Giải quyết tranh chấp khiếu nại về đất đai (75tr)

Mục lục Lời nói đầu 3 Chương I: Cơ sở khoa học của công tác giải quyết tranh chấp và khiếu nại về đất đai 6 I. Mối quan hệ giữa giải quyết tranh chấp và khiếu nạivề đất đai 6 1. Khái niệm tranh chấp, khiếu nại 6 2. Khái niệm giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo 9 II. Vai trò của giải quyết tranh chấp khiếu nại đất đai 13 1. Vai trò vị trí của đất đai 13 2. Quản lý nhà nước về đất đai - Một nhiệm vụ quan trọng 16 3. Vị trí của công tác quản lý tranh chấp khiếu nại đất đai 17 III.

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1788 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Giải quyết tranh chấp khiếu nại về đất đai (75tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung thẩm quyền của công tác giải quyết tranh Chấp đất đai 19 1. Về quyền sở hữu đất đai 19 2. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân 20 3. Tìm hiểu căn cứ pháp luật giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai 23 Chương II: Thực trạng của công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai trong giai đoạn hiện nay 39 I. thực trạng 39 1.Tình hình khiếu nại tố cáo tranh chấp đất đai 39 2. thanh tựu của công tâc giải quyết tranh chấp đất đai 44 3. Những tồn tại, hạn chế của công tác giải quyết khiếu nại tố cáo 46 4. Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng tranh chấp, khiếu nại đất đai. 49 Chương III: Quan điểm, định hướng, giải pháp 58 I. Quan điểm, định hướng 58 1. Quan điểm 58 2. Định hướng 59 II. Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể 60 III. Giải pháp nâng cao hiệu lực hiệu quả của quá trình giải quyết tranh chấp khiếu nại đất đai 62 IV. Một số giải pháp làm giảm tranh chấp khiếu nại đất đai 65 Kết luận 68 Tài liệu tham khảo 69 Lời nói đầu Đất đai là nguồn lực quan trọng của mỗi quốc gia, là bộ phận cấu thành nên giang sơn đất nước. ở nước ta vấn đề đất đai luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Quản lý và sử dụng đầy đủ đất đai là mục tiêu cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực. Mặc dù vấn đề đất đai luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Nhưng, trong thực quá trình sử dụng cũng như quan hệ đất đai có nhiều biến động, vì vậy vấn đề giải quyết tranh chấp đất khiêu nại về đât đai ngày càng trở nên bức xúc và phức tạp. trong thực tế và trong nhiều trường hợp, vấn đề giải quyêt tranh chấp khiếu nại về đất đai cho các đối tượng sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn và phức tạp, nên trong thực tế đời sống xã hội vẫn còn nảy sinh những vấn đề cần được bổ sung và giải quyết. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai là nội dung hết sức quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất đai. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai tuy chỉ là một trong những công tác quản lý do cơ quan Nhà nước thực hiện nhằm giải quyết ổn thoả với các bên khi có xảy ra mâu thuẫn trong sử dụng đất đai, nhưng nó liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp thuộc về pháp luật và những quan hệ xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích thiết thân của các tổ chức, cá nhân, vì vậy được mọi người rất quan tâm. Làm tốt công tác giải quyết tranh chấp, khiếu kiện đất đai sẽ giúp cho Nhà nước củng cố quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật, xác lập mối quan hệ chặt chẽ hơn mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với người sử dụng đất và giữa những người sử dụng đất với nhau. Tạo điều kiện cho việc sử dụng đất đai một cách ổn định, đầy đủ, hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thị trường đất đai mới từng bướcđược hình thành và hoàn thiện. Thực tế đó làm cho quá trình sử dụng đất cũng như những quan hệ đất đai có nhiều biến động phức tạp liên quan trực tiếp đến lợi ích của mọi người. Vì vậy việc thực hiện công tác giải quyết tranh chấp, khiếu kiện đất đai càng trở nên bức xúc và phức tạp. Luật đất đai năm 1993, sửa đổi năm 1998 và 2001 cùng các văn bản pháp luật khác có liên quan đến đất đai ở nước ta là cơ sở cho công tác giải quyết tranh chấp khiếu kiện đát đai được thuận lợi. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều trường hợp, vấn đề giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Trong đó có nguyên nhân không nắm vững pháp luật của người sử dụng, không thực hiện đúng thẩm quyền và trình độ chưa bắt kịp với thực tế cuộc sống của cán bộ Nhà nước có trách nhiệm giải quyết tranh chấp, hệ thống pháp lý về vấn đề này còn nhiều bất cập... Để góp phần sáng tỏ vấn đề này đồng thời phục vụ công tác học tập nghiên cứu của bản thân em xin chọn chuyên đề tốt nghiệp của mình là: “Giải quyết tranh chấp khiếu nại về đất đai” chuyên đề gồm 3 phần chính với 11 mục: Phần 1: Cơ sở khoa học với 3 mục Phần 2: Thực trạng với 2 mục Phần 3: Định hướng và giải pháp với 4 mục Trong chuyên đề này em không những trình bày các vấn đề cơ bản mang tính khái quát của công tác giải quyết tranh chấp khiếu nại đất đai mà còn trình bày một cách chi tiết những vấn đề thuộc về thủ tục hành chính, trách nhiệm quyền hạn của các bên, thẩm quyền giải quyết của các cấp trong quá trình giải quyết tranh chấp cũng như những vấn đề còn tồn tại và một số giải pháp cho vấn đề này. Em hi vọng bài viết sẽ nêu lên được những khía cạnh còn bức xúc trong công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai hiện nay. Tuy nhiên do thời gian và trình độ có hạn, bản thân đất đai và những quan hệ xã hội xung quanh đất đai lại là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót.đươc sự giúp đỡ của phòng thanh tra đất đai thuộc bộ tài nguyên môi trường và pgs.ts Ngô Đức Cát em mạnh dạn viết chuyên đề nay Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy để đề án xứng đáng là tài liệu nghiên cứu bổ ích và qua đó em cũng được mở rộng kiến thức của bản thân trong vấn đề này. Em xin chân thành cảm ơn pgs.ts.Ngô Đức Cát đã hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề Chương I: Cơ sở khoa học của công tác giải quyết tranh chấp và khiếu nại về đất đai I. Mối quan hệ giữa giải quyết tranh chấp và khiếu nại về đất đai. Khái niệm tranh chấp, khiếu nại. Khiếu nại về đất đai là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức theo thủ tục do Luật khiếu nại, tố cáo quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyễnem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến đất đai khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình 1.1. Phân biệt tranh chấp, khiếu nại Trong nhiều năm gần đây, theo tổng kết của các cơ quan có trách nhiệm thì khiếu kiện về đất đai luôn chiếm tỷ lệ lớn và cũng là những vụ việc gay gắt, phức tạp, khó giải quyết. Đó là do việc quản lý đất đai của chúng ta trong nhiều năm qua đã không được coi trọng, chính sách quản lý sử đụng đất đai thay đổi thưòng xuyên. Sự chuyển dịch quyền sử dụng đất trong nhân dân trên thực tế đang diễn ra hết sức sôi động nhưng vì không có những chính sách phù hợp nên hầu như mọi giao dịch về đất đai đều là sự thoả thuận giữa các bên, Nhà nước không thể can thiệp và quản lý được và vì thế mỗi khi xảy ra tranh chấp công tác giải quyết rất khó khăn. Thêm nữa giá trị sử dụng đất tăng nhanh một cách chóng mặt khiến cho những khiếu kiện đất đai trở nên hết sức gay gắt. Nhìn từ phương diện khác, khi mà thực tế diễn ra như vậy nhưng việc xác định đúng bản chất của các vụ khiếu kiện từ đó định ra một cơ chế giải quyết có hiệu quả là vấn đề mà chúng ta cần cố gắng đạt được. Muốn vậy, trước hết không thể không đề cập đến sự phân định tương đối về mặt lý thuyết giữa tranh chấp và khiếu nại. Khiếu nại thông thường xuất phát từ một mối quan hệ không bình đẳng giữa người khiếu nại và người bị khiếu nại mà người bị khiếu nại có quyền quyết định một vấn đề nào đó theo thẩm quyền được pháp luật quy định. Trong quan hệ giữa cơ quan hành chính Nhà nước và công dân thì công dân là người bị quản lý còn cơ quan hành chính Nhà nước là cơ quan quản lý. Cơ quan Nhà nước có quyền ban hành các quyết định hành chính có hiệu lực bắt buộc mọi cá nhân, tổ chức phải thi hành. Cá nhân, tổ chức có nhiệm vụ chấp hành quyết định hành chính đó nhưng có quyền khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ngược lại, tranh chấp giữa hai cá nhân hoặc cá nhân với tổ chức là sự tranh chấp giữa hai chủ thể bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật. Khi tranh chấp xảy ra thì người bị phía bên kia vi phạm có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đề nghị người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm đó, khôi phục lợi ích cho mình, hoặc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm đó gây ra. Như vậy, có thể thấy sự khác biệt về bản chất giữa tranh chấp và khiếu nại, trong đó những tranh chấp mang tính dân sự và cần phải được giải quyết theo các quy định của pháp luật về dân sự, ngược lại khiếu nại là “tranh chấp” có tính chất hành chính và cần được giải quyết theo pháp luật về hành chính. 1.3. Nội dung tranh chấp về đất đai Số lượng đơn thư khiếu tố thuộc lĩnh vực đất đai chiếm đa số trong tổng số đơn thư khiếu tố trong phạm vi cả nước. Tính chất khiếu tố gay gắt, nhất là trong những năm gần đây. Các khiếu tố về đất đai chủ yếu tập trung vào các dạng sau đây: Về tranh chấp khiếu nại: Đòi lại đất trước đây được vào các hợp tác xã hay các tập đoàn sản xuất và đã được hợp tác xã hay tập đoàn sản xuất giao khoán cho hộ khác. Khi hợp tác xã, tập đoàn sản xuất tan rã đa số ruộng đất của ai trả về người đó nhưng có một bộ phận nông dân không lấy lại được ruộng đất, vì người đang sử dụng đất không có hoặc đang thiếu đất để sản xuất hoặc đã làm nhà ở. Đòi lại đất khi Nhà nước thực hiện chủ trương “nhường cơm sẻ áo” đă giao đất của một số hộ có nhiều đất cho hộ không có đất sử dụng nay chủ đất đòi lại. Đất “hương hoả” mà dòng tộc đã mượn người trông coi nay họ đang sử dụng, được địa phương công nhận quyền sử dụng đất. Đòi lại đất cho mượn để sản xuất, mượn được làm nhà ở từ trước năm 1975. Đất mà chính quyền cũ đã lấy để sử dụng. Tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nhân dân các địa phương với các đơn vị khi các đơn vị này được Nhà nước giao đất cho mục đích an ninh, quốc phòng và các nông lâm trường, nhưng các đơn vị này quản lý không chặt chẽ, sử dụng sai mục đích trong khi nông dân ở đây thiếu đất sản xuất. Đòi lại đất ở một số nông lâm trường, khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng nông lâm trường chưa đền bù công khai phá. Đất tôn giáo đã hiến, cho, cho mướn hoặc người khác sử dụng làm nghĩa vụ ổn định trong nhiều năm. Tranh chấp giữa đồng bào dân tộc địa phương với dân di cư. Tranh chấp quyền sử dụng đất bãi bồi ven sông, khi Nhà nước quai đê lấn biển xong đã giao đất lại cho địa phương quản lý nhưng trước đó các đơn vị tự lấn biển và đã giao khoán cho người khác sử dụng, và một phần do địa phương quản lý không chặt nên nhân dân đã tự ý chiếm đất để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Đòi lại đất có nhà ở khu vực đô thị trong quá trình cải tạo Xã hội Chủ nghĩa và cải tạo công thương nghiệp Nhà nước đã quản lý nhưng không làm đủ thủ tục. Khiếu nại tranh chấp giữa các cá nhân hoặc hộ gia đình với nhau về quyền sử dụng đất đối với đường đi, đào rãnh thoát nước qua bất động sản liền kề, mắc dây điện qua bất động sản liền kề..., về thừa kế quyền sử dụng đất. Tranh chấp khiếu nại về hợp đồng chuyển nhượng đất, đất chuyển nhượng không rõ ràng, không đầy đủ thủ tục pháp lý. Khiếu nại việc thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư để thực hiện các dự án quy hoạch, đầu tư của các tỉnh, thành phố. Khiếu nại các quy định giải quyết tranh chấp của UBND các cấp. Về tố cáo: Tố cáo chính quyền vi phạm Luật đất đai, nhất là việc thu hồi đất, giao đất xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ bản, góp vốn bằng đất để liên doanh với nước ngoài và xây dựng kỹ thuật hạ tầng để kinh doanh nhà ở, đất ở. Chính quyền địa phương (chủ yếu là cấp xã) giao đất trái thẩm quyền, giao đất xây dựng không đúng danh sách được phê duyệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, giao sai vị trí, sai lệch diện tích, không đúng quy hoạch, thu tiền đất vượt nhiều lần so với quy định của Nhà nước, sử dụng tiền thu từ đất không đúng chế độ tài chính. Chính quyền địa phương quản lý sử dụng quỹ đất công 5% sai mục đích, sai pháp luật. Diện tích đất công vượt quá 5%. Sử dụng quỹ đất công sai quy định, cho thuê đất trái thẩm quyền, thời gian cho thuê có trường hợp đến 20, 30 năm giá thuê rất thấp có biểu hiện tham nhũng. 