A. Lời nói đầu
Nông nghiệp, nông thôn luôn là vấn đề trọng yếu của mỗi quốc gia, kể cả những nước đã đạt đến trình độ phát triển cao. Nó là khu vực sản xuất chủ yếu đảm bảo việc làm và đời sống cho xã hội, là thị trường rộng lớn ( cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm) của nền kinh tế, nguồn nhân lực và nguồn tích luỹ cho công nghiệp hoá, phát triển kinh tế.Kinh nghiệm của Mỹ, Nhật Bản đã đạt đến trình độ cao, cũng như các nước trở thành nước công nghiệp mới,trong những thập niên gần đây vẫ
38 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giải pháp phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n rất coi trọng nông nghiệp nông thôn.Thành công mà họ đạt được là hiện đại hoá ngành nông nghiệp, cải biến cơ cấu kinh tế nông thôn, thay đổi cơ cấu dân số nông thôn- thành thị, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn , làm cho thu nhập kinh tế ở khu vực nông thôn không chênh lệch quá xa so với khu vực đô thị. Và do đó, nông nghiệp và kinh tế nông thôn có điều kiện tích tụ vốn cho quá trình công nghiệp hoá
ở nước ta, một nước nông nghiệp với điểm xuất phát thấp, 80% dân số sống ở nông thôn, kinh tế còn thuần nông, cơ cấu nông nghiệp độc canh. GDP từ nông nghiệp còn lớn , năng suất khia thác ruộng đất và năng suất lao động còn thấp, thì vấn đề phát triển nông thôn lại càng trở nên quan trọng.Mục tiêu của công nghiệp hoá mà đảng đã đề ra là là nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện khẩu hiệu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng ,văn minh “.Để đạt được mục tiêu đó, trước hết không thể không thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh.Sự nghiệp đó được đảng xác định là quá trình chuyển đỏi căn bản , toàn diện các hoạt động sản xuất,kiinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế- xã hội từ sử dụng lao đọng thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ , phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học- công nghệ. Quan điểm đó đã đặt khoa học- công nghệ vào vị trí nền tảng, xem nó là một trong những yếu tố quyết định của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
B. NộI DUNG
I. Cơ sở lý luận của việc ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
1. Khái niệm khoa học- công nghệ
Khoa học theo nghĩa chung nhất là hệ thống những kiến thức , hiểu biết của con người về quy luật vận động và phát triển khách quan của tự nhiên xã hội và tư duy.
Công nghệ theo nghĩa chung nhất là tập hợp những hiểu biết về các phươnmg thức và phương hướng vào cải tạo tự nhiên, phục vụ các nhu cầu của con người. Ngày nay thuật ngữ công nghệ được sử dụng rất phổ biến trong các lĩnh vực sản xuất khác nhau, ví dụ: công nghệ hoá dầu, công nghệ đóng tàu, công nghệ chăn nuôi, công nghệ gen, công nghệ sinh học…như vậy khái niệm” công nghệ” cũng là tập hợp những hiểu biết của con người ,nhưng không phải là những hiểu biết hay nhận thức sự vật khách quan nói chung , mà là những hiểu biết đã được chuyển hoá thành phương thức và phương pháp sản xuất, những hiểu biết đã được”vật chất hoá” trong công cụ lao động, đối tượng lao động, trong quy trình công nghệ hoặc kết tinh lại thành kỹ năng, kỹ xảo hay cách thức kết hợp các yếu tố đầu vào sao cho có hiệu quả nhất của người lao động trong hoạt động sản xuất.
Xét từ góc độ nghiên cứu công nghệ nhằm phục vụ cho việc quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ và thúc đẩy toàn diện các hoạt động công nghệ, người ta phân biệt hai phần khác nhau là “ phàn cứng” và “ phần mềm” của công nghệ như sau:
Phần cứng của công nghệ bao gồm những máy móc, thiết bị, công cụ nguyên liệu, vật liệu… phần này còn gọi là những yếu toó vật chất hay phương tiện vật chất của công nghệ
Phần mềm của công nghệ bao gồm 3 bộ phận cấu thành:
Một là, yếu tố con người trong đó kỹ năng , kinh nghiệm, tính sáng tạo, truyền thống , đạo đức kinh doanh, năng lực quản lý…
Hai là, các tài liệu công nghệ gồm các thiết kế, các định mức, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, các hướng dẫn nghiệp vụ hay kỹ thuật vận hành , các bí quyết… phần này cong gọi là phần thông tin của công nghệ
Ba là, yếu tố thể chế hay phần tổ chức của công nghệ bao gồm việc xây dựng , hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch và tổ chức động viên, thúc đẩy, kiểm soát hoạt động, xây dựng và thực hiện chính sách khuyến khích.
