi thực hiện thanh toán
qua Fintech
AT3 Nếu sự cố xảy ra, ít khi gây tổn thất tài chính và xử lý
nhanh chóng
AT4 Được pháp luật đảm bảo an toàn
Sự tự chủ (TC)
TC1 Tôi sử dụng thành thạo thiết bị công nghệ thông minh
(Smart phone, PC, Laptop, ) Bahari và cộng sự,
(2012); Igbaria và Iivari
(1995)
TC2 Tôi truy cập Internet thường xuyên (ít nhất là 1h/ngày)
TC3 Tôi thường xuyên thực hiện thanh toán online (ít nhất
là 1 lần/ngày)
Sự thuận lợi (TL)
TL1 Tôi dễ dàng đăng nhập hoặc thoát khỏi hệ thống khi
thanh toán qua Fintech Liao và Cheung (2002);
Sharman (2006);
Jayarman (2012)
TL2 Fintech giúp tôi có thể tiến hành thanh toán mọi nơi
mọi lúc (24/7)
TL3 Thanh toán qua Fintech rất chính xác
Chuẩn chủ quan (CCQ)
CCQ1 Tôi sử dụng Fintech trong thanh toán vì chịu ảnh
hưởng của phương tiện truyền thông
Foon và cộng sự,
(2011); Koloud và
Ghaith (2013); Nguyễn
Mạnh Hà và Bùi Hải
Yến (2013); Dong
(2009)
CCQ22 Những người có ảnh hưởng với tôi (như gia đình, bạn
bè...) cho rằng tôi nên sử dụng Fintech trong thanh
toán
CCQ3 Tôi sử dụng Fintech trong thanh toán vì những người
xung quanh tôi sử dụng nó
Quyết định sử dụng Fintech (QĐ)
QĐ1 Tôi chắc chắn sử dụng Fintech trong thanh toán
Lê Thị Kim Tuyết
(2011)
QĐ2 Tôi sẽ sử dụng Fintech khi có nhu cầu
QĐ3 Tôi sẽ giới thiệu Fintech trong thanh toán cho người
quen sử dụng
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Trư
ờ g
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
33
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
SỬ DỤNG FINTECH TRONG THANH TOÁN CHO KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1.Thực trạng sử dụng Fintech trong thanh toán tại Việt Nam và trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Các dịch vụ, ứng dụng của Fintech mang đến nhiều lợi ích cho người dùng.
Chẳng hạn khi khách hàng thanh toán qua các dịch vụ ngân hàng điện tử, ví điện tử,
thanh toán qua thẻ,... khách hàng sẽ được hưởng nhiều lợi ích như chi phí thời gian,
thực hiện giao dịch mọi nơi mà không phải trực tiếp đến ngân hàng, giảm thiểu được
các rủi ro như trộm cắp, nhầm lẫn khi đếm tiền,...như khi sử dụng tiền mặt để thanh
toán. Mặt khác khi khái niệm Fintech ngày càng trở nên gần gũi hơn với nhiều khách
hàng thì tình hình sử dụng dịch vụ này sẽ có sự biến động hằng năm. Cụ thể:
2.1.1. Thực trạng sử dụng Fintech tại Việt Nam
Vào năm 2017, thị trường Fintech tại Việt Nam có giá trị giao dịch đạt 4,4 tỷ
USD. Hiện tại có hơn 154 công ty thực hiện hoạt động kinh doanh trong mảng Fintech
tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển Công nghệ ngân hàng
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm 37 công ty trong lĩnh vực thanh
toán, 25 công ty trong mảng cho vay; 22 công ty chuyên về Blockchain,
Cryptocurrency và Remittance. Khoảng 70% các công ty này có vốn đầu tư từ nước
các nước phát triển như Nhật Bản, Úc, Pháp, Anh, Trung Quốc,...Để cung cấp sản
phẩm, dịch vụ cũng như nâng cao chất lượng ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam,
72% các công ty Fintech ở nước ta hợp tác với ngân hàng.
Thực tế cho thấy Fintech ở Việt Nam phát triển mạnh nhất là trong lĩnh vực thanh
toán. Cụ thể:
+ Thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong quý I năm 2019, hệ thống
thanh toán điện tử liên ngân hàng đã xử lý 37,325 triệu giao dịch, tương ứng với giá trị
gần 20,7 triệu tỷ đồng, tăng 23% về số lượng và 17,8% về giá trị giao dịch so với cùng
kỳ của năm 2018.
Trư
ờng
Đa
̣i o
̣c K
inh
tế H
uế
34
+ Thanh toán điện tử qua Internet có số lượng và giá trị giao dịch tài chính tăng
68,8% và 13,4% so với cùng kỳ năm 2018; số lượng và giá trị giao dịch tài chính qua
kênh điện thoại di động tăng 97,7% và 232,3% so với cùng kỳ năm 2018.
+ Đến cuối tháng 3 năm 2019, có 18.668 ATM và 261.705 POS trên toàn quốc phục
vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Hơn 40 triệu người Việt Nam trưởng thành trên 15 tuổi
đã có tài khoản ngân hàng, 78 tổ chức đã triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet, 44 tổ
chức triển khai dịch vụ thanh toán điện thoại di động. Giá trị giao dịch quý II/2019 qua
Internet banking là 9.500 nghìn tỷ đồng và Mobile banking là 1.760 nghìn tỷ đồng.
+ Ví điện tử xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2008 với mục đích giúp người bán
và người mua kết nối dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng với nhau trong thời buổi phát
triển nhanh của thương mại điện tử. Đến năm 2009, có 6 công ty đã được Ngân hàng
Nhà nước cấp phép đưa ứng dụng ví điện tử vào thanh toán bao gồm: M-Service,
VietUnion (Payoo), Smartlink, VNPay,VinaPay, MobiVi.
Sau 9 năm, theo công bố của Ngân hàng nhà nước, tính đến ngày 31/12/2018 trên
thị trường có 23 loại ví điện tử tại Việt Nam, số lượng tài khoản ví điện tử có liên kết
với tài khoản ngân hàng là 4,42 triệu tài khoản. Số lượng đơn vị chấp nhận thanh toán
qua ví điện tử là 10.000 đơn vị. Mỗi năm có khoảng 60 triệu giao dịch thông qua ví
điện tử và giá trị trung bình mỗi giao dịch là 200.000 đồng.
