HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
LÊ THỊ MAI HOA
CHỌN LỌC NÂNG CAO NĂNG SUẤT
CÁC DÒNG VỊT MT3 VÀ MT4
NUÔI TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VỊT ĐẠI XUYÊN
1
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi
2. TS. Nguyễn Văn Duy
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
84 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đề tài Chọn lọc nâng cao năng suất các dòng vịt mt3 và mt4 nuôi tại trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Lê Thị Mai Hoa
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học này, tôi xin trân trọng cảm ơn tập
thể thầy hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Duy, PGS. TS. Nguyễn Bá Mùi đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên
Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất và giúp đỡ để
chúng tôi tiến hành thí nghiệm.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Chăn nuôi - Học Viện Nông
Nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong toàn khóa học.
Xin chân thành cảm ơn người thân, gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ,
giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Lê Thị Mai Hoa
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................................. v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục đồ thị .............................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract ................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài .............................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ......................................................................... 3
2.1. Đặc điểm di truyền của các tính trạng số lượng ................................................. 3
2.2. Khả năng sản xuất của thủy cầm ........................................................................ 5
2.2.1. Sức sống và khả năng kháng bệnh ...................................................................... 5
2.2.2. Khả năng sinh trưởng của thủy cầm ................................................................... 7
2.2.3. Khả năng sinh sản của thủy cầm ...................................................................... 11
2.2.4. Tiêu tốn thức ăn/đơn vị sản phẩm .................................................................... 19
2.3. Cơ sở khoa học của chọn lọc và lai tạo ............................................................ 20
2.3.1. Hiệu quả chọn lọc ............................................................................................. 20
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chọn lọc ................................................... 20
2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ....................................................... 21
2.4.1. Tình hình nghiên nghiên cứu ở ngoài nước ...................................................... 21
2.4.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước .................................................................. 25
Phần 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ...................................... 29
3.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................... 29
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 29
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 29
3.1.3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 29
3.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 29
3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 29
3.3.1. Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý đàn giống .................................. 29
3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................................... 33
iii
3.3.3. Phương pháp chọn lọc ...................................................................................... 33
3.3.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu trên đàn vịt................................................. 34
3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 38
Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 39
4.1. Chọn lọc nâng cao khối lượng cơ thể của vịt dòng trống MT3 ........................ 39
4.1.1. Tỷ lệ nuôi sống của vịt MT3 ở các thế hệ chọn lọc .......................................... 39
4.1.2. Khối lượng cơ thể vịt MT3 qua các thế hệ ở 7 tuần tuổi .................................. 41
4.1.3. Hiệu quả chọn lọc, tỷ lệ chọn lọc và ly sai chọn lọc của vịt MT3
ở 7 tuần tuổi. ..................................................................................................... 43
4.1.4. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của vịt MT3 qua các thế hệ .................... 45
4.1.5. Tuổi đẻ và khối lượng vào đẻ của vịt MT3 qua các thế hệ............................... 46
4.1.6. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của vịt MT3
qua các thế hệ chọn lọc ..................................................................................... 47
4.1.7. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng của vịt MT3 .................................................. 48
4.1.8. Một số chỉ tiêu ấp nở của trứng vịt MT3 .......................................................... 50
4.2. Chọn lọc nâng cao năng suất trứng của vịt MT4 .............................................. 51
4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của vịt MT4 qua các thế hệ chọn lọc ...................................... 51
4.2.2. Khối lượng cơ thể vịt MT4 qua các thế hệ ở 8 tuần tuổi .................................. 53
4.2.3. Hiệu quả chọn lọc, tỷ lệ chọn lọc và ly sai chọn lọc năng suất trứng
của vịt MT4 ...................................................................................................... 55
4.2.4. Một số chỉ tiêu sinh sản của vịt MT4 qua các thế hệ chọn lọc ......................... 57
4.2.5. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng của vịt MT4 .................................................. 58
4.2.6. Một số chỉ tiêu ấp nở trứng vịt MT4 ................................................................ 59
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 61
5.1. Kêt luận ............................................................................................................. 61
5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 61
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 62
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng việt
Cs Cộng sự
CSHT Chỉ số hình thái
CSLĐ Chỉ số lòng đỏ
ĐVT Đơn vị tính
g gram
Kg Kilo gram
TB Trung bình
TH Thế hệ
TL Tỷ lệ
TLNS Tỷ lệ nuôi sống
TTTA Tiêu tốn thức ăn
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tiêu chuẩn dinh dưỡng trong thức ăn cho vịt ở các giai đoạn ..................... 30
Bảng 3.2. Tiêu chuẩn ăn cho vịt MT3, MT4 (g/con/ngày) ........................................... 31
Bảng 3.3. Mật độ nuôi ở các giai đoạn ......................................................................... 32
Bảng 3.4. Số lượng vịt MT3 và MT4 ........................................................................... 33
Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của vịt MT3 ........................................................................ 39
Bảng 4.2. Khối lượng cơ thể vịt MT3 qua các thế hệ ở 7 tuần tuổi ............................. 41
Bảng 4.3. Tỷ lệ chọn lọc, ly sai chọn lọc của vịt MT3 ở 7 tuần tuổi ........................... 43
Bảng 4.4. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của vịt MT3 qua các thế hệ chọn lọc ........ 45
Bảng 4.5. Tuổi đẻ và khối lượng vào đẻ của vịt MT3 qua các thế hệ .......................... 46
Bảng 4.6. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của vịt MT3 ..... 47
Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng vịt MT3 .................................................... 49
Bảng 4.8. Một số chỉ tiêu ấp nở của trứng vịt MT3 ..................................................... 50
Bảng 4.9. Tỷ lệ nuôi sống của vịt MT4 ở các giai đoạn tuổi ....................................... 51
Bảng 4.10. Khối lượng cơ thể vịt MT4 qua các thế hệ ở 8 tuần tuổi ............................. 54
Bảng 4.11. Hiệu quả chọn lọc, tỷ lệ chọn lọc và ly sai chọn lọc năng suất trứng
của vịt MT4 .................................................................................................. 55
Bảng 4.12. Một số chỉ tiêu sinh sản của vịt MT4 ........................................................... 57
Bảng 4.13. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng của vịt MT4 ............................................. 58
Bảng 4.14. Một số chỉ tiêu ấp nở trứng vịt MT4 ............................................................ 59
vi
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của vịt MT3 ......................................................................... 40
Đồ thị 4.2. Tỷ lệ nuôi sống vịt MT4 ............................................................................... 52
vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Thị Mai Hoa
Tên Luận văn: Chọn lọc nâng cao năng suất các dòng vịt MT3 và MT4 nuôi
tại trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên.
Ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Nâng cao khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi vịt dòng trống MT3 đạt 40 - 50 g/thế hệ.
- Nâng cao năng suất trứng vịt dòng mái MT4 đạt 0,5 - 1 quả/thế hệ.
Phương pháp nghiên cứu
Giống vịt M15 đã được nhập về trung tâm bao gồm 2 dòng MT3 và MT4 được
chọn lọc theo cá thể kết hợp chọn lọc trong gia đình theo quy trình chăm sóc nuôi
dưỡng của Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Vịt chuyên thịt dòng trống MT3 đã
được theo dõi và chọn lọc định hướng theo hướng tăng khối lượng cơ thể ở 7 tuần tuổi,
vịt dòng mái MT4 được chọn lọc nâng cao năng suất trứng.
Vịt MT3 chọn lọc tăng khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi: vịt được cho ăn tự do từ 1-
49 ngày tuổi, sau 49 ngày tuổi cho ăn định lượng theo tiêu chuẩn giống đến khi vào sinh
sản cho ăn tự do ở ban ngày. Đến hết 49 ngày tuổi tiến hành chọn vịt từ khối lượng cao
nhất trở xuống, đến hết 23 tuần tuổi chọn 80 trống và 78% mái để chuyển lên sinh sản
tiến hành ghép 40 gia đình, mỗi gia đình 1 trống/5 mái và 1 trống dự phòng chọn lọc ổn
định khả năng sinh sản (năng suất trứng của các cá thể không dưới 200 quả/mái/68
truần tuổi).
Vịt MT4 chọn lọc tăng năng suất trứng: vịt được cho ăn định lượng từ 1 ngày
tuổi theo tiêu chuẩn giống đến khi vào sinh sản cho ăn tự do ở ban ngày. chọn ổn định
khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi (56 ngày tuổi) đạt 1900 - 2100g/con, chọn lọc theo hướng
tăng khả năng sinh sản và ổn đinh về khối lượng, khối lượng vịt trưởng thành (38 tuần
tuổi) 2800 - 3000g/con, chọn vịt xuất phát từ những cá thể có năng suất trứng không
dưới 225 quả/mái/66 tuần tuổi. Tỷ lệ chọn kết thúc ở 56 ngày tuổi chuyển lên hậu bị là
25% đực, 62% mái, đến hết 24 tuần tuổi chọn 75% để chuyển lên vịt sinh sản, tiến hành
ghép 40 gia đình mỗi gia đình 5 mái/1trống và 1 trống dự phòng.
viii
Kết quả chính và kết luận
Dòng vịt trống MT3 đạt khối lượng cơ thể 3232,08 g/con ở 7 tuần tuổi, năng
suất trứng ổn định từ 209,47 - 209,90 quả/mái/42 tuần đẻ, ly sai chọn lọc khối lượng cơ
thể 7 tuần tuổi của vịt MT3 là 202,17 – 242,20 g/con, tỷ lệ chọn lọc 22,70 – 27,02 %,
hiệu quả chọn lọc là R = 44,48 – 60,55 g/con với hệ số di truyền h2 = 0,22 – 0,25. Năng
suất trứng ổn định từ 209,47 – 209,90 quả/mái/42 tuần đẻ. Tiêu tốn thức ăn/10 quả
trứng đạt 4,32 -4,36 kg, các chỉ tiêu về chất lượng trứng và ấp nở đều đạt cao.
Dòng vịt mái MT4: năng suất trứng đạt quả/mái/42 tuần đẻ cao hơn dòng đối
chứng khi chưa chọn lọc là 0,88 quả. Khối lượng cơ thể vịt 8 tuần tuổi ổn định từ
1955,57 – 1993,21g, tỷ lệ chọn lọc từ 37,50 – 43,50 %, ly sai chọn lọc từ 9,54 – 11,23
quả, hệ số di truyền tính trạng này là 0,09 – 0,1 thì hiệu quả chọn lọc về năng suất trứng
qua 3 thế hệ đạt được từ 0,86 – 1,12 quả/mái. Năng suất trứng đạt 230,25 – 231,49
quả/mái/42 tuần đẻ. Các chỉ tiêu về chất lượng trứng và ấp nở đều đạt tốt.
ix
THESIS ABSTRACT
Master candidate: Le Thi Mai Hoa
Thesis title: Selection for increasing productivity of MT3 and MT4 duck lines in
duck breeding and research center.
Major: Animal Science Code: 60.62.01.05
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Increasing the body weight of MT3 male line reached from 40 to 50
g/generation at 7 weeks of age
- Improvement egg yield performance of MT4 female line reached from 0,5 to 1
egg/generation.
Materials and Methods
M15 ducks imported to Dai Xuyen duck breeding and research center were
selected into 2 groups in order to create 2 lines MT3 (male line) and MT4 (female line).
We conducted to select MT3 lines for improving the body weight and MT4 line for egg
yield performance. They were selected according to individual combinations of family
selection in processing’s livestock raising of Dai Xuyen duck breeding and research
center over 3 generations.
MT3 line: selective creating for body weight at 7 weeks of age. Let ducks be freely
fed until 49 weeks age. After 7 weeks, restricted feed was given by breeding standard. The
methods were selective creating for body weight at 49 days, selected individual with body
weight. Selective percentage was 30% for male and 60% for female. By the end of 23
weeks of age we choosed 80 % for male and 78 % for female. Acorrding selective
stabilization for egg yield, 40 families were conducted for individual selection. Each family
consists of 1♂+ 5♀, rotating males through each generation.
MT4 line: selective improvement for egg yield. MT4 duck was restricted feed from
1 day to heifer. Selective stabilization for body weight at 8 weeks of age reached from 1900
to 2100 g/duck. The body weight at 38 weeks of age was 2800 – 3000 g/duck. Choose the
duck have reproduction performance 225 eggs/female/66 weeks of age. Selective
percentage was 25% for male and 62% for female by the end of 56 days of age. Choosing
75% duck when they go to heifer. 40 families were conducted for individual selection. Each
family consists of 1♂ + 5♀, rotating males through each generation.
x
Main findings and conclusions
By the effects of selection through 3 generations to increase body weight of
MT3 duck male line, body weight at 7 weeks of age increased 3232,08 g/duck,
heritability of body weight at 7 weeks of age, selection differential and selection
response was 0,22 – 0,25; 202,17 -242,20 g; 44,48 – 60,55 g respectively. The rating of
selection was 22,70 – 27,02 %. Egg production of MT3 ducks was stable of 209,47 –
209,90 eggs/female/ 42 laying weeks. Feed consumption/10 eggs were 4,32 - 4,36 kg,
quality of eggs met the requirements of hatching and hatchability was high.
Egg production of MT4 ducks was higher than before when they didn’t selected.
That was 0,88 egg. The body weight 8 weeks of age was stable of 1955,57 – 1993,21g.
The selective percentage, heritability of egg yield selection differential and selection
response were 37,50 – 43,50 %; 0,09 – 0,1; 9,54 – 11,23; 0,86 – 1,12 egg/duck
respectively. Egg production of MT4 ducks was 230,25 – 231,39 eggs/female/ 42 laying
weeks. The quality of eggs met the requirements of hatching and hatchability was high.
xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước ta là một nước Nông nghiệp với hơn 80% dân số là nông dân, vì vậy
trong những năm qua nhà nước ta đã có nhiều chính sách để đẩy mạnh phát triển
chăn nuôi. Từ đó đòi hỏi chúng ta phải có cách nhìn, cách tiếp cận chăn nuôi theo
hướng đúng đắn và phù hợp. Chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi thủy
cầm nói riêng đang là xu thế phát triển mạnh của nhiều quốc gia trên thế giới
nhằm tăng dần tỷ trọng của nghành chăn nuôi trong nông nghiệp.
