Đề tài Khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống móng, lạc thủy và BTVN 11 với gà mái VBT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ THỊ THÚY HÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI GIỮA GÀ TRỐNG MÓNG, LẠC THỦY VÀ BTVN11 VỚI GÀ MÁI VBT Chuyên ngành : Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05 Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn TS. Hoàng Thanh Hải LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin c

pdf73 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đề tài Khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống móng, lạc thủy và BTVN 11 với gà mái VBT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Lê Thị Thúy Hà i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS Bùi Hữu Đoàn và TS. Hoàng Thanh Hải đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức của Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi – Viện Chăn nuôi đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Lê Thị Thúy Hà ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................................. v Danh mục bảng ................................................................................................................ vi Danh mục hình ................................................................................................................ vii Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii Thesis abstract ................................................................................................................... x Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Mục đích của đề tài ............................................................................................. 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 2 Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................... 3 2.1.1. Tính trạng năng suất của gia cầm ....................................................................... 3 2.1.2. Cơ sở khoa học của lai kinh tế ............................................................................ 6 2.1.3. Cơ sở khoa học của ưu thế lai ............................................................................. 8 2.1.4. Đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và sinh sản của các giống gà thí nghiệm ......................................................................................................... 13 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ............................................ 14 2.2.1. Một số kết quả chọn lọc và lai tạo gia cầm trên thế giới .................................. 14 2.2.2. Một số kết quả lai tạo và chọn lọc gia cầm trong nước .................................... 16 Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 19 3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 19 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................... 19 3.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 19 3.3.1. Nội dung 1: Trên đàn gà sinh sản ..................................................................... 19 3.3.2. Nội dung 2: Trên đàn gà thịt thương phẩm ...................................................... 19 3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 19 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu nội dung 1 ................................................................ 19 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu nội dung 2 ................................................................ 22 iii 3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................................ 26 Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 27 4.1. Kết quả thu được trên đàn bố mẹ ...................................................................... 27 4.1.1. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng............................................................................... 27 4.1.2. Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở ................................................................ 28 4.1.3. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng ................................................................................ 29 4.2. Kết quả nghiên cứu trên đàn thương phẩm ...................................................... 30 4.2.1. Đặc điểm ngoại hình của các giống gà thí nghiệm ........................................... 30 4.2.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà thương phẩm ................................................................ 33 4.2.3. Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm .......................................................... 34 4.2.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thương phẩm................................................ 43 4.2.5. Kích thước một số chiều đo của gà thương phẩm ............................................ 44 4.2.6. Kết quả phân tích thân thịt của gà thương phẩm 15 tuần tuổi .......................... 46 4.2.7. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt trên gà thương phẩm ..................................................................................................... 47 4.2.8. Kết quả đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế khi nuôi gà bố mẹ ............................. 50 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 51 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 51 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 51 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 52 Phụ lục .......................................................................................................................... 56 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa Tiếng Việt CT1 Công thức 1 CT2 Công thức 2 CT3 Công thức 3 ĐVT Đơn vị tính NS Năng suất TĂ Thức ăn TL Tỷ lệ TLNS Tỷ lệ nuôi sống TT Tuần tuổi TTTA Tiêu tốn thức ăn v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nuôi gà sinh sản ................................................... 20 Bảng 3.2. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng gà sinh sản................................................. 20 Bảng 3.3. Chế độ dinh dưỡng gà sinh sản theo các giai đoạn .................................... 21 Bảng 3.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm gà thương phẩm ................................................... 22 Bảng 3.5. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng gà thương phẩm ........................................ 23 Bảng 3.6. Chế độ dinh dưỡng nuôi gà thương phẩm ................................................. 23 Bảng 4.1. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà mái trong 3 công thức lai ................... 27 Bảng 4.2. Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở ......................................................... 28 Bảng 4.3. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng .......................................................................... 29 Bảng 4.4. Một số đặc điểm ngoại hình khi gà 15 tuần tuổi ....................................... 31 Bảng 4.5. Tỷ lệ nuôi sống của gà thương phẩm từ 0-15 TT ..................................... 33 Bảng 4.6. Sinh trưởng tích lũy của gà trống thương phẩm giai đoạn 0–15 TT ......... 35 Bảng 4.7. Sinh trưởng tích lũy của gà mái thương phẩm giai đoạn 0–15 TT ............ 35 Bảng 4.8. Sinh trưởng tuyệt đối của gà trống thương phẩm 0-15TT ......................... 38 Bảng 4.9. Sinh trưởng tuyệt đối của gà mái thương phẩm 0-15TT ........................... 39 Bảng 4.10. Sinh trưởng tương đối của gà trống thương phẩm 0-15 TT ...................... 41 Bảng 4.11. Sinh trưởng tương đối của gà mái thương phẩm 0 – 15TT ...................... 42 Bảng 4.12. Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR) của gà thương phẩm ............................. 43 Bảng 4.13. Kích thước một số chiều đo của gà thương phẩm ..................................... 45 Bảng 4.14. Kết quả phân tích thân thịt của gà thương phẩm 15 tuần tuổi ................... 46 Bảng 4.15. Một số chỉ tiêu về dinh dưỡng của thịt gà thương phẩm ........................... 47 Bảng 4.16. Kết quả phân tích một số acid amin trong thịt gà thương phẩm ................ 48 Bảng 4.17. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng thịt ...................................... 49 Bảng 4.18. Kết quả đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế nuôi gà bố mẹ ............................ 50 vi DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Đặc điểm ngoại hình của gà mới nở ............................................................ 30 Hình 4.2. Đặc điểm ngoại hình gà thí nghiệm 15 tuần tuổi ......................................... 32 Hình 4.3. Sinh trưởng tích lũy của gà trống thương phẩm giai đoạn 0 -15 TT ........... 37 Hình 4.4. Sinh trưởng tích lũy của gà mái thương phẩm giai đoạn 0 -15 TT .............. 38 Hình 4.5. Sinh trưởng tuyệt đối của gà trống thương phẩm giai đoạn 0–15TT ............. 40 Hình 4.6. Sinh trưởng tuyệt đối của gà mái thương phẩm giai đoạn 0–15TT ............. 40 Hình 4.7. Sinh trưởng tương đối của gà trống thương phẩm giai đoạn 0–15TT ........ 42 Hình 4.8. Sinh trưởng tương đối của gà mái thương phẩm giai đoạn 0–15TT ............ 43 Hình 4.9. Kích thước một số chiều đo của gà thương phẩm ........................................ 45 Hình 4.10. Kết quả phân tích thân thịt của gà thương phẩm 15 tuần tuổi ..................... 46 vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Lê Thị Thúy Hà Tên Luận văn: Khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống Móng, Lạc Thủy và BTVN11 với gà mái VBT. Ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu: Cung cấp cho các nhà chọn giống, quản lý và người chăn nuôi thông tin về khả năng sản xuất thịt của một số tổ hợp lai gà lông màu. Phương pháp nghiên cứu * Nội dung nghiên cứu: có 2 nội dung - Nội dung 1: Trên đàn gà sinh sản Nghiên cứu khả năng sinh sản của 3 công thức lai giữa gà trống Móng, Lạc Thủy và BTVN11 với gà mái VBT. - Nội dung 2: Trên đàn gà thịt thương phẩm Xác định khả năng sản xuất thịt của gà lai F2 là con của 3 tổ hợp lai kinh tế nói trên *Đối tượng nghiên cứu Đề tài được tiến hành trên gà trống BTVN11, Lạc Thủy, Móng, gà mái VBT và các con lai giữa chúng *Phương pháp nghiên cứu - Trên đàn gà sinh sản phân làm 3 lô tương ứng với 3 tổ hợp lai CT1(Móng x VBT), CT2 (Lạc Thủy x VBT) và CT3 (BTVN11 x VBT), mỗi lô gồm 100 mái và 10 trống, thí nghiệm lặp lại 3 lần. Sau đó theo dõi số trứng đẻ ra, lượng thức ăn thu nhận và kết quả ấp nở rồi dùng công thức tính ra các chỉ tiêu: tỷ lệ đẻ, tỷ lệ trứng giống, tỷ lệ trứng có phôi, số gà con loại 1/tổng trứng ấp, TTTA/10 trứng. - Trên đàn thương phẩm: dùng 3 con lai của 3 tổ hợp lai nói trên để tiến hành thí nghiệm. Thí nghiệm được phân làm 3 lô tương ứng với 3 con lai của 3 công thức lai, mỗi lô có 100 gà con 01 ngày tuổi, thí nghiệm cũng lặp lại 3 lần. Sau đó quan sát, chụp ảnh để mô tả đặc điểm ngoại hình, cân gà để tính khả năng sinh trưởng, mổ khảo sát và phân tích để xem chất lượng thịt. viii Kết quả chính và kết luận *Kết quả chính - Trên đàn gà bố mẹ Gà VBT trong cả 3 tổ hợp lai CT1(Móng x VBT), CT2 (Lạc Thủy x VBT) và CT3 (BTVN11 x VBT) có tỷ lệ đẻ cao tương đương nhau. Tỷ lệ đẻ trung bình đạt 60,34%, tương ứng với năng suất trứng/mái/44 tuần là 101,34 quả, tiêu tốn thức ăn/10trứng là 2,12 kg -Trên đàn gà thương phẩm + Tỷ lệ nuôi sống từ 0 -15 tuần tuổi của con lai CT1, CT2, CT3 lần lượt là 91,67%, 86,66% và 90%. + Khối lượng cơ thể tại 15 tuần tuổi của CT1; CT2; CT3 lần lượt là 2156,33; 1931,76; 1872,11 (g/con) đối với con trống và 1648,33; 1573,82; 1545,52 (g/con) đối với con mái. + Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của CT1, CT2,CT3 lúc 15 tuần tuổi lần lượt là 3,30; 3,37 và 3,21 kg. + Hàm lượng protein trong thịt gà lai CT1(Móng x VBT), CT2 (Lạc Thủy x VBT) và CT3 (BTVN11 x VBT) lúc 15 tuần tuổi lần lượt là 21,52%; 22,43%, 22,25%. + Độ pH và độ dai của cả 3 loại thị gà thương phẩm đều nằm trong giới hạn sinh lý cho phép. Màu sắc đạt tiêu chuẩn chất lượng thịt tốt. *Kết luận - Trên đàn gà bố mẹ Khi cho gà trống Móng, Lạc Thủy, BTVN11 phối với gà VBT đã không làm thay đổi đáng kể đến khả năng sinh sản của gà VBT nhưng lại làm thay đổi đến kết quả ấp nở của gà VBT -Trên đàn thương phẩm + Cả 3 con lai CT1(Móng x VBT), CT2 (Lạc Thủy x VBT) và CT3 (BTVN11 x VBT) có tỷ lệ nuôi sống tương đối cao, có màu lông đẹp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và có chất lượng thịt thơm ngon. ix THESIS ABSTRACT Master candidate: Le Thi Thuy Ha Thesis title: The productive performance of three chicken hybrid combinations between Mong, Lac Thuy and BTVN11 males with VBT females Major: Animal Sciences Course Code: 60 62 01 05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives To give the breeders, manager and chicken farmers the information about the possibility of a meat production of colour chicken hybrid combinations Materials and Methodolody Research contents: There are 2 contents - Contents 1: On females Study the reproductive performance of three chicken hybrid combinations between Mong, Lac Thuy and BTVN11 males with VBT females - Contents 2: On the commercial meat chickens Study the meat producing ability of broiler chickens, that are F2 offsprings from three aboved hybrid combinations. *Research subjects The study was conducted on Mong, Lac Thuy and BTVN11 roosters, VBT hens and their crossed offsprings *Research methodology - On reproductor chickens: The experiment was carried out on 3 experimental batches corresponding to three hybrid combinations CT1 (Mong x VBT), CT2 (Lac Thuy x VBT) and CT3 (BTVN11 x VBT). Each batch group 100 hens and 10 roosters with 3 replicates. The number of eggs laid, feed intake and hatching results were observed to canculate the laying rate, the percentage of hatching eggs, the percentage of embryonated eggs, the chicks type 1 / overall hatching eggs, feed intake/ 10 eggs. - On the commercial meat chickens: The experiment was carried out on the crossed offsprings from three aboved hybrid combinations. The experiment was divided into 3 batches corresponding to three offsprings from these hybrid combinations. Each batch included 100 chicks (1 day of age) with three 3 replicates. Then observed, photographed to describe the characteristic appearance. The chickens then were weighted to calculate the growth performance and being slaughtered for determining the meat quantity and quality. x Main findings and conclusions *Main results - On chicken parent herd VBT chickens from 3 hybrid combinations CT1 (Mong x VBT), CT2 (Lac Thuy x VBT) and CT3 (BTVN11 x VBT) had an equavilent laying rate. The average laying rate was 60,34% corresponded to egg production/hen/44 weeks averaged 101,34 eggs/femal, feed intake per 10 eggs was 2,12 kg -On Commercial chickens + The survival rate from 0 -15 weeks of age of CT1, CT2, CT3 crosses were 91.67%, 86.66% and 90%, respectively. + At 15 weeks of age, the body weight of CT1; CT2 and CT3 male offspring were 2156,33; 1931,76; 1872,11 gram/head respectively, while this trait of female offspring were 1648,33; 1573,82; 1545,52 gram/head respectively. + FCR of CT1, CT2, CT3 at 15 weeks of age were 3.30; 3.37 and 3.21 kg respectively. + Protein content in CT1 (Mong x VBT), CT2 (Lac Thuy x VBT) and CT3 (BTVN11 x VBT) crosses at 15 weeks of age were 21.52%; 22.43%, 22.25% respectively. + PH and tenderness of the 3 types of commercial meat chicken were within physiological limitation. Standard color showed the good meat quality. *Conclusion - On chicken parent herd There was no significant change of the fertility of VBT hens mating with the Mong, Lac Thuy, BTVN11 males. -On Commercial meat chicken herd + CT1 3 (Mong x VBT), CT2 (Lac Thuy x VBT) and CT3 (BTVN11 x VBT) offsprings had high survival rate with desire color and good meat quality, which meet evolving the consumer tastes. xi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Chăn nuôi gia cầm ở nước ta là nghề truyền thống có từ hàng ngàn năm nay và đang góp phần quan trọng cải thiện sinh kế của hàng triệu nông dân. Hàng năm, chăn nuôi gia cầm cung cấp 18-20% tổng khối lượng thịt các loại, đứng thứ hai sau thịt lợn (thịt lợn chiếm vị trí số 1 với 75-76%). Theo chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 đã được chính phủ phê duyệt ngày 16/01/2008, chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng vẫn chiếm vị trí quan trọng trong nghành chăn nuôi nước ta trong nhiều năm tới. Theo số liệu thống kê năm 2010, trong tổng số 230 triệu con gà đang nuôi trong cả nước, gà lông màu chiếm đến trên 80%. Để nâng cao năng suất nhằm đáp ứng nhu cầu của các trang trại và tiêu dùng trong nước, trong những năm gần đây, một số giống gà lông màu nổi tiếng như Tam hoàng, Lương Phượng, Sasso, Kabir đã được nhập khẩu vào nước ta Khi nhập gà lông màu từ nước ngoài sẽ gặp phải một số khó khăn như: con giống nhập rất đắt và tốn kém, không chủ động được con giống, chất lượng thịt chưa cao. Bên cạnh việc nhập các giống gà thì việc bảo tồn các giống gà bản địa, các giống gà nhập nội, cũng như sự đa dạng di truyền sinh học đang là vấn đề rất cấp bách và mang tính toàn cầu. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, cuộc sống người dân được nâng lên thì nhu cầu tiêu thụ những thực phẩm có chất lượng như thịt gà nội, gà đặc sản ngày càng cao và các loại thực phẩm đó đã trở thành những món ăn được nhiều người ưa thích hơn gà công nghiệp. Vì nhu cầu của người tiêu dùng lớn nên giá thịt gà nội luôn luôn cao hơn gà công nghiệp từ 30-40%. Từ đó việc phát triển sản xuất chăn nuôi gà nội, gà lai có chất lượng thịt, trứng thơm ngon cũng ngày càng phát triển và mở rộng. Thực tế, các giống gà quý hiếm như gà Lạc Thủy, gà Móng, gà BTVN11 (giống gà nhập ngoại có màu lông giống gà Lương Phượng nhưng khối lượng cơ thể bé, tại 19 tuần tuổi gà trống đạt 1600-1634,14g/con, gà mái đạt 1255,03- 1260,65 g/con, năng suất trứng/mái/72TT là 110quả) có chất lượng thịt thơm ngon nhưng lại có năng suất thấp và không phù hợp với phương thức chăn nuôi trang trại cho nên khó phát triển thành hàng hóa. Do đó việc lai tạo để cho ra các 1 sản phẩm gia cầm lai dễ nuôi, có chất lượng và năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng là cần thiết. Đây cũng là hướng đi phù hợp với nhu cầu thị trường chăn nuôi gà trước mắt và lâu dài ở nước ta. Xuất phát từ những lý do nói trên chúng tôi đã lựa chọn gà Lạc Thủy, gà Móng, gà BTVN11 và gà VBT (là con lai của gà trống Zolo với gà mái Lương Phượng) có năng suất cao, chất lượng thịt tốt để làm nguyên liệu cho đề tài nghiên cứu: “Khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống Móng, Lạc Thủy và BTVN11 với gà mái VBT”. 1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Cung cấp cho các nhà chọn giống, quản lý và người chăn nuôi thông tin về khả năng sản xuất thịt của một số tổ hợp lai gà lông màu. 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài góp phần quan trọng trong việc khai thác có hiệu quả nguồn gen quý của các giống gà Zolo, gà Lương Phượng, gà Móng, gà Lạc Thủy và gà BTVN11 tạo ra tổ hợp lai mới có năng suất cao, chất lượng thịt thơm ngon. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Làm phong phú thêm các tổ hợp lai gà lông màu có năng suất chất lượng cao, góp phần đẩy mạnh chăn nuôi gà trong trang trại và nông hộ. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 2.1.1. Tính trạng năng suất của gia cầm 2.1.1.1. Bản chất di truyền của tính trạng năng suất Khi nghiên cứu các tính trạng về tính năng sản xuất của gia cầm được nuôi dưỡng trong điều kiện cụ thể, thực chất là nghiên cứu các đặc điểm di truyền số lượng và ảnh hưởng của những tác động môi trường lên các tính trạng đó. Hầu hết các tính trạng về năng suất của vật nuôi như sinh trưởng, sinh sản, tốc độ mọc lông đều là các tính trạng số lượng. Cơ sở di truyền của tính trạng số lượng đều do các gen nằm trên nhiễm sắc thể quy định. Nguyễn Ân và cs. (1983) cho rằng các tính trạng sản xuất là các tính trạng số lượng, thường là các tính trạng đo lường được như khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo, sản lượng trứng , khối lượng trứng... Các tính trạng số lượng thường bị chi phối bởi nhiều gen, các gen này hoạt động theo 3 phương thức. - Cộng gộp (A) hiệu ứng tích lũy của từng gen; - Trội (D) hiệu ứng tương tác giữa các gen trong cùng một lô cut; - Át gen (I) hiệu ứng do tương tác giữa các gen không cùng một lo cut; Hiệu ứng cộng gộp A là các giá trị thông thường có thể tính toán được, có ý nghĩa trong chọn lọc nhân thuần. Hiệu ứng trội D và át gen I là những hiệu ứng không cộng tính và là giá trị giống đặc biệt (special breeding value) có ý nghĩa đặc biệt trong các tổ hợp lai. Ở các tính trạng số lượng giá trị kiểu hình cũng do giá trị kiểu gen (kiểu di truyền) và tác động của môi trường quy định, nhưng giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (minor gen) cấu tạo thành. Đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ nhưng tập hợp lại sẽ ảnh hưởng rất rõ rệt tới tính trạng nghiên cứu, tính trạng sinh sản là một ví dụ (Nguyễn Văn Thiện, 1995). Khác với các tính trạng chất lượng, tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố của ngoại cảnh. Tuy các điều kiện bên ngoài không thể làm thay đổi cấu trúc di truyền, nhưng nó có tác động làm phát huy hoặc kìm hãm việc biểu hiện các hoạt động của các gen. Các tính trạng số lượng được quy định bởi kiểu gen và chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh, mối tương quan 3 đó được biểu thị như sau: P = G + E Trong đó: P là giá trị kiểu hình (phenolypic value), G là giá trị kiểu gen (genotypic value), E là sai lệch môi trường (environmental deviation). Giá trị kiểu gen (G) hoạt động theo 3 phương thức: cộng gộp, trội và át gen. Người ta đã biểu thị kiểu di truyền (G) bằng công thức sau: G = A+ D + I Trong đó: G là giá trị kiểu gen ( genotypic value ), A là giá trị cộng gộp ( additive value ), D là giá trị sai lệch trội (dominance deviation value), I là giá trị sai lệch tương tác (Interaction deviation value). Ngoài ra các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường, có 2 loại môi trường chính : - Sai lệch môi trường chung (Eg): là sai lệch do các yếu tố môi trường tác động lên toàn bộ các cá thể trong nhóm vật nuôi, loại yếu tố này có tính chất thường xuyên như: thức ăn, khí hậu... - Sai lệch môi trường riêng (Es): là sai lệch do các yếu tố môi trường tác động riêng rẽ lên từng cá thể trong nhóm vật nuôi hoặc ở giai đoạn nhất định trong cuộc đời con vật. Loại này có tính chất không thường xuyên. Nếu bỏ qua mối tương tác giữa di truyền và ngoại cảnh thì quan hệ của kiểu hình (P), kiểu gen (G) và môi trường (E) của một cá thể được xác định bởi kiểu gen có từ hai locut trở lên có giá trị là : P = G + E Trong đó: G = A + D + I; E = Eg + Es P = A + D + I + Eg + Es. Trên cơ sở đó cho thấy các giống gia cầm cũng như các sinh vật khác, con cái đều nhận được từ bố mẹ một số gen quy định tính trạng số lượng nào đó. Tính trạng đó được xem như nhận từ bố mẹ một khả năng di truyền. Do đó việc chọn lọc nâng cao năng suất một tính trạng nào đó hoặc lai tạo ra một giống mới, việc nghiên cứu di truyền các tính trạng số lượng là vấn đề hết sức cần thiết. 