Hiện nay, Ví điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam là Ví điện tử Momo. Đây là ứng dụng
ra đời từ tháng 10/2007, và đến nay Ví Momo đã có hơn 10 triệu người dùng với hơn 100
tiện ích trong các chức năng chuyển tiền, thanh toán,... Đồng thời Momo cũng đã tích liên
kết được với 24 ngân hàng trong nước và hệ thống thẻ Visa, MasterCard và JCB quốc tế.
Phân khúc lớn thứ 2 thị trường Fintech tại Việt Nam là cho vay ngang hàng
(Lending P2P) hơn 20 công ty khởi nghiệp, bao gồm Tima, Growth Wealth,...Với 17
startup Blockchain còn tiền điện tử đang xếp hạng ở vị trí thứ 3. Bên cạnh đó, thị
trường cũng đang phát triển các lĩnh vực khác như gọi vốn cộng đồng, nền tảng so
sánh, ngân hàng số,...
2.1.2. Thực trạng sử dụng Fintech tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Ông Châu Khắc Thái, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thừa
Thiên Huế đã đánh giá rằng: “Trên địa bàn tỉnh đã phát triển hệ thống ATM, các dịch vụ
ngân hàng trực tuyến với nhiều tiện ích đáp ứng yêu cầu của khách hàng, sắp xếp hợp
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
35
lý, hiệu quả mạng lưới máy giao dịch tự động ATM, thiết bị POS phù hợp, đáp ứng nhu
cầu sử dụng của khách hàng. Các ngân hàng tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ
thanh toán, chất lượng mạng lưới ATM, POS dùng chung, thanh toán POS trên thiết bị
di động (mPOS), tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân sử dụng dịch vụ thẻ”.
Tính đến tháng 3/2018, tình Thừa Thiên Huế đã có 238 máy ATM phân bổ trên
toàn tỉnh với 946.000 thẻ thanh toán đang lưu hành và có 1.303 máy POS đặt tại các
siêu thị, cửa hàng,...
Đặc biệt, 15 Ngân hàng thương mại và 4 trung gian thanh toán trên địa bàn tỉnh đã
ký kết hợp tác với Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế trong hoạt động thu tiền điện của
người dân trên địa bàn tỉnh bằng các hình thức ATM, POS, Internet banking, qua điện
thoại di động.
Tất cả các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đều đã thực
hiện nhiều ứng dụng công nghệ, lắp đặt các hệ thống phục vụ hoạt động của khách
hàng như Internet banking, Mobile banking, SMS banking,hỗ trợ khách hàng thanh
toán nhanh chóng, tiện lợi và an toàn.
Còn đối với dịch vụ Ví điện tử: Ví điện tử đã xuất hiện nhiều trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây, tuy nhiên với phần đông người dân trên
địa bàn ví điện tử vẫn còn là một dịch vụ mới mẻ.
2.1.3. Chính sách về Fintech tại Việt Nam
Hiện tại Việt Nam đã có những chính sách phát triển Fintech. Cụ thể:
- Chính sách thuế ưu đãi đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ
thông tin. Theo Nghị quyết 41/NQ-CP năm 2016, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực FinTech được hưởng chính sách ưu đãi thuế. Đồng thời, Chính phủ quan tâm và thực
hiện nhiều chương trình, đề án hỗ trợ các công ty Fintech khởi nghiệp.
- Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 – 2020
(Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014): Quyết định này đưa ra nhằm mục đích
tổng quát là “Xây dựng cơ sở hạ tầng cho sự phát triển của thương mại điện tử; thực
hiện thông tin tuyên truyền, mở rộng hiểu biết về thương mại điện tử; giáo dục đào tạo,
bồi dưỡng nguồn lực về con người cho thương mại điện tử; phát triển, đa dạng hóa các
sản phẩm thương mại điện tử; mở rộng hợp tác quốc tế về thương mại điện tử. Đồng
thời quyết định này cũng đưa ra những mục tiêu cụ thể mà Chương trình phát triển
thương mại điện tử quốc gia đến năm 2020 cần đạt được về kết cấu hạ tầng và môi
Trư
ờ
Đa
̣i ho
̣c K
nh t
ế H
uế
36
trường ứng dụng thương mại điện tử. Quy định cụ thể những đối tượng có liên quan,
nội dung thực hiện và nguồn kinh phí thực hiện.
- Đề án Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế (Quyết định
số 1726/QĐ-TTg ngày 05/9/2016): Đưa ra mục tiêu tổng quát, các mục tiêu cụ thể đến từ
năm 2016 đến 2020, chỉ đạo 6 nguyên tắc thực hiện và đồng thời đưa ra 7 nhóm giải pháp
để thực hiện mục tiêu nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Đề án này có nội
dung cơ bản là những thành quả đạt được của ngành Ngân hàng trong việc tạo điều kiện
cho kinh tế phát triển, cụ thể là ngành ngân hàng đã cung ứng sản phẩm dịch vụ phát triển
đa dạng phong phú, có sản phẩm đã bắt kịp trình độ hiện đại của thế giới; sản phẩm dịch
vụ ngân hàng được có chất lượng ngày càng được cải thiện, hiện đại, hữu ích, giúp người
dùng tiết kiệm thời gian và chi phí, và có thể thực hiện giao dịch mọi lúc mọi nơi; tần suất
sử dụng dịch vụ của ngân hàng ngày càng nhiều.
- Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025
(Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016). Đề án tập trung vào giúp đỡ các Tổ
chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp như là Vườn ươm, các đơn vị truyền thông về khởi
nghiệp,...Bên cạnh đó, đề án cũng đưa ra chỉ đạo, hướng dẫn cho các Bộ, các ngành và
địa phương công tác thực hiện Đề án tại địa phương.
- Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 -
2020 (Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016). Nội dung chính của đề án đưa
ra bao gồm: Thực hiện hoàn thiện chính sách pháp lý phát triển việc thanh toán không
dùng tiền mặt tại Việt Nam; Nâng cấp; Xây dựng, phát triển các hệ thống và dịch vụ
thanh toán bán lẻ; mở rộng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng; Đổi mới Hệ
thống bù trừ và quyết toán chứng khoán; Làm mới hệ thống thanh quyết toán trên thị
trường tiền tệ và ngoại tệ liên ngân hàng; Giám sát và áp dụng các tiêu chuẩn cho các
hệ thống thanh toán theo các tiêu chí và chuẩn mực quốc tế; Đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt.
- Thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính (Quyết định số 328/QĐ-
NHNN ngày 16/3/2017). Ban Chỉ đạo được thành lập gồm 10 thành viên là lãnh đạo
của Cơ quan Thanh tra Giám sát của Ngân hàng Nhà nước và Công ty cổ phần Thanh
toán Quốc gia Việt Nam. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính
T ư
ờng
Đa
̣i o
̣c K
inh
tế H
uế
37
là đề xuất các chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm và trình Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước phê duyệt; đưa ra các chiến lược phát triển Fintech; đề xuất các biện
pháp hoàn thiện hành lang pháp lý cũng như hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam.
- Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo,
tiền điện tử, tiền ảo (Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/8/2017): Đề án đư...iết bị công nghệ cũng như thông tin còn chưa đáp ứng được
yêu cầu phát triển. Để phát triển Fintech đòi hỏi một hệ thống thiết bị công nghệ tiên
tiến, hiện đại, với tính bảo mật, an toàn thông tin cao nhưng trên thực tế hệ thống thiết
bị tại Việt Nam chưa đủ điều kiện như vậy. Các vụ tin tặc đánh cắp thông tin mạng,
lừa đảo chiếm đạt tài sản vẫn diễn ra trên thực tế.
- Công ty Fintech khó khăn trong quản lý kinh doanh và mô hình kinh doanh.
Fintech là ứng dụng của công nghệ vào lĩnh vực tài chính để phát triển, mà các starup
công nghệ này thường đa phần là các bạn trẻ, họ chưa có nhiều kinh nghiệm trong
quản lý. Do đó, không có nhiều công ty khởi nghiệp tìm được hướng đi lâu dài.
- Thói quen dùng tiền mặt trong chi tiêu cao. Tiền mặt là phương thức chủ yếu mà
người dân nước ta quen dùng cho thanh toán. Hiện nay có đến 90% người mua hàng
qua mạng trả bằng tiền mặt theo ông Lê Hải Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại
điện tử. Lý do người dân vẫn còn sử dụng tiền mặt trong việc thanh toán ở tỷ lệ cao là
do nhiều nguyên nhân: người dân còn e dè trong việc tiếp cận công nghệ mới, e ngại
những rủi ro bảo mật có thể xảy ra cũng như cơ sở hạ tầng cho thanh toán chủ yếu tập
trung ở thành phố còn nông thôn lại rất ít.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
62
3.2.Cơ sở đề xuất giải pháp
- Thông qua việc sử dụng bảng khảo sát 154 khách hàng, kết hợp phân tích định
lượng bằng SPSS 20, nghiên cứu này cho thấy “Quyết định sử dụng” dịch vụ Fintech
trong thanh toán của khách hàng cá nhân tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng
của các nhóm nhân tố “Sự hữu ích”, “Tính an toàn và bảo mật”, “Tính dễ sử dụng”, “Sự
thuận lợi” và “Chuẩn chủ quan” đều có ảnh hưởng tích cực, trong đó “Sự hữu ích” là
nhóm nhân tố có tác động mạnh nhất. Điều này được thể hiện ở mô hình hồi quy:
QĐ = 0,485.HI + 0,349.AT + 0,284.DSD + 0,253.TL + 0,211.CCQ
- Kết quả phân tích sự khác nhau trong đánh giá của khách hàng có đặc điểm nhân
khẩu học riêng đối với các nhóm nhân tố cũng là một cơ sở để đưa ra các giải pháp để
hoàn thiện Fintech trong thanh toán tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Cụ thể được trình bày ở
bảng dưới đây:
Bảng 2.11. Tổng hợp sự khác biệt trong đánh giá nhân tố của các nhóm khác nhau
Chỉ tiêu phân nhóm Nhóm nhân tố khác biệt
Độ tuổi “Tính an toàn và bảo mật”, “Tính dễ sử dụng”, “Sự hữu ích”
Nghề nghiệp “Sự hữu ích”, “Sự thuận lợi”
Thu nhập “Chuẩn chủ quan”
Khách hàng đã sử dụng và chưa sử dụng “ Sự hữu ích” , “Tính dễ sử dụng”
(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
- Những hạn chế trong chính sách phát luật hiện hành về Fintech nói chung và
Fintech trong thanh toán nói riêng.
- Tình hình sử dụng và dự báo phát triển Fintech trong thanh toán hiện tại của
khách hàng cá nhân.
3.3.Giải pháp phát triển dịch vụ Fintech trong thanh toán
3.3.1. Giải pháp đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ Fintech trong thanh toán
Giải pháp tăng cường “Sự hữu ích”
Như kết quả phân tích hồi quy thì nhóm nhân tố “Sự hữu ích” là nhân tố quan
trọng nhất ảnh hưởng đến “Quyết định sử dụng” Fintech trong thanh toán của khách
hàng cá nhân. Để phát triển dịch vụ Fintech, các nhà cung ứng dịch vụ này có chiến
lược nâng cao “Sự hữu ích”của dịch vụ.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
63
- Điểm mấu chốt ở đây là phải thay đổi thói quen thanh toán trực tiếp bằng tiền
mặt của khách hàng để cho họ nhận thấy dịch vụ Fintech là rất tiện ích, tiết kiệm thời
gian chi phí. Do đó, chính sách các nhà cung cấp dịch vụ này phải ưu tiên là chỉ dẫn
cho khách hàng về dịch vụ. Cụ thể các bên cung cấp phải tạo ra được hệ thống các
trang web trực tuyến để hướng dẫn, cung cấp thông tin và giới thiệu cho khách hàng
những “Sự hữu ích” mà dịch vụ đem đến cho họ.
