Giáo trình Phương pháp phun sơn

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ LẠT GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/ MÔ ĐUN: PHƯƠNG PHÁP PHUN SƠN NGÀNH/ NGHỀ: CÔNG NGHỆ ĐỒNG SƠN Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: ./QĐ-CĐNĐL ngày tháng năm..của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt (LƯU HÀNH NỘI BỘ) Lâm Đồng, năm 2019 1 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đ

pdf93 trang | Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 16/02/2024 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Phương pháp phun sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Giáo trình được lưu hành nội bộ Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt. LỜI GIỚI THIỆU Nội dung của giáo trình Phương pháp phun sơn đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung được giảng dạy ở các trường dạy nghề, kết hợp với những nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo trình được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, bổ sung nhiều kiến thức mới, đề cập những nội dung cơ bản, cốt yếu để tùy theo tính chất của các ngành nghề đào tạo mà nhà trường tự điều chỉnh cho thích hợp và không trái với quy định của chương trình khung đào tạo nghề. Với mong muốn đó giáo trình được biên soạn, nội dung giáo trình bao gồm: Bài 1: Hoạt động của súng phun sơn, cách tháo lắp và bảo dưỡng, bảo quản súng sơn Bài 2: Các thành phần của sơn Bài 3: Kỹ thuật phun khi sơn trên mặt phẳng, mặt phức tạp và toàn bộ xe Bài 4: Kỹ thuật phun sơn lót Bài 5: Kỹ thuật phun sơn màu Xin trân trọng cảm ơn Khoa Cơ khí Động lực, Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt cũng như sự giúp đỡ quý báu của đồng nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành giáo trình này. 3 Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để lần xuất bản sau giáo trình được hoàn thiện hơn.. Lời cảm ơn của các cơ quan, các đơn vị và cá nhân đã tham gia Lâm Đồng, ngày tháng..năm. Tham gia biên soạn 1. Trần Đức Thắng 2. Lê Thanh Quang 4 MỤC LỤC _Toc38267079 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: PHƯƠNG PHÁP PHUN SƠN ....... 8 I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: ........................................................ 8 II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: ............................................................................... 8 - Kiến thức : ................................................................................................... 8 - Kỹ năng : ..................................................................................................... 8 - Thái độ: ....................................................................................................... 8 - Điều kiện thực hiện: .................................................................................... 8 III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: ............................................................................. 8 1.Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:................................................. 8 BÀI 1: HOẠT ĐỘNG CỦA SÚNG PHUN SƠN, CÁCH THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG, BẢO QUẢN SÚNG SƠN................................................................ 10 1. Nhiệm vụ, phân loại và cấu tạo súng phun sơn. ......................................... 10 1.1. Nhiệm vụ. ............................................................................................. 10 1.2. Phân loại. .............................................................................................. 10 1.3. Cấu tạo súng phun sơn. ......................................................................... 