Lời nói đầu
Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) được Nhà nước ban hành và thực hiện từ ngày 1/1/1999. Cùng với việc ban hành luật thuế GTGT, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 89/1998/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định số 28/1998/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế GTGT. Sự ra đời này đã đánh dấu 1 bước ngoặt lớn trong việc cải cách cơ chế quản lý kinh tế-tài chính, đặc biệt là chính sách thuế của Nhà nước. Từ đó đến nay cũng đã có thêm một số những sửa đổi bổ sung góp phầ
29 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào và hoàn thuế giá trị gia tăng trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hoàn thiện luật thuế GTGT.
Thực tế đã chứng minh, thuế GTGT có nhiều điểm tích cực. Ngoài việc tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, thuế GTGT còn tạo ra cách làm ăn mới cho các doanh nghiệp (DN), hoàn thiện sắc thuế cũ không còn phù hợp và tạo đà cho nền kinh tế nước ta hoà nhập vào khu vực và trên thế giới. Tuy vậy, sau hơn 3 năm thực hiện, luật thuế GTGT đã có những vấn đề bất cập mà một trong những vấn đề được mọi người quan tâm nhiều nhất là vấn đề khấu trừ, hoàn thuế GTGT. Tình trạng vi phạm trong lĩnh vực này liên tục xảy ra với chiều hướng ngày càng tăng và đến mức báo động. Do đó, công tác nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để luật thuế GTGT ngày càng hoàn thiện luôn là hết sức cần thiết.
Để nghiên cứu kỹ những vấn đề còn tồn tại của luật thuế GTGT và lựa chọn những giải pháp thích hợp đòi hỏi phải đi sâu vào nhiều vấn đề. Tuy nhiên, với trình độ còn hạn chế và trong phạm vi hạn hẹp của đề án, em chỉ xin có một vài ý kiến bàn về vấn đề “Khấu trừ thuế GTGT đầu vào và hoàn thuế GTGT trong giai đoạn hiện nay”.
I. Tổng quan về thuế GTGT
1. Sự ra đời của thuế GTGT:
Trước năm 1999, trong nhiều năm liên tục, thuế doanh thu được áp dụng rộng rãi trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, loại thuế này đã tỏ rõ nhiều bất hợp lý và nhược điểm đòi hỏi phải có sự thay đổi.
Thuế GTGT ra đời trong hoàn cảnh đó, thể hiện được tính ưu việt so với thuế doanh thu. Nó loại bỏ được tình trạng thu thuế trùng chéo, thuế đánh chồng lên thuế qua các khâu sản xuất, lưu thông, tiêu thụ hàng hoá.
2.Khái niệm:
Thuế GTGT là loại thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông và tiêu thụ.
3. Phạm vi áp dụng thuế GTGT:
a. Đối tượng chịu thuế:
Theo quy định tại Điều 2 luật thuế GTGT và Điều 2 Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ thì đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng không chịu thuế nêu tại Mục II Phần A Thông tư 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000.
b. Đối tượng nộp thuế GTGT:
Theo quy định tại Điều 3 luật thuế GTGT và điều 3 Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ thì tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT đều là đối tượng nộp thuế GTGT.
4. Căn cứ tính thuế:
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất.
a. Giá tính thuế GTGT:
Đối với hàng hoá, dịch vụ: giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT.
Đối với hàng hoá nhập khẩu: giá tính thuế là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu.
Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng, tiêu dùng nội bộ, trả thay lương hoặc cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì giá tính thuế được xác định theo giá tính thuế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh các hoạt động này.
Đối với hàng trả góp: giá tính thuế là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó.
b. Thuế suất thuế GTGT:
Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu hoặc coi như xuất khẩu, một số dịch vụ cho nước ngoài, cho doanh nghiệp chế xuất, dịch vụ xuất khẩu lao động.
Thuế suất 5%.
Thuế suất 10%.
Thuế suất 20%.
5. Phương pháp tính thuế GTGT:
Có 2 phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng bạc, đá quý, ngoại tệ thì cơ sở phải hạch toán riêng hoạt động kinh doanh này để tính thuế trực tiếp trên GTGT.
Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT:
Xác định số thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT phải nộp
=
Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
x
Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó.
GTGT của hàng hoá, dịch vụ
=
Doanh số của hàng hoá,dịch vụ bán ra
_
Giá vốn của hàng hoá, dịch vụ bán ra.
