Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư của UBND quận Hải An

Tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư của UBND quận Hải An: LỜI MỞ ĐẦU Với sự kiện trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam chính thức bước vào một sân chơi kinh tế toàn cầu. Trong sân chơi này, nền kinh tế nước ta sau một năm gia nhập đã chứng kiến những chuyển biến tích cực trong hoạt động đầu tư mà đặc biệt là sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng trong hoạt động đầu tư hiện nay, việc quản lý hoạt động đầu tư luôn là điều đáng quan tâm đối với các cơ qu... Ebook Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư của UBND quận Hải An

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1551 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư của UBND quận Hải An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an nhà nước. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như vậy, quận Hải An với điều kiện địa lý- kinh tế thuận lợi, tiếp giáp biển, là trọng điểm phát triển cảng biển, càng hàng không, là đầu mối giao thông đối ngoại của thành phố và các tỉnh phía Bắc, cùng với quỹ đất nông nghiệp và tiểm năng lấn biển khá lớn, tạo ra một lợi thế hàng đầu để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế biển, công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Quận Hải An thực sự là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đây là quận mới thành lập vì vậy các hoạt động đầu tư trên địa bàn quận Hải An cần phải được quản lý nhằm phát huy nguồn lực, tiền tài, lợi thế có sẵn của quận. Song thực tế, quá trình quản lý hoạt động đầu tư của UBND quận Hải An gặp một số những trở ngại, khó khăn. Xuất phát từ thực tế đó, cùng với quá trình thực tập tại UBND quận Hải An,em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư của UBND quận Hải An”. Nội dung đề tài bao gồm phần chính sau: Phần I: Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư của UBND quận Hải An Phần II: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư của UBND quận Hải An Trong quá trình thực tập, em xin chân thành cảm ơn cán bộ UBND quận Hải An và đặc biệt là giáo viên hướng dẫn:ThS. Nguyễn Thu Hà đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Là một sinh viên, không tránh khỏi những sai sót trong quá trình hoàn thành đề tài này, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để đề tài có chất lượng hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Chương I: Thực trạng về công tác quản lý hoạt động đầu tư cấp nhà nước của UBND quận Hải An Vài nét về quản lý đầu tư ở cấp vĩ mô 1. Nội dung quản lý đầu tư của nhà nước, của bộ, ngành, địa phương 1.1 . Nội dung quản lý đầu tư của nhà nước Nhà nước XHCN thực hiện chức năng quản lý kinh tế của mình trong đó có việc quản lý hoạt động đầu tư. Nhà nước thống nhất quản lý đầu tư với các nội dung sau: - Nhà nước xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp và những văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động đầu tư. Nhà nước ban hành, sửa chữa, bổ sung luật đầu tư và các luật liên quan như luật thuế, luật đất đai, luật đấu thầu,…và các văn bản dưới luật nhằm một mặt khuyến khích hoạt động đầu tư, mặt khác đảm bảo cho đầu tư thực hiện đúng luật và đạt hiệu quả cao. - Xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch đầu tư. Trên cơ sở chiến lược, qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, của ngành và của địa phương và vùng lãnh thổ, xây dựng các qui hoạch, kế hoạch đấu thầu, trong đó, quan trọng là việc xác định nhu cầu về vốn, nguồn vốn, các giải pháp huy động vốn…Từ đó xác định danh mục các dự án ưu tiên. - Ban hành kịp thời các chính sách chủ trương đầu tư. Nhà nước ban hành các chính sách, chủ trương quan trọng như chính sách tài chính tiền tệ, tín dụng linh hoạt, chính sách ưu đãi đầu tư…nhằm cải thiện môi trường đầu tư và thủ tục đầu tư, Nhà nước đề ra các giải pháp huy động vốn tối đa và phát huy hiệu quả mọi nguồn vốn đặc biệt vốn trong dân và vốn đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở đó phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư, kịp thời điều chỉnh bổ sung những bất hợp lý, chưa phù hợp trong cơ chế, chính sách. - Ban hành các định mức kinh tế- kỹ thuật, các chuẩn mực đầu tư. Nhà nước mà đại diện là ngành thống nhất quản lý các định mức kinh tế-kỹ thuật liên quan đến ngành mình như ban hành những qui định về yêu thiết kế thi công, tiêu chuẩn chất lượng, môi trường… - Xây dựng chính sách cán bộ thuộc lĩnh vực đầu tư. Nhà nước xây dựng chính sách cán bộ, đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ chuyên môn, chuyên sâu cho từng lĩnh vực hoạt động đầu tư. - Đề ra chủ trương và chính sách hợp tác đầu tư với nước ngoài, chuẩn bị các nguồn lực tài chính, vật chất và nhân lực để hợp tác có hiệu quả cao. - Thực hiện chức năng kiểm tra giám sát. Các cơ quan quản lý nhà nươc thực hiện chức năng kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật của chủ đầu tư, xử lý những vi phạm pháp luật, qui định của nhà nước, những cam kết của chủ đầu tư (như chuyển nhượng, bổ sung mục tiêu hoạt động, tăng vốn để đầu tư chiều sâu, gia hạn thời gian hoạt động, giải thể…). - Quản lý trực tiếp nguồn vốn nhà nước. Nhà nước đề ra các giải pháp để quản lý và sử dụng nguồn vốn nhà nước từ khâu xác định chủ trương đầu tư, phân phối vốn, đến việc thi công xây dựng và vận hành công trình. Đối với dự án đầu tư nhóm A sử dụng vốn ngân sách nhà nước, Thủ tướng chính phủ ra quyết định đầu tư hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư, thẩm định dự án. 1.2 . Nội dung quản lý đầu tư của bộ, ngành, địa phương - Các bộ, ngành, địa phương xây dựng chiến lược, qui hoạch đầu tư cho Bộ, ngành và địa phương của mình. - Xác định danh mục các dự án đầu tư của ngành, địa phương mình lập dự án tiền khả thi và khả thi. - Xây dựng các kế hoạch huy động vốn. - Hưỡng dẫn các nhà đầu tư thuộc ngành mình, địa phương mình lập dự an tiền khả thi và khả thi. - Ban hành những văn bản quản lý thuộc ngành mình, địa phương mình liên quan đến đầu tư - Lựa chọn đối tác, đàm phán ký kết hợp đồng liên doanh liên kết trong hợp tác đầu tư với nước ngoài. - Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình hoạt động của các dự án đầu tư thuộc ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được phân cấp quản lý. - Hỗ trợ và trực tiếp xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình đầu tư như cấp đất, giải phóng mặt bằng, thuê và tuyển dụng lao động, xây dựng công trình…. - Kiến nghị với cấp trên điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung những bất hợp lý trong cơ chế chính sách, qui định dưới luật…nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nướcvà hiệu quả kinh tế- xã hội của đầu tư. 2. Bộ máy quản lý đầu tư ở tầm vĩ mô Bộ Kế hoạch- Đầu tư (KH-ĐT). Chức năng của Bộ KH-ĐT là: Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách về đầu tư để trình chính phủ các dự án, luật, pháp lệnh có liên quan đến đầu tư. Xác định phương hướng đầu tư và cơ cấu đầu tư cũng như tổng hợp, trình thủ tướng chính phủ kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm và 5 năm. Chịu trách nhiệm trước chính phủ về toàn bộ các dự án có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Tổ chức thẩm định các dự án đầu tư thuộc nhóm A để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, các Bộ, bàn ngành, địa phương khác để kiểm tra, giám sát các dự án trong nền kinh tế theo phân cấp Bộ Xây dựng. Bao gồm chức năng sau: Ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm xây dựng. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng, nghiên cứu các cơ chế, chính sách về quản lý xây dựng đô thị và nông thôn để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Chủ trì, cùng với các Bộ chuyên ngành kỹ thuật tổ chức thẩm định, thiết kế kỹ thuật các dự án nhóm A ( Nhóm B, C do Sở chuyên ngành kỹ thuật thẩm định). Hướng dẫn hoạt động của các doanh nghiệp tư vấn xây dựng trong việc thực hiện các dự án đầu tư. Chủ trì cùng với Bộ KH- ĐT, bộ Tài chính, các Bộ, ngành, địa phương để kiểm tra việc thực hiện Luật Xây dựng. QUỐC HỘI Chi nhánh ngân hàng ở địa phương UBND các cấp CHÍNH PHỦ Chủ đầu tư Bộ Tài chính Bộ Xây dựng Ngân hàng nhà nước Bộ TN-MT Bộ KH-CN Các bộ có liên quan Bộ chuyên ngành Sở Tài chính Sở Xây dựng BỘ KH-ĐT Sở TN-MT Sở KH-CN Các Sở chuyên ngành Các Sở có liên quan H 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý đầu tư tầm vĩ mô Giới thiệu chung về UBND quận Hải An Quá trình hình thành và phát triển của UBND quận Hải An - Thành phố Hải Phòng Quận Hải An được thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện An Hải và quận Ngô Quyền - thành phố Hải Phòng theo Nghị định số 106/2002/NĐ- CP ngày 20/12/2002 của Chính Phủ. Chính thức đi vào hoạt động ngày 10 tháng 5 năm 2003, có 6 đơn vị hành chính gồm 05 xã: Đằng Lâm, Tràng Cát, Nam Hải, Đông Hải, Đằng Hải (thuộc huyện An Hải) và 1 phường Cát Bi (thuộc quận Ngô Quyền). Tổng diện tích tự nhiên: 9.552,38 ha. Phía Đông giáp huyện Cát Hải, phía Tây giáp quận Ngô Quyền, phía Nam giáp huyện Kiến Thụy, phía Bắc giáp huyện Thuỷ Nguyên và biển.           Đến tháng 4/2007, thực hiện Nghị định số 54/2007/NĐ- CP ngày 05/4/2007 của Chính Phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính các quận Lê Chân, Kiến An, Hải An và huyên An Lão - thành phố Hải Phòng. Quận Hải An đã được Chính Phủ phê duyệt điều chỉnh địa giới hành chính các phường Đằng Lâm, Cát Bi để thành lập thêm phường Thành Tô, chia tách Đông Hải thành 2 phường mới là Đông Hải 1, Đông Hải . Tính đến thời điểm tháng 10/2007, quận Hải An có 08 đơn vị hành chính là các phường: Đông Hải 1, Đông Hải 2, Đằng Lâm, Nam Hải, Đằng Hải, Tràng Cát, Thành Tô và Cát Bi. Với dân số 82.408 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động: 49.411 người, người có công với cách mạng: 1.500 đối tượng.            Được thành lập từ 5 xã thuần nông và phường Cát Bi là phường tập trung dân cư có thu nhập thấp của quận Ngô Quyền, nên dân của Hải An là dân nông nghiệp, trong dân không có nghề phụ, trình độ dân trí còn thấp so với mặt bằng của quận đô thị loại 1, tính chất đất chua mặn, hệ thống đê điều dài nên gây khó khăn cho công tác phòng thủ an ninh. Mặc dù có rất nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm của Trung ương, của các cấp, các ngành thành phố, sự chỉ đạo sát sao của Quận uỷ, HĐND, UBND quận nên trong những năm qua Hải An đang từng bước đi lên xây dựng đô thị mới , xác định Công tác quản lý đô thị là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài, xuyên suốt quá trình phát triển quận, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng.          Được Trung ương quan tâm đầu tư những công trình trọng điểm như khu công nghiệp Đình Vũ, nâng cấp sân bay Cát Bi thành san bay cấp 4, dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; được thành phố ban hành Nghị quyết 24/NQ- TU xác dịnh rõ Xây dựng quận Hải An cơ bản trở thành đô thị mới, có hạ tầng kỹ thuật văn minh, hiện dại, là đầu mối giao thông đối ngoại của Hải Phòng và các tỉnh phía Bắc; là trung tâm Công nghiệp và Dịch vụ; có kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế phát triển, là vành đai phòng thủ trọng yếu phía Đông Nam thành phố, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã họi được giữ vững, có hệ thống chính trị vững mạnh, đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện Uỷ ban nhân dân quận đã chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành thành phố, tập trung chỉ đạo các ngành chức năng, Uỷ ban nhân dân các phường tăng cường công tác quản lý quy hoạch không gian đô thị quận dến năm 2020, quy hoạch chi tiết khu Trung tâm hành chính quận, v.v... Cơ cấu tổ chức Cơ cấu quản lý theo chức năng Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Hải An là cơ quan tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND quận và theo quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương. Các cơ quan này sẽ chịu sự chịu đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND quận, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hải Phòng. Các cơ quan chuyên môn làm việc theo chế độ thủ trưởng. Trong đó: - Đứng đầu là thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận và chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND quận và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn do mình phụ trách - Phó thủ trưởng: là người giúp Thủ trưởng chỉ đạo một số công tác và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng về nhiệm vụ được phân công. Khi thủ trưởng vắng mặt một Phó Thủ trưởng được Thủ trưởng uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của cơ quan chuyên môn. Chủ tịch UBND quận Hải An Phó chủ tịch phụ trách nội chính Phòng Tư pháp Phòng TC-KH Phòng TN-MT Thanh tra Phó chủ tịch phụ trách kinh tế Phòng Quản lý đô thị Phòng HĐND & UBND Phòng Y tế Phòng Văn hoá- Thông tin Phòng Nội vụ- Lao động Thương binh và Xã hội Phòng Giáo dục Phó chủ tịch phụ trách văn xã Phòng Kinh tế H 1.2: Sơ đồ tổ chức quản lý của UBND quận Hải An * In đậm: các phòng ban có liên quan đến hoạt động đầu tư Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Hải An bao gồm các cơ quan sau Phòng Nội vụ- Lao động Thương binh và Xã hội: tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nội vụ, lao động- thương binh và xã hội. Phòng Tài chính- Kế hoạch: tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, kế hoạch, đầu tư, đăng ký kinh doanh. Phòng Giáo dục: tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp- hướng nghiệp cấp huyện. Phòng Văn hoá- Thông tin- Thể thao: tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, phát thanh, truyền hình. Phòng Y tế: tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, gồm: y tế dự phòng, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyển, thuốc phòng chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, an toàn vệ sinh thực phẩm và trang thiết bị y tế. Phòng Tài nguyên và Môi trường: tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường. Phòng Tư pháp: tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thì hành án dân sự, chứng thực, hộ tịch, trợ giúp pháp lý, hoà giải ở cơ sở và công tác tư pháp khác. Phòng Kinh tế: tham mưu giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông, lâm, ngư, định canh, định cư, kinh tế mới, khoa học công nghệ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch và hợp tác xã. Phòng Quản lý đô thị: tham mưu giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiến trúc, quy hoạch, xây dựng, vật liệu xây dựng, nhà nước và công sở, giao thông bưu chính, viễn thông. Thanh tra quận: là cơ quan chuyên môn thực hiện UBND quận có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính trong phạm vi quản lý nhà nước của UBND quận. Văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND quận là cơ quan tham mưu, tổng hợp giúp Hội đồng nhân dân và UBND quận như sau: Tổ chức phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các đại biểu Hội đồng nhân dân và tham mưu một số công việc do Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận giao. Tổ chức các hoạt động của UBND và Chủ tịch UBND trong chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung của bộ máy hành chính nhà nước, giúp Chủ tịch UBND quận tổ chức việc điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan chuyên môn cùng cấp, Hội đồng nhân dân và UBND cấp xã để thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của UBND, Chủ tịch UBND cấp huyện, bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và UBND cấp huyện, tham mưu giúp UBND cấp huyện về công tác ngoại vụ, thi đua khen thưởng. Ngoài ra, Văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND quận còn đảm nhiệm chức năng tham mưu, giúp UBND, Chủ tịch UBND quận về lĩnh vực tôn giáo, dân tộc. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Kế hoạch- Tài chính Phòng Kế hoạch- Tài chính là cơ quan thuộc UBND quận Hải An, chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND quận và sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài chính- Vật giá, Sở Kế hoạch & Đầu tư thành phố Hải Phòng. Phòng Kế hoạch- Tài chính làm việc theo chế độ Thủ trưởng. - Phòng Kế hoạch- Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND quận và sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài chính- Vật giá và Sở Kế hoạc & Đầu tư Hải Phòng. Phòng Kế hoạch- Tài chính làm việc theo chế độ Thủ trưởng, trong đó: - Trưởng phòng: chịu trách nhiệm trước Quận uỷ, HĐND, UBND quận về toàn bộ công việc của phòng. - Phó trưởng phòng: chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về công việc được phân công phụ trách, được uỷ quyển thay mặt Trưởng phòng duy trì, điều hành hoạt động của phòng khi Trưởng phòng đi công tác vắng. - Cán bộ, viên chức phòng Kế hoạch- Tài chính: chịu trách nhiệm cá nhân trước Trưởng phòng về thực hiện nhiệm vụ được phân công. 2.2.1- Chức năng - Tham mưu cho UBND quận quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Qui hoạch, kế hoạch- đầu tư, đăng ký kinh doanh, quản lý tài chính- vật giá, xổ số kiến thiết trên địa bàn quận. 2.2.2- Nhiệm vụ * Công tác quy hoạch - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội toàn quận, báo cáo UBND quận trước khi trình UBND thành phố phê duyệt. - Phối hợp với các ngành chức năng trong việc xây dựng quy hoạch phát triển ngành trên địa bàn quận. - Tổ chức thực hiện quy hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. * Công tác quản lý đầu tư và xây dựng - Tổng hợp nhu cầu xây dựng cơ bản trên địa bàn quận, đề xuất bố trí vốn cho các dự án đầu tư, trình HĐND quận thông qua, báo cáo UBND thành phố và các Sở chuyên ngành phê duyệt. - Đối với dự án do UBND thành phố giao UBND quận làm chủ đầu tư: Thực hiện chức năng đầu mối trong việc thẩm định dự án đầu tư, công tác xét thầu, hồ sơ quyết toán, báo cáo UBND quận trước khi trình UBND thành phố phê duyệt. - Đối với các dự án thuộc thẩm quyển quyết định đầu tư của UBND quận: Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư (hoặc báo cáo đầu tư) trình UBND quận quyết định. Ngoài ra, tham mưu cho UBND quận trong việc xét thầu, hướng dẫn các chủ đầu tư trong việc tổ chức đấu thầu (hoặc chỉ định thầu), thẩm định hồ sơ mời thầu, kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu, trình UBND quận quyết định.Và chủ trì thẩm định quyết toán các công trình báo cáo Uỷ ban nhân quận quyết định. - Triển khai các văn bản quy định của Nhà nước, của địa phương về công tác quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn quân. * Công tác tài chính, vật giá, đăng ký kinh doanh, xổ số kiến thiết Công tác tài chính Lập dự toán thu chi ngân sách trình Hội đồng nhân dân quận thông qua,báo cáo UBND thành phố và Sở Tài chính- Vật giá Hải Phòng. Hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban nhân dân phường xây dựng và thực hiện dự toán ngân sách. Căn cứ chỉ tiêu phân bổ ngân sách của thành phố và nghị quyết của HĐND quận, xây dựng kế hoạch phân bổ dự toán chi ngân sách cho từng phòng ban, đơn vị trực thuộc UBND quận. Tổ chức thực hiện kế hoạch thu, dự toán ngân sách theo Luật ngân sách Nhà nước. Lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách báo cáo UBND quận, trình UBND thành phố và Sở Tài chính- Vật giá. Triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật ngân sách trên địa bàn quận. Công tác vật giá Thẩm định giá các loại hàng hoá theo phân cấp( với cấp quận được thẩm định ( với cấp quận được thẩm định những lô hàng hoặc những hàng hoá đơn chiếc có giá trị dưới 50 triệu đồng). Thực hiện chức năng đấu mối thẩm định giá các loại hàng hoá có giá trị trên 50 triệu đồng, báo cáo UBND quận trước khi trình UBND thành phố, Sở Tài chính- vật giá phê duyệt. Công tác đăng ký kinh doanh: tham mưu cho UBND quận quản lý, tổ chức thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối đơn vị kinh tế tập thể và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận. Công tác hoạt động xổ số kiến thiết: Tham mưu cho UBND quận chỉ đạo phòng đại diện xổ số kiến thiết về chủ trương, biện pháp thực hiện phát hành xổ số kiến thiết trên địa bàn, nhằm không ngừng tăng nguồn thu cho ngân sách, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng trên địa bàn quận. Phối hợp cùng các ngành chức năng tham gia thực hiện các biện pháp chống tệ nạn số đề trên địa bàn. Phân công nhiệm vụ phòng Trưởng phòng: Phụ trách chung, lãnh đạo, điều hành giải quyết toàn bộ các công việc chung của phòng. Chịu trách nhiệm cá nhân về thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả công tác trước Hội đồng nhân dân, UBND và các cơ quan chuyên môn cấp trên về toàn bộ hoạt động của phòng. Ngoài ra, trực tiếp phụ trách công tác qui hoạch, kế hoạch, đầu tư xây dựng các chính sách quản lý tài chính, công tác tổ chức cán bộ phòng. Và ký toàn bộ các văn bản đề xuất với UBND quận về lĩnh vực chuyên môn của phòng và các khoản chi ngân sách. Phó trưởng phòng: Tham mưu giúp trưởng phòng xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của quận, phụ trách ngân sách Uy Ban nhân dân phường, phụ trách công tác đăng ký kinh doanh, được uỷ quyền ký đề xuất với UBND quận cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; theo dõi, đôn đốc thực hiện kế hoạch hoạt động xổ số kiến thiết; phụ trách công tác xây dựng dự toán ngân sách chung của quận; thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng phòng phân công. Kế toán chi: Gồm 2 kế toán chi Kế toán phòng : Thực hiện công tác giao dịch với Kho bạc Nhà nước quận, theo dõi các quĩ tại kho bạc, trực tiếp quản lý và cấp hỗ trợ ngân sách cho các phường và các đơn vị ngành dọc không hưởng lương tại quận, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thu chi ngân sách, thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng phòng phân công. Kế toán quận: Có trách nhiệm tham mưu cho phòng xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của quận, quản lý và cấp phát ngân sách cho các đơn vị hưởng lương tại ngân sách quận, tham mưu hội đồng nghiệm thu, kiểm tra hồ sơ, theo dõi cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình do UBND quận quản lý, thẩm định giá các loại hàng hoá theo phân công (với cấp quận được thẩm định những lô hàng hoặc hàng hoá đơn chiếc có giá trị dưới 50 triệu đồng), tham mưu cho phòng thực hiện chức năng đầu mối thẩm định giá các loại hàng hoá có giá trị trên 50 triệu đồng, báo cáo UBND quận trước khi trình UBND thành phố, sở Tài chính- vật giá phê duyệt, thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng phòng phân công. Kế toán thu: Viết giấy nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước Quận cho các đơn vị, giao dịch với Kho bạc về các nguồn thu ngân sách, tổng hợp báo cáo nguồn thu ngân sách theo định kỳ và đột xuất, làm công tác quản lý quĩ tiền mặt của phòng, thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng phòng phân công. Theo dõi, quản lý công tác đầu tư XDCB: Đối với các dự án do UBND thành phố giao UBND quận làm chủ đầu tư: Tham mưu cho phòng thực hiện chức năng đầu mối thẩm định dự án đầu tư, công tác xét thầu, hồ sơ quyết toán báo cáo UBND quận trước khi trình UBND thành phố phê duyệt. Đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của UBND quận: Tham mưu cho phòng trong việc thẩm định dự án đầu tư (hoặc báo cáo đầu tư), báo cáo UBND phê duyệt; tham mưu cho phòng trong việc xét thầu, hướng dẫn chủ đầu tư tổ chức đấu thầu (hoặc chỉ định thầu đối với các gói thầu được chỉ định thầu), thẩm định hồ sơ mời thầu, kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu, trình UBND quận quyết định; thẩm định giá trị quyết toán công trình, báo cáo lãnh đạo phòng, trình UBND quận phê duyệt; làm nhiệm vụ kế toán phòng Kế hoạch- Tài chính; thực hiện nhiệm vụ khác do trưởng phòng phân công Quản lý ngân sách phường: Hướng dẫn, quản lý thu- chi ngân sách phường, kiểm tra trình tự thủ tục xây dựng cơ bản, tham gia nghiệm thu công trình đầu tư tại phường; lập trình chi trợ cấp ngân sách, chi đầu tư phát triển báo cáo lãnh đạo phòng; kiểm tra, đôn đốc tiến độ thu xổ số và các nguồn thu khác tại phường, tham gia hội đồng kiểm kê, đền bù thuộc địa bàn phường quận được phân công phụ trách và thực hiện các nhiệm khác do trưởng phòng phân công. Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư của UBND quận Hải An Tình hình quản lý hoạt động đầu tư của UBND quận Hải An Công tác thẩm định dự án Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư Theo Luật Đầu tư năm 2005 và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, Chủ tịch UBND quận quyết định đầu tư các dự án trong phạm vi ngân sách của địa phương và các dự án có mức vốn đầu tư không lớn hơn 5 tỷ đồng thuộc ngân sách nhà nước. Ngoài ra, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng sẽ uỷ quyền quyết định đầu tư đối với một số dự án nhóm C cho UBND quận thực hiện. Công tác thẩm định dự án được UBND quận Hải An giao cho Phòng Kế hoạch- Tài chính thực hiện thẩm định các dự án đầu tư hoặc báo cáo đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của UBND quận và các dự án do UBND thành phố Hải Phòng giao UBND quận làm chủ đầu tư. Quy trình thẩm định dự án Quy trình tổ chức thẩm định dự án được tiến hành theo trình tự sau: Tiếp nhận hồ sơ dự án. Chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án bao gồm cả phần thuyết minh dự án và phần thiết kế cơ sở (thiết kế bản vẽ thi công đối với các công trình không phải lập dự án mà chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình) đến người quyết định đầu tư để tổ chức thẩm định. Phòng Tài chính- Kế hoạch của UBND quận Hải An sẽ là đầu mối tổ chức thẩm định tiếp nhận hồ sơ dự án và lập kế hoạch thẩm định, tổ chức thẩm định. Thực hiện công việc thẩm định. Quận Hải An sẽ là đơn vị đầu mối trong việc tổ chức thẩm định, phân tích đánh giá dự án theo yêu cầu và đề xuất ý kiến trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan và kết quả thẩm định thiết kế cơ sở ( hoặc thiết kế bản vẽ thi công). Tiếp nhận hồ sơ Thực hiện công tác thẩm định Lập báo cáo kết quả thẩm định Trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư H 1.3: Quy trình thẩm định dự án Lập báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình. Báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình được lập theo mẫu quy định của Bộ KH-ĐT ( ở phần phục lục). Trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư. Đối với với những dự án với tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng và thuộc ngân sách quận, Báo cáo thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình được gửi tới Chủ tịch UBND quận Hải An phê duyệt Đối với những dự án thuộc ngân sách thành phố và ngân sách quận có quy mô từ 5 tỷ đồng trở lên thì trình lên Sở KH-ĐT Hải Phòng phê duyệt, quyết định. Như vậy, quy trình thẩm định dự án của UBND quận Hải An thực hiện tương tự giống quy trình thẩm định dự án đầu tư đã được học trong bộ môn Kinh tế đầu tư. Phương pháp thẩm định Do đặc thù của UBND quận chỉ thẩm định đối với những dự án quy mô nhỏ không lớn hơn 5 tỷ đồng và thuộc ngân sách địa phương, thẩm định dự án thực chất chỉ là thẩm định về mặt kỹ thuật, về mặt pháp lý, về mặt xã hội,…Trong quá trình thẩm định, tuỳ thuộc vào từng nội dung dự án mà UBND quận sẽ sử dụng các phương pháp khác nhau hoặc là tập hợp nhiều phương pháp. Các phương pháp thẩm định dự án được sử dụng hiện nay bao gồm có: (1) Phương pháp thẩm định trình tự (2) Phương pháp so sánh chỉ tiêu (3) Phương pháp phân tích độ nhạy (4) Phương pháp dự báo (5) Phương pháp triệt tiêu rủi ro. Thông thường, tại UBND quận thường áp dụng phương pháp thẩm định theo trình tự. Với phương pháp này, công tác thẩm định dự án được tiến hành theo trình tự từ tổng quát đến chi tiết, kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau. Theo đó, UBND quận sẽ tiếp nhận hồ sơ và giao cho phòng Tài chính- Kế hoạch tiến hành thẩm định khái quát các nội dung cần thẩm định của dự án, qua đó đánh giá một cách chung nhất nhất tính phù hợp, hợp lý của dự án như về mặt tư cách pháp lý, sự phù hợp về quy hoạch phát triển chung quận. Qua đó, cho phép hình dung khái quát về dự án, hiểu rõ hơn quy mô, tầm quan trọng của dự án đối với xã hội. Sau khi thẩm định tổng quát, việc thẩm định sẽ được tiến hành tỉ mỉ, chi tiết với từng nội dung của dự án từ các điều kiện pháp lý đến việc thẩm định về mặt kỹ thuật, về tài chính, về mặt xã hội,….. Đối với các dự án là đầu tư xây dựng các công trình, các dự án quy mô nhỏ, ngoài việc sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự, các cán bộ thuộc phòng Kế hoach- Tài chính còn kết hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu chỉ tiêu. Nội dung của phương pháp này là so sánh, đối chiếu, định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý, thông lệ. Các chỉ tiêu mà quận thường được sử dụng để so sánh, đối chiếu như chỉ tiêu xây dựng, chỉ tiêu về môi trường, chỉ tiêu Nội dung thẩm định Theo văn bản pháp lý hiện hành, nội dung thẩm định dự án đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước phải tuân theo các quy định trong các văn bản quản lý của nhà nước. Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án. Đối với các cơ quan nhà nước, thì thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án là khâu cơ bản. Tại UBND quận Hải An, việc thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án đầu tư là nhằm: Thứ nhất, xem xét dự án đầu tư có phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành UBND quận Hải An đã đề ra. Thứ hai, thẩm định dự án có tuân thủ theo những quy định, chế độ, luật pháp của nhà nước, các quy định của thành phố Hải Phòng, của UBND quận đã đề ra. Thứ ba, xem xét nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án. Nội dung của thẩm định kỹ thuật là xem xét địa điểm và mặt bằng xây dựng dự án, đánh giá sự phù hợp về quy hoạch địa điểm, tính kinh tế địa điểm, phân tích, đánh giá các thông số kỹ thuật, các định mức giá, thẩm định những ảnh hưởng của dự án tới môi trường. Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án. Thẩm định khía cạnh tài chính là việc xem xét đánh giá những số liệu cụ thể của vốn đầu tư, cho phép đánh giá tình khả thi về mặt tài chính của dự án. Tuy nhiên, các cán bộ thẩm định của phòng Tài chính- Kế hoạch thường bỏ qua thẩm định hiệu quả tài chính, khả năng rủi ro có thể xảy. Điều này là do đặc điểm của các dự án do UBND quận thẩm định chủ yếu là những dự án quy mô nhỏ, dự án là những công trình công cộng phục vụ dân sinh,phục vụ cho hoạt động của quận. Nội dung thẩm định tài chính quả quận gồm: - Thẩm định tổng vốn đầu tư, tiến độ bỏ vốn. Ở đây, sẽ được cán bộ quận thẩm định toàn bộ vốn đầu tư xây dựng để xem có phù hợp với ngân sách của quận, với đơn giá xây dựng. Sau đó, kiểm tra việc phân bổ vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án. - Thẩm định nguồn huy động vốn: Nguồn vốn của các dự án trên địa bàn quận bao gồm hai nguồn chính là nguồn vốn của quận và nguồn vốn của thành phố. Việc thẩm định nguồn vốn huy động chỉ nhằm làm rõ mức vốn đầu tư cũng như xác định rõ nguồn cung cấp vốn. Thẩm định các chỉ tiêu kinh tế- xã hội. Thẩm định khía cạnh kinh tế- xã hội của dự án được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế-xã hội mà dự án mang lại. Công tác đấu thầu Công tác tổ chức đầu thầu của quận HảI An được tiến hành dựa trên những quy định sau: - Trước tháng 4 năm 2006, công tác đấu thầu thực hiện theo Nghị đinh 88/1991/NĐ-CP ngày 1 tháng 9 năm 1999 về Quy chế đấu thầu; Nghị định 66/200._.3/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2003 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế đấu thầu 1999 và một số những văn bản có liên quan - Sau tháng 4 năm 2006, công tác đấu thầu thực hiện theo Luật đấu thầu, Nghị định 111/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 về hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và các văn bản dưới luật có liên quan. 1.2.1. Quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu Các dự án UBDN quận Hải An quản lý về đấu thầu Hiện nay, trên địa bàn quận có nhiều loại dự án khác nhau. Nhưng không phải tất cả các dự án khi thực hiện đấu thầu đều do UBND quận quản lý về mặt đấu thầu. Chỉ có những dự án sau thực hiện đấu thầu các gói thầu phải có sự quản lý của UBND quận: Dự án sử dụng vốn của quận Dự án sử dụng vốn ngân sách thành phố thực hiện tại địa bàn quận. Đối với những dự án tư nhân, việc quản lý và thực hiện đấu thầu do bên tư nhân quyết định và tự làm. Tổ chức quản lý đấu thầu Tổ chức quản lý đấu thầu bao gồm 2 hoạt động chính là : tổ chức, đánh giá đấu thầu và kiểm tra, thanh tra về đấu thầu. Trong công tác tổ chức đấu thầu, đánh giá đấu thầu, Phòng Kế hoạch- Tài chính sẽ tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu, tiến hành thực hiện đấu thầu một số gói thầu của quận và thành phố. Báo cáo công tác đấu thầu được thực hiện 6 tháng 1 lần, và vào cuối năm. Ngoài ra, tổ chức đấu thầu, UBND quận thành lập ra tổ nhân sự phục vụ cho quá trình đấu thầu, đánh giá các Hồ sơ mời thầu. Công tác kiểm tra, thanh tra về đấu thầu: Việc kiểm tra, giám sát đấu thầu do thanh tra của Sở KH-ĐT, Sở TN-MT hoặc do phòng Thanh tra của UBND quận Hải An thực hiện. Hoạt động đấu thầu Phương thức đấu thầu Có 4 phương thức thực hiện đấu thầu: đấu thầu một túi hồ sơ, đấu thầu hai túi hồ sơ, đấu thầu hai giai đoạn và phương thức hai túi hồ sơ hai giai đoạn. Tuy nhiên, ở Việt Nam không áp dụng phương thức hai túi hồ sơ hai giai đoạn. Các dự án của UBND quận Hải An có tính chất kỹ thuật đơn giản, quy mô nhỏ. Vì đặc điểm đó mà UBND quận thường áp dụng phương thức đấu thầu một túi hồ sơ, phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ, còn đấu thầu hai giai đoạn chỉ áp dụng đối với dự án lớn, phức tạp về công nghệ hoặc dự án thuộc dạng chìa khoá trao tay. Hai phương thức mà UBND quận Hải An sử dụng có những đặc điểm sau Đấu thầu hai túi hồ sơ: Theo phương pháp này, nhà thầu cần nộp đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm. Túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá. Nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật từ 70% trở lên được mở túi hồ sơ đề xuất tài chính. Phương thức này áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn. Đấu thầu một túi hồ sơ: Theo phương pháp này, nhà thầu cần nộp những đề xuất kỹ thuật, tài chính trong một túi hồ sơ. Phương thức này áp dụng đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp. Các hình thức đấu thầu Theo luật Đấu thầu ở Việt Nam hiện nay có 6 hình thức đấu thầu: (1)Cạnh tranh rộng rãi (2)Chào hàng cạnh tranh (3)Cạnh tranh hạn chế (4)Chỉ định thầu (5)Mua sắm trực. (6)Tự thực hiện (7)Mua sắm đặc Quận Hải An là quận mới thành lập, công tác đấu thầu còn nhiều thiếu sót, cán bộ vẫn chưa có đủ kinh nghiệm trong việc tổ chức và thực hiện đấu thầu nên các dự án của UBND quận Hải An thường được chia thành các gói thầu có giá trị nhỏ nhằm dễ thực hiện và quản lý. Do đó, hầu hết các gói thầu của quận là theo hình thức cạnh tranh rộng rãi và chỉ định thầu, cạnh tranh hạn chế. Đặc điểm của các hình thức đấu thầy này là: Cạnh tranh rộng rãi: Hình thức này được lựa chọn đối với những gói thầu có tính chất kỹ thuật không phức tạp, giá trị không lớn và không có điều kiện thực hiện đặc biệt. Cạnh tranh hạn chế: đây là hình thức bên mời thầu chỉ lựa chọn một số nhà thầu nhất định tham gia, UBND quận Hải An thường áp dụng hình thức này trong các trường hợp : Các nguồn vốn sử dụng có yêu cầu tiến hành đấu thầu hạn chế. Chỉ định thầu:. Hình thức này được UBND quận áp dụng trong các trường hợp: khắc phục sự cố, giá trị công việc nhỏ, kỹ thuật đơn giản; quy định của nguồn vốn. Đối với dự án có nguồn vốn lớn, bên UBND quận sẽ thực hiện chia nhỏ thành nhiều gói thầu nhằm thực hiện đấu thầu theo hình thức chỉ định thầu. Từ năm 2007, UBND quận thường áp dụng hình thức chỉ định thầu. Cụ thể, trong giai đoạn 2003-2006, các gói thầu trên địa bản quận thường áp dụng hình thức hạn chế; đến năm 2007, các dự án chủ yếu áp dụng hình thức rộng rãi trong nước và chỉ định thầu.(Theo bảng số liệu dưới đây). Trong bảng số liệu tổng hợp các dự án sử dụng vốn nhà nước (năm 2007), trên địa bàn quận Hải An có 3 gói thầu nhóm B theo hình thức cạnh tranh rộng rãi trong nước, các dự án nhóm C có 36 gói thầu trong đó chỉ có 1gói thầu là theo hình thức cạnh tranh rộng rãi trong nước, còn lại có 35 gói thầu theo hình thức chỉ định thầu. Tuy nhiên, gói thầu theo hình thức cạnh tranh rộng rãi lại có tổng giá gói thầu lớn là 19.850 triệu đồng, còn 35 gói thầu theo hình thức chỉ định thầu có tổng giá gói thầu là 19.075 triệu đồng. Điều này cho thấy những gói thầu theo hình thức chỉ định thầu thường là những gói thầu có giá trị không lớn. Mặt khác, qua bảng báo cáo giám sát đầu tư năm 2007 cho thấy, các dự án của UBND quận thực hiện chủ yếu là các dự án nhóm C. Dự án nhóm BCNCKT Dự án nhóm C Dự án nhóm B +C Tổng số gói thầu Tổng giá thầu Tổng giá trúng thầu Chênh lệch Tổng số gói thầu Tổng giá gói thầu Tổng giá trúng thầu Chênh lệch Tổng số gói thầu Tổng giá gói thầu Tổng giá trúng thầu Chênh lệch Rộng rãi trong nước 3 60.318 58.938 1.380 1 19.850 19.746 104 4 80.168 78.684 1.484 Chỉ định thầu 35 19.175 19.075 100 35 19.175 19.075 100 Đơn vị: Triệu đồng (Nguồn UBND quận Hải An) H 1.4 : Tổng hợp các dự án sử dụng vốn nhà nước năm 2007 STT Tên dự án Tên gói thầu Năm phê duyệt Hình thức đấu thầu Giá gói thầu được phê duyệt Giá trúng thầu 1 Đường liên phường Đông Hải- Đằng hải- Nam Hải- Tràng Cát G1 2005 Hạn chế 29.056 t ỷ 28.137 tỷ G2 2005 Hạn chế 2.796 tỷ 28.596 tỷ G3 2005 Hạn chế 31.137 tỷ 30.083 tỷ Tuyến nhánh 2005 Hạn chế 11.538 tỷ 11.158 tỷ Gói thầu số 11(điện nước) 2005 Hạn chế 9.7676 tỷ 9.475 tỷ 2 Đường nối Quốc lộ 5 đến đê Tràng Cát R1 2005 Hạn chế 25.567 tỷ 24.755 tỷ R2 2005 Hạn chế 14.5 tỷ 12.3 tỷ R3 2005 Hạn chế 15.728 tỷ 14.824 tỷ Gói thầu số 10 (điện nướ 2005 Hạn chế 3.8 tỷ 3.6 tỷ 3 San lấp mặt bằng khu Trung tâm hành chính Ô số 1 2005 Hạn chế 2.9 tỷ 2.8 tỷ Ô số 2 2005 Hạn chế 2.7676 tỷ 2.744 tỷ (Nguồn: báo cáo đấu thầu-UBND quận Hải An- Hải Phòng) H 1.5 :Tổng hợp công tác đấu thầu năm 2005 Quy trình đấu thầu của UBND quận Hải An Quy trình đấu thầu bao gồm các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị đấu thầu. Nội dung của giai đoạn này bao gồm: Chuẩn bị nhân sự cho đấu thầu: Bên mời thầu là UBND quận Hải An có trách nhiệm thực hiện các hoạt động đấu thầu. Để thực hiện các hoạt động đấu thầu bên mời thầu có thể thành lập tổ chuyên gia. Theo quy định hiện hành đối với những gói thầu thuộc nhóm C trong đó bên mời thầu là ban quản lý dự án