TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT - TNTN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC CỦA 35 GIỐNG
SORGHUM Ở HAI ĐIỀU KIỆN TRONG CHẬU VÀ NGOÀI
ĐỒNG TẠI CHỢ MỚI VÀ TRI TÔN, AN GIANG
Chủ nhiệm đề tài: PHẠM HUỲNH THANH VÂN
Long Xuyên, tháng 05 năm 2007
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn!
Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Nghiệp – TNTN, Phòng Hợp Tác
Quốc Tế, Bộ Môn Khoa Học Cây Trồng
69 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2165 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Khảo sát đặc tính nông học của 35 giống sorghum ở hai điều kiện trong chậu và ngoài đồng tại Chợ Mới và Tri Tôn, An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, Bộ Môn Khoa Học Đất - TNTN và phòng Nông
Nghiệp huyện Tri Tôn đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện đề tài.
Thầy Trần Văn Minh, Cô Hồ Thị Phương Thảo, Cô Phan Ngọc Duyên, Cô Nguyễn
Thị Ngọc Giang, Cô Võ Thị Xuân Tuyền, Thầy Trịnh Hoài Vũ, Thầy Võ Lâm, Cô Lê Thị
Thúy Hằng, các Anh/Chị và các bạn đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ chúng tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Anh Trần Văn Chính (phòng Nông Nghiệp huyện Tri Tôn), các cựu sinh viên Khoa
Nông Nghiệp – TNTN: Lê Phước Sang, Võ Thịnh Vượng, Lê Phước Thiện, Nguyễn
Hoàng Hân và tập thể lớp DH3PN đã giúp đỡ tận tình trong quá trình thu thập số liệu.
Gia đình ông Lê Văn Ê, số 345 tổ 2, ấp Long An, xã Long Kiến Huyện Chợ Mới và
gia đình Ông Trần Kim Bình Bình ấp Tô Lợi, xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, An Giang đã giúp
đỡ trong chúng tôi thực hiện thí nghiệm ngoài đồng.
Các cộng tác viên đã tận tình tham gia và hỗ trợ trong khi thực hiện đề tài, chân
thành xin cảm ơn.
TÓM LƯỢC
Trong kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh An Giang giai đoạn 2005 – 2010, vấn đề
nghiên cứu tìm ra những đối tượng cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên đa
dạng của tỉnh là vấn đề đang được tỉnh rất quan tâm. Trước tình hình đó, đề tài “Khảo sát
đặc tính nông học của 35 giống shorgum ở hai điều kiện trong chậu và ngoài đồng tại Chợ
Mới và Tri Tôn” được thực hiện nhằm và khảo sát các đặc tính nông học của 35 giống
sorghum và tìm ra những giống có năng suất cao trong triển vọng trồng lấy thân lá, trồng
lấy hạt và những giống có triển vọng về khả năng tái sinh, chịu ngập.
35 giống sorghum được mã hoá theo thứ tự từ 1 đến 35 để thuận tiện cho quá trình bố
trí thí nghiệm và trình bày số liệu. Thí nghiệm ở điều kiện ngoài đồng được thực hiện tại
hai huyện Chợ Mới và Tri Tôn, An Giang. Thí nghiệm tại Chợ Mới các giống được trồng
theo hàng (mỗi giống một hàng). Thí nghiệm tại Tri Tôn được bố trí theo thể thức khối
hoàn toàn ngẫu nhiên với 10 nghiệm thức và 3 lập lại cho mỗi thí nghiệm lấy hạt và lấy
thân. Thí nghiệm trong chậu được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với lần lượt 8
và 9 nghiệm thức cho thí nghiệm khảo sát khả năng chịu ngập và tái sinh.
Kết quả thí nghiệm ngoài đồng cho thấy 35 giống sorghum có thể chia thành 3 nhóm
chính dựa chủ yếu vào các đặc tính nông học: nhóm 1 bao gồm 10 giống trồng để lấy thân
lá (giống 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10), nhóm 2 bao gồm 11 giống có triển vọng trong việc
trồng lấy hạt (giống 13, 15, 16, 17, 18, 22, 24, 25, 26, 34) và nhóm 3 bao gồm 14 giống
(giống 11, 12, 14, 19, 20, 21, 27, 28, 29, 30, 31, 32), các giống thuộc nhóm 3 có đặc tính
nông học rất khác biệt (thân cao, khả năng cho hạt kém, một số giống thân có vị ngọt).
Trong bộ 10 giống thuộc nhóm 1, các giống 2, 5, 9 là những giống có triển vọng phù
hợp với hướng trồng để lấy thân lá làm thức ăn cho gia súc vì có đặc tính nông học tốt và
năng suất cao. Trong bộ 11 giống thuộc nhóm 2, hai giống 24 và 34 có triển vọng trong
việc trồng lấy hạt. Các giống 22, 24, 14, 3 có hàm lượng vật chất khô thân, lá cao. Giống có
hàm lượng protein thân cao nhất là giống 14, hàm lượng protein lá cao nhất là giống 33, 2.
Các giống đối chứng và giống 22 có khả năng chịu ngập cao và khả năng tái sinh ở thời
điểm 70 NSKG cho kết quả tốt hơn tái sinh ở thời điểm thu hoạch.
Tóm lại từ hai nhóm thí nghiệm trong chậu và ngoài đồng, kết quả cho thấy giống 2 là
giống có triển vọng để lấy thân lá đồng thời là giống có hàm lượng protein lá khá cao.
Giống 24 có năng suất hạt cao đồng thời là giống có hàm lượng vật chất khô thân, lá cao.
MỤC LỤC
CHƯƠNG I .......................................................................................................................................................
I. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................
1. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................................
1.1. Thí nghiệm ngoài đồng ..........................................................................................
1.2. Thí nghiệm trong chậu ...........................................................................................
2. Nội dung thí nghiệm .....................................................................................................
2.1. Thí nghiệm ngoài đồng ..........................................................................................
2.2. Thí nghiệm trong chậu ...........................................................................................
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................2
1. Đối tượng ......................................................................................................................
2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................
1. Cơ sở lý luận .................................................................................................................
1.1. Các yếu tố khí hậu và đất đai đồi núi ở An Giang .................................................
1.1.1. Khí hậu ............................................................................................................
1.1.2. Sự phân bố đất đồi núi ở An Giang .................................................................
1.2. Sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong tỉnh An Giang ............................
1.3. Sơ lược về sorghum ...............................................................................................
1.3.1. Tên gọi ............................................................................................................
1.3.2. Nguồn gốc và sự phân bố ................................................................................
1.3.3. Đặc điểm nông học và chu kì sinh trưởng ......................................................
1.3.4. Các yêu cầu sinh thái ......................................................................................
1.3.5. Yêu cầu về phân bón .......................................................................................
1.3.6. Độc tố acid prussic (hydroxyanua, HCN) .......................................................
1.3.7. Giá trị dinh dưỡng của sorghum .....................................................................
1.3.8. Công dụng của sorghum .................................................................................
2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................
2.1. Thí nghiệm ngoài đồng ..........................................................................................
2.1.1. Thí nghiệm tại Chợ Mới ..................................................................................
2.1.2. Thí nghiệm tại Tri Tôn ....................................................................................
Chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................................
2.2. Thí nghiệm trong chậu ...........................................................................................
2.2.1. Vật liệu nghiên cứu .........................................................................................
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................
2.3. Phân tích số liệu .....................................................................................................
CHƯƠNG II .....................................................................................................................................................
I.THÍ NGHIỆM NGOÀI ĐỒNG ....................................................................................... ..
1.Thí nghiệm tại Chợ Mới .................................................................................................
1.1. Nhóm 1 – nhóm lấy thân lá ....................................................................................
1.1.1. Đặc tính nông học ...........................................................................................
1.1.2. Các giai đoạn sinh trưởng ...............................................................................
1.2. Nhóm 2 – nhóm lấy hạt ..........................................................................................
1.2.1. Đặc tính nông học ...........................................................................................
1.2.2. Các giai đoạn sinh trưởng của 11 giống thuộc nhóm 2 ...................................
1.3. Nhóm 3 ...................................................................................................................
1.3.1. Các đặc tính nông học .....................................................................................
1.3.2. Các giai đoạn sinh trưởng ...............................................................................
1.4. Tình hình sâu bệnh .................................................................................................
2. Thí nghiệm tại Tri Tôn ..................................................................................................
2.1. Thí nghiệm 1 – nhóm lấy thân lá (sudangrass) ......................................................
2.1.1. Đặc điểm nông học .........................................................................................
2.1.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ..........................................................
2.1.3. Tình hình sâu bệnh .........................................................................................
2.2. Thí nghiệm 2 - nhóm lấy hạt ..................................................................................
2.2.1. Đặc tính nông học ...........................................................................................
2.2.2. Năng suất hạt ...................................................................................................
2.2.3. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ..........................................
2.2.4. Tình hình sâu bệnh ..........................................................................................
II. THÍ NGHIỆM TRONG CHẬU ......................................................................................
1. Ghi nhận tổng quát ........................................................................................................
1.1.Khí hậu ....................................................................................................................
1.2. Tình hình sâu bệnh .................................................................................................
1.3.Thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm ....................................................
2. Thí nghiệm 1: So sánh năng suất và khả năng chịu ngập của 8 giống sorghum ...........
2.1. Các đặc tính nông học ............................................................................................
2.2. Hàm lượng protein và vật chất khô ........................................................................
2.3. Năng suất ................................................................................................................
2.4. Khả năng chịu ngập ................................................................................................
2. Thí nghiệm 2: So sánh năng suất và khả năng tái sinh của 9 giống sorghum ...............
2.1. Tái sinh thời điểm 70 NSKG .................................................................................
2.1.1. Tăng trưởng chiều cao của các giống .............................................................
2.1.2. Tăng trưởng số chồi ........................................................................................
2.1.3. Năng suất .........................................................................................................
2.1.4. Hàm lượng vật chất khô, protein trong thân và lá của các giống ở thời điểm
70 NSK ......................................................................................................................
2.2. Tái sinh tại thời điểm thu hoạch .............................................................................
2.2.1.Tăng trưởng chiều cao của các giống ..............................................................
2.2.2. Tăng trưởng số chồi của các giống .................................................................
2.2.3. Năng suất thân lá, hạt của các giống tại thời điểm thu hoạch ........................
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................................
I. KẾT LUẬN .......................................................................................................................
1. Thí nghiệm ngoài đồng .................................................................................................
1.1. Thí nghiệm tại Chợ Mới .........................................................................................
1.1.1 Nhóm 1 (giống 1, 2, 3, 4, 5, 6 ,7 ,8 , 9, 10) ......................................................
1.1.2. Nhóm 2 (giống 13, 15, 16, 17, 18, 22, 23, 24, 25, 26, 34) ..............................
1.1.3. Nhóm 3 (giống 11, 12, 14, 19, 20, 21, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 35) ............
1.2. Thí nghiệm tại Tri Tôn ...........................................................................................
1.2.1. Nhóm 1 – nhóm lấy thân lá .............................................................................
1.2.1. Nhóm 2 – nhóm lấy hạt ...................................................................................
2. Thí nghiệm trong chậu ..................................................................................................
II. KIẾN NGHỊ....................................................................................................................
DANH SÁCH BẢNG
Stt Tên bảng Trang
Bảng 30: Tăng trưởng số lượng chồi của các giống ở vụ tái sinh 1H...................................43
Bảng 31: Năng suất thân, lá, hạt (g/chậu) của các giống ở vụ tơ H, tái sinh 1H ................44
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Stt Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 1 : Số lá của 10 giống nhóm 1 ở các GĐST………………………………… 15
Biểu đồ 2 : Số chồi của 10 giống nhóm 1 ở các GĐST……………............................ 15
Biểu đồ 3 : Chiều cao chồi chính của 10 nhóm 1 ở các GĐST……………………... 16
Biểu đồ 4 : Đường kính chồi chính của 10 giống nhóm 1 ở các GĐST …………….. 16
Biểu đồ 5 : Chiều dài và chiều rộng phát hoa của 10 giống nhóm 1 ………………... 16
Biểu đồ 6 : các giai đoạn sinh trưởng của các giống thuộc nhóm 1 ………………… 17
Biểu đồ 7 : Số lá của 11 giống lấy hạt ở các GĐST…………………………………. 18
Biểu đồ 8 : Số chồi của 11 giống lấy hạt ở các GĐST………………………………. 18
Biểu đồ 9 : Đường kính chồi chính của 11 giống lấy hạt ở các GĐST……………… 19
Biểu đồ 10 : Chiều cao chồi chính của 11 giống lấy hạt ở các GĐST………………… 19
Biểu đồ 11 : Chiều dài và chiều rộng phát hoa của 11 giống thuộc nhóm 2 …………. 20
Biểu đồ 12 : Các giai đoạn sinh trưởng của 11 giống thuộc nhóm lấy hạt …………… 20
Biểu đồ 13 : Số lá của 14 giống nhóm 3 ở các GĐST………………………………... 21
Biểu đồ 14 : Số chồi của 14 giống thuộc nhóm 3 ở các GĐST…….............................. 21
Biểu đồ 15 : Đường kính chồi chính của 14 giống ở các GĐST……………………… 22
Biểu đồ 16 : Chiều cao chồi chính của 14 giống ở các GĐST………........................... 22
Biểu đồ 17 : Chiều dài và chiều rộng phát hoa của 14 giống nhóm 3 ………………... 22
Biểu đồ 18 : Các giai đoạn sinh trưởng của các 14 giống nhóm 3 …………………… 23
Biểu đồ 19 : Các giai đoạn sinh trưởng của 10 giống thuộc nhóm 1 tại Tri Tôn …….. 28
Biểu đồ 20 : Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của 10 giống nhóm 2 ………….. 32
Biểu đồ 21 : Tăng trưởng chiều cao của các giống sorghum …………………………. 34
Biểu đồ 22 Số chồi ở giai đoạn 30 NSKG …………………………………………... 34
Biểu đồ 23 Thời gian chịu ngập của các giống ……………………………………… 37
DANH SÁCH HÌNH
Stt Tên hình Trang
Hình 1 : Chồi, lá và dạng hoa/hạt của các giống nhóm 1 ………………………… 14
Hình 2 : Hiện tượng đổ ngã (Giống 10) ………………………………………….. 15
Hình 3 : Các dạng kết hạt (nhặt và thưa) của phát hoa các giống nhóm 1 ………. 16
Hình 4 : Màu sắc hạt và một số dạng phát hoa của các giống nhóm 2 ………….. 18
Hình 5 : Các giống nhóm 2 có khả năng tái sinh cao sau khi thu hoạch ………… 19
Hình 6 : Chiều cao giống 27 và 14 so với chiều cao cán bộ nghiên cứu ………… 22
Hình 7 : Một số dạng phát hoa của các giống thuộc nhóm 3 ……………………. 23
Hình 8 : Giai đoạn tạo hạt của giống 24 ………………………………………….. 31
Hình 9 : Sự gây hại của châu chấu và bọ xít hôi ………………………………… 32
KÝ HIỆU VIẾT TẮT VÀ ĐỊNH NGHĨA
ĐK Đường kính
GDP Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic product)
GĐST Giai đoạn sinh trưởng
NSKG Ngày sau khi gieo
TGST Thời gian sinh trưởng
VCK Vật chất khô
Sudangrass Là những giống sorghum có thân lá mềm được trồng để lấy thân lá
làm thức ăn gia súc
CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
An Giang là tỉnh đầu nguồn của lưu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, có đường biên
giới với nước bạn Campuchia, có thời tiết tương tự với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng.
