Cải Tiến Các Công Đoạn Sau Thu Hoạch Lúa Truyền Thống Để Giảm Tổn Thất

MARD – DANIDA CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HỢP PHẦN XỬ LÝ SAU THU HOẠCH BÁO CÁO ĐỀ TÀI SỐ 1 CẢI TIẾN CÁC CÔNG ĐOẠN SAU THU HOẠCH LÚA TRUYỀN THỐNG ĐỂ GIẢM TỔN THẤT NHÓM NGHIÊN CỨU TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Minh Long Xuyên, tháng 5 - 2007 MARD – DANIDA CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HỢP PHẦN XỬ LÝ SAU THU HOẠCH BÁO CÁO ĐỀ TÀI SỐ 1 CẢI TIẾN CÁC CÔNG ĐOẠN SAU THU HOẠCH LÚA TRUYỀN THỐNG ĐỂ GIẢM TỔN THẤT NHÓM NGHIÊN CỨU T

pdf90 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2246 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Cải Tiến Các Công Đoạn Sau Thu Hoạch Lúa Truyền Thống Để Giảm Tổn Thất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Minh Tư vấn: Võ Tòng Anh Trương Bá Thảo Cộng tác viên: Trần Văn Khải Nguyễn Phú Dũng Nguyễn Thị Minh Châu Trần Xuân Hiển Cao Thị Luyến Phan Uyên Nguyên Lê Hữu Phước Nguyễn Thị Ngọc Giang Lê Hòa Lợi Trịnh Hoài Vũ Võ Thịnh Vượng Long Xuyên, tháng 5 - 2007 Nhóm nghiên cứu Sau Thu Hoạch thuộc Khoa Nông Nghiệp & Tài Nguyên Thiên Nhiên, Trường Đại học An Giang (AGU) xin chân thành cảm ơn Ban Quản Lý Hợp Phần Sau Thu Hoạch (PHHC) thuộc Chương Trình Hỗ Trợ Ngành Nông Nghiệp (ASPS) của Tổ chức DANIDA (Thụy Điển) đã tài trợ cho đề tài nghiên cứu số 1 "Cải tiến các công đoạn sau thu hoạch lúa truyền thống để giảm tổn thất". Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Trung tâm Khuyến Nông các tỉnh trên đã giúp chúng tôi trong quá trình điều tra và nghiên cứu. Chúng tôi xin chân thành cảm tạ Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến Nông các huyện Châu Phú, Châu Thành (An Giang); Tân Hiệp, Châu Thành (Kiên Giang) và Cao Lãnh, Tháp Mười (Đồng Tháp) và Ban Giám Đốc Nông Trường Động Cát Cao Lãnh Đồng Tháp đã hỗ trợ chúng tôi trong việc tổ chức và triển khai các phiếu điều tra phỏng vấn. Chúng tôi cũng xin cảm ơn các khuyến nông viên ở các xã điểm có thí nghiệm đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn các điều tra viên đến tận từng nông hộ và tham gia phỏng vấn nông dân và thực hiện thí nghiệm tại đồng ruộng. Chúng tôi xin thành thật cảm tạ các hộ nông dân: Anh Út Ý xã Vĩnh An, Châu Thành, Ông Năm Tro, xã Bình Mỹ, Châu Phú, Ông Nguyễn Ngọc Chất, chủ nhiệm HTX Vĩnh Thắng, Thoại Sơn (An Giang); Ông Lê Tứ Thành, xã Vĩnh Hòa Hiệp - Châu Thành, Ông Nguyễn Minh Nghĩa, xã Tân Hiệp B, Tân Hiệp (Kiên Giang); Nông Trường Động Cát, xã Mỹ Quí, Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã nhiệt tình cộng tác trong việc cung cấp đất, phương tiện và công lao động để hoàn thành thí nghiệm đồng ruộng và thí nghiệm tồn trữ lúa tại nhà trong thời gian dài. Xin quý trọng nhiệt tình vì khoa học của anh Nguyễn Thanh Dũng, Giám Đốc HTX và Nhà máy xay Tân Mỹ Hưng, Phú Tân, An Giang; anh Võ Minh Chánh, nguyên Giám Đốc Nông trường Động Cát và cán bộ, công nhân viên của Nông trường. Chúng tôi xin chân thành cảm tạ Ban Giám Hiệu trường Đại học An Giang đã tận tình ủng hộ về tinh thần và vật chất để hoàn thành tập báo cáo này. Chúng tôi ghi nhận sự đóng góp to lớn và tích cực của các đồng nghiệp tại Khoa Nông Nghiệp và Tài Nguyên Thiên Nhiên, cùng các sinh viên ĐH2, ĐH3 và ĐH4PN trong việc hợp tác và thực hiện các cuộc điều tra và thí nghiệm đồng ruộng tại cơ sở. TM. NHÓM NGHIÊN CỨU NGUYỄN VĂN MINH i TÓM LƯỢC Nhằm mục đích cải tiến các phương pháp sau thu hoạch truyền thống để giảm bớt tổn thất và nâng cao chất lượng trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tác động của các phương pháp nầy đối với lúa của hộ nông dân, đề tài “Cải tiến các công đoạn sau thu hoạch lúa truyền thống để giảm tổn thất” được thiết lập để giải quyết những vấn đề trên. Từ các kết quả nghiên cứu đạt được, đưa ra những biện pháp khuyến nông để phổ biến cho nông dân áp dụng thành công và có hiệu quả. Dùng phương pháp bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD) 1 yếu tố để so sánh tổn thất về số lượng các công đoạn STH truyền thống như cắt tay - máy gặt xếp dãy; phơi nắng - máy sấy vỉ ngang; xay bằng máy xay nhỏ di động - máy xay cố định; tồn trữ bằng bao PP tại nhà nông hộ - trong kho của nhà máy xay. Song song với thí nghiệm về số lượng, tiến hành so sánh về chất lượng đối với công đoạn phơi sấy, ảnh hưởng của thời gian và ẩm độ tồn trữ lên phẩm chất hạt gạo lúa sấy và lúa phơi. Khâu chất lượng tồn trữ, dùng CRD 2 yếu tố để đánh giá 2 cặp yếu tố có tương quan nhau là: (1) thời gian (1, 2, 3 tháng) với các mức ẩm độ (14, 16 %) và (2) phương pháp tồn trữ tại nhà và kho nhà máy. Các chỉ tiêu phân tích chất lượng lúa gạo gồm các đặc tính xay xát: tỉ lệ bóc vỏ, tỉ lệ chà, tỉ lệ gạo nguyên và các đặc tính nấu ăn: độ dài hạt gạo, tỉ lệ dài/rộng hạt gạo, độ bền thể gel, hàm lượng amylose, nhiệt độ trở hồ. Các thí nghiệm trên được thực hiện trên 3 điểm diện tích xấp xỉ 1 ha hợp tác với nông dân tham gia thí nghiệm có tham khảo với các cơ quan khuyến nông địa phương đó là: Châu Phú, Châu Thành (An Giang), Tân Hiệp, Châu Thành (Kiên Giang) và Cao Lãnh (Đồng Tháp). Kết quả nghiên cứu cho thấy tổn thất về số lượng ở các công đoạn STH đều được nông dân đánh giá cao hơn so với thực nghiệm tại đồng ruộng. Trong đó, phương pháp cải tiến với tổng tổn thất thấp nhất 9,65% và phương pháp truyền thống thực nghiệm trên đồng ruộng là 10,56% thấp hơn so với phỏng vấn là 12,56% trong vụ Đông Xuân. Vụ Hè Thu tổn thất cao hơn vụ Đông Xuân với mức tổn thất tuần tự là 12,85%; 15,07% và 15,09%. Đối với tổn thất về chất lượng thì công đoạn cắt gom và phơi có hao hụt về chất lượng lớn nhất làm thất thoát 2 - 3% sản lượng thu hoạch, chủ yếu là do mưa làm hạt lúa bị mọc mầm, giảm phẩm chất dẫn đến giảm giá bán từ 200 – 500 đồng/kg trong vụ HT. Trong công đoạn tồn trữ lúa phơi và sấy gần như không có sự tổn thất về chất lượng theo chiều hướng xấu mà chỉ có sự biến đổi về chiều dài và tỉ lệ D/R, đặc biệt là những biến đổi trong thành phần hóa học của hạt lúa như hàm lượng amylose, độ bền gel và độ trở hồ. Những biến đổi hóa học nầy lại diễn ra theo hướng tốt tức làm cho đặc tính nấu ăn của gạo mềm cơm và ngon cơm hơn. Tuy nhiên, đối với lúa sấy có sự biến đổi tốt hơn lúa phơi. Tỉ lệ thu hồi gạo của phương pháp sấy cũng cao hơn phơi từ 1,28% vụ HT đến 2,16% vụ ĐX. Phương pháp cải tiến đã chứng tỏ có ưu thế hơn phương pháp truyền thống mặc dù chỉ mới áp dụng đối với 4 công đoạn là sử dụng máy gặt xếp dãy, sấy, xay xát bằng máy xay cố định và tồn trữ tại kho nhà máy đã làm giảm gần 1% tổn thất. Trong tương lai cần phải cải tiến máy gặt đập liên hợp cho phù hợp với đồng ruộng vì nếu áp dụng loại máy nầy sẽ thay cho 3 khâu truyền thống là cắt gom, vận chuyển và tuốt thì tổn thất chỉ còn 0,86% thay vì 4,14% đối với cắt bằng tay và 3,88% đối với máy gặt xếp dãy. Nhất thiết phải sử dụng các công cụ hữu hiệu của khuyến nông như áp phích, tờ rơi, video, truyền hình, truyền thanh, báo cáo và đặc biệt là tổ chức các điểm trình diễn về kết quả nghiên cứu của đề tài ở cấp xã cho nông dân, cán bộ nông nghiêp, thương lái để họ hiểu thông suốt về thiệt hại sau thu hoạch lúa và lợi ích của việc áp dụng các công cụ cải tiến và hướng tới cơ giới hóa trong tương lai. ii CÁC TỪ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật DANIDA Cơ quan Phát triển quốc tế Đan Mạch ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long Đvt Đơn vị tính ĐX Đông xuân FAO Cơ quan Lương Nông Quốc Tế HT Hè thu HTX Hợp tác xã NT Nông trường PHHC Hợp Phần Xử Lý Sau Thu Hoạch PTNT Phát triển nông thôn STH Sau thu hoạch TĐ Thu đông TP Thành phố iii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ.................................................................................................................... i TÓM LƯỢC.......................................................................................................................ii CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................................... iii MỤC LỤC......................................................................................................................... iv DANH SÁCH BẢNG........................................................................................................viii DANH SÁCH HÌNH......................................................................................................... x ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................ 