Công tác Kế toán của Công ty TNHH thương mại Dương Đông Hưng (60tr)

Lời mở đầu Đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới, thời kì hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong bối cảnh phức tạp của nền kinh tế thế giới hiện nay, nền kinh tế Việt Nam vẫn không ngừng vươn lên manh mẽ với mức tăng trưởng bình quân cao dần cùng với các nước trong khu vực và trên thế giới. điều đó là do sự đóng góp to lớn của các thành phần kinh tế không chỉ những doanh nghiệp Nhà nước mà còn có sự đóng góp to lớn của các doanh nghiệp tư nhân.0 Và cũng như nhiều doanh nghiệp

doc60 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công tác Kế toán của Công ty TNHH thương mại Dương Đông Hưng (60tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khác, công ty TNHH TM Dương Đông Hưng cũng vậy. Nhờ các chính sách mở cửa của chính phủ, cũng như sự nỗ lực và cố gắng hết mình mà công ty đã dần dần từng bước đững vững và phát triển lớn mạnh. Hiện nay các doanh nghiệp tư nhân đã có rất nhiều những thành công lớn trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. để tìm hiểu về sự lớn mạnh cũng như để tìm hiểu về các phương thức sản xuất của các doanh nghiệp tư nhân. Thời gian vừa qua em được nhà trường cũng như thầy giáo bộ môn cho đi thực tập tại doanh nghiệp để từ đó được thực tế quan sát và học hỏi kinh nghiệm. Vì thời gian cũng như kinh ngiệm thực tập có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu xót mong thầy giáo và các anh chị trong phòng phòng kế toán của công ty chỉ bảo hơn nữa để bài viết của em được đầy đủ và sâu sắc hơn . Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn thực tập Dương Văn Huyên cũng như các anh chị trong phòng kế toán trong công ty đã giúp đỡ em hoàn thành tốt trong kỳ đi thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn! 1 Quá trình hình thành và phát triển Của công ty TNHH thương mại Dương Đông Hưng 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH TM Dương Đông Hưng Công ty TNHH Dương Đông Hưng là một doanh nghiêp tư nhân được bộ thương Mại cấp giấy phép theo quyết định số QĐ259/KTDN TCCB. Ngày 15/2/1995. Theo quyết định này doanh nghiệp có trụ sở chính tại : 121 đường Trường Chinh - Thanh Xuân - Hà Nội . Và có một xưởng sản xuất tại 531 Định Công - Hà Nội . Xưởng bao gồm : - 1 cơ sở vật chất rộng 500m 2 - 100 công nhân trực tiếp tham gia sản xuất - Một nhà kho rộng 70m2 Doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập , là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Có tài khoản tại ngân hàng nhà nước và có con dấu theo quy định của nhà nước. Tổng số vốn kinh doanh :5.220 triệu đồng 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty 2.1. Nhiệm vụ của công ty . Công ty có những nhiệm vụ sau: Thứ nhất : Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty theo quy chế hiện hành Thứ hai : Nghiên cứu khả năng sản xuất , nhu cầu thị trường trong nước , thực hiện có hiệu quả các biện pháp để không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm bao bì , thay đổi mẫu mã , đáp ứng rhị hiếu của người tiêu dùng, nâng cao sức cạnh tranh và góp phần đẩy mạnh sản xuất , tiêu thụ hàng hóa . Thứ ba : Tuân thủ các chế độ chính sách , luật pháp của nhà nước và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng và văn bản pháp lý có liên quan mà công ty tham gia kí kết . Thứ tư : Quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn , tự chủ về tài chính 2.2. Quyền hạn của công ty . Hiện nay công ty có những quyền hạn sau: Thứ nhất : Được quyền chủ đọng trong giao dịch , đàm phán , kí kết và thực hiện các hợp đồng mua bán , hợp đồng kinh tế và các văn bản về hợp tác, liên kết đã kí kết với khách hàng trong nước và ngoài nước thuộc phạm vi hoạt động của công ty . Thứ hai : Được vay vốn trong nước và ngoài nướcđược liên doanh , kiên kết vơí các đơn vị kinh tế trong nước và ngoài nước để mở rộng hoạt động sản xuất kinh tế của công ty theo quy định và pháp luật hiện hành của Nhà Nước Thứ ba : Được lập đại diện chi nhánh , các cơ sở sản xuất ở trong nước khi được bộ cho phép . Thứ tư : Được cử cán bộ , công nhân đi công tác ngắn hạn , dài hạn ở trong nước và ngoài nước để giao dịch, đàm phán , kí kết các hợp đồng của công ty . 