Sản xuất, trao đổi, phân phối tiêu dùng là dòng vận động muôn thủa của mọi phương thức sản xuất, của mọi xã hội, trong đó sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tiêu dùng, có cung phải có cầu và ngược lại. Tiêu dùng tạo ra mục đích và là động cơ thúc đẩy sản xuất phát triển.
Trong cơ chế quản lý cũ, mọi vấn đề của doanh nghiệp như lựa chọn mặt hàng, số lượng, giá cả, phương thức tiêu thụ... đều do Nhà nước quyết định. Doanh nghiệp có lãi Nhà nước toàn quyền phân phối, doanh nghiệp lỗ Nhà nước
95 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện Kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại Nhà máy thiết bị bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bù lỗ. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện theo kế hoạch mang tính mệnh lệnh, doanh nghiệp không có ý thức tự chủ quản lý kết quả hoạt động kinh doanh của mình, tạo nên một sức ì và ý thức vô trách nhiệm, kìm hãm sự phát triển.
Trong cơ chế quản lý kinh tế mới, quyền tự chủ của các đơn vị kinh tế được đặt lên hàng đầu. Doanh nghiệp phải tự tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm đối tác tìm đầu ra cho sản phẩm,hàng hoá của mình, lấy thu bù chi và có lợi nhuận. Những doanh nghiệp Nhà nước đang quen với sự “đỡ đầu” bước sang cơ chế mới có sự phân hoá sâu sắc: có những doanh nghiệp đã trở nên lúng túng, không tìm được định hướng cho mình dẫn tới tình trạng trì trệ, thậm chí phá sản nhưng cũng có không ít doanh nghiệp đã xây dựng được hướng đi đúng đắn, nhanh chóng thích nghi và phát triển.
Một vấn đề quan trọng trong chiến lược sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp chính là khâu tiêu thụ, có giải quyết tốt khâu tiêu thụ doanh nghiệp mới thu hồi được vốn tạo điều kiện cho quá tình tái sản xuất kinh doanh, xác định được kết quả tiêu thụ và thu được lợi nhuận. Điều này không chỉ đúng với các doanh nghiệp sản xuất mà còn là vấn đề đáng quan tâm đối với mọi loại hình doanh nghiệp.
Với vai trò quan trọng của quá trình tiêu thụ thì việc nắm bắt kịp thời các thông tin về tình hình tiêu thụ để ra những quyết định kinh doanh là một yêu cầu quan trọng. Thông tin về tiêu thụ là cơ sở để ra các quyết định về sản xuất, dự trữ, mở rộng hay sản xuất hạn chế một loại sản phẩm nào đó. Cũng như vậy, thông tin về tiêu thụ là cơ sở để phân tích các yếu tố ảnh hưởng để nâng cao hiệu quả của quá trình tiêu thụ, nâng cao lợi nhuận, khai thác tối đa các tiềm năng của doanh nghiệp.
Mặt khác, các thông tin này chủ yếu do hạch toán kế toán cung cấp, do đó, yêu cầu của hạch toán kế toán quá trình tiêu thụ là phải phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác cũng như tổ chức hợp lý để có thể cung cấp thông tin một cách nhanh nhất.
ý thức được điều đó, Nhà máy thiết bị bưu điện đã không ngừng đầu tư chiều sâu, đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến mẫu mã, mặt hàng, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm nhằm mục tiêu tiêu thụ sản phẩm sao cho có lợi nhất. Bên cạnh đó, ở Nhà máy thiết bị bưu điện, công tác kế toán nói chung, kế toán sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm nói riêng luôn được chú trọng đổi mới nhằm phát huy tác dụng trong cơ chế thị trường. Tuy vậy không phải không còn tồn tại cần tháo gỡ.
Xuất phát từ mặt lý luận và thực tiễn đặt ra cho công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm, sau khi đi sâu vào khảo sát, nghiên cứu tình hình thực tế công tác kế toán ở Nhà máy tôi xin chọn đề tài: “ Hoàn thiện kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại Nhà máy thiết bị bưu điện” với mong muốn tìm hiểu thực tế và đề xuất giả pháp nhằm không ngừng hoàn thiện công tác kế toán của Nhà máy.
Nội dung đề tài gồm ba phần chính:
Phần I: Lý luận chung về kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
Phần II: Thực trạng kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại Nhà máy thiết bị bưu điện.
Phần III: Hoàn thiện tổ chức kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm ở Nhà máy thiết bị bưu điện.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Nguyễn Ngọc Quang, các thầy cô trong khoa Kế toán và các cô chú Phòng Kế toán- Thống kê Nhà máy thiết bị bưu điện đã hướng dẫn tận tình, tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập và hoàn thiện chuyên đề.
Sinh viên
Đỗ Thị Vân
Phần i
lý luận chung về kế toán tiêu thụ sản phẩm
và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm
trong các doanh nghiệp sản xuất.
Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm
Quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ là việc thực hiện quan hệ trao đổi trong đó doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cho khách hàng đổi lấy tiền hoặc quyền thu tiền.
Xét về mặt chu chuyển vốn thì tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển từ vốn sản phẩm sang vốn bằng tiền. Quá trình tiêu thụ là quá trình vận động ngược chiều của hàng và tiền ( H-T ), kết thúc quá trình này khách hàng có được hàng để thoả mãn nhu cầu của mình còn doanh nghiệp thu được tiền để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng hoạt động kinh doanh. Như vậy quá trình tiêu thụ là khâu cuối cùng của chu trình sản xuất kinh doanh, nơi diễn ra quá trình trao đổi để thực hiện giá trị của sản phẩm hàng hoá.
Hàng bán là một khái niệm chung dùng chỉ sản phẩm, hàng hoá đem tiêu thụ. Sản phẩm có thể là sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hay bán sản phẩm. Đối với doanh nghiệp thương mại hàng bán chính là hàng hoá doanh nghiệp mua vào để bán nhằm mục đích thu lợi nhuận thương mại. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì hàng bán chính là sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra đạt tiêu chuẩn lưu thông trên thị trường.
Chênh lệch giữa doanh thu tiêu thụ của số hàng đã bán sau khi trừ đi các khoản giảm trừ với chi phí bỏ ra (giá vốn hàng bán, chi phí tiêu thụ, chi phí quản lý doanh nghiệp) của số hàng đó là kết quả hoạt động tiêu thụ biểu hiện bằng lãi hay lỗ. Kết quả hoạt động tiêu thụ là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.Kết quả hoạt động tiêu thụ và quá trình tiêu thụ nói riêng và toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh nói chung có mối quan hệ nhân quả rất chặt chẽ. Tổ chức tốt quá trình tiêu thụ là cơ sở để tạo ra kết quả tiêu thụ tốt và ngược lại.
ý nghĩa của quá trình tiêu thụ và kết quả tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ không phải chỉ mới xuất hiện khi có các nhà buôn mà mầm mống của nó có từ thời Công xã nguyên thuỷ khi xuất hiện sự trao đổi, dấu hiệu của nền sản xuất hàng hoá. Và từ đó đến nay, tiêu thụ tồn tại cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hoá như một cách thức để thoả mãn nhu cầu và duy trì sản xuất. Hay nói đúng hơn là thoả mãn nhu cầu để duy trì sản xuất và duy trì sản xuất để thoả mãn nhu cầu. Vậy trong nền kinh tế thị trường hiện nay tiêu thụ có ý nghĩa gì đặc biệt là đối với các doanh nghiệp, những tế bào của nền kinh tế ?
Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiểu theo nghĩa đúng nhất là tổ chức kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp. Để tạo ra lợi nhuận, doanh nghiệp phải tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trên cơ sở giải quyết tốt các vấn đề cơ bản của sản xuất là: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Khác hẳn cơ chế sản xuất theo kế hoạch của nhà nước trong nền kinh tế kế hoạch hoá, nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi doanh nghiệp phải “ bán cái gì thị trường cần chứ không phải bán cái gì mình có”. Điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp phải coi thị trường là nơi quan trọng nhất của quá trình sản xuất hàng hoá, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều phải xuất phát từ thị trường. Rõ ràng nhu cầu là mục tiêu của sản xuất và thoả mãn nhu cầu là yếu tố quyết định quá trình kết thúc sản xuất. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với mục đích của tiêu thụ sơ khai. Nhận thức như vậy để thấy rằng bằng chứng duy nhất cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ tốt trên thị trường và doanh nghiệp làm ăn có lãi. Thế nhưng, thị trường luôn là một thực thể phức tạp và biến động không ngừng trong khi đó sản phẩm của doanh nghiệp chỉ có chu kỳ sống nhất định. Việc thị trường chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp cũng chỉ mang tính chất lịch sử. Thực tế này đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tiện ích, đa dạng hóa chủng loại, cải tiến mẫu mã... cho phù hợp với nhu cầu thị trường để sản phẩm được tiêu thụ tốt và doanh nghiệp có lợi nhuận để tái sản xuất giản đơn và mở rộng. Nói cách khác việc có tiêu thụ được sản phẩm hay không, có tạo ra được lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh hay không có vai trò quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Điều đó xuất phát từ ý nghĩa ban đầu của quá trình tiêu thụ. Và ngày nay trong nền kinh tế thị trường tiêu thụ và kết quả tiêu thụ vẫn thể hiện những ý nghĩa cơ bản đối với doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế:
Thông qua quá trình tiêu thụ sẽ thu hồi được vốn để bù đắp cho những khoản chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất đã chi ra để tiến hành tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Nói một cách khái quát, tiêu thụ sản phẩm sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và của toàn xã hội.
Kết quả tiêu thụ ( KQTT ) được tạo ra từ quá trình tiêu thụ sản phẩm và đượcbiểu hiện bằng số lãi hoặc lỗ. KQTT là nguồn để doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng, là nguồn để phân phối cho các chủ sở hữu, làm nghĩa vụ với nhà nước, người cung cấp, cải thiện đời sống cho người lao động ... nói tóm lại, KQTT đảm bảo lợi ích của các bên liên quan.
Trên giác độ chu chuyển vốn, tiêu thụ là quá trình chuyển hoá hình thái biểu hiện của vốn từ hàng hóa sang tiền tệ, kết thúc một vòng luân chuyển vốn. Vì vậy đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm vốn một cách tương đối do rút ngắn được chu kỳ thu hồi vốn, tăng vòng quay lưu thông, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
KQTT là một chỉ tiêu tài chính quan trọng và cơ bản phản ánh tổng quát hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh và sự lành mạnh của tình hình tài chính, hai điều kiện quyết định mở ra khả năng tham gia thị trường vốn của doanh nghiệp. Thông qua thị trường này doanh nghiệp có khả năng huy động được một lượng vốn lớn từ xã hội dưới hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu để đầu tư mở rộng quy mô, tăng năng lực sản xuất.
Xét trên góc độ kinh tế vĩ mô, quá trình tiêu thụ sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp được thực hiện tốt góp phần điều hoà sản xuất và tiêu dùng, tiền và hàng đảm bảo sự cân đối trong từng ngành cũng như trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa trong điều kiện xu thế toàn cầu hoá mạnh mẽ và chủ trương một nền kinh tế mở cửa của nước ta thì việc tiêu thụ tốt sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp có thể làm nên uy tín và sức mạnh của đất nước ta trên trường quốc tế.
Yêu cầu quản lý quá trình tiêu thụ và KQTT sản phẩm.
Quản lý tiêu thụ sản phẩm và KQTT là quản lý kế hoạch và thực hiện kế hoạch tiêu thụ, chỉ tiêu kết quả đối với từng mặt hàng trong từng thời kỳ, theo từng hoạt động kinh tế, quản lý khối lượng sản phẩm hàng hoá bán ra hoặc tiêu thụ nội bộ, quản lý giá vốn hàng bán ( GVHB ), doanh thu tiêu thụ (DTBH), chi phí tiêu thụ ( CPBH ) chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN) của hàng bán ra, quản lý quá trình thanh toán với khách hàng, với nhà nước về thuế tiêu thụ phải nộp.
Yêu cầu quản lý quá trình tiêu thụ và KQTT là giám sát chặt chẽ sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ trên cả 3 mặt: chủng loại, số lượng và chất lượng; giám sát chặt chẽ CPBH phát sinh trong quá trình tiêu thụ, phản ánh đầy đủ và kịp thời DTBH. Xác định đúng đắn giá vốn hàng bán ( GVHB ), CPQLDN phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ, từ đó xác định chính xác KQTT, giám sát quá trình thanh toán với khách hàng, xác định đủ và đúng đắn các khoản thuế tiêu thụ phải nộp.
Bên cạnh việc theo dõi chặt chẽ, tính toán chính xác kịp thời, yêu cầu quản lý quá trình tiêu thụ và xác định KQTT còn là xây dựng và thực hiện những biện pháp hữu hiệu đẩy nhanh quá trình tiêu thụ, tăng khối lượng bán ra làm tiền đề cho việc tăng doanh thu tiêu thụ và KQTT đồng thời với việc kiểm soát chặt chẽ để tiết kiệm chi phí một cách hợp lý, không ngừng củng cố, mở rộng thị trường, quản lý chặt chẽ KQTT để giải quyết hài hoà giữa nhu cầu đầu tư và nhu cầu phân phối, giữa lợi nhuận của các bên liên quan: chủ sở hữu, Nhà nước, người đầu tư, nhân viên...
