Lời cảm ơn
Đầu tiên em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy, các cô trong khoa Kinh tế và Quản lý trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Qua 3 năm học tập và rèn luyện tại trường, bản thân em đã được trang bị lượng kiến kiến vô cùng quý báu. Để có được ngày hôm nay, các thầy các cô luôn luôn là những người giúp đỡ ân cần, đầy tâm huyết và tận tình với thế hệ trẻ chúng em. Dưới sự bảo ban chỉ đạo của các thầy cô, em xin hứa với các thầy, cô và bản thân mình rằng sẽ luôn luôn cố gắng
47 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1894 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phấn đấu làm việc và xây dựng đất nước. Để là một người có ích và không phụ công chỉ bảo của các thầy cô.
Đặc biệt dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo rất cặn kẽ, chu đáo và tận tình của thầy giáo Th.S Nguyễn Tiến Dũng đã giúp em hoàn thành thực tập tốt nghiệp và hoàn thành đồ án.
Em xin cảm ơn Ban Lãnh đạo, các Phòng ban và đặc biệt Phòng Thương mại cùng các cô, các chú trong Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện để em thu thập số liệu trong thời gian tại công ty.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô. Chúc các thầy, cô cùng các cô chú mạnh khoẻ, vạn sự như ý.
Lời mở đầu
Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường cơ khí là một doanh nghiệp nhà nước trải qua quá trình hoạt động hơn 30 năm với nhiều biến động, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hàng loạt các công ty có khi bị đình trệ thì hoạt động của công ty vẫn đang duy trì ổn định.
Các sản phẩm của công ty luôn được thị trường tín nhiệm về chất lượng cũng như giá bán của các sản phẩm này. Mà mục tiêu đầu tiên của công ty khi đưa sản phẩm ra thị trường là yếu tố giá sản phẩm đi kèm chất lượng sản phẩm luôn được công ty chú trọng. Công ty luôn luôn có những kế hoạch giá cho sản phẩm từ khâu đầu tại các phân xưởng đến các khâu cuối tiêu thụ làm sao cho chi phí bỏ ra tính vào từng công đoạn phân xưởng là nhỏ nhất có như vậy thì giá thành của sản phẩm mới giữ vững và giảm được.
Trong năm 2002 vừa qua giá thành của các nhóm sản phẩm của công ty vẫn giữ ở mức ổn định, chỉ riêng đơn vị “L500 x 40 x 2,5” lưỡi của máy là có dấu hiệu giá thành tăng hơn so với các năm trước. Trước việc giá thành tăng lên của đơn vị sản phẩm “L500 x 40 x 2,5”. Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế và trong quá trình thực tập tại công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí, được trực tiếp làm việc với môi trường thực tế, em đã chọn cho mình hướng đề tài để phân tích “Giá thành và các biện pháp hạ giá thành đơn vị “L500 x 40 x 2,5” trong năm tới.
Nội dung của đề tài:
Chương I: Cơ sơ lý thuyết
Chương II: Phân tích giá thành”L500 x 40 x 2,5”
Chương II: Biện pháp hạ giá thành sản phẩm”L500 x 40 x 2,5”
Chương IV: Kết luận
Trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp em không tránh khỏi những sai sót và sơ suất trong khâu chuẩn bị, mong các thầy cô giúp đỡ em để em hoàn thành. Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
Nguyễn Ngọc Kiên
Lớp K3- Pháp Việt- Khoa KTQL
Chương I
Cơ sở lý thuyết
1. chi phí và giá thành
1.1. Khái niệm và phân loại chi phí
1.1.1. Khái niệm: Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các hao phí về vật chất và lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định.
+ Các chi phí này phát sinh có tính chất thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm.
+ Chi phí sản xuất kinh doanh gồm có:
- Chi phí sản xuất sản phẩm
- Chí phí tiêu thụ sản phẩm
- Các khoản tiền thuế
- Chi phí hoạt động tài chính
- Chi phí bất thường.
1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
1.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung, tính chất kinh tế (theo yếu tố):
- Căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế và hình thức nguyên thuỷ ban đầu của chi phí để tập hợp sắp xếp những chi phí có cùng tính chất, nội dung vào một yếu tố chi phí mà không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu và nơi nào chịu chi phí.
- Toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp được chi thành 5 yếu tố:
+ Chi phí vật liệu
+ Chi phí nhân công
+ Chi phí khấu hao TSCĐ
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí bằng tiền khác
1.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo công cụ kinh tế (theo khoản mục):
- Căn cứ vào công dụng kinh tế của chi phí mục đích sử dụng của chi phí, nơi phát sinh và nơi chịu chi phí để sắp xếp những chi phí có cùng công dụng vào một khoản mục.