Về địa hình, An Giang vừa có đồng bằng vừa có đồi núi. …Với tất cả ưu đãi về tài nguyên
thiên nhiên đã tạo điều kiện cho An Giang trở thành tỉnh có nền nông nghiệp phát triển. Tuy
nhiên bên cạnh những ưu điểm, vì là tỉnh đầu nguồn nên hằng năm An Giang thường phải
chịu mùa lũ kéo dài với khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh bị ngập lũ. Trong
khuynh hướng phát triển chung của tỉnh, An Giang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong
việc lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp với sự đa dạng của điều kiện tự nhiên (đất ngập lũ,
đất vùng đồi núi thiếu nước tưới và kém dinh dưỡng).
Tri Tôn, huyện nằm về hướng tây nam của Tỉnh An Giang, đất sản xuất còn nhiều
hạn chế, hầu hết bị nhiễm phèn nên điều kiện sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Trong đó, đất ruộng trên là loại đất phân bố quanh chân núi, có hàm lượng dinh dưỡng
thấp, việc sản xuất chủ yếu dựa vào nguồn nước trời, do đó, ở những vùng hệ thống thuỷ
lợi chưa hoàn chỉnh, chưa cung cấp được nước tưới trong mùa khô, thì việc tìm kiếm đối
tượng cây trồng thích hợp với điều kiện canh tác trên đất ruộng trên, nhằm mang lại hiệu
quả kinh tế là vấn đề mà huyện Tri Tôn quan tâm. Thêm vào đó, đối tượng canh tác tại đất
ruộng trên đa phần là đồng bào dân tộc Khmer, với trình độ học vấn thấp, kỹ thuật canh tác
còn lạc hậu, tất cả đã gây ít nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế vùng.
Kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn An Giang trong giai đoạn (2005 –
2010) là phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp bình quân hàng năm từ 2
– 3 %, trong nội bộ ngành nông nghiệp thì sẽ tăng tỷ trọng chăn nuôi từ 8,2 % (năm 2004)
lên 11,5 % (năm 2010). Riêng huyện Tri Tôn phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế GDP
bình quân hàng năm từ 10 - 10,5% trong đó kinh tế nông nghiệp chiếm 48 % và huyện xác
định chăn nuôi bò là một trong những hướng phát triển kinh tế chính của huyện (UBND
huyện Tri Tôn, 2005).
Sorghum là loại cây thức ăn có khả năng chịu hạn và chịu được ngập, năng suất thân
lá cao và có giá trị dinh dưỡng có thể dùng cung cấp thức ăn cho bò trong suốt mùa lũ.
Sorghum có nhiều giá trị sử dụng: thân lá làm thức ăn cho gia súc. Hạt sorghum sau khi
làm sạch vỏ và cám được dùng làm thức ăn cho người thay gạo, từ hạt sorghum có thể sản
xuất ra nhiều loại rượu hay nghiền thành bột làm bánh. Trong chăn nuôi hạt sorghum dùng
thay thế một phần ngô để sản xuất thức ăn tinh cho gia súc. Do có tác dụng về nhiều mặt
nên sorghum được trồng để lấy thân lá, lấy hạt, hay lấy đường (Nguyễn Văn Khôi và
Dương Hữu Thời, 1981).
Để đạt được chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn An
Giang trong giai đoạn 2005 – 2010 và góp phần vào việc phát triển được nền kinh tế ổn
định, bền vững đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp chúng ta cần đa dạng cơ cấu cây trồng
vật nuôi, do vậy đề tài “Khảo sát đặc tính nông học của 35 giống sorghum ở hai điều kiện
trong chậu và ngoài đồng tại Chợ Mới và Tri Tôn An Giang” được thực hiện.
1
I. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu nghiên cứu
1.1. Thí nghiệm ngoài đồng
- Nhân giống và khảo sát đặc tính tổng quan nông học và các giai đoạn sinh trưởng
của 35 giống sorghum nhằm bước đầu tuyển chọn những giống có triển vọng.
- Tuyển chọn những giống có năng suất thân lá và có năng suất hạt cao.
1.2. Thí nghiệm trong chậu
- Tuyển chọn các giống sorghum có khả năng chịu ngập, khả năng tái sinh và các
giống có giá trị dinh dưỡng cao.
2. Nội dung thí nghiệm
2.1. Thí nghiệm ngoài đồng
Tiến hành thí nghiệm trong điều kiện ngoài đồng tại Chợ Mới để nhân giống và khảo
sát các đặc tính nông học, thời gian sinh trưởng của 35 giống để tuyển chọn những giống có
triển vọng (lựa chọn giống cho các thí nghiệm tiếp theo được thực hiện trong chậu và tại
Tri Tôn).
Thí nghiệm được bố trí tại Tri Tôn để khảo sát đặc tính nông học và năng suất (thân
lá, hạt) của những giống được đánh giá là có triển vọng từ thí nghiệm tại Chợ Mới, nhằm
tuyển chọn những giống năng suất thân lá, hạt cao trong điều kiện thực tế ngoài đồng.
2.2. Thí nghiệm trong chậu
Thí nghiệm được thực hiện trong chậu tại trường Đại Học An Giang nhằm khảo sát về
khả năng chịu ngập, khả năng tái sinh và hàm lượng dinh dưỡng của một số giống được
đánh giá là có triển vọng qua thí nghiệm tại Chợ Mới.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng
35 giống sorghum được cung cấp từ bộ môn Khoa Học Cây Trồng, Trường Đại Học
An Giang. Bộ giống này có nguồn gốc từ ICRISAT, Viện Nghiên Cứu Cây Trồng Quốc Tế
Cho Vùng Bán Khô Hạn Nhiệt Đới (International Crops Research Institute for the Semi –
Arid Tropics)
2. Phạm vi nghiên cứu
Thí nghiệm trong chậu được thực hiện tại khu B, trường đại học An Giang
Thí nghiệm ngoài đồng được bố trí tại hai huyện Chợ Mới và Tri Tôn, An Giang
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
1.1. Các yếu tố khí hậu và đất đai đồi núi ở An Giang
1.1.1. Khí hậu
An Giang nằm trong khoảng 10 - 11° vĩ bắc (nằm gần với xích đạo), nên các quá trình
diễn biến của nhiệt độ và lượng mưa đều giống với khí hậu xích đạo. Nhiệt độ trung bình ở
2
An Giang cao và rất ổn định. Nhiệt độ trung bình năm là 27oC, cao nhất 35o – 36oC vào
tháng 4 – 5, thấp nhất từ 20o – 21oC vào tháng 12 và tháng 1 (Vô danh, 2002).
1.1.2. Sự phân bố đất đồi núi ở An Giang
Theo Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An Giang (2003), đất đồi núi ở An Giang phân bố chủ
yếu ở hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Thành phần thuộc loại cát pha sét. Đất hầu như không
có độc tố nhưng hàm lượng chất hữu cơ thường rất thấp từ 0,2 – 1,08% ở tầng bên dưới.
Theo Nguyễn Bảo Vệ (2001), thế mạnh của vùng đất cao nhiều cát là nhờ có địa hình
cao nên đất không bị ngập trong mùa mưa, mực thủy cấp sâu trong đất và đất có tầng canh
tác dày; có hàm lượng cát cao nên đất tơi xốp, thoát nước tốt, khô ráo nhanh và thông
thoáng; nhất là đất không có độc chất. Chăn nuôi bò làm sức kéo, lấy thịt, phân chuồng và
trồng rau màu trong mùa mưa là thế mạnh của đất này nên cần được khai thác đúng mức,
để cây trồng và vật nuôi đạt năng suất cao, nhất là vùng ven chân núi.
1.2. Sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong tỉnh An Giang
Chủ trương chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn của tỉnh An Giang cho 2 huyện
miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên ở vùng ruộng trên có thể áp dụng 1 trong 4 hệ thống: đồng
cỏ chăn nuôi bò, đậu xanh Hè Thu + lúa mùa (KDM105), chuyên rẫy màu Hè Thu – màu
Thu Đông, chuyên rẫy khoai mì (Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn An Giang,
2001).
1.3. Sơ lược về sorghum
1.3.1. Tên gọi
Sorghum có tên khoa học là Sorghum bicolor (L.) Monench, thuộc nhóm họ hòa thảo
Gramineae, phân họ Andropogonae (Nguyễn Văn Trương và Trịnh Văn Thịnh, 1991).
Sudangrass được tạo thành do lai tạo giữa Sorghum và Drummondii (C. G. Chambliss
and M. B. Adjei, 2002).
Theo Nguyễn Đăng Khôi và Dương Hữu Thời (1981) ở Việt Nam sorghum có rất
nhiều tên gọi khác nhau: lúa miến, cao lương, Mbo (Tây Nguyên). Ngoài ra, sorghum còn
có các tên khác như mộc mạch, ý dĩ, bo bo (Trần Trọng Chiển, 2003).
1.3.2. Nguồn gốc và sự phân bố
Theo Nguyễn Đăng Khôi và Dương Hữu Thời (1981), sorghum có nguồn gốc ở
Êtiôpia, ngày nay được trồng phổ biến ở khắp các nước vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn
đới nóng trên thế giới.
3
Theo ghi nhận của Nguyễn Thị Hồng Nhân (2005) ở nước ta có 2 loại sorghum trồng
quan trọng đó là: Sorghum vulrare Pers (S.bicolor/L./Moench) trồng để lấy hạt, rơm tươi có
thể dùng để ủ chua, và S. sudanese (Piper) Stapf là cây thức ăn đồng cỏ, tuy nhiên hạt của
nó vẫn có thể sử dụng làm thức ăn gia súc.
1.3.3. Đặc điểm nông học và chu kì sinh trưởng
Sorghum có rễ chùm, gồm rễ con và rễ thứ cấp mọc nhiều và sâu hơn rễ bắp, thân đặc
có cấu tạo bởi nhiều lóng và mắt, mắt mang lá và chồi ngầm, ở gốc thân lóng và chồi có thể
phát triển thành gié. Lá ôm bọc xen dính vào thân bằng bẹ, có lớp trắng mốc do lớp sáp bao
phủ giúp cây kháng hạn. Phát hoa là chùm tụ tán tận ngọn, chùm hoa mang nhiều gié, có
nhiều gié hoa mộc thành từng cặp. Một gié có cuống và một gié không cuống, chỉ trừ ngọn
có ba gié hoa. Sorghum là loại cây hữu thụ, tuy nhiên có khả năng giao phấn chéo với tỷ lệ
6 - 10 % (Đào Duy Đông, 1978).
Sorghum có chu kỳ sinh trưởng rất ngắn, khoảng 90 – 100 ngày. Như vậy, trên cùng
một mảnh đất, có thể trồng liên tiếp 3 vụ trong 1 năm. Thông thường, trồng vào đầu mùa
mưa, trồng để lấy thân lá thì gieo dày, còn trồng để lấy hạt thì gieo thưa, từng hốc một
(Nguyễn Đăng Khôi Và Dương Hữu Thời, 1981).
1.3.4. Các yêu cầu sinh thái
Theo Nguyễn Văn Trương và Trịnh Văn Thịnh (chủ biên) (1991), sorghum là cây
ngắn ngày, gốc ở vùng nhiệt đới, có yêu cầu nhiệt độ gần giống ngô: hạt không mọc ở 0oC,
mọc rất chậm ở 10oC, sinh trưởng thích hợp nhất ở 30oC. Yêu cầu về nước ít hơn ngô và
lúa, là do lá có màng bóng dầy, khí khổng nhỏ, rễ đâm sâu và rộng. Để sản xuất ra 1 kg chất
khô sorghum chỉ cần 270 kg nước, ngô 350 kg, lúa 682 kg. Tuy nhiên, sorghum cần đất đủ
ẩm để nảy mầm và đủ lượng nước để tạo hạt, sorghum có khả năng chịu mặn hơn lúa.
Theo Nguyễn Đăng Khôi và Dương Hữu Thời (1981) sorghum có thể trồng trên
nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên cây ưa đất có độ màu mỡ cao, tầng canh tác sâu, khả
năng thoát nước tốt, phát triển trên đất pha sét tốt hơn trên cát. Nói chung, loại đất nào
trồng được ngô thì trồng được sorghum, nhưng do hệ rễ phát triển mạnh và sâu nên
sorghum có khả năng chịu hạn tốt hơn. Có thể trồng sorghum ở những nơi đất khô mà ngô
không phát triển được. Qua thực tiễn sản xuất cho thấy, sorghum có những đặc tính quý
như: có khả năng chịu hạn cao đồng thời cũng chịu được úng, nhất là trong giai đoạn cuối;
thích ứng rộng rãi với nhiều loại đất, với nhiều vùng khí hậu khác nhau.
4
Sudangrass là một loài cỏ hằng niên mọc thẳng đứng có chiều cao từ 122 – 244 cm.
Nó thích nghi rộng với nhiều loại đất và khí hậu, pH từ 4,3 – 8,7 và chịu được hạn tốt
(Farmseeds, 1999). Theo R. Sattell và ctv (1998) sudangrass cần thời tiết ấm để phát triển
và sẽ chết vì lạnh trong điều kiện sương giá. Nhiệt độ tối thiểu cho cho sự phát triển khoảng
15oC và nhiệt độ tối thích từ 24 – 32oC. Mặt dù, sự sinh trưởng xảy ra tối đa với độ ẩm lớn,
sudangrass còn chịu được hạn. Nó cũng không bị tổn hại bởi cắt (tái sinh), pH cao, độ mặn
và một phần bóng râm.
