Giải pháp tăng cường Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong điều kiện gia nhập WTO

Tài liệu Giải pháp tăng cường Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong điều kiện gia nhập WTO: LỜI MỞ ĐẦU Tính tất yếu Thế giới đã và đang bước vào một kỷ nguyên mới. Đó chính là kỷ nguyên của toàn cầu hoá, khu vực hoá. Sự mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, sự hợp tác liên minh, liên kết hiện nay đã trở thành một yếu tố khách quan. Bởi lẽ, đây là quá trình nhằm thu hút các nguồn lực phát triển bên ngoài đồng thời phát huy nội lực của nền kinh tế trong nước nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội một cách nhanh chóng và bền vững. Không nằm ngoài guồng quay đó, V... Ebook Giải pháp tăng cường Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong điều kiện gia nhập WTO

doc139 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp tăng cường Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong điều kiện gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệt Nam- với một nền kinh tế đang phát triển thì việc tham gia vào sân chơi thương mại quốc tế đã giúp Việt Nam tận dụng và phát huy lợi thế so sánh của mình. Nổi bật lên là hoạt động xuất khẩu hàng hoá đã mang lại những kết quả đáng kể như: tăng thêm nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động và đặc biệt là đẩy mạnh quá trình CNH- HĐH đất nước. Không chỉ vậy, đây còn là con đường để góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên thị trường quốc tế, là cơ sở để Việt Nam bước vào sân chơi thương mại toàn cầu một cách vững vàng. Như Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, nghị quyết, chính sách nhằm thực hiện đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá các quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới bằng các hiệp định song phương, đa phương, bằng quan hệ hợp tác, hữu nghị, bình đẳng và cùng có lợi. Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Hai quốc gia Việt Nam- Trung Quốc là hai nước láng giềng,“núi liền núi, sông liền sông”, các quan hệ về văn hoá, ngoại giao, thương mại của hai nước đã hình thành từ lâu đời. Đó như một tất yếu khách quan và là một mối quan hệ bền vững. Lật lại những trang sử vàng oanh liệt của một thời chúng ta không thể không thấy được những biến động chính trị- xã hội của hai quốc gia là không nhỏ. Song điều đó không bao giờ triệt tiêu hoàn toàn mối quan hệ của hai nước. Bằng chứng là việc cả hai bên đã trở lại bình thường hoá quan hệ vào cuối năm 1991. Đó là dấu mốc quan trọng đánh dấu quan hệ giữa hai quốc gia nói chung và quan hệ thương mại nói riêng ngày càng phát triển bền vững, mạnh mẽ và đang trở thành một trong những bộ phận quan trọng trong chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Cho đến nay, mối quan hệ kinh tế của hai nước vẫn được duy trì và phát triển. Đứng ở phía Việt Nam để đánh giá về mức độ thâm nhập hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc hay hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc em thấy có những thành công đáng kể song khó khăn, tồn tại là không ít. Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế quốc tế, trong bối cảnh đất nước tham gia vào sân chơi thương mại toàn cầu, em thấy được sự cần thiết của việc phát triển mạnh hơn nữa quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc. Vì vậy, em quyết định chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong điều kiện gia nhập WTO” để làm đề tài nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu - Cung cấp một số lý luận để chứng minh và luận giải sự cần thiết phải tăng cường hợp tác thương mại, thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay + Đánh giá tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc trong từ năm 1991 đến nay. + Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc trong điều kiện gia nhập WTO. Đối tượng nghiên cứu - Tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong thời gian qua (từ năm 1991 đến nay) Phạm vi nghiên cứu - Tập trung nghiên cứu đánh giá tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc từ năm 1991 đến nay. Những nguyên nhân tồn tại khiến cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang Trung Quốc còn nhiều bất cập. Tổng kết kinh nghiệm xuất khẩu của một số nước như Thái lan, Indonesia… để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu - Đề tài kết hợp phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin cùng với phương pháp thống kê thực chứng, phương pháp so sánh để tổng hợp giải quyết vấn đề đặt ra. 6. Những đóng góp của đề tài - Hệ thống hoá những vấn đề lý kuận chung về xuất khẩu và tổng kết kinh nghiệm xuất khẩu hàng hoá của một số nước từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. - Đánh giá được thực trạng của hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. 7. Kết cấu của đề tài - Ngoài lời mở dầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, đề tài được trình bày trong 3 chương: - Chương 1: Lý luận chung về xuất khẩu, kinh nghiệm xuất khẩu hàng hoá của một số nước và tổng quan về thị trường Trung Quốc. - Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc từ năm 1991 đến nay. - Chương 3: Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc trong điều kiện gia nhập WTO. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU, KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA MỘT SỐ NƯỚC SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC . Lý luận về xuất khẩu hàng hoá Khái niệm về xuất khẩu - Trên thực tế, các lĩnh vực sản xuất ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhịp nhàng cùng với sự phát triển của xã hội. Mỗi quốc gia trên thế giới đã tự sản xuất được khối lượng hàng hoá lớn, phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm mới của con người là một nhân tố quan trọng kích thích việc buôn bán, trao đổi hàng hoá, các sản phẩm của các quốc gia. Hoạt động này có từ rất sớm, đó chính là tiền thân của hoạt động xuất- nhập khẩu. Vậy xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ là gi? - Xuất khẩu là một hoạt động đưa hàng hoá- dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác để bán. Đây là một hoạt động xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường nước ngoài một cách hiệu quả và phù hợp với sự phát triển kinh tế của các quốc gia có lợi thế so sánh về một hay nhiều sẩn phẩm nào đó. - Tham gia vào hoạt động xuất khẩu này bao gồm các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ của các quốc gia. Đây là những chủ thể không thể thiếu của một nền kinh tế. - Để xuất khẩu hàng hoá sang một quốc gia khác, các nhà xuất khẩu cần tìm hiểu, nắm vững nhu cẩu, thị hiếu, phong cách tiêu dùng của thị trường nước nhập khẩu. Thông thường nước nhập khẩu có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm có uy tín, thương hiệu, đa dạng về mẫu mã, chủng loại, an toàn cho sức khoẻ của người tiêu dùng. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, đời sống con người ngày một được nâng cao, hơn lúc nào hết, nhu cầu tiêu thụ những loại hàng hoá có uy tín, thương hiệu, có xuất sứ rõ ràng, tuân theo những quy định về an toàn vệ sinh,…của người tiêu dùng ở nước nhập khẩu nói riêng, trên thế giới nói chung là rất lớn. Vì vậy, đứng ở góc độ nước xuất khẩu, nhà xuất khẩu Việt Nam cần có những chiến lược, sách lược phù hợp để tăng cường xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO. - Để xuất khẩu cần có những kênh riêng, đó là hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu là một trong những hoạt động ngoại thương của một quốc gia, nó có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia đó. Hoạt động xuất khẩu mang nhũng đặc trưng sau: + Để hoạt động xuất khẩu diễn ra cần có hai hay nhiều bên tham gia. Khác với buôn bán nội địa, hoạt động xuất khẩu yêu cầu hai hay nhiều bên đó phải có quốc tịch khác nhau. Đây chính là một trong những mấu chốt để các nhà xuất khẩu đặt ra chiến lược xuất khẩu hàng hoá của mình. Sự khác nhau về quốc tịch sẽ dẫn đến sự khác nhau về phong tục tập quán, thói quen…và đó là những gì mà nhà xuất khẩu phải tìm hiểu, nghiên cứu để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Sự thoả mãn nhu cầu, sự hài lòng ở nước nhập khẩu là yếu tố quan trọng tạo ra những khách hàng trung thành hay nói đúng hơn là tạo một chỗ đứng cho hàng hoá của quốc gia xuất khẩu. + Do hàng hoá được xuất khẩu ra khỏi biên giới quốc gia sang một thị trường khác nên sức ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá, luật pháp, chính trị...là không nhỏ, đó là mầm mống cho những rủi ro mang lại cho hoạt động xuất khẩu. + Phương tiện thanh toán trong hoạt động xuất khẩu thường là ngoại tệ đối với ít nhất một bên. + Phương tiện vận tải, phương thức vận tải cũng là yếu tố hết sức quan trọng trong hoạt động xuất khẩu. Vì ở đây chứa những rủi ro cho cả hai bên tham gia vào hoạt động này. Vì thế, khi tham gia ký kết các hợp đồng ngoại thương, các nhà xuất khẩu cũng như nhập khẩu cần có các điều khoản, hợp đồng bảo hiểm…đi kèm để giảm thiểu rủi ro cho mình. 1.1.2. Các hình thức xuất khẩu hàng hoá Hoạt động xuất khẩu hàng hoá bao gồm các hình thức sau: 1.1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp - Xuất khẩu trực tiếp là hình thức giao dịch trong đó người bán (nhà xuất khẩu) bán hàng trực tiếp cho nước ngoài (nhà nhập khẩu). - Ưu điểm của xuất khẩu trực tiếp: + Cho phép các nhà xuất khẩu nắm bắt được nhu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng, giá cả để người bán thoả mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường. + Giúp người bán không bị chia sẻ lợi nhuận. + Giúp xây dựng các chiến lược tiếp thị quốc tế phù hợp. - Nhược điểm của xuất khẩu trực tiếp: + Chi phí tiếp thị ở thị trường nước ngoài cao cho nên những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, ít vốn thì nên xuất khẩu uỷ thác có lợi hơn. + Kinh doanh xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi phải có những cán bộ có nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu giỏi: không những giỏi về giao dịch đàm phán mà còn phải am hiểu và có kinh nghiệm buôn bán quốc tế đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán quốc tế thông thạo, có như vậy thì mới đảm bảo cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu trực tiếp có hiệu quả. Đây vừa là một yêu cầu đảm bảo cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu trực tiếp lại vừa thể hiện điểm yếu của đa số các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào sân chơi thương mại quốc tế này. - Cách thức tiến hành xuất khẩu trực tiếp: Để tiến hành xuất khẩu trực tiếp cần: + Nghiên cứu thị trường, thương nhân. + Đánh giá hiệu quả của thương vụ kinh doanh thông qua việc xác định các tỷ giá xuất khẩu và tỷ giá nhập khẩu. Chỉ thực hiện kinh doanh khi tỷ giá xuất khẩu nhỏ hơn tỷ giá hối đoái. + Tổ chức các giao dịch đàm phán qua các hình thức: thư tín hỏi hàng, báo giá, chào hàng, hoàn giá…hoặc gặp gỡ trực tiếp để đàm phán, thoả thuận, ký kết hợp đồng. + Thực hiện ký kết hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu. + Tổ chức thực hiện hợp đồng mà hai bên đã ký. 1.1.2.2. Hình thức xuất khẩu gián tiếp - Khái niệm: Hình thức xuất khẩu gián tiếp hay giao dịch qua trung gian là hình thức mua bán quốc tế được thực hiện khi nhờ sự giúp đỡ của trung gian thứ ba. Người này được hưởng một khoản tiền nhất định. - Các trung gian phổ biến trong giao dịch quốc tế là các đại lý, môi giới. + Đại lý là người hoặc một công ty uỷ thác cho người khác, công ty khác thực hiện mua bán hoặc dịch vụ phục vụ cho việc mua bán như quảng cáo, vận tải và bảo hiểm. + Môi gới thường là thương nhân trung gian giữa bên mua và bên bán uỷ thác tiến hành bán hoặc mua hàng hoá hay dịch vụ. Khi tiến hành nghiệp vụ môi giới, người môi giới không đứng tên của mình mà đứng tên của người uỷ thác không chiếm hữu hàng hoá và không chịu trách nhiệm cá nhân trước người uỷ thác về việc khách hàng không thực hiện hợp đồng. - Ưu điểm của xuất khẩu gián tiếp: + Người trung gian thường là những người am hiểu thị trường xâm nhập, pháp luật, tập quán buôn bán của địa phương cho nên họ có khả năng đẩy mạnh buôn bán và tránh bớt những rủi ro cho người uỷ thác. + Những người trung gian nhất là các đại lý thường có cơ sở vật chất nhất định do vậy khi sử dụng họ người uỷ thác đỡ phải đầu tư trực tiếp ra nước nhập khẩu. + Nhờ những dịch vụ trung gian trong việc lựa chọn phân loại, đóng gói mà người uỷ thác có thể giảm bớt chi phí vận tải. - Nhược điểm: + Công ty tham gia kinh doanh xuất khẩu sẽ mất đi sự liên hệ với thị trường. + Vốn thường có thể bị bên đại lý chiếm dụng. + Công ty phải đáp ứng những nhu cầu mà bên đại lý và môi giới đưa ra. + Lợi nhuận bị chia sẻ là chuyện không thể tránh khỏi. Do những ưu điểm và nhược điểm trên cho nên trung gian chỉ được sử dụng trong những điều kiện cần thiết như sau: khi thâm nhập vào thị trường mới, khi tập quán đòi hỏi bán hàng qua trung gian và khi mặt hàng cần có sự chăm sóc đặc biệt như hàng tươi sống, dễ hỏng… Sau khi đã xác định nhất định phải sử dụng đại lý, các doanh nghiệp cần nghiên cứu một cách kỹ lưỡng những vấn đề như mặt hàng uỷ thác tiêu thụ là mặt hàng nào? thời gian uỷ thác là bao nhiêu? 