Giáo trình Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn làm mát (Trình độ Cao đẳng và Trung cấp)

BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN LÀM MÁT NGHỀ: BẢO TRÌ HỆ THỐNG THIẾT BỊ CƠ KHÍ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày .tháng năm 2018 của Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình, 2017 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào t

pdf45 trang | Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 83 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn làm mát (Trình độ Cao đẳng và Trung cấp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 3 LỜI GIỚI THIỆU Nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh nghề Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí của Trường cao đẳng Cơ Giới Ninh Bình và các trường dạy nghề trong tình hình mới. Chúng tôi biên soạn cuốn giáo trình Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn làm mát với khối lượng 80 giờ (5 giờ lý thuyết, 75 giờ thực hành). Kiến thức trong giáo trình được biên soạn theo chương trình Tổng cục Dạy nghề, sắp xếp logic nhằm hướng dẫn cho người học những kỹ thuật cơ bản về bảo trì hệ thống bôi trơn làm mát trong hệ thống thiết bị cơ khí. Cũng như những chú ý quan trọng trong bảo quản sử dụng và làm việc với các thiết bị được sử dụng để gia công và sửa chữa. Do đó người đọc có thể hiểu một cách dễ dàng. Tuy nhiên, dù đã rất cố gắng nhưng không tránh được những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp phê bình của độc giả để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn. Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của hội đồng thẩm định giáo trình các môn học/ môđun đào tạo nghề trong Trường Cao Đẳng Cơ Giới Ninh Bình đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành cuốn giáo trình này./ Ninh Bình, ngày tháng năm 2018 Tham gia biên soạn 1.Chủ biên: Đỗ Văn Đang 4 MỤC LỤC Trang 1.Lời giới thiệu 3 2. Bài 1: Tháo hệ thống bôi trơn, làm mát trên thiết bị cơ khí 6 3.Bài 2: Bảo dưỡng bơm và hệ thống ống dẫn dung dịch bôi trơn, làm mát 14 4. Bài 3: Bảo dưỡng bể, máng chứa chất liệu bôi trơn, làm mát 31 5. Bài 4: Bảo dưỡng các lỗ, rãnh dẫn chất bôi trơn trong thiết bị cơ khí 40 5 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên môn học/mô đun: Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn làm mát Mã môn học/mô đun: MĐ27 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun : - Vị trí : Mô đun được thực hiện sau khi học xong các môn học và mô đun cơ sở của nghề và đun Bảo dưỡng hệ thống truyền động cơ khí. - Tính chất :Là mô đun bắt buộc - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun : Cung cấp các kiến thức, kỹ năng về bảo dưỡng hệ thống bôi trơn làm mát, lập được phiếu công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa; bảo dưỡng các bộ phận bôi trơn làm mát theo đúng phiếu công nghệ, đạt yêu cầu kỹ thuật; Mục tiêu của môn học/mô đun : - Về kiến thức: + Lập được bảng trình tự các bước thực hiện bảo dưỡng hẹ thống bôi trơn làm mát; - Về kỹ năng: + Bảo dưỡng được hệ thống bôi trơn, làm mát đạt các yêu cầu kỹ thuật quy định trong các tài liệu của thiết bị cơ khí; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận. III. Nội dung môn học mô đun: 6 BÀI 1: Tháo hệ thống bôi trơn, làm mát trên thiết bị cơ khí MĐ27-01 A. Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Trình bày được thứ tự các bước và yêu cầu kỹ thuật khi tháo hệ thống bôi trơn, làm mát của thiết bị cơ khí cần bảo trì; - Thực hiện được việc tháo các chi tiết của hệ thống bôi trơn, làm mát ra khỏi thiết bị đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong phiếu công nghệ tháo và các tài liệu kỹ thuật liên quan; - Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ. B. Nội dung: . Lý thuyêt liên quan 1. Kỹ thuật tháo hệ thống bôi trơn, làm mát trong một số thiết bị cơ khí 1.1. Tổng quan hệ thống bôi trơn làm mát Hiện tượng ma sát đã được con người biết đến và sử dụng từ lâu đời, sáng chế đầu tiên là vào khoảng 4000 năm trước công nguyên là sử dụng các thanh lăn và xe đẩy để chuyển chở các vật nặng, biến ma sát trượt thành ma sát lăn. Trải qua nhiều thiên niên kỷ, con người đã cải tiến và bổ sung để các công cụ đó, tuy thô sơ nhưng tiện dụng và giảm nhẹ sức lao động cho con người. Công nghiệp phát triển ngày một nhanh đã đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu và ứng dụng về ma sát và bôi trơn. Nghiên cứu về ma sát học (tribology) là khoa học nghiên cứu về 3 vấn đề: Bôi trơn, ma sát và mài mòn. Thực chất là nghiên cứu về thành phần ”sống” của máy móc, thiết bị, tức là các bộ phận có chuyển động trong máy móc và thiết bị công nghiệp. Kỹ thuật bôi trơn được kể đến như một ngành đầu tiên được nghiên cứu rất mạnh trong khoa học. 1.2. Các phương pháp bôi trơn Nghiên cứu về lĩnh vực bôi trơn, người ta chia ra các dạng bôi trơn như sau: Theo dạng ma sát, ngoài ma sát khô, chúng ta còn có bôi trơn nửa ướt và bôi trơn ướt. Theo vật liệu bôi trơn có chất bôi trơn răng (graphít, hay bisunfure hay molybdène), chất bôi trơn lỏng (nước, dầu, mỡ) và chất bôi trơn khí. Với bôi trơn ma sát ướt chúng ta có bôi trơn thủy động và bôi trơn thủy tĩnh. Với bôi trơn ma sát nửa uớt chúng ta thường gặp hai phương pháp bôi trơn đó là bôi trơn văng dầu và bôi trơn theo kiểu tưới dầu. 1.3. Hệ thống bôi trơn làm mát trong máy khoan K125 Máy khoan kiểu K125 là loại máy khoan đứng do nhà máy chế tạo máy công cụ số 1 Hà Nội sản xuất. Hệ thống bôi trơn làm mát trong máy bao gồm 2 bơm 7 dầu piston đơn có nhiệm vụ cung cấp dầu bôi trơn cho hộp tốc độ và hộp chạy dao. Sau đây ta nghiên cứu hệ thống bôi trơn trong hộp tốc độ của máy K125. Hình 1.1. Tháo bơm dầu trên máy khoan K125 Bao gồm các bộ phận chính như sau: 1. Bơm dầu piston 2. Hệ thống đường ống cấp dầu cho bơm 3. Hệ thống đường ống dẫn dầu để bôi trơn 4. Hệ thống bể, máng chứa dầu 5. Các lỗ rãnh dẫn dầu 1.3. Nguyên lý hoạt động Trước tiên, khi chúng ta khởi động máy; dầu có sẵn trong hệ thống bể máng chứa dầu sẽ được bơm piston bơm lên hệ thống đường ống dẫn dầu bôi trơn. Trên hình vẽ chúng ta thấy hệ thống dẫn dầu bôi trơn sẽ cung cấp dầu đi tới các cặp bánh răng ăn khớp và các cặp chi tiết khác có sự chuyển động tương đối với nhau như các các ổ lăn, ổ trượt ... Như vậy phương pháp bôi trơn được sử dụng trong hộp tốc độ máy khoan K125 là phươp pháp tưới dầu vì dầu được dẫn trong hệ thống đường ống và tưới trực tiếp vào các cị trí cần bôi trơn. Ngoài phương pháp tưới dầu, trong các máy khác người ta còn sử dụng phương pháp văng dầu: 8 Møc dÇu b«i tr¬n Hình 1. 2. Phương pháp bôi trơn văng dầu Dầu sẽ được đổ đảm bảo ngập khoảng 1/3 bánh răng lớn. Trong quá trình hoạt động, bánh răng lớn quay làm dầu bôi trơn văng tới các vị trí cần bôi trơn. 1.3.1. Vị trí lắp Trong máy khoan K125 sử dụng 02 bơm dầu để cung cấp dầu bôi trơn cho 2 hộp là hộp tốc độ trục chính và hộp tốc độ tiến dao. ở hộp tốc độ trục chính, bơm được lắp cố định vào thân hộp, chuyển động tiến lùi của piston được lấy từ trục mang cam lệch tâm. Dầu cung cấp cho bơm được chứa trong một vùng ở đáy thành hộp. Các hệ thống dẫn dầu và rãnh chứa dầu được lắp ghép liền với thành hộp 1.4. Kỹ thuật tháo hệ thống bôi trơn làm mát của máy khoan kiểu K125 Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị: - Các loại dụng cụ tháo, lắp cầm tay thông dụng - Bàn nâng hạ - Xe đẩy - Dẻ lau Nguồn lực liên quan: - Bản vẽ khai triển hệ thống bôi trơn làm mát hộp tốc độ và hộp chạy dao máy K125 - Máy khoan