Phần 1
mở đầu
1.1- Đặt vấn đề
Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là một trong số hàng loạt các chính sách, giải pháp quan trọng được hầu hết các Chính phủ lựa chọn tiến hành để tạo nên sức mạnh, tăng cường khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngay cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển, trình độ quản lý doanh nghiệp tiên tiến cũng phải áp dụng. Đối với Việt Nam, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước luôn được tạo điều kiện và cơ chế để chương trình cổ phần hoá đạt được kết quả cao nhất. V
81 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại Doanh nghiệp Nhà nước tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì vậy có thể nối rằng cổ phần hoá là một xu thế tất yếu và là giải pháp ưu việt để tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2005 sẽ hoàn thành chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, thế nhưng cho đến nay tiến độ thực hiện của tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nước ta còn quá chậm mà nguyên nhân chủ yếu và cơ bản là do chưa có chính sách, giải pháp phù hợp nhằm giải quyết chế độ cho người lao động - nhân tố quyết định sự thành công và là vấn đề nhạy cảm - trong các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cơ cấu lại. Ngày 11/4/2002 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 41/2002/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước quy định rõ ràng chế độ, chính sách đối với lao động dôi dư, góp phần giải quyết các vướng mắc cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện, giúp đỡ người lao động và đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá, hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
Nghị định 41/2002/NĐ-CP là một trong số các chính sách đầu tiên và khá cụ thể về vấn đề lao động dôi dư trong các doanh nghiệp cơ cấu lại nên việc thực hiện, thực thi chính sách còn khá mới mẻ. Nghị định 41/2002/NĐ-CP không những mới mục tiêu, nội dung mà mới cả về phương thức thực thi, phương pháp thực hiện do vậy khi đưa Nghị định 41/2002/NĐ-CP vào thực hiện trong thực tế đòi hỏi sự nỗ lực chung của cả cơ quan quản lý Nhà nước và đặc biệt là từ phía doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Nghị định 41/2002/NĐ-CP là chính sách chung cho lao động dôi dư và quy định các vấn đề khá nhạy cảm với người lao động, được thực hiện trên quy mô rộng với nhiều đối tượng. Vì vậy việc thực thi Nghị định 41/2002/NĐ-CP không phải là sự dập khuôn mà nố được thực thi phù hợp với tính chất đặc thù rất riêng của từng loại đối tượng nhưng luôn nằm trong khuân khổ quy định của Nghị định.
Từ khi Nghị định 41/2002/NĐ-CP ra đời đến nay đã có khá nhiều phương án hỗ trợ lao động dôi dư trình duyệt lên Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN nhưng hầu hết các phương án đều chưa được hoặc không được xét duyệt. Lý do cơ bản của vấn đề trên là do các phương án xin hỗ trợ lao động dôi dư của các doanh nghiệp được xây dựng chưa thực sự hoàn thiện về mặt nội dung, sai về đối tượng, chính sách của đối tượng. Do vậy cần có một phương pháp xây dựng phương án xin hỗ trợ để không thiệt thòi cho người lao động khi nghỉ việc và phương án mang tính chính xác, khả thi cao thuyết phục được Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN duyệt và cấp kinh phí giải quyết cho lao động dôi dư.
Cũng không riêng chỉ nghị định 41/2002/NĐ-CP mà chính sách nào cũng vậy vẫn còn có sự tồn tại, mặt khiếm khuyết, tác động một chiều của chính sách và phải thông qua thực tế áp dụng, thực hiện mới có thể đánh giá được tác động tiêu cực của nó.Với Nghị định 41/2002/NĐ-CP, đây là chính sách mới được đưa vào áp dụng trên thực tế, do vậy thông qua việc nghiên cứu Nghị định 41/2002/NĐ-CP không những để dự đoán, đánh giá các tác động của chính sách, từ đó đưa ra biện pháp tăng cường tính ưu việt của chính sách, giảm thiểu mặt tiêu cực, tác động một chiều của chính sách mà còn nhằm mục tiêu định hướng, tạo điều kiện cho việc thực hiện Nghị định trong thực tế nâng cao hiệu quả hỗ trợ và thực hiện Nghị định đối với doanh nghiệp cũng như người lao động - đây có thể được coi là mục tiêu cơ bản của việc nghiên cứu Nghị định 41/2002/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ lao động dôi dư.
Từ những lý do nêu trên thông qua khảo sát, tìm hiểu thực tế cùng với những lý luận được tích luỹ trong quá trình học tập em nghiên cứu đề tài “ Hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước tỉnh Bắc Ninh “. Với phạm vi nghiên cứu luận văn tốt nghiệp nên đề tài sẽ chỉ giới thiệu chủ yếu về Nghị định 41/2002/NĐ-CP ngày 11/04/2002 về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, quy trình thực hiện, thực tế thực hiện ở cơ sở từ đó đề ra phương pháp xây dựng phương án hỗ trợ lao động dôi dư cụ thể và hiệu quả nhất.
1.2- Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1- Mục tiêu nghiên cứu chung
Giới thiệu khái quát và quy trình thực hiện, áp dụng Nghị định 41/2002/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời đưa ra nhận xét, đánh giá về chính sách hỗ trợ và sự tác động của chính sách, việc thực thi chính sách trên địa bàn, đánh giá hiệu quả của chính sách từ đó đề ra phương pháp xây dựng phương án hỗ trợ lao động dôi dư sao cho có hiệu quả nhất.
1.2.2- Mục tiêu nghiên cứu riêng
- Thông qua đề tài nghiên cứu, giới thiệu khái quát nhất chính sách của Chính phủ về hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước (Nghị định 41/2002/NĐ-CP ), cụ thể là chính sách đối với lao động và quy trình áp dụng, thực thi chính sách đối với người lao động dôi dư, doanh nghiệp cơ cấu lại, các cơ quan có liên quan thực hiện.
- Cùng với các văn bản hướng dẫn cụ thể và quá trình trực tiếp cùng doanh nghiệp thực hiện xây dựng phương án sắp xếp lại lao động và phương án hỗ trợ lao động dôi dư, thông qua kết quả công việc thực hiện đi đến đánh giá, nhận xét về chính sách hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, tác động của chính sách đối với người lao động, doanh nghiệp, các nhân tố khác; hiệu quả của chính sách về mặt kinh tế, xã hội đối với người lao động, doanh nghiệp.
- Với quá trình bắt nhập thực tế thực hiện và tham khảo các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 41/2002/NĐ-CP đưa ra phương pháp xây dựng phương án sắp xếp và phương án hỗ trợ hiệu quả nhất, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền và đặc biệt tránh thiệt thòi cho người lao động.
1.3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1- Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu chủ yếu về Nghị định 41/2002/NĐ-CP ( cùng một số văn bản như Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH, Quyết định số 85/2002/QĐ-BTC) và quá trình thực hiện nghị định trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2- Phạm vi nghiên cứu
a- Phạm vi không gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại Phòng Đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cơ quan thường trực của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh và là cơ quan trực tiếp quản lý các doanh nghiệp Nhà nước của tỉnh Bắc Ninh.
b- Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 10/2/2003 đến ngày 10/6/2003 đây là thời gian của Quý I, II năm làm việc 2003.
c- Phạm vi nội dung
Nội dung chủ đạo, thông suốt quá trình nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước được quy định cụ thể tại Nghị định 41/2002/NĐ-CP (bên cạnh đó còn có một số văn bản hướng dẫn thực hiện: Thông tư số11/2002/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Quyết định 85/2002/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Thông qua quá trình thâm nhập thực tế, dựa trên cơ sở những văn bản hướng dẫn thực hiện và bằng những lý luận thông qua quá trình học tập giới thiệu khái quát chính sách hỗ trợ (nội dung và quy trình hỗ trợ), thực tế thực hiện trên địa bàn nghiên cứu từ đó đưa ra những giải pháp thực hiện nhằm mục tiêu hiệu quả và chính xác cho chính sách và công tác thực thi chính sách.
1.4- Kết cấu của đề tài
Đề tài được chia làm 5 phần:
Phần 1: Mở đầu.
Phần 2: Tổng quan tài liệu.
Phần 3: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.
Phần 4: Kết quả nghiên cứu.
Phần 5: Kết luận và kiến nghị.
Phần 2
tổng quan tài liệu
2.1- Cơ sở lý luận về lao động và việc làm
2.1.1- Một số khái niệm cơ bản
* Lao động: Lao động, một mặt là một bộ phận của nguồn lực phát triển, là yếu tố đầu vào không thể thiếu được của quá trình sản xuất. Mặt khác lao động là một bộ phận của dân số, những người được hưởng lợi ích của sự phát triển.
Trong quyển I bộ Tư bản, Các Mác đã chia lao động thành hai loại: Lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Mác viết: “ Một mặt thì bất cứ lao động nào cũng đều là sự tiêu phí sức người, hiểu theo nghiã sinh lý và với tư cách là lao động cùng loại hoặc lao động trừu tượng của con người thì nó hình thành giá trị của hàng hoá. Mặt khác, bất cứ lao động nào cũng là sự tiêu phí sức người dưới một hình thức nào đó, sự tiêu phí do một mục đích riêng biệt quyết định và với tư cách là lao động cụ thể và có ích như vậy thì nó sản xuất những giá trị sử dụng”.
Như vậy, nhà kinh tế học hiện đại này nhấn mạnh mặt xã hội của lao động, quy lao động thành “Thực thể xã hội“ chung của mọi hàng hoá, dịch vụ (gọi chung là sản phẩm). Rõ ràng sự bất hợp lý giữa “ sự hao phí sức lao động về mặt sinh học “với mặt "xã hội“ của lao động sẽ tạo ra một định nghĩa đầy đủ về lao động.
“Kinh tế chính trị Mác- Lênin“ cho ta một định nghĩa mang tính kinh tế lao động: “Lao động là một quá trình con người sử dụng các tư liệu lao động – như công cụ – tác động vào đối tượng sản xuất để tạo ra của cải vật chất cho xã hội”. Tư liệu lao động cùng với đối tượng lao động tạo thành tư liệu sản xuất. Lao động là yếu tố không thể thiếu khi nó kết hợp với tư liệu sản xuất tạo ra lực lượng sản xuất ứng với quan hệ sản xuất cụ thể trong mỗi hình thái kinh tế xã hội khác nhau.
Trong “Lý luận về giá trị của lao động“ của W. Petty (1623- 1687) đã viết: Lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi của cải vật chất “. ở đây, Petty nhấn mạnh mối quan hệ biện chứng giữa lao động của con người như một “ đặc ân của Thượng đế “ mà chỉ con người mới có được và “đất” biểu hiện cho tư liệu lao động và đối tượng lao động theo nghĩa rộng. Khi kết hợp giữa hai bộ phận hợp thành này thì sẽ tạo mọi sản phẩm vật chất cho xã hội (dĩ nhiên là ở giữa thế kỷ 17 này dưới thời ông thì chưa có ngành dịch vụ ra đời hay theo cách tiếp cận khác thì nó còn rất manh múm).
Nhà kinh tế học cổ điển Adam Smit ( 1723- 1790 ) đã viết “lao động là vốn đầu tiên đem lại cho mỗi hình thái kinh tế xã hội mọi sản phẩm cần thiết để sinh sống và những vật dụng tiện nghi của đời sống. Những sản phẩm này sẽ được xã hội đó tiêu dùng và bao giờ cũng gần hoặc những sản phẩm trực tiếp của lao động ấy, hoặc những cái trao đổi được ở những xã hội khác, bằng những sản phẩm đó”.
Từ những phân tích trên, kết hợp với các trường phái kinh tế- chính trị khác nhau chúng tôi cho rằng: “ Lao động là quá trình sử dụng sức lao động hiểu theo nghĩa sinh lý và theo nghĩa hàng hoá của sức lao động để kết hợp một cách chính xác và hợp lý các yếu tố của tư liệu sản xuất (tư liệu lao động và đối tượng lao động) hình thành lực lượng sản xuất nhằm tạo ra của cải vật chất hoặc cung cấp dịch vụ phục vụ cho đời sống xã hội”.
Như vậy “ lao động là quá trình sống, là sự tiêu dùng sức lao động vào mục đích sản xuất. Theo một nghĩa khác, lao động là sự vật hoá lao động, là sự tiêu dùng sức lao động. Lao động không có giá trị không phải là giá trị, giống như việc tiêu dùng bất cứ một vật có ích nào khác cũng đều có giá trị, vì giá trị sử dụng không phải là giá trị. Là lao động vật hoá, lao động trong kinh tế hàng hoá là giá trị, là giá trị của hàng hoá do lao động sáng tạo ra nhưng việc bán “ lao động” đó có nghĩa là bán hàng hoá do nó làm ra” (Các Mác, quyển I- tập một bộ Tư bản, tiếng Nga, trang 175 ).
Trong khái niệm về lao động vừa nêu có một số từ, cụm từ cần được giải thích rõ hơn:
- Sức lao động: là tổng thể lực và trí lực trong cơ thể con người, trong quá trình sử dụng những thứ đó, con người sẽ sản xuất ra những giá trị sử dụng nào đó.
Hiểu theo nghĩa sinh lý: là sự hao phí thể lực và trí lực trong thân thể sống của con người qua quá trình lao động được thực hiện và hoàn thành.
Hiểu theo nghĩa hàng hoá: là sự bán sức lao động trên thị trường lao động của công nhân làm thuê cho các nhà tư bản hoặc lực lượng lao động của con người trong quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
- Của cải vật chất hoặc cung cấp dịch vụ: Được hiểu là những hàng hoá và dịch vụ (gọi chung là sản phẩm) được sản xuất ra để bán chứ không phải phục vụ cho tiêu dùng cá nhân. Cho nên khái niệm lao động ở đây gần như được đồng nhất với lao động trừu tượng, tức là lao động tạo ra giá trị của hàng hoá, dịch vụ chứ không chỉ tạo ra giá trị sử dụng của lao động cụ thể.
* Lao động khoa học kỹ thuật: Là lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn, hay nói cho đúng hơn là lao động giản đơn nhân bội lên, thành thử một số lượng lớn về lao động phức tạp nào đó thì tương đương với một số lượng về lao động giản đơn (Các Mác: tư bản, tiếng Nga, quyển I, trang 51).
Lao động khoa học kỹ thuật là một dạng của lao động phức tạp. Đặc trưng lao động của cán bộ khoa học kỹ thuật thể hiện ở chức năng sáng tạo, duy trì và phát triển những giá trị cơ bản của xã hội. Khi chức năng này được thực hiện sẽ mang lại những giá trị lao động khoa học.
Tuy cũng là “ sự hao phí sức người hiểu theo nghĩa sinh lý của nó” như những lao động nói chung. Đặc biệt hoạt động của lao động khoa học kỹ thuật đòi hỏi sự nỗ lực về tinh thần với sáng kiến và nhân cách thường quan trọng hơn những nỗ lực về chân tay , về thể xác. Hoạt động khoa học đương nhiên là lao động trí óc, nhưng chỉ có lao động không thôi thì không thể coi là khoa học kỹ thuật.
Lao động được coi như tất yếu khách quan của đời sống xã hội. Quá trình con người lao động cũng đồng thời là việc sử dụng lao động. Đây là yếu tố năng động và có tính quyết định trong quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất và những tài sản vô hình khác cho con người. Cho nên, lao động được coi như hoạt động thường xuyên của các ngành sản xuất vật chất.
* Nguồn nhân lực, nguồn lao động:
Nguồn nhân lực là một bộ phận của dân số trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: về số lượng và về chất lượng.
+ Về số lượng: đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của Nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được họ.
+ Về chất lượng: đó là trình độ chuyên môn và sức khoẻ của người lao động.
Nguồn lao động là tổng số những người đang trong độ tuổi quy định đang tham gia lao động hoặc đang tìm việc làm. Cũng như nguồn nhân lực, nguồn lao động được biểu hiện trên hai mặt: về số lượng và về chất lượng.
Nguồn lao động có thể hiểu thông qua các chỉ tiêu chính là số lượng lao động và chất lượng lao động, kết cấu và chỉ tiêu biến động của nguồn lao động. Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng lao động bao gồm: dân số, tỷ lệ nguồn lao động và thời gian lao động.
- Về dân số:
Dân số được coi là nhân tố cơ bản quyết định số lượng lao động. Quy mô và cơ cấu lao động của dân số có ý nghĩa quyết định đến quy mô và cơ cấu nguồn lao động. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự biến động của dân số là phong tục, tập quán của từng nước, trình độ phát triển kinh tế, mức độ chăm sóc y tế và chính sách của từng nước đối với vấn đề khuyến khích hoặc hạn chế sinh đẻ.
Tình hình gia tăng dân số trên thế giới hiện nay có sự khác nhau giữa các nước. Nhìn chung, các nước phát triển có mức sống cao thì tỷ lệ tăng dân số thấp, ngược lại ở các nước kém phát triển thì tỷ lệ tăng dân số cao. Mức tăng dân số bình quân của thế giới hiện nay là 1,8%, ở các nước châu Âu thường dưới mức 1%, trong khi đó các nước châu á là 2-3% và các nước châu Phi là 3-4%. Hiện nay 3/4 dân số thế giới sống ở các nước đang phát triển, ở đó dân số tăng nhanh trong khi phát triển kinh tế tăng chậm, làm cho mức sống của nhân dân không tăng lên được và tạo nhiều khó khăn trong việc giải quyết việc làm. Do đó kế hoạch hoá đi đôi với phát triển kinh tế là vấn đề quan tâm của các nước đang phát triển.
- Về tỷ lệ nguồn lao động:
Như khái niệm đã đưa ra, nguồn nhân lực bao gồm cả người đang đi làm hoặc đang tích cực tìm việc làm.
ở những nước đang phát triển, những người đang tích cực đi tìm việc làm được coi là thất nghiệp, đó là nguồn nhân lực chưa được sử dụng hết. Theo cách tính thông thường tỷ lệ thất nghiệp tính bằng tỷ lệ so sánh giữa tổng số người thất nghiệp và tổng số nguồn lực. Nhưng đối với các nước đang phát triển tỷ lệ thất nghiệp này chưa phản ánh đúng thực sự về nguồn nhân lực chưa sử dụng hết. Trong thống kê thất nghiệp ở các nước phát triển, số người nghèo chiếm tỷ lệ rất nhỏ và khi họ thất nghiệp thì họ sẽ cố gắng không để thời gian đó kéo dài. Bởi vì họ không có các nguồn nhân lực dự trữ, họ phải chấp nhận mọi việc nếu có. Do đó ở các nước đang phát triển để biểu hiện tình trạng chưa sử dụng hết lao động, ngoài khái niệm thất nghiệp người ta còn đưa ra khái niệm bán thát nghiệp và thất nghiệp vô hình.
Người lao động cho rằng, thất nghiệp vô hình là biểu hiện chính của tình trạng chưa sử dụng hết lao động ở các nước đang phát triển. Họ là những người coá việc làm, trong khu vực nông thôn hoặc thành thị không chính thức nhưng làm việc với mức năng suất thấp, họ đóng góp rất ít hoặc không đáng kể vào phát triển sản xuất. Vấn đề khó khăn là không đánh giá chính xác nguồn lao động chưa sử dụng hết dưới hình thức bán thất nghiệp hoặc thất nghiệp vô hình.
- Về thời gian lao động:
Thời gian lao động thường được tính bằng: số ngày làm việc / năm; số giờ làm việc / năm; số ngày làm việc / tuần; số giờ làm việc / ngày.
Xu hướng chung của các nước là thời gian lao động sẽ giảm đi khi trình độ phát triển kinh tế được nâng cao. Hiện nay ở Việt Nam đa phần cán bộ công nhân viên Nhà nước nghỉ 2 ngày/ tuần ( thứ 7 và chủ nhật ) và một số ngày lễ, Tết, người lao động ở các loại hình lao động khác thì chế độ nghỉ theo nguyên tắc luân phiên ( không nhất thiết là thứ 7, chủ nhật ), đặc biệt là những đơn vị sản xuất dây chuyền.
* Chất lượng lao động:
Số lượng lao động mới chỉ phản ánh được một mặt sự đóng góp của lao động vào phát triển kinh tế. Mặt khác cần được xem xét đến chất lượng lao động, đó là yếu tố làm cho năng suất lao động cao hơn. Chất lượng lao động có thể được nâng cao nhờ giáo dục, đào tạo, nhờ sức khoẻ của người lao động, nhờ việc bố trí điều kiện lao động tốt hơn.
+ Giáo dục:
Giáo dục được coi là một dạng quan trọng nhất của sự phát triển tiềm năng con người theo nhiều nghĩa khác nhau. Yêu cầu chung đối với giáo dục là rất lớn, nhất là đối với giáo dục phổ thông, con người ở mọi nơi đều tin rằng giáo dục rất có ích cho bản thân mình và con cháu của họ. Bằng trực giác, mọi người có thể nhận thấy giáo dục và mức thu nhập có quan hệ chặt chẽ. Mặc dù không phải tất cả những người có học vấn cao, ví như đã tốt nghiệp Đại học, nhưng thực tế số đông là như vậy và mức thu nhập trung bình của họ đều cao hơn. Nhưng để đạt được trình độ giáo dục nhất định cần phải chi phí khá nhiều, kể cả chi phí của gia đình và quốc gia, đó là khoản chi phí đầu tư cho con người. ở các nước phát triển giáo dục được thực hiện dưới nhiều hình thức nhằm không ngừng nâng cao trình độ văn hoá và chuyên môn cho mọi người.
+ Sức khoẻ:
Giống như giáo dục, sức khoẻ làm tăng chất lượng nguồn lao động cả hiện tại và tương lai, người lao động có sức khoẻ tốt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung triong khi đang làm việc. Việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ tốt cho trẻ em sẽ là yếu tố tăng năng suất lao động trong tương lai, giúp trẻ em phát triển thành những người khoẻ về thể chất, lành mạnh về tinh thần. Hơn nữa điều đó còn giúp trẻ em nhanh chóng đạt được những khả năng, kỹ xảo cần thiết cho sản xuất thông qua giáo dục ở nhà trường. Những khoản chi cho sức khoẻ còn làm tăng nguồn nhân lực về mặt số lượng bằng việc kéo dài độ tuổi lao động.
* Việc làm:
Mọi hoạt động tạo ra thu nhập không bị pháp luật cấm gọi là việc làm. Các hoạt động lao động được xác định là việc làm bao gồm:
- Làm các công việc được trả công dưới dạng tiền hoặc hiện vật.
- Những công việc tự làm để thu lợi cho bản thân hoặc tạo ra thu nhập cho gia đình mình nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiện vật cho công việc đó).
* Dân số hoạt động kinh tế ( lực lượng lao động ):
Dân số hoạt động kinh tế hay còn gọi là lực lượng lao động bao gồm những người đủ 15 tuổi trở lên đâng có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc.
Dân số có việc làm thường xuyên trong năm (12 tháng) là những người đủ 15 tuổi trở lên, có tổng số ngày làm từ 183 ngày trở lên, ngược lại thì gọi là dân số không có việc làm thường xuyên.
* Dân số không hoạt động kinh tế:
Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm những người đủ 15 tuổi trở lên không thuộc bộ phận có việc làm và không có việc làm, những người này không hoạt động kinh tế vì các lý do:
- Đang đi học
- Hiện đang làm công việc nội trợ cho bản thân và gia đình
- Già cả, ốm đau
- Tàn tật hoặc ở các tình trạng khác
* Người có việc làm:
Người có việc làm là người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm hoạt động kinh tế, mà trong tuần lễ trước điều tra:
+ Đang làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng tiền hay hiện vật.
+ Đang làm công việc không được nhận tiền lương, tiền công hay lợi nhuận trong các công việc sẩn xuất kinh doanh của hộ gia đình mình.
+ Đã có công việc trước đó, song tuần lễ trước điều tra tạm thời không làm việc, sẽ trở lại làm việc ngay sau thời gian tạm nghỉ việc.
Người có việc làm được chia làm 2 loại:
+ Người có đủ việc làm: là người có số giờ lao động trong tuần lễ trước điều tra lớn hơn hoặc bằng 40 giờ nhưng không có nhu cầu làm thêm.
+ Người thiếu việc làm: gồm những người trong tuần lễ điều tra có tổng số giờ làm việc dưới 40 giờ hoặc có số giờ làm việc nhỏ hơn số giờ quy định và có nhu cầu làm thêm.
* Người thất nghiệp:
+ Người thất nghiệp là người có đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số đang hoạt động kinh tế, mà trước tuần lễ điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. Có hoạt động đi tìm việc làm trong 4 tuần qua hoặc không có hoạt động đi tìm việc làm trong 4 tuần qua vì lý do không biết tìm ở đâu, hoặc tìm rồi mà không được.
+ Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp cần chú ý đến các chỉ tiêu:
Tỷ lệ thất nghiệp (U):
Số người thất nghiệp
U (%) = –––––––––––––––––––––––––––––––
Lực lượng lao động ( Dân số HĐKT )
Trong tỷ lệ thất nghiệp có 2 loại: Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và tỷ lệ thất nghiệp thực tế.
Số lượng người thất nghiệp
Cơ cấu những người thất nghiệp ( theo giới tính và hình thức thất nghiệp tự nguyện hay không tự nguyện)
- Thất nghiệp tự nguyện là thất nghiệp khi người lao động không chấp nhận mức lương nào đó, tức là tại mức lương đó người lao động không có việc làm.
- Thất nghiệp không tự nguyện là khi người lao động muốn làm việc ở mức lương hiện hành nhưng không kiếm được việc làm.
Con số thất nghiệp = Thất nghiệp tự nguyện + Thất nghiệp không tự nguyện.
Dù phân loại thế nào về thất nghiệp thì thất nghiệp vẫn là vấn đề các quốc gia quan tâm, giải quyết được vấn đề thất nghiệp, tức là tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động nó có ý nghĩa to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và sự tồn vong của các quốc gia cũng như sự hưng thịnh của một địa phương.
Để đánh giá tình hình việc làm của người lao động thường dùng các chỉ tiêu thống kê sau đây:
+ Tỷ lệ người có việc làm: là phần trăm người có việc làm so với dân số hoạt động kinh tế.
+ Tỷ lệ người thất nghiệp: là phần trăm người thất nghiệp so với dân số hoạt động kinh tế.
+ Tỷ lệ người thiếu việc làm: là phần trăm người đủ việc làm so với dân số hoạt động kinh tế.
+ Tỷ lệ thời gian hoạt động được sử dụng: là % của tổng số thời gian làm việc thực tế so với quỹ thời gian có nhu cầu làm việc ( bao gồm thời gian thực tế đã làm việc và thời gian có nhu cầu làm thêm ) của dân số trong hoạt động kinh tế.
* Cung – cầu lao động:
- Cầu lao động: là các đơn vị hoạt động kinh tế, doanh nghiệp, hộ gia đình… có khả năng cung cấp việc làm cho người lao động.
- Cung lao động: là nhân công tìm kiếm việc làm. Trong quá trình tìm kiếm việc làm, người lao động thường mong muốn:
+ Có chỗ làm việc ổn định, với công việc phù hợp với khả năng và có điều kiện phát triển nghề nghiệp.
