Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện

Lời mở đầu Trong nền kinh tế đóng, với cơ chế quan liêu bao cấp, các doanh nghiệp chủ yếu thuộc sở hữu Nhà nước, vấn đề hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng không được chú trọng làm cho hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp không cao. Sau quá trình chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN với sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, các doanh nghiệp được quyền tự chủ trong sản xuất và tiêu thụ các loại sản phẩm nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của

doc85 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mình là lợi nhuận và phục vụ nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì việc sử dụng hợp lý các nguồn lực là hết sức quan trọng. Vốn là yếu tố đầu vào và có vai trò quyết định của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện cạnh tranh hết sức quyết liệt của thị trường, cùng với sự hạn chế về nguồn lực sản xuất thì vấn đề quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả là một vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Nó không những giúp doanh nghiệp tìm cách sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn hiện có của mình, mà còn giúp các cơ quan quản lý của doanh nghiệp có biện pháp quản lý phù hợp. Nhà máy thiết bị bưu điện 61 Trần Phú- Ba đình- Hà nội là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông (nay là Bộ Bưu Chính - Viễn Thông ), trong những năm qua đã có những đóng góp tích cực vào những thành tựu chung của toàn ngành. Hoạt động của Nhà máy có những nét đặc thù: là một khâu trên dây chuyền sản xuất, kinh doanh thống nhất toàn ngành. Sản xuất kinh doanh của Nhà máy có quan hệ chặt chẽ với các khâu, các đơn vị khác trong Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (nay là Bộ Bưu Chính - Viễn Thông ). Bởi vậy, kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy có liên quan trực tiếp đến kết quả hoạt động chung của hầu hết các đơn vị trực thuộc Tổng công ty (nay là Bộ Bưu Chính - Viễn Thông ). Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn mà Bộ Bưu Chính - Viễn Thông giao cho là một vấn đề bức xúc đối với ban lãnh đạo Nhà máy. Trong quá trình thực tập tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện cùng với sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thu Thủy và các cô chú trong phòng Đầu tư-Kinh doanh, em đã lựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện “. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra những tồn tại trong việc sử dụng vốn và trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa tình hình sử dụng vốn tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện. Mặc dù được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo và các cô chú trong phòng ĐT-KD nhưng do thời gian có hạn, cùng với khả năng và thực tiễn chưa nhiều nên bài viết không thể tránh khỏi những sai sót, em mong được cô giáo có những nhận xét và sửa đổi giúp em hoàn thiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn. Đề tài: “ Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện “ được chia thành ba phần: Phần 1: Những vấn đề chung về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Phần 2: Thực trạng công tác sử dụng vốn tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện. Phần 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện. Phần 1 Những vấn đề chung về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường I. Vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp 1. Khái niệm về vốn kinh doanh Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của các doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hoạt động của doanh nghiệp là sự huy động các nguồn lực sẵn có để sản xuất ra sản phẩm phục vụ xã hội, hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Như vậy, muốn hoạt động được, yêu cầu trước nhất đối với mỗi doanh nghiệp là phải có vốn. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về vốn, đứng trên mỗi góc độ khác nhau và quan điểm khác nhau. Theo quan điểm của K. Mác ông cho rằng: “ Vốn chính là tư bản, giá trị đem lại giá trị thặng dư “. Theo Samuelson, một đại diện tiêu biểu của học thuyết kinh tế hiện đại cho rằng: “ Đất đai và lao động là các yếu tố ban đầu sơ khai, còn vốn và hàng hóa là yếu tố kết quả của sản xuất. Vốn bao gồm các loại hàng hóa lâu bền được sản xuất ra và được sử dụng như các đầu vào hữu ích trong quá trình sản xuất đó “. Một số hàng hóa vốn có thể tồn tại trong vài năm, trong khi một số khác có thể tồn tại trong một thế kỷ hoặc lâu hơn. Đặc điểm cơ bản nhất của hàng hóa vốn thể hiện ở chỗ chúng vừa là sản phẩm đầu ra, vừa là yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất. David Begg lại cho rằng: “ Vốn được phân chia theo hai hình thức là vốn hiện vật và vốn tài chính “. Vốn hiện vật là dự trữ các hàng hóa đã sản xuất mà sử dụng để sản xuất ra hàng hóa khác. Vốn tài chính là tiền và tài sản trên giấy của doanh nghiệp. Qua một số quan điểm của các nhà kinh tế học ở trên thì ta có rất nhiều khái niệm khác nhau về vốn nếu đứng trên các góc độ khác nhau. Mọi quá trình sản xuất đều được khái quát lại qua mô hình: TLLĐ T H TLSX SX H’ T’ Để có các đầu vào (TLLĐ, TLSX) phục vụ cho kinh doanh, doanh nghiệp phải có một lượng tiền ứng trước và lượng tiền ấy gọi là vốn của doanh nghiệp. Vậy, vốn là biểu hiện bằng tiền của vật tư, tài sản được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy vốn có một số đặc trưng sau: Vốn là hàng hoá đặc biệt bởi các lý do sau: + Trước hết, vốn là hàng hoá vì nó có giá trị sử dụng và giá trị: * Giá trị sử dụng của vốn thể hiện ở việc người ta sử dụng nó để đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh - mua máy móc thiết bị, nguyên vật liệu... * Giá trị của vốn được thể hiện ở chi phí mà chúng ta bỏ ra để có được. + Vốn là hàng hoá đặc biệt bởi vì có sự tách biệt rõ ràng giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu. Khi mua nó chúng ta chỉ có quyền sử dụng nó chứ không có quyền sở hữu nó và quyền sở hữu nó vẫn thuộc về chủ sở hữu nó. Tính đặc biệt của vốn còn thể hiện ở chỗ: Nó không bị hao mòn hữu hình trong quá trình sử dụng mà còn có khả năng tạo ra giá trị lớn hơn bản thân nó. Chính vì vậy, giá trị của nó phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố của môi trường kinh tế vĩ mô. Nó không phụ thuộc vào lợi ích cận biên của bất kỳ doanh nghiệp nào. Điều này đặt ra nhiệm vụ đối với các nhà quản trị tài chính là phải làm sao sử dụng tốt hiệu quả của vốn để đem lại một giá trị thặng dư tối đa. 2. Phân loại vốn kinh doanh 2.1.Đứng trên giác độ pháp luật Trên giác độ pháp luật, vốn kinh doanh được chia làm hai loại: Vốn pháp định và Vốn điều lệ. Vốn pháp định: Là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy định đối với từng ngành, nghề, và từng loại hình sở hữu doanh nghiệp. Dưới mức vốn pháp định thì không đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp. Vốn điều lệ: Là mức vốn do các thành viên đóng góp và được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp. Tuỳ theo từng loại doanh nghiệp theo từng ngành, nghề, vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định. 2.2.Đứng trên giác độ hình thành vốn gồm có Vồn đầu tư ban đầu: Là số vốn có khi hình thành doanh nghiệp, tức là số vốn cần thiết để đăng ký kinh doanh, hoặc vốn đóng góp của doanh nghiệp, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân hoặc vốn Nhà nước giao. Vốn bổ xung: Là số vốn tăng thêm do bổ xung từ lợi nhuận, do Nhà nước bổ xung bằng phân phối hoặc phân phối lại nguồn vốn, do sự đóng góp của các thành viên, do bán trái phiếu. Vốn liên doanh: Là vốn đóng góp do các bên cùng cam kết liên doanh với nhau để hoạt động thương mại dịch vụ. Vốn đi vay: Trong hoạt động kinh doanh, ngoài số vốn tự có và coi như tự có, doanh nghiệp còn sử dụng một khoản vốn đi vay khá lớn của Ngân hàng. Ngoài ra, còn có khoản vốn chiếm dụng lẫn nhau của các đơn vị, khách hàng và bạn hàng. 2.3.Đứng trên giác độ chu chuyển vốn Vốn lưu động: Là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu động. Vốn lưu động dùng trong kinh doanh thương mại tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh và giá trị có thể trở lại hình thái ban đầu sau mỗi vòng chu chuyển của hàng hoá. Nó là một bộ phận của vốn sản xuất, bao gồm giá trị nguyên vật liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ,... Những giá trị này được hoàn lại hoàn toàn cho chủ doanh nghiệp sau khi đã bán hàng hoá. Trong quá trình sản xuất bộ phận giá trị lao động biểu hiện dưới hình thức tiền lương đã bị người lao động hao phí, nhưng được tái hiện giá trị mới của sản phẩm, còn giá trị mới của sản phẩm, còn giá trị NVL được chuyển toàn bộ vào sản phẩm trong chu kỳ sản xuất đó. Vốn cố định: Là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Tài sản cố định dùng trong kinh doanh tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh, nhưng về mặt giá trị chỉ có thể thu hồi dần sau nhiều chu kỳ kinh doanh, nghĩa là về mặt thời gian phải trên một năm. + Hình thái hiện vật: Đó là toàn bộ tài sản cố định dùng trong kinh doanh của các doanh nghiệp bao gồm: Nhà cửa, máy móc thiết bị, công cụ... + Hình thái tiền tệ: Đó là giá trị tài sản cố định chưa khấu hao và vốn khấu hao khi chưa được sử dụng để sản xuất tài sản cố định, là bộ phận vốn cố định đã hoàn thành vòng luân chuyển và trở về hình thái ban đầu. 3.Đặc điểm của vốn 3.1.Đặc điểm của vốn lưu động Vốn lưu động luôn luôn biến đổi hình thái từ tiền sang hàng, và từ hàng sang tiền, vốn lưu động chu chuyển nhanh hơn vốn cố định. Vốn lưu động bao gồm vốn dự trữ hàng hoá, vốn bằng tiền và tài sản có khác. Vốn lưu động thường được biểu hiện ở các hình thái khác nhau: hàng hoá dự trữ, vật tư nội bộ, tiền gửi ngân hàng, tiền mặt tồn quỹ, các khoản phải trả và phải thu,... Cơ cấu của chúng phụ thuộc rất lớn vào phương thức thanh toán, phương thức vay (tín dụng) và phương thức mua bán các loại hàng hoá. Nó thường xuyên biến động nhanh thể hiện căng thẳng thiếu vốn khi mua hàng nhiều, đặc biệt mua hàng thời vụ, có vốn khi bán hàng. Để điều hoà vốn, các doanh nghiệp thường phải quan hệ với các tổ chức tín dụng ngân hàng để vay mượn thanh toán và gửi tiền. 3.2.Đặc điểm của vốn cố định Vốn cố định biểu hiện dưới hình thái TSCĐ. TSCĐ phải đạt được cả hai tiêu chuẩn. Một là, phải đạt được về mặt giá trị đến một mức độ nhất định. Hai là, thời gian sử dụng phải trên một năm trở lên. TSCĐ giữ nguyên hình thái vật chất của nó trong thời gian dài. TSCĐ chỉ tăng lên khi có xây dựng cơ bản mới hoặc mua sắm, TSCĐ chuyển đổi thành tiền chậm hơn, nhưng TSCĐ như nhà cửa, kho tàng, cửa hàng, quầy hàng lại là TSCĐ có giá trị cao, là bộ mặt của doanh nghiệp nên có giá trị thế chấp đối với ngân hàng khi vay vốn. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, vốn cố định luân chuyển giá trị dần từng phần và tài sản cố định không bị thay đổi hình thái hiện vật ban đầu nhưng tính năng, công suất bị giảm dần (nó bị hao mòn và cùng với sự hao mòn về giá trị sử dụng thì giá trị của nó cũng giảm đi). Vì vậy, vốn cố định được chia làm hai phần: Phần 1 của vốn cố định là giá trị hao mòn đã được chuyển vào giá trị sản phẩm sản xuất ra dưới dạng chi phí khấu hao và được tính lại sau khi sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ. Phần này được dùng vào tái sản xuất toàn bộ tài sản cố định khi chúng bị hư hỏng phải loại bỏ ra khỏi quá trình sản xuất. Phần thứ hai chính là giá trị còn lại của tài sản cố định, tiếp tục phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. 4.Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày nay, vốn là điều kiện cơ bản, quan trọng để một doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, đối với các nhà quản lý cần thiết phải có sự nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của vốn sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp mình. Thật vậy, vốn sản xuất kinh doanh có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp như: - Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp có vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạt động, phát triển của từng loại hình doanh nghiệp theo luật định. Tuỳ theo nguồn vốn kinh doanh cũng như phương thức huy động vốn mà doanh nghiệp xác định loại hình sở hữu và thành lập tên phù hợp. - Vốn kinh doanh của doanh nghiệp lớn hay nhỏ là một trong những điều kiện quan trọng để xác định quy mô của doanh nghiệp và cũng còn là một trong những điều kiện để sử dụng các nguồn tiềm năng hiện có và tương lai về sức lao động, nguồn hàng hoá, mở rộng và phát triển thị trường, phát triển kinh doanh. - Vốn kinh doanh thực chất là nguồn của cải của xã hội được tích luỹ lại, tập trung lại. Nó chỉ là một điều kiện, một nguồn khả năng để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên nó chỉ phát huy tác dụng khi biết quản lý tiết kiệm và có hiệu quả. - Trong cơ chế mới, điều kiện mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh, việc có vốn và tích luỹ, tập trung được vốn nhiều hay ít vào doanh nghiệp có vai trò cực kì quan trọng để phát huy tài năng của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Nó là một điều kiện để thực hiện các chiến lược, sách lược kinh doanh như: việc huy động vốn kịp thời giúp doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh, tạo lợi thế trong cạnh tranh. 5.Đa dạng hoá các nguồn cung ứng vốn Trong cơ chế thị trường, với sự bùng nổ của các thành phần kinh tế và sự năng động của các doanh nghiệp, vốn kinh doanh của các doanh nghiệp cũng được cung ứng theo nhiều đường và nhiều nguồn khác nhau. Tuy vậy, có hai nguồn cung ứng chính đó là: Tự cung ứng và cung ứng từ bên ngoài theo sơ đồ: Sơ đồ 1: Các nguồn cung ứng vốn của doanh nghiệp Phát hành cổ phiếu Quỹ hỗ trợ đầu tư từ NSNN Phát hành trái phiếu Vốn nước ngoài(ODA) Tiền chiếm dụng 1. ứng trước 2. Trả sau Mua trả chậm Tín dụng ngân hàng Thuê mua Liên doanh liên kết Kết hợp công tư trong XD CSHT Nước ngoài đầu tư trực tiếp(FDI) Cơ chế tự cung ứng: 1. Điều chỉnh cơ cấu tài sản Khấu hao TSCĐ Tái đầu tư 5.1.Tự cung ứng Cung ứng nội bộ là phương thức cung cấp vốn của doanh nghiệp. Trogn các doanh nghiệp, các phương thức tự cugn ứng vốn cụ thể là: 5.1.1.Khấu hao TSCĐ Trong quá trình sử dụng TSCĐ, doanh nghiệp phải xác định được mức độ hao mòn của chúng để chuyển dần giá trị hao mòn vào sản phẩm được sản xuất ra từ các TSCĐ đó. Xác định để chuyển dần giá trị hao mòn của tài sản vào giá trị sản phẩm được gọi là khấu hao TSCĐ. Việc xác định mức khấu hao cụ thể phụ thuộc vào thực tiễn sử dụng tài sản cố định cũng như ý muốn chủ quan của con người. Đối với các DDNN trong chừng mực nhất định, quá trình xác định khấu hao chịu ảnh hưởng của ý đồ của Nhà nước thông qua các qui định, chính sách cụ thể của cơ quan tài chính trong từng thời kỳ. Các doanh nghiệp khác có thể tự lựa chọn thời hạn sử dụng và phương pháp tính khấu hao cụ thể.Trong chính sách tài chính cụ thể của từng thời kỳ, doanh nghiệp có thể lựa chọn và điều chỉnh khấu hao TSCĐ và coi đây như một công cụ điều chỉnh nguồn cung ứng vốn bên trong của mình. Tuy nhiên, cần chú ý rằng việc điều chỉnh khấu hao không thể diễn ra một cách tuỳ tiện, không có kế hoạch mà phải trên cơ sở các kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn. 5.1.2.Tích luỹ tái đầu tư Tích luỹ tái đầu tư luôn được các doanh nghiệp coi là nguồn cung ứng tài chính quan trọng vì có các ưu điểm sau: Doanh nghiệp có thể hoàn toàn chủ động. Giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng Giúp doanh nghiệp tăng thêm tiềm lực tài chính nhờ giảm tỷ lệ Nợ/Vốn Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong điều kiện chưa tạo được tín nhiệm với các nhà cung ứng tài chính thì đây là biện pháp có vai trò quan trọng. Quy mô tự cung ứng vốn từ tích luỹ tái đầu tư tuỳ thuộc vào hai nhân tố quan chủ yếu là tổng số lợi nhuận thu được trong từng thời kỳ kinh doanh cụ thể và chính sách phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Đối với các DDNN toàn bộ lợi nhuận thu được sẽ phải được sử dụng cho các khoản sau: Nộp tiền sử dụng vốn ngân sách Nhà nước theo quy định. Trả các khoản phạt quy định không được tính vào chi phí kinh doanh. Lập các quỹ đặc biệt. Chia lãi cho các đối tác liên doanh. Phần còn lại được sử dụng để lập quỹ doanh nghiệp theo quy định gồm các quỹ sau: + Quỹ đầu tư phát triển + Quỹ dự phòng tài chính (10%) và số dư giới hạn < 25% vốn lưu động + Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (5%) và số dư không quá 6 tháng lương + Quỹ khen thưởng, phúc lợi với mức trích < 2-3 tháng lương Đối với các công ty cổ phần, toàn bộ lợi nhuận sau thuế sẽ được dùng để trích lập quỹ dự trữ bắt buộc (5% lợi nhuận) cho đến khi số dư quỹ bằng 10% vốn điều lệ. Số còn lại tuỳ thuộc chính sách phân phối cụ thể của công ty để phân phối. 5.1.3.Điều chỉnh cơ cấu tài sản Phương thức này tuy không làm tăng tổng số tài sản sản xuất kinh doanh nhưng lại có tác dụng rất lớn trong việc tăng vốn cho các hoạt động cần thiết trên cơ sở giảm vốn ở những nơi không cần thiết. Do môi trường kinh doanh biến động nhiệm vụ kinh doanh thay đổi nên trong kinh doanh luôn diễn ra hiện tượng thừa tài sản này nhưng lại thiếu tài sản khác. Điều chỉnh cơ cấu tài sản chính là việc kịp thời có các giải pháp bán các TSCĐ dư thừa, không (chưa) sử dụng đến. Mặt khác, trên cơ sở thường xuyên kiểm tra tính toán và xác định lại mức dự trữ tài sản lưu động trên cơ sở ứng dụng mô hình dự trữ tối ưu nhằm giảm lưu kho TSCĐ không cần thiết, đảm bảo lượng lưu kho mỗi loại TSCĐ hợp lý. Tuy nhiên, phương thức tự cung ứng vốn cũng có hạn chế cơ bản là quy mô cung ứng vốn là nhỏ và nguồn bổ xung luôn có giới hạn. 5.2.Các phương thức cung ứng vốn từ bên ngoài 5.2.1.Cung ứng vốn từ NSNN Đây là hình thức cung ứng vốn ban đầu cho doanh nghiệp từ một lượng nhất định lấy từ NSNN. Thông thường hình thức này đòi hỏi nhiều điều kiện ngặt nghèo đối với doanh nghiệp được cấp vốn như các hình thức huy động vốn khác. Tuy nhiên, càng ngày hình thức cung ứng vốn từ NSNN đối với các doanh nghiệp cũng bị thu hẹp cả về quy mô và phạm vi được cấp vốn nên tính năng động không cao, hiệu quả kém. 5.2.2.Gọi hùn vốn qua phát hành cổ phiếu Đây là hình thức doanh nghiệp được cung ứng vốn trực tiếp từ thị trường chứng khoán thông qua việc phát hành cổ phiếu và bán chúng trên thị trường chứng khoán. Hình thức cung ứng vốn có đặc trưng cơ bản là tăng vốn mà không tăng nợ của doanh nghiệp bởi những người sở hữu cổ phiếu trở thành cổ đông của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải mọi doanh nghiệp đều được phép khai thác nguồn vốn này mà chỉ có những doanh nghiệp được phép phát hành cổ phiếu (công ty cổ phần, doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn). Ưu điểm của phương thức này là tập hợp được lượng vốn lớn ban đầu và dễ tăng vốn trong quá trình kinh doanh, quyền sở hữu vốn tách rời quyền quản trị một cách tương đối nên bộ máy quản trị doanh nghiệp được toàn quyền chủ động sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. Bên cạnh đó hình thức này cũng có nhiều hạn chế là doanh nghiệp phải có nghĩa vụ công khai hoá thông tin tài chính theo luật doanh nghiệp. Nếu có tình trạng thừa vốn thì không thể trả lại được, vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán trước khi huy động. Một nhược điểm nữa là tính ổn định của phương thức này không cao do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố mà lớn nhất là kỳ vọng của các cổ đông muốn đạt được lợi ích cao từ việc mua cổ phiếu. 5.2.3.Vay vốn bằng phát hành trái phiếu trên thị trường vốn Đây là hình thức huy động vốn trực tiếp từ công chúng với đặc trưng cơ bản là tăng vốn gắn liền vơí tăng nợ của doanh nghiệp. Vay vốn bằng phát hành trái phiếu doanh nghiệp có ưu điểm: Thu hút lượng vốn lớn, chi phí thấp hơn so với vay ngân hàng và không bị kiểm soát chặt chẽ như vốn tín dụng ngân hàng. Nguồn này tương đối đa dạng và doanh nghiệp có quyền được lựa chọn phát hành trái phiếu phù hợp. + Trái phiếu lãi suất cố định + Trái phiếu lãi suất thả nổi + Trái phiếu có khả năng thu hồi Nhược điểm của phương thức này: Đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm chắc các kỹ thuật tài chính để tránh áp lực nợ đến hạn và vẫn có lợi nhuận, đặc biệt khi kinh tế suy thoái, lạm phát cao. Chi phí kinh doanh phát hành trái phiếu khá cao vì doanh nghiệp cần có sự trợ giúp của một số ngân hàng thương mại. Không phải mọi doanh nghiệp mà chỉ có những doanh nghiệp nào thoả mãn các điều kiện theo luật định mới được phép phát hành trái phiếu. 5.2.4.Vay vốn của các ngân hàng thương mại Vay vốn từ các ngân hàng thương mại là hình thức doanh nghiệp vay vốn dưới các hình thức cụ thể như: ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn từ các ngân hàng thương mại. Với hình thức này doanh nghiệp có thể huy động một lượng vốn lớn, đúng thời hạn và doanh nghiệp có thể mời các ngân hàng cùng tham gia thẩm định dự án nếu có nhu cầu vay đầu tư lớn. Phương thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải có uy tín lớn, kiên trì đàm phán, chấp nhận các thủ tục thẩm định ngặt nghèo. Trong quá trình sử dụng vốn doanh nghiệp phải tính toán trả nợ ngặt nghèo. Trong quá trình sử dụng vốn doanh nghiệp phải tính toán trả nợ ngân hàng theo đúng tiến độ kế hoạch. Mặt khác, có thể các ngân hàng còn đòi hỏi quyền kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian cho vay, dưới các hình thức: Ngân hàng cho vay có thể khống chế giá trị các TSCĐ để tránh ngâm vốn, tránh rủi ro. Doanh nghiệp không được đem thế chấp tài sản nếu không được sự đồng ý của ngân hàng cho vay. Ngân hàng cho vay có thể áp đặt cơ chế kiểm soát chi phối hoạt động đầu tư để ngăn ngừa doanh nghiệp sử dụng vốn bừa bãi và còn nhiều hình thức khác nữa. 5.2.5.Tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp Để đối phó với nhu cầu tài chính và do đặc điểm quá trình cung ứng hàng hoá và thanh toán không thể khi nào cũng diễn ra đồng thời nên tín dụng thương mại xuất hiện và tồn tại như một tất yếu khách quan. Sơ đồ sau khái quát một cách cụ thể và những hình thức tín dụng thương mại chủ yếu: Sơ đồ 2: Các hình thức tín dụng thương mại Bán Thu tiền NVL SP dở dang Thành phẩm Khách nợ Nợ nhà cung cấp Nợ khách hàng - Nợ nhà cung cấp: Doanh nghiệp mua máy móc thiết bị theo phương thức trả chậm. Sẽ chỉ có được hình thức tín dụng này nếu được ghi rõ trong hợp đồng mua bán về giá cả, số lần trả và số tiền trả mỗi lần, khoảng cách giữa các lần trả tiền. Như vậy, doanh nghiệp có máy móc, thiết bị dùng ngay nhưng tiền chưa phải trả ngay. Trong môi trường kinh doanh hiện nay, với nhiều mặt hàng thì mua bán chưa phải trả ngay được coi là một chiến lược Marketing của người bán nên doanh nghiệp dễ dàng tìm được nguồn tín dụng này. Đặc biệt, khi thị trường có nhiều nhà cung ứng cạnh tranh với nhau doanh nghiệp có lợi thế về giá cả và kỳ hạn trả. Với phương thức tín dụng này doanh nghiệp có thể đầu tư chiều sâu với vốn ít mà không ảnh hưởng đến tình hình tài chính của mình. Tuy nhiên nó cũng có hạn chế nhất định. Chẳng hạn, mua theo phương thức này doanh nghiệp sẽ phải trả chi phí kinh doanh sử dụng vốn khá cao. Mặt khác, sẽ chỉ mua theo phương thức trả chậm được nếu doanh nghiệp có uy tín, có truyền thống tín dụng sòng phẳng cũng như tình hình tài