Quá trình tiêu thụ và KQTT có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như liên quan đến lợi ích của nhiều bên. Do vậy, quản lý chặt chẽ quá trình tiêu thụ bằng một công cụ thích hợp, sắc bén, đảm bảo tính hiệu quả là tất yếu khách quan, công cụ đó chính là Kế toán.
Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm
Kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ có đối tượng là tài sản và sự vận động của tài sản hay tài sản và sự vận động kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nó trực tiếp thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Để thực hiện được điều đó kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Phản ánh kịp thời chính xác tình hình xuất bán sản phẩm; tính chính xác các khoản bị giảm trừ và thanh toán với ngân sách Nhà nước các khoản thuế phải nộp.
Tính toán chính xác các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Xác định kết quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Tổ chức tốt công tác kế toán quá trình tiêu thụ và xác định KQTT đòi hỏi phải bố trí sử dụng có hiệu quả của bộ phận bán hàng trong mối liên hệ chặt chẽ với bộ phận kế toán khác; đòi hỏi việc tổ chức hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ, vận dụng hệ thống tài khoản, hình thức thanh toán, kiểm tra kế toán, trang bị các phương tiện kỹ thuật xử ký thông tin, phân tích kinh tế trong kế toán tiêu thụ sản phẩm phải thực sự khoa học, hợp lý vừa phù hợp với nhu cầu của chính sách chế độ Nhà nước quy định vừa phù hợp với đặc điểm quá trình tiêu thụ sản phẩm và yêu cầu quản lý doanh nghiệp theo nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả, phát huy được vai trò của kế toán trong việc quản lý các hoạt động kinh tế tài chính.
Một số vấn đề lý luận cơ bản về tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
1.Các phương thức tiêu thụ
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay để đẩy mạnh khối lượng sản phẩm tiêu thụ, các doanh nghiệp có thể tiến hành tiêu thụ theo nhiều phương thức khác nhau phù hợp với đặc điểm kinh doanh và mặt hàng của doanh nghiệp. Công tác tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp có thể tiến hành theo các phương thức sau:
1.1.Phương thức tiêu thụ trực tiếp
Tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho, tại các phân xưởng sản xuất (không qua kho) của doanhnghiệp. Sản phẩm khi bàn giao cho khách hàng được chính thức xác định là tiêu thụ và đơn vị bán mất quyền sở hữu về số hàng này, người mua thanh toán hay chấp nhận thanh toán cho người bán cho số hàng đã nhận.
1.2.Phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận
Tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận là phương thức mà bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng. Số hàng chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán. Khi được bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng chuyển giao (một phần hay toàn bộ) thì số hàng bên mua chấp nhận này mới được coi là tiêu thụ và bên bán mất quyền sở hứu số hàng đó.
1.3.Phương thức bán hàng đại lý, ký gửi
Bán hàng đại lý, ký gửi là phương thức mà bên chủ hàng (gọi là bên giao đại lý) xuất hàng cho bên đại lý, ký gửi (gọi là bên đại lý) để bán. Khi hàng gửi bán đại lý đã bán được (nhận được thông báo của bên đại lý hoặc nhận tiền do đại lý thanh toán ) thì số hàng đó được xác định là tiêu thụ.
1.4.Phương thức bán hàng trả góp
Bán hàng trả góp là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần. Người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua. Số tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. Thông thường số tiền trả ở các kỳ tiếp theo bằng nhau, trong đó bao gồm một phần doanh thu gốc và một phần lãi trả chậm. Theo phương thức trả góp, về mặt hạch toán, khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng chuyển giao được coi là tiêu thụ. Về thực chất, chỉ khi nào người mua thanh toán hết tiền hàng doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu.
1.5. Phương thức hàng đổi hàng
Hàng đổi hàng là phương thức tiêu thụ mà trong đó người bán đem vật tư, sản phẩm, hàng hoá của mình để đổi lấy vật tư, sản phẩm, hàng hoá của người mua. Giá trao đổi là giá bán của sản phẩm, hàng hoá, vật tư đó trên thị trường.
1.6.Các trường hợp được coi là tiêu thụ khác.
Việc mua bán sản phẩm, hàng hoá giữa đơn vị với các đơn vị trực thuộc hay giữa các đơn vị trực thuộc với nhau trong cùng một công ty hoặc tổng công ty, tập đoàn.. và các sản phẩm, hàng hoá vật tư xuất biếu tặng , xuất trả lương, thưởng dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, quảng cáo, giới thiệu mặt hàng hoặc tổ chức hội nghị khách hàng... được coi là tiêu thụ khác.
2.Doanh thu bán hàng
2.1 Khái niệm
Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiện do việc bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng. Tổng số doanh thu bán hàng là số tiền ghi trên hoá đơn bán hàng, trên hợp đồng cung cấp lao vụ, dịch vụ.
Doanh thu thuần là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng với khoản giảm giá, doanh thu của hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, thuế tiêu thụ đặc biết, thuế xuất khẩu.
Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua với khối lượng lớn.
2.2 Thời điểm ghi nhận doanh thu
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn 5 điều kiện sau:
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hàng hoá cho người mua.
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá.
Doanh thu được xác đinh tương đối chắc chắn.
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
Xác định được chi phí liên quan đến việc giao dịch bán hàng.
3.Giá vốn hàng bán
3.1. Khái niệm
Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ. đối với sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ, giá vốn là giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) hay chi phí sản xuất. Với vật tư tiêu thụ, giá vốn bao gồm trị giá mua của hàng tiêu thụ cộng (+) với chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiee thụ.
3.2.Phương pháp tính giá vốn hàng xuất bán
Theo nguyên tắc giá phí, sản phẩm hàng hoá xuất bán phải được phản ánh theo giá vốn thực tế. Tuy vậy, đối với những doanh ghiệp có nhiều chủng loại hàng hoá biến động thường xuyên thì có thể sử dụng giá hạch toán để ghi chép sự biến động hàng ngày của sản phẩm, hàng hoá. Do đó giá vốn hàng bán có thể tính theo giá thực tế hoặc giá hạnh toán.Việc tính giá vốn hàng xuất bán có thể sử dụng 1 trong 5 phương pháp sau:
3.2.1.Phương pháp đơn giá thực tế bình quân:
Hiện nay phương pháp này có các cách xác định sau:
Giá thực tế tồn đầu kỳ
Tính theo đơn giá bình quân tồn đầu kỳ:
Số lượng tồn đầu kỳ
Đơn giá bình quân tồn dầu kỳ =
Giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất kho x Đơn giá bình quân tồn đầu kỳ.
Giá thực tế bình quân cả kỳ dự trữ:
Giá thực tế SP xuất kho = Số lượng SP xuất kho x Đơn giá bình quân cả kỳ
Z tt SP tồn đầu kỳ + Z tt nhập trong kỳ
=
Đơn giá
Số lượng SP tồn đầu kỳ + Số lượng SP nhập trong kỳ
bình quân cả kỳ
dự trữ
Giá bình quân sau mỗi lần nhập:
Đơn giá bình Giá thực tế SP tồn trước khi nhập + Giá thực tế SP nhập
quân sau =
mỗi lần nhập Số lượng SP tồn trước khi nhập + Lượng nhập
Giá thực tế SP tồn đầu kỳ
Giá bình quân cuối kỳ trước :
=
Giá bình quân
Lượng thực tế SP tồn đầu kỳ
cuối kỳ trước
Trị giá vốn hàng xuất bán tính theo phương pháp đơn giá thực tế bình quân (thường sử dụng đơn giá thực tế bình quân liên hoàn) có tính chính xác cao, cập nhật, kịp thời, phù hợp với trị giá thực tế của sản phẩm hàng hoá tại các thời điểm xuất nhưng khối lượng tính toán nhiều. Tuy nhiên nhược điểm này sẽ dược khắc phục nếu như sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán.
Phương pháp đơn giá tồn đầu kỳ có ưu điểm là đơn giản, kịp thời phản ánh tình hình biến động của sản phẩm, hàng hoá trong kỳ. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này sẽ không tính được chính xác trị giá vốn hàng xuất bán nếu như giữa kỳ này với kỳ trước có sự biến động lớn về giá cả vì phương pháp này không tính đến sự biến động của giá cả kỳ này.
3.2.2.Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO):
Theo phương pháp này số sản phẩm xuất kho được tính giá thực tế trên cỏ sở lô sản phẩm nào nhập kho trước sẽ được xuất trước.
Sử dụng phương pháp FIFO cũng cho thông tin đáng tin cậy, giá vốn hàng xuất bán tương đối phù hợp với trị giá của sản phẩm, hàng hoá tại thời điểm xuất bán, thích hợp với giá ổn định và có xu hướng giảm.
3.2.3.Phương pháp nhập sau, xuất trước ( LIFO) :
Theo phương pháp nhập sau sẽ xuất trước. Phương pháp này có tính giá sản phẩm xuất bán ngược lại với phương pháp FIFO.
Phương pháp LIFO cũng tính được giá vốn hàng xuất bán sát với giá thực tế tại thời điểm xuất bán nhưng trị giá sản phẩm hàng hoá tồn trong kho sẽ không chính xác nếu có sự biến động lớn về giá cả, thích hợp khi giá cả có xu hướng tăng.
3.2.4.Phương pháp thực tế đích danh
Giá thực tế sản phẩm xuất kho căn cứ vào đơn giá thực tế nhập kho theo từng lô, từng lần nhập và số lượng xuất kho theo từng lần.
Phương pháp thực tế đích danh cho trị giá vốn hàng xuất bán chính xác. Tuy nhiên áp dụng phương pháp này cần phải có biện pháp quản lý sản phẩm theo lô và thường chỉ áp dụng đối với những sản phẩm, hàng hoá đặc chủng có giá trị lớn.
3.2.5.Tính giá sản phẩm, hàng hoá theo giá hạch toán
Theo cách tính này, hàng ngày kế toán ghi chép sự biến động của sản phẩm, hàng hoá theo giá hạch toán (là loại giá ổn định do doanh nghiệp tự xây dựng được sử dụng thống nhất của doanh nghiệp, không có tác dụng giao dịch với bên ngoài và được sử dụng trong một thời gian dài, ít nhất là một kỳ hạch toán). Cuối kỳ sử dụng phương pháp hệ số giá để tính ra trị giá vốn hàng bán.
Đơn giá
hạch toán
x
=
Trị giá hạch toán Số lượng SP
của hàng xuất kho xuất kho
Hệ số
giá SP
X
=
Giá thực tế của SP Giá hạch toán của SP xuất
xuất kho trong kỳ kho trong kỳ
Hệ số Giá thực tế của SP tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
giá =
sản phẩm Giá hạch toán của SP tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Phương pháp hệ số giá cho phép kế toán ghi chép hàng ngày rất thuận tiện dễ dàng và nhanh chóng nhưng công việc dồn vào cuối kỳ khi phải xác định hệ số giá và tính ra trị giá vốn thực tế hàng xuất bán để ghi các sổ kế toán tổng hợp.
Trên cơ sở những ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng thích hợp của từng phương pháp tính giá vốn hàng xuất bán, các doanh nghiệp tuỳ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, khả năng, trình độ cán bộ kế toán, yêu cầu quản lý cũng như trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật tính toán xử lý thông tin của đơn vị mình mà đăng ký sử dụng phương pháp thích hợp cho doanh nghiệp.
4.Kết quả tiêu thụ sản phẩm
Kết quả tiêu thụ là kết quả cuả hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá,lao vụ, dịch vụ và được biểu hiện qua chỉ tiêu lãi (hoặc lỗ) về tiêu thụ. Kết quả đó được tính theo công thức sau đây:
Lãi (lỗ) về Doanh Giá vốn Chi phí Chi phí
tiêu thụ = thu - hàng - bán - quản lý
sản phẩm thuần bán hàng doanh nghiệp
CPBH bao gồm toàn bộ chi phí lưu thông, chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp. CPBH gồm các khoản: chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền cho khâu bán hàng.
CPQLDN là chi phí liên quan đến quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung liên quan đến cả doanh nghiệp. CPQLDN bao gồm các khoản: chi phí nhân viên quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý, thuế, phí, lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dự trù mua ngoài, chi phí khác bằng tiền phục vụ cho công tác quản lý.
CPBH và CPQLDN xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính là các chi phí thời kỳ, xét trong mối quan hệ và khả năng quy nạp vào các đối tượng chịu chi phí thì là chi phí gián tiếp. Do vậy cần phải quản lý chặt chẽ, tiết kiệm và cuối kỳ phân bổ và xác định kết quả kinh doanh.
Số chênh lệch doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu (doanh thu thuần) với GVHB,CPBH, CPQLDN là KQTT biểu hiện bằng số lãi hoặc lỗ.
KQTT= Doanh thu thuần- GVHB - CPBH - CPQLDN
Trong đó:
Doanh thu thuần = Tổng DTBH -Doanh thu hàng bán bị trả lại- Giảm giá hàng bán
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - GVHB
KQTT = Lợi nhuận gộp - CPBH - CPQLDN
KQTT có thể xác định cho toàn bộ số hàng tiêu thụ hoặc cho từng mặt hàng, nhóm hàng, từng bộ phận tiêu thụ trong kỳ, KQTT là bộ phận chủ yếu quan trọng nhất trong kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tổ chức kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp công nghiệp
Nguyên tắc kế toán
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
Chỉ được ghi nhận DTBH của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ lao vụ đã được xác định là tiêu thụ. Giá bán làm căn cứ tính DTBH là giá bán ghi trên Hoá đơn GTGT hoặc Hoá đơn bán hàng và các chứng từ liên quan đến việc bán hàng.