+ Có tiền lương xứng đáng bù đắp công sức bỏ ra.
+ Có phương tiện làm việc thuận lợi, quan hệ đồng nghiệp và môi trường lao động tốt.
+ Đảm bảo an toàn trong công việc.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến cung – cầu lao động:
- Các nhân tố ảnh hưởng đến cung lao động: quy mô, dân số, cơ cấu dân số, chất lượng lao động, số giờ lao động bình quân trong năm của một lao động, đơn giá tiền lương…
Nguồn cung lao động luôn biến đổi do có biến động về việc làm, thất nghiệp và mức gia tăng dân số.
Lao động là hàng hoá đặc biệt, người lao động bán sức lao động để lấy một khoản tiền công không chỉ để bù đắp hao phí lao động của chính họ mà còn phải đáp ứng các nhu cầu khác như mặc, ở, học hành, văn hoá xã hội…Bên cạnh đó họ còn phải chi tiêu một khoản lớn cho tái sản xuất mở rộng sức lao động ( nuôi con…) hoặc những người thân trong gia đình không còn khả năng lao động.
Tuy vậy, khi tiền lương đã đủ trang trải các khoản chi tiêu cần thiết và có tích luỹ thì người lao động muốn nghỉ ngơi, du lịch. Vì thế thời gian lao động bớt dần đi, có nghĩa là đến một mức lương nào đó nguồn cung lao động sẽ giảm đi.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu lao động:
Lượng cầu lao động phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh của chủ thuê lao động.
+ Chi phí: nếu chi phí biên về lao động (MC) bằng doanh thu biên thì chủ thuê lao động sẽ mở rộng quy mô thu hút thêm nhiều lao động để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
+ Lượng sản phẩm sản xuất ra: trong kinh tế vĩ mô, mỗi đơn vị kinh tế đều có đường đồng lượng và đường đồng phí.
Tiếp điểm giữa đường đồng lượng và đường đồng phí là điểm mà chủ thuê lao động có sản phẩm tối ưu, chi phí tối thiểu và lợi nhuận tối đa.
Trong lý thuyết về sự lựa chọn cũng như trong thực tế của nền kinh tế, mục tiêu của các doanh nghiệp, các hãng, các hộ gia đình… đều nhằm đạt lợi nhuận tối đa. Do vậy muốn tăng lượng lao động phải làm sao dịch chuyển được cả đường đồng lượng và đường đồng phí lên phía trên, sang phải, tức là phải có đầu tư để mở rộng sản xuất.
Điểm cân bằng của cung – cầu lao động tối ưu nhất tức là tỷ lệ thất nghiệp bằng 0. Điều này không bao giờ đạt được ở bất kỳ xã hội nào, bởi vì thất nghiệp bao giờ cũng gắn liền với lạm phát. Song cần phải xác định một tỷ lệ thất nghiệp hợp lý nhất.
Muồn giải quyết vấn đề thất nghiệp mà không chấp nhận lạm phát hoặc muốn giảm lạm phát mà không chấp nhận thất nghiệp là một điều không bao giờ thực hiện được trong nền kinh tế thị trường. Chúng tôi quan niệm rằng vấn đề việc làmc không nên hiểu một cách thu hẹp chỉ là vấn đề giải quyết nạn thất nghiệp. Khi nghiên cứu về vấn đề lao động – việc làm phải phân tích, lý giải và tìm ra nguyên nhân về sự hình thành, cơ cấu, xu thế vận động…trong đó phân tích hiện trạng thất nghiệp chỉ là một bộ phận.
2.1.2- Đặc điểm của lao động nói chung và lao động doanh nghiệp nói riêng
* Đặc điểm của lao động nói chung:
Số lượng lao động tăng nhanh
Cùng với sự tăng nhanh của dân số, sự gia tăng nguồn lao động ngày càng gây khó khăn trong quá trình giải quyết việc làm cho người lao động. Nếu như những năm đầu của thập kỷ 40, dân số nước ta chỉ vào khoảng 25 triệu người thì đến nay con số này là 78 triệu và đã từng qua giai đoạn bùng nổ với tỷ lệ tăng tự nhiên khoảng 3,2%. Hiện nay đã chuyển sang giai đoạn giảm dần, tốc độ tăng dân số bình quân còn dưới 2% nhưng do tỷ lệ nữ trong độ tuổi sinh đẻ còn rất lớn nên trong thời gian tới chưa thể có điều kiện giảm nhanh. Trong khoảng 78 triệu người hiện tại, đã có khoảng 40 triệu lao động, mỗi năm tăng lên khoảng 1 triệu. Điều này chứng tỏ rằng nguồn lao động luôn luôn được bổ xung, song cần có biện pháp sử dụng sao cho đầy đủ và hợp lý.
Phần lớn lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp
Một trong số những đặc điểm nổi bật nhất về lao động nước ta là đa số lao động làm nông nghiệp, chiếm trên 70% tổng số lao động. Loại hình công việc này mang tính phổ biến ở các nước có nền kinh tế kém phát triển trong đó có nước ta và tính đặc thù của nó là cần lao động chân tay, sức người là chính thay cho việc sử dụng máy móc thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, côn nghiệp và dịch vụ nông thôn đã phát triển, thị trường nông sản được mở rộng, cơ cấu sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm dần trong khi lao động trong công nghiệp, dịch vụ lại tăng. Đây cũng là xu hướng mang tính toàn cầu đối với những nước đang phát triển và mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế này còn tuỳ thuộc mức độ phát triển và yếu tố nội tại của nền kinh tế quốc dân.
Hầu hết người lao động có trình độ kỹ thuật chuyên môn thấp
Lực lượng lao động – như đã phân tích ở trên – có số lượng ngày càng tăng làm cho nguồn cung ứng lao động hết sức dồi dào. Trong lực lượng lao động xã hội, số người có trình độ văn hoá phổ thông cơ sở chiếm trên 35%, phổ thông trung học chiếm trên 20%. Theo con số của Tổng cục Thống kê thì hàng năm có khoảng trên 12% số thanh niên sau khi học xong phổ thông trung học được đào tạo tiếp trong các trường học nghề, trung học và đại học chuyên nghiệp. Khoảng 11% trong tổng số lao động xã hội là lao động kỹ thuật. Các kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và công nhân kỹ thuật giỏi còn quá ít. Bên cạnh đó, còn tình trạng là những người lao động còn thiếu khả năng lao động chân tay ở mức cao vì sức khoẻ và tình trạng dinh dưỡng của họ còn rất thấp.
Còn bộ phận lớn lao động chưa được sử dụng
ở nước ta ngoài số thất nghiệp hữu hình còn một số lớn lao động thất nghiệp vô hình, có nghĩa là họ có một số nghề, có thể làm việc nhiều giờ song mức thu nhập của họ còn thấp. Nước ta có khoảng 3,7 triệu người không có việc làm và 6,5 triệu người thất nghiệp vào năm 1997. Đặc biệt là tình trạng bán thất nghiệp tập trung phần lớn ở vùng nông thôn do tính chất thời vụ của sản xuất nông nghiệp, đất đai hạn chế và nghề phụ không phát triển…Hậu quả do thất nghiệp gây nên không chỉ dừng lại ở ý nghĩa kinh tế mà nó còn ảnh hưởng l;ớn tới các vấn đề chính trị, xã hội khác nữa.
Như vậy, nhìn vào sự gia tăng ngày càng nhanh chóng của lực lượng lao động ta vẫn chưa thể đánh giá chính xác vai trò của nguồn lao động dồi dào này trong quá trình phát triển kinh tế. Sự phân bố không đồng đều của nguồn lao động, hiệu quả sử dụng lao động chưa cao và đặc biệt là chất lượng của lực lượng lao động.
Theo Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA: System of National Acounts) thì nền kinh tế quốc dân được chia làm 3 nhóm ngành: Nhóm ngành khai thác, nhóm ngành sản xuất chế biến và nhòm ngành dịch vụ. Tr._.ong mỗi nhóm ngành lại chia thành các ngành cấp I, cấp II, cấp III… như vậy nền sản xuất xã hội được chia thành rất nhiều ngành như công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ bản…song về thực chất có thể coi đó là tổng thể của 3 ngành cơ bản đó là: Công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Các ngành khác suy cho cùng chỉ là biến dạng của 3 ngành đó mà thôi.
Trong mỗi ngành kể trên, đặc điểm và sự phân bố lao động có những nét khác nhau.
- Ngành nông nghiệp: Đặc điểm chủ yếu của lao động trong sản xuất nông nghiệp là lao động giản đơn và coá tính thời vụ cao. Lao động trong ngành này chưa được sử dụng hiệu quả mặc dù số lượng rất lớn chiếm tới 78% nguồn lao động.
- Ngành công nghiệp: Đặc trưng chung của ngành công nghiệp bao gồm khai thác tài nguyên, chế biến chúng thành sản phẩm và sửa chữa các sản phẩm đó trong quá trình sử dụng. Giữa các hoạt động khai thác, chế biến và sửa chữa có sự độc lập tương đối. Sự độc lập tương đối này được đánh giá trước hết về mặt lao động, đó là hoạt động được chuyên môn hoá. Mức độ chuyên môn hoá có thể cao thấp khác nhau nhưng tối thiểu cũng là các hoạt động được cố định ở mọi hoạt động nhất định. Tư liệu sản xuất của ngành là những nguyên nhiên liệu tự nhiên hoặc sản phẩm đã qua sơ chế của ngành khác.
- Ngành dịch vụ: Tuy không trực tiếp tạo ra các sản phẩm vật chất, nhưng nó có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Tuy số lượng ít nhất nhưng đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước ( GDP ) của ngành dịch vụ lại cao nhất: chiếm 40,7% trong tổng GDP, trong khi nông nghiệp chỉ chiếm 28,7%, công nghiệp và xây dựng chiếm 30,6%.
* Đặc điểm của lao động trong doanh nghiệp
+ Số lượng lao động chiếm tỷ lệ tương đối trong toàn bộ lao động xã hội:
ở các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới tỷ lệ lao động hoạt động trong các doanh nghiệp là khá lớn bởi trong cơ cấu kinh tế của các nước này ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn. Hầu hết lực lượng lao động xã hội làm việc trong các ngành sản xuất và sản xuất ra toàn bộ khối lượng hàng hoá xã hội. Đối với Việt Nam những năm trước đây cơ bản là nước nông nghiệp hoạt động sản xuất chưa được chú trọng phát triển do vậy lực lượng lao động hoạt động trong các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá nhỏ (chỉ khoảng 12,4% lực lượng lao động xã hội). Cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo hướng từ lao động phổ thông, lao động nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ bởi những năm trở lại đây những ngành này đã tạo ra khối lượng lớn công việc cho xã hội. Hàng năm lượng lao động đã qua đào tạo được bổ xung cho các ngành trong nền kinh tế tăng lên nhanh chóng kết hợp với sự dịch chuyển đang trở thành xu hướng cơ bản đã làm thay đổi mạnh cơ cấu lao động của Việt Nam, tạo nên lượng lao động ngày càng lớn trong các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ giảm lượng lao động hoạt động trong nông nghiệp. Đây là động lực to lớn cho công cuộc hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cần được quan tâm đúng mức do vậy hàng năm Đảng và nhà nước đã có những định hướng, chính sách cụ thể cho vấn đề này.
+ Lực lượng lao động hoạt động trong doanh nghiệp là những người lao động có trình độ và được đào tạo:
Lực lượng lao động này hoạt động chủ yếu trong các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp sản xuất, do vậy họ cần phải được đào tạo có trình độ để tiếp cận và làm chủ thiết bị máy móc để sản xuất ra hàng hoá sản phẩm. Trên thế giới tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ to lớn trong lao động xã hội và sự phân công lao động ở trình độ cao và mang tính hợp lý cao.
Tại Việt Nam sau nhiều năm đổi mới và tăng cường công tác giáo dục và đào tạo nên đã có những kết quả khả quan, tỷ lệ lao động. Kết quả đạt được chỉ là tiền đề để phấn đấu cho những năm tiếp theo bởi nền kinh tế phát triển ngày càng cao hơn và luôn phát triển với tốc độ thay đổi nhanh chóng. Chúng ta phải tăng cường cho công tác giáo dục và đào tạo nhiều hơn nữa để đào tạo ra nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế nhất là trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hướng tới tương lai.
+ Lực lượng lao động này không ngừng tăng về số lượng với tốc độ khá nhanh:
Những năm trở lại đây lực lượng lao động trong các doanh nghiệp hoạt động sản xuất và dịch vụ không ngừng tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Lý do chính cho sự gia tăng nhanh là do sự gia tăng dân số, lao động được đầo tạo tăng lên đáng kể và sự dịch chuyển lao động từ các ngành khác sang. Đất nước chúng ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước do vậy lượng lao động này trong những năm tiếp theo sẽ gia tăng với tốc độ cao hơn và đòi hỏi lao động có trình độ phải ngày càng tăng tiến. Với tốc độ gia tăng lao động này chúng ta phải có chính sách phù hợp nhằm sử dụng nguồn lao động này một cách hợp lý và phải định hướng công tác đào tạo lao động cho phù hợp với công tác đổi mới. Bên cạnh việc nâng cao trình độ cho lao động mới còn cần quan tâm nâg cao trình độ cho lực lượng lao động vốn có.
