Giáo trình Chuyên đề tốt nghiệp 1 (Trình độ Cao đẳng)

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 1 NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKT ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH MÔ

pdf80 trang | Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 8 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Chuyên đề tốt nghiệp 1 (Trình độ Cao đẳng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐUN: CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 1 NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ tên: Hoàng Phi Khanh Học vị: Thạc sĩ Cơ Khí Động Lực Đơn vị: Khoa Công Nghệ Ô Tô Email: hoangphikhanh@gmail.com TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI HIỆU TRƯỞNG DUYỆT Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình chuyên đề tốt nghiêp 1 được dùng trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh. Giáo trình do chính giảng viên biên soạn với sự góp ý của các đồng nghiệp giảng viên trong khoa công nghệ ô tô. Chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TpHCM đã tạo điều kiện thực hiện hoàn chỉnh giáo trình theo yêu cầu. Nội dung mô đun bao gồm 3 bài như sau: Bài 1: Hệ thống điều khiển xú páp thông minh VVTI Bài 2: Hệ thống phun xăng trực tiếp GDI Bài 3: Phương pháp truy tìm và sử lý thông tin. Với cá nhân là người biên soạn giáo trình này rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy cô và chuyên gia nhằm hoàn thiện giáo trình này giúp ích trong công tác giảng dạy. Mọi chi tiết xin liên hiện tại hoangphikhanh@gmail.com. ĐTDĐ: 0978216805 ., ngàythángnăm Tham gia biên soạn MỤC LỤC TRANG 1. Lời giới thiệu . 2. .. . 3. . . .. . n . . GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun:: CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 1 Mã mô đun: MĐ3103938 Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ (Lý thuyết: 13 giờ; Thảo luận, bài tập: 30 giờ; Kiểm tra: 02 giờ) I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: là môn học chuyên ngành được giảng dạy ở học kì 5 tính theo toàn khóa học - Tính chất: học phần chuyên ngành tự chọn đối với học viên II. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: + Trình bày công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống VVTI và hệ thống GDI + So sánh hệ thống VVTI với các hệ thống phân phối cam thông minh của các hãng khác + So sánh hệ thống GDI với các hệ thống phun trực tiếp của các hãng khác + Lập quy trình kiểm tra, chẩn đoán sửa chữa hệ thống VVTI và hệ thống GDI + Phân tích được ảnh hưởng hư hỏng của hệ thống VVTI và GDI đến hoạt động của động cơ. + Trình bày được khái niệm trong phương pháp truy tìm và sử lý thông tin + Lập được quy trình tìm kiếm và sử lý thông tin. - Về kỹ năng: + Thực hiện được thao tác chẩn đoán hư hỏng của hệ thống VVTI và hệ thống GDI bằng máy chẩn đoán. + Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng của VVTI và GDI. + Truy tìm thông tin theo nội dung yêu cầu. + Sử lý được các thông tin có chọn lọc + Sắp xếp thông tin theo yêu cầu trình tự hợp lý. + Nhận biết được sự khác biệt các loại động cơ trong thực tế - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Phân tích được tầm quan trọng của học phần Hệ thống điều khiển xú páp thông minh( VVTI) và Hệ thống phun xăng trực tiếp GDI trong chương trình đào tạo ngành công nghệ ô tô bậc cao đẳng và trong quá trình làm việc sau khi hoàn thành khóa học. + Tính cẩn thận, tư duy phân tích, chấp hành nội quy của xưởng thực hành. + Khả năng làm việc nhóm. Bài 1: Hệ thống điều khiển xú páp thông minh VVTI KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 1 Bài 1: Hệ thống điều khiển xú páp thông minh VVTI Mục tiêu: Sau khi học xong chương này sinh viên có khả năng: + Trình bày được khái niệm điều khiển xú páp thông minh là gì, tại sao phải điều chỉnh xú páp thông minh? + Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống điều khiển xú páp thông minh. + So sánh được cấu tạo của hệ thống VVTI với hệ thống điều khiển cam của các hãng khác. + Phân tích ảnh hưởng hư hỏng đến hoạt động của động cơ. + Lập được quy trình chẩn đoán, sửa chữa hệ thống VVTI + Chẩn đoán được hư hỏng của hệ thống VVTI bằng máy chẩn đoán + Kiểm tra sửa chữa hư hỏng hệ thống VVTI + Vận hành, kiểm tra + Phân tích được tầm quan trọng của phân phối cam thông minh trong quá trình động cơ hoạt động. + Nghiêm túc chấp hành quy định của xưởng thực hành + Tin thần làm việc nhóm 2. Nội dung chương: 1.1.Khái niệm điều khiển cam thông minh.(VVT-i (Variable Valve Timing-intelligent – Thời điểm phối khí thay đổi – Thông minh) Bài 1: Hệ thống điều khiển xú páp thông minh VVTI KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 2 Thông thường, thời điểm phối khí được cố định, những hệ thống VVT-i sử dụng áp suất thủy lực để xoay trục cam nạp và làm thay đổi thời điểm phối khí. Điều này có thể làm tăng công suất, cải thiện tính kinh tế nhiên liệu và giảm khí xả ô nhiễm. Như trong hình minh họa, hệ thống này được thiết kế để điều khiển thời điểm phối khí bằng cách xoay trục cam trong một phạm vi 400 so với góc quay của trục khuỷu để đạt được thời điểm phối khí tối ưu cho các điều kiện hoạt động của động cơ dựa trên tín hiệu từ các cảm biến. Thời điểm phối khí được điều khiển như sau. + Khi nhiệt độ thấp, khi tốc độ thấp ở tải nhẹ, hay khi tải nhẹ: Thời điểm phối khí của trục cam nạp được làm trễ lại và độ trùng lặp xupáp giảm đi để giảm khí xả chạy ngược lại phía nạp. Điều này làm ổn định chế độ không tải và cải thiện tính kinh tế nhiên liệu và tính khởi động. + Khi tải trung bình, hay khi tốc độ thấp và trung bình ở tải nặng: Thời điểm phối khí được làm sớm lên và độ trùng lặp xupáp tăng lên để tăng EGR nội bộ và giảm mất mát do bơm. Điều này cải thiện ô nhiễm khí xả và tính kinh tế nhiên liệu. Ngoài ra, cùng lúc đó thời điểm đóng xupáp nạp được đẩy sớm lên để giảm hiện tượng quay ngược khí nạp lại đường nạp và cải thiện hiệu quả nạp. + Khi tốc độ cao và tải nặng: Thời điểm phối khí được làm sớm lên và độ trùng lặp xupáp tăng lên để tăng EGR nội bộ và giảm mất mát do bơm. Điều này cải thiện ô nhiễm khí xả và tính kinh tế nhiên liệu. Ngoài ra, cùng lúc đó thời điểm đóng xupáp nạp được đẩy sớm lên để giảm hiện tượng quay ngược khí nạp lại đường nạp và cải thiện hiệu quả nạp. Bài 1: Hệ thống điều khiển xú páp thông minh VVTI KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 3 Ngoài ra, điều khiển phản hồi được sử dụng để giữ thời điểm phối khí xupáp nạp thực tế ở đúng thời điểm tính toán bằng cảm biến vị trí trục cam. 1.2.Cấu tạo và hoạt động của hệ thống điều khiển xú páp thông minh VVTI 1.2.1.Cấu tạo: Bộ chấp hành của hệ thống VVT-i bao gồm bộ điều khiển VVT-i dùng để xoay trục cam nạp, áp suất dầu dùng làm lực xoay cho bộ điều khiển VVT-i, và van điều khiển dầu phối phí trục cam để điều khiển đường đi của dầu. 1.2.2.Nguyên lý điều khiển hệ thống điều khiển xú páp thông minh: + Bộ điều khiển VVT-i: Bộ điều khiển bao gồm một vỏ được dẫn động bởi xích cam và các cánh gạt được cố định trên trục cam nạp. Áp suất dầu gửi từ phía làm sớm hay làm muộn trục cam nạp sẽ xoay các cánh gạt của bộ điều khiển VVT-i theohướng chu vi để thay đổi liên lục thời điểm phối khí của trục cam nạp. Khi động cơ ngừng, trục cam nạp chuyển động đến trạng thái muộn nhất để duy trì khả năng khởi động. Khi áp suất dầu không đến bộ điều khiển VVT-i ngay lập tức sau khi Bài 1: Hệ thống điều khiển xú páp thông minh VVTI KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 4 động cơ khởi động, chốt hãm sẽ hãm các cơ cấu hoạt động của bộ điều khiển VVT-i để tránh tiếng gõ. Ngoài loại trên, cũng có một loại mà píttông dọc chuyển theo hướng trục giữa các then xoắn của bánh răng bên ngoài (tương ứng với vỏ) và bánh răng trong (gắn trực tiếp vào trục cam) để làm xoay trục cam. + Van điều khiển dầu phối khí trục cam: Van điều khiển dầu phối khí trục cam hoạt động theo sự điều khiển (Tỷ lệ hiệu dụng) từ ECU động cơ để điều khiển vị trí của van ống và phân phối áp suất dầu cấp đến bộ điều khiển VVT-i đế phía làm sớm hay làm muộn. Khi động cơ ngừng hoạt động, thời điểm phối khí xupáp nạp được giữ ở góc muộn tối đa. c) Nguyên lý hoạt động: Van điều khiển dầu phối khí trục cam chon đường dầu đến bộ điều khiển VVT-i tương ứng với độ lớn dòng điện từ ECU động cơ. Bộ điều khiển VVT-i quay trục cam nạp tương ứng với vị trí nơi mà đặp áp suất dầu vào, để làm sớm, làm muộn hoặc duy trì thời điểm phối khí. ECU động cơ tính toán thời điểm đóng mở xupáp tối ưu dưới các điều kiện hoạt động khác nhau theo tốc độ động cơ, lưu lượng khí nạp, vị trí bướm ga và nhiệt độ nước làm mát để điều khiển van điều khiển dầu phối khí trục cam. Hơn nữa, ECU dùng các tín hiệu từ cảm biến vị trí trục cam và cảm biến vị trí trục khuỷu để tính toán thời điểm phối khí thực tế và thực hiện điều khiển phản hồi để đạt được thời điểm phối khí chuẩn. + Làm sớm thời điểm phối khí: Bài 1: Hệ thống điều khiển xú páp thông minh VVTI KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 5 Khi van điều khiển dầu phối khí trục cam được đặt ở vị trí như trên hình vẽ bằng ECU động cơ, áp suất dầu tác động lên khoang cánh gạt phía làm sớm thời điểm phối khí để quay trục cam nạp về chiều làm sớm thời điểm phối khí. + Làm muộn thời điểm phối khí: + Giữ: ECU động cơ tính toán góc phối khí chuẩn theo tình trạng vận hành. Sau khi đặt thời điểm phối khí chuẩn, van điều khiển dầu phối khí trục cam duy trì đường dầu đóng như được chỉ ra trên hình vẽ, để giữ thời điểm phối khí hiện tại. 1.3.So sánh hệ thống VVTI với các hệ thống điều khiển cam thông minh khác 1.3.1.VVTI và MIVEC - Về mặt công nghệ, MIVEC gần với i-VTEC và VVT-i hơn bởi Ecoboost dựa trên yếu tố tăng áp. MIVEC được hiểu là công nghệ van biến thiên, điều khiển điện tử do Mitsubishi Motors phát triển độc quyền công nghệ động cơ này trong nhiều Bài 1: Hệ thống điều khiển xú páp thông minh VVTI KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 6 năm. MIVEC ứng dụng lần đầu trên trên chiếc hatchback Mirage và lọt vào top những mẫu xe tiết kiệm nhiên liệu nhất bấy giờ. - Động cơ được tối ưu hóa ở dải tốc độ thấp và trung bình, mặt khác nâng cao công suất ở ngưỡng tua máy cao, MIVEC đạt được cả hai mục tiêu trên nhờ chủ động điều khiển cả thời điểm và thời gian đóng/ mở xu-páp. Hệ thống MIVEC điều khiển, hoán đổi các vấu cam có cùng chức năng. - Để có thể tăng tối đa hiệu năng hoạt động của động cơ, công nghệ MIVEC sẽ điều chỉnh hành trình hoặc thời gian đóng mở xu-páp tùy thuộc vào chế độ hoạt động của động cơ. MIVEC điều khiển bốn chế độ vận hành tối ưu của động cơ như đảm bảo mức tiêu thụ nhiên liệu thấp nhất, thời gian đóng xu-páp trùng nhau tăng lên để giảm tổn thất bơm. - Thời điểm xu-páp xả mở được làm chậm lại với mục đích tăng tỉ số nén, tăng tính kinh tế của nhiên liệu. Còn khi cần công suất cực đại (tốc độ và tải trọng lớn), thời điểm đóng xu-páp nạp được làm chậm lại để lượng khí nạp là lớn nhất. - Động cơ MIVEC được Mitsubishi ứng dụng trong những mẫu xe cần tính năng hoạt động cao, như mẫu xe thể thao Lancer Evolution, tuy được trang bị động cơ 2.0 nhưng với sự “trợ giúp” của MIVEC kết hợp với công nghệ tăng áp, công suất của mẫu xe này được nâng lên đến 300 mã lực. - Với việc sử dụng những động cơ nhỏ đi cùng với công nghệ cao như MIVEC để tăng công suất, Mitsubishi Motors