Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng, sinh lý sinh sản và bệnh thường gặp của loài mèo nhà

Tài liệu Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng, sinh lý sinh sản và bệnh thường gặp của loài mèo nhà: ... Ebook Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng, sinh lý sinh sản và bệnh thường gặp của loài mèo nhà

doc119 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3893 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng, sinh lý sinh sản và bệnh thường gặp của loài mèo nhà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cũng như những động vật khác, từ những con vật hoang dã là mèo rừng qua quá trình thuần hóa mèo đã trở thành vật nuôi hiền lành, đáng yêu. Mèo sống rất gần gũi với con người, đặc biệt là trẻ em. Hiện nay ở Hà Nội đã có “Hội những người yêu mèo”. Mèo được sử dụng vào nhiều mục đích như: làm cảnh, làm xiếc, bắt chuột.Theo tin tức trên trang web: http:// www.Yêu thú cưng.com thì Mèo là sinh vật tuyệt diệu giúp giải stress và mệt mỏi cho con người. Nhà tâm lý học Mỹ Boris Levinson là người đầu tiên áp dụng thuật ngữ "động vật trị liệu" cho hành động chăm sóc động vật thông thường. Thuật ngữ ra đời đầu tiên vào giữa thập kỷ 1960. Và các nhà tâm lý học bắt đầu sử dụng nó để điều trị cho các em nhỏ bị chứng tự kỷ. Trị liệu bằng mèo là phương pháp rất phổ biến. Tiếng gừ gừ của nó có tần số 4-16 Hz, tần số này phù hợp để tác động vào hệ miễn dịch là tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Mèo cũng có khả năng bí ẩn nhận dạng những nội tạng đang đau đớn của con người. Mèo giúp giải tỏa căng thẳng tâm lý, mệt mỏi, đau đầu, làm giảm huyết áp nếu nó quá cao, làm cân bằng các xung điện của cơ thể, đồng thời xoa dịu cái đau gây ra bởi bệnh thấp khớp và đau dạ dày. Những người truyền bá liệu pháp mèo khẳng định rằng các giống mèo khác nhau có thể chữa trị các bệnh khác nhau. Chẳng hạn, những con mèo có lông tơ như mèo Ba Tư là bài thuốc lý tưởng đối với bệnh mất ngủ hay đau dây thần kinh. Người mắc bệnh gan, thận hoặc viêm dạ dày, ruột kết nên có một chú mèo lông mượt [1]. Báo tiền phong ra ngày 10/03/2008 đăng: các chuyên gia trường đại học Minnesota, đã nghiên cứu và chỉ ra rằng nguy cơ bị đau tim ở những người có nuôi mèo giảm được 40% so với những người không hoặc chưa bao giờ nuôi mèo, và nguy cơ tử vong từ các bệnh tim mạch khác giảm được 30%. Ngoài ra, trong dân gian mèo đã được coi là chiếc bẫy chuột hiệu quả nhất vì khả năng bắt chuột của mèo là rất lớn, bắt chuột được coi như một bản năng sống của loài mèo do mèo rất nhanh nhẹn lại có khả năng leo trèo tốt. Mèo bảo vệ cây trồng ngoài đồng, sản phẩm nông nghiệp và vật dụng trong nhà. Mèo có nhiều lợi ích và đáng yêu như vậy nhưng trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì số lượng mèo lại giảm xuống. Hậu quả là đàn chuột ngày càng tăng, gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp. Có những năm sản phẩm nông nghiệp của nông dân chỉ là rơm và trấu vì kết quả phá hại của đàn chuột. Ngoài ra, chuột còn cắn chết nhiều loài gia súc, gia cầm - những vật nuôi trong nhà của người dân. Chuột cũng là nguồn truyền lây bệnh truyền nhiễm cho người, gia súc, gia cầm như bệnh dịch hạch, bệnh do leptospira...Để loại trừ đàn chuột và thiệt hại do chúng gây ra nhân dân ở một số địa phương đã có nhiều những biện pháp ngăn chặn và diệt chuột như: Dùng Linon để bao vây vùng ruộng nhà mình, đào bới các hang ổ của chuột để bắt chúng, dùng thuốc hóa học, dùng bẫy hoặc dùng điện...Nhưng tất cả các biện pháp này đều không đạt hiệu quả cao mà lại rất tốn kém về tiền của và nhân lực. Hơn nữa, chính việc đào bới này đã gây hư hỏng nhiều hệ thống giao thông thủy lợi làm ảnh tới việc đi lại và sản xuất của nhân dân. Thuốc hóa học để diệt chuột lại được sử dụng bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái, đặc biệt là gây hủy diệt những động vật thiên địch của chuột như: cú mèo, rắn, mèo... Đứng trước sự hoành hành của nạn chuột do sự suy giảm số lượng đàn mèo nên ở một số địa phương đã có những biện pháp khuyến khích nhân dân nuôi mèo nhằm làm tăng số lượng và chất lượng đàn mèo như hỗ trợ vốn cho những gia đình nuôi mèo, trợ cấp kinh phí nuôi mèo cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng cho mèo đẻ...Nhưng đó chỉ là những giải pháp trước mắt còn về kaau dài cần có những biện pháp giúp nhân dân nhận ra được lợi ích của việc nuôi mèo từ đó nhân dân sẽ tự nguyện nuôi mèo. Nuôi mèo trở thành phong trào nhà nhà nuôi mèo, người người nuôi mèo. Nhờ đó mà số lượng đàn mèo được tăng lên, sự cân bằng sinh thái trong chuỗi thức ăn mèo - chuột được lặp lại, môi trường sinh thái được bảo vệ, sản phẩm nông nghiệp và sản vật của nhân dân được bảo vệ, thiệt hại do chuột gây ra giảm dần. Như vậy bảo vệ và phát triển đàn mèo là bảo vệ và phát triển động vật quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người chúng ta. Hiện nay các công trình nghiên cứu về mèo ở nước ta còn rất ít. Để đáp ứng nhu cầu thực tế đồng, thời bổ sung vào nguồn tài liệu nghiên cứu về loài mèo chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng, sinh lý sinh sản và bệnh thường gặp của loài mèo nhà. 1.2.Mục tiêu của đề tài Xác định được các chỉ tiêu sinh lý lâm sàng của mèo Xác định được các chỉ tiêu sinh lý sinh sản của mèo Xác định tỷ lệ mắc một số bệnh của mèo từ đó tìm ra bệnh thường mắc ở mèo và các nguyên nhân gây ra bệnh đó, nguyên nhân chủ yếu là gì. Tìm hiểu về tính chất nguyên nhân đó. Đưa ra biện pháp khắc phục nguyên nhân đã tìm hiểu. 1.3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được bổ sung vào nguồn tư liệu nghiên cứu về loài mèo. Đồng thời giúp cho những gia đình nuôi mèo chăm sóc và quản lý mèo tốt hơn, sức khỏe đàn mèo được đảm bảo, số lượng và chất lượng đàn mèo tăng lên... 1.4. Phạm vi và địa điểm nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu từ tháng 11-2007 đến tháng 8- 2008 Địa điểm nghiên cứu: Bộ môn Dược - Nội chẩn khoa Thú y, trường đại học nông nghiệp Hà Nội. Trung tâm chẩn đoán thú y trung ương - Cục thú y, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Một số phòng khám bệnh thú y khu vực Hà Nội. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 2.1.Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu về thịt, trứng, sữa... cũng tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu đó, ngành chăn nuôi trên thế giới nói chung và trong nước nói riêng đang được đẩy mạnh mở rộng và phát triển, đặc biệt là ngành chăn nuôi bò sữa, lợn siêu lạc, gia cầm, thủy cầm...Với mèo đây là động vật nhỏ bé, ít có giá trị về kinh tế như những động vật khác nên ít được quan tâm chú ý kể cả với những nhà khoa học. Hơn nữa, mèo là một trong những vật nuôi còn giữ nhiều tập tính của động vật hoang dã nên gây nhiều khó khăn cho các nhà nghiên cứu. Vì vậy, hiện nay chưa hình thành ngành chăn nuôi mèo đồng thời các công trình nghiên cứu về mèo cũng rất ít. Các công trình nghiên cứu về mèo đã được công bố chủ yếu tập trung nghiên cứu về huyết học của mèo như: + + Scanbrough và cộng sự (1930 - 1931). Nghiên cứu chỉ tiêu huyết của mèo ở các lứa tuổi. + + Tocatins (1938). Xác định tỷ lệ máu mèo + + Windle và cộng sự (1940). Xác định sự khác nhau về chỉ tiêu huyết học của mèo ở các lứa tuổi + + Lewis và cộng sự (1941). Nghiên cứu sự khác nhau về chỉ tiêu huyết học của mèo đực và mèo cái. + + Schalm và Smith (1963). Báo cáo chỉ tiêu máu của 28 mèo trưởng thành. + + Penny và cộng sự (1970). Nghiên cứu chỉ tiêu huyết học ở mèo 6 tháng tuổi. + + Longham và cộng sự (1970). Nghiên cứu về hình thái máu mèo. + + Nguyễn Hữu Nam (2001). Nghiên cứu một số chỉ tiêu huyết học trên mèo rừng và mèo nhà. Ngoài ra còn một số tài liệu khác nghiên cứu và viết về mèo như: + + Phan Lục, Nguyễn Thị Bình Tâm. Thăm dò độc tính của Sarcocystis fusiformis đối với cơ thể mèo mắc Sarcocystis thực nghiệm. + + Báo khoa học và đời sống (Số 42/1996). Bệnh AISD ở mèo. + + Uyên nguyên (Báo nông nghiệp Việt Nam). Chattuex ở Pháp quý và đắt. + + Minh Luân (tạp chí thế giới mới số 206/1998). Thảm kịch của những tay sợ săn cô độc. + + Báo An ninh thủ đô (Số 146/1998). Lào Cai khuyến khích nuôi mèo. Bên cạnh đó còn nhiều tài liệu khác viết về mèo nhưng thường đi đôi với chó như: + + Bệnh chó, mèo. Thạc sĩ Nguyễn Văn Biện + + Chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh chó mèo. Thạc sĩ Nguyễn Phước Trung + + So sánh phương pháp miễn dịch huỳnh quang và tiêm động vật trong chẩn đoán bệnh dại trên chó mèo. Phan Xuân Thảo (2001) ++ Tình hình bọ chét trên chó, mèo tại khu vực Hà Nội. Phạm Đăng Vĩnh (2000). ++ Quan sát đầu tiên về bệnh tích sán lá phổi (Paragonimiasis) ở chó, mèo. Phạm Ngọc Doanh (1998) 2.2.Một số giống mèo ở Việt Nam Theo tác giả Trần Gia Huân (1982)[2]; Trần Thanh, Trần Kiên (1993) [3] ở nước ta tồn tại các giống mèo sau: Mèo trắng: là giống mèo có màu lông trắng, nặng từ 2 - 2.5kg, mắt thường có màu xanh. Mèo đen (Mèo mun): là giống mèo có màu lông đen hoặc đen nâu, râu của nó cũng màu đen. Trọng lượng từ 2 - 3kg, Mắt của giống mèo đen thường có màu xanh. Mèo vàng: là giống mèo có màu lông vàng, trên đầu và thân có các vằn màu đen, xám hoặc xám đen. Trọng lượng cơ thể khoảng từ 1 - 2kg. Mèo mướp: là giống mèo có bộ lông màu xám tro, xám đá, đầu và thân có các sọc màu đen. Trọng lượng cơ thể trung bình từ 1.7 - 2.5kg. mắt mèo màu xanh ngọc. Mèo tam thể: là giống mèo có bộ lông gồm 3 màu: vàng, trắng, đen; xám, trắng, đen; trắng, vàng, xám... Những giống mèo này được phân bố rộng rãi khắp cả nước. Cũng dựa vào màu lông theo tác giả Nguyễn Văn Thanh [4] thì nước ta còn tồn tại một số giống mèo như mèo nhị thể (là giống mèo có 2 màu lông), màu tam thể (là giống mèo có 3 màu lông),... Ngoài ra, một số người còn chia giống mèo theo nguồn gốc của mèo như: mèo nội (là giống mèo có nguồn gốc thuần Việt), mèo ngoại (là giống mèo có nguồn gốc từ nước ngoài như mèo xù Nhật Bản, mèo xù Thái Lan,... ), mèo lai (là giống mèo được lai giữa mèo nội và mèo ngoại). 