Phương pháp khấu trừ thuế:
Phương pháp này sẽ được nói rõ trong phần II.
II. Phương pháp khấu trừ thuế
Sơ đồ hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
TK 131, 111,112
TK 133
TK 3331
Giá mua vật tư
hàng hoá, tài sản
chưa có GTGT
Thuế GTGT đầu
vào được khấu trừ
Doanh thu bán
hàng và thu nhập hoạt động khác
Kết chuyển số thuế GTGT khấu trừ trong kỳ
Thuế GTGT được
hoàn lại bằng tiền
TK 111, 112
TK 721
Thuế GTGT được giảm nhận lại bằng tiền
Nộp thuế GTGT cho ngân sách
Thuế GTGT được giảm
trừ vào số phải nộp
Thuế GTGT đầu ra phải nộp trong kỳ
Tổng
giá
thanh
toán
gồm cả thuế GTGT
TK331,111,112... TK151,152,211... TK511,512,711,721
1. Xác định thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Trong đó:
a. Thuế GTGT đầu ra: Bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ đó.
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra. Khi lập hoá đơn bán hàng hoá dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán, không có giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT cuả hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ. Doanh thu chưa có thuế được xác định bằng giá bán từ thuế tính trên giá bán.
- Hạch toán thuế GTGT đầu ra:
Nợ TK liên quan(111,112,131...):Tổng giá thanh toán
Có TK 33311:thuế GTGT phải nộp
Có TK 511,512
Có TK 3387
Có Tk 711,721.
b. Thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ (bao gồm TSCD dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chiụ thuế GTGT), số thuế GTGT viết trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu (hoặc nộp thay cho phía nước ngoài) và số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ % dưới đây:
- Tỷ lệ 3% trên giá mua theo hoá đơn:
+Hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT có hoá đơn bán hàng theo mẫu quy định.
+Hàng hoá là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biên mua của cơ sở sản xuất không chịu thuế GTGT ở khâu sản xuất sử dụng hoá đơn GTGT theo quy định.
+Hoá đơn chịu thuế TTĐB cơ sở kinh doanh thương mại mua của cơ sở sản xuất để bán ra có hoá đơn bán hàng.
+Tiền bồi thường kinh doanh bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT (tính trên giá trị bồi thường bảo hiểm) thuộc trách nhiệm bồi thường của cơ sở sản xuất kinh doanh, bảo hiểm.
- Tỷ lệ 2% trên giá trị hàng hoá mua vào theo bảng kê đối với hàng hoá là nông lâm thuỷ sản chưa qua chế biến; đất đá, cát, sỏi, các phế liệu mua của người bán chưa có hoá đơn. Riêng đối với cơ sở sản xuất sản phẩm là nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến không chịu thuế GTGT, nếu cơ sở dùng các sản phảm này để tiếp tục sản xuất, chế biến ra các hàng hoá khác thuộc diện chịu thuế GTGT thì giá được tính khấu trừ theo tỷ lệ quy định là giá thành sản xuất của các mặt hàng nông lâm thuỷ sản.
Tỷ lệ % khấu trừ trên đây áp dụng thống nhất cho các trường hợp kinh doanh trong nước và xuất khẩu.
- Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ như sau:
x
Thuế GTGT đầu vào Tổng giá thanh toán Thuế suất
=
được khấu trừ 1+ Thuế suất thuế GTGT thuế GTGT
c) Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được khấu trừ:
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT.
- Hàng hoá mua vào bị tổn thất do thiên tai, hoả hoạn, bị mất do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường thì thuế GTGT đầu vào của số hàng hoá này không được khấu trừ khi kê khai thuế GTGT phải nộp.
- Trường hợp hàng hoá dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT
Đối với hàng hoá, dịch vụ sử dụng chung cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng cơ sở không hạch toán riêng được thuế đầu vào được khấu trừ, thì thuế đầu vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ(%) doanh số của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hoá, dịch vụ bán ra. Số thuế này được kê khai tạm tính hàng tháng. Khi quyết toán năm, cơ sở phải tính lại số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ doanh số của năm quyết toán.
Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong tháng nào được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho .
- Cơ sở hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trực tiếp hoặc uỷ thác xuất khẩu thì thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng để sản cuất các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt xuất khẩu được tính khấu trừ hoặc hoàn thuế theo quy định.
