ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tp. HCM – 2019
GIÁO TRÌNH
VẼ KỸ THUẬT NGÀNH MAY
BẬC
CAO ĐẲNG
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)
BM31/QT02/NCKH
2
KHOA MAY-TKTT
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIÁO TRÌNH
VẼ KỸ THUẬT NGÀNH MAY
THÔNG TIN NHÓM BIÊN SOẠN
Chủ biên: NGUYỄN THỊ CHÂU
Học vị: Thạc sĩ
TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG
BỘ MÔN
CHỦ NHIỆM
Đ
41 trang |
Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 22/02/2024 | Lượt xem: 30 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Vẽ kỹ thuật ngành may (Trình độ Cao đẳng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI
Nguyễn Thị Châu
HIỆU TRƯỞNG
DUYỆT
BM31/QT02/NCKH
3
KHOA MAY-TKTT
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình “Vẽ kỹ thuật ngành may” cung cấp cho học sinh sinh viên những
kiến thức cơ bản về cách trình bày bản vẽ kỹ thuật, hiểu được hệ thống các kí hiệu,
thông số trong bản vẽ kỹ thuật chuyên ngành may
Giáo trình này được biên soạn nhằm mục đích phục vụ công tác giảng dạy và học
tập cho học sinh sinh viên, các nhân viên kỹ thuật trong các nhà máy sản xuất cũng có
thể tìm thấy trong tài liệu này những kiến thức phục vụ thực tiễn sản xuất.
Nội dung trong các chương được trình bày theo trình tự logic từ cách trình bày bản
vẽ kỹ thuật đến lập bản vẽ sản phẩm may, kèm theo những hình ảnh minh họa khá cụ
thể giúp cho học sinh sinh viên nắm vững hệ thống các kí hiệu dùng trong ngành may
mặc và lập được bản vẽ sản phẩm may theo đúng yêu cầu
Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và quý đọc
giả trong ngành.
Tác giả
BM31/QT02/NCKH
4
KHOA MAY-TKTT
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................................................1
Chương 1. NHỮNG TIÊU CHUẨN VỀ CÁCH TRÌNH BÀY BẢN VẼ ...........................................5
1.1. Vật liệu – Dụng cụ vẽ ..................................................................................................................5
1.1.1. Vật liệu vẽ ..............................................................................................................................5
1.1.2. Dụng cụ vẽ .............................................................................................................................6
1.1.3. Trình tự lập bản vẽ kỹ thuật ..................................................................................................8
1.1.4. Trình tự thực hiện bản vẽ sản phẩm may ............................................................................9
1.2. Khổ giấy - Khung vẽ - Tỉ lệ - Đường nét ................................................................................ 10
1.2.1. Khổ giấy (TCVN 2-74 quy định) ........................................................................................ 10
1.2.2. Khung bản vẽ - Khung tên ................................................................................................. 11
1.2.3. Tỉ lệ (TCVN 3 -74 quy định) .............................................................................................. 13
1.2.4. Đường nét ........................................................................................................................... 14
1.3. Chữ và chữ số - Ghi kích thước .............................................................................................. 16
1.3.1. Chữ và chữ số ..................................................................................................................... 16
1.3.2. Ghi kích thước .................................................................................................................... 19
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I ........................................................................................................ 22
Chương 2. BẢN VẼ SẢN PHẨM MAY ............................................................................................ 23
2.1. Kí hiệu đường may cơ bản....................................................................................................... 23
2.1.1. Kí hiệu vải ........................................................................................................................... 23
2.1.2. Kí hiệu đường may ............................................................................................................. 23
2.2. Kí hiệu máy – Kí hiệu về sử dụng sản phẩm .......................................................................... 30
2.2.1. Kí hiệu máy ......................................................................................................................... 30
2.2.2. Kí hiệu về sử dụng sản phẩm ............................................................................................. 32
2.3. Bản vẽ sản phẩm may .............................................................................................................. 36
BÀI TẬP CHƯƠNG II ....................................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................. 41
Chương 1: Những tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ BM31/QT02/NCKH
5
KHOA MAY-TKTT
Chương 1
NHỮNG TIÊU CHUẨN VỀ CÁCH TRÌNH BÀY BẢN VẼ
Tóm tắt:
Nội dung chương I sẽ giúp học sinh sinh viên nhận biết được các loại vật liệu,
dụng cụ dùng để vẽ, trình bày được các bước lập bản vẽ kỹ thuật và lập được bản vẽ kỹ
thuật theo TCVN
Mục tiêu chương:
- Nhận biết được các loại vật liệu, dụng cụ dùng để vẽ
- Trình bày được các bước lập bản vẽ kỹ thuật
- Lập bản vẽ kỹ thuật theo TCVN.
1.1. Vật liệu – Dụng cụ vẽ
Mục tiêu:
- Nhận biết được các loại vật liệu, dụng cụ dùng để vẽ
- Trình bày được các bước lập bản vẽ kỹ thuật
1.1.1. Vật liệu vẽ
1.1.1.1. Giấy vẽ
- Giấy dùng để vẽ các bản vẽ kỹ thuật là loại giấy không có dòng kẻ, dày hơn
giấy viết thông thường (giấy Crôki). Có một mặt nhẵn (láng) và một mặt ráp.