2.3.Một số đặc điểm chung của loài mèo Mèo là loài động vật có vú thuộc bộ ăn thịt, chúng xuất hiên rất sớm trên trái đất. Các di tích hóa thạch đã chứng minh rằng: Mèo đã xuất hiện cách đây 70 triệu năm và được thuần hóa cách đây 8000 năm. Tổ tiên của loài mèo nhà là loài mèo rừng, chúng sống hoang dã ở các vùng thuộc châu Phi. Đầu tiên mèo được nuôi ở Ai Cập sau đó được du nhập vào các nước khác trên thế giới. Nguồn gốc của các giống mèo ở Đông Nam á cho đến nay chưa có tài liệu công bố một cách chính thức. ở nước ta có lẽ mèo được thuần hóa cách đây hơn 2000 năm. Mèo nhà có tầm vóc nhỏ bé và hiền lành hơn mèo rừng. Mèo là loài động vật duy nhất sau khi thuần hóa chúng vẫn giữ được nhiều tập tính hoang dã. Theo tác giả Trần Thanh, Trần Kiên(1993)[3], mèo có 30 răng, răng nanh của mèo rất sắc và nhọn, nó có thể cắn đứt cổ chuột. Chân mèo có đệm, móng và các vuốt rất sắc, có tác dụng vồ và giữ con mồi chặt hơn, đặc biệt là hai chân trước. Khi mèo bắt được con mồi chúng thường không ăn ngay mà vờn con mồi cho đến chết thì mới ăn. Thính giác, khứu giác, thị giác của mèo rất phát triển và nhạy bén. Vì vậy, mèo có thể đánh hơi phát hiện chuột từ rất xa hay trong bóng tối. Động tác vồ mồi của mèo rất nhanh nhẹn, nhẹ nhàng và chính xác. Theo dân gian nếu mèo bắt được chuột vào đầu tháng thì mèo ăn phần đầu bỏ phần đuôi, nếu mèo bắt được chuột vào cuối tháng thì ăn phần đuôi bỏ phần đầu. Mèo nuôi được 6 - 8 tháng thì bắt đầu động dục. Khi động dục mèo phát ra tiếng kêu gọi đực, âm thanh phát ra rõ nhất vào đêm khuya thanh vắng. Thời gian mèo động dục khoảng 3 - 4 ngày, vào khoảng ngày thứ 3 thì mèo cái để cho mèo đực phối. Mèo cái càng được nhiều mèo đực phối càng tốt, vì như vậy màu sắc lông của đàn con càng đẹp hơn và sức sống đàn con cũng cao hơn [4]. ở giai đoạn động dục ngoài tiếng kêu gọi đực mèo cái còn tiết ra feromon để hấp dẫn mèo đực, lúc này mèo cái cũng có bộ lông rất mượt, mèo chịu khó “trang điểm, chải chuốt” bộ lông của mình. Mèo là loài động vật có tuổi thọ không cao, trung bình từ 10 -15 năm [3]. Mèo thường sống cô độc, chỉ khi nào đến chu kỳ động dục mèo cái mới đi tìm bạn tình và kết đôi với mèo đực, khi hết chu kỳ động dục (mèo cái có chửa hoặc không có chửa) thì chúng lại tiếp tục cuộc sống cô độc cho đến chu kỳ sinh sản sau. Mèo có khả năng sinh sản rất sớm, thường ở độ tuổi 40 - 48 tuần tuổi mèo bắt đầu sinh sản. Mèo mang thai trung bình từ 58 - 60 ngày[5]. Khi mèo chuẩn bị đẻ, nó cũng có những biểu hiện đặc trưng như những động vật khác: Mèo mẹ đi tìm ổ đẻ, bụng sệ rõ, đi lại chậm chạp, bộ phận sinh dục ngoài sưng to và nhão ra, bầu vú căng to, vắt sữa có màu trắng, đặc sánh chảy ra. Mèo là động vật đa thai, số con đẻ ra trong một lứa trung bình từ 4 - 6 con [5]. Sau khi đẻ, mèo tự liếm sạch và cắn rốn cho mèo con. Mèo con khi mới sinh ra mắt hoàn toàn nhắm nhưng nó vẫn có khẳ năng tìm được vú mẹ nhờ sự nhạy cảm của khứu giác. Mèo con thường mở mắt vào ngày thứ 11 -12 sau khi sinh. Trong quá trình bú sữa, mèo mẹ luôn đảm nhiệm việc dọn vệ sinh cho mèo con. Thời gian nuôi con của mèo khoảng 50 - 60 ngày [4]. Theo dân gian trong khoảng thời gian nuôi con nếu ta vô tình hay cố ý nhìn vào ổ mèo hoặc di chuyển vị trí của ổ mà mèo mẹ phát hiện ra thì nó sẽ tha con đi thậm chí cắn chết hoặc ăn con, đây thường được gọi là hiện tượng phải vía. Sau khi mèo con được một tháng tuổi, mèo mẹ bắt đầu dạy cho mèo con những tập tính cơ bản của loài mèo như: rình, vồ mồi, leo trèo, chạy nhảy…Khi mèo con được 4 tháng tuổi chúng đã có thể bắt được dán, chuột nhắt, thạch thùng…Thức ăn chính của mèo là chuột. Nhưng do mèo được thuần hóa, nuôi lâu ở trong nhà và sống gần gũi với con người nên mèo cũng thích hợp với chế độ ăn tạp. Ngoài ra, ở mèo còn có những tập tính rất khác với những động vật khác: Thân nhiệt của mèo từ 38 - 39.50C nên vào mùa đông khi nhiệt độ môi trường xuống thấp mèo thích mằn chung với người hoặc những chỗ có nhiệt độ cao như bếp tro, ổ rơm…để ngủ. Hiện nay nhiều người vẫn cho rằng mèo già sẽ hóa cáo, đây là một quan niệm sai lầm vì mèo và cáo là hai loài hoàn toàn khác nhau. Sở dĩ có những quan niệm sai lầm như vậy là do: Khi mèo không có chủ thì nó sẽ trở thành mèo hoang dữ tợn và hay bắt chim, gà và nhiều động vật nuôi khác. 2.4. Một số chi tiêu sinh lý lâm sàng của mèo 2.4.1 Thân nhiệt Thân nhiệt hay nhiệt độ của cơ thể là kết quả của quá trình sinh nhiệt trong cơ thể do các phản ứng Oxy hóa các chất sinh ra. Căn cứ vào nhiệt độ của cơ thể người ta chia động vật làm hai loại là động vật đẳng nhiệt (động vật có thân nhiệt không thay đổi) như chim, thú… và động vật biến nhiệt (động vật có thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ của môi trường) như ếch, nhái, bò sát…Sự sinh nhiệt của gia súc chịu ảnh hưởng lớn của ngoại cảnh và trạng thái sinh lý của cơ thể. Tuy nhiên, với động vật đẳng nhiệt ở điều kiện sinh lý bình thường mỗi động vật có một chỉ số thân nhiệt ổn định dao động trong một phạm vi hẹp: Thân nhiệt của một số loài gia súc Gia súc Thân nhiệt(0C) Gia súc Thân nhiệt(0C) Gia súc Thân nhiệt(0C) Ngựa 37.5 - 38.5 Lợn 38.0 - 40.0 Gà 40.5 - 42.0 Bò 37.5 - 39.5 Chó 37.5 - 39.0 Vịt 41.0 - 43.0 Trâu 37.5 - 39.0 Mèo 38.0 - 39.5* Ngan 40.0 - 41.0* Dê 38.5 - 40.5 Thỏ 38.5 - 39.5 Cừu 38.5 - 40.5* “Sinh lý học gia súc”- Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan (*) “ Thuốc thú y và cách sử dụng” TS.BS Nguyễn Đức Lưu TS.BS Nguyễn Hữu Vũ Ngoài ra, thân nhiệt của động vật đẳng nhiệt còn phụ thuộc một số yếu tố khác như: tuổi, giới tính, trạng thái cơ thể...Ở gia súc non bao giờ thân nhiệt cũng cao hơn gia súc già do ở gia súc non quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn ở gia súc già. Gia súc đực có thân nhiệt cao hơn gia súc cái. Cùng ở một gia súc nhưng trạng thái cơ thể khác nhau cũng có thân nhiệt khác nhau: khi ăn no thân nhiệt cao hơn khi gia súc đói, khi gia suc mang thai thân nhiệt cao hơn khi gia súc ở trạng thái bình thường không mang thai. Bên cạnh đó, thời gian trong ngày, chế độ làm việc cũng gây ảnh hưởng lớn thân nhiệt của mỗi gia súc. Thân nhiệt của gia súc thường cao hơn vào buổi chiều sau đó giảm dần và thấp nhất vào nửa đêm. Thân nhiệt của gia súc bắt đầu tăng vào buổi sáng. Ví dụ thân nhiệt của trâu: Buổi sáng là 38.30C, buổi trưa là 38.70C, buổi chiều là 38.80C(6). Gia súc làm việc mệt nhọc hoặc làm việc dưới trời nắng nóng thì thân nhiệt cao hơn bình thường. Nhiệt độ ở từng bộ phận của cơ thể gia súc cũng có sự khác nhau. Nhiệt độ đo ở trực tràng bao giờ cũng thấp hơn nhiệt độ của máu. Nhiệt độ ở những vùng xa tim luôn thấp hơn những vùng gần tim. Nhưng thông thường để xác định thân nhiệt của một gia súc ta thường xác định nhiệt độ ở trực tràng của gia súc đó. Để có thân nhiệt ổn định thì cơ thể phải có sự điều hòa gữa hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt. Khi hai quá trình này cân bằng nhau thì thân nhiệt giữ ở mức độ ổn định. Nếu sinh nhiệt nhiều hơn tỏa nhiệt thì thân nhiệt tăng lên, nếu sinh nhiệt ít hơn tỏa nhiệt thì thân nhiệt giảm. Quá trình điều tiết thân nhiệt xảy ra theo 3 cơ chế: cơ chế hóa học, cơ chế vật lý, cơ chế thần kinh thể dịch. Cơ chế hóa học: Là quá trình điều tiết cường độ trao đổi chất ở các mô bào thông qua các phản ứng hóa học. Mùa rét trao đổi chất tăng để sinh nhiệt, mùa hè trao đổi chất giảm để giảm sinh nhiệt. Do đó nhiệt độ cơ thể được ổn định. Cơ chế vật lý: Là quá trình điều tiết thân nhiệt nhờ sự co giãn của da và mạch máu. Khi nhiệt độ môi trường giảm, da co lại, mạch máu ngoài da cũng co lại làm lượng máu đến da giảm do đó giảm tỏa nhiệt. Ngược lại khi nhiệt độ môi trường tăng, da giãn, mạch máu dưới da cũng giãn làm máu đến da nhiều hơn gây kích thích quá trình bốc hơi nước, vì vậy quá trình bốc hơi nước tăng lên. Ngoài ra, ở một số động vật như chó, mèo… còn có quá trình điều tiết nhiệt bằng cách thay lông. Trước mùa rét chúng thay lông để có bộ lông dày, rậm và dài hơn giúp cho quá trình giữ nhiệt tốt, đến mùa hè bộ lông đó lại được thay bằng một bộ lông khác mỏng và thưa hơn. Tăng hoặc giảm tiết mồ hôi, nhịp hô hấp cũng là một cách để điều tiết thân nhiệt. Ví dụ về mùa hè chó thè lưỡi ra để thở còn mèo liếm lông để tăng tiết tỏa nhiệt [16]. Khi nhiệt độ môi trường ngoài thấp thì cơ chế vật lý sẽ xảy ra trước cơ chế hóa học. Cơ chế thần kinh – thể dịch: Khi nhiệt độ môi trường thay đổi sẽ tác động đến trung khu điều tiết nhiệt ở vùng dưới đồi, rồi truyền lên vỏ não. Từ vỏ não các hưng phấn truyền ra theo thần kinh vận động đến cơ làm tăng hoặc giảm trao đổi chất. Mặt khác từ vùng dưới đồi hưng phấn tác động lên hệ thần kinh thực vật, qua đó chi phối các tuyến mồ hôi, sự co giãn các mao mạch da, kích thích hoặc ức chế tuyến giáp, tuyến thượng thận tiết hormone tham gia điều tiết thân nhiệt thông qua sự tăng giảm đổi chất. Nhiệt độ của cơ thể chủ yếu được sinh ra ở cơ bắp chiếm 70% tổng lượng nhiệt. Ngoài ra gan, thận và các tuyến cũng có tác dụng sinh nhiệt (6 -7%). Các mô xương, sụn và các mô liên kết ít sinh nhiệt. Trong điều kiện cơ hoạt động mạnh, lượng nhiệt nó sinh ra cao gấp 4-5 lần bình thường. Còn sự tỏa nhiệt nhờ một số cơ quan như: da(75-85%); phổi(9-10%); phần còn lại nhờ đường tiêu hóa, phân và nước tiểu [6]. Nhiệt độ cơ thể luôn ổn định dưới sự điều tiết của 3 cơ chế điều tiết nhiệt. Vì vậy khi quá trình điều tiết nhiệt bị rối loạn có nghĩa là nhiệt độ cơ thể gia súc tăng hoặc giảm quá mức sẽ dẫn đến sự biến đổi trong cơ thể gây nên trạng thái bệnh lý. Do khi quá trình điều tiết nhiệt bị rối loạn làm quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt bị mất cân bằng gây ảnh hưởng chung tới tình trạng cơ thể. Nếu nhiệt độ giảm dưới 240C Hoặc tăng lên quá 440C sẽ gây chết gia súc[6]. Sự tăng thân nhiệt thường gặp khi nhiệt độ môi trường quá cao như cảm nắng, cảm nóng…hoặc do bệnh truyền nhiễm cấp, do bệnh ký sinh trùng đường máu…Thân nhiệt giảm do gia súc bị mất máu, bị nhiễm lạnh, bị tổn thương do phóng xạ, bị trúng độc… 2.4.2 Tần số tim mạch Tim là một cơ quan rất quan trọng đối với sự sống của động vật. Tim có chức năng như một cái bơm vừa hút vừa đẩy máu, là động lực chính của hệ tuần hoàn. Trong cơ thể tim làm việc suốt ngày đêm theo một nhịp điệu nhất định gọi là chu kỳ co bóp của tim hay chu kỳ tim đập. Khi tim đạp thì mỏm tim của người, chó, mèo… vách tim của ngựa chạm vào thành ngực của chúng, vì vậy ta có thể dùng tay sờ vào vị trí tim ở thành ngực hoặc dùng ống nghe để xác định được tần số tim đập trong một phút gọi là nhịp tim. Nhịp tim cũng thể hiện cường độ trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của cơ thể và của tim. Trong cùng một loài gia súc thậm chí trong cùng một cá thể nhịp tim cũng có sự thay đổi. Ngoại cảnh và trạng thái cơ thể đều có sự ảnh hưởng nhất dịnh đến nhịp tim. Trong một ngày nhịp tim buổi sáng chậm và tăng dần vào buổi chiều. Khi nhiệt độ cao, thân nhiệt tăng, tinh thần hưng phấn thì nhịp tim cũng tăng. Gia súc ở trạng thái no hoặc khi vận động cũng đều làm nhịp tim tăng lên. Tuy nhiên, ở trạng thái sinh lý bình thường thì nhịp tim của mỗi loài gia súc luôn ổn định trong một giới hạn cụ thể: Nhịp tim của một số loài gia súc( lần/ phút) Gia súc Nhịp tim Gia súc Nhịp tim Gia súc Nhịp tim Ngựa 32 - 42 Lợn lớn 80 - 90 Lợn nhỏ 90 - 100 Bò 50 - 70 Chó 70 - 80 Gà mái* trung bình 312 Trâu 40 - 50 Mèo lớn* 100 - 120 Mèo nhỏ* 130 - 140 Dê,cừu 70 - 80 Thỏ 100 Cáo* 80 - 100 “Sinh lý học gia súc”- Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan (*) “ Thuốc thú y và cách sử dụng” TS.BS Nguyễn Đức Lưu TS.BS Nguyễn Hữu Vũ Khi tim co bóp, một lượng máu được đẩy vào mạch quản làm cho mạch quản mở rộng, thành mạch quản giãn ra, sau đó nhờ sự đàn hồi của thành mạch quản, mạch quản tự co lại đẩy máu ra khỏi lòng mạch, tiếp tục như vậy tạo thành một chu kỳ và gây ra hiện tượng mạch đập. Do đó nhịp độ mạch đập tương đương với nhịp tim. Vì vậy, ngoài phương pháp nghe nhịp tim trực tiếp bằng ống nghe người ta có thể bắt mạch để xác định nhịp tim. Tuy nhiên, không phải loài gia súc nào cũng bắt được mạch như lợn chúng ta rất khó tìm được mạch đập của nó...và vị trí bắt mạch ở mỗi loài gia súc cũng khác nhau. Sự hoạt động của tim, mạch chịu sự chi phối của hai hệ thống là hệ thống thần kinh và thể dịch gọi là cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch. Cơ chế thần kinh: Do thần kin giao cảm và phó giao cảm điều tiết Đối với tim: Thần kinh giao cảm bắt nguồn từ tủy sống ngực đốt 1-3 qua đám rối hình sao đi đến tim chi phối hạch Keith-Flack, Ashofftawara, bó Hiss, cơ tâm nhĩ và cơ tâm thất. Khi thần kinh giao cảm hưng phấn làm cho tim đập nhanh, mạnh, tăng tốc độ dẫn truyền, tăng tính hưng phấn của tim. Thần kinh phó giao cảm bắt nguồn từ hành não, nơi xuất phát của dây thần kinh số X. Sợi trước hạch của dây thần kinh số X đi vào tim thì đổi đốt. Sợi sau hạch tận cùng ở hạchKeith-Flack, Ashofftawara và cơ tâm nhĩ. Khi dây thần kinh số X bị kích thích làm tim đập yếu, chậm, giảm tính hưng phấn và tốc độ dẫn truyền cũng giảm. Thần kinh cấp cao điều khiển tim nằm ở vùng dưới đồi, cấp thấp nằm ở hành tủy. Đối với mạch: Khi thần kinh giao cảm hưng phấn làm co các mạch quản dưới da, mạch quản ở tuyến nước bọt, mạch quản nội tạng, mạch quản bộ phạn sinh dục ngoài và gây co mạch quản não nhưng không rõ rệt. Với hệ thống mạch quản ở phổi khi hệ thần kinh giao cảm hưng phấn sẽ làm co hoặc giãn mạch còn mạch quản vành tim sẽ bị giãn.