có lẽ đang đi đúng xu hướng phát triển chung của ngành công nghệ ôtô hiện nay và trong tương lai: sử dụng động cơ vừa đủ để tăng hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu mà vẫn đảm bảo tính năng vận hành. - Thế hệ động cơ MIVEC mới nhất của Mitsubishi ứng dụng trên mẫu sedan cỡ nhỏ Attrage vừa xuất hiện tại Việt Nam. Động cơ 3 xi-lanh 1.2 có lợi thế đầu tiên là ở kích thước nhỏ và trọng lượng nhẹ. Thân động cơ đúc bằng vật liệu nhôm nhằm giảm trọng lượng, giảm tiếng ồn động cơ và có khả năng giải nhiệt tốt. - Bên cạnh công nghệ MIVEC, hộp số biến thiên vô cấp CVT trên Mirage và Attrage cũng góp phần tối ưu hóa mức tiêu hao nhiên liệu và mang lại cảm giác mượt mà khi vận hành. Hộp số CVT-INVECS III của Attrage còn có khả năng ghi nhớ phong cách lái của tài xế, có thể dựa trên thói quen của tài xế để tự động điều chỉnh thời gian sang số, mang đến cảm giác lái thú vị hơn. 1.3.2.VVTI và IVTEC. Bài 1: Hệ thống điều khiển xú páp thông minh VVTI KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 7 - Một công nghệ với hệ thống phân phối khí hoạt động linh hoạt, độc đáo tạo nên kỷ nguyên của những chiếc Civic và Integra vào những năm 1990, áp đảo hoàn toàn những đối thủ như Ford Aspires và Deawoo Lanose. VTEC là viết tắc của Variable Valve Timing and Lift Electronic Control ,tạm dịch là hệ thống biến thiên pha phân phối khí và điều khiển độ nâng van bằng điện tử. Ngày nay, VTEC là một trong những giải pháp quan trọng trong việc đảm bảo sự cân bằng giữa hiệu năng cao và lượng khí thải độc hại ra môi trường trên động cơ đốt trong vốn có tuổi đời hơn 100 năm. - Câu chuyện của VTEC bắt đầu khá sớm, vào khoảng những năm 1980, khi nó được trang bị trên 1 mẫu xe Civic thời đó nhưng đã không tỏ ra hiệu quả cho lắm. Tuy nhiên, công nghệ VTEC mà người ta biết đến nhiều hơn lại mang tên REV hay HYPER VTEC trên các mẫu xe máy của Honda. REV cho phép 1 van nạp hay van xả trên 1 xy-lanh động cơ được tạm thời ngưng hoạt động, cho đến khi hệ thống cần nhiều công suất hơn, tương ứng với lượng hỗn hợp hòa khí/khí thải nhiều hơn. Vào năm 1984, Honda giới thiệu dự án NCE (New Concept Engine), thứ đã giúp công ty Nhật Bản phát triển bộ trục cam đa biên dạng, một công nghệ tuyệt vời dược áp dụng trên các mẫu xe hơi của hãng. - Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên được biết tới công nghệ VTEC, áp dụng trên mẫu xe NSX thời đó. Công nghệ này đã không được các fan Honda đánh giá cao cho đến năm 1992, khi chiếc Acura Integra GS-R ra đời. Lúc đó, Honda giới thiệu mẫu động cơ D-Series sử dụng VTEC với trục cam đơn (SOHC), nhưng đã không tạo ra tiếng vang như các động cơ VTEC cam đôi DOHC vì hiệu suất không có gì khác biệt và tỏ ra mờ nhạt. Giữa những năm 1990, Honda sở hữu bộ 3 tên vàng trong phân khúc xe thể thao cỡ nhỏ tại Mỹ gồm Sol B16A3, Integra B18C1 và Prelude H22A1 với VTEC, công nghệ mà phải đến vài năm sau các hãng xe khác mới đuổi theo kịp. VTEC - Trục Cam với 3 vấu cam nạp trên 1 xy-lanh. Vấu ở giữa sử dụng mức công suất lớn và 2 vấu còn lại sử dụng ở tốc độ vòng tua máy thấp. - Nguyên lý của VTEC, đến nay, vẫn không thay đổi nhiều. Đây là một hệ thống đơn giản, tuyệt vời và gần như hoạt động thuần cơ khí. VTEC cho phép động cơ chuyển đổi giữa 2 biên dạng cam. Ở động cơ DOHC, mỗi trục cam được thiết kế với 3 vấu Bài 1: Hệ thống điều khiển xú páp thông minh VVTI KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 8 cam cho 1 xy-lanh, bao gồm 2 vấu cam chính và 1 vấu cam phụ với hành trình dài hơn và bề rộng to hơn, đồng thời tương ứng với 3 cò mổ. Ở điều kiện hoạt động bình thường, cò mổ chính giữa hoạt động độc lập với 2 cò mổ còn lại, và quay trơn với vấu cam ở giữa. Khi VTEC được kích hoạt nhờ vào tín hiệu động cơ từ ECU, một tín hiệu với điện thế 12V được gửi đến van điều khiển điện của VTEC, kích hoạt hệ thống. Lúc này, áp suất dầu tăng lên, làm cho chốt gài ở cò mổ chính giữa hoạt động, kết nối cò mổ này với 2 cò mổ còn lại, khiến cho 2 cò mổ này hoạt động theo biên dạng cam chính giữa, với độ nâng cao hơn, thời gian mở dài hơn. Kết quả là động cơ có khả năng nạp nhiều hòa khí vào xy-lanh hơn, từ đó tạo ra mức công suất lớn hơn. Khi tốc độ động cơ giảm xuống, VTEC được ngắt, chốt liên kết 3 cò mổ được gỡ bỏ, khiến cò mổ ở giữa không còn tác động đến 2 cái còn lại, từ đó động cơ hoạt động lại như bình thường. - Honda Integra Type R là một trong những mẫu xe được áp dụng công VTEC đầu tiên. i-VTEC - Hình ảnh mô tả bộ điều khiển VTC, điều khiển bằng thủy lực - i-VTEC là một sự cải tiến và phát triển của VTEC, theo đó, các kỹ sư đã thiết kế thêm Hệ Thống Điều Khiển Biến Thiên Theo Thời Gian – Variable Timing Control – VTC. Ở đây, động cơ có thiết kế trục cam đặc biệt, cho phép điều khiển thời điểm đóng/mở cam nạp 1 cách liên tục theo toàn dải tốc độ động cơ. Nhờ vào sự phối hợp giữa nhiều yếu tố khác nhau như vị trí trục cam, thời điểm đánh lửa, thông tin từ cảm biến Oxy và vị trí bướm gas, thời gian mở của van có thể kéo dài đến 50 độ, thay vì 25 độ như trên trục cam của động cơ K24A2 của Honda. Rất giống với VTEC, bánh răng của trục cam được điều khiển bởi hệ thống điện và dẫn động thủy lực.Kết quả của quá trình là tối ưu được thời điểm đánh lửa, tăng góc trùng điệp (góc mà cả 2 van nạp và xả cùng mở) từ đó tăng mức công suát tối đa. Dễ nhận ra rằng, ký tự “i” được viết tắt của “intelligent” ( tạm dịch là “thông minh”). Sự kết hợp giữa VTEC và VTC tạo ra một sự cân đối giữa hiệu năng động cơ và lượng khí thải ra mô trường. Nói dễ hiểu, hệ thống giúp động có đạt được mức công suất mong muốn nhưng lại tiêu tốn ít nhiên liệu hơn,từ đó xả thải ít hơn. Bài 1: Hệ thống điều khiển xú páp thông minh VVTI KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 9 - Hệ thống i-VTEC tiết kiệm nhiên liệu sử dụng chốt nối “C” để đồng bộ chuyển động của cò mổ “A” với cò mổ chính, thông qua sự điều khiển bởi áp suất dầu trong khoan “B” - Honda đã thiết kế ra 2 phiên bản khác nhau của i-VTEC, đó là i-VTEC hiệu năng cao và i-VTEC tiết kiệm nhiên liệu. Phiên bản hiệu năng cao cũng hoạt động giống như các động cơ VTEC khác, nhưng được trang bị thêm VTC. Trong khi đó, phiên bản tiết kiệm nhiên liệu lại hoạt động hơi khác một chút. Theo đó, Honda không áp dụng VTEC trên trục cam xả của họ, đồng thời, trục cam nạp lại chỉ có 2 van trên 1 xy-lanh thôi. Lúc này, ở trạng thái bính thường (vòng tua thấp), chỉ có 1 van nạp hoạt động, trong khi van còn lại được thiết kế ở trạng thái chờ, tức độ mở của van này vẫn có nhưng rất bé. Dễ đoán được, khi VTEC được kích hoạt, cả 2 van nạp lại hoạt động bình thường. Điều này giúp động cơ đáp ứng được mức công suất thiết kế ở tốc độ cao, nhưng lại cho khả năng tiết kiệm nhiên liệu ở vòng tua thấp. Thậm chí, VTC trên loại i-VTEC này cũng hoạt động khác thường nhằm hạn chế tối đa lượng khí thải phát ra. Kết quả là, các kỹ sư tạo ra một xoáy lốc đặc biệt trong buồn đốt, giúp hòa khí được hòa trộn tốt hơn, dẫn đến việc hòa khí được cháy sạch hơn, đưa đến một hiệu năng sử dụng nhiên liệu ấn tượng, nhưng bù lại không cần quá nhiều công suất. Ở tốc độ 2.200 vòng/phút, cả 2 van nạp đều mở, nhưng độ nâng và thời gian mở của cả 2 van lại không được tăng lên như hệ thống VTEC truyền thống, điều này đã khiến các fan của Honda vô cùng thất vọng. Do đó, vào năm 2012, Honda chỉ cung cấp phiên bản i-VTUEC tiết kiệm nhiên liệu và từ bỏ i- VTEC hiệu năng cao. - Những năm gần đây, Honda đã đăng ký khá nhiều bằng sáng chế cho các công nghệ của hãng, và một trong số đó là a-VTEC, công nghệ này được cho là sẽ nhận được nhiều cải tiến đáng kể. Theo đố, độ nâng cam vẫn sẽ được biến đổi liên tục, không như trước chỉ thay đổi theo tốc độ động cơ ở một mức độ nhất định. Kết hợp với VTC, hệ thống sẽ tạo nên một động cơ với hệ thống phân phối khí hoạt động cực kỳ linh hoạt, hiệu năng cao, thiết kiệm nhiên liệu và giảm thiểu khí thải. Về mặt kỹ thuật, công nghệ mới này được cho là vẫn sử dụng cách điều khiển bằng điện và khí nén. Hệ thống mới sẽ cho phép điều khiển van mở ở bất cứ thời điểm và, và duy trì trạng thái đến khi cần thiết. Giờ đây, VTEC mới, hay còn được gọi là Bài 1: Hệ thống điều khiển xú páp thông minh VVTI KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 10 Advanced VTEC (a-VTEC) được mong chờ sẽ xuất hiện trên mẫu xe NSX hoàn toàn mới, giúp tái khẳng định lại đế chế của Honda. 1.3.3.VVTI và VANOS - Ra đời năm 1992 và năm 2000 được sử dụng ở động cơ BMW M3 6 xilanh, 2 múi xupap dung tích 3.24L đạt 252kW ở 7.900 von g/phút. Cơ cấu VANOS dùng cho cả hai trục cam nạp và thải được gọi là DOPPER VANOS. Bánh xích để dẫn đon g từ trục khuỷu được nối với trục then hoa, dưới tác dụng của áp suất dầu lấy từ hệ thống bôi trơn và có bơm cao áp để nâng lên áp suất 100 bar, trục then hoa co chuyển động dập cục. Bánh răng nghiêng cuả trục then hoa ăn khớp trong với bánh răng nghiêng dẫn động trục cam. Khi trục then hoa dịch chuyển dọc trục thì trục cam sẽ xoay tương đối một góc 600 tính theo góc quay trục khuỷu so với bánh xích dẫn động trục cam lắp trục khuỷu. Động cơ BMW M3 có cam nạp dịch chuyển 600 v cam xả dịch chuyển 450 ( tính theo gĩc quay trục khuỷu ). Do trục cam dẫn động từ trục khuỷu qua bánh xích nên ở BMW M3 cả hai trục cam đều xoay tương đối ở vị trí ban đầu theo hương mở muộn. - VANOS kết hợp giữa thiết bị điều khiển cơ khi và hệ thống điều khiển bằng thuỷ lực để điều khiển các trục cam và được quản lý bởi (DME) hệ thống điều khiển động cơ của xe. - Hệ thống VANOS làm việc dựa trên nguyên tắc là điều khiển các cơ cấu của hệ thống, mà việc điều chỉnh đó có thể lam thay đổi vị trí tương đối của trục cam nạp đối với trục khuỷu. Double_VANOS làm tăng khả năng điều chỉnh những trục cam điều khiển xupáp nạp và những trục cam điều khiển xupáp xả của động cơ VANOS làm cho việc điều khiển trên trục cam nạp hoat động đáp ứng được mọi tốc độ của động cơ và mọi vị trí bàn đạp (chân đạp ga) của bộ tăng tốc khi thay đổi. Khi giảm thấp tốc độ của động cơ xuống tới tốc độ quay thấp nhất ổn định (ứng với vạch thấp nhất của đồng hồ đo tốc độ động cơ), VANOS cao chất lượng hoạt động của động cơ ở tốc độ thấp và rất ổn định. Ở những tốc độ vừa (trung bình) của động cơ, những xupáp nạp hầu như là được điều khiển để mở sớm hơn, điều đó sẽ làm tăng tốc độ dịng xốy và làm tăng khả năng hút khí vào bên trong xylanh, giúp cho việc lưu thông dòng khí bên trong xylanh được cải thiện đáng kể. Do đó, làm giảm lượng nhiên liệu bị tiêu hao và làm giảm lượng nhiên liệu bị thoát ra theo cùng khí thải. Cuối cùng ở những tốc độ động cơ cao các xupáp nạp lại được điều khiển mở Bài 1: Hệ thống điều khiển xú páp thông minh VVTI KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 11 muộn hơn so với trường hợp trung tốc (góc nạp sớm nhỏ hơn). Khi đó có thể khai thác hết công xuất của động cơ VANOS làm tăng đáng kể con g xuất và mô men xoắn cuả động cơ ,và điều chỉnh việc cung cấp lượng hoà khí cho động cơ ở mức độ tối ưu, và tiết kiệm nhiên liệu. - Nguyên lý hoạt động của hệ thống: - Trong những động cơ mà có trục cam được đặt ơ phía trên của nắp xylanh, những trục cam đó được dẫn động bởi trục khuỷu bằng bộ truyền đai hoặc bộ truyền xích và những cặp bánh răng. Trong những môtơ BMW_VANOS có lắp đặt một bộ truyền xích và một vài đĩa xích. Bánh răng đĩa xích mà được gắn trên trục khuỷu sẽ truyền chuyển