Hoàn thiện công tác Kế toán mua & bán hàng hoá ở doanh nghiệp thương mại - Công ty Thưng mại & Đầu tư phát triển Hà Nội

Chương I Những vấn đề lý luận chung về kế toán mua bán hàng hoá ở doanh nghiệp thương mại 1)Khái niệm: Hàng hoá là các loại vật tư, sản phẩm có hình thái hoặc không có hình thái vật chất, doanh nghiệp mua về với mục đích để bán. Trị giá hàng hoá mua vào bao gồm: Trị giá mua vào của hàng hoá và chi phí mua hàng hoá, nếu hàng hoá mua về cần phải sơ chế, phân loại, chọn lọc để tăng giá trị koặc khả năng bán của hàng hoá thì trị giá hàng mua bao gồm mua cộng chi phí gia công, sơ chế. 2) Nhiệm

doc62 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác Kế toán mua & bán hàng hoá ở doanh nghiệp thương mại - Công ty Thưng mại & Đầu tư phát triển Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ kế toán - Phản ánh, giám đốc chặt chẽ tình hình thực hiện kế hoạch thu mua hàng hoá về số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hoá, tình hình nhập xuất tồn kho hàng hoá. - Phản ánh và giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ, doanh thu bán hàng, tình hình thanh toán với khách hàng, với ngân sách và xác định chính xác kết quả kinh doanh. - Phản ánh và giám sát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và tình hình phân phối kết quả kinh doanh. - Lập và báo cáo kết quả kinh doanh đúng chế độ và kịp thời cung cấp số liệu cho việc duyệt quyết toán. Định kỳ phân tích tình hình thực hiện kế hoạch thu mua hàng hóa, tiêu thụ, kết quả và phân phối kết quả kinh doanh. 2.1) Hạch toán chi tiết hàng hoá. - Thực chất đây là sự kết hợp và phối hợp giữa thủ kho và bộ phận kế toán hàng hoá trong việc tổ chức kế toán chi tiết hàng hoá. - Hiện nay có 3 phương pháp hạch toán chi tiết hàng hoá phổ biến là: 2.1.1) Phương pháp ghi thẻ song song: - ở kho ghi chép về mặt số lượng, phòng kế toán ghi chép cả về số lượng và giá trị các loại hàng hoá. Hàng ngày thủ kho căn cứ vào chứng từ nhập, xuất hàng hoá, ghi số liệu thực nhập, thực xuất vào thẻ kho có liên quan. Thẻ kho phải đối chiếu số tồn trên thẻ kho với số tiền hàng hoá thực tế còn ở kho. Hàng ngày hoặc định kỳ 3- 5 ngày một lần sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải chuyển toàn bộ chứng từ nhập xuất kho về phòng kế toán. - ở phòng kế toán: Mở thẻ hoặc số kế toán chi tiết hàng hoá cho từng danh điểm hàng hoá tương ứng với thẻ kho của từng kho để theo dõi về mặt số lượng và giá trị. Hàng ngày hoặc định kỳ 3 –5 ngày 1 lần, khi nhận được các nhập xuất chứng từ kho chuyển đến, kế toán hàng hoá phải kiểm tra từng chứng từ ghi đơn giá và tính thành tiền, sau đó ghi vào sổ hoặc thẻ chi tiết hàng hoá có liên quan. Cuối tháng kế toán cộng thẻ hoặc sổ hàng hoá. 2.1.2) Phương pháp số dư: - ở kho ghi chép giống như phương pháp ghi thẻ song song nhưng định kỳ sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải tập hợp toàn bộ chứng từ nhập – xuất sau đó lập phiếu giao nhận chứng từ nhập – xuất sau đó lập phiếu giao nhận chứng từ nhập – xuất hàng hoá. Cuối tháng thủ kho phải ghi số lượng hàng hoá tồn kho đã tính trên thẻ kho vào sổ số dư, vào cột số lượng. Sổ số dư được mở cho từng kho dùng cả năm. Trước ngày cuối tháng kế toán giao cho thủ kho để ghi vào sổ, ghi xong thủ kho phải gửi về phòng kế toán để kế toán kiểm tra và tính thành tiền. - ở phòng kế toán: Định kỳ 3 –5 ngày, nhân viên kế toán xuống kho kiểm tra việc ghi chép trên thẻ kho của thủ kho và thu nhận chứng từ. Khi nhận được chứng từ kế toán kiểm tra và tính giá chứng từ ( theo giá hạch toán) tổng cộng số tiền và ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ đồng thời ghi số tiền vừa tính được của từng nhóm hàng hoá (nhập – xuất riêng) vào bảng luỹ kế nhập xuất tồn kho sau đó cộng số tiền nhập xuất trong tháng và dựa vào số dư đầu tháng để tính ra số dư cuối tháng của từng nhóm hàng hoá. 2.1.3) Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: - ở kho : giống phương pháp thẻ song song. - ở phòng kế toán: Sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình hình nhập kho của từng thứ hàng hoá ở từng kho cho cả năm nhưng mỗi tháng chỉ ghi 1 lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp các chứng từ nhập xuất phát sinh trong tháng của từng loại hàng hoá, mỗi thứ chỉ ghi 1 dòng trong sổ. Sổ đối chiếu luân chuyển cũng được theo dõi cả số lượng và giá trị. 2.2) Hạch toán tổng hợp hàng hoá 2.2.1) Nguyên tắc hạch toán tài khoản 156 “hàng hoá” * Trị giá thực tế của hàng hoá mua vào bao gồm - Giá mua: + Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, ngiá trị hàng hoá mua vào là giá trị thực tế không có thuế GTGT đầu vào + Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT và cơ sở kinh doanh không phụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, giá trị hàng hoá mua vào là tổng giá thanh toán ( bao gồm cả thuế GTGT đầu vào) - Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, thuê kho bến bãi, chi phí gia công, chi phí nhập khẩu ( nếu có ), chi phí đóng gói. - Hạch toán chi tiết nhập xuất kho hàng hoá hàng ngày được ghi sổ theo giá hạch toán. Cuối tháng kế toán phải tính giá thạnh thực tế của hàng hoá nhập kho và xác định hệ số chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá hạch toán của hàng hoá làm cơ sở xác định giá trị thực tế của hàng hoá xuất kho trong kỳ. - Để tính trị giá thực tế của hàng hoá xuất kho, kế toán phải áp dụng một trong các phương pháp sau: + Phương pháp nhập trước : Trước hết, ta phải xác định được đơn giá thực tế nhập kho của từng lần nhập và kế toán giả thiết rằng số hangf hoá nào nhập trước thì xuất trước ; xuất hết số hàng nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng lô hàng xuất. Giá thực tế của hàng hoá tồn kho cuối kỳ sẽ là đơn giá thực tế của những lần nhập sau cùng ( cuối cùng). + Phương pháp nhập sau xuất trước: Ta phải xác định được đơn giá thực tế của từng lần nhập kho và kế toán cùng gửi giả thiết những hàng hoá mua sau cùng sẽ được xuất trước tiên xuất hết số nhập mới đến số nhập trước. Đơn giá thực tế của hàng hoá tồn kho cuối kỳ là đơn giá thực tế của những lần nhập đầu tiên. + Phương pháp bình quân gia truyền: Theo phương pháp này trị giá vốn thực tế hàng hoá xuất kho được căn cứ vào số lượng xuất kho trong kỳ và đơn giá bình quân phải tính. Ta có công thức tính: Trị giá vốn thực tế hàng hoá xuất = kho trong kỳ Đơn giá thực tế bình quân của hàng hoá xuất trong kỳ Số lượng hàng hoá x xuất trong kỳ Trong đó: Đơn giá bình quân thực tế của hàng hoá = Trị giá vốn thực tế của hàng hoá tồn đầu kỳ + Trị giá vốn của hàng hoá nhập trong kỳ Số lượng hàng hoá tồn đầu kỳ + Số lượng hàng hoá nhập trong kỳ + Phương pháp thực tế đích danh: theo phương pháp này, hàng hoá được xác định theo đơn chiếc hay từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập kho cho đến khi xuất bán. Khi xuất kho, hàng hoá thuộc lô nào thì căn cứ vào số lượng và đơn giá thực tế nhập kho của lô hàng đó để tính ra giá thực tế xuất kho. - Tính phân bổ chi phí mua hàng cho hàng xuất kho trong tháng Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng xuất kho trong tháng = Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng tồn đầu tháng + Chi phí mua hàng phát sinh trong tháng ´ Trị giá mua của hàng xuất kho trong tháng Trị giá mua của hàng còn đầu tháng + Trị giá mua của hàng nhập trong tháng - Tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong tháng bằng trị giá mua thực tế của hàng xuất kho trong tháng công với chi phí mua hàng phân bổ cho hàng xuất kho trong tháng. * Đánh giá hàng hoá theo giá hạch toán: Giá hạch toán của hàng hoá là giá dùng để hạch toán hàng ngay tình hình nhập vật từ khi chưa tính được giá thực tế. Giá hạch toán do doanh nghiệp tự quy định cho từng danh điểm hàng hoá chỉ có tác dụng trong nội bộ doanh nghiệp và được sử dụng ít nhất trong 1 kỳ hạch toán. Giá