SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI HẢI PHÒNG
TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ-GIAO THÔNG VẬN TẢI HẢI PHÒNG
GIÁO TRÌNH
NGHỀ CÔNG NGHỆ ÔTÔ
MÔ ĐUN 20: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU
ĐỘNG CƠ DIESEL.
SỬ DỤNG CHO ĐÀO TẠO TRUNG CẤP NGHỀ CÔNG NGHỆ Ô TÔ
Tác giả: Trần Tuấn Hải
Hải phòng - Năm 2012
MỤC LỤC
Nội dung các bài Trang
LỜI NÓI ĐẦU
BÀI 1 : THÁO LẮP NHẬN DẠNG CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG
NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIEZEL
1
1. Nhiệm vụ, phân loại hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
38 trang |
Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 122 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel (Sử dụng cho đào tạo trung cấp nghề công nghệ ô tô), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
3. Bảo dưỡng bên ngoài các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
BÀI 2 : BẢO DƯỠNGHỆ THỐNG NHIÊN LIỆU DIEZEL 12
1. Nhiệm vụ, phân loại hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
3. Bảo dưỡng bên ngoài các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
BÀI 3 : SỬA CHỮA THÙNG CHỨA NHIÊN LIỆU, CÁC ĐƯỜNG ỐNG VÀ
BẦU LỌC
14
1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại bơm cao áp tập trung PE.
2. Cấu tạo và hoạt động của bơm cao áp tập trung PE ( điều khiển bằng cơ khí và
chân không).
3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa
chữa bơm cao áp tập trung PE.
4. Bảo dưỡng và sửa chữa bơm cao áp tập trung PE.
BÀI 4 : SỬA CHỮA BƠM THẤP ÁP (BƠM CHUYỂN NHIÊN LIỆU)
1. Nhiệm vụ, yêu cầu của bơm chuyển nhiên liệu.
2. Cấu tạo và hoạt động của bơm chuyển nhiên liệu.
3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa
chữa bơm chuyển nhiên liệu.
4. Bảo dưỡng và sửa chữa bơm chuyển nhiên liệu.
17
BÀI 5: SỬA CHỮA BƠM CAO ÁP
1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại bơm cao áp tập trung PE và VE
2. Cấu tạo và hoạt động của bơm cao áp tập trung PE ( điều khiển bằng cơ khí
vàchân không)và VE
3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng,
sửa chữa bơm cao áp tập trung PE và VE
4. Bảo dưỡng và sửa chữa bơm cao áp tập trung PE và VE
21
BÀI 6: SỬA CHỮA VÒI PHUN CAO ÁP
1. Nhiệm vụ, yêu cầu của vòi phun cao áp.
2. Cấu tạo và hoạt động của vòi phun cao áp.
3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, và
phươngpháp sửa chữa.
4. Bảo dưỡng và sửa chữa vòi phun cao áp.
30
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU
ĐỘNG CƠ DIESEL
Mã số mô đun: MĐ 20
Thời gian mô đun: 105 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 75 giờ; Kiểm tra: 4 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MH 07, MH 08, MH 09,
MH 10, MH 11, MH 12, MĐ 13, MĐ 14, MĐ 15, MĐ 16, MĐ 17, MĐ 18, MĐ 19.
- Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ chung của hệ thống nhiên liệu động cơ
diesel
Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc chung của hệ thống nhiên liệu
động cơ diesel
Phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng trong hệ thống nhiên liệu
động cơ diesel
Trình bày được phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa những sai hỏng của
các bộ phận hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết, bộ phận đúng quy trình, quy
phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa
Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính
xác và an toàn
+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô
+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học sinh.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
1
Tháo lắp, nhận dạng các bộ phận của hệ
thống nhiên liệu diesel 30 12 18 0
2 Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu diesel 17 3 12 2
3
Sửa chữa thùng chứa nhiên liệu và các
đường ống và bầu lọc 12 3 9 0
4
Sửa chữa bơm thấp áp (bơm chuyển nhiên
liệu) 12 3 9 0
5 Sửa chữa bơm cao áp 22 6 14 2
6 Sửa chữa vòi phun cao áp 12 3 9 0
Cộng: 105 30 71 4
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng
giờ thực hành
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
- Vật liệu:
Dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn và dung dịch rửa, nhiên liệu diesel
Giẻ sạch
Vật tư thay thế
- Dụng cụ và trang thiết bị:
Máy chiếu, máy vi tính
Mô hình cắt bổ của các bộ phận hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
Mô hình động cơ diesel nổ
Các loại bơm thấp áp, bơm cao áp, vòi phun cao áp
Bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô
Phòng học, xưởng thực hành có đủ bàn tháo lắp
Máy cân bơm cao áp và cân chỉnh vòi phun cao áp.
