Hạch toán chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩn xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp

Phần1 Những vấn đề lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩn xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp Đặc điểm của hoạt động xây dựng cơ bản. 1.1. Đặc điểm của hoạt động xây dựng cơ bản. Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập có chức năng tái sản xuất tài sản cố định cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Xây dựng cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội. Một đất nước muốn phát triển thì phải có nền cơ sở hạ tầng vững chắc. Như

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1704 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Hạch toán chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩn xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vậy, so với các ngành sản xuất vật chất khác thì ngành xây dựng luôn đi trước một bước. Hiện nay, ở nước ta đang tồn tại các tổ chức xây dựng như : Tổng công ty, công ty, xí nghiệp, đội xây dựng …thuộc các thành phần kinh tế. Tuy các đơn vị này khác nhau về quy mô sản xuất, hình thức quản lý nhưng đều là tổ chức nhận thầu, hoặc theo đơn đặt hàng. Sản phẩm xây lắp có đặc điểm riêng biệt khác với các ngành sản xuất khác cụ thể như sau: - Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc…có quy mô đa dạng, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài… Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp nhất thiết phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công). Quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp. - Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc theo giá thoả thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ (vì đã quy định giá cả, người mua, người bán sản phẩm xây lắp có trước khi xây dựng thông qua hợp đồng giao nhận thầu) - Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện để sản xuất (xe máy, thiết bị thi công, nhân công…) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. - Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại được chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc này thường diễn ra ngoài trời nên chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng, mưa, bão, lụt… Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho bảo đảm chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán: Các nhà thầu có trách nhiêm bảo hành công trình (chủ đầu tư giữ lại một tỉ lệ nhất định trên giá trị công trình, khi hết thời hạn bảo hành công trình mới trả lại cho đơn vị xây lắp …) - Các công trình được ký kết tiến hành thi công đều dựa trên đơn đặt hàng cụ thể hoặc hợp đồng cụ thể do đó khối lượng xây lắp, thiết kế mỹ thuật, tiến độ thi công của công trình… phải được thực hiện đúng hợp đồng, Công ty không thể tự ý thay đổi được. Đặc điểm của hoạt động xây dựng cơ bản ảnh hưởng đến công tác kế toán. Đặc điểm của sản xuất xây lắp ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong đơn vị xây lắp thể hiện chủ yếu ở nội dung, phương pháp trình tự hạch toán chi phí sản xuất, phân loại chi phí, cơ cấu giá thành xây lắp, cụ thể như sau: - Đối tượng hạch toán chi phí có thể là hạng mục công trình, các giai đoạn công việc của hạng mục công trình hoặc nhóm các hạng mục công trình …, từ đó xác định phương pháp hạch toán chi phí cho thích hợp. - Xuất phát từ đặc điểm của phương pháp lập dự toán trong xây dựng cơ bản, dự toán được lập theo từng hạng mục chi phí. Để có thể so sánh kiểm tra chi phí sản xuất xây lắp thực tế phát sinh so với dự toán, chi phí sản xuất xây lắp được phân loại theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công , chi phí sản suất chung. - Chi phí nhân công trực tiếp trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm cả các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KHCĐ) nhưng những khoản chi phí này không được đưa vào chi phí nhân công trực tiếp trong doanh nghiệp xây lắp mà dược đưa vào chi phí sản suất chung (TK627). Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn luôn được các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm. Thông qua nhữg thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do bộ phận kế toán cung cấp, những nhà quản trị doanh nghiệp nắm được chi phí và giá thành trực tiếp của từng hoạt động, từng công trình, hạng mục công trình cũng như kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư lao đông, tiền vốn, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm để có các quyết định quản lý hợp lý. Để đáp ứng đầy đủ, trung thực và kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành của doanh nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thích hợp. - Tổ chức hạch toán và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng bằng phương pháp thích hợp đã chọn cung cấp kịp thời, chính xác những số liệu thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí và yếu tố chi phí quy định, xác định đúng đắn chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính giá thành của từng công trình, hạng mục công trình theo đúng các khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành đã xác định chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. 2.1. Khái niệm và bản chất chi phí sản xuất xây lắp. Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là quá trình chuyển biến của vật liệu xây dựng thành sản phẩm dưới tác động của máy móc thiết bị cùng sức lao động của công nhân. Nói cách khác, các yếu tố về tư liệu lao động, đối tượng lao động dưới sự tác động có mục đích của sức lao động qua quá trình thi công sẽ trở thành sản phẩm xây dựng. Tất cả những hao phí này được thể hiện dưới hình thái giá trị thì đó là chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại khác nhau, công dụng và mục đích khác nhau song chung quy gồm có chi phí về lao động sống như chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương; chi phí về lao động vật hoá như nguyên vật liệu, khấu hao về TSCĐ… Đứng trên góc độ quản lý các thông tin về chi phí là hết sức quan trong vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận , do đó việc quản lý và giám sát chặt chẽ chi phí là hết sức cần thiết. Để có thể giám sát và quản lý tốt chi phí cần phải phân loại chi phí theo các tiêu thức thích hợp. 2.2. Phân loại chi phí sản xuất xây lắp. Việc quản lý sản xuất, chi phí sản xuất không chỉ dựa vào các số liệu tổng hợp về chi phí sản xuất mà còn căn cứ vào số liệu cụ thể của từng loại chi phí theo từng công trình, hạng mục công trình theo từng thời điểm nhất định. Do vậy, tuỳ theo yêu cầu quản lý, giác độ xem xét chi phí … mà các loại chi phí được sắp xếp, phân loại theo các tiêu thức khác nhau. 2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung của chi phí. Theo cách phân loại này, các yếu tố có cùng nội dung kinh tế được sắp xếp chung vào một yếu tố không phân biệt chi phí sản xuất được phát sinh ở dâu hay dùng vào mục đích gì trong sản xuất nhằm tổng hợp và cân đối mọi chỉ tiêu kinh tế và kế hoạch của doanh nghiệp. Toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ đối với doanh nghiệp xây lắp được chia thành các yếu tố như sau: - Chi phí nguyên vật liệu: Là những chi phí nguyên vật liệu không phân biệt trực tiếp hay gián tiếp như xi măng, sắt thép, vật liệu phụ, nhiên liệu … - Chi phí sử dụng nhân công: Là những chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sủ dụng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả về các dịch vụ mua ngoài sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp như tiền điện, tiền nước, tiền tư vấn, sửa chữa lớn thuê ngoài… - Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm các chi phí dùng chi hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài bốn yếu tố chi phí đã nêu trên. Việc phân loại chi phí theo yếu tố có ý nghĩa lớn trong quản lý. Nó cho biết cơ cấu chi phí theo nội dung kinh tế để phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất. Nó là cơ sở để lập dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ tiền lương, tính toán nhu cầu sử dụng vốn lưu động định mức. Đối với công tác kế toán nó là cơ sở để lập các báo cáo tài chính, giám đốc tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, giúp sử dụng tài khoản cấp hai khi phân loại chi phí mang nội dung tổng hợp, ngoài ra nó còn là cơ sở để tính thu nhập quốc dân (c+v+m), đánh giá khái quát tình hình tăng năng suất lao động. 2.2.2. Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng, trong xây lắp cơ bản giá thành sản phẩm được chia thành các khoản mục chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu…tham gia trực tiếp vào việc tạo nên thực thể của công trình (khoản mục này không bao gồm chi phí về nhiên liệu cho máy thi công). - Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ tiền lương chính, lượng phụ, phụ cấp của công nhân trực tiếp xây lắp công trình; công nhân vân chuyển, bốc dỡ vật tư trong phạm vi mặt bằng thi công (tính cả lao động trong biên chế và ngoài biên chế). Khoản mục này không bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương của công nhân điều khiển máy thi công, công nhân vận chuyển vật liệu ngoài phạm vi công trình và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân điều khiển máy thi công. - Chi phí sử dụng máy thi công: Là các chi phí liên quan tới việc sử dụng máy thi công sản phẩm xây lắp, bao gồm chi phí nhiên liệu động lực cho máy thi công, tiền khấu hao máy, tiền lương công nhân điều khiển máy thi công. Do hoạt động của máy thi công trong xây dựng cơ bản mà chi phí sử dụng máy thi công chia làm hai loại: Chi phí tạm thời: Là những chi phí liên quan đến việc lắp ráp, chạy thử, vận chuyển máy phục vụ sử dung máy thi công trong từng thời kỳ (phân bổ theo tiêu thức thời gian sử dụng). Chi phí thường xuyên: Là những chi phí hàng ngày cần thiết cho việc sử dụng máy thi công bao gồm tiền khấu hao máy móc thiết bị, tiền thuê máy, tiền lương công nhân điều khiển máy, nhiên liệu, động lực, vật liệu dùng cho máy, chi phí sửa chữa thường xuyên và các chi phí khác. - Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các khoản chi phí trực tiếp phục vụ cho sản xuất đội, công trình xây dựng nhưng không tính cho từng đối tượng cụ thể được. Chi phí này gồm: Tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận quản lý đội, công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân điều khiển máy thi công, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý đội, chi phí công cụ, dụng cụ và các chi phí khác phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động của đội. Cách phân loại này giúp nhà quản lý xác định được cơ cấu chi phí nằm trong giá thành sản phẩm từ đó thấy được mức độ ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí tới giá thành công trình xây dựng từ đó có thể đưa ra dự toán về giá thành sản phẩm. Chính vì vậy phương pháp phân loại chi phí này được sử dụng phổ biến trong doanh nghiệp kinh doanh xây lắp. Phân loại theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Theo cách phân loại này chi phí xây lắp được phân thành các loại chi phí sau: - Chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh: Là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính và phụ phát sinh trực tiếp trong quá trình thi công và bàn giao công trình cùng các khoản chi chi quản lý. - Chi phí hoạt động tài chính: Là các chi phí về vốn và tài sản đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp như chi phí cho thuê tài sản , góp vốn liên doanh nhưng không tính vào giá trị vốn góp. - Chi phí hoạt động bất thường: Là những khoản chi phí phát sinh không thường xuyên tại doanh nghiệp và ngoài dự kiến của doanh nghiệp như chi phí bồi thường hợp đồng, hao hụt nguyên vật liệu ngoài định mức được phép ghi tăng chi phí bất thường. Cách phân loại này giúp nhà quản lý biết được cơ cấu chi phí theo các hoạt động của doanh nghiệp để đánh giá hiệu qủa của các hoạt động. Ngoài ra nó còn giúp kế toán sử dụng TK kế toán phù hợp và hạch toán đúng chi phí theo từng hoạt động. Phân loại theo chức năng của chi phí. Cách phân loại này dựa vào chức năng của chi phí tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh như thế nào - Chi phí tham gia vào quá trình sản xuất: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản suất chung (các chi phí này tính vào chi phí sản xuất ) - Chi phí tham gia vào chức năng bán hàng: Chi phí bán hàng (không làm tăng giá trị sử dụng nhưng làm tăng giá trị của hàng hoá) - Chi phí tham gia vào chức năng quản lý: Chi phí quản lý doanh nghiệp. Cách phân loại này giúp ta biết chức năng của chi phí tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, xác định chi phí tính vào giá thành hoặc trừ vào kết quả của doanh nghiệp. Trên đây là một số cách phân loại chi phí chủ yếu trong kế toán tài chính của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp xây lắp thì cách phân loại chi phí theo nội dung của chi phí và phân theo khoản mục tính giá thành được áp dụng nhiều nhất. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất xây lắp. Để hạch toán chi phí sản xuất xây lắp được chính xác, kịp thời, đòi hỏi công việc đầu tiên mà nhà quản lý phải làm là xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Để xác định chính xác đối tượng hạch toán chi phí cần căn cứ vào: - Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: Sản xuất giản đơn hay phức tạp - Loại hình sản xuất: Đơn chiếc, sản xuất hàng loạt nhỏ hay sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn. - Yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh: Với trình độ cao có thể chi tiết đối tượng hạch toán chi phí sản xuất ở các góc độ khác nhau, ngược lại với trình độ thấp thì đối tượng đó có thể bị thu hẹp lại. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân bổ các chi phí sản xuất trong phạm vị giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Trong các doanh nghiệp xây lắp phương pháp hạch toán chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp hạch toán theo từng công trình, hạng mục công trình, theo đơn đặt hàng, theo từng bộ phận sản xuất xây lắp … Nội dung chủ yếu của các phương pháp này là kế toán mở thẻ (hoặc sổ) chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí liên quan đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí phát sinh cho đối tượng theo từng khoản mục. Phương pháp trực tiếp: Các chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến đối tượng nào (công trình, hạng mục công trình …) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng ( công trình, hạng mục công trình …) đó. Phương pháp này chỉ áp dụng được khi chi phí có thể tập hợp trực tiếp cho đối tượng chịu phí. Việc sử dụng phương pháp này có ưu điểm lớn vì đây là cách tập hợp chi phí chính xác nhất, đồng thời lại theo dõi được một cách trực tiếp các chi phí liên quan đến đối tượng cần theo dõi. Tuy nhiên sử dụng phương pháp này tốn nhiều thời gian và công sức do có rất nhiều chi phí liên quan đến một đối tượng và rất khó để theo dõi riêng các chi phí này. Trong thực tế phương pháp này được sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp xây dựng cơ bản do nó tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán tính giá thành và người quản lý đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Phương pháp hạch toán theo đơn đặt hàng: Toàn bộ các chi phí phát sinh đến đơn đặt hàng nào thì được hạch toán tập hợp riêng cho đơn đặt hàng đó. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng số chi phí phát sinh từ khi khởi công đến khi hoàn thành được hạch toán riêng theo đơn đặt đó là giá thành thực tế của đơn đặt hàng. Phương pháp hạch toán theo từng bộ phận xây lắp: Các bộ phận sản xuất xây lắp như công trường của các đội thi công, các tổ sản xuất thường thực hiện theo phương pháp này. Theo phương pháp này các đội có thể nhận khoán một khối lượng xây lắp nhất định theo hợp đồng khoán gọn. Do đó việc hạch toán chi phí phát sinh theo từng bộ phận sản xuất phù hợp với giá khoán khối lượng xây lắp đã thực hiện trong kỳ. 3. Tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. 3.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng sản phẩm xây lắp nhất định. Sản phẩm xây lắp có thể là kết cấu công việc hoặc giai đoạn công việc có thiết kế và dự toán riêng, có thể là hạng mục công trình hoặc công trình hoàn thành toàn bộ. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ mà không phải bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể phản ánh mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm qua sơ đồ dưới đây: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Qua sơ đồ ta thấy: Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ 3.2. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 3.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Khái niệm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính (như gạch, xi măng, sắt… ), nguyên vật liệu phụ (như sơn, đinh, silicat…), nhiên liệu (như xăng, dầu, chất đốt…), bảo hộ lao động và các phụ tùng khác. Trong giá thành sản phẩm xây dựng, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm một tỷ trọng lớn. Chi phí này được hạch toán riêng cho từng công trình. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không bao gồm các chi phí nguyên vật liệu đã tính vào chi phí sử dụng máy thi công hoặc đã tính vào chi phí sản suất chung, giá trị thiết bị nhận lắp đặt. Đối với doanh nghiệp áp dụng tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì giá thực tế vật liệu sử dụng cho công trình không bao gồm thuế giá trị gia tăng. Còn đối với doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì giá thực tế vật liệu sử dụng cho công trình bao gồm cả thuế giá trị gia tăng. Vật liệu sử dụng cho xây dựng công trình, hạng mục công trình nào thì phải tính trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc, theo giá thực tế vật liệu và theo số lượng thực tế vật liệu đã sử dụng. Cuối kỳ hạch toán hoặc khi công trình hoàn thành tiến hành kiểm kê vật liệu còn lại nơi sản xuất ( nếu có ) để ghi giảm trừ chi phí nguyên vật liệu sử đụng cho công trình , hạng mục công trình. Trong trường hợp vật liệu xuất dùng cho nhiều công trình không thể hạch toán riêng cho từng công trình được thì kế toán áp dụng phương pháp phân bổ theo tiêu thức thích hợp. Ta sử dụng công thức sau: c Ci = x ti t Trong đó: C: Tổng chi phí nguyên vật liệu cần phân bổ. T: Tổng tiêu thức phân bổ cho tất cả đối tượng. Ci: Chi phí nguyên vật liệu phân bổ cho đối tượng i. ti: Tổng tiêu thức phân bổ của đối tượng i. Từ đó xác định được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế đã sử dụng trong kỳ theo công thức sau: Chi phí thực tế NVLTT trong kỳ = Trị giá NVL xuất đưa vào sử dụng - Trị giá NVL còn lại cuối kỳ chưa sử dụng - Trị giá phế liệu thu hồi ( nếu có) 3.2.1.2. Tài khoản sử dụng. - TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: TK này dùng phản ánh các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế cho hoạt động xây lắp. TK này được mở chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí: từng công trình xây dựng, hạng mục công trình, đội xây dựng… - Kết cấu + Bên Nợ. Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ, lao vụ trong kỳ hạch toán. + Bên Có. Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết được nhập lại kho. Kết chuyển hoặc tính phân bổ trị giá nguyên vật liệu thực sự sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ vào các tài khoản liên quan + Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ. Phương pháp hạch toán. Khi mua nguyên vật liệu sử dụng ngay cho sản xuất xây lắp trong kỳ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng hoặc xuất nguyên vật liệu sử dụng cho hoạt động xây lắp trong kỳ, ghi: Nợ TK 621- Chi phí NVL trực tiếp (giá chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có ) Có TK 331, 111, 112… Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu. Số vật liệu đã xuất ra không sử dụng hết vào hoạt động xây lắp cuối kỳ nhập lại kho, ghi: Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu. Có TK 621- Chi phí NVL trực tiếp. Cuối kỳ hạch toán căn cứ vào kết quả bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng đối tượng, ghi: Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: TK 111, 112, 331 TK 621 TK 154(1) Nguyên vật liệu mua ngoài xuất thẳng cho xây lắp K/c chi phí NVL TK 133 trực tiếp Thuế GTGT được khấu trừ TK 152 Xuất NVL cho sản xuất Vật liệu dùng không nhập kho 3.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Khái niêm. Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ số tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất ổn định của công nhân trực tiếp xây lắp thuộc doanh nghiệp và số tiền lao động thuê ngoài trực tiếp xây lắp để hoàn thành sản phẩm xây lắp. Chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm tiền lương công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công, tiền lương công nhân xây lắp và vận chuyển ngoài phạm vi công trường, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ ) tính trên quỹ lương công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán vào chi phí sản xuất theo đối tượng tập hợp chi phí ( công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng ..). Trong trường hợp chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng thì sẽ được phân bổ cho các đối tượng theo phương pháp thích hợp ( theo định mức tiền lương của từng công trình, theo tỷ lệ so với khối lượng xây lắp hoàn thành…). Tài khoản sử dụng. - TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp: TK này phản ánh tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp xây lắp bao gồm cả công nhân do doanh nghiệp nghiệp quản lý và cả công nhân thuê ngoài. TK này cũng được mở chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí: từng công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng … Kết cấu. + Bên Nợ Chi phí nhân công trực tiếp tham gia sản xuất, thực hiện lao vụ, dịch vụ. + Bên Có Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp và tài khoản tính giá thành + Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ. Phương pháp hạch toán. Căn cứ vào bảng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp tham gia hoạt động xây lắp ( kể cả tiền công cho công nhân thuê ngoài), ghi: Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 334- Phải trả công nhân viên Trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp, ghi: Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335- Chi phí phải trả Cuối kỳ kế toán tính, phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp và các khoản trích theo lương theo đối tựợng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, ghi: Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp: TK 334 TK 622 TK 154(1) Tính lương phải trả cho nhân công trực tiếp K/c chi phí nhân công TK 335 trực tiếp Trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công. Khái niệm. Chi phí sử dụng máy thi công là chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lượng công tác xây lắp bằng máy. Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời. - Chi phí tạm thời: Là nững chi phí liên quan đến việc lắp ráp, chạy thử, vận chuyển máy phục vụ sử dung máy thi công trong từng thời kỳ (phân bổ theo tiêu thức thời gian sử dụng). - Chi phí thường xuyên: Là những chi phí hàng ngày cần thiết cho việc sử dụng máy thi công bao gồm tiền khấu hao máy móc thiết bị, tiền thuê máy, tiền lương công nhân điều khiển máy, nhiên liệu, động lực, vật liệu dùng cho máy, chi phí sửa chữa thường xuyên và các chi phí khác. Tài khoản sử dụng. - TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công: TK này sử dụng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp. TK này chỉ sử dụng để hạch toán chi phí sử dụng xe, máy thi công đối với trường hợp doanh nghiệp xây lắp thực hiện xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn bằng máy thì không sử dụng TK 623, các chi phí xây lắp được hạch toán trực tiếp vào TK 621, 622, 627. Không hach toán vào TK 623 khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên tiền lương phải trả của công nhân sử dụng máy thi công. Kết cấu + Bên Nợ Tập hợp chi phí máy thi công phát sinh + Bên Có Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào tài khoản tính giá thành + Tài khoản 623 không có số dư cuối kỳ. - TK 623 có 6 TK cấp 2 + TK 6231- Chi phí nhân công: Phản ánh lương chính, lương phụ, phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công. TK không phản ánh khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên tiền lương phải trả của công nhân lái xe, máy thi công, khoản này được hạch toán vào TK 627-Chi phí sản suất chung. + TK 6232- Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí nhiên liệu, vật liệu khác phục vụ xe, máy thi công. + TK 6233- Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh công cụ, dụng cụ lao động liên quan đến hoạt động xe, máy thi công. + TK 6234- Chi phí khấu hao máy thi công: Phản ánh khấu hao máy móc thi công sử dụng vào hoạt động xây lắp công trình. + TK 6237- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài như thuê sửa chữa xe, máy thi công, bảo hiểm xe, máy thi công, chi phí điện nước, tiền thuê TSCĐ, chi phí phải trả cho nhà thầu phụ … + TK 6238- Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh các chi phí bằng tiền phục vụ cho hoạt động của xe, máy thi công. Phương pháp hạch toán. 3.2.3.3.1. Trường hợp máy thi công thuê ngoài. Khi trả tiền thuê xe, máy thi công. Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có ) Có TK 111, 112, 331 Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển chi phí thuê máy thi công. Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 627- Chi phí sản xuất chung 3.2.3.3.2. Trường hợp từng đội xây lắp có máy thi công riêng biệt và có phân cấp hạch toán cho đội máy có tổ chức kế toán riêng. Tập hợp chi phí liên quan tới hoạt động của đội máy thi công. Nợ TK 621, 622, 627 Có TK 152, 334, 331, 111… Tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công trên TK 154 Nợ TK 154- Chi tiết sử dụng máy Có TK 621, 622, 627 Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức cung cấp lao vụ xe máy lẫn nhau giữa các bộ phận, căn cứ vào giá thành ca xe máy ghi: Nợ TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công Có TK 154- Chi tiết sử dụng máy Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức bán lao vụ máy lẫn nhau giữa các bộ phận trong nội bộ, ghi: Nợ TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 511, 512 Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp 3.2.3.3.3. Trường hợp không tổ chức đội máy thi công riêng hoặc tổ chức đội máy thi công riêng nhưng không tổ chức kế toán cho đội thi công. Máy thi công sử dụng cho nhiều công trình. Căn cứ vào số tiền lương (không bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ ), tiền công phải trả cho công nhân điều khiển máy, phục vụ máy ghi: Nợ TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công Có TK 334- Phải trả công nhân viên Có TK 111- Tiền mặt Khi xuất kho hoặc mua nhiên liệu, vật liệu phục vụ cho xe, máy thi công Nợ TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có ) Có TK 152, 153 (xuất kho) Có TK 111, 112, 331(mua ngoài) Khấu hao xe, máy thi công sử dụng cho đội máy thi công ghi: Nợ TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công Có TK 214- Hao mòn TSCĐ Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 009- Nguồn vốn khấu hao Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh phục vụ cho xe, máy thi công. Nợ TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có ) Có TK 111, 112, 331 Phân bổ và kết chuyển vào từng công trình Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công Máy thi công sử dụng cho một công trình. Xuất, mua nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu cho máy thi công Nợ TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có ) Có TK 152, 153 (nếu xuất kho) Có TK 111, 112, 331(nếu mua ngoài) Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển máy. Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 334- Phải trả công nhân viên Khấu hao máy thi công, BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên tiền lương phải trả cho công nhân điều khiển máy thi công, chi phí sửa chữa máy Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có ) Có TK 214, 336, 111, 112, 241, 338 Ghi đơn bên Nợ TK 009-Nguồn vốn khấu hao (khi trích khấu hao) Kết chuyển hoặc tính phân bổ chi phí sử dụng máy thi công. Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621, 622, 627- Chi tiết chi phí máy thi công Hạch toán chi phí sản xuất chung. 3.2.4.1. Khái niệm và cách thức phân bổ. Chi phí sản suất chung là những chi phí phục vụ sản xuất của đội xây dựng nhưng không tính trực tiếp cho từng đối tượng cụ thể được. Chi phí này bao gồm: Lương nhân viên quản lý đội, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội, công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân điều khiển máy thi công, chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ và các chi phí khác phát sinh trong kỳ liên quan dến hoạt động của đội … Các khoản chi phí sản suất chung thường được hạch toán riêng theo từng địa điểm phát sinh chi phí nên kế toán phải tiến hành phân bổ cho các đối tượng theo tiêu thức phù hợp như: tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp, giờ sử dụng máy thi công … Công thức phân bổ: = Mức chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bổ x Tiêu thức phân bổ cho từng đối ._.tượng Tổng tiêu thức phân bổ Tài khoản sử dụng. - TK 627- Chi phí sản suất chung: TK này dùng phản ánh các chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng gồm: Lương của nhân viên quản lý đội xây dựng, các khoản trích theo tiền lương theo tỷ lệ nhất định(19%) của nhân viên quản lý đội và công nhân trực tiếp tham gia xây lắp, chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ và các chi phí khác phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động của đội …TK này được mở chi tiết theo đội, công trường xây dựng … Kết cấu. + Bên Nợ. Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ. + Bên Có. Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm. + Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ. - TK 627 có 6 TK cấp 2 + TK 6271- Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh các khoản tiền lương, lương phụ, phụ cấp lương, phụ cấp lưu động phải trả chio nhân viên quản lý đội xây dựng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội xây dựng, của công nhân xây lắp, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội ( thuộc biên chế của doanh nghiệp). + TK 6272- Chi phí vật liệu. + TK 6273- Chiphí dụng cụ sản xuất. + TK 6274- Chi phí khấu hao TSCĐ. + TK 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài. + TK 6278- Chi phí khác bằng tiền. Phương pháp hạch toán. Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên của đội xây dựng, tiền ăn ca của nhân viên quản lý đội xây dựng, của công nhân xây lắp, ghi: Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung Có TK 334- Phải trả công nhân viên Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ (19%) trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân điều khiển máy và nhân viên quản lý đội, ghi: Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung Có TK 338- Phải trả phải nộp khác Khi xuất nguyên liêu, vật liệu, công cụ dụng cụ cho đội xây dựng Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu Có TK 153- Công cụ dụng cụ (khấu hao một lần) Có TK 142- Chi phí trả trước (khấu hao nhiều lần) Khi trích khấu hao Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung Có TK 214- Hao mòn TSCĐ Đồng thời ghi đơn Nợ TK 009- Nguồn vốn khấu hao Chi phí khác Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có ) Có TK 111, 112, 331 Phát sinh các khoản giảm chi phí sản xuất chung trong kỳ Nợ TK 111, 138, 152… Có TK 627- Chi phí sản xuất chung Cuối kỳ hạch toán căn cứ vào bảng phân bổ chi phí sản xuất chung kết chuyển cho các công trình, hạng mục công trình có liên quan. Nợ TK 154- Chi phi sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 627- Chi phí sản xuất chung Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản suất chung: TK 334 TK 627 TK 154 Tiền lương cho nhân viên quản lý đội TK 338 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ Kết chuyển chi cho cnsxuất, cnlmáy,nvqlđội phí sxc TK 152.153 Xuất vật liệu, ccdc cho quản lý đội TK 335,142 Trích trước hoặc phân bổ chi phí TK 111,152… TK 214 Khấu hao TSCĐ dùng qlđội TK 111,112,331 Các khoản ghi giảm chi phí sxc Chi phí bằng tiền dv mua ngoài TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ 3.2.5. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 3.2.5.1. Tổng hợp chi phí sản xuất. Tài khoản sử dụng. - TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: TK này dùng tổng hợp chi phí sản xuất – kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp và áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho là kê khai thường xuyên. TK này được mở chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí Kết cấu. + Bên Nợ. Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung kết chuyển cuối kỳ. + Bên Có. Giá trị phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa được. Giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình… ban giao. + Số dư bên Nợ. Chi phí sản xuất- kinh doanh còn dở dang cuối kỳ. - TK 154 có 4 TK cấp 2 + TK 1541- Xây lắp: Dùng để tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp và phản ánh giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ. + TK 1542- Sản phẩm khác: Dùng tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm khác và phản ánh giá trị sản phẩm khác dở dang cuối kỳ. + TK 1543- Dịch vụ: Dùng để tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành dịch vụ và phản ánh chi phí dịch vụ dở dang cuối kỳ. + TK 1544- Chi phí bảo hành xây lắp: Dùng để tổng hợp chi phí bảo hành công trình xây dựng, lắp đặt thực tế phát sinh trong kỳ và giá trị công trình bảo hành xây lắp còn dở dang cuối kỳ. 3.2.5.1.2. Phương pháp hạch toán. Căn cứ vào đối tượng hạch toán chi phí và phương pháp hạch toán chi phí đã xácđịnh tương ứng, cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu TK, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung cho công trình, hạng mục công trình … Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công Có TK 627- Chi phí sản xuất chung Giá trị ghi giảm chi phí Nợ TK 152- Phế liệu thu hồi, vật liệu thừa nhập kho Nợ TK 1381- Trị giá sản phẩm hỏng không sửa được Nợ TK 138, 334, 821- Xử lý thiệt hại Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 3.2.5.2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Trong sản xuất xây lắp sản phẩm dở dang được xác định bằng phương pháp kiểm kê hàng tháng. Việc tính giá sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và chủ đầu tư. Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm dở dang là tổng chi phí phát sinh từ khi khởi công đến cuối tháng đó. Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý (xác được giá dự toán ) thì giá trị sản phẩm dở dang là khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được tính chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn, tổ hợp công việc đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán của chúng. Trị giá của khối lượng xây lắp dở dang được xác định theo công thức. Giá trị của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ = Chi phí SX-KD dở dang đầu kỳ + Chi phí SX-KD phát sinh trong kỳ x Giá trị của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán Giá trị của khối lượng xây lắp hoàn thành theo dự toán + Giá trị của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán 3.2.6. Tính giá thành công trình hoàn thành. 3.2.6.1. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp. Giá thành dự toán: Là tổng số chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình. Giá thành dự toán được xác định theo định mức và khung giá quy định áp dụng cho từng vùng lãnh thổ. Giá thành dự toán nhỏ hơn giá trị dự toán công trình ở phần thu nhập chịu thuế tính trước (thu nhập chịu thuế tính trước được tính theo định mức quy định) Giá thành dự toán = Giá trị dự toán - Lợi nhuận chịu thuế tính trước Giá thành kế hoạch: Là giá thành xác định xuất phát từ những điều kiện cụ thể ở mỗi đơn vị xây lắp trên cơ sở biện pháp thi công, các định mức, đơn giá áp dụng trong đơn vị Mối liên hệ giữa giá thành kế hoạch và giá thành dự toán: Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành dự toán Giá thành thực tế: Là toàn bộ các chi phí thực tế để hoàn thành bàn giao khối lượng xây lắp mà đơn vị đã nhận thầu, giá thành thực tế được xác định theo số liệu kế toán. 3.2.6.