Chi phí để xác định kết quả tiêu thụ phải tương ứng với doanh thu thực hiện của số hàng đã tiêu thụ gồm tất cả các chi phí cấu thành trong số hàng đã bán, đó là giá thành toàn bộ của số hàng đã bán.
2.Hạch toán giá vốn hàng bán
2.1.Hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên
Kê khai thường xuyên là phương pháp phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho. Phương pháp này được sử dụng phổ biến hiện nay ở nước ta vì những tiện ích của nó. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp có nhiều chủng loại sản phẩm hàng hoá có gía trị thấp thường xuyên xuất dùng, xuất bán mà áp dụng phương pháp này sẽ tốn nhiều công sức. Dẫu vậy, phương pháp này có dọ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời, cập nhật. Theo phương pháp này tại bất kỳ thời điểm nào, kế toán cũng có thể xác định được lượng nhập, xuất, tồn từng loại hàng tồn kho nói chung và sản phẩm nói riêng.
2.1.1. Chứng từ sử dụng
Phiếu xuất kho.
Lệnh điều chuyển nội bộ
Phiếu xuất kho kiêm vận chyển nội bộ.
Thông báo của đại lý về số hàng đã tiêu thụ
...
2.1.2.Tài khoản sử dụng
TK 155: “Thành phẩm”. TK này dùng để phản ánh nhập, xuất, tồn kho sản phẩm theo giá thực tế.TK 155 có thể được mở chi tiết cho từng kho, từng loại, từng nhóm sản phẩm.
Bên nợ: Các nghiệp vụ ghi tăng giá thành thực tế sản phẩm.
Bên có: Các nghiệp vụ ghi giảm giá thành thực tế sản phẩm.
Dư nợ: Giá thành thực tế tồn kho.
TK 157: “Hàng gửi bán”. TK được sử dụng để theo dõi giá trị sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng hoặc giá trị sản phẩm, hàng hoá nhờ bán đại lý, ký gửi hay giá trị lao vụ, dịch vụ giao cho người đặt hàng, người mua hàng chưa được chấp nhận thanh toán. Số hàng hóa, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
Bên Nợ: +Giá trị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ gửi bán
Bên Có: +Giá trị sản phẩm, hàng hoá lao vụ, dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán
+ Giá trị hàng gửi bán bị từ chối, trả lại.
Dư Nợ : Giá trị hàng gửi bán chưa được chấp nhận.
TK 632: “Giá vốn hàng bán”.TK này dùng để theo dõi trị giá vốn hàng hoá, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ. Giá vốn hàng bán có thể là giá thành công xưởng thực tế của sản phẩm xuất bán hay giá thành thực tế của lao vụ dịch vụ cung cấp hoặc trị giá mua thực tế của hàng tiêu thụ.
Bên Nợ: Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã cung cấp theo hoá đơn ( đã được coi là tiêu thụ trong kỳ)
Bên Có: Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ vào tài khoản xác định kết quả.
TK 632 cuối kỳ không có số dư.
2.1.3. Trình tự hạch toán
*Sơ đồ 1: Hạch toán sản phẩm theo phương thức kê khai thường xuyên
TK 155, 154 TK 632 TK911
Trị giá vốn hàng tiêu thụ
TK 157 K/c GVHB xác định
kết quả tiêu thụ
Giá vốn HGB Trị GV hàng t. thụ
2.2.Hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư, hàng hoá, sản phẩm trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế và lượng xuất dùng cho sản xuất kinh doanh và các mục đích khác. Độ chính xác của phương pháp này không cao mặc dầu tiết kiệm được công sức ghi chép và nó chỉ thích hợp với những doanh nghiệp kinh doanh những chủng loại hàng hoá, vật tư khác nhau, giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng, xuất bán.
2.2.1. Chứng từ sử dụng:
Xem phần Hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
2.2.2. TK sử dụng
Theo phương pháp này kế toán sử dụng các tài khoản sau:
TK 155: “Thành phẩm” Tài khoản này chỉ phản ánh giá thực tế của sản phẩm tồn kho. TK155 có kết cấu như sau:
Bên Nợ:Kết chuyển giá thực tế sản phẩm tồn cuối kỳ.
Bên Có: Kết chuyển giá thực tế của sản phẩm tồn kho đầu kỳ
Số dư nợ: Giá thực tế sản phẩm tồn kho cuối kỳ
TK 157: “Hàng gửi bán”. TK này chỉ phản ánh giá thực tế của hàng gửi bán tồn cuối kỳ.TK157 có kết cấu như sau:
Bên nợ: Kết chuyển giá thực tế hàng gửi bán tồn cuối kỳ
Bên có: Kết chuyển giá thực tế hàng gửi bán tồn đầu kỳ.
Số dư nợ: Giá thực tế hàng gửi bán tồn cuối kỳ
TK 632: “Giá vốn hàng bán”. TK này phản ánh giá thực tế sản phẩm nhập và xuất. Kết cấu TK632 như sau:
Bên Nợ:
Kết chuyểm giá thực tế SP tồn đầu kỳ
Kết chuyển giá thực tế HGB tồn đầu kỳ
Kết chuyển giá thành SP xuất tiêu thụ
Bên có:
Kết chuyển giá thực tế SP tồn cuối kỳ
Kết chuyển giá thực tế hàng gửi bán tồn cuối kỳ
Kết chuyển giá thành sản phẩm xuất tiêu thụ
TK này cuối kỳ không có số dư.
2.2.3.Trình tự hạch toán
Sơ đồ 2 Hạch toán sản phẩm xuất tiêu thụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ
TK 631 TK 632 TK911
Trị giá SP hoàn thành chưa nhập kho
tiêu thụ trong kỳ K/c GVSP tiêu thụ trong kỳ
TK 155,157
K/c GVSP, HGB tồn đầu kỳ
K/c giá vốn SP, HGB tồn cuối kỳ
3. Hạch toán doanh thu tiêu thụ
3.1. Chứng từ sử dụng
Doanh nghiệp t._.hường phải lập các loại chứng từ sau để xác định doanh thu tiêu thụ và làm căn cứ ghi doanh thu trên sổ kế toán:
Hoá đơn GTGT ( Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT)
Hoá đơn bán hàng ( đối với đơn vị áp dụng phương pháp trực tiếp khi tính thuế GTGT phải nộp)
Bảng kê hàng gửi bán đã tiêu thụ hoặc thông báo của đại lý về số hàng đã tiêu thụ
Các chứng từ thanh toán: Phiếu thu, Giấy báo của ngân hàng..
3.2. TK sử dụng:
TK 511: “Doanh thu bán hàng” TK này được dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong kỳ và các khoản giảm thu.
Bên nợ: + Số thuế ( thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu) phải nộp tính trên doanh số bán trong kỳ.
+ Giảm giá hàng bán và doanh thu của hàng bán bị trả lại.
+ Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán.
Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành 4 tài khoản cấp hai:
+TK5111: DT bán hàng hoá +TK5113: DT cung cấp dịch vụ
+TK5112: DT bán sản phẩm +TK5114: DT trợ cấp trợ giá
TK 512: “Doanh thu bán hàng nội bộ”.Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ tiêu thụ trong nội bộ.
Bên Nợ: +Trị giá hàng bán trả lại, khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận trên khối lượng tiêu thụ nội bộ trong kỳ
+ Kết chuyển doanh thu tiêu thụ nội bộ thuần vào tài khoản xác định kết quả.
Bên Có: Tổng số doanh thu bán hàng nội bộ của doanh nghiệp đã thực hiện trong kỳ.
TK 512 không có số dư cuối kỳ, TK 512 chi tiết thành 3 tài khoản cấp hai:
+ TK5121: Doanh thu bán hàng hoá.
+ TK 5122: Doanh thu bán sản phẩm.
+ TK5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ.
3.3 Trình tự hạch toán
3.3.1 Hạch toán doanh thu tiêu thụ ở các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Trình tự hạch toán doanh thu tiêu thụ ở các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có thể được khái quát qua các sơ đồ sau:
Sơ đồ 3 Hạch toán doanh thu tiêu thụ theo phương pháp trực tiếp, chuyển hàng chờ chấp nhận
TK333 (3332,3333) TK 511,512 TK 111,112...
Doanh thu TT không có VAT
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế xuất khẩu TK 3331 VAT p.nộp
phải nộp (nếu có) TK1331
VAT được khấu trừ
khi đem hàng đổi hàng
TK152,153
DT trực tiếp bằng vật tư, hàng hoá
Sơ đồ 4: Hạch toán doanh thu tiêu thụ theo hình thức bán hàng đại lý
(hưởng hoa hồng)
TK333(3332,3333) TK 511 TK 111,112,131
Thuế TTĐB, DT tiêu thụ Tổng giá thanh toán
thuế XK phải nộp trừ hoa hồng đại lý
TK3331 TK 641
Số VAT Hoa hồng đại lý
phải nộp ( không có VAT)
Sơ đồ 5: Hạch toán doanh thu tiêu thụ theo phương thức trả góp
TK511 111,112
DTtheo giá bán Số tiền người mua trả lần đầu
thu tiền ngay
TK 3331 TK 131
Thuế GTGT phải nộp Tổng số
tính trên giá bán tiền còn Thu tiền ở người mua
thu tiền ngay
TK711 phải thu ở các kỳ sau
người mua
Lợi tức trả chậm
2.2. Hạch toán doanh thu tiêu thụ trong các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc với các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hay thuế xuất khẩu
Cũng giống như doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, cùng với việc phản ánh giá trị sản phẩm xuất kho bán theo các phương thức tiêu thụ và việc phản ánh trị giá vốn sản phẩm đã được xác định là tiêu thụ, kế toán còn phải phản ánh doanh thu bán hàng và các khoản khác có liên quan theo từng phương thức bán hàng. Tuy nhiên, ở doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương thức trực tiếp trong giá thực tế vật tư xuất dùng cho sản xuất kinh doanh có thuế GTGT đầu vào và trong doanh thu bán hàng còn bao gồm cả thuế GTGT đầu ra, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp. Do vậy, kế toán doanh thu tiêu thụ theo từng phương thức bán hàng ở doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương thức trực tiếp là giống doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nhưng không có các bút toán ghi thuế GTGT đầu vào khấu trừ và thuế GTGT đầu ra phải nộp.
4.Hạch toán các nghiệp vụ giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại .
4.1. Chứng từ sử dụng
Khi phát sinh các nghiệp vụ giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, kế toán căn cứ các chứng từ sau để ghi sổ:
Hợp đồng kinh tế
Biên bản kiểm nghiệm sản phẩm
Văn bản đề nghị giảm giá
Văn bản phuc đáp cảu doanh nghiệp chấp nhận giảm giá
Hoá đơn ( của bên mua viết cho đơn vị)
Phiếu nhập kho của số hàng bán bị trả lại...
4.2.TK sử dụng
TK 531: “Hàng hoá bị trả lại”. Dùng để theo dõi doanh thu của số hàng hoá, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại.
Bên Nợ: Doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại.
Bên Có: Kết chuyển doanh thu của số hàng bán bị trả lại
TK 531 cuối kỳ không có số dư
TK 532: “Giảm giá hàng bán”. TK532 được sử dụng để theo dõi toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán cho khách trên giá bán thoả thuận vì lý do chủ quan của doanh nghiệp.
Bên Nợ: Các khoản giảm giá hàng bán được chấp nhận.
Bên có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán trừ vào doanh thu.
TK 532 cuối kỳ không có số dư.
4.3.Trình tự hạch toán: Trình tự hach toán được khái quát theo sơ đồ sau
Sơ đồ 6: Hạch toán giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại
TK 111,112,131,.. TK531,532 TK511
Giảm giá, hàng bán bị K/c giảm giá, DT hàng
trả lại bán bị trả lại
TK 3331
Thuế GTGT đầu ra
tương ứng (nếu áp dụng
phương pháp khấu trừ thuế )
Với hàng bán trả lại ngoài việc phản ánh doanh thu kế toán còn phản ánh trị giá vốn của hàng bán bị trả lại nhưng tuỳ vào phương pháp kế toán doanh nghiệp áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ mà việc ghi giá vốn của hàng bán bị trả lại có khác nhau.
Với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, phản ánh trị giá vốn của hàng bán bị trả lại:
Nợ TK155: Nhập kho sản phẩm
Nợ TK157: Gửi lại cho người mua
Có TK632: Giá vốn hàng trả lại
Với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kkỳ trị giá vốn của hàng bán bị trả lại nếu nhập kho hay gửi tại kho của người mua được xác định tại thời điểm kiểm kê hàng tồn và được ghi nhận theo số hàng tồn cuối kỳ. Nếu xử lý bồi thường, bán thu bằng tiền, tính vào chi phí bất thường hay trừ vào quỹ dự phòng tài chính thì ghi như sau:
Nợ TK1388: Cá nhân bồi thường
Nợ TK334: Trừ vào lương
Nợ TK 821: Tính vào chi phí bất thường
Nợ TK 415: Trừ vào quỹ dự phòng tài chính
Nợ TK111,112: Bán phế liệu thu bằng tiền.
Có TK 632: Giá vốn hàng bán trả lại đã xử lý
5.Hạch toán chi phí bán hàng
5.1. TK sử dụng:
Kế toán sử dụng tài khoản 641 “ Chi phí bán hàng” để phản ánh, tập hợp và kết chuyển chi phí bán hàng.