- Học liệu:
. Nguyễn Tất Tiến-Nguyên lý động cơ đốt trong-XNB Giáo dục-2009
. Hoàng Đình Long-Kỹ thuật sửa chữa ô tô-NXB GD-2006
. Phạm Minh Tuấn-Động cơ đốt trong-NXB KH&KT-2006
. Trần Thế San, Đỗ Dũng-Sửa chữa - bảo trì động cơ diesel-NXB Đà Nẵng-2008
Sơ đồ cấu tạo của các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
Ảnh, CD ROM của hệ thống các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel và
bộ máy chiếu
Các bản vẽ, tranh vẽ của các bộ phận các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ
diesel
Các tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
Phiếu kiểm tra.
- Nguồn lực khác:
Thực tập tại các cơ sở bảo dưỡng sửa chữa ô tô có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ
sửa chữa và đo kiểm hiện đại.
1
BÀI 1 : THÁO LẮP NHẬN
DẠNG CÁC BỘ PHẬN CỦA
HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU
ĐỘNG CƠ DIEZEL
THỜI GIAN(giờ)
Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
30 12 18 0
MỤC TIÊU
- Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống
nhiên liệu diesel
- Tháo, lắp, nhận dạng được hệ thống nhiên liệu động cơ diesel đúng quy trình, quy phạm,
đúng yêu cầu kỹ thuật
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học sinh.
NỘI DUNG
1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại của hệ thống nhiên liệu diesel động cơ ô tô
1.1 Nhiệm vụ.
- Bơm nhiên liệu áp suất cao tới vòi phun
- Cấp nhiên liệu đúng thời điểm và đúng qui luật thiết kế.
- Cấp nhiên liệu đồng đều tới các vòi phun.
- Điều chỉnh thay đổi lượng nhiên liệu cấp cho chu trình một cách dễ dàng và
nhanh chóng phù hợp với chế dộ làm việc của động cơ.
1.2 Yêu cầu.
- Cấp nhiên liệu đúng thời điểm và đúng qui luật thiết kế.
- Cấp nhiên liệu đồng đều tới các vòi phun.
- Điều chỉnh thay đổi lượng nhiên liệu cấp cho chu trình một cách dễ dàng và
nhanh chóng phù hợp với chế dộ làm việc của động cơ.
1.3. Phân loại.
Gồm 2 loại
- Loại có một xi lanh pít tông bơm
- Loại có nhiều xi lanh pít tông bơm
Bơm cao áp PE là cụm chi tiết chính trong hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
có nhiệm vụ:
- Bơm nhiên liệu áp suất cao tới vòi phun
- Cấp nhiên liệu đúng thời điểm và đúng qui luật thiết kế.
- Cấp nhiên liệu đồng đều tới các vòi phun.
- Điều chỉnh thay đổi lượng nhiên liệu cấp cho chu trình một cách dễ dàng và
nhanh chóng phù hợp với chế dộ làm việc của động cơ.
1.2. Yêu cầu
.- Phải bơm nhiên liệu áp suất cao tới vòi phun
- Phải cấp nhiên liệu đồng đều, đúng thời điểm và đúng qui luật thiết kế.
2
- Phải điều chỉnh thay đổi lượng nhiên liệu cấp cho chu trình một cách dễ dàng
và nhanh chóng phù hợp với chế dộ làm việc của động cơ.
1.3. Phân loại
Gồm 2 loại :
- Loại điều khiển bằng cơ khí.
- Loại điều khiển bằng điện.
