LờI Mở ĐầU
1. Lí do chon đề tài :
Ngày nay bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế , đời sống xã hội ngày càng được nâng cao thì du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của nhiều người . Đặc biệt các nước có nền kinh tế phát triển , các nước đang tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá . Hoạt động du lịch ngày càng hoạt động mạnh mẽ qua các chuyến đi trong nước và quốc tế , con người không chỉ dừng lại ở việc vui chơi giải trí mà con nhằm thoả mãn nhu cầu t
36 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hiện trạng và tình hình khai thác các di tích lịch sử văn hoá để kinh doanh du lịch Bắc Ninh (35tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o lớn về tinh thần . Trong xu thuế phát triển du lịch hiện nay, du lịch văn hoá ngày càng hấp dẫn khách du lịch . Lượng khách đến với các di tích lịch sử văn hoá , lễ hội truyền thống , làng nghề truyền thống .....của mỗi một vùng quê , mỗi một dân tộc khác nhau trên thế giới ngày càng tăng . Đến với các vùng đất này quý khách được thoả mãn những nhu cầu hiểu biết của mình về những giá trị văn hoá đậm đà bản sắc bản địa của mỗi một vùng quê., mỗi quốc gia mà qúy khách đặt chân tới .
Bắc Ninh - vùng đất cửa ngõ phía bắc Hà Nội và đã từng là trung tâm của nước ta một thời . Mảnh đất đồng bằng này là sứ sở của biết bao công trình văn hoá cổ có giá trị, đó là những đình chùa , đền miếu , lăng tẩm , thành quách .....đó là một thế mạnh phát triển văn hoá Bắc Ninh . một mảnh đất đã từ lâu là cái nôi văn hoá một thời mang những giá trị kiến trúc tiêu biểu cho cả nước . Không những thế Bắc ninh còn nổi tiếng với một hệ thống hội hè , đình đám dày đặc như hội lim, hội đồng kị , hội đền bà chúa kho ......và đặc biệt nơi đây có những nàn điệu dân ca quan họ mượt mà đậm đà bản sắc dân tộc . Có thể nói tiềm năng phát triển du lịch Bắc Ninh rất phong phú và đa dạng . Tuy nhiên để đưa du lịch Bắc Ninh trở thành kinh tế mũi nhọn thì cần phải có một khoảng thời gian nhất định . Việc khai thác các giá trị văn hoá lịch sử chưa tương xứng với tiềm năng hiện có . Song nếu việc khai thác các tiềm năng này một cách đúng hướng sẽ đem lại nguồn lợi kinh té không nhỏ cho tỉnh . Nó góp phần tạo công ăn việc làm , thêm thu nhập cho người dân lao động kích thích các ngành kinh tế khác phát triển .
2. Mục tiêu đề tài :
Trong thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các di tích lịch sử văn hoá Bắc Ninh . Đó là những công trình nghiên cứu của các học giả trong nước và nước ngoài về kiến trúc mĩ thuật , về các giá trị lịch sử văn hoá ......của các di tích . Những công trình nghiên cứu đó đã có những khám phá thú vị về giá trị lịch sử của các di tích . Tuy nhiên , mỗi tác giả có một cách xem xét , cách nhìn nhận . Cũng như nghiên cứu của một số đề tài khác , đề này xin bổ xung thêm tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá , đánh giá giá trị về mặt kiến trúc mĩ thuật và các giá trị lịch sử khác .... Từ đó khái quát lên hiện trạng , tiềm năng và khả năng khai thác của toàn bộ các di tích Bắc Ninh.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài :
Đề tài này tôi đã sử dụng tổng hợp một số phương pháp nghiên cứu . Trên cơ sở những tài liệu như : sách báo , tạp chí viết về các di tích Bắc Ninh , và những nguồn thông tin khác . Qua đó phân tích tổng hợp dữ liệu , bên cạnh đó phương pháp hệ thống hoá được đưa vào để hệ thống hoá toàn bộ các di tích văn hoá . Để từ đó có cái nhìn tổng thể hơn hệ thống các di tích . Bên cạnh đó , đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp sử lí thông tin , phương pháp nghiên cứu thực địa........
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài :
Các di tích lịch sử văn hoá Bắc Ninh là di sản văn hoá vô cùng quý giá , để hiếu phần nào điều đó . Tôi chỉ đi sâu nghiên cứu một số di tích có giá trị tiêu biểu trên hàng trăn các di tích lịch sử văn hóa của Bắc Ninh . Đó là những di tích hiện đang được đánh giá là có khă năng khai thác du lịch , đó khai quát lên hiện trạng, tiềm năng và tình hình khai thác của toàn bộ các di tích Bắc Ninh.
Nội dung báo cáo được chia thành từng phần như sau:
ChươngI: Các di tích lịch sử văn hoá - nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của Bắc Ninh .
Chương II: Hiện trạng các di tích lịch sử văn hoá của Bắc Ninh và mục tiêu và định hướng hoạt động khai thác du lịch .
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác du lịch đới với các di tích lịch sử văn hoá của Bắc Ninh .
ChươngI
Các di tích lịch sử văn hoá - nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của Bắc Ninh.