Căn cứ để xác định số thuế đầu vào được khấu trừ trên đây là số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào, chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, chứng từ nộp thuế GTGT thay phía nước ngoài.
Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp hoá đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp được dùng chứng từ đặc thù) hoặc không ghi hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ, mã số thuế người bán nên không xác định được người bán.
III. Hoàn thuế GTGT
Thông tư 122/2000/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2000 có hướng dẫn chi tiết về đối tượng và các trường hợp được hoàn thuế GTGT:
1. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế trong các trường hợp sau:
- Cơ sở kinh doanh trong 3 tháng liên tục trở lên (không phân biệt niên độ kế toán) có luỹ kế số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn sồ thuế đầu ra được hoàn thuế. Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế.
- Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng, hoặc chuyến hàng (nếu xác định được thuế GTGT đầu vào riêng của chuyến hàng).
Đối với hàng hoá uỷ thác xuất khẩu, gia công xuất khẩu qua một cở sở khác ký hợp đồng gia công xuất khẩu, gia công chuyển tiếp xuất khẩu, đối tượng hoàn thuế là cơ sở có hàng hoá được uỷ thác xuất khẩu, cơ sở trực tiếp gia công hàng hoá xuất khẩu.
2. Đối với cơ sở mới thành lập, đầu tư tài sản mới đã đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế nhưng chưa có phát sinh doanh thu bán hàng để tinh thuế GTGT đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ 1 năm trở lên được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. Số thuế GTGT đầu vào của tài sản đầu tư được hoàn có giá trị lớn từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế từng quý.
3. Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản có thuế GTGT nộp thừa, cơ sở có quyền đề nghị cơ quan thuế hoàn lại thuế GTGT nộp thừa.
4. Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra còn có quy định hoàn thuế đã trả của các dự án sử dụng vốn ODA, các tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá tại Việt Nam.
Các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo quy định này phải là đối tượng lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán và có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.
Khi có đủ điều kiện để hoàn thuế, các cơ sở kinh doanh tổ chức lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế để được hoàn thuế.
IV. Khấu trừ thuế và hoàn thuế GTGT-Một số bất hợp lý trong luật và kiến nghị xử lý
* Tài khoản sử dụng:
Để phục vụ cung cấp số liệu lập mục I, II, của phần III “Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại và được miễn giảm” trên Báo cáo kết quả kinh doanh, đặc biệt là mục II “Thuế GTGT được hoàn lại” được lập trên cơ sở Sổ chi tiết “Thuế GTGT được hoàn lại” (mẫu sổ S 02-doanh nghiệp). Theo như cách ghi chép hiện nay thì sổ này chưa đúng nghĩa là sổ kế toán, có thể nên tổ chức lại TK133 gồm các tài khoản cấp II và cấp III như sau:
- TK1331: Thuế GTGT được khấu trừ.
+ TK 13311: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ.
+ TK 13312: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ.
- TK 1332: Thuế GTGT được hoàn lại.
Và trình tự ghi chép đối với thuế GTGT được hoàn lại:
- Khi nhận được thông báo của cơ quan thuế về số thuế GTGT cho hoàn thuế phát sinh trong kỳ:
Nợ TK 1332
Có TK 1331.
- Khi thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại trong kỳ:
Nợ TK 111,112
Có TK 1332.
*Thuế suất thuế GTGT:
Với 4 mức thuế suất như hiện nay, ngành thuế liên tục nhận được đơn xin giảm thuế và đã điều chỉnh giảm thuế đối với nhiều nhóm hàng. Nhưng điều chỉnh giảm thuế tạo ra những phản ứng dây chuyền, gây nhiều tiêu cực. Nhiều ngành có hàng trăm nhóm hàng, khi xét giảm sẽ không đảm bảo tính chính xác, tạo sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Lợi dụng tình hình này một số DN còn phản ánh số thuế GTGT cao hơn nhiều so với thuế doanh thu để được chuyển xuống áp dụng mức thuế suất thấp hơn…
Ngoài ra, trong một số trường hợp với nhiều tỷ lệ khấu trừ thuế GTGT đầu vào, DN sẽ không được khấu trừ toàn bộ số thuế đã nộp ở khâu trước. Ví dụ, thuế đầu ra đối với ngành chế biến nông sản là 10% trong khi thuế đầu vào là 2-3%…
đKiến nghị: Việc chuyển 11 mức thuế suất thuế doanh thu xuống còn 4 mức thuế suất thuế GTGT chỉ là giải phảp trước mắt, bước đệm để tiến tới chỉ sử dụng 2 mức thuế suất (trong đó có 1 mức thuế suất 0%) khi đã có những điều kiện phù hợp.
