Đánh giá tình trạng hạn hán khí hâu và hiện trạng hệ thống cây trồng tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Phần 4. kết quả nghiên cứu 4.1. điều kiện tự nhiên huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh 4.1.1. Vị trí địa lý Thạch Hà là huyện thuần nông nằm giữa tỉnh Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, phía bắc giáp huyện Can Lộc, phía nam giáp huyện Cẩm xuyên và thành phố Hà Tĩnh, phía tây giáp huyện Hương Khê, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm huyện cách thủ đô Hà Nội 340 km, thành phố Vinh 40 km, thành phố Hà Tĩnh 7 km. 4.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng Địa hình huyện Thạch Hà thuộc dạng đồng bằng duyên hải nhưng

doc57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2197 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá tình trạng hạn hán khí hâu và hiện trạng hệ thống cây trồng tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẹp và dốc, nghiêng dần từ Tây sang Đông, bị chia cắt bởi sông, suối ngắn và đồi núi nhỏ hình thành 3 vùng sinh thái khác nhau: + Vùng phía đông Thạch Hà gồm 10 xã là dải đồng bằng ven biển hẹp với 7 783,53 ha diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp 5110,12 ha chủ yếu là đất pha cát nặng, bãi cát, cồn cát và đất phèn mặn, không chủ động tưới, chủ yếu trồng rau, màu, một số ít trồng lúa 1 vụ. Phần lớn diện tích các xã ở đây trồng rừng phi lao xen keo với mục đích chắn cát bay, cát nhảy. + Vùng giữa khá bằng phẳng bao gồm 15 xã và thị trấn với diện tích tự nhiên 11.726,4 ha, đất nông nghiệp 8.278,32 ha. Vùng này chủ yếu là đất thịt nhẹ, cát pha, thuận lợi cho trồng lúa và rau, màu. + Vùng đồi núi gồm 6 xã có diện tích đất tự nhiên 16.018,13 ha, đất nông nghiệp 9.165,36 ha. Địa hình bị chia cắt khá phức tạp, đất dốc tụ thuận lợi cho việc trồng lúa, màu 1- 2 vụ/năm; phần lớn diện tích là đất đỏ vàng hình thành trên đá phiến sét, phiến sa thạch có độ dốc khá lớn thuận lợi cho việc phát triển cây ăn quả và trồng rừng. Do địa hình phức tạp, chia cắt nhiều, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt nên đất đai thường bị xói mòn, rửa trôi nghiêm trọng, Thạch Hà có 6 nhóm đất đặc trưng và được phân bố như sau: Bảng 4.1. Các nhóm đất chính ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh STT Các nhóm đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 35 528,1 100,00 1 Nhóm đất cát 8 845,0 24,89 2 Nhóm đất mặn, phèn mặn 600,0 1,69 3 Nhóm đất phù sa không đựơc bồi 17 520,0 49,31 4 Nhóm đất xám bạc màu 3 754,0 10,57 5 Nhóm đất đỏ vàng trên đá Granit 860,1 2,42 6 Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá 3 949,0 11,12 (Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường – Thạch Hà năm 2007) Đồ thị 4.1. Tỷ lệ các nhóm đất chính thuộc huyện Thạch Hà 1. Nhóm đất cát: Phân bố chủ yếu ở các xã vùng ven biển và một số ít diện tích ở các xã Thạch Vịnh, thạch Tiến. Loại đất này thường được trồng đậu, lạc, khoai và rừng phòng hộ. 2. Nhóm đất mặn, phèn mặn: - Đất mặn phân bố rải rác ven theo các cửa sông, suối ở các xã ven biển. Đất này bị nhiễm mặn chủ yếu do ảnh hưởng của nước biển xâm nhập và tích luỹ trong đất do nước mặn tràn vào hoặc ngấm theo mạch ngang trong đất. - Đất phèn mặn là loại đất phèn không điển hình, chỉ xuất hiện phèn ít và trung bình và thường đi đôi với nước mặn. Nhóm đất này được hình thành trên đất ít mặn, phân bố tập trung ở các dải đất phù sa cửa sông có địa hình tương đối thấp. Hiện tại, một số vùng được cải tạo trồng lúa và nuôi trồng hải sản. 3. Nhóm đất phù sa không được bồi: Phân bố tập trung ở vùng đồng bằng, là sản phẩm của các con sông và suối nhỏ. Nhóm đất này có địa hình khá bằng phẳng, thành phần cơ giới nhẹ, độ phì thấp, lẫn nhiều sỏi sạn. 4. Nhóm đất xám bạc màu: Phân bố rải rác ở ven đồi có địa hình lượn sóng, thoát nước nhanh, tập trung ở các xã Thạch Điền, Nam Hương, Bắc Sơn, Thạch Ngọc và một phần các xã Thạch Minh, Thạch Vịnh, thích hợp với một số cây trồng cạn, cây ăn quả và cây lâm nghiệp. 