Tài liệu Giải pháp thúc đẩy Xuất khẩu hàng nông sản của Công ty XNK Intimex: LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986. Đây là một quyết định quan trọng mở ra một bước ngoặt cho nền kinh tế nước ta. Kể từ đó Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về tư duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa,... Ebook Giải pháp thúc đẩy Xuất khẩu hàng nông sản của Công ty XNK Intimex
83 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp thúc đẩy Xuất khẩu hàng nông sản của Công ty XNK Intimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội nhập quốc tế. Con đường đổi mới đó đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng trong xã hội, vị thế của nước ta ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Tư duy “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia và dân tộc trên thế giới” được coi là bước đột phá, góp phần thiết lập và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và đối tác thương mại, thể hiện: tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bình quân từ năm 1986-2005 là 20,7 tỷ USD/năm (gấp 7 lần năm 1985), tốc độ tăng trưởng của các thời kỳ rất cao, tính từ năm 1986-2005 tốc độ tăng trưởng bình quân của xuất khẩu là 21,2%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng gần 40 lần từ 789 triệu USD (1986) lên 32,4 tỷ USD (2005).
Với những đặc trưng về khí hậu, địa hình, đất đai và cả yếu tố con người, Việt Nam có thế mạnh để phát triển các loại cây nông nghiệp như gạo, chè, cà phê, hạt tiêu… chính các mặt hàng này đã đóng góp một phần không nhỏ vào thành tựu phát triển của Việt Nam. Từ chỗ phải nhập khẩu ròng lương thực hiện nay nước ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới, xuất khẩu cà phê thứ ba thế giới…
Cùng với sự tăng trưởng về quy mô xuất nhập khẩu, các đơn vị tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu cũng tăng lên nhanh chóng. Với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Intimex đã tìm cho mình một hướng đi đúng đắn, đó là tập trung đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản, mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế so sánh so với các quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên sau hơn 20 năm kể từ ngày mở cửa bước ra thị trường thế giới, bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được thì việc xuất khẩu mặt hàng nông sản nói chung và của công ty Intimex nói riêng vẫn còn gặp nhiều bất cập cần khắc phục để hoạt động xuất khẩu nông sản ngày càng phát triển mạnh hơn và đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Qua thời gian thực tập tại công ty, em nhận thấy việc xác định nguyên nhân và đề ra những giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu của công ty là một vấn đề cấp bách. Chính vì vậy em đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng.
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex.
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex.
Do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm thực tế nên bài viết của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU
Vai trò và nội dung của hoạt động xuất khẩu ở doanh nghiệp.
Khái niệm xuất khẩu:
Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán sản phẩm, hàng hóa, hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài. Sản phẩm hay dịch vụ ấy phải di chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia.
Xuất khẩu đã được thừa nhận là một hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước và cho nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho sự phát triển kinh tế là một mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại. Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Hoạt động xuất khẩu xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển của xã hội. Đây là một hoạt động tất yếu diễn ra khi mà sản xuất vượt quá nhu cầu tiêu dùng trong nước và hoạt động này ngày càng được phát triển mạnh mẽ khi trình độ chuyên môn hóa sản xuất của các quốc gia ngày càng sâu sắc. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của mình, các quốc gia buộc phải trao đổi với nhau để lấy những sản phẩm mình không sản xuất được hoặc sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước từ các quốc gia khác. Đời sống xã hội ngày càng phát triển thì hoạt động xuất khẩu càng có cơ hội phát triển mạnh.
Hiện nay, hoạt động này đã phát triển rất mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm. Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất khẩu cũng đang được điều chỉnh và hoàn thiện liên tục.
Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, góp phần tăng dự trữ ngoại tệ, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để đưa đất nước phát triển, thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Để có nguồn vốn lớn phục vụ cho việc nhập khẩu máy móc thiết bị, công cụ sản xuất mới để đầu tư cho sản xuất trong nước, chúng ta có thể huy động từ rất nhiều nguồn khác nhau như vốn từ xuất khẩu hàng hóa, đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ…nhưng nguồn vốn quan trọng và an toàn bền vững nhất là nguồn vốn có được từ hoạt động xuất khẩu vì nó thể hiện nội lực của nền kinh tế và không phải chấp nhận bất cứ điều kiện nào từ phía nhà cung cấp vốn.
Trong tương lai nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên nhưng mọi cơ hội đầu tư và vay nợ của nước ngoài, của các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi họ thấy được khả năng xuất khẩu (nguồn chủ yếu để trả nợ) trở thành hiện thực.
Tăng cường hoạt động xuất khẩu, thu về càng nhiều ngoại tệ cho đất nước thì càng tạo ra nguồn vốn lớn để đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất trong nước và nhờ đó đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất và phân công lao động quốc tế phát triển.
Nhờ những thành quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mà cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã có những thay đổi mạnh mẽ. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta. Khi hoạt động xuất khẩu ngày càng phát triển thì các ngành kinh tế có thế mạnh của mỗi quốc gia sẽ ngày càng phát triển và các ngành có hiệu quả thấp sẽ ngày càng bị thu hẹp lại. Dần dần mỗi quốc gia sẽ tập trung phát triển các mặt hàng chủ lực và có lợi thế so sánh so với các quốc gia khác làm cho phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc. Xuất khẩu còn tác động to lớn đến hoạt động sản xuất, thể hiện ở những điểm sau:
Xuất khẩu phát triển giúp mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản xuất, thúc đẩy sản xuất ngày càng phát triển.
Xuất khẩu phát triển tạo điều kiện để phát triển các ngành có liên quan, tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất góp phần cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước bằng cách tận dụng nguồn vốn và kỹ thuật công nghệ từ các nước phát triển trên thế giới vào Việt Nam để tạo ra năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế.
Thông qua hoạt động xuất khẩu, chúng ta phải tham gia vào cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới như cạnh tranh về giá cả, chất lượng sản phẩm…làm cho các doanh nghiệp phải tổ chức lại hoạt động sản xuất và hoàn thiện công tác quản trị sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân.
Xuất khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất làm cho cả quy mô và tốc độ sản xuất tăng lên, các ngành nghề cũ được khôi phục, các ngành nghề mới ra đời thu hút ngày càng nhiều lao động.
Sản xuất, chế biến và dịch vụ hàng xuất khẩu đang trực tiếp là nơi thu hút hàng triệu lao động nhàn rỗi. Điều này sẽ góp phần giải quyết nhu cầu việc làm và tạo ra thu nhập cho người lao động. Nhờ đó mà tình hình trật tự an toàn xã hội và đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.
Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu những sản phẩm tiêu dùng (những sản phẩm trong nước không sản xuất hoặc sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu) góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa xã hội giữa các quốc gia.
Hoạt động xuất khẩu và các quan hệ kinh tế văn hóa xã hội có sự tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Xuất khẩu phát triển thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế, phát triển và tăng cường giao lưu văn hóa chính trị giữa các quốc gia. Ngược lại khi các quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ văn hóa chính trị giữa các quốc gia phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và mở rộng sản xuất.
Tuy nhiên xuất khẩu cũng có một số nhược điểm như:
Dễ gặp rủi ro nếu ít am hiểu thị trường nước ngoài, sản phẩm không phù hợp với nhu cầu thị trường, thiếu kinh nghiệm hoạt động hoặc khi chịu sự tác động của các thay đổi và các cơ chế chính sách của nước nhập khẩu.
Chi phí vận chuyển cao làm cho việc xuất khẩu trở nên kém hiệu quả đặc biệt trong trường hợp các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp.
Thời gian vận chuyển kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả của hoạt động xuất khẩu.
Nội dung của hoạt động xuất khẩu:
Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu
Trước khi quyết định lựa chọn thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ đặc điểm của thị trường như: dung lượng thị trường, đặc điểm sở thích của khách hàng, các loại hàng hóa thay thế, các đối thủ cạnh tranh hiện có trên thị trường, thị trường đó có bị Chính phủ nước đó bảo hộ hay không…Sau khi đã nghiên cứu kỹ đặc điểm của thị trường, doanh nghiệp phải dựa trên một số chỉ tiêu như mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng của doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh trên thị trường và một số chỉ tiêu kinh tế chính trị xã hội của thị trường đó để xác định xem thị trường có đủ lớn hay không, có triển vọng không…sau đó doanh nghiệp sẽ quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới.
Lập phương án kinh doanh
Sau khi đã tiến hành nghiên cứu các thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp cần:
Đánh giá thị trường (doanh nghiệp có nên xuất khẩu vào thị trường này hay không) và ghi lại các kết quả đánh giá.
Xác định mục tiêu của phương án kinh doanh.
Lựa chọn thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh.
Đề xuất các biện pháp thực hiện để đạt được các mục tiêu trên một cách hiệu quả nhất.
Tạo nguồn mua hàng xuất khẩu
Việc tạo nguồn mua hàng xuất khẩu là một khâu cực kỳ quan trọng, là tiền đề và là yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động xuất khẩu.
Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu: nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu xuất khẩu, khả năng xuất khẩu và mức tiêu thụ của từng mặt hàng để xác định lượng thừa thiếu đối với từng mặt hàng xuất khẩu.
Nghiên cứu các cơ sở sản xuất (năng lực sản xuất và cung ứng sản phẩm) trình độ kỹ thuật và tổ chức quản lý, tình hình trang thiết bị sản xuất…để đánh giá khả năng cung ứng bao nhiêu sản phẩm cho thị trường và với mức chất lượng sản phẩm như thế nào…từ đó xác định cách thức mua hàng xuất khẩu.
Ngoài ra các doanh nghiệp cũng có thể chủ động tạo nguồn hàng xuất khẩu bằng cách đầu tư, hỗ trợ vốn cho người nông dân mua giống, phân bón…để sản xuất sau đó thu mua trực tiếp sản phẩm từ người nông dân.
Ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Sau khi các bên đã thỏa thuận và nhất trí các điều kiện mua bán thì mọi thỏa thuận của các bên phải được soạn thảo thành hợp đồng và phải được các bên ký kết chấp thuận. Hợp đồng phải thể hiện rõ và đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia. Sau khi hợp đồng được ký kết, các bên có liên quan tiến hành tổ chức thực hiện hợp đồng theo thời hạn đã thỏa thuận.
Các hình thức xuất khẩu và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.
Các hình thức xuất khẩu:
Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là việc người bán và người mua trực tiếp gặp mặt (hoặc thông qua thư từ, điện tín…) để bàn bạc thỏa thuận về việc mua bán như thỏa thuận về giá cả, về hàng hóa và các điều kiện giao dịch khác.
Hình thức này có nhiều ưu điểm như: nhà xuất khẩu nắm bắt được nhu cầu của thị trường do đó sẽ xây dựng chiến lược phù hợp để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thị trường và không bị chia sẻ lợi nhuận. Tuy nhiên hình thức này cũng có một số nhược điểm như: chi phí cao khiến cho việc xuất khẩu không hiệu quả đối với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Ngoài ra nó còn đòi hỏi doanh nghiệp phải có một đội ngũ nhân viên giỏi chuyên môn nghiệp vụ và giàu kinh nghiệm để có thể xử lý được những tình huống xảy ra trên thương trường. Nhưng đây lại là một điểm yếu của hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ta.
Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức mua bán quốc tế thông qua trung gian. Trung gian phổ biến trong giao dịch quốc tế là đại lý và môi giới. Ưu điểm của hình thức trên là giảm bớt chi phí đầu tư cơ sở vật chất, chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí vận tải…vì vậy giảm bớt rủi ro cho người ủy thác.
Tuy nhiên nhà xuất khẩu bị mất liên hệ trực tiếp với thị trường, bị chia sẻ lợi nhuận, phải đáp ứng các yêu sách của đại lý, môi giới và một số trường hợp có thể bị các đại lý chiếm dụng vốn kinh doanh.
Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu (hay còn gọi là hình thức xuất nhập khẩu liên kết) là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, hai bên trao đổi với nhau một lượng hàng hóa có giá trị tương đương. Ở đây mục đích của xuất khẩu không phải nhằm thu ngoại tệ mà nhằm thu về một hàng hóa khác có giá trị tương đương. Các hình thức buôn bán đối lưu chủ yếu là hàng đổi hàng và trao đổi bù trừ. Tuy nhiên dù tiến hành giao dịch theo hình thức nào thì nguyên tắc quan trọng nhất trong phương thức này là nguyên tắc cân bằng. Nguyên tắc này được thể hiện ở những điểm sau: cân bằng về mặt hàng, cân bằng về điều kiện giao dịch, cân bằng về cơ sở giá cả và cân bằng về tổng giá trị hàng giao cho nhau.
Giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa
Sở giao dịch hàng hóa là một thị trường đặc biệt, tại đó thông qua những người môi giới do sở giao dịch chỉ định, bên mua và bên bán thỏa thuận và thực hiện hoạt động mua bán. Các loại hàng hóa sử dụng hình thức này thường là những hàng hóa có khối lượng lớn, tính đồng nhất cao, có phẩm chất có thể thay thế được cho nhau.
Hình thức tái xuất khẩu
Tái xuất khẩu là hình thức xuất khẩu trở lại sang các nước khác những hàng hóa đã mua ở nước ngoài nhưng chưa qua chế biến ở nước tái xuất nhằm mục đích thu lời qua chênh lệch giá mua giá bán. Đây là loại giao dịch liên quan đến ít nhất 3 nước tham gia: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu. Tuy nhiên để thực hiện được hình thức này doanh nghiệp phải có kinh nghiệm kinh doanh, am hiểu về thị trường và giá cả, có nhiều bạn hàng ở nước ngoài, có đội ngũ nhân viên giỏi về nghiệp vụ thanh toán.
Đấu thầu quốc tế
Đây là hình thức giao dịch đặc biệt trong đó người mua công bố trước điều kiện mua hàng để người bán báo giá mình muốn bán. Sau đó người mua sẽ chọn mua hàng của người nào bán giá rẻ nhất và điều kiện tín dụng phù hợp hơn cả với những điều kiện đã nêu.
Trong hoạt động xuất nhập khẩu có rất nhiều phương thức giao dịch. Mỗi phương thức giao dịch đều có những đặc thù riêng, có ưu và nhược điểm khác nhau. Để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu mỗi doanh nghiệp tùy vào điều kiện kinh doanh của mình sẽ lựa chọn phương thức giao dịch thích hợp hoặc biết cách phối hợp lựa chọn nhiều phương thức giao dịch cùng lúc.
Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Lợi thế so sánh của nước xuất khẩu so với lợi thế của các nước xuất khẩu khác do điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai, tài nguyên…làm cho sản phẩm xuất khẩu của nước đó có chất lượng tốt, giá thành thấp hơn so với sản phẩm cùng chủng loại của nước xuất khẩu khác. Ví dụ lợi thế của Việt Nam là gạo, cà phê, cao su, trà…
Chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước như giảm thuế xuất khẩu, cấp tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp cho công ty xuất khẩu, có cơ quan nghiên cứu thị trường nước ngoài và phổ biến các thông tin cần thiết về sản phẩm và thị trường cho nhà xuất khẩu biết không. Ở Việt Nam là cơ quan xúc tiến thương mại thuộc bộ thương mại.
Tỷ giá giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nếu đồng tiền trong nước mất giá so với đôla Mỹ sẽ có lợi cho nhà xuất khẩu vì hàng bán ra nước ngoài với giá thấp nên tính cạnh tranh cao. Trái lại, đồng tiền trong nước tăng giá so với USD, giá bán ra nước ngoài sẽ cao, khó cạnh tranh với hàng hóa của các nước khác.
Các cơ hội đặc biệt trong thị trường xuất khẩu, tức là những cơ hội đột xuất giúp cho công ty xuất khẩu được nhiều hàng hóa hơn các trường hợp thông thường do thị trường xuất khẩu đột nhiên bị hút hàng hoặc do thị trường nhập khẩu cấm nhập khẩu hàng cùng chủng loại từ một nước xuất khẩu khác. Tuy nhiên các cơ hội này không nhiều.
Nhân tố bên trong doanh nghiệp
Công ty có sẵn sàng về mặt tổ chức để xuất khẩu hay chưa. Hoạt động tổ chức của công ty bao gồm các yếu tố :
Năng lực chế biến, máy móc thiết bị có hiện đại và đầy đủ không
Tình hình quản trị và tổ chức của công ty có đủ người, đủ tay nghề và biết nghiệp vụ xuất nhập khẩu không
Nguồn tài chính có đầy đủ và dồi dào để điều tra thị trường, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm hay không.
Bí quyết về marketing
Kinh nghiệm xuất khẩu có chưa hay chỉ mới bắt đầu tham gia vào thị trường.
Công ty có sẵn sàng về sản phẩm để xuất khẩu chưa, có đủ lượng hàng để xuất khẩu không hay cần phải tăng cường máy móc, thiết bị, nguyên liệu…Sản phẩm có đáp ứng đúng yêu cầu về thị trường xuất khẩu không, sản phẩm có đạt tiêu chuẩn ISO chưa vì nếu hàng hóa không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sẽ không xuất khẩu được hay xuất khẩu với giá thấp hơn mức giá bình quân trên thị trường thế giới.
Xuất khẩu nông sản và những nhân tố ảnh hưởng.
Vị trí vai trò của hoạt động xuất khẩu nông sản
Vị trí của hoạt động xuất khẩu nông sản
Đất nước ta tiến hành xây dựng nền kinh tế từ một xuất phát điểm thấp tuy nhiên bù lại nước ta nằm trong khu vực có điều kiện tự nhiên, địa chất, địa hình thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Vì thế nông nghiệp là ngành khởi đầu đóng vai trò quan trọng, là tiền đề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phương thức sản xuất nông nghiệp ở nước ta rất phong phú, phối hợp từ những cách thức đơn giản nhất như hoàn toàn sử dụng sức người đến việc sản xuất bằng máy móc thiết bị hiện đại. Tuy nhiên nông nghiệp vẫn là lĩnh vực cần nhiều lao động, vì không thể hoàn toàn sản xuất bằng máy móc. Ở Việt Nam nông sản đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực hơn 10 năm qua và ngày càng giữ vai trò quan trọng.
So sánh với các mặt hàng xuất khẩu khác thì tỷ lệ chi phí có nguồn gốc ngoại tệ của hàng nông sản xuất khẩu rất thấp, vì vậy với cùng một lượng kim ngạch xuất khẩu thu về như nhau thì thu nhập ngoại tệ ròng của hàng nông sản xuất khẩu cao hơn các mặt hàng khác rất nhiều.
Nông nghiệp là ngành có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Mặc dù tỷ trọng của khu vực nông nghiệp trong GDP có xu hướng ngày càng giảm xuống nhưng không phải vì thế mà ta cũng giảm nhẹ vai trò của nó. Đây là một ngành không thể thiếu được vì nó liên quan trực tiếp đến sự tồn tại của con người và khi ngành này phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của một số ngành công nghiệp khác. Hiện nay nông nghiệp đóng góp 30% GDP và thu hút hơn 52% số lượng lao động.
Nông sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng hàng đầu của nước ta, được coi là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhờ đó mà ngành nông nghiệp có động lực để ngày càng phát triển và tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóa cho xuất khẩu.
Nhờ có hoạt động xuất khẩu nông sản ngày càng phát triển mà tính chất của nền nông nghiệp nước ta đã chuyển dịch theo hướng tích cực, từ sản xuất tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng mang tính chất sản xuất hàng hóa và hướng mạnh ra xuất khẩu. Đồng thời nó cũng góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực về kinh tế xã hội của nông thôn Việt Nam: đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập của họ cao hơn, người nông dân ngày nay năng động, chủ động hơn trong hoạt động sản xuất, họ biết theo những tín hiệu của thị trường để điều tiết hoạt động sản xuất của mình.
Xuất khẩu nông sản tạo động lực cho ngành công nghiệp chế biến có điều kiện phát triển cả về quy mô và trình độ công nghệ.
Xuất khẩu nông sản cần lượng sản phẩm nông nghiệp lớn và ổn định. Vì vậy nhu cầu về lao động nông nghiệp ngày càng tăng lên, nhu cầu về lao động trong các ngành công nghiệp chế biến cũng tăng lên, đã góp phần giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, tạo ra thu nhập cho họ và đời sống nhân dân ngày càng tốt hơn.
Vai trò của hoạt động xuất khẩu nông sản
Đối với nền kinh tế
Xuất khẩu hàng nông sản tạo ra nguồn vốn phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nước ta đi lên xây dựng kinh tế từ một nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu với một xuất phát điểm rất thấp do hậu quả từ các cuộc chiến tranh ác liệt trong thời gian dài để lại. Do đó để có thể tiến hành nhanh vào quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam cần tiến hành ngay sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên muốn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong thời gian ngắn chúng ta cần có nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại…Đây là một thách thức lớn đối với nước ta. Nguồn vốn được hình thành từ nhiều nguồn như: vốn vay, đầu tư nước ngoài, viện trợ, xuất khẩu hàng hóa dịch vụ, xuất khẩu lao động…trong đó xuất khẩu nông sản là nguồn thu ngoại tệ khá lớn cho nước ta, hàng năm giá trị xuất khẩu nông sản mang lại nguồn vốn ngoại tệ khá lớn phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Giải quyết công ăn việc làm và góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Đặc trưng của hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản là cần rất nhiều lao động. Điều này phù hợp với tình hình thực tế của nước ta: lao động nhiều, giá lao động rẻ, lao động chăm chỉ, chịu khó, khéo tay…Phát triển xuất khẩu còn góp phần cải thiện đời sống nhân dân vì tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, nâng cao đời sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Hoạt động xuất khẩu phát triển còn là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa xã hội giữa các quốc gia. Ngược lại, khi các mối quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các quốc gia phát triển tốt đẹp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu ngày càng phát triển.
Đối với doanh nghiệp.
Hoạt động xuất khẩu nông sản có ý nghĩa quan trọng đối với công ty vì lĩnh vực hoạt động của công ty là kinh doanh xuất nhập khẩu và hàng nông sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, hoạt động xuất khẩu nông sản là một trong những hoạt động mang lại doanh thu cho công ty, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty trên thị trường.
Xuất khẩu là điều kiện tốt nhất để công ty mở rộng thị trường, mở rộng mối quan hệ kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước, dần dần nâng cao uy tín của công ty trên trường quốc tế.
Thông qua giao lưu, quan hệ với các đối tác nước ngoài các doanh nghiệp có điều kiện học hỏi được kinh nghiệm về hoạt động marketing, phương thức kinh doanh, phong cách kinh doanh và quản lý doanh nghiệp để đổi mới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm rút ngắn khoảng cách lạc hậu với các đối tác nước ngoài.
Xuất khẩu không chỉ đóng vai trò thúc đẩy hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn giải quyết tốt những vấn đề thuộc phạm vi nội bộ doanh nghiệp như tổ chức bộ máy, lực lượng lao động, vốn kinh doanh và các nguồn lực khác để phát triển hoạt động kinh doanh.
Đặc điểm của hàng nông sản xuất khẩu
Hoạt động tạo nguồn mua hàng:
Đặc trưng nổi bật nhất của hàng nông sản là tính chất mùa vụ, vì vậy cả hoạt động sản xuất và thu hoạch hàng nông sản đều mang tính mùa vụ.
Vào vụ mùa thu hoạch, hàng nông sản có chất lượng ổn định, tương đối đồng đều, giá rẻ và dễ thu mua. Vì vậy việc xuất khẩu cũng thuận lợi do nguồn hàng hóa dồi dào, chất lượng tốt và giá rẻ.
Trong khoảng thời gian trái vụ, hàng nông sản có chất lượng kém và không đồng đều, hàng khan hiếm, lượng hàng thu mua được chủ yếu là từ vụ trước còn để lại. Vì vậy việc tạo nguồn hàng cho xuất khẩu gặp nhiều khó khăn và phải thu mua với giá cao làm cho hoạt động xuất khẩu kém hiệu quả.
