Giải pháp mở dịch vụ Bao thanh toán & hoàn thiện hoạt động Thanh toán Quốc tế tại Ngân hàng đầu tư và phát triểnViệt Nam

Tài liệu Giải pháp mở dịch vụ Bao thanh toán & hoàn thiện hoạt động Thanh toán Quốc tế tại Ngân hàng đầu tư và phát triểnViệt Nam: MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa ATM Máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine) BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Bank for Investment and Development of Vietnam) BTT Bao thanh toán CAD Giao chứng từ trả tiền ngay (Cash Against Document) D/A Bộ chứng từ nhờ thu trả chậm (Document against Acceptance) D/P Bộ chứng từ nhờ thu trả ngay (Document against Payment) FCI Hiệp hội Bao thanh toán quốc tế (Factors Chain International) L/C Thư tín... Ebook Giải pháp mở dịch vụ Bao thanh toán & hoàn thiện hoạt động Thanh toán Quốc tế tại Ngân hàng đầu tư và phát triểnViệt Nam

doc85 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp mở dịch vụ Bao thanh toán & hoàn thiện hoạt động Thanh toán Quốc tế tại Ngân hàng đầu tư và phát triểnViệt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng (Letter of Credit) NHNN Ngân hàng Nhà nước NK Xuất khẩu ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) SWIFT Hệ thống thanh toán toàn cầu (Society for Worldwide Interbank and Finacial Telecommunication) TTQT Thanh toán Quốc tế UNDP Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (United Nations Development Programme) XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 1. Danh mục các bảng Bảng 3.1. Doanh số Bao thanh toán trên thế giới………………………………… 67 Bảng 3.2. 5 thị trường đứng đầu trong lĩnh vực Bao thanh toán………………… 61 Bảng 3.3. Doanh thu về Bao thanh toán của các châu lục trên thế giới…………… 68 Bảng 3.4. Doanh số về Bao thanh toán của một số nước đang phát triển trên thế giới………………………………………………………………. 69 2. Danh mục các biểu Biểu đồ 2.1. Doanh số Thanh toán Quốc tế của BIDV giai đoạn 2002–2006…. 39 3. Danh mục các sơ đồ Sơ đồ 1.1. Quy trình thanh toán theo phương thức chuyển tiền…………………… 11 Sơ đồ 1.2. Quy trình thanh toán theo phương thức nhờ thu………………………… 13 Sơ đồ 1.3. Quy trình thanh toán theo phương thức thư tín dụng (L/C)……………… 17 Sơ đồ 1.4. Quy trình thanh toán theo phương thức mở tài khoản…………………… 22 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của BIDV……………………………………………… 28 Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiệp vụ Bao thanh toán trong nước……………………… 64 Sơ đồ 3.2. Quy trình nghiệp vụ Bao thanh toán………………………………… 58 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính tất yếu của đề tài Kể từ khi công cuộc đổi mới về kinh tế và chính sách mở cửa bắt đầu từ năm 1986, quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam ngày càng phát triển. Sự phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại đòi hỏi và thúc đẩy nghiệp vụ TTQT qua hệ thống ngân hàng phát triển theo. Đặc biệt những sự kiện quan trọng gần đây như Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, Quốc hội Mỹ chính thức phê chuẩn Quy chế bình thường hoá quan hệ thương mại vĩnh viễn với Việt Nam… vị trí và vai trò của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Nhờ vậy, hoạt động XNK của các doanh nghiệp Việt Nam sôi động hơn bao giờ hết. Với quá trình hội nhập mạnh mẽ này, thì hoạt động XNK của các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng phát triển vượt bậc. Do đó, hoạt động TTQT ở các ngân hàng thương mại trong nước nói chung, và của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nói riêng cũng đã có nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, hoạt động TTQT tại Việt Nam còn là một hoạt động còn mới mẻ, do vậy các ngân hàng thương mại còn chưa có nhiều kinh nghiệm, trình độ, cơ sở vật chất cũng như chưa hoàn thiện hết tất cả các dịch vụ về TTQT, do đó nghiệp vụ này chưa phát huy được hết tiềm năng vốn có, cũng như còn nhiều khó khăn và dễ phát sinh các rủi ro. Nhận biết được thực tiễn này, đề tài “Giải pháp mở dịch vụ Bao thanh toán và hoàn thiện hoạt động Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” đã được tác giả chọn và nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài đã hệ thống lại các vấn đề lý luận về nghiệp vụ TTQT. Đánh giá hoạt động TTQT của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, cũng như phân tích, đánh giá đến nhu cầu phát triển các loại hình dịch vụ TTQT của các doanh nghiệp XNK trong nước, từ đó đề xuất mở thêm sản phẩm BTT và các giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ TTQT tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài phân tích những thành tựu cũng như những hạn chế về hoạt động TTQT trong những năm qua tại Việt Nam, phân tích về những cơ hội, thách thức và tiềm năng phát triển hoạt động này tại các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, và của BIDV nói riêng, nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ TTQT tại BIDV. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, thống kê làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo. Nguồn thông tin được sử dụng trong bài nghiên cứu được thu thập từ các Báo cáo thường niên của BIDV, từ website của Hiệp hội ngân hàng, website của BIDV… 5. Kết cấu đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục và danh sách tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Tổng quan về hoạt động Thanh toán Quốc tế. Chương 2: Thực tiễn hoạt động Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chương 3: Đề xuất giải pháp mở dịch vụ Bao thanh toán và hoàn thiện nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1. Tổng quan về Thanh toán Quốc tế 1.1.1. Sự hình thành hoạt động Thanh toán Quốc tế 1.1.1.1. Khái niệm Hoạt động TTQT của các ngân hàng thương mại là một lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ, trong đó các ngân hàng thương mại của một nước thông qua quan hệ hợp đồng đại lý với các ngân hàng ở các nước khác để trợ giúp các doanh nghiệp hoạt động XNK hàng hóa, dịch vụ của nước đó thực hiện việc thanh toán và nhận tiền từ các doanh nghiệp hoạt động XNK hàng hóa, dịch vụ khác tại các quốc gia khác. 1.1.1.2. Sự hình thành và phát triển của hoạt động Thanh toán Quốc tế Cơ sở để hình thành hoạt động TTQT của ngân hàng thương mại là hoạt động ngoại thương. Nếu TTQT được thực hiện tốt thì giá trị của hàng NK mới được thực hiện tốt, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy ngoại thương phát triển. TTQT là yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại của một quốc gia. Một quốc gia muốn phát triển không thể chỉ dựa vào sản xuất trong nước mà còn phải quan hệ với các nước khác. Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, nếu chỉ dựa vào nền sản xuất trong nước sẽ không thể cung cấp đầy đủ những hàng hóa dịch vụ đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế mà còn phải nhập những mặt hàng cần thiết như nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng trong nước không sản xuất ra được hoặc sản xuất ra với giá thành cao hơn. Trên cơ sở khai thác những tiềm năng và những lợi thế kinh tế vốn có của nền kinh tế, ngoài việc phục vụ nhu cầu trong nước còn có thể tạo ra những thặng dư có thể XK sang những nước khác, góp phần tăng ngoại tệ cho đất nước để NK các thứ còn thiếu và để trả nợ. Như vậy do nhu cầu phát triển kinh tế mà phát sinh sự trao đổi giao dịch hàng hóa giữa các nước với nhau để khai thác tiềm năng và thế mạnh của một nước với một nước khác một cách có lợi nhất. Hoạt động XNK là yêu cầu khách quan của nền kinh tế. Trong hoạt động XNK, TTQT là khâu cuối cùng và nó có điểm khác biệt so với thanh toán trong nước. Khi buôn bán quốc tế ở thời kỳ sơ khai, các thương nhân trực tiếp chở hàng hóa đến bán ở các nước khác và thu tiền. Những khó khăn do sự khác biệt về tiền tệ được giải quyết bởi sự tham gia của ngân hàng với vai trò là trung gian đổi tiền. Nhưng khi mà quan hệ buôn bán quốc tế ngày càng mở rộng về phạm vi và quy mô, kéo theo sự gia tăng của khối lượng tiền tệ được thanh toán. Các thương nhân vì lý do an toàn nên không thu tiền trực tiếp mà thông qua ngân hàng với vai trò trung gian thanh toán. Tuy nhiên, khi hoạt động TTQT ngày càng phát triển thì việc thanh toán ngày càng phức tạp do ảnh hưởng của yếu tố kinh tế, chính trị xã hội và theo đó rủi ro ngày càng tăng. Các bên tham gia XNK ngày càng bộc lộ những mâu thuẫn sâu sắc, vì thế mà các phương thức, phương tiện TTQT lần lượt ra đời và ngày càng hoàn thiện nhằm giải quyết các mâu thuẫn trên, tạo điều kiện cho thương mại phát triển. 1.2. Các điều kiện áp dụng trong Thanh toán Quốc tế 1.2.1. Điều kiện tiền tệ 1.2.1.1. Điều kiện về tiền tệ Điều kiện về tiền tệ chỉ là ra việc sử dụng đồng tiền nước nào để tính toán và thanh toán hợp đồng, hiệp định kí kết giữa các nước, đồng thời quy định cách xử lý khi giá trị đồng tiền biến đổi. Đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán có thể là đồng bản tệ của một số bên tham gia vào hoạt động TTQT và cũng có thể là đồng tiền của một nước thứ ba được các bên lựa chọn làm phương tiện thanh toán. Việc lựa chọn loại đồng tiền trong TTQT là vô cùng quan trọng, chọn đồng tiền nào để thanh toán nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Vị trí của đồng tiền đó trên thị trường quốc tế, so sánh lực lượng của hai bên mua và bán, tập quán sử dụng đồng tiền thanh toán trên thế giới…Tuy nhiên khi tiến hành thanh toán thì các bên tham gia đều tìm mọi cách để đạt được các điều kiện thanh toán có lợi cho mình. Do vậy các bên có thể thỏa thuận sử dụng một đồng tiền mạnh và ổn định nào đó làm đồng tiền thanh toán giữa các bên. Tuy nhiên việc lựa chọn này tùy thuộc rất nhiều vào vị thế đàm phán, tập quán thương mại và quan điểm của mỗi bên về xu hướng rủi ro. 1.2.1.2. Điều kiện đảm bảo hối đoái Điều kiện đảm bảo hối đoái đưa ra các điều kiện bảo lưu nhằm bảo đảm giá trị thực tế của các khoản thu nhập, khi giá trị tiền tệ lên xuống thất thường. Trong hợp đồng mua bán phải ghi rõ đồng tiền tính toán và điều kiện đảm bảo: Điều kiện đảm bảo vàng: dùng đồng tiền tính toán giá cả cà giá trị hợp đồng, đồng thời quy định giá vàng tại thời điểm đó là cơ sở bảo đảm. Khi thanh toán, nếu giá vàng thay đổi so với lúc kí hợp đồng đến một mức độ nhất định hoặc có thay đổi thì sẽ điều chỉnh giá cả hàng hóa và giá trị hợp đồng. Điều kiện đảm bảo ngoại hối: lựa chọn một đồng tiền tương đối ổn định, xác định mối quan hệ tỉ giá của đồng tiền thanh toán để đảm bảo giá trị hợp đồng. Quy định một đồng tiền dùng trong thanh toán và tính toán xác định tỉ giá giữa đồng tiền đó với một đồng tiền mạnh. Khi thanh toán nếu tỉ giá thay đổi thì điều chỉnh lại giá cả hợp đồng. Bảo đảm theo số tiền tệ: các bên thống nhất sự lựa chọn khối lượng ngoại tệ đưa vào sổ cũng như phải thống nhất cách tính giá hối đoái của số so với đồng tiền được đảm bảo lúc kí kết và thanh toán. Mục đích chính là san bằng các biến động khác nhau của các đồng tiền tạo ra sự ổn định tương đối. 1.2.2. Điều kiện địa điểm thanh toán Điều kiện về địa điểm thanh toán thường do hai bên thỏa thuận. Thường thì nếu thanh toán bằng đồng tiền của nước nào thì địa điểm thanh toán ở luôn nước đó. Việc xác định địa điểm thanh toán thường do sự so sánh lực lượng giữa hai bên quyến định. Địa điểm thanh toán có thể là ở nước NK, XK hoặc một nước thứ ba nào đó mà hai bên lựa chọn. Trong giai đoạn hiện nay, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới. Việc chuyển tiền từ người thanh toán cho đến người nhận trên quy mô toàn thế giới trở nên rất đơn giản, nhanh chóng, an toàn và chi phí hợp lý. Vì vậy điều kiện về địa điểm thanh toán cũng không bị ràng buộc như trước và thanh toán tại khu vực của mình đã trở thành điều kiện thông thường của giao dịch ngoại thương. 