3 . Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 3.1. Ban lãnh đạo của công ty gồm : 1 Giám đốc và Phó giám đốc . Giám đốc là người thành lập và đứng đầu công ty . Giám đốc tổ chức và điều hành công ty theo chế độ thủ trưởng và đại diện cho mọi quyền lợi , nghĩa vụ của công ty trước pháp luật. Là người chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty trước pháp luật . Giám đốc công ty quy định cơ cấu , tổ chức bộ máy , nhiệm vụ cụ thể , quyền hạn và mối quan hệ của công ty theo quy định hiện hành của Bộ Thương Mại . Phó giám đốc là người hỗ trợ cho giám đốc trong công việc vì trong công ty có rất nhiều việc mà giám đốc không thể kiểm soát hết . Phó giám đốc là người tham mưu và giúp giám đốc một số công việc :theo dõi , quản lý các vấn đề tài chính , chăm lo đến đời sống của CBCNV của công ty. 3.2. Hệ thống các phòng ban Công ty có ba phòng chức năng : Phòng kế toán tài chính Phòng kinh doanh vật tư kho hàng . Phòng thị trường . Chức năng của từng phòng : Phòng kế toán tài chính : có chức năng khai thác , lập kế hoạch , tạo nguồn vốn cho các hoạt động của công ty , điều hành , giám sát các hoạt động tài chính của công ty . lập các qũy cho sản xuất kinh doanh , thực hiện công tác hạch toán , thống kê , sổ sách kế toán thông qua đó xác định lỗ lãi cho từng thời kì . Tính chi phí đầu vào và xác định giá thành cho sản phẩm . Xác định và thực hiện nghĩa vụ về tài chính đối với nhà nước : thuế , lệ phí và các thanh toán các khoản tiền liên quan đến việc xây dựng bảng tổng kết tài sản của công ty . Phòng kinh doanh vật tư kho hàng : có nhiệm vụ quản lý kho hàng , bảo quản hàng hóa , nguyên vật liệu phục vụ kip thời sản xuất kinh doanh , đảm bảo cho sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục . Xác định lương xuất , nhập phù hợp để hình thành lượng hàng hóa , nguyên vật liệu dự trữ hợp lý, từ đó giảm chi phí kho , giảm chi phí kinh doanh , nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh . Phòng thị trường : Có chức năng nghiên cứu thị trường , bao gồm cả đầu ra va đầu vào cho công ty .Dựa trên nhu cầu về nguyên vật liệu , hàng hoá của công ty để tìm kiếm các nguồn hàng thích hợp , có tính ổn định , giá cả hợp lý . Tìm kiếm các nguồn nguyên liệu có khả năng thay thế với giá rẻ nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm . nghiên cứu , phân đoạn thị trường và xác định thị trường của công ty. Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để tham mưu cho lãnh đạo của công ty xây dựng các phương án kinh doanh có hiệu quả . Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty TNHH TM Dương Đông Hưng được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ Đồ 1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH TM Dương Đông Hưng Giám đốc Phó Giám Đốc Phòng thị trường P.KD Vật tư kho hàng Phòng Kế Toán Tài Chính NV Nghiên cứu Nhân viên quản lý Nhân viên kế toán Công nhân sản xuất 4.Giới thiệu chung về ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của công ty tnhh Dương Đông Hưng. 4.1.Sản xuất. Trong thời gian qua công ty luôn sản xuất các sản phẩm bao bì và các sản phẩm đồ gỗ cao cấp khác.Với sự cố gắng khắc phục khó khăn phát huy tối đa lợi thế của mình,hoạt động sản xuất của công ty ngày càng được mở rộng về quy mô,trình độ sản xuất cũng ngày một tăng lên.Các mặt hàng sản xuất của công ty: Bao bì,gỗ,mộc thông dụng và trang trí nội thất. Nhìn chung các sản phẩm do công ty sản xuất ra đều có nguồn gốc từ gỗ.Công ty đã tiến hànhv đầu tư dự án dây chuyền sản xuất gỗ với tổng trị giá 10 tỷ đồng.Với dây chuyền này công ty có thể đáp ứng nhu