11 2. Hoạt động của súng sơn. ............................................................................ 13 3. Tháo, lắp làm sạch súng sơn. ..................................................................... 14 4. Các chú ý khi thực hiện công việc. ............................................................ 16 BÀI 2: CÁC THÀNH PHẤN CỦA SƠN ........................................................ 17 1. Nhiệm vụ, chức năng và thành phần cấu tạo của sơn. ................................ 17 1.1. Nhiệm vụ. ............................................................................................. 17 1.2. Chức năng, thẩm mỹ và nhận biết. ........................................................ 18 1.3. Các thành phần của sơn. ........................................................................ 18 2. Dung môi và chất pha sơn. ........................................................................ 21 2.1. Các thành phần của chất pha sơn. .......................................................... 21 2.2. Phụ gia. ................................................................................................. 21 2.3. Chất đóng rắn. ....................................................................................... 22 BÀI 3: KỸ THUẬT PHUN KHI SƠN TRÊN MẶT PHẲNG, MẶT PHỨC TẠP VÀ TOÀN BỘ XE ................................................................................. 23 1. Kỹ thuật phun khi sơn trên mặt phẳng. ...................................................... 23 1.1. Kỹ thuật phun sơn trên mặt phẳng. ........................................................ 23 1.2. Các lỗi thường gặp khi phun và cách sử lý. ........................................... 27 2. Kỹ thuật phun khi sơn trên bề mặt phức tạp............................................... 27 5 2.1. Kỹ thuật phun khi sơn trên bề mặt phức tạp. ......................................... 28 2.2. Kỹ thuật điều chỉnh súng phun sơn. ...................................................... 28 2.3. Các chú ý khi thực hiện công việc. ........................................................ 30 3. Kỹ thuật sơn toàn bộ xe. ............................................................................ 30 3.1. Kỹ thuật phun khi sơn toàn bộ xe .......................................................... 31 3.2. Kỹ thuật phun khi sơn dặm, sơn vá. ...................................................... 32 3.3. Các chú ý khi thực hiện công việc. ........................................................ 33 BÀI 4 : KỸ THUẬT PHUN SƠN LÓT ......................................................... 36 1.Tính chất của lớp sơn lót. ........................................................................... 36 1.1. Sơn lót chống gỉ. ................................................................................... 36 1.2. Sơn lót bề mặt ....................................................................................... 37 2. Quy trình phun sơn lót............................................................................... 37 2.1. Làm sạch bụi và mỡ. ............................................................................. 41 2.2. Che phủ. ............................................................................................... 41 2.3. Trộn pha sơn lót bề mặt. ....................................................................... 41 2.4. Phun sơn lót bề mặt. ............................................................................. 42 2.5. Sấy khô sơn lót bề mặt. ......................................................................... 44 2.6. Bả matít sửa chữa nhỏ. .......................................................................... 