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên của toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp và có ý nghĩa quan trọng trong việc tính chính xác giá thành sản phẩm xây lắp. Yêu cầu đặt ra là xác định đối tượng tính giá thành càng gần với đối tượng tập hợp chi phí thì càng tốt và việc tập hợp chi phí sản xuất phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành. Với đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản là sản phẩm mang tính đơn chiếc và có dự toán thiết kế riêng nên đối tượng tính giá thành thường trùng với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất xây lắp. Do đó, đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp là từng công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công việc hoàn thành ban giao (có dự toán riêng) 3.2.6.3. Phương pháp tính giá thành. Để tính giá thành công tác xây lắp hoàn thành có thể áp dụng nhiều phương pháp như: phương pháp tính giá thành trực tiếp ( giản đơn ), phương pháp theo đơn đặt hàng, phương pháp theo định mức tuỳ theo đốt tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Trong sản xuất xây lắp, sản phẩm cuối cùng là các công trình, hạng mục công trình xây dựng xong và đưa vào sử dụng, do đó hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp tính được giá thành sản phẩm đó. Giá thành các hạng mục công trình xây lắp đã hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng cộng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến khi hoàn thành, những chi phí này được hạch toán trên các sổ (thẻ) chi tiết chi phí sản xuất. Tuy nhiên, do đặc điểm của sản xuất xây lắp và phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành, trong kỳ báo cáo có thể có một bộ phận công trình hoặc khối lượng ( xác định được giá dự toán)… hoàn thành được thanh toán với chủ đầu tư. Vì vậy, trong từng thời kỳ báo cáo ngoài việc tính giá thành các hạng mục công trình đã hoàn thành phải tính giá thành khối lượng công tác xây lắp hoàn thành và bàn giao trong kỳ. Giá thành công tác xây lắp trong kỳ báo cáo được tính theo công thức: Giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành = Chi phí SX-KD dở dang đầu kỳ + Chi phí SX-KD phát sinh trong kỳ - Chi phí SX-KD dở dang cuối kỳ Để phục vụ cho mục đích so sánh phân tích chi phí sản xuất và giá thành với dự toán giá thành xây lắp có thể chi tiết theo khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản suất chung. Thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp Tháng … năm … Tên công trình, hạng mục công trình … Chỉ tiêu Tổng số Theo khoản mục chi phí Vật liệu trực tiếp Nh/công trực tiếp Máy thi công Chi phí sx chung CFSX-KD đầu kỳ CFSX-KDFS trong kỳ CPSX-KDD cuối kỳ Giá thành Sp hoàn thành Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm: TK 621 TK 154 TK 111,152.. Chi phí NVL trực tiếp Các khoản ghi giảm chi phí TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp TK 623 TK 632 Chi phí máy thi công TK 627 Giá thành thực tế Chi phí sản xuất chung 4. Hệ thống sổ kế toán. Tổ chức hệ thống sổ “Nhật ký – sổ cái”. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi ghép theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ. 4.1.1. Điều kiện vận dụng. Được áp dụng trong các loại hình kinh doanh, hoạt động đơn giản quy mô nhỏ ít lao động kế toán, không có nhu cầu về chuyên môn hoá lao động. 4.1.2. Đặc điểm tổ chức sổ. Hệ thống sổ tổng hợp chỉ có một quyển sổ thực hiện cả hai chức năng ghi nhật ký và ghi Sổ cái Hệ thống sổ chi tiết số lượng phụ thuộc vào yêu cầu hạch toán chi tiết của từng đơn vị cho từng dối tượng. Sổ chi tiết được ghi song song với sổ tổng hợp cùng nguồn số liệu chứng từ gốc Quy trình hạch toán: Chứng từ kế toán Ghi sổ chi tiết cho TK 621, 622, (623), 627, 154. Bảng tính giá thành sản phẩm Nhật ký- Sổ cái Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu 4.2. Tổ chức hệ thống sổ “Nhật ký chung”. Theo hình thức này tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh vào số Nhật ký chung theo thứ tự thời gian. Sau đó lấy số liệu liên quan trên sổ Nhật ký chung làm căn cứ ghi Sổ cái. 4.2.1.Điều kiện vận dụng. Sử dụng lao độmg thủ công được áp dụng trong các trường hợp sau: Loại hình kinh doanh đơn giản. Quy mô hoạt động vừa và nhỏ. Trình độ kế toán thấp . Có nhu cầu phân cấp lao động chuyên môn hoá. Sử dụng lao động kế toán bằng máy thì phù hợp với mọi loại hình hoạt động, quy mô và trình độ kế toán. Đặc điểm tổ chức hạch toán. Sổ Nhật ký chung Là loại sổ bắt buộc Cơ sở ghi là các chứng từ gốc Mục đích ghi sổ là hệ thống hoá chứng từ gốc theo chức năng và dùng để ghi sổ cái Sổ Nhật ký đặc biệt. Là loại sổ không bặt buộc, mở theo nhu cầu hạch toán của doanh nghiệp. Mục đích ghi sổ là tập hợp theo thứ tự thời gian các chứng từ liên quan đến một phần hành cụ thể làm cơ sở để ghi Sổ cái tương ứng. Sổ cái Là loại sổ bắt buộc được mở theo đối tượng và ghi theo định kỳ Chức năng dùng tập hợp, phân loại các chứng từ gốc liên quan đến một đối tượng tương ứng. Mục đích hạch toán dùng tổng hợp số liệu liên quan đến một đối tượng hạch toán riêng biệt và là căn cứ để lập báo cáo tài chính. Hệ thống sổ chi tiết số lượng phụ thuộc vào yêu cầu hạch toán chi tiết của từng đơn vị cho từng đối tượng bao gồm các loại sổ như: Sổ chi tiết các tài khoản 621, 622, 623, 627, 154…bảng thanh toán, tổng hợp, phân bổ lương, bảng tổng hợp chi phí thuê máy thẻ tính giá thành … Quy trình hạch toán Chứng từ Sổ chi tiết TK 621, 622, (623), 627, 154 Bảng tính giá thành sản phẩm Nhật ký chung Nhật ký đặc biệt Sổ cái TK 621, 622, (623), 627, 154 Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu 4.3. Tổ chức hệ thống sổ “Chứng từ- ghi sổ”. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải căn cứ vào chứng từ gốc để lập Chứng từ -ghi sổ trước khi vào sổ kế toán 4.3.1. Điều kiện vận dụng. Sử dụng lao độmg thủ công được áp dụng trong các trường hợp sau: Loại hình kinh doanh đơn giản, quy mô hoạt động vừa và nhỏ Trình độ kế toán thấp . Có nhu cầu phân cấp lao động chuyên môn hoá. Sử dụng lao động kế toán bằng máy thì phù hợp với mọi loại hình hoạt động, quy mô và trình độ kế toán. Đặc điểm tổ chức hạch toán. Chứng từ -ghi sổ. Mở theo nguyên tắt tờ rời. Định khoản các nghiệp vụ trên chứng từ. Cơ sở hạch toán là các chứng từ gốc cùng loại, từng đối tượng hoặc tập hợp chứng từ gốc cho các loại gắn trên một chỉ tiêu. Sổ đăng ký chứng từ -ghi sổ. Dùng để đăng ký thứ tự của các chứng từ -ghi sổ phần hành Dùng đối chiếu kiểm tra số liệu Sổ cái vào ngày cuối kỳ Cơ sở hạch toán là các chứng từ -ghi sổ. Sổ cái . Dùng ghi toàn bộ tư liệu về một đối tượng: dư, phát sinh nợ, có. Cơ sở ghi là các chứng từ -ghi sổ Hệ thống sổ chi tiết bao gồm: Sổ tiền mặt, Sổ tiền gửi ngân hàng (gửi, rút và còn lại) sổ (thẻ) kho (nhập, xuất, tồn), sổ chi tiết TSCĐ, sổ chi tiết thanh toán với người bán, sổ chi tiết doanh thu… Quy trình hạch toán. Chứng từ gốc Chứng từ- ghi sổ Sổ cái TK 621, 622, (623), 627, 154 Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Sổ đăng ký chứng từ- ghi sổ Sổ chi tiết TK 621, 622, (623), 627, 154 Bảng tính giá thành sản phẩm Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu 4.4. Tổ chức hệ thống sổ “Nhật ký – chứng từ”. Nhật ký – chứng từ là sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của TK kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các TK đối ứng Nợ. 4.4.1. Nguyên tắc vận dụng. Thiết kế phát sinh Có của TK trên các Nhật ký -chứng từ. Chi tiết toàn bô phát sinh Nợ của một TK trên hệ thống một sổ cái. Kết hợp quy trình hạch toán chi tiết và tổng hơp trên cùng một trang sổ Nhật ký- chứng từ trong cùng một lần ghi. Kết hợp tính toán sẵn một số chỉ tiêu trên báo cáo tài chính khi ghi chép các Nhật ký- chứng từ. 4.4.2. Đặc điểm tổ chức sổ. Sổ Nhật ký- chứng từ Nhật ký- chứng từ mở cho một TK: Nhật ký – chứng từ từ số 1 đến số 6, số 10 là Nhật ký – chứng từ đa năng. Nhật ký – chứng từ mở cho một số TK có quan hệ về nội dung kinh tế trong tính toán các chỉ tiêu quản ký kinh tế: Nhật ký – chứng từ số 7 (mở cho tất cả các loại chi phí ), số 8( tiêu thụ và kết quả ), số 9 (TSCĐ) Sổ cái. Số lượng bằng số lượng TK tổng hợp sử dụng. Kết cấu: số liệu chi tiết phát sinh Nợ, phát sinh Có. Sổ phụ dùng để ghi Nhật ký – chứng từ có 3 loại sau: Bảng phân bổ. Bảng kê. Sổ chi tiết như: Sổ chi tiết tiền vay, sổ chi tiết phải trả người bán, sổ chi tiết phải thu khách hàng, sổ chi tiết TSCĐ, sổ chi tiết tiêu thụ. Quy trình hạch toán. Chứng từ chi phí và các bảng phân bổ Bảng kê số 4 Bảng kê số 6 Bảng kê số 5 Nhật ký – chứng từ số 7 Thẻ tính giá thành Báo cáo tài chính Sổ cái TK 621, 622, (623), 627, 154 Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu Phần 2 Thực tế tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 7- vinaconex 1. Khái quát chung về Công ty xây dựng số 7. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Công ty xây dựng số 7 (thuộc tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam – VINACONEX) trước đây là công ty xây dựng số 9 trực thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam Bộ xây dựng ( tên giao dịch quốc tế là VINANICO) được thành lập theo quyết định số 170A/BXD-TCLĐ ngày 5 tháng 5 năm 1993 với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: Xây dựng công trình công nghiệp, công cộng, nhà ở và xây dựng khác Sản xuất vật liệu xậy dựng (gạch, ngói, tấm lợp, đá ốp lát) Sản xuất cấu kiện bêtông Kinh doanh vật liệu xây dựng Ngày 19 tháng 7 năm 1995 theo quyết định số 703/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ xây dựng đổi tên công ty xây dựng số 9 (VINANICO) thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam thành công ty xây dựng số 9-1. Tên giao dịch là VINANICO Ngày 02/01/1996 theo quyết định số 02/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ xây dựng đổi tên công ty xây dựng số 9-1 thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam thành công ty xây dựng số 7 tên giao dịch VINACONCO 7 Ngày 19/02/2002 theo quyết định số 2065/QĐ-BXD của Bộ Xây Dựng Công ty chuyển đổi hình thức từ sở hữu Nhà nước sang hình thức cổ phần với tên giao dịch là Công ty cổ phần xây dựng số 7- VINACONEX-No7 Tóm lại, các ngành kinh doanh của công ty hiện nay là: - Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông đường bộ các cấp, cầu cống, thuỷ lợi, bưu điện, nền móng, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị & khu công nghiệp, các công trình đường dây, trạm biến thế điện đến 110KV; thi công san đắp nền móng, sử lý nền đất yếu; các công trình xây dựng cấp thoát nước; lắp đặt đường ống công nghệ & áp lực, điện lạnh. - Xây dựng phát triển nhà, kinh doanh bất dộng sản. Sửa chữa, thay thế, lắp đặt các loại máy móc thiết bị, các loại kết cấu bêtông, kết cấu thép, các hệ thống kỹ thuật công trình( thang máy, điều hoà , thông gió, phòng cháy, cấp thoát nước ...) - Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng( sản xuất kính dán cao cấp, cấu kiện bêtông, bêtông thương phẩm) - Nghiên cứu đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư phát triển công nghệ thông tin, sản xuất vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị xây dựng. - Các dịch vụ cho thuê xe máy, thiết bị, các dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe máy, kinh doanh thiết bị xây dựng. - Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi đăng ký & phù hợp với quy định của pháp luật. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong hai năm gần đây Tổng Công ty vinaconex Vinaconco7 Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Mã số Năm 2000 Năm 2001 -Tổng doanh thu 01 55.802.716.525 63.303.243.137 Trong đó: doanh thu hàng xuất khẩu 02 -Các khoản giảm trừ(04+05+06) 03 300.184.173 +Giảm giá 04 300.184.173 +Trị gia hàng bán bị trả lại 05 +Thuế tiêu thụ đặc điệt, thuế XNK phải nộp 06 1.Doanh thu thuần(01-03) 10 55.802.716.525 63.003.058.964 2. Giá vốn hàng bán 11 50.947.745.739 58.747.087.842 3. Lợi nhuận gộp(10-11) 20 4.854.970.786 4.556.160.295 4. Chi phí bán hàng 21 47.782.350 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 3.597.790.293 3.504.509.689 6.Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD(20-(21+22)) 30 1.257.180.493 1.003.868.256 -Thu nhập hoạt động tài chính 31 10.000.000 27.892.297 - Chi phí hoạt động tài chính 32 578.275.786 704.436.274 7.Lợi nhuận hoạt động tài chính (31-32) 40 -568.275.786 676.543.977 - Các khoản thu nhập bất thường 41 243.774.864 524.091.313 - Chi phí hoạt động bất thường 42 259.034.678 8. Lợi nhuận bất thường (41-42) 50 -15.259.814 524.091.313 9. Tổng lợi nhuận trước thuế (30+40+50) 60 673.644.893 851.415.592 10. Thuế lợi nhuận phải nộp 70 168.411.224 212.853.898 11. Lợi nhuận sau thuế 80 505.233.671 638.561.694 12. Vốn kinh doanh 7.758.000.000 8.853.000.000 13. Số lao động (người) 793 822 14. Thu nhập bình quân tháng (đồng\tháng) 756.560 829.150 *Thống kê nhân sự năm 2001 Chia ra: STT Nghề nghiệp Tổng số( người) 1 Kỹ sư 95 2 Kỹ thuật viên 56 3 Công nhân kỹ thuật Bậc <=4 Bậc >4<=7 622 260 362 4 Kinh tế &các ngành khác 49 1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ. Khi tiếp nhận thông báo mời thầu Công ty chuẩn bị hồ sơ dự thầu Lưu đồ đầu thầu: Tiếp nhận thông báo Mua hồ sơ Chuẩn bị hồ sơ Nộp hồ sơ Trúng thầu Không trúng thầu Lưu hồ sơ Đàm phán Ký kết HĐKT Tổ chức thực hiện Nếu trúng thầu Công ty sẽ tổ chức thực hiện theo qui trình công nghệ sau: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất: Khảo sát & thăm dò Thiết kế Thi công phần móng công trình Thi công phần khung bê tông cốt thép Xây thô công trình Lắp đặt hệ thống điện, nước và các TB khác Hoàn thiện công trình Kiểm tra & nghiệm thu Bàn giao & quyết toán công trình Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu trúng thầu, sau khi ký kết hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư & nhà thầu công ty sẽ tổ chức & điều hành sản xuất theo sơ đồ: “ Sơ đồ tổ chức hiện trường” Giám đốc công ty: là người đại diện đơn vị thầu, ký kết Hợp đồng kinh tế với Chủ đầu tư, có trách nhiệm chỉ đạo theo đúng những điều đã cam kết trong hợp đồng, chịu trách nhiệm trước Chủ công trình, thủ trưởng cấp trên và pháp luật nhà nước. Chủ nhiệm công trình: là chỉ huy Công trường, được giám đốc giao nhiệm vụ và dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc công ty. Chủ nhiệm công trình có trách nhiệm tổ chức và quản lý công trường thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất, các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật và tiến độ thi công. Giúp việc cho Chủ nhiệm công trình có các cán bộ, nhân viên nghiệp vụ: *Bộ phận kế hoạch, kỹ thuật, quản lý chất lượng, an toàn lao động: Gồm các kỹ sư xây dựng, kỹ sư điện, kỹ sư cấp thoát nước có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra công việc thi công Công trình. - Chuẩn bị các tài liệu hoàn công để nghiệm thu kỹ thuật các hạng mục công trình và các công việc giai đoạn…Cùng với cán bộ kinh tế làm tài liệu thanh quyết toán các giai đoạn và toàn công trình. Các nhân viên trắc đạt cũng ở trong tổ kỹ thuật để thực hiện các công việc phục vụ kỹ thuật thi công . - Các bộ KCS thường xuyên ở công trường, theo dõi chất lượng và tham gia trong