Giáo trình Thiết bị cơ khí thủy công (Trình độ Cao đẳng)

1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔN: THIẾT BỊ CƠ KHÍ THỦY CÔNG NGHỀ : VẬN HÀNH THỦY ĐIỆN (Áp dụng cho trình độ Cao đẳng) LƯU HÀNH NỘI BỘ NĂM 2017 2 LỜI GIỚI THIỆU Thiết bị cơ khí thủy công là một trong những môn học chuyên môn được biên soạn dựa trên chương trình khung và chương trình dạy nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng cục Dạy nghề ban hành dành cho hệ Cao Đẳng Nghề Vận hành nhà máy thủy điện . Giáo tr

pdf36 trang | Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 22/02/2024 | Lượt xem: 66 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Thiết bị cơ khí thủy công (Trình độ Cao đẳng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình này được biên soạn làm tài liệu học tập, giảng dạy nên được xây dựng ở mức độ đơn giản và dễ hiểu nhất, trong mỗi bài đều có ví dụ và bài tập áp dụng để làm sáng tỏ lý thuyết. Khi biên soạn, tác giả đã dựa trên kinh nghiệm giảng dậy, tham khảo đồng nghiệp và tham khảo ở nhiều giáo trình hiện có để phù hợp với nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung lý thuyết và thực hành được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế. Nội dung của môn học gồm có 4 chương: Chương 1: Khái niệm và phân loại các thiết bị cơ khí thuỷ công Chương 2: Lưới chắn rác và thiết bị vớt rác Chương 3: Các van xả mặt Chương 4: Các loại van xả sâu Trong quá trình biên soạn mặc dù đã có rất nhiều cố gắng song khó tránh khỏi những sai sót, nhầm lẫn và khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Quý đồng nghiệp và các bạn Học sinh - Sinh viên trong toàn Trường để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp, cảm ơn Khoa Điện-Điện tử, Trường Cao đẳng Lào Cai đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho tôi hoàn thành giáo trình này. Lào Cai, ngày .... tháng .... năm 2017 Người biên soạn GV Ngô Đức Hiếu 3 MỤC LỤC Nội dung TRANG Chương 1: Khái niệm và phân loại các thiết bị cơ khí thuỷ công 1. Khái niệm 2. Phân loại 5 5 Chương 2: Lưới chắn rác và thiết bị vớt rác 9 1. Công dụng: 2. Cấu tạo và nguyên tắc bố trí 9 Chương 3: Các van xả mặt 12 1. Van phẳng: 12 2. Van cung. 12 3. Van hình quạt; 13 4. Van hình mái nhà; 15 5. Xác định lực đóng mở cánh phai 17 6. Các hình thức làm kín khít cánh van. 20 7. Kiểm tra Chương 4: Các loại van xả sâu 25 1. Van đĩa. 25 2. Van kim. 27 3. Van khoá. 29 4. Van côn. 30 5. Van trụ đứng 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 4 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN MỤC TIÊU MÔ ĐUN: 1. Kiến thức: - Trình bày được tác dụng, cấu tạo, vật liệu chế tạo, nguyên lý làm việc, môi trường làm việc của các loại thiết bị cơ khí thuỷ công trong các nhà máy thuỷ điện; - Phân tích được nguyên lý làm việc, ứng dụng của các hệ thống dẫn động thiết bị cơ khí thuỷ công trong nhà máy thuỷ điện. - Trình bày được những quy định về an toàn trong vận hành thiết bị cơ khí thuỷ công trong công trình nhà máy thuỷ điện; 2. Kỹ năng: - Xác định đươc những quy phạm kỹ thuật về phần "Thiết bị cơ khí thuỷ công" thuộc "Quy phạm kỹ thuật vận hành nhà máy điện và lưới điện"; - Nhận dạng và nêu được trình tự các bước vận hành các hệ thống thiết bị cơ khí thuỷ công của công trình thuỷ điện. 3. Năng tự chủ và trách nhiệm: - Ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tế, tuân thủ các nội quy về an toàn. - Tích cực chủ động trong học tập. NỘI DUNG: 5 CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CÁC THIẾT BỊ CƠ KHÍ THỦY CÔNG Mục tiêu: - Phân biệt được các loại thiết bị cơ khí thuỷ công thường gặp trong các công trình thuỷ điện; - Xác định được vị trí lắp đặt của chúng. - Tích cực chủ động trong học tập. Nội dung: 1. Khái niệm. Cửa van là một bộ phận của công trình