2.2. tình hình lao động một số nước và việt nam
2.2.1. Trên thế giới
* Singapore
Singapore có tốc độ phát triển kinh tế mạnh, tốc độ GDP bình quân năm là 10%, nhưng là quốc gia khan hiếm nguồn nhân lực. Tuy thiếu lao động, nhưng Singapore chỉ coi việc nhập cư lao động là giải pháp tạm thời. Số người lao động có chuyên môn cao mà chủ yếu là người nước ngoài có ở Singapore không đổi qua nhiều năm, nhưng lao động không nghề lại tăng dần. Chẳng hạn năm 1993 tổng số lao động ở ngành xây dựng là 166.000 người thì có tới 125.000 là người nước ngoài. Lao động nước ngoài làm nghề giúp việc cho các hộ gia đình ở đây cũng có xu hướng tăng. Hiện nay có khoảng trên 60.000 người làm công việc phục vụ gia đình, trong đó có 60% là người Philipine, 20% là người Srilanca. Lao động nước ngoài làm việc có hợp đồng cụ thể và được pháp luật nước sở tại bảo vệ như công dân của họ.
Nhà nước ấn định tỷ số lao động nước ngoài được tiếp nhận cho từng khu vực, từng ngành và từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thuê lao động nước ngoài phải chịu thuế sử dụng lao động và tiền bảo lãnh việc quy định các mức thuế nhằm khuyến khích các giới chủ sử dụng lao động có nghề. Ví như trong ngành xây dựng nếu sử dụng lao động có nghề thì phải chịu mức thuế là 250 USD/lao động, những với lao động không nghề thì mức thuế đó là 350USD /lao động. Singapore cho rằng họ đã thành công trong việc thu hút lao động có chuyên môn.
* Trung Quốc
Ngược lại với Singapore thì Trung Quốc lại đứng trước sức ép về dư thừa lao động. Theo Bộ Lao động Trung Quốc thì năm 2000 Trung Quốc dư thừa 270 triệu lao động, do vậy Trung Quốc đang hình thành một chương trình rộng lớn để xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
Từ nhiều năm nay Trung Quốc đã xuất khẩu lao động sang Trung Đông, sang các nước ASEAN, nhưng Nhật Bản lại là nước châu á sử dụng khá nhiều lao động Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc đang đề nghị Nhật Bản tiếp tục nhận trên 1 triệu lao động dưới tên gọi mới là “ tốt nghiệp- chương trình thực tập kỹ thuật”. Như vậy hầu hết các nước có nhu cầu nhập khẩu lao động thì đều có lao động Trung Quốc.
* Mỹ
Kinh nghiệm của Mỹ cho thấy, việc tăng số chỗ làm trong ngành công nghiệp chế tạo diễn ra do mở rộng sản xuất và phần lớn sản phẩm tăng thêm trong các trường hợp này là nâng cao hiệu quả sản xuất. Gần đây nhịp độ tăng chỗ làm việc cao nhất là công nghiệp điện tử và các ngành dịch vụ. Năm 1980 tại Mỹ ngành không sản xuất vật chất tạo ra 14 triệu chỗ làm việc.
Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế trong việc làm, trong tổ chức sản xuất và cơ cấu tiêu dùng do khoa học kỹ thuật tác động đòi hỏi phải nâng cao hơn trình độ chuyên môn của con người. Vào năm 1980 ở Mỹ có 60% chỗ làm việc đòi hỏi có trình độ trung học trở lên nhưng hiện nay hơn 70% lao động ở Mỹ đồi hỏi nâng cao chất lượng để phù hợp với quy mô sản xuất lớn. Vào những năm 1990 nền kinh tế Mỹ tiếp tục phát triển với tốc độ cao và sẽ tạo ra hơn 1 triệu chỗ làm việc mới, trong đó kỹ thuật Robot làm tăng nhu cầu về chuyên gia kinh tế, chuyên gia chế tạo và phục vụ người máy. Trong những năm tới Mỹ cần tạo ra những chỗ làm việc mới trong các lĩnh vực thương nghiệp bán lẻ, ăn uống công cộng, y tế…Tuy nhiên, do tự động hoá tăng lên mà có khoảng 4 triệu công nhân bị mất việc làm. Đó là những người không đủ trình độ đáp ứng nhu cầu của sản xuất hiện đại hiện nay. Đi sâu nghiên cứu về vấn đề sử dụng lao động ở Mỹ thấy có một số đặc trưng như sau:
+ Các xí nghiệp nhỏ thu hút nhiều lao động hơn các xí nghiệp lớn
+ Lực lượng lao động già nhanh nên có nhiều lao động dịch vụ phục vụ cho những người già
+ Tự động hoà thay thế hàng loạt công việc, do đó đội quân thất nghiệp có xu thế tăng lên.
+ Mỹ đang tăng cường công tac đào tạo và bồi dưỡng lao động để cạnhk tranh quốc tế.
+ Khoảng cách giữa lao động có và không có trình độ ngày càng rộng thêm.
* Pháp
Do ảnh hưởng của học thuyết Keynes, Pháp đã theo đuổi mục tiêu nhằm tận dụng hoá lao động xã hội. Phần đông các nhà kinh tế đánh giá cao nước Pháp về những nỗ lực trong điều chỉnh lao động thích nghi với môi trường kinh tế mới. Chính sách kinh tế hiện thời của Pháp là sự kết hợp thuyết Keynes và thuyết tiền tệ để giảm tác hại của lạm phát, chấp nhận tình trạng thất nghiệp nhất định. Chính phủ Pháp đã có những nỗ lực lớn là:
+ Đẩy mạnh các hoạt động của cơ quan dịch vụ về việc làm. Có 3 cơ quan lớn chịu trách nhiệm về vấn đề này:
- Bộ Lao động và việc làm
- Cơ quan quốc tế về việc làm (ANPE)
- Hiệp hội dạy nghề cho người lớn (AFPA).
Ngoài ra còn hai tổ chức đại diện của các vùng về vấn đề này. Mỗi cơ quan có nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể:
- Bộ lao động và việc làm có nhiệm vụ: Phối hợp hoạt động của Bộ với các cấp khác, làm cầu nối giữa chính quyền và các tổ chức xã hội, giám sát hành chính đối với việc làm, nghiên cứu, thống kê về việc làm.
- Cơ quan quốc tế về việc làm (ANPE) có trách nhiệm: Giúp người lao động tìm việc làm, giúp các chủ thuê việc tiếp nhận và xếp lương công nhân.
- Cơ quan AFPA có nhiệm vụ: Đào tạo lực lượng lao động có tay nghề cho các ngành kinh tế, sử dụng quỹ quốc gia về việc làm để tạo điều kiện đổi nghề cho lao động không có việc làm hoặc có nguy cơ bị sa thải, can thiệp vì lợi ích của người lao động có khó khăn và lao động trẻ tuổi và lao động là người nước ngoài, đóng góp vào việc đào tạo thường xuyên về việc làm, mở rộng hình thức hợp đồng lao động tạm thời, thực hiện các biện pháp gián tiếp tạo ra việc làm như:
- Giảm tuổi về hưu từ 65 xuống còn 60 và có khuyến khích nghỉ hưu sớm, thu hút lao động thay thế.
- Giảm thời gian lao động và gián tiếp tăng số việc làm.
Thời gian lao động một tuần giảm còn 39 giờ, riên những người đứng máy còn 35 giờ, thời gian nghỉ phép có lương tăng 1 tuần (trước đây là 4 tuần). Có quy định mới về sa thải công nhân nhằm hạn chế giới chủ sa thải công nhân bứa bãi, tạo điều kiện chongười lao động có thể học nghề mới và tìm công ăn việc làm 4 tháng có lương. Các trợ cấp thất nghiệp và bảo hiểm xã hội được tăng cường.
Triển khai chương trình việc làm cho thanh niên, thanh niên 25 tuổi được tổ chức vừa học vừa làm trong các xí nghiệp…đặc biệt chú trọng đến các thanh niên không được học hoặc ít được đào tạo.
* Nhận xét chung
Hầu hết các nước phát triển thiếu nguồn nhân lực nhưng đều coi việc nhập cư lao động là giải pháp tạm thời đẻ cân bằng cung – cầu lao động. Khuynh hướng chung để khắc phục khan hiếm lao động của các nước có nhập khẩu lao động là đầu tư ra nước ngoài để thu hút lao động tại chỗ. Sự can thiệp của Chính phủ về lao động và việc làm là khá rõ nhằm đảm bảo lợi ích của người lao động.
2.2.2. Trong nước
ở nước ta, những năm gần đây Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới vấn đề lao động đưa ra nhiều chính sách và giải pháp mang tính đồng bộ, hợp lý cao trong vấn đề lao động. Thông qua đó đã đạt được những kết quả khả quan trong hầu hết các lĩnh vực của lao động từ phát triển ngành nghề, tạo thêm việc làm mới, xuất khẩu lao động, cho lao động vay vốn, giải quyết chính sách đối với lao động…Hàng năm chúng ta xây dựng được những chương trình điều tra cập nhật các vấn đề lao động để có những giải pháp cho bám sát với thực tế tình hình hiện nay. Đất nước ta tuy còn nghèo nhưng đã đạt được những thành tựu to lớn như vậy đó là một thành công có sự góp sức chung của toàn Đảng, toàn dân được bạn bè quốc tế ghi nhận. Theo kết quả đánh giá của Uỷ ban các vấn đề phát triển của Liên hợp quốc tuy kinh tế còn có nhiêù tồn tại và khó khăn nhưng Việt Nam đã được xếp ngoài diện các nước kém phát triển do những chỉ tiêu về phúc lợi và công bằng xã hội đem lại. Tuy đã có những thành công nhất định nhưng trong những năm tiếp theo chúng ta còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết trong vấn đề lao động trong tình hình thực tế hiện nay sao cho phù hợp với thực tế trong nước và xu thế chung của khu vực và thế giới.
Phần 3
đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.1- Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1- Điều kiện tự nhiên
a- Vị trí địa lí
Nằm trong châu thổ Sông Hồng thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, có vị trí khá thuận lợi liền kề và cách thủ đô Hà Nội 30 km; cách sân bay Nội Bài 45 km; cách cảng Hải Phòng 110 km. Do vậy, Bắc Ninh là một trong số các tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tam giác tăng trưởng Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh.
- Phía Bắc giáp với Bắc Giang
- Phía Nam giáp với Tỉnh Hưng Yên và một phần của Hà Nội
- Phía Đông giáp với Hải Dương
- Phía Tây giáp với Thủ đô Hà Nội.
Tỉnh Bắc Ninh gồm có 01 Thị xã tỉnh lỵ Bắc Ninh và 07 huyện Từ Sơn, Tiên Du, Quế Võ, Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành, Yên Phong như vậy tỉnh Bắc Ninh có 08 đơn vị hành chính trực thuộc. Do có vị trí tiếp giáp với nhiều tỉnh (Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương) nên Bắc Ninh có thế mạnh về vị trí địa lý tạo ra nhiều lợi thế và cơ hội hơn cho Bắc Ninh so với các tỉnh bạn.
Với điều kiện vị trí khá thuận lợi như vậy, Bắc Ninh có nhiều cơ hội phát triển kinh tế xã hội. Mặt khác, Bắc Ninh có các tuyến đường giao thông đường bộ quan trọng đi qua như quốc lộ 1A, 1B (đường xây dựng mới, quy hoạch đến 2010 đây sẽ là đường cao tốc) nối liền Hà Nội- Lạng Sơn, quốc lộ 18 nối Phủ Lỗ- Phả Lại( hiện nay đang xây dựng thêm đường 18 mới với mục tiêu là đường cao tốc nối Nội Bài– Hạ Long ), quốc lộ 38 Bắc Ninh- Cẩm Giàng ( Hải Dương). Ngoài ra còn có tuyến đường sắt xuyên Việt (Hà Nội- Lạng Sơn- Bắc Kinh) và do được bao bọc bởi 3 sông lớn là sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình tạo nên các tuyến giao thông đường thuỷ nối Bắc Ninh với cảng Hải Phòng và cảng Cái Lân nên rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và hành khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước.
Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt, trong đó đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ du lịch. Gần thành phố Hà Nội là một thị trường rộng lớn. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh như nông- lâm- thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ... Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia công các xí nghiệp công nghiệp của thủ đô trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Vị trí địa lý thuận lợi là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong các tiềm năng to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
b- Đặc điểm địa hình, địa chất
* Về địa chất:
Đặc điểm địa chất tỉnh Bắc Ninh mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên, nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc, Bắc Bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh có những nét còn mang tính chất của vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc. Đây là thành tựu chiếm ưu thế về địa tầng lãnh thổ. ở các vùng núi do bị bóc mòn nên bề dày của chúng còn rất mỏng.
* Về địa hình:
Là một tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng nên Bắc Ninh có địa hình tương đối băng phẳng, có nhiều sông hồ xen lẫn đồi núi sót với độ cao từ 20 đến 120m so với mặt nước biển. Địa hình tỉnh Bắc Ninh có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3-7m, địa hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến 100- 150 m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ trọng rất nhỏ (0,35%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du. Ngoài ra, còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong.
c- Đặc điểm khí hậu thời tiết.
Nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng vùng Đồng bằng Bắc Bộ, nên Bắc Ninh có khí hậu đặc trưng của vùng: với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều, độ ẩm không khí cao, trong năm có mùa đông lạnh giá nhiệt độ không khí xuống thấp, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc, trong năm thường có 2 mùa rõ rệt đó là:
- Mùa hè: từ tháng 4 đến tháng 10 nhiệt độ trung bình rất cao, không khí nóng và độ ẩm lớn, có mưa nhiều và mưa lớn, hướng gió chủ yếu là hướng Đông Nam.
- Mùa đông từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ xuống thấp, không khí lạnh và khô hanh, hướng gió chính là gió Đông Bắc.
Nhiệt độ trung bình năm 23,60C, mùa hè có gió Đông Nam, mùa đông có gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất trong năm là 28,90C (tháng 7), nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 36-380C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,80C (tháng1), nhiệt độ thấp nhất có thể xuống 4-50C ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,10C.