1.1.2.3. Buôn bán đối lưu - Khái niệm: Buôn bán đối lưu là hình thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu; người bán hàng đồng thời là người mua hàng và lượng hàng hoá đem trao đổi với nhau có giá trị tương đương. Ở đây, mục đích của xuất khẩu không nhằm thu ngoại tệ mà nhằm thu về một lượng hàng hoá có giá trị tương đương. - Hình thức buôn bán đối lưu chủ yếu: + Hàng đổi hàng: hai bên trao đổi hàng hoá có giá trị tương nhau, việc giao hàng diễn ra đồng thời. + Trao đổi bù trừ: hai bên trao đổi hàng hoá dựa trên cơ sở ghi giá trị hàng giao, đến cuối kỳ hạn hai bên mới so sánh đối chiếu giữa giá trị hàng giao và hàng nhận. Nếu sau khi bù trừ tiền hàng như vậy mà còn số dư thì tiền đó sẽ được giữ lại để chi trả theo yêu cầu của bên chủ nợ và những khoản chi tiêu của bên chủ tại nước bị nợ. - Dù tiến hành theo hình thức nào các bên cũng phải tôn trọng nguyên tắc cân bằng. Nguyên tắc này được thể hiện: + Cân bằng về mặt hàng: hàng quý đổi lấy hàng quý, hàng ế thừa đổi lấy hàng ế thừa + Cân bằng giá cả: cùng tính cao hơn hay thấp hơn giá cả quốc tế. + Cân bằng điều kiện giao dịch: cùng giao FOB cảng đi hay cùng giao CIF cảng đến + Cân bằng về tổng giá trị hàng hoá mà các bên giao cho nhau. 1.1.2.4. Gia công quốc tế - Khái niệm: gia công xuất khẩu là phương thức sản xuất hàng xuất khẩu trong đó người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hay bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước. Người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Sau khi các sản phẩm được làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công và nhận một khoản tiền gọi là phí gia công. - Ưu điểm của gia công xuất khẩu: + Thị trường tiêu thụ sẵn có, không phải lo chi phí cho hoạt động bán sản phẩm đầu ra. + Vốn đầu tư cho sản xuất là nhỏ. + Tạo được công ăn việc làm cho người lao động. + Học tập được kinh nghiệm sản xuất của nước ngoài, tạo được mẫu mã bao bì cho các sản phẩm của mình. - Nhược điểm: +Tính bị động cao: do toàn bộ hoạt động của các doanh nghiệp phụ thuộc vào bên đặt gia công về thị trường, giá bán, giá đặt gia công, nguyên vật liệu, mẫu mã, nhãn mác của sản phẩm… + Nhiều trường hợp bên nước ngoài lợi dụng gia công để bán máy móc cho nước nhận gia công, sau một thời gian không đặt gia công nữa gây tổn thất, lãng phí cho bên nhận gia công. + Nhiều trường hợp bên nước ngoài lợi dụng gia công để bán lại các máy móc cũ, lạc hậu cho bên nhận gia công làm ô nhiễm môi trường. + Do sự lợi dụng của bên đặt gia công để được hưởng ưu đãi từ phía nước nhận gia công. + Nhiều doanh nghiệp nước ngoài còn lợi dụng gia công để tìm ra sơ hở trốn thuế gây tổn hại cho nước nhận gia công. + Do tính cạnh tranh gia công ở nội địa ngày càng gay gắt làm cho giá gia công giảm sụt. 1.1.2.5. Tái xuất khẩu - Khái niệm: tái xuất khẩu là hình thức thực hiện xuất khẩu trở lại sang nước khác những hàng hoá đã mua ở nước ngoài chưa qua chế biến ở nước tái xuất. - Mục đích của giao dịch này là thu chênh lệch giá mua đi- bán lại, mua rẻ- bán đắt. - Các hình thức của tái xuất khẩu: + Kinh doanh chuyển khẩu: đây là hình thức mà hàng hoá từ nước xuất khẩu trực tiếp sang nước nhập khẩu. Nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu, thu tiền của nước nhập khẩu. +Tạm nhập, tái xuất: hàng hoá đi từ nước xuất khẩu đến nước tái xuất, lại được nước tái xuất xuất khẩu sang nước nhập khẩu. - Ưu điểm của tái xuất khẩu là rủi ro ít do nhà xuất khẩu chỉ đóng vai trò xuất khẩu hàng hoá sang nước thứ hai, nước thứ hai có vai trò là một trung gian vì thế rủi ro lúc này được san sẻ. - Nhược điểm là lợi nhuận mà các nhà xuất khẩu thu được thấp do các chi phí về dịch vụ vận tải, bến bãi…là tương đối lớn. 1.1.2.6. Xuất khẩu tại chỗ - Xuất khẩu tại chỗ là hình thức bán hàng cho nước ngoài ngay trên lãnh thổ nước mình. - Ưu điểm: do bán hàng hoá ngay trên lãnh thổ nước mình cho nên các nhà xuất khẩu tại chỗ ít gặp rủi ro về chính trị, pháp luật, vận chuyển…Do đó tiết kiệm được chi phí giao dịch, vận chuyển. - Nhược điểm: số lượng hàng hoá bán được không lớn do mảng thị trường này chỉ gồm những người nước ngoài đi du lịch hoặc làm việc tại nước xuất khẩu tiêu thụ. Tóm lại, mỗi một hình thức xuất khẩu đều mang lại những hiệu quả cũng như những hạn chế, khó khăn nhất định. Vì vậy, đứng ở góc độ nhà xuất khẩu, Việt Nam cần có những chiến lược, định hướng lựa chọn phù hợp với sự phát triển kinh tế, khả năng, năng lực của Việt Nam để thu được hiệu quả kinh tế cao nhất góp phần vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước trong giai đoạn hiện nay. 1.1.3. Các bước tiến hành xuất khẩu 1.1.3.1. Nghiên cứu và tiếp cận thị trường - Trên thực tế, trong sân chơi thương mại quốc tế ngày càng diễn ra sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt. Bước vào giai đoạn toàn cầu hoá, mở cửa nền kinh tế, hiện đại hoá đất nước hướng về xuất khẩu, các doanh nghiệp, các nhà xuất khẩu Việt Nam nói riêng cần có sự nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng thị trường trước khi quyết định xuất khẩu hàng hoá của nước mình. Những thông tin về thị trường là tiền đề cho chiến lược kinh doanh của các nước xuất khẩu. Bởi lẽ khai thác được những thông tin này chính là biết được môi trường, nhu cầu, thị hiếu, thói quen tiêu dùng của khách hàng, để từ đó biết được cần xuất khẩu mặt hàng gì? đối tượng xuất khẩu nào? ở đâu? đối thủ cạnh tranh là ai? - Sau khi thu thập, xử lý thông tin do thị trường cung cấp, các nhà xuất khẩu cần đưa ra những phương pháp nhất định để tiếp cận thị trường nước nhập khẩu. Phương pháp phổ biến như qua báo chí, đài, mạng Internet, các hội chợ, triển lãm, qua các trung tâm xúc tiến thương mại để từ đó quảng bá hình ảnh về nước xuất khẩu cũng như những sản phẩm xuất khẩu. Kết quả của quá trính thu thập, nghiên cứu và tiếp cận thị trường là một định hướng kinh doanh với nội dung chính là đặt ra được hai câu hỏi: xuất khẩu hàng hóa gì? xuất khẩu đi đâu? 1.1.3.2. Lập phương án kinh doanh - Sau khi đã có được định hướng kinh doanh, nhà xuất khẩu cần lập ra cho mình một kế hoạch kinh doanh cụ thể. Trước hết, trong kế hoạch kinh doanh đó phải có mặt của nội dung sau: xuất khẩu hàng hoá gì? thời gian xuất khẩu? đối tác xuất khẩu? đối thủ cạnh tranh? chiến lược quảng cáo? lợi nhuận dự kiến? khó khăn khi thực hiện thương vụ kinh doanh này? giải pháp khắc phục các khó khăn đó là gì? 1.1.3.3. Giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng - Sau khi các nhà xuất khẩu tìm kiếm được đối tác và thị trường xuất khẩu thì hai bên phải tiến hành các giao dịch đàm phán với nhau về mặt hàng xuất khẩu , thời gian tiến hành xuất khẩu, các hình thức vận chuyển, thanh toán để từ đó đi đến ký kết hợp đồng ngoại thương. - Các hình thức đàm phán: + Đàm phán bằng thư tín + Đàm phán qua điện thoại + Gặp mặt trực tiếp để đàm phán Với những hình thức đàm phán trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình phương thức đàm phán phù hợp nhất, hiệu quả nhất. Muốn vậy, nhà kinh doanh ngoại thương cần nắm vững ba cơ sở: pháp luật, thông tin và năng lực của người đi đàm phán. 1.1.3.4. Thực hiện hợp đồng - Khi hoàn tất các thủ tục, công đoạn của quá trình xuất khẩu như xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng hoá, kiểm tra chất lượng hàng hoá, các thủ tục hải quan, thủ tục thanh toán…chính là thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Trong quá trình thực hiện hợp đồng cần chú ý đến các điều khoản mà hai bên đã ký kết để tránh, giảm tranh chấp ngoại thương cho cả hai bên, từ đó hợp dồng sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng và mang lại hiệu quả. 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu Quá trình xuất khẩu hàng hoá của một quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố cơ bản sau đây: 1.1.4.1. Yếu tố kinh tế - Thị trường cần có sức mua, cũng như cần có người mua. Sự thay đổi của các yếu tố như thu nhập, chi phí sinh hoạt, lãi suất và kết cấu tiết kiệm của một quốc gia có tác động tức thời đến thương trường cho nên các nhà quản trị cần hiểu rõ những khuynh hướng chính yếu diễn ra các vấn đề này. Một yếu tố cơ bản để phản ánh bề rộng của thị trường tiềm năng đó là dân số mà quan trọng hơn nữa là họ phải nghiên cứu, so sánh tốc độ của GNP tăng so với tốc độ tăng dân số để dự đoán khả năng tiêu thụ và mở rộng thị trường của quốc gia mình. Theo đó, các nhà nghiên cứu cần phải nghiên cứu mức phân bố theo tuổi, đặc tính phân phối thu nhập ở đó. - Một trong những yếu tố khác chính là đặc điểm khác nhau của các nền kinh tế. Chẳng hạn như quốc gia mà nền kinh tế còn chưa phát triển thì việc nghĩ đến hoạt động xuất khẩu là ít, còn một quốc gia có nền kinh tế mở cửa, đang trong quá trình CNH- HĐH có chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu thì kim ngạch xuất khẩu sẽ chiếm phần nhiều trong tổng sản phẩm quốc nội của nước đó. Bởi lẽ, với chiến lược này cơ hội kinh doanh cho các công ty, các nhà xuất khẩu là rất lớn. Cũng với chiến lược đó việc dự báo những biến động kinh tế, các hoạt động xúc tiến của cơ quan quản lý nhà nước đã giúp các nhà xuất khẩu vượt qua những khó khăn mà thị trường mới mang lại. 1.1.4.2. Môi trường văn hoá- xã hội - Con người thường lớn lên từ một môi trường xã hội nhất định nào đó. Đó là cái nôi hình thành những nhân cách, những niềm tin cơ bản, những tiêu chuẩn và cả những giá trị tiêu chuẩn của họ. Văn hoá- xã hội là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình buôn bán, tiếp thị hàng hoá của các doanh nghiệp, các quốc gia. Điều đó thể hiện: + Tính bền vững của các giá trị văn hoá cốt lõi: ở đâu cũng vậy, mỗi người dân đều lưu giữ một giá trị và một niềm tin khác nhau, có tính gốc rễ và trường tồn theo thời gian. Chính điều đó dã hình thành nên thói quen, thị hiếu tiêu dùng cho họ. Cho nên các nhà xuất khẩu phải nắm được đặc điểm này để từ đó biết được thị trường trọng điểm của mình. 1.1.4.3. Môi trường chính trị - Các quyết định kinh doanh chịu tác động mạnh mẽ từ những thay đổi trong môi trường chính trị và pháp luật. Môi trường này được tạo ra từ các luật lệ, các cơ quan, chính quyền, chính phủ. Khi tham gia các hoạt động kinh doanh, các nhà kinh doanh đều sợ nhất rủi ro về chính trị. Một chủ thể tham gia xuất khẩu khi xuất khẩu sang một đất nước có môi trường chính trị ổn định cũng có nghĩa là họ đã tránh được rất nhiều rủi ro tiềm tàng gây tổn thất cho họ. Ngược lại khi xuất khẩu sang một nước có môi trường đầy biến động, chiến tranh, sự thay đổi trong các chính sách kinh tế vĩ mô…thì rủi ro mà các nhà xuất khẩu gặp phải chính là lợi nhuận thu được sẽ thấp hơn rất nhiều. 