Để chủ động trong việc xuất khẩu hàng nông sản các doanh nghiệp cần có kế hoạch xuất khẩu cụ thể từ đó xây dựng kế hoạch thu mua hàng từ trước và phải có biện pháp bảo quản hợp lý để có nguồn hàng phục vụ xuất khẩu trong thời gian trái vụ.
Chất lượng hàng nông sản
Chất lượng hàng nông sản phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu, thời tiết, địa hình, địa chất…Vì vậy khi điều kiện tự nhiên thuận lợi, mưa thuận gió hòa thì hàng nông sản có chất lượng tốt và sản lượng cao. Ngược lại chỉ cần một yếu tố nào đó của khí hậu thời tiết thay đổi không thuận lợi sẽ khiến cho vụ mùa đó bị thất bát, sản lượng thấp, chất lượng hàng không đồng đều…
Chất lượng hàng nông sản phụ thuộc rất nhiều vào cách thức bảo quản. Nếu hàng nông sản được bảo quản đúng cách, trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm chuẩn thì hàng nông sản vẫn giữ nguyên được chất lượng. Ngược lại nếu bảo quản không chu đáo, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm không phù hợp thì chất lượng hàng kém, thậm chí là hư hỏng và không thể sử dụng được.
Hàng nông sản là mặt hàng phục vụ việc tiêu dùng cuối cùng vì vậy chất lượng hàng nông sản ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Cũng vì thế mà người tiêu dùng cực kỳ quan tâm đến chất lượng hàng trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
Chất lượng hàng nông sản không đồng đều một mặt do có rất nhiều giống cây trồng khác nhau mặt khác do hàng nông sản được sản xuất ở nhiều địa phương khác nhau với những điều kiện khác nhau về yếu tố địa lý, địa hình và cách thức sản xuất làm cho chất lượng cùng một loại hàng nông sản nhưng ở các địa phương khác nhau là khác nhau.
Bảo quản hàng nông sản
Do hàng nông sản có tính mùa vụ trong khi đó việc sử dụng nó lại là một nhu cầu thiết yếu của con người nên vấn đề bảo quản hàng nông sản là một yêu cầu cực kỳ quan trọng.
Tuy nhiên hàng nông sản lại rất khó bảo quản, dễ hư hỏng, ẩm mốc, biến chất, chỉ cần để trong một thời gian ngắn trong môi trường không đảm bảo về nhiệt độ, độ ẩm tiêu chuẩn thì hàng nông sản sẽ bị hư hỏng ngay. Vì vậy yêu cầu đối với hoạt động bảo quản hàng nông sản rất cao và nghiêm ngặt, phải tuân thủ theo đúng các điều kiện đã quy định.
Nhu cầu về hàng nông sản
Hàng nông sản phục vụ cho nhu cầu của tất cả mọi người ở mọi quốc gia trên thế giới.
Hàng nông sản đáp ứng cả những nhu cầu thiết yếu của con người như gạo, rau quả, lạc nhân, điều…đến những nhu cầu cao hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống như cà phê, chè, cao su…
Nhu cầu về hàng nông sản là rất lớn và nhu cầu này không ngừng tăng lên cùng với sự tăng nhanh của dân số thế giới. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu về hàng có chất lượng cao đang ngày càng tăng mạnh, thay thế cho những loại hàng hóa bình thường hoặc kém chất lượng. Vì vậy để hàng hóa sản xuất ra đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới thì cần phải có sự đầu tư đúng đắn ngay từ giai đoạn đầu của quá trình sản xuất, mọi hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh cần đổi mới, từ khâu trồng trọt chăn nuôi đến tiêu thụ.
Tình hình xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam
Cùng với mức tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 8,46% (cao nhất từ trước đến nay) (năm 2006 là 8,17%), tổng GDP tính theo giá hiện hành đạt khoảng 71,3 tỷ USD, hoạt động xuất nhập khẩu cũng có những thành tựu đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006, vượt 3,1% so với kế hoạch, hàng nông sản xuất khẩu được 6766 nghìn tấn với trị giá 5770 triệu USD trong đó gạo 1,4 tỷ USD tăng 13,9%; cao su đạt 1,4 tỷ USD tăng 8,8%; cà phê đạt 1,8 tỷ USD tăng 52,3%; chè đạt 130 triệu USD tăng 17,72%. Quý 1 năm 2008 trị giá hàng nông sản xuất khẩu đạt 1667 triệu USD với sản lượng 1447 nghìn tấn.
Cơ hội kinh doanh đối với các doanh nghiệp nông sản cuối năm 2007 và trong năm 2008 rất thuận lợi do giá cả và nhu cầu hàng nông sản trên thế giới đang có xu hướng tăng. Dự báo năm 2008 cùng với việc cải thiện về giá xuất khẩu, thị trường xuất khẩu đối với gạo, cà phê của Việt Nam sẽ được mở rộng. Ngoài ra các sản phẩm khác như cao su, hạt điều, hạt tiêu… cũng có những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu.
Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong những năm qua đã được mở rộng đáng kể. Ngoài các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Asean, Nga và Đông Âu, hàng hóa của Việt Nam bước đầu đã thâm nhập vào những thị trường đầy tiềm năng và cũng rất khó tính như EU, Mỹ…Theo dự báo trong những năm tới, các thị trường nhập khẩu nông sản của Việt Nam đều có khả năng tăng kim ngạch nhập khẩu. Theo đó, đối với thị trường Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sẽ tăng từ 400-500 triệu USD/năm hiện nay lên 700-800 triệu USD/năm, gồm các mặt hàng chủ yếu là cao su, hạt điều, tinh bột sắn. Đối với thị trường Mỹ, hiện nay kim ngạch xuất khẩu nông sản, lâm sản của chúng ta mới chiếm khoảng 0,4-0,5% tổng kim ngạch nhập khẩu nông lâm sản của nước này. Đây là một thị trường đầy tiềm năng cần được đầu tư khai thác.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, thế nhưng nền nông nghiệp Việt Nam còn bộc lộ nhiều lỗ hổng lớn, đặc biệt là trong quá trình sản xuất khiến giá trị gia tăng hàng nông sản của Việt Nam thấp, sức cạnh tranh của mặt hàng nông sản chưa cao.
* Một số thị trường lớn của xuất khẩu nông sản Việt Nam
- Trung Quốc (cả Hongkong): thị trường lớn, tiêu thụ rất nhiều loại nông sản, thị hiếu gần với sản phẩm của nước ta. Kim ngạch xuất sang Trung Quốc thường đạt khoảng 400-500 triệu USD/ năm, chủ yếu là cao su, trên 100.000 tấn, gạo từ vài chục đến vài trăm ngàn tấn, hạt điều 10.000 tấn, rau quả các loại trên 100 triệu USD…
- Asean: gần với nướ._.c ta về địa lý nên nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng nông sản gần gũi với Việt Nam. Gạo là mặt hàng chính xuất sang 3 nước: Inđônêsia, Malaysia, Philippine từ 1-3 triệu tấn, các mặt hàng khác như cao su, hồ tiêu, hạt điều, cà phê… xuất sang các nước này chủ yếu qua trung gian Singapore, Thái Lan.
- Các nước Trung Đông: đang tiêu thụ nhiều loại nông sản của ta như: gạo, chè, quế, hồi. Kim ngạch đạt gần 200 triệu USD/năm.
- Các nước EU: kim ngạch xuất khẩu của thị trường này đạt khoảng 300-350 triệu USD/năm chủ yếu là cà phê, gạo, cao su, hồ tiêu, chè, hạt điều…
- Nga và các nước Đông Âu: hiện nay xuất khẩu nông sản sang các nước này giảm đi so với trước do rủi ro cao, phải cạnh tranh với nhiều nước như EU, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ…Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 50-60 triệu USD/năm, chủ yếu là gạo, cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, rau quả…Đây là các thị trường truyền thống đã từng tiêu thụ một lượng lớn hàng nông sản Việt Nam, đang phục hồi nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng vì thế chính sách hỗ trợ xuất khẩu vào thị trường này đối với một số mặt hàng như rau quả, chè, gia vị…là cần thiết.
- Mỹ: kim ngạch xuất khẩu mới đạt trên 100 triệu USD/năm trong đó cà phê, điều, hồ tiêu chiếm khoảng 90%. Dung lượng lớn, chủng loại đa dạng và yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng không quá khắt khe như các nước phát triển khác. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ là một điều kiện thuận lợi cho hàng nông sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường này.
- Nhật Bản: kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường này mới ở mức 40-50 triệu USD/năm, mặt hàng chủ yếu là cà phê, cao su, chè…Nhật Bản là thị trường đòi hỏi chất lượng cao, nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh dịch tễ, hàng rào bảo hộ cho sản xuất nông nghiệp là rất cao.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của doanh nghiệp.
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên nước ta thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, độ ẩm và lượng mưa tương đối lớn, số giờ nắng cao…là điều kiện rất thuận lợi cho các loại cây nông nghiệp phát triển. Vì vậy sản lượng hàng nông sản hàng năm của nước ta tương đối lớn khi thời tiết thuận lợi, mưa thuận gió hòa thì các loại cây nông sản phát triển tốt, có năng suất cao, chất lượng khá đồng đều, giá rẻ và dễ thu mua. Vì vậy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản cũng dễ dàng và thuận lợi hơn do có nguồn hàng phong phú.
Tuy nhiên nước ta cũng là nơi phải chịu nhiều tác động xấu của thời tiết, khí hậu như hạn hán, lũ lụt, bão… nên hoạt động sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn. Sau mỗi lần bão lũ hay hạn hán, gần như tất cả hoa màu và cây cối đều bị chết khô hoặc cuốn trôi theo nước lũ, vì vậy người dân lại rơi vào cảnh mất mùa đói kém và hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản cũng gặp khó khăn do chỉ thu mua được rất ít hàng với chất lượng thấp và giá cao.
Trình độ khoa học kỹ thuật
Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật tác động trực tiếp đến phương thức sản xuất, nhờ sự ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà năng suất lao động đã tăng lên rất nhiều. Ngoài ra sự phát triển khoa học kỹ thuật còn tác động đến việc chế biến, bảo quản, vận chuyển hàng nông sản. Tuy nhiên ở Việt Nam công nghệ sau thu hoạch và chế biến vẫn còn lạc hậu nên chất lượng hàng nông sản chưa thực sự tốt, vì vậy cần đầu tư phát triển thêm.
Cung cầu hàng nông sản trên thị trường thế giới
Cầu hàng nông sản vẫn không ngừng gia tăng với sự phát triển mạnh của dân số thế giới, tuy nhiên hiện nay cầu về hàng nông sản có chất lượng cao đang dần thay thế những hàng hóa bình thường hoặc kém chất lượng.
Cung hàng nông sản của các nước khác cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với một số nước xuất khẩu nông sản mạnh trên thế giới như Thái Lan, Brazin, Ấn Độ, Inđônêsia…
Chính sách xuất khẩu mặt hàng nông sản của Nhà nước
Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, được nhà nước quan tâm khuyến khích xuất khẩu. Để được gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã phải bỏ các hình thức trợ cấp xuất khẩu. Tuy nhiên bù lại các doanh nghiệp được tạo điều kiện thuận lợi về vay vốn, thủ tục xuất khẩu…
Hàng rào bảo hộ của các nước nhập khẩu
Ngày nay các nước phát triển đang ngày càng tinh vi hơn trong việc dựng ra các hàng rào bảo hộ như: rào cản về an toàn thực phẩm và chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật…
Bộ máy quản lý của công ty
Đây là nhân tố chủ quan quyết định đến hiệu quả hoạt động của công ty. Một công ty với nhiều cán bộ nhân viên giỏi nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu, phân công công việc hợp lý, phát huy được thế mạnh của từng người sẽ hoạt động kinh doanh tốt, đạt hiệu quả cao. Ngược lại nếu không có đội ngũ nhân viên giỏi, giàu kinh nghiệm thì hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX
2.1. Khái quát về công ty xuất nhập khẩu Intimex
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
2.1.1.1. Quá trình hình thành
Tên: Công ty xuất nhập khẩu Intimex
Địa chỉ trụ sở chính: 96 Trần Hưng Đạo- Hà Nội
Điện thoại: 04.9423195
Fax: 04.9424250
Email: intimex@hn.vnn.vn
Website:
Ngày 26-03-1979, công ty xuất nhập khẩu nội thương được thành lập
Ngày 10-08-1985, chuyển công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã trực trực thuộc Bộ nội thương thành công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã theo Nghị định số 255/HĐBT.