TK 641 không có số dư và được chi tiết thành các tài khoản cấp hai:
TK6411: Chi phí nhân viên bán hàng.
TK6412: Chi phí vật liệu bao bì.
TK6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng.
TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6415: Chi phí bảo hành
TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 6418: Chi phí bằng tiền khác.
5.2.Trình tự hạch toán chi phí bán hàng
Sơ đồ 7: Hạch toán chi phí bán hàng
TK334,338 TK641 TK111,138
Chi phí nhân viên Ghi giảm chi phí bán hàng
TK152,153 TK1422 TK911
Chi phí vật liệu, dụng cụ Chi phí chờ
kết chuyển
TK1421,335 K/c CPBH chờ
k/c kỳ trước
Chi phí theo dự toán
TK214
Chi phí khấu hao K/c CPBH trừ vào kết quả
TK111,112,152,155
Chi phí bảo hành
TK331,111,112
Chi phí dịch vụ mua ngoài và
chi phí bằng tiền khác
6. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
6.1. TK sử dụng:
Kế toán sử dụng TK642: “ Chi phí quản lý doanh nghiệp” để phản ánh chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong một kỳ hạch toán và cuối kỳ kết chuyển chi phí đó vào tài khoản xác định kết quả.
TK 642 được chi tiết thành các tài khoản cấp hai sau:
TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý TK 6425: Thuế, phí, lệ phí
TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý TK 6426: Chi phí dự phòng
TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6428: Chi phí bằng tiền khác
6.2. Trình tự hạch toán
Sơ đồ 8: Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
TK334,338 TK642 TK111,138
Chi phí nhân viên Ghi giảm CPQLDN
TK152,153 TK1422 TK911
Chi phí vật liệu, dụng cụ Chi phí chờ
kết chuyển
TK1421,335 K/c CPQLDN
chờ k/c kỳ trước
Chi phí theo dự toán
TK214
Chi phí khấu hao K/c CPQLDN trừ vào kết quả
TK111,112,152,155
Chi phí bảo hành
TK331,111,112
Chi phí dịch vụ mua ngoài
và chi phí bằng tiền khác
7.Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm
7.1.TK sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 911 “ Xác định kết quả” để phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp, được chi tiết cho từng hoạt động(hoạt dộng kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động bất thường) và từng loại hàng hoá, lao vụ, dịch vụ.
TK 911 có kết cấu như sau:
Bên Nợ: + Chi phí sản xuất kinh doanh liên quan đếnhàng tiêu thụ (giá vốn hàng bán, CPBH, CHQLDN)
+ Chi phí hoạt động tài chính và hoạt động bất thường.
+ Kết chuyển kết quả các hoạt động kinh doanh (lợi nhuận).
Bên Có: + Tổng doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ.
+ Tổng số thu nhập thuần hoạt dộng tài chính và hoạt động bất thường.
+ Kết chuyển kết quả các hoạt động kinh doanh (lỗ).
7.2.Trình tự hạch toán
Trình tự hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 9: Hạch toán các nghiệp vụ xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm
TK 632 TK911 TK 511
K/c GVHB trong kỳ K/c Dt thuần về tiêu thụ
TK641,642 TK421
TK142
Chờ kết chuyển K/c CP để K/c lỗ về tiêu thụ
XĐKQ
K/c CPBH, CPQLDN
trừ vào kết qủa
Kết chuyển lãi về tiêu thụ
8.Hình thức sổ kế toán
Hình thức sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng cùng với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quyết định hệ thống sổ và trình tự ghi sổ kế toán. Theo quy định hiện hành có 4 hình thức sổ kế toán:
+Hình thức Nhật ký sổ cái +Hình thức Chứng từ ghi sổ
+Hình thức Nhật ký chung +Hình thức Nhật Ký chứng từ
Dưới đây chuyên đề xin minh hoạ trình tự ghi sổ kế toán quá trình tiêu thụ và xá định kết quả tiêu thụ theo hình thức sổ Nhật ký chứng từ
Sơ đồ10: Hình thức nhật ký chứng từ
Bảng TH chi tiết
BK11
Báo cáo TC
Sổ cái các TK
NKCT số 8
SCT khách hàng
BK5
SCT bán hàng
BK 10
BK 9
BK 8
Chứng từ kế toán
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng : Đối chiếu:
9.Kế toán quản trị doanh thu và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mang tính tổng hợp đa dạng. Doanh nghiệp tiến hành nhiều loại hoạt động kinh doanh khác nhau. Vấn đề đặt ra cho các nhà doanh nghiệp là kinh doanh loại hoạt động nào, sản xuất kinh doanh loại sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dich vụ nào đem lại lợi nhuận cao nhất? Nhà doanh nghiệp cần những thông tin chi tiết về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ làm cơ sở cho quyết định kinh doanh. Kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh đã đáp ứng được yêu cầu này của các nhà quản lý doanh nghiệp. Không chỉ cung cấp thông tin cần thiết, tỷ mỉ, cụ thể về tình hình bán hàng và kết quả hoạt động kinh doanh theo yêu cầu mà qua đó, kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh còn giúp nhà quản lý doanh nghiệp phát hiện được những khả năng tiềm ẩn mà doanh nghiệp chưa khai thác được như tiết kiệm chi phí tiêu thụ, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp trong quá trình tiêu thụ. Chính vì những điều này mà kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh đã trở thành một công cụ đắc lực của các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc điều hành, quản lý quá trình tiêu thụ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Để có đầy đủ thông tin về tình hình tiêu thụ và kết quả kinh doanh tạo điều kiện cho nhà quản trị ra được quyết định tối ưu, kế toán quản trị doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh cần thực hiện tốt các công việc sau đây:
Xây dựng kế hoạch, dự toán tiêu thụ và kế hoạch lợi nhuận theo từng nhóm, mặt hàng chủ yếu, theo từng địa điểm kinh doanh hoặc theo từng chỉ tiêu phù hợp với yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp.
Tổ chức kế toán quản trị tiêu thụ và lợi nhuận theo từng nhóm, mặt hàng chủ yếu, theo từng địa điểm kinh doanh hoặc theo từng chỉ tiêu kế hoạch, dự toán đã xây dựng.
Tổ chức phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch trên cơ sở số liệu chi tiết đã thu nhận đưọc và kế hoạch dự toán đã duyệt.
Đề xuất các kiến nghị giúp lãnh đạo doanh nghiệp ra được các quyết định phù hợp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ, tăng lợi nhuận.
9.1. Xây dựng kế hoạch, dự toán tiêu thụ và lợi nhuận.
Trước tiên, kế toán căn cứ vào phân tích thực tế về thị trường, sức mua, khả năng thanh toán của khách hàng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, trình độ tiếp thị, lập kế hoạch tiêu thụ, trong đó phải dự kiến được các nội dung:
+ Xác định nhu cầu, thị hiếu về từng nhóm, mặt hàng theo từng thị trường, từng khu vực, dự đoán khối lượng sản phẩm hàng hoá có thể bán được.
+Xem xét cân đối hàng hoá tồn kho, tính toán khả năng dự trữ và cung cấp.
+Dự kiến về cải tiến chất lượng mẫu mã sản phẩm hàng hoá.
+Xác định giá bán trong mối quan hệ với giá vốn và các chi phí có liên quan trong quá trình tiêu thụ.
+Tổng hợp dự kiến, tính toán lập bảng dự toán doanh thu theo từng nhóm, mặt hàng, từng địa điểm kinh doanh.
-Sau đó là lập kế hoạch chi phí kinh doanh. Chi phí kinh doanh trong trường hợp này hiểu là giá vốn hàng bán bao gồm trị giá vốn hàng xuất bán , CPBH, CPQLDN của số hàng đã tiêu thụ.
+Xây dựng dự toán trị giá vốn hàng xuất bán có thể căn cứ vào trị giá vốn của hàng mua vào cộng thêm chênh lệch của hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ.
+ Để lập được dự toán CPBH cần phải phân loại CPBH ra làm hai loại dựa vào quá trình tập hợp chi phí, đó là chi phí trực tiếp và chi phí chung. Căn cứ để lập dự toán CPBH là kế hoạch DTBH. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, dự toán cần dựa vào các phương pháp thống kê kinh nghiệm để xem xét tỷ suất CPBH của các kỳ trước hay niên độ trước, đồng thời có tính đến sự ảnh hưởng của nhân tố khách quan thuộc kỳ kế hoạch.
+ Dự toán CPQLDN cũng thường căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch doanh thu bán hàng và có tính tới các nhân tố ảnh hưởng của kỳ kế hoạch. CPQLDN liên quan đến nhiều hoạt động khác nhau thì cần phân bổ cho từng hoạt động trước khi phân bổ cho từng nhóm mặt hàng hay từng địa điểm kinh doanh.
Trên cơ sỏ đã có dự toán về các nhân tố liên quan đến doanh thu, chi phí và kết quả của từng nhóm hàng, từng địa điểm kinh doanh, kế toán sẽ lập bảng dự toán.
9.2.Tổ chức kế toán quản trị doanh thu và kết quả tiêu thụ sản phẩm
9.2.1. Kế toán quản trị doanh thu
Để đáp ứng yêu cầu quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp, doanh thu bán hàng được theo dõi chi tiết thành các khoản doanh thu khác nhau theo những tiêu thức nhất định:
Về phạm vi tiêu thụ, DTBH được theo dõi thành DTBH ra bên ngoài và Dtbh nội bộ và tương ứng là các khoản: DTBH, doanh thu hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán.
DTBH ra bên ngoài và DTBH nội bộ còn phải được tổ chức kế toán chi tiết cho từng loại hình kinh doanh, trong từng loại phải chi tiết theo từng loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
Về phương thức tiêu thụ, DTBH còn cần được tổ chức kế toán chi tiết thành DTBH thu tiền ngay, DTBH trả chậm, DTBH đại lý.
Doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu phải mở chi tiết theo dõi doanh thu xuất khẩu.
Doanh nghiệp có hàng bán chịu theo các mức thuế suất khác nhau phai theo dõi chi tiết doanh thu cho từng loại thuế suất
Các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng cũng phải được theo dõi riêng cho từng loại hoạt động tiêu thụ: hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ và tuỳ theo yêu cầu quản trị của doanh nghiệp mà chi tiết hơn theo từng loại hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ.
9.3. Kế toán quản trị kết quả tiêu thụ sản phẩm
Tổ chức kế toán kết quả kinh doanh của từng mặt hàng, sản phẩm, từng loại lao vụ dịch vụ cần phải được tiến hành một cách đồng bộ và bắt đầu từ khâu tổ chức kế toán chi tiết chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm để xác định được trị giá vốn hàng bán, tới việc kế toán chi tiết doanh thu, lợi nhuận và việc phân bổ các chi phí thời kỳ ( CPBH, CPQLDN).
Trong từng khâu cần phải tổ chức hệ thống chứng từ , tài khoản và sổ kế toán chi tiết để tập hợp những số liệu, thông tin liên quan mà xác định được chi tiết kết quả kinh doanh từng mặt hàng, sản phẩm, từng loại lao vụ, dịch vụ.
Trị giá vốn hàng bán tuỳ thuộc vào đặc điểm hình thành và sự vận động của hàng bán trong từng loại hình doanh nghiệp và việc đăng ký phương pháp tính giá thực tế hàng xuất kho của doanh nghiệp mà có thể được tính theo các phương pháp: đơn giá tồn đầu kỳ, đơn giá thực tế bình quân, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, hay phương pháp giá hạch toán.
CPBH và CPQLDN tập hợp được trong kỳ thường được phân bổ cho số sản phẩm hàng hoá tiêu thu trong kỳ và số sản phẩm, hàng hoá đã sản xuất ra hoặc mua vào trong kỳ chưa được tiêu thụ. Tiêu thức phân bổ thường là trị giá vốn hàng xuất bán và hàng còn tồn kho.
9.3.Phân tích doanh thu, chi phí và kết quả tiêu thụ sản phẩm
Trên cơ sở số liệu kế toán quản trị cung cấp về tình hình tiêu thụ theo nhóm, mặt hàng chủ yếu kế toán phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ và kết quả kinh doanh. Số liệu phân tích, đánh giá của kế toán sẽ là thông tin quan trọng phục vụ nhà quản trị có quyết định đúng đắn, để tính toán lại chi chi phí sản xuất, giá mua, giá bán, chi phí kinh doanh trong kỳ nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao.
Để phân tích, đánh giá và có kết luận chính xác về tình hình tiêu thụ và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải phân tích theo các yếu tố sau đây:
Phân tích chi phí về sản xuất hay mua hàng.
Phân tích chi phí về tiêu thụ.
Phân tích CPQLDN.
Phân tích chi phí tổng quát
Đồng thời việc phân tích đánh giá phải được trình bày theo các tiêu thức sau:
-Phân tích doanh thu, chi phí, kết quả của từng nhóm, mặt hàng hoặc từng loại sản phẩm, dịch vụ.
-Phân tích doanh thu, chi phí và kết quả theo chức năng hoạt động.
-Phân tích doanh thu chi phí và kết quả theo địa điểm hoạt động ( đơn vị, bộ phận).
Phân tích theo từng nhóm, mặt hàng là nhằm đánh giá tình hình doanh thu, chi phí và kết quả của từng nhóm, mặt hàng chủ yếu. Thông qua đó cung cấp thông tin chi tiết về doanh thu, chi phí, kết quả của từng nhóm, mặt hàng tạo điều kiện cho nhà quản trị trả lời đợc các câu hỏi: nên sản xuất kinh doanh mặt hàng nào, sản xuất với chi phí bao nhiêu, mua với giá nào, bán với giá nào để có lãi?