* Có quá nhiều nhóm mặt hàng không thuộc diện chịu thuế GTGT (hơn 26 trường hợp) làm cho quá trình vận hành thuế GTGT bị đứt quãng, không đảm bảo tính liên tục của hệ thống thuế.
Từ đó có quy định khấu trừ khống thuế đầu vào đối với cơ sở sản xuất kinh doanh mua hàng của cơ sở sản xuất kinh doanh không thuộc diện chịu thuế GTGT. Chẳng hạn với trường hợp của hàng nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến do cơ sở sản xuất, chế biến, thương mại mua vào hoặc tiếp tục sản xuất không chịu thuế GTGT nhưng vẫn được khấu trừ thuế đầu vào theo quy định. Việc khấu trừ này thực hiện với cả trường hợp mua hàng có hoá đơn và không có hoá đơn (chỉ cần bảng kê). Và như vậy là đã phá vỡ nguyên tắc và quy định về hoá đơn, chứng từ. Điều này dẫn tới nhiều tiêu cực như: có trường hợp cơ sở sản xuất mua của người buôn chuyến, người thu gom nhưng DN không lấy hoá đơn để khai tăng giá trị hàng mua, đồng thời cũng là tăng số thuế GTGT được khấu trừ. Như vậy cũng đã tạo kẽ hở để cơ sở kinh doanh, buôn chuyến, người thu gom trốn thuế.
đKiến nghị: Thu hẹp hơn nữa những danh mục hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT, thực hiện việc khấu trừ khoán thay cho khấu trừ khống. Ví dụ: quy định hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn phải chịu thuế GTGT, đồng thời đIều chỉnh giảm đối với thuế tiêu thụ đặc biệt theo nguyên tắc mức thuế gộp chung của 2 loại thuế này bằng với mặt bằng thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay…
*Về xác định tỷ lệ phân bổ thuế đầu vào: Luật thuế GTGT quy định: cơ sở sản xuất kinh doanh cả hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT nhưng không hạch toán riêng được thuế đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh số của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hoá, dịch vụ bán ra.
Quy định này chưa chặt chẽ vì doanh thu do thị trường quyết định nên tỷ lệ khấu trừ thuế GTGT trong tháng có thể rất bất hợp lý, có thể không được khấu trừ, khấu trừ nhiều, khấu trừ ít hoặc được khấu trừ tất cả.
Thông tư 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 có quy định số thuế GTGTđầu vào được khấu trừ này được kê khai tạm tính hàng tháng nhưng số tạm tính này tính thế nào và bao nhiêu là hợp lý khi mỗi cơ sở kinh doanh có một quy mô kinh doanh khác nhau và doanh số bán thì có thể luôn thay đổi. Thông tư còn quy định khi quyết toán năm, cơ sở phải tính lại số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ của doanh số năm quyết toán nhưng lại không hướng dẫn chi tiết về việc xử lý số chênh lệch giữa số thuế tạm tính và số thuế thực tế.
Ví dụ cụ thể với tài sản cố định (TSCĐ):
- Khi mua sắm 2 TSCĐ cùng loại: 1 để sản xuất hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT (tính thuế theo phương pháp khấu trừ) thì nguyên giá TSCĐ không bao gồm thuế GTGT), 1 để sản xuất hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT (tính thuế theo phương pháp trực tiếp) hoặc để sản xuất hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì nguyên giá TSCĐ lại bao gồm cả thuế GTGT. Như vậy, 2 TSCĐ này sẽ có 2 nguyên giá khác nhau, do đó:
+ Giả sử cả 2 TSCĐ trên đều bị thất thoát thì phải lấy cơ sở nào để tính giá đền bù thiệt hại.
