Đánh giá đặc điểm Nông sinh học của một số dòng Ngô thuần và một số tổ hợp lai triển vọng tại CHDCND Lào và Việt Nam

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM -----------------*------------------- SING KHAM NETPHANLA ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ DÒNG NGÔ THUẦN VÀ MỘT SỐ TỔ HỢP LAI TRIỂN VỌNG TẠI CHDCND LÀO VÀ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Trồng tr

pdf117 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3696 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá đặc điểm Nông sinh học của một số dòng Ngô thuần và một số tổ hợp lai triển vọng tại CHDCND Lào và Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọt Mã số : 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Mai Xuân Triệu LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu trong đề tài này là hoàn toàn trung thực, chính xác. Đây là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi và các cộng sự tham gia trực tiếp thực hiện và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người cam đoan Sing Kham Netphanla LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện luận văn, tôi luôn nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của Viện nghiên cứu Ngô, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp. Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Ngô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài để hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòn biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn, TS.Mai Xuân Triệu - Viện trưởng Viện nghiên cứu Ngô, đã quan tâm và tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. Tôi vô cùng biết ơn TS.Nguyễn Hữu Phúc cùng với gia đình đã trực tiếp giúp đợ tôi để hoàn thành luận văn tại Việt Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn gia dình của KS.Trịnh Văn Cường đã giúp đỡ tôi về nơi ăn ở trong giai đoạn làm luận văn tại Việt Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Lào, Phòng Hợp tác Quốc tế, Ban Lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi để hoàn thành học tập và luận văn. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, Ban Lãnh đạo và tập thể cán bộ Ban Đào tạo Sau đại học - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2007 Học viên Sing Khăm Netphanla MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt vii Danh mục các bảng Viii Danh mục các hình X MỞ ĐẦU 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 3.Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN 2 4.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4 1.1. Tình hình nghiên cứu về sản xuất ngô trên thế giới và ở Lào 4 1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô trên thế giới 4 1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô ở Lào 8 1.2.Cơ sở khoa học của đề tài 11 1.2.1.Quan hệ giữa xa cách địa lý với sự đa dạng di truyền của cây ngô 11 1.2.2.Ưu thế lai (UTL) và ứng dụng trong chọn tạo giống ngô 12 1.2.3.Khái niệm về dòng tự phối, dòng thuần và giống ngô lai 14 1.2.4.Đánh giá dòng và tổ hợp lai về đặc tính nông sinh học 18 1.2.5.Khảo nghiệm và đánh giá giống ngô mới 20 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 2.1. Vật liệu nghiên cứu 22 2.2.Nội dung nghiên cứu 23 2.3.Phương pháp nghiên cứu 23 2.3.1.Phương pháp nghiên cứu đồng ruộng 23 2.3.2.Các chỉ tiêu theo dõi 23 2.3.3.Các phương pháp tính toán và xử lý số liệu 25 2.4.Địa điểm, điều kiện và thời gian thực hiện thí nghiệp 25 2.4.1.Địa điểm nghiên cứu 25 2.4.2.Điều kiện đất thí nghiệm 26 2.4.3.Thời gian thực hiện đề tài 26 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27 3.1. Kết quả đánh giá đặc điểm nông sinh học của các dòng 27 3.1.1.Đặc điểm hình thái của các dòng 28 3.1.2.Năng suất và các yếu tố cấu thành nưng suất của các dòng 38 3.2. Kết quả đánh giá đặc điểm nông sinh học và tính thích ứng của các tổ hợp lai (TL) được tạo ra từ các dòng trên 43 3.2.1.Kết quả đánh giá đặc điểm nông sinh học và tính thích ứng của các tổ hợp lai tại Việt Nam 43 3.2.2.Kết quả đánh giá đặc điểm nông sinh học và tính thích ứng của các tổ hợp lai được tạo ra từ cá dòng trên tại CHDCND Lào 52 3.3.Kết quả trình diễn THL triển vọng vụ Mưa 2007 tại Lào 70 3.3.1.Thời gian sinh trưởng 71 3.3.2.Đặc điểm hình thái 71 3.3.3.Khả năng chống chịu 73 3.3.4.Năng suất của các THL trong thí nghiệm trình diễn 73 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 75 1. Kết luận 75 2. Đề nghị 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Các từ viết tắt Nội dung CIMMYT :Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mì Quốc tế CHDCND : Cộng hoà Dân chủ Nhân dân CV% : Hệ thống biến động IFPRI : Viện Nghiên cứu Chương trình Lương thực thế giới LSDO,05 : Sự sai khác ý nghĩa nhỏ nhất ở mức 0,05 NSTT : Năng suất thực thu N : Nhiều TB : Trung bình TGST : Thời gian sinh trưởng THL : Tổ hợp lai DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1 Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến 2020 4 1.2 Tình hình sản xuất ngô thế giới 1985-2005 5 1.3 Diện tích cây trồng chuyển gen trên thế giới năm 2005 6 2.1. Tên dòng 22 2.2. Tên tổ hợp lai và kỹ hiệu 22 3.1. Thời gian sinh trưởng của các dòng (Vụ Xuân năm 2006 và thu 2007) 27 3.2. Đăc điểm hình thái của các dòng 29 3.3. Đặc điểm hình thái bông cờ của các dòng 30 3.4. Màu sắc và hình dạng một số bộ phận của các dòng 31 3.5. Trạng thái cây, trạng thái bắp và đọ bao bắp cảu các dòng (Vụ xuân 2006 và thu 2007) 35 3.6. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các dòng 35 3.7. Khả năng chống đổ của các dòng (Xuân và thu 2006) 37 3.8. Năng suất và các yếu tố ảnh cấu thành năng suất của các dòng (Vụ xuân 2006) 38 3.9. Năng suất và các yếu tố ảnh cấu thành năng suất cảu các dòng (vụ Thu 2006) 40 3.10 Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai 44 3.11 Đặc điểm hình thái của các tổ hợp lai (Vụ Khô và Mưa năm 2007) 46 3.12 Khả năng chống chịu của các tổ hợp lai 48 3.13 Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai 50 3.14 Thời gian sinh trưởng của các THL tại Lào 54 3.15 Đặc điểm hình thái của các THL tại Lào 56 3.16 Khả năng chống chịu của các THL vụ Khô/2007 tại Lào 59 3.17 Khả năng chống chịu của các THL vụ Mưa/2007 tại Lào 61 3.18 Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất các THL vụ Khô/2007 tại Lào 64 3.19 Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất các THL vụ Mưa/2007 tại Lào 65 3.20 Bảng phân tích phương sai KNKH của các dòng 67 3.21 Giá trị năng suất trung bình các dòng với 2 cây thử 68 3.22 Khản năng kết hợp riêng của các dòng 68 3.23 Thời gian sinh trưởng và đặc điểm hình thái của các THL trình diễn tại Lào 72 3.24 Khả năng chống chịu và năng suất của các THL trình diễn 72 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang 3.1 Năng suất của các dòng vụ Xuân và thu 2006 tại Việt Nam 42 3.2 Nắng suất các THL vụ Xuân năm 2007 tại Việt Nam 52 3.3 Năng suất các THL vụ Khô năm 2007 tại Lào 66 3.4 Năng suất các THL vụ Mưa năm 2007 tại Lào 70 3.5 Năng suất các THL trong trình diễn vụ Mưa năm 2007 tại Lài 74 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Cây ngô (Zea may.L) là một trong ba loại cây lương thực quan trọng của thế giới. Ngô là nguồn lương thực chính ở một số nước như Nam Phi, Mêhicô, Guatemala,…Ngoài ra ngô còn cung cấp phần lớn thức ăn cho chăn nuôi. Cùng với việc sử dụng hạt ngô làm thức ăn tinh (chiếm 70%) thì sản phẩm chất xanh của cây ngô còn là nguồn thức ăn lý tưởng cho chăn nuôi đại gia súc. Ngô còn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất rượu, cồn, tinh bột, bánh kẹo… Những năm gần đây, ngô còn là cây thực phẩm có giá trị cao, bắp ngô bao tử làm rau chất lượng cao, ngô đường đóng hộp cho xuất khẩu, nhờ đó đem lại hiệu quả kinh tế cao cho một số nước như: Mỹ, Trung Quốc, Argentina, Thái Lan… sản phẩm ngô là hàng háo xuất khẩu ở nhiều nước trên phạm vi toàn thế giới. Trong những năm gần đây nhờ công nghệ ưu thế lai và những tiến bộ khoa học, ngành trồng ngô trên thế giới đã có những bước phát triển kỳ diệu về năng suất và chất lượng. Các nhà chọn tạo giống của Mỹ đã tạo ra tổ hợp lai đạt năng suất 25,21 tấn/ha/vụ ) (Nguyễn Văn Hiển, 2000) [2]. Nhằm thực hiện kế hoạch của nhà nước Lào trong những năm tới, ngô sẽ là một loại hàng hoá nông nghiệp quan trọng để xuất khẩu, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xoá đói giản nghèo ở các vùng rừng núi xa xôi. Để đáp ứng mục tiêu và kế hoạch đặt ra, trong thời gian tới công tác chọn tạo giống ngô cho năng suất cao phẩm chất tốt, khả năng thích ứng rộng là một nhiệm vụ quan trọng đối với nhà chọn tạo giống làm sao chủ động được hạt giống, giảm được số lượng nhập khẩu hạt giống từ nước ngoài. Trong quá trình chọn lọc giống ngô lai, đánh giá đặc điểm nông sinh học cũng là một khâu rất quan trọng, nhằm chọn ra các dòng thuần và tổ hợp lai ưu tú thích hợp với điều kiện sinh thái của Lào. Từ trước năm 2000, công tác nghiên cứu chọn tạo giống ngô ở Lào chưa được đầu tư và chưa phát triển. Từ năm 2001 đến nay, công tác đó mới được khôi phục. Tuy nhiên công việc chủ yếu là thu thập bảo tồn nguồn nguyên liệu, chọn lọc một số giống nếp địa phương có chất lượng ngon mà nông dân yêu thích, chọn lọc giống ngô phụ thụ phấn tự do và khảo nghiệm tập đoàn giống ngô lai của Việt Nam và giống của các nước khác trong khu vực. Trong chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào từ năm 2006-2010 nhằm mục đích xoá đói giảm nghèo và tăng thu nhập cho nông dân, ngô đã được coi là cây hàng hoá để xuất khẩu ở các vùng trên cả nước. Nhiệm vụ quan trọng đặt ra là trong thời gian tới, Viện nghiên cứu Nông lâm nghiệp phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chọn tạo gống ngô, tạo ra được một vài giống ngô mới có thời gian sinh trưởng trung bình sớm, năng suất cao phcụ vụ cho sản xuất ngô tại Lào, nhằm chủ động nguồn giống, giảm tốn kém cho nông dân, góp phần thúc đẩy sản xuất ngô phát triển. Xuất phát từ những lý do trên, được sự giúp đỡ của các nhà chọn tạo giống Viện Nghiên cứu Ngô chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá đặc điểm nông sinh học và tính thích ứng của một số dòng ngô thuần và một số tổ hợp lai triển vọng tại CHĐCN Lào và Việt Nam” 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được đặc điểm nông sinh học của các dòng, từ đó xác định được các dòng tốt phục vụ cho công tác tạo giống ngô. - Qua khảo sát, đánh giá các tổ hợp lai sẽ chọn được các tổ hợp lai tốt, có năng suất cao, thời gian sinh trưởng trung bình sớm, thích hợp với điều kiện sinh thái, đất đai ở Lào để phục vụ cho sản xuất ngô trong thời gian tới. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. A. Ý nghĩa khao học Việc nghiên cứu đánh giá đặc điểm nông sinh học của các dòng tự phối sẽ đặt nền móng và là tiền đề cho chương trình nghiên cứu tạo giống ngô lai ở Loà trong thời gian tới, qua đó các nhà Kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu của Lào có điều kiện để học hỏi vận dụng kiến thức về chọn tạo giống ngô, cao hơn nữa có thể tạo ra được những giống ngô lai tốt phục vụ sản xuất ngô ở Lào. B. Ý nghĩa thực tiễn - Xác định, chọn lọc được một số dòng ngô có đặc điểm nông sinh học tốt, có KNKH cao làm vật liệu cho chương trình chọn tạo giống ngô lai của Việt Nam và Lào. - Xác định được 1-2 tổ hợp lai tốt thời gian sinh trưởng trung bình sớm, năng suất cao, chất lượng tốt để phát triển thành giống mới phục vụ sản xuất ngô ở Lào. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. a) Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là 12 dòng ngô thuần của Viện Nghiên cứu Ngô có tên là IL1, Il2, IL3, IL4, IL5, IL6, IL7, IL8, IL9, IL10 và hai dòng tốt làm cây thử (Tester) T1 và T2, 20 tổ hợp lai được tạo ra từ 10 dòng trên với 2 cây thử theo phương pháp lai đỉnh. - Giống LVN10 và CP888 được sử dụng làm đối chứng trong thí nghiệm khảo sát tổ hợp lai so sánh giống lai. b) Phạm vi nghiên cứu - Đánh giá được một số đặc điểm nông sinh học chính của 12 dòng ngô thuần bao gồm: đặc điểm hình thái, sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh chính, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. - Đánh giá được khả năng kết hợp của chúng bằng phương pháp lai đỉnh, nhằm mục đích xác định những tổ hợp lai tốt phục vụ công tác chọn tạo giống lai sau này. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất ngô trên thế giới và ở Lào 1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô trên thế giới. Ngô (Zeamays L.) cùng với lúa mì và lúa nước là ba cây lương thực quan trọng nhất trên thế giới. Cho đến cuối thế kỷ XX, ngô vẫn còn kém hai cây trồng là lúa nước và lúa mì cả về diện tích và sản lượng. Nhưng đến năm 2005, sản lượng ngô trên thế giới đạt 701 triệu tấn trong khi đó sản lượng lúa mì là 623 triệu tấn và lúa nước là 618 triệu tấn. So với năm 2000, sản lượng ngô trên thế giới tăng lên 106 triệu tấn, lúa mì tăng 24 triệu tấn và lúa nước tăng 32 triệu tấn (FAOSTAT database, 2006) [18] Theo dự báo của Viện nghiên cứu chương tình lương thực thế giới (IFPRI) vào năm 2020 tổng nhu cầu ngô thế giới là 852 triệu tấn trong đó 15% dùng làm lương thực 69% dùng làm thức ăn chăn nuôi, 15% dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp. Ở các nước phát triển chỉ dùng 5% sản lượng ngô làm lương thực, với các nước đang phát triển sử dụng 22% ngô làm lương thực (IFPRI,2003) [23] Bảng 1.1. Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến 2020 Vùng 1997 (triệu tấn) 2020 (triệu tấn) % thay đổi Thế giới 856 852 45 Các nước đang phát triển 295 508 72 Đông Á 136 252 85 Nam Á 14 19 36 Cận Sahara – Châu phi 29 52 79 Mỹ La tinh 75 118 57 Tây Bắc phi 18 28 86 Nguồn: IFPRI, 2003 {23} Đến năm 2020, nhu cầu ngô thế giới tăng 45% so với nhu cầu năm 1997, chủ yếu tăng cao ở các nước đang phát triển (72%) riêng Đông Nam Á nhu cầu tăng 70% so với năm 1997, sở dic nhu cầu ngô tăng là do dân số thế giới tăng, thu nhập bình quân đầu người tăng nên nhu cầu thịt, cá, trứng, sữa tăng mạnh, dẫn đến đòi hỏi lượng ngô dùng cho chăn nuôi tăng. Nhưng thách thức lớn nhất là 80% nhu cầu ngô thế giới (266 triệu tấn), lại tập trung ở các nước đang phát triển, chỉ khoảng 10% sản lượng ngô từ các nước công nghiệp có thể xuất sang các nước đang phát triển. Vì vậy các nước đang phát triển phải đáp ứng nhu cầu của mình trên diện tích ngô hầu như không tăng (James, 2006) [24] Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô thế giới 1985-2005 Chỉ tiêu Năm Thế giới Các nước đang phát triển Mỹ Trung Quốc 1985 126.706 79.017 26.767 18.403 Diện tích (nghìn ha) 2005 147.576 98.136 30.395 26.221 1985 3.40 221.0 6.6 3.7 Năng suất (tấn/ha) 2005 4.75 3.18 10.0 5.15 1985 429.937 168.408 175.383 67.873 Sản lượng (nghìn tấn) 2005 701.666 312.073 282.295 135.145 1985/1965 0.9 1.2 0.7 1.0 Tăng trưởng DT/năm (%) 2005/1985 0.8 1.2 0.7 2.1 1985/1965 2.0 2.8 2.2 4.8 Tăng trưởng Năng suất (%) 2005/1985 2.1 2.55 2.8 1.95 1985/1965 3.4 4.0 2.9 5.8 Tăng trưởng sản lượng/năm (%) 2005/1985 3.15 4.25 3.05 5.0 Nguồn: (CIMMYT, 2001) [14]; (FAOSTAT, 2007) [19] Theo Đại học Tổng hợp Iowa, trong những năm gần đây khi thế giới cảnh báo nguồn dầu mỏ đang cạn kiệt, thì ngô đã và đang được chế biến Ethanol, thay thế một phần nguyên liệu xăng dầy chạy ô tô tại Mỹ, Braxin, Trung Quốc,….riêng ở năm 2002-2003 đã dùng 25.2 triệu tấn ngô để chế biến Ethanol, năm 2005-2006 dùng 40.6 triệu tấn và dự kiến năm 2012 dùng 190.5 triệu tán ngô. Vì vậy sản lượng ngô xuất khẩu đang có xu hướng giảm tại Mỹ, Braxin, Achentina…. TT Quốc gia Diện tích (triệu ha) Cây trồng chuyển gen 1 Mỹ 54.5 Đậu tương, ngô, bông, cải dầu, bầu bí, đu đủ, cỏ alfafa 2 Achentina 18.0 Đậu tương, ngô, bông 3 Braxin 11.5 Đậu tương, bông 4 Canada 6.1 Cai dầu, ngô, đậu tương 5 Trung Quốc 3.5 Bông 6 Paraguay 2.0 Đậu tương 7 Ấn Độ 3.8 Bông 8 Nam Phi 1.4 Ngô, đậu tương, bông 9 Uruguay 0.4 Đậu tương, ngô 10 Úc 0.2 Bông 11 Mê hi cô 0.1 Bông, đạu tương 12 Rumani 0.1 Đậu tương 13 Philipine 0.2 Ngô 14 Tây Ban Nha 0.1 Ngô 15 Colombia <0.1 Bông 16 Iran <0.1 Lúa 17 Hondurus <0.1 Ngô 18 Bồ Đào Nha <0.1 Ngô 19 Đức <0.1 Ngô 20 Pháp <0.1 Ngô 21 Cộng Hoà Séc <0.1 Ngô 22 Slovakia <0.1 Ngô Nguồn: (James.2006) [24] Hơn 40 năm qua, diện tích ngô thế giới dù có tăng nhưng so với nhu cầu tiêu dùng thì không đáng kể (<1%/năm) (bảng 1.2) sản lượng ngô thế giới tăng lên 3.4% trên năm trong giai đoạn 1965-1985 và 3.15% /năm vào thời kỳ 1985-2005 chủ yếu do năng suất tăng 2%/năm. Hai thập kỷ gần đây (1985-2005) tăng trưởng năng suất ngô ở các nước đang phát triển (2.55%) kể cả Trung Quốc (1.9%) chậm hơn hai thập kỷ trước đó (2.8% và 4.7%) riêng ở Mỹ năng suất ngô vẫn tăng liên tục 2.8% ở thời kỳ 1985-2005 so với 2.5% thời kỳ 1965-1985 (CIMMTYT,2001) [14]. Theo số liệu của Đại học Tổng hợp Nebraska (2005) lý do năng suất ngô ở Mỹ tăng lên trong 50 năm qua là 50% do cải tạo nền di truyền của các giống lai tăng cường đầu tư cho nghiên cứu (Casman,2005) [17] Trong những năm gần đây, diện tích cây trồng chuyển gen trên thế giới tăng mạnh. Trong đó gồm có ngô, từ hơn 40 triệu ha vào năm 2000 lên hơn 100 triệu ha vào năm 2006 (Bảng 1.3). Trong đó diện tích ngô chuyển gen BT chiếm 25% (James, 2006)[24]. Trong đó Mỹ có diện tích nhiều nhất. Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc, Mêhicô, chưa áp dụng ngô chuyển gen. Một số nước khác áp dụng ở quy mô nhỏ (bảng 1.3.) xu hướng ứng dụng cây trồng chuyển gen còn tăng mạnh hơn nữa chỉ trong một năm từ 2005-2006 diện tích cây trồng chuyển gen thế giới đã tăng thêm 12 triệu ha (james, 2006)[24] Ngô chất lượng Protein cao (QPM) hiện nay vẫn đang được CIMMTYT quan tâm phát triển với giá trị dinh dưỡng hơn hẳn ngô thường. Tuy nhiên diện tích ngô QPM hiện nay tập trung ở các nước dùng ngô làm lương thực cho người dân Châu Phi, những vùng sâu vùng xa của Trung Quốc, Lý do chưa phát triển mạnh là vì nền di trỳen hạn hẹp tính kháng sâu bệnh còn phải khắc phục thêm (Viện nghiên cứu ngô 1999) [11]. Hiện nay có 25 nước trên thế giới đang áp dụng ngô QPM với diện tích 650.000ha, 0.5% tổng diện tích ngô trên thế giới (Lê Quý Kha, 5/2007)[3]. 1.1.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu ngô ở Lào. 1.1.2.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu của Lào. Khí hậu của Lào chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa, tạo nên 2 mùa rõ rệt: Mùa Mưa từ tháng 5 đến tháng 10; mùa Khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm không khí thay đổi nhiều, thấp nhất 50% trong mùa khô đến 98% trong mùa Mưa. Lượng mưa hàng năm thay đổi từ 1300mm (ở các thung lũng phía Bắc) đén 3700mm (ở các thung lũng phía Nam). Hơn ¾ lượng mưa tập trung vào tháng 7 và tháng 8. Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp (trực thuộc Viện nghiên cứu Nông Lâm nghiệp - Bộ Nông Lâm Nghiệp), nằm ở vĩ tuyến 180 08’ độ Bắc và kinh tuyến 1020 44`, ở độ cao 116m so với mặt nước biển. Theo số liệu của trạm khí tượng Trung tâm nghêin cứu Nông nghiệp (trung bình 7 năm, từ năm 200-2006) lượng mưa ở vùng này tăng lên dần, từ tháng 1 lượng mưa là:2.7mm,; tháng 2 là 26.4mm; tháng 3 là 56.9mm; tháng 4 là 72.7mm; tháng 5 là 272.1mm, tháng 6 là 282.8 mm, tháng 7 là 310.3mm, tháng 8 là 347.0mm; Từ tháng 9 trở đi, lượng mưa giảm, cụ thể như sau: lượng mưa tháng 9 là 207.5mm; tháng 10 là 50.7mm; tháng 11 là 10.1mm; tháng 12 là 5.4mm Tương tự như lượng mưa, độ ẩm không khí trung bình tháng có biến dổi, độ chênh lệch nhau rất nhỏ giữa các tháng trong năm. Độ ẩm thấp nhất ỏ tháng 12 (tương ứng 50%) và tăng dấn đến 74% ở tháng 9, sau đó giảm xuống. Nhiệt độ không khí trung bình ngày giữa các tháng trong năm chênh lệch nhau rất nhỏ, nhiệt độ trung bình ngày trong tháng thấp nhất ở tháng 2 (tương ứng 22.60C) và cao nhất ở tháng 4 và tháng 5 (tương ứng 31.90C; 31.04 0 C) (Trạm khí tượng Napokk Viêng Chăn Lào, 2006)[40] 1.1.2.2. Tình hình sản xuất ngô tại Lào Ở Lào, ngô là cây lương thực đứng thứ hai sau lúa được trồng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau. Nông dân Lào mặc dù có kinh nghiệm trồng ngô từ lâu đời, nhưng chủ yếu vẫn làm theo tập quán quảng canh, phụ thuộc vào thiên nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của họ. * Các loại giống ngô dùng trong sản xuất tại Lào Giống ngô đang được sử dụng ở một số vùng xâu, vùng xa vẫn còn là các giống địa phương. Ở các vùng đồng bằng và vùng sản xuất ngô làm háng hoá miền núi phái Bắc thì hầu hết dùng giống lai, trong đó chủ yếu là giống ngô lai LVN10 của Việt Nam và một số giống lai của Thái Lan. Năm 2006, Lào nhập khẩu hạt giống (LVN10) từ Việt Nam hơn 1.500 tấn. Ngoài ra nhiều nơi còn dùng giống chất lượng thấp. Đó là điều lo ngại của nông đân trong sản xuất, vừa không chủ động được hạt giống, vừa tốn kém và làm giảm năng suất. (Cục trồng trọt - Bộ Nông Lâm nghiệp Lào, 2006)[43] Trong những năm gần đây sản xuất ngô ở Là phát triển tương đối mạnh và có nhiều thành tựu. Diện tích trồng ngô cả nước tăng lên nhanh chóng, năm 1991 diện tích trồng ngô là 36.245 ha với năng suất bình quân 2 tấn/ha, tổng sản lượng 72.609 tấn. Năm 2002 diện tích trồng 86.000ha với năng suất bình quân 4.33 tấn/ha tổng sản lượng khoảng 372.560 tấn. Năm 2006 tổng diện tích ngô cả nước 113.815 ha năng suất sấp sỉ 4 tấn/ha, tổng sản lượng là 449.950 tấn (Cục Trồng trọt - Bộ Nông Lâm nghiệp Lào, 2006)[43] * Vùng trồng ngô chính của Lào Ở Lào, ngô có thể trồng được từ Bắc đến Nam, nhưng diện tích trồng ngô chủ yếu tập trung ở miền núi phía bắc, trong đó có những tỉnh có diện tích lớn nhất là Xayabury, Oudômxay, luôngphabăng, Bokeo, Xiêngkhoảng có diện tích tương ứng năm 2006 (29.550ha; 20.935ha; 12.745ha; 10.415ha; 9.715ha). Các tỉnh khác ở miền Bắc và miền Nam cũng có xu hương phát triển, đặc biệt tỉnh Viêng Chăn và xung quanh Thành phố Viêng chăn có khả năng phát triển mạnh bởi vì điều kiện rất thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất ngô của nông dân. *Thời vụ trồng ngô ở Lào Từ trước đến nay, dựa vào đièu kiện thiên nhiên, nông dân lào có tập quan trồng ngô 2 vụ/năm. Nhưng thực tế ở Lào, ngô có thể sinh trưởng phát triển được quanh năm. Hai vụ trồng ngô chính đó là: - Vụ 1 (vụ mưa): bắt đầu gieo từ trung tuần tháng 4 cho đến trung tuần tháng 5 thu hoạch vào khoảng cuối tháng 8 đén tháng 9. Vụ này coi là vụ trồng ngô chính của Lào. Những vùng trồng ngô lớn làm hàng hoá như các tỉnh miền Bắc hầu hết diện tích ngô là nhờ nứoc trời. - Vụ 2 (vụ khô): bắt đầu từ cuối tháng 9 trở đi. Vùng đồng bằng từ Viêng Chăn trở xuống có thể trồng muộn hơn vì có điều