[6] Khi thần kinh phó giao cảm hưng phấn sẽ làm giãn các mạch quản tuyến nước bọt,bộ phận sinh dục ngoài, giãn mạch quản não nhưng không rõ rệt, mạch quản não có thể giãn hoặc co và gây co mạch quản vành tim.[6] Cơ chế thể dịch: Là cơ chế điều tiết có sự tham gia của các tuyến nội tiết và một số yếu tố khác: ++ Tuyến thượng thận (tủy thượng thận) tiết ra Adrenalin và Noradrenalin tham gia vào quá trình điều tiết hoạt động tim, mạch. Cụ thể: -Adrenalin: Với tim làm tăng hưng phấn, tăng co bóp. Do đó làm nhịp tim tăng lên. Adrenalin được sử dụng làm thuốc trợ tim, phục hồi sự co bóp của tim. Với mạch làm co mạch ngoại vi, giãn mạch nuôi cơ tim. Do đó làm tăng huyết áp tâm thu còn huyết áp tâm trương thì không tăng. -Noradrenalin: làm tim đập chậm, gây co mach toàn thân. Do đó làm tăng cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Noradrenalin có tác dụng tăng huyết áp mạnh hơn cả Adrenalin. + + Tuyến giáp trạng tiết hormone Tyroxin làm tim đập nhanh do Tyroxin làm tăng quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể. ++ Tuyến yên tiết hormone Vazopessin gây co tĩnh mạch nhỏ và động mạch vành. ++ Nồng độ Oxy trong máu tăng, nồng độ khí Cacbonic giảm gây co mạch và tăng huyết áp. ++ Xi náp thần kinh phó giao cảm tiết Acetylcholin gây giãn mạch, làm tim đập chậm. Tác động vào cơ thể gây rối loạn. ++ Thận tiết Renin có tác dụng hoạt hóa Hypetensinogen trong huyết tương thành Hypotensin làm co động mạch nhỏ gây tăng huyết áp. Trong cơ thể, hai cơ chế này phối hợp một cách nhịp nhàng giúp cho hoạt động tim mạch luôn được ổn định. Nhưng khi có một yếu tố bệnh lý nào đó tác động vào cơ thể gây rối loạn sự điều tiết hoạt động tim mạch của hai cơ chế này tạo ra những rối loạn bệnh lý biểu hiện ở việc tăng hay giảm tần số tim mạch. Tần số tim mạch thường tăng trong các bệnh có kèm theo sốt cao. Khi nhiệt độ cơ thể tăng 10C thì tần số tim có thể tăng từ 8-10 nhịp/phút. Ví dụ trong các bệnh truyên nhiễm cấp, các chứng viêm cấp, bệnh suy tim, viêm cơ tim, viêm bao tim, thiếu máu cấp...Ở trạng thái sinh lý bình thường nhịp tim thường tăng trong các trường hợp gia súc ăn no, gia súc hoạt động nhiều, gia súc đang mang thai hoặc gia súc sống trong bầu không khí nóng bức. Vì vậy, tần số tim mạch cũng là một yếu tố đánh giá tình trạng sức khỏe của gia súc. 2.4.3.Tần số hô hấp Tần số hô hấp hay nhịp hô hấp là số lần thở ra và hít vào trong một phút. Tần số hô hấp thể hiện quá trình trao đổi khí giữa phổi và môi trường bên ngoài. Oxy là một dưỡng khí rất cần cho động vật sống. Tuy nhiên chỉ có 1% oxy qua da vào các mao mạch [7]. Vì vậy, phần lớn nhu cầu oxy của cơ thể được cung cấp bằng con đường hô hấp qua phổi. Nhờ có quá trình hô hấp mà cơ thể lấy được oxy từ môi trường bên ngoài vào cơ thể đi nuôi các mô bào, đồng thời thải khí cacbonic và các sản phẩm dị hóa ra ngoài môi trường. Mặt khác, hô hấp còn tham gia vào quá trình điều tiết nhiệt của cơ thể động vật. Tần số hô hấp phụ thuộc vào các yếu tố: cường độ trao đổi chất, đặc điểm sinh học của loài, giống vật nuôi, tầm vóc, tuổi, tốc độ sinh trưởng và phát triển...Thông thường các vật nuôi trong giai đoạn sinh trưởng mạnh hoặc khi còn noncó cường độ trao đổi chất mạnh nên tần số hô hấp cao. Ngoài ra trạng thái sinh lý, điều kiện nuôi dưỡng cũng ảnh hưởng đến nhịp hô hấp. Nhưng nhìn chung mỗi loài gia súc có một tần số hô hấp riêng biệt và khá ổn định: Tần số hô hấp của một số loài gia súc (lần/phút) Gia súc TS hô hấp Gia súc TS hô hấp Gia súc TS hô hấp Ngựa 8 - 16 Lợn 20 - 30 Cừu 10 - 20 Bò 10 - 30 Chó 10 - 30 Gà 22 - 25 Trâu 18 - 21 Mèo 10 - 30 Vịt* 16 - 28 Dê 10 - 18 Thỏ 10 - 15 Ngỗng* 12 - 20 “Sinh lý học gia súc”- Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan (*) “ Thuốc thú y và cách sử dụng” TS.BS Nguyễn Đức Lưu TS.BS Nguyễn Hữu Vũ Cơ quan hô hấp của động vật có vú gồm đường dẫn khí và phổi. Không khí được đưa từ ngoài vào cơ thể thông qua hệ thống đường dẫn khí. Ở đây không khí đã được sởi ấm nhờ hệ thống mạch máu dầy đặc dưới niêm mạc, cuối cùng không khí đến phổi. Phổi là nơi trực tiếp diễn ra quá trình trao đổi khí giữa cơ thể vì vậy bề mặt trao đổi khí rất rộng với môi trường bên ngoài. Phổi là tập hợp một số lượng lớn các phế nang tạo thành vì vậy bề mặt trao đổi khí rất rộng. Tổng diện tích toàn bộ phế nang của ngựa là 500m2, ở cừu là 50 - 80m2 [6], tạo điều kiện cho việc trao đổi khí giữa cơ thể với không khí được thuận lợi. Phổi là một tổ chức bao gồm nhiều sợi đàn hồi nhưng nố không có cấu tạo cơ nên không thể co giãn được mà phổi co giãn một cách thụ động nhờ các cơ hô hấp là cơ hoành và các cơ gian sườn. Các cơ này đóng vai trò là động lực chính cho động tác hô hấp làm cho nồng ngực mở rộng hay thu hẹp, dẫn tời thay đổi áp lực xoang màng ngực, kéo theo vận động của phổi. Khi lồng ngực mở rộng, phổi nở ra theo, áp lực trong phổi giảm do đó không khí đi vào phổi gây nên động tác hít vào còn khi nồng ngực thu hẹp phổi xẹp xuống đẩy không khí thoát ra ngoài gây nên động tác thở ra. Khi không khí môi trường vào đến phổi nhờ động tác hít vào thì lượng oxy trong không khí vào máu còn không khí nhận cacbonic từ máu ra, lượng không khí được đẩy ra ngoài nhờ động tác thở ra của quá trình hô hấp. Hoạt động của quá trình hô hấp chịu sự điều hòa của hai hệ thống là hệ thống thần kinh và thể dịch. Yếu tố thể dịch ảnh hưởng đến hô hấp chủ yếu là nồng độ khí cacbonic trong máu. Nếu lượng khí cacbonic trong máu tăng, oxy giảm sẽ gây hưng phấn trung khu hô hấp. Ngược lại, nếu lương khí cacbonic trong máu giảm, oxy tăng sẽ làm giảm quá trình hô hấp. Yếu tố thần kinh tham gia điều hòa quá trình hô hấp phải kể đến vai trò của dây thần kinh cảm giác đặc biệt là dây thần kinh số V. Khi kích thích dây thần kinh số V sẽ có tác động làm thay đổi hô hấp. Nếu kích thích nhẹ gây thở sâu, kích thích mạnh thì làm ngừng thở. Ngoài ra dây thần kinh số X, vùng dưới đồi, vùng vỏ não, trung khu nuốt...cũng tham gia vào quá trình điều hòa hô hấp. Nhờ hệ thống thần kinh và thể dịch mà qúa trình hô hấp diễn ra một cách rất nhịp nhàng tạo nên các phương thức hô hấp: ++ Phương thức hô hấp thể ngực bụng: là phương thức hô hấp có sự tham gia của cả hai loại cơ là cơ hoành và cơ gian sườn. Phương thức hô hấp này biểu hiện ở những gia súc khỏe mạnh bình thường. ++ Phương thức hô hấp thể bụng: là phương thức hô hấp xảy ra chủ yếu nhờ tác động của cơ hoành. Phương thức hô hấp này thường xảy ra khi gia súc mắc bệnh ở các cơ quan trong xoang ngực như tim, phổi...hoặc do xoang ngực bị tổn thương. ++ Phương thức hô hấp thể ngực: là phương thức hô hấp chủ yếu chịu tác động của cơ gian sườn. Đây thường là phương thức hô hấp của những gia súc mắc các bệnh ở xoang bụng như: viêm dạ dày ruột, chướng hơi, bội thực, tắc ruột, lồng ruột...hoặc ở gia súc dang mang thai. Quá trình hô hấp tác động trực tiếp đến đời sống của động vật mà tần số hô hấp là một đặc điểm biểu thị cho hoạt động bình thường hay không bình thường của quá trình hô hấp. Do đó, khi tần số hô hấp thay đôI đột ngột, quá tăng hay quá giảm so với trạng thái sinh lý bình thường thì chắc chắn gia súc đang rơi vào trạng thái bệnh lý, trừ một số trường hợp như gia súc hoạt động mạnh, gia súc sống trong bầu không khí nóng bức hoặc quá ngột ngạt, gia súc đang mang thai...Tần số hô hấp thường tăng ở những gia súc mắc bệnh ở đường hô hấp, bệnh làm mất tính đàn hồi của phổi bệnh truyền nhiễm cấp, bệnh ký sinh trùng đường máu, bệnh ở tim, bệnh ở não...Ví dụ: bệnh viêm phổi, viêm màng ngực, chướng bụng đầy hơi, xuất huyết não, màng não, dại, viêm ruột ỉa chảy,...Tần số hô hấp giảm khi gia súc mắc các chứng bệnh: hẹp khí quản,bệnh gây ức chế thần kinh (u não, viêm não, chảy máu não, tràn dịch não...), khi bị lạnh, khi gia súc bị rối loạn quá trình trao đổi chất... 2.5. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản Để duy trì và phát triển nòi giống mỗi cơ thể phải thực hiện được chức năng sinh sản. Vì vậy, sinh sản là ._.một thuộc tính đặc trưng nhất của cư thể sống. Phản xạ sinh sản đã được Paplov coi là phản xạ quan trọng nhất trong 3 phản xạ của động vật sống. Một cơ thể sống muốn sinh sản được thì trước hết phải có sự phát triển toàn diện của cơ quan sinh dục. Quá trình sinh sản không chỉ là sự di truyền thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mà nó còn liên quan đến sự điều chỉnh nội tiết, đến các quá trình sinh lý diễn ra trong cư thể. ở mỗi gia súc khác nhau thì quá trình sinh sản diễn ra cũng khác nhau. Hình thức sinh sản ở gia súc là sinh sản hữu tính. Bản chất của sinh sản hữu tính là sự gặp gỡ của con đực và con cái mà bản chất bên trong là sự kết hợp của 2 giao tử đực và cái. Do đó, ta có thể tác động vào cả 2 giao tử đực và cái để tạo ra một kết quả lai như mong muốn. Vì vậy, sinh sản hữu tính được coi là hình thức sinh sản ưu việt nhất của giới sinh vật. Sinh sản hữu tính chịu sự điều tiết vô cùng chặt chẽ của thần kinh và thể dịch. Ở con cái nó mang tính chu kỳ, thời gian của mỗi chu kỳ dài ngắn tùy thuộc vào từng loài. Ví dụ: Trâu 18 - 36 ngày, Bò 17 - 25 ngày, Ngựa 15 - 25 ngày, Lợn 17 - 27 ngày...Sinh sản hữu tính có mối quan hệ chặt chẽ và qua lại với di truyền, ưu thế sinh học của nó là tạo nên khả năng tái tổ hợp vật chất di truyền thành các biến dị tổ hợp, nâng cao sức sống và chất lượng vật nuôi. Thông qua hình thức sinh sản hữu tính mà công việc chọn giống, lai tạo giống mới nhanh và đạt hiệu quả cao. 2.5.1 Tuổi thành thục về tính Tuổi thành thục về tính là tuổi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và khả năng sinh sản. Lúc đó, cơ quan sinh dục đã phát triển tương đối hoàn chỉnh và đã sinh ra những tế bào sinh dục có khả năng thụ tinh (con cái rụng trứng lần đầu, con đực sinh tinh trùng). Các đặc tính thứ cấp xuất hiện như: Gà trống mào đỏ, mọc cựa…Ngoài ra, ở mỗi cơ thể còn xuất hiện còn xuất hiện các phản xạ sinh dục: con cái động dục, con đực có phản xạ giao phối. Sự thay đổi của cơ thể khi thành thục về tính xảy ra dưới tác động của thần kinh và nội tiết. Mỗi loài gia súc khác nhau có độ tuổi thành thục về tính khác nhau dao động trong một phạm vi nhất định: Tuổi thành thục về tính của một số loài gia súc Gia súc cái Tuổi thành thục Gia súc đực Tuổi thành thục Bò 8 - 12 tháng Bò 12 - 18 tháng Trâu 1,5 - 2 năm Trâu 1,5 - 2,5 năm Lợn 6 - 8 tháng Lợn 5 - 8 tháng Dê, Cừu 6 tháng Dê, Cừu 6 - 8 tháng Chó, mèo 6 - 8 tháng Chó, mèo 8 - 10 tháng “Sinh sản gia súc” - TS. Trần Tiến Dũng, TS. Dương Đình Long TS. Nguyễn Văn Thanh Thời gian thành thục về tính của gia súc phụ thuộc nhiều yếu tố như: loài gia súc, tính biệt, thời tiết, khí hậu, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, điều kiện quản lý...Trong cùng một loài gia súc, gia súc cái bao giờ cũng thành thục sớm hơn gia súc đực. Gia súc được nuôi ở vùng có khí hậu nhiệt đới thành thục sớm hơn gia súc được nuôi ở vùng có khí hậu ôn đới. Giống gia súc có tầm vóc nhỏ thành thục sớm hơn giống gia súc có tầm vóc lớn. Cùng một loài gia súc nhưng nếu được nuôi ở chế độ dinh dưỡng cao hơn sẽ thành thục sớm hơn gia súc nuôi ở chế độ dinh dưỡng thấp… Khi gia súc thành thục về tính thì gia súc có khả năng sinh sản. Tuy nhiên, gia súc thường thành thục về thể vóc sớm hơn thành thục về tính nên khi gia súc mới thành thụcvề tính ta không nên cho gia súc sinh sản ngay để tránh một số ảnh hưởng đến sự phát triển về thể vóc, sức khỏe sinh sản của con mẹ và sự sinh trưởng, phát triển của bào thai, đặc biệt là hiện tượng đẻ khó do khung xương chậu của con mẹ phát triển chưa hoàn thiện. 