Ngày 08-03-1993, theo Nghị định số 387/HĐBT và đề nghị của Tổng giám đốc công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã, Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định tổ chức lại công ty thành 2 công ty trực thuộc đó là:
+ Công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã Hà Nội
+ Công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã Hồ Chí Minh
Ngày 20-03-1995 Bộ trưởng Bộ thương mại quyết định biến công ty thương mại dịch vụ Việt Kiều và công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã Hà Nội thành công ty trực thuộc Bộ.
Tuy nhiên ở thời điểm này việc trao đổi hàng hóa theo hệ thống nội thương không còn phù hợp nên ngày 08-06-1995 Bộ thương mại quyết định đổi tên công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã Hà Nội thành công ty xuất nhập khẩu dịch vụ thương mại thuộc Bộ thương mại.
Ngày 24-06-1995 căn cứ Nghị định 95/CP của Chính Phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ thương mại, Bộ trưởng Bộ thương mại đã quyết định công ty là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ thương mại và quyết định lấy tên công ty là công ty xuất nhập khẩu Intimex
Từ đó đến nay, công ty có tên là Công ty xuất nhập khẩu Intimex.
2.1.1.2. Quá trình phát triển của công ty
Quá trình phát triển của công ty qua 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn từ 1979-1985: là giai đoạn vừa hình thành công ty nên có rất nhiều khó khăn. Trong giai đoạn này công ty đã phối hợp với ngành ngoại thương để thực hiện việc giao hàng xuất khẩu và đã đạt được một số thành công bước đầu. Kim ngạch xuất khẩu của công ty đã dần dần được nâng cao qua các năm, cơ sở vật chất của công ty cũng ngày càng tốt hơn, công ty đã mở thêm một số chi nhánh tại TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng…Thị trường của công ty cũng vượt ra khỏi Liên Xô cũ và các nước Đông Âu và lan sang một số nước châu Á, châu Âu, châu Mỹ…
- Giai đoạn từ 1986-1990: sau khi sát nhập với công ty Hữu Nghị, công ty đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong tất cả các lĩnh vực
+ Ở lĩnh vực xuất khẩu: kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng lên 33 triệu rúp năm 1990 gấp 33 lần so với năm 1985 (năm 1985 là 1 triệu rúp)
+ Ở lĩnh vực sản xuất: công ty đã đưa ra thị trường một số sản phẩm mới như diêm, bột giặt, xà phòng kem…đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng của nhân dân lúc bấy giờ.
- Giai đoạn từ 1990- nay: đây là giai đoạn có nhiều biến động lớn ở cả bên trong và bên ngoài công ty. Đầu những năm 90, hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty rơi vào tình trạng suy yếu do thị trường chủ yếu của công ty lúc bấy giờ là Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 1991 chỉ còn 7.5 triệu rúp.
Năm 1993 có biến động lớn trong tổ chức của công ty: công ty bị chia tách thành 2 công ty con là Intimex Hà Nội và Intimex Hồ Chí Minh làm cho nguồn lực và thị trường của công ty bị phân chia.
Năm 1998 chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á khiến cho hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn.
Từ 1999- nay: hoạt động kinh doanh của công ty dần dần được khôi phục và ngày càng phát triển. Công ty đã trở thành một trong những công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng nông sản như cà phê, tiêu đen, cao su, lạc nhân, gạo…
Năm 2006: cổ phần hóa thành công 3 công ty con là: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Intimex Hà Nội, Công ty cổ phần Sài Gòn và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Intimex.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty:
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
- Thành lập năm 1979, công ty xuất nhập khẩu Intimex có chức năng chính là kinh doanh thương mại, trong đó bao gồm cả kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Công ty đã thiết lập quan hệ thương mại với rất nhiều đối tác trên thế giới và rất nổi tiếng với các sản phẩm nông sản xuất khẩu có chất lượng cao.
- Khi mới thành lập nhiệm vụ ban đầu của công ty là trao đổi hàng hóa nội thương và hợp tác xã với các nước xã hội chủ nghĩa nhằm bổ sung cho nguồn hàng xuất khẩu chính ngạch, tăng thêm mặt hàng lưu động trong nước, phục vụ tốt hơn cho sản xuất và đời sống nhân dân.
- Trong khoảng thời gian sau đó công ty có một số thay đổi trong chức năng hoạt động của mình phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn.
- Trong những năm đầu đổi mới, công ty phát triển mạnh chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu, nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu một số mặt hàng như hàng nông sản, thủy sản là thế mạnh của nước ta. Trong khoảng thời gian đó, công ty đã dần xây dựng được uy tín và hình ảnh của nước ta trên thị trường thế giới.
- Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu của công ty đang ngày càng phát triển mạnh. Để phục vụ tốt hơn hoạt động xuất khẩu của mình, công ty đã tiến hành đầu tư vào một số lĩnh vực sản xuất chế biến một số ngành hàng như: sản xuất tinh bột sắn, chế biến cà phê, hạt tiêu…Làm được điều này công ty đã chủ động được một phần nguồn hàng cung ứng cho xuất khẩu đồng thời tăng giá trị các mặt hàng xuất khẩu góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động này.
- Giai đoạn 2001-2003,bên cạnh việc phát triển mạnh lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, công ty bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh nội địa bằng việc xây dựng hệ thống phân phối bán buôn và bán lẻ với chuỗi siêu thị mang thương hiệu Intimex.
- Trực tiếp xuất nhập khẩu và xuất nhập khẩu ủy thác các mặt hàng như hàng nông sản, thực phẩm chế biến, máy móc thiết bị…
- Ngoài ra công ty còn tổ chức sản xuất, gia công chế biến, lắp ráp, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
- Công ty còn thực hiện các dịch vụ như dịch vụ phục vụ người Việt Nam định cư tại nước ngoài, dịch vụ kinh doanh nhà hàng, khách sạn du lịch…
2.1.2.2. Quyền hạn của công ty
- Hoạt động kinh doanh theo mục đích thành lập và theo ngành nghề đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh.
- Tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý, tự do tìm kiếm, lựa chọn và ký kết hợp đồng với khách hàng, tự do lựa chọn thị trường kinh doanh… đến việc quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của công ty. Tuy nhiên tất cả các hoạt động trên không được trái với quy định của pháp luật.
- Được quyền huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Được quyền tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng cáo, tiếp thị, tham gia hội trợ, triển lãm… theo quy định của pháp luật.
- Được quyền tố tụng, khiếu nại trước pháp luật đối với những hành vi vi phạm đến lợi ích chính đáng của công ty.
2.1.3. Cơ cấu nguồn lực của công ty:
2.1.3.1. Nguồn vốn:
- Căn cứ vào biên bản xác định giá trị doanh nghiệp công ty xuất nhập khẩu Intimex do công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC lập ngày 25-12-2006, căn cứ vào quyết định số 2198/QĐ.BTM ngày 26-12-2006 của Bộ thương mại về việc xác định giá trị của công ty xuất nhập khẩu Intimex, tình hình tài sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex tại thời điểm ngày 30-09-2006: giá trị thực tế của doanh nghiệp để cổ phần hóa là 438.491.659.217 đồng.
+ Giá trị thực tế vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là 36.466.699.292 đồng.
+ Chi tiết các khoản thực tế vốn của doanh nghiệp:
Số liệu sổ sách: 430.364.043.981đồng
Số liệu đánh giá lại: 438.491.659.217 đồng
Chênh lệch tăng: 8.217.615.236 đồng
+ Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp:
Số liệu sổ sách: 27.913.461.066 đồng
Số liệu đánh giá lại: 36.466.699.292 đồng
Chênh lệch tăng: 8.553.238.226 đồng
* Các tài sản chủ yếu của công ty tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tài sản cố định của công ty:
Nguyên giá: 158.825.257.745 đồng
Giá trị hao mòn lũy kế: 42.101.305.116 đồng
Giá trị còn lại: 116.723.952.629 đồng
- Tài sản dài hạn khác:
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: 11.694.015.130 đồng
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: 13.008.378.311 đồng
Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn: 0 đồng
Chi phí trả trước dài hạn: 7.006.789.879 đồng
- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn:
Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: 20.568.787.674 đồng
Đầu tư tài chính ngắn hạn: 0 đồng
Các khoản phải thu: 141.250.061.467 đồng
Vật tư hàng hóa tồn kho: 93.285.118.067 đồng
Tài sản lưu động khác: 34.954.556.060 đồng
2.1.3.2. Nguồn nhân lực của công ty:
Hiện nay công ty có 10 đơn vị trực thuộc và 15 phòng ban với tổng số nhân viên hơn 600 người. Nguồn nhân lực của công ty rất dồi dào, ngày càng tăng qua các năm, và có trình độ nghiệp vụ tốt nên trong kinh doanh công ty luôn đạt kết quả cao. Cơ cấu công ty bao gồm nhiều bộ phận và các đơn vị kinh doanh ở các tỉnh thành nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất rộng lớn gồm nhiều lĩnh vực. Hiệu quả đạt được cao ngày càng khẳng định vị thế của công ty trên thị trường trong và ngoài nước. Nhờ đó mà công ty luôn nỗ lực để nâng cao hơn nữa hình ảnh và vị thế của mình. Công ty thực hiện chế độ quản lý theo chế độ thủ trưởng, trên cơ sở quyền làm chủ của tập thể người lao động. (xem thêm phụ lục 1).
Tổng số lao động có tên trong danh mục lao động thường xuyên của doanh nghiệp là 1.191 người. Trong đó số lao động không thuộc diện ký hợp đồng lao động, công ty có 3 người chiếm 0,25%, số lao động tuyển dụng trước ngày 30-08-1990 là 388 người, chiếm 32,58%, số lao động làm việc không xác định thời hạn là 471 người, chiếm 39,55%; số lao động làm việc từ 12-36 tháng là 652 người, chiếm 54,74%; ngoài ra lao động làm việc theo mùa vụ dưới 12 tháng là 65 người, chiếm 5,46%. Về trình độ lao động, nhìn chung số lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ lớn, đội ngũ cán bộ này là những người trực tiếp điều hành hoạt động của công ty, theo số liệu ngày 30-09-2006 số cán bộ này là 382 người, chiếm 32,07%; số lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp là 280 người, chiếm 23,51%; ngoài ra công ty còn có một số lượng lớn lao động phổ thông (529 người), chiếm 44,42%. (xem thêm phụ lục 2)
2.1.4. Mục đích hoạt động và phạm vi kinh doanh của công ty:
2.1.4.1. Mục đích hoạt động của công ty
Công ty xuất nhập khẩu Intimex được thành lập để thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Mục đích hoạt động của công ty là nhằm thu được lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Công ty tham gia vào cả lĩnh vực thương mại (xuất khẩu, nhập khẩu và kinh doanh nội địa), lĩnh vực dịch vụ (chi trả kiều hối, kinh doanh viễn thông…) và lĩnh vực sản xuất (chế biến hàng nông sản, thủy sản…) để tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. Ngoài mục đích chính là lợi nhuận, công ty còn không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để tăng uy tín và vị thế của công ty trên thị trường thế giới.
Bên cạnh đó việc làm tốt hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu còn giúp cho nhà nước tăng nguồn thu ngoại tệ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của thị trường trong nước.
2.1.4.2. Phạm vi kinh doanh của công ty
* Lĩnh vực kinh doanh
- Trực tiếp thực hiện hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa
- Sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu.
- Kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông và chi trả kiều hối.
- Cung ứng hàng hóa, vật tư máy móc nhập khẩu phục vụ nhu cầu thị trường trong nước; thành lập hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại và các cửa hàng chuyên doanh phục vụ cả bán buôn và bán lẻ hàng tiêu dùng cho nhu cầu tiêu dùng nội địa.
* Thị trường kinh doanh
Ngoài hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam, công ty còn trải rộng hoạt động trên thị trường quốc tế, từ Đông Bắc Á, các nước Asean, Nga và Đông Âu, EU, Bắc Mỹ, và một số nước châu Úc và Trung Đông…
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua:
Từ năm 2004-2006 hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của nước ta đang ngày càng trở nên sôi động và phát triển mạnh mẽ. Điều đó có nghĩa là lĩnh vực xuất nhập khẩu đã được chú trọng đầu tư và phát triển có chiều sâu. Trong những năm qua, toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty Intimex đã nỗ lực phấn đấu và đạt được những thành tích khả quan. Công ty phát huy được lợi thế của một công ty nhà nước đồng thời tranh thủ nhanh chóng mở rộng thị trường, đa dạng hóa ngành hàng, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mặt hàng xuất nhập khẩu, mở rộng khai thác các thị trường mới, thị trường tiềm năng. Có thể phân tích kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu qua chỉ tiêu sau.
Bảng 1: Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty trong 3 năm gần đây
Chỉ tiêu
ĐVT
2004
2005
2006
Tổng kim ngạch
XNK
Tr.USD
94,2
131
193,42
Xuất khẩu
Tr.USD
63,1
93
147
Nhập khẩu
Tr.USD
31,1
38
46,42
Doanh thu nội địa
Tr.USD
5,652
9,17
11,6
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
267,32
340,93
456,82
Lợi nhuận trước thuế
Triệu đồng
599
841,02
1230,1
TNBQ tháng
Triệu đồng
1,500
1,750
2,050
(Nguồn số liệu: phòng kế toán công ty)
Từ các số liệu ở bảng trên, ta có thể thấy tình hình thực hiện kinh doanh và lợi nhuận của công ty là tốt. Kết quả kinh doanh năm sau cao hơn năm trước. Trong những năm gần đây công ty đã tập trung toàn lực để phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu và lấy việc tăng trưởng xuất khẩu là nhiệm vụ chính của hoạt động kinh doanh.
* Kim ngạch xuất nhập khẩu:
Kim ngạch xuất nhập khẩu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong những năm gần đây tăng vọt đáng kể. Năm 2004 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 63,1 Tr.USD. Trong đó cơ cấu mặt hàng nông sản vẫn chiếm vị thế quan trọng ( cà phê chiếm 233.000 tấn (2004), hạt tiêu đen chiếm 17.700 tấn (2004), cơm dừa 720 tấn (2004)….).Trong năm 2005 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 93 tr.USD bằng 147,385% so với năm 2004. Trong năm 2005 giá cả một số mặt hàng nông sản đã nhích lên nên nó ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu của công ty.
Hoạt động nhập khẩu là hoạt động không thể thiếu nhằm tạo ra sự cân đối trong hoạt động của công ty, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Năm 2004 kim ngạch nhập khẩu là 31,1 tr.USD. Năm 2005 kim ngạch nhập khẩu đạt 38 Tr.USD bằng 122,186% so với năm 2004.Năm 2006 kim ngạch nhập khẩu đạt 46,42 tr.USD. Trong 3 năm kim ngạch nhập khẩu của công ty luôn tăng cao, cơ cấu hàng nhập khẩu vẫn thực hiện định hướng phát triển mạnh nhập khẩu hàng vật tư, nguyên liệu và trang thiết bị. Việc tăng kim ngạch nhập khẩu trong lúc duy trì đảm bảo xuất khẩu trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay.
* Doanh thu:
Tổng doanh thu năm 2004 đạt 2102,55 tỷ đồng bằng 140,4% so với năm 2003. Tổng doanh thu năm 2005 đạt 3075,3 tỷ đồng bằng 146,3% so với năm 2004. Tổng doanh thu năm 2006 đạt 3900 tỷ đồng bằng 126,82% so với năm 2005. Có sự tăng vọt về doanh thu này chủ yếu do hoat động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty đã tăng mạnh, kèm theo việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trực tiếp. Ngoài ra thì việc giải quyết tốt các khó khăn về thị trường tiêu thụ hàng nông sản, mở rộng quan hệ với nhiều khách hàng mới ở khu vực Tây Âu cộng với việc đầu tư phát triển mặt hàng mới là những nhân tố chủ yếu góp phần tăng doanh thu.
* Nộp ngân sách:
Về nộp ngân sách, tổng nộp ngân sách năm 2004 đạt 267,32 tỷ đồng. Các chỉ tiêu về nghĩa vụ ngân sách năm 2004 đều đảm bảo cao hơn năm trước. Năm 2005 tổng mức nộp ngân sách đạt 340,93 tỷ đồng bằng 127,536% so với năm 2004. Sang năm 2006 do hoạt động kinh doanh của công ty tăng lên do vậy mà ngân sách năm 2006 mà công ty phải nộp là 456,82 tỷ đồng bằng 133,99% so với năm 2005.
Như vậy ta có thể thấy rằng công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với nhà nước.
* Lợi nhuận trước thuế.
Năm 2004 lợi nhuận ròng thực hiện 841,02 triệu đồng.Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu cao hơn năm trước do giá cả mặt hàng xuất khẩu là nông sản đã tăng. Năm 2005 lợi nhuận thực hiện đạt 1230,1 triệu đồng. Sang năm 2006 lợi nhuận trước thuế của công ty tiếp tục tăng và đạt 1569,27 triệu đồng. Những năm qua công ty đã trở thành công ty đứng đầu trong xuất khẩu hàng nông sản đặc biệt là xuất khẩu cà phê và hạt tiêu. Hàng năm công ty đóng góp vào ngân sách nhà nước một khoản không nhỏ vào công cuộc phát triển đất nước.
2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex:
Danh mục mặt hàng nông sản xuất khẩu.
Công ty xuất nhập khẩu Intimex được xem là nhà xuất khẩu hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng nông sản như cà phê, hạt tiêu, cao su, gạo, lạc nhân…Với một danh mục các mặt hàng nông sản xuất khẩu phong phú, đa dạng và ngày càng được bổ sung thêm một mặt nhằm khai thác tối đa những lợi thế của nước ta mặt khác giúp giảm bớt rủi ro cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty.
Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex qua các năm được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 2: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex qua các năm
Mặt hàng XK
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
SL (tấn)
TG (nghìn USD)
SL (tấn)
TG (nghìn USD)
SL (tấn)
TG (nghìn USD)
SL (tấn)
TG (nghìn USD)
Cà phê
111.800
72.000
124.155
100.632,7
108.000
135.000
33.700
50.100
Hạt tiêu
12.600
16.900
8.533
11.449
9.858
16.000
2.800
9.000
Lạc nhân
Chè
163
109,4
68
78,2
Cơm dừa
500
900
1.329
1.230
2.700
2.680
Tinh bột sắn
1.050
4.725
1.132
6.900
1.370
(nguồn: báo cáo xuất khẩu của công ty qua các năm)
Mặt hàng cà phê:
Công ty xuất nhập khẩu Intimex là công ty đứng thứ nhất trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Qua các năm kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty đều tăng, năm 2004 đạt 72 triệu USD, năm 2005 tăng thêm gần 29 triệu USD, đạt 100,63 triệu USD. Sản lượng năm 2006 giảm so với năm 2005, chỉ đạt 108.000 tấn (năm 2005 là 124.155 tấn) tuy nhiên do giá cà phê tăng cao nên trị giá xuất khẩu lại cao hơn, đạt 135 triệu USD. Trong năm 2007 sản lượng và trị giá xuất khẩu của công ty đều giảm, công ty chỉ xuất khẩu 33.719 tấn, kim ngạch đạt 51 triệu USD. Nguyên nhân của vấn đề này là do năm 2006 công ty đã cổ phần hóa thành công và chia tách thành 3 công ty con là: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Intimex Hà Nội, Công ty cổ phần Sài Gòn và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Intimex. Trong các năm trước, sản lượng và trị giá xuất khẩu tính chung cho cả tổng công ty, sau khi đã cổ phần hóa thì sản lượng và trị giá xuất khẩu của năm 2007 như số liệu ở trên là chỉ tính riêng cho công ty mẹ.
Mặt hàng hạt tiêu:
Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu trên thế giới. Hàng năm, Việt Nam sản xuất 44.200 tấn hạt tiêu và phần lớn số lượng hạt tiêu được xuất khẩu ra thị trường thế giới. Công ty Xuất nhập khẩu Intimex là công ty đứng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu hạt tiêu đen của Việt nam. Năm 2004, công ty xuất khẩu được 12.600 tấn, đạt 16,9 triệu USD. Năm 2006, sản lượng xuất khẩu giảm xuống còn 8.533 tấn, đạt 11,5 triệu USD. Trong năm 2007, công ty mẹ Intimex đã xuất khẩu được 2809 tấn, kim ngạch đạt 9 triệu USD.
Mặt hàng hạt điều:
Đây là mặt hàng mới và công ty đang tìm bạn hàng để xuất khẩu, với mặt hàng này công ty chỉ mới xuất khẩu được số lượng rất ít. Từ năm 2001 đến nay công ty mới chỉ xuất khẩu được khoảng 29 tấn điều trị giá 131.484 USD/năm sang một số nước và khu vực trên thế giới trong đó chủ yếu là Singapore.
Mặt hàng lạc nhân:
Mặt hàng lạc nhân cũng chưa phải là mặt hàng thế mạnh của công ty, hoạt động xuất khẩu mặt hàng này vẫn chưa đạt được nhiều thành tích, công ty mới chỉ có một số hợp đồng xuất khẩu thường xuyên sang một số nước trên thế giới như: Malaysia, Philippine, Indonesia và Srilanca nhưng đây là những hợp đồng không lớn. Hàng năm công ty chỉ xuất khẩu khoảng 1365,12 tấn lạc nhân trị giá hơn 822.773 USD/năm.
Tinh bột sắn:
Hoạt động xuất khẩu tinh bột sắn của công ty cũng tương đối phát triển. Công ty đã đầu tư xây dựng một số nhà máy chế biến tinh bột sắn để nâng cao chất lượng tinh bột sắn xuất khẩu đồng thời để tồn trữ sản phẩm đã qua chế biến phục vụ xuất khẩu trong thời gian trái vụ. Sản lượng và trị giá xuất khẩu qua các năm liên tục tăng, năm 2005 thu về cho công ty khoảng 1,05 triệu USD, năm 2006 công ty xuất khẩu được 4725 tấn đạt 1,132 triệu USD, đến năm 2007 sản lượng xuất khẩu vẫn tăng cao, đạt 6940 tấn với trị giá 1,37 triệu USD. Mặc dù công ty đã chia tách và để cho các công ty con độc lập hoạt động, tuy nhiên các công ty con chỉ kinh doanh xuất khẩu một số mặt hàng chính như cà phê, hạt tiêu..., chưa mở rộng kinh doanh các mặt hàng như tinh bột sắn, cơm dừa…
Mặt hàng chè:
Mặt hàng này công ty chưa chú trọng phát triển, sản lượng xuất khẩu giảm dần qua các năm và từ năm 2006 đến nay thì công ty không xuất khẩu nữa. Năm 2004 công ty xuất khẩu được 163 tấn, đạt 109,4 nghìn USD. Năm 2005 sản lượng xuất khẩu giảm xuống chỉ còn 68 tấn, đạt 78,2 nghìn USD.