kiện tưới. Vùng miền Bắc phải trồng sớm, nhờ nước mưa cuối vụ và ẩm độ không khí cao ở các tháng cuối năm. * Sử dụng giống ngô. Như đã nói trên, hầu hết các vùng sản xuất ngô hàng hoá, giống ngô nông dân dùng là giống lai, chỉ khoảng 5% là giống thụ phấn tự do, đó là giống HDK4, giống ngô tẻ H’Mông, giống ngô nếp trắng địa phương… Những giống này, hàng năm được sản xuất tại Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp, mỗi giống khoảng 5 tấn để đáp ứng nhu cầu nông dân ở vùng sâu vùng xa không đủ điều kiện sử dụng giống ngô lai. Bắt đầu từ năm 2002 đến nay, chương trình hợp tác Lào- Việt Nam về việc phát triển ngô lai tại CHDCND Lào (giữa Viện Nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Lào và Viện nghiên cứu Ngô Việt Nam) đã tiến hành sản xuất hạt giống ngô lai với quy mô nhỏ tại Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp, mục đích chủ yếu nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Lào trong sản xuất hạt giống ngô lai. 1.1.2.3. Tình hình nghiên cứu tạo giống ngô ở Lào. Nói chung việc nghiên cứu tạo giống ngô ở Lào chưa được đầu tư và chú ý đúng mức. Từ năm 1978-1981, được sự giúp đỡ của chính phủ Israel về kinh phhí và hướng dẫn kỹ thuật, chương trình nghiên cứu chọn tạo giống ngô đã được triển khai tại trung tâm Hat Đok Keo (Hiện nay là Trung tâm nghiên cứu Rau và cây ăn quả - Viện nghiên cứu Nông Lâm nghiệp). Năm 1982 đã tạo được một số giống ngô thụ phấn tự do và được chuyển giao cho nông dân trồng như: HDK3 và HDK 4 hiện nay vẫn đang dùng trong sản xuất. Từ năm 1986, Viện nghiên cứu ngô Việt Nam đã giúp đào tạo cán bộ kỹ thuật cho Lào về tạo giống ngô, đặc biệt từ năm 2002 tới nay, được sự giúp đỡ về kinh phí và chuyên gia cảu chính phủ Việt Nam do Viện Nghiên cứu Ngô thực hiện, công việc nghiên cứu ngô mới được khôi phục lại từng bước. Những công việc đã được triển khai như sau: * Nghiên cứu đánh giá dòng Bắt đầu từ vụ Khô năm 2005, Bộ môn nghiên cứu Ngô thuộc Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp - Viện Nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Lào, đã tiến hành rút dòng từ 12 giống ngô lai thương mại, trong đó có giống của Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc. Đến nay đã có hơn 500 dòng đời S2- S3, sẽ tiếp tục chọn lọc và lai thử trong các vụ tiếp theo. * Tình hình khảo nghiệm giống .Để đáp ứng nhu cầu trước mắt về giống phù hợp cho bà con nông dân trong sản xuất ngô các vùng trên toàn quốc. Hàng năm chúng tôi đã tiến hành việc khảo nghiệm các giông ngô lai nhập ngoại từ Việt Nam. Thái Lan và một số giống từ Trung Quốc. Về giống ngô địa phương nhất là ngô nếp, đã được cải tạo và chọn lọc những giống mà nông dân ưa thích, chất lượng ngon cho nông dân trồng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho các thành phố trong nước. 1.2. Cơ sở khoa học của đề tài 1.2.1. Quan hệ giữa xa cách địa lý với sự đa dạng di truyền của cây ngô. Vùng sinh thái thích nghi của cây ngô rất rộng, từ 58 vĩ Bắc đến 43 vĩ nam; ở Bắc bán cầu, ngô được trồng ở Đan Mạch tới vĩ độ 55-56, ở Liên Xô cũ và Canada ngô được trồng tới vĩ độ 58, ở Nam bán cầu, ngô được trồng ở Newzealand đến vĩ độ 42-43. Cây ngô có sự biến đổi sâu sắc để thích nghi với môi trường sinh thái. Ví dụ, ở vùng thung lũng mêhicô đến Equado có loại ngô cao 3-4m, 30-40 lá, thời gian sinh trưởng 10 tháng. Vùng xung quanh xa mạc sahara, châu phi, tồn tại loại ngô chịu hạn ngắn ngày, thời gian sinh trưởng 70-80 ngày, cao 1-1.5mvv. Sự khác biệt địa lý cụ thể là môi trường sống khác nhau đã dẫn tới sự biến đổi sâu sắc về mặt di truyền, hình thành nên sự khác biệt giữa các quần thể ngô ở các vùng khác nhau. Sự khác biệt giữa các quần thể ngô, biểu hện qua các tính trạng số lượng của kiểu hình, chịu sự chi phối mạnh của không những dạng gen, môi trường mà còn phụ thuộc vào tương tác giữa dạng gen và môi trường. Mô hình di truyền cơ bản có thể viết: P=G+E+GE Trong đó P là kiểu hình, G là kiểu gen, E là tác động môi trường và EG là tương tác kiểu gen và môi trường [20], [4]. Trái lại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo, trong điều kiện môi trường biến đổi thì chỉ những dạng gen thích ứng (biến dị có lợi) mới tồn tại còn những dạng gen không thích ứng bị đào thải. 1.2.2.Ưu thế lai (UTL) và ứng dụng trong chọn tạo giống ngô 1.2.2.1.Khái niệm về ưu thế lai Ưu thế lai là hiện tượng di truyền, trong đó con lai biểu hiện tăng sức sống mạnh hơn, sinh trưởng phát triển nhanh, tăng năng suất chất lượng và khả năng chống chịu cao hơn hẳn so với bố mẹ. Hiện tượng ưu thế lai tăng sức sống ở con lai đã được Koelreuter miêu tả đầu tiên vào năm 1776, khi tiến hành lai các cây trồng thuộcchi Nicotiana, Dianthus, Verbascum, Mirabilis và Datura với nhau (Stuber, 1994)[33] Năm 1876, Charles DarWin người đầu tiên đã đưa ra lý thuyết đầu tiên về ưu thế lai. Sau đó năm 1877, Charles DarWin sau khi làm thí nghiệm so sánh hai dạng ngô tự thụ và giao phối đã đi tới kết luận: Chiều cao cây ở dạng ngô giao phối cao hơn 19% và chín sớm hơn 9% so với dạng ngô tự phối (Hallauer và Mirinda, 1981)[21], trong khi đó William James Beal đã thực hiện lai có kiểm soát giữa các giống ngô, ông thu được năng suất cao vượt xa so với bố mẹ 15%. Ưu thế lai biểu hiện ở tổ hợp lai trên các tính trạng có thể chia thành cá dạng biểu hiện chính sau: - Ưu thế lai về hình thức Biểu hiện qua sức mạnh phát triển trong thời gian sinh trưởng như tầm vóc của cây. Theo Kiesselback, 1922 con lai F1 của ngô có độ lớn hạt tăng hơn bố mẹ 11,1%, đường kính thân tăng 48%, chiều cao cây tăng 30- 50%...ngoài ra diện tích lá, chiều dài cờ ở tổ hợp lai thường lớn hơn bố mẹ. - Ưu thế lai về năng suất: Được biểu hiện thông qua các yếu tố cấu thành năng suất như khối lượng hạt, số hạt trên hàng, tỷ lệ trên bắp. Ưu thế lai về năng suất ở các giống lai đơn giữa dòng có thể đạt 193%-263% so với năng suất trung bình của bố mẹ (Trần Hồng Uy, 1985)[9] - Ưu thế lai về tính thích ứng: Biểu hiện qua khả năng chống chịu với điều kiện môi trường bất thuận như: sâu, bệnh, khả năng chịu hạn… - Ưu thế lai về tính chín sớm: Thể hiện thống qua con lai chín sớm hơn bố mẹ do sự biến đổi quá trình sinh lý, sinh hoá, trao đổi chất trong cơ thể. Mặc dù cho đến nay, có khá nhiều giả thuyết đưa ra nhằm giải thích hiện tượng ưu thế lai, song chưa có giả thuyết nào giải thích đựơc toàn diện các mặt của hiện tượng này. Hai giả thuyết được chấp nhận rộng nhất là thuyết trội và thuyết siêu trội. * Giả thuyết về tính trội Các tính trạng trội hình thành trong quá trình tiến hoá của sinh vật để phù hợp với điều kiện ngoại hình Những gen tác động có lợi cho quá trình phát triển có thể trở thành gen trội hoặc bán trội,còn những gen gây tác động bất lợi có thể trở thành gen lặn. Các gen trội có thể kìm hãm tác động gây hại của các alen tương ứng cùng locus trên nhiễm sắc thể tương đồng hoặc tương tác bổ trợ giữa các gen trội để hình thành tính trạng biểu hiện UTL *Thuyết siêu trội Giải thích hiện tượng UTL bằng tương tác giữa các alen cùng một locus trong trạng thái dị hợp tử. Trong trạng thái dị hợp tử, con lai có sức sống mạnh và năng suất cao hơn các dạng đồng hợp tử trội và lặn của nó. AAaa 1.2.2.2.Phương pháp xác định ưu thế lai Để xác định ưu thế lai ở con lai F1, người ta căn cứ vào số liệu đo đếm được từ thí nghiệm của con lai và bố mẹ của chúng. Ưu thế lai của con lai F1 đựơc tính dựa trên cơ sở so sánh giá trị trung bình của bố mẹ hoặc với bố mẹ cao nhất, hoặc với giống đối chứng. 1.2.2.3.Ứng dụng ưu thế lai trong sản xuất ngô Ưu thế lai đóng vai trò to lớn trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Năm 1876, Chares Darwin là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về ưu thế lai nhưng đến năm 1909, H.Shull mới bắt đầu công tác chọn tạo giống ngô lai. Ưu thế lai thể hiện qua con lai F1 và biểu hiện ưu thế lai này phụ thuộc vào các dạng bố mẹ, vì vậy cần những giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn. Năm 1917 khi Jones đã đưa ra phương pháp sản xuất hạt lai kép nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm và ngay n._.ăm thử nghiệm đầu tiên (1920) đã được nhanh chóng chấp nhận. 1.2.3.Khái niệm về dòng tự phối, dòng thuần và giống lai 1.2.3.1.Khái niệm dòng tự phối Dòng tự phối là khái niệm tương đối để chỉ những dòng ngô được tạo ra bằng phương pháp tự phối. Phương pháp tạo dòng tự phối do Shull đề xuất năm 1908-1909. Vì Ngô là cây thụ phấn chéo có kiểu gen dị hơp tử nên dòng thuần được tạo ra bằng cách tự phối cưỡng bức từng cây một. Quá trình này được thực hiện liên tục qua nhiều đời (L.F.Bauman, 1981)[13]. Khái niệm này còn dùng để phân biệt dòng tự phối và dòng đựơc tạo ra bằng phương pháp fullsib (nội phối theo từng cặp) hoặc phân biệt với dòng được tạo bằng phương pháp đơn bội (phương pháp nuôi cấy bao phấn hoặc noãn chưa thụ tinh). 1.2.3.2.Khái niệm dòng thuần Dòng thuần là khái niêmk tương đối để chỉ các dòng tự phối đã đạt đến độ đồng hợp tử cao và ổn định ở nhiều tính trạng. Đối với ngô, thường sau 7-8 đời tư phối dòng đạt đến độ đồng đều cao ở các tính trạng như chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, năng suất, màu và dạng hạt,v.v…và được gọi là “dòng thuần”. Như vậy dòng thuần có kiểu gn đồng hợp tử với tỷ lệ cao ở nhiều đặc trưng di truyền. Dòng thuần là đối tượng quan trọng của chương trình tạo giống lai, nó được sử dụng là bố mẹ của giống lai quy ước. *Nguyên liệu ban đầu cho tạo dòng thuần Bất cứ nguyên liệu ngô nào đều có thể tạo được dòng thuần, tuy nhiên tốc độ, hiệu quả, khả năng sử dụng thì khác nhau. Nguyên liệu tạo dòng thuần có thể là: các giống thụ phấn tự do (giống địa phương, giống tổng hợp, giống hỗn hợp) từ các vùng sinh thái khác nhau, các gia đình của các giống đang chọn lọc hoặc các giống ngô lai thương mại [3]. *Phương pháp tạo dòng thuần Có nhiều phương pháp tạo dòng thuần: tạo dòng thuần bằng phương pháp truyền thống (tự phối cưỡng bức), đây là phương pháp đang được phổ biến. Phương pháp cần huyết đồng máu (fullsib), nửa mấu (halfsib) hoặc sib hỗn hợp, có thể tạo ra những dòng có sức sống và năng suất tốt hơn dòng rút ra từ con đường tự phối nhưng thời gian đạt tới độ đồng hợp tử dài hơn và không tạo ra nhữn dòng có khả năng kết hợp đột xuất cao hơn, kéo dài thời gian chọn lọc dòng (Ngô Hữu Tình, 2003) [6]. Bên cạnh những phương pháp trên, còn có phương pháp tạo dòng nhanh như nuôi cấy bao phấn hoặc noãn chưa thụ tinh. Cho tới nay phương pháp tự phối vẫn là phương pháp chủ yếu, vì tự phối tạo ra cường độ phân ly mạnh nên nhanh đạt tới kiểu gen đồng hợp tử ở nhiều tính trạng và cho những dòng thuần có KNKH cao mà các phương pháp khác không tạo được. 1.2.3.3. Khái niệm giống ngô lai Giống ngô lai là kết quả của việc ứng dụng ưu thế lai trong tạo giống ngô, có một số đặc điểm chính như sau (G. F. Sprague, 1975; 1955)[30]. Hiệu ứng trội và siêu trội được sử dụng trong quá trình tạo giống, giống có nền di truyền hẹp, thường thích ứng hẹp, yêu cầu thâm canh cao, độ đồng đều tốt, cần có hệ thống sản xuất và chế biến hạt giống hoàn thiện, hạt giống chỉ sử dụng được một đời F1, giá giống đắt. Có nhiều loại giống lai có thể được tạo ra ở ngô. Dòng tự phối cũng như các nguồn không phải là dòng tự phối có thể được dùng để tạo giống lai. Tuy