động cho trục cam điều khiển xupáp xả và bánh răng được gắn trên trục cam xả được lắp ghép bằng then với trục cam xả. Và một bộ phận thứ hai đó là gồm một bánh răng di động, và một bộ truyền xích thứ hai cũng có thể di động sẽ đi tới trục cam điều khiển các xupáp nạp. - Khác với trường hợp trên thì bánh đĩa xích lớn gắn trên trục cam điều khiển các xupáp nạp không được ghép then (ghép cố định) với trục cam, mà thay vào đó là bánh đĩa xích này được khoét một lỗ rỗng lớn ở giữa tâm của đĩa xích. Biên dạng bên trong của lỗ trống giống như là một bánh răng hình trôn ốc. Trên đầu trục cam sẽ có gắn một bánh răng biên dạng hình trôn ốc ăn khớp ngoài, nhưng nó có thêm một số bánh răng nhỏ được đặt sát phía trong của bánh răng lớn. Ở đó có một bánh răng hình trôn ốc để khớp với hình dạng bên trong của cam va khớp với bánh răng đĩa xích ăn khớp ngoài. - Sự điều khiển có thể điều chỉnh được ở VANOS là hoàn toàn theo hướng xoắn ban đầu của những ren. Bánh răng hình trơn ốc di chuyển được nhờ cơ cấu thuỷ lực làm việc trên nguyên tắc điều khiển áp lực dầu của DME. Ở tốc độ thấp nhất của động cơ sự điều khiển các trục cam diễn ra rất chậm. Chỉ cần tăng tốc độ động cơ vượt khỏi giá trị thấp nhất ổn định thì Solenoid của DME hoạt động điều đó cho phép áp lực dầu làm di chuyển bánh răng hình trơn ốc vo cam sớm hơn một khoảng 12,5 độ (tính theo góc quay trục khuyủ ), và sau đó tốc độ động cơ vào khoảng 5000 vòng/phút(rpm) nó tự động trở về vị trí điều khiển ban đầu, sự sớm pha lớn (góc nạp sớm lớn ) là nhằm mục đích nạp đầy khí vào xylanh hơn (làm cho hệ số nạp tăng). Ở tại tốc độ trung bình làm cho mơ men xoắn tăng (công xuất động cơ tăng), tiếng ồn mà ta nghe thấy là kết quả do sai số trong chế tạo làm cho bánh răng côn Bài 1: Hệ thống điều khiển xú páp thông minh VVTI KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 12 bị lắc một chút lúc bánh răng côn di chuyển vào trong hoặc ra ngoài khi ăn khớp. Double_VANOS (Điều khiển trục cam theo hai hướng) một cách đáng kể cải thiện mô men xoắn từ đó sự điều chỉnh xupáp trên cả hai loại trục cam điều khiển nạp va xả sẽ điều chỉnh được hoà khí yêu cầu 450 rpm ở mô men xoắn thấp nhất giới hạn. Và có tốc độ cao hơn Single_VANOS 200 rpm ở công suất giới hạn nhỏ nhất. Và tốc độ quay nằm trong khoảng (1500÷ 3800) rpm. Trong khi đó tốc độ tương đối ổn định khi động cơ đ nhanh chĩng đạt được công suất định mức. Ưu điểm của Double_VANOS là hệ thống điều khiển lưu lượng của lượng nhiên liệu bay hơi đến tới từng cửa nạp của tất cả các cửa nạp mở. Lúc này có liên quan tới sự lưu thông hoà khí bên trong Double_VANOS cho phép định lượng rất chính xác tổng số nhiên liệu bay hơi. Khi động cơ mới khởi động đang chạy ấm máy VANOS điều chỉnh phù hợp sự pha trộn giữa nhiên liệu và không khí giúp cho việc nhanh chóng làm cho ấm bộ xấy đến nhiệt độ hoạt động bình thường. Khi động cơ đang chạy không tải bộ điều tốc giữ cho tốc độ không đổi va luôn luôn đảm bảo lượng bay hơi của nhiên liệu giảm tới một giới hạn nhỏ nhất. Luc mang tải sự lưu thông của hơi nhiên liệu tăng lên đến mức độ cao hơn. Cho phép động cơ hoạt động trong sự mở lớn của bướm ga nhưng vẫn quan tâm đến viêc tiết kiệm nhiên liệu. Khi mang đủ tải, hệ thống điều khiển quay trở lại điều chỉnh so lượng nhiên liệu lưu thông ở mức thấp cung cấp cho các xylanh và cung cấp số lượng không khí tới xylanh nhiều nhất có thể. - Ưu điểm của hệ thống: - * Hệ thống điều chỉnh kiểu Double_VANOS giúp cho việc điều khiển hệ thống phân phối khí ở chế độ tối ưu nhất. Hệ thống này điều chỉnh cả trục cam nạp và trục cam xả, điều chỉnh được thời điểm đóng, mở các xupáp nạp và xả theo từng chế độ yêu cầu của động cơ. Nhờ việc điều chỉnh hợp lý cc xupp nạp v xupp xả do đó đ tiết kiệm được lượng nhiên lieu khi động cơ hoạt động ở các chế độ khác nhau và lượng nhiên liệu thất thoát ra ngoài theo khí thải trong quá trình xả của động cơ kết quả là đ giảm được chi phí nhiên liệu khi vận hành động cơ. Làm tăng công suất định mức của động cơ do đó hiệu quả kinh tế khi sử dụng động cơ tăng. 1.3.4.VVTI và VVL Bài 1: Hệ thống điều khiển xú páp thông minh VVTI KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 13 Bộ điều chỉnh và nâng van biến thiên theo định hướng sinh thái Nissan (thường được gọi là VVL & VVT) là một công nghệ điều chỉnh van biến thiên trên ô tô do Nissan phát triển . - VVL thay đổi thời gian và độ nâng của van bằng cách sử dụng công tắc áp suất thủy lực giữa hai bộ thùy trục cam khác nhau . VVT thay đổi thời gian của van trong phạm vi RPM. Họ cùng nhau hoạt động tương tự như Honda 's VTEC hệ thống. - Các SR20VE là động cơ phổ biến nhất với NEO VVL. Đã có hai phiên bản chính của động cơ này. Phiên bản đầu tiên tạo ra công suất 187 mã lực (139 kW) và mô- men xoắn 145 lb⋅ft (197 N⋅m). Động cơ này đã được Nissan sử dụng từ năm 1997 đến năm 2001. Nó được tìm thấy trên Nissan Primera , Nissan Bluebird và Nissan Wingroad . - Biến thể thứ hai của SR20VE chỉ được tìm thấy trong Nissan Primera 2001 và sau đó là P12 . Phiên bản SR20VE này tạo ra công suất 204 mã lực (152 kW) và mô- men xoắn 152 lb⋅ft (206 N⋅m). Động cơ này thường được gọi là SR20VE '20V'. Mặc dù, theo thuật ngữ ô tô, '20V' thường được hiểu là có hai mươi van, điều này không chính xác. Tên '20V' là tên gọi của phiên bản Nissan Primera mà nó được tìm thấy. Nó cũng là một phiên bản rút gọn của tên SR20VE . Động cơ này có 16 van giống như phần còn lại của động cơ SR20 . Động cơ '20V' mới hơn này, cùng với SR20VET , là SR20 duy nhấtđộng cơ để có được nắp van tái cấu trúc. Nó cũng đi kèm với một ống nạp nâng cấp , có đường chạy dài hơn và thân bướm ga 70 mm (2,8 in) lớn hơn ( SR20VE trước đó có 60 mm). - Một phiên bản khác của động cơ VVL SR là 1.6L SR16VE . Khối động cơ của SR16VE cũng giống như SR20VE ; nó cũng có cùng một lỗ hình trụ. Trục khuỷu có hành trình ngắn hơn, giúp giảm dịch chuyển, nhưng cho phép động cơ quay vòng một cách an toàn đến RPM cao hơn. Mặc dù động cơ này có dung tích 1,6 L, nhưng nó có thông số kỹ thuật trục cam mạnh mẽ hơn. Nó quản lý để tạo ra 173 mã lực (129 kW). Trục cam từ động cơ này được coi là bản nâng cấp của chủ nhân SR20VE . - Từ năm 1997 đến 1998, Nissan đã sản xuất 500 động cơ SR16VE N1 phiên bản giới hạn . Những động cơ này tạo ra 197 mã lực (147 kW). Họ đã nâng cấp thêm Bài 1: Hệ thống điều khiển xú páp thông minh VVTI KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 14 trục cam, nâng cấp ống nạp bằng cách sử dụng tám kim phun và thân bướm ga 70 mm (2,8 in) lớn hơn. Những động cơ này được tìm thấy trong Nissan Pulsar VZ-R N1 phiên bản giới hạn . Chúng chỉ được bán ở Nhật Bản. - Động cơ VVL mạnh nhất cho đến nay là SR20VET . Các SR20VET là một turbocharged '20V' SR20VE . Nó sử dụng động cơ Garrett GT2560LS, và tạo ra công suất 280 PS (206 kW; 276 mã lực). Thông tin kỹ thuật của Nissan về động cơ này cho biết đó là tỷ số nén 9: 1 , nhưng thực sự nó cộng thêm tới 8,8: 1. [ cần dẫn nguồn ] So với SR20DET (được sử dụng trong Nissan Silvia và Bluebird), SR20VET (ngoài việc có công nghệ VVL) đã cải thiện luồng không khí trong đầu xi lanh , độ nén cao hơn và cũng cải thiện đường dẫn nước làm mát. - Năm 1998 , động cơ RB của Nissan cũng được cải tiến bằng cách sử dụng Công nghệ Đầu NEO (nhưng không có VVL), giúp động cơ tiết kiệm nhiên liệu hơn và lượng khí thải thấp hơn để theo kịp tiêu chuẩn khí thải. - Một sự khác biệt từ Honda 's VTEC hệ thống là NEO VVL tham gia sự thay đổi của hút và xả cam độc lập cho một phẳng hơn, ban nhạc điện ổn định hơn. Trên SR20VE , trục cam nạp được chuyển ở tốc độ 5000 vòng / p...G NGHỆ Ô TÔ 33 MÔ TẢ MẠCH - Các vòi phun nhiên liệu là loại van điều khiển điện từ và thường đóng. Khi vòi phun điện từ được cấp điện (cấp xung), kim của van di chuyển, cho phép nhiên liệu đi qua vòi phun và hòa trộn với không khí đi vào động cơ. Mỗi vòi phun nhiên (mỗi vòi cho một xy lanh) được đặt trong đường ống nạp và được dặt để phun nhiên liệu vào trong cửa nạp trên nắp xylanh. ECM điều khiển điều khiển thời gian phun (khi vòi phun nhiên liệu được mở) và chiều rộng xung phun (mở kim phun trong bao lâu). ECM điều khiển lượng phun cơ bản dựa vào các thông tin được cung cấp bởi hệ thống các cảm biến trên động cơ. ECM sử dụng cảm biến vị trí trục cam để quyết định khi nào các kim phun sẽ phun nhiên liệu. Nhiệt độ nước làm mát, nhiệt độ khí nạp, áp suất khí nạp, vị trí bướm ga và các dữ liệu khác được sử dụng bởi ECM để tính toán chiểu rộng xung phun. ECM cũng sử dụng hệ thống các cảm biến để quyết định các vòi phun có thể được phun thời gian không (sự phun đồng thời) hay phun đơn điểm hầu như luôn luôn được sử dụng trong suốt quá trình động cơ hoạt động bình thường; phun đồng thời có thể được sử dụng khi động cơ đang - Mã P0300 RANDOM MISFIRE DETECTED (lỗi đánh lửa ngẫu nhiên) - Mã P0301 CYL.NO.1, MISFIRE DETECTED (lỗi đánh lửa cylanh số 1) - Mã P0302 CYL.NO.2, MISFIRE DETECTED (lỗi đánh lửa cylanh số 2) - Mã P0303 CYL.NO.3, MISFIRE DETECTED (lỗi đánh lửa cylanh số 3) - Mã P0304 CYL.NO.4, MISFIRE DETECTED (lỗi đánh lửa cylanh số 4) CÁC TRƯỜNG HỢP HƯ HỎNG - Mã code này chỉ cho ta biết rằng ECM đanng cảm nhận tín hiệu nổ sớm từ các máy. Nếu hiện tượng nổ sớm không quá mức đã định mã code này sẽ được xác lập và đèn MIL được bật sáng sau khi hiện tượng này xuất hiện qua hai chu kỳ liên tiếp. Nếu hiện tượng nổ sớm vượt quá giá trị xác định trước, đây là một trường hợp nguy hiểm với bộ chuyển đổi xúc tác. Trong trường hợp này mã lỗi sẽ được xác lập, đèn MIL được bật sáng ngay lập tức và nhấp nháy. - Mô tả - Nếu tốc độ cháy sớm trên 2,2% trên 1000 vòng khi ấy mã code này sẽ được xác lập trong các điều kiện dưới đây. - Tốc độ động cơ trong khoảng 500 và 3500 vòng/phút Bài 2: Hệ thống phun xăng trực tiếp GDI KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 34 - Động cơ đã chạy được ít nhất 5 giây - Tải trọng động cơ lớn hơn 20% - Hộp số không được đổi số - Tải trọng của ô tô đều đặn - Nếu tốc độ cháy sớm 5% - 25% trên 1000 vòng khi đó mã code sẽ được xác lập đèn MIL sẽ nháy ngay lập tức trong các trường hợp được mô tả ở trên. THÔNG SỐ TIÊU CHUẨN - Điện trở của cuộn đánh lửa: - Mạch sơ cấp xấp xỉ bằng 0,77 - 0,95 ôm - Mạch thứ cấp xấp xỉ 10,3 - 13,9 kilô ôm - Mã P0335 CRANKSHAFT POSI. SENSOR-MAL (lỗi cảm biến vị tí trục khuỷu) CÁC TRƯỜNG HỢP HƯ HỎNG - Mã code này chỉ cho ta biết rằng tín hiệu cảm biến vị trí trục khuỷu chỉ ra rằng động cơ không chuyển động nhưng tín hiệu cảm biến vị trí trục cam chỉ ra rằng động cơ vẫn đang hoạt động. Mã code này lần nào cũng được kiểm tra khi động cơ được khởi động. Nếu mã code này được xác lập đẻn MIL sẽ bật ngay lập tức. - THÔNG SỐ TIÊU CHUẨN - Điện áp ra của cảm biến vị trí trục cam khi công tác khởi động bật là 0,22 volts hoặc 5,0 volts (dạng sóng vuông thay đổi theo vị trí trục cam). MÔ TẢ MẠCH - Cảm biến vị trí trục cam là loại cảm biến quang bao gồm 1 diot phát quang. Tín hiệu từ cảm biến vị trí trục cam cho phép ECM xác định vị trí trục khuỷu. - Mã P0340 CAMSHAFT POSI. SENSOR-MAL (lỗi cảm biến vị trí trục cam) - CÁC TRƯỜNG HỢP HƯ HỎNG - ECM sẽ xác lập mã lỗi này và đèn MIL bật sáng nếu điện áp của tín hiệu cảm biến vị trí trục cam còn lại 0,0 volts và điều kiện này được phát hiện qua hai chu kỳ liên tiếp. Mã code này chỉ cho ta biết rằng trục cam không quay và nó được đọc bởi cảm