Dự án chế biến thực phẩm sạch

Tài liệu Dự án chế biến thực phẩm sạch: Mục lục Giới thiệu chung Chương I. Các căn cứ chủ yếu hình thành dự án I.Các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng tới sự hình thành dự án 1.1.Môi trường vĩ mô 1.1.1.Môi trường kinh tế vĩ mô 1.1.2.Môi trường pháp lý 1.1.3.Môi trường chính trị-văn hoá-xã hội 1.1.4.Môi trường tự nhiên 1.2.Quy hoạch phát triển nông nghiệp II.Nghiên cứu khía cạnh thị trường sản phẩm dự án 2.1.Khái quát thị trường tổng thể 2.2.Xác định thị trường mục tiêu 2.3.Xác định sản phẩm của dự án 2.4.Dự báo cung cầu về sản ... Ebook Dự án chế biến thực phẩm sạch

doc60 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1853 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Dự án chế biến thực phẩm sạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phẩm của dự án 2.5.Các giải pháp tiếp thị sản phẩm 2.6.Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm Chương II. Phân tích kỹ thuật 2.1.Lựa chọn các hình thức đầu tư và loại hình doanh nghiệp 2.2.Xác định công suất của dự án 2.3.Lựa chọn dây chuyền thiết bị 2.4.Quy hoạch vùng nguyên liệu 2.5.Cơ cấu tổ chức nhân sự 2.6. Địa điểm xây dựng dự án 2.7.Lịch trình thực hiện dự án Chương III. Phân tích tài chính 3.1.Dự tính tổng vốn đầu tư và cơ cấu sử dụng vốn của dự án 3.2.Dòng tiền của dự án 3.3.Các chỉ tiêu tài chính Chương IV. Phân tích khía cạnh xã hội của dự án 4.1.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án trên góc độ nền kinh tế 4.2.Một số tác động về mặt xã hội và môi trường của dự án 4.3.Môi trường và các biện pháp xử lý 4.4.Hệ thống phòng cháy chữa cháy 4.5.Một số tác động khác Giới thiệu chung và sự cần thiết phải đầu tư Giới thiệu chung Tại hội nghị về đẩy mạnh ngành chăn nuôi lợn và chương trình xuất khẩu thịt lợn được tổ chức tại Hải Phòng cưối năm 2001, Phó Thủ Tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn khẳng định, chăn nuôi và kinh doanh xuất khẩu thịt lợn đang và sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, nhất là đối với người nông dân và là một thế mạnh của Việt Nam so với các nước trong khu vực. Ngành chăn nuôi cần phát triển theo hướng công nghiệp và đa dạng hoá sản phẩm, đa thị trường để vừa tạo nguồn thu ngoại tệ vừa tạo việc làm cho hang chục ngàn hộ nông dân và góp phần chuyển đổi kinh tế nông thôn. Nhìn chung, hoạt động chăn nuôi gia súc của các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Chính sách mở cửa thương mại của Nhà nước đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ra thị trường nước ngoài. Hơn nữa, do mặt bằng thu nhập bình quân tăng cao, đời sống vật chất của người dân thành thị và nông thôn được cải thiện và nâng cao rõ rệt đã thúc đẩy nhu cầu thị trường tăng lên nhanh chóng. Về mặt thực phẩm nói chung, các sản phẩm thịt lợn và các sản phẩm chế biến sẵn từ thịt lợn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ mức cầu. Thời điểm hiện nay, có thể nói có nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy giết mổ và dây chuyền chế biến thực phẩm hiện đại. Chính sách ưu đãi về vốn, thuế, đất xây dựng dự án được thể hiện qua Luật khuyến khích đầu tư trong nước và một số văn bản hiện hành cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhằm phấn đấu đạt mục tiêu của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đề ra. Giới thiệu chủ đầu tư Công ty Cổ phần Thực phẩm Đông Hà được Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp giấy phép đăng ký kinh doanh số 11275 ngày 10 tháng 9 năm 2005. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty: Trồng trọt các loại cây trồng, nuôi cá, sản xuất kinh doanh, chế biến thực phẩm, nông lâm sản phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Công ty được phép lien doanh với các tổ chức trong và ngoài nước. Trong những năm qua kết quả hoạt động kinh doanh thực tế cho thấy, doanh thu năm 2005 của công ty đạt 4 tỷ đồng, năm 2006 đạt 6tỷ đồng. Hiện nay, công ty tiếp tục mở rộng kinh doanh để phát huy hết tiềm năng sẵn có, khả năng thực tế là doanh thu và lợi nhuận của công ty sẽ còn đạt cao hơn nữa. Sự cần thiết phải đầu tư Trong tiến trình hiện đại hoá nền nông nghiệp của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, việc xây dựng ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trong đó có mảng giết mổ là một trong những vấn đề được các cấp chính quyền quan tâm và ưu tiên phát triển vì những lợi ích thiết thực mà Dự án này mang lại cho xã hội: Giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm và văn minh đô thị Nâng cao giá trị chất lượng nông sản thực phẩm, hang hoá, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dung và thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá phù hợp với chủ trương của Nhà nước. Thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Tạo vị thế chung cho hàng thực phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới. Mục tiêu của Dự án: Cung cấp thịt lợn tươi sống và đông lạnh, các sản phẩm truyền thống cho thị trường nội địa và xuất khẩu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản xuất thịt hộp, chế biến các sản phẩm khác như thịt hun khói, patê, xúc xích… đạt tiêu chuẩn quốc tế để cạnh tranh với các sản phẩm phải nhập khẩu. Phát triển và mở rộng mô hình chăn nuôi trang trại, mang tính công nghiệp hóa và phù hợp với chủ trương của Nhà nước. Đưa chăn nuôi thành một nghề có thu nhập ổn định và đưa tỷ trọng thu nhập từ chăn nuôi trong các hộ gia đình đạt mức từ 25-30% ( tỷ trọng chăn nuôi chiếm tương đương 30% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp). Góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, từ chuyên nông và chăn nuôi manh mún, lạc hậu sang công nông kết hợp và góp phần xoá đói giảm nghèo. Xây dựng hệ thống cửa hàng phân phối sản phẩm, đảm bảo và chủ động kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trong thị trường nội địa. Chương I. Các Căn Cứ Chủ Yếu Hình Thành Dự Án Đầu Tư I. Các điều kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện của dự án 1.1.Môi trường vĩ mô 1.1.1.Môi trường kinh tế vĩ mô Nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, đặc biệt sau sự kiện gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), kinh tế ngày càng phát triển và đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu Việt Nam cũng đang vươn lên khẳng định vị trí là một nước có nền nông nghiệp tiến bộ thể hiện qua ngôi vị dẫn đầu xuất khẩu hạt tiêu, tiếp sau đó là xuất khẩu gạo. Những thành tựu đáng kể đó đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập bình quân đầu người cả nước. Cùng với sự phát triển của cả nước, thủ đô Hà Nội ngày càng phát huy vai trò của trung tâm kinh tế chính trị xã hội với thu nhập bình quân người năm 2007 là 37,8 triệu đồng. Mức thu nhập ngày càng tăng khiến nhu cầu và khả năng thoả mãn nhu cầu của người dân cả nước nói chung và người dân Hà Nội nói riêng không ngừng gia tăng. 1.1.2.Môi trường pháp lý Từ sau cải cách kinh tế năm 1986 Chính phủ luôn khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia đầu tư vào hoạt động sản xuất gia tăng tổng sản phẩm quốc nội, vì thế có rất nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp, đây là những điều kiện pháp lý rất quan trọng và thuận lợi cho chủ đầu tư dự án này thực hiện dự án. Các căn cứ pháp lý của dự án Quyết định số 14/1999/ QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Cục quản lý chất lượng Vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y Tế. Mục tiêu hoạt động xã hội của Cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là xây dựng các văn bản pháp quy về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, lập danh mục các loại thực phẩm phải đăng ký chất lượng và tiến hành tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm… Chỉ thị số 08/1999/CT – TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Định hướng phát triển chăn nuôi từ năm 2000 đến năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Quyết định số 16/2000/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu giai đoạn 2001 – 2010. Nghị định số 51/2000/NĐ – TTg của Thủ tướng Chính Phủ quy định chi tiết luật khuyến khích đầu tư trong nước. Theo đó, các cơ sở chăn nuôi lợn giống, lợn xuất khẩu, cơ sở giết mổ, chế biến thịt lợn xuất khẩu được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư. Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội ban hành một số văn bản cụ thể hoá chủ trương về quản lý vệ sinh, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực giết mổ và chế biến sản phẩm từ thịt gia súc như Thông báo số 25 – UB/TU, Công văn số 648-CV/UB. Quyết định số 8246/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt nhiệm vụ kinh phí chuẩn bị đầu tư dự án “ nhà máy giết mổ gia súc và chế biến thực phẩm”. 1.1.3.Môi trường chính trị - văn hoá - xã hội Việt Nam được đánh giá là nước ổn định chính trị cao, đó là một thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư. Đặc biệt, địa điểm xây dựng dự án lại nằm ở ngoại thành Hà Nội, gần trái tim của cả nước nên có những điều kiện về chính trị hết sức thuận lợi. Với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng như hiện nay cư dân Hà Nội và các vùng lân cận sẽ dần thích sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn bởi sự nhanh chóng tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Bên cạnh đó, với tập quán ăn uống của người Việt, dù là ngày thường hay ngày lễ Tết thì đều không thể thiếu các món ăn chính chế biến từ thịt lợn. Dù thực phẩm bổ sung có nhiều loại như gà, bò, dê… nhưng hàm lượng chất đạm có trong thịt lợn thì chưa bao giờ vắng mặt trong các bữa ăn của người Việt. 1.1.4.Môi trường tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên Nằm trong khu vực vành đai nhiệt đới gió mùa, miền Bắc nước ta có khí hậu 4 mùa rõ rệt, và đó là điều kiện rất tốt để chăn nuôi lợn thịt và lợn xuất khẩu. Khu vực miền Bắc có các tỉnh chuyên chăn nuôi lợn thịt xuất khẩu như Vĩnh Phúc, Bắc Giang, và các huyện lân cận nội thành Hà Nội như Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn…Điều kiện thời tiết phù hợp và có những khu vực chăn nuôi có truyền thống làm nguồn cung ổn định là điều kiện hết sức thuận lợi để dự án đi vào hoạt động với công suất và hiệu quả cao. 1.2.Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Sở Nông nghiệp nông thôn Hà Nội, ưu tiên phát triển nghành chăn nuôi hướng tới xuất khẩu. Sản phẩm của dự án nằm trong quy hoạch phát triển nông nghiệp nên được hưởng một số ưu tiên khi thực hiện đầu tư. II. Nghiên cứu thị trường về sản phẩm của dự án 2.1. Phân tích đánh giá thị trường tổng thể Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu tiêu dùng của người dân cả nước nói chung và của người dân thủ đô Hà Nội nói riêng ngày càng tăng cao, trong số đó nhu cầu lương thực thực phẩm nhất là thực phẩm chứa hàm lượng chất đạm cao như thịt lợn cũng gia tăng. Qua khảo sát 1000 hộ gia đình Hà Nội về lượng tiêu thụ thịt lợn hàng tuần kết quả là trong 1000 hộ có 800 hộ tiêu dùng thịt lợn thường xuyên và liên tục trong các bữa ăn. Mỗi tuần lượng thịt lợn tiêu thụ trong nội thành Hà Nội là 1,2 tấn. Như vậy cầu về thịt lợn khu vực nội thành Hà Nội là rất lớn, đây là thị trường tiềm năng và vẫn còn chỗ trống cho doanh nghiệp gia nhập. 2.2. Phân đoạn thị trường, xác định thị trường mục tiêu Thị trường mục tiêu là địa bàn Hà Nội 2.3. Xác định sản phẩm của dự án Sản phẩm của dự án phân ra làm 2 dòng chính: sản phẩm thịt lợn tuơi sống và chế biến sẵn đóng hộp. Sản phẩm thịt lợn tươi sống: thịt nạc, xương, mỡ, phủ tạng… Sản phẩm chế biến sẵn đóng hộp: pa-tê, giăm bong, xúc xích… 2.4. Dự báo cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án trong tương lai a. Dự báo nhu cầu thị trường về sản phẩm Nhu cầu tiêu dung của thị trường nội địa Sử dụng phương pháp phân tích thống kê để dự báo nhu cầu thị trường sản phẩm: Song song với tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân, lượng thịt nói chung tiêu thụ bình quân đầu người không ngừng tăng lên. Theo thống kê, lượng thịt tiêu thụ bình quân trên đầu người cả nước năm 2006 là 17,6kg lợn hơi tương đương 12kg thịt xẻ, năm 2007 con số này là 19,7 kg lợn hơi tương đương 13,4 kg lợn xẻ. Ở các thành phố lớn mức tiêu thụ bình quân còn lớn hơn nhiều. Tại Hà Nội, năm 2006 đã tiêu thụ 70.000 tấn lợn hơi ( tương đương 47.600 tấn thịt xẻ, và tương ứng 130 tấn/ ngày ). Theo quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt, dự báo dân số Hà Nội đến năm 2010 là 3,2 triệu người, cộng với lượng khách du lịch trong nước và nước ngoài khoảng 1 triệu lượt người/năm thì nhu cầu thịt lợn sẽ còn lớn hơn nhiều. Bảng 1.1. Dự tính nhu cầu thịt lợn của Hà Nội đến năm 2010 Năm Nhu cầu (tấn lợn hơi) Bình quân kg/người/năm Tỷ lệ tăng bình quân 2000 75.000 17,6(12 kg thịt xẻ) 2002 91.250 22(15kg thịt xẻ) 7,25%/ năm 2005 107.000 25,5(17,3kg thịt) 2010 143.000 34(23kg thịt xẻ) Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn- chương trình phát triển giống lợn năm 2000-2010 Bảng 1.2. Dự báo khả năng đáp ứng của ngành chăn nuôi Hà Nội Năm 2000 2005 2010 Tổng đàn lợn (con) 315.000 370.000 450.000 Sản lượng thịt hơi (tấn) 30.000 45.000 65.000 Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn- chương trình phát triển giống lợn năm 2000-2010 Số liệu từ bang 1 và 2 cho thấy, với tốc độ đàn lợn tăng 4-5 %/năm và mức tăng sản lượng thịt hơi 7-8%/năm thì con số thiếu hụt phải nhập từ các vụng phụ cận là rất lớn. Bảng 1.3. Nhu cầu thiếu hụt cần bổ sung cho Hà Nội. Năm 2000 2005 2010 Tổng đàn lợn (con) 421.000 570.000 821.000 Sản lượng thịt hơi (tấn) 40.000 55.000 78.000 b. Dự báo nhu cầu cung sản phẩm Phương pháp dùng để xác định nhu cầu cung sản phẩm dự án là phương pháp ngoại suy thống kê: Xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam: Nước nhập khẩu Năm 2004 Nga 15.000 Hồng Kông 12.000 Trung Quốc+Lào 5.000 Malayxia 2.000 Cộng 34.000 Nguồn: Vietnam Economic Times số 56 ngày 10/5/2001 Nhu cầu nhập khẩu thịt lợn năm 2006 cuả một số nước: Nga: 603.000 tấn Nhật Bản: 1.070.000 tấn Hồng Kông: 280.000 tấn Các đơn vị tham gia xuất khẩu chính: Hợp tác xã lien minh trang trại chăn nuôi lợn siêu nạc, Công ty giống lợn miền Bắc, Vissan, xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp. Mục tiêu xuất khẩu lợn Việt Nam đến năm 2010: Năm Tấn (thịt thành phẩm) 2002 42.000 2005 80.000 2010 170.000 Khái quát về hoạt động giết mổ ở Hà Nội Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có một số lò mỏ lợn tập trung: Lò mổ ở đường Tam Trinh (quận Hai Bà Trưng) Lò mổ Đền Lừ (quận Hai Bà Trưng) Lò mổ Lương Yên (quận Hai Ba Trưng) Lò mổ Khương Đình (Thanh Xuân) Lò mổ Thịnh Liệt (Thanh Trì) Lò mổ Phùng Khoang (Từ Liêm) Lò mổ Tứ Liên ( Tây Hồ) Trong số các cơ sở trên, chi duy nhất cơ sở Lương Yên thuộc công ty thực phẩm Hà Nội mới được lắp đặt dây chuyền giết mở mới và theo quy trình công nghiệp hoàn toàn. Công suất giết mổ 50 con/giờ. Các lò mổ Tứ Liên, Phùng Khoang cũng mới được nâng cấp, công suất khoảng 1.300 con/ngày. Ngoài ra còn tồn tại khoảng 30 lò mổ tự do với quy mô nhỏ trong nội thành và vùng phụ cận. Điều bức xúc nhất mà các lò mổ gây ra là ô nhiễm ( chất thải, tiếng ồn) và không an toàn về thú y. Ngay cả đối với 3 lò mổ tập trung có sự quản lý của các cơ quan chức năng , chi cục thú y Hà Nội cũng chỉ kiểm tra được 90% số lợn giết mổ, chiếm trên 50% lượng thịt bán ra trên toàn thành phố. Các lò mổ đều hoạt động quá công suất, không có quy hoạch riêng từng khu ( khu cách ly gia súc ốm,khu nhốt gia súc chờ giết mổ), phương thức hoạt động mua bán, giết mổ diễn ra trên cùng một diện tích gây mất vệ sinh, chưa có hệ thống xử lý nước thải phù hợp, vị trí lò mổ quá gần khu dân cư và 100% gia súc đưa vào giết mổ không có giấy kiểm dịch. Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội và nhằm phấn đấu đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, trên địa bàn Hà Nội cũng mới chỉ có Công ty thực phẩm Hà Nội lắp đặt xong dây chuyền giết mổ hiện đại của Đan Mạch và Đức, công suất 50 đầu lợn/giờ. Có thể nói rằng thị trường đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội hiện nay còn rất thiếu, trong khi nhu cầu về thịt sạch lại rất lớn và ngày càng gia tăng. 2.5. Các vấn đề tiếp thị sản phẩm Sản phẩm dự kiến được đến với đông đảo người tiêu dung ban đầu thong qua quảng cáo trên phương tiện truyền thong như đăng báo Người Tiêu Dùng, Tiêu dung và tiếp thị, báo Mua Sắm, báo Lao Động… và quảng cáo trên đài tiếng nói Việt Nam. Ngoài phương pháp quảng cáo truyền thống trên, chủ đầu tư còn tiếp thị đến từng chợ đầu mối và các siêu thị trong nội thành Hà Nội. Phương Pháp tiếp thị giới thiệu trực tiếp đảm bảo chắc chắn nhất là thong tin về sản phẩm đã đến được với người tiêu dung vì nhân viên tiếp thị trực tiếp đến từng siêu thị và chợ đầu mối làm việc và thu thập ý kiến của họ. Chủ đầu tư còn xây dựng hệ thống đại lý chuyên phân phối các sản phẩm của dự án. Có thể nói mô hình đại lý tiêu thụ sản phẩm này còn khá mới mẻ trên thị trường vì các đại lý đang hoạt động hiện nay chủ yếu bán sản phẩm hang gia dụng hoặc các nhu yếu phẩm hang ngày. Chủ đầu tư tin vào phương pháp tiếp thị sản phẩm độc đáo này sản phẩm của dự án sẽ nhanh chóng có được chỗ đứng trên thị trường. 2.6. Khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường Khảo sát thị trường sản phẩm Phương thức giết mổ và phân phối Theo phương thức giết mổ truyền thống, lợn sống đưa thẳng từ vùng chăn nuôi xung quanh thành phố vào nội thành trên các phương tiện thô sơ và giết mổ thủ công với chi phí nhỏ thuê mặt bằng rồi đưa ngay ra chợ để bán mà không có qua chu trình chống lây nhiễm vi khuẩn hay bảo quản hợp vệ sinh. Lợn được đưa về với số lượng lẻ tẻ tuỳ thuộc vào khả năng của người buôn và nhu cầu tại chỗ. Kiểu chế biến giết mổ này có ưu điểm tiết kiệm tối đa chi phi giết mổ, nhưng rất nguy hại cho ngưòi tiêu dung nếu nảy sinh dịch bệnh. Mặt khác, không thể xác định được nguyên nhân gây ra dịch bệnh vì không có quy trình lien tục giám sát từ đầu nguồn. Về mặt kinh tế, giá cả do ngưòi bán buôn đưa ra tuỳ tiện và thay đổi theo mức cung - cầu thị trường từng ngày mà không có sự kiểm soát chung. Do đó, dẫn tới những thiệt hại không đáng có cho người tiêu dung khi có biến động của thị truờng. Một số mô hình chăn nuôi giết mổ và tiêu thụ thịt mảnh tại miền Bắc Hợp tác xã Liên Minh các trang trại chăn nuôi lợn siêu nạc: Đây là mô hình hợp tác kinh tế mới giữa các trang trại tư nhân ở 14 tỉnh miền Bắc bao gồm 140 trang trại nuôi 7.500 đầu lợn nái. Hàng năm, xuất khẩu 60% sản lượng sang thị trường Hồng Kông, hầu hết là thịt lợn choai mảnh đông lạnh… Giá trị xuất khẩu tương đương 3 triệu đô la Mỹ và đạt lợi nhuận ròng 2% doanh thu. Mô hình này là mô hình kinh tế tự nhiên xây dựng trên cơ sở nhu cầu của thị truờng xuất khẩu. Mặc dù là tự phát theo hướng thị trưòng, nhưng được đánh giá là một mẫu mới có triển vọng vì đã tiếp cận được khách hang nước ngoài tương đối khó tính và mang lại thu nhập cho nông dân. Hiện tại, Liên minh này cũng đang có dự án xây dựng nhà máy giết mổ lợn choai để đáp ứng nhu cầu tự có về sơ chế thịt mảnh vì vẫn đang phải đi thuê các đơn vị ở Thái Bình và Hải Phòng để giết mổ trước khi xuất khẩu. Như vậy, đây là một ví dụ cho việc tạo ra các mối quan hệ hợp tác giữa nông hộ dựa trên thuần tuý yếu tố kinh tế chưa có sự tác đông của các cấp quản lý. Nghiên cứu sự vận hành và hiệu quả của hệ thống này làm cơ sở cho việc tạo ra bền vững các quan hệ hợp tác quản lý với nông hộ, trang trại chăn nuôi là cần thiết cho sự thành công của việc xây dựng vùng nguyên liệu của Dự Án này. CP Group: CP Group là một công ty có quốc tịch Thái Lan đã đầu tư một nhà máy thức ăn gia súc tại tỉnh Bình Dương và tổ chức một mạng lưới chăn nuôi rộng khắp. Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của nhà máy, CP đã tổ chức mở rộng đầu tư vào thị trường chăn nuôi, trong đó có cả nuôi lợn tại các tỉnh trong cả nước. Với phương thức tổ chức đội ngũ bác sĩ thú y chăm sóc cho từng nhóm nông hộ đã ký hợp đồng chăn nuôi với CP. Gần như tỷ lệ hao hụt đầu vào so với đầu ra của các hộ chăn nuôi là không đáng kể ( trên 99 đầu lợn thu về so với 100 lợn sữa giao cho nông hộ). Toàn bộ thức ăn, thuốc thú y cho lợn do CP cung cấp. Nông dân chỉ phí công chăm sóc và chuồng trại với mức thu nhập 50.000 đồng/đầu lợn và bình quân đầu lợn/ hộ thì tổng thu nhập của mỗi hộ trong vòng 4 tháng đạt 5 triệu đồng. Sản phẩm lợn thịt mảnh sau khi chế biến giết mổ được xuất khẩu sang Thái Lan là chủ yếu. Các phụ phẩm ( long, da, long, tiết…) tiêu thụ nội địa và làm nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc. Có thể thấy đây là một điển hình về chăn nuôi và giết mổ an toàn vệ sinh thịt lợn đáng nghiên cứu để tổ chức cho vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ của dự án. Các sản phẩm chế biến Phương thức chế biến và phân phối Trên thị truờng các sản phẩm chế biến, sự xuất hiện các nhà sản xuất tại khâu chế biến kèm theo việc gắn các nhãn mác và đăng ký thương hiệu sản phẩm cùng với việc tiếp thị thương hiệu có làm cho việc truy nguyên nguồn gốc các sản phẩm trở nên có căn cứ pháp lý. Tuy nhiên mức độ kiểm soát và đăng ký thương hiệu có khác nhau giữa 2 chủng loại cao cấp và truyền thống. Các sản phẩm cao cấp gần như do các nhà máy và các công ty có uy tín ( như Vissan, Hạ Long, Đức Việt..) tập trung tiếp thị. Điều đó làm cho quá trinh truy nguyên nguồn gốc thực phẩm trở nên thuận tiện và có căn cứ hơn. Mặc dù vẫn còn một tỷ lệ nhỏ nguyên liệu chế biến được mua từ các lò mổ thủ công hoặc không xác định nguồn gốc. Nhưng nói chung vệ sinh an toàn của các sản phẩm này được “đảm bảo” bởi các nhà sản xuất có trách nhiệm về an toàn sản phẩm của mình với khách hang. Đối với các sản phẩm truyền thống, nhà sản xuất là các hộ thủ công cá thể là chính, chưa có nhãn hiệu hang hoá và phân tán nhiều nơi. Họ chú trọng vào tiếp thị trên giá thành và một phần nhờ vào hương vị của sản phẩm do gia tăng một số phụ gia không được kiểm soát chặt chẽ. Điều này dẫn tới việc thực hiện các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm ở đây không được chú trọng đầy đủ và khả năng gây ngộ độc là rất dễ xảy ra. Muốn làm được việc kiểm soát an toàn thực phẩm ở khâu chế biến các sản phẩm truyền thống, nỗ lực của nhà sản xuất là sẽ tạo ra một số sản phẩm phù hợp với “gu” thưởng thức của người tiêu dung với giá cả hợp lý nhất đử sức cạnh tranh trên thương trường. Tuy nhiên sẽ là chưa đủ nếu không có sự quản lý giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý. Mô hình sản xuất kinh doanh SP chế biến từ thịt lợn của Vissan: Công ty Vissan hay công ty Việt Nam kỹ nghệ Súc sản là một đơn vị có bề dàt hoạt động trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm từ thịt nói chung và thịt heo nói riêng tại Việt Nam. Tuy không phải là một nhà máy chế biến ngay từ khi thành