Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5 khóa VII về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn toàn diện là vấn đề rất quan trọng ở huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng. Thời gian qua nông nghiệp, nông thôn phát triển khá nhanh, với những thành tựu trong các lĩnh vực như chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, đã tạo ra khối lượng sản
72 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1681 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện Hoà Vang - Thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phẩm, hàng hoá đáng kể góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của huyện.
Tuy nhiên, nông nghiệp huyện Hoà Vang phát triển vẫn còn manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, phương thức và công cụ sản xuất lạc hậu, kỹ thuật áp dụng không đồng đều dẫn đến năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng sản phẩm không ổn định. Hơn nữa, sản phẩm lại chưa được chế biến dẫn đến khả năng cạnh tranh kém.
Để thúc đẩy nông nghiệp huyện Hoà Vang phát triển nhanh cần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp trên địa bàn huyện là hết sức cần thiết. Vì vậy đề tài “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện Hoà Vang - thành phố Đà Nẵng” được tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn cũng đã có nhiều tác giả quan tâm, chẳng hạn như:
- PGS, TS Nguyễn Sinh Cúc (1991), Thực trạng nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.
- GS,TS Đào Thế Tuấn (1986), Chiến lược phát triển nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp.
- PGS,TS Nguyễn Điền, Trần Đức, Trần Huy Năng (1993), Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và châu á, Nxb Thống kê, Hà Nội.
- PGS,TS Chu Hữu Quý (1996), Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn, nông nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- PGS,TS Lê Đình Thắng, TS Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Tiệm (1994), Dịch vụ nông nghiệp đồng bằng sông Hồng, Nxb nông nghiệp, Hà Nội.
- R.Barker, C.P.Timmer (1991), ảnh hưởng của chính sách nông nghiệp: kinh nghiệm các nước châu á và Đông Âu - những gợi ý đối với Việt Nam, Uỷ ban kế hoạch nhà nước, Hà Nội.
- G.A, Kuznetxov (1975), Địa lý quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
Ngoài ra còn có một số học viên làm luận văn tốt nghiệp về đề tài nông nghiệp, nông thôn dưới các góc độ khác nhau, nhưng chưa có luận văn nào viết về vấn đề: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện Hoà Vang - thành phố Đà Nẵng“
3. Mục đớch, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích: Góp phần hệ thống hoá những cơ sở lý luận và thực tiễn về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, trên cơ sở đó vận dụng vào nghiên cứu vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng, góp phần thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ XIV về đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn huyện Hoà Vang theo hướng phát triển nông nghiệp, gắn với nâng cao hàm lượng khoa học - công nghệ trong giá trị, chất lượng sản phẩm hàng hoá, với đời sống nông dân của huyện..
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước, quan điểm của Đảng Bộ huyện Hoà Vang về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp để phân tích, đánh giá thực trạng công nghiệp hoá nông nghiệp huyện Hoà Vang ở thành phố Đà Nẵng. Từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp huyện Hoà Vang ở thành phố Đà Nẵng, trong khoảng thời gian từ 2001 đến 2006.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng nhiều phương pháp để nghiên cứu, như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp với phương pháp hệ thống, điều tra, thống kê, phân tích, so sánh…,
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp.
- Phân tích và đánh giá thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp huyện Hoà Vang ở thành phố Đà Nằng.
- Đề xuất các phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện Hoà Vang - thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn tới.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở các tỉnh có địa bàn tương đồng như huyện Hoà Vang - thành phố Đà Nẵng và làm tư liệu giảng dạy và nghiên cứu môn kinh tế chính trị.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 6 tiết.
Chương 1
CƠ Sở lý luận Về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
1.1. Quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nói riêng
1.1.1. Quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Từ khi phương thức sản xuất TBCN chiến thắng phương thức sản xuất phong kiến vào giữa thế kỷ XVIII nhờ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đến nay, trên thế giới đã diễn ra hai loại công nghiệp hóa: TBCN và XHCN. Các loại công nghiệp hóa này, xét về mặt phát triển lực lượng sản xuất, (khoa học kỹ thuật và công nghệ) là giống nhau. Song, chúng có sự khác nhau về mục đích, phương thức tiến hành, định hướng và hoàn thiện các mặt của quan hệ sản xuất đang thống trị. Ngoài ra, công nghiệp hoá diễn ra ở các nước khác nhau, vào những thời điểm lịch sử khác nhau, trong những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau cũng có nội dung đặc thù riêng biệt.
Tuy nhiên, theo nghĩa chung, khái quát nhất, công nghiệp hoá là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành nước công nghiệp hiện đại với trình độ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, có năng suất lao động cao trong các ngành kinh tế quốc dân. Hiện đại hoá là quá trình tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại.
Trong điều kiện bùng nổ của cách mạng khoa học - công nghệ và sự phát triển nhanh chóng của quá trình toàn cầu hóa, Đảng ta đã đưa ra khái niệm:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao [13, tr. 65].
Như vậy, vấn đề có ý nghĩa quyết định của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự thay đổi kỹ thuật thủ công bằng kỹ thuật máy móc trên qui mô toàn bộ nền kinh tế, là chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành nền kinh tế công nghiệp hiện đại; đồng thời biết tranh thủ ứng dụng những thành tựu của của cách mạng khoa học - công nghệ để đẩy mạnh phân công lại lao động, nâng cao năng suất lao động của xã hội. Thực chất của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự phát triển công nghệ, là quá trình chuyển từ nền kinh tế có trình độ sản xuất lạc hậu lên nền kinh tế có trình độ sản xuất tiên tiến hiện đại.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hoá kinh tế, hiện nay trên thế giới một số nước đã và đang phát triển nền kinh tế tri thức, thì quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam còn phải gắn với phát triển kinh trí thức để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng đã xác định Việt Nam cần: "Tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế trí thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá" [17, tr.87].
Như vậy, tuỳ theo từng giai đoạn lịch sử mà sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở từng nước có những con đường khác nhau cho phù hợp. Song cũng phảỉ thấy rằng hiện nay khoa học - công nghệ đang phát triển như vũ bão, các nước đi sau cần phải có nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá cho nước mình một cách phù hợp, có thể có những công nghệ tiên tiến nhất mới được phát minh, nhưng cũng có thể có những công nghệ đã được các nước tiên tiến đã sử dụng nhưng đối với những nước đi sau thì sử dụng có hiệu quả kinh tế cao hơn và có điều kiện chuyển giao.
1.1.2. Vai trò của nông nghiệp đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đât nước, cũng như nâng cao đời sống của nhân dân. Vai trò của nông nghiệp thể hiện ở chỗ:
Một là, nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm nhu cầu cơ bản cho con người. Xã hội càng phát triển nhu cầu của con người càng tăng lên và phát triển đa dạng, như C. Mác đã khẳng định: con người trước hết ăn rồi sau đó mới nói đến hoạt động khác, mà nông nghiệp là ngành cung cấp tư liệu sinh hoạt cho con người, như vậy vai trò của nông nghiệp đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao mức sống cho dân cư, đảm bảo ổn định chính trị - xã hội của một quốc gia, dân tộc hay một địa phương. Ông cha ta thường nói: phi nông bất ổn.
Hai là, nông nghiệp cũng là thị trường lớn để tiêu thụ sản phẩm hàng hoá không những của nông nghiệp mà cho cả ngành công nghiệp và dịch vụ.
Đối với các nước đang phát triển như chúng ta thì nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội và cư dân, đời sống dân cư nông thôn được nâng cao, cơ cấu kinh tế nông thôn phát triển càng đa dạng và tốc độ tăng trưởng cao thị nông nghiệp, nông thôn sẽ trở thành thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định của nền kinh tế quốc dân. Đương thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nhận định rằng “nông thôn giàu có sẽ mua nhiều hàng hoá của công nghiệp sản xuất ra. Đồng thời, sẽ cung cáp đủ lương thực, nguyên liệu cho công nghiệp và thành thị. Như thế là nông thôn giàu có sẽ giúp cho công nghiệp phát triển. Công nghiệp phát triển lại thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh hơn nữa” [22, tr.91] và Người cho rằng nông nghiệp là nền tảng của nền kinh tế.
Như vậy, cho dù trong quá khứ, hiện tại hay tương lai sản phẩm nông nghiệp vẫn đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại của xã hội loài người. Sự tiến bộ của khoa học - công nghệ chỉ làm thay đổi hình thức sản xuất nông nghiệp để đưa năng suất lao động nâng cao, chất lượng sản phẩm tốt hơn để đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng cao và tốt hơn.
Ba là, nông nghiệp có vai trò quan trong trong phát triển các ngành kinh tế của đất nước, trước hết là ngành công nghiệp.
Nông nghiệp cũng là ngành cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tạo thêm việc làm cho xã hội, trong công nghiệp chủ yếu công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng, qua đó có thể tạo ra số việc làm sau nông nghiệp nhiều hơn hoặc tương đương với số việc làm của chính khâu sản xuất ra nó; hơn nữa thông qua công nghiệp chế biến nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và đa dạng hơn về sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước. Điều này đòi hỏi phải có giải pháp tốt hơn về mối quan hệ giữa phát triẻn ngành nông nghiệp và ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến cả về qui trình kỷ thuật, qui mô sản xuất và quan hệ lợi ích. J.Stalin đã khẳng định: không thể phát triển được công nghiệp nếu trong nước không có nguyên liệu, không có lương thực cung cấp cho công nhân, nếu không có một nền nông nghiệp phát triển ít nhiều đến mức có thể làm thị trường chủ yếu cho công nghiệp và Ông chỉ rõ muốn phát triển công nghiệp phải có ba điều kiện: một là, phải có thị trường trong nước mà thị trường trong nước lại chủ yếu là nông dân; hai là, nông nghiệp phải đảm bảo nguồn nguyên liệu tương đối phát đạt, ba là phải làm cho nông dân có thể dự trữ một số lượng cần thiết về nông sản để cung cấp cho công nghiệp, cung cấp cho công nhân. J.Stalin đã nhắc lại lời Lênin nói: muốn xây dựng công nghiệp thì cần phải bắt đầu từ nông nghiệp [21, tr.171]
Bốn là, nông nghiệp là ngành cung cấp một khối lượng hàng hoá lớn cho xuất khẩu dưới dạng thô hoặc qua chế biến. Đối với các nước đang phát triển nông sản xuất khẩu là chủ yếu để tạo ra tích luỹ cho tái sản xuất và phát triển nền kinh tế và xã hội.
Năm là, nông nghiệp là khu vực cung cấp lao động phục vụ cho công nghiệp và các lĩnh vực hoạt động xã hội khác; đây là xu hướng có tính qui luật trong phân công lại lao động xã hội từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác phụ thuộc vào nhiều nhân tố: trước hết năng suất lao động nông nghiệp không ngừng tăng lên, công nghiệp và dịch vụ trong thành thị ngày càng mở mang, chất lượng lao động ở nông thôn phải được nâng cao;
Sáu là, nông nghiệp có một vai trò đặc biệt quan trọng nữa là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái. Quá trình phát triển nông nghiệp gắn liền với sử dụng đất đai, nguồn nước và các loại hoá chất,..; đồng thời việc trồng và bảo vệ rừng, luân canh cây trồng, phủu xanh đất trống đồi núi trọc, đều có ảnh hưởng đến môi trường. Phải thấy rằng, việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái còn là điều kiện để quá trình tái sản xuất nông nghiệp diến ra bình thường và có hiệu quả.