2.5.2 Thời gian mang thai Khi quá trình thụ tinh xảy ra tế bào trứng được kết hợp với tinh trùng tọa thành hợp tử, con cái chuyển sang giai đoạn mang thai. Các loài gia súc khác nhau thì thời gian mang thai là khác nhau. Thời gian mang thai còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như: giống gia súc, lứa sinh sản, tuổi gia súc mẹ, tình trạng sức khỏe, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, điều kiện quản lý, số lượng bào thai… Nhưng thông thường thời gian mang thai của các loài gia súc là ổn định, dao động trong một phạm vi hẹp xung quanh thời gian như sau: Thời gian mang thai của một số loài gia súc( ngày) Gia súc Thời gian mang thai Gia súc Thời gian mang thai Ngựa 320 - 355 Cừu 144 - 156 Lừa 348 - 377 Lợn 110 - 118 Trâu 358 - 365 Chó 56 - 65 Bò 279 - 281 Mèo 58 - 60 Dê 146 - 157 Thỏ 28 - 33 “ Thuốc thú y và cách sử dụng” TS.BS Nguyễn Đức Lưu TS.BS Nguyễn Hữu Vũ Ở thời kỳ đầu có thai, gia súc thường béo hơn, lông mượt hơn khi chưa có thai, do thời gian này nhu cầu dinh dưỡng của bào thai còn ít. Nhưng ở cuối thời kỳ mang thai do bào thai phát triển mạnh, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao nên con mẹ thường gầy đi. Vì vậy, khi đó ta cần chăm sóc cho gia súc cái tốt hơn,cho chúng ăn khẩu phần ăn cao hơn, đầy đủ hơn về Protein, vitamin, khoáng... để tránh cho con mẹ quá gầy, con con còi cọc. Đặc biệt là Canxi và Phospho nếu thiếu trong khẩu phần của con mẹ thì dễ dẫn đến hiện tượng bại liệt trước và sau khi đẻ, khung xương chậu bị lệch hay biến dạng gây nên hiện tượng đẻ khó. Nếu thiếu trầm trọng con con khi đẻ ra có thể mắc các chứng bệnh như mềm xương hay còi xương… Khi gia súc mang thai áp lực xoang chậu và xoang ngực thay đổi nên có sự ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn và hệ hô hấp. Trong khi đó nhu cầu oxy của bào thai ngày càng tăng lên. Do đó, tần số hô hấp và tần số tim mạch của con mẹ cũng dần tăng lên vào cuối thời kỳ mang thai, con mẹ thở sâu hơn đôI khi còn biểu hiện thở dốc. Bào thai ngày càng chèn ép xoang chậu gây nên hiệ tượng phù ở 2 chân sau. Tim làm việc với cường độ cao nên cơ tim trương to gây hiện tượng tâm thất trương to do chửa. Do sự chèn ép của bào thai vào bàng quang làm cho con mẹ đi tiểu tăng nhưng lượng nước tiểu lại ít, trong nước tiểu có thể có Protein, con mẹ có khi bị táo bón có khi phân lại rất nhão [8]. Con mẹ đi lại nặng nề, chóng mệt mỏi ngủ sâu hơn. Mặt khác, trong thời kỳ này ở cơ quan sinh dục hệ tuần hoàn được tăng cường, lượng máu đến cung cấp cho cho niêm mạc tử cung phát triển dày lên, các tuyến nhày ở tử cung cũng phát triển mạnh và tăng cường tiết niêm dịch. Niêm mạc tử cung hình thành nhau mẹ. Toàn bộ tử cung xuất hiện những thay đổi về cấu tạo tính chất, vị trí, trọng lượng và thể tích…Dây chằng tử cung dài ra nên đầu mút sừng tử cung và buồng trứng đưa về phía trước cách xa vị trí cũ. Cổ tử cung đóng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bào thai, nó được đóng kín hoàn toàn, niêm mạc và các nếp nhăn dày lên. Những tế bào thượng bì đơn tăng cường tiết dịch đặc để đống nút cổ tử cung. Niêm dịch lúc đầu có màu trắng trong, về sau chuyển sang màu vàng nâu, số lượng và độ dính tăng lên. Ống dẫn trứng hầu như không dầy lên, nó chỉ thay đổi về mặt cấu tạo học, tổ chức học, các nếp nhăn niêm mạc được co nhỏ lại, niêm mạc xuất huyết và lòng ống dẫn trứng được mở rộng. Mèo là động vật đa thai nên thai nằm phân bố ở hai bên sừng tử cung. 2.5.3 Thời gian động dục trở lại Sau khi gia súc đẻ hoặc sau chu kỳ động dục mà trứng không được thụ tinh thì sau một thời gian cơ quan sinh sản trở lại trạng thái bình thường, gia súc bắt đầu động dục trở lại. Thời gian động dục lại sau khi đẻ là thời gian từ sau khi đẻ hay lần động dục trước mà không được thụ thai tới khi gia súc động dục trở lại. Khi đó noãn bào phát triển và thành thục ( noãn bào chín) nổi rõ lên bề mặt buồng trứng, trứng rụng gia súc động dục trở lại. Khi gia súc động dục gây nên những thay đổi bên trong cũng như bên ngoài cơ thể, tất cả những thay đổi đó đều mang tính quy luật và chịu sự điều khiển của thần kinh trung ương theo phương thức thần kinh - thể dịch mà đặc biệt là vùng Hypothalamus và tuyến yên. Khi các kích thích bên ngoài và trong cơ thể như: khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý, tác động xoa bóp, mùi con đực… tác động lên cơ quan cảm nhận như: tai, mũi da… sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương, vùng dưới đồi để tiết chất điều khiển thùy trước tuyến yên gọi là chất thần kinh tiết. Chất này gồm 2 loại: nhân tố kích thích tuyến yên RF (Realeasing Fater) và nhân tố ức chế tuyến yên IF (Inhibiting Fater). Thùy trước tuyến yên tiết ra kích dục tố là Gonado Stimulin hormone gồm:FSH (Folliculo Stimulin hormone - kích noãn tố) và LH(Lutein Stimulin hormone - kích hoàng thể tố). Khi thần kinh hưng phấn kích thích vùng dưới đồi tiết RF ,RF kích thích tuyến yên tiết FSH, FSH tác động lên buồng trứng, kích thích noãn bao sinh trưởng và phát dục, khi đó trong noãn bao tiết Oestrogen làm hưng phấn vỏ não và gia súc cái bắt đầu bắt đầu xuất hiện phản xạ động dục. Khi nồng độ Oestrogen trong máu đạt mức độ nhất định nó tác dộng lại trung khu thần kinh sinh dục làm con vật giảm hưng phấn tác động đến tuyến yên làm giảm tiết FSH và tăng tiết LH, LH thúc đẩy noãn bao chín và thành thục, trứng chín và rụng xuống, phần còn lại của noãn hình thành thể hồng sau đó là thể vàng. Thể vàng tiết Progesteron tác động lên vùng dưới đồi kích thích tiết IF , IF tác động lên tuyến yên, tuyến yên tiết LH. Kết quả là con cái ngừng động dục và trở lại trạng thái yên tĩnh. FSH và LH có tác dụng tương hỗ và hợp đồng với nhau, FSH tác động trước là noãn bao phát triển nhưng không chín, LH có tác dụng xúc tiến quá trình phát triển, chín và rụng trứng. Khi trứng chín, hàm lương Oestrogen trong máu cao làm xuất hiện hàng loạt những biến đổi và biểu hiện tính dục cao độ. Khi đó con vật xuất hiện các phản xạ giao phối và sẵn sàng chịu đực. Trong giai đoạn này nếu trứng gặp được tinh trùng ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng và xảy ra quá trình đồng hóa giữa trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử thì gia súc có thai. Trong trường hợp này thì thể vàng tồn tại đến gần hết thời gian mang thai và tết Progesteron có tác dụng an thai, tránh xảy thai. Ngoài ra, Progesteron còn làm tăng sinh và phát triển bao tuyến trong tuyến vú. Nếu trứng rụng mà không được thụ tinh thì thể vàng hình thành và tồn tại trong khoảng thời gian rất ngắn, khoảng thời gian này dài ngắn tùy thuộc vào từng loài gia súc sau đó teo đi gọi là thể vàng sinh lý [9]. Quá trình động dục của gia súc chịu sự điều khiển của thần kinh và thể dịch, đặc biệt là tuyến yên. Vì vậy, nếu tuyến yên bị tổn thương hoặc bị cắt thì noãn boa không phát triển, trứng không chín,thể vàng không hình thành hoặc thể vàng có hình thành nhưng không tiêu biến…các quá trình sinh dục phụ không xuất hiện…dẫn tới gia súc không động dục trở lại hay gây rối loạn sinh sản. 2.6. Một số bệnh thường gặp ở mèo 2.6.1. Khái niệm về bệnh “Bệnh là sự rối loạn đời sống bình thường của cơ thể sinh vật do tác động của các yếu tố gây bệnh khác nhau gây ra một quá trình đấu tranh phức tạp giữa hiện tượng tổn thương bệnh lý và hiện tượng phòng vệ sinh lý, làm hạn chế khả năng thích nghi của cơ thể đối với ngoại cảnh”[10] 2.6.2. Một số bệnh thường gặp ở mèo 2.6.2.1. Bệnh dại (Lyssa) a- Khái niệm Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho nhiều loài gia súc và người do một loại virus có tính hướng thần kinh gây ra. Đặc điểm của bệnh là virus tác động vào hệ thống thần kinh gây rối loạn thần kinh trung ương, tạo trạng thái hoảng loạn (điên dại) cho động vật và người. b- Nguyên nhân Do virus dại có trong thiên nhiên gọi là virus dại đường phố. Chó, mèo, trâu, bò, động vật hoang dại (cáo, cầy, mèo rừng...) đều có thể bị bệnh. Mèo bị dại chủ yếu là do chó dại cắn. Virus có sức sức đề kháng yếu. Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ di chuyển theo dây thần kinh vận động vào tủy sống rồi lên não gây trạng thái điên dại. Virus dại được truyền trực tiếp từ chó, mèo dại sang chó, mèo khỏe và người thông qua nước bọt tại vết cắn. Trước khi mèo phát bệnh từ 8 - 14 ngày, nước bọt đã có virus. Mèo bị bệnh trong nước bọt có mầm bệnh, nước bọt có thể dính cả vào thân, móng, vuốt của nó. Vì vậy, mèo có thể truyền bệnh cho động vật khác hoặc người bằng cách cào, cắn… Thời gian từ khi bị nhiễm virus đến khi phát bệnh gọi là thời kỳ ủ bệnh. Thời kỳ này dài hay ngắn phụ thuộc vào vị trí vết cắn ở gần hay xa trung ương thần kinh và loài gia súc. Ở người trung bình 40 ngày, chó mèo 15 - 20 ngày. Mèo bị dại nguy hiểm hơn các loài gia súc khác do mèo thường mắc bệnh ở thể ẩn vì vậy rất khó phát hiện. Mặt khác, mèo lại là loài vật gần gũi với con người nên dễ lây bệnh cho người nhưng lại không được phát hiện. c- Triệu chứng Bệnh dại thường có 2 thể: + + Thể điên cuồng: Mèo buồn bã có vẻ lo lắng, bị kích thích đi đi lại lại lăng xăng, có nhiều hành động bất thường, mèo ăn bậy, lúc đầu giảm ăn sau bỏ ăn. Tiếng kêu rên rỉ, mắt đỏ ngầu trông rất dữ tợn, chảy dãi như bọt xà phòng quanh mép không còn cảm giác, gặp bất cứ vật gì cũng cắn. Mèo thường lẩn chốn vào chỗ tối như gầm giường, góc nhà… nếu vô tình ta động phải nó sẽ trở lên hung dữ và cắn lại kể cả chủ nhà. Mèo thường gầy yếu rất nhanh, đi lại loạng choạng, bị liệt dần rồi chết trong vòng từ 2- 4 ngày sau khi đã xuất hiện các triệu chứng điển hình. ++ Thể bại liệt: Lúc đầu mèo bị què không rõ nguyên nhân sau đó bị liệt. Hiện tượng liệt lúc đầu chỉ có ở chân, sau đó lan rộng ra toàn thân. Có khi tê liệt từ hàm làm cho miệng há nhưng không khép lại được, hàm dưới trễ ra, nước bọt chảy dòng dòng (vì hàm bị liệt không nuốt vào được). Mèo chết trong vòng từ 3-4 ngày ở trạng thái bại liệt toàn thân. d- Phòng và trị bệnh ++ Phòng bệnh Vời cả người và động vật tốt nhất nên dùng vacxin để tiêm phòng dại. Đặc biệt với chó mèo cứ 8-12 tháng phải tiêm phòng một lần. Hiện nay vacxin để phòng dại thường dùng vacxin Rabesin để tiêm phòng cho động vật còn người thường dùng Fuenzelida.[12] Khi bị chó mèo cắn cần tiêm với liều: 0.2ml/mũi tiêm trong da (người lớn 6 mũi) 0.1ml/mũi tiêm trong da (tiêm dưới 14 tuổi tiêm 4 mũi) + + Trị bệnh Với người thường dùng kháng huyết thanh chống bệnh dại nhưng phải dùng trước 72h, kể từ khi bị chó, mèo cắn. Liều lượng: 0.5 - 1 ml/kg trọng lượng [12] 2.6.2.2.Bệnh giun đũa ở mèo a- Nguyên nhân Bệnh gây ra do giun đũa loài Toxasca leonina và Toxascaris canis, chúng thường sống ở ruột non, có màu trắng dài từ 6 - 10cm.[14] Mèo mắc bệnh do ăn phải trứng giun lẫn trong thức ăn, nước uống. Nhiều trường hợp con con bị mắc từ khi mới sinh ra do mẹ truyền qua nhau thai. b- Triệu chứng Mèo trưởng thành thường có triệu chứng không rõ, nhưng ở con con bệnh thường nặng hơn và triệu chứng điển hình hơn: mèo gầy nhanh, lông dựng đứng, kém ăn hoặc bỏ ăn, nôn mửa, ỉa chảy, phân mất mùi chua có khi có mùi tanh khắm. c- Phòng và trị bệnh Tẩy giun cho mèo bằng Menbendazon khi thấy mèo có triệu chứng nhiễm giun. Kết hợp dùng kháng sinh chống bội nhiễm vi khuẩn. Thức ăn nước uống của mèo phải sạch và thường xuyên định kỳ tẩy giun cho mèo. 2.6.2.3. Bệnh giun móc a- Nguyên nhân Mèo thường mắc 2 loại giun: Ancylostoma canium và Uncinarian stenocephala, chúng thường ký sinh ở ruột non.