lập, nhưng có lợi thế về nhiều mặt , mà quan trọng nhất là uy tín công nghệ, đặt tại trung tâm kinh tế tiêu dung của cả nước và gần như độc chiếm trên thị trường nên Vissan đã có mặt trên thị trường miền Bắc từ khá lâu ( 1995). Qua 7 năm kinh doanh tại phía Bắc, Vissan đã thiết lập được mạng lưới tiêu thụ rộng khắp các tỉnh thành gồm khoảng 40 khách hang kể cả các đại lý và các khách hang tập thể. Doanh số và sản lượng của Vissan tại phía Bắc co xu hướng tăng nhanh trong 3 năm gần đây. Tuy do các tháng đầu năm 2002 doanh thu có giảm nhưng cho thấy phần giảm này phụ thuộc vào tỷ lệ giữa SP cao cấp và truyền thống. Trong đó có thể thấy các SP cao cấp chiếm khoảng 80% doanh thu và sản lượng hang năm. Điều đó chứng tỏ Vissan đã chiếm lĩnh được và tập trung cho thị trường cao cấp. Mặt khác điều này cũng chỉ cho thấy muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao của dự án, thì việc đầu tư cho các hạng mục các sản phẩm cao cấp và truyền thống là không thể bỏ qua. Sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh với nhiều phương thức giết mổ và kinh doanh lợn thịt khác nhau, từ mô hình giết mổ truyền thống tới mô hình giết mổ tập trung, có những đối thủ chỉ là một số lò mổ địa phương mang tính chất làm ăn nhỏ lẻ cho tới đối thủ đã có vị thế trên thị trường như Vissan, những yếu tố trên đòi hỏi chủ đầu tư phải có một chiến lược kinh doanh riêng biệt, độc đáo mới có khả năng thu hút khách hang và có chỗ đứng trên thương trường. Do yêu cầu về mặt nguồn gốc xuất xứ của lợn nuôi cung cấp cho dự án phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh và chất lượng đảm bảo nên giá thành đầu vào của dự án không thể thấp hơn giá đầu vào của các lò mổ hoặc các công ty chế biến thực phẩm khác. Nhưng do quy mô giết mổ rộng lớn và công suất dây chuyền giết mổ tự động ở thời kỳ phát huy hết công suất rất cao nên có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí - điều mà các lò mổ khác không thể làm được. Do đó, giá thành của sản phẩm cũng không bị đội lên quá cao. Chiến lược cạnh tranh sản phẩm của dự án là về sự độc đáo và chất lượng sản phẩm. Thịt lợn đảm bảo vệ sinh ngay từ đầu vào và thực hiện giết mổ đảm bảo vệ sinh trong tất cả các khâu giết mổ tự động nên người tiêu dung hoàn toàn yên tâm về mức độ an toàn vệ sinh. Những sản phẩm đồ hộp chế biến sẵn có hương vị khác biệt với sản phẩm khác đang có mặt trên thị trường nên không khó khăn trong việc tạo chỗ đứng. Qua thử nghiệm cho 100 người dung thử sản phẩm pa-tê thì 80% nhận ra sự khác biệt trong hương vị và khen ngon. Mặt khác, chiến lược cạnh tranh bằng hệ thống đại lý cũng là điểm mạnh của dự án. Sau đây là chính sách với đại lý các cấp. Các điều kiện chung để làm đại lý Điều kiện bắt buộc Có cửa hang ở vị trí thuận lợi cho bán hang thực phẩm ( gần khu dân cư, khu vực trong hoặc xung quanh chợ đuợc phép kinh doanh, gần đường giao thong…). Có vốn lưu động từ 30 triệu trở lên. Đủ các hồ sơ chứng minh tư cách hợp pháp để đăng ký kinh doanh/ Điều kiện được ưu tiên: Có kinh nghiệm kinh doanh hang thực phẩm. Có đội ngũ bán hang thành thạo trong các giao dịch và tiếp thị khách hang tại khu vực uỷ thác. Nhiệt tình đóng góp vào thành công chung và có thái độ hợp tác kinh doanh. Trách nhiệm và quyền lợi của đại lý: Đại lý cấp 1 Sẽ xây dựng khoảng 12 đại lý cấp 1 theo địa bàn quận huyện. Các đại lý này có thể đóng vai trò như Nhà phân phối, được phát triển hệ thống bán hang trong địa bàn mình và với tiêu chuẩn cửa hang thống nhất do Nhà máy quy định. Điều kiện bổ sung: Vốn lưu động từ 100-500 triệu đồng. Có năng lực giao hang bằng phương tiện xe ôtô đạt yêu cầu chở thực phẩm sẽ được ưu tiên. Có khả năng điều hành đội ngũ nhân viên giao hang tận nơi cho khách. Trách nhiệm và quyền lợi của đại lý cấp 1: Tiêu thụ từ 1-1,5 tấn thịt tươi và 0,05-0,35 tấn SP chế biến/ngày. Giá cả: theo giá chỉ đạo thống nhất của công ty. Chiết khấu: 5% doanh thu bán hang. Thanh toán: toàn bộ doanh thu sẽ nộp về tài vụ công ty vào cuối ngày hoạt động, Ngày 10 hàng tháng, công ty sẽ thanh toán toàn bộ chiết khấu của đại lý tháng trước. Đào tạo: công ty sẽ huấn luyện cho 2-3 nhân viên của đại lý kỹ năng bán hang. Đầu tư nâng cấp ban đầu của cửa hang theo tiêu chuẩn do công ty chi trả. Chi phí lưu động khác: thuế, điện, nước, nhân công, xăng xe, duy trì sửa chữa thiết bị cho hoạt động của cửa hàng sẽ do đại lý chịu trách nhiệm thanh toán. Thời hạn hợp đồng từ 10 năm trở lên. Độc quyền tiêu thụ và có trách nhiệm bao tiêu trong khu vực uỷ thác, đuợc phép mở rộng them các cửa hang trực thuộc. Đại lý cấp 2 Số lượng khoảng 20 đại lý điều kiện bổ sung: Vốn lưu động ít nhất 50 triệu đồng. Có năng lực giao hang bằng phương tiện xe máy đạt yêu cầu chở thực phẩm. Có khả năng điều hành đội ngũ nhân viên bán hang tận tâm. Giá cả, thanh toán, đào tạo, chi phí lưu động áp dụng giống như với đại lý cấp 1 Trách nhiệm và quyền lợi đối với đại lý cấp 2 Tiêu thụ : 0,6-0,7 tấn thịt tươi và 0,03-0,2 tấn SP chế biến/ngày. Chiết khấu: 4% doanh thu bán hang. Đầu tư nâng cấp ban đầu tại cửa hang theo tiêu chuẩn: tuỳ thuộc vào vị trí mà công ty sẽ đầu tư bằng 50% so với đại lý cấp 1 Thời hạn hợp đồng từ 5-7 năm. Có thể tiêu thụ các thực phẩm sạch khác nhưng không là sản phẩm cạnh tranh trực tiếp. Đại lý cấp 3 Sẽ phát triển khoảng 60-80 đại lý cho đến thời kỳ 3 Giá cả, thanh toán, đào tạo, chi phí lưu động giống như đại lý cấp 1,2. Tiêu thụ: 0,4-0,5 tấn thịt tươi và 0,01-0,1 tấn SP chế biến/ngày. Chiết khấu: 3% doanh số bán hang Công ty hỗ trợ đào tạo, cung cấp một số máy móc trang thiết bị bán hang và trang trí theo tiêu chuẩn của công ty, không có đầu tư nâng cấp toàn bộ như đại lý cấp 1,2. Thời hạn hợp đồng linh hoạt từ 2-5 năm. Trưng bày độc quyền và giành riêng ít nhất 50% diện tích của cửa hang cho sản phẩm của công ty. Chương II. Giải pháp kĩ thuật của dự án 2.1.Lựa chọn các hình thức đầu tư và loại hình doanh nghiệp 2.1.1. Lựa chọn hình thức đầu tư Giết mổ gia súc và chế biến thực phẩm ăn sẵn là ngành sản xuất kinh doanh mang tính đặc thù cao, đòi hỏi phải đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm (VS&ATTP). Chính vì vậy, việc lựa chọn thiết bị công nghệ là khâu vô cùng quan trọng. Tại hội nghị bàn về công tác chế biến và xuất khẩu thịt tổ chức tháng 5/ 2002 tại bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn do Phó thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm và Bộ Trưởng Lê Huy Ngọ chủ trì, Phó thủ tướng đã chỉ rõ: “…các cơ sở giết mổ và chế biến đầu mối, quy mô có thể khác nhau nhưng nhất thiết phải có trang thiết bị, công nghệ tiến tiến và hiện đại nhất, cho ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn y tế”. Để thỏa mãn cao nhất các chỉ tiêu về VS&ATTP, chủ đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư mua sắm dây chuyền giết mổ và chế biến thực phẩm mới và đồng bộ theo công nghệ của liên minh châu Âu (EU). 2.1.2. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp Công ty Đông Thành là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn 2.2. Xác định công suất của dự án Chúng ta đã biết rằng, công suất của các dây chuyền lớn hay nhỏ phụ thuộc vào các yếu tố sau đây: + Nhu cầu thị trường hiện tại và trong tương lai, + Các đơn vị tham gia cung ứng sản phẩm, + Khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm tạo ra + Khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào + Khả năng mua các thiết bị công nghệ + Năng lực tổ chức điều hành sản xuất + Khả năng về vốn đầu tư Dưới đây sẽ phân tích lần lượt các yếu tố trên để đưa ra một công suất phù hợp khả thi nhất a) Nhu cầu thị trường hiện tại và trong tương lai: Nghiên cứu nhu cầu thịt lợn tươi sống của thị trường Hà Nội đến năm 2010, thấy rằng vào năm 2005, Hà nội tiêu thụ 100.000 tấn lợn hơi /năm (tương đương với 159.000 con lợn loại 90 kg, hay 100.000 tấn thịt móc hàm). Nếu gộp cả phần dự tính xuất khẩu, thì con số thực tế còn lớn hơn rất nhiều. b) Các đơn vị tham gia cung ứng: Trên địa bàn Hà Nội có công ty thực phẩm Hà Nội, công ty Haprosimex, Hợp tác xã Liên Minh các trang trại chăn nuôi lợn siêu nạc và chế biến xuất khẩu là có dây chuyền giết mổ. Công suất dây chuyền giết mổ của 3 đơn vị trên dự tính như sau: Tên đơn vị Côngsuất (con/giờ) Sản lượng (tấn hơi/năm) Sản lượng (tấn xẻ thịt/năm) Công ty TP Hà Nội 50 9.450 6.615 Haprosimex 80 15.120 10.584 HTX Liên Minh 50 9.450 6.615 Tổng cộng 180 34.020 23.814 Các giả thiết tính toán + Tỷ trọng bình quân 90kg/ con + Tỷ lệ cân móc hàm 70% + Thời gian vận hành dây chuyền 7h/ ca/ ngày + Số ngày hoạt động trong năm 300 ngày Nếu khả năng tiêu thụ được tốt ._.thì thời gian vận hành dây chuyền giết mổ của 3 đơn vị trên có thể tăng thêm. Tuy nhiên, việc tăng sản lượng giết mổ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác trong đó quan trọng nhất là cung ứng yếu tố đầu vào. b) Khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm đầu ra: Sản phẩm của nhà máy sẽ có một số lợi thế sau đây: + Do mức sống ngày càng được nâng cao, dẫn đến thay đổi một số tập quán tiêu dùng mà trong đó có thói quen tiêu thụ thịt tươi và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn. Người dân đô thị sẽ quen dần với sản phẩm đạt tiêu chuẩn VSAT TP và chắc chắn sẽ là đòi hỏi bắt buộc trong giai đoạn như hiện nay. + Công suất của 3 nhà máy trên mới đáp ứng được 1/3 nhu cầu của người dân Hà Nội. Vấn đề cạnh tranh sẽ không diễn ra giữa sản phẩm thịt lợn của các nhà máy giết mổ với thịt lợn từ các nguồn khác( vì được phân loại theo 2 khái niệm tương đối “sạch” và “không sạch”). Tuy nhiên, cạnh tranh sẽ diễn ra giữa các đơn vị cung cấp thông qua hệ thống thiết lập hệ thống tiêu thụ và giá bán (giá bán sẽ được quyết định phần lớn ở khâu cung ứng nguyên liệu đầu vào). Với phương án tiêu thụ sản phẩm đã được xây trong phần phân tích tài chính cùng với tiến trình của các dự án khác, chắc chắn sản phẩm của dự án sẽ chiếm được thị phần lớn và không ảnh hưởng đến kế hoạch tăng công suất của nhà máy. c) Khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào: Sự thành công của Dự án phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố đầu vào. Trong thực tế, chưa có một mô hình tương tự nào hoạt động để chủ đầu tư rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, để đảm bảo sự thành công, chủ đầu tư sẽ chú trọng vào khâu tổ chức vùng nguyên liệu cho dự án. d) Khả năng về thiết bị công nghệ: Hiện nay, việc mua được thiết bị công nghệ hiện đại không còn đặt thành vấn đề. Có thể lựa chọn thiết bị của các hãng: Intercool, FSK (Đan Mạch), Normand & Duran (Pháp), Taesa và Cato ( Tây Ban Nha), Banss… Chủ đầu tư đã tham dự một số buổi hội thảo giới thiệu thiết bị và cũng đã có những thảo luận sơ bộ về dây chuyền công nghệ với một số nhà sản xuất nói trên. f) Năng lực tổ chức điều hành sản xuất: Điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Nhà máy, Công ty có một số thuận lợi như sau: + Đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, có năng lực, nhanh nhạy và khả năng nắm bắt xử lý thông tin cao. + Đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm trong tổ chức vùng nguyên liệu. + Kinh nghiệm sản xuất kinh doanh thương mại sẽ giúp sản phẩm của nhà máy nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. g) Khả năng về nguồn vốn đầu tư: Dự kiến nguồn vốn đầu tư sẽ được huy động từ các nguồn sau đây: + Ngân sách cấp + Vay Quỹ hỗ trợ phát triển + Vốn tự có Xác định công suất Từ những số liệu và phân tích trên đây, thấy rằng để thay thế loại trừ các lò mổ không đạt tiêu chuẩn về VS & ATTP, đáp ứng toàn bộ nhu cầu thịt sạch cho riêng khu vực Hà Nội, cần ít nhất 5 nhà máy giết mổ hiện đại có công suất 100- 120 con lợn (90kg)/giờ. Do đó, dự kiến công suất lựa chọn cho các dây chuyền giết mổ và chế biến của dự án như sau: + Dây chuyền giết mổ: Công suất 100 con lợn ( bình quân 90kg)/giờ, tương ứng 210.000 con/năm hay 18.900 tấn hơi/ năm (nếu nhà máy chỉ hoạt động 1 ca/ ngày và 300 ngày/năm). Số liệu Bảng 1 cho thấy, nhu cầu thịt lợn hơi của Hà Nội vào năm 2005 tối thiểu khoảng 100.000 tấn. Với công suất giết mổ như trên thì Nhà máy đáp ứng được xấp xỉ 1/5 nhu cầu. + Thiết bị chế biến sản phẩm: Từ 4 đến 6 tấn sản phẩm ca/ ngày. Dự kiến nhà máy sẽ sản xuất pa-tê, xúc xích, giăm bông và một số sản phẩm truyền thống. Trong đó sản phẩm pa-tê hộp, giăm bông, xúc xích sẽ được sản xuất ngay từ thời kỳ đầu. Cơ cấu sản phẩm: Thời kỳ 1(6/2009 đến tháng 6/2010) được dự kiến như sau: Công suất: 400 con lợn (90kg/ca/ngày. Tỷ lệ móc hàm: 72% Thịt xẻ: 26.000kg. Trong đó: + Tiêu thụ thịt tươi sống: 95% tương ứng 24.700 kg(24,7 tấn + Thịt dành cho chế biến: 5% tương ứng 1.300 kg(1,3 tấn). + Xúc xích: 50% + Dăm bông: 25% + Pa-tê: 25% + Một số sản phẩm truyền thống sẽ được nghiên cứu chế biến khi điều kiện cho phép. Thời kỳ 2(7/2010 đến 7/2011): Công suất: 700 con lợn (90 kg) /ca/ngày. Tỷ lệ móc hàm: 72% Thịt xẻ: 45.500 kg. Trong đó: + Tiêu thụ thịt tươi sống: 97% tương ứng 44.135 kg (44,13 tấn). + Thịt dành cho chế biến: 3% tương ứng 44.135 kg (44,13 tấn). + Xúc xích: 50% + Dăm bông: 25% + Pa-tê: 25% Thời kỳ 3( từ 8/2011): Công suất: 1000 con lợn (90kg)/2 ca/ ngày. Tỷ lệ móc hàm: 72% Thịt xẻ: 64.800 kg. Trong đó: + Tiêu thụ thịt tươi sống: 97% tương ứng 62.856 kg (62,85 tấn). + Thịt dành cho chế biến: 3% tương ứng 1.944 kg (1,95 tấn). + Xúc xích: 50% + Dăm bông: 25% + Pa-tê: 25% 2.3. Lựa chọn dây chuyền thiết bị 2.3.1.Các đặc trưng của dây chuyền thiết bị được mô tả dưới đây: A. Qui trình giết mổ: a) Khu chuồng nhốt lợn trước khi giết mổ Lợn được tập kết vào một khu chuồng tập trung, xây dựng trong một khu vực tách riêng với khu vực giết mổ. Ngoài ý nghĩa tập trung lợn ở khu đầu vào, khu chuồng này còn có chức năng dự phòng nguyên liệu nên số lượng đầu lợn thường xuyên phải đảm bảo cho nhà máy hoạt động ½ đến 1 ca trong thời kỳ đầu và 2 ca trong những năm tiếp theo. Chính vì vậy, quy mô chuồng phải đủ chố chứa 700 con ( thời kỳ đầu) và mở rộng công suất lên 1.400 con ( những năm tiếp theo). Từ chuồng nhốt, lợn được đưa đến khu vực tiếp nhận. Ở đó có một phòng kiểm định lợn sống. Tại đó, lợn sẽ được đếm và kiểm định trước khi giết mổ bởi bác sỹ thú y. Lợn sẽ được kiểm định sẽ được đưa đến khu chờ. Để lợn không gây tiếng ồn và tránh xô đẩy nhau, sẽ có đường dẫn lợn từ khu tiếp nhận lợn đến khu chờ. Khu chờ sẽ được chia thành từng ngăn để xếp lợn thành từng nhóm nhỏ vì vậy giữ được lợn trật tự yên tĩnh. b) Gây mê và chọc tiết: Có hai phương pháp gây mê: Gây mê bằng điện hoặc gây mê bằng khí. Thông thường người ta sử dụng gây mê bằng điện. Dụng cụ gây mê bằng điện gọi là kìm kẹp điện hoặc que gây sốc điện. Từ khu chờ, lợn được dẫn vào cũi gây mê làm bằng kim loại và có cửa. Trong cũi này bố trí các thiết bị gông thủy lực tự động. Khi lợn được đẩy đến cuối cũi, thiết bị gông sẽ giữ chặt thân lợn lại, còn đầu thò ra ngoài. Người công nhân đứng phía ngoài. Người công nhân đứng phía ngoài sẽ dùng kìm điện hoặc gí đầu que gây sốc điện vào đầu lợn. Sau khi bị ngất, thiết bị gông tự động mở ra và con lợn được được đưa đến bàn chọc tiết bằng băng tải. Tại đây một công nhân sẽ thao tác chọc tiết bằng dao khử trùng. Tiết chảy đến ngăn dưới bàn chọc tiết. Mặt bàn chọc tiết là hệ thống băng chuyền con lăn. Chiều