thuỷ lợi (thuỷ điện), bố trí tại các lỗ tháo nước của đập, cống... để khống chế mực nước và điều tiết lưu lượng theo yêu cầu tháo nước ở các thời kỳ khác nhau. Cửa van có thể di động được nhờ sức kéo từ các thiết bị đóng mở hoặc nhờ sức nước. Khi cửa van chuyển động, nó tựa lên các bộ phận cố định gắn chặt vào mố hoặc ngưỡng của công trình tháo. Các yêu cầu cơ bản khi thiết kế cửa van là: - Cấu tạo đơn giản, lắp ráp, sửa chữa dễ dàng; - Đóng mở nhẹ và nhanh; đủ khả năng chịu lực, làm việc an toàn và bền; đảm bảo mỹ quan, giá thành hợp lý. - Trong quá trình sử dụng, cửa van phải đảm bảo khống chế được mọi lưu lượng khác nhau theo yêu cầu khai thác. - Chỗ tiếp xúc giữa cửa van với trụ, ngưỡng đáy, tường ngực phải có thiết bị chắn nước tốt để chống rò rỉ. - Trường hợp phía thượng lưu có nhiều bùn cát hay vật nổi thì cửa van phải có khả năng tháo bùn cát hay vật nổi dễ dàng. 2. Phân loại: Cửa van được sử dụng rất rộng rãi trong công trình thuỷ lợi. Hình thức của chúng rất đa dạng, phong phú. Có thể phân loại cửa van theo nhiều cách khác nhau. 2.1 Phân loại theo mục đích sử dụng: Phân thành van chính, van sự cố, van sửa chữa, van thi công: Cửa van chính thực hiện chức năng điều tiết lưu lượng, khống chế mực nước trong thời gian khai thác công trình. Van sự cố dùng để đóng bịt cửa tháo nước trong trường hợp có sự cố. Các van này cần đảm bảo yêu cầu đóng nhanh, trong điều kiện nước chảy và với 6 cột nước cao. Trong đa số các công trình thuỷ lợi, tốc độ đóng van sự cố thường áp dụng là 0,2 -0,5m/phút. Còn trong những trường hợp đặc biệt, ví dụ như van ở cửa nhận nước của nhà máy thuỷ điện, có thể sử dụng thiết bị đóng nhanh với thời gian đóng cửa chỉ tính bằng giây. Van sửa chữa chỉ sử dụng để đóng các cửa trong thời gian sửa chữa van chính hay thiết bị đóng mở nó, còn van thi công thì sử dụng trong thời kỳ xây dựng công trình. Trong nhiều trường hợp thường sử dụng kết hợp các chức năng khác nhau trên 1 cửa van, ví dụ van sự cố sửa chữa, hay sử dụng van chính trong thời kỳ thi công, sửa chữa... 2.2. Phân loại theo vị trí đặt van: Phân thành van trên mặt và van dưới a) b) c) d) e) f) g) h) i) k) l) m) Hình1-1.Một số loại van trên mặt. 7 a) Phai; b) Van phẳng kéo lên; c)Van cung; d)Van trụ lăn; đ,e) van quạt; g)Van mái nhà; h)Van phẳng trục ngang; i) Van trụ quay; k) Van dàn quay; l) Van có thanh chống xiên; m) Van (đập )cao su. Loại van trên mặt(hình1-1) thường sử dụng ở các đập tràn, cống lộ thiên... Đặc điểm của loại này là khi đóng, đầu van nhô lên khỏi mặt nước. Ở loại van dưới sâu (Hình1-2) thì khi đóng, van ngập sâu trong nước và chịu áp suất lớn do nước truyền tới. a) b) c) d) d) e) f) g) h) i) Hình17-2.Các dạng van dưới sâu. a) Van phẳng; b) Van cung; c) Van khoá; d) Van đĩa trục ngang; đ) Van kim; e) Van côn (nón); g) Van trụ xoay; h) Van cầu; i,) Van trụ đứng. 2.3.Phân loại theo cách truyền lực 8 Phân ra loại van truyền lực cho mố(hình1-1a, b, c,d) và van truyền lực chọn ngưỡng đáy ( Hình1-1d, e,g, h,i,k,l,m). 2.4. Phân loại theo vật liệu Theo vật liệu xây dựng, phân biệt cửa van bằng thép, gỗ, bê tông cốt thép hoặc chất dẻo (composit). Khi thiết kế, tuỳ theo quy mô lớn nhỏ, mức độ quan trọng, điều kiện làm việc của van để chọn vật liệu chot hích hợp. 2.5.Theo hình thức tháo nước qua cửa van: Tháo nước dưới đáy (hình1-3a), tháo nước trên đỉnh van ( Hình 1-3b) hay tháo nước đồng thời cả ở dưới đáy và trên đỉnh (hình1-3c). a) b) c) Hình1- 3.Các hình thức tháo nước qua cửa van a) Dưới đáy; b)Trên đỉnh; c)Kếthợp. CHUƠNG II: LƯỚI CHẮN RÁC VÀ THIẾT BỊ VỚT RÁC. Mục tiêu: 9 - Trình bày được Công dung, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại thiết bị chắn rác thường gặp trong các công trình thuỷ điện; - Xác định được vị trí lắp đặt của chúng. - Tích cực