[14] b- Triệu chứng Mèo sốt, nhiệt độ tăng từ 0.5 - 10C. Mèo bị nôn mửa, phân lúc đầu bình thường sau loãng và có máu. Giai đoạn cuối phân tự động chảy ra, mất mùi chua, có khi có mùi tanh khắm. Một vài ngày sau mèo mệt lả, gầy dộc rồi chết. Mèo từ 1 - 2 tháng tuổi hay mắc nhất. c- Điều trị Dùng thuốc tẩy Menbendazol: 0.1g/kg trọng lượng Menbenvet : 0.6 - 1g/kg trọng lượng Hanmectin :1ml/2kg trọng lượng Tẩy vào 2 buổi sáng liền nhau. Kết hợp dùng kháng sinh chống bội nhiễm vi khuẩn, chống xuất huyết bằng vitamin K, thuốc tăng trợ sức trợ lực. Trong thời gian tẩy giun cần nhốt mèo để theo dõi và gom phân lại một chỗ, rắc vôi bột lên để diệt trứng giun. 2.6.2.4. Bệnh sán dây a- Nguyên nhân Mèo thường mắc 3 loại sán: Taenia hydagentina (nhiễm qua thức ăn nước uống), Diphylium canium (vật chủ trung gian là loài bọ chét), Diphylobothrium (vật chủ trung gian là ếch nhái). Chúng chủ yếu ký sinh ở ruột non của mèo.[14] Sán dây có màu trắng, dài ,chia làm nhiều đốt. Các đốt này có thể bị đứt ra rồi theo phân ra ngoài. Đầu sán nhỏ có nhiều móc bám chắc vào thành ruột. Những đốt sán cuối chứa đầy trứng,khi theo phân ra ngoài rơi vào nước sau 8 - 10 ngày nở thành ấu trùng, bọ gậy ăn vào, sau vài tuần ấu trùng phát tiển thành ấu trùng gây nhiễm. Cá nước ngọt ăn phải bọ gậy có chứa ấu trùng, ấu trùng này chui vào ký sinh ở thịt cá. Mèo ăn cá sống có chứa ấu trùng sẽ bị lây nhiễm. b- Triệu chứng Mèo thường bị rối loạn tiêu hóa, người gầy còm, lông xơ xác, dựng đứng do sán bám chặt vào thành ruột hút hết chất dinh dưỡng của mèo. Dáng đi siêu vẹo, đôi khi có triệu chứng thần kinh như đi quay vòng. Mèo bị thiếu máu nặng, có khi thấy xuất hiện hiện tượng tích máu trong xoang bụng. Do độc tố của sán dây đã tác động lên cơ quan tạo máu và thần kinh của mèo. Mèo thường kêu gào, cào cắn, ỉa chảy liên miên, trong phân có nhiều đốt sán, mùi thối khắm, có khi có màng giả hoặc lẫn máu. Mèo thường xuyên cọ hậu môn xuống đất hoặc cọ vào tường do bị ngứa. Một số mèo mắc bệnh ở thể mạn tính nên chỉ thấy con vật gầy còm đi, khả năng sinh sản kém, có nôn mửa nhưng không liên tục. Một số mèo do trong ruột có quá nhiều sán đã gây hiện tượng tắc nghẽn ruột. Làm mèo xuất hiện những cơn đâu bụng giữ dội. Mèo nằm ngửa dẫy dụa tỏ vẻ rất đau đớn. 2.6.2.5. Hội chứng ký sinh trùng đường máu a- Nguyên nhân Bệnh do một số loài động vật đơn bào gây nên như: Tiêm mao trùng, Lê dạng trùng, Biên trùng, …Chúng ký sinh trong máu làm vỡ hồng cầu gây ra trạng thái thiếu máu ở mèo. Bệnh được truyền từ mèo ốm sang mèo khỏe thông qua các loài côn như: ve, mòng… b- Triệu chứng Mèo từ nơi khác mới chuyển đến thường mắc bệnh này nên dân gian thường gọi là bệnh ngã nước. Khi mắc bệnh mèo thường có những triệu chứng như: Mèo bệnh thường bị sốt cách nhật, kém ăn, gầy yếu, da khô, lông dựng. Ỉa chảy, phân loãng màu cà phê do hồng cầu bị phá vỡ nhiều, phân mất mùi chua có mùi thối, niêm mạc mắt nhợt nhạt có xuất hiện những điểm vàng. Trên da bụng có những chấm màu vàng hoặc chấm xuất huyết như muỗi đốt. Mèo bị bệnh cũng là trung gian truyền bệnh do côn trùng có thể đốt mèo bệnh rồi lại mang mầm bệnh truyền cho động vật khỏe, vì vậy rất nguy hiểm. c- Điều trị Cách ly mèo ốm, dùng Azidin pha với nước sinh lý tiêm sâu vào bắp thịt hay truyền tĩnh mạch cho mèo với liều lượng 1g/20kg trọng lượng. Chú ý: Trước khi tiêm 20 phút cần tiêm 2ml dung dịch Spatein hoặc cafein cho mèo. Ngoài ra, cần chú ý công tác chăm sóc nuôi dưỡng mèo thật tốt, tăng khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng, cho mèo ăn những loại thức ăn dễ tiêu, tăng trợ sức trợ lực cho mèo bằng cách tiêm cho mèo những loại vitamin B1, B12, B-comlex, có thể truyền đường glucoza cho mèo. 2.6.2.6. Bệnh viêm phổi ở mèo a- Nguyên nhân + + Do mèo hít phải những khi độc như: khí lò gạch, lò vôi, khí bả chuột…[21] + + Do chăm sóc nuôi dưỡng kém nên sức đề kháng của mèo giảm mầm bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh. + + Do thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột tạo điều kiện cho một số vi khuẩn sẵn có trong đường hô hấp của mèo phát triển nhanh về số lượng tăng mạnh về độc lực. Đồng thời sự thay đổi đột ngột đó cũng làm giảm sức đề kháng của mèo. Vì vậy mèo dễ bị viêm phổi + + Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: dịch tả, phó thương hàn, tụ huyết trùng…Bệnh nội khoa như: Viêm dạ dày, viêm ruột…Bệnh ký sinh trùng như: bệnh giun phổi… b- Triệu chứng Mèo sốt cao, uể oải, thích nằm, lười vận động. Ăn giảm có khi không ăn, mũi khô, chảy nước mũi, lúc đầu nước mũi loãng màu trắng trong sau đặc dần chuyển sang màu xanh. Mắt có rỉ, miệng mèo bẩn thở ra có mùi hôi. Da khô, lông dựng, cầm gáy ngấc mèo lên thấy 2 chân mèo duỗi thẳng. Mèo ho nhiều và có cảm giác khó thở, tiếng thở khò khè, đầu gục sát đất. mèo thở gấp, thở nông. Tim đập nhanh, mạnh sau yếu dần. Khi bị chứng bại huyết thì toàn thân run rẩy niêm mạc mắt, mũi, miệng lấm tấm xuất huyết. Nếu kế phát sang viêm ruột thì mèo ỉa chảy phân có mùi thối khắm, lẫn chất nhày, phân dính ở xung quanh vùng hậu môn. mèo không được điệu trị kịp thời thì sẽ chết sau vài ngày tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của mèo và tình trạng bệnh. Chụp X quang thấy đậm ở thùy đỉnh và thùy tim. Kiểm tra máu thấy số lượng bạch cầu tăng, độ dự trữ kiềm giảm, cuối kỳ bệnh lượng hồng cầu và huyết sắc tố giảm. Nếu mèo mắc ở thể mạn nhẹ tính thì mèo chỉ sốt nhẹ, thỉnh thoảng ho, mèo gầy yếu, chậm lớn. c- Điều trị + + Cho mèo ở nơi ấm áp, thoáng khí, tránh lạnh và ẩm. + + Dùng kháng sinh để điều trị : Cefamicin 500 cho mèo uống 1v/lần, 2 lần/ ngày. Hoặc có thể dùng Cefomicin dùng tiêm tĩnh mạch nếu mèo quý và bệnh ở giai đoạn nặng. + + Khi kế phát sang ỉa chảy phải có biện pháp cầm ỉa chảy cho mèo. + + Dùng dầu nóng xoa bóp vùng ngực + + Trợ tim, trợ sức trợ lực cho con vật bằng glucoza, cafein, vitamin B1, B12 hoặc B-comlex 2.6.2.7. Hội chứng ỉa chảy ở mèo a- Nguyên nhân + + Do những đặc điểm sinh lý của bộ máy tiêu hóa của mèo con chưa có khả năng tiết dịch vị, thức ăn tác động trực tiếp vào miêm mạc mà tiết dịch, trong dịch vị không có HCl, hàm lượng và hoạt tính của men pepsin rất ít. + + Do hệ thần kinh không đủ nhạy cảm để thích nghi với sự thay đổi của ngoại cảnh. + + Do chăm sóc nuôi dưỡng kém nên sức đề kháng giảm mèo dễ mắc bệnh. + + Do có sự thay đổi nào đó làm cho những vi khuẩn, virus sẵn có trong đường ruột phát triển nhanh về số lượng và độc lực gây bệnh cho mèo. Do sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus gây bệnh ở ngoài môi trường vào cơ thể. + + Do thức ăn, nước uống không đảm bảo chất lượng (thức ăn ôi, thiu, nhiễm khuẩn…). + + Do ký sinh trùng (giun móc, giun tóc, sán dây…). Trong các nguyên nhân trên thì nguyên nhân do vi khuẩn, virus là nguy hiểm và phổ biến nhất. b- Triệu chứng Mèo kém ăn hoặc bỏ ăn, mắt có dỉ, miệng mèo bẩn, hơi thở có mùi hôi, da khô, lông dựng, cầm gáy nhấc lên hai chân sau và đuôi duỗi thẳng. Mèo bị đau bụng nên kêu luôn mồm, hay uống nước, kém vận động. ỉa chảy phân lỏng có màu đen hoặc màu cà phê, đôi khi có màu vàng phân mất mùi chua có mùi thối khắm, đuôi và hậu môn thậm chí hai chân sau dính đầy phân. Nếu bị nặng mèo có thể bị nôn mửa, ỉa chảy hoặc ỉa toàn nước. Do đó mèo bị mất nước, mất điện giải nhanh làm con vật hạ huyết áp, trụy tim mạch. Mèo có thể sốt sau hạ sốt, mèo mất nước nhiều làm cơ thể kiệt sức dần rồi chết. Nếu mèo qua khỏi bệnh có thể chuyển sang thể mạn tính. Khi đó mèo chậm lớn, còi cọc, sức đề kháng yếu. c- Điều trị + + Nhốt mèo lại không cho ăn thức ăn tanh + + Pha Orezol với nước sạch cho mèo uống để bù nước và điện giải. cũng có thể dùng đường Glucoza pha với nước sạch cho mèo uống hoặc dùng dung dịch Lactatringer và đường glucoza 5% để truyền tĩnh mạch cho mèo để bù nước, điện giải và cung cấp năng lượng cho mèo bệnh. + + Kiểm tra lại thức ăn nước uống để tìm nguyên nhân: - Nếu nguyên nhân gây ỉa chảy là thức ăn, nước uống thì loại bỏ thức ăn. - Nếu nguyên nhân gây ỉa chảy là ký sinh trùng thì phải tiến hành dùng thuốc đặc trị để loại bỏ ký sinh trùng đó. - Nếu nguyên nhân gây ỉa chảy là vi khuẩn thì phải dùng kháng sinh để điều trị. Một số kháng sinh thường dùng để điều trị viêm ruột ỉa chảy như: Enrofloxacin, Norfloxacin, Gentamicin, Sulfamethazol -Trimethoprim, Tetracyclin... Bên cạnh việc dùng thuốc cần căn cứ vào tình trạng sức khỏe và giá trị của mèo để bổ xung thêm một số thuốc trợ sức, trợ lực, tăng sức đề kháng cho mèo. Chú ý công tác hộ lý phải được thực hiện thật tốt. 2.6.2.8. Bệnh trúng độc a- Nguyên nhân Do mèo ăn phải những thức ăn có độc tố như: độc tố nấm mốc, …, ăn phải bả chuột, chuột hoặc con vật khác chết do trúng bả, uống phải nước có chất độc (nước rửa bình phun thuốc trừ sâu, nước sạc bình ắc quy, pin điện). Do liếm phải thuốc diệt côn trùng (ruồi, muỗi, kiến, dán…), thuốc trị ký sinh trùng (ghẻ, bọ chét, chấy, giận…), dầu nhớt…[21] b- Triệu chứng Ban đầu mèo có biểu hiện bồn chồn, chạy nhảy lung tung, kêu la ầm ĩ, vật đi đái ỉa liên tục. Sau đó có những triệu chứng điển hình của hiện tượng trúng độc như: dáng đi siêu vẹo, run rẩy, đi quay vòng, sùi bọt mép, co giật, khó thở…Giai đoạn cuối con vật hôn mê, khó thở dữ dội, giãn đồng tử mắt, thân nhiệt hạ, liệt toàn thân. Mèo chết do liệt hô hấp.Đa số các trường hợp trúng độc ta đều không kịp can thiệp vì không được phát hiện kịp thời do đặc tính sống hoang dại của mèo. Một số trường hợp cá biệt được cứu sống do phát hiện kịp thời và mèo chỉ bị trúng độc những hóa chất có độ độc nhẹ hoặc lượng độc vào cơ thể mèo quá ít không đủ để gây chết. c- Điều trị + + Để mèo nơi yên tĩnh + + Loại bỏ chất độc có trong đường ruột. Dùng thuốc đối kháng để giải độc. + + Dùng đường Glucoza hoặc đường trắng pha với nước sạch cho mèo uống. Nếu không có đường glucoza thì có thể dùng nước muối ấm 5% cho uống hoặc dùng lòng trắng trứng pha với nước ấm cho mèo uống, cũng có thể dùng 10ml Oxy già pha với 100ml nước ấm cho mèo uống. Liều lượng nước cho uống phụ thuộc mức độ trúng độc và trọng lượng mèo. Sau khi cho uống 15 - 20 phút nếu mèo nôn ra được thì tiên lượng tốt. Khi mèo đã nôn ra được thì tiếp tục cho mèo uống đường Glucoza nếu có điều kiện có thể truyền trực tiếp khoảng 20 - 50 ml đường glucoza 5% vào tĩnh mạch mèo. + + Công tác chăm sóc hộ lý phải thực hiện tốt + + Dùng các thuốc trợ sức trợ lực cho mèo nhanh hồi phục sức khỏe. Chú ý không được tiêm Atropin khi mèo bị trúng độc, chỉ tiêm vào ngày hôm sau khi mèo đã nôn ra được nhưng vẫn còn sùi bọt mép. 2.6.2.9. Bệnh sinh sản ở mèo a- Nguyên nhân Mèo cũng có thể mắc tất cả các bệnh sinh sản như những gia súc khác. Nhưng do mèo có sức đề kháng cao, khả năng sinh sản tốt nên mèo rất ít mắc bệnh kể cả bệnh sinh sản. Tuy nhiên theo một số điều tra về khả năng mắc bệnh sinh sản của mèo cho thấy mèo thường mắc bệnh viêm tử cung giai đoạn động dục và sau khi đẻ. Vì ở giai đoạn này cổ tử cung mở rộng tạo điều kiện cho nhiều vi khuẩn xâm nhập vào và gây viêm. Sau khi đẻ màng nhau thai chết, máu và dịch xuất còn lại tạo điều kiện cho vi khuẩn từ cổ tử cung xâm nhập vào gây viêm. Đôi khi còn do việc sử dụng các dụng cụ sản khoa không thích hợp, không đảm bảo vệ sinh hoặc do sự truyền bệnh từ con đực sang con cái trong quá trình giao phối... b- Triệu chứng Con vật sốt cao, bỏ ăn, có thể có hiện tượng ỉa chảy. Dịch chảy ra từ tử cung có mùi hôi thối có khi có mủ. Nhiều khi mủ chứa trong tử cung nhiều làm ta quan sát thấy bụng to như chửa nhưng khi chọc dò lại thấy mủ chảy ra rất nhiều. c- Điều trị Dùng thuốc nâng cao trợ sức trợ lực chăm sóc nuôi dưỡng tốt Dùng kháng sinh để điều trị và chống xuất huyết bằng vitamin K. Thụt rửa tử cung bằng dung dịch thuốc sát trùng (lugol) và đặt thuốc. Nếu sau 1 tuần bệnh không giảm phải cắt bỏ phần tử cung bị viêm và chăm sóc gia súc tốt sau khi phẫu thuật.