1.3.5. Yêu cầu về phân bón
Sorghum cần lượng đạm cao, trung bình một ha sản xuất 6,3 tấn hạt cần cung cấp 110
kg đạm nhưng chỉ 1 lượng tương đối lân và kali. Đặc tính sinh trưởng của sorghum cũng
tương tự như bắp nhưng có nhiều chồi bên ngoài hơn và hệ thống rễ thân sâu hơn nên khả
năng hút các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây sẽ cao hơn (Vô danh, 2006).
1.3.6. Độc tố acid prussic (hydroxyanua, HCN)
Một số đặc tính quan trọng cần lưu ý là sudangrass có chứa một hợp chất được gọi là
dhurrin mà nó khi bị phá vở sẽ phóng thích acid prussic (hydroxyanua, HCN). Sudangrass
thường có chứa dhurrin ở nồng độ thấp, đặc biệt ít gây chết cho động vật nuôi. Những
giống sorghum khác nhau có chứa hàm lượng acid prussic khác nhau. Trong một giống,
sudangrass ở giai đoạn còn non có hàm lượng dhurrin cao nhất, do đó không thích hợp làm
thức ăn cho gia súc lúc cây có chiều cao ít hơn 46 – 50 cm. Cây có màu xanh rất đậm
thường chứa hàm lượng acid prussic cao hơn mức cân bằng. Hầu hết acid prussic mất đi
trong quá trình phơi khô, vì vậy cỏ khô và và thức ăn ủ chua ít khi có độc tố; ngược lại khi
sử dụng thức ăn tươi cho gia súc ăn thì có chứa độc tố (Dan Undersander, 2001).
Theo Farmerfirst (1997) và Dan Undersander (2001) cho rằng, acid prussic có thể gây
hại cho động vật nuôi, do vậy khi sử dụng sudangrass làm thức ăn cho gia súc cần chú ý
những vấn đề sau:
Trước khi chăn thả nên cho gia súc ăn bắp hoặc cỏ khô, để giảm bớt tốc độ hình
thành acid prussic trong dạ cỏ.
Không nên cho gia súc ăn khi cây có chiều cao thấp hơn 50 – 60 cm.
Vì hàm lượng acid prussic tập trung cao nhất khi cây sudangrass còn tươi. Do đó để
hạn chế hàm lượng acid prussic (độc tố toxin) nên cho gia súc ăn dưới dạng ủ xanh vì khi
đó chất axit HCN đã bị phân huỷ bởi các men.
5
Không nên cắt tươi một khối lượng lớn lá và những phần còn lại của thức ăn để qua
đêm, vì sự sinh nhiệt xảy ra sẽ là nguyên nhân phóng thích acid prussic và làm cho thức ăn
có thể có nhiều độc tố.
1.3.7. Giá trị dinh dưỡng của sorghum
Về giá trị dinh dưỡng và thành phần hóa học trong thân lá tươi của sorghgum có:
2,4% protein (protein tiêu hóa chiếm 1,4%), 0,7% lipid (lipid tiêu hóa chiếm 0,3%), 12%
glucid (glucid tiê._.u hóa chiếm 8,1%), và xenlulô 6,6% (xenlulô tiêu hóa chiếm 3,7%)
(B,H.Duclos, 1967).
Theo Nguyễn Văn Thưởng (2003) trong 1 kg thức ăn rơm sorghum có năng lượng
trao đổi là 1426 kcal, protein tiêu hóa là 17 gram; hàm lượng các chất dinh dưỡng (g/kg):
chất khô 800g, protein thô 46g, lipit 18g, xơ 247g, dẫn xuất không đạm 409g, Canxi 3,00g,
Phôtpho 1,200g.
1.3.8. Công dụng của sorghum
Theo Farmerfirst (1997), sudangrass có thể sử dụng làm thức ăn gia súc cho việc chăn
thả trực tiếp gia súc ngoài đồng, thức ăn tươi, hoặc sử dụng làm cỏ khô, hoặc ủ chua,…
Sudangrass có thể cắt liên tục làm thức ăn khi cây cao từ 50 – 60 cm.
Theo Nguyễn Thị Hồng Nhân (2005) sorghum sử dụng làm thức ăn gia súc có nhiều
giống và có thể xếp thành 3 nhóm: các giống sorghum làm thức ăn gia súc thường: cây cao
khá to, nước ở thân hơi ngọt, thường được dùng làm thức ăn ủ chua, cắt vào lúc bắt đầu
ngậm sữa, sau đó có thể thu hoạch thêm một lứa tái sinh. Các giống sorghum Sudan và
Sudan lai: cây mãnh nhưng nhiều cây, thân cao 160 – 200 cm vào cuối giai đọan ra hoa.
Các giống này ngắn ngày, tái sinh mạnh, vụ hè có thể cho 3 – 4 đợt thu họach (khi cây con
50 – 60 cm) để chăn thả hoặc cắt. Lứa đầu khai thác sau khi gieo 50 – 60 ngày.
Sorghum ngoài công dụng làm thức ăn chăn nuôi nó còn là cây lương thực quan trọng
nhất ở những vùng nóng và khô hạn như Châu Phi và một phần Trung Quốc, Ấn Độ. Thành
phần dinh dưỡng chính trong hạt sorghum có 10 – 13% nước; 70 – 75% gluxid; 8 – 10%
protid; 2,6 – 3,9% lipid (Nguyễn Văn Trương và Trịnh Văn Thịnh, 1991).
Việt Nam chủ yếu dùng các loại nguyên liệu cung cấp tinh bột trong thức ăn gia súc
như: cám, gạo, tấm, bắp, khoai mì, khoai lang… giá cả tùy thuộc vào khả năng cung cấp,
mùa vụ thu hoạch. Do chăn nuôi ở các tỉnh phía Nam đang phát triển mạnh nên nguồn cung
cấp cám, gạo, bắp… không đủ đáp ứng, chúng ta có thể nghĩ tới những nguồn cung cấp
6
khác, ví dụ như cây sorghum (Sorghum bicolor (L.) Moench) còn gọi là lúa miến, bo bo,…
để làm phong phú và đa dạng nguồn cung cấp thức ăn (Trần Trọng Chiển, 2003).
Theo Mcguire Andy (2003) cho rằng, sudangrass còn có nhiều công dụng khác:
Tích lũy Nitơ cho đất: sudangrass có hệ thống rễ mọc sâu và khả năng sản xuất cao,
nên có thể lấy và tích lũy Nitơ trong rễ. Vì vậy, một số Nitơ này sẽ là nguồn sẵn có cho cây
trồng vụ tiếp theo khi phần rễ còn lại phân hủy.
Ngăn chặn cỏ dại: khi được gieo trồng ở mật độ cao, sudangrass làm vụ mùa có hiệu
quả cao. Bên cạnh đó, là sự hạn chế cỏ dại, cây sudangrass chứa một lượng hóa chất
nguyên chất mà nó có tác dụng ngăn chặn nhiều loại cỏ. Rễ sudangrass tiết ra Sorgoleone,
một chất hạn chế sự phát triển của cỏ.
Làm vở đất cứng: bằng cách cắt sudangrass khi cây đạt tới chiều cao 92 – 122 cm, số
lượng rễ sẽ gia tăng từ 5 – 8 lần so với cây chưa cắt. Điều này, càng làm cho rễ ăn sâu hơn.
Nếu được quản lý tốt bằng phương này, susangrass sẽ cho một vụ mùa tốt nhất và quan
trọng hơn là sẽ giúp phá vỡ đi cấu trúc đất đã bị chai cứng .
Ngăn chặn bệnh và tuyến trùng: sudangrass sản xuất ra hóa chất dhurrin (đây là chất
được hình thành từ hidroxyanua) mà nó có thể ngăn chặn mật độ của u (bướu) ở rễ và
những loại tuyến trùng khác.
Cải thiện chất lượng đất: sudangrass có thể thêm vào trong đất một lượng
lớn vật chất hữu cơ. Khả năng này cộng với sự ăn sâu của hệ thống rễ, và phần rễ
còn lại chứa trong đất có tác động đến bệnh và giun tròn, giúp cho sudangrass cải
thiện đất triệt để.
2. Phương pháp nghiên cứu
35 giống được mã hoá từ 1 – 35 trong tất cả các thí nghiệm trong chậu và ngoài đồng
để thuận tiện cho quá trình thí nghiệm và trình bày số liệu.
Các thí nghiệm đều sử dụng bón phân khoáng theo công thức 120-60-60 với trình tự:
Bón lót: 1/2 lân
Bón lần 2 (15NSKG): 1/3đạm + 1/2lân + 1/2kali
Bón lần 3 (30NSKG): 1/3đạm + 1/2kali
Bón lần 4 (45NSKG): 1/3đạm
2.1. Thí nghiệm ngoài đồng
2.1.1. Thí nghiệm tại Chợ Mới
7
Thí nghiệm được tiến hành từ 12/ 2003 – 04/ 2004, tại ruộng ông Lê Văn Ê xã Long
Kiến, Chợ Mới An Giang trên diện tích 500 m2.
Vật liệu thí nghiệm
Giống: bao gồm 35 giống do Bộ Môn Khoa Học Cây Trồng, trường Đại Học An
Giang cung cấp.
Phân bón, thuốc trừ sâu bệnh (Vibam, Validacin, Actara,…)
Vật liệu khác: dây, cọc nhọn, nẹp tre, mủ ép, viết xóa, viết lông, bảng lấy chỉ tiêu…
Phương pháp thí nghiệm
Đất được dọn sạch cỏ và làm bằng mặt.
Hạt được gieo theo hàng (mỗi giống theo 1 hàng) với khoảng cách: cây cách cây 30
cm, hàng cách hàng 50 cm.
Chăm sóc: tưới nước mỗi ngày, làm cỏ trong suốt quá trình thí nghiệm. Tiến hành
vun gốc khi cây còn nhỏ. Thuốc bảo vệ thực vật sử dụng tuỳ theo tình hình sâu bệnh.
Chỉ tiêu theo dõi
Các chỉ tiêu về nông học và các giai đoạn tăng trưởng (các chỉ tiêu này được theo dõi
chủ yếu trên chồi chính của cây).
Các chỉ tiêu về nông học
Mỗi giống chọn ba cây làm dấu để lấy chỉ tiêu, và chỉ tiêu được lấy trên ba cây này
trong suốt thời gian thí nghiệm. Các chỉ tiêu theo dõi gồm:
- Số lá: đếm tất cả các lá của chồi chính
- Số chồi: đếm tất cả các chồi của cây
- Đường kính chồi chính: đo đường kính chồi chính (đo tại khoảng giữa chiều dài cây)
- Chiều cao: tiến hành đo chiều cao chồi chính với hai phương pháp khác nhau phụ
thuộc vào thời điểm sinh trưởng của cây.
+ Khi cây chưa có bông, chiều cao cây được đo từ gốc chồi chính đến chóp lá cao
nhất của chồi.
+ Khi cây ra hoa, chiều chồi chính được đo từ gốc chồi đến chóp hoa.
Thời gian lấy chỉ tiêu về sinh học là 7 /lần (lần tiến hành lấy chỉ tiêu đầu tiên khi cây
được 15 ngày).
Chỉ tiêu về các giai đoạn sinh trưởng và phát triển
Giai đoạn sinh trưởng: theo dõi thời gian sinh trưởng của các giống từ khi gieo đến
khi ra hoa.
Giai đoạn phát triển: theo dõi thời gian phát triển của các giống từ lúc trổ hoa đến trổ
hoàn toàn và từ trổ hoàn toàn đến chín.
Quan sát tình hình sâu bệnh
Quan sát tổng quan diễn biến tình hình sâu bệnh trên ruộng thí nghiệm.
8
2.1.2. Thí nghiệm tại Tri Tôn
Thí nghiệm được tiến hành từ 03 - 06/2006 tại ruộng của Ông Trần Kim Bình ấp Tô
Lợi, xã Cô Tô, huyện Tri Tôn trên diện tích 2.000 m2.
Vật liệu thí nghiệm
Đất canh tác: đất do sự giới thiệu của cán bộ nông nghiệp địa phương, đất gần ao hồ
để cung cấp nước tưới ở giai đoạn đầu của thí nghiệm (vào đầu mùa mưa).
Giống: gồm 20 giống, là những giống được đánh giá là có triển vọng từ nghiên cứu
trước tại Chợ Mới. Giống chia thành 2 bộ, bộ giống lấy thân lá (10 giống) và bộ giống lấy
hạt (10 giống).
Bảng 1: Danh sách 10 giống sorghum lấy thân lá trồng thí nghiệm
STT Tên giống
Màu sắc
Hạt
Hình dạng
Hạt
Kích thước hạt (cm)
Dài Rộng
Trọng lượng
1000 hạt (g)
1 01 Đen Bầu dục 0,50 0,27 9,2
2 02 Nâu Bầu dục 0,51 0,29 12,1
3 03 Đỏ nâu Bầu dục 0,50 0,29 15,0
4 04 Đỏ nâu Tròn 0,51 0,31 18,2
5 05 Tím đỏ Bầu dục 0,49 0,28 14,4
6 06 Đỏ nâu Bầu dục 0,50 0,31 17,8
7 07 Tím sẫm Bầu dục 0,51 0,28 15,3
8 08 Tím sẫm Tròn 0,51 0,29 19,2
9 09 Vàng nhạt Bầu dục 0,56 0,28 13,5
10 10 Vàng nhạt Bầu dục 0,52 0,29 14,3
Ghi chú: các giống ở bảng 1 có nguồn gốc giống từ Mỹ
Bảng 2 : Danh sách 10 giống sorghum lấy hạt trồng thí nghiệm
STT Tên giống Màu sắc hạt Hình dạng hạt
Kích thước hạt
(cm)
Dài Rộng
Trọng lượng
1000 hạt (g)
Nguồn gốc
1 15 Vàng nâu Bầu dục 0,5 0,3 29,8 Ethiopia
2 16 Vàng nâu // 0,5 0,4 33,4 Sudan
3 17 Vàng // 0,5 0,4 34,8 Sudan
4 18 Vàng cam // 0,6 0,4 37,4 USA
5 22 Trắng // 0,5 0,4 35,1 Cameroon
6 24 Vàng // 0,5 0,4 41,2 Sudan
7 25 Vàng // 0,4 0,3 27,6 India
8 26 Cam // 0,4 0,3 26,1 Morocco
9 34 Vàng nâu // 0,4 0,3 32,9 Lebanon
10 36 Trắng // 0,4 0,3 29,3 Vietnam
Thuốc trừ sâu bệnh: Vibam, Validacin, Actara
9
Vật liệu lấy chỉ tiêu: dây, cọc nhọn, nẹp tre, mủ ép, viết xóa, viết lông, bảng lấy chỉ
tiêu…
Dụng cụ phòng thí nghiệm: cân, bình hút ẩm, tủ sấy,…
Phương pháp thí nghiệm
Ở cả hai bộ giống, thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên,
với 10 nghiệm thức và 3 lần lập lại cho mỗi nghiệm thức. Diện tích cho mỗi lô là 25 m2.