chủ động trong học tập. Nội dung: 1. Công dụng. Lưới chắn rác dùng để bảo vệ các bộ phận và thiết bị của các công trình dẫn nước khỏi bị hư hại do bùn cát, vật nổi và rác bẩn gây nên. 2. Cấu tạo và nguyên tắc bố trí. * Lưới chắn rác: 2.1. Cấu tạo Lưới chắn rác bao gồm những thanh kim loại có tiết diện hình tròn, hình chữ nhật hoặc có tiết diện hình lưu tuyến được đặt theo phương thẳng đứng trên hệ thống khung dầm đặt tựa vào trụ pin hoặc trong các khe nằm trong trụ pin. Hình 2-1. Kết cấu lưới chắn rác phẳng 1- thanh lưới đứng; 2- dầm ngang; 3- dầm dọc; 10 4- giằng chéo; 5- thanh ngang lưới chắn rác 6- dầm biên; 7- khớp nối các tầng lưới. - Cấu tạo lưới chắn rác gồm: khung lưới và các song dọc chắn rác 6. Khi lưới có chiều cao lớn được phân ra các đoạn và các tầng, nối các tầng với nhau qua các khớp 7. Khung lưới gồm có các dầm tựa biên 1, các dầm ngang 2, các dầm dọc giữa 3, các thanh dằng xiên 4. Các song dọc chắn rác làm bằng thép tròn đối với lưới nhỏ còn phần lớn có dạng mặt cắt dạng lưu tuyến để tăng độ bền và giảm tổn thất thuỷ lực (hình 2-2). Hình 2-2: Hình dạng mặt cắt ngang song lưới và dầm ngang đỡ lưới. a - mặt cắt ngang hệ thanh; - mặt cắt ngang dầm đỡ ngang Khoảng cách (a - khoảng trống) giữa các thanh phụ thuộc vào kích thước và loại turbin, vào số lượng và loại rác bẩn trong dòng chảy. Việc lựa chọn kích thước này phải thông qua tính toán sao cho những vật trôi qua không làm hư hại các bộ phận turbin. Khi thiết kế sơ bộ khoảng cách các thanh có thể lấy như sau: - Đối với turbin cánh quay,cánh quạt: a = 1/20 D1 (a = 520cm) - Đối với turbin tâm trục : a = 1/30 D1 (a=310cm ) - Đối với turbin gáo: a = 27cm Ở những cửa lấy nước có kích thước lớn, lưới chắn rác được chia thành nhiều tầng đặt chồng lên nhau trong các khe thẳng đứng. 11 Kích thước của lưới có ảnh hưởng lớn đến kích thước toàn bộ cửa lấy nước, phụ thuộc vào số lượng, loại rác, phượng thức cào rác và phụ thuộc vào tổn thất cột nước trên lưới. Khi nước mang nhiều rác và ngưỡng cửa lấy nước đặt không sâu dưới mực nước dâng bình thường (MNDBT) lắm (< 20 - 25 m) và dọn rác bằng máy thì vận tốc trên lưới chắn rác thường lấy v = (1 - 1,2) m/s. Khi ngưỡng cửa đặt quá sâu, việc dọn rác không thể tiến hành được thì vận tốc trên lưới thường chọn v = (0,25 - 0,5) m/s và lưới được đặt cố định. Khi nước ít rác bẩn thì vận tốc trên lưới lấy không lớn hơn 2 m/s. Điều kiện này khi vớt rác phải dừng máy hoặc giảm công suất phát điện. Đặt lưới chắn rác phải đảm bảo thuận dòng chảy để tránh gây tổn thất lớn, kết cấu lưới phải vững chắc và thuận tiện cho việc lắp đặt và tháo dỡ lưới và dọn rác. Vị trí đặt lưới thông thường đặt trước van sửa chữa và van sửa chữa-sự cố (van công tác). Tuy nhiên khi nước ít rác và có luận chứng thoả đáng có thể lắp lưới chắn rác giữa hai van(ít gặp). Để giảm kích thước cửa lấy nước và khẩu độ cầu trục phục vụ lưới, nhiều trường hợp người ta dùng chung khe lưới chắn rác và khe van sửa chữa làm một, tuy nhiên cách này gây khó khăn cho vận hành và rác có thể xâm nhập vào van công tác khi kéo lưới lên. Ở trạm thuỷ điện nhỏ, vớt rác thủ công muốn vớt rác tiện lợi phải đặt lưới nghiêng một góc750sovới phương đứng và vận tốc dòng chảy qua lưới phải lấy nhỏ hơn vớt máy. *Thiết bị vớt rác. a.Công dụng. Việc dọn rác bẩn trên lưới chắn rác nhờ các thiết bị chuyên dụng, phụ thuộc vào đặc điểm các loại rác bẩn, vị trí lưới chắn rác mà có thể bố trí các thiết bị cào vớt rác khác nhau. Các thiết bị này thường được bố trí trên cầu trục sử dụng chung cho toàn bộ cửa lấy nước, trong một số trường hợp chúng được đặt trên xe lăn hoặc xe chuyên dụng. b. Cấu tạo và nguyên tắc bố trí. 12 Hình 2-3. Các thiết bị dọn rác bằng máy. a- máy dọn rác với thiết bị cào rác; b- thiết bị cào rác; c- gầu xúc