Phân tích theo chức năng hoạt động là nhằm nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch từng khâu kinh doanh: sản xuất sản phẩm, mua hàng, tiêu thụ và dự trữ hàng. Thông qua đó cung cấp thông tin chi tiết về tình hình doanh thu, chi phí và kết quả theo từng khâu kinh doanh, giúp nhà quản trị có được kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch sản xuất, kế hoạch mua hàng và dự trữ phù hợp.
Phân tích chi phí, doanh thu và kết quả theo địa điểm kinh doanh để đánh giá chất lượng kinh doanh và hiệu quả công tác của từng đơn vị trực thuộc của kinh doanh nghiệp nhằm có chế độ khuyến khích lợi ích vật chất và quyết định phương án đầu tư phát triển theo địa điểm kinh doanh.
Phương pháp phân tích chung là so sánh thực tế với kế hoạch nhằm xác định chênh lệch và tìm nguyên nhân ảnh hưởng từ đó đề xuất các biện pháp với lãnh đạo doanh nghiệp
Các chỉ tiêu phân tích tổng hợp chi phí, doanh thu và kết quả:
Doanh thu thuần = DTBH – Hàng bán bị trả lại – Giảm giá hàng bán.
Tỷ suất lợi nhuận gộp Lợi nhuận gộp
so với = ------------------- x 100%
doanh thu thuần Doanh thu thuần
Tỷ suất CPBH Chi phí bán hàng
so với = ---------------------- x 100%
doanh thu thuần Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận thuần Lợi nhuận thuần trước thuế
thuần trước thuế so với = ------------------------------------ x100%
doanh thu thuần Doanh thu thuần
10.Tình hình hạch toán tiêu thụ sản phẩm và kết quả tiêu thu tại một số nước trên thế giới
Trong nền kinh tế thị trường, kế toán được nhiều nhà quản lý kinh tế, các chủ doanh nghiệp quan niệm như một ngôn ngữ kinh doanh, là một nghệ thuật để ghi chép, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh xã hội, kế toán cũng được hoàn thiện, đổi mới để đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao hơn. Vì thế nghiên cứu cách hạch toán kế toán tại một số nơi trên thế giới cũng là cơ sở để chúng ta học hỏi cách thức quản lý tài chính hiện đại.
ở các nước trên thế giới, kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm là vấn đề được các doanh nghiệp khá quan tâm. Việc tổ chức hạch toán kế toán gọn nhẹ đồng thời đảm bảo tính trung thực của số liệu là mục tiêu họ luôn hướng tới. Một số nước đã có hệ thống kế toán được coi là hoàn chỉnh. Sau đây em xin đưa ra một số ví dụ về cách hạch toán phần hành tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Mỹ và Pháp.
10.1. Kế toán Mỹ
Khi hàng hoá được xác định là tiêu thụ, kế toán hạch toán doanh thu và toàn bộ số tiền doanh nghiệp thu được do bán sản phẩm, hàng hoá là chỉ tiêu tổng doanh số tiền bán. Để tăng cường lượng hàng tiêu thụ, các doanh nghiệp cũng thực hiện chính sách bán giảm giá, bớt giá, chiết khấu cho khách hàng ( trên hoá đơn hoặc trong các hợp đồng bán hàng). Khoản chênh lệch giữa tổng số bán và khoản giảm giá bớt giá là doanh thu thuần.
Đối với khoản thuế, mỗi Bang đều có luật thuế doanh thu bán hàng lẻ riêng. Luật thuế này chỉ thu một lần vào hàng bán lẻ chứ không thu ở các khâu nên không bị trùng.
-Phản ánh giá vốn hàng bán:
Nợ TK Chi phí vốn hàng bán.
Có TK Chi phí tồn kho hoặc sản phẩm hàng hoá
-Phản ánh doanh thu:
Nợ TK Tiền ( hoặc các TK các khoản phải thu)
Có TK Doanh thu bán hàng
Có TK Thuế phải nộp nhà nước
-Hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán:
Nợ TK Doanh thu bị trả lại
Nợ TK Giảm giá hàng bán
Có TK Tiền ( hoặc các TK khoản Phải thu)
-Chiết khấu bán hàng:
Nợ TK Tiền (số thực của khách hàng)
Nợ TK Doanh thu bị chiết khấu (số chiết khấu dành cho khách hàng)
Có TK Các khoản phải thu (tổng giá bán)
Để xác định thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phải xác định chi phí kinh doanh bao gồm:
+Chi phí bán hàng: Là các khoản mục chi phí phát sinh nhằm mục đích kích thích bán hàng, khấu hao thiết bị cửa hàng...
+Chi phí về quản lý chung: Là chi phí phát sinh cho việc vận hành doanh nghiệp lương nhân viên văn phòng, chi phí vật tư văn phòng...
Khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tính như sau:
Doanh số Tổng Hàng bán
bán = doanh số - bị trả - Chiết khấu -Giảm giá
hàng thuần bán hàng lại
Thu nhập Doanh Giá vốn Chi phí
thuần từ = thu - hàng - hoạt động
hoạt động KD thuần bán kinh doanh
Trong kế toán Mỹ, hình thức sổ áp dụng là Nhật ký chung, kết cấu sổ đơn giản nhưng đầy đủ, đảm bảo tính chặt chẽ và chính xác của thông tin kế toán.
10.2. Kế toán Pháp
Khi nghiệp vụ bán hàng phát sinh, kế toán sẽ lập hoá đơ bán hàng trên đó ghi giá bán sản phẩm. Thông thường các doanh nghiệp khi bán hàng đều có phần giảm giá, bớt giá cho khách hàng mua với số lượng lớn, do đó giá bán thực tế dùng để hạch toán là giá ghi trên hoá đơn trừ phần giảm giá bớt giá đã chấp nhận cho khách hàng. Riêng phần chiết khấu dành cho khách hàng vẫn được tính vào giá bán và được hạch toán như một khoản chi phí tài chính. Chế độ kế toán Pháp quy định áp dụng thuế trị giá gia tăng (TVA), theo đó trên mỗi hoá đơn bán hàng, doanh nghiệp sẽ ghi thêm nột khoản thuế theo quy định của Nhà nước trên doanh số bán.
Để hạch toán nghiệp bán hàng kế toán sử dụng các chứng từ là các hoá dơn báo đòi, ho đơn báo Có và các tài khoản sau TK70 ( thu nhập về bán sản phẩm, hàng hoá cung cấp dịch vụ), TK41 ( khách hàng và các TK có lieen quan), TK4457 (TVA thu hộ Nhà nước), TK665 (chiết khấu dành cho khách hàng) và một số TK liên quan.
Phương pháp hạch toán như sau:
-Khi bán hàng:
Nợ TK530, 512,514: Tổng giá có thuế
Có TK70 (chi tiết từ TK701 đến TK707): Giá chưa có thuế
Có TK4457: TVA thu hộ Nhà nước
-Khi hàng bán bị trả lại:
Nợ TK70: Trị giá của hàng bị trả lại không có thuế.
Nợ TK 4457: Thuế của hàng bị trả lại
Có TK 530, 512, 514, 411: Giá có thuế của hàng bị trả lại.
Chiết khấu cho khách hàng:
+ Chiết khấu trên hoá đơn báo đòi:
Nợ TK665: Phần chiết khấu.
Nợ TK 530, 512, 514,411: Số còn phải thu.
Có TK70 (701 đến 707) : Giá không thuế
Có TK4457: TVA thu hộ Nhà nước
+ Chiết khấu sau hoá đơn báo đòi:
Nợ TK665: Phần chiết khấu giá không thuế
Nợ TK4457: TVA của phần chiết khấu
Có TK411: Giá có thuế của phần chiết khấu
-Bán hàng có giảm giá dành cho khách hàng:
Nợ TK709: Phần giảm giá bớt giá không có thuế
Nợ TK4457: Thuế của phần giảm giá bớt giá
Có TK530, 512, 514, 411
-Bán hàng hàng đã giao nhưng hoá đơn chưa lập:
Nợ TK418: Tổng giá có thuế
Có TK70: Giá chưa có thuế
Có TK4457: TVA thu hộ Nhà nước.
Khi thanh toán tiền hàng:
Nợ TK530, 512, 514, 413
Có TK 411
Cuối niên độ, kế toán loại bỏ những khoản chi phí, thu nhập ghi nhận trước và ghi vào thu nhập, chi phí của kỳ báo cáo những khoản thuộc hoạt động của này nhưng chưa có chứng từ. Kế toán thực hiện các bút toán chênh lệch sản phẩm để xác định giá vốn hàng tiêu thụ.
-Kết chuyển sản phẩm tồn kho đầu kỳ:
Nợ TK7135
Có TK35
-Kết chuyển sản phẩm tồn kho cuối kỳ:
Nợ TK35
Có TK7135
Kết quả tiêu thu của mỗi niên độ là số chênh lệch giữa thu nhập của niên độ và chi phí của niên đọ và kết quả được hạch toán trên TK12.
Kế toán Pháp cũng sử dụng hình thức Sổ Nhật ký chung để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ.
Với điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, khi mà chính sách kinh tế mở cửa đang thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư vào Việt Nam, thì việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đi trước trong lĩnh vực kế toán, trên cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế là việc làm hết sức cần thiết, nhất là khi chúng ta đang từng bước sửa đổi và hoàn thiện hơn nữa hệ thống kế toán doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước, với thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế.
Trên đây là những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên trong thực tế của mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp có những đặc trưng riêng nên việc vận dụng lý luận vào thực tế cũng có những đặc điểm nhất định. Trên cơ cở chính sách, chế độ hiện hành doanh nghiệp vần phải dựa vào đặc điểm của mình để lựa chọn hình thức, phương pháp, hệ thống kế toán cho phù hợp đảm bảo phản ánh, giám đốc tài sản và sự vận động của tài sản của doanh nghiệp trong khâu tiêu thụ một cách chính xác, trung thực và hiệu quả nhất, đảm bảo phát huy được vai trò của hạch toán kế toán trong việc quản lý các hoạt động kinh tế tài chính trong doanh nghiệp.
Phần ii
thực tế công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm
và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm
tại nhà máy thiết bị bưu điện
Đặc điểm chung của Nhà máy thiết bị bưu điện
Sơ lược lịch sử hình thành phát triển.
Nhà máy thiết bị bưu điện
( dnnn- thành viên tổng công ty bưu chính viễn thông việt nam )
Tên giao dịch quốc tế: posts and telecommunication equipment factory
(postef)
Trụ sở chính: 61 Trần Phú- Ba Đình- Hà Nội.
Gồm: Ba cơ sở sản xuất:
Cơ sở 1: số 61 Trần Phú- Ba Đình –Hà nội
Cơ sở 2: Số 63 Nguyễn Huy Tưởng- Thanh Xuân- Hà Nội
Cơ sở 3: Thị trấn Lim -Tỉnh Bắc Ninh.
Ba chi nhánh:
-Chi nhánh 1: số 1 Lê Trực- Ba Đình- Hà Nội
-Chi nhánh 2: Số 598 Điện Biên Phủ – Thành phố Đà Nẵng.
-Chi nhánh 3: Số 25A Nguyễn Đình Chiểu-Q1- Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiệm vụ chính: Sản xuất kinh doanh, lắp đặt các thiết bị máy móc,linh kiện kỹ thuật chuyên ngành Bưu chính viễn thông, các sản phẩm điện, điện tử. Tin học, cơ khí.
Tiền thân của nhà máy thiết bị Bưu điện là một kho dây thép của thực dân pháp. Năm 1954, tiếp quản Nhà Bưu điện. Liên khu 5 biến nó thành một xưởng quân giới. Từ xưởng quân giới đó, Nhà máy thiết bị truyền thanh được thành lập theo quyết định của tổng cục Bưu điện. Nhà máy thiết bị truyền thanh ra đời đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc tái thiết đất nước giai đoạn sau 1954.
Năm 1967, Tổng cục Bưu điện tách Nhà máy thiết bị truyền thanh thành 4 Nhà máy: 1,2,3 và 4. Những năm chống chiến tranh phá hoại của đé quốc Mỹ, các nhà máy vẫn bám trụ ở thủ đô Hà nội tham gia sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến trường miền nam bằng việc sản xuất ra hàng trăm nghìn máy điện thoại ddi đường dã chiến cho quân đội.
Đầu những năm 70, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh, Tổng cục Bưu điện quyết định sát nhập 4 nhà máy thành Nhà máy thiết bị bưu điện. Sản phẩm của nhà máy bước đầu được đa dạng hoá như các thiết bị hữu tuyến, vô tuyến, thiết bị truyền thanh và thu thanh.
Tháng 12 năm 1986, mở đầu thời kỳ đổi mới Tổng cục Bưu điện một lần nữa tách nhà máy thành 2 là Nhà máy thiết bị bưu điện đặt tại 61 Trần Phú – Hà nội và Nhà máy vật liệu điện từ, loa âm thanh đặt tại 63 Nguyễn Huy Tưởng, Hà Nội.