2. Đặc điểm khoa học- công nghệ
Do đặc điểm sản xuất nông nghiệp nhất là đặc điểm tự nhiên nên quá trình nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ cũng có nhữngđặc điểm có tính chất đặc thù
Sản xuất nông nghiệp trải ra trên địa bàn rộng lớn, mỗi vùng, mỗi địa phương có các điều kiện tự nhiên, kinh tế , xã hội khác nhau: về loại đất, địa hình, thời tiết khí hậu, trình độ dân trí của người dân…. vì vậy trong quá trìng nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ đòi hỏi phải khảo nghiệm, phải địa phương hoá các tiến bộ công nghệ trước khi triển khai áp dụng đại trà.
Tính đa dạng của các loại hình khoa học công nghệ trong nông nghiệp.
Xét mối quan hệ tiến bộ khoa học- công nghệ với sản phẩm , có hai loại hình công nghệ.Một loại gọi là công nghệ thâm canh nhằm nâng cao năng suất sinh vật và năng suất kinh tế trên mỗi đơn vị diện tích. Loại thứ hai gọi là công nghệ cơ giới hoá và tự động hoá, chủ yếu nhằm nâng cao năng suất việc làm, tiết kiệm thời gian lao động trong mỗi khâu công việc, giảm bớt hao phí lao động sống.Lựa chọn sự kết hợp hai loại công nghệ nói trên như thế nào là tuỳ thuộc mỗi giai đoạn phát triển các nghành dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn; vấn đề giải quyết việc làm và thu nhập…
3. Vai trò của khoa học- công nghệ trong nông nghiệp nông thôn.
Thứ nhất, khoa học- công nghệ là yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn.Nó trở thành điều kiện, phương tiện cơ bản để nâng cao hiệu quả của hệ thốn các nguồ lực khác.Nhờ có khoa học- công nghệ, năng suát lao động tăng lên và điều kiện lao động của con người được cải thiện, do đó, tạo cơ sở để khai thác và sử dụng tốt hơn nguòn lực hiện có.Đồng thời, nó còn tạo thuận lợi cho việc sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực hữu hạn như vốn, tài nguyên thiên nhiên…. khoa học công nghệ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm sự phat triển bền vững… của kinh tế nông thôn, nông nghiệp nước ta trong điều kiện nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế.
Thứ hai, sự tác động của khoa học- công nghệ là nhân tố tích cực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá.Đồng thời nó là tiền đề quan trọng nhất cho việc thực hiện chiến lược tăng trưởng và phát triển kinh tế theo chiều sâu ở khu vực rộng lớn này.
Thứ ba, khoa học- công nghệ góp phần nâng cao chất lượng sống( cả vật chất lẫn tinh thần) của cư dân, làm thay đổi diện mạo của nông thôn truyền thống, thu hẹp sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị trong xã hội hiện đại.Một xã hội nông thôn mới, được tổ chức văn minh và có nền văn hoá sản xuất tiên tiến… chỉ có thể là kết quả của sự giao thoa giữa nhiều yếu tố tích cực , trong đó, không thể thiếu khoa học- công nghệ.
II. Kinh nghiệm ứng dụng khoa học- công nghệ trong nông nghiệp nông thôn.
1. Thực trạng ứng dụng khoa học- công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn ở một số nước trong khu vực.
Làn sóng đổi mới công nghệ, đặc biệt việc ứng dung công nghệncao như: công nghệ thông tin (CNTT), công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, công nghệ chế tạo vật liệu, năng lượng mới đang tạo racho nhân loại những hệ thống sản xuất siêu chính xác, hệ thống liên lạc hiện đại và trao đổi thông tin ở tốc độ rất cao, làm thay đổi cơ bản xã hội nông nghiệp và công nghiệp truyền thông.Muốn công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH,HĐH) nông nghiệp nông thôn, nhất thiết phải ứng dụng thành công những thành tựu tiên tiến của khoa học và công nghệ vào sản xuất.Không nắm bắt được trình độ khoa học và công nghệ thế giới, không tiếp thu được và không phổ biến được khoa học để ứng dụng các thành tựu của khoa học vào sản xuất thì cũng đồng nghĩa với tụt hậu, kém phát triển.
Trong bối cảnh đó, một số nước Đông á và A SEAN đã tìm được hướng đi đúng cho sự nghiệp CNH nông nghiệp, nông thôn và họ đã thành công.Tiêu biểu cho các nước và vùng lãnh thổ này phải kể đến Thái Lan, Malaxia,Trung Quốc, ấn Độ và Đài Loan. Tuy trình độ phát triển hiện nay của mỗi nơi trong lĩnh vực nông nghiệp cũng còn nhiều khác biệt,nhưng bài học về chính sách ưu tiên hỗ trợ khoa học và công nghệ cho nông nghiệp của họ vẫn là những kinh nghiệm quý để tham khảo.Bài viết này xin giới thiệu một số giới thiệu một số kinh nghiệmứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Nhật Bản, ấn Độ, Trung Quốc.