Việt Nam ta với địa thế được thiên nhiên ưu đãi có nhiều sông ngòi, ao hồ,
kênh rạch nên việc phát triển chăn nuôi thủy cầm là rất thuận lợi. Ngành chăn
nuôi thủy cầm ở Việt Nam đã phát triển đứng thứ hai trên thế giới và đóng góp
không nhỏ vào thành công của ngành chăn nuôi trong những năm qua.
Với tốc độ tăng dân số nhanh của nước ta hiện nay, đời sống nhân dân
ngày càng đòi hỏi nâng cao về chất lượng cũng như số lượng. Vì vậy nhu cầu
cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cả về chất lượng cũng như số
lượng tăng mạnh. Trước xu thế đó, nắm bắt kịp thời nhu cầu của xã hội, nghành
chăn nuôi thủy cầm đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật trong và nước để
nâng cao năng suất vật nuôi, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng đồng
thời phát triển kinh tế xã hội.
Trong những năm qua một số giống vịt ngan cao sản đã được nhập về Việt
Nam như SM, SM2, SM3, SM3SH, M14, M15..... đã được nuôi giữ, chọn lọc,
nhân thuần, lai tạo để cung cấp con giống tốt cho người chăn nuôi và đã được
phát triển, được người chăn nuôi ưa chuộng vì thực sự mang lại hiệu quả kinh tế.
Từ nguồn nguyên liệu nhập ngoại kết hợp với nguyên liệu trong nước bằng công
tác nghiên cứu tạo dòng trong những năm qua đã tạo ra các dòng vịt có năng suất
và chất lượng cao như T5, T6, V2, V7...
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất trên của người chăn nuôi đồng thời làm
phong phú thêm nguồn nguyên liệu cho công tác lai tạo đồng thời làm giảm giá
thành sản phẩm chăn nuôi, năm 2007 Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã
nhập giống vịt M15 từ Tập đoàn Grimaud cộng hòa Pháp để làm nguyên liệu cho
công tác thụ tinh nhân tạo giữa ngan và vịt. Con lai ngan vịt cho năng suất thịt
1
cao và đặc biệt cho khối lượng gan béo rất lớn từ 400 – 700 gam có con đạt tới
1400 gam. Để tạo con lai ngan vịt phải cần đến đàn mái nền là vịt chuyên thịt
trong đó phải kể đến vịt M14 và M15. Muốn có đàn mái nền năng suất và chất
lượng cao thì việc chọn lọc tạo dòng theo định hướng và nâng cao năng suất các
dòng vịt là cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Nâng cao khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi vịt dòng trống MT3 đạt 40 - 50
g/thế hệ.
- Nâng cao năng suất trứng vịt dòng mái MT4 đạt 0,5 - 1 quả/thế hệ.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu có hệ thống về công tác chọn lọc nâng cao năng suất 2 dòng
vịt MT3, MT4.
- Là tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về chọn lọc
nâng cao năng suất.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nâng cao năng suất thịt của vịt dòng trống và năng suất trứng của vịt
dòng mái, tạo vịt lai có năng suất cao.
- Là nguồn nguyên liệu phục vụ cho công tác thụ tinh nhân tạo giữa ngan
đực R71 và vịt M15 tạo con lai ngan vịt.
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN CỦA CÁC TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG
Sự thay đổi trong quá trình tiến hóa của sinh vật phần lớn kéo theo sự thay
đổi của các tính trạng số lượng và đặc biệt cũng phần lớn các tính trạng có giá trị
kinh tế của vật nuôi đều là các tính trạng số lượng.
Theo quan điểm di truyền học hầu hết các tính trạng sản xuất của vịt đều
là các tính trạng số lượng, các tính trạng số lượng là các tính trạng có thể xác
định giá trị bằng cách cân đo, đong, đếm, đó là các tính trạng về khối lượng cơ
thể, khả năng sản xuất thịt, khả năng sản xuất trứng Cơ sở di truyền của các
tính trạng số lượng này là do các gen nằm trên nhiễm sắc thể quy định. Tính
trạng số lượng này do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ quy định và nó có ảnh hưởng
đến tính trạng được gọi là giá trị kiểu gen hay giá trị di truyền.
Theo Nguyễn Văn Thiện (1995) các tính trạng số lượng (quantitative
character) là những tính trạng mà ở đó sự sai khác nhau giữa các cá thể như
Dawin. C đã chỉ rõ: sự khác nhau này chính là nguồn vật liệu tự nhiên cung cấp
cho chọn lọc tự nhiên cũng như chọn lọc nhân tạo.
Theo Đặng Vũ Bình (2002), để hiển thị đặc tính của những tính trạng số
lượng người ta sử dụng khái niệm giá trị, đó là các số đo dùng để đánh giá các
tính trạng số lượng. Giá trị thu được khi đánh giá một tính trạng số lượng trên
một cá thể được gọi là giá trị kiểu hình (phenotypic value) của cá thể đó. Các giá
trị có liên hệ với kiểu gen là giá trị kiểu gen (genotypic value) và giá trị có liên
hệ với môi trường là sai lệch môi trường (eviromental deviation). Như vậy có
nghĩa là kiểu gen quy định một giá trị nào đó của cá thể và môi trường gây ra một
sự sai lệch với giá trị kiểu gen theo hướng này hoặc hướng khác. Quan hệ trên có
thể được biểu thị như sau:
P = G + E
Trong đó P: là giá trị kiểu hình (phenotypic value)
G: là giá trị kiểu gen (genotypic value)
E: là sai lệch môi trường (environmental deviation)
Các gen cùng alen có tác động trội D (Dominence); các gen không cùng
alen có tác động át chế - I (Epistatique Interaction) và sự đóng góp của tất cả các
gen gọi là hiệu ứng cộng tính - A (Additive Effect). Tác động của D và I gọi là
3
hiệu ứng không cộng tính (non - additive effect), hiệu ứng cộng tính A được gọi
là giá trị giống thông thường (general breeding value) có thể xác định được qua
giá trị bản thân hoặc họ hàng, nó có tác dụng đối với chọn lọc nâng cao tính trạng
số lượng ở gia súc thuần chủng, D và I là giá trị giống đặc biệt (special breeding
value) không thể xác định được, chỉ có thể xác định qua thực tế, nó có ý nghĩa
trong lai giữa các dòng, giống. Như vậy kiểu di truyền G được xác định:
G = A + D + I
Người ta cũng phân tích ảnh hưởng của môi trường E thành 2 phần:
E = Ec + Es
Ec: Môi trường chung (common environment) tác động tới tất cả các cá
thể trong quần thể.
Es: Môi trường đặc biệt (special environment) tác động tới một số cá thể
trong quần thể.
Nếu bỏ qua mối tương tác giữa di truyền và ngoại cảnh thì kiểu hình P sẽ
được thể hiện như sau:
P = A + D + I + Ec + Es
Các tham số thống kê và di truyền thường được sử dụng là:
- Số trung bình cộng.
- Hệ số biến dị.
- Độ lệch tiêu chuẩn
Như vậy, muốn nâng cao năng suất của vật nuôi chúng ta cần phải tác
động về mặt di truyền (G) bằng cách tránh cận huyết, tác động vào hiệu ứng cộng
gộp (A) bằng cách chọn lọc, tác động vào các hiệu ứng trội (D) và át gen (I) bằng
cách phối giống tạp giao, tác động vào môi trường (E) bằng cách cải thiện điều
kiện môi trường nuôi như thức ăn, nước uống, chăm sóc nuôi dưỡng, thú y,...
Trên cơ sở đó cho thấy, các giống gia cầm, cũng như các sinh vật khác, con
cái đều nhận được từ bố mẹ một số gen quy định tính trạng số lượng nào đó. Tính
trạng đó được xem như nhận từ bố mẹ một khả năng di truyền, nhưng khả năng
đó phát huy được hay không còn phụ thuộc vào môi trường sống như: chế độ
chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý,....
Có thể xác định giá trị các tính trạng số lượng thông qua: mức độ tập trung
(g), mức độ biến dị (Cv%), hệ số di truyền của các tính trạng (h2), hệ số lặp lại
của các tính trạng (R), hệ số tương quan (r) giữa các tính trạng, v.v....
4
2.2. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA THỦY CẦM
2.2.1. Sức sống và khả năng kháng bệnh
Sức sống và khả năng kháng bệnh là tính trạng di truyền số lượng, nó đặc
trưng cho từng cá thể được xác định bằng phần trăm số cá thể còn sống ở đầu kỳ
so với số cá thể còn sống ở cuối kỳ. Sức sống và khả năng kháng bệnh là yếu tố
quan trọng có ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Sức sống và khả năng kháng bệnh phụ thuộc vào hai yếu tố chính đó là cận huyết
và môi trường ngoại cảnh.
Tỷ lệ nuôi sống của gia cầm con là chỉ tiêu chủ yếu đánh giá sức sống của
gia cầm sau khi nở ra. Tỷ lệ nuôi sống được xác định qua các giai đoạn khác
nhau: giai đoạn vịt con, giai đoạn vịt hậu bị đến trưởng thành và giai đoạn sinh
sản đến hết kỳ sử dụng. Ở giai đoạn hậu phôi, sự giảm sức sống được thể hiện ở
tỷ lệ chết cao qua các giai đoạn sinh trưởng (Brandsch and Biilchel, Nguyễn Chí
Bảo dịch, 1978). Khavecman (1972) cho rằng cận huyết làm giảm tỷ lệ sống, ưu
thế lai làm tăng tỷ lệ sống. Các giống vật nuôi nhiệt đới có khả năng chống bệnh
truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng cao hơn các giống vật nuôi ở xứ lạnh.
Theo A.Branch, sự giảm sức sống sau khi gia cầm non nở chủ yếu do tác
động của môi trường. Do đó có thể nâng cao tỷ lệ nuôi sống bằng các biện pháp
vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tiêm phòng kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho gia cầm phát triển.
Khả năng thích nghi là khi điều kiện sống của gia súc, gia cầm bị thay đổi
như thức ăn, thời tiết, khí hậu, qui trình chăn nuôi, môi trường vi sinh vật xung
quanh,... thì chúng có khả năng thích ứng nhanh, rộng rãi đối với môi trường
sống mới (Phan Cự Nhân và Trần Đình Miên, 1978)
Theo Nott (1992), Nguyễn Thị Minh và cs. (1996), Nguyễn Đức Trọng và
cs. (2009), thì vịt là loài thủy cầm có sức sống cao, khả năng chống chịu bệnh tốt
và cũng theo Khajarern and Khajarern (1990), vịt là loài vật nuôi có khả năng
thích ứng rộng rãi hơn nhờ các tiềm năng sinh học đặc biệt. Với đặc điểm quý
giá đó giúp vịt có khả năng thích ứng cao với những tác động của vi sinh vật và
sinh vật trong các điều kiện môi trường khác nhau nhờ vào khả năng thích ứng
rộng rãi với các điều kiện thay đổi của môi trường khác nhau. Powell (1985) cho
biết các giống vịt của Anh là CV. Super M nuôi trong điều kiện nóng nực ở Mỹ,
Singapore vẫn cho năng suất tương đương ở Anh. Theo Hoàng Văn Tiệu và cs.
5
(1993) khi nuôi vịt CV. Super M dòng trống và dòng mái ở giai đoạn vịt con 1 -
4 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt 93,0 - 97,1%; giai đoạn 1 - 8 tuần tuổi tỷ lệ nuôi
sống đạt 92,0 - 97,3%.
Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2008) khi theo dõi vịt SM3SH nuôi tại trại
Cẩm Bình- Hải Dương cho biết tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 0-8 tuần tuổi đạt từ
96,34%-99% tương đương với tỷ lệ nuôi sống của vịt này khi nuôi tại Trung tâm
nghiên cứu vịt Đại Xuyên, và tương đương với tỷ lệ nuôi sống tại Anh.
Cũng theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009) thì tỷ lệ nuôi sống của vịt
M14 nhập nội từ Pháp giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi ở thế hệ xuất phát đạt từ 98,14% -
98,62% tương đương với vịt M14 khi được nuôi tại Pháp.
Điều kiện sống ảnh hưởng một phần và trực tiếp đến tỷ lệ nuôi sống. Vịt
nuôi theo phương thức nuôi khác nhau cho tỷ lệ nuôi sống cũng khác nhau.
Tỷ lệ nuôi sống của vịt chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, ảnh
hưởng lớn nhất đó chính là nhiệt độ, nhất là vịt trong giai đoạn úm. Có thể nói
yếu tố nhiệt độ là bí quyết để nuôi vịt thành công, vì ở giai đoạn này hệ thống
điều hoà thân nhiệt của vịt chưa hoàn chỉnh. Quy trình hướng dẫn chăn nuôi
giống vịt CV2000 của hãng Cherry Valley (1997) đã nhấn mạnh vai trò của yếu
tố này. Kết quả nghiên cứu của Dương Xuân Tuyển (1998) cho thấy ở vịt ông bà
CV - Super M có tỷ lệ chết 0 - 3 tuần tuổi chiếm tới 80% số vịt chết ở giai đoạn 0
- 8 tuần tuổi. Giai đoạn 3 - 4 tuần tuổi đầu thường có tỷ lệ hao hụt cao nhất
(Lương Tất Nhợ, 1994). Do vậy trong chăn nuôi cần phải chú ý chăm sóc nuôi
dưỡng tốt vịt con giai đoạn 3 - 4 tuần tuổi đầu tiên.