rác; d- cạp; e- cạp kiểu hàm răng; f- ủi dọn rác; g- cạp polip: 1- hàm trên; 2- hàm dưới; 3- lưỡi dao. Hình 2-3 mô tả một số thiết bị dọn rác bằng cơ giới được dùng dọn rác trên các lưới chắn rác. Tuỳ đặc điểm các loại rác và vị trí đặt lưới mà có thể chọn để trang bị. - Thiết bị cào rác (b) dùng cào rác nhỏ như rong rêu, cỏ, lá. Nó có khả năng cào được rác bám trong các khe giữa các song lưới. - Gàu xúc (c) xúc và cào rác vào trong gàu nhờ trọng lượng bản thân gàu và áp lực nước. - Gàu ngoạm (d) dùng để ngoạm các vật nổi lớn phía trước lưới. - Gàu kiểu hàm răng (e) dùng cắt rác bẩn bám trên mặt lưới; khi hạ xuống dưới lưỡi dao 1 sẽ gạt lớp rác trên lưới dồn vào phía trong cạp, cạp móc 2 khép lại và nhấc rác lên nhờ cầu trục. - Loại cạp pôlip (g) dùng để vớt rác và vật nổi từ nhỏ đến lớn phía trước lưới và ở đầu cạp có bố trí thêm các tấm thép, chúng có thể khép kín để đựng rác nhỏ. 13 CHƯƠNG III: CÁC LOẠI VAN XẢ MẶT Mục tiêu: - Phân biệt được những loại van xả mặt thường gặp; - Trình bày được đặc điểm, cấu tạo và nguyên tắc bố trí của chúng. - Tích cực, chủ động trong học tập. Nội dung: 1. Van phẳng. 1.1. Khái quát. Cửa van phẳng là loại được sủ dụng phổ biến nhất vì có cấu tạo đơn giản hơn một số loại khác, lắp ráp rễ dàng, dùng được cho cả van trên mặt và dưới sâu. Loại này có tác dụng chắn nước và điều tiết lưu lượng khá tốt. Song loại này lực kéo khi mở tương đối lớn, tốc độ đóng mở cửa khe không nhanh, khe van khá sâu nên trụ phải dày. Vật liệu thường làm bằng thép, gỗ, đôi khi bằng bê tông cốt thép. Hình 2-4: a) Van phẳng có lưỡi gà; b) Van hai tầng. Vật liệu gỗ thường dùng ở những cửa có chiều rộng không quá 4-5 m và áp lực nước khoảng 4-5 m. Cửa van thép dùng ở những nhịp lớn hơn và chịu áp lực nước lớn hơn Cửa van phẳng chuyển động theo phương thẳng đứng. Khi mở, nước chảy luồn bên dưới cửa van cho đến khi cửa kéo hẳn lên mặt nước. Ngoài tác dụng tháo nước nó còn có tác dụng tháo các vật dưới đáy rất tốt, thí dụ tháo bùn cát đáy. Nhưng nếu ở thượng lưu có các vật nổi ( nhất là về mùa lũ) thì việc tháo gặp khó khăn. Thậm chí khi cửa mở đến một độ mở nhất định, dòng chảy sẽ hút cả vật nổi xuống dưới cánh cửa, vật nổi dễ sô vào đáy làm hỏng cửa. Để khắc phục 14 nhược điểm này, ở một số cửa van phẳng người ta làm lưỡi gà chắn nước phía trên ( Hình). Lưỡi gà có thể xoay được quyanh một trụ gắn ở đỉnh van. Khi cần tháo nước, tháo vật nổi trên mặt chỉ cần hạ lưỡi gà xuống. Lưỡi gà có hình dạng sao cho dòng chảy qua được chảy thuận. Cũng có thể làm theo hình thức van hai tầng ( Hìnhb) để chủ động khi cần tháo nước trên mặt hoặc dưới đáy. 1.2. Cấu tạo. 1.2.1. Van phẳng bằng thép. Loại cửa van này được sử dụng phổ biến ở những nơi có nhịp lớn và chịu áp lực lớn. Loại này bền vững, thời gian sử dụng lâu dài. Các bộ phận của cửa van gồm: bản mặt chắn nước, các dầm chính, dầm phụ, đứng, cột biên, thanh chống chéo (hình 2-5). Trong hình vẽ hệ thống dầm bố trí theo hình thức dầm phụ dựa vào dầm chính, dầm chính dựa vào cột biên. Đồng thời các dầm đều trực tiếp tham gia chịu áp lực nước từ bản truyền tới. Các thanh chống chéo chỉ có tác dụng chống biến hình của hệ thống dầm. Ở những cửa van nhịp nhỏ nhưng chịu áp lực lớn có thể dùng lại van đơn giản. Loại này bao gồm một khung dầm thép nối với bản mặt (hình17-9). Nếu cửa khá cao có thể thêm một vài dầm ngang ở khoảng giữa để tăng độ cứng cho van. Hình 2-5:.Hệ thống dầm và bản của cửa van phẳng 1.Dầm chính; 2.Dầm phụ; 3.Cột đứng; 4.Cột biên; 5.Thanh chống chéo; 6.Bản mặt chắn nước 15 Hình 2-6: Cửa van phẳng bằng thép loại nhỏ Khi bố trí các dầm, cần đảm bảo sao cho dưới tác dụng của áp lực nước, khi tính toán chịu lực và xác định chiều dày của bản chắn ở mọi chỗ tương đối như nhau, kích thước mặt cắt cho từng loại dầm như nhau để lợi dụng đầy đủ khả năng chịu lực của vật liệu, tránh lãng phí và thi công dễ dàng. Xác định vị trí đặt các dầm chính theo sơ đồ hình (2-7b). Trường hợp mực nước ngang đỉnh van (hình2-7a), vẽ nửa vòng tròn có đường kính AB=H(H là chiều cao cột nước). Vớ số dầm bố trí làn (trong hình vẽ n=4) ta chia đường kính thành các phần bằng nhau. ு ௡ = Aa, ac, =. Lấy A làm tâm vẽ các vòng tròn có bán kính Ab,Ad cắt đường kính AB tại b’,d’. Các chiều cao h1,h2...