Kế hoạch sử dụng đất huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 – 2010 (71tr)

Lời mở đầu Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia do nhà nước thống nhất quản lý. Việc sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả là trách nhiệm của mỗi cá nhân và là trách nhiệm to lớn của nhà nước. Sự phát triển kinh tế xã hội với tốc độ cao như ngày nay đòi hỏi chúng ta cần phải có những biện pháp, những chính sách sử dụng hiệu quả tài sản đất đai mạng lại những lợi ích cho nhà nước, cho nhân dân. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một biện pháp sử dụng hiệu quả nhất nguồn tài sản đất đai

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Kế hoạch sử dụng đất huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 – 2010 (71tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của nhà nước đồng thời nhà nước quản lý tốt tài sản này. Việc sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay ở nhiều địa phương vẫn chưa thật sự có hiệu quả. Huyện Từ Sơn là một trong những huyện như vậy. Tuy có vị trí địa lý thuận lợi về giao lưu kinh tế do nằm ngay sát thành phố Hà Nội đồng thời cách trung tâm thị xã Bắc Ninh khoảng 13 km nên điều kiện phát triển kinh tế xã hội của huyện là rất lớn. Hơn nữa lại là một huyện đất hẹp người đông với mật độ dân số 1.841 người/km2 cùng với diện tích bình quân trên đầu người thấp nên sức ép về dân số và phát triển kinh tế xã hội nên đất đai là rất lớn. Trong quy hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2001-2010 đã chỉ rõ huyện Từ Sơn có rất nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội nhưng nhất thiết cần phải có một chiến lược sử dụng đất phù hợp mới phát huy được nhưng lợi thế mà huyện đẫ có trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất của huyện. Tuy nhiên trong giai đoạn 2001 – 2005 những con số về kế hoạch sử dụng đất của huyện đã được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt hầu hết không đạt được do có nhiều vấn đề xung quanh. Nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân trong huyện cũng như các tổ chức muốn đầu tư trên địa bàn huyện vẫn chưa được đáp ứng trong khi kế hoạch sử dụng đất đề ra vẫn chưa thực hiện được. Điều đó chứng tỏ tài sản đất đai của nhà nước đã không được sử dụng hiệu quả. Chính vì những vấn đề bất cập trên sau khi được thực tập tốt nghiệp tại Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh em đã có được cái nhìn tổng thể về tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn. Nên em chọn đề tài nghiên cứu làm báo cáo thực tập chuyên đề với đề tài: “Kế hoạch sử dụng đất huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 – 2010” nhằm tìm hiểu rõ hơn về những bất cập trong kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện để thấy được những bất cập trong giai đoạn hiện nay nhằm tìm ra những giải pháp hợp lý để tiến hành thực hiện tốt kế hoạch sử dụng đất trong thời gian tới. Đề tài nghiên cứu gồm ba chương: Chương I – Cơ sở lý luận chung về kế hoạch sử dụng đất. Chương II – Kết quả xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng đất huyện Từ Sơn trong giai đoạn 2001 – 2005, Kế hoạch sử dụng đất 2006 – 2010. Chương III – Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010. Do trình độ và thời gian có hạn cùng kinh nghiệm thực tế chưa có nên đề tài nghiên cứu không thể tránh được những thiếu sót tôi hy vọng nhận được sự góp ý của các thầy cô trong khoa cũng như của các Cán bộ công tác trong sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Hoàng Văn Cường cùng các Cán bộ công tác tại phòng Quy hoạch, kế hoạch sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành đợt thực tập này. Chương I Cơ sở lý luận chung về kế hoạch sử dụng đất. I – Vai trò của kế hoạch sử dụng đất trong quản lý và sử dụng đất đai. 1 – Vai trò của đất đai và yêu cầu phải xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Đất đai vừa là tài nguyên vừa là tài sản không thể thiếu được của mỗi quốc gia cũng như của mỗi con người. Theo luật đất đai năm 1993 quy định: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Theo luật đất đai năm 2003 quy định đất đai vừa là tài nguyên và cũng là tài sản do nhà nước thống nhất quản lý. Vấn đề sử dụng đất đai hiện nay đang là một trong những vấn đề rất phức tạp. Đất đai được hình thành từ tự nhiên có trước lao động do quá trình phát triển của tự nhiên nên nó là tài nguyên. Tuy nhiên để có được đất đai màu mỡ như ngày nay nó đã trải qua một thời kỳ dài được kết tinh của lao động xã hội tác động nên nó. Chính vì vậy đất đai vừa là tài nguyên đồng thời cũng là tài sản của xã hội. Đất đai là tư liệu lao động đồng thời là đối tượng lao động không thể thiếu được trong sản xuất nông nghiệp. Đất đai là địa bàn phân bố dân cư, là địa bàn phát triển sản xuất, là địa bàn hoạt động của con người. Chính vì thế nó không là tài sản của riêng một cá nhân mà tà tài sản của cả xã hội. Vì nó là tài sản của toàn xã hội đã được nhà nước ta thống nhất quản lý nên chúng ta cần phải có được một biện pháp sử dụng đất đai một cách hợp lý, hiệu quả tránh lãng phí tài sản của xã hội. Việc phân bổ đất đai để sử dụng vào các mục đích trong quá trình phát triển kinh tế xã hội là một biện pháp sử dụng như vậy. Để thống nhất quản lý đất đai và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và tài sản này nhà nước cần phải có một kế hoạch sử dụng đất hợp lý, hiệu quả. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là biện pháp sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai. Đồng thời là một công cụ quản lý nhà nước về đất đai. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thực chất là việc bố chí các loại đất sử dụng cho các mục đích khác nhau trên cùng một địa bàn và phân bổ diện tích các loại đất đến năm năm hay từng năm. Kế hoạch sử dụng đất thực chất là sự cụ thể hoá quy hoạch sử dụng đất. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm là diện tích đất sẽ sử dụng cho các mục đích cụ thể. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là sự bố chí đất đai cho các mục đích sao cho hợp lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai. Việc bố chí sử dụng đất đai cho các mục đích khác nhau, quy định cụ thể từng lô đất cụ thể cho mục đích sử dụng cụ thể. Với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các lô đất được sử dụng cho những mục đích khác nhau sẽ là một trong những công cụ quản lý nhà nước về đất đai. 2 – Khái niệm, ý nghĩa của kế hoạch sử dụng đất. 2.1. Khái niệm về kỳ kế hoạch sử dụng đất : Kỳ kế hoạch sử dụng đất của cả nước, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã phường, thị trấn là năm năm 2.2. ý nghĩa của kế hoạch sử dụng đất. Kế hoạch sử dụng đất là việc cụ thể hoá quy hoạch sử dụng đất đến từng năm. Kế hoạch sử dụng đất giúp cho việc thực hiện quy hoạch hay chính kế hoạch sử dụng đất hàng năm đang từng bước đạt được những mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất. Kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất vì nó là thành phần của quy hoạch sử dụng đất. Đồng thời nó nhân tố tạo ra những bước chuyển biến về mặt kinh tế xã hội vì nó trực tiếp tác động đến cơ cấu sử dụng các loại đất. II – Mục đích, yêu cầu, phương pháp xây dựng kế hoạch sử dụng đất. 1 – Mục tiêu của kế hoạch sử dụng đất. Mục tiêu của kế hoạch sử dụng đất chính là tiến tới thực hiện được quy hoạch sử dụng đất đã được lập đồng thời từng bước đạt được những kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh. 2 – Yêu cầu của kế hoạch sử dụng đất. Kế hoạch sử dụng đất được xây dựng phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Bởi kế hoạch sử dụng đất nhằm đạt được những mục tiêu quy hoạch sử dụng đất. Kế hoạch sử dụng đất phải được xây dựng dựa trên kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước. Đồng thời kế hoạch sử dụng đất phải dựa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các ngành, các thành phần kinh tế cũng như kế hoạch chiển khai các dự án. 3 – Phương pháp xây dựng kế hoạch sử dụng đất. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất kỳ trước. Kế hoạch sử dụng đất kỳ trước thể hiện rất rõ thực tế cũng như những nhân tố tác động đến thực hiện kế hoạch sử dụng đất như thế nào. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu. Phải xem xét thực trạng sử dụng đất và những thay đổi khi tiến hành thực hiện kế hoạch sử dụng đất những thay đổi đó tác động như thế nào đến tình hình phát triển thực sự. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất phải căn cứ vào chỉ tiêu dự kiến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội sẽ đạt được trong năm. III – nội dung, Trách nhiệm lập kế hoạch sử dụng đất. 1 – Nội dung kế hoạch sử dụng đất theo luật đất đai 1993 và luật đất đai 2003. Nội dung kế hoạch sử dụng đất theo luật đất đai 1993. a) Khoanh định việc sử dụng từng loại đất trong từng thời kỳ kế hoạch; b) Điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất đai cho phù hợp với quy hoạch. Nội dung kế hoạch sử dụng đất theo luật đất đai 2003. 1.2.1. Đánh giá, phân tích kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước gồm: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất đối với từng loại đất; Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chuyển đổi giữa các loại đất; Kết quả khai hoang mở rộng diện tích đất để sử dụng vào các mục đích; Chất lượng việc thực hiện các chỉ tiêu trong kế hoạch sử dụng đất; đ) Việc thực hiện các nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, các loại thuế liên quan đến đất đai và chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trong việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất. 1.2.2. Lập kế hoạch thu hồi diện tích các loại đất để phân bổ cho nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng; phát triển công nghiệp, dịch vụ; phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn; quốc phòng, an ninh; đối với các công trình, dự án đã có chủ đầu tư thì lập danh mục kèm theo quy mô sử dụng đất, địa điểm, dự kiến tiến độ thực hiện và tiến độ thu hồi đất. 1.2.3. Lập kế hoạch chuyển diện tích đất chuyên trồng lúa nước và đất có rừng sang sử dụng vào mục đích khác, xác định khu vực được chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong đất nông nghiệp theo các nội dung sau: Xác định địa điểm, diện tích và tiến độ chuyển đất chuyên trồng lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác; Xác định khu vực đất được đăng ký chuyển đổi cơ cấu sử dụng các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp. 1.2.4. Lập kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích bao gồm việc xác định địa điểm, diện tích và tiến độ khai hoang đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp. 1.2.5. Cụ thể hoá việc phân bổ diện tích các loại đất trong kế hoạch sử dụng đất đến từng năm. 1.2.6. Dự kiến các nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. 1.2.7. Xác định giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất bảo đảm thực hiện đúng tiến độ kế hoạch. 2 – Trình tự tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất theo luật đất đai 1993 và luật đất đai 2003. 2.1. Trình tự tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất theo luật đất đai 1993. 2.1.1. Chính phủ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước. 2.1.2. Uỷ ban nhân dân các cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong địa phương mình trình Hội đồng nhân dân thông qua trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. 2.1.3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của mình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai do ngành, lĩnh vực mình phụ trách để trình Chính phủ xét duyệt. 2.1.4. Cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương và địa phương phối hợp với các cơ quan hữu quan giúp Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. 2.2. Trình tự tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất theo luật đất đai 2003. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Chính phủ tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc xác định nhu cầu sử dụng đất của Bộ, ngành, địa phương. Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích Quốc phòng. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác định nu cầu sử dụng đất vào mục đích quốc phòng tại địa phương. Bộ Công an tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích an ninh. Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác định nhu cầu sử dụng đất vào mục đích an ninh tại địa phương. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp thực hiện nhiệm vụ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Sở, ban ngành của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xác định nhu cầu sử dụng đất của ngành, địa phương. UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của địa phương, quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của phường, thị trấn và xã thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị. Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp thực hiện nhiệm vụ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Phòng, ban của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và UBND phường, thị trấn, UBND xã thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị có trách nhiệm phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường trong việc xác định nhu cầu sử dụng đất của ngành, địa phương. UBND xã nơi không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của xã. Ban quản lý khu công nghệ cao có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cho toàn khu công nghệ cao. Ban quản lý khu kinh tế có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đối với phần diện tích đất giao cho Ban quản lý khu kinh tế được xác định trong quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với phần diệc tích đất còn lại được thể hiện trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của xã, phường, thị trấn. Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ lập quy hoạch sử dụng, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết được thuê các tổ chức được phép hoạt động trong lĩnh vực lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm tư vấn trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 3.2.10. Không phải lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đối với huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đối với xã, phường, thị trấn nếu việc sử dụng đất trong kỳ quy hoạch sử dụng đất tiếp theo không có thay đổi; trường hợp có thay đổi mục đích sử dụng giữa các loại đất trong cùng một nhóm mà diện tích đất phải thay đổi mục đích sử dụng dưới mười phần trăm (10%) so với kỳ quy hoạch trước thì chỉ quyết định việc điều chỉnh phần diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng đất. 3 – Thẩm quyền xét duyệt kế hoạch sử dụng đất theo luật đất đai 1993 và luật đất đai 2003. Thẩm quyền xét duyệt kế hoạch sử dụng đất theo luật đất đai 1993. - Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước. - Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Uỷ ban nhân dân cấp trên xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp. - Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai nào thì có quyền cho phép bổ sung điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đó. Thẩm quyền xét duyệt kế hoạch sử dụng đất theo luật đất đai 2003. Thẩm quyền xét duyệt kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định trong khoản 2 Điều19 của nghị định 181 như sau: Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ xét duyệt kế hoạch sử dụng đất đến các Bộ, cơ quan có liên quan để lấy ý kiến. Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, các Bộ, cơ quan có trách nhiệm gửi ý kiến đóng góp bằng văn bản đến Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến góp ý, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp, gửi ý kiến thẩm định đến UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để hoàn chỉnh hồ sơ; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn chỉnh hồ sơ và trình Hôi đồng nhân dân cùng cấp thông qua kế hoạch sử dụng đất; gửi năm (5) bộ hồ sơ đã được Hội đồng nhân dân thông qua kèm theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân đến Bộ Tài nguyên và Môi trường; Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ xét duyệt kế hoạch sử dụng đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình Chính phủ xét duyệt. Thẩm quyền xét duyệt kế hoạch sử dụng đất của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được quy định trong khoản 2 Điều 20 của nghị định 181 như sau: Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ xét duyệt kế hoạch sử dụng đất đến các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến. Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, các cơ quan có trách nhiệm gửi ý kiến đóng góp bằng văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường. Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến góp ý, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp, gửi ý kiến thẩm định đến UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để hoàn chỉnh hồ sơ; UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ và trình Hôi đồng nhân dân cùng cấp thông qua kế hoạch sử dụng đất; gửi ba (3) bộ hồ sơ đã được Hội đồng nhân dân thông qua kèm theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân đến Sở Tài nguyên và Môi trường; Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ xét duyệt kế hoạch sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét duyệt. 3.2.3. Xem xét duyệt kế hoạch sử dụng đất chi tiết của phường, thị trấn và xã thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị được quy định trong khoản 2 Điều 21 của nghị định 181 như sau: Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ xét duyệt kế hoạch sử dụng đất chi tiết đến các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến. Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, các cơ quan có trách nhiệm gửi ý kiến đóng góp bằng văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường. Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến góp ý, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp, gửi ý kiến thẩm định đến UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để hoàn chỉnh hồ sơ; Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ, UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trình Hôi đồng nhân dân cùng cấp thông qua kế hoạch sử dụng đất chi tiết; gửi bốn (04) bộ hồ sơ đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua kèm theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân đến Sở Tài nguyên và Môi trường; Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ xét duyệt kế hoạch sử dụng đất chi tiết, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét duyệt. Thẩm quyền xét duyệt kế hoạch sử dụng đất chi tiết của xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị được quy định trong khoản 2 Điều 22 của nghị định 181 như sau: Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ xét duyệt kế hoạch sử dụng đất chi tiết đến các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến. Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, các cơ quan có trách nhiệm gửi ý kiến đóng góp bằng văn bản đến Phòng Tài nguyên và Môi trường. Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến góp ý, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp, gửi ý kiến thẩm định đến UBND xã để hoàn chỉnh hồ sơ; Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ, UBND xã trình Hôi đồng nhân dân xã thông qua kế hoạch sử dụng đất chi tiết; gửi ba (03) bộ hồ sơ đã được Hội đồng nhân dân xã thông qua kèm theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân đến Phòng Tài nguyên và Môi trường; Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ xét duyệt kế hoạch sử dụng đất chi tiết, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt. Thẩm quyền xét duyệt kế hoạch sử dụng đất chi tiết của khu công nghệ cao, khu kinh tế được quy định cụ thể trong khoản 2 Điều 23 của nghị định 181 như sau: Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ xét duyệt kế hoạch sử dụng đất chi tiết của khu công nghệ cao, khu kinh tế đến các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến. Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan có trách nhiệm gửi ý kiến đóng góp ý bằng văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường. Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến góp ý, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp, gửi ý kiến thẩm định đến Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế để hoàn chỉnh hồ sơ; Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ, Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế gửi bốn (04) bộ hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường; Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đã được hoàn chỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét duyệt. chương II Kết quả xây dựng và thực hiện Kế hoạch sử dụng đất huyện Từ Sơn trong giai đoạn 2001 – 2005, Kế hoạch sử dụng đất 2006 – 2010. I - Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. 1 - Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Từ Sơn. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Từ Sơ là một huyện nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 13 km về phía Tây Nam, cách thủ đô Hà Nội 18 km về phía Tây Bắc. Phía Bắc giáp huyện Yên Phong Phía Nam giáp huyện Gia Lâm – Hà Nội Phía Đông giáp huyện Tiên Du Phía Tây giáp huyện Gia Lâm và Đông Anh – Hà Nội Huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh có 11 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn (thị trấn Từ Sơn) và 10 xã (Châu Khê, Đình Bảng, Đồng Nguyên, Đồng Quang, Hương Mạc, Phù Chẩn, Phù Khê, Tam Sơn, Tân Hồng, Tương Giang) với diện tích 6.140,15 ha, chiếm 7,64% diện tích tự nhiên của tỉnh cùng với hệ thống giao thông thuận lợi. Với quốc lộ 1A, đường 1 mới và đường sắt đi qua, nối liền với thị xã Bắc Ninh và thủ đô Hà Nội. Việc đầu tư xây dựng mở rộng, nâng cấp tỉnh lộ 295 nối liền quốc lộ 1A với quốc lộ 18 và thông thương với sân bay quốc tế Nội Bài. Cùng với hệ thống các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ cùng hệ thống các tuyến huyện lộ hình thành nên mạng lưới giao thông thuận lợi, tạo cho huyện một thế mạnh trong giao lưu kinh tế, văn hoá cũng như tiêu thụ hàng hoá. Là một huyện đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh lúa chất lượng cao. Điều kiện khí hậu Từ Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng và phong phú. Lượng mưa tập trung theo mùa thường gây ngập úng các khu vực thấp trũng và uy hiếp các công trình thuỷ lợi gây khó khăn cho việc tăng vụ mở rộng diện tích canh tác. Địa hình. Do nằm trong vùng đồng bằng Sông Hồng nên địa hình Từ Sơn tương đối bằng phẳng. Hầu hết diện tích đất trong huyện đều có độ dốc nhỏ. địa hình có su thế nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Với độ cao trung bình 2,5 – 6,0 m so với mực nước biển. Những yếu tố trên chính là những yếu tố thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, cùng với những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Các nguồn tài nguyên Tài nguyên nước của huyện là rất lớn. Với nguồn nước mặt bao gồm sông Ngũ Huyện Khê, ngòi Ba Xã, và hàng trăm ha mặt nước ao hồ. Cùng với hệ thống công trình tưới tiêu Bắc – Hưng – Hải thì địa bàn huyện luôn luôn đủ nước tưới tiêu cho diện tích đất canh tác nông nghiệp trên địa bàn. Cùng với nguồn nước ngầm với độ sâu trung bình từ 2 – 5 m, với chất lượng nước tốt, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và tưới cho các cây trồng tại các vườn gia đình trong mùa khô. Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra hiện nay đất đai huyện Từ Sơn bao gồm 8 loại đất chính như sau: + Đất phù sa được bồi hàng năm của hệ thống sông khác (Pb): có diện tích 20 ha, chiếm 0,33% diện tích đất tự nhiên. Với thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất khá dày, khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng thấp nhưng được bồi đắp phù xa hàng năm nên có độ phì trung bình. Thích hợp trồng các loại hoa màu, lương thực như: lúa, ngô, khoai, rau đậu các loại. + Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Hồng (Ph): với diện tích 851,50 ha chiếm 13,87% diện tích tự nhiên, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Đây là loại đất có khả năng thâm canh, tăng vụ mở rộng diện tích vụ đông. + Đất phù sa gley của hệ thống sông Hồng (Phg): diện tích 2.238,58 ha chiếm 36,46% diện tích tự nhiên. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, đất chua, hàm lượng mùn khá. Đây là loại đất đang trồng 2 vụ lúa có năng suất cao, ổn định, cần có biện pháp cải tạo mở rộng diện tích cây vụ đông. + Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Hồng (Phf): Diện tích 703,20 ha, chiếm 11, 45% diện tích tự nhiên, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nhẹ có thể thâm canh tăng vụ trên loại đất này nếu được tưới tiêu chủ động. + Đất phù sa úng nước (Pj): Diện tích 306,50 ha chiếm 4,98 % diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Loại đất này ở địa hình thấp thường úng nước sau khi mưa vì vậy cần phải củng cố hệ thống tưới tiêu để ổn định canh tác được 2 vụ lúa. Những nơi khó tiêu nước nên chuyển sang 1 vụ lúa + 1 vụ cá. + Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B): Diện tích 49,0 ha chiếm 0,80% diện tích đất tự nhiên với thành phần cơ giới thô, nghèo sét. Nhưng khả năng thoát nước nhanh, dễ làm đất, thích hợp với nhiều loại cây có củ và cây ưa cơ giới nhẹ. + Đất xám bạc màu glây (Bg): Diện tích 25,00 ha chiếm 0,41% diện tích đất tự nhiên. Loại đất này cần cần cải tạo đất bằng cầy ải để cho năng suất lúa cao hơn. + Đất vàng nhạt trên đá cát (Fp): Diện tích 4,3 ha chiếm 0,07% diện tích tự nhiên. Đây là loại đất hình thành trên những đồi độc lập giữa đồng bằng với thành phần cơ giới nhẹ, tầng mỏng, lẫn nhiều đá. Nên trồng rừng phủ xanh những nơi còn trống để cải thiện môi trường đất. Điều kiện kinh tế - xã hội Về phát triển kinh tế: Nhờ công tác đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong những năm gần đây huyện Từ Sơn đã có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng khá. Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1995 – 2001 đạt 20,9% năm 2000 – 2004 đạt khoảng 17,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 61,5%, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 19,5%. Tuy nhiên so với lợi thế về vị trí thuận lợi và tiềm năng đất đai thì công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp mới phát triển theo bề rộng. Về dân số và lao động: + Theo điều tra dân số năm 2001 toàn huyện Từ Sơn có 117.390 người, trong đó dân số nông thôn là 113.629 người chiếm 96,80%, dân số thành thị 3.761 người chiếm 3,20% với tỷ lệ tăng dân số năm 2001 là 1,22%. Đến năm 2004 dân số Từ Sơn là 129.133 người trong đó dân số nông thôn là 125.116 người, dân số thành thị 4.017 người. Như vậy trong giai đoạn 2001 – 2004 dân số huyện Từ Sơn tăng 11.743 người. Mật độ dân số huyện năm 2001 là 1.912 người/km2 đến năm 2004 mật độ dân số là 2.103 người/km2. + Lao động toàn huyện năm 2001 là 63.412 lao động chiếm 54,02% dân số đến năm 2004 là 70.732 người chiếm 54,77% dân số. Trong đó lao động phi nông nghiệp chiếm 42,10% và có su hướng ngày càng tăng chứng tỏ huyện có một nền kinh tế với cơ câu hợp lý cho phát triển công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp ngày càng giảm. Về phát triển văn hoá - xã hội: + Giáo dục và đào tạo phát triển khá toàn diện với cả 3 ngành học: mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên với 41 trường học và 31.654 học sinh. + Về sự nghiệp y tế: Công tác khám chữa bệnh cho nhân dân luôn được chú ý. Trung tâm y tế huyện đã khám và điều trị bệnh cho hàng nghìn lượt bệnh nhân. Hiện nay y tế cơ sở đã có 12 bác sỹ đa khoa với hơn 100 y sỹ và điều dưỡng viên góp phần tích cực vào phòng chống dịch bệnh và chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân + Về Văn hoá, thể dục thể thao: Phong trào xây dựng phát triển làng văn hoá, khu dân cư văn hoá, gia đình văn hoá đã đạt được những thành công. Đến nay toàn huyện đã đạt 82% làng được công nhận làng văn hoá. Phong trào thể dục thể thao những năm qua như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông phát triển mạnh ở nhiều cơ sở, nhất là trong các trường học, cơ quan. Các giải thể thao của tỉnh đều có vận động viên tham gia và đạt thành tích khá. 2 - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Từ Sơn. 2.1. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên. Từ Sơn nằm ở vị trí địa lý rất thuận lợi cách không xa các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là khu tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và thị xã Bắc Ninh đó chính là lợi thế cho Từ Sơn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt thuận lợi tạo điều kiện cho giao lưu kinh tế, nắm bắt được những thông tin thị trường, tiếp cận được những thị trường lớn phục vụ cho phát triển kinh tế. Cùng với điều kiện khí hậu và đất đai, nguồn nước thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp hàng hoá với đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo ra nguồn nông sản dồi dào phục vụ cho nhu cầu nhân dân trong huyện và chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều trong năm gây ngập úng, hạn hán cục bộ gây khó khăn cho sản xuất nông n._.ghiệp. Đất đai tuy màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hàng hoá nhưng do canh tác chưa khoa học dẫn đến một phần nhỏ đất đai bị bạc màu và suy thoái đất. Cần có những biện pháp cải tạo đất tránh suy thoái đất và môi trường đất bảo vệ đất đai và môi trường sống. 2.2. Đánh giá điều kiện kinh tế – xã hội. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội trong thời gian qua đặc biệt trong những năm gần đấy khi công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước đã thực sự đi vào cuộc sống, nền kinh tế huyện phát triển khá toàn diện tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 – 2004 đạt 17,5%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị sản xuất công nghiệp đạt cao và có su hướng ngày càng ra tăng. Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá chưa mạnh, chưa thực sự chú ý tới sản xuất nông nghiệp hàng hoá phục vụ thị trường Hà Nội cùng với dân số tăng nhanh gây áp lực lên đất đai là rất lớn. Những án lực trên ngày càng trở lên khó khăn đối với Đảng bộ và chính quyền và nhân dân huyện. Vì vậy cần phải có một chiến lược sử dụng đất một cách khoa học, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện đồng thời đảm bảo sử dụng ổn định và bền vững về đất đai. 3 - Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đến năm 2004. 3.1. Tình hình quản lý đất đai. Công tác quản lý đất đai trong những năm gần đây ngày càng mang tính hệ thống. Thời kỳ từ sau luật đất đai năm 1993 đến trước luật đất đai năm 2003 huyện đã thực hiện tốt các quy định của luật đất đai năm 1993 về công tác quản lý và sử dụng đất mang lại hiệu quả và đúng pháp luật. Huyện đã tổ chức học tập, tìm hiểu, tuyên truyền và quán triệt nội dung của luật trong nhân dân. Kết quả thực hiện từ tháng 10/1993 đến tháng 6/2004 trên cơ sở các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, huyện đã tổ chức thực hiện theo các nội dung sau: Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Từ năm 1995 đến nay, hàng năm các xã và huyện đều lập kế hoạch sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tất cả các xã đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tuy nhiên một số xã sắp hết thời kỳ quy hoạch nên đang tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2005 – 2015. Về công tác đo đạc lập bản đồ địa chính: Từ Sơn là huyện có 100% số xã có bản đồ địa chính chính quy đo đạc theo toạ độ quốc gia, đó là thuận lợi cơ bản cho việc lập hồ sơ địa chính xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tổng số tờ bản đồ địa chính: 247 tờ. Trong đó bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500 là 84 tờ, bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 là 61 tờ, bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 là 102 tờ. Về kết quả cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp, thuê đất: Đến nay toàn huyện cấp được 44.448 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 93%. Công tác làm thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng đất, thừa kế quyền sử dụng đất được làm kịp thời, đúng thủ tục Về thanh tra giải quyết tranh chấp đất đai giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý sử dụng đất: Trong những năm qua đã phát hiện những vi phạm về sử dụng đất như chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, lấn chiếm đất trái phép và đã xử lý thu hồi, rút giấy phép sử dụng đất, phạt hành chính……đối với các đối tượng sử dụng đất vi phạm theo đúng pháp luật. Từ năm 2003 đến nay đặc biệt là khi luật đất đai 2003 đi vào thực thi huyện Từ Sơn đã tiến hành công tác học tập, tuyên truyền và quán triệt thực hiện luật đất đai vào cuộc sống. Phòng địa chính đã sát nhập cùng các phòng chuyên trách khác thành lập phòng Giao thông – Xây dựng - Địa chính nên một số công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện gặp một vài khó khăn. Kể từ ngày1/4/2005 trên địa bàn huyện đã chính thức thành lập phòng Tài nguyên và Môi trường để đảm bảo bộ máy tổ chức ngành Tài nguyên và Môi trường đủ mạnh đảm bảo công tác quản lý nhà nước về đất đai. Tình hình sử dụng đất đai. Nhìn chung tình hình sử dụng đất đai huyện Từ Sơn tương đối phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà Đảng và nhà nước đã đề ra. Với cơ cấu sử dụng đất hợp lý cùng sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất phù hợp cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên toàn huyện. - Theo thống kê diện tích đất huyện Từ Sơn năm 2002 hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện như sau: Diện tích đất nông nghiệp có tỷ lệ cao nhất với 4.095,94ha chiếm 66,71% tổng diện tích tự nhiên trong đó đất sản xuất nông nghiệp 4.091.80ha, đất lâm nghiệp với diện tích 4,30ha nhưng tỷ trọng kinh tế nông nghiệp lại nhỏ chỉ chiếm 21,7%. Chứng tỏ cơ cấu kinh tế của huyện đang chuyển biến mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và thương mại dịch vụ. Đất phi nông nghiệp với diện tích 1.869,47ha chiếm 30,45% tổng diện tích đất tự nhiên trong đó đất ở với diện tích 575,33ha chiếm 9,37%. Đất phi nông nghiệp còn lại với diện tích 1.294,34ha chiếm 21,08%. Đất chưa sử dụng với diện tích 174,74ha chiếm 2,85% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất bằng chưa sử dụng là 24,76ha, đất chưa sử dụng khác là 149.98ha. - Năm 2004 hiện trạng sử dụng đất huyện Từ Sơn như sau: Diện tích đất nông nghiệp có tỷ lệ cao nhất với 3.860,87ha chiếm 62,88% tổng diện tích tự nhiên trong đó đất sản xuất nông nghiệp 3.856,57ha, đất lâm nghiệp với diện tích 4,30ha. Đất phi nông nghiệp với diện tích 2.162,62ha chiếm 35,22% tổng diện tích đất tự nhiên trong đó đất ở với diện tích 620.53ha chiếm 10.11%. Đất phi nông nghiệp còn lại với diện tích 1.542,09ha chiếm 25,11%. Đất chưa sử dụng với diện tích 116.66ha chiếm 1,90% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất bằng chưa sử dụng là 8,12ha, đất chưa sử dụng khác là 108,54ha. Như vậy về cơ bản đất đai huyện Từ Sơn đã được sử dụng hết với việc bố chí sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả. Công tác phân bổ đất đai sử dụng cho các mục đích được bố chí hợp lý cho phát triển công nghiệp và thương mại dịch vụ trong thời gian tới. 4 - Đánh giá tiềm năng đất đai huyện Từ Sơn. Qua nghiên cứu điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế xã hội và hiện trạng sử dụng đất có thể thấy được tiềm năng đất đai huyện như sau: Với tổng diện tích tự nhiên 6.140,15ha, Từ Sơn là huyện có quy mô diện tích nhỏ trong tỉnh, bình quân 475,49 m2/người thuộc loại thấp nhất trong cả nước. Đất đai chủ yếu được hình thành do quá trình bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng, phân bố ở địa hình bằng phẳng với hàm lượng dinh dưỡng khá thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Thuận lợi cho bố chí giao thông, thuỷ lợi, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các công trình dân sinh. Hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh, hệ thống giao thông đã được bố trí cân đối với tình hình và su thế phát triển kinh tế xã hội của huyện. Toàn bộ diện tích đất tự nhiên hầu hết đã được sử dụng vào các mục đích khác nhau phục vụ cho quá trình phát triển. Tiềm năng đất đai sử dụng vào mục đích phát triển nông nghiệp: Căn cứ vào điều kiện khí hậu, tài nguyên đất, nước, điều kiện cơ sở hạ tầng, tiến bộ khoa học kỹ thuật, khả năng về thị trường, về vốn đầu tư…..cùng với các tập quán canh tác đến nay đã xác định được được khả năng phát triển cho các loại cây trồng: Đến năm 2010 đất nông nghiệp với diện tích 2.957,55 ha với diện tích đất nông nghiệp đến năm 2004 là 3.860,87ha. Như vậy đến năm 2010 đất nông nghiệp sẽ giảm khoảng 903,32ha. Đất lâm nghiệp vẫn giữ nguyên diện tích đồng thời tăng cường trồng rừng trên diện tích đất trống đồi núi trọc đảm bảo không để diện tích đất trống đồi núi trọc. Tiềm năng đất đai phi nông nghiệp: Từ nay đến năm 2010 huyện Từ Sơn sẽ phát triển khoảng 912,33ha trong đó sẽ có thêm khoảng 86,4ha đất ở, 816,04 ha đất chuyên dùng, đất tôn giáo, tín ngưỡng tăng khoảng 5,04ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng khoảng 4,85ha. Chủ yếu lấy từ đất sản xuất nông nghiệp Tiềm năng đất chưa sử dụng: Đất chưa sử dụng sẽ được sử dụng vào các mục đích còn lại 106,85 ha đất núi đá không có rừng chưa được sử dụng và một phần đất đồi núi chưa sử dụng. Như vậy dự kiến đến năm 2010 đất đai huyện sẽ bao gồm các loại đất với cơ cấu như sau: + Đất nông nghiệp với diện tích 2.957,55 ha. + Đất phi nông nghiệp với diện tích 3.074,95ha. + Đất chưa sử dụng với diện tích 106,85ha. Như vậy chúng ta có thể thấy được tiềm năng đất phi nông nghiệp của huyện là rất lớn. Chủ yếu là dùng vào phát triển công nghiệp với diện tích cho phát triển các khu công nghiệp như khu công nghiệp Tiên Sơn với 600 ha trong đó trên địa bàn Từ Sơn 390 ha. Đất dành cho phát triển các cụm công nghiệp trong thời gian này tăng mạnh, đất dành cho phát triển hệ thông khá đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại và giao lưu kinh tế của nhân dân trong huyện. II – Kết quả xây dựng kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2001 – 2005 trên địa bàn huyện Từ Sơn. Để thấy được sự thay đổi diện tích các loại đất trên địa bàn huyện trong những năm gần đây đồng thời có thể so sanh thấy được sự chuyển dịch cơ cấu giữa các loại đất chúng ta cần có được hiện trạng sử dụng đất năm 2001 và cơ cấu sử dụng các loại đất năm 2001. Bảng hiện trạng sử dụng các loại đất và cơ cấu sử dụng các loại đất huyện Từ Sơn năm 2001. Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) I. Đất nông nghiệp 4.167,42 67,87 II. Đất phi nông nghiệp 1.796,47 29,26 III. Đất chưa sử dụng 176,26 2,87 Cộng tổng 6.140,15 100 Đối với đất nông nghiệp. Từ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cũng như đời sống của nhân dân trong giai đoạn 2001 – 2005 trên địa bàn huyện phải tiến hành chuyển 1.000,66ha đất sản xuất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp luôn tăng để đảm bảo ổn định lương thực phục vụ nhu cầu của nhân dân trong huyện. Nhưng do mục tiêu phát triển công nghiệp để trở thành huyện có nền công nghiệp phát triển cùng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cùng với những lợi thế về phát triển công nghiệp và có thị trường rộng lớn nên huyện đã ưu tiên hàng đầu cho phát triển công nghiệp. Đến năm 2005 theo kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Từ Sơn cần chuyển 1.000,66ha đất sản xuất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trong đó năm 2001 cần chuyển 82,48 ha và chủ yếu chuyển vào đất chuyên dùng 81,30 ha cho xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và đất có mục đích công cộng. Theo kế hoạch trong năm này trên địa bàn huyện cần phát triển khu công nghiệp Tiên Sơn với diện tích 600,00ha trong đó có 390,00ha đất thuộc địa bàn huyện. Trong đó năm 2002 cần chuyển 87,44 ha đất sản xuất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp và chủ yếu chuyển vào đất chuyên dùng 69,89ha cho xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và đất có mục đích công cộng. Tiếp tục phát triển khu công nghiệp Tiên Sơn theo kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt. Chuyển 18,85ha sử dụng vào mục đích đất ở với 16,45 ha đất ở nông thôn và 2,40 ha đất ở thành thị. Để đảm bảo cho phát triển kinh tế năm 2003 trên địa bàn huyện cần chuyển 66,01ha đất sản xuất nông nghiệp và chủ yếu sử dụng vào các mục đích như đất chuyên dùng 53,27ha cho xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và đất công cộng. Chuyển 18,00ha sang sử dụng làm đất ở với 10,00ha đất ở nông thôn và 8,00ha đất ở thành thị. Năm 2004 theo kế hoạch sử dụng đất cần chuyển 187,20ha đất sản xuất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích khác. Chuyển sang đất chuyên dùng 162,20 ha và phần lớn lấy vào đất lúa 2 vụ. Trong năm này đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng lên 21,50 ha do đầu tư xây dựng trung tâm huyện lỵ mới cùng với các trụ sở cơ quan khác. Đất giao thông trong năm 2004 tăng vọt do có các dự án mở rộng, nâng cấp các tỉnh lộ, huyện lộ như tỉnh lộ 282, 295 cùng đường trung tâm huyện. Năm 2005 là năm dự kiến trên địa bàn huyện có rất nhiều dự án đầu tư. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khu công Tiên Sơn với hàng chục nhà đầu tư tiến hành đầu tư sản xuất vào khu công nghiệp. Cùng với việc các trụ sở trên địa bàn huyện, các tuyến đường sẽ đưa vào sử dụng nên diện tích đất nông nghiệp sản xuất nông nghiệp trong năm giảm mạnh với 577,53ha. Trong đó chuyển 95,00ha cho nhu cầu đất ở, 66,60ha đất nông nghiệp 2 vụ lúa cho nhu cầu xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp. Với sự phát triển mạnh mẽ của khu công nghiệp Tiên Sơn cùng các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện trong năm 2005 cần chuyển 303,95ha đất sản xuất nông nghệp sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Như vậy trong giai đoạn 2001 – 2005 kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp của huyện cần chuyển 1.000,66 ha đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Như vậy đến năm 2005 đất nông nghiệp còn 3.166,76ha chiếm tỷ lệ 51,57% tổng diện tích. Đối với đất Phi nông nghiệp. Theo su hướng phát triển của nền kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2001 – 2005 nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện là không nhỏ. 2.1. Kế hoạch sử dụng đất ở giai đoạn 2001 – 2005. Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện cùng với chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng cao. Sự phát triển dân số mạnh mẽ kéo theo nhu cầu đất ở tăng. Từ tốc độ tăng dân số trong những năm trước 2001 huyện đã tiến hành dự báo tốc độ tăng dân số cũng như quy mô dân số trong những năm đó. Để từ đó xác định được nhu cầu sử dụng đất trong những năm tới mới có thể xác định chính xác nhu cầu sử dụng đất ở trên địa bàn đồng thời có được kế hoạch sử dụng đất hợp lý. Trong năm 2001 trên địa bàn huyện cần thêm 2,70ha đất ở phải chuyển từ đất nông nghiệp để đảm bảo nhu cầu cấp thiết về nhà ở và đất ở của dân cư trong huyện. Toàn bộ diện tích đất ở tăng thêm này đều được xác định phát sinh tăng trong đất ở nông thôn. Năm 2002 do xuất hiện những quy định về tiêu chuẩn diện tích đất ở trên mỗi đầu dân nên huyện chủ trương tăng quy mô diện tích đất ở cả ở thành thị và nông thôn với đất ở nông thôn dự kiến tăng 16,45ha và đất ở thành thị tăng 2,40ha. Năm 2003 diện tích đất ở dự kiến vẫn tăng với 18,00ha do quy mô dân số tăng lên rất lớn cũng như tổng số hộ có nhu cầu sử dụng đất tăng lên. Trong năm này dự kiến đất ở thành thị tăng mạnh với 8,00ha do mở rộng quy mô thị trấn Từ Sơn. Năm 2004 cùng với các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật cac khu đô thị như Khu đô thị mới Nam Từ Sơn cùng các dự án phát triển hạ tầng các khu đô thị mới, các trung cư cao tầng nên số lượng đất sẽ được sử dụng và đất ở đô thị tăng lên đột biến với 19,00ha trong khi tổng diên tích đất ở trong năm tăng 27,00ha. Năm 2005 theo dự kiến thị trấn Từ Sơn trở thành đô thị loại IV (thị xã) nên quy mô đất ở thành thị tăng lên đột biến với 54,00ha trong năm này. Do phải xát nhập các xã lân cận có nền kinh tế phát triển như Tân Hồng, Đồng quang, Đình Bảng, Đồng Nguyên vào thị xã Từ Sơn. Tuy vậy quy mô đất ở nông thôn vẫn tăng 41,00ha. Theo kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 – 2005 trên địa bàn huyện Từ Sơn tổng diện tích đất ở sẽ tăng 161,55ha đất ở trong đó tổng đất ở nông thôn tăng 78,15ha, đất ở thành thị tăng 83,40ha 2.2. Kế hoạch sử dụng đất chuyên dùng giai đoạn 2001 – 2005. Quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn gắn liền với công cuộc chuyển dịch đất đai cho các mục đích. Cơ cấu sử dụng đất chuyên dùng luôn gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của huyện. Năm 2001 cùng với sự xuất hiện của khu công nghiệp Tiên Sơn với quy mô lớn đất chuyên dùng của huyện tăng lên đáng kể với 81,30ha trong đó đất cho sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 43,64ha, đất có mục đích công cộng trong đó phần lớn là đất giao thông theo kế hoạch tăng 19,15ha. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng 17,52ha. Năm 2002 đất chuyên dùng tăng 69,89ha chủ yếu lấy từ đất 2 vụ lúa trong đó đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng 7,79ha. Đất cho sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp mà phần lớn là đất phát triển khu công nghiệp Tiên Sơn tăng 45,07ha, đất có mục đích công cộng trong đó phần lớn là đất giao thông tăng 12,02ha. Năm 2003 đất chuyên dùng trên địa bàn huyện tăng 60,27ha chủ yếu lấy từ đất 2 vụ lúa cùng với đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong đó đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng 8,00ha. Đất cho sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tăng 21,00ha, đất có mục đích công cộng trong đó phần lớn là đất giao thông tăng 18,39ha. Năm 2004 đất chuyên dùng trên địa bàn huyện dự kiến có sự tăng đột biến với 182,20ha trong đó đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng 21,50ha. Đất cho sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tăng 101,00ha , đất có mục đích công cộng trong đó phần lớn là đất giao thông tăng 31,20ha. Năm 2005 đất chuyên dùng trên địa bàn huyện dự kiến tăng rất lớn với 547,02 ha chủ yếu cho phát triển công nghiệp với khu công nghiệp Tiên Sơn cùng với sự xuất hiện và phát triển của các cụm công nghiệp vừa và nhỏ như cụm công nghiệp Mả Ông (Đình Bảng), cụm công nghiệp Tân Hồng – Hoàn Sơn (Tân Hồng), Cụm công nghiệp Tân Hồng - Đồng Quang, cụm công nghiệp Tân Hồng - Đồng Nguyên với đất dành cho sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tăng 343,95ha. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng 66,60ha, đất có mục đích công cộng tăng 75,08ha. Như vậy trong giai đoạn 2001 – 2005 tổng diện tích đất chuyên dùng trên địa bàn huyện tăng 940,68ha mà phần lớn dùng cho sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và đất có mục đích công cộng. 2.3. Kế hoạch sử dụng đất tôn giáo, tín ngưỡng giai đoạn 2001 – 2005. Đất tôn giáo tín ngưỡng trong cả quá trình tăng không đáng kể với diện tích 10,07ha. Phân bố đều ở các năm phần lớn là đất xây dựng các giáo đường cho người theo đạo thiên chúa cùng với mở rộng các đình, chùa tại các khu dân cư. 2.4. Kế hoạch sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa giai đoạn 2001 – 2005. Trong cả giai đoạn 2001 – 2005 đất nghĩa trang, nghĩa địa huyện tăng 2,70ha, trong đó năm 2001 diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa không tăng. Năm 2002 diện tích tăng 0,50ha, năm 2003 tăng 0,20ha, năm 2005 tăng 2,00ha. Nhìn chung với diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng theo kế hoạch như trên nhu cầu chôn cất đã được đáp ứng. 2.5. Kế hoạch sử dụng đất sông suối và mặt nước chuyên dùng giai đoạn 2001 – 2005 Theo kế hoạch sử dụng đất huyện giai đoạn 2001 – 2005 đất sông suối và mặt nước chuyên dùng tăng 19,50ha do chuyển từ đất mặt nước nuôi chồng thuỷ sản nay không tiếp tục nuôi chồng và đất lăn mương tưới tiêu. 2.6. Kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp khác giai đoạn 2001 – 2005. Trong giai đoạn này đất chuyên dùng khác của huyện tăng 5,31ha phần lớn lấy từ đất sản xuất nông nghiệp. Chủ yếu đất phi nông nghiệp khác tăng là đất làm cơ sở của tư nhân không kinh doanh và đất cơ sở dịch vụ nông nghiệp tại đô thị. Đối với đất chưa sử dụng. Đất chưa sử dụng trong thời kỳ 2001 – 2005 giảm do đã được sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp. Với diện tích giảm 34,57ha phần lớn là đất bằng chưa sử dụng đưa vào sử dụng sản xuất nông nghiệp và đất giao thông. Như vậy theo kế hoạch sử dụng đất 2001 – 2005 đất chưa sử dụng của huyện đến năm 2005 còn 140,17ha. Kế hoạch sử dụng đất huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001 – 2005 Đơn vị tính: ha Chỉ tiêu các loại đất Kế hoạch được duyệt giảm(-) 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng I. Đất nông nghiêp -82,48 -87,44 -66,01 -187,20 -577,53 -1.000,66 1. Đất sản xuất nông nghiệp -82,48 -87,44 -66,01 -187,20 -577,53 -1.000,66 2. Đất lâm nghiệp 0 0 0 0 0 0 II. Đất phi nông nghiệp 84,00 88,74 71.27 189,2 602,02 1.035,23 1. Đất ở 2,70 18,85 18,00 27,00 95,00 161,55 1.1. Đất ở nông thôn 2,70 16,45 10,00 8,00 41,00 78,15 1.2. Đất ở đô thị 0,00 2,40 8,00 19,00 54.00 83,40 2. Đất chuyên dùng 81,30 69,89 60,27 182,20 547.02 940,68 2.1. Xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 17,52 7,79 8.00 21,50 66,60 121,41 2.2. Đất ANQP 0 0,50 0,50 0,50 2,69 4,19 2.3. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 43,64 45,07 21,00 101,00 343,95 554,66 2.4. Đất có mục đích công cộng 19,15 12,02 18,39 31,20 75,08 155,84 3. Đất tôn giáo tín ngưỡng 0,99 0,70 0,68 4,00 3,70 10,07 4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0 0,50 0,20 0 2,00 2,70 5. Đất sông suối & mặt nước chuyên dùng 0 2,00 4,00 3,00 10,50 19,50 6. Đất phi nông nghiệp khác 0 1,31 0,50 1,00 2,50 5,31 III. Đất chưa sử dụng -1,52 -1,30 -5,26 -2,00 -24,49 -34,57 III – Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2001 – 2005 trên địa bàn huyện Từ Sơn. 1. kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất Nông nghiệp. Đất sản xuất nông nghiệp Theo kế hoạch sử dụng đất huyện Từ Sơn được lập căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng như đời sống của nhân dân trong giai đoạn 2001 – 2005 trên địa bàn huyện phải tiến hành chuyển 1.000,66ha đất sản xuất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Nhưng thực tế từ năm 2001 – 2004 và dự kiến chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2005 đã đảm bảo tính chính xác. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2005 được xác định căn cứ vào các dự án đầu tư đã được chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt và trong năm 2005 huyện phải tiến hành thực hiện nên dự kiến kế hoạch sử dụng đất đã đảm bảo tính chính xác. Trong bài viết này chưa thể có được số liệu chính xác nên dựa vào dự kiến thực hiện năm 2005 làm số liệu chính xác của bài viết. Như vậy trên địa bàn huyện mới chuyển được 542,98ha đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trong khi nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp luôn tăng. Để đảm bảo ổn định lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu của nhân dân trong huyện cần phải có những biện pháp thâm canh tăng vụ. Nhưng do mục tiêu phát triển công nghiệp để có một cơ cấu kinh tế hợp lý trong quá trình hội nhập, phát triển kinh tế cùng công cuộc hiện đại hoá đất nước. Cùng với những lợi thế về phát triển công nghiệp và có thị trường rộng lớn với hệ thống giao thông hợp lý lại tiếp giáp với thị trường Hà Nội nên huyện đã ưu tiên hàng đầu cho phát triển công nghiệp. Đến năm 2005 theo kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Từ Sơn cần chuyển 1.000,66ha đất sản xuất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Nhưng thực tế kết quả thực hiện đến năm 2004 và dự kiến chỉ tiêu năm 2005 chỉ được 542,98ha đạt 54,26% kế hoạch đề ra. Trong đó năm 2001 theo kế hoạch cần chuyển 82,48 ha đất sản xuất nông nghiệp vào mục đích phi nông nghiệp nhưng kết quả thực hiện chỉ đạt 71,48ha đất sản xuất nông nghiệp sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trong đó đã chuyển được 2,70ha sử dụng vào mục đích đất ở. Đã chuyển được 70,30ha sử dụng vào mục đích chuyên ding với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 32,64ha. Theo kế hoạch trong năm này trên địa bàn huyện cần phát triển khu công nghiệp Tiên Sơn với diện tích 600,00ha trong đó có 390,00ha đất thuộc địa bàn