I. Giới thiệu chung vùng văn hóa Bắc Ninh.
1. Vị trí địa lí .
- Bắc Ninh và Bắc Giang là hai tỉnh của tỉnh Hà Bắc cũ . Đây là vùng có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú . Từ năm 1469 đến năm 1822 Bắc Ninh có tên gọi là Kinh Bắc . Từ năm 1822 đến năm 1895 có tên gọi là Bắc Ninh và cả hai vùng có một lãnh thổ từ Gia Lâm, Đông Anh, Văn Giang đến Hữu Lung .
Bắc Ninh là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội , vì thế mà tiếp giáp với bốn hướng : Đông , Bắc, Tây, Nam với các tỉnh và thành phố : Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên và Hà Nội . Chảy qua Bắc Ninh là hai con sông lớn : sông Cầu và sông Thương . Phía nam sông Đuống là huyện Thuận Thành và Gia Lương. Đi qua tỉnh Bắc Ninh có quốc lộ 1A - tuyến giao thông huyết mạch của đất nước , gần sân bay quốc tế Nội Bài có nhiều phương tiện qua lại. Nói chung cả giao thông đường sắt và đường bộ đều thuận lợi cho việc phát triển du lịch của vùng .
2. Đặc điểm dân số
Bắc Ninh có diện tích 803,93km2 với số dân là 965.815 người mật độ trung bình 1.209người /km2 . Tỷ lệ sinh tự nhiên trong khoảng 1996-2002 là 16% , trong đó dân số nông thôn chiếm số đông trong tổng số lao động xã hội 544.852 người (chiếm khoảng 55% dân số của tỉnh ). Trong đó lao động trong các dịch vụ là 64.989 người ( chiếm khoảng 12% lao động xã hội). Lao động trực tiếp làm trong ngành du lịch năm 2001 có 420người , trong đó lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp nhà nước có 150người (chiếm 36% lao động trong ngành du lịch).
3. Bắc Ninh - Trung tâm phật giáo của nước ta thời cổ
Thời các Vua Hùng , Bắc Ninh có tên là Vũ Ninh bao gồm các bộ lạc Tây Âu, Luy Lâu , Long Biên , Kê Từ . Đến thời bắc thuộc Bắc Ninh chủ yếu gồm đát đai của các bộ lạc Luy Lâu, Long Biên của các Vua Hùng . Phật giáo được hình thành ở Ân Độ vào thế kỉ thứ V trước công nguyên , do thái tử Tất Đạt Ma con của Vua Tinh Phan và hoàng hậu Magia sáng lập . Đạo phật du nhập vào nước chủ yếu bằng hai con đường : từ Ân Độ và Trung Quốc . Ngay từ đầu công nguyên , phật giáo được các nhà sư Ân Độ mang đến nước ta qua con đường biển . Phật giáo tới Luy Lâu kết hợp với tín ngưỡng bản địa và trở thành vùng đất thánh thu hút các phật tử từ khắp nơi đến , thời kì này nước ta nằm dưới sự đô hộ của phong kiến phương bắc . Một trong những nguyên nhân phật giáo phát triển mạnh mẽ ở nước ta là bởi phật giáo đã vào bằng con đường hoà bình mặt khác sự phát triển đó còn do đạo phật kêu gọi sự bình đẳng , bác ái , phù hợp với tâm trạng của người dân mất nước .
Cùng với sự truyền bá đạo phật của sư Khâu Đà La - nhà sư đến Luy Lâu vào những năm 168-169. Cũng tại đây truyền thuyết phật giáo ở Việt Nam lần đầu tiên được ra đời . Đó là truyền thuyết về Thạch Quan và Man Nương phật mẫu . Trong thời gian đó nhiều ngôi chùa được xây đựng trên truyền thuyết này như : Chùa Dâu , chùa Đậu (Pháp Vũ) , chùa Tương ( Pháp Lôi ) , chùa Đàn . Bốn ngôi chùa này thờ bốn pho tượng tạc từ cây dung thụ già bị bão đánh đổ trôi về sông Dâu . Hàng năm cứ vào ngày 8/4các chùa Tứ pháp lại mở hội và thu hút được nhiều tăng sư nổi tiếng về Luy Lâu hành pháp .
Hệ thống tứ pháp rất phù hợp với tư tưởng cổ đại Việt Nam nên từ đây nó được lan rộng và phát triển mạnh mẽ nhanh chóng tới các vùng lân cận . Tuy nhiên chỉ vùng Dâu mới có chùa tổ Man Nương . Như vậy trên một mảnh đất nhỏ đã có hàng trăm ngôi chùa và nhiều tài liệu cổ ta và trung quốc đã xác nhận trung tâm phật giáo này là nơi hành đạo của nhà sư danh tiếng- điều đó có thể nói vùng văn hoá Kinh Bắc trung tâm phật giáo của nước ta thời cổ .