*Nhật Bản
Ngay từ cuối thế kỷ 19 (trứơc cuộc duy tân 1878),NHậT BảN đã nhìn thấy rất rõ hoàn cảnh một nước đất chật người đông, phải có chiến lựoc hướng nông nghiệp phát triển theo chiều sâutừ giai đoạn tăng trưởng ban đầu .Nội dung của chiến lược là: tăng năng suất nền nông nghiệp quy mô nhỏ, giữ lao động lại nông thôn, dưỡng sức dân, tạo khả năng tích luỹ và phát triển nội lực.Nhật bản là thí dụ điển hình cho vai trò quan trọng của lĩnh vực nông nghiệp đóng góp cho quá trình CNH- HĐH đất nước.Trong suốt hơn 50 năm đầu CNH, nông nghiệp đã cung cấp đầy đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng trong nước.Sau chién tranh đã tận dung nông nghiệp của các nước thuộc địa( Đài loan, Triều Tiên) để nuôi công nghiệp chính quốc và chính phủ vẫn cố gắng duy trì phương châm dưỡng dân, để dân tự tích luỹ tự khai thác nội lực tạo đà cho phát triẻn.Nhờ có chính sách đó màNhật Bảnđã vượt qua các thời khủng hoảng trầm trọng của thế giới.Đến giữa thế kỷ 20, công cuộc công nghiệp hoá nông thôn của Nhật Bản được đẩy mạnh, kết hợp hài hoà giữa nông nghiệp , nông thôn với công nghiệp, thành thị.
Bài học lớn nhất rút ra được từ nhật bản trước hết phải kể đến là việc lựa chọn giải pháp và bước đi ban đầu phù hợp cho quá trình công nghiệp hoá, các giải pháp đó là:
-Phát triển con người: Năm1871, chính quyền minh trị đã thành lập Bộ giáo dục theo quy mô phương tây, áp dụng chính sách giáo dục phổ cập bắt buộc dựa trên hệ thống trường tư thục.Trong giai đoạn những năm 1905- 1908, tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học từ 97%.Tỷ lệ nay cao hơn các nước phương tây lúc đó và hơn nhiều nước đang phát triển hiện nay. Vào những năm 80-90 của thế kỷ 19, Nhật Bản đã hoàn thành phổ cập tiểu học
-Phát triển kết cấu hạ tầng: Hệ thống đường sắt, hệ thống thông tin ,bưu điện…đã được ưu tiên đầu tư ngay từ cuối thế kỷ 19.
-Xây dựng một hệ thống kinh tế- chính trị hiện đại: xoá bỏ đẳng cấp phong kiến để xây dựng chính phủ tập trung, có hệ thống tài chính hiện đại theo mô hình Châu Âu.
-Nhập khẩu công nghệ và chất xám để phát triển công nghiệp.
-Sử dụng doanh nghiệp quốc doang phát triển kinh tế: các công ty quốc doanh đi tiên phong áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại của phương tây.Nhật Bản đã mạnh dạn nhập khẩu ồ ạt các tiến bộ kỹ thuật của Châu Âu đẻ cho đội ngũ công nhân có trình độ cao trong nước sử dụng và đã thành công.
* ấn Độ
Nước cộng hoà ấn độ nằm ở khu vực nam á ,diện tích trên 3 triệu km2 ,(đúng thứ 7 thế giới); dân số trên một tỷ người( đứng thứ 2 thế giới sau trung quốc).Tổng sản phẩm trong nước(GDP) khoảng trên 250 tỷ U SD ,xuất khẩu trên 20 tỉ U SD , thu nhập bình quân đầu người là 300 U SD ấn độ là nước có trên 80% dân số sống bằng nghề nông nghiệp ở nông thôn.Với một nước có dân số trên 1 ti người như ấn độ thì mục tiêu tự túc về lương thực là vô cùng quan trọng.Từ năm 1965 ấn độ đã phát động cuộc “ cách mạng xanh”.Nhà nứơc đã có nhiều chính sách ưu tiên cho các ngành khoa học phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp như công nghệ sinh học, tạo giống, kỹ thuật canh tác, thuỷ lợi ,điện khí hoá nông thôn, phân bón, thuốc trừ sâu, giao thông nông thôn, cơ giới hoá nông nghiệp, cho vay tín dụng và nhiều hình thức chuyển giao công nghệ cho sản xuất.Giai đoạn 1 của cuộc “cách mạng xanh” đã thành công rực rỡ.Sản lượng lương thực của ấn độ đã tăng từ 55 triệu tấn (1951) lên thành 167 triệu tấn (1988) nghĩa là tăng gấp 3 lần.
