Hoàn thiện Quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội

Tài liệu Hoàn thiện Quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội: LỜI MỞ ĐẦU Xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ song song với các KCN, KCX là một trong những hướng đi mới , sang tạo trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Thủ Đô Hà Nội cũng như cả nước nói chung. Kể từ ngày 15/10/1998 tại công văn số 17/CP – KCN của thủ tướng Chính phủ đồng ý để Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội xây dựng thí điểm 2 cụm công nghiệp vừa và nhỏ huyện Gia Lâm và Thanh Trì Hà Nội để di chuyển một số nhà máy, xí nghiệp trong nôi thành nhằm tập trung sả... Ebook Hoàn thiện Quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện Quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xuất, chống ô nhiểm môi trường. Đến nay Thành phố Hà Nội đã có 18 dự án xây dựng cụm công nghiệp đang đựoc triển khai với tổng diện tích quy hoạch gần 800ha. Trong đó 9 cụm đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng và có tỷ lệ lấp đầy khá cao. Một số cụ công nghiệp đang tiến hành giải phóng mặt bằng, triển khai dự án. Sự hình thành và phát triển các cụm công nghiệp trong gần 10 năm trở lại đây đã mở ra hướng đi mới cho phát triển công nghiệp vừa và nhỏ của thủ đô cũng như cả nước. Góp phần giúp chúng ta cải cách hành chính, đổi mới cơ chếquản lý, giảm thiểu đến mức tối sự phiền hà, phức tạp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc mở rộng đầu tư cũng như trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh như vậy, việc hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp vừa và nhỏ là một nhiệm vụ quan trọng ảnh hưởng tới khả năng thu hút vốn đầu tư và hiệu quả hoạt động của các cụm công nghiệp. Tuy nhiên trong thời gian qua, hoạt động quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp vừa và nhỏ còn gạp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là do đây là mô hình mới mẻ, có đặc thù riêng không hoàn toàn giống như các KCN, KCX. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp, qua thời gian thực tập tại Ban quản lý các KCN & CX Hà Nội, với sự hướng dẫn của thầy giáo và quá trình tham khảo khảo thực tiễn quản lý nhà nước nói chung, tôi đã quyết định chọn đề tài “ Hoàn thiện QLNN đối với các cụm công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Đây là đề tài mới, chứa nhiều vấn đề thực tiễn và lý luận có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc phát triển công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội và cả nước. CHƯƠNG 1 CỤM CÔNG NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CỤM CÔNG NGHIÊP VỪA VÀ NHỎ 1.1. Cụm công nghiệp vừa và nhỏ 1.1.1. Khái niệm về cụm công nghiệp vừa và nhỏ Trong thời gian qua, các cơ sở công nghiệp của các nước đang phát triển phần lớn do hạn chế về vốn nên có quy mô nừa và nhỏ, phân bố phân tán, khả năng xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường thấp. Đất đai có giới hạn, dân số ngày càng gia tăng, trong khi đó chi tiêu của chính phủ cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng cơ sở cả về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Để đáp ứng những yêu cầu trên, việc phát triển công nghiệp cần khuyến khích mọi thành phần kinh tế và phải tuân theo quy hoạch nhằm tiết kiểmtong đầu tư, có điều kiện dễ dàng để kiểm soát và có biện pháp bảo vệ môi trường một cách thuận lợi và hữu hiệu nhất. Bởi vậy, các nước cần tạo một môi trường hoạt động thuận lợi cho các nhà đầu tư cả về môi trường pháp lý, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, để thu hút đầu tư theo quy hoạch và phù hợp với phát triển kinh tế xã hội trước mắt cũng như lâu dài của đất nước. Để thực hiện các mục tiêu trên các nước đang phát triển đã thành lập các khu vực đặc biệt với những ưu đãi về tài chính, thuận lợi về cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư. Xuất phát từ mục tiêu đó đã hình thành các khu vực sản xuất tập trung và khái niệm về khu công nghiệp ra đời. Cụm công nghiệp là khái niệm được sử dụng khá phổ biến và thường xuyên trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của các nước tư bản, đặc biệt là sau cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới trong những năm 1970 – 1980 của thế kỷ trước. Với mô hình này đã cho phép hạ thấp chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Tại Việt Nam, trong quá trình phát triển của đất nước thì khái niệm Cụm công nghiệp được ra đời từ khi có công văn số 17/CP – KCN 15/10/1998 đồng ý cho UBND Thành phố Hà Nội xây dựng thí điểm 2 Cụm công nghiệp vừa và nhỏ huyện Gia Lâm và Thanh Trì Hà Nội để di chuyển dần một số nhà máy, xí nghiệp trong nội thành ra ngoại thành nhằm tập trung sản xuất , chống ô nhiễm môi trường. Đây là một mô hình mới với nước ta. Cụm công nghiệp là một hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ, nó ra đời gắn liền với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Dựa trên cơ sở trên ta có thể hiểu khái niệm về Cụm công nghiệp như sau: Cụm công nghiệp vừa và nhỏ là khu chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp , có ranh giới địa lý rõ ràng , có quy hoặch chi tiết, có hạn tầng kỹ thuật dồng bộ, không có dân cư sinh sống và được UBND Thành phố quyết định thành lập. Bên cạnh khái niệm về Cụm công nghiệp, qua quá trình nghiên cứu và tham khảo tác giả xin giới thiệu thêm một số các khái niệm lien quan tới Cụm công nghiệp như: - Doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp : Là Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ định hoặc là Doanh nghiệp trúng thầu dự án thực hiện xây dựng, quản lý, khai thác hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp. - Doanh nghiệp quản lý, khai thác hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp :Là Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được Ủy ban nhân dân Thành phố giao nhiệm vụ quản lý, khai thác hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp. - Doanh nghiệp Cụm công nghiệp : Là Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, có tư cách pháp nhân được thuê đất, thuê lại đất đã có hạ tầng kỹ thuật hoặc thuê, mua lại nhà xưởng trong Cụm công nghiệp để tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong Cụm công nghiệp. - Giá cho thuê lại đất có hạ tầng kỹ thuật : là đơn giá tính theo m2 bao gồm chi phí phần đất đầu tư cho cơ sở hạ tầng trong Cụm công nghiệp và giá thuê đất nguyên thổ theo quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố tại địa bàn đóng Cụm công nghiệp. - Phí quản lý : Là kinh phí để duy tu, bảo dưỡng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp mà Doanh nghiệp Cụm công nghiệp có trách nhiệm đóng hàng năm cho Doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Doanh nghiệp quản lý, khai thác hạ tầng kỹ thuật theo hợp đồng đã kí kết - Suất đầu tư : Là chi phí đầu tư xây dựng 1m2 đất có đủ hạ tầng kỹ thuật theo quyết định đầu tư của Ủy ban nhân dân Thành phố để cho Doanh nghiệp thuê trong Cụm công nghiệp Chi phí để tính suất đầu tư bao gồm các khoản kinh phí: chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật ( San nền, đường, hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải, chiếu sáng, hàng rào, cây xanh, nhà điều hành và các hạng mục khác) trừ khoản kinh phí được Thành phố hỗ trợ ghi rõ trong quyết định đầu tư. Diện tích đất để tính suất đầu tư là toàn bộ diện tích đất các Doanh nghiệp được thuê trong Cụm công nghiệp ( bao gồm cả diện tích đất để xây dưngh nhà xưởng cho thuê hoặc công trình phụ trợ để kinh doanh); không tính phần diện tích đất sử dụng chung như: đường, hè đường, thoát nước, hàng rào chung Cụm công nghiệp, trạm điện, khu xử lý nước thải, nhà điều hành và các hạng mục công cộng khác. 1.1.2. Đặc điểm của các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Về mục đích xây dựng: - Quy tập những Doanh nghiệp đã tồn tại từ những thập niên trước mà đến nay còn tồn tại rải rác trong những khu dân cư, gây ô nhiểm môi trường - Thu hút đầu tư của những Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp theo quy hoạch là mục tiêu quan trọng của các Cụm công nghiệp, với tính chất là “vùng lãnh thổ” hoạt động trong môi trường đầu tư chung về cơ sở hạ tầng. - Giải quyết vấn đề căng thẳng về mặt bằng sản xuất kinh doanh của nhiều Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Về thủ tục thành lập Do UBNN Thành phố ra quyết định thành lập Về chủ đầu tư Các Doanh nghiệp trong nước có đủ năng lực và kinh nghiệm xây dựng và quản lý Cụm công nghiệp làm chủ đầu tư Về mô hình quản lý Tồn tại nhiều mô hình quản lý các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ như: Ban quản lý dự án các huyện; công ty khai thác hạ tầng Cụm công nghiệp; UBND Thành phố thành lập Ban quản lý Cụm công nghiệp trực thuộc UBND quận/huyện nơi có Cụm công nghiệp Đối tượng thuê đất trong Cụm công nghiệp Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, đang cần mặt bằng sản xuất kinh doanh nhưng không đủ tiềm lực hoạt động trong các KCN tập trung. 