4. Bắc Ninh - sứ sở của các di tích lịch sử văn hóa .
4.1 Giới thiệu chung các di tích lịch văn hoá .
Việt Nam tự hào với bề dầy lịch sử văn hoá truyền thống của mình ở mỗi một vùng mền khác nhau . ở đó chứa đựng những nét đặc sắc về văn hoá , phong tục , tập quán ......và Kinh Bắc cũng là một trong những nơi nói lên được phần nào điều đó . Trải qua hàng nghìn năm lịch sử , quê hương Kinh Bắc đã lưu lại trong mình những di tích lịch sử văn hoá có giá trị . Đồng thời khắc hoạ khá sinh động lịch sử dựng nước và giữ nước trên mảnh đất này , bao sự kiện lịch sử văn hoá đã được in đậm trong mỗi di tích : chùa chiền , miếu mạo , lăng tẩm , thành quách ......Những giá trị văn hoá của nền văn minh sông Hồng vẫn được lưu giữ ở vùng quê Kinh Bắc . Thành cổ Luy Lâu và Long Biên đã từng vang bóng một thời là nơi giao tiếp thương mại nối liền Ân Độ và Đông Nam á với Trung Quốc . Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta - kỉ nguyên của độc lập , tự chủ tự cường , và thời điểm đó nhiều công trình kiến trúc nở rộ trên khắp đất nước trong đó có xứ Bắc - vùng quê Bắc Ninh . Hầu như các công trình còn lưu dấu tích đến nay có liên quan đến trang sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta . Bằng bàn tay khéo léo và tài hoa của mình những người thợ vùng kinh bắc đã dựng lên những ngôi chùa , ngôi đình , ngôi đền nổi tiếng khắp nơi: chùa Bút Tháp , đền Đô, chùa Dâu , chùa Phật Tích.... Đây là những kiệt tác kiến trúc của dân tộc - là niềm tự hào của người dân nơi đây .
4.2. Di sản kiến trúc -mĩ thuật
Bắc Ninh nổi tiếng khắp mọi là trung tâm phật giáo một thời của nước ta . cũng vì vậy mà số lượng chùa chiền ở đây rất đông , có bề dầy lịch sử . Quy mô chùa không lớn lắm . Câu " Chùa Bắc -Đình Đoài" xuất hiện từ bao giờ không rõ nét đặc trưng của vùng quê giầu truyền thống này . Theo số lượng thống kê toàn tỉnh Bắc Ninh có 447 ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau . Chùa Bấc Ninh thể hiện rõ tính dân gian trong triến trúc điêu khắc khi thì mạnh mẽ lúc thì kín đáo . Hầu như những ngôi chùa này được xây dựng từ đầu công nguyên theo thời gian và những biến cố khốc liệt của lịch sử hay của con người nên ngày nay không còn nguyên vẹn , những di tích chùa chiền thời Lí - Trần , thời mà phật giáo được coi là quốc giáo cũng chỉ còn lại trong tình trạng xuống cấp nặng và những gì còn lại tới bây giờ cho thấy kiến trúc , điêu khắc thời kì đó đạt tới trình độ cao và độc đáo .
Đắc điểm nổi bật kiến trúc điêu khắc thời Lí là quy mô đồ sộ kết hợp với yếu tố thiên nhiên làm tăng vẻ đẹp hùng vĩ của công trình . Chùa Phật Tích và Dạm được xây dựng trong thời kì này đã bị tàn phá nhiều nhưng vẫn là niềm tự hào của người dân Kinh Bắc
Nét điêu khắc của thời Trần vẫn còn lưu giữ ở chùa Dâu , chùa Ngọc Khảm . Đặc điểm kiến trúc thời kì này là thể hiện ở tháp chín tầng , cầu chín nhịp.....hay những con cá sấu đá, những mảnh chạm khắc dân gian....Thế kỉ XVII-XVIII là sự phát triển mạnh mẽ của các ngôi chùa ở Bắc Ninh , nhiều công trình làm lại với quy mô lớn và hiện còn vẫn tồn tại . Trong di sản kiến trúc cổ của Bắc Ninh sau chùa ta phải kể đến Đình làng , đây là loại kiến dân gian và là công trình của cả một làng. Tuy không nổi tiếng bằng chùa nhưng đình xứ Bắc là những công trình có giá trị về kiến trúc , mĩ thuật . Đình chiếm một số lượng lớn trong tổng số các di tích lịch sử văn hoá của tinh , những ngôi đình nổi tiếng thường được xây vào khoảng thế kỉ XVII . Nét nổi bật của kiến trúc thời kì này là nhà sàn của người Việt xưa với mái ngói uốn cong chiếm hai phần ba của ngôi đình . C ũng là đình làng nhưng đình làng ở xứ Bắc có hình thức nhẹ nhàng ,thanh thoát , nối kết cấu khung gỗ , đầu đạo , sàn của ngôi đình làng ở đây vẫn là nối kết cấu truyền thống . Đền thờ ở Bắc Ninh có giá trị về lịch sử , những ngôi đền ấy ghi dấu những sự kiện lịch sử ở mỗi giai đoạn khác nhau . ngôi đền nổi tiếng nhất được cả nước biết đến là đền Đô - đền thờ tám vị vua nhà Lý . Ngoài ra tỉnh Bắc Ninh còn có một số ngôi đền khác được xếp hạng văn hóa : đền chân Lạc, đền Kinh Dương Vương , đền Bà Chúa Kho.......
4.3. Các di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu .
4.3.1 Chùa Dâu
Chùa Dâu là một trong những Tứ pháp . Nơi này, trước đây là trung tâm phật giáo nổi tiếng của nước ta cả về nghệ thuật kiến trúc của ngôi chùa được đánh giá rất cao .Chùa Dâu nay thuộc xã Thanh Khương huyện Thuận Thành , chùa nằm ngay bên mặt đường nên rất thuận tiện cho du khách đến thăm quan chùa , chùa có kiến trúc kiểu : "nội công ngoại quốc " . Công trình đầu tiên ngăn thế giới phật với trần tục là dãy hành lang phía trước . Dãy nhà này có chín gian, chiều dài chiếm gần hết chiều rộng ngôi chùa , ba gian giữa có cửa dẫn vào chùa tượng trưng cho ba điều của phật : Trung Quan , Không Quan , Giả Quản . Qua ba cửa này ta sẽ đi vào sân chùa ,giữa sân có tháp Hoà Phong sừng sững vươn cao , mỗi cạnh của sân tháp rộng tới 6.85m . Sử sách và sử miệng truyền rằng tháp Hoà Phong do Mạc Đĩnh Chi dựng , cao chín tầng . Nay tháp chỉ còn ba tầng dưới , tất cả cao gần bảy chục mét , chuông đồng trong tháp được đúc vào năm 1793 . Chùa Dâu là nơi lưu giữ nhiều tượng phật có giá trị kiến trúc , mĩ thuật cao như: tượng Pháp Vân Pháp Vũ , Pháp Lôi và Pháp Điện . Tượng Pháp Vân làm cho bất cứ ai chiêm ngưỡng đều cảm thấy trang nghiêm nhưng không bị đe doạ vì có sự trầm tư của phật, hai bên tượng Pháp Vân là tượng Kim Đồng - Ngọc Nữ . Tiếng tăm của tượng phật chùa Dâu không chỉ với tượng Pháp Vân mà còn rất nhiều tượng khác ; tượng Ngọc Nữ . Tượng Ngọc Nữ cao 1.57m được tạc trong tư thế nghiêng mình duyên dáng và kín đáo , Ngọc Nữ không phải là phật nên được thể hiện với tất cả vẻ đẹp trần tục của thôn nữ Việt Namlàm nghiệp vụ của Thiền .
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử , thời gian cũng như những tác động của con người nên chùa Dâu không còn nguyên vẹn như thủa ban đầu . Đầu thế kỉ XIV chùa Dâu bị đổ nát . Dưới triều vua Trần Anh Tông (1293-1315) vào năm 1313 trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đứng ra xây lại dựng chùa và mở rộng quy mô trên nền chùa cũ . Về sau chùa cũng được tu sửa nhiều lần vào các thế kỉ XVI,XVII Và XVIII. Với những gì còn lại cho đến ngày nay , chùa Dâu xứng đáng là ngôi chùa cổ có giá trị đặc biệt trong lịch sử phật giáo nước ta.
4.3.2 . Chùa Bút Tháp:
Từ làng tranh Đông Hồ , dọc theo đê sông Đuống non chục cây số là về tới chùa Bút Tháp . Đến nay vẫn chưa có tài liệu nào xác minh được ngôi chùa ra đời từ khi nào , nhưng qua những tấm bia đặt ở nhà tổ trong chùa thì ta chỉ biết đây là ngôi chùa cổ . Có thể nói chùa Bút Tháp có kiến trúc hoà nhập với thiên nhiên môi trường , bao quanh là dòng sông Đuống hiền hoà , đồng ruộng mênh mông , núi Tam Đảo , núi Phật Tích xa xa . CHù được xây dựng theo kiểu " nội công ngoại quốc " . Toàn thể ngôi nhà gồm mười ngôi nhà với 162 gian lớn nhỏ, được bố trí cân xứng chặt chẽ ở trung tâm nhưng lại rất tự nhiên với xung quanh. Nhưng chú ý ở ngôi chùa này phải đến tháp Báo Nghiêm - nơi đặt xá lị của hoàng thượng Chuyết Chuyết và tháp Tôn Đức - nơi đặt xá lị của nhà sư Minh Hạnh . Tháp Bao Nghiêm được xây dựng bởi những phiếm đá xanh nhẵn bóng tám cạnh , đều đặn , cao 13.5m gồm năm tầng và một bút mái .Xung quanh tháp được chạm nổi với nhiều đề tài khác nhau . Tháp Bao Nghiêm là công trình bằng đá duy nhất và tương đối nguyên vẹn ở miền bắc .
Chùa Bút Tháp còn nổi tiếng với tác phảm điêu khắc tượng bà phật quan âm nghìn mắt nghìn tay , tác phẩm này gọn gàng , chặt chẽ trong một khối cao 3.70m và được chia làm hai phần : phần trên là phật ngồi tĩnh toạ , phần dưới là bệ tượng . Tượng được một nghệ nhân họ Trương khắc năm 1665 , người nghệ sỹ này đã tạo ra một phật bà quan âm giàu long nhân từ , nhìn khắp mọi nơi , biến hoá tinh tường để cứu muôn dân với 11khuôn mặt 1000 bàn tay và một nghìn con mắt phật.