Các bước thí nghiệm
Chuẩn bị đất: đất được dọn sạch cỏ, cày trở đất và làm bằng mặt kết hợp với bón lót.
Gieo hạt: cuốc hốc có đường kính khoảng 10 cm, sâu 5 – 3 cm, gieo mỗi hốc 5 – 3
hạt (khoảng cách gieo hàng cách hàng là 40 cm và cây cách cây là 30 cm), bỏ hổn hợp phân
bò (hoai) và đất lên trên sau đó dùng rơm tủ lên hốc, sau 10 ngày tiến hành tỉa cây mỗi hốc
chừa lại 1 cây.
Chỉ tiêu theo dõi
Các chỉ tiêu theo dõi chung cho cả hai thí nghiệm
Các chỉ tiêu và cách thu thập số liệu về nông học, các giai đoạn sinh trưởng và phát
triển, quan sát sâu bệnh tương tự như ở lần thí nghiệm tại Chợ Mới. Tuy nhiên chỉ tiêu số
lá được quan sát là tổng số lá trên chồi chính và tất cả chồi phụ.
Quan sát sâu bệnh
Sâu: quan sát ngẫu nhiên trong 5 phút trong mỗi lô, đếm số lượng sâu quan sát được
sau đó phân loại.
Bệnh: ghi nhận số cây bị bệnh trong mỗi lô, phân loại mô tả triệu chứng của mỗi loại
bệnh.
Thời gian lấy chỉ tiêu về sinh học là 10 ngày/lần.
Các chỉ tiêu theo dõi riêng biệt ở hai thí nghiệm
Thí nghiệm 10 giống thu hoạch thân lá
Năng suất tươi (sinh khối)
Trong mỗi lô (25m2), chọn 5 ô (1m2/ô), các ô này được bố trí theo hình chữ Z để lấy
năng suất. Việc lấy năng suất thực tế được tiến hành trên những ô này trong suốt giai đoạn
thí nghiệm.
Cây được cắt cách gốc 10 – 15 cm của tất cả 5 ô trong mỗi lô, cân trọng lượng tươi
toàn thân của từng ô riêng biệt. Sau đó cân riêng trọng lượng tươi của từng phần thân, lá.
Các giai đoạn lấy chỉ tiêu gồm:
Lần 1: khoảng 50 – 60 ngày sau khi gieo (khi cây đạt 50 – 60 cm ở chiều cao trở lên
và chưa ra hoa).
Lần 2: khoảng 80 – 90 ngày sau khi gieo
Lần 3: khoảng 110 – 120 ngày sau khi gieo
Tính vật chất khô: (chỉ tính ở lần lấy chỉ tiêu năng suất tươi đầu tiên).
10
Trong mỗi ô (1 m2) thí nghiệm ngoài đồng lấy mẫu 200 gram bao gồm cả phần thân,
gốc, ngọn và lá để đem về phòng thí nghiệm, mỗi ô 25 m2 lấy 3 mẫu (mỗi giống 15 mẫu) để
tính vật chất khô. Sấy mẫu ở nhiệt độ 1050C đến khi trọng lượng không đổi, VCK được tính
theo công thức
Trọng lượng mẫu sau khi sấy
%VCK = x 100
Trọng lượng mẫu ướt ban đầu
Thí nghiệm 10 giống sorghum lấy hạt
Năng suất hạt
Trong mỗi lô (25 m2) lấy năng suất hạt của 5 m2, hạt sorghum sau khi thu hoạch
được phơi khô, làm sạch và đo độ ẩm trước khi cân trọng lượng hạt, trọng lượng hạt sẽ
được quy về độ ẩm chuẩn bằng công thức:
Wcân x (100 - ẩm độ đo lúc cân)
W(ẩm độ chuẩn (14%)) =
86
W (ẩm độ chuẩn (14%)): trọng lượng quy về ẩm độ chuẩn.
Wcân: trọng lượng lúc cân.
2.2. Thí nghiệm trong chậu
2.2.1. Vật liệu nghiên cứu
Giống: 15 giống sorghum từ Bộ Môn Khoa Học Cây Trồng cung cấp, được chia làm
hai nhóm thí nghiệm:
+ Thí nghiệm 1: so sánh năng suất và khả năng chịu ngập của 7 giống
+ Thí nghiệm 2: so sánh năng suất và khả năng tái sinh của 8 giống và một giống đối
chứng địa phương. (Bảng 3)
Dụng cụ: chậu trồng cây đường kính 32 cm, dao, nước sơn, thước dây, thùng tưới
nước, …Phân bón: (ure, kali, lân long thành), thuốc trừ sâu đục thân Basudin.
Dụng cụ trong phòng thí nghiệm: bình cầu, bình tam giác, bình Kjeldahl,…
Bảng 3 : Danh sách các giống sorghum thí nghiệm
THÍ NGHIỆM 1 THÍ NGHIỆM 2
Số thứ tự Ký hiệu Nguồn gốc Ký hiệu Nguồn gốc
1 22 Cameroom 2 USA
2 24 Sudan 3 USA
3 14 Uganda 7 USA
4 18 USA 13 Uganda
5 27 Kenya 16 Sudan
6 33 Sudan 25 India
7 34 Lebanon 26 Morocco
8 Đối chứng Phú Tân-AG-VN 17 Sudan
9 Đối chứng Phú Tân-AG-VN
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
11
Sửa soạn đất: đất được chặt nhỏ và phơi, sau đó trộn với phân hữu cơ với tỉ lệ 3:1,
cho đất trộn xong vào đầy chậu.
Gieo hạt: mỗi chậu gieo bốn hạt, dùng cọc tre rạch hàng cho hạt vào và lấp đất lại,
sau 7 ngày tỉa bỏ cây chừa lại mỗi chậu hai cây.
Chăm sóc: tưới nước mỗi ngày một lần. Làm cỏ trong suốt quá trình thí nghiệm. Vun
gốc khi cây còn nhỏ.
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1: so sánh năng suất và khả năng chịu ngập của 8 giống sorghum
Thí nghiệm bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên. Tám nghiệm thức là 8 giống
sorghum, bảy lần lặp lại. Trong đó:
(a) Gồm bốn lần lặp lại: so sánh năng suất thân, hạt lúc thu hoạch.
(b)Gồm ba lần lặp lại: so sánh khả năng chịu ngập.
Thí nghiệm 2: so sánh năng suất và khả năng tái sinh của 9 giống sorghum
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 9 nghiệm thức là 9 giống và 7 lần
lặp lại, trong đó:
(a) Gồm bốn lần lặp lại: so sánh năng suất, khả năng tái sinh tại thời điểm thu hoạch:
cắt cây, thu hạt và thân, đồng thời tiếp tục theo dõi tái sinh thời điểm thu hoạch.
(b) Gồm ba lần lặp lại: so sánh khả năng tái sinh lúc 70 ngày sau khi gieo (do số
lượng giống không đủ nên giống 16 và giống 17 chỉ có 2 lần lập lại).
Các chỉ tiêu và phương thức theo dõi
Theo dõi ở cả hai thí nghiệm
Đo chiều cao: khi chưa có bông đo từ gốc cây đến chóp lá cao nhất của cây, khi cây ra
hoa đo từ gốc cây đến chóp hoa, 15 ngày đo một lần.
Số chồi: đếm tất cả các chồi của hai cây trên chậu, 15 ngày đếm một lần.
Sinh khối: (năng suất thân) cân trọng lượng thân, lá sau khi thu mẫu.
Thí nghiệm 1: thu hai lần
Lần 1: 70 ngày sau khi gieo
Lần 2: tại thời điểm thu hoạch
Thí nghiệm 2: thu ba lần
Lần1: vụ tơ (70 ngày sau khi gieo).
Lần 2: vụ tái sinh 1(từ sau thu hoạch vụ tơ (lần 1) đến thu hoạch)
Tái sinh lúc thu hoạch: để cây sinh trưởng đến lúc hạt của cây chín, thu hoạch và để
tái sinh.
Năng suất hạt: (Phương pháp lấy chỉ tiêu giống thí nghiệm ngoài đồng)
12
Hàm lượng vật chất khô: phân tích hàm lượng chất khô trong thân lá sorghum ở thời
điểm 70 ngày sau khi gieo (Phương pháp lấy chỉ tiêu giống thí nghiệm ngoài đồng).
Hàm lượng protein: phân tích bằng phương pháp Kjeldahl
Theo dõi ở thí nghiệm về khả năng chịu ngập
So sánh khả năng chịu ngập: 70 ngày sau khi gieo, mỗi giống lấy 3 chậu (3 lặp lại), được
đặt vào trong bồn có khả năng giữ nước, bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lặp lại. Mỗi ngày cho
ngập lên 10cm, cho ngập cao 1,2 m và theo dõi các chỉ tiêu: chiều cao, số lá và thời gian
cây chết.
2.3. Phân tích số liệu
Số liệu được xử lý bằng Microsoft Excel và các chương trình IRRISTAT, MSTATC
13
CHƯƠNG II
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
I.THÍ NGHIỆM NGOÀI ĐỒNG
1.Thí nghiệm tại Chợ Mới
Tổng quan tình hình thí nghiệm thì cây sinh trưởng tốt vì đất phù sa và nước tưới,
phân bón được cung cấp đầy đủ. Kết quả thí nghiệm nhận thấy, 35 giống sorghum có các
đặc tính nông học và các thời gian sinh trưởng rất khác biệt. Để trình bày số liệu một cách
có hệ thống, 35 giống sorghum đã được nhóm nghiên cứu xếp vào 3 nhóm (dựa chủ yếu
vào các đặc tính nông học thể hiện trong quá trình thí nghiệm):
Nhóm 1: bao gồm các giống được trồng để lấy thân lá (gồm 10 giống)
Nhóm 2: bao gồm các giống được trồng để lấy hạt (gồm 11 giống)
Nhóm 3: bao gồm các giống có các đặc tính nông học rất khác nhau (14 giống)
Bảng 4 : Phân loại các nhóm giống theo mục đích sử dụng
Phân loại Nhóm lấy thân lá Nhóm lấy hạt Các mục đích khác
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7,
8, 9, 10
13, 15, 16, 17, 18, 22,
23, 24, 25, 26, 34
11, 12, 14, 19, 20, 21, 27,
28, 29, 30, 31, 32, 33, 35
Tổng (giống) 10 11 14
1.1. Nhóm 1 – nhóm lấy thân lá
10 giống trong nhóm 1 có một số đặc tính nông học chính như: lá hẹp và nhỏ, thân có
đường kính nhỏ và mền (nhất là vào giai đoạn trước khi trổ hoa), số lá/chồi nhiều. Tất cả
các đặc tính trên cho thấy các giống trong nhóm 1 thích hợp cho việc trồng lấy thân lá làm
thức ăn gia súc. Hoa có dạng chùm, trổ dần từ phần ngọn của phát hoa đến phần gốc dẫn
đến hạt ở phần chóp của phát hoa thường chín trước với các hạt bên dưới. Hạt ban đầu còn
non có màu xanh sau chuyển dần sang vàng, nâu hay nâu đen.
14
B- Giống 2 C - Giống 9
Hình 1 : (A, B, C): Dạng chồi, lá và hoa/hạt của các giống nhóm 1
A - Giống 2
1.1.1. Đặc tính nông học
Số lá/ chồi chính
Số lá của các giống nhóm 1 đạt tối đa từ 4 - 10 lá (chủ yếu từ 7 đến 8 lá) vào 48
NSKG. Ở các giai đoạn sau, số lá ở hầu hết các giống không gia tăng vì cây đã ngừng sự
sinh trưởng về thân lá, bắt đầu giai đoạn phân hoá tạo hoa. Tuy nhiên, sau giai đoạn 48
ngày, giống 9 có hiện tượng tổng số lá giảm là do lá ở gốc héo và chết.
Giống 10 có số lá ít nhất trong nhóm là do giống 10 có chiều dài lóng rất dài. Sau 40
NSKG, số lá giảm dần vì giống 10 trổ hoa sớm và sau khi cây trổ hoa, một số lá ở gốc bắt
đầu chết.
Số chồi
Các giống thuộc nhóm 1 có khả năng nẩy chồi khá cao, nhiều nhất vào 48 NSKG, dao
động từ 3,7 – 13 chồi, (chủ yếu 7 – 10 chồi). Sau giai đoạn này số chồi có sự biến động
nhưng không nhiều. Giống 5, 6, 7 có số chồi nhiều (>10 chồi) và đây cũng là những giống
có số lá/chồi nhiều (10 lá/chồi). Tuy nhiên một số giống có khả năng nảy chồi rất thấp như
giống 4, 8.
Chiều cao chồi chính
Chiều cao chồi chính ở các giống
thuộc nhóm 1 khi đạt cực đại dao động
từ 2 - 2,5 m vào giai đoạn 48 NSKG,
sau giai đoạn này chiều cao ở các
giống không biến đổi nhiều vì lúc này
chồi chính đã trổ hoa. Giai đoạn 54
NSKG, chiều cao chồi chính ở một số
giống giảm vì các giống này có chiều
dài của phát hoa ngắn.
Giống 4 chiều cao của chồi chính
tiếp tục tăng kể cả giai đoạn cây bắt
đầu ra hoa (sau 48 NSKG) và phát hoa
của giống 4 dài. Hai yếu tố này kết
15
Hình 2: Hiện tượng đổ ngã (Giống 10)
Biểu đồ 1: Số lá của 10 giống nhóm 1 ở các GĐST
0
2
4
6
8
10
12
15 25 32 40 48 56
Ngày sau khi gieo
S ố lá
/c
h
ồ i c
hí
nh
Giống 1
Giống 2
Giống 3
Giống 4
Giống 5
Giống 6
Giống 7
Giống 8
Giống 9
Giống 10
Biểu đồ 2: Số chồi của 10 giống nhóm 1 ở các GĐST
0
2
4
6
8
1 0
1 2
1 4
1 5 2 5 3 2 4 0 4 8 5 6
Ngày sau khi gieo
S ố c
h
ồ i/c
ây
Giống 1
Giống 2
Giống 3
Giống 4
Giống 5
Giống 6
Giống 7
Giống 8
Giống 9
Giống 10
hợp làm cho giống 4 có chiều cao cao nhất trong nhóm (3,1m). Với những giống có thân
cao nhưng có đường kính nhỏ có xuất hiện hiện tượng đỗ ngã, (hiện tượng này xuất hiện
khi cây trổ hoa). Các giống thấp hơn thì tránh được hiện tượng này.