2. Cấu tạo và hoạt động của bơm cao áp tập trung PE.
2.1. Cấu tạo.
Hình 2.1. Bơm cao áp kiểu Bosch của động cơ nhiều xi lanh
1. Bộ điều tốc 2. bơm chuyển nhiên liệu 3. Khớp nối trục dẫn động
3
Hình 2.1b.Sơ đồ nguyên lý một nhánh Bơm cao áp
2.2. Nguyên lý hoạt động.
- Phần chính của tổ bơm là cặp bộ đôi siêu chính xác pít tông và xi lanh , với
khe hở lắp ghép chỉ vào khoảng vài micro mét (vài phần nghìn mm). Pít tông chuyển
động lên xuống trong xi lanh nhờ cam và lò xo cùng với con đội và có thể xoay khi
xoay ống xoay bằng cách kéo hoặc đẩy thanh răng . Trên đầu xi lanh có van cao áp
đóng kín trên đế bởi lò xo
- Khi vấu cam quay xuống, lò xo đẩy pít tông đi xuống, van cao áp đóng, do độ
chân không tạo ra trong không gian phía trên pít tông nên nhiên liệu từ khoang thấp áp
được nạp đầy vào xi lanh bơm khi các lỗ nạp và xả nhiên liệu mở
- Vấu cam quay lên đẩy pít tông đi lên, khi đầu pít tông che kín các lỗ nạp và xả
nhiên liệu thì nhiên liệu phía trên pít tông bị ép tăng áp suất đẩy mở van cao áp và
nhiên liệu đi vào đường cao áp tới vòi phun. Quá trình cấp nhiên liệu cao áp tới vòi
phun được tiếp diễn trong khi pít tông đi lên cho tới khi rãnh nghiêng trên đầu pít tông
mở lỗ xả. Lúc này nhiên liệu cao áp trong xi lanh thoát ra ngoài khoang nhiên liệu thấp
áp làm áp suất nhiên liệu trên pít tông giảm đột ngột và do đó van cao áp đóng lại nhờ
lực lò xo và áp suất nhiên liệu trên đường cao áp.
- Để thay đổi lượng nhiên liệu cấp cho mỗi chu trình khi thay đổi tải của động
cơ, pít tông được xoay đi một một góc trong xi lanh nhờ cấu thanh răng và vành răng
cùng ống xoay. Pít tông xoay đi làm thay đổi vị trí tương đối giữa rãnh nghiêng và lỗ
1-Trục cam
2 - Con ®éi
3 - Thanh r¨ng
4 -Van cao áp
5 - Lß xo van cao ¸p
6 - Cöa n¹p, x¶ nhiªn liÖu
7 - Piston
8 -èng r¨ng
9 - Vá b¬m
10Bơm thấp áp
4
xả, do đó hành trình bơm thực tế từ lúc đầu pít tông đóng kín lỗ xả tới lúc rãnh
nghiêng mở lỗ xả sẽ thay đổi và do đó thay đổi thể tích nhiên liệu bơm
2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
2.1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
dùng bơm cao áp kiểu dãy PE.
2.1.1. Sơ đồ cấu tạo
Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel
1. Thùng nhiên liệu
2. Lưới lọc
3. Cốc lọc
4. Bơm thấp áp
5. Bơm tay
6. Bơm cao áp
7. Bầu lọc
8. Đường ống cao áp
9. Vòi phun
10. Vít xả không khí
11. Bộ điều tốc
12. Đường dầu hồi
2.1.2. Nguyên lý làm việc.
Khi động cơ làm việc, trục khuỷu dẫn động cho trục cam của bơm cao áp hoạt
động theo, trục cam dẫn động cho bơm thấp áp làm việc, bơm thấp áp hút nhiên liệu từ
thùng chứa đẩy lên bầu lọc, qua đây nhiên liệu được lọc sạch một lần nữa. Tiếp đó
nhiên liệu được đẩy lên bơm cao áp, đồng thời bơm cap áp hoạt động tạo cho nhiên
liệu có áp suất cao 175KG/cm2 đẩy qua van triệt hồi lên đường ống cao áp đưa ra vòi
