Mở Đầu
Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phần lớn các nông sản thu được đều phải thông qua đất. Hiện nay, với mức tăng trưởng kinh tế nhanh và sức ép và dân số, nhu cầu đời sống nhân dân tăng cao nên mức độ đòi hỏi của người dân cũng cao không chỉ về mặt lương thực, thực phẩm mà cả về đất ở và các cơ sở hạ tầng khác phục vụ sinh hoạt. Chính vì vậy sản xuất nông nghiệp
117 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 7251 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Đánh giá thích hợp đất đai và đề xuất cơ cấu cây trồng huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phải theo hướng thâm canh tăng vụ, tăng năng xuất cây trồng. Do đó việc đánh giá chất lượng đất đai là hết sức cần thiết để phục vụ cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất có hiệu quả.
Nhiều năm trước đây, hầu hết các tỉnh đã xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai (ngắn trung và dài hạn) hay là bản đồ quy hoạch các cây trồng cụ thể nhằm phục vụ chiến lược phát triển kinh tế của mình. Những quy hoạch đó góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phục vụ đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của nước ta. Tuy nhiên, do có nhiều hạn chế, còn nặng về thổ nhưỡng (Soil) mà ít hoặc chưa quan tâm đến đất đai (Land), sử dụng đất đai (Land use) và đánh giá đất đai (Land evaluation) nên những quy hoạch đó chưa có độ chính xác cao và các phương pháp xây dựng nhiều khi chưa thống nhất. Từ những năm 1960, Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) đã tập hợp lực lượng gồm các chuyên gia nghiên cứu đất đai trên Thế giới để xây dựng phương pháp điều tra đánh giá tài nguyên đất và khả năng sử dụng đất đai toàn cầu và trên cơ sở đó áp dụng cho các khu vực và các nước. FAO đã đưa ra nhiều tài liệu hướng dẫn về phân loại đất, xây dựng bản đồ đất, đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất đai,… Phương pháp của FAO đã kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp của các nước trên Thế giới và đã chứng minh được tính ưu việt của nó. Phương pháp này đã được các nước quan tâm thử nghiệm, vận dụng và chấp nhận là phương pháp tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai, bố trí hệ thống cây trồng và quy hoạch sử dụng đất.
Những năm gần đây, theo nghị quyết của Đảng và Nhà nước, các địa phương đều quan tâm vào lĩnh vực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng các mô hình canh tác,… trên cơ sở tiến hành công tác đánh giá đất đai. Nhiều địa phương đã đề xuất được những giống cây trồng thích hợp cho từng vùng đất với hiệu quả kinh tế cao phục vụ phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và quy hoạch sử dụng đất.
Hải Hà là một huyện miền núi biên giới nằm ở Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh. Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước Hải Hà cũng đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng tốc độ phát triển còn chậm, chủ yếu dựa vào phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực lúa gạo chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền sản xuất nông lâm nghiệp của huyện. Với vị trí thuận lợi, tiềm năng đất đai đa dạng, tiềm lực xã hội lớn như vậy thì hướng phát triển nông lâm nghiệp như vậy sẽ không khai thác hết các tiềm năng sẵn có, không đẩy nhanh được sự phát triển kinh tế của huyện. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển chậm của huyện. Do vậy, trong những năm tới để phát huy hết tiềm năng sẵn có của huyện về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội thì việc đánh giá tiềm năng đất đai là rất cần thiết để xác định được hướng bố trí, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu “ Đánh giá thích hợp đất đai và đề xuất cơ cấu cây trồng huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh” được tiến hành.
Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá hiện trạng cây trồng.
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
- Đánh giá khả năng thích nghi đất đai với một số cơ cấu cây trồng chính.
- Đề xuất hướng bố trí cây trồng.
3. ý nghĩa khoa học của đề tài:
- Góp phần hoàn thiện ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO đối với đơn vị cấp huyện ở Việt Nam.
- Bước đầu xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về đất và quản lý đất đai ở tỷ lệ lớn cho toàn huyện.
4. ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
- Làm tài liệu tham khảo cho các nhà lãnh đạo, nhà quản lý chỉ đạo và điều hành và sản xuất ở huyện Hải Hà về chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiện tại và trong tương lai.
Chương 1:
Tổng quan về tài liệu và cơ sở khoa học của đề tài
Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng:
Một số khái niệm trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng:
* Khái niệm về cơ cấu cây trồng:
Cơ cấu cây trồng được xuất phát từ thuật ngữ “Cơ cấu theo thuyết cấu trúc (Structuraism) và học thuyết tổ choc hữu cơ (Organism)”, cơ cấu có thể hiểu như là một cơ thể được hình thành trong một môi trường nhất định. Trong đó các bộ phận hay yếu tố của nó được cấu tạo có tính quy luật và hệ thống theo một trật tự và tỷ lệ thích ứng ( Đào Thế Tuấn 1978) [30]. Nội dung của nó là biểu hiện vị trí, vai trò của từng bộ phận hợp thành và có mối quan hệ tương tác lẫn nhau trong tổng thể (Phạm Chí Thành 1994) [25]. Một cơ cấu có thể thay đổi để phù hợp với điều kiện khách quan nhất định (Phạm Chí Thành – Trần Đức Viên, 1992 [22]. Từ đó cơ cấu cây trồng được hiểu là thành phần các giống và các loài cây được bố trí theo không gian và thời gian trong một hệ sinh thái nông nghiệp, nhằm sử dụng hợp lý nhất các nguồn lực về tự nhiên và kinh tế – xã hội sẵn có của một vùng ( Đào Thế Tuấn, 1984 [33].
Cơ cấu cây trồng là bộ phận chủ yếu của sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu cây trồng được xác lập bởi cơ cấu các nhóm cây trồng, trong loại cây với tổng thể ngành trồng trọt. Cơ cấu cây trồng được thể hiện qua tỷ lệ phần trăm về diện tích gieo trồng, giá trị sản lượng và một số chỉ tiêu khác trong một cơ sở sản xuất hay một vùng sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu cây trồng còn là sự định hình về mặt tổ chức cây trồng trên đồng ruộng bao gồm: Cây trồng; vị trí cây trồng; tỷ lệ từng loại cây trồng với nhau, mối quan hệ này có tính xác định lẫn nhau trong một cơ cấu tạo thành hệ thống cây trồng (Bùi Huy Đáp, 1972) [8].
* Khái niệm về cơ cấu cây trồng hợp lý:
Theo Đào Thế Tuấn (1989) [34], Phùng Đăng Chinh – Lý Nhạc (1987) [5], cơ cấu cây trồng hợp lý với đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của từng vùng. Cơ cấu cây trồng hợp lý còn là sự thể hiện tính hiệu quả của mối quan hệ của các loại cây trồng được bố trí trên đồng ruộng, làm cơ sở cho ngành trồng trọt trong nông nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ, vững chắc theo hướng sản xuất thâm canh gắn với đa canh, sản xuất hàng hóa và có hiệu quả kinh tế cao. Cơ cấu cây trồng là một thực tế khách quan, được hình thành từ điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội cụ thể và vận động theo thời gian.
* Khái niệm về chuyển đổi cơ cấu cây trồng :
Là sự thay đổi tỉ lệ phần trăm của diện tích gieo trồng, giá trị sản lượng của nhóm cây trồng trong nhóm hoặc trong tổng thể và nó chịu sự tác động, thay đổi của yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội. Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng là quá trình thực hiện bước chuyển từ hiện trạng cơ cấu cây trồng cũ sang một cơ cấu cây trồng mới (Đào Thế Tuấn, 1978) [30].
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng chính là việc thay đổi tỷ lệ các loại cây trồng trên một đơn vị diện tích đất canh tác, là việc đưa vào sản xuất những loại cây trồng có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, thay cho những loại cây trồng cũ năng suất thấp, chất lượng kém để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa, phù hợp với yêu cầu của thị trường (Vũ Thị Phương Thụy, 1995) [36].
Như vậy chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Cơ cấu cây trồng phải phù hợp với yêu cầu của thị trường.
- Phải khai thác có hiệu quả tiềm năng về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội của mỗi vùng.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải lợi dụng triệt để được những đặc tính sinh học của mỗi loại cây trồng, phù hợp với các điều kiện ngoại cảnh, nhằm giảm tối đa sự phá hoại của dịch bệnh và các điều kiện thiên tai khắc nghiệt gây ra.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải tính đến sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật và việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
- Về mặt kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải đảm bảo có hiệu quả kinh tế cao, sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
1.1.2. Các yếu tố cần quan tâm khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng:
Từ các khái niệm trên có thể tóm tắt như sau: Hệ thống cây trồng là một thể thống nhất trong mối quan hệ tương tác giữa các loại, giống cây trồng được bố trí hợp lý trong không gian và thời gian, tức là mối quan hệ giữa các loại, giống cây trồng trong từng vụ và giữa các vụ trên một mảnh đất trong mọi hệ sinh thái.
Nghiên cứu hệ thống cây trồng trong hệ thống nông nghiệp nhằm bố trí lại hoặc chuyển đổi chúng để tăng hệ số sử dụng đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cũng như sử dụng tối đa các nguồn lực về vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật, lao động,…để nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm, lợi nhuận trên một đơn vị diện tích.
*Các nhân tố ảnh hưởng đến cây trồng và hệ thống cây trồng:
+ Các nhân tố tự nhiên:
- Đất đai: Loại đất, các tính chất đất đai như: Độ ẩm, độ chặt, thành phần cơ giới, độ chua, CEC, các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng trong đất,...
- Địa hình: Đồi núi, bằng phẳng, hoặc chia ra cao, vàn, thấp, trũng.
- Khí hậu thời tiết, địa chất thủy văn.
- Nguồn nước: Bao gồm cả nước mặt và nước ngầm.
- Thảm thực bì: Phân tích ảnh hưởng đến khả năng giữ nước, chống xói mòn,...
+ Các nhân tố kinh tế – xã hội:
- Các cơ sở hạ tầng.
- Các nguồn vốn.
- Tình hình thị trường trong và ngoài nước.
- Nguồn lao động: Cả chân tay và trí óc.
- Tập quán và kinh nghiệm sản xuất.
- Dự báo các tiến bộ kỹ thuật và khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật.
- Hệ thống các chính sách.
+Các nhân tố về tổ chức sản xuất và kỹ thuật.
- Các đơn vị thực hiện hệ thống.
- Phân tích điểm mạnh, yếu của đơn vị hộ nông dân làm cơ sở để thực hiện hệ thống.
- Các mô hình quản lý: Hợp tác xã, trang trại, các cơ sở Nhà nước,...
Trong các yếu tố trên, các yếu tố về điều kiện kinh tế – xã hội và các nhân tố về tổ chức và kỹ thuật là các yếu tố có thể thay đổi theo chiều hướng tốt, còn các yếu tố về điều kiện tự nhiên là rất khó thay đổi, mà chúng lại là nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng trong hệ thống. Chính vì vậy, để chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả cao nhất, cần phải nắm rõ được các yếu tố về tự nhiên để đề ra các phương hướng phát triển sản xuất hợp lý nhất, đạt hiệu quả cao nhất và đảm bảo phát triển bền vững nhất. Do đó đánh giá chất lượng đất đai là việc làm không thể thiếu được trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong phát triển nông nghiệp.
Sơ đồ1: Mối quan hệ giữa hệ thống cây trồng và hệ thống nông nghiệp
- Môi trường
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện KT -XH
Đầu
vào
Công thức luân canh
Cây trồng
Năng suất
Chất lượng
Giá cả
Đầu
ra
Hệ thống nông nghiệp
Hệ thống
Chế biến
Hệ thống
Trồng trọt
Hệ thống
chăn nuôi
Hệ thống cây trồng
1.2. Đánh giá đất đai:
Theo A. Young: Đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của đất đai cho một hoặc một số loại sử dụng đất đai được đưa ra để lựa chọn. FAO đã định nghĩa về đánh giá đất đai : Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai theo yêu cầu của đối tượng sử dụng (FAO,1976 ) [48].
Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (Landscape Ecology), đất đai được coi là vật mang (Carrier) của hệ sinh thái (Eco-System). Trong đánh giá phân hạng, đất đai được định nghĩa như sau: “Một vạt đất xác định về mặt địa lý là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như là: không khí, đất, điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động hiện nay và trước đây của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng, có ý nghĩa tới việc sử dụng vạt đất đó của con người hiện tại và trong tương lai. (Brinkman R. and Smyth A.J. -1973) [43]. Như vậy, đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian, thời gian, điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội. Đặc điểm của đất đai được sử dụng trong đánh giá là những tính chất của đất đai mà ta có thể đo lường hoặc ước lượng được. Có rất nhiều đặc điểm nhưng đôi khi chỉ lựa chọn những đặc điểm chính, có ảnh hưởng trực tiếp và có ý nghĩa tới đất đai của vùng nghiên cứu.
1.2.1. Các kết quả nghiên cứu về đánh giá đất đai:
1.2.1.1. Các nghiên cứu về đánh giá đất đai trên thế giới:
Đánh giá đất đai cần các nguồn thông tin: Đất (cùng với khí hậu, nước, thảm thực vật tự nhiên,…), tình hình sử dụng đất và các thông tin về điều kiện kinh tế – xã hội. Tùy theo mục đích và điều kiện cụ thể, mỗi nước đã đề ra nội dung phương pháp đánh giá đất đai cho từng mức độ chi tiết trên từng tỷ lệ bản đồ của mình. Đã có rất nhiều các phương pháp đánh giá đất đai khác nhau, nhưng nhìn chung có hai khuynh hướng: đánh giá đất đai về mặt tự nhiên và đánh giá đất đai về mặt kinh tế.
Đánh giá đất đai về măt tự nhiên nhằm xác định tiềm năng và mức độ thích hợp của đất đai với các mục đích sử dụng đất cụ thể.
Đánh giá đất đai về mặt kinh tế là đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế trên một loại hình sử dụng đất đai nhất định, trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu kinh tế nhằm so sánh về mặt giá trị trong các kiểu sử dụng đất ở cùng một loại để tìm ra kiểu sử dụng đất có hiệu quả nhất.
Đánh giá đất đưa ra nhiều phương pháp khác nhau để giải thích hoặc dự đoán việc sử dụng tiềm năng đất đai, từ phương pháp thông thường đến mô tả bằng máy tính. Có thể tóm tắt đánh giá đất bằng 3 phương pháp cơ bản sau:
- Đánh giá về mặt tự nhiên theo định tính,chủ yếu dựa trên sự xét đoán chuyên môn.
Đánh giá về mặt tự nhiên dựa trên phương pháp thông số.
Đánh giá đất về măt tự nhiên theo định lượng dựa trên các mô hình mô phỏng quá trình định lượng.