5. Nhóm đất đỏ vàng: Có 5 loại chính: + Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: được hình thành trên đá phiến sét có màu đỏ vàng điển hình. Nhìn chung tầng đất khá dày thích hợp với nhiều loại cây trồng , đặc biệt là cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày. + Đất đỏ vàng trên đá macma axít: phân bố ở 6 xã vùng tây Thạch Hà, nhóm đất này thích hợp với các cây dài ngày như cao su, chè, cây ăn quả và một số cây ngắn ngày khác. + Đất vàng nhạt trên trên cát và cuội kết: tập trung ở các xã vùng đồi núi, nhóm đất này thích hợp với các loại cây trồng cạn và cây dài ngày. + Đất nâu vàng trên phù sa cổ: phân bố rải rác ở các xã với diện tích nhỏ lẻ. Loại đất này thích hợp trồng các loại cây trồng cạn như rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày và các loại cây lâu năm như chè, cao su, cây ăn quả. + Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: phân bố trên toàn bộ diện tích các xã vùng Bắc Thạch Hà và một số xã vùng Tây của huyện. 6. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: phân bố chủ yếu trên địa hình đôì núi các xã Thạch Điền, Nam Hương, Bắc Sơn, Thạch Ngọc và một phần Thạch Vịnh, Việt Xuyên. Loại đất này có tầng canh tác mỏng có thể phát triển cây lâm nghiệp, cây che phủ đất để cải tạo môi sinh. 4.1.3. Khí hậu: Thạch Hà nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam. Với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và á nhiệt đới có một mùa đông lạnh của miền Bắc, khí hậu Thạch Hà có 2 mùa khá rõ rệt: mùa hè từ tháng IV đến tháng X thường nóng và khô hạn kéo dài kèm theo nhiều đợt gió tây (gió lào) khô nóng, nhiệt độ có thể lên đến trên 400C, bốc thoát hơi nước tiềm năng (Potential Evapo-Transpiration – PET) đạt từ 184,0 đến 228,8 mm/tháng. Từ cuối tháng VII đến tháng X thường có nhiều đợt bão kèm theo mưa lớn gây ngập úng, lượng mưa lớn nhất đạt tới 500 mm/ngày đêm. Mùa đông từ tháng XI đến tháng III năm sau, thường có gió mùa đông bắc lạnh kèm theo mưa phùn, nhiệt độ có thể xuống dưới 7oC. Nhiệt độ trung bình năm 23,80C, tổng lượng mưa năm là 2642,3 mm, tổng số giờ nắng năm là 1662,6 giờ. HìNH 4.1. Bản đồ Hành Chính huyện Thạch Hà Đồ thị 4.2. Diễn biến một số yếu tố khí tượng tại Hà Tĩnh 4.1.4. Chế độ thuỷ văn Huyện Thạch Hà chịu ảnh hưởng chính của sông Nghèn, Rào Cái và sông Cày với tổng diện tích lưu vực gần 800km2, lưu lượng từ 36-40 triệu m3 nước/năm kèm theo khoảng 70.000 tấn bùn. Do gần cửa biển nên khi mưa lớn, kéo dài thì thường bị ngập úng trong thời gian ngắn. Vùng cửa sông thường gặp chế độ triều cường vụ sản xuất hè thu, nước mặn theo các sông đi sâu vào gây nhiễm mặn nhiều diện tích đất, ảnh hưởng đến việc lấy nước ngọt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. 4.2. Điều kiện kinh tế – xã hội: 4.2.1. Dân số, lao động và thu nhập: Tổng dân số của huyện Thạch Hà là 141.722 người (2007), bao gồm 9.180 nhân khẩu đô thị và 132.542 nhân khẩu nông thôn. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,68%. Mật độ dân số trung bình 399 người/km2. Số người trong độ tuổi lao động là 88.418 người, chiếm 62,39% dân số. Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 72.487 người, chiếm 81,98% số người trong độ tuổi lao động. Lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn khá cao. Nhìn chung, dân số của huyện Thạch Hà khá trẻ, nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên, phần lớn lực lượng lao động trẻ còn đang đi học, tìm kiếm việc làm trong và ngoài nước. Vì vậy, trên thực tế lực lượng lao động sản xuất nông nghiệp thiếu nghiêm trọng. Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp ở huyện Thạch Hà mang tính thời vụ, thu nhập thấp, thời gian rảnh rỗi nhiều mà không có việc làm nên cần phải tăng cường công tác đào tạo và phát triển ngành nghề để tạo việc làm cho người lao động. Đây là một sức ép lớn đối với huyện. Mức thu nhập bình quân trên đầu người năm 2006 đạt 7,5 triệu đồng/người, ngày càng có nhiều hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi, biết cách làm giàu. Năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo là 16,8% năm 2006 giảm chỉ còn 12,78%. Đời sống của một số bộ phận dân cư được cải thiện đáng kể. Bảng 4.2. Dân số và lao động huyện Thạch Hà năm 2007 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng 1 Tổng số nhân khẩu Người 141.722 - Thành thị Người 9.180 - Nông thôn Người 132.542 2. Tỷ lệ gia tăng dân số % 0,68 3. Trong độ tuổi lao động Người 88.418 4. Lao động trong các ngành Người 72.487 - Nông- lâm- ngư nghiệp Người 42.384 - Công nghiệp, xây dựng Người 14.296 - Dịch vụ, thương mại Người 15.807 (Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thạch Hà - 2007) 4.2.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Hệ thống giao thông: Hiện nay huyện Thạch Hà có 242,22 km đường nhựa, 153 km đường bê tông. Các tuyến giao thông chính trên địa bàn huyện có tổng chiều dài trên 100km, gồm Quốc lộ 1A từ cầu Già đến cầu Cày dài 15km; Quốc lộ 15A từ xã Mỹ Lộc đến ngã ba Khe Giao dài 3km, tỉnh lộ 3 từ xã Thạch Đài tới ngã ba Khe Giao dài 11km; tỉnh lộ 2 từ ngã ba Giang đến hết xã Việt Xuyên dài 7km; tỉnh lộ 19/5 dài 9km và đường liên xã từ trung tâm huyện đến các xã dài trên 60 km. Ngoài ra, Thạch Hà còn có hệ thống đường thủy trên sông Nghèn, sông Cày và biển Đông....Trong những năm gần đây, huyện đã đầu tư nâng cấp được 81km đường liên huyện, liên xã, thực hiện tốt chương trình giao thông nông thôn, đảm bảo đi lại thuận tiện, phát triển kinh tế – xã hội và điều kiện dân sinh. Hệ thống thủy lợi: Hệ thống cung cấp nước tưới cho đất nông nghiệp của huyện Thạch Hà chủ yếu dựa vào 2 nguồn chính là hồ Kẻ Gỗ và sông suối qua các trạm bơm. - Hồ Kẻ Gỗ cung cấp nước tưới cho 7.000 ha, trong đó tưới trực tiếp 5.500 ha. - Nguồn nước sông, suối do 66 trạm bơm với trên 300 máy bơm công suất từ 350m3/h đến 1.000m3/h với tổng năng lực tưới 4.180 ha. Thực tế có 2.219 ha được tưới nước từ 19 hồ, đập và 2 sông (sông Nghèn và sông Cày). Hệ thống này chủ yếu phục vụ tưới, tiêu cho các vùng trồng lúa tại 20 xã và thị trấn của huyện. Như vậy, hệ thống thủy lợi của huyện Thạch Hà chỉ mới đáp ứng được 50% nhu cầu tưới, tiêu cho diện tích đất canh tác của huyện. Hiện trạng hệ thống kênh mương bao gồm trên 750 tuyến kênh mương cấp NI, NII, NIII, với tổng chiều dài gần 150km. Hệ thống kênh mương chính và một số tuyến kênh mương nội đồng tại các xã đã được bê tông hóa nên giảm bớt được sự thất thoát nước tưới một cách đáng kể. Giáo dục - đào tạo: Những năm qua, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học được tăng cường, 100% số xã, thị trấn trong huyện có trường học kiên cố, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh. Hiện tại trên địa bàn toàn huyện có 32 trường mầm non với 434 giáo viên; 32 trường tiểu học với 433 lớp, 713 giáo viên; 7 trường trung học phổ thông với 361 lớp và 761 giáo viên. Phát triển mạng lưới y tế: Mạng lưới y tế của huyện gồm 32 cơ sở, trong đó có 1 bệnh viện, 1 trạm y tế khu vực và 31 trạm y tế xã, thị trấn với 150 giường bệnh; có 300 cán bộ y tế, trong đó 38 Bác sỹ, 55 Y sỹ. Nhìn chung mạng lưới y tế của huyện đã đảm bảo được công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân trong huyện. Văn hóa - Thể thao: Phong trào thể dục thể thao quần chúng ngày càng phát triển rộng khắp theo hướng xã hội hóa. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Đến nay, ngoài sân vận động chung của huyện, các xã và thị trấn đều có sân vận động riêng bố trí tại trung tâm xã. Toàn huyện hiện có 32 sân vận động ở huyện và trung tâm các xã và có 135 sân vận động mini ở các phường, thôn xóm, 40 sân cầu lông, 32 sân bóng chuyền. Các xã và thôn xóm đều có hệ thống truyền thanh nên các hoạt động thông tin, cổ động tuyên truyền, văn hoá, văn nghệ, phát thanh truyền hình thường xuyên hoạt động, kịp thời phổ biến đường lối chính sách, pháp luật, phong trào thi đua yêu nước... Hầu hết các xã có phong trào thể dục, thể thao dưới nhiều hình thức như gia đình thể thao, câu lạc bộ thể thao, đã cuốn hút đông đảo nhân dân tham gia. Hoạt động thể dục, thể thao quần chúng phát triển mạnh mẽ và trở thành phong trào sâu rộng trong đời sống nhân dân Các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện luôn được quan tâm khai thác và trùng tu tôn tạo như đền Lê Khôi, chùa Kim Dung,... đồng thời các xã và thị trấn đều có tượng đài ghi công các anh hùng liệt sỹ. Bưu chính – viễn thông – quốc phòng: Hiện tại trên địa bàn huyện có 1 bưu cục huyện và 31 bưu điện văn hóa xã, thị trấn; toàn huyện có 20 357 máy điện thoại, bình quân 15 máy/100 người dân. Công tác an ninh – quốc phòng luôn được chú trọng và tăng cường, đảm bảo cho việc giữ gìn an ninh chính trị, và cuộc sống bình yên trên địa bàn huyện, trong đó nổi bật là phong trào quần chúng nhân dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội: Thạch Hà là huyện có vị trí thuận lợi về giao thông, nguồn lao động trẻ, dồi dào, trình độ dân trí khá, có khả năng tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới. Tuy nhiên, nền kinh tế của Thạch Hà còn mang tính sản xuất nhỏ, khả năng nguồn vốn tại chỗ hạn hẹp, phát triển công nghiệp trên địa bàn như khai thác và bán khoáng sản thô (titan, sắt Thạch khê); công nghiệp chế biến chưa có; du lịch, dịch vụ mới đang là tiềm năng như bãi tắm Thạch Hải, vùng sinh thái hồ Kẻ Gỗ, các đền chùa.... chưa được khai thác. Tài nguyên đất của huyện Thạch Hà khá lớn và phong phú. Đất cát pha vùng ven biển có địa hình thấp trũng, thích hợp để nuôi trồng thủy sản, vùng đất vàn và vàn cao thích hợp cho cây trồng cạn, cây lâm nghiệp chịu hạn; đất vùng đồng bằng chủ yếu là đất cát pha có địa hình trũng, vàn, vàn cao thích hợp cho việc thâm canh lúa, hoa màu; đất đồi núi thuộc vùng bán sơn địa thích hợp với việc thâm canh cây trồng cạn, trồng cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Tuy nhiên, vào mùa khô hạn, do ảnh hưởng của gió Lào khô, nóng nhiều loại cây trộng gặp hạn hán nghiêm trọng, sinh trưởng, phát triển kém, năng suất thấp. Những năm thời tiết nắng nóng khắc nghiệt sản xuất nông nghiệp bị thất thu hoàn toàn. Trong mùa mưa với lượng mưa lớn, kết hợp với địa hình phức tạp nên dễ bị úng lụt trên quy mô lớn, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. Hiện nay, huyện Thạch Hà đã có cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất khá đầy đủ, ngành nông nghiệp có bước chuyển biến tích cực, công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp đang được đẩy mạnh, giá trị sản xuất nông nghiệp trên một ha canh tác luôn được nâng cao. Tuy nhiên, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng diễn ra còn chậm, việc xác lập phương hướng và kế hoạch sản xuất chưa thật phù hợp với điều kiện sinh thái và nhu cầu của thị trường. Sản xuất nông nghiệp mới chú trọng về vấn đề an ninh lương thực do đó nhiều loại nông sản tăng nhanh về khối lượng nhưng giá trị hàng hoá không cao, sức tiêu thụ chưa mạnh. Mức độ đầu tư thâm canh của nông dân chưa đồng đều, quá thấp so với nhu cầu của cây trồng trên chân đất đó. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất cũng như trình độ bảo quản, chế biến sau thu họach còn nhiều hạn chế, phần lớn làm theo kinh nghiệm. Quy mô sản xuất còn nhỏ, phân tán, các vùng sản xuất manh mún không tập trung nên chưa tạo ra những mặt hàng nông sản với số lượng lớn, giá trị kinh tế cao để chiếm lĩnh thị trường trong nước hoặc xuất khẩu, ngoại trừ mặt hàng lạc vỏ. 4.3. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Thạch Hà 4.3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai Huyện Thạch Hà có tổng diện tích tự nhiên 35 528,06 ha, trong đó có 22 353,8 ha đất nông nghiệp chiếm 64,09% diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp 7 066,83 ha chiếm 19,98% diện tích tự nhiên; đất nuôi trồng thuỷ sản 867,83 ha chiếm 2,44% diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp 8 437,60 ha chiếm 23,86% diện tích tự nhiên. Đặc biệt đất chưa sử dụng còn khá nhiều với 4 736,66 ha Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (2007) TT Mục đích sử dụng Mã Diện tích (ha) Tỷ Lệ (%) 1 Tổng diện tích tự nhiên NNP 35 528,06 100,00 1.1 Đất nông nghiệp SXP 22 353,80 62,92 1.1.1 Đất sản xuất nông nghiệp CHN 14 326,76 40,33 1.1.1.1 Đất trồng cây hàng năm LUA 10 939,46 30,79 1.1.1.2 Đất trồng lúa COC 9 546,52 26,87 1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác CLN 1 392,94 3,92 1.2.1 Đất trồng cây lâu năm LNP 3 387,30 9,53 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 7 066,83 19,98 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 3 727,83 10.49 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 3 339,00 9,40 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 867,83 2,44 1.4 Đất làm muối LMU 87,57 0,25 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 4,81 0,01 2 Đất phi nông nghiệp PNN 8 437,60 23,86 2.1 Đất ở OTC 772,66 2,,16 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 720,54 2,03 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 52,12 0,15 2.2 Đất chuyên dùng CDG 4 251,29 11,97 2.2.1 Đất cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 27,96 0,08 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 153,36 0,,43 2.2.3 Đất an ninh CAN 70,86 0,20 2.2.4 Đất phi nông nghiệp CSK 530,98 1,50 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 3468.29 9,96 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 43,17 0,12 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 402,65 1,13 2.5 Đất mặt nước chuyên dùng SMN 2967,67 8,35 3 Đất chưa sử dụng CSD 4736,66 13,33 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 2940,11 8,28 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 1 796,55 4,85 (Nguồn: Sở tài nguyên môi trường Hà Tĩnh - 2007) chiếm 13,33% diện tích tự nhiên. Tiềm năng đất tự nhiên khá dồi dào là tiềm năng lớn có thể khai thác để phát triển sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, rừng và nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, là giải đất hẹp ven biển miền Trung có khí hậu khắc nghiệt, để sử dụng tốt tiềm năng tài nguyên đất, huyện Thạch Hà và tỉnh Hà Tĩnh cần đầu tư tốt cơ sở hạ tầng, bổ sung các chính sách khuyến khích sản xuất và thu hút đầu tư mới có thể phát triển tốt hơn. 4.3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Tổng diện tích đất nông nghiệp của Thạch Hà là 22 353,8 ha trong đó có 10 939,46 ha đất trồng cây hàng năm, chiếm 48,94% diện tích đất nông nghiệp. Loại đất này chủ yếu được trồng lúa nước 2 vụ (9 546,25 ha chiếm 42,7%). Đất trồng cây hàng năm trên nương rẫy 3 b387,3 ha chiếm 15,15% diện tích đất nông nghiệp. Loại đất này ngoài lúa nương còn trồng các loại cây như đậu tương, ngô, vừng, lạc và khoai lang. Đất trồng cây công nghiệp lâu năm chỉ chiếm 5,99 ha (0,03%) với các loại cây phổ biến như mía, cao su… nhưng năng suất rất bấp bênh. Đất trồng cây ăn quả cả huyện khoảng 3 294,02 ha chiếm 14,74 % diện tích đất nông nghiệp. Các loại cây ăn quả chính gồm có bưởi Phúc Trạch, cam bù hoặc dứa, mít, chuối và hang xiêm. Do thời tiết bất thuận nên diện tích cây ăn quả phát Hình 4.2. Bản đồ sử dụng đất năm 2005 Huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thạch Hà (2007) TT Mục đích sử dụng Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP 22 353,80 100,00 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 14 326,76 64,09 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CH 10 939,46 48,94 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 9 546,52 42,70 1.1.1.2 Đất trồng lúa nước LUC 6 022,20 26,94 1.1.1.3 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 3 524,32 15,77 1.1.1.4 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1 392,94 6,23 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 3 387,30 15,15 1.1.2.1 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm LNC 87,29 0,39 1.1.2.2 Đất cây ăn quả lâu năm LNQ 5,99 0,03 1.1.2.3 Đất trồng cây lâu năm khác LNK 3 294,02 14,74 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 7 066,83 