Khi vẽ phải chọn mặt nhẵn để vẽ. Loại giấy này dùng để vẽ bản vẽ gốc.
- Giấy kẻ ly, kẻ ô vuông: dùng vẽ các bản vẽ phác, các biểu đồ hay đồ thị, hình
khai triển.
- Giấy can: là loại giấy bóng mờ dùng để can bản vẽ.
1.1.1.2. Bút chì
Bút chì dùng để vẽ các bản vẽ kỹ thuật là bút chì đen. Bút chì đen có 2 loại, loại
cứng kí hiệu là chữ H, loại mềm kí hiệu là chữ B
Kèm theo mỗi chữ đó có chữ số đứng ở phía trước làm hệ số để chỉ độ cứng
hoặc độ mềm của bút chì
- Loại cứng: kí hiệu H, 2H, 3H, dùng vẽ đường nét mảnh.
- Loại mềm: kí hiệu B, 2B, 3B, vẽ nét đậm, viết chữ.
Chương 1: Những tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ BM31/QT02/NCKH
6
KHOA MAY-TKTT
- Loại vừa: kí hiệu : HB dùng vẽ nét mờ.
Chỉ số phía trước càng lớn chỉ độ mềm hoặc độ cứng càng tăng .
1.1.1.3. Tẩy
Có 2 loại:
- Loại mềm : tẩy chì.
- Loại cứng : tẩy mực.
Ngoài ra còn dùng :
- Giấy nhám: mài chì.
- Băng keo, đinh ghim: cố định giấy vẽ.
1.1.2. Dụng cụ vẽ
1.1.2.1. Ván vẽ
Ván vẽ làm bằng gỗ mềm, mặt ván phẳng và nhẵn, hai biên trái và phải ván vẽ
thường nẹp gỗ cứng để mặt ván không bị cong, vênh. Mặt biên trái ván vẽ phải thật
phẳng và nhẵn để trượt thước T một cách dễ dàng
Kích thước của ván vẽ được xác định tùy theo kích thước của bản vẽ
Hình 1.1. Ván vẽ
1.1.2.2. Thước chữ T
Thước chữ T được làm bằng gỗ hay nhựa, nó gồm có thân ngang mỏng và đầu
T. Mép trượt của đầu T luôn vuông góc với mép trên của thân ngang
Thước chữ T dùng để vẽ các đường thẳng nằm ngang hoặc kết hợp với êke để
vạch các đường xiên song song với nhau. Khi vạch, bút chì được vạch theo mép trên
của thân ngang. Để vẽ các đường nằm ngang song song với nhau, ta có thể trượt mép
của đầu thước T dọc theo biên trái của ván vẽ.
Khi cố định giấy vẽ lên mặt ván, phải đặt sao cho một cạnh của tờ giấy song
song với thân ngang của thước chữ T
Chương 1: Những tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ BM31/QT02/NCKH
7
KHOA MAY-TKTT
1.1.2.3. Êke
Một bộ êke gồm 2 chiếc, một chiếc có hình tam giác vuông cân và một chiếc có
hình nửa tam giác đều. Êke được làm bằng gỗ mỏng hay nhựa
Êke phối hợp với thước chữ T hay hai êke phối hợp với nhau để vạch các
đường thẳng đứng hay các đường xiên góc 30, 45, 75,
Hình 1.2. Thước Êke
1.1.2.4. Compa
Hộp compa vẽ kỹ thuật thường dùng có các dụng cụ sau: compa quay đường
tròn, compa đo, bút kẻ mực,
a. Compa vẽ đường tròn
Compa vẽ đường tròn dùng để vẽ các đường tròn có đường kính lớn hơn 12mm.
Nếu vẽ những đường tròn có đường kính lớn thì chắp thêm cần nối. Khi vẽ cần lưu ý
các điểm sau:
- Đầu kim và đầu chì đặt vuông góc với mặt bản vẽ
- Khi vẽ nhiều đường tròn đồng tâm nên dùng kim có ngấn ở đầu hay dùng cái
định tâm để kim không bị ấn sâu xuống ván vẽ làm cho lỗ tâm to ra làm cho nét
vẽ mất chính xác
- Khi vẽ, dùng ngón tay trỏ và ngón cái cầm đầu núm compa quay liên tục theo
một chiều nhất định
b. Compa vẽ đường tròn bé
Compa vẽ đường tròn bé dùng để vẽ đường tròn có đường kính từ 0.6mm đến
12mm. Khi vẽ dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ trục có đầu kim và giữ cho trục vuông góc với
mặt bản vẽ. Dùng ngón tay cái và ngón giữa quay đều cần có đầu chì hay đầu mực, cần
này quay xung quanh trục có đầu kim
Chương 1: Những tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ BM31/QT02/NCKH
8
KHOA MAY-TKTT
c. Compa đo
Compa đo dùng để đo độ dài đoạn thẳng từ thước kẻ li đặt lên bản vẽ. Hai đầu
kim của compa đặt đúng vào hai đầu mút của đoạn thẳng hoặc hai vạch ở trên thước kẻ
li, sau đó đưa lên bản vẽ bằng cách ấn nhẹ hai đầu kim xuống mặt giấy vẽ
Hình 1.3. Compa
1.1.2.4. Một số dụng cụ khác
- Thước dẹp: vẽ đường thẳng và đo độ dài.