* Tình hình đánh giá đất đai ở Liên Xô (cũ):
Đánh giá đất đai ở đây đã xuất hiện từ trước thế kỷ thứ 19. Tuy nhiên, đến những năm 60 của thế kỷ 20, việc phân hạng và đánh giá đất đai mới được quan tâm và tiến hành trên cả nước Liên Xô cũ theo quan điểm đánh giá đất cuả Docutraep (1846 – 1903) bao gồm 3 bước:
Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (so sánh các loại thổ nhưỡng theo tính chất tự nhiên.
Đánh giá khả năng sản xuất của đất (yếu tố được xem xét kết hợp với yếu tố khí hậu, độ ẩm, địa hình).
Đánh giá kinh tế đất (chủ yếu là đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất).
Phương pháp này quan tâm nhiều đến khía cạnh tự nhiên của đất đai, chưa xem xét kỹ các khía cạnh kinh tế – xã hội của việc sử dụng đất.
Quan điểm đánh giá đất của Docutraep áp dụng phương pháp cho điểm các yếu tố, đánh giá trên cơ sở thang điểm đã được xây dựng thống nhất. Dựa trên quan điểm khoa học của ông, các thế hệ học trò của ông đã bổ sung, hoàn thiện dần, do đó phương pháp đánh giá đất của Docutraep đã được thừa nhận và phổ biến ra nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước thuộc hệ thống XHCN trước đây. Ngoài những ưu điểm trên, phương pháp đánh giá của Docutraep cũng còn một số hạn chế như quá đề cao khả năng tự nhiên của đất, hay đánh giá không dung hòa quy luật tối thiểu với phương pháp tổng hợp các yếu tố riêng biệt. Mặt khác, phương pháp đánh giá đất đai cho điểm cụ thể chỉ đánh giá được đất hiện tại không đánh giá được đất đai trong tương lai, tính linh động kém vì chỉ tiêu đánh giá đất đai ở các vùng cây trồng khác nhau là khác nhau do đó không thể chuyển đổi việc đánh giá đất đai giữa các vùng khác nhau (Nguyễn Văn Thân, 1995) [26].
Về sau,đến đầu những năm 80, công tác đánh giá đất đai được thực hiện trên toàn Liên bang với mục tiêu chỉ đạo nhằm nhiều mục đích:
Để xác định hiệu quả kinh tế sử dụng đất.
Đánh giá và so sánh hoạt động kinh doanh của các Xí nghiệp.
Dự kiến số lượng và giá thành sản phẩm, là cơ sở để đảm bảo công bằng trong thu mua và giao nộp sản phẩm.
Hoàn thiện kế hoạch sản xuất và xây dựng các đề án quy hoạch.
Đánh giá đất đai được thực hiện theo hai hướng: Đánh giá chung và đánh giá riêng (theo hiệu suất từng loại cây trồng). Trong đó các chỉ tiêu đánh giá chính là:
Năng suất và giá thành sản phẩm.
Mức hoàn vốn.
Lãi thuần.
Cây trồng cơ bản để đánh giá đất đai là cây ngũ cốc và cây họ đậu.
Đánh giá đất đai được tiến hành theo các trình tự sau:
1. Chuẩn bị.
2.Tổng hợp tài liệu.
3. Phân vùng đánh giá đất đai.
4. Xác định đơn vị đất đai.
5.Xây dựng thông số cơ bản cho từng nhóm đất.
6. Xây dựng thang đánh giá đất đai.
7. Xác định các tiêu chuẩn đánh giá đất đai cho các cơ sở sản xuất.
Ngoài ra còn quy định đánh giá cụ thể cho: Đất có tưới, đất được tiêu úng, đất đồng cỏ,...
* Tình hình đánh giá đất đai ở Mỹ:
Đánh giá phân hạng đất đai được ứng dụng rộng rãi theo hai phương pháp:
- Phương pháp tổng hợp: lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm tiêu chuẩn và chú ý đi vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng.
- Phương pháp yếu tố: bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh tế để so sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm hoặc 100% để làm mốc so sánh với các đất khác.
ở mức tổng quan, Mỹ đã phân hạng đất đai bằng phương pháp quy nhóm đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Toàn bộ đất đai của nước Mỹ được phân thành 8 nhóm trong đó có 4 nhóm có khả năng sản xuất lâm nghiệp, còn lại 2 nhóm hiện tại không có khả năng sử dụng.
*Tình hình đánh giá đất đai ở một số nước châu Âu khác:
Đánh giá đất đai chủ yếu thực hiện theo cả hai hướng :
- Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên, xác định tiềm năng sản xuất của đất đai (Phân hạng định tính).
- Nghiên cứu các yếu tố kinh tế, xác định mức sản xuất thực tế của đất đai (Phân hạng định lượng).
Thông thường áp dụng phương pháp so sánh bằng tính điểm hoặc tính phần trăm.
ở Bungari, việc phân hạng dựa trên cơ sở các yếu tố đất đai được chọn để đánh giá là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến độ phì nhiêu và sự sinh trưởng và phát triển của từng loại cây trồng, như: thành phần cơ giới; mức độ mùn; độ dầy tầng đất; các tính chất lý, hóa học của đất,…Qua đó hệ thống lại thành các nhóm và chia thành các hạng đất, được phân chia rất chi tiết với 10 hạng (với mức chênh lệch 10 điểm) thuộc 5 nhóm: rất tốt; tốt; trung bình; xấu và không sử dụng được.
ở Anh có hai phương pháp đánh giá đất là dựa vào sức sản xuất tiềm năng của đất hoặc dựa vào sức sản xuất thực tế của đất.
- Phương pháp đánh giá đất dựa vào thống kê sức sản xuất thực tế của đất: Cơ sở của phương pháp này là dựa vào năng suất bình quân nhiều năm so với năng suất thực tế trên đất lấy làm chuẩn.
- Phương pháp đánh giá đất đai dựa vào thống kê sức sản xuất tiềm tàng của đất: Phương pháp này chia làm các hạng, mô tả mỗi hạng trong quan hệ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố hạn chế của đất đối với việc sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.
* Tình hình đánh giá đất đai ở ấn Độ và các vùng nhiệt đới ẩm ở Châu Phi:
Thường áp dụng phương pháp tham biến, có tính đến sự phụ thuộc của một số tính chất đất đối với sản xuất, các nhà khoa học đất đi sâu nghiên cứu, phân tích về các đặc trưng thổ nhưỡng có ảnh hưởng đến sản xuất như: sự phát triển của phẫu diện đất (sự phân tầng, cấu trúc đất, CEC,…), mầu sắc đất, độ chua, độ no bazơ (V%), hàm lượng mùn. (Đào Châu Thu, Nguyễn Khang, 1998) [72].
Kết quả phân hạng cũng được thể hiện dưới dạng phần trăm hoặc điểm.
Như vậy các nước trên thế giới đều đã nghiên cứu về đánh giá và phân hạng đất đai ở mức khái quát chung cho cả nước và ở mức chi tiết cho các vùng cụ thể. Hạng đất phân ra đều thể hiện tính thực tế theo điều kiện từng nước.
Qua quá trình nghiên cứu,các chuyên gia đất đã nhận thấy cần có những cuộc thảo luận quốc tế nhằm đạt được sự thống nhất và tiêu chuẩn hóa các phương pháp. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của đánh giá đất đai, phân hạng đất đai làm cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai, Tổ chức Nông Lương của Liên hiệp quốc(FAO) đã tổ chức tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nước và đề ra phương pháp đánh giá đất đai dựa trên cơ sở phân loại đất đai thích hợp (Land suitability classification). Cơ sở của phương pháp này là so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất với chất lượng đất, gắn với phân tích các khía cạnh về kinh tế – xã hội, môi trường để lựa chọn phương án sử dụng đất tối ưu. Đó chính là đề cương đánh giá đất đai được công bố năm 1976, làm cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng đất đai trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững.
Tài liệu này được cả Thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và đã được chấp nhận và công nhận là phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai. Tiếp theo đó, FAO đã xuất bản hàng loạt các tài liệu hướng dẫn về đánh giá đất đai trên từng đối tượng cụ thể:
Đánh giá đất cho nông nghiệp nhờ nước trời (1983)
Đánh giá đất cho các vùng (1984)
Đánh giá đất cho vùng nông nghiệp được tưới (1985)
Đánh giá đất cho đồng cỏ (1989)
Theo hướng dẫn của FAO, việc đánh giá đất cho các vùng sinh thái và các vùng lãnh thổ khác nhau là nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững và hợp lý. Như vậy, đánh giá đất đai phải được xem xét nhân dân ta đã đánh giá đất với cách thức hết sức đơn giản như: đất tốt, đất xấu. Dưới thời phong kiến, đất được đánh giá theo kinh nghiệm quản lý, đánh thuế, mua bán. Đến thời thực dân phong kiến, đã có một số công trình nghiên cứu về đất do một số nhà khoa học người Pháp chủ trì với ý đồ lập đồn điền, trang trại. (Nguyễn Căn Thân, 1995) [26].
Năm 1954, hòa bình lập lại, ở miền Bắc, Vụ Quản lý Ruộng đất, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã tiến hành nghiên cứu phân hạng đất các vùng sản xuất nông nghiệp (áp dụng phương pháp đánh giá đất đai của Docutraep). Các chỉ tiêu chính để phân hạng là tính chất và điều kiện sinh thái của vùng sản xuất nông nghiệp. Kết quả đã phân chia đất thành 4 đến 7 hạng đất (theo yêu cầu của cơ sở sử dụng đất) bằng cách phân hạng đánh giá đất theo giá trị tương đối của đất.
Từ sau năm 1975, đất nước được giải phóng, Nam Bắc thống nhất thì việc đánh giá tài nguyên đất đai của cả nước để phục vụ việc xây dựng và phát triển kinh tế nói chung và sản suất nông lâm nghiệp nói riêng là yêu cầu bức bách đối với các nhà khoa học đất và quản lý đất đai. Bản đồ đất toàn quốc tỷ lệ 1/1.000.000 đã được xây dựng cùng với một hệ thống phân loại đất có thuyết minh chi tiết kèm theo. Bên cạnh đó, nhiều công trình khoa học về nghiên cứu đánh giá đất đai cũng đã được công bố.
Từ đầu những năm 1970, Bùi Quang Toản cùng nhiều nhà khoa học khác của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã nghiên cứu và thực hiện công tác phân loại đánh giá phân hạng đất đai ở 23 huyện, 286 hợp tác xã và 9 vùng chuyên canh. Qua đó đã đề ra quy trình kỹ thuật gồm 4 bước:
Thu thập tài liệu.
Vạch khoanh đất (với hợp tác xã) hoặc khoanh đất (với vùng chuyên canh).
Đánh giá và phân hạng chất lượng đất.
Xây dựng bản đồ phân hạng đất.
Các yếu tố tham gia trong đánh giá, phân hạng đất được chia thành 4 mức độ thích hợp và được phân chia thành 4 hạng.
Để thực hiện chỉ thị 299/TTg, Tổng cục Quản lý Ruộng đất (sau này là Tổng cục Địa chính) đã ban hành dự thảo phương pháp phân hạng đất với 5 nguyên tắc cơ bản sau:
Phân hạng đất phải dựa vào vùng địa lý thổ nhưỡng.
Phân hạng đất tùy thuộc vào loại, nhóm cây trồng.
Phân hạng đất phải mang đặc thù của địa phương.
Phân hạng đất tùy thuộc vào trình độ thâm canh.
Phân hạng đất và năng suất cây trồng có tương quan chặt chẽ.
* Một số ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO:
Từ đầu những năm 90 thế kỷ trước trở lại đây, các nhà khoa học đất Việt Nam đã nghiên cứu và ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO vào điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội cụ thể ở Việt Nam. Các kết quả thu được từ những nghiên cứu này cho thấy tính khả thi cao của phương pháp đánh giá đất đai của FAO và khẳng định việc vận dụng phương pháp này là một tiến bộ kỹ thuật cần được áp dụng vào Việt Nam. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, áp dụng phương pháp đánh giá đất của FAO để đánh giá tài nguyên đất đai trên các phạm vi khác nhau.
Trong chương trình 48C, cố GS Vũ Cao Thái (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa) đã chủ trì nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất Tây Nguyên với cây cao su, chè, cà phê, dâu tằm. Đề tài đã vận dụng phương pháp đánh giá phân hạng đất đai của FAO theo kiểu định tính và hiện tại để đánh giá khái quát tiềm năng đất đai của vùng. Đất đai được phân chia theo 4 hạng thích nghi và 1 hạng không thích nghi.
Dự thảo Nghị định của Chính phủ về phân hạng đất tính thuế năm 1993 với sự tham gia của các cơ quan chức năngvà nhiều nhà khoa học đã đề ra chỉ tiêu và tiêu chuẩn phân hạng đất trồng lúa, nuôi trồng thủy sản, trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. Căn cứ để phân hạng đất gồm 5 yếu tố:
Chất lượng đất đai.
Vị trí.
Địa hình.
Điều kiện khí hậu thời tiết.
Điều kiện tưới tiêu.
Các yếu tố trên được cho điểm theo mức độ thích hợp hoặc hạn chế và hạng đất được tính theo tổng số điểm của cả 5 yếu tố theo bậc thang quy định sẵn. Ngoài ra có tham khảo năng suất đạt được trong điều kiện canh tác bình thường của 5 năm (1986-1990).
Năm 1983, Viện Qui hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã chỉ đạo thực hiện công tác đánh giá đất trên cả 9 vùng sinh thái của cả nước, với bản đồ tỷ lệ 1/250.000. Kết quả bước đầu đã xác định được tiềm năng đất đai của các vùng và khẳng định việc vận dụng nội dung phương pháp đánh giá đất của FAO theo tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể của Việt Nam là phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay. Đánh giá đất nhằm mục đích sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất kết hợp với việc bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển theo hướng bền vững.
Ngoài ra, các nhà khoa học đất còn ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO cho cấp tỉnh, huyện, vùng,...như : các công trình ở Tây Bắc của Lê Thái Bạt (1995) ; Tây Nguyên của Nguyễn Khang và nhóm tác giả (1995) ; Đồng Bằng sông Cửu Long của Nguyễn Văn Nhân (1995,1996); Đông Nam Bộ của Phạm Quang Khánh (1995). Các công trình đánh giá đất đai cấp tỉnh, huyện như ở Đồng Nai, Bình Định, Tuyên Quang, huyện Ô Môn (Cần Thơ), huyện Gia Lâm (Hà Nội), huyện Đoan Hùng (Phú Thọ), thị xã Bắc Ninh, huyện Yên Phong (Bắc ninh),... và dần dần hoàn thiện phương pháp đánh giá theo FAO trong điều kiện Việt Nam, phục vụ các mục đích khác nhau theo yêu cầu của các địa phương,như : phục vụ quy hoạch sử dụng đất; phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phục vụ phát triển một số cây đặc sản, cây có giá trị hàng hóa cao,v...v...
1.2.2. Phương pháp đánh giá đất theo FAO:
1.2.2.1. Mục đích của đánh giá đất đai theo FAO:
Đánh giá đất đai nhằm tăng cường nhận thức và hiểu biết phương pháp đánh giá đất đai trong khuôn khổ quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm tăng cường lương thực cho một số nước trên thế giới và giữ gìn nguồn tài nguyên đất không bị thoái hóa, sử dụng đất được lâu bền.