1.2.3. Điều kiện thời gian thanh toán Điều kiện về thời gian thanh toán mang tính chất bắt buộc đối với các giao dịch quốc tế. Điều kiện này quy định cụ thể thời điểm thỏa thuận mà bên phải trả tiền cần thực hiện thanh toán cho bên nhận tiền thường là: Trả trước: trong điều kiện này, người mua sẽ cấp một phần hoặc toàn bộ vốn cho người bán. Đây là cách được áp dụng khi hai bên có quan hệ rất tín nhiệm, hoặc quan hệ chi nhánh, đại lý với nhau. Việc trả tiền trước với mục đích người bán thiếu vốn phải vay của người mua, thì người mua đã cấp tín dụng thương mại cho người bán. Trả ngay: đây là hình thức mua bán mà ngay khi nhận được hàng hóa, người mua tiến hành thanh toán cho người bán. Khái niệm trả ngay bao gồm nhiều cách trả tiền khi bỏ giá trị hàng hóa đã thanh toán trong khoảng thời gian từ lúc chuẩn bị xong hàng để bốc lên tàu cho đến tay người mua. Trả tiền sau: là sau khi giao hàng một thời gian nhất định, người bán mới thu được tiền của người mua. Trả tiền sau thực chất là người bán cấp tín dụng cho người mua. Thời gian trả tiền dài hay ngắn tùy thuộc vào sự thoả thuận của hai bên và thường do luật quản chế ngoại hối của các nước quy định. Đây là trường hợp hay gặp nhất trong kinh doanh, vừa giúp người mua nhận được hàng trước khi có tiền, giúp người bán tiêu thụ hàng hóa nhanh hơn, tạo lập quan hệ thân tín trong kinh doanh. 1.2.4. Điều kiện phương thức và phương tiện thanh toán Đây là một trong những điều kiện quan trọng nhất trong các điều kiện TTQT. Phương thức thanh toán là cách thức mà người mua dùng để trả tiền cho người bán và người bán dùng để thu tiền về. Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau để lựa chọn cho việc thu tiền hoặc trả tiền. Tuy nhiên, người bán và người mua lựa chọn phương thức nào cũng xuất phát từ yêu cầu của hai bên: Người bán muốn thu tiền nhanh đầy đủ và người mua muốn nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và kịp thời hạn. Các phương thức TTQT thường dùng trong ngoại thương: Phương thức chuyển tiền Phương thức nhờ thu Phương thức tính dụng chứng từ Phương thức ghi sổ 1.3. Các văn bản pháp lí điều chỉnh Thanh toán Quốc tế 1.3.1. UCP – Uniform customs and practice for documentery credits Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (tiếng Anh: The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits (viết tắt là UCP) là một bộ các quy định về việc ban hành và sử dụng thư tín dụng (hay L/C). UCP được các ngân hàng và các bên tham gia thương mại áp dụng ở trên 175 quốc gia. Khoảng 11-15% thương mại quốc tế sử dụng thư tín dụng với tổng giá trị hơn 1.000 tỷ USD mỗi năm. Về mặt lịch sử, các bên tham gia thương mại, đặc biệt là các ngân hàng, đã phát triển các kỹ thuật nghiệp vụ và các phương pháp sử dụng thư tín dụng trong tài chính-thương mại quốc tế. Các thông lệ này đã được Phòng thương mại quốc tế (ICC) tiêu chuẩn hóa thông qua việc xuất bản UCP năm 1933 và tiếp theo đó là cập nhật nó qua các năm. ICC đã phát triển và đưa vào khuôn khổ UCP bằng các bản sửa đổi thường xuyên, bản trước đây là UCP500. Kết quả là nỗ lực quốc tế thành công nhất trong việc thống nhất các quy định từ trước đến nay, khi UCP đã có hiệu lực thực tế trên toàn thế giới. Bản sửa đổi mới nhất đã được Ủy ban Ngân hàng của ICC phê chuẩn tại cuộc họp ở Paris vào ngày 25 tháng 10 năm 2006. Bản sửa đổi mới này, gọi là UCP600, đã chính thức bắt đầu hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2007. 1.3.2. URC 522 – The uniform Rules for collection, ICC Pub No 522, 1995 Revision URC có nghĩa là “Quy tắc thống nhất về nghiệp vụ nhờ thu”, có hiệu lực từ 1/1/1996. URC gồm có 26 điều khoản, được chia làm 7 phần: Những điều khoản và định nghĩa chung (Điều 1 – 3). Hình thức và nội dung nhờ thu (Điều 4). Hình thức xuất trình (Điều 5 – 8 ). Nghĩa vụ và trách nhiệm (Điều 9 – 15). Thanh toán (Điều 16 – 19). Lãi suất và chi phí phát sinh (Điều 20 – 21). Các quy định khác (Điều 22 – 26). 1.3.3. URR 525 – The Uniform Rules For Bank - to - Bank Reimbursemant under Documentary Credit, ICC Pub No 525, 1995 Revision URR 525 có nghĩa là “Quy tắc thống nhất hoàn trả liên hàng theo tín dụng chứng từ”, có hiệu lực từ 1/7/1996. URR gồm có 17 điều, được chia làm 3 phần: Những điều khoản và định nghĩa chung (Điều 1 – 3) Nghĩa vụ và trách nhiệm (Điều 4-5) Hình thức và thông báo của Uỷ quyền, sửa đổi và đì tiền (Điều 6 – 17) 1.3.4. ISPO 198 – International Stanby Practices Khi nghiên cứu thư tín dụng cần phải nghiên cứu về ấn phẩm này Ngoài những ấn phẩm trên, khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tê, các Ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải nghiên cứu và nắm vững thêm ấn phẩm “Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán thư tín dụng chứng từ và nhờ thu kèm chứng từ với nước ngoài trong hệ thống ngân hàng ngoại thương Việt Nam”. 1.4. Các phương thức Thanh toán Quốc tế phổ biến hiện nay 1.4.1. Chuyển tiền Chuyển tiền gồm có: Chuyển tiền bằng Điện chuyển tiền (TT: Telegraphic Transfer Remittance) hoặc bằng Thư chuyển tiền (MTR: Mail Tranfer Remittance) 1.4.1.1. Khái niệm Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng (người trả tiền: người mua, người NK…) yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho thụ hưởng (người bán, người XK…) ở một địa điểm nhất định và trong một thời gian nhất định. Các bên tham gia trong phương thức chuyển tiền Người trả tiền Người hưởng lợi Ngân hàng chuyển tiền Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng ở nước người hưởng lợi 1.4.1.2. Quy trình của phương thức chuyển tiền Quy trình của phương thức chuyển tìên được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1 : Quy trình thanh toán theo phương thức chuyển tiền Người thụ hưởng (Người bán) Ngân hàng trả tiền Ngân hàng chuyển tiền 2 3 4 Người yêu cầu chuyển tiền (Người mua) 1 Chú thích: Bước 1: Người XK thực hiện việc cung ứng hàng hóa dịch vụ, đồng thời chuyển giao toàn bộ chứng từ vận đơn, chứng từ về hàng hóa và chứng từ có liên quan cho người NK. Bước 2: Nhà NK sau khi kiểm tra chứng từ, hóa đơn, nếu phù hợp thì viết lệnh chuyển tiền gửi đến Ngân hàng phục vụ mình. Bước 3: Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán Ngân hàng nhận chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý (hoặc ngân hàng chi nhánh) nhận trả tiền. Bước 4: Ngân hàng đại lý chuyển trả cho người nhận tiền. 1.4.1.3. Hình thức chuyển tiền Việc chuyển tiền có thể thực hiện bằng hai hình thức chủ yếu sau đây: Chuyển tiền bằng điện báo (Telegraphic transfer - T/T): tức là Ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền bằng cách điện ra lệnh cho Ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người nhận. Đây là phương thức chuyển tiền nhanh nhất, an toàn nhất nhưng cũng đắt nhất thông qua mạng lưới liên lạc viễn thông như telex, swift. Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer - M/T): có nghĩa là Ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền bằng cách gửi thư ra lệnh cho Ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người nhận. Phương thức này có chi phí rất thấp tuy nhiên tốc độ lại chậm hơn rất nhiều so với chuyển tiền bằng điện. Trong thực tế phương thức này rất ít được sử dụng vì lợi ích kinh tế của nó sẽ bị giảm sút do thời gian chu chuyển vốn dài. Ưu điểm của chuyển tiền bằng thư là phương thức này có lợi cho nhà NK vì họ chỉ phải thanh toán sau khi đã nhận được hàng hoặc nhận được chứng từ, số tiền chuyển phụ thuộc vào giá trị hóa đơn thương mại hoặc kết quả việc nhận hàng về số lượng và chất lượng để quy ra tiền. Nhược điểm của phương thức này là đối với nhà XK thì đây là phương thức mang lại nhiều rủi ro nhất vì dễ bị người mua chiếm dụng vốn hoặc người NK có ý đồ lừa đảo, nhận hàng xong không trả tiền. Người ta áp dụng phương thức thanh toán này trong thanh toán các khoản tương đối nhỏ như thanh toán các chi phí có liên quan đến XNK. Ngoài ra còn áp dụng trong trường hợp hai bên hoàn toàn tin tưởng nhau. 1.4.2. Nhờ thu (Collection) 1.4.2.1. Khái niệm Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng, ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu do người bán ra. Các bên tham gia trong phương thức nhờ thu: + Người bán, người XK + Ngân hàng của người bán, Ngân hàng nhờ thu. + Người mua, người NK. + Ngân hàng thu hộ. + Ngân hàng xuất trình. 1.4.2.2. Quy trình thanh toán Quy trình thanh toán được thể hiện thông qua hình 1.2 sau: 1 Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán theo phương thức nhờ thu 3 Người mua Người bán NH xuất trình NH thu hộ NH nhận uỷ thác thu 5 4 6 2 7 Chú thích: 1) Người bán giao hàng và bộ chứng từ cho người mua. 2) Người bán kí hối phiếu đòi tiền người mua, uỷ nhiệm ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu đó. 3) Ngân hàng bên bán chuyển hối phiếu cho ngân hàng bên mua và nhờ thu hộ tiền ở người mua. 4) Ngân hàng bên mua chuyển hối phiếu cho người mua yêu cầu trả tiền hoặc yêu cầu ký chấp nhận hối phiếu đó. 5) Người mua trả tiền hoặc từ chối trả tiền. 6) Ngân hàng bên mua chuyển tiền hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối trả tiền cho ngân hàng phục vụ người bán. 7) Ngân hàng bên bán chuyển tiền hoặc hoàn lại toàn bộ hối phiếu bị từ chối trả tiền cho người bán. 1.4.2.3. Các loại nhờ thu Có hai loại chính là nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Nhờ thu phiếu trơn: Là phương thức trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền của người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ gửi thẳng cho người mua không thông qua ngân hàng. Phương thức này có nhược điểm là việc nhận hàng của người mua hoàn toàn tách rời khỏi khâu thanh toán do vậy không đảm bảo quyền lợi cho người bán vì việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của người mua, tốc độ thanh toán chậm và ngân hàng đơn thuần chỉ đóng vai trò là trung gian thanh toán họ mà thôi. Mặt khác, khi áp dụng phương thức này phía người mua cũng có bất lợi nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ, người mua phải thanh toán tiền trong khi không biết việc giao hàng của người bán có đúng hợp đồng hay không. Phương thức này áp dụng khi người bán và người mua tin cậy nhau hoặc có quan hệ liên doanh với nhau dưới dạng công ty mẹ và con, giữa các chi nhánh thanh toán về các dịch vụ có liên quan tới XNK hàng hóa. Nhìn chung phương thức ít sử dụng do việc nhận hàng và thanh toán hoàn toàn tách rời nhau. Phương thức nhờ thu kèm chứng từ: Là phương thức thanh toán mà người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền của người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi kèm theo với điều kiện là người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người mua để nhận hàng. Có hai loại nhờ thu kèm chứng từ: Nhờ thu trả tiền trao chứng từ (D/P): Theo điều kiện này người mua phải trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho họ. Nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ (D/A): Theo điều kiện này người mua chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng sẽ trao bộ chứng từ gửi hàng cho họ. Loại này có ưu điểm là người bán ngoài việc ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền còn thông qua ngân hàng khống chế quyền định đoạt hàng hóa đối với người mua, do đó quyền lợi của người bán được đảm bảo hơn. Mặt khác quyền lợi của người mua cũng được đảm bảo vì họ chỉ phải thanh toán hoặc chấp nhận khi đã được nhận hàng. Tuy nhiên, nhược điểm là người bán thông qua ngân hàng mới khống chế được quyền định đoạt hàng hóa của người mua chứ chưa khống chế được vịêc trả tiền của người mua vì ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian thanh toán hộ chứ không có trách nhiệm đến việc trả tiền của người mua. Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa chứng từ hoặc có thể từ chối thanh toán, không nhận hàng khi tình hình thị trường có bất lợi với họ. Ngoài ra thời gian thanh toán thường kéo dài, gây ứ đọng vốn cho người bán và không theo sát giá cả thị trường. Người ta thường áp dụng phương thức này trong ngoại thương vì ngoài việc ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền còn nhờ ngân hàng khống chế chứng từ vận tải đối với người mua. 1.4.3. Tín dụng thư (L/C: Letter of Credit) 1.4.3.1. Khái niệm Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba kí phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng và thư tín dụng này phải lập theo các thể lệ về thủ tục và thực hành thống về tín dụng chứng từ. Các bên tham gia trong phương thức thanh toán này gòm có: Người yêu cầu mở thư tín dụng - người NK (người mua hàng). Người hưởng lợi thư tín dụng - người XK (người bán hàng). Ngân hàng mở L/C - ngân hàng phát hành L/C: là ngân hàng trực tiếp phục vụ phục vụ người NK. Thông thường thì ngân hàng này là ngân hàng trực tiếp trả tiền theo L/C. Ngân hàng thông báo L/C (ngân hàng chi nhánh, hoặc ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành L/C). Đây là ngân hàng trực tiếp phục vụ người XK. Ngân hàng xác nhận L/C (nếu có) : Theo yêu cầu của người hưởng lợi, một ngân hàng đứng ra xác nhận L/C thì ngân hàng đó có trách nhiệm liên đới trong việc trả tiền đối với L/C. Ngân hàng chiết khấu (nếu có): Đây là ngân hàng trực tiếp trả tiền L/C. Thông thường, nếu không có chỉ định gì khác thì ngân hàng mở L/C sẽ là ngân hàng thanh toán L/C. Tuy nhiên ngân hàng chiết khấu có thể là một ngân hàng khác nếu được ngân hàng phát hành L/C chỉ định. 1.4.3.2. Quy trình thanh toán L/C Quy trình thanh toán L/C được thể hiện qua hình 1.3 dưới đây Sơ đồ 1.3: Quy trình thanh toán theo phương thức thư tín dụng (L/C 8 ) NH XK (NH thông báo L/C) Người XK Người NK 7 2 6 5 3 4 1 9 NH NK ( NH mở L/C) Chú thích: 1) Người NK viết đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu ngân hàng mở L/C cho người XK hưởng. 2) Căn cứ vào đơn xin mở L/C, ngân hàng phục vụ người NK mở một L/C cho người XK hưởng. 3) Ngân hàng XK xác nhận L/C bằng văn bản và gửi bản chính L/c cho người XK. 4) Căn cứ vào các nội dung của L/C, người XK tiến hành giao hàng cho người NK. 5) Sau khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng, người XK phải hoàn chỉnh ngay bộ chứng từ hàng hóa và thanh toán và gửi về ngân hàng nước mình, yêu cầu ngân hàng trả tiền cho bộ chứng từ đó. 6) Ngân hàng thông báo nhận được bộ chứng từ phải kiểm tra kỹ các chứng từ nhận được nếu thấy phù hợp thì ngân hàng thực hiện thanh toán (hoặc chấp nhận, chiết khấu) theo những điều kiện đã ghi trong L/C. 7) Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng phục vụ người NK. 8) Ngân hàng phục vụ người NK (ngân hàng mở L/C) sau khi nhận được bộ chứng từ hàng hóa, tiến hành kiểm tra kỹ các chứng từ đó, nếu thấy chúng đáp ứng các yêu cầu của L/C thì chuyển tiền trả cho ngân hàng thông báo. 9) Ngân hàng mở L/C thông báo cho người NK biết việc trả tiền cho người XK theo L/C, đồng thời yêu cầu người NK hoàn lại số tiền đó rồi trao cho người NK bộ chứng từ để làm căn cứ nhận hàng. Các loại thư tín dụng thương mại: Thư tín dụng có thể hủy bỏ: Là loại L/C mà ngân hàng mở L/C và người NK có thể sửa đổi bổ hoặc hủy bỏ L/C bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi. Loại L/C này nói chung ít được sử dụng vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người XK. Thư tín dụng không thể hủy bỏ: Là loại thư tín dụng sau khi đã được mở ra và người XK thừa nhận thì ngân hàng mở L/C không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ trong thời gian hiệu lực của nó, trừ khi có sự thỏa thuận khác của các bên tham gia tín dụng. Thư tín dụng này được áp dụng rộng rãi nhất trong TTQT, nó là loại L/C cơ bản nhất. Thư tín dụng không thể hủy bỏ có xác nhận: Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ được một ngân hàng khác xác nhận đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C. Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết nên loại này là đảm bảo nhất cho người XK. Thư tín dụng không thể hủy bỏ, miễn truy đòi: Là loại L/C mà sau khi người XK đã được trả tiền thì ngân hàng mở L/C không còn tiền đòi lại tiền người XK trong bất cứ trường hợp nào. Thư tín dụng chuyển nhượng: Là thư tín dụng không thể hủy bỏ, trong đó quy định quyền của người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng mở L/C chuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều người khác. L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi đầu tiên chịu. Thư tín dụng tuần hoàn: Là loại L/C không thể hủy bỏ sau khi sử dụng xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ, cứ như vậy nó tuần hoàn cho đến khi nào tổng trị giá hợp đồng được thực hiện. Như vậy trong L/C phải ghi rõ ngày hết hiệu lực L/C chung và số lần tuần hoàn, tới hạn hiệu lực mỗi lần tuần hoàn, và cho biết là loại tích lũy, không tích lũy. Thư tín dụng tuần hoàn tỏ ra linh hoạt tiết kiệm chi phí, tránh động vốn và được ưa chuộng trong quan hệ mua bán hàng hóa thường xuyên nhưng phải là quan hệ mua bán hàng hóa tin cậy. Tín dụng thư dự phòng: L/C này đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của người mua hàng còn việc thanh toán và nhận hợp đồng vẫn theo L/C đã mở. Thường các L/C này có tính chất dự phòng, dùng thanh toán một khoản tiền cho phía người bán khi người mua vi phạm hợp đồng tức là không nhận hàng theo quy định. Tín dụng thư chuyển nhượng: L/C mà theo đó người hưởng thứ nhất có quyền yêu cầu được ủy quyền thanh toán, cam kết trả sau, chấp nhận chiết khấu hoặc trong trường hợp tự do chiết khấu, NH ủy quyền ghi rõ trong L/C là NH chuyển nhượng, chuyển nhượng cho một hay nhiều người khác sử dụng toàn bộ hay một phần giá trị của L/C.Thường L/C này phải có điều khoản chấp nhận chứng từ do bên thứ ba lập ra. Tín dụng thư giáp lưng: L/C được mở khi tiến hành mua bán qua trung gian. Sau khi nhận được L/C do người NK mở cho mình, người XK dùng L/C này để mở một L/C với nội dung gần giống L/C ban đầu, chỉ khác số tiền thư tín dụng sau gọi là L/C giáp lưng. Tín dụng thư đối ứng: L/C này thường được dùng trong phương thức thanh mua, bán quốc tế hàng đổi hàng hoặc trong gia công. Thư tín dụng đối ứng chỉ bắt đầu hiệu lực khi một thư tín dụng đối ứng với nó đã được mở. Đối với bất cứ một phương thức thanh toán nào cũng đều có những ưu nhược điểm của nó. Mặc dù là phương thức được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, nhưng phương thức tín dụng thư cũng có những ứu nhược điểm của nó, cụ thể là: Đối với ngân hàng: Tín dụng chứng từ là sự thu xếp của các ngân hàng để giải quyết các giao dịch thương mại quốc tế. Nó đưa ra một hình thức đảm bảo cho các bên tham gia, đảm bảo thanh toán với điều kiện các điều khoản của L/C đã được thực hiện và phù hợp. Thông qua phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng thu được các khoản phí và lãi nếu khách hàng vay, qua đó tạo điều kiện mở rộng các hoạt động liên quan khác như bảo lãnh, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ… song cũng bị ràng buộc trách nhiệm vào hoạt động kinh doanh của các bên đối tác với tư cách là một thành viên tham gia vào hoạt động thanh toán. Khi người NK không đủ khả năng thanh toán hoặc không muốn thanh toán khi đến hạn thì ngân hàng phải gánh chịu rủi ro. Đối với người NK: Đảm bảo chắc chắn rằng mình trả tiền thì sẽ nhận được hàng và việc thanh toán chỉ được thực hiện khi bộ chứng từ là phù hợp. Ngoài ra họ còn được ngân hàng tài trợ vốn tín dụng khi thanh toán bằng phương thức này. Tuy nhiên cũng có những bất lợi cho người mua vì than._.h toán bằng L/C là giao dịch trên cơ sở chứng từ, bản thân người NK chưa xác định được hàng hóa, người mua sẽ chịu thiệt hại khi người bán có hành vi lừa đảo giao hàng không đúng với chứng từ đã lập. Chi phí thanh toán bằng phương thức này lại cao vì người mua phải ký quỹ mở L/C và trả phí cam kết vay vốn hoặc chuyển khoản thanh toán cùng với các phí khác nên sẽ bị ứ đọng một số lượng vốn mà lẽ ra có thể đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Đối với người XK: Được đảm bảo chắc chắn rằng sau khi giao hàng và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo những điều quy định trong L/C thì được thanh toán tiền hàng nhanh chóng hơn so với hình thức nhờ thu và chuyển tiền. Ngoài ra, họ có thể sử dụng L/C như là một phương thức tài trợ cho XK như: chiết khấu bộ chứng từ, bán bộ chứng từ cho ngân hàng hay vay vốn ngân hàng bằng thế chấp bộ chứng từ. Tuy nhiên chi phí sử dụng phương thức này cao và đôi khi do các bên không đáp ứng được những quy định của L/C hoặc là do sơ suất nên việc thanh toán bị trì hoãn thậm chí bị từ chối thanh toán. Đặc biệt đối với L/C trả chậm, sau khi người mua chấp nhận thanh toán hối phiếu người bán giao bộ chứng từ hàng hóa cho người mua và đến một thời điêmr thỏa thuận sẽ nhận được tiền thanh toán từ người mua song trong thời gian đó có thể có nhiều biến động xảy ra gây rủi ro không lường trước được. Phương thức tín dụng chứng từ thực chất là một hình thức đảm bảo thanh toán của ngân hàng, tạo nên sự tin cậy giữa các bên trong quan hệ thương mại quốc tế. Mặc dù có một số nhược điểm nhưng phương thức này đảm bảo trung hòa quyền lợi giữa các bên tham gia, vì vậy đây vẫn là một phương thức TTQT hoàn hảo nhất hiện nay. Hiện nay ở nước ta, các ngân hàng thương mại và các đơn vị kinh doanh ngoại thương đã thống nhất sử dụng bản quy tắc này như một văn bản pháp lý điều chỉnh các loại thư tín dụng được áp dụng trong TTQT giữa Việt Nam và nước ngoài. 1.4.4. Phương thức thanh toán mở tài khoản (OPEN ACOUNT) 1.4.4.1. Khái niệm Phương thức mở tài khoản là phương thức thanh toán mà trong đó tổ chức XK hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì ghi nợ cho bên NK vào một cuốn sổ riêng của mình và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện trong thời kỳ nhất định (hàng tháng, quý). 1.4.4.2. Quy trình thực hiện Phương thức thực hiện qua các bước sau: Sơ đồ 1.4: quy trình thanh toán theo phương thức mở tài khoản 1 NH bán NH mua Người bán Người mua 3 2 Chú thích: 1) Người bán giao hàng và gửi chứng từ cho người mua. 2) Người bán báo nợ trực tiếp cho người mua. 3) Đến kì hạn người mua chuyển tiền thanh toán cho người bán. Đối với phương thức này, nó có các ưu nhược điểm như sau: Ưu điểm: Tạo điều kiện thuận lợi cho người mua hàng hóa khi chưa có sẵn nguồn để thanh toán. Nhược điểm: Không có sự đảm bảo đầy đủ cho người bán thu kịp tiền hàng, vòng quay luân chuyển vốn chậm, không ổn định. Đòi hỏi quan hệ giữa người XK và người NK phải có sự tín nhiệm cao. Phương thức này chỉ có lợi cho bên mua, nên không kích thích sản xuất. Hơn nữa nó không sát giá hiện tại trong khi giá cả hiện tại trên thị trường biến động từng ngày, từng giờ. Thanh toán mở tài khoản ít được sử dụng trong TTQT vì nó không đảm bảo cho người XK kịp thời thu tiền hàng. CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) 2.