cầu thị trường về các sản phẩm hoàn chỉnh có độ chính xác cao nhất,chất lượng sản phẩm tốt.ngoài ra công ty còn nhận gia công chế biến gỗ cho các đơn vị,cá nhân nhằm khai thác tối đa năng lực hiện có của thiêt bị máy móc,tạo công ăn việc làm cho người lao động tăng thu nhập cho công ty và cải thiện đời sống cho CBCNV. Để tiến hành sản xuất chế biến gỗ hiện nay công ty có một số thiết bị chủ yếu sau: TT Tên thiết bị Số Lượng 1 Cưa máy 3 2 Máy bào cuốn 6 3 Máy cưa đĩa 10 4 Máy cưa dong ngang 5 5 Máy đục đa năng 7 6 Dây chuyền hàn mài 2 7 Dây chuyền lăn sơn 2 8 Lò sấy 1 9 Máy đánh nhẵn 2 10 Các máy bổ trợ khác Một số thiết bị hiện có cua công ty TNHH TM Dương Đông Hưng Phần 2 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH TM Dương Đông Hưng 1.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Các mặt hàng mà công ty sản xuất kinh doanh : Hàng thủ công mỹ nghệ,đồ dùng trang trí nội thất, các loại bao bì bằng gỗ. Sản phẩm từ gỗ hiện nay đang được đánh giá là một trong những mặt hàng cao cấp của Việt Nam.Tuy nhiên các sản phẩm này chịu ảnh hưởng rất lớn bởi thời tiết chúng có thể giãn nở làm bề mặt bị vênh hoặc co lại làm sản phẩm bị nứt toác hoặc có thể bị mốc do độ ẩm,bị mối mọt làm hỏng.Vì vậy các sản phẩm này đòi hỏi phải có quy trình xử lý thích hợp với chất xử lý không gây đôc haị cho con người và môi trường. Để đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng cho sản phẩm mà công ty trong quá trình sản xuất đã tiến hành các khâu xử lý rầt khắt khe: Quy trình sản xuất gỗ của công ty đươc tiến hành như sau: Giai đoạn 1: Gỗ trònà xẻ phá Giai đoạn 2: Xẻ phôià ngâm tẩy à Sấy Giai đoạn 3: Đánh nhẵnà lăn sơn Giai đoạn 4: Đóng bóà nhập kho 2.Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1 Thực trạng hoạt động sản xuất của công ty: Mặc dù công ty mới được thành lập từ năm 1995 nhưng hoạt động sản xuất của công ty rất có hiệu quả và đứng vững trên thị trên thị trường.Cũng như nhiều doanh nghiệp khác giai đoạn đầu là giai đoạn đầy khó khăn.Trước những khó khăn đầy thử thách đó công ty đã đề ra nhưng phương hướng hoạt động và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng cũng như chỗ đứng trên thị trường và bứơc đầu đã tạo được uy tín với khách hàng.Vài năm trở lại đây công ty đã gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ trên nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực sản xuất. Cụ thể: STT Chỉ Tiêu ĐVT 2001 2002 2003 1 Doanh thu từ SX Tỷ đồng 10 13,24 12 2 Tổng doanh thu Tỷ đồng 190,25 155,7 150 3 Tỷ lệ % 5,2 8,5 6,22 Bảng tổng kết kết quả sản xuất của công ty TNHH Dương Đông Hưng(2001-2003) Qua bảng trên ta thấy rằng doanh thu từ hoạt động sản xuất của công ty còn nhỏ so với tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2001 doanh thu từ hoạt động sản xuất của công ty là 10tỷ đồng so với tổng doanh thu la 190,25 tỷ đồng thì tỷ trọng doanh thu từ sản xuất còn quá nhỏ chỉ chiếm 5,2% . Năm 2002 doanh thu từ hoạt động sản xuất là 13,24 tỷ đồng so với tổng doanh thu là 155,7 tỷ đống thì doanh thu từ hoạt động sản xuất chiếm 8,5%. Tình hình sản xuất năm 2002 này đã mở ra nhiều khởi sắc cho phát triển sản xuầt của công ty.tuy nhiên,lượng hàng hoá sản xuầt ra để bán vẫn còn quá ít,đối với thị trường trong nước thì chưa có hàng đặc chủng mang đặc trưng của công ty. Năm 2003 doanh thu từ hoạt động sản xuất là 12 tỷ đồng so với tồng doanh thu của công ty la 150 tỷ đồng thì doanh thu từ hoạt động sản xuất la 6,22 tỷ đồng.Như vậy,so với năm 2001 thì doanh thu từ hoạt động sản xuất của công ty năm 2003 có tăng lên chút ít nhưng lại giải so với năm 2002 rất nhiều.tình hình sản xuất có chiều hướng giảm sút,mức độ tăng trưởng là không đều va rất bấp bênh.Sản xuất của công ty có năm cao năm thâp,chứng tỏ việc sản xuầt là không ổn định,bị phụ thuộc bởi nhiều yếu tố bên ngoài,công ty không chủ động được trong sản xuất.Vậy công ty cần có giải pháp tốt để nâng cao hiệu quả cũng như quy mô sản xuất của công ty.Trong thời giai tới,công ty cần có những biện pháp đầu tư cho sản xuất:Xay dựng nhà xưởng,đầu tư máy móc kỹ thuât tiên tiến,hiện đại hoá để nâng cao năng xuất,chất lượng sản phẩm.