1.1.4.4. Môi trường pháp luật Môi trường pháp luật cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, các nhà kinh doanh xuất khẩu cần hiểu rõ quy định về pháp luật của chính quốc gia mình và của nước đối tác, đặc biệt là các thông lệ quốc tế liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu. Một số yếu tố như các công cụ quản lý của nhà nước, các quy định về giấy phép xuất khẩu, mặt hàng được phép xuất khẩu, mặt hàng không được phép xuất khẩu, thuế quan, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm…Một số các công cụ sau đây thường được sử dụng: - Công cụ thuế quan: thuế xuất khẩu, đây là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất khẩu của quốc gia xuất khẩu. Loại thuế này có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của hàng hoá xuất khẩu. Chính vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm vững loại thuế này để có những chiến lược trong sản xuất kinh doanh., thâm nhập thị trường sao cho tạo được mức giá cạnh tranh nhất. - Công cụ phi thuế quan: Đây cũng là một công cụ để khuyến khích hay hạn chế xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Công cụ này bao gồm: + Hạn ngạch: do nhà nước đặt ra nhằm quy định số lượng hàng hoá cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm mặt hàng được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu từ một quốc gia trong một thời gian nhất định. Đây là công cụ nhằm hạn chế hàng hoá xuất khẩu thâm nhập từ thị trường bên ngoài vào thị trường nội địa của một quốc gia. + Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: là biện pháp mà một quốc gia đưa ra nhằm hạn chế lượng hàng hoá của một nước thâm nhập vào quốc gia của mình một cách tự nguyện, nếu không thực hiện sự tự nguyện này thì quốc gia xuất khẩu sẽ có thể bị quốc gia nhập khẩu áp dụng các biện pháp trả đũa. + Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật: bao gồm những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy tắc xuất xứ, nhãn mác sinh thái của hàng hoá, các quy định về an toàn và các chế độ của người lao động…Những tiêu chuẩn này đã và đang dần dần thay thế cho các công cụ hành chính như thuế quan, hạn ngạch, nó được coi như một công cụ bảo hộ các nhà sản xuất trong nước một cách tinh vi vì nó không vi phạm các thông lệ quốc tế. Do đó các nhà xuất khẩu cần nắm vững được những quy định này để đảm bảo các sản phẩm mà mình xuất khẩu tuân thủ một cách chặt chẽ yêu cầu nước nhập khẩu đặt ra để tránh những rủi ro đáng tiếc gây tổn thất cho doanh nghiệp của mình. + Ngoài ra các nước nhập khẩu còn áp dụng các công cụ khác như biện pháp trả đũa, các quy định về chống bán phá giá, các công cụ trên thị trường tiền tệ…Tất cả những công cụ đó đều mang đến cho các nhà xuất khẩu những rủi ro khi thực hiện các thương vụ kinh doanh. Chính vì vậy các nhà xuất khẩu cần tỉnh táo và sáng suốt để lựa chọn cho mình một thị trường, một đối tác xuất khẩu tiềm năng. 1.1.4.5. Yếu tố cạnh tranh - Thị trường mục tiêu nước ngoài ít và hiếm khi là một không gian thuần khiết cho mọi sự hiện diện thương mại. Các nhà sản xuất và các nhà nhập khẩu nội địa thường hợp tác lại với nhau hình thành nên một thị trường nội địa khó khăn hơn cho các nhà xuất khẩu. Khi thâm nhập vào thị trường nội địa, các nhà xuất khẩu có thể gặp phải các đối thủ cạnh tranh mạnh hay yếu khác nhau, nếu các nhà xuất khẩu không nắm được những vấn đề về đối thủ của mình sẽ khó lòng thâm nhập được vào thị trường nội địa một cách suôn sẻ. - Để hoạch định được một chiến lược cạnh tranh chi tiết, các nhà quản trị marketing còn phải nghiên cứu các nhân tố tác động đến cạnh tranh. Sản phẩm tương tự là một nhân tố tác động trực tiếp và rõ nét nhất đến cạnh tranh, tiếp đó là nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, các yếu tố về pháp luật, chính trị…doanh nghiệp có tồn tại được hay không là phụ thuộc vào cách xử lý, ứng phó với các tình huống thực tế. - Hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên sức cạnh tranh của các hàng hoá sản xuất ra là thấp. Mặt khác, các thông tin về kinh doanh trong các doanh nghiệp cũng chưa được cung cấp đầy đủ và kịp thời, các thông tin mà các doanh nghiệp nhận được thường có độ trễ rất lớn, do đó khi các doanh nghiệp nắm bắt được thông tin này trong tay thì có lẽ thông tin đó đã không còn giá trị nữa. Điều đó lại một lần nữa nói lên rằng yếu tố cạnh tranh là vô cùng quan trọng, để có một năng lực cạnh tranh tốt các doanh nghiệp cần nhanh nhạy, hiểu biết đồng thời cần có sự trợ giúp thực sự từ phía chính phủ. 1.1.5. Vai trò của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - Cùng với chiến lược hội nhập và phát triển nền kinh tế, thương mại quốc tế là một trong những bộ phận quan trọng, gắn liền với quá trình hội nhập và có vai trò quyết định lợi thế, vị thế của một quốc gia trên thị trường khu vực và trên thế giới. Do đó, việc thúc đẩy giao lưu thương mại quốc tế nói chung và thúc đẩy xuất khẩu nói riêng là mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế hàng đầu của một quốc gia. Một thực tế trên thế giới đã cho thấy rõ điều này. Thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá như một động lực phát triển nền kinh tế. Vai trò đó thể hiện như sau: 1.1.5.1. Xuất khẩu là nhân tố tạo điều kiện cho quốc gia tận dụng được lợi thế so sánh của quốc gia mình - Khi kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng cao, điều đó đồng nghĩa với việc sức cạnh tranh của hàng hoá của quốc gia xuất khẩu là lớn. Chính điều đó đưa nền kinh tế vào vận hành trong một vòng quay ổn định và bền vững hơn. Vì khi các nước xuất khẩu được nhiều hàng hoá có sức cạnh tranh cao là khi mà họ tận dụng và phân bổ được tối đa nguồn lực, lợi thế so sánh của họ với các nước khác. Quá trình đó là bước đệm để cho tất cả các nước đặc biệt là các nước đang phát triển nhanh chóng bước vào quá trình CNH- HĐH đất nước. 1.1.5.2. Xuất khẩu hàng hoá tạo ra nguồn thu ngoại tệ, nguồn vốn chủ yếu cho việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, nguyên vật liệu cần thiết phục vụ cho quá trình CNH- HĐH đất nước - Hoạt động xuất khẩu là hoạt động kích thích nền kinh tế phát triển, nó góp phần tăng nguồn vốn tích luỹ, tăng thu ngoại tệ, tăng tổng thu nhập quốc dân, tăng mức sống của dân cư. Không chỉ thế, ngoại tệ và số vốn mà nền kinh tế tích luỹ được qua xuất khẩu sẽ được dùng để mua máy móc, nguyên vật liệu, thây đổi các công nghệ cũ, lạc hậu đáp ứng nhu cầu thiết yếu của CNH- HĐH đất nước. 1.1.5.3. Xuất khẩu hàng hoá là nhân tố tác động tích cực đến việc dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất sản phẩm - Các ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển thuận lợi. Chẳng hạn khi phát triển ngành dệt may phát triển thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành xuất khẩu nguyên liệu như bông hay thuốc nhuộm. Sự phát triển của ngành chế biến thực phẩm phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệ chế tạo ra các máy móc, thiết bị phục vụ nó. - Xuất khẩu là nhân tố mở rộng thị trường tiêu thụ, nhờ đó mà các ngành sản xuất có thể phát triển và ổn định. - Xuất khẩu tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành sản xuất, tìm kiếm được đối tác cung cấp nguồn đầu vào phục vụ cho sản xuất nội địa. - Xuất khẩu là phương tiện tạo ra nguồn vốn và công nghệ từ thế giới vào nội địa nước xuất khẩu nhằm hiện đại hoá nền kinh tế, mở ra một năng lực sản xuất mới. - Xuất khẩu là cầu nối để đưa hàng hoá nội địa ra cạnh tranh với hàng hoá thế giới về chất lượng, giá cả thị phần…cuộc cạnh tranh này đòi hỏi các nước tham gia xuất khẩu không ngừng tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất thích ứng, phù hợp với những đòi hỏi và yêu cầu của thị trường. 1.1.5.4. Xuất khẩu góp phần tích cực vào việc tạo công ăn việc làm cho người lao động và nâng cao đời sống của nhân dân - Xuất khẩu phát ._.triển chính là nơi thu hút hàng nghìn lao động với thu nhập cao. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá làm cho rổ hàng hoá trong nước trở nên phong phú, đáp ứng thêm nhu cầu của người dân, đó là giúp nâng cao đời sống của nhân dân. Không chỉ vậy, xuất khẩu còn giúp nâng cao tay nghề của người lao động, tạo ra một tác phong, kỷ luật mới cho người lao động sản xuất ra hàng xuất khẩu. 1.1.5.5. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao vị thế kinh tế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế - Thực tế Việt Nam đã thiết lập quan hệ buôn bán với trên 100 quốc gia trên thế giới. Sự phát triển không ngừng của hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong suốt thời gian qua đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế nói chung mà còn là nhân tố tích cực để thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ hợp tác quốc tế. Hiện nay Việt Nam đã xây dựng được một quy mô các mặt hàng xuất khẩu tương đối lớn và ngày càng được thị trường thế giới công nhận như: cà phê, dầu khí, gạo, thuỷ sản, hàng dệt may,…Việc xây dựng được một số mặt hàng có quy mô lớn nói trên đã cho phép Việt Nam khai thác được lợi thế so sánh của nền kinh tế Việt Nam và đồng thời tích luỹ được bài học kinh nghiệm quan trọng cho việc đổi mới và hình thành cơ cấu xuất khẩu có hiệu quả kinh tế lớn phù hợp cho bước chuyển đổi của nền kinh tế trong những giai đoạn tiếp theo. 1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu - Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu. Sau đây chúng ta có thể xem xét một số chỉ tiêu sau: + Thứ nhất, xét kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của mỗi nước. Cụ thể hơn là, nước xuất khẩu đó đã xuất khẩu được bao nhiêu hàng hoá, khối lượng và trị giá là bao nhiêu. Nếu kim ngạch xuất khẩu càng lớn chứng tỏ hiệu quả xuất khẩu càng cao. Hơn thế nữa, kim ngạch cao và trị giá của hàng hoá đem xuất khẩu là lớn thì điều đó càng chứng tỏ chiến lược hướng về xuất khẩu của quốc gia đó. + Thứ hai, tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu của một nước là hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu của nước đó liên tục tăng qua các năm, hoặc duy trì được một sự gia tăng ổn định qua các năm và các thời kỳ. Sự tăng giảm không đều và bất thường trong kim ngạch xuất khẩu là dấu hiệu cho biết những tồn tại trong hoạt động này, hay hoạt động xuất khẩu không đạt được hiệu quả như mong muốn. + Thứ ba, sự cân bằng trong cán cân thương mại hay trong xuất khẩu và nhập khẩu. Một nước có kim ngạch xuất khẩu lớn hơn kim ngạch nhập khẩu là nước xuất siêu, thu được nhiều ngoại tệ cũng như đạt được hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu. Ngược lại, một nước mà nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu thì nước đó là nước nhập siêu. Khi đạt được sự cân bằng trong thương mại quốc tế thì hiệu quả của hoạt động xuất khẩu là rất tốt. Bởi lẽ khi đó cả hai hoạt động này đều đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của các nước. + Thứ bốn, thông qua cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ta