3 1.1. Một số khái niệm cơ bản về công nghệ STH trong ngành nông nghiệp.....................3 1.1.1. Khái niệm STH........................................................................................................ 3 1.1.2. Khái niệm về tổn thất STH...................................................................................... 3 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................................5 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước............................................................................ 5 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.............................................................................5 1.2.2.1. Hiện trạng công nghệ STH tại Việt Nam..............................................................5 1.2.2.2. Tầm quan trọng của tổn thất STH.........................................................................9 1.2.2.3. Tình hình tổn thất STH......................................................................................... 10 1.2.2.4. Thực trạng tổn thất STH ở các công đoạn............................................................ 11 1.2.2.5. Nguyên nhân gây tổn thất STH.............................................................................14 1.2.2.6. Các giải pháp khắc phục....................................................................................... 15 1.2.2.7. Phẩm chất gạo, tiêu chuẩn và đánh giá................................................................. 16 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................20 2.1. Phương tiện nghiên cứu.............................................................................................. 20 2.1.1. Chọn vùng và điểm.................................................................................................. 20 2.1.1.1. Phỏng vấn..............................................................................................................20 2.1.1.2. Thí nghiệm............................................................................................................ 20 2.1.2. Dụng cụ đo lường.................................................................................................... 20 2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 20 2.2.1. Phỏng vấn bằng phiếu..............................................................................................20 2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm................................................................................ 20 2.2.3. Đánh giá các tổn thất lúa về số lượng......................................................................21 2.2.3.1. Cắt gom.................................................................................................................21 2.2.3.2. Vận chuyển........................................................................................................... 21 iv 2.2.3.3. Tuốt....................................................................................................................... 21 2.2.3.4. Phơi, sấy................................................................................................................22 2.2.3.5. Xay xát.................................................................................................................. 22 2.2.3.6. Tồn trữ.................................................................................................................. 22 2.2.4. Đánh giá các tổn thất về chất lượng lúa...................................................................22 2.2.4.1. Phơi và sấy............................................................................................................ 22 2.2.4.2. Tồn trữ.................................................................................................................. 22 2.2.5. Phương pháp xác định các chỉ tiêu phẩm chất hạt gạo............................................ 23 2.2.5.1. Phương pháp xác định nhiệt độ trở hồ qua độ phân hủy kiềm............................. 23 2.2.5.2. Phương pháp xác định hàm lượng amylose.......................................................... 24 2.2.5.3. Phương pháp phân tích độ bền gel........................................................................26 2.2.5.4. Xác định mùi thơm............................................................................................... 26 2.2.6. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu....................................................................27 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................... 28 3.1. Mô tả vùng và điểm nghiên cứu................................................................................. 28 3.1.1. Huyện Châu Thành và xã Vĩnh An - Châu Thành - An Giang................................28 3.1.2. Huyện Châu Phú và xã Bình Mỹ - Châu Phú - An Giang....................................... 30 3.1.3. Huyên Châu Thanh va xã Vĩnh Hòa Hiêp - Châu Thanh - Kiên Giang.................. 30 3.1.4. Huyện Tân Hiệp và xã Tân Hiệp B - Huyện Tân Hiệp - Kiên Giang......................30 3.1.5. Nông trường Động Cát, xã Ba Sao - Huyện Cao Lãnh - Đồng Tháp...................... 33 3.1.5.1. Tổng quan chung...................................................................................................33 3.1.5.2. Vị trí địa lý............................................................................................................ 33 3.1.5.3. Đặc điểm khí hậu - thủy văn - thổ nhưỡng........................................................... 33 3.1.5.