Đồng thời phải chủ động tìm kiếm và đi vào sản xuất những mặt hàng phục vụ xuất khẩu mang tính ổn định,giúp công ty chủ động hơn trong sản xuất. 2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh XNK, ngay từ khi mói thành lập, Công ty TNHH Dương Đông Hưng không chỉ chú ý phát triển kinh doanh trong nước mà còn chú ý phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước mà còn chú trọng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh XNK.Tuy nhiên ,kết quả đạt được còn hạn chế bởi những khó khăn,bất cập từ phía công ty:Vốn,công nghệ,trình độ,...và từ môi trường bên ngoài:Tình hình kinh tế thế giới,nguồn nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh,giá cả,...Tình hình kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng tổng kết kết quả kinh doanh dưới đây: Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 I Tổng doanh thu Tỷ đồng 170,562 153,561 162,6 1 Doanh thu KD nội địa Tỷ đồng 132,654 103,843 84,6 2 Doanh thu Xk Tỷ đồng 25,694 3,61 15,5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TM Dương Đông Hưng Qua bảng tổng kết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.thấy rằng,doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngày càng có xu hướng giảm sút.Tuy nhiên,những con số này chưa thể phản ánh hết tình hình kinh doanh của công ty.Mặt khác,doanh số thu được không chỉ phụ thuộc vào số lượng hàng hoá sản xuất kinh doanh mà còn phụ thuộc vào giá cả của chúng.Bởi lẽ,nước ta là một nước có nền kinh tế quy mô nhỏ,vì vậy giá cả của hàng hoá bán ra hoặc nhập vào phụ thuộc vào giá cả thị trường thế giới.Các nước có nền kinh tế quy mô nhỏ thì việc tăng hay giảm số lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường cũng không làm ảnh hưởng tới giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới.Vì vậy,kết quả hoạt động kinh doanh của công ty không chỉ phụ thuộc vào công ty mà còn phụ thuộc vào nhiều tình hình kinh tế thế giới,đặc biệt la các nước kinh tế lớn như:Mỹ,Nhật Bản,EU. Nhìn chung,doanh thu từ hoạt động kinh doanh nội địa của công ty qua các năm đều chiếm tỷ lệ cao,trong khi doanh thu từ hoạt động xuất khẩu thì nhỏ.Điều này chứng tỏ kinh doanh kinh doanh xuất khẩu của công ty chưa lớn manh,quy mô nhỏ lẻ,chưa ổn định.Doanh nghiệp chưa có thị trường ổn định,kể cả thị trường trong nước và nước ngoài.Vì vậy,nếu không có giải pháp tốt thì thị trường tiêu thụ hàng hoá của công ty dần bị thu hẹp. Năm 2001 doanh thu từ hoạt động kinh doanh nội địa là 132,654 tỷ đồng,còn doanh thu từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu là 25,694 tỷ đồng.Sang năm 2002 thi doanh thu đã giảm đi rõ rệt:Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nội địa là 103,843 tỷ đồng,bằng 80,11% doanh thu từ hoạt động kinh doanh nội địa năm 2001,doanh thu từ hoạt động xuất khẩu là 3,61 tỷ đồng,băng 14,56% doanh thu xuất khẩu năm 2001.Hoạt động xuất khẩu,kinh doanh của công ty nói chung giảm xuống là điều dễ hiểu.Bởi thời gian này,kinh tế thế giới đang trong tình trạng suy thoái.Đặc biệt là sự kiện 11/9/2001 đã để lại hậu quả khá nặng nề đối với nền kinh tế Mỹ cũng như nền kinh tế thế giới,trong đó có một số nước mà công ty xuất khẩu:Nhật Bản,Hàn Quốc,..khi có cơ hội kinh doanh thì không đủ vốn để làm,khi đủ vốn rồi thì cơ hội kinh doanh không còn,...Từ đó dẫn đến mất các hợp đồng làm ăn,chỉ tiêu sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu không đạt kế hoạch đề ra kéo theo nhiều chỉ ti Bước sang năm 2003 ,quy mô và tốc độ sản xuất kinh doanh không có biểu hiện tăng trưởng, cơ bản vấn đề về việc làm và thu nhập cho người lao động đã được đảm bảo tốt các quyền lợi của người lao động theo luật định và thực hiện tốt chế độ chính sách cuả nhà nước. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty giảm sút là do doanh nghiệp chưa tạo được hệ thống tiêu thụ hàng nhập khẩu và khách hành để xuất khẩu ổn định.Khách hàng chủ yếu không phải của công ty,do đó kinh doanh rất bấp bênh và hoàn toàn phụ thuộc,công ty chưa làm chủ được vấn đề này. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty: Các mặt hàng xuất khẩu của công ty: Các sản phẩm từ gỗ như: Ván sàn,ván tinh chế,hàng thủ công mỹ nghệ,....Đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty trong suốt thời gian qua.Trong số các sản phẩm đó thì nguyên liệu gỗ các loại là công ty phải nhập khẩu cả từ nước ngoài.Tuy nhiên chất lượng gỗ và giá cả, điều kiện nhập khẩu cũng tương đối thuận lợi cho công ty. Nhìn chung,mặt hàng xuất khẩu của công ty vẫn chỉ tập trung vào một số mặt hàng chủ lực,việc tìm kiếm và phát triển những mặt hàng mới tuy đã có một số thành công nhưng còn yếu ớt,chưa có bước đột phá mạnh mẽ nhằm đưa hoạt động xuất khẩu của công ty thành hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Hiện nay công ty có xuất khẩu trực tiếp sang một thị trường:Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo. Với một số mặt hàng như: Hàng mỹ nghệ, bàn ghế, cửa gỗ pơmu,.... Về giá cả các mặt hàng xuất khẩu: Nhìn chung đều thấp hơn so với giá cả hàng hoá xuất khẩu cùng loại trên thị trường thế giới.Tuy nhiên,nó vẫn bù đắp được chi phí bỏ ra và mang về lợi nhuận cho công ty . Trong nền kinh tế thị trường giá cả hàng hoá biến động lớn,không ổn định.Chính vì vậy công ty phải tự ký kết các hợp đồng và thoả thuận theo từng hợp đồng,từng lần ký kết sao cho phù hợp. 3.Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH TM Dương Đông Hưng. 3.1 Thành quả đạt được Qua nhiều nỗ lực phấn đấu công ty đạt được tuy còn khiêm tốn nhưng là cơ sở để công ty vươn lên và phát triển vững mạnh.công ty còn tạo được công ăn việc làm cho người lao động đảm bảo được cuộc sống ổn định cho công nhân trong công ty Bên cạnh những thành quả đó không thể không nói tới hiệu quả sản xuất kinh doanh ma công ty đã đạt được trong thời gian qua.Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng sau: TT Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 1 Tổng doanh thu Triệu đồng 182.324 133.854 160.531 2 Chi phí Triệu đồng 175.326 132.546 158.562 3 Nộp ngân sách nhà nước Triệu đồng 1.532 1.235 1.862 4 Lợi nhuận Triệu đồng 153 82 135 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH TM Dương Đông Hưng Kết quả trên tuy còn nhiều hạn chế nhưng đối với một công ty mới được thành lập thì đây là một kết quả rất đáng được ghi nhận.Mặc dù gặp nhiều khó khăn và trở ngại nhưng công ty đã có những cố gắng lớn để trụ vững,ổn định,tạo hướng đi lên và đảm bảo kinh doanh hoạt động một cách có hiệu quả.bên cạnh đó công ty vẫn tích cực khai thác thị trường,chủ động tìm kiếm nguồn hàng,khách hàng.Tuy thị trường tiêu thụ còn nhỏ bé nhưng công ty vẫn phát huy được tính chủ động trong kinh doanh.Sản phẩm của công ty đã được các thị trường này chấp nhận,uy tín của công ty ngày càng được nâng cao.Điều này góp phần không nhỏ vào việc duy trì các hình thức hoạt động kinh doanh của công ty. 3.2- Những mặt tồn tại. Bên cạnh những thành quả đạt được, Công ty còn có một số tồn tại. Những tồn tại này nếu không được giải quyết một cách kịp thời và hiệu quả thì sẽ dẫn tớigiảm hiêụ quả trong hoạt đông sản xuất kinh doanh của công ty. Về sản xuất: - Năng suất, chất lượng chưa được cao, mẫu mã kém phong phú, chưa tìm được mặt hang chủ lực để sản xuất phục vụ cho xuất khẩu, do đó còn bị đông về mặt hàng. - Tay nghề của lao đông, kĩ thuật còn hạn chế. Về mặt hàng: Tuy đã có chiến lược mặt hàng đúng đắn, đó là đa dạng hoá về các ngành nghề kinh doanh trên cơ sở tập trung vào một số mặt hàng mũi nhọn nhưng trong quá trình thực hiện đạt hiệu quả chưa cao. Về thị trường: - Thị trường đầu vào: Chủ yếu là gỗ. Thế nhưng gỗ lại ngày một han hêp do chính sách bảo vệ rừng của chính phủ. Các nguồn nguyên liệu đi nhạp khẩu khác thì phải chịu thuế cao nên cũng bị hạn chế và khó khăn hơn. - Thị trườngđầu vào: Công ty vẫn chưa thực sự xâm nhập vào các thị trương lớn vì đòi hỏi về chất lương cua các mặt hang nay là rất cao. - Về công tác thị trường:Nhìn chung các cán bộ quản lý và công nhân trong công tycòn yếu kém về công tác thị trường, kể cả thị trương trong nước và nước ngoài. 