- Thị trường tài chính hiện nay cho thấy, các nhà cung ứng dịch vụ Fintech đang
cung ứng các dịch vụ tương tự và thậm chí có thể nói là khá giống nhau mà chưa có nhiều
cải biến mang tính đột phá. Cụ thể, các ngân hàng thương mại đều có dịch vụ E – banking
thực hiện các chức năng giống nhau, các công ty cung cấp ví điện tử cũng như thế. Điều
này sẽ khiến cho khách hàng nhanh chóng trở nên quen thuộc với các dịch vụ, nhanh
chóng chán và chuyển qua dùng dịch vụ của nhà cung ứng khác có hệ thống thanh toán
nhanh hơn, chính xác hơn và chi phí thấp hơn. Vì vậy các đơn vị cung ứng dịch vụ cần
không ngừng cải tiến, hoàn thiện, sáng tạo hơn trong các dịch vụ cho khách hàng, làm đa
dạng hơn các hình thức thanh toán.
Như vậy để có thể lôi cuốn được khách hàng mới cũng như tăng cường sự trung
thành của khách hàng hiện tại thì các đơn vị cung ứng dịch vụ Fintech phải tích hợp
thêm nhiều tiện ích mới trên các sản phẩm hiện tại để đáp ứng nhu cầu thanh toán đa
dạng của khách hàng. Cụ thể: đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các ngân hàng, các công
ty doanh nghiệp cung cấp hàng hóa dịch vụ, các trung tâm thương mại, các tổ chức về
công nghệ thông tin để tăng các tiện ích thanh toán.
Giải pháp nâng cao “Tính an toàn và bảo mật”
Để khách hàng đánh giá cao hơn về “Tính an toàn và bảo mật” của dịch vụ thì các
nhà cung ứng cần tăng cường cảm nhận của khách hàng về “Tính an toàn và bảo mật”
khi thực hiện các giao dịch bằng cách:
- Các bên cung ứng phải có kế hoạch nâng cấp, chú trọng đầu tư vào hệ thống bảo
mật công nghệ, đặc biệt những công nghệ bảo mật, thanh toán mới có tính bảo mật cao
từ những quốc gia tiên tiến trên thế giới, tăng cường sự hỗ trợ từ các chuyên gia, đối
tác trong việc sử dụng công nghệ.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
64
- Thực hiện tốt chính sách, quy định của Nhà nước về an toàn và bảo mật trong
giao dịch Internet.
- Tạo niềm tin cho khách hàng bằng cách cam kết hoàn tiền lại cho khách hàng
nếu sự cố xảy ra đối với khách hàng. Biện pháp này đã được nền tảng thanh toán điện
tử Alipay của Alibaba thực hiện, khi Jack Ma cam kết rằng: “Để xây dựng niềm tin,
chúng tôi cam kết với người dùng, nếu họ dùng Alipay mà mất 1 USD, tôi sẽ đền 1
USD, còn nếu mất 1 triệu USD chúng tôi sẽ đền 1 triệu USD". Với lời cam kết như
vậy, Jack Ma đã đưa Alipay trở thành một trong 6 ví điện tử đình đám nhất thế giới.
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách hàng trong giao dịch về
cách thức mã hóa, cách thức xác nhận để ngăn ngừa, hạn chế việc đánh cắp thông tin,
gian lận trong giao dịch để tăng mức độ tin tưởng của khách hàng.
- Thực hiện thường xuyên việc cảnh báo, khuyến cáo với khách hàng: không cung
cấp mật khẩu, tên đăng nhập của mình cho bất kỳ ai, không truy cập vào những đường
link lạ và không có uy tín, không đăng nhập tài khoản của mình vào điện thoại của
người khác, trong điện thoại của khách hàng nên phải có phần mềm diệt vi rút, khách
hàng cũng phải đăng ký mã OTP,...
Giải pháp nâng cao “Tính dễ sử dụng”
Để nâng cao “Tính dễ sử dụng” sẽ gia tăng sự chấp nhận sử dụng dịch vụ đối với
khách hàng chưa sử dụng và gia tăng mức độ sử dụng đối với khách hàng đã sử dụng,
các giải pháp cho đơn vị cung ứng bao gồm:
- Nâng cao chất lượng dịch vụ để góp phần tăng cường cảm nhận của khách hàng
về đặc điểm dễ sử dụng của dịch vụ.
- Xây dựng một trang web đáp ứng đầy đủ yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng, giao
diện rõ ràng, các thao tác nhanh chóng và dễ thực hiện, ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, có
thể bao gồm nhiều ngôn ngữ và tương thích với các thiết bị kết nối nhưng vẫn phải
đảm bảo an toàn.
- Có hướng dẫn chi tiết, cụ thể các thao tác, cách thực hiện chi tiết từng loại giao
dịch. Các hướng dẫn này có thể thực hiện bằng video để khách hàng dễ thực hiện vì có
thao tác thực kèm theo.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
65
Giải pháp nâng cao “Sự thuận lợi”
Để thực hiện tăng cường “Sự thuận lợi” của dịch vụ các nhà cung ứng có thể thực
hiện các giải pháp sau:
- Thực hiện triển khai cách đăng nhập dễ dàng hơn, chẳng hạn đăng nhập bằng
mã vân tay hay mặt người thay vì phải nhập mật khẩu và tên tài khoản như trước.
- Các đơn vị cung ứng dịch vụ Fintech phải thường xuyên nâng cấp hệ thống các
dịch vụ của mình, đầu tư công nghệ hiện đại, cung cấp sản phẩm thống nhất trên các
kênh phân phối để đảm bảo tốc độ thực hiện vừa nhanh vừa chính xác.
- Ngoài ra, các nhà cung ứng dịch vụ Fintech cũng phải tăng cường đầu tư cho hệ
thống đường truyền có băng thông rộng, có tốc độ truyền nhanh, dung lượng lớn, bất
cứ lúc nào cũng có thể thực hiện được giao dịch.
Giải pháp phát huy tác động tích cực của nhân tố “Chuẩn chủ quan”
Theo kết quả nghiên cứu, nhân tố “Chuẩn chủ quan” có tác động đến quyết định
sử dụng dịch vụ Fintech trong thanh toán, cho nên tăng cường nhân tố này là tăng
cường khách hàng sử dụng. “Chuẩn chủ quan” trong nghiên cứu sự ảnh hưởng của các
nhân tố bên ngoài đến khách hàng trong quyết định sử dụng bao gồm ảnh hưởng của
phương tiện truyền thông, của những ngưởi xung quanh đối với quyết định của họ.