cũng có thể đánh giá được hiệu quả của hoạt động xuất khẩu của một nước. Khi các hàng hoá xuất khẩu là những hàng hoá có hàm lượng công nghệ cao, khoa học kỹ thuật được áp dụng để sản xuất ra những hàng hoá đó là hiện đại thì một điều tất nhiên là hàng hoá đó sẽ mang lại nguồn thu lớn cho nước xuất khẩu nếu đó là hàng hoá mà con người ưa chuộng. Bên cạnh đó, các hàng hoá dưới dạng thô, chỉ sơ chế, chưa qua chế biến thường giá trị rất thấp, hơn nữa nó còn là mầm mống làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên của nước xuất khẩu, giảm và mất dần khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế. Qua cơ cấu mặt hàng xuất khẩu này ta có thể thấy được trình độ phát triển của các quốc gia. Rõ ràng những quốc gia phát triển, có khoa học kỹ thuật hiện đại, nguồn vốn khổng lồ, nguồn nhân lực trình độ cao, thì sẽ sản xuất ra những sản phẩm công nghệ cao, hiện đại theo kịp sự phát triển cũng như nhu cầu của con người. Còn những nước đang và kém phát triển, trình độ lạc hậu, khan hiếm vốn, song lại có tài nguyên thiên nhiên thì điều tất nhiên là họ sẽ xuất khẩu những hàng hoá có nguồn gốc từ thiên nhiên, chỉ qua sơ chế, thậm chí là sản phẩm thô. + Thứ năm, hình thức buôn bán cũng cho ta thấy được hiệu quả của hoạt động xuất khẩu. Khi nước tham gia xuất khẩu chủ yếu qua hoạt động buôn bán chính ngạch thì sẽ giảm thiểu được những rủi ro trong thương mại, tránh thiệt hại cho nước mình. Bởi lẽ, khi tham gia hoạt động buôn bán này, ngoài việc các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu phải tuân thủ những quy định pháp luật của hai nước nói riêng còn phải tuân thủ theo các thông lệ quốc tế nói chung một cách nghiêm túc, đây là cơ sở để hai bên giảm thiểu được nhiều rủi ro trong các thương vụ kinh doanh, do đó mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, nếu các nước xuất khẩu buôn bán thông qua hoạt động tiểu ngạch thì rủi ro mang lại là rất lớn. Chính những rủi ro này làm thiệt hại và giảm đi rất nhiều hiệu quả do hoạt động xuất khẩu mang lại. * Như vậy, với năm chỉ tiêu trên các quốc gia tham gia kinh doanh xuất khẩu có thể dựa vào đó để điều chỉnh hoạt động xuất khẩu của mình sao cho hoạt động xuất khẩu mang lại hiệu quả cao nhất đáp ứng mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội mà quốc gia mình đã đề ra. 1.2. Cơ sở lý kuận của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 1.2.1. Các lý thuyết chính về thương mại quốc tế 1.2.1.1. Mô hình cổ điển về lợi thế so sánh * Trên thực tế, người ta luôn đặt ra một câu hỏi: tại sao người ta lại phải buôn bán? Về cơ bản là vì buôn bán là việc mang lại nguồn lợi nhuận. Hơn nữa, con người ta có những khả năng và các nguồn lực khác nhau và họ muốn tiêu dùng loại hàng hoá với số lượng khác nhau. Điều này được quy định bởi sở thích khác nhau và những cơ sở vật chất khác nhau. Con người thường thấy có lời khi họ đem buôn bán những thứ mà họ có số lượng lớn (so với thị hiếu và nhu cầu của họ) để đổi lấy những thứ mà họ cần. Vì mỗi cá nhân hay gia đình đều không thể tự đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính họ, họ chỉ thấy có lợi khi tham gia những hoạt động phù hợp với họ nhất hoặc có một lợi thế so sánh nào đó về khả năng tự nhiên hay nguồn lực của mình. Khi đó họ có thể trao đổi lượng hàng hoá dư thừa của mình để đổi lấy những sản phẩm mà họ không có hoặc người khác sản xuất ra chúng dễ dàng hơn. Do vậy, xét trên một chừng mực nào đó, hiện tượng chuyên môn hoá dựa trên lợi thế so sánh đã nảy sinh. * Thương mại quốc tế cũng xuất hiện từ sự đa dạng hoá nền sản xuất giữa các nước. Khi tham gia thương mại quốc tế, tất cả các nước đều có xu hướng chuyên môn hoá một số sản phẩm mà mình có điều kiện sản xuất thuận lợi nhất hoặc thuận lợi hơn người khác mà nhờ đó có thể giảm giá bán sản phẩm, tạo ra sức cạnh tranh về giá cả so với các nước khác. Điều đó có nghĩa là các nước nhập khẩu nên nhập khẩu những sản phẩm mà mình không có điều kiện sản xuất hoặc hiệu quả thấp, đồng thời nước đem xuất khẩu phải xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế, có hiệu quả cao. Tuy nhiên cần phải xem xét nhu cầu thị trường thế giới về sản phẩm đó để đảm bảo được sức cạnh tranh của sản phẩm. Tất cả những điều đó được thể hiện rõ trong hai học thuyết của hai nhà kinh tế học cổ điển của Anh là Adam Smith và David Ricardo. - Với học thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, ta có thể xác định được hướng chuyên môn hoá của các quốc gia. Lý thuyết này đã làm rõ căn cứ để đánh giá khả năng xuất khẩu của các quốc gia khác nhau. Ta cũng quan sát ví dụ sau: - Giả sử việc trao đổi chỉ diễn ra giữa hai quốc gia là Việt Nam và Trung Quốc, với hai hàng hoá là vải và gạo, chi phí vận chuyển bằng 0, lao động được xem là yếu tố duy nhất, được di chuyển tự do giữa các ngành sản xuất trong nước nhưng không được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác, thị trường coi như cạnh tranh hoàn hảo. Để sản xuất mỗi đơn vị vải và tôm, số lao động mà mỗi quốc gia cần tới như sau: Bảng 1.1: Lượng lao động mà mỗi quốc gia cần tới để sản xuất một đơn vị hàng hoá ở mô hình lợi thế tuyệt đối của Adam.Smith Sản phẩm Trung Quốc Việt Nam 1 đơn vị Vải 2 lao động 6 lao động 1 đơn vị Tôm 5 lao động 3 lao động + Khi chưa có thương mại quốc tế, thế giới chỉ gồm hai thị trường Trung Quốc và Việt Nam. Mỗi nước tự sản xuất và tiêu dùng hàng hoá của mình. Theo đó, ở Trung Quốc 1 vải = 0,4 tôm, ở Việt Nam 1 vải = 2 tôm. Ta thấy, Việt Nam là nước có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất tôm, Trung Quốc có hiệu quả cao hơn trong sản xuất vải. Khi hai nước chuyên môn hoá sản xuất mặt hàng có lợi thế của mình và đem trao đổi thì cả hai quốc gia đều thu được lợi ích. Mô hình này, chỉ ra hướng chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá và trao đổi hàng hoá đó để mang lại lợi ích hay sự giàu có cho quốc gia, song mô hình này không giải thích được tại sao thương mại quốc tế vẫn diễn ra khi một quốc gia có lợi thế tuyệt đối hay bất lợi tuyệt đối về sản xuất ra hàng hoá. - Học thuyết về lợi thế so sánh của Ricardo cho rằng phúc lợi của thế giới (giả sử thế giới gồm hai nước) là lớn nhất khi mỗi nước xuất khẩu sản phẩm mà chi phí sản xuất ở trong nước thấp hơn ở nước ngoài và nhập khẩu những hàng hoá mà chi phí so sánh ở nước ngoài thấp hơn ở trong nước. Sau đây ta có thể xem xét ví dụ: + Với giả thiết như trên, nhưng lượng lao động cần thiết để sản xuất ra mỗi đơn vị hàng hoá là theo bảng sau: Bảng 1.2: Lượng lao động cần thiết để sản xuất ra mỗi đơn vị hàng hoá ở mô hình lợi thế so sánh của D.Ricardo Sản phẩm Trung Quốc Việt Nam 1 đơn vị Vải 2 lao động 12 lao động 1 đơn vị Tôm 5 lao động 6 lao động + Theo bảng số liệu trên ta thấy, Trung Quốc cần một số lượng lao động ít hơn so với Việt Nam để sản xuất ra cả hai loại hàng hoá. Nhưng với giả định năng suất lao động ở mỗi ngành sản xuất là độc lập với mức sản lượng thì lợi thế không hẳn hoàn toàn nghiêng về phía Trung Quốc. Quan sát tiếp bảng sau: Bảng 1.3: Tỷ lệ so sánh giữa 2 hàng hoá ở mỗi quốc gia Sản phẩm Trung Quốc Việt Nam 1 đơn vị vải 0,4 tôm 2 tôm 1 đơn vị tôm 2,5 vải 0,5 vải + Xét theo cách nhìn về lợi thế tuyệt đối thì Trung Quốc có lợi thế hơn trong cả hai mặt hàng. Nhưng xét theo giá cả tương quan của hai hàng hoá này ta thấy, Trung Quốc có lợi thế so sánh trong sản xuất vải, Việt Nam có lợi thế so sánh trong sản xuất tôm. Nếu mỗi nước chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá mà mình có lợi thế rồi đem trao đổi thì cả hai quốc gia sẽ trở nên giàu có hơn. Theo ví dụ trên ta thấy rất rõ, thay vì dùng 5 đơn vị lao động để sản xuất ra 1 đơn vị tôm, Trung Quốc sử dụng 5 đơn vị lao động đó để sản xuất ra 2,5 đơn vị vải. Nếu tỷ lệ trao đổi quốc tế bằng mức giá tương quan của Việt Nam là 1 vải = 2 tôm thì với 2,5 đơn vị vải đó Trung Quốc bán sang Việt Nam sẽ được 5 đơn vị tôm. Tức là Trung Quốc được lợi 4 đơn vị tôm, Việt Nam không được gì. Tương tự, nếu Việt Nam sử dụng 12 đơn vị lao động để sản xuất 2 đơn vị tôm thay vì sản xuất 1 đơn vị vải và bán sang Trung Quốc. Nếu tỷ lệ trao đổi quốc tế đúng bằng mức giá tương quan ở Trung Quốc 1 tôm = 2,5 vải thì Việt Nam sẽ có lợi 4 đơn vị vải. Trường hợp tỷ lệ trao đổi quốc tế nằm giữa hai mức giá tương quan của Trung Quốc và Việt Nam thì cả hai sẽ cùng thu được lợi ích. 1.2.1.2. Mô hình tân cổ điển ( mô hình Heckscher- Ohlin) - Đây là mô hình về mối quan hệ giữa các yếu tố sẵn có và chuyên môn hoá quốc tế. Lý thuyết này đã chứng minh rằng một nước sẽ thu được lợi qua buôn bán nếu xuất khẩu một hàng hóa được sản xuất bằng việc sử dụng ở mức cao các yếu tố sản xuất mà nước đó có tương đối nhiều và rẻ, đồng thời nhập những hàng hoá mà việc sản xuất đòi hỏi sử dụng ở mức cao yếu tố sản xuất mà mình có rất ít. 1.2.1.3. Học thuyết về chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế - Học thuyết chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế được đưa ra để giải thích những hiện tượng mới gắn với những thay đổi của thương mại quốc tế. Lý thuyết này cũng phản ánh sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học kỹ thuật và quyền lợi của các tập đoàn đa quốc gia trong buôn bán quốc tế. - Mô hình về chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế cho thấy rằng một sản phẩm đòi hỏi lao động tay nghề rất cao ở giai đoạn đầu tiên, sau đó khi thị trường đã phát triển và kỹ thuật ngày càng phổ biến hơn thì sản phẩm đó được chuẩn hoá, do đó độ tinh vi sẽ kém hơn, lúc này có thể hàng hoá được sản xuất ra hàng loạt. Các nước có nền kinh tế tiên tiến có lợi thế so sánh với những mặt hàng chưa được chuẩn hoá. - Chu kỳ sống của sản phẩm gồm 4 giai đoạn: xâm nhập, tăng trưởng, chín muồi, suy thoái. Thời gian tồn tại của mỗi giai đoạn là khác nhau ở các thị trường không giống nhau. Bởi lẽ, sản phẩm có thể là mới ở thị trường này nhưng là cũ ở thị trường khác. Điều đó làm cho các quốc gia tiến hành buôn bán, trao đổi với nhau các sản phẩm luôn luôn được đổi mới. Sau đây ta xem xét từng giai đoạn: a. Giai đoạn xâm nhập - Thông thường sự xuất hiện một sản phẩm mới ở một quốc gia vì một lý do sau: + Do lợi nhuận của các công ty, tập đoàn ngày càng lớn cho nên theo xu thế phát triển họ liều lĩnh chi tiêu vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển tạo ra sản phẩm mới + Do sự cạnh tranh gay gắt + Đời sống và mức thu nhập của dân cư ngày càng tăng + Các nước này có một đội ngũ nhà khoa học đông đảo và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc nghiên cứu đầy đủ, thuận lợi. Các sản phẩm được xuất hiện và phát triển đều do nhu cầu của thị trường. Khi sản phẩm mới ra đời thông thường chúng được nhà sản xuất trong nước bầy bán tại thị trường nội địa với một số lượng hạn chế, đây như là một bước thăm dò thị trường, nó là bước đệm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài. b. Giai đoạn tăng trưởng - Đây là giai đoạn mà nhu cầu tiêu dùng sản phẩm mới có xu hướng gia tăng ở thị trường nước ngoài đặc biệt là những nước có nền kinh tế phát triển. Khi đó các nhà kinh doanh sẽ đầu tư vốn ở thị trường nước ngoài theo hai hướng sau: + Nếu công ty sản xuất ra sản phẩm mới là công ty đa quốc gia có chi nhánh ở thị trường nước ngoài thì công ty sẽ quyết định để chi nhánh sản xuất sản phẩm ở đó. + Nếu đó là công ty bình thường muốn sản xuất ra sản phẩm thì họ sẽ phải mua bản quyền để sản xuất. c. Giai đoạn chín muồi Đây là giai đoạn mà nhu cầu của sản phẩm trên thị trường bắt đầu dừng lại (nhưng vẫn có thể tăng lên ở một vài nước). Khi đó các cơ sở sản xuất ở nước ngoài có thể