phun nhiên liệu phun vào trong buồng đốt của động cơ ở cuối kỳ nén
Quá trình hoạt động như vậy cứ diễn ra liên tục theo đúng thứ tự nổ của động
cơ
5
Trong quá trình làm việc hệ thống nhiên liệu tuyệt đối kín không được lẫn
không khí nếu không sẽ không tạo được áp suất cao. Nếu như hệ thống bị lẫn không
khí thì cần phải tiến hành xả không khí theo quy trình riêng
2.2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
dùng bơm cao áp phân phối kiểu VE
2.2.1. Cấu tạo
Hình 2.1. Sơ đồ cấu tạo của bơm phân phối VE
2.2.2. Nguyên lý hoạt động.
- Nguyên lý hoạt động của bơm phân phối VE điều chỉnh lượng nhiên liệu cấp
bằng van xả nhiên liệu cao áp. Trục 1 được dẫn động từ trục khuỷu động cơ và nhờ
khớp chữ thập 18 làm đĩa cam 16 và pít tông 13 quay. Đĩa cam có số vấu cam bằng số
xi lanh của động cơ và được các lò 15 ép luôn tỳ lên các con lăn 17 nên đĩa cam vừa
quay vừa chuyển động tịnh tiến qua lại mang pít tông chuyển động theo. Số lần
chuyển động tịnh tiến qua lại của đĩa cam và pít tông trong một vòng quay bằng số xi
lanh động cơ. Chuyển động tịnh tiến qua lại của pít tông thực hiện quá trình hút và
bơm nhiên liệu, còn chuyển động quay thực hiện phân phối nhiên liệu đến các xi lanh
theo thứ tự làm việc của động cơ.
- Khi pít tông 13 đi sang trái (do lò xo 15
ép), một rãnh nạp 9 trên đầu pít tông sẽ thẳng với
cửa nạp 8 thông với đường nạp 6, do đó nhiên
liệu từ khoang thấp áp 3 được nạp vào không
gian phía trên của pít tông cho tới khi pít tông đi
đến điểm chết dưới. Khi pít tông quay đi một góc
và chuyển động sang phải (do đĩa cam 16 đẩy),
rãnh nạp 9 quay lệch đi khỏi cửa nạp 8 và đầu pít
tông đóng cửa nạp, trong khi cửa cấp nhiên liệu 7
1
2
3
4
5 6 7
8
9
10
11
Hình 4-1. Bơm phân
phối VE với bộ điều tốc
cơ khí nhiều chế độ
1- Trục bơm;
2- Trục bộ điều tốc;
3- Quả văng;
4- Cơ cấu điều khiển;
5- Lò xo điều tốc;
6- Ống trượt;
7- Khoang nhiên liệu
thấp áp;
8- Cơ cấu cần nối của
bộ điều tốc;
9- Chốt quay;
10- Quả ga;
11- Pít tông bơm.
1
2
4
5 6
7
3
Hình 2.2.b. Cơ cấu tự động điều chỉnh
góc phun sớm
1- Giá con lăn; 2- Con lăn; 3- Chiều
quay của pít tông; 4- Xi lanh dầu; 5-
cần khởi động; 6- Pít tông; 7- Lò xo.
6
trên pít tông quay đến vị trí thẳng với một nhánh phân phối nhiên liệu 12 đến một xi
lanh nào đó của động cơ. Pít tông đi sang phải, nhiên liệu trong khoang 10 bị nén đến
áp suất cao và đi theo lỗ khoan ở tâm pít tông đến cửa cấp nhiên liệu 7 vào đường
nhánh 12 đẩy mở van cao áp 11 đi đến vòi phun vào buồng cháy của động cơ.
- Quá trình cấp nhiên liệu được tiếp diễn cho tới khi lỗ xả 14 đi ra khỏi mặt trụ
bao kín của quả ga 5 (quả ga mở cửa xả). Lúc này nhiên liệu trong không gian 10 theo
lỗ xả 14 thoát trở lại khoang thấp áp, làm áp suất trong khoang 10 tụt và van cao áp 11
đóng lại, kết thúc quá trình cấp nhiên liệu.
Như vậy, muốn điều chỉnh lượng nhiên liệu cung cấp chu trình khi thay đổi tải
của động cơ, chỉ cần thông qua cần điều khiển 4 dịch chuyển quả ga 5 sang trái (giảm
tải) hoặc sang phải (tăng tải) để thay đổi thời điểm kết thúc cấp nhiên liệu sớm hay
muộn. Sau đó, pít tông lại lặp lại quá trình hút và bơm nhiên liệu như trên nhưng lần
này pít tông quay đến vị trí thực hiện cấp nhiên liệu cao áp vào đường phân phối cho
xi lanh có thứ tự làm việc tiếp theo. Sau một vòng quay của pít tông, lần lượt tất cả các
xi lanh đều được cấp nhiên liệu. Trong bơm phân phối nói trên, ngoài hai bộ đôi siêu
chính xác pít tông - xi lanh và van cao áp - đế van, bộ đôi quả ga - pít tông cũng là bộ
đôi siêu chính xác.