1.1.3. Sự cần thiết hình thành các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Trong sự nghiệp CNH – HĐH của nước ta, phát triển công nghiệp là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu, muốn vậy việc tăng tốc độ đầu tư cho phát triển công nghiệp là việc làm cần gấp rút thực hiện. Bên cạnh việc thu hút đầu tư của các Doanh nghiệp nước ngoài có vốn lớn, công nghệ hiện đại thì việc phát triển các Doanh nghiệp trong nước mà đa phần là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất quan trọng. Thực tế thời gian qua cho thấy sự phát triển nhanh chóng của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã làm diện mạo ngành công nghiệp thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Tuy nhiên quá trình quản lý thực tế đã nhận thấy một số vấn đề nảy sinh cần hoàn thiện như : - Hiện còn tồn tại nhiều cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường đan xen trong các khu dân cư, khu đô thị làm ảnh huơng rất lớn đến cuộc sống dân cư trên khu vực Doanh nghiệp đóng. - Nhiều Doanh nghiệp phải đi thuê lại mặt bằng của dân cư hoặc cơ sở sản xuất khác để hoạt động sản xuất kinh doanh do đó rất bức xúc về mặt bằng sản xuất gây ảnh hưởng tới khả năng sản xuất. Trong khi đó nhiều khu vực đất hoang hoặc sử dụng không đạt hiệu quả dtrong sản xuất nông nghiệp do chất lượng đất kém màu mỡ.. - Có thể tiến hành sản xuất kinh doanh, các Doanh nghiệp cần thiết phải có cơ sở hạ tầng ban đầu như hệ thống cung cấp điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải… Việc xây dựng riêng cơ sở hạ tầng đối với từng Doanh nghiệp làm lãng phí nguồn vật lực, gây khó khăn cho các Doanh nghiệp mới tham gia sản xuất kinh doanh bởi đối với các Doanh nghiệp nhỏ, tiềm lực vốn còn yếu việc đầu tủ cơ sở hạ tầng ban đầu là khó khăn lớn. - Các Doanh nghiệp nằm trong khu dân cư làm cho việc bảo đảm an ninh trật tự trở nên khó khăn hơn cho cả Doanh nghiệp lẫn khu dân cư. Đặc biệt việc các Doanh nghiệp nằm rải rác trên nhiều địa bàn gây phức tạp trong công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng. - Đặc thù của sản xuất công nghiệp là loại hoạt động khẩn trương , nhanh chóng , kịp thời thích ứng với những biến động của thị truờng, của những tiến bộ công nghệ. Là loại hoạt động đòi hỏi sự chính xác, ăn khớp và đồng bộ. Từ tính chất đặc thù đó của sản xuất công nghiệp cần phải có tính đồng bộ, chất lượng cao của cơ sở hạ tầng.Hoạt động quản lý điều hành phải nhanh nhạy, ít đầu mối, thủ tục đơn giản. Để khắc phục những vấn đề trên trong quá trình phát triển công nghiệp cần quy tụ các Doanh nghiệp vào các Cụm công nghiệp tập trung. Ở đó có sẵn cơ sở hạ tâng và dịch vụ, có sẵn bộ máy quản lý, được hưởng những thủ tục đơn giản và thống nhất do Ban quản lý các KCN địa phương trực tiếp quản lý. - Về cơ bản, xây dựng các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ tập trung song song với phát triển các KCN lớn nhằm khắc phục điểm yếu của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ tiềm lực để vào hoạt động trong các Khu công nghiệp lớn.Mặt khác không thể xây dựng tất cả các khu công nghiệp tập trung do hạn chế về diện tích, sự chia cắt về mặt địa lý,quy mô vốn đầu tư và năng lực quản lý của các Doanh nghiệp quản lý, khai thác hạ tầng kỹ thuật. Khác với các khu công nghiệp tập trung đó là thường chỉ thu hút các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Doanh nghiệp có tiềm lực vốn lớn, công nghệ sản xuất và quản lý tiên tiến, các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ có mục tiêu chủ yếu là quy tập và thu hút đầu tư của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu là các Doanh nghiệp trong nước nhằm hình thành một chuỗi cung ứng trong các Cụm công nghiệp. Xây dựng các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn.trong Cụm công nghiệp, các Doanh nghiệp sử dụng chung hạ tầng cơ sở nên giảm được chi phí trên một đơn vị diện tích và trên một đơn vị sản phẩm. Thực hiện phát triển công nghiệp theo một quy hoặc thống nhất, kết hợp giữa quy hoặc phát triển ngành với quy hoặch lãnh thổ. Mặt khác,việc tập trung các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các Cụm công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi trong việc xử lý chất thải công nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhờ việc chuyển đổi những phần đất hoang hóa, bạc màu không thể sản xuất nông nghiệp thành đất công nghiệp. Ngoài ra trong quá trình phát triển và quản lý các Cụm công nghiệp trên thì các thủ tục hành chính đã được giảm thiểu đến mức tối đa thông qua cơ chế “một cửa, tại chỗ”. Những chính sách đối với các Cụm công nghiệp minh bạch, rõ rành, gắn quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư với một hợp đồng tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp yên tâm sản xuất. 1.1.4. Vai trò của các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ trong sự phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở các địa phương Việc hình thành các cụm công nghiệp có tác động rất lớn đối với sự nghiệp phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở các địa phương. Điều đó thể hiện ở các mặt sau: Cụm công nghiệp góp phần thúc đẩy thu hút vốn đầu tư Sự hình thành và phát triển các cụm công nghiệp gắn liền với những mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương và mục tiêu sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư. Do vậy phát triển các cụm công nghiệp là nhằm: Thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp theo quy hoạch. Đây là mục tiêu quan trong của các cụm công nghiệp, với tính chất là “vùng lãnh thổ” hoạt động trong môi trường đầu tư chung cơ sở hạ tầng, cụm công nghiệp trở thành công cụ hữu hiệu để thu hut vốn đầu tư, để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đối với các hộ sản xuất thì vấn đề mặt bằng và vốn sản xuất luôn là hai vấn đề bức xúc nhất. Đây chính là các vòng luẩn quẩn của sản xuất nhỏ. Các doanh nghiệp nhỏ không có điều kiện về vốn để có thể thuê thêm mặt bằng mở rộng sản xuất kinh doanh trong khi đó muốn mở rộng quy mô sản xuất, tập trung vào phát triển các sản phẩm thì lại cần vốn lớn. việc phát triển Cụm công nghiệp chính là để giải quyết vấn đề trên. Nâng cao năng lực sản xuất nhờ ứng dụng khoa học công nghệ. Tập trung sản xuất trong các cụm công nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật mới, tiên tiến, xây dựng lộ trình thay thế các trang thiết bị kỹ thuật cũ, lạc hậu, năng suất thấp, ô nhiểm môi trường. Trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay, để tránh bị tụt hậu về kinh tế, đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp và tăng sức cạnh tranh hang xuất khẩu trên thị trường thế giới, các nước đang phát triển muốn nhanh chóng phát triển khoa