Mặc dù theo kết quả phân tích “Chuẩn chủ quan” có ảnh hưởng yếu nhất đến “Quyết
định sử dụng” Fintech tuy nhiên không phải vì điều đó mà các nhà cung cấp bỏ qua
điều này. Các nhà cung cấp vẫn phải quan tâm phát huy yếu tố này để tăng khách hàng
mới và tăng mức độ sử dụng đối với khách hàng đã sử dụng. Nhà cung cấp bằng cách
gia tăng chất lượng dịch vụ: thanh toán chính xác, mọi lúc mọi nơi, an toàn và bảo mật
cao, hữu ích,...để tạo lòng tin ở khách hàng hiện tại. Điều này làm cho khách hàng hài
lòng với dịch vụ và chia sẻ cho những người khác cùng sử dụng. Truyền thông bằng
giới thiệu của những người đã sử dụng là cách thức hiệu quả, không tốn chi phí mà
lượng khách hàng lại tăng nhanh.
Giải pháp Marketing phù hợp với đối tượng khách hàng
Theo kết quả nghiên cứu thì có sự khác nhau trong đánh giá của khách hàng có đặc
điểm nhân khẩu khác nhau đối với các nhóm nhân tố, do đó để thị phần, mức độ trung
thành cũng như mức độ sử dụng thì các nhà cung cấp cần có chiến lược Marketing, quảng
bá, giới thiệu về dịch vụ cũng như các tính năng của nó một cách cụ thể để phổ biến hóa
việc sử dụng FinTech trong thanh toán của khách hàng cá nhân. Cụ thể:
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
66
- Đối với những khách hàng chưa sử dụng: các nhà cung cấp thực hiện tăng
cường quảng cáo trên các mạng xã hội, trên các phương tiện đại chúng như Facebook,
Gmail, tivi, báo chí, tờ rơi quảng cáo.
- Đối với khách hàng đã sử dụng: giới thiệu đến những khách hàng này những
tiện ích của dịch vụ qua gmail, tin nhắn điện thoại vì khi đăng ký sử dụng dịch vụ
khách hàng đã khai báo những thông tin này. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo,
hội nghị khách hàng nâng cao nhận thức của họ về các đặc tính ưu việt của sản phẩm,
trả lời trực tuyến 24/7 về cách sử dụng và hướng dẫn khi khách hàng xảy ra sự cố.
- Tổ chức các chương trình dùng thử miễn phí cho khách hàng trong một khoảng
thời gian nhất định (chẳng hạn: 1 tháng) mang đến trải nghiệm thực tế, tăng cảm nhận
của người dùng đối sản phẩm, dịch vụ để đưa ra quyết định sử dụng chính thức. Ngoài
ra có thể đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, khuyến khích khách hàng đăng
kí sử dụng theo nhóm bạn bè, người thân hay đồng nghiệp để được hưởng các mức phí
ưu đãi.
- Đào tạo đội ngũ nhân viên tiếp thị có đầy đủ kiến thức về sản phẩm, kỹ năng
giao tiếp thuyết phục tốt, đáp ứng được nhu cầu của chiến dịch truyền thông.
3.3.2. Khuyến nghị với Cơ quan quản lý
Hệ sinh thái cho hoạt động Fintech bao gồm:
(1) Các công ty khởi nghiệp Fintech: Đây là các tổ chức hoạt động với chi phí
thấp, chủ yếu cung cấp dịch vụ cho khách hàng cá nhân, do đó có ảnh hưởng mạnh mẽ
đến các dịch vụ tài chính.
(2) Các nhà phát triển công nghệ: Các công ty Fintech cần có nền tảng hạ tầng kỹ
thuật số như viễn thông, công nghệ thông tin để thực hiện hoạt động của mình, do đó
các công ty phát triển công nghệ cung cấp các cơ sở vật chất cũng là một thành phần
quan trọng trong hệ sinh thái Fintech.
(3) Các cơ quan quản lý chính sách: Nếu không có hành lang pháp lý, các điều
khoản quy định những điều được làm và không được làm thì tất cả các lĩnh vực của
đời sống kinh tế xã hội sẽ hỗn loạn, chồng chéo lên nhau nên các nhà quản lý chính
sách là một phần không thể thiếu để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho Fintech.
(4) Khách hàng của Fintech: Gồm cá nhân và tổ chức có nhu cầu sử dụng dịch vụ
Fintech.
(5) Các tổ chức tài chính truyền thống bao gồm các ngân hàng, công ty bảo hiểm,
Trư
ờ g
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
67
công ty chứng khoán, nhà đầu tư mạo hiểm.
Nếu có một hệ sinh thái hoàn chỉnh, đồng bộ, cân đối sẽ là điều kiện tốt nhất cho
Fintech phát triển. Do đó, để phát triển Fintech trong thanh toán cho khách hàng cá nhân,
ngoài nỗ lực rất lớn từ các đơn vị cung ứng dịch vụ thì việc hoàn thiện, tăng cường sức
mạnh cho các thành phần còn lại của hệ sinh thái này cũng là yếu tố quyết định đến sự
thành bại của Fintech. Để làm được điều đó, tác giả khuyến nghị một số giải pháp đối với
các nhà quản lý chính sách trong phát triển Fintech trong thanh toán dưới đây:
Bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách cho hoạt động Fintech trong thanh toán
Với những hạn chế trong hành lang pháp lý phát triển Fintech hiện nay tại Việt
Nam, yêu cầu quan trọng nhất, yêu cầu cấp bách nhất hiện nay để phát triển hoạt động
Fintech nói chung và lĩnh vực thanh toán nói riêng là hoàn thiện đầy đủ khung pháp lý,
cơ chế, chính sách trong hoạt động Fintech.
- Ban hành các quy định cụ thể về mô hình hoạt động kinh doanh của các đơn vị
cung ứng dịch vụ Fintech; làm rõ tư cách pháp lý, cơ cấu tổ chức, mô hình hoạt động,
quyền lợi, nhiệm vụ cũng như chức trách của các đối tượng có liên quan đến các đơn
vị này. Đưa ra các quy định để một đơn vị cung ứng dịch vụ Fintech được thành lập và
đi vào hoạt động. Những quy định này bao gồm các điều kiện phi tài chính và điều
kiện tài chính, yêu cầu để trở thành người đại diện theo pháp luật cho đơn vị, cách thức
tổ chức hoạt động và quản lý,
- Quy định cho phép các đơn vị cung cấp dịch vụ Fintech thử nghiệm sản phẩm
hoặc dịch vụ tài chính trong một thời gian nhất định trước khi được cấp phép đi vào sử
dụng chính thức, nhằm mục đích tạo điều kiện cho các các đơn vị kiểm tra sản phẩm
của mình, xem xét bổ sung các yếu tố còn thiếu, chứng tỏ được năng lực cung ứng
dịch vụ của mình để đưa sản phẩm, dịch vụ đi vào sử dụng với hiệu quả lớn nhất.