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của BIDV 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Trong quá trình phát triển, để đáp ứng nhu cầu của đất nước, ngày 26/04/1957 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) theo nghị định số177/TTg. Trong 50 năm ra đời và phát triển (1957 – 2007), BIDV đã có những tên gọi: -Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957 -Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981 -Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990 BIDV là một doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước (tập đoàn) mang tính hệ thống thống nhất bao gồm hơn 112 chi nhánh và các Công ty trong toàn quốc, có 3 đơn vị liên doanh với nước ngoài (2 ngân hàng và 1 công ty), hùn vốn với 5 tổ chức tín dụng. Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của BIDV là phục vụ đầu tư phát triển, các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước. Thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các Doanh nghiệp, Tổng công ty. BIDV không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 400 ngân hàng và quan hệ thanh toán với 50 ngân hàng trên thế giới. BIDV là một ngân hàng chủ lực thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và phục vụ đầu tư­ phát triển. Quá trình 43 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển luôn gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của đất nước. 2.1.1.1. Giai đoạn 1957 - 1975 Đây là thời kỳ khôi phục kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Từ năm 1957 đến năm 1960, thời kỳ khôi phục kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất BIDV đã cung ứng 1.483 tỷ đồng (theo giá năm 1960) tương đương 14.830 tỷ đồng (theo giá năm 1995) cho kiến thiết cơ bản, góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, tạo đà bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Những công trình hoàn thành vào thời kỳ này như: hệ thống đê điều, công trình Đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải - công trình đại thuỷ nông đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau chiến tranh chống Pháp; các mỏ than ở Quảng Ninh, Bắc Thái; các nhà máy điện Yên Phụ, Uông Bí, Vinh; Nhà máy Xi măng Hải phòng; Đài phát thanh Mễ Trì; Trường Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế - Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế quốc dân), Đại học Thuỷ lợi... có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện sự chăm lo của Đảng, của Nhà nước củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ mới. Ngày 19/11/1960, Chính phủ đã có Nghị định số 64 ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản do BIDV chuẩn bị. Đây là quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chấm dứt thời kỳ quản lý vốn theo chế độ thực thanh thực chi sang đầu tư có trình tự, thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành theo thiết kế được duyệt. Thời kỳ này, BIDV đã cung ứng vốn 3.267 tỷ đồng (theo giá 1964) tương đương 22.000 tỷ đồng (theo giá năm 1995) và mang lại thu nhập quốc dân toàn xã hội là 19,7 tỷ đồng (tương đương 197.000 tỷ đồng theo giá năm 1995); hiệu quả thu nhập quốc dân mang lại trên 1 đồng vốn đầu tư đạt 0,49 đồng, có những năm đạt 0,55 đồng. BIDV đã góp phần đưa hàng trăm công trình hoàn thành vào sử dụng như: khu công nghiệp Cao Xà Lá Thượng đình - Hà nội, khu công nghiệp Việt Trì, khu gang thép Thái Nguyên - đứa con đầu lòng của nền công nghiệp luyện kim Việt Nam, Đường dây điện cao thế 110 KV Việt Trì - Đông Anh, đường dây điện cao thế 110 KV Đông Anh - Thái nguyên, Nhà máy thuỷ điện Bản Thạch - Thanh hoá, Nhà máy đường Vạn Điểm - Hà đông, Nhà máy điện Uông Bí, Đài phát thanh tiếng nói dân tộc khu tự trị Việt Bắc, Nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao, Nhà máy phân lân Văn Điển, công trình thuỷ lợi và thuỷ điện Khuôi Sao (huyện Tràng Định Tỉnh Lạng Sơn), Cầu Hàm Rồng và đoạn đường sắt Hàm Rồng - Vinh, hệ thống thuỷ nông Nam Hà gồm 6 trạm bơm lớn: Cổ Đam, Cốc Thành, Hữu Bị, Vĩnh Trì, Nhâm Tràng, Như Trái, Trường Đại học Giao Thông Vận Tải v.v... 2.1.1.2. Giai đoạn 1976 - 1989 Đây là thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. BIDV đã góp phần thực hiện đường lối phát triển kinh tế, xã hội của Đại hội Đảng lần thứ IV,V,VI và phương hướng đầu tư để khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh, tạo những tiền đề để đầu tư phát triển kinh tế. Trong thời kỳ này, BIDV đã cung cấp 237,6 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng cơ bản (theo giá năm 1982) tương đương 26.275 tỷ đồng (theo giá năm 1995). BIDV đã cung cấp vốn cho các công trình nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, công trình phúc lợi và đặc biệt ưu tiên vốn cho những công trình trọng điểm, công trình then chốt của nền kinh tế quốc dân. BIDV đã góp phần đưa vào sử dụng 358 công trình lớn trên hạn ngạch. Trong đó có những công trình quan trọng như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài truyền hình Việt nam, 3 tổ máy của nhà máy nhiệt điện Phả lại, 2 Nhà máy xi măng Bỉm Sơn và Hoàng Thạch, nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng, Nhà máy cơ khí đóng tàu Hạ Long, Các nhà máy sợi Nha trang, Hà nội, Nhà máy giấy Vĩnh Phú, Nhà máy đường La Ngà, Cầu Thăng Long, Cầu Chương Dương, Hồ Dầu Tiếng, Phú Mỹ, Kè Gỗ, Dầu khí Việt - Xô... BIDV đã góp phần cùng với nhân dân cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chính trị: Xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 2.1.1.3. Giai đoạn từ 1990 - nay Đây là giai đoạn thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Bước vào thời kỳ thực hiện chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, hoạt động của BIDV có những thuận lợi cũng như những khó khăn, thử thách. Về thuận lợi: có các nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 6, lần thứ 7, lần thứ 8 soi đường và được sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, Ban cán sự Đảng, Ban lãnh đạo NHNN. Song bên cạnh những thuận lợi, hoạt động của BIDV cũng gặp không ít những khó khăn, thử thách như: - Là một ngân hàng giữ vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển những nguồn vốn của BIDV còn ít, cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý. - Nhiều hoạt động của Ngân hàng còn sơ khai, chưa được ứng dụng các công nghệ hiện đại. - Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập... - Đặc biệt từ năm 1995, khi chuyển nhiệm vụ cấp phát vốn từ BIDV sang Tổng cục đầu tư (thuộc Bộ Tài chính), BIDV thực sự hoạt động như một ngân hàng thương mại nhưng lại bước vào thương trường sau các ngân hàng thương mại nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy vậy, toàn hệ thống BIDV đã phát huy những thuận lợi; nhận thức rõ những khó khăn, thử thách; với truyền thống đoàn kết, sáng tạo, tự tin và tinh thần không chùn bước trước mọi khó khăn BIDV luôn quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao. 2.1.2. Nhiệm vụ và chức năng của BIDV 2.1.2.1. Nhiệm vụ của BIDV Nhiệm vụ của BIDV là kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế Đất nước. Cùng với 50 năm trưởng thành và phát triển, BIDV đã đang và ngày càng nâng cao được uy tín về cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng thời khẳng định giá trị thương hiệu trong lĩnh vực phục vụ dự án, chương trình lớn của Đất nước. 2.1.2.2. Chức năng và đặc điểm hoạt động Với nhiệm vụ trên, nên các sản phẩm dịch vụ của BIDV gồm có: - Ngân hàng: Cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại. - Bảo hiểm: Bảo hiểm, tái bảo hiểm tất cả các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ. - Chứng khoán: Môi giới chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Tư vấn đầu tư (doanh nghiệp, cá nhân); Bảo lãnh, phát hành; Quản lý danh mục đầu tư. - Đầu tư Tài chính: + Chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…) + Góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án. Với cơ cấu dịch vụ như trên, nên BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, chia thành hai khối: Khối kinh doanh: trong các lĩnh vực sau: - Ngân hàng thương mại: + 103 chi nhánh cấp 1 với gần 400 điểm giao dịch, hơn 700 máy ATM và hàng chục ngàn điểm POS trên toàn phạm vi lãnh thổ, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu khách hàng. + Trong đó có 2 đơn vị chuyên biệt là: - Ngân hàng chỉ định thanh toán phục vụ thị trường chứng khoán (Nam Kì Khởi Nghĩa) - Ngân hàng bán buôn phục vụ làm đại lý ủy thác giải ngân nguồn vốn ODA (Sở Giao dịch 3) Chứng khoán: Công ty chứng khoán BIDV (BSC) - Bảo hiểm: Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC): Gồm Hội sở chính và 10 chi nhánh - Đầu tư – Tài chính: + Công ty Cho thuê Tài chính I, II; Công ty Đầu tư Tài chính (BFC), Công ty Quản lý Quỹ Công nghiệp và Năng lượng,... + Các Liên doanh: Công ty Quản lý Đầu tư BVIM, Ngân hàng Liên doanh VID Public (VID Public Bank), Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB); Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB), Công ty liên doanh Tháp BIDV. Khối sự nghiệp: - Trung tâm Đào tạo (BTC). - Trung tâm Công nghệ thông tin (BITC) 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của BIDV Cơ cấu tỏ chức của BIDV được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của BIDV HỆ THỐNG BIDV - Hội đồng quản trị - Ban tổng giám đốc - Các Hội đồng, các Phòng, Ban VDI – PUBLIC Bank Trụ sở chính ở Hà Nội LAO – VIET Bank Trụ sở chính tại Vientiane Công ty liên doanh Tháp BIDV Trụ sở chính tại Hà Nội Công ty liên doanh quản lý đầu tư BIDV – Vietnam parner (BVIM) Trụ sở chính tại Hà Nội VIETNAM – RUSIAN Bank (VRB) Trụ sở chính tại Hà Nội Khối liên doanh Trung tâm đào tạo (BTC) Trung tâm công nghệ thông tin (BTTC) Khối đơn vị sự nghiệp 03 Sở giao dịch 100 Chi nhánh Khối ngân hàng Công ty cho thuê tài chính I (BLCI) Trụ sở chính tại Hà Nội Công ty cho thuê tài chính II (BLCII) Trụ sở chính tại Tp. HCM Công ty chứng khoán (BSC) Trụ sở chính tại Hà Nội Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (BAMC) Trụ sở chính tại Hà Nội Công ty bảo hiểm BIDV (BIC) Trụ sở chính tại Hà Nội Khối công ty 2.2. Khái quát thực trạng hoạt động Thanh toán Quốc tế tại các ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua 2.2.1. Những thành quả đạt được Trong những năm qua, hoạt động TTQT tại Việt Nam đang ngày càng phát triển, đưa lại nguồn phí không nhỏ cho hoạt động của các ngân hàng, và góp phần thúc đẩy hoạt động XNK trong nước phát triển mạnh mẽ. Những thành quả đạt được có thể kể đến là: Hiện đại hoá phương thức thanh toán. Có thể thấy trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển của đất nước trong thời ký hội nhập, các ngân hàng và các tổ chức tài chính trong nước đã không ngừng phát triển hoàn thiện mình. Ngoài việc thay đổi tác phong làm việc, mở rộng thị trường, thì vấn để hiện đại hoá phương thức thanh toán cũng đã được chú trọng. Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển từ nền kinh tế tiền mặt sang sử dụng các hình thức thanh toán thông qua ngân hàng. Thói quen cất giữ tài sản dưới hình thức trữ vàng và các hình thức tài sản khác cũng dần được thay đổi khi người dân nhận thức được tính tiện lợi và an toàn mà các dịch vụ ngân hàng đem lại. Các hình thức thanh toán hiện đại như thẻ tín dụng, thanh toán qua ATM, Internet, điện thoại… sẽ là một trong những xu hướng tương lai. Cùng với xu hướng đó, các phương thức thanh toán trong TTQT của các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng đang từng bước hiện đại hoá. Các ngân hàng thương mại của Việt Nam đã tham gia vào hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT, mạng lưới liên kết với hơn 1.200 NH và các chi nhánh ở 85 quốc gia trên toàn cầu. Đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ thanh toán không còn giới hạn ở các ngân hàng, Kho bạc Nhà nước mà còn có cả các tổ chức khác không phải ngân hàng. Tuy các ngân hàng là tổ chức tài chính mà chúng ta thường giao dịch nhất, nhưng hiện nay không phải tất cả các tổ chức tài chính đều chỉ là các ngân hàng, mà trong xu hướng hội nhập quốc tế, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, Công ty tài chính... đang cạnh tranh mạnh mẽ các sản phẩm dịch vụ tài chính, thu hút khách hàng, do đó thị trường tài chính trong nước đang ngày càng trở nên sôi động. Ứng dụng công nghệ và đầu tư trang thiết bị hạ tầng cơ sở phục vụ cho các dịch vụ thanh toán. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng được các ngân hàng xem là mục tiêu chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh doanh và thu hút khách hàng trong nước. Đặc biệt là cơ chế thanh toán ngày càng nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và có tính hệ thống, đồng bộ. Đầu tư vào công nghệ hiện đại có thể làm tăng chi phí ban đầu, nhưng sẽ giảm chi phí nghiệp vụ trong dài hạn, thu hút nhiều khách hàng, quản trị được rủi ro do thông tin nhanh chóng, công tác điều hành hiệu quả, đặc biệt là ngân hàng sẽ huy động nhiều tiền gởi thanh toán (lãi suất thấp) do thanh toán dễ dàng, tiện lợi và mở rộng kênh phân phối. Chính phủ và các tổ chức kinh tế, xã hội, công chúng đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thanh toán trong nền kinh tế. Dịch vụ thanh toán qua ngân hàng trong những năm qua tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sau chương trình hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Sự ra đời của nhiều phương tiện và phương thức thanh toán mới gắn với hệ thống thanh toán hiện đại đã được thiết lập và vận hành đang tạo ra tiền đề cho những thay đổi lớn. Hoạt động thanh toán đã góp phần làm cho hoạt động kinh doanh của người dân được thuận lợi hơn, đặc biệt là nâng cao hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nước, góp phần thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, bắt kịp với trình độ của các quốc gia trên thế giới. Với vai trò quan trọng như thế, nên trong những năm vừa qua Chính phủ và các tổ chức kinh tế xã hội đều rất chú trọng đến phát triển và hiện đại hoá các phương thức thanh toán của các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính trong nước. 2.2.2. Một số hạn chế Hạ tầng cơ sở và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán còn hạn chế và ít hiệu quả. Hạ tầng kỹ thuật của các ngân hàng không đồng bộ, vẫn còn ngân hàng chưa tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Mặc dù các ngân hàng đã và đang tích cực đầu tư để đổi mới và hiện đại hoá công nghệ và nâng cao trình độ quản lý, quản trị điều hành; nhưng nhìn chung các ngân hàng thương mại Việt Nam còn bị tụt hậu so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới về công nghệ và trình độ quản lý. Chất lượng, tiện ích và tính đa dạng về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chưa được phong phú. Bên cạnh đó, tâm lý thích sử dụng tiền mặt đã hạn chế rất nhiều trong các thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên so với nhu cầu phát triển của nền kinh tế, sự phát triển của tài khoản cá nhân kể về số lượng lẫn số dư trên tài khoản vẫn còn hạn chế. Đây là khó khăn của ngân hàng trong hoạt động thanh toán thẻ điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt. Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán chưa được đào tạo chuyên sâu, chưa đáp ứng đòi hỏi về tác phong phục vụ và đạo đức nghề nghiệp. Đánh giá thực trạng nhân lực chung của ngành tài chính ngân hàng Việt Nam thì hiện nay chỉ có 1% cán bộ ngân hàng có học vị tiến sĩ, so với Thái Lan thì tỷ lệ cán bộ ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ bằng 1/10 (Việt Nam 1%; Thái Lan 10,5%). Còn so với Ngân hàng trung ương châu Âu thì tỷ lệ còn xót xa hơn, chỉ bằng 1/25 (Việt Nam 1%, châu Âu 25%). So với Anh, Nhật...Việt Nam đều đứng sau họ rất nhiều về tỷ lệ cán bộ có học vị." - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu nêu thực trạng. Trong năm 2007, hệ thống Ngân hàng Việt Nam phát triển nhanh nhiều loại hình với quy mô đa dạng đòi hỏi có sự cạnh tranh cao cả về số lượng và chất lượng. Khi các tổ chức tín dụng phát triển nhanh dẫn đến nguy cơ thiếu hụt lao động có chất lượng. Và bản thân hệ thống Ngân hàng cũng rất lo thiếu nguồn lực. Với khoảng 5.000 cán bộ viên chức của Ngân hàng thì đội ngũ được đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ chiếm chưa đầy 5%, trình độ đại học chiếm khoảng 61%. Tuy nhiên, xét về kỹ năng nghề nghiệp thì vẫn yếu, khả năng tiếp cận và xử lý công việc theo nhóm còn gặp nhiều khó khăn. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, nguyên nhân do chương trình đào tạo chậm đổi mới theo yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực trong xã hội. Mặt khác, những tồn tại về chất lượng đào tạo còn xuất phát từ một số nguyên nhân liên quan đến chính sách tài chính. 2.3. Thực tiễn hoạt động Thanh toán Quốc tế tại BIDV 2.3.1. Những sản phẩm dịch vụ trong hoạt động Thanh toán Quốc tế của BIDV Trong giao dịch thương mại quốc tế, hiệu quả của hợp đồng ngoại thương phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ TTQT. Với uy tín và mạng lưới hơn 800 ngân hàng đại lý, tham gia hệ thống SWIFT toàn cầu, BIDV là Ngân hàng hỗ trợ quý khách hàng đạt được sự thành công trong các giao dịch ngoại thương. 2.3.1.1. Mục tiêu của dịch vụ Thanh toán Quốc tế của BIDV * Giảm thiểu rủi ro trong thanh toán ngoại thương. * Giao dịch được thực hiện nhanh chóng, chính xác. * Đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho khách hàng. * Đảm bảo khả năng thanh toán cho các giao dịch ngoại hối. * Được cấp vốn bằng hình thức ứng trước nguồn tiền. * BIDV cung cấp dịch vụ tư vấn về các dịch vụ TTQT. 2.3.1.2. Các loại hình dịch vụ Thanh toán Quốc tế của BIDV Nhóm các dịch vụ NK Phát hành thư tín dụng Khách hàng đủ điều kiện để ngân hàng phát hành thư tín dụng cần thực hiện các thủ tục sau: * Hợp đồng NK (1 bản, có dấu sao y bản chính) * Hợp đồng uỷ thác (1 bản nếu phải nhập qua uỷ thác) * Giấy đề nghị mở thư tín dụng (2 bản - lập theo mẫu) * Giấy đăng ký mã số DNXNK ( 1 bản sao công chứng) và chỉ xuất trình khi thanh toán lần đầu tại BIDV * Đối với hàng NK có điều kiện theo quy định về quản lý hàng XNK trong từng thời kỳ của Nhà nước, cần có thêm giấy phép XNK của bộ, ngành liên quan. Sửa đổi L/C Thủ tục đề nghị sửa đổi L/C gồm có: * Đơn đề nghị sửa đổi L/C (01 bản theo mẫu) * Các chứng từ liên quan đến việc tu chỉnh như: bổ sung, sửa đổi hợp đồng, đề nghị tu chỉnh của người bán (nếu có) Ghi chú: nếu việc sửa đổi làm tăng giá trị L/C, quý khách hàng cung cấp thêm hồ sơ giải trình nguốn vốn đảm bảo cho phần tăng thêm và phê duyệt Đối với sửa đổi những điều khoản đặc biệt, BIDV sẽ xem xét dựa trên tính chất của giao dịch để quyết định. Ký hậu vận đơn hoặc phát hành bảo lãnh nhận hàng * Trường hợp ký hậu vận đơn, khách hàng cần gửi đến BIDV: - Giấy đề nghị ký hậu vận đơn - Vận đơn bản gốc - Hoá đơn bản gốc hoặc bản sao * Trường hợp phát hành bảo lãnh nhận hàng, khách hàng cần gửi đến BIDV: - Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng - Vận đơn bản sao - Hoá đơn bản gốc hoặc bản sao. - Thông báo nhận hàng của hãng vận tải. * Sau khi xác nhận nguồn tài chính đảm bảo thanh toán BIDV sẽ tiến hành ngay việc ký hậu vân đơn hay phát hành bảo lãnh nhận hàng cho doanh nghiệp theo yêu cầu. Ký hậu vận đơn hoặc phát hành bảo lãnh nhận hàng * BIDV chịu trách nhiệm thanh toán đúng, đủ và kịp thời theo L/C đã mở khi các bên có liên quan thực hiện đúng theo các điều kiện của L/C * Trong trường hợp bộ chứng từ đòi tiền L/C hàng nhập có bất đồng, trong thời hạn 03 ngày kể từ khi nhận được thông báo của BIDV, khách hàng phải chỉ thị về việc chấp nhận hay không chấp nhận bất đồng * Nếu quá thời hạn quy định trên mà khách hàng không có ký kiến trả lời, BIDV sẽ xem xét điều 13 và 14 UCP 500 để quyết định có chấp nhận thanh toán bộ chứng từ hay không. Nhờ thu đến Khi nhận được bộ chứng từ nhờ thu ( phiếu trơn hay kèm theo chứng từ) từ Ngân hàng nước ngoài hoặc doanh nghiệp nước ngoài, BIDV sẽ thông báo đến quý khách hàng bằng văn bản với đầy đủ chi tiết liên quan đến bộ chứng từ. Nếu chấp nhận, đề nghị khách hàng gửi công văn (theo mẫu) do người có thẩm quyền ký tên để lấy bộ chứng từ gốc trước khi nhận hàng: * Với bộ chứng từ nhờ thu trả ngay (D/P): trước khi nhận, khách hàng chuyển đủ tiền vào tài khoản để thanh toán bộ chứng từ nói trên. * Đối với bộ chứng từ nhờ thu trả chậm (D/A): trước 02 ngày đến hạn thanh toán, khách hàng chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi để đảm bảo thanh toán đúng hạn. Chuyển tiền đi - Chuyển tiền thương mại: Nội dung: Thực hiện thanh toán các hợp đồng XK có quy định điều khoản thanh toán theo hình thức chuyển tiền. Hồ sơ chuyển tiền: * Lệnh chuyển tiền hoặc đơn xin mua ngoại tệ kiêm lệnh chi (02 bản – theo mẫu của BIDV) * Hợp đồng ngoại: 01 bản, đóng dấu sao y bản chính * Giấy đăng ký mã số DNKNK (01 bản sao công chứng) và chỉ xuất trình khi thanh toán lần đầu tại BIDV. * Đối với hàng NK có điều kiện theo quy định về quản lý hàng XNK trong từng thời kỳ của Nhà nước, cần có thêm Giấy phép XNK của Bộ, nghành liên quan. * Các chứng từ liên quan khác (nếu có) - Chuyển tiền trả nợ vay, lãi vay: Là việc BIDV chuyển các khoản tiền ngoại tệ ra nước ngoài theo lệnh của khách hàng với mục đích chuyển tiền trả nợ vay, lãi vay. Hồ sơ chuyển tiền: * Lệnh chuyển tiền hoặc đơn xin mua ngoại tệ kiêm lệnh chi: 02 bản (theo mẫu của BIDV) * Giấy đăng ký và xác nhận của Vụ quản lý ngoại hối NHNN về việc vay nợ nước ngoài: 01 bản (bản đóng dấu sao y bản chính) * Lịch trả nợ các khoản vay đã được Vụ quản lý ngoại hối NHNN về việc vay nợ nước ngoài: 01 bản (bản đóng dấu sao y bản chính) Những điểm cần lưu ý khi lựa chọn hình thức thanh toán bằng L/C đối với người NK - Trước khi mở L/C, người mua cần thỏa thuận cụ thể với người bán về các khoản thanh toán, lịch giao hàng, phương tiện giao hàng, và các chứng từ cần xuất trình. - Người mua phải nhận thức rằng L/C không phải là hình thức thanh toán an toàn tuyệt đối vì ngân hàng chỉ giao dịch trên chứng từ chứ không biết đến hàng hóa. Nếu chứng từ phù hợp với các điều kiện, điều hoản của L/C thì người mua phải trả tiền mặc dù hàng hóa đã giao không đúng với hợp đồng. - Đảm bảo chắc chắn là L/C phù hợp với hợp đồng. - Các điều kiện của L/C phải đảm bảo ngắn gọn, dễ hiểu, không nên đưa vào L/C các nội dung quá chi tiết và các quy cách kỹ thuật quá phức tạp. - Trong quá trình giao dịch nếu có nghi ngờ, Quý khách hàng nên liên hệ ngay với BIDV để phối hợp xử lý. - Người mua cầm xem xét để tránh rủi ro do biến động tỷ giá ngoại tệ. Nhóm các dịch vụ phục vụ XK Thông báo L/C và các sửa đổi (nếu có) * Khách hàng có thể nhận L/C giao tại trụ sở NH hoặc chuyển qua đường bưu điện hoặc giao tận tay nếu Quý khách có doanh số giao dịch lớn và có yêu cầu. * Khi đến BIDV để nhận L/C, cán bộ giao dịch mang theo giấy giới thiệu có đóng dấu của người có thẩm quyền kèm theo CMND * Nếu khách hàng không có tài khoản tại BIDV, xin vui lòng nộp phí khi nhận chứng từ gốc Tư vấn nội dung L/C * Các L/C do BIDV thông báo sẽ được kiểm tra nội dung và lưu ý đến khách hàng các điểm bất lợi, điểm đặc biệt,… khi lập chứng từ và luôn sẵn lòng tư vấn các vấn đề khác liên quan đến L/C trong thời gian khách hàng chuẩn bị chứng từ để đòi tiền L/C. * Khách hàng khi nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C cần phải kiểm tra cẩn thận ngay lập tức nội dung L/C, đối chiếu với các điều khoản của hợp đồng đã ký kết. Nếu thấy không có thể thực hiện được đầy đủ, đúng các điều kiện, điều khoản quy định trong L/C thì phải lập tức yêu cầu người mở L/C sửa đổi L/C thông qua ngân hàng mở L/C (quy định sửa đổi L/C thông qua NH mở L/C là một quy định rất quan trọng). Gửi bộ chứng từ hàng xuất để thanh toán Khách hàng nên xuất trình chứng từ tại BIDV trước ngày quy định của L/C (trường hợp trong L/C không qui định ngày xuất trình chứng từ thì được hiểu là trong vòng 21 ngày kể từ ngày xếp hàng lên tàu), tuy nhiên cũng nên xuất trình sớm một vài ngày để BIDV có thời gian kiểm tra chứng từ, hơn nữa nếu chứng từ được phát hiện có sự khác biệt/không đồng bộ thì khách hàng còn có thời gian để bổ sung, sửa chữa phù hợp với qui định của L/C. * Khách hàng gửi đến BIDV: - L/C gốc và các tu chỉnh (nếu có) - Bộ chứng từ theo L/C - Thư chỉ thị xử lý bộ chứng từ * Sau khi nhận hồ sơ, BIDV sẽ kiểm tra ngay và thông báo cho khách hàng về các điểm chưa phù hợp để khách hàng chỉnh sửa. Doanh nghiệp có quyền yêu cầu bảo lưu các điểm chưa phù hợp của bộ chứng từ trên phiếu kiểm tra bộ chứng từ hàng xuất do BIDV gửi đến khách hàng. * Sau khi gửi bộ chứng từ đi đòi tiền, tình hình thanh toán bộ chứng từ sẽ được BIDV thông báo đến khách hàng. Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất: Nội dung: Là hình thức cấp tín dụng, theo đó BIDV ứng cho Người thụ hưởng một khoản tiền để nhận quyền đòi tiền từ bộ chứng từ hàng xuất; có 2 hình thức: * Chiết khấu miễn truy đòi: BIDV sẽ mua đứt bộ chứng từ và chịu rủi ro khi nước ngoài không trả tiền * Chiết khấu truy đòi: BIDV thực hiện chiết khấu chứng từ và được quyền truy đòi khách hàng nếu nước ngoài từ chối thanh toán . - Hồ sơ: * L/C gốc và các sửa đổi (nếu có) * Thư chỉ thị xử lý bộ chứng từ * Giấy đề nghị kiêm hợp đồng chiết khấu có truy đòi bộ chứng từ theo L/C * Các tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng trong 2 năm liền kề để xây dựng hạn mức chiết khấu (đối với các Doanh nghiệp chưa có quan hệ tín dụng với BIDV). Chiết khấu theo hạn mức: Khi nhận được bộ chứng từ đề nghị chiết khấu, tuỳ tình trạng bộ chứng từ, BIDV sẽ chiết khấu tới mức tối đa trị giá bộ chứng từ nếu khoản tiền chiết khấu trong hạn mức tín dụng thường xuyên của khách hàng tại BIDV. Chiết khấu theo món: Đối với bộ chứng từ hoàn hảo hoặc bộ chứng từ có bất đồng được Ngân hàng nước ngoài chấp nhận bằng điện. Đối với bộ chứng từ có bất đồng chưa được Ngân hàng nước ngoài chấp nhận đang chờ ý kiến, tuỳ theo mức độ bất đồng, BIDV sẽ căn cứ thực tế từng giao dịch và chính sách khách hàng từng thời kỳ để quyết định mức chiết khấu. Những điểm cần lưu ý khi lựa chọn hình thức thanh toán bằng L/C đối với Người bán/ Người XK: - Trước khi ký hợp đồng người bán cần nắm được năng lực và tình hình kinh doanh của người mua. Người hưởng cần thiết phải hiểu biết về uy tín của ngân hàng mở L/C. Người bán cần xem xét một cách kỹ lưỡng để đảm bảo chắc chắn rằng các điều kiện của L/C hoàn toàn có thể thực hiện được, yêu cầu người mở sửa đổi nếu thấy rằng L/C sẽ có những điều kiện khó có thể thực hiện được. Lập các chứng từ được quy định trong L/C một cách chính xác. Cần quan tâm đến những hạn chế ngoại hối của nước người mua vì điều đó có thể ảnh huởng đến việc thanh toán tiền hàng Nhờ thu đi Khách hàng gửi đến Ngân hàng * Giấy đề nghị xử lý bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất (D/P hoặc D/A) * Bộ chứng từ nhờ thu gốc Khi nhận được tiền thanh toán của bộ chứng từ, Ngân hàng sẽ ghi có vào tài khoản của khách hàng theo chỉ thị. Nhờ thu séc Hồ sơ cần cung cấp: * Tờ séc gốc * Giấy đề nghị nhờ thu séc (theo mẫu) * Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (còn hiệu lực) * Ngân hà._.người bán. Lãi suất BTT Được thỏa thuận trong hợp đồng BTT theo biểu lãi suất BTT do NH công bố từng thời kỳ. Lãi BTT: 0.95%/tháng (chưa bao gồm VAT) (Lãi BTT quá hạn bằng 1.5 lần lãi suất trong hạn ghi trong hợp đồng BTT) Phí BTT NH thu một lần khi ứng vốn cho khách hàng theo biểu phí BTT do NH công bố từng thời kỳ. Phí BTT: 0,2% giá trị khoản phải thu được BTT. Tối thiểu: 400,000 VND (theo website Eximbank) Hạn chế của dịch vụ BTT Chi phí cho dịch vụ này cũng tốn kém đối với nhà XK. Những đơn vị thực hiện dịch vụ BTT cần tính toán kỹ lưỡng đối với những mặt hàng nhiều rủi ro như nông sản thực phẩm, bởi đây là sản phẩm khó bảo quản và rất dễ hỏng. Phí BTT XK gồm phí tài trợ vốn, tương tự như lãi suất tín dụng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp XK phải chịu phí dịch vụ khoảng 1-2%, tùy thuộc vào tổng doanh số XK, giá trị bình quân của mỗi hóa đơn, thời hạn thanh toán và uy tín của nhà NK. Riêng phí chuyển nhượng mỗi hóa đơn mất từ 10 đến 20 USD. 3.4.2. Thực trạng dịch vụ Bao thanh toán 3.4.2.1. Thực trạng dịch vụ Bao thanh toán trên thế giới Trên thế giới đến tháng 5.2005 đã có hơn 1.003 đơn vị BTT và hoạt động đạt doanh số hơn 800 tỷ EUR BTT trong nước, 80 tỷ EUR BTT xuất – NK, và đã có khoảng 60 quốc gia tham gia vào hiệp hội BTT thế giới với tổng số thành viên là 196 thành viên. Theo số liệu vừa được cập nhật của FCI (Factors Chain International), năm 2005 doanh số BTT trên thế giới đạt 1.016.547 triệu Euro, tăng 18% so năm 2004.   Bảng 3.1: Doanh số Bao thanh toán trên thế giới  Đơn vị tính: Triệu Euro  Năm  Nội địa  Quốc tế  Tổng số  1998  1999  2000  2001  2002  2003  2004  2005 (ước)  26.672  33.392  44.843  41.023  42.916  47.735  68.265  79.840  429.834  523.485  578.997  644.659  681.281  712.657  791.950  857.098  456.506  556.877  623.840  685.682  724.197  760.392  860.215  936.938  www.factors-chain.com  Các thị trường BTT lớn nhất gồm có thị trường Anh (doanh số 184 tỷ EUR), thứ hai là thị trường Ý (121 tỷ EUR), thị trường Mỹ xếp thứ 3 (81.8 tỷ EUR), tiếp theo là Pháp (81.6 tỷ EUR) và Nhật (72 tỷ EUR).   Bảng 3.2. 5 thị trường đứng đầu trong lĩnh vực Bao thanh toán  Đơn vị tính: Triệu Euro  1998  1999  2000  2001  2002  2003  2004  Anh  84.255  103.200  123.770  136.080  156.706  160.770  184.520  Ý  75.319  88.000  110.000  124.823  134.804  132.510  121.000  Mỹ  70.059  88.069  102.268  101.744  91.143  80.696  81.860  Pháp  44.255  53.100  52.450  67.660  67.398  73.200  81.600  Nhật  38.980  55.347  58.473  61.566  50.380  60.550  72.535  factors-chain.com  Bảng 3.3. Doanh thu về Bao thanh toán của các châu lục trên thế giới Đơn vị tính: Triệu Euro  1998  1999  2000  2001  2002  2003  2004  Châu Âu  295.799  352.214  414.383  468.326  523.851  546.935  612.504  Châu Á  61.722  78.775  69.865  76.078  69.850  89.096  111.614  Châu Mỹ  91.325  111.134  126.517  127.157  115.301  104.542  110.094  Châu Úc  3.481  5.284  7.420  8.320  9.992  13.979  18.417  Châu Phi  4.198  5.470  5.655  5.801  6.203  5.840  7.856  Tổng 456.506  556.877  623.840  685.682  724.197  760.392  860.215  www.factors-chain.com  Từ những số liệu trên có thể thấy khu vực châu Âu là thị trường hoạt động mạnh nhất về lĩnh vực này với doanh số gấp 6 lần khu vực đứng thứ 2 (châu Á) và có 3 đại diện là Anh, Ý, Pháp trong số 5 thị trường có doanh số cao nhất thế giới, 2 vị trí còn lại giành cho châu Á và châu Mỹ. Điều này thực ra cũng dễ hiểu bởi vì mặc dù nguồn gốc sử dụng nghiệp vụ BTT theo một số tài liệu là bắt đầu từ  châu Mỹ, cụ thể là ở Mỹ, nhưng những thương nhân đầu tiên nghĩ ra và sử dụng nghiệp vụ này chính là các thương nhân châu Âu trong quá trình họ thực hiện các giao dịch buôn bán từ châu Âu sang Mỹ sau khi C. Columbus tìm ra vùng lục địa mới này. Vì một số khó khăn nhất định khi buôn bán như khoảng cách địa lý quá xa, phương tiện di chuyển bằng đường biển lại mất nhiều thời gian nên một số thương nhân châu Âu đã đứng ra nhận nhiệm vụ của một người môi giới (mà sau này được gọi là Factors) để đi thu giúp các khoản nợ cho các thương nhân khác và được hưởng hoa hồng. Khi những khó khăn nhất định trong việc giao thương được giải quyết thì họ phát triển nghiệp vụ này theo một hướng mới và gần với hình thức hiện đại của nghiệp vụ BTT ngày nay hơn.  Mặc dù trong từ năm 2003 trở về trước, doanh số BTT của châu Á chỉ đứng vị trí thứ 3, xếp sau châu Âu và châu Mỹ, nhưng với nhu cầu mạnh mẽ cộng với các tiềm lực cần thiết đã làm cho châu lục này phát triển khá mạnh về dịch vụ và doanh số tăng cao, vươn lên đứng hàng thứ 2 trong số 5 châu lục.  Không chỉ ở các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Ý, Nhật mới phát triển loại hình dịch vụ BTT mà ở các nước đang phát triển như Đài Loan, Braxin, Thổ Nhĩ Kỳ dịch vụ này cũng được sử dụng rất thành công và mang lại những kết quả đáng kể cho nền kinh tế đất nước. Doanh số BTT ở các nước này được thống kê như sau:   Bảng 3.4. Doanh số Bao thanh toán ở một số nước đang phát triển  Đơn vị tính: Triệu Euro  Đài Loan  Braxin  Thổ Nhĩ Kỳ   Mexico  Chilê   1998  1999  2000  2001  2002  2003  2004  1.004  2.090  3.650  4.511  7.919  16.000  23.000  13.620  17.010  12.012  11.020  11.030  12.040  15.500  4.043  5.250  6.390  3.947  4.263  5.330  7.950  2.519  3.550  5.030  6.890  6.340  4.535  4.600  1.991  2.600  2.650  3.123  3.130  3.500  4.200  www.factors-chain.com  3.4.2.2. Thực trạng dịch vụ Bao thanh toán ở Việt Nam Những kết quả đạt được Dịch vụ BTT đã được sử dụng từ lâu tại nhiều nước phát triển trên thế giới. Hiện nay thế giới có một hiệp hội Bao TTQT (FCI ) có 204 thành viên ở các nước trên thế giới (chiếm hơn 50% doanh thu BTT quốc tế trên thế giới), trong đó Việt Nam có 4 ngân hàng đã gia nhập FCI là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và Ngân hàng TMCP kỹ thương (Techcombank). BTT là phương thức thanh toán thuận lợi hơn so với phương thức thanh toán truyền thống (mở L/C, nhờ thu). Hiện nay ở nước ta có 11 ngân hàng (có cả ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam) cung cấp dịch vụ BTT. Tuy nhiên, phần lớn các ngân hàng trong nước mới chỉ thực hiện dịch vụ BTT mua bán trong nước, trong khi thương mại quốc tế mới tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi nhiều nhà NK muốn thanh toán bằng hình thức ghi sổ (trả sau). Con số 11 ngân hàng làm dịch vụ BTT quả là quá nhỏ so với số lượng các ngân hàng hiện có và càng quá nhỏ so với 1 nước đang phát triển và chuẩn bị hội nhập như nước ta. Hạn chế về dịch vụ BTT ở nước ta Thứ nhất, nước ta hiện vẫn còn nhiều hạn chế về hành lang pháp lý để thực hiện dịch vụ này. Pháp luật không thừa nhận dịch vụ BTT nếu không có sự chấp nhận bằng văn bản của khách hàng phải trả nợ. Chính điều này đã gây không ít khó khăn cho NH và DN khi thực hiện dịch vụ này. Thứ hai, nhiều DN cho rằng, hiện ở VN dịch vụ BTT của các NH vẫn chưa thật tiện lợi. Bởi NH thường đòi hỏi cao đối với khách hàng, ngoài phí dịch vụ, nhà XK phải chứng minh với NH về uy tín của bên mua hàng hóa. Đây là khó khăn lớn cho nhà sản xuất, bởi sự hiểu biết về thị trường XK của DN VN còn hạn chế. Thứ ba, các NH cũng chưa mặn mà với việc cung cấp dịch vụ này vì chúng ta có quá ít thông tin về tình hình tài chính của người mua, nhất là khách hàng NK. Các thông tin nếu công bố công khai cũng không thật sự rõ ràng, minh bạch. Do đó mà khả năng rủi ro cao, các NH sẽ ngần ngại khi thực hiện dịch vụ này hoặc nếu có thì mức phí cũng không hấp dẫn khách hàng. Thứ tư, các NH khi thực hiện BTT đồng nghĩa với chấp nhận rủi ro ở mức độ nào đó. Nhưng ở nước ta, rủi ro mất vốn đồng nghĩa với trách nhiệm pháp lý của NH và cá nhân người quyết định, do đó, các NH, đặc bịêt là các NGÂN HÀNG THƯƠNG MạI nhà nước không thích sử dụng dịch vụ này. Thứ năm, cũng do bản thân người cung cấp chưa mặn mà với dịch vụ này nên