- Toàn bộ chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm được chi làm 3 khoản mục:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính (kể cả nửa thành phẩm), vật liệu phụ, nhiên liệu phụ tùng thay thế, xuất dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: là các chi phí về tiền lương, tiền công phải trả, các khoản bảo hiểm trích theo tiền lương tiền công của công nhân trực tiếp để sản xuất sản phẩm.
- Chi phí sản xuất chung: Đó là các chi phí liên quan đến việc tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất trong phạm vi một phân xương (đại bộ phận chi phí sản xuất chung theo quy định hiện nay)
* Mục đích: Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành.
1.1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ của chi phí với khối lượng hoạt động:
- Chi phí biến đổi (biến phí)
- Chi phí cố định (định phí)
- Chi phí hỗn hợp.
- Chi phí biến đổi (biến phí): Là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng hoạt động (mức độ hoạt động, số lượng sản phẩm hoàn thành, số giờ máy hoạt động...)
- Chi phí cố định (Định phí): Là các chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về khối lượng hoạt động thực hiện.
- Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả yếu tố của định phí và biến phí như chi phí điện thoại, fax, chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định.
Nhằm phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí.
1.1.2.4. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất vào các đối tượng chịu phí:
+ Chi phí trực tiếp: là những chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp tới một đối tượng chịu chi phí (như một loại sản phẩm, một đơn đặt hàng, một giai đoạn công nghệ, một phân xưởng). Những chi phí này có thể căn cứ vào số liệu từ các chứng từ gốc.
+ Chi phí gián tiếp: Là những chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng chi phí, do vậy cần phải tiến hành phân bổ các chi phí đó cho các đối tượng bằng phương pháp gián tiếp thông qua các tiêu chuẩn phân bổ hợp lý. Những chi phí này về phương diện kế toán chi phí gián tiếp không thể căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào từng đối tượng mà phải tập hợp riêng sau đó tính toán phân bổ.
1.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm
1.2.1. Khái niệm: Là toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra để sản xuất hoặc tiêu thụ một đơn vị, một khối lượng sản phẩm nhất định.
+ Giống nhau và khác nhau giữa chi phí và giá thành:
- Giống nhau: Đều là biểu hiện bằng tiền của những hao phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất.
+ Chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ là căn cứ, là cơ sở để tính giá thành của sản phẩm, công việc lao vụ đã hoàn thành.
+ Vì vậy muốn tính giá thành sản phẩm cho một đơn vị, một khối lượng phải căn cứ vào toàn bộ chi phí bỏ ra trong quá trình để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
- Khác nhau: Giữa chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất kinh doanh
Giá thành sản phẩm
- Thể hiện số chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ trong một thời kỳ nhất định.
- Biểu hiện lượng chi phí để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị hay 1 khối lượng sản phẩm nhất định.
1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm:
+ Phân loại giá thành theo mối liên hệ với khối lượng sản phẩm: Đơn vị, tổng sản lượng.
+ Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành:
Giá thành kế hoạch
Giá thành định mức
Giá thành thực tế
1.3. Các phương pháp xác định giá thành
1.3.1. Đối tượng tính giá thành:
+ Các loại sản phẩm, côgn việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất, chế tạo và thực hiện, cần tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị.
+ Xác định đối tượng giá thành ở từng doanh nghiệp cụ thể dựa vào rất nhiều yếu tố.
- Đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất.
- Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm.
- Đặc điểm sử dụng sản phẩm, nửa thành phẩm.
- Các yếu tố quản lý, yếu tố cung cấp thông tin cho việc ra các quyết định doanh nghiệp.
- Khả năng trình độ quản lý, hạch toán.
1.3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
- Công thức tổng quát tổng giá thành sản phẩm.
Tổng giá thành sản phẩm
=
Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất trong kỳ
-
Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ
-
Các khoản làm giảm chi phí
- Công thức tổng quát tính giá thành đơn vị sản phẩm
Giá thành đơn vị sản phẩm
=
Tổng giá thành sản phẩm
Tổng sản phẩm hoàn thành
- Các phương pháp tính giá thành sản phẩm:
+ Phương pháp tính giá thành trực tiếp.
+ Phương pháp tính giá thành phân bổ.
+ Phương pháp tính giá thành liên hợp.
1.3.2.1. Loại phương pháp tính giá thành trực tiếp:
- Đặc điểm quy nạp trực tiếp chi phí vào đối tượng tính giá thành. Có các phương pháp sau:
+ Tính giá thành giản đơn
+ Tính giá thành theo đơn đặt hàng.
+ Tính giá thành phân bước
* Tính giá thành giản đơn:
- Điều kiện sử dụng: Phù hợp với công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục, chủng loại sản phẩm ít, đối tượng tính giá giá thành tương ứng với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành định kỳ.
- Phương pháp: Các chi phí sản xuất được tính thẳng vào đối tượng tính giá thành.