chính lành mạnh. Nợ khách hàng (Vốn khách hàng ứng trước) Trong quá trình kinh doanh, khi ký hợp đồng đặt hàng, khách hàng thường phải đặt cọc trước một số tiền nhất định, số tiền đặt cọc này doanh nghiệp được sử dụng mặc dù chưa sản xuất và cung cấp sản phẩm (dịch vụ) cho khách hàng. Thông thường số vốn chiếm dụng này không lớn. Mặt khác, để sản xuất sản phẩm (dịch vụ) doanh nghiệp phải đặt hàng (NVL) nên lại bị người cung cấp hàng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp nên số dư vốn chiếm dụng hình thức này không nhiều. Hạn chế lớn nhất của phương thức này là rủi ro lớn, chính vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán cân nhắc rất hiệu quả. 5.2.6.Tín dụng thuê mua Trong cơ chế kinh tế thị trường, phương thức tín dụng thuê mua được thực hiện giữa một doanh nghiệp có cầu sử dụng máy móc, thiết bị với một doanh nghiệp thực hiện chức năng thuê mua. Hình thức này diễn ra khá phổ biến vì nó đáp ứng được các cơ bản của bên có cầu và bên đáp ứng cầu. Sơ đồ 3: Các quan hệ phát sinh trong tín dụng thuê mua Công ty thuê mua Công ty bán máy móc thiết bị Xuất vốn Thiết bị Doanh nghiệp Ưu điểm của phương thức này: Giúp doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích, tiết kiệm, hạn chế sự động vốn từ việc mua máy móc tthiết bị không đúng yêu cầu hoặc mua nhầm. Đáp ứng kịp thời nhu cầu đào tạo vì doanh nghiệp không chỉ nhận được máy móc thiết bị từ công ty thuê mua mà còn nhận được tư vấn đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cần thiết. Giảm được tỷ lệ nợ/vốn vì tránh phải vay ngân hàng thương mại. Nâng cao khả năng cạnh tranh, nhanh chóng đổi mới TSCĐ, thông qua thuê, bán. Nhược điểm của phương thức này: Chi phí kinh doanh sử dụng vốn cao. Hợp đồng tương đối phức tạp giữa doanh nghiệp và công ty cho thuê tài chính. 5.2.7.Vốn liên doanh liên kết Là hình thức góp vốn liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác nhằm tạo vốn cho một hoạt động, một dự án trong một thời gian nhất định. Ưu điểm: Được coi là nguồn vốn nội bộ không làm tăng nợ. Chia sẻ rủi ro, khai thác hiệu quả các nguồn lực. Nhược điểm: Tương đối phức tạp trong việc phân chia tỷ lệ đóng góp phân phối. Sự thoả thuận chặt chẽ bằng văn bản về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. 5.2.8. Cung ứng từ sự ký kết hợp công tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng Ưu điểm: Huy động vốn từ các tập đoàn tư nhân ở nước ngoài, tận dụng được công nghệ kỹ thuật hiện đại. Nước chủ nhà được quyền sở hữu các công trình cơ sở hạ tầng khi hết hạn hợp đồng. Nhược điểm: Tương đối phức tạp. Chịu sự tác động của an ninh xã hội. 5.2.9.Nguồn vốn FDI Là hình thức góp vốn hỗ trợ công nghệ kỹ thuật, chịu sự kiểm soát trực tiếp của nước ngoài. Ưu điểm chính của phương thức này là có nguồn vốn sử dụng lớn, công nghệ kỹ thuật hiện đại, cùng được chia sẻ thị trường xuất khẩu. Nhưng nhược điểm là doanh nghiệp sẽ phải chịu sự kiểm soát điều hành của doanh nghiệp cấp vốn, phức tạp trong ăn chia phân phối. 5.2.10.Nguồn vốn ODA Là nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức của Chính phủ các nước công nghiệp phát triển thông qua hình thức vay ưu đãi với lãi suất thấp hoặc viện trợ không hoàn lại, thời hạn hoàn vốn lâu. Tuy nhiên, để nhận được nguồn vốn này các doanh nghiệp phải chấp nhận các điều kiện thủ tục rất chặt chẽ. Đồng thời, doanh nghiệp phải có trình độ quản lý dự án đầu tư và trình độ phối hợp làm việc với các cơ quan Chính phủ và các chuyên gia nước ngoài. II. hiệu quả sử dụng vốn 1.Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để đạt tới lợi nhuận tối đa các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh trong đó quản lý và sử dụng vốn là một bộ phận rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện các nguồn lực hạn chế, doanh nghiệp phải thường xuyên tự đánh giá mình về mọi mặt. Qua đó, thấy được chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh, khả năng khai thác các khả năng sẵn có, biết mình đang ở đoạn nào trong quá trình phát triển, đang ở vị trí nào trong quá trình đua tranh với các doanh nghiệp khác. Hiệu quả sử dụng vốn là một phần của công tác đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình, các doanh nghiệp phải cố gắng tối đa trên nhiều lĩnh vực trong đó phải tìm ra cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình. Vậy: ‘ Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời tối đa với chi phí thấp “. 2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 2.1.Doanh lợi vốn Các chỉ tiêu doanh lợi thường được các nhà quản trị, các nhà tài chính,... quan tâm xem xét nhằm đưa ra các quyết định trong năm kế hoạch đồng thời xem xét việc cung ứng vốn hay không. Các chỉ tiêu doanh lợi vốn gồm: 2.1.1.Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh Trong đó: DVKD(%): Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh của một thời kỳ. PR : Lãi ròng thu được của thời kỳ tính toán. TLW : Lãi trả vốn vay của thời kỳ đó. Tuy nhiên chỉ tiêu này ít được sử dụng do quá phức tạp. 2.1.2.Doanh lợi trên vốn tự có DVTC(%): Doanh lợi vốn tự có của một thời kỳ tính toán VTC : Tổng số vốn tự có. Chỉ tiêu này có hạn chế là doanh thu bán hàng của một thời kỳ tính toán cụ thể là kết quả của việc sử dụng toàn bộ lượng vốn kinh doanh hiện có chứ không chỉ có vốn tự có. Hơn nữa, nếu đánh giá hiệu quả kinh doanh theo chỉ tiêu này thì doanh nghiệp đi vay vốn càng nhiều hiệu quả kinh doanh càng cao nhưng không thực chất. 2.2.Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Chỉ tiêu này đánh giá chung nhất kết quả của doanh nghiệp trong việc quản lý sử dụng các loại vốn sản xuất, thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất kinh doanh trong kỳ và số vốn kinh doanh bình quân. 2.2.1.Số vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh Được xác định theo công thức: Trong đó: SVKD: Số vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh TR : Tổng doanh thu thuần trong kỳ VKD : Tổng số vốn kinh doanh 2.2.2.Hiệu quả sử dụng vốn cố định Hiệu quả sử dụng vốn cố định được đánh giá bởi chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Trong đó: HTSCĐ: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định TSCĐG: Tổng giá trị tài sản cố định sử dụng bình quân trong kỳ là tổng giá trị TSCĐ còn lại tính đến thơì kỳ tính toán PR : Lãi ròng thu được trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng giá trị TSCĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. 2.2.3.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Được xác định theo công thức: Trong đó: HVL: Hiệu suất sử dụng vốn lưu động VLĐ: Vốn lưu động sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận 2.2.4.Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động khác Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tính theo lợi nhuận Chỉ tiêu được xác định theo công thức: Như vậy, nếu cố định chỉ tiêu tỉ trọng lợi nhuận trên vốn kinh doanh thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động tỉ lệ thuận với số vòng quay của vốn lưu động. Tăng số vòng quay của vốn lưu động sẽ góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm Chỉ tiêu này được xác định theo công thức: SVVLD: Số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm - Số ngày bình quân của một vòng luân chuyển vốn lưu động Chỉ tiêu này được xác định theo công thức: 2.3.Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận tính bằng số tuyệt đối chưa thể đánh giá đúng chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn, bên cạnh việc xem xét mức biến động của tổng lợi nhuận, còn phải đánh giá bằng số tương đối (tỷ suất lợi nhuận) thông qua việc so sánh tổng số lợi nhuận trong kỳ với số vốn sản xuất sử dụng để sinh ra số lợi nhuận đó. Tỷ suất lợi nhuận được tính theo các chỉ tiêu sau: 2.3.1.Tỷ suất lợi nhuận vốn sản xuất Được tính theo công thức sau: Tỷ suất lợi nhuận vốn sản ._.xuất (%) = Tổng số lợi nhuận Tổng số vốn sản xuất bình quân Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của vốn cố định 2.3.3.Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động Được tính theo công thức sau: Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động (%) = Tổng số lợi nhuận Tổng số vốn lưu động bình quân Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nói nên một trăm đồng vốn sản xuất trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trên cơ sở đó so sánh các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thực hiện năm nay so với kế hoạch, so với thực hiện năm trước và với các xí nghiệp có điều kiện tương đương có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nhằm tìm biện pháp nâng cao chỉ tiêu này. 2.4.Phân tích tình hình và khả năng thanh toán 2.4.1.Phân tích tình hình thanh toán Các giao dịch kinh tế tài chính trong kinh doanh ở mọi doanh nghiệp thường xuyên phát sinh các khoản phải thu và phải trả và cần một thời gian nhất định mới thanh toán được. Quan hệ nợ nần lẫn nhau giữa các doanh nghiệp về các khoản tiền mua hàng hoá, giữa doanh nghiệp với ngân sách về các khoản phải nộp thuế theo luật định, giữa doanh nghiệp với cán bộ công nhân viên về tiền lương,... là các quan hệ tất yếu khách quan. Tuy nhiên, trong kinh doanh các doanh nghiệp phải ngăn ngừa và giảm tối đa các khoản nợ đến hạn trả hoặc quá hạn vẫn chưa đòi được. Bởi vì, sự chiếm dụng vốn quá hạn của khách hàng một mặt gây khó khăn về vốn cho doanh nghiệp, mặt khác do thiếu vốn, thiếu tiền mặt để thanh toán các khoản phải trả, doanh nghiệp sẽ phải đi vay, chịu lãi suất tín dụng, điều đó làm giảm tỷ suất lợi nhuận, làm chậm tốc độ luân chuyển vốn. Phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp chính là xem xét mức biến động của các khoản phải thu, phải trả. Tìm nguyên nhân của các khoản nợ chưa đến hạn chưa đòi được hoặc nguyên nhân của việc tăng các khoản nợ đến hạn chưa trả được. 2.4.2.Phân tích khả năng thanh toán Tỷ suất vốn hoạt động Được tính theo công thức sau: Tỷ số vốn hoạt động = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Hệ số này cho biết tổng vốn lưu động của doanh nghiệp có đủ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Sẽ là chấp nhận nếu “ Tỷ số vốn hoạt động “ >2. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh Được tính theo công thức sau: Tỷ số khả năng thanh toánh nhanh = TSLĐ - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Sẽ phù hợp khi tỷ số này = 1/1 Tỷ số tiền mặt Được tính theo công thức sau: Tỷ số tiền mặt = Tiền mặt- Chuyển khoản Nợ ngắn hạn Với tỷ số này thì: Nếu tỷ số > 1 sẽ là rất tốt Nếu tỷ số = 1 sẽ là tốt Nếu tỷ số < 1 sẽ là xấu 3.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở các doanh nghiệp nước ta hiện nay Với vai trò hết sức quan trọng, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn giúp các doanh nghiệp có một cái nhìn tổng thể về khả năng cũng như hạn chế của mình để đề ra các quyết định đúng đắn. Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp là một điều hết sức cần thiết. Nó thể hiện qua các tiêu chí sau: - Qua phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn mà doanh nghiệp nhìn nhận ra được những thiếu sót, những điểm yếu của mình trong quá trình sử dụng vốn cũng như các điểm mạnh để phát huy. Đồng thời khắc phục và hạn chế các điểm yếu bằng các biện pháp cụ thể như tăng cường quản lý, sử dụng tiết kiệm các yếu tố sản xuất để đạt hiệu quả cao hơn. - Trong cơ chế thị trường mở cửa và ngày càng hội nhập, mọi doanh nghiệp phải chấp nhận và đứng vững trong cạnh tranh. Muốn chiến thắng trong cạnh tranh doanh nghiệp phải luôn tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh về chất lượng, giá cả, sự khác biệt hoá sản phẩm, chi phí thấp và tốc độ cung ứng. Để đạt được các lợi thế này doanh nghiệp phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn lực khan hiếm của mình cũng như của xã hội, tạo ưu thế với các doanh nghiệp khác cùng ngành, mà nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một điểm tất yếu nhằm đạt được các lợi thế cạnh tranh. - Mục tiêu bao trùm và lâu dài của doanh nghiệp là lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp phải tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho thị trường. Muốn vậy, doanh nghiệp phải sử dụng và sử dụng tiết kiệm các nguồn lực để đạt được hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy, hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất xã hội. Hiệu quả kinh doanh cao phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất. Mà muốn có hiệu quả kinh doanh cao không thể thiếu việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Giúp các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp thường xuyên đánh giá được kết quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, nhằm có các biện pháp tác động, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy cao nhất lợi thế, tiềm năng trong sản xuất kinh doanh hoặc có biện pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp trong những hoàn cảnh khó khăn. Chương 2 thực trạng công tác sử dụng vốn tại Nhà máy thiết bị bưu điện I. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện 1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện Tên cơ sở : Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện Tên giao dịch quốc tế : Post and telecommunication equipment factory Địa chỉ văn phòng Nhà máy : Số 61 - Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội Nhà máy Thiết bị bưu điện - 61 Trần Phú -Ba Đình-Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước, đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Bưu Chính- Viễn Thông Việt Nam.( Nay là Bộ Bưu Chính- Viễn Thông ). Trong lịch sử gần nửa thế kỷ hoạt động, cán bộ công nhân viên nhà mày đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn để xứng đáng là cơ sở hàng đầu sản xuất sản phẩm phục vụ mạng lưới bưu chính viễn thông trong cả nước. Năm 1954, Tổng cục Bưu Điện ( nay là Bộ Bưu Chính - Viễn Thông ) thành lập Nhà máy thiết bị truyền thanh, trên cơ sở mặt bằng diện tích sử dụng 22.000m2 và thiết bị cơ sở Nhà máy dây thép của Pháp. Từ năm 1954-1956 là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của Nhà máy. Nhà máy thiết bị truyền thanh có nhiệm vụ cơ bản đáp ứng là nhu cầu sản xuất và góp phần phục vụ công cuộc kháng chiến chống đế quốc. Sản phẩm của Nhà máy trong thời kì này chủ yếu gồm loa truyền thanh, điện tử thanh, nam châm và một số thiết bị thô sơ khác. Đến năm máy 1967 do yêu cầu phát triển đất nước thời kỳ này Tổng cục bưu điện đã tách Nhà máy thiết bị truyền thanh ra làm bốn Nhà máy trực thuộc: Nhà máy 1, Nhà máy 2, Nhà máy 3, Nhà máy 4. Đến những năm 1970, kỹ thuật thông tin bưu điện đã phát triển lên một bước mới, chiến lược đầu tư theo chiều sâu nâng cấp mạng thông tin phục vụ ngành bưu điện đòi hỏi sự thích ứng mới của Nhà máy cả trong cung cấp sản phẩm và hoạt động Tổng cục Bưu điện lại sát nhập Nhà máy 1, Nhà máy 2, Nhà máy 3 thành Nhà máy thực hiện hạch toán độc lập sản phẩm cung cấp đã bước đầu được đa dạng hoá bao gồm :Các thiết bị dùng về hữu tuyến, vô tuyến, thiết bị truyền thanh và thu thanh một số sản phẩm chuyên dụng cho cơ sở sản xuất của nghành, ngoài ra còn một số sản phẩm dân dụng khác. Tháng 12 năm 1986 Việt Nam bắt đầu chuyển đổi cơ chế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Nhà máy một lần nữa được tách ra thành hai Nhà máy: - Nhà máy Thiết bị bưu điện ở số 61 đường Trần Phú, Quận Ba Đình, Hà Nội - Nhà máy vật liệu điện từ,loa âm thanh đặt tại số 63 - Nguyễn Huy Tưởng - Thanh Xuân - Hà Nội. Bước vào thập kỷ 90, thập kỷ của sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin, nhu cầu của thị trường ngày càng đòi hỏi cao hơn nhất là về chất lượng sản phẩm. Điều đó đã đóng vai trò quyết định khối lượng sản xuất, tác động trực tiếp đến quy mô của doanh nghiệp. Một số yếu tố khác không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của Nhà máy đó là sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường đánh dấu sự chuyển đổi nền kinh tế đất nước nói chung và của Nhà máy nói riêng.Trước những yêu cầu của tình hình mới, để tăng cường năng lực sản xuất, cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế tháng 3-1993 Tổng cục Bưu điện lại một lần nữa quyết định nhập 2 Nhà máy thành Nhà máy Thiết bị bưu điện. Sau khi có quyết định 217-HĐBT, Nhà máy thực hiện hoạt động kinh doanh tự chủ về tài chính một cách năng động và hiệu quả. Đến tháng 3-1993, Nhà máy trở thành một thành viên độc lập thuộc Tổng công ty Bưu Chính - Viễn Thông ( nay là Bộ Bưu Chính - Viễn Thông), theo quyết định số 202-QĐ/TCBD ngày 15/03/1993 do Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện ký (nay là Bộ Bưu Chính - Viễn Thông ). Giấy phép kinh doanh số105985 do chủ tịch trọng tài kinh tế Hà Nội cấp ngày 06/05/1993, số hiệu tài khoản TK 710A -0009 Ngân hàng công thương Ba Đình - Hà Nội. Với số vốn kinh doanh lúc đó là 20.277 triệu đồng Trong đó: * Vốn cố định là: 8.135.triệu đồng * Vốn lưu động là: 12.142 triệu đồng Theo cơ cấu nguồn thì: * Vốn ngân sách cấp: 5.653 triệu đồng *Vốn doanh nghiệp tự bổ xung: 14.624 triệu đồng Nhà máy được thành lập lại theo quyết định 42/TCKB ngày 9/9/1996 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu Điện (nay là Bộ Bưu Chính - Viễn Thông ). Phương hướng sản xuất kinh doanh của Nhà máy được xây dựng trên nền tảng các chức năng và nghĩa vụ được nêu trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Nhà máy Thiết bị Bưu Điện. * Hình thức sở hữu vốn Doanh nghiệp nhà nước * Hình thức họat động: Hạch toán độc lập theo luật doanh nghiệp là đơn vị thành viên của Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam. *Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất linh kiện kỹ thuật, thông tin, sản phẩm điện tử tin học, cơ khí. Hiện nay, Nhà máy có 2 cơ sở sản xuất chính tại Hà Nội với tổng diện tích đất sử dụng 30.000m2 - cơ sở 1 đặt tại Trần Phú; cơ sở 2 đặt tại Thanh Xuân. Ngoài ra, Nhà máy đã có 2 chi nhánh ở miền Trung và miền Nam: - Chi nhánh miền Trung đặt tại Quận 2 - Thành phố Đà Nẵng. - Chi nhánh miền Nam đặt tại Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh. Các sản phẩm của Nhà máy tương đối đa dạng (từ 350 đến 400 loại) chủ yếu bao gồm: máy điện thoại ấn phím cố định, máy điện thoại di động GMS, máy fax, thiết bị đấu nối cáp đồng và cáp quang, nguồn viba và nguồn tổng đài, ống cáp viễn thông, cabin đàm thoại ... Nhà máy đang cố gắng phấn đấu góp sức mình cùng ngành Bưu chính - viễn thông thực hiện mục tiêu do Đại hội Đảng lần thứ 8 đề ra: “Phấn đấu phát triển công nghiệp Bưu chính-Viễn thông đến năm 2003 đạt mật độ 6-7 máy điện thoại /100 dân và mở dịch vụ liên lạc băng điện thoại đến 61 tỉnh thành trong toàn quốc”. 2. Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý của Nhà máy 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy Nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn hoá sản xuất, thuận tiện cho việc hạch toán kinh tế nên toàn bộ cơ cấu quản lý và sản xuất bố trí sẵp xếp thành các phòng ban, phân xưởng: Sơ đồ 4: Hệ thống tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của Nhà máy Giám đốc Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc sản xuất Phòng kế toán thống kê Phòng điều độ sản xuất Phòng tổ chức lao động tiền lương Phòng đầu tư phát triển Phòng vật tư Phòng kinh doanh điện thoại Phòng tổ chức Phòng kỹ thuật PX PVCcứng PX PVC mền PX2 PX1 PX8 PX7 PX6 PX5 PX3,4 a)Giám đốc Là đại diện pháp nhân của Nhà máy chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả trước pháp luật, có nghĩa vụ đối với nhà nước về quản lý tài sản tránh thất thoát tài sản. Giám đốc Nhà máy là người quản lý điều hành mọi hoạt động của Nhà máy, chịu trách nhiệm trước pháp luật và tổng công ty về những nhiệm vụ mà mình được giao Giám đốc Nhà máy do tổng công ty đề bạt, bãi nhiệm, kỷ luật và khen thưởng. b)Phó giám đốc Do đặc thù sản xuất nên Nhà máy có hai phó giám đốc phụ trách về sản xuất và kỹ thuật. Các phó giám đốc hỗ trợ cho giám đốc trong việc đưa ra các quyết định quan trọng, thực hiện quản lý điều hoạt động trong lĩnh vực mình phụ trách. Ban giám đốc phải chịu trách nhiệm trược pháp luật và trước toàn bộ Nhà máy về những nhiệm vụ mà mình được giao. Để phục vụ đắc lực cho việc chỉ huy sản xuất kinh doanh được tập trung và thống nhất, đảm bảo sự nhịp nhàng và ăn khớp giữa các đơn vị, Nhà máy tổ chức các phòng ban chức năng sau: c)Các phòng ban nghiệp vụ. Phòng kế toán thống kê: Tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê tài chính và kế toán nội bộ Nhà máy có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, theo dõi hoạt động của Nhà máy dưới hình thái giá trị để phản ánh chi phí và kết quả, đấnh giá chất lượng hoạt động của CB -CNV, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh từng tháng, quý, năm, sau đó phân phối lại nguồn thu nhập. Đồng thời cung cấp thông tin cho BGĐ để nâng cao chất lượng quản trị cũng như cung cấp thông tin theo quy định của cấp trên. Phòng hành chính- tổng hợp. Làm nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo, định ra đường lối, xắp xếp, phân phối lại lao động một cách hợp lý. Xây dựng chế độ tiền lương, tièn thưởng, BHXH một cách hợp lý... Phòng đầu tư và phát triển: Có chức năng tham mưu cho giám đốc trong công tác xây dựng các kế hoạch, chiến lược ngắn hạn dài hạn nghiên cứu cải tiến bổ sung dây truyền công nghệ. Phòng vật tư: Có nhiệm vụ mua sắm vật tư cung cấp nguyên vật liệu và bán thành phẩm trên cơ sở một hợp đồng đã ký kết ,viết hoá đơn kèm theo phiếu xuất kho ,xuất vật tư nội bộ Phòng kinh doanh điện thoại: Là mộ phòng mới được thành lập từ năm 1998, có nhiệm vụ kinh doanh các thiết bị đầu cuối viễn thông nhưng chủ yếu là kinh doanh điện thoại, tổ chức tiêu thụ sản phẩm đề ra kế hoạch sản xuất để đáp ứng đúng yêu cầu thị trường cần. Phòng tổ chức- lao động- tiền lương: Phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Nhà máy, là bộ phận nghiệp vụ giúp việc cho giám đốc xây dựng và quản lý bộ máy tổ chức của Nhà máy theo dõi, quản lý, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ CNV. Trụ sở, chi nhánh. Nhà máy rất coi trọng việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, chiến lược sản phẩm tiêu thụ cũng như chính sách thâm nhập vào thị trường, bằng mọi cách để mở 2 nhi nhánh ở 2 TP lớn là Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Đây là 2 nơi mà lượng rộng thị trường tiêu thụ. Ngoài trụ sở chính ở 61- Trần Phú- Hà Nội, Nhà máy còn có hàng tiêu thụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu. Các phòng ban tiêu thụ sản phẩm. 2 tổ tiêu thụ sản phẩm theo chuyên ngành (PVC cứng, PVC mềm ). 