Chùa Bút Tháp còn một số tượng khác như tượng Tam Thế , tượng Tuyết Sơn, Văn thù bồ tát ......và một số pho tượng khác có giá trị lịch sử văn hoá đáng quan tâm : tượng Tổ chùa và tượng Hậu Phập.....
4.3.3 . Chùa phật tích
Chùa Phật Tích được toạ lạc trên một ngọn núi có tên núi Phật Tích thuộc địa bàn xã Phật Tích Huyện Tiên Sơn . Ngọn núi là đoạn cuối của dãy Nguyệt Hằng , từ đỉnh núi phóng tầm mắt ra bốn phía , cảnh sắc như tranh vẽ . Vì vậy nơi đây đã sinh ra bao câu chuyện thần kì mà trong số đó có chuện Từ Thức gặp Tiên . Chùa Phật Tích cũng là một công trình kiến trúc và tạo hình nổi tiếng được giữ lại trong sử sách ở buổi đầu của thời đại quốc gia độc lập . Do tác động của thời gian và biến động lịch sử , ngôi chùa cũ xây dựng 1057dưới thời Lý Thánh Tông đã bị đổ . Ngôi chùa được xây dựng trên nên cũ vào thế kỉ XVII cũng bị phá hỷ hoàn toàn sau vài trăm năm tồn tại .
Chùa Phật Tích để lại cho chúng ta số lượng tác phẩm nghệ thuật không nhiều song đều có giá trị , nổi bật nhất chính là pho tượng A Di Đà bằng đá đã đi vào truyền kì của Phật Tích . Tác phẩm nổi tiếng này được chia làm hai phần : Phật A Di Đà và bệ đá toà sen . Tượng được diễn tả ngồi xếp bằng , mình thanh thản , khuôn mặt dịu hiền phúc hậu có vẻ đẹp lí tưởng của phái nữ . Ngoài ra còn một tượng đá khác như tượng Hộ Pháp , tượng các con thú ...
4.3.4. Chùa Trăm Gian
Chùa có tên chữ là : " Cảm ứng thánh tự " , chùa mang dấu ấn của nhà sư Vạn Hạnh và vị Vua đầu tiên của triều đại nhà Lí là Lí Thái Tổ .
Quần thể kiến trúc của ngôi chùa được xây dựng theo hình chữ nhật , chính giữa là lầu gác chuông ( dựng năm1693) . Từ chân núi lên đỉnh chùa là mấy chục bậc gạch là vào tới tam quan , du khách đi vào chùa đầu tiên là bước vào chùa Hộ qua nhà Hiêu Hương rồi vào chùa phật , từ chùa phật có nối vào phía sân trong . Chính viên khoảng giữa sân rộng rãi nổi bật lên kiến trúc gác chuông hai tầng tám mái với các đầu đao uốn cong , là nơi ghi nhận những người đứng lên xây dựng . Năm 1826 dưới triều Nguyễn , một lần chùa Cảm ứng được trùng tu khá lớn và hoàn chỉnh với một trăm gian và trở thành một trong những danh lam thắng cảnh của vùng Kinh Bắc
Những ngôi chùa cổ trước kia hiện không còn nữa , do vụ ném bom B52 của giặc Mĩ vào đêm 28/12/1972 đã bị phá huỷ hoàn toàn . Ngôi chùa như chúng ta thấy hiện nay là do nhân góp tiền xây dựng Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay , Tượng Quan Âm Toạ Sơn, Kim Đồng..........vẫn đưtheo một quy mô khác , song một số tác phẩm nghệ thuật như bia đá dựng năm 1697 , khánh đá chạm rồng , ợc lưu giữ đến ngày nay mặc dù không còn nuyên vẹn .
Cả nước ta có ba pho tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay thì đều thuộc đất Bắc Ninh trong đó chùa trăm gian lưu giữ một. Pho tượng này khá lớn kể cả vòng tay tới 3m69 rộng 2m60 ngồi trong thế : " Tham thiền nhập định với 42 (*) cánh tay mọc từ mình ra , hai cánh tay lớn chắp trước ngực như đang bấm huyệt những cánh tay nhỏ được chắp thành mảng tròn sáng đặt ở phía sau, riêng khuôn mặt đầy đặn còn giữ được những nét trần tục . Chính vì sự hoành tráng của pho tượng đã góp phần làm tăng giá trrị lịch sử , kiến trúc , của ngôi chùa này .
4.3.5 Đình Đình Bảng
Đình Bảng nằm trên xã Đình Bảng , huyện Tiên Sơn , đình trông về hướng nam , trước có Tam Quan sau đó là sân gạch . Hai bên có hai dãy tả vu và hữu vu . Nhưng những kiến trúc đó đã bị phá huỷ trong cuộc khánh chiến chống Pháp .
Đình ngày nay chỉ còn lại toà bái đường , ống muống , hậu cung nối liền nhau thành hình chữ công . Qua nhiều biến cố của lịch sử nhưng thành phần kiến trúc và lối cấu trúc vẫn còn được giữ nguyên . Đình Đình Bảng có thể xem như tài liệu gốc để tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc của thế kỉ XVIII . Toà đại đình có hình chữ nhật với các cạch là 14m và 20m chia làm gian chính và hai chái thông ông muông và hậu cung .