hạch toán có thể là giá kế hoạch do doanh nghiệp xây dựng hoặc mua của hàng hoá tại 1 thời điểm nào đó. Như vậy khi dùng giá hạch toán để kế toán chi tiết giá trị hàng hoá nhập xuất thì cuối mỗi kỳ kế toán phải tính chuyển giá hạch toán thành giá thực tế của vật tư xuáat kho để có số liệu ghi vào các tài khoản, các sổ kế toán tổng hợp và các báo cáo tài chính. Điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế Trị giá thực tế hàng hoá xuất kho trong kỳ = Trị giá hạch toán hàng hoá xuất trong kỳ ´ Hệ số giá của hàng hoá Trong đó : Hệ số giá của hàng hoá = Trị giá thực tế hàng hoá tồn kho đầu kỳ + Trị giá thực tế hàng hoá nhập kho trong kỳ Trị giá hạch toán hàng hoá tồn kho đầu kỳ + Trị giá hạch toán hàng hoá nhập trong kỳ - Hạch toán chi tiết hàng hoá phải thực hiện theo từng kho, từng loạ, nhóm, thứ hàng hoá. 2.2.2) Hạch toán hàng hoá Để hạch toán hàng hoá,kế toán sử dụng tài khoản 156 “hàng hoá”. tài khảon 156 dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại hàng hoá của doanh nghiệp, bao gồm hàng hoá tại các kho và quầy hàng. * Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 156 – “hàng hoá” - Bên nợ: + Trị giá mua vào của hàng hoá theo hoá đơn mua hàng ( kể cả thuế nhập khẩu hàng hoá phải nộp nếu có) + Chi phí thu mua hàng hoá + Trị giá của hàng hoá thuê ngoài gia công, chế biến ( gồm giá mua vào và chi phí gia công chế biến) + Trị giá hàng hoá bị người mua trả lại + Kết chuyển giá hàng hoá tồn kho cuối kỳ ( nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ) - Bên có: + Trị giá thực tế của hàng hoá xuất kho để bán, giao đại lý, ký gửi, thuê ngoài gia công, chế biến hoặc xuất sử dụng cho sane xuất kinh doanh. + Chi phí mua phân bổ cho hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ + Chiết khấu mua hàng được hưởng khoản giảm giá, bớt giá mua hàng nhận được. + Trị giá hàng hoá trả lại cho người bán. + Trị giá hàng hoá phát hiện bị thiếu hụt, hư hỏng, kém phẩm chất hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. - Số dư bên nợ: + Trị giá mua vào của hàng hoá tồn kho + Chi phí thu mua của hàng hoá tồn kho, của hàng hoá đã bán chưa được chấp nhận tiêu thụ, hàng giao đại lý ký gửi. * Tài khoản 156- “Hàng hoá” có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1561 – “ Giá mua hàng hoá: phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của hàng hoá mua vào và đã nhập kho bao gồm giá mua và thuế nhập khẩu nếu có. - Tài khoản 1562 – “ chi phí thu mua hàng hoá” :phản ánh tình hình chi phí và phân bổ chi phí thu mua hàng hoá. 3) Phương pháp hạch toán hàng hoá: 3.1) Hạch toán mua hàng hoá ở doanh nghiệp thương mại: * Trường hợp doanh nghiệp hạch toán mua hàng theo phương pháp kê khai thường xuyên: 3.1.1) Nếu mua trong nước - Trường hợp hàng và hoá đơn cùng về, kế toán căn cứ vào phiếu nhập và hoá đơn, ghi : + Phiếu tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Nợ TK 156 ( 1561) : Giá chưa cả thuế GTGT Nợ TK 1331 : Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán + Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp ghi trị giá hàng hoá nhập kho theo tổng giá thanh toán trên hoá đơn, kế toán ghi. Nợ TK 156 Tổng giá thanh toán Có TK 111, 112, 331 - Trường hợp hàng về chưa có hoá đơn + Khi nhận phiếu nhập kho phải lưu vào tập hồ sơ hàng về chưa có hoá đơn. + Trong tháng nếu nhận được hoá đơn thì kế toán ghi sổ như trường hợp hàng và hoá đơn cùng về. + Cuối tháng nếu hoá đơn vẫn chưa về phải ghi sổ theo giá tạm tính, ghi: Nợ TK 156 Giá tạm tính Có TK 331 + Sang tháng sau khi hoá đơn về so sánh giá ghi trên hoá đơn về so sánh giá ghi trên hoá đơn với gía tạm tính nếu có chênh lệch thì điều chỉnh theo giá hoá đơn. Cách 1: Ghi để định khoản giống như định khoản đã ghi ở trong tháng trước theo giá tạm tính đồng thời ghi bút toán đen ghi giá hoá đơn. Cách 2: Chỉ điều chỉnh phần chênh lệch giữa giá hoá đơn và giá tạm tính. - Trường hợp hóa đơn về nhưng