2. Khái niệm giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo 2.1. Giải quyết khiếu nại Giải quyết khiếu nại là việc chính quyền, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét lại một việc làm khi có yêu cầu hay đề nghị của người khiếu nại nhằm sửa chữa, khắc phục hậu quả do việc làm không đúng đắn bị khiếu nại gây ra, bảo đảm thực hiện hoặc khôi phục quyền, lợi ích chính đáng của người khiếu nại. Theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo thì giải quyết khiếu nại là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại. Việc giẩi quyết khiếu nại phải tuân theo một trình tự thủ tục do pháp luật quy định. Nội dung của việc giải quyết khiếu nại là xem xét các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại có đúng hay không? Yêu cầu của người khiếu nại( hay đề nghị của người khiếu nại) có căn cứ pháp luật hay không?… Nếu việc làm bị khiếu nại là không đúng đắn, yều cầu của người khiếu nại là chính đáng thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định việc sửa chữa khắc phục hậu quả do việc làm không đúng đắn bị khiếu nại gây ra bằng việc huỷ bỏ quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính trái pháp luật, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị xâm phạm hoặc bồi thường thiệt hại nếu có do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật gây ra. Nếu việc làm bị khiếu nại là đúng đắn, yêu cầu hay đề nghị của người khiếu nại là không chính đáng thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bác bỏ yêu cầu (hay đề nghị) đó của người khiếu nại và yêu cầu họ chấp hành nghiêm chỉnh quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền. 2.2. Giải quyết tố cáo. Giải quyết tố cáo là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét hành vi của một người hay một tổ chức bị tố cáo cho là sai trái và báo cho mình biết nhằm xử lý người có hành vi sai trái, khắc phục hậu quả do hành vi sai trái đó gây ra, giữ gìn kỉ cương pháp luật. Theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo thì giải quyết khiếu nại tố cáo là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp để xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và quyết định xử lý việc tố cáo đó. Giải quyết tố cáo là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phải được tiến hành theo trình tự thủ tục nhất định tuỳ thuộc vào tính chất mức độ của hành vi bị tố cáo. Đối với hành vi vi phạm pháp luật thông thường ở mức độ nhẹ chỉ cần xử lý bằng biện pháp kỷ luật hành chính hay xử phạt hành chính thì việc giải quyết hành vi tố cáo đó do các cơ quan hành chính Nhà nước tiến hành theo trình tự thủ tục hành chính, bao gồm việc xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và ra quyết định xử lý tố cáo. Đối với các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho xã hội, cần xử lý bằng các biện pháp hình sự như phạt tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình thì việc giải quyết tố cáo hành vi đó do cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án giải quyết theo trình tự tố tụng hình sự, khởi tố vụ án hình sự đến khởi tố bị can, truy tố, xét xử và thi hành án. Tại Điều 60 Luật khiếu nại, tố cáo quy định rõ trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết tố cáo: “Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dụng liên quan đến chức năng quản lý Nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Tố cáo hành vi phạm tội do các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự”. 2.3. Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất: Về nguyên tắc đất đai thuộc quyền quản lý thống nhất của Nhà nước cho nên mặc dù các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất có các quyền dân sự đối với phần đất được giao như: chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp...nhưng trên thực tế đất đai mạng tính quan hệ hành chính giữa Nhà nước với công dân, giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý. Vì vậy tranh chấp về quyền sử dụng đất là tranh chấp dân sự không thuần khiết. Việc giải quyết tranh chấp thường được tiến hành theo hai giai đoạn. Trước hết là tiến hành hoà giải tại cơ sở. Điều 38 Luật đất đai nêu rõ: Nhà nước khuyến khích việc hoà giải tranh chấp đất đai trong nhân dân. UBND xã, phường, thị trấn phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội nông dân...hoà giải các tranh chấp đất đai. Cũng tại Điều 3 Luật khiếu nại tố cáo: Nhà nước khuyến khích việc hoà giải các tranh chấp trong nội bộ nông dân nhằm hạn chế khả năng phát sinh khiếu nại từ cơ sở. Còn nếu như vì một lý do nào đó việc hoà giải không thành thì các tranh chấp phải được cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trong giải quyết tranh chấp đất đai được phân làm hai loại: Một là tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và tranh chấp về tài sản gắn liền với việc sử dụng đất đó thì do Toà án giải quyết. Hai là các tranh chấp về quền sở dụng đất mà người sử dụng đất không có giấy chứng nhận quyền của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì do UBND giải quyết. 2.4. Giải quyết khiếu nại về đất đai: Luật khiếu nại tố cáo quy định: Mối quan hệ khiếu nại là mối quan hệ giữa một bên là công dân (cơ quan, tổ chức) với một bên là cơ quan hành chính Nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước. Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình. Do đó các khiếu nại phải giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại được quy định trong Luật khiếu nại, tố cáo và Nghị định 67/1999NĐ-CP và Nghị định sửa đổi bổ sung 62/2002NĐ-CP. Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại Luật quy định: Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình (Khoản 1 Điều 20). Đây là giải quyết khiếu nại tố cáo lần đầu. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền: “Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình. Đây là giải quyết khiếu nại lần đầu. Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch UBND cấp huyện đã giải quyết nhưng còn khiếu nại. Quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng ( khoản 1,2 điều 23)”. Thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng thanh tra Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ được quy định tại Điều 25, 26, 27 của Luật khiếu nại tố cáo. 2.5. Mối quan hệ giữa giải quyết tranh chấp đất đai và giải quyết khiếu nại đất đai. Qua phân tích ở trên cho thấy tranh chấp về quyền sử dụng đất mặc dù không phải là các vụ khiếu nại nhưng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến phát sinh khiếu nại. Một khi chính quyền Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng quyết định hành chính thì trong trường hợp một trong hai bên hoặc cả hai bên không đồng ý với quyết định đó thì họ sẽ được quyền khiếu nại. Việc giải quyết khiếu nại tiến hành theo trình tự thủ tục do Luật khiếu nại tố cáo quy định. Hiện nay việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng quy định hành chính được các cấp coi là quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các giải quyết khiếu nại tiếp theo là quyết định giải quyết cuối cùng. Cách giải quyết đó trái các quy định của Luật khiếu nại tố cáo. Để giải quyết đúng các quy định về trình tự thủ tục do Luật khiếu nại tố cáo quy định thì sau khi cấp huyện hoặc tỉnh giải quyết tranh chấp theo thẩm quyền (Điều 38 Luật đất đai) bằng các quyết định hành chính. Nếu đương sự không đồng ý và khiếu nại các quyết định đó thì cấp ra quyết định phải xem xét giải quyết- Quyết định giải quyết này là quyết định khiếu nại lần đầu II. Vai trò của giải quyết tranh chấp khiếu nại đất đai. 1. Vai trò vị trí của đất đai. 1.1. Đất đai là một tài nguyên. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Thật vậy, đất đai là vật thể thiên nhiên được hình thành lâu đời do kết quả của quá trình vận động tổng hợp của 5 yếu tố gồm: đá, thực động vật, khí hậu, địa hình, thời gian. Mọi loại đất đai đều được hình thành sau một quá trình biến đổi lâu dài trong thiên nhiên. Chất lượng của nó phụ thuộc vào đá mẹ, khí hậu, cỏ cây và sinh vật sống trên lòng đất và trong lòng đất. C.Mác viết rằng: “Đất là tài sản mãi mãi đối với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được của sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông lâm nghiệp”. Trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người. Con người và đất đai ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau. Đất đai trở thành nguồn tài sản vô tận của con người, con người dựa vào đó để tạo nên sản phẩm nuôi sống mình. Đất đai luôn là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Không có đất đai thì không có bất kỳ ngành sản xuất nào, không tồn tại một quá trình lao động nào diễn ra và cũng không thể có sự tồn tại nào của loài người. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc, các công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, các công trình phúc lợi khác, là những cánh đồng để con người trông trọt chăn nuôi… Đất đai là nguồn của cải, là tài sản cố định, là thước đo sự giàu có của mỗi quốc gia. Đất đai còn là sự bảo hiểm cho cuộc sống, bảo hiểm về tài chính như là sự chuyển nhượng của cải của các thế hệ và như là nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng. Luật đất đai 1993 của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được quỹ đất như ngày nay”. Con người khai thác đất đai và cải tiến chất lượng của đất đai để tạo ra khối lượng sản phẩm ngày càng nhiều hơn, thoả mãn nhu cầu lương thực , thực phẩm ngày càng tăng. Trình độ khai thác đất đai gắn liền với quá trình tiến hoá của xã hội làm cho mối quan hệ giữa đất đai và con người ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau. Mặt khác, con người nhận thức và hiểu biết hơn về khoa học kỹ thuật, khám phá và khai thác “kho báu” trong lòng đất phục vụ mục đích cho mình. Đất đai gắn liền với khí hậu, môi trường trên phạm vi toàn cầu cũng như từng vùng, từng lãnh thổ. Trong các yếu tố cấu thành môi trường như đất đai, nước, khí hậu, cây trồng, vật nuôi, hệ sinh thái,… thì đất đai đóng vai trò quan trọng. Những thay đổi khí hậu, phá vỡ hệ sinh thái ở một vùng náo đó trên trái đất ngoài tác động ảnh hưởng của tự nhiên thì vai trò của con người cũng rất lớn: lũ lụt do phá rừng, canh tác bất hợp lý,… Tất cả cái đó ảnh hưởng đến môi trường. Bởi vậy việc sử dụng đất đai ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa về bảo vệ, cải tạo và biến đổi môi trường.Ngày nay người ta rất chú ý đến tác động của môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất của con người trong đó sử dụng khai thác đất đai là yếu tố vô cùng quan trọng. 