kiểu K125 - Mẫu phiếu quy trình công nghệ tháo, lắp 9 a. Biện pháp an toàn: a) Trang phục bảo hộ: Quần áo, giày, mũ phải gọn gàng b) Thiết bị: bàn nâng hạ phải kê đúng vị trí và chắc chắn c) Dụng cụ: chỉ được đưa ra những dụng cụ dùng cho các bước tháo và phải đúng quy cách. e) Khi tháo hệ thống bôi trơn làm mát phải có người hỗ trợ đảm bảo an toàn. b. Công tác chuẩn bị: a) Chuẩn bị bút, thước và đồ dùng để lập phiếu công nghệ tháo b) Lập phiếu công nghệ tháo hệ thống bôi trơn làm mát c) Kiểm tra và sửa chữa các phiếu đã lập d) Tắt cầu dao điện của máy và treo biển báo ”Máy đang bảo dưỡng”. e) Thu dọn vị trí để tháo g) Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị để tháo c. Trình tự tháo 1) Làm sạch bên ngoài máy trước khi tháo Trước khi tiến hành công việc tháo ta phải làm sạch bên ngoài máy trước khi tháo; công việc này nhằm đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động trong khi tháo; bao gồm các công việc sau: - Thu dọn vị trí để thao tác, làm sạch nền xưởng và bàn sửa chữa: vị trí thao tác phải đảm bảo đủ không gian, không bị vướng vào các thiết bị hay các vật khác; phải có đủ ánh sáng. - Làm sạch bề mặt bên ngoài máy cần tháo: Máy tiến hành tháo phải được làm sạch bề mặt bên ngoài, tránh trong quá trình tháo nếu có sự va chạm sẽ làm bẩn bộ phận, chi tiết của hệ thống bôi trơn cần tháo. 2) Tháo hệ thống bôi trơn làm mát của máy khoan K125 Bước 1: Tháo cụm, cơ cấu trong hệ thống bôi trơn làm mát ra khỏi máy - Tháo đường ống hút và ống xả của bơm: Mối ghép liên kết của đầu nối thân bơm với các ống xả và hút là mối ghép ren M14 có cụm van bi (không tháo rời các chi tiết của cụm van). 10 - Tháo thân bơm: Thân bơm liên kết với mặt trên của thành hộp bằng mối ghép ren M8 đầu chìm; sau khi tháo các bu lông ra ta lấy nguyên cụm thân bơm ra khỏi hộp (không lấy píttông ra khỏi xi lanh). Bước 2. Di chuyển cụm, cơ cấu đến nơi quy định Đối với các cụm, cơ cấu của hệ thống bôi trơn làm mát có trọng lượng không lớn lắm nên chúng ta sử dụng bàn sửa chữa để di chuyển các cụm, cơ cấu đến vị trí quy định cho công việc tháo tách rời chi tiết. Bước 3. Tháo rời các chi tiết của cụm, cơ cấu trong hệ thống bôi trơn làm mát Sau khi tháo và vận chuyển cơ cấu, cụm chi tiết của hệ thống bôi trơn làm mát về vị trí dành cho công việc tháo tách rời chi tiết; chúng ta tiến hành tháo tách rời các chi tiết . * Tiến hành theo trình tự sau: - Tháo các đường ống dẫn dầu vào bơm - Tháo các đường dẫn dầu ra khỏi bơm Trong bài tập này, chúng ta không tiến hành tháo tách các chi tiết của bơm dầu. Công việc đó được thực hiện trong các bài tập tiếp theo. Bước 4. Làm sạch chi tiết. Sau khi tháo các chi tiết của hệ thống bôi trơn làm mát, chúng ta tiến hành công việc làm sạch chi tiết bằng cách rửa chi tiết trong thùng rửa. Bước 5. Tập hợp các chi tiết theo cụm Sau khi tháo tách các chi tiết, ta tiến hành tập hợp chi tiết theo cụm; tất cả các chi tiết của một cụm, cơ cấu phải được tập hợp và đặt tại một vị trí theo đúng trình tự chi tiết bào tháo trước để ra xa hơn, chi tiết tháo sau để gần hơn. Bước 6. Lập bảng kê số lượng, tên và mã hiệu chi tiết trong cụm, cơ cấu trong hệ thống bôi trơn làm mát Mẫu bảng kê: Bước 7. Kiểm tra lại lần cuối các cơ cấu sau khi tháo và lập bảng kê. - Kiểm tra các chi tiết, bảng kê chi tiết của hệ thống bôi trơn làm mát của hộp tốc độ trục chính máy khoan K125 - Kiểm tra các chi tiết, bảng kê chi tiết của hệ thống bôi trơn làm mát của hộp tốc độ tiến dao máy khoan K125 d. Kết thúc công việc tháo 1) Bảo quản các chi tiết sau khi tháo 11 - Che đậy chi tiết để tránh bụi bẩn và các vật lạ rơi vào - Đưa các chi tiết đã tháo vào nơi cất giữ để không mất, thất lạc. 2) Hiệu chỉnh hoặc sửa chữa lại những sai sót của phiếu công nghệ sau