3 phòng tiêu thụ sản phẩm: Được đặt tại 3 miền Bắc- Trung- Nam. Đây không chỉ là nơi trưng bày sản phẩm của Nhà máy, bán và giao dịch với khách hàng mà nó còn nhằm quảng cáo, khuyếch trương danh tiếng của Nhà máy. Trong CCTT hiện nay nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Phòng ban kỹ thuật công nghệ. Gồm các phòng ban có các chức năng sau: Ban nguồn: Chuyên nghiên cứu lắp ráp các sản phẩm nguồn viễn thông. Phòng điều độ sản xuất: là bộ phận giúp việc cho giám đốc trong công tác quản lý máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ trong toàn Nhà máy và công tác điều độ sản xuất. Phòng kỹ thuật: theo dõi thực hiện quy trình công nghệ và đảm bảo chất lượng sản phẩm, cùng với bộ phận tiêu thụ sản phẩm nghiên cứu, chế tạo sản phẩm, theo dõi lắp đặt và sửa chữa thiết bị, đưa ra kế hoạch mua sắm thiết bị công nghệ mới. Phòng công nghệ: Quản lý, nghiên cứu máy móc thiết bị công nghệ, đề ra các phương án công nghệ để chế tạo những sản phẩm khuôn mẫu, cơ khí chíng xác. Tổ kỹ thuật loa từ. Phân xưởng chuyên sản xuất khuôn mẫu. Các phân xưởng sản xuất Gồm 12 phân xưởng với chức năng, nhiệm vụ chế tạo khuôn mẫu cho các phân xưởng khác, lắp ráp sản phẩm, tổ quấn biến áp, sản xuất và lắp ráp các thiết bị điện tử... 2.2. Năng lực về tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh Những năm gần đây với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và sự mở cửa hội nhập của nền kinh tế đất nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy đã từng bước phát triền về mọi mặt. Cùng với sự giúp đỡ của Tổng cục Bưu Điện ( nay là Bộ Bưu Chính -Viễn Thông ), các cơ quan ban nghành và sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà Nước, Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện đã đạt được một số thành tựu, đóng góp một phần vào công cuộc CNH - HĐH đất nước. Từ năm 1994 đến nay là khoảng thời gian ngắn cho sự phát triển của một doanh nghiệp, Nhà máy đã đạt được những thành tựu đáng kể trong sản xuất kinh doanh. Tình hình cụ thể được khái quát trong bảng sau. Dưới đây là một số chỉ tiêu cơ bản về năng lực tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh mà Nhà máy đạt được trong bốn năm qua ( 1999 -2002). Số liệu trong bài viết này đều được làm tròn và đơn vị sử dụng là Triệu đồng Bảng 1 : Năng lực tài chính và một số kết quả sản xuất kinh doanh chính Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 I.Chỉ tiêu cơ bản 1.Tài sản cố định 2.Tài sản lưu động 3.Vốn chủ sở hữu 4.Các khoản phải thu 5.Các khoản phải trả 6.Tổng doanh thu 7.Tổng lợi nhuận II.Các khoản nộp NSNN 1.Thuế GTGT 2.Thuế thu nhập DN 3.Thuế khác 34.090 101.570 37.250 57.735 98.530 145.956 9.377 35.476 27.092 1.983 6.401 20.060 97.208 41.064 39.753 77.205 49.714 8.847 28.892 20.153 3.053 5.686 35.459 105.518 46.235 50.553 94.742 153.395 9.647 21.536 9.773 3.537 8.226 42.659 113.318 52.735 57.654 103.242 200.948 11.616 36.481 25.368 3.861 7.652 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 1999-2002 của Nhà máy Thiết bị bưu điện) Kết quả kinh doanh trong bốn năm 1999 -2002 ổn định và tăng trưởng.Nhà máy đã bảo toàn và phát triển được nguồn vốn kinh doanh. Doanh thu của Nhà máy có xu thế tăng trong các năm. Đây là một xu thế rất tốt bởi vì trong nền kinh tế của nước ta hiện nay có sự cạnh tranh rất gay gắt giữa các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện tử. Xu thế này thể hiện khả năng sử dụng các loại máy móc thiết bị, con người,...phù hợp với những biến động của thị trường trong nước và trên thế giới. Nguồn vốn chủ sở hữu của Nhà máy cũng có xu hướng tăng đều qua các năm. Các khoản phải thu giảm trong năm 2000, nhưng có xu hướng tăng trở lại trong các năm 2001 và 2002. Các khoản phải trả cũng giảm trong năm 2000, nhưng cũng có xu hướng tăng trở lại trong các năm 2001 và 2002. Đây là một đặc điểm trong kinh doanh, các doanh nghiệp lợi dụng vốn của nhau để sản xuất kinh doanh. Xu thế của các khoản phải thu và các khoản phải trả giống nhau chứng tỏ Nhà máy cũng rất quan tâm tới việc thanh toán cho nhà cung cấp, khách hàng và cán bộ công nhân viên. Hàng năm, Nhà máy nộp ngân sách một khoản khá lớn trên dưới 30 tỷ đồng, thông qua các loại thuế. Năm 2000 và năm 2001 khoản nộp ngân sách giảm là do sự miễn giảm thuế của Chính phủ đối với một số loại thuế và cũng do số lượng linh kiện điện tử được nhập vào giảm đi. Lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm vào năm 2000 là do Nhà máy bị thua lỗ quá lớn trong hoạt động đầu tư tài chính, nhưng lợi nhuận có xu hướng tăng trở lại trong các năm 2001 và năm 2002, điều đó thể hiện việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, đồng thời thể hiện khả năng lãnh đạo của ban giám đốc cùng các trưởng phòng và sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ tập thể công nhân viên trong toàn Nhà máy. Với phương thức sản xuất kinh doanh là chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện đã thu hút được nhiều khách hàng trong nước và ngoài nước. Là một trong nhiều cơ sở thuộc công nghiệp của ngành Bưu chính viễn thông, sản phẩm của Nhà máy được sản xuất theo yêu cầu của Bộ Bưu chính- Viễn thông phục vụ nhu cầu ngành (85%), ngoài ra Nhà máy còn đa dạng hoá sản phẩm phục vụ nhu cầu ngoài ngành (15%). Sản lượng các sản phẩm chủ yếu của Nhà máy trong năm 2002: Bảng 2: Sản lượng sản phẩm chủ yếu trong năm 2002 Sản phẩm Công suất Máy điện thoại các loại 400.000 sản phẩm / năm Thiết bị nguồn điện 600.000 sản phẩm / năm Thiết bị điện tử mạng ngoại vi 17.000.000 đường dây / năm Chi tiết cơ khí viễn thông 20.000 sản phẩm / năm Sản phẩm bưu chính 600.000 sản phẩm / năm ( Nguồn: Phòng kinh doanh - Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện) II. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện 1. Đặc điểm của nghành Ngành Bưu điện là ngành được Nhà nước ưu tiên phát triển với các chiến lược phát triển tăng tốc, đặt ra nhiều mục tiêu phấn đấu trong tương lai. Để xã hội ta trở thành một xã hội hoá thông tin trong thế kỷ tới, trước mắt là mục tiêu phát triển mạng thông tin rộng khắp đến tất cả các huyện, các xã vùng sâu vùng xa (100% số xã trên toàn quốc có máy điện thoại). Để thực hiện mục tiêu đó trong những năm qua Nhà nước đầu tư rất nhiều cho các doanh nghiệp trong ngành. Đây là thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp này. Các sản phẩm sử dụng trong lĩnh vực này đều do các doanh nghiệp trong ngành cung cấp. Với chiến lược phát triển tăng tốc của ngành Bưu điện thì thị trường cho các doanh nghiệp này sẽ được mở rộng. Cầu sẽ tăng, đặc biệt là cầu về máy điện thoại, cầu về tủ cáp, hộp đấu dây thuê bao, cabin đàm thoại v.v.. đây là cơ hội tốt cho nhà máy vì các sản phẩm trên đều do nhà máy sản xuất và cung cấp. Hơn nữa đây là một ngành độc quyền của Nhà nước, nên môi trường cạnh tranh không gay gắt, các đối thủ của nhà máy chỉ một số ít các doanh nghiệp trong và ngoài ngành đối với một số sản phẩm như các sản phẩm nhựa, máy điện thoại. Nhưng cũng chính điều này sẽ tạo ra sức ép cho nhà máy nếu Ban lãnh đạo không năng động trong kinh doanh, nắm bắt những biến đổi của môi trường kinh doanh quốc tế. Thị trường này sẽ trở nên sôi động và sự cạnh tranh sẽ gay gắt hơn khi Việt nam thực hiện cam kết AFTA, sự xâm nhập của các hãng nước ngoài là điều tất yếu. Để trụ vững trong hoàn cảnh đó đòi hỏi nhà máy ngay từ bây giờ không được ỷ lại vào thế độc quyền, luôn luôn phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm . 2. Đặc điểm về mặt hàng và thị trường Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện chuyên sản xuất và kinh doanh các thiết bị phục vụ cho ngành Bưu chính - Viễn thông, do đó hầu hết các sản phẩm sản xuất ra mang tính độc quyền trên thị trường ( tủ cáp, cabin đàm thoại...) ngoài ra cũng có một số sản phẩm phục vụ tiêu dùng dân dụng nhưng chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị sản lượng của Nhà máy.Đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng cũng như thị hiếu luôn thay đổi của khách hàng, nhà máy đã không ngừng tiến hành đa dạng hoá sản phẩm. Từ khi chính thức được thành lập đến nay, nhà máy đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất cả về chiều rộng, chiều sâu, đổi mới trang thiết bị dây chuyền lắp ráp để tăng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, ngày càng đáp ứng cao hơn thị hiếu của khách hàng. Sản phẩm hiện nay của nhà máy rất phong phú và đa dạng (trên 400 mặt hàng), chia làm hai loại chính là sản phẩm chế tạo và sản phẩm lắp ráp, bao gồm các sản p hẩm như: máy điện thoại các loại, thiết bị bưu chính, tổng đài các loại, thiết bị đầu cuối, ống nhựa luồn cấp các loại, sản phẩm nhựa dân dụng, sản phẩm điện dân dụng, loa các loại, thiết bị bảo an (chống sét, chống chập điện), thiết bị nguồn (nguồn 48v, nguồn một chiều các loại), các sản phẩm cơ khí khác... Nhìn chung các sản phẩm trên có tính năng sử dụng tốt, hệ số an toàn cao, đã chiếm được niềm tin của khách hàng. đây chính là yếu tố tiên quyết tạo tiền đề phát triển cho nhà máy trong nền kinh tế thị trường. Thị trường tiêu thụ của Nhà máy rất lớn, hầu như khắp đất nước. Do có nhiều sản phẩm mang tính chất độc quyền nên thị phần của Nhà máy rất lớn, với các sản phẩm như Cabin đàm thoại, tủ đầu nối, cân điện tử, dấu nhật ấn ... của nhà máy chiếm tới 95% thị trường. Nhà máy đã thực hiện đầu tư thiết bị công nghệ mới để tăng năng suất lao động, tăng năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần giữ vững và mở rộng thị trường. Ngoài hai thị trường truyền thống là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, sản phẩm của nhà máy còn được tiêu dùng ở hầu hết các tỉnh , thành phố khác trong cả nước. 3. Đặc điểm về công nghệ và thiết bị công nghệ Trong các doanh nghiệp công nghiệp, công nghệ sản xuất là nhân tố ảnh hưởng lớn đến tổ chức quy trình sản xuất hoạt động kinh doanh nói chung và tổ chức quản lý, sản xuất nói riêng. Nhà máy Thiết bị bưu điện là nhà máy sản xuất và lắp ráp cơ khí, sản phẩm của nhà máy phong phú và đa dạng, được sản xuất theo một quy trình công nghệ phức tạp, chỉnh chu qua từng công đoạn. từ khi đưa nguyên vật liệu vào chế biến đến khi nhập kho là một quá trình liên tục, khép kín theo các dây chuyến công nghệ hiện đại với năng suất cao. Chu kỳ sản xuất sản phẩm khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng loại sản phẩm nhưng đều tuân theo những bước sau: Sơ đồ 5: Quy trình công nghệ Sản xuất Vật tư Sản xuất Sản xuất Sản xuất Quy trình công nghệ đó được mô tả như sau: Vật liệu từ kho vật tư chuyển đến phân xưởng sản xuất, có nhiều phân xưởng như: Phân xưởng sản xuất ép nhựa, đúc, dập, chế tạo, sản xuất các sản phẩm cơ khí... sau đó đưa xuống các phân xưởng lắp ráp còn các sản phẩm đơn giản, được sản xuất hoản chỉnh thì chuyển thẳng xuống kho thành phẩm. Sau khi lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm từ các bán thành phẩm, các chi tiết thì nhập vào kho thành phẩm. Trong suốt quá trình sản xuất theo quy trình công nghệ trên, mọi công đoạn đều có đội kiểm tra chất lượng của nhà máy (KCS) loại bỏ những sản phẩm kém chất lượng, hỏng, không đạt tiêu chuẩn. Do quy trình công nghệ là liên tục, khép kín nên nhà máy tiết kiệm được thời gian sản xuất và nguyên vật liệu nhưng cũng đòi hỏi phaỉ đảm bảo cho thiết bị công nghệ hoạt động được nhịp nhàng, liên tục. Nhằm thực hiện chiến lược phát triển tăng tốc của ngành Bưu điện, Nhà nước đã danh nhiều vốn đầu tư vào các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là trong khối các doanh nghiệp công nghiệp của ngành. Bên cạnh đó là các chính sách ưu đãi trong nhập khẩu thiết bị, chuyển giao Công nghệ bằng nguồn vốn ngân sách cấp cộng với nguồn vốn huy động nhà máy đã nhập một số máy móc dây truyền từ nước ngoài ngay từ những năm đầu của thập kỷ 90 đó là dây truyền lắp ráp phím đầu nối, điện thoại của hãng SIEMEN (Đức) dây truyền sản xuất ống sóng dùng để chôn cáp ngầm của hãng DROSSBACK (Đức) các loại máy đột, dập, ép nhựa, nhờ đó bắt đầu từ năm 1994 thay bằng việc nhập khẩu sản phẩm, nhà máy đã nhập các linh kiện dưới dạng CKĐ về lắp ráp đối với một số loại sản phẩm như: máy điện thoại, tủ cáp đầu dây, các loại đồng hồ tính cước. Từ năm 1996 nhà máy đã có chủ trương chuyển từ lắp ráp linh kiện dạng CKĐ sang lắp ráp linh kiện IKĐ sản xuất vỏ sản phẩm và tiến tới tự sản xuất các sản phẩm thông qua nhập vật tư. Trong hai năm 1997 và năm 1998 nhà máy đã đầu tư hơn 26 tỉ đồng để trang