+ Giả sử sau một thời gian hoạt động (chưa hết khâú hao của TSCĐ) mà doanh nghiệp thay đổi mục đích sử dụng (ví dụ chuyển TSCĐ sản xuất hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sang sản xuất hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT và ngược lại) thì có phải xác định lại nguyên giá TSCĐ hay không, số thuế GTGT đầu vào sẽ được xử lý ra sao và theo nguyên tắc nào?
Trong một số trường hợp, trong kỳ tính thuế không phát sinh doanh số của hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT mà chỉ có doanh số của hàng hoá dịch vụ không chịu thuế GTGT và ngược lại (đặc biệt là sản xuất kinh doanh theo mùa vụ) nhưng lại dựa vào tỷ lệ (%) trên (ở trong kỳ) để phân chia thuế GTGT đầu vào của TSCĐ thành thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ sẽ dẫn tới sự sai lệch rất lớn (nếu chúng ta biết rằng thuế GTGT đầu vào của TSCĐ là không nhỏ).
Giả sử TSCĐ mua sắm vừa dùng để sản xuất hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, vừa dùng vào mục đích khác thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT (ví dụ nhà trẻ, trường học...) không xác định được doanh số thì căn cứ vào đâu để tính thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ.
đKiến nghị: cần có những sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn rõ ràng hơn. Về xác định tỷ lệ phân bổ thuế đầu vào, thuế GTGT đầu vào là yếu tố gắn liền với sản xuất, do đó nên căn cứ vào yếu tố sản xuất (có thể là giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ hoặc nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất...).
Việc thu thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu ngay tại cửa khẩu là việc làm mâu thuẫn ngay với bản thân luật thuế GTGT (xuất hiện sự trùng chéo trong việc đánh thuế, làm mất đi tính ưu việt của thuế GTGT, là tránh thuế đánh chồng lên thuế). Mặt khác, đối với các DN nhập khẩu hàng hoá có giá trị lớn, thuế GTGT đầu vào phải nộp ngay, trong khi số hàng hoá đó phải bán ra trong nhiều tháng mới có thuế đầu ra gây ứ đọng vốn cho DN, giảm lợi nhuận trong kinh doanh.
đKiến nghị: Xoá bỏ việc thu thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu tại cửa khẩu. Trường hợp cần phải bảo hộ sản xuất trong nước đối với một sản phẩm nào đó có thể áp dụng rộng hơn nữa cơ chế phụ thu. Với cơ chế này, khoản thu được là số thu của Ngân sách Nhà nước và cũng rất linh hoạt trong điều hành.
V. Thực trạng thực hiện luật và một số giải pháp đồng bộ để khắc phục tồn tại
1. Thực trạng:
Sau hơn 3 năm thực hiện, luật thuế GTGT đã có những ảnh hưởng tích cực đối với nền kinh tế nước ta nhưng đồng thời cũng làm nảy sinh thêm những tiêu cực, đặc biệt trong lĩnh vực khấu trừ và hoàn thuế GTGT.
a. Tích cực:
Tình hình kinh tế thị trường có những bước chuyển biến rõ rệt như: việc sử dụng hoá đơn, chứng từ trong giao dịch mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tăng cường, công tác hạch toán kế toán và hạch toán kinh doanh được thúc đẩy... đồng thời đáp ứng được yêu cầu: không làm ách tắc sản xuất kinh doanh, không gây xáo trộn thị trường vật giá, không làm sa sút nguồn thu Ngân sách…
Thuế GTGT là sắc thuế tiên tiến, về nguyên tắc có ưu điểm nổi bật là phản ánh rõ ràng, minh bạch và liên tục số thuế trong từng khâu của toàn bộ chu trình sản xuất, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Bởi vậy, việc quản lý, theo dõi, hạch toán kế toán và thực thi nghĩa vụ thuế theo luật thuế GTGT cũng có tính liên hoàn chặt chẽ giữa các khâu nêu trên và các loại DN có liên quan. Trong chi phí đầu vào của DN này có số liệu cụ thể, chính xác về số thuế GTGT đã nộp của DN khác (đơn vị cung ứng vật tư, nguyên liệu hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT). Trong thuế GTGT đầu ra khi DN tiêu thụ sản phẩm, có thể tính toán dễ dàng số thuế đã nộp ở khâu trước (thuế GTGT đầu vào).