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội......................................................................................33 3.1.5.5. Đặc điểm Nông Trường Động Cát........................................................................33 3.2. Kết quả điều tra tình hình tổn thất STH......................................................................36 3.2.1. Phân bố mẫu điều tra................................................................................................36 3.2.2. Đánh giá hiện trạng các hoạt động STH ở cấp độ nông hộ tại 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp..................................................................... 37 3.2.2.1. Khâu cắt gom........................................................................................................ 37 3.2.2.2. Khâu tuốt lúa.........................................................................................................37 3.2.2.3. Khâu làm khô........................................................................................................38 3.2.2.4. Khâu tồn trữ.......................................................................................................... 39 3.2.2.5. Khâu vận chuyển...................................................................................................40 3.2.2.6. Khâu xay xát......................................................................................................... 40 v 3.2.2.7. Kết luận.................................................................................................................40 3.2.3. Đánh giá tổn thất STH ở cấp độ nông hộ 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp...........................................................................................................41 3.2.3.1. Cơ sở đánh giá...................................................................................................... 41 3.2.3.2. Tổn thất trong khâu cắt gom................................................................................. 41 3.2.3.3. Tổn thất trong khâu suốt....................................................................................... 42 3.2.3.4. Tổn thất trong khâu vận chuyển............................................................................42 3.2.3.5. Tổn thất trong khâu làm khô.................................................................................42 3.2.3.6. Tổn thất trong khâu tồn trữ................................................................................... 43 3.2.3.7. Tổn thất trong khâu xay xát.................................................................................. 43 3.2.3.8. Kết luận.................................................................................................................43 3.3. Tổn thất STH thực nghiệm trên ruộng đồng...............................................................44 3.3.1. So sánh tổn thất cắt gom ......................................................................................... 44 3.3.2. So sánh tổn thất vận chuyển ....................................................................................46 3.3.3. So sánh tổn thất tuốt.................................................................................................47 3.3.4. So sánh tổn thất phơi (truyền thống) với sấy (cải tiến)............................................49 3.3.5. So sánh tổn thất máy xay di động với nhà máy xay cỡ lớn .................................... 50 3.3.6. So sánh tổn thất tồn trữ tại nhà với kho của nhà máy..............................................51 3.4. Tổn thất về chất lượng lúa gạo tồn trữ và xay xát...................................................... 53 3.4.1. Đặc tính xay xát....................................................................................................... 54 3.4.2. Đặc tính nấu ăn........................................................................................................ 55 3.4.2.1. Ảnh hưởng của ẩm độ tồn trữ lên đặc tính nấu ăn hạt gạo .................................. 55 3.4.2.2.Ảnh hưởng của phương pháp phơi và sấy lên đặc tính nấu ăn hạt gạo .................55 3.4.2.3. Ảnh hưởng của thời gian tồn trữ lên đặc tính nấu ăn hạt gạo lúa phơi.................56 3.4.2.4. Ảnh hưởng của thời gian tồn trữ lên đặc tính nấu ăn hạt gạo lúa sấy...................58 3.5. So sánh tổn thất STH giữa phỏng vấn với thí nghiệm................................................ 59 3.5.1. So sánh tổn thất cắt lúa bằng liềm giữa thí nghiệm và phỏng vấn...........................59 3.5.2. So sánh tổn thất vận chuyển giữa thí nghiệm và phỏng vấn ...................................60 3.5.3. So sánh tổn thất lúa do suốt giữa thí nghiệm và phỏng vấn.................................... 60 3.5.4. So sánh tổn thất do làm khô giữa thí nghiệm và phỏng vấn.................................... 61 3.5.5. So sánh tổn thất tồn trữ tại nhà giữa thí nghiệm và phỏng vấn................................62 3.5.6. So sánh tổn thất máy xay di động giữa thí nghiệm và phỏng vấn .......................... 63 3.6. Cải tiến các công đoạn STH để giảm tổn thất.............................................................64 3.6.1. Cải tiến trong khâu cắt gom..................................................................................... 65 3.6.1.1. So sánh hiệu quả giữa máy gặt xếp dãy và cắt tay bằng liềm...............................65 vi 3.6.1.2. So sánh hiệu quả giữa máy gặt đập liên hợp với các phương tiện khác............... 66 3.6.1.3. Cải tiến các công đoạn trước thu hoạch ...............................................................68 3.6.2. Cải tiến trong khâu suốt........................................................................................... 69 3.6.3. Cải tiến trong khâu vận chuyển............................................................................... 69 3.6.4. Cải tiến trong khâu làm khô.....................................................................................69 3.6.5. Cải tiến trong khâu tồn trữ....................................................................................... 70 3.6.6. Cải tiến trong khâu xay xát...................................................................................... 70 3.7. Sử dụng các phương pháp khuyến nông có hiệu quả ................................................ 71 3.7.1. Chuẩn bị các phương tiện nghe nhìn ...................................................................... 71 3.7.2. Tổ chức trình diễn 4 công đoạn cải tiến ................................................................. 71 3.7.3. Tổ chức báo cáo lại kết quả thí nghiệm tại các vùng trọng điểm lúa ..................... 71 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................. 73 4.1. Kết luận.......................................................................................................................73 4.2. Kiến nghị.....................................................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 77 PHỤ CHƯƠNG ................................................................................................................ 79 Phụ chương 1. Tài liệu báo cáo khuyến nông ................................................................... 80 Phụ chương 2.1. Đặc điểm một số giống lúa ................................................................... 84 Phụ chương 2.2.Thông số kỹ thuật của một số máy gặt lúa. .......................................... 86 Phụ chương 3. Hiệu quả kinh tế của máy gặt xếp dãy.......................................................89 Phụ chương 4. Phiếu điều tra hộ nông dân........................................................................ 90 Phụ chương 5. Kết quả phân tích phẩm chất gạo của Viện lúa ĐBSCL .......................... 96 Phụ chương 6. Các bảng kiểm định T-test về số lượng................................................... 97 Phụ chương 7. Các bảng kiểm định T-test chất lượng .....................................................105 Phụ chương hình ảnh thực hiện đề tài...............................................................................113 vii DANH SÁCH BẢNG Tựa bảng Trang Bảng 1: Sự tổn thất sau thu hoạch của lúa gạo ở các nước Đông Nam Á .................... 