4 2.1.1.2. Sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm Tỷ lệ nuôi sống gia cầm con sau khi nở ra là một chỉ tiêu chủ yếu đánh giá sức sống của gia cầm ở giai đoạn hậu phôi, sự suy giảm sức sống được thể hiện ở tỷ lệ chết cao qua các giai đoạn sinh trưởng (Brandsch và Buelchel, 1978). Tỷ lệ sống được xác định bằng tỷ lệ phần trăm số cá thể còn sống ở cuối giai đoạn so với các cá thể ở đầu giai đoạn. Khavecman (1972) cho biết cận huyết làm giảm tỷ lệ sống, ưu thế lai làm tăng tỷ lệ sống. Có thể nâng cao tỷ lệ sống bằng các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, vệ sinh phòng bệnh kịp thời. Các giống vật nuôi nhiệt đới có khả năng chống các bệnh truyền nhiễm và kí sinh trùng cao hơn các vật nuôi xứ ôn đới. Ngoài ra, tỷ lệ nuôi sống của gà còn phụ thuộc vào sức sống của đàn bố mẹ, gà mái đẻ tốt thì tỷ lệ nuôi sống của gà con sẽ cao hơn so với gà mái đẻ kém. Đối với cơ thể sinh vật, những biểu hiện sinh lý trong phản ứng stress là tác động tương quan giữa gen và môi sinh, trong đó tất nhiên chịu ảnh hưởng vai trò của các quy luật di truyền đa gen, trội, lặn, giới tính... Stress miễn kháng là phản ứng của cơ thể sinh vật đối với bất cứ các tác động nào của môi sinh để tự bảo vệ và bảo tồn, cho nên mọi biện pháp để hạn chế ảnh hưởng của stress và ngăn chặn hậu quả đều nhằm mục tiêu bảo vệ sự sống của con và và chất lượng sản phẩm của nó. Hill et al. (1954) đã tính được hệ số di truyền sức sống là 6%. Sức sống được tính theo các giai đoạn nuôi dưỡng khác nhau. Theo tài liệu công bố của Gavora (1990) hệ số di truyền của sức kháng bệnh là 25%. Hệ số di truyền về tỷ lệ nuôi sống và sức kháng bệnh thường phụ thuộc vào dòng, giống, giới tính. Tỷ lệ nuôi sống phụ thuộc rất lớn vào sự chăm sóc, nuôi dưỡng, khí hậu, thời tiết, mùa vụ... Ngày nay, ngoài việc áp dụng các biện pháp chọn lọc các cá thể, các dòng có sức miễn kháng cao người ta còn chú trọng đến nghiên cứu, theo dõi các tập tính bẩm sinh của con vật về sinh sản, sinh trưởng, kiếm ăn... để cải tiến cách chăm sóc, nuôi dưỡng, khai thác con vật, đảm bảo chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn của nó. Điều đó cũng thể hiện qua các phương thức nuôi nhốt hay chăn thả, theo cách làm sạch môi trường chuồng trại và xung quanh, tuân thủ các nội quy đảm bảo an toàn dịch bệnh khi nhập, khi nuôi cũng như khi xuất bán. Điều đó là các biện pháp cần thiết hỗ trợ thêm tính miễn kháng cho con vật, ngăn ngừa và hạn chế 5 những stress mang hậu quả có hại cho con vật và cho chất lượng sản phẩm, tạo thêm được điều kiện để tăng cường độ miễn kháng (Khavecman, 1972). 2.1.2. Cơ sở khoa học của lai kinh tế Lai kinh tế là lai giữa hai cơ thể thuộc hai dòng khác nhau cùng giống, khác giống hoặc hai giống khác loài để sử dụng con lai F1 làm sản phẩm, con lai này không để làm giống và chỉ để lấy sản phẩm thịt, trứng, sữa... Thường chủ yếu lấy thịt, trứng hay tăng sinh trưởng. Lai kinh tế được gọi là lai công nghiệp vì chỉ dùng F1 làm sản phẩm, nên sản phẩm tạo ra nhanh hàng loạt có chất lượng trong một thời gian ngắn (Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện, 1995). Mục đích của lai kinh tế là sử dụng ưu thế lai làm tăng nhanh mức độ trung bình tính trạng giữa hai giống gốc, hai dòng thuần, nhất là đối với các tính trạng khối lượng, tăng trọng, tăng các chiều đo cơ thể con lai có thể mang những đặc tính trội của giống gốc bố mẹ hoặc cũng có thể phối hợp được những đặc tính của hai giống đó. Năng suất vật nuôi phụ thuộc vào hai yếu tố, đó là bản chất di truyền và ngoại cảnh. Do vậy trong chăn nuôi có hai hướng chủ yếu để nâng cao năng suất vật nuôi. Đó là cải tiến bản chất di truyền của vật nuôi và cải tiến phương pháp chăn nuôi. Bên cạnh việc chọn lọc, nhân giống thuần chủng, lai tạo cũng là phương pháp cải tiến di truyền có hiệu quả cao và nhanh. Trong công tác giống, kể từ những giống vật nuôi đầu tiên được tạo ra vào cuối thế kỷ thứ 18 các giống mới thường cũng được hình thành qua con đường lai tạo, sau đó mới được chọn lọc, củng cố, ổn định tính trạng trở thành các dòng thuần. Vì những giống gốc ban đầu ít nhiều có pha máu giữa nhiều giống khác nhau. Hiện nay việc tạo ra sản phẩm phần lớn đều được thông qua lai tạo và việc lai tạo cũng ảnh hưởng tốt đến sản lượng và chất lượng của sản phẩm, các giống, dòng càng thuần bao nhiêu thì con lai càng có ưu thế lai bấy nhiêu (Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện, 1995). Trong quá trình nghiên cứu di truyền, nguyên tắc h... 8 Tách riêng Hạn chế Ánh sáng tự nhiên ( 7 – 20tt) Theo thời Gà đẻ > 20tt 3 – 4 1/10 16 giờ / ngày gian đẻ 20 Bảng 3.3. Chế độ dinh dưỡng gà sinh sản theo các giai đoạn Gà con Gà dò Gà đẻ Chỉ tiêu 0-3TT 4-9TT 10-17TT 18-19TT 20-40TT 41-72TT Năng lượng TĐ (Kcal) 2975 2875 2750 2755 2800 2775 Protein thô (%) 20 18 15,5 16,5 17 16,5 Canxi (%) 1,0 0,95 0,9 2,2 3,8 4,0 Phốt pho (%) 0,5 0,45 0,45 0,42 0,42 0,4 NaCl (%) 0,16 0,15 0,15 0,15 0,15 0,15 Metionin (%) 0,54 0,45 0,34 0,38 0,43 0,39 Lysine (%) 1,2 1,0 0,75 0,8 0,85 0,75 Xơ thô 2,0 3,0 5,0 5,0 5,0 5,5 3.4.1.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài theo phương pháp của Bùi Hữu Đoàn và cs. (2011). * Các chỉ tiêu nghiên cứu khả năng sinh sản Tổng số trứng đẻ ra trong tuần (quả) -Tỷ lệ đẻ(%) = x 100 Tổng số mái có mặt trong tuần (con) - Sản lượng trứng: là tổng số trứng đẻ ra (quả)/tổng số gà mái nuôi trong khoảng thời gian quy định được tính từ tuần đẻ thứ nhất (tuần đẻ đầu tiên được tính từ khi tỷ lệ đẻ đạt 5%). Năng suất trứng Số trứng của đàn thu được trong tuần (quả) = (quả/mái/tuần) Số mái bình quân của đàn trong tuần (con) - Tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ nở Tỷ lệ trứng có phôi được xác định thông qua việc soi toàn bộ trứng ấp vào ngày ấp thứ sáu. +Tỷ lệ trứng giống Tỷ lệ trứng có phôi (%) Số trứng có phôi (quả) = x 100 (Tỷ lệ thụ tinh) Số trứng đưa vào ấp (quả) 21 Số gà con nở ra còn sống (con) Tỷ lệ nở/ tổng trứng ấp (%) = x 100 Tổng số trứng đưa vào ấp (quả) Tỷ lệ gà con loại 1/ Tổng số gà con loại 1 nở ra (con) = x 100 tổng trứng ấp(%) Tổng số trứng đưa vào ấp (quả) Số gà con nở ra (con) Tỷ lệ nở/trứng có phôi(%) = x 100 Số trứng có phôi (quả) 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu nội dung 2 Mục tiêu của thí nghiệm này là xác định khả năng sản xuất thịt của gà broiler được sinh ra từ 3 công thức lai trên 3.4.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Đàn gà thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh, giữa các lô có sự đồng đều về chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quy trình thú y phòng bệnh Chỉ khác nhau về yếu tố thí nghiệm (công thức lai) Thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn giống vật nuôi - Viện Chăn nuôi, đàn gà được nuôi trên nền có lót trấu, trong điều kiện chuồng trại thông thoáng tự nhiên. Thí nghiệm áp dụng theo quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, phòng bệnh cho gà Lương Phượng thương phẩm của Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn giống vật nuôi - Viện Chăn nuôi, theo sơ đồ bố trí thí nghiệm tại bảng Sơ đồ bố trí thí nghiệm sau: Bảng 3.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm gà thương phẩm Lô thí nghệm 1 2 3 Gà CT1 CT2 CT3 Số gà theo dõi /lô (con) 100 100 100 Thời gian theo dõi (TT) 15 15 15 Số lần lặp lại (lần) 3 3 3 Thời gian thí nghiệm (tuần) 15 15 15 22 3.4.2.2. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng của các đàn gà thí nghiệm được thể hiện qua bảng 3.5 và chế độ dinh dưỡng tại bảng 3.6. Bảng 3.5. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng gà thương phẩm Giai đoạn Mật độ (con/m2) Tỷ lệ trống/mái Chế độ ăn Chế độ chiếu sáng 0 – 6TT 10-20 1:1 Ăn tự do 24 / 24 giờ 7 – 15TT 6-10 1:1 Ăn tự do 16 – 18 giờ Bảng 3.6. Chế độ dinh dưỡng nuôi gà thương phẩm Giai đoạn (ngày tuổi) Chỉ tiêu 0 – 21 21-105 ME(kcal/kg Thức ăn) 2.950 2.850 Protein (%) 21,00 18,00 Canxi (%) 0,95 1,45 Photpho (%) 0,7 0,74 Lyzin (%) 1,1 0,96 Methionin (%) 0,54 0,34 3.4.2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu a. Phương pháp xác định đặc điểm ngoại hình Quan sát trực tiếp từng cá thể hàng tuần, đặc biệt là tại thời điểm lúc 01 ngày tuổi và khi gà nuôi được 15 tuần tuổi. Các đặc điểm cần quan sát mô tả: - Màu sắc lông. - Màu sắc da thân, da chân. - Hình dạng, màu sắc mào. - Cấu trúc cơ thể, đầu, cổ. b. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sản xuất * Tỷ lệ nuôi sống Tính bằng cách theo dõi số gà chết trong kỳ (tuần tuổi) Số gà còn sống ở cuối kỳ (con) - Tỷ lệ nuôi sống (%) = x 100 Số gà đầu kỳ (con) Lượng thức ăn cho ăn(g)- Lượng thức ăn thừa (g) - Lượng thức ăn thu nhận = Số đầu gia cầm (con) 23 * Sinh trưởng tích lũy Cân khối lượng cơ thể gà tại các thời điểm 01 ngày tuổi và từng tuần tuổi, gà được cân theo phương pháp cân từng cá thể. Hàng tuần cân vào một ngày giờ nhất định trước khi cho gà ăn. Gà 01 ngày tuổi được cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác ± 0,1g bằng cân Roges.Vel khi gà mới nở, đã khô lông. Từ 1- 4 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ Nhơn Hòa loại 1kg có độ chính xác ± 0,5g; Từ 5- 8 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ Nhơn Hòa loại 2kg có độ chính xác ± 5g; Từ 9- 15 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ Nhơn Hòa loại 5 kg có độ chính xác ± 10g. Kết quả thu được là khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi (sinh trưởng tích lũy). * Sinh trưởng tuyệt đối Công thức sau: P - P A = 2 1 T2 - T1 A: Sinh trưởng tuyệt đối (gam/con/ngày) P1: Khối lượng gà kỳ đầu (gam/con) P2: Khối lượng gà kỳ cuối (gam/con) T1: Thời điểm cân lần trước T2: Thời điểm cân lần sau * Sinh trưởng tương đối Công thức sau: P - P R (%) = 2 1 x 100 (P2 + P1)/2 Trong đó: R là sinh trưởng tương đối (%) P1 là khối lượng gà đầu kỳ (g/con). P2 là khối lượng gà cuối kỳ (g/con) * Phương pháp xác định kích thước một số chiều đo cơ thể Kích thước chiều đo cơ thể của gà được xác định lúc 15 tuần tuổi bao gồm: Dài thân, vòng ngực, dài lông cánh, dài lườn, cao chân, vòng chân, dài đùi bằng thước dây. Mỗi lô đo 30 con (đo 30%). 