1.2.2.2. Yêu cầu đạt được trong đánh giá đất đai theo FAO:
+ Thu thập được những thông tin phù hợp về tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu.
+ Đánh giá được sự thích hợp của vùng đất đó với các mục tiêu sử dụng khác nhau theo mục tiêu và nhu cầu của con người.
+ Phải xác định được mức độ chi tiết đánh giá đất theo quy mô và phạm vi quy hoạch là toàn quốc, tỉnh, huyện hay cơ sở sản xuất.
+ Mức độ thực hiện đánh giá đất đai phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ.
1.2.2.3. Nguyên tắc đánh giá đất đai theo FAO :
+ Mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá và phân hạng cho các loại sử dụng đất cụ thể.
+ Việc đánh giá khả năng thích nghi đất đai yêu cầu có sự so sánh giữa lợi nhuận với đầu tư cần thiết tên các loại đất khác nhau (bao gồm cả năng suất thu được và đầu tư chi phí cần thiết).
+ Đánh giá đất đai đòi hỏi một phương pháp tổng hợp đa ngành, yêu cầu có một quan điểm tổng hợp, có sự phối hợp và tham gia đầy đủ của các nhà nông học, lâm nghiệp, kinh tế – xã hội học...
+ Việc đánh giá đất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, các loại hình sử dụng đất được lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu phát triển, bối cảnh và đặc điểm về tự nhiên, kinh tế – xã hội của vùng nghiên cứu.
+ Khả năng thích nghi đưa vào sử dụng cần đặt trên cơ sở sử dụng đất bền vững.
+ Đánh giá đất cần phải so sánh các loại hình sử dụng đất được lựa chọn (so sánh hai hay nhiều loại hình sử dụng đất).
+ Các loại hình sử dụng đất cần được mô tả và định rõ các thuộc tính về kỹ thuật, kinh tế – xã hội.
1.2.2.4. Các phương pháp đánh giá đất đai theo FAO :
Sự liên hệ giữa những khảo sát tài nguyên và phân tích kinh tế – xã hội cũng như đối chiếu với cách thức mà các loại hình sử dụng đất được xây dựng có thể tiến hành theo phương pháp 2 bước (Two Stages) hoặc phương pháp song hành (Paralell).
Phương pháp 2 bước: bao gồm bước thứ nhất chủ yếu là đánh giá điều kiện tự nhiên, sau đó là bước thứ hai bao gồm những phân tích về kinh tế-xã hội.
Phương pháp song hành : Trong phương pháp này, sự phân tích mối liên hệ giữa đất đai và loại hình sử dụng đất được tiến hành đồng thời với phân tích kinh tế – xã hội.
Phương pháp hai bước thường được dùng trong các cuộc thống kê tài nguyên cho mục tiêu quy hoạch rộng lớn và các nghiên cứu để đánh giá tiềm năng sản xuất sinh học. Phân hạng thích nghi đất đai ở bước đầu tiên được dựa vào khả năng thích nghi của đất đai đối với các loại hình sử dụng đất đã được chọn ngay từ đầu cuộc khảo sát. Sự đóng góp của phân tích kinh tế xã hội ở bước này chỉ nhằm kiểm tra sự thích ứng của các loại hình sử dụng đất. Sau khi giai đoạn một đã hoàn tất, kết quả sẽ được trình bày dưới dạng bản đồ và báo cáo. Những kết quả này có thể sau đó tùy thuộc vào bước thứ hai: bước phân tích chi tiết các hiệu quả kinh tế – xã hội.
Trong phương pháp song hành, việc phân tích kinh tế - xã hội các loại hình sử dụng đất được tiến hành song song với khảo sát và đánh giá các yếu tố tự nhiên, các yêu cầu về số liệu và cách phân tích thay đổi khác nhau theo từng kiểu sử dụng. Phương pháp song hành thích hợp cho các đề xuất rõ ràng trong các dự án phát triển ở mức độ chi tiết và bán chi tiết đòi hỏi thời gian ngắn hơn so với phương pháp hai bước và thích hợp với quy hoạch sử dụng đất đai.
1.2.2.5. Nội dung chính của đánh giá đất đai theo FAO :
+ Xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
+ Xác định các loại hình sử dụng đất.
+ Xây dựng hệ thống cấu trúc phân hạng đất đai.
+ Phân hạng thích hợp đất đai.
Về nội dung phương pháp đánh giá đất đai của FAO biên soạn gắn liền đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất, coi đánh giá đất là một phần của quá trình quy hoạch sử dụng đất. Tiến trình đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất được minh họa theo sơ đồ 2, trong đó:
Bước 1: Xác định mục tiêu của việc đánh giá đất đai trong mối quan hệ chặt chẽ với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của các cấp hành chính.
Bước 2: Thu thập các tài liệu của vùng nghiên cứu nhằm hiểu rõ các đặc thù về tài nguyên thiên nhiên cũng như kinh t._.ế – xã hội của vùng nghiên cứu. Đồng thời kế thừa và tham khảo các tài liệu sẵn có phục vụ công tác đánh giá đất đai
Bước 3: Xác định loại hình sử dụng đất. Lựa chọn và mô tả các loại hình sử dụng đất phù hợp với chính sách, mục tiêu phát triển, các điều kiện sinh thái về tự nhiên, điều kiện chung về kinh tế – xã hội, tập quán đất đai của khu vực nghiên cứu (đặc biệt là các hạn chế sử dụng đất). Xác định yêu cầu của mỗi loại hình sử dụng đất đã lựa chọn.
Bước 4: Xác định các đơn vị đất đai dựa vào các yếu tố tác động và các chỉ tiêu phân cấp.
Bước 5: Đánh giá khả năng thích hợp đất đai thông qua việc so sánh, đối chiếu giữa các yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất đã lựa chọn với các đặc tính đất đai của vùng nghiên cứu, qua đó phân loại khả năng thích hợp của từng đơn vị đất đai đối với mỗi loại sử dụng đất, gồm có:
- Khả năng thích ứng trong điều kiện hiện tại.
- Khả năng thích nghi trong điều kiện đất đai sẽ được cải tạo.
Bước 6: Phân tích những tác động của các yếu tố kinh tế – xã hội và môi trường tới tính thích hợp của các loại hình sử dụng đất đai được đánh giá.
Bước 7: Dựa trên phân tích tính thích hợp của các loại hình sử dụng đất trên từng đơn vị đất đai, xác định và đề xuất loại hình sử dụng đất thích hợp nhất trong hiện tại và tương lai.
Bước 8: Quy hoạch sử dụng đất. Trên cơ sở đánh giá tính thích hợp của cây trồng, các mục tiêu phát triển để bố trí sử dụng đất thích hợp.
Bước 9: áp dụng kết quả đánh giá đất đai vào thực tế sản xuất.(Đào Châu Thu-Nguyễn Khang, 1998) [27].
Sơ đồ 2: Các bước chính trong đánh giá đất đai theo FAO:
Xác định mục tiêu
2. thu thập tài liệu
Xác định loại hình sử dụng đất
Xác định đơn vị
đất đai
5. đánh giá khả năng đất đai
Xác định hiện trạng kinh tế, xã hội và môI trường
7. Xác định loại hình sử dụng đất thích hợp nhất
Quy hoạch sử dụng đất
áp dụng của
Việc Đánh giá đất
Đề cương hướng dẫn của FAO là khái quát toàn bộ những nội dung, các bước tiến hành, những gợi ý và các ví dụ nêu ra để minh họa, tham khảo. Trên cơ sở đó, tùy theo điều kiện cụ thể của từng vùng, từng quốc gia mà vận dụng cho thích hợp.
Đề cương chia phân hạng đất thành các kiểu (theo Bảng 2.1)
- Phân hạng thích nghi và phân hạng định lượng (1).
- Phân hạng thích nghi hiện tại và phân hạng tiềm năng (2).
Cấu trúc phân hạng gồm 4 cấp: Bộ, lớp, lớp phụ, đơn vị thành lập.
Có hai bộ:
- Bộ thích nghi.
- Bộ không thích nghi.
Trong bộ thích nghi được chia làm 3 lớp:
Thích nghi cao.
Thích nghi trung bình.
Kém thích nghi.
Trong bộ không thích nghi thường được chia ra 2 lớp:
Không thích nghi tạm thời.
Không thích nghi vĩnh viễn.
Bảng 2.1.1 Cấu trúc bảng phân loại khả năng thích nghi đất đai của FAO.
CấP PHÂN Vị (Category)
Bộ (Order)
Lớp (Class)
Lớp phụ (Subclass)
Đơn vị (Unit)
S – Thích nghi
(Suitable)
S1
S2
S3
•
S2m
S2d
S2e
…
•
S2d-1
S2d-2
S2d-3
…
•
N – Không thích nghi (Not Suitable)
N1
N2
•
N1 sl
N1 e
•
Trong đó: m: độ ẩm e: độ cao d: độ dày tầng đất
d-1: dày >100cm
d-2: dày 50-100 cm
d-3:dày <50 cm
Chương 2:
Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đất nông nghiệp hiện có trên địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh
- Các loại hình sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.
2.2. Nội dung nghiên cứu:
- Điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế –xã hội của huyện.
- Điều tra, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất của huyện Hải Hà theo FAO-UNESCO-WRB ở tỷ lệ 1/25.000
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
- Đánh giá hệ thống cây trồng và lựa chọn các cơ cấu cây trồng chính.
- Xác định các vùng phát triển các cơ cấu cây trồng đó.
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1. Điều tra thực địa:
- Điều tra, lấy mẫu, chỉnh lý và xây dựng bản đồ đất.
- Điều tra tình hình sản xuất nông hộ theo mẫu phiếu điều tra.
- Điều tra hiện trạng sử dụng đất.
2.3.2. Phương pháp phân loại đất theo FAO- UNESCO-WRB:
Nguyên tắc phân loại đất của FAO- UNESCO-WRB: (sơ đồ 3)
- Phân loại đất từ cấp phân vị cao xuống cấp phân vị thấp. ở mỗi cấp phân vị, các đất được sắp xếp theo nguyên tắc ưu tiên, nhằm đảm bảo một đất cụ thể chỉ được xếp vào một vị trí trong mỗi cấp phân vị mà thôi.
- Việc xác định tên đất được căn cứ vào sự xuất hiện các tiêu chuẩn chẩn đoán trong vòng 0-125cm của cột đất. Trường hợp một phẫu diện đất có 2 hoặc nhiều tầng chẩn đoán thì tầng B phía trên (ngoại trừ tầng B- Cambic), được chọn làm căn cứ phân loại.
- ở cấp phân vị thứ nhất (nhóm đất chính – Major Soil Groupings), tên đất được xác định dựa trên những đặc trưng được tạo ra do các quá trình thổ nhưỡng cơ bản (Primary Pedogenetic Process). ở cấp phân vị thứ 2 (đơn vị đất – Soil Units) tên đất được xác định dựa trên những đặc điểm đất được tạo ra do tác động của các quá trình hình thành đất thứ cấp trội (Predominant Second Soil Forming Process). Trong một số trường hợp, những đặc điểm đất nào có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng đất cũng có thể được đưa ra xem xét (World Reence Base for Soil Resources. ISSS/ISRIC/FAO).
- Tên đất của các cấp thấp không được trùng lặp hoặc mâu thuẫn với tên đất ở cấp cao hơn.
2.3.3. Phương pháp xây dựng bản đồ:
- Bản đồ đơn vị đất đai và đánh giá mức độ thích nghi đất đai: Sử dụng phần mềm ARC/INFO để xử lý, chồng ghép các loại bản đồ đơn tính để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.Trên cơ sở bản đồ này kết hợp với các yêu cầu của các cơ cấu cây trồng xây dựng bản đồ đánh giá mức độ thích nghi đất đai.
- Bản đồ đề xuất bố trí cơ cấu cây trồng: Được xác định trên cơ sở Bản đồ thích nghi đất đai kết hợp với các kết quả xử lý phiếu điều tra và đánh giá thực trạng sản xuất của địa phương.
2.3.4. Xử lý số liệu:
- ứng dụng các phần mềm tính toán chuyên dụng.
Bảng 2.1. Phương pháp phân loại đất theo FAO-UNESCO-WRB.
DỮ LIỆU VỀ ĐẤT
Hỡnh thỏi phẫu diện:
Màu sắc tầng đất (Munsell)
Độ dày tầng đất
Độ sõu xuất hiện tầng đất
Cỏc đặc điểm khỏc
Tớnh chất đất:
Tớnh chất lý học
Tớnh chất húa học
Tớnh chất khỏc
TÀI LIỆU ÁP DỤNG
Chỳ dẫn Bản đồ đất Thế giới
FAO - VNESCO - 1988, 1990
Hướng dẫn phõn chia đơn vị đất phụ
FAO - 1991
Cơ sở tham chiếu tài nguyờn đất thế giới
WRB 1998, 2001
Hướng dẫn mụ tả phẫu diện
FAO 1990
Trỡnh tự phõn tớch đất
ISPIC 1986, 1987, 1995
TIấU CHUẨN CHẨN ĐOÁN:
Tầng chẩn đoỏn (Diagnostic Horizons)
Đặc tớnh chẩn đoỏn (Diagnotic Properties)
Vật liệu chẩn đoỏn (Diagnotic Materials)
Tướng (Phases)
PHÂN LOẠI ĐẤT
Cấp 1
Nhúm đất chớnh
(Major Soil Groupings)
Cấp 2
Đơn vị đất
(Soil units)
Cấp 3
Đơn vị đất phụ
(Soil Sub-units)
Dưới đơn vị đất phụ
(Lower levels)
CHƯƠNG 3
KếT QUả NGHIÊN CứU
3.1. Đặc điểm của vùng nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên:
3.1.1.1. Vị trí địa lý:
Hải Hà là huyện miền núi biên giới phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, có tọa độ địa lý ở 21012’46’’ đến 21038’27’’ Vĩ độ bắc và từ 107030’54’’ đến 107051’49’’ Kinh độ đông, cách thành phố Hạ Long 150 km, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái 40 km. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông giáp thị xã Móng Cái, phía Nam giáp Biển Đông, phía Tây giáp huyện Đầm Hà và Bình Liêu.
Huyện có vị trí địa lý thuận lợi trong mối quan hệ giao lưu kinh tế với Trung Quốc, đặc biệt với các vùng lãnh thổ, các đặc khu kinh tế như Hồng Công, Thẩm Quyến, Ma Cao và các khu kinh tế khác trong vùng duyên hải Đông Nam Trung Quốc.