3.3- Nguyên nhân tồn tại - Công nhân sản xuất mới chỉ chú trọng tới việc sản xuát cho hàng tiêu dùng trong nước chứ không chú trọng tới việc sản xuất hang hoá để xuất khẩu. - Việc đầu tư chiều sâu để sản xuất hàng xuất khẩu còn bị hạn chế về các mặt: vốn, kĩ thuật sản xuất,.... - Chưa thực sự nỗ lực tìm kiếm thị trương, bạn hàng. - Chính sách bảo vệ rừng của Chính Phủ đã lam cho việc thu mua nguyên vật liệu trở nên khó khăn và hạn hẹp hơn. Phần 3 Phương hướng pháy triển và biện pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cua công ty TNHH TM Dương Đông Hưng. 1.Phương hướng phát triển của công ty. 1.1Phương hướng phát triên của công ty trong thời gian tới. Mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty năm 2004:Phát triển sản xuất nhằm tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.Bên cạnh đó không ngừng củng cố hoạt đông kinh doanh trong và ngoài nước vì đây là một công ty tư nhân tuy chỉ mới được thành lập nhưng nó đã khá phát triển, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà nó còn phục vụ cho xuất khẩu ra nước ngoài. cần phải vạch rõ chiến lược và mục tiêu cụ thể, để từ đó có thể biết rõ điểm mạnh của mình là gì để tiếp tục phát huy và tận dụng hết khả năng của mình để phát triển về mọi mặt,nâng cao chất lượng sản phẩm. Để từ đó có thểtăng doanh thu xuất khẩu, Tăng ty trọng doanh thu trong tổng doanh thu của công ty. Để từ đó đi đến mục tiêu cuối cùng là tạo ra nhiều lợi nhuận, tăng thu ngân sách Nhà nước, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho công nhân. Đông thời đây cung là nhưng bước đi mở đầu rất vững chắc tạo tiền đề cho sự phát triển của công ty trong tương lai. Các chỉ tiêu kế hoạch dự kiếnnăm 2004: _Tổng doanh thu:150 tỷ đông. Trong đó: +Doanh thu từ sản xuất:20 tỷ dồng +Doanh thu từ kinh doanh:130 tỷ đồng. Các khoản nộp ngân sách Nhà nước:1,2 tỷ đồng +Thuế xuát khẩu:0,3 tỷ đồng +Tuế VAT:0,1 tỷ đồng +Các khoản khác:0,8 tỷ đồng. Chỉ tiêu lao động và tiền lương: +Lao động bình quân:100 người +Lương bình quân:1.200.000/người/tháng. +Quỹ lương:300 triệu đồng. Những định hương lớn: Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu trươc mắt cần giữ vững các mặt hàng và thị trường quen thuộc , đồng thời mở rộng một số thị trường mới và mặt hàng mới. Hương sản xuắt kinh doanh ra các thi trường lớn như : NGA ,Fap, Nhật.....tặp chung các mặt hàng chủ lực như: hàng thủ công mỹ nghệ cac câp, ván tinh chế , đồ gỗ cao cấp các loại. Đẩy mạnh việc xuất khẩu . Trong tương lai công ty sẽ mở rộng thêm nhiều chi nhánh và tiến hành nhập khẩu các mặt hàng khacs phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước. Mở rộng thêm các cửa hang bán và giới thiệu sản phẩm trong nước và ngoài nước.Đồng thời xúc tiến thương mại, quảng cáo để tìm kiếm thêm thị trường và thu hút khách hàng . Thực hiện công tác kế hoạch, thị trường và công nghệ thông tin . Đối với công tác kế hoạch phải đi trước một bước và gắn với thi trương. Đối với sản xuất kinh doanh phải hình thành và chú trọng thị trường trong và ngoài nước, gắn liền với thông tin quảng cáo, xúc tiến thương mại để tìm kiếm thị trường, áp dụng cơ chế hoa hồng để tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong nước tập trung vào thị trường xây dựng, trang trí nội thất để tạo việc làm cho người lao động. Đối với thị trường nước ngoài, chủ yếu giải quết vấn đề xuất khẩu và một phần nhập khẩu. Định hướng cho công tác đầu tư lâu