Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Cơ khí Trần Hưng Đạo (nhật ký chứng từ - Ko lý luận)

LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, đặc biệt, chúng ta đã là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp có môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi và cùng với nó là những khó khăn, thách thức không tránh khỏi. Họat động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải đứng trước sự cạnh tranh hết sức gay gắt, chịu sự điều tiết chi phối của các quy luật kinh tế khách quan như những quy luật cung cầu. Muốn cạnh tr

doc61 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Cơ khí Trần Hưng Đạo (nhật ký chứng từ - Ko lý luận), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh thành công, bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng, đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm mà cạnh tranh về giá cũng luôn được xem là một biện pháp hữu hiệu. Vì thế chi tiêu chi phí và giá thành trở thành những chỉ tiêu quan trọng nhất. Các doanh nghiệp trong mục tiêu phấn đấu của mình luôn tìm mọi cách để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Để thực hiện được mục tiêu này, doanh nghiệp cần phối hợp thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp như quản lý sử dụng NVL một cách có hiệu quả, đổi mới quy trình công nghệ, tổ chức phân công lao động hợp lý… trong đó việc tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là quan trọng nhất. Việc tập hợp và tính toán đúng đắn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác cho nhà quản lý doanh nghiệp, từ đó giúp họ đưa ra quyết định đúng đắn. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của công việc quản lý chi phí sản xuất trong doanh nghiệp, sau một thời gian thực tập và tìm hiểu công tác kế tóan tại Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên cơ khí Trần Hưng Đạo, được sự quan tâm giúp đỡ của tập thể phòng Tài chính kế toán, đặc biệt là sự hướng dẫn của thầy Phạm Quang, em đã chọn đề tài “ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Trần Hưng Đạo” Phương pháp nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng với phạm vi nghiên cứu là kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Đề tài có kết cấu ba phần như sau: Phần I: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Trần Hưng Đạo. Phần II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Trần Hưng Đạo. Phần III: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Trần Hưng Đạo. Do thời gian và trình độ có hạn nên mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song vẫn không thể tránh khỏi sai sót. Vì vậy, qua đề tài này và dưới sự chỉ bảo và hướng dẫn của PGS – TS Phạm Quang, em có thể nâng cao cả về nhận thức trong chuyên môn trên cả lý thuyết và thực tế. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS - TS Phạm Quang và các cô chú, anh chị trong phòng Tài chính kế tóan đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ TRẦN HƯNG ĐẠO 1.1. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ TRẦN HƯNG ĐẠO - Danh mục sản phẩm của Công ty Biểu số 1.1 Danh mục sản phẩm STT Tên sản phẩm Ký, mã hiệu Đơn vị tính 1 Động cơ DH80H DH80H cái 2 Động cơ D80RL D80RL cái 3 Động cơ D165T D165T cái 4 Động cơ D165H D165H cái 5 Động cơ D165RL D165RL cái 6 Động cơ D220H D220H cái 7 Động cơ D220T D220T cái 8 Động cơ R180 R180 cái 9 Động cơ ZS1110 ZS1110 cái 10 Động cơ ZS1125 ZS1125 cái 11 Động cơ ZS1130 ZS1130 cái 12 Động cơ ZS1100AN ZS1100AN cái 13 Động cơ ZS1100A ZS1100A cái 14 Động cơ ZS1110GM ZS1110GM cái 15 Động cơ ZS1115 ZS1115 cái 16 Động cơ ZS1115GM ZS1115GM cái 17 Động cơ CR125GM CR125GM cái 18 Động cơ ZS1125GM ZS1125GM cái 19 Động cơ ZS1130GM ZS1130GM cái 20 Động cơ R170F R170F cái 21 Động cơ R1750A R1750A cái 22 Động cơ ZS1115AN ZS1115AN cái 23 Động cơ ZS115GN ZS115GN cái 24 Động cơ ZS1125GN ZS1125GN cái 25 Hộp số D15 ( Các loại ) HS-D15 cái 26 Hộp số xây dựng HS-XD cái 27 Hộp số D9 HS-D9 cái 28 Hộp số GT10 HS-GT10 cái Tất cả các sản phẩm của Công ty đều đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO-9000 phải trải qua nhiều công đoạn mới có được sản phẩm hoàn thành. Sản phẩm Công ty thường sản xuất là những sản phẩm truyền thống của Công ty – động cơ Diesel và các loại hộp số, những sản phẩm này được sản xuất hàng loạt theo chi tiết tại các phân xưởng. Từng phân xưởng có sự chuyên môn hóa và phân công nhiệm vụ rõ rệt. Thời gian sản xuất sản phẩm thường dài nên yêu cầu sự quản lý chặt chẽ để đảm bảo chất lượng và số lượng sản phẩm yêu cầu. Đặc điểm sản phẩm dở dang: Sản phẩm dở dang của quá trình sản xuất là những sản phẩm (động cơ, hộp số thuỷ) chưa hoàn thành, đang còn nằm trên dây truyền sản xuất. Sản phẩm dở dang bao gồm cả bán thành phẩm và sản phẩm chưa hoàn thành vào cuối kỳ. 1.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY Sản phẩm chủ yếu của Công ty là động cơ Diesel và hộp số thủy nên chu kỳ sản xuất sản phẩm dài, phải trải qua nhiều công đoạn mới có được thành phẩm. Do đó hình thức tổ chức sản xuất, sắp xếp, bố trí các trang thiết bị, dây truyền công nghệ phải hợp lý để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất. 1.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Sơ đồ 1.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Kho vật tư Kho mẫu Phân xưởng đúc Phân xưởng rèn Kho phân phối Phân xưởng Nhiệt luyện Phân xưởng Cơ dụng Phân xưởng Cơ khí Phân xưởng Cơ khí tổng hợp Xuất bán Kho thành phẩm Phân xưởng lắp ráp Kho bán thành phẩm Mô tả sơ đồ: - Phân xưởng đúc và phân xưởng rèn là hai phân xưởng sản xuất phôi cho toàn bộ hệ thống sản xuất. Hai phân xưởng này nhận nhiệm vụ đúc, rèn, gò hàn thân máy và các chi tiết máy. Phôi sau khi được tạo thành sẽ được nhập vào kho phôi (kho phân phối) - Từ kho phân phối, phôi được cung cấp đến các phân xưởng: phân xưởng cơ khí, phân xưởng nhiệt luyện và phân xưởng cơ dụng. Cùng với phôi, những nguyên vật liệu không phải qua chế biến sẽ đi thẳng tới các phân xưởng này để tiến hành sản xuất. - Sau khi qua các phân xưởng này, các bán thành phẩm này được cho vào kho bán thành phẩm nếu không phải qua phân xưởng Cơ khí tổng hợp. Nếu phải qua phân xưởng Cơ khí tổng hợp thì bán thành phẩm phải qua phân xưởng này để gia công rồi mới được chuyển sang kho bán thành phẩm. - Từ kho bán thành phẩm, những bán thành phẩm này sẽ được đưa vào Phân xưởng lắp ráp để được lắp thành thân máy hoàn chỉnh. Đồng thời, sản phẩm sau khi hoàn chỉnh tiến hành chạy thử công suất và làm sạch. - Thành phẩm hoàn thành có thể được bán ngay hoặc đưa vào lưu tại kho thành phẩm chờ tiêu thụ. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức sản xuất PGĐ sxkd Phòng kỹ thuật PX nhiệt luyên PGĐ kỹ thuật PX rèn PX cơ dụng PX cơ khí PX CK TH PX cơ điện PX lắp ráp PX đúc Giám đốc Các phân xưởng chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc. Giám đốc điều hành các phân xưởng với sự trợ giúp của các Phó giám đốc Sản xuất kinh doanh và Phó giám đốc Kỹ thuật mà trong đó mỗi phó giám đốc lại đảm nhiệm một nhiệm vụ riêng biệt đối với các phân xưởng. Dưới sự chỉ đạo của Giám đốc, các Phó giám đốc Kỹ thuật theo dõi họat động tại các phân xưởng và xử lý các vấn đề xảy ra, kiểm tra tiến độ và quá trình làm việc của các phân xuởng; định mức sản xuất; làm việc với bộ phận kho để xuất NVL, nhập kho thành phẩm. Quản đốc, đội trưởng, tổ trưởng, thống kê trực tiếp quản lý sản xuất tại các phân xưởng; chịu trách nhiệm báo cáo với các bộ phận