24 + Dài thân: Đo bằng thước dây, đo từ đốt sống lưng đầu tiên đến đốt sống lưng cuối cùng (cm). + Vòng ngực: Đo bằng thước dây, đo vòng quanh ngực, sát góc phía dưới cánh (cm). + Dài lườn: Đo bằng thước dây, từ mép trước cánh lườn dọc theo đường thẳng tới hốc ngực phía trước(Từ đầu mỏm trước đến điểm cuối cùng của xương lưỡi hái) (cm). + Cao chân: Đo bằng thước dây, đo từ khuỷu chân đến gan bàn chân(cm). + Dài đùi: Đo bằng thước dây, đo từ khớp đùi đến khửu chân (cm). + Vòng chân: Đo bằng thước dây, đo vòng quanh chân, sát trên cựa (cm). + Dài lông cánh: Đo bằng thước dây, đo lông cánh thứ 4 của hàng lông cánh thứ nhất (cm). c. Phương pháp xác định khả năng sản xuất thịt và chất lượng thịt  Khảo sát chất lượng thân thịt Khả năng sản xuất thịt của gà ở 15 tuần tuổi được xác định theo phương pháp mổ khảo sát của Auas R. và Wilke R., 1978 (Bùi Hữu Đoàn và cs., 2011). Kết thúc thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 3 gà trống và 3 gà mái ở mỗi lô có khối lượng trung bình đem mổ khảo sát. Các số liệu thu thập gồm: + Khối lượng sống (g): Khối lượng sau khi gà ăn 12 giờ,có uống nước. + Khối lượng thân thịt (g): khối lượng gà sau khi cắt tiết, vặt bỏ lông, bỏ nội tạng, giữ lại gan, tim, dạ dày cơ đã bỏ chất chứa và lớp sừng, cắt bỏ đầu ở đoạn giữa xương chẩm và xương atlat, cắt bỏ chân ở đoạn khớp khuỷu. Khối lượng thân thịt(g) Tỷ lệ thân thịt (%) = x 100 Khối lượng sống (g) Khối lượng thịt đùi trái(g) x 2 Tỷ lệ thịt đùi (%) = x 100 Khối lượng thân thịt (g) Khối lượng thịt ngực trái(g) x2 Tỷ lệ thịt lườn (%) = x 100 Khối lượng thân thịt (g) Khối lượng mỡ bụng(g) Tỷ lệ mỡ bụng (%) = x 100 Khối lượng thân thịt (g) 25  Các chỉ tiêu chất lượng thịt - Axit amin - Vật chất khô - Protein tổng số - Khoáng tổng số - Các chỉ tiêu : PH, màu sắc thịt, độ dai, độ mất nước. 3.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học với các tham số sau: Số trung bình: Hệ số biến động: Cv% Sai số trung bình: SE Các số liệu được xử lý, tính toán bằng chương trình Microsoft Exel 2010 và Minitab 16. 26 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TRÊN ĐÀN BỐ MẸ 4.1.1. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng là hai chỉ tiêu quan trọng được sử dụng để đánh giá khả năng sản xuất trứng của các đàn gà hoặc các giống gà khác nhau. Sức đẻ trứng của đàn gà trong cả năm có thể được đánh giá thông qua số liệu tỷ lệ đẻ trong những tháng đầu tiên hoặc sản lượng trứng từ thời điểm đàn gà bắt đầu đẻ đến 38 hoặc 44 tuần tuổi. Kết quả theo dõi tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của đàn gà VBT khi được ghép với trống Móng, Lạc Thủy và BTVN11 được thể hiện ở bảng 4.1: Bảng 4.1. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà mái trong 3 công thức lai n=3 CT1 CT2 CT3 Giai (♂ Móng x ♀ VBT) (♂ Lạc Thủy x ♀VBT) (♂ BTVN11 x ♀ VBT) đoạn NS trứng/ NS trứng/ NS trứng/ (TT) TL đẻ (%) TL đẻ (%) TL đẻ (%) mái (quả) mái (quả) mái (quả) 21- 24 33,33a 9,33 34,00a 9,52 32,67a 9,15 25-28 67,11a 18,79 66,67a 18,66 66,67a 18,66 29- 32 75,67a 21,18 77,33b 21,65 79,33c 22,21 33- 36 70.00a 19,59 68,00b 19,04 70,38a 19,70 37- 40 59,67a 16,70 60,00a 16,80 60,12a 16,83 41- 44 54,96a 15,38 56,67b 15,86 53,47a 14,97 21-44 60,12a 100,97 60,45a 101,53 60,44a 101,52 Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình có các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có nghĩa thống kê P<0,05). Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy, tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao của gà VBT ở cả 3 công thức lai đều thuộc giai đoạn 29- 32 tuần tuổi. Trong đó, gà VBT ở CT3 (ghép với trống BTVN11) có tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao nhất với mức 79,33%, kết quả tương ứng với gà VBT ở CT2 (ghép với trống Lạc Thủy) là 77,33% và gà VBT ở CT1 (ghép với trống Móng) cho kết quả thấp nhất với tỷ lệ 75,67%. Tỷ lệ đẻ bình quân của đàn gà VBT ở 3 công thức lai sau 24 tuần đẻ trứng lần lượt đạt 60,12%; 60,45% và 60,44% tương ứng với năng suất trứng/mái là 100,97; 101,53 và 101,51 quả. Kết quả này không có sự khác biệt đáng kể. 27 Điều đó cho thấy tỷ lệ đẻ trung bình của gà mái VBT không bị ảnh hưởng khi ghép với trống Móng, Lạc Thủy hoặc BTVN11. Theo kết quả nghiên cứu của Hồ Xuân Tùng và cs. (2009), tỷ lệ đẻ của gà VP2 (tổ hợp lai giữa gà Đông Tảo và gà Lương Phượng) ở 44 tuần tuổi đạt từ 36,66- 46,80%; năng suất trứng đạt 2,56- 3,27 quả/mái/tuần. Nghiên cứu trên gà Ri lai F1 (Ri x Lương Phượng và Lương Phượng x Ri) của Hồ Xuân Tùng (2008) cho thấy tỷ lệ đẻ ở 44 tuần tuổi đạt trung bình 45,44- 46,54%. Như vậy, gà mái trong trong thí nghiệm có khả năng đẻ trứng cao hơn tổ hợp lai của gà Lương Phượng với một số giống gà nội khác. 4.1.2. Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở Tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ nở là chỉ tiêu quyết định số gà con nở ra của một gà bố mẹ trong một chu kỳ đẻ trứng. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ nở của trứng gà VBT khi lai với các gà trống thuộc các giống khác nhau được thể hiện trên bảng 4.2. Bảng 4.2. Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở CT1 CT2 CT3 Chỉ tiêu ĐVT (♂Móng x♀ (♂Lạc Thủy x (♂BTVN11 x VBT) ♀VBT) ♀VBT) Tổng số trứng thu được Quả 10.100 10.151 10.154 Tổng số trứng đưa vào ấp Quả 9.503 9.564 9.554 Tỷ lệ trứng giống % 94,12 94,20 94,11 Số trứng có phôi Quả 9.077 8.976 8.824 Tỷ lệ trứng có phôi % 95,52 93,86 92,36 Số gà loại 1 nở ra Con 7989 7.871 7.896 Tỷ lệ nở gà loại1/tổng trứng ấp % 84,07 82,30 82,64 Số gà con loại 1/mái đầu kỳ Con 79,69 78,71 78,96 Bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ trứng có phôi ở các nhóm gà thí nghiệm đạt khá cao (92,36 – 95,52%). Tỷ lệ trứng có phôi cao nhất ở CT1 (95,52%) và thấp nhất ở CT3 (92,36%), như vậy việc ghép trống giao phối có ảnh hướng đến tỷ lệ trứng có phôi của gà mái VBT. Tỷ lệ nở gà con loại I/tổng trứng ấp của gà VBT trong 3 tổ hợp lai Móng x VBT, Lạc Thủy x VBT và BTVN11 x VBT lần lượt là: 84,07%, 82,3% và 82,64%. Kết quả nghiên cứu nói trên tương đương kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Minh Thu, 2002 khi tiến hành thí nghiệm trên gà Rhoderi, gà Tam Hoàng 882 và 28 Jangcun. Tỷ lệ nở gà loại I/tổng trứng ấp của gà Jangcun đạt 82,21%; gà Tam Hoàng 882 đạt 83,54%; con lai RR x JC đạt 83,05%; con lai 882 x RR đạt 84,37%. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Hùng và cs. (2012), khi cho lai ♂ Lương Phượng (LV) với ♀ VBT và ngược lại giữa ♂ VBT với ♀ LV cho tỷ lệ phôi đạt (94,06-94,86%) và tỷ lệ nở gà loại I/trứng ấp đạt 82,09-82,10%. So với kết quả nghiên cứu của Diêm Công Tuyên và cs. (2010), khi cho lai giữa gà trống Ai Cập với gà mái VGA và gà mái AVG có tỷ lệ phôi đạt (96,56-96,74%) và tỷ lệ nở gà loại I/tổng trứng ấp đạt (87,13-87,63%) thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi đạt thấp hơn. Như vậy, kết quả tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ nở thu được từ đàn gà thí nghiệm đều tương đối cao và tương đương với một số giống gà phổ biến đang nuôi ở nước ta. 4.1.3. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng (kg) Trong sản xuất trứng, để đánh giá hiệu quả sử dụng của thức ăn cũng như xác định tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng là rất quan trọng trong việc tính toán hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà sinh sản. Do cả 3 công thức lai đều sử dụng gà VBT làm mái nền cho ăn với định mức như nhau và khi tính tỷ lệ đẻ không thấy có sự khác biệt đáng kể nên chúng tôi tính toán TTTA/10 trứng của gà VBT nói chung và kết quả được trình bày tại bảng 4.3. Bảng 4.3. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng Đvt: Kg Giai đoạn (TT) TTTA/10 trứng 21- 24 3,55 25- 28 1,80 29- 32 1,53 33- 36 1,74 37- 40 2,00 41- 44 2,10 TB 2,12 Qua bảng 4.3 cho thấy TTTA/10 trứng của gà VBT trong cả giai đoạn 21-44 là 2,12 kg. So với kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Hùng (2012) trên đàn gà Lương Phượng cũng nuôi tại Trung tâm thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi có TTTA/10 trứng là: 2,49 kg. Như vậy là khi lai trống Zolo với mái Lương Phượng để cho ra con lai VBT đã làm giảm được TTTA/10 trứng. 29 So với kết quả nghiên cứu của Hồ Xuân Tùng (2008) trên gà Ri lai F1 ( Ri x LP) và F1 (LP x Ri) có TTTA/10 trứng là từ 2,50- 2,55kg và kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mười (2006) trên gà Thái Hòa có TTTA/10 trứng là 2,36kg thì kết quả nói trên thấp hơn nhưng không đáng kể. 4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN ĐÀN THƯƠNG PHẨM 4.2.1. Đặc điểm ngoại hình của các giống gà thí nghiệm 4.2.1.1. Đặc diểm ngoại hình của gà mới nở CT1(♂Móngx♀VBT) CT2(♂Lạc Thủy x♀VBT) CT3(♂BTVN11x♀VBT) Hình 4.1. Đặc điểm ngoại hình của gà mới nở 30 a. Gà lai CT1 (♂Móng x♀VBT) 01 ngày tuổi Gà lai giữa ♂Móng x♀VBT khi 01 ngày tuổi có màu lông chính là nâu nhạt có sọc nâu đen to rõ, kéo dài từ đầu tới hết lưng, hai bên có 2 sọc màu vàng trắng mờ. Gà có chân màu trắng hồng, mỏ vàng đồng nhất. Như vậy gà tiếp nhận ngoại hình của gà Móng là chủ yếu. b. Gà lai CT2 (♂Lạc Thủy x♀VBT) 01 ngày tuổi Gà lai giữa ♂Lạc Thủy x♀VBT khi 01 ngày tuổi có màu lông vàng nâu, giữa lưng có sọc nâu đen nhạt hơn ở CT1, hai bên sườn có sọc nâu đen nhỏ, đầu có đốm nâu. Phần ngực đùi có lông màu nâu xám nhạt. Da chân, mỏ vàng đều. c. Gà lai (♂BTVN11 x ♀VBT) 01 ngày tuổi Gà lai giữa ♂BTVN11 x ♀VBT 01 ngày tuổi có lông màu vàng, có sọc vàng nâu ở lưng, có đốm nâu ở đầu. Chân trắng hồng, mỏ vàng đồng nhất 4.2.1.2. Đặc điểm ngoại hình khi gà 15 tuần tuổi Bảng 4.4. Một số đặc điểm ngoại hình khi gà 15 tuần tuổi Đặc điểm CT1(MxVBT) CT2 (LTxVBT) CT3(BTVN11 xVBT) ngoại hình Trống: màu nâu đen Màu vàng đỏ tươi có Trống màu đỏ tía Màu lông 15 tuần đốm đỏ đốm đỏ, đen xen lẫn tuổi Mái: Vàng nâu Mái: Màu nâu Mái: Vàng đốm đen đốm đen Cườm cổ Vàng đốm đen Vàng cánh gián Vàng tươi có đốm đen Hình thái mào Đơn(40%), kép(60%) Đơn (100%) Đơn (100%) Kết quả theo dõi cho thấy đã có sự phân hóa về ngoại hình rõ ràng giữa các công thức lai. Thế hệ con đều được thừa hưởng gen quy định màu lông đặc trưng của cả bố và mẹ. CT1 (♂Móng x♀VBT): con lai lớn lên có màu lông thiên về màu lông của bố, trống có màu nâu đen đốm đỏ, cườm cổ vàng đốm đen. Con mái lông màu nâu, cườm cổ vàng đốm đen dầy. Con lai CT1 có tầm vóc to cao, chân cao. Da chân, mỏ vàng, chân to. Gà có tốc độ mọc lông chậm, mào cũng có sự phân hóa con lai có cả mào nụ (60%)và mào cờ (40%). Còn ở 2 công thức lai CT2 bố Lạc Thủy và CT3 bố BTVN11, con lai chỉ có mào cờ. Ở CT2 (♂Lạc Thủy x♀VBT): tầm vóc trung bình. Gà trống màu đỏ tía, gà mái có màu vàng nâu đốm đen, lông bụng màu trắng. Gà có tốc độ mọc lông nhanh nhất trong số 3 công thức lai, lông đuôi dài do được thừa hưởng nguồn gen từ bố Lạc Thủy, 100% đàn có mào cờ, mào tích đỏ tươi, chân nhỏ, da chân, mỏ vàng. 31 Ở CT3 (♂BTVN11 x ♀VBT): gà có tầm vóc trung bình, nhìn linh hoạt. Tốc độ mọc lông tương đối nhanh. Gà trống lông màu vàng đỏ tươi đốm đỏ ở lưng và cánh, bụng đốm đen giống gà VBT, cườm cổ vàng, gà mái màu vàng đốm đen nhạt, cườm cổ màu vàng có đốm đen, lông bụng vàng. CT3 có 100% mào cờ; mào tích đỏ tươi cao và phát triển, chân nhỏ vàng. CT1(♂Móngx♀VBT) CT2(♂Lạc Thủy x♀VBT) CT3(♂BTVN11x♀VBT) Hình 4.2. Đặc điểm ngoại hình gà thí nghiệm 15 tuần tuổi 32 Nhìn chung về đặc điểm ngoại hình, thế hệ con lai đều được thừa hưởng nguồn gen của bố mẹ. CT1 có ưu điểm tầm vóc to cao nhưng tốc độ mọc lông chậm. CT2 có ưu điểm tốc độ mọc lông nhanh, nhưng tầm vóc nhỏ màu lông con lai không đồng nhất. CT3 có ưu điểm màu lông đẹp, mào tích đỏ tươi phát triển phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Tuy nhiên gà có tầm vóc trung bình và còn nhiều hạn chế. 4.2.