dài của bàn chọc tiết được tính toán sao cho đủ thời gian sao cho tiết chảy hết khi con lợn lăn đến cuối bàn. Đến cuối bàn, một chân sau của con lợn sẽ được móc lại để treo lên ray chuyển sang khâu làm lông. Người ta còn sử dụng một phương pháp chọc tiết khác. Đó là chọc dao hút tiết chân không. Con dao này được thiết kế dạng ống, một đầu vát nhọn, còn đầu kia nối bình chân không bằng ống nhựa mềm chuyên dụng. Chỉ cần chọc dao vào ức lợn là tiết sẽ bị hút ra hết trong thời gian rất nhanh. Với phương pháp này, sau khi đã bị đẩy ra từ cũi gây mê, người ta sẽ cùm một chân sau con lợn lại rồi móc vào ray treo để chuyển đến khu vực hút tiết. Thiết bị này đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, nhưng bù lãi sẽ không bị vương vãi nhiều ra sàn như phương pháp thứ nhất. c) Tiết: + Với phương pháp chọc tiết thứ nhất, tiết trong bồn chứa bằng i-nốc bên dưới được hút vào bình bảo quản có dung dịch chống đông, sau đó chuyển sang thiết bị nấu chín hoặc sử dụng để chế biến các sản phẩm khác theo ý muốn. Người ta cũng có thể chuyển tiết đi bằng xe đẩy đến bộ phận chế biến. + Phương pháp chọc hút, tiết cũng được chứa trong bình i-nốc có thiết bị định lượng chống đông đặt trên giá xe phía dưới. d) Nhúng nước nóng và cạo lông: Cùm chân sau sẽ tự động nhả ra trước khi lợn được đưa vào bồn nhúng nước nóng và thiết bị đánh lông kiểu quay trục kép (trên khung trục lớn có gắn những thanh đập bằng cao su và dao cạo kim loại. Trên khung trục nhỏ gắn các thanh cạo bằng cao su cong). Nước trong bồn được điều chỉnh tự động (gia nhiệt bằng hơi) và bơm tuần hoàn để nhiệt độ luôn ở mức yêu cầu (khoảng 60-650C). Sau khi sạch lông lợn được đẩy ra khỏi máy đánh lông và được đưa bằng ray treo đến thiết bị đốt lông tơ hoạt động bằng khí đốt. Thời gian nhúng nước và làm lông, đốt lông tơ có thể được điều chỉnh qua bộ lập trình tự động PLC. Sau khâu đốt lông là khâu làm sạch và đánh bóng da lợn bằng thiết bị quay trục đứng. Thiết bị này được chế tạo bằng sợi nhựa tổng hợp đặc biệt và cơ chế hoạt động (quay) giống như thiết bị rửa xe ô tô tự động. Nếu không sử dụng máy làm sạch và đánh bóng da tự động, người ta có thể thực hiện công đoạn này theo phương pháp thủ công (cạo hết những lông tơ còn sót bằng dao). e) Lông lợn: Thông qua việc bơm tuần hoàn nước qua sàng chữ U, lông lợn sẽ được tách ra khỏi nước nóng, rồi được chuyển đến bể chứa lông bằng băng chuyền. Từ đây bể chứa, lông sẽ được ép hết nước, đóng thành bánh. Nếu không sử dụng băng chuyền, có thể cho lông vào các xe đẩy và chuyển đến các thùng chứa lông để chuyển đi. f) Lấy nội tạng :Sau khi được làm sạch, lợn được đưa đến khu vực mổ và lấy nội tạng. Chu trình mổ được tiến hành bởi nhiều thao tác được thực hiện bởi các công nhân đứng trên các bục thứ tự. Trong quá trình thao tác mổ và lấy nội tạng thì lợn vẫn được treo trên các ray. Tại bục (1), công nhân sẽ cắt bỏ hậu môn và mổ bụng bằng dao. Bục (2), lợn sẽ được mổ để bóc tách dạ dày và cắt các bộ phận nội tạng mầu trắng. Phần nội tạng màu trắng sẽ được vào các thùng đựng trên băng chuyền tự động và được đưa vào băng chuyền màu trắng. Bục (3), ức lợn được xẻ ra bằng cưa điện (cũng có thể bằng dao). Bục (4), cắt cơ hoành. Công nhân tại bục (5) sẽ cắt các phần nội tạng mầu đỏ (tim, cật, phổi,…) và chuyển vào các thùng đựng trên băng chuyền này sẽ được đưa vào các thùng đựng trên băng chuyền tự động và các băng chuyền này sẽ được đưa vào các băng chuyển nội tạng mầu đỏ. Cuối cùng, tại bục (6), lợn sẽ được xẻ đôi dọc theo xương sống bằng cưa điện. g) Kiểm dịch thú y đối với các bộ phận của lợn: Việc vận chuyển lợn đã mổ trên các ray làm sạch được tiến hành đồng thời với hoạt động của các băng tải kiểm dịch nội tạng và các bộ phận nội tạng và các bộ phận màu đỏ nằm ở phía trên. Hai hệ thống này được thiết kế sao cho tất cả các bộ phận khác nhau của cùng một con lợn đều đến vị trí kiểm dịch cùng một lúc. Sau kiểm dịch, các mảnh thịt xẻ sẽ được cân và chuyển đến khu phân phối để chuyển đi hoặc đưa vào phòng lạnh. Những con lợn bị thải loại sau kiểm dịch thú y hoặc còn nghi ngờ sẽ được chuyển sang phòng thải loại / lưu giữ để tiến hành kiểm dịch thêm. Bác sỹ kiểm dịch thú y có thể điều tiết các bộ phận mầu trắng và mầu đỏ bằng cách vận hành một nút nhấn trên bục kiểm dịch. Các phần nội tạng đã được chấp nhận qua kiểm dịch sẽ được chuyển theo các băng tải đến phòng xử lý các phần trắng và phần đỏ. Trong trường hợp có một bộ nội tạng bị loại bỏ, bác sỹ chỉ cần nhấn nút và phần nội tạng sẽ được thả xuống một thùng chứa ở dưới băng tải. h) Phần nội tạng mầu trắng: Các phần trắng sẽ được cho trượt theo băng tải từ khu vực mổ và lấy nội tạng sang bộ phận xử lý phần trắng, ở đây có các thiết bị để chia các bộ phận nội tạng màu trắng và làm sạch, rửa dạ dày và các bộ phận khác. Các nội tạng mầu trắng sau khi được làm sạch có thể phục cho nhu cầu tiêu dùng của con người. Chất thải trong dạ dày và ruột được chuyển đi bằng xe đẩy. i) Phần nội tạng mầu đỏ: Các phần nội tạng màu đỏ sẽ được cho trượt theo băng tải từ khu vực mổ và lấy nội tạng sang bộ phận xử lý phần đỏ. Ở đây, sẽ có bàn xử lý nằm dọc theo và thấp hơn băng tải. Tại mỗi thời điểm dừng các phần nội tạng mầu đỏ sẽ được cắt xuống từ băng tải. Các bộ phận mầu đỏ sẽ được tách rời và có thể đóng gói ngay tại chỗ tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng. B. Thiết bị giết mổ: 1) Phòng làm choáng 2) Que gây choáng 3) Bàn lắp cùm 4) Thiết bị hút tiết và xe chứa tiết (tùy chọn) 5) Thiết bị nhúng lợn kiểu quay 6) Thiết bị làm lông 7) Thiết bị đốt lông 8) Bàn dỡ lợn 9) Thiết bị đánh bóng 10) Cưa xẻ thiệt 11) Cân kiểm tra 12) Sàn thao tác 13) Bộ phận pha thịt, lọc xương 14) Thiết bị thu gom và tách nước cho lông C. Thiết bị vệ sinh: 1) Bồn rửa tay 2) Thiết bị thanh trùng dao 3) Thiết bị thanh trùng cưa D. Hệ thống băng chuyền trên cao: 1) Xe đẩy cùm cho lợn 2) Hệ thống nâng lợn lên ray ống. 3) Hệ thống ray chuyền móc. 4) Hệ thống băng chuyền tháo cùm tự động 5) Thiết bị tháo cùm tự động 6) Xe đẩy móc cho lợn 7) Thiết bị nâng móc cho lợn 8) Hệ thống ray mổ lợn 9) Băng chuyền mổ lợn 10) Băng chuyền phủ tạng 11) Hệ thống treo thứ cấp bằng thép E. Hệ thống điện: 1) Tủ điện chính 2) Bảng điều khiển 3) Màn hình hiển thị các thông số hoạt động và nguyên nhân sự cố F. Thiết bị chế biến: a) Xúc xích: Qui trình chế biến xúc xích thường: Thịt tươi và phụ liệu được xay và trộn đều→ Máy nhồi xúc xích→ Máy buộc chỉ hai đầu→ Nồi nấu → Máy lột vỏ xúc xích→Máy đóng gói chân không. Qui trình chế biến xúc xích tiệt trùng: Thịt tươi và phụ liệu được xay và trộn đều → Máy nhồi xúc xích→ Máy kẹp nhôm 2 đầu → Nồi hấp thanh trùng. Qui trình chế biến xúc xích hun khói: Thịt tươi được và phụ liệu được xay và trộn đều → Máy nhồi xúc xích→ Máy kẹp nhôm 2 đầu→ Máy xông hơi → Nồi hấp thanh trùng. b) Giăm bông: Cách chế biến giăm bông cũng gần tượng tự cách chế biến xúc xích thường chỉ khác ở khâu tẩm ướp làm mềm thịt không xay. c) Pa-tê hộp: Qui trình chế biến + Vỏ hộp: Được rửa sạch trên băng chuyền, sau đó sẽ chuyển đến bộ phận nhồi thịt bằng bàn quay. + Nguyên liệu: Tất cả nguyên phụ liệu để làm pa-tê trộn đều được tập trung ở đây. Thịt và đồ gia vị được xay trộn nhuyễn trước khi chung chuyển sang máy nhồi. + Nạp nguyên liệu: Bộ phận này gồm máy nhồi thịt, băng chuyền nước sốt, nồi nấu nước sốt. Sau khi được tra thêm nước sốt, hộp thịt được chuyển sang máy ép ghép mí (nắp) bằng băng tải và tiếp đến khâu rửa sạch bề ngoài hộp. + Nồi hấp thanh trùng: Là công đoạn cuối cùng của chế biến. + Kiểm tra, dán nhãn và đóng gói. Về bảo quản lạnh: Sau khi được xẻ thành 2 mảnh, qua các