liên quan và cấp trên; thực hiện giám sát việc công nhân trực tiếp sử dụng máy móc, đảm bảo đúng với quy định của Công ty. Tuy mỗi phân xưởng có một nhiệm vụ riêng như đã được nêu trong quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm nhưng mỗi phân xưởng lại là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống sản xuất đồng bộ của Công ty. Phân xưởng này sản xuất ra bán thành phẩm để làm đầu vào cho phân xưởng kia nhưng bản thân các phân xưởng cũng có sự trao đổi trong sản xuất để tránh những rủi ro phát sinh do thiếu sự đồng bộ giữa các phân xưởng. 1.3. QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY Tổ chức sản xuất trong Công ty là sự kết hợp giữa lao động và tư liệu sản xuất, duy trì và cải tạo tổ chức phù hợp với tình hình mới, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ và mức độ sản xuất của Công ty, đồng thời đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường, cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được xây dựng theo kiểu trực tuyến chức năng gồm 1 Giám đốc, 3 phó giám đốc và các phòng ban khác. Giám đốc là người cao nhất có quyền quyết định và điều hành các hợp đồng kinh tế của Công ty. Giám đốc là người quyết định cao nhất của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của Công ty. Giám đốc là người đề ra phương hướng sản xuất, các chiến lược phát triển trong tương lai, đề ra các kế hoạch, mục tiêu cụ thể trong ngắn hạn cũng như dài hạn, là người hoạch định và đưa ra chính sách, đường lối phát triển của Công ty. Giám đốc là người quản lí toàn diện hoạt động SXKD tại Công ty, là người phân công quyền hạn, trách nhiệm cho các cán bộ lãnh đạo, tổ chức sản xuất theo yêu cầu của hệ thống quản lí chất lượng. Giám đốc là người xây dựng bộ máy tổ chức, đào tạo quy hoạch cán bộ, tuyển dụng lao động, chỉ đạo và điều hành trực tiếp về nhân sự, kí kết các hợp đồng kinh tế, các văn bản pháp lí và đưa ra chính sách về chất lượng sản phẩm. Giúp việc cho Giám đốc là các Phó giám đốc sản xuất kinh doanh, Phó giám đốc kĩ thuật sản xuất và Phó giám đốc đầu tư. PGĐ kĩ thuật sản xuất phụ trách về hoạt động kĩ thuật, quy trình công nghệ sản xuất, nâng cao tay nghề của công nhân. PGĐ kỹ thuật là người giúp Giám đốc các mặt nghiên cứu, ứng dụng kĩ thuật khoa học công nghệ, quản lí chất lượng sản phẩm. Trong Công ty, PGĐ kĩ thuật sản xuất trực tiếp quản lí và chỉ đạo phòng Kỹ thuật và giám sát các phân xưởng. PGĐ sản xuất kinh doanh có nhiệm vụ xây dựng và phân bổ kế hoạch, chỉ tiêu cho SXKD, có nhiệm vụ theo dõi việc tiêu thụ sản phẩm, thiết kế, kí kết theo dõi các hợp đồng đã kí, quản lí thành phẩm xuất nhập kho, tổ chức thực hiện và xây dựng phương hướng kinh doanh, chiến lược sản phẩm. PGĐ sản xuất kinh doanh trực tiếp quản lý Phòng thương mại và Phòng Kế hoạch – sản xuất. PGĐ đầu tư chị trách nhiệm chỉ đạo và quản lý Phòng Hành chính tổng hợp và Phòng KCS, tiến hành quản lý mặt hành chính trong Công ty cũng như xây dựng các phương án đầu tư ngắn – trung – dài hạn của Công ty đảm bảo mang lại lợi ích cao nhất cho đơn vị. Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý sản xuất kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. Dưới cùng là các phân xưởng, đứng đầu các phân xưởng là các quản đốc phân xưởng. Quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm về mặt quản lý, điều hành phân xưởng, sử dụng các tiềm năng lao động thiết bị và các nguồn lực khác được giao, thực hiện nhiệm vụ sản xuất do Công ty phân. Mỗi phòng ban có một chức năng riêng biệt, chuyên môn hoá nhưng lại là một mắt xích quan trọng trong guồng máy hoạt động của công ty. Trong phân xưởng thì người đứng đầu là các quản đốc phân xưởng, những quản đốc phân xưởng này lại chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc. Các phòng ban thì có trưởng phòng, phó phòng, các nhân viên còn các phân xưởng thì có quản đốc phân xưởng, nhân viên kinh tế và các công nhân. Hàng tháng, vào đầu mỗi tháng, phòng kế hoạch sản xuất lập kế hoạch sản xuất trong tháng bao gồm các thông tin về chủng loại mặt hàng, số lượng, yêu cầu chất lượng, doanh thu dự tính, cùng với đó, phòng kỹ thuật tính toán định mức vật tư, chi phí cho từng loại sản phẩm và công vụ phải thực hiện. Bên cạnh đó, phòng Hành chính tổng hợp tiến hành thống kê và rà soát lại hợp đồng lao động (đối với những lao động hợp đồng), và giấy cam kết ( đối với lao động thời vụ) để tiến hành lập bảng chấm công, dự kiến chi phí nhân công trực tiếp trong tháng sẽ phát sinh, những giấy tờ này do từng phân xưởng lập ra và đưa lên phòng hành chính tổng hợp để thong qua. Những giấy tờ này phải được các phó giám đốc các phòng ban ký duyệt (bao gồm Phó giám đốc Sản xuất kinh doanh, Phó giám đốc đầu tư và Phó giám đốc kỹ thuật) trước khi đưa lên trình Giám đốc ký và tiến hành sản xuất. Trong tháng, các phân xưởng tiến hành theo dõi tình hình sử dụng vật tư, nhân công cũng như tài sản trong sản xuất, và các quản đốc phân xưởng phải tiến hành báo cáo những vấn đề phát sinh lên cấp trên kịp thời để có thể có được biện pháp giải quyết tốt nhất. Đồng thời các chứng từ phát sinh từ lúc nhập-xuất nguyên vật liệu cho đến khi tiến hành sản xuất và hoàn thành sản phẩm, cùng với các chứng từ sửa chữa trang thiết bị cho sản xuất sẽ được tập hợp về phòng kế toán để kế toán theo dõi về quá trình sản xuất cũng như tính giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành sau này. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ TRẦN HƯNG ĐẠO 2.1. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY 2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.1.1.1- Nội dung Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên cơ khí Trần Hưng Đạo là một doanh nghiệp cơ khí chuyên sản xuất các sản phẩm nhỏ, lẻ, đơn chiếc cho nên cơ cấu SP đa dạng. Mỗi loại SP lại nhiều loại và có nhiều chi tiết phức tạp cấu thành, có đặc tính kĩ thuật riêng cho nên cần nhiều loại nguyên, vật liệu để đáp ứng cho việc sản xuất các mặt hàng phức tạp và phong phú của Công ty. Nguyên, vật liệu của Công ty bao gồm nhiều loại cụ thể: - Nguyên, vật liệu chính: thép, tôn, sắt, đồng… - Nguyên, vật liệu phụ: que hàn, sơn… - Nhiên liệu: dầu, oxy - Phụ tùng thay thế: các loại vòng bi, dây coroa… - Phế liệu: sắt thép vụn, gang đồng phế liệu… CP NVLTT bao gồm giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt như phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, lao vụ thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng thì phải phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Giá gốc của nguyên vật liệu bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác (chi phí vận chuyển) để có được nguyên vật liệu ở địa điểm và trạng thái sẵn sàng sử dụng vào sản xuất. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu là phương pháp bình quân gia quyền: Đơn giá bq = Tổng GT hàng tồn đầu kỳ + Tổng GT các lần nhập trong kỳ cả kỳ dự trữ Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ Giá thực tế vật liệu xuất dùng = Đơn giá xuất xuất kho NVL x Số lượng vật liệu xuất kho Định kỳ 15 ngày kế tóan NVL xuống kho, ký thẻ kho, nhận các phiếu xuất kho, phiếu nhập kho một lần, sau đó tiến hành ghi sổ chi tiết theo chỉ tiêu số lượng vì cuối kỳ mới xác định được đơn giá NVL xuất kho. Nếu trong tháng phát sinh các nghiệp vụ xuất kho, kế toán chỉ tiến hành hạch toán và theo dõi trên sổ chi tiết theo chỉ tiêu số lượng. Vào cuối tháng, kế toán tiến hành đối chiếu kiểm tra số hàng tồn thực tế