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà thương phẩm Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi, tỷ lệ nuôi sống cao hay thấp phản ánh thể chất của đàn gà tốt hay xấu. Tỷ lệ nuôi sống của các nhóm gà thí nghiệm qua các giai đoạn tuổi biểu thị khả năng thích nghi của chúng với điều kiện môi trường, khả năng kháng bệnh. Chúng tôi theo dõi tỷ lệ nuôi sống trung bình của 3 lần lặp lại thí nghiệm trên đàn gà nghiên cứu. Kết quả được thể hiện tại bảng 4.5. Bảng 4.5. Tỷ lệ nuôi sống của gà thương phẩm từ 0-15 TT Đvt: %; n=3 CT1 CT2 CT3 Tuần tuổi (♂Móng x♀VBT) (♂Lạc Thủy x♀VBT) (♂BTVN11x♀VBT) 1 98,33 98,33 98,33 2 100,00 100,00 98,87 3 98,31 98,87 99,43 4 98,85 97,71 98,28 5 99,42 98,25 100,00 6 100,00 98,21 98,25 7 100,00 98,79 100,00 8 98,83 98,77 96,43 9 99,41 98,14 100,00 10 98,21 98,73 100,00 11 100,00 100,00 100,00 12 100,00 100,00 100,00 13 100,00 100,00 100,00 14 100,00 100,00 100,00 15 100,00 100,00 100,00 1-6 95,00a 91,67b 93,33c 7-15 96,49a 94,55b 96,43a 1-15 91,67a 86,66b 90,00c Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình có các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có nghĩa thống kê P<0,05). 33 Bảng 4.5 cho thấy tỷ lệ nuôi sống của 3 công thức lai ở tuần 1 là như nhau có giá trị là 98,33%. Tuy nhiên sang tuần tuổi thứ 2 đã có sự sai khác giữa các công thức lai. Ở 2 công thức lai CT1; CT2 có tỷ lệ nuôi sống là 100% ; CT3 tỷ lệ sống là 98,87%. Các tuần tuổi tiếp theo từ tuần 3 đến tuần 6, tỷ lệ nuôi sống của các công thức lai xét trong cùng một tuần đều có sự khác biệt. Tính trung bình 6 tuần nuôi ở giai đoạn gà con, tỷ lệ nuôi sống ở CT1 là cao nhất (đạt 95%), tiếp theo là CT3 với 93,33%, cuối cùng là CT2 với tỷ lệ nuôi sống là 91,67%. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Hùng (2012), tỷ lệ nuôi sống của đàn gà VBT trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuần tuổi là 91,33%, như vậy thấp hơn so với các con lai của nó trong thí nghiệm này. Sự sai khác về tỷ lệ nuôi sống giữa 3 công thức lai ở giai đoạn từ 0- 6 tuần tuổi có thể do chất lượng con giống khác nhau: gà CT1 được thừa hưởng nguồn gen của gà Móng bố có sức đề kháng tốt, gà CT3 có bố BTVN11 có khả năng thích nghi cao nên tỷ lệ sống cao, còn con lai ở CT2 có bố Lạc Thủy sức sống, sức đề kháng với môi trường và mầm bệnh kém nên có tỷ lệ sống thấp nhất. Ở giai đoạn này gà chủ yếu bị chết vì bệnh đường ruột do vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy mất nước, cầu trùng, do lòng đỏ khó tiêu xác gà chết có biểu hiện khô chân, gầy yếu. Sang giai đoạn 7-15 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống ở CT1, CT2, CT3 lần lượt là: 96,49%; 94,55%; 96,43%. Tỷ lệ nuôi sống ổn định và đạt kết quả 100% ở cả 3 công thức bắt đầu từ tuần 11. Tuy nhiên, xét trong cả giai đoạn 0-15 tuần tuổi kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Đạt và cs. (2004) trên gà lai R1 (LP x Ri) và gà lai R2 (tổ hợp lai: Kabir x LP x Ri) có tỷ lệ nuôi sống từ 0 -19 tuần tuổi đạt từ 90,50 – 96,00% qua 2 thế hệ. 4.2.3. Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm 4.2.3.1. Sinh trưởng tích lũy Sinh trưởng tích lũy là khối lượng cơ thể và thể tích tăng lên trong thời gian sinh trưởng. Trong nghiên cứu này, sinh trưởng tích lũy của các công thức lai được trình bày qua bảng 4.6 và bảng 4.7. 34 Bảng 4.6. Sinh trưởng tích lũy của gà trống thương phẩm giai đoạn 0–15 TT Đvt: g/con;n=30 CT1 CT2 CT3 Tuần (♂Móng x♀VBT) (♂Lạc Thủy x♀VBT) (♂BTVN11 x ♀VBT) tuổi Mean SE Cv% Mean SE Cv% Mean SE Cv% Mới nở 39,57a 0,50 6,92 41,90a 0,46 6,06 39,80a 0,78 10,77 1 75,07a 1,65 12,05 73,43ab 1,80 13,40 72,70b 1,97 14,85 2 129,50a 3,30 13,95 121,17b 2,64 11,92 118,07c 2,81 13,02 3 198,83a 5,36 14,77 178,77b 6,09 18,67 175,83b 4,16 12,97 4 294,93a 5,44 10,11 254,40b 5,04 10,86 245,80c 4,12 9,18 5 389,93a 7,48 10,51 342,93b 5,25 8,39 336,20c 6,39 10,41 6 518,27a 8,80 9,30 470,53b 11,99 13,95 438,87c 12,44 15,52 7 709,00a 19,31 14,92 654,28b 11,90 9,96 570,77c 13,95 13,39 8 939,47a 24,63 14,36 830,15b 23,38 15,43 709,00c 12,86 9,93 9 1183,00a 26,32 12,19 992,69b 12,76 7,04 919,33c 16,93 10,09 10 1411,67a 28,38 11,01 1184,60b 18,03 8,34 1116,67c 16,42 8,05 11 1610,00a 34,18 11,63 1386,20b 19,20 7,59 1316,17c 22,64 9,42 12 1803,33a 46,31 14,07 1553,38b 20,61 7,27 1503,67b 36,07 13,14 13 1988,00a 37,10 10,22 1772,92b 45,15 13,95 1627,67c 41,12 13,84 14 2097,00a 47,56 12,42 1872,22b 48,49 14,19 1769,47c 43,93 13,60 15 2156,33a 32,50 8,26 1931,76b 32,04 9,08 1872,11c 40,44 11,83 Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình có các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có nghĩa thống kê P<0,05). Bảng 4.7. Sinh trưởng tích lũy của gà mái thương phẩm giai đoạn 0–15 TT Đvt: g/con; n=30 CT1 CT2 CT3 Tuần (♂Móng x♀VBT) (♂Lạc Thủy x♀VBT) (♂BTVN11 x ♀VBT) tuổi Mean SE Cv% Mean SE Cv% Mean SE Cv% Mới nở 39,57a 0,50 6,92 41,90a 0,46 6,06 39,80a 0,78 10,77 1 75,07a 1,65 12,05 73,43ab 1,80 13,40 72,70b 1,97 14,85 2 129,50a 3,30 13,95 121,17b 2,64 11,92 118,07c 2,81 13,02 3 198,83a 5,36 14,77 178,77b 6,09 18,67 175,83b 4,16 12,97 4 294,93a 5,44 10,11 254,40b 5,04 10,86 245,80c 4,12 9,18 5 389,93a 7,48 10,51 342,93b 5,25 8,39 336,20c 6,39 10,41 6 518,27a 8,80 9,30 470,53b 11,99 13,95 438,87c 12,44 15,52 7 660,00a 12,53 10,40 601,17b 14,62 13,32 567,83c 9,75 9,40 8 818,17a 16,44 11,00 751,67b 16,06 11,71 710,50c 15,76 12,15 9 982,00a 26,32 14,68 894,33b 23,65 14,49 859,00c 23,27 14,84 10 1143,33a 30,67 14,69 1049,33b 20,45 10,67 1008,33c 26,73 14,52 11 1292,00a 27,13 11,50 1184,67b 24,41 11,29 1164,00b 20,98 9,87 12 1402,33a 33,51 13,09 1298,67b 23,13 9,75 1280,00b 28,96 12,39 13 1505,00a 37,10 13,50 1416,67b 21,22 8,20 1390,67b 29,24 11,52 14 1589,00a 30,15 10,39 1507,18b 35,65 12,95 1477,67c 28,38 10,52 15 1648,33a 32,50 10,80 1573,82b 25,02 8,71 1545,52c 33,82 11,99 Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình có các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có nghĩa thống kê P<0,05). 35 Kết quả bảng 4.6 và 4.7 cho thấy sinh trưởng tích lũy ở đàn gà trong các công thức lai tăng dần theo các tuần tuổi phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia cầm. Giai đoạn 0 – 6 tuần tuổi sinh trưởng tích lũy của trống và mái là giống nhau, do gà còn bé chưa phân biệt được trống mái. So sánh giữa 3 con lai thì con lai CT1 có sinh trưởng tích lũy cao hơn hẳn so với 2 công thức lai còn lại. Kể từ tuần thứ 4 trở đi, sự sai khác càng rõ rệt (P< 0,05) và được thể hiện rõ qua bảng 4.7 và 4.8. Cụ thể vào tuần tuổi thứ 4 sinh trưởng tích lũy CT1, CT2, CT3 lần lượt là 294,93; 254,40; 245,80 (g/con), tuần tuổi thứ 5 sinh trưởng tích lũy của CT1, CT2, CT3 lần lượt là: 389,93; 342,93; 336,20 (g/con). Kết thúc giai đoạn gà con sinh trưởng tích lũy của 3 lô CT1, CT2, CT3 lần lượt là: 518,27; 470,53; 438,87 (g/con). Để có thể đánh giá một cách khách quan về sinh trưởng tích lũy của con lai ở các công thức lai, sang giai đoạn từ 7 – 15 tuần tuổi chúng tôi đã đánh giá riêng biệt về tính biệt. Giai đoạn từ 7 – 15 tuần tuổi sinh trưởng tích lũy của các công thức lai vẫn tăng rất mạnh theo các tuần tuổi, tuy nhiên tăng mạnh nhất vẫn là con lai của công thức lai CT1, CT2 và CT3 có sinh trưởng chậm hơn so với CT1 điều này có ý nghĩa thống kê (p<0.05). Tại tuần tuổi thứ 7 sinh trưởng tích lũy của gà trống ở 3 công thức lai CT1, CT2, CT3 lần lượt là: 709,00; 654,28; 570,77 (g/con) . Như vậy con trống của CT1 có sinh trưởng cao hơn con trống của CT2 và CT3 là: 54,72g và 138,23g. Cũng trong tuần thứ 7 sinh trưởng của gà mái CT1 là cao nhất: 660,00 (g/con), sau đó là CT2: 601,17 (g/con) và thấp nhất là CT3: 567,83(g/con). Nhìn chung cho cả giai đoạn sinh trưởng tích lũy ở cả ba công thức lai có sự tăng trưởng đều. CT1 luôn có sinh trưởng tích lũy cao nhất, sau đó là CT2 và cuối cùng là CT3. Có thể giải thích được điều này là do ở mỗi công thức lai các con lai đều được thừa hưởng nguồn gen của con bố khác nhau nên sinh trưởng của các công thức lai có sự khác nhau. Ở tuần 15 sinh trưởng tích lũy của CT1 là cao nhất, sau đó đến CT2 và thấp nhất là CT3. Cụ thể, tuần tuổi 15 sinh trưởng tích lũy của CT1,CT2, CT3 lần lượt là: 2156,33; 1931,76; 1872,11 (g/con) đối với con trống và 1648,33; 1573,82; 1545,52 (g/con) đối với con mái. 36 Xét trong cùng một công thức lai và cùng điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc thì gà trống có tăng trưởng tích lũy cao hơn gà mái. Có sự khác biệt này là do gà trống có quá trình chuyển hóa diễn ra mạnh mẽ và triệt để hơn so với gà mái. So sánh với kết quả của Hồ Xuân Tùng và cs. (2009) trên gà ta lai VR21(tổ hợp lai: Đông Tảo, Ri, LP) nuôi hết 12 tuần tuổi đạt 1732,5 (g/con) thì gà lai CT1, CT2, CT3 có sinh trưởng thấp hơn nhưng so với một số giống gà nội khác như gà Ri khối lượng cơ thể lúc 12 tuần tuổi gà tr ống đạt 1140,7(g/con); gà mái đạt 968,5(g/con) (Nguyễn Huy Đạt và cs., 2005 ), gà Mía đạt 1503(g/con) (Nguyễn Văn Thiện và Hoàng Phanh, 1999) thì gà lai CT1, CT2, CT3 có khối lượng cơ thể cao hơn. Để minh họa rõ hơn sự sinh trưởng khác nhau của 3 công thức lai chúng tôi biểu diễn tốc độ sinh trưởng tích lũy của 3 công thức lai qua hình 4.3 đối với con trống và hình 4.4 đối với con mái. Qua hình 4.3 và 4.4 cho thấy đường cong sinh trưởng tích lũy con lai của công thức lai CT1 thể hiện trên đồ thị là đường màu xanh da trời có xu hướng tăng luôn nằm trên cao so với các đường khác, tăng chậm nhất là con lai của công thức lai CT3 có đường biểu thị màu xanh lá cây luôn nằm dưới cùng của đồ thị. Hình 4.3. Sinh trưởng tích lũy của gà trống thương phẩm giai đoạn 0 -15 TT 37 Hình 4.4. Sinh trưởng tích lũy của gà mái thương phẩm giai đoạn 0 -15 TT 4.2.