bị các loại máy móc mới hiện đại và hoàn thiện các dây chuyền Công nghệ như các loại dây truyền sản xuất linh kiện, dây truyền ép nhựa với Công nghệ cao để sản xuất vỏ sản phẩm và một số linh kiện khác, dây chuyền sơn tĩnh điện, ngoài ra nhà máy còn thực hiện việc chuyển giao Công nghệ với các hãng điện tử nổi tiếng trên thế giới như AT&T (Mỹ) CASIO (Nhật Bản) SIEMEN (Đức) ERISSON (Thụy điển)... Hiện nay trình độ Công nghệ của nhà máy được đánh giá là tiên tiến so với mặt bằng Công nghệ chung của quốc gia, số lượng sản phẩm sản xuất ra đã đạt tới hơn 3500 sản phẩm, năm 1998 nhà máy đã cho ra đời những chiếc máy điện thoại sản xuất tại Việt nam, đó là các sản phẩm mang tên điện thoại Postef V701, VN 2020 và VN 2040. Điện thoại Postef được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến và có công xuất thiết kế lớn nhất tại Việt nam được điều khiển bằng kỹ thuật số. Theo công xuất thiết kế, dây chuyền có thể sản xuất 10.000máy/1 lao động/1năm, có nghĩa là nó có thể cung cấp đủ máy cho thị trường Việt nam. Hầu hết máy móc thiết bị trên dây chuyền sản xuất đều được đầu tư mới vào năm 1998 với tổng số vốn khoảng 17 tỉ đồng. Nhà máy thực hiện chế độ khấu hao nhanh, chỉ trong thời gian từ 4-5 năm, do vậy đến khi Việt nam thực hiện cam kết AFTA nhà máy có thuận lợi cho việc hạ chi phí sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Năm 1999 nhà máy đã ngừng việc nhập khẩu điện thoại (trừ điện thoại di động) và tung ra thị trường các sản phẩm mới của nhà máy, hiện nay nhiều sản phẩm của nhà máy đã được cấp chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. - Đặc điểm về máy móc thiết bị: nhà máy có khoảng 170 chiếc máy khác nhau thuộc nhiều chủng loại như: máy đột, máy dập, máy khoan, máy ép... Trong đó, chủ yếu là các loại máy móc thiết bị được chế tạo tại Trung Quốc, Liên Xô (cũ) và Việt Nam chiếm tới 70% số lượng máy móc thiết bị của nhà máy. Số máy móc thiết bị còn lại được nhập từ các nước như : Hàn Quốc, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Bỉ...Những năm trở lại đây, nhà máy đã liên tục đầu tư đổi mới máy móc thiết bị hiện đại, Các loại máy móc thiết bị sản xuất sau năm 1980 chiếm tới 90%. Tuy nhiên cũng có một số máy móc thiết bị công nghệ sản xuất ra từ năm 1960, số máy móc thiết bị này tuy vẫn vận hành được nhưng cũng đặt ra yêu cầu phải thay thế bằng thiết bị công nghệ hiện đại hơn. Tóm lại, trình độ Công nghệ và năng lực sản xuất của dây chuyền điện thoại là một thế mạnh của nhà máy, chúng sẽ đem lại nhiều lợi thế cạnh tranh trong việc hạ giá thành và tăng năng xuất lao động. 4. Đặc điểm về nguyên vật liệu Khi chuyển sang cơ chế thị trường, nhà máy phải chủ động tìm mua các loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất trên thị trường trong nước và cả quốc tế. Các đối tác cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu cho nhà máy là: Đối tác trong nước: Tổng công ty kim khí, Tổng công ty nhựa, Tổng công ty xăng dầu, công ty thiết bị văn phòng... Các nhà cung cấp nước ngoài gồm có rất nhiều các công ty của các nước như: Công ty Siemen (Đức), Công ty Motorola, Công ty At&T (Mỹ), Công ty Hyndai corporation, Alanchia, Koken (Hàn Quốc), Full Rise Electronic(Đài Loan)... Do tính đặc thù của sản phẩm,lại thẹc hiện đa dạng hoá sản phẩm nên chủng loại nguyên vật liệu của nhà máy rất lớn, khoảng từ 500 - 600 loại, chủ yếu là các loại kim khó, sắt thép bao gồm: + Kim khí đen : như tôn CT3, C45 dạng tấm dầy 1-5 mm, các loại thép phi tròn, thép dùng chế tạo khuôn mẫu dầy hàng trăm mm... + Kim khí màu: Đồng, chì, nhôm, kẽm, inox... + Các loại nhựa bao gồm: nhựa ABS, PP, PVC, PPMA, PA, PE, polycacbonat, PVC Compound... + Các loại linh kiện điện tử :linh kiện điện thoại ( điện trở, bảng mạch...), đồng hồ, nguồn... Do chủng loại nguyên vật liệu rất đa dạng và phong phú nên trong hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, nhà máy phải quan tâm đến sự tương thích giữa công nghệ sản xuất và nguyên vật liệu đưa vào, các._.i bất kỳ một doanh nghiệp nào thì kế hoạch sản xuất kinh doanh là rất quan trọng, nó là bắt nguồn để doanh nghiệp huy động nguồn lực của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy Nhà máy cần căn cứ vào kế hoạch kinh doanh đã đề ra để xác định nhu cầu vốn của mình, đây cũng là cơ sở để Nhà máy xác định các hạn mức tín dụng vay ngân hàng trong kỳ,.. + Bên cạnh đó là căn cứ các định mức hao phí, thực trạng sử dụng vốn trong thời gian qua, Nhà máy sẽ định tính được mức hao phí năm nay, số vốn lưu động cần cho năm nay và từ đó có kế hoạch huy động phù hợp + Thứ ba là căn cứ vào năng lực trình độ quản lý của Nhà máy. Trên thực tế, nếu kế hoạch sản xuất kinh doanh, khả năng huy động vốn tốt nhưng năng lực quản lý yếu kém, không hiệu quả thì công tác này cũng chẳng có ý nghĩa Sau khi đã phân tích đánh giá ba yếu tố trên Nhà máy có thể xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên tôí thiểu của mình, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch huy động vốn phù hợp và kế hoạch huy động vốn cho phù hợp. Kế hoạch huy động vốn ở đây bao gồm: Xác định thời điểm huy động, lượng huy động tại mỗi thời điểm và nguồn huy động. Việc xác định nguồn huy động ảnh hưởng lớn đến cơ cấu nguồn vốn, chi phí vốn và từ nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của Nhà máy. 2.2.Nâng cao năng lực thu hồi nợ phải thu Như đã phân tích ở trên, khoản phải thu của Nhà máy tăng lên không chỉ qui mô mà còn tăng cả về tỷ trọng trong tổng số vốn lưu động, đặc biệt khoản phải thu chủ yếu tập trung vào khoản phải thu của khách hàng. Vấn đề này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của Nhà máy. Bởi vì, khi cần vốn để sản xuất kinh doanh Nhà máy buộc phải đi vay vốn từ các nguồn bên ngoài và phải trả chi phí vốn vay từ. Nhà máy cần sớm xây dựng qui định về công tác quản lý công nợ để đảm bảo công tác thu hồi nợ ngày càng tốt hơn, giảm khoản vốn của Nhà máy bị chiếm dụng, ứ đọng Để khắc phục tình trạng này của Nhà máy, em có một số giải pháp như sau: Khi tiến hành kí kết hợp đồng, Nhà máy nên xác định đầy đủ các điều kiện, điều khoản, qui định rõ trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên, mức phạt nếu khách hàng thanh toán chậm, cách thức giảI quyết khi có tranh chấp xẩy ra. Như vậy, sẽ đảm bảo cho việc thu hồi nợ của Nhà máy được thực hiện dễ dàng hơn Có kế hoạch thu hồi nợ cụ thể đối với từng loại khách hàng như vậy Nhà máy nên tiến hành sắp xếp, phân loại theo mức độ rủi ro của từng khoản phải thu dựa trên cơ sở kết quả đánh giá về từng đối tượng khách hàng thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh của họ từ đó Nhà máy biết được tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, mối quan hệ uy tín đối với Nhà máy, qui mô hoạt động. Sử dụng các hình thức chiết khấu, giảm giá với một tỷ lệ thích hợp đối với khách hàng mua với số lượng lớn và thanh toán đúng hạn. Để xác định tỷ lệ chiết khấu cần căn cứ vào lãi xuất ngân hàng, tình hình biến động của thị trường để vừa đảm bảo khuyến khích khách hàng, vừa không làm giảm lợi nhuận của Nhà máy. Tăng cường đối chiếu công nợ: định kỳ (tháng, quý) Nhà máy phải đối chiếu, tổng hợp phân tích tình hình công nợ phải thu, đặc biệt là các khoản nợ đến hạn, quá hạn và các khoản nợ khó đòi. Các khoản nợ không thu hồi được cần xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm và có biện pháp xử lý. Nhà máy chỉ nên bán chậm hoặc chấp nhận cho trả góp tiền hàng với những khách hàng có uy tín, đã có quan hệ lâu dài với Nhà máy. Đối với những khách hàng mới giao dịch chưa có sự hiểu biết rõ ràng cần có hình thức đảm bảo thanh toán thích hợp như thế chấp, trả trước tiền hàng,... Do Nhà máy có nhiều chi nhánh, đại lý tiêu thụ ở cả ba miền nên hàng năm đều phải có sự phân bổ vốn đến những cơ sở này. Tuy nhiên, Nhà máy cần hạn chế đến mức thấp nhất những khoản phải thu nội bộ, phải thu khác,... để nhanh chóng đưa vốn vào sản xuất kinh doanh, tăng tốc độ luân chuyển của đồng vốn. Cũng do thị trường tiêu thụ rộng lớn nên đối với tất cả các chi nhánh, Nhà máy cần thiết lập một kỷ luật thanh toán chặt chẽ, yêu cầu xây dựng một hệ thống chứng từ sổ sách đầy đủ. Cần có chính sách thưởng phạt hợp lý đối với những đại lý có những giải pháp tốt và linh động trong việc tiêu thụ sản phẩm. + Đề nghị ban tài chính của Bộ Bưu Chính - Viễn Thông đứng ra làm trung tâm thanh toán Một trong những nguyên nhân khiến cho khoản phải thu cao là do 85% khách hàng của Nhà máy là các bưu điện tỉnh thành. Do các sản phẩm chuyên dụng của Nhà máy phục vụ cho những công trình lớn, thời gian thi công dài và quyết toán chậm nên khó có thể thu hồi ngay được tiền hàng. Để tránh tồn đọng vốn của Nhà máy, Bộ Bưu Chính - Viễn Thông có thể đứng ra làm trung tâm thanh toán hộ các bưu điện tỉnh thành thông qua Ban tài chính nhằm giúp cho vốn sản xuất kinh doanh của Nhà máy quay vòng được nhanh hơn. 2.3.Giảm lượng hàng tồn kho + Đẩy mạnh công tác tiêu thụ nhằm tăng doanh thu. Để làm được điều này, trước hết cần phải thực hiện đa dạng hoá, nâng cao chất lượng và cải tiến mẫu mã sản phẩm. Doanh thu là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác. Đây là nguồn tài chính để bù đắp các khoản chi phí sản xuất và đầu tư tái mở rộng. Thực hiện doanh thu bán hàng một cách đầy đủ kịp thời góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất tiếp theo. Vì vậy thực hiện tốt chỉ tiêu doanh thu có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để không ngừng tăng doanh thu của Nhà máy trong những năm tới, Nhà máy cần làm tốt những công tác sau: - Trước hết cần ý thức rằng muốn tăng doanh thu thì điều quan trọng nhất là phải tăng lượng sản phẩm tiêu thụ được. Muốn vậy, Nhà máy cần phải thực sự quan tâm đến chất lượng sản phẩm vì chất lượng sản phẩm luôn gắn liền vơí uy tín của Nhà máy. Chất lượng sản phẩm không những ảnh hưởng đến giá bán mà còn tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Sản phẩm của Nhà máy yêu cầu kỹ thuật rất cao cho nên đảm bảo chất lượng là một điều bắt buộc, để làm được điều đó yêu cầu Nhà máy cần phải tăng cường giám sát quản lý chất lượng ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Do đặc điểm của quy trình công nghệ là chế biến theo kiểu liên tục nên phải quan tâm đến mọi công đoạn của quá trình sản xuất từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất đến khi thành phẩm đưa vào nhập kho. Khi có sản phẩm hỏng cần xác định rõ trách nhiệm của cá nhân, bộ phận làm ra sản phẩm ấy. Ngược lại, nếu có thành tích trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm cần khen thưởng kịp thời, gắn liền với lợi ích của người trực tiếp sản xuất. - Cần tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường, lắng nghe ý kiến của người tiêu dùng. Mở rộng các hoạt động tiếp thị nhằm tạo điều kiện cho mở rộng quy mô sản xuất, tăng doanh thu và lợi nhuận. Trong cơ cấu sản phẩm của Nhà máy, số lượng sản phẩm còn ít, việc triển khai thương mại bị chậm trễ do các khó khăn về công nghệ , kỹ thuật, vật tư dẫn tới hiệu quả kinh doanh thấp thậm chí bỏ lỡ đơn hàng. Các sản phẩm đơn giản, có hàm lượng công nghệ thấp, nên khả năng cạnh tranh thấp như bảo an nguồn, cabin ACSON. Công nghệ không hoàn chỉnh, hàm lượng công nghệ trong sản phẩm thấp, sai sót về chất lượng còn xảy ra, dẫn đến các thiệt hại về chi phí sản xuất và thị trường (thùng thư, giá MDF, các sản phẩm gia công). Các loại loa và nam châm được sản xuất theo công nghệ và vật tư cũ, nguồn vật tư chưa bảo đảm ổn định, công tác nghiên cứu và phát triển không có tác dụng hỗ trợ trong lĩnh vực này. Đối với những sản phẩm này, Nhà máy cần tìm kiếm thay thế bằng những sản phẩm khác có giá thành thấp hơn. Nhà máy cần chủ động nâng cao hơn nữa tay nghề của đội ngũ kỹ thuật và công nhân sản xuất, làm nhân tố nòng cốt trong việc sản xuất các loại sản phẩm mới. Từ đó từng bước chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng dần những loại sản phẩm có tỷ xuất doanh lợi cao. Nhà máy cần đầu tư nhiều hơn cho việc nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới, tạo bước đột phá trong sản xuất. Cần có chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với những cán bộ kỹ thuật, những người làm công tác khoa học kỹ thuật của Nhà máy. - Yếu tố giá bán hàng hoá cũng có quan hệ chặt chẽ tới doanh thu, việc xác định giá bán hợp lý là một yếu tố để làm nhanh tốc độ chu chuyển hàng hoá, tăng nhanh vòng quay vốn, Nhà máy cần xây dựng chính sách giá cả hết sức mềm dẻo và linh hoạt căn cứ vào giá thành. Việc định giá cũng không thể thoát ly quan hệ cung cầu trên thị trường. + Đầu tư vốn nhằm tổ chức cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất với chi phí thấp nhất Do đặc thù sản xuất của Nhà máy, nguyên vật liệu chiếm trên 50% giá thành sản phẩm. Do vậy việc cung ứng nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn đến giá thành sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Nguyên vật liệu của Nhà máy rất đa dạng và phong phú, được nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Do vậy Nhà máy đã tiến hành dự trữ nguyên vật liệu với giá trị lên đến gần 20 tỷ đồng để đảm bảo cho quá trình sản xuất được thường xuyên liên tục. Trong năm mặc dù số ngày nghỉ do thiếu nguyên vật liệu trên toàn Nhà máy là không nhiều nhưng vẫn có một số bộ phận có tình trạng thiếu nguyên vật liệu khi có đơn đặt hàng lớn, đặc biệt đối với những nguyên vật liệu phải nhập từ nước ngoài. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ tình hình thực tế đó thì việc đầu tư vốn nhằm tổ chức tốt hơn việc cung ứng nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất là một yêu cầu cấp bách. Muốn vậy, Nhà máy cần tiến hành một số việc sau: - Dự đoán chính xác nhu cầu của thị trường về tất cả các loại sản phẩm để từ đó dự trữ nguyên vật liệu một cách hợp lý đảm bảo không xảy ra tình trạng thừa nguyên vật liệu, tránh lãng phí hay thiếu nguyên vật liệu làm giảm năng suất của Nhà máy. Muốn thực hiện điều này, Nhà máy cần tiến hành công tác thăm dò thị trường, dự đoán xu thế phát triển của ngành để lập kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu một cách chính xác cho các thời kỳ khác nhau. - Nhà máy cần mở rộng hơn nữa mối quan hệ với các nhà cung cấp có uy tín để đảm bảo có thể cung cấp nguyên vật liệu một cách thường xuyên, kịp thời. Nhà máy nên lựa chọn hình thức cung cấp vật tư cả về số lượng và hình thức thanh toán hợp lý, tránh tình trạng nhập tràn lan dẫn tới việc lãng phí. Ngày nay đa số các nhà cung cấp vật tư đều có các hình thức ưu đãi đối với các khách hàng mua mơí số lượng lớn, Nhà máy nên tận dụng điều này để có được hình thức mua tốt nhất Vật tư mua về phải đảm bảo đúng chất lượng giá cả hợp lý. Điều này giúp công trình đảm bảo chất lượng an toàn và giá cả, làm tăng uy tín của Nhà máy đối với khách hàng Nhà máy nên chú trọng công tác bảo quản vật tư, do có nhiều chủng loại vật tư khác nhau nên cần bố trí hợp lý khoa học tránh nhầm lẫn, hư hỏng, mất mát. Thường xuyên kiểm tra các định mức tiêu thụ vật tư cho hợp lý, tránh lãng phí. Đồng thời đặt ra trách nhiệm, thưởng phạt công minh đối với cán bộ công nhân viên trong công tác quản lý vật tư + Tổ chức quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất từ đó hạ thấp giá thành sản phẩm - Đầu tư mua sắm máy móc một cách đồng bộ để tăng năng lực sản xuất của Nhà máy. - Đối với nguyên vật liệu tiêu hao: cần xác định mức tiêu hao một cách khoa học, sát với thực tế. Mặt khác, cần phát huy những sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong công nhân viên chức. Đối với giá mua nguyên vật liệu: đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí nguyên vật liệu. Để hạ thấp chi phí nguyên vật liệu cần lựa chọn những nguồn cung cấp ổn định, giảm tối đa chi phí vận chuyển, hạn chế đến mức thấp nhất những hao hụt thất thoát trong quá trình vận chuyển. 2.4.Giảm chi phí nguyên vật liệu Trong giá thành của điện thoại POSTEF, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ lớn: 70%. Vì vậy, việc giảm chi phí nguyên vật liệu có vị trí quan trọng trong công tác hạ giá thành sản phẩm. Theo yêu cầu kỹ thuật, giảm chi phí nguyên vật liệu không thể bằng cách giảm khối lượng các thành phần nguyên vật liệu dưới mức thiết kế kỹ thuật, mà giảm chi phí bằng các biện pháp tiết kiệm tối đa tiêu hao do lãng phí nguyên vật liệu, tìm nguồn nguyên liệu thay thế có giá rẻ... Để làm được việc đó thì Nhà máy cần thực hiện tốt những công việc sau: Phấn đấu hạ thấp định mức tiêu dùng nguyên vật liệu: Việc hoàn thiện và hạ thấp định mức tiêu dùng nguyên vật liệu đòi hỏi Nhà máy phải thường xuyên tổ chức sửa đổi định mức theo những yêu cầu mới của sản xuất, phải bám sát vào tình hình thực tế nhằm giao trách nhiệm cho các bộ phận sản xuất có ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu. + Cần dựa vào những căn cứ sau để tiến hành sửa đổi định mức: Các điều kiện sản xuất thay đổi như: công nghệ mới, thiết kế mới Các số liệu thống kê và phân tích tình hình thực hiện mức định kỳ báo cáo. Trong đó căn cứ thứ hai được xem là quan trọng nhất và khó thực hiện nhất. Vì vậy các số liệu theo dõi và phân tích cần chính xác, có cơ sở khoa học, nếu không sẽ không thể hạ định mức mà nễu có công nhân sẽ phản đối, không thực hiện được. Triệt để thu hồi và tận dụng phế liệu, phế phẩm: Cách tốt nhất để tiết kiệm nguyên vật liệu là hạn chế sản xuất ra phế phẩm. Song phế liệu sản xuất điện thoại là không thể không có. Ví dụ như những đầu dây đồng còn thừa nhưng độ dài lại quá ngắn để sản xuất cuộn dây hay những phôi nhựa thừa khi sử dụng ép đúc khuôn... Với những phế liệu này cần có những giải pháp thu hồi và tận dụng. Cụ thể: Bán phế liệu cho đơn vị khác. Ví dụ dây đồng có thể bán cho các cơ sở đúc đồ đồng để họ đúc lại, phôi nhựa thừa có thể bán cho các tổ chức sản xuất đồ nhựa như: đồ chơi trẻ em, chậu nhựa... Tối thiều hoá chi phí bảo quản, dự trữ nguyên vật liệu: Phải thực hiện xuất, nhập kho rõ ràng, đảm bảo chính xác về số lượng, chủng loại, yêu cầu chất lượng.Tuỳ theo tình hình và đặc điểm của hệ thống kho của nguyên vật liệu, thủ kho phải phân loại, sắp xếp theo đúng quy cách phẩm chất không để tình trạng vật tư bị vứt bừa bãi, lộn xộn, không kê kích, che đậy. Vật tư được sắp xếp khoa học, hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức bảo vệ, dễ nhìn, dễ thấy, dễ lấy, sử dụng hợp lý diện tích kho, đảm bảo an toàn lao động trong kho. 2.5.Tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính Không chỉ chi phí của các yếu tố đầu vào tập hợp nên giá thành sản phẩm mà bên cạnh đó các chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của Nhà máy nói chung, hiệu quả công tác sử dụng vốn nói riêng. Chính vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh đòi hỏi không những phải giảm giá thành công trình mà còn phải giảm chi phí quản lý Nhà máy. Để giảm chi phí quản lý thì cơ cấu tổ chức cũng như việc bố trí các trang thiết bị phục vụ việc quản lý sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn + Một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt sẽ giúp Nhà máy năng động hơn trong cơ chế thị trường luôn luôn biến động, hơn thế nữa nó còn giúp Nhà máy giảm được chi phí quản lý doanh nghiệp + Các máy móc thiết bị hiên đại nhưng phải phù hợp với trình độ của nhân viên và tính cần thiết của công việc III. Một số giải pháp khác 1.Mở rộng thị trường, chú trọng tìm kiếm thị trường ổn định Trong cơ chế thị trường một doanh nghiệp muốn tồn tại, giữ vững và phát triển trước hết phải có thị trường ổn định. Kinh tế thị trường sẽ buộc các doanh nghiệp phải tự tìm kiếm công ăn việc làm, doanh nghiệp nào kiên trì, năng động sáng tạo sẽ có được hiệu quả đáp ứng mong muốn. Thị trường cần sự định hướng đúng đắn sự tập trung chỉ đạo, sự mở rộng địa bàn, ngành nghề, liên doanh, liên kết. Với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình, thị trường tiêu thụ của Nhà máy rộng khắp cả ba miền. Trong những năm vừa qua Nhà máy đã tích cực xúc tiến công tác tiếp thị, khai thác, tìm kiếm các thị trường mới bằng cách lập các văn phòng đại diện và mạng lưới tiêu thụ khắp đất nước, đặc biệt là ở ba thị trường lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên trong những năm gần đây thị trường tiêu thụ của Nhà máy bị cạnh tranh gay gắt bởi các sản phẩm ngoại nhập, đặc biệt là hàng Trung Quốc. Trên thực tế Nhà máy có nhiều lợi thế như: lực lượng lao động dồi dào, máy móc thiết bị tương đối hiện đại, chưa sử dụng hết công suất vì vậy Nhà máy có thể mở rộng quy mô sản xuất. Vấn đề đặt ra là phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ vững chắc. Nhà máy cần thực hiện một số công việc sau: - Nhà máy cần tiến hành thăm dò phân tích nhu cầu của thị trường về các chủng loại sản phẩm của mình, nghiên cứu và dự báo nhu cầu sản phẩm trong cả hiện tại và tương lai. - Tăng đầu tư cho quảng cáo, khuếch trương sản phẩm. Nghiên cứu tiếp cận khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với những đặc điểm sản phẩm của Nhà máy để những thông tin của Nhà máy có thể đến được vơí mọi đối tượng khách hàng, trong việc nghiên cứu phát triển thị trường. - Nhà máy cần tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tiếp cận thị trường để hình thành các nhóm thị trường và từ đó đưa ra được những giải pháp tối ưu cho những nhóm thị trường đó, giúp cho việc quản lý được dễ dàng và có hiệu quả. - Giải quyết tốt mọi yêu cầu của khách hàng về sản phẩm như: chất lượng, số lượng, điều kiện giao hàng,... Khách hàng của Nhà máy chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước và các bưu điện các cấp, do vậy hình thức bán hàng chủ yếu là khách hàng yêu cầu còn Nhà máy giao hàng và thường kèm theo lắp đặt. Do vậy, Nhà máy cần phải tính toán, so sánh lợi ích kinh tế của việc lắp đặt cho khách hàng để đưa ra mức giá phù hợp đảm bảo tăng tối đa lợi nhuận. 