Mặt hàng cơm dừa:
Đây là mặt hàng công ty mới mạnh dạn đầu tư phát triển. Năm 2004 công ty mới bắt đầu tìm kiếm thị trường và khách hàng để xuất khẩu mặt hàng này. Vì vậy kim ngạch xuất khẩu mới chỉ đạt 500 nghìn USD, tuy nhiên sang năm 2005 đã tăng lên 900 nghìn USD. Đây là một hướng đi đúng đắn của công ty, mặt hàng này đã và đang bộc lộ được thế mạnh của nó, thị trường các nước rất ưu chuộng, sản lượng và trị giá xuất khẩu liên tục tăng lên qua các năm. Năm 2006 công ty xuất khẩu được 1329 tấn đạt 1230 nghìn USD, năm 2007 sản lượng xuất khẩu tăng gấp đôi đạt 2700 tấn với trị giá 2680 nghìn USD.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu Intimex sang một số thị trường qua các năm
Thị trường
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
SL (tấn)
TG (USD)
SL (tấn)
TG (USD)
SL (tấn)
TG (USD)
SL (tấn)
TG (USD)
Singapore
1.671
1.603.831
443
396.264
1.032
897.256
2.095
3.164.521
Đức
15.261
11.107.348
9521
8445742
8620
7571064
1396
2254987
Anh
30795
19795076
28860
22518167
5629
8425173
4953
6932223
Thụy sỹ
20804
9429971
27688
22710431
20519
19062118
12300
18520681
Syria
0
0
193
211911
100
133621
81
118538
Mỹ
74672
9680626
25824
20165651
4806
6971280
4050
5814024
Hà lan
4161
3575079
5398
5229311
4054
7051334
4539
8250611
Nga
1398
1443161
383
270640
3960
5210374
4223
5200206
Thụy điển
289
190105
111
150004
968
123564
4177
6081612
Ai cập
297
390487
0
0
100
154167
227
623156
Estonia
0
0
50
21250
80
12478
184
386741
jordane
698
480966
57
38452
4023
589624
103
210487
Giocgia
351
226682
3513
2679620
190
283612
4053
579426
Bỉ
3233
2200454
3046
2751765
601
891536
229
344845
Tây ban nha
2281
1550112
193
237108
157
72194
451
687552
Malaysia
1229
946203
62
52867
4720
687200
144
62993
Ba lan
1776
1626698
1471
1563811
106
297268
154
377972
Hàn quốc
3720
2576660
1284
1173810
62
186029
43
135620
Philippine
437
308794
400
331416
32
103425
27
91825
Trung quốc
1462
922996
5109
1426768
8602
2159620
5200
932000
yemen
0
0
0
0
0
0
36
33540
(nguồn: tổng hợp từ báo cáo xuất khẩu của công ty XNK Intimex qua các năm)
Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu của công ty trong thời gian qua.
Nhìn vào bảng số liệu số 3 ở trên, ta thấy được tình hình biến động của sản lượng và trị giá xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chính của công ty qua các năm.
Đối với mặt hàng cà phê:
Sản lượng xuất khẩu năm 2004 đạt 111.800 tấn, đạt 72 triệu USD. Sang năm 2005 cả sản lượng và trị giá xuất khẩu đều tăng, sản lượng năm 2005 là 124.155 tấn, tăng hơn 11%, trị giá xuất khẩu đạt 100,6 triệu USD, tăng hơn 39,7% so với năm 2004. Tuy sản lượng xuất khẩu tăng không nhiều nhưng trị giá xuất khẩu tăng mạnh là do trong năm 2005 giá mặt hàng cà phê trên thị trường thế giới đã có xu hướng tăng cao. Năm 2006, công ty xuất khẩu được 108.000 tấn, giảm 12,9%, tuy nhiên do giá cà phê tăng mạnh nên mặc dù sản lượng xuất khẩu giảm nhưng trị giá xuất khẩu lại tăng hơn 34% so với năm 2005, đạt 135 triệu USD. Năm 2007 chỉ tính riêng công ty mẹ xuất khẩu được khoảng 33.700 tấn, đạt 50,1 triệu USD.
Mặt hàng hạt tiêu
Hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của công ty qua các năm có tăng trưởng nhưng không ổn định. Năm 2004 công ty xuất khẩu được 12.600 tấn đạt 16,9 triệu USD. Năm 2005 công ty chỉ xuất khẩu được 8.533 tấn, giảm 32,37% so với năm 2004, trị giá xuất khẩu cũng giảm 32,25% chỉ còn 11,45 triệu USD. Sang năm 2006 hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của công ty lại tăng hơn năm 2005, với sản lượng 9.858 tấn (tăng 15,53% so với năm 2005), trị giá đạt 16 triệu USD (tăng 39,75% so với 2005). Do giá hạt tiêu trên thị trường thế giới đang ngày càng tăng cao nên chỉ với sự tăng nhỏ của sản lượng đã khiến thu về cho công ty một lượng tiền lớn. Việt Nam là một nước cung cấp khoảng hơn 60% sản lượng tiêu cho toàn thế giới vì vậy chúng ta có quyền quyết định giá, thị trường xuất khẩu. Vì vậy đây là mặt hàng công ty nên đầu tư phát triển mạnh hơn._.iện đại hoá thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp chế biến nông sản hiện có; đầu tư xây dựng các doanh nghiệp chế biến mới với trình độ công nghệ hiện đại.
- Thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các chủ thể sản xuất nguyên liệu và chủ thể chế biến nguyên liệu nông sản. Vấn đề quan trọng là đề cao trách nhiệm và sự hợp tác của các bên trong việc thực hiện điều đã cam kết.
3.2.2. Giải pháp đối với công tác nghiệp vụ
3.2.2.1. Nghiên cứu thị trường
Công tác nghiên cứu thị trường trước khi quyết định tiến hành kinh doanh là cực kỳ quan trọng, là hoạt động tiên quyết đầu tiên đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tham gia vào thị trường quốc tế. Có điều tra nghiên cứu thị trường trước khi tiến hành kinh doanh thì hoạt động kinh doanh mới đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Thực tế của các công ty xuất khẩu nông sản của nước ta hiện nay thì công tác đầu tư cho nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm đúng mức, hầu hết các doanh nghiệp chỉ dựa vào những thông tin được cung cấp từ Bộ thương mại hoặc những thông tin của các thị trường truyền thống mà chưa có sự chủ động trong việc nghiên cứu thị trường và tìm ra thị trường mới. Cách làm này không thể tồn tại được trong giai đoạn hiện nay khi mà Việt Nam đã là thành viên của WTO và chịu sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
Vì vậy để hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao, công ty cần chú trọng đến việc nghiên cứu thị trường, chỉ ra thông tin thị trường nào là triển vọng đối với hoạt động của doanh nghiệp, dung lượng thị trường có lớn không và sản phẩm của doanh nghiệp cần có những thay đổi gì cho phù hợp với những đòi hỏi của thị trường…có như vậy thì sản phẩm của doanh nghiệp mới được thị trường chấp nhận và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới đạt hiệu quả cao và có thế mạnh để phát triển.
Công ty nên phát huy tốt nhất hệ thống trang thiết bị hiện có như hệ thống máy tính nối mạng Internet để khai thác nguồn thông tin to lớn từ thị trường. Nếu biết cách chọn lọc, phân tích và xử lý tốt, đây sẽ là nguồn thông tin hết sức quan trọng và có giá trị lớn cho doanh nghiệp.
3.2.2.2. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa thị trường cũ và tích cực khai thác thị trường mới.
Đối với các thị trường truyền thống của công ty thì công ty cần có các chính sách để duy trì và phát triển mối quan hệ như: ưu đãi hợp lý cho những khách hàng truyền thống, có thể linh hoạt trong các hình thức thanh toán…để từ đó mối quan hệ giữa công ty với các bạn hàng này ngày càng khăng khít hơn và giúp cho công ty hoạt động kinh doanh ổn định hơn.
Bên cạnh đó công ty cần có các chiến lược cụ thể để nghiên cứu, tìm kiếm và thâm nhập vào các thị trường mới, thị trường tiềm năng mà qua kết quả phân tích công ty nhận thấy đây là thị trường sẽ mang lại nhiều triển vọng cho doanh nghiệp.
3.2.2.3. Hoàn thiện và phát triển kênh phân phối
Hiện nay hoạt động xuất khẩu của công ty chủ yếu vẫn qua nhiều khâu trung gian. Kể cả hoạt động thu mua nguồn hàng cho xuất khẩu và hoạt động tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu đều phải qua các khâu trung gian nên công ty chưa chủ động trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, do đó đã làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh.
Vì vậy để chủ động hơn trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài, công ty cần tạo dựng được một hệ thống kênh phân phối hợp lý. Từ đó giảm các chi phí trong kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Một hệ thống kênh phân phối của công ty trên thị trường đó là:
- Xây dựng các địa điểm thu mua của công ty tại các vùng nguyên liệu để thu mua trực tiếp từ nông dân.
- Xây dựng các nhà máy chế biến của công ty tại các vùng nguyên liệu có các mặt hàng trọng điểm trong hoạt động xuất khẩu của công ty.
- Công ty cần thiết lập các chi nhánh kinh doanh tại nước nhập khẩu hoặc ký hợp đồng dài hạn với các đại lý, cơ sở kinh doanh hàng nông sản ở nước nhập khẩu, từ đó giúp giảm bớt các khâu trung gian khi đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng nước nhập khẩu.
3.2.2.4. Đa dạng hóa thị trường và mặt hàng nông sản xuất khẩu
Thị trường là mảnh đất tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, để đứng vững ở thị trường nước ngoài công ty cần xây dựng chiến lược thị trường khi bắt đầu kinh doanh.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, công ty cần có các chiến lược đa dạng hóa thị trường để tránh mất thị trường, ảnh hưởng đến khối lượng hàng hóa xuất khẩu của công ty. Công ty không nên kinh doanh trên một thị trường vì sẽ dễ gặp rủi ro khi thị trường thay đổi. Công ty cần lựa chọn một số thị trường nhất định để khỏi phụ thuộc vào một khách hàng nào đó nhằm phát triển thị trường.
Để đa dạng thị trường kinh doanh, công ty cần xây dựng tổng hợp những cách thức, biện pháp, chiến lược nhằm bán hàng hóa đạt mức tối đa. Từ đó công ty có thể mở rộng quy mô kinh doanh trên thị trường thế giới, tăng lợi nhuận và nâng cao uy tín của công ty trên thị trường.
Trong hoạt động kinh doanh của mình, công ty cũng cần phải đa dạng hóa mặt hàng nông sản xuất khẩu, không nên quá tập trung vào một mặt hàng nào đó để tránh rủi ro khi thị trường có những biến động bất lợi.
3.2.3. Giải pháp về tổ chức quản lý
3.2.3.1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ nhân viên trong công ty
Con người là yếu tố quan trọng quyết định tất cả hoạt động kinh doanh của công ty. Nhận thức được vai trò của yếu tố nhân lực quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty, những năm qua ban lãnh đạo công ty đã xây dựng các chương trình đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho cán bộ nhân viên. Đối với công ty mặt hàng nông sản là mặt hàng chủ lực trong hoạt động xuất khẩu và doanh thu mang lại chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng số doanh thu. Vì vậy để hoạt động xuất khẩu hàng nông sản mang lại hiệu quả cao và khẳng định mặt hàng nông sản là mặt hàng thế mạnh của công ty thì công ty xuất nhập khẩu Intimex cần có các chương trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên trong công ty nói chung và cán bộ nhân viên làm việc trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa nói riêng. Có như vậy mới thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty.
Để đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên làm việc trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản thì công ty nên đào tạo theo hướng sau:
- Công ty cần có các chương trình đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó cần có các chương trình hỗ trợ để họ có thêm những kiến thức thực tế về thị trường, về mặt hàng và sau những lần đào tạo cần đánh giá rút ra những tồn tại yếu kém cần khắc phục.
- Công ty không chỉ đào tạo về nghiệp vụ xuất nhập khẩu mà còn phải đào tạo cho cán bộ nhân viên những kiến thức về nghiên cứu, phân tích, dự báo, đánh giá sự thay đổi của thị trường xuất khẩu để từ đó đưa ra các chiến lược và giải pháp cụ thể giúp cho công ty chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Đối với các cán bộ có nhiệm vụ tạo nguồn hàng xuất khẩu thì cần nâng cao cho họ những kiến thức thực tế về các mặt hàng, giúp cho họ lựa chọn nguồn hàng có chất lượng cao đảm bảo cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty.