Hiện nay ấn độ đang tiến hành giai đoạn 2 của cuộc “ cách mạng xanh” .Đây cũng là bước chuyển lớn của cuộc cách mạng xanh .Trong giai đoạn này ấn độ chủ trương tập trung vào công nghệ sinh học , mở rộng ứng dụng công nghệ sinh học đến những lĩnh vực như cải tiến sinh học các a xit hữu cơ, làm giàu quặng bằng phương pháp sinh học , xử lý chất thải , sản xuất hooc môn …
Tỷ lệ ngân sách phân bổ cho các lĩnh vực nghiên cứu hiện nay cho thấy , ấn độ vẫn đang dành ưu tiên lớn cho công nghệ sinh học ( xếp theo thứ tự giảm dần tỷ lệ phân bổ kinh phí so vơi tổng kinh phí nghiên cứu ):
Nghiên cứu sinh học và liên ngành :27%
Nghiên cứu vũ trụ : 18%
Nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp: 16%
Nghiên cứu năng lượng nguyên tử: 15%
Nghiên cứu phát triển công nghiệp:14%
Nghiên cứu phát triển quốc phòng :5%
Nghiên cứu các lĩnh vực khác:5%
*Trung Quốc
Trong hơn 50 năm qua khoa học và công nghệ nông nghiệp của Trung Quốc được đánh giá là có bước tiến mạnh mẽ , công hiến to lớn cho phát triển kinh tế- xã hội của Trung Quốc.Tiến bộ rõ nét nhất trong ngành trồng trọt là đã mang lại đời sống no ấm cho 1,2 tỷ dân,đặt nền móng tốt cho việc điề chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp.Trong công tác di truyền chọn tạo giống đã có hàng loạt các kết quả đột phá trong tạo giống lúa thấp cây,cao sản, sử dụng ưu thế lai…theo thông kê, từ năm 1949 đến năm 1998 ,các nhà khoa học trung quốc đã tạo ra được hơn 5000 tổ hợp các giống mới , có năng suất cao, phẩm chất tốt, tính chống chịu cao… các loại giống này đã làm cho giống cây trồng được đổi mới tới 4-5 lần, mỗi lần đổi mới đã làm tăng được 350 triệu tấn lúa gạo. Hàng loạt công nghệ mới đã được sáng tạo và ứng dụng trong nông nghiệp, làm cho hơn 1/3 diện tích đất canh tác của trung quốc đã trồng được nhiều vụ .Công nghệ trồng trọt đã được định lượng hoá mô hình hoá, hệ thống hoá và khu vực hoá , công nghệ tưới tiết kiệm nước , công nghệ phòng trừ dịch bệnh tổng hợp nhằm hướng tới nền nông nghiệp sinh thái , phát triển bền vững đã và đabg được trình diễn và phổ biến.
Ngành nuôi trồng thuỷ sản cũng tiến bộ nhanh chóng , góp phần cải thiện cơ bản cơ cấu bữa ăn của nhân dân Trung Quốc.Kỹ thuật nuôi trồng phát triển tương đối nhanh chủ yếu thể hiện trong kỹ thuật tạo giống , nhân giống , kỹ thuật nuôi dưỡng…
Trong lâm nghiệp , khoa học và công nghệ đã có tác dụng rõ rệt trong việc cải tạo môi trường sinh thái và điều kiện sống cho nhân dân.
Trong phát triển nông thôn, nổi bật nhất là sự phát triển của công nghiệp hương trấn – một trong những điều khiến cho cả thế giới phải để tâm.
Nhờ áp dụng phương châm : các cấp lãnh đạo quan tâm , nông dân đòi hỏi, cán bộ khoa học công nghệ cố gắng, đã tạo nên khí thế khoa học hưng nông sôi nổi trong toàn xã hội người nông dân luôn nhận được các thông tin về kỹ luật mới từ các phương tiện báo chí, đài phát thanh , đài truyền hình… và tích cực tham gia các lớp tập huấn
Qua sự thành công trong phát triển khoa học và công nghệ nông nghiệp của Trung Quốc có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
-Phát huy tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, tập trung nguồn nhân lực vào những việc lớn. Kết hợp chặt chẽ nhà nước, ngành và địa phương theo phương châm :” Nhà nước lập sân khấu, cấn bộ khoa học và công nghệ biểu diễn” trung ương đi đầu , địa phương phụ trách liên kết các ngành chuyên môn tập trung vào những trọng điểm khoa học và công nghệ để tạo nên hiệu quả và đạt tới mục đích cuối cùng cho nông dân hưởng thụ .
-Kiên trì phương hướng phục vu”tam nông”: Việc lựa chọn các đề tài khoa học công nghệ nông nghiệp phải bám sát mặt trận chính là kinh tế quốc dân, hướng những yêu cầu của cả nước , chọn ra những yêu cầu cấp thiết, mấu chốt của nông thôn , nông nghiệp và nông dân để giải quyết.
-Phát huy ưu thế khoa học đa ngành tập trung vào giải quyết các vấn đề khoa học công nghệ trong nông nghiệp.