Giá thành = C + Dđk - Dck
Giá thành đơn vị tính như sau:
Z: Tổng giá thành từng đối tượng tính giá thành
J: Giá thành đơn vị từng đối tượng tính giá thành.
C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ.
Dđk, Dck: Chi phí của sản phẩm dở dang đầu và cuối kỳ.
S: Sản lượng thành phẩm.
- Phương pháp loại trừ chi phí:
Tổng giá thành sản phẩm
=
Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất trong kỳ
-
Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ
-
Chi phí sản xuất ra sản phẩm phụ
* Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng:
- Điều kiện sử dụng: áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hàng loạt nhỏ hoặc vừa theo các đơn đặt hàng với chu kỳ sản xuất dài, riêng lẻ. Kỳ tính giá thành được xác định khi đơn đặt hàng đã sản xuất hoàn thành.
- Phương pháp tính: Khi đưa đơn đặt hàng vào sản xuất, kế toán phải mở ngay cho đơn đặt hàng đó một bảng tính giá thành, những chi phí phát sinh trực tiếp cần được quy nạp thẳng vào đơn đặt hàng.
* Phương pháp tính giá thành phân bước:
- áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, quá trình sản xuất sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau. Sản phảm sản xuất bao gồm nhiều chi tiết bộ phận mà mỗi chi tiết, bộ phận được sản xuất chế tạo ở một phân xưởng hay một giai đoạn công nghệ.
- Phương pháp tính giá thành phân bước có 2 cách tính tương ứng.
a. Tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm:
Giá thành NTP giai đoạn (n-1)
Giá thành NTP giai đoạn 1 chuyển sang
Chi phí nguyên vật liệu chính
Tổng Z và Z đơn vị TP giai đoạn cuối
Tổng Z và Z đơn vị NTP giai đoạn 2
Tổng Z và Z đơn vị NTP giai đoạn 1
Chi phí chế biến giai đoạn n
Chi phí chế biến giai đoạn 2
Chi phí chế biến giai đoạn 1
Sơ đồ: Quy trình tính giá thành bán thảnh phẩm
* Điều kiện sử dụng: Phù hợp với yêu cầu quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp có cả bán thành phẩm đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Đối tượng tính giá thành của cách này gồm cả bán thành phẩm và thành phẩm.
* Phương pháp tính: Tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng, công đoạn sản xuất. Xác định đối tượng tính giá thành cho từng phân xưởng công đoạn sản xuất.
Công thức tính:
Z1 = C1 + Dđk1 – Dck1
Ztp = Zn-1 + Cn + Dđkn - Dcrn
Z1, Ztp: Tổng giá thành công đoạn 1 và thành phẩm.
Dđji, Dcki: Chi phí sản xuất dở dang đầu và cuối kỳ.
Ci: Chi phí sản xuất của giai đoạn i trong thảnh phẩm
Jtp: Giá thành đơn vị từng đối tượng
Stp: Sản lượng thành phẩm.
b. Tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm:
+ Điều kiện sử dụng: Phù hợp trong trường hợp xác định đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm sản xuất hoàn thành ở phân xưởng, ở công đoạn sản xuất cuối kỳ. Các bán thành phẩm ở các phân xưởng, ở công đoạn sản xuất trước không cần tính chi phí sản xuất riêng biệt.
+ Phương pháp tính:
Czi = x Stp
Czi: Chi phí sản xuất của giai đoạn i trong thành phẩm.
Dđkj: Chi phí sản xuất dở dang giai đoạn i trong kỳ.
Cj: Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn i.
Sdj: Số lượng sản phẩm dở dang giai đoạn i.
Stp: Sản lượng thành phẩm ở giai đoạn cuối.
1.3.2.2. Loại phương pháp tính giá thành theo phân bổ:
- Loại phương pháp này có đặc điểm chi phí đầu vào tập hợp theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sau đó phân bổ chi phí vào đối tượng tính giá thành. Các phương pháp của loại này:
Tính giá thành theo hệ số
Tính giá thành theo tỷ lệ
Tính giá thành theo định mức
+ Phương pháp hệ số: Được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu nhưng tạo ra nhiều sản phẩm chính khác nhau. Tính được giá thành từng loại sản phảm khác nhau trước hết phải tính được tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm, sau đó căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật để định cho từng loại sản phẩm một hệ số quy đổi các sản phẩm khác nhau thành sản phẩm tiêu chuẩn. Tính giá thành từng loại sản phẩm bằng cách phân bổ tổng giá thành theo sản phẩm của từng loại.
Z đơn vị sản phẩm
=
Tổng Z của các loại sản phẩm chính hình thành trong kỳ
Tổng sản phẩm chuẩn hoàn thành trong kỳ
+ Phương pháp tỷ lệ: áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất sản phẩm, kết quả sản xuất thu được là nhóm sản phẩm cùng loại với các quy cách phẩm cấp khác nhau. Tính giá thành của từng quy cách, phẩm cấp, phải tính được tổng giá thành và tính giá thành từng quy cách.