khâu kiểm tra vệ sinh và thịt mảnh sẽ được đưa vào kho làm mát bằng hệ thống ray treo. Từ lúc giết mổ cho đến khi xẻ mảnh, nhiệt độ thịt lợn giảm xuống còn khoảng 250 C. Sau thời gian lưu trong kho làm mát khoảng 12-14 giờ, nhiệt độ mảnh thịt giảm còn ±70 C. Thông thường, quá trình pha chế được thực hiện sau khi thịt đã đạt đủ độ lạnh ( khi được làm lạnh, miếng thịt sẽ không mất nước và săn lại. Do đó tránh được hao hụt và việc pha chế thuận lợi hơn). Để phục vụ nhu cầu xuất khẩu thịt mảnh đông lạnh, từ kho làm mát, sản phẩm sẽ được hạ xuống - 180 C sau 14- 18 giờ. Khâu cuối cùng, chuyển sang kho lạnh bảo quản lạnh sản phẩm luôn ở nhiệt độ - 180 C. Tuy nhiên, theo tính toán thì trong giai đoạn 1 và 2, sản phẩm của nhà máy sẽ được tiêu thụ tại thị trường nội địa, nên chủ trương chưa đầu tư xây dựng kho lạnh và kho bảo quản lạnh mà chỉ trang bị kho làm mát với công suất lưu trữ được tính dự phòng cho cả thời kỳ 2 khi nhà máy hoạt động 1 ca/ ngày. Kho làm mát Các thông số của kho lạnh hoàn chỉnh với thiết bị nhập toàn bộ: + Công suất trữ của kho: 80 tấn thịt mảnh. + Kích thước kho (DxRxC): 10.000 mm x 9.000 mm x 3.500mm. + Điện áp: 380V, 3 pha, 50 Hz + Tiêu thụ điện: 10 kW/ giờ. Về phương tiện vận tải: Nhu cầu phương tiện vận tải được tính toán trên cơ sở phân kỳ hoạt động của nhà máy như sau: + Năm đầu tiên hoạt động, dự kiến từ tháng 6 /2009 đến tháng 6 / 2010: công suất giết mổ 400 con lợn / ca/ ngày. + Từ 7/2010 đến tháng 7/ 2011: Nhà máy hoạt động đạt công suất thiết kế là 700 con/ ca/ ngày. + Từ tháng 8/2011 đến 2014: Nhà máy hoạt động 2 ca/ ngày, công suất giết mổ 1.400 con/ ngày. Bảng nhu cầu lợn hơi và sản lượng thịt sau giết mổ Công suất & Sản lượng 6/ 2009- 6/2010 400 con/ ngày 7/2010-7/2011 700 con/ngày Từ 8/2011 1.000 con/ ngày Thịt hơi (tấn) 36 63 90 Thịt móc hàm (tấn) 26 45,5 65 - chế biến 1,3(5%) 1,36(3%) 1.95(3%) - tiêu thụ thịt tươi 90-87% 24,7 44 63 Xe đông lạnh Với khối lượng thịt tươi cần đưa đi tiêu thụ ở các cửa hàng, siêu thị… như trình bày ở bảng trên, phương tiên vận chuyên chở cần có như sau: Bảng nhu cầu xe đông lạnh TT Loại phương tiện Số lượng Trọng tải Số chuyến Tổng cộng (tấn/ngày) 1 6/2009-6/2010 - Xe thùng lạnh nhỏ -Xe thùng lạnh vừa Cộng: 3 1 4 1,45 3,0 4 3 12 17,4 9 >24,7 2 7/2010-7/2011 - Xe thùng lạnh nhỏ -Xe thùng lạnh vừa Cộng: 3 2 5 1,45 3,0 5 3 18 21,75 18 <44 3 8/2011 trở đi: - Xe thùng lạnh nhỏ -Xe thùng lạnh vừa Cộng: 4 3 7 1,45 3,0 5 4 34 29 36 >63 Trong năm đầu hoạt động, để đảm bảo tính chủ động trong tiêu thụ, cần có 4 xe lạnh để cung ứng toàn ứng toàn bộ sản phẩm cho thị trường. Các xe lạnh sẽ hoạt động chủ yếu vào sáng sớm (khoảng 4/5 số chuyến thực hiện từ 4 giờ đến 8 giờ). Xe vận tải: Giả thiết nhu cầu cung ứng lợn cho hoạt động sẽ do đội xe tải của nhà máy bảo đảm 100%. Căn cứ vào bảng trên, số đầu xe cần có như sau: Bảng nhu cầu xe vận tải Số lượng Trọng tải (tấn) Số lợn (con/chuyến) Số chuyến (ngày) Tổng cộng (con/ngày) 6/2009-7/2010 3 8 70 - 80 2 400 7/2010-7/2011 5 8 70 – 80 2 700 8/2011 trở đi 7 8 70 – 80 2 1000 Cần ít nhất 3 xe tải loại 8 tấn để cung ứng đủ số lợn cho nhà máy hoạt động trong thời kỳ đầu. Vốn đầu tư: Dự kiến sau khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ cần đầu tư mua sắm đội xe như sau: TT Loại xe Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Xe lạnh 1,45 tấn 3 370.000.000 1.110.000.000 2 Xe lạnh 3,0 1 500.000.000 500.000.000 3 Xe tải 8 tấn 3 500.000.000 1.500.000.000 4 Xe bán tải nhỏ 1 250.000.000 250.000.000 5 Xe 4 chỗ 1 250.000.000 250.000.000 Tổng cộng 9 3.610.000.000 Ghi chú: + Xe lạnh: Giá tham khảo xe Isuzu (Nhật) được lắp đặt hệ thống làm lạnh do Thermo King (USD) sản xuất. + Xe tải: Huyndai (Hàn Quốc). Vốn đầu tư mua sắm toàn bộ phương tiện vận tải cho thời kỳ đầu ước tính khoảng 3,61 tỷ đồng (chưa bao gồm thuế VAT). Nếu một số trong các đại lý Cấp I của nhà máy có phương tiện của mình và phương thức hợp đồng mua lợn tại cổng nhà máy được thực hiện thì vốn đầu tư có thể giảm được nhiều. 6.3. Tổng hợp vốn đầu tư dây chuyền thiết bị và phương tiện vận tải: TT Thiết bị CIF cảng Hải Phòng 1 Dây chuyền giết mổ (gồm cả hệ thống ray treo lắp cho kho lạnh) 14.000.000.000 2 Thiết bị chế biến 13.000.000.000 3 Kho làm mát 680.000.000 4 Phương tiện vận tải chuyên dùng 3.610.000.000 Tổng cộng: 31.290.000.000 2.4.Quy hoạch vùng nguyên liệu Thực tế cho thấy hầu hết các nhà máy giết mổ gia súc đã được đầu tư xây dựng trong nước và ở các nước khác trên thế giới chỉ phát huy được hết công suất và hiệu quả khi tổ chức và xây dựng được vùng nguyên liệu của riêng mình ổn định, đảm bảo đáp ứng đủ về số lượng cho hoạt động của nhà máy. Ý thức được tầm quan trọng trên, chủ đầu tư đã khảo sát tình hình chăn nuôi gia súc, nhất là giống lợn nạc cao sản ở các vùng huyện ngoại thành và một số tỉnh lân cận, nhằm lập kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu của nhà máy từ ngay thời gian đầu đi vào vận hành. Vùng nguyên liệu ổn định sẽ được phát triển gồm: Vùng nguyên liệu tại chỗ: Sẽ tổ chức trên địa bàn Hà Nội: các huyện ngoại thành Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn. Theo dự kiến, khi đi vào hoạt động và trong năm đầu tiên, nhà máy sẽ chỉ đạt công suất giết mổ khoảng 50-60%. Lý do của việc giảm công suất này là năm đầu được coi như thời gian quảng bá sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường. Chính vì vậy, chỉ cần vùng nguyên liệu xây dựng ở 3 huyện ngoại thành sẽ đảm bảo hoàn toàn nguyên liệu đầu vào cho nhà máy. Vùng nguyên liệu phụ cận Gồm các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Hà Tây. Vùng nguyên liệu này bắt đầu được tổ chức và phát triển dần dần từ giữa những năm hoạt động đầu tiên, sao cho có thể cung cấp nguyên liệu cho nhà máy vào năm thứ 2. Khi đó, nhà máy sẽ đạt 100% công suất giết mổ tính theo ca sản xuất ( 700 con lợn/ca ). Tổ chức và phát triển vùng nguyên liệu nhằm thực hiện một số mục tiêu sau đây: Mục tiêu tổng quát: Tổ chức sản xuất để cung ứng đủ thịt lợn chất lượng cao cho nhà máy giết mổ và chế biến thịt. Đảm bảo cung ứng một cách đều đặn cả về số lượng, chất lượng lợn thịt, theo lộ trình hoạt động và công suất giết mổ, chế biến thịt của nhà máy. 2.5. Cơ cấu tổ chức quản lý vận hành của nhà máy giết mổ và chế biến thực phẩm 2.5.1. Hình thức tổ chức quản lý nhà máy Theo dự kiến, khi dự án đi vào hoạt động, nhà máy giết mổ và chế biến thực phẩm sẽ trở thành một đơn vị thành viên của công ty Đông Thành, có bộ máy quản lý riêng và hoạt động hoàn toàn độc lập. 2.5.2.Cơ cấu tổ chức quản lý vận hành của nhà máy Dự kiến nhân sự và cơ cấu lao động TT Nhân sự Thời kỳ 6 / 2004 – 6 / 2005 7 /2005 – 7 / 2006 8 / 2006 trở đi 1 Ban giám đốc: - Giám đốc - Phó giám đốc 1 2 1 2 1 2 2 Phòng HC - NS: - Trưởng phòng - Nhân viên - Bảo vệ - Tạp vụ 1 2 2 3 1 3 4 5 1 4 4 6 3 Phòng TC – KT: - Trưởng phòng - Nhân viên kế toán 1 2 1 2 1 2 4 Phòng kinh doanh: - Trưởng phòng - Giao nhận - Thu mua - Bộ phận marketing - Bộ phận XNK 1 8 8 2 0 1 12 12 3 3 1 20 20 3 3 5 Phòng sản xuất: - Trưởng phòng - Chăn nuôi - Giết mổ - Quản lý đốc PX GM - Chế biến + bao gói - Quản đốc PX CB & BG - Đội xe 1 10 35 1 26 1 10 1 15 35 1 26 1 15 1 20 70 1 52 1 23 6 Phòng kỹ thuật: - Trưởng phòng - Hóa nghiệm - Thú y - Cơ khí 1 2 2 2 1 2 4 4 1 2 4 4 Tổng cộng : 122 153 235 (Tổng số lao động có thể thay đổi không phụ thuộc vào phân kỳ như trên mà tùy thuộc tình hình thực tế của hoạt động kinh doanh). Ghi chú: Nhu cầu về phương tiện vận tải (xem chương 6 – Dây chuyền thiết bị và Phương tiện vận tải ) - 6 / 2009 – 6 / 2010: 5 xe lạnh, 3 xe tải và 1 xe có 4 chỗ, 1 xe bán tải