Có thể nói, nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, chính trị của mỗi quốc gia. Trên thực tế, chúng ta thấy nhiều nước trên thế giới và khu vực Châu á gần Việt Nam đã có những bài học kinh nghiệm trong việc xác định vai trò nông nghiệp qua các giai đoạn phát triển. Có thể tóm tắt thành công của nhiều nước đang phát triển là: Thời kỳ đầu coi trọng phát triển khu vực nông nghiệp, tăng đầu tư giải phóng năng lực sản xuất cho nông dân. Sau vai ba thập kỷ, khi chuyển sang giai đoạn công nghiệp hoá, mặc dù tỷ trọng giá trị sản phẩm khu vực nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm xuống, nhưng phục vụ phát triển nông nghiệp vẫn là định hướng quan trọng nhằm phát triển công nghiệp và dịch vụ như Thái Lan, Trung Quốc, Inđônêxia,.. Trong tương lai, tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế sẽ ngày càng thu nhỏ, nhưng nó vẫn là lực lượng chủ yếu quyết định sự ổn định của nền kinh tế - xã hội và là yếu tố quan trọng để đảm bảo môi sinh, cân bằng sinh thái.
Hiện nay, nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhưng vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân vẫn có tầm chiến lược quan trọng. Vì vậy, đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng ta đã nhận định - Việt nam bước vào giai đoạn mới - giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức - một trong những nội dung cần phải triển khai để thực hiện quá trình này là đẩy mạnh CNH,HĐH nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân [17, tr. 88].
1.1.3. Quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ cấu kinh tế hợp lý để phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội nông thôn theo hướng gắn nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ nhờ đó cho phép phát huy có hiệu quả mọi lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới trong mở rộng giao lưu hội nhập quốc tế. Quá trình này bao gồm các nội dung sau:
- Đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật dựa trên những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ chế biến và bảo quản nông phẩm hàng hóa nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tạo ra khối lượng nông phẩm hàng hóa lớn và có giá trị xuất khẩu cao.
- Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và kinh tế - xã hội cho việc phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá (điện, đường, trường, trạm... và các dịch vụ "đầu vào", "đầu ra" của sản xuất nông phẩm hàng hóa).
- Thực hiện phân công mới lao động xã hội trong nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống và dịch vụ theo phương châm "tiểu công nghiệp hiện đại, thủ công nghiệp tinh xảo", từng bước xác lập cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ ngay trên địa bàn. Thực hiện chiến lược "li nông bất li hương" nhằm giải quyết việc làm cho nông dân.
- Thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp sinh thái trong khu vực nông nghiệp và tạo nên bộ mặt nông thôn mới theo diện mạo của công nghiệp và đô thị [19, tr. 100-102]
Nghị quyết Ban chấp hành trung ương 7, khóa VII đã chỉ rõ:
…Trong những năm trước mắt, khả năng vốn còn có hạn, nhu cầu công ăn việc làm rất bức bách, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tình hình kinh tế - xã hội chưa thật ổn định vững chắc. Vì vậy, cần tập trung, nỗ lực đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, ra sức phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, các ngành du lịch, dịch vụ... cả ở thành thị và nông thôn [13, tr.7].
Sở dĩ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là cấp thiết và là nội dung trọng yếu của CNH, HĐH nền kinh tế trong những năm trước mắt là vì:
Thứ nhất, nước ta có khoảng 80% dân số sống ở nông thôn và làm nông nghiệp, do đó muốn ổn định tình hình kinh tế, chính trị xã hội của đất nước để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì trước hết phải ổn định tình hình kinh tế chính trị xã hội ở nông thôn. Vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn là vấn đề có vị trí chiến lược trong sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng XHCN;
Thứ hai, nông nghiệp, nông thôn, nông dân có vai trò và tác dụng tích cực trong việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
Thứ ba, kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta cho thấy đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn... là giải pháp cơ bản để chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành nền kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ tiên tiến hiện đại.
Thứ tư, là do thực trạng kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta còn nhiều mặt yếu kém gây trở ngại cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế trong suốt thời kỳ quá độ, do đó công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là nội dung trọng yếu hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Đảng ta đã nhấn mạnh vấn đề đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010. Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ương khoá IX đã đưa ra quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp như sau:
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường [16, tr.93].
1.2. Các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
1.2.1. Các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
Trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo con đường XHCN, lý luận Mác - Lê nin về công nghiệp hoá được Đảng ta vận dụng sáng tạo và luôn khẳng định công nghiệp hoá là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ. Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, quan điểm về công nghiệp hoá cũng ngày càng đổi mới và hoàn thiện, phù hợp với qui luật khách quan, điều kiện cụ thể của nước ta và bối cảnh chung của thế giới.
Công nghiệp hoá là quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp, đã diễn ra từ lâu trong lịch sữ xã hội cùng với cuộc cách mạng công nghiệp trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong quá trình nghỉên cứu của mình, mặc dù Mác và Ăng-ghen không viết một chuyên luận nào về công nghiệp hoá, nhưng trong các công trình nghiên cứu của mình các Ông cũng đã đề cập đến cách mạng công nghiệp trong nền sản xuất tư bản như: trong đại công nghiệp, điểm xuất phát của cuộc cách mạng trong phương thức sản xuất là tư liệu lao động, trước hết là máy công cụ. Máy móc thúc đẩy phân công lao động xã hội, giảm lao động cơ bắp và làm cho việc nâng cao trình độ học vấn trở thành bắt buộc đối với người lao động. Mác dự đoán: theo đà phát triển của đại công nghiệp, việc tạo ra của cải thật sự trở nên ít phụ thuộc vào thời gian lao động và số lượng lao động đã chi phí mà chúng phụ thuộc vào trình độ chung của khoa học và của tiến bộ kỹ thuật, hay là phụ thuộc vào việc ứng dụng khoa học ấy vào sản xuất.
Việc cách mạng trong phương thức sản xuất ở lĩnh vực công nghiệp gây ra cuộc cách mạng trong các lĩnh vực khác làm biến đổi cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động. Cách mạng công nghiệp khi Mác - Ăng-ghen nghiên cứu đã diễn ra bắt đầu từ công nghiệp nhẹ, rồi lan sang nông nghiệp, giao thông vận tải… và cuối cùng xâm nhập vào công nghiệp nặng. Sự biến đổi cơ cấu ngành diễn ra không ngừng kéo theo sự biến đổi cơ cấu lao động xã hội, đòi hỏi phải chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và các ngành dịch vụ, làm cho lao động nông nghiệp giảm cả tương đối và tuyệt đối.
Công nghiệp hoá đã làm chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp và Mác đã dự đoán công nghiệp hoá sẽ làm chuyển dịch lao động trong nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Theo Các Mác:
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, tác động của công nghiệp hoá có tính chất cách mạng hơn bất cứ nơi nào khác, hiểu theo nghĩa là công nghiệp lớn làm cho không còn nông dân nữa, tức là còn cái thành trì của xã hội cũ nữa, và thay thế nông dân bằng người làm thuê. Do đó mà ở nông thôn, những nhu cầu cải biến xã hội và cuộc đấu tranh giai cấp, được nâng lên ngang với trình độ ở thành thị” và “chỉ có nền công nghiệp lớn sử dụng máy móc, mới tạo cho nền kinh doanh nông nghiệp tư bản chủ nghĩa” [22, tr. 84].
V.I.Lênin cũng phân tích sự tác động của công nghiệp tới lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp sẽ làm cho công cụ lao động ngày càng tiến bộ hơn, dẫn đến năng suất lao động trong nông nghiệp tăng khi đó đòi hỏi phải phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo máy móc phục vụ nông nghiệp và kéo theo nó là những ngành công nghiệp khác cũng phát triển. Theo Lênin:
Ngoài máy móc ra, sự cần thiết phải cày bừa ruộng đất tốt hơn nữa sẽ đưa đến chỗ thay thế những công cụ thô sơ trước đây, bằng những công cụ cải tiến hơn, và thay thế gỗ bằng sắt, bằng thép. Sự thay đổi đó tất nhiên sẽ đưa đến chỗ phải xây dựng tại chỗ những nhà máy chế tạo ra những công cụ đó, vì công nghiệp thủ công không thể làm ra được những công cụ tốt như thế’ và “nhờ có sự phát triển của công nghiệp chế biến bằng máy móc và công nghiệp khác cho nên yêu cầu về khoáng sản cũng ngày một tăng thêm [21, tr.89].
V.I.Lênin còn nhấn mạnh rằng:
Công nghiệp là chìa khoá để cải tạo nền nông nghiệp lạc hậu và phân tán trên cơ sở tập thể hoá… Do đó, nhiệm vụ là phải cung cấp cho nông nghiệp đến mức tối đa những công cụ và tư liệu sản xuất cần thiết để xúc tiến và đẩy mạnh cải tạo nông nghiệp trên cơ sở kỹ thuật mới” và việc cải tạo một nền nông nghiệp bị chia nhỏ, phân tán là một việc làm hết sức khó khăn cần phải đi dần từng bước nhưng liên tục và kiên quyết bền bỉ, làm cho nông nghiệp chuyển qua một cơ sở kỹ thuật mới, cơ sở của nền đại sản xuất, đưa nông nghiệp lên ngang tầm trình độ công nghiệp xã hội chủ nghĩa. Nếu làm được việc đó thì thắng lợi cuối cùng của chủ nghĩa xã hội mới được đảm bảo [21, tr.157, 158, 159].
Lênin còn chỉ ra rằng, Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thắng khi xây dựng được một nền sản xuất hiện đại trên cơ sở vật chất- kỹ thuật tiên tiến, có năng suất lao động cao hơn hẳn chủ nghĩa tư bản. Đối với nước có kinh tế lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá như nước Nga lúc đó thì công nghiệp hoá là bước đi quan trọng để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, trong đó điện khí hoá là bước quan trọng nhất. Người luôn coi trọng ngành sản xuất có công nghệ hiện đại và đào tạo cán bộ công nhân có trình độ cao, nên trong thời kỳ khó khăn sau chiến tranh, vẫn giành chi phí hàng triệu rúp để cử người ra nước ngoài học tập.
J.Stalin đã tiếp nối quan điểm của Lênin về vấn đề công nghiệp hoá nông nghiệp, Ông cho rằng muốn đưa nông dân thoát khỏi cảnh nghèo đói thì chỉ có con đường là phải giúp đỡ nông dân chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu lên một cơ sở kỹ thuật mới, cơ sở kỹ thuật của nền sản xuất lớn, hiện đại. Để làm được việc đó thì phải đẩy nhanh tốc độ phát triển của công nghiệp [21, tr.162].
Không chỉ tác động trực tiếp đến nông nghiệp, công nghiệp phát triển còn thúc đẩy các quá trình kinh tế khác, gián tiếp mở mang phát triển nông nghiệp, đưa nông nghiệp hội nhập kinhtế thế giới. Cách mạng công nghiệp tạo điều kiện mở rộng thị trường trong nước, làm lưu thông hàng hoá vượt ra khỏi biên giới quốc gia, tham gia vào phân công lao động thế giới và thị trường thế giới.
Nhờ sản xuất bằng máy móc, việc khai thác tài nguyên, nguyên liệu, vận tải… được cơ khí hoá, làm cho của cải được sản xuất ra với khối lượng lớn và thuận lợi trong lưu thông, tạo ra thị trường rộng mở trên thế giới, điều đó tất yếu dẫn đến quốc tế hoá đời sống kinh tế và là xu hướng toàn cầu hoá.
Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta rất quan tâm đến vấn đề công nghiệp hoá nông nghiệp, Người cho rằng, đối với một đất nước đi lên từ nông nghiệp là chủ yếu thì trước hết phải phát triển nông nghiệp, phải công nghiệp hoá nông nghiệp. Người cho rằng đời sống của nông dân chỉ có thể thật dồi dào khi chúng dùng máy móc để sản xuất một cách thật rộng rãi và muốn đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp thì phải khoanh vùng sản xuất nông nghiệp. Trong văn kiện quan trọng và nổi tiếng mang tên Ba mươi năm hoạt động của Đảng, Bác nhấn mạnh: Phải cải tạo và phát triển nông nghiệp để tạo điều kiện cho việc công nghiệp hoá nước nhà. Phải có một nền nông nghiệp phát triển thì công nghiệp mới có thể phát triển mạnh. Nông nghiệp phát triển tốt thì công nghiệp sẽ phát triển nhanh. Bác đã ví bằng một câu rất dễ hiểu như: "công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế… công nghiệp phát triển thì nông nghiệp mới phát triển...” [23, tr. 545].
Nói tới vấn đề công nghiệp hoá nông nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đề cập tới kinh tế gia đình và nghề phụ của người nông dân. Nghề phụ ở đây có thể hiểu là các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, nông dân có thể tăng thêm thu nhập cho mình từ các ngành nghề này. Người luôn nhắc nhở cần phải phát triển kinh tế phụ gia đình xã viên, phải vừa chú ý tới việc trang bị kỹ thuật mới, vừa phải biết tận dụng cải tiến công nghệ hiện có và sử dụng những công cụ cải tiến. Người nhận định: muốn cơ giới hoá nông nghiệp cũng còn phải mất 15, 20 năm chứ không làm ngay một lúc được. Cho nên phải cải tiến nông cụ hiện có, phải làm những loại máy mới giản đơn, thợ mộc cũng dùng được, nông dân cũng làm được. Khoa học kỹ thuật phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngững cải thiện đời sống nhân dân. Tư tưởng này đã được thực tiễn chứng minh trong những năm trước đổi mới và đã chứng tỏ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp khi đã được điều chỉnh cho phù hợp thì nền kinh tế sẽ phát triển, nước ta từ chỗ luôn phải nhập khẩu gạo, nay sản xuất gạo ở nước ta không những đủ gạo ăn mà nước ta đã xuất khẩu gạo đứng vào hàng thứ 2 trên thế giới.
Vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào nước ta, rút kinh nghiệm từ bài học không thành công của việc rập khuôn máy móc mô hình ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, Đảng ta đã đổi mới và từng bước hoàn thiện quan điểm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đó là kết quả của quá trình đổi mới tư duy lý luận, đổi mới cơ chế quản lý từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.2.2. Các quan điểm của Đảng ta về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
Từ Đại hội Đảng toàn quôc lần thứ III, Công nghiệp hoá đã được Đảng ta xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt thời kỳ quá độ. Nông nghiệp và kinh tế nông thôn có vị trí và vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá đất nước.
Tại các Đại hội III,IV, Đảng ta xác định nội dung của công nghiệp hoá nước ta là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V Đảng ta xác định phát triển nông nghiệp là nội dung của công nghiệp hoá trong chặng đường đầu tiên:
Cần tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trân hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý. Đó là những nội dung chính của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường trước mắt [9, tr. 62-63].
Đại hội VI vẫn tiếp tục triển khai tư tưởng của Đảng tại đại hội V.
Đại hội VII, Đảng ta đã nhận thức được rằng do chính nhu cầu phát triển của nông nghiệp, nông thôn mà phải tiến hành công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Tư tưởng này được đưa ra tại Hội nghị trung ương 5, khoá VII. Văn kiện hội nghị trung ương 5, khoá VII đã viết "Cùng với sự chuyển dịch nội bộ nông nghiệp như trên, phải có chính sách và chương trình, biện pháp xúc tiến quá trình công nghiệp hoá nông thôn, nhằm triệt để giải phóng sức sản xuất, tạo thêm việc làm, thúc đẩy phân công lao động theo hướng ai giỏi việc gì làm việc nấy [12, tr. 12].
Đồng thời Đảng cũng chỉ rõ: “phải sớm phát triển công nghiệp nông thôn, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản …. cần phát triển công nghiệp nông thôn một cách toàn diện, từ công nghiệp hàng tiêu dùng đến công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí chế tạo và sửa chữa với qui mô vừa và nhỏ" [12, tr. 13]
Tại hội nghị trung ương 7, khoá VII, "điểm mới lần này là gắn công nghiệp hoá với hiện đại hoá, với việc áp dụng rộng rãi những thành tựu của khoa học và công nghệ tiên tiến của thời đại" [13, tr. 5].
Công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn cũng được gắn với hiện đại hoá. Hơn thế nữa, do những điều kiện đặc thù phát triển kinh tế xã hội nước ta thời kỳ đó Đảng ta đã xác định cần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Văn kiện Hội nghị trung ương 7, khoá VII đã nêu:
Trong những năm trước mắt, khả năng vốn còn có hạn, nhu cầu cô._.ng ăn việc làm rất bức bách, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tình hình kinh tế xã hội chưa thật ổn định vững chắc. Vì vậy, cần tập trung nỗ lực đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn…từng bước hiện đại hoá các ngành nghề tiểu thủ công truyền thống có thị trường tiêu thụ lớn trong và ngoài nước [13, tr.7].
Đại hội VIII, tiếp tục tư tưởng Đại hội VII - đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Đại hội IX tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Nhưng việc triển khai quá trình này vẫn còn chậm, dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp vẫn chưa cao, đời sống nông dân vẫn chưa ổn định đặc biệt là nông dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Do đó tại Hội nghị Trung ương 5 khoá IX từ những thực tiễn, Đảng ta đã rút ra bài học và có những điểm nhấn trong chủ trương, đường lối về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nói riêng, đó là cần đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010 và nhấn mạnh cần:
Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học. Đẩy mạnh thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá. điện khí hoá; quy hoạch và sử dụng đất hợp lý; đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích; giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hoá… cải thiện đời sống nông dân và dân cư ở nông thôn [15, tr. 93].
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã kế thừa tư tưởng công nghiệp hoá hiện đại hoá từ các Đại hội trước và khẳng định tiếp tục phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta, trước hết phải xác định đặc thù nước ta thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong xu thế hội nhâp và toàn cầu hoá, nên bên cạnh những thuận lợi còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy cần phải “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCN gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [17, tr.87] và trước hết tập trung đầu tư nhiều hơn nữa cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nhất là qui hoạch kinh kế vùng, ngành và thông tin dự báo thị trường.
Như vậy, có thể thấy rằng, trong quá trình hoạch định đường lối phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp luôn luôn được đặt trong quan hệ với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta như:
Từ chỗ xác định nông nghiệp là cơ sở để tiến hành công nghiệp hoá đến chỗ xác định nông nghiệp là nội dung của công nghiệp hoá.
Tiếp theo là đến xác định công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là nội dung chính để phát triển kinh tế -xã hội nông thôn và phải được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Từ chỗ đẩy mạnh đến chỗ cần phải đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Đó là biện chứng của quá trình nhận thức của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nước ta, mà mỗi bước thực hiện đều làm cho kinh tế - xã hội nông thôn ngày càng phát triển và đóng vai trò ngày càng to lớn hơn vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Như vậy, rõ ràng là phải xuất phát từ nhu cầu nội tại của phát triển nông nghiệp, nông thôn mà gắn công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào trong quá trình phát triển này để nâng cao năng suất lao động, tạo việc làm, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của nông dân mới đảm bảo được sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội bền vững.
Có thể khẳng định rằng quá trình nhận thức của Đảng ta về phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã chứng tỏ Đảng ta ngày càng chú ý tới đặc điểm quá trình xây dựng CNXH từ một nước nông nghiệp. Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay là khơi dậy tiềm năng của đất nước, chuẩn bị các tiền đề để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.
Chương 2
Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng
2.1 Những nhân tố tác động tới quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện hoà vang
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hoà Vang
Hoà Vang là một huyện ngoaị thành, bao bọc thành một vòng cung rộng lớn vè phía tây nội thị thành phố Đà Nẵng:
- Phía Đông giáp với 2 quận Cẩm Lệ và quận Ngũ Hành Sơn;
- Phía Nam giáp với 2 huyện Điện Bàn, Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam;
- Phía Tây giáp với huyện Đông Giang (Quảng Nam);
- Phía Bắc giáp với quận Liên Chiểu và huyện Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Từ 15/8/2005, thực hiện Nghị định 102/2005/NĐ-CP của Chính phủ về tách 3 xã Hoà Thọ, Hoà Phát, Hoà Xuân về để thành lập quận Cẩm Lệ, huyện Hoà Vang còn lại 11 xã. Tổng diện tích tự nhiên là 70.734,82 ha chiếm hơn 53% so với toàn thành phố, theo điều tra dân số 31/12/2005 Hoà Vang có 107.980 nhân khẩu chiếm 15,7% so với thành phố, mật độ dân số 152 người/Km2, khu vực đông nhất là Hoà Phước, Hoà Châu 1412 người/Km2, thấp nhất là Hoà Bắc 10 người/Km2.
Trong giai đoạn tới, tốc độ tăng dân số của huyện tăng gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện và sự lan toả của khu vực nội thành. Trên địa bàn huyện sẽ hình thành cụm công nghiệp nhỏ ở Hoà Khương với 500 ha, Thuỷ Tú Hoà Liên với hơn 400 ha và các cụm kinh tế, khu trung tâm hành chính mới của huyện. Từ đó khả năng tăng dân số cơ học sẽ chiếm tỷ lệ lớn, đồng thời thu hút nhiều lao động và bố trí dân cư từ các quận nội thành vào địa bàn huyện.
Trên địa bàn huyện Hoà Vang có các quốc lộ 1A, 14B, đường sắt thống nhất, đường tránh Nam Hải Vân, tương lai có đường cao tốc Dung Quốc - Liên Chiểu, nhánh rẽ đường Hồ Chí Minh đi qua, từ đó tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự khai thác tiềm năng phát triển kinh tế và giao lưu với các vùng xung quanh huyện và thành phố Đà Nẵng.
Về địa hình, Hoà Vang có địa hình rộng trên cả ba vùng miền núi, trung du và đồng bằng, đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế và xã hội của huyện, có nhiều tiềm năng và thế mạnh cho sự tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho huyện phải vượt qua.
- Vùng núi và núi cao phân bổ hầu hết ở các xã phía Tây Bắc, trong đó có 4 xã miền núi là Hoà Bắc, Hoà Ninh, Hoà Phú và Hoà Liên với diện tích 56.476,8 ha, bằng 79,84% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, đa số đồi núi có độ cao từ 400m đến 500 m, cao nhất là đỉnh núi Bà Nà (1487m). Đất đai có nguồn gốc chủ yếu đá biến chất, đất đỏ vàng… ở đây tạp trung nhiều rừng đầu nguồn, có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của huyện và thành phố.
- Vùng trung du phân bổ tiếp giáp giữa vùng núi và đồng bằng với diện tích 11.171 ha chiếm 15,79%, hầu hết là đồi núi thấp xen kẽ với những cánh đồng nhỏ hẹp, bao gồm các xã Hoà Phong, Hoà Khương, Hoà Nhơn và Hoà Sơn. ở đây phần lớn đất bị xói mòn, bên cạnh đó có một số diện tích được bồi đắp bởi lớp phù sa mới và phù sa ven suối bồi tụ hằng năm.
- Vùng đồng bằng hẹp, tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 2 đến dưới 10m, đất chủ yếu được bồi dắp bởi phù sa ven sông mang lại hằng năm do lũ lụt ngập lớn, gồm các xã Hoà Phước, Hoà Châu và Hoà Tiến, có tổng diện tích tự nhiên 3087.2 ha, chiếm tỷ lệ 4,36%, nhưng dân số lại tập trung chiếm 33 % của toàn Huyện.