được xác định là giới hạn phân chia các thành phần chịu áp lực nước bằng nhau. Vị trí của dầm sẽ đặt tại trung tâm của các sơ đồ áp lực nước thuộc các phần tương ứng đó. Chiều cao của các phần giới hạn này được biểu thị theo công thức: Hk = Hට ௞ ௡ᇱ Trong đó: k- số thứ tự các dầm kể từ đỉnh cửa van trở xuống; n- tổng số dầm. Vịtrícácdầmxácđịnhtheocôngthức: yk = ଶ ଷ ு √௡ ( k2/3 – ( k – 1)3/2 Trong đó: yk- khoảng cách từ mặt trước tới dầm tính toán. 16 Hình 2-7:Sơ đồ xác định vị trí dầm chính của cửa van phẳng Van trên mặt; b.Van dưới sâu. Trong trường hợp cửa van nằm thấp hơn mực nước như cửa van dưới sâu hay khi có tường ngực (hình 2-7b).Thì lấy điểm A làm tâm vẽ cung tròn bán kính AD(điểm D nằm ngang ở độ sâu a) ta sẽ xác định được điểm C. Chia đoạn CB thành các phần bằng nhau tương ứng với số dầm v cũng tiến hành như trên ta sẽ xác định được phạm vi chịu lực và vị trí đặt các dầm. Trị số hk và yk được tính theo công thức: hk = Hට௄ାఉ ௡ାఉ yk = ଶ ଷ ு ඥ௡ାఉ [(k+ߚ)3/2- ( k-1+ߚ)3/2] Trong đó: ߚ= ௡௔ଶ ுଶ –௔ଶ Phân tích tình hình chịu lực của bản vẽ hệ thống dầm theo sơ đồ hình (2-8). Các dầm phụ đựợc xem như dầm liên tục chịu áp lực của nước do bản truyền tới (hình 2-8ab). Các cột đứng chịu lực tập trung của dầm phụ truyền tới và đồng thời chịu áp lực nước từ bản truyền tới (hình2-8c). Dầm chính vừa chịu áp lực nước do bản truyền tới và chịu lực tập trung do cột đứng truyền tới (hình 2-8d). Dựa vào sơ đồ lực tác dụng để tính toán chọn kích thước của dầm đảm bảm đủ yêu cầu chịu uốn. Ngoài ra còn cần kiểm tra độ võng đảm bảo không vượt qua trị số cho phép. 17 Hình 2-8. Sơ đồ phân tích áplực nước tác dụng lên van a) Sơ đồ chung; b) Dầm phụ; c) Cột đứng; d) Dầm chính 1.2.2. Van phẳng bằng gỗ. Loại van này được sử dụng ở những công trình tháo, lấy nước loại nhỏ. Chiều rộng khoảng 1-3m và cột nước tác dụng khoảng 2- 3m. Loại này cấu tạo đơn giản, trọng lượng nhỏ. Thường dùng cho loại van trượt và nơi sẵn gỗ. Thời gian sử dụng không lâu vì gỗ chóng bị mục. Cửa van do các dầm gỗ ghép nhau theo hình thức ghép chốt hay ghép mộng. Ngoài ra còn có các thanh nẹp bằng thép bắt đinh bu lông. Hình(17-12) cho thấy một vài kiểu van gỗ thường gặp. Đối với các dầm gỗ ghép, áp lực nước phân bố lên cửa van theo dạng tam giác, do đó dầm đáy chịu lực lớn nhất. Song trong thiết kế để cấu tạo và thi công đơn giản, kích thước dầm chọn như nhau và lấy dầm ở đáy làm đại diện. Khi tính toán xem nó như những dầm hai đầu tự do và làm việc theo yêu cầu chịu uốn. Thường chiều dày dầm gỗ khoảng 8- 12cm. Các thanh thép nẹp thường có chiều dày ≥ 8mm, chiều rộng ít nhất bằng bốn lần đường kính của bu lông và trong trường hợp đó nói chung thanh nẹp thoả mãn được yêu cầu chịu lực, không cần tính toán kiểm tra. Khi cửa van đóng mở bằng cần thép cứng thì dùng hai bả nghép hình thang để nối cần với cửa van nhờ các đinh bu lông(hình17-12,a). Trong thiết kế cần kiểm tra khả năng chống cắt của bu lông hay đinh tán. Trong tính toán dùng trị số lớn nhất của lực đóng hoặc lực mở cửa. 18 Hình 2-9: Cửa van phẳng bằng gỗ 1.2.3. Van phẳng bằng vật liệu khác. Phai gồm các dầm đơn, khi chắn nước nó nằm trong khe phai. Tác dụng của phai lỡ để chắn nước tạm thời trong thời kỳ cần sửa chữa van chính hoặc một số bộ phận của công trình. Phai cũng dùng để bảo vệ cửa van chính trong