Tỷ lệ
=
Tổng Z thực tế của các loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Tổng Z kế hoạch (hoặc định mức) của các loại sản phẩm
+ Phương pháp định mức: Căn cứ vào mức tiêu hao vật tư lao động, các dự toán về chi phí phục vụ sản xuất và quản lý. Khoản chênh lệch do những thay đổi định mức cũng như những chênh lệch trong quá trình thực hiện so với định mức. Giá thành thực tế của sản phẩm xác định như sau:
Giá thành thực tế sản phẩm
=
Giá thành định mức
±
Chênh lệch do thay đổi định mức
±
Chênh lệch do thực hiện so với định mức
1.4. Các phương pháp phân tích giá thành:
+ Phương pháp phân tích được biểu hiện là tổng hợp các cách thức, thủ pháp, công thức, mô hình... được sử dụng trong quá trình phân tích để nghiên cứu bản chất và quy luật vận động của các hiện tượng kinh tế.
1.4.1. Phương pháp so sánh:
+ Bản chất của so sánh trong phương trình kinh tế là đem đối chiếu hiện tượng này với hiện tượng được so sánh, làm tiền đề cho việc đánh giá các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả.
1.4.1.1. Phương pháp so sánh giữa giá thành thực tế và giá thành kế hoạch:
+ Đánh giá sơ bộ mức độ hoàn thành kế hoạch xác định tiềm năng nâng cao mức độ đạt được của các chỉ tiêu.
+ Độ lệch tuyệt đối giữa thực tế và kế hoạch (Dy trong đó y là chỉ tiêu phân tích)
+ Độ lệch tương đối giữa thực tế và kế hoạch (dy trong đó y là chỉ tiêu phân tích).
+ Chỉ số phát triển giữa thực tế và kế hoạch (Iy trong đó y là chỉ tiêu phân tích).
STT
Tên sản phẩm
Số lượng
Giá thành đơn vị Sản phẩm
Thành tiền
Mức tăng giảm (+/-)
Tỷ lệ %
KH
Giá T/tế
Giá KH
Theo ZTT
Theo ZKH
1
Sản phẩm A
2
Sản phẩm B
3
Sản phẩm C
4
...v...v...
Tổng cộng
Bảng 1. So sánh ZTT và ZKH
1.4.1.2. Phương pháp so sánh chỉ tiêu thực hiện kỳ phân tích và kỳ trước:
+ Đánh giá xu hướng phát triển và nhịp độ tăng trưởng của các chỉ tiêu phân tích, đồng thời nghiên cứu các khả năng và cơ hội để đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng của các chỉ tiêu.
Mức tăng giảm tuyệt đối
Mức tăng giảm tương đối
Nhịp độ tăng bình quân của chỉ tiêu
Sản phẩm
Năm trước
Năm nay
THn so với TH (n-1)
THn so với KHn
KH
TH
±
%
±
%
A
B
C
D
Bảng 2. Phân tích tình hình thực hiện Z đơn vị
1.4.1.3. Phương pháp so sánh năm trước (n-1) với năm sau (n)
Khoản mục Z
Định mức (ZM)
Năm trước (ZNT)
Thực hiện năm nay (ZN)
Chi phí NVL trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Cộng (Z đơn vị)
Bảng 3. Bảng phân tích biến động khoản mục giá thành
Khoản mục Z
Định mức
Thực hiện
Lượng
Giá
C.phí
Lượng
Giá
C.phí
Chi phí NVL trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Cộng:
Bảng 4. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khoản mục
1.4.2. Phương pháp thay thế liên hoàn (Phương pháp loại trừ)
+ Phân tích ảnh hưởng 1 chỉ tiêu yếu tố nào đó đến chỉ tiêu phân tích, cố định các yếu tố còn lại.
+ áp dụng các nhân tố có quan hệ chỉ tiêu phân tích dưới dạng tích số.