Hải Hà có mạng lưới giao thông khá thuận lợi: nằm trên quốc lộ 18A nối cửa khẩu Móng Cái với TP Hạ Long. Có 35km bờ biển và nhiều cửa sông, có cửa khẩu Bắc Phong Sinh với Trung Quốc nên huyện có khả năng phát huy thế mạnh về thương mại, du lịch, dịch vụ phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu hàng quá cảnh cho các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam của Trung Quốc. Đặc biệt là khu công nghiệp - cảng biển Hải Hà được phê duyệt và đang được triển khai thi công sẽ góp phần làm cho nền kinh tế Hải Hà tăng trưởng mạnh, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Với vị trí địa lý của mình Hải Hà có điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai, cũng như các nguồn lực khác cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
3.1.1.2. Đặc điểm các yếu tố thời tiết, khí hậu.
3.1.1.2.1.Nhiệt độ
Do ảnh hưởng của vị trí địa lý và cấu trúc địa hình nên đặc trưng của khí hậu Hải Hà là khí hậu nhiệt đới duyên hải, trong năm thường chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10; mùa đông khô lạnh, có gió Đông bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm 22,4 - 23,30C, nhiệt độ trung bình cao nhất từ 30 - 340C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào mùa đông xuống đến 5 - 150C. Biên độ nhiệt độ ngày đêm tương đối lớn từ 10 - 120C.
3.1.1.2.2. Độ ẩm:
Độ ẩm không khí tương đối lớn, trung bình hàng năm 81%, cao nhất là tháng 3,4 độ ẩm 92%, thấp nhất là tháng 10,11 độ ẩm 75%.
3.1.1.2.3. Lượng mưa:
Lượng mưa năm khá cao nhưng không đều, mưa trung bình 3.120 mm/năm; năm có lượng mưa lớn nhất đạt 3.830mm, năm có lượng mưa nhỏ nhất 2.015mm.
Mùa mưa nhiều: kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm 93% tổng lượng mưa năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 6 (810mm).
Mùa mưa ít: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa nhỏ chỉ chiếm 7% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 10 (1,9mm).
3.1.1.2.4. Gió bão
Gió: Huyện Hải Hà có 2 hướng gió chính là gió Đông – Bắc và Đông - Nam:
Gió mùa Đông Bắc: từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thịnh hành là gió Bắc và gió Đông Bắc, tốc độ gió từ 2 – 4m/s. Gió mùa Đông Bắc tràn về theo đợt, mỗi đợt kéo dài từ 3 đến 5 ngày, tốc độ gió trong những đợt gió mùa Đông Bắc đạt tới cấp 5, cấp 6. Đặc biệt gió mùa Đông Bắc tràn về thường lạnh, giá rét, ảnh hưởng đến mùa màng, gia súc và sức khỏe con người.
Gió Đông Nam: thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 9 là gió Nam và Đông Nam, gió thổi từ biển vào mang theo hơi nước tạo nên không khí mát mẻ, tốc
độ gió trung bình từ 2 - 4m/s.
Bão: Hải Hà là huyện ven biển nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão đổ bộ từ biển vào. Bão thường xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 10, tốc độ gió từ 20 - 40m/s, bão thường kèm theo mưa nhiều gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân.
3.1.1.2.5. Sương muối:
Về mùa đông ở những vùng núi cao khi nhiệt độ xuống quá thấp sẽ xuất hiện sương muối gây thiệt hại trực tiếp đến hoa màu và một số loại cây trồng. Sương muối thường xuất hiện vào tháng 11, tháng 2 và kéo dài mỗi đợt 1 – 3 ngày.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu Hải Hà cho phép phát triển nhiều loại cây trồng và tương đối đa dạng. Tuy nhiên do địa hình bị chia cắt mạnh nên mùa mưa thường có lũ đột ngột gây ảnh hưởng đến sản xuất và đi lại của nhân dân.
3.1.1.3. Địa hình, địa mạo:
Hải Hà là huyện có địa hình miền núi, trung du ven biển, nằm trong hệ thống cánh cung Đông Triều - Móng Cái. Phía Tây Bắc Hải Hà là vùng đồi núi thấp, phía nam là vùng phù sa ven biển tiếp giáp với dãy núi đá vôi chắn sóng gió cho vùng đất liền. Địa hình được chia thành 2 dạng địa hình chính:
Vùng đồi núi cao phía Tây Bắc: có độ cao từ 200 - 1.500m so với mặt nước biển gồm các dãy núi cao, dạng bán bình nguyên. Địa hình chia cắt nhiều tạo thành các thung lũng hẹp, chân đồi là những ruộng bậc thang. Cấu tạo địa chất của vùng chủ yếu là đá sa phiến thạch, khi phong hoá chia ra đất đỏ vàng hoặc vàng đỏ, thành phần cơ giới trung bình. Dưới tầng đất mịn thường gặp lớp đá mẹ phong hoá mềm (vụn bở). Tuỳ theo địa hình mà tầng đất hình thành dày hay mỏng tập trung chính ở các xã Quảng Sơn, Quảng Đức, Quảng Thành.
Vùng trung du ven biển: vừa có địa hình đồi núi thấp, vừa có đồng bằng xen kẽ, tập trung ở các xã ven biển như Quảng Thắng, Quảng Minh, Quảng Trung, Quảng Điền và Quảng Phong. Địa hình vùng này thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, trồng lúa và nuôi trồng thủy sản.
Vùng đảo: huyện Hải Hà có một xã đảo Cái Chiên với diện tích 2.549,95 ha, địa hình phức tạp, giao thông gặp nhiều khó khăn, việc giao lưu với bên ngoài chủ yếu là đường thủy. Theo khảo sát thực địa xã đảo Cái Chiên có một vị trí chiến lược về phòng thủ bờ biển, đánh bắt nuôi trồng thủy sản và trồng rừng phòng hộ cảnh quan và phát triển du lịch.
Nhìn chung địa hình Hải Hà tương đối phức tạp, nhưng có nhiều tiềm năng phát triển và giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội các vùng trong tỉnh, và quốc tế. Có điều kiện phát triển đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản, là vùng trồng cây chuyên canh chè, cây lương thực.
3.1.1.4. Đặc điểm chế độ thuỷ văn, thuỷ triều.
a. Hiện trạng nước mặt:
Hải Hà có hệ thống sông suối khá dày đặc, có hồ Chúc Bài Sơn diện tích 110 ha, dung tích 15 triệu m3, hồ Khe Đình và hồ Khe Dầu thuộc xã đảo Cái Chiên diện tích 23 ha và các đập nước. Đây là nguồn nước mặt với trữ lượng lớn, đảm bảo cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp của các xã trong toàn huyện. Nước ngọt từ các hồ, đập nước được dẫn tới các khu sản xuất nông nghiệp nhờ hệ thống kênh mương dẫn nước bao gồm: hệ thống kênh Chúc Bài Sơn dài 108,4km; hệ thống kênh Quảng Thành dài 58km; hệ thống kênh Đường Hoa dài 15 km; hệ thống kênh Cái Chiên dài 15 km; hệ thống kênh nội đồng dài 332,5 km.
Qua kết quả quan trắc cho thấy chất lượng nước sông, hồ còn tốt, các thông số quan trắc đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép, ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế – xã hội tới chất lượng nước không lớn.
Nguồn nước sinh hoạt của nhân dân Thị trấn được lấy từ nguồn nước mặt của sông Hà Cối, vị trí tại đập Tây Ninh xã Quảng Chính (cách Thị trấn 2,5km) làm nguồn cấp nước đô thị.
Hệ thống sông, suối khá dày đặc với các sông suối chính là sông Hà Cối, sông Tài Chi và sông Tấn Mài, cả 3 con sông đều ngắn, hẹp và có độ dốc lớn.
Sông Hà Cối bắt nguồn từ vùng núi Keo Tiên, chảy qua xã Quảng Sơn đổ về biển qua thị trấn Quảng Hà, sông có chiều dài 35km, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đoạn cuối của sông chia làm nhiều sông nhỏ trước khi đổ ra biển: sông Hà Nam, sông Hà Cối, sông Bồ Lồ, sông Đường Hoa, sông Cái Đá Bàn, trong các sông này chỉ có sông Hà Cối có lưu lượng nước sông
lớn về mùa mưa lũ, các sông còn lại lưu lượng không đáng kể.
Sông Tài Chi: bắt nguồn từ vùng núi cac thuộc xã Quảng Đức, có chiều dài 25km, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đến thị trấn Quảng Hà thì
nhập vào sông Hà Cối.
Sông Tấn Mài bắt nguồn từ vùng núi cao xã Quảng Đức, có chiều dài
24km, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nhập vào sông Mỏ Hàn.
Hệ thống hồ: Hải Hà có 3 hồ chứa nước ngọt bao gồm:
Hồ Chúc Bài Sơn nằm trên địa bàn xã Quảng Sơn, có diện tích 110ha,
với dung tích thường xuyên đạt 15 triệu m3 nước.
Hồ Khe Dầu thuộc xã đảo Cái Chiên, có diện tích 18ha, đây là hồ chứa nước ngọt lớn trên đảo, những năm tới có thể nâng cao trình đập để tích nước
ngọt được nhiều hơn.
Hồ Khe Đình - Cái chiên có diện tích 5ha, độ sâu trung bình 4 - 6m, có
hệ thống mương bê tông dẫn nước. Những năm tới có thể cải tạo khơi sâu và
đắp đập để nâng cao trình tưới, tích nước được nhiều hơn.
Nhận xét chung:
Hệ thống sông, suối, hồ đập góp phần vào việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân đồng thời tiêu thoát nước vào mùa mưa.
b. Nguồn nước ngầm:
Hải Hà có trữ lượng nước ngầm khá lớn, chất lượng nước khá tốt, đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Đây là nguồn nước được nhân dân sử dụng qua hệ thống giếng khơi.
Nhìn chung nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp ở Hải Hà khá dồi dào, tuy nhiên còn khó khăn vào mùa khô.
c. Chế độ thủy triều:
Thuỷ chế các sông suối trong vùng khá phức tạp, mà sự tương phản chính là sự phân phối dòng chảy không đều trong năm. Mùa mưa lượng nước dồn nhanh về sông chính, tạo nên dòng chảy lớn và xiết gây lũ ngập các ngầm trên tuyến đường chính làm ách tắc giao thông. Về mùa khô, dòng chảy cạn kiệt, mực nước dòng sông rất thấp.
Tiềm năng về nguồn nước trên địa bàn huyện khá dồi dào, nhưng do các công trình thuỷ lợi và hệ thống mương dẫn chưa được hoàn chỉnh nên tưới tiêu chưa chủ động. Do vậy để phát triển sản xuất nông nghiệp cần thiết đầu tư các công trình thuỷ lợi nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lý, sinh thái của từng loại cây trồng, đồng nghĩa với việc khai thác và quản lý tốt nguồn tài nguyên nước.
Thuỷ triều vùng biển Hải Hà theo chế độ nhật triều (1 ngày, 1 đêm có lần nước triều lên xuống), biên độ triều lớn, thuỷ triều mạnh trong năm vào các tháng 1,2,6,7,8,10. Sóng biển tương ứng với chế độ gió : sóng mùa hè thường hướng Đông và Nam; mùa đông thường có hướng Bắc và Đông Bắc. Độ cao trung bình của sóng là 0,5m; bước sóng trung bình thường 30 – 40 m. Nồng độ muối thay đổi theo mùa, mùa mưa từ 15-18%, mùa khô từ 22-25%.
3.1.1.5. Thực vật.
Theo thống kê diện tích đất đai tính đến ngày 01/10/2007, tổng diện tích rừng của Hải Hà 26197,47 ha; trong đó đất rừng sản xuất 14701,15ha chủ yếu là rừng tự nhiên sản xuất 10854,42 ha và rừng trồng sản xuất 2658,39 ha chủ yếu là rừng sản xuất (thông mã vĩ) và rừng trồng cây đặc sản (quế, hồi). phòng hộ đầu nguồn 11496,32 ha cây lá rộng và rừng hỗn giao.
Huyện Hải Hà có một quần thể thực vật tự nhiên rất phong phú và đa dạng gồm có :
Rừng hỗn giao tre, róc và cây gỗ: được phân bố rộng rãi ở các địa hình đồi núi. Cây ưu thế rừng này thuộc họ tre, mọc hỗn giao với tre là các cây gỗ nhỏ.
Lùm cây bụi: là khu rừng thứ sinh bị chặt phá, đã xuất hiện thảm thực vật tự nhiên lùm cây bụi. Cây ưu thế ở đây là các cây chịu hạn, lá nhỏ, có gai, thân cao 2-3m.
Rừng ngập mặn: với ưu thế loài là đước, mắm. Dưới ảnh hưởng của thuỷ triều thành phần thực vật ở rừng ngập mặn cũng phong phú.
Cỏ thuỷ sinh: Mọc ở trên bề mặt các vùng trũng, đầm lầy... với các loài như súng, sen, cỏ năn, rong rêu...
Cây trồng của huyện Hải Hà bao gồm các loại cây hoa màu lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày như: lúa, ngô, khoai lang, lạc, mía... Đối với cây trồng lâu năm chủ yếu là nhãn vải.
Nhìn chung thảm thực vật có ảnh hưởng tới quá trình lý, hoá học xảy ra trong đất như: tích luỹ vật chất hữu cơ làm giàu mùn cho đất. Thảm thực vật rừng và các loại cây dài ngày đã làm tăng độ ẩm, hạn chế sự rửa trôi xói mòn đất. Đối với rừng ngập mặn có tác dụng cố định phù sa, dần dần bồi đắp hình thành vùng đất mới.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội:
3.1.2.1 Dân số, lao động và dân tộc.
Dân số toàn huyện tính đến tháng 12 năm 2007 là 52.762 người, tốc độ tăng trưởng dân số 1,31%/năm . Trong đó: dân số nông thôn là 45.539 người chiếm 86,3% dân số toàn huyện với 10.859 hộ. Dân số đô thị là 7.223 người chiếm 13,7% dân số toàn huyện với 1.765 hộ. Mật độ dân số 102 người/km2, dân cư phân bố thưa và không đều, tại thị trấn Quảng Hà có mật độ dân số cao nhất huyện, gần 4.000 người/km2.
Hải Hà có 9 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn. Trong đó: Dân tộc Kinh chiếm 76,8%; Dân tộc Dao chiếm 17,4%; Dân tộc Tày chiếm 3,7%; Dân tộc Sán Dìu chiếm 0,7%; Dân tộc Sán Chỉ chiếm 0,2%; dân tộc Hoa chiếm 0,7%; dân tộc Nùng chiếm 0,4% và dân tộc Mường chiếm 0,1% dân số toàn huyện.
Nguồn lao động: số người trong độ tuổi lao động năm 2007 là 26.390 người. Trong đó: số người có khả năng lao động: 26.286 người; số người mất khả năng lao động: 104 người; số người ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao động: 5.221 người. Trong đó: trên độ tuổi lao động là 2.649 người; dưới độ tuổi lao động là 2.572 người.
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 25.593 người: lao động nông lâm, thuỷ sản chiếm 81,4%; lao động công nghiệp - xây dựng chiếm 4,53 %; lao động thương mại dịch vụ chiếm 14,10%.
Số lao động được đào tạo năm 2007 là 74 người (tăng so với 2005 là 51 người).