- Thước cong: vẽ các đường cong mà compa không vẽ được như Parapol ,
Hyperpol,Khi vẽ phải xác định một số điểm thuộc đường cong, sau đó chọn
một cung trên thước sao cho đi qua các điểm của đường cong .
- Thước đo góc (đo độ)
- Rập vòng tròn: dùng để vẽ các cung tròn hay các vòng tròn có bán kính nhỏ
Hình 1.4. Rập vòng tròn
1.1.3. Trình tự lập bản vẽ kỹ thuật
Một bản vẽ kỹ thuật thường rất phức tạp, do đó việc tổ chức vẽ một cách khoa
học, các bước thực hiện theo một trình tự hợp lý sẽ rút ngắn được thời gian, đồng thời
đảm bảo được mỹ thuật
- Trước khi vẽ phải chuẩn bị đầy đủ vật liệu, dụng cụ vẽ và tài liệu cần thiết.
Chương 1: Những tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ BM31/QT02/NCKH
9
KHOA MAY-TKTT
- Bố trí nơi làm việc sáng, thuận tiện.
- Chia quá trình vẽ làm 2 bước lớn: vẽ mờ và tô đậm.
- Dùng bút chì H hoặc HB vẽ mờ, nét vẽ phải rõ và chính xác. Sau khi vẽ phải
kiểm tra lại bản vẽ, tẩy xoá những nét không cần thiết sau đó mới tô đậm.
- Dùng bút chì B hoặc 2B tô đậm các nét cơ bản và bút chì có kí hiệu B hoặc HB
tô các nét đứt và viết chữ. Chì dùng để vẽ các đường tròn nên chọn loại mềm
hơn chì dùng để vạch các đường thẳng. Cần giữ cho đầu chì luôn nhọn bằng
cách chuốt hay mài trên giấy nhám. Không nên tô đi tô lại từng đoạn của nét
vẽ.
Tóm lại, nên tô các nét khó trước, nét dễ vẽ sau, tô các nét đậm trước, các nét
mảnh tô sau, kẻ các đường nét trước, ghi con số, ghi các kí hiệu và viết chữ sau. Trình
tự tô các nét vẽ như sau:
- Đường tròn, cung tròn từ lớn đến nhỏ.
- Đường thẳng nằm ngang từ trái qua phải
- Đường thẳng đứng từ trên xuống
- Đường xiên
- Tô nét đứt theo thứ tự trên
- Vẽ nét mảnh: đường gạch gạch, đường gióng, đường kích thước
- Vẽ mũi tên, ghi số kích thước .
- Vẽ khung bản vẽ, khung tên.
- Viết các ghi chú bằng chữ.
- Kiểm tra và sửa chữa bản vẽ lần cuối.
1.1.4. Trình tự thực hiện bản vẽ sản phẩm may
- Chọn mẫu body có kích cỡ vừa với khổ giấy và phù hợp với bố cục của trang
trình bày
- Đặt giấy can trong lên trên body, vẽ lại mặt trước của bộ trang phục với những
đường kết cấu đúng như trong bản vẽ thiết kế mỹ thuật, với những đường kết
cấu may đo phù hợp (VD: đường ráp nối tay áo vào thân áo, các đường pel và
decoup,)
- Chia bố cục cho trang trình bày sao cho hài hòa, rõ nét; thể hiện sự sáng tạo
của người thiết kế và thu hút mắt người xem
- Đặt giấy can lên những bố cục đã định sẵn
Chương 1: Những tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ BM31/QT02/NCKH
10
KHOA MAY-TKTT
- Đồ lại những nét trên giấy can
- Sau đó vẽ lại những nét vừa can đó bằng bút kim sao cho những nét vẽ tinh
xảo, mượt mà
- Ta thực hiện tương tự như vậy cho mặt sau của trang phục
- Ghi chú những quy cách đường may, kiểu mũi may cũng như khoảng cách
đường may
Lưu ý:
- Mẫu vẽ phải đối xứng nếu là trang phục được thiết kế đối xứng
- Mẫu trang phục phải rộng hơn hình chuẩn (nếu dùng hình người để làm rập).
Độ rộng chật của trang phục tùy thuộc vào mục đích sử dụng
- Vẽ theo thứ tự từ trên xuống dưới
- Đường thẳng nằm ngang phải chuyển thành đường cong nhẹ
- Nét đứt dùng để diễn tả cho đường may diễu
1.2. Khổ giấy - Khung vẽ - Tỉ lệ - Đường nét
1.2.1. Khổ giấy (TCVN 2-74 quy định)
Khổ giấy là kích thước quy định của bản vẽ. Theo TCVN khổ giấy được kí hiệu
bằng hai số liền nhau
Các khổ giấy được chia làm 2 loại: khổ giấy chính và khổ giấy phụ
- Khổ giấy chính là A0, có kích thước cạnh: 1189 × 841 mm
- Khổ giấy phụ có kích thước cạnh là bội số của kích thước cạnh khổ giấy A4.