Trung bình lượng mưa năm dao động trong khoảng 1400- 1600 mm (lượng mưa trung bình hàng năm là 1558 mm) nhưng phân bố không đồng đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 7, 8, 9, chiếm 75% tổng lượng mưa cả năm, do vậy thường xảy ra lũ, lụt hoặc ứng ngập cục bộ gây ảnh hưởng, khó khăn và làm thiệt hại to lớn tới sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân trong tỉnh. Vào tháng 2, tháng 3 do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố thời tiết nên thường có mưa dầm kéo dài.
Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 79-82% (độ ẩm trung bình hàng năm là 80%).
Số giờ nắng trong năm: 1530- 1776 giờ/năm tập chung chủ yếu vào các tháng mùa hè đặc biệt là tháng 6, tháng 7.
Chế độ gió thay đổi theo mùa, mùa hè thường có gió Nam, Đông Nam, mùa đông thường có gió Bắc, Đông Bắc. Hàng năm có 2 mùa gió chính, gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau đem theo khí hậu lạnh và khô, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, gây mưa rào.
Bão, giông, áp thấp nhiệt đới thường tập trung vào tháng 7 đến tháng 9, do vậy cần có sự tính toán, lựa chọn kỹ trong sản xuất mà chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp và trong đời sống xã hội để phòng tránh bão lũ và giảm bớt sự thiệt hại do bão lũ gây ra.
Biểu 01: Một số chỉ tiêu về khí hậu của tỉnh Bắc Ninh
Chỉ tiêu
Đơn vị
Cao nhất
Thấp nhất
BQ tháng trong năm
Tổng số cả
năm
Tháng
Số lượng
Tháng
Số lượng
Nhiệt độ trung bình
ºC
7
28,9
1
15,8
23,6
-
Lượng mưa
mm
8
365,5
12
24,2
-
1558
Số giờ nắng
giờ
10
198,2
3
34,5
-
1642
Độ ẩm tương đối
%
4
87
10
76
80
-
Nguồn: Phòng Kinh tế tổng hợp
Điều kiện khí hậu tỉnh Bắc Ninh thuận lợi cho phát triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa đông với khí hậu khô, lạnh làm cho vụ Đông trở thành vụ chính có thể trồng được nhiều loại cây rau màu ngắn ngày cho giá trị cao và xuất khẩu. Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sử dụng đất là mưa lớn tập trung theo mùa thường gây ngập úng cục bộ các khu vực thấp trũng, ngập lụt trên diện rộng và uy hiếp hệ thống đê điều, công trình thuỷ lợi gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ mở rộng diện tích.
d- Đặc điểm thuỷ văn.
Bắc Ninh có mạng lưới kênh mương khá dầy đặc, mật độ lưới sông cao, trung bình 1,0 - 1,2km/km2, có 3 hệ thống sông lớn chảy qua là sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình.
- Sông Đuống: Đoạn chảy qua Bắc Ninh có chiều dài 42 km, tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m3. Mực nước cao nhất cao hơn mặt ruộng 4-5m, mực nước thấp nhất thấp hơn mặt ruộng3 - 4m. Hàm lượng phù xa khá cao (2,8 kg/m3), lượng phù xa này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các vùng phù xa màu mỡ ven sông.
- Sông Cầu: Đoạn chảy qua địa bàn Bắc Ninh dài 70km, lưu lượng nước hàng năm 5 tỷ m3. Mực nước mùa lũ cao hơn mặt ruộng1- 2m, mùa cạn mực nước thấp hơn mặt ruộng 0,5-0,8m.
- Sông Thái Bình: Đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh 17 km, phần lớn lưu vực sông chảy qua vùng đồi trọc miền Đông Bắc nên nước có hàm lượng phù sa lớn.
Ngoài ra trên địa bàn còn các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Dâu, sông Đông Côi, ngòi Tào Khê… có vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu nước của tỉnh.
*Thuỷ văn nước mặt:
Nước mặt là yếu tố quan trọng chi phối toàn bộ nền sản xuất nông nghiệp, đây là yếu tố quyết định đến việc bố trí, hình thành cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng của tỉnh. Tổng lưu lượng nước mặt ước khoảng 177,5 tỷ m3 chủ yếu lượng nước chứa trong các sông (khoảng 176 tỷ m3) đảm bảo cho sản xuất và phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.
* Nước ngầm:
Các kết quả thăm dò địa chất cho thấy Bắc Ninh có trữ lượng nước ngầm khá lớn, trung bình 400.000 m3/ ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3- 5 m và có bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước tốt, có thể khai thác phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt.
3.1.2- Điều kiện VHXH
Dưới các triều đại phong kiến, Bắc Ninh gọi là Kinh Bắc mà kịch sử đã để lại những di sản văn hoá truyền thống phong phú về mặt vật thể và phi vật thể. Qua từng giai đoạn với những thăng trầm của từng quá trình lịch sử, ngày 1-1-1997 tỉnh Bắc Ninh chính thức được tái lập và đi vào hoạt động. Tuy nhiên mức sống của nhân dân có sự chênh lệch nhiều, sự đô thị hoá diễn ra làm mức sống ở các khu trung tâm đô thị, những xã có nghề truyền thống, những xã dọc quốc lộ 1A cao hơn hẳn so với các xã thuần nông.
* Giáo dục và đào tạo:
Những năm qua, cùng với phát triển kinh tế, sự nghiệp giáo dục đào tạo được giữ vững và có nhiều tiến bộ rõ rệt. Trong toàn tỉnh hiện có 22 trường phổ thông trung học, 126 trường trung học cơ sở, 147 trường tiểu học, 2420 nhà trẻ và 1255 lớp mẫu giáo. Ngoài ra, trên địa bàn còn có 8 trường đại học, cao đẳng và trung học dạy nghề hàng năm còn đào tạo được 4934 cán bộ và công nhân có trình độ, lành nghề.
* Sự nghiệp y tế
Diện tích đất các cơ sở y tế toàn tỉnh hiện có 48,2ha, chiếm 0,34% diện tích đất xây dựng. Theo Sở Y tế Bắc Ninh tính đến nay toàn tỉnh có 147 cơ sở khám chữa bệnh trong đó có 9 bệnh viện ( 2 bệnh viện đạt tiêu chuẩn Quốc gia ), 10 phòng khám đa khoa khu vực và 123 trạm y tế, 5 trung tâm y tế tư nhân với 1667 giường bệnh.
* Sự nghiệp văn hoá xã hội- thể dục thể thao
Là một tỉnh có truyền thống nên hàng năm tỉnh vẫn duy trì hoạt động văn hoá thông qua sinh hoạt hát quan họ, các lễ hội truyền thống như lễ hội chùa Dâu, hội Lim, hội đền Đô... và các hoạt động thể thao. Diện tích đất các công trình TDTT toàn tỉnh hiện nay là 62,29ha, bình quân 0,65m2/người, với thực trạng như vậy chưa đáp ứng được nhu cầu trong tương lai.
3.1.3- Tình hình dân số, lao động và việc làm
* Tình hình dân số:
Theo số liệu thống kê 1/4/2001, dân số toàn tỉnh là 960.919 người chiếm 1,25% dân số toàn quốc, trong đó:
+ Dân số nội thị là 76.660 người chiếm 8% dân số toàn tỉnh.
+ Dân số ngoại thị là 884.259 người chiếm 92% dân số toàn tỉnh.
So với năm 1990 dân số toàn tỉnh đã tăng 148.723 người, tốc độ tăng bình quân hàng năm 1,35%, tỷ lệ tăng tự nhiên là 12,1‰, tỷ lệ sinh là 16,4‰ ước giảm tỷ lệ sinh 0,5‰ và phấn đấu năm 2003 ước giảm tỷ lệ sinh đạt 0,4‰. Mật độ dân số toàn tỉnh là 1184 người /km2, cao hơn gấp 5 lần so với toàn quốc (mật độ dân số toàn quốc 219 người/km2) nhưng lại phân bố không đồng đều. Dân số tập trung chủ yếu ở các thị xã, thị trấn, ven các trục giao thông chính (mật độ dân số thị xã Bắc Ninh là 2857 người/km2), các vùng nông thôn có mật độ dân số thưa hơn, trong đó huyện Quế Võ có mật độ thấp nhất là 869 người/km2.
* Tình hình lao động và việc làm:
Tổng dân số lao động toàn tỉnh có hơn 550.000 lao động chiếm trên 57% dân số toàn tỉnh, Trong đó, lao động nông nghiệp chiếm tới 78,7% tổng lao động xã hội toàn tỉnh, lao động làm việc trong ngành công nghiệp- xây dựng chiếm 14,28% và dịch vụ chiếm 7,02%. Trong đó đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề phát triển khá nhanh phù hợp với nền kinh tế mở cửa, có khả năng tham gia hợp tác lao động quốc tế, đồng thời cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư khai thác khi đến Bắc Ninh đầu tư.
Năm 2002 tỉnh đã tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn để giải quyết việc làm, đã triển khai hơn 240 dự án giải quyết việc làm với 8,6 tỷ đồng của CTMTQG, thu hút thêm 4.600 lao động, tổng số lao động được giải quyết việc làm 12.600 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 23%, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm 0,6% xuống còn 5,2%, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn là 77,3%, tăng 5,65% so với năm 2001. Mục tiêu phấn đấu giải quyết việc làm cho 15.000 lao động tăng 20% so với 2002, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động trong nông thôn đạt 78,5%, tỷ lệ lao động qua đào tạo 24,5%.
3.1.4- Tình hình sử dụng đất đai
a- Đặc điểm nông hoá thổ nhưỡng:
Theo các kết quả điều tra khảo sát của Sở Địa chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn toàn tỉnh Bắc Ninh có 15 loại đất chính, nhưng có thể phân thành các loại chính như sau:
+ Đất phù sa, bao gồm: Bãi cát ven sông (Cb), Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Hồng (Ph b), Đất phù sa được bồi sông Thái Bình (Pb), Đất phù sa không được bồi, không có tầng glây và loang lổ của sông Hồng (Ph), Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Thái Bình (P), Đất phù sa glây của sông Hồng (Ph g), Đất phù sa glây của sông Thái Bình (Pg), Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Hồng (Ph f), Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Thái Bình (Pf), Đất phù sa úng nước mùa hè (Pj).
+ Các loại đất khác: Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B), Đất xám bạc mầu glây (Bg), Đất thung lũng sản phẩm của dốc tụ (D), Đất vàng nhạt trên đá cát và dăm cuội kết (Fq), Đất sói mòn trơ sỏi đá (E).
Thành phần cơ giới là chỉ tiêu cơ bản để phân loại đất và cách gọi tên của từng loại đất theo sự phân bố và quá trình hình thành của từng loại đất cụ thể tại biểu 02:
Biểu 02: Đặc điểm nông hoá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Loại đất
Diện tích
(ha)
So
DT TN
(%)
PH KCl
Hàm lượng
Mùn
(%)
N
(%)
P
K
CationOH- trao đổi
Meq/100g đ
TS
(%)
Dễ tiêu
mg/100gđ
TS
(%)
Dễ tiêu
mg/100gđ
Cb
110,9
0,14
-
-
-
-
-
-
-
-
Ph b
2.213,8
2,7
5,5-6,5
1,5-2,1
0,1-015
0,12
<5
-
<5
12
P b
630,4
0,8
4,5-5,5
<1
<0,1
-
<5
-
<5
<10
Ph
5688
7,1
5,5-6,0
1,5-2,1
0,12-0,2
0,07
<2
<0,5
<5
10-11
P
1523,3
1,9
4,5-5,5
2
0,1-0,15
0,05
0,5-2
<0,1
<5
8-11
Ph g
12.900,1
16,1
4,5-5,0
1,5-2,0
0,1-0,15
0,09
<5
0,19
<5
12
Pg
12.406,7
15,5
4,0-4,5
1,5-2,0
-
<0,05
<2
<0,1
<5
<10
Ph f
4047,9
5,1
4,8
1,5
0,1
<0,05
<5
<0,05
<5
<10
Pf
5147
6,4
4,0-5,5
1,5
-
0,45
7-12
<0,05
<5
-
Pj
3285,2
4,1
<4,5
>3
0,17
<0,05
<2
<0,05
10-15
9
B
4505,8
5,6
4,5
1,07
0,08
0,012
1
-
<5
<10
Bg
952,69
1,2
4,14-5
1,1-1,5
<0,1
<0,05
<5
<0,05
7-12
<10
D
126
0,16
4,8
2,134
0,14
0,035
1,5
0,012
<5
5-6
Fq
764,72
1,0
3,8-4
1-1,4
-
0,25
5-7
0,015
1-2
-
E
248,3
0,31
-
-
-
-
-
-
-
-
Nguồn Sở Địa chính Bắc Ninh
b- Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh
Là một tỉnh được thiết lập bởi chia tách tỉnh Hà Bắc vốn có diện tích không lớn, do vậy Bắc Ninh có diện tích tự nhiên nhỏ, diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 803,87 km2.