với số hàng tồn trên sổ sách, đối chiếu số lượng hàng nhập xuất trên sổ chi tiết vật tư với thẻ kho của từng vật tư rồi tiến hành tính giá thành xuất kho NVL. Từ đó kế toán hoàn thiện Phiếu xuất kho, Sổ chi tiết vật liệu và bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn về cả số lượng và chất lượng. Kế toán dùng số liệu đã tính được ở trên để hoàn thiện các chứng từ và sổ sách. Đối với các loại vật tư khác, kế toán cũng tiến hành tính tóan như vật tư này. 2.1.1.2- Tài khoản sử dụng Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế tóan sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng phân xưởng rồi từng loại sản phẩm TK 621 - PX đúc TK 621 - PX rèn TK 621 - PX cơ khí TK 621 - PX cơ dụng TK 621 – PX cơ khí tổng hợp TK 621 – PX cơ điện TK 621 – PX lắp ráp Ngoài ra Công ty còn sử dụng các tài khoản khác có liên quan: TK 152 “Nguyên vật liệu” được sử dụng cho tất cả các loại nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu sử dụng để sản xuất ra sản phẩm. Do đặc đỉểm nguyên vật liệu của Công ty là số lượng nhiều, nhiều chủng loại, kích cỡ, và đa dạng về đặc tính kỹ thuật, Công ty không hạch tóan chi tiết TK152. TK153 “Công cụ dụng cụ”. Công cụ dụng cụ được Công ty tiến hành phân bổ một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Các tài khoản liên quan đến thanh toán với người bán nguyên vật liệu như TK 111 “Tiền mặt”, TK 112“Tiền gửi Ngân hàng”, TK 331“Thanh toán với người bán” 2.1.1.3- Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết Căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong thàng và định mức tiêu hao vật tư cho từng loại sản phẩm, các phân xưởng khi có nhu cầu sử dụng vật tư sẽ viết vào sổ lĩnh vật tư và có xác nhận của quản đốc phân xưởng để tổ đó được lĩnh vật tư. Sau khi đã viết vào sổ lĩnh vật tư, quản đốc phân xưởng đưa lên phòng kế hoạch. Căn cứ vào các định mức chi phí nguyên vật liệu, căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong tháng, phòng kế hoạch sẽ lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành ba liên như sau: 1 liên do thủ kho giữ làm căn cứ xuất vật liệu và ghi vào thẻ kho, sau đó giao cho kế toán vật tư 1 liên do người lĩnh vật tư giữ 1 liên lưu lại tại quyển do phòng kế hoạch sản xuất giữ Biểu số 2.1: Phiếu xuất kho Đơn vị: Công ty Cơ khí Trần Hưng Đạo Mẫu số 02 - VT Bộ phận: Kho NVL (Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 10 tháng 02 năm 2010 Nợ TK 621 Số 50/02/2010 Có TK 152 - Họ và tên người nhận hang: Nguyễn Văn Bình - Địa chỉ: Phân xưởng đúc - Lý do xuất kho: Sản xuất động cơ Diesel - Xuất tại kho: NVL STT Tên vật liệu Mã số ĐV tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Thép C45-20 kg 6000 6000 6400 38400000 2 Thép I200-600mm kg 4200 4200 5400 22680000 3 Thép U160-300mm kg 2400 2400 6200 14880000 Cộng x x x x x 75960000 - Tổng số tiền (viết bằng chữ): Bảy mươi lăm triệu chín trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế tóan trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đối với phôi thép làm Động cơ Diesel D80H, cuối tháng đơn giá vật liệu xuất được tính như sau: Đơn giá xuất kho = = 6400 VNĐ Trong tháng 2 năm 2010 xuất kho cho phân xưởng đúc 10000 kg thì giá trị xuất kho vật tư cho phân xưởng Đúc sẽ là: 6400 x 10000 = 64000000 VNĐ Trong đó giá trị vật tư xuất dùng ở phiếu xuất kho số 50 là 38 400 000 VNĐ Tiếp theo, kế tóan NVL tiến hành điền giá trị trong sổ chi tiết NVL. Sau khi điền đầy đủ các thông tin về giá trị vật tư xuất dùng trong phiếu xuất kho và sổ chi tiết NVL, kế toán NVL hoàn thiện các chỉ tiêu số lượng và chất lượng trên bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn NVL: Biểu số 2.2: SCT vật tư Công ty Trần Hưng Đạo SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU CỒNG CỤ Mở sổ ngày 01 tháng 01 năm 2010 Tên vật liệu (Dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá): Thép sản xuất động cơ Diesel Quy cách phẩm chất: Thép C45-20 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Nhập Xuất Tồn Số Ngày Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Dư đầu kì 3000 18900000 20 3/2 NK từ mua ngoài 4000 25400000 7000 44300000 50 10/2 XK SX Động cơ DH80H 6000 38400000 1000 5900000 68 17/2 NK do mua ngoài 3500 22900500 4500 28800500 85 25/2 XK SX Động cơ DH80H 4000 25600000 500 3200500 Cộng 7500 48300500 10000 64000000 500 3200500 Biểu số 2.3: Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn BẢNG TỔNG HỢP NHẬP - XUẤT - TỒN NVL TOÀN CÔNG TY Tháng 2 năm 2010 Tên, quy cách, nhãn hiệu vật tư Tồn đầu kì Nhập trong kì Xuất trong kì Tồn cuối kì SL TT SL TT SL TT SL TT Thép C45 - 20 3 000 18 900 000 7 500 48 300 500 10 000 64 000 000 500 3 200 500 Thép I200-600mm .... .... .... .... .... Cộng 6 799 556 696 8 253 659 871 2 761 584 383 12 291 632 184 Với NVL trực tiếp được tính vào giá thành, chi phí sẽ được tập hợp cho từng phân xưởng rồi chi tiết cho từng loại sản phẩm, động cơ mà Công ty sản xuất. Đối với vật liệu xuất dùng mà không thể hạch tóan trực tiếp cho từng sản phẩm thì Công ty tiến hành phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm. Cụ thể, vật liệu chính sẽ được tập hợp cho từng loại sản phẩm cụ thể còn vật liệu phụ sẽ được phân bổ gián tiếp theo giá trị vật liệu chính tiêu hao. Với phiếu xuất kho số 50, sau khi điền giá trị đầy đủ, kế tóan tiến hành định khoản như sau Nợ TK 621 – Đúc 75 960 000 Có TK 152 75 960 000 Sau khi lập bút tóan, kế tóan tiến hành ghi sổ chi tiết TK 621 cho từng sản phẩm, Số tổng hợp sẽ được ghi một dòng trên Bảng phân bổ NVL, CCDC phân xưởng Đúc. Với phiếu xuất kho vật liệu phụ và nhiên liệu, kế tóan NVL tổng hợp tất cả phiếu xuất kho tại từng phân xưởng rồi tiến hành ghi bút tóan định khoản tổng hợp: Nợ TK 621 – Đúc 314820619.8 Có TK 152 314820619.8 Và tiến hành phân bổ như sau: - Tổng giá trị vật liệu phụ và nhiên liệu xuất dùng tại phân xưởng Đúc tháng 2/2010 là A - Tổng giá trị vật liệu chính xuất dùng cho phân xưởng Đúc tháng 2/2010 là B Trong đó: + Động cơ DH80H a + Động cơ D80RL b + Động cơ D165T c … Khi đó, giá trị vật liệu phụ và nhiên liệu được phân bổ cho sản phẩm Động cơ DH80H = x A Với những sản phẩm khác Công ty phân bổ tương tự, sau đó lập bảng phân bổ NVL, CCDC của phân xưởng Đúc và ghi sổ chi tiết TK 621 phân xưởng Đúc Biểu số 2.4: Bảng phân bổ NVL, CCDC PHÂN XƯỞNG ĐÚC BẢNG PHÂN BỔ NVL, CC, DC PHÂN XƯỞNG ĐÚC Tháng 02 năm 2010 Đơn vị tính: VNĐ STT Ghi Có các TK Ghi Nợ các TK 152 153 Cộng tổng 1 2 3 4 5 1 TK621- CPNVLTT 1. Động cơ DH80H 64 524 563 64 524 563 2. Động cơ D80RL 54 250 000 54 250 000 3. Động cơ D165 98 840 054 98 840 054 ….. ….. .... ......... Cộng I 1 049 402 066 1 049 402 066 2 TK627-CPSXC 86 989 908 12 924 216   99 914 124  Cộng II 86 989 908 12 924 216   99 914 124  Cộng I và II 1 136 391 974 12 924 216 1 149 316 190 Biểu số 2.5: SCT TK 621 – PX ĐÚC SỔ CHI TIẾT TK 621 – PHÂN XƯỞNG ĐÚC Sản phẩm: Động cơ DH80H Tháng 2/2010 Đơn vị tính: VNĐ NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Ghi Nợ TK 621 SH NT 28/2 50 10/2 Xuất vật tư sản xuất SP 152 38 400 000 28/2 85 25/2 Xuất vật tư sản xuất SP 152 25 600 000 28/2 Bảng phân bổ px Đúc 28/2 Vật tư phụ và nhiên liệu được phân bổ 152 524 563 28/2 - Cộng phát sinh - Ghi có TK - Số dư cuối kì 64 524 563 64 524 563 - 2.1.1.4- Quy trình ghi sổ tổng hợp Sau khi đã ghi sổ chi tiết với tất cả các phân xưởng và các loại sản phẩm. kế toán NVL tiến hành ghi sổ tổng hợp cho CP NVLTT của toàn Công ty. Rồi vào bảng kê số 4 dòng TK 621 – CP