Số chênh lệch giữa thuế GTGT đầu ra và đầu vào là số thuế mà DN phải nộp Ngân sách Nhà nước nếu thuế đầu ra lớn hơn thuế đầu vào hoặc được Ngân sách Nhà nước hoàn trả nếu thuế đầu ra nhỏ hơn thuế đầu vào. Tính ưu việt của thuế GTGT so với thuế doanh thu chính điều này, vì nó loại bỏ tình trạng thu thuế chồng chéo, thuế đánh chồng lên thuế qua các khâu sản xuất, lưu thông, tiêu thụ hàng hoá.
Mặt khác, việc hoàn thuế GTGT còn có ý nghĩa, trong một số trường hợp, là nhà tài trợ cho nhà sản xuất kinh doanh, nhất là đối với hàng hoá xuất khẩu khi được áp dụng thuế suất 0%. Hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT và có thuộc diện chịu thuế với thuế suất 0% là 2 trường hợp khác nhau căn bản. Nếu không thuộc diện chịu thuế thì không phải nộp thuế GTGT đầu vào (mà thông thường là giá trị khá lớn). Còn diện chịu thuế với thuế suất 0% thì vừa không phải nộp thuế GTGT đầu ra khi tiêu thụ sản phẩm, vừa được hoàn trả thuế GTGT đầu vào- đó chính là một kiểu tài trợ cho DN hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá.
Theo thống kê của tổng cục thuế, đến hết năm 1999 số thuế được hoàn lên tới 1800 tỷ đồng. Việc thực hiên hoàn thuế GTGT đã thúc đẩy các DN tổ chức việc hạch toán kế toán chính xác thuế GTGT đầu vào, đầu ra, doanh thu của từng loại hàng chịu thuế theo từng mức thuế suất và khi mua hàng hoá, cơ sở kinh doanh quan tâm hơn đến hoá đơn, chứng từ và các chỉ tiêu trên hoá đơn GTGT để được hưởng quyền khấu trừ và hoàn thuế. Cụ thể trên địa bàn thành phố Hà nội, hầu hết các DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và phương pháp kê khai đã mua và sử dụng hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành; 6100 DN do Cục thuế quản lý đã mua và đăng ký sử dụng hoá đơn theo quy định, 10500 hộ kinh doanh do các chi cuc thuế quản lý đã mua và sử dụng hoá đơn, tăng 30% so với năm 1998.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên, công tác khấu trừ và hoàn thuế GTGT vẫn còn những tồn tại đáng quan tâm và cần được chỉ rõ để khắc phục.
b. Tiêu cực:
Khâu quản lý hoá đơn bị một số DN lợi dụng triệt để. Cơ quan thuế đang gặp nhiều khó khăn trong quản lý hoá đơn. Đến nay, có hàng triệu đối tượng sử dụng hoá đơn, trong khi đó cơ quan thuế không thể kiểm soát được hết từng tờ hoá đơn bởi có DN lớn mỗi tháng xuất hàng nghìn hoá đơn.
Bởi vậy, còn tồn tại nhiều trường hợp in và sử dụng hoá đơn bất hợp pháp (hoá đơn không theo quy định của luật thuế, hoá đơn thật nhưng ký hiệu và mã số trên hoá đơn là giả..), buôn bán hoá đơn thật và hoá đơn giả, xuất hoá đơn khống tạo đIều kiện cho đơn vị khác trốn thuế; bán hàng xuất hoá đơn nhưng không kê khai nộp thuế; báo mát hoá đơn nhưng thực chất là bán hoặc sử dụng hoá đơn của đơn vị khác báo mất; ghi chép không trung thực giữa các liên trong cùng một số hoá đơn (liên giao cho khách hàng thì ghi đúngthực tế mua bán, còn liên lưu để tính thuế thì ghi rất thấp về doanh số và mức thuế đầu ra). áp dụng sai thuế suất đối với hàng hoá, dịch vụ, “nhầm” hàng hoá không chịu thuế với hàng có chịu thuế, nhất là khi vận dụng thuế suất 0%..
Đó là một số thủ đoạn gian lận thường xảy ra ở các DN tư nhân nhỏ, hoạt động theo kiểu “phi vụ”, “đánh quả”.