Về khí hậu, Hoà Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, có một mùa mưa và một mùa khô, thỉnh thoảng có đợt rét mùa đông nhưng không rét đậm và kéo dài. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,6 0C, độ ẩm tương đối trung bình là 82%, lượng mưa trung bình 1870mm.
Hướng gió thịnh hành xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 2 là gió mùa Đông Bắc, hướng gió chính từ tháng 5 đến tháng 7 là gió mùa Đông Nam và Tây Nam.
Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, trồng rừng. Tuy nhiên, do địa hình dốc, lượng mưa thường tập trung vào tháng 10 và 11 nên lũ lụt thường xuất hiện trong thời gian này hàng năm, gây ngập úng các vùng thấp.
Lũ quét lịch sử chưa từng thấy đã xuất hiện năm 1999 tại các điểm Hoà Phú, Hoà Ninh, Hoà Phong, Hoà Bắc và Hoà Liên ngay trong thời gian mưa lớn, lũ lên rất nhanh nhưng rút lại rất chậm, mực nước trên báo động cấp 3 duy trì trong nhiều ngày. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn chịu ảnh hưởng của bão, bình quân hàng năm từ 1 đến 2 cơn bão. đặt biệt cơn bão số 6 năm 2006 vừa qua là cơn bão lịch sử từ trước đến nay mà nhân dân Hoà Vang chịu nhiều thất thoát, làm sập nhà và tốc mái hơn 90% nhà dân và các công trình, cơ quan, trường học. Tổng thiệt hại ước tính 702 tỷ đồng. Về kinh tế có gia đình và xã phải mất vài ba năm mới khôi phục lại được.
Về nguồn nước, Hoà Vang có 3 con sông chính là: Sông Cu Đê, Sông Yên (là nhánh của sông Thu Bồn), Sông Tuý Loan (nhánh của sông A.Vương), sông Bầu Sấu, Sông Vĩnh Điện, Sông Quá Giáng và nhiều ao hồ. Phần lớn nguồn nước và chất lượng nước các sông đáp ứng được nhu cầu kinh tế và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.
Tuy nhiên, vào tháng 5 và 6 của nùa khô các sông này bị nhiểm mặn do thuỷ triều có nơi đến 5% như tại vị trí (5Km) sông Cu Đê.
Về nước ngầm, qua khảo sát và điều tra của Đoàn địa chất 501 thuộc Liên Đoàn địa chất thuỷ văn Miền Nam, mạch nước ngầm ở Hoà Vang có trữ lượng lớn, mực nước ngầm cao. Trong tương lai có thể sử dụng nguồn nước ngầm phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.
Trên địa bàn huyện, tại Đồng Nghệ (Hoà Khương) có nguồn nước khoáng nóng rất lớn, nhưng chưa được khai thác với qui mô công nghiệp.
Về tài nguyên đất: Huyện Hoà Vang với nhiều loại đất như đã thống kê trong bảng mà quan trọng nhất là nhóm đất phù sa thích hợp với thâm canh lúa trồng rau và hoa quả ở vùng đồng bằng, nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi thích hợp cho cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản và chăn nuôi đai gia súc và kết cấu đất vững chắc thuận lợi cho bố trí các công trình hạ tầng kỷ thuật và các khu công nghiệp.
Trong tổng quĩ đất tự nhiên, đất sử dụng vào nông nghiệp chiếm 84,38%, đất phi nông nghiệp 8,89%, đất chưa sử dụng 6,73% có khả năng sử dụng vào nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản vẫn còn tương đối lớn cần khai thác trong thời gian đến. Đặt biệt Hoà Vang là địa bàn diện tích đất rừng lớn, có khả năng phát triển kinh tế trang trại và mô hình VACR.
Vốn diện tích đất rừng 53.306,05 ha và c hủ yếu nằm về phía Tây và Tây Bắc Hoà Vang, ngoài phát triển kinh tế, rừng Hoà Vang có vai trò rất quan trọng trong việc phòng hộ, chống lũ lụt và bảo vệ môi trường sinh thái cho huyện và thành phố Đà Nẵng. Đồng thời, còn làm phong phú đa dạng hệ sinh thái và tài nguyên động thực vật, có ý nghĩa phục vụ cho nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch, nhất là khu vực Bà Nà - Núi Chúa.
Vùng núi và trung du có hệ sinh thái đa dạng, thuộc vùng khí hậu nhiết đới gió mùa, các điều kiện tự nhiên đã hình thành và phát triển một thảm thực vất phong phú, có nhiều lớp thực vật và phát triển theo tầng. Song do ảnh hưởng của chiến tranh và sự tàn phá của con người làm cho thảm thực vật đần dần bị huỷ diệt, hiện nay trong vùng này đang trong giai đoạn phục hồi, nhưng vẫn chưa phủ xanh hết.
Nói chung rừng và thảm thực vật có vai trò rất quan trọng trong bảo vệ môi trường, hạn chế mức độ rửa trôi bạc màu do tốc độ lũ hàng năm tàn phá. Do vậy Hoà Vang rất chú trọng đến bảo vệ rừng và thảm thực vật để hạn chế suy thoái môi trường đất.
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất tính đến tháng 10 năm 2006 (*)
TT
Hạng mục
Hiện trạng
Ghi chú
Diện tích(ha)
% so với TN
*
Diện tích tự nhiên
70.734,8
100
1
Đất nông nghiệp
59.684,06
84,38
Trong đó:
Đất sản xuất nông nghiệp
6203,43
10,4
Đất Lâm nghiệp
53.306,05
89.31
Đất nuôi trồng thuỷ sản
102,09
0,17
Đất nông nghiệp khác
72,49
0,12
2
Đất phi nông nghệp
6290,18
8,89
Trong đó:
Đất ở
2569,13
40,84
Đất chuyên dùng
1500,61
23,86
Đất tín ngưỡng, tôn giáo
37,72
0,60
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
487,27
7,75
Đất sông suối, mặt nước
1695,45
26,95
3
Đất chưa sử dụng
4760,58
6,73
Trong đó:
Đất bằng chưa sử dụng
771,83
16,2
Đất đồi núi chưa sử dụng
3731,83
78.39
Núi đá không có rừng cây
256,92
5,40
Nguồn: Báo cáo của UBND huyện về tổng kết 5 năm (2001-2005) và phát triển nông nghiệp huyện Hoà Vang.
Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
TT
Loại đất
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Đất nông nghiệp
59.684,06
100
1
Đất sản xuất nông nghiệp
6203,43
10,40
1.1 Đất trồng cây hàng năm
5300,03
85,44
Trong đó:
Đất sản xuất cây lúa
3762,59
71
Đất trồng cây hàng năm còn lại
1537,44
29
1.2 Đất trồng cây lâu năm
903,40
14,56
2
Đất Lâm nghiệp
53.306.05
89,31
2.1 Đất rừng kinh tế
29.794,93
55,89
2.2 Đất rừng phòng hộ
12.658,72
23,75
2.3 Rừng đặc dụng
10.852,7
20,36
3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
102,09
0,17
4
Đất nông nghiệp khác
72,49
0,12
Nguồn: Báo cáo của UBND huyện về tổng kết 5 năm (2001-2005) và phát triển nông nghiệp huyện Hoà Vang.
Về khoáng sản, hiện tại chỉ mới phát hiện một số tài nguyên khoáng sản sau: đá ốp lát, đá Graníc ởt Hoà Nhơn, Hoà Ninh và Hoà Sơn, mỏ cát, sạn xây dựng ở dọc sông Tuý Loan, Quá Giáng trữ lượng hàng năm từ 300.000 m3 đến 500.000m3, Một ít quặng Volfram ở Hoà Ninh, Thiết ở Đồng Nghệ Hoà Khương, cát thuỷ tinh ở Hoà Liên, đá Felspat ở Hoà Khương, và Hoà Ninh với trữ lượng hàng triệu khối. Hầu hết các xã đồng bằng và trung du đều có đất sét, đất côlanh trữ lượng lớn làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói, đồ gốm.
Tài nguyên du lịch: Hoà Vang có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho các loại hình phát triển du lịch đa dạng: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng khu vực Bà Nà- Núi Chúa, Đồng Nghệ, Đá Nhảy, Ngầm Đôi, du lịch đường sông (dọc sông Cu Đê), du lịch đồng quê, vườn đồi (thuận lợi cho du khách từ nội thành Đà Nẵng đi nghĩ vào cuối tuần). Các di tích văn hoá cổ như Đình Bồ Bản, Tuý Loan, Dương Lâm - Hoà Phong, Quá Giáng - Hoà Phước, làng cổ Phong Nam - Hoà Châu. Nếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt như giao thông, điện, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí được đầu tư đảm bảo, sẽ thu hút một lượng khách không nhỏ tạo ra thu nhập lớn cho huyện.
Về nguồn nhân lực:
Theo số liệu điều tra thống kê nguồn lao động của huyện đến 31 tháng 12 năm 2005 được thể hiện như sau:
Tổng dân số hiện có: 111.459 người, tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,25%
Trong độ tuổi lao động chiếm 52% dân số, trong đó lao động làm trong các ngành kinh tế chiếm 94%, còn lại chưa có việc làm;
Lao động làm trong các ngành kinh tế gồm: lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 50,5%, ngành CN - TTCN chiếm 20,1% và các ngành dịch vụ chiếm 29,5%.
Trong những năm qua nhờ vào sự phát triẻn kinh tế, đặc biệt là công nghiệp và thương mại của huyện và thành phố nên đã giải quyết một lượng lao động đáng kể. Tuy nhiên, phải thấy rằng số lao động chưa có việc làm ngày càng tăng cao, mặc dầu huyện cùng với thành phố đã quan tâm giải quyết việc làm cho thanh niên, song điều này cần quan tâm hơn nữa trong thời gian sắp đến, đặc biệt là chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao đáp ứng yêu cần của thị trường lao động khi Hoà Vang tham gia hội nhập kinh tế thế giới và phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện.
Về thu nhập và nức sống dân cư của huyện trong thời gian qua tăng đáng kể, tuy nhiên tỷ trọng trong cơ cấu hộ có thu nhập từ nông nghiệp chiếm còn cao 56,6%. Mức thu nhập từng vùng dân cư cũng khác nhau, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, tính đến cuối năm 2005 còn 4217 hộ chiếm 16,4% (theo tiêu chí mới của thành phố) đến nay cơ bản xóa đói.
Cơ cấu tiêu dùng của đa số dân cư hiện nay đã có nhiều chuyển biến rõ nét, kể cả các xã miền núi, không chỉ đủ ăn, mặc, học hành và chữa bệnh và có hộ đã tiết kiệm để xây dựng kiên cố nhà ở mái bằng. Đến nay huyện còn 602 hộ có nhà tạm, phấn đấu đến 2007 cùng với thành phố hỗ trợ xoá xong các nhà tạm. Nhìn chung đời sống nhân dân nhiều hộ có đời sống tăng cao, có hộ không những thoát nghèo vươn lên khá và làm giàu có khuynh hướng tiêu dùng chủ yếu mua sắm các hàng trang trí nội thất và phương tiện đắt tiền phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng gia đình.
2.1.2. Cơ chế chính sách của thành phố đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp của huyện
Thực hiện Nghị quyết trung ương 5, khoá IX về đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành đề án số: 39/BC-UB ngày 15/7/2002 và UBND Huyện cũng đã có chương trình hành động số 365/CTHĐ-UB ngày 05/11/2002 về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn (2002- 2010). Thành phố cho huyện cơ chế được thu từ tiền chuyển quyền sử dụng đất và thuế tước bạ để đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất và đầu tư một số vùng dự án như: xây dựng vùng sản xuất giống lúa, lợn siêu nạc, vùng sản xuất rau sạch..., nhờ chủ trương hợp được lòng dân và mang tính thời đại sâu sắc nên đã tạo được sự đồng thuận trong dân và cơ sở nên đã mang lại kết quả khá tốt.