Toàn bộ mái đình đồ sộ , hệ thống cột kèo , xà thượng đều làm bằng gỗ lim, kết cấu theo lối chồng giường , phần :"Lòng giếng cảu đình " - tức gian thờ được lát băng gạch chéo lá nem . Hình ảnh toàn bộ kiểu thức nhà sàn , các yếu tố cột , cẩu đầu xà trung , xà thượng , quá giang , kẻ bẫy được bàn tay khéo léo của người thợ Việt Nam thế kỉ XVIII tạo ra những mộng ngoắt nghéo để gắn chặt chúng với nhau qua các cột một cách chắc chắn . Không những thế Đình Đình Bảng còn là nơi hội tụ nhưng công trình chạn khắc trang trí nổi tiếng . Xung quanh toà bái đường là những ván nong gạch nối tiếp nhau chạy vòng quanh đình .
Đầu bẩy chạm khắc chiều rồng , tất cả gồm 28 con với nhiều hình giáng sinh động , đa dạng , thân hình nhỏ nhắn và xen lẫn là những đám mây . Trong mảnh kiến trúc của ngôi đình này , rồng ,phượng....là những đề tài chủ đạo của người nghệ sỹ trang trí , đôi rồng trầu nhau với vẩy đơn , sừng ngắn có rồng mẹ rồng con từng bức với tên gọi như : " Ngũ long tranh trầu " ," Long vân đại hội " chạm khức cầu kì và gia công nhiều nhất là 12 chiếu đầu dư ở 12 cột cái của 5 gian đình chính . Hầu hết các bức chạm khắc theo chiều ngang, như rồng , vài bức cuốn xà , nách ở giữa tây đình , rồng được toạ lạc với tư thế thăng đứng . Chính vì những nét độc đáo trên mà khi viết về kiến trúc của dân tộc ta trong cuốn " bách khoa toàn thư nghệ thuật sơ sàn " có nhận xét là: " Ngôi đình nổi tiếng nhất trong các ngôi đình còn lại là ngôi đình Đình Bảng ". quả là không sai chút nào .
4.3.6. Đình Diềm.
Ca dao cổ có câu :
" thứ nhất là đình Đồng Khang
Thứ nhì Đình Bảng vẻ vang Đình Diềm " .
Đình Diềm còn có tên là đình Viêm Xá , được xây dựng vào năm 1690 nằm trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng bên dòng sông Cầu , núi quả Cảm thuộc xã Hoà Lang , huyện Yên Phong.
Đi qua công làng là vào tới sân đình . Đình được xây dựng theo kiểu chữ công gồm tái bái 5 gian ngang dọc , mỗi chiều gồm 6 hàng cột dài 17.5m rộng 14.9m chuôi vồ là hậu cung dài 6,8m rộng 9,4m còn ống muống ăn lấn một phần vào đại đình và một phần hậu cung . Trước kia , toà địa đình nguyên có bảy gian , sau kháng chiến chống pháp năm 1954 đình được sửa chữa lại thành 5 gian nhưng vẫn giữ nguyên dãy thềm đá bó nền đình dài 24,70m , toà đại đình 4 mái dao cong , lòng rộng lên tạo khoảng không gian thoáng đãng bên trong . Tầng trên cùng chạm thủng 4 con rồng bò vào giữa chầu mặt trời trên lưng là hình ảnh của một cô gái cổ kiêu ba ngấn , mặt trái xoan hình dải cánh sen xếp . Tầng ba chạm thủng mây lá cách điệu . Tầng bốn chạm mây lá cách điệu ở diềm thứ nhất , diềm thứ hai và thứ ba chạm chim , thú, người .....Tầng cuối cùng chậm đầu rồng lớn đặc biệt trên đầu xuất hiện một người binh dân mặt tròn , hai bên là bốn con rông nhỏ , con voi , con hổ ....được chạm khắc một cách sinh động .
Ngoài ra , trong bàn thờ đình làng còn có đôi phỗng cao 0.5m mình trần mặc váy , thắt lưng buộc nút buông hai dải , cổ đeo lá sen . Phỗng này được gọi là phỗng chàm . Chiếc hộp đựng làn thành hình con nghê rỗng lòng được trang trí văn hoa rất đẹp . Mang tâm hồn nghệ nhân dân tộc .
4.3.7 Đền Bà Chúa Kho
Từ Hà Nội theo quốc lộ 1A qua ga thi Cầu rẽ phải đi khoảng 500 m nữa là làng Cổ Mễ - nơi có đền thờ Bà Chúa Kho . Tương truyền bà là người phụ nữ khéo tổ chức sản suất , tích chữ lương thực , trông nom kho tàng quốc gia và sau chiến thắng Như Nguyệt (1076) . Khi bà qua đơi nhân đã lập đền thờ để ghi nhố công ơn bà . Đền thờ bà được nhân xây dựng theo kiểu kiến trúc thời Nguyễn ( tam ban) ban hạ kiến trúc kiểu tiền, ban trung kiểu thượng chồng giường , hạ kê trong . Đền Bà Chúa Kho hiện nay đã được sửa chữa khang trang thu hút nhiều khách thập phương từ bắc đến nam về đây để xin lễ câù tài , cầu lộc , cầu may mắn....