Kí hiệu và kích thước của các khổ giấy như sau:
Bảng 1.1. Kí hiệu khổ giấy
Kí hiệu theo TC ISO Kí hiệu TCVN Kích thước
Khổ giấy 44 A0 1189×841
Khổ giấy 24 A1 594×841
Khổ giấy 22 A2 594×420
Khổ giấy 12 A3 297×420
Khổ giấy 11 A4 297×210
Chương 1: Những tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ BM31/QT02/NCKH
11
KHOA MAY-TKTT
Hình 1.5. Kích thước các khổ giấy
1.2.2. Khung bản vẽ - Khung tên
Mỗi bản vẽ có khung bản vẽ và khung tên riêng. Nội dung và kích thước của
khung bản vẽ và khung tên của bản vẽ dùng trong sản xuất được quy định trong tiêu
chuẩn TCVN 3821-83
1.2.2.1. Khung bản vẽ
Khung bản vẽ được kẻ bằng nét liền đậm, cách mép khổ giấy 5mm. Nếu đóng
bản vẽ thành tập thì cạnh trái của khung bản vẽ cách mép khổ giấy 25mm
Chương 1: Những tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ BM31/QT02/NCKH
12
KHOA MAY-TKTT
Hình 1.6. Khung bản vẽ
1.2.2.2. Khung tên
Khung tên được kẻ bằng nét liền đậm, được đặt ở phía dưới và bên phải của bản
vẽ.
Hình 1.7. Khung bản vẽ, khung tên
Chương 1: Những tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ BM31/QT02/NCKH
13
KHOA MAY-TKTT
Hình 1.8. Kích thước khung tên
Nội dung khung tên của bản vẽ dùng trong nhà trường như sau:
- Ô (1): Họ và tên người vẽ
- Ô (2): Chữ kí của người kiểm tra
- Ô (3): Ngày vẽ
- Ô (4): Ngày kiểm tra
- Ô (5): Tên bài tập, tên chi tiết
- Ô (6): Vật liệu của chi tiết
- Ô (7): Kí hiệu bản vẽ
1.2.3. Tỉ lệ (TCVN 3 -74 quy định)
Tỉ lệ bản vẽ là tỉ số giữa kích thước đo được trên hình vẽ với kích thước thật
tương ứng đo được trên vật thể.
Tuỳ theo kích thước và độ phức tạp của vật thể mà ta chọn tỉ lệ phù hợp cho
bản vẽ
Kí hiệu: TL 1 : 1
Ví dụ: - Khi ra rập để đặt trên vải cắt ta sẽ vẽ rập với tỉ lệ 1 : 1
- Khi thiết kế mẫu chi tiết quần áo trên giấy A4 ta vẽ chi tiết theo tỉ lệ thu
nhỏ 1 : 5 (thước tỉ lệ)
TCVN quy định các loại tỉ lệ như sau:
Chương 1: Những tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ BM31/QT02/NCKH
14
KHOA MAY-TKTT
Bảng 1.2. Các loại tỉ lệ bản vẽ
Tỉ lệ nguyên hình 1:1
Tỉ lệ phóng to 2:1 2.5:1 4:1 5:1 10:1
Tỉ lệ thu nhỏ 1:2 1:2.5 1:4 1:5 1:10
Chú ý:
- Khi ghi kích thước trên hình vẽ không ghi kích thước tỉ lệ mà ghi kích thước
thật của vật thể hay sản phẩm
- Trong bản vẽ y phục ta thường dùng tỉ lệ 1:1, 1:2, 1:5, 2:1, 4:1, 5:1
1.2.4. Đường nét
- Để biểu diễn vật thể, bản vẽ kỹ thuật dùng các loại nét vẽ có hình dạng và kích
thước khác nhau.
- Chiều rộng nét vẽ được kí hiệu là b (mm)
- Trên bản vẽ khổ A4 hoặc A3 nên chọn b=0.5mm
Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật TCVN 8:2000 quy định các loại nét vẽ và ứng dụng
của chúng như sau
- Nét liền đậm: dùng để vẽ các cạnh thấy, đường bao thấy
- Nét liền mảnh: dùng để vẽ đường gióng, đường kích thước, đường gạch trên
mặt cắt
- Nét lượn sóng: dùng để vẽ đường giới hạn hình cắt hoặc hình chiếu khi không
dùng đường trục làm giới hạn
- Nét đứt: dùng để vẽ đường bao khuất, cạnh khuất
- Nét chấm gạch mảnh: dùng để vẽ đường trục, đường tâm
Chương 1: Những tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ BM31/QT02/NCKH
15
KHOA MAY-TKTT
- Nét cắt: dùng để vẽ vết của mặt phẳng cắt
Bảng 1.3. Các loại nét vẽ
STT Tên nét vẽ Hình dạng Bề rộng Ứng dụng
1 Nét cơ bản b Đường bao thấy, cạnh
thấy
2 Nét liền mảnh b/2 Đường gióng, đường
kích thước
3 Nét lượn sóng b/2 Đường giới hạn hình
cắt hoặc hình chiếu
4 Nét đứt b/2 Đường bao khuất,
cạnh khuất
Đường may, đường
lắp ghép thấy rõ
5 Nét chấm gạch
mảnh
b/2 Đường trục, đường
tâm
Khi có 2 hay nhiều nét vẽ trùng nhau thì ta vẽ theo thứ tự ưu tiên sau :
- Nét liền đậm
- Nét đứt
- Nét chấm gạch mảnh
- Nét liền mảnh.