huyện. Và khu công nghiệp Tiên Sơn đã đi vào hoạt động với một số dự án đầu tư sản xuất. Đất sử dụng vào mục đích công công đã chuyển được 19,15ha do có các dự án đầu tư xây dựng, mở rông các tuyến đường tỉnh lộ trên địa bàn huyện như xây dựng quốc lộ 1 mới trên địa bàn huyện. Trong đó năm 2002 theo kế hoạch cần chuyển 87,44 ha đất sản xuất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp nhưng thực tế mới chuyển được 44,72 ha đất sản xuất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp đạt 51,14%. Với diện tích đất chuyên dùng cần chuyển 69,89ha cho xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và đất có mục đích công cộng nhưng kết quả thực hiện chỉ chuyển được 38,37ha. Cần chuyển 18,85ha sử dụng vào mục đích đất ở với 16,45 ha đất ở nông thôn và 2,40 ha đất ở thành thị. Nhưng trong năm 2002 diện tích đất ở chỉ tăng 3,65ha nhỏ hơn rất nhiều so với kế hoạch đã đề ra. Trong năm 2003 trên địa bàn huyện cần chuyển 66,01ha đất sản xuất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp nhưng thực tế đã chuyển được 115,3ha, đạt 174,67% kế hoạch. Kết quả trên đạt được là do các dự án tồn đọng từ những năm trước còn lại đến năm 2003 mới thực hiện được. Trong đó chuyển sang sử dụng vào mục đích đất ở được 26,66ha, chuyển sang sử dụng vào mục đích đất chuyên dùng 103,90ha . Năm 2004 theo kế hoạch sử dụng đất cần chuyển 187,20ha đất sản xuất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trong đó đã thực hiện được 170,59ha sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trong năm chuyển được 169,05ha sử dụng vào mục đích chuyên dùng, đạt 91,13% kế hoạch đề ra. Trong đó chuyển được 1,99ha sử dụng vào mục đích nông nghiệp, 169,05ha sử dụng vào mục đích chuyên dùng, với đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp đạt 38,62ha do sự phát triển của trung tâm huyện lỵ mới Từ Sơn cùng với hệ thống giao thông. Đất xây dựng mới và mở rộng các tỉnh lộ, huyện lộ như tỉnh lộ 282, 295, các đường liên xã. Đất cho sản xuất và kinh doanh phi nông nghiệp tăng 84,39ha do các dự án đầu tư sản xuất trong khu công nghiệp Tiên Sơn và xuất hiện một số cụm công nghiệp. Năm 2005 kế hoạch sử dụng đất huyện dự kiến chuyển 577,53ha đất sản xuất nông nghiệp sang cho phát triển công nghiệp, giao thông, đô thị. Với sự phát triển toàn diện của khu công nghiệp Tiên Sơn với hàng chục dự án đầu tư sản xuất được tiến hành. Sự phát triển của mạnh của các cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Với hàng trăng dự án đã được khảo sát đang tiến hành xét duyệt hồ sơ và trong năm 2005 sẽ đưa vào thực hiện. Theo dự kiến năm 2005 thị trấn Từ Sơn được công nhân trở thành thị xã nên cần chuyển một lượng lớn đất sản xuất nông nghiệp cho phát triển đô thị, phát triển giao thông cho sứng với vị thế là một thị xã, Với dự kiến trong năm sẽ chuyển 110,31ha đất sản xuất nông nghiệp sử dụng vào mục đích đất phi nông nghiệp. Như vậy trong giai đoạn 2001 – 2005 trên địa bàn huyện Từ Sơn đã chuyển 508,41ha đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Đảm bảo cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất Phi nông nghiệp. Trong giao đoạn 2001 – 2005 trên địa bàn huyện Từ Sơn phát triển được tổng cộng 542,98ha đất phi nông nghiệp đạt 52,45% kế hoạch đã đề ra. Trong đó đất ở phát triển được 80,55ha, đất chuyên dùng phát triển được 500,42ha, đất tôn giáo tín ngưỡng phát triển được 5,55ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa phát triển được 0,40ha, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng phát triển được 5,79ha, đất phi nông nghiệp khác phát triển được 0,30ha. Toàn bộ diện tích tăng đất phi nông nghiệp đều được lấy từ đất sản xuất nông nghiệp. Như vậy đến năm 2005 toàn huyện đã có 2.339,45ha đất phi nông nghiệp. 2.1.Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất ở giai đoạn 2001 – 2005. Từ nhu cầu sử dụng đất ở giai đoạn 2001 – 2005 huyện đã đề ra kế hoạch phát triển đất ở đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng đất ở. Sự phát triển dân số mạnh mẽ kéo theo nhu cầu đất ở tăng. Từ tốc độ tăng dân số trong những năm trước 2001 huyện đã tiến hành dự báo tốc độ tăng dân số cũng như quy mô dân số trong những năm đó. Huyện đã xác định được nhu cầu sử dụng đất ở trong giai đoạn 2001 – 2005 với tổng diện tích 161,55ha. Phân bố theo nhu cầu sử dụng đất ở từng năm và dự kiến các dự án phát triển đất ở. Thực tế trong giai đoạn này huyện đã phát triển được 80,55ha đạt 49,86% kế hoạch được duyệt trong đó đất ở nông thôn phát triển được 29,48ha, đất ở đô thị phát triển được 51,07ha. Trong năm 2001 trên địa bàn huyện theo kế hoạch cần thêm 2,70ha đất ở nông thôn phải chuyển từ đất nông nghiệp để đảm bảo nhu cầu cấp thiết về nhà ở và đất ở của dân cư trong huyện. Thực tế huyện đã phát triển được 2,70ha đất ở nông thôn đạt 100% kế hoạch được duyệt. Trong năm 2001 căn cứ vào các dự án phát triển đất ở nông thôn là các dự án đấu giá quyền sử dụng đất và các dự án đất ở dãn dân. Thực tế huyện đã đưa được những dự án trên vào thực tế làm diện tích đất ở tăng theo đúng kế hoạch đã đề ra. Năm 2002 do xuất hiện những quy định về tiêu chuẩn diện tích đất ở trên mỗi đầu dân nên huyện chủ trương tăng quy mô diện tích đất ở 18,85ha với đất ở nông thôn dự kiến tăng 16,45ha và đất ở thành thị tăng 2,40ha. Thực tế trong năm 2002 huyện đã phát triển được 3,65ha đất ở và toàn bộ diện tích đất tăng trên đều là đất ở nông thôn. Các dự án của huyện đề ra không được thực hiện hay thực tế chưa được đầu tư. Năm 2003 diện tích đất ở dự kiến vẫn tăng với 18,00ha do quy mô dân số tăng lên rất lớn cũng như tổng số hộ có nhu cầu sử dụng đất tăng lên. Trong năm này dự kiến đất ở thành thị tăng mạnh với 8,00ha do mở rộng quy mô thị trấn Từ Sơn. Cùng với 10,00ha đất ở nông thôn. Thực tế huyện đã phát triển được 26,66ha đất ở đạt 148,11% vượt kế hoạch 48,11% với diện tích đất ở nông thôn tăng 17,14ha, đất ở đô thị tăng 9,62ha. Nguyên nhân của thành công trên không phải là vấn đề phát triển mạnh mà đó chính là kế hoạch của năm 2002 chưa được thực hiện đúng tiến độ. Các dự án của năm trước đến năm 2003 mới được đầu tư và đi vào thực hiện. Năm 2004 cùng với các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật các khu đô thị như Khu đô thị mới Nam Từ Sơn cùng các dự án phát triển hạ tầng các khu đô thị mới, các trung cư cao tầng nên diện tích đất ở sẽ tăng 27,00ha. Thực tế huyện đã phát triển được 18,45ha đất ở đạt 68,33% kế hoạch đề ra. Trong đó đất ở nông thôn tăng 1,99ha với việc mở rộng quy mô diện tích trong khi đó đất ở đô thị tăng 16,55ha do khu đô thị mới Nam Từ Sơn đã được đầu tư xây dựng, Khu đô thị số 1, số 2 Từ Sơn đã được xây dựng cơ sở hạ tầng chuẩn bị cho việc đưa và đấu giá quyền sử dụng đất, cùng với sự phát triển của các khu trung cư cao tầng như khu đô thị Đồng nguyên, khu đô thị Phù Lưu (Tân Hồng). Năm 2005 theo dự kiến thị trấn Từ Sơn trở thành đô thị loại IV (thị xã) nên quy mô đất ở thành thị tăng lên đột biến với 54,00ha trong năm này. Do phải xát nhập các xã lân cận có nền kinh tế phát triển như Tân Hồng, Đồng quang, Đình Bảng, Đồng Nguyên vào thị xã Từ Sơn. Tổng quy mô đất ở sẽ tăng 95,00ha nhưng thực tế trong năm này huyện chỉ phát triển được 29,00ha đạt 30,53% kế hoạch. Vì trong năm này thị trấn Từ Sơn chưa thực sự trở thành đô thị loại IV. 2.2. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất chuyên dùng giai đoạn 2001 – 2005. Theo kế hoạch sử dụng đất đề ra trong giai đoạn 2001 – 2005 trên địa bàn huyện sẽ phát triển 904._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT167.doc
Tài liệu liên quan