học kỹ thuật của mình, nâng cao trình độ quản lý. Xây dựng cụm công nghiệp để thu hút vốn đầu tư, mở rộng sản xuất từ đó tạo điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ, nâng cao khả năng quản lý. Đây là điều rất quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta khi xuất phát điểm thấp và có trình độ lạc hậu so với các nước phát triển. Khi đầu tư vào các cụm công nghiệp các nhà đầu tư sẽ được hưởng những ưu đãi riêng của nhà nước đối với các cụm công nghiệp vsf lợi ích từ các công trình hạ tầng, kỹ thuật đồng bộ sẵn sang choa việc hoàn thiện dự án. với nhữn lợi thế như vậy, các doanh nghiệp sẽ có điều kiện giảm thiểu đến mức tối đa đầu tư ban đầu và chi phí sản xuất. Điều đó dẫn đến giảm giá thành , nâng cao chất lượng sản phẩm, đấp ứng được các yêu cầu, nhu cầu của thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hưỡng nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ lạc hậu, ít hiệu quả sang một cơ cấu ngày càng phù hợp với xu hướng của nền sản xuất hiện đại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ và thương mại, giảm dần tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế. Xây dựng cụm công nghiệp theo quy hoạch phát triển tổng thể về kinh tế xã hội tại những địa điểm thuận lợi vận chuyển hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm hoặc là những nơi quy hoạch phát triển thành đô thị, khu dân cư sau này do vậy sẽ tạo môi trường thuận lội cho nhà đầu tư xây dựng chiến lược phát triển lâu dài, từ đó sản xuất công nghiệp địa phương phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ. Xây dựng cụm công nghiệp nhằm tạo ra năng lực sản xuất mới, thu hút lao động, tạo liên kết với các doanh nghiệp trong nước thông qua các hợp đồng gia công, cung cấp nguyên liệu là thực tế diễn ra ở nhiều doanh nghiệp trong cả nước. cụm công nghiệp phát triển sẽ tạo điều kiện dẫn dắt công nghiệp phụ trợ, các dịch vụ cần thiết từ dịch vụ công nghiệp , tài chính ngân hang, cung cấp nguyên liệu đến dịch vụ phục vụ dân sinh phục vụ lao động trong các cụm công nghiệp. Đồng thời thu hút lao đọng vào các cụm công nghiệp sẽ tạo sự tập trung dân cư tác động đến việc phân bố lại dân cư tại những vùng có cụm công nghiệp để hình thành các đô thị công nghiệp. 1.2. Yêu cầu và nội dung quản lý nhà nước đối với các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ 1.2.1. Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước đối với các Cụm công nghiệp Quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp là một tất yếu khách quan vì những lý do: - Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp là một chức năng đặc thù của quản lý nhà nước nói chung. Việc phát triển các Cụm công nghiệp có mối quan hệ trực tiếp tới sự phát triển công nghiệp vừa và nhỏ của địa phương cũng như của cả nước nói chung. Đồng thời nó cũng chịu sự tác động, sự chi phối của nhiều yếu tố khác như luật pháp, kinh tế, văn hóa, xã hội. Do đó nhà nước cần tiến hành quản lý quá trình hình thành và phát triển của các Cụm công nghiệp. - Mục tiêu của Doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, do đó nhà nước cần sử dụng quyền lực và sức mạnh của mình để điều tiết và khống chế những hành vi không có lợi của Doanh nghiệp đối với cộng đồng, khắc phục những khiếm khuyết của cơ chế thị truờng, điều chỉnh hoạt động của các Doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp theo những mục tiêu đã định. Bởi vậy, mục tiêu của hoạt động quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp là tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành công nghiệp có hiệu quả, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp vừa tạo điều kiện tối đa cho Doanh nghiệp thực hiện mục tiêu của họ, vừa hướng mục tiêu của Doanh nghiệp vào việc thực hiện tốt nhất mục tiêu chung của phát triển kinh tế xã hội. Do đó , quản lý nhà nước đối với các Cụm công nghiệp phải nhằm thu hút tối đa nguồn vốn đầu tư vào Cụm công nghiệp, thực hiện cơ cấu trong Cụm công nghiệp phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Mặt khác, quản lý nhà nước đối với các Cụm công nghiệp còn nhằm phát huy ưu điểm và thế mạnh của mỗi Cụm công nghiệp, thúc đẩy quá trình hợp tác giữa các Doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp trong nước. Đồng thời, quản lý nhà nước đối với các Cụm công nghiệp phải nhằm khai thác được các lợi thế của phát triển công nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân, đặc biệt phát huy được lợi thế về nguồn nhân lực, về tài nguyên thiên nhiên cũng như các nguồn lực khác của nền kinh tế. Việc quản lý nhà nước đối với các Cụm công nghiệp còn nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các Doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp bên ngoài chuyển vốn vào hoạt động kinh doanh cũng như triển khái các hoạt động sản xuất kinh doanh trong Cụm công nghiệp. Qua đó phát huy vai trò của từng Doanh nghiệp cũng như của các Cụm công nghiệp đối với sự phát triển công nghiệp vừa và nhỏ. - Thông qua việc ban hành các thể lệ, chính sách và giám sát thực thi các quy định của pháp luật thì đồng thời nhà nước đã tạo ra môi trường thuận lợi để thúc đẩy việc xây dựng, phát triển Cụm công nghiệp, thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp là điều kiện cần thiết, góp phần giúp cho các Doanh nghiệp Cụm công nghiệp sử dụng tài nuyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và có hiệu quả, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh đó nhà nước còn tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp phát triển mở rộng hợp tác với nhau thông qua việc hình thành chuỗi cung ứng trong Cụm công nghiệp.Chính công tác quản lý nhà nước nhằm đảm bảo cho các Cụm công nghiệp được phát triển theo quy hoặch đã định, chủ động phối hợp mục đích riêng của từng Doanh nghiệp nhằm đạt tới mục đích chung của nền kinh tế. 1.2.2. Yêu cầu cơ bản của quản lý nhà nước đối với các Cụm công nghiệp Trước tiên cần khẳng định rằng quản lý nhà nước đối với các Cụm công nghiệp không chỉ là các hoạt động quy hoạch, điều hành, kiểm soát sự phát triển của các Cụm công nghiệp mà còn bao hàm cả hoạt động khuyến khích, hỗ trợ sự phát triển của các Cụm công nghiệp. Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp bao gồm việc tạo lập môi trường pháp lý ổ định và bình đẳng cho các Doanh nghiệp, xác lập chính sách khuyến khích đầu tư phát triển và biện pháp xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp phát triển, phối hợp đồng bộ trong việc cung cấp các nguồn nhân tài vật lực đảm bảo thông suốt đầu vào và đầu ra cho Doanh nghiệp. Việc quản lý nhà nước cũng phải đáp ững những yêu cầu sau: chính sách, biện pháp đưa ra phải phù hợp với luật pháp và các yêu cầu của xã hội. Một mặt phải bảo đảm kỉ cương, tuân thủ những giá trị đạo đức của dân tộc; mặt khác phải không gây ra những khó khăn trở ngại đến tính chủ động sáng tạo của các Doanh nghiệp Cụm công nghiệp. - Nhà nước phải tạo ra môi trường ổn định và bình đẳng cho các Doanh nghiệp hoạt động trong Cụm công nghiệp và phải kết hợp hài hòa các mục tiêu của Doanh nghiệp với các mục tiêu chung của đất nước. - Quản lý nhà nước đối với các Cụm công nghiệp tức là tạo điều kiện để tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa dịch vụ của các Doanh nghiệp trong nước trong thị trường nội địa cũng như khi xuất khẩu. Điều đó có nghĩa nhà nước phải có những chính sách thích hợp để thúc đẩy các Doanh nghiệp tập trung tìm kiếm thế mạnh và phát huy hết khả năng sản xuất kinh doanh của mình. - Nhà nước phải cung cấp đầy đủ các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực cũng như các thông tin một cách nhanh chóng , kịp thời, chính xác để giúp cho việc xây dựng, phát triển các Cụm công nghiệp đạt hiệu quả cao. 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp Hoạt động quản lý nhà nước đối với các Cụm công nghiệp bao gồm những nôi dung: - Định hướng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ . Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, chiến lược phát triển vùng, lãnh thổ, chiến lược phát triển công nghiệp, chiến lược mậu dịch quốc tế, địa phương xây dựng chiến lược phát triển cụm công nghiệp. Bởi vậy, khi xây dựng chiến lược phát triển cụm công nghiệp phải nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên và xã hội trong chiến phát triển kinh tế chung. Xây dựng chiến lược phát triển cụm công nghiệp phải tạo được bước đi phù hợp với khả năng của vùng về tài chính, thu hút đầu tư của từng thời kỳ. Phát triển cụm công nghiệp cũng phải tính đến sự phân bố lực lượng sản xuất, trên lãnh thổ nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và bảo vệ môi trường, môi sinh. Đồng thời phát triển cụm công nghiệp cũng cần xem xét đến tính cân đối trong phát triển khu vực, lãnh thổ và tính phát triển bền vững. Phát triển cụm công nghiệp cũng cần phải tính đến sự phát triển hài hòa giữa các vùng, lãnh thổ, tận dụng được lợi thế so sánh giữa các vùng, lãnh thổ để đảm bảo sự phát triển cân đối hợp lý chung của cả nước - Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ đầu tư phát triển Cụm công nghiệp, quy chế hoạt động của các Cụm công nghiệp, các văn bản hướng dẫn thực hiện cũng như các văn bản pháp quy có liên quan và hoàn thiện chúng qua từng thời kỳ nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ và điều chỉnh có hiệu quả hoạt động của Cụm công nghiệp cũng như của từng doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp. Quy định và hướng dẫn việc hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý hoạt động của Cụm công nghiệp. Xây dựng và áp dụng các biện pháp ưu đãi kinh tế xuất phát từ lợi ích của nước nhà và lợi ích lâu dài của nhà đầu tư. Các biện pháp ưu đãi kinh tế áp dụng tại cụm công nghiệp: bình đẳng, các bên cùng có lợi, được thể chế hoa về mặt pháp lý. Đồng thời các biện pháp này cũng được điều chỉnh linh hoạt về mặt pháp lý để theo kịp những biến động, thay đổi tình hình chính trị, kinh tế – xã hội. Các ưu đãi về kinh tế hấp dẫn, tính cạnh tranh cao nhưng cũng cần phải đảm bảo tính ổn định lâu dài để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư. Các biện pháp ưu đãi kinh tế đối với cụm công nghiệp bao gồm: Ưu đãi thuế so với doanh nghiệp ngoài cụm công nghiệp và ổn định. Hỗ trợ về tài chính như vay vốn ưu đãi, thuê đất, thuê hoặc mua nhà xưởng với giá thấp nhất, khấu hao tài sản nhanh, ngoại đối … - Tổ chức xúc tiến, vận động các nhà đầu tư. Hướng dẫn các nhà đầu tư cách thức lập hồ sơ dự án, tổ chức việc cấp, điều chỉnh và thu hồi các loại giấy phép và thực hiện các thủ tục hành chính nhà nước liên quan đến các dự án đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong Cụm công nghiệp. Công tác xúc tiến và vận động đầu tư là quá trình có ý nghĩa hết sức quan trọng với mục đích giới thiệu môi trường đầu tư, hệ thống pháp luật, ưu đãi và các điều kiện đầu tư vào cụm công nghiệp nhằm rút ngắn thời gian tìm hiểu, đi lại của nhà đầu tư. Nhà nước phải chủ động này. Trong công tác vận động, xúc tiến đầu tư, nhà nước cũng cần có sách lược như lựa chọn đối tác, khu vực nhằm có thể tranh thủ tối đa nguồn vốn, công nghệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm đáp ứng như cầu phát triển của vùng - Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các Cụm công nghiệp. Nhằm định hướng hoạt động của các cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp, kiểm soát và xử lý các vi phạm của doanh nghiệp trong việc thực hiện quy định của pháp luật của nhà nước và quy chế Cụm công nghiệp. - Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội: Khi chọn địa điểm thực hiện dự án, nhà đầu tư cũng thường quan tâm đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của khu vực vì nó đảm bảo cho các hoạt động kinh tế sau này. Công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm công trình trong hàng rào và ngoài hàng rào cụm công nghiệp. Công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài ràng rào là công trình phụ thuộc vào quy hoạch phát triển vùng, lãnh thổ và đỏi hỏi vốn lớn. Vì vậy, nhà nước thường phải sử dụng ngân sách để đầu tư hoặc phải có cơ chế để huy động vốn các thành phần kinh tế khác tham gia như phương thức BOT, BO, BT … Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào cụm công nghiệp, thông thường huy động các nguồn vốn của các doanh nghiệp và tư nhân. Đây thực chất là doanh nghiệp đất đai và bất động sản dễ thu lợi nhuận cao nhưng lại phụ thuộc vào khả năng thu hút đầu tư nên rủi ro cũng lớn. Việc cho doanh nghiệp tiến hành kinh doanh cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp là biện pháp huy động các nguồn vốn trong xã hội để san sẻ gánh nặng cho ngân sách và tận dụng vốn và khả năng kêu gọi đâu tư của các nhà đầu tư phát triển hạ tầng. Phát triển cụm công nghiệp có tác dụng lan tỏa về kinh tế và xã hội của vùng, lãnh thổ như áp lực lên hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tạo nên hiện tượng tập trung lao động, làm hạt nhân tình hình đô thị công nghiệp … Cũng như các công trình hạ tầng ngoài hàng rào, công trình hạ tầng kỹ thuật phải được nhà nước thực hiện trước một bước và đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của cụm công nghiệp và của vùng, lãnh thổ. 1.3. Một số kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với các cum công nghiệp của một số địa phương. 1.3.1. Nam Định Nam định là một tỉnh nghèo, thuần nông, ngư nghiệp, công nghiệp chủ yếu là đệt, may, cơ khí, tiểu thủ công nghiệp là những làng nghề đồ mộc, đúc , thủ công nghệ…, bình quân thu nhập đầu người thấp, hàng năm phải xin ngân sách Trung ương hỗ trợ. Nam Định có điểm xuất phát thấp so với các tỉnh trong vùng và khu vực, do vậy chỉ có phát triển công nghiệp, dịch vụ Nam Định mới vươn lên và khẳng định được là tỉnh trung tâm của vùng Đồng bằng nam sông Hồng. Tháng 11 năm 2003 Ban Quản lý các KCN, CCN tỉnh Nam Định được thành lập và đi vào hoạt động. Sau hơn 2 năm xây dựng và phát triển các KCN, cụm CN bước đầu đã có những kết quả. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển các KCN, CCN của tỉnh đến năm 2015, tầm nhìn 2020, Ban quản lý các KCN, CCN đã hoàn thành công tác khảo sát thực tế, lập báo cáo quy hoạch xây dựng 12 KCN tập trung và 2 cụm CN tầu thủy trên địa bàn tỉnh. Băng nhiều hình thức quảng bá các lợi thế về đầu tư của tỉnh Nam Định trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt đã xây dựng các chương trình giới thiệu Nam Định trên đĩa CD, trên trang web của tỉnh gây được ấn tượng tốt đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Sau hơn 2 năm xây dựng và phát triển, đến nay Nam Định đã có một khu CN quy mô 327 ha đi vào hoạt động, đó là KCN Hòa Xá. Đến hết năm 2005, KCN Hòa Xá đã có 74 dự án được cấp phép với tổng mức vốn đầu tư đăng ký theo dự án là 2.854 tỷ động và 58,4 triệu USD, die65ni tích đất thương phẩm các dự án đăng ký thuê đạt 200ha, số lao động sẽ thu hút, theo dự án: trên 2,5 vạn lao động. Hiện có 55 dự án đi vào hoạt động (trong đó có 3 dự án đầu tư FDI, 1 dự án liên doanh) với tổng mức đầu tư của các dự án vào KCN này là: 1.574 tỷ đồng trên mức vốn đăng ký 2.854tỷ đồng đạt 55,15% và 21,3 triệu USD/ 58,4 triệu USD vốn đăng ký đạt 36,5%. Trong tổng số 74 dự án được cấp phép đã có 55 dự án đi vào sản xuất giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 đạt: 467,20 tỷ đồng, vượt 26% so với kế hoạch; doanh thu đạt 787,40 tỷ đồng, vượt 26% so với kế hoạch; doanh thu đạt 787,40 tỷ đồng, vượt 57% so với kế hoạch, bước đầu nộp ngân sách đạt 37,80 tỷ đồng vượt 150% so với kế hoạch và lượng hàng hóa xuất khẩu đạt trên 40 triệu USD. Kết quả trên đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Các dự án đi vào hoạt động đã tạo ra trên 10.000 việc làm cho lực lượng lao động trong và ngoài tỉnh. Tiền lương