1.2. Đất đai đối với sự phát triển của các ngành kinh tế. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xă hội như là một tư liệu sản xuất đặc biệt, không thể thay thế. Tuy nhiên đối với từng ngành cụ thể trong nền kinh tế quốc dân đất đai lại có những vai trò vị trí khác nhau. Trong ngành công nghiệp (trừ ngành khai khoáng), đất đai làm nền tảng, làm cơ sở, làm địa điểm để tiến hành những thao tác, những hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn xây dựng một nhà máy trước hết phải có một địa điểm, một diện tích đất đai nhất định, trên đó sẽ là nơi xây dựng các nhà xưởng, kho tàng, bến bãi …Tất cả những cái đó là điều kiện cần thiết trước tiên để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất nào. Khi xă hội phát triển theo hướng Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá, các ngành công nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô diện tích xây dựng, các nhà máy mới tăng lên làm tăng số lượng nhu cầu đất đai loại này. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành xây dựng, các công trình dân cư phát triển đòi hỏi xây dựng nhà ở và hình thành đô thị, các khu dân cư mới. Yêu cầu này ngày càng tăng lên làm cho nhu cầu đất đai dành cho ngành đó cũng tăng lên. Trong nông nghiệp đất đai cũng có một vị trí quan trọng đặc biệt, là yếu tố hàng đầu của ngành sản xuất này. Đất đai không chỉ là chỗ dựa, chỗ đứng để lao động mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng. Mọi tác động của con người vào cây trồng đều dựa vào đất đai và thông qua đất đai. Như vậy đất đai trong nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế được. Nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Họat động sản xuất trong nông nghiệp, đặc biệt là trong ngành trồng trọt, là quá trình tác động của con người vào ruộng đất (như cày bừa, bón phân…) nhằm làm thay đổi chất lượng đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng và sinh vật nuôi phát triển tức là quá trình biến mảnh đất kém mầu mỡ trở nên mầu mỡ hơn. Trong quá trình này đất đai có vai trò là đối tượng lao động. Mặt khác con người sử dụng đất đai như một công cụ để tác động vào cây trồng làm tăng độ mầu mỡ nhằm thu được nhiều sản phẩm hơn. Trong quá trình này ruộng đất đóng vai trò là tư liệu sản xuất. Bởi vậy không có ruộng đất thì không thể có hoạt động sản xuất nông nghiệp. Cũng như vậy, đối với hoạt động của các ngành khác như lâm nghiệp, dịch vụ: trồng rừng, du lịch… đất đai là điều kiện tiên quyết để tồn tại và phát triển. 2. Quản lý nhà nước về đất đai - Một nhiệm vụ quan trọng. Một quốc gia độc lập là một quốc gia có chủ quyền lãnh thổ. Đường biên giới của một nước xác định phạm vi tự chủ của dân tộc, là biểu hiện trực tiếp, rõ ràng dể phân biệt quốc gia này với quốc gia khác.Quản lý sử dụng đất đai là yếu tố quan trọng để duy trì chính trị, xã hội đồng thời phát triển kinh tế một cách bền vững. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, những yếu tố của thị trường trong đó có thị trường bất động sản bắt đầu được hình thành. Hiện nay, các thị trường hàng hoá, dịch vụ phát triển nhanh chóng nhưng chưa đồng bộ, còn nhiều yếu tố tự phát và thiếu định hướng. Bản thân thị trường bất động sản, chưa có thể chế rõ ràng, phát triển còn chậm chạp, tự phát.Thị trường vốn, thị trường công nghệ còn yếu kém. Do vậy việc hình thành đồng bộ các loại thị trường là một yêu cầu cấp bách nhằm đáp ứng đòi hỏi của sản xuất và đời sống. Nhà nước đóng vai trò tác nhân quan trọng thúc đẩy hình thành đồng bộ các loại thị trường, tạo ra sự vận động đa chiều, phong phú của nền kinh tế. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đất đai được bắt nguồn từ nhu cầu khách quan của việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất, đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân và do tính định hướng Xã hội Chủ nghĩa Nhà nước ta quy định. Sự thành công của quá trình Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước gắn liền với hiệu quả quản lý và sử dụng tài nguyên đất cả về bề rộng và chiều sâu. Không chỉ quy hoạch những vùng chưa khai phá mà quan trọng hơn là hướng mục đích sử dụng hiệu quả ngay trên vùng đất đang sử dụng và đó mới chính là nguồn nội lực to lớn. Đối với sản xuất nông nghiệp lâm nghiệp thì đó là việc quy hoạch lại đồng ruộng thuận lợi cho thuỷ lợi và cơ giới hoạt động, không ngừng nâng cao chất lượng đất để tăng năng suất cây trồng với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cung cấp đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường gắn với việc xây dựng nông thôn mới. Đối với sản xuất công nghiệp xây dựng đô thị thì đó là quy hoạch các khu công nghiệp chỉnh trang và mở rộng đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá, sân bay, bến cảng, cấp thoát nước mặt bằng xây dựng... theo hướng hiện đại không chỉ trong sản xuất mà trong đời sống và tổ chức mọi hoạt động xã hội. Đất nước càng phát triển thì nhu cầu nêu trên càng cao hơn, thông qua chính sách đất đai, quản lí Nhà nước về đất đai không chỉ đáp ứng được nhu cầu này mà còn phải động viên được toàn xã hội thống nhất hành động trong việc khai thác tài nguyên đất đai quốc gia đúng pháp luật vì lợi ích chung của toàn xã hội cũng như vì lợi ích bản thân. Nhà nước có trách nhiệm và quyền hạn lớn lao với tư cách vừa là đại diện của chủ sở hữu vừa là người quản lí thống nhất, người sử dụng đất có quyền lợi và nghĩa vụ cụ thể trên từng khu đất theo quy định của pháp luật. Với những yêu cầu đó công tác quản lí đất đai của thời kì Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá cần phải hướng tới cân bằng các nhu cầu sử dụng đất ổn định được diện tích đất nông nghiệp, bảo đảm đất phòng hộ, an toàn môi trường trên phạm vi cả nước và từng địa phương. Chủ động xây dựng thị trường bất động sản trong đó có quyền sử dụng đất và chính sách tài chính về đất đai. Phát triển hài hoà các khu công nghiệp và đô thị... Công tác quản lí Nhà nước về đất đai có 7 nội dung chính: 1.Điều tra, khảo sát, đo đạc đánh giá và đo đạc đất, lập bản đồ địa chính. 2.Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất 3. Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó. 4.Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất. 5. Đăng kí đất, lập và quản lý sổ địa chính quản lý các hợp đồng sử dụng đất. 6. Thanh tra việc chấp hành các chế độ thể lệ về quản lý sử dụng đất. 7. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong quản lý sử dụng đất. 3. Vị trí của công tác quản lý tranh chấp khiếu nại đất đai. Nhà nước của ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Mỗi công dân đều có nghĩa vụ và quyền hạn của mình đối với nhà nước và xã hội, sống và làm việc theo pháp luật. Khiếu nại và tố cáo một trong nhiều quyền cơ bản của công dân được ghi trong hiến pháp và cụ thể hoá trong luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản khác của nhà nước, tạo cơ sở pháp lý cho công dân, cơ quan Nhà nước thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chăm lo đáp ứng nhu cầu lợi ích chính đáng của của nhân dân, thực hiện đại đoàn kết toàn dân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân là ba nội dung cơ bản quan trọng trong tư tưởng dân vận của Bác Hồ. Do vậy, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân là một nhiệm vụ quan trọng của cả một hệ thống chính trị. Ngay trong những năm đầu tiên khai sinh ra nước Vịêt Nam Dân chủ Cộng hoà-Nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam á. Một hệ thống chính quyền nhân dân được thiết lập từ Trung ương đến địa phương. Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận biết được tầm quan trọng của công tác kiểm tra, ._.giám sát các hoạt động của chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chú trọng ngay tới biện pháp tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước bằng việc thành lập “ Ban thanh tra đặc biệt” có nhiệm vụ đầu tiên là: “ Nhận đơn khiếu nại của nhân dân, điều tra hội chứng, xem xét các giấy tờ, tài liệu của UBND hoặc cơ quan giám sát của Chính phủ cần thiết cho việc giám sát.” Bác Hồ cũng đã từng nhấn mạnh: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”. Công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo chính là biện pháp quan trọng thiết thực để củng cố mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước, là hình thức biểu hiện trực tiếp mối quan hệ giữa nhân dân với Nhà nước. Việc giải quyết khiếu nại tố cáo là một biểu hiện giám sát trực tiếp của nhân dân đối với cơ quan công chức Nhà nước. Mặt khác là nguồn thông tin quan trọng cho các hoạt động thanh tra kiểm sát, giám sát mang tính quyền lực Nhà nước. Vì vậy công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của nhân dân có một vị trí đặc biệt quan trọng. Đất đai luôn là vấn đề nhạy cảm cả về 3 mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Nhất là trong điều kiện của nước ta hiện nay, trước nhu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế của tất cả các ngành, nhu cầu về đất đai tăng lên, đất đai trở nên có giá . Bản thân nó lại không phải là nguồn tài nguyên vô tận vì thế đất đai ngày càng gắn chặt với lợi ích trực tiếp của mọi người. Mối quan hệ xã hội xung quanh đất đai ngày càng đa dạng va phức tạp, những mâu thuẫn tranh chấp cũng nảy sinh gay gắt hơn. Làm tốt công tác giải quyết những tranh chấp khiếu nại tố cáo đất đai sẽ góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững ổn định tình hình chính trị, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân. III. Nội dung thẩm quyền của công tác giải quyết tranh chấp đất đai. 1. Về quyền sở hữu đất đai. Quyền sở hữu bao gồm 3 nội dung: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Có rất nhiều hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. ở nước ta, ngay từ ngày đầu dựng nước, từ thời đại vua Hùng Vương của đất Văn Lang - Âu Lạc, ruộng đất trong nước thuộc quyền sở hữu tối cao của Nhà vua, người dân cày đất “Vua ban” phải có nghĩa vụ đối với Đức vua, tức là nghĩa vụ đối với Nhà nước như đóng góp sản vật, lao động, binh dịch. Cùng với sự phát triển của lịch sử, chế độ phong kiến hình thành và dần dần chế độ sở hữu tư nhân cũng bắt đầu xuất hiện. Song nhìn chung trong một thời gian dài suốt hàng trăm năm chế độ phong kiến kết hợp với chế độ thuộc địa thực dân Pháp, chế độ sở hữu ruộng đất của nước ta vẫn gồm hai loại song song tồn tại: sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân. Tuỳ theo từng thời kỳ lịch sử khác nhau mà biểu hiện của quuyền sở hữu đó cũng khác nhau và diễn ra với nhiều hình thức khác. Ngày nay Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý”. Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế, các đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội (gọi chung là tổ chức), hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Nhà nước cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất...” (Điều 1 Luật đất đai 1993). Đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là người đại diện. Nhà nước giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng đất đai theo mục đích quy định. Người sử dụng đất phải đóng thuế cho Nhà Nước. Nhà nước có thể cho thuê đất và người thuê phải trả tiền thuê đất trong thời hạn thuê. Như vậy, người dân chỉ được giao quyền sử dụng đất chứ không được quyền định đoạt đất đai và tranh chấp, khiếu nại đất đai giữa cá nhân và tổ chức hoặc giữa cá nhân với nhau về thực chất là tranh chấp khiếu nại về quyền sử dụng đất. 2. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân. Khiếu nại tố cáo là quyền cơ bản của công dân, là quyền dân chủ của công dân Việt Nam. Xuất phát từ tư tưởng “Dân là gốc”. Sau khi cách mạng Tháng tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến việc thể chế hoá các quyền tự do dân chủ..., trong đó có quyền khiếu nại tố cáo của công dân. Trong sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 về thành lập Ban thanh tra đặc biệt cũng dã xác định một trong những nhiệm vụ của ban thanh tra đặc biệt là: “Nhận các đơn khiếu nại của nhân dân”. Hiến pháp 1946, hiến pháp đầu tiên của nước ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo xây dựng- đã long trọng tuyên bố các quyền tự do và dân chủ hoàn toàn của người Việt Nam như quyền bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hoá, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bình đẳng giữa các dân tộc, quyền bình đẳng nam nữ, quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, tự do đi lại trong nước và ra nước ngoài, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở, quyền tư hữu tài sản... Cùng với việc ghi nhận các quyền và tự do dân chủ của công dân, Hiến pháp 1946 còn quy định việc xây dựng các thiết chế bộ máy Nhà nước theo nguyên tắc “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả các quyền bính trong nước là của toàn thển nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, gái trai, giàu nghèo, tôn giáo” (Điều 1 Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1946) Việc Hiến pháp năm 1946 ấn định các quyền tự do cơ bản của công dân cùng với bộ máy Nhà nước bảo đảm các quyền tự do cơ bản đó, đã gián tiếp khẳng định quyền năng chủ thể khiếu nại, tố cáo của công dân cũng như trách nhiệm giải quyết khiếu nại tố cáo của cơ quan Nhà nước. Tuy Hiến pháp 1946 chưa có điều khoản cụ thể nào quy định quyền khiếu nại tố cáo của công dân, song thể chế dân chủ mà Hiến pháp này tạo dựng nên đã là nền tảng hình thành quyền khiếu nại tố cáo của công dân trên thực tế. Kế thừa và phát triển tư tưởng dân chủ của Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp đã chính thức ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân. Điều 29 Hiến pháp 1959 quy định: “ Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có quyền khiếu nại, tố cáo với bất cứ cơ quan Nhà nước nào về những hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan Nhà nước. Những việc khiếu nại, tố cáo phải được xem xét giải quết nhanh chóng. Người bị thiệt hại vì hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan Nhà nước có quyền được bồi thường.” Đến Hiến pháp năm 1980, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã tiếp tục được củng cố và phát triển thêm một bước. Điều 73 Hiến pháp 1980 quy định: “ Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với bất cứ cơ quan Nhà nước nào về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan, tổ chức và đơn vị đó.Các đơn khiếu nại, tố cáo phải được xem xét, giải quyết nhanh chóng.Mọi hành động xâm phạm quyền lợi chính đáng của công dân phải được kịp thời sửa chữa và xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường.Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo”. Điều 29 Hiến pháp 1929 mới chỉ giới hạn đối tượng bị khiếu nại, tố cáo là “những hành vi phạm pháp của cơ quan Nhà nước” thì điều 73 Hiến pháp 1980 đã mở rộng bao trùm cả những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất kỳ cá nhân nào thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị đó”. Sau nữa, cũng trong điều 73 Hiến pháp 1980, ý nghĩa việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo như một hình thức trực tiếp và chủ yếu để nội dung tham gia quản lý xã hội được khẳng định một cách đầy đủ hơn. So với điều 29 Hiến pháp 1959, điều 73 Hiến pháp 1980 quy định bổ sung thêm: “ Mọi hành động xâm phạm quyền lợi chính đáng của công dân phải được kịp thời sửa chữa và xử lý nghiêm minh”. Quy định này không chỉ có ý nghĩa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà còn nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, xây dựng chính quyền vững mạnh thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại. Ngoài ra một điểm mới nữa là trong Hiến pháp 1980 quy định “ nghiêm cấm trả thù người khiếu nại, tố cáo”, đây chính là quy định bảo đảm cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình. Đến Hiến pháp 1992- Hiến pháp thời kỳ đổi mới, quyền khiếu nại tố cáo của công dân đã tiếp tục được hoàn thiện và có một bước phát triển mới. Điều 74 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hay bất cứ cá nhân nào. Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định. Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được tập kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự. Nghiêm cấm trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống vu cáo, làm hại người khác.” Như vậy, có thể khẳng định rằng quyền khiếu nại, tố cáo chính là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp, một quyền có tính chất chính trị pháp lý của công dân, là một hình thức biểu hiện của Dân chủ Xã hội Chủ nghĩa. Theo quan điểm của Đảng, Nhà nước và Hồ Chủ tịch, quyền khiếu nại, tố cáo liên quan chặt chẽ đến các quyền và nghĩa vụ cơ bản khác của công dân và chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Việc thực hiện các quyền khiếu nại, tố cáo sẽ là cơ sở cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản khác của công dân. Nó chính là phương tiện để công dân đấu tranh chống lại các hành vi trái pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích của chính mình. Mặt khác quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là quyền dân chủ trực tiếp, một chế định của nền dân chủ trực tiếp để công dân thông qua đó thiết thực tham gia vào quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Hơn nữa trong những năm gần đây việc tăng cường quản lý đất đai luôn được Nhà nước ta quan tâm chú trọng. Việc khuyến khích các cơ quan cấp dưới và cán bộ Đảng viên, cá nhân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, phê bình công tác của cấp trên đồng thời nghiêm khắc xử lý những đơn vị, cá nhân tìm cách ngăn trở, trù dập những Đảng viên có ý kiến phê bình hoặc khiếu nại tố giác chính là đã tạo điều kiện cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai chặt chẽ và hiệu quả hơn. 3. Tìm hiểu căn cứ pháp luật giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai Theo dòng lịch sử, khi nghiên cứu về pháp luật thời phong kiến cho thấy nền pháp luật của Nhà nước phong kiến Việt Nam rất được quan tâm và có nhiều điểm tiến bộ. Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân đã cho đặt vạc dầu, nuôi hổ dữ làm hình phạt. Nhà Lý thế kỷ 19 đã cho ban hành bộ luật hình thư là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta. Thời Ngô, sau chiến thắng quân Nam Hán, Ngô Quyền đã coi trọng việc đặt lễ nghi. Nhà Trần lên ngôi được 5 năm, Trần Thái Tông đã ban hành bộ Luật Quốc triều Thống chế và sửa đổi hình luật lễ nghi gồm 20 quyển(năm1230) Đến năm 1244 Trần Thái Tông ban lệnh định các cách thức về Luật hình, tiếp đến năm 1341 Trần Dụ Tông biên soạn bộ Hoàng triều Đại điển và khảo soạn bộ Hình thư. Đến triều đại nhà Lê với 360 năm tồn tại (1428 – 1788) đã để lại nhiều thành tựu đáng kể trong việc ban hành các luật lệ, chế định như: Quốc Triều hình luật ( còn gọi là Lê triều hình luật) gồm 6 quyển (1440 – 1442); Quốc triều Thư khế thể thức (1468- 1471); Lê Triều Quan chế (1471); Thiên Nam dư hạ tập 100 quyển ( 1483); Hồng Đức thiên chính thư (1470-1497); Sỹ Hoạn châm quy (1470-1497); Quốc Triều Chiếu lệnh Thiện chính (1619-1705); Quốc Triều điều luật Cảnh Hưng điều luật (1740-1786). Trong tất cả các bộ sách trên thì Quốc Triều hình luật (còn được gọi là luật Hồng Đức) là bộ luật quan trọng và được đánh giá là bộ luật thành văn tiến bộ nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam còn được lưu giữ đầy đủ. Trong bộ luật Hồng Đức rất chú trọng đến lĩnh vực nông nghiệp nhất là chế độ bảo vệ ruộng đất phản ánh qua chương điền sản được ghi ở quyển 3 gồm 59 điều, quy định đất đai thuộc sở hữu Nhà nước (cụ thể là Nhà vua) thể hịên việc Đức vua ban tặng cấp phát thu hồi ruộng đất cho quan lại, Vua là đại diện của Nhà nước, có quyền sở hữu tối cao về đất đai, quy định trách nhiệm của quan lại trong việc quản lý đất đai... Dưới chế độ phong kiến và tư bản, đại bộ phận đất đai thuộc sở hữu tư nhân, cho nên pháp luật chủ yếu nhằm duy trì và bảo vệ quyền lợi của sở hữu tư nhân đối với đất đai Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã và đang đặt ra những yêu cầu cụ thể về xây dựng quản lý đất đai , giải quyết những vấn đề liên quan đến đất đai cụ thể : 3.1 Về chế độ sở hữu đất đai xét về nguồn gốc ,đất đai là sản phẩm của tự nhiên có trước lao động và do đó là tài sản chung của xã hội.trong quá trinh vạn động,đất đai trở thành tư liệu sản xuất đậc biệt,một yếu tố hết sức quan trọng cho quá trình sản xuất ,cho các hoạt động kinh tế, xã hội.giải quyết đúng mối quan hệ tự nhiên,kinh tế _xã hội của đất đai có ý nghĩa cực kì quan trọng để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đất đai. ở nước ta ,quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã và đang đặt ra một yêu cầu khách quan là phải xây dựng và hoàn thiện chế độ sở hữu đất đai cho phù hợp với cơ chế mới. nghị quyết đại hội lần thứ VII của đảng đã chỉ rõ “trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai,ruộng đất dược giao cho nông dân sử dụng ổn địng lâu dài. Nhà nước quy định bằng pháp luất các vấn đề thừa kế, chuyển quyền sử dụng ruộng đất”.hiến pháp nam 92 đã quy định :đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời …là của Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân. luật đất đai năm 1993, điều 1 quy định : “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý , Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, ca nhân sử dụng ổn định lâu dài. Nhà nước còn cho tổ, hộ gia đình, cá nhân thuê đất”. điều 2 quy định; “Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người làm nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có đất để sản xuất” từ đó đặt ra vấn đề là phải xáquản lý lập một cơ chế thể hiện quyền sở hữu đất đai sao cho phù hợp, có nghĩa là xác lập cách thức tạo ra sự thống nhất giữa hai quyền năng là quyền sở hữu pháp lý và quyền sử dụng thực tế về đất đai, đồng thời thống nhất với nhau do : - vì đất đai không phải của riêng ai, mà là tài sản của toàn xã hội , Nhà nước , là người đại diện cho nhân dân , thống nhất quản lý đất đai . - sự thay đổi từ cơ chế hiện vật sang đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng, đất đai được vận hành theo quy luật thị trường. Nhà nước nắm quyền sử dụng pháp lý về đất đai đất đai được sử dụng một cách tiết kiệm hợp lý vì lợi ích lâu dài đạt hiệu quả cao đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý , tạo cơ sở pháp lý khi thu hồi đất để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống, vì lợi ích của quốc gia và của nhân dân . 3.2 chế độ sử dụng đất đai và sở hữu tài sản gắn liền với đất đai Chế độ sử dụng đất đai là một chế định quan trọng của Luật Đất đai.Nó bao gồm các quy định và bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các tổ chức,hộ gia đình,cá nhân được Nhà nước giao đất,cho thêu đất để sử dụng. Nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ đất đai trên phạm vi cả nước,có quyền chiếm hữu,có quyền sử dụng và quyền định đoạt đất đai.Tuy nhiên,đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt.trên thực tế Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất mà giao một phần đất đai cho các tổ chức,hộ gia đình cá nhân trong quá trình sử dụng đất đai.