4.3.8. Đền Đô
Trên những ngôi đền trên mảnh đất Bắc Ninh thì đền Đô được nhân trong làng biết đến nhiều nhất . Đền Đô còn gọi là đền Cổ Pháp được khởi công xây dựng thế kỉ XI trên mảnh đất làng Đình Bảng , Tiên Sơn , Bắc Ninh . Đây là quê phát tích nhà Lí nên còn gọi là đền Lí Bát Đế .
Đền Đô gồm 20 hạng mục công trình với trung tâm là điện thờ , nơi đặt bài vị và tượng bài của tám vị vua nhà Lí , xunh quanh có nhà tiền tế , nhà chuyển bang , nhà bia , cửa rồng , thuỷ đình ........tất cả đều được xây dựng công phu đắp vẽ chạm khắc tinh xảo , tài nghệ đó làm cho đền Đô từ xưa đã là công trình quốc gia , nơi tưởng niệm và thờ phụng của toàn dân với các vị vua nhà Lí . Cùng với lăng của một số vị vua nhà Lí , đền Đo được các triều đại phong kiến Việt Nam coi trọng và trở thành khu " Lăng sơn cấm địa". kiến trúc đền Đô theo kiểu " nội công ngoại quốc " . Đền Đô ngày xưa bị chiến tranh phá huỷ năm 1952 , nhân dân đình bảng đã tu sửa lại đền . Làm cho đền Đô xứng đáng là nơi tôn thờ của nhân dân ta với các vị vua triều Lí .
Lễ hội đền Đô được tổ chức hàng năm vào ngày 15-17tháng 3 âm lịch , đây là nhịp kỉ niệm Lí Thái Tổ đăng quang. Di tích lịch sử đền Đô được nhà ta công nhận là di tích lịch sử văn hoá theo quyết định số 154 của VHTTTTDL ngày 25 tháng 1 năm 1991 .
Chương II
Hiện trạng và tình khai thác các di tích lịch sử văn hoá để kinh doanh du lịch Bắc Ninh
I. Thực trạng hoạt động du lịch.
1. Khách du lịch: Trong những năm gần đây đặc biệt từ năm 1999 xu hướng đi du lịch ngày càng tăng và trở thành nhu cầu trong đời sống tinh thần của xã hội. Cùng với sự gia tăng của lượng khách Du lịch trong cả nước, khách Du lcịh đến Bắc Ninh cũng ngày càng cao. Theo số liệu thống kê, lượng khách Du lịch đến Bắc Ninh trong giai đoạn 1997 - 2002 đạt mức tăng bình quân là 14%/ năm.
Lượng khách quốc tế đến Bắc Ninh chủ yếu là từ các nước Mỹ, Anh. Bỉ, Hà Lan, Pháp…Và từ một số nước nước thuộc khu vực Đông Nam á. Mục đích chủ yếu là tham quan và tìm hiểu các di tích lịch sử, nghiên cứu các giá trị văn hoá tại các di tích tiêu biểu như Đền Đô, Chùa Bút Tháp, Chùa Dâu…
Lượng khách du lịch nội địa của Bắc Ninh chủ yếu là khách du lịch tín ngưỡng, du lịch lễ hội và đến từ một số địa bàn phụ cận như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…do vậy tập trung chủ yếu vào các tháng đầu năm.
Khách du lịch ở lại lưu trú Bắc Ninh rất ít và thường là khách đi lẻ với mức độ chi tiêu không lớn. Trong tổng số khách đến Bắc Ninh, số khách sử dụng dịch vụ còn thấp. Cụ thể như sau:
Lượng khách
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Nội địa
21.400
29.300
30.200
37.000
40.000
47.849
Quốc tế
258
206
897
1.256
1.870
2.110
( Nguồn : Quy hoạch phát triển du lịch Bắc Ninh từ nay đến 2010)
2. Doanh thu du lịch: Doanh thu Du lịch bao gồm tất cả các khoản thu từ khách Du lịch như vận chuyển, lưu trú, ăn uống…Trong những năm qua doanh thu chưa được thống kê một cách đầy đủ bởi hoạt động kinh doanh phân tán, một số dịch vụ kinh doanh theo mùa vụ như các dịch vụ bán hàng tại các điểm Du lịch và từ các ngành khác được hưởng từ khách Du lịch như bưu chính viễn thông, thương mại hàng hoá…Do đó doanh thu Du lịch đã được phản ánh trong báo cáo thống kê chưa phản ánh đúng thực chất phát triển. Tuy nhiên doanh thu Du lịch Bắc Ninh chưa cao, chưa thực sự đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu chung của tỉnh.