31,61 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 76,79 0,34 1.2.1.1 Đất có rừng tự nhiên sản xuất RSN 3 351,84 15,00 1.2.1.2 Đất có rừng trồng sản xuất RST 50,69 0,23 1.2.1.3 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng SX RSK 248,51 1,27 1.2.1.4 Đất trồng rừng sản xuất RS 333,90 1,49 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 23,30 0,10 1.2.2.1 Đất có rừng tự nhiên phòng hộ RPN 2 912,01 13,03 1.2.2.2 Đất có rừng trồng phòng hộ RPT 236,38 1,06 1.2.2.3 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng RPK 167,31 0,75 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 867,83 3,88 1.3.1 Đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn TSL 636,85 2,85 1.3.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt TSN 230,98 1,03 1.4 Đất làm muối LM 87,57 0,39 1.5 Đất nông nghiệp khác MK 4,81 0,02 (Nguồn: Sở tài nguyên môi trường Hà Tĩnh - 2007) Đồ thị 4.3. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Thạch Hà (2007) triển chậm., năng suất không cao. Trong các loại đất nông nghiệp, đất rừng có 3 727,83 ha chiếm 17,68% diện tích. Rừng tự nhiên khoanh nuôi sản xuất 3351,84 ha, rừng trồng 50,69 ha, rừng trồng phòng hộ 236,38 ha… có vai trò rất quan trọng đối với sản xuất và đời sống, đặc biệt là rừng phòng hộ ven biển có tác dụng phòng chống bão và chống cát bay, cát nhảy. Đất nuôi trồng thuỷ sản của huyện 867,83 ha chiếm 3,88% diện tích đất nông nghiệp. Trong số đó nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ chiếm 638,85 ha (2,85%) là một tiềm năng lớn có thể khai thác. Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn là một ngành sản xuất non trẻ nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, có thể đầu tư phát triển mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác phát triển nuôi trồng thuỷ sản cần chú ý đến vấn đề môi trường, tránh gây ra ô nhiễm sẽ khó bảo đảm nền sản xuất bền vững. 4.3.3. Đất nông nghiệp phân bố theo địa hình Để tìm hiểu phân bố đất nông nghiệp của các vùng sinh thái trong huyện, tìm hiểu phân bố các loại đất cao, vàn có thể bị ảnh hưởng của hạn hán đối với sản xuất chúng tôi tiến hành thống kê phân loại theo địa hình, kết quả thu được trình bày ở bảng 4.5. Bảng 4.5. Diện tích đất nông nghiệp phân bố theo địa hình TT D/T đất NN Vùng sinh thái Diện tích(ha) Cây trồng chính Tỷ lệ(%) Tổng 22 353,80 100,00 1 Đât cao Vùng 1 2 748,44 Lạc, đậu, CAQ, CLN 12,30 Vùng 2 4 731,54 Lạc, đậu, CAQ, CLN 21,17 Vùng 3 2 058,55 Khoai, cây lâm nghiệp 9,21 Tổng 9 538,53 42,67 2 Đất vàn Vùng 1 2 710,10 Lạc, lúa, đậu, rau 12,12 Vùng 2 2 120,23 Lạc, lúa, đậu, ngô 9,49 Vùng 3 1 181,94 Lạc, khoai, lúa, đậu, rau 5,29 Tổng 6 012,27 26,90 3 Đất thấp Vùng 1 3 605,15 Lúa 16,13 Vùng 2 1 610,41 Lúa 7,20 Vùng 3 1 587,44 Lúa 7,10 6 803,00 30,43 (Nguồn: Sở tài nguyên môi trường Hà Tĩnh - 2007) Nhận xét: Trên cả 3 vùng sinh thái, đất nông nghiệp có địa hình cao là 9 538,53 ha, chiếm 42,67% diện tích đất nông nghiệp; đất địa hình vàn 6 012,27 ha, chiếm 26,9% diện tích đất nông nghiệp. Trên 2 loại địa hình này thường được trồng 2 -3 vụ màu hoặc 1 lúa – 1 màu. Vụ đông xuân hoặc vụ hè thu trồng cây trồng cạn thường bị hạn hán nghiêm trọng, vì thế có thể nói từ 50 – 70% diện tích đất nông nghiệp của huyện Thạch Hà bị ảnh hưởng của hạn hán. Chỉ phần đất thấp có diện tích 6 803,00 ha (30,43%) ở 3 vùng sinh thái cấy lúa nước là không bị hạn. 4.3. Đánh giá hạn hán khí hậu huyện thạch hà, Hà tĩnh 4.3.1. Đặc điểm hạn hán khí hậu ở huyện Thạch Hà Theo tài liệu phân vùng khí hậu tự nhiên của viện KTTV (1990) thì Thạch Hà có đặc điểm khí hậu khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu vùng Bắc Trung Bộ đó là khí hậu nhiệt đới, gió mùa có 2 mùa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa nóng kéo dài từ tháng IV đến tháng X, chịu ảnh hưởng của 2 khu vực gió mùa Nam và Đông Nam châu á nên đầu mùa có kiểu hình thời tiết gió tây khô, nóng (gió Lào), nhiệt độ cao, ít mưa và cuối mùa lượng mưa tăng lên, nền nhiệt độ giảm xuống. Do chịu tác động mạnh mẽ của dải hội tụ nhiệt đới và các xoáy thuận (bão, áp thấp nhiệt đới), thời kỳ này nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,30C (tháng VII) và lượng mưa trung bình cao nhất là 651,8 mm (tháng X). Mùa lạnh kéo dài từ tháng XI đến tháng III năm sau có nhiệt độ vẫn còn khá thấp so với vùng ĐB&TDBB nhưng độ ẩm không khí khá cao do chịu ảnh hưởng của vịnh Bắc bộ. Những kiểu hình thời tiết điển hình thời kỳ lạnh, ẩm có nhiệt độ từ 15 0C đến 20 0C, độ ẩm trên 90%, thường có mưa phùn. Tập trung nghiên cứu về chế độ mưa, ẩm chúng tôi thấy, khí hậu vùng Thạch Hà, Hà Tĩnh phân hoá thành 2 mùa khô ẩm rõ rệt: mùa khô kéo dài từ tháng I đến tháng VII, còn mùa mưa từ tháng VIII đến tháng XII. Nằm ở vùng Đồng bằng hẹp ven biển, phía Tây là trung du có địa hình đồi bát úp và dãy Trường Sơn chạy dọc biên giới Việt Lào nên mùa khô ở Thạch Hà thường khá khắc nghiệt, hạn hán nghiêm trọng hơn so với vùng ĐB&TDBB. Để đánh giá tình trạng hạn hán trong mùa khô ở Thạch Hà chúng tôi tiến hành nghiên cứu diễn biến của các yếu tố khí tượng trong các vụ sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp do hạn hán tại địa phương. 4.3.2. Đặc điểm hạn hán vụ Đông Xuân ở Thach Hà, Hà Tĩnh Lượng mưa các tháng I, II ở Thạch Hà chỉ đạt được từ 68,0 – 102,0 mm trong khi lượng bốc hơi từ 26,9 – 35,7 mm. Tuy 2 tháng này có chỉ số ẩm dương (MI > 0) khi đánh giá chung nhưng tuần 2 tháng II có tần suất cấp ẩm nghiêm trọng đánh giá theo chỉ số ẩm (MI) ở mức cao (60,0%). Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu khí hậu ở Thạch Hà, Hà Tĩnh Tháng Ngày mưa Mưa (mm) Bốc hơi (mm) Nhiệt (0C) Nắng (giờ) PET (mm) MI I 13,3 102,0 35,7 17,3 79,2 60,2 69,5 II 14,3 68,0 26,9 18,0 48,9 52,1 30,6 III 13,6 56,0 33,0 20,7 70,2 77,1 -27,3 IV 10,4 71,1 52,8 24,3 137,8 129,8 -45,2 V 10,2 136,6 95,5 27,8 225,9 218,3 -37,4 VI 7,7 139,5 112,8 29,1 205,7 215,6 -35,3 VII 6,8 137,3 138,0 29,3 235,2 228,8 -40,0 VIII 11,0 209,7 100,3 28,5 180,9 184,0 14,0 IX 14,6 531,8 59,4 26,5 154,7 151,1 252,0 X 17,1 651,8 54,1 24,2 141,4 118,7 449,3 XI 16,4 378,9 46,1 21,2 96,0 77,2 390,9 XII 13,4 159,6 45,2 18,9 86,7 65,0 145,7 Năm 148,8 2642,3 799,8 23,8 1662,6 1496,2 76,6 Nguồn: Chương trình cấp Nhà nước 42A (Viện KT-TV) Đây là thời kỳ bắt đầu vụ xuân với các công việc như làm đất, gieo hạt và là thời kỳ mọc mầm, sinh trưởng của hầu hết các loại cây trồng cạn vụ đông xuân. Do cây còn nhỏ, độ ẩm đất vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu nước cho cây trồng. Sang tháng III mức độ khô hạn đã tăng lên đáng kể, lượng mưa tháng chỉ đạt 56,0 mm trong khi lượng bốc thoát hơi nước tiềm năng là 77,1 mm vì thế chỉ số ẩm đạt giá trị âm (MI = -27,3%). Đặc biệt các tuần 2 và 3 tháng III tần suất cấp khô hạn nghiêm trọng đạt tới 40%. Tháng IV, V và VI lượng mưa từ 71,1 đến 139,5 mm nhưng bốc thoát hơi nước tiềm năng (PET) tăng lên rất cao (129,8 đến 218,3 mm) do nhiệt độ, số nắng tăng lên. Chỉ số ẩm MI của cả 3 tháng chỉ đạt giá trị âm, đặc biệt các tuần tháng IV có cấp khô hạn nghiêm trọng lên tới 60% và tháng VI từ 60 – 80%. Thời kỳ này các loại cây trồng đang sinh trưởng thân lá mạnh nên nhu cầu nước rất cao, đặc biệt vào thời kỳ cây ra hoa, làm quả xảy ra hạn hán nghiêm trọng nên làm giảm năng suất và phẩm chất nông sản. Tháng V, trong từng tuần vẫn còn xảy ra hạn hán cục bộ ở mỗi địa phương do lượng mưa phân bố không đều. Cấp thiếu ẩm nghiêm trọng ở tuần 1 là 40% và tuần 2 là 60%( bảng 4.6; 4.7). 