Ngày 15-3-1993, hai nhà máy trên một lần nữa được sát nhập thành Nhà máy thiết bị bưu điện theo quyết định số 202/QĐ-TCCB của Tổng cục Bưu điện. Nhà máy tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ở cả hai khu vực: 61 Trần Phú và 63 Nguyễn Huy Tưởng, Hà nội. Năm 1997 nhà máy tiếp tục nhận khu đồi A02 –Lim, Bắc Ninh đầu tư cải tạo, xây dựng thành cơ sở sản xuất số 3 của nhà máy. Ngày 9-9-1996 nhà máy được thành lập lại theo quyết định số 427/ TCCB trực thuộc tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam.
Qua hơn 45 năm hoạt động với đường lối, chính sách đúng đắn của ban lãnh đạo nhà máy, từ một doanh nghiệp có nguy cơ giải thể trong thời kỳ bao cấp nay đã trở thành một trong những cơ sở công nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng và lắp đặt các thiết bị chuyên ngành Bưu chính viễn thông cho các mạng bưu chính viễn thông Việt Nam. Các sản phẩm của nhà máy tương đối đa dạng như điện thoại ấn phím cố định, điện thoại di động GSM, máy Fax, thiết bị đấu nối cáp đồng và cáp quang, nguồn vi ba và tổng đài ống cáp viễn thông, cabin đàm thoại, tổ hợp điện thoại thẻ..v..v.. Nhà máy đang cố gắng phấn đấu góp sức cùng ngành Bưu chính viễn thông thực hiện mục tiêu đạt 8 máy điện thoại trên 100 dân vào năm 2005.
Nhà máy đã và đang phát huy sức mạnh tổng hợp bằng việc đổi mới và hoàn thiện công nghệ sản xuất, đồng thời có cá._.không thể theo dõi được GVHB trong kỳ cũng như GVHB của từng loại sản phẩm. Nếu như ban giám đốc đột xuất yêu cầu những số liệu về GVHB làm cơ sở cho việc ra quyết định tức thời nào đó về tiêu thụ thì kế toán khó có thể cung cấp được một cách kịp thời. Mặt khác, sản phẩm của nhà máy được đánh giá theo giá hạch toán mà giá vốn không phản ánh giá hạch toán đã không đảm bảo nguyên tắc phù hợp của kế toán.
2.3. Nhà máy không mở sổ chi tiết theo dõi DTBH
Hiện nay Nhà máy thiết bị Bưu điện không mở sổ theo dõi DTBH mà theo dõi thông qua các tài khoản đối ứng với tài khoản doanh thu, đó là TK111, TK131, TK136 theo quan hệ đối ứng như sau:
+ Với trường hợp tiêu thụ trực tiếp:
Nợ TK 111 hoặc TK131
Có TK511
+Với trường hợp tiêu thụ qua chi nhánh:
Nợ TK 136
Có TK 512
Và tương ứng là các sổ:
Nhật ký quỹ – tất cả những dòng đối ứng Có TK511, cuối kỳ có Bảng TH TK 111 và Sổ cái TK111.
Sổ chi tiết TK 1331- cột đối ứng Có TK 511, cuối kỳ có bảng THTK 131 và Sổ cái TK 131.
Sổ chi tiết TK 136 – cột đối ứng Có TK 512, cuối kỳ có bảng TK136 và Sổ cái TK136.
Ngoài ra còn kết hợp theo dõi trên Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra được lập cho từng tài khoản đối ứng với TK doanh thu: TK111, TK131, TK136 và cuối cùng là Sổ cái TK511, TK512
Việc theo dõi doanh thu như trên bộc lộ một số nhược điểm:
Doanh thu của từng mặt hàng, từng nhóm hàng không được theo dõi, do đó không tính được kết quả tiêu thụ của từng mặt hàng, từng nhóm hàng.
Tổng doanh thu cũng không được tổng hợp trên một sổ kế toán tổng hợp doanh thu trước khi vào Sổ cái.
Việc tách thuế GTGT đầu ra khỏi tổng giá thanh toán để theo dõi riêng doanh thu chưa thuế là khá khó khăn. Phải kết hợp với các Bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ bán ra để tách.
2.4. Nhà máy không sử dụng TK531, TK532
Để hạch toán doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán nhà máy không sử dụng TK531, TK532 mà hạch toán thẳng vào bên Nợ TK511, 512 và không mở sổ sách theo dỗi doanh thu hàng bán bị trả lại và các khoản giảm giá hàng bán.
Làm như vậy là chưa đúng với chế độ kế toán doanh nghiệp (QĐ 1141), nhà máy sẽ không thể theo dõi doanh thu hàng bán bị trả lại và khoản giảm giá hàng bán vì các khoản này đều được tập trung bên Nợ TK511,512 lẫn với các khoản thuế làm giảm doanh thu ( thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu). Trong khi đó, việc theo dõi hàng bán bị trả lại cả về loại hàng, số lượng, số tiền, số thuế GTGT đầu ra là rất cần thiết cho việc quản lý bởi vì hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán là những khoản giảm trừDTBH nên cần phải theo dõi những khoản này để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới nhằm tăng doanh thu, tăng chất lương sản phẩm, tăng uy tín của doanh nghiệp.
2.5. Nhà máy không ghi nhận doanh thu xuất tiêu dùng nội bộ.
Hiện nay đối với các sản phẩm xuất sử dụng trong nhà máy như hộp đấu dây, điện thoại,loa máy vi tính sử dụng ở các phòng ban không được kế toán ghi nhận giá vốn và doanh thu mà hạch toán thẳng vào chi phí theo định khoản:
Nợ TK: 641/TK642
Có TK: 155
Hạch toán như vậy là chưa đúng: giá vốn không được hạch toán đầy đủ và doanh thu trong kỳ sẽ bị thiếu một khoản .
2.6. Nhà máy chưa gọi đúng tên bảng kê số 11.
Kế toán thanh toán tiền hàng theo dõi tình hình mua hàng trả chậm và việc thanh toán trên TK131 và các sổ: Sổ chi tiết thanh toán với người mua, “ Sổ chi tiết TK131”, Bảng tổng hợp TK 131 và Sổ cáI TK 131.
Ta thấy rằng sổ mà ở Nhà máy thiết bị Bưu điện gọi là “Sổ chi tiết TK131” thực chất là Bảng kê số 11- Phải thu của khách hàng. Bảng kê này không phảI là sổ kế toán chi tiết mà là một sổ kế toán tổng hợp kết hợp theo dõi chi tiết tình hình thanh toán của từng khách hàng theo từng TK đối ứng Có & Nợ với TK 131
ở Nhà máy thiết bị Bưu điện, cuối mỗi tháng, sau khi cộng các Sổ chi tiết thanh toán với người mua, kế toán ghi vào sổ này các khoản phải thu và tình hình thanh toán của từng khách hàng theo từng TK đối ứng với TK131. Mỗi khách hàng sẽ được ghi một dòng trên sổ này trên cơ sở số liệu thông tin tính toán, ghi chép trên sổ chi tiết thanh toán với người mua- đối tượng là khách hàng đó.
Và như vậy, sổ này phản ánh các khoản phải thu & tình hình thanh toán của tất cả các khách hàng có quan hệ mua hàng thanh toán chậm của nhà máy.
Mẫu sổ và phương pháp ghi chép của sổ này hoàn toàn trùng với mẫu và phương pháp ghi chép của Bảng kê số 11. Vậy thì vì lẽ gì phải gọi nó là “Sổ chi tiết TK131” trong khi đã có Sổ chi tiết thanh toán với người mua để dễ gây nhầm lẫn trong sử dụng, mặt khác, lại không đúng với bản chất thông tin thể hiện trên sổ.
2.7. Nhà máy chưa có biện pháp đẩy nhanh tiến độ thu hồi các khoản phải thu, số dư các khoản phải thu còn lớn.
Thu hồi là một vấn đề hết sức quan trọng.Vì chỉ có thu hồi vốn thì mới có thể tái sản xuất đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Mặt khác, số dư các khoản phải thu, tốc độ thu hồi các khoản phải thu còn thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có số dư các khoản phải thu lớn nghĩa là tình hình tài chính không lành mạnh, rủi ro tài chính cao. Điều này sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư, làm giảm uy tín của doanh nghiệp đối với ngân hàng và khách hàng.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do trong các hợp đòng kinh tế chỉ thấy có điều khoản về phương thức thanh toán ghi “ thanh toán chậm” nhưng không có điều khoản về thời hạn thanh toán. Sự không chặt chẽ này khi thoả thuận, ký kết hợp đồng kinh tế tạo điều kiện cho khách hàng mua chậm dây dưa các khoản nợ kéo dài thời gian chiếm dụng vốn của nhà máy. Hơn nữa, nhà máy không đưa ra quy định về chiết khấu bán hàng (chiết khấu thanh toán). Nhà máy Thiế bị Bưu điện chỉ có chính sách giá bán khác nhau giữa các phương thức thanh toán mà thôi. Còn quy định cụ thể về chiết khấu bán hàng cho những khách hàng thanh toán sớm thì không có. Việc định giá bán khác nhau đối với mỗi phương thức thanh toán chỉ quyết định việc lựa chọn hình thức thanh toán khi mua hàng của khách mà thôi chứ không khuyến khích khách hàng mua chịu thanh toán sớm.
2.8. Nhà máy Thiết bị Bưu điện chưa mở Sổ chi tiết để phản ánh, tập hợp và kết chuyển CPBH & CPQLD.
Giống như việc theo dõi giá vốn hang bán, Nhà máy Thiế bị Bưu điện chỉ mở Sổ cái CPBH & Sổ cái CPQLDN để ghi số liệu tổng hợp cuối quý về CPBH & CPQLDN. Ngoài ra không có một sổ nào để theo dõi hai khoản chi phí này. Đến cuối quý để ghi được vào Sổ cái CPBH & Sổ cái CPQLDN, kế toán nhà máy phải dựa vào quan hệ đối ứng TK giữa TK641, TK642 với các TK liên quan để nhặt số liệu từ các sổ kế toán tổng hợp phản ánh các TK này ghi số liệu tổng hợp về các khoản CPBH & CPQLDN đã phát sinh trong kỳ.
Làm như vậy thật không khoa học, dễ bỏ soát và làm tăng khối lượng công việc của kế toán vào cuối kỳ và làm mất đi cơ sở kiểm tra, đốichiếu số liệu giữa các Sổ kế toán tổng hợp. Hay nói cách khác, kế toán CPBH & CPQLDN của nhà máy đã không tuân thủ nguyên tắc khách quan của kế toán và nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả của quản lý.
Để đảm bảo những nguyên tắc này, chế độ đã quy định mọi khoản chi phí phát sinh đều phải được theo dõi chi tiết về thời gian phát sinh, nơi phát sinh, nội dung khoản chi phí, căn cứ ghi nhận khoản chi phí, giá trị khoản chi phí chưa kể đối với một số khoản chi phí còn có yêu cầu chi tiết đến đối tượng gánh chịu chi phí,phương pháp phan bổ và tiêu thức phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu chi phí và thậm chí cả những giải trình cụ thể. Yêu cầu quản lý chi phí chặt chẽ như vậy là hết sức cần thiết. Bởi vì chi phí tác động trực tiếp đến kết quả. Nhất thiết sản phẩm phải quản lý chi tiết , chặt chẽ để tiết kiệm tối đa, tìm biện pháp phù hợp giảm chi phí, hạn chế những khoản chi phí không cần thiết, ngăn chặn lãng phí.
2.9. Nhà máy đã không hạch toán đúng chi phí bảo hành sản phẩm.
Trong thời hạn bảo hành, khách hàng đem sản phẩm đến bảo hành, sản phẩm được:
Bảo hành tại TTBH: nếu sản phẩm hỏng hóc nhẹ, sửa chữa tương đối đơn giản, chi phí ít.
Bảo hành tại các phân xưởng: nếu sản phẩm hỏng nặng, cần máy móc và công nhân chuyên sửa chữa, chi phí lớn.
Như vậy, nhà máy vừa bảo hành sản phẩm tại bộ phận bảo hành độc lập vừa tự bảo hành tại phân xưởng.
Về việc hạch toán chi phí bảo hành được nhà máy tiến hành như sau:
Đối với trường hợp bảo hành tại TTBH:
+ Tại TTBH trong kỳ phát sinh chi phí bảo hành sản phẩm, bộ phận kế toán ở đây sẽ tập hợp tính vào CPBH của TTBH.
+ Cuối kỳ gửi báo cáo tổng hợp về nhà máy để kế toán lên Báo cáo hợp nhất toàn nhà máy. Khoản CPBH của nhà máy sẽ bao gồm khoản chi phí bảo hành này.
Đối với trường hợp bảo hành tại phân xưởng:
+ Khi phát sinh chi phí về NVL, CCDC, nhân công, chi phí sản xuất chung để sửa chữa bảo hành sản phẩm, kế toán nhà máy tập hợp vào các khoản mục chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiép và chi phí sản xuất chung.
+ Cuối kỳ kết chuyển các khoản mục chi phí này sangTK154 tính toàn bộ vào giá thành của sản phẩm sản xuất hoàn thành cùng kỳ.
Những điểm bất hợp lý:
Đối với trường hợp bảo hành tại TTBH:
+ Thứ nhất, TTBH không ghi nhận khoản doanh thu về dịch vụ bảo hành cung cấp cho nhà máy.
+ Thứ hai, nhà máy không ghi nhận khoản chi phí bảo hành sản phẩm là khoản chi trả cho TTBH về dịch vụ bảo hành mà trung tâm này cung cấp cho nhà máy.