Đường kính chồi chính
Đường kính chồi chính của các giống thuộc nhóm 1 không có sự khác biệt lớn, dao
động từ 1,0 – 1,5 cm vào 40 NSKG (đường kính tăng nhanh nhất vào giai đoạn từ 15 đến
25 NSKG). Sau giai đoạn này, đường kính chồi chính ở các giống không có sự biến động
nhiều. Giống 4 và giống 8 có đường kính chồi chính lớn hơn các giống trong nhóm.
Chiều cao và chiều rộng của phát hoa
Chiều dài trung bình của phát
hoa các giống nhóm 1 là 31,5 cm (dao
động 22 – 45 cm), Chiều rộng trung
bình của phát hoa là 22,2 cm (dao
động 14 – 35 cm).
Phát hoa có kích thước khác
nhau chủ yếu là do độ kết hạt vào phát
hoa, một số giống có độ kết hạt rất
nhặt trong khi một số giống khác thì
thưa.
16
Biểu đồ 5: Chiều dài và chiều rộng phát hoa của 10
giống nhóm 1
0
10
20
30
40
50
G 1 G 2 G 3 G 4 G 5 G 6 G 7 G 8 G 9 G 10
Giống
C
hi
ề u
dà
i/r
ộ ng
(c
m
)
Chiều
dài
Chiều
rộng
Hình 3: Các dạng kết hạt (nhặt và thưa) của phát hoa các giống nhóm 1
Giống 2, kết hạt nhặt Giống 7, kết hạt thưa
Biểu đồ 3: Chiều cao chồi chính của 10 nhóm 1 ở các GĐST
0 .0
0 .5
1 .0
1 .5
2 .0
2 .5
3 .0
3 .5
15 25 32 48 54 64
Ngày sau khi gieo
C
hi
ề u
ca
o
ch
ồ i c
hí
nh
(m
)
Giống 1
Giống 2
Giống 3
Giống 4
Giống 5
Giống 6
Giống 7
Giống 8
Giống 9
Giống 10
Biểu đồ 4: ĐK chồi chính của 10 giống nhóm 1 ở các GĐST
0 . 0
0 . 5
1 . 0
1 . 5
2 . 0
2 . 5
1 5 2 5 3 2 4 0 4 8 5 6 6 4
Ngày sau khi gieo
Đ
ư
ờ ng
k
ín
h
ch
ồ i c
hí
nh
(c
m
)
G iốn g 1
G iốn g 2
G iốn g 3
G iốn g 4
G iốn g 5
G iốn g 6
G iốn g 7
G iốn g 8
G iốn g 9
G iốn g 10
1.1.2. Các giai đoạn sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng của các giống nhóm 1 không chênh lệch nhiều, trung bình là
93, 3 ngày (dao động từ 85 - 97 ngày). Trong đó bao gồm 3 giai đoạn
- Giai đoạn từ cây con đến trổ: trung bình 53,7 ngày. Đây là giai đoạn cây sinh trưởng
mạnh về thân lá và nẩy chồi tích cực, đến giai đoạn 40 NSKG ở hầu hết các giống đều
chuyển sang quá trình phân hoá mần hoa và cây ngừng tăng trưởng về chiều cao.
- Giai đoạn trổ đến trổ hoàn toàn: thời gian bắt đầu trổ của mỗi giống khác biệt nhau,
trung bình 12,3 ngày, dao động từ 9,7 đến 15 ngày.
- Từ trổ đến chín: trung bình là 27,4 ngày, dao động từ 21,7 đến 36,3 ngày.
1.2. Nhóm 2 – nhóm lấy hạt
Qua thực tiển thí nghiệm, giống 13, 15, 16, 17, 18, 22, 23, 24, 25, 26, 34 có đặc điểm
nông học và thời gian sinh trưởng được xem là có triển vọng trong việc trồng lấy hạt (cây
thấp, nẩy chồi ít và hạt to). Hình dạng phát hoa, dạng hạt và màu sắc hạt của các giống
nhóm 2 có nhiều khác biệt.
Bảng 5: Màu sắc hạt và hình dạng phát hoa của 11 giống thuộc nhóm 2
17
Biểu đồ 6: Các giai đoạn sinh trưởng của 10 giống thuộc nhóm 1
0
20
40
60
80
100
120
G 1 G 2 G 3 G 4 G 5 G 6 G 7 G 8 G 9 G 10
Giống
N
gà
y
Giai đoạn
trổ đến
chín
Giai đoạn
trổ đến trổ
hoàn toàn
Giai đoạn
cây con
đến trổ
1.2.1. Đặc tính nông học
Số lá/chồi chính
Số lá/chồi chính của các giống thuộc nhóm lấy hạt không khác biệt nhiều. Ở giai đoạn
40 NSKG đa số các giống đã đạt số lá tối đa trên chồi chính (dao động từ 7 – 12 lá). Các
giai đoạn sau, số lượng lá không biến động nhiều do cây đã hoàn chỉnh việc phát triển thân
lá và bắt đầu chuyển sang giai đoạn phân hoá mầm hoa. Sau giai đoạn 40 ngày, một số
giống có số lượng lá giảm là do hiện tượng lá chân héo và chết .
Số chồi
Các giống thuộc nhóm 2 nẩy chồi rất yếu. Giai đoạn 48 NSKG, các giống có số chồi
tối đa là 1 chồi (0,3 – 1 chồi) và không tăng lên vào các giai đoạn sau. Tuy nhiên giống 13
có khả năng nẩy chồi cao nhất trong nhóm (2,3 chồi vào 48 NSKG và tiếp tục tăng lên 2,7
chồi vào 56 NSKG).
Giống 26 không nẩy chồi trong suốt giai đoạn sinh trưởng. Một số giống nẩy chồi ở
giai đoạn đầu, nhưng sức sống của chồi rất yếu và chồi bị chết (giống 15, 17, 18, 22, 25).
Giống Màu sắc hạt Dạng cuống phát hoa Dạng phát hoaThẳng Cong Túm Xòe Ghi chú
13 Trắng x x
15 Vàng nâu x x Hơi xoè
16 Vàng nâu x x
17 Trắng ngà x x Hơi xoè
18 Vàng cam x x
22 Trắng x x Hơi xoè
23 Đỏ nâu x x Rất túm
24 Trắng ngà x x
25 Trắng ngà x x Hơi xoè
26 Nâu vàng x x
34 Vàng nâu x x
18
Hình 4: Màu sắc hạt và một số dạng phát hoa của các giống nhóm 2
Hạt màu vàng nâu, phát hoa
túm, cuống thẳng (giống 18)
Hạt màu trắng , phát hoa hơi
xòe, cuống thẳng (giống 22)
Hạt màu trắng ngà, phát hoa hơi xòe,
cuống hoa cong (giống 25)
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
3.0
15 25 32 40 48 56
Ngày sau khi gieo
S ố c
h
ồ i/c
ây
Giống 13
Giống 15
Giống 16
Giống 17
Giống 18
Giống 22
Giống 23
Giống 24
Giống 25
Giống 26
Giống 34
Biểu đồ 8: Số chồi của 11 giống nhóm 2 ở các GĐSTBiểu đồ 7: Số lá của 11 giống nhóm 2 ở các GĐST
0
2
4
6
8
10
12
14
15 25 32 40 48 56
Ngày sau khi gieo
S ố lá
/c
h
ồ i c
hí
nh
Giống 13
Giống 15
Giống 16
Giống 17
Giống 18
Giống 22
Giống 23
Giống 24
Giống 25
Giống 26
Giống 34
Tuy nhiên sau khi thu hoạch thì các tất cả các giống đều có khả năng tái sinh rất cao,
và ở hầu hết các chồi tái sinh đều có khả năng cho hạt (qua quan sát thực tế). Đây là hướng
nghiên cứu có triển vọng trong tương lai.
Đường kính chồi chính
Đường kính chồi chính các giống tăng dần qua các giai đoạn sinh trưởng và không
thay đổi nhiều sau giai đoạn 48 NSKG (dao động từ 1,73 – 2,97 cm) vì ở hầu hết các giống
vào giai đoạn 48 NSKG, cây đã ngưng tăng trưởng về chiều cao và bắt đầu quá trình phân
hoá mần hoa.
Chiều cao chồi chính
Chiều cao của các giống trong nhóm 2 khi đạt cực đại dao động từ 1,4 - 2,5 m. Tương
tự như các đặc tính nông học khác, sau 40 NSKG một số giống đã đạt chiều cao tối đa vì đã
bước vào giai đoạn phân hoá mần hoa. Tuy nhiên một số giống như 16, 22, 26 vẫn còn tăng
chiều cao vì các giống này có thời gian sinh trưởng khá dài. Riêng giống 23 có chiều cao
giảm là vì vào giai đoạn 48 NSKG cây đã có phát hoa và phát hoa có chiều dài ngắn.
Các giống có chiều cao hơn 2 m dễ bị đỗ ngã (các giống 16, 17, 22, 25).
19
Hình 5 : Các giống nhóm 2 có khả năng tái sinh cao sau khi thu hoạch
Giống 13 Giống 17 Giống 18
Biểu đồ 9: ĐK chồi chính của 11 giống nhóm 2 ở các GĐST
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
3.0
3.5
15 25 32 40 48 56
Ngày sau khi gieo
Đ
ư
ờ ng
k
ín
h
th
ân
(c
m
)
Giống 13
Giống 15
Giống 16
Giống 17
Giống 18
Giống 22
Giống 23
Giống 24
Giống 25
Giống 26
Giống 34
Biểu đồ 10: Chiều cao chồi chính của 11 giống nhóm 2 ở các GĐST
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
3.0
15 25 32 40 48 56
Ngày sau khi gieo
C
hi
ề u
ca
o
câ
y
(m
)
Giống 13
Giống 15
Giống 16
Giống 17
Giống 18
Giống 22
Giống 23
Giống 24
Giống 25
Giống 26
Giống 34
Chiều dài và chiều rộng của phát hoa
Chiều dài của phát hoa dao động chủ yếu trong khoảng 25 – 36 cm, duy nhất giống 23
có phát hoa ngắn nhất trong nhóm 16,7 cm. Trong khi đó, chiều rộng có sự phân tán rất lớn
vì đặc tính phát hoa có dạng túm, hơi xòe hay xoè. Các giống 13, 16, 18, 23, 24, 26, 34 có
chiều rộng phát hoa nhỏ vì hoa ở dạng hoa túm. Các giống còn lại trong nhóm ở dạng hoa
xoè nên có chiều rộng phát hoa lớn.
1.2.2. Các giai đoạn sinh trưởng của 11 giống thuộc nhóm 2
Các giống thuộc nhóm lấy hạt có thời gian sinh trưởng dao động từ 85 – 91 ngày.
- Giai đoạn cây con đến trổ: thời gian dao động giữa các giống trong nhóm khoảng là
11 ngày (dao động từ 43 – 54 ngày).
- Giai đoạn trổ đến trổ hoàn toàn: thời gian trổ của các giống dao động từ 8 – 11 ngày
- Giai đoạn trổ hoàn toàn đến chín: thời gian của các giống dao động từ 25 – 35 ngày.
Giống 17 và 24 là hai giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất trong nhóm (85 và 87
ngày).
20
0
20
40
60
80
100
G
13
G
15
G
16
G
17
G
18
G
22
G
23
G
24
G
25
G
26
G
34
Giống
T
h
ờ i g
ia
n
(n
gà
y)
GĐ t rổ
hoàn
t oàn đến
chín
GĐ t rổ
GĐ cây
con đến
t rổ
Biểu đồ 12: Các giai đoạn sinh trưởng của 11 giống thuộc nhóm 2
Biểu đồ 11: Chiều dài và chiều rộng phát hoa của 11 giống thuộc nhóm 2
0
10
20
30
40
G 1 3 G 1 5 G 1 6 G 1 7 G 1 8 G 2 2 G 2 3 G 2 4 G 2 5 G 2 6 G 3 4
Giống
C
hi
ề u
dà
i\r
ộ ng
(c
m
)
Chiều
dài
Chiều
rộng
1.3. Nhóm 3
Bao gồm các 14 giống còn lại trong bộ giống thí nghiệm: giống 11, 12, 14, 19, 20, 21,
27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 35. Nhóm này bao gồm các giống có đặc tính nông học rất khác
biệt (cây rất cao, cho hạt kém, một số giống thân có vị ngọt, một số giống có thời gian sinh
trưởng rất dài).
1.3.1. Các đặc tính nông học
Số lá/ chồi chính
Đa số các giống đều đạt số lá tối đa vào giai đoạn 48 NSKG, số lượng lá dao động rất
lớn (5,3 – 14, 7 lá). Tuy nhiên các giống 12, 21 có số lá vẫn tiếp tục tăng sau giai đoạn 40
ngày vì những giống này có thời gian sinh trưởng rất dài. Riêng giống 32, 35 có số lá giảm
sau 40 NSKG vì hai giống có thời gian sinh trưởng ngắn so với các giống trong nhóm và
sau khi cây đã trổ có hiện những lá gốc chết nên làm cho tổng số lá giảm. Các giống 19, 20
có thời gian sinh trưởng dài nhưng số lá không tăng ở giai đoạn sau là vì cây đã bắt đầu
tượng hoa và thời gian này rất dài.
Số chồi
Đặc tính nẩy chồi của các giống trong nhóm rất khác biệt. Các giống 12, 19, 31 không
nẩy chồi trong suốt giai đoạn sinh trưởng, trong khi các giống 27, 28 nẩy chổi ở giai đoạn
đầu (25, 32 NSKG) và sau giai đoạn này thì số chồi bị chết và cây không mọc thêm chồi
khác trong suốt các giai đoạn sinh trưởng sau đó. Ngược lại giống 20, 21 thì bắt đầu nẩy
chồi rất muộn (vào 48, 56 NSKG). Các giống còn lại có số chồi tối đa vào giai đoạn 40
NSKG và sau đó số chồi giảm dần. Nhưng đa số các chồi này không kịp trổ hoa khi chồi
chính được thu hoạch.