2.Bảo toàn và phát triển vốn Trong nền kinh tế thị trường, quá trình SXKD của các doanh nghiệp có thể gặp nhiều rủi ro, tài sản bị thiệt hại hay mất mát do nhiều nguyên nhân chủ quan hay khách quan (lạm phát, các chính sách của Nhà nước...) làm cho năng lực phục vụ SXKD của vốn bị giảm sút. Để thực hiện tái sản xuất giản đơn đòi hỏi các doanh nghiệp phải bảo toàn nguồn vốn kinh doanh. Đối với bất kì một doanh nghiệp nào thì việc bảo toàn và phát triển vốn là một yêu cầu rất cần thiết. Vì vậy, để bảo toàn vốn kinh doanh thì Nhà máy nên: Sử dụng vốn hiện có đúng mục đích, tránh lãng phí: Cần xây dựng chiến lược hoạt động SXKD, đôn đốc kiểm tra quá trình sử dụng vốn để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích. Qui rõ trách nhiệm đối với từng cá nhân trong quá trình sử dụng vốn, đảm bảo nguồn vốn không bị thâm hụt trong quá trình sử dụng vốn. Thực hiện tốt công tác phòng ngừa rủi ro: Để thực hiện tốt công tác này, Nhà máy có thể thực hiện bảo hiểm tài sản cuả mình để khi có rủi ro vốn sẽ được bù đắp bởi Nhà máy bảo hiểm. Đối với các trường hợp bị mất mát tài sản do các nguyên nhân, Nhà máy phải xác định rõ nguyên nhân, qui trách nhiệm cá nhân, tập thể và xử lý theo qui định. Nhà máy nên trích lập quĩ dự phòng tài chính để bù đắp rủi ro gây ra. Vì trên thực tế, việc rủi ro xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Quĩ này không những giúp Nhà máy giảm bớt thiệt hại mà còn giúp Nhà máy ổn định đảm bảo qui trình thi công không bị giàn đoạn khi có rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, việc lập quĩ với qui mô thế nào phù hợp với tình hình của Nhà máy dựa trên cơ sở các rủi ro xảy ra từ các năm trước Phân tích môi trường kinh doanh từ đó đề ra các chiến lược kinh doanh hợp lý, đề ra các biện pháp xử lý khi có rủi ro xảy ra làm hạn chế rủi ro và giảm bớt mức thiệt hại do chúng gây ra. Vì trên cơ sở phân tích khả năng của mình Nhà máy sẽ thấy điểm mạnh điểm yếu, từ đó phát huy các thế mạnh và hạn chế mức tối đa điểm yếu. Song để đứng vững trên thị trường không chỉ đòi hỏi Nhà máy phải bảo toàn vốn mà cần phải phát triển nguồn vốn, tăng cường tìm kiếm nguồn tài trợ 3. Hoàn thiện nâng cao hơn nữa công tác Thống kê- Kế toán. Phân tích Thống kê tình hình tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ. Thông qua việc phân tích này người sử dụng thông tin có thể đánh giá được tiềm năng hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai. Đối với Nhà máy công tác này vẫn được tiến hành hằng năm, nhưng trong thời gian tới Nhà máy cần phải thúc đẩy hơn nữa và từng bước hoàn thiện công tác này. Để công tác này đạt kết quả tốt thì cần đảm bảo các bước thực hiện sau: Công tác chuẩn bị: Đây là bước đầu tiên nhưng lại có vai trò quan trọng bao gồm các việc sau: + Tiến hành thu thập, sắp xếp, phân loại các nguồn thông tin phù hợp với từng mục đích cụ thể. + Xác định và tính toán các chỉ tiêu phản ánh tình hình về Nhà máy, tập hợp thành các bảng biểu có tính hệ thống. + Dánh giá các chỉ tiêu đã tính toán trên để có được thực trạng Nhà máy từ đó xác định các điểm mạnh, những tồn tại của Nhà máy và có biện pháp khắc phục kịp thời. + Tổng hợp lại toàn bộ kết quả đã đánh giá ở trên để xác định tình trạng chung nhất của Nhà máy trong thời gian qua, dự đoán nhu cầu trong thời gian tới của Nhà máy. Có thể nói công tác Thống kê - Kế toán rất quan trọng, nó giúp Nhà máy có được cái nhìn vừa bao quát vừa chi tiết về thực trạng Nhà máy mình. 4. Nâng cao năng lực, trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên Sức lao động là một yếu tố không thể thiếu của bất cứ quá trình sản xuất kinh doanh nào. Chất lượng của sức lao động ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Do vậy, Nhà máy cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ công nhân viên có tinh thần làm chủ, có ý thức tự cường, có khả năng sáng tạo, biết gắn lợi ích cá nhân với lợi ích của toàn Nhà máy. Với công nhân lao động: + Về trình độ tay nghề Việc áp dụng các công nghệ mới, hiện đại vào sản xuất đòi hỏi người công nhân cũng phảI không ngừng nâng cao tay nghề, nâng cao khả năng nhận thức để có thể làm chủ được máy móc của mình, sử dụng tối đa công suất máy móc góp phần nâng cao hiệu quả. Để đạt được điều này, Nhà máy cần căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của từng công nhân mà có kế hoạch đào tạo cho từng đối tượng, thông qua đào tạo mới, đào tạo lại, tổ chức cho các tổ lao động học tập lẫn nhau. Mặt khác, Nhà máy cần tiến hành trẻ hoá đội ngũ công nhân bằng cách tuyển công nhân mới, đối với những người nhiều tuổi hoặc không còn đủ sức lao động thì cần giải quyết cho nghỉ theo chế độ. + Về chế độ tiền lương, tiền thưởng Hiện nay, cách tính lương của công nhân sản xuất như sau: Tiền lương = Định mức tiền công cho một giờ * Tiền lương tối thiểu * Trình độ bậc thợ * Số giờ lao động * Với cách tính lương này đã phần nào đã hạn chế được sự phân phối lương bình quân nhưng mới chỉ khuyến khích người lao động làm việc đủ giờ mà không khuyến khích họ quan tâm nhiều tới hiệu quả của toàn hệ thống sản xuất kinh doanh từ đó ý thức tiết kiệm thời gian lao động và nguyên vật liệu chưa được nâng cao. Để khắc phục điều này, Nhà máy có thể học tập cách trả lương của người Nhật cho công nhân sản xuất. Nghĩa là tiền lương có thể giảm nhưng tiền thưởng lại tăng lên. Điều này sẽ có những mặt mạnh sau: - Tiền lương được tính theo định mức lao động và được tính vào chi phí sản xuất, bên cạnh đó tiền thưởng lại được tính trên cơ sở lợi nhuận. Nếu là lợi nhuận nhiều thì tiền thưởng lớn. Công nhân muốn có thu nhập cao thì họ phải cố gắng sao cho lợi nhuận của toàn dây chuyền được nâng cao. Từ đó, ý thức tiết kiệm chi phí, cố gắng nâng cao năng suất lao động vì hiệu quả toàn bộ dây chuyền sản xuất được gắn sâu vào tâm trí họ. - Tiền lương phải trả hàng tháng trong khi tiền thưởng chỉ phải chi trả hai lần trong năm. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho dây chuyền sản xuất điện thoại chiếm dụng được vốn thu nhập của người lao động không cần trả ngay để quay vòng vốn. Tuy nhiên, để có thể thay đổi được cách tính lương, Nhà máy cần tuyên truyền, giáo dục cho người lao động về cách tính lương này. Nhà máy có thể giảm định mức tiền công trong công thức tính lương song phải xây dựng một chế độ tiền thưởng phù hợp và công khai cho toàn bộ công nhân của dây chuyền sản xuất. Với cán bộ quản lý: Để đạt kết quả cao trong thời đại công nghiệp, Nhà máy cần có đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý không chỉ có nhiệt tình, quyết tâm cao mà còn phảI có tri thức cao về khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế. Họ không những nắm được những vấn đề khoa học hiện đạI mà cồn thấy được xu hướng phát triển của chúng, xử lý nhạy bén các thông tin về thị trường. Nhà máy cần chú ý xây dựng các chính sách khuyến khích cán bộ, nhân viên quản lý không ngừng tự học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt: ngoại ngữ, vi tính, khả năng tiếp thị,... để từ đó hình thành nên một đội ngũ cán bộ lãnh đạo năng động, tự chủ, có khả năng dẫn dắt Nhà máy hoạt động có hiệu quả trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt hiện nay. IV.Kiến nghị 1. Kiến nghị đối với nhà nước Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng chịu sự tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan. Ngoài sự lỗ lực của chính bản thân doanh nghiệp thì để thành công không thể thiếu được các nhân tố khách quan, môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ tạo điều kiện rất lớn cho sự thành công của các doanh nghiệp. Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Nhà máy trong thời gian tới, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của Nhà máy giải quyết các tồn tại thì một yếu tố không thể thiếu đó là sự giúp đỡ của các cơ quan Nhà nước ă Đề nghị nhà nước tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. Các cơ quan chức năng tăng cường quản lý thị trường chặt chẽ. Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, hàng trốn thuế. Đặc biệt là các hàng hoá lậu từ biên giới phía Bắc tràn sang có thể bóp chết hàng hoá sản xuất trong nước nói chung và các sản phẩm bưu chính viễn thông của Nhà máy nói riêng. Một ví dụ tiêu biểu là điện thoại Trung Quốc bán tràn lan với giá rất rẻ chỉ có 50.000đ/chiếc nhưng không hề rõ xuất xứ cũng như không có hoá đơn thuế. Các giải pháp cụ thể là mở rộng dán tem cho các loại hàng nhập khẩu khác, giảm số lượng thuế suất, có chế độ khen thưởng đích đáng hơn đối với các cán bộ hải quan... Nhà nước cần thực hiện chính sách đối với phần vốn tự tích luỹ của Nhà máy. Nên xem phần tích luỹ được từ vốn tự huy động là vốn của doanh nghiệp, không chia cho cá nhân, nhưng doanh nghiệp được chủ động sử dụng trong kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn vốn và tập thể lao động tại Nhà máy được hưởng một phần lợi ích sau thuế cao hơn lợi ích phát sinh từ phần vốn do nhà nước cấp. Bộ Tài chính cần có sự ổn định tương đối trong việc ra các chế độ chính sách về quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh. Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt hướng dẫn về mặt quản lý tài chính. Nhà nước có chính sách phát triển công tác kiểm toán của các công ty bên ngoài và kiểm toán nội bộ để đảm bảo tính chính xác, hợp pháp, khách quan của những tài liệu, số liệu kế toán tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn lưu động. Ngân hàng có thể xem xét các vốn vay ngắn hạn của Nhà máy thành các khoản vay trung và dài hạn với tỷ lệ lãi suất vay phù hợp. Ngân hàng xem xét thành lập các công ty đòi nợ thuê để chống việc chây ỳ và giúp doanh nghiệp đòi các khoản phải thu. Cho phép Nhà máy xây dựng quỹ bảo toàn vốn để khi vốn bị thiếu hụt thì trích quỹ dự phòng tài chính để bổ sung. 2.Kiến nghị đối với Bộ Bưu chính viễn thông Đề nghị Bộ Bưu chính viễn thông tạo điều kiện cấp hoặc cho vay vốn tương ứng với kế hoạch 2002. Đề nghị Bộ cung cấp giải pháp về phần mềm kế toán chuyên dụng cho phép nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính - kế toán của Nhà máy. Bộ hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật cho phép nối mạng ba cơ sở Nhà máy ở Trần Phú, Thượng Đình và Lim. Đề nghị Bộ tạo điều kiện và hỗ trợ công tác đào tạo nâng cao trình độ cho các cán bộ kế toán và tài chính của Nhà máy. Đẩy mạnh việc cải cách các thủ tục hành chính: điều này giúp cho Nhà máy dễ dàng hơn trong việc vay vốn, thu và trả các khoản cho nhà nước tránh tình trạng dây dưa qua nhiều cửa mất thời gian của Nhà máy, đối khi còn làm mất cơ hội kinh doanh Kết luận Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Việc sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả là một điều kiện bắt buộc đối với các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển. Do vậy, việc tìm ra những nguyên nhân tồn tại, thiếu sót để từ đó đưa ra những phương hướng giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một đòi hỏi đối với mọi doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Để đánh giá các mặt khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh từ giá thành, lợi nhuận, từ chất lượng sản phẩm đến năng lực cạnh tranh trên thị trường... cuối cùng đều được thể hiện trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Với mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh và tối đa hoá lợi nhuận. Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện đã không ngừng nâng cao năng suất lao động, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư đổi mới dây truyền thiết bị máy móc nhằm tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm Nhà máy trên thị trường. Mặc dù sản phẩm của Nhà máy thường được tiêu thụ bởi các đơn vị cùng ngành nhưng không vì thế mà Nhà máy thụ động trong việc xúc tiến các biện pháp tiêu thụ sản phẩm, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của vốn, tăng doanh thu, từ đó đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, làm tốt nghĩa vụ với nhà nước. Tuy nhiên do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan nên Nhà máy vẫn gặp phải một số khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt đông sử dụng vốn nói riêng, đòi hỏi Nhà máy cần cố gắng hơn nữa trong thời gian tới. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Nguyễn Thu Thuỷ đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn các cô chú, các anh các chị phòng kinh doanh, phòng hành chính, phòng kế toán thống kê,... đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong việc tìm hiểu thực tế, chuyên môn liên quan đến đề tài này. Danh mục tài liệu tham khảo Điều lệ tổ chức hoạt động của Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (1999-2002) TS. Lưu Linh Hương, Giáo trình tài chính doanh nghiệp - NXB Thống kê - 1996 Đỗ Văn Thận, Phân tích hoạt động kinh doanh - NXB Giáo Dục - 1997 PGS,PTS Lê Văn Tâm, Giáo trình quản trị doanh nghiệp - NXB Giáo dục - 1995 Phạm Ngọc Kiểm, Xây dựng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD của doanh nghiệp - NXB Chính trị quốc gia - 1999 Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp - NXB Thống kê - 2001 Mục lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0184.doc
Tài liệu liên quan