biến CMP hay ECM THÔNG SỐ TIÊU CHUẨN - Hai xung 5,0 volts trên một vòng quay trục cam MÔ TẢ MẠCH Bài 2: Hệ thống phun xăng trực tiếp GDI KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 35 - Cảm biến vị trí trục cam là loại cảm biến quang bao gồm một đĩa kim loại được đục khe, một diode phát quang, và một diode cảm nhận. Tín hiệu điện áp ra từ cảm biến CPM cho phép ECM xác định vị trí trục cam. - Mã P0400 EGR FLOW-MAL (lỗi dòng khí trong hệ thống tuần hoàn khí xả) CÁC TRƯỜNG HỢP HƯ HỎNG - Mã code này chỉ cho ta biết có sự thay đổi không đủ trong áp suất đường ống nạp khi van EGR (van tuần hoàn khí xả) được mở. Nếu các điều kiện sau đây xuất hiện qua hai chu kì liên tiếp mã code này sẽ được xác lập và đèn MIL bật sáng. - Mô tả: - Mã code này sẽ được xác lập nếu các điều kiện sau đây được tìm thấy trong 2 giây - Tốc độ động cơ trong khoảng 900 - 2000 vòng/phút - Nhiệt độ nước làm mát lớn hơn 1800F (820C) - Tải trọng động cơ nhỏ hơn 22% - Công tác vị trí không tải ON (closed) - Áp suất đường ống nạp thay đổi nhỏ hơn 26 mmHg (1,02 inHg) khi van EGR được mở THÔNG SỐ TIÊU CHUẨN - 40 ôm điện trở MÔ TẢ MẠCH - Hệ thống tuần hoàn khí xả được thiết kế để đưa khí xả vào buồng đốt xylanh. Điều này làm nhiệt độ buồng đốt thấp hơn và giảm bớt sự tạo thành oxit Nitơ. Thời gian và lượng khí xả đưa vào trong chu kỳ cháy thay đổi bởi các chỉ số như tốc độ động cơ, áp suất chân không trong động cơ, áp suất ngược của hệ thống khí xả, nhiệt độ nước làm mát và vị trí bướm ga. - Mã P0403 EGR SOLENOID-MAL (lỗi cuộn dây trong hệ thống tuần hoàn khí xả) CÁC TRƯỜNG HỢP HƯ HỎNG - Nếu sự thay đổi áp suất trong đường ống nạp không đủ khi van EGR được mở qua hai chu kỳ liên tiếp thì mã code này được xác lập và đèn MIL bật sáng. - Mô tả: - Code này sẽ được xác lập nếu các điều kiện sau được tìm thấy trong khoảng 2 giây - Tốc độ động cơ trong khoảng 900 - 2000 vòng/phút - Nhiệt độ nước làm mát lớn hơn 1800F (820C) Bài 2: Hệ thống phun xăng trực tiếp GDI KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 36 - Tải trọng động cơ nhỏ hơn 22% - Công tác vị trí không tải ON (closed) - Áp suất đường ống nạp thay đổi nhỏ hơn 26 mmHg (1,02 inHg) khi van EGR được mở THÔNG SỐ TIÊU CHUẨN - 40 ôm điện trở MÔ TẢ MẠCH - Hệ thống tuần hoàn khí xả được thiết kế để đưa khí xả vào buồng đốt xylanh. Điều này làm nhiệt độ buồng đốt thấp hơn và giảm bớt sự tạo thành oxit Nitơ. Thời gian và lượng khí xả đưa vào trong chu kỳ cháy thay đổi bởi các chỉ số như tốc độ động cơ, áp suất chân không trong động cơ, áp suất ngược của hệ thống khí xả, nhiệt độ nước làm mát và vị trí bướm ga. - Mã P0420 CATALYST’S EFFICENCY FAIL-B1 (lỗi về hiệu quả làm việc của chất xúc tác trong hệ thống lọc nhiên liệu bay hơi - B1) - CÁC TRƯỜNG HỢP HƯ HỎNG - Nếu tần số của cảm biến ôxy trước và sau có liên quan tới nhau rất nhiều qua hai chu kỳ liên tiếp thi mã lỗi này sẽ được xác lập và đèn MIL bật sáng. Điều này chứng tỏ rằng bộ chuyển đổi xúc tác không làm việc tốt. - Mô tả - Mã code này sẽ được xác lập nếu các điều kiện sau đây được tìm thấy trong 150 giây - Tốc độ động cơ dưới 2900 vòng/phút - ECM đang đóng chu trình hoạt động - Tải trọng động cơ trong khoảng 20% đến 50% - Công tác vị trí không tải OFF (OPEN) - Tín hiệu cảu cảm biến oxy trước và sau chỉ ra có ít nhất 92% (Sonata 2.0L) 87% (Sonata 3.0L) 65% (Accent, Elảnta, Tiburon) liên quan tới nhau - CÁC THÔNG SỐ TIÊU CHUẨN - Đâu ra của cảm biến sử dụng thiêt bị đo khi động cơ ở nhiệt độ hoạt động bình thường: - 200 mV hoặc thấp hơn khi giảm tốc đột ngột từ 4000 vòng/phút - 600 - 1000 mV khi động cơ tăng tốc đột ngột Bài 2: Hệ thống phun xăng trực tiếp GDI KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 37 - Cảm biến oxy phía trước vượt qua tần số lớn hơn tần số của cảm biến oxy phía sau MÔ TẢ MẠCH - Hiệu quả xúc tác được chứng minh trong khả năng xử lý chất thải CO và hidrocarbon. ECM so sánh tín hiệu ra của cảm biến oxy phía trước và phía sau để quyết định tín hiệu ra của cảm biến oxy phía trước bắt đầu phù hợp với tín hiệu ra của cảm biến oxy phía sau hay không. Hỗn hợp bù không khí/xăng giữ cho tẩn số của cảm biến cao đúng với thay đổi từ sự cháy giàu đến cháy nghèo. Bộ xúc tác gây ra cho cảm biến oxy phía sau có tần số thấp hơn. Khi bộ xúc tác hao mòn, vạch tín hiệu của cảm biến oxy phía sau bắt đầu phù hợp với vạch tín hiệu của cảm biến oxy phía trước. Đó là bởi vì chất xúc tác trở nên bão hòa với oxy và không thể sử dụng oxy để chuyển đổi hydrocarbon và oxy thành H2O và CO2 với cùng hiệu quả như khi nó còn mới. Khi chất xúc tác bị hư hỏng hoàn toàn thì tần số của cảm biến oxy trước và sau giống nhau hoàn toàn. - Mã P0421 CATALYST EFFICENCY FAIL-B2 (lỗi về hiệu quả làm việc của chất xúc tác trong hệ thống lọc nhiên liệu bay hơi - B2) CÁC TRƯỜNG HỢP HƯ HỎNG - Nếu tần số của cảm biến ôxy trước và sau có liên quan tới nhau rất nhiều qua hai chu kỳ liên tiếp thi mã lỗi này sẽ được xác lập và đèn MIL bật sáng. Điều này chứng tỏ rằng bộ chuyển đổi xúc tác không làm việc tốt. - Mô tả - Code này sẽ được xác lập nếu các điểu kiện dưới đây được tìm thấy trong 150 giây - Tốc độ động cơ trong khoảng 1000 - 1800 vòng/phút - Tải trọng động cơ trong khoảng 1,6 - 2,6 ms - Trị số của hộp lọc nhỏ hơn 0,9 - Nhiệt độ bộ xúc tác lớn hơn 8460F (4520C) - Tín hiệu cảm biến oxy phía trước và phía sau được chỉ ra có ít nhất 50% sự tương quan với nhau - Note: Tải trọng động cơ là giá trị lý thuyết được tính toán bởi ECM sử dụng nhiều giá trị đầu vào khác nhau của động cơ. Đơn vị của nó là milli giây (ms) - CÁC THÔNG SỐ TIÊU CHUẨN - Đâu ra của cảm biến sử dụng thiêt bị đo khi động cơ ở nhiệt độ hoạt động bình thường: Bài 2: Hệ thống phun xăng trực tiếp GDI KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 38 - 200 mV hoặc thấp hơn khi giảm tốc đột ngột từ 4000 vòng/phút - 600 - 1000 mV khi động cơ tăng tốc đột ngột - Cảm biến oxy phía trước vượt qua tần số lớn hơn tần số của cảm biến oxy phía sau MÔ TẢ MẠCH - Hiệu quả xúc tác được chứng minh trong khả năng xử lý chất thải CO và hidrocarbon. ECM so sánh tín hiệu ra của cảm biến oxy phía trước và phía sau để quyết định tín hiệu ra của cảm biến oxy phía trước bắt đầu phù hợp với tín hiệu ra của cảm biến oxy phía sau hay không. Hỗn hợp bù không khí/xăng giữ cho tẩn số của cảm biến cao đúng với thay đổi từ sự cháy giàu đến cháy nghèo. Bộ xúc tác gây ra cho cảm biến oxy phía sau có tần số thấp hơn. Khi bộ xúc tác hao mòn, vạch tín hiệu của cảm biến oxy phía sau bắt đầu phù hợp với vạch tín hiệu của cảm biến oxy phía trước. Đó là bởi vì chất xúc tác trở nên bão hòa với oxy và không thể sử dụng oxy để chuyển đổi hydrocarbon và oxy thành H2O và CO2 với cùng hiệu quả như khi nó còn mới. Khi chất xúc tác bị hư hỏng hoàn toàn thì tần số của cảm biến oxy trước và sau phù hợp với nhau hoàn toàn. - Mã P0440 EVAP.CONTROL SYSTEM-MAL (lỗi hệ thống điều khiển quá trình lọc nhiên liệu bay hơi) CÁC TRƯỜNG HỢP HƯ HỎNG - Mã code này chỉ cho ta biết nhiên liệu bay hơi không được phun vào trong đường ống nạp như mong muốn. Hơi nhiên liệu được phun ra được nhận biết bởi sự thay đổi hỗn hợp không khí/xăng. Nếu hỗn hợp này không thay đổi trong hai chu kì liên tiếp, mã code này sẽ được xác lập và đèn MIL bật sáng. Mô tả - Code này sẽ được xác lập nếu các điểu kiện dưới đây được tìm thấy trong 5 giây - ECM đang đóng chu trình kín - Động cơ chạy với thời gian nhỏ hơn 3 phút - Nhiệt độ nước làm mát vượt qua 1800F (820C) - Công tác áp dầu suất trợ lực lái đóng - Motor ISC đã được kích hoạt ít hơn 10 giây - Motor ISC thay đổi 3 bước hoặc tỉ lệ không khí/xăng thay đổi nhỏ, nhỏ hơn 3% CÁC THÔNG SỐ TIÊU CHUẨN - 33 ôm điện trở Bài 2: Hệ thống phun xăng trực tiếp GDI KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 39 MÔ TẢ MẠCH - Hệ thống bay hơi làm giảm khí xả hidrocarbon bằng các thùng bẫy hơi nhiên liệu cho đến khi chúng có thể được đốt cháy như một phần của nhiên liệu nạp vào. Nhiên liệu bay hơi được chứa trong bầu lọc than hoạt tính cho tới khi có thể được phun vào trong đường ống nạp. - Mã P0442 EVAP.SYSTEM-SMALL LEAK (lỗi lỗ kiểm tra trong hệ thống lọc nhiên liệu bay hơi) CÁC TRƯỜNG HỢP HƯ HỎNG - Nếu áp suất trong hệ thống điều khiển sự bay hơi thay đổi quá cao qua lỗ nhỏ kiểm tra của hệ thống tự kiểm tra qua hai chu kỳ liên tiếp, mã code này sẽ được xác lập và đèn MIL sẽ bật sáng. Sự tự kiểm tra được thực hiện mỗi lần trên một chu kỳ. Một lỗ nhỏ được chỉ thị nếu hệ thống không thể giữ một áp suất chân không ổn định. - Mô tả - Code này sẽ được xác lập nếu các điểu kiện dưới đây được tìm thấy - Độ chênh lệch áp suất trong hệ thống điều khiển bay hơi khí thải vượt quá giá trị giới hạn cho phép - Hệ thống điều khiển sự bay hơi đã đóng hoàn toàn - Tốc độ động cơ phải lớn hơn 1600 vòng/phút - Nhiệt độ nước làm mát vượt qua 1400F (600C) - Tải trọng động cơ trong 20% đến 80% - Áp suất chân không thùng nhiên liệu lớn hơn 0,29 psi (20hPa) sau 50 giây sau khi làm sạch - Nhiệt độ khí nạp trên 140F (-100C) - Công tác dầu áp suất trợ lực lái khóa - Thùng nhiên liệu chứa ít nhất 15% nhiên liệuCÁC THÔNG SỐ TIÊU CHUẨN - Không áp dụng Bài 3: Phương pháp truy tìm và sử lý thông tin KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 40 Bài 3: Phương pháp truy tìm và sử lý thông tin. 1. Mục tiêu: Sau khi học xong chương này sinh viên có khả năng: + Trình bày được khái niệm trong phương pháp truy tìm và sử lý thông tin + Lập được quy trình tìm kiếm và sử lý thông tin. + Truy tìm thông tin theo nội dung yêu cầu. + Sử lý được các thông tin có chọn lọc + Nghiêm túc chấp hành quy định của nhóm phân công. + Tin thần làm việc nhóm 2. Nội dung chương: 3.1.Tra cứu tài liệu. Phân hệ Tra cứu tài liệu là một cổng giúp cộng đồng người dùng tin tra cứu giao tiếp với thư viện được tiện lợi và hiệu quả. Tích hợp trên mạng Internet tạo ra một môi trường phục vụ người dùng tin tra cứu và sử dụng thông tin do thư viện cung cấp. Tính năng tra cứu liên thư viện theo giao thức Z39.50 giúp người dùng tin và thư viện kết nối khai thác, chia sẽ tài nguyên và dịch vụ của mình với các thư viện khác. NHÓM CHỨC NĂNG Nhóm chức năng tra cứu CSDL thư viện 1. Tra cứu chung 2. Tra cứu theo loại tài liệu 3. Tra cứu theo kho tài liệu 4. Danh mục Báo - Tạp chí 5. Tra cứu bài Tạp chí Nhóm chức năng tra cứu CSDL Toàn văn 1. Tìm toàn văn 2. Báo – Tạp chí 3. Luận văn – Luận án 4. Tài nguyên khác Nhóm chức năng tra cứu theo loại tài liệu Nhóm chức năng tra cứu CSDL liên thư viện 1. Tìm kiếm liên thư viện 2. Nội dung mở liên thư viện Bài 3: Phương pháp truy tìm và sử lý thông tin KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 41 - Vào website của Thư viện: - Nhấn vào nút Tra cứu tài liệu Nhóm chức năng tra cứu CSDL thư viện: Tra cứu chung: Là chức năng tra cứu chung cho các dạng tài liệu khác nhau. Để tiện cho việc sử dụng, chức năng này phân công việc tìm kiếm theo ba mức tìm: Tìm đơn giản, tìm chi tiết, tìm nâng cao. Tìm cơ bản: Người dùng tin hãy nhấn vào đường liên kết “Tìm cơ bản” trong chức năng Tra cứu chung. Đây là cách tìm đơn giản, kết quả là một một hoặc nhiều tài liệu có từ trùng với từ của thuật ngữ tìm kiếm; cho kết quả tìm kiếm ít chính xác, vì thế phải lọc lại lần nữa từ danh sách này để có được tài liệu cần tìm. Thông thường kiểu tìm này chỉ được dùng khi chưa biết rõ về tài liệu cần tìm . Các bước thực hiện: Bước 1 : Chọn bộ sưu tập, chọn kho tài liệu Bước 2 : Nhập nội dung tìm (thuật ngữ tìm) vào “Từ khóa tìm kiếm”. Bước 3: Tìm kiếm: Nhấn nút để thực hiện tìm. Bài 3: Phương pháp truy tìm và sử lý thông tin KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 42 Giao diện tìm kiếm cơ bản - Tra cứu chung Tìm chi tiết: Nhấn vào đường liên kết “Tìm chi tiết” trong chức năng Tra cứu chung. Ở chức năng này, người dùng tin có thể tìm theo các điểm truy cập: Nhan đề, tác giả, chủ đề, nội dung, số phân loại, Giao diện tìm kiếm chi tiết - Tra cứu chung Cách tìm: Có hai cách tìm chính: - Nhập từ tìm kiếm vào một trường nhất định: Ví dụ: Nhập nhan đề: “Lịch sử Đảng” và nhấn Tìm - Kết hợp các trường: Ví dụ: Bạn muốn tìm tài liệu có nhan đề “Chân quê” của tác giả “Nguyễn Bính” Nhập vào Trường Nhan đề : Chân quê Nhập vào Trường Tác giả : Nguyễn Bính Các điểm truy cập: - Ô "Nhan đề": Tìm kiếm tài liệu theo nhan đề. Vd: Nhật ký trong tù. Để tìm kiếm theo nhan đề, bạn đọc có thể nhập một từ ngữ nào đó có trong nhan đề chính của tài liệu mà không cần phải nhớ chính xác nhan đề của ấn phẩm đó. - Ô "Tác giả": Tìm theo tên tác giả. Vd: Hồ Chí Minh - Ô “chủ đề”: cho phép tìm theo một từ hoặc cụm từ liên quan đến nhan đề tài liệu. - Ô “Nhà xuất bản”: Tìm theo nhà xuất bản tài liệu. Vd: Giáo dục - Ô “Năm xuất bản”: Tìm theo năm xuất bản của tài liệu. Vd: 1990 - Ô “chỉ số phân loại”: tìm theo chỉ số phân loại DDC (là số phân loại theo ngành tri Bài 3: Phương pháp truy tìm và sử lý thông tin KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 43 thức của nội dung tài liệu theo bảng phân loại DDC). - Ô “MSBG” (mã số biểu ghỉ): tìm theo mã số biểu ghi (mã số kiểm soát) của tài liệu. Tìm nâng cao: Đây là cách tìm tài liệu phối hợp cùng lúc nhiều kiểu tìm, sử dụng các toán tử AND, OR, NOT ( Và, Hoặc, Loại bỏ ) để mở rộng hoặc giới hạn trường cần tìm. Cách tìm này thường được sử dụng khi đã xác định được một số thông tin liên quan tới tài liệu cần tìm. Ví dụ tên tài liệu, chủ đề tài liệu, tên tác giả, năm xuất bản, kết quả tìm được sẽ chính xác và thu hẹp hơn. Các bước thực hiện: Bước 1: Chọn Bộ sưu tập, Chọn kho tài liệu Bước 2: Nội dung: Nhập thuật ngữ tìm, chọn kiểu tìm, chọn toán tử tương ứng từng dòng. Bước 3: Tìm kiếm: Nhấn nút để thực hiện tìm kiếm. Giao diện chức năng tìm kiếm nâng cao - tra cứu chung - AND (Và): Thu hẹp phạm vi tìm: Khi bạn kết hợp hai (hoặc nhiều) thuật ngữ tìm bằng toán tử AND, kết quả tìm kiếm sẽ là những biểu ghi chứa đựng cả hai (hoặc nhiều) thuật ngữ đó. - OR (Hoặc) : Toán tử OR sẽ cho phép người dùng mở rộng phạm vi tìm kiếm . Kết quả tìm sẽ bao gồm thuật ngữ thứ nhất hoặc thuật ngữ thứ hai hoặc cả hai thuật ngữ. - NOT (Loại bỏ) : Toán tử NOT cho phép người dùng thu hẹp phạm vi tìm kiếm bằng phép loại trừ. Nó sẽ loại trừ những biểu ghi có chứa một thuật ngữ nhất định. Bài 3: Phương pháp truy tìm và sử lý thông tin KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 44 Trang kết quả hiển thị: Xem thông tin đầy đủ của từng tài liệu dưới dạng biểu ghi: Click lên tài liệu cần tìm, xuất hiện màn hình mô tả nội dung chi tiết của tài liệu giúp bạn biết được các thông tin chi tiết về tài liệu như: Tên tài liệu, tên tác giả, ký hiệu xếp giá, năm XB, nhà XB, số trang, khổ tài liệu, tóm tắt, chủ đề , Giao diện kết quả tìm kiếm CSDL thư viện Lưu ý: - Ở ô” Mã tài liệu ”: sẽ cho biết tài liệu thuộc kho nào, có được mượn về nhà, còn bao nhiêu cuốn trong cùng một nhan đề, các mã vạch của nhan đề đó hiện còn trong thư viện. - Ở ô “ Tìm được ” cho biết tìm được bao nhiêu tài liệu trong tổng số tài liệu của bộ sưu tập. b. Tải kết quả tìm kiếm : Bước 1 : Nhấn chọn tài liệu cần tìm (đối với những tài liệu có file tải về) Bước 2 : Nhấn chọn file. Bước 3: Nhấn chọn tải tài liệu về. Bài 3: Phương pháp truy tìm và sử lý thông tin KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 45 Các thông tin cần lưu ý: - Tìm tài liệu có file : check chọn nếu bạn đọc muốn tải tải liệu về. - Số tài liệu hiển thị : check chọn để giới hạn kết quả tối đa để giúp quá trình tìm kiếm nhanh hơn. - : thể hiện tình trạng tài liệu vẫn còn ở thư viện. - : tài liệu đang mượn, không còn cuốn nào trong thu viện. - : tài liệu đang được xử lý kỹ thuật: dán nhãn, biên mục, - : cho biết tài liệu có file tải về. - Các dạng hiển thị : Marc, MarcText, MarXml: check chọn để xác định dạng hiển thị của kết quả tìm. - Tải biểu ghi : Check chọn để tải biểu ghi marc21. - Đường dẫn : giúp bạn đọc có thể chia sẻ với bạn bè về thông tin tài liệu. - Nút : chuyển trang Tra cứu CSDL theo loại tài liệu: Đây là cách tìm cho phép ta chọn cùng lúc nhiều bộ sưu tập. Cách tìm này cũng giúp Bài 3: Phương pháp truy tìm và sử lý thông tin KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 46 người dùng tìm theo các điểm truy cập và hỗ trợ tìm kiếm theo ba mức tìm: Tìm đơn giản, tìm chi tiết, tìm nâng cao. Các cách tìm tài liệu: - Tìm cơ bản : là cách tìm đơn giản, người dùng chỉ cần nhập “thuật ngữ tìm” vào ô nội dung rồi thực hiện tìm. - Tìm chi tiết: Tìm theo các điểm truy cập: nhan đề, tác giả, chủ đề, nội dung, - Tìm nâng cao: Người dùng có thể tuỳ chọn điều kiện tìm kiếm và kết hợp các điều kiện chặt chẽ với nhau thông qua các toán tử logíc (AND, OR, NOT) nhằm tìm ra kết quả một cách chính xác. Chú ý: - Hộp lựa chọn “số tài liệu hiển thị” để giúp người dùng giới hạn kết quả tìm, giúp quá trình tra cứu tiến hành nhanh hơn. - Nút : Thực hiện tra cứu. - Nút “tìm tài liệu có file”: check chọn nếu người dùng muốn tải tài liệu về. Trang hiển thị kết quả tìm Các bước thực hiện: Các bước thực hiện của các cách tìm tài liệu (Tìm cơ bản, chi tiết, nâng cao) theo bộ sưu tập cũng tương tự như các bước thực hiện các cách tìm của CSDL online . Tuy nhiên, ở chức năng này cho phép người dùng cùng lúc chọn nhiều bộ sưu tập. Giao diện tra cứu CSDL theo bộ sưu tập Bài 3: Phương pháp truy tìm và sử lý thông tin KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 47 Xem kết quả và xem thông tin chi tiết tài liệu: Click vào bộ sưu tập để xem kết quả và thông tin tài liệu. Giao diện hiển thị kết quả của Tra cứu theo Bộ sưu tập cũng tương tự như trang hiển thị kết quả của tra cứu CSDL online (Tra cứu chung). Tra cứu CSDL theo kho tài liệu: Tìm kiếm CSDL theo kho tài liệu cho phép người dùng tìm kiếm tài liệu trong từng kho tài liệu (Ví dụ: kho đọc, kho mượn, kho báo – tạp chí, kho tài liệu tra cứu) và tìm theo các điểm truy cập. Các bước thực hiện: Bước 1: Chọn kho tài liệu Bước 2: Nhập biểu thức tìm theo một hoặc kết hợp các điểm truy cập sau: Nhan đề tài liệu, chủ đề, số phân loại, tên tác giả, năm Xuất bản, ISBN Bước 3: Tìm kiếm Lưu ý: - Hộp lựa chọn “ sắp xếp ” : Những tài liệu tìm được sắp xếp theo tiêu chí nào: sắp xếp theo tài liệu mới nhất, sắp xếp theo nhan đề. Giao diện tra cứu CSDL theo kho tài liệu Bài 3: Phương pháp truy tìm và sử lý thông tin KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 48 Tra cứu CSDL Báo – tạp chí: Đây là chức năng tra tìm các loại báo tạp chí có trong thư viện, cho phép người dùng tìm theo các điểm truy cập. Giao diện tìm kiếm CSDL Báo - tạp chí Các điểm truy cập chính của báo –tạp chí: - Ô “ Tên báo – tạp chí ”: tìm theo tên báo – tạp chí. Người dùng có thể tự nhập tên báo tạp chí hoặc click chọn để xem danh mục báo – tạp chí có trong thư viện. - Ô “Phát hành từ ngày/đến ngày ”: tìm theo thời gian phát hành. - Ô “ số”, “Tập”: Tìm theo số/ Tập phát hành. - Ô “Nội dung”: Tìm theo nội dung báo – tạp chí. Chú ý : - Người dùng có thể nhập biểu thức tìm theo một hoặc kết hợp nhiều điểm truy cập với nhau để tìm. - Hộp lựa chọn “Số tài liệu hiển thị”: giới hạn tối đa tài liệu hiển thị, giúp việc tìm kiếm tài liệu nhanh hơn. Tra cứu bài Báo – tạp chí : Chức năng này cho phép tra cứu các bài trích báo – tạp chí có trong thư viện và việc tìm kiếm chia theo 3 mức độ: Cơ bản, nâng cao, chi tiết Cách tìm cũng tương tự như phần ta cứu CSDL online (tra cứu chung) ở các mức độ tìm cơ bản, chi tiết, nâng cao. Chú ý: Người dùng có thể click lên nhan đề tài liệu để xem thông tin (biểu ghi) bài trích và nhấn vào Bộ tài liệu để xem tất cả các biểu ghi trích báo – tạp chí thuộc bộ tài liệu của nhan đề tài liệu người dùng đang xem. Bài 3: Phương pháp truy tìm và sử lý thông tin KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 49 Giao diện chức năng tìm chi tiết của tra cứu CSDL Địa chí Nhóm chức năng tra cứu tài liệu toàn văn: Tra cứu CSDL toàn văn: Chức năng này cho phép bạn đọc tìm kiếm những tài liệu điện tử toàn văn có trong thư viện thông qua những thuật ngữ tìm được nhập vào ô “ Nội dung tìm kiếm”. Sau đó nhấn nút “ ”, chương trình sẽ đưa ra những kết quả có chứa thuật ngữ người dùng nhập. Giao diện tìm kiếm CSDL toàn văn Các cơ sở dữ liệu toàn văn: - Tìm toàn văn - Bài báo – tạp chí - Luận văn – Luận án - Tài nguyên khác Bài 3: Phương pháp truy tìm và sử lý thông tin KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 50 Trang hiển thị kết quả : Người dùng nhấn chọn vào nhan đề tài liệu để xem thông tin tài liệu dưới dạng biểu ghi và click vào dòng chữ “Tải về” để tải file tài liệu về. Giao diện hiển thị kết quả tìm kiếm CSDL toàn văn Nhóm chức năng tra cứu CSDL liên thư viện Qua chức năng này, bạn đọc có thể tra cứu thông tin tài liệu và có thể tải biểu ghi hoặc file text tài liệu tại những thư viện khác có hỗ trợ giao thức Z39.50 Tìm kiếm liên thư viện: Chức năng này cho phép người dùng tra cứu thông tin về tài liệu và tải biểu ghi tài liệu của các thư viện khác có hỗ trợ giao thức z39.50 Các cách tìm: - Tìm cơ bản - Tìm nâng cao - Tìm chi tiết Các cách thực hiện của 3 cách tìm này cũng tương tự như cách thực hiện các cách tìm của phần tra cứu CSDL online (tra cứu chung). Tuy nhiên, tìm kiếm liên thư viện cho phép tìm ở tất cả các bộ sưu tập và hỗ trợ danh sách các nhóm thư viện có hỗ trợ Z39.50. Bài 3: Phương pháp truy tìm và sử lý thông tin KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 51 Giao diện tìm kiếm liên thư viện Nội dung mở liên thư viện: Chức năng này cho phép người dùng tra cứu thông tin tài liệu dưới dạng biểu ghi, đọc và tải tài liệu của các thư viện có hỗ trợ giao thức Z39.50. Giao diện tìm và cách tìm của “Nội dung mở liên thư viện” cũng tương tự như “Tìm kiếm tài liệu liên thư viên”. Tuy nhiên, ở chức năng này cho phép người dùng đọc được tài liệu trực tuyến và có thể tải file tài liệu về. Giao diện hiển thị kết qủa tìm kiếm “Nội dung mở liên thư viện” Bài 3: Phương pháp truy tìm và sử lý thông tin KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 52 3.2.Tìm kiếm thông tin trên mạng internet. CÁCH TÌM KIẾM THÔNG TIN HIỆU QUẢ TRÊN INTERNET Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet  Bạn hãy tưởng tượng trước 1 kho thông tin như thế mà bạn chưa có mục đích tìm kiếm rõ ràng thì bạn sẽ vô cùng mất thời gian thậm chí bão hòa kiến thức vì lượng thông tin "nạp" vào trí nhớ quá nhiều. Sau đây, Hiếu Học sẽ trình bày một số phương pháp mà Hiếu Học tổng hợp được để giúp các bạn có thế tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả.  Các bước chuẩn bị trước khi bắt đầu dùng Internet tìm kiếm  Thu hẹp chủ đề, chọn những từ quan trọng, những mục quan trọng. Kết quả thông tin nhận được thường rất lớn nên gây mất tập trung cho sự chọn lựa bằng cách thu hẹp chủ đề, bạn sẽ tìm kiếm thông tin theo chiều sâu. Những thông tin này có thể ít hơn nhưng sẽ sát với chủ đề mà bạn muốn tìm.  