Chỉ tiêu phân tích kỳ gốc: F0 = XoyoZ0
Chỉ tiêu phân tích kỳ phân tích: F1 = X1Y1Z1
+ ảnh hưởng tuyệt đối của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:
- ảnh hưởng nhân tố x (ký hiệu DFx)
DFX = F (x1, y0,z0) – F (n0, y0, z0) = x1y0z0 – x1y0z0
- ảnh hưởng nhân tố y (DFy)
DFy = F (n0, y1, z0) – (n0, y0, z0) = x0y1z0 – x0y0z0
- ảnh hưởng nhân tố z (DFZ)
DFZ = F (n0, y0, z1) – F (n0, y0, z0) = x0y0z1 – n0y0z0
mà: DFX + DFy + DFZ + DF = F1 – F0
+ Mức độ ảnh hưởng tương đối của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:
dF = (DF/F0) x 100% (1)
- ảnh hưởng của nhân tố x (dFX) %
dFX = (x1/x0 - 1) x 100% = (Ix - 1) x 100%
- ảnh hưởng của nhân tố y (dFy)%
dFy = (y1/y0 - 1) x 100% = (Iy - 1) x 100%
- ảnh hưởng của nhân tố Z (dFZ) %
dFZ = (z1/z0 - 1) x 100% = (IZ - 1) x 100%
+ Nhược điểm
Biểu diễn lượng dư có 2 nhân tô ảnh hưởng (F = x0. y0)
1.4.2.1. Phương pháp dồn lượng dư cho yếu tố đứng sau (phương pháp số chênh lệch)
- ảnh hưởng của từng nhân tố (DFj)
DFX = F (x1, y0, z0) – F (x0, y0, z0) = x1y0z0 – x0y0z0
DFy = F (x1. y1, z0) – F (x1, y0, z0) = x1y1z1 – x1y1z0
- Mức độ ảnh hưởng tương đối của từng nhân tố:
dFx = (Ix - 1) x 100%
dFy = IX x (IY - 1) x 100%
dFZ = Ix x Iy x (IZ – 1) x 100%
1.5. Các phương hướng hạ giá thành sản phẩm
- Sản phẩm hạ giá thành là đơn vị sản phẩm “Lưới của máy bào thép” L500 x 40 x 2,5.
- Hướng giảm giá thành “L500 x 40 x 2,5”
+ Giảm chi phí nguyên vật liệu trong sản xuất và chế tạo sản phẩm “Lưới của máy” “L500 x 40 x 2,5”.
+ Giảm chi phí tiền lương trong chi phí về nhân công.
+ Tăng cường năng lực của máy móc, phân xưởng sản xuất.
+ Giảm mức thấp nhất chi phí quản lý chung
+ Cố gắng sản xuất vượt mức sản lượng đề ra.
Chương II
Phân tích tình hình về giá thành và hạ giá thành
sản phẩm “Lưỡi của máy bào thép” ở công ty dụng cụ cắt và đo lượng cơ khí
1.1. Giới thiệu sản phẩm hạ giá thành:
Sản phẩm lưỡi của máy bào thép thuộc về nhóm sản phẩm “Dụng cụ cắt” của Công ty “Dụng cụ Cắt và đo lượng Cơ khí”.
- Đây là nhóm sản phẩm chủ lực của công ty với thị phần lớn trên thị trường nên việc đánh giá và phân tích giá thành cho sản phẩm là rất cần thiết, nhằm đưa sản phẩm ngày càng hoàn thiện về chất lượng và giá thành, để có sự thay đổi sao cho phù hợp với các yếu tố của thị trường.
+ Về sản phẩm “Lưỡi của máy bào thép”
- Tính năng và công dụng:
+ Sử dụng trong quá trình gia công các nhóm vật liệu kim loại.
+ Cắt gọt các sản phẩm theo đúng yêu cầu về kích cỡ.
+ Đạt độ chính xác cao trong quá trình sử dụng.
+ Sử dụng được trong quá trình vận hành với khối lượng sản phẩm lớn và tính chính xác cao.
+ Quá trình sử dụng sản phẩm với thời gian, tuổi thọ cao...
+ Các loại sản phẩm “Lưỡi của máy bào thép” được sản xuất tại Công ty gồm:
ĐVT: Việt nam đồng
TT
Tên quy cách sản phẩm Lưỡi của máy bào
ĐVT (cái)
Giá bán
Chưa VAT
Có VAT
Chưa VAT
Có VAT
1
L350 x 2 (Đức)
52.400
55.020
2
L350 x 38 x 1,6
47.000
49.350
3
L450 x 40 x 2,5
71.400
74.970
4
L500 x 40 x 2,5
84.000
88.200
5
L500 x 38 x 1,6
68.000
71.400
6
L550 x 40 x 2,5
119.000
124.950
7
L550 x 50 x 2,5
131.000
137.550
8
L600x 50 x 2,5
141.000
148.000
9
L450 x 40 x 2
10
L500 x 40 x 2
Bảng 5: Giá bán sản phẩm lưỡi của máy
1.2. Sản phẩm hướng tới hạ giá thành trong nhóm sản phẩm ‘Lưỡi của máy”
- Sản phẩm hạ giá thành mà công ty hướng tới kế hoạch cho năm sau (2003) là đơn vị sản phẩm:
+ L500 x 40 x 2,5 (Thép Đức)
- Giá thành đơn vị (L500 x 40 x 2,5) (2002)
ZTT đơn vị = 80.174 (đ/cái)
+ Loại đơn vị trên có giá thành sản xuất đang ở mức cao trong nhóm sản phẩm “Lưới của máy” làm cho giá bán của loại mặt hàng trên ở thị trường so với các đối thủ cạnh tranh là cao hơn làm cho danh thu về mặt hàng này thấp so với khối lượng sản phâm sản xuất ra làm tồn kho ở mức cao trong năm vừa qua, gây ảnh hưởng lớn tới doanh thu và lợi nhuạn của nhóm sản phâm cắt.