họ không chú trọng công tác marketing, tuyên truyền quảng bá tới khách hàng. Các khách hàng vì vậy cũng ít biết đến loại hình dịch vụ này. 3.4.3. Điều kiện để phát triển dịch vụ Bao thanh toán tại BIDV hiện nay 3.4.3.1. Điều kiện khách quan Trong những năm gần đây, hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam có những chuyển biến tích cực cả về quy mô lẫn chất lượng, qua đó góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế Việt Nam. Biểu hiện ở các chỉ tiêu như GDP luôn tăng trưởng với tỷ lệ cao: 7,08% năm 2002, 7,34% năm 2003, 7,69% năm 2004, năm 2005 GDP tăng 8,4% và năm 2006 là 8,17%. Nghiệp vụ Factoring hay còn gọi là nghiệp vụ BTT hiện nay tuy còn khá mới mẻ đối với nhiều tổ chức và doanh nghiệp, nhưng cũng không còn xa lạ với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Sau một số bài báo giới thiệu về nghiệp vụ BTT như bài viết của ông Nguyễn Mạnh Dũng – Vụ các ngân hàng đăng trên Thị trường tài chính tiền tệ số tháng 7.1999, rồi bài viết của TS. Nguyễn Văn Hà đăng trên tạp chí Phát triển kinh tế tháng 8.2004 thì đến tháng 9.2004 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký ban hành quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN về quy chế hoạt động BTT của các tổ chức tín dụng. Quyết định này đã mở ra một hành lang pháp lý được coi là thông thoáng và thuận lợi cho sự phát triển loại hình dịch vụ mang lại nhiều tiện ích này. Hiện nay Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng và là một mảnh đất màu mỡ để phát triển dịch vụ, bởi vì đó là nhu cầu cấp thiết từ phía khách hàng – chính là đại đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động, cũng như nhu cầu từ phía nhà cung cấp – các tập đoàn tài chính ngân hàng như City Group, HSBC Holdings Plc, DBS Group Holdings Limited và các ngân hàng quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam. Chính vì thế mà ở thời điểm cuối năm 2004, đầu năm 2005 diễn ra rất nhiều các cuộc hội thảo, báo cáo và quảng bá về dịch vụ này, như hội thảo về BTT do ngân hàng FENB của Mỹ tổ chức vào tháng 9/2004 nhằm giới thiệu và vận động sự tham gia cung cấp dịch vụ của một số ngân hàng thương mại cổ phần (Ngân hàng Phương Đông, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Kỹ thương…), Hội thảo BTT tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 7.3.2005 với sự tham dự của đại diện các ngân hàng thương mại tại Việt Nam và đại diện của Hiệp hội BTT thế giới, ông Jeroen Kohnstamm. 3.4.3.2. Điều kiện chủ quan Đối với BIDV, là một ngân hàng lớn có bề dày lịch sử và thương hiệu tại Việt Nam, nên BIDV đã ngày càng có nhiều mối quan hệ với các tổ chức tài chính nói chung và các ngân hàng thương mại trên thế giới nói riêng. Đây chính là một lợi thế rất lớn để BIDV thực hiện được các hợp đồng Bao TTQT. Mục tiêu của BIDV đặt ra hiện nay là từng bước hội nhập với cộng đồng ngân hàng - tài chính khu vực và quốc tế, từ đó BIDV luôn chú trọng tăng cường các hoạt động quan hệ hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, nhân viên, cải tiến và xây dựng quy trình nghiệp vụ, phát triển công nghệ đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế . Một sự kiện nổi bật gần đây nhất là được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập hiện diện thương mại tại Cộng hòa Séc phục vụ hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại 3 nước Ba Lan, Séc và Đức, BIDV đang khẩn trương phối hợp với các đối tác có uy tín tại Séc xúc tiến các công việc cần thiết để đưa Công ty cổ phần Đầu tư tài chính BIDV châu Âu (BIDV EUROPE) đi vào hoạt động tại Séc. Đối với thị trường Séc, vài năm gần đây, BIDV đã rất tích cực xúc tiến quan hệ hợp tác kinh doanh như đã thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng lớn của Séc gồm BAWAG Bank CZ a.s, Ceskoslovenska Obchodni Banka a.s, Cezch Export Bank (CEB), Komercni Banka a.s… trên nhiều lĩnh vực từ bảo lãnh, thanh toán, tài trợ thương mại, chuyển tiền kiều hối đến tài trợ các dự án thuộc lĩnh vực trọng điểm tại Việt Nam có sử dụng thiết bị công nghệ NK từ Séc. Đặc biệt, BIDV đã có quan hệ hợp tác tài trợ các dự án rất hiệu quả cùng với CEB. Nhân dịp Thủ tướng Séc Mirek Topolanek sang thăm Việt Nam từ 19-24/3/2008 theo lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa qua, BIDV và CEB cũng đã ký kết thỏa thuận tài trợ dự án xây dựng Nhà máy bia Bình Dương công suất 200 triệu lít/năm giai đoạn 1 trị giá 60 triệu euro; thỏa thuận giữa BIDV, CEB và Vinashin tài trợ dự án phát triển xe buýt ở TP. Hồ Chí Minh với số vốn 20 triệu USD; thỏa thuận giữa BIDV, CEB và Công ty Phát triển đường cao tốc tài trợ dự án xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ với tổng trị giá đầu tư 1,2 tỷ USD, trong đó CEB tài trợ 720 triệu USD cho gói thầu tư vấn giám sát, quản lý dự án và tài trợ 50% tổng giá trị đầu tư xây dựng tuyến đường; thỏa thuận hợp tác đầu tư một trung tâm thương mại tại quận Letnany ở Praha có tổng giá trị đầu tư 170 triệu USD giữa BIDV (Công ty BIDV Land) và Công ty ELG của Séc… Việc BIDV ký kết hàng loạt thỏa thuận hợp tác với các đối tác của Séc vừa qua là nhằm khẳng định vai trò cầu nối cung ứng các dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Séc trong quan hệ thanh toán, thương mại, nhất là hoạt động tài trợ các dự án trọng điểm tại Việt Nam được thiết lập bởi BIDV và CEB. Đặc biệt, BIDV đã cùng với các đối tác của Séc tiến hành khảo sát, nghiên cứu các quy định pháp lý, triển vọng đầu tư, tiếp xúc và làm việc với các doanh nghiệp tại Séc để nắm bắt nhu cầu phục vụ cho việc thành lập BIDV EUROPE trong quý II/2008. Sau sự kiện thành lập hiện diện thương mại tại Hồng Kông, việc thành lập BIDV EUROPE tại Séc là bước đi tiếp theo của BIDV trong quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động thành tập đoàn tài chính ngân hàng Việt Nam nhằm quốc tế hóa hoạt động, đa dạng thị trường và hoạt động kinh doanh. Theo đó, BIDV EUROPE có các chức năng hoạt động chính là tài trợ vốn, mua bán bất động sản, cho thuê bất động sản, môi giới mua bán và cho thuê bất động sản, quản lý bất động sản, tư vấn xúc tiến đầu tư. Ông Lê Đào Nguyên, Phó Tổng giám đốc BIDV cho biết: “BIDV EUROPE có vốn điều lệ ban đầu do BIDV và một số đối tác Séc đóng góp là 10 triệu USD. BIDV EUROPE sẽ là một công ty đầu tư tài chính chuyên nghiệp hoạt động theo thông lệ quốc tế, góp phần vào việc kết nối thị trường tài chính Việt Nam với thị trường tài chính thế giới; tăng cường sự hiểu biết của các nhà đầu tư quốc tế về thị trường Việt Nam; tạo ra một kênh huy động vốn ngắn, trung và dài hạn mới hỗ trợ hiệu quả và thiết thực cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Séc cũng như các nước Đông Âu có thêm nguồn lực thực hiện các dự án đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất.” Bên cạnh nhiệm vụ hỗ trợ cộng đồng người Việt ở Séc tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, BIDV EUROPE còn mang một sứ mệnh đặc biệt là làm cầu nối cho các hoạt động xúc tiến đầu tư từ Séc vào Việt Nam thông qua việc duy trì kênh thông tin liên tục cập nhật về môi trường đầu tư cũng như các dự án đầu tư tiềm năng của Việt Nam, làm tốt vai trò nhà tư vấn đầu tư chuyên nghiệp về thị trường Việt Nam góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Séc ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, BIDV còn có một hệ thống cơ sở vật chất khá hoàn thiện so với các ngân hàng khác trong nước. Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động luôn là mục tiêu được đầu tư và chú trọng hàng đầu đối với BIDV. Chính vì thế mà trong những năm qua, BIDV đã không ngừng triển khai, áp dụng các tiến bộ trong kỹ thuật đối với ngân hàng và hiện đại hoá các phương thức thanh toán, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Mặt khác, hệ thống nhân viên của BIDV là những người có năng lực và chất lượng về trình độ nghiệp vụ khá cao, được đào tạo ở các trường Đại học có uy tín trong nước cũng như trên thế giới, vì vậy khả năng nắm bắt và triển khai các dịch vụ mới nói chung, và dịch vụ BTT nói riêng là hoàn toàn có thể thực hiện tốt. Với các điều kiện về khách quan cũng như chủ quan có được như vậy, BIDV có thể nắm bắt cơ hội và phát triển tốt dịch vụ BTT, và phát triển nó trở thành một dịch vụ có thế mạnh để tăng sức cạnh tranh của BIDV trong thời kỳ hội nhập. 3.4.4. Các biện pháp để thực hiện dịch vụ Bao thanh toán tại BIDV 3.4.4.1. Đối với BIDV Đào tạo nghiệp vụ BTT cho đội ngũ nhân viên Có thể thấy, muốn phát triển hiệu quả bất kỳ một dịch vụ nào của ngân hàng, thì điều cần thiết đầu tiên cần phải hướng tới và hoàn thiện là yếu tố con người, và ở dịch vụ BTT cũng không phải là một ngoại lệ. Bên cạnh đó, BTT còn là một dịch vụ có mức độ rủi ro rất cao, giá trị của các hợp đồng giao dịch thường rất lớn, do đó trình độ của đội ngũ nhân viên cần phải cao để có thể phòng tránh được các tổn thất đang tiếc cho ngân hàng. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, ngoài việc mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ BTT, BIDV nên gửi cán bộ học hỏi kinh nghiệm từ một số tổ chức có kinh nghiệm về BTT ở trong nước, đặc biệt là với các tổ chức ở nước ngoài có kinh nghiệm để cùng phát triển dịch vụ với các tổ chức này, trở thành các đối tác trong tương lai. Tăng cường công tác Marketing giới thiệu những tiện ích của BTT cho các doanh nghiệp Hiện nay, marketing đang ngày càng trở nên quan trọng trong chiến lược kinh doanh của bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào. Khi mở dịch vụ BTT, BIDV cũng cần phải chú trọng đến vấn đề marketing sản phẩm đến các doanh nghiệp sản xuất XK trong nước. Tăng cường chuyển tải thông tin tới đông đảo quần chúng nhằm giúp khách hàng có được các thông tin cập nhật, hiểu biết cơ bản về dịch vụ BTT, lợi ích của sản phẩm và cách thức sử dụng. BIDV cần phân khúc thị trường để xác định cơ cấu thị trường hợp lý và khách hàng mục tiêu, phân nhóm những khách hàng theo tiêu chí phù hợp, từ đó giới thiệu sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Ngoài ra, BIDV cần thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình tài chính, năng lực và kết quả kinh doanh, giúp khách hàng có cách nhìn tổng thể về ngân hàng và tăng lòng tin vào ngân hàng. BIDV cần sớm hoàn thiện và triển khai mô hình tổ chức kinh doanh theo định hướng khách hàng, chủ động tìm đến khách hàng, xác định được nhu cầu của từng nhóm khách hàng, từ đó đưa ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp. Nâng cao chất lượng dịch vụ, đơn giản hóa thủ tục trên cơ sở tận dụng tiện ích của công nghệ thông tin hiện đại. Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển công nghệ ngân hàng để dịch vụ BTT tiếp cận nhanh hơn với khách hàng cũng như mang lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng, phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng và tuân thủ các nguyên tắc quốc tế, phát triển giao dịch trực tuyến và giao dịch từ xa với khách hàng, xử lý một cửa tại trung tâm. Đơn giản hoá thủ tục bằng các quy định pháp lý cụ thể Hiện ở Việt Nam dịch vụ BTT của các ngân hàng vẫn chưa thật tiện lợi. Ngân hàng thường đòi hỏi cao đối với đối khách hàng. Bên cạnh phí dịch vụ cao, các doanh nghiệp cần tìm hiểu thông tin để cung cấp cho ngân hàng chứng thực khả năng thanh toán của của người mua. Đây là công việc hết sức khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất XK trong nước, do đó vẫn chưa có doanh nghiệp nào xin mở được bao TTQT tại ngân hàng trong nước. Vì vậy, ngoài sự cố gắng của doanh nghiệp, ngân hàng cũng cần tự hoàn thiện hệ thống thông tin của mình, từ đó đơn giản hoá các thủ tục để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng trong thủ tục xin thực hiện BTT. Nắm bắt được tình hình thị trường XK của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp là bạn hàng lâu năm của BIDV Việc nắm bắt được thông tin về thị trường của các doanh nghiệp xuất nghiệp XK là hết sức quan trọng. Bởi vì bản chất của BTT là mua lại các khoản phải thu của người bán, nên điều này là cực kỳ rủi ro khi mà ngân hàng không nắm rõ hoặc sai lệch về các thông tin về phía các nhà NK ở nước ngoài. Chính vì vậy, để tránh điều này, ngân hàng ngoài việc có những yêu cầu cụ thể cho nhà XK cung cấp những thông tin về phía NK, thì việc nắm bắt được thị trường XK của các doanh nghiệp trong nước cũng giúp cho ngân hàng nắm bắt được tình hình và tập quán kinh doanh của các nhà NK, từ đó đưa ra được các quyết định ít rủi ro hơn cho các hợp đồng BTT. Có chính sách phí linh hoạt, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là một điều cần lưu ý để BIDV có thể mở rộng và chiếm lĩnh được thị trường trong tương lai. Bởi vì một thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp trong nước bây giờ đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy đây sẽ là một thị trường rất lớn đem lại nhiều tiềm năng để phát triển dịch vụ này, đặc biệt là trong quá trình hội nhập mạnh mẽ của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, khi áp dụng dịch vụ này, BIDV nên có những thay đổi linh hoạt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này có thể tham gia vào dịch vụ. Bởi vì chúng ta có thể thấy BTT chứa rất nhìu rủi ro, nên kéo theo đó là phí dịch vụ cũng thường là rất cao, phí BTT XK gồm phí tài trợ vốn, tương tự như lãi suất tín dụng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp XK phải chịu phí dịch vụ khoảng 1-2%, tùy thuộc vào tổng doanh số XK, giá trị bình quân của mỗi hóa đơn, thời hạn thanh toán và uy tín của nhà NK. Riêng phí chuyển nhượng mỗi hóa đơn mất từ 10 đến 20 USD. Vì vậy đây sẽ là một gánh nặng về tài chính cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, có một chính sách phí linh hoạt cho các doanh nghiệp thuộc diện này sẽ là hợp lý đối với tình hình thị trường Việt Nam vào thời điểm này. Đẩy mạnh quan hệ với các tổ chức tài chính nước ngoài. Với BTT trong nước, thì chỉ cần một đơn vị tham gia là đủ. Tuy nhiên, khi mở rộng dịch vụ ra bao TTQT, thì cần phải có 2 đơn vị tham gia. Vì vậy, đẩy mạnh quan hệ với các tổ chứa tài chính nước ngoài là rất cần thiết để nhằm thiết lập được các đối tác tin cậy trong tương lai. 3.4.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nhà nước làm đầu mối thành lập Hiệp hội BTT Việt Nam, khuyến khích các ngân hàng thương mại trong nước tham gia để được cung cấp thông tin, hỗ trợ công nghệ, cũng như trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ cho nhau, nhằm hoàn thiện được quy trình BTT một cách hợp lý và hiệu quả nhất…Đây cũng là một bước hội nhập với nền tài chính quốc tế của Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước cần phải nghiên cứu quy chế thành lập các công ty BTT độc lập, tạo môi trường để dịch vụ BTT có thể phát triển và cạnh tranh một cách lành mạnh. 3.4.4.3. Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan Để một quốc gia phát triển, vấn đề đầu tiên là phải tạo điều kiện để nền kinh tế phát phát triển một cách tích cực và hướng ra XK. Một khi lĩnh vực XK trong nước tăng trưởng mạnh, thì dịch vụ BTT cũng sẽ có cơ hội phát triển theo. Tích cực phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại Để giúp các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm được những thị trường tiềm năng, phát triển hiệu quả sản xuất kinh doanh, ngoài những thị trường quen thuộc đã có, cần phải tìm đến những thị trường mà ta chưa có mặt. Chính vì thế, Ngoại giao cần nghiên cứu khả năng tiếp cận, đi bước trước và hỗ trợ doanh nghiệp, hàng hoá Việt Nam thâm nhập. Các cơ quan đại diện cần làm cầu nối giữa các doanh nghiệp của ta với các đối tác nước ngoài, giúp tìm thị trường, móc nối, khơi thông và thẩm tra đối tác, cũng như các nguồn tín dụng, công nghệ để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước. Hỗ trợ các doanh nghiệp thẩm tra đối tác về uy tín, khả năng tài chính, công nghệ sẽ giảm bớt và đi tới lừa đảo kinh tế thương mại, giúp xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, giảm bớt sự mất mát đáng kể đối với các doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Khi hoạt động kinh tế đối ngoại có hiệu quả, thì vấn đề mở rộng thị trường, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước cũng sẽ có nhiều phát triển, làm cho hàng hoá Việt Nam có mặt nhiều hơn trên thị trường thế giới. Đây chính là điều kiện rất tốt để phát triển kinh tế trong nước, và dịch vụ BTT cũng sẽ phát triển không ngừng. Hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tiến hành bước đầu rà soát, đối chiếu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam để xây dựng văn bản pháp luật cho phù hợp với các quy định cam kết quốc tế của WTO. Từng bước xoá bỏ các cơ chế bao cấp, bảo hộ đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, đồng thời nới rộng dần các hạn chế đối với ngân hàng nước ngoài đi đôi với củng cố, lành mạnh hoá các ngân hàng thương mại Việt Nam chính sách hiện hành Xây dựng các khung pháp lý đảm bảo sân chơi bình đẳng, an toàn cho các loại hình ngân hàng thương mại trên lĩnh vực tín dụng, dịch vụ ngân hàng, đầu tư và các nghiệp vụ tài chính khác. Tiến hành nới lỏng thủ tục cấp giấy phép cho các ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh và hoạt động tại Việt Nam, giảm bớt các hạn chế về hoạt động ngân hàng nước ngoài ở thị trường trong nước như bổ sung khung pháp lý về hoạt động của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được cầm cố thế chấp bất động sản, được phép huy động tiền gởi, và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Từng bước thiết lập và áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về an toàn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ- ngân hàng như: chuẩn mực về tỉ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng, phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng bù đắp rủi ro, bảo hiểm tiền gửi, phá sản tổ chức tín dụng... thông qua việc tiến hành sửa đổi, bổ sung các văn bản để môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế. Cải thiện môi trường đầu tư, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất XK. Cần phải xem thu hút đầu tư là động lực và giải pháp chiến lược quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Do vậy cần tập trung chỉ đạo các cấp, ngành và địa phương tham mưu đề xuất xây dựng chiến lược cụ thể trong việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thu hút hiệu quả các nhà đầu tư; Xây dựng và nâng cao năng lực của hệ thống pháp lý (cơ chế, chính sách, cải cách thủ tục hành chính...); xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao (về số lượng, năng lực đào tạo, trình độ chuyên môn, tác phong và văn hoá lao động hiện đại): Xây dựng và áp dụng công khai minh bạch quy định, quy chế theo quy hoạch về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Đặc biệt là việc chủ động phối hợp với các thương vụ, VCCI, tổ chức xúc tiến đầu tư, hội thảo chuyên đề giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, cơ chế chính sách và môi trường đầu tư thông thoáng, trên cơ sở đó giúp cho các nhà đầu tư có nhiều cơ hội lựa chọn những dự án đầu tư phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Thiết lập hệ thống thông tin hoàn hảo cho doanh nghiệp. Hiện ở Việt Nam dịch vụ BTT của các ngân hàng vẫn chưa thật tiện lợi. Ngân hàng thường đòi hỏi cao đối với đối khách hàng. Ngoài phí dịch vụ, nhà XK phải chứng minh với ngân hàng về uy tín của bên mua hàng hoá. Đây là khó khăn lớn cho nhà sản xuất, bởi sự hiểu biết về thị trường XK của còn hạn chế. Phó tổng giám đốc ACB cũng thừa nhận điều này. Theo ông, sự thiếu thốn thông tin về thị trường XK là mối lo chính đối với nhà XK khi phải quyết định bán hàng theo điều kiện trả chậm. Vì vậy, xây dựng một hệ thống thông tin cho các doanh nghiệp trong nước là rất có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay, không chỉ riêng cho dịch vụ BTT phát triển, mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể phát triển được thị trường một cách hiệu quả. KẾT LUẬN Cùng với quá trình toàn cầu hoá và hội nhập mạnh mẽ của đất nước trong thời gian vừa qua đã tạo điều kiện cho sự lớn mạnh về XNK của Việt Nam và khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên trường quốc tế. Do đó, hơn lúc nào hết hoạt động TTQT cũng sẽ đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ. Thông qua đề tài nghiên cứu này, tác giả đã giải quyết được các vấn đề sau: Khái quát lý luận về TTQT, các điều kiện áp dụng, các phương thức TTQT hiện nay và các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động này của các ngân hàng thương mại Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển, cũng như chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy của BIDV. Dựa vào các số liệu báo cáo hoạt động hằng năm và các sản phẩm dịch vụ TTQT hiện có, tác giả đã phân tích, đánh giá những thành quả đạt được cũng như những hạn chế còn gặp phải của nghiệp vụ này của BIDV. Phân tích các điều kiện khách quan cũng như chủ quan hiện tại để phát triển nghiệp vụ TTQT, tác giả đã đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hoạt động TTQT của BIDV và mở thêm dịch vụ BTT tại BIDV. Trong quá trình nghiên cứu, tuy có nhiều cố gắng, nhưng do một số lý do khách quan và hạn chế về tài liệu cũng như kinh nghiệm thực tiễn, nên đề tài không khỏi còn có các thiếu sót nhất định. Rất mong sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để công trình nghiên cứu ngày càng hoàn thiện hơn và trở thành tài liệu tham khảo hữu ích. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến GS.TS. Đỗ Đức Bình, người đã tận tình hướng dẫn để tác giả có thể hoàn thiện công trình trình nghiên cứu này. Hà Nội 04/2008. Tác giả DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS. TS Nguyễn Thị Thu Thảo, “Nghiệp vụ Thanh toán quốc tế”. PGS. TS Đoàn Thị Hồng Vân, “Giáo trình kỹ thuật ngoại thương”. Dương Hữu Hạnh, “Thanh toán Quốc tế” (Theo Thị trường Ngoại hối và Thanh toán Quốc tế). Th.S Nguyễn Trung Lập, “Bao thanh toán và phương pháp hạch toán”. Th.S. Nguyễn Thanh Tú, “Một số vấn đề pháp lý về hoạt động Bao thanh toán của tổ chức tín dụng”. Theo Tạp chí Kế toán số ra ngày 27 / 02 / 2008, “Bao thanh toán, một hình thức tín dụng mới tai Việt Nam”. Nguyễn Xuân Trường, “Bao thanh toán - Một dịch vụ tài chính đầy triển vọng cho các doanh nghiệp Việt Nam”. Theo Tạp chí Kế toán số ra ngày 01 / 06 / 2006, “Bao thanh toán: Dịch vụ tiện ích ngân hàng cung cấp cho các doanh nghiệp bán hàng”. Bùi Quang Tiến, “Những nhân tố then chốt thúc đẩy hoạt động thanh toán tại Việt Nam hiện nay”. Báo cáo thường niên 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007 của BIDV. PTS Phạm Quang Tuệ, “Thanh toán và tín dụng quốc tế”. Frederic S.Mishkin, “Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính”. Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân, “Tín dụng tài trợ Xuất nhập khẩu, Thanh toán Quốc tế và kinh doanh đối ngoại”. Tạp chí ngân hàng các năm 2005 - 2008. Đào Quang Đại, Vũ Chi Mai, “Cẩm nang Thanh toán Quốc tế”. PGS. TS Đinh Xuân Trình, “Nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế trong ngoại thương”. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10362.doc
Tài liệu liên quan