Theo Phan Cự Nhân và Trần Đình Miên (1998) dù chăn nuôi theo phương
thức nào thì đàn gia cầm nuôi tập trung đều có số lượng lớn các tác nhân truyền
nhiễm bệnh là vi khuẩn, cho nên việc phòng dịch bệnh phải trở thành một quan
niệm và phải thường xuyên, một biện pháp đảm bảo an toàn sinh học. Do đó,
trong chăn nuôi thủy cầm nói riêng và chăn nuôi nói chung không những phải
chọn lọc các cá thể có sức sống cao, có khả năng thích nghi tốt với môi trường và
các vùng sinh thái khác nhau mà phải tạo cho chúng những điều kiện nuôi dưỡng
tốt nhất để chúng có thể sản xuất ra những sản phẩm tốt nhất.
Như vậy, sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm phụ thuộc vào di
truyền và ngoại cảnh, trong đó ngoại cảnh đóng vai trò quan trọng. Vì thế, trong
chăn nuôi, để nâng cao tỷ lệ nuôi sống, sức kháng bệnh cũng như giảm tổn thất
6
do bệnh tật cần tiến hành các biện pháp thú y kết hợp chăm sóc và nuôi dưỡng
hợp lý với từng đối tượng và độ tuổi của vật nuôi.
Chọn giống theo sức sống có thể làm giảm tỷ lệ gây chết. Hệ số di truyền
của tính trạng sức sống của gia cầm nói chung là thấp khoảng từ 0,05 – 0,1.
Chính vì vậy, để cải tiến tính trạng này dùng phương pháp chọn lọc theo gia đình
mới có khả năng mang lại hiệu quả cao qua các thế hệ.
2.2.2. Khả năng sinh trưởng của thủy cầm
Theo Nguyễn Hải Quân (1995) thì G.Lewi cho rằng: sinh trưởng là c... hợp cả chọn lọc và điều
kiện ngoại cảnh phù hợp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho ngành chăn nuôi
thủy cầm.
2.3. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CHỌN LỌC VÀ LAI TẠO
2.3.1. Hiệu quả chọn lọc
Chọn lọc là biện pháp chủ yếu trong công tác giống gia súc, gia cầm làm
thay đổi đặc tính di truyền của đàn, mục tiêu của chọn lọc gia súc, gia cầm là tạo
được thế hệ sau có năng suất, chất lượng sản phẩm cao hơn thế hệ bố mẹ. Để
đánh giá được đời con có năng suất, chất lượng sản phẩm cao hơn thể hệ bố mẹ
người ta dùng khái niệm hiệu quả chọn lọc.
Hiệu quả chọn lọc (Selection Response, R): là sự chênh lệch giữa giá trị
kiểu hình trung bình của đời con sinh ra từ những bố mẹ được chọn lọc so với giá
trị kiểu hình trung bình của toàn bộ thế hệ bố mẹ.
Khi xét chênh lệch giá trị kiểu hình trung bình của các bố mẹ được chọn
lọc so với giá trị kiểu hình trung bình của toàn bộ thế hệ bố mẹ người ta gọi giá
trị chênh lệch đó là Ly sai chọn lọc (Selection Differential), ly sai chọn lọc phụ
thuộc vào tỷ lệ chọn lọc (tỷ lệ các bố mẹ được chọn lọc và tổng số bố mẹ) và độ
lệch chuẩn kiểu hình của tính trạng được chọn lọc.
Hiệu quả chọn lọc: R = h2S
Ly sai chọn lọc thì phụ thuộc vào tỷ lệ chọn lọc và độ lệch tiêu chuẩn kiểu
hình của tính trạng được chọn lọc. Để giảm bớt các khái niệm về yếu tố ảnh
hưởng tới hiệu quả chọn lọc, người ta chuẩn hoá ly sai chọn lọc theo độ lệch tiêu
chuẩn kiểu hình của tính trạng chọn lọc, do vậy hình thành một khái niệm mới đó
là cường độ chọn lọc, ký hiệu là i:
S
i =
σP
2
Do đó hiệu quả chọn lọc: R = h iσP
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chọn lọc
2
Dựa vào công thức R = h iσP ta thấy hiệu quả chọn lọc tỷ lệ thuận với hệ
số di truyền, cường độ chọn lọc và độ lệch chuẩn kiểu hình của tính trạng cần
chọn lọc. Như vây hiệu quả chọn lọc phụ thuộc vào 3 yếu tố chính:
20
- Hệ số di truyền (h2) của tính trạng cần chọn lọc, để tăng giá trị của hệ số
di truyền có thể áp dụng các biện pháp giảm sự biến đổi của điều kiện ngoại
cảnh, theo dõi nhiều quan sát trong đời sống cá thể. Hệ số di truyền có ý nghĩa
quan trọng trong công tác giống vật nuôi. Hệ số di truyền theo nghĩa rộng được
định nghĩa là tỷ số giữa phương sai di truyền và phương sai kiểu hình. Theo
nghĩa hẹp hệ số di truyền được ký hiệu là h2 là tỷ số giữa phương sai di truyền
cộng gộp và phương sai kiểu hình.
σ2 A
h2 =
σ2 P
Hệ số di truyền có giá trị thấp nhất bằng 0 và cao nhất bằng 1 hoặc từ 0 tới
100% theo cách tính bằng giá trị phần trăm. Giá trị của hệ số di truyền phụ thuộc
vào tính trạng, thời gian, quần thể động vật mà ta theo dõi.
- Cường độ chọn lọc (i): Để tăng cường độ chọn lọc phải chọn lọc với tỷ
lệ thấp. Độ lớn của cường độ chọn lọc phụ thuộc vào qui mô đàn vật nuôi cũng
như phụ thuộc vào tỷ lệ chọn lọc áp dụng cho đàn vật nuôi đó. Trên thực tế tỷ lệ
chọn lọc của con đực khác với con cái do vậy phải tính cường độ chọn lọc chung
i đực + i cái
I chung =
2
Như vậy cường độ chọn lọc thì phụ thuộc vào tỷ lệ chọn lọc. Các tỷ lệ
chọn lọc khác nhau gây ra các cường độ chọn lọc khác nhau dẫn tới mức độ đóng
góp cho hiệu quả chọn lọc của các phương thức chọn lọc cũng khác nhau.
- Độ lệch tiêu chuẩn kiểu hình của tính trạng cần chọn: Đối với quần thể
gia súc mới bắt đầu chọn lọc độ lệch chuẩn về kiểu hình của tính trạng chọn lọc
còn cao do đó hiệu quả chọn lọc cao.
2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.4.1. Tình hình nghiên nghiên cứu ở ngoài nước
Trên thế giới hiện nay đang tồn tại hai xu hướng về chọn lọc
- Thứ nhất: trong chăn nuôi gia cầm nói chung chọn lọc các dong thuần
theo định hướng nhất định, trên cơ sở đó cho lai các dòng thuần để tạo cặp lai
thương phẩm cho năng suất và chất lượng cao.
21
- Thứ hai: Để nâng cao cường độ sinh trưởng và giảm chi phí thức ăn đối
với những con giống có khả năng sinh trưởng nhanh thì phải bằng cách nâng cao
số lượng trứng và chất lượng trứng của dòng mái dẫn đến số mái nuôi ít đi mà
vẫn đảm bảo tăng số lượng sản phẩm thịt.
Trong 70 năm trở lại đây, ngành chăn nuôi gia cầm đã đạt những tiến bộ
đáng kể về giống. Có được những thành quả như vậy là nhờ những thành tựu lớn
trong quá trình nghiên cứu chọn lọc tạo dòng, giống mới của các nhà nghiên cứu
di truyền – giống.
Theo Sonevosev (1984) thì việc chọn lọc gia cầm có hệ thống về tốc độ
sinh trưởng đã và đang được tiến hành từ hơn 50 năm nay, việc cải tạo di truyền
về khả năng sinh trưởng đã tốt hơn nhưng tiềm năng cải tiến hơn nữa tính di
truyền vẫn còn thấp, các hệ số di truyền về đặc tính này nằm trong khoảng 0,3 –
0,46 và khả năng tăng lên 50g cho mỗi thế hệ còn có thể thực hiện được.
Gowe and Fajull (1995) cho rằng chọn lọc không có giới hạn cuối cùng.
Cywa Benko, K, Wesyk, S; Marzatovicz (1995) công bố kết quả nghiên cứu
từ năm 1964 -1982 về các thông số di truyền và năng suất ở các dong vịt P44
nâng năng suất trứng từ 84 quả/mái ở năm 1966 lên 120 quả/mái ở năm 1982.
Gowe and Fajull (1985) cho rằng chọn lọc không có giới hạn cuối cùng.
Theo kết quả nghiên cứu của Stako Maridiaka (1965) thì hiệu quả chọn lọc
với tính trạng 56 ngày tuổi ở vịt đạt được 80g/mỗi thế hệ.
Thummabood (1991) đánh giá rằng môi trường và nuôi dưỡng quyết định
80 -85% năng suất trứng chỉ có 15 -20% do di truyền quyết định vì vậy phải quan
tâm đáng kể đến chăm sóc nuôi dưỡng đồng thời không được bỏ qua vai trò của
di truyền trong việc cải tạo giống thông qua con đường chọn lọc.
Leeson et al. (1982) cho biết khi nuôi vịt Bắc Kinh đến 7 tuần tuổi thì khối
lượng cơ thể vịt trống là 3279,0 g và vịt mái là 3113,0g; khối lượng cơ thể của vịt
trống là vượt trội so với khối lượng cơ thể vịt mái thể hiện rõ nhất từ tuần tuổi
thứ 6. Ở giống vịt Bắc Kinh giai đoạn 1-49 ngày tuổi con trống tăng khối lượng
cơ thể tuyệt đối 65,83g/con/ngày trong khi đó con mái tăng 62,38g/con/ngày; tiêu
tốn thức ăn từ 0-7 tuần tuổi của vịt trống là 2,621kg, của vịt mái là 2,83kg. Như
vậy vịt trống sử dụng thức ăn hiệu quả hơn vịt mái.
22
Theo Tai (1989) giống vịt bản địa ở Đài Loan Tsaiya nâu có khối lượng cơ
thể bình quân ở con mái là 1,315g và con trống là 1,397g. Con lai giữa vịt Bắc
Kinh x Tsaiya trắng có khối lượng cơ thể bình quân ở con mái dạt 3113g, con
trống đạt 3279g. Cho lai vịt Bắc Kinh với vịt Tsaiya nâu, khi trưởng thành khối
lượng cơ thể của con lai đạt 2,566g và 2,788g tương ứng với tỷ lệ máu 75% và
87,5% thừa kế từ giống vịt Bắc Kinh; trong khi đó khối lượng bình quân của
giống vịt Tsaiya nâu là 1315g với con mái và 1397g với con trống và khối lượng
con lai cao vượt trội.
Kết quả nghiên cứu của Knust và cs. (1996) trên vịt Bắc Kinh cho biết vịt
mẫn cảm với nhiệt độ môi trường: vịt nuôi ở nhiệt độ 20C thì tiêu thụ thức ăn
nhiều hơn so với lô vịt nuôi ở nhiệt độ 30C khi cùng ở 7 tuần tuổi. Như vậy nhiệt
độ cao làm giảm lượng thức ăn ăn vào từ đó làm giảm khối lượng sống và tỷ lệ
mỡ của thịt.
Pingel và Hòang Văn Tiệu (2005) cho biết trong nhân giống vịt thường áp
dụng lai 2 dòng, 3 dòng, 4 dòng và lai các con lai với nhau. Lai 2 dòng dựa trên
việc cho giao phối đặc biệt giữa dòng trống và dòng mái. Dòng trống có tốc độ
sinh trưởng nhanh, chất lượng thịt tốt được giao phối với dòng mái có thành tích
sinh sản tốt tạo ra con lai có tốc độ sinh trưởng nhanh, tỷ lệ thịt và tỷ lệ nuôi sống
cao. Nếu vịt mái của phương pháp này đạt thành tích sinh sản cao thì chúng có
thể được sử dụng để làm đàn mẹ trong lai 3 dòng tuy nhiên cũng có thể sử dụng
chúng để giao phối ngược trở lại với dòng trống trong lai 2 dòng. Lai giữa 2 dòng
mái nhằm tận dụng ưu thế lai về các tính trạng sinh sản là vấn đề rất quan trọng
trong chương trình lai giống, tạo ra con lai về các tính trạng sinh sản là vấn đề rất
quan trọng trong chương trình lai giống, tạo ra con lai có tỷ lệ nuôi sống và thành
tích sinh sản cao; con lai được cho phối với dòng trống có tốc độ sinh trưởng
nhanh, chất lượng thịt tốt sẽ cho con thương phẩm sản xuất thịt tốt, phương pháp
lai này là lai 3 dòng. Trong lai 3 dòng thì cấp ông bà thường là 2 dòng để lấy
dòng mái có thành tích tốt cho lai với dòng trống nhằm tận dụng hiệu quả bù của
sinh trưởng nhanh và tích lũy thịt tốt.
Kết quả nghiên cứu của Powell (1985) khi tiến hành chọn lọc nhằm cải
tiến hiệu quả sử dụng thức ăn của 3 dong vịt thì sau 9 thế hệ thu được giá trị sai
khác chọn lọc ở 3 dòng vịt đó là 0,21:1; 0,47:1; 0,62:1
23
Theo Brouwman (1995) cho biết lợi ích to lớn của lai giống là xuất hiện sức
mạnh con lai gọi là ưu thế lai. Con lai thường có sức chống chịu bệnh tật tốt hơn,
sức sản xuất sản phẩm tốt hơn, khả năng thụ tinh được nâng cao. Mặc dù vậy, ưu
thế lai không thể đoán trước. Ưu thế lai chỉ có thể xảy ra ở một công thức nào đó
vì thế phải tiến hành nhiều công thức lai khác nhau
Theo Hall and Martin (2006) cho biết hãng Cherry Valley đã chọn lọc giống vịt
siêu thịt qua 10 năm có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối tăng từ 68g/con/ngày (năm
1996) lên 75g/con/ngày (năm 2005), đồng thời với đó tiêu tốn thức ăn giảm dần
từ 2,5kg/kg tăng khối lượng xuống còn 2,15kg. Kết quả chọn lọc năng suất trứng
đã tăng từ 5,55 quả/mái/tuần năm 1996 lên 5,75 quả/mái/tuần.