- Mặt khác, chủ trương về đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn (2002 - 2010). Hằng năm được UBND thành phố và các Sở, Ban, Ngành thuộc thành phố đã đầu tư để thực hiện vào các nội dung của chương trình mục tiêu nên tạo ra được sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nông nghiệp và diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế -xã hội và thực hiện thắng lợi Nghị quyết về phát triển nông nghiệp mà huyện Đảng bộ đã đề ra.
- Các điều kiện tiền đề về phát triển trên lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn đã được đầu tư từ những năm trước đó, khi có chủ trương này việc tiếp tục đầu tư có phần thuận lợi hơn.
- Thành phố Đà Nẵng là thị trường lớn và là trung tâm kinh tế của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên nên đã tạo điều kiện rất nhiều cho sản xuất nông nghiệp phát triển, nhất là về sản phẩm hàng hoá phục vụ nhu cầu đô thị. Điều này sẽ tác động lại giúp Hoà Vang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện.
2.1.3. Một số tác động khác
Cùng với sự đô thị hoá của thành phố, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, từ năm 2001 đến nay đã giảm hơn 1500 ha diện tích đất nông nghiệp. Các khu công nghiệp của thành phố được hình thình và phát triển, là những yêu cầu đòi hỏi về phát triển thực phẩm phục vụ cho công nhân, nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, đã làm cho nông dân phải đi vào chuyên sâu trong sản xuất để tạo ra năng suất ngày càng cao hơn. Mặt khác, do nhu cầu của các ngành công nghiệp chế biến như lợn, bò, đậu phộng (lạc), hạt điều, Rau quả cung cấp cho thị trường trong thành phố và ngoài nước qua MeTro,…; khoa học - công nghệ đã tác động mạnh nhằm tăng năng suất trong sản xuất nông nghiệp của huyện, đó còn là đòi hỏi nông nghiệp của chúng ta ngày càng đi vào chuyên sâu, để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí, hạ giá thành nhằm tăng khả năng cạnh tranh đáp ứng yêu cầu khi nước ta tham gia thị trường khu vực và hội nhập thị trường thế giới (WTO).
2.2. Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện Hoà Vang
2.2.1. Những thành tựu đạt được
Sau 20 năm đổi mới, đặc biệt là 5 năm trở lại đây nông nghiệp Hoà Vang thành phố Đà Nẵng đã có bước chuyển biến tích cực, cơ bản, nhịp độ tăng trưởng khá (bình quân tăng 5,2 %/năm) và đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Trong năm 2005 giá trị sản xuất toàn ngành đạt 276 tỷ đồng, vượt 27% kế hoạch. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn bước đầu được được chú trọng, phục hồi và phát triển ổn định, với tổng giá trị sản xuất năm 2005 đạt 338,6 tỷ đồng, chiểm 28,3% tổng giá trị trên địa bàn huyện, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001 – 2005 là 23%, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 1,2 triệu USD năm 2001 lên 2,5 triệu USD năm 2005.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng, môi trường sinh thái và đời sống nông dân được cải thiện rõ rệt. Quan hệ sản xuất từng bước được đổi mới phù hợp với yêu cầu của phát triển nông nghiệp hàng hoá, hệ thống chính trị được tăng cường, dân chủ cơ sở ngày càng được phát huy, an ninh chinh trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn được giữ vững và ổn định. Những thành tựu đó đã góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cho sự nghiệp đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở Hoà Vang thành phố Đà Nẵng,
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là khâu có tính đột phá của đất nước chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đối với Hoà Vang thành phố Đà Nẵng lại càng có ý nghĩa, Đảng bộ và nhân dân Hoà Vang đưa ra như một nhiệm vụ then chốt và cơ bản cả trước mắt và lâu dài trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Vì hiện nay Hoà Vang là một huyện nông nghiệp duy nhất của thành phố Đà Nẵng, nhưng là huyện có đầy đủ các yếu tố của một vùng vừa có đồng bằng, trung du và miền núi, nên công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là bước đi ban đầu, là biện pháp rất quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
+ Trong sản xuất nông nghiệp theo nghĩa rộng là cả nông, lâm, ngư nghiệp. Trong 5 năm qua (từ 2001 - 2005), nông nghiệp đã phát triển tương đối khá cả qui mô và trình độ thâm canh. Về cây lúa diện tích gieo trồng tăng 85% và nhờ tích cực trong chuyển đổi các giống lúa mới có chất lượng cao như XN30, Xi23… nên năng suất, giá trị tăng, bình quân hằng năm tăng 8 đến 12%.Trong chăn nuôi tăng 43,7%, đặc biệt đã hình thành nhiều trang trại chăn nuôi tập trung như: 10 trang trại nuôi Bò, Dê, 11 trang trại nuôi lợn thịt, 13 trang trại nuôi gia cầm (trong đó có một trang trại nuôi đà điểu với giá trị đầu tư ban đầu gần 160 tỷ đồng), bình quân mỗi trang trại được dầu tư từ 22 đến 60 tỷ đồng; 350 ha vùng nuôi trồng thuỷ sản; trong đó có 197 ha nuôi cá, ếch nước ngọt. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo, nhiều trang trại đã vươn lên làm giàu về kinh tế, đồng thời làm phong phú, sinh động thêm sản phẩm hàng hoá từ sản xuất nông nghiệp và cảnh quan thiên nhiên, khơi dậy các nguồn lực cả về vật chất lẫn kiến thức cơ bản góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp của huyện. Ngoài ra đã hình thành được 3 vùng chuyên canh rau sạch với diện tích 96,4 ha và 52,4 ha chuyên trồng hoa.
Về lâm nghiệp đã giao quyền sử dụng đất trồng rừng cho nhân dân và hình thành 14 trang trại rừng kinh tế và 8 trang trại cây ăn quả, cây công nghiệp (Điều, Quế). Nhìn chung nông nghiệp Hoà Vang thành phố Đà Nẵng phát triển đa dạng cả trong trồng trọt, chăn nuôi và phát triển kinh tế rừng. Trong sản xuất nông nghiệp tính chất sản xuất hàng hoá và định hướng xuất khẩu của nông dân ngày càng thể hiện rõ, đến nay nhiều mặt hàng ngày càng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong thành phố và bước đầu cho xuất khẩu, khả năng canh tranh của một số mặt hàng có nâng lên.
Công tác bảo vệ và phát triển kinh tế rừng đã có chuyển biến cả trong nhận thức và trong đầu tư, trong 5 năm đã trồng 10.373 ha rừng tập trung, giao cho từng nhóm hộ tham gia bảo vệ rừng đặc dụng và rừng tự nhiên được 33. 910 ha, tình trạng phá rừng tự nhiên giảm đáng kể.
- Về đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ, công nghệ sinh học và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là sử dụng các loại giống cây trồng, con vật nuôi, cụ thể là chúng ta đã thay đổi được toàn bộ giống lúa cũ 13/2 đã bị thoái hoá bằng bộ giống chủ lực NX30, Xi23. Đặc biệt đã có phương án đầu tư sản xuất giống nhằm tăng tỷ lệ diện tích sản xuất bằng giống kỹ thuật hằng năm đạt từ 50 - 60% trở lên nhằm tăng năng suất, sản lượng lương thực hằng năm.
Sơ đồ 2.1: Biểu đồ cơ cấu giống lúa huyện Hoà Vang
Cùng với việc đưa giống mới ngô lai vào sản xuất kết hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất lúa không chủ động nước nên hằng năm trên địa bàn huyện diện tích ngô lai đạt gần 800 ha gieo trồng và năng suất cũng được cải thiện đáng kể, các giống mới như rau, dưa được đưa vào các vùng sản xuất tại các vùng chuyên canh, nhất là dưa hấu Hắc mỹ nhân đã trở thành sản phẩm chủ lực về rau quả trên địa bàn huyện hiện nay.
Về giống gia súc, gia cầm từng bước được đưa vào chăn nuôi như heo hướng nạc, gà siêu thịt, vịt siêu trứng, bò lai sind, ếch giống và thương phẩm… nên đã khuyến khích việc phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng công nghiệp ở các hộ chăn nuôi lớn và các trang trại.
Nhìn chung kết quả trên lĩnh vực cả trồng trọt, chăn nuôi trong những năm qua đạt được là rất lớn. Đặc biệt là huyện chủ động sản xuất được các loại giống như lúa, bắp, không những phục vụ trên địa bàn Thành Phố mà còn bán ra cho các tỉnh bạn. Về giống con vật nuôi như: lợn siêu thịt, vịt siêu trứng,…, ba ba, đà điểu, ếch… đã sản xuất được trên địa bàn huyện, góp phần giải quyết những bức xúc về chăn nuôi tại địa phương. Vấn đề đáng được quan tâm là ở một số trang trại sản xuất con giống theo hướng hiện đại, với hệ thống chuồng lồng, biogas, hệ thống cấp thức ăn và nước uống tự động đã được các chủ trang trại chú trọng khi hình thành đề án đầu tư và trong đầu tư tuy có khó khăn ban đầu song hiệu quả trong sản xuất được thể hiện rõ.
Cùng với công tác đầu tư về giống cây trồng và con vật nuôi, công tác quy hoạch, xây dựng các vùng chuyên canh đạt 50 triệu/ha/năm được nông dân quan tâm và có nhiều giải pháp tốt nên có hiệu quả, như chuyển các vùng sản xuất lúa có năng suất thấp sang trồng cay dưa hấu Hắc mỹ nhân 117 ha ở Hoà Khương, Hoà Phong, Hoà Liên và Hoà Bắc, phá vườn tạp chuyển sang trồng cây ăn quả như chôm chôm, cam sành, bưởi năm roi ở Hoà Ninh, Hoà Phú.., vùng rau sạch ở Hoà Tiến, Hoà Phong; nuôi cá nước ngọt ở Hoà Khương, Hoà Phong, Hoà Liên,… Nhờ vậy mà diện tích các vùng chuyên canh rau, dưa hấu, hoa và nuôi trồng thuỷ sản không ngừng tăng lên. Tính đến cuối vụ Đông Xuân 2005 - 2006 diện tích các vùng chuyên canh, vùng nuôi trồng thuỷ sản thâm canh đạt được 423 ha/5300 ha tương ứng 8% diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn Huyện, diện tích mặt nước ao, hồ nuôi cá, ếch, baba tăng từ 95,6 ha lên 696 ha.
+ Về cơ giới hoá
Để đẩy mạnh tiến trình cơ giới hoá thông qua việc phát triển các loại máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Trong giai đoạn 2001 - 2005 huyện Hoà Vang thành phố Đà Nẵng đã đầu tư 61 tỷ đồng để cơ giới hoá khâu làm đất và thu hoach như: đã mua sắm thêm 34 chiếc máy cày làm đất các loại. Trong đó Huyện đã hỗ trợ vốn vay không lãi mua 8 máy cày KuBoTa cỡ lớn để tăng thêm khả năng về dịch vụ làm đất; nông hộ tự mua sắm thêm 50 máy tuốt lúa và máy gặt xếp dãi; 5 máy cấy lúa. Đến nay trên địa bàn Huyện có tổng số 151 máy cày gồm máy KuBoTa và các loại máy cày khác, 96 máy tuốt lúa và máy gặt xếp dãi, 5 máy cấy lúa, nhìn chung mức độ trang bị máy móc cho sản xuất nông nghiệp của huyện cho thấy chưa nhiều, trình độ máy móc và sử dụng máy móc phục vụ cho nông nghiệp thấp.