-Kết hợp chặt chẽ giữa cán bộ khoa học công nghệ và nông dân, phát huy cao độ tính sáng tạo của đội ngũ những người lao động nông nghiệp. Coi trọng việc đào tạo nhân tài khoa học công nghệ nông nghiệp và bồi dưỡng nâng cao trình độ của nông dân.
Kết hợp giữa sáng tạo và du nhập công nghệ: cùng với việc tự chủ sáng tạo công nghệ, cần tranh thủ tối đa nguồn nhân lực bên ngoài thông qua hoạt động hợp tác quốc tế, đẩy mạnh việc nhập các công nghệ tốt và thích hợp của nước ngoài .
2.Thực trạng nghiên cứu,ứng dụng khoa học công nghệ ttrong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
2.1. Những thành tựu khoa học công nghệ được thể hiện cụ thể vào trong các lĩnh vực
Việc nghiên cứu khoa học công nghệ noí chung,nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và PTNT nói riêng đã từng bước gắn chặt hơn với nhu cầu của thực tiễn sản xuất , như:chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn và những vấn đề liên quan đến kinh tế , chính sách ,thị trường và PTNT…ngày càng được sự quan tâm của các cấp ,các ngành ,từng bước được đầu tư bổ sung các trang thiết bị, phương tiện và kinh phí cho lĩnh vực nghiên cứu kinh tế và tổng kết thực tiễn quản lý…các kết quả nghiên cứu đã có những đóng góp quan trọng nhằm bổ sung và làm rõ thêm các cơ sở lý luận và các luận cứ khoa học cho nhà nước phát triển việc xây dựng và hoạch định các chính sách nông nghiệp và nông thôn.
Trong nhiều nghiên cứu đã có sự phối kết hợp giữa các cơ quan nghiên cứu (Viện,Trường,Trung tâm…)Với các cơ quan quan lý (Vụ,Cục)…nên nhiều kết quả đã được áp dụng vào sản xuất vá được các Cục,Vụ chức năng sử dụng đẻ xây dựng thành các văn bản pháp quy trình Bộ một cách kịp thời hơn ,giúp cho quá trình chỉ đạo của nghành…
Công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế nông nghiệp và PTNT ngày càng được mở rộng và tạo được nhiều đièu kiện thuận lợi cho viêc nâng cao cac trang thiết bị và đào tạo nguồn nhân lực và sự tiếp cận các phương pháp nghiên cứu luận tiên tiến ,nâng cao trình độ ngoại ngữ của cán bộ.
Trong thời gian qua, việc nghiên cứu cũng như ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đã tạo ra những kết quả đáng kể :
2.1.1.Về trương trình nghiên cứu giống cây trồng
Chương trình nghiên cứu trọn tạo giống đã tạo ra được bộ giống cây trồng phong phú ,về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của sản xuất ở các vùng sinh thái ,góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp và nâng cao tính cạnh tranh của nông sản việt nam trên thị trường trong và ngoài nước.song song đó góp phần đào tạođội ngũ cán bộ khoa học có trình độ vững vàng và tâm huyết vượtqua nhiều thử thách để hoàn thành nhiệm vụ phát triển nông nghiệp trong sự nghiệp đổi mới đất nước:
_Giống lúa:Ngân hàng gen của giống lúa hiện có trên 5000 mẫu giống .Giống lúa được công nhận là 149 (giai đoạn1986-2004) . tỉ lệ giông lúa được chọn tạo trong nước chiếm 42,2% diện tích .Tỉ lệ giông nhập nội chiếm 43,8% diện tích .Giống địa phương chiếm 6,5 % diện tích. Trong tổng số 131 giông được công nhận (giai đoạn1984-2000) ,chỉ còn 94 giông có mặt trong sản xuất. Trên địa bàn cả nước, có 680 giống lúa hiện đang gieo trồng (bao gồm cả các giống bản địa).
Miền bắc: giống công nhận được gieo trồng chiếm 57,6-71% diện tích, có 26 giống được công nhận không còn trong sản xuất ; miền nam :giống công nhận được gieo trồng chiếm 49,3-70,3% diện tích có 35 giống được công nhận không còn trong sản xuất.
Như vậy có 43 giống lúa không còn trong sản xuất ,sau khi được công nhận trong một thời gian vài năm và 27 giông có mặt với diện tích rất ít.điều này càng cần đánh giá một cách nghiêm túc đẻ đề ra nguyên nhân những giống đã được công nhận không còn tồn tại trong sản xuất đểcác nhà chọn tạo giống có được những định hướng ưu tiên cho công tác nghiên cứu chọn tạo giống tiếp theo. Giống lúa chủ lực hiện đang được phat triển gồm: phía bắc: khang dân Q5,IR50405,XY23,NX30..Phíanam:OM1490,OMCS2000,VND9520,OM576,IR64….