khi áp dụng đã phát hiện ra. - Hiệu chỉnh, sửa chữa phiếu công nghệ tháo hệ thống bôi trơn làm mát của hộp tốc độ trục chính máy khoan K125 - Hiệu chỉnh, sửa chữa phiếu công nghệ tháo hệ thống bôi trơn làm mát của hộp tốc độ tiến dao máy khoan K125 2. An toàn và vệ sinh công nghiệp khi tháo hệ thống bôi trơn, làm mát thiết bị cơ khí Người lao động trước khi làm việc phải được học về an toàn lao động. Khi vào làm việc ở các xưởng sản xuất phải tuân theo các quy định. Nội quy về an toàn lao động trong phân xưởng. Những nguy cơ gây tai nạn lao động trong xưởng cơ khí có rất nhiều: từ các chi tiết gia công có trọng lượng lớn. Phôi kim loại, cạnh sắc trên chi tiết, từ các bộ phận máy, dụng cụ khi quay, dịch chuyển, từ những phương tiện, vận chuyển như xe đẩy, băng tải ở dưới đất, cầu trục ở trên cao, từ những nguy cơ trong các mạng điện, cơ cấu điều khiển điện, việc nối mát thiết bị... Sau đây sẽ giới thiệu các quy định bảo đảm an toàn lao động: Trước khi làm việc cần phải: 1. Quần áo, đầu tóc gọn gàng, không gây nguy hiểm do vướng mặc, khi lao động phải sử dụng các trang bị bảo hộ: quần áo, mũ, giày dép, kính bảo hộ. 2. Bố trí cho làm việc có khoảng không gian để thao tác, được chiếu sáng hợp lý, bố trí phôi liệu, dụng cụ, gá lắp để thao tác được thuận tiện, an toàn. 3. Kiểm tra dụng cụ, gá lắp trước khi làm việc: bàn nguội kê chắc chắn, đồ kẹp chặt trên bàn nguội, các dụng cụ như búa, đục, cưa được lắp chắc chắn. 4. Kiểm tra độ tin cậy, an toàn của các phương tiện nâng chuyển khi gia công vật nặng, độ an toàn của các thiết bị điện. Trong thời gian làm việc: 1. Chi tiết phải được kẹp chắc chắn trên êtô, tránh nguy cơ bị tháo lỏng, rơi trong quá trình thao tác. 2. Dùng bàn chải làm sạch chi tiết gia công và phoi, mạt thép, vảy kim loại trên bàn nguội (không được dùng tay làm các công việc trên). 3. Khi dùng đục chặt, cắt kim loại cần chú ý hướng kim loại rơi ra để tránh hoặc dùng lưới, kính bảo vệ. Khi kết thúc công việc: 1. Thu dọn, xếp đặt gọn gàng lại chỗ làm việc. 2. Để dụng cụ, gá lắp, phôi liệu vào đúng vị trí quy định. 12 3. Các chất dễ gây cháy như dầu thừa, giẻ dính dầu... cần thu dọn vào các thùng sắt, để ở chỗ riêng biệt. 4. Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày tầm quan trọng của hệ thống bôi trơn làm mát trong các máy công cụ? 2. Trình bày sự giống và khác nhau giữa phương pháp bôi trơn văng dầu và phương pháp bôi trơn tưới dầu? 3. Trình bày sự thay đổi độ nhớt của dầu bôi trơn theo sự thay đổi của nhiệt độ? b. Trinh tự thực hiên TT NỘI DUNG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, VẬT TƯ YÊU CẦU KỸ THUẬT 1 Làm sạch bên ngoài máy trước khi tháo Chuẩn bị bút, thước và đồ dùng để lập phiếu công nghệ tháo Làm sạch bề mặt bên ngoài máy cần tháo 2 Tháo hệ thống bôi trơn làm mát của máy khoan K125 Lập phiếu công nghệ tháo hệ thống bôi trơn làm mát - Kiểm tra và sửa chữa các phiếu đã lập bị để tháo Tháo cụm, cơ cấu trong hệ thống bôi trơn làm mát ra khỏi máy Di chuyển cụm, cơ cấu đến nơi quy định 3 Kết thúc công việc tháo Thu dọn, xếp đặt gọn gàng lại chỗ làm việc. - Bảo quản các chi tiết sau khi tháo - Hiệu chỉnh hoặc sửa chữa lại những sai sót của phiếu công nghệ sau khi áp dụng đã phát hiện ra. 13  Sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh: TT CÁC SAI HỎNG THƯỜNG GẶP NGUYÊN NHÂN BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH 1 Tiêng ôn lơn cua kim loai T¾t b©t th−¬ng - L¾p r¸p sai Chª ®é l¾p khe hë trong, t¶i ®¨t tr−íc, vÞ trÝ vai gèi kh«ng hîp lý §é chinh x¸c gia c«ng vµ ®é ®«ng t©m cña trôc gèi l¾p r¸p ch−a hîp lý 2 Tiªng «n l¹, tiªng «n l¬n kªu ®Òu - L¾p r¸p sai §é chinh x¸c gia c«ng vµ ®é ®«ng t©m cña trôc gèi l¾p r¸p ch−a hîp lý 3 Nhiªt ®é t¨ng b©ts th−¬ng - B«i tr¬n qu¸ møc - T¶i b©t th−¬ng - Lçi l¾p r¸p - Gi¶m l−¬ngj ch©ts b«i tr¬n - ChÕ ®é l¾p, ®é hë trong, vÞ trÝ vai th©n g«i kh«ng hîp lý - §é chinh x¸c vµ ®é ®«ngf t©m cña trôc kh«ng hîp lý 14 BÀI 2: Bảo dưỡng bơm và hệ thống ống dẫn dung dịch bôi trơn, làm mát MĐ27-02 I. Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại bơm dùng trong hệ thống bôi trơn của thiết bị cơ khí; - Tháo được các chi tiết của bơm đạt các yêu cầu kỹ; - Làm sạch, kiểm tra và xử lý các sai hỏng của bơm đúng yêu cầu kỹ thuật; - Thay thế, bảo trì hệ thống ống dẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Lắp ráp hoàn chỉnh bơm đạt chỉ tiêu kỹ thuật; - Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ. II. Nội dung: a. Lý thuyªt liªn quan 1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của bơm dầu Hình 2.1. Bơm dầu gắn liền động cơ Là thiết bị dùng để biến đổi biến đổi cơ năng thành động năng và thế năng (dưới dạng áp suất) của dầu. Có nhiều nguyên lý được ứng dụng để thiết kế và chế tạo bơm như nguyên lý thể tích, nguyên lý phun tia, nguyên lý li tâm, nguyen lý cánh nâng; nhưng các loại bơm theo nguyên lý thể tích được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất. Trong giới hạn bài giảng ta chỉ nghiên cứu các loại bơm dầu hoạt động theo nguyên lý này. Nguyên lý chính của các máy hoạt động theo nguyên lý thể tích là tạo ra một dung tích thay đổi từ nhỏ đến lớn và ngược lại; khi dung tích của máy thay đổi từ giá trị bằng không tăng lên đến giá trị lớn nhất có thể được là quá trình hút lưu 15 thể và ngược lại, khi dung tích giảm dần về giá trị không là quá trình nén và đẩy lưu thể. Cứ mỗi lần hút và đẩy, máy vận chuyển được một lưu lượng lưu thể nhất định. Trong quá trình máy hoạt động sự thay đổi trạng thái của chất lỏng tuân theo định luật sau: P.V = const và P.Vk = const Trong đó: P là áp suất chất lỏng; V là thể tích chất lỏng; k là hệ số; k=1,4 Cần tránh tăng hay giảm quá nhanh thể tích làm việc của máy để không làm hư hỏng máy hoặc cháy động cơ do quá tải; do đó phải chú ý: Trước khi cho máy vận hành phải mở van chặn phía cửa đẩy; Lắp van an toàn để xả nhanh chất lỏng từ không gian nén sang không gian hút của máy. 1.1. Bơm bánh răng ngoài Bơm bánh răng được ứng dụng trong các máy thuỷ lực (máy ép, máy đào đất, máy nâng, cần cẩu); hệ thống điều khiển tự động, trong công nghệ người máy, trong bôi trơn các bộ phận chuyển động của các máy. Do không có van hút và van đẩy nên bơm bánh răng có thể quay với vận tốc lớn (n=700-5000v/ph) nên thường nhận truyền động trực tiếp từ động cơ. Vì khi làm việc các bánh răng luôn tiếp xúc với dầu nhờn nên có tuổi thọ cao. Các bề mặt làm việc của bơm phải được chế tạo với độ chính các và độ bóng cao thì mới tạo được áp lực lớn và không tổn thất nhiều lưu lượng. Nguyên lý cấu tạo như hình vẽ: Hình 2.2. Nguyên lý cấu tạo và hoạt động của bơm bánh răng ngoài Để khắc phục hiện tượng tải ttọng đột ngột lên bánh răng và gối đỡ do chất lỏng bị kẹt lại giữa hai răng lúc cuối qúa trình đẩy người ta khoét rãnh thông dầu a Bơm dầu bánh răng thường được sử dụng trong hệ thống bôi trơn các máy công cụ cần cung cấp dầu liên tục trong qúa trình hoạt động. Ngoài bơm bánh răng ngoài, còn sử dụng bơm bánh răng trong như trên hình vẽ 16 Hình 2.3. Bơm bánh răng ăn khớp trong 1.2. Bơm pis ton a. Bơm pis ton đơn 9 8 7 6 5 4 3 2 1 10 11 Hình 2.4. Cấu tạo của bơm piston Cấu tạo của bơm piston đơn bao gồm các bộ phận chính sau: 1. Piston 2. Xylanh 3. Vít 4. Thân bơm 17 5. Van vào 6. Đầu nối 7. Viên bi cầu 8. Van ra 9. ống đồng 10. Lò xo chính 11. Bulông Nguyên lý hoạt động: Khi trục lệch tâm quay, piston sẽ chuyển động lên xuống (qua lại) trong xy lanh. Ban đầu, khi piston ở vị trí cao nhất lùi xuống vị trí thấp nhất, thể tích buồng xylanh tăng, áp