3.2.3.2. Quản lý, sử dụng vốn hiệu quả
Vốn kinh doanh là một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất đối với hầu hết các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quản lý và sử dụng vốn hiệu quả thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới đem lại hiệu quả cao. Với đặc trưng là một công ty chuyên kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, công ty xuất nhập khẩu Intimex là một đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản. Các hợp đồng xuất nhập khẩu của công ty có giá trị tương đối lớn, và cần phải huy động một lượng vốn không nhỏ để thu mua nguồn hàng và làm mọi thủ tục để xuất khẩu. Công ty có nguồn vốn tương đối lớn nhưng để trang trải cho tất cả mọi hoạt động của công ty thì sẽ không thể đủ vốn. Vì vậy đa số công ty phải sử dụng nguồn vốn đi vay. Việc sử dụng vốn sao cho đạt được hiệu quả cao nhất là một trong những vấn đề bức thiết mà tất cả Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty cần phải đặc biệt quan tâm, nhất là trong thời điểm hiện nay khi mà công ty không còn là một công ty của Nhà nước.
Để quản lý và sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả, công ty cần:
- Chú trọng và tiếp tục đầu tư phát triển các mặt hàng nông sản chủ lực, mang lại hiệu quả cao cho công ty. Đồng thời giảm bớt việc đầu tư vào các mặt hàng kém hiệu quả và đang gặp khó khăn trên thị trường thế giới.
- Sử dụng vốn đúng mục đích, lựa chọn và thu mua nguồn hàng đảm bảo yêu cầu về chất lượng và số lượng theo đúng hợp đồng để buộc khách hàng phải thực hiện theo đúng hợp đồng và nhanh chóng thu hồi vốn, không để ứ đọng vốn và tốn chi phí phát sinh khi tranh chấp xảy ra.
- Công ty phải lập kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả cho tất cả các hoạt động của công ty để tránh tình trạng ứ đọng hoặc lãng phí vốn. Trên cơ sở đó phải có đội ngũ giám sát việc sử dụng vốn và có hình thức xử phạt nghiêm minh đối với những trường hợp lạm dụng vốn hoặc lãng phí vốn của công ty.
3.2.3.3. Quản lý chất lượng
Vấn đề chất lượng hàng nông sản xuất khẩu là một vấn đề cực kỳ quan trọng nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà các nước nhập khẩu đang ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng hàng nhập. Việt Nam rất có thế mạnh trong việc sản xuất hàng nông sản thế nhưng hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam lại chưa thực sự tương xứng với tiềm năng vốn có và khả năng cạnh tranh thường kém hơn một số hàng của các quốc gia khác. Lý do là hàng nông sản của Việt Nam chất lượng chưa cao và không đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe mà các nước phát triển đặt ra. Vì vậy để hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói chung và của công ty xuất nhập khẩu Intimex nói riêng ngày càng phát triển và đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới thì việc quản lý chất lượng hàng nông sản phải được đặc biệt quan tâm.
Công ty cần đầu tư mạnh cho hoạt động quản lý chất lượng ngay từ khâu đầu vào, phải bảo đảm nguồn hàng thu mua để phục vụ xuất khẩu là nguồn hàng đúng chất lượng, đầu tư cho công tác dự trữ, bảo quản hàng hóa. Về lâu dài công ty còn cần đầu tư cho hoạt động sản xuất như: hỗ trợ cho nông dân để họ sử dụng giống tốt vào sản xuất, hướng dẫn họ sử dụng các phương thức sản xuất đạt hiệu quả…Ngoài ra công ty còn cần đầu tư vào chế biến hàng nông sản để nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu.
3.2.3.4. Công tác kế hoạch chiến lược cho xuất khẩu
Lâu nay, sản xuất nông nghiệp Việt Nam chủ yếu phát triển theo bề rộng trên cơ sở khai thác các khả năng sẵn có, mặt số lượng được coi trọng hơn mặt chất lượng. Đó chính là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho nông sản Việt Nam chưa đáp ứng tốt nhu cầu của các thị trường khác nhau, hiệu quả xuất khẩu thấp và người sản xuất gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng hoá. Việc hình thành một chiến lược phát triển có luận cứ khoa học được coi là điều kiện tiền đề để áp dụng các thành tựu tiến bộ khoa học và công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Chiến lược phát triển nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường phải xuất phát từ nhu cầu cụ thể của thị trường, bảo đảm khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường về chủng loại, số lượng, chất lượng, thời gian và chi phí. Điều này hoàn toàn trái với tư duy kiểu cũ trong xây dựng chiến lược: dựa vào cơ sở khả năng để hoạch định phương hướng sản xuất. Trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp, phải coi trọng công tác dự báo nhu cầu trung hạn và dài hạn theo từng loại nông sản và theo từng khu vực thị trường để vừa có cơ sở định hướng phát triển sản xuất, vừa có chính sách thích ứng đảm bảo khả năng xâm nhập thị trường và củng cố vị thế của hàng hoá trên từng thị trường cụ thể. Chiến lược phát triển nông nghiệp phải hướng tới hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung nhằm tạo điều kiện đầu tư ứng dụng các thành tựu mới của khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản hàng hoá. Chiến lược này phải được sử dụng như một trong những công cụ trọng yếu để Nhà nước định hướng phát triển sinh học và xây dựng các cơ chế chính sách thúc đẩy các nhà sản xuất đầu tư theo định hướng đó.
Công ty cần xây dựng chiến lược cụ thể cho mình, có tính đến tình hình thực tế của công ty và những biến động dự đoán sẽ xảy ra trên thị trường thế giới. Trong đó cần xác định cụ thể những việc cần làm để đạt được mục tiêu đã đề ra. Điều này giúp cho công ty định hướng được con đường đi của mình và có các điều chỉnh kịp thời nếu tình hình thực tế có những biến động khác thường.
3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước
3.3.1. Chính sách về thị trường xuất khẩu nông sản
- Trợ giúp nâng cao năng lực thị trường cho các chủ thể sản xuất nông sản. Chỉ khi nào bản thân người sản xuất hàng hoá có đầy đủ thông tin hiểu biết về thị trường và các quan hệ thị trường thì họ mới biết cách điều chỉnh sản xuất của mình theo yêu cầu của thị trường. Đây chính là mặt yếu của những người sản xuất hàng hoá ở nông thôn hiện nay. Do vậy, họ dễ bị điều tiết một cách tự phát bởi các quan hệ thị trường, dễ bị thua thiệt trong hành xử trên thị trường. Công tác khuyến nông, khuyến thương cần đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp những kiến thức cơ bản về thị trường và nâng cao năng lực thị trường của các chủ thể sản xuất hàng hoá ở nông thôn.
- Trợ giúp các chủ thể sản xuất nông sản xây dựng thương hiệu hàng hoá, trước hết với những cây, con đặc sản ở từng vùng. Đây vừa là cách thức thâm nhập và củng cố vị thế của hàng hoá trên thị trường quốc tế, vừa là cách thức hữu hiệu bảo vệ quyền lợi của ngưới sản xuất trong cạnh tranh quốc tế. - Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia trực tiếp vào việc tìm kiếm thị trường, khách hàng. Khuyến khích họ tham gia vào hoạt động xuất khẩu nông sản và tổ chức sự phối hợp hành động giữa các chủ thể ấy trong việc xử lý các tình huống khác nhau trên cùng một thị trường và cùng một loại hàng hoá. Đồng thời cũng cần có các chính sách khuyến khích khen thưởng đối với các công ty xuất khẩu đạt hiệu quả cao.
- Xây dựng quan hệ ngoại giao tốt đẹp với các quốc gia để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nông sản nói riêng. - Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại nông sản thông qua việc tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, quảng bá hàng hoá và doanh nghiệp sản xuất hàng hoá, tiến tới thành lập các trung tâm giao dịch nông sản ở các vùng sản xuất hàng hoá tập trung…
- Ngoài ra cần lựa chọn một số thị trường có kim ngạch nhập khẩu lớn, ổn định và việc xuất khẩu của nước ta đạt hiệu quả cao làm thị trường trọng điểm cho việc xuất khẩu để tập trung đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường này. Bên cạnh đó cũng phải tích cực tìm kiếm và xâm nhập vào các thị trường mới. Đối với các thị trường cũ cần xây dựng chính sách xuất khẩu ổn định sang các thị trường này với tầm nhìn 10 năm, 20 năm và cụ thể hóa bằng các chiến lược phát triển xuất khẩu hàng nông sản trong từng giai đoạn ngắn hơn.
- Đặc biệt, Bộ thương mại cũng cần công bố các định hướng xuất khẩu hàng nông sản sớm để các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình, tránh tình trạng doanh nghiệp trúng thầu được hợp đồng xuất khẩu với giá cao nhưng không dám thực hiện vì Chính phủ chưa có công bố chính thức về cơ chế điều hành xuất khẩu, và như vậy đã làm lỡ mất một cơ hội lớn. Các chính sách của Nhà nước không nên quá cứng nhắc mà tùy trường hợp cụ thể cho phép được linh động, nhạy bén để phù hợp với những biến động thực tế của thị trường.
3.3.2. Quy hoạch, phát triển vùng nguyên liệu
Nhà nước cần có chính sách để xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu tập trung và chuyên môn hóa cao như vùng chuyên canh chè, vùng chuyên canh cà phê, cao su, vùng sản xuất lúa gạo chất lượng cao…Để xây dựng được các vùng nguyên liệu chính xác và hiệu quả thì cần nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, địa chất, địa hình của các vùng phù hợp cho việc phát triển loại cây nào để phát huy được lợi thế so sánh của từng vùng. Trong các vùng nguyên liệu đó nhà nước cần xây dựng cả những nhà máy chế biến nông sản để gắn khâu sản xuất nguyên liệu và chế biến bảo quản. Đồng thời cần phải có các chương trình đẩy mạnh việc triển khai phát triển các vấn đề về giống, công nghệ sinh học, cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm, đổi mới trang thiết bị, công nghệ sau thu hoạch để làm tăng tỷ lệ nông sản chế biến và giá trị gia tăng của sản phẩm. Nhà nước cũng cần có các giải pháp để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho thương mại nông sản như: đường giao thông, hệ thống chợ bán buôn, trung tâm giới thiệu hàng hóa nông sản…Có như vậy hoạt động tạo nguồn hàng cho xuất khẩu mới đạt hiệu quả cao và giảm bớt tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ gây khó khăn cho việc thu mua nông sản có chất lượng của các công ty xuất khẩu nông sản. Các công ty sẽ đảm bảo được nguồn hàng về số lượng và chất lượng, giảm chi phí do không phải gom hàng từ quá nhiều nguồn khác nhau, vì thế sẽ hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.
3.3.3. Hình thành và phát triển sàn giao dịch hàng nông sản.
Hiện nay hầu hết các công ty kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản đều gặp phải khó khăn trong khâu thu mua số lượng hàng lớn trong cùng một thời điểm để cung ứng hàng cho những hợp đồng có giá trị lớn, việc thu mua không tập trung... Tình trạng này là do Việt Nam chưa có một sàn giao dịch chính thức nào về hàng nông sản. Trong khi đó hoạt động xuất khẩu nông sản là một trong những hoạt động xuất khẩu mũi nhọn, vì vậy nhà nước cần nhanh chóng hình thành một sàn giao dịch chính thức cho hàng nông sản. Tại đây người bán và người mua có thể tự do thỏa thuận giá cả, thỏa thuận số lượng mua bán, thời gian giao hàng…và mức giá được quyết định dựa trên cung cầu thị trường. Như vậy hoạt động tạo nguồn hàng xuất khẩu cho các công ty sẽ không còn gặp khó khăn khi có những hợp đồng lớn. Tại sàn giao dịch hàng nông sản này Nhà nước cũng cần đưa ra quy định về mức giá trần, mức giá sàn cho hàng nông sản khi vào vụ mùa và khi trái vụ, mức giá này phải là mức giá hợp lý dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường, phù hợp với tình hình trong nước và thế giới mà vẫn đảm bảo thuận lợi cho các công ty xuất khẩu nông sản.