Theo Hu (2006) quá trình theo dõi và chọn lọc ngan qua 15 thế hệ cho thấy:
từ thế hệ xuất phát đến thế hệ 8 quá trình theo dõi khối lượng cơ thể 10 tuần tuổi
ở ngan trống và ngan mái không có sự chênh lệch ở thế hệ xuất phát và thế hệ 8,
khối lượng cơ thể ngan trống lúc 10 tuần tuổi ở thế hệ xuất phát là 3200g/con,
ngan mái là 2135g/con và đến thế hệ 8 khối lượng cơ thể 10 tuần tuổi ngan trống
là 3195g/con, ngan mái là 2157g/con. Từ thế hệ 8 tiến hành chọn lọc theo khối
lượng cơ thể 10 tuần tuổi, thế hệ 8 khối lượng 10 tuần tuổi của ngan trống là
2752g/con, đến thế hệ 13 khối lượng 10 tuần tuổi là 4131g/con, ở ngan mái khối
lượng tương ứng là 1897g/con và 2528g/con; khối lượng của ngan ở nhóm không
được chọn lọc khối lượng 10 tuần tuổi thế hệ 13 là 2958g/con ở ngan trống,
2468g/con ở ngan mái.
Antonine Farhat (2009) cho biết để đánh giá hiệu quả của công tác chọn lọc
đến sản xuất (độ dày thịt ức) và tốc độ sinh trưởng thì có sự khác nhau về khối
lượng cơ thể của con lai F1 được tạo ra từ bố mẹ được chọn lọc so với con lai
được tạo ra từ bố mẹ không được chọn lọc, độ dày thịt ức cũng khac nhau.
Theo Yu-Shin Cheng (2009), với 12 thế hệ chọn lọc vịt Tsaiya nâu vịt đực tỷ
lệ chọn lọc 17,05% và vịt mái tỷ lệ chọn lọc 28,9%. Kết quả ở thế hệ 12 sau khi
thụ tinh nhân tạo tỷ lệ phôi của vịt được chọn lọc đạt 91-94%, trong khi đó vịt
Tsaiya không chọn lọc tỷ lệ phôi sau thụ tinh nhân tạo chỉ đạt 74%.
Kết quả chọn lọc vịt Bắc Kinh theo hai hướng tăng khối lượng cơ thể và
hướng tăng độ dày thịt lườn của Antoine Farhat (2009) cho thấy: khối lượng cơ
thể ở 7 tuần tuổi của vịt không được chọn lọc là 3,06kg/con ở vịt đực và
2,72kg/con ở vịt mái, khối lượng của vịt chọn lọc theo hướng tăng khối lượng
24
cơ thể đạt 3,70kg/con ở vịt đực và 3,29kg/con ở vịt mái, đối với vịt chọn lọc
theo hướng tăng độ dày cơ lườn có khối lượng 3,32kg/con ở vịt đực và
2,93kg/con ở vịt mái. Ở 23 tuần tuổi khối lượng cơ thể của vịt không được chọn
lọc là 3,65kg/con ở vịt đực và 3,09kg/con ở vịt mái, đối với vịt chọn lọc theo
hướng tăng khối lượng cơ thể ở vịt đực là 4,54kg/con và vịt mái là 3,85kg/con,
vịt chọn lọc tăng độ dày thịt lườn ở vịt đực là 3,91kg/con và vịt mái là
3,32kg/con.
Các kết quả nghiên cứu trên thế giới đều cho rằng chọn lọc là không có
giới hạn cuối cùng, hệ số di truyền về khối lượng cơ thể ổn định ở mức 0,3 đến
0,46. Các dòng vịt chuyên thịt chọn lọc sau mỗi thế hệ tăng được tối thiểu 50g,
các dòng mái chọn lọc sau mỗi thế hệ tăng 2 quả trứng. Kết quả chọn lọc qua
nhiều thế hệ đã tạo được những giống vịt chuyên thịt có năng suất trứng đạt 230
quả/42 tuần đẻ, khối lượng trưởng thành là 3,25kg.
2.4.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Chăn nuôi vịt là một nghề truyền thống có từ lâu đời của người dân
Việt Nam và cho đến nay đã có nhiều thành tựu giúp người chăn nuôi có thể
nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời tăng số lượng cơ cấu đàn giống vịt của
nước ta. Để đạt được những thành công đó thì những tiến bộ về thức ăn, quản
lý, kĩ thuật chăn nuôi và đặc biệt là công tác chọn lọc lai tạo giữa các giống là
yếu tố then chốt.
Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về chăn nuôi vịt đạt được nhiều thành
tựu to lớn về chọn lọc các giống vịt, tạo con lai và vấn đề thụ tinh nhân tạo, ấp
trứng, vịt nội thuần Không thể phủ nhận rằng những thành công của các kết
quả nghiên cứu trên đã góp phần giúp Việt Nam trở thành nước đứng thứ 2 trên
thế giới về số lượng thủy cầm.
Để tạo được những dòng vịt mới hiện nay có 2 cách sử dụng:
- Sử dụng những nguồn gen nhập ngoại hoặc gen nội hoặc cả gen nhập
ngoại và gen nội để chọn lọc tạo các dòng mới.
- Tiến hành nhập ông bà đơn tính từ nước ngoài, sử dụng những con mái
và con trống và những con trống lẫn trong mái để nhân giống mở rộng và chọn
lọc tạo dòng thuần.
- Chọn lọc tạo dòng thuần từ các nhóm cá thể đầu dòng.
25
Nguyễn Đức Trọng (1995) khi nghiên cứu khả năng sản xuất trên vịt CV.
Super M dòng trống và dòng mái qua 5 thế hệ cho thấy: tỷ lệ nuôi sống của vịt
CV. Super M dòng trống và dòng mái đều đạt cao 98,1 - 99,1%, khối lượng cơ
thể của đàn giống khi vào nuôi sinh sản có độ đồng đều cao (Cv = 5%), khối
lượng vào đẻ dòng trống đạt 2938g/con, dòng mái đạt 2858g/con, vịt có sức sống
cao, có khả năng thích ứng cao với điều kiện môi trường nước ta. Tuổi đẻ quả
trứng đầu tiên ở dòng trống là 182 ngày và dòng mái là 168 ngày, năng suất
trứng tương ứng là 174,83 quả/mái/40 tuần đẻ và 183,5 quả/mái/40 tuần đẻ, khối
lượng trứng, tỷ lệ trứng giống, tỷ lệ phôi đạt cao và tỷ lệ nở đạt trên 87%, tiêu tốn
thức ăn/10 quả trứng ở dòng trống là 4,9kg và dòng mái là 5,2kg.
Theo Lương Tất Nhợ (1997) cũng nghiên cứu theo dõi khả năng sản xuất
của vịt CV. Super M trong điều kiện nuôi ở đồng bằng Bắc Bộ cho thấy: vịt CV.
Super M có tỷ lệ nuôi sống đạt cao, nuôi đến khi vào đẻ ở vịt nuôi nhốt dòng
trống là 94,1%, dòng mái là 95,69%, vịt bố mẹ đạt 93,55% và khi nuôi chăn thả
vịt bố mẹ có tỷ lệ nuôi sống đạt 96,27%. Vịt sinh trưởng phát triển bình thường,
tầm vóc to, lớn nhanh chi phí thức ăn thấp, khối lượng cơ thể vào đẻ của vịt dòng
trống là 3218g/con, dòng mái là 2681g/con, vịt bố mẹ 2883g/con, khối lượng cơ
thể của vịt thương phẩm nuôi đến 8 tuần tuổi đạt 2841g/con khi nuôi theo
phương thức nuôi công nghiệp và khi nuôi theo phương thức bán công nghiệp đạt
2708g/con ở 9 tuần tuổi.
Từ đó đến nay nhiều giống vịt siêu thịt có năng suất cao của thế giới như
CV. Super M, M2, M3, M3 siêu nặng, vịt Star53, Star76, M14, M15 đã được
nhập về Việt Nam và được theo dõi về khả năng sản xuất, kết quả các giống đã
thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và chăn nuôi của nước ta.
Dương Xuân Tuyển (2006) vịt bố mẹ CV. Super M được tạo ra từ các
dòng vịt thuần V2, V5, V1 và V7 nuôi tại Trại vịt giống Vigova có khối lượng cơ
thể lúc 21 tuần tuổi đạt 3578g/con đối với vịt đực và 3309g/con đố với vịt mái,
tuổi đẻ của vịt bố mẹ là 182 ngày, năng suất trứng đạt 202,6 quả/mái/10 tháng đẻ,
ưu thế lai về năng suất trứng H = 3,59%. Khối lượng trứng đạt 88,7g/quả, tỷ lệ
phôi và tỷ lệ nở/trứng có phôi đạt 92,7% và 81,4%.
Phùng Đức Tiến và cs. (2009) cho biết: vịt CV. Super M3 nhập về nuôi tại
Trạm Nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình có tỷ lệ nuôi sống từ 0 - 24 tuần tuổi đạt
97,58 - 98,67%, lượng thức ăn tiêu thụ ở đực A là 30,182kg/con, mái B là
26,125kg/con, đực C là 28,061kg và mái D là 22,976kg/con tương đương 98,44 -
26
99,33% so với tiêu chuẩn của hãng Cherry Valley đưa ra. Khối lượng cơ thể ở 24
tuần tuổi của đực A là 4377,6g/con, mái B là 3768,35g/con, đực C là 3829,69g/con
và mái D là 2567,20g/con tỷ lệ đạt so với tiêu chuẩn của hãng đưa ra là 99,04 -
101,03% và 98,70 - 99,12%. Năng suất trứng ở mái B đạt 199,22 quả/mái, mái D
đạt 194,52 quả/mái, tỷ lệ phôi đạt 85,82 - 86,84% so sánh với tiêu chuẩn của hãng
đạt 100,96 - 100,97%, tỷ lệ nở/tổng trứng vào ấp đạt 60,87 - 72,09%.
Nguyễn Đức Trọng và cs. (2008) cho biết: năng suất trứng bình quân của
vịt SM dòng trống T5 đạt 223,15 quả/mái với tỷ lệ đẻ bình quân là 78,19%; năng
suất trứng của vịt SM3 dòng trống đath 180,60 quả/mái/48 tuần đẻ, dòng mái đạt
231,77 quả/mái/48 tuần đẻ ; tỷ lệ đẻ của vịt dòng trống và mái đạt cao nhất lần
lượt là 74,14%- 88,93%; tỷ lệ đẻ của vịt tăng dần từ tuần đẻ thứ nhất đạt cao nhất
ở tuần đẻ thứ 7 -8 .
Dương Xuân Tuyển và cs. (2006) cho biết vịt lai hai dòng SM có năng
suất trứng/42 tuần đẻ đạt 202,6 quả/mái
Hoàng Thị Lan và cs. (2007) cho biết : vịt SM bố mẹ T15 có tuổi đẻ 179-
182 ngày, năng suất trứng đạt 205,34 – 210,59 quả/mái/67 tuần tuổi, khối lượng
trứng 81,27 – 82,06 g/quả. Các cặp vịt lai hai dòng vịt SM giữa các dòng T1 với
T5 và T4 với T6 có tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 0-8 tuần tuổi đạt 96-100%. Khối
lượng cơ thể đến 8 tuần tuổi của tổ hợp lai T1546 đạt 2984,48 – 3096,74g, tổ hợp
lai T5146 đạt 3083,27 -3171,50g.
Từ những năm 1970 công tác chọn lọc giống thuỷ cầm đã được chú trọng
và đến giai đoạn từ năm 2000 tới nay nhiều công trình nghiên cứu về chọn lọc
nhân thuần các giống thuỷ cầm đã tạo ra những dòng có năng suất, chất lượng
cao, đem lại hiệu quả về kinh tế cho người chăn nuôi.
Hoàng Thị Lan và cs. (2004) cho biết khi nghiên cứu chọn lọc tạo dòng
cho kết quả khối lượng cơ thể của dòng trống vịt T5 nuôi thương phẩm (được
chọn tạo dòng từ dòng trống T1) đến 56 ngày tuổi đạt 3347,5g trong khi đó vịt
T1 chỉ đạt 3218,5g.
Theo Hoàng Thị Lan và cs. (2005) khi nghiên cứu chọn lọc tạo 2 dòng vịt cao
sản T5 và T6 cho kết quả dòng trống T5 nâng cao được khối lượng 60 -115g,
năng suất trứng đã đạt được trên 220 quả/mái/42 tuần đẻ. Dòng mái T6 hiệu quả
chọn lọc đạt 1,71 – 10,32 quả trứng, năng suất trứng đã đạt trên 235 quả/mái/42
tuần đẻ. Con lai T56 có ưu thế lai đạt 10,2%. Khi chọn lọc ổn định dòng T5 biến
động về khối lượng cơ thể thấp, 7 tuần tuổi có độ lệch chuẩn về khối lượng cơ
27
thể SD = 58,80 – 97,49 ; trước chọn lọc SD = 202,40 - 263,69. Hệ số di truyền về
khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi h2 = 0,22 - 0,25; năng suất trứng là 223,15 - 224,42
quả/mái/42 tuần tuổi. Dòng T6 cã năng suất trứng 230,2 - 231,2 quả/mái/42 tuần
đẻ, độ lệch chuẩn về năng suất trứng của từng cá thể trước chọn lọc SD = 31,45
và sau chọn lọc SD = 16,40, hệ số di truyền về năng suất trứng h2 = 0,313 - 0,34.