nhỏ (10 lái xe ). - 7 / 2010 – 7 / 2011: 7 xe lạnh, 5 xe tải và 1 xe 4 chỗ, 2 xe bán tải nhỏ (15 lái xe ). - 8 / 2011 trở đi: 10 xe lạnh, 10 xe tải và 1 xe 4 chỗ, 2 xe bán tải nhỏ (23 lái xe ). Trong thực tế việc hợp đồng với các địa phương bán lợn tại cổng nhà máy là hoàn toàn có thể thực hiện. Tuy nhiên, trong các tính toán về nhu cầu lao động cũng như phân tích tài chính, các số liệu sử dụng dựa trên việc bảo đảm cung ứng 100 % cho nhu cầu. Nhân viên bán, giao nhận hàng : Với kế hoạch tổ chức và phát triển mạng lưới Đại lý và Nhà phân phối các cấp, nhà máy sẽ giảm bớt được bộ phận bán hàng trực tiếp (xem chương 7 – Hệ thống tiêu thụ sản phẩm …). Tuy nhiên, trong cơ cấu nhân sự, vẫn cần có một bộ phận đảm trách việc giao, nhận hàng. Dự kiến, mỗi xe lạnh và xe tải, ngoài lái xe sẽ có 1 nhân viên giao nhận đi cùng. Do vậy, số lượng nhân viên ở bộ phận này sẽ tương ứng với số lái xe lạnh và xe tải tại từng thời điểm. Công nhân sản xuất trực tiếp trong cùng một ca : Giai đoạn 1 : 6 / 2009– 6 / 2010 - Giết mổ : 30 + 5 (thay ca luân phiên ) = 35 người. - Pha thịt và bao gói : 6+ 2 (thay ca luân phiên) = 8 người. - Chế biến : 15 + 3(thay ca luân phiên) = 18 người. Giai đoạn 2 : 7 / 2010 – 7 / 2011 (như giai đoạn 1) Giai đoạn 3 : 8 / 2011 trở đi - Giết mổ : 70 người. - Pha thịt và bao gói : 16 người. - Chế biến : 36 người Phòng kỹ thuật, cơ khí : 11 – 18 – 18 (người). Chế độ làm việc Do đặc thù của lĩnh vực hoạt động, thường dản phẩm thịt tươi sống được cung cấp, phân phối vào thị trường trong khoảng từ 5 đến 6 giờ sáng và 15 giờ 30 chiều (tuy nhiên, trong phần này chỉ trình bày chế độ làm việc áp dụng theo giờ hành chính và cho 1 ca đêm, phù hợp với thời gian đầu hoạt động của nhà máy). Vì vậy, chế độ làm việc được dự tính như sau : Giờ làm việc hành chính : T ừ 7 : 30 đến 16 : 30 (nghỉ trưa 1 tiếng, tử 12 giờ đến 13 giờ). Nghỉ cuối tuần : Chiều thứ 7 / thứ 7 và chủ nhật. Áp dụng cho bộ phận sản xuất. Dự tính các dây chuyền của nhà máy sẽ vận hành tổng cộng 300 ngày / năm (tối đa). Ngày nghỉ : Công nhân sẽ nghỉ thay phiên nhau vào các ngày trong tuần ( Lưu ý : nếu nghỉ 2 ngày, tức là 2 ca đêm thì tổng số công nhân sẽ phải tăng tương ứng lên 30 + 10 = 40 người / ca). Chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, khen thưởng kỷ luật… sẽ được áp dụng theo đúng luật quy định của Nhà nước. .Tuyển dụng và đào tạo lao động : Công nhân vận hành dây chuyền giết mổ và chế biến sẽ được rút bớt một số từ các bộ phận hiện tại trong công ty, số khác sẽ tuyển dụng từ bên ngoài. Do tính chất đặc thù của công việc và ca sản xuất nên đối tượng tuyển dụng chỉ là nam giới. Toàn bộ công nhân của 2 dây chuyền sẽ được chuyên gia nước ngoài đào tạo và hướng dẫn thực hành thuần thục mọi thao tác, đảm bảo nắm vững tất cả các qui trình sản xuất cũng như cơ chế hoạt động của thiết bị. Nhân viên thu mua, tổ chức vùng nguyên liệu sẽ được xây dựng dựa trên nòng cốt là đội ngũ công nhân nông trường hiện tại. Chi phí nhân lực (tiền lương và bảo hiểm) Tiền lương là các khoản tiền trả cho nhân viên tương ứng với số lượng, chất lượng lao động.Nhà máy sẽ lựa chọn hình thức và chế độ trả lương phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty, tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và theo chế độ, chính sách của Nhà nước. Dựa vào biểu tượng theo qui định hiện hành của nhà nước và thu nhập hiện tại của công ty, mức lương sẽ trả cho cán bộ công nhân viên của nhà máy được đề xuất như sau : Ban giám đốc nhà máy - Giám đốc : 5 triệu đồng / tháng; - Các phó giám đốc : 4 triệu đồng / tháng; Phòng kinh doanh - Trưởng phòng : 2,5 triệu đồng / tháng; - Giao nhận & thu mua : 1,5 triệu đồng / người / tháng; -Marketing & XNK : 1,5 triệu đồng / người / tháng; Bộ phận sản xuất - Trưởng bộ phận (1 người) : 3 triệu đồng / tháng; - Dây chuyền giết mổ : 1,8 triệu đồng / người / tháng; - Quản đốc phân xưởng giết mổ : 2,3 triệu đồng / tháng; - Chế biến & bao gói, lái xe, chăn nuôi : 1,5 triệu đồng / người / tháng; - Quản đốc phân xưởng chế biến… : 2 triệu đồng / tháng; Phòng kỹ thuật - Trưởng phòng : 2 triệu đồng / người / tháng; - Nhân viên : 1,5 triệu đồng / người / tháng; Phòng HC – NS - Trưởng phòng : 2 triệu đồng / tháng; - Phòng hành chính : 1,2 triệu đồng / người / tháng; - Bảo vệ, tạp vụ : 0,8 triệu đồng / người / tháng; Phòng kế toán - Trưởng phòng : 2,5 triệu đồng / tháng; - Nhân viên : 1,8 triệu đồng / người / tháng; Dựa vào mức lương đề xuất trên và Bảng nhu cầu nhân sự, dự tính tổng quỹ lương tháng trong từng thời kỳ như sau : Đơn vị tính : đồng / năm Cơ cấu nhân sự Thời kỳ 6 / 2004 – 6 / 2005 7 / 2005 – 7 / 2006 8 / 2006 trở đi Giám đốc 60.000.000 60.000.000 60.000.000 Phó giám đốc 96.000.000 96.000.000 96.000.000 Phòng HC – NS 100.800.000 153.600.000 177.600.000 Phòng TC – KT 73.200.000 73.200.000 73.200.000 Phòng KD 354.000.000 570.000.000 858.000.000 Bộ phận sản xuất 1.707.600.000 1.905.600.000 3.381.600.000 Phòng kỹ thuật 132.000.000 204.000.000 204.000.000 Cộng : 2.523.600.000 3.062.400.000 4.850.400.000 BHXH 17% 378.540.000 459.360.000 727.560.000 BHYT 2% 50.472.000 61.248.000 97.088.000 Tổng quỹ lương : 2.952.612.000 3.583.008.000 5.674.968.000 BH xã hội : 15% ; BH y tế 2% tổng quỹ lương theo quy định 2.6.Mô tả địa điểm Điều kiện tự nhiên Khu vực xây dựng nhà máy có diện tích khuôn viên khoảng 7,5ha nằm trên cánh đồng Cửa Kho thuộc khu vực Tự Do xã Xuân Nộn, thị trấn Đông Anh. Hiện tại , toàn bộ diện tích 7,5ha là ruộng lúa nước, ao đầm, có độ cao trung bình so với mực nước biển 11-12m. Phía Nam và Tây Nam giáp Trường Công Nhân, Bắc tiếp giáp đường giao thong lien xã thong ra quốc lộ 3, Đông giáp mương tưới tiêu nước ra song Cà Lồ, Tây giáp Công ty xây dựng Đông Anh. Thời tiết khí hậu Công trình nằm trong vùng mang đặc điểm khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông phân biệt rõ rang -Độ ẩm tương đối: 85% -Tốc độ gió trung bình trong năm: cấp III -Lượng mưa trung bình trong năm: 200mm -Nhiệt độ trung bình vào mùa hè: 28-32độ C -Nhiệt độ trung bình vào mùa đông: 13-18độ C -Nhiệt độ trung bình trong năm: 34-36 độ C(cao nhất) 8-14 độ C (thấp nhất) Chương III. Phân Tích Tài Chính Dự Án 3.1.Dự tính tổng vốn đầu tư và cơ cấu sử dụng vốn của dự án 3.1.1.Kế hoạch sử dụng vốn STT Hạng mục Năm xây dựng Năm -1 Năm 0 Năm1 Năm 3 I VỐN CỐ ĐỊNH 1 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 1.10 1.11 1.12 1.13 1.14 2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 3 3.1 3.2 II 1 2 3 Vốn ngân sách Hạ tầng cơ sở (B) -San ủi mặt bằng -Hệ thống cấp thoát nước ngoài nhà -Trạm bơm,bể ngầm đài phun nước -Hệ thống điện ngoài nhà -Vườn hoa cây cảnh Chi phí thiết bị Máy phát điện dự phòng Trang thiết bị nội thất,thiết bị khác(D) Nhà ăn Phòng bảo vệ Phòng cháy chữa cháy Bơm nước(cấp nước,chuồng lợn …) Nhà điều hành Phí dự phòng Chi phí chuẩn bị đầu tư thẩm định dự án khả thi Thăm dò địa chất Phí thiết kế Chi phí lập hồ sơ mời thầu xây lắp và đánh giá hồ sơ dự thầu Chi phí lập hồ sơ mời thầu mua sắm thiết bị va đánh giá hồ sơ dự thầu Chi phí giám sát thi công Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị Chi phí BQL công trình Bảo hiểm xây lắp Cộng Vốn vay quĩ hỗ trợ phát triển Xây lắp hạ tầng cơ sở Sân đường nội bộ Thiết bị chính Dây chuyền giết mổ Thiết bị chế biến Kho lạnh Phương tiện vận tải Xử lý nước thải Thiết lập VP đại diện và giới thiệu SP Thiết lập cửa hàng đại lý Chi phí hoàn công quyết toán Lãi suất trong thời gian xây dựng Cộng Vốn tự có Chi phí tham quan khảo sát Chi phí khởi công Cộng ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10727.doc
Tài liệu liên quan