45 2.7. Sấy khô matít sửa chữa nhỏ (touch – up) .............................................. 46 2.8. Mài lớp sơn lót bề mặt. ......................................................................... 46 2.9. Làm xước bề mặt để chuẩn bị cho lớp sơn màu (trên cùng)................... 49 2.10. Phun sơn lót bề mặt trên một tấm mới................................................. 50 3. Các chú ý khi thực hiện công việc. ............................................................ 51 BÀI 5: KỸ THUẬT PHUN SƠN MÀU ......................................................... 52 1. Kỹ thuật pha sơn. ...................................................................................... 52 1.1. Các dụng cụ pha mầu. ........................................................................... 52 1.2. Quy trình pha màu ( các màu soid). ...................................................... 55 2. Các phương pháp phun sơn. ...................................................................... 74 2.1. Sơ lược về sơn. ..................................................................................... 74 2.2. Dụng cụ sơn. ......................................................................................... 76 2.3. Chuẩn bị để sơn lớp trên cùng. .............................................................. 80 2.4. Kỹ thuật phun sơn. ................................................................................ 87 3. Lỗi trong quá trình sơn và sấy khô. ........................................................... 89 3.1. Lỗi sạn sơn. .......................................................................................... 89 3.2. Lỗi nhăn vỏ cam. .................................................................................. 89 6 3.3. Lỗi chảy sơn.......................................................................................... 90 3.4. Lỗi hố sơn. ............................................................................................ 90 3.5. Lỗi rộp sơn. ........................................................................................... 90 3.6. Lỗi mắc cá sơn. ..................................................................................... 91 3.7. Lỗi vết matít. ......................................................................................... 91 3.8. Lỗi vết xước mài. .................................................................................. 91 3.9. Lỗi khác màu sơn. ................................................................................. 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 93 7 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: PHƯƠNG PHÁP PHUN SƠN Mã số mô đun: MĐ 04 Thời gian mô đun: 50 h (Lý thuyết: 11 h; Thực hành: 39 h) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí của mô đun: mô đun được thực hiện sau khi học xong các môn học, mô đun sau: MĐ 03. - Tính chất của mô đun: mô đun chuyên môn bắt buộc. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: Học xong mô đun này học viên sẽ có khả năng: - Kiến thức : Nắm vững cấu tạo, nguyên lý hoạt động của súng phun sơn. - Kỹ năng : Sử dụng, tháo, lắp, làm sạch và bảo quản súng sơn đảm bảo kỹ thuật; phun sơn trên các loại bề mặt đảm bảo kỹ thuật; - Thái độ: Tuân thủ qui trình, các chú ý khi thực hiện công việc. - Điều kiện thực hiện: - Máy nén khí, dây sơn ruột gà; - Kính bảo hộ, mặt nạ phòng độc, găng tay, quần áo bảo hộ; - Súng phun sơn, giá treo chi tiết sơn, chất tẩy mỡ, giẻ lau đặc biệt, bình chứa sơn, thanh khuấy, phễu lọc sơn, dụng cụ đo độ nhớt, cân điện tử pha màu; - Súng phun sơn (3 loại: loại sơn tự chảy, loại hút sơn và loại nén sơn). III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1.Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời lượng đào tạo (giờ) Trong đó Mã Nội dung Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra 50 11 34 5 Bài 1 Hoạt động của súng phun sơn, 3 1 2 cách tháo lắp và bảo dưỡng, bảo quản súng sơn 1.Nhiệm vụ, phân loại và cấu tạo súng phun sơn 2.Hoạt động của súng phun sơn 8 3.Tháo, lắp và làm sạch súng phun sơn 4.Các chú ý khi thực hiện công việc Bài 2 Các thành phần của sơn 2 1 1 1.Nhiệm vụ, chức năng và thành phần cấu tạo của sơn 2.Dung môi và chất pha sơn Bài 3 Kỹ thuật phun khi sơn trên mặt 13 3 10 phẳng, mặt phức tạp và toàn bộ xe 1.Kỹ thuật phun khi sơn trên mặt phẳng 2.Kỹ thuật phun khi sơn trên bề mặt phức tạp 3.Kỹ thuật sơn toàn bộ xe Bài 4 Kỹ thuật phun sơn lót 13 3 10 1.Tính chất của lớp sơn lót 2.Quy trình phun sơn lót 3.Các chú ý khi thực hiện công việc Bài 5 Kỹ thuật phun sơn màu 14 3 11 1.Kỹ thuật pha sơn 2.Các phương pháp phun sơn 3.Lỗi trong quá trình sơn và sấy khô Kiểm tra kết thúc 5 5 9 BÀI 1: HOẠT ĐỘNG CỦA SÚNG PHUN SƠN, CÁCH THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG, BẢO QUẢN SÚNG SƠN 1. Nhiệm vụ, phân loại và cấu tạo súng phun sơn. 1.1. Nhiệm vụ. Súng phun sơn là một dụng cụ dùng để phun sơn bằng cách phun một hỗn hợp sơn và không khí dưới dạng tia xé nhỏ. 1.2. Phân loại. - Súng bầu trên ( hinh 1.1 ) Hình 1.1: Súng sử dụng bầu trên - Súng bầu dưới ( Hình 1.2) Hình 1.2: Súng sử dụng bầu dưới - Súng nén áp lực sơn ( Hình 1.3) 10 Hình 1.3: Súng sử dụng nén áp lực sơn Đặc điểm các loại súng phun sơn: Loại Ưu điểm Nhược điểm Loại bầu trên -Linh hoạt trong sử dụng với -Phải rót sơn lượng sơn lên tới 0,6 L nhiều lần khi sơn -Tiêu thụ ít khí nén mảng lớn - Được nhiều thợ sơn sử dụng Loại bầu dưới -Cốc đựng sơn có dung tích - Nặng do cốc đựng lớn sơn lớn Loại nén áp lực - Phù hợp cho việc sơn liên - Chỉ phù hợp cho tục mảng lớn nhà máy sản xuất - Phù hợp cho cả sơn có độ nhớt cao 1.3. Cấu tạo súng phun sơn. Cấu tạo của súng phun sơn gồm có các bộ phận chính như sau: Hình 1.4 Hình ảnh các bộ phận của súng phun sơn 11 1. Nắp chụp (1) Có nhiều loại nắp chụp súng phun sơn khác nhau, sau đây là hình ảnh nắp chụp của súng phun sơn Anest Iwata. Hình 1.5 : Nắp chụp Nếu nắp chụp có hai tai nhô lên thì sẽ phun ra hình elip. Nếu nắp chụp hình tròn sẽ phun ra hình tròn. 2. Kim béc (2-1, 2-2) Hình 1.6 : Nắp chụp, họng súng và kim phun 3. Thân súng phun sơn (3) 4. Cò súng (14) 5. Van chỉnh hơi (12) 6. Van chỉnh sơn (8) 7. Lò xo (7) 8. Chốt và móc để gắn cò súng phun sơn (13-15) 9. Ốc vặn để gắn với khớp nối, khớp này gắn với dây dẫn hơi (3-1) 10.Ốc vặn để gắn với bình sơn (nếu là đường sơn ở dưới hay bên hông có thể gắn với bơm sơn hoặc nồi trộn sơn) 12 2. Hoạt động của súng sơn. Súng phun sơn (spray gun paint) có cấu tạo rất đơn giản. Hoạt động dựa vào sự chênh lệch áp suất của khí nén. Đầu súng là hai ống có tiết diện nhỏ dần (đầu ống hình côn) được đặt vuông góc với nhau. Một ống được nối với bình khí nén, ống kia cắm vào bình sơn. Hình 1.7 Hình ảnh thể hiện đường đi của sơn Khí nén đi qua đầu ống phun được tăng tốc do tiết diện đầu ống giảm đi ra ngoài tạo ra một khoảng có áp suất thấp. Do chênh lệch áp suất, sơn ở ống kia được hút lên khỏi bình sơn và bị dòng khí nén xé tơi ra. Hình 1.8 Hình ảnh súng phun sơn Lực đẩy ra xa phụ thuộc vào áp suất của khí nén và tiết diện của 2 đầu phun, khoảng cách 2 đầu phun. Khí nén súng phun sơn dùng để phun xe máy chỉ sử dụng 0.29 MPa tương đương 3kg/cm2 cũng xa được tầm 1.5m. Dùng áp lực càng cao thì càng lãng phi sơn. Còn súng áp lực thấp thì dùng 1 kg/cm2 để tiết kiệm 20-25% sơn. Đó là những loại như LPH101. Áp suất khí tại đầu air cap (nắp chụp) như những chiếc kiếm chém giọt sơn tại một điểm nên sơn phun ra dạng sương