Ví dụ:
Chương 1: Những tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ BM31/QT02/NCKH
16
KHOA MAY-TKTT
Hình 1.9. Ví dụ minh họa các loại đường nét
1.3. Chữ và chữ số - Ghi kích thước
1.3.1. Chữ và chữ số
Trên bản vẽ kỹ thuật, ngoài hình vẽ ra còn có những con số kích thước, những
kí hiệu bằng chữ, những ghi chú bằng lời văn,Chữ và số đó phải được viết rõ ràng,
thống nhất, dễ đọc và không gây ra nhầm lẫn.
Trong các bản vẽ kỹ thuật dù được thực hiện vẽ bằng tay hay vẽ trên máy vi
tính thì đều phải tuân thủ theo những quy định thống nhất về nét vẽ và chữ viết trong
bản vẽ kỹ thuật, theo tiêu chuẩn của quốc gia hay quốc tế. Việt nam có tiêu chuẩn
TCVN về quy định trong việc thể hiện bản vẽ kỹ thuật, những tiêu chuẩn này được nhà
nước ban hành trong bộ tiêu chuẩn “Hệ thống tài liệu thiết kế”, được update phù hợp
với các tiêu chuẩn quốc tế ISO.
TCVN 6-85 quy định chữ và số trên bản vẽ kỹ thuật như sau :
Chương 1: Những tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ BM31/QT02/NCKH
17
KHOA MAY-TKTT
Bảng 1.4. Kích thước các kiểu chữ
Kích thước quy định Kí hiệu
Kích thước
Kiểu A Kiểu B
Chiều cao chữ hoa h (14/14)h (10/10)h
Chiều cao chữ thường c (10/14)h (7/10)h
Chiều rộng chữ hoa G (6/10)h
Chiều rộng chữ thường g (5/10)h
Chiều cao đầu chữ thường ( k , t , h , d,
b,)
k (4/14)h (3/10)h
Đuôi của chữ viết thường ( g , p , q , y,) k (4/14)h (3/10)h
Khoảng cách giữa các chữ a (2/14)h (2/10)h
Khoảng cách giữa các từ e (6/14)h (6/10)h
Chiều rộng nét chữ d (1/14)h (1/10)h
Lưu ý: Một số chữ hoa có kích thước đặc biệt :
- A, M, V, X, Y : G = (7/10)h
- E, F, C : G = (5/10)h
- J : G = (4/10)h
1.3.1.1. Kiểu chữ
Có 2 kiểu chữ thường dùng
a. Kiểu chữ đứng
Chương 1: Những tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ BM31/QT02/NCKH
18
KHOA MAY-TKTT
Hình 1.10. Kiểu chữ đứng
b. Kiểu chữ nghiêng 75
Hình 1.11. Kiểu chữ nghiêng
1.3.1.2. Cách viết chữ
- Nếu là chữ hoa và số: kẻ 2 đường xác định khổ chữ h
- Nếu là chữ nghiêng: kẻ đường nghiêng 75
Chương 1: Những tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ BM31/QT02/NCKH
19
KHOA MAY-TKTT
- Tính bề rộng của chữ
Ví dụ:
Hình 1.12. Ví dụ về cách viết chữ
1.3.2. Ghi kích thước
Kích thước ghi trên bản vẽ thể hiện độ lớn của vật thể được biểu diễn. Ghi kích
thước là vấn đề rất quan trọng khi lập bản vẽ.
Kích thước phải được ghi thống nhất, rõ ràng theo quy định.
1.3.2.1. Nguyên tắc chung
- Kích thước là cơ sở để xác định độ lớn và vị trí tương đối giữa các phần tử
được biểu diễn. Kích thước không phụ thuộc vào tỉ lệ.
- Dùng đơn vị là mm. Trên bản vẽ không cần ghi đơn vị, không ghi dưới dạng
phân số.
- Mỗi kích thước chỉ ghi 1 lần dù là nhiều hình.
1.3.2.2. Các thành phần của kích thước
a. Đường gióng
- Được vẽ bằng nét liền mảnh, ở 2 đầu mút và vuông góc với đoạn cần ghi kích
thước.
- Đường gióng được vẽ kéo dài vượt quá đường kích thước một đoạn từ 3-5mm
- Đường gióng có thể vẽ xiên khi cần.
b. Đường kích thước
- Được vẽ bằng nét liền mảnh, bên trong 2 đường gióng và song song với đoạn
cần ghi kích thước.