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối Là sự tăng lên về khối lượng kích thước trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát hoặc trong một đơn vị thời gian. Trong chăn nuôi thường sử dụng chỉ tiêu g/con/ngày hoặc g/con/tuần để đánh giá sinh trưởng tuyệt đối. Giá trị sinh trưởng càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn (Bùi Hữu Đoàn và cs., 2011). Kết quả của nghiên cứu này được trình bày ở bảng 4.8 và 4.9. Bảng 4.8. Sinh trưởng tuyệt đối của gà trống thương phẩm 0-15TT Đvt: g/con/ngày; n=30 Giai CT1 CT2 CT3 đoạn (♂Móngx♀VBT) (♂Lạc Thủy x♀VBT) (♂BTVN11x♀VBT) (TT) Mean SE Cv% Mean SE Cv% Mean SE Cv% 0-1 5,07a 0,15 15,99 4,50b 0,11 13,97 4,70b 0,12 14,52 1-2 7,78a 0,22 15,56 6,82b 0,11 9,17 6,48b 0,10 8,73 2-3 9,90a 0,16 8,76 8,23b 0,22 14,92 8,25b 0,11 7,17 3-4 13,73a 0,16 6,42 10,80b 0,30 15,31 10,00b 0,29 15,99 4-5 13,57a 0,25 10,00 12,65b 0,32 13,71 12,91c 0,29 12,39 5-6 18,33a 0,29 8,53 18,23a 0,40 12,05 14,67b 0,24 9,1 6-7 27,25a 0,47 9,38 26,25a 0,36 7,55 18,84b 0,41 11,85 7-8 32,92a 0,63 10,56 25,12b 0,73 16,00 19,75c 0,47 13,14 8-9 34,79a 0,46 7,18 23,22b 0,45 10,51 30,05c 0,56 10,2 9-10 32,67a 0,74 12,47 27,42b 0,64 12,82 28,19b 0,66 12,78 10-11 28,33a 0,69 13,25 28,80a 0,56 10,56 28,50a 0,66 12,62 11-12 27,62a 0,62 12,26 23,88b 0,61 13,93 26,79a 0,68 13,92 12-13 26,38a 0,55 11,41 31,36b 0,76 13,22 17,71c 0,38 11,62 13-14 15,57a 0,47 16,47 14,19a 0,36 14,09 20,26b 0,53 14,21 14-15 8,48a 0,22 14,36 8,51a 0,22 14,23 14,66b 0,37 13,87 Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình có các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có nghĩa thống kê (P< 0,05) 38 Bảng 4.9. Sinh trưởng tuyệt đối của gà mái thương phẩm 0-15TT Đvt: g/con/ngày; n=30 Giai CT1 CT2 CT3 đoạn (♂Móngx♀VBT) (♂Lạc Thủy x♀VBT) (♂BTVN11x♀VBT) (TT) Mean SE Cv% Mean SE Cv% Mean SE Cv% 0-1 5,07a 0,15 15,99 4,50b 0,11 13,97 4,70b 0,12 14,52 1-2 7,78a 0,22 15,56 6,82b 0,11 9,17 6,48b 0,10 8,73 2-3 9,90a 0,16 8,76 8,23b 0,22 14,92 8,25b 0,11 7,17 3-4 13,73a 0,16 6,42 10,80b 0,30 15,31 10,00b 0,29 15,99 4-5 13,57a 0,25 10,00 12,65b 0,32 13,71 12,91c 0,29 12,39 5-6 18,33a 0,29 8,53 18,23a 0,40 12,05 14,67b 0,24 9,1 6-7 20,25a 0,45 12,18 18,66b 0,44 12,92 18,42b 0,48 14,35 7-8 22,60a 0,60 14,48 21,50a 0,45 11,58 20,38a 0,36 9,70 8-9 23,40a 0,49 11,45 20,38b 0,34 9,13 21,21b 0,62 16,05 9-10 23,05a 0,51 12,17 22,14ab 0,42 10,32 21,33b 0,27 6,98 10-11 21,24a 0,50 12,77 19,33b 0,44 12,59 22,24a 0,61 14,94 11-12 15,76a 0,53 18,4 16,29a 0,50 16,65 16,57a 0,35 11,59 12-13 14,67a 0,32 11,88 16,86b 0,46 14,85 15,81ab 0,39 13,54 13-14 12,00a 0,23 10,59 12,93a 0,27 11,30 12,43a 0,28 12,50 14-15 8,48a 0,22 14,17 9,52b 0,21 11,86 9,69b 0,23 13,12 Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình có các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có nghĩa thống kê (P< 0,05) Bảng 4.9 và 4.10 cho thấy sinh trưởng tuyệt đối của 3 co...í nghiệm này đạt cao hơn. Quá trình sinh trưởng tuyệt đối của gà trống và gà mái được biểu diễn qua các hình sau: Hình 4.5. Sinh trưởng tuyệt đối của gà trống thương phẩm giai đoạn 0–15TT Hình 4.6. Sinh trưởng tuyệt đối của gà mái thương phẩm giai đoạn 0–15TT 40 4.2.3.3. Sinh trưởng tương đối Là tỉ lệ % tăng lên của khối lượng, kích thước trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát. Gà còn non có tốc độ sinh trưởng cao sau đó giảm dần theo tuần tuổi (Bùi Hữu Đoàn và cs., 2011). Số liệu ghi tại bảng 4.10 và bảng 4.11 cho biết tốc độ sinh trưởng tương đối của gà ở các công thức lai. Kết quả bảng 4.10 và bảng 4.11 cho thấy sinh trưởng tương đối của 3 con lai có xu hướng giảm dần theo tuần tuổi. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển của gia cầm mà tác giả Bùi Hữu Đoàn và cs. (2011) đã chỉ ra. Ở cả 3 công thức lai sinh trưởng tương đối tuy giảm dần nhưng giảm từ từ và không có sự giảm đột ngột. Điều này cho thấy gà thí nghiệm sinh trưởng tương đối đều và không có nhiều biến động. Bảng 4.10. Sinh trưởng tương đối của gà trống thương phẩm 0-15 TT Đvt: %; n=30 Giai CT1 CT2 CT3 đoạn (♂Móngx♀VBT) (♂Lạc Thủy x♀VBT) (♂BTVN11x♀VBT) (TT) Mean SE Cv% Mean SE Cv% Mean SE Cv% 0-1 61,94a 1,77 15,62 54,68b 1,12 11,21 58,49c 1,18 11,07 1-2 53,22a 1,40 14,36 49,06b 0,91 10,14 47,56b 0,75 8,62 2-3 42,23a 0,89 11,52 38,41b 0,81 11,54 39,31b 0,64 8,91 3-4 38,93a 0,69 9,77 34,92b 0,88 13,73 33,19b 0,93 15,34 4-5 27,74a 0,65 12,86 29,64b 0,64 11,79 31,07c 0,51 9,03 5-6 28,26a 0,45 8,72 31,37b 0,72 12,53 26,49c 0,56 11,56 6-7 31,0a 0,48 8,42 32,67a 0,95 15,86 26,13b 0,29 6,04 7-8 27,96a 0,53 10,39 23,70b 0,54 12,57 21,60c 0,43 10,81 8-9 22,95a 0,31 7,31 17,83b 0,35 10,85 25,83c 0,34 7,24 9-10 17,63a 0,39 12,12 17,63a 0,28 8,56 19,38b 0,46 12,91 10-11 13,13a 0,36 15,21 15,68b 0,30 10,37 16,40b 0,39 13,19 11-12 11,33a 0,25 12,28 11,37a 0,29 13,99 13,30b 0,28 11,56 12-13 9,74a 0,19 10,67 13,20b 0,38 15,88 7,92c 0,16 10,97 13-14 5,34a 0,16 16,49 5,45a 0,14 14,15 8,35b 0,19 12,17 14-15 2,79a 0,07 14,69 3,13a 0,07 11,68 5,64b 0,15 14,82 Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình có các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có nghĩa thống kê (P< 0,05) 41 Bảng 4.11. Sinh trưởng tương đối của gà mái thương phẩm 0 – 15TT Đvt: % ; n=30 Giai CT1 CT2 CT3 đoạn (♂Móngx♀VBT) (♂Lạc Thủy x♀VBT) (♂BTVN11x♀VBT) (TT) Mean SE Cv% Mean SE Cv% Mean SE Cv% 0-1 61,94a 1,77 15,62 54,68b 1,12 11,21 58,49c 1,18 11,07 1-2 53,22a 1,40 14,36 49,06b 0,91 10,14 47,56b 0,75 8,62 2-3 42,23a 0,89 11,52 38,41b 0,81 11,54 39,31b 0,64 8,91 3-4 38,93a 0,69 9,77 34,92b 0,88 13,73 33,19b 0,93 15,34 4-5 27,74a 0,65 12,86 29,64b 0,64 11,79 31,07c 0,51 9,03 5-6 28,26a 0,45 8,72 31,37b 0,72 12,53 26,49c 0,56 11,56 6-7 24,06a 0,58 13,3 24,38a 0,57 12,91 25,62a 0,61 13,13 7-8 21,40a 0,59 14,98 22,25a 0,44 10,83 22,32a 0,42 10,4 8-9 18,20a 0,40 11,89 17,33a 0,33 10,48 18,92a 0,32 9,24 9-10 15,18a 0,28 9,96 15,95a 0,30 10,33 15,99a 0,40 13,77 10-11 12,21a 0,30 13,38 12,12a 0,28 12,76 14,33b 0,32 12,16 11-12 8,19a 0,14 9,44 9,18b 0,19 11,12 9,49b 0,17 9,75 12-13 7,06a 0,13 10,45 8,69b 0,22 13,74 8,29b 0,15 10,11 13-14 5,43a 0,11 10,95 6,19a 0,11 9,52 6,07a 0,14 12,21 14-15 3,67a 0,09 13,14 4,33a 0,09 11,62 4,49a 0,09 11,58 Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình có các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có nghĩa thống kê (P< 0,05) Quá trình sinh trưởng tương đối của gà trống và gà mái được biểu diễn qua các hình sau: Hình 4.7. Sinh trưởng tương đối của gà trống thương phẩm giai đoạn 0–15TT 42 Hình 4.8. Sinh trưởng tương đối của gà mái thương phẩm giai đoạn 0–15TT 4.2.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thương phẩm Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn nuôi gà thịt. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể tăng dần theo tuần tuổi của gà và có liên quan chặt chẽ đến tốc độ sinh trưởng. Kết quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 4.12. Bảng 4.12. Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR) của gà thương phẩm Đvt:kg TĂ/kg tăng khối lượng Tuần CT1 CT2 CT3 tuổi (♂Móngx♀VBT) (♂Lạc Thủyx♀VBT) (♂BTVN11x♀VBT) 1 1,45 1,17 1,02 2 1,61 1,40 1,27 3 1,71 1,46 1,45 4 1,81 1,56 1,52 5 1,87 1,67 1,75 6 2,04 1,7 1,92 7 2,08 1,98 2,09 8 2,21 2,16 2,24 9 2,29 2,34 2,27 10 2,38 2,44 2,32 11 2,65 2,92 2,62 12 2,91 3,30 2,88 13 2,99 3,32 2,95 14 3,12 3,35 3,08 15 3,30 3,37 3,21 43 Bảng 4.12 cho thấy ở 4 tuần tuổi đầu CT3 có tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng là thấp nhất sau đó đến CT2 và cao nhất là CT1. Cụ thể, tại tuần thứ 4 tiêu tốn thức ăn của CT1, CT2, CT3 lần lượt là 1,81; 1,56; 1,52( kg TĂ/kg tăng khối lượng). Ngược lại, từ tuần thứ 5 tới tuần thứ 8 gà CT2 lại có tiêu tốn thức ăn ít hơn so với CT1 và CT3, nguyên nhân là do thời tiết lạnh mà gà ở CT2 được thừa hưởng nguồn gen của bố Lạc Thủy nên có tốc độ mọc lông nhanh nhất sau đó đến gà ở CT3 và tốc độ mọc lông chậm nhấ ở CT1. Chính vì vậy, gà CT2 lúc này chịu lạnh tốt hơn nên tiêu tốn năng lượng cho chống lạnh là thấp nhất. Cụ thể hiệu quả sử dụng thức ăn của CT1; CT2; CT3 ở tuần thứ 5 lần lượt là: 1,87; 1,67; 1,75(kg TĂ/kg tăng khối lượng), tuần thứ 6 là: 2,04; 1,7; 1,92(kg TĂ /kg tăng khối lượng), tuần thứ 7 là: 2,08; 1,98; 2,09 (kg TĂ/kg tăng khối lượng), tuần thứ 8 là: 2,21; 2,16; 2,24 (kg TĂ/kg tăng khối lượng). Sau đó, từ tuần thứ 9 trở đi thời tiết ấm hơn và các con lai ở các công thức lai không phải tốn năng lượng vào việc chống lạnh nữa, thức ăn chủ yếu được dùng cho sinh trưởng thì ở CT3 lại có hiệu quả sử dụng thức ăn cho kg tăng khối lượng là thấp nhất sau dó đến CT1 và cao nhất là CT2. Nhìn chung cả giai đoạn 1 – 15 tuần tuổi CT3 dù có tăng trưởng chậm hơn so với CT1 và CT2 nhưng sự tiêu tốn thức ăn lại ít hơn . Xét trên góc độ tiêu tốn thức ăn thì CT3 là có khả thi. Tính chung cho cả giai đoạn tiêu tốn thức ăn của CT1, CT2, CT3 thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Hồ Xuân Tùng (2008) trên gà Ri lai ¾ máu Lương của Phượng là gà lai R1A là 3,23, gà lai R1B là 3,28 kg và Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Sơn và cs. (2001) trên gà lai (Ri x Kabir) là 3,17kg. 4.2.5. Kích thước một số chiều đo của gà thương phẩm Số liệu kích thước các chiều đo của 3 công thức lai được thể hiện qua bảng 4.13 và hình 4.9. Bảng 4.13 cho thấy ở chỉ tiêu dài thân CT2 (20,99) là cao nhất sau đó đến CT3 (19,75) và thấp nhất là CT1 (19,61). Chỉ tiêu dài lườn cao nhất là CT2 (12,08), sau đó đến CT1 (11,91) và cuối cùng là CT3 (11,79). Chỉ tiêu vòng ngực của 3 công thức lai lần lượt là: 27,97; 27,93; 28,19 (cm). Như vậy ta có thể thấy tuy CT3 có các chỉ tiêu về dài thân dài lườn và dài đùi cao nhưng chỉ tiêu về vòng ngực lại thấp hơn so với 2 công thức còn lại điều này chứng tỏ CT2 được thừa hưởng chiều dài cơ thể từ bố Lạc Thủy, CT1 và CT3 tuy ngắn mình hơn so với CT2 nhưng lại to hơn CT2. 