sản xuất chậm lại, công nghệ được thay đổi. d. Giai đoạn suy thoái - Đối với một nước công nghiệp phát triển thì sản phẩm không còn sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng nữa mà nó bắt đầu đi vào giai đoạn suy thoái và triệt tiêu. Lúc này họ mong muốn những sản phẩm mới tốt hơn, hoàn hảo hơn. Đây cũng là lúc các sản phẩm cũ này được các công ty chuyển sang các nước kém phát triển để kéo dài chu trình sống của sản phẩm này để tăng trưởng và thu thêm lợi nhuận cho mình. 1.2.2. Các mô hình thương mại quốc tế được sử dụng trong hoạch định chính sách xuất khẩu Về cơ bản, nền kinh tế thế giới được định theo hai hướng: + Nền kinh tế hướng nội tự cung tự cấp với chiến lược thay thế nhập khẩu + Nền kinh tế chú trọng xuất khẩu đặc biệt là công nghiệp chế biến với chiến lược hướng về xuất khẩu - Nền kinh tế theo hướng sản xuất thay thế hàng nhập khẩu có mức thuế quan cao cùng với hàng rào thương mại khác và thường có tỷ giá hối đoái được định giá cao, lãi suất bị kiểm soát chặt chẽ. Điều đó, làm cho nền kinh tế nội địa có chi phí sản xuất cao, sức cạnh tranh của hàng hoá vì thế mà giảm đi, do đó ít có nhà xuất khẩu trong nội địa đạt tầm cỡ thế giới, đồng thời tạo ra một sự chênh lệch không có lợi cho xuất khẩu sản phẩm thô. Bởi lẽ chi phí đầu vào để sản xuất hàng xuất khẩu cao nên sẽ không có nhiều các mặt hàng xuất khẩu công nghiệp chế biến và một số hàng xuất khẩu khác mang lại lợi nhuận. Như vậy, theo mô hình này các nước đã tự đẩy mình vào một tình trạng khó khăn, nan giải, tựa hồ như là họ đang đóng cửa nền kinh tế của chính họ vậy. Nếu không theo được xu hướng phát triển chung của thế giới hiện nay thì nền kinh tế của họ có nguy cơ trì trệ bởi những tác động của chiến lược này tới nến kinh tế: + Thứ nhất, chiến lược này thường đi kèm chủ nghĩa bảo hộ, điều đó gây ra hàng loạt các vấn đề bất lợi cho nền kinh tế vì chúng xuyên tạc giá cả, không phản ánh đúng cung- cầu thị trường. Kết quả là không tận dụng được lợi thế so sánh của mình mà lại đi vào sản xuất hàng hoá mang tính bất lợi nhiều hơn nếu nước mình đi nhập khẩu hàng hoá đó. + Thứ hai, các hàng rào bảo hộ trong nước sẽ làm cho sản xuất nội địa kém hiệu quả, nguồn lực bị lãng phí, triệt tiêu việc tiếp thu kinh nghiệm và công nghệ mới từ bên ngoài. + Thứ ba, gây mất cân đối trong cán cân thương mại quốc gia. - Nước có chính sách kinh tế hướng về xuất khẩu: phần lớn các nước này đều chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, đây là ngành tạo ra tốc độ tăng trưởng cho xuất khẩu. Chẳng hạn như Thái Lan năm 1978 chỉ bắt đầu với tỷ lệ hàng công nghiệp chế biến trong cơ cấu hàng xuất khẩu là 25% nhưng sau 20 năm tỷ lệ ấy đã tăng lên gần 75%. Như vậy, các nước tăng trưởng này đã sử dụng hoạt động xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến theo đà gia tăng để làm khu vực chủ đạo…Chiến lược hướng ngoại này sẽ đưa nền kinh tế theo hướng mở cửa nhiều hơn, thúc đẩy thương mại và các luồng tư bản đổ vào, tạo khả năng sinh lời cao trong việc sản xuất hàng xuất khẩu. Tư tưởng chủ đạo của chiến lược này là lấy nhu cầu thị trường thế giới làm mục tiêu cho sản xuất trong nước, là cải tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là đặt quốc gia mình vào sân chơi toàn cầu đầy cạnh tranh để từ đó phát huy và tận dụng được hết lợi thế so sánh của nước mình. Chiến lược này tạo ra một nền kinh tế năng động với cơ cấu kinh tế mới và theo kịp xu thế tất yếu của thị trường. - Một sự khác biệt rõ ràng của hai chính sách kinh tế của hai nhóm nước này là ở chỗ, các nước theo chiến lược sản xuất thay thế hàng nhập khẩu cho rằng những nước đang phát triển ban đầu nên sản xuất những loại hàng hoá đơn giản mà trước đây được nhập khẩu (giai đoạn 1), sau đó thay thế hàng nhập khẩu thông qua sản xuất trong nước với nhiều chủng loại với công nghệ tinh vi hơn (giai đoạn 2). Mục đích của các nước này là nhằm bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ trong nước dưới các công cụ thuế quan, phi thuế quan đối với những hàng hóa nhập khẩu. Trong khi dó, chiến lược hướng về xuất khẩu lại quan tâm tới lợi ích của mậu dịch tự do đối với tăng trưởng, tầm quan trọng của thị trường thế giới. Họ thấy rằng với chiến lược mở cửa của mình sẽ khuyến khích việc học hỏi tiến bộ của khoa học công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Những công ty nội địa buộc phải làm việc cật lực hơn nữa để duy trì được lợi nhuận và thị phần của mình khi họ phải dối mặt với hàng hoá nhập khẩu, đồng thời những công ty xuất khẩu cũng bắt buộc phải theo kịp công nghệ hiện đại để duy trì hoặc cải thiện vị trí của mình trên sân chơi thương mại quốc tế. Chiến lược này còn tạo ra khả năng tốt hơn trong việc kiểm soát rối loạn tiêu cực từ bên ngoài. Chiến lược hướng ngoại vì thế đã khắc phục được một số hạn chế của chiến lược thay thế hàng nhập khẩu ở một số điểm sau: + Thứ nhất, chiến lược hướng ngoại tạo ra khả năng xây dựng một nền kinh tế năng động + Thứ hai, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trên thị trường quốc tế + Thứ ba, tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Từ đó là tăng khả năng nhập khẩu công nghệ, máy móc, nguyên vật liệu cần thiết cho sự phát triển các ngành công nghiệp trong nước Tuy nhiên chiến lược này cũng mang lại những nhược điểm nhất định như: + Chính phủ của nước có chiến lược hướng ngoại này sẽ ít có khả năng hành động theo ý mình hơn. + Sự phụ thuộc nước ngoài về công nghệ và các nguyên vật liệu. + Các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn do thị trường quốc tế cạnh tranh gay gắt với những đòi hỏi cao, khắt khe về chất lượng, quy định an toàn của sản phẩm...và đòi hỏi phải có hoạt động marketing mạnh mẽ, chuyên nghiệp hơn. + Rủi ro về kinh tế, chính trị, luật pháp, vận chuyển hàng hoá là không thể tránh khỏi. 1.3. Kinh nghiệm của các nước trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Những thành tựu của các nền kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương đã được cả thế giới công nhận. Đó là sự phát triển của Nhật Bản- siêu cường quốc đứng thứ hai trên thế giới nhờ chính sách mở cửa nền kinh tế vào năm 1868 của chính phủ Minh Trị. Đó cũng là sự phát triển của bốn con rồng Châu Á…Sự vươn lên mạnh mẽ của các nước Châu Á đã thể hiện một đường lối kinh tế đúng đắn, một quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, đó là cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu năng động, hiện đại. Mặc dù không thể xét một cách chi tiết các chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của những nước này và những nước Châu Á khác trong bối cảnh hiện nay, song sẽ rất có ích nếu đưa ra một số nội dung tóm tắt của chính sách hướng về xuất khẩu của một số nước có điều kiện tương đồng như Việt Nam. 1.3.1. Vương quốc Thái Lan - Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống. Bắt đầu từ năm 1960 Thái lan thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội lần thứ nhất. Những năm 1970 Thái Lan thực hiện chiến lược “ hướng về xuất khẩu”, với ASEAN, Mỹ, Nhật và Châu Âu là thị trường xuất khẩu chính. Lúc này ngành công nghiệp, dịch vụ đóng vai trò chính, vai trò của ngành nông nghiệp giảm dần. - Hiện nay, Thái Lan là một nước công nghiệp mới, vượt qua những thăng trầm trong lịch sử phát triển kinh tế mà điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đến nay những thành tựu mà nước này thu được là không nhỏ. Điều đáng nói ở đây là đóng góp vào những thành tựu đó phần lớn là do lĩnh vực xuất khẩu. Lĩnh vực xuất khẩu đóng góp tới 60% GDP của Thái Lan với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là điều hoà nhiệt độ, xe hơi và linh kiện xe hơi, một số mặt hàng nông sản khác. Thái Lan hiện có quan hệ thương mại với 350 nước trên thế giới; các thị trường xuất khẩu chủ lực là Mỹ, EU, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, các nước Trung Đông, Đông Âu, châu Phi, Mỹ La Tinh và Nam Á. - Thái Lan ưu tiên xuất khẩu 10 mặt hàng chủ lực bao gồm: đồ điện tử, đồ điện gia dụng, ô tô và phụ tùng thiết bị, hàng dệt may, đồ mỹ phẩm thời trang, đồ gỗ và đồ trang trí nội thất, hải sản, hàng đông lạnh, gạo, một số sản phẩm nông nghiệp đã có tiếng trên thị trường thế giới - Thái Lan cũng sẽ cố gắng duy trì việc xuất khẩu những mặt hàng này vào các thị trường truyền thống, đồng thời thâm nhập thị trường mới nổi- nơi không những có nhu cầu rất tiềm năng mà các hàng rào phi thuế quan cũng ít hơn so với những thị trường truyền thống. - Để mở rộng hoạt động xuất khẩu trong năm 2007, Bộ Thương mại cùng Hội đồng Thương mại Thái Lan, Liên hiệp các ngành công nghiệp và Hiệp hội các ngân hàng Thái Lan đã đề ra 6 chiến lược tăng cường xuất khẩu hàng hoá như sau: + Xây dựng năng lực cho các công ty vừa và nhỏ bằng cách tạo ra mối liên hệ giữa các cơ quan khuyến khích thương mại của chính phủ với các công ty tư nhân; + Kiểm soát chặt chẽ sự tăng giá của đồng baht nhằm tăng cường tính cạnh tranh trong xuất khẩu; + Yêu cầu giải quyết các rào cản phi thuế quan, như chống bán phá giá và ký quỹ bảo lãnh ở thị trường lớn như ở Mỹ; + Chính phủ ủng hộ chế độ gia công cung ứng (hoặc nhập khẩu thay thế) nhằm giải quyết thiếu hụt nguyên liệu nhất là đối với các ngành trang sức và đá quý + Thực hiện hệ thống hậu cần điện tử nhằm giảm chi phí vận chuyển cho các nhà xuất khẩu. + Chính phủ đàm phán với các ngân hàng thay đổi phí chuyển đổi tiền USD sang đồng baht để giảm rủi ro tiền tệ và phí chuyển đổi có thể giảm được 5% phụ phí đối với sự rủi ro. - Đến năm 2008 Thái Lan đã đề ra chính sách xúc tiến xuất khẩu như sau: + Khuyến khích các nhà xuất khẩu tăng cường đầu tư ở nước ngoài + Phát triển hệ thống cung ứng hàng hoá trong nước + Thành lập các trung tâm thương mại tại các tỉnh cho mỗi sản phẩm + Phát triển hệ thống thanh toán một cách hiệu quả + Tiếp tục tìm kiếm những thị trường mới nổi như Trung Đông, Nga, Đông Âu, các nước ASEAN, Nam Mỹ và châu Phi. Thái Lan đặc biệt quan tâm đến thị trường mới nổi như Trung Quốc, đây là thị trường lý tưởng cho các sản phẩm của Thái Lan. Nước này nhận định: “Trung Quốc là một thị trường có nhiều tiềm năng và có thể trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Thái Lan trong vòng 5 năm tới”. Năm 2006, tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan sang Trung Quốc đạt 12,9 tỷ USD. Bộ Thương mại của nước này còn dự báo đến năm 2013, Trung Quốc sẽ là thị trường xuất khẩu chủ lực của Thái Lan do nhu cầu hàng Thái ở nước này tăng nhanh chóng, với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này sẽ vượt 50 tỷ USD, chiếm 15% tổng giá trị xuất khẩu của Thái Lan lúc đó. Dự kiến năm 2008 con số xuất khẩu sang Trung Quốc là 14,6 tỷ USD * Tóm lại, mặc dù phải đương đầu với nhiều thách thức trong sự biến động kinh tế nhưng Thái Lan đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, từ một nước nông nghiệp truyền thống trở thành một nước xuất khẩu có tiếng về các sản phẩm chế tạo chủ yếu trong khu vực. Có được những thành công đó, chính phủ Thái Lan đã có đường lối chính sách kinh tế đúng đắn, hiệu quả, sáng tạo. Điều đó mở ra cho Việt Nam một cách học hỏi, một lối đi mới để cải thiện và tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam ra thị trường quốc tế. 1.3.2. Cộng hòa Indonesia - Indonesia là một thành viên của ASEAN, đồng thời là một quốc gia có vị trí hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên và dân số. Tuy nhiên con đường phát triển kinh tế của Indonesia không bằng phẳng mà đã phải gặp nhiều khó khăn để tìm ra một lối đi phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới. - Trong giai đoạn đầu (1950- 1965), kinh tế của Indonesia vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nguyên tắc chủ đạo quá trình CNH- HĐH của Indonesia mang tính chất đóng cửa, phát huy triệt để các nguồn lực trong nước nhằm phát triển công nghiệp, từng bước CNH. Mục tiêu sản xuất là phục vụ và củng cố thị trường nội địa là chủ yếu. Chính vì thế mô hình này không những không mang lại mục tiêu phát triển kinh tế mà còn đẩy Indonesia vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng vào cuối năm 1965. - Từ năm 1965 đến nay, Indonesia đã thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường có điều tiết của nhà nước. Gắn liền với sự thay đổi cơ chế quản lý này là quá trình chuyển đổi từ cơ chế cũ sang chiến lược hướng về xuất khẩu, mở cửa ra thế giới. Để khôi phục và ổn định kinh tế hàng loạt các giải pháp đã được nước này thực hiện. Trong thời gian dài kinh tế của Indonesia tăng trưởng nhanh, hình thành các ngành công nghiệp mũi nhọn: dầu khí, khai thác gỗ, khoáng sản, máy công cụ và chế biến nông sản…, tốc độ xuất khẩu tăng bình quân 9,3%/ năm - Do một số sai lầm mắc phải nên Indonesia đã điều chỉnh lại cơ cấu ngành theo hướng tăng cường xuất khẩu những sản phẩm không phải là dầu mỏ. Trong công nghiệp dầu mỏ tăng cường đầu tư vào các ngành hoá dầu nhằm hạn chế xuất khẩu dầu thô. Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng truyền thống, Indonesia còn chú ý các ngành khác như: điện tử, ô tô, tủ lạnh, hoá chất, xe máy để xuất khẩu chủ yếu sang thị trường châu Á. Hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Indonesia vẫn là dầu và các sản phẩm dầu, gỗ dán, cao su, cà phê. - Thực hiện chính sách tài chính khắc khổ và chi tiêu có chọn lọc nhằm cân đối cán cân thanh toán - Tổ chức lại kinh tế quốc doanh và khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển - Đa phương hoá và đa dạng hoá hình thức hoạt động kinh tế đối ngoại. Trong quan hệ ngoại giao của mình Indonesia đã mở rộng quan hệ không chỉ với Mỹ, Nhật, EEC, Trung Đông, Nam Mỹ, đặc biệt chú trọng tới thị trường khối ASEAN,Trung Quốc và Đông Dương. Trong quan hệ với các nước, Indonesia không chỉ sử dụng các hình thức mậu dịch thông thường mà còn mở rộng liên doanh, liên kết với các nước có nền kinh tế, chính trị khác nhau. 1.3.3. Bài học rút ra cho Việt Nam * Việt Nam nằm trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước trong khu vực. Trong bối cảnh đó, chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam, định hướng phù hợp với xu thế thị trường là hướng ngoại mà trước hết là vào khu vực châu Á, kết hợp chặt chẽ với hướng nội nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân và đòi hỏi phát triển mạnh cơ cấu hạ tầng của nền kinh tế. Đồng thời giữ tỷ lệ cơ cấu thị trường nhất định nhằm giữ được thế cân bằng của Việt Nam trên trường quốc tế. * Là quốc gia mở cửa sau so với Thái Lan, Indonesia, nên Việt Nam cần học tập các kinh nghiệm để thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của nước mình ra thị trường thế giới. Tuy nhiên Việt Nam cần tìm ra được những chính sách, bước đi phù hợp với thực tiễn của Việt Nam để tránh sai lầm, áp dụng máy móc, cứng nhắc. Ta có thể rút ra một số bài học như sau: - Từ phía chính phủ: + Thống nhất về mặt nhận thức coi chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng ra xuất khẩu là động lực chính để thực hiện CNH- HĐH đất nước. Chiến lược thay thế nhập khẩu có thể được sử dụng trong một số giai đoạn nhất định, để từ đó làm tiền đề cho xuất khẩu. + Tạo dựng và liên tục hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm thực hiện thành công chiến lược chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. + Cần có sự nâng đỡ và khuyến khích của nhà nước một cách hợp lý nhưng phải phù hợp với quy định của WTO. + Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan xúc tiến thương mại, xúc tiến tìm kiếm các thị trường chiến lược để đẩy nhanh tiến độ hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới. + Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tạo điều kiện cho việc thanh toán dễ dàng cho các đối tác kinh doanh xuất nhập khẩu - Từ phía doanh nghiệp: + Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm thông tin thị trường, đối tác làm ăn. Đồng thời phải xác định rõ mục tiêu thị trường, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu, nắm bắt được đối thủ cạnh tranh, thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng để nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá và tạo ra cho hàng hoá Việt Nam một thương hiệu uy tín, vững chắc. 1.4. Tổng quan về thị trường Trung Quốc - Trung Quốc là một thị trường lớn với số dân là 1,6 tỷ người, diện tích là 9,6 triệu km2, độ dài đường bờ biển là 14.500 km; giáp biên giới nhiều nước như Ấn Độ, Bắc Triều Tiên, Myanma, Lào, Lào, Nga, Mông Cổ, Nêpal, Việt Nam…nên rất thuận lợi cho việc mở rộng các hoạt động buôn bán qua biên giới với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Nhận thức được điều đó, kể từ khi hai nước Việt Nam – Trung Quốc bìn._.t và gay gắt này, nếu hàng hoá có chất lượng kém hoặc bình thường thì những mục tiêu mà nhà nước cũng như các doanh nghiệp đặt ra khó lòng thực hiện được và dần dần hàng hoá của Việt Nam sẽ bị đẩy lùi ra khỏi thị trường Trung Quốc. Vậy muốn nâng cao được chất lượng hàng hoá của mình các doanh nghiệp cần làm gì? Làm như thế nào? - Thấy được cơ cấu hàng hoá của Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc hầu hết là các sản phẩm nông sản, sản phẩm thô chưa qua chế biến, một số sản phẩm như dây cáp điện, điện tử, linh kiện…nên các doanh nghiệp phải nâng chất lượng cho từng nhóm hàng hoá. + Đối với hàng nông sản: Xây dựng các vùng chuyên canh quy mô lớn gắn liền với công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch hiện đại. Để tăng khả năng cạnh tranh chỉ có một giải pháp là quy hoạch mở rộng diện tích, xây dựng các vùng chuyên canh quy mô lớn gắn liền với các nhà máy chế biến và bảo quản sau thu hoạch hiện đại. Trong ngành rau quả công nghệ xử lý và bảo quản lạnh để kéo dài thời gian tươi lâu của sản phẩm hầu như ở Việt Nam chưa được thực hiện. Công nghệ chế biến rau quả thu hoạch của Việt Nam hiện nay rất hiện đại, do thiếu các kho chứa và các phương tiện vận chuyển đạt yêu cầu nên tổn thất sau thu hoạch là rất lớn có thể lên tới 25- 30%, đây là một tác nhân đẩy giá hoa quả của Việt Nam tăng mạnh và tăng lên cao nhất khu vực Đông Nam Á, vì thế khả năng cạnh tranh của mặt hàng này là một điều tất yếu. Bên cạnh đó cần đầu tư thích đáng cho khâu nghiên cứu và sản xuất giống mới, nhập khẩu các giống mới, nhân giống và cải tạo giống, hỗ trợ các hộ nông dân trong việc sử dụng giống để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ. Kinh nghiệm rất quý báu của Thái Lan là một bài học để Việt Nam đáng phải suy ngẫm. Bởi vì cách đây hơn 20 năm tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản của Thái Lan cũng tương tự như Việt Nam nhưng ngày nay thì sao? Một số hàng hoá của Thái Lan đã vượt xa Việt Nam và có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế. Tại sao họ lại đạt được thành công đó? Theo nghiên cứu của một số chuyên gia thì Thái Lan rất coi trọng trong khâu giống, họ coi giống là một lợi thế cạnh tranh một cách bền vững để giữ được vị trí của họ trên thị trường nước ngoài. Nguyên tắc của họ là: giống phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có quy trình hướng dẫn thâm canh khoa học, có bằng chứng để chứng minh giống đó đã được trồng thử nghiệm và cho kết quả cao. Hơn nữa chính phủ Thái Lan còn có các chính sách hỗ trợ nhập khẩu giống mới, lựa chọn và lai tạo các giống tốt, trợ giá để giống đó trở nên phổ biến hơn. Việt Nam cần tận dụng lợi thế là có nhiều viện nghiên cứu về giống để nghiên cứu các giống mới, thiết lập ra các chương trình thâm canh khoa học, hợp lý. Không chỉ thế Việt Nam cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cho các sản phẩm nông sản, thành lập các cơ quan chuyên trách để kiểm tra, giám sát chất lượng nông sản xuất khẩu…Để có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường Trung Quốc, nông sản Việt Nam cần được sản xuất từ một nền nông nghiệp sạch, an toàn bền vững, kiên quyết loại bỏ các lô hàng xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. 3.3.2.3. Giải pháp đối với giá cả hàng hoá - Vì đặc điểm của người tiêu dùng Trung Quốc là nhạy cảm với giá cả và họ thường thích sản phẩm rẻ hơn trừ khi họ bị tác động bởi các hoạt động chăm sóc khách hàng tốt hơn hay chất lượng hàng hoá cao hơn hẳn. Cho nên giá cả là một công cụ cạnh tranh hữu hiệu ở thị trường này. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam phải có những biện pháp nhằm xây dựng cho mình một khung giá hợp lý vừa đảm bảo được lợi nhuận cho chính mình, vừa tạo ra một sức cạnh tranh nhất định cho sản phẩm. Song thị trường Trung Quốc rất rộng lớn, cách chi tiêu của họ rất khác nhau theo sự chi phối của thu nhập của họ, đây là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý để có cách phân chia, phân đoạn thị trường để đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa. 3.3.2.4. Các doanh nghiệp cần chủ động đổi mới phương thức kinh doanh - Việc đổi mới phương thức kinh doanh của mình tại thị trường Trung Quốc nhằm hạn chế bất lợi đồng thời tận dụng được những lợi thế do EHP mang lại. Điều đó thể hiện rất rõ, nếu trước kia các doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ theo hình thức tiểu ngạch, mang theo nhiều rủi ro và thua thiệt thì hiện nay, với những quy định của EHP đã làm thay đổi hình thức buôn bán tiểu ngạch không còn phù hợp này nữa, nên các doanh nghiệp cần chuyển sang buôn bán chính ngạch, tuân thủ các thông lệ quốc tế nhằm tận dụng được hết các lợi thế mà EHP hay cả WTO mang đến. 3.3.2.5. Chiến lược marketing sản phẩm - Để thành công khi tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hoá thì các doanh nghiệp không thể bỏ qua các hoạt động marketing. Cần tăng cường hoạt động tiếp thị và quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm, chủ động từng bước thâm nhập và tạo chỗ đứng vững chắc vào các kênh buôn bán, các siêu thị, các trung tâm thương mại nằm sâu trong nội địa, các thành phố lớn của Trung Quốc nơi có giá bán các sản phẩm cao hơn, nhu cầu tiêu thụ cao và ổn định hơn thay vì tập trung vào các vùng biên giới, nơi mà dân cư có mức thu nhập không cao và nhu cầu tiêu thụ hàng hoá không ổn định. Đứng trên thị trường Trung Quốc đầy sự cạnh tranh, các doanh nghiệp xuất khẩu cần cung cấp hàng hoá một cách đầy đủ, đều đặn, đúng với những điều khoản mà hai bên đã cam kết trong hợp đồng kinh doanh như: điều khoản về giá cả nhằm tạo ra uy tín và sự hài lòng của bạn hàng trong quan hệ hợp tác lâu dài. Các doanh nghiệp Việt Nam cần thường xuyên tham gia các hội chợ, triển lãm để tiếp tục thiết lập cá mối quan hệ làm ăn trực tiếp với các nhà nhập khẩu Trung Quốc, đồng thời tạo ra sự liên kết, gặp gỡ thường xuyên giữa các đối tác đã có quan hệ buôn bán với nhau. 3.3.2.6. Giải pháp xây dựng chiến lược và phát triển thương hiệu - Không có thương hiệu là tình trạng phổ biến của hàng hoá Việt Nam khi xuất khẩu ra nước ngoài. Trước đây việc xây dựng thương hiệu không được quan tâm đúng mức, chính điều đó đã làm cho các sản phẩm của Việt Nam khó có một chỗ đứng ổn định ở thị trường nước ngoài. Do đó khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Trung Quốc cần đăng ký và bảo hộ thương hiệu kịp thời. 3.3.2.7. Giải pháp về nguồn nhân lực - Để hoạt động xuất khẩu hàng hoá đạt được kết quả như mong muốn các doanh nghiệp cần phải có một đội ngũ các nhà quản lý và kinh doanh giỏi. Họ phải là những người có khả năng phân tích, tư duy, am hiểu pháp luật trong và ngoài nước, biết nắm bắt các cơ hội, thời cơ kinh doanh nhanh nhất và mang lại hiệu quả cao nhất. Trong xu hướng hiện nay, đặc biệt Việt Nam đã là thành viên của WTO, vấn đề có một đội ngũ kinh doanh xuất nhập khẩu giỏi là rất cần thiết. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có chiến lược đào tạo nhân viên của mình một cách khoa học để họ nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình. Khi làm ăn với Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam cần có những nhân viên am hiểu luật pháp, thị trường, văn hoá kinh doanh của Trung Quốc, đặc biệt là phải thành thạo ngôn ngữ của Trung Quốc, điều đó sẽ là công cụ hữu hiệu khi các doanh nghiệp tham gia đàm phán ký kết các hợp đồng ngoại thương. Các doanh nghiệp cần có nguồn kinh phí để gửi các cán bộ nhân viên đi học tập và nghiên cứu tại Trung Quốc, đó là cách làm thiết thực nhất để họ đi vào thực tế, nâng cao năng lực của mình. * Tóm lại: Trung Quốc là một thị trường tiềm năng và chiến lược của Việt Nam đặc biệt là trong bối cảnh hai nước đang có mối quan hệ “ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị, hai bên cùng có lợi” và cả hai nước đều đã là thành viên của WTO. Phía Việt Nam cần tích cực hơn nữa để tăng cường xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này. Việt Nam đang đứng trước một áp lực cạnh tranh rất lớn tại thị trường Trung Quốc, chính vì vậy hàng hoá của Việt Nam đang có xu hướng chảy ngược. Nhận thức đúng đắn thực trạng này, Nhà nước và các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Việt Nam phải có sự phối hợp nhịp nhàng đồng bộ để giữ vững được chỗ đứng cho hàng hoá Việt Nam tại Trung Quốc, nâng cao kim ngạch xuất khẩu từ dó làm tiền đề cho công cuộc CNH- HĐH đất nước thành công. KẾT LUẬN Việt Nam - Trung Quốc núi liền núi, sông liền sông, cùng có quan hệ gần gũi và thân thiết. Điều đáng tự hào là hai bên đã giữ gìn tình hữu nghị truyền thống và duy trì tiếp xúc buôn bán với nhau từ rất lâu. Việc khối ASEAN chọn Trung Quốc nói chung và Việt Nam chọn Trung Quốc nói riêng để thiết lập quan hệ cộng đồng, láng giềng hữu nghị là một điều rất tốt đẹp. Mối quan hệ kinh tế ấy đang trong giai đoạn phát triển gần gũi và tích cực chưa từng có. Sự phát triển của khối ACFTA, cũng như sự phát triển mối quan hệ của Việt Nam - Trung Quốc đã minh chứng cho điều đó. Kể từ năm 1991 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc liên tục tăng, đã có sự chuyển dịch cơ cấu hàng hoá theo chiều giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu chưa qua chế biến. Đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vẫn còn một số khó khăn và tồn tại mà phía Việt Nam phải nhanh chóng giải quyết bằng những biện pháp hữu hiệu, cương quyết, cứng rắn. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà những quy định trong ACFTA và WTO đã đi vào thực tiễn, buộc hai phía Việt Nam - Trung Quốc phải tuân thủ một cách nghiêm chỉnh, thì hơn ai hết cả hai bên cùng nỗ lực vì sự phát triển bền vững, vì tình đoàn kết hữu nghị đã được nhân dân hai nước dày công xây đắp. Nắm bắt được thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc trong giai đoạn từ 1991 đến nay, đề tài này đã đánh giá, phân tích được những thành công, hạn chế cũng như những nguyên nhân chủ quan, khách quan của những tồn tại đó. Mặt khác, theo nghiên cứu về tình hình thực tế em cũng nhận thấy được xu thế hợp tác lâu dài theo phương châm hữu nghị, hai bên cùng có lợi và thấy được vị trí chiến lược của Trung Quốc trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, đề tài đã đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO. Do thời gian nghiên cứu và hiểu biết của em có hạn nên đề tài còn gặp nhiều thiếu sót. Em rất mong dược sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các anh chị, các cô, các chú trong Ban Dự Báo - Viện Chiến Lược Phát Triển - Bộ Kế hoạch & Đầu tư, đặc biệt là Anh Phạm Mạnh Thuỳ đã rất nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại Ban Dự Báo. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn! MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ STT TÊN BẢNG, HÌNH TRANG BẢNG SỐ LIỆU 1 Bảng 1.1: Lượng lao động mà mỗi quốc gia cần tới để sản xuất một đơn vị hàng hoá ở mô hình lợi thế tuyệt đối của Adam.Smith 23 2 Bảng 1.2: Lượng lao động cần thiết để sản xuất ra mỗi đơn vị hàng hoá ở mô hình lợi thế so sánh của D.Ricardo 24 3 Bảng 1.3: Tỷ lệ so sánh giữa 2 hàng hoá ở mỗi quốc gia 24 4 Bảng1.4: Thuế quan bình quân đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1998-2001 43 5 Bảng2.1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001- 2006 63 6 Bảng2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Trung Quốc thời kỳ 1991- 2000 68 7 Bảng 2.3: Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 1992- 1995. 70 8 Bảng 2.4: Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 1996- 2000 72 9 Bảng 2.5: Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2001- 2006. 73 10 Bảng 2.6: Xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam sang Trung Quốc 74 11 Bảng 2.7: Xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam sang Hoa Kỳ 76 12 Bảng2.8: Lượng rau xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc tháng 02/08 77 13 Bảng2.9: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam và Thái Lan vào Trung Quốc 84 14 Bảng 2.10 : Ba nước ASEAN có cao su tự nhiên nhiều nhất vào Trung Quốc 84 15 Bảng3.1: Mục tiêu phấn đấu cụ thể đối với các nhóm hàng hoá chủ lực 94 16 Bảng 3.2.: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 1991- 2007 98 17 Bảng 3.3: Kết quả dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2008 – 2012 99 HÌNH VẼ 1 Hinh2.1: Tỷ lệ xuất khẩu hàng hoá trên GDP 62 2 Hình2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 1990- 2008 64 3 Hình 2.3: Trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam- Trung Quốc giai đoạn 2001- 2006 70 4 Hình 2.4: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2001- 2006 71 5 Hình2.5: Kim ngạch xuất khẩu một số nông sản chính của Việt Nam sang Trung Quốc (2001- 2006) 78 6 Hình 2.6: Thị trường nhập khẩu hàng hoá chủ yếu của Việt Nam 82 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Các chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt ASEAN The Association of South East Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ACFTA ASEAN- China Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc CNH- HĐH Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá CN Công Nghiệp CIF Cost, Insurance &Freight Tiền hàng, phí bảo hiểm& cước phí DAF Delivered At Frontier Giao hàng tại biên giới ĐKGH Điều kiện giao hàng ĐVT Đơn vị tính EHP Early Harvest prorgam Chương trình thu hoạch sớm EU European Union Liên minh châu Âu FOB Free On Board Giao lên tàu GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội ISO International Standard Organization Tiêu chuẩn quốc tế KH Kế hoạch KN Kim ngạch MFN Most Favoured Nation Tối huệ quốc TB Trung bình USD United States Dollar Đô la Mỹ VAT Value added tax Thuế giá trị gia tăng WB World bank Ngân hàng thế giới WTO World Trade rganization Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, ngày 6- 7 tháng 12 năm 2007 2.GS.TS. Đỗ Đức Bình- PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng ( 2007), Giáo trình kinh tế quốc tế, NXB Thống Kê. 3. TS. Lê Thị Anh Vân Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tê (2003), NXB Lao động 4. Đỗ Tiến Sâm ( 2002), Ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO và tác động tới Đông Nam Á, NXB Khoa học xã hội. 5. Khu vực mậu dịch tự do và doanh nghiệp Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia. 6. PGS.TS. Nguyễn Duy Bột- Bộ môn Thương mại quốc tế- ĐH KTQD ( 2006), Thương mại quốc tế và sự phát triển thị trường xuất khẩu, NXB Thống kê. 7. Nghiên cứu Trung Quốc, số 4 (74) năm 2007, tr. 38- 54; số 5 (75) năm 2007, tr.50- 54, Viện Khoa học xã hội 8. Tự do hoá thương mại và hợp tác kinh tế ở ASEAN (2003), NXB Thế giới. 9. Tự do hoa thương mại quốc tế (1991), NXB chính trị quốc gia 10. Trung Quốc cải cách và mở cửa, những bài học kinh nghiệm (2003), NXB Thế giới. 11. Trung Quốc- cải cách- mở cửa (1992), Viện thông tin khoa học,Viện Mac- lênin, NXB Thông tin lý luận. 12. Trung Quốc thành tựu và hướng đi (1995), Bộ lao động- thương binh xã hội, trung tâm thông tin khoa học lao động và xã hội. 13. Tạp chí cộng sản, số 780 (10/2007), tr. 51- 54 14. Tạp chí kinh tế châu Á- Thái Bình Dương, số 18+19/ 2007, tr. 40- 43; số 41 (184) ngày 9/10/2007, tr. 36-39. 15. Tạp chí kinh tế đối ngoại, số 17 (2006), tr. 71- 74; số 18 (2006), tr.23- 35 16. Tạp chí ngoại thương, số 4+5 ngày 01- 20/02/2008, tr. 10- 11. 17. Tạp chí thông tin & dự báo kinh tế xã hội, số 24 (12/ 2007), tr. 19- 2 18. Tạp chí thương mại, số 27 (2007), tr.7- 9; số 6 (2008), tr.16- 18; số 8 (2008), tr10- 13. 19. Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam 2005, NXB Thống kê. 20. Sau 5 năm gia nhập WTO, tranh chấp thương mại của Trung Quốc tăng mạnh Các trang web Dantri.com.vn Hatrade- TTXVN Hatrade- vietrade Hatrade- Vinanet Vietnamnet.com.vn Vneconomy VnExpress.net Vụ thương mại điện tử- Bộ Thương mại. www.mot.gov.vn. HÌNH ẢNH MỘT SỐ SẢN PHẨM MÀ VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG TRUNG QUỐC Rau tươi Cà phê Thuỷ sản xuất khẩu Hạt tiêu Hoa quả nhiệt đới rất được người Trung Quốc ưa thích. Cây cao su PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 KHÁI QUÁT VỀ VI ỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC VIỆT NAM - Tên nước: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Ngày quốc khánh: 2- 9- 1945 - Các chỉ số kinh tế của Việt Nam năm 2007 + GDP: 8.48%, mức cao nhất trong vòng 10 năm qua + Lạm phát tăng cao làm cho chỉ số giá tiêu dùng tăng 12,63% + FDI năm 2007 là 20,3 tỷ USD + ODA được ký kết cho cả năm là 3,6 tỷ USD, trong đó vốn vay là trên 3,3 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại là 289 triệu USD 2. TRUNG QUỐC Bản đồ Trung Quốc - Tên nước: Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (The People's Republic of China). - Ngày quốc khánh: 01-10-1949. - Vị trí địa lý: Trung Quốc nằm ở phần nửa phía bắc của Đông bán cầu, phía đông nam của đại lục Á - Âu, phía đông và giữa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương; có biên giới chung với Nga, Mông Cổ (phía bắc), với Kazakstan, Kirghistan, Taghikistan (phía tây), với Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nê Pan, Bu Tan (phía tây nam), với Myanma, Lào, Việt Nam (phía nam), với Triều Tiên (phía đông). - Diện tích: 9,6 triệu km2 - Khí hậu: Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm đến khô. Nhiệt độ trung bình toàn quốc tháng 1 là -4,70C, tháng 7 là 260C. Ba khu vực được coi là nóng nhất là Nam Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh. - Dân số: hơn 1,3 tỷ người (tính đến 1/2006). - Dân Tộc: Trung Quốc là một quốc gia có nhiều dân tộc. Dân tộc Hán là chủ yếu, ngoài ra còn có 55 dân tộc ít người (chiếm 6% dân số cả nước và phân bổ trên 50-60% diện tích toàn quốc). - Hành chính: 31 tỉnh, thành phố gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương. 4 cấp hành chính gồm tỉnh, địa khu, huyện, xã. Thủ đô: Bắc Kinh. - Tôn giáo: Có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi, Thiên chúa giáo. - Ngôn ngữ: Tiếng Hán là tiếng phổ thông, lấy âm Bắc Kinh làm tiêu chuẩn. - Tăng trưởng GDP: GDP năm 2007 là 11,9%. - Tỷ lệ lạm phát: tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng là 4,8% - Cán cân thanh toán: thặng dư thương mại là 262,2 tỷ USD tăng 84,7 tỷ USD so với năm 2006 - FDI : Lượng vốn FDI đổ vào Trung Quốc không kể lượng FDI được rót vào lĩnh vực tài chính là 74,8 tỷ USD - Dự trữ ngoại tệ và vàng: 1530 tỷ USD (năm 2005). - Tỷ giá hối đoái: Đồng NDT tiếp tục tăng giá từ 7,8 NDT/USD lên 7,24 NDT/USD PHỤ LỤC 2 CHƯƠNG TRÌNH THU HOẠCH SỚM TRONG ACFTA 1. Nội dung của chương trình thu hoạch sớm (EHP) * 4/11/2002, tại Campuchia, các nhà lãnh đạo các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc đã ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN- Trung Quốc. Trong đó, 3 danh mục quan trọng nhất là: Danh mục cắt giảm sớm (Chương trình thu hoạch sớm), danh mục hàng thông thường, danh mục hàng nhạy cảm * Nội dung của chương trình thu hoạch sớm: Được quy định tại điều VI của Hiệp định khung, gồm các quy định về: Phạm vi sản phẩm được áp dụng; lộ trình cắt giảm và loại bỏ thuế quan; khung thời gian thực hiện; nguyên tắc xuất xứ hàng hóa biện pháp thương mại và các biện pháp khẩn cấp có thể áp dụng Về phạm vi sản phẩm tham gia EHP Tham gia EHP gồm những mặt hàng nông sản được ghi tại chương 1 MFN của các nước (trừ những mặt hàng được một bên liệt kê loại trừ và trường hợp như vậy những mặt hàng này sẽ không nằm trên EHP đối với bên đó). Cụ thể gồm nhóm mặt hàng sau: Chương Mô tả hàng hóa 01 Động vật sống 02 Thịt và các bộ phận nội tạng 03 Cá 04 Sữa và các sản phẩm từ sữa 05 Các sản phẩm từ các động vật khác 06 Cây sống 07 Rau ăn 08 Qủa ăn và các loại hạt Nguồn: Các loại sản phẩm tham gia EHP: Để cắt giảm và xóa bỏ thuế quan, các sản phẩm tham gia EHP nói trên sẽ được chia thành 3 nhóm căn cứ vào mức thuế suất MFN hiện hành và được quy định như sau: Nhóm mặt hàng Đối với ASEAN-6 và Trung Quốc Đối với Việt Nam, Lào, Myanma, Campuchia Các mặt hàng nhóm 1 Thuế suất MFN > 15% Thuế suất MFN >30% Các mặt hàng nhóm 2 5% <=Thuế suất MFN <=15% 15% <= Thuế suất MFN <=30% Các mặt hàng nhóm 3 Thuế suất MFN < 5% Thuế suất MFN < 15% Nguồn: Relations/China Lộ trình cắt giảm thuế quan - Đối với ASEAN - 6 và Trung Quốc, việc cắt giảm thuế quan xuống 0% được thực hiện trong giai đoạn từ 1/1/2004 đến 1/1/2006 - Các nước là thành viên mới của ASEAN được hưởng đối xử đặc biệt nên thời điểm bắt đầu và kết thúc giảm muộn hơn, cụ thể: + Đối với Việt Nam: từ ngày 1/1/2004 đến 1/1/2008 + Đối với Lào, Myanma: từ 1/1/2006 đến 1/1/2009 + Đối với Campuchia: Từ 1/1/2006 đến 1/1/2010 Lộ trình cắt giảm của từng nước như sau: + Tất cả các mặt hàng có thuế suất MFN hiện hành bằng 0% phải duy trì ở mức 0% + Các mặt hàng đã cắt giảm xuống 0% phải duy trì ở mức 0% + Một bên sẽ được hưởng ưu đãi thuế của tất cả cá bên khác đối với 1 sản phẩm thuộc EHP với điều kiện là sản phẩm tương tự của bên đó cũng nằm trong EHP thuộc phần danh mục hàng đã quy định Về điều kiện được hưởng thuế suất ưu đãi EHP: - Là những mặt hàng từ chương 1 đến chương 8 của Biểu thuế hàng hóa nhập khẩu (Bảng mã HS), được nước thành viên cam kết đưa vào thực hiện EHP - Khi hàng hóa xuất khẩu, phải có giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hóa theo mẫu E và chứng nhận hàng hóa có 100% hàm lượng giá trị từ nước xuất khẩu PHỤ LỤC 3 KẾT QUẢ DIỄN GIẢI MÔ HÌNH HỒI QUY DỰ BÁO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC TỪ NĂM 2008- 2012 The following new variables are being created: Name Label YEAR_ YEAR, not periodic DATE_ DATE. FORMAT: "YYYY" MODEL: MOD_1. Curve Fit _ Dependent variable.. KIMNGACH Method.. QUADRATI Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,98848 R Square ,97708 Adjusted R Square ,97381 Standard Error 197,11720 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 2 23194461,8 11597230,9 Residuals 14 543972,7 38855,2 F = 298,47313 Signif F = ,0000 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time -61,176754 41,463380 -,253624 -1,475 ,1622 Time**2 16,060991 2,238812 1,233171 7,174 ,0000 (Constant) 157,033824 162,124626 ,969 ,3492 _ Dependent variable.. KIMNGACH Method.. CUBIC Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,98873 R Square ,97760 Adjusted R Square ,97243 Standard Error 202,26402 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 3 23206594,9 7735531,6 Residuals 13 531839,5 40910,7 F = 189,08318 Signif F = ,0000 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time -2,201006 116,352107 -,009125 -,019 ,9852 Time**2 8,099265 14,799117 ,621866 ,547 ,5935 Time**3 ,294879 ,541471 ,378755 ,545 ,5953 (Constant) 56,185294 248,933183 ,226 ,8249 _ Dependent variable.. KIMNGACH Method.. COMPOUND Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,94992 R Square ,90235 Adjusted R Square ,89584 Standard Error ,46500 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 29,970466 29,970466 Residuals 15 3,243393 ,216226 F = 138,60699 Signif F = ,0000 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 1,311314 ,030188 2,585503 43,439 ,0000 (Constant) 58,186515 13,725909 4,239 ,0007 _ Dependent variable.. KIMNGACH Method.. GROWTH Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,94992 R Square ,90235 Adjusted R Square ,89584 Standard Error ,46500 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 29,970466 29,970466 Residuals 15 3,243393 ,216226 F = 138,60699 Signif F = ,0000 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time ,271030 ,023021 ,949920 11,773 ,0000 (Constant) 4,063654 ,235895 17,227 ,0000 The following new variables are being created: Name Label FIT_1 Fit for KIMNGACH from CURVEFIT, MOD_1 QUADRATIC ERR_1 Error for KIMNGACH from CURVEFIT, MOD_1 QUADRATIC LCL_1 95% LCL for KIMNGACH from CURVEFIT, MOD_1 QUADRATIC UCL_1 95% UCL for KIMNGACH from CURVEFIT, MOD_1 QUADRATIC FIT_2 Fit for KIMNGACH from CURVEFIT, MOD_1 CUBIC ERR_2 Error for KIMNGACH from CURVEFIT, MOD_1 CUBIC LCL_2 95% LCL for KIMNGACH from CURVEFIT, MOD_1 CUBIC UCL_2 95% UCL for KIMNGACH from CURVEFIT, MOD_1 CUBIC FIT_3 Fit for KIMNGACH from CURVEFIT, MOD_1 COMPOUND ERR_3 Error for KIMNGACH from CURVEFIT, MOD_1 COMPOUND LCL_3 95% LCL for KIMNGACH from CURVEFIT, MOD_1 COMPOUND UCL_3 95% UCL for KIMNGACH from CURVEFIT, MOD_1 COMPOUND FIT_4 Fit for KIMNGACH from CURVEFIT, MOD_1 GROWTH ERR_4 Error for KIMNGACH from CURVEFIT, MOD_1 GROWTH LCL_4 95% LCL for KIMNGACH from CURVEFIT, MOD_1 GROWTH UCL_4 95% UCL for KIMNGACH from CURVEFIT, MOD_1 GROWTH 5 new cases have been added. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Hà Nội, ngày… tháng…năm 2008 LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp đề tài “Giải pháp tăng cường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc trong điều kiện gia nhập WTO” của em đã hoàn thành dưới sự hướng dẫn rất nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Thường Lạng. Em xin trân trọng cảm ơn thầy. Đồng thời em xin cảm ơn các cô chú cán bộ trong Ban Dự Báo – Viện chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và đầu tư đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thị Năm LỜI CAM ĐOAN Luận văn tốt nghiệp đề tài “Giải pháp tăng cường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc trong điều kiện gia nhập WTO” của em đã hoàn thành dưới sự hướng dẫn rất nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Thường Lạng – Trưởng Bộ môn Kinh tế quốc tế cùng với sự giúp đỡ của các cô chú cán bộ trong Ban Dự Báo – Viện chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và đầu tư. Em xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này hoàn toàn là kết quả của quá trình nghiên cứu, tổng hợp và thu thập số liệu một cách nghiêm túc, tuyệt đối không sao chép bất cứ một chuyên đề, luận văn, luận án nào. Nếu có gì sai, em xin cam đoan hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sinh viên Nguyễn Thị Năm Kim ngạch year date fit_1 err_1 lcl_1 ucl_1 fit_2 err_2 lcl_2 ucl_2 fit_3 err_3 lcl_3 ucl_3 fit_4 err_4 lcl_4 ucl_4 19.3 1991 1991 111.9181 -92.6181 -392.245 616.0815 62.37843 -43.078 -494.534 619.291 76.30078 -57.0008 25.5819 227.575 76.30078 -57.0008 25.5819 227.5754 95.6 1992 1992 98.92428 -3.32428 -375.553 573.4018 86.53937 9.06063 -406.319 579.3977 100.0543 -4.45427 34.10914 293.495 100.0543 -4.45427 34.1091 293.4948 136 1993 1993 118.05248 17.74752 -338.394 574.49896 130.43738 5.36262 -343.88118 604.75595 131.20255 4.59745 45.38752 379.26965 131.20255 4.59745 45.38752 379.26965 296 1994 1994 169.30266 126.39734 -278.165 616.77032 195.84174 99.85826 -278.47682 670.16031 172.04772 123.65228 60.26888 491.13933 172.04772 123.65228 60.26888 491.13933 362 1995 1995 252.67482 109.22518 -192.0016 697.35128 284.52172 77.37828 -192.12792 761.17136 225.60856 136.29144 79.85606 637.38711 225.60856 136.29144 79.85606 637.38711 340 1996 1996 368.16896 -27.96896 -77.23282 813.57075 398.24659 -58.0466 -77.31663 873.80982 295.84362 44.35638 105.57284 829.0338 295.84362 44.35638 105.57284 829.0338 471 1997 1997 515.78509 -44.68509 68.31742 963.25275 538.78563 -67.6856 67.38405 1010.1872 387.94383 83.15617 139.25249 1080.7736 387.94383 83.15617 139.25249 1080.7736 479 1998 1998 695.52319 -216.6232 246.20435 1144.842 707.9081 -229.008 240.91616 1174.9 508.71612 -29.81612 183.24963 1412.238 508.71612 -29.81612 183.24963 1412.238 859 1999 1999 907.38328 -48.48328 457.3466 1357.42 907.38328 -48.4833 442.24104 1372.5255 667.08648 191.81352 240.58142 1849.7039 667.08648 191.81352 240.58142 1849.7039 1534 2000 2000 1151.36535 382.63465 702.04651 1600.6842 1138.9804 395.0196 671.98851 1605.9724 874.75974 659.24026 315.10579 2428.4054 874.75974 659.24026 315.10579 2428.4054 1418 2001 2001 1427.4694 -9.4694 980.00173 1874.9371 1404.4689 13.53114 933.06728 1875.8704 1147.0846 270.91545 411.74614 3195.6655 1147.08455 270.91545 411.74614 3195.6655 1595 2002 2002 1735.69543 -140.6954 1290.2937 2181.0972 1705.6178 -110.618 1230.0546 2181.181 1504.1878 90.81216 536.77471 4215.1409 1504.18784 90.81216 536.77471 4215.1409 1748 2003 2003 2076.04345 -328.0435 1631.367 2520.7199 2044.1965 -296.197 1567.5469 2520.8462 1972.4623 -224.4623 698.16972 5572.5815 1972.46233 -224.4623 698.16972 5572.5815 2735 2004 2004 2448.51344 286.48656 2001.0458 2895.9811 2421.9744 313.0256 1947.6558 2896.2929 2586.5171 148.48286 906.06544 7383.6509 2586.51714 148.48286 906.06544 7383.6509 2961 2005 2005 2853.10542 107.89458 2396.6589 3309.5519 2840.7205 120.2795 2366.4019 3315.0391 3391.7357 -430.7357 1173.3192 9804.5534 3391.73572 -430.7357 1173.3192 9804.5534 3030 2006 2006 3289.81938 -259.8194 2815.3419 3764.2969 3302.2043 -272.204 2809.3459 3795.0626 4447.63 -1417.63 1516.2256 13046.483 4447.62998 -1417.63 1516.2256 13046.483 3900 2007 2007 3758.65531 141.34469 3254.4919 4262.8188 3808.1949 91.80506 3251.2824 4365.1075 5832.2387 -1932.239 1955.4154 17395.285 5832.23873 -1932.239 1955.4154 17395.285 . 2008 2008 4259.61324 . 3712.211 4807.0155 4360.4618 . 3667.5306 5053.3929 7647.8954 . 2516.9871 23238.221 7647.89535 . 2516.9871 23238.221 . 2009 2009 4792.69314 . 4187.5171 5397.8691 4960.774 . 4046.5405 5875.0076 10028.791 . 3233.9309 31100.432 10028.791 . 3233.9309 31100.432 . 2010 2010 5357.89502 . 4680.2491 6035.5409 5610.901 . 4387.0137 6834.7882 13150.892 . 4147.9189 41694.636 13150.8924 . 4147.9189 41694.636 . 2011 2011 5955.21889 . 5190.7861 6719.6517 6312.6119 . 4689.5538 7935.6701 17244.947 . 5311.5569 55988.895 17244.9472 . 5311.5569 55988.895 . 2012 2012 6584.66473 . 5719.7587 7449.5708 7067.6761 . 4953.3093 9182.0429 22613.538 . 6791.2139 75299.07 22613.5378 . 6791.2139 75299.07 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10407.doc
Tài liệu liên quan