Đường kính chồi chính
Đường kính chồi chính của các giống tăng dần qua các giai đoạn sinh trưởng và đạt
tối đa vào giai đoạn 48 NSKG (dao động trong khoảng từ 1,5-3,0 cm) tuy nhiên giống 20,
21, 27, 29 vẫn tiếp tục gia tăng đường kính đến các giai đoạn 56 và 64 NSKG. Ở giai đoạn
21
Biểu đồ 14: Số chồi của 14 giống thuộc nhóm 3 ở các GĐST
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
3.0
3.5
4.0
15 25 32 40 48 56
Ngày sau khi gieo
S ố c
h
ồ i/c
ây
Giống 11
Giống 14
Giống 20
Giống 21
Giống 27
Giống 28
Giống 29
Giống 30
Giống 32
Giống 33
Giống 35
0
2
4
6
8
10
12
14
16
15 25 32 40 48 56
Ngày sau khi gieo
S ố lá
/c
h
ồ i c
hí
nh
Giống 11
Giống 12
Giống 14
Giống 19
Giống 20
Giống 21
Giống 27
Giống 28
Giống 29
Giống 30
Giống 31
Giống 32
Giống 33
Giống 35
Biểu đồ 13: Số lá của 14 giống nhóm 3 ở các GĐST
15, 25 NSKG đường kính của các cây trong nhóm khác biệt ít, càng về sau thì sự khác biệt
giữa các giống càng lớn.
Chiều cao chồi chính
Chiều cao chồi chính của các
giống trong nhóm rất khác biệt, dao
động trong khoảng từ 2-4 m. Một số
giống trong nhóm rất cao, chiều cao ở
các giống này tăng ở tất cả các giai
đoạn sinh trưởng kể cả sau khi cây đã
bắt đầu trổ hoa (giống 27, 31, 33, 35).
Đa số các giống trong nhóm đạt
chiều cao tối đa trễ so với các giống
trong nhóm 1 và 2 (56 NSKG). Tuy
nhiên các giống 20, 21, vẫn tiếp tục
phát triển chiều cao đến giai đoạn 90
NSKG vì các giống này có thời gian
sinh trưởng rất dài.
Chiều cao và chiều rộng của phát hoa
Chiều dài và chiều rộng phát hoa của các giống trong nhóm dao động nhiều vì các
giống trong nhóm có các kiểu dạng phát hoa rất khác biệt.
22
Biểu đồ 17: Chiều dài và chiều rộng phát hoa của 14 giống nhóm 3
0
10
20
30
40
50
G 1 1 G 1 2 G 1 4 G 1 9 G 2 0 G 2 1 G 2 7 G 2 8 G 2 9 G 3 0 G 3 1 G 3 2 G 3 3 G 3 5
Giống
Ch
i
ề u
dà
i\r
ộ ng
(c
m
)
Chiều
dài
Chiều
rộng
Hình 6: Chiều cao giống 27 và 14 so với chiều cao cán bộ nghiên
cứu
2
7
1
4
Biểu đồ 15: ĐK chồi chính của 14 giống ở các GĐST
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
3.0
3.5
15 25 32 40 48 56 64
Ngày sau khi gieo
Đ
ư
ờ ng
k
ín
h
ch
ồ i c
hí
nh
(c
m
)
Giống 11
Giống 12
Giống 14
Giống 19
Giống 20
Giống 21
Giống 27
Giống 28
Giống 29
Giống 30
Giống 31
Giống 32
Giống 33._.g queo, 90% bông lép. Giống Địa phương
năng suất hạt cao tương đương.
Vụ tái sinh 1: kết quả Bảng 31 cho thấy, không có sự khác biệt năng suất giữa các
giống ở mức ý nghĩa 5%.
So sánh năng suất tổng thân và lá giữa vụ tơ H và vụ tái sinh 1H: qua kết quả phân
tích thống kê cho thấy (Bảng 31), giữa vụ tơ H và vụ tái sinh 1H rất khác biệt, năng suất
của các giống ở vụ tái sinh 1H thấp hơn so với vụ tơ H, đặc biệt là giống 13 từ 1068,5 giảm
còn 259,0g.
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
I. KẾT LUẬN
44
1. Thí nghiệm ngoài đồng
1.1. Thí nghiệm tại Chợ Mới
Dựa vào đặc tính nông học, 35 giống sorghum thí nghiệm được chia thành 3 nhóm:
nhóm lấy thân lá, lấy hạt và nhóm cho các mục đích khác. Mỗi nhóm có các đặc tính nông
học khác nhau.
1.1.1 Nhóm 1 (giống 1, 2, 3, 4, 5, 6 ,7 ,8 , 9, 10)
Các giống thuộc nhóm này có thân và lá mềm. Số lá và số chồi ở các giống đạt tối đa
vào giai đoạn 48 NSKG. Các giống trong nhóm không có sự khác biệt nhiều về đường kính
thân chính (1,0 – 1,5 cm). Đường kính thân chính đạt cực đại vào giai đoạn 40 NSKG
Chiều cao thân chính các giống trong nhóm đạt cực đại vào giai đoạn 54 NSKG (2 -
2,5 m). Chiều dài và chiều rộng trung bình của phát hoa là 31,5 cm - 22,2 cm, sự kết hạt
của phát hoa cũng khác biệt.
Thời gian sinh trưởng trung bình 93, 3 ngày, chia làm 3 giai đoạn, giai đoạn cây con
đến trổ trung bình 53,7 ngày. Giai đoạn trổ khoảng 12,3 ngày là giai đoạn trổ hoàn toàn đến
hạt chín là 27,4 ngày.
Đa số các giống có hiện tượng đỗ ngã.
1.1.2. Nhóm 2 (giống 13, 15, 16, 17, 18, 22, 23, 24, 25, 26, 34)
Số lá/chồi của các giống thuộc nhóm 2 không khác biệt nhiều, dao động trong khoảng
7 – 12 lá. Số lượng lá gần như đạt tối đa vào giai đoạn 40 NSKG.
Các giống thuộc nhóm lấy hạt có khả năng nẩy chồi yếu (0,3 – 1) chồi.
Các giống trong nhóm có chiều cao khá khác biệt (dao động giữa các giống khoảng
1m), sau giai đoạn 40 NSKG đa số các giống đã đạt chiều cao tối đa.
Các giống thuộc nhóm lấy hạt có tổng thời gian sinh trưởng dao động trong khoảng từ
85 – 91 ngày.
1.1.3. Nhóm 3 (giống 11, 12, 14, 19, 20, 21, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 35)
Các giống nhóm 3 có chiều cao chồi chính rất cao, thường bị đỗ ngã, cho hạt ít, nhưng
năng suất thân cây rất lớn, một số nhóm thân có vị ngọt.
Số lá của các giống trong nhóm tăng dần qua các giai đoạn sinh trưởng và dao động
nhiều (5,3 – 14, 7 lá). Đa số các giống đều đạt số lá tối đa vào giai đoạn 48 NSKG.
Đặc tính nẩy chồi của các giống trong nhóm rất khác biệt, một số giống không nẩy chồi,
nẩy chồi vào giai đoạn đầu hay cuối của quá trình tăng trưởng. Nhưng đa số các chồi này
không có khả năng trổ hoa
Thời gian sinh trưởng của các giống trong nhóm khác biệt lớn, đa số các giống có thời
gian sinh trưởng khoảng 90 ngày, tuy nhiên một số giống có TGST rất dài trên120 ngày là
do giai đoạn cây con đến trổ kéo rất dài.
1.2. Thí nghiệm tại Tri Tôn
1.2.1. Nhóm 1 – nhóm lấy thân lá
45
Các giống 1, 2, 5, 9 là những giống rất có số lượng lá và số chồi nhiều và giống 2, 4, 5,
7, 8, 9 có chiều cao thân chính cao nhất qua các giai đoạn (nhất là giai đoạn thu hoạch 50 –
60 NSKG).
Đường kính thân chính ở các giống không có sự chênh lệch nhiều trong giai đoạn từ
15 – 50 NSKG, các giống 2, 7, 8 có ĐKT lớn nhất, nhất là vào giai đoạn có thể thu hoạch
thân lá (50 – 60 NSKG).
Năng suất hạt hàm lượng vật chất khô của các giống không có sự khác biệt ý nghĩa
thống kê.
Tổng thời gian sinh trưởng của các giống nhóm 1 từ 101 – 113 ngày dài hơn so với thí
nghiệm ở Chợ Mới (khoảng 10 ngày) có thể là do tác động của điều kiện sinh trưởng
Ở giai đoạn 25 NSKG, ở tất cả các giống đều không bị sâu bệnh tấn công nhiều (xuất
hiện của sâu cuốn lá nhỏ). Ở thời điểm 80 – 90 NSKG có sự gây hại của các đối tượng khác
như: châu chấu (Melanoplus spp.), bọ xít hôi (Leptocorisa spp.). Bên cạnh đó, trong giai
đoạn này còn có sự xuất hiện của rầy mềm (Aphis Spp.) nhưng không ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng và phát triển của cây.
Các giống 2, 5, 9 có đặc tính nông học tốt (về số lá, số chồi, chiều cao chồi chính và
đặc biệt có thân mềm), vì vậy đây là những giống rất có triển vọng về năng suất cũng như
đặc tính nông học.
1.2.1. Nhóm 2 – nhóm lấy hạt
Từ 60 NSKG về sau, số lượng lá giữa các giống trong nhóm đã bắt đầu có sự khác
biệt về mặt thống kê. Ở giai đoạn 90 NSKG số lá ở các giống dao động từ 8 – 11 lá.
Các giống thuộc nhóm 2 có khả năng nẩy chồi yếu, ở tất cả các giai đoạn số chồi ở tất
cả các giống đều ít hơn 1 chồi.
Chiều cao trung bình của các giống ở 90 NSKG dao động từ 0,8 m – 1,5 m
Đường kính thân chính của các giống trong suốt quá trình sinh trưởng không có khác
biệt về mặt thống kê
TGST của các giống dao động từ 84,7 – 118 ngày. Nếu so sánh tổng TGST của các
giống so với vụ trồng tại Chợ Mới thì đa số các giống có thời gian sinh trưởng dài hơn
(giống 16, 17, 18, 22, 24, 25, 26, 34, 36 ). Tuy nhiên giống 17 có TGST ngắn hơn (10
ngày). Đặc biệt hơn là giống 16, thí nghiệm ở Tri Tôn quan sát đến 110 NSKG mà cây vẫn
chưa trổ hoa, trong khi thí nghiệm ở Chợ Mới giống này có TGST là 91 ngày.
Giống 24 và giống 34 là hai giống có năng suất hạt cao nhất.
Giai đoạn 15 – 60 NSKG, ở các giống đã có sự xuất hiện của của sâu xanh da láng,
châu chấu và rầy mềm với mật số thấp chưa thể gây hại cho cây trồng. Đến thời điểm 70
NSKG hầu hết các giống bị tấn công bởi châu chấu, bọ xít hôi (chích hút làm cho hạt bị lép
hoặc lửng), chim, rầy mềm, bệnh đốm lá, bệnh đốm vằn.
2. Thí nghiệm trong chậu
46
Các giống 2, 3 và giống 7 có thân ốm, cứng, khô, rỗng, lóng dài, lá nhỏ, bông hơi xòe,
hạt nhỏ, hạt có màu tím đỏ và dễ bị đổ ngã khi có mưa. Các giống 13, 25, 16, 26, 17 có thân
to, có nhiều dịch, hơi ngọt, ruột đặc, lá to, lóng ngắn, bông túm, hạt to, màu hạt biến đổi từ
màu trắng đến màu đỏ, ít bị đổ ngã. Đặc biệt giống 13 và giống 26 lá có màu xanh thẫm và
thẳng đứng.
Năng suất
Giống có năng suất thân lá cao lúc thu hoạch: giống 27 và 22.
Giống có năng suất hạt cao: giống đối chứng.
Tái sinh thời điểm 70 NSKG: hầu hết năng suất tươi (thân và lá) cao ở vụ tơ và tái sinh 1.
Riêng giống 17 và 7, năng suất chỉ cao ở vụ tơ.
Tái sinh thời điểm thu hoạch: năng suất vụ tơ cao hơn vụ tái sinh 1, giống 13, 25 năng
suất cao ở vụ tơ.
Hàm lượng vật chất khô và protein
Các giống có hàm lượng vật chất khô thân, lá cao: 22, 24, 14, 3
Giống có hàm lượng protein thân cao nhất là giống 14, hàm lượng protein lá cao nhất
là giống 33, 2.
Khả năng chịu ngập và tái sinh
Các giống có khả năng chịu ngập cao: 22, đối chứng.
Tái sinh ở thời điểm 70 NSKG cho kết quả tốt hơn tái sinh ở thời điểm thu hoạch
Tóm lại từ hai nhóm thí nghiệm trong chậu và ngoài đồng, kết quả cho thấy giống 2 là
giống có triển vọng để lấy thân lá đồng thời là giống có hàm lượng protein lá khá cao.
Giống 24 có năng suất hạt cao đồng thời là giống có hàm lượng vật chất khô thân, lá cao.
II. KIẾN NGHỊ
Các giống thuộc nhóm 3 có rất nhiều đặc tính khác nhau, cần nhiều nghiên cứu chi
tiết hơn về đặc điểm nông học của từng giống và các ứng dụng cụ thể của giống (làm
nguyên liệu sản xuất giấy, ly trích đường, làm rượu, thức gia súc…)
Nhóm lấy hạt có khả năng tái sinh sau thu hoạch rất cao, do vậy cần nghiên cứu khả
năng này trong điều kiện thực tế sản xuất.
Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng
thức ăn đó là bệnh trên cây. Qua quan sát thí nghiệm nhận thấy, trên cao lương xuất hiện
nhiều bệnh trên lá, rất nhiều chồi bị chết do bệnh, do đó cần nghiên cứu kỹ hơn về vấn đề
bệnh trên sorghum.
Giống 2, 5, 9 là các giống có triển vọng (về đặc tính sinh học và năng suất) để trồng
lấy thân lá, vì vậy cần có những nghiên cứu thêm về: mật độ gieo, lượng phân bón, phân
tích chi tiết hơn về các hàm lượng dinh dưỡng trong thân (lá) ở các giai đoạn sinh trưởng
khác nhau và ba giống 2, 5, 9 nên được đặt tên bắt đầu bằng DHAG - (DHAG- TH1;
DHAG- TH2; DHAG - TH3)
Giống 24 và 34 có khả năng thích nghi cao với điều kiện ruộng trên và cho năng suất
cao, do vậy cần có những nghiên cứu tiếp theo thực hiện trên hai giống 24 và 34 (về liều
47
lượng phân bón, mật độ…) để làm cơ sở vững chắc cho những khuyến cáo đến nông dân.
Các giống 24, 34 nên được đặt tên bắt đầu bằng DHAG - (DHAG- H1; DHAG- H2).
Cần thực hiện thí nghiệm so sánh ba giống có khả năng chiụ ngập: 22, 14, 27 ở điều kiện
đồng ruộng, trên các vùng sinh thái khác nhau đặc biệt vùng bị ảnh hưởng lũ lụt, để có khuyến
cáo sát thực cho nông dân.