Do hạch toán như vậy, tuy trên Báo cáo tổng hợp CPBH của toàn nhà máy vẫn đúng nhưng doanh thu của TTBHvà CPBH của nhà máy đã không được phản ánh chính xác.
Đối với trương hợp bảo hành tại phân xưởng:
Một bộ phận của CPBH đã bị đẩy sang chi phí sản xuất làm tăng chi phí sản xuất, đội giá thành sản phẩm lên. trước tiên, các khoản chi phí không được phản ánh chính xác vi phạm nguyên tắc phù hợp của kế toán dẫn đến kết quả cũng sẽ không chính xác. Sau đó, việc giá thành bị tính cao hơn mức thực tế làm cho giá bán tăng gây giảm tính cạnh tranh của sản phẩm.
Như vậy trong cả hai trương hợp nhà máy đều không hạch toán đúng chi phí bảo hành sản phẩm. Điều này lý giải cho một thực tế ở Nhà máy Thiế bị Bưu điện: trong CPBH của nhà máy không có khoản chi phí bảo hành trong khi vẫn có hoạt dộng bảo hành sản phẩm.
2.10. Nhà máy không mở NKCT số 8.
Hiện nay ở Nhà máy Thiết bị Bưu điện không mở NKCT số 8 để phản ánh tập trung số phát sinh Có các TK155, 156, 157, 131, 511, 512, 532, 632, 641,642, 911 thể hiện quá trình tiêu thụ và xd. điều này gây khó khăn ít nhiều cho việc vào Sổ cái các TK này và một số TK liên quan. Kế toán nhà máy thường phải dựa vàocác Bảng tổng hợp kết hợp với Sổ chi tiết để ghi Sổ cái quý. Việc này tốn khá nhiều thời gian. Nừu có NKCT số 8 thì công việc sẽ trở nên đơn giản hơn.
2.11. Nhà máy chưa chú trọng đến kế toán quản trị
Công tác kế toán chủ yếu chỉ tập trung vào kế toán tài chính, còn kế toán quản trị mới chỉ ở mức độ chi tiết của kế toán tài chính, chưa được tổ chức theo đúng nghĩa của nó. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ ở nhà máy cũng chưa được tổ chức kế toán quản trị một cách đầy đủ để phát huy được tác dụng của nó đáp ứng tốt nhất yêu cầu quản lý của nhà máy.
Qua qua trình thực tập ở nhà máy, tôi đã đi sâu tìm hiểu để nắm vững tình hình thực tế kết hợp với cơ sở lý luận đã dược học, trong khuôn khổ của một chuyên đề thực tập tôi xin mạnh dạn đưa ra đây một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ ở nhà máy.
Phương hướng hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ ở Nhà máy Thiết bị Bưu điện.
Về việc tính giá thực tế xuất kho cho từng loại sản phẩm gửi bán
Tôi xin đưa ra giải pháp là hoàn thiện mẫu sổ Báo cáo Nhập Xuất Tồn kho hàng gửi bán.
Giải pháp triệt để cho trường hợp này là nhà máy phải nghiên cứu tiến hành tính giá thành cho từng sản phẩm hoàn thành nhập kho làm cơ sở cho việc tính giá xuất kho từngloại sản phẩm. Thông đó có thể xác dịnh trị giá vốn hàng bán khi xuất bán trực tiếp và trị giá vốn hàng gửi bán kho xuất kho cho chi nhánh gửi bán.
Khi đó, hệ số giá sản phẩm hàng hoá có thể được tính cho từng loại, nhóm sản phẩm.Xác định được như vậy mới có cơ sở xác định cho từng loại sản phẩm nhà máy sản xuất.
Về việc theo dõi GVHB từng loại sản phẩm.
Ơ đây xin đưa ra giải pháp là mở sổ chi tiết theo dõi GVHB từng loại sản phẩm. Trên cơ sở hình thức sổ kế toán của Nhà máy Thiế bị Bưu điện là hình thức hỗn hợp giữa hình thức Nhật ký chứng từ và hình thức Nhật ký chung mẫu sổ kế toán chi tiết GVHB có thể lựa chọ một trong hai khả năng sau:
Mẫu 1:
Biểu số 27
Sổ chi tiết Giá vốn hàng bán (TK632)
Nhóm sản phẩm : Thiết bị Bưu chính
Năm 2001
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số phát sinh
Số
Ngày
Nợ
Có
HT
TT
HT
TT
Kết cấu và phương pháp ghi sổ như sau :
Mẫu 1 :
Sổ chi tiết GVHB theo mẫu 1 là bảng dọc gồm các cột : số hiệu, ngày tháng của chứng từ ghi, diễn giải nội dung chứng từ, cột TK đối ứng ghi các TK đối ứng với TK 632 và cột Số phát sinh được chia ra thành PSN &PSC, mỗi cột PSN,PSC này lại được tách ra thành giá hạch toán và giá thực tế phục vụ cho việc ghi sổ đối với các TK đối ứng TK632 là các TK hàng tồn kho.
Hàng ngày phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến giá vốn hàng bán, căn cứ các chứng từ kế toán vào sổ : PSN TK632 đối wngs với các TK hàng tồn kho (chỉ vào giá hạch toán, cuối kỳ mới sử dụng hệ số giá tính ở các Bảng tính giá thực tế xuất kho NVL, SP, HH,HGB để tính ra giá thực tế, điền vào cột giá thực tế.
Cuối quý cộng số phát sinh, nếu cần cộng PSN, PSC TK632 đối ứng Có hoặc Nợ với từng TK để vào NKCT số 8 thì phải tổng hợp theo từng TK đối ứng.
Mẫu 2 :
Sổ chi tiết giá vốn hàng bán theo mẫu 2 là dạng bảng ngang nhiều cột.
PSN TK632 (Phần ghi Nợ TK632) phản ánh trị giá vốn của hàng bán trong kỳ và VAT đầu vào không được khấu trừ. Mỗi TK đối ứng trong phần này chiếm một cột, riêng các TK hàng tồn kho được tách thành giá hạch toán và giá thực tế. Tương tự phần PSC TK632 (phần ghi Có TK632) phản ánh trị giá vốn của hàng bán kết chuyển sang TK911 để xác định kết quả tiêu thụ. Các TK đối ứng trong phần này cũng được bố trí giống như phần ghi Nợ TK632.
Trong kỳ khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến giá vốn hàng bán, kế toán căn cứ các chứng từ để vào sổ ; phần ghi Nợ TK632- các cột tồn kho chỉ ghi giá hạch toán. đến cuối kỳ sử dụng hệ số giá được tính ra ở các Bảng kê tính giá thực tế xuất kho NVL, SP, HH, HGB để tính giá thực tế. Phần ghi Có TK632, các cột tồn kho : ghi luôn giá hạch toán và giá thực tế. Dòng tổng cộng sẽ được tổng howpj toàn bộ các SP, hàng hoá dùng để ghi vào NKCT số 8 (ý kiến 10 sẽ đề xuất)
Từ mẫu biểu đưa ra như trên ta thấy Sổ chi tiết theo mẫu 2 có ưu điểm là ghi chép ít, việc so sánh đối chiếu cũng dễ dàng vì quan hệ đối ứng thể hiện ngay trên sổvà đặc biệt cuói kỳ có thể tính ngay được tổng số PS Nợ đối ứng Có từng TK và tổng số PS CóTK 632 đối ứng Nợ với từng TK trên dòng cộng của trang sổ. Nhưng theo mẫu này, sổ có kết cấu khá phức tạp, cồng kềnh và việc ghi chép cũng khó khăn.Mẫu này không thích hợp cho việc đưa vào máy tính.
Còn mẫu sổ 1 thì lại có kết cấu đơn giản giúp cho việc ghi chép dễ dàng nhưng lại phải ghi chép nhiều hơn và dòng tổng cộng của sổ chỉ là tổng PS Nợ & Có TK632 mà không có chi tiết cho từng TK đối ứng. Nếu muốn tổng hợp nhanh số tổng phát sinh Nợ và Có TK632 đối ứng với từng TK thì có thể phải mở từng trang sổ cho từng TK đối ứng. Nếu thế thì công việc ghi chép lại nhiều hơn. Tuy nhiên, mẫu này phù hợp với việc tính toán trên máy vi tính.
Qua sự phân tích trên,có thể đưa ra kết luận cho hướng giải pháp này:
Trước mắt, tin học hoá mức độ cao chưa được xúc tiến tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện thì lựa chọn Sổ chi tiết GVHB hạch toán mẫu 2 sẽ giúp cho công việc của kế toán GVHB dễ dàng hơn đồng thời đảm bảo việc cung cấp thông tin một cách kịp thời hơn cho Ban giám đốc phục vụ cho việc ra quyết định.
Về lâu dài, khi nhà máy đưa tin học vào công tác kế toán một cách toàn diện thì Sổ kế toán chi tiết GVHB theo mẫu 1 là rất thích hợp: về kết cấu mẫu sổ và đặc biệt sẽ khắc phục được nhược điểm của việc sử dụng mẫu này trong kế toán thủ công, đó là việc tổng hợp PS Nợ và Có của TK 632 đối ứng với từngTK liên quan sẽ được máy tính tổng hợp nhanh chóng. Nhờ đó công tác kế toán sẽ hiệu quả hơn nhiều
Mẫu số 2
Biểu số 28
Sổ chi tiết giá vốn hàng bán (TK632)
Nhóm sản phẩm: Thiết bị Bưu chính
Năm 2001
Chứng từ
Diễn giải
Ghi Nợ TK632, có các TK
Ghi Có TK632, Nợ các TK
Số
Ngày
152
154
155
156
157
133
Cộng PS Nợ TK632
152
155
911
Cộng PS Có TK632
HT
TT
HT
TT
HT
TT
HT
TT
HT
TT
HT
TT
HT
TT
HT
TT
HT
TT
Về việc mở sổ chi tiết để theo dõi DTBH.
Để khắc phục được nhược điểm trên theo tôi cần bổ sung một số sổ kế toán sau:
- Sổ chi tiết doanh thu bán hàng.
Bảng tổng hợp doanh thu bán hàng
Nhật ký chứng từ số 8
Nhà máy Thiết bị Bưu điện số sản phẩm lên đến 400 loại thì việc mở sổ chi tiết DTBH cho từng mặt hàng khó có thể thực hiện được. Vì thế, nhà máy nên mở sổ chi tiết cho từng nhóm sản phẩm chính của nhà máy.
Phương pháp ghi sổ:
Cột chứng từ ghi số hiệu ngày tháng của chứng từ, cột nội dung ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cột TK đối ứng ghi số hiệu của TK đối ứng với TK doanh thu, các cột số lượng, đơn giá, thành tiền ghi số lượng, đơn giá, thành tiền của khối lượng sản phẩm hàn hoá đã bán ( không bao gồm thuế GTGT), cột TK 531, 532 ghi doanh hạch toán hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán, cột thuế xuất khẩu ghi số tiền nộp thuế xuất khẩu (nếu có), chỉ tiêu doanh thu thuần bằng cột thành tiền trừ đi cột cá khoản giảm trừ, chỉ tiêu GVHB ghi trị giá vốn của số sản phẩm đã bán; chỉ tiêu Lãi gộp bằng chỉ tiêu doanh thu thuần trừ chỉ tiêu GVHB.
Với sổ này, kế toán sẽ theo dõi được doanh thu của từng nhóm sản phẩm và sẽ cung cáp thông tin kịp thời về doanh thu, cố vấn cho ban giám đốc ra quyết định.
Cuối quý, cộng sổ chi tiết doanh thu bán hàng từng nhóm sản phẩm, vào bảng tổng hợp doanh thu bán hàng.
Biểu số 29 Sổ chi tiết doanh thu bán hàng
Nhóm sản phẩm:
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Doanh thu
Các khoản giảm trừ
Số
Ngày
SL
Đơn giá
TT
Hàng bán Bị trả lại & GG h.bán
Thuế XK
Quý ...
...
Cộng PS
DTT
GVHB
Lãi gộp
Biểu số 30 Bảng tổng hợp doanh thu bán hàng
Quý... năm ...
Nhóm sản phẩm
Doanh thu
Các khoản giảm trừ
Doanh thu thuần
GVHB
Lãi gộp
TK531, TK532
Thuế XK
Cộng
4.Về việc hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu.
Giải pháp: Sử dụng TK531, TK532 và mở sổ kế toán để hạch toán và theo dõi doanh thu hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán và mở Bảng kê hàng bán bị trả lại, Bảng kê giảm giá hàng bán để phản ánh tìnhhình hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán. Cuối kỳ kết chuyển hai khoản này sang TK511, TK512 để xác định doanh thu thuần trong kỳ.
Hạch toán trị giá vốn hàng bán và khoản giảm giá hàng bán như sau ( sơ đồ 25)
Nhà máy thiết bị Bưu điện nên mở thêm Bảng kê hàng bán bị trả lại và Bảng kê giảm giá hàng bán (biểu)
Biểu số 31 Bảng kê hàng bán bị trả lại
( hoặc Bảng kê giảm giá hàng bán)
Năm:
Chứng từ
Tên SP, hàng hoa
Số lượng
Ghi Nợ TK531/532 các TK
Ghi Có TK531/532 Nợ các TK
Số
Ngày
111
131
136
Cộng PS Nợ
511
512
Cộng PS Có
Cộng
Sơ đồ25: Hạch toán doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán
Trường hợp bán hàng trực tiếp
TK111,131 TK531,532 TK511
Trị giá h. bán bị trả lại hoặc K/c Dt h.bán bị trả lại
Giảm giá hàng bán hoặc khoản giảm giá hàng hoá
Trường hợp bán hàng qua chi nhánh
TK111,112 TK136 TK512
Khách đến trả hàng Trị giá hàng bán cho CN bị
hoặc y/cầu giảm giá đòi tiền ngay
trả lại hoặc khoản giảm giá cho CN
Về việc hạch toán doanh thu hàng xuất tiêu dùng nội bộ.