hàng hoá chưa về + Khi nhận được hoá đơn phải lưu tập hoá đơn vào hồ sơ “ hàng mua đang đi đường” + Trong tháng nhận được hàng hoá, căn cứ vào hoá đơn và phiếu nhập kho kế toán ghi sổ như trường hợp hàng và hoá đơn cùng về. + Cuối tháng vẫn chưa về, căn cứ vào hoá đơn kế toán ghi : Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi : Nợ TK 151 : giá chưa có thuế GTGT Nợ TK 1331 : thuế GTGT khấu trừ Có TK 111, 112, 331 Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp ghi: Nợ TK 151 Tổng giá thanh toán Có TK 111, 112, 331 + Sang tháng sau khi hàng về nhập kho hoặc giao bán hoặc gửi đi bán, kế toán ghi: Nợ TK 156 : nhập kho hay Nợ TK 157 : gửi bán hay Nợ TK 632 : giao bán Có TK 151 - Trường hợp được hưởng giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại Nợ TK 111, 112 : nếu thu bằng tiền hay Nợ TK 331 : khấu trừ trêm khoản nợ phải trả Có TK 156 : giá mua cả hàng hoá trả lại Có TK 1331 : thuế GTGT tương ứng với hàng trả lại - Phản ánh chi phí mua ngoài Nợ TK 1562 Có TK 111, 112, 331 3.1.2- Nếu nhập khẩu hàng hoá. - Kế toán phản ánh giá trị hàng nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán thuế nhập khẩu phải nộp, chi phí chuyển ghi Nợ TK 156 Có TK 3333 Có TK 111, 112, 331 - Đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu : + Nếu hàng nhập khẩu dùng vào hoạt động kinh doanh hàng hoá chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì thuế GTGT của hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ. Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 3331 Thuế GTGT phẩi nộp ( TK 33312: thuế GTGT hàng nhập khẩu) + Nếu hàng nhập khẩu dùng để kinh doanh hàng hoá không chịu thuế GTGT hoặc nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì thuế GTGT của hàng nhập khẩu được tính vào giá trị hàng mua ghi: Nợ TK 156 : hàng hoá Có TK 3331 : thuế GTGT phải nộp (TK 33312: thuế GTGT hàng nhập khẩu). 3.2) Hạch toán bán hàng ở doanh nghiệp thương mại * Hạch toán bán hàng theo phương pháp kê khai thường xuyên 3.2.1) Bán hàng theo phương thức giao hàng trực tiếp Phương thức này được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp xuất hàng cho khách hàng ngay tại kho doanh nghiệp được người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. Trường hợp này hàng hoá xuất kho được coi là tiêu thụ ngay. Nếu khách hàng chấp nhận thanh toán nhưng chưa trả tiền ngay, kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi tình hình thanh toán với khách hàng. - Khi xuất kho hàng hoá đi tiêu thụ. Căn cứ vào giá thực tế của hàng hoá, kế toán ghi: Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán Có TK : Hàng hoá - Doanh thu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng là tổng số tiền bán hàng ( chưa có thuế GTGT ), ghi Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp ( TK 33311- thuế GTGT đầu ra) Có TK 511- Doanh thu bán hàng ( giá chưa có thuế GTGT) - Doanh thu bán hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán ( giá đã có thuế ), ghi: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511 : Doanh thu bán hàng - Doanh thu bán hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán ( bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu) ghi: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511 : Doanh thu bán hàng + Thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu phải nộp, ghi Nợ TK 511 : Doanh thu bán hàng Có TK 3332 : Thuế tiêu thụ đặc biệt Có TK 3333 : Thuế xuất khẩu ( hoặc nhập khẩu ) - Doanh thu bán hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được phép sử dụng hoá đơn, chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT, kế toán căn cứ vào giá bán hàng hoá đã có thuế để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu ra theo công thức sau: Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán ( Giá có thuế GTGT) 1 + ( %) thuế suất của hàng hoá Số thuế GTGT đầu ra phải nộp, được xác định như sau: Số thuế