nhiên, giống lai được tạo ra từ dòng tự phối chiếm ưu thế hơn trong tạo giống ngô lai. Năm 1981, qua đánh giá tiềm năng năng suất và việc sản xuất dễ dàng trên CIMMYT đã đưa các nguồn không phải là dòng thuần vào tạo giống lai cho các nước có chương trình tạo giống lai kém phát triển và giới thiệu thuân ngữ về giống lai quy ước và giống lai không quy ước (S.K.Vasal và J.Srinivasan, 1993)[34]. * Giống ngô lai không quy ước Là giống lai có ít nhất một thành phần bố mẹ không phải là dòng thuần (S.K.Vasal và F.C.Gonzales, 1999)[35]. Theo các nhà khoa học (Trần Hồng Uy, Ngô Hữu Tình và Phan Xuân Hào, 1992[10]; S.K.Vasal và F.C.Gonzales, 1999[35]) giống lai không quy ước gồm các thể loại: - Giống x Giống - Dòng x Giống (lai đỉnh) - Gia đình x Gia đình - Lai đơn x Giống (lai đỉnh kép) Đây là bước chuyển tiếp từ việc gieo trồng giống ngô thụ phấn tự do sang giống lai quy ước. Ưu điểm chính của loại giống này là sử dụng bố mẹ không thuần nên dễ sản xuất và giảm giá thành hạt giống. Giống lai không quy ước có độ dị hợp tử cao hơn nên có thể thích ứng rộng hơn, ít bị tổn hại do sâu bệnh. Một số nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, Kenia, Brazil, Mêhicô và Việt Nam (vào những năm 1990 và 1993) đã sử dụng có hiệu quả loại giống lai này (Trần Hồng Uy, 1997)[8]. Trong tương lai khi đã có đủ điều kiện kinh tế kỹ thuật, có lẽ vai trò của giống lai không quy ước sẽ bị thu hẹp và được thay thế bằng giống lai quy ước. * Giống ngô lai quy ước: Theo S.K.Vasal, B.S.Dhillon và J.Srinnivasan (1999)[36]: Giống ngô lai quy ước là giống được tạo ra bằng cách lai dòng tự phối đời cao, đời thấp, thậm chí cả những dòng được tái tạo lại. Căn cứ vào số lượng dòng thuần tham gia các nhà khoa học (A.L.Allard, 1960[12]; A.R. Hallauer và cộng sự, 1981[21]; (CIMMYT, 1990[15]; (S.K.Vasal và J.Srinnivasan, 1999)[37] đã chia giống lai quy ước thành các loại: - Lai đơn (A x B); lai đơn cải tiến (A x A`) x B hoặc (A x A`) x (B x B`) - Lai ba [(A x B) x C]; hoặc lai ba cải tiến (A x B) x (C x C`) - Lai kép [(A x B) x (C x D)] Trong đó A, B, C, D là những dòng tự phối; A`, B`, C` là các dòng chị em với A, B và C. Những chương trình tạo giống tiên tiến đều phát triển theo trình tự lai kép, lai ba, lai đơn cải tiến và lai đơn. Lai đơn là giống lai có nhiều đặc tính tốt hơn và có năng suất cao nhất trong các loại giống lai. Chỉ có giống lai đơn có kiểu gen của thế hệ F1 là đồng nhất trong khi tất cả các giống lai khác có thế hệ F1 là không đồng nhất và tính không đồng nhất tăng lên khi số lượng bố mẹ tham gia tăng lên. Vì thế giống lai đơn hấp dẫn nhất về kiểu hình. Nhược điểm chính của lai đơn là dòng thuần bố mẹ có sức sống yếu và năng suất thấp. Một khi trở ngại này khắc phục được thì giống lai đơn đương nhiên sẽ là mục tiêu mà các chương trình tạo giống mong muốn đạt tới (S.K Vasal và C. De Leon, 1999)[38]. 1.2.3.4. Mối quan hệ giữa dòng và giống lai Sự hiểu biết rõ ràng về mối quan hệ giữa đặc điểm của giống lai và dòng bố mẹ là rất cần thiết trong việc tạo dòng ưu tú. Nhiều nghiên cứu đã được báo cáo về mối quan hệ giữa các thuộc tính đó hoặc năng suất của thế hệ con lai (Richey, 1925)[28]. Nghiên cứu chi tiết và rõ ràng nhất là của Jenkin. M.T, (1929)[25]. Những nghiên cứu này bao gồm các mối quan hệ giữa các đặc điểm của dòng tự phối và những đặc tính khác nhau của các thế hệ tổ hợp lai của chúng. Hầu hết các kết quả của các nghiên cứu đều thống nhất rằng: giữa dòng thuần và tổ hợp lai không tồn tại một mối tương quan nào đầy đủ và chặt chẽ về ưu thế lai. Trong dòng tự phối có mối quan hệ dương và quan trọng là giữa năng suất và chiều cao cây, chiều dài bắp, đường kính bắp, phần trăm cây tung phấn và số bắp trên cây. Mối liên quan âm quan trọng là giữa năng suất, mức độ diệp lục, ngày phun râu và thời gian chín. Trong thế hệ bố mẹ cũng như thế hệ con lai F1 có mối liên quan dương quan trọng là giữa năng suất và ngày phun râu, chỗ cờ, cao cây, chiều dài và đường kính bắp, số lượng bắp, số đốt trên cây. Hays và Jonhson (1939)[22] đã báo cáo về mối liên quan giữa năng suất của các tổ hợp lai, dòng, giống và những đặc tính của bố mẹ dòng thuần. Năng suất có tương quan chặt với 12 đặc tính với hệ số tương quan là 0,67; số bắp trên cây là đặc tính có quan hệ dương và cao với năng suất. 1.2.4. Đánh giá dòng và tổ hợp lai về đặc tính nông học. 1.2.4.1 Đánh giá dòng Cùng với việc xác định KNKH, các dòng triển vọng được đánh giá xác định một số đặc tính nông học như: thời gian sinh trưởng, đặc điểm hình thái, khả năng chống chịu sâu bệnh, chống hạn, chống đổ, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, đặc biệt phải mô tả tất cả các đặc tính quan trọng của dòng có liên quan đến việc sản xuất hạt giống trong tương lai, nếu như dòng được sử dụng làm bố mẹ. Trong thực tế việc chọn bố mẹ trong cặp lai phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm hình thái, sinh lí và năng suất của chính dòng đó (Ngô Hữu Tình và Nguyễn Đình Hiền, 1996)[5]. Đối với dòng mẹ, các đặc tính quan trọng là: năng suất hạt cao, bắp to, dài nhiều hạt, kích thước hạt vừa phải, chống đổ tốt, phun râu đều, đồng đều khi ra hoa, chỗ cờ trước khi tung phấn, chống chịu sâu bệnh và cỏ dại. Đối với dòng bố: cờ có nhiều nhánh, phấn nhiều, thời gian tung phấn dài, chỗ cờ tập trung, phát tán phấn tốt, cao cây, chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận khác. 1.2.4.2.Đánh giá khả năng kết hợp (KNKH) của dòng Khả năng kết hợp là một đặc tính có kiểm soát di truyền, nó được truyền lại qua tự phối cũng như qua lai. KNKH được biểu hiện bằng giá trị trung bình của ưu thế lai qua quan sát thấy ở tất cả các THL cụ thể nào đó. Giá trị thứ nhất bỉeu hiện KNKH chung (GCA), giá trị thứ hai biểu hiện KNKH riêng (SCA). KNKH phụ thuộc vào kiểu gen và tương tác giữa chúng. Thực tiễn cho thấy không phải dòng thuần nào quan thấy tốt, cũng cho khả năng kết hợp cao. Hayer H.K.(1995) đã tổng kết chỉ có khoảng 0,06% số dòng tự phối có khả năng kết hợp tốt. A.R.Hallauer, er.(1990) cho biết trong khoảng 72.000 dòng ngô thuần được tạo ra và thử nghiệm từ năm 1939, nhưng số dòng sử dụng được chỉ khoảng 0,01-0,1%. Kết quả đánh giá khả năng kết hợp của các dòng bố, mẹ thông qua các tính trạng trên THL của chúng, giúp chúng ta có quyết định chính xác về việc giữ lại dòng có khả năng kết hợp cao, loại bỏ các dòng kém không có tác dụng khi lai, cũng như sử dụng các dòng có khả năng kết hợp chung và khả năng kết hợp riêng cao, loại bỏ các dòng kém không có tác dụng khi lai, cũng như sử dụng các dòng có khả năng kết hợp chung và khả năng kết hợp riêng cao vào cá mục tiêu tạo giống khác nhau. Hai phương pháp lai thử truyền thống được áp dụng để đánh giá khả năng kết hợp của vật liệu tạo giống đó là: - Lai đỉnh (Top cros) - Lai luân giao (diallel cross) Phương pháp này do Devis đề xuất năm 1927, Jenkins và Bruce (1932) đã sử dụng và phát triển. Phương pháp sử dụng cây thử chung (tester) để thay cho việc lai tất cả các vật liệu ới nhau được gọi là lai đỉnh toàn phần. Ngoài ra Hinkelman (1996) đề nghị sử dụng phương pháp lai đỉnh từng phần nhằm tăng số cây thử mà không làm tăng số tổ hợp lai. Lai đỉnh được sử dụng rộng rãi để đánh giá kn chung của vật liệu tạo giống, đặc biệt có hiệu quả đối với cây ngô, vì trong quá trình tạo dòng do số dòng phát sinh nhiều cần phải đánh giá sớm để chọn các dòng tốt, loại bỏ các dòng xấu nhằm tiết kiệm thời gian, nhân lực và phương pháp thí nghiệm. Vì vậy, lai đỉnh đã trở thành kỹ thuật chuẩn trong tất cả các chương trình cải tạo gống ngô. 1.2.4.3.Đánh giá tổ hợp lai Đánh giá tổ hợp lai là khâu quan trọng trong công tác tạo dòng và giống lai, đây cũng là công việc đòi hỏi nhiều thời gian, tiền của và công sức của các nhà tạo giống [29]. Các nhà khoa học rất quan tâm đến mối quan hệ tồn tại giữa đặc điểm và năng suất của giống lai được tạo ra từ dòng đó. Một vài nghiên cứu đã có được kết quả về lĩnh vực này. Nhưng cho đến nay, các kết quả nghiên cứu đều thống nhất rằng: giữa năng suất của dòng tự phối và năng suất của những giống lai đơn được tạo ra từ những dòng này không tồn tại một tương quan đày đủ chặt chẽ nào, vì vậy việc đánh giá tổ hợp lai vẫnpahỉ thực hiện qua các thí nghiệm đồng ruộng ở nhiều vụ và nhiều năm. Việc đánh giá tổ hợp lai thông thường phải qua các thí nghiệm với yêu cầu kỹ thuật ở các mức độ khác nhau. Đầu tiên THL được đánh giá qua thí nghiệm khảo sát THL. Đây là thí nghiêm với yêu cầu kỹ thuật không cao, mỗi THL gieo thành một hàng và thí nghiêm nhắc lại hai lần. Thí nghiệm cho phép đánh giá một số lượng lớn THL/ Từ đó xác định được những dòng THL tốt để đưa vào thí nghiệm so sánh giống lai với yêu cầu kỹ thuật cao hơn. Mỗi giống lai được gieo thành 4 hàng, trong đó các chỉ tiêu theo dõi đánh giá được thực hiện trên hai hàng giữa và thí nghiệm được nhắc lại 3-4 lần. Kết quả thí nghiệm có tể đánh giá tương đối chính xác các đặc điểm, đặc tính nông sinh học và năng suát của giống lai. Để có được kết luận đầy đủ và tin cậy, thí nghiệm được bố trí ở nhiều vùng, nhiều vụ khác nhau. 1.2.5. Khảo nghiệm và đánh giá giống ngô mới. Đánh giá giống ngô mới tạo ra là khâu hết sức quan trọng, việc đánh giá biểu hiện của một số giống thường bắt đầu từ việc đánh giá các đặc tính sinh học, đánh giá sự sinh trưởng, phát triển, tiềm năng năng suất khả năng chống sâu bệnh và các điều kiện bất thuận. Mối tương quan giữa một số chỉ tiêu đến năng suất cây trồng, sâu bệnh và các điều kiện bất lợi. Romahenco (1996) thấy rằng thời gian sinh trưởng tương quan với chiều cao cây, độ cao đóng bắp và độ dài thời gian từ mọc đến ra hoa. Các tính trạng này biến động phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và thời tiết (Phạm Thị Tài, 1993)[7]. Kozubenko (1965) thấy tương quan giữa các đặc tính của cây và năng suất thay đổi tuỳ theo nhóm giống và điều kiện môi trường. Phần lớn các giống ngô răng ngựa và các gống ngô lai thuộc nhóm chín trung bình và chín muộn. Trong những năm khô hạn có tương quan thuận và chặt chẽ giữa năng suất và tính trạng của cây có hai bắp trong điều kiện hạn cũng như đủ ẩm, năng suất hạt tương quan thuận chặt với khối lượng bắp, chiều dài bắp, số ngày từ nảy mầm đến phun râu và chín. Robinson (1949), nhận xét rằng: các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ngô có tương quan với nhau khi cải tiến thành phần này sẽ dẫn đến sự thay đổi thành phần kia. Nếu số lượng bắp trên cây tăng lên thì số hạt và khối lượng hạt sẽ giảm xuống. Chiều dài bắp và số hạt trên hàng có tương quan chặt chẽ với nhau và đều có tương quan thuận với năng suất. Các tác giả còn nhận thấy giữa các yếu tố số bắp, số hạt, khối lượng 1000 hạt có chiều hướng bù trừ lẫn nhau. Tuy nhiên trong một số trường hợp các giống ngô đặc biệt cho năng suất cao đã không thấy xuất hiện sự bù trừ này. Luyện Hữu Chi, (1982)[1], nhận xét có sự tương quan thuận giữa thời gian sinh trưởng và các đặc trưng hình thái, cũng như các yếu tố cấu thành năng suất. Số lá và độ dài thời gian từ mọc đến trỗ cờ là những chỉ tiêu tin cậy để đánh giá độ dài thời gian sinh trưởng. Giống gieo trồng vào những vụ, những năm khác nhau nhưng nhìn chung lượng tích nhiệt của giống lai tương đối ổn định, tính trạng này liên quan chặt chẽ đến năng suất và giữa các giống có biến động nhiều. Khi đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố hình thái và năng suất ngô, Văn Tất Tuyên (1995) đưa ra nhận xét: Các yếu tố cấu trúc bắp, chiều dài bắp, đường kính bắp, khối lượng 1000 hạt có tương quan thuận và chặt chẽ với năng suất ngô, các yếu tố khí tượng đến năng suất càng cao. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu đến năng suất ngô cũng cho thấy tổng số giờ nắng với nhiệt độ trung bình ngày trong vụ Đông có tương quan chặt và thuận với năng suất. CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Vật liệu nghiên cứu - 10 dòng thuần của Viện Nghiên cứu Ngô có tên là: IL1, IL2, IL3, IL4, IL5, IL6, IL7, IL8, IL9, IL10. - Hai dòng T1 và T2 được dùng làm cây thử (tester) - 20 dòng THL được tạo ra từ 10 dòng thuần trên với 2 cây thử (T1 và T2) bằng phương pháp lai đỉnh. - Giống ngô CP888 và SW2 được sử dụng làm đối chứng trong thí nghiệm so sánh tổ hợp lai. Bảng : 2.1.Tên dòng- đời tự phối và nguồn gốc TT Tên dòng Đời tự phối Nguồn gốc 1. IL1 9 Việt Nam 2. IL2 10 Việt Nam 3. IL3 6 Ấn Độ 4. IL4 6 Thái Lan 5. IL5 7 Ấn Độ 6. IL6 7 Braxin 7. IL7 9 Braxin 8. IL8 8 Thái Lan 9. IL9 9 Thái Lan 10. IL10 6 Việt Nam 11. IL11 10 Mỹ 12. IL12 12 Thái Lan Bảng :2.2.Tổ hợp lai và ký hiệu tổ hợp lai tham gia thí nghiệm TT Tên tổ hợp lai Ký hiệu THL TT Tên tổ hợp lai Ký hiệu THL 1 Il1xT1 IL1 - 1 11 Il1xT2 IL1 - 2 2 Il2xT1 IL 2- 1 12 Il2xT2 IL2 - 2 3 Il3xT1 IL 3- 1 13 Il3xT2 IL3 - 2 4 Il4xT1 IL 4- 1 14 Il4xT2 IL4 - 2 5 Il5xT1 IL 5- 1 15 Il5xT2 IL5 - 2 6 Il6xT1 IL 6- 1 16 Il6xT2 IL6 - 2 7 Il7xT1 IL 7- 1 17 Il7xT2 IL7 - 2 8 Il8xT1 IL 8- 1 18 Il8xT2 IL8 - 2 9 Il9xT1 IL 9- 1 19 Il9xT2 IL9 - 2 10 Il10xT1 IL 10- 1 20 Il10xT2 IL10 – 2 2.2.Nội dung nghiên cứu. 1. Xác định thời gian sinh trưởng, đặc điểm hình thái, khẳ năng kết hợp và năng suất của các dòng thuần, từ đó chọn được những dòng tốt để phục vụ cho chương trình tạo giống lai. 2. Tiến hành đánh giá các tổ hợp lai qua thí nghiệm so sánh tại Việt Nam và Lào nhằm xác định tổ hợp lai tốt để phát triển thành giống lai phục vụ sản xuất ngô ở Lào. 3. Tiến hành thí nghiệm trình diễn giống nhằm khẳng định thêm những tổ hợp lai tốt. 2.3. Phương pháp nghiên cứu. 2.3.1.Phương pháp nghiên cứu đồng ruộng. Đánh giá đặc điểm nông sinh học và năng suất của các dòng và các THL được tiến hành qua các thí nghiệm so sánh. Tất các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 4 lần nhắc lại, mỗi công thức gieo 4 hàng dài 5m, khoảng cách gieo là : 70cm x 22cm x 1 cây/hốc đối với thí nghiệm khảo sát dòng ; 70cm x 25cm x 1 cây/hốc đối với thí nghiệm so sánh THL. Các công việc chăm sóc thí nghiệm được tiến hành theo quy trình kỹ thuật của Viện Nghiên cứu Ngô. 2.3.2.Các chỉ tiêu theo dõi Các chỉ tiêu theo dõi được thực hiện theo hướng dẫn đánh giá và thu nhập số liệu ở các thí nghiệm so sánh giống ngô của CIMMYT như sau : + Thời gian sinh trưởng : Theo dõi ngày gieo đến : - Ngày tung phấn : Khi có 75% số cây tung phấn - Ngày phun râu : Khi có 75% số cây phun râu - Ngày chín sinh lý : Khi chân hạt có điểm đen ở 100% số bắp. + Đặc điểm hình thái cây. - Chiều cao cây (cm) : Chọn 10 cây liên tục, đo từ mặt đất đến đốt mang nhánh cờ đầu tiên. - Chiều cao đóng bắp (cm) : Trên 10 cây đã được đo chiều cao cây, chiều cao đóng bắp được đo từ mặt đất đến đốt mang bắp trên cùng. - Số lá thật : Lá thứ 5 và lá thứ 10 được cắt đánh dấu để tiện cho việc đếm số lá cuối cùng. - Chiều dài bông cờ (chiều dài trục chính) (cm) : Được đo từ đốt có nhánh cờ đầu tiên đến hết bông cờ. - Cổ cờ (cm) : Đo từ sát bẹ lá trên cùng đến đốt có nhánh cờ đầu tiên - Số nhánh cấp 1 : Tính số nhánh từ trục chính - Chiều dài bắp (cm) : Đo phần bắp có hàng hạt dài nhất - Đường kính bắp (cm) : Được đo ở giữa bắp - Kích thước hạt khô (mm) : Đo 3 chiều của hạt : sâu, ngang, dày. - Màu cờ : Xác định màu sắc của mày hoa lúc đang tung phấn - Màu râu : Xác định màu sắc của râu lúc râu dài 3cm - Màu dạng của hạt và lõi : Xác định màu và dạng của htạ và lõi lúc khô. - Độ hở bắp : Đánh giá độ kín của lá bi, cho điểm từ 1-5. Trong đó : Điểm 1 là tốt và 5 là xấu. + Khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ. - Sâu đục thân và sâu cắn lá : Được đánh giá bằng phần trăm số cây bị nhiễm sâu trên tổng số cây trong ô. - Bệnh đốm lá và bệnh gỉ sắt được tính theo thang điểm từ 1-5, trong đó 1 là nhẹ và 5 là bị nhiễm nặng. Bệnh khô vằn được đánh giá bằng phần trăm số cây bị nhiễm bệnh trên tổng số cây trong ô. - Đổ ngã : Tính phần trăm số cây bị nghiêng >300 so với phương thẳng đứng. - Gãy cây : Tính phần trăm số cây có thân bị gãy ở dưới bắp. + Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. - Số hàng hạt/bắp : Một hàng hạt được tính khi có 50% số hạt so với hàng dài nhất. - Số hạt trên hàng : Được đếm theo hàng hạt có chiều dài trung bình trên bắp. - Khối lượng 1000 hạt (g) : Được tính ở độ thuỷ phần hạt là 14% - Tỷ lệ hạt trên bắp khi thu hoạch (%) : Mỗi công thức lấy ngẫu nhiên 10 bắp, tẽ hạt để tính tỷ lệ. - Số cây lúc thu hoạch : Đếm số cây từng ô lúc thu hoạch. - Khối lượng bắp/ô (kg) : Cân và ghi chép khối lượng bắp tươi của ô ở ngoài đồng (bắp của 2 hàng) - Tổng số bắp : Ghi tổng số bắp của 1 ô, không tính bắp quá nhỏ. - Độ ẩm hạt lúc thu hoạch : Lấy 10 bắp ở mỗi ô, tẽ mỗi bắp 2 hàng hạt, hỗn hợp hạt được xác định độ ẩm bằng máy đo độ ẩm hạt. Tỉ lệ phần trăm (%) độ ẩm được tính ngay khi thu hoạch. - Năng suất thực thu (tạ/ha, ở độ ẩm 14%) 2.3.3.Các phương pháp tính toán và xử lý số liệu 2.3.3.1.Phương pháp tính toán đánh giá năng suất thực thu Năng suất thực thu (Tạ/ha, ở độ ẩm 14%), được tính theo công thức: P(ô) x tỷ lệ hạt tươi/bắp tứơi x (100-A) x100 Y = (100-14) x S(ô) Trong đó : P(ô) là khối lượng bắp tươi của ô thí nghiệm khi thu hoạch (kg) ; A là ẩm độ hạt lúc thu hoạch ; S(ô) là diện tích ô thí nghiệm (m2) ; Tỷ lệ (100 – A)/(100-14) là hệ số quy đổi năng suất từ ẩm độ A về ẩm độ 14%. 2.3.3.2.Phương pháp xử lý số liệu Kết quả các thí nghiệm đánh giá dòng và thí nghiệm so sánh tổ hợp lai được xử lý thống kê theo chương trình Mstastc trên máy vi tính. 2.4. Địa điểm, điều kiện và thời gian thực hiện thí nghiệm 2.4.1. Địa điểm nghiên cúu. + Các thí nghiệm đánh giá dòng đươc thực hiện tại Bộ môn Tạo giống - Viện Nghiên cứu Ngô – Đan phượng – Hà Tây - Việt Nam + Các thí nghiệm so sánh tổ hợp lai được thực hiện tại Viện Nghiên cứu Ngô Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Lào + Thí nghiệm trình diễn các giống lai được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Lào. 2.4.2.Điều kiện đất thí nghiệm Các thí nghiệm đánh giá dòng được bố trí tại khu đất thí nghiệm của Viện Nghiên cứu Ngô . Đất thuộc loại phù sa cổ, có thành phần cơ giới nhẹ, với tỷ lệ mùn 2,0-2,5%, đạm tổng số 0,22-0,25%, lân tổng số 0,15-0,23%, kali tổng số 0,10-0,15%, pHkcl= 6,0-6,5. Tại khu đất thí nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Lào. Các thí nghiệm so sánh tổ hợp lai và trình diễn các giống lai đươc bố trí trên đất có thành phần cơ giới nhẹ, với tỷ lệ mùn 1,8% đạm tổng số 79,3mg/kg, lân tổng số 1,63mg/kg, kali tổng số 45,1mg/kg đất, pHkcl=5,3. 2.4.3.Thời gian thực hiện đề tài. - Khảo sát và đánh giá dòng trong các vụ Xuân 2006 và Thu 2006. Theo quy định về bảo vệ nguồn gen cây trồng và vật nuôi của Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam, nên các dòng chỉ được nghiên cứu tại Việt Nam. - Vụ Khô thời gian gieo từ ngày 15 tháng 10 cho đến 15 tháng 01 năm sau. - Vụ Mưa thời gian gieo từ ngày 15 tháng 4 cho đến 15 tháng 5 - Lai đỉnh được tiến hành tại Viện Nghiên cứu ngô vụ Thu 2006 - So sánh đánh giá các THL trong các vụ; khô 2007 và vụ Mưa 2007 tại Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Lào. - Thí nghiệm trình diễn tổ hợp lai trong vụ Mưa 2007 tại Lào. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1.Kết quả đánh giá đặc điểm nông sinh học của các dòng. Trong vụ Xuân 2006 và vụ Thu 2006, 12 dòng thuần được bố trí trong thí nghiệm khảo sát và được theo dõi tất cả ác đặc điểm nông sinh học. Bảng 3.1.Thời gian sinh trưởng của các dòng ở vụ Xuân và thu 2006 tại Việt Nam Vụ Xuân 2006 (ngày) Vụ Thu 2006 (ngày) TT Tên dòng G- TP G-PR CSL G-TP G- PR CSL 1 IL 1 63 65 121 49 51 112 2 IL 2 62 66 121 50 52 112 3 IL 3 61 64 120 48 50 110 4 IL 4 66 67 123 51 54 114 5 IL 5 67 69 126 53 56 116 6 IL 6 63 65 121 48 50 111 7 IL 7 65 67 124 51 53 114 8 IL 8 62 64 121 47 50 111 9 IL 9 62 65 121 49 51 112 10 IL 10 64 67 125 51 54 115 11 T1 62 66 122 48 51 110 12 T2 64 67 124 50 53 114 Kết quả ở bảng 3.1. Cho thấy sự khác nhau về thời gian sinh trưởng của các dòng trong vụ Xuân: các dòng đều có TGST trung bình, thời gia từ gieo đến tung phấn từ 61 ngày; thời gian từ gieo đến chín từ 120 đến 126 ngày. Dòng IL3 có TGST ngắn nhất (120 ngày); dòng IL5 có TGST dài nhất (126 ngày) Trong vụ thu TGST của các dòng ngắn hơn vụ Xuân, cụ thể từ 110- 116 ngày. Dòng IL3 vẫn là dòng có TGST ngắn nhất (110 ngày) và dòng IL5 có TGST dài nhất (116 ngày). Hai cây thử T1 và T2 có thời gian sinh trưởng ở vụ Xuân tương ứng (122ngày; 124 ngày), vụ Thu tương ứng (110 ngày; 114 ngày) Thời gian sinh trưởng của các dòng trong vụ Thu ngắn hơn so với vụ Xuân do điều kiện thời tiết vụ Thu nhiệt độ và ẩm độ đều cao, số giờ nắng nhiều nên thời gia các giai đoạn phát dục ngắn hơn so với vụ Xuân. Ở vụ Xuân thời tiết lạnh và khô ở đầu vụ, nắng nóng ở cuối vụ nên thời kỳ phát dụng ban đầu kéo dài, giai đoạn phun râu đến chín ngắn lại nhưng tổng TGST vẫn dài hơn vụ Thu. 3.1.1.Đặc điểm hình thái của các dòng. 3.1.1.1.Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp và số lá. Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy: đặc điểm (chiều cao cây, chiều cao đóng bắp và số lá) của các dòng ở vụ Xuân năm 2006 là khác nhau. Trong vụ Xuân chiều cao cây có xu hướng thấp hơn ở vụ Thu, do trong vụ Thu nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều và mưa nhiều nên các dòng sinh trưởng mạnh, còn ở vụ Xuân do hạn và rét đầu vụ nên cây sinh trưởng chậm, gây nên chiều cao cây và chiều cao đóng bắp đều thấp. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp lớn nhất trong cả vụ Xuân và vụ Thu (tương ứng à 193,6cm (Xuân), 209,3cm (Thu) và đóng bắp 90,7cm (Xuân), 98,6cm (thu). Dòng IL4 có chiều cao cây và chiều cao đóng bắp thấp nhất so với các dòng khác trong thí nghiệm cả vụ Xuân và Thu, cao cây tương ứng 147,3cm (Xuân), 163,5cm (Thu); cao đóng bắp tương ứng là 57,3cm (Xuân) và 66,5cm (Thu). Nhìn chung các dòng có chiều cao cây khá lớn thể hiện các dòng sinh trưởng mạnh đạt chiều cao tối ưu. Số lá của các dòng vụ Xuân ít hơn trong vụ Thu. Những dòng có TGST dài thường có số lá nhiều hơn. Dòng IL5 có TGST dài hơn nên có số lá nhiều hơn tỏg cả vụ Xuân và vụ Thu (tương ứng 19,2 lá; 17,6 lá). Dòng IL3 có TGST ngắn nhất nên có số lá ít nhất (tương ứng 17,4 lá; 17,4 lá) Cây thử T1 và T2 có chiều cao cây, cao đóng bắp và số lá tương ứng với các dòng nghiên cứu, hầu hết các dòng có chiều cao cây và cao đóng bắp ở vụ thu cao hơn vụ Xuân, riêng dòng T2 thì ngược lại. Các dòng có đời tự phối cao nên khá đồng đều bểu hiện ở độ biến động (CV%) của các chỉ tiêu nhỏ, trừ chỉ tiêu chiều cao đóng bắp có độ biến động lớn hơn. Bảng 3.2. Đặc điểm hình thái của các dòng (tại Việt Nam) vụ Xuân và Thu 2006. Cao cây Cao bắp Số lá TT Tên dòng Vụ TB (cm) CV% TB (cm) CV% TB (cm) CV% Xuân 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 1 IL1 Thu 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 Xuân 160.5 160.5 160.5 160.5 160.5 160.5 2 IL2 Thu 235.46 235.46 235.46 235.46 235.46 235.46 Xuân 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 3 IL3 Thu 172.6 157,3 157,3 172.6 172.6 172.6 Xuân 160.5 172.6 172.6 160.5 160.5 160.5 4 IL4 Thu 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 Xuân 172.6 157,3 172.6 172.6 172.6 172.6 5 IL5 Thu 160.5 172.6 157,3 157,3 160.5 160.5 Xuân 235.46 160.5 172.6 172.6 235.46 235.46 6 IL6 Thu 157,3 235.46 160.5 160.5 157,3 157,3 Xuân 172.6 157,3 235.46 235.46 157,3 172.6 7 IL7 Thu 160.5 172.6 157,3 157,3 172.6 160.5 Xuân 235.46 157,3 172.6 172.6 160.5 235.46 8 IL8 Thu 157,3 172.6 160.5 160.5 235.46 172.6 Xuân 172.6 160.5 235.46 235.46 157,3 160.5 9 IL9 Thu 160.5 235.46 157,3 157,3 172.6 235.46 Xuân 235.46 235.46 157,3 157,3 157,3 157,3 10 IL10 Thu 157,3 157,3 172.6 172.6 172.6 172.6 Xuân 172.6 172.6 160.5 160.5 160.5 160.5 11 T1 Thu 160.5 160.5 157,3 235.46 235.46 235.46 Xuân 235.46 235.46 172.6 157,3 157,3 157,3 12 T2 Thu 157,3 157,3 160.5 172.6 172.6 172.6 3.1.1.2.Đặc điểm hình thái bông cờ của các dòng Hình dạng và màu sắc bông cờ là tính trạng đặc trưng cho một dòng và ít thay đổi dưới điều kiện ngoại cảnh. Tuy nhiên kích thước bông cờ thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và khác biệt rõ rệt giữa các dòng. Việc quan sát mô tả và đánh giá đặc điểm bông cờ giúp cho việc xác định dòng làm thành phần bố trong sẳn xuất hạt giống lai sau này. Số liệu ở Bảng 3.3. cho thấy rằng sự khác nhau về đặc điểm bông cờ giữa các dòng, khác nhau từ chiều dài cổ cờ, chiều dài trục chính và đặc biệt là chiều dài nhánh cấp một và một số nhánh cấp một. Đây là hai yếu tố tạo nên kích thước của bông cờ to hay bé. Dòng IL8, IL9, IL2 có kích thước bông cờ lớn hơn thể hiện có nhiều nhánh cấp một và chiều dài nhánh cấp một lớn hơn. Dòng IL6 và IL7 có kích thước bông cờ nhỏ hơn. Bảng 3.3. Đặc điểm hình thái bông cờ của các dòng vụ Xuân và Thu 2006 (tại Việt Nam) Chiều dài cổ cờ (cm) Chiều dài trục chính (cm) Chiều dài nhánh cấp 1 (cm) Số nhánh cấp 1 Lượng hạt phấn TT Tên dòng Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu 1 IL1 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 2 IL2 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 3 IL3 160.5 160.5 160.5 160.5 160.5 160.5 160.5 160.5 160.5 160.5 4 IL4 235.46 235.46 235.46 235.46 235.46 235.46 235.46 235.46 235.46 235.46 5 IL5 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 6 IL6 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 7 IL7 160.5 160.5 160.5 160.5 160.5 160.5 160.5 160.5 160.5 160.5 8 IL8 235.46 235.46 235.46 235.46 235.46 235.46 235.46 235.46 235.46 235.46 9 IL9 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 157,3 10 IL10 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 172.6 11 T1 160.5 160.5 160.5 160.5 160.5 160.5 160.5 160.5 160.5 160.5 12 T2 235.46 235.46 235.46 235.46 235.46 235.46 235.46 235.46 235.46 235.46 Một đặc điểm rất quan trọng đó là lượng phấn của bông cờ (Lượng hạt phấn: đánh giá theo định tính khi bao cờ sau 24 giờ để lại). Trong thí nghiệm này chúng tôi chỉ đánh giá lương phấn bằng phương pháp quan sát. Kết quả đánh giá cho thấy: phần lớn các dòng có lượng phấn từ trung bình đến nhiều cả vụ Xuân 2006 và vụ Thu 2006, nhất là 3 dòng IL2, IL8 IL9 vừa có kích thước bông cờ to vừa có nhiều phấn. Bông cờ dòng IL6 có ít phấn trong cả vụ Xuân và vụ Thu. Một số dòng IL10, IL7, IL3 trong vụ Xuân lượng phấn của bông cờ nhiều hơn trong vụ Thu. Điều này phản ứng của các dòng với điều kiện thời tiết vụ Xuân và vụ Thu là khác nhau. Hai dòng T1 và T2 có hình thái bông cờ tương đướng các dòng nghiên cứu, có lượng phấn nhiều thích hợp khi làm cây thử. 3.1.1.3.Màu sắc và hình dạng một số bộ phận của các dòng Màu sắc và hình dạng các bộ phận là tính trạng chất lượng do ._.63 120 21 CP888 62 62 118 62 62 118 22 SW2 đ/c2 66 66 116 66 66 116 Vụ mưa, năng suất của các THL biến động từ 51,87 ta/ha đến 78,96 tạ/ha. Năng suất giống đối chứng CP888 đạt 57,10tạ/ha, của SW2 là 43,7 tạ/ha. Có 9/20 THL cho năng suất cao hơn đối chứng CP888 ở mức tin cậy P>0,95 (Bảng 3.19). Hình 3.3, 3.4 và bảng 3.21 cho thấy năng suất của các THL trong thí nghiệm vụ khô 2007 và vụ Mưa 2007. Có 7 THL là IL2xT1, IL4xT1, IL7xT2, IL8xT1, IL8xT2, IL9xT2, IL9xT2, IL10xT1 cho năng suất ổn định và cao hơn giống đối chứng CP888 một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy P>0,95 trong cả 2 vụ, đặc biệt là dòng IL8 cho năng suất với cả 2 cây thử T1 và T2. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 4th Qtr East 3.2.2.5. Đánh giá khả năng kết hợp ở chỉ tiêu năng suất của 10 dòng trong lai đỉnh qua 2 vụ Khô và Mưa 2007 tại Lào. Kết quả ở bảng 3.20 cho thấy : Ftn khối (1,3 và 0,24)< Flt (3,24) nghĩa là số liệu đáng tin cậy ; các cặp lai, khả năng kết hợp của các dòng, cây thử và dòng x cây thử ở 2 vụ Mưa và vụ Khô là khác nhau có ý nghĩa (Ftn>Flt). Bảng 3.20. Phân tích phương sai I và II. Tổng Bp Trung Bình FTN Nguồn biến động Bậc tự do Vụ mưa Vụ Vụ vụ khô Vụ vụ khô Flt khô mưa mưa Khoi 2 33.46 352.49 352.49 352.49 352.49 352.49 352.49 Cap lai 19 4081.71 227.31 227.31 227.31 227.31 227.31 227.31 GCA dong 9 352.49 780.47 780.47 780.47 780.47 780.47 780.47 GCA cay thu 1 227.31 161.84 161.84 161.84 161.84 161.84 161.84 SCA 9 780.47 352.49 352.49 352.49 352.49 352.49 352.49 Sai so 38 161.84 227.31 227.31 227.31 Toan bo 59 1533.62 Bảng 3.21 cho thấy: dòng 8 có giá trị KNKHC cao nhất trong cả 2 vụ Khô và Mưa (6,39; 8,58), tiếp theo dòng 10, dòng 7 có giá trị KNKHC ở vụ Mưa (4,78; 4,71) và vụ khô (2,14;2,27). Ngược lại dòng 9 và dòng 6 có giá trị KNKHC ở điều kiện trong vụ Khô (1,85;0,38) cao hơn vụ Mưa (-0,02;- 3,11). Kết quả này, cũng phù hợp trong vụ mưa, năng suất của các dòng x cây thử 1 biến động từ 55,70 tạ/ha đến 78,96 tạ/ha. Với cây thử 2 biến động từ 51,87 tạ/ha (ở dòng 4) cho đến 77,37 tạ/ha ở dòng 7. Với cây thử 2 biến động từ 51,87 tạ/ha ở dòng 4 cho đến 77,37 tạ/ha ở dòng 7. Có 6 dòng lai với T1 cho năng suất vượt hơn đối chứng CP888 một cách chắc chắn với độ tin câỵ P>0,05, đó là dòng 2,4,5,6,8 và 10. Có dòng 7, dòng 8 và dòng 9 lai với T2 cho năng suất vượt hơn đối chứng CP888 ở mức tin cậy P>0,05. Trong vụ Khô, năng suất của các dòng với cây thử 1 biến động từ 54,91 tạ/ha (dòng 7) cho đến 67,33 tạ/ha (dòng 2), có 4 dòng lai với T1 cho năng suất cao vượt hơn đối chứng CP888 ở mức chắc chắn với độ tin cậy P>0,05, đó là dòng:2,4,8 và dòng 10. Với cây thử 2 có dòng 7 dòng 8 và dòng 9 lai với T2 cho năng suất cao vượt đối chứng CP888 ở mức chắc chắn với độ tin cậy P>0,05 (bảng 3.21). Bảng 3.22. cho thấy dòng 7 và dòng 9 có KHKHR cao với cây thử 2 cả hai vụ Khô và Mưa 2007, phù hợp cho làm nguyên liệu tạo giống lai đơn. Bảng 3.21.Giá trị năng suất trung bình (tạ/ha) của các dòng với 2 cây thử qua 2 vụ Khô và Mưa 2007 Vụ mưa Vụ Khô Vụ mưa Vụ Khô Dòng Cây thử 1 Cây thử 2 Cây thử 1 Cây thử 2 Cây thử 1 Cây thử 2 Cây thử 1 Cây thử 2 Dong1 4081.71 227.31 227.31 227.31 4081.71 227.31 227.31 227.31 Dong2 352.49 780.47 780.47 780.47 352.49 780.47 780.47 780.47 Dong3 227.31 161.84 161.84 161.84 227.31 161.84 Dong4 780.47 352.49 352.49 352.49 780.47 352.49 Dong5 4081.71 227.31 227.31 227.31 4081.71 227.31 Dong6 352.49 780.47 780.47 780.47 352.49 780.47 Dong7 227.31 161.84 161.84 161.84 227.31 161.84 Dong8 780.47 352.49 352.49 352.49 780.47 352.49 Dong9 4081.71 227.31 227.31 227.31 4081.71 227.31 Dong10 352.49 780.47 780.47 780.47 352.49 780.47 Bảng 3.22.Khả năng kết hợp riêng (KNKHR) của dòng x cây thử Vụ mưa Vụ Khô Vụ mưa Vụ Khô Dòng Cây thử 1 Cây thử 2 Cây thử 1 Cây thử 2 Cây thử 1 Cây thử 2 Cây thử 1 Cây thử 2 Dong1 4081.71 227.31 227.31 227.31 4081.71 227.31 227.31 227.31 Dong2 352.49 780.47 780.47 780.47 352.49 780.47 780.47 780.47 Dong3 227.31 161.84 161.84 161.84 227.31 161.84 Dong4 780.47 352.49 352.49 352.49 780.47 352.49 Dong5 4081.71 227.31 227.31 227.31 4081.71 227.31 Dong6 352.49 780.47 780.47 780.47 352.49 780.47 Dong7 227.31 161.84 161.84 161.84 227.31 161.84 Dong8 780.47 352.49 352.49 352.49 780.47 352.49 Dong9 4081.71 227.31 227.31 227.31 4081.71 227.31 Dong10 352.49 780.47 780.47 780.47 352.49 780.47 Tóm lại: Qua kết quả thí nghiệm so sánh đánh giá 20 THL được tạo ra từ 10 dòng thuần với 2 cây thử là T1 và T2 ở 2 vụ, chúng tôi có một số nhận xét sau: * Kết quả khảo nghiệm vụ Xuân 2007 tại Việt Nam THL sinh trưởng và phát triển tót. TGST từ 113 đến 121 ngày thuộc nhóm chín trung bình. Năng suất của các THL biến động từ 53,83-81,58 tạ/ha, trong đó có 3 THL cho năng suất cao từ 78,66 đến 81,58 tạ/ha, vượt đối chứng ở mức tin cậy P>0,95, đó là các THL: IL4xT1 (79,46 tạ/ha) IL7xT2 (78,66 tạ/ha) và IL10xT2 (81,58 tạ/ha). * Kết quả khảo nghiệm tại CHDCND Lào. - Trong vụ Khô, các THL có TGST từ mọc đến chín sinh lý trung bình từ 110 đến 118 ngày, vụ Mưa tất cả các THL cáo TGST từ 93 ngày đến 105 ngày. Thời gian tung phấn đến phun râu của các THL phù hợp, chênh lệch nhau từ 1đến 3 ngày cả 2 vụ. - Các THL có chiều cao cây thấp sẽ phù hợp ở vùng cao có gió mạnh như các tổ hợp lai: IL2xT1, IL5xT1, IL6xT1, IL7xT1, IL3xT2. Các THL có chiều cao cây, đóng bắp cao ở vụ Mưa sẽ phù hợp ở vùng thấp, hàng năm bị trũng trong giai đoạn cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 như vùng Đồng Bằng Viêgn Chăn, nông dân phải đi thuyền để thu hoạch ngô. - Khả năng chống chịu sâu bệnh của các THL khá tốt với các loại sâu bệnh hại chính ở Lào (Sâu đục thân, bệnh khô vằn, nhưng chưa đến mức độ thiệt hại về giá trị kinh tế). - Năng suất của các THL dao động từ 46,00-67,93 tạ/ha trong vụ khô và từ 51,87-78,96 tạ/ha trong vụ Mưa. Có 7 THL cho năng suất cao và ổn định trong 2 vụ đó là IL2xT1, IL4xT1, IL8xT1, IL7xT2, IL8xT2, IL10xT2. Năng suất của 7 THL trên cao hơn giống đối chứng CP888 ở mức tin cậy P>0,95. Có 3 THL cho năng suất ca vượt đối chứng ở mức tin cậy ở cả Lào và Việt Nam, đó là: IL4xT1, IL7xT2, IL10xT2, 3 THL này thể hiện tính thích ứng rộng cần được quan tâm phát triển trong thời gian tới ở Lào và Việt Nam. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1st Qtr 3rd Qtr East 3.3.Kết quả trình diễn THL triển vọng vụ Mưa 2007 tại Lào. Từ kết quả thí nghiệm đánh giá tời gian sinh trưởng, đặc điểm hình thái tính chống chịu, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 20 THL tại trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Lào, chúng tôi đã xác định được 4 THL (đó là IL4xT1, IL8xT1, IL7xT2, IL10xT2) có đặc điểm hình thái tốt, tính chống chịu khá và cho năng suất cao, có khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết khí hậu Lào nên đã đưa vào trình diễn cùng với giống đối chứng LVN10, là giống ngô lai đang được trồng phổ biến ở Lào. Thí nghiệm được bố trí tại Bản Thông Khăng, huyện Xiêng Ngân, tỉnh Luông Phabăng (Lào), trong vụ Mưa (2007), diện tích trình diễn mỗi THL là 500m2 với hai làn nhắc lại. Để đảm bảo tính đồng nhất, đánh giá khách quan trước khi triển khai, chúng tôi qui định các khâu kỹ thuật như sau: - Làm đất: do đất đỏ có thành phần cơ nhẹ nên cần cày không bừa đất đã tơi xốp có thể gieo hạt được. - Bón lót phân hoá học (công thức tổng hợp 15-15-15) 200kg/ha và không bón thúc. - Xới cỏ một lần khi ngô có 4-5 lá, không vun gốc. - Gieo ngày 25/5/2007, cùng với thời vụ gieo trồng của nông dân. - Khi ngô có 3-4 lá thì tỉa, để lại 1 cây/hốc. - Không tưới nước chỉ nhờ nước trời. Qua theo dõi các chỉ tiêu ở thí nghiệm trình diễn tổ hợp lai triển vọng (bảng 3.23 và 3.24) cho thấy: 3.3.1.Thời gian sinh trưởng Thời gian sinh trưởng các THL trong thí nghiệm trình diễn biến động từ 105 ngày đến 112 ngày. Tổ hợp lai IL4xT1 và IL8xT1 có thời gian sinh trưởng dài nhất (112 ngày), tiếp theo là tổ hợp lai IL10xT2 (110ngày), THL có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là IL7xT2 (105 ngày), trong khi đó giống đối chứng LVN 10 có thời gian sinh trưởng phát triển 108 ngày. 3.3.2.