Chương 1: Những tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ BM31/QT02/NCKH
20
KHOA MAY-TKTT
- Đường kích thước cách đoạn cần ghi kích thước tử 5-10mm. Không dùng
đường trục, đưởng tâm làm đường kích thước.
- Hai đầu mút được giới hạn bởi 2 mũi tên.
c. Mũi tên
- Được vẽ ở 2 đầu mút của đường kích thước
- Hai cánh mũi tên hợp nhau một góc 30
- Độ lớn của mũi tên tỉ lệ thuận với bề rộng của nét liền đậm. Nếu đường kích
thước quá ngắn thì cho phép thay mũi tên bằng nét gạch xiên hay dấu chấm.
Hình 1.13. Ví dụ về cách vẽ mũi tên
d. Chữ số kích thước
Viết chính xác, rõ ràng, dùng khổ chữ 2.5 trở lên, ghi bằng chì HB hoặc B
Đối với chữ số kích thước độ dài: Các chữ số được xếp thành hàng song song
với đường kích thước. Hướng của chữ số kích thước phụ thuộc vào phương của
đường kích thước
- Đường kích thước nằm ngang: chữ số kích thước ghi ở phía trên
- Đường kích thước thẳng đứng hay nghiêng sang bên phải: chữ số kích thước
nằm ở bên trái
- Đường kích thước nghiêng trái: chữ số kích thước ghi ở bên phải
- Đường kích thước nằm trong vùng gạch gạch: chữ số kích thước được dóng ra
ngoài và đặt trên giá ngang
Chương 1: Những tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ BM31/QT02/NCKH
21
KHOA MAY-TKTT
Hình 1.14. Ví dụ về cách ghi kích thước độ dài
Đối với chữ số kích thước góc:
Dùng độ, phút, giây làm đơn vị đo góc và sai lệch giới hạn của nó
Hình 1.15. Ví dụ về cách ghi kích thước góc
Chương 1: Những tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ BM31/QT02/NCKH
22
KHOA MAY-TKTT
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I
Câu 1: Có mấy loại khổ giấy? Hãy cho biết kích thước của các loại khổ giấy đó?
Câu 2: Hãy cho biết cách trình bày khung bản vẽ, khung tên? Trình bày kích thước
khung tên và nội dung bên trong khung tên?
Câu 3: Tỉ lệ bản vẽ là gì? Cho 3 ví dụ về tỉ lệ thu nhỏ và 3 ví dụ về tỉ lệ phóng to.
Câu 4: Hãy cho biết nguyên tắc chung khi ghi kích thước?
Câu 5: Hãy trình bày các thành phần của kích thước?
Câu 6: Nêu trình tự thực hiện bản vẽ sản phẩm may?
Chương 2: Bản vẽ sản phẩm may BM31/QT02/NCKH
23
KHOA MAY-TKTT
Chương 2
BẢN VẼ SẢN PHẨM MAY
Tóm tắt:
Nội dung chương II sẽ giúp học sinh nhận biết được hệ thống các kí hiệu trong
bản vẽ kỹ thuật chuyên ngành may và thực hiện được mẫu vẽ mô tả phẳng theo yêu
cầu.
Mục tiêu chương:
- Nhận biết được hệ thống kí hiệu trong bản vẽ kỹ thuật chuyên ngành may
- Thực hiện mẫu vẽ mô tả phẳng theo yêu cầu.
2.1. Kí hiệu đường may cơ bản
1.1. Kí hiệu vải
Chiều dọc của vải: thường được kí hiệu bằng mũi tên dài 10 – 15mm.
- Nếu vải sử dụng 2 chiều dọc:
Kí hiệu :
- Nếu vải sử dụng 1 chiều :
Kí hiệu :
VD : Gấm, nhung, hoa văn có chu kì,
- Vải có canh sợi tự do :
Kí hiệu :
VD: Vải áo tắm (thun 4 chiều)
Kí hiệu mặt vải
- Mặt phải của vải:
- Mặt trái của vải:
2.1.2. Kí hiệu đường may
Để mô tả phương thức may của công đoạn, người ta dùng ký hiệu đường may.
Ký hiệu đường may biểu diễn mặt cắt ngang của đường may tại một điểm khảo sát.
Chương 2: Bản vẽ sản phẩm may BM31/QT02/NCKH
24
KHOA MAY-TKTT
Ký hiệu đường may là tập hợp các ký hiệu về chi tiết, ký hiệu về mũi may tại vị
trí cắt.
Khi đặt mặt cắt ngang tại một vị trí, ta có thể thấy một tập hợp các đường may.
Bao gồm các đường may được thực hiện ở công đoạn hiện tại và cả đường may được
thực hiện ở công đoạn trước. Dùng ký hiệu đường may trong bảng quy trình may có
thể đồng thời biết được số lượng chi tiết tham gia vào đường may, nguyên tắc lắp ráp
chi tiết cũng như trình tự thực hiện.