4 Bảng 2: Sự hao thất sau thu hoạch lúa gạo ở Nhật Bản...................................... 4 Bảng 3: Sự hao thất sau thu hoạch lúa gạo ở đồng bằng Sông Hồng............................ 10 Bảng 4: Trung bình tổn thất STH theo mùa vụ ở ĐBSCL............................................ 12 Bảng 5: Diện tích - Năng suất - Sản lượng lúa tại 2 huyện Châu Thành và Tân Hiệp – Kiên Giang qua các vụ năm 2005..................................................31 Bảng 6: Phân bố mẫu điều tra........................................................................................36 Bảng 7: Chi phí cắt gom năm 2006............................................................................... 37 Bảng 8: Chi phí suốt năm 2006..................................................................................... 37 Bảng 9: Hiện trạng phơi sấy năm 2006......................................................................... 38 Bảng 10: Hiện trạng bảo quản 3 tỉnh năm 2006 ........................................................... 39 Bảng 11: Hiện trạng vận chuyển năm 2006...................................................................40 Bảng 12: Hiện trạng xay xát năm 2006......................................................................... 40 Bảng 13: Tổn thất sau thu hoạch qua các công đoạn thu hoạch và STH.......................41 Bảng 14: Tổn thất trong khâu cắt gom năm 2006......................................................... 42 Bảng 15: Tổn thất trong khâu tuốt năm 2006................................................................ 42 Bảng 16: Tổn thất trong khâu vận chuyển năm 2006....................................................42 Bảng 17: Tổn thất trong khâu làm khô năm 2006......................................................... 43 Bảng 18: Tổn thất trong khâu tồn trữ năm 2006............................................................43 Bảng 19: Tổn thất trong khâu xay xát năm 2006...........................................................43 Bảng 20: Tổn thất các khâu sau thu hoạch năm 2006................................................... 44 Bảng 21: So sánh tổn thất cắt gom theo phương tiện ................................................... 45 Bảng 22: So sánh tổn thất cắt gom theo vụ mùa............................................................45 Bảng 23: So sánh tổn thất vận chuyển theo phương tiện ..............................................46 Bảng 24: So sánh tổn thất vận chuyển theo vụ mùa ..................................................... 46 Bảng 25: So sánh tổn thất tuốt theo phương tiện ..........................................................48 Bảng 26: So sánh tổn thất tuốt theo vụ mùa ................................................................. 48 Bảng 27: So sánh tổn thất phơi với sấy......................................................................... 49 Bảng 28: So sánh tổn thất phơi với sấy theo vụ mùa ....................................................50 Bảng 29: So sánh tổn thất xay xát theo phương tiện..................................................... 50 Bảng 30: So sánh tổn thất xay xát theo vụ mùa.............................................................51 viii Bảng 31: So sánh tổn thất tồn trữ tại nhà với kho của nhà máy vụ ĐX........................ 51 Bảng 32: So sánh tổn thất tồn trữ tại nhà với kho của nhà máy vụ HT.........................52 Bảng 33: So sánh tổn thất tồn trữ tại nhà theo vụ mùa..................................................52 Bảng 34: So sánh tổn thất tồn trữ tại kho theo vụ mùa..................................................53 Bảng 35: Đặc tính xay xát của các mẫu lúa phơi và sấy................................................54 Bảng 36: So sánh tỉ lệ gạo nguyên giữa phơi và sấy..................................................... 54 Bảng 37: Ảnh hưởng của ẩm độ tồn trữ lên đặc tính nấu ăn hạt gạo.............................55 Bảng 38: Ảnh hưởng của phương pháp phơi và sấy lên đặc tính nấu ăn hạt gạo..........56 Bảng 39: Ảnh hưởng của thời gian tồn trữ lên đặc tính nấu ăn hạt gạo lúa phơi.......... 56 Bảng 40: Ảnh hưởng tương tác giữa thời gian tồn trữ và ẩm độ lên tỷ lệ dài/rộng hạt lúa phơi.................................................................................................... 57 Bảng 41: Ảnh hưởng tương tác giữa thời gian tồn trữ và ẩm độ lên độ bền gel hạt lúa phơi ....................................................................................................................... 57 Bảng 42: Ảnh hưởng của thời gian tồn trữ lên đặc tính nấu ăn hạt gạo lúa sấy............ 58 Bảng 43: Ảnh hưởng tương tác giữa thời gian tồn trữ và ẩm độ lên độ bền gel hạt gạo lúa sấy..................................................................................................................59 Bảng 44: So sánh tổn thất cắt lúa bằng liềm giữa thí nghiệm và phỏng vấn.................59 Bảng 45: So sánh tổn thất vận chuyển giữa thí nghiệm và phỏng vấn.......................... 60 Bảng 46: So sánh tổn thất tuốt giữa thí nghiệm và phỏng vấn ..................................... 61 Bảng 47: So sánh tổn thất phơi giữa thí nghiệm và phỏng vấn...................................... 61 Bảng 48: So sánh tổn thất sấy vỉ ngang giữa thí nghiệm và phỏng vấn........................ 62 Bảng 49: So sánh tổn thất tồn trữ tại nhà giữa thí nghiệm và phỏng vấn...................... 63 Bảng 50: So sánh tổn thất máy xay di động giữa thí nghiệm và phỏng vấn.................. 63 Bảng 51: Tổng tổn thất các công đoạn sau thu hoạch giữa thí nghiệm và phỏng vấn... 64 Bảng 52: So sánh tổn thất giữa các phương pháp từ cắt gom đến tuốt.......................... 66 Bảng 53: Hiệu quả kinh tế giữa các phương pháp từ cắt gom đến tuốt......................... 67 Bảng 54: Hiệu quả kinh tế giữa phương pháp cải tiến và truyền thống các công đoạn STH trung bình hai vụ lúa...................................................................................... 70 ix DANH SÁCH HÌNH Tựa hình Trang Hình 1: Cấu trúc hạt thóc...............................................................................................16 Hình 2: Công đoạn sau thu hoạch truyền thống và cải tiến đối với lúa gạo.................. 21 Hình 3: Vị trí các vùng nghiên cứu ở 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp ở ĐBSCL......................................................................................................... 29 Hình 4: Bản đồ vị trí các điểm thí nghiệm tỉnh An Giang.............................................29 Hình 5: Bản đồ vị trí các điểm thí nghiệm tỉnh Kiên Giang..........................................32 Hình 6: Bản đồ vị trí các điểm thí nghiệm tỉnh Đồng Tháp.......................................... 32 Hình 7: Bản đồ độ sâu ngập tỉnh An Giang...................................................................34 Hình 8: Bản đồ độ sâu ngập tỉnh Kiên Giang................................................................34 Hình 9: Bản đồ độ sâu ngập tỉnh Đồng Tháp................................................................ 35 Hình 10: Tỉ lệ tổn thất giữa cắt bằng liềm và máy gặt xếp dãy..................................... 44 Hình 11: Tỉ lệ tổn thất cắt gom giữa vụ ĐX với HT......................................................45 Hình 12: Tỉ lệ tổn thất vận chuyển giữa 2 phương pháp truyền thống và cải tiến.........46 Hình 13: Tỉ lệ tổn thất vận chuyển giữa vụ ĐX với HT................................................ 47 Hình 14: Tỉ lệ tổn thất tuốt giữa 2 phương pháp truyền thống và cải tiến.....................48 Hình 15: Tỉ lệ tổn thất tuốt giữa vụ ĐX với HT............................................................ 48 Hình 16: Tỉ lệ tổn thất giữa 2 phương pháp phơi và sấy .............................................. 