mù. Nếu chúng ta thử tháo nắp chụp ra mà phun xem. Nó chẳng khác gì một súng phun nước cả khi không có nắp chụp. Nếu nắp chụp có hai tai nhô lên thì sẽ phun ra hình elip. Nếu nắp chụp hình 13 tròn (súng phun sơn) sẽ phun ra hình tròn. Súng phun sơn được chia làm 3 loại Air Mix, Air Assistant và Air Less. Trong 3 loại trên thì loại thông thường là loại Air Mix (chúng được sử dụng trong sản xuất đơn chiếc hoặc lô nhỏ, không liên tục, bề mặt phức tạp hoặc yêu cầu chất lượng bề mặt cao). Loại này trong dòng sơn phun ra được trộn lẫn khá nhiều không khí, khoảng 50 - 70% (nên mới gọi là Air Mix). Loại này hoạt động với không khí nén từ 4 - 7 kgf/cm2. Khi bóp cò súng, dòng khí nén này là nguyên nhân để hút sơn ra khỏi bầu sơn (nếu bầu sơn nằm dưới), theo nguyên lý Becnuli và đưa sơn đến đầu súng (phần lớn các trường hợp là sử dụng bầu sơn nằm trên, hoặc sơn được đưa đến súng qua bơm sơn. Khi bóp cò súng, cửa van được mở, áp lực sẽ đẩy dòng sơn vào thân súng ). Không khí được đưa vào súng phun sơn (spray gun) và được chia làm 2 đường: Ở đường chính, không khí có nhiệm vụ trộn lẫn vào trong sơn và giúp tán nhỏ tia sơn thành các hạt nhỏ mịn sau khi đi qua béc sơn. Dòng khí thứ 2 có nhiệm vụ điều chỉnh góc xòe của tia sơn sau khi đi qua béc và cũng có nhiệm vụ tán nhỏ thêm các hạt sơn. Đối với loại súng Air Assistant và Air Less thì chính áp lực của dòng sơn là yếu tố chính đưa sơn vào thân súng và tán nhuyễn tia sơn thành các hạt nhỏ, sau khi đi qua béc (ở một góc độ nào đó, nó tương tự như hoạt động của đầu phun của bình tưới cây mà bạn hay sử dụng). Với súng Air Assistant thì lượng không khí trong tia sơn khoảng 5%, và chúng cũng hỗ trợ cho việc tán nhỏ các tia sơn. Đối với Airless thì hoàn toàn không có không khí hỗ trợ, nhưng áp lực sơn lớn hơn so với Air assistant nhiều, khoảng 3000 psi. Sơn áp lực cao được đưa vào súng bằng 1 bơm piston (đối với Airmix chỉ sử dụng bơm màng). Súng Air less có năng suất phun rất cao, thường được sử dụng khi sơn các bề mặt lớn. 100% súng sơn tàu thuyền là loại súng này. Việc tia sơn sẽ đi được bao xa sau khi ra khỏi súng tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố: lực đẩy của bơm sơn, hành trình cò súng, tỉ lệ phần trăm không khí được trộn, độ xòe của tia sơn, độ nhớt của sơn, độ lớn của lổ béc.....nhưng 1 súng Air mix có thể phụt tia sơn xa đến 5m. Nhưng khoảng các từ đầu súng phun sơn đến vật sơn để cho hiệu quả sơn tốt nhất khoảng 250 mm. 3. Tháo, lắp làm sạch súng sơn. Sau khi sử dụng súng phun sơn các loại, thì việc vệ sinh súng phun sơn và các thiết bị sơn là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến độ bền của súng phun sơn và chất lượng sản phẩm. 14 Việc vệ sinh súng phun sơn không phải ai cũng rõ các quy trình và nhiều khi chúng ta không để ý, ngay cả những thợ sơn chuyên nghiệp đôi khi cũng không để ý đến quy trình tưởng chừng đơn giản này. Sau đây là hướng dẫn cách vệ sinh súng phun sơn hiệu quả nhất, từ đó nhằm nâng cao tuổi thọ của súng phun sơn và các thiết bị sơn. Bước 1: Đổ hết sơn trong cốc đựng sơn. Bước 2: Quý khách dùng xăng (hoặc chất tẩy rửa chuyên dụng) rửa sạch bình chứa sơn (dung môi pha sơn axeton/putin/thinner). Bước 3: Mở nắp chụp của súng phun sơn ra, dùng dụng cụ vệ sinh sạch sẽ nắp chụp Hình 1.9 : Các vệ sinh nắp chụp Hình 1.10: Bảo quản súng sơn Bước 4: Tháo kim béc (hạn chế việc tháo béc súng phun sơn), các van 15 chỉnh hơi,..và vệ sinh các thiết bị này và thân súng phun sơn. Bước 5: Bôi mỡ lên kim súng phun sơn. Bước 6: Tiến hành làm khô các bộ phận của súng. Bước 7: Tiến hành lắp kim béc, nắp chụp,...và cốc chứa sơn vào (Bóp cò súng để khí nén đẩy bụi bẩn trong lỗ khí nắp chụp ra ngoài). 