GTGT đầu ra = Giá thanh toán - Giá chưa có thuế GTGT (Giá có thuế GTGT) Sau khi xác định giá chưa có thuế GTGT và thuế GTGT đầu ra, ghi: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 3331 : thuế GTGT phải nộp ( TK 3331- thuế GTGT đầu ra) Có TK 511 : Doanh thu bán hàng ( giá chưa có thuế GTGT) - Trường hợp cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hoá cho người dùng hàng hoá không thuộc diện phải lập hoá đơn bán hàng, căn cứ vào bảng kê bán lẻ hàng hóa ( mẫu số 05’ GTGT) kế toán phân loại doanh thu bán hàng theo loại hàng hoá và nhóm thuế suất thuế GTGT, tính toán doanh thu và thuế GTGT phải nộp, ghi Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511 : Doanh thu bán hàng Có TK 3331 : thuế GTGT phải nộp - Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng cho số hàng hoá tiêu thụ trong kỳ, ghi: Nợ TK 911 : XĐKD kinh doanh Có TK 641 : Chi phí bán hàng, hoặc Có TK 142 : Chi phí trả trước ( 1422) - Cuối kỳ, tính và kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp cho số hàng hoá bán trong kỳ, ghi: Nợ TK 911 : XĐKD kinh doanh Có TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp, hoặc Có TK 142 : Chi phí trả trước ( 1422) - Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán hàng hoá sang TK 911- XĐKD kinh doanh, ghi Nợ TK 911 : XĐKQ kinh doanh Có TK 632 : GVHB 3.2.2) Hạch toán bán hàng hoá theo phương thức gửi hàng đi bán. Theo phương thức này, đơn vị bán gửi hoặc tự chuyển hàng đi cho khách hàng theo sự thoả thuận giữa hai bên: Hàng xuất kho gửi đi bán được xác nhận là tiêu thụ, chi phí nào khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán lúc đó mới được coi là tiêu thụ. Để phản ánh giá trị hàng hoá gửi đi bán, kế toán sử dụng TK 157 “ Hàng gửi đi bán”. Hạch toán chi tiết hàng gửi đi bán phải mở sổ chi tiết từng loại, hàng hoá, từng lần gửi hàng, theo từng người mua, từ khi hàng gửi đi cho tới lúc hàng được coi là tiêu thụ. - Khi gửi hàng hoá cho khách hàng, xuất kho hàng hoá cho đơn vị nhận bán địa lý, ký gửi theo hợp đồng, căn cứ phiếu xuất kho, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, kế toán ghi: Nợ TK 157 : hàng gửi đi bán Có TK 156 : hàng hoá - Khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán toàn bộ hoặc một phần tiền mua hàng. - Doanh thu bán hàng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng là tổng số tiền bán hàng ( Chưa có thuế GTGT), ghi Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 3331 : thuế GTGT phải nộp ( TK 3331- thuế GTGT đầu ra) Có TK 511: DTBH ( giá chưa có thuế GTGT) - Doanh thu bán hàng dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán (giá đã có thuế ), ghi: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511: DTBH - Doanh thu bán hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu kế toán phản ánh doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán ( bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu ) ghi: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511: DTBH + Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu phải nộp, ghi Nợ TK 511: DTBH Có TK 3332 : Thuế tiêu thụ đặc biệt, Có TK 3333: Thuế xuất nhập khẩu - Doanh thu bán hàng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được phép sử dụng hoá đơn, chứng từ đã ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT, kế toán căn cứ vào bán hàng hoá đã có thuế để xác định giá không có thuế và GTGT đầu ra theo công thức sau: Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán ( giá có thuế GTGT) 1 + ( %) thuế suất của hàng hoá Số thuế GTGT đầu ra phải nộp, được xác định như sau: Số thuế GTGT đầu ra = Giá thanh toán - Giá chưa có thuế GTGT ( Giá có thuế GTGT) Sau khi xác định giá chưa có thuế GTGT và thuế GTGT đầu ra, ghi: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 3331 : thuế và GTGT phải nộp ( TK 33311: thuế GTGT đầu ra ) Có TK 511: DTBH (giá chưa có thuế GTGT) - Trường hợp cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hoá, cho người tiêu dùng hàng hoá không thuộc diện phải lập hoá đơn bán hàng, căn cứ vào bảng kê bán lẻ hàng hoá, ( mẫu 05 / GTGT ) kế toán phân loại doanh thu bán hàng theo laọi hàng hoá và nhóm thuế suất GTGT, tính toán doanh thu và thuế GTGT phải nộp ghi: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511 : DTBH Có TK 3331:Thuế GTGT phải nộp + Xác định trị giá vốn của số hàng hoá đã tiêu thụ, ghi : Nợ TK 632 : GVHB Có TK 157: Hàng gửi đi bán - Nếu hàng hoá đã gửi đi, nhưng bị khách hàng trả lại: + Nếu hàng hoá nhập lại kho, ghi: Nợ TK 156 : Hàng hoá Có TK 157 : Hàng gửi đi bán + Nếu hàng hoá bị hư hỏng, không thể sử dụng tiếp được, ghi: Nợ TK 821 : Chi phí bất thường Có TK 157 : Hàng gửi đi bán - Việc xác định thuế phải nộp, chi phí bán hàng tính cho số hàng hoá tiêu thụ trong kỳ được hạch toán tương tự như trường hợp tiêu thụ hàng hoá theo phương thức tiêu thụ trực tiếp. -Kết chuyển giá vốn hàng bán vào bên nợ TK 911- “ XĐKD kinh doanh”, ghi: Nợ TK 911 : XĐKD kinh doanh Có TK 632 : Giá vốn hàng hoá * Ngày nay, các doanh nghiệp thương mại thường hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, vì vậy mà tổ chức kế toán mua bán hàng hoá ở doanh nghiệp thương mại theo phương pháp kiểm kê định kỳ không trình bày trong chuyên đề này. 4) Các sổ kế toán tổng hợp dùng trong kế toán mua bán hàng hoá ở doanh nghiệp thương mại: Theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, sổ kế toán tổng hợp gồm các sổ sau: 4.1) Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian (Nhật ký). Sổ này dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ, vừa để kiểm tra, đối chiếu số liệu Bảng cân đối số phát sinh. 4.2) Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Số liệu ghi trên sổ cái dùng để kiểm tra đối chiếu với số liệu ghi trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết, dùng để lập các báo cáo tài chính. 4.3) Sổ, thẻ kế toán chi tiết Là sổ dùng để phản ánh chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên sổ kế toán tổng hợp chưa phản ánh được. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các chỉ tiêu chi tiết về tình hình tài sản, hàng hoá, tiền vốn, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và làm căn cứ để lập báo cáo tài chính. 4.4) Trình tự ghi sổ kế toán mua bán hàng hoá ở doanh nghiệp thương mại theo hình thức Chứng từ ghi sổ Sẽ được trình bày ở chương II phần 1.3 Chương II Thực tế công tác kế toán mua bán hàng hoá ở Công ty Thương mại và Đầu tư phát triển Hà nội. 1) Những vấn đề cơ bản về sự hình thành và phát triển của Công ty Thương mại và Đầu tư phát triển Hà nội. 1.1- Quá trình thành lập và phát triển Công ty * Quá trình thành lập: Công ty Thương mại và đầu tư phát triển Hà nội tên giao dịch là HANOI Developed Investment and Commerce Company, tên viết tắt là HADICCO là một doanh nghiệp của nhà nước được thành lập vào ngày 26/3/ 1986. Lúc đầu, Công ty là xí nghiệp sản xuất dịch vụ thanh niên Hà nội. Ngày 29/12/1992, để ổn định lại tổ chức của các doanh nghiệp, UBND thành phố Hà nội tổ chức lại 2 đơn vị kinh doanh của thanh niên Hà nội. Với trung tâm liên kết kinh tế của thanh niên 3 thành phố Hà nội – Hải Phòng – Thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định số 3549 QĐ - UB thành công ty sản xuất chế biến hàng xuất nhập khẩu thanh niên Hà nội. Đến ngày 3/ 12/ 1993 theo quyết định số 6258 QĐ -UB của UBND Thành phố Hà nội. Công ty đổi tên là Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu thanh niên Hà nội. Ngày 14/12/ 1995 theo quyết định số 4426/ GP – UB của UBND thành phố Hà nội, Công ty đổi tên là: Công ty thương mại và đầu tư phát triển Hà Nội- có trụ sở giao dịch tại số 2 phố Trần Thánh Tông- Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội. Số đăng ký kinh doanh của công ty là 109848 do trọng tài kinh tế Hà nội cấp ngày 30/ 12/ 1995. * Quá trình phát triển của Công ty: Trong những năm qua, Công ty đã liên tục phấn đấu khắc phục mọi khó khăn. Từ cơ sở ban đầu không có gì ngoài những dãy xưởng và các cửa hàng làm ăn thua lỗ (XN sản xuất dịch vụ thanh niên Hà nội), Công ty đã phát triển và đứng vững trong cơ chế thị trường vô cùng khắc nghiệt, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trả xong khoản lần đầu của đơn vị cũ ( 190 tr đồng) đẩy nhanh số kinh doanh chiếm 80% tổng doanh số kinh doanh của tổng đội Thanh niên xung phong- xây dựng kinh tế Thủ đô năm 1994. Là một Công ty kinh doanh xuất - nhập) khẩu tổng hợp của thanh niên Thủ đo, trong những năm 1996, 1997, 1998 từ một đơn vị làm gia công hàng xuất khẩu cho các công ty khác, Công ty đã từng bước làm quên và tiến hành xuất khẩu được 1 phần sản phẩm do chính Công ty sản xuất ra và khai thác được thông qua các hợp đồng uỷ thác và các hợp đồng trực tiếp (từ năm 1998 trở lại đây ). Tuy nhiên công tác xuất nhập khẩu của Công ty còn gặp khó khăn đặc biệt là bạn hàng ngoại và bất ổn định về giá cả trong nước với một công ty còn non trẻ trong việc tham gia vào xuất nhập khẩu trực tiếp. Đứng trước tình hình đó, Công ty Thương mại và Đầu tư phát triển Hà nội cũng có quyết tâm tìm cho đơn vị mình hướng đi mới phù hợp với công tác XNK hàng hoá trong cơ chế thị trường, đó là không ngừng cải tiến, thay đổi mẫu mã sản phẩm, tìm mọi biện pháp để mở rộng, chiếm lại thị trường nhằm duy trì ổn định nhiệm vụ của công ty được cấp trên giao phó. * Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. - Liên doanh với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ, than ( uỷ thác), cao su, rau quả, thủy sản, chế biến hàng nông lâm sản, hàng nhựa,thực phẩm chế biến, da trâu muối, khung kính cửa nhôm, vật liệu xây dựng. - Nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, phương tiện giao thông, hàng tiêu dùng ( kể cả vật tư, kim loại, nguyên nhựa) thiết bị máy móc, phụ thay thế theo các danh mục va quy định cảu nhà nước. - Tổ chức dịch vụ thương mại làm đại lý kinh doanh khách sạn, quảng cáo, tư vấn, đầu tư, vận chuyển khách du lịch, bán buôn, bán lẻ hàng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. - Xây lắp các công trình dân dụng, công trình điện, công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ. Kinh doanh và cho thuê nhà ở, văn phòng làm việc cho cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước bằng cơ sở vật chất của công ty. Đây là nhiệm vụ được Bộ Thương mại cấp giao cho Cônh ty có quyền đàm phán và ký kết hợp đồng song phương của họ cho ta hoặc các hình thức trao đổi hàng hoá khác. Mọi việc thanh toán chủ yếu là thông qua Ngân hàng Công Thương Việt Nam ( theo chế độ quản lý ngoại hối của Nhà nước Việt Nam) + Phạm vi hoạt động của Công ty: Hoạt động trong cả nước. + Đặc điểm: sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu * Năng lực sản xuất của Công ty * Nguồn vốn kinh doanh của Công ty: + Vì Công ty thuộc khối kinh tế đoàn thể nên vốn kinh doanh là một vấn đề đáng quan tâm và hết sức cần thiết. Công ty đã được nhà nước giao va bổ sung vốn với tổng số vốn điều lệ là : 3.491.607.000 đồng, trong đó: + Vốn cố định : 645.205.000đ + Vốn lưu động : 2.846.402.000đ + Đối với một đơn vị kinh doanh buôn bán, số vốn cố định hiện có (645.205.000đ) quả là ít ỏi. Nếu cùng một lúc kinh doanh nhiều mặt hàng thì số vốn trên chưa đáp ứng nổi. Do vậy Công ty thường xuyên phải vay vốn của ngân hàng đã công tác kinh doanh được thuận lợi. Bên cạnh đó, Công ty thường tìm cách thức kinh doanh có lãi nhằm tích luỹ để tăng trưởng đồng vốn. + Trong năm 1995, với nguồn vốn tự có cùng với sự hỗ trợ của TW Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công ty xây dựng lại trụ sở làm việc của mình với tổng diện tích là 320m2 có đầy đủ trang thiết bị để phục vụ công tác sản xuất và kinh doanh. TIến hành xây xong toà nhà 5 tầng với diện tích mặt bằng 500m2 có diện tích sử dụng 5 x 300m2 làm nhà trưng bày