49 Hình 17: Tỉ lệ tổn thất xay xát giữa máy xay di động và máy xay cỡ lớn.....................50 Hình 18: Tỉ lệ tổn thất tồn trữ giữa nhà với kho vụ ĐX................................................ 51 Hình 19: Tỉ lệ tổn thất tồn trữ giữa nhà với kho vụ HT......_.............................................52 Hình 20: Tỉ lệ tổn thất tồn trữ tại nhà theo vụ mùa....................................................... 53 Hình 21: Tỉ lệ tổn thất tồn trữ tại kho theo vụ mùa....................................................... 53 Hình 22: Tỉ lệ tổn thất cắt lúa bằng liềm giữa phỏng vấn và thí nghiệm...................... 60 Hình 23: Tỉ lệ tổn thất vận chuyển giữa thí nghiệm và phỏng vấn................................60 Hình 24: Tỉ lệ tổn thất tuốt giữa thí nghiệm và phỏng vấn............................................61 Hình 25: Tỉ lệ tổn thất phơi giữa phỏng vấn và thí nghiệm...........................................62 Hình 26: Tỉ lệ tổn thất sấy giữa phỏng vấn và thí nghiệm ............................................62 Hình 27: Tỉ lệ tổn thất tồn trữ tại nhà giữa thí nghiệm và phỏng vấn........................... 63 Hình 28: Tỉ lệ tổn thất xay di động giữa phỏng vấn và thí nghiệm .............................. 64 x ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có 2 triệu ha đất canh tác lúa, mỗi năm sản xuất ra khoảng 17,7 triệu tấn lúa, chiếm 52% sản lượng lương thực quốc gia nên hiện nay vẫn được xem là vùng trọng điểm lương thực của cả nước. Tuy nhiên, theo báo cáo tổng hợp tháng 6/2004 của đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đánh giá nhu cầu sau thu hoạch tại 12 tỉnh ĐBSCL” do Hợp phần Sau Thu Hoạch (PHHC) chủ trì cho thấy rằng tổng thất thoát sau thu hoạch bình quân năm là 11,86% (trong đó vụ ĐX 9,88; vụ HT 14,60%; TĐ 9,93). Nếu chỉ tính 2 vụ trong 1 năm thì phần trăm thất thoát là 23,72%. Từ đó, tính ra sản lượng thất thoát cả năm là 4,2 triệu tấn lúa tương đương với 1.050 tỉ đồng (giá lúa 2.500 đồng/kg). Nếu tính cho cả nước số thiệt hại nầy chắc chắn sẽ lớn hơn gấp đôi vì nhiều lý do trong đó có yếu tố trình độ canh tác. Đó là chưa kể đến những tổn thất về chất lượng. Trong các công đoạn sau thu hoạch, sự tổn thất dẫn đầu là cắt gom (2,97%), rồi đến xay xát (2,47%), phơi (2,42%), tuốt (1,90%), tồn trữ (1,80%) và thấp nhất là vận chuyển (0,30%). Từ kết quả nầy cho thấy rằng: các công đoạn STH nào sử dụng nhiều lao động thủ công và máy móc thô sơ thì tổn thất cao hơn; mùa vụ có nhiều mưa như HT và TĐ tổn thất cũng cao hơn ĐX. Từ đó, cũng đã thiết kế và sản xuất các máy móc như máy gặt xếp dãy, máy cắt tuốt lúa do sáng kiến của nông dân ở An Hòa, Châu Thành (An Giang), máy gặt đập liên hợp đã được trình diễn ở Nông trường Sông Hậu (TP Cần Thơ), các huyện của An Giang và Đồng Tháp; đổi mới các loại máy sấy cũ bằng các loại máy sấy mới có tính năng ưu việt hơn. Tuy nhiên, theo điều tra cơ bản hai công đoạn cắt gom + phơi chiếm trên 45% tổng tổn thất vẫn còn thực hiện chủ yếu bằng thủ công mặc dù nông dân được khuyến cáo cắt lúa bằng máy thay dần bằng tay để giảm công lao động và chi phí sản xuất cũng như dùng máy sấy thay cho phơi lúa bằng ánh sáng mặt trời. Điều nầy cho thấy công tác khuyến nông đóng vai trò hết sức to lớn trong việc phổ biến cho nông dân áp dụng được những cải tiến phương pháp STH nhằm nâng cao chất lượng giảm tổn thất lúa. Hiện trạng STH lúa của đất nước ta đang có nhiều vấn đề cần phải khắc phục và cải tiến để trước hết giảm tổn thất về số lượng và chất lượng nhờ vào máy móc nhằm làm giảm thủ công đồng thời cũng đáp ứng được hiện tượng thiếu nhân công do quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh hơn. Do vậy, cần có những nghiên cứu để tìm hiểu một cách chính xác nguyên nhân cùng với các tổn thất lượng và chất STH lúa truyền thống. Qua nghiên cứu cơ bản, các nhóm điều tra cũng đã tổng kết bước đầu được một số biện pháp cải tiến giá rẻ và các biện pháp chi phí cao đã được đề nghị. Các phương pháp nầy hiện nay có tầm quan trọng đặc biệt đối với tình hình STH tại ĐBSCL nói riêng và toàn đất nước Việt Nam nói chung. Trong một tương lai dài, các phương pháp giá rẻ và chi phí cao cần được nghiên cứu tỉ mỉ để hoàn thiện và chắc chắn sẽ được áp dụng rộng rãi góp phần làm giảm tổn thất STH. Xuất phát từ tính cấp thiết đó, nhu cầu cần phải có những thí nghiệm thực tế trên đồng ruộng và nhà máy xay lúa nhằm xác định số lượng và nguyên nhân gây ra tổn thất để cải tiến từng công đoạn với ít nhất là 4 công đoạn gồm cắt gom, phơi sấy, xay xát và tồn trữ. Đề tài "Cải tiến các công đoạn sau thu hoạch lúa truyền thống để giảm tổn thất" nhằm giải quyết mục tiêu tổng quát nói trên. 1 Mục tiêu cụ thể của đề tài: - Đánh giá tác động của các phương pháp sau thu hoạch truyền thống đến tổn thất STH về lượng và chất đối với lúa của hộ nông dân. - Cải tiến các phương pháp STH truyền thống để giảm bớt tổn thất và nâng cao chất lượng lúa. - Sử dụng các phương pháp khuyến nông có hiệu quả nhằm hướng dẫn nông dân thực hiện các cải tiến STH để nâng cao chất lượng, giảm tổn thất. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm sau thu hoạch Đã từ lâu nền nông nghiệp trên thế giới, người ta phân chia thành hai công đoạn: công đoạn trước thu hoạch (pre – harvest stage) và công đoạn sau thu hoạch (post – harvest stage). Mỗi công đoạn đều có công nghệ đặc trưng riêng của nó. Theo Bounre (1977), do Lê Doãn Diên (2002) trích dẫn, đề xuất khái niệm “sau thu hoạch” và sau đó được Viện hàn lâm khoa học quốc gia Hoa Kỳ và Harris cũng như Linblah bổ sung sửa đổi như sau: “Công đoạn sau thu hoạch bắt đầu từ lúc sản phẩm ăn được tách rời khỏi cây trồng vốn đã sản sinh ra sản phẩm đó do hành động có chủ tâm của con người với ý định bắt đầu từ sản phẩm nầy và đưa nó vào bữa ăn”. Do đó, công đoạn sau thu hoạch chấm dứt và kết thúc khi lương thực, thực phẩm trở thành vật sở hữu của người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy công đoạn sau thu hoạch có thể bao gồm các khâu sau đây: - Thu hoạch (harvesting) - Các hoạt động trước bảo quản (pre - storage activities) như sơ chế, tuốt, đập (threshing), phơi sấy (drying), làm sạch (cleaning), phân loại (grading) ... - Bảo quản (storing) - Chế biến, xay xát (processing, milling) - Kiểm soát và quản lý chất lượng (quality control) - Vận chuyển (transporting) - Thương mại (commercial activities) - Tiêu dùng (consumption) Các khâu sau thu hoạch nói trên tác động qua lại và liên quan mật thiết với nhau, đồng thời hình thành một hệ thống sau thu hoạch. Theo Hợp Phần Xử Lý Sau Thu Hoạch (2004), công đoạn sau thu hoạch gồm các khâu: cắt gom, tuốt, làm khô, vận chuyển, tồn trữ và xay xát. 1.1.2. Khái niệm về tổn thất sau thu hoạch Theo Hà Thanh Toàn (2000), hao hụt sau thu hoạch là sự hao hụt về chất lượng và số lượng có thể đo được của sản phẩm gồm các khâu: 3 Nông nghiệp Công đoạn trước thu hoạch Công nghệ trước thu hoạch Công đoạn sau thu hoạch Công nghệ sau thu hoạch Hao hụt khối lượng: có thể được định nghĩa là sự hao hụt về khối lượng của hạt qua một thời gian khảo sát từ khi thu hoạch đến khi được tiêu thụ. Hao hụt về chất lượng: biểu hiện của sự hao hụt về chất lượng hạt là những thay đổi ảnh hưởng đến các yếu tố như trạng thái bên ngoài, hình dạng, kích thước cũng như mùi vị của hạt. Hao hụt về dinh dưỡng: hao hụt về chất khô ăn được có thể dẫn đến sự hao hụt các chất dinh dưỡng có trong hạt thực phẩm. Hao hụt về khả năng sống, nẩy mầm: sự suy giảm khả năng nẩy mầm để phát triển thành chồi khỏe mạnh và vững chắc chính là biểu hiện của hao hụt về khả năng sống, nẩy mầm, sự hao hụt rất quan trọng khi hạt được sử dụng làm giống. Sự hư hỏng: sự hư hỏng là sự phá hủy do tác nhân vật lý, thường là sự hao hụt về khối lượng hoặc sự phá hỏng của hạt. Sự hư hỏng vật lý có thể xảy ra trong tuốt quá trình thu hoạch, đập, nghiền. Sự hao hụt về kinh tế: tổng hao hụt về chất lượng và số lượng của sản phẩm hay còn có nghĩa là hao hụt về thu nhập của nông dân. Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới (FAO) thì tùy theo các yếu tố môi trường, tùy thuộc độ mau hỏng của nông sản, lương thực, thực phẩm và tùy theo các kỹ thuật và các công nghệ sau thu hoạch đã sử dụng mà các tổn thất nầy có thể lên đến 100%. Nếu tính trung bình thì đối với các loại hạt, tổn thất sau thu hoạch là 10%, đối với các loại cây có củ là 10 – 20%, còn đối với rau quả là 10 – 30%. Theo số liệu của Trung tâm đào tạo nghiên cứu nông nghiệp vùng Đông Nam Á (SEARCA) thì sự hao hụt sau thu hoạch về lúa gạo ở các nước Đông Nam Á biến thiên từ 10% đến 37% và được phân bố như ở Bảng 1. Bảng 1: Sự tổn thất sau thu hoạch của lúa gạo ở các nước Đông Nam Á Các hoạt động sau thu hoạch Sự tổn thất (%) Cắt Vận chuyển Đập và làm sạch Phơi sấy Bảo quản Xay xát chế biến 1 – 3 1 – 7 2 – 6 2 – 5 2 – 6 2 – 10 Tổng cộng 10 – 37 Nguồn: SEARCA Bảng 2: Sự hao thất sau thu hoạch lúa gạo ở Nhật Bản Các hoạt động sau thu hoạch Sự hao thất (%) Cắt gom Vận chuyển Tuốt, đập Sấy Xay thành gạo lật Vận chuyển và bảo quản gạo lật Xát trắng gạo lật Đến tay người bán buôn Đến tay người bán lẻ 2 Không đáng kể 0,8 – 2,4 (Tùy loại máy, trung bình là 1) Không đáng kể 0,2 – 0,3 0,3 0,3 0,1 0,2 Tổng cộng 3,9 – 5,6 4 Nguồn: Bộ Nông Lâm Nhật Bản, do Lê Doãn Diên, 2002 trích dẫn Theo thống kê của Bộ Nông Lâm Nhật Bản, sự hao thất sau thu hoạch của lúa gạo ở Nhật Bản chỉ khoảng 3,9 – 5,6% (Bảng 2) - thấp nhất thế giới. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Lương thực bị mất sau quá trình thu hoạch như chế biến, bị hỏng do côn trùng và các loài gặm nhấm hay những nhân tố khác. Việc giảm tổn thất là cần thiết để tăng cường sản xuất trong tương lai. Lượng tổn thất tùy loại hoa màu, đất nước, vùng khí hậu… Kết quả ước lượng tổng thất thoát lương thực từ 10 – 40% (Satin, 1997). Một nghiên cứu bởi Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) ở Philippines đánh giá từ 5 - 16% lượng lúa gạo bị mất trong quá trình thu hoạch bao gồm , tuốt, vận chuyển, làm sạch. Trong thời kỳ sau thu hoạch, thêm 5 - 21% bị mất trong làm khô, bảo quản, xay xát và chế biến. Tổng lượng thất thoát là 10 - 37% tổng lượng lúa. Gần đây, theo báo cáo điều tra về tình trạng thất thoát lúa, ở Trung Quốc là 5 - 23% và Việt Nam 10 - 25%. Lượng tổn thất do thu hoạch 1 - 3%, quá trình buôn bán 2 - 7%, tuốt 2 - 6%, làm khô 1 - 5%, tồn trữ 2 - 6%, vận chuyển 2 - 10%. Tổng lượng tổn thất 10 - 37% (Satin, 1997). Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (2004), tổn thất STH đối với lúa gạo ở Việt Nam vào loại cao nhất Châu Á, dao động khoảng 9 - 17%. Tại các quốc gia sản xuất nông nghiệp lớn như Ấn Độ thất thoát chỉ 3 - 3,5%, Băng-la-đet 7%, Pakixtan 2 - 10%. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.2.2.1. Hiện trạng công nghệ sau thu hoạch tại Việt Nam * Tình hình thu hoạch lúa Ở ĐBSCL chỉ có khoảng 434 máy lúa (chủ yếu là máy cải tiến). Nhưng trong thời gian qua nhu cầu về nhân công lúa rất cao. Trong khi đó một số nông dân đã sử dụng máy đeo vai, máy lúa rải hàng để thu hoạch nhưng việc ứng dụng nầy còn rất nhiều hạn chế là do: điều kiện kênh rạch và khó thu hoạch được những lúa đổ ngã, rơm dài, do đó khó tuốt và tốn công gom nhiều. Cho nên việc thu hoạch lúa của nông hộ ở ĐBSCL chủ yếu thuê mướn nhân công bằng tay với liềm hay vòng và thường thiếu lao động lúc cao điểm thu hoạch. Do thiếu lao động nên nông dân phải trả chi phí để lúa, đặc biệt trong mùa lũ. Điều nầy dẫn đến thu hoạch trễ gây hao hụt ngoài đồng cao (Hợp Phần Xử Lý Sau Thu Hoạch, 2004). Theo Dương Thái Công (2005), máy cũng phát triển trong vài năm gần đây. Các loại máy hiện có chủ yếu ở ĐBSCL như: - Máy cải tiến từ máy cắt cỏ (máy mang vai) - Máy gặt xếp dãy - Máy gặt đập liên hợp Tuy nhiên từng loại máy có những ưu nhược điểm khác nhau và tùy vào từng điều kiện thực tế của từng vùng mà chúng được ứng dụng. Nhưng hiện nay loại công cụ thu hoạch lúa chủ yếu là cắt bằng tay, sử dụng liềm và lực lượng nhân công tại chỗ hoặc tại các xã, huyện, tỉnh khác đến. Thông thường nhân công làm dịch vụ cắt gom (ngố) là vào vụ ĐX và cắt lòi vụ HT. Ưu nhược điểm của cắt bằng tay là: 5 - Có thể được mọi địa hình trong mọi điều kiện của đồng ruộng ở mọi tình trạng của lúa. - Cắt chậm, năng suất thấp, khoảng 2 người/công/ngày, rơi rụng nhiều, giá nhân công cao. Không đáp ứng kịp thời cho việc quay vòng thời vụ. Theo Nguyễn Bồng (2004), thực tế ở ĐBSCL cũng cho thấy rằng, sau khi lúa bằng máy gặt xếp dãy, khâu gom lúa đến chỗ đập thường gặp khó khăn do người gom cho rằng, gom lúa bằng máy sẽ khó khăn hơn lúa bằng tay và lại đòi hỏi chi phí cao hơn. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm trở ngại việc phát triển máy . Theo Ngô Văn Hóa (2004), tình hình thu hoạch lúa ở An Giang chủ yếu là thủ công. Các loại máy hiện nay gồm máy cải tiến từ máy cắt cỏ, máy cắt xếp dãy, máy gặt đập liên hợp,… Tình hình dịch vụ lúa: - Cắt lúa bằng tay: sử dụng liềm và lực lượng nhân công tại chỗ hoặc từ các xã huyện, tỉnh khác đến. Thông thường nhân công làm nhiệm vụ cắt và gom vào vụ ĐX và cắt lòi vào vụ HT do lũ. Giá thường biến động do thời điểm, tình trạng cây lúa và thường do nhân công nâng giá. Ưu điểm: có thể cắt được mọi địa hình trong nhiều điều kiện của ruộng đồng, mọi tình trạng của cây lúa. Nhược điểm: cắt chậm, năng suất thấp, khoảng 2 người/công/ngày, rơi rụng. - Máy cắt mang vai: được cải tiến từ máy cắt cỏ; có thể nói đây là máy có nhiều điều được tranh luận. Ưu điểm: máy gọn nhẹ, giá thành rất rẻ so với các loại máy khác, thuận lợi khi hoạt động, không mất nhiều thời gian và công sức khi mang máy ra hoạt động ngoài ruộng. Nhược điểm: cần phải học vận hành kỹ trước khi đi vào sử dụng, độ an toàn thấp. Chi phí nhiên liệu cho 1.000 m2 khoảng 1 lít xăng (11.000 đồng). - Máy gặt xếp dãy: hiện nay ở An Giang có nhiều loại máy gặt xếp dãy được nông dân áp dụng trên đồng ruộng được sản xuất từ các tỉnh khác nhau như An Giang, Đồng Tháp, Long An. Loại máy gặt xếp dãy do Công ty Cơ khí An Giang sản xuất với công suất thiết kế 2 ha/ngày chiếm đa số. Ưu điểm: đối với máy gặt xếp dãy có công suất lớn có thể giải quyết được việc khan hiếm nhân công, cắt sạch gọn, ít rơi rụng, đáp ứng thời vụ. Nhược điểm: lúa bông lúa hơi dài, rất nặng cho máy tuốt nên máy tuốt rất ngại khi tuốt lúa máy gặt xếp dãy, lúa cắt rải trên đồng nên khi gom lại tuốt tốn nhiều công, lúa ngã và nhiều lá ủ thì khả năng hoạt động của máy kém. - Máy gặt đập liên hợp: Ưu điểm: đây là máy có thể đáp ứng được mọi yêu cầu của người nông dân, nhanh, gọn, vừa vừa tuốt, đáp ứng thời vụ. Nhược điểm: điều kiện hoạt động của máy nầy tương đối hạn hẹp do có trọng tải lớn, khi hoạt động trong những đồng ruộng có mặt nền ruộng yếu dễ bị lún, lúa bị đổ ngã có nhiều lá ủ máy không cắt được, lên xuống và đi lại phải có phương tiện hỗ trợ chuyên chở. 6 * Dịch vụ tuốt lúa Theo Phạm Xuân Vượng (1999), nếu căn