4.3.3. Đặc điểm hạn hán vụ hè thu ở Thạch Hà, Hà Tĩnh Tháng VI, VII là thời kỳ sinh trưởng thân lá của hầu hết các loại cây trồng cạn ngắn ngày vụ hè thu. Lượng mưa trong tháng VII mới chỉ đạt 137,3 mm trong khi lượng bốc thoát hơi nước tiềm năng là 228,8 mm nên chỉ số ẩm của tháng vẫn mang trị số âm (MI = - 40,0%). Để hạn chế tác hại của hạn hán, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển bình thường người dân cần phải áp dụng các biện pháp giữ ẩm, chống hạn như che phủ rơm rạ hoặc nilon, đặc biệt vào tuần 1, 2 tháng VII tần suất cấp khô hạn nghiêm trọng đạt tới từ 40 – 100%. Mùa mưa ở Hà Tĩnh bắt đầu xảy ra từ tháng VIII với lượng mưa tăng lên 209,7 mm, bắt đầu vượt giá trị bốc thoát hơi nước tiềm năng nên chỉ số ẩm đạt Bảng 4.7. Tần suất các mức khô hạn theo chỉ số ẩm (MI) vụ đông xuân Đơn vị tính: (%) Tháng Tuần Thiếu ẩm nghiêm trọng Rất thiếu ẩm Thiếu ẩm Đủ ẩm I 1 20,0 80,0 2 40,0 20,0 40,0 3 20,0 40,0 40,0 Tháng 60,0 40,0 II 1 40,0 20,0 40,0 2 60,0 20,0 20,0 3 40,0 20,0 40,0 Tháng 40,0 20,0 40,0 III 1 40,0 60,0 2 40,0 20,0 40,0 3 40,0 40,0 20,0 Tháng 20,0 60,0 20,0 IV 1 60,0 40,0 2 60,0 20,0 20,0 3 60,0 40,0 Tháng 40,0 40,0 20,0 V 1 40,0 40,0 20,0 2 60,0 40,0 3 20,0 60,0 20,0 Tháng 20,0 20,0 20,0 40,0 VI 1 60,0 20,0 20,0 2 80,0 20,0 3 80,0 20,0 Tháng 60,0 20,0 20,0 Ghi chú: Số liệu trung bình 5 năm 2003 - 2007 Bảng 4.8. Tần suất các mức khô hạn theo chỉ số ẩm (MI) vụ hè thu Đơn vị tính: (%) Tháng Tuần Thiếu ẩm nghiêm trọng Rất thiếu ẩm Thiếu ẩm Đủ ẩm VII 1 60,0 40,0 2 100,0 3 20,0 40,0 40,0 Tháng 40,0 20,0 20,0 20,0 VIII 1 20,0 40,0 40,0 2 20,0 20,0 60,0 3 20,0 60,0 20,0 Tháng 20,0 20,0 60,0 IX 1 20,0 80,0 2 20,0 80,0 3 20,0 20,0 60,0 Tháng 100,0 X 1 20,0 80,0 2 20,0 20,0 60,0 3 40,0 60,0 Tháng 20,0 80,0 XI 1 40,0 60,0 2 20,0 80,0 3 20,0 40,0 40,0 Tháng 40,0 60,0 XII 1 20,0 20,0 60,0 2 20,0 20,0 60,0 3 20,0 40,0 40,0 Tháng 20,0 20,0 60,0 Ghi chú: Số liệu trung bình 5 năm 2003 - 2007 được giá trị dương (MI = 14%). Đây là điều kiện thuận lợi cho cây trồng vụ hè thu sinh trưởng và phân hoá mầm hoa tốt để cho năng suất cao. Tuy nhiên, trong tuần 1 tần suất cấp mức thiếu ẩm vẫn còn đạt 40%, chỉ 2 tuần cuối tháng 8 độ ẩm mới tăng lên đáng kể nên vẫn cần áp dụng các biện pháp che phủ giữ ẩm nhất là những năm mùa mưa đến muộn hơn. Các tháng IX, X và XI lượng mưa đột ngột tăng lên rất cao (từ 378,9 đến 531,8 mm) nên chỉ số ẩm tăng lên khá cao. Đối với cây trồng, lượng mưa cao giúp cây sinh trưởng tốt nhưng một số chân đất thấp có thể bị úng, làm chết cây., đặc biệt là cây trồng cạn vụ thu như lạc, đậu tương, mè vừng... Đối với lúa mùa, lượng mưa cao là điều kiện thuận lợi cho lúa đẻ nhánh và phân hoá mầm hoa. Tuy nhiên lượng mưa cao vào tháng X, XI có thể ảnh hưởng đến thời kỳ thu hoạch lúa nên cần có biện pháp chủ động phòng tránh. Tháng XII, tuy lượng mưa giảm xuống chỉ còn 159,6 mm, nhưng vẫn còn cao hơn bốc thoát hơi nước tiềm năng (PET = 145,7 mm) nên vẫn chưa bị hạn hán xảy ra đối với cây trồng. Tháng XII người nông dân bắt đầu làm đất, riển khai gieo trồng cây vụ đông xuân cho năm sau, tần suất cấp khô hạn thời kỳ này chỉ ở mức 20% nên cây trồng sinh trưởng, phát triển khá thuận lợi. Như vậy, hạn hán ở Thạch Hà, Hà Tĩnh xảy ra rất nghiêm trọng vào vụ đông xuân và thời kỳ đầu vụ hè thu. Nhờ đặc điểm phân bố theo mùa của hạn hán chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp giữ ẩm chống hạn nhằm duy trì độ ẩm đất ở mức độ cho phép qua mùa khô hạn, làm tăng năng suất cây trồng. 4.4. Cơ cấu diện tích cây trồng chính và phương thức luân canh 4.4.1. Biến động diện tích cây trồng hàng năm So sánh diện tích cây trồng hàng năm cho thấy, năm 2007 tổng diện tích cây hàng năm giảm 3 654,9 ha, trong đó diện tích cây lương thực giảm 2 167,6 ha; cây có củ giảm 517,8 ha; cây công nghiệp ngắn ngày giảm 1 453,8 ha. Nhìn chung, nguyên nhân dẫn đến giảm diện tích cây hàng năm là do tình hình thời tiết những năm gần đây khắc nghiệt hơn. Bảng 4.9. Biến động diện tích cây hàng năm giai đoạn 2005 - 2007 Đơn vị tính: ha TT Cây trồng Năm 2005 Năm 2007 Biến động tăng/giảm (+/-) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích 26 008,7 100,00 22 353,8 100,00 - 3.654,9 1 Cây lương thực 16 847,9 64,88 14 680,3 65,67 - 2.16._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhan 4. KQNC, KL, TLTK.doc
  • doc1,2 Mo dau, Tong quan.doc
  • doc3 PPNC.doc
  • docBIA new.doc
  • docKhung phu luc.doc
  • docmuc luc.doc
  • docPhu luc A.doc
  • docXu ly nang suat.doc
Tài liệu liên quan