Số lao động được giải quyết việc làm năm 2007 là 900 lao động (tăng gần 200 lao động so với năm 2005). Trong đó chủ yếu kinh tế hộ gia đình tự giải quyết việc là là 744 người; hợp đồng Nhà nước 53 người; xuất khẩu lao động là 104 người.
Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, tuy nhiên lao động chủ yếu là phổ thông, phần lớn lao động làm việc trong các lĩnh vực nông lâm thuỷ sản và chưa qua đào tạo nên thu nhập chưa cao. Đây là khó khăn, thách thức lớn của huyện trong quá trình phát triển công nghiệp thời kỳ tới, đặc biệt tổ hợp công nghiệp - đô thị - cảng biển nước sâu Hải Hà hiện nay đang triển khai thi công.
Bảng: 1 Tình hình nhân khẩu và lao động huyện Hải Hà
Hạng mục
Đơn vị
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số lượng
CC (%)
Số lượng
CC (%)
Số lượng
CC (%)
I. Tổng số nhân khẩu
Người
51.221
100
51.706
100
52.762
100
II. Tổng số lao động
Người
25.328
49.45
25.746
49.79
26.286
49.34
1. Lao động NN-LN-TS
Người
20.098
39.24
20.523
39.69
20.950
39.33
2. Lao động CN-TTCN
Người
1.119
2.18
1.152
2.23
1.205
2.19
3. Lao động DV
Người
4.111
8.03
4.071
7.87
4.131
7.83
III.Chỉ tiêu BQ
1. Số lao động /hộ
2.19
2.10
2.06
2.Số lao động NN/hộ
1.74
1.67
1.64
Số liệu thống kê niên giám năm 2007 huyện Hải Hà
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành:
Trong những năm qua, phát triển kinh tế của huyện đã đạt được những thành quả khả quan. Giá trị sản xuất tăng từ 346,48 tỷ đồng năm 2005 tăng lên 446,76 tỷ đồng năm 2007, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 11,35%/năm thời kỳ 2005 – 2007. Bình quân đầu người tăng từ 4,99 triệu đồng năm 2005 lên 6,33 triệu đồng năm 2007. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng nông - lâm - thuỷ sản từ 61,66% năm 2005 xuống 58,73% 2007. Công nghiệp xây dựng tăng từ 11,60% lên 13,02%, thương mại dịch vụ tăng từ 26,75% lên 28,25%. Như vậy nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo trong nền kinh tế huyện trong giai đoạn 2005 - 2007. Tuy nhiên, so với lợi thế và tiềm năng, huyện còn chưa phát huy hết để có sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của huyện; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; tiến độ quy hoạch các khu công nghiệp tuy đã có chuyển biến tích cực song việc triển khai còn chậm; cơ sở vật chất văn hoá xã hội còn nhiều khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay.
3.1.2.2.1. Kết quả sản xuất nông nghiệp
a. Trồng trọt:
Qua ba năm tốc độ phát triển của ngành trồng trọt khá cao bình quân mỗi năm tăng 10,88% . Trong đó giá trị sản xuất lúa giảm qua các năm, như năm 2005 là 45,14% nhưng đến năm 2007 chỉ còn 42,42%, cây công nghiệp tăng, cây lương thực thực phẩm tăng. Điều này cho thấy sự phát triển ngành trồng trọt huyện đang phát triển đúng theo hướng phát triển hàng hóa.
Chăn nuôi:
Trong những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá nhanh. Giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2007 đạt 43,88 tỷ đồng, chiếm 16,72% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Tổng sản lượng thịt hơi: 2.894 tấn.
Cơ cấu giống ngành chăn nuôi chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2007:
Đàn lợn: có 35.785 con, trong đó giống lợn Móng Cái 4.232 con chiếm 11% tổng đàn; lợn lai Đại Bạch; Ioocsai, Lan Đrát 34.185 con chiếm 89%
tổng đàn.
Đàn trâu: có 8.897 con, trong đó chủ yếu là giống trâu Ké địa phương.
Đàn bò: có 1.914 con, trong đó: Bò laisind 176 con, chiếm 9,7%; bò
vàng địa phương 1.630 con chiếm 90,3% tổng đàn.
Đàn gia cầm: có 145.477 con, trong đó đàn gà: 120.925 con. Ngoài giống gà địa phương còn một số giống mới như gà Lương Phượng, gà Tam Hoàng đã được đưa vào nuôi đạt kết quả tốt. Hình thức chăn nuôi: hộ gia đình,
quy mô nhỏ, có xu hướng phát triển thành quy mô vừa.
Bảng 2. Kết quả sản xuất kinh doanh huyện Hải Hà từ 2005-2007.
Đơn vị triệu đồng
HạNG MụC
NĂM 2005
NĂM 2006
NĂM 2007
Giá Trị
%
Giá Trị
%
Giá Trị
%
I. Tổng giá trị sản xuất
346.48
100
399.39
100
446.76
100
1. Nông nghiệp
213.63
61.66
241.88
60.56
262.38
58.73
a. Trồng trọt
90.18
42.21
95.44
39.46
107.47
40.96
Lúa:
40.71
45.14
42.92
44.97
45.59
42.42
Cây lương thực khác:
13.76
15.26
14.05
14.72
15.87
14.77
Rau mầu:
7.70
8.54
10.23
10.72
12.35
11.49
Cây công nghiệp:
4.83
5.36
5.05
5.29
6.45
6.00
Cây ăn quả và cây khác:
23.18
25.70
23.19
24.30
27.21
25.32
b. Chăn nuôi:
32.65
15.28
38.16
15.78
43.88
16.72
Gia súc:
29.90
91.58
33.78
88.52
38.19
87.03
Gia cầm:
2.75
8.42
4.38
11.48
5.69
12.97
c. Thuỷ sản:
80.78
37.81
95.69
23.96
97.52
21.83
d. Lâm nghiệp
10.02
4.69
12.59
3.15
13.51
5.15
2. Công nghiệp, TT CN:
40.18
11.60
47.76
11.96
58.19
13.02
3. Thương mại dịch vụ:
92.67
26.75
109.75
27.48
126.19
28.25
II. Một số chỉ tiêu BQ
1.Thu nhập BQ/người/ năm
4.99
5.68
6.33
2. SL lương thực quy thóc
25.574
26.753
27.728
3.BQ lương thực/người /năm
499,28
517,38
525,52
3.1.2.2.2. Kết quả sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Trong những năm qua các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh của Huyện đã sắp xếp lại theo hướng phù hợp với nền kinh tế thị trường, giá trị sản lượng cũng như các sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp hàng năm đều
tăng, song tỷ trọng ngành công nghiệp còn thấp, đạt 13,02 % trong cơ cấu GTTT của huyện. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng, năm 2007 đạt
58,19 tỷ đồng, tốc độ tăng 12,15%/năm giai đoạn 2005 - 2007.
Đại bộ phận công nghiệp - TTCN của Huyện là công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng khá cao, đạt 69,23% năm 2005 và 81,13% năm 2007. Khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm dần qua các năm (giảm từ 30,76% năm 2005 xuống còn 18,87% năm 2007).
Những năm gần đây kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tư nhân và cá thể hộ gia đình tăng tương đối nhanh, kinh tế cá thể tăng bình quân 19,98%/năm.
Đánh giá chung về công nghiệp - TTCN
Giai đoạn 2005 - 2007 công nghiệp TTCN của huyện tăng trưởng và phát triển khá nhanh, tạo ra nhiều việc làm thu hút lao động ở khu vực đô thị và nông thôn, góp phần giải quyết vấn đề bức xúc về việc làm, xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách, đóng góp tích cực cho việc hoàn thành các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Kết quả sản xuất công nghiệp của huyện trong những năm qua tuy chưa đóng góp nhiều vào kinh tế địa phương song đã tạo được những tiền đề quan trọng trong phát triển công nghiệp trong thời kỳ tới, đặc biệt là năm 2008 huyện sẽ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu Công nghiệp - Cảng biển Hải Hà, đây sẽ là một lợi thế rất lớn phát triển kinh tế của huyện, của tỉnh và của toàn vùng Đông Bắc. Trong những năm tới công nghiệp của Hải Hà dự báo sẽ tăng mạnh về tỷ trọng và trở thành động lực chính thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển. Tuy nhiên trong quá trình phát triển kinh tế công nghiệp - TTCN còn bộc lộ một số hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của huyện, cụ thể:
Quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh trên thị trường yếu, mặt bằng sản xuất còn chật hẹp lại nằm xen trong các khu dân cư nên không có điều kiện để mở rộng sản xuất.
Cơ cấu ngành nghề còn nghèo nàn, mới tập trung vào sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, đồ gỗ, gia công cơ khí, một số sản phẩm đồ sắt, kính nhôm, kinh doanh vận tải, xây dựng, may mặc, da giày và một số dịch vụ cho ngành đóng tàu, thuyền nhỏ, việc phát triển ngành nghề khu vực nông thôn còn yếu.
Nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp - xây dựng của huyện hiện nay còn quá thấp. Đây là một thách thức lớn trong quá trình phát triển công nghiệp trong thời kỳ tới.
3.1.2.2.3.Thương mại dịch vụ:
Huyện đã tiến hành bố trí, sắp xếp lại hệ thống thương mại. Chỉ đạo quản lý tốt các hoạt động kinh doanh, dịch vụ đúng pháp luật, phù hợp với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ.
GTSX ngành dịch vụ năm 2005 là 92,67 tỷ đồng, năm 2007 là 126,19 tỷ đồng đạt tốc độ tăng trưởng 11,66% năm giai đoạn 2005 - 2007.
Du lịch: Hải Hà có nhiều tài nguyên du lịch rất phong phú: tài nguyên rừng, tài nguyên du lịch sinh thái biển đảo tại khu vực đảo Cái Chiên, đảo Hòn Miều, Vạn Nước... thuận lợi cho phát triển du lịch. Du lịch huyện Hải Hà bước đầu được quan tâm phát triển.
3.1.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng:
3.1.2.3.1. Giao thông vận tải:
Mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện có các loại hình giao thông đường bộ và đường thuỷ
Đường bộ:
Về quốc lộ: Hải Hà có quốc lộ 18A chạy qua với chiều dài 27 km, đã được nâng cấp, bao gồm địa bàn các xã Đường Hoa, Quảng Long, Quảng
Chính, Quảng Minh, Quảng Thành và thị trấn Quảng Hà.
Tỉnh lộ 340 dài 18,3km chạy qua các xã Quảng Thành, Quảng Đức, nối quốc lộ 18A với của khẩu Bắc Phong Sinh.
Đường huyện có 117,7km, nối trung tâm huyện với các xã, hiện nay đã và đang đầu tư nâng cấp.
Đường liên xã, liên thôn với tổng chiều dài 572 km nhưng hẹp và chất lượng xấu, hiện tại chưa được đầu tư mà chủ yếu là sửa chữa duy tu bằng nguồn lao động công ích.
Đường thủy: huyện có hệ thống đường thủy rất thuận lợi, có vị trí chiến lược trong phòng thủ bảo vệ vùng Đông Bắc của Tổ quốc, hiện tại đang san lấp mặt bằng để xây dựng Khu công nghiệp - cảng biển Hải Hà: bến cập tàu biển vụng Mé Trước, vụng Mé Sau của xã đảo Cái Chiên đang thi công phục vụ giao thông đi lại và bốc xếp vận chuyển hàng hoá lên đảo.
Nhìn chung huyện có hệ thống giao thông đa dạng và phong phú, tuy nhiên phần lớn đường giao thông còn ở tình trạng chất lượng kém, đường đô thị còn ít, chất lượng xấu cần được đầu tư lớn để nâng cấp.
3.1.2.3.2. Thủy lợi:
Gồm 20 công trình thuỷ lợi trọng yếu, gần 30 đập xây lớn nhỏ và xếp đá cung cấp nước tưới và phục vụ dân sinh. Hệ thống kênh mương chính 332,5km. Trong đó kênh chính: 36km, kênh loại 1: 66 km; kênh loại 2: 107,5km. Ngoài ra còn có hệ thống đê biển có chiều dài 41,17km, trong đó đê chuyên dùng 12,5km; đê tổng hợp 28,67km cùng trên 50 cống lớn nhỏ bảo vệ 2.630ha đất canh tác và đất nuôi trồng thủy sản.
Hải Hà có 3 hồ chứa: Hồ Chúc Bài Sơn; Hồ Khe Dầu Cái Chiên; Hồ Khe Đình Cái Chiên với dung tích 15 triệu m3 nước. Trong đó chủ yếu là hồ Chúc Bài Sơn cung cấp nước tưới cho 2400 ha đất canh tác của 6 xã: Quảng Long, Quảng Điền, Quảng Trung, Quảng Chính, Quảng Thịnh và Quảng Phong.
Hệ thống kênh mương nội đồng: gồm 276km, gồm kênh loại 3 là 123km và 153km kênh nội đồng. Hệ thống kênh nội đồng trải rộng trên toàn huyện, đắp bằng đất, hàng năm phải tu sửa, nạo vét khoảng 4 lần.
Mặc dù hệ thống thủy lợi đã từng bước được nâng cấp cải tạo song việc đầu tư còn thấp, chắp vá và không đồng bộ, nhiều công trình đầu tư trước nay đã bị xuống cấp. Do vậy hiệu quả của các công trình thuỷ lợi còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế hiện nay. Những năm gần đây, lượng nước trên sông suối ngày một cạn kiệt do rừng đầu nguồn bị tàn phá, lúc thuận lợi chỉ đảm bảo tư._.ông thôn : Tiêu chuẩn ngành quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp. 10 TCN-343-98.
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn : Tiêu chuẩn ngành quy phạm điều tra lập bản đồ đất tỷ lệ lớn.10TCN-68-84.
9. Nguyễn Văn Nguyên và CTV : Điều tra đánh giá đất đai theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững vùng Đông Bắc Bắc bộ - Hà Nội, 1993.
10. UBND huyện Hải Hà. Chương trình chuyển đổi cơ cấu đất huyện Hải Hà giai đoạn 2005-2007, tháng 01 năm 2002.
11. UBND huyện Hải Hà. Đề án phát triển cây chè huyện Hải Hà giai đoạn 2002-2005, tháng 01 năm 2002.
12. Phòng thống kê huyện Hải Hà. Báo cáo tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2007 huyện Hải Hà, ngày 13 tháng 12 năm 2002.