trường hợp cửa van phải chắn nước khi có lũ lớn, nhất là khi có nhiều vật nổi trôi về. Trong một số trường hợp phải dùng thay cửa van để chắn nước hoặc chắn phần nước dưới sâu có nhiều bùn cát để nước tương đối trong tràn qua. Vật liệu làm phai có thể là gỗ, bê tông hoặc thép. Hình (2-10) biểu thị một số hình thức phai chắn nước. Để đóng mở cho tiện, ở gần hai đầu dầm phai thường làm các móc thép để kéo chúng lên cao hoặc thả xuống. Các dầm phai chủ yếu chịu tác dụng của áp lực nước và trọng lượng bản thân. 19 Hình 2-10. Hình 2-11.Một số hình thức phai a) phai gỗ; b) phai bê tụng cốt thép; c) phai thép. Các trường hợp cần xét để đảm bảo các yêu cầu của dầm phai bao gồm: Trong quá trình vận chuyển, chịu tác dụng của trọng lượng bản thân. Khi thả xuống nước, dầm chịu tác dụng của áp lực thuỷ động. Áp lực này bao gồm lực ngang W’ và áp lực theo phương thẳng đứng W” được tính toán theo các công thức sau: 20 Hình 2-12: Sơ đồ lực thủy ddoongjtacs dụng lên dầm phai Khi dầm phai đã thả xuống nằm ở vị trí cuối cùng của nó thì lực W” có tác dụng kéo phai lên, vì vậy trọng lượng bản thân cần phải lớn hơn lực này để phai không bị đẩy nổi. - Khi các dầm phai được thả xuống hoàn toàn để chắn nước thì chúng chỉ chịu áp lực thuỷ tĩnh. Trong các trường hợp trên, dầm phai được xem như dầm đơn hai đầu tự do và chịu uốn dưới tác dụng của ngoại lực. Dựa vào sơ đồ ngoại lực xác định mô men uốn lớn nhất phát sinh trong dầm và xác định kích thước hợp lý dầm phai. Ngoài ra về mặt cấu tạo yêu cầu chiều rộng của dầm phai phải ≥ 10 - 15cm. Một số bộ phận của cửa van phẳng Đối với cửa van phẳng loại trượt, bộ phận đỡ tựa vỡ trượt tiếp xúc của cửa van được thể hiện trong hình (2-13). Hình (2-13a) lỡ hình thức đơn giản nhất, thường dùng cho van nhỏ hoặc van gỗ. Một thanh thép hình được gắn chặt vào mố trụ để làm nơi cho cửa van tỳ vỡ trượt khi đóng mở. Ở cửa van, tại chỗ tiếp xúc gắn một thanh kim loại để truyền lực lên mố trụ. Đồng thời thanh kim loại có tác dụng cải thiện điều kiện tiếp xúc, lỡm giảm lực ma sát khi đóng mở cửa van. Ở hình (2-13b) ngoỡi bộ phận trượt còn bố trí bánh xe định hướng, có tác dụng giúp cho cửa van ổn định không xê dịch ngang trong quá trình chuyển động. Ở hình (2-13c) người ta dùng gỗ ép làm bộ phận tiếp xúc nhằm giảm lực ma sát, tránh han rỉ vỡ mài mòn do trượt tiếp xúc gây nên. 21 Hình 2-13. Bộ phận đỡ tựa và trượt tiếp xúc của cửa van phẳng 1-Thanh thép hình gắn vào mố trụ; 2. Thanh kim loại tỳ; 3. Thanh ray; 4. Bánh xe định hướng; 5. Gỗ ép; 6. Lớp kim loại không rỉ. Đối với cửa van có bánh xe lăn, có nhiều hình thức gắn bánh xe (hình 2- 14). Hình (2-14a) là cách lắp bánh xe trên trục công son gắn ở đầu dầm. Loại này việc lắp bánh xe không đòi hỏi độ chính xác cao, hay dùng ở những khoang rộng khoảng 5 m 6m. Sơ đồ hình (2-14b) khi gắn bánh xe vào cửa van, ngoài cột chính còn có cột phụ ngắn để giữ vỡ làm điểm tựa cho trục bánh xe. Loại nỡy kết cấu cứng hơn loại đầu, việc lắp ráp bánh xe đơn giản hơn kích thước của van cũng dùng như trên. Loại (2-14c) đòi hỏi khe phải rộng hơn. Bánh xe không có khe nên phải lắp thêm một số bánh xe định hướng để giữ cho bánh xe chính luôn chuyển động theo đúng vị trí. Khi các khoang khá lớn, làm độ võng dầm có thể lớn hơn, bánh xe dễ bị nghiêng, chóng mòn. Để giữ áp lực luôn tác dụng chính tâm bánh xe vỡ để bánh xe không bị nghiêng có thể dùng kiểu bản lề (hình 2- 14d). Hình 2-14: Một số hình thức bánh xe cửa van phẳng 22 1.Bánh xe; 2. Trục; 3. Vật chắn nước; 4. Dầm chính; 5. Bộ phận đỡ; 6. Cột chính; 7. Cột phụ; 8. Bản lề; 9. Bánh xe định hướng 23 Để tránh nước rò rỉ qua các lỗ tiếp xúc giữa cửa van với đáy, khe mố trụ vỡ với tường ngực, người ta đặt các thiết bị chắn nước. Thiết bị chắn nước có thể làm bằng gỗ, thép, cao su. Yêu