[5] 2.7. Một số vi khuẩn thường gặp ở phân mèo Khi mèo khoẻ, trong đường tiêu hóa của mèo đã có sẵn một số loài vi khuẩn như: StaphylococcusStaphylococcus, StreptococcusStreptococcus, E.coliE.coli, SalmonellaSalmonella nhưng với số lượng ít và độc lực thấp nên chúng không có khả năng gây bệnh. Những vi khuẩn này sống cộng sinh trong ruột mèo, hai bên cùng có lợi, chúng góp phần làm tăng khả năng tiêu hóa thức ăn còn vật chủ (mèo) cung cấp chất dinh dưỡng cho chúng sinh sống cho đến khi có sự thay đổi nào đó trong đường tiêu hóa làm chúng tăng lên về số lượng cũng như độc lực chúng trở thành những vi khuẩn có hại gây bệnh cho mèo. Những yếu tố tác động đó có thể là thức ăn, nước uống, vi khuẩn từ ngoài vào, … 2.7.1. StaphylococcusStaphylococcus a- Đặc tính hình thái và tính chất bắt màu Là vi khuẩn hình cầu, đường kính từ 0,7-1µ, không sinh nha bào và thường không có vỏ, không có lông, không di động. Bắt màu Gram dương Trong bệnh phẩm, tụ cầu thường xếp thành từng đôi, chụm lại từng đám nhỏ hình chùm nho. Trong canh khuẩn chúng cũng thường xếp lại từng đám hình chùm nho. (Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương 2001) [22]. b- Đặc tính nuôi cấy StaphylococcusStaphylococcus sống hiếu khí hoặc kỵ khí tuỳ tiện, nhiệt độ thích hợp 32-370C, pH thích hợp từ 7,2-7,6. Dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường. - Môi trường nước thịt: cấy vi khuẩn trong môi trường nước thịt ở 370C sau 5-6 giờ, vi khuẩn đã làm đục môi trường, sau 24 giờ vi khuẩn làm đục môi trường rõ hơn, có lắng cặn ở đáy ống, cặn có màu trắng hay màu vàng nhạt. Trên bề mặt của môi trường không có màng. - Môi trường thạch thường: sau khi cấy 24 giờ, vi khuẩn hình thành khuẩn lạc dạng S (Smouth) mặt khuẩn lạc hơi ướt, bờ đều nhẵn, mặt lồi đường kính từ 2-4mm. Màu sắc của khuẩn lạc khác nhau phụ thuộc vào loại vi khuẩn sinh ra nó, sắc tố này không tan trong nước. Khuẩn lạc màu vàng thẫm là khuẩn lạc của StaphylococcusStaphylococcus aureus. Đây là những khuẩn lạc có độc lực và có khả năng gây bệnh cho động vật. Khuẩn lạc màu trắng của vi khuẩn StaphylococcusStaphylococcus albus và khuẩn lạc màu vàng chanh là của StaphylococcusStaphylococcus citreus là những khuẩn lạc không có độc lực và không có khả năng gây bệnh (Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương, 2001) [22]. - Môi trường thạch máu: sau khi nuôi cấy 24h, vi khuẩn hình thành khuẩn lạc dạng S. Nếu là tụ cầu có khả năng gây bệnh sẽ thấy xuất hiện hiện tượng dung huyết. - Môi trường thạch Sapman: là môi trường dùng để nuôi cấy và phân lập tụ cầu. Nếu tụ cầu có khả năng gây bệnh sẽ lên men đường Mannit sinh ra acid làm pH môi trường thay đổi (pH = 6,8) môi trường chuyển từ màu đỏ sang mầu vàng. Nếu là tụ cầu không gây bệnh sẽ không lên men đường Mannit, không tạo ra acid làm pH môi trường thay đổi (pH = 8,4) môi trường giữ nguyên màu đỏ. - Môi trường Gelatin: cấy vi khuẩn theo đường cấy trích sâu, nuôi ở nhiệt độ 200C, sau 2-3 ngày Gelatin bị tan chảy ra trông giống dạng hình phễu, sự tan chảy này là do có sự tác động của men Gelatilaza sinh ra trong quá trình nuôi cấy vi khuẩn. c- Các chất do StaphylococcusStaphylococcus tiết ra *Độc tố + + Độc tố dung huyết (Haemolyzin): Có 4 loại chính - Dung huyết tố anpha(ỏ): gây dung giả hồng cầu thỏ ở 370C. Dung huyết tố này cũng gây hoại tử da và gây chết. Đây là một ngoại độc tố, bản chất là protein, bền với nhiệt độ, là một kháng nguyên hoàn toàn, gây hình thành kháng thể kết tủa và kháng thể trung hòa dưới tác dụng của hormone và nhiệt độ nó biến thành giải độc tố có thể dùng làm vacxin. - Dung huyết tố bêta (õ): Gây d._.việc chọn thuốc điều trị cho mèo bị viêm ruột ỉa chảy chúng tôi tiến hành làm kháng sinh đồ đối với các vi khuẩn đã phân lập được từ phân mèo bị viêm ruột ỉa chảy như: StaphylococusStaphylococus, StreptococcusStreptococcus, Escherichia coliEscherichia coli, SalmonellaSalmonella với một số thuốc kháng sinh và một số thuốc hóa học trị liệu sử dụng thường xuyên như : Enrofloxacin, Norfoxacin, Gentamycin, Kanamycin, Colistin, Clidamycin, Neomycin, Tetramycin, Sulfamethazol-trimethoprim. Theo kết quả thu được trong bảng 5bảng 4.5 chúng ta thấy số mẫu dương tính với StaphylococcusStaphylococcus, StreptococcusStreptococcus, Escherichia coliEscherichia coli, SalmonellaSalmonella chiếm tỷ lệ 100% ở phân mèo bị viêm ruột ỉa chảy. Để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy chúng tôi tiến hành kiểm tra kháng sinh đồ đối với từng loại vi khuẩn và tập đoàn vi khuẩn phân lập được từ phân mèo ỉa chảy. Sau khi làm kháng sinh đồ và đo đường kính vòng vô khuẩn của từng vi khuẩn với các loại thuốc. Từ kết quả đó so sánh với bảng đánh giá ý nghĩa đường kính vòng vô khuẩn của Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ đánh giá mức mẫn cảm theo 2 mức : mẫn cảm cao, mẫn cảm trung bình (mẫn cảm) và kháng thuốc. Kết quả được chúng tôi tổng kết trong bảng 7bảng 4.7,8,9, 10 và 11 4.3.4.1. Kiểm tra tính mẫn cảm của StaphylococusStaphylococus phân lập từ phân mèo ỉa chảy với một số thuốc kháng sinh và hóa học trị liệu. Bảng 7Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của StaphylococusStaphylococus phân lập từ phân mèo ỉa chảy Tªn thuèc Sè mÉu kiÓm tra Vi khuÈn mÉn c¶m Vi khuÈn kh¸ng Sè mÉu Tû lÖ(%) §KVVK Sè mÉu Tû lÖ(%) Enrofloxacin 15 15 100,00 29,41 ± 0,62 0 0,00 Norfloxacin 15 15 100,00 23,85 ± 0,53 0 0,00 Gentamicin 15 8 53,33 17,81± 0,42 7 46,67 Tetracyclin 15 11 73,33 18,31 ± 0,45 4 26,67 Sulfamethazol –Trimethoprim 15 15 100,00 22,43 ± 0,73 0 0,00 Neomycin 15 7 46,67 20,25 ± 0,12 8 53,33 Kanamycin 15 6 40,00 19.84 ± 0,67 9 60,00 Clidamycin 15 0 0,00 14,26 ± 0.36 15 100,00 Colistin 15 0 0,00 12,62 ± 0,54 15 100,00 Thông qua kết quả kiểm tra ở bảng 7bảng 4.7 chúng ta thấy khi làm kháng sinh đồ của 15 mẫu vi khuẩn StaphylococcusStaphylococcus phân lập từ phân mèo bị ỉa chảy cho thấy trong 9 thuốc được kiểm tra thì 3 thuốc có tác dụng tốt nhất đối với StaphylococcusStaphylococcus là Enrofloxacin, Norfloxacin, Sulfamethazol-Trimethoprim với 100% mẫu mẫn cảm cao. Điều này, được thể hiện qua chiều dài của đường kính vòng vô khuẩn khi làm kháng sinh đồ, cụ thể: khi làm kháng sinh đồ với Enrofloxacin đường kính vòng vô khuẩn là 29,41± 0,62, với Norfloxacin là 23,85 ± 0,53, với Sulfamethazol-Trimethoprim là 22,43 ± 0,73. Tiếp đến là kháng sinh Tetracyclin có 11/15 mẫu mẫn cảm chiếm 77,33% tổng số mẫu kiểm tra và đường kính vòng vô khuẩn là 18,31 ± 0,45 ; Gentamycin có 8/15 mẫu mẫn cảm chiếm 53,33% tổng số mẫu kiểm tra và đường kính vòng vô khuẩn là 17,81 ± 0,42 ; Neomycin có 7/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 46,66% và đường kính vòng vô khhuẩn là 20,25 ± 0,12; Kanamycin có 6/15 mẫu mẫn cảm, chiếm tỷ lệ 40% và đường kính vòng vô khuẩn là 19,84 ± 0,67. Đặc biệt, trong 9 thuốc có 2 thuốc đã bị vi khuẩn kháng đó là Clidamycin và Colistin do đường kính vòng vô khuẩn mà chúng tôi đo được khi làm kháng sinh rất nhỏ so với bảng kháng sinh chuẩn, cụ thể đường kính vòng vô khuẩn của Colistin là 12,62 ± 0,54; Clidamycin là 14,26 ± 0,36. Qua đây chúng ta thấy không nên sử dụng 2 thuốc Clidamycin và Colistin trong điều trị viêm ruột ỉa chảy và bước đầu có thể dùng 2 thuốc Enrofloxacin và Norfloxacin để điều trị viêm ruột ỉa chảy. 4.3.4.2. Kiểm tra tính mẫn cảm của StreptococcusStreptococcus phân lập từ phân mèo ỉa chảy với một số thuốc kháng sinh và hóa học trị liệu Bảng 8Bảng 4.8: Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của StreptococcusStreptococcus phân lập từ phân mèo ỉa chảy Tªn thuèc Sè mÉu kiÓm tra Vi khuÈn mÉn c¶m Vi khuÈn kh¸ng Sè mÉu Tû lÖ(%) §KVVK Sè mÉu Tû lÖ(%) Enrofloxacin 15 15 100,00 28,72 ± 0.35 0 0,00 Norfloxacin 15 14 93,33 21,34 ± 0.24 1 6,67 Gentamicin 15 10 66,67 19,85 ± 0,62 5 33,33 Tetracyclin 15 12 80,00 27,53 ± 0,71 3 20,00 Sulfamethazol –Trimethoprim 15 10 66,67 18,81 ± 0.57 5 33,33 Neomycin 15 9 60,00 19,06 ± 0.47 6 40,00 Kanamycin 15 11 73,33 24,65 ± 0,17 4 26,67 Clidamycin 15 0 0,00 12,72 ± 0,31 15 100,00 Colistin 15 0 0,00 11,15 ± 0,53 15 100,00 Thông qua kết quả ở bảng 8bảng 4.8 chúng ta thấy khi làm kháng sinh đồ của 15 mẫu vi khuẩn StreptococcusStreptococcus phân lập từ phân mèo bị ỉa chảy cho thấy trong 9 thuốc được kiểm tra thì thuốc có tác dụng tốt nhất đối với StreptococcusStreptococcus là Enrofloxacin có 100% mẫu mẫn cảm cao với đường kính vòng vô khuẩn là 28,72 ± 0,35. Tiếp đến là Norfloxacin có 14/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 93,33% và đường kính vòng vô khuẩn là 21,34 ± 0,24; Tetracyclin có 12/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 80,00% tổng số mẫu kiểm tra và đường kính vòng vô khuẩn là 27,53 ± 0,71; Kanamycin có 11/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 73,33% và đường kính vòng vô khuẩn là 24,65 ± 0,17; Gentamycin và Sulfamethazol-Trimethoprim có 10/15 mẫu mẫn cảm chiếm 66,66% và đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 19,85 ± 0,62 và 18,81 ± 0,57; Neomycin có 9/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 60% và đường kính vòng vô khuẩn là 19,06 ± 0,47; Đặc biệt, trong 9 thuốc có 2 thuốc đã bị vi khuẩn kháng đó là Clidamycin và Colistin do đường kính vòng vô khuẩn mà chúng tôi đo được khi làm kháng sinh rất nhỏ so với bảng kháng sinh chuẩn, cụ thể đường kính vòng vô khuẩn của Colistin là 11,15 ± 0,53; Clidamycin là 12,72 ± 0,31. Qua đây chúng ta thấy không nên sử dụng 2 thuốc Clidamycin và Colistin trong điều trị viêm ruột ỉa chảy và một lần nữa xác định có thể dùng 2 thuốc Enrofloxacin và Norfloxacin để điều trị viêm ruột ỉa chảy. 4.3.4.3. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của Escherichia phân lập từ phân mèo ỉa chảy với một số thuốc kháng sinh và hóa học trị liệu Bảng 9Bảng 4.9 : Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của Escherichia coliEscherichia coli phân lập từ phân mèo ỉa chảy Tªn thuèc Sè mÉu kiÓm tra Vi khuÈn mÉn c¶m Vi khuÈn kh¸ng Sè mÉu Tû lÖ (%) §KVVK Sè mÉu Tû lÖ (%) Enrofloxacin 15 15 100,00 31,43 ± 0,73 0 0,00 Norfloxacin 15 12 80,00 26,80 ± 0,62 3 20,00 Gentamicin 15 7 46,67 20,12 ± 0.51 8 53,33 Tetracyclin 15 11 73,33 28,51 ± 0,34 4 26,67 Sulfamethazol –Trimethoprim 15 14 93,33 25,93 ± 0,57 1 6,67 Neomycin 15 8 53,33 19,84 ± 0,39 7 46,67 Kanamycin 15 9 60,00 24,76 ± 0,47 6 40,00 Clidamycin 15 12 80,00 29,51 ± 0,51 3 20,00 Colistin 15 9 60,00 25,68 ± 0,43 6 40,00 Thông qua kết quả ở bảng 9bảng 4.9 chúng ta thấy khi làm kháng sinh đồ của 15 mẫu vi khuẩn E.coliE.coli phân lập từ phân mèo bị ỉa chảy cho thấy trong 9 thuốc được kiểm tra thì thuốc có tác dụng tốt nhất đối với E.coliE.coli là Enrofloxacin có 100% mẫu mẫn cảm cao với đường kính vòng vô khuẩn là 31,43 ± 0,73. Tiếp đến là Sulfamethazol-Trimethoprim có 14/15 mẫu mẫn cảm chiếm 93,33% và đường kính vòng vô khuẩn là 25,93 ± 0,57; Norfloxacin và Clidamycin có 12/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 80% và đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 26,8 ± 0,62; 29,51 ± 0,51; Tetracyclin có 11/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 73,33% tổng số mẫu kiểm tra và đường kính vòng vô khuẩn là 28,51 ± 0,34; Kanamycin, Colistin có 9/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 60% và đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 24,76 ± 0,47 và 25,68 ± 0,43; Neomycin có 8/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 53,33% và đường kính vòng vô khuẩn là 19,84 ± 0,39; Gentamycin có 7/15 mẫu mẫn cảm chiếm 46,67% và đường kính vòng vô khuẩn là 20,12 ± 0,51. Qua đây chúng ta thấy có thể dùng Enrofloxacin và Sulfamethazol-trimethoprim để điều trị viêm ruột ỉa chảy ở mèo. 4.3.4.4.Kiểm tra tính mẫn cảm của SalmonellaSalmonella phân lập từ phân mèo ỉa chảy với một số thuốc kháng sinh và hóa học trị liệu Thông qua kết quả ở bảng 4.10 chúng ta