Bảng 2.3: Mức độ cơ khí hoá đối với cây trồng (tính tỷ lệ %)
Khâu công việc
Lúa
Màu
Cây công nghiệp
Khâu làm đất
52%
31%
47%
Khâu thu hoạch
62%
5%
12,5%
Nguồn: Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ huyện Hoà Vang lần thứ XIV.
+ Về Thuỷ lợi hoá: Trong sản xuất nông nghiệp vấn đề quan trọng nhất là nước, ông, bà ta có câu: nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống, do đó việc đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện được quan tâm đúng mức. Đặc biệt được Nhà nước đầu tư cho xây dựng hai công trình thuỷ lợi lớn là hồ chứa nước Đồng Nghệ có sức chứa 19 triệu m3 nước và thuỷ lợi hồ Hoà Trung có sức chứa 12,5 triệu m3 nước, Thành phố và huyện đầu tư xây dựng một số trạm bơm như: trạm bơm Bích Bắc với 7 máy; An Trạch: 5 máy; Tuý Loan: 4 máy; Cẩm Toại: 3 máy và Phú Sơn: 5 máy, các hồ và trạm bơm trên đảm bảo tưới cho 4.623ha, trong đó nước các hồ tưới cho 2.395 ha, các trạm bơm điện tuới cho 2.228 ha. Ngoài ra, huyện đầu tư 67 công trình thuỷ lợi nhỏ với vốn đầu tư hơn 10 tỷ đồng nhằm phục vụ cho các xã miền núi của huyện.
Chương trình bê tông hoá kênh mương đã được đầu tư xây dựng hoàn thành 145/185 km kênh chính cấp 1 và cấp 2 bằng nguồn ngân sách hổ trợ của nhà nước, thành phố và ngân sách của huyện trên 21 tỷ đồng, số còn lại khoảng 40 km.
Huyện đã đầu tư bê tông hoá kênh mương nội đồng được 14 km với tổng kinh phí là: 2,37 tỷ đồng. Trong đó vốn đầu tư từ ngân sách Huyện là 1,5 tỷ đồng
Chương trình bê tông hoá giao thông nội đồng được đầu tư có chiều dài gần 30 km, với phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm, tổng vốn đầu tư gần 6 tỷ đồng. Trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 3,2 tỷ đồng .
+ Về đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng chuyên canh rau sạch:
Nhà lưới được xây dựng 15.000 m2 trong đó sở TSNL đầu tư 11.000 m2, Huyện đầu tư 4000 m2, với kinh phí gần 600 triệu đồng .
Đầu tư hệ thống điện phục vụ cho cá vùng sản xuất tập trung là 9050m. Trong đó:
Năm 2004 và 2005 đã đầu tư với chiều dài 6.100 m và năm 2006 với chiều dài 2.950 m
Kinh phí thực hiện gần 905 triệu đồng.
Hệ thống giếng phục vụ cho vùng chuyên canh đầu tư là 54 cái trong đó Huyện đầu tư 50 cái; 60 bể chứa nước, trong đó Sở đầu tư 40 cái. Kinh phí thực hiện giếng trên 45 triệu đồng .
+ Về phát triển giao thông nông thôn:
Hoà Vang thành phố Đà Nẵng có hế thống đường bộ phân bổ tương đối rộng và khá phức tạp, có cả đồng bằng, trung du và miền núi, đặc biệt có Quốc lộ 1A, 14B, đường xuyên á, đường tránh nam Hải Vân đi qua và đường nhánh Hồ Chí Minh, là cửa ngõ phía nam vào thành phố Đà Nẵng, đây là những điều kiện quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế huyện phát triển toàn diện, nhất là lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp.
Tổng chiều dài các loại đường: 1417.8 km, trong đó:
. Đường Quốc lộ 39 km; đã nhựa hoá 100%;
. Đường Tỉnh lộ: 98 km, trong đó đã rải nhựa 100%;
. Đường liên._.công nghệ. Công tác qui hoạch cần căn cứ vào lợi thế kinh tế của huyện và các loại thị trường mà hàng hoá nông nghiệp của huyện có khả năng cạnh tranh. Trong qui hoạch phải gắn với đầu tư xây xựng kết cấu cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển sản xuất và nâng cao đời sống cho nhân dân. Qui hoạch phải tính đến từng tiểu vùng và xác định cây trồng, con vật nuôi cho từng vùng phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và yêu cầu phát triển của nông nghiệp lâu dài và bền vững, không đầu tư vào những lĩnh vực, những vùng và những ngành mà sản phẩm hàng hoá khả năng cạnh tranh kém hiệu quả để bắt buộc phải phá bỏ và tránh tình trạng Nhà nước phải bảo hộ.
Trên cơ sở đó, qui hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá Hoà Vang thành phố Đà Nẵng phải theo hướng tập trung, gắn với hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ cho từng vùng sản xuất hàng hoá, qui hoạch bố trí lại dân cư gắn với bảo vệ môi trường và phát triển sản xuất bền vững và nâng cao đời sống của dân cư. Để làm tốt công tác quy hoạch tổng thể chúng tôi đề xuất gải pháp:
- Trong quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, cần chú ý tới quy hoạch liên kết vùng nguyên liệu, liên kết ngành, vùng, miền và quốc tế. Việc quy hoạch này phải đảm bảo thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn phù hợp với điều kiện của huyện.
- Tiến hành đánh giá lại công tác qui hoạch ngành nông nghiệp, bổ sung qui hoạch theo hướng rà soát xác định lại cây, con theo điều kiện tự nhiên và lợi thế từng vùng, lấy hiệu quả tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác làm hiệu quả để đầu tư phát triển tiếp theo.
- Trên cơ sở quy hoạch tổng thể, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật, nhất là thuỷ lợi, điện phục vụ các vùng sản xuất tập trung đảm bảo cho việc sản xuất hàng hoá một cách thuận lợi. Qui hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng như: Mặt bằng, giao thông, điện cho một số vùng kinh tế trang trại, các cụm kinh tế kỹ thuật, thị trấn, thị tứ như Góc Kha - Hoà Khương, An Ngãi - Hoà Sơn, Tuý Loan - Hoà Phong, Lệ Trạch - Hoà Tiến.
- Qui hoạch phát triển trồng trọt theo xu thế chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng giảm không sản xuất 3 vụ lúa, chuyển thành 2 vụ lúa và 1 vụ màu (cây họ đậu hoặc ngô lai), đối với vùng trung du chuyển một phần diện tích sang trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm bằng các công thức luân canh thích hợp. Kết hợp với cải tạo đồng ruộng, tạo ra các vùng chuyên canh rau quả tươi, hoa, cây cảnh…, cải tạo vườn tạp, vườn thừa sang trồng cây lâu năm và ăn quả.
- Căn cứ vào điều kiện đất đai của huyện cùng với dự báo tốc độ đô thị hoá và hình thành các khu công nghiệp, các cụm kinh tế kỹ thuật, quy hoạch cơ cấu sử dụng đất của huyện như sau:
Bảng 3.1: Cơ cấu sử dụng đất đến năm 2010
Danh mục
Cơ cấu năm 2005 (tỷ lệ%)
Cơ cấu năm 2010 (tỷ lệ %)
1.Đất sản xuất nông nghiệp
10.40
7,49
1.1 Đất trồng cây hằng năm
85,44
78,72
Trong đó:
Đất lúa
71
63,65
Đất trồng cây hàng năm các loại
29
36,5
1.2 Đất trồng cây lâu năm
14,56
21,29
2. Đất Lâm nghiệp
89,31
91,7
3. Đất phi nông nghiệp
8,89
13,47
Nguồn: Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ huyện Hoà Vang lần thứ XIV.
- Quy hoạch phát triển kinh tế vườn đồi, vườn rừng, kinh tế trang trại nhằm giải quyết sức lao động dư thừa hiện có. trong kinh tế vườn rừng, vườn đồi bố trí các loại cây có hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu như: thanh long, chôm chôm, nhãn, xoài, cam, bưởi, hồ tiêu, đào lộn hột (điều), dứa, chủ yếu các xã trung du và miền núi. Tạo ra vùng nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất đồ hộp cỡ vừa và nhỏ để phục vụ cho dân cư đô thị và vươn lên xuất khẩu.
- Quy hoạch vùng sản xuất lúa tập trung có chất lượng cao chủ yếu các xã có điều kiện thuận lợi về đất đai và thuỷ lợi như: Hoà Tiến (300 ha), Hoà Châu (300 ha), Hoà Phước (300 ha), Hoà Phong (250 ha), Hoà Khương (250 ha), và Hoà Liên (300 ha).
- Quy hoạch vùng cây rau, thực phẩm bố trí các xã vùng ven như Hoà Tiến, Hoà Phong, Hoà Nhơn, Hoà Châu, Hoà Phước phấn đấu đến 2010 nâng vùng rau thực phẩm từ 300 ha lên 1000 ha và hướng 2015 đạt 2000 ha.
- Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi:
+ Đối với ngành chăn nuôi cần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, từ chăn nuôi mang tính truyền thống sang chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp, chăn nuôi hàng hoá và tập trung. Phấn đấu đến 2010 nâng tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong cơ cấu thu nhập kinh tế nông nghiệp chiếm 45%, đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp sau năm 2015. Cải tạo chất lượng đàn bò, đàn heo, phát triển mạnh nuôi gà công nghiệp, vịt siêu trứng, mỡ rộng nuôi dê, đà điểu.
+ Đến năm 2010 qui hoạch và tạo ra một số vùng chăn nuôi tập trung như: Diêu Phong - Hoà Nhơn (30 ha), Lâm Viên - Hoà Phú (50 ha), Hoà Ninh, Hoà Liên (100 ha). Tạo điều kiện cho các trang trại mỡ rộng chăn nuôi hàng hoá từ 300 con hiện có lên 2000, 3000 con, để đủ cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến và thị trường nội thị.
+ Đẩy nhanh tiến độ cải tạo đàn bò vàng của địa phương theo hướng sind hoá, phấn đấu đến 2010 cơ cấu sind hoá từ 40 đến 50% đàn bò. Qui hoạch một số diện tích ở các xã miền núi (Hoà Ninh, Hoà Liên, Hoà Phú, Hoà Bắc và Hoà Khương) cỏ nuôi bò, dê thịt và phát triển kinh tế trang trại và chăn nuôi theo hương công nghiệp, mỗi xã qui hoạch từ 200 đến 1000ha diện tích trồng cỏ.
+ Quy hoạch vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung và công nghiệp như nuôi tôm nước lợ Hoà Liên (200 ha), nuôi cá nước ngọt Hoà Khương (250 ha), Hoà Phong (300 ha), Hoà Sơn (100 ha).
+ Quy hoạch vùng chăn nuôi gia cầm theo hướng công nghiệp tập trung (chuyên thịt, trứng) ở các xã trung du và đồng bằng, như vịt siêu trứng, gà siêu nạc, mỡ rộng trang trại nuôi đà điểu. Mục tiêu phấn đấu đến 2010, ngành chăn nuôi phải đạt 8.500 đến 10.000 tấn thịt hơi các loại, 2 – 3,5 triệu quả trứng.
Đi đôi với nhiệm vụ trên công tác phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi phải đặc biệt quan tâm, không để phát bệnh và lây lan. Bảo đảm cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.
- Qui hoạch phát triển các công trình thuỷ lợi:
+ Ngoài số hồ và các công trình hiện có, cần tiếp tục nghiên cứu khảo sát bố trí xây dựng một số công trình thuỷ lợi nhỏ và vừa từ nay đến 2010 nhằm đáp ứng nhu cầu tưới phục vụ cho sản suất nông nghiệp phát triển và chủ động như: hồ chứa nước Trà Ngâm (Hoà Liên), hồ chứa nuớc Lỗ Trào (Hoà Ninh).