+ Hướng sang năm 2003 Công ty đã chủ trương chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hạ thấp giá thành mặt hàng trên, để tăng doanh thu và lợi nhuận cho nhóm sản phẩm cắt với mục đích là giảm giá thành sản xuất sản phẩm.
- Từ đó mục tiêu của các phan xưởng sản xuất ra sản phẩm “L500” là giảm hao phí về lao động sống và lao đọng vật hoá trong quá trình sản xuất sản phẩm.
1.3. Quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm “Lưỡi của máy bào thép” (L500 x 40 x 2,5):
- Thép tấm được dập đúng chiều dài, chiều rộng trên máy dập 250 tấn, sau đó lần lượt được phay răng trên máy phay vận năng, dập đầu và lỗ trên máy dập 130 tấn, nắn phần răng tạo góc thoát phối trên máy ép. Tiếp đến chi tiết được đem vào nhiệt luyện (tôi trong lò muối). Nhiệt luyện xong chi tiết được làm mòn hai đầu trong lò tần số, tiếp đến được tẩy rửa, sơn và nhập kho.
Thép tấm
Máy dập 250 tấn
Máy phay vạn năng
Nhập kho
Làm non trong lò tần số
Nhiệt luyện
Máy dập 130 tấn
Sơn
Tẩy rửa
Máy ép
Sơ đồ: Quy trình công nghệ sản xuất Lưỡi của máy “L500 x 40 x 2,5”
1.4. Phương pháp tập hợp chi phí để tính giá thành của mặt hàng (L500 x 40 x 2,5)
+ Phương pháp tập hợp chi phi vào giá thành “L500”
TT
Khoản mục
Z kế hoạch
Z thực tế
So sánh
1
NVL chính
123.863.040
124.225.920
362.880
2
Vật liệu phụ
3.379.200
3.697.200
318.000
3
Động lực
3.909.932
12.811.833
8.901.901
4
Tiền lương
4.624.786
4.954.248
329.462
5
Trích BHXH
547.186
546.364
- 822
6
Chi phí sử dụng máy
5.161.034
3.261.752
- 1.899.282
7
Chi phí phân xưởng
3.992.976
4.459.234
466.258
8
Chi phí quản lý DN
4.880.364
5.449.262
568.958
9
Trả lãi vay
1.109.160
1.238.562
129.402
I
Cộng Z công xưởng
151.467.618
163.644.375
9.176.757
10
Chi phí bán hàng
3.499.475
4.033.707
534.232
II
Cộng Z toàn bộ
154.967.093
164.678.082
9.710.989
11
Thuế doanh thu
12
Doanh thu
Bảng 6 : Tập hợp chi phí và giá thành “L500 x 40 x 2,5”
Khoản mục chi phí
Chi phí giá thành KH
Chi phi giá thành thực tế
Chi phí nguyên vật liệu
127.242.240
127.923.120
Chi phí NVL chính
123.863.040
124.225.920
Chi phí NVL phụ
3.379.200
3.697.200
Bảng 7: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu
Giá thành
Chi phí giá thành KH
Chi phi giá thành thực tế
Chi phí nhân công trực tiếp
5.171.972
5.500.612
Tiền lương
4.624.786
4.954.248
Trích BHXH
547.186
546.364
Bảng 8: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Giá thành
Chi phí giá thành KH
Chi phi giá thành thực tế
Chi phí sản xuất chung
14.173.102
21.771.381
Động lực
3.909.932
12.811.833
Chi phí sử dụng máy
5.161.034
3.261.752
Chi phí phân xưởng
3.992.976
4.459.234
Trả lãi vay
1.109.160
1.238.563
Bảng 9: Tập hợp chi phí sản xuất chung
Giá thành
Chi phí giá thành KH
Chi phi giá thành thực tế
Chi phí ngoài sản xuát
8.379.779
9.482.969
Chi phí quản lý
4.880.304
5.449.262
Chi phí bán hàng
3.499.475
4.033.707
Bảng 10 : Tập hợp chi phí ngoài sản xuát
Giá thành sản phẩm
=
Giá thành sản xuất
+
Chi phí quản lý
+
Chi phí bán hàng
1.5. Các phương trình tính toán khoản mục giá thành sản phẩm
TT
Các khoản mục chi phí
Ký hiệu
Cách tính
1
Chi phí NVL trực tiếp
VL
ZQj DjVL (1 + KVLF) + CVN
2
Chi phí nhân công trực tiếp
NC
ZQj DJNC (1 + F1/h1j + F2/h2j)
3
Chi phí sản xuất chung
C
KC + NC
4
Cộng
VL + NC + C
QJ: Lượng sản phẩm sản xuất thực tế
DJVL,DJNC: Đơn giá vật liệu, đơn giá nhân công.