Lúa lai: thành tựu nổi bật của chương trình lúa lai là phát triển 0,6 triệu ha,năng suất bình quân đạt 6,5 tấn/ha. Chúng ta đã xây dựng được qui trình chọn và phân dòng bất dục đực CMS,TGMS trong sản xuất lúa lai. Giông lúa lai việt nam đầu tiên đươc công nhận: VL20 và một số giống được công nhận tạm thời như HIT83,TH3-3. giống mẹ BOA-84 và các giòng bố trắc 64-5 , Quế99-46 được công nhận giống quốc gia trong năm 2004 .
Theo điều tra mới nhất của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho thấy : chỉ tính riêng 45 giống lúa được công nhận trong giai đoạn 2001-2004 được gieo tròng trên diện tích 1634295 ha vụ hè thu 2003 và dông xuân 2004 ,nếu tính năng xuất các giống lúa mới này cao hơn các giống lúa cũ 10% (năng xuất trung bình hiện nay là 4,86 tấn/ha) thì tổng sản lượng tăng thêm là 794267tấn, tương đương số tiền là trên 1985 tỉ dồng. Như vậy ,việc đầu tư 140 tỉ đồng cho nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng nông lâm nghiệp và giống vật nuôi trong 4 năm đã mang lại hiệu quả lớn cho sản xuất.
-Giống ngô:trong suốt 20 năm qua diện tích, năng suất và sản lượng Ngô Việt Nam tăng liên ỵuc với tốc độ rất caoTỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm về diện tích là 7,5%, năng suất là 6,7% và sản lượng là 24,5% ,cao hơn nhiề so với giai đoạn 10 năm trước đó 1975-1985(4,2%,3,9% và 10% theo thứ tự)
Diện tích năm 2004 cao hơn năm 1985 là 2,5 lần, năng suất tăng 2,3 lần và sản lương tăng 5,9 lần.Nguyên nhân chính là do thay đổi giống ngô lai và cải tiến kỷ thuật canh tác.
- Giống lạc: trong 85 giống lạc được gieo trồng trên toàn quốc năm 2003, có 12 giống chủ lực được gieo trồng >1000 hađược phân bố như sau: giốngVD1( >10.000 ha),Sẻ,hl25 (5000-10.000 ha), L14,Mỏ Két, vd2, md7,vd5, Vồ, Lỳ Tây Nguyên,Sen Lai 75/23,Sen (1000-5000 ha).Tây Ninh là tỉnh có diện ttích trồng lạc lớn nhất nước (20-30 ha gieo trồng trong năm) Hiện tại chúng ta đã có giống lạc cho năng suất 5,5 – 7 tấn/ ha(giốngL18) đang được thử nghiệm rộng rải tại các tỉnh phía bắc.
-Giống đậu tương: đối với đậu tương, định lượng đóng góp của các giống mới cho sản xuất có vẻ còn khiêm tốn hơn so với các giống khác.Tuy vậy , 7 giống được công nhận chính thức giai đoạn 2001-20004 được gieo trồng trên diện tích 7.097 ha , làm tăng sản lượng 944tấn , làm lợi cho sản xuất khoảng 4,8 tỷ đồng.
-Giống đậu xanh: cải tiến giống đậu xanh theo hướng ngắn ngày ,chín tập trung, chống sâu đục hoa, quả và bệnh phấn trắng,kết hợp tuyển chọn từ tập đoàn nhập nội và lai hữu tính.Các giống hiện đang phổ biến trong sản xuất :HL33-6-1, HL33-6-2, V94-208.
-Giống khoai lang: các giống có diện tích phát triển lớn trong sản xuất là J6, J8, D20,KB3,KB4,5-15, Hàng Hà, HN-02.
-Giống cây cao su: nhờ chương trình cải tiến đồng bộ kỷ thuật , diện tích cao su từ 70.000 ha, VớI NĂG SUấT 0,8 Tấn/ha/năm,trong năm 1975 đã tăng 450.000 ha vào năm 2004 ,năng suất trung bình 1,6 tấn/ha/năm(tăng gấp đôi), kim ngạch xuất khẩu đạt trên 510 triệu USD.Trong đó ,nội dung cải tiến giông cao su có nhiều đóng góp đáng kể như: 97% diện tích sử dụng giống tiến bộ , giống xác nhận, năng suất giống mới do tổng công ty khuyến cáo đạt trên 2 tấn/ha ở vùng thuận lợi,1,5 tấn trên ha ở vùng kém thuận lợi, năng suất gỗ đạt 150-200m3/ha sau 20 năm trồng.
-Giống điều: có 27 dòng và giống điều được điều tra trong cả nước năm 2003, trong đó diện tích trồng các giống địa phương bằng hạt, chưa cải tạo là 159.071ha68,9%),diện tích điều ghép là 71.853 ha(31,1%) từ 25 dòng khác nhau.