+ Xây dựng các trạm bơm nhỏ và các đập dâng nước tưới cho diện tích một số vùng không có nguồn nước và nguồn điện ở các xã miền núi như Hoà Bắc, Hoà Phú, Hoà Ninh và Hoà Sơn.
Trong công tác quy hoạch thuỷ lợi cần đảm bảo vừa tiết kiệm nước, vừa thực hiện tiết kiệm diện tích đất sản xuất và công nghiệp hoá trên đồng ruộng, đảy mạnh và phấn đấu đến 2010 hoàn thành bê tông hoá thuỷ lợi trên tất cả các kênh, bê tông hoá các tuyến giao thông chính nội đồng.
- Qui hoạch phát triển lâm nghiệp.
Trong nhiều năm qua, tài nguyên rừng đã bị suy thoái cả số lượng và chất lượng. Những năm gần đây cùng với các chính sách của Nhà nước, các dự án phát triển rừng đã thu hút sự tham gia mạnh mẽ của các tổ chức kinh tế và hộ nông dân vào trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc và phát triển rừng kinh tế.
Ngoài việc bảo vệ môi trường, chống lũ lụt và xói mòn, rừng Hoà Vang còn có ý nghĩa bảo tồn đa dạng sinh học. Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa đã được xếp vào danh scáh các khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam. Mặt khác rừng Hoà Vang được phân bổ gần các trung tâm dân cư, có cảnh quan thiên nhiên đặc sắc nên thu hút một lượng khách du lịch đến thăm quan, nghỉ ngơi và còn hấp dẫn các tổ chức trong và ngoài nước đến điều tra, nghiên cứu khoa học.
Vì vậy, trong qui hoạch và định hướng chính của ngành lâm nghiệp là phát triển một nền sản xuất lâm nghiệp toàn diện, bền vững, vùă phát triển rừng kinh tế nhằm cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến lâm dặc sản, vừa xây dựng, phát triển và bảo vệ vốn rừng, giữ gìn môi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học; khai thác và sử dụng hợp lý nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế của huyện.
Ngoài diện tích rừng dặc dụng, rừng phòng hộ 33.910 ha đã giao cho kiểm lâm và các ban quản lý bảo vệ và hơn 11.000 ha rừng kinh tế đã xác định giao cho nhân dân đang trồng và khai thác, cấn nghiên cứu thu hồi một số diện tích của các đơn vị như lâm truờng Sông Nam, thành đội, thanh niên xung phong giao lại cho nhân dân trong vùng đó sản xuất có hiẹu quả hơn. Hướng chủ yếu trồng rừng tập trung, với giống keo lai, kết hợp chăn nuôi đại gia súc và phát triển kinh té trang trại, kinh tế vườn rừng, đảm bảo diện tích và sản lượng, chất lượng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến của huyện và thành phố.
3.2.2. Đầu tư vốn ngân sách cho xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân của huyện
Như trên đã trình bày, Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là làm thay đổi từ lao động thủ công sang lao động máy móc, phân công lại lao động trong xã hội. Hay nói cách khác là chuyển từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp. Để thực hiện thành công sự nghiệp này phải có những tiền đề cần thiết, mà yếu tố vốn là vô cùng quan trọng.
Muốn sản xuất phát triển và có hiệu quả cao, phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống người dân là hết sức bức thiết hiện nay. Ngoài vốn huy động từ ngoại lực, cần tăng mạnh vốn đầu tư từ ngân sách cho công tác này. Đại hội đại biểu toàn quốc lần đã nhấn mạnh cần: tăng đầu tư từ ngân sách Nhà nước và đa dạng hoá các nguồn vốn để phát triển mạnh kết cấu hạ tầng nông thôn; thúc đẩy cơ giới hoá, hiện đại hoá nông thôn.
Theo dự báo về nguồn vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong những năm đến vẫn còn tăng gấp nhiều lần. Vì nông dân ngoài việc chịu tác động của tự nhiên, hệ sinh thái mà còn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế và thị trường trong nước và thế giới tác động, nhất là khi chúng ta đã gia nhập vào WTO. Do vậy, cần phải tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cho lĩnh vực này bằng nhiều nguồn vốn từ tích luỹ nội bộ nền kinh tế, vốn tín dụng, vốn FDI và các nguồn vốn huy động từ nguồn các thành phần kinh tế trong và ngoài huyện.
Hiện tại nông nghiệp Hoà Vang vẫn còn mạng nặng tính độc canh, thêm vào đó chính sách giá hiện tại không có lợi cho người nông dân, chưa nói dịch bệnh nên ít có tích luỹ để cung cấp vốn cho công nghiệp. Nhưng nếu chúng ta phải đợi đến khi có tích luỹ trong nội bộ nền nông nghiệp rồi mới đầu tư cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp thì khó có thể tự lực về vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam thực hiện đường lối mở cửa, tham gia vào hội nhập kinh tế khu vực vào thế giới, chúng ta phải có chiến lược đúng đắn, để có thể giải quyết vấn đề vốn, công nghệ và thị trường cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp huyện Hoà Vang.
Để huy động vốn từ các nguồn lực trong nước và ngoài nước Nghị quyết đại hội lần thứ XVI của Huyện đã nêu: Từ nay đến 2010 tăng đầu tư từ ngân sách huyện và đa dạng hoá các nguồn vốn để phát triển mạnh kết cấu hạ tầng nông thôn; đẩy mạnh cơ giới hoá và hiện đại hoá trong nông nghiệp, nông thôn. Ưu tiên cho nâng cấp và đầu tư làm mới các hệ thống thuỷ lợi, chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ. Phấn đấu đưa tỷ lệ vốn huy động từ ngân sách cho đầu tư từ 9,1 vào năm 2008 và 10,7% vào năm 2010 trong tổng GDP của huyện (hiện nay 5,6%). và dự kiến nhu cầu cần tập trung vào một số lĩnh vực trọng điểm sau:
- Đầu tư cho cải tạo, nâng cấp và xây dựng mạng lưới thuỷ lợi ở các xã trung du, miền núi và một số vùng trọng điểm dự kiến 57 tỷ đồng.
- Đầu tư cho kết cấu hạ tầng khu công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm như thịt, rau quả, thức ăn gia sức, chế biến lâm đặc sản,.., dự kiến khoảng 35 tỷ.
- Đầu tư cho sản xuất giống như lúa gạo cao sản, rau sạch, lợn siêu nạc, gà, vịt siêu trứng.. dự kiến 5,5 tỷ đồng.
- Đầu tư dự án dân cư, hệ thống cầu cống, giao thông nội đồng khoảng 14,5 tỷ đồng.
- Đầu tư chuyển giao cơ gíơi hoá, điện khí hoá một số khâu trong sản xuất nông, lâm nghiệp, phấn đấu đến 2010 tỷ lệ cơ giới hoá trong các khâu sản xuất nông lâm chiếm 50 đến 60% để khai thác tiềm năng và lao động nông thôn.
- Trong cơ cấu vốn đầu tư cần dành 34,6% vốn cho đầu tư xây dựng để phát triển cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp tập trung và các cụm tiểu thủ công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Khoảng 35,5% đầu tư trực tiếp cho các vùng tập trung phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hàng hoá, thâm canh lúa đặc sản, vùng rau, quả sạch, hoa cao cấp. Số còn lại đầu tư cơ sở hạ tầng tạo ra các vùng chăn nuôi tập trung, kinh tế trang trại, kinh tế vườn rừng và nuôi trồng thuỷ sản theo hướng công nghiệp, hàng hoá.
Đó là một số nhu cầu cơ bản nhằm đầu tư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sóng nhân dân của huyện trong thời gian đến, tất yếu đây là những yêu cầu trước mắt trong quá trình thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp của huyện và vốn là nguồn lực cho sự phát triển đó.
Trong thời gian tới để có được nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như nêu trên chúng tôi đề xuất giải pháp:
- Ngân sách huyện ngoài việc tăng tỷ lệ đầu tư, cần phải huy động từ nhiêu kênh và bằng nhiều hình thức để đảm bảo đủ điều kiện phát triển nông nghiệp và đời sống của nhân dân như: vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương, thành phố; vốn từ nguồn FDI, vốn trong các thành phần kinh tế…, nói chung. Huyện một mặt tăng ngân sách đầu tư, mặt khác khai thác triệt để mọi nguồn vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế nói chung, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nói riêng.
- Không chỉ tăng đầu tư từ nguồn ngân sách mà Huyện cần chú trọng việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn và quản lỹ tốt các nguồn vốn đầu tư để đảm bảo các cho các công trình xây có chất lượng tốt phục vụ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất nôgn nghiệp trên địa bàn huyện.
3.2.3. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại và theo qui hoạch của huyện
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, thị trường và ứng dụng các tiến bộ khoa hoạc - kỹ thuật làm cho chất lượng sản phẩm tăng lên, giá thành hạ, tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao. Quá trình này làm chuyển biến về chất của nền sản xuất xã hội, chuyển từ nền sản xuất coi trọng số lượng sang nền sản xuất chú trọng về chất lượng và giá trị tạo ra. Vì vậy, Huyện đã đề ra mục tiêu chung là phấn đấu đến năm 2010 đưa từ 45 đến 50 % diện tích có giá trị thu nhập từ 50 triệu trở lên. Để đạt được mục tiêu này cần phải áp dụng các biện pháp ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất cả trồng trọt và chăn nuôi.
Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại và theo qui hoạch của huyện. chúng tôi đề xuất các giải pháp:
Một là, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Hoà Vang trên cơ sở phát huy các lợi thế của Huyện. Cụ thể:
- Khẩn trương xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá trên địa bàn huyện với đới đa dạng sản phẩm hàng hóa có nâng suất cao, chất lượng tốt; tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường trong nước quốc tế; nâng cao giá trị sản phẩm hàng hoá trên một đơn vị diện tích và phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương.
- Đối với miền núi phía Tây và Tây Bắc gồm các xã Hoà Phú, Hoà Khương, Hoà Ninh, Hoà Liên và Hoà Bắc hướng chủ yêú trồng cây an quả, cây công nghiệp, cây rừng có giá trị như cam, quýt, chôm chôm, thanh long, trám quế, điều, keo lai. Kết hợp tròng rừng với chăn nuôi đại gia súc theo kiểu kinh tế trang trại mà một số hộ ở Hoà Phú đã làm có hiệu quả như bò lấy thịt, heo thịt siêu nạc, dê, đà điểu..
- Đối với các vùng Đồng bằng và trung du vừa có đồng bằng, vừa có rừng và sông hồ thì phát triển cả nông, lâm và nuôi trồng thuỷ sản; nông nghiệp phát triển các vùng lúa cao sản có chất lượng cao, sản xuất sản phẩm nguyên liệu tập trung như sắn cao sản (mì), rau sạch, các trang trại chăn nuôi, nuôi trồng cá nước ngọt, ếch, baba, vịt siêu trứng…
- Đẩy mạnh đầu tư một số khu vực phát triển ngành nghề, cả du nhập ngành nghề mới làm từ nguyên liệu sẳn có như tre, gỗ, đất cô lanh, đá graníc…
- Phát triển kinh tế trang trại, kinh tế rừng, biển, gắn với du lịch sinh thái nhằm tạo công ăn việc làm ổn định cho lao động và khai thác tài nguyên đất rừng, biển và vốn trong các thành phần kinh tế. Với người nông dân, ngoài những yếu tố mang tính truyền thống như: nâng cao năng suất, chất lượng nông sản tốt, biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuất tiên tiến.. thì cần phải làm cho nông dân thấy cơ hội trong việc nhanh, nhạy trong nắm bắt thông tin thị trường, nhất là đối với loại hình kinh tế trang trại, nếu chỉ vận dụng theo lối sản xuát truyền thống thì khó có cơ hội trong cạnh tranh thời kỳ hội nhập này.