bình quân chung của người lao động tại KCN Hòa Xá hiên đạt 850 – 900 đồng/người/ tháng. Tuy nhiên, qua khảo sát ở các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, số công nhân có trình độ tay nghề khá còn ít ở tất cả các ngành nghề, số ._.lao động mới được tuyển dụng chưa quen với tác phong và phương pháp quản lý công nghiệp, chưa phù hợp với sức ép về thời gian, nội quy và yêu cầu về kỹ thuật của các doanh nghiệp. Thành công của việc xây dựng & phát triển KCN Hòa Xá là sự khởi đầu cho sự phát triển các KCN, CCN tỉnh Nam Định, có ý nghĩa quan trọng mở ra quá trình phát triển các KCN, CĐCN khác của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP, tạo sự bứt phá trong kinh tế xã hội của tỉnh. Thành công trên được xuất phát từ những nguyên nhân chính là: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống dịch vụ kỹ thuật v.v… của tỉnh đã từng bước được cải thiện có chiều hướng thuận lợi cho đầu tư của các nhà đầu tư. Cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư của tỉnh thông thoáng tạo sức thu hút nhà đầu tư. Trình độ cán bộ công chức trong Ban Quản lý các KCN, CCN và các doanh nghiệp từng bước được hoàn thiện. Nội bộ đoàn kết có sự kết có sự phối hợp tích cực giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể như công đoàn, đoàn thanh niên qua đó phát huy đầy đủ tính dân chủ trong cơ quan, doanh nghiệp. Bên cạnh những thành công, còn bộc lộ những hạn chế cần khắc phục, nhằm từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động KCN, CCN của tỉnh. Trong công tác quản lý chưa xây dựng được quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý và các ngành chức năng có liên quan của tỉnh, nên một số hoạt động có nơi có lúc còn bị chồng chéo gây tốn kém thời gian của doanh nghiệp. Công tác đầu tư hạ tầng chưa thật đáp ứng kịp thời đòi hỏi của các Nhà đầu tư, một số hạng mục có tiến độ chậm. Việc cung cấp các dịch vụ phục vụ cho doanh nghiệp tuy đã được quan tâm, cải tiến song có mặt còn hạn chế, có lúc còn gây bức xúc cho doanh nghiệp. Việc phối hợp giữa các doanh nghiệp trong quá trình SXKD còn nhiều bất cập. Tốc độ thu hút đầu tư còn chậm, đặc biệt là là đầu tư FDI; chưa mời gọi được những dự án lớn, những nhà đầu tư tầm cỡ thế giới và khu vực đến đầu tư tầm cỡ thế giới và khu vực đến đầu tư. Một số vấn đề quan trọng có tính quyết định trong quá trình hình thành và phát triển là công tác đầu tư hạ tầng, công tác kêu gọi xúc tiến đầu tư. Để đảm bảo cho quá trình xúc tiến đầu tư được thuận lợi, tránh những thiệt hại không đáng có cho nền kinh tế quốc dân nói chung. Ban quản lý tỉnh nam Định đã có các giải pháp và kiến nghị các cơ quan hữu quan với nội dung sau: 1. Chính phủ cân có cơ chế chính sách ưu đói cho những tỉnh không có lợi thế về thu hút đầu tư (là những tỉnh có vị trí địa lý không thuận lợi, xa trung tâm, hạ tầng cơ sở, dịch vụ kém, thu nhập bình quân thấp). 2. Có cơ chế khuyến khích, ưu đãi đầu tư hợp lý cho những doanh nghiệp xây nhà cho công nhân. 3. Mở rộng hệ thống đào tạo nghề ở các tỉnh trên cơ sở dự báo những ngành công nghiệp se đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu về cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng. 1.3.2. Hải Dương Dự án “Xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp tàu thuỷ Hải Dương” được Hội đồng quản trị Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam chính thức phê duyệt ngày 4/7/2003. Đây là một mô hình đầu tư có quy mô và ý nghĩa lớn nằm trong kế hoạch phát triển và quy hoạch tổng thể ngành của Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam đến năm 2010. Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam – chủ đầu tư dự án thông qua Ban Quản lý thực hiện dự án đầu tư “Cụm công nghiệp tàu thủy Hải Dương”. Ngày 26/11/2004 đã diễn ra Lễ bàn giao đất của UBND tỉnh Hải Dương cho Ban quản lý dự án Cụm công nghiệp tàu thuỷ Hải Dương. “Cụm công nghiệp tàu thuỷ Hải Dương” (CCN) được đầu tư xây dựng tại xã Lai Vu – huyện Kim Thành – tỉnh Hải Dương. Cụm công nghiệp được xây dựng trên diện tích 192.5 ha, có tổng mức đầu tư khoảng gần 400 tỷ đồng. Tại đ đây sẽ hình thành thêm một trung tâm công nghiệp tàu thuỷ đa năng ở miền Bắc – nơi có vị trí chiến lược nằm kề với tam giác kinh tế trọng điểm miền Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh). CCN cách thủ đô Hà Nội khoảng 50km đọc theo Quốc lộ 5, cách biên giới Việt Trung 180km, rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và cung cấp sản phẩm cho các vùng kinh tế trọng điểm trong và ngoài nước. Cơ sở hạ tầng CCN được xây dựng khá quy mô, đồng bộ và hoàn chỉnh bao gồm: Hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống đầu mối giao thông giữa CCN và tuyến đường 5 Quốc gia, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp điện, cấp nước, hệ thống thoát nước thải và nước mưa, hệ thống chiếu sáng , hệ thống cây xanh, hệ thống rào CCN, nhà xưởng, kho bãi, nhà điều hành … (trong đó hệ thống giao thông: tuyến đường mặt chính cắt 53m, tuyến đường vành đai mặt cắt 22,5m; hồ điều hoà diện tích 1,75ha; mương thoát nước chiều dài 1075m; chiều dài mặt cắt QL5: 2km; chiều dài sông bao quanh: 6,5km; đường sắt song song với QL 5: 2km; hai đầu Cụm công nghiệp có 2 ga xe lửa Tiền Trung và Lai Khê). Tại đây sẽ tập trung đa dạng các ngành nghề phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam nói riêng và ngành công nghiệp Việt Nam nói chung (dự kiến sẽ xây dựng trong CCN các công trình: các nhà máy đóng mới, sửa chữa container, nhà máy gia công lắp ráp xe rơm mooc và xe vận tải container, nhà máy đóng tàu, nhà máy tôn mạ màu, nhà máy thiết bị an toàn tàu thuỷ, nhà máy điện khí cụ điện tàu thuỷ, nhà máy chiết ga và khí công nghiệp, cảng, bãi container, trung tâm phát triển công nghệ cao và một số công trình khác …). Cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp dự kiến được xây dựng khá hoàn chỉnh, đồng bộ hiện đại theo đúng tiêu chuẩn của một KCN kiểu mẫu - đảm bảo hạ tầng kỹ thuật gắn liền với hạ tầng xã hội. Sự hình thành Cụm công nghiệp Tàu thuỷ Hải Dương – Trung tâm công nghiệp đóng tàu có quy mô của cả nước chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ trong việc tăng cường tính hiệu quả vốn đầu tư, đồng thời kết nối tuyến vận tải đường biển và giao thông vận tải nội địa, giải quyết những vấn đề bất cập đang đặt ra trong ngành vận tải, sản xuất ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao đến nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt bên cạnh hạ tầng CCN, hạ tầng xã hội của CCN cũng rất được quan tâm chú trọng và phát triển đồng bộ với các hạng mục công trình : khu dịch vụ – văn hoá - thể thao – thương mại, khu nhà ở cho công nhân, trường công nhân kỹ thuật dạy nghề, hệ thống cây xanh … sẽ đáp ứng được nhu cầu cuộc sống, sinh hoạt ngày càng cao của NLĐ trong CCN, đồng thời làm tăng sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư đến với CCN. Mục tiêu chiến lược phát triển Cụm công nghiệp đến năm 2010 với trọng tâm được xác định là: xây dựng, phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Phấn đấu đến năm 2010 đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có nền công nghiệp Tàu thuỷ phát triển vào bậc Trung bình tiên tiến trong khu vực; Mục tiêu tới năm 2010 đạt tỷ lệ nội địa hoá 60% đối với các sản phẩm tàu biển đóng mới; tập trung xây dựng mới một số nhà máy trọng điểm đóng và sửa chữa tàu lớn từ 30.000 DWT đến 100.000DWT. Mười tám tháng qua, dưới sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Ban lãnh đạo Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam, sự điều hành năđộng, sáng tạo của Ban quản lý dự án cùng với tinh thần nhiệt tình, tâm huyết và trách nhiệm cao trước công việc của tập thể CBCNV Ban quản lý, đến nay giai đoạn 1 của dự án (san nền, đền bù GPMB, đường giao thông, hồ điều hoà, mương …) đã gần đi vào hoàn tất. Chắc chắn khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ hứa hẹn mọi sự khởi sắc mới trong ngành công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam, đưa tên tuổi và thương hiệu “VINASHIN” lên một tầm cao mới, đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội tỉnh Hải Dương và của miền Bắc phát triển toàn diện. * Bài học kinh nghiệm rút ra từ các nước và một số địa phương về phát triển cụm công nghiệp. Phát triển cụm công nghiệp là một nội dung của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là bước đi có tính “tuần tự” của các nước đang phát triển. Phát triển cụm công nghiệp cần chú trọng đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường. Cần hoàn thiện đồng bộ, hệ thống các giải pháp từ: quản lý vĩ mô (luật pháp, chính sách, cơ chế, công tác quy hoạch…) đến hoạt động quản lý vi mô của các doanh nghiệp. Phát triển cụm công nghiệp cần chú ý đảm bảo kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, chú trọng quan tâm đến đời sống, việc làm của nhân dân. Tăng cường công tác quản lý đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong các điểm công nghiệp, từng bước giảm tình trạng quy hoạch treo, dự án treo trong các cụm công nghiệp. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đảm bảo tầm nhìn xa và khả năng tiếp nối của các cụm công nghiệp với các khu công nghiệp, khu đô thị dịch vụ và thương mại. Chú trọng chăm lo với đời sống người lao động, bố trí, sắp xếp quy hoạch nhà ở, trạm xá, trường học và hạ tầng kinh tế xã hội phù hợp với phát triển cụm công nghiệp ở địa phương. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 2.1. Quá trình hình thành và phát triển các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội Từ 15/10/1998 tai công văn số 17/CP – KCN của Thủ tướng Chính phủ đồng ý để UBND Thành phố Hn xây dựng thí điểm 2 Cụm công nghiệp vừa và nhỏ huyện Gia Lâm và Thanh Trì Hà Nội để di chuyển dần một số nhà máy, xí nghiệp trong nội thành ra ngoại thành nhằm tập trung sản xuất , chống ô nhiễm môi trường. Đến nay, Thành phố đã có 18 dự án xây dựng Cụm công nghiệp Cụm công nghiệp đang được triển khai với tổng diện tích quy hoach gần 800ha. 1 - Khu công nghiệp tập trung vừa và nhỏ Vĩnh Tuy (chủ đầu tư BQLDA Cụm CN đơn vị sự nghiệp có thu) Khu công nghiệp tập trung vừa và nhỏ Vĩnh Tuy được thành lập theo QĐ 2753/QĐ-UB ngày 5/7/1999 của UBND Thành phố với diện tích theo quy hoạch là 12,12 ha trong đó đất công nghiệp cho doanh nghiệp thuê là 8,03 ha với tỷ lệ lấp đầy là 100%. Hiện đã có 18 doanh nghiệp được thành phố chấp thuận về nguyên tắc và được cấp chứng nhận đầu tư. Tổng số vốn doanh nghiệp đăng ký đầu tư là 114,65 tỷ VNĐ. Khu CN tập trung vừa và nhỏ Vĩnh Tuy giải quyết việc làm cho 2353 lao động. Mức doanh thu năm 2005, 2006 là 621,383 tỷ VNĐ. Hiện nay hạ tầng kỹ thuật tại khu công nghiệp đã xuống cấp, Cụm công nghiệp chưa có cổng, hàng rào, nhà điều hành vì TCT Licogi là chủ đầu tư chưa bàn giao 2 - Khu công nghiệp tập trung vừa và nhỏ Phú Thị (chủ đầu tư BQLDA Cụm CN) Khu công nghiệp tập trung vừa và nhỏ Phú Thị được thành lập theo QĐ8127/QĐ-UB ngày 2/10/2000 của UBND Thành phố. Đây là 1 trong 2 khu công nghiệp tập trung vừa và nhỏ đầu tiên của Thành phố với diện tích theo quy hoạch là 14,82 ha trong đó đất công nghiệp cho doanh nghiệp thuê là 10,5 ha. Chủ đầu tư là Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng (Licogi) từ 2/10/2000. Phí suất đầu tư tạm tính 286.000 VNĐ/m2/50năm trong đó Licogi thu 259.000 VNĐ, BQLDA thu 27.000VNĐ. Hiện nay 19/19 doanh nghiệp đang sản xuất. Hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp cơ bản đã hoàn thành đồng bộ. Tuy nhiên chưa có trạm xử lý nước thải, Ban quản lý đã cấp CCQH và phê duyệt bản vẽ bản bẽ mặt bằng quy hoạch tổng thể. 12/19 DN vào đầu tư xây dựng ở đây (7/12 DN không làm thủ tục về XDCB) và đã có qui định về mật độ xây dựng theo qui định của Sở QH-KT, về chỉ giới xây dựng và khoảng cách PCCC giữa 2 DN. Tuy nhiên một số doanh nghiệp khi xây dựng vẫn vi phạm các thông sỗ kỹ thuật trên như khoảng lùi không đảm bảo, khoảng cách PCCC lan nhỏ hơn so với qui định.Hiện nay 18/19 doanh nghiệp đang sản xuất. Tổng số vốn doanh nghiệp đăng ký đầu tư là 142,6 tỷ VNĐ. Khu CN tập trung vừa và nhỏ Phú Thị giải quyết việc làm cho 509 lao động. Doanh thu năm 2005, 2006 là 269,788 tỷ VNĐ. 3 - Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ Từ Liêm (chủ đầu tư BQLDA Cụm CN) Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ Từ Liêm được thành lập theo QĐ 6778/QĐ-UB ngày 08/12/2000 của UBND Thành phố. Chủ đầu tư là BQLDA Cụm TTCN & CNN huyện Từ Liêm với số vốn đầu tư hạ tầng 67,860 tỷ VNĐ, diện tích theo quy hoạch là 21,13 ha trong đó đất công nghiệp cho doanh nghiệp thuê là 13,20 ha. Hiện nay 31/32 doanh nghiệp đang sản xuất, còn 01 doanh nghiệp (Công ty Dệt kim HN) đang thực hiện công tác đầu tư xây dựng. Cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ trong và ngoài Cụm CN; chưa xây dựng hàng rào Cụm CN, sẽ xây dựng cho toàn khu sau khi hoàn thành giai đoạn mở rộng; chưa xây dựng trạm xử lý nước thải. Nhìn chung đa số các doanh nghiệp trong Cụm CN khi xây dựng đã đảm bảo đúng qui định tuy nhiên vẫn có một vài DN vi phạm về mật độ xây dựng và khoảng cách phòng cháy lan giữa 2 doanh nghiệp (nhỏ hơn so với qui định hoặc che chắn sử dụng làm tăng mật độ xây dựng.Tổng số vốn doanh nghiệp đăng ký đầu tư là 401,46 tỷ VNĐ. Cụm CN tạo việc làm cho 3014 lao động. Doanh thu năm 2005, 2006 đạt 530,297 tỷ VNĐ. 4 - Cụm công nghiệp Ngọc Hồi GĐ I (chủ đầu tư BQLDA Cụm CN đơn vị sự nghiệp có thu) Cụm công nghiệp Ngọc Hồi được thành lập theo QĐ 1161/QĐ-UB ngày 21/2/2003 của UBND Thành phố. Chủ đầu tư là BQLDA các Cụm CN huyện Thanh Trì với số vốn đầu tư hạ tầng 195,160 tỷ VNĐ, diện tích theo quy hoạch là 56,41 ha trong đó đất công nghiệp cho doanh nghiệp thuê là 31,73 ha. Hiện nay 32/34 doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận đầu tư, 21 doanh nghiệp có quyết định giao đất và 03 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất. Tổng số vốn doanh nghiệp đăng ký đầu tư là 987,78 tỷ VNĐ. Tỷ lệ lấp đầy 100%. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được xây dựng đồng bộ trong và ngoài Cụm CN; chưa xây dựng hàng rào cụm CN; đang chuẩn bị xây dựng trạm xử lý nước thải; tình hình xây dựng: Ban quản lý đã cấp CCQH và phê duyệt bản vẽ MBQHTT tỷ lệ cho tất các các doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng ở đây và đã có qui định về mật độ xây dựng, chỉ giới xây dựng và khoảng cách phòng chống cháy lan giữa 2 doanh nghiệp, nhìn chung các doanh nghiệp trong Cụm CN khi xây dựng đã đảm bảo các thông số trên. 5 - Cụm công nghiệp Phú Thị (chủ đầu tư BQLDA Cụm CN) Cụm công nghiệp Phú Thị được thành lập theo QĐ 2793/QĐ-UB ngày 21/5/2003 của UBND Thành phố. Chủ đầu tư là BQLDA Khu công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Gia Lâm với số vốn đầu tư hạ tầng 15,535 tỷ VNĐ, diện tích theo quy hoạch là 5,40 ha trong đó đất công nghiệp cho doanh nghiệp thuê 4,14 ha. Hiện nay 11 doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận đầu tư, 10/11 doanh nghiệp có quyết định giao đất và 06 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Tổng số vốn doanh nghiệp đăng ký đầu tư là 105,27 tỷ VNĐ. Tỷ lệ lấp đầy 100%. 