-Giống cà phê:tổng diện tích cà phê cả nước là 454.274 ha,trong dó diện tích cà phê mít là 3.621 ha (0,8%) cà phê vôi 424.061 ha (93,3%),cà phê chè 26.637 ha (5,9%)
Năm 1975 , cả nước có 13.000 ha cà phê,sản lượng 6.000 tấn .Đến nay cả nước có 500.000 ha, với sản lượng trên 800.000 tấn, năng suất trung bình được xếp cao nhất thế giới.
-Giống cây ăn quả:
Giống cây ăn quả miền bắc Việt Nam: tập trung nghiên cứu nhóm dứa Cayen tạo ra giống đa dạng trong sản xuất: dứa hoa phú thọ,Dưa nahoa. Chọn giống vải chín sớm,phát triển nguồn thực liệu mới , nâng cao sức cạnh tranh với các giống vải của các nước trong khu vực…
Giống cây ăn quả miền nam: Ngân hàng gen: viện cây ăn quả miền nam đã thu thập 52 chủng loại, với 803 giống cây ăn quả,với mức độ đa dạng di truyền cao.
2.1.2 Về công nghệ sinh học.
Công nghệ sinh học Viêt Nam là lĩnh vực mới phát triển và đi sau rất nhiều nước kể cả một số nước ASEAN, Tuy nhiên công nghệ sinh học luôn nhận được sự quan tâm đầu tư to lớn của đảng và nhà nước ta.Chính bởi vậy, trong suốt 20 năm phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng và đạt được những kết quả đáng khích lệ:
-Về đào tạo nguồn nhân lực và đầu tư cơ sở hạ tầng:
Trong 20 năm qua, đảng và nhà nước ta đã đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là các lĩnh vực khoa học trong đó có cán bộ khoa học về công nghệ sinh học. Nhiều cán bộ khoa học, nhất là cán bộ trẻ được đào tạo chính quy, chuyên sâu và đựoc đào tạo ở các nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến như Mỹ, Anh, Nhật,Pháp,Đức…số cán bộ được đào tao hoàn toàn có đủ khả năng ,chủ động tiếp cận với những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trên thế giới .Họ đang là lực lượng nòng cốt trong các phòng thí nghiệm về công nghệ sinh học và là chủ nhân sản xuất ra các sản phẩm công nghệ sinh học đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế ở nước ta.
Chúng ta đã xây dựng được một số phòng thí nghiệm công nghệ sinh học với trang bị máy móc hiện đại có thể tiến hành được tất cả các thí nghiệm , công việc liên quan đến công nghệ caovà có thể tiếp cận được với những thành tựu khoa học-công nghệ thế giới đó là các phòng thí nghiệm của : viện công nghệ sinh học, viện di truyền nông nghiệp, viện lúa đồng bằng sông cửu long, viện vệ sinh dịch tễ,trung tâm công nghệ sinh học,Đaị học quốc gia hà nội …Gần đây,chúng ta đã có các dự án xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về công nghệ sinh học như: phòng thí nghiệm về công nghệ gen ,công nghệ tế bào động vật, công nghệ tế bào thực vật ở phía bắc và phía nam, công nghệ enzim và prôtêin,công nghệ vacxin.Như vậy trong 20 năm đổi mới chúng ta đã có bước tiến đáng kể về xây dựng nguồng nhân lực và cơ sở hạ tầng phục vụ cho nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học.
-Về công nghệ gen: những thành công trong công nghệ gen ở nước ta trước tiên cần phải kể tới các kết quả đạt được về nghiên cứu đa dạng di truyền và phân loại cây trồng,vi sinh vật băng các chỉ thị phân tử AND. Hầu hết các chỉ thị phân tử như: RFLP,RAPP,AFLP… Đã được ứng dụng để nghiên cứu,phân tích sự đa dạng di truyền trên các đối tượng cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản, và vi sinh vật như:lúa, đạu tương, ngô, bông,cà chua, bạch đàn,keo,bò,lợn , gà…thông tin về đa dạng di truyền đã được sử dụng trong việc xác định thành phần loài, sự phân bố của sinh vật, xác định cặp lai trong chọn tạo giống và làm tiền đề cho các bước nghiên cứu, phân tích tiếp theo…giúp chúng ta quản lý khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên di truyền sinh vật phong phú ở nước ta.
-Công nghệ tế bào- Mô phôi
(+) Công nghệ tế bào- mô phôi thực vật:
Ngày nay hàng năm chúng ta có thể nhân giống, sản xuất hàng chục triệu cây trông gồm: lúa,ngô,chuối,mía,khoai tây,cây ăn quả, cây lâm nghiệp,cây dược liệu, cây hoa và cây cảnh…bằng kỷ thuật công nghệ nuôi cấy mô tế bào,công nghệ mô hom.