Qua nghiên cứu điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, thực trạng phát triển kinh tế xã hội và hiện trạng sử dụng đất, có thể khái quát hoá tiềm năng đất đai Tỉnh Bắc Ninh như tại biểu 03:
Với tổng diện tích tự nhiên 80.387,39 ha, Bắc Ninh là tỉnh có quy mô diện tích thuộc loại nhỏ nhất trong toàn quốc. Diện tích tự nhiên bình quân đầu người là 854m2 (bình quân toàn quốc là 4230m2). Diện tích đất đai đã sử dụng có 71.639,89ha chiếm 89,12% diện tích đất tự nhiên, thuộc loại cao trong toàn quốc (vùng đồng bằng sông hồng là 82,2 và cả nước là 67,5%) bao gồm : Đất nông nghiệp 51.769,66 ha chiếm 64,4% diện tích tự nhiên; Đất lâm nghiệp 661,26 ha chiếm 0,82% diện tích tự nhiên; Đất chuyên dùng 14.025,48ha chiếm 17,45% diện tích tự nhiên; Đất ở 5.183,49ha chiếm 6,45% diện tích tự nhiên
Biểu 03: Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2002 ở tỉnh Bắc Ninh
Diễn giải
ĐVT
Tổng
d.tích
Phân theo đơn vị hành chính
Thị
Xã
Yên Phong
Quế
Võ
Thuận Thành
Tiên
Du
Từ
Sơn
Gia Bình
Lương Tài
1.Tổng d.tích
2.Đất n.nghiệp
3. Đất l.nghiệp
4. Đất c.dùng
5. Đất ở
6. Đất chưa sd
Một số chỉ tiêu
BQ đất NN
BQ đất CT
BQ đất CD
Ha
Ha
Ha
Ha
Ha
Ha
m2/ng
m2/ng
m2/ng
80.387,39
51769.66
661.26
14025.48
5183.49
8747.50
552
503
146
2.634,47
1469.37
15.30
705.45
335.63
108.72
201
188
88
11254.08
7570.38
3.11
2064.69
670.74
945.16
549
520
142
17069.63
10726.47
317.90
2912.41
774.89
2337.96
750
659
194
11604.06
7991.85
0.00
1937.04
710.01
965.16
585
519
141
10816.03
7219.67
254.95
1938.46
758.39
644.56
587
544
155
6140.15
4179.17
4.30
1210.09
571.64
174.95
374
357
102
10752.81
6273..23
65.70
1637.92
669.77
2106.19
609
558
158
10116.16
6339.52
0.00
161.42
692.42
1464.80
622
561
158
Nguồn Sở Địa Chính Bắc Ninh
Theo bảng số liệu trên ta có thể thấy rõ được đất bình quân đầu người của tỉnh Bắc Ninh thuộc loại thấp so với toàn quốc. Bình quân đất ở toàn tỉnh là 54,47 m2/người (toàn quốc 95 m2/người) trong đó đất ở nông thôn là 58,58 m2/người và đất ở đô thị là 43,03m2/người (tiêu chuẩn đất ở đô thị loại III là 61-78m2/người) Bình quân đất ở nông thôn trên hộ gia đình ở ._. trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh sẽ thực hiện sắp xếp lại 02 doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Thương mại Bấc Ninh và công ty vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Ninh và năm 2003 sẽ thực hiện sắp xếp lại 06 doanh nghiệp là: Công ty Đầu tư phát triển nhà, công ty xây dựng, công ty xuất nhập khẩu, công ty giống cây trồng, công ty du lịch và công ty vật liệu xây dựng Cầu Ngà.
Biểu 06: Kế hoạch kinh phí cấp cho LĐ dôi dư các DNNN tỉnh năm 2003
TT
Danh sách doanh nghiệp
SLLĐ dôi dư
(Người)
Kinh phí hỗ trợ từ quỹ
(Tr.đồng)
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Cả năm
Quý
I
Quý II
Quý III
Quý IV
Cả năm
1
Cty.Thương mại Bắc Ninh
19
-
-
10
29
-
450
-
350
800
2
Cty.VTKT NN Bắc Ninh
-
108
-
-
108
-
1.500
-
-
1.500
3
Cty. Xuất nhập khẩu Bắc Ninh
-
-
104
-
104
-
-
-
1.800
1.800
4
Cty. KSTK xây dựng Bắc Ninh
-
-
2
-
2
-
-
70
-
70
5
Cty. Phát hành sách và VPVH
-
-
-
5
5
-
-
-
160
160
6
Cty. Du lịch Bắc Ninh
-
-
-
15
15
-
-
-
450
450
Cộng
19
108
106
30
263
-
1.950
70
2.760
4.780
Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương và tình hình của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo đề nghị của Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp tỉnh UBND tỉnh Bắc Ninh đã có những thay đổi cho phù hợp. Cụ thể là do công tác đổi mới còn nhiều vướng mắc nên còn tồn lại 02 doanh nghiệp của năm 2002 chưa cổ phần hoá xong nên trong quý I năm 2003 sẽ thực hiện cổ phần hoá 02 doanh nghiệp này sau đó sẽ thực hiện cổ phần hoá các đơn vị còn lại. Do vậy trong dự toán ngân sách xin hỗ trợ có cả danh sách những lao động dôi dư của 02 đơn vị còn tồn lại từ năm 2003. Theo trong bản đề án xin hỗ trợ kinh phí từ Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư trong quý I năm 2003 sẽ xin hỗ trợ cho 19 lao động dôi dư với kinh phí dự kiến xin hỗ trợ là 450 triệu đồng cho Công ty Thương mại Bắc Ninh do đơn vị này còn tồn lại nên được cổ phần hoà trước nhất trong năm 2003. Đến quý IV Công ty Thương mại Bắc Ninh còn được hỗ trợ cho 10 lao động với kinh phí dự kiến xin hỗ trợ là 350 triệu đồng, lý do của việc này là Công ty Thương mại được cho phép cổ phần hoá công ty thành 2 đợt: đợt 1 là các cửa hàng và đợt 2 là văn phòng công ty. Như vậy tổng số kinh phí Công ty Thương mại Bắc Ninh xin hỗ trợ từ quỹ là 800 triệu đồng và chủ yếu được cáp vào quý II và quý IV năm 2003.
Tổng số lao động dôi dư xin được hỗ trợ kinh phí là 263 người với tổng kinh phí là 4.780 triệu đồng cho năm 2003 như vậy trung bình mỗi lao động dôi dư khi thực hiện chính sách sẽ có thể nhận được khoảng 18,2 triệu đồng. Cũng trong kế hoạch thì trong năm 2003 lượng lao động dôi dư được tập trung giải quyết trong qúy II và quý III với 214 lao động dôi dư trong đó số lao động lần lượt là 108 người và 106 người. Nhưng kinh phí giải quyết lại được tập trung vào quý II và quý IV với kinh phí là 1950 triệu đồng và 2760 triệu đồng đối với lần lượt từng quý.
Như vậy với kế hoạch xin cấp kinh phí cho người lao động dôi dư của UBND tỉnh Bắc Ninh xây dựng như trên nhằm mục tiêu xin hỗ trợ kinh phí cho người lao động của các doanh nghiệp trực thuộc.
4.4.2- Tình hình thực hiện
Nghị định 41/2002/NĐ-CP được áp dụng cho lao động trong các doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện biện pháp cơ cấu lại và các công ty cổ phần được chuyển từ các doanh nghiệp nhà nước không quá 12 tháng kể từ ngày đăng ký kinh doanh. Như vậy lao động dôi dư trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần xong trong năm 2000 đến 4-2001 hầu hết đều không thuộc diện đối tượng của nghị định này. Nhìn chung các doanh nghiệp nhà nước tỉnh Bắc Ninh được cổ phần trước thời điểm trên ( giai đoạn 4-2001 đến 10-2002 công tác này tập chung vào xây dựng Đề án sắp xếp, sát nhập các đơn vị và chờ sự chỉ đạo) và do vậy các lao động trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá của tỉnh Bắc Ninh cũng không phải là ngoại lệ. Công tác đổi mới doanh nghiệp nhà nước năm 2003 không những thực thi việc đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp theo đề án mà còn đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp tồn của năm 2002. Trong quý I năm 2003 công tác đổi mới tập chung chỉ đạo và thực hiện tại Công ty Thương mại Bắc Ninh và việc thực hiện Nghị định 41 cũng chỉ ở tại công ty này. Đứng trước tình hình thực tế tại địa bàn nghiên cứu tác giả chỉ tập chung nghiên cứu lao động dôi dư của Công ty Thương mại Bắc Ninh.
4.4.2.1- Một số nét về doanh nghiệp có đối tượng nghiên cứu
Công ty Thương mại Bắc Ninh thành lập theo Quyết định số 21/QĐ-UB ngày 03 tháng 02 năm 1997 của UBND tỉnh Bắc Ninh với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính: hàng nội thương, xuất nhập khẩu và xuất khẩu lao động trong đó vốn nhà nước: 4.545.673.675 đồng
Căn cứ đặc điểm, tình hình thực tế của công ty tại quyết định số 85/2002/QĐ-UB ngày 9/8/2002 của UBND tỉnh cho phép tách 03 cửa hàng gồm: Cửa hàng thương nghiệp tổng hợp huyện Lương Tài, huyện Yên Phong và huyện Gia Bình thực hiện chuyển thành 03 công ty cổ phần. Đối với các cửa hàng còn lại và Văn phòng công ty thực hiện chuyển thành 01 công ty cổ phần vào cuối năm 2003.
Căn cứ vào lộ trình cổ phần hoá của công ty, Ban đổi mới công ty lập Phương án sắp xếp và sử dụng lao động làm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Lập Phương án sắp xếp và sử dụng lao động cho 03 đơn vị phụ thuộc đang tiến hành chuyển sang công ty cổ phần gồm: Cửa hàng thương nghiệp tổng hợp huyện Lương Tài, huyện Yên Phong và huyện Gia Bình.
+ Giai đoạn 2: Lập Phương án sắp xếp và sử dụng lao động cho toàn bộ số lao động hiện còn lại khi chuyển sang công ty cổ phần vào cuối năm 2003.
Tổng số lao động (đến thời điểm cổ phần hoá doanh nghiệp) là: 365 người trong đó cán bộ có trình độ đại học là 53 người, có trình độ trung cấp, cao đẳng là 235 người và công nhân kỹ thuật từ bậc 3/7 trở lên là 76 người. Phân loại tổng số lao động ta có lao động đang nghỉ chờ việc làm hoặc dôi dư chờ xử lý là 34 người và lao động dự kiến bàn giao sang doanh nghiệp mới lả 331 người. Trong đó lao động không xác định thời hạn là 296 người và lao động khác kể cả số không phải ký hợp đồng lao động là 69 người.
Tổng số lao động bàn giao sang doanh nghiệp mới là 331 người (đến thời điểm 31/5/2003) và số lao động dôi dư tồn đọng được tuyển dụng trước ngày 30/8/1990: 7 người, số lao động không bố trí được công việc mới do giảm đầu mối tổ chức sau khi sắp xếp lại lao động: 34 người, số lao động trong hai năm gần đây đã nghỉ làm việc cộng dồn 60 ngày trong một năm trở lên: 15 người. Chế độ nghỉ hưu sớm 07 người, chế độ chấm dứt HĐLĐ đối với thời hạn không xác định 12 người. Kinh phí giải quyết chính sách cho lao động dôi dư đề nghị hỗ trợ: 543.037.050 đồng
4.4.2.2- Tình hình thực hiện tại đơn vị quản lý
Trên cơ sở dự kiến số lao động dôi dư và kinh phí, Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh đã có những bước đi đúng đắn và chính xác trong công tác định hướng và hỗ trợ cho lao động dôi dư trong các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh. Công việc chủ yếu của Ban đổi mới là định hướng, chỉ đạo, kiểm tra và đệ trình, cố vấn cho UBND tỉnh các phương án lao động của các doanh nghiệp. Trong quý I năm 2003 công tác chủ yếu tập trung chỉ đậo hướng dẫn Công ty Thơưng mại Bắc Ninh xây dựng và đệ trình phương án lao động của công ty, đồng thời hướng dẫn một số đơn vị thực hiện sau công ty Thương mại. Nói chung trong quý I Ban đổi mới đã khá hoàn thành trong công tác của mình sau khi đã cùng Công ty Thương mại lập và đệ trình phương án hỗ trợ lao động dôi dư chờ cấp phát kinh phí.
4.4.2.3- Thực tế thực hiện tại đơn vị
Được sự chỉ đạo trực tiếp và thường xuyên liên tục của các cấp Ban Đổi mới tại doanh nghiệp đã xây dựng hoàn chỉnh phương án và trình đề nghị xin hỗ trợ kinh phí cho lao động dôi dư cho doanh nghiệp mình. Tại phương án xin hỗ trợ kinh phí cho người lao động của Công ty Thương mại có một số vấn đề cần quan tâm xem xét và cụ thể như sau:
a) Danh sách lao động xin hỗ trợ
Trước hết là danh sách người lao động về hưu sớm của công ty Thương mại Bắc Ninh, đây là bản danh sách được lập sau khi đã được sự chỉ đạo và có sự kiểm tra của các thành viên trong Ban đổi mới:
Biểu 07: Danh sách lao động về hưu trước tuổi công ty Thương mại Bắc Ninh
TT
Họ và tên
Tháng năm sinh
Thời gian đống BHXH
Lương và phụ cấp
Năm về hưu trước tuổi
Nam
Nữ
1
Ng. Thị Chiên
10/52
31
2,85
4,5
2
Ng. Đình Thăng
4/45
34,10
3,28
1,11
3
Dương Thị Mèn
10/52
26,8
2,85
4,5
4
Vũ Thị Chương
3/50
25,2
2,85
1,10
5
Ng. Kim Dung
10/52
27,11
2,98
4,5
6
Bùi Thị Liêm
10/52
31,4
2,85
4,5
7
Trần Thị Sinh
1/53
31,5
2,45
4,8
Nguồn: Công ty Thương mại Bắc Ninh
Công tác của mình thì đơn vị xây dựng phương án sẽ phải xác định danh sách cho các đối tượng cho từng loại chính sách cụ thể trong danh sách lao động của Công ty đó là (trong biểu này các số sau dấu phẩy được hiểu là số tháng lẻ): người lao động về theo Bộ Luật Lao động và người lao động thực hiện nghị định 41/200/NĐ-CP bao gồm người lao động về hưu trước tuổi, người lao động mất việc và người lao động cho thôi việc (trong phương án của công ty thì không có loại đối tượng là người lao động cho thôi việc). Danh sách lao động của công ty theo nghị định 41/2002/NĐ-CP được cụ thể và xác định thông qua việc xây dựng danh sách của Ban đổi mới tại công ty (theo tiêu chí của nghị định 41/2002/NĐ-CP) được lấy ý kiến của người lao động và tại đại hội công đoàn của công ty.