4. Các chú ý khi thực hiện công việc. - Nên tìm hiểu kỹ hệ thống ống dẫn và cách thao tác. Định kỳ tháo nước tích tụ ở máy nén khí và bình phân ly dầu khí, không để nước đi vào ống dẫn rồi đến bề mặt cần sơn, tạo thành bọt khí, rỗ, biến trắng,Có thể mua thêm lọc nước gắn vào đuôi súng phun sơn. - Trước khi thao tác và sau khi phun sơn cần phải rửa sạch súng phun, tránh sơn còn lưu lại làm tắc vòi phun - Tuyệt đối không ngâm súng phun sơn trong dung môi. - Ngâm nắp chụp sẽ làm hỏng zoăng cao su bên trong nắp chụp (model đời cao đều có zoăng cao su). - Ngâm thân súng zoăng chặn sơn sẽ phải hoạt động 24/24 làm giảm độ bền của zoăng chặn sơn ( nằm giữa kim giúp ngăn sơn không chảy lại phía sau). - Ngâm phần đuôi súng sẽ làm hỏng zoăng bên trong dẫn tới tình trạng chưa bóp cò mà khí tại nắp chụp đã xì ra. - Không vệ sinh bằng cách tháo kim béc của súng phun sơn ra (hạn chế tháo béc, còn kim vẫn tháo được). - Khi tháo béc lắp vào không chặt thì khi phun ra sẽ luồng sơn sẽ phun ra không ổn định, bị giật. Khí nén sục ngược lại cốc đựng sơn. - Khách đã chót tháo cần kiểm tra lại bằng cách phun thử. Bị giật cần tháo ra vặn chặt lại. Vẫn chưa được thì cần bôi keo dán nhựa Tiền Phong PVC vào chân gen béc và lắp lại. 16 BÀI 2: CÁC THÀNH PHẤN CỦA SƠN 1. Nhiệm vụ, chức năng và thành phần cấu tạo của sơn. 1.1. Nhiệm vụ. - Sơn là một quá trình phun sơn dưới dạng chất lỏng lên một vật thể, để tạo ra một lớp mỏng sau đó làm khô để tạo ra một lớp mỏng cứng hay "lớp sơn". Hình 2.1: Quá trình hình thành lớp sơn - Bảo vệ các vật liệu như thép, nhôm, gỗ, bê tông và nhựa vị xuống cấp hay hư hỏng một cách dễ dàng do ăn mòn. Và không có tuổi thọ cao nếu vẫn giữ nguyên trạng thái ban đầu của chúng. Tuy nhiên, bề mặt của các loại vật liệu này có thể được bảo vệ nhờ sơn, nó ngăn khỏi hư hỏng vật liệu và kéo dài thời gian sử dụng. Vì vậy, mục đích chính của sơn là bảo vệ vật thể khỏi bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. Hình 2.2: Hình ảnh ăn mòn các chi tiết kim loại do không sơn 17 1.2. Chức năng, thẩm mỹ và nhận biết. - Sơn tạo ra màu, độ bóng cho vật thể, cải thiện được tính thẩm mỹ của chúng, và ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của sản phẩm. Nhận biết thông qua màu sắc cũng là một chức năng của sơn như xe cứu hỏa và xe cứu thương được sơn màu sơn đặc biệt để phân biệt với loại xe khác. Hình 2.3 : Các dạng màu 1.3. Các thành phần của sơn. - Là một chất lỏng có độ nhớt cao, có các thành phần như được nêu ra dưới đây. Khi chúng được hòa trộn với nhau tạo thành một hợp chất. đồng nhất. Sơn thường được pha loãng với chất pha sơn để dễ sử dụng. Ở trường hợp loại sơn hai thành phần thì được bổ sung thêm chất đóng rắn (Hardener). Hình 2.4 : Các thành phần của sơn 18 - Chất lỏng có độ nhớt và trong suốt tạo thành một màng. Nhựa bổ sung thêm độ bóng, độ cứng và bám dính của sơn. - Bột có mầu được cho vào sơn. Nó không hòa tan trong nước và dung môi. - Chất lỏng hòa tan nhựa và nhằm mục đích dễ hòa trôn chất mầu và nhựa. Nó bay hơi nhanh ngay khi sơn được phun. - Nhiều chất khác nhau được bổ sung vào sơn với số lượng nhỏ để cải thiện đặc tính của sơn theo mục đích và ứng dụng của sơn. - Pha loãng để dễ sử dụng hơn. - Nhiều loại dung môi khác nhau trộn lẫn vào nhau để điều chỉnh độ hòa tan và sự bay hơi của chất pha sơn. - Là chất liên kết giữa các phần tử trong nhựa, tạo thành một lớp dai và rắn chắc. - Chất lỏng hòa tan chất đóng - Dầu bóng là một loại sơn nhưng không có hạt màu trong thành phần Có nhiều loại sơn khác nhau. ''Sơn bóng'' là sơn không có chất mầu trong thành phần của sơn như trình bầy ở trên. Sơn bóng được phun lên lớp trên cùng để bổ sung thêm độ bóng cho mầu metallic và bảo vệ các chất mầu metallic và mica. 1. Nhựa. Nhựa là thành phần chính của