cầu chung của các thiết bị này là phải khít, đảm bảo nước không rò rỉ. Hình (2-15) giới thiệu một số thiết bị chắn nước ở đáy. Loại này ngoài yêu cầu kín nước còn cần có hình dạng thích hợp để trong quá trình mở cửa nước chảy luồn bên dưới được dễ dàng không gây rung động. Hình 2-15. Thiết bị chắn nước đáy cửa van phẳng a,b) chắn nước bằng gỗ; c, d) Vật chắn nước bằng kim loại;e, f, g) Vật chắn nước bằng cao su; 1. Cao su chèn; 2. Dầm gỗ; 3. Bản thép; Bộ phận đệm; 5. Cao su đúc; 6. Cao su cứng. Hình (2-15) biểu thị một số thiết bị chắn nước bên cạnh để chống nước rò rỉ tại khe cửa van vỡ thiết bị chắn nước ở tường ngực. 24 Hình 2.16. Thiết bị chắn nước bên cạnh (a, b, c) và tường ngực (d, e) 25 CHƯƠNG IV: CÁC LOẠI VAN XẢ SÂU. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm, cấu tạo và nguyên tắc bố trí của chúng. - Phân biệt được những loại van xả sâu trong các nhà máy thuỷ điện; - Nghiêm túc, chủ động trong học tập. Nội dung: 1. Van đĩa: 1.1 Khái niệm; Cửa van đĩa là một cái đĩa phẳng quay được, thường có hình tròn quay quanh một trục thẳng đứng hay trục nằm ngang, trục này nối chặt với đĩa ( ví dụ tại giữa đĩa) trục được xiên qua vỏ cửa van và được nối với máy điều chỉnh. Khi quay trục này đĩa có thể nằm ở vị trí bất kỳ vì vậy mà tiết diện ống được ở rộng hay thu hẹp lại Trục quay của đĩa phải đặt thế nào để áp lực ở hai phần của đĩa gần như bằng nhau, do đó khi quay cửa van chỉ cần một lực tương đối nhỏ. 1.2 Cấu tạo và nguyên tắc bố trí. 1.2.1 Cấu tạo. Hình 3-1. Nguyên lý cấu tạo các loại van đĩa. a- Mặt đĩa lồi; b- mặt đĩa phẳng; c- Đĩa dạng khung dầm với một mặt chịu áp; d- Dạng khung dầm với hai mặt đối xứng. 1- Hộp van; 2- đĩa; 3, 4- các loại gioăng chèn; 5, 6 – bộ phận hướng dòng đặt cố định; 7- rãnh thoát nước rò rỉ; 8 - dầm gân; 9, 10 - thép mặt; 11- gioăng nối ống. 26 Kết cấu van đĩa gồm 2 phần chính: vỏ và đĩa quay. Phần vỏ gồm 2 nửa liên kết với nhau bằng các bulông; vật liệu bằng thép (hàn, đúc) hoặc bằng gang đúc. Nửa dưới có bộ phận gắn vào nền và phía trong vỏ có gắn gioăng chắn nước. Phần đĩa thường cấu tạo 2 kiểu: Kiểu 1: bản lướt là 1 tấm phẳng được gia cường bởi các gân ngoài và hàn vào trục. Kiểu 2: bản lướt gồm 2 tấm trên và dưới có các gân kẹp bên trong. Đĩa làm bằng thép đúc, trục cũng bằng thép có ổ đỡ và ổ bạc bằng đồng ở hai đầu, vỏ bằng gang, vật chắn nước là những gioăng cao su, gioăng được lót giữa các mặt mài nhẵn của vỏ. Trên hình 1-1 là sơ đồ cấu tạo của các loại cửa van đĩa. Điểm đặc trưng của cấu tạo van đĩa là phần hộp van của nó giống như một đoạn ống hai đầu có bích để nối tiếp với đường ống bằng bu lông, trong hộp van là đĩa thép có gioăng chèn quay xung quanh trục và được điều khiển bằng thuỷ lực từ bên ngoài. Ở vị trí đóng mặt đĩa vuông góc với dòng chảy, trục quay của đĩa về nguyên tắc luôn nằm ngang. Trước và sau cửa van người ta bố trí ống cân bằng áp lực để giảm lực mở cửa van. Các loại van đĩa khác nhau cơ bản là hình dạng của đĩa van như thể hiện trên hình 1- 1. Van đĩa đường kính không lớn lắm có thể làm bằng thép đúc kết hợp hàn, hộp van thường làm thành hai phần và hàn ghép lại với nhau. Ổ trục thượng dưới dạng bạc đồng bôi trơn bằng mỡ. Đặc điểm làm việc khi lỗ chỉ mở được một phần thì phía sau đĩa hình thành một vùng áp suất thấp, đó là vùng nước xoáy, vì vậy cửa van bị chấn động và có thể xảy ra hiện tượng bị xâm thực. Để tránh hiện tượng chân không, người ta dẫn không khí trực tiếp vào dưới cửa, làm tăng áp lực phía dưới cửa van bằng cách làm hẹp tiết diện ra của cống xả hoặc làm cho đĩ a có dạng thuôn, làm cho dạng của lỗ được hoàn thiện khi lỗ mở ra hoàn toàn (bằng cách đặt trước và sau đĩa các đường dẫn dòng có dạng thuận). Khu vực xoáy. 27 1.2.2. Nguyên tắc bố trí. Cửa van đĩa được sử dụng rộng rãi