- Bơm có cơ cấu tự động điều chỉnh góc phun sớm theo tốc độ động cơ (hình
2.2.b). Khi tốc độ động cơ tăng, áp suất nhiên liệu cung cấp bởi bơm thấp áp vào xi
lanh 4 tăng, đẩy pít tông 6 làm giá con lăn mang con lăn quay đi một góc theo chiều
ngược chiều quay của pít tông, làm quá trình cấp nhiên liệu sớm lên
Gồm có : Bình nhiên liệu, van điều chỉnh, van điện từ cắt nhiên liệu, buồng áp
suất, bơm cấp nhiên liệu, pittong, van phân phối, vòi phun, đĩa cam
2
Sơ đồ hệ thống nhiên liệu diesel dùng bơm VE
7
3. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
3.1Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm cao
áp kiểu dãy PE
3.1.1. Quy trình tháo lắp các bộ phận ra khỏi động cơ
STT Nội dung công việc Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật
1 Xả dầu ở thùng chứa Clê dẹt Xả dầu vào thùng chứa
2 Tháo các đường ống dẫn cao
áp, thấp ápvà đường dầu hồi
Clê dẹt Tránh bẹp đường ống
3 Tháo thùng chứa nhiên liệu Clê dẹt Tránh làm bẹp thùng
nhiên liệu
4 Tháo bình lọc nhiên liệu Chòong Tránh làm trờn ren, một
hãm một vặn
5 Tháo bơm thấp áp Tô vít Nới đều đối xứng
6 Tháo vòi phun ra khỏi động cơ Clê dẹt Nói đều nhét giẻ vào lỗ
lắp vòi phun
7 Tháo bơm cao áp tập trung PE
ra khỏi động cơ
Clê dẹt Tránh làm trờn ren
3.1.2. Quy trình: Tháo bơm cao áp tập trung PE.
STT Nội dung công việc Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật
1 Tháo các nút dầu và xả hết dầu
hoặc nhiên liệu trong bơm
Tuốc nơ vít Xả hoặc nhiên liệudầu
vào khay
2 Mở nắp mặt trước của bơm Tô vít 150 Không làm hỏng chì
3 Tháo bơm nhiên liệu thấp áp,
tháo nắp bộ điều tốc và tháo
cần nối giữa bộ điều tốc và
thanh răng
Clê
Một hãm một vặn
4 Tháo khớp nối dẫn động ra
khỏi đầu trục bơm
Chòong Một hãm một vặn
5 Nới lỏng các đai ốc giữa van
cao ap, quay trục cam và khi
một con đội lên hết thì lấy
chốt hãm con đội
Tuốc nơ vít
Tránh làm trờn ren
6 Tháo bộ điều tốc và các vít
giữa ổ trục cam, tháo lắp đầu
trục và rút trục cam ra
Clê Tránh làm trờn ren
7 Lấy con đội, lò xo, đĩa lò xo,
ống xoay
Đánh dấu thứ tự các con
đội
8 Tháo các bộ đôi pittông – Xi
lanh và bơm áp
Rút thẳng tránh làm xước
9 Tháo vít hãm thanh răng và rút
thanh răng ra
Tuốc nơ vít Tránh làm trờn ren, hỏng
răng
8
- Quan sát tổng quát các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ điezel dùng
bơm tập trung PE
- Nhận biết các bộ phận, vị trí lắp ghép và mối liên hệ giữa các bộ phận trên hệ
thống nhiên liệu động cơ điezel dùng bơm tập trung PE
- Tiến hành kiểm tra bên ngoài các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ
didezel dùng bơm tập trung PE bằng mắt hoặc thiết bị kiểm tra
3.1.3. Lắp các bộ phận lên động cơ.
Sau khi tháo và quan sát nhận dạng, kiểm tra tổng quát hệ thống nhiên liệu
động cơ điezel dùng bơm tập trung PE thì ta tiến hành lắp các bộ phận của hệ thống lại
theo quy trình. Và quy trình lắp ngược lại với quy trình tháo.
3.2.Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống nhiên liệu động cơ diesel dùng