13. Huyện Uỷ huyện Hải Hà. Chương trình phát triển khoa học công nghệ, giai đoạn 2002-2007, ngày 01 tháng 11 năm 2002.
14. Guidelines : Land Evaluation for Rainfed Agriculture FAO, Rome 1983 PP 23-25.
15. Guidelines : Land Evaluation for Rural Development. FAO, Rome 1988.
16. Guidelines : Land Evaluation for Forestry. FAO, Rome 1992.
17. FAO-UNESCO : Soil Map of the World. FAO-ROME 1990
18. FAO-UNESCO : Guidelines for soil description. ROME 1990
19. World Reference base for soil resources. FAO, Rome, 1998.
Một số phẫu diện điển hình huyện hảI hà
Phẫu diện điển hình : HH 01
Tên đất Việt Nam : Đất vàng đỏ kết von nông (FV - k1)
Theo FAO-UNESCO : Epi Ferri Ferralic Acrisols (ACf - fe1)
Địa điểm : Thôn 3 - xã Quảng Thành - huyện Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh
Thực vật tự nhiên : Cỏ hoà thảo
Cây trồng : Chuyên màu
Địa hình : Gò đồi
Độ dốc : 0-3o
Độ cao tuyệt đối : 25m
Đá mẹ, mẫu chất : Phù sa cổ
Nước ngầm : Nông
Xói mòn : yếu
Mô tả phẫu diện
0-20cm:
Thịt nhẹ, hơi ẩm, màu xám (10YR4/3M), cấu trúc cục nhỏ, hơi chặt, hơi xốp, nhiều rễ nhỏ, chuyển lớp rõ.
20-41cm:
Thịt nhẹ, hơi ẩm, vàng xám (10YR5/4M), kết cấu cục tảng, chặt, không xốp, chuyển lớp rõ về độ đá lẫn.
41-60cm:
Thịt nhẹ, hơi ẩm, vàng xám (10YR5/6M), cấu trúc cục, tảng, chặt, 60 - 70% đá lẫn.
> 60 cm:
Đá
Kết quả phân tích tính chất lý, hoá học đất phẫu diện HH-01
Tầng
pH
Mùn
Tổng số ( % )
Dễ tiêu (mg/100g)
Cation trao đổi ( lđl/100g )
Al+3
%
%
mS/cm
Thành phần cơ giới (%)
đất (cm)
KCL
%
N
P2O5
K2O
P2O5
K2O
Ca++
Mg++
CEC
lđl /100g
Cl-
SO4=
EC
2 - 0.02
0.02-0.002
<0.002
0-20
5,67
3,20
0,201
0,124
1,39
6,1
22,1
13,60
3,20
21,57
0
35,79
54,61
9,60
20-41
5,65
1,93
0,089
0,092
1,54
6,7
53,8
8,00
1,60
15,03
0
20,39
52,14
27,47
41-60
4,72
2,67
0,095
0,460
1,58
3,5
62,4
3,20
3,52
18,76
0,24
26,21
44,32
29,47
Phẫu diện điển hình : HH 06
Tên đất Việt Nam : Đất nâu tím chua đá sâu (Nc - đ2)
Theo FAO-UNESCO : Endo Lithi Dystric Nitisols (NTd - l2)
Địa điểm : Thôn 1 - xã Quảng Thành - huyện Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh
Thực vật tự nhiên : Cây bụi nhỏ, cỏ dại
Cây trồng : Keo, phi lao, hoa màu
Địa hình : Đồi thấp
Độ dốc : 8-15o
Độ cao tuyệt đối : 60m
Đá mẹ, mẫu chất : Sa thạch
Nước ngầm : Rất sâu
Xói mòn : trung bình
Mô tả phẫu diện
0-20cm:
Thịt nhẹ, hơi ẩm, màu nâu xẫm (5YR3/1M), cấu trúc viên, tơi xốp, có nhiều rễ cây, chuyển lớp rõ.
20-43cm:
Thịt trung bình, hơi ẩm, màu vàng nâu (10YR3/2M), kết cấu cục, chặt, ít rễ, lẫn 10% sỏi sạn, chuyển lớp từ từ.
43-70cm:
Thịt trung bình, hơi ẩm, màu đỏ vàng (5YR4/4M), cấu trúc cục, tảng, chặt, lẫn 30% sỏi đá, chuyển lớp rõ.
70-115cm:
Thịt trung bình, hơi ẩm, màu vàng đỏ (5YR5/6M), cấu trúc cục, tảng, lẫn nhiều mẫu chất đang phong hoá.
Kết quả phân tích tính chất lý, hoá học đất phẫu diện HH-06
Tầng
pH
Mùn
Tổng số ( % )
Dễ tiêu (mg/100g)
Cation trao đổi ( lđl/100g )
Al+3
%
%
mS/cm
Thành phần cơ giới (%)
đất (cm)
KCL
%
N
P2O5
K2O
P2O5
K2O
Ca++
Mg++
CEC
lđl /100g
Cl-
SO4=
EC
2 - 0.02
0.02-0.002
<0.002
0-20
4,60
1,04
0,089
0,031
0,46
2,6
3,8
1,00
0,60
6,54
0,40
55,1
18,27
26,59
20-43
4,51
0,91
0,084
0,021
0,79
2,0
7,8
0,96
0,64
8,43
0,90
54,2
17,83
27,94
43-70
4,47
0,86
0,078
0,046
1,09
2,1
7,2
1,00
0,50
9,16
1,00
46,1
21,84
32,04
Phẫu diện điển hình : hh 10
Tên đất Việt Nam : Đất phù sa chua đá lẫn nông (Pc - sk1)
Theo FAO-UNESCO : Epi Skeliti Dystric Fluvisols (FLd - sk1)
Địa điểm : xã Quảng Thành - huyện Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh
Thực vật tự nhiên : Cỏ hoà thảo
Cây trồng : Hoa màu
Địa hình : Bãi ven sông
Cấp địa hình : Cao
Độ cao tuyệt đối : 15m
Đá mẹ, mẫu chất : Phù sa
Nước ngầm : nông
Xói mòn : Yếu
Mô tả phẫu diện
0-17cm:
Thịt nhẹ, hơi ẩm, màu nâu (7,5YR 4/3M), cấu trúc rời rạc, hơi xốp, không chặt, lẫn ít sạn sỏi, chuyển lớp từ từ.
17-35cm:
Cát thô, màu nâu (7,5YR4/4M), cấu trúc rời rạc, xốp, lẫn nhiều sỏi cuội.
> 35cm:
Đá cuội
Kết quả phân tích tính chất lý, hoá học đất phẫu diện HH-10
Tầng
pH
Mùn
Tổng số ( % )
Dễ tiêu (mg/100g)
Cation trao đổi ( lđl/100g )
Al+3
%
%
mS/cm
Thành phần cơ giới (%)
đất (cm)
KCL
%
N
P2O5
K2O
P2O5
K2O
Ca++
Mg++
CEC
lđl /100g
Cl-
SO4=
EC
2 - 0.02
0.02-0.002
<0.002
0-17
4,70
1,90
0,123
0,097
1,48
8,5
3,3
4,80
1,92
13,14
0,20
22,1
44,64
33,27
17-35
4,62
1,40
0,095
0,039
1,61
2,6
3,1
5,28
4,32
15,09
0,20
18,1
41,95
39,91
Phẫu diện điển hình : HH – 16
Tên đất Việt Nam : Đất mặn sú vẹt đước điển hình (Mm)
Theo FAO-UNESCO : Hapli Gleyi Salic Fluvisols (FLsg - h)
Địa điểm : Thôn 4 - xã Quảng Minh - huyện Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh
Thực vật tự nhiên : Sú vẹt, mắm
Cây trồng : Không
Địa hình : Bãi ngập triều
Cấp địa hình : Trũng
Độ cao tuyệt đối : -----
Đá mẹ, mẫu chất : Phù sa
Nước ngầm : ------
Xói mòn : ------
Mô tả phẫu diện
0-15cm:
Thịt trung bình, ẩm, ướt, xám vàng (7,5Y6/2M), cấu trúc rời rạc, không chặt, ít rễ, chuyển lớp rõ.
15-42cm:
Thịt nặng, ẩm ướt, xám xanh (7,5Y6/1M), dẻo, dính, có ít xác hữu cơ, glây mạnh, chuyển lớp từ từ.
42-72cm:
Thịt nặng, ẩm ướt, xám xanh (7,5Y5/1M), dẻo dính, lẫn nhiều xác hữu cơ, glây mạnh, chuyển lớp từ từ.
72-115cm:
Thịt nặng, ẩm, xám xanh (7,5Y6/1M), dẻo dính, nhiều xác hữu cơ, glây mạnh.
Kết quả phân tích tính chất lý, hoá học đất phẫu diện HH-16
Tầng
pH
Mùn
Tổng số ( % )
Dễ tiêu (mg/100g)
Cation trao đổi ( lđl/100g )
Al+3
%
%
mS/cm
Thành phần cơ giới (%)
đất (cm)
KCL
%
N
P2O5
K2O
P2O5
K2O
Ca++
Mg++
CEC
lđl/
100g
Cl-
SO4=
EC
2 - 0.02
0.02-0.002
<0.002
0-15
4,85
0,52
0,045
0,048
0,43
4,60
20,60
1,92
2,88
7,77
0,20
0,343
0,035
2,43
85,14
6,37
8,49
15-42
4,34
0,98
0,045
0,043
0,54
4,20
26,40
1,92
2,88
9,88
0,30
0,476
0,060
3,23
77,29
11,82
10,89
42-72
4,05
1,09
0,050
0,054
0,89
4,20
38,40
2,08
5,92
12,55
0,30
0,765
0,146
5,09
49,82
22,92
27,26
72-115
4,03
1,24
0,067
0,053
0,36
4,30
35,40
2,88
5,92
12,49
0,52
0,833
0,154
5,35
52,08
21,00
26,92
Phẫu diện điển hình : HH 19
Tên đất Việt Nam : Đất mặn trung bình và ít cơ giới nhẹ (M - a)
Theo FAO-UNESCO : Areni Moli Salic Fluvisols (FLsm - a)
Địa điểm : Thôn 4 - xã Quảng Minh - huyện Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh
Thực vật tự nhiên : Cỏ lăn, lác
Cây trồng : 1 lúa
Địa hình : Đồng bằng ven biển
Cấp địa hình : Vàn thấp
Độ cao tuyệt đối : 2,5m
Đá mẹ, mẫu chất : Phù sa
Nước ngầm : nông
Xói mòn : yếu
Mô tả phẫu diện
0-15cm:
Thịt nhẹ, hơi ẩm, màu đen (10Y3/1M), nhiều rễ nhỏ, cấu trúc rời rạc, không chặt, hơi xốp, chuyển lớp rõ.
15-40cm:
Cát pha, hơi ẩm, màu xám (10Y6/2M), cấu trúc rời rạc, không chặt, hơi xốp, chuyển lớp rõ.
40-65cm:
Cát pha, hơi ẩm, xám vàng (10Y6/1M), cấu trúc rời rạc, không chặt, lẫn ít sỏi đá nhỏ.
> 65cm:
Đá
Kết quả phân tích tính chất lý, hoá học đất phẫu diện HH-19
Tầng
pH
Mùn
Tổng số ( % )
Dễ tiêu (mg/100g)
Cation trao đổi ( lđl/100g )
Al+3
%
%
mS/cm
Thành phần cơ giới (%)
đất (cm)
KCL
%
N
P2O5
K2O
P2O5
K2O
Ca++
Mg++
CEC
lđl/
100g
Cl-
SO4=
EC
2 - 0.02
0.02-0.002
<0.002
0-15
4,82
3,26
0,202
0,123
0,39
6,30
8,20
1,60
0,48
7,23
0,30
78,29
14,78
6,93
15-40
4,91
1,97
0,106
0,087
0,41
5,40
5,40
1,60
0,32
6,21
0,24
77,09
12,48
10,43
40-65
4,76
0,72
0,056
0,092
0,67
4,20
10,40
1,60
0,80
6,23
0,24
67,48
18,12
14,40
Phẫu diện điển hình : HH 26
Tên đất Việt Nam : Đất phèn tiềm tàng mặn trung bình và ít cơ giới nhẹ (Sp-m-a)
Theo FAO-UNESCO : Areni Sali Proto Thionic Fluvisols (FLtp-s-a)
Địa điểm : Khu Khe La - xã Phú Hải - huyện Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh
Thực vật tự nhiên : Cỏ hoà thảo
Cây trồng : 1 lúa
Địa hình : Đồng bằng ven biển
Cấp địa hình : Vàn thấp
Độ cao tuyệt đối : 1,2m
Đá mẹ, mẫu chất : Phù sa
Nước ngầm : nông
Xói mòn : yếu
Mô tả phẫu diện
0-20cm:
Thịt nhẹ, ẩm, đen xám (10YR3/1M), cấu trúc rời rạc, không chặt, ít rễ nhỏ, chuyển lớp rõ.
20-45cm:
Thịt nhẹ, ẩm ướt, đen (7,5Y3/1M), cấu trúc rời rạc, nhiều xác hữu cơ đang phân huỷ, chuyển lớp từ từ.
45-90cm:
Thịt trung bình, ẩm ướt, màu đen (7,5Y3/2M), dẻo dính, lẫn nhiều xác hữu cơ đang phân huỷ, glây mạnh, chuyển lớp từ từ.
> 90cm:
Thịt trung bình, màu đen (7,5Y3/2M), dẻo dính, glây mạnh, lẫn nhiều xác hữu cơ.
Kết quả phân tích tính chất lý, hoá học đất phẫu diện HH-26
Tầng
pH
Mùn
Tổng số ( % )
Dễ tiêu (mg/100g)
Cation trao đổi ( lđl/100g )
Al+3
%
%
mS/cm
Thành phần cơ giới (%)
đất (cm)
KCL
%
N
P2O5
K2O
P2O5
K2O
Ca++
Mg++
CEC
lđl/
100g
Cl-
SO4=
EC
2 - 0.02
0.02-0.002
<0.002
0-20
5,47
3,49
0,252
0,148
1,51
8,1
2,3
3,52
10,00
21,31
0
0,459
0,142
3,53
19,9
58,35
21,71
20-45
5,85
2,76
0,134
0,126
1,58
4,0
41,5
3,52
7,20
15,42
0
0,248
0,112
2,00
21,0
56,79
22,20
45-90
4,20
2,31
0,112
0,048
0,92
2,6
38,4
4,48
6,40
21,35
0,36
0,324
0,142
3,60
69,3
19,60
11,07
Phẫu diện điển hình : hh 30
Tên đất Việt Nam : Đất vàng nhạt đá sâu (FVv - đ2)
Theo FAO-UNESCO : Endo Lithi Ferralic Acrisols (ACf - l2)
Địa điểm : Thôn 4 - xã Đường Hoa - huyện Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh
Thực vật tự nhiên : Cây bụi nhỏ
Cây trồng : Rừng trồng
Địa hình : Đồi thấp
Độ dốc : 8-15o
Độ cao tuyệt đối : 50m
Đá mẹ, mẫu chất : Sa phiến thạch
Nước ngầm : Rất sâu
Xói mòn : trung bình
Mô tả phẫu diện
0-20cm:
Thịt trung bình, hơi ẩm, màu xám (7,5YR3/4M), cấu trúc cục, hơi chặt, không xốp, nhiều rễ cây, chuyển lớp rõ.
20-45cm:
Thịt nhẹ, hơi ẩm, màu vàng (7,5YR7/6M), cấu trúc cục, hơi chặt, còn rễ cây, lẫn ít sỏi sạn, chuyển lớp từ từ.