48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
B, H. Duclos. 1967 trích dẫn bởi Nguyễn Đăng Khôi Và Dương Hữu Thời. 1981. Nghiên
cứu về cây thức ăn gia súc Việt Nam. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Khoa Học Kỹ Thuật.
C, G, Chambliss and M, B, Adjei. 2002. “Producing Millets and Sorghums” [on-line].
Univer Of Florida. Available from: [Accessed
21.12.2005].
Đào Duy Đông. 1978. Tỉa chồi và không tỉa chồi đến năng suất của 4 giống lúa miến. Bộ
đại học và trung học chuyên nghiệp trường ĐH Cần Thơ.
Dogggett. 1970 trích dẫn bởi Đào Duy Đông. 1978. Tỉa chồi và không tỉa chồi đến năng
suất của 4 giống lúa miến. Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp trường ĐH Cần
Thơ.
Farmseeds. 1999. “Sudangrass Sorghum sudanese” [on-line]. Seedland. Available from:
[Accessed 21.12.2005].
Fatmerfirst. 1997. “Prussic Acid Poisoning” [on-line]. Available from:
[Accessed
21.12.2005].
Lữ Thị Kim Dung. 2005. So sánh năng suất và khả năng chịa ngập của 8 giống/dòng cao
lương trồng trong chậu. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Phát Triển Nông Thôn.
Khoa Nông Nghiệp - TNTN, Đại học An Giang.
Mcguire, Andy. 2003. “Sudangrass and Sorghum-Sudangrass Hybrids” [on-line].
Washington State University. Available from:
adams.wsu.edu/agriculture/covercrops/pubs/eb1950e.pdf [Accessed 19.5.2006].
Nguyễn Bảo Vệ. 2001. Thế mạnh của cây trồng ở vùng đất cao nhiều cát của Đồng Bằng
Sông Cửu Long. Trong hội thảo chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi ở ĐBSCL.
Cục khuyến nông - khuyến lâm và khoa nông nghiệp Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Đăng Khôi và Dương Hữu Thời. 1981. Nghiên cứu về cây thức ăn gia súc Việt
Nam. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Khoa Học Kỹ Thuật.
Nguyễn Ngọc Điền. 2006. Khảo sát đặc tính nông học và năng suất của 10 giống sorghum
lấy thân lá trong điều kiện đất ruộng trên tại xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, An Giang.
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Phát Triển Nông Thôn. Khoa Nông Nghiệp - TNTN,
Đại học An Giang.
Nguyễn Thị Bích Ngọc. 2005. So sánh năng suất và khả năng tái sinh của 9 giống/dòng
cao lương trồng trong chậu. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Phát Triển Nông Thôn.
Khoa Nông Nghiệp - TNTN, Đại học An Giang.
Nguyễn Thị Hồng Nhân. 2005. Giáo trình thức ăn gia súc [trực tuyến]. Đại học Cần Thơ.
Đọc từ: (đọc ngày 22.2.2006)
Nguyễn Văn Thưởng. 2003. Kỹ thuật nuôi bò lấy thịt. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Nông
Nghiệp.
Nguyễn Văn Trương, Trịnh Văn Thịnh (chủ biên). 1991. Từ điển bách khoa nông nghiệp.
Hà Nội: Trung tâm quốc gia biên soạn từ điển bách khoa nông nghiệp.
49
R, Sattell và ctv. 1998. “Sudangrass and sorghum-sudangrass hybrids (Sorghum bicolor
L.)” [on-line]. Oregon State University Entension Service. Available from:
Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang. 2001. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn chủ trương và giải pháp.
Trần Trọng Chiển. 2003. “Cây cao lương (Sorghum) – nguồn ngyên liệu thức ăn vật nuôi”
[trực tuyến]. ASA-USGC Viet Nam. Đọc từ:
(đọc ngày
22.2.06).
Trần Trọng Phú. 2006. Khảo sát đặc tính nông học và năng suất của 10 giống sorghum lấy
hạt trong điều kiện đất ruộng trên tại xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, An Giang. Luận văn
tốt nghiệp kỹ sư ngành Phát Triển Nông Thôn. Khoa Nông Nghiệp - TNTN, Đại học
An Giang.
UBND huyện Tri Tôn. 2005. Báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2005, triển khai
kế hoạch sản xuất năm 2006, huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang.
Undersander, Dan. 2001. “Sorghums, sudangrasses, and sorghum-sudangrass hybrids For
Forage” [on-line]. University of Wisconsin-Extension. Available from:
[Accessed 7.2.2006].
Vô danh. 2006. “Gia súc bị ngộ độc khi ăn cỏ” [trực tuyến]. Báo TNTP. Đọc từ:
(đọc ngày 22.2.06).
Vô danh. 2002. “Điều kiện địa lý” [trực tuyến]. Thái Hữu Phép. Đọc từ:
620045687678&idtd=6472320045625956 (đọc ngày 12.6.2006).
50
PHỤ CHƯƠNG
Phụ chương 1: Tên, nguồn gốc và đặc tính tổng quát của 35 giống sorghum
Giống Nguồn gốc Đặc tính tổng quát
1 USA Sudangrass
2 USA Sudangrass
3 USA Sudangrass
4 USA Sudangrass
5 USA Sudangrass
6 USA Sudangrass
7 USA Sudangrass
8 USA Sudangrass
9 USA Sudangrass
10 USA Sudangrass
11 India High lysine
12 India High lysine
13 Uganda Sweet talk
14 Uganda High lysine
15 Ethiopia Grain mold resistant
16 Sudan Sweet talk
17 Sudan Sweet talk
18 USA High lysine
19 Ethiopia High lysine
20 Ethiopia High lysine
21 Cameroon Sweet talk
22 Cameroon Sweet talk
23 Cameroon Sweet talk
24 Sudan Sweet talk
25 India High lysine
26 Morocco High lysine
27 Kenya Sweet talk
28 Kenya High lysine
29 Kenya High lysine
30 Kenya Sweet talk
31 Cameroon Sweet talk
32 Cameroon High lysine
33 Sudan High lysine
34 Lebanon High lysine
35 Mali High lysine
51
Phụ chương 2 : Tinh hinh khi tương tai An Giang trong thời gian làm thi nghiệm
năm 2003 – 2004
Thời gian
Nhiệt độ trung
bình (Độ C)
Âm đô không
khi (%)
Mưa
(mm)
Năng
(giờ/tháng)
12/2003 25,4 78,0 40,6 173,4
01/2004 26,0 80,0 0,4 203,9
02/2004 26,0 80,0 - 218,9
03/2004 28,1 78,0 - 191,5
04/2004 29,5 76,0 9,0 212,8
05/2004 28,6 84,0 200,7 177,0
Nguồn: Trung tâm dư bao khi tương thuy văn An Giang.
Phụ chương 3: Tinh hinh khi tương tai An Giang trong thời gian nơi làm thi nghiệm
Thời gian
Nhiệt đô không khi
Âm đô
không
khi (%)
Bôc hơi
(mm)
Mưa
(mm)
Năng
(giờ/tháng)
Gio
m/s
Trung
binh Max Min
4/2004 29,5 37,6 24,2 75 27,9 90 212,8 12
5/2004 28,6 36,2 23,2 79 144,1 200,7 177,0 14
6/2004 27,5 34,6 23,3 81 108,0 189,5 153,7 14
7/2004 27,8 35,0 23,7 80 103,8 55,9 142,2 12
8/2004 27,8 34,5 23,8 81 124,1 85,9 171,6 14
9/2004 28 34,4 23,3 82 96,6 241,5 116,3 12
10/2004 27,6 32,9 23,4 81 90,1 375,1 198,4 10
TB 28,1 35,4 23,5 79,9 99,2 176,9 167,4 12,6
Nguồn: Tai liêu cua Trung tâm dư bao khi tương thuy văn An Giang.
Phụ chương 4: Mực nước lũ trung bình (cm) qua các tháng trong năm
Năm
Tháng
1994 1995 1996 1997 2002 TB
6 137 110,8 90,6 77,6 85,5 100,3
7 216,2 160,6 12,5 137 143,9 156,54
8 294,9 214,5 220,2 264,1 223,9 243,52
9 354,3 301,4 275,3 308 308,7 309,54
10 353,8 320,7 352,4 312 310,6 329,90
11 239,7 253,3 302,6 225,1 266,5 257,44
TB 265,9 226,9 227,7 220,6 223,2 232,9
Nguồn: Chi cục thủy lợi An Giang
52
Phụ chương 5: Thành phần dinh dưỡng của đất thí nghiệm trong chậu
Chỉ tiêu Giá trị Đánh giá
pH-H2O 4,17 Rất chua
OM:Chất hữu cơ 4,04 % Trung bình
N(dễ tiêu) 6,92 mg/100g Thấp
K(trao đổi) 1,48 meq/100g Rất cao
Ca(trao đổi) 5,67 meq/100g Giàu
P(dễ tiêu) 9,15 ppm Giàu
Nguồn: phòng thí nghiệm khoa Nông Nghiệp-TNTN, trường Đại học An Giang
Phụ chương 6: Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống sorghum
G
I
Ố
N
G
Chiều cao cây (cm)
15
NSKG
30
NSKG
45
NSKG
60
NSKG
75
NSKG
90
NSKG
105
NSKG
120
NSKG
1 62,1 a 142,0 a 196,5 a 237,1 a 258,3 a 266,5
2 51,2 c 111,8 cde 144,6 b 156,6 c 141,1 c
3 46,1 d 113,3 cd 184,8 a 236,6 a 258,8 a 271,9 286,5 295,9
4 46,4 d 106,8 de 128,3 c 125,2 d 123,9 c
5 57,0 b 139,1 a 193,6 a 253,6 a 278,3 a 274,9
6 51,9 c 119,4 bc 153,6 b 180,5 b 196,9 b 221,4 224,0 235,9
7 38,7 e 101,0 e 113,0 d 85,8 e 85,8 d
8 58,3 ab 123,9 b 155,4 b 178,5 bc 193,0 b
TB 52,6 121,3 161,8 186,8 195,5
Khác
biệt ** ** ** ** **
CV(%) 7,9 6,1 6,6 10,9 9,1
Chú thích: **: Khác biệt ý nghĩa 1%
Trong cùng một cột các số theo sau cùng một ký tự thì không khác biệt mức 5% trong phép
thử Duncan
1: 22, 2: 24, 3: 14, 4: “4”, 5: 27, 6: 33, 7: 34, 8: đối chứng.
Phụ chương 7: Bảng ANOVA về năng suất của các giống lấy hạt, thí nghiệm tại
Tri Tôn
KV Source DF SS MS F P
---------------------------------------------------------------------
1 Replication 2 0.174 0.087 0.4162
2 Factor A 6 3.776 0.629 3.0061 0.0495
-3 Error 12 2.512 0.209
-----------------------------------------------------------------------------
Total 20 6.463
CV: 25.83%
53
Phụ chương 8: Kết quả phép thử DUNCAN về năng suất của các giống lấy hạt, thí
nghiệm tại Tri Tôn
--------------------------------------------------------------------------------
Original Order Ranked Order
--------------------------------------------------------------------------------
Mean 15 = 1.400 C Mean 24 = 2.467 A
Mean 17 = 1.533 ABC Mean 34 = 2.400 AB
Mean 22 = 1.567 ABC Mean 25 = 1.600 ABC
Mean 24 = 2.467 A Mean 22 = 1.567 ABC
Mean 25 = 1.600 ABC Mean 17 = 1.533 ABC
Mean 34 = 2.400 AB Mean 36 = 1.433 BC
Mean 36 = 1.433 BC Mean 15 = 1.400 C
------------------------------------------------------------------------------
Phụ chương 9: Chi phí thí nghiệm lấy thân lá tại Tri Tôn
Vật liệu Số lượng Đơn vị tính Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng)
DAP 11 kg 5,500 60,500
NPK 43,5 kg 5,000 217,500
Phân chuồng 225 kg 200 45,000
Ure 10,5 kg 5,000 52,500
Brightin 0,5 bịt 3,000
Mancozeb 0,5 bịt 10,000
Polytrin 15 ml 5,000
Thuốc kiến (Vibam) 5 gói 5,100 25,500
Validacine 0,5 chai 15,000
Cày 1 công 60,000 60,000
Cuốc 2 người 30,000 60,000
Làm cỏ 2 người 30,000 60,000
Nước tưới 6 lần 30,500 183,000
Rơm 2 xe 15,000 30,000
Tổng 827,000
54
Phụ chương 10: Chi phí thí nghiệm lấy thân hạt tại Tri Tôn
Vật liệu Số lượng Đơn vị tính Đơn giá Thành tiền
DAP 11 kg 5.500 đ/kg 60.500 đ
NPK 31 kg 5.000 đ/kg 155.000 đ
Phân chuồng 225 kg 2.00 đ/kg 45.000 đ
Ure 8,5 kg 5.000 đ/kg 42.500 đ
Brightin 0.5 bịt 3.000 đ
Mancozeb 0.5 bịt 10.000 đ
Polytrin 15 ml 5.000 đ
Thuốc kiến (Vibam) 5 gói 5.100 đ/kg 25.500 đ
Validacine 0.5 chai 15.000 đ
Cày 1 công 60.000 đ/công 60.000 đ
Cuốc 2 người 30.000 đ/người 60.000 đ
Làm cỏ 2 người 30.000 đ/lần 60.000 đ
Nước tưới 6 lần 305000 đ/lần 183.000 đ
Rơm 2 xe 15.000 đ/xe 30.000 đ
Tổng 754.500 đ
55
Giống 5
Giống 9
Phụ chương 11: Phẫu diện đất thí nghiệm và cách gieo hạt (40 cm x 30 cm) tại
Tri Tôn cho cả hai thí nghiệm lấy thân lá và lấy hạt
Phụ chương 12: Hình chọn cây lấy chỉ tiêu và hoạt động lấy chỉ tiêu
Phụ chương 13: Các giống có triển vọng trong việc trồng lấy thân lá (Giống 5 và 9)
56
KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC CỦA 35 GIỐNG SORGHUM Ở HAI
ĐIỀU KIỆN TRONG CHẬU VÀ NGOÀI ĐỒNG TẠI CHỢ MỚI VÀ TRI TÔN,
AN GIANG
Ths. Phạm Huỳnh Thanh Vân
Bộ môn Khoa Học Đất- TNTN
Khoa Nông Nghiệp – TNTN
Tóm tắt
Đề tài “Khảo sát đặc tính nông học của 35 giống shorgum ở hai điều kiện trong chậu và ngoài đồng tại Chợ
Mới và Tri Tôn, An Giang” được thực hiện nhằm khảo sát các đặc tính nông học của 35 giống sorghum để tìm ra
những giống có triển vọng để trồng lấy thân lá, lấy hạt, giống có khả năng tái sinh, chịu ngập. Kết quả cho thấy 35
giống sorghum có thể chia thành 3 nhóm chính dựa chủ yếu vào các đặc tính nông học: nhóm 1 bao gồm 10 giống
trồng để lấy thân lá, trong đó giống 2, 5, 9 có giống triển vọng nhất. Nhóm 2 bao gồm 11 giống trồng lấy hạt, trong hai
giống 24 và 34 có triển vọng nhất. Nhóm 3 bao gồm 14 giống có đặc tính nông học rất khác biệt. Tóm lại kết quả thí
nghiệm cho thấy giống 2 có triển vọng để lấy thân lá đồng thời là giống có hàm lượng protein lá khá cao. Giống 24 có
năng suất hạt cao đồng thời là giống có hàm lượng vật chất khô thân, lá cao.