Ký hiệu đường may dùng cho tất cả những đường may có chiều dài không giới
hạn (đường may di động). Đối với những đường may có chiều dài giới hạn (đường
may cố định) như đường may đính nút, thùa khuy, đính bọ thì cần phải nêu thông số
của đường may. Khi vẽ ký hiệu đường may cho công đoạn, cần sử dụng các ký hiệu
sau:
2.1.2.1. Ký hiệu đường may theo mũi may
- Đường may mũi thắt nút:
- Đường may mũi móc xích:
- Đường may mũi vắt sổ 3 chỉ:
- Đường may mũi vắt sổ 4 chỉ:
- Đường may mũi vắt sổ 5 chỉ:
2.1.2.2. Ký hiệu đường may theo chi tiết (biểu diễn theo mũi thắt nút)
- Đường may trên mảnh 1 chi tiết:
- Đường may ráp 2 chi tiết (2 chi tiết đặt chồng lên nhau)
- Đường may nối 2 chi tiết (2 chi tiết đặt lệch nhau):
- Đường may chi tiết nhỏ vào chi tiết lớn:
- Đường may chi tiết có vật liệu keo:
- Đường may chi tiết chần gòn:
Chương 2: Bản vẽ sản phẩm may BM31/QT02/NCKH
25
KHOA MAY-TKTT
2.1.2.3. Một số ký hiệu đường may thông dụng
Bảng 2.1. Một số kí hiệu đường may thông dụng
STT Ký hiệu đường may Tên gọi Vị trí sử dụng
Trên mảnh 1 chi tiết
1
Đường may pen, ply
Thân áo nữ, quần
tây nam
2
Đường may viền
cuốn kín
Lai áo, lai quần
3
Đường may ống dây
Các loại dây viền,
ống dây,
4
Đường may vắt lai
Lai quần tây, lai
áo,.
5
Đường may viền sổ
Lai áo, lai quần (có
vắt sổ),
6
Đường thùa khuy Khuy áo, khuy quần
7
Đường Kansai Lai áo hàng dệt kim
8
Đường may dây
Passant
Dây Passant quần
jean
Trên mảnh nhiều chi tiết
Chương 2: Bản vẽ sản phẩm may BM31/QT02/NCKH
26
KHOA MAY-TKTT
9
Đường may can
chấp
Vai con,
10
Đường may can rẽ
Sườn áo, sườn quần
tây,
11
Đường may can lật Đô áo sơ mi,
12
Đường may can lật
đè
Đô áo sơ mi (có
diễu)
13
Đường may can rẽ
đè
Nón,
14
Đường may can kê
sổ
May mex màn
cửa,
15
Đường may bọc mép
Cổ áo, lai tay áo, trụ
măngset,
16
Đường may tra cặp
lộn
Đô áo sơ mi (may
lộn),
17
Đường may cuốn
sườn
Sườn áo sơ mi,
sườn quần tây,
18
Đường may đắp Túi áo, nhãn,
19
Đường may cuốn
trái đè mí
Vòng nách áo sơ
mi,
Chương 2: Bản vẽ sản phẩm may BM31/QT02/NCKH
27
KHOA MAY-TKTT
20
Đường may cuốn
phải đè mí
Vòng nách áo sơ
mi,
21
Đường may lộn Bâu áo,
22
Đường may lộn đè Lá cổ áo sơ mi,
23
Đường may lộn lé
viền đè mí
Bâu áo (có cặp nẹp
viền),.
24
Đường may viền lật Viền tay áo,.
25
Đường may viền bọc
kín
Viền cổ áo, viền tay
áo,
26
Đường may viền lé
kê mí
Viền decoup,
Chương 2: Bản vẽ sản phẩm may BM31/QT02/NCKH
28
KHOA MAY-TKTT
Ví dụ: Bảng qui trình may áo Polo
Bảng 2.2. Qui trình may áo Polo
STT Tên bước công việc Bậc thợ Thiết bị, đồ gá Kí hiệu đường may
1 Kiểm tra bán thành phẩm 2 Thủ công
2 Lấy dấu trụ thân trước 2 Thủ công
3 Mổ trụ thân trước 3 Thủ công
4 Ép keo trụ thân trướcx2 3 Bàn ủi
5 Kansai lai áo 3 Máy Kansai
7 Lấy dấu trụ 2 Thủ công
8 Tra trụ vào thânx2 3 Máy bằng 1 kim
9 Vắt sổ 1 cạnh trụ 3 Máy vắt sổ 4 chỉ
Chương 2: Bản vẽ sản phẩm may BM31/QT02/NCKH
29
KHOA MAY-TKTT
10 May nối vai conx2 3 Máy vắt sổ 4 chỉ
11 Kansai diễu vaix2 3 Máy Kansai
12 Tra bo tayx2 3 Máy vắt sổ 4 chỉ
13 Tra tay vào thânx2 3 Máy vắt sổ 4 chỉ
14 Lấy dấu lá cổ 2 Thủ công
15 Đính lá cổ vào thân trước 2 Máy bằng 1 kim
16 Tra cổ vào thân 3 Máy vắt sổ 4 chỉ
17 Tra viền cổ sau 2 Máy bằng 1 kim
18 Diễu cạnh trụ dưới 2 Máy bằng 1 kim
19 Diễu cạnh trụ trên + hợp trụ 2 Máy bằng 1 kim
20 Diễu viền cổ sau 2 Máy bằng 1kim
21 Ráp sườn + xẻ laix2 3 Máy vắt sổ 4 chỉ
Chương 2: Bản vẽ sản phẩm may BM31/QT02/NCKH
30
KHOA MAY-TKTT
22 Vắt sổ đoạn xẻ laix2 3 Máy vắt sổ 3 chỉ
23 Lược một đoạn tại xẻ laix2 2 Máy bằng 1 kim
24 Diễu gấp xẻ laix2 2 Máy bằng 1 kim
25 Chốt lai tayx2 2 Máy bằng 1kim
26 Lấy dấu + thùa khuyx3 3 Máy thùa khuy
27 Lấy dấu + đóng nút 3 Máy đính nút
28 Gỡ số + cắt chỉ 2 Thủ công
2.2. Kí hiệu máy – Kí hiệu về sử dụng sản phẩm
2.2.1. Kí hiệu máy
Mỗi công đoạn của quy trình, tùy theo mức độ chuyên môn hóa, sẽ được thực
hiện trên một loại thiết bị. Trên thực tế có rất nhiều hãng máy cung cấp thiết bị may có
khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật may cho công đoạn. Quy định về thiết bị cho công
đoạn trong bảng quy trình may nhằm xác định điều kiện thực hiện của công đoạn.