Điều đó,một mặt thể hiện ý chí của Nhà nước đối với chức năng nắm quyền lực trong tay,ban hành luật pháp,mặt khác biểu hiện ý chí của Nhà nước với tư cách là người sử dụng đất đai.Thông qua các quy phạm pháp luật về đất đai,quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đai là cơ sở pháp lý để người sử dụng đất tuân thủ nhằm sử dụng đất đai hợp pháp,đạt hiệu quả kinh tế cao và tiết kiệm.Chính vì lẽ đó mà việc hoàn thiện chế độ sử dụng đất đai là rất cần thiết. Quyền của người sử dụng đất đai được quy định trong pháp luật về đất đai là cơ sở quan trọng cho sự phát triển sản xuất hàng hoá.Điều 1,Luật Đất đai quy định:”Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý.Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế,đơn vị vũ trang nhân dân,tổ chức chính trị xã hội,hộ gia đình và các cá nhân sử dụng ổn định lâu đất lâu đất dài.Nhà nước còn cho tổ chức,hộ gia đình,cá nhân nước ngoài thêu đất”.Điều 3,Luật Đất đai quy định:”Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.Hộ gia đình,cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi,chuyển nhượng,cho thuê,thừa kế,thế chấp quyền quyền sử dụng”. 3.2.1. Chủ thể sử dụng: - Chủ thể sử dụng đất là những người được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất sử dụng đất,bao gồm:các tổ chức,hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất.cụ thể là: - Người được Nhà nước giao đất sử dụng: Các tổ chức kinh tế. Đơn vị vũ trang nhân dan. Các cơ quan nhà nước. các tổ chức chính trị xã hội. Hộ gia đình và cá nhân. Người được Nhà nước cho thuê đất sử dụng. Tổ chức,hộ gia đình,cá nhân trong nước. Tổ chức,cá nhân nước ngoài,người Việt Nam định cư ở nước ngoài. 3.2.2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất không phải trả tiền sử dụng đất. Tổ chức này gồm: Cơ quan nhà nước,tổ chức chính tri xã hội,đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng đất để làm trụ sở,để phục vụ quốc phòng an ninh. Cơ quan nhà nước,tổ chức chính trị xã hội,đơn vị vũ trang nhân dân để xây dựng các công trình phục vụ cho sự nghiệp kinh tế,văn hoá,khoa học kỹ thuật,ngoại giao. Doanh nghiệp ,công ty sử dụng đất vào mục đích công cộng. Doanh nghiệp nhà nước,doanh nghiệp của các tổ chức chính trị xã hội,doanh nghiệp quốc phòng,công ty cổ phần,công ty trách nhiệm hữu hạn,tổ chức kinh tế tập thể sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông ,lâm nghiệp,nuôi trồng thuỷ sản,làm muối. A.Tổ chức được Nhà nước giao đất có các quyền sau đây: Quyền sử dụng đất theo mục đích và thời hạn được giao,không có quyền chuyển đổi,chuyển nhượng,cho thuê,thế chấp quyền sử dụng đất Tổ chức được Nhà nước giao đất vào mục đích nông,lâm nghiệp,nuôi trồng thuỷ sản,làm muối có quyền: +Góp vốn bằng giá trị sử dụng đất để liên doanh với các tổ chức ,cá nhân trong nước hoặc ngoài nước để tiếp tục sử dụng vào mục đích đã được giao. +Được quyền thế chấp quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc sở hữu của mình đã xâydựng trên đất đó tại Ngân hàng Việt Nam để vay vốn sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật. -Doanh nghiệp nhà nước được giao đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp,lâm nghiệp,nuôi trồng thuỷ sản thực hiện biện pháp giao khoán theo quy định của Chính phủ.Trong trường hợp doanh nghiẹp được phép sử dụng một phần đất đó vào mục đích kinh doanh khác thì phải thực hiện chế độ thuê đất đối với diện tích theo quy định của pháp luật. -Tổ chức kinh tế tập thể được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích không phải sản xuất nông,lâm nghiệp,nuôi trồng thuỷ sản,làm muối có quyền thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc sở hữu của mình đã xây dựng trên đất đó tại Ngân hàng Việt Nam để vay vốn theo quy định của pháp luật,không có quyền chuyển đổi,chuyển nhượng,cho thuê quyền sử dụng đất đó. b.Tổ chức nhà nước được giao đất có nghĩa vụ: -Sử dụng đất đúng mục đích,đúng quy hoạch, đúng pháp luật đất đai trong thời hạn được giao. -Thực hiện các nghĩa vụ về tài chính. -Tuân theo pháp luật về bảo vệ môi trường;không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh. -Đền bù cho người có đất bị thu hồi để giao cho mình theo đúng quy định pháp luật. -Trả lại đất không sử dụng cho Nhà nước. -Giao lại đất khi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi. 3.2.3.Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong nước được Nhà nước giao đất phải trả tiền sử dụng đất. Tổ chức kinh tế gồm: -Tổ chức kinh tế sử dụng đất vào mục đích xây dựng nhà ở để bán cho công dân Việt Nam hoặc cho thuê. -Tổ chức kinh tế sử dụng đất vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê quyền sử dụng đất gắn liền với kết cấu hạ tầng đó. -Tổ chức kinh tế trong nước được nhà nước cho thuê đất gồm các doanh nghiệp nhà nước,doanh nghiệp của các tổ chức chính trị-xã hội,doanh nghiệp quốc phòng an ninh,công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty cổ phần,tổ chức kinh tế tập thể sử dụng đất không phải mục đích sản xuất nông,lâm nghiệp,nuôi trồng thủy sản,làm muối. a.Tổ chức kinh tế trong nước được Nhf nước cho thuê đất có quyền: -Chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi bán nhà ở gắn liền với đất đó;chuyển nhượng quyền sử dụng đất để làm nhà ở gắn liền với kết cấu hạ tầng được xây dựng trên đất đó. -Cho thuê quyền sử dụng đất gắn liền với kết cấu hạ tầng đã được xây dựng trên đất đó. -Thế chấp giá trị sử dụng đất tại Ngân hàng Việt Nam để vay vốn sản xuất kinh doanh với tổ chức,cá nhân trong nước. b.Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất có nghĩa vụ: -Thực hiện các nghĩa vụ về tài chính và sử dụng đất theo đúng pháp luật. -Sử dụng đúng mục đích,đúng quy hoạch,đúng pháp luật về đất đai trong thời hạn thuê đất. -Tuân theo pháp luật về bảo vệ môi trường;không làm tổn hại lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất xung quanh. 3.2.4.Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình và cá nhân a.Quyền của hộ gia đìng và cá nhân: -Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất đai hợp pháp được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác định quyền sử dụng đất đai hợp pháp của người sử dụng.Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xác nhận quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi người sử dụng đất như mục đích sử dụng,thời hạn sử dụng,diện tích sử dụng…Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm cả nội dung pháp lý và nội dung kinh tế.Trong quan hệ chuyển đổi,chuyển nhượng đất,cho thuê đất trong điều kiện cơ chế thị trường,giấy chứng nhận đó là giấy có giá trị như một ngân phiếu. - Được hưởng các thành quả lao động và kết quả đầu tư trên đất được giao.Pháp luật bảo hộ cho người sử dụng đất các thanh quả đó. - Được hưởng lợi do các công trình công cộng về bảo vệ,cải tạo đất đem lại. - Nhà nước quan tâm hướng dẫn,giúp đỡ trong việc nâng cao kiến thức về sản +xuất,kinh doanh,cải tạo và bồi dưỡng đất đai. - Được nhà nước bảo vệ khi có người khác xâm phạm đến lợi ích hợp pháp trong việc sử dụng đất đai của mình. - Được quyền đóng góp đất đai để hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật. - Được quyền tố cáo,khiếu nại về các hành vi vi phạm quyền sử dụng đất đai hợp pháp,vi pham Luật Đất đai. - Được quyền chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:quyền chuyển đổi,quyền nhượng,quyền thừa kế,quyền cho thuê,quyền thế chấp. + Quyền chuyển đổi: Quyền đổi chuyển sử dụng đất là hình thức chuyển quyền sử dụng đất,trong đó các bên chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho nhau theo các điều kiện,nội dung,hìng thức chuyển quyền sử dụng đất được quy định ở Bộ Luật Dân sự và pháp luật về đất đai.Điều 74,Luật Đất đai quy định:Hộ gia đìng, cá nhân sử dụng đất nông,lâm nghiệp do nhu cầu sản xuất và đời sống được quyền chuyển đổi sử dụng đất và phải sử dụng đúng mục đích,thời hạn được giao.Xuất phát từ thực trạng sử dụng đất đai hiện nay là manh mún và phân tán,cho nên chuyển quyền sử dụng đất là cần thiết nhằm sử dụng đất hiệu quả hơn. + Quyền chuyển nhượng: Chuyển nhượng sử dụng đất là hình thức chuyển quyền sử dụng đất,trong đó người sử dụng đất(gọi là bên chuyển quyền sử dụng đất)chuyển giao đất cho người được chuyển nhượng(gọi là bên nhận quyền sử dụng đất),còn người được chuyển nhượng trả tiền cho người chuyển nhượng.Điều 75 quy định:Hộ gia đình,cá nhân sử dụng đất nông,lâm nghiệp khi họ chuyển đi nơi khác hoặc chuyển sang làm nghề khác hoặc không còn khả năng trực tiếp lao động được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất.Hộ gia đình,cá nhân sử dụng đất ở do không có nhu cầu hoặc chuyển đi nơi khác được chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở. + Quyền thừa kế: Thừa kế sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật phù hợp với quy định của Bộ Luật Dân sự và Pháp Luật về Đất đai.Điều 76,Luật Đất đai quy định:Cá nhân,thành viên của hộ gia đình được giao đất nông nghiệp,trồng cây lâu năm,đất lâm nghiệp để trồng rừng,đất ở,sau khi chết,quyền sử dụng đất của họ được để lại cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật. + Quyền cho thuê: Thuê quyền sử dụng đất là bên cho thuê chuyển giao đất cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn,còn bên thuê phải sử dụng đất đúng mục đích,trả tiền thuê và trả lại đất đai khi hết thời hạn thuê.Điều 78,Luật Đất đai quy định:Hộ gia đình,cá nhân sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm,nuôi trồng thuỷ sản do hoàn cảnh gia đình neo đơn,khó khăn,do chuyển sang làm nghề khác nhưng chưa ổn định hoặc thiếu sức lao động thì được cho người khác thuê đất với thời hạn không quá 3 năm.Trường hợp đặc biệt khó khăn thời hạn thuê có thể kéo dài hơn do Chính phủ quy định.Người thuê đất phải sử dụng đúng mục đích. + Quyền thế chấp: Thế chấp quyền sử dụng đất là hình thức chuyển quyền sử dụng đất trong đó bên sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.Bên thế chấp được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn thế chấp.Điều 78 Luật Đất đai quy định:Hộ gia đình,cá nhân sử dụng đất nông nghiệp,đất lâm nghiệp để trồng rừng được thế chấp chấp quyền sử dụng Việt Nam do Nhà nước cho phép thành lập để vay vốn sản xuất. Việc thực hiện quyền thế chấp là tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất phát triển sản xuất và là cơ sở pháp lý giữa người đi vay và tổ chức cho vay vốn. b. Nghĩa vụ của hộ gia đình,cá nhân: - Sử dụng mục đích,đúng phạm vi đất đai đã được quy định khi giao đất. - Bảo vệ,cải tạo,bồi bổ và sử dụng hợp lý,có hiệu quả. - Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường;không làm tổn hại lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh. - Phải làm đầy đủ thủ tục địa chính, nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. - Nộp tiền sử dụng đất khi được giao đất theo quy định của pháp luật. - Đền bù cho người có đất bị thu hồi để giao cho mình sử dụng theo đúng luật pháp. 3.2.5. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức,cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam a. Quyền của tổ chức,cá nhân nước ngoài thuê đất: - Cơ quan đại diện ngoại giao,cơ quan lãnh sự,cơ quan có chức năng ngoại giao của nước ngoài;cơ quan đại diện các tổ chức của Liên Hợp Quốc tại Viêt Nam;cơ quan tổ chức Liên chính phủ,cơ quan đại diên của tổ chức Liên chính phủ,có quyền: + Sử dụng đất đai theo thời hạn và mục đích đã thuê. + Xây dựng các công trình trên đất thuê theo giấy phép của cơ quan Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền. + Sở hữu công trình do mình xây dựng trên đất thuê trong thời hạn thuê đất + Được Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền sử dụng đất hợp pháp. + Khiếu nại,tố cáo những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất đất hợp pháp. - Tổ chức,cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cho thuê đất, có quyền: + Hưởng kết quả đầu tư trên đất. + Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất cùng với tài sản thuộc sở hữu của mình tại Ngân hàng Việt Nam trong thời hạn thuê đất,theo quy định của luật pháp. + Được hưởng lợi ích của công trình công cộng về bảo vệ,cải tạo đất. + Được Nhà nước bảo hộ quyền sử dụng đất hợp pháp;khiếu nại,tố cáo các hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp. + Được ưu tiên xem xét việc tiếp tục thuê đất khi hết thời hạn nếu có yêu cầu. b. Nghĩa vụ của tổ chức,cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam: - Sử dụng đất đúng mục đích,đúng các quy định trong hợp đồng thuê đất. - Thực hiện đúng các nghĩa vụ tài chính về việc thuê đất theo quy định luật pháp. - Tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về xây dựng,bảo vệ môi trường;không làm tổn hại lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất xung quanh;chấp hành việc sử dụng đất đai của cơ quan Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền. - Bảo vệ đất đai,không làm giảm giá trị của đất. - Trả lại phần đất không sử dụng cho Chính phủ Việt Nam. - Tuân theo quy định thu hồi đất của Chính phủ Việt Nam. 3.3 Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp khiếu nại đất đai của TAND các cấp. Theo Thông tư liên tịch số 01/2002/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-TCĐC ngày 3/1/2002: Trường hợp 1: đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị (gọi chung là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) do Tổng cục Quản lý ruộng đất trước đây hoặc Tổng cục Địa chính phát hành và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật đất đai năm 1987 hoặc Luật đất đai 1993. Thì các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất (tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất; tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; thừa kế quyền sử dụng đất; thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân. Khi giải quyết các tranh chấp nói trên cần căn cứ vào quy định của Bộ Luật dân sự, Luật đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật khác về đất đai để giải quyết. Trường hợp 2: đất đã có một trong các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ “ Về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất” như : quyết định giao đất, cho thuê đất , giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ Địa chính mà không có tranh chấp, giấy tờ giao nhà tình nghĩa, giấy tờ chuyển nhượng đất đai, mua bán nhà ở kèm theo chuyển nhượng quyền sử dụng đất được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận, giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất ở mà người đó vẫn sử dụng đất liên tục từ đó đến nay và không có tranh chấp, giấy tờ thừa kế, tặng, cho nhà ở gắn liền._. khiếu nại đất đai? Đây là vấn đề gây bối rối cho các cơ quan chức năng trong giải quyết khiếu nại đất đai và hiện chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Là một trong những nguyên nhân làm chậm tốc độ giải quyết đơn thư, tạo ra số lượng đơn thư tồn đọng nhiều hơn. Trên đây là một số những yếu tố khách quan có ảnh hưởng đến tình hình giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai mà trong công cuộc nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại cần quan tâm khắc phục. 4.2 Nguyên nhân chủ quan. Bên cạnh những nguyên nhân xuất phát từ môi trường thể chế, chính sách, hệ thống pháp luật còn có không ít những nguyên nhân xuất phát từ bản thân của các đối tượng tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai. a. Về phía Nhà nước Thứ nhất: Công tác quản lý đất đai do buông lỏng nhiều năm, đến nay quản lý theo Luật nên phải giải quyết nhiều vấn đề do lịch sử để lại, trong điều kiện hồ sơ bị thất lạc phân tán. Mặt khác khi giải quyết động chạm đến lợi ích vật chất thiết thực của người đang sử dụng đất mà cơ sở pháp lý chứng cứ lại không đầy đủ thì việc phát sinh các tranh chấp, khiếu nại đất đai là hệ quả tất yếu. ở cơ sở công tác quản lý đất đai chưa thực sự nghiêm minh, nhiều nơi người dân vẫn tiếp tục vi phạm trắng trợn Luật đất đai, chính quyền xử lý các vụ vi phạm đất đai thiếu cương quyết dẫn đến tình trạng coi thường bất chấp luật pháp của một số đối tượng có liên quan. Nhiều trường hợp do quá trình đo đạc chưa chính xác, diện tích thực tế chênh với diện tích trong bản đồ địa chính cũng phát sinh khiếu kiện tranh chấp. Thứ hai: Trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật ở các địa phương nhất là việc đền bù giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình, việc thực hiện các chính sách đất đai, Luật đất đai còn thiếu công khai dân chủ, việc giao cấp đất trái thẩm quyền, không đúng đối tượng, giao sai diện tích, vị trí, sử dụng tiền thu từ đất sai quy định của pháp luật, hoặc người sử dụng đất dã làm đủ các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật nhưng không được hợp thức hoá quyền sử dụng đất, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng là những nguyên nhân tạo nên khiếu kiện đông người vượt cấp lên Trung ương. Mặt khác giá đền bù giải phóng mặt bằng theo quy định nói chung còn thấp so với thực tế, người dân nghèo không có khả năng bù thêm để mua chỗ ở mới. Trong khi đó UBND các cấp không có đủ quỹ đất để xây dựng các cụm dân cư. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng khiếu nại có liên quan đến đất đai. Việc giao đất, cho thuê đất, đấu thầu đất, đền bù giải toả và sử dụng những khoản tiền thu được không công khai gây ngờ vực trong lòng dân. Nhiều vụ việc khi thực hiện chủ trương thu hồi đất để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia… việc đền bù giải toả không dứt điểm dây dưa kéo dài, trong khi đó chính sách đền bù giải toả lại có thay đổi, người dân đòi được áp dụng chính sách mới… Thứ ba: Khi phát sinh khiếu tố các cấp uỷ chính quyền nhiều nơi còn né tránh, đùn đẩy chưa tích cực, chủ động giải quyết kịp thời hoặc xử lý vi phạm thiếu khách quan. Nhiều trường hợp xử lý không triệt để đối với các sai phạm, cá biệt có vụ chỉ tìm cách xử lý người đi khiếu tố, bao biện việc làm sai trái của cán bộ vi phạm. Cấp trên trực tiếp chưa thực hiện đầy đủ thẩm quyền trách nhiệm trong việc kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn giải quyết và xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Vì vậy có vụ lúc đầu tuy đơn giản nhưng do sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp uỷ chính quyền thiếu kịp thời, nội bộ không thống nhất, cá biệt còn có cán bộ, Đảng viên đứng sau xúi giục những người khiếu kiện làm vụ việc trở lên phức tạp hơn. Một số địa phương sau khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng thì cho rằng đã hết trách nhiệm. Nhiều trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có sai sót không được sửa đổi, bổ sung do đó người dân tiếp tục khiếu nại. Một số vụ việc thì đã được giải quyết nhưng việc tổ chức thực hiện chưa tốt, thiếu kiểm tra đôn đóc kịp thời, do đó gây khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc cho dân, làm phát sinh những quan hệ khiếu kiện mới phức tạp hơn, gay gắt hơn dẫn đến tình trạng dơn khiếu nại vượt cấp lên Trung ương. Thứ 4: Trong quá trình giải quyết những vụ phức tạp đông người, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp thì sự phối hợp giữa các ngành các cấp chưa chặt chẽ, các cơ quan, đơn vị tham gia chưa chủ động giải quyết công việc được phân công mà thường phó thác cho các cấp chủ trì xem xét giải quyết nên vụ việc tiến triển chậm… Thứ 5: Trình độ hiểu biết pháp luật của cán bộ còn hạn chế, mang tính chủ quan, dẫn đến việc tham mưu thực hiện công việc không chính xác như: đo đạc không chính xác diện tích, nhầm lẫn địa danh, thu hồi đất nhưng không ra quyết định thu hồi, làm không đầy đủ các thủ tục pháp lý do đó người dân khiếu kiện. Một số cán bộ vì lợi ích kinh tế đã cố tình vi phạm chính sách, pháp luật đất đai. Lạm dụng chức quyền làm sai gây ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Nhân dân bất bình dẫn tới những vụ việc khiếu kiện đông người và kéo dài như vụ đền bù giải phóng mặt bằng ở xã Liêm Trung, Liêm Cầu ( Thanh Liêm), Khả Phong (Kim Bảng, Hà Nam)… Cũng có những cán bộ, tổ chức Đảng, chính quyền do nóng vội chạy theo thành tích nên không quan tâm làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục, giáo dục nhân dân, đã sử dụng các biện pháp mệnh lện gò ép, huy động sức dân quá mức, vi phạm dân chủ đối với nhân dân làm phát sinh các khiếu kiện. Thứ 6: ở một số địa phương các cấp uỷ chính quyền chưa quan tâm đúng mức đến công tác vận động quần chúng. Việc tuyên truyền giáo dục pháp luật còn nhiều hạn chế do đó nhiều chính sách, pháp luật đất đai chưa đi vào cuộc sống… Công tác hoà giải ở cơ sở chưa được chú trọng đúng mức, còn có hiện tượng cán bộ hoà giải chưa hiểu một cách đầy đủ các văn bản pháp luật để vận dụng khi hoà giải, làm qua loa cho xong chuyện, chưa thật nhiệt tình trong công tác hoà giải, làm tác động không tốt đến tâm lý của người khiếu nại, cũng như người bị khiếu nại. Thứ 7: Công tác kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai chưa làm tốt. Nhiều đoàn kiểm tra mới chỉ nghe đối tượng báo cáo tình hình khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn mà chưa kiểm tra đầy đủ sổ sách tiếp dân, tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, hoặc có xem xét nhưng không phát hiện được các sơ hở hiếm khuyết của quá trình giải quyết vụ việc nhất là đối với các vụ việc khiếu kiện có đông người phức tạp, hoặc các vụ tái khiếu, tái tố kéo dài, vụ việc đã có quyết định nhưng không được các đối tượng và các bên liên quan thực hiện. Tình hình đó dẫn đến tại các địa bàn năm nào cũng được kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo nhưng không thúc đẩy được công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Các vụ việc tranh chấp khiếu nại vẫn bị tồn đọng kéo dài. b. Về phía người khiếu nại. Đối với những người khiếu tố có một bộ phận do chưa hiểu rõ chính sách, pháp luật đất đai, do thiếu niềm tin ở các cán bộ chính quyền cơ sở; hoặc nhận thức không đúng về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, lại bị xúi giục kích động mà cố tình khiếu tố vượt cấp. Có người vì động cơ cá nhân, vì mâu thuẫn, vì lợi ích riêng của chòm xóm, dòng họ mà cố tình khiếu kiện cả những vụ đã được các cấp có thẩm quyền giải quyết có lý, có tình, đúng chính sách pháp luật và hết thẩm quyền của cơ quan Nhà nước. Có những vụ việc kẻ cầm đầu bịa ra các sự việc tình tiết, số liệu giả mạo để lừa bịp quần chúng, nhằm tập hợp thành số đông để khiếu kiện đông người vượt cấp. Cũng có một bộ phận người khiếu kiện thiếu thiện chí hợp tác với chính quyền và cơ quan có thẩm quyền vì vụ lợi, tư thù cá nhân vì vậy không ít trường hợp vụ việc đã được các cấp có thẩm quyền xem xét thấu đáo, giải quyết đúng chính sách pháp luật nhưng người khiếu nại vẫn cố tình không chấp nhận kết luận của các cấp có thẩm quyền, cứ tiếp tục khiếu tố kéo dài, yêu cầu xử lý kỷ luật cán bộ nặng hơn mức độ vi phạm mà họ đã gây ra. Chương III: Quan điểm, định hướng, giải pháp. I. Quan điểm, định hướng. 