suất giảm xuống do cấu tạo của các van 1 chiều nên dầu được hút vào xylanh theo đường van vào 5. Sau đó, khi piston ở vị trí thấp nhất tiến lên vị trí cao nhất, thể tích buồng xylanh giảm, áp suất tăng lên; do cấu tạo của các van 1 chiều nên dầu bị đẩy ra khỏi xylanh theo đường van ra 8. Như vậy khi trục lệch tâm chuyển động quay được 1 vòng thì piston cũng thực hiện được 1 chu kỳ hút và đẩy dầu để cung cấp cho các vị trí cần bôi trơn. Do đó bơm dầu piston đơn chỉ cung cấp dầu một cách gián đoạn. Bơm dầu piston đơn thường chỉ sử dụng đối với các máy công cụ có công suất nhỏ và vừa, hệ thống bôi trơn làm mát không yêu cầu phải được cung cấp dầu liên tục. b. Bơm nhiều pis ton hướng trục Đây là loại bơm piston được tạo thành từ nhiều piston, các trục cảu piston và trục của bơm song song với nhau nên được gọi là bơm piston hướng trục; hoạt động tương tự như bơm piston đơn. Hình 2.5. Sơ đồ nguyên lý bơm pis ton hướng trục 18 c. Bơm pis ton hướng kính Trong bơm pis ton loại này, các pis ton có trục hướng về tâm bơm nên gọi là bơm pis ton hướng kính; hoạt động tương tự pis ton đơn. Hình 2.5. Sơ đồ nguyên lý bơm pis ton hướng kính d. Bơm cánh gạt Hình 2.6. Sơ đồ nguyên lý bơm cánh gạt 2. Kỹ thuật tháo bơm, bầu lọc ống dẫn dung dịch bôi trơn, làm mát a. Bộ lọc dầu: Trong quá trình làm việc dầu không tránh khỏi sự nhiễm bẩn do các chất bẩn từ bên ngoài lọt vào hoặc các chất bẩn từ bản thân dầu sinh ra. Những chất bẩn ấy thường làm kẹt các khe hở các tiết diện cháy có kích thước nhở trong các cơ cấu dầu ép do đó trong hệ thống dầu ép người ta thường dùng bộ lọc dầu để ngăn 19 ngừa chất bẩn thâm nhập vào bên trong, bộ lọc dầu thường lắp tại đầu ống hút, trường hợp cần dầu tinh khiết hơn người ta đặt cả ở cửa ra một bộ lưới lọc. - Tùy thuộc vào kích thước của chất bẩn mà bộ lọc dầu có thể chia thành bộ lọc thô, bộ lọc trung bình, bộ lọc tinh và bộ lọc đặt biệt. - Bộ lọc thô có thể lọc chất bẩn 0,1 mm, bộ lọc trung bình có thể lọc được chất bẩn 0,01 mm. - Bộ lọc tinh có thể lọc chất bẩn 0,005 mm, bộ lọc đặc biệt có thể lọc chất bẩn 0,0001 mm. Trong các máy công cụ, khi yêu cầu bôi trơn không thật sự cao, người ta gắn trực tiếp bộ lọc vào đầu của ống dẫn cung cấp dầu cho bơm. Bộ lọc dạng lưới thép Bộ lọc bằng giấy xếp nếp Hình 2.7. Một số loại bộ lọc thường gặp b. ống nối, ống dẫn: Trong các hệ thống thủy lực hiện đại, người ta thường sử dụng ống dẻo để dẫn dầu tới và ra khỏi các thiết bị vì ống dẻo đáp ứng được hầu hết tất cả các yêu cầu của hệ thống truyền dẫn chất lỏng như: dễ dàng thiết kế mạch và kết nối, hấp thu chấn động và tiếng ồn... Hnh 2.8. Một số hình dạng của ống dẻo Cấu tạo của ống dẻo bao gồm các bộ phận sau: 20 Hình 2.9. Cấu tạo ống dẻo - Ruột ống: Là một lớp cao su chịu dầu, có mặt trong nhẵn bóng, chịu nhiệt và chịu mài mòn - Các lớp gia cố: Tùy thuộc vào loại ống, có khác lớp gia cố khác nhau như loại kết bằng sợi chất dẻo tổng hợp, loại kết bằng dây thép hay tổng hợp cả hai loại trên. - Lớp vỏ bọc ngoài để bảo vệ các lớp gia cố, làm bằng cao su tổng hợp. Việc lựa chọn sử dụng loại ống nào phụ thuộc vào các yêu tố như: áp lực và nhiệt độ của dầu, lưu lượng của hệ thống. Hình 2.10. Đầu nối ống mềm c. Đặc điểm lắp ghép: Để đảm bảo dầu không bị rò rỉ trong quá trình hoạt động, khi lắp ghép các chi tiết kim loại với nhau phải sử dụng phớt hoặc các loại chất liệu làm kín khác như keo, bìa amiăng.... Kỹ thuật tháo bơm dầu và hệ thống ống dẫn dung dịch bôi trơn. 21 Yêu cầu: Tháo bơm bánh răng, bơm piston, bơm cánh gạt và hệ thống dung dịch bôi trơn đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động. Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị: - Bộ dụng cụ tháo lắp thông dụng - Dẻ lau - Bàn sửa chữa Nguồn lực liên quan: - Bản vẽ cấu tạo các loại bơm dầu - Bản vẽ hệ thống ống dẫn dung dịch bôi trơn - Mẫu phiếu công nghệ tháo đã lập. a. Điều kiện an toàn - Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ - Dụng cụ, phương tiện tháo hợp lý - Không gian, ánh sáng, môi trường phải đảm bảo b. Công tác chuẩn bị a) Chuẩn bị bút, thước và đồ dùng để lập phiếu công nghệ tháo b) Lập phiếu công nghệ tháo bơm dầu và hệ thống đường ống dẫn dung dịch bôi trơn. c) Kiểm tra và sửa chữa các phiếu đã lập d) Tắt cầu dao điện của máy và treo biển báo ”Máy đang bảo dưỡng”. e) Thu dọn vị trí để tháo g) Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị để tháo c. Trình tự tháo bơm bánh răng Tháo các đường ống dẫn dầu: 22 Tháo bộ phận lọc dầu Tháo các mặt bích Tháo các bánh răng 23 d. Trình tự tháo bơm piston  Tháo đường ống  Tháo van một chiều  Tháo piston: e. Trình tự tháo bơm cánh gạt 24  Tháo các đường ống dẫn dầu  Tháo mặt bích  Tháo rô to  Tháo cánh gạt 25 f. Trình tự tháo hệ thống ống dẫn dung dịch bôi trơn: * Tháo các liên kết giữa các bộ phận trong hệ thống bôi trơn làm mát * Tháo các bulông, vít bắt hệ thống ống với thân máy * Tháo các liên kết giữa hệ thống đường ống với nhau (các khớp nối T, cút...) * Tháo tách thành từng đường ống riêng lẻ. 3. Kỹ thuật kiểm tra, làm sạch ống dẫn, bầu lọc và bảo trì làm mới đầu nối ghép ống Trong các máy công cụ sản xuất trước đây, người ta sử dụng ống đồng và ống kẽm. Khi sử dụng ống bằng vật liệu kim loại, phải sử dụng các loại khớp nối ống sau: Hình 2.11. Khớp nối ren 26 Hình 2.12. Các đầu nối ống cứng Hình 2.13. Khớp nối mặt bích Khi lắp đặt ống nối, ống dẫn phải chú ý tránh để ống quá căng, không nối ống theo đường vòng, tránh để ống bị vặn, gập khúc, không xảy ra hiện tượng cọ xát giữa các ống, giữa ống với các bộ phận khác, không để ống tiếp xúc với các bộ phận phát nhiệt. 4. Kỹ thuật kiểm tra, làm sạch và bảo trì các chi tiết trong bơm dầu Yêu cầu: Làm sạch bơm bánh răng, bơm piston, bơm cánh gạt và hệ thống dung dịch bôi trơn đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động.. Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị: - Máy thổi khí nén - Dẻ lau - Bàn chải, chủi rửa. 27 - Thùng rửa chi tiết - Bàn sửa chữa - Khay đựng chi tiết Nguồn lực liên quan: - Bản chỉ dẫn máy thổi khí nén - Tài liệu phát tay về an toàn khi làm sạch chi tiết. 4.1. Điều kiện an toàn - Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ; khi làm sạch phải đeo khẩu trang, găng tay - Chi tiết cần làm sạch phải gá lắp chắc chắn lên thiết bị gá kẹp - Vị trí làm sạch phải bố trí ở cuối hướng gió để không ảnh hưởng đến người khác 4.2. Công tác chuẩn bị a) Tập hợp chi tiết thành các cụm, bộ phận b) Chuẩn bị thùng rửa c) Lắp ống nối dẫn khí nén của máy vào bình khí nén d) Chuẩn bị dẻ lau sạch e) Chạy thử máy làm sạch 4.3. Làm sạch bơm và hệ thống dẫn dung dịch bôi trơn * Làm sạch các chi tiết bằng cách sử dụng thùng rửa (đã học ở bài trước) * Làm sạch bằng các sử dụng vòi xịt khí nén: Sau khi làm sạch bằng thùng rửa, ta sáp xếp các chi tiết gọn gàng để thổi khô bằng khí nén. a) Thổi khô các chi tiết - Sắp xếp các chi tiết vào vị trí để thổi khí nén - Điều chỉnh áp suất cần để thổi khô các chi tiết - Thổi khô các chi tiết - Tắt máy thổi khí nén 28 - Lấy các chi tiết ra khỏi vị trí thổi và để vào nơi quy định b) Kết thúc công việc thổi khô chi tiết: Các chi tiết sau khi đã được thổi khô phải kiểm tra lần cuối sao cho trên bề mặt không còn bụi bẩn, ẩm ướt; Nếu có phải dùng dẻ khô lau sạch và chuyển đến vị trí để kiểm tra. 5. Kỹ thuật lắp và kiểm tra bơm, ống dẫn Yêu cầu: Lắp và điều chỉnh bơm bánh răng, bơm piston, bơm cánh gạt và hệ thống dung dịch bôi trơn đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động... Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị: - Bộ dụng cụ tháo lắp thông dụng - Dẻ lau - Thiết bị vận chuyển Nguồn lực liên quan: - Bản vẽ cấu tạo các loại bơm dầu - Bản vẽ hệ thống ống dẫn dung dịch bôi trơn - Mẫu phiếu công nghệ tháo đã lập. 5.1. Điều kiện an toàn - Chi tiết cần làm sạch phải gá lắp chắc chắn lên thiết bị gá kẹp - Khi làm sạch phải đeo khẩu trang, găng tay - Vị trí làm sạch phải bố trí ở cuối hướng gió để không ảnh hưởng đến người khác 5.2. Công tác chuẩn bị a) Gá lắp chi tiết lên êtô b) Lắp ống nối dẫn khí nén của máy vào bình khí nén c) Gá lắp bánh chải vào máy d) chạy thử máy làm sạch 29 5.3. Trình tự lắp bơm bánh răng Trình tự lắp bơm bánh răng ngược lại với trình tự tháo bơm bánh răng 5.4. Trình tự lắp bơm cánh gạt Trình tự lắp bơm cánh gạt ngược lại với trình tự tháo bơm cánh gạt 5.5. Trình tự lắp bơm piston Trình tự lắp bơm piston ngược lại với trình tự tháo bơm piston 5.6. Trình tự lắp hệ thống ống dẫn dung dịch bôi trơn: Trình tự lắp hệ thống ống dẫn dung dịch bôi trơn ngược lại với trình tự tháo hệ thống ống dẫn dung dịch bôi trơn b. Trinh tù thùc hiªn TT NỘI DUNG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, VẬT TƯ YÊU CẦU KỸ THUẬT 1 Chuân bị - Máy bơm - Bộ dụng cụ tháo lắp thông dụng - Dẻ lau - Bàn sửa chữa Tháo bơm bánh răng, bơm piston, bơm cánh gạt và hệ thống dung dịch bôi trơn đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động. 2 Chon đung thiêt bị cân bao dương - Máy bơm Bảo dưỡng máy bơm và hệ thống bôi trơn dẫn dầu 3 Tiên hanh tháo lắp - Bộ dụng cụ tháo lắp thông dụng - Dẻ lau - Bàn sửa chữa -Tháo bơm bánh răng - Tháo bơm piston - Tháo hệ thống ống dẫn dung dịch bôi trơn 30  Sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh: TT CÁC SAI HỎNG THƯỜNG GẶP NGUYÊN NHÂN BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH 1 Tiêng ôn lơn cua kim loai T¾t b©t th−¬ng - L¾p r¸p sai Chª ®é l¾p khe hë trong, t¶i ®¨t tr−íc, vÞ trÝ vai gèi kh«ng hîp lý §é chinh x¸c gia c«ng vµ ®é ®«ng t©m cña trôc gèi l¾p r¸p ch−a hîp lý 2 Tiªng «n l¹, tiªng «n l¬n kªu ®Òu - L¾p r¸p sai §é chinh x¸c gia c«ng vµ ®é ®«ng t©m cña trôc gèi l¾p r¸p ch−a hîp lý 3 Nhiªt ®é t¨ng b©t th−¬ng - B«i tr¬n qu¸ møc - T¶i b©t th−¬ng - Lçi l¾p r¸p - Gi¶m l−¬ngj ch©ts b«i tr¬n - ChÕ ®é l¾p, ®é hë trong, vÞ trÝ vai th©n g«i kh«ng hîp lý - §é chinh x¸c vµ ®é ®«ngf t©m cña trôc kh«ng hîp lý 31 Bài 3: Bảo dưỡng bể, máng chứa chất liệu bôi trơn, làm mát MĐ27-03 Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Trình bày được cấu tạo của bể, máng chứa chất liệu bôi trơn, làm mát; - Tháo được chất liệu bôi trơn, làm mát trong bể hoặc máng ra thùng chứa đảm bảo vệ sinh và an toàn; - Thực hiện được việc làm sạch bể, máng hết cặn bẩn và xử lý được các sai sót đảm bảo chất liệu bôi trơn, làm mát không bị rò gỉ; - Thực hiện được việc làm sạch hoặc thay thế các màng chắn ở mắt dầu của bể và máng chứa dầu đảm bảo không chảy dầu, dễ kiểm tra bằng mắt thường; - Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ. Nội dung: a. Lý thuyêt liên quan 1. Cấu tạo của bể, máng chứa chất liệu bôi trơn, làm mát 1.1. Bể dầu: Bể dầu dùng để chứa lượng dầu cần thiết cho sự hoạt động của máy, bể dầu có thể là một khoảng không được đúc trong thân máy hoặc chế tạo riêng đặt ở bên ngoài thân máy. Để tránh tác dụng nhiệt của các bộ phận máy người ta đặt bể dầu ra ngoài. Những bể dầu chế tạo riêng biệt thường có dạng hình hộp và ở trên đó có gắn một số thiết bị cần thiết để đảm bảo cho sự hoạt động của hệ thống. 32 Hình 3.1. Bể chứa dầu Một bình chứa đầu đủ thường có các bộ phận sau: * Nắp bình chứa: yêu cầu độ kín khít, không rò rỉ dầu. Một số nắp bình có thể có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_bao_duong_he_thong_boi_tron_lam_mat_trinh_do_cao.pdf