Giải pháp: Ghi nhận doanh thu và giá vốn của sản phẩm xuất tiêu dùng cho các mục đích sản xuất kinh doanh trong nhà máy.
Đối với trường hợp này nhà máy nên hạch toán như sau ( Số liệu lấy từ quý 4/2001)
Nhà máy có thể sử dụng giá vốn làm giá bán ghi doanh thu.
Sản phẩm xuất kho phục vụ khâu bán hàng:
Nợ TK641: 3.701.712
Nợ TK 1331: 370.171
Có TK512: 3.701.712
Có TK3331: 370.171
đồng thời phản ánh giá vốn:
Nợ TK632: 3.701.712
Có TK155: 3.701.712
Sản phẩm xuất kho dùng cho các phòng ban:
Nợ TK642: 48.046.612
Nợ TK1331: 4.804.661
Có TK512: 48.046.612
Có TK3331: 4.804.661
Và với việc hạch toán như thế này, TK DTBH của nhà máy không chỉ đối ứng với các TK111, TK131, TK136 mà còn đối ứng với TK641, TK642 hoặc một TK chi phí bất kỳ. Do vậy, nếu các sổ kế toán phản ánh các khoản chi phí chưa có phần thể hiện quan hệ đối ứng này thì cần phải mở thêm.
Về việc Bảng kê số 11 bị gọi là “ Sổ chi tiết TK131”
Giải pháp: nhà máy nên đổi lại là: Bảng kê số 11 -Phải thu của khách hàng để tránh nhầm lẫn.
Về việc đẩy nhanh tốc độ thu hồi các khoản phải thu.
Từ việc phân tích nguyên nhân của tình trạng số dư các khoản phải thu lớn, ta có thể thấy ngay biện pháp cần thiết để cải thiện tình hình bị chiếm dụng vốn này là:
Thứ nhất, khi thoả thuận đi đến ký kết hợp đồng kinh tế cần phải đưa vào điều khoản về thời hạn thanh toán đối với những hợp đồng mua hàng thanh toán chậm.
Thứ hai, nghiên cứu ra quy định về chiết khấu bán hàng, có thể dử dụng lãi suất huy động vốn của ngân hàng hoặc cao hơn. Quy định về chiết khấu sẽ tác động tới tâm lý khách hàng khuyến khích họ thanh toán các khoản nợ nhanh hơn.
Ngoài ra, nếu có thể và xét thấy có lợi, nhà máy nên tăng cường xây dựng các mối quan hệ làm ăn với những khách hàng vừa là người mua đồng thời là người mán của nhà máy và nên mở rộng những mối quan hệ kiểu này vì 3 cái lợi: những khách hàng này chắc chắn phải là người làm ăn đứng đắn và có triển vọng, họ cũng cần giữ uy tín với ta vì ta cũng là một đối tác làm ăn của họ và lợi nhất là tránh được tình trạng “bùng nợ”.
Về việc mở sổ chi tiết CPBH & Sổ chi tiết CPQLDN
Để khắc phục những bất cập về việc theo dõi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp hiện nay, Nhà máy thiết bị Bưuu điện nên mở ngay hai sổ kế toán chi tiết để tập hợp CPBH &CPQLDN phát sinh trong kỳ theo yếu tố chi phí để có số liệu ghi NKCT số 8 (ý kiến 10 đề xuất) và Sổ cái. Hai sổ này được gọi là sổ chi tiết CPBH & CPQLDN.Mẫu sổ chi tiết CPBH & CPQLDN như sau.
Biểu số 32 Sổ chi tiết chi phí bán hàng
Quý:
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Ghi nợ TK641
SH
Ngày
Tổng số
Trong đó
6412
6413
6414
6415
6417
6418
-Cộng PS
GhiCóTK641
Cộng
Tương tự mở sổ chi tiết cho TK642.
Về việc hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm.
Giải pháp cho việc hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm như sau:
Trước hết cần khẳng định bảo hành sản phẩm cho khách hàng là hoạt động thường xuyên của Nhà máy thiết bị Bưuu điện, xảy ra đều đặn trong kỳ nên chi phí về bảo hành sản phẩm cũng rải đều trong kỳ, thường không có các khoản chi phí bảo hành đột ngột lớn vào một thời điểm trong kỳ cho nên nhà máy không cần phải trích trước chi phí bảo hành sản phẩm.Vậy cách hạch toán như sau:
Đối với trường hợp bảo hành tại TTBH
ở TTBH : ở nhà máy
+ Trong kỳ khi phát sinh chi phí bảo hành, kế toán + Số tiền phải trả cho
tập hợp theo từng khoản mục chi phí: trung tâm về dịch vụ
Nợ TK621, 622,627 bảo hành:
CóTK liên quan: TK111, 152, 214, 334... Nợ TK 6416
+ Cuối kỳ kết chuyển tổng hợp chi phí bảo hành : Có TK 111,136
Nợ TK 154
Có TK621, 622, 627
+ Đồng thời phản ánh số doanh thu mà
nhà máy phải trả
Nợ TK111, 336
Có TK 512
Đối với trường hợp bảo hành tại phân xưởng :
Trong kỳ khi phát sinh chi phí bảo hành sản phẩm, kế toán nhà máy tập hợp theo từng khoản mục chi phí :
Nợ TK621/TK622/TK627
Có TK152/TK153/TK334/TK214/TK111..
+ Cuối kỳ kết chuyển để tổng hợp chi phí bảo hành sản phẩm:
Nợ TK154 (Chi tiết chi phí bảo hành)
Có TK621/TK622/TK627
Nếu khó có thể tách riêng được các chi phí cho hoạt động bảo hành với các chi phí cho sản xuất thì có thể phân bổ tổng chi phí phát sinh cho hoạt động bảo hành và sản xuất sản phẩm.
Khi công việc bảo hành hoàn thành bàn giao sản phẩm cho khách hàng:
Nợ TK 6415
Có TK 154 ( chi tiết chi phí bảo hành)
Về việc mở Nhật ký chứng từ số 8
NHCT số 8 là một trong những sổ kế toán tổng hợp quan trọng nhất trong việc phản ánh quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ nên cần được mở. Tuy phải ghi chép thêm một sổ nhưng quy trình kế toán trở nên có hệ thống hơn, dễ dàng cho việc theo dõi quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
Phương pháp ghi sổ: Căn cứ dòng cộng báo cáo nhập- xuất- tồn kho sản phẩm, Báo cáo nhập-xuất-tồn kho hàng gửi bán, Báo cáo tồn kho hàng hoá phần ghi Có để ghi các cột Có TK155/TK156/TK157
-Căn cứ Bảng kê số 11 – Phải thu của khách hàng- phần ghi Có để phản ánh cột Có TK131.
-Căn cứ Bảng tổng hợp thu bán hàng ghi cột Có TK511/TK512.
-Căn cứ Bảng kê hàng bán bị trả lại, bảng kê giảm giá hàng bán- phần ghi Có để ghi các cột Có TK531/TK532.
-Căn cứ vào các sổ chi tiết chi phí bán hàng, Sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp – phần ghi Có để ghi vào cột Có các TK641, TK642.
-Căn cứ vào các Bảng kê hoặc sổ chi tiết các TK 159, 711,721,811,821,911 để ghi các cột Có các TK159, 711, 721, 811, 821, 911.
Cuối quý khoá sổ NKCT số 8, xác định tổng số phát sinh bên Có các TK 155, 156, 157,159, 131,511,512,531,532,632,641,642,711,811,821,911 dối ứng Nợ các TK liên quan và lấy số tổng cộng của NKCT số 8 để ghi Sổ cái.
Về việc tổ chức phân tích doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh.
Để công tác kế toán tiêu thụ và xác dịnh kết quả kinh doanh được hoàn thiện thì cần phải cung cấp được những thông tin về tình hình tiêu thụ và kết quả tiêu thụ đầy đủ và hữu ích tạo điều kiện cho Ban giám đốc ra được các quyết định tối ưu. Để thực hiện được mục tiêu này không thể không tăng cườngcông tác quản trị ở nhà máy mà một trong những nội dung là tổ chức phân tích doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch trên cơ sở số liệu chi tiết đã thu nhận được và kế hoạch dự toán đã duyệt.
Phân tích doanh thu, ch phí và kết quả kinh doanh bao gồm các nội dung sau:
Phân tích doanh thu, chi phí của từng nhóm mặthànghợc theo từng loại sản phẩm dịch vụ.
Phân tích doanh thu, chi phí và kết quả theo chức năng hoạt động.
Phân tích doanh thu, chi phí và kết quả theo địa đyểm kinh doanh.
Xét diều kiện của nhà máy nên tiến hành :
Phân tích doanh thu, chi phí và kết quả theo nhóm sản phẩm chính của nhà máy.
Mục đích phân tích theo nhóm sản phẩm chính nhằm đánh giá tình hình doanh thu, chi phí và kết quả của từng nhóm sản phẩm chính. Qua đó cung cấp thông tin chi tiết về doanh thu, chi phí và kết quả của từng nhóm sản phẩm chính của nhà máy giúp ban giám đốc quyết định lựa chọn, đẩy mạnh kinh doanh nhóm sản phẩm nào, tiết kiệm chi phí sản xuất, tiêu thụ như thế nào để có lãi.
Phân tích doanh thu, chi phí, kết quả theo chi nhánh tiêu thụ.
Mục đích phân tích doanh thu, chi phí và kết quả công tác ở từng chi nhánh để có chế dọ khuyến khích lợi ích vật chất và quyết định phương án đầu tư phát triển cho từng chi nhánh, trung tâm.
Trên đây là một vài ý kiến của em về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm ở Nhà máy Thiết bị Bưu điện với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán mà đã được những nhân viên nhiều kinh nghiệm thực hiện rất tốt. Rất mong Phòng Kế toán –Thống kê nhà máy tham khảo.
Biểu số 33
Nhật ký chứng từ số 8
Quý ... năm
STT
SH TK ghi Nợ
CácTKghi Các Có
TK ghi
Nợ
155
156
157
159
131
511
531
532
632
641
642
711
721
811
821
911
Cộng
111
112
113
131
138
128
222
511
632
139
159
911
...
Với toàn bộ nội dung đã trình bày ở trên chúng ta thấy rằng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong bất kỳ một doanh nghiệp nào. Công việc này cũng phức tạp vì vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phần hành kế toán để thực hiện tốt công việc.
Tầm quan trọng của phần hành kế toán này thể hiện ở chỗ nó là một bộ phận không thể thiếu được trong toàn bộ công tác kế toán, nó cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, kế toán tieu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm luôn được các nhà lãnh đạo quan tâm hàng đầu và được hoàn thiện không ngừng cho phù hợp với tình hình thực tế.
Như chúng ta đã biết, từ khi đất nước mở cửa phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp không bị bó hẹp trong quốc gia hay các nước XHCN nữa mà đã bắt tay làm ăn với các quốc gia có “thâm niên” lâu đời về kinh tế thị trường. Để quan hệ với các doanh nghiệp nước ngoài cũng như các doanh nghiệp trong nước đòi hỏi doanh nghiệp phải có trình độ và kinh nghiệm cũng như số vốn đủ mạnh để đảm bảo không bị tụt hậu hay phá sản.
Khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại các hãng công ty viễn thông trên thế giới cũng phát triển theo. Do vậy ngành Bưu chính viễn thông muốn hoà nhập được với các quốc gia khác thì Nhà máy thiết bị Bưu điện nói riêng và các công ty thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam nói chung cần phả đổi mới, tăng nhanh tốc độ phát triển vươn ra cạnh tranh với thị trường quốc tế –có thể xuất khẩu ra các nước trong khu vực các sản phẩm của mình.
Hy vọng rằng Nhà máy thiết Bưu điện sẽ gặt hái được nhiều thành công trong sản xuất kinh doanh, liên tục phát triển và mãi mãi là lá cờ đầu của ngành Bưu điện trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước luôn giữ được lòng tin với bạn hàng trong cả nước cũng như với bạn hàng nước ngoài.
Trong thời gian thực tập tại Phòng Kế toán Nhà máy thiết bị Bưu điện, tôi đã đi sâu tìm hiểu về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm ở Nhà máy, tôi thấy Nhà máy đã phát huy được nhiều mặt mạnh, song bên cạnh đó cũng có nhiều vấn đề tồn tại. Để khắc phục được phần nào những tồn tại đó, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp đích thiện thêm phần hành kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm ở Nhà máy.
Do vốn kiến thức còn hạn chế và bước đầu áp dụng lý luận vào thực tế còn bỡ ngỡ nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự giúp đỡ của thầy cô và các bạn quan tâm.
Sau cùng tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy cô giáo trong Khoa Kế toán, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiết tình của Thầy giáo Nguyễn Ngọc Quang và sự giúp đỡ của Phòng Kế toán Thống kê Nhà máy thiết bị Bưu điện đã tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Hà nội , ngày 12 tháng 5 năm 2002
Sinh viên
Table of Contents
Đỗ Thị Vân
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT318.DOC