bơm phân phối VE
3.2.1. Quy trình tháo các bộ phận ra khỏi động cơ
STT Nội dung công việc
Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật
1 Xả dầu ở thùng chứa
Chòong Xả dầu vào thùng chứa
2 Tháo các đường ống dẫn cao
áp, thấp áp vào đường dầu hồi
Clê dẹt Tránh làm bẹp ống
3 Tháo thùng chứa nhiên liệu
Chòong Tránh làm bẹp thùng
4 Tháo bình lọc nhiên liệu
Chòong Một hãm một vặn
5 Tháo bơm thấp áp
Tuốc nơ vít Nới đều đối xứng
6 Tháo vòi phun ra khỏi động cơ
Chòong Nút giẻ vào lỗ lắp vòi
phun
7 Tháo bơm phân phối VE ra
khỏi động cơ
Clê dẹt, khẩu,
tay nối
Tránh làm trờn ren
3.2.2. Tháo lắp bơm cao áp phân phối VE.
STT Nội dung công việc Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật
A. Tháo
1 Tháo cụm van hồi Clê Nhẹ nhàng, tránh làm
hỏng van
2
Tháo nắp đậy hông Tô vít Tránh làm méo nắp
3 Tháo đế đỡ lò xo : lấy lò xo,
pittông ra
Để theo từng bộ
4 Tháo vít hãm xi lanh Tô vít Rút thẳng
9
5 Tháo xi lanh
Tô vít Tránh làm hỏng xi lanh
6 Tháo bộ điều tốc Clê Nhẹ nhàng
7 Tháo trục bơm ra
Không được làm cong
trục
B. Lắp. Sau khi tiến hành
kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa
thì ta lắp các chi tiết. Quá trình
lắp ngược lại với quá trình
tháo
- Quan sát tổng quát các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ điezel dùng
bơm phân phối VE
- Nhận biết các bộ phận, vị trí lắp ghép và mối liên quan giữa các bộ phận trên
hệ thống nhiên liệu động cơ điesel dùng bơm phân phối VE
- Tiến hành kiểm tra bên ngoài các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ
didezel dùng bơm phân phối VE bằng mắt hoặc thiết bị kiểm tra
Nhận dạng chi tiết:
Đường ống phân phối.
Van xả áp suất
10
Đường ống , đai ốc, giắc co
Đường ống dẫn nhiên liệu từ bơm cao áp đến vòi phun cao áp.
Trục điều khiển bơm
11
Các chi tiết bên trong bơm cao áp.
3.2.3. Lắp các bộ phận lên động cơ.
Sau khi tháo và quan sát nhận dạng, kiểm tra tổng quát hệ thống nhiên liệu
động cơ điezel dùng bơm phân phối VE thì ta tiến hành lắp các bộ phận của hệ thống
lại theo quy trình. Và quy trình lắp ngược lại với quy trình tháo.
12
BÀI 2 : BẢO DƯỠNGHỆ
THỐNG NHIÊN LIỆU DIEZEL
THỜI GIAN(giờ)
Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
17 03 12 02
MỤC TIÊU
- Trình bày được mục đích, nội dung và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu
động cơ diesel
- Bảo dưỡng được hệ thống nhiên liệu động cơ diesel đúng quy trình, quy phạm, và đúng
yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học sinh.
NỘI DUNG
1. Mục đích, yêu cầu.
Mục đích:
Đề phòng những hư hỏng , sai lệch và nhăn ngừa sự mài mòn trước thời hạn của các chi tiết
trong hệ thống nhiên liệu điesel.
Khắc phục kịp thời những hư hỏng bất thường của các bộ phận, chi tiết của hệ thống nhiên
liệu diesel.
Đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng động cơ trong quá trình sử dụng.
Quá trình bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết của hệ thống có ục đích là kéo dài tuổi thọ và
tăng độ an toàn trong quá trình hoạt động. Để động cơ làm việc đúng kỹ thuật và đạt hiệu
suất cao nhất.
Yêu cầu:
Sau khi hệ thống được bảo dưỡng và sửa chữa phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Hiệu quả hoạt động của động cơ cao
- Không còn dấu hiệu của các phát sinh đã thực hiện.
- Thực hiện và tuân thủ đúng các quy định chế độ bảo dưỡng.
- Đảm bảo đúng các thông số điều chỉnh.
2. Quy trình bảo dưỡng
Một số công việc bảo dưỡng kỹ thuật HTNL Diesel bao gồm những nội dung sau:
1. Rửa nắp thùng nhiên liệu và lưới lọt ở miệng rót: Nắp và lưới lọc được rửa sạch trong
dầu lửa hoặc dầu diesel.
2. Xả cặn thùng nhiên liệu: Trước khi cho máy làm việc cần phải xả cặn lắng qua khóa xả
thùng nhiên liệu.
3. Rửa thùng nhiên liệu: Khi rửa thùng phải tháo ra khỏi máy, xả hết nhiên liệu trong thùng.
Sau đó đổ một ít dầu lửa hoặc dầu Diesel súc thùng và xả ra ngoài cho đến khi nhiên liệu
13
chảy ra được trong sạch.