Thiết bị được lựa chọn không những đáp ứng yêu cầu của đường may mà còn có khả
năng đảm bảo cho công đoạn được thực hiện nhanh nhất.
Bảng 2.3. Các loại thiết bị may chuyên dùng
Tên thiết bị Kí hiệu Đặc điểm
Máy 1 kim
Máy 1 kim sử dụng để
may các đường thẳng trên
sản phẩm dệt thoi.
Máy 2 kim
Máy 2 kim sử dụng để
may 2 đường thẳng song
song.
Chương 2: Bản vẽ sản phẩm may BM31/QT02/NCKH
31
KHOA MAY-TKTT
Máy zigzag
Máy zigzag sử dụng cho
sản phẩm dệt kim để
đường may có tính co giãn
tương ứng với vật liệu, sử
dụng để may các sản
phẩm thun, đặc biệt sử
dụng rất nhiều trong may
sản phẩm lót: áo lót, quần
lót cho nam, nữ.
Máy vắt sổ 2 chỉ
Máy vắt sổ dùng để tra,
ráp các đường may như tra
tay, ráp sườn vai, thân trên
sản phẩm hàng dệt kim,
đường may vắt sổ cũng
tạo nên tính co giản tương
thích cho sản phẩm dệt
kim.
Máy vắt sổ 3 chỉ
Máy đính bọ
Máy dùng để đính bọ trên
sản phẩm may tại các vị trí
cần cố định chi tiết hay
đường may (dùng bọ giữ
chặt các điểm trên áo ngực
nữ, lai áo thun, quần
thun)
Máy đính nút
Máy dùng để đính nút trên
sản phẩm may ở vị trí
như: nẹp cổ áo T-shirt, áo
sơ mi,
Máy thùa khuy
Máy dùng để thùa khuy
trên sản phẩm may ở vị trí
như: nẹp cổ áo T-shirt, áo
sơ mi,
Bàn để ủi
Bàn để ủi sản phẩm trong
quá trình sản xuất
Máy ép điện
Máy dùng để ép keo
Chương 2: Bản vẽ sản phẩm may BM31/QT02/NCKH
32
KHOA MAY-TKTT
Máy ủi hơi
Máy sử dụng hơi nước
trong quá trình ủi
Bàn cắt
Bàn cắt vải
Thùng để bán thành phẩm
Thùng để bán thành phẩm
trước khi đưa vào sản xuất
tại chuyền may
Thùng có thành nghiêng
Thùng để sản phẩm may
trong chuyền
Giá treo sản phẩm
Giá treo sản phẩm thành
phẩm
Giá có bánh xe
2.2.2. Kí hiệu về sử dụng sản phẩm
2.2.2.1. Các kí hiệu giặt sản phẩm
Bảng 2.4. Kí hiệu giặt sản phẩm
STT Kí hiệu Ý nghĩa
1
Có thể giặt bằng máy
2
Không được giặt bằng máy
3
Giặt bằng tay
Chương 2: Bản vẽ sản phẩm may BM31/QT02/NCKH
33
KHOA MAY-TKTT
4
Không được giặt
5
Giặt ở nhiệt độ nước không quá 30⁰
6
Giặt ở nhiệt độ nước không quá 40⁰
7
Giặt ở nhiệt độ nước không quá 50⁰
8
Giặt ở nhiệt độ nước không quá 60⁰
9
Giặt ở nhiệt độ nước không quá 70⁰
10
Giặt ở nhiệt độ nước không quá 95⁰
11
Không được vắt
2.2.2.2. Các kí hiệu ủi sản phẩm
Bảng 2.5. Kí hiệu ủi sản phẩm.
STT Kí hiệu Ý nghĩa
1
Không được ủi
2
Có thể ủi
Chương 2: Bản vẽ sản phẩm may BM31/QT02/NCKH
34
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_ve_ky_thuat_nganh_may_trinh_do_cao_dang.pdf