KC : Tỷ lệ % chi phí chung so với nhân công trực tiếp.
F1, F2: Các khoản phụ cấp được tính theo mức lương tối thiểu theo cấp bậc.
h1j, hzj: Hệ số phụ cấp tính theo cấp bậc và lương tối thiểu.
2. Công tác thực hiện kế hoạch giá thành và hạ giá thành cho sản phẩm:
2.1. Thực hiện kế hoạch cho sản phẩm:
+ Trong nền kinh tế thị trường công ty muốn thu được lợi nhuận coa và tồn tại lâu dài trên thị trường, Công ty phải luôn luôn phấn đấu hạ thấp chi phí vào giá thành để có lợi thế trong cạnh tranh và tồn tại trên thị trường. Do đó vấn đề giá thành và hạ giá thành là rất quan trọng.
+ Trong lĩnh vực nhóm sản phẩm “Dụng cụ cắt doanh thu đạt được là rất khả quan so với khối lượng sản xuất, giá thành sản phẩm luôn ở mức ổn định trong các năm trước.
+ Kể từ 2002 quy trình sản xuất đơn vị mặt hàng “Lưỡi của L500” có thay đổi so với các năm trước để phù hợp với yêu cầu của thị trường.
- Chính bởi yếu tố khách quan trên nên trong quá trình sản xuất sản phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối đã có sự thay đổi.
Qua quá trình thay đổi chất lượng cho sản phẩm mà giá thành của sản phẩm cũng đã có những thay đổi nhất định.
- Vì vậy hướng năm tới của công ty là hạ giá thành đơn vị sản phẩm trên sao cho có tỷ lệ lợi nhuận trong sản phẩm này.
- Qua bảng kết quả kinh doanh về sản xuất “L500 x 40 x 2,5” trong 3 năm trước lợi nhuận âm, điều này do giá thành và do chi phí quản lý cao. Đặc điểm của công ty trong công tác giá thành, công ty chưa xác định được các tỷ lệ hạ và mức hạ giá thành sản xuất. Do đó mức hạ giá thành thực tế bằng không. Kết quả giá thành sản phẩm tăng lên so với năm trước.
Năm
Kế hoạch (1)
Thực tế (2)
DM = (2) – (1)
TM %: 2/1
2000
148.795.340
150.025.361
1.230.021
100,8%
2001
151.792.676
157.314.852
5.522.176
103,64%
2002
154.967.093
164.678.082
9.710.989
106,27%
Bảng 11: Kế hoạch giá thành “L500”
- Bảng phân tích trên ta thấy tình hình giá thành thực tế của công ty đều tăng so với kế hoạch. Công ty đã lãng phí rất nhiều nguồn lực cụ thể năm 2000 tăng (1.230.021) tương ứng 0,08% sang năm 2001 tăng (5.522.176) tương ứng 3,64%, năm 2002 tăng cao hơn cả là (9.710.989) tương ứng tỷ lẹ 6,27%. Công ty cần xem xét lại kế hoạch cho năm 2003.
+ Qua bảng kế hoạch giáthành “L500 x 40 x 2,5” ta có bảng tính giá thành đơn vị cho sản phẩm.
Sản phẩm
Năm trước
Năm nay
TH2002/ TH2001
TH2002 /KH2002
NT
KH
TH
DM (±)
DT (%)
DM (±)
DT (%)
L500x40x2,5
76.589
75.446
80.174
3.585
104,69%
4.728
106,27%
Bảng 12: Phân tích giá thành đơn vị sản phẩm
+ TH 2002 với TH2001
- DM = 3.585đ/cái
- DT = 4,09%
Mức hạ của năm 2002 tăng so với 2002 là 3.585 đ/cái với tỷ lệ 4,09%
+ TH 2002 với KH 2002
- DM = 4,728
- DT = 6,27%
Mức hạ của TH2002 so với KH 2002 tăng 4.728 đ/cái, tỷ lệ 6,27%.
- ở TH 2002/TH 2001 và TH2002/KH2002 ta thấy mức tăng là rất đáng ngại, điều này chứng tử chi phí tính vào giá thành sản phẩm đã tăng lên một cách khó kiểm soát. Công tác hạch toán đã làm rõ được các yếu tố tăng lên của giá thành đơn vị sản phẩm, nhưng công tác quản lý vẫn còn yếu kém trong khâu tổ chức, phân tích cũng như hoạch định ngân sách chi phí tính vào sản phẩm.