thấy khi làm kháng sinh đồ của 15 mẫu vi khuẩn Salmonella phân lập từ phân mèo bị ỉa chảy cho thấy trong 9 thuốc được kiểm tra thì thuốc có tác dụng tốt nhất đối với Salmonella là Enrofloxacin và Sulfamethazol-Trimethoprim có 100% mẫu mẫn cảm cao với đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 32,72 ± 0,38 và 31,08 ± 0,39; Tiếp đến là Tetracyclin và Colistin có 12/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 80% và đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 27,73 ± 0,48; Kanamycin và Clidamycin có 11/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 73,33% và đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 26,81 ± 0,27; 27,34 ± 0,36; Norfloxacin, Neomycin có 10/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 66,67, đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 22,67 ± 0,65 và 21,76 ± 0,19; Gentamycin có 6/15 mẫu mẫn cảm chiếm 40% và đường kính vòng vô khuẩn là 18,25 ± 0,42 Bảng 1Bảng 4.10 : Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của SalmonellaSalmonella phân lập từ phân mèo ỉa chảy Tªn thuèc Sè mÉu kiÓm tra Vi khuÈn mÉn c¶m Vi khuÈn kh¸ng Sè mÉu Tû lÖ (%) §KVVK Sè mÉu TûlÖ (%) Enrofloxacin 15 15 100,00 32,72 ± 0,38 0 0,00 Norfloxacin 15 10 66,67 22,67 ± 0,65 5 33,33 Gentamicin 15 6 40,00 18,25 ± 0,42 9 60,00 Tetracyclin 15 12 80,00 27,73 ± 0,48 3 20,00 Sulfamethazol-Trimethoprim 15 15 100,00 31,08 ± 0.39 0 0,00 Neomycin 15 10 66,67 21,76 ± 0,19 5 33,33 Kanamycin 15 11 73,33 26,81 ± 0,27 4 26,67 Clidamycin 15 11 73,33 27,34 ± 0,36 4 26,67 Colistin 15 12 80,00 33,23 ± 0,65 3 20,00 Thông qua kết quả ở bảng 10 chúng ta thấy khi làm kháng sinh đồ của 15 mẫu vi khuẩn Salmonella phân lập từ phân mèo bị ỉa chảy cho thấy trong 9 thuốc được kiểm tra thì thuốc có tác dụng tốt nhất đối với Salmonella là Enrofloxacin và Sulfamethazol-Trimethoprim có 100% mẫu mẫn cảm cao với đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 32,72 ± 0,38 và 31,08 ± 0,39; Tiếp đến là Tetracyclin và Colistin có 12/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 80% và đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 27,73 ± 0,48; Kanamycin và Clidamycin có 11/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 73,33% và đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 26,81 ± 0,27; 27,34 ± 0,36; Norfloxacin, Neomycin có 10/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 66,67, đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 22,67 ± 0,65 và 21,76 ± 0,19; Gentamycin có 6/15 mẫu mẫn cảm chiếm 40% và đường kính vòng vô khuẩn là 18,25 ± 0,42 Qua đây chúng ta thấy có thể dùng Enrofloxacin và Sulfamethazol-trimethoprim để điều trị viêm ruột ỉa chảy ở mèo. So với kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Tho, Phạm Khắc Hiếu, (1995) [31], Đinh Bích Thủy,(1995) [32], tỷ lệ SalmonellaSalmonella phân lập từ phân mèo bị viêm ruột ỉa chảy mẫn cảm với thuốc cao hơn SalmonellaSalmonella phân lập từ bệnh tiêu chảy lợn con. Theo chúng tôi đây là do lợn con bị tiêu chảy thường dùng các thuốc này để điều trị nhưng quá trình điều trị thường theo kinh nghiệm nên liều lượng và liệu trình không hợp lý dễ gây hiện tượng kháng thuốc. Mặt khác, khi dùng nhiều lần gây hiện tượng quen thuốc nên tỷ lệ mẫn cảm thấp hơn ở mèo.Mekay W.M., (1975) [33] cũng cho rằng: Tính kháng thuốc của vi khuẩn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ sử dụng kháng sinh với mục đích kích thích tăng trọng cho gia súc, gia cầm bằng cách bổ sung vào thức ăn. Vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đã cấm việc sử dụng kháng sinh để bổ sung vào thức ăn nhằm mục đích kích thích tăng trọng cho vật nuôi. 4.3.4.5. Kiểm tra tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có trong phân mèo bị viêm ruột ỉa chảy với một số thuốc kháng sinh và hóa học trị liệu. Khi bị bệnh viêm ruột ỉa chảy yếu tố đầu tiên quyết định đến thành công của quá trình điều trị là thời gian phát hiện bệnh và việc tìm đúng nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, trong thực tế sản xuất chúng ta không có đủ thời gian để phân lập, giám định vi khuẩn rồi làm kháng sinh đồ để kiểm tra tính mẫn cảm của từng loại vi khuẩn có trong phân mà chúng ta phải làm kháng sinh đồ với cả tập đoàn vi khuẩn có trong phân từ kết quả đó đưa ra quyết định chọn thuốc điều trị. Vì vậy phục vụ mục đích điều trị chúng tôi tiến hành kiểm tra tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn phân lập từ phân mèo ỉa chảy. Kết quả kiểm tra được chúng tôi tổng kết trong bảng 1bảng 4.11. Bảng 11: Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có trong phân mèo bị viêm ruột ỉa chảy Tªn thuèc Sè mÉu kiÓm tra Sè mÉu mÉn c¶m Tû lÖ (%) §KVVK (mm) Sè mÉu kh¸ng Tû lÖ (%) Enrofloxacin 12 12 100 25,95 ± 0,88 0 0,00 Norfloxacin 12 12 100 17,54± 0,72 0 0,00 Gentamicin 12 10 83,33 13,02 ± 0.28 2 16,67 Tetracyclin 12 12 100 17,84 ± 0.86 0 0,00 Neomycin 12 7 58,33 17,04 ± 0.12 5 41,67 Kanamycin 12 6 50,00 16,42 ± 0.66 6 50,00 Clidamycin 12 8 66,67 18,03 ± 0.48 4 33,33 Colistin 12 10 83,33 17,34 ± 0.24 1 8,33 Sulfamethazol-Trimethoprim 12 11 91,67 18,54 ± 0,72 1 8,33 Thông qua kết quả ở bảng 1bảng 4.11 chúng ta thấy: thuốc có tác dụng tốt nhất với tập đoàn vi khuẩn phân lập từ phân mèo ỉa chảy là Enrofloxacin, Norfloxacin và Tetracyclin với 100% mẫu mẫn cảm, đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 25,95 ± 0,88; 17,54 ± 0,72; 17,84 ± 0,86. Sau đó đến Sulfamethazol-trimethoprim có 11/12 mẫu mẫn cảm, chiếm 91,67% tổng số mẫu kiểm tra và đường kính vòng vô khuẩn là 18,54 ± 0,72; Gentamycin và Colistin có 10/12 mẫu mẫn cảm, chiếm 83,33% tổng số mẫu kiểm tra và đường kính vọng vô khuẩn lần lượt là 13,02 ± 0,28; 17,34 ± 0,24; Clidamycin có 8/12 mẫu mẫn cảm, chiếm tỷ lệ 66,67% và đường kính vòng vô khuẩn là 18,03 ± 0,48; Kanamycin có 6/12 mẫu mẫn cảm, chiếm 50% tổng số mẫu kiểm tra, đường kính vòng vô khuẩn là 16,42 ± 0,66 Bảng 4.11: Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có trong phân mèo bị viêm ruột ỉa chảy Tªn thuèc Sè mÉu kiÓm tra Sè mÉu mÉn c¶m Tû lÖ (%) §KVVK (mm) Sè mÉu kh¸ng Tû lÖ (%) Enrofloxacin 12 12 100 25,95 ± 0,88 0 0,00 Norfloxacin 12 12 100 17,54± 0,72 0 0,00 Gentamicin 12 10 83,33 13,02 ± 0.28 2 16,67 Tetracyclin 12 12 100 17,84 ± 0.86 0 0,00 Neomycin 12 7 58,33 17,04 ± 0.12 5 41,67 Kanamycin 12 6 50,00 16,42 ± 0.66 6 50,00 Clidamycin 12 8 66,67 18,03 ± 0.48 4 33,33 Colistin 12 10 83,33 17,34 ± 0.24 1 8,33 Sulfamethazol-Trimethoprim 12 11 91,67 18,54 ± 0,72 1 8,33 ¥ Để thấy rõ hơn mức độ mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn với các thuốc thường dùng chúng tôi xin biểu diễn kết quả kiểm tra kháng sinh đồ bằng biểu đồ hình cột dưới đây. Tû lÖ mÉn c¶m(%) Để thấy rõ hơn mức độ mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn với các thuốc thường dùng chúng tôi xin biểu diễn kết quả kiểm tra kháng sinh đồ bằng biểu đồ hình cột dưới đây. Biểu đồ 4.1: Mức độ mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn Qua biểu đồ 4.1 ta thấy vi khuẩn mẫn cảm 100% với 3 thuốc Enrofloxacin, Norfloxacin và Tetracyclin. Vì vậy, chúng ta có thể sử dụng 3 loại thuốc này để điều trị viêm ruột ỉa chảy. Tuy nhiên, trong 3 loại thuốc đó thì Enrofloxacin là mẫn cảm nhất, điều đó được thể hiện qua độ dài đường kính vòng vô khuẩn (ĐKVVK). ĐKVVK của Enrofloxacin là 25,95 ± 0,88 (ĐKVVK chuẩn ở mức mẫn cảm cao là ≥23). Do đó, số lượng mẫu mãn cảm cao với Enrofloxacin nhiều thì ĐKVVK trung bình mới cao như vậy. Ngược lại, ĐKVVK của Norfloxacin là 17,54 ± 0,72 (ĐKVVK chuẩn ở mức mẫn cảm cao là ≥17, mẫn cảm trung bình là 13-16), của Tetracyclin là 17,84 ± 0,86 (ĐKVVK chuẩn ở mức mẫn cẩm cao là ≥19, mẫn cảm trung bình là 15-18). Vì vậy, số lượng mẫu mẫn cảm với 2 loại thuốc này ở mức trung bình nhiều. Qua đây, cho chúng ta thấy tuy số mẫu mẫn cảm với 3 thuốc là như nhau xong Enrofloxacin có mức độ mẫn cảm cao nhất nên sử dụng nó để điều trị viêm ruột ỉa chảy ở mèo là tốt nhất, trong trường hợp nào đó không có Enrfloxacin chúng ta có thể dùng Norfloxacin hoặc Tetracyclin. Ngoài ra chúng ta cũng có thể dung Sulfamethazol-trimethoprim vì thuốc này có tỷ lệ mẫn cảm tương đối cao và ĐKVVK cũng rất lớn cụ thể tỷ lệ mẫn cảm là 91,67%, ĐKVVK là 28,54 ± 0,45 (ĐVVK chuẩn ở mức mẫn cảm cao là ≥16). Qua biểu đồ 1 ta cũng thấy tập đoàn vi khuẩn có tỷ lệ mẫn cảm với Gentamycin, Colistin cũng cao nhưng ta không nên sử dụng 2 thuốc này vì bằng với Sulfamethazol- trimethoprim nhưng chúng ta không nên sử dụng Colistin trong điều trịi viêm ruột ỉa chảy cho mèo vì ĐKVVK rất nhỏ, cụ thể ĐKVVK của Gentamycin là 13,02 ± 0,28 (ĐKVVK chuẩn ở mức trung bình là 13-14 mm), của Colistin là 17,34 ± 0,24 (ĐKVVK chuẩn ở mức mẫn cảm trung bình là 14-20mm). Hơn nữa qua kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của từng loại vi khuẩn lại cho thấy StaphylococcusStaphylococcus và StreptococcusStreptococcus đã kháng hoàn toàn với Colistin. Các thuốc khác có mức độ mẫn cảm trung bình và ĐKVVK lại nhỏ nên rất ít được dùng để điều trị viêm ruột ỉa chảy. 4.3.5. Kết quả thử nghiệm điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy ở mèo Qua kết quả phân lập và làm kháng sinh đồ chúng tôi đã xác định được kháng sinh có tác dụng điều trị tốt nhất đói với bệnh viêm ruột ỉa chảy là Enrofloxacin do vi khuẩn có tỷ lệ mẫn cảm cao với thuốc này lớn nhất. Bên cạnh đó khi mèo bị viêm ruột ỉa chảy sẽ có các triệu chứng kèm theo như: sốt, ỉa chảy…Sốt cao dễ dẫn đến hiện tượng co giật vì vậy cần phải dùng thuốc hạ sốt. Ỉa chảy làm cho cơ thể mất nước mất chất điện giải và các vi khoáng trong cơ thể có thể làm con vật rơi vào trạng thái hôn mê. Do đó, phải dùng thuốc cầm ỉa chảy đồng thời cung cấp một lượng nước vừa đủ cho cơ thể. Trong bất cứ quá trình bệnh lý nào thì công tác trợ sức,trợ lực cho bệnh súc cũng là rất quan trọng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả điều trị chúng ta cũng phải dùng các thuốc trợ, sức trợ lực cho mèo bị viêm ruột ỉa chảy. Tuy nhiên, mèo được nuôi rải rác trong dân từ thành thị đến nông thôn, từ vùng có dân trí thấp đến vùng có dân trí cao nên để thuận lợi cho việc điều trị chúng tôi đưa ra các phác đồ phù hợp với điều kiện cho từng nơi như sau: - Phác đồ 1: + + Dùng thuốc kháng sinh Enrofloxacin với liều 40- 50mg/kg thể trọng, tiêm bắp ngày một lần. ++ Dùng thuốc Primeran với liều 1-2ml/ con tiêm dưới da để chống nôn (chỉ dùng khi mèo bị nôn). + + Thuốc trợ sức trợ lực: Vitamin C 5% (5ml/con/ngày, tiêm tĩnh mạch). Vi tamin B1 2,5% (2ml/con/ngày, tiêm bắp). Vitamin B12 0,05% (2ml/con/ngày, tiêm bắp) ++ Thuốc hạ sốt: dùng Analgin 30% liều lượng 2ml/con, tiêm bắp (chỉ dùng khi bi mèo bị sốt). + + Hộ lý chăm sóc: để mèo nơi yên tĩnh, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ. Pha dung dịch Orezol cho uống liên tục, không cho mèo ăn thức ăn tanh, kiêng mỡ cho đến khi khỏi bệnh. - Phác đồ 2: ++ Dùng thuốc kháng sinh Enrofloxacin với liều 40- 50mg/kg thể trọng, tiêm bắp ngày một lần. ++ Dùng thuốc Primeran với liều 1-2ml/ con tiêm dưới da để chống nôn (chỉ dùng khi mèo bị nôn). + + Thuốc trợ sức trợ lực: Vitamin C 5% (5ml/con/ngày, tiêm tĩnh mạch). Vi tamin B1 2,5% (2ml/con/ngày, tiêm bắp). Vitamin B12 0,05% (2ml/con/ngày, tiêm bắp) ++ Thuốc hạ sốt: dùng Analgin 30% liều lượng 2ml/con, tiêm bắp (chỉ dùng khi bi mèo bị sốt). ++ Dùng dung dịch Lactatringer và dung dịch đường glucoza 5% truyền chậm theo đường tĩnh mạch. Liều lượng 20ml/kg trọng lượng, truyền 1 lần/ngày. ++ Hộ lý chăm sóc: để mèo nơi yên tĩnh, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ. Pha dung dịch Orezol cho uống liên tục, không cho mèo ăn thức ăn tanh, kiêng mỡ cho đến khi khỏi