Doanh thu (triệu đồng)
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng doanh thu
17.154,90
19.719,75
21.938,33
25.434,93
28,140
33.237
DT ăn uống
13.379,70
14.464,40
14.564,03
18.807,87
18.160
19.202,147
DT lưu trú
616,30
873,70
1.312,09
2.375,49
4.454
5.667,901
DT vận chuyển khách
17,50
140,20
393,08
859,85
1,833
1.682,441
DT lữ hành
280,90
448,55
386,82
241,09
703
507,14
DT bán hàng hoá
2.653,70
3.618,15
4.974,50
2.659,85
2.292
2.117,376
DT khác
206,80
174,65
307,87
490,87
698
3.882,802
( Nguồn : Quy hoạch phát triển du lịch Bắc Ninh từ nay đến 2010)
Nguyên nhân của tình hình trên là do:
- Việc triển khai thực hiện qui hoạch tổng thể còn chậm
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật Du lịch thấp và chưa được đồng bộ.
- Chưa tạo ra được các sản phẩm Du lịch đặc sắc, có chất lượng cao, có tính đặc thù hấp dẫn khác.
- Đội ngũ nhân viên phục vụ trong các cơ sở kinh doanh hạn chế cả về số lượng và nghiệp vụ chuyên môn, nhất là cán bộ quản lý nên phần nào ảnh hưởng đến các sản phẩm Du lịch.
- Chưa có các cơ sở vui chơi giải trí, các khu Du lịch lớn.
- Công tác tuyên truyền quảng bá hầu như không được triển khai, bó hẹp trong phạm vi tờ gấp tờ rơi với số lượng phát hành không đáng kể.
3. Lao động trong ngành Du lịch: Ngành Du lịch Bắc Ninh chưa phát triển nên lực lượng lao động còn rất mỏng đến nay mới gần 500 lao động trực tiếp chủ yếu làm việc trong các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng…Lao động ngành Du lịch có trình độ chuyên môn rất thấp và hầu như không được đào tạo. Đặc biệt đội ngũ hướng dẫn viên vừa thiếu lại vừa yếu, cả tính mới có 2 người được cấp thẻ từ những năm trước, lực lượng hướng dẫn viên có trình độ đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngang tầm xu thế chung hầu như không có.
Nguyên nhân chính là các doanh nghiệp chưa chú ý tới đào tạo, bồi dưỡng lao động do kinh phí hạn hẹp. Trong khi các cơ quan quản lý Nhà nước chưa thực sự thể hiện rõ vai trò định hướng, giúp đỡ các doanh nghiệp bằng cách hối hợp với các trường nghiệp vụ mở lớp tại địa bàn, chưa có sự hỗ trợ về kinh phí đào tạo và bồi dưỡng cho lao động các doanh nghiệp, có chiến lược đào tạo kịp thời, trước mắt tập trung đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch.
Lao động
ĐVT
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng số
Người
120
320
370
420
450
478
Đại học
Người
10
19
25
34
35
40
Cao đẳng và trung cấp
Người
35
40
64
84
90
123
( Nguồn : Quy hoạch phát triển du lịch Bắc Ninh từ nay đến 2010)
II. Cơ sở vật chất - hạ tầng
1. Cơ sở vật chất
- Các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (tính đến 31.12.2003). Tuy số lượng nhiều nhưng chất lượng còn thấp. Hệ thống cơ sở lưu trú phát triển còn tự phát dẫn đến cung vượt cầu). Hiện tại chưa có khách sạn xếp hạng sao:
Chỉ tiêu
Tổng số
Số phòng
Số giường
Khách sạn
11
168
175
Nhà nghỉ
71
242
264
Tổng số
82
410
439
( Nguồn : Quy hoạch phát triển du lịch Bắc Ninh từ nay đến 2010)
- Hệ thống cơ sở ăn uống đa dạng, hầu hết các nhà nghỉ đều có kinh doanh ăn uống. Các nhà hàng từ đặc sản đến bình dân luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu du khách. Tuy nhiên công tác quản lý vệ sinh thực phẩm vẫn chưa được quản lý có khoa học và hiệu quả.
- Cơ sở vui chơi, giả trí thể thao còn nghèo nàn, ngoài dịch vụ của Công ty TNHH Đại Hoàng Long phần nào đáp ứng nhu cầu của khách Du lịch và nhân dân còn lại là những dịch vụ nhỏ. Một số dự án như công việc cây xanh Nguyên Phi ỷ Lan, Nhà thi đấu đa năng… đang được nâng cấp góp phần làm đa dạng hơn về loại hình, tuy nhiên về lâu dài các khu Du lịch, các khu vui chơi giải trí sẽ được quan tâm ưu tiên phát triển.
- Phương tiện vận chuyển khách Du lịch có tổng số 6 doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận chuyển khách (3 doanh nghiệp Nhà nước với số lượng xe gồm 18 chiếc (không kể xe Du lịch của các cá nhân kinh doanh đơn lẻ kết hợp vận chuyển khách thông thường).
2. Cơ sở hạ tầng.
- Giao thông: Bắc Ninh là tỉnh có điều kiện giao thông tương đối thuận lợi với đường quốc lộ 1A, quốc lộ 38, tuyến đường sắt xuyên Việt, trong những năm gần đây hệ thông giao thông phát triển mạnh với các trục quốc lộ 1B, đường cao tốc 18 và hàng loạt các đường giao thông tỉnh l._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT1405.doc