44 Bảng 4.13. Kích thước một số chiều đo của gà thương phẩm Đvt: cm, n=30 Lô thí nghiệm Chỉ tiêu CT1 CT2 CT3 (Móng x VBT) (Lạc Thủy xVBT) (BTVN11xVBT) ±SE ±SE ±SE Vòng ngực 27,97a ± 0,20 27,93a ±0,29 28,19b± 0,20 Dài thân 19,61a ±0,34 20,99b ± 0,18 19,75a ± 0,25 Dài lườn 11,91a ± 0,22 12,08b ± 0,16 11,79a ± 0,24 Dài đùi 14,75a ± 0,17 15,14b ± 0,13 14,58c ± 0,16 Dài cánh 17,47a ± 0,21 18,02b ± 0,21 18,10b± 0,19 Cao chân 9,01a ± 0,12 9,70b ± 0,13 9,55b ± 0,12 Vòng ống chân 5,28a ± 0,008 4,89b ±0,07 5,02c ± 0,09 Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Hình 4.9. Kích thước một số chiều đo của gà thương phẩm CT1 có chiều dài lông cánh ngắn nhất trong 3 công thức lai là 17,47 cm (CT2: 18,02 cm; CT3: 18,10 cm). Do CT1 có bố Móng lông kém phát trển hơn Lạc Thủy và BTVN11., 45 Chỉ tiêu cao chân của 3 con lai CT1; CT2; CT3 lần lượt là: 9,01; 9,70; 9,55 cm, chỉ tiêu vòng chân: 5,28; 4,89; 5,02 cm. Như vậy CT1 có cao chân thấp nhất nhưng vòng chân cao nhất, CT2 có cao chân lớn nhất nhưng vòng chân nhỏ nhất, điều này do CT1 có bố Móng chân to ngắn nên CT1 cũng được thừa hưởng nguồn gen đó. CT2 có bố Lạc Thủy chân cao nhỏ nên CT2 cũng có chân cao nhỏ giống bố. 4.2.6. Kết quả phân tích thân thịt của gà thương phẩm 15 tuần tuổi Để đánh giá khả năng cho thịt của gà thí nghiệm chúng tôi tiến hành mổ khảo sát mỗi công thức lai 3 con trống 3 con mái có khối lượng trung bình tại thời điểm 15 tuần tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 4.14. Bảng 4.14. Kết quả phân tích thân thịt của gà thương phẩm 15 tuần tuổi n=6 CT1 CT2 CT3 Chỉ tiêu Mean SE Mean SE Mean SE Khối lượng sống (g) 1.902,3a 34,90 1.801,67b 32,21 1.720,00c 33,42 Khối lượng thân thịt (g) 1.372,25a 28,19 1.312,88a 28,70 1.239,43b 25,12 Tỷ lệ thân thịt (%) 72,15a 0,54 72,87a 0,46 72,06a 0,54 Tỷ lệ thịt lườn (%) 17,52a 0,24 16,85a 0,25 16,11a 0,21 Tỷ lệ thịt đùi (%) 24,75a 0,29 23,56b 0,27 23,07b 0,27 Tỷ lệ mỡ bụng (%) 1,71a 0,02 1,65b 0,02 2,83c 0,03 Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Hình 4.10. Kết quả phân tích thân thịt của gà thương phẩm 15 tuần tuổi 46 Qua bảng 4.15 và hình 4.10 cho thấy CT1 có tỷ lệ thịt đùi cao nhất sau đó đến CT2 và thấp nhất là CT3. Tỷ lệ thân thịt CT2 cao nhất 72,87% sau đó đến CT1 72,15% và thấp nhất CT3 72,06%. Tỷ lệ mỡ bụng cao nhất CT3 2,83% sau đó đến CT1 1,71% và thấp nhất là CT2 1,65%. Điều này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). So sánh với kết quả nghiên cứu của Hồ Xuân Tùng (2009) trên gà VR21 (Đông Tảo, Lương Phượng x Ri, Lương Phượng) có tỷ lệ thân thịt 73,78%, tỷ lệ thịt đùi 21,3% thì kết quả nghiên cứu trên gà lai của chúng tôi đạt tương đương. 4.2.7. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt trên gà thương phẩm 4.2.7.1. Thành phần dinh dưỡng Bảng 4.15. Một số chỉ tiêu về dinh dưỡng của thịt gà thương phẩm n=6 CT2 CT1 CT3 Chỉ tiêu (♂Lạc Thủyx (♂MóngxVBT) (♂BTVN11x♀VBT) ♀VBT) Vật chất khô (%) 24,86 25,69 26,11 Protein tổng số (%) 21,58 22,43 22,25 Khoáng tổng số (%) 1,07 1,12 1,13 Từ kết quả phân tích chất lượng thịt cho thấy hàm lượng protein, vật chất khô và khoáng tổng số của 3 loại thịt trên là tương đương nhau. Tỷ lệ protein trong thịt gà được coi là một trong những yếu tố làm cho thịt có độ ngọt cao. Tỷ lệ protein tổng số ở thịt gà CT1, CT2, CT3 lần lượt là 21,52; 22,43; 22,25 cao hơn đáng kể so với một số loại gia cầm khác. So với nghiên cứu của Pingel, 2002 gà broiler có tỷ lệ protein là 19,4%, gà tây 20,2%, vịt Bắc Kinh 18,9%, nghiên cứu của Triệu Vương Đình và Vương Tuyên, 2001 gà đen Thái Hòa Trung Quốc có tỷ lệ protein là 19,46 – 19,58% thì gà lai CT1, CT2, CT3 có tỷ lệ protein trong thịt cao hơn. So với nghiên cứu của Trần Quốc Hùng, 2012 trên gà VBT cũng nuôi tại Trung tâm Thực nghiệm va Bảo tồn vật nuôi có hàm lượng protein tổng số là 19,86% thì 3 con lai của nó có hàm lượng protein cao hơn. Như vậy việc sử dụng gà trống Móng, Lạc Thủy và BTVN11 đem lai với gà mái VBT đã góp phần nâng cao chất lượng thịt. 47 4.2.7.2. Kết quả phân tích acid amin của thịt gà thương phẩm lúc 15 tuần tuổi Bảng 4.16. Kết quả phân tích một số acid amin trong thịt gà thương phẩm n=6 CT1 CT2 CT3 (Móng x VBT) (Lạc Thủy x VBT) (BTVN11xVBT) Loại acid TT % so với % so với % so với amin Hàm Hàm Hàm protein protein protein lượng lượng lương tổng số tổng số tổng số 1 Aspartic 2,17 10,06 2,2 9,81 2,14 9,62 2 Glutamic 3,48 16,13 3,28 14,62 3,29 14,79 3 Serine 0,88 4,08 0,96 4,28 0,95 4,27 4 Histidine 1,05 4,87 1,12 4,99 1,09 4,90 5 Glycine 1,29 5,98 1,26 5,62 1,25 5,62 6 Threonine 0,63 2,92 0,71 3,17 0,77 3,46 7 Alanine 1,14 5,28 1,26 5,62 1,26 5,66 8 Arginine 1,29 5,98 1,43 6,38 1,36 6,11 9 Tyrosine 0,76 3,52 0,84 3,77 0,84 3,78 10 Valine 0,84 3,89 0,89 3,97 0,93 4,18 11 Methionine 0,52 2,41 0,53 2,36 0,54 2,43 12 Phenylalanine 0,95 4,40 0,99 4,41 1,05 4,72 13 Isoleucine 0,88 4,08 0,80 3,57 0,82 3,69 14 Leucine 1,69 7,83 1,67 7,45 1,72 7,73 15 Lysine 2,17 10,06 2,28 10,16 2,24 10,07 16 Proline 1,48 6,86 1,42 6,33 1,38 6,02 Kết quả phân tích ở bảng 4.16 cho thấy hàm lượng acid amin ở 3 con lai CT1, CT2, CT3 không có sự khác biệt nhiều. So sánh với một số tác giả khác đã công bố hàm lượng acid amin ở gia cầm như Pingel (2002) trong thịt gà broiler: Histidine 3,5%, Leucine 7,2%, Lysine 6,5%, Methionine 2,1% đều thấp hơn so với tỷ lệ các loại acid amin này trong thịt gà CT1, CT2, CT3. Theo công bố của Scholtyseks (1987) nghiên cứu trên gà broiler thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn. Theo quan điểm của một số nhà khoa học độ ngọt của thịt phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng axit Glutamic. Trong nghiên cứu này hàm lượng axit Glutamic trong cả 3 loại gà lai CT1, CT2, CT3 đều rất cao. Hàm lượng axit Glutamic ở con lai CT1, CT2, CT3 lần lượt là 16,13; 14,62; 14,79. Như vậy con lai CT1 có hàm lượng axit Glutamic là cao nhất. 48 4.2.7.3. Một số chỉ tiêu hóa lý đánh giá chất lượng thịt Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng thịt được trình bày ở bảng 4.17 xác định pH15 và pH24 cho thấy thịt đùi; lườn của gà lai CT1, CT2, CT3 có giá trị tương đương với nhiều loại gà khác. Dẫn theo Hồ Xuân Tùng và Phan Xuân Hảo, 2010 thì giá trị pH15 và pH24 ở cơ ngực gà lai (White Lueang (WL) x AA) nuôi ở Trung Quốc là 6,53 và 6,05 (Liu và Niu, 2008); gà Shanghai 6,02 và 5,71 và gà lai (Thái địa phương x BPR) nuôi ở Thái Lan là 6,06 và 6,02 (Jaturasiha et al., 2008); ở gà địa phương Hàn Quốc là 6,41 và 5,93 (Yu et al., 2005). Bảng 4.17. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng thịt n=6 CT1 CT2 CT3 (Móng x VBT) (Lạc Thủy x VBT) (BTVN11 x VBT) Chỉ tiêu Đùi Lườn Đùi Lườn Đùi Lườn 15p 24h 15p 24h 15p 24h 15p 24h 15p 24h 15p 24h Ph 6,39 6,24 6,06 5,74 6,27 6,22 6,14 5,89 6,40 6,27 6,21 5,88 Màu sắc L* 47,34 52,42 48,96 51,60 49,27 50,19 a* 15,97 10,28 16,14 10,03 16,84 8,13 b* 7,54 11,01 8,75 13,47 10,63 12,74 Mất nước bảo quản (%) 0,07 0,32 0,30 0,58 0,08 0,26 Mất nước chế biến (%) 18,85 15,97 21,36 17,87 24,63 15,70 Độ dai (Newton) 17,45 24,47 17,31 18,42 23,40 27,93 Theo kết quả của Ristic et al. (1975); Rose (1977); Krax (1974) (dẫn theo Trần Thị Mai Phương, 2003) cho biết ở gia cầm, độ pH24 thịt lườn nằm trong khoảng 5,8-6,0 thịt đùi trong khoảng 6,2-6,6 là bình thường. Như vậy cả 3 loại thịt gà lai trên đều có chất lượng tốt. Kết quả phân tích màu sắc thịt cho thấy, thịt lườn có độ sáng cao hơn thịt đùi, do cơ lườn chứa nhiều sợi cơ trắng hơn, cơ đùi có nhiều sợi cơ đỏ hơn và cơ đùi vận động nhiều hơn cơ lườn nên màu của cơ đùi tối hơn. Màu sắc thịt của gà lai CT1,CT2, CT3 có sự khác nhau rõ rệt, màu sáng (L), màu đỏ (a), màu vàng (b) của gà CT2 với thịt đùi lần lượt là 51,96; 16,14; 8,75 cao hơn CT1 là 49,34; 15,97; 7,54 thấp hơn CT3 là 53,27; 16,84; 10,63. 49 Thịt đùi CT1 và CT2 có độ dai lần lượt là 17,31N và 17,45N thấp hơn CT3 có độ dai là 23,40N. Tương tự, độ dai thịt lườn CT1 và CT2 lần lượt là 18,42N và 24,47N cũng thấp hơn CT3 có độ dai là 27,93N. Như vậy thịt gà CT3 có độ dai là cao nhất và độ dai của thịt lườn luôn cao hơn thịt đùi. Theo phân loại chất lượng thịt của Schilling et al. (2008) thì thịt gà CT1, CT2, CT3 không dai vì độ dai < 44,1N (4,5kg). Ngoài ra, theo tiêu chuẩn của Barbut et al. (2005) về các chỉ tiêu phân loại chất lượng thịt dựa vào màu sáng (L), giá trị pH24: Thịt bình thường (chất lượng tốt): 46<L<53 và 5,7<pH24<6,4. Như vậy thịt gà CT1, CT2, CT3 đảm bảo yêu cầu là thịt gà chất lượng tốt. 4.2.8. Kết quả đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế khi nuôi gà bố mẹ Vì mục tiêu của nghiên cứu này là xác định được tổ hợp lai phù hợp có hiệu quả kinh tế phục vụ phát triển chăn nuôi gà thả vườn trong nông hộ, gia trại và trang trại nên việc xác định khả năng sản xuất thịt của một mái VBT khi lai với gà trống Móng, Lạc Thủy, BTVN11 là cần thiết. Kết quả thể hiện 4.18. Bảng 4.18. Kết quả đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế nuôi gà bố mẹ CT1 CT2 CT3 Chỉ tiêu Đ.vị (Móng (Lạc Thủy (BTVN11x xVBT) xVBT) VBT) Số gà con loại 1/mái mẹ Con 79,69 78,71 78,96 Khối lượng trung bình gà lúc 15TT Gam 1902,33 1752,79 1708,82 Tỷ lệ nuôi sống đến 15 TT % 91,67 86,66 90,00 Khối lượng thịt sản xuất ra/mái Kg 138,97 119,80 121,44 Giá bán 01 kg thịt sống Đ/kg 80.000 80.000 80.000 Tiền bán thịt/mái Đồng 11.117.600 9.584.200 9.715.200 Qua bảng 4.18 cho thấy, việc sử dụng mái nền VBT (Zolo x Lương Phượng) cho lai tiếp với gà trống Móng, Lạc Thủy, BTVN11 cho số gà con loại I/mái mẹ là tương đương nhau nhưng sử dụng công thức lai CT1 lại cho khối lượng thịt sản xuất ra/mái là cao nhât do có tỷ lệ nuôi sống và khối lượng gà tại 15TT cao hơn hai công thức lai CT2 và CT3. Do vậy số tiền bán thịt hơi/mái khi sử dụng công thức lai CT1 là cao nhất: 11.117.600đ cao hơn công thức lai CT2 là 1.533.400đ/mái và cao hơn CT3 là 1.402.400 đ/mái. 50 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN Trên cơ sở kết quả thu được, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: 5.1.1. Trên đàn bố mẹ sinh sản + Gà VBT trong cả 3 tổ hợp lai có tỷ lệ đẻ khá cao, giữa các công thức lai không có sự khác biệt (P>0.05). Tỷ lệ đẻ trung bình của gà VBT trong 3 tổ hợp lai Móng x VBT, Lạc Thủy x VBT và BTVN11 x VBT lần lượt là: 60,12%, 60,45% và 60,44%60%, tương ứng với năng suất trứng/mái/44 tuần là 100,97; 101,53; 101,52 (quả). + Số gà con loại I/mái đầu kỳ của gà của gà VBT trong 3 tổ hợp lai Móng x VBT, Lạc Thủy x VBT và BTVN11 x VBT lần lượt là: 79,69; 78,71; 78,96(con). 5.1.2. Trên đàn gà thương phẩm + Cả 3 loại gà thương phẩm đều có ngoại hình đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Trong mỗi công thức lai tỷ lệ màu lông đồng nhất là tương đối cao. + Con lai CT1 (Móng x VBT) có tỷ lệ nuôi sống cao nhất 91,67%, sau đó tới con lai CT3 (BTVN11 x VBT): 90% và thấp nhất là con lai CT2 (Lạc Thủy x VBT): 86,66% (P<0,05). + Hàm lượng protein trong thịt gà lai CT1(Móng x VBT), CT2 (Lạc Thủy x VBT) và CT3 (BTVN11 x VBT) lần lượt là 21,52%; 22,43%, 22,25%, cao hơn so với một số gà công nghiệp khác. + Theo phân loại chất lượng thịt về độ dai và màu sắc thịt thì thịt gà của 3 công thức lai đều đạt chỉ tiêu thịt gà chất lượng tốt. →Như vậy, con lai CT1 (Móng x VBT) có tỷ lệ nuôi sống, tăng khối lượng và cho số tiền bán thịt/mái cao hơn con lai CT2 (Lạc Thủy x VBT) và CT3 s(BTVN11 x VBT). 5.2. KIẾN NGHỊ Đề nghị đưa các công thức lai nói trên vào phục vụ sản xuất, cung cấp con giống gà lông màu cho các trang trại và nông hộ chăn nuôi. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Brandsch H. và H. Buelchel (1978). Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm (Nguyễn Chí Bảo dịch). Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. tr.129-158. 2. Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Huy Đạt (2011). Các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu chăn nuôi gia cầm. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Bùi Quang Tiến và Nguyễn Hoàng Tao (1985). Kết quả nghiên cứu tạo giống gà Rhode Ri tại Viện chăn nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 47-48. 4. Diêm Công Tuyên, Phạm Công Thiếu, Vũ Ngọc Sơn và Hoàng Văn Tiệu. Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà mái ¾ Ai Cập. Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi năm 2010, phần Di truyền giống vật nuôi. tr. 5. Đoàn Xuân Trúc (1994). Nghiên cứu xác định tổ hợp lai giữa 3 dòng gà thịt Hybro HV85 để tạo gà broiler cao sản nuôi Việt Nam. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. tr. 119-123. 6. Hồ Xuân Tùng (2008). Khả năng sản xuất của một số công thức lai giữa gà Lương Phượng và gà Ri để phục vụ chăn nuôi nông hộ. Luận án tiến sỹ nông nghiệp. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. tr 88-91. 7. Hồ Xuân Tùng (2009). Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của của gà VP2 thế hệ III. Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi-2010, tr. 236-243. 8. Hồ Xuân Tùng và Nguyễn Huy Đạt (2009). Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Móng, gà Mía với gà Lương Phượng. Báo cáo khoa học năm 2009, phần Di truyền- Giống vật nuôi, Viện Chăn nuôi. tr. 226-235. 9. Hồ Xuân Tùng và Phan Xuân Hảo (2010). Năng suất và chất lượng của thịt của gà Ri và con lai với gà Lương Phượng. Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi, số 22. tr.30-37. 10. Hutt F. B. (1978). Di truyền học động vật (Phan Cự Nhân dịch). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 249-253. 11. Khavecman (1972). Sự di truyền năng suất ở gia cầm.Cơ sở di truyền năng suất và chọn giống động vật (Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên và Trần Đình Trọng dịch). Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật – Hà Nội. Tr. 34- 37. 12. Lê Hồng Mận, Lê Hồng Hải, Nguyễn Phúc Độ và Trần Long (1996). Kết quả lai tạo gà thương phẩm giữa giống Rhodeislan red với giống Leghorn trắng. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. tr.64-68. 52 13. Lê Thị Nga (2005). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh sản của gà lai hai giống Kabir Với Jiangcun và ba giống Mía x (Kabri x Jiangcun). Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện chăn nuôi, Hà Nội. tr.11-12. 14. Lương Thị Hồng (2005). Nghiên cứu khă năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà H,Mông x gà Ai Cập. Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, tr. 59. 15. Nguyễn Ân, Hoàng Gián, Lê Viết Ly, Nguyễn Văn Thiện và Trần Xuân Thọ (1983). Di truyền học động vật. Nhà xuất bản nông nghiện, Hà Nội. tr. 196-200. 16. Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng,Nguyễn Thanh Sơn và Đoàn Xuân Trúc (1986). Giaó trình chăn nuôi gia cầm trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 3-11. 17. Nguyễn Đăng Vang, Nguyễn Quốc Đạt, Đinh Công Tiến, Nguyễn Văn Bắc, Nguyễn Ngọc Huân, Nguyễn Ngọc Dương và Dương Xuân Tuyển (1999). Kết quả nghiên cứu một số tổ hợp lai gà thả vườn tại trại giống VIGOVA - Thành phố Hồ Chí Minh. 18. Nguyễn Huy Đạt và Hồ Xuân Tùng (2005). Nghiên cứu tổ hợp lai giữa gà Đông Tảo với gà Ri cải tiến nuôi trong nông hộ. Tóm tắt Báo cáo Khoa học năm 2004, Viện Chăn Nuôi. tr. 4-13. 19. Nguyễn Huy Đạt, Hồ Xuân Tùng, Vũ Thị Hương, Nguyễn Văn Đồng, Nguyễn Như Liên, Vũ Chí Thiện và Trần Thị Hiền (2004). Nghiên cứu tạo dòng gà hướng trứng (RA) có năng suất chất lượng cao. Báo cáo Khoa học viện chăn nuôi năm 2006. tr. 80 -89. 20. Nguyễn Huy Đạt, Vũ Đài và Lưu Thị Xuân (1999). Nghiên cứu chỉ số chọn lọc kết hợp năng suất cơ thể và năng suất trung bình gia đình trên hai dòng gà thuần Leghorn trắng nuôi tại Ba Vì. Báo cáo Khoa học, Viện chăn nuôi. tr. 85-90. 21. Nguyễn Minh Quang (1999). Gà BE88 phát triển tốt và rộng khắp nước ta. Hội chăn nuôi Việt Nam. tr. 48- 49. 22. Nguyễn Qúy Khiêm (2003). Nghiên cứu một số yếu tô ảnh hưởng đến kết quả ấp nở trứng gà tam Hoàn. Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. tr. 122. 23. Nguyễn Thị Mười (2007). Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giưã gà Ai Cập với gà Ác Thái Hòa Trung Quốc. Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp. Đại học Nông nghiệp Hà Nội. tr. 84-85. 24. Nguyễn Văn Thiện (1995). Giáo trình di truyền số lượng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 191-194. 25. Nguyễn Viết Thái (2012). Nghiên cứu xác định tổ hợp lai có hiệu quả kinh tế cao giữa gà H’Mông với gà Ai Cập để sản xuất gà xương, da, thịt đen. Luận án Tiến sĩ nông nghiệp. 53 26. Phạm Thị Minh Thu (2002). Xác định năng suất chất lượng một số tổ hợp lai giữa gà Rhoderi, Tam Hoàng 882 và Jiangcun cho chăn nuôi nông hộ. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 27. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười và Nguyễn Quý Khiêm (2014). Kết quả nghiên cứu gà hướng trứng. Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương 25 năm xây dựng và phát triển (1989-2015). 28. Tạ An Bình và Nguyễn Hoài Tao (1974). Lai kinh tế với một số giống gà trong nước. Kết quả nghiên cứu Khoa học kỹ thuật, Viện chăn nuôi 1969-1979. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 199. 29. Trần Công Xuân, Nguyễn Đăng Vang và Hoàng Văn Lộc (1999). Gà Tam Hoàng (dòng Jiangcun) thích nghi nuôi thả vườn ở Việt Nam. Báo cáo Hội chăn nuôi Việt Nam. tr. 132-133. 30. Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện (1995). Chọn giống vật nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 31. Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992). Chọn giống và nhân giống gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 40-41. 32. Trần Long (1994). Xác định đặc điểm di truyền một số tình trạng sản xuất và lựa chọn phương pháp chọn giống thích thợp đối với các dòng gà thịt Hybro HV85. Luận án Phó tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp. tr. 90-114 33. Trần Quốc Hùng (2012). Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Zolo với gà Lương Phượng. Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 34. Trần Thị Mai Phương (2003), Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trưởng và phẩm chất thịt của giống gà Ác Việt Nam. Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Viện chăn nuôi, Hà Nội. tr. 18- 19. 35. Triệu Vương Đình và Vương Tuyên (2001). Làm thế nào để nuôi tốt gà xương đen. Nhà xuất bản Nông nghiệp Trung Quốc. 36. Vũ Ngọc Sơn và Trần Quốc Hùng (2014). Nghiên cứu nhân thuần, chọn lọc và bảo tồn nguồn gen gà Lạc Thủy. II. Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài 37. Barbut S., L. Zhang and M. Marcone (2005). Effect of pale, normal, and dark chicken breast meat or microstructure, extractale, protein and cooking of marinated fillets. Poultry Science. Vol 84. pp. 797-802. 54 38. Bouwman G. W. (2000). Poultry genetics and breeding LPC livestock- Barneveld the Netherland. pp. 22-26 39. Emerson D. A. (1997). Comercial approaches to genetic for growth and feed conversion in domestic. Poultry science. pp. 168-172. 40. Gavora J. S. (1990). Disease genetie in poultry breeding and genetic. R.P Cawford ed Elsevier Amsterdam. pp. 806-809. 41. Hill F., G. E. Dickerson and H. L. Kempster (1954). Somerelationships between hatchability egg productional adult metacity. Poultry Science. Vol 33. pp.1059-1060. 42. Kumar S. and P. Singh (1996). Improvement of broiler dam line Indian. Journal of animal research. pp 101-105. 43. Poonia J. S. (1995). Relative efficiency of mass and index selection in broiler sire line. Poultry Today and tomorrow. pp. 51-52. 44. Pingel H. (2002). Evaluation of industrial breeding program on chicken. Proceeding 3nd world conference Genetic. pp. 347-369. 45. Scholtysek (1987). Heritabilities and interrebitionship of live measuremends and eviserated weight in broiler. Poultry Science. Vol 8. pp. 530-538. 46. Schilling M. W., Y. Radhakrishan, Y. V. Thaxton, K. Christensen, J. P. Thaxon and V. Jackson (2008). The effects of broiler catching method on breast meat quality. Meat Sience 79. pp. 163-171. 55 PHỤ LỤC 1. Quy trình phòng bệnh cho đàn gà thí nghiệm Bảng: Quy trình phòng bệnh cho đàn gà thí nghiệm Ngày Nội dung thuốc và vaccine Đường dùng Mục đích dùng thuốc tuổi -Úm gà vịt -Tăng lực tăng sức, giảm stress - Điện giải Gluco K,C - Cho uống hoặc - Trợ sức, chống mất nước 1 – 4 -Gentadox hoặc Ampicolis-forte trộn thức ăn - Phòng bệnh phó thương hàn - Men Lactozyme gà và CRD - Vacxin Lasota hoặc ND – IB 5 - Nhỏ mắt, mũi - Phòng bệnhNewcastle (lần 1) - Bổ sung các vitamin cần thiết - Bcomlex, Gluco K,C -Cho uống hoặc 6 – 9 -Phòng bệnh Hen, Đầu đen - Amoxilin trộn thức ăn (dùng 4 hoặc 5 ngày) - Vacxin Gum B - Phòng bệnh Gumboro - Nhỏ mắt 10 – - Vacxin Đậu gà - Phòng bệnh Đậu gà - Chủng da, cánh 12 -Lactozyme ,bcomlex - Tăng tính thèm ăn,trợ sức trợ - Pha nước uống lực 13 – - ADE – Vit.C - Cho uống hoặc - Tăng sức đề kháng cơ thể 15 -Gluco K,C trộn thức ăn - Phòng bệnh cầu trùng (uống 16 – - Baycox hoặc Timicox - Cho uống hoặc 4 hoặc 5 ngày) 19 - Sor pherol trộn thức ăn - Tăng sức, tăng lực. Giải độc, chống nóng, chống Stress. - Vacxin Lasota hoặc ND –IB - Nhỏ mắt hoặc 21 (lần 2) uống - Phòng lại bệnhNewcastle - Bcomlex, At 110 -cho uống - Baycox hoặc coxymax 22 – Cho uống hoặc - Phòng lại bệnh Cầu trùng lần 2 - Lactozyme , Um gà vịt 26 trộn thức ăn - Phòng bệnh đường tiêu hóa Ampi – coli + long đờm 26 – Cho uống hoặc Phòng lại bệnh Hen, Đầu đen Bcolex,lactozyme + ADE – 30 trộn thức ăn Phòng bệnh đường ruột Vit.C 56 33 Levamysol Cho uống Tẩy giun, sán -Vacxin Newcastle H1 hoặc - Phòng lại bệnh Newcastle Lasota (lần 3 cho uống) -Tiêm dưới da 35 – - Tăng sức đề kháng - Becomlex , Gluco k,c -Cho uống hoặc 42 - Tránh gà bị liệt -Calgophos trộn thức ăn - Phòng lại bệnh Cầu trùng lần 3 - Coxymax hoặc Baycox -Vacxin Cúm gia cầm (lần 1)H5N1 50 – - Tiêm dưới da - Phòng bệnh Cúm gia cầm -Gluco K,C , Bcomlex 53 - Cho uống - Tránh gà bị liệt, bị hen, chết ,Calgophos -Long đờm ,lactozyme - Timicox hoặc Gentadox 56 – - Cho uống hoặc - Phòng lại bệnh CRD, Thương - Điện giải At110 ,Lactozyme 60 trộn thức ăn hàn gà và bệnh Đầu đen ,Bcomlex,Glu k,c 57 2. Một số hình ảnh gà nguyên liệu trong thí nghiệm Hình 1. Đàn gà sinh sản Lương Phượng (♂ Lương Phượngx♀ Lương Phượng) Hình 2. Gà Zolo (♂ Zolo x ♀ Zolo) Hình 3. Đàn gà nuôi sinh sản của tổ hợp lai (♂ Zolo x ♀ Lương Phượng) 58 Hình 4. Gà VBT (♂ Zolo x ♀ Lương Phượng) 01 ngày tuổi Hình 5. Gà VBT (♂ Zolo x ♀ Lương Phượng) 84 ngày tuổi 59 Hình 6. Gà BTVN11 trưởng thành Hình 7. Gà Móng 60 Hình 8.Gà Lạc thủy 01 ngày tuổi và trưởng thành 61

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_kha_nang_san_xuat_cua_mot_so_to_hop_lai_giua_ga_trong.pdf
Tài liệu liên quan