Google là một công cụ tìm kiếm tuyệt vời, nhưng nó không phải lúc nào cũng cho bạn biết trang web nào hoặc nguồn nghiên cứu nào là xác thực. Những thủ thư chuyên nghiệp và các nhà nghiên cứu đã giải thích nên tìm kiếm tại những trang chuyên, tập trung chỉ vào một vấn đề mà bạn cần quan tâm sẽ hạn chế được nhiều kết quả tìm kiếm không phù hợp.  Mạng Internet đã khiến cho việc nghiên cứu thay đổi sâu sắc. Hiện nay, rất khó để từ chối các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google, một khi các tính năng của nó lớn mạnh. Nhưng bạn có thể sẽ bỏ qua cơ hội nhận được những thông tin quý báu thuộc các chủ đề CNTT nếu bạn chỉ dựa vào các bộ máy tìm kiếm.  Các thủ thư chuyên nghiệp và các nhà nghiên cứu sẽ cho bạn biết Web có những cơ hội để bạn tìm kiếm nhiều thông tin hơn về các chủ đề kinh doanh. Hãy thực hiện 6 kỹ năng sau đây để cải thiện các kết quả nghiên cứu của bạn:  Sử dụng bộ máy tìm kiếm và Wikipedia để tìm các nguồn tư liệu có chất lượng  Các bộ máy tìm kiếm là vạch xuất phát thuận lợi. Bạn có thể bắt đầu tìm kiếm ở những trang như Google, Yahoo và Ask.com, và xem liệu có bài viết nào trên Wikipedia hay không. Nhưng hãy sử dụng chúng để đưa bạn đến những nơi tốt hơn.  Theo Ann Cullen, một trợ giảng thuộc chương trình khoa học thư viện tại Trường Bài 3: Phương pháp truy tìm và sử lý thông tin KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 53 Simmons và là quản lý các hoạt động giảng dạy tại Thư viện Baker, trường Kinh tế Harvard, “Bản thân Wikipedia có khá nhiều rủi ro. Tôi đã đọc những bài viết trên Wikipedia khiến tôi thấy sốc vì những gì không kèm trong đó. Và những bài khác lại làm tôi thấy phục vì chúng thật tuyệt vời. Wikipedia là một công cụ hoàn hảo để tìm những nguồn khác, nhưng bản thân nó không nên được dùng làm nguồn.”  Những bộ máy tìm kiếm khác như GeniusFind và Beaucoup phân loại dữ liệu cụ thể theo chủ đề, ví dụ như giải pháp mạng lưới hoặc nền tảng phần mềm, và chúng cũng là những nơi bắt đầu tốt.  Tìm ở blog những chuyên gia, những người lướt web thay cho bạn Blog và các diễn đàn là những ngôi nhà trực tuyến đối với nhiều chuyên gia của các lĩnh vực. Một cách dùng Google làm “bệ phóng” là tìm kiếm theo từ khóa với chức năng tìm kiếm blog (Blog Search).  Blog là một cách tuyệt vời để xem những người bạn vòng quanh thế giới đang nghĩ gì về bất kỳ chủ đề cho sẵn nào, từ quản lý dây chuyền cung cấp đến bất kỳ loại hình bổ sung hệ thống nào. Nhưng hãy cảnh giác: Google thường đem đến cho bạn những trang chỉ muốn chào hàng.  Theo Jessamyn West, thủ thư công nghệ và một diễn giả quốc tế, chủ một blog thư viện nổi tiếngww.librarian.net) đang cập nhật cho các chuyên gia thư viện về xu hướng nghiên cứu và công nghệ, “Thật khó mà tách được “buôn bán” ra khỏi việc thảo luận và học tập.”  Nhưng một lần nữa, Google không phải là công cụ tìm kiếm duy nhất cho phép bạn lướt blog hiệu quả. Cullen cho biết “Công cụ tìm kiếm blog tốt nhất mà tôi biết là QuackTrack, phân loại theo chủ đề.” QuackTrack là một thư mục các blog với hơn 11.000 blog về công nghệ và các thư mục phụ.  Nếu bạn có thể bỏ qua mục chào hàng, blog là một cách tuyệt vời để thu thập thông tin. Technorati, một trang tập trung nội dung người dùng viết như blog, có danh mục độ phổ biến đối với tài liệu của mình, một cách tốt để xác định thông tin bạn đang đọc đáng tin cậy đến mức nào. “Nếu bạn có thể bỏ qua sự nhũng nhiễu trên các blog, dựa vào chủ đề chúng có thể là một cách tuyệt vời để nắm được mọi người đang nghĩ gì...các công trình thô đó, đó là nguồn thông tin hoàn hảo nhất nhưng “các báo cáo của chính phủ là cái mà một nên tìm đến, không phải là công trình nghiên cứu. Phân nửa kinh nghiệm trở thành một CIO là tìm những người thu hoạch thứ 2 tốt của các nguồn đầu tiên.” 3.3.Tổng hợp thông tin từ thực nghiệm. Thu thập số liệu là một việc rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học (NCKH). Mục đích của thu thập số liệu (từ các tài liệu nghiên cứu khoa học có trước, từ quan sát và Bài 3: Phương pháp truy tìm và sử lý thông tin KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 58 thực hiện thí nghiệm) là để làm cơ sơ lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay các vấn đề mà nghiên cứu đã đặt ra. Có 3 phương pháp thu thập số liệu: - Thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo. - Thu thập số liệu từ những thực nghiệm (các kết quả lâm sàng, cận lâm sàng). - Thu thập số liệu phi thực nghiệm (lập bảng câu hỏi điều tra, phỏng vấn, thảo luận nhóm). Yếu tố quyết định phương pháp thu thập số liệu: - Mục tiêu nghiên cứu, các biến số: quyết định các chỉ số cần thu thập. - Đối tượng nghiên cứu. - Loại nghiên cứu (định tính, định lượng, phối hợp, mô tả, phân tích). - Nguồn thông tin thu thập: Sẵn có hay phải điều tra. Phương pháp thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo Phương pháp này dựa trên nguồn thông tin thu thập được từ những tài liệu tham khảo có sẵn (hồ sơ, bệnh án, sổ sách thống kê) để xây dựng cơ sở luận cứ nhằm chứng minh giả thuyết. Ví dụ, để chứng minh giả thuyết “bệnh tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các bệnh tim mạch điều trị tại bệnh viện”, người ta đã dựa vào những nghiên cứu có trước như: - Tỷ lệ bệnh tăng huyết áp điều trị tại bệnh viện. - Tỷ lệ các bệnh tim mạch điều trị tại bệnh viện. - Các thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, của Bộ Y tế, của Bệnh viện về bệnh tim mạch. Phương pháp thu thập số liệu từ thực nghiệm Khái niệm Trong phương pháp này, số liệu được thu thập bằng cách quan sát, theo dõi, đo đạc qua thăm khám, các xét nghiệm. Để thu thập số liệu, các nhà nghiên cứu thường đặt ra các biến để quan sát và đo đạc (thu thập số liệu). Phương pháp khoa học trong thực nghiệm gồm các bước như: lập giả thuyết, xác định biến, tiến hành thực nghiệm, thu thập số liệu để kiểm chứng giả thuyết. Định nghĩa các loại biến trong thực nghiệm Trong nghiên cứu thực nghiệm, có 2 loại biến thường gặp, đó là biến độc lập Bài 3: Phương pháp truy tìm và sử lý thông tin KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 59 (independent variable) và biến phụ thuộc (dependent variable). - Biến độc lập: là các yếu tố, điều kiện khi bị thay đổi trên đối tượng nghiên cứu sẽ ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Trong biến độc lập, thường có một mức độ đối chứng (chứa các yếu tố, điều kiện ở mức độ thông thường) hoặc các yếu tố đã được xác định mà người nghiên cứu không cần tiên đoán ảnh hưởng của chúng. Các yếu tố còn lại sẽ được so sánh với yếu tố đối chứng hoặc so sánh giữa các cặp yếu tố với nhau . - Biến phụ thuộc: là những yếu tố bị ảnh hưởng trong suốt quá trình nghiên cứu, hay có thể nói kết quả có được của các biến này phụ thuộc vào sự thay đổi của biến độc lập. - Ví dụ: Trong nghiên cứu “mối liên quan giữa độ nặng của bệnh Sốt xuất huyết Dengue với các yếu tố như ý thức, mạch, huyết áp, Hct, số lượng tiểu cầu”. Thì biến độc lập là ý thức, mạch, huyết áp, Hct, số lượng tiểu cầu. Biến phụ thuộc là độ nặng của bệnh sốt xuất huyết Dengue. Kết quả quan sát phụ thuộc vào nguyên nhân gây ảnh hưởng. Dựa vào mối quan hệ trong giả thuyết đặt ra, người nghiên cứu dễ dàng xác định được yếu tố nào ảnh hưởng đến sự kiện quan sát. Kỹ thuật thu thập số liệu nghiên cứu Đối tượng khảo sát Để chọn đối tượng khảo sát trong thí nghiệm, công việc đầu tiên là phải xác định quần thể (population) mà người nghiên cứu muốn đo đạc để thu thập kết quả. Một quần thể bao gồm nhiều cá thể mang các thành phần và đặc điểm khác nhau mà ta muốn khảo sát. Đối tượng khảo sát thường được chia làm hai nhóm: - Nhóm khảo sát (nhóm bệnh): đối tượng được đặt ra trong giả thuyết. - Nhóm đối chứng: so sánh với nhóm khảo sát. Khung mẫu (sample frame) Để bố trí và thu thập số liệu thí nghiệm nghiên cứu thì công việc trước tiên là thiết lập khung mẫu. Khung mẫu cần xác định các cá thể trong quần thể mục tiêu (target population), cỡ mẫu và phương pháp lấy mẫu. Phương pháp lấy mẫu Trước khi đi vào chi tiết về phương pháp lấy mẫu, cần hiểu các định nghĩa có liên Bài 3: Phương pháp truy tìm và sử lý thông tin KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 60 quan đến phương pháp, trình bày trong bảng sau. Bảng. Các định nghĩa có liên quan đến phương pháp lấy mẫu Quần thể (population) Một tập hợp các đối tượng khảo sát (người, cá thể, nhân vật, sinh vật,) và chứa các đặc tính cần nghiên cứu hay khảo sát. Quần thể mục tiêu (target population) Mang đặc tính nào đó và được đánh giá qua mẫu; hoặc mang các đặc tính cần nghiên cứu và đại diện cho toàn quần thể. Ví dụ, khi nghiên cứu về việc sử dụng các thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, thì quần thể mục tiêu là người bị đái tháo đường. Mẫu (sample) Một phần hoặc tập hợp nhỏ cá thể của quần thể mục tiêu được chọn đại diện cho quần thể để khảo sát nghiên cứu. Mẫu không xác suất (non- probability sample) Phương pháp trong đó việc chọn mẫu không có xác suất đồng đều hay các cá thể trong quần thể không có cơ hội được chọn như nhau. Mẫu xác suất (probability sample) Phương pháp chọn mẫu trong đó mỗi cá thể có một xác suất đặc trưng của mẫu và thường bằng nhau. Hầu hết việc lấy mẫu xác suất sử dụng cách lấy mẫu ngẫu nhiên để tạo ra mỗi cá thể trong quần thể có cơ hội được chọn như nhau. - Mục đích của tất cả các phương pháp lấy mẫu là đạt được mẫu đại diện cho cả quần thể nghiên cứu. Khi chọn phương pháp lấy mẫu thì cần hiểu rõ các đặc tính của quần thể nghiên cứu để xác định cỡ mẫu quan sát đại diện và để đánh giá tương đối chính xác quần thể. - Trong nghiên cứu, không thể quan sát hết toàn bộ các cá thể trong quần thể, mà chỉ chọn một số lượng đủ các cá thể đại diện hay còn gọi là mẫu thí nghiệm. Phương pháp chọn mẫu thí nghiệm rất quan trọng, bởi vì có liên quan tới sự biến động hay độ đồng đều của mẫu. Có hai phương pháp chọn mẫu: (1) Chọn mẫu không xác suất (không chú ý tới độ đồng đều) và (2) chọn mẫu xác suất (đề cập tới độ đồng đều). Bài 3: Phương pháp truy tìm và sử lý thông tin KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 61 * Chọn mẫu không có xác suất Phương pháp chọn mẫu không xác suất là cách lấy mẫu trong đó các cá thể của mẫu được chọn không ngẫu nhiên hay không có xác suất lựa chọn giống nhau. Phương pháp chọn mẫu không có xác suất thường có độ tin cậy thấp. Mức độ chính xác của cách chọn mẫu không xác suất tùy thuộc vào sự phán đoán, cách nhìn, kinh nghiệm của người nghiên cứu, sự may mắn hoặc dễ dàng. * Chọn mẫu xác suất Cơ bản của việc chọn mẫu xác suất là cách lấy mẫu trong đó việc chọn các cá thể của mẫu sao cho mỗi cá thể có cơ hội lựa chọn như nhau, nếu như có một số cá thể có cơ hội xuất hiện nhiều hơn thì sự lựa chọn không phải là ngẫu nhiên. Để tối ưu hóa mức độ chính xác, người nghiên cứu thường sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. * Các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên - Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (simple random) - Chọn mẫu phân lớp (stratified samples) - Chọn mẫu hệ thống (systematic samples) Xác định cỡ mẫu Mục đích của việc xác định cỡ mẫu là để giảm đi công lao động và chi phí làm thí nghiệm và điều quan trọng là chọn cỡ mẫu như thế nào mà không làm mất đi các đặc tính của mẫu và độ tin cậy của số liệu đại diện cho quần thể. Có thể dùng công thức tính cỡ mẫu tùy vào phương pháp nghiên cứu. Phương pháp phi thực nghiệm Khái niệm Phương pháp phi thực nghiệm là phương pháp thu thập số liệu dựa trên sự quan sát các sự kiện, sự vật đã hay đang tồn tại, từ đó tìm ra qui luật của chúng. Phương pháp này gồm các loại nghiên cứu kinh tế và xã hội, nghiên cứu nhân chủng học, Loại số liệu thu thập trong phương pháp phi thực nghiệm gồm số liệu được thu thập từ các câu hỏi có cấu trúc kín hoặc số liệu được thu thập từ các câu hỏi mở theo các phương pháp thu thập số liệu. Kỹ thuật thu thập số liệu Nhiều đề tài, chương trình, dự án nghiên cứu trong các lãnh vực sản xuất, thương mại, kinh doanh có liên quan tới nhiều nhóm người như chủ kinh doanh, đại lý, nhà khoa học, người sản xuất, người tiêu thụ, hay tiềm năng, thị trường, kinh nghiệm, kiến thức Bài 3: Phương pháp truy tìm và sử lý thông tin KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 62 hoặc quan điểm. Việc thu thập các thông tin, số liệu trong mối quan hệ trên cần thiết phải chọn phương pháp thu thập số liệu cho phù hợp. Trong đó, phương pháp phỏng vấn là một cách được sử dụng chủ yếu để tìm hiểu những lý do và động cơ về quan điểm, thái độ, sở thích hoặc hành vi của con người. Người phỏng vấn có thể thực hiện các cuộc phỏng vấn là cá nhân hoặc nhóm người ở nơi làm việc, ở nhà, ngoài ruộng đồng, ngoài đường, siêu thị hay ở một nơi nào đó đã thỏa thuận, Trong phương pháp phỏng vấn, trước khi bắt đầu đặt câu hỏi cho người trả lời thì người nghiên cứu nên xác định phạm vi câu hỏi. Phương pháp phỏng vấn - trả lời Phỏng vấn là một loạt các câu hỏi mà người nghiên cứu đưa ra để phỏng vấn người trả lời. Phỏng vấn có thể được tổ chức có cấu trúc, nghĩa là người nghiên cứu hỏi các câu hỏi được xác định rõ ràng; và phỏng vấn không theo cấu trúc, nghĩa là người nghiên cứu cho phép một số các câu hỏi của họ được trả lời (hay dẫn dắt) theo ý muốn của người trả lời. Có các dạng phiếu hỏi cho phỏng vấn sau: - Phiếu hỏi phỏng vấn qua bưu điện. - Phiếu hỏi phỏng vấn trực tiếp. - Phiếu hỏi phỏng vấn sâu. - Bệnh án mẫu, phiếu nghiên cứu Số liệu được thu thập bằng cách người điều tra hỏi và ghi chép trực tiếp vào phiếu hỏi. Có thể kết hợp giữa hỏi, quan sát, thăm khám, xét nghiệm để lấy số liệu. Phương pháp sử dụng bảng câu hỏi - trả lời Bảng câu hỏi là một loạt các câu hỏi được viết hay thiết kế bởi người nghiên cứu để gởi cho người trả lời phỏng vấn trả lời và gởi lại bảng trả lời câu hỏi qua thư bưu điện cho người nghiên cứu. Sử dụng bảng câu hỏi là phương pháp phổ biến để thu thập các thông tin từ người trả lời các câu hỏi đơn giản. * Các yếu tố cần cân nhắc khi thiết kế câu hỏi: - Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. - Các giả thuyết nghiên cứu. - Các chỉ số, biến số, thông tin cần thu thập. - Kế hoạch phân tích số liệu. Bài 3: Phương pháp truy tìm và sử lý thông tin KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 63 - Các nguồn lực hiện có. - Đặc điểm quần thể nghiên cứu. * Các loại câu hỏi: - Câu hỏi mở: là dạng câu hỏi có số liệu thu thập không có cấu trúc hay số liệu khó được mã hóa. Câu hỏi cho phép câu trả lời mở và có các diễn tả, suy nghĩ khác nhau hơn là ép hoặc định hướng cho người trả lời. Ví dụ: Theo anh/chị, các thói quen nào có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch? ............................................................................................ - Câu hỏi đóng: là dạng câu hỏi có số liệu thu thập có thể tương đối dễ dàng phân tích, mã hóa nhưng nó giới hạn sự trả lời. Ví dụ: Gia đình anh/chị thường dùng loại nước nào sau đây để ăn uống: 1.Nước máy 2. Nước giếng 3. Nước mưa 4. Nước sông/suối 5. Nước ao hồ - Câu hỏi mở cuối: là dạng kết hợp 2 loại trên. Ví dụ: Theo anh/chị yếu tố nào sau đây làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch: Hút thuốc lá. 1. Uống cà phê. 2. Béo phì. 3. Khác (ghi rõ) * Cấu trúc chung của một bộ câu hỏi Thường gồm 2 phần chính: - Phần thông tin chung: Tên, tuổi, giới, địa chỉ, trình đọ văn hóa, nghề nghiệp. - Phần thông tin đặc thù cho nghiên cứu: Tùy mục tiêu nghiên cứu. * Các bước cần làm khi thiết kế bộ câu hỏi - Chọn loại câu hỏi sẽ sử dụng: Bộ câu hỏi hay phiếu hỏi. - Liệt kê danh sách các biến: tùy theo câu hỏi nghiên cứu. - Lựa chon cách thu thập số liệu cho từng biến: câu hỏi, khám, xét nghiệm. - Viết nháp bộ câu hỏi. - Tham khảo ý kiến chuyên gia, sửa lại. - Thu thập thông tin thử từ bộ câu hỏi. - Sửa và viết lại cho phù hợp. - Mã hóa thông tin từ câu hỏi. Bài 3: Phương pháp truy tìm và sử lý thông tin KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 64 - In ấn, sử dụng. * Tiêu chuẩn một bộ câu hỏi tốt - Rõ ràng và có tính đặc thù. - Đơn giản, dễ hiểu, dễ mã hóa. - Dễ trả lời. * Một số nguyên tắc mã hóa các câu hỏi Mã hóa các câu hỏi là bước rất quan trọng để xử lý số liệu trên các phần mềm phân tích thống kê. - Gán số cho từng mục của câu hỏi: thường dùng cho các biến định tính. Ví dụ: Gia đình anh/chị thường dùng loại nước nào sau đây để ăn uống: Nước máy 2. Nước giếng 3. Nước mưa 4. Nước sông/suối 5. Nước ao hồ Ví dụ: Giới tính: 1. Nam 2. Nữ Với các biến định lượng (biến liên tục): không nên mã hóa số liệu. Khi cần chuyển đổi từ biến định lượng sang biến định tính (phân nhóm số liệu) có thể thực hiện được trên các phần mềm thông kê. - Cho điểm lượng hóa từ các biến định tính: Ví dụ: Anh chi có đồng ý việc cấm hút thuốc lá trong khuôn viên bệnh viện không: 1. Rất đồng ý 2. Đồng ý 3. Không đồng ý 4. Rất không đồng ý 3.4.Xử lý thông tin thu nhập Kỹ năng xử lý thông tin tức thời Trong giao tiếp với cấp trên, các cơ quan chức năng hoặc với dân cư, cán bộ, công chức phải xử lý nhiều thông tin thu nhận được. Trong một số trường hợp, trước những thông tin vừa thu nhập được, cán bộ, công chức phải đưa ra những câu trả lời, những quyết định và biện pháp giải quyết cụ thể, ngay tại thời điểm tiếp nhận thông tin mà không có thời gian để nghiên cứu, xử lý. Đối với trường hợp này, việc xử lý thông tin cần phải được thực hiện chủ động, tích cực để có thể đưa ra quyết định đúng đắn.  Thứ nhất, nhanh chóng xác định thông tin đã thu nhận được để phân loại, sắp xếp thông tin. Thông tin này có thể từ đối tượng liên quan cung cấp thông qua phát biểu, trao đổi trực tiếp, thông qua thái độ của người trong cuộc Từ đó, xác định những thông tin có ý nghĩa mấu chốt đối với sự việc. Bài 3: Phương pháp truy tìm và sử lý thông tin KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 65  Thứ hai, kết hợp những thông tin vừa thu nhận được với những thông tin đã có đó từ các nguồn khác nhau để có cơ sở giải quyết vấn đề. So sánh, đối chiếu với thông tin đã có xem tính phù hợp, mâu thuẫn tìm ra cơ sở để giải quyết công việc.  Thứ ba, xác định đối tượng tiếp nhận câu trả lời, quyết định, biện pháp giải quyết là cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp, dân cư để đưa ra các phương án giải quyết phù hợp, hiệu quả.  Thứ tư, bổ sung những thông tin cần thiết thông qua việc tiếp tục đối thoại, trao đổi nếu thông tin thu nhận và thông tin đã biết chưa đủ cơ sở để giải quyết.  Thứ năm, đưa ra cách giải quyết, câu trả lời, quyết định cho trường hợp, tình huống cần giải quyết. Kỹ năng xử lý thông tin theo quy trình Tập hợp và hệ thống hoá thông tin theo từng vấn đề, lĩnh vực + Tóm tắt thông tin và phân loại thông tin theo các nhóm như thông tin kinh tế, thông tin chính trị- xã hội, thông tin quá khứ, hiện tại, thông tin dự báo. + Tóm tắt những thông tin cơ bản, những thông tin mới, thông tin có điểm khác biệt với những thông tin trước. Phân tích và kiểm tra độ chính xác của các thông tin, tính hợp lý của các tài liệu, số liệu + Xác định độ tin cậy của các nguồn tin; + Lý giải được sự mâu thuẫn giữa các thông tin (nếu có) + Chọn ra những thông tin đầy đủ hơn, có độ tin cậy cao hơn, chỉnh lý chính xác tài liệu, số liệu. Thông tin trong quá trình quản lý phải bảo đảm các yêu cầu + Thông tin phải đúng. Nghĩa là thông tin phải trung thực, chính xác và khách quan. Để đạt tiêu chuẩn này cần có yếu tố con người, yếu tố vật chất, yếu tố phương pháp thu thập và xử lý thông tin; + Thông tin phải đủ. Tiêu chuẩn này thể hiện thông tin phải phản ánh các khía cạnh cần thiết để có thể tái tạo được hình ảnh tương đối trung thực về đối tượng đang được xem xét. Thông tin đủ cũng đồng thời với nghĩa không dư thừa, không lãng phí. Để có được tiêu chuẩn này đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý phải có tầm nhìn chiến lược; + Thông tin phải kịp thời. Nghĩa là thông tin phải được thu thập, phản ánh đúng lúc để kịp phân tích, phán đoán, xử lý. Tuy nhiên tiêu chuẩn này phụ thuộc vào khả năng con người, trang thiết bị, phương pháp áp dụng. Bài 3: Phương pháp truy tìm và sử lý thông tin KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 66 + Thông tin phải gắn với quá trình, diễn biến của sự việc. Nghĩa là thông tin đó thuộc giai đoạn nào thuộc quá trình quản lý, thuộc cấp quản lý nào? Đây là tiêu chuẩn rất quan trọng đánh giá chất lượng thông tin thời kỳ hiện đại; + Thông tin phải dùng được. Nghĩa là thông tin phải có giá trị thực sự, thông tin có thể đóng góp vào một trong các công việc như: thống kê, ra quyết định quản lý, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân... Đồng thời thông tin phải được xử lý để dễ đọc, dễ tiếp thu, dễ hiểu, dễ nhớ. Cung cấp, phổ biến thông tin Thông tin đã được xử lý cần phải phổ biến được kịp thời truyền đạt đến các đối tượng cần tiếp nhận thông tin. Ở bước này, cần lựa chọn hình thức và kênh truyền đạt thông tin phù hợp. Có những thông tin phải sao chép bằng bản photocopy để phát bằng văn bản cho các đối tượng tiếp nhận; có thông tin cần sử dụng các phương tiện truyền thông để cung cấp; có thông tin truyền đạt tại hội nghị, các cuộc họp bằng miệng hoặc bằng văn bản. Cần nghiên cứu kỹ các hình thức cung cấp, phổ biến thông tin để lựa chọn hình thức và kênh thông tin sao cho phù hợp và hiệu quả. Muốn cung cấp thông tin cho lãnh đạo được tốt, cần thực hiện nghiêm túc một số nghiệp vụ sau: + Tìm hiểu chính xác yêu cầu về thông tin cần cung cấp: yêu cầu thông tin về vấn đề gì ?; phạm vi thông tin; thời gian cung cấp thông tin; hình thức cung cấp thông tin (báo cáo trực tiếp hoặc bằng văn bản); + Xác định các thông tin cần cung cấp: thông thường khi cung cấp thông tin cho lãnh đạo, cần xác định thông tin chính, thông tin có tác dụng bổ trợ, giải thích, thuyết phục, chứng minh... cho thông tin chính, những thông tin mang tính chất tham mưu, tư vấn. Bảo quản, lưu trữ thông tin Việc bảo quản và lưu trữ thông nhằm đảm bảo cho tài liệu thông tin không bị hư hỏng và phục vụ cho công tác hàng ngày và lâu dài. Việc bảo quản, lưu trữ thông tin cần được bảo đảm về cơ sở vật chất, những thiết bị tiên tiến + Thông thường có hai hình thức lưu trữ thong tin chính cần sử dụng: Lưu trữ bằng văn bản vào các cặp hồ sơ lưu trữ thông tin; lưu trữ ở máy tính (đối với các dữ liệu có phần mềm số hoá). Đối với cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức cần biết sử dụng hai hình thức lưu trữ này hoặc ít nhất giao cho nhân viên văn thư thường trực sử dụng hai hình thức lưu trữ. Các cặp tài liệu lưu trữ hoặc các thư mục, tệp dữ liệu trong máy tính cần phải được tổ chức khoa học, tỉ mỷ, dễ tra cứu. Các