6 - Cụm công nghiệp vừa và nhỏ huyện Đông Anh GĐ I (chủ đầu tư BQLDA Huyện kiêm nhiệm) Cụm công nghiệp vừa và nhỏ huyện Đông Anh được thành lập theo QĐ 4354/QĐ-UB ngày 21/6/2002 của UBND Thành phố. Chủ đầu tư là BQLDA huyện Đông Anh với số vốn đầu tư hạ tầng 46,565 tỷ VNĐ, diện tích theo quy hoạch là 18,02 ha trong đó đất công nghiệp cho doanh nghiệp thuê là 10,26 ha. Hiện đã có 09 doanh nghiệp được Thành phố chấp thuận về nguyên tắc và được cấp chứng nhận đầu tư trong đó 05 doanh nghiệp đã sản xuất. Tỷ lệ lấp đầy là 100%. Tổng số vốn doanh nghiệp đăng ký đầu tư là 238,80 tỷ VNĐ. Công ty TNHH 216 chưa thực hiện đầu tư xây dựng. Công ty TNHH Đức Nam Long mới xây dựng trên 1/2 diện tích và không có nhu cầu sử dụng diện tích đất còn lại (Thành phố đã chấp thuận về nguyên tắc cho 02 DN vào đầu tư thay thế). Cụm công nghiệp chưa có hàng rào, nhà điều hành, điện chiếu sáng vì BQLDA huyện Đông Anh kiêm quản lý Cụm công nghiệp 7 - Cụm công nghiệp Từ Liêm GĐ II (chủ đầu tư BQLDA Cụm CN) Cụm công nghiệp Từ Liêm được thành lập theo QĐ 7948/QĐ-UB ngày 23/11/2004 của UBND Thành phố. Chủ đầu tư là BQLDA cụm TTCN & CNN huyện Từ Liêm với số vốn đầu tư hạ tầng 210,201 tỷ VNĐ, diện tích theo quy hoạch là 45,84 ha trong đó đất công nghiệp cho doanh nghiệp thuê là 23,66 ha. Hiện đã có 50 doanh nghiệp được Thành phố chấp thuận về nguyên tắc và 03 doanh nghiệp được cấp chứng nhận đầu tư. Tỷ lệ lấp đầy là 100%. Tổng số vốn doanh nghiệp đăng ký đầu tư là 95 tỷ VNĐ. 8 - Cụm tiểu thủ công nghiệp quận Hai Bà Trưng (chủ đầu tư BQL Cụm TT CN) Cụm tiểu thủ công nghiệp quận Hai Bà Trưng được thành lập theo Quyết định số 4912/QĐ-UB ngày 24/8/2001. Chủ đầu tư là BQLDA quận Hai Bà Trưng.Phí suất đầu tư tạm tính 600.000 VNĐ/m2/50năm Tổng vốn đầu tư hạ tầng là 38,750 tỷ VNĐ. Tổng diện tích theo quy hoạch 9.03 ha trong đó đất cho doanh nghiệp thuê là 3.99 ha. Hiện nay đã có 33 doanh nghiệp được Thành phố chấp thuận về nguyên tắc và được cấp chứng nhận đầu tư. Trong đó 29 doanh nghiệp đã có quyết định giao đất, Sở TN-MT-NĐ đang làm thủ tục bàn giao mặt bằng cho doanh nghiệp. Tổng vốn doanh nghiệp đăng ký đầu tư là 260,00 tỷ VNĐ. Tỷ lệ lấp đầy 100%. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã xây dựng xong; chưa xây dựng hàng rào Cụm CN; chưa xây dựng trạm xử lý nước thải; tình hình xây dựng: Ban quản lý đã cấp CCQH và phê duyệt bản vẽ MBQHTT tỷ lệ cho tất các các doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng ở đây và đã có qui định về mật độ xây dựng, chỉ giới xây dựng và khoảng cách phòng chống cháy lan giữa 2 doanh nghiệp. Hiện tại các doanh nghiệp trong Cụm CN đang xây dựng (khoảng >20 DN đang thi công), đa số đều đảm bảo về khoảng lùi theo qui định. 9 -Cụm tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ quận Cầu Giấy (chủ đầu tư BQL Cụm TT CN) Cụm tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ quận Cầu Giấy được thành lập theo Quyết định số 7554/QĐ-UB ngày 28/10/2000. Chủ đầu tư là BQLDA cụm CN quận Cầu Giấy. Tổng vốn đầu tư hạ tầng là 29,940 tỷ VNĐ. Phí suất đầu tư tạm tính 624.022 VNĐ/m2/50năm.Tổng diện tích theo quy hoạch 8.29 ha trong đó đất cho doanh nghiệp thuê là 4.88 ha. Hiện nay đã có 36 doanh nghiệp được Thành phố chấp thuận về nguyên tắc. Trong đó 25 doanh nghiệp đã có quyết định giao đất và được cấp chứng nhận đầu tư. Tổng vốn doanh nghiệp đăng ký đầu tư là 991,66 tỷ VNĐ. Tỷ lệ lấp đầy 100%. Đợt 1: Có 21/23 doanh nghiệp đã có quyết định giao đất. Còn 02 doanh nghiệp (NXB Chính trị Quốc gia và công ty Elinco – BQP) đang được gia hạn để hoàn thành thủ tục giao đất. Hiện công ty FPT đang khởi công xây dựng. Đợt 2: Có 13 doanh nghiệp đã được UBND Thành phố chấp thuận nguyên tắc lập dự án đầu tư. Có 09 doanh nghiệp đã hoàn thiện hồ sơ dự án trong đó có 07 doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Về hạ tầng, cơ bản đã hoàn thành. Đã có trạm điện, nước nhưng điện nước chưa đến chân công trình do các doanh nghiệp chưa đăng ký nhu cầu sử dụng điện nước. 1.10 Cụm Công nghiệp vừa và nhỏ Sóc Sơn (chủ đầu tư BQLDA Huyện kiêm nhiệm) Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Mai Đình được thành lập theo QĐ 3974/QĐ-UB ngày 28/6/2004. Chủ đầu tư là BQLDA huyện Sóc Sơn. Tổng diện tích theo quy hoạch khoảng 65 ha trong đó đất cho doanh nghiệp thuê khoảng 39 ha. Hiện nay Cụm CN đã được duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/2000. Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã trình UBND Thành phố phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 ngày 22/6/2006. Dự án đã được thẩm định ngày 17/7/2006 nhưng chưa có quyết định vì chưa được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. BQL DA đang triển khai thủ tục giải phóng mặt bằng. 1.11 Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Ninh Hiệp (chủ đầu tư Công ty Cổ phần ĐTXD số 18) Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Ninh Hiệp được thành lập theo QĐ 4143/QĐ-UB ngày 15/06/2005 của UBND Thành phố. Chủ đầu tư là Công ty CP đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và đô thị số 18 với tổng diện tích đất quy hoạch khoảng 64,6 ha. Vốn đầu tư hạ tầng là 298,546 tỷ VNĐ.Phí suất đầu tư tạm tính 60,3 USD/m2/50năm. Hiện đã hoàn thiện quy hoạch tổng mặt bằng. Đã hoàn thành 30% khối lượng san lấp nền. Phần đường gom đã đấu thầu, đang thi công, Công ty đã trình Thành phố QHCT tỷ lệ 1/500. 1.12. Cụm công nghiệp tập trung Sóc Sơn (chủ đầu tư Công ty ĐTXD Hà Nội) Cụm công nghiệp tập trung Sóc Sơn được thành lập theo QĐ phê duyệt nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 ngày 4/8/2006. Chủ đầu tư là Công ty đầu tư xây dựng HN, diện tích theo quy hoạch giai đoạn I là 64ha/203 ha (hai giai đoạn) trong đó đất công nghiệp cho doanh nghiệp thuê gia đoạn I là 36ha/125 ha (hai giai đoạn), đã lập danh sách 25 DN đăng ký vào thuê đất. Hiện chủ đầu tư đã trình Sở QH-KT thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. 1.13. Cụm công nghiệp Vĩnh Tuy II (chủ đầu tư BQLDA Quận kiêm nhiệm) Cụm công nghiệp Vĩnh Tuy II được thành lập theo QĐ nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư số 3478/QĐ-UBND 4/8/2006. Chủ đầu tư là BQLDA quận Hoàng Mai. Tổng diện tích theo quy hoạch khoảng 20 ha trong đó đất cho doanh nghiệp thuê là 10 ha. Đang thực hiện GPMB và đền bù được 30%. Đang xây dựng phương án đền bù và kinh phí 80%. Đã giải ngân 2,1 tỷ đồng. 1.14. Cụm công nghiệp vừa và nhỏ huyện Đông Anh GĐ II (chủ đầu tư BQLDA Huyện kiêm nhiệm) Cụm công nghiệp vừa và nhỏ huyện Đông Anh được thành lập theo Quyết định chuẩn bị đầu tư số 7456/QĐ-UB ngày 31/10/2002. Chủ đầu tư là BQLDA huyện Đông Anh. Tổng vốn đầu tư hạ tầng là 1,200 tỷ VNĐ. Tổng diện tích theo quy hoạch 40 ha trong đó đất cho doanh nghiệp thuê là 24 ha. Hiện nay Cụm CN đã hoàn tất hồ sơ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 trình UBND Thành phố phê duyệt. 1.15. Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Phú Minh (chủ đầu tư Công ty Cổ phần ĐTXD – TCT Bia Việt Hà) Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Phú Minh được thành lập theo QĐ 6570/QĐ-UB ngày 25/9/2002 phê duyệt nhiệm vụ, kinh phí đầu tư Cụm công nghiệp. Chủ đầu tư là Công ty Đầu tư Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tổng diện tích theo quy hoạch là 40 ha trong đó đất công nghiệp cho doanh nghiệp thuê 24 ha. 1.16. Cụm công nghiệp Lâm Giang Kiêu Kỵ (chủ đầu tư Công ty SX-DV Nông, Lâm sản Gia Lâm) Cụm công nghiệp Lâm Giang Kiêu Kỵ được thành lập theo QĐ phê duyệt nhiệm vụ thiết kế tỷ lệ 1/500 số 04/2006/QĐ-UB ngày 3/1/2006 của UBND Thành phố. Chủ đầu tư là XN SX DV Nông nghiệp Gia Lâm đã được cấp kinh phí chuẩn bị dự án đầu tư 890 triệu VNĐ, diện tích theo quy hoạch khoảng 26.64 ha trong đó đất công nghiệp cho doanh nghiệp thuê là 17 ha. Hiện nay đang chờ phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng tỷ lệ 1/2000 và quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. 1.17. Cụm công nghiệp Ngọc Hồi GĐ II (chủ đầu tư BQLDA K/Cụm CN đơn vị sự nghiệp có thu) Cụm công nghiệp Ngọc Hồi được thành lập theo QĐ phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 số 1402/QD-UB ngày 22/3/2006. Chủ đầu tư là BQLDA Cụm công nghiệp VVN Thanh Trì. Tổng diện tích theo quy hoạch khoảng 17.1 ha trong đó đất cho doanh nghiệp thuê khoảng 09 ha. Ngày 22/8/2006 BQL Cụm công nghiệp đã trình quy hoạch chi tiết 1/500 để UBND Thành phố, Sở QH-KT phê duyệt. 