Quy định này đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, vào tháng 02/2017
Thái Lan cho phép đơn vị cung ứng dịch vụ thử nghiệm trong thời gian 1 năm mà
không phải tuân thủ các yêu cầu cấp phép. Sau thời gian thử nghiệm để có đủ các tiêu
chuẩn, đơn vị đó bắt buộc phải chứng minh được nguồn nhân lực và vốn đáp ứng được
yêu cầu của cung cấp "dịch vụ tài chính sáng tạo". Các công ty này chỉ được cấp giấy
phép kinh doanh khi dịch vụ thử nghiệm thành công.
- Đồng thời đưa ra các quy định về tiêu chuẩn bắt buộc của sản phẩm, dịch vụ, mô
hình kinh doanh, các loại hình hoạt động để các công ty Fintech hoạt động một cách
Trư
ờ g
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
68
minh bạch.
- Xây dựng chính sách miễn, giảm thuế, chính sách hỗ trợ và tạo môi trường đầu
tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech phát triển.
Tại Trung Hoa đã ban hành mức 15% cho các “Doanh nghiệp công nghệ cao
mới”, giảm 10% so với mức bình thường là 25% (EY, 2017). Tại Thái Lan, vào tháng
2/2017, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 5 năm cho các doanh nghiệp mới thành lập
khi đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định (Financial Institution HUB, 2017).
- Xây dựng các quy định pháp lý mềm dẻo, linh động thích hợp với nhiểu loại đối
tượng, ngành nghề, lĩnh vực, khu vực nhất định để khuyến khích thanh toán không
dùng tiền mặt đặc biệt là đối với tâm lý, thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán
của người dân Việt Nam còn nặng nề.
Thụy Điển là ví dụ minh họa cho giải pháp này, quốc gia này vẫn duy trì hệ thống
cửa hàng có dịch vụ thanh toán bằng tiền mặt và không dùng tiền mặt để phù hợp với
người cao tuổi, người già ít khả năng thích nghi và chấp nhận công nghệ mới. Đi kèm
với đó, Nhà nước và các đơn vị cung cấp dịch vụ có chính sách ưu đãi và hỗ trợ những
người này để họ dần làm quen việc thanh toán không dùng tiền mặt.
- Thực hiện áp dụng những biện pháp mạnh, mang tính hành chính để quyết liệt
thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đối với một số lĩnh vực, khu
vực nhất định. Thực tiễn quản lý của một số quốc gia đã chứng minh điều này, cụ thể
như: Pháp và Bỉ là một trong những quốc gia đã áp dụng chính sách này từ lâu và đã
đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, cụ thể tỷ lệ thanh toán không tiền mặt trong các
giao dịch của Pháp là 92% và Bỉ là 93%. Tại Pháp và Bỉ, chính phủ các nước này đưa
ra quy định xử phạt mạnh tay nếu người dân vi phạm số tiền mặt tối đa cho phép trong
mỗi giao dịch. Theo đó, Pháp và Bỉ đưa ra quy định nếu giao dịch có giá trị lớn hơn
3.000 EUR thì người dân phải thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; riêng đối với
Bỉ còn quy định nếu vi phạm quy định trên thì số tiền phạt phải chịu là 225.000 EUR,
gấp 75 lần con số giao dịch cho phép.
- Các chính sách, quy định mà Nhà nước đưa ra phải có tính dự báo về xu hướng,
khu vực, lĩnh vực phát triển để điều chỉnh pháp lý linh hoạt, đúng lúc đối với cung ứng
dịch vụ thanh toán thông qua tài khoản của các tổ chức tài chính truyền thống; cung
ứng dịch vụ trung gian thanh toán; các loại hình thanh toán không dùng tiền mặt khác
ngoài ngân hàng; blockchain, các dạng thức tiền ảo như Bitcoin, Ethereum,...Lý do
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
69
giải thích cho điều này là sự phát triển quá nhanh của công nghệ thông tin, thương mại
điện tử, dịch vụ thanh toán xuyên biên giới, giao thương quốc tế, nhu cầu ngày càng đa
dạng của người dân.
- Hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm khuyến khích ứng dụng công nghệ cao,
Blockchain, trí tuệ nhân tạo, Big data hay logistic trong thanh toán không dùng tiền
mặt. Hiện nay, thẻ ATM tại Việt Nam đã trở nên quá quen thuộc, nhưng người dân
chủ yếu dùng thẻ chỉ để rút tiền mặt, còn sử dụng thẻ ATM để thanh toán qua POS
dường như rất ít. Kinh nghiệm của Trung Quốc là đưa ra bộ tiêu chí cho thẻ CHIP,
thiết bị thanh toán thẻ, ban hành các quy định an toàn hoạt động ATM, POS, phòng
chống tội phạm,kết hợp với việc chỉ đạo liên kết nối chặt chẽ giữa thanh toán điện
tử, thanh toán thẻ và thanh toán liên ngân hàng.
Phát triển nguồn nhân lực
Để hoàn thiện hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam, Nhà nước phải đưa ra những
quy định, chính sách cụ thể tạo động lực cho các đơn vị giáo dục đào tạo thực hiện
chức năng nuôi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ hiểu biết chuyên môn và
thực hành ở lĩnh vực công nghệ tài chính.
Tại trường Đại học Quản lý Singapore đã tổ chức chương trình đào tạo về Fintech
như Chứng chỉ Fintech và Sáng tạo về tài chính, Thạc sĩ Công nghệ thông tin trong kinh
doanh,... (Singapore Management University, 2017). Trường đại học Oxford - Anh đã tích
cực nghiên cứu và giảng dạy Fintech cho người học kể cả các công ty Fintech, các nhà
lãnh đạo trong lĩnh vực Fintech tham gia (Business Insider, 2017).