dài , đặc biệt chú ý mặt hàng cũ là chế biến bao bì bằng ngỗ và các sản phẩm gỗ , nâng cao tỷ trọng và quy mô dần lên, nhất là sản phẩm gỗ rừng và gỗ nhân tạo. Cố gắng đăng ký được một số loại sản phẩm mang thương hiệu , nhãn mác cuả công ty. 2. Biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1 Củng cố bộ máy tổ chức . Thực hiện tuyển và đào tạo, bổ xung những công nhân kỹ thuật chủ chốt có trình độ năng lực cao và thích ứng với cơ chế thị trường, phải vì mục đích chung với mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày một tăng trưởng Hoàn thiện cơ chế quản lý nội bộ, phát huy vai trò sáng tạo của cơ sở và quản lý tập chung của công ty. 2.2 Lành mạnh hoá tài chính. Đảm bảo công tác hạch toán kế toán phải trung thực theo đúng các nguyên tắc, cong tác quản lý tài chính phải chặt chẽ, chống lãng phí, tránh các nguy cơ thất thoát vốn của công ty Cần tăng cường kiểm tra việc quản lý , chi tiêu tài chính , đảm bảo việc sử dụng vốn có mục đích có hiệu quả. Đẩy mạnh việc thu hồi công nợ và có những mối quan hệ với ngân hàng để đảm bảo việc vay vốn kịp thời khi cần phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.3. Phát triển nhân sự Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay đòi hỏi con người phải có trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm và năng động. Chính vì vậy công ty cần không ngừng nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động cũng như các cán bộ quản lý. 2.4. Hoàn thiện công tác hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong công ty sự phối hợp giữa các bộ phận, phồng ban tốt thì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có thể đạt dược những thành công lớn. Tuy nhiên mức độ nhịp nhàng , ăn khớp trong công việc giữ các bộ phận lại phụ thuộc lớn vào năng lực cua hệ thống quản lý. Mặt khác, đơn giản hoá hệ thống quản lý sẽ giúp giảm chi phí, khích lệ tinh thần làm việc cho bộ phận trực tiếp sản xuất kinh doanh trong công ty. Vậy công ty phải củng cố thêm hệ thống tổ chức quản lý, phân định rõ trách nhiệm , quyền hạn của từng bộ phận theo hệ thống quản lý tổ chức sau: -Phân công trách nhiệm rõ ràng từng bộ phận trong hệ thống -Luôn có biện pháp kiểm tra, đánh giá sự hoạt động của hẹ thống. -Yêu cầu hệ thống phải có tác dụng khuyến khích khả năng sáng tạo của công nhân kỹ thuật. Hình thành biện pháp thưởng phạt đúng lúc, kịp thời. 2.5 Hoàn thiện chiến lược sản phẩm. Xây dựng và thực hiện chiến lược sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt đối với sự tồn tại, phát triển, mở rộng của công ty. Chiến lược sản phẩm giúp công ty thấy rõ mục tiêu, phương hướng sản xuất của mình để có thể chinh phục khách hàng, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho công ty. Trong thời gian tới công ty có chiến lược sản phẩm hướng vào những loại sản phẩm có chất lượng cao. Đối với mặt hàng gỗ mà công ty sản xuất, để có chất lượng cao không chỉ đòi hỏi đảm bảo các tiêu chuẩn: cơ, hoá học... mà còn chú ý tới các tiêu chuẩn thẩm mỹ bởi nó là một trong những yếu tố quyết định. Ngày nay xu hướng quốc tế hoá, hội nhập kinh tế quốc tế đang rất phổ biến. Do đó một loại sản phẩm giưã các quốc gia không có sự khác biệt nhau lắm, các tiêu chuẩn kỹ thuật thường được áp dụng chung cho các quốc gia. Điều này đặt ra vấn đề đối với công ty là phải tiêu chuẩn hoá chất lượng sản phẩm của mình theo các tiêu chuẩn quốc tế. 2.6 Phát triển thị trường. Thị trường là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với công ty. Vì hàng hoá mà công ty sản xuất ra nếu không được người tiêu dùng trên thị trường chấp nhận thì công ty không thể tiêu thụ được sản phẩm, không có lợi nhuận do đó sẽ không thể tồn tại. Ngược lại nếu sản phẩm do công ty sản xuất ra được người tiêu dùng chấp nhận thì công ty sẽ tiêu thụ được sản phẩm, có lợi nhuận, hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng do đó công ty sẽ tồn tại và phát