Kết quả nghiên cứu của Dương Xuân Tuyển và cs. (2009) qua 5 thế hệ chọn
lọc định hướng đã tạo được dòng vịt chuyên thịt V12 có khối lượng cơ thể cao
nuôi 7 tuần tuổi đạt 3,245.9 gam, cao hơn 226,2 gam (7,49%) so với trước khi lựa
chọn lọc và cao hơn 247,6 gram (8.25%) so với đàn đối chứng SM. Tuổi đẻ trứng
đầu tiên (ngày), số trứng (trứng/mái/42 tuần đẻ), khối lượng trứng (gram), tiêu tốn
thức ăn cho 10 trứng (kg), tỷ lệ phôi (%) tỷ lệ ấp nở trên trứng có phôi (%) tương
ứng là 178, 181,5, 94,58, 4,54, 93,3 và 77,2. Qua 2 thế hệ chọn lọc, bước đầu đã có
hiệu quả chọn tạo dòng V17 cho năng suất trứng cao. Khối lượng cơ thể được bình
ổn nhưng độ đồng đều tăng lên qua các thế hệ chọn lọc. Năng suất trứng bước đầu
đã có sự cải thiện: Thế hệ 2 đạt 201,42 quả/mái/42 tuần đẻ cao hơn thế hệ 1 là
0,46% và cao hơn đàn đối chứng (không chọn lọc) 0,44%.
Theo Nguyễn Ngọc Dụng và cs. (2008) nghiên cứu chọn lọc tạo 2 dòng
vịt chuyên thịt dòng mái có khối lượng cơ thể tương đối bình ổn. Dòng trống có
khối lượng cơ thể vịt trưởng thành tăng 117,5 -173,6 g/con. Năng suất trứng
dòng trống ổn đinh qua các thế hệ đạt 194,9 - 197,2 quả/mái. Dòng mái năng suất
trứng tăng 1,06 quả/mái/1 thế hệ đạt: 209,8 - 215,1 quả/mái. Vịt nuôi thương
phẩm đến 56 ngày tuổi tỷ lệ nuôi sống đạt 97,64%, khối lượng cơ thể đạt 3386 g
vượt 5,81% so với mục tiêu đề ra.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011) Vịt lai PT có tuổi
đẻ 159 ngày sớm hơn so với vịt PT và vịt SM, ưu thế lai về năng suất trứng đến
42 tuần đẻ của vịt TP đạt 23,8% và vịt PT là 22,9%; tính đến 52 tuần đẻ ưu thế
lai về năng suất trứng của vịt TP là 17,7% và vịt PT là 16,9%.
Như vậy kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước đã tạo ra một số dòng
vịt chuyên thịt cho năng suất cao dòng trống năng suất trứng đạt trên 220 quả,
dòng mái năng suất trứng đạt trên 235 quả. Hiệu quả chọn lọc về năng suất trứng
đạt 1 - 2 quả/thế hệ chọn lọc, hiệu quả chọn lọc về tăng khối lượng đạt trên
50g/thế hệ, ưu thế lai của các cặp lai đều cao đạt trên 10%.
28
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu
Vịt M15 gồm 2 nhóm:
- Vịt dòng trống MT3
- Vịt dòng mái MT4
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên - Phú Xuyên - Hà Nội
3.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 7/2015 - 3/2016
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Chọn lọc vịt MT3 theo hướng tăng khối lượng cơ thể, ổn định năng suất trứng.
- Chọn lọc nhóm vịt MT4 theo hướng tăng năng suất trứng, ổn định khối
lượng cơ thể.
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý đàn giống
Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, quy trình vệ sinh thú y, phòng bệnh và ấp
trứng theo quy trình của Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên.
Giai đoạn vịt con: đối với vịt con 1 ngày tuổi chọn vịt theo những tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn chọn: vịt loại 1, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông khô vàng đều,
mỏ và chân sáng bóng màu vàng, mắt sáng, không khoèo chân, không nặng
bụng, không hở rốn và không có các dị tật khác. Khối lượng chọn từ 50 g trở lên.
- Vịt được đánh số cánh nhôm từ 1 ngày tuổi
Giai đoạn vịt hậu bị : vịt được chọn để chuyển lên giai đoạn hậu bị dựa vào các
điểm:
- Thời điểm chọn: + MT3: 7 tuần tuổi
29
+ MT4: 8 tuần tuổi
- Thời gian chọn: vào buổi sáng, trước khi cho vịt ăn
- Chọn theo các tiêu chuẩn về ngoại hình và năng suất của bản thân, năng
suất của đời trước
Giai đoạn sinh sản: vịt sau khi nuôi đến 24 tuần tuổi tiến hành chọn vịt lên
sinh sản như sau:
- Tiêu chuẩn chọn dựa trên ngoại hình và năng suất của bản thân, năng
suất của đời trước.
- Vịt được thay số cánh nhôm bằng số cánh nhựa. Số cánh vịt được theo
dõi qua các thế hệ trên máy tính.
►Theo dõi trứng cá thể
- Vịt được bắt vào ổ đẻ cá thể từ khi vịt quả trứng đầu tiên, vào buổi tối,
mỗi con mái 1 ổ đẻ cá thể.
- Bắt vịt ra khỏi ổ đẻ vào buổi sáng hôm sau, sau đó đặt trứng của con mái
đẻ lên khay (đã được đánh số cánh của con mái đó), sau đó tích vào sổ theo dõi
cá thể được để tại chuồng.
- Sử dụng bút lông dầu ghi số cá thể trên quả trứng (ghi: dòng, số của con
mái, ngày vào ấp). Việc ghi trên quả trứng được thực hiện khi: kiểm tra phôi, khi
cân trứng (tuần tuổi 38 - 41), khi xuống thay thế đàn.
- Khi thay thế đàn, trứng được ghi trên đầu, lấy từ 7 đến 10 ngày (lấy từ 1
– 2 phiên ấp), trứng của mỗi vịt mái được để vào trong 1 ô của khay cá thể ấp nở.
Vịt được cho ăn bằng cám GUYOMARC’H với thành phần dinh dưỡng
theo bảng 3.1.
Bảng 3.1. Tiêu chuẩn dinh dưỡng trong thức ăn cho vịt ở các giai đoạn
Vịt đẻ
Thành phần dinh Vịt con Vịt hậu bị (9-24
ĐVT (25-68 tuần
dưỡng (0-8 tuần tuổi) tuần tuổi)
tuổi)
Protein thô % 20 - 22 15 - 15,5 19 - 19,5
Năng lượng trao đổi kcal/kg 2800 - 2900 2850 - 2900 2650 - 2700
30
Tiêu chuẩn ăn của vịt được thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Tiêu chuẩn ăn cho vịt MT3, MT4 (g/con/ngày)
MT3 MT4
Tuần tuổi Ngày tuổi
Trống Mái Trống Mái
1 1 Tự do Tự do Tự do Tự do
1 2 Tự do Tự do Tự do Tự do
1 3 Tự do Tự do 15 14
1 4 Tự do Tự do 20 18
1 5 Tự do Tự do 25 23
1 6 Tự do Tự do 30 28
1 7 Tự do Tự do 35 32
2 8 Tự do Tự do 40 37
2 9 Tự do Tự do 46 42
2 10 Tự do Tự do 51 46
2 11 Tự do Tự do 56 51
2 12 Tự do Tự do 61 55
2 13 Tự do Tự do 66 60
2 14 Tự do Tự do 71 65
3 15 Tự do Tự do 76 69
3 16 Tự do Tự do 81 74
3 17 Tự do Tự do 86 78
3 18 Tự do Tự do 91 83
3 19 Tự do Tự do 96 88
3 20 Tự do Tự do 101 92
3 21 Tự do Tự do 106 97
4 22 Tự do Tự do 111 101
4 23 Tự do Tự do 116 106
4 24 Tự do Tự do 116 106
4 25 Tự do Tự do 121 111
4 26 Tự do Tự do 121 111
4 27 Tự do Tự do 126 115
4 28 Tự do Tự do 126 115
5 29 - 35 Tự do Tự do 128 117
6 36 - 42 Tự do Tự do 130 119
7 43 - 49 Tự do Tự do 132 120
8 50 - 56 152 140 133 121
31
MT3 MT4
Tuần tuổi Ngày tuổi
Trống Mái Trống Mái
9 57 - 63 154 142 135 123
10 64 – 70 156 143 136 124
11 71 – 77 158 145 138 126
12 78 – 84 160 147 139 127
13 85 – 91 161 148 141 129
14 92 – 98 163 150 143 130
15 99 – 105 165 152 144 132
16 106 – 112 167 153 146 133
17 113 – 119 169 155 147 134
18 120 – 126 171 157 149 136
19 127 – 133 172 158 151 137
20 134 – 140 175 161 153 139
21 141 – 147 180 165 157 143
22 148 – 154 185 170 160 148
23 155 – 161 190 175 165 153
24 162 - 168 190 175 165 153
- Vịt MT3 chọn lọc tăng khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi: vịt được cho ăn tự
do từ 1- 49 ngày tuổi, sau 49 ngày tuổi cho ăn định lượng theo tiêu chuẩn giống
đến khi vào sinh sản cho ăn tự do ở ban ngày.
- Vịt MT4 chọn lọc tăng năng suất trứng: vịt được cho ăn định lượng từ 1
ngày tuổi theo tiêu chuẩn giống đến khi vào sinh sản cho ăn tự do ở ban ngày.
Mật độ nuôi ở các giai đoạn vịt được thể hiện ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Mật độ nuôi ở các giai đoạn
Giai đoạn tuổi Mật độ (con/m2)
1 – 7 ngày tuổi 30 – 35
15 – 28 ngày tuổi 15 – 20
29 – 56 ngày tuổi 8 – 10
Vịt hậu bị 5 – 6
Vịt sinh sản 3 - 4
32
3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Số lượng vịt xuống chuồng cho mỗi thế hệ như sau:
Bảng 3.4. Số lượng vịt MT3 và MT4
MT3 MT4
Thế hệ
Trống Mái Trống Mái
Thế hệ 1 567 583 502 578
Thế hệ 2 558 622 527 533
Thế hệ 3 521 539 442 608
- Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên 1 nhân tố.
- Vịt MT3: chọn lọc tăng khối lượng cơ thể ghép 40 gia đình/1 thế hệ, mỗi
gia đình gồm 1♂ + 5♀ (1 ♂ dự phòng), luân chuyển đực qua các thế hệ để tránh
cận huyết.
- Vịt MT4: chọn lọc tăng năng suất trứng ghép 40 gia đình/1 thế hệ,
mỗi gia đình 1♂ + 5♀ (1 ♂ dự phòng), luân chuyển đực qua các thế hệ để
tránh cận huyết.
3.3.3. Phương pháp chọn lọc
Chỉ tiêu chọn lọc của dòng trống (MT3): khối lượng cơ thể ở 7 tuần tuổi
Chỉ tiêu chọn lọc của dòng mái (MT4): Năng suất trứng 42 tuần đẻ.
Chọn lọc theo cá thể kết hợp chọn lọc trong gia đình, chọn lọc thông qua
bản thân con vật, thông qua đời trước.
- Vịt MT3: Thế hệ xuất phát (thế hệ vịt thí nghiệm) vịt xuống chuồng 1 ngày
tuổi được đeo số cá thể, nuôi cho ăn tự do từ 1 - 49 ngày tuổi, từ 50 ngày tuổi đến
khi vịt đẻ cho vịt ăn định lượng theo tiêu chuẩn, sau đó cho vịt ăn tự do ở ban ngày
trong suốt thời gian đẻ trứng. Đến hết 49 ngày tuổi tiến hành chọn vịt từ khối lượng
cao nhất trở xuống, dự kiến tỷ lệ chọn giữ lại chuyển lên vịt hậu bị là 30% đực, 60%
mái. Đến hết 23 tuần tuổi chọn 80 trống và 78% mái để chuyển lên sinh sản tiến
hành ghép 40 gia đình, mỗi gia đình 1 trống/5 mái và 1 trống dự phòng chọn lọc ổn
định khả năng sinh sản (năng suất trứng của các cá thể từ 195 - 205 quả/mái/68 tuần
tuổi). Chọn năng suất trứng ở 20 tuần đẻ để thay thế cho thế hệ sau.
33
- Vịt MT4: ở thế hệ xuất phát (thế hệ vịt thí nghiệm) vịt 1 ngày tuổi được
đeo số cá thể, vịt được nuôi cho ăn theo định lượng từ đàn nguyên liệu, vịt cho ăn
định lượng từ một ngày tuổi theo tiêu chuẩn giống đến khi vào đẻ cho ăn tự do,
chọn ổn định khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi (56 ngày tuổi) đạt 1900 - 2100g/con,
chọn lọc theo hướng tăng khả năng sinh sản và ổn đinh về khối lượng cơ thể,
khối lượng vịt trưởng thành (38 tuần tuổi) 2800 - 3000g/con, chọn vịt xuất phát
từ những cá thể có năng suất trứng không dưới 225 quả/mái/66 tuần tuổi. Tỷ lệ
chọn kết thúc ở 56 ngày tuổi chuyển lên hậu bị là 25% đực, 62% mái. Đến hết 24
tuần tuổi chọn 75% để chuyển lên vịt sinh sản, tiến hành ghép 40 gia đình mỗi
gia đình 5 mái/1trống và 1 trống dự phòng. Kết thúc 20 tuần đẻ chọn những cá
thể có năng suất trứng cao để thay thế cho thế hệ sau.
Chọn lọc vịt ở 8 tuần tuổi: chọn vịt mái Xtb - δ ≤Xi ≤ Xtb + δ, đực chọn
Xtb - δ ≤ Xi ≤ Xtb + δ.
Chọn lọc vịt ở 24 tuần tuổi: chọn khối lượng cơ thể trống, mái theo
phương pháp bình ổn Xtb - δ ≤ Xi ≤ Xtb + δ.