4. Xả không khí ra khỏi hệ thống:
Cần chú ý khi xả gió trong đường dầu áp lực thấp cần tháo các đinh ốc ở bầu lọc và
bơm. Khi xả gió ở đường ống cao áp thì nới lỏng các đầu nối của ống cao áp.
Một số động cơ không có bơm tay, khi xả gió phải để tay ga vị trí lớn nhất và cho động cơ
quay bằng máy khởi động.
Xả gió phải tiến hành một cách cẩn thận để tránh khởi động động cơ khó khăn và động cơ
làm việc bị ngắt quãng.
5. Bảo dưỡng vòi phun:
Để đảm bảo chất lượng, việc bảo dưỡng vòi phun, phải tiến hành ở xưởng có trang
bị và dụng cụ chuyên dùng. Bảo dưỡng vòi phun bao gồm làm sạch, rửa, kiểm tra và điều
chỉnh
14
BÀI 3 : SỬA CHỮA THÙNG
CHỨA NHIÊN LIỆU, CÁC
ĐƯỜNG ỐNG VÀ BẦU LỌC
THỜI GIAN(giờ)
Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
12 03 09 0
MỤC TIÊU
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ, cấu tạo của thùng chứa nhiên liệu, các đường ống dẫn
và bầu lọc
- Tháo lắp, nhận dạng kiểm tra, sửa chữa được thùng chứa nhiên liệu, các đường ống dẫn
nhiên liệu và bầu lọc
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học sinh.
NỘI DUNG
1. Nhiệm vụ, yêu cầu
1.1. Nhiệm vụ
1.1.1. Nhiệm vụ của thùng nhiên liệu
Thùng chứa nhiên liệu dùng để chứa một lượng nhiên liệu điezel cần thiết cho
sự làm việc của động cơ, kích thước thùng lớn hay bé tuỳ theo công suất và đặc tính
làm việc của động cơ
1.1.2. Nhiệm vụ của bầu lọc
Các bầu lọc trong động cơ điezel có khả năng lọc sạch các tạp chất cơ học và
nước có lẫn trong nhiên liệu.
1.1.3. Nhiệm vụ của đường ống:
Dẫn nhiên liệu từ thùng chứa qua bầu lọc đến bơm thấp áp và bơm cao áp.
1.2. Yêu cầu
1.2.1. Yêu cầu của thùng nhiên liệu
Dùng để chứa nhiên liệu dùng để chứa một lượng nhiên liệu điezel cần thiết cho
sự làm việc của động cơ
1.2.2. Yêu cầu của bầu lọc
Phải có khả năng lọc sạch các tạp chất cơ học và nước có lẫn trong nhiên liệu.
1.2.3. Yêu cầu của đường ống:
Phải chịu được áp suất.
Phải đảm bảo độ kín và không bị rò rỉ.
15
a) b)
1. Ốc xả không khí1,2. Bu lông xả cặn lõi lọc
2. Ống dÇu vµo3,4. Vỏ, lỗ ra nhiên liệu
3. Lưới lọc 5,6. Nắp, ốc xả không khí
7. Đường dầu vào
2. Cấu tạo
2.1 Cấu tạo của thùng nhiên liệu
2.2.Cấu tạo của bầu lọc
3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa
3.1. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.
Thùng nhiên liệu bị bẹp, thủng, ôxi hóa
Lõi lọc bị tắc
Các lỗ ren bị chờn..
3.2. Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa.
a) b)
Hình 2.1.2. Bầu lọc thô
1.Tấm ngăn
2. Ống đổ nhiên liệu
3. Nút xả
4. Ống khóa
5. Lưới lọc
6. Nắp
7. Cảm biến mức báo nhiên liệu
Hình 2.1.1. Sơ đồ thùng nhiên liệu
16
- Nếu trục rôto bị mòn bề mặt làm việc với bạc có thể mạ thép hoặc mạ crôm,
sau đó mài đến kích thước quy định. Đảm bảo độ bóng Ra≤ 0,53 µm. Độ cong trên
suốt chiều dài trục ≤0,02 mm, độ méo, côn ≤ 0,01mm.
- Nếu bạc lót mòn thì thay mới, cần nghiền lỗ bạc mới đảm bảo độ bóng Ra ≤
0,5µm.Khe hở bạc và trục trong phạm vi cho phép 0,005 ÷ 0,008 mm.
- Lỗ phun tắc dùng dây thép thông lại.