Đặc điểm hình thái. * Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp Tổ hợp lai IL10xT2 có chiều cao cây, và chiều cao đóng bắp cao nhất (tương ứng là 225,2cm; 112,7cm), tiếp theo là THL IL7xT2 (tương ứng là 218,3 cm; 112,4cm) và THL IL8xT1 (tương ứng 212,1cm; 101,6cm). Tổ hợp lai IlxT1 có chiều cao cây và chiều cao đóng bắp thấp nhất (tương ứng là 198,4cm; 104,3cm). Trong khi đó, giống đối chứng LVN10 chiều cao cây và cao đóng bắp là 225,1cm, 131,0cm. Bảng 3.23. Thời gian sinh trưởng và đặc điểm hình thái các THL triển vọng trong trình diễn vụ Mưa năm 2007 tại Lào. Vụ mưa Vụ Khô Vụ mưa Vụ Khô Dòng Cây thử 1 Cây thử 2 Cây thử 1 Cây thử 2 Cây thử 1 Cây thử 2 Cây thử 1 Cây thử 2 Dong1 4081.71 227.31 227.31 227.31 4081.71 227.31 227.31 227.31 Dong2 352.49 780.47 780.47 780.47 352.49 780.47 780.47 780.47 Dong3 227.31 161.84 161.84 161.84 227.31 161.84 Dong4 780.47 352.49 352.49 352.49 780.47 352.49 Dong5 4081.71 227.31 227.31 227.31 4081.71 227.31 Dong6 352.49 780.47 780.47 780.47 352.49 780.47 Dong7 227.31 161.84 161.84 161.84 227.31 161.84 Dong8 780.47 352.49 352.49 352.49 780.47 352.49 Dong9 4081.71 227.31 227.31 227.31 4081.71 227.31 Dong10 352.49 780.47 780.47 780.47 352.49 780.47 Bảng 3.24. Khả năng chống chịu sâu bệnh và năng suất các THL triển vọng trong trình diễn vụ Mưa năm 2007 tại Lào. Dòng Vụ mưa Vụ Khô Vụ mưa Vụ Khô Cây thử 1 Cây thử 2 Cây thử 1 Cây thử 2 Cây thử 1 Cây thử 2 Cây thử 1 Cây thử 2 Dong1 4081.71 227.31 227.31 227.31 4081.71 227.31 227.31 227.31 Dong2 352.49 780.47 780.47 780.47 352.49 780.47 780.47 780.47 Dong3 227.31 161.84 161.84 161.84 227.31 161.84 Dong4 780.47 352.49 352.49 352.49 780.47 352.49 Dong5 4081.71 227.31 227.31 227.31 4081.71 227.31 Dong6 352.49 780.47 780.47 780.47 352.49 780.47 Dong7 227.31 161.84 161.84 161.84 227.31 161.84 Dong8 780.47 352.49 352.49 352.49 780.47 352.49 Dong9 4081.71 227.31 227.31 227.31 4081.71 227.31 Dong10 352.49 780.47 780.47 780.47 352.49 780.47 *Số lá: Tổ hợp lai IL10xT2 có số lá cao nhất đạt 21,0 lá, cao hơn đối chứng 2,2 lá, trong đó giống đối chứng LVN10 có 18,8 lá. Còn 3 THL là IL7xT2, IL4xT1 và IL8xT1 có số lượng lá tương ứng là: 19,2 lá và 19,4 lá. 3.3.3.Khả năng chống chịu *Đổ gẫy: Có 3 THL và giống đối chứng không bị đổ gẫy, chỉ có THL IL4xT1 bị đổ gẫy ở mức độ nhẹ (2,3%). * Sâu đục thân: Tất cả các THL trong thí nghiệm trình diễn đều bị sâu đục thân ở mức độ từ 7,2 đến 10,9. Tổ hợp lai IL8xT1 bị sâu đục thân nặng nhất (10,9%). THL IL4xT1 bị sâu đục thân nhẹ nhất (7,2%). Trong khi đó giống đối chứng LVN10 bị sâu đục thân ở mức độ 5,4%. *Sâu cắn lá, rệp, bệnh đốm lá và bệnh gỉ sắt: Tất cả các THL và giống đối chứng trong thí nghiệm không bị những sâu và bệnh trên. *Bệnh khô vằn. Các THL trong trình diễn bị bệnh khô vằn từ 6,6%- 14,8%. THL IL8xT1 bị bệnh khô vằn nặng nhất (14,8%). Tổ hợp lai IL10xT2 bị nhẹ nhất (6,6%). Trong khi đó giống đối chứng LVN10 bị bệnh khô vằn ở mức độ 22,6%. 3.3.4.Năng suất của các THL trong thí nghiệm trình diễn. Kết quả thí nghiệm trình diễn cho thấy: năng suất các THL trình diễn biến động từ 56,43 tạ/ha cho đến 74,55 tạ/ha. Giống đối chứng LVN10 cho năng suất 56,12 tạ/ha. Tổ hợp lai IL7xT2 cho năng suất cao nhất đạt 74,55 tạ/ha. Tiếp theo là tổ hợp lai IL4xT1 cho năng suất đạt 69,56 tạ/ha. Cả 2 THL IL7xT2 và IL4xT1 cho năng suất cao vượt giống đối chứng LVN10. Hai THL là IL8xT1 và IL10xT2 có năng tương đương với giống đối chứng (tương ứng là 65,03tạ/ha và 56,43tạ/ha). Tóm lại: Qua kết quả thí nghiệm trình diễn các THL triển vọng chúng tôi có nhận xét sau. - Thời gian sinh trưởng cả 4 THL trong thí nghiệm trình diễn là trung bình , phù hợp với vụ Mưa và vụ Khô ở Lào. Chiều cao cây, cao bắp phù hợp. - Khả năng chống chịu khá, cả 4 THL đều bị sâu đục thân và bệnh khô vằn ở mức độ nhẹ từ 10,9% trở xuống. Đối với bệnh khô vằn, nói chúng các THL trong trình diễn bị ở mức độ nhẹ, trong đó chỉ có IL8xT1 bị cao nhất 14,8% thấp hơn đối chứng 7,8%. Giống đối chứng (LVN10) bị 22,6%. - Năng suất thực thu các THL tham gia trình diễn biến động từ 56,43 tạ/ha cho đến 74,55 tạ/ha. THL cho năng suất thấp nhất là IL10xT2 (tương ứng 56,43 tạ/ha) Cao nhất là THL IL7xT2 đạt 74,55 tạ/ha. - Trong điều kiện thời gian chỉ có một vụ, lựa chọn 4 THL tốt trong đó có 3THL cho năng suất cao ở Lào và Việt Nam để xây dựng mô hình trình diễn kết quả nghiên cứu của đề tài, trong các vụ tiếp theo sẽ tiếp tục trình diễn trên diện rộng hơn ở cả Lào và Việt Nam, để chọn được 1-2 THL tốt nhất tham gia mạng lưới khảo nghiệm giống quốc gia của 2 nước. 0 20 40 60 80 100 1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 4th Qtr East KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1.Kết luận - Qua kết quả đánh giá dòng ngô thuần, năm 2006 tại Việt Nam cho thấy: các dòng IL2, IL4, IL7 và IL10 có nhiều đặc điểm nông sinh học tốt biểu hiện ở các tính trạng cao cây, cao bắp, số lá, hình thái cờ, khả năng chống chịu sâu bệnh, đổ gẫy, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất hạt vụ Xuân khá cao (27,30-31,26), đây là những vật liệu tốt giới thiệu cho chương trình tạo giống ngô lai. - Qua khảo sát 20 tổ hợp lai ở 2 vụ tại Lào và phân tích lai đỉnh cho thấy dòng IL8 có giá trị khả năng kết hợp chung cao nhất ở cả 2 vụ Khô và Mưa (8,58 và 6,39) tiếp theo là dòng IL10 và IL7 có giá trị KNKH chung khá (vụ Mưa 4,78; 4,71 và vụ Khô 2,14; 2,27). Ba dòng này có thể tham gia luân giao với một số dòng khác để cho các THL cho năng suất cao. - Kết quả khảo sát 20 THL đỉnh tại Việt Nam cho thấy: có 3 THL cho năng suất cao hơn đối chứng LVN10 ở mức tin cậy P>0,95, đó là IL4xT1 (79,46 tạ/ha), IL7xT2 (78,66 tạ/ha) và IL10xT2 (81,85tạ/ha), đây là 3 THL triển vọng cần tiếp tục khảo nghiệm ở vụ sâu để có kết luận chắc chắn. - Kết quả khảo nghiệm tại Lào, có 1 THL cho năng suất vượt đối chứng cả 2 vụ với mức tin cậy P>0,95, đó là IL2xT1, IL4xT1, IL7xT2, IL8xT1, IL8xT2, IL9xT2 và IL10xT1. - Các THL cho năng suất cao ở Việt Nam ở Lào (vượt đối chứng ở mức tin cậy P>0,95) là IL4 và IL7xT2, cả 2 THL này có dòng bố mẹ sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất hạt dòng mẹ là 27,31 tạ/ha và 28,36tạ/ha (vụ Xuân) khả năng sản xuất hạt giống dễ dàng. - Kết quả trình diễn trên diện rộng tại Lào ở mức đầu tư thâm canh trung bình của địa phương, 3 THL cho năng suất cao là: IL7xT2 cho năng suất 74,55 tạ/ha, vượt đối chứng 32,8%; IL4xT1 cho năng suất 69,56 tạ/ha, vượt đối chứng 23,9%; IL8xT1 cho năng suất 65,03 tạ/ha, vượt đối chứng 15,9%; Trong 3THL, có2 THL cho năng suất cao qua khảo nghiệm ở Việt Nam và Lào. 2. Đề nghị - Giới thiệu các dòng có đặc đặc đỉêm nông sinh học và khả năng kết hợp chung cao: IL4,IL7,IL8,IL10 cho chương trình chọn tạo giống ngô lai của Việt Nam và Lào. - Tiếp tục khảo nghiệm 20 THL đỉnh tại Việt Nam trong vụ Thu và vụ Đông để có kết luận chắc chắn về THL tốt nhất phục vụ sản xuất. - Đề nghị Viện Nghiên cứu Ngô cung cấp lượng hạt giống lớn của các THL: IL7xT2, IL4xT1 và IL8xT1 tham gia khảo nghiệm giống quốc gia và sản xuất thử trên diện rộng tại CHDCND Lào vào năm 2008. - Chương trình hợp tác Hữu nghị Việt – Lào về phát triển Nông Lâm nghiệp cần cụ thể trong hợp tác nghiên cứu và chuyển giao bố mẹ các giống ngô lai cho Viện Nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Lào trong thời gian gần nhất, để phát triển nhanh các giống ngô lai Việt Nam tại Lào. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Luyện Hữu Chỉ (1982), Giáo trình chọn tạo và sản xuất giống cây trồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 2. Nguyễn Văn Hiển (2000), Giáo trình chọn tạo giống cây trồng, Nhà xuất bản Giáo dục, 2000, Tr 44-47. 3. Lê Quý Kha (5/2007), Chọn tạo giống ngô lai, tài liệu tập huấn cho cán bộ kỹ thuật Viện Nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Lào. 4. Trần Đình Long (1997), Chọn giống cây trồng, giáo trình cao học Nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Ngô Hữu Tình và Nguyễn Đình Hiền (1996), Các phương pháp lai thử và phân tích khả năng kết hợp trong các thí nghiệm về ưu thế lai, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 6. Ngô Hữu Tình (2003), Cây ngô, Nhà xuất bản Nghệ An, tỉnh Nghệ An. 7. Phạm Thị Tài (1993), Khảo nghiệm một số giống ngô mới tại các tỉnh phía Bắc, Luận án thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Trần Hồng Uy (1997), Báo cáo kết quả nghiên cứu ngô lai ở Việt Nam, Báo cáo tại Hội nghị tổng kết 5 năm phát triển ngô lai, Viện Nghiên cứu Ngô, Hà Tây. 9. Trần Hồng Uy (1985), Những nghiên cứu về di truyền tạo giống liên quan tới phát triển sản xuất ngô nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Xophia, Bungaria. 10. Trần Hồng Uy, Ngô Hữu Tình và Phan Xuân Hào (1992), Các giống ngô lai đạt năng suất cao, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 11. Viện Nghiên cứu Ngô (1999), Kế hoạch triển khai sản xuất và cung ứng hạt giống năm 2000-2005, Viện nghiên cứu Ngô. TIẾNG ANH 12. Allard R.W.(1960), Prienciple of plant Breeding, John Wiley anh Sons, Ins, New york. 13. Bauman L.F.(1981), Revew of meths used by breeders to develop superior corn inbreds, 36 th annual corn and sorghum researh Conference. 14. CIMMYT (2001), World Maize Fact and trend, CIMMYT, EL Batan, Mexico. 15. CMMYT (1990), Maize Improvement course, Ho Chi Minh city, Viet Nam. 16. CIMMYT (1985), Managing trials and reporting data for CIMMYT S international maize testing program, CIMMYT, EL Batan, Mexico. 17. Cassman KG. (2005), Impact of neu Agricultural practices and technolofy on corn production Efficiency and yield, Depart, of Agronomy and horticulture University of Nebrrska – Lincoln. 18. FAOSSTAT databases (2006) 19. FAOSSTAT (2007), FAOSSTAT Databasa. 20. Falconer D.S. (1983), Introduction to quantitative Genetics, D.S. Falconer ed. Longman Inc. New York. 21. Hallauer A.R.Miranda J.B. (1981), Quantitative Genetics is maize breeding, the Iowa State Unive.Prees, Ames, Iowa. 22. Hayes, H.K. and Hohnson.D.L, (1939), the breeding of improved se;fed lines of corn, J.Am.Soc. Agron, 31,PP.710-724. 23. IFPRI (2003), 2020) Prohections. I.Projections, Washington, D.C. 24. James C (2006), Global Status of commercilized Biotech/ GM crops: 2006, ISAAA Brif 35-2006: Excutive Summary. 25. Jenkin M.T. (1929), Correlation stadies with inbred and crossbred strains of maize, Hournal of American of society of Agronomy 26, P 687-693. 