Sơ đồ chọn lọc:
Tự giao: ♂MT3 x ♀MT3 ♂ MT4 x ♀MT4
Thế hệ 1: Chọn lọc tăng khối lượng, Chọn lọc tăng năng suất trứng,
ổn định năng suất trứng ổn định khối lượng cơ thể
Thế hệ 2 Chọn lọc tăng khối lượng, Chọn lọc tăng năng suất trứng,
ổn định năng suất trứng ổn định khối lượng cơ thể
Thế hệ 3 Chọn lọc tăng khối lượng, Chọn lọc tăng năng suất trứng,
ổn định năng suất trứng ổn định khối lượng cơ thể
3.3.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu trên đàn vịt
3.3.4.1. Tỷ lệ nuôi sống
Có thể tính tỷ lệ nuôi sống theo từng giai đoạn: Giai đoạn vịt con, và giai
đoạn hậu bị. Đơn vị tính là tỷ lệ phần trăm.
Số con còn sống đến cuối kỳ
Tỷ lệ nuôi sống = x 100
Số con đầu kỳ
34
3.3.4.2. Khối lượng cơ thể ở các tuần tuổi
- Cân mỗi tuần một lần, định kỳ vào buổi sáng một ngày trong tuần trước
khi cho vịt ăn, cân từng con một. Đối với vịt mới nở (1 ngày tuổi) cân bằng cân
kỹ thuật có độ chính xác tối thiểu ± 0,5g. Khi vịt > 500g, cân bằng cân có độ
chính xác tối thiểu ± 10g.
3.3.4.3. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng
Lượng thức ăn tiêu tốn (kg)
TTTĂ/kg tăng khối lượng =
Khối lượng tăng (kg)
3.3.4.4. Tuổi thành thục sinh dục
Tuổi thành thục sinh dục của một cá thể vịt là thời gian từ khi vịt mới nở
đến khi đẻ quả trứng đầu tiên. Đối với vịt nuôi quần thể tuổi thành thục sinh dục
là tuổi của đàn vịt khi có tỷ lệ đẻ 5%.
3.3.4.5. Tỷ lệ đẻ
- Tính the... Như vậy hiệu quả chọn lọc
về năng suất trứng của vịt MT4 qua 3 thế hệ đạt cao nhất là 1,12 quả và thấp nhất
là 0,86 quả.
Kết quả nghiên cứu trên vịt Bắc Kinh của Pingel, H thì hệ số di truyền về
năng suất trứng nằm trong khoảng từ 0,17 đến 0,42; nghiên cứu của Wezyk et al.
(1985) cho biết hệ số di truyền về năng suất trứng là 0,1 – 0,75; nghiên cứu của
Nguyễn Văn Thiện (1995) thì hệ số di truyền về năng suất trứng đạt được là h2 =
0,34 .
Hoàng Thị Lan và cs. (2005) khi chọn lọc tăng năng suất trứng ở dòng vịt
T6 có ly sai chọn lọc ở 4 thế hệ là 10,32 - 16,3 quả và hiệu quả chọn lọc thu
được là 1,71 - 2,7 quả tương ứng với năng suất trứng là 235,7 – 249,3 quả/mái/68
tuần tuổi, hệ số di truyền về năng suất trứng là thấp 0,55.
Ismoyowati et al. (2011), tiến hành chọn lọc nâng cao năng suất trứng ở
120 ngày đẻ của vịt Tegal có hệ số di truyền về năng suất trứng h2 = 0,35 năng
suất trứng của vịt Tegal ở thế hệ xuất phát là 78,00quả/mái đến thế hệ 1 năng
suất trứng là 88,12quả/mái và tiến bộ di truyền đạt được là 5,95 quả.
Hiệu quả chọn lọc năng suất trứng và hệ số di truyền về năng suất trứng
của vịt MT4 là thấp hơn ở vịt CV. Super M dòng T6, Tegal và vịt Bắc Kinh.
Dương Xuân Tuyển và cs. (2014) khi chọn lọc nâng cao năng suất trứng
dòng vịt mái V27 qua 4 thế hệ chọn lọc có tỷ lệ chọn lọc 29,50% - 40,50% , có
cường độ chọn lọc từ 0,95 – 1,16 và ly sai chọn lọc từ 12,87 – 20,5 quả thì tiến
56
bộ di truyền đạt được là 1,21 quả/thế hệ và hệ số di truyền tính trạng năng suất
trứng là 0,28. So với vịt MT4 thì các chỉ tiêu về ly sai chọn lọc, hiệu quả chọn
lọc, hệ số di truyền đều cao hơn.
4.2.4. Một số chỉ tiêu sinh sản của vịt MT4 qua các thế hệ chọn lọc
Tuổi đẻ và khối lượng vào đẻ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng
sinh sản của gia cầm, thủy cầm. Theo dõi tuổi đẻ và khối lượng vào đẻ, tiêu tốn
thức ăn/10 quả trứng của vịt MT4 được trình bày qua bảng 4.12.
Bảng 4.12. Một số chỉ tiêu sinh sản của vịt MT4
Tuổi đẻ Khối lượng vào TTTA/10 quả
Thế hệ TSTK
(ngày) đẻ (g) trứng
n 200 200 200
Thế hệ 1 X 168 2873,65 0,42
SD 5,19 108,65 -
n 200 200 200
Thế hệ 2 X 166 2813,91 0,39
SD 5,68 114,96 -
n 200 200 200
Thế hệ 3 X 167 2835,02 0,38
SD 6,21 124,04 -
Từ kết quả bảng 4.12 cho thấy khi theo dõi trên 200 mái thì vịt MT4 có
tuổi đẻ ổn định qua 3 thế hệ từ 166 – 168 ngày (23 - 24 tuần tuổi) với độ lệch tiêu
chuẩn thấp từ 5,19 – 6,21. Vịt MT4 có tuổi đẻ sớm ở thế hệ thứ 2 và muộn hơn là
thế hệ thứ 1.
Khối lượng vào đẻ của vịt cũng ổn định từ 2835,02 – 2873,65 g/con với
độ lệch tiêu chuẩn từ 108,65 – 124,04 g là thấp thì cũng chứng tỏ đàn vịt có độ
đồng đều cao khi vào đẻ, qui trình nuôi dưỡng của trung tâm nghiên cứu vịt Đại
Xuyên là phù hợp. Khối lượng vào đẻ của vịt thấp là ở thế hệ thứ hai và cao hơn
là thế hệ thứ 1. Như vậy tương ứng khối lượng cơ thể thấp thì vịt cũng đẻ sớm và
khối lượng cơ thể lớn hơn thì vịt có tuổi đẻ muộn hơn.
So sánh với một số kết quả nghiên cứu của các tác giả:
Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2009) vịt SD2 chọn lọc tăng năng suất trứng
có tuổi đẻ qua 3 thế hệ là 169 - 175 ngày tuổi. Tuổi đẻ của vịt MT4 thì sớm hơn
so với vịt SD2.
57
Dương Xuân Tuyển và cs. (2014) cho biết tuổi đẻ của vịt V27 tà 24 – 25
tuần tuổi có khối lượng cơ thể của vịt khi vào đẻ là 3302 – 3320 g/con, dòng vịt
T6 có tuổi đẻ 24 -25 tuần tuổi với khối lượng vào đẻ ổn định qua 2 thế hệ chọn
lọc 2796,5 – 2793,1 g/con (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2009), vịt MT2 là 165 –
169 ngày (Nguyễn Văn Duy, 2012). Tuổi đẻ của vịt MT4 là tương đương so với
nghiên cứu của các tác giả trên vịt V27, vịt CV. Super M dòng T6 và vịt MT2
nhưng khối lượng vào đẻ thì thấp hơn vịt V27, cao hơn vịt T6.
Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011) cho biết tuổi đẻ của vịt CV. Super M2
dòng mái nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên trung bình là 160 ngày
(140 ngày ở thế hệ xuất phát và 180 ngày ở thế hệ 1). Tuổi đẻ của vịt MT4 là
muôn hơn so với vịt CV. Super M2.
Hoàng Thị Lan và cs. (2009) cho biết tuổi đẻ của vịt dòng mái T46 và T64
khi nghiên cứu về khả năng sản xuất của vịt SM bố mẹ xuất phát từ 2 dòng vịt
mới tạo ra là 175 ngày thì tuổi đẻ của vịt MT4 là sớm hơn.
4.2.5. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng của vịt MT4
Chất lượng trứng có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả ấp nở, trứng có chất
lượng tốt sẽ có kết quả ấp nở cao và ngược lại. Trứng vịt MT4 được khảo sát ở
38 tuần tuổi (14 – 15 tuần đẻ) qua 3 thế hệ, khảo sát 35 quả được đánh dấu từ 1
đến 35 qua 3 thế hệ. Kết quả được trình bày qua bảng 4.13.
Bảng 4.13. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng của vịt MT4
(n=35)
Đơn Thế hệ 1 Thế hệ 2 Thế hệ 3
Chỉ tiêu vị
tính X SD X SD X SD
Khối lượng trứng g 87,81 6,83 87,56 6,11 87,15 5,09
Chỉ số hình thái - 1,420 0,05 1,418 0,03 1,416 0,04
Đơn vị Haugh HU 92,26 4,11 92,55 4,37 93,24 3,17
Chỉ số lòng đỏ - 0,423 0,023 0,454 0,03 0,414 0,02
Chỉ số lòng trắng - 0,095 0,004 0,094 0,003 0,097 0,004
Khối lượng lòng đỏ g 29,24 1,35 28,79 1,18 28,64 1,23
Tỷ lệ lòng đỏ % 33,30 2,159 32,98 2,423 32,86 2,672
Khối lượng lòng trắng g 48,01 5,87 47,65 4,94 47,31 5,66
Tỷ lệ lòng trắng % 54,67 2,23 54,42 2,41 54,29 2,57
Khối lượng vỏ g 10,56 1,38 11,04 1,29 11,20 1,43
Tỷ lệ vỏ % 12,03 0,632 12,61 0,721 12,85 0,742
Độ dày vỏ mm 0,383 0,01 0,392 0,02 0,407 0,02
58
Kết quả bảng 4.13 cho thấy khối lượng trứng vịt MT4 nhìn chung qua 3
thế hệ đạt trung bình 87,15 – 87,81g với chỉ số hình thái 1,416 – 1,420; trứng có
khối lượng lòng đỏ đạt trên 28,64g tương ứng với tỷ lệ lòng đỏ trên 32,86%. Đơn
vị Haugh tăng dần qua 3 thế hệ đạt cao từ 92, 26 đến 93,24; độ dày vỏ trứng là
0,3 – 0,4 mm; chỉ số lòng đỏ 0,427 – 0,431; chỉ số lòng trắng dao động qua 3 thế
hệ đạt 0,095 – 0,097. Như vậy trứng vịt MT4 có các chỉ số đều đạt tiêu chuẩn
trứng giống, đủ tiêu chuẩn ấp nở, các chỉ tiêu về chấ lượng trứng có khác nhau
giữa các thế hệ nhưng không đáng kể và ổn định qua 3 thế hệ.
Nguyễn Đức Trọng và cs. (2007) cho biết khối lượng trứng của vịt M14
nhóm MT2 là 85,32g/quả, chỉ số lòng đỏ là 0,43 chỉ số lòng trắng là 0,08 đơn vị
Haugh là 91,10 và độ dày vỏ trứng là 0,390 mm.
Nguyễn Văn Duy và cs. (2012) khi nghiên cứu trên vịt MT2 qua 5 thế hệ
chọn lọc cho biết vịt có khối lượng trứng đạt 84,29 - 86,61g; đơn vị Haugh đạt
92,46 - 93,91; chỉ số hình thái của trứng vịt MT2 là 1,408 - 1,438; chỉ số lòng đỏ
0,414 - 0,438; chỉ số lòng trắng là 0,094 - 0,099; độ dày vỏ trứng từ 0,392 -
0,402mm. So sánh với vịt MT4 thì các chỉ số trên là tương đương, khối lượng
trứng của vịt MT4 là lớn hơn so với vịt MT2.
Khi so sánh các chỉ số này với các chỉ số của trứng vịt CV Super M trên
vịt V27 của Dương Xuân Tuyển và cs. (2014); trên vịt T6 của Hoàng Thị Lan
(2005) thì thấy cũng tương đương.
4.2.6. Một số chỉ tiêu ấp nở trứng vịt MT4
Kết quả ấp nở phụ thuộc vào chất lượng trứng và chế độ ấp. Theo dõi một
số chỉ tiêu ấp nở của vịt MT4 qua 3 thế hệ kết quả được trình bày qua bảng 4.14.
Bảng 4.14. Một số chỉ tiêu ấp nở trứng vịt MT4
Đơn vị
Chỉ tiêu TH1 TH2 TH3
tính
Số trứng vào ấp Quả 3580 3828 4375
Số trứng có phôi Quả 3321 3573 4123
Tỷ lệ trứng có phôi % 92,77 93,34 94,24
Số vịt nở ra (con) con 2856 3065 3544
Tỷ lệ nở/tổng số trứng % 79,78 80,07 81,01
Tỷ lệ nở/số trứng có phôi % 86,00 85,78 85,96
Số vịt con loại 1 (con) con 2672 2880 3358
Tỷ lệ vịt con loại 1 % 93,56 93,96 94,75
59
Qua bảng 4.14 ta thấy số trứng vào ấp của mỗi thế hệ lần lượt là 3580,
3828, 4375 quả với số trứng có phôi thu được từ đó tính ra tỷ lệ trứng có phôi có
được đều tăng dần từ thế hệ 1 đến thế hệ 3 là 92,77% ở thế hệ 1, 93,34 % ở thế
hệ 2 và 94,24% ở thế hệ 3. Do số trứng có phôi tăng dần qua mỗi thế hệ chọn lọc
nên tỷ lệ nở/ tổng số trứng cũng tăng dần từ thế hệ 1 đến thế hệ 3 cụ thể là 79,8%
(thế hệ 1) đến 80,07 (thế hệ 2) và 81,01 (thế hệ 3). Tỷ lệ vịt con loại 1 đạt cao
nhất ở thế hệ 3 là 94,75% tiếp theo sau là thế hệ 2 đạt 93,96% và thấp nhất là thế
hệ 1 đạt 93,56%. Các kết quả về chỉ tiêu ấp nở trứng vịt MT4 đều đạt cao cho
thấy chế độ ấp nở tốt với trứng vịt MT4.