Ban nghiệm thu kỹ thuật, giúp lãnh đạo Công ty giám sát chất lượng thi công - Cán bộ an toàn: Là thường trực của Ban an toàn công trường, thường xuyên cùng với cán bộ kỹ thuật và các an toàn viên, vệ sinh viên thực hiện nội quy, hướng dẫn, kiểm tra mọi người thức hiện nội quy an toàn của công trường, đồng thời sử lý các vi phạm nội quy an toàn lao động và phòng cháy nổ. *Bộ phận hành chính kế toán: - Kế toán giúp chủ nhiệm làm các tài liệu kinh tế của công trình(tính toán khối lượng thanh quyết toán các phần việc, công đoạn và toàn bộ, thống kê báo cáo khối lượng giá trị thực hiện, dự thảo các hợp đồng khoán cho các đội, tổ) - Tổ hành chính, y tế chăm lo đời sống ăn ở, sức khoẻ cho cho cán bộ công nhân viên của toàn công trường. Cán bộ hành chính: lo mua sắm các trang thiết bị phục vụ ăn, ở công trường như : lán trại, nhà ăn, nhà bếp, nước sinh hoạt, các hoạt động văn hoá… - Cán bộ y tế: Công trường bố trí 01 y tế chăm sóc sức khoẻ, phát thuốc thông thường, sơ cứu khi có tai nạn lao động sảy ra, hướng dẫn, kiểm tra vệ sinh môi trường. Tổ chức hợp đồng với các cơ quan y tế, bệnh viện để khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân công trường. *Bộ phận vật tư, kho tàng, bảo vệ: - Mua và chuyên chở về công trường vật tư, thiết bị theo kế hoạch sản xuất, bảo quản và cấp phát vật tư theo kế hoạch và phiếu xuất được Chủ nhiệm công trình duyệt. - Các nhân viên bảo vệ: có tinh thần bảo vệ tài sản, vật tư, thiết bị, tuần tra chống phá hoại và gây mất trật tự xã hội trong công trường. *Các đơn vị sản xuất: - Tổ thi công cơ giới 1: thực hiện thi công phần ép cọc, cẩu cốp pha, cốt thép bằng cầu KATO, bơm bêtông bằng máy bơm Mishubishi… - Tổ thi công cơ giới 2: Vận hành máy thăng, máy bơm, máy trộn bêtông, hệ thống điện thi công và sinh hoạt. Thực hiện các công việc sửa chữa nhỏ tại công trường. - Tổ cốt thép: Thực hiện công việc gia công lắp dựng các cấu kiện kim loại, các cấu kiện cốt thép. - Tổ cốp pha: Gia công lắp đặt cốp pha tại hiện trường. Bảo quản sửa chữa và lắp dựng cốp pha tại hiện trường. - Các tổ nề - bê tông: Các tổ thợ hỗn hợp gồm thợ nề, thợ bê tông … Thực hiện các công việc bê tông, xây, trát, ốp lát, granitô, công tác đất. - Tổ hoàn thiện - sơn bả: Thực hiện các công việc sơn trang trí, hoàn thiện. - Tổ mộc: gia công lắp dựng của gỗ và các phần việc về mộc hoàn thiện. - Tổ thi công điện, nước: thi công lắp đặt điện trong và ngoài nhà, cấp thoát nước trong và ngoài nhà, điện nước phục vụ thi công. - Ngoài lực lượng biên chế thường xuyên của công trường, Công ty còn điều động các loại thợ khác dến phục vụ tại công trường như: + Thợ lái cần cẩu KATO trực thuộc Đội thi công cơ giới của Công ty + Lái xe ô tô của Công ty và một số xe điều động của Công ty. + Thợi lái máy ủi, máy xúc trực thuộc Đội thi công cơ giới của Công ty. Tỏng công ty vinaconex Công ty xây dựng 7 Sơ đồ tổ chức hiện trường Ban quản lý dự án Giám đốc Công ty XD 7 Giám sát thi công Chủ nhiệm công trình (P. Chủ nhiệm CT) Các phòng ban nghiệp vụ: KHKT, KTTC,TCHC Các kỹ sư xây dựng Kỹ sư điện Kỹ sư cấp thoát nước Cán bộ vật tư kho tàng ,bảo vệ Cán bộ ATLĐ, hành chính, y té Kế toán công trường Tổ thi công cơ giới Tổ Cốp pha Tổ cốt thép Tổ bê tông1 Tổ bê tông2 Tổ nề 1 Tổ nề 2 Tổ mộc Tổ hoàn thiện Tổ thi công điện nước Đặc điểm tổ chức quản lý. Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và sản phẩm xây dựng nên việc tổ chức bộ máy quản lý cũng có những đặc điểm riêng. Công ty đã khảo sát, thăm dò, tìm hiểu và bố trí tương đối hợp lý mô hình tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến đứng đầu là giám đốc, giúp việc cho giám đốc có hai phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, phụ trách điện nước và kế toán trưởng. Dưới có các phòng ban chuyên trách: Phòng tổ chức hành chính, Phòng Tài chính – Kế toán và Phòng Kinh tế – Kế hoạch. Dưới các phòng có các đội xây dựng, xây lắp, điện nước… Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý: Giám đốc công ty PGĐ Công ty (Kỹ thuật thi công ) PGĐ Công ty (Kỹ thuật diện nước) Kế toán trưởng (Phụ trách phòng TCKT) Phòng tổ chức Hành chính Phòng Kinh tế – Kế hoạch Phòng Tài chính –Kế toán Các đội lắp máy điện, nước 1 á2 Đội thi công cơ giới Xưởng mộc, nội thất Các đội xậy dựng 1 á16 - Giám đốc công ty là người có thẩm quyền cao nhất điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người đại diện cho toàn bộ cán bộ công nhân viên, đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật, đồng thời cùng kế toán trưởng chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. - Phó giám đốc công ty phụ trách kỹ thuật thi công và kỹ thuật điện nước cùng với giám đốc công ty bổ nhiệm các chức danh Ban chỉ huy công trường, chỉ đạo, chỉ huy công trường. Tổ chức triển khai công trường, chất lượng, mỹ thuật công trình, tiến độ thi công và chế độ lao động công trường. Đồng thời chiu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực mình phụ trách Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật. Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật có nhiệm vụ giúp Giám đốc Công ty thực hiện nhiệm vụ quản lý kế hoạch, kỹ thuật thi công, định mức, đơn giá, dự toán.v.v… vật tư thiết bị và an toàn lao động. - Phòng Tài chính – Kế toán Phòng Tài chính kế toán có nhiệm vụ giúp Giám đố quản lý toàn bộ công tác tài chính kế toán của Công ty: Tổ chức công tác hạch toán kế toán của Công ty một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác đúng với chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước. Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ công tác kế toán cho các đội công trình từ khâu mở sổ sách theo dõi thu, chi, hạch toán, luân chuyển và bảo quản chứng từ đến khâu cuối. Thực hiện báo cáo tài chính năm, quý, tháng một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời. Phòng Tổ chức – Hành chính. Phòng Tổ chức – Hành chính giúp Giám đốc Công ty thực hiện việc quản lý tổ chức (tham mưu cho Giám đốc sắp xếp bố trí lực lượng cán bộ công nhân, đảm bảo cho bộ máy quản lý gọn nhẹ có hiệu lực, bộ máy chỉ huy điều hành sản xuất có hiệu quả), quản lý nhân sự (soạn thảo các hợp đồng lao động, thực hiện việc bố trí lao động, tiếp nhận, thuyên chuyển, nâng lương, nâng bậc, hưu trí và các chế độ khác đối với người lao động đúng với chế độ chính sách Nhà nuớc, quản lý hồ sơ tổ chức, nhân sự) và công tác văn phòng (quản lý con dấu và thực hiện các nhiệm vụ văn thư, đánh máy, phiên dịch .v.v…) - Các đội thi công Các đội có trách nhiệm triển khai và hoàn thành khối lượng nhiệm vụ công việc (do ban chỉ huy công trường chỉ đạo), thi công bảo đảm chế độ an toàn quy trình quy phạm, chịu sự kiểm tra giám sát của các ban ngành quản lý nội bộ công ty 1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán. Sơ đồ tổ chức: Kế toán thu, chi Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán ngân hàng Kế toán TSCĐ Kế toán công trình Các nhân viên kế toán đội Chức năng nhiệm vụ của các bộ, nhân viên Kế toán trưởng Chức năng, mhiện vụ: Kiểm tra, đôn đốc công tác tài chính kế toán tại công ty và các đội sản xuất Báo cáo: Giám đốc Kế toán tổng hợp Chức năng, nhiệm vụ: Tổng hợp số liệu, hạch toán chi tiết các tài khoản, lập báo cáo tài chính & phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Báo cáo:Ttrưởng phòng Kế toán thu, chi Chức năng, nhiệm._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT1264.doc
Tài liệu liên quan