Abstract
The study “ Survey the agronomic characteristics of the 35 sorghum varieties in pot condition and on the field in
Cho Moi and Tri Ton district, An Giang province” is done to get an understanding about agronomic characteristics of
the 35 sorghum varieties in order to find out the varieties having good potential to grow for foliage, seed, regeneration
and good at to be flooded. The result shows that 35 sorghum varieties can be divided into the three groups: group 1
includes 10 varieties good at growing for foliage and among them variety number 2, 5, 9 are better than the others.
Group 2 includes 11 varieties good at growing for seed, among them variety number 24 and 34 are better than the
others. Group 3 includes 14 varieties having various agronomic characteristics. In conclusion, variety number 2 is
good at growing for foliage and also its leaf protein content is quite high. Variety 24 is good at growing for seed and its
stem and leaf dry weight matter content is high.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỉnh An Giang, với tất cả ưu đãi về điều kiện tự nhiên đã tạo điều kiện cho tỉnh có nền nông nghiệp
phát triển. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, An Giang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc lựa
chọn cơ cấu cây trồng thích hợp. Huyện Tri Tôn, việc sản xuất chủ yếu dựa vào nguồn nước trời thì việc tìm
kiếm đối tượng cây trồng thích hợp với điều kiện canh tác trên đất ruộng trên, nhằm mang lại hiệu quả kinh
tế là vấn đề mà huyện Tri Tôn quan tâm. Sorghum là loại cây thức ăn có khả năng chịu hạn và chịu được
ngập, năng suất thân lá cao và có giá trị dinh dưỡng, là loại cây là có triển vọng đáp ứng được những đòi hỏi
của vùng, nên đề tài “Khảo sát đặc tính nông học của 35 giống sorghum ở hai điều kiện trong chậu và ngoài
đồng tại Chợ Mới và Tri Tôn An Giang” được thực hiện.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm tại Chợ Mới để bước đầu khảo sát các đặc tính nông học, thời gian sinh trưởng của 35
giống để tuyển chọn những giống có triển vọng cho thí nghiệm tại Tri Tôn. Thí nghiệm trong chậu tại trường
Đại Học An Giang nhằm khảo sát về khả năng chịu ngập, tái sinh và hàm lượng dinh dưỡng của các giống
được đánh giá là có triển vọng qua thí nghiệm tại Chợ Mới.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
35 giống sorghum có nguồn gốc từ ICRISAT (International Crops Research Institute for the Semi –
Arid Tropics).
3.1. Thí nghiệm tại Chợ Mới: hạt được gieo theo hàng, các chỉ tiêu theo dõi gồm: số lá, số
chồi, chiều cao và đường kính chồi chính, các giai đoạn sinh trưởng và phát triển.
3.2. Thí nghiệm tại Tri Tôn: Cả hai thí nghiệm lấy thân lá và lấy hạt được bố trí theo thể thức
khối hoàn toàn ngẫu nhiên, với 10 nghiệm thức và 3 lần lập lại cho mỗi nghiệm thức. Các chỉ tiêu về nông
học, các giai đoạn sinh trưởng và phát triển tương tự như ở lần thí nghiệm tại Chợ Mới. Tuy nhiên, các chỉ
tiêu năng suất tươi và vật chất khô được theo dõi thêm ở thí nghiệm lấy thân lá và năng suất hạt được theo
dõi ở thí nghiệm lấy hạt.
3.3. Thí nghiệm trong chậu
Thí nghiệm so sánh năng suất và khả năng chịu ngập của 8 giống được bố trí theo thể thức hoàn toàn
ngẫu nhiên. Tám nghiệm thức là 8 giống sorghum, bảy lần lặp lại (bốn lần lặp lại để so sánh năng suất thân,
hạt lúc thu hoạch và ba lần lặp lại để so sánh khả năng chịu ngập).
Thí nghiệm so sánh năng suất và khả năng tái sinh của 9 giống được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 9
nghiệm thức là 9 giống và 7 lần lặp lại (bốn lần lặp lại để so sánh năng suất và khả năng tái sinh tại thời điểm
thu hoạch và ba lần lặp lại để so sánh khả năng tái sinh lúc 70 ngày sau khi gieo).
Chỉ tiêu theo dõi bao gồm: chiều cao, số chồi, sinh khối, năng suất hạt, hàm lượng vật chất khô, hàm
lượng protein và khả năng chịu ngập (thí nghiệm 1).
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thí nghiệm tại Chợ Mới
35 giống sorghum có các đặc tính nông học và các thời gian sinh trưởng rất khác biệt, được chia thành
3 nhóm dựa chủ yếu vào các đặc tính nông học.
Bảng 1: Phân loại các nhóm giống theo mục đích sử dụng
Phân loại Nhóm 1 (lấy thân lá) Nhóm 2 (lấy hạt) Nhóm 3 (các mục đích khác)
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 13, 15, 16, 17, 18, 22, 23, 24, 25, 26, 34
11, 12, 14, 19, 20, 21, 27, 28,
29, 30, 31, 32, 33, 35
Tổng (giống) 10 11 14
Nhóm 1, các giống có một số đặc tính nông học chính như: lá hẹp và nhỏ, thân có đường kính nhỏ và
mền (nhất là vào giai đoạn trước khi trổ hoa), số lá/chồi nhiều có triển vọng theo hướng lấy thân lá. Thời
gian sinh trưởng của các giống nhóm 1 trung bình là 93, 3 ngày. Các giống nhóm 2 có một số đặc điểm nông
học được đánh giá là có triển vọng trong việc trồng lấy hạt (cây thấp, nẩy chồi ít và hạt có kích thước to).
Các giống thuộc nhóm lấy hạt có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn trung bình là 89,9 ngày. Nhóm 3 bao
gồm các giống có đặc tính nông học rất khác biệt: cây rất cao, khả năng cho hạt kém, một số giống thân có vị
ngọt. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống trong nhóm 3 khác biệt khá lớn, tổng thời gian sinh trưởng
trung bình là 90 ngày, tuy nhiên một số giống có thời gian này trên 120 ngày là do giai đoạn từ cây con đến
trổ rất dài (khoảng 80 ngày).
Nhóm 1 - Giống 2 Nhóm 2 - Giống 22 Nhóm 3 - giống 27
Hình 1: Các dạng kiểu hình khác nhau của 3 nhóm sorghum
4.2 Thí nghiệm tại Tri Tôn
4.2.1. Thí nghiệm 1 – nhóm lấy thân lá
Số lượng lá, số chồi, chiều cao và đường kính chồi chính của các giống nhóm 1 tăng nhanh vào giai
đoạn 50 – 60 ngày. Trong cùng một giai đoạn năng suất tươi giữa các giống không khác biệt ý nghĩa thống
kê và kết quả phân tích cho thấy các giống cũng không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về hàm lượng vật
chất khô.
Bảng 2: Năng suất tươi của 6 giống sorghum qua các giai đoạn sinh trưởng và hàm lượng vật chất khô
Giống
Sinh Khối (tấn/ha)
55 NSKG 85 NSKG 110 NSKG
Toàn
thân Thân Lá
Toàn
thân Thân Lá
Toàn
thân Thân Lá Tổng
Vật
Chất
Khô
(%)
2 8,6 4,2 4,4 12,9 7,0 5,8 7,1 3,2 3,9 28,6 11,5
4 10,0 5,7 4,3 14,0 8,0 6,0 7,7 3,7 4,0 31,7 10,4
5 10,6 5,9 4,7 10,6 5,5 5,2 7,2 3,4 3,8 28,4 11,8
7 9,4 5,5 3,9 8,8 4,7 4,2 5,0 2,2 2,7 23,1 10,9
8 10,3 6,5 3,8 10,2 5,6 4,6 6,9 3,4 3,5 27,3 11,8
9 10,9 6,5 4,4 13,1 7,1 6,0 9,0 4,3 4,7 33,0 10,7
4.2.2. Thí nghiệm 2 - nhóm lấy hạt
Bảng 3: Năng suất hạt (tấn/ha) 7 giống nhóm 2
Giống Năng suất hạt
15 1,4 c
17 1,5 abc
22 1,5 abc
24 2,5 a
25 1,6 abc
34 2,4 ab
36 1,4 bc
4.3. Thí nghiệm trong chậu
4.3.1. Thí nghiệm so sánh năng suất và khả năng chịu ngập của 8 giống sorghum
Bảng 4: Trọng lượng tươi (g/chậu ) của thân lá ở giai đoạn 70 ngày và khi thu hoạch
70 NSKG khi thu hoạch
Giống Lá Thân Thân + lá Lá Thân Thân + lá
22 108,3 508,0 a 616,3 47,6 c 758,6 b 806,0a
24 125,3 298,3 ab 423,7 136,6a 199,6 f 336,0 d
14 96,5 451,0 ab 547,5 123,0a 670,0 c 793,0 b
18 114 234,3 b 348,3 89,6 b 348,0 e 462,6 d
27 144 500,7 a 644,7 102,6ab 940,0a 1042,6a
33 135 428,3 ab 563,3 Không xử lý
34 Không xử lý 110,6ab 222,6 d 333,4 c
Đối chứng 85 255,5 b 340,5 101,4ab 510,0 d 611,4 c
Ghi Chú: Trong cùng một cột các số theo sau cùng một ký tự thì không khác biệt mức 5% trong phép thử
Duncan
Số lượng lá của các giống tăng dần qua các
giai đoạn. Các giống thuộc nhóm 2 có khả năng
nẩy chồi yếu, ở tất cả các giai đoạn số chồi ở tất cả
các giống đều ít hơn 1 chồi. Đường kính chồi
chính giữa các giống trong nhóm không có sự
khác biệt.
Qua kết quả thí nghiệm cho thấy giống 24
và giống 34 là hai giống có năng suất cao nhất.
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số theo sau cùng một chữ cái
thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% trong phép thử Duncan.
Vào giai đoạn 70 ngày, năng suất lá chiếm tỉ lệ không cao và không có sự khác nhau giữa các giống
nhưng trọng lượng thân thì có sự khác nhau giữa các giống. Nhưng vào giai đoạn thu hoạch năng suất lá,
thân, tổng của chúng đều khác biệt mức ý
nghĩa 1%.
4.3.2. Thí nghiệm so sánh năng suất và khả năng tái sinh của 9 giống sorghum
Bảng 5: Năng suất tươi (g/chậu) của các giống theo từng vụ
Tên giống Trọng lượng tươi / chậu
Tơ Tái sinh 1 Tái sinh 2 tổng 3 vụ
2 485 c 412 d 313 1210
3 678 bc 498 bcd 325 1502
7 635 bc 469 cd 267 1370
13 777 b 819 a 455 2051
16 767 b 658 abc 390 1805
25 1203 a 628 bc 558 2388
26 743 b 643 bc 399 1785
17 891 b 491 bcd 443 1825
ĐC 632 bc 701 ab 377 1709
Chú thích: trong cùng một cột, cùng một chữ cái thì không khác biệt ở mức 5% trong phép thử Duncan.
Năng suất của các giống ở vụ tơ và tái sinh1 ở từng giai đọan cao hơn vụ tái sinh hai, nhưng năng suất
tổng 3 vụ không có sự khác biệt giữa các giống.
5. KIẾN NGHỊ
Cần nghiên cứu chi tiết về đặc điểm nông học của các giống nhóm 3, khả năng tái sinh của các giống
nhóm lấy hạt. Các nghiên cứu cụ thể hơn về mật độ gieo, phân bón trên giống 2, 5, 9 (lấy thân lá), giống 24
và 34 (lấy hạt) và khả năng chiụ ngập của các giống 22, 14, 27 ở điều kiện đồng ruộng trên các vùng sinh thái khác
nhau đặc biệt vùng bị ảnh hưởng lũ lụt là cần thiết để có khuyến cụ thể hơn.
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lữ Thị Kim Dung. 2005. So sánh năng suất và khả năng chịa ngập của 8 giống/dòng cao lương trồng trong chậu. Luận
văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Phát Triển Nông Thôn. Khoa Nông Nghiệp - TNTN, Đại học An Giang.
Nguyễn Đăng Khôi và Dương Hữu Thời. 1981. Nghiên cứu về cây thức ăn gia súc Việt Nam. Hà Nội: Nhà Xuất Bản
Khoa Học Kỹ Thuật.
Nguyễn Ngọc Điền. 2006. Khảo sát đặc tính nông học và năng suất của 10 giống sorghum lấy thân lá trong điều kiện
đất ruộng trên tại xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, An Giang. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Phát Triển Nông Thôn.
Khoa Nông Nghiệp - TNTN, Đại học An Giang.
Nguyễn Thị Bích Ngọc. 2005. So sánh năng suất và khả năng tái sinh của 9 giống/dòng cao lương trồng trong chậu.
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Phát Triển Nông Thôn. Khoa Nông Nghiệp - TNTN, Đại học An Giang.
Trần Trọng Phú. 2006. Khảo sát đặc tính nông học và năng suất của 10 giống sorghum lấy hạt trong điều kiện đất ruộng
trên tại xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, An Giang. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Phát Triển Nông Thôn. Khoa
Nông Nghiệp - TNTN, Đại học An Giang.
0
20
40
60
80
t1 t2 t3 t4 t5 t6 t7
tên giống
ngày
e d f c f
a b
22 24 14 18 27 33 Đc
Thời gian chịu ngập của các giống
khác nhau. Giống có thời gian chịu ngập
dài nhất (60 ngày) là giống 22, giống đối
chứng có thời gian chịu ngập thứ hai (59
ngày) và khác biệt có ý nghĩa so với các
giống giống khác.
Hình 2: Khả năng chịu ngập khác nhau của các giống
Ghi chú: cùng một ký tự thì không khác biệt mức 5% trong phép thử Duncan
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7681.pdf