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2007) cho biết: vịt MT2 khi nuôi theo dõi
khả năng sản xuất tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên có tỷ lệ phôi và tỷ lệ
nở/số trứng có phôi đạt 43,17%; 88,92% ở thế hệ xuất phát tăng lên lần lượt
91,51%; 91,86% ở thế hệ 1. Có thể thấy rằng các chỉ tiêu này ở thế hệ 1 là cao
hơn so với vịt MT4.
Nguyễn Ngọc Dụng và cs. (2008) cho biết vịt CV. Super M dòng mái
chọn lọc qua 9 thế hệ thì tỷ lệ trứng có phôi cũng tăng lên từ 89,23% ở thế hệ 1
lên 91,79% ở thế hệ 9. Tỷ lệ trứng có phôi của vịt CV. Super dòng mái là thấp
hơn so với vịt MT4.
Nghiên cứu trên Vịt CV. Super M dòng mái T6 khi chọn lọc ổn định năng
suất ở thế hệ 5 và 6 cho kết quả về tỷ lệ phôi là 92,12 - 92,52%; tỷ lệ nở/số trứng
có phôi là 90,58 - 93,27% (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2009). Kết quả về tỷ lệ
trứng có phôi của vịt CV. Super M dòng mái T6 là cao hơn so với vịt MT4 nhưng
tỷ lệ nở/số trứng có phôi của vịt MT4 thấp hơn so với vịt dòng T6.
60
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KÊT LUẬN
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đạt được mục tiêu ban đầu đề ra cụ thể:
Dòng vịt trống MT3: Hệ số di truyền tính trạng khối lượng cơ thể 7 tuần
tuổi là 0,22 - 0,25; khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi đạt 3232,08 g/con; hiệu quả
chọn lọc về khối lượng cơ thể R = 44,48 - 60,55 g/con/thế hệ, với ly sai chọn
lọc đạt 202,17 - 242,20 g; các chỉ tiêu về sinh sản ổn định: khối lượng vào đẻ
ổn định 3155,98 - 3393,78 g/con; tuổi đẻ 25 -26 tuần tuổi; khối lượng trứng đạt
88,29 – 88,85 g; tiêu tốn 4,32 - 4,39 kg thức ăn/10 quả trứng; tỷ lệ phôi trên
92%; tỷ lệ nở/tổng số trên 78%.
Dòng vịt mái MT4: năng suất trứng qua 3 thế hệ đạt 230,25 - 231,13
quả/mái/42 tuần đẻ; hiệu quả chọn lọc về tăng năng suất trứng R = 0,86 - 1,12
quả/mái/thế hệ; các chỉ tiêu khác ổn định: tuổi đẻ 24 -25 tuần tuổi; khối lượng
trứng 87,15 g/quả; tỷ lệ phôi trên 92,77%, tỷ lệ nở/tổng số đạt trên 79%. Khối
lượng cơ thể ở 8 tuần tuổi và khối lượng vào đẻ ổn định qua 3 thế hệ từ 1955,57 -
1993,21 g/con và 2813,91 – 2873,65 g.
5.2. KIẾN NGHỊ
Tiến hành chọn lọc ổn định khối lượng vịt MT3 và năng suất trứng của
vịt MT4, theo dõi khả năng sản xuất của vịt lai giữa 2 dòng trên.
61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Brandsch, and H.Biilchel (1978). Cơ Sở Của Sự Nhân Giống Và Di Truyền Giống
Ở Gia Cầm. Dịch bởi: Nguyễn Chí Bảo, Cơ Sở Sinh Học Của Nhân Giống Và
Nuôi Dưỡng Gia Cầm: NXB khoa học và Kỹ thuật. tr. 129 – 191.
2. Dương Xuân Tuyển (1998). Nghiên cứu một số đặc điểm về tính năng sản xuất của
các dòng vịt ông bà CV. Super M nuôi tại Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án Tiến
sỹ Nông nghiệp. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.
3. Dương Xuân Tuyển, Lê Thanh Hải và Hoàng Văn Tiệu (2009). Chọn lọc ổn định
năng suất hai dòng vịt cao sản hướng thịt (V2 và V7) tại Trại vịt giống Vigova.
Báo cáo Khoa học Viện Chăn nuôi năm. tr. 179 - 187.
4. Dương Xuân Tuyển, Lê Thanh Hải và Hoàng Văn Tiệu (2011). Chọn lọc tạo dòng
vịt chuyên thịt V12 có khối lượng cơ thể cao tại Trại vịt giống Vigova. Tạp chí
Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. 33. tr. 9 - 17.
5. Dương Xuân Tuyển, Nguyễn Văn Bắc, Đinh Công Tiến và Hoàng Văn Tiệu (2005).
Nghiên cứu chọn lọc nhằm ổn định và nâng cao năng suất đối với vịt ông bà CV.
Super M2 tại Trại giống vịt Vigova. Báo cáo khoa học Viện chăn nuôi, Hà Nội.
6. Dương Xuân Tuyển, Nguyễn Văn Bắc, Đinh Công Tiến và Hoàng Văn Tiệu
(2005). Nghiên cứu chọn lọc tạo dòng trống và dòng mái vịt cao sản hướng thịt tại
Trại giống vịt giống Vigova. Báo cáo khoa học Viện chăn nuôi, Hà Nội.
7. Dương Xuân Tuyển, Nguyễn Văn Bắc, Đinh Công Tiến và Hoàng Văn Tiệu
(2008). Ảnh hưởng của phương thức nuôi khô đến khả năng sinh trưởng và sinh
sản của vịt CV. Super M và CV. 2000 tại Trại vịt giống Vigova. Tạp chí Khoa học
Công nghệ Chăn nuôi. 14.
8. Dương Xuân Tuyển, Nguyễn Văn Bắc, Lê Thanh Hải và Hoàng Văn Tiệu (2006).
Xác định năng suất của vịt bố mẹ và vịt thương phẩm lai 4 dòng CV. Super M tại
Trại vịt giống Vigova. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. 3.
9. Đặng Vũ Bình (2002). Di truyền số lượng và chọn giống vật nuôi. Giáo trình sau
Đại học. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr.16-25
10. Hoàng Thị Lan, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Đức Trọng, Võ Trọng Hốt, Doãn Văn
Xuân và Nghiêm Thúy Ngọc. Nghiên cứu chọn lọc tạo hai dòng vịt cao sản SM
62
(T5&T6) tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên (2011). Tuyển tập các công trình
nghiên cứu và chuyển giao Tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi vịt-ngan 2011.
Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Hoàng Thị Lan, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Đức Trọng, Võ Trọng Hốt, Phan Tùng
Lâm, Võ Văn Sự, Doãn Văn Xuân và Nghiêm Thuý Ngọc (2005). Nghiên cứu
chọn lọc tạo hai dòng vịt cao sản SM (T5&T6) tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại
Xuyên. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao Tiến bộ khoa học kỹ
thuật chăn nuôi vịt-ngan 1980-2005. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Hoàng Thị Lan, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Đức Trọng, Võ Trọng Hốt, Phan Tùng Lâm,
Võ Văn Sự, Doãn Văn Xuân và Nghiêm Thuý Ngọc (2004). Nghiên cứu chọn lọc tạo
hai dòng vịt cao sản SM tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Báo cáo Khoa học
chăn nuôi thú y, Phần chăn nuôi gia cầm. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
13. Hoàng Thị Lan, Nguyễn Văn Duy, Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu, Lê Sỹ
Cương và Nguyễn Thị Thúy Nghĩa (2009). Khả năng sản xuất của tổ hợp vịt lai
T15, T51, T46 và T64. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. 17..
14. Hoàng Văn Tiệu, Lê Xuân Đồng, Lương Tất Nhợ, Phạm Văn Trượng, Lê Thanh
Hải và Lê Văn Liễn (1993). Nghiên cứu chọn lọc nhân thuần các dòng vịt nội,
ngoại và tạo các cặp vịt lai có năng suất cao phù hợp với phương thức chăn nuôi
chăn thả. Tuyển tập Công trình Nghiên cứu Khoa học Chăn nuôi Vịt (1998 -
1992). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
15. Kushner K. F (1974). Các cơ sở di truyền học của sự lựa chọn giống gia cầm. Tạp
chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp số. 141. Phần thông tin khoa học nước ngoài.
tr. 222-227.
16. Lê Sỹ Cương, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Văn Duy, Hoàng Thị
Lan, Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và Đặng Thị Vui (2009). Đặc điểm sinh trưởng và
khả năng cho thịt của vịt lai 4 dòng. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. 17.
17. Lê Thị Phiên, Nguyễn Đức Trọng và Hoàng Văn Tiệu (2005). Nghiên cứu Chọn
lọc nâng cao năng suất trứng để tạo dòng vịt Khaiki Campell. Báo cáo Khoa học
Viện Chăn nuôi Quốc Gia.
18. Lê Xuân Đồng (1994). Nghiên cứu một số đặc điểm của giống vịt cỏ và khả năng
nhân thuần hai nhóm vịt cỏ có màu lông trắng, cánh sẻ. Luận án PTS khoa học
nông nghiệp. Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam.
63
19. Lương Tất Nhợ (1994). Đặc điểm sinh trưởng cho thịt, cho lông của vịt CV.
Super M nuôi tại miền Bắc Việt Nam. Luận án Phó tiến sỹ khoa học Nông
nghiệp, Hà Nội.
20. Lương Tất Nhợ, Hoàng Văn Tiệu, Dương Xuân Tuyển, Đặng Thị Dung (1993).
Khả năng sinh trưởng phát triển của vịt CV. Super M bố mẹ nhập nội trong điều
kiện chăn nuôi tại Việt Nam. Tuyển tập Công trình Nghiên cứu Khoa học Chăn
nuôi vịt (1988 - 1992). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 51 - 58.
21. Lương Tất Nhợ, Hoàng Văn Tiệu, Đặng Thị Dung, Lê Xuân Thọ và Nguyễn Đức
Trọng (1997). Hiệu quả kinh tế của vịt CV. Super M nuôi thịt theo phương thức
chăn thả cổ truyền và chăn thả có bổ sung thức ăn hỗn hợp. Tuyển tập các công trình
Nghiên cứu và Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt (1981 - 1996). Nhà xuất
bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 41 - 44.
22. Lương Tất Nhợ, Hoàng Văn Tiệu, Đặng Thị Dung, Lê Xuân Thọ, Doãn Văn Xuân
và Nguyễn Đức Trọng (1997). Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và khả năng cho
thịt của vịt CV. Super M trong các điều kiện chăn nuôi ở đồng bằng sông Hồng.
Tuyển tập các công trình Nghiên cứu và Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt
(1981 - 1996). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 33 - 41.
23. Nguyễn Ân, Hoàng Gián, Lê Viết Ly, Nguyễn Văn Thiện, và Trần Xuân Thọ
(1983), Di truyền học động vật, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.
24. Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Thị Lan, Hoàng Văn Tiệu, Lê Xuân Thọ, Phạm Văn
Trượng, Nguyễn Thị Minh và Lương Thị Bột (1997). Kết quả nghiên cứu khả năng
sinh sản của vịt CV. Super M qua 5 thế hệ. Tuyển tập các công trình Nghiên cứu
và Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt (1981 - 1996). Nhà xuất bản Nông
nghiệp, Hà Nội.
25. Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu và Hoàng Thị Lan (2009). Chăn nuôi vịt
ngan an toàn sinh học đảm bảo tính bền vững. Nhà xuất bản Hà Nội.
26. Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu, Hoàng Thị Lan và Nguyễn Đăng Vang
(2005). Nghiên cứu một số chỉ tiêu năng suất của vịt CV. Super M dòng ông, dòng
bà của hai phương thức nuôi khô và nước. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt-ngan (1980-2005). Nhà xuất bản Nông
nghiệp, Hà Nội.
27. Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu, Hoàng Thị Lan và Nguyễn Đăng Vang (2005).
Nghiên cứu một số chỉ tiêu sản xuất của vịt CV. Super M dòng ông và dòng bà các
64
mùa trong năm. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
chăn nuôi vịt-ngan (1980-2005). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
28. Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu, Hồ Khắc Oánh, Doãn Văn Xuân, Phạm Văn
Chung, Lương Thị Bột, Nguyễn Thị Thúy Nghĩa, Đồng Thị Quyên và Đặng Thị
Vui (2010). Chọn lọc vịt kiêm dụng PL2. Báo cáo Khoa học Viện Chăn nuôi năm
2009. tr. 396 - 401.
29. Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Văn Duy, Hoàng Thị Lan, Lê Sỹ
Cương, Đặng Thị Vui, Võ Trọng Hốt, Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và Đồng Thị
Quyên (2009). Chọn lọc ổn định năng suất 2 dòng vịt chuyên thịt T5 và T6. Tạp
chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. 20. tr. 8 -15.
30. Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Văn Duy, Doãn Văn Xuân, Đặng Thị Vui, Nguyễn
Thị Thúy Nghĩa và Đồng Thị Quyên (2011). Khả năng sản xuất của vịt CV. Super
M3 Super Heavy (SM3SH). Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao
tiến bộ kĩ thuật chăn nuôi vịt ngan năm 2011. tr. 58-64
31. Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Văn Duy, Hoàng Văn Tiệu, Đặng Thị Vui, Ngô Văn
Vĩnh, Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và Đồng Thị Quyên (2009). Một số chỉ tiêu năng
suất của vịt M15 (MT3). Báo cáo Khoa học Viện Chăn nuôi năm 2008. tr. 174 - 178.
32. Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Văn Duy, Hoàng Văn Tiệu, Đặng Thị Vui, Nguyễn
Thị Thúy Nghĩa, Nguyễn Thị Minh, Hồ Khắc Oánh và Đồng Thị Quyên (2009).
Đặc điểm và khả năng sản xuất của vịt Triết Giang. Báo cáo Khoa học Viện Chăn
nuôi. tr. 132 - 138.
33. Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Văn Duy, Ngô Văn Vĩnh, Hoàng Thị Lan, Lương Thị
Bột, Nguyễn Thị Thuý Nghĩa và Đồng Thị Quyên (2007). Nghiên cứu khả năng
sản xuất của vịt M14 nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Tạp chí Khoa
học Công nghệ chăn nuôi - Viện chăn nuôi. 7. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
34. Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Văn Duy, Ngô Văn Vĩnh, Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và
Đồng Thị Quyên (2011). Nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt M14. Tuyển tập
các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kĩ thuật chăn nuôi vịt ngan năm
2011. tr. 20 – 28.
35. Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Văn Duy, Vương Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Thúy
Nghĩa, Lê Thị Mai Hoa, Đặng Vũ Hòa và Hoàng Văn Tiệu (2011). Chọn lọc ổn
định năng suất vịt Đại Xuyên PT. Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi năm 2011,
phần di truyền giống, tr. 148 – 158.
65
36. Nguyễn Đức Trọng, Phạm Văn Chung, Lương Thị Bột, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn
Thị Thúy Nghĩa, Đồng Thị Quyên và Đặng Thị Vui (2010). Khả năng sản xuất của
vịt Star76. Báo cáo Khoa học Viện Chăn nuôi năm .tr. 338 - 395.
37. Nguyễn Hải Quân, Đặng Vũ Bình, Đinh Văn Chỉnh và Ngô Đoan Trinh (1995).
Giáo trình chọn giống và nhân giống gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
38. Nguyễn Hồng Vỹ (2001). Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức nuôi khô và
nuôi có nước tắm đến khả năng sản xuất của vịt Khaki Campell. Luận án tiến sỹ
nông nghiệp, Hà Nội.
39. Nguyễn Ngọc Dụng, Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Lành, Vũ Đức Cảnh, Khuất Thị
Tuyên, Lê Thị Nga, Hoàng Văn Lộc, Trần Thị Cương, Vũ Thị Thảo và Phạm Đức
Hồng (2008). Chọn lọc nâng cao khả năng sản xuất của vịt CV. Super M dòng ông,
dòng bà nuôi tại Trạm Nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình. Tạp chí Khoa học Công nghệ
Chăn nuôi.14.
40. Nguyễn Thị Bạch Yến (1997). Một số đặc điểm di truyền và tính năng sản xuất của
vịt Khaki Campbell qua 4 thế hệ nuôi thích nghi theo phương thức chăn thả. Luận
án PTS khoa học nông nghiệp. Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam.
41. Nguyễn Thị Minh (2001), Nghiên cứu một số tính năng sản xuất và chỉ tiêu sinh
lý, sinh hóa máu trong việc bảo tồn quỹ gen dòng vịt cỏ màu cánh sẻ, Luận án tiến
sỹ nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
42. Nguyễn Thị Minh, Hoàng Văn Tiệu và Phạm Văn Trượng (1996). Chọn lọc nhân
thuần và bảo tồn dòng vịt Cỏ màu cánh sẻ tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại
Xuyên. Kết quả Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi 1994 - 1995. Nhà xuất
bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 105 - 109.
43. Nguyễn Văn Duy (2012). Nghiên cứu nâng cao một số chỉ tiêu năng suất của vịt
M14 và con lai với ngan R71 (RT11). Luận án tiến sỹ nông nghiệp. Viện chăn nuôi.
44. Nguyễn Văn Thiện (1995). Di truyền học số lượng ứng dụng trong chăn nuôi. Nhà
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 9-16
45. Nguyễn Văn Trọng (1998). Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ấp
nở của trứng vịt CV. Super M dòng ông và dòng bà ở Việt Nam. Luận án Tiến sỹ
Nông nghiệp. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
46. Phan Cự Nhân và Trần Đình Miên (1998). Di truyền học tập tính. NXB Giáo dục-
Hà Nội.
66
47. Phạm Văn Trượng (1995). Nghiên cứu khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa
Vịt Cv-Super M Và Anh Đào Hung, Anh Đào Tiệp. Luận án PTS khoa học Nông
nghiệp. Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
48. Phạm Văn Trượng, Hoàng Văn Tiệu, Lương Tất Nhợ và Nghiêm Thúy Ngọc
(1992). Hiệu quả kinh tế của vịt Cv-Super M nuôi thịt theo phương thức Chăn thả cổ
truyền và phương thức chăn thả có bổ sung thức ăn hỗn hợp. Tuyển tập các công
trình nghiên cứu khoa học chăn nuôi vịt (1988-1992), Hà Nội. tr. 93 – 97
49. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Dụng, Lê Thị Nga, Hoàng Văn Lộc, Vũ Đức
Cảnh, Phạm Thị Xuân, Khuất Thị Tuyên, Hoàng Đức Long, Lê Thị Cẩm và
Nguyễn Thị Hường (2009). Khả năng sản xuất của vịt CV. Super M3 ông bà nhập
nội nuôi tại Trại Cẩm Bình. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. 19.
50. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Dụng, Lê Thị Nga, Vũ Đức Cảnh, Hoàng Đức
Long, Khuất Thị Tuyên, Phạm Thị Xuân và Lê Thị Cẩm (2008). Nghiên cứu khả
năng sản xuất của 4 dòng vịt Star53 ông bà nhập nội, Báo cáo Khoa học Viện
Chăn nuôi. tr. 368 - 375.
51. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Dụng, Lê Thị Nga, Vũ Đức Cảnh, Nguyễn Thị
Hường, Phạm Thị Xuân, Lê Thị Cẩm, Trần Thị Thu Hằng và Nguyễn Thị Luyến
(2010). Chọn tạo hai dòng vịt SD. Báo cáo Khoa học Viện Chăn nuôi năm 2009,
Phần di truyền giống vật nuôi. tr. 412 - 423.
52. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường và Nguyễn Văn Tiến (1992). Chọn giống và
nhân giống gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
53. Trần Đình Miên, Phan Cự Nhân, Nguyễn Văn Thiện và Trịnh Đình Đạt (1994), Di
truyền chọn giống động vật (Giáo trình cao học Nông Nghiệp), Nhà xuất bản Nông
Nghiệp, Hà Nội.
54. Trần Quốc Việt, Ninh Thị Len, Lê Văn Huyên, Trần Việt Phương, Sầm Văn Hải, Vũ
Thị Thảo, Phùng Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Dụng, Vũ Đức Cảnh, Nguyễn Thị Hường
và Phạm Thị Hằng (2009). Xác định nhu cầu năng lượng, Protein Và Axit Amin
(Lysine, Methionine) của Ngan Pháp Và Vịt Cv-Super M giai đoạn đẻ trứng trong
điều kiện chăn nuôi tập trung. Báo cáo khoa học Viện chăn nuôi, Hà Nội. tr. 337.
55. Vũ Quang Ninh (2002). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học và khả năng
sản xuất của giống Gà Xương Đen Thái Hòa Trung Quốc. Đại học Nông nghiệp
I, Hà Nội.
67
Tiếng nước ngoài:
56. Antoine F. (2009). Reproductive performance of F1 Pekin duck breeders
selected with ultrasound scanning for breast muscle thichness and the effect of
selection on F2 growth and muscle measurement. Research Journal of
Agriculture and Biological Science. vol 5 (2). pp. 123 - 126.
57. Awang (1987). Layer ducks in Malaysia. Poultry International. 23 (6). pp. 134 - 136.
58. Digges J. R. B. and Leahy. M. G. (1985). The duck industry in Australia. Duck
Production, Science and World Practice. Farrell D. J. and P. Stapleton, The
University of New England.
59. Grimaud Freres Selection (2004). Rearing guide Pekin ducks breeders grant
parent stock.
60. Hu Y. H., R. Rouvier, J. P. Poivey, H. C. Liu, C. Tai (2006). Selection studies
for 15 generations of Muscovy duck (Carina moschata) in duck research center.
2006 Symposium COA/INRA Scientific Cooperation in Agriculture, Tainan
(Taiwan, R. O. C.). pp. 95 - 114.
61. Hudsk. Z. and Manchalek. E. (1981). Effect of stocking density on carcass
characters of ducks, ABA. pp. 353-354
62. Ismoyowati, I Suswoyo, ATA Sudewo, SA Santosa (2011). Increasing
productivity of egg production throug individual selection on Tegal ducks,
(Anas javanicus) Animal Production. pp. 183 – 188.
63. Khajarern, J. and Khajaern, S. (1990). Duck Breeding Guide. FAO/Khonkoen
University training programmes fellows from Vietnam.
64. Knust, U., Pingel, H. and Lengerken, G. V. (1996). Investigations on the Effect
of High Tempratures on Carrcas Composition and Meat Quality of Peckin and
Mulards, Proceedings, Proceedings world’s poultry congress. pp. 579 – 88.
65. Kosba et al. (1995). Heritability Phenotypic and Genetic Correlations between
Breast Meat Weight and Carcass Traits in Duck. Paper presented at the
Proceedings 10th European symposium on waterfowl, Germany.
66. Kriz L., H. Prochazkova, P. Bilec, and P. Chromy. (1984). Fattening sedex
groups of duck. ABA. pp. 157.
67. Kschischan, M., Wagner, A., Knust, U., Pingel, H. and Kohler, D. (1995).
Effects of different fattening methods on Mullards and Pekin ducks, 10th
European Symp, on waterfowl,WPSA. Halle(saale), Geramany. Pp. 62 – 66.
68. Leeson S., J. D. Summers, and J. Proulx. (1982). Production and carcass
68
characteristics of the duck. Poultry Science. Pp. 2456-2464.
69. M.Kschischan, A.Wagner, U. Knust, H. Pingel and D. Kohler (1995. Effects of
different fattening methods on Mullards and Pekin ducks. 10th European Symp,
on waterfowl,WPSA. Halle(saale), Geramany. pp. 31 – 66
70. Nott H. (1992). Disease control in duck production system. Proc., XIX World’s
Poultry Congress, Amsterdam, the Netherlands.
71. Pingel H. (1990). Genetics of egg production and reproduction in waterfowl.
Poultry Breeding and Genetic, Crawford R. D., Elsevier. pp. 771 - 780.
72. Pingel. (1999). Influence of breeding and management on the efficiency of duck
production. pp. 7 - 13.
73. Poivey J. P.,Cheng Y. S., Rouvier R., Tai C., Wang C. T., Liu H. L. (2001)
Genetic parameters off reproduction traits Brown Tsaiya ducks artificially
inseminated with semen from Muscovy drake, Poultry Scinece. pp. 703 – 709.
74. Powell J. C. (1980). Age related change in the carcass of domestic duck. Proc.
6th European Poultry Conference, Hamburg, 8 - 12 Sept. World’s Poultry
Science Association. pp. 457 - 463.
75. Powell J. C. (1985). The possibilities for genetic improvement of commercial
production characteristics and carcass quality in the meat duck. Duck Production
Science and World Practice. Farrell D. J. and Stapleton P., The University of
New England. pp. 184 - 192.
76. R.S.Bird (1985), The future of modern duck production, breeds and husbandry
in South – East Asia, Duck production – Science and World practice, Ed. D. J
Farrell and P.Stapleton, The University of New England. pp. 229 -239.
77. Stasko J. (1981). Some results and experience in selection and production of
ducks. Zootec International. pp. 35 - 37.
78. Stasko. (1986). The heritability and relationship of reproduction characters in
Pekin duck. Vedecke Prace 6. pp. 75 - 83.
79. Tai C. (1985). Duck breeding and artificial insemination in Taiwan. Duck
Production Science and World practice, Ed. Farrell D. J. and Stapleton P.,
University of New England. pp. 193 - 203.
80. Tai C., R. Rouvier, and J. P. Poivey. (1989). Genetic parameters of some growth
and egg production traits in laying Brown Tsaiya (Anas Platyrhynchos). Genetic
Selection Evolution. Pp. 377 - 384.
81. Thummabood.S (1990),Breed and breeding improvement of duck, DLD, Min. of
Agri. And Natural Development, Thailand.
69
82. U.Knust, H.Pingel, and G.V.Lengerken (1996). Investigations on the Effect of High
Tempratures on Carrcas Composition and Meat Quality of Peckin and Mulards.
Proceedings, Proceedings world’s poultry congress. pp. 579 – 88.
83. Wezyk S., T. Marzantowicz and K. Cywabenko. (1985). Time trends in
productivity and genetic parameter in 2 strains of ducks. 6th Intl Symp. On actual
problem of avian genetics, Bratislava, Czechoslovakia . pp. 33- 41.
84. Xie Ming, Guo Yuming, Zhang Ting, Hou Shuisheng, Huang Wei. (2009). Lysine
requirement of male white Pekin duckling from seven to twenty-one days of age.
Asian - Australian Journal Animal Science 22. pp. 1386 - 1390.
85. Xie Ming, Guo Yuming, Zhang Ting, Hou Shuisheng, Huang Wei. (2009). Lysine
requirement of male white Pekin duckling from seven to twenty-one days of age,
Asian - Australian Journal Animal Science . pp. 1386 – 1390.
70
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
Hình 1: Vịt con ấp nở theo dõi cá thể
Hình 2. Vịt sinh sản
71
Hình 3. Vịt được nhốt trong lồng cá thể
72
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_chon_loc_nang_cao_nang_suat_cac_dong_vit_mt3_va_mt4_n.pdf