cứ vào mức độ phức tạp máy tuốt lúa ta chia ra làm 3 loại: - Máy tuốt đơn giản thường chỉ có bộ phận tuốt. Sản phẩm sau khi tuốt là một hỗn hợp gồm hạt và các tạp chất nhỏ. - Máy tuốt lúa loại nữa phức tạp gồm bộ tuốt, bộ phận giũ rơm và hệ thống làm sạch sơ bộ. Sản phẩm sau khi tuốt là thóc đã làm sạch sơ bộ khỏi các tạp chất lớn, rơm và vụn rơm riêng. - Máy tuốt lúa loại phức tạp gồm bộ phận tuốt, bộ phận giũ rơm và nhiều hệ thống làm sạch. Sản phẩm sau khi đập là thóc tương đối sạch, rơm và vụn rơm riêng. Đồng thời có trang bị thêm hệ thống cung cấp lúa vào cho bộ phận tuốt và hạt thu đã được phân ra một số loại nhất định. Phần lớn nông dân ĐBSCL hiện nay đều sử dụng máy tuốt để lúa. Đa số nông dân sử dụng máy tuốt từ dịch vụ tuốt có ở địa phương, nơi khác đến hoặc nông dân tự trang bị. Thường có hai loại cỡ máy tuốt thông dụng là loại trống đập dài 1,2 – 1,4 m (nhỏ) và 1,6 – 1,8 m (lớn). Các loại máy nầy có thể di chuyển nhờ ghe xuồng hay có gắn bánh xe để di chuyển đến nơi tuốt lúa. Đặc biệt trong điều kiện đồng ruộng ở ĐBSCL ở một số vùng khó vận chuyển, bờ nhỏ, đường hẹp nông dân thường sử dụng máy tuốt loại nhỏ (Hợp Phần Xử Lý Sau Thu Hoạch, 2004). Theo Nguyễn Văn Minh và ctv. (2002), tuốt lúa ở tỉnh An Giang hiện nay đã được cơ giới hóa 100%, trong toàn tỉnh có 2.372 máy tuốt và chủ yếu do tư nhân đầu tư. Chủ tuốt thường cung cấp dịch vụ cho nông dân ở cùng xã hoặc các xã lân cận. Các máy tuốt thường có công suất trung bình từ 1 - 5 tấn/giờ, sử dụng các động cơ từ 15 – 30 HP của Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam. Riêng thùng tuốt được thiết kế ở các cơ sở sản xuất máy tuốt địa phương. Nhìn chung số lượng và chất lượng dịch vụ máy tuốt ở An Giang đang trong giai đoạn cạnh tranh và cơ bản đáp ứng nhu cầu của nông dân. * Công nghệ làm khô Phơi nắng Theo kết quả điều tra Hợp Phần Xử Lý Sau Thu Hoạch (2004), ở ĐBSCL có trên 90% nông dân áp dụng phương pháp phơi. Đa số nông dân phơi trên sân đất (42% hộ), phơi sân xi măng (38% hộ), một số nơi nông dân phơi lúa trên lộ, sân công cộng do không có nhiều sân phơi. Theo Dương Thái Công (2004) có rất nhiều hình thức phơi nắng như: - Phơi mớ: bông lúa sau khi cắt được để lại phơi trên đồng trước khi gom. Phơi mớ vào vụ ĐX nhằm giảm chi phí và thời gian cho công đoạn phơi hạt. Đa số nông dân phơi mớ đều chưa quan tâm đến vấn đề rạn nứt hạt gạo của lúa phơi mớ, họ chỉ quan tâm đến chi phí và thời gian phơi. - Phơi trên sân gạch, xi măng sau khi tuốt lúa. - Phơi trên nền đất: sân phơi thường là nền sân trước nhà, bờ kênh... Nông dân phơi lúa trên nền đất có lót lưới cước để giữ sạch lúa và giảm hao hụt lúa. Phương pháp nầy có ưu điểm là tận dụng được những nền đất trên bờ kênh, sân nhà. Tuy nhiên, cần phải tốn nhiều chi phí đầu tư cho lưới cước, đệm cao su để đậy lúa và thuê mướn nhân công phơi lúa. Chi phí cho hoạt động phơi trung bình khoảng 48.000 đồng/tấn vào mùa ĐX và 128.000 đồng/tấn vào vụ HT, cao gấp 2,7 lần mùa ĐX và tương đương với chi phí sấy lúa. 7 Làm khô bằng máy sấy Phần lớn nông dân ở ĐBSCL có tập quán phơi lúa, họ chỉ sấy lúa khi nào không thể phơi được. Ngay cả những nơi có máy sấy sẵn sàng, khi tuốt lúa xong họ vẫn chờ nắng để phơi và chỉ đem sấy khi nào mưa nhiều không thể phơi được. Toàn ĐBSCL ước tính có khoảng 2.946 máy sấy các loại, trong đó cỡ máy dưới 4 tấn/mẻ khoảng 374 máy, 4 – 6 tấn/mẻ khoảng 1.401 máy và trên 8 tấn/mẻ khoảng 672 máy. Theo nông dân có hai lý do khiến họ hạn chế sử dụng phương pháp sấy, thứ nhất là công vận chuyển lúa từ nhà đến máy sấy rất cao (12.000 đồng/tấn/km) và hai là chi phí sấy lúa khá cao (70.000 – 80.000 đồng/tấn) trong khi giá bán giữa lúa phơi và lúa sấy thì như nhau (Hợp Phần Xử Lý Sau Thu Hoạch, 2004). Theo Nguyễn Văn Xuân và ctv. (2002), các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang là một trong các tỉnh có số lượng máy sấy cao nhất 12 tỉnh ĐBSCL. Trong đó riêng tỉnh Kiên Giang có số lượng máy sấy nhiều nhất (770 máy) chủ yếu là máy sấy tĩnh vỉ ngang và máy sấy rất rẻ không đáng kể (5 máy), lượng máy sấy hiện còn mất cân đối giữa các địa phương trong tỉnh. Theo Nguyễn Văn Minh và ctv. (2002), trong toàn tỉnh An Giang có 494 máy sấy các loại. Chủ yếu là máy sấy tĩnh vỉ ngang, ngoài ra còn có các loại máy sấy đảo gió, tháp chóp ống lưới, loại máy sấy cải tiến vỉ ngang và loại sấy SRR. Nhìn chung dịch vụ sấy lúa còn ở qui mô nhỏ, chưa mang tính chuyên nghiệp. Nông dân tự trang bị máy sấy cho gia đình và dòng họ, sau thời gian sấy xong sẽ chuyển sang làm dịch vụ sấy cho các nông dân khác trong cùng xã. Tuy nhiên, cũng có một số hộ bắt đầu đầu tư cho dịch vụ sấy chuyên nghiệp. * Vận chuyển Hiện trạng vận chuyển lúa của nông dân An Giang chủ yếu bằng dịch vụ ghe, xe kéo (xe bò hoặc xe cải tiến). Vào mùa HT vận chuyển lúa chủ yếu bằng ghe do nước lũ về. Tùy thuộc vào địa bàn, đoạn đường và phương tiện mà giá vận chuyển cao hay thấp. Thông thường lúa được cắt lòi bằng ghe hay xuồng từ đồng tập trung về sân để tuốt (Dương Thái Công, 2004). Theo Nguyễn Văn Minh và ctv. (2003), phương tiện vận chuyển lúa ở Sóc Trăng như ghe, xuồng máy, máy kéo, xe bò, xe trâu trong đó chủ yếu bằng ghe xuồng máy. Dịch vụ vận chuyển có giá khác nhau theo phương tiện và quãng đường vận chuyển. Giá vận chuyển trung bình khoảng 32.000 – 35.000 đồng/tấn. Nhìn chung, dịch vụ vận chuyển vẫn chưa đáp ứng đủ vào thời điểm thu hoạch tập trung, nhất là vụ HT do nhân công của địa phương bị thu hút vào nuôi trồng thủy sản và công ty chế biến thủy sản. * Tồn trữ và bảo quản Nông dân nhiều nơi ở ĐBSCL chưa quan tâm đến việc tồn trữ và bảo quản lúa lâu dài mà sau khi thu hoạch họ có thể bán ngay lúa tươi hoặc giữ một vài tháng sau đó bán lúa cho thương lái. Rất ít nông dân trữ lúa để chờ bán với giá cao. Theo kết quả điều tra có khoảng 50% nông dân bán lúa tươi ngay sau khi thu hoạch với sản lượng trên 40%. Hầu hết nông dân có tồn trữ lúa với mục đích để ăn hoặc làm giống. Thông thường trong 100% thu hoạch được, nông dân để khoảng 2 – 4% sản lượng lúa làm giống và 14 – 16% sản lượng dành để ăn. Việc tồn trữ chủ yếu là chứa trong bao và đem chất đống trong một góc nhà (Hợp Phần Xử Lý Sau Thu Hoạch, 2004). Theo Nguyễn Văn Minh và ctv. (2002), nông dân An Giang bảo quản lúa chủ yếu ở qui mô hộ gia đình nhằm mục đích chờ giá, để ăn hoặc làm giống và chủ yếu là theo kinh nghiệm cá nhân. Theo kết quả điều tra có khoảng 49,5% hộ nông dân bảo nhằm 8 mục đích chờ giá, phần còn lại sau khi phơi khô là bán ngay vì họ cần tiền để trả ngân hàng, đầu tư cho vụ kế tiếp và những chi phí khác. Phương tiện bảo quản lúa của nông dân An Giang chủ yếu là bao PP với sức chứa 45 – 50 kg/bao. Theo nông dân thì bảo quản bằng bao sẽ dễ dàng hơn trong việc bán và giảm được rủi ro do thay đổi ẩm độ trong quá trình bảo quản. Theo Bùi Song Cầu và Nguyễn Ngọc Hùng (2004), hiện nay vùng ĐBSCL tồn trữ lúa theo hai dạng: với qui mô tồn trữ vừa và nhỏ ở các nông hộ từ 1 - 20 tấn hoặc với qui mô tồn trữ lớn ở các công ty, xí nghiệp. Cả hai qui mô tồn trữ dùng phương pháp bảo quản khô trong kho ở dạng chứa trong bao. * Xay xát Hiện trạng toàn tỉnh An Giang có khoảng 782 máy xay xát các loại chủ yếu với hai quy mô như: Xay xát quy mô nhỏ lẻ (xay xát bằng máy di động): loại nầy có công suất nhỏ, chủ yếu phục vụ cho đối tượng nông dân xay xát lúa ăn gia đình. Dịch vụ nầy cơ bản đáp ứng nhu cầu xay xát nhỏ lẻ của nông dân nhờ tính tiện lợi của nó. Xay xát quy mô lớn (công nghiệp): công suất xay xát 2 – 2,5 tấn gạo/giờ chủ yếu phục vụ cho