1.18. Cụm công nghiệp thực phẩm Hapro (chủ đầu tư TCT Thương mại HN) Cụm công nghiệp thực phẩm Hapro được thành lập theo QĐ 2748/QĐ-UB ngày 19/5/2003 của UBND Thành phố với diện tích theo quy hoạch là 31,18 ha trong đó đất công nghiệp cho doanh nghiệp thuê là 18,18 ha (tỷ lệ lấp đầy 60%). Công ty SX DV & XNK Nam Hà Nội là đơn vị được giao thi công hạ tầng khu công nghiệp với tổng số vốn đầu tư hạ tầng là 55,944 tỷ VNĐ. Hiện đã có 05 doanh nghiệp được Thành phố chấp thuận về nguyên tắc và được cấp chứng nhận đầu tư. Tổng số vốn doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào Cụm CN là 57,104 tỷ VNĐ. Hiện nay đang chờ phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Đường giao thông nội bộ đã hoàn chỉnh, đường giao thông ngoài hàng rào đang thi công, đường 181 nối đường 5 với Cụm công nghiệp chưa mở rộng. Đường điện 22KV từ đường 5 vào Cụm công nghiệp chưa xong, công suất không đủ cung cấp cho các dự án đầu tư. 2.2. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với các Cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội 2.2.1. Lịch sử hình thành Ban Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 758/TTg ngày 20/11/1995 của Thủ tướng chính phủ, là cơ quan trực tiếp quản lý các khu công nghiệp , khu chế xuất và cụm công nghiệp theo cơ chế “Một cửa”. Địa chỉ: D8A – D8B Giảng Võ, Hà Nội. Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội gồm có Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và bộ máy giúp việc theo quy định tại Điều 21 quy chế khu công nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 192/CP ngày 28 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ 2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội được xác định theo Nghị định 36/CP(Điều 27) ngày 24/4/1997 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao; Quyết định bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn số 102/2001/QĐ-UB ngày 01/11/2001 và số 3999/QĐ-UB ngày 13/06/2005. Như sau: Chức năng Ban quản lý là cơ quan trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp và các Doanh nghiệp khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”; vận động xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp; phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp. Nhiệm vụ, quyền hạn - Làm chủ đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu công nghiệp do ngân sách Nhà nước cấp như: đường giao thông, thoát nước,…(danh mục, quy mô từng dự án do UBND Thành phố quyết định). - Chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật các dự án nhóm B (đầu tư nước ngoài); chủ trì tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công đối với những dự án nhóm B và C (đầu tư trong nước) đầu tư vào các khu công nghiệp , cụm công nghiệp làm cơ sở trình UBND Thành phố phê duyệt dự án. Cấp chứng chỉ quy hoạch, thoả thuận phương án kiến trúc quy hoạch đối với các công trình xây dựng trong khu công nghiệp. Điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu công nghiệp theo uỷ quyền của Bộ Xây dựng. - Kiểm tra việc xây dựng các khu công nghiệp theo dự án và quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt; phối hợp với Sở Xây dựng quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trong Khu công nghiệp. - Báo cáo và đề xuất phương án xử lý với cơ quan có thẩm quyền các trường hợp không thực hiện đúng Dự án hoặc quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt. - Xây dựng điều lệ Khu công nghiệp trên cơ sở điều lệ mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành để trình UBND Thành phố phê duyệt; tổ chức hướng dẫn thực hiện Điều lệ Khu công nghiệp . - Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án đầu tư trong nước không sử dụng vốn ngân sách, chủ trì phối hợp với các Ngành liên quan thẩm định trình UBND Thành phố quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách vào các Khu công nghiệp (nhóm B,C); cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép đầu tư nước ngoài và các giấy phép, chứng chỉ thuộc thẩm quyền hoặc theo uỷ quyền. - Kiểm tra việc thực hiện giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư và phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, thanh tra việc chấp hành luật của các doanh nghiệp Khu công nghiệp , doanh nghiệp phát triển hạ tầng Khu công nghiệp. - Quản lý các hoạt động dịch vụ trong Khu công nghiệp - Thoả thuận với doanh nghiệp phát triển hạ tầng Khu công nghiệp về giá cho thuê lại đất và phí sử dụng hạ tầng trong khu công nghiệp; trường hợp không đạt được thoả thuận, báo cáo với UBND Thành phố xem xét giải quyết. - Là đầu mối phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của các khu công nghiệp . - Xây dựng kế hoạch vận động, xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp trình UBND Thành phố phê duyệt và thực hiện - Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu các khu công nghiệp trên địa bàn trình UBND Thành phố. - Được mời tham dự các cuộc họp của các cơ quan trực thuộc Chính phủ và UBND Thành phố Hà Nội bàn về việc hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý các khu công nghiệp . - Báo cáo định kỳ và hàng năm về tình hình hoạt động, xây dựng, đầu tư, phát triển và quản lý các khu công nghiệp trêm địa bàn Hà Nội với UBND Thành phố, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định. Thực hiện quản lý nhà nước về lao động đối với các doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghiệp hoặc Khu chế xuất. 2.2.3.Cơ cấu tổ chức của Ban Bộ máy tổ chức của Ban gồm có: Trưởng ban Các phó trưởng ban, bao gồm 1Phó trưởng ban thường trực và 2 Phó trưởng ban. Các phòng chức năng chuyên môn, gồm có: Văn phòng Ban quản lý. Phòng Quản lý đầu tư. Phòng Quản lý quy hoạch môi trường. Phòng Quản lý lao động. Phòng Quản lý doanh nghiệp. Phòng Quản lý xuất nhập khẩu Đại diện BQL tại các khu công nghiệp. Các đơn vị sự nghiệp. Trung tâm Dịch vụ việc làm. Ban quản lý các dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng. a. Văn phòng. Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Ban quản lý như sau: - Lập chương trình công tác của Ban, trình trưởng Ban phê duyệt, giúp trưởng, phó ban chỉ đạo, điều hành chương trình công tác đã được thông qua, đảm bảo tính thống nhất và liên tục trong mọi hoạt động. Dự thảo báo cáo định kỳ và đột xuất của Ban. - Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế làm việc của Ban. - Tham mưu cho lãnh đạo ban về công tác tổ chức cán bộ, giúp trưởng ban quản lý công tác, tổ chức cán bộ và kiện toàn bộ máy, lưu trữ hồ sơ cán bộ. - Quản lý hoạt động tài chính, chế độ thu chi thường xuyên của Văn phòng BQL theo quy định và chính sách hiện hành của nhà nước. - Xây dựng và phát triển các mối quan hệ làm việc với các đơn vị ngoài cơ quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác của Ban. - Tiếp nhận,lưu trữ và phân loại các văn bản trình lãnh đạo Ban xử lý. - Đảm bảo bí mật, an toàn về nội dung tài liệu. Chịu trách nhiệm về pháp lý trong việc phát hành các loại văn bản thuộc thẩm quyền quản lý của lãnh đạo ban. Các văn bản gốc sau khi xử lý đều phải chuyển về Văn phòng để lưu trữ hồ sơ. - Phối hợp với các ngành hoặc phòng, ban, đơn vị để chuẩn bị tốt các cuộc họp do Ban chủ trì. - Đảm bảo các điều kiện, phương tiện chế độ làm việc của Ban, chăm lo đời sống cho cán bộ, công nhân viên trong Ban theo chế độ chính sách của nhà nước. - Tổng hợp các văn bản có liên quan của ngành và địa phương để trình lãnh đạo Ban, có chỉ đạo về cải cách hành chính cho các doanh nghiệp và khu công nghiệp. b. Phòng quản lý và quy hoạch môi trường. - Thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng theo nghị định 36/CP, sự phan công và uỷ quyền của Bộ Xây dựng đối với các khu công nghiệp liên tục trong mọi hoạt động. Dự thảo báo cáo định kỳ và đột xuất của Ban. - Tổ chức xây dựng và quản lý quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng phát triển Khu công nghiệ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12263.doc
Tài liệu liên quan