hàng, mốt, văn phòng giao dich, văn phòng đại diện, các phòng khách, du lịch, vui chơi, giải trí. Tự mua sắm 2 dây chuyền lắp ráp xe máy CKD của Nhật đồng thời sắm đầy đủ trang thiết bị in của Nhật phục vụ cho phân xưởng in của Công ty. * Vật tư trang thiết bị. + Vật tư chuyên dùng của Công ty là các loại linh kiện của xe gắn máy HONDA CKD nhập từ Nhật và các nước khác, các loại nhựa, hoá chất đều nhập từ nước ngoại về để tổ chức sản xuất. Theo từng thời điểm nhập ( hoặc xuất khẩu) hàng hoá vật tư được tập kết theo các hợp đồng ký kết có thể do thu mua hoặc do liên kết liên doanh mà sản xuất ra hoặc xuất khẩu. Thiết bị sản xuất của Công ty là các thiết bị có chất lượng tốt, đòi hỏi độ chính xác cao ( 100%) nhập từ nước ngoài. * Số lượng lao động của công ty + Hiện tại, Công ty có 124 cán bộ, nhân viên, công nhân lao động thường xuyên ; trong đó có 41 kỹ sư tốt nghiệp các trường Đại học nhă Ngoại Thương, Kinh tế Quốc dân, Tài chính kế toán, Bách khoa, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp cùng 10 nhân viên Trung cấp Tài chính kế toán và 73 công nhân. Ngoài ra, khi cần phải tuyển thêm lao động ( theo thời vụ) khoảng từ 50 đến 80 người nữa. + Ngay từ ngày đầu thành lập, Công ty đã là một đơn vị kinh tế đoàn thể lấy thu bù chi, bởi vậy Công ty không chịu ảnh hưởng của cơ chế bao cấp. 1.2) Cơ cấu tổ chức sản xuất và quản lý của Công ty Thương mại và Đầu tư phát triển Hà nội. * Tổ chức sản xuất kinh doanh: - Xưởng lắp ráp xe gắn máy số 1 ( dạng CKD) vị trí tại phố Lạc Trung – Hai Bà Trưng- Hà nội có nhiệm vụ quản lý một dây chuyền lắp ráp xe gắn máy ( dạng CKD) của Nhật, tổ chức lắp ráp, tiếp nhận linh kiện theo sự điều hành chỉ đạo của giám đốc Công ty ( qua phòng kinh doanh I) - Xưởng lắp ráp xe gắn máy số 2 ( dạng CKD) vị trí tại Đường Giáp Bát – Hai Bà Trưng- Hà nội có nhiệm vụ và chức năng như xưởng số 1 - Xưởng in lưới và in ốp xét: Vị trí tại phố Nguyến Trường Tộ – Ba Đình - Hà Nội. Đây là xưởng hạch toán độc lập lấy thu bù chi, tự hạch toán đầu vào, đầu ra; quản lý các thiết bị in ấn của Nhật. - Phòng kinh doanh 1 là phòng làm nhiệm vụ kinh doanh XNK tự khai thác khách hàng trong và ngoài nước, để tham mưu cho giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế. Phòng này độc quyền nhập khẩu ô tô và xe gắn máy, quan hệ trực tiếp với các công ty của nước ngoài để nhập các thiết bị liên quan đến phương tiện giao thông vận tải, cũng là phòng kinh doanh – XNK tổng hợp. - Phòng kinh doanh 2: cũng như phòng kinh doanh 1, phòng kinh doanh 2 làm nhiệm vụ kinh doanh XNK tổng hợp và đặc trách tham mưu giúp cho giám đốc Công ty về công tác xuất khẩu của Công ty, trực tiếp thực hiện các hợp đồng xuất khẩu và báo cáo các phương án kinh doanh xuất khẩu với giám đốc Công ty - Trung tâm kinh doanh tổng hợp, với vi trí nằm trên đường Giải Phóng - Hai Bà Trưng- Hà nội có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh các loại hàng hoá trong phạm vi kinh doanh chung của Công ty, chịu trách nhiệm tổ chức mạng lưới bán buôn bán lẻ các loại hàng hoá mà công ty nhập về liên kết với các cơ sở sản xuất trong nước tiêu thụ hàng hoá thu lợi nhuận. - Chi nhánh của Công ty tại Thành phố Hồ CHí Minh : là một bộ phận kinh doanh của Công ty, có con dấu và được phép mở tài khoản tại Ngân hàng nơi chi nhánh đặt trụ sở hạch toán báo sổ, lấy thu bù chi. Chi nhánh này có nhiệm vụ thông tin các dữ liệu về hàng hoá, giá cả, tình hình kinh doanh và tiến hành thực hiện kinh doanh trong các tỉnh ở phía Nam các hợp đồng kinh tế đã được Công ty ký kết đặc biệt là các hợp đồng xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. - Chi nhánh của Công ty tại thị xã Lạng Sơn: có nhiệm vụ kinh doanh xuất – nhập khẩu như các phòng kinh doanh của Công ty; chủ yếu cùng phòng kinh doanh 2 tiến hành xuất khẩu hàng hoá với Trung Quốc. - Văn phòn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0564.doc
Tài liệu liên quan