NVLTT, cột TK 152 Sau đó kế toán vào Nhật ký chứng từ số 7 phần I – Tập hợp CP SXKD toàn Công ty dòng TK 621 ứng với cột 152. Cuối cùng, kế toán vào sổ cái TK 621 Biểu số 2.6: Bảng phân bổ NVL, CCDC toàn Công ty BẢNG PHÂN BỔ NVL, CCDC TOÀN CÔNG TY Tháng 02 năm 2010 Đơn vị tính: VNĐ STT Ghi có các TK Ghi nợ các TK 152 153 Cộng A B 1 2 3 1 TK621- CPNVLTT 2 761 584 383 2 761 584 383 Phân xưởng đúc 1 049 402 066 1 049 402 066 Phân xưởng rèn 479 048 562 479 048 562 Phân xưởng cơ khí 401 213 561 401 213 561 Phân xưởng cơ dụng 376 248 685 376 248 685 Phân xưởng Cơ khí tổng hợp 285 356 458 285 356 458 Phân xưởng Cơ điện 154 689 586 154 689 586 Phân xưởng Lắp ráp 15 625 465 15 625 465 2 TK627-CPSXC 248 542 594 33 139 013 281 681 607 Phân xưởng đúc 86 989 908 12 924 216   99 914 124 Phân xưởng rèn 19 597 642 4 659 407 24 257 049 Phân xưởng cơ khí 32 456 851 4 156 951 36 613 802 Phân xưởng cơ dụng 36 842 165 2 986 578 39 828 743 Phân xưởng Cơ khí tổng hợp 19 548 689 3 246 713 22 795 402 Phân xưởng Cơ điện 27 842 125 2 849 659 30 691 784 Phân xưởng Lắp ráp 25 265 214 2 315 489 27 580 703 Cộng 3 010 126 977 33 139 013 3043265990 Biểu số 2.7: Sổ Cái TK 621 Số dư đầu năm Nợ Có - - SỔ CÁI TK621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Năm 2010 Đơn vị tính: VNĐ STT Ghi có các TK đối ứng Nợ với TK này Tháng 1 Tháng 2 … Tháng 12 Cộng 111 …  0  … 1 152  … 2 761 584 383  … 2 153  …  … 3 Cộng số phát sinh Nợ 2 761 584 383  … 4 Tổng số phát sinh Có 2 761 584 383  … 5 Số dư cuối tháng Nợ… 0 Có… 0 2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 2.1.2.1- Nội dung Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, đắt đỏ, độc hại, phụ cấp làm đêm, them giờ…). Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỉ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. Tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Trần Hưng Đạo, chi phí nhân công trực tiếp gồm các khoản mục như tiền lương chính, lương bổ sung, phụ cấp, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) theo đúng chế độ kế toán. Hiện tại, Công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương là trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian: - Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Quỹ tiền lương được lập theo đơn giá tiền lương và số lượng sản phẩm hoàn thành Lương sản phẩm = Sản lượng sản phẩm x Đơn giá hoàn thành nhập kho tiền lương Đơn giá tiền lương sản phẩm được xác định trên cơ sở định mức lao động kết hợp định mức ngày công cấp bậc của công nhân sản xuất sản phẩm, công việc hay biên bản bàn giao sản phẩm và được lập riêng cho từng loại sản phẩm, công việc. Công ty hiện đang áp dụng hệ số lương cho công nhân sản xuất như sau: Bậc 1 : 1.67 Bậc 5 : 3.19 Bậc 2 : 1.96 Bậc 6 : 3.74 Bậc 3 : 2.31 Bậc 7 : 4.4 Bậc 4 : 2.71 Công thức xác định đơn giá tiền lương sản phẩm như sau Quan sát các bước công việc để sản xuất ra từng sản phẩm, tính thời gian bình quân xem bao lâu thì công nhân bậc i hoàn thành công việc j (n phút) Khi đó: Đơn giá 1 phút bước công việc j = Hệ số CN bậc i x Lương tối thiều = k 26 ngày x 8h x 60 phút Đơn giá hoàn thành = k x n bước công việc j Hiện nay lương tối thiểu mà Công ty áp dụng là 540000 VNĐ Sản lượng sản phẩm hoàn thành chỉ được tính khi đã qua kiểm nghiệm hoặc nghiệm thu đảm bảo chất lượng. Tính lương theo sản phẩm của Công ty có đặc thù được quy định bởi tính chất sản xuất là sản xuất chuyên môn hoá từng công đoạn tại các phân xưởng, mỗi người công nhân sẽ có một sổ theo dõi riêng và phải tự chịu trách nhiệm về phần công việc của mình từ khi nhận nguyên vật liệu xuất kho đến khi nghiệm thu sản phẩm hoàn thành. Ngoài ra, từ ngày 01/01/2010, Công ty tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định