45-70cm:
Thịt nhẹ, hơi ẩm, màu vàng sẫm (7,5YR7/8M), cấu trúc cục, hơi chặt, không xốp, lẫn ít sỏi sạn, chuyển lớp rõ.
70-90cm:
Thịt nhẹ, hơi ẩm, màu nâu vàng (7,5YR5/8M), cấu trúc cục, hơi chặt, hơi xốp.
Kết quả phân tích tính chất lý, hoá học đất phẫu diện HH-30
Tầng
pH
Mùn
Tổng số ( % )
Dễ tiêu (mg/100g)
Cation trao đổi ( lđl/100g )
Al+3
%
%
mS/cm
Thành phần cơ giới (%)
đất (cm)
KCL
%
N
P2O5
K2O
P2O5
K2O
Ca++
Mg++
CEC
lđl/
100g
Cl-
SO4=
EC
2 - 0.02
0.02-0.002
<0.002
0-20
5,53
0,57
0,050
0,038
0,52
3,2
4,7
1,60
0,64
3,66
0
58,77
17,25
23,98
20-45
5,80
0,44
0,039
0,032
0,53
2,9
3,1
1,60
0,96
4,26
0
56,41
18,75
24,84
45-70
5,58
0,61
0,056
0,021
0,83
2,1
3,4
2,40
1,60
6,74
0
61,15
18,06
20,79
Phẫu diện điển hình : hh 32
Tên đất Việt Nam : Đất có tầng sét loang lổ chua cơ giới nhẹ (Lc - a)
Theo FAO-UNESCO : Epi Gleyi Dystric Plinthosols (PTd - g1)
Địa điểm : Thôn 3 - xã Đường Hoa - huyện Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh
Thực vật tự nhiên : Cỏ hoà thảo
Cây trồng : 2 lúa
Địa hình : Thung lũng
Độ dốc : 0-3o
Độ cao tuyệt đối : 15m
Đá mẹ, mẫu chất : Sa phiến thạch
Nước ngầm : nông
Xói mòn : yếu
Mô tả phẫu diện
0-15cm:
Thịt nhẹ, ẩm, màu xám (10YR4/2M), kết cấu rời rạc, không chặt, không xốp, nhiều rễ nhỏ, chuuyển lớp rõ.
15-60cm:
Thịt trung bình, hơi ẩm, màu xám vàng (2,5YR8/6M), cấu trúc tảng cục, có ít ổ rỉ sắt, glây trung bình, chuyển lớp rõ.
60-120cm:
Thịt trung bình, hơi ẩm, đỏ vàng loang lổ (10YR5/6M), kết cấu cục tảng, chặt, không xốp, có ít kết von sắt (20%).
Kết quả phân tích tính chất lý, hoá học đất phẫu diện HH-32
Tầng
pH
Mùn
Tổng số ( % )
Dễ tiêu (mg/100g)
Cation trao đổi ( lđl/100g )
Al+3
%
%
mS/cm
Thành phần cơ giới (%)
đất (cm)
KCL
%
N
P2O5
K2O
P2O5
K2O
Ca++
Mg++
CEC
lđl/
100g
Cl-
SO4=
EC
2 - 0.02
0.02-0.002
<0.002
0-15
4,78
1,45
0,123
0,108
0,55
9,50
7,40
1,60
0,64
5,64
0,10
47,07
25,28
27,65
15-60
4,71
0,36
0,039
0,063
0,76
4,10
3,20
1,20
0,40
4,58
0,20
41,86
37,04
21,10
60-120
4,86
0,26
0,034
0,067
1,21
4,10
4,60
2,88
0,64
7,66
0,12
47,96
27,84
24,20
Phẫu diện điển hình : hh 33
Tên đất Việt Nam : Đất có tầng sét loang lổ chua glây nông (Lc - g1)
Theo FAO-UNESCO : Epi Gleyi Dystric Plinthosols (PTd - g1)
Địa điểm : xã Đường Hoa - huyện Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh
Thực vật tự nhiên : Cỏ hoà thảo
Cây trồng : 2 lúa
Địa hình : Gò đồi
Độ dốc : 0-3o
Độ cao tuyệt đối : 25m
Đá mẹ, mẫu chất : Phù sa cổ
Nước ngầm : Trung bình
Xói mòn : yếu
Mô tả phẫu diện
0-17cm:
Thịt nhẹ, hơi ẩm, màu xám (2,5Y5/2M), cấu trúc rời rạc, nhiều rễ nhỏ và các vệt gỉ theo mao quản, chuyển lớp rõ.
17-62cm:
Thịt trung bình, hơi ẩm, màu vàng xám (2,5Y8/6M), cấu trúc cục tảng, chặt, nhiều ổ gỉ sắt, glây trung bình, chuyển lớp rõ.
62-115cm:
Thịt nặng, hơi ẩm, màu vàng đỏ (2,5Y7/8M), cấu trúc cục tảng, chặt, có nhiều ổ gỉ sắt, kết von non.
Kết quả phân tích tính chất lý, hoá học đất phẫu diện HH-33
Tầng
pH
Mùn
Tổng số ( % )
Dễ tiêu (mg/100g)
Cation trao đổi ( lđl/100g )
Al+3
%
%
mS/cm
Thành phần cơ giới (%)
đất (cm)
KCL
%
N
P2O5
K2O
P2O5
K2O
Ca++
Mg++
CEC
lđl/
100g
Cl-
SO4=
EC
2 - 0.02
0.02-0.002
<0.002
0-17
4,67
1,65
0,123
0,108
0,55
9,50
7,40
1,60
0,64
5,64
0,10
57,07
35,28
7,65
17-62
4,51
1,06
0,039
0,063
0,76
4,10
3,20
1,20
0,40
4,58
0,20
41,86
37,04
21,10
62-115
4,56
0,56
0,034
0,067
1,21
4,10
4,60
2,88
0,64
7,66
0,12
27,96
37,84
34,20
Phẫu diện điển hình : hh 38
Tên đất Việt Nam : Đất xám glây đá nông (Xg - đ1)
Theo FAO-UNESCO : Epi Lithi Gleyic Acrisols (ACf - l1)
Địa điểm : Thôn 6 - xã Quảng Long - huyện Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh
Thực vật tự nhiên : Cỏ hoà thảo
Cây trồng : 2 lúa
Địa hình : Đồng bằng ven biển
Cấp địa hình : Vàn cao
Độ cao tuyệt đối : 40m
Đá mẹ, mẫu chất : Phù sa cổ
Nước ngầm : nông
Xói mòn : yếu
Mô tả phẫu diện
0-15cm:
Thịt nhẹ, hơi ẩm, xám đen (10Y4/1M), kết cấu cục, hơi chặt, không xốp, nhiều rễ lúa nhỏ, chuyển lớp rõ.
15-45cm:
Thịt trung bình, ẩm, xám xanh (10Y6/2M), cấu trúc cục tảng, nhiều vệt rỉ theo mao quản, glây mạnh.
> 45cm:
Đá cuội
Kết quả phân tích tính chất lý, hoá học đất phẫu diện HH-38
Tầng
pH
Mùn
Tổng số ( % )
Dễ tiêu (mg/100g)
Cation trao đổi ( lđl/100g )
Al+3
%
%
mS/cm
Thành phần cơ giới (%)
đất (cm)
KCL
%
N
P2O5
K2O
P2O5
K2O
Ca++
Mg++
CEC
lđl/
100g
Cl-
SO4=
EC
2 - 0.02
0.02-0.002
<0.002
0-15
4,80
2,59
0,179
0,152
0,36
12,2
5,50
1,28
0,32
6,25
0,36
59,39
34,88
5,73
15-45
4,88
2,93
0,089
0,086
0,42
6,60
3,90
1,60
0,48
5,75
0,28
47,86
33,22
18,92
Phẫu diện điển hình : hh 42
Tên đất Việt Nam : Đất vàng đỏ đá sâu (FV - đ2)
Theo FAO-UNESCO : Endo Lithi Ferralic Acrisols (ACf - l2)
Địa điểm : Thôn 3 - xã Quảng Sơn - huyện Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh
Thực vật tự nhiên : Cây bụi nhỏ, cỏ dại
Cây trồng : Quế
Địa hình : Đồi
Độ dốc : 15-20o
Độ cao tuyệt đối : 110m
Đá mẹ, mẫu chất : Sa phiến thạch
Nước ngầm : Rất sâu
Xói mòn : trung bình
Mô tả phẫu diện
0-20cm:
Thịt nhẹ, hơi ẩm, màu xám đen (10YR3/2M), cấu trúc viên, hơi chặt, xốp, nhiều rễ nhỏ, chuyển lớp rõ.
20-45cm:
Thịt trung bình, hơi ẩm, màu vàng (10YR6/6M), kết cấu cục, chặt, lẫn ít đá sỏi, chuyển lớp từ từ.
45-75cm:
Thịt trung bình, hơi ẩm, màu vàng (10YR6/8M), kết cấu cục, chặt, không xốp, lẫn 30% đá sỏi.
> 75cm:
Đá
Đất chua vừa (pHKCl ở tầng mặt 4,95), hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt trung bình, càng xuống sâu càng giảm, hàm lượng lân và kali tổng số nghèo, lân dễ tiêu thấp, kali dễ tiêu các tầng đều nghèo, dưới 10mg/100g đất. Dung lượng cation kiềm trao đổi thấp ở tất cả các tầng (< 3 meq/100gđất), dung tích hấp thu CEC thấp 6,55 meq/100g đất.
Kết quả phân tích tính chất lý, hoá học đất phẫu diện HH-42
Tầng
pH
Mùn
Tổng số ( % )
Dễ tiêu (mg/100g)
Cation trao đổi
( lđl/100g )
Al+3
%
%
mS/cm
Thành phần cơ giới (%)
đất (cm)
KCL
%
N
P2O5
K2O
P2O5
K2O
Ca++
Mg++
CEC
lđl/
100g
Cl-
SO4=
EC
2 - 0.02
0.02-0.002
<0.002
0-20
4,70
1,86
0,145
0,082
0,76
3,1
5,8
1,00
0,28
8,47
0,80
35,5
38,64
25,91
20-45
4,79
0,45
0,056
0,083
1,05
1,9
4,1
1,00
0,40
7,98
1,04
16,0
28,42
55,55
45-75
4,83
0,18
0,022
0,091
1,22
2,2
2,4
0,40
0,50
8,50
0,80
16,6
29,62
53,83
Phẫu diện điển hình : hh 45
Tên đất Việt Nam : Đất phù sa chua glây nông (Pc - g1)
Theo FAO-UNESCO : Epi Gleyi Dystric Fluvisols (FLd - g1)
Địa điểm : Thôn 3 - xã Quảng Sơn - huyện Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh
Thực vật tự nhiên : Cỏ hoà thảo
Cây trồng : lúa
Địa hình : Thung lũng
Cấp địa hình : Vàn cao
Độ cao tuyệt đối : 80m
Đá mẹ, mẫu chất : Phù sa
Nước ngầm : nông
Xói mòn : yếu
Mô tả phẫu diện
0-13cm:
Thịt nhẹ, hơi ẩm, màu xám (2,5Y5/3M), cấu trúc rời rạc, không chặt, hơi xốp, lẫn ít sạn sỏi nhỏ, chuyển lớp rõ.
13-70cm:
Thịt nhẹ, hơi ẩm, màu vàng (2,5Y6/6M), kết cấu cục nhỏ, hơi chặt, có ít ổ mangan, lẫn ít sỏi sạn, glây trung bình, chuyển lớp từ từ.
70-120cm:
Thịt nhẹ, ẩm, màu vàng (2,5Y6/8M), kết cấu cục nhỏ, lẫn nhiều sỏi sạn hơn.
Kết quả phân tích tính chất lý, hoá học đất phẫu diện HH-45
Tầng
pH
Mùn
Tổng số ( % )
Dễ tiêu (mg/100g)
Cation trao đổi
( lđl/100g )
Al+3
%
%
mS/cm
Thành phần cơ giới (%)
đất (cm)
KCL
%
N
P2O5
K2O
P2O5
K2O
Ca++
Mg++
CEC
lđl/
100g
Cl-
SO4=
EC
2 - 0.02
0.02-0.002
<0.002
0-13
4,98
2,36
0,134
0,102
0,66
4,9
6,2
1,60
1,28
7,70
0,38
65,9
31,26
2,82
13-70
4,95
1,45
0,050
0,056
0,73
2,8
3,8
2,80
2,32
8,29
0
39,9
38,30
21,82
70-120
5,22
0,77
0,028
0,061
0,74
3,9
6,9
3,20
4,80
11,87
0
51,0
30,35
18,64
Phẫu diện điển hình : hh 50
Tên đất Việt Nam : Đất vàng nhạt điển hình (FVv)
Theo FAO-UNESCO : Hapli Ferralic Acrisols (ACf - h)
Địa điểm : Bản Cấu Phùng - xã Quảng Sơn - huyện Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh
Thực vật tự nhiên : Cây bụi nhỏ, cỏ dại
Cây trồng : Chè
Địa hình : Đồi thấp
Độ dốc : 8-15o
Độ cao tuyệt đối : 65m
Đá mẹ, mẫu chất : Sa thạch
Nước ngầm : Rất sâu
Xói mòn : Yếu
Mô tả phẫu diện
0-15cm:
Thịt nhẹ, hơi ẩm, nâu sẫm (10YR4/3M), có nhiều rễ cây, cấu trúc rời rạc, hơi chặt, hơi xốp, chuyển lớp từ từ.
15-41cm:
Thịt nhẹ, hơi ẩm, màu nâu (10YR4/4M), kết cấu cục, chặt, không xốp, lẫn ít sỏi sạn, chuyển lớp rõ.
41-75cm:
Thịt trung bình, hơi ẩm, màu vàng nâu (7,5YR4/3M), cấu trúc cục, chặt, không xốp, lẫn ít sạn sỏi, chuyển lớp từ từ.
75-120cm:
Thịt trung bình, hơi ẩm, màu nâu vàng (7,5YR4/4M), cấu trúc cục, chặt.
Kết quả nghiên cứu tính chất lý hoá học phẫu diện điển hình HH-50 tại bản Cờu Phùng, xã Quảng Sơn, cho thấy đất có thành phần cơ giới trung bình. Đất ít chua (pHKCl ở tầng mặt 5,42), hàm lượng mùn khá (1,95%), đạm tổng số tầng mặt khá cao (0,134%), hàm lượng lân và kali tổng số nghèo, lân dễ tiêu thấp, kali dễ tiêu các tầng đều nghèo, dưới 10mg/100g đất. Dung lượng cation kiềm trao đổi nghèo, dung tích hấp thu CEC trung bình 10,99 meq/100g đất.