sơn, nhìn chung nó là chất lỏng có độ nhớt và trong suốt tạo ra một lớp sau klhi sơn lên vật thể và được làm khô. tính chất của nhựa có ảnh hưởng trực tiếp đến đặc tính của sơn như độ cứng, sức cản dung môi và sự thay đổi của thời tiết. Và ảnh hưởng đến chất lượng như độ nhấp nhô bề mặt, độ bóng, dễ sử dụng cũng như thời gian khô sơn. a. Nhựa thiên nhiên. Chủ yếu được chiết ra từ các loại cây, loại nhựa này có thành phần phân tử cao và được dùng để đánh vécni. Loại nhựa này không được sử dụng trong sản phẩm công nghiệp sản xuất hàng loạt. b. Nhựa tổng hợp. Là loại nhựa nhân tạo có thành phần phân tử cao. Do có sản lượng lớn, hầu hết các loại sơn hiện đại chủ yếu được làm từ nhựa nhân tạo. c. Nhựa dẻo nóng. Nhựa dẻo nóng đóng rắn thông qua sự bay hơi của dung môi, không có 19 phản ứng hóa học xảy ra. Khi được nung nóng, nhựa dẻo nóng sẽ mềm ra biến thành dạng lỏng. chúng có độ linh hoạt cao và dễ hòa tan trong dung môi. Nhựa dẻo nóng điển hình là Nitrocenlulô, Canlulô Axêtát butin Acrilic và Nilông. d. Nhựa phản ứng nhiệt. Khi nhựa phản ứng nhiệt được nung nóng hay xúc tác, chúng đóng cứng qua phản ứng hóa học. Khi đã đóng rắn chúng không thể tan ra bằng nung nóng lại. Nhựa phản ứng nhiệt nhìn chung cứng và rất khó tan. Nhựa phản ứng nhiệt Amino Alkin, nhựa hai thành phần pooli Urethane, Acrilic, Epoxy là các loại nhựa điển hình của loại này. 2. Chất màu. Chất mầu là loại hạt rất nhỏ không tan trong nước, bản thân nó không dính vào các vật thể khác. Tuy nhiên, nó có thể dính với các vật thể khác khi chúng được trộn với nhựa và các thành phần khác trong sơn. Chất mầu được chia ra một số loại theo sử dụng của nó. - Bổ sung mầu vào lớp sơn và tăng độ bền va đập của sơn - Bổ sung thêm độ óng ánh của mầu metallíc và mầu peari cho lớp sơn. - Bổ sung độ bền và độ sệt của lớp sơn, tăng độ nhớt của nó và ngăn sự lắng sơn - Chủ yếu dùng cho lớp sơn lót dưới cùng để chống gỉ - Dùng để giảm độ bóng của sơn, loại hạt này được trộn với sơn khi muốn giảm độ bóng theo yêu cầu. 20 2. Dung môi và chất pha sơn. Dung mội là một loại chất lỏng hòa tan nhựa và hòa trộn chất mầu với nhựa trong quá trình chế tạo sơn. Thông thường được trộn với các mầu sơn cơ bản. Chất pha sơn được dùng để pha loãng mầu sơn cơ bản có độ (loãng) độ nhớt thích hợp cho sơn. Dung môi và chất pha sơn bay hơi khi sấy khô sơn và không còn lại trong lớp sơn. Có nhiều loại nhựa được sử dụng khác nhau trong sơn. Và cũng có nhiều loại dung môi để hòa tan các loại nhựa đó. Mỗi loại sơn có một chất pha sơn đặc biệt, được làm từ một số loại dung môi và được quy định cụ thể để sử dụng cùng với loại sơn tương ứng. Hơn nữa, một số chất pha sơn lại chứa các dung môi khác nhau và có tỷ lệ hỗn hợp pha khác nhau, sao cho người sử dụng có thể chọn loại chất pha sơn theo tốc độ bay hơi thích hợp nhất đối với nhiệt độ môi trường đặc biệt. 2.1. Các thành phần của chất pha sơn. Loại chất pha Dung môi chính Dung môi phụ Pha loãng sơn Ethyl Acetate Butanol Lacquer Butyl Acetate lsopropyl Alcohol Toluence Butyl Cellosolve Acrilic Urethane Ethyl Acetate Xylene Butyl Acetate Toluence Acrilic phản ứng Ethyl Acetate Butanol nhiệt Butyl Acetate Phân loại dung Đặc điểm của dung môi môi Dung mội chính Có thể hòa tan nhựa và Cenlulô Dung môi phụ Không hòa tan nhựa Cenlulô, nhưng có thể tan khi kết hợp với loại dung mội chính. Pha loãng Pha loãng sơn, nhưng không có tính tan để hòa tan nhưa hay Cenlulô 2.2. Phụ gia. Bảng dưới đây liệt kê các loại chất phụ gia khác nhau được bổ sung vào 21 sơn để cải thiện đặc tính của sơn cũng như định dạng lớp sơn. Loại Chức năng Chất dẻo hóa Bổ sung độ dẻo của lớp sơn Độ phân tán chất Tăng độ phân tán chất mầu và ngăn không cho chất mầu mầu kết nối với nhau Ngăn