triển. Để phất triển thị trường công ty cần phải tăng cường các hoạt động sau: - Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và tìm kiếm thị trường mới. -Củng cố quan hệ với các khách hàng cũ, mở rộng quan hệ với các khách hàng mới. Phần 4 Thực tế công tác kế toán tại công ty TNHH TM Dương Đông Hưng 1. Căn cứ vào sổ sách kế toán và bảng cân đối kế toán quý 3/2003, của công ty TNHH Dương Đông Hưng có số dư các tài khoản đầu tháng 10/2003 như sau: Tài sản: 1. Tiền mặt (111) = 25.750.200 2. Tiền gửi NH (112) = 20.500.600 3. Phải thu của KH (131) = 560.284.200 4. Phải thu nội bộ (136) = 113.660.720 5. Phải thu khác (138) = 4.520.000 6. Tạm ứng (141) = 10.500.000 7. Chi phí chờ kết chuyển (142) = 30.750.000 8. Nguyên vật liệu (152) = 25.500.000 9. Công cụ dụng cụ (153) = 4.700.000 10. Chi phí SXKD dở dang (154) = 224.249.000 11. Tài sản cố địng hữu hình (211) = 200.000.000 12. Hao mòn TSCĐ hữu hình (214) = 120.000.000 Cộng tài sản = 1.340.414.720 Nguồn vốn: 1. Vay ngắn hạn ngân hàng (311.1) = 200.000.000 2. Vay đối tượng khác (311.2) = 100.000.000 3. Phải trả người bán (331) = 250.660.000 4. Thuế và các khoản nộp ngân sách (333) = 20.000.000 5. Phải trả công nhân viên (334) = 20.000.000 6. Phải trả nội bộ (336) = 90.000.000 7. Các khoản phải trả phải nộp khác(338) = 30.000.000 Trong đó: -Kinh phí công đoàn (338.2) = 500.000 -Bảo hiểm xã hội (338.3) = 3.000.000 -Bảo hiểm y tế (338.4) = 1.500.000 -Phải trả khác (338.8) = 26.000.000 8. Nguồn vốn kinh doanh (411) = 300.000.000 9. Quỹ đầu tư phát triển (414) = 25.600.000 10. Quỹ dự phòng tài chính (415) = 13.714.400 11. Lãi chưa phân phối (421) = 10.750.000 12. Quỹ khen thưởng phúc lợi (431) = 2.750.000 Tổng cộng nguồn vốn = 1.063.474.400 2. Bảng thanh toán tiền lương cho CBCNV : Đơn vị: Bộ phận: Văn phòng Công ty Bảng thanh toán lương Tháng 10 năm 2003 STT Họ và tên Chức vụ công việc Mức lương cơ bản 1 tháng Ký nhận 1 Trần Thanh Sơn Giám đốc 5.000.000 2 Trần Thị Nga Kế toán trưởng 1.800.000 3 Nguyễn Duy Sơn Cơ kinh tế 1.500.000 4 Trần Văn Hồng Lái xe 1.300.000 5 Nguyễn Thị Ngân NVKT 1.300.000 Đơn vị: Bộ phận: Tổ trưởng sản xuất Bảng thanh toán lương Tháng 10 năm 2003 STT Họ và tên Chức vụ công việc Mức lương cơ bản 1 tháng Ký nhận 1 Nguyễn Đình Long CB kỹ thuật 1.500.000 2 Nguyễn Đăng Thuật Thủ kho 1.500.000 3 Chu Thị Hoa Kế toán 1.300.000 Đơn vị: Bộ phận: Phân xưởng số 1 Bảng thanh toán lương Tháng 10 năm 2003 STT Họ và tên Chức vụ công việc Mức lương cơ bản 1 tháng Ký nhận 1 Kim Văn Trung Tổ trưởng 1.300.000 2 Nguyễn Văn Cậy Tổ phó 1.200.000 3 Nguyễn Đức Quyền Công nhân 900.000 Chứng từ ghi sổ Đơn vị: Ngày 31/10/2003 Số: 11/7 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có K/c 31/10 K/c chi phí QLDN sang TK cho k/c 142 642 8.324.136 K/c 31/10 Phân bổ chi phí QLDN cho giá trị doanh thu tiêu thụ của Công ty sản xuất bao bì và xuất nhập khẩu 911 142 28.124.200 K/c 31/10 K/c lãi hoạt động sản xuất kinh doanh 911 421 15.204.500 Cộng 51.652.636 Chứng từ ghi sổ Đơn vị: Ngày 31/10/2003 Số: 10/7 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có K/c 31/10 K/c chi phí NVL trực tiếp phát sinh tháng 10/03 sang TK chi phí 154 621 50.000.000 Chi phí nhân công 154 622 10.894.124 Chi phí sản xuất chung 154 627 4.284.000 31/10 K/c chi phí trực tiếp 632 154 294.124.000 31/10 Doanh thu tháng 10/03 911 632 294.124.000 K/c 31/10 K/c thuế GTGT được khấu trừ T10/03 đã kê khai 3331 133 Cộng 656.016.124 Chứng từ ghi sổ Đơn vị: Ngày 31/10/2003 Số: 08/7 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có BPD 31/10/03 Trích KPCĐ 2% lương T10/03 - Tổ VP Công ty 642 3382 104.448 - Tổ trưởng sản xuất 627 - 36.484 - Phân xưởng I 622 - 150.226 - - Trích BHXH 1% lương T10/03 - Tổ VP Công ty 642 3382 879.130 - Tổ trưởng sản xuất 627 - 240.180 - Phân xưởng I 622 - 1.278.494 Cộng 2.688.962 Chứ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT563.doc
Tài liệu liên quan