tại các công trình tháo nước, dùng làm cửa van chính ứng với mọi loại cột nước khác nhau, nếu như không đòi hỏi điều tiết lưu lượng nước. Khi cần điều tiết lưu lượng thì cửa van đĩa được dùng cho cột nước dưới 25÷30m khi đó cửa được đặt ở dưới công trình tháo nước, và nó được đặt lộ hẳn ra ngoài. Nhờ lực đóng mở nhẹ và mở cửa nhanh nên loại van đĩa được sử dụng khi cần điều tiết lưu lượng (với cột nước thấp) và để đảm bảo đóng kín lỗ thì cửa van chính có thể sẽ là một loại cửa van khác, vì cửa van đĩa không được kín nước. Ngày nay nhờ công nghệ chế tạo hiện đại nên độ kín của van đĩa tương đối tốt hơn. Cửa van đĩa được dùng với cột nước đến 800m, đường kính 0,7m và lớn hơn; đường kính lớn nhất đã dùng cửa van là 8,2m (khi cột nước 25m). 2. Van kim : 2.1 Khái niệm; Van hình kim là loại van dùng để điều tiết lưu lượng những nơi có cột nước lớn. Van có thể làm việc trong những trường hợp đóng hoặc mở hoàn toàn hay ở vị trí trung gian mà không có rung động 2.2 Cấu tạo và nguyên tắc bố trí; 2.2.1 Cấu tạo. 28 Hình 3-2: Cửa van kim. 1-vỏ; 2-lõi; 3-phần hình nón của lõi; 4- pittong; 5-đầu hình kim của pittong; 6-lưỡi gà răng cưa của pittong; 7-khoang pittong; 8- thước răng cưa của pittong; 9- bánh xe khía; 10-trục thẳng đứng; 11- bộ phận điều khiển; 12- ống dẫn nước; 13- ống thóa nước từ khoang pittong ra; 14- lỗ thóa nước của pittong; 15- khoang của lõi; 16- lỗ thao nước trong lõi; 17- ống tháo nước trong lõi; 18- vòi chống rò rỉ; 19- vòng nhô ra của pittong; 20- ống dùng để tháo nước từ khoang trống hình khuyên giữa vỏ và lõi pittong. Cửa van hình kim gồm có một cái vỏ cố định hình bầu dục và một cái hình thuôn: lối ra ở giữa hai vỏ này được đóng lại bằng cách di chuyển một pittông hình kim đặt trong lỗ. Các loại cửa van hình kim khác nhau đã dùng được phân biệt theo phương pháp điều khiển hoặc theo cấu tạo của pittông; theo phương pháp điều khiển các cửa van hình kim có thể chia thành 2 nhóm: (1) Điều khiển bằng sức nước, hoặc là loại cân bằng (về phương diện áp lực nước tác dụng lên hình trụ) và (2) điều khiển bằng máy, hay là không cân bằng. Loại thông dụng nhất là các cửa van cân bằng. Trên hình trình bày một kiểu của cửa van hình kim cân bằng hoàn chỉnh. Cửa van gồm có vỏ 1, lõi 2 gắn vào vỏ bằng những sống hướng tâm, lõi có đầu hình nón 3 và pittông 4 với đầu có dạng kim 5. Pittông có lưỡi gà hình kim 6 dùng điều tiết nước chảy từ khoang 7 ra, tại đầu trái của nó có một thước răng cưa 8, thước đó ăn khớp với bánh xe 9 nhờ trục thẳng đứng 10 của bánh xe và tiếp nhận tác dụng của bộ phận điều khiển 11. Nước có áp sẽ chảy vào khoang 7 theo ống 12 (khi mở cửa van) và chảy ra khỏi khoang theo lỗ 14, lỗ này được đóng bằng lưỡi gà hình kim 6. Việc tháo khô hoàn toàn khoang 7 có thể tiến hành nhờ ống 13. Nước chảy vào khoang 15 nhờ lỗ 16, và chảy ra khỏi 29 khoang 15 nhờ ống 17. Việc tháo khô cho khoang trống hình khuyên giữa vỏ 1, lõi 2 và pittông 4 được tiến hành nhờ ống 20. Để đóng cửa van người ta tháo nước từ khoang 15 ra và cho nước có áp vào khoang 7. Nước gây áp lực lên mặt trong của pittông làm cho nó di chuyển sang bên phải cho đến khi nó tựa lên vòng chống thấm 18. Để mở cửa van người ta tháo nước của khoang 7 ra, và cho nước có áp vào khoang 15. Nước sẽ gây áp lực lên vòng nhô ra của pittông và làm cho nó di chuyển sang phía trái đến phải mở hoàn toàn vòng trống nằm giữa vỏ 1 và pittông 4. Việc điều chỉnh độ mở hoặc đóng cửa van được tiến hành nhờ lưỡi gà hình kim 6. Trong lưỡi gà, diện tích của lỗ này lớn hơn diện tích lỗ của ống dẫn vào 12. Cửa van có mặt cắt hình lưu tuyến nên tránh được khả năng bị chân không và xâm thực; tổn thất cột nước tại cửa van nhỏ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_thiet_bi_co_khi_thuy_cong_trinh_do_cao_dang.pdf