Những thủ đoạn tinh vi hơn với trình độ hạch toán kế toán cao hơn: phân bổ thuế GTGT của vật tư, TSCĐ không đúng với đơn vị và sản phẩm, hạng mục công trình; nhiều trường hợp đưa hết thuế GTGT vào giá thành ngay sau khi mua sắm, xây lắp xong TSCĐ để được khấu trừ số thuế lớn ngay trong thời kỳ đó. Có DN tư nhân đưa thuế GTGT của tài sản, thiết bị không dùng trong sản xuất mà phục vụ sinh hoạt cá nhân, gia đình (như ô tô, xe máy, đồ dùng gia đình…) vào số thuế yêu cầu được khấu trừ trong sản xuất kinh doanh.
- Một số gian lận phát sinh từ quy định khấu trừ khống: lợi dụng quy định về mua hàng (chủ yếu là nông, lâm, thuỷ sản của nông dân) chỉ cần bảng kê nguồn hàng thu mua mà không cần xác nhận nguồn hàng, địa chỉ người bán, DN đã khai khống, lập bảng kê giả làm chứng từ khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Dựa vào những bảng kê đó, DN được khấu trừ thuế đầu vào theo tỷ lệ % tính trên giá trị hàng hoá mua vào. Như vậy là DN chỉ cần lập hồ sơ xuất khẩu khống (bằng cách thông đồng với nhân viên hải quan) là được hoàn thuế GTGT.
Sự tách rời của các cơ quan chức năng:Tổng cục Hải quan tổ chúc thu thuế GTGT đối với hàng hoá nhập khẩu và phối hợp với Tổng cục thuế trong phạm vi cả nước. Việc thu thuế và hoàn thuế bị tách rời nhau, do 2 cơ quan đảm nhiệm, mà sự phối hợp giữa 2 cơ quan này lại chưa được chặt chẽ đã tạo ra những khó khăn trong việc theo dõi, kiểm tra, quản lý các đối tượng.
Chúng ta lại không quản lý được việc thanh toán trong hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu qua đường tiểu ngạch với các nước láng giềng như Lào, Trung Quốc, Campuchia. Một thực tế hiện nay đó là việc thanh toán hàng hoá xuất khẩu của các cơ sở kinh doanh hầu hết bằng tiền mặt. Sau khi hải quan đã xác nhận về nguồn hàng thì việc xác nhận xem tiền đã được thanh toán chưa và thanh toán như thé nào không được làm rõ. Điều này đã gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng. Nhiều cơ sở kinh doanh lợi dụng lập hồ sơ hoàn thuế khống.
Một thủ đoạn nữa là quay vòng hàng xuất khẩu nhiều lần qua biên giới. Đây là thủ đoạn rất khó phát hiện mà bọn lừa đảo lại dễ thực hiện hơn các thủ đoạn khác. Sau khi hàng xuất khẩu của Việt Nam đã làm thủ tục hảI quan hợp pháp ở cửa khẩu và chính thức đưa qua biên giới cho một công ty “ma” ở nước ngoài (hoặc một công ty thật nhưng bán con dấu để hưởng hoa hồng) thì ngay lập tức lại được lực lượng “cửu vạn” mang lậu qua đường mòn vào Việt Nam. Sau đó chính lô hàng này lại được tiếp tục xuất khẩu hợp pháp và lại được mang lậu trở lại Việt Nam. Cứ thế chỉ với một lô hàng xuất khẩu, DN có thể quay vòng nhiều lần trong tháng, và như vậy tiền hoàn thuế tăng lên nhiều lần. Cũng có trường hợp sau khi được mang lậu trở lại Việt Nam, lô hàng được bán ở trong nước với giá thấp hơn giá thị trường. Như vậy, DN vừa chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước đồng thời lại gây mất ổn định thị trường trong nước.
Dùng cơ chế tạm nhập tái xuất để xin hoàn thuế. Nhiều DN xin phép tạm nhập khẩu hàng có thuế suất nhập khảu khá cao mà trong nước đang có nhu cầu để rồi tái xuất khẫu xin hoàn thuế nhập khẩu và thuế GTGT. Nhưng thực tế DN không xuất khẩu ra nước ngoài mà chỉ làm thủ tục xuất khẩu khống. Toàn bộ số hàng này được tiêu thụ trong nước.
Khai man hàng hoá xuát khẩu cao hơn thực tế về số lượng, giá xuất khẩu từng mặt hàng. Đây là thủ đoạn nhằm làm tăng giá trị xuất khẩu của các lô hàng, là căn cứ để khai man bảng kê mua hàng, khai tăng giá mua đầu vào để được hoàn thuế lớn sau này.