cho chất mầu khỏi lắng xuống đáy của bình sơn Ngăn cản lắng sơn bằng cách ngăn không cho chúng tách khỏi nhựa và dung môi Ngăn cản sự tách Ngăn cản sự tách mầu và thường được liên kết với sơn mầu gồm có các chất mầu có kích thước hạt khác nhau hay trọng lượng riêng khác nhau. Chất san bằng Để sơn chảy và tạo ra lớp sơn đều không có vết chảy hay bong Chất chống sủi bọt Ngăn cho túi khí trộn lẫn với sơn khi phun sơn. Khỏi đọng lại trong lớp sơn dưới dạng bọt khí Hấp thụ tia cực tím để ngăn cho lớp sơn khỏi biến chất Chất hấp thụ tia cực qua sự phản chiếu của ánh sáng mặt trời. Sơn có các tím nguyên nhân như nứt, mất mầu có thể là do ánh sáng mặt trời 2.3. Chất đóng rắn. Khi dùng loại sơn hai thành phần, phải bổ sung thêm chất đóng rắn. thêm thành phần chính vào loại sơn hai thành phần, chất đóng rắn phản ứng với các phân tử của thành phần chính và tạo ra các phân tử lớn hơn, các mạch vòng. Hợp chất isocynate được dùng làm chất đóng rắn của sơn Urethane. 22 BÀI 3: KỸ THUẬT PHUN KHI SƠN TRÊN MẶT PHẲNG, MẶT PHỨC TẠP VÀ TOÀN BỘ XE 1. Kỹ thuật phun khi sơn trên mặt phẳng. 1.1. Kỹ thuật phun sơn trên mặt phẳng. - Phun sơn trên mặt phẳng là dùng không khí nén sinh ra từ máy nén khí làm cho sơn phun thành bụi bám trên bề mặt phẳng thành lớp mỏng đồng đều - Trước khi thao tác và sau khi phun sơn cần phải rửa sạch súng phun, tránh sơn còn lưu lại làm tắc vòi phun. Hình 3.1: Các nút điều chỉnh lượng sơn và khí - Trước khi thao tác và sau khi phun sơn cần phải rửa sạch súng phun, tránh sơn còn lưu lại làm tắc vòi phun, để tham khảo về cách vệ sinh súng phun sơn. Điều chỉnh lượng khí và lượng sơn sao cho phù hợp về khoảng cách và lượng phun. - Cần pha chế sơn theo yêu cầu của nhà sản xuất, lọc bằng lưới lọc sơn chuyên dụng, dùng dung môi pha loãng đến độ nhớt quy định. 23 Hình 3.2: Độ nhớt và áp suất - Độ nhớt và áp suất của một số sơn thường dùng được cho trong bảng bên dưới - Khoảng cách giữa đầu súng phun sơn và bề mặt cần sơn khoảng 20-25 cm, là thích hợp, nếu gần quá làm cho sơn phân tán không tốt, tích tụ lại. Nếu xa quá, sơn bay ra rộng, lớp sơn mỏng, thô, bụi dễ bám vào màng sơn. 24 Hình 3.3: Khoảng cách giữa súng phun sơn và vật cần phun Hình 3.4: Sử dụng súng phun sơn quá gần và quá xa 25 - Tốc độ di chuyển của súng phun sơn là 3–4 m/giây, tốc độ nhanh hay chậm làm cho màng sơn không đều. - Di chuyển súng phun sơn thẳng góc với bề mặt cần sơn. Hình 3.5: Kỹ thuật di chuyển súng phun sơn - Khi phun sơn những sản phẩm có hình dáng phức tạp phải phun theo trình tự từ trong ra ngoài, trước khó, sau dễ. - Thao tác phun sơn thông thường là từ trái sang phải, rồi lại từ phải sang trái; từ trên xuống dưới, rồi lại từ dưới lên trên, phun liên tục nhiều lần đến khi hoàn thành toàn bộ bề mặt, đồng thời lượt sơn sau trùng lặp khoảng 1/3 – 1/2 bề rộng của lượt sơn trước, làm cho màng sơn phân bố đồng đều. - Sản phẩm sơn xong để khô ở phòng có thông gió tốt, lượng gió trong phòng không quá lớn, quạt gió để cách mặt đất khoảng 1m để đề phòng bụi bay vào. 26 - Thông gió trong phòng phun phải tốt, làm cho bụi sơn kịp thời bay ra khỏi phòng. Cần chú ý thường xuyên làm sạch cánh quạt, quạt hút. 1.2. Các lỗi thường gặp khi phun và cách sử lý. 1.2.1. Khi phun xảy ra hiện tượng hạt sơn to, sần sùi: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. - Có thể lúc sơn chúng ta để súng quá xa, khi sơn tới nơi thì đã khô nên vón cục. - Nguyên nhân thứ hai là do để bụi sơn của lần phun sau bám vào hoặc cũng có thể do lượng sơn trong bình đã không được pha theo đúng tỷ lệ của nhà sản xuất. - Nguyên nhân khác là chỉnh hơi (khí) quá nhỏ nên không đủ làm bung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_phuong_phap_phun_son.pdf
Tài liệu liên quan