Việc xây dựng danh sách này chủ yếu vẫn là tại công ty trong đó xác nhận sự chỉ đạo liên tục từ các cấp. Những bản danh sách này trong quá trình xây dựng liên tục có sự thay đổi do sự phân loại đối tượng còn chưa có sự cụ thể nhất định. Bản danh sách chỉ được cụ thể khi trình duyệt và nó là văn bản có giá trị đối với việc thực thi chính sách về sau này.
Ngoài danh sách lao động nghỉ hưu trước tuổi còn danh sách xin hỗ trợ cho người lao động mất việc được cụ thể như sau:
Biểu 8: Danh sách lao động mất việc công ty Thương mại Bắc Ninh
TT
Họ và tên
Tháng năm sinh
Số năm TT làm việc trongKVNN
Lương và phụ cấp
Nam
Nữ
1
Ng. Xuân Nam
4/74
6,1
1,32
2
Ng. Văn Tôn
6/63
22,1
2,06
3
Ng. Mạnh Cường
4/58
23,9
1,94
4
Trần Thái Hậu
12/58
25
2,06
5
Thân Tư Miên
4/63
19,1
2,3
6
Ng. Đăng Tin
1/53
8,4
2,85
7
Lương. H Dương
7/60
24,9
2,48
8
Ng. Văn Hoà
8/56
28,7
2,06
9
Lê Thị Hạnh
10/58
24,10
2,85
10
Lê Thị Thuần
1/57
29,9
2,85
11
Đoàn Thị Tín
12/59
20,4
2,04
12
Ngô Ngọc Lan
5/75
3,2
1,4
Nguồn: Công ty Thương mại Bắc Ninh
Bản danh sách này làm cơ sở tính toán về sau do vậy trong bản danh sách này phải được chính xác cho các chỉ tiêu sau (trong biểu này các số sau dấu phẩy được hiểu là số tháng lẻ):
Thứ nhất là ngày tháng năm sinh của người lao động trong danh sách phải chính xác để xác định thời gian về hưu trước tuổi của người lao động đó là căn cứ để tính toán kinh phí hỗ trợ. Chỉ tiêu này chỉ quan trọng với đối tượng là người lao động về hưu trước tuổi cồn các loại đối tượng khác thì chỉ là căn cứ để sau này kiểm tra, thẩm định khi phương án hoàn thành chi trả cho người lao động.
Thứ hai chỉ tiêu về hệ số lương và các khoản phụ cấp, đây là chỉ tiêu chung và là cơ sở để tính toán cho hầu hết các chính sách chứ không riêng gì cho nghị định 41. Chỉ tiêu này được quản lý từ nhiều cấp nên trong quá trình xây dựng phương án và tính toán cần chú ý để không xảy ra nhầm lẫn và sai sót tránh thiệt thòi cho người lao động.
Thứ ba là căn cứ về thời gian làm việc, đối với đối tượng lao động là lao động về hưu trước tuổi đó là thời gian đóng BHXH còn với lao động mất việc làm đó là thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được tính từ lúc tham gia công tác cho đến khi có quyết định cho nghỉ việc hưởng chế độ.
b) Xác định mốc thời gian cuối cùng để tính toán
Trong công việc này phải có sự trợ giúp trực tiếp của bộ phận chuyê trách trong Ban Đổi mới bởi lý do cần phải có mốc thời gian cuối cùng để làm căn cứ và thực hiện tính toán, xác định kinh phí hỗ trợ cho từng đối tượng lao động.Thành viên trong Ban đổi mới tại công ty thường khó có thể xác định được mốc thời gian do không chuyên sâu vào quy trình hành chính để hiểu rõ được khoảng thời gian để xem xét đấnh giá phương án hỗ trợ do vậy cần thiết phải có chuyên trách về vấn đề này. Việc xác định mốc thời gian chỉ là tương đối bởi đối với mỗi phương án có thời gian thẩm định, xây dựng khác nhau nên có thể xảy ra tình trạng chênh lệch giữa tính toán và thời điểm cho lao động nghỉ việc hưởng chế độ. Sự sai lệch này có thể xảy ra theo chiều hướng dôi ra hoặc thiếu hụt đi do vậy khi tiến hành chi trả kinh phí, chế độ cho người lao động cần có sự xô dịch về thời gian (có thể cộng hoặc trừ) cho phù hợp tránh sự thiệt thòi cho người lao động.
c) Tính toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động
Sau khi đã xác định được danh sách lao động theo từng loại đối tượng lao động cụ thể và đồng thời xác định được mốc thời gian để cho tính toán thì tiến hành xác định kinh phí hỗ trợ cho từng loại đối tượng và cho từng đối tượng được cụ thể hoá. Tại công ty Thương mại Bắc Ninh khi tính toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động chúng ta xác định cho 02 loại đối tượng:
Thứ nhất là người lao động của công ty nghỉ hưu trước tuổi mà chính sách chế độ của loại đối tượng lao động này được quy định cụ thể tại khoản 1 điều 3 nghị định 41 và được làm rõ tại thông tư số 11. Người lao động khi nghỉ hưu trước tuổi theo quy định của nghị định 41 khi nghỉ việc sẽ không bị trừ phần trăm lương ngoài ra còn được hưởng thêm các khoản trợ cấp và được tính toán cụ thể:
Đối với chế độ chính sách cho người lao động về hưu trước tuổi thì sự chênh lệch kinh phí hỗ trợ giữa các đối tượng lao động hầu như chỉ phụ thuộc vào tuổi đời (trong tính toán đây là thời gian về hưu trước tuổi của người lao động) và thời gian công tác (được xác định bằng thời gian đóng BHXH). Với người lao động khi về hưu trước tuổi sớm và công tác lâu năm thì khi về hưu trước tuổi sẽ có thể nhận được kinh phí hỗ trợ khá lớn.
Biểu 09: Kinh phí hỗ trợ chế độ về hưu trước tuổi Cty Thương mại Bắc Ninh
TT
Họ và tên
Chế độ trợ cấp được hưởng
Tổng kinh phí được hưởng
Nghỉ hưu trước tuổi
Có 20 năm đóng BHXH
Trợ cấp từ năm thừ 21đóng BHXH
CĐ
(tháng)
Số tiền
(đồng)
CĐ
(tháng)
Số tiền
(đồng)
CĐ
(tháng)
Số tiền
(đồng)
1
Ng. Thị Chiên
13
10.744.500
5
4.132.500
5,5
4.545.750
19.422.750
2
Ng. Đình Thăng
5
4.756.000
5
4.756.000
7,5
7.134.000
16.646.000
3
Dương Thị Mèn
13
10.744.500
5
4.132.500
3,5
2.892.750
17.769.750
4
Vũ Thị Chương
5
4.132.500
5
4.132.500
2,5
2.066.250
10.331.250
5
Ng. Kim Dung
13
11.234.600
5
4.321.000
4
3.456.750
19.012.400
6
Bùi Thị Liêm
13
10.744.500
5
4.132.500
5,5
4.545.750
19.422.750
7
Trần Thị Sinh
14
9.947.000
5
3.552.500
5,5
3.907.750
17.407.250
Tổng
62.303.500
29.159.500
28.549.050
120.012.150
Nguồn: Công ty Thương mại Bắc Ninh
Đối với chế độ hỗ trợ này thì kinh phí được xác định theo các công thức như sau:
Giả sử gọi Tg là thời gian và đơn vị là tháng sẽ được tính hỗ trợ ta có
* Trợ cấp cho về hưu trước tuổi:
Tg = (Số năm nghỉ hưu trước tuổi x 3) + 2 (nếu tháng lẻ từ 6 đến dưới 12 tháng)
Tg = (Số năm nghỉ hưu trước tuổi x 3) + 1 (nếu tháng lẻ dưới 6 tháng)
Lúc này kinh phí được hưởng được tính theo công thức:
KP = Tg x (hệ số lương + phụ cấp)
* Trợ cấp do có 20 năm đóng BHXH:
Khi đó Tg = 5 tháng do vậy ta có KP = 5 x (hệ số lương + phụ cấp)
*Trợ cấp từ năm thứ 21 đóng BHXH:
Tg = (Thời gian đóng BHXH - 20) x1/2
So với kinh phí hỗ trợ chế độ chính sách cho người lao động mất việc làm sẽ được giới thiệu tại phần sau thì kinh phí hỗ trợ cho người lao động về hưu trước tuổi không lớn bằng nhưng người lao động về hưu trước tuổi khi về hưu sẽ vẫn được nhận lương hưu. Cơ sở cho việc xây dựng chính sách này chính là ở vấn đề khi cho người lao động về hưu trước tuổi vẫn được hưởng lương hưu và hỗ trợ thêm một số kinh phí hợp lý nhất định nhằm đảm bảo và khuyến khích người lao động. Lượng kinh phí hỗ trợ này được xây dựng trên cơ sở khá đúng đắn và mang tính quyền lợi cho người lao động khi thực hiện chính sách.
Khi phân tích chế độ của người lao động chúng ta có thể thấy được rằng chính sách được xây dựng khá hoàn chỉnh trong cách tính toán. Đối với người lao động khi về hưu trước tuổi thực hiện chế độ chính sách ta thấy tổng kinh phí được hưởng cho 01 năm khi về hưu trước tuổi sẽ là tổng của lương hưu (65% lương hiện tại) và kinh phí hỗ trợ/số năm về hưu trước tuổi cao hơn hẳn tổng thu nhập tính theo lương của chính đối tượng đó cho 01 năm làm việc. Đơn cử cho trường hợp của đối tượng Nguyễn Thị Chiên ta có được tổng thu nhập theo lương trong 01năm khi đang công tác sẽ là 210.000 x 2,85 x 12 = thấp hơn hẳn so với tổng kinh phí được hưởng cho 01 năm khi về hưu trước tuổi sẽ là (210.000 x 2,85 x 12) + 19.422.750 x 65% =
Như vậy chính sách đối với lao động về hưu trước tuổi đã đạt được mục tiêu hỗ trợ và mang lại cho người lao động phương án lựa chọn hiệu quả hơn về mặt kinh tế. Trong thời gian tiếp theo chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách thông qua công tác thực hiện nhằm tạo những thuận lợi hơn nữa cho người lao động khi thực hiện chính sách.
Thứ hai là chính sách đối với người lao động không xác định thời hạn hưởng trợ cấp mất việc làm được quy định tại khoản 3 điều 3 nghị định số 41 và được làm rõ tại tiết c khoản 1 mục II thông tư số 11. Danh sách của Công ty Thương mại có số lượng khá lớn nhưng sau khi xem xét thì danh sách còn 12 đối tượng lao động thuộc loại đối tượng này, danh sách cụ thể và kinh phí hỗ trợ cụ thể tại biểu 10:
Biểu 10 : Kinh phí hỗ trợ cho lao động mất việc Cty Thương mại Bắc Ninh
TT
Họ và tên
Chế độ được hưởng
Tổng kinh phí được hưởng
Trợ cấp theo thâm niên
Trợ cấp 5 triệu
đồng
Trợ cấp đi tìm việc làm
CS (tháng)
Số tiền
( đồng)
CS
(tháng)
Số tiền
(đồng)
1
Ng. Xuân Nam
13
4.976.400
5.000.000
6
2.296.800
12.273.200
2
Ng Văn Tôn
45
26.883.000
5.000.000
6
3.584.400
35.467.400
3
Ng Mạnh Cường
48
27.004.800
5.000.000
6
3.375.600
35.380.400
4
Trần Thái Hậu
50
29.870.000
5.000.000
6
3.584.400
38.454.400
5
Thân Tư Miên
39
26.013.000
5.000.000
6
4.002.000
35.015.000
6
Ng Đăng Tin
17
14.050.500
5.000.000
6
4.959.000
24.009.500
7
Lương H Dương
50
35.960.000
5.000.000
6
4.315.200
45.275.200
8
Ng Văn Hoà
48
34.649.200
5.000.000
6
3.584.400
43.233.600
9
Lê Thị Hạnh
50
41.325.000
5.000.000
6
4.959.000
51.284.000
10
Lê Thị Thuần
60
47.110.500
5.000.000
6
4.959.000
59.549.000
11
Đoàn Ngọc Tín
41
24.255.600
5.000.000
6
3.549.600
32.805.200
12
Ngô Ngọc Lan
7
2.842.000
5.000.000
6
2.436.000
10.278.000
Tổng
273.615.000
60.000.000
45.605.400
423.024.900
Nguồn: Công ty Thương mại Bắc Ninh
Đối với chế độ chính sách cho người lao động mất việc làm thì chủ trương của Đảng và nhà nước là tập trung trợ cấp cho người lao động đảm bảo cuộc sống cho người lao động sau khi thực hiện chính sách. Chế độ kinh phí hỗ trợ cho người lao động thực hiện chính sách này cũng có sự chênh lệch khá lớn bởi một lý do cơ bản là thời gian công tác của mỗi đối tượng lao động là khác nhau.