Giải pháp về vấn đề hợp tác
+ Hợp tác giữa các công ty Fintech và ngân hàng
Với lợi thế là công nghệ mới có tính đột phá, tốc độ giao dịch nhanh chóng, thủ
tục đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí, các công ty Fintech đã và đang mang đến
cho hệ thống tài chính ngân hàng nhiều sự mới mẻ. Tuy nhiên các công ty này lại gặp
khó khăn về vốn mở rộng thị phần, nguồn dữ liệu hạn chế, chưa có được sự hỗ trợ về
tuân thủ pháp lý, các quy định về phòng chống rửa tiền,...Trong khi đó, các tổ chức tín
dụng lại có uy tín với khách hàng, tuân thủ pháp luật, một khối dữ liệu khách hàng
“màu mỡ”, nguồn vốn dồi dào mà các công ty Fintech mong muốn nhưng dịch vụ lại
có kênh phân phối truyền thống, chưa có tính mới mẻ, đi chậm trong việc cải tiến công
nghệ. Với những lợi thế cũng như những khó khăn mà hai bên gặp phải, sự kết hợp
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
70
giữa các tổ chức truyền thống và Fintech là điều tất yếu để tận dụng lợi thế của hai bên
nhằm tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, phân tán rủi ro, và giảm các cú sốc tài chính. Sự
hợp tác chiến lược giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ Fintech trong thanh toán như
ngân hàng và công ty Fintech sẽ mang đến những chuyển biến tích cực tới “Sự hữu
ích”, “Sự thuận lợi” và sự tin tưởng của người dùng vào “Tính an toàn và bảo mật” của
dịch vụ, từ đó nâng cao khả năng chấp nhận Fintech trong thanh toán của khách hàng
cá nhân. Ví dụ như: Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng hiện nay
đang hợp tác với công ty Fintech Timo trong cung cấp dịch vụ ngân hàng số, hợp tác
với công ty Moca trong cung cấp dịch vụ thanh toán kỹ thuật số; Ngân hàng Thương
mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam bắt tay hợp tác với đại lý viễn thông của Công ty
Cổ phần Di động Trực tuyến (M_Service) ở khu vực nông thôn cung cấp mô hình dịch
vụ chuyển tiền giá trị nhỏ;...
+ Hợp tác giữa các công ty Fintech và các nhà cung cấp Internet và di động
Cụ thể, các đơn vị cung cấp dịch vụ Fintech trong thanh toán có thể tăng cường
hợp tác chiến lược với nhà cung cấp thiết bị công nghệ thông minh nhằm gia tăng sự
phổ biến và tiện lợi của các thiết bị thông minh đó như laptop, máy tính bảng, smart
phone,...từ đó người dùng sẽ cảm nhận được lợi ích cao hơn, dễ chấp nhận hơn.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
71
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Trong sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, với sự hiện đại
ngày càng cao của công nghệ, Fintech dường như được dự đoán sẽ làm chủ ngành công
nghiệp tài chính tương lai. Do đó sử dụng dịch vụ Fintech trong thanh toán chính là sự bắt
kịp xu thế phát triển mới. Vì vậy mục đích của đề tài này là để phát hiện ra những yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Fintech trong thanh toán của khách hàng cá nhân tại
tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau nghiên cứu các nhân tố được tìm ra bao gồm: “Sự hữu ích”,
“Tính dễ sử dụng”, “Tính an toàn và bảo mật”, “Sự thuận lợi” và “Chuẩn chủ quan”.
Đồng thời sau khi thực hiện nghiên cứu, em nhận thấy một số hạn chế sau:
Thứ nhất, do hạn chế của người điều tra và thời gian nên nghiên cứu chỉ thực hiện
nghiên cứu định lượng với 154 mẫu, khả năng tiếp cận đối tượng điều tra nên tính đại
diện, khả năng suy rộng cho tổng thể có thể chưa cao (Theo kết quả phân tích chỉ số
hiệu chỉnh chỉ đạt 53,1%).
Thứ hai, đối tượng nghiên cứu bao gồm cả người đã sử dụng cũng như chưa sử dụng
dịch vụ. Chính sự không đồng nhất này có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.
Thứ ba, các nhân tố trong mô hình chưa bao quát hết tất cả các nhân tố có thế tác động
đến quyết định sử dụng dịch vụ Fintech trong thanh toán của khách hàng cá nhân.
Trên cơ sở những hạn chế mà nghiên cứu còn mắc phải, em xin đề xuất một số
hướng phát triển để hoàn thiện đề tài trong thời gian tới như sau:
Thứ nhất, hạn chế lớn nhất của nghiên cứu này là mẫu chưa mang tính đại diện
tốt. Đây là gợi ý quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo về vấn đề này. Cụ thể các
nghiên cứu tiếp theo có thể chỉ sử dụng đối tượng thống nhất là những khách hàng đã
sử dụng dịch vụ. Điều này sẽ tạo ra sự thống nhất, kết quả đáng tin cậy hơn.
Thứ hai, các đề tài tiếp theo có thể áp dụng nhiều mô hình trong nghiên cứu có thể đưa
đến những kết luận chính xác hơn do có nhiều nhân tố tác động đến biến phụ thuộc.
Mặc dù đã cố gắng, nỗ lực rất lớn để hoàn thành khóa luận nhưng do thời gian
thực tập ngắn, cùng với sự hạn chế về nghiệp vụ chuyên môn nên đề tài không tránh
khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được lời nhận xét, đánh giá và góp
ý của Thầy cô giáo cũng như những ai quan tâm đến khóa luận này để đề tài được
hoàn chỉnh hơn.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
1. Nguyễn Mạnh Hà và Bùi Hải Yến (2013), Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
sử dụng Internet banking của khách hàng cá nhân.
2. Đào Mỹ Hằng (2018), Các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ
Fintech trong hoạt động thanh toán của khách hàng cá nhân tại Việt Nam.
3. https://vi.wikipedia.org/wiki/Thừa-Thiên-_-Huế.
4. Phạm Thị Minh Lý và Bùi Ngọc Tuấn Anh (2012), Quan hệ giữa yếu tố nhận
thức với ý định sử dụng dịch vụ thương mại di động tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp
chí Kinh tế & Phát triển, số 184, trang 37 - 45.