như sau: BHXH trích hàng tháng theo tỷ lệ 22% trên tổng số tiền lương, tiền công đóng BHXH, trong đó 16% trích vào Chi phí sản xuất kinh doanh trong tháng, còn 6% trừ vào tiền lương của người lao động BHYT trích hàng tháng theo tỷ lệ 4.5% mức tiền lương, tiền công hàng tháng, trong đó 3% tính vào Chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, còn 1.5% trừ vào tiền lương của người lao động KPCĐ trích hàng tháng 2% trên tổng mức tiền lương và tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh trong tháng của Công ty. 2.1.2.2- Tài khoản sử dụng - Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp “. Kết cấu TK 622: Bên Nợ - Tập hợp CP NCTT sản xuất sản phẩm Bên Có – Kết chuyển CP NCTT vào tài khoản tính giá thành TK 622 được mở chi tiết theo từng phân xưởng rồi đến từng sản phẩm như: TK 622 - PX đúc – Động cơ DH80H Động cơ D80RL Động cơ D165T … TK 622 - PX rèn – Động cơ DH80H … TK 622 - PX cơ khí – Động cơ DH80H … TK 622 - PX cơ dụng – Động cơ DH80H … TK 622 – PX cơ khí tổng hợp– Động cơ DH80H … TK 622 – PX cơ điện – Động cơ DH80H … TK 622 – PX lắp ráp – Động cơ DH80H … TK 622 cuối kỳ được kết chuyển sang bên Nợ của TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” và không có số dư. TK 334 “Phải trả công nhân viên” phản ánh tiền lương phải trả công nhân trực tiếp và gián tiếp sản xuất sản phẩm – những khoản mục được coi là chi phí nhân công trực tiếp TK 338 “Phải trả khác” phản ánh các khoản đóng góp như BHXH, BHYT, KPCĐ được trích vào chi phí sản xuất kinh doanh trong tháng của Công ty. TK 338 được chi tiết thành ba tài khoản cấp 2: TK 3382 – “Kinh phí công đoàn” TK 3383 – “Bảo hiểm xã hội” TK 3384 – “Bảo hiểm y tế” 2.1.2.3- Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết Hàng tháng, tổ trưởng, trưởng ca tại các tổ ca sản xuất, các phân xưởng tiến hành chấm công theo dõi số công nhân đi làm hay vắng mặt của tổ mình. Cuối tháng nộp lên cho kế toán tiền lương Biểu số 2.8: Bảng chấm công BẢNG CHẤM CÔNG Phân xưởng Đúc Tháng 02 năm 2010 STT Họ và tên Cấp bậc Ngày trong tháng Số công hưởng lương SP Số công hưởng lương thời gian Số công ngừng nghỉ hưởng 100% lương Số công hưởng BHXH 1 3 6 7 8 … 27 28 A B C 1 3 6 7 8 … 27 28 32 33 34 35 1 Nguyễn Đức Minh Quản đốc x x x CT x x x 26  2 Vũ Văn Thành Công nhân x x Ro Ro Ro x x 24 3 .. 4 .. Cuối tháng, căn cứ vào bảng chấm công, khối lượng sản phẩm công việc hoàn thành, phiếu xác nhận sản phẩm kết hợp với phiếu báo nghiệm thu sản phẩm do phân xưởng báo cáo lên kế tóan tiền lương tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất. Lập phiếu thanh toán lương theo sản phẩm, rồi từ đó lập Bảng thanh toán tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm tại từng phân xưởng. Biểu số 2.9: Phiếu thanh toán lương sản phẩm PHIẾU THANH TOÁN LƯƠNG SẢN PHẨM Tháng 2 năm 2010 Phân xưởng Đúc Đơn vị tính: VNĐ STT Tên sản phẩm (công việc) Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Thép C45-20 10 000 500 5 000 000 2 Thép I200-600mm 7 000 425 2 975 000 3 Thép U160-300m 4 000 365 1 460 000 4 … … … … Cộng 14 215 658 Từ phiếu thanh toán lương theo sản phẩ.m tại phân xưởng Đúc, kế toán tiến hành tính ra CPNCTT sản xuất động cơ DH80H Tại phân xưởng Đúc, công nhân Vũ Văn Thành trong tháng 2 đã đúc được 500kg thép C45-20; 300kg Thép I200-600mm; 350kg Thép U160-300mm để sản xuất các loại động cơ trong đó có Động cơ DH80H, khi đó lương của công nhân này = 1 000 x 500 + 850 x 300 + 750 x 350 = 1 017 500 VNĐ Biểu số 2.10: Bảng thanh toán lương của bộ phận trực tiếp sản xuất BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG BỘ PHẬN TRỰC TIẾP SẢN XUẤT Tháng 2._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25692.doc
Tài liệu liên quan