26. Mangelsdof P. (1953), The origin of corn and its relative, Text. Agric. Exp. Sta.Bull. 27. Robinson H.F.(1949), Estimate of heritability and pedigree of dominance in corn, Agron, Jour. Trạm khí tượng Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Lượng mưa (mm) Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Năm 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 2000 0 0 0 0 0 11,2 5,9 0 2,3 0 34,6 112,4 123,3 170,0 40,1 122,9 215,4 132,9 T.tháng 0 11,2 8,2 147,0 333,4 471,2 2001 0 0 0 0 0 0 72,0 85,4 20,7 0 0 0 61,8 124,7 186,0 23,5 39,3 122,4 T.tháng 0 0 178,4 372,5 185,9 2002 0 0 0 0 0 19,3 3,7 0 6,1 4,9 3,4 88,8 0,9 141,7 44,3 589 114,2 59,7 T.tháng 19,3 9,8 97,1 195,0 232,8 2003 19,2 0 0 4,8 0 9,8 11,3 31,5 38,1 0 34,9 33,3 13,0 105,6 107,4 148 136,6 63,7 T.tháng 19,2 14,6 80,9 68,2 226,9 494,3 2004 0 0 0 0 0 0 72,0 85,4 20,7 0 0 0 61,8 124,7 186,0 23,5 39,3 122,4 T.tháng 0 0 178,4 372,5 185,9 2005 0 0 0 0 0 19,3 3,7 0 6,1 4,9 3,4 88,8 0,9 141,7 44,3 589 114,2 59,7 T.tháng 19,3 9,8 97,1 195,0 232,8 2006 19,2 0 0 4,8 0 9,8 11,3 31,5 38,1 0 34,9 33,3 13,0 105,6 107,4 148 136,6 63,7 Trạm khí tượng Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Nhiệt độ không khí (T) Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Năm 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 2002 234 278 260 268 281 287 234 278 260 268 281 287 234 278 260 268 281 287 Tb.10ngày 257 278 257 278 257 278 2003 237 237 259 243 286 294 237 237 259 243 286 294 237 237 259 243 286 294 Tb.10ngày 245 273 245 273 245 273 2004 256 245 233 210 242 275 256 245 233 210 242 275 256 245 233 210 242 275 Tb.10ngày 244 242 244 242 244 242 2005 245 241 270 284 288 298 245 241 270 284 288 298 245 241 270 284 288 298 Tb.10ngày 252 290 252 290 252 290 2006 251 262 273 263 260 227 251 262 273 263 260 227 251 262 273 263 260 227 Tb.10ngày 253 250 253 250 253 250 Trung bình 250,2 226,6 288 319 310,4 297 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 2002 234 278 260 268 281 287 234 278 260 268 281 287 234 278 260 268 281 287 Tb.10ngày 257 278 257 278 257 278 2003 237 237 259 243 286 294 237 237 259 243 286 294 237 237 259 243 286 294 Tb.10ngày 245 273 245 273 245 273 2004 256 245 233 210 242 275 256 245 233 210 242 275 256 245 233 210 242 275 Tb.10ngày 244 242 244 242 244 242 2005 245 241 270 284 288 298 245 241 270 284 288 298 245 241 270 284 288 298 Tb.10ngày 252 290 252 290 252 290 2006 251 262 273 263 260 227 251 262 273 263 260 227 251 262 273 263 260 227 Tb.10ngày 253 250 253 250 253 250 Trung bình 295,4 292,6 289,2 294,4 281,8 254,8 Trạm khí tượng Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Âmr độ không khí (%) Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Năm 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 2002 57 53 57 57 53 57 57 53 57 57 53 57 57 53 57 57 53 57 Tb.10ngày 54 54 54 54 54 54 2003 62 65 54 62 65 54 62 65 54 62 65 54 62 65 54 62 65 54 Tb.10ngày 57 57 57 57 57 57 2004 56 65 61 56 65 61 56 65 61 56 65 61 56 65 61 56 65 61 Tb.10ngày 60 60 60 60 60 60 2005 56 63 67 56 63 67 56 63 67 56 63 67 56 63 67 56 63 67 Tb.10ngày 59 59 59 59 59 59 2006 60 61 63 60 61 63 60 61 63 60 61 63 60 61 63 60 61 63 Tb.10ngày 61 61 61 61 61 61 Trung bình 58,4 58 58 57 64 68 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 2002 77 75 78 77 75 78 77 75 78 77 75 78 77 75 78 77 75 78 Tb.10ngày 77 77 77 77 77 77 2003 69 70 76 69 70 76 69 70 76 69 70 76 69 70 76 69 70 76 Tb.10ngày 72 72 72 72 72 72 2004 63 67 64 63 67 64 63 67 64 63 67 64 63 67 64 63 67 64 Tb.10ngày 65 65 65 65 65 65 2005 70 71 81 70 71 81 70 71 81 70 71 81 70 71 81 70 71 81 Tb.10ngày 74 74 74 74 74 74 2006 70 74 78 70 74 78 70 74 78 70 74 78 70 74 78 70 74 78 Tb.10ngày 74 74 74 74 74 74 Trung bình 72 74 74 68 64 50 CHƯƠNG TRÌNH PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI TÔPCROSS Ver 2.0 Nguyễn Đình Hiền 1995 PHÂN TÍCH KNKH 10 dòng 2 cât thứ 3 lâp, Vụ Mùa 2007 tại Laos BẢNG CÁC GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH CỦA THÍ NGHIỆM Cây 1 Cây 2 Dong 1 64.213 53.317 Dong 2 66.680 55.570 Dong 3 63.867 56.610 Dong 4 67.513 51.867 Dong 5 69.923 54.630 Dong 6 64.980 54.597 Dong 7 57.880 77.373 Dong 8 58.037 64.597 Dong 9 55.753 70.007 Dong 10 78.963 56.413 BẢNG PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI ---------------------------- Nguồn biến động Bac tu do Tong BP Trung bình FTN Flt Khoi 2 33.457 16.729 9.196 2.138 Cap lai 19 4081.707 214.827 53.443 Sai so 38 485.518 86.718 20.362 Toan bo 59 4600.683 4.259 Ty le dong gop cua dong, cay thu, tuong tac Vao bien dong chung Dong gop cua dong: 25.908 Dong cua cay thu: 16.729 Dong gop của Dong * Cay thu : 57.363 CAC TRUNG BINH CUA CAC DONG Md [1] = 58.765 md[2] 61.125 md[3]= 60.238 Md [4] = 58.765 md[5] 61.125 md[6]= 60.238 Md [7] = 58.765 md[8] 61.125 md[9]= 60.238 Md [10] = 58.765 Sai do khi so sanh 2 so trung binh mi va mj cua 2 dong ----------------------------------------------------------------- Sd (mdi –mjd)= 2.064 Sai so khi so sanh mot trung binh voi trung binh cua ta ca cac dong ---------------------------------------------------------------------------------- Sd (mdi) = 1.384 CAC TRUNG BINH CUA CAC CAY THU Mct[1] = 66.28 mct[2]= 59534 Sai so khi so sanh 2 so trung binh cua 2 cay thu Bảng các giá trị trung bình năng suất dòng /cây thử qua 2 vụ Khô và Mưa 2007 Vụ Mưa Vụ Khô Vụ Mưa Vụ Khô Tên dòng Cay 1 Cây 2 Cay 1 Cây 2 KNKHC của dòng Cây thử 1 và 2 KNKHC của dòng Cây thử 1 và 2 Dong 1 642.13 57880 63.867 64.923 -3.217 -3.217 -3.217 2.031 Dong2 63.867 78.37 67.513 64.980 3-3.131 3-3.131 3-3.131 -2.031 Dong3 67.513 55.753 64.923 64.980 -.3.119 -.3.119 Dong4 64.923 66680 64.980 64.923 -4.719 Dong5 64.980 63.867 57880 64.980 8.589 Dong6 64.980 67.513 78.37 64.923 -3.217 Dong7 57880 64.980 63.867 64.980 3-3.131 Dong8 78.37 57880 67.513 64.980 8.589 -.3.119 Dong9 55.753 78.37 64.923 64.923 -0.027 -4.719 Dong10 78.963 642.13 64.980 64.980 4.781 8.589 BANG PHAN TICH PHUONG SAI II Tong BP Trung binh FTN Nguon bien don Bac tu do 354.26 251.38 39.17 27.93 9.20 10.72 Flt GCA dong 9 321.54 82.50 227.61 82.50 53.44 31.67 4.10 GCA cay thu 1 .56.324 506.64 86.72 56.29 20.36 21.61 2.14 SCA 9 35.123 98.99 4.26 2.61 21.4 Sai so 38 161.84 940.78 Toan bo 59 1533.56 KHA NANG KET HOP CHUNG CUA CAY THU --------------------------------- KNKH CAY THU Vu mua vu kho 1 3.374 2.031 2 -3.373 -2.031 KHA NANG KET HOP CHUNG CUA CAC DONG ------------------------------ Vụ Mưa Vụ Khô Dong KNKH của dòng Cây thử 1 và 2 KNKH của dòng Cây thử 1 và 2 1 -3.217 3.374 -3.217 2.031 2 3-3.131 -3.373 3-3.131 -2.031 3 -.3.119 -.3.119 4 -4.719 -4.719 5 3-3.131 8.589 6 -.3.119 -3.217 7 -4.719 3-3.131 8 8.589 -.3.119 9 -0.027 -4.719 10 4.781 8.589 Bảng khả năng kết hợp riêng của dòng * cây thử Vụ Khô Vụ Mưa Dong aCay 1 Cây 2 Bien dong aCay 1 Cây 2 Bien dong Dong 1 8.589 8.589 8.589 8.589 8.589 8.589 Dong2 -3.217 -3.217 -3.217 -3.217 -3.217 -3.217 Dong3 3-3.131 3-3.131 3-3.131 3-3.131 3-3.131 3-3.131 Dong4 -.3.119 -.3.119 -.3.119 -.3.119 -.3.119 -.3.119 Dong5 8.589 8.589 8.589 8.589 -4.719 8.589 Dong6 -3.217 -3.217 -4.719 -3.217 8.589 -4.719 Dong7 3-3.131 8.589 3-3.131 8.589 -3.217 3-3.131 Dong8 -.3.119 -3.217 -.3.119 -3.217 3-3.131 -.3.119 Dong9 8.589 3-3.131 -4.719 3-3.131 -.3.119 -4.719 Dong10 3-3.131 8.589 3-3.131 8.589 -3.217 3-3.131 CHƯƠNG TRÌNH PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI TÔPCROSS Ver 2.0 Nguyễn Đình Hiền 1995 PHÂN TÍCH KNKH 10 dòng 2 cât thứ 3 lâp, Vụ Mùa 2007 tại Laos BẢNG CÁC GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH CỦA THÍ NGHIỆM Cây 1 Cây 2 Dong 1 64.213 53.317 Dong 2 66.680 55.570 Dong 3 63.867 56.610 Dong 4 67.513 51.867 Dong 5 69.923 54.630 Dong 6 64.980 54.597 Dong 7 57.880 77.373 Dong 8 58.037 64.597 Dong 9 55.753 70.007 Dong 10 78.963 56.413 BẢNG PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI ---------------------------- Nguồn biến động Bac tu do Tong BP Trung bình FTN Flt Khoi 2 33.457 16.729 9.196 2.138 Cap lai 19 4081.707 214.827 53.443 Sai so 38 485.518 86.718 20.362 Toan bo 59 4600.683 4.259 Ty le dong gop cua dong, cay thu, tuong tac Vao bien dong chung Dong gop cua dong: 25.908 Dong cua cay thu: 16.729 Dong gop của Dong * Cay thu : 57.363 CAC TRUNG BINH CUA CAC DONG Md [1] = 58.765 md[2] 61.125 md[3]= 60.238 Md [4] = 58.765 md[5] 61.125 md[6]= 60.238 Md [7] = 58.765 md[8] 61.125 md[9]= 60.238 Md [10] = 58.765 Sai do khi so sanh 2 so trung binh mi va mj cua 2 dong ----------------------------------------------------------------- Sd (mdi –mjd)= 2.064 Sai so khi so sanh mot trung binh voi trung binh cua ta ca cac dong ---------------------------------------------------------------------------------- Sd (mdi) = 1.384 CAC TRUNG BINH CUA CAC CAY THU Mct[1] = 66.28 mct[2]= 59534 Sai so khi so sanh 2 so trung binh cua 2 cay thu Số liệu vụ khô năm 2007 Ten dong LN1 LNII LNIII TB S CV% IL1 X CT1 57.365 35.896 56.356 56.356 56.356 56.356 IL1 X CT2 56.356 23.456 23.256 23.256 23.256 23.256 IL 2X CT1 23.256 46.358 23.356 23.356 23.356 23.356 IL2X CT2 23.356 56.356 32.365 32.365 32.365 32.365 IL33 X CT1 32.365 23.256 45.698 45.698 45.698 45.698 IL3X CT1 45.698 23.356 23.654 23.654 23.654 23.654 IL4 X CT1 23.654 32.365 56.356 56.356 56.356 56.356 IL4 X CT1 56.356 45.698 23.256 23.256 23.256 23.256 IL5 X CT1 23.256 23.654 23.356 23.356 23.356 23.356 IL5 X CT1 23.356 75.256 32.365 32.365 32.365 32.365 IL6 X CT1 32.365 48.245 45.698 45.698 45.698 45.698 IL6 X CT1 45.698 49.365 23.654 23.654 23.654 23.654 IL7 X CT1 23.654 56.356 56.356 56.356 56.356 56.356 IL7 X CT1 56.356 23.256 23.256 23.256 23.256 23.256 IL8 X CT1 23.256 23.356 23.356 23.356 23.356 23.356 IL8 X CT1 23.356 32.365 32.365 32.365 32.365 32.365 IL9 X CT1 32.365 45.698 45.698 45.698 45.698 45.698 IL9 X CT1 45.698 23.654 23.654 23.654 23.654 23.654 IL10 X CT1 23.654 56.356 56.356 56.356 56.356 56.356 IL1X CT1 56.356 23.256 23.256 23.256 23.256 23.256 Số liệu vụ mưa năm 2007 Ten dong LN1 LNII LNIII TB S CV% IL1 X CT1 57.365 35.896 56.356 56.356 56.356 56.356 IL1 X CT2 56.356 23.456 23.256 23.256 23.256 23.256 IL 2X CT1 23.256 46.358 23.356 23.356 23.356 23.356 IL2X CT2 23.356 56.356 32.365 32.365 32.365 32.365 IL33 X CT1 32.365 23.256 45.698 45.698 45.698 45.698 IL3X CT1 45.698 23.356 23.654 23.654 23.654 23.654 IL4 X CT1 23.654 32.365 56.356 56.356 56.356 56.356 IL4 X CT1 56.356 45.698 23.256 23.256 23.256 23.256 IL5 X CT1 23.256 23.654 23.356 23.356 23.356 23.356 IL5 X CT1 23.356 75.256 32.365 32.365 32.365 32.365 IL6 X CT1 32.365 48.245 45.698 45.698 45.698 45.698 IL6 X CT1 45.698 49.365 23.654 23.654 23.654 23.654 IL7 X CT1 23.654 56.356 56.356 56.356 56.356 56.356 IL7 X CT1 56.356 23.256 23.256 23.256 23.256 23.256 IL8 X CT1 23.256 23.356 23.356 23.356 23.356 23.356 IL8 X CT1 23.356 32.365 32.365 32.365 32.365 32.365 IL9 X CT1 32.365 45.698 45.698 45.698 45.698 45.698 IL9 X CT1 45.698 23.654 23.654 23.654 23.654 23.654 IL10 X CT1 23.654 56.356 56.356 56.356 56.356 56.356 IL1X CT1 56.356 23.256 23.256 23.256 23.256 23.256 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2769.pdf
Tài liệu liên quan