bệnh. - Phác đồ 3: ++ Dùng thuốc kháng sinh Enrofloxacin với liều 40- 50mg/kg thể trọng, tiêm bắp ngày một lần. ++ Dùng thuốc Primeran với liều 1-2ml/ con tiêm dưới da để chống nôn (chỉ dùng khi mèo bị nôn). + + Thuốc trợ sức trợ lực: Vitamin C 5% (5ml/con/ngày, tiêm tĩnh mạch). Vi tamin B1 2,5% (2ml/con/ngày, tiêm bắp). Vitamin B12 0,05% (2ml/con/ngày, tiêm bắp) ++ Thuốc hạ sốt: dùng Analgin 30% liều lượng 2ml/con, tiêm bắp (chỉ dùng khi bi mèo bị sốt). ++ Dùng dung dịch Lactatringer và dung dịch đường glucoza 5% tiêm dưới da bẹn (tiêm làm nhiều điểm, mỗi điểm 3-5ml). ++ Hộ lý chăm sóc: để mèo nơi yên tĩnh, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ. Pha dung dịch Orezol cho uống liên tục, không cho mèo ăn thức ăn tanh, kiêng mỡ cho đến khi khỏi bệnh. - Phác đồ 4: ++ Dùng thuốc kháng sinh Enrofloxacin với liều 40- 50mg/kg thể trọng, tiêm bắp ngày một lần. ++ Dùng thuốc Primeran với liều 1-2ml/ con tiêm dưới da để chống nôn (chỉ dùng khi mèo bị nôn). ++ Thuốc trợ sức trợ lực: Vitamin C 5% (5ml/con/ngày, tiêm tĩnh mạch). Vi tamin B1 2,5% (2ml/con/ngày, tiêm bắp). Vitamin B12 0,05% (2ml/con/ngày, tiêm bắp) ++ Thuốc hạ sốt: dùng Analgin 30% liều lượng 2ml/con, tiêm bắp (chỉ dùng khi bi mèo bị sốt). ++ Dùng dung dịch Lactatringer và dung dịch đường glucoza 5% cho uống liên tục mỗi lần 10-20ml, ngày nhiều lần (5-10 lần). ++ Hộ lý chăm sóc: để mèo nơi yên tĩnh, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ. Pha dung dịch Orezol cho uống liên tục, không cho mèo ăn thức ăn tanh, kiêng mỡ cho đến khi khỏi bệnh. Các chỉ tiêu chỉ đánh giá mèo khỏi bệnh: + + Thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim trở lại bình thường. + + Mèo không còn ỉa chảy, phân thành khuôn, có mùi chua. + + Mèo nhanh nhẹn, lông mượt, ăn uống bình thường… Sau khi điều trị khỏi chúng tôi theo dõi trong 4 ngày không có hiện tượng tái phát bệnh mói được coi là khỏi bệnh. Kết quảnđiều trị theo 4 phác đồ đã được chúng tôi trình bày trong bảng 1bảng 4.12 Bảng 1Bảng 4.12: Kết quả điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy ở mèo Ph¸c ®å Sè con ®iÒu trÞ Sè con khái Tû lÖ (%) Sè con k.khái Tû lÖ (%) Sè con chÕt Tû lÖ (%) I 25 14 56 7 28 4 16 II 25 21 84 2 8 2 8 III 25 18 72 4 16 3 12 IV 25 16 64 6 24 3 12 Thông qua kết quả ở bảng 1bảng 4.12 chúng ta thấy: Kết quả điều trị theo phương pháp II là có hiệu quả nhất, số con khỏi là 21/25 con, chiếm 84% tổng số con điều trị, số con không khỏi chỉ có 2 con, chiếm 8% còn số con chết cũng chỉ có 2. Những con không khỏi và chết là do không được phát hiện kịp thời, khi phát hiện ra thì bệnh đã ở vào giai đoạn cuối không còn khả năng điều trị hoặc chuyển sang thể mạn tính. Sau đó là phương pháp III, số con khỏi là 18 con, chiếm 72%; số con không khỏi là 4 con, chiếm 16%; số con chết là 3 con, chiếm 12%. Ở phác đồ IV, số con khỏi là 16 con, chiếm 64%; số con không khỏi là 6 con, chiếm 24%; số con chết là 3 con, chiếm 12%. Những con không khỏi và chết là do không được phát hiện kịp thời, khi phát hiện ra thì bệnh đã ở vào giai đoạn cuối không còn khả năng điều trị hoặc chuyển sang thể mạn tính. Như vậy, phương pháp cho kết quả điều trị tốt nhất là phương pháp II, thấp nhất là phương pháp I. Theo chúng tôi đây là do khi mèo bị viêm ruột ỉa chảy sẽ bị mất nước khi mất nước sẽ kéo theo mất chất điện giải và các ion trong máu là con vật suy kiệt. Mặt khác, trong cơ thể có hang loạt các phản ứng thủy phân tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động. Nhưng khi bị ỉa chảy cơ thể thiếu nước các phản ứng thủy phân không xảy ra hoặc xảy ra châm, không hoàn toàn làm cơ thể thiếu năng lượng nên bệnh càng nặng hơn. Vì vậy, phác đồ I không bổ sung nước nên ít mèo khỏi và nhiều mèo chết, không khỏi hơn phác đồ II được bổ sung nước. Các phác đồ III, IV cũng được bổ sung nước nên tỷ lệ khỏi cao hơn, chết và không khỏi ít hơn phác đồ I nhưng vẫn thấp hơn phác đồ II là do chúng có đường cung cấp nước khác nhau. Phác đồ II nước được cung cấp bằng đường tĩnh mạch nên nước được đưa trực tiếp vào máu, do đó lượng nước đưa vào được cơ thể hấp thu và sử dụng hoàn toàn. Còn phác đồ III, IV nước được đưa vào theo đường tiêu hóa và đường dưới da nên nước được đưa vào cơ thể chậm và không hoàn toàn nên kết quả điều trị không tốt bằng phác đồ II. Như vậy, chúng ta thấy nước có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con vật đặc biệt là mèo bị ỉa chảy. Do đó, chúng tôi khuyến khích những người nuôi mèo các bác sĩ thú y phải cung cấp nước cho những con vật bị ỉa chảy, điều đó sẽ làm nâng cao hiệu quả điều trị. Tuy phác đò II cho kết quả điều trị cao nhất nhưng không phải lúc nào và ở đâu cungc có thể truyền nước theo đường tĩnh mạch, vì vậy chúng ta có thể bổ sung nước bằng cách cho mèo uống hoặc tiêm dưới da. 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Phần V: Kết luận và đề nghị 5.1. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu đề tài chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 5.1.1. Một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng Thân nhiệt của mèo thường dao động trong khoảng 38,3-39,10C. trong đó, thân nhiệt cao nhất ở lứa tuổi từ 2-8 tháng tuổi, cụ thể mèo đực là 39,1 ± 0,73 (0C); mèo cái là 39,0 ± 0,37 (0C), thấp nhất ở lứa tuổi dưới 2 tháng tuổi, cụ thể mèo đực là 38,4 ± 0,31; mèo cái 38,3 ± 0,82. Tần số hô hấp của mèo thường dao động trong khoảng18,9-29 lần/phút. Trong đó, mèo từ 2-8 tháng tuổi có tần số hô hấp cao nhất, cụ thể mèo đực là 29 ± 0,62; mèo cái là 28 ± 0,45 (lần/phút), thấp nhất ở mèo dưới 2 tháng tuổi, cụ thể mèo đực là 19,1 ± 0,48; mèo cái là 18,9 ± 0,32. Tần số tim của mèo dao động trong khoảng 123-144 (lần/ phút). Trong đó cao nhất là lứa tuổi 2-8 tháng tuổi, cụ thể mèo đực là144 ± 0,48; mèo cái là 142 ± 0,61 (lần/phút), thấp nhất ở lứa tuổi dưới 2 tháng tuổi, cụ thể mèo đực là 125 ± 0,39; mèo cái là 123 ± 0,62. 5.1.2. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản Tuổi thành thục về tính của mèo nội thường sớm nhất và muộn nhất là mèo ngoại. Cụ thể: mèo nội là 7,8 ± 0,18; mèo lai là 8,1± 0,29; mèo ngoại là 9 ± 0,48. Thời gian chửa của mèo nội ngắn nhất và dài nhất là mèo ngoại. Cụ thể : thời gian chửa trung bình của mèp nội là 57,4 ± 0,34 ; mèo lai là 58,5 ± 0,54 ; mèo ngoại là 59,5 ± 0,55. Số con sơ sinh/lứa trung bìnhcủa mèo nội cao nhất thấp nhất là mèo ngoại. Cụ thể : mèo nội là 4,5 ± 0,17 (con); mèo lai là 4,1 ± 0,23 (con); mèo ngoại là 3,9 ± 0,26 (con). Số con nuôi sống/lứa trung bình của mèo nội cao nhất, thấp nhất là mèo ngoại. Cụ thể : số con nuôi sống/lứa của mèo nội là 4,1 ± 0,17 (con); mèo lai là 3,4 ± 0,27 (con) ; mèo ngoại là 3,2 ± 0,36 (con). Thời gian động dục lại sau khi đẻ của mèo nội ngắn nhất, dài nhất là mèo ngoại. Cụ thể : thời gian động dục lại của mèo nội là 70 ± 0,65 ; mèo lai là 79 ± 1,54 ; mèo ngoại là 91 ± 2,07. 5.1.3. Một số bệnh thường gặp ở mèo + + Các bệnh mà mèo thường mắc là : bệnh đau mắt, bệnh ghẻ, viêm ruột ỉa chảy, HC.KST. Đường máu, trúng độc, viêm tử cung, viêm phổi…. Trong đó, bệnh mắc với tỷ lệ cao nhất là bệnh viêm ruột ỉa chảy với tỷ lệ 18,12% ; thấp nhất là bệnh đẻ khó chiếm tỷ lệ 3,48%. + + Nguyên nhân gây bệnh viêm ruột ỉa chảy bao gồm: Ký sinh trùng, vi khhuẩn, virus, các nguyên nhân khác. Trong đó, nguyên nhân gây viêm ruột ỉa chảy nhiều nhất vi khuẩn chiếm 42,31% ; thấp nhất là các nguyên nhân khác, chiếm 9,62%. + + Một số vi khuẩn có trong phân mèo bình thường là StaphylococcusStaphylococcus, StreptococcusStreptococcus, Escherichia coliEscherichia coli, SalmonellaSalmonella với số lượng lần lượt là 0,052 ± 0,0006 ; 0,025 ± 0,0006; 0,15 ± 0,006; 0,16 ± 0,007. + + StaphylococcusStaphylococcus mẫn cảm nhất với Enrofloxacin, Norfloxacin và Sulfamethazol-trimethoprim, chiếm tỷ lệ 100% mẫu kiểm tra, 2 thuốc đã bị SalmonellaSalmonella kháng hoàn toàn là Clidamycin và Colistin. + + StreptococcusStreptococcus mẫn cảm nhất với Enrofloxacin chiếm tỷ lệ 100% mẫu kiểm tra, 2 thuốc Clidamycin và Colistin đã bị SalmonellaSalmonella kháng hoàn toàn. + + Escherichia coliEscherichia coli mẫn cảm nhất với Enrofloxacin, chiếm tỷ lệ 100% ; E.coliE.coli mẫn cảm thấp nhất với Gentamycin, chiếm tỷ lệ 46,67%. + + SalmonellaSalmonella mẫn cảm nhất với Enrofloxacin và Sulfamethazol-trimethoprim, chiếm tỷ lệ 100% ; SalmonellaSalmonella kháng Gentamycin cao nhất với tỷ lệ là 40%. + + Tập đoàn vi khuẩn phân lập được trong phân mèo ỉa chảy mẫn cảm nhất với Enrofloxacin, Norfloxacin, Tetracyclin, chiếm tỷ lệ 100% ; tập đoàn vi khuẩn có tỷ lệ kháng cao nhất với Kanamycin, chiếm 50% tổng số mẫu kiểm tra. + + Bệnh viêm ruột ỉa chảy có thể điều trị thành công với hiệu quả cao nếu cung cấp đủ nước cho cơ thể mèo bệnh. Đồng thời sử dụng đúng kháng sinh chống bội nhiễm vi khuẩn, các thuốc điều trị triệu chứng và trợ sức trợ lực. Cụ thể là phác đồ: Dùng thuốc kháng sinh Enrofloxacin, thuốc Primeran để chống nôn, thuốc trợ sức trợ lực (Vitamin C 5%, Vitamin B1 2,5%, Vitamin B12 0,05%), thuốc hạ sốt Analgin 30%. Hộ lý chăm sóc tốt. Pha dung dịch Orezol cho uống liên tục. 5.2. Đề nghị + + Người chăn nuôi cần chú ý hơn đến sức khỏe đàn mèo và hoạt động sinh sản của mèo nhà mình. + + Khi mèo bị bệnh nếu không có kiến thức chuyên môn thì nên đưa mèo tới cơ sở thú y để được tư vấn và mèo được điều trị kịp thời. + + Mỗi người cần có ý thức bảo vệ đàn mèo bắt chuột và yêu hơn những chú mèo cưng vì chúng rất đáng yêu và mang lại nhiều lợi ích trong thực tế cũng như trong nghiên cứu. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr­êng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi -----------&----------- nguyÔn thÞ nguú Kh¶o s¸t mét sè chØ tiªu sinh lý l©m sµng, sinh lý sinh s¶n vµ bÖnh th­êng gÆp cña loµi mÌo nhµ LuËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp Chuyªn ngµnh: Thó y M· sè: 60.62.50 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: TS. vò nh­ qu¸n Hµ néi - 2008 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, kÕt qu¶ nªu trong luËn v¨n lµ trung thùc vµ ch­a tõng ®­îc ai c«ng bè trong bÊt k× c«ng tr×nh nµo kh¸c. T«i xin cam ®oan r»ng c¸c th«ng tin trÝch dÉn trong luËn v¨n ®Òu ®· ®­îc chØ râ nguån gèc. Mäi sù gióp ®ì ®· ®­îc c¶m ¬n. T¸c gi¶ luËn v¨n NguyÔn ThÞ Nguú Lêi c¶m ¬n T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n sù gióp ®ì tËn t×nh cña c¸c thÇy, T¸c gi¶ luËn v¨n NguyÔn ThÞ Nguú Môc lôc Lêi cam ®oan i Lêi c¶m ¬n ii Môc lôc iii Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t vi Danh môc c¸c b¶ng vii Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t Danh môc b¶ng 4.1. Một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng 64 4.2. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của mèo nhà 69 4.3. Một số bệnh thường gặp ở mèo 74 4.4. Nguyên nhân gây viêm ruột ỉa chảy 78 4.5. Số loại vi khuẩn có trong phân mèo bình thường và phân mèo ỉa chảy 80 4.6. Số lượng các loại vi khuẩn có trong phân mèo bị viêm ruột ỉa chảy 81 4.7. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của Staphylococus phân lập từ phân mèo ỉa chảy 84 4.8. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của Streptococcus phân lập từ phân mèo ỉa chảy 86 4.9. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của Escherichia coli phân lập từ phân mèo ỉa chảy 87 4.10. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của Salmonella phân lập từ phân mèo ỉa chảy 89 4.11. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có trong phân mèo bị viêm ruột ỉa chảy 91 4.12. Kết quả điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy ở mèo 96 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThao nguyen 3.doc
  • xlsthao nguyên2.xls
Tài liệu liên quan