3.3.4. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản và có chính sách hỗ trợ khuyến khích hoạt động xuất khẩu nông sản.
Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi Việt nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn hơn, một mặt do các hình thức ưu đãi và trợ cấp xuất khẩu không còn nữa, các công ty phải cạnh tranh công bằng với các đối thủ cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước, mặt khác phải vượt qua các biện pháp bảo hộ tinh vi của các nước phát triển như các rào cản về kỹ thuật, về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường…
Vì vậy bên cạnh việc không ngừng phấn đấu và hoàn thiện hoạt động của mình, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản rất cần có được sự ủng hộ nhiều hơn nữa từ phía nhà nước để nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường thế giới.
Nhà nước có rất nhiều biện pháp để hỗ trợ, khuyến khích cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu như:
* Hỗ trợ môi trường kinh doanh
- Mở rộng quyền kinh doanh và mở cửa thị trường kinh doanh, phân phối hàng hoá, dịch vụ theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong hoạt động kinh doanh cung ứng các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu tại Việt Nam để nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần giảm chi phí kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp.
- Tạo thuận lợi cho việc hình thành và sự hoạt động của các trung tâm cung ứng nguyên - phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
- Cải cách thủ tục và hiện đại hoá hải quan, rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục thông quan hàng hoá xuất - nhập khẩu.
- Triển khai ký kết các thỏa thuận về thanh toán quốc tế qua ngân hàng với các thị trường xuất khẩu hiện đang gặp khó khăn trong giao dịch và bảo đảm thanh toán; ký kết các thỏa thuận song phương và công nhận lẫn nhau về kiểm dịch động, thực vật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm với các nước đối tác.
* Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu
- Đổi mới chính sách tín dụng theo cơ chế thị trường; hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu và tín dụng xuất khẩu phù hợp quan điểm, mục tiêu của Đề án và các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; mở rộng các hình thức tín dụng, bảo đảm các điều kiện tiếp cận vốn và các hình thức bảo lãnh thuận lợi hơn tại các ngân hàng thương mại; từng bước thực hiện cho vay đối với nhà nhập khẩu có kim ngạch ổn định và thị phần lớn, trước hết đối với hàng nông sản.
- Tổ chức thực hiện tốt cơ chế hoàn thuế đối với các nhà nhập khẩu nguyên liệu cung cấp cho các nhà sản xuất hàng xuất khẩu.
- Cải cách, hoàn thiện các định chế tài chính theo hướng tập trung cho các yếu tố đầu vào của sản xuất hàng xuất khẩu và xúc tiến thương mại, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu; tiếp tục cải thiện các sắc thuế, phí và lệ phí; đẩy mạnh kinh doanh bảo hiểm tài sản, hàng hoá trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.
- Điều hành tỷ giá sát tỷ giá thực tế, phù hợp sức mua của đồng Việt Nam, đồng thời có chính sách gắn đồng Việt Nam với một số ngoại tệ chuyển đổi có lợi để tránh rủi ro cho xuất khẩu.
* Nâng cao hiệu quả điều hành công tác xúc tiến thương mại
- Đổi mới phương thức hoạt động và tổ chức quản lý, sử dụng Quỹ ngoại giao kinh tế nhằm phát huy tác dụng của Quỹ này trong hoạt động phát triển thị trường, tìm kiếm bạn hàng của cộng đồng doanh nghiệp.
- Đa dạng hoá và mở rộng các hình thức xúc tiến thương mại.
- Đổi mới chất lượng việc xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm; phối hợp các hoạt động xúc tiến để tổ chức các chương trình lớn liên ngành về xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch - văn hoá, nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia, kể cả việc thông qua các kênh truyền thông quốc tế.
- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại cấp cao để thúc đẩy hợp tác, đầu tư và buôn bán, đặc biệt là đối với việc thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu.
- Tổ chức lại hệ thống các tổ chức xúc tiến thương mại và cơ chế cung cấp, dự báo thông tin thị trường, tư vấn đầu tư, thương mại, tư vấn pháp luật, môi trường kinh doanh ở trong, ngoài nước cho cộng đồng doanh nghiệp.
* Đào tạo phát triển nguồn lao động cho một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu
- Xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng lao động trong các ngành sản xuất hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn về nguồn lao động; đẩy mạnh xã hội hoá các dịch vụ dạy nghề và đào tạo lao động; cân đối nguồn ngân sách hỗ trợ đào tạo nghề cho một số danh mục nghề phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu theo các địa chỉ cụ thể.
- Hoàn thiện các cơ chế, chính sách, luật pháp trong lĩnh vực lao động và việc làm nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp và nâng cao mức thu nhập, điều kiện sống của người lao động; khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp tự đào tạo và trao đổi nguồn nhân lực, lao động.
* Xây dựng Chương trình dự báo và các đề án đẩy mạnh xuất khẩu theo ngành hàng
- Xây dựng Chương trình dự báo, phân tích khả năng cạnh tranh đến năm 2010 đối với các nhóm mặt hàng và dịch vụ xuất khẩu chủ yếu.
- Xây dựng và thực hiện các đề án đẩy mạnh xuất khẩu ngành hàng (do các Bộ quản lý sản xuất chủ động xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện) dựa trên quan điểm, mục tiêu phát triển và các giải pháp định hướng của Đề án này, Chương trình dự báo, phân tích khả năng cạnh tranh nêu trên, đồng thời phù hợp với chiến lược phát triển ngành hàng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong giai đoạn đến năm 2010.
Việc xây dựng các đề án ngành hàng cụ thể phải được trao đổi, phối hợp với Bộ Thương mại, Ủy ban nhân dân các tỉnh và các tổng công ty, tập đoàn ngành hàng liên quan để bảo đảm tính khả thi và phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; phải chú trọng đến các giải pháp thúc đẩy quá trình liên kết giữa người sản xuất nguyên liệu với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu bằng các chính sách kinh tế, nhằm gắn kết lâu dài lợi ích và nghĩa vụ của hai nhóm sản xuất này.
3.3.5. Lập hiệp hội ngành hàng và liên kết quốc tế trong sản xuất và xuất khẩu nông sản. So với một số nước Đông Nam Á, Việt Nam có điều kiện tự nhiên và cơ cấu sản xuất nông nghiệp khá tương đồng, song các nước này lại có lợi thế hơn chúng ta ở trình độ khoa học công nghệ và kinh nghiệm hoạt động thương mại quốc tế. Trong điều kiện đó, để bảo đảm hiệu quả của xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản, cần coi trọng việc mở rộng quan hệ liên kết quốc tế trong cả sản xuất và xuất khẩu. Quan hệ liên kết này có thể bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Phối hợp trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ để tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi có khả năng cạnh tranh cao.
- Phối hợp xây dựng hệ thống dịch vụ kiểm dịch động thực vật xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển nông nghiệp và nông thôn.
- Phối hợp các chính sách thương mại của các nước trong khu vực trong thực hiện hoạt động xuất khẩu nông sản.
- Hình thành các hiệp hội theo ngành hàng để phối hợp hành động trên thị trường quốc tế.
Trong thị trường trong nước, các doanh nghiệp cùng kinh doanh xuất khẩu cũng nên thành lập các hiệp hội ngành hàng để cùng hoạt động, có thể chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động để đủ sức cạnh tranh với các nước trên thế giới và tránh khả năng các doanh nghiệp tranh mua tranh bán của nhau.
KẾT LUẬN
Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới theo xu hướng của toàn cầu. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng vừa tạo ra thách thức lớn đối với một nước đang phát triển và rất nhỏ bé như nước ta. Để có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì cả nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đều phải không ngừng nỗ lực để hoạt động.
Tham gia vào thị trường chung, Việt nam có lợi thế để phát triển cây nông nghiệp vì vậy nông sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cả ở thời điểm hiện nay và cả trong tương lai sau này. Hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn tuy nhiên chúng ta không thể bằng long với kết quả đã đạt được mà phải cố gắng hơn nữa để hoạt động này ngày càng phát triển mạnh và đưa nước ta tiến lên một vị thế mới trên thị trường quốc tế. Chính vì thế việc thúc đẩy xuất khẩu nông sản của nước ta nói chung và của công ty xuất nhập khẩu Intimex nói riêng là một vấn đề quan trọng.
Bằng những kiến thức đã được học và thông qua việc nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn, em đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex.
Em hy vọng với các giải pháp đã đề xuất ở trên có thể góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty nếu được áp dụng trong thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn cùng các cán bộ công ty xuất nhập khẩu Intimex đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1: Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương - Phân tích hoạt động kinh doanh - NXB Thống Kê 1997
2: Nguyễn Thị Hường - Giáo trình kinh doanh quốc tế - NXB Lao Động Xã Hội Hà Nội 1999.
3: Bùi Xuân Lưu - Giáo trình Kinh tế ngoại thương.
4: Trần Trí Thành - Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu - NXB Thống Kê Hà Nội 2001.
5: Các trang web: customs.gov.vn
Eresongroup.com
Mot.gov.vn
Mof.gov.vn
Longan.gov.vn
Binhduongtpc.gov.vn
Tbic.vn
Thongtinthuongmaivietnam.com.vn
Phụ lục 1:
Ban Giám Đốc
Xí nghiệp KDTH Đồng Nai
Xí nghiệp thủy sản Thanh Hoá
Nhà máy thủy sản Hoằng Trường-Thanh Hóa
TT Thương mại Intimex
CN
Nghệ An
CN Nga
CN Hồ
Chí Minh
CN
Hải Phòng
Phòng KD6
Phòng KD3
Phòng thông tin và tin học
Phòng xây dựng cơ bản
Phòng hành chính quản trị
Phòng tài chính kế toán
Phòng kinh tế tổng hợp
Phòng tổ chức cán bộ
Các phòng quản lý
Các phòng kinh doanh
Phòng KD1
Phòng KD2
Các chi nhánh
CN
Đà Nẵng
CN
Đồng Nai
Các đơn vị
trực thuộc
Dự án nuôi tôm Diễn Kim-Nghệ An
Trại Điệp Vân Đồn-Quảng Ninh
TT dịch vụ viễn thông Viettel
Sơ đồ : Bộ máy tổ chức của công ty xuất nhập khẩu Intimex
Phụ lục 2:
Loại lao động
Số người
Tỷ lệ
Phân theo hợp đồng lao động
Lao động không thuộc diện ký HĐLĐ
( GĐ,PGĐ, KTT)
3
0,25%
Lao động tuyển dụng trước ngày 30/08/1990
388
32,58%
Lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn
471
39,55%
Lao động làm việc theo HĐLĐ xác định thời gian đủ từ 12 tháng đến 36 tháng.
652
54,74%
Lao động làm việc theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời gian dưới 12 tháng
65
5,46%
Tổng
1.191
100%
Phân theo trình độ
Đại học và trên đại học
382
32,07%
Cao đẳng
30
2,52%
Trung cấp
250
20,99%
Lao động phổ thông
529
44,42%
Tổng
1.191
100%
Bảng : Cơ cấu lao động công ty
( nguồn : Phương án cổ phần hóa Công ty xuất nhập khẩu Intimex )
ANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 1: : Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty trong 3 năm gần đây………………………………………………………………...trang 30
Bảng 2: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex qua các năm…………………..……..trang 33
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu Intimex sang một số thị trường qua các năm………………………………………...trang 36
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu Intimex sang một số thị trường qua các năm………………………………………...trang 52
Bảng 5: Kế hoạch xuất khẩu nông sản theo mặt hàng của công ty xuất nhập khẩu Intimex năm 2006 và định hướng năm 2010…………..…..trang 53
Bảng 6: Kế hoạch xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex theo thị trường năm 2006 và định hướng đến năm 2010…… .trang 54
MỤC LỤC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11552.doc