5. Ngân hàng điện tử và các phương tiện giao dịch điện tử, Tạp chí tin học ngân
hàng, số 4 (58), 7/2003.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư Số: 39/2014/TT-NHNN - Hướng
dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán.
7. Nguyễn Văn Ngọc (2015), Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân.
8. Lê Thị Kim Tuyết (2011), Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
Internet banking.
9. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS, NXB Hồng Đức.
10. Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ (9/2018), Tổng
luận: Fintech làn sóng công nghệ làm thay đổi thế giới.
Tài liệu nước ngoài
1. Ajzen I. (1991), The theory of planned behavior, Organizational Behavior
and Human decision processes.
2. Ajzen I. và Fishbein M. (1975), Belief, attitude, intention, and behavior: An
introduction to theory and research. Reading, MA: Addison-Wesley.
3. Ajzen và Fishbein (1967), Theory of Reasoned Action.
4. Business Insider (2017), Oxford University is getting into Fintech,
businessinsider.com/oxford-university-said-business-school-Fintech-course-2017-8
5. Cemal Karakas, Carla Stamegna (2017), Financial technology (FinTech):
Prospects and challenges for the EU,
/2017/599348/EPRS_BRI(2017)599348_EN.pdf
6. Cemal Karakas, Carla Stamegna [2017], Financial technology (FinTech):
Prospects and challenges for the EU.
7. Chan và Lu (2004), Understanding Internet Banking Adoption and Use
Behavior: A Hong Kong Perspective.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
73
8. Davis, Bagozzi và Warshaw (1989), User Acceptance of Computer
Technology: A Comparison of Two Theoretical Models, Management Science.
9. Davis, F.D (1989), Perceived usefulness, perceived ease of use and user
acceptance of information technologys, MIS Quarterly, tập 13, số 3, trang 982 – 1003.
10. Deloitte (2017), The Connecting Global FinTech: Interim Hub Review 2017,
https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/uk/Documents/Innovation/deloitte-
uk-con necting-global-fintech-hub-federation-innotribe-innovate-finance.pdf
11. Dong Cheng, Gang Liu, Cheng Qian và Yuan Fang Song (2009), User
acceptance of internet banking: An extension of the UTAUT model with trust and
quality constructs, International Journal of Services Operations and Informatics.
12. Dorfleitner, L.Hornuf, M.Schmitt và M.Weber (2017), Fintech in Germany
13. Financial Institution HUB (2017), Thailand: The Fintech wave and regulatory
response
and-regulatory-respons
14. Hair và đồng sự, (1998), Mutivariate Data Analysis, Prentice-Hall
International.
15. Honei, Nasim, Z.(2009), Internet banking: An Empirical study of adoption
rates among midwest community bank, Journal of Business and Economics Reseach,
tập 7, số 11, trang 51 – 72.
16. How the Internet redefines banking, Tạp chí the Australian Banker, tập 133,
số 3, 6/1999.
017)599348_EN.pd
17. Hua Dai và Prashant C. Palvia (2009), Mobile Commerce Adoption in China
and the United States: A Cross-Cultural Study.
18. Hua Zhang và Jacob Jegher (2015), The Evolution of Fintech: A New Post-
Crisis Paradigm?
19. Igbaria và Iivari (1995), The effects of self-efficacy on computer usage,
Omega, tập 23, số 6, trang 587 - 605.
20. In Lee và Yong Jae Shin (2018), Fintech: Ecosystem, business models,
investment decisions, and challenges
21. Jayaraman Munusamy, Sanmugam Annamalah, and Shankar Chelliah (2012),
Study of Users and Non-Users of Internet Banking in Malaysia.
22. Kalinic, Z., và Marinkovic, V. (2015), Determinants of users’ intention to
adopt m-commerce: an empirical analysis, Information Systems and e-Business
Management.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
74
23. KPMG (2018), The Pulse of Fintech H’2 2018
24. Liao và Cheung (2002), Internet-based e-banking and consumer attitudes: An
empirical study.
25. Littler, Dale và Melanthiou (2006), Consumer Perceptions of Risk and
uncertainly and The Implications for Behavior towards Innovative Retail Services: The
Case of Internet banking, Journal of Retailing and Consumer Revices, tập 10, số 13,
trang 431 – 443.
26. Ozdemir và Trott (2009), Exploring the adoption of a service innovation: A
study of Internet banking adopters and non-adopters, Journal of Financial Services
Marketing, tập 13, số 4, trang 284-299.
27. Peter Gomber , Jascha - Alexander và Koch Michael Siering (2017), Digital
Finance and Fintech: current research and future research directions, Journal of
Business Economics, Springer, số 87(5), trang 537-580.
28. Rennie, Kimberly M, Exploratory and Confirmatory Rotation Strategies in
Exploratory Factor Analysis.
29. Sanicola, Lenny (2017). “What is FinTech?”. Huffington Post.
30. Seyyed Mohialdin Bahari, Masoumeh Shojaei và Pouneh Mokhtari (2012),
The effect of overt and covert self-talk on the performance of force- production task.
31. Sharman, L. (2006), Understanding consumer adoption of internet banking:
an interpretive study in the Australian banking context, Journal of Electronic
Commerce Research, tập 7, số 2, trang 23 – 30.
32. Singapore Management University (2017), Master of IT in Business,
https://sis. smu.edu.sg/master-it-business
33. Ulrich Scholte (2016), Banking-as-a-Service - what you need to know
ventureskies.com/blog/banking-as-a-service-categorizing-the-services
34. Wadie và Mohamed (2014), Empirical Analysis of Internet Banking Adoption
in Tunisia, Asian Economic and Financial Review, tập 4, số 12, trang 1812-1825.
35. Wang, Y. S., Lin, H. H., & Luarn, P. (2006). Predicting consumer intention to
use mobile service. Information Systems Journal, 16(2), 157-179.
36. Yeoh Sok Foon và Benjamin Chan Yin Fah (2011), Internet Banking
Adoption in Kuala Lumpur: An Application of UTAUT Model, International Journal of
Marketing Studies, tập 5, Số 6.Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_cac_nhan_to_anh_huong_den_quyet_dinh_su_dung_finte.pdf