và phòng Kế hoạch- Tài chính.. Cơ cấu chuyên gia bao gồm các thành viên sau: - Thành viên chịu trách nhiệm về kỹ thuât- công nghệ. - Thành viên chịu trách nhiệm về kinh tế- tài chính. - Thành viên chịu trách nhiệm về vấn đề pháp lý và các vấn đề khác (nếu cần). - Tổ trưởng chuyên gia do Bên mời thầu quyết định và được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận, có trách nhiệm điều hành công việc. Sơ tuyển nhà thầu đối với những gói thầu bắt buộc phải sơ tuyển. Công việc này thường chỉ áp dụng đối với những gói thầu quy mô lớn hoặc có yêu cầu kỹ thuật phức tạp nên bên mời thầu mới tiến hành sơ tuyển để lựa chọn những nhà thầu có năng lực phù hợp tham gia giá đấu thầu chính thức. Do đó, những gói thầu thuộc các dự án của UBND quận Hải An thường là đơn giản, kỹ thuật không phức tạp nên công việc sơ tuyển nhà thầu thường là bỏ qua. Chuẩn bị hồ sơ mời thầu và tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu. Chuẩn bị hồ sơ mời thầu thuộc về Bên mời thầu. Việc lập hồ sơ mời thầu phải dựa trên các căn cứ sau: (1)Quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư và báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư, (2) Kế hoạch đấu thầu được duyệt, (3) Thiết kế kỹ thuật kèm theo dự toán, tổng dự toán được duyệt (bắt buộc đối với gói thầu xây lắp), (4) Các quy định đấu thầu của nhà nước, (5) Các chính sách có liên quan khác của Nhà nước như thuế, tiền lương, ưu đãi nhà thầu trong nước,… Bước 2: Thực hiện đấu thầu. Giai đoạn thực hiện đấu thầu của một gói thầu được tính từ thời điểm thông báo mời thầu chính thức đến khi thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu. Trong giai đoạn này, bên mời thầu thực hiện các công việc sau: Thông báo mời thầu và phát hành hồ sơ mời thầu Nhận Hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu đều phải được niêm phong trong đó co ghi rõ bản gốc và bản sao. Mở thầu. Việc mở thầu được tiến hành công khai theo quy định ngày, giờ và địa điểm trong hồ sơ mời thầu. Trình tự mở thầu được tiến hành theo các bước : (1) Thông báo thành phần tham dự (2) Thông báo số lượng và tên nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu. (3) Mở lần lượt các túi hồ sơ dự thầu đọc và ghi lại các thông tin chủ yếu: Tên nhà thầu, số lượng bản chính và bản chụp hồ sơ dự thầu, giá trị thầu, bảo lãnh dự thầu (nếu có), … (4) Thông báo biên bản mở thầu. (5) Đại diên bên mời thầu, đại diện nhà thầu và đại diện các cơ quan quản lý có liên quan ký xác nhận vào biên bản mở thầu. (6) Tổ chức chuyên gia hoặc Bên mời thầu ký xác nhận vào bản chính hồ sơ dự thầu trước khi tiến hành đánh giá theo quy định. Đánh giá hồ sơ dự thầu. Đánh giá hồ sơ dự thầu tuỳ thuộc vào đặc điểm của gói thầu. Trình duyệt kết quả đấu thầu. Chủ dự án có trách nhiệm trình kết quả đấu thầu lên người hoặc cấp có thẩm quyền để xem xét và phê duyệt. Hồ sơ trình duyệt kết quả đấu thầu gồm Văn bản trình duyệt kết quả đấu thầu: có nội dung sau: Nội dung gói thầu và cơ sở pháp lý của việc tổ chức đấu thầu, quá trình tổ chức đấu thầu, kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, đề nghị phê duyệt kết quả đấu thầu Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt: - Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu của tổ chuyên gia và tư vấn. - Văn bản phê duyệt các nội dung cơ bản của quá trình đấu thầu. - Quyết định thành lập tổ chuyên gia hoặc tư vấn, biên bản mở thầu. - Biên bản thương thảo hợp đồng (đối với gói thầu tuyển chọn tư vấn). - Dự thảo hợp đồng (nếu có). - Hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu của các nhà thầu. - Các tài liệu liên quan khác Thông báo kết quả đấu thầu. Sau khi kết thúc công việc đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu cần phải thông báo kết quả này có tất cả các nhà thầu tham gia dự thầu ngay sau khi kết quả đã được thẩm định. Bước 3: Ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng. Bước cuối cùng của quy trình đấu thầu bao gồm các những công việc sau: Hoàn thiện và ký kết hợp đồng Thực hiện hợp đồng Kết thúc và thanh lý hợp đồng Sau đây là quy trình tổ chức đấu thầu Kế hoạch đấu thầu Phê duyệt kết quả đấu thầu Phát hành HSMT Thông báo kế hoạch đấu thầu Lập Hồ sơ mời thầu Lập danh sách chuyên gia xét thầu Tiếp nhận, đóng mở thầu Xét thầu Duyệt Thông báo trúng thầu Thương thảo và ký kết hợp đồng H 1.6: Quy trình tổ chức đấu thầu Ví dụ Hồ sơ mời thầu của UBND quận thực hiện Từ khi thành lập đến nay, UBND quận Hải An đã thực hiện nhiều cuộc đấu thầu. Để thấy rõ hơn, ta có thể xem qua một Hồ sơ mời thầu của UBND quận Hải An sau đây. Gói thầu xây lắp : Xây dựng nhà làm việc 3 tầng, hệ thống thoát nước thuộc công trình: Xây dựng trụ sở quận uỷ quận Hải An. Gói thầu này bao gồm các nội dung chính sau: Phần A: Mời thầu: thông báo mời thầu Phần B: Nội dung hồ sơ mời thầu. Bao gồm Phần I: Yêu cầu về thủ tục đấu thầu Chương I: Chỉ dẫn đối với nhà thầu Giới thiêu tổng quan về gói thầu Chuẩn bị hồ sơ dự thầu Nộp hồ sơ dự thầu Mở thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu Trúng thầu Chương II: Bảng dữ liệu đấu thầu Chương III: Tiêu chuẩn đánh giá và nội dung xác định giá đánh giá Chương IV: Các biểu mẫu Mẫu 1: Đơn dự thầu Mẫu 2: Thông tin chung về nhà thầu Mẫu 3: Danh mục các hợp đồng đã thực hiện Mẫu 4: Danh mục các hợp đồng đang thực hiện Mẫu 5: Kê khai thiết bị thi công của nhà thầu Mẫu 6:Kê khai năng lực tài chính của nhà thầu Mẫu 7: Bảo đảm dự thầu Mẫu 8: Bố trí nhân lực thi công Mẫu 9: Sơ đồ tổ chức hiện trường Mẫu 10: Biểu tính giá dự thầu Mẫu 11: Danh sách nhà thầu phụ Mẫu 12: Dữ liệu liên ngành Phần II: Yêu cầu về thi công xây lắp Chương V: Phạm vi công việc Chương VI: Tiến độ thực hiện Chương VII: Yêu cầu kỹ thuật Chương VIII: Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công Phần III: Yêu cầu về hợp đồng Chương IX: Điều kiện chung của hợp đồng Chương X: Điều kiện riêng của hợp đồng Chương XI: Biểu mẫu hợp đồng Mẫu số 13: Hợp đồng Mẫu số 14: Bảo đảm thực hiện hợp đồng Mẫu số 15: Giấy uỷ quyền Phần IV: Bảng tiên lượng mời thầu Như vậy, Hồ sơ mời thầu của UBND quận Hải An thực hiện theo đúng quy định của Luật đấu thầu Công tác giải pháp mặt bằng Tổ chức công tác giải phóng mặt bằng Công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Hải An do Hội đồng đền bù bồi thường giải phóng mặt bằng chịu trách nhiệm và giải quyết. Hội đồng đền bù bồi thường giải phóng mặt bằng bao gồm các thành viên sau: Chủ tịch hội đồng: Lãnh đạo UBND quận Hải An đảm nhiệm, có trách nhiệm chỉ đạo các thành viên Hội đồng lập, trình duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Phó chủ tịch thường trực hội đồng: Trưởng phòng Kế hoạch- Tài chính. Uỷ viên thường trực: Chủ đầu tư có trách nhiệm giúp Chủ tịch Hội đồng lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, bảo đảm đầy đủ kinh phí để chi trả kịp thời tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Uỷ viên: Trưởng phòng Tài nguyên- Môi trường, chủ tịch UBND cấp xã có đất bị thu hồi Đại diện của những hộ gia đình bị thu hồi đất (1-2 người) Các thành viên khác: Mặt trận Tổ quốc, viện kiểm sát, hội nông dân, hội cựu chiến binh, giúp Hội đồng lập phương án bồi thường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư; Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng. Các văn bản áp dụng trong công tác giải phóng mặt bằng Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện giải phóng và bồi thường, đền bù được thực hiện theo quy định sau: Luật Đất đai Nghị định 197/2004/CP-NĐ về bồi thường, hỗ trợ vầ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Nghị định 181/2004/CP-NĐ về thi hành Luật Đất đai Nghị định 84/2007/CP-NĐ quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. Các văn bản có liên quan Quy trình giải phóng mặt bằng Trách nhiệm Trình tự thực hiện Chủ đầu tư giao cho BQL dự án Làm thủ tục xin giao đất UBND thành phố Hải Phòng Trình, thẩm định, phê duyệt quyết định giao, thuê đất UBND quận Hải an Lập Hội đồng giải phóng mặt bằng Thông báo, lấy ý kiến UBND quận Hải An Lập tổ công tác đền bù, kiểm kê tài sản, đất đai UBND quận Hải An Lập phương án bồi thường UBND thành phố Hải Phòng Trình, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường UBND quận Hải An Chi trả tiền bồi thường, tái định cư và hoàn tất việc giao, cho thuê đất H 1.7: Quy trình giải phóng mặt bằng Bước 1: Chủ đầu tư giao cho Ban quản lý dự án tiến hành làm thủ tục xin giao đất. Thủ tục xin giao đất bao gồm có: quyết định thu hồi đất của UBND quận, bản đồ địa chính, bản đồ trích lục thửa đất, xác định nguồn gốc đất. Bước 2: Sau khi hoàn thành hồ sơ xin giao đất, Ban quản lý dự án sẽ trình lên UBND thành phố Hải Phòng thẩm định, phê duyệt, quyết định giao, thuê đất. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, UBND thành phố ra quyết định thu hồi đất. Đối với dự án sử dụng ngân sách quận hoặc các dự án của các đối tượng khác muốn triển khai trên địa bàn quận Hải An thì sẽ lập hồ sơ xin giải phóng mặt bằng và trình lên Sở Tài nguyên- Môi trường Hải Phòng. Bước 3: Sau khi có quyết định của UBND thành phố thì UBND quận Hải An sẽ tiến hành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng. Hội đồng giải phóng mặt bằng sẽ thông báo thu hồi đất , quyết định thu hồi đất cho các hộ dân, các tổ chức cá nhân có đất bị thu hồi. Bước 4: Hội đồng giải phóng mặt bằng của quận thành lập ra tổ công tác đền bù, kiểm kê có chức năng giúp Hội đồng giải phóng mặt bằng lập phương án bồi thường. Thành phần tổ công tác giải phóng mặt bằng bao gồm: Các cán bộ phòng Tài nguyên- Môi trường. Các cán bộ phòng Tài chính- Kế hoạch. Các cán bộ phòng Quản lý đô thị. Các cán bộ Ban quản lý dự án. Các cán bộ phòng Thanh tra. Đại diện cho các các nhân, tổ chức, các hộ gia định bị thu hồi đất. Chủ tịch UBND phường, xã nơi có đất bị thu hồi. Bước 5: Tổ công tác đền bù thành lập phương án đền bù. Trong đó: Phòng Quản lý đô thị áp giá kiến trúc. Phòng Tài chính- Kế hoạch và phòng Tài nguyên- Môi trường áp giá bồi thường về đất, cây cối. Phòng Thanh tra có trách nhiệm thẩm tra phương án bồi thường và giải quyết các khiếu nại, ý kiến của dân. Bước 6: Hội đồng giải phóng mặt bằng trình phương án bồi thường, tái định cư lên UBNG thành phố thẩm định, phê duyệt. Bước 7: Sau khi có quyết định của thành phố về phương án bồi thường thì Hội đồng giải phóng mặt bằng quận Hải An tiến hành chi trả bồi thường, tái định cư và hoàn tất việc giao đất, cho thuê đất. Quá trình giải phóng mặt bằng của một số dự án trên địa bàn quận Hải An Hiện nay, trên địa bàn quận Hải An có 5 dự án đang trong quá trình giải phóng mặt bằng, bao gồm các dự án: Đường liên phường Đông Hải- Nam Hải- Tràng Cát, trường THPT Hải An, dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại phường Thành Tô 6.7 ha, dự án tái định cư Trung tâm hành chính quận, dự án trung tâm hành chính quận. Dự án Đường liên phường Đông Hải- Nam Hải- Tràng Cát. Dự án này được giao cho UBND quận Hải An xây dựng với tổng diện tích thu hồi là 186.746,66 m2 trong đó phường Nam Hải là 113.818,7 m2; phường Tràng Cát là 72.927,9 m2. Tuy nhiên, cho đến nay, Hội đồng bồi thường quận Hải An mới tiến hành kiểm kê lập phương án bồi thường ở phường Nam Hải (bao gồm cả diện tích đất ta luy đường nằm ngoài chỉ giới thu hồi). Năm 2006 UBND quận Hải An lập Tờ trình xin phê duyệt phương án bồi thường trình lên các sở Tài nguyên- Môi trường, sở Tài chính, sở Xây dựng thẩm định gồm các nội dung sau: Tổng diện tích kiểm kê thực tế 119.627,7 m2 Tổng số hộ được bồi thường 250 hộ 1. Diện tích nằm trong chỉ giới thu hồi 93.740,6 m2 - Đất ở 1.554,8 m2 - Đất nông nghiệp giao theo Quyết định 03 80.164,2 m2 - Đất 5% công ích 1,669,0 m2 - Đất nông nghiệp khai hoang 2.230,6 m2 - Đất bờ thửa, giao thông nội đồng 4.154,5 m2 - Đất mương 3.967,5 m2 2. Diện tích nằm ngoài chỉ giới thu hồi Ta luy đường 14.308,5 m2 * Đất Taluy đường: 13.003,8 m2 - Đất ở 243,2 m2 - Đất nông nghiệp giao theo quyết định 03 11.812,4 m2 - Đất 5% công ích 99,0 m2 - Đất nông nghiệp khai khoang 164,4 m2 - Đất giao thông 265,8 m2 - Đất mương 419,0 m2 * Đất chéo méo không còn khả năng sử dụng 1.305,7 m2 - Đất ở 302,0 m2 - Đất nông nghiệp giao theo Quyết định 03 1.002,7 m2 Trường THPT Hải An. Dự án được thực hiện theo Quyết định của UBND thành phố Hải Phòng về việc thu hồi đất giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất để đền bù giải phóng mặt bằng thực hiện quy hoạch xây dựng Trường THPT Hải An tại phường Nam Hải- quận Hải An. Việc bồi thường giải phóng mặt bằng bao gồm: STT Nội dung Diện tích Tổng diện tích đất nằm trong chỉ giới thu hồi theo QĐ 23.459 m2 1 Đất ở 1.115 m2 2 Đất nông nghiệp giao theo quyết định 03 21.738 m2 3 Đất thuỷ lợi 413 m2 4 Đất giao thông 193 m2 UBND quận Hải An đã bồi thường cho 102 hộ dân trên địa bàn với tổng số tiền được duyệt là 2.057,06166 triệu đồng Dự án đấu giá đất quyền sử dụng đất tại phường Thành Tô. Dự án với tổng diện tích thu hồi là 67.181,36 m2 ( bao gồm 28 hộ sẽ thu hội). Hội đồng bồi thường đã tổ chức kiểm tra và lập phương án bồi thường Dự án tái định cư Trung tâm hành chính quận. Dự án mới có quyết định phê duyệt phương án bồi thường. Dự án Trung tâm hàn chính quận.Hiện nay Hội đồng bồi thường đã tiến hành kiểm, lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, thu hồi đất. Trong đó, mới có phần đất nông nghiệp là các hộ dân đã nhận được tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng., còn lại phần đất thổ cư thuộc phạm vi khu đất xây dựng trụ sở Quận uỷ, chi cục thuế vẫn còn tồn tại một số hộ dân chưa được bồi thường. Công tác quản lý dự án Các hình thức quản lý dự án của UBND quận áp dụng hiện nay Theo Luật Xây dựng năm 2003 v à Nghị định16/2005/NĐ-CP, có hai hình thức quản lý dự án được áp dụng ở Việt Nam hiện nay, gồm có: Tổ chức quản lý dự án theo hình thức tự làm Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án Trong hai hình thức quản lý dự án được áp dụng hiện nay, mô hình tổ chức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án được UBND quận Hải An áp dụng và giao cho Ban Quản lý dự án thực hiện và chịu trách. Trong đó, Ban quản lý dự án của UBND quận Hải An thực hiện những quyền hạn sau: - Thực hiện các thủ tục về giao nhận đất, xin cấp giấy phép xây dựng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng và các công việc khác phục vụ cho việc xây dựng công trình. - Chuẩn bị hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình để chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định. - Lập hồ sơ mời dự thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu. - Đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu theo uỷ quyền của chủ đầu tư. - Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực;. - Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán theo hợp đồng ký kết. - Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của công trình xây dựng. - Nghiệm thu, bàn giao công trình. - Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án Ban quản lý dự án có 21 cán bộ làm việc, có chức năng giúp đỡ, hỗ trợ UBND quận về quản lý dự án trên địa bàn quận. Cơ cấu của Ban quản lý dự án hiện nay bao gồm có: 1 giám đốc 2 phó giám đốc. Trong đó, một phó giám đốc phụ trách quản lý dự án, một phó giám đốc phụ trách đền bù, giải phóng mặt bằng. Các cán bộ thuộc bộ phận kỹ thuật. Các cán bộ thuộc bộ phận quản lý dự án. Các cán bộ thuộc bộ phận kiểm kê và giải phóng mặt bằng. Đội ngũ cán bộ của Ban quản lý dự án đều là những người được đào tạo bài bản, và có kiến thức chuyên sâu. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án được thể hiện trong sơ đồ sau đây: Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Kế toán Bộ phận quản lý dự án Bộ phận kiểm kê giải phóng mặt bằng Bộ phận kỹ thuật Điều hành trực tiếp Quan hệ phối hợp H1.8 : Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý dự án Nội dung công tác quản lý dự án của Ban quản lý dự án Tổ chức quản lý dự án Quản lý dự án là công tác chính của Ban quản lý dự án. Ban quản lý dự án thay mặt UBND quận Hải An đứng ra quản lý tiến độ thi công, giám sát công trình., công việc này được giao cho bộ phận quản lý dự án của Ban đảm nhiệm, giám sát về tiến độ thực hiện cũng như chất lượng công trình, còn về mặt chi phí dự án sẽ do bộ phận kế toán của Ban quản lý, đảm bảo chi phí thực hiện dự án không bị lãng phí, thất thoát. Hoạt động quản lý dự án nhằm ba mục tiêu chính là: thời gian, chi phí và chất lượng. Tuy nhiên, do đặc điểm của các dự án đa phần là các công trình quy mô nhỏ, tương tự nhau nên việc quản lý thời gian và chi phí là khá đơn giản. Do đó, các kỹ thuật tính thời gian dự trữ, kỹ thuật giảm tổng chi phí dự án, đẩy nhanh tiến độ thực hiện là hầu như không áp dụng. Quá trình lập kế hoạch dự án, Ban quản lý dự án quận không sử dụng kỹ thuật sơ đồ mạng và biểu đồ GANTT, mà chủ yếu là phương pháp phân tách công việc. Cho đến nay thì Ban quản lý dự án đã triển khai khảo sát lập các dự án đã được thành phố đồng ý về chủ trương và có vốn cơ đầu tư bao gồm: Dự án xây dựng trụ sở làm việc Hội đồng nhân dân, UBND quận Hải An. Dự án san lấp mặt bằng khu Trung tâm hành chính quận. Dự án xây dựng trụ sở quận uỷ quận Hải An. Dự án đường nối từ đường 5 đến bến phà Đình Vũ (dự án ra cảng nước sâu để mở rộng phát triển đô thị). Dự án đường bao phía đông quận Hải An ( từ đường 353 đến Đình Vũ để phát triển đô thị). Dự án xây dựng trung tâm văn hoá quận Hải An. Dự án xây dựng trung tâm thể thao quận Hải An. Dự án xây dựng nhà văn hoá trung tâm quận Hải An. Dự án tuyến đường liên phường Đường nối từ đường 5 (trước cửa UBND phường Đông Hải) đến đê Tràng Cát. 29 dự án cấp đất cho các đơn vị xin đất làm nhà ở thuộc khu đô thị mới nối đường 5- sân bay Cát Bi. Ban quản lý dự án đã trình công văn đề xuất UBND quận đề nghị UBND thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ xin chủ trương và xin vốn xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của quận và đã được Thủ tướng đồng ý: giao cho UBND thành phố chỉ đạo quận Hải An lập các dự án. Tình hình tiến độ các dự án như sau: Dự án xây dựng trụ sở làm việc tạm cho UBND quận Hải An và các ban ngành với tổng mức đầu tư là 71.284 triệu đồng. Ban quản lý dự án đã ký kết hợp đồng khảo sát thiết kế, lập dự án với Công ty tư vấn thiết kế công trình xây dựng Hải Phòng (đến nay hồ sơ đã hoàn chỉnh), ký kết với các đơn vị thi công, tiến hành giám sát, theo dõi, đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ để đảm bảo điều kiện làm việc cho quận, giám sát chất lượng thi công theo đúng hồ sơ thiết kế. Cho đến nay khối lượng thi công các công trình thuộc trụ sở làm việc tạm cho UBND quận Hải An đã đạt 60% so với khối lượng thiết kế. Dự án đầu tư xây dựng cơ bản cơ sở hạ tầng khu tái định cư để giải phóng mặt bằng cổng cảng Chùa Vẽ- Hải Phòng. Đã trình UBND thành phố, Sở Kế hoạch- Đầu tư xin điều chuyển dự án xây dựng khu tái định cư Đông Hải và trình lên Sở địa chính nhà đất đề nghị chấp nhận dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư cho các hộ thuộc diện giải toả khu cổng cảng Chùa Vẽ tại địa bàn phường Đông Hải (quận Hải An). Tuy nhiên, dự án này đã được thành phố quyết định giao cho Công ty thuộc sở địa chính. Dự án cấp đất cho các đơn vị xin đất làm nhà ở phường Đằng Lâm. Dự án này đã được UBND thành phố Hải Phòng, Sở Xây dựng, Viện Quy hoạch đồng ý. UBND quận đã giao cho Công ty tư vấn thiết kế khảo sát lập dự án. Đã đăng ký hợp đồng với Công ty tư vấn đầu tư xây dựng giao thông công chính Hải Phòng tiến hành khảo sát, lập dự án xây dựng tuyến đường lối quốc lộ 5 đến phà Đình Vũ (nằm trong quy hoạch thành phố đến năm 2010 và thuộc địa bàn quận) để tranh thủ nguồn vốn Trung Ương cấp. Dự án San lấp mặt bằng khu Trung tâm hành chính quận với tổng mức đầu tư là 250.233.782.000 đồng, chi phí quản lý dự án là 1.33.264.000 đồng. Dự án hiện nay đã đấu thầu được 2 gói thầu và đang trình duyệt hồ sơ mời thầu các gói thầu còn lại. Tuy nhiên thì khâu giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc do nhiều diện tích đất thổ cư chưa đền bù mà chi phí đền bù rất lớn, nhiều hộ dân chưa chấp thuận phương án đền bù. Dự án tuyến đường nối QL 5 đến đê Tràng Cát đang điều chỉnh quy hoạch. Dự án tuyến đường liên phường với mục tiêu xây dựng tuyến đường trên phạm vi 3 phường của quận Hải An nhằm nâng cao năng lực giao thông và phát triển đô thị. Tiến độ thực hiện : gói thầu G3 đã thi công cơ bản đã xong phần nền đường và dự kiến tháng 3/2008 sẽ thi công xong phần mặt đường. Và đến hết năm 2008 sẽ hoàn chỉnh 100% khối lượng công việc gói G1, G2, G3. Dự toán ngân sách cho dự án Dự toán ngân sách dự án là một khâu quan trọng công tác quản lý dự án của Ban, nhằm xác định rõ chi phí của từng công việc và tổng chi phí của toàn bộ dự án, là cơ sở để xác định rõ tiến độ chi tiêu, tiến trình thực hiện dự án. Việc tính toán dự toán ngân sách dự án thường là dự tính nên các cán bộ của Ban quản lý dự án dựa trên những phạm vi ngân sách mà thành phố duyệt, và các tiêu chuẩn, định mức giá cả của nguyên vật liệu, điện nước,….nhằm xác định rõ các yếu tố và khoản mục chi phí cho các công việc của dự án. Ví dụ như đối với dự án xây dựng công trình, việc lập dự toán căn cứ theo các chỉ tiêu sau: Khối lượng công tác xây lắp theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình. Định mức dự toán XDCB Đơn giá xây dựng cơ bản Định mức dự toán xây dựng cấp thoát nước Đơn giá xây dựng cơ bản phần điện nước. Giá vật liệu xây dựng Định mức quản lý chi phí dự án Định mức chi phí tư vấn Định mức chi phí khảo sát thí nghiệm Các thông tư như: thông tư số 05/2007/TT-BXD hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản,…. ( theo dự án: Xây dựng công trình đường phía tây thuộc phường Đông Hải) Theo như bộ môn Kinh tế đầu tư thì phương pháp dự toán ngân sách có 5 phương pháp dự toán ngân sách: Dự toán ngân sách từ cao xuống thấp, dự toán ngân sách từ dưới lên, phương pháp kết hợp, dự toán ngân sách theo dự án, dự toán ngân sách theo khoản mục và công việc. Thực tế công tác lập kế hoạch dự toán ngân sách cho dự án ở quận thường là theo phương pháp dự toán theo dự án và dự toán ngân sách theo khoản mục và công việc. Tuy nhiên các phương pháp này được quận thường kết hợp khá lẫn lộn. Cụ thể hơn ta có thể xem qua cách thức lập dự toán qua các số liệu sau của một dự án thực tế mà Ban quản lý dự án đã làm: Dự án “ Xây dựng tuyến đường phía tây phường Đông Hải- quận Hải An” ( Trích trong Hồ sơ thuyết minh và dự toán công trình: Dự án tuyến đường phía tây phường Đông Hải- quận Hải An). Trong Hồ sơ thuyết minh và dự toán công trình : Dự án tuyến đường phía tây phường Đông Hải- quận Hải An, tác giả sử dụng phương pháp dự toán ngân sách theo hạng mục và công việc. Từ đó tổng hợp dự toán cho cả dự án.Việc lập dự toán ngân sách theo công việc được chia thành nhiều hạng mục và nhiều phần khác nhau như hạng mục dự toán nền mặt đường, hè, cây xanh tuyến chính, dự toán công trình phòng hộ và hướng dẫn giao thông, dự toán thoát nước dọc, ngang trên tuyến. Do khối lượng công việc của dự án lớn, nên ở đây chỉ trích một phần trong dự toán giá thành công việc (hạng mục hè đườn, cây xanh). MÃ HIỆU TÊN CÔNG VIỆ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10079.doc
Tài liệu liên quan