Hướng sang năm 2003 công ty chủ động giảm thấp nhất có thể giá thành của sản phẩm “L500 x 40 x 2,5”, tiết kiệm các chi phí đầu vào, giảm tối đa mức sản phẩm hỏng và dở dang để thu được lợi nhuận từ sản phẩm này.
- Ta có bảng phân tích khoản mục chi phí tính vào giá thành đơn vị “L500 x 40 x 2,5”
ĐV: đồng
Khoản mục Z đơn vị
Năm trước (ZNT)
Kế hoạch (ZM)
Thực hiện (ZN2)
Chi phí NVL trực tiếp
61.970,5
61.948,5
62.280
Chi phí nhân công trực tiếp
3.408,3
2.518
2.678
Chi phí sản xuất chung
7.912,8
6.900,3
10.599,5
Chi phí bán hàng
1.684,2
1.703,75
1.963,8
Chi phí quản lý
1.613,68
2.376
2.653
Cộng Z (đơn vị)
76.589,5
75.446,5
80.174
Bảng 13: Phân tích khoản mục Z đơn vị “L500 x 40 x 2,5”
+ TH 2002/TH2001
- DMZ đơn vị =
+ Bảng phân tích khoản mục chi phí tính vào giá thành đơn vị sản phẩm đã cho ta thấy yếu tố tăng giá thành đơn vị “L500 x 40 x 2,5” là được xác định bởi sự tăng lên của các khoản mục trong giá thành.
Ta cần phân tích sự tăng lên này của các khoản mục trên.
3. Phân tích các khoản mục giá thành đơn vị sản phẩm “L500 x40x 2,5”
3.1. Phân tích khoản mục chi phí NVL trực tiếp trong giá thành đơn vị
Đơn vị: Đồng
Khoản mục
Năm trước
2001
Năm nay 2002
TH2002/ TH2001
TH2002 /KH2002
KH
TT
DM (±)
DT (%)
DM (±)
DT (%)
C.phí NVL t/t
61.970,5
61.948,5
62.280
309,5
100,5%
331,5
100,54%
Bảng 14: Phân tích chi phí NVL trực tiếp L500 x 40 x 2,5
+ TH 2002/TH 2001
- DM = 309,5
- DT = 100,5%
Mức hạ năm 2002 so với 2001 về chi phí khoản mục NVL chính tăng lên 309,5đ/cái tỷ lệ 0,5%.
+ TH2002/KH2002:
Mức hạ TH 2002 so với KH 2002 tăng 331,5đ/cái tỷ lệ 0,54$
Do tính chất yếu tố nhập khảu NVL của Đức để thay thế cho NVL cũ nhập khẩu của Liên Xô, chi phí tính vào khoản mục NVL (2002) đã tăng lên so với (2001) và so với kế hoạch đề ra. Vì vậy mà giá thành “l500 x 40 x 2,5” tăng lên cũng bởi nhân tố NVL trực tiếp. Để giám giá thành cho sản phẩm vào năm 2003 Công ty cần phải đẩy mạnh công tác dự trù lập kế hoạch về khoản mục chi phí NVL, nhằm hạn chế tối đa được chi phí.
+ Các yếu tố làm tăng chi phí của khoản mục nguyên vật liệu trực tiếp được cụ thể và phân tích qua bảng sau.
Đơn vị: Đồng
Tên NVL trực tiếp
Định mức
Thực hiện
Tổng chi phí tính 1 đơn vị biến động TH/ĐM
L500 x40 x 2,5
1
2
3
4
3=(1x2)
4=(2x3)
5(3x4)
6=5-3
7=4-3
8=5-4
NVL chính
0,504
119649,6
0,504
120.000
60.303,4
60.303,4
60.480
176,6
-0-
176,6
NVL phụ
0,144
11457,7
0,157
11491,2
1.649,92
1798,85
1.804,2
154,2
148,93
5,241
Tổng Cphí
0,648
131.107,3
0,661
131491,2
61.953,32
62102,25
62284,2
330,8
148,93
181,841
NVL tính trong Z
Bảng 15: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí NVL trực tiếp “L500 x 40 x 2,5”
- Chi phí NVL trực tiếp được tập hợp từ chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí NVL phụ. Việc thay đổi của chi phí NVL trực tiếp phụ thuộc vào chi phí vật liệu chính và chi phí vật liệu phụ, phân tích các chi phí trên sẽ cho ta thấy được sự biến động của chi phí NVL trực tiếp tính trong giá thành đơn vị “L500 x 40 x 2,5”.
- Xét chi phí vật liệu chính và chi phí vật liệu phụ
+ Chi phí NVL chính:
- Kế hoạch : CKH = QKH . ZKH = 119.6._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9512.doc