17
BÀI 4 : SỬA CHỮA BƠM
THẤP ÁP (BƠM CHUYỂN
NHIÊN LIỆU)
THỜI GIAN(giờ)
Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
12 03 09 0
MỤC TIÊU
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của bơm chuyển nhiên liệu
- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm chuyển nhiên liệu
- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, sửa chữa được bơm chuyển nhiên liệu đúng yêu cầu kỹ
thuật
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học sinh
NỘI DUNG
1. Nhiệm vụ, yêu cầu của bơm chuyển nhiên liệu
1.1. Nhiệm vụ
Bơm chuyển nhiên liệu có nhiệm vụ hút nhiên liệu từ thùng chứa cung cấp vào
khoang nhiên liệu thấp áp của bơm cao áp với một áp suất ổn định nhất định
1.2. Yêu cầu
Phải đảm bảo được nhiên liệu từ thùng chứa cung cấp vào khoang nhiên liệu
thấp áp của bơm cao áp với một áp suất ổn định
1
2
3
4
5
6
7
8
9
4 7
10
6
13
7
4
11 12
(a) (c) (b)
Hình 2.1.Bơm chuyển nhiên liệu kiểu pít tông (a), kiểu bánh răng (b) và kiểu cánh gạt (c)
1- Cam; 2- Con đội con lăn và thanh đẩy; 3- Lò xo bơm; 4- Cửa cấp nhiên liệu; 5,8- Van một
chiều; 6- Bơm tay kiểu pít tông (bơm mồi); 7- Cửa hút nhiên liệu; 9- Pít tông bơm; 10- Cặp bánh
răng bơm; 11- Van an toàn; 12- Rô to và cánh gạt; 13- Van một chiều.
18
2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm chuyển nhiên liệu
2.1. Cấu tạo
Các hệ thống nhiên liệu diesel thường sử dụng một trong các loại bơm sau: bơm
pít tông bơm bánh răng và bơm cánh gạt. Bơm pít tông thường gặp cung cấp nhiên liệu
cho bơm Bosch, trong khi bơm bánh răng và bơm cánh gạt thường gặp trong hệ thống
nhiên liệu dùng bơm cao áp phân phối và bơm cao áp - vòi phun.
2.2 Nguyên lý hoạt động.
- Bơm pít tông (hình 2-1.a) được dẫn động từ cam 1. Khi cam quay xuống, lò
xo 3 đẩy pít tông 8 đi xuống ép nhiên liệu ở không gian phía dưới pít tông làm cho van
một chiều 5 đóng lại và nhiên liệu bị đẩy sang đường cấp nhiên liệu 4 đến bơm cao áp.
Lúc này không gian phía trên pít tông có độ chân không nên van một chiều 8 mở và
nhiên liệu được hút từ thùng chứa qua cửa hút 7 vào không gian này. Khi cam đẩy pít
tông nén lò xo 3 và đi lên, van 8 đóng lại, nhiên liệu từ khoang phía trên pít tông được
bơm qua van 5 mở đi xuống không gian phía dưới pít tông. Tiếp theo, chu trình được
lặp lại như trên. Bơm tay 6 dùng để bơm nhiên liệu lên bơm cao áp và xả khí trước khi
khởi động động cơ. Khi kéo cần pít tông bơm tay thì van 5 đóng lại, 8 mở, nhiên liệu
được hút vào xi lanh của bơm, khi đẩy cần bơm thì van 8 đóng lại, van 5 mở và nhiên
liệu được bơm vào đường cấp nhiên liệu 4.
Bơm chuyển nhiên liệu kiểu bánh răng (hình 2.1.b) có nguyên lý hoạt động
hoàn toàn giống bơm dầu kiểu bánh răng dùng trong hệ thống bôi trơn. Bơm có thể
được trang bị thêm bơm tay 6 kiểu pít tông như trên hình để bơm nhiên liệu lên hệ
thống và xả khí trước khi khởi động động cơ. Vì lắp kết hợp bơm tay kiểu pít tông nên
phải có các van một chiều 13.
- Bơm cánh gạt thuộc dạng bơm rô to. Rô to 11quay mang theo các cánh gạt
chuyển động và gạt nhiên liệu từ của hút sang cửa cấp nhiên liệu lên bơm cao áp. Van
an toàn 10 là một van lò xo sẽ mở xả bớt nhiên liệu từ đường cấp về đường hút khi áp
suất ở đường cấp nhiên liệu vượt quá giới hạn qui định.
3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương phá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_bao_duong_va_sua_chua_he_thong_nhien_lieu_dong_co.pdf