Cũng như phần trên ta quy định thời gian tính hỗ trợ là Tg và đơn vị của nó là tháng ta có công thức tính như sau:
* Trợ cấp theo thâm niên làm việc:
Tg = Thời gian thực tế làm việc x 2
Kinh phí hỗ trợ sẽ là: KP = Tg x (lương + phụ cấp)
*Trợ cấp: 5 triệu đồng
* Trợ cấp đi tìm việc:
Tg = 6 lúc đó KP = 6 x (lương + phụ cấp)
Chính sách này được xây dựng trên cơ sở của công tác chi trả kinh phí về một lần trong Luật lao động khi người lao động trong các đơn vị thuộc thành phần biên chế nhà nước thực hiện chính sách về một lần. Thực tế thì trên cơ sở chính sách chung đó và nhằm hỗ trợ người lao đông do vậy chính sách hỗ trợ cho lao động mất việc trong nghị định 41 có nhiều thay đổi và có lợi hơn cho người lao động. Do vậy mà tổng kinh phí được hưởng của đối tượng lao động mất việc làm theo nghị định 41 sẽ cao hơn so với lao động thực hiện theo Bộ Luật Lao động.
4.4.3- Những tồn tại của chính sách, công tác thực hiện và hướng giải quyết
4.4.3.1- Những tồn tại
a) Tồn tại của chính sách:
Thông qua quá trình nghiên cứu chính sách và thực hiện thực tế tại địa bàn nghiên cứu có thể thấy một số mặt còn tồn tại của nghị định 41, cụ thể là:
- Việc quy định loại đối tượng còn chưa thực sự rõ ràng gây khó khăn cho công tác thực hiện, dễ nhầm lẫn có thể dẫn đến thiệt thòi cho người lao động. Trong thời gian tới cần quy định rõ ràng phân loại đối tượng với những tiêu chí cụ thể và chính xác tạo điều kiện cho công tác thực thi chính sách, nâng cao hiệu quả hỗ trợ của chính sách đối với người lao động.
- Trong quy định chế độ chính sách cho từng đối tượng lao động cụ thể là chính xác và hợp lý với tình hình hiện nay. Tuy nhiên chính sách vẫn còn có những thiếu sót khi chưa quy định cụ thể chính sách đối với các loại lao động trong công ty dôi dư nhưng không theo quy định của nghị định 41. Cần phải có những chính sách cụ thể cho các đối tượng lao động này nhằm giải quyết chính sách cho họ và hỗ trợ họ tìm công việc mới.
- Theo quy định về trình tự đệ trình và xét duyệt các phương án lao động còn nặng về các thủ tục hành chính. Trong thời gian tới cần cải cách ngay khâu này nhằm đẩy mạnh tốc độ xây dựng, trình duyệt và thực thi các phương án nhằm đảm bảo tiến độ cổ phần hoá DNNN. Việc thay đổi này là rất cần thiết do vậy cần có sự thống nhất và chỉ đạo từ các cấp có thẩm quyền.
- Quy định về thời gian trong chính sách cũng cần thiết phải rõ ràng để công tác thực hiện đơn giản hơn và hiệu quả hơn. Trong các quy định về vấn đề thời gian thì tập chung định hướng mốc thời điểm để thực hiện tính toán và thời gian thực tế làm việc. Do đây là hai chỉ tiêu quan trong cho việc tính toán nên cần có sự chỉ đạo kịp thời và chính xác. Đây chính là nổi cộm nhất trong công tác xây dựng kinh phí và nó có ảnh hưởng sâu sắc tới chế độ của từng đối tượng lao động.
b) Tồn tại trong công tác thực hiện:
Bên canh những tồn tại của chính sách còn một số tồn tại trong công tác thực hiện mà đa số nguyên nhân của nó xuất phát từ các vấn đề chủ quan:
- Trong công tác xây dựng phương án tại cơ sở do trình độ năng lực của các cán bộ còn thấp do vậy tạo nên nhiều sai sót. Chúng ta có nhiều phương án để điều chỉnh vấn đề này và muốn đẩy nhanh tốc độ thực hiện chúng ta phải xử lý vấn đề này ngay.
- Cùng với năng lực kém của cấn bộ cơ sở là công tác chỉ đạo còn chưa thực sự sâu sát. Nguyên nhân không phải do các đơn vị chỉ đạo mà do các đơn vị này chỉ là những đơn vị phụ trách họ còn phải thực hiện những công tác khác. Hiện nay chúng ta đã và đang nâng cao năng lực cho các thành viên Ban đổi mới cùng với việc nâng cao nhiệu quả của Ban đổi mới nhằm giảm những bất cập trong công tác thực hiện.
4.4.3.2- Hướng giải quyết
Trong phần này tác giả chỉ đưa ra những hướng giải quyết thông qua quá trình thực hiện chính sách thông qua thực tế. Việc đưa ra các hướng giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực thi chính sách đối với người lao động.
Thứ nhất trong công tác phân loại đối tượng lao động cần phân loại các đối tượng một cách chính xác nhất theo các tiêu chí như: độ tuổi, thời gian công tác, thời gian tham gia công tác, thời gian đóng BHXH...khi có khúc mắc cần thông qua cấp quản lý trực tiếp để nhận sự chỉ đạo kịp thời.
Thứ hai là xây dựng mốc thời gian để tính toán do quy trình hành chính và thực tế thực hiện tác giả đưa ra mốc thời gian là thêm 03 tháng so với thời gian khi thực hiện. Mốc thời gian này chỉ mang tính tương đối và khi thực hiện nếu có sự chênh lệch thì tuỳ tình hình để điều chỉnh.ở đây cũng chỉ đưa ra mốc thời gian nhằm hạn chế tới mức tối đa sự sai lệch nâng cao tốc độ thực hiện.
Thứ ba là tất cả các quy định chế độ chính sách đều là bằng ngôn từ văn bản, do vậy thông qua thực hiện đề nghị công thức tính toán cho tiện dụng:
- Đối với lao động không xác định thời hạn
+ Công thức tính toán cho đối tượng về hưu trước tuổi: giả sử gọi Tg là thời gian và đơn vị là tháng sẽ được tính hỗ trợ ta có
* Trợ cấp cho về hưu trước tuổi:
Tg = (Số năm nghỉ hưu trước tuổi x 3) + 2 (nếu tháng lẻ từ 6 đến dưới 12 tháng)
Tg = (Số năm nghỉ hưu trước tuổi x 3) + 1 (nếu tháng lẻ dưới 6 tháng)
Lúc này kinh phí được hưởng được tính theo công thức:
KP = Tg x (hệ số lương + phụ cấp)
* Trợ cấp do có 20 năm đóng BHXH:
Khi đó Tg = 5 tháng do vậy ta có KP = 5 x (hệ số lương + phụ cấp)
*Trợ cấp từ năm thứ 21 đóng BHXH:
Tg = (Thời gian đóng BHXH - 20) x1/2
Kinh phí hỗ trợ cho người lao động sẽ là tổng của 03 loại kinh phí trên.
+ Công thức tính toán cho trợ cấp mất việc làm:
* Trợ cấp theo thâm niên làm việc:
Tg = Thời gian thực tế làm việc x 2
Kinh phí hỗ trợ sẽ là: KP = Tg x (lương + phụ cấp)
*Trợ cấp: 5 triệu đồng
* Trợ cấp đi tìm việc:
Tg = 6 lúc đó KP = 6 x (lương + phụ cấp)
Kinh phí hỗ trợ cho người lao động sẽ là tổng của 03 loại kinh phí trên.
+ Công thức tính toán cho lao động thiếu 01 năm tuổi thì nghỉ hưu:
KP = (lương + phụ cấp) x 15% x 12 tháng
- Đối với lao động có thời hạn
* Trợ cấp thâm niên làm việc
Tg = thời gian thực tế công tác x 1
KP = Tg x (lương + phụ cấp )
*Trợ cấp thêm
KP = (lương + phụ cấp) x 70% x số tháng còn hợp đồng nhưng không thực hiện
Kinh phí hỗ trợ cho người lao động sẽ là tổng của 02 loại kinh phí trên.
Thứ tư cần có những cán bộ chuyên trách thực hiện xây dựng phương án nhằm giảm bớt và loại bỏ các sai sót không đáng có trong quá trình xây dựng dự án.
Phần 5
kết luận và kiến nghị
5.1- Kết luận
Thông qua quá trình nghiên cứu đề tài “ Hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước tỉnh Bắc Ninh” cùng với những kiến thức và lý luận tích luỹ được trong thời gian học tập tác giả xin đưa ra một số nhận xét của riêng mình.Trong phần này chỉ tập trung chủ đạo với hai vấn đề cơ bản nhất của chính sách đó là chính sách hỗ trợ người lao đông và tình hình thực hiện tại địa bàn nghiên cứu .
- Thứ nhất : Đây là một chích sách đúng đắn của Đảng và nhà nước nhằm tập trung hỗ trợ, giải quyết chế đọ chính sách cho người lao động thuộc diện dôi dư trong các trong nghiệp nhà nước thực hiện cơ cấu lại . Là lời giải cho bài toán lao động dôi dư- nút thắt cơ bản trong quá trình lành mạnh hoá môi trường doanh nghiệp (tập trung tạo công bằng giữa các doanh nghiệp) với mục tiêu đến 2005 cơ bản cổ phần hoá DNNN. Chính sách ra đời đã tạo hướng đi riêng cho công tác giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư mà vốn từ trước tới nay bị khúc mắc và những quy định cũ tạo ra nhiều bất cập. Đã tạo ra được bước ngoặt trong việc tạo điều kiện giúp đỡ người lao đọng và mang tính cụ thể, phối hợp, tăng cường cho người lao động phù hợp với tình hình hiện tại.
- Thứ hai : Bên cạnh việc tạo những thuận lợi lớn cho người lao động chính sách đã tạo nên được sự giúp đỡ cơ bản cho doanh nghiệp . Chính sách đã tạo được định hướng thực thi chế độ đối với người lao động khi doanh nghiệp có dôi dư lao động, gánh vác một phần hoặc toàn bộ kinh phí hỗ trợ lao động cho doanh nghiệp. Đây có thể được coi là sự trợ giúp của nhà nước cho các doanh nghiệp nhà nước sau khi được chuyên đổi thành công ty cổ phần non trẻ trước những khó khăn bước đầu. Khi vấn đề lao động trong các doanh nghiệp được giải quyết nó gián tiếp tác động thúc đẩy quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhanh hơn và đây là mục tiêu cần đạt được của chính sách .
- Thứ ba :Không loại trừ mà giống hầu hết các chính sách khác Nghị định 41 vẫn còn một số tồn tại mà thông qua thực tế thực hiện sẽ có sự điều chỉnh về sau cho phù hợp. Sự bất cập, tồn tại tập trung chủ yếu vào một số quy định có thể là chưa có hoặc chưa rõ ràng . Cụ thể là chính sách cần có quy định chế độ cho một số loại lao động khác trong DNNN, quy định cụ thể về các tiêu chí thời gian, loại đối tượng, công thức tính toán. Khi có được điều trên thì việc thực hiện chính sách ở cơ sở sẽ dễ dàng hơn và mang lại hiệu quả to lớn hơn .
- Thứ tư : Nhìn chung do được sự chỉ đạo liên tục và kịp thời nên công tác thực thi chính sách trên là khá tốt. Trong quý I năm 2003 và một phần quý II công việc đã và đang thực hiện đúng với kế hoạch tiến độ đề ra. So với mặt bằng chung của công tác này ở những địa phương khác thì Bắc Ninh là đơn vị tiên phong và đạt được những kết quả mang tính đột phá. Đây là tín hiệu khả quan không riêng gì Bắc Ninh mà cho toàn bộ công tác thực thi chính sách đối với lao động dôi dư.
Nói tóm lại Nghị định 41 là một chính sách đã và đang đem lại những hiệu quả to lớn cho doanh nghiệp, người lao động ngoài ra chính sách này đã khai sinh ra những chế độ mang tính định hướng, chiến lược cho vấn đè giải quyết chế độ chính sách cho người lao động về sau. Tuy có những tiến bộ và đạt hiệu quả hỗ trợ to lớn trong những quy định của chính sách, thông qua việc thực hiện đối với người lao động nhưng chính vấn còn một số tồn tại tuy không lớn nhưng có những ảnh hưởng đáng kể. Do vậy còn có những thay đổi nhất định trong thời gian tới để chính sách hơn với thực tế.
5.2- Kiến nghị
5.2.1- Kiến nghị với nhà nước
Thông qua một thời gian thực hiện chính sách cần có một số sự điều chỉnh đáng kể như sau :
- Tập trung chỉ đạo công tác thực hiện sao cho đẩy nhanh tốc độ thực thi chính sách để đạt những kết quả mục tiêu mà chính sách đã đề ra .
- Cần có sự tham gia ,đóng góp ý kiến của các chuyên gia trong những lĩnh vực này và nhất là của những người trực tiếp thực thi chính sách để tìm ra những tồn tại ,bất cập đồng thời chỉ đạo chỉnh sửa kịp thời .
- Đề nghị có sự thay đổi một số vấn đề trong chính sách cụ thể :
+ Xây dựng tiêu chí rõ ràng cho đối tượng
+ Nêu quy định các tiêu chí thời gian chính xác (mốc thời gian, thời gian thực tế công tác,…)
+ Đưa ra công thức rõ ràng cho từng loại đối tượng.
+ Chính sách cho đối tượng khác ngoìa các đối tượng quy định trong nghị định 41.
+ Quy định trách nhiệm rõ ràng cho từng khâu thực hiện.
5.2.2- Kiến nghị với tỉnh
- Tập trung chỉ đạo gắt gao hơn ,thúc đẩy nâng tốc độ thực thi chính sách phát huy lợi thế đang có trong quá trình thực hiện .
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ chuyên trách vấn đề này.
- Tập trung chỉ đạo hướng dẫn cụ thể và liên tục cho các cán bộ cơ sở.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33963.doc