thông tin bí mật phải tuân thủ chế độ bảo mật trong lưu trữ, tra cứu, sao chép. Bài 3: Phương pháp truy tìm và sử lý thông tin KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 67 Các nguyên tắc xử lý thông tin - Thống nhất hài hòa, bổ sung, hoàn thiện ba loại thông tin (thông tin thuận và ngược chiều, thông tin khách quan, thông tin chức năng), ba nguồn thông tin (được cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp; thu thập từ tiếp xúc và khảo sát thực tế; thu thập được từ truyền thông đại chúng và mạng toàn cầu). Điều này đòi hỏi, việc xử lý thông tin phải chú ý đến tính đầy đủ của thông tin. Không thể xử lý thông tin có hiệu quả dựa trên thông tin một chiều, thông tin chưa đầy đủ. Việc bảo đảm chất lượng nguồn thông tin sẽ bảo đảm cho quá trình xử lý thông tin có hiệu quả, nhận diện được bản chất của sự việc và đưa ra quyết định đúng đắn; - Thận trọng khi tham khảo, sử dụng với thông tin dự báo, thông tin từ nước ngoài, thông tin có sai biệt với thông tin chính thức. Thông tin trong quá trình xử lý có tính đa dạng nhưng không ít trường hợp thiếu những thông tin hữu ích, thông tin chính thống. Chính vì vậy, việc xử lý thông tin phải xác định được nguồn gốc thông tin, có sự so sánh, đối chiếu các nguồn thông tin với thông tin chính thức, tránh tình trạng sa vào xử lý nguồn thông tin chưa được kiểm chứng đầy đủ, chưa có cơ sở để giải thích về sự mâu thuẫn giữa nguồn thông tin đó với thông tin chính thống. - Loại bỏ các yếu tố bình luận lẫn trong thông tin, các dư luận xã hội chưa kiểm chứng. Quá trình xử lý thông tin phải nắm được hạt nhân của thông tin. Thông tin trong không ít trường hợp được đưa cùng với những yếu tố bình luận, dư luận xã hội, những nhận xét của người đưa tin. Vì vậy, để xử lý thông tin hiệu quả cần loại bỏ những yếu tố bình luận, nhận xét, những yếu tố mang tính dư luận xã hội để xác định đúng nội dung cốt lõi, yếu tố khác quan trong thông tin được cung cấp. Ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý thông tin Kết quả thu thập thông tin từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kế, phỏng vấn, khảo sát tồn tại dưới hai dạng: - Thông tin định tính. - Thông tin định lượng. Để nâng cao hiệu quả xử lý thông tin, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình này ngày càng phổ biến. Quá trình áp dụng công nghệ thông tin trong xử lý thông tin cần lưu ý: - Xử lý logic đối với thông tin định tính. Đây là việc đưa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện. - Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng. Đây là việc sử dụng phương pháp thống kê toán để xác định xu hướng, diễn biến của tập hợp dữ liệu thu thập được. Bài 3: Phương pháp truy tìm và sử lý thông tin KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 68 Xử lý thông tin định tính Đọc tư liệu thu thập Để phân tích thông tin định tính có hiệu quả phải hoà nhập vào dữ kiện đã thu thập bằng cách đọc đi đọc lại. Trước hết phải đọc để xem nội dung có phù hợp với ý định đã đưa ra, thông tin có đầy đủ, chi tiết hay chỉ ở bề mặt, các người phỏng vấn có sử dụng các kỹ thuật định tính một cách thích hợp? Các bước cơ bản trong xử lý thông tin định tính Mã hóa thông tin Đọc, nghiền ngẫm thông tin Cô đọng Trình bày Lý giải Đọc kỹ tư liệu thu thập để xác định được những chủ đề nổi bật và phát triển những giải thích tạm thời. Phải xem những chủ đề nào bị bỏ sót và những chủ đề nào mới xuất hiện. Ghi những nhận định, những “ghi nhớ” (memo) ngay vào tư liệu đang đọc (với những quy ước đặc biệt). Phải chú ý chất lượng của thông tin thu thập bằng cách xem lại các phương pháp, kỹ thuật thu thập thông tin của những người cộng tác có phù hợp không. Từ những nguồn thông tin khác nhau, với những kỹ thuật thu thập khác nhau, phải xem những chủ đề xuất hiện có theo một khuôn mẫu nào không. Những khuôn mẫu ở đây bao gồm cả những gì hay lập đi lập lại, tương quan có thể có giữa những chủ đề, những đáp ứng mâu thuẫn hoặc những lỗ hổng Những lỗ hổng này có thể nêu lên những vấn đề mới hoặc đòi hỏi phải thu thập thông tin bổ sung. Mã hoá dữ kiện, lập bản chỉ dẫn các dữ kiện (indexing) Khi xử lý thông tin cần sắp xếp các dữ kiện, đọc các dữ kiện, bước tiếp theo là mã hoá, làm bản chỉ dẫn về các dữ kiện theo những đề mục, phạm trù nhất định. Đây là cách tổ chức và phân loại các dữ kiện để sau này có thể so sánh các trường hợp, tìm ra các khuôn mẫu chung lý giải các vấn đề. Mã hoá thông tin định tính là một quá trình gán tên cho một một đoạn văn bản có những thông tin giống nhau hay có tương quan với nhau, để có thể tập hợp lại hay so sánh với nhau. Chúng ta có thể mã hoá các chủ đề (là những loại ý tưởng chính xuất hiện từ việc tập hợp các dữ kiện cơ sở). Việc mã hoá tương tự việc cắm những ký hiệu giao thông, giúp cho biết được ta đang ở đâu, thấy gì, và cho phép phân tích một lượng thông tin lớn dễ dàng và chính xác hơn. Mã hoá như vậy cho phép lọc ra các thông tin có cùng nội dung, tập hợp thành những tập tin riêng, từ đó có thể tìm ra những chủ đề chi tiết hơn. Có nhiều hình thức mã hoá thông tin khác nhau: mã hoá mở, mã theo trục, mã chọn lọc. Do đó nếu có nhiều người cùng xử lý thông tin thì phải thảo luận đi đến những kết luận chung về việc mã hoá. Hiện nay, có những phần mềm có chức năng sắp xếp, phân loại các dữ kiện định tính - như phần mềm Aquad, Hyperresearch, Bài 3: Phương pháp truy tìm và sử lý thông tin KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 69 Nudist, Nvivo (Úc), Ethnograth, Qualpro, Meca... Nhưng việc phân ra các đề mục, mã hoá vẫn là công việc của người xử lý thông tin. Máy tính chỉ giúp lọc ra các sự kiện, sắp xếp sự kiện còn việc dựa trên các sự kiện này để lý luận vẫn là công việc của người xử lý thông tin. Khi mã hoá, người xử lý thông tin có thể ghi chú thêm những nhận định của mình (memos), với những quy ước riêng. Trong quá trình mã hoá cũng có thay đổi tên gọi các mã cho phù hợp với thông tin được xử lý. Đồng thời, người xử lý thông tin sẽ nhận thấy có một số mã tập hợp lại với nhau, tập trung nhiều thông tin, nhưng cũng có mã trở thành rời rạc. Việc mã hoá có thể tiến hành liên tục ngay từ khi thu thập thông tin có nhiều ưu điểm. Nó cho phép có thể bổ sung các câu hỏi cho những lần thu thập kế tiếp. Với những thông tin mới được thu thập, việc liên tục xem lại cơ cấu mã hoá cho phép phát hiện sớm các định kiến. Sắp xếp, truy xuất các mã, hình thành các tập tin theo chủ đề: Sau khi đã đọc đi, đọc lại các thông tin và mã hoá, có thể bắt đầu một bước mới bằng cách sắp xếp và truy xuất các mã (coding sort). Đây là việc tập hợp các văn bản của những mã giống nhau thành các tập tin mới. Bước này có thể làm thủ công hay bằng các phần mềm ứng dụng xử lý nghiên cứu định tính. Trình bày các dữ kiện Trình bày các dữ kiện là làm một bản liệt kê tóm tắt những điều liên quan đến chủ đề phân tích. Trước hết phải quan tâm nắm bắt những sắc thái, khác biệt trong chủ đề, phân biệt các khía cạnh định lượng và định tính, những khác biệt giữa những cá nhân, các nhóm nhỏ. Phải phân biệt những chủ đề chính và những chủ đề phụ xuất hiện từ các dữ kiện. Sau khi đã phân biệt, hãy quay trở lại dữ kiện và tìm xem những thông tin hỗ trợ những chủ đề chính, chủ đề phụ đã nêu ra, cả khía cạnh định lượng và định tính. Cô đọng thông tin Cô đọng thông tin là tinh lọc thông tin để có thấy rõ những khái niệm chủ yếu và tương quan giữa chúng. Thực hiện bước này khi việc thu thập thông tin kết thúc và sau khi mã hoá, nghiền ngẫm tư liệu. Mục tiêu của giai đoạn này là để có một cái nhìn, nắm ý nghĩa tổng quát của tư liệu và phân biệt được các chủ đề trung tâm với các chủ đề phụ, phân biệt cái chủ yếu và không chủ yếu. Để có cái nhìn tổng quát như vậy về tư liệu đôi lúc cần những sơ đồ dễ nhìn bằng cách sử dụng các bản tóm tắt, bản ma trận, sơ đồ, đồ thị Giải thích thông tin Làm thế nào để đi đến được các ý nghĩa cơ bản của các thông tin định tính? Giải thích có nghĩa là tìm ra được ý nghĩa chủ yếu của thông tin. Mục tiêu Bài 3: Phương pháp truy tìm và sử lý thông tin KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 70 của giải thích không phải là liệt kê ra các chủ đề hấp dẫn với các minh hoạ, mà là cho thấy mô hình phân tích là thích hợp và nó nói lên cái gì. Tổng hợp kết quả, cung cấp thông tin Rút ra thông tin cuối cùng về đối tượng, sự vật, sự việc. Cung cấp thông tin các thông tin này phục vụ quá trình quản lý. g. Lưu trữ thông tin bằng hồ sơ và dữ liệu trên máy tính. Xử lý thông tin định lượng Để cô đọng các dữ kiện cần phải tiến hành công việc mã hoá (coding). Mã hoá có nghĩa là gán cho các phương án trả lời một ký hiệu, một con số nào đó (nhất là đối với trường hợp sử dụng các bản hỏi). Quá trình mã hoá có thể được thực hiện trước hay sau khi thu thập dữ kiện. Việc mã hoá trước (precoding) có thể được sử dụng với các câu hỏi đóng. Hay nói cách khác với các câu hỏi đóng ta biết các biến thể của câu trả lời nên có thể cho mỗi biến thể một ký hiệu quy ước trước. Và ngược lại, với các câu hỏi mở thường người ta phải sử dụng việc mã hoá sau (post coding) do không biết có bao nhiêu biến thể cho câu trả lời. Hiện nay có các phần mềm chuyên dụng xử lý các bản hỏi và xử lý thống kê như SPSS, SPAD, SAS, Stata, Statgraphics... Việc xử lý các dữ kiện định lượng bao gồm các công việc chính: 1) sắp xếp, mô tả các dữ kiện, 2) tìm tương quan giữa các biến số và 3) giải thích khoảng cách giữa các kết quả đạt được và những kết quả chờ đợi; 4) xác định thông tin cuối cùng; 5) cung cấp thông tin; 6) bảo quản, lưu trữ thông tin. - Trong việc mô tả, sắp xếp các dữ kiện ta có thể trình bày chúng với các dạng thống kê mô tả. - Thông kê và tìm mối quan hệ giữa các yếu tố. Ví dụ mối quan hệ giữa trình độ học vấn và tỷ suất sinh; mối quan hệ giữa công tác tuyên truyền, vận động thực hiện pháp luật với tỷ lệ vi phạm pháp luật để đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền. Trong trường hợp này, người xử lý thông tin có thể sử dụng phần mềm để xác định mối tương quan hoặc thông qua khai thác thông tin theo lịch sử để nhận diện mối tương quan này; - Giải thích về ý nghĩa thông tin thu thập được với các thông tin đã có, thông tin chính thức, tìm cơ sở để luận giải sự khác biệt, để khẳng định tính chính xác của thông tin; Bài 3: Phương pháp truy tìm và sử lý thông tin KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 71 - Xác định thông tin bản chất thu thập được; - Cung cấp thông tin cho các chủ thể liên quan bằng hình thức thích hợp; - Lưu trữ thông tin trong hồ sơ tài liệu và trong dữ liệu máy tính. Khi xử lý thông tin cần kết hợp hai loại thông tin định lượng và định tính. Nếu có mâu thuẫn, quá trình xử lý thông tin cần phải quyết định dung hoà hay ưu tiên như thế nào để đi đến một lý giải toàn diện những kết quả đã tìm được, để có được thông tin hữu ích phục vụ cho quá trình giải quyết công việc. KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Kỹ thuật sửa chữa ô tô và máy nổ Giáo dục 2002 Tài liệu Động cơ đốt trong Khoa học Kỹ thuât 2001 Giáo trình Động cơ ô tô ĐH Quốc gia TP HCM 2001 Giáo trình Hệ thống điện động cơ ô tô ĐH Quốc gia TP HCM 2004 Giáo trình mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống phun xăng điện tử. Tổng cục dạy nghề ban hành.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_chuyen_de_tot_nghiep_1_trinh_do_cao_dang.pdf