Hai là, đẩy mạnh xúc tiến nhanh việc chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, các vùng chuyên hóa tập trung gắn với xây dựng hệ thống công trình thuỷ lợi thích ứng.
- Trước hết, củng cố trung tâm khuyến nông, lâm, ngư nghiệp và bảo vệ thực vật và các dịch vụ khác của huyện, đầu tư thoả đáng cho các công trình nghiên cứu phục vụ cho sản xuát nông nghiệp, cải tiến công tác giống có năng suất cao, nhân rộng mô hình cấy mô tạo giống lúa, giống đậu phộng (lạc) tại Hoà Tiến, lai tạo giống cây ăn quả, cây keo lai tại Hoà Ninh. Triển khai chương trình ứng dụng công nghệ sinh học, nâng cao chất lượng giông cây trồng và trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. Đầu tư cải tiến phương pháp canh tác, thâm canh cả trong cây lúa, rau, công công nghiệp ngắn ngày và cây lâm nghiệp, áp dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, cung cấp thông tin thị trường kịp thời và hiệu quả cho nông dân.
- Tạo điều kiện và khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ cao có lợi thế cạnh tranh tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động.
3.2.4. Đầu tư đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp của huyện một cách có hiệu quả
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại với đặc trưng là cách mạng tri thức, cách mạng thông tin, đang làm thay đổi mọi hoạt động của xã hội loài ngưòi, từ cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý, đến quan hệ xã hội, văn hoá lối sống, đến cả những khái niệm và phương pháp tư duy. Hay nói cách khác là khoảng cách về kinh tế là do khoảng cách về tri thức quyết định. Mục tiêu hàng đầu của chúng ta là phải rút ngắn khoảng cách trí thức, phẳi tăng cường đầu tư cho con người.
F.ăng-ghen đã nhận định một cách rất khoa học về nguồn nhân lực thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ông cho rằng muốn đưa công nghiệp và nông nghiệp phát triển lên trình độ cao mà chỉ có những công cụ cơ giới và hoá học phù trợ thôi thì chưa đủ, còn cần phải phát triển một cách tương xứng năng lực của con người sử dụng những công cụ đó [21, tr.100].
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đã trở thành trọng điểm của quốc gia và của mỗi địa phương. Đặt biệt hiện nay khi Việt Nam đang hội nhập với nền kinh tế thế giới, nếu không đầu tư cho đào tạo nguòn nhân lực thì không khác gì tự loại mình ra khỏi cuộc chơi này.
Đào tạo nguồn nhân lực phải dược đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng, trong đó chất lượng nguồn lực là yếu tố quyết định. Như Bác Hồ đã dạy: Muốn có chủ nghĩa xã hội phaỉ có con ngừơi xã hội chủ nghĩa. Đúng vậy muốn công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nói riêng không thể dựa vào người khác được, mà phải bằng thực lực và sức mạnh của chính mình, với đủ các đức tính: yêu nước, yêu quê hương, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có hào khí, dũng cảm, kiên cường, có khả năng làm chủ tri thức, có nghề nghiệp, chuyên môn giỏi và tư duy độc lập, sáng tạo và đặc biệt là phong cách làm việc công nghiệp. Vì vậy, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp trên địa bàn huyện, chúng tôi đề xuất các giải pháp:
- Trong những năm tới huyện cần phải đẩy mạnh đầu tư phát triển hoàn thiện hệ thống giáo dục các cấp, đảm bảo học sinh cấp 1 và mẫu giáo đủ phòng học và điều kiện học cả ngày, các cấp học khác đảm bảo đủ điều kiện chuẩn quốc gia. có chính sách hổ trợ cho con em miền núi được tập trung nội trú để học.
- Đầu tư mỡ rộng trung tâm dạy nghề, thực hiện dạy đa nghề và phù hợp với phát triển thị trường lao động của các ngành công nghiệp thành phố và huyện. dạy nghề phải đảm bảo chất lượng, khi ra trường phải được thị trường lao động chấp nhận, có chính sách thu nhận giáo viên nghề giỏi, tập trung các ngành: may mặc, da giàu, điện, điện tử, cơ khí điện máy, các ngành mộc, chế biến lâm sản,… Phấn đấu mỗi năm đào tạo từ 2500 đến 3000 lao động có nghề từ bậc 3 trở lên.
- Đi đôi với công tác đào tạo nguồn nhân lực, huyện cần thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân tài về công tác tại huyện, cần hỗ trợ thêm về điều kiện ở để họ ổn định cuộc sống và yên tâm công tác tốt ở huyện.
- Hiện nay, đời sống của nông dân một số vùng miền núi còn nghèo, sản xuất chưa phát triển, nguyên nhân là do trình độ dân trí thấp. Do vậy huyện cần tăng cường chăm lo giúp đở về vật chất, dời sông cho nông dân vùng này, trước hết trong năm 2007 xoá xong nhà ở tạm cho dân, tăng đầu tư về mở các lớp hướng dẫn khoa học công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất, cung cấp thông tin về thị trường, giá cả và giúp nông dân sản xuất và hình thành tri thức về sản xuất hàng hoá, làm kinh tế trang trại… đây là cách tốt nhất trong đào tạo nguồn nhân lực tại chổ, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Mặt khác, đào tạo nghề cho những vùng dự án mà Nhà nước thu hồi đất để đào tạo nghề cho nông dân chuyển đổi nghề thích hợp góp phần ổn định cuộc sống của nông dân.
Tạo điều kiện và đầu tư nâng cao chất nguồn nhân lực ở Hoà Vang là một trong những giải pháp đóng vai trò quyết định đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp trên địa bàn huyện.
3.2.5. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ phù hợp với điều kiện từng vùng để hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển
- Huyện cần tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển khu công nghiệp công nghệ cao có lợi thế cạnh tranh nhằm tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động.
- Tạo điều kiện và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp trên địa bàn huyện. Phát triển công nghiệp nông thôn, các ngành nghề, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống như nón lá La Bông, dệt chiếu Cẩm Nê, đan đác các mặt hàng từ nguyên liệu tre, mây, các hàng mộc từ gỗ, đá chẽ…, đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, du lịch làng quê, du lịch đường sông.
- Phát triển mạnh các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại; ưu tiên thu hút đầu tư của các tập đoàn kinh tế và các công ty xuyên quốc gia.
- Tập trung đầu tư phát triển nhanh các khu vực dịch vụ đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với tiềm năng của huyện, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới; tận dụng tốt thời cơ hội nhập kinh tế để tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ. Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao.
- Tiếp tục đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống, mở mang các dịch vụ mới, nhất là những dịch vụ cao cấp, dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ ngân hàng theo kịp yêu cầu phát triển của thị trường tài chính, tiền tệ và hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2.6. Hoàn thiện hệ thống chính sách đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp của huyện
Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp trên địa bàn huyện một cách có hiệu quả, Huyện cần phải đầu tư hoàn thiện hệ thống chính sách, chúng tôi đề xuất các giái pháp về chính sách.
- Hoàn thiện chính sách về ruộng đất để thúc đẩy phát triển nông nghiệp sinh thái có tỷ suất hàng hóa cao với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, nhằm khai thác, phát huy có hiệu quả mọi tiềm năng đất đai, rừng, biển. ở những vùng có nhiều ruộng đất, Huyện nên cho phép phát triển trang trại mạnh để thực hiện việc tích tụ và tập trung ruộng đất trong nông nghiệp, song không làm bần cùng hóa một bộ phận nông dân gây ra bất bình đẳng và phân hóa ở nông thôn.
- Hoàn thiện chính sách hỗ trợ về vốn cho nông dân đầu tư phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá.
- Huyện nên có chính sách khuyến khích phát triển sản xuất theo hướng liên kết 4 nhà: Nhà đầu tư - nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp để hỗ trợ nông dân về vốn, công nghệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Có như vậy, mới đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp trên địa bàn huyện.
- Có cơ chế chính khuyến khích những nhân tài làm công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
Kết luận
Việt Nam đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức. Một trong những nội dung quan trọng hàng đầu của quá trình này là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Hoà Vang là huyện duy nhất của thành phố Đà Nẵng, hiện nay sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp Hoà Vang thành phố Đà Nẵng vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn. Điểm xuất phát kinh tế hiện nay của Hoà Vang thấp, tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp còn cao trong cơ cấu kinh tế. Địa hình phức tạp, các vùng trũng hay bị lũ lụt, cơ sơ hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh té - xã hội, nhất là hệ thống giao thông nông thôn, hạn chế thu hút vốn đầu tư. Tích luỹ nội bộ từ nền kinh tế còn rất thấp, vốn đầu tư cho nhu cầu phát triển chưa được chủ động, đặc biệt là vốn khai thác trong nhân dân đầu tư cho phát triển sản xuất chưa được nhiều, chưa hình thành được cụm công nghiệp nhỏ, khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống còn chậm, công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp chưa phát triển mạnh, trình độ kỹ thuật còn lạc hậu, qui mô nhỏ là chủ yếu, người lao động trình độ hiểu biết về khoa học - công nghệ còn thấp và tỷ lệ không có việc làm ngày càng tăng gây nhiều áp lực cho công tác quản lý của huyện. Cán bộ làm công tác khoa học vừa thiếu, nhất là cán bộ khoa học đầu đàn trong các lĩnh vực sinh học, khoa học - công nghệ, chưa khai thác hết các tiềm năng của Huyện.
Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp phù hợp để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở huyện Hoà Vang là cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Những giái pháp mà luận văn đưa ra hy vọng góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng, góp phần thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ X trên phạm vi toàn quốc.
Danh mục TàI LIệU THAM KHảO
R.Barker, C.P.Timmer (1991), ảnh hưởng của chính sách nông nghiệp: kinh nghiệm các nước châu á và Đông Âu - những gợi ý đối với Việt Nam, Uỷ ban kế hoạch nhà nước, Hà Nội.
Các chính sách về đầu tư, cho vay vốn giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, phát triển làng nghề...
Các luật thuế về xuất nhập khẩu, giá trị gia tăng.
Chính phủ (2005), Nghị định 17/NĐ-CPvề thực hiện luật đất đai.
Chính phủ (2005), Nghị định 181/NĐ-CPvề thực hiện luật đất đai.
Chương trình phát triển nông lâm thuỷ sản của thành phố Đà Nẵng.
PGS, TS Nguyễn Sinh Cúc (1991), Thực trạng nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.
Đảng bộ huyện Hoà Vang (2005), Báo cáo chính trị tại đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Tập 1, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành trung ương khoá VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành trung ương khoá VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
PGS,TS Nguyễn Điền, Trần Đức, Trần Huy Năng (1993), Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và châu á, Nxb Thống kê, Hà Nội.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin phần thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (dùng cho hệ cao cấp lý luận), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
G.A, Kuznetxov (1975), Địa lý quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
C.Mác - Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, J.Sta-lin (1974), Bàn về quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2003), Luật Đất đai.
PGS,TS Chu Hữu Quý (1996), Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn, nông nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
PGS,TS Lê Đình Thắng, TS Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Tiệm (1994), Dịch vụ nông nghiệp đồng bằng sông Hồng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
PGS,TS Đào Thế Tuấn (1986), Chiến lược phát triển nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Uỷ ban nhân dân huyện Hoà Vang (2005), Báo cáo tổng kết 5 năm (2001 – 2005) về phát triển nông nghiệp Hoà Vang.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LvanTruongcuoi.doc
- bia viet tat tran van truong.doc