1. Quan điểm. Việc giải quyết khiếu kiện, tranh chấp đất đai của nhân dân vừa là yêu cầu cấp bách trước mắt, lại vừa là vấn đề lâu dài và là vấn đề nhạy cảm. Nội dung xử lý không chỉ thuần tuý về quyền lợi, về kinh tế mà nó gắn chặt với tình hình an ninh chính trị của địa phương. Nhận thức rõ điều đó Đảng và Nhà nước ta đã thống nhất quan điểm và định hướng cho công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai như sau: Trước tiên, phải coi việc giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai là một nhiệm vụ trọng tâm của việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội hàng năm của địa phương. Phải thống nhất quan điểm và có sự phối hợp tốt giữa các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trực tiếp trong việc giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm và thực hiện Quyết định giải quyết của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đảng phải thực sự tin vào dân, vì dân, lắng nghe dân, biết dựa vào dân để tìm ra giải pháp đúng đắn, phù hợp và hiệu quả nhất. Phải phát huy sức mạnh của cả một hệ thống chính trị, làm tốt công tác vận động, giáo dục, thuyết phục, tổ chức lực lượng quần chúng để giải quyết những bức xúc của nhân dân và những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, đảm bảo đúng thẩm quyền pháp luật, dân chủ công khai phù hợp với thực tiễn. Công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp về đất đai phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp uỷ, Đảng và Thủ trưởng các cơ quan đơn vị hữu quan. Việc giải quyết khiếu nại tố cáo của nhân dân phải toàn diện, đúng sai rõ ràng, xử lý nghiêm minh những cá nhân, đơn vị có sai phạm . Các tranh chấp, khiếu nại đất đai phải được giải quyết đúng thẩm quyền, không trùng lắp, kịp thời, thận trọng, tỷ mỉ, chính xác trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở nhưng phải đảm bảo giữ kỷ cương phép nước. Khiếu kiện xảy ra ở địa phương nào, cấp nào thì trách nhiệm trước hết là của cấp uỷ, chính quyền nơi đó phải giải quyết. Một trong những yếu tố quyết định để ổn định tình hình ở những địa phương có khiếu nại, tố cáo đông người là phải có những biện pháp tổng hợp, đồng bộ nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp. Trong đó đặc biệt phải chú ý xử lý kiên quyết, kịp thời những cán bộ sai phạm và những cá nhân lợi dụng, có hành vi vi phạm pháp luật. Có như vậy mới bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, lợi ích của các cơ quan, đơn vị, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân. 2. Định hướng. Công tác dân vận phải được tiến hành một cách đông bộ, thống nhất trong các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ, Đảng. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về đất đai, sử dụng sức mạnh tổng hợp của các lực lương, các biện pháp. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai phải làm tốt trước hết ở cơ sở. Việc tổ chức tiếp dân phải được thực hiện một cách nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm cao. Các đơn vị xã, thị trấn đến huyện phải quan tâm sâu sắc từ nơi tiếp dân đảm bảo thuận lợi, khang trang, đầy đủ cơ sở vật chât… đến phong cách năng lực chuyên môn, khả năng đối thoại của lãnh đạo và những cán bộ được phân công tiếp dân. Trong quá trình giải quyết khiếu tố đất đai phải tăng cường công tác hoà giải ngay ở tổ dân phố, cụm dân cư và cơ sở, đề cao vai trò của cơ sơ trong quá trình xem xét vụ việc. Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận tiếp dân thanh tra huyện và lãnh đạo cơ sở, thường xuyên đôn đốc cơ sở thực hiện nghiêm túc việc tiếp công dân, tích cực chủ động việc giải quyết đơn thư, đôn đốc việc thực hiện các kết luận sau giải quyết khiếu nại,tố cáo đất đai. Thường xuyên bồi dưỡng mọi mặt nhất là nghiệp vụ công tác tiếp dân, hoà giải, giải quyết khiếu nại, tố cáo và trình độ hiểu biết cập nhật các văn bản pháp luật liên quan đến đất đai cho cán chủ chốt ở cơ sở. Nâng cao năng lực, uy tín, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ Địa chính và cán bộ thuộc cơ quan có liên quan.Tạo tiền đề cho vụ việc giải quyết dứt điểm, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự xă hội ở địa phương đơn vị. Thủ trưởng và các cấp, các ngành có liên quan phải triệt để quán triệt quan điểm Nhà nước của dân, do dân, vì dân để thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đất đai chỉ đạo sát sao, cụ thể nắm vững tình hình, thường xuyên đôn đốc kiểm tra cấp dưới nhằm phát huy hiệu lực hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại tố cáo. Phải hết sức coi trọng công tác quản lý chặt chẽ đất đai theo kế hoạch, quy hoạch, hoàn thiện hệ thống thông tin về đất đai, thủ tục pháp lý tài liệu quản lý về đất đai: bản đồ địa chính, bản đồ giải thửa, sổ mục kê…các hồ sơ quản lý về ruộng đất khác theo quy định, tiến tới làm triệt để và đồng bộ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến từng hộ gia đình và đối tượng sử dụng đất. II. Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể Trên cơ sở phân tích tình hình khiếu nại tố cáo đất đai hiện nay, thống nhất các quan điểm và biện pháp chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, mục tiêu của công tác giải quyết khiếu nại tranh chấp trong lĩnh vực đất đai là: phối hợp chặt chẽ Bộ Tài Nguyên và Môi Trường và các Bộ, ngành có liên quan với các địa phương nhằm tập chung giải quyết dứt điểm và cơ bản số đơn và quyết định chưa được thi hành còn tồn ở địa phương và của Bộ. Ngăn ngừa và xử lý kịp thời các điểm nóng mới phát sinh. Giải quyết có hiệu quả tại chỗ, hạn chế mức tối đa người khiếu nại báo lên Trung Ương. Cụ thể là công tác giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai phải tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong năm 2003; xử lý nghiêm các sai phạm qua kết quả kiểm tra theo quyết định 273/QĐ-TTg ngày 24/4/2002 của Thủ tướng Chính Phủ về việc đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng đất đai và các sai phạm thông qua công tác thanh tra kiểm tra việc quản lý sử dụng đất; Bên cạnh đó phải xây dựng Luật đất đai theo chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh 2003 của Quốc Hội, đẩy mạnh nâng cao chất lượng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, khẩn trương và làm tốt hơn nữa công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để công tác quản lý sử dụng đất đi vào nền nếp góp phần hạn chế đơn thư khiếu nại về đất đai; lãnh đạo và thanh tra Sở Địa chính, Sở Địa chính Nhà đất các tỉnh đều được tập huấn hướng dẫn đầy đủ quy trình về giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai. Căn cứ trương trình công tác năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ năm 2004 có một số nội dung chủ yếu sau: 1- Về xây dựng văn bản: - Xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ về tổ chức hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường. - Xây dựng các quy chế, quy trình thanh tra các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ. 2- Công tác thanh tra: - Tiếp tục thực hiện Quyết định 273 của Chính phủ. - Tổ chức thanh tra quản lý nhà nước về môi trường và khoáng sản. - Tổ chức thanh tra việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và việc lập, thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở cơ sở. 3- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo: - Tiếp tục phối hợp với các địa phương để giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Giải quyết các điểm nóng khiếu nại về đất đai. 4- Công tác hướng dẫn nghiệp vụ và xây dựng lực lượng: - ổn định tổ chức của Thanh tra Bộ, tiếp nhận bổ sung lực lượng, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng mới. - Tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ ngành tài nguyên và môi trường. Với nội dung định hướng nêu trên Thanh tra Bộ sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể trình lãnh đạo Bộ phê duyệt để thực hiện năm 2004. Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường xin báo cáo và đề nghị Tổng Thanh tra Nhà nước có ý kiến chỉ đạo./. III. Giải pháp nâng cao hiệu lực hiệu quả của quá trình giải quyết tranh chấp khiếu nại đất đai. Để giải quyết tình hình khiếu nại bức xúc hiện nay thiết nghĩ cần phải làm một số vấn đề sau: Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý trong giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai. Ban hành quy định thống nhất về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Luật đất đai và Luật khiếu nại, tố cáo, tạo điểm đừng trong giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai, tránh tình trạng vụ việc của cấp dưới lại đẩy lên cấp trên. Đảm bảo người được giao giải quyết phải có đầy đủ thẩm quyền ngay tại chỗ, kết luận có tính hiệu lực cao buộc cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện. Ban hành những văn bản quy định rõ ràng về phân cấp trách nhiệm thụ lý đơn giải quyết khiếu nại, tố cáo đất đai giữa UBND các cấp và Sở Địa chính các cấp. Hơn nữa hiện nay cho thấy cứ mỗi khi nước ta có sự kiện chính trị như bầu cử Quốc Hội, Hội đồng Nhân dân thì đơn thư tố cáo lại rộ lên nhiều. Rất nhiều đơn thư khuyết danh, nặc danh, mạo danh và nội dung tố cáo thì nêu quá chung chung, người tố cáo không cung cấp được chứng cứ, làm cho việc giải quyết tố cáo gặp nhiều khó khăn. Nên chăng pháp luật cần quy định rõ chỉ giải quyết tố cáo mà người tố cáo phải ký tên và họ phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ bằng chứng và chứng cứ về các nội dung tố cáo của mình. Cơ quan Nhà nước phải có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho người khiếu nại tố cáo. Đối với vụ việc mà người khiếu nại tố cáo cáo mạo danh hoặc khuyết danh thì cơ quan Nhà nước không có trách nhiệm giải quyết và trả lời. Pháp luật cũng nên quy định rõ là các đơn thư tố cáo này coi như một nguồn thông tin giúp cơ quan Nhà nước nghiên cứu để phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra theo chương trình, kế hoạch. Hiện nay hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước đều có khiếu kiện đông người về giải phóng mặt bằng, đền bù không thoả đáng. Vì vậy bộ tài nguyên môi trường cần tập chung giúp Chính phủ hoàn thiện sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan. Để nâng cao chất lượng của công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai thì công tác tiếp dân là bước đi đầu tiên hết sức quan trọng. Tất cả đơn thư được tập chung về một nơi nhận là tổ tiếp dân với các đơn tranh chấp về đất đai thì tổ tiếp dân sẽ chuyển đến đơn vị chức năng của UBND xã để tiến hành xác minh sau đó báo cáo bằng văn bản, đề xuất phương hướng giải quyết cho Hội đồng hoà giải do Chủ tịch UBND xã làm Chủ tịch. Do đó phải cố gắng làm tốt công tác tiếp dân là một biện pháp giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai ngay từ cơ sở. Thanh tra thành phố, Thanh tra quận, huyện, sở, ngành trong hệ thống thanh tra Nhà nước phải có trách nhiệm tiếp dân thường xuyên. ở cấp huyện, quận, Chủ tịch UBND huyện, quận thành lập tổ tiếp dân, thành lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ về chính sách pháp luật và khả năng đối thoại vơi nhân dân cho những cán bộ được phân công làm công tác này. Phải niêm yết lịch tiếp dân và các nội quy quy định về giải quyết khiếu nại tố cáo để cho dân biết. Thực hiện kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo đất đai của Sở Địa chính và UBND các cấp cùng các ngành có liên quan một cách thường xuyên hơn. Xác định rõ đối tượng tiến hành kiểm tra trách nhiệm giải quyết tố cáo đất đai theo mô hình: Thanh tra Nhà nước kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo đất đai của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các ngành có liên quan; Thanh tra tỉnh kiểm tra trách nhiệm giải quyết của giám đốc Sở Địa chính, các ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh; Thanh tra huyện kiểm tra giám sát Chủ tịch UBND xã, thủ trưởng các cơ quan hữu quan thuộc cấp huyện và cán bộ phòng Địa chính xã; Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra giám sát Thủ trưởng của các Sở Địa chính, các phòng Địa chính trực thuộc Bộ kể cả các doanh nghiệp Nhà nước. Quyết định kiểm tra phải ghi rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, phạm vi của cuộc kiểm tra cũng như thành phần của đoàn kiểm tra. Lập kế hoạch kiểm tra ngắn gọn, dễ hiểu, đề cập một cách toàn diện nội dung cần kiểm tra từ việc thực hiện công tác tiếp dân đến tình hình phát sinh đơn khiếu nại, tố cáo trên địa bàn. Công khai kết luận kiểm tra với đối tượng kiểm tra, kịp thời uốn nắn những sai sót, khiếm khuyết trong quá trình xử lý tranh chấp, khiếu nại đất đai. Qua đó đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết dứt điểm những vụ còn tồn đọng đặc biệt là những vụ khiếu kiện đông người phức tạp, các vụ dây dưa kéo dài. UBND các tỉnh thành phố mà đặc biệt là các địa phương có vụ khiếu kiện đông người tập chung giải quyết dứt điểm từng vụ việc, xử lý theo pháp luật những người có trách nhiệm giải quyết mà không quan tâm đúng mức đến việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân để đơn thư vượt cấp. Tập chung rà soát, xem xét, kết luận các vụ nhân dân tập chung khiếu nại đông, phức tạp, tồn đọng kéo dài mà chưa thống nhất phương án xử lý. Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các địa phương xem xét lại đơn và quyết định thuộc thẩm quyền của Bộ và của Thủ tướng Chính phủ giao, đồng thời có kế hoạch, biện pháp tổ chức chỉ đạo cụ thể. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiều đơn và quyết định tồn đọng Bộ sẽ phối hợp với địa phương tập chung chỉ đạp giải quyết. Các địa phương có ít đơn tồn đọng thì chủ động giải quyết, Bộ sẽ hướng dẫn, kiểm tra và phúc tra. Trên cơ sở rà soát lại các quyết định, các vụ việc đã có quyết định giải quyết đúng chính sách, pháp luật các cơ quan có thẩm quyền kết hợp với Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể tổ chức thi hành ngay. Quyết định nào cần xem xét, chỉnh sửa, bổ sung thì Bộ và địa phương bàn bạc thống nhất xử lý. Những vụ việc chưa có chủ trương giải quyết của Nhà nước thì trả lời cho dân biết. Những vụ việc phức tạp vượt thẩm quyền phải báo cáo xin chủ trương giải quyết. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đất đai phải đảm bảo đúng quy trình, thủ tục luật pháp; đồng thời kết hợp tốt biện pháp giáo dục, thuyết phục, biện pháp kinh tế với biện pháp hành chính và kiên trì hoà giải. Thực hiện công khai dân chủ trong giải quyết khiếu tố đất đai. Người giải quyết khiếu tố phải trực tiếp đối thoại với người khiếu nại và người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại trước đó, người có quyền và lợi ích liên quan. Người giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai phải công khai kết quả thẩm tra và dự kiến giải quyết vụ việc đó. Thực hiện phân cấp thẩm quyền giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai nhưng cần phải đảm bảo sự thống nhất. Cụ thể là trước khi cấp huyện, quận, thị xã ra quyết định giải quyết tranh chấp khải kiểm tra kỹ hoà giải ở cơ sở. Vụ việc còn khả năng có thể giải quyết bằng hoà giải thì tiếp tục chỉ đạo hoà giải để hạn chế ngay từ đầu phát sinh khiếu tố từ cơ sở; nếu phải giải quyết bằng quyết định hành chính thì trước khi quyết định, người ra quyết định phải trực tiếp đối thoại với những người có liên quan đến vụ việc; nếu phức tạp thì phải tham khảo hoặc xin ý kiến chỉ đạo của tỉnh, thành phố trước khi tỉnh, thành phố ra quyết định cuối cùng. Hoặc quyết định lần đầu mà xét thấy vụ việc đó phức tạp thì cần tham khảo ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngược lại trước khi Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định cũng phải tham khảo ý kiến của tỉnh. Tạo sự thống nhất trong giải quyết nhưng phải đảm bảo khách quan trong xử lý vụ việc. Đối với UBND tỉnh, thành phố các khiếu kiện đã được xem xét, giải quyết đúng pháp luật và đã có quyết định giải quyết cuối cùng thì cần có sự phối hợp với các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, đoàn thể…tổ chức thực hiện, giải thích, vận động, thuyết phục người khiếu kiện có nghĩa vụ chấp hành. Mặt khác cần xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng khiếu kiện lôi kéo trục lợi. Thành lập các tổ hoà giải ở địa phương, cơ sở khi các tranh chấp đất đai phát sinh, yêu cầu đặt ra cho công tác này là phải thận trọng, tỉ mỉ, kịp thời ngay từ khi vụ việc mời hình thành và còn ít phức tạp. Làm tốt công tác giàn xếp có lý có tình, giữ gìn truyền thống tình làng nghĩa xóm. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán Bộ Địa chính nói riêng và các cán bộ thuộc cơ quan có liên quan nói chung. Xây dựng đội ngũ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đất đai trong sạch, vững mạnh để đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ được giao. Trước mắt để đủ sức tập chung giải quyết đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đơn thư và quyết định tồn nhiều, cần huy động lực lượng ở địa phương phối hợp với cán bộ thanh tra đất đai của Bộ và lập các đoàn thanh tra triển khai thực hiện tại một thời điểm nhất định nhằm nâng cao trách nhiệm của lực lượng cán bộ làm công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai. IV. Một số giải pháp làm giảm tranh chấp khiếu nại đất đai. Bên cạnh những biện pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác giải quyết tranh chấp khiếu nại đất đai chúng ta cũng cần phải quan tâm đến những biện pháp giúp ngăn ngừa phát sinh khiếu kiện đất đai. Đây được coi như là một nhiệm vụ trọng tâm của Sở Địa chính cũng như của các cấp uỷ chính quyền các ngành có liên quan. ở đây em xin đề xuất một số biện pháp sau: Thứ nhất: Tổ chức tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đất đai. UBND các cấp chỉ đạo Sở Địa chính cùng cấp phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng thực hiện công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú (như thông qua nghệ thuật quần chúng hoặc mở các lớp học bồi dưỡng cho cán bộ cấp cơ sở để lực lượng này về tận tổ, cụm dân cư phổ biến cho nhân dân…) làm cho chính sách đất đai đi vào đời sống quần chúng, người dân hiểu và làm việc theo pháp luật, ngăn ngừa những vụ việc tranh chấp, khiếu nại do hiểu nhầm hoặc do chưa được phổ biến chính sách. Bộ Tài chính cần bố trí khoản kinh phí riêng cho công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai đối với hệ thống tuyên truyền từ Tổng cục Địa chính đến các Sở Địa chính. Không có nguồn chi thì không thể đảm đương được công việc to tát, công phu và tế nhị này. Thứ hai: Ngăn chặn một cách có hiệu quả các tranh chấp đất đai bằng cách: ngay từ khâu đo đạc phải tiến hành một cách chính xác, đúng diện tích, đúng họ tên, đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đề phòng khi xảy ra tranh chấp đã có cơ sở pháp lý vững chắc để giải quyết. Thứ ba: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất nhất là công tác quy hoạch, giao đất, cấp đất và việc sử dụng đất của các cá nhân tổ chức khi được Nhà nước giao đất; thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai. Tập chung đẩy mạnh công tác thanh tra là trách nhiệm của các cấp quản lý như thế mới giảm được đơn thư khiếu nại vượt cấp. Thứ tư: Việc giải phóng mặt bằng, sắp xếp lại dân cư là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến tập quán sinh hoạt và lợi ích của người di chuyển do đó không ít các hộ dân có đơn khiếu nại kiến nghị. Vì vậy, ở những nơi có dự án giải phóng mặt bằng cần phải thành lập ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng để tập chung thực hiện tốt công tác này. Tăng cường vai trò trách nhiệm của các cấp trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng (giá bồi thường thiệt hại về đất đai, tài sản trên đất, mức hỗ trợ đặc biệt…) chủ động quỹ nhà, quỹ đất tái định cư. Làm tốt công tác này sẽ giảm được khối lượng lớn số đơn thư khiếu nại. Các mối quan hệ xung quanh đất đai luôn phát triển theo hướng đa dạng và phức tạp. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai là một mảng vấn đề lớn, luôn phát sinh những yếu tố mới. Vì vậy trên đây em chỉ đề cập đến một số giải pháp với hy vọng nó là cơ bản và chủ yếu để thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai, góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội làm nền tảng cho phát triển kinh tế bền vững Kết luận Để quản lý đất nước, quản lý xã hội, đảm bảo trật tự xã hội và kỷ luật, Nhà nước ban hành pháp luật (thực hiện quyền lập pháp). Cũng chính Nhà nước phải tổ chức thực thi pháp luật trong đời sống xã hội (thực hiện quyền hành pháp). Trong quá trình đó Nhà nước phải tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Như vậy giải quyết khiếu nại, tố cáo là một dạng hoạt động không thể thiếu của quá trình thực hiện quyền lực của Nhà nước, nhằm quản lý một xã hội, một đất nước. Hệ thống Toà án Nhân dân các cấp, các Bộ, Sở, ban ngành có liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở nước ta thể hiện sự hoà quyện thống nhất giữa tính Đảng, tính Nhà nước và tính nhân dân trong toàn bộ cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo mà mục đích của nó không có gì khác hơn là hướng tới một Nhà nước của dân, do dân và vì dân, một xã hội công bằng dân chủ văn minh. Với quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật chúng ta thấy rằng tình hình tranh chấp, khiếu nại đất đai vẫn chưa giảm và còn có nơi diễn biến phức tạp, nếu không giải quyết tốt sẽ tiềm ẩn nguy cơ làm mất ổn định chính trị xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng và tính chất cấp bách của vấn đề nên em đã lựa chọn chuyên đề “giải quyết tranh chấp khiếu nại về đất đai”. Trong bài viết của mình em đã nêu rõ vị trí và tầm quan trọng cũng như phân tích tình hình thực trạng, nguyên nhân và một số biện pháp cụ thể để cải thiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đất đai. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này em không có điều kiện đề cập một cách toàn diện và đầy đủ vấn đề này. Hơn nữa do nhận thức còn hạn chế nên bài viết sẽ còn nhiều khiếm khuyết. Khi viết đề tài này em hy vọng bài viết của mình sẽ là tài liệu tham khảo có ích, góp ý kiến nhỏ bé của mình vào quá trình nâng cao hiệu lực hiệu quả của công tác giải quyết tranh chấp và khiếu nại đất đai - một nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay. Tài liệu tham khảo. 1.Giáo trình Đăng ký-thống kê đất đai. PGS, TSKH. Lê Đình Thắng-Ths. Đỗ Đức Đôi. 2. Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế. PGS, TSKH. Lê Đình Thắng. 3. Giáo trình Kinh tế tài nguyên đất. PGS, TSKH. Ngô Đức Cát. 4. Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1946, 1980, 1992. 5. Luật đất đai năm 1993 6. Luật đất đai sửa đổi năm 1998, 2001 và dự thảo sửa đổi luật đất đai năm 2003. 7. Luật khiếu nại tố cáo năm 1998. 8.Tạp chí Địa chính: Số các năm 1999, 2000, 2001, 2002, 2003. 9. Tạp chí Thanh tra: Số các năm 2002, 2003 10. Nghị định số 67/1999 NĐ-CP; Nghị định số 62/2002 NĐ-CP; 11. Thông tư liên tịch số 01/2002 TTLT-TANDTC-VKSNDTC-TCĐC. Thông tư 09/TW của Ban chỉ huy TW Đảng. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT146.doc