Kết quả phân tích tính chất lý, hoá học đất phẫu diện HH-50
Tầng
pH
Mùn
Tổng số ( % )
Dễ tiêu (mg/100g)
Cation trao đổi
( lđl/100g )
Al+3
%
%
mS/cm
Thành phần cơ giới (%)
đất (cm)
KCL
%
N
P2O5
K2O
P2O5
K2O
Ca++
Mg++
CEC
lđl/
100g
Cl-
SO4=
EC
2 - 0.02
0.02-0.002
<0.002
0-15
4,84
1,86
0,078
0,071
0,89
2,7
4,1
1,20
0,40
5,32
0,30
59,1
31,29
9,64
15-41
4,80
0,82
0,039
0,072
1,16
2,4
4,2
1,92
2,08
8,23
0,40
32,4
35,78
31,80
41-75
4,81
0,57
0,028
0,084
1,29
2,8
3,8
1,60
2,56
8,83
0,40
31,2
36,74
32,02
75-120
4,68
0,52
0,016
0,083
1,31
2,6
4,3
1,92
1,28
8,13
0,36
26,6
40,25
33,18
Phẫu diện điển hình : hh 52
Tên đất Việt Nam : Đất vàng đỏ đá nông (FV - đ1)
Theo FAO-UNESCO : Epi Lithi Ferralic Acrisols (ACf - l1)
Địa điểm : Thôn 4 - xã Quảng Long - huyện Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh
Thực vật tự nhiên : Cây bụi nhỏ, cỏ dại
Cây trồng : ít cây ăn quả
Địa hình : Gò đồi
Độ dốc : 8-15o
Độ cao tuyệt đối : 70m
Đá mẹ, mẫu chất : Phù sa cổ
Nước ngầm : Rất sâu
Xói mòn : Yếu
Mô tả phẫu diện
0-15cm:
Thịt nhẹ, hơi ẩm, nâu xám (5YR3/4M), kết cấu viên cục, không chặt, hơi xốp, nhiều rễ nhỏ, chuyển lớp từ từ.
15-32cm:
Thịt nhẹ, hơi ẩm, nâu (5YR3/3M), kết cấu cục, hơi chặt, ít rễ nhỏ, chuyển lớp rõ.
32-56cm:
Thịt nhỏ, hơi ẩm, màu nâu vàng (5YR4/6M), kết cấu cục nhỏ, hơi chặt, lẫn ít mảnh đá nhỏ, chuyển lớp từ từ.
56-70cm:
Thịt nhẹ, hơi ẩm, nâu vàng (5YR4/8M), cấu trúc cục nhỏ, lẫn ít mảnh mẫu chất đang phong hoá.
> 70 cm:
Đá mềm
Kết quả phân tích tính chất lý, hoá học đất phẫu diện HH-52
Tầng
pH
Mùn
Tổng số ( % )
Dễ tiêu (mg/100g)
Cation trao đổi
( lđl/100g )
Al+3
%
%
mS/cm
Thành phần cơ giới (%)
đất (cm)
KCL
%
N
P2O5
K2O
P2O5
K2O
Ca++
Mg++
CEC
lđl/
100g
Cl-
SO4=
EC
2 - 0.02
0.02-0.002
<0.002
0-15
4,76
2,13
0,106
0,091
0,21
2,5
3,2
1,00
0,28
11,78
0,60
70,6
16,27
13,17
15-32
4,80
0,95
0,067
0,062
0,27
3,4
1,8
0,90
0,40
9,07
0,64
70,0
14,32
15,66
32-56
4,83
0,41
0,044
0,061
0,29
2,9
1,7
0,96
0,40
6,98
0,58
52,4
16,95
30,66
Phẫu diện điển hình : hh 58
Tên đất Việt Nam : Đất ruộng bậc thang vùng đồi núi glây nông (NTct - g1)
Theo FAO-UNESCO : Epi Gleyi Agric Anthosols (ATag - g1)
Địa điểm : Thôn Tình á - xã Quảng Đức - huyện Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh
Thực vật tự nhiên : Cỏ hoà thảo
Cây trồng : 2 lúa
Địa hình : Thung lũng
Độ dốc : 0-3o
Độ cao tuyệt đối : 65m
Đá mẹ, mẫu chất : Sa thạch
Nước ngầm : nông
Xói mòn : yếu
Mô tả phẫu diện
0-15cm:
Thịt nhẹ, ẩm ướt, màu xám (5Y5/1M), cấu trúc rời rạc, không chặt, nhiều rễ nhỏ, chuyển lớp rõ.
15-36cm:
Thịt trung bình, ẩm ướt, màu xám vàng (5Y6/1M), cấu trúc cục tảng, ít rễ, glây trung bình, chuyển lớp rõ.
36-85cm:
Thịt trung bình, ẩm, màu vàng (5Y6/6M), cấu trúc tảng, cục, chặt, lẫn ít sỏi sạn nhỏ.
> 85cm:
Đá mảnh > 80%
Kết quả nghiên cứu tính chất lý hoá học phẫu diện điển hình HH-58 tại thôn Tình á xã Quảng Đức, cho thấy đất có thành phần cơ giới trung bình. Đất chua (pHKCl ở tầng mặt dao động 4,40-4,51), hàm lượng mùn nghèo đến giàu (0,22 – 2,50%), đạm tổng số tầng mặt khá cao (0,151%), hàm lượng lân tổng số nghèo, hàm lượng kali tổng số nghèo đến trung bình (0,22-1,06%), hàm lượng lân và kali dễ tiêu các tầng đều nghèo. Dung lượng cation kiềm trao đổi thấp ở tất cả các tầng (< 3 meq/100g đất), dung tích hấp thu CEC trung bình 7,39-7,48 meq/100g đất.
Kết quả phân tích tính chất lý, hoá học đất phẫu diện HH-58
Tầng
pH
Mùn
Tổng số ( % )
Dễ tiêu (mg/100g)
Cation trao đổi
( lđl/100g )
Al+3
%
%
mS/cm
Thành phần cơ giới (%)
đất (cm)
KCL
%
N
P2O5
K2O
P2O5
K2O
Ca++
Mg++
CEC
lđl/
100g
Cl-
SO4=
EC
2 - 0.02
0.02-0.002
<0.002
0-15
4,40
2,50
0,151
0,058
1,79
1,6
7,1
1,28
0,32
19,43
1,60
20,61
48,13
31,26
15-36
4,52
0,35
0,044
0,057
2,23
1,2
4,5
1,60
0,00
13,29
2,00
21,65
44,04
34,31
36-85
4,51
0,22
0,033
0,520
2,17
1,4
6,9
1,60
0,36
13,26
1,80
19,26
37,59
43,15
Phẫu diện điển hình : HH 79
Tên đất Việt Nam : Đất mặn nhiều cơ giới nhẹ (Mn - a)
Theo FAO-UNESCO : Areni Hyper Salic Fluvisols (FLsh - a)
Địa điểm : xã Quảng Minh - huyện Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh
Thực vật tự nhiên : Cỏ dại
Cây trồng : Không
Địa hình : Đồng bằng ven biển
Cấp địa hình : Vàn thấp
Độ cao tuyệt đối : 2,5m
Đá mẹ, mẫu chất : Phù sa
Nước ngầm : -----
Xói mòn : -----
Mô tả phẫu diện
0-14cm:
Thịt nhẹ, ẩm ướt, màu xám (7,5Y6/2M), kết cấu rời rạc, không chặt, không xốp, glây trung bình, chuyển lớp rõ.
14-38cm:
Thịt nhẹ, ẩm, màu xám đen (7,5Y6/3M0, kết cấu rời rạc, không chặt, lẫn ít xác hữu cơ đang phong hoá, chuyển lớp rõ.
38-75cm:
Thịt nhẹ, ẩm, màu xám xanh (7,5Y7/1M), glây mạnh, lẫn ít sỏi sạn, chuyển lớp từ từ.
75-120cm:
Thịt trung bình, ẩm, màu xám xanh (7,5Y6/1M), glây mạnh, lẫn sỏi sạn.
Kết quả phân tích tính chất lý, hoá học đất phẫu diện HH-79
Tầng
pH
Mùn
Tổng số ( % )
Dễ tiêu (mg/100g)
Cation trao đổi
( lđl/100g )
Al+3
%
%
mS/cm
Thành phần cơ giới (%)
đất (cm)
KCL
%
N
P2O5
K2O
P2O5
K2O
Ca++
Mg++
CEC
lđl/
100g
Cl-
SO4=
EC
2 - 0.02
0.02-0.002
<0.002
0-14
4,60
2,33
0,140
0,091
0,63
4,20
22,30
2,24
1,44
9,63
0,14
0,187
0,056
1,41
75,56
18,50
5,94
14-38
4,47
1,29
0,067
0,065
0,56
4,00
14,40
1,60
0,32
6,55
0,30
0,119
0,022
0,85
78,05
11,20
10,75
38-75
3,75
1,24
0,062
0,052
0,57
4,80
3,60
2,08
0,48
12,28
0,70
0,068
0,097
1,00
84,47
8,72
6,81
75-120
3,69
0,78
0,056
0,056
0,61
4,30
3,10
1,60
0,80
12,84
0,64
0,057
0,135
1,33
87,60
7,70
4,70
Phẫu diện điển hình : hh 91
Tên đất Việt Nam : Đất mùn vàng đỏ trên núi đá nông (HV - đ1)
Theo FAO-UNESCO : Epi Lithi Humic Acrisols (ACu - l1)
Địa điểm : xã Quảng Sơn - huyện Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh
Thực vật tự nhiên : Rừng tái sinh
Cây trồng : Rừng
Địa hình : Núi cao trung bình
Độ dốc : 15-20o
Độ cao tuyệt đối : 920m
Đá mẹ, mẫu chất : Riolít
Nước ngầm : Rất sâu
Xói mòn : trung bình
Mô tả phẫu diện
0-25cm:
Thịt nhẹ, hơi ẩm, màu đen (10YR3/1M), cấu trúc tơi xốp, không chặt, có nhiều rễ nhỏ, tích luỹ mùn nhiều, chuyển lớp rõ về màu sắc và cơ giới.
25-45cm:
Thịt trung bình, hơi ẩm, cấu trúc viên cục, màu nâu vàng (10YR5/6M), còn ít rễ cây nhỏ, chuyển lớp rõ về màu sắc.
45-84cm:
Thịt nặng, hơi ẩm, cấu trúc viên cục, hơi chặt, màu vàng sẫm (7,5YR7/6M), lẫn ít sỏi sạn, chuyển lớp từ từ.
84-125cm:
Thịt trung bình, hơi ẩm, màu vàng sẫm (7,5YR7/8M), cấu trúc viên cục, chặt.
Kết quả phân tích tính chất lý, hoá học đất phẫu diện HH-91
Tầng
pH
Mùn
Tổng số ( % )
Dễ tiêu (mg/100g)
Cation trao đổi
( lđl/100g )
Al+3
%
%
mS/cm
Thành phần cơ giới (%)
đất (cm)
KCL
%
N
P2O5
K2O
P2O5
K2O
Ca++
Mg++
CEC
lđl/
100g
Cl-
SO4=
EC
2 - 0.02
0.02-0.002
<0.002
0-25
4,46
3,05
0,190
0,005
1,22
4,60
10,40
1,44
0,16
11,51
0,64
42,46
27,32
30,22
25-45
4,56
1,40
0,106
0,086
0,25
4,40
9,60
1,60
0,80
8,97
0,32
34,82
29,46
35,72
45-84
4,57
1,29
0,067
0,067
0,21
3,50
7,10
1,12
0,48
6,55
0,54
30,04
25,87
44,09
84-125
4,60
0,36
0,062
0,081
0,39
4,20
3,60
0,80
0,80
5,78
0,60
27,35
25,34
47,31
Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học Nông nghiệp hà nội
---------------
phạm văn thưởng
Đánh giá thích hợp đất đai và đề xuất cơ cấu cây trồng huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh”
luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Mã số : 60.62.16
Người hướng dẫn khoa học: ts. nguyễN xuÂn thàNH
Hà nội - 2008
Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thành đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý kiến giúp tôi thực hiện tốt đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Đất và Môi trường, khoa Sau đại học cùng các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy trong suốt quá trình học tập nghiên cứu tại trường Đại học Nông nghiệp 1.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, các phòng ban cùng bà con nông dân trong huyên Hải Hà tỉnh Quảng Ninh đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu thập tài liệu, số liệu để thực hiện đề tài này.
Hà nội, tháng 9 năm 2008
Phạm Văn Thưởng
Lời cam đoan
Các kết quả nghiên cứu trong đề tài này là hoàn toàn trung thực, do tôi và các cộng sự trực tiếp thực hiện, chưa được sử dụng cho một công trình nghiên cứu nào khác.
Các trích dẫn sử dụng trong luận văn đa ghi rõ tên tài liệu tham khảo và tác giả của tài liệu đó.
Người viết cam đoan
Phạm Văn Thưởng
mục lục
Trang
Mở Đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. ý nghĩa khoa học của đề tài
3
4. ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3
Chương 1: Tổng quan về tài liệu và cơ sở khoa học của đề tài
4
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng:
4
1.1.1. Một số khái niệm trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng
4
1.1.2. Các yếu tố cần quan tâm khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng
6
1.2. Đánh giá đất đai
8
1.2.1. Các kết quả nghiên cứu về đánh giá đất đai
9
1.2.2. Phương pháp đánh giá đất theo FAO
17
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
23
2.1. Đối tượng nghiên cứu
23
2.2. Nội dung nghiên cứu
23
2.3. Phương pháp nghiên cứu
23
2.3.1. Điều tra thực địa
23
2.3.2. Phương pháp phân loại đất theo FAO- UNESCO-WRB
23
2.3.3. Phương pháp xây dựng bản đồ
23
2.3.4. Xử lý số liệu
23
Chương 3 KếT QUả NGHIÊN CứU
26
3.1. Đặc điểm của vùng nghiên cứu
26
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
26
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
32
3.1.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội
43
3.2. Kết quả chỉnh lý và xây dựng bản đồ đất huyện Hải Hà
44
3.2.1. Kết quả điều tra phân loại đất huyện Hả Hà
44
3.2.2. Nhận xét chung về phân loại đất huyện Hải Hà theo FAO-UNESCO
46
3.2.3. Mô tả các loại đất
46
3.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Hải Hà
65
3.3.1 Lựa chọn, phân cấp chỉ tiêu các yếu tố và xây dựng bản đồ đơn tính
65
3.3.2. Kết quả xác định các đơn vị đất đai huyện Hải Hà
70
3.4. Hiệu quả kinh tế của các hệ thống sử dụng đất
75
3.4.1. Chi phí, đầu tư của các hệ thống sử dụng đất đai
75
3.5. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất đai
83
3.6. Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất đai
85
3.7. Phân hạng thích nghi đất đai huyện Hải Hà
85
3.7.1. Phân hạng thích nghi đất đai
85
3.7.2. Kết quả phân hạng thích nghi đất đai
87
3.8. Đề xuất cơ cấu cây trồng huyện Hải Hà
91
3.8.1 Những quan điểm đề xuất, sử dụng khai thác tài nguyên đất
91
3.8.2 Cơ sở khoa học cho việc đề xuất sử dụng đất bền vững vùng nghiên cứu
92
3.8.2 Kết quả đề xuất
93
Kết luận và kiến nghị
95
Kết luận
95
đề nghị
97
TàI LIệU THAM KHảO
98
Phần phụ lục
99
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHQL021.doc