Móc nối giữa công ty mẹ, công ty con có địa bàn khác nhau để hoàn thuế tại 2 nơi. Một số DN (công ty mẹ) khi nhập khẩu hàng hoá đã uỷ quyền cho chi nhánh tại địa phương khác chế biến để xuất khẩu và đồng thời ký hợp đồng mua bán với chi nhánh lô hàng đó có hoá đơn GTGT. Như vậy công ty mẹ có thuế GTGT hàng nhập khẩu đầu vào, đầu ra uỷ thác xuất khẩu nên chịu thuế suất 0%, do vậy được hoàn thuế đầu vào. Công ty con có thuế GTGT đầu vào theo hợp đồng mua bán hàng hoá, đầu ra xuất khẩu trực tiếp nên chịu thuế suất 0%, do đó cũng được hoàn số thuế GTGT đầu vào. Vậy lô hàng này đã được hoàn thuế tới 2 lần.
Việc phối hợp trong công tác quản lý kinh doanh của các cơ quan quản lý các cấp, giữa các địa phương chưa tốt. Cơ quan cấp đăng ký kinh doanh chỉ cấp theo hồ sơ mà không nắm được thực tế doanh nghiệp, không phát hiện xử lý kịp thời các DN thành lập nhưng không hoạt động mà chỉ lợi dụng mua bán hoá đơn bất hợp pháp hoặc một chủ doanh nghiệp thành lập nhiều công ty, chi nhánh công ty “ma” hoặc là do những người thân đứng tên công ty. Sở dĩ làm được điều này vì lợi dụng sự thông thoáng của luật doanh nghiệp chuyển từ cơ chế cấp giấy phép sang thực hiện cơ chế đăng ký kinh doanh. Các công ty có đăng ký kinh doanh, có mã số thuế, có tên trên danh nghĩa nhưng khôngcó thực lực sản xuất kinh doanh mà chủ yếu lừa đảo, hòng chiếm đoạt tiền của Nhà nước rồi sau đó tự “khai tử”. Các DN này thường ở các tỉnh khác nhau, cách xa nhau hàng nghìn km. Chúng thực hiện mua bán vòng vèo gây khó khăn cho cơ quan thuế và hải quan trong công tác quản lý. Những công ty, chi nhánh công ty gia đình này đã hoàn thành thủ tục rất quy củ nhờ hợp đồng vận chuyển giả, hợp đồng mua bán giả, hồ sơ thanh toán trực tiếp qua ngân hàng cũng giả hoặc móc ngoặc thanh toán khống qua ngân hàng. Nhiều trường hợp đã phát hiện vi phạm nhưng quá trình đIều tra, xử lý không kịp thời do thời gian đIều tra quá lâu, trong khi đó khung hình phạt còn quá nhẹ chưa có tác dụng răn đe.
Về chính sách “hoàn thuế trước, kiểm tra sau”. Việc hoàn thuế còn chậm so với thời gian quy định do nhiều lý do đã gây không ít khó khăn cho các DN. Để khắc phục tình trạng này, hiện nay việc xử lý hoàn thuế GTGT được thực hiện theo trình tự “ hoàn thuế trước, kiểm tra sau”. Đây là 1 tiến bộ lớn trong cải cách hành chính nhưng cũng chính là “cơ hội vàng “ cho những kẻ gian lợi dụng để chiếm hoạt tiền của NSNN (nếu bị phát hiện thì số thuế sẽ được hoàn lại tiền sau hoặc DN “biến mất”, còn nếu không bị phát hiện thì sẽ chiếm đoạt luôn số tiền hoàn thuế). Đặc biệt, do diện DN được hoàn thuế rộng nên trong nhiều trường hợp chỉ cần có sự thông đồng nhỏ giữa cán bộ thuế và DN là NSNN có thể mất hàng tỷ đồng một cách nhanh gọn.
Theo thống kê chưa đầy đủ, đến hết tháng 8/2002 lực lượng công an đã phát hiện khoảng 300 vụ vi phạm hoàn thuế GTGT với tổng số tiền lên tới 500 tỷ đồng. Con số này còn thấp so với thực tế và tệ rút ruột Nhà nước bằng việc hoàn thuế là một bệnh dịch, lây lan rất rộng ở cả t._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV049.doc