Công nghệ nuôi cấy mô tế bào giúp chúng ta nhanh chóng tạo ra các giống thuần và các dòng thuần, phục vụ cho công nghệ sản xuất các: giống lúa lai, ngô lai để phát triển trong sản xuất.Khai thác biến dị dòng soma kết hợp với đột biến bằng hoá chất đã tạo được dòng lúa KDM39 và giống DR3 có đặc tính tốt.Kỷ thuật lai xa và cứu phôi đã được tiến hành nhằm tạo ra các con lai có nhiều đặc tính nông học quý như tạo các dòng TGMS và CMS mới trong chọn tạo lúa lai, kỷ thuật cứu phôi đang được ứng dụng thành công trong chọn tạo giống cây trồng và cây rau khác như bầu bí…ứng dụng nuôi cấy bao phấn trong chọn tạo lúa thuần ,nâng cao hiệu quả chọn lọc đối với giống lúa chất lượng, chống chịu sâu bệnh và tạo giống lúa lai. Hàng loạt các dòng thuần ở lúa (ĐV2,MT4,DT26…),ngô đã được tạo ra bằng kỷ thuật đơn bội,cấy bao phấn và nuôi cấy noãn, với ngô đã tạo được 27 nguồn có khả năng tạo phôi,8/27 nguồn đó có khả năng tái sinh cây trồng ,bên cạnh đó qua nuôi cấy bao phấn đã rạo ra được 5 dòng ngô thuần và hai tổ hợp ngô lai có triển vọng.Đặc biệt chúng ta đã sản xuất được các dòng lúa thuần mang gen quý như gen bất dục đực tế bào chất, bất dục dực nhân,gen kết hợp rộng,gen kháng sâu bệnh…để phục vụ cho tạo giống ưu thế lai.Công nghệ phôi vô tính thực vật cũng đã được nghiên cứu và triển khai trong vài năm gần đây, nhờ công nghệ này chúng ta có thể nhân nhanh và sản xuất các giống hoa, cây có múi không hạt với đòi hỏi hàng triệu cây mỗi năm.
(+)Công nghệ tế bào mô phôi động vật
Trong chăn nuôi,đã hoàn thiện công nghệ sản xuất phô tươivà đông lạnh,sử dụng phương pháp cấy truyền phôiđể tạo đàn bò có ưu thế lai đatl 30-40%.Đang tiến hành nghiên cứu và có triển vọngthành công trong công nghệ cắt phôi để nhân nhanh đàn bò sữa.Một vai nghiên cứu ban đầu về thụ tinh trong ống nghiệm,ghép phôi,cấy chuyển nhân cũng đã được tiến hànhĐã hoàn thiện công nghệ sản xuất tinh cọng rạ đông lạnh để thay thế dần tinh lạnh dạng viên cùng với môi trường pha chế tinh dịch cho phép bảo quản tinh trùng trong điều kiện nhiệt độ thường được 2-3 ngày, thuận tiện vận chuyển xa.Hiện nay 30-35% số lợn nái trong nước được thụ tinh nhân tạo bởi tinh dịch được pha chế bằng môi trường này.
Bằng phương pháp cấy truyền phôi đã tạo ra 60 con bò sữavà hiện có 10 con đang vắt sữa năng suất đạt 4500-5500 kg sữa/chu kỳ.Ngoài ra thông qua chương trình giống với việc sử dụng 82 vạn liều tinh đã góp phần nâng caođàn bò sữa trong cả nước từ 29500 con năm 1999 lên 54.345 con năm 2002, đòng thời nâng năng suất sữa tư 3150 kg/chu kỳ lên 3400 kg/chu kỳ .Trong các năm 2001- 2002,các dự án còn sản xuất được 160.000 lít môi trường pha loãng tinh dịch lợnVCN,680.000 liều tinh bò thịt dạng viên đông lạnh và dạng cọng rạ,500 phôi bò dạng tươi,đông lạnh và thụ tinh trong ống nghiệm. Công nghệ mô phôi tế bào cũng được ứng dụng trên các đối tượng khác như ở gà ,chúng ta đã thành công với công nghệ mở cửa sổ trứng gà và bước đầu đã đạt được kết quả ghép phôi,tế báo gốc tạo ra thế hệ gà con có những đặc tính mới.
-Công nghệ enzim-prôtêin
Các kỷ thuật enzim-protêinđã được ứng dụng để xác định độc tố nấm,mức độ tồn dư thuốc trừ sâu trong các sản phẩm nông nghiệp, làm giảm độc tố xianua-glucozit và tăng hàm lượng protein.Sử dụng chế phẩm enzim phục vụ sản xuất rượu bia như rượu vang ,bảo quản chế biến nông sảnnhư IturinA chế phẩm đậu tương lên men từ vi khuẩn bacillu subtilis, hương thơm tren cơ chất gạo, chế phẩm Bacteriocin để bảo quản thực phẩm tươi sống.Đẫ sản xuất vacxin cho gia súc, gia cầm bằng ứng dụng công nghệ lên men vi sinh vật và nuôi cấy trên tế bào động vật
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV171.doc