nhu cầu xay xát quy mô công nghiệp. Các dịch vụ xay xát nầy không tiến hành theo hình thức hợp đồng mà chủ yếu là hình thức thỏa thuận giữa chủ nhà máy với tư thương xay gạo do sự bị động của thị trường xuất khẩu gạo. Thông thường, sản phẩm gạo lật cung cấp cho các nhà máy lau bóng có độ ẩm cao, đôi khi đến 18%, gây khó khăn cho công đoạn lau bóng do phải xử lý ẩm độ của gạo lật, điều nầy làm tăng giá thành lau bóng và giảm chất lượng gạo xuất khẩu. Để khắc phục tình trạng nầy, cần phải làm khô nguyên liệu đến ẩm độ thích hợp (14,5 – 15,5%) trước khi đem xay xát. 1.2.2.2. Tầm quan trọng của tổn thất sau thu hoạch Theo Lê Doãn Diên (2004), mọi phương tiện và thiết bị bảo quản sau thu hoạch các loại nông sản, các loại lương thực thực phẩm đều rất quan trọng với nông dân và chủ trang trại, xí nghiệp, các nhà máy sản xuất và chế biến, lưu thông và tiêu thụ lương thực thực phẩm. Các phương tiện và thiết bị rất cần thiết nhằm đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cho mỗi gia đình nông dân cũng như cho toàn cộng đồng cho đến vụ thu hoạch tiếp sau, đồng thời đảm bảo việc bán các loại nông sản, các loại lương thực, thực phẩm với giá có lợi cho nông dân. Mục tiêu của việc bảo quản các loại nông sản nhằm tạo điều kiện thích ứng về môi trường để bảo vệ một cách tốt nhất các loại nông sản, đồng thời duy trì số lượng và chất lượng của chúng. Như vậy, sẽ giảm được sự tổn thất. Ngoài sự tổn thất về số lượng, sự tổn thất về chất lượng cũng rất đáng kể. Các loại nấm mốc trong quá trình bảo quản hạt không đúng kỹ thuật sẽ làm giảm đáng kể tỉ lệ các aminoacid và một số aminoacid không thay thế. Nấm mốc cũng gây ra sự tổn thất về chất lượng protein trong hạt. Điều nầy sẽ gây ảnh hưởng xấu trong dinh dưỡng khi dùng các loại nông sản làm nguyên liệu để chế biến. Tất cả những điều nói trên đã chứng tỏ tầm quan trọng của công đoạn sau thu hoạch trong hệ thống nông nghiệp của mỗi nước, đặc biệt là ở Việt Nam. * Sự tổn thất về số lượng 9 Là sự tổn thất về trọng lượng các loại nông sản, lương thực, thực phẩm gây ra do các loại côn trùng, chuột và chim trong quá trình thu hoạch, các công đoạn sau thu hoạch và quá trình bảo quản. * Sự tổn thất về chất lượng Là sự tổn thất về mặt dinh dưỡng, tổn thất về mặt hóa học thông qua sự lây nhiễm của các loại nấm mốc độc hại hoặc là sự lây nhiễm của các chất từ bên ngoài. 1.2.2.3. Tình hình tổn thất sau thu hoạch * Tình hình chung Ở các nước phát triển, các tổn thất trong những khâu chế biến, bảo quản và vận chuyển nông sản, lương thực, thực phẩm nói chung đều thấp, bởi vì các thiết bị sử dụng cho mục đích nầy đều đạt hiệu quả cao, kho tồn trữ có chất lượng tốt và đầy đủ phương tiện, ngoài ra lại được kiểm soát chặt chẽ, có những tiêu chuẩn hợp lý và có những cán bộ, nhân viên quản lý tinh thông nghiệp vụ. Ngược lại, ở những nước đang phát triển, các tổn thất trong các khâu chế biến, bảo quản và vận chuyển nông sản, lương thực, thực phẩm thường có chiều hướng cao vì thiếu các phương tiện và thường là thiếu hiểu biết về các phương pháp để quản lý đúng mức nông sản, lương thực, thực phẩm (Lê Doãn Diên, 2004). Theo thống kê, tại Việt Nam tỉ lệ tổn thất lúa STH trung bình rất cao, từ 13 - 16%, trong đó tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ là 15%; 10% tại ĐBSH và 15% tại ĐBSCL. Nếu tính chi li, hàng năm tổng sản lượng lúa của cả nước từ 35,5 - 36 triệu tấn thì tỉ lệ thất thoát mỗi năm cũng trên dưới 2 triệu tấn lúa. Nếu quy ra thành tiền thì mất cả ngàn tỷ đồng (Nông Nghiệp Việt Nam, 2005). Sản xuất hàng hóa nông sản của nước ta còn đứng trước nhiều khó khăn. Sau những gánh nặng về giống, vốn, phân bón và kỹ thuật canh tác, nhà nông còn phải đối mặt với tình trạng thất thoát STH. Đây là nỗi khổ thật sự, vì chỉ tính "sơ sơ" tổn thất lúa gạo, mỗi năm nước ta mất hơn 3.000 tỷ đồng (Nông Nghiệp Việt Nam, 2005). Quá trình sản xuất lúa gạo từ khi cắt, gom, tuốt, vận chuyển, phơi, chế biến, bảo quản và tiêu thụ có rất nhiều nguyên nhân làm hao hụt sản phẩm. Nếu không chú ý cẩn thận từng khâu sẽ gây “mất mùa trong nhà”, lượng lúa gạo bị hao hụt trong các khâu nầy có thể làm mất đến 30% sản phẩm (Nông Nghiệp Việt Nam, 2005). * Tình hình tổn thất lúa sau thu hoạch ở Đồng Bằng Sông Hồng Theo cuộc điều tra tiến hành năm 1990 – 1991 của Viện Công Nghệ sau thu hoạch phối hợp với Tổng Cục Thống kê, sự hao thất ở các khâu trong hệ thống sau thu hoạch lúa gạo ở ĐBSH được thể hiện như sau: Bảng 3: Sự hao thất sau thu hoạch lúa gạo ở đồng bằng Sông Hồng Các hoạt động sau thu hoạch Sự tổn thất (%) Lúc thu hoạch 1,3 – 1,7 Lúc vận chuyển 1,2 – 1,5 Lúc tuốt 1,4 – 1,8 Lúc phơi sấy, làm sạch 1,9 – 2,1 Lúc bảo quản 3,2 – 3,9 Lúc xay xát 4,0 – 5,0 Tổng cộng 13,0 – 16,0 (Nguồn: Lê Doãn Diên, 2002) 10 * Tình hình tổn thất lúa sau thu hoạch ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ĐBSCL là vùng có tỉ lệ tổn thất cao nhất nước. Năm 1999 khu vực nầy sản xuất gần 17 triệu tấn lúa, với mức thiệt hại 20%, ĐBSCL mất 3 – 3,5 triệu tấn lúa, tương đương sản lượng của hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng cộng lại. Tổn thất STH không chỉ làm giảm sản lượng, chất lượng, mà còn làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập của nông dân. Chỉ riêng đối với sản xuất lúa ở ĐBSCL, mỗi 1% tổn thất STH làm thiệt hại tới 7 triệu USD. Với tỉ lệ tổn thất 20 – 30% mỗi năm đối với lúa gạo, Việt Nam đã mất tới 150 – 200 triệu USD (Hà Yên, 2003). Mặc dù ĐBSCL là vùng sản xuất ra một khối lượng lớn lúa gạo cho cả nước nhưng những hỗ trợ và các dịch vụ cho nông dân trồng lúa vẫn còn giới hạn. Có nhiều nông dân trồng lúa vẫn nghèo và thiếu các phương tiện sản xuất, đặc biệt là thiếu các phương tiện cho các khâu STH và quản lý kém dẫn đến những thất thoát rất nghiêm trọng STH (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2004). ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, tổng sản lượng hàng năm khoảng 17 triệu tấn. Lúa HT và TĐ thường thu hoạch trong thời gian mưa bão lũ lụt. Do đó sản lượng hao hụt giai đoạn STH là rất lớn (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2004). Theo Nguyễn Duy Cần (2004), kết quả phân tích và dựa vào kết quả sản xuất lúa toàn vùng ĐBSCL, sản lượng vụ ĐX là 8.631.700 tấn, vụ HT là 6.509.700 tấn và vụ TĐ là 2.581.800 tấn thì lượng lúa thất thoát vụ ĐX là 830.369,54 tấn (khoảng 9,62%), vụ HT là 808.504,74 tấn (12,42%) và vụ TĐ là 287.096,16 tấn (11,31%). Tổng cộng thất thoát của cả năm là 1.925.974 tấn lúa tương đương với 3.370,454 tỷ đồng. 1.2.2.4. Thực trạng tổn thất sau thu hoạch ở các công đoạn Theo Tạp chí Nghiên cứu sản phẩm bảo quản của Canada, hiện nay, tổn thất sau thu hoạch do côn trùng, vi khuẩn phá hoại và các nhân tố khác chiếm 10 - 25% tổng sản lượng nông sản toàn thế giới. Tại Việt Nam, đối với rau quả, do công nghiệp chế biến từ khâu thu hoạch, lựa chọn, bảo quản chủ yếu vẫn còn thủ công nên tỉ lệ tổn thất sau thu hoạch lên tới 20 - 25%. Đó là chưa kể, công nghệ bảo quản và phương tiện vận chuyển thiếu và lạc hậu, chất lượng thấp, giá thành cao, sản phẩm chưa có sức cạnh tranh trong xuất khẩu. Hay như một số mặt hàng lương thực, tỉ lệ thất thoát trong khâu thu hoạch và STH là 8 - 10%, thậm chí, vụ HT ở ĐBSCL là 15% (Nông Nghiệp Việt Nam, 2006). Thất thoát STH, tiến sĩ Tạ Quốc Tuấn khẳng định "Bất cứ một khâu, một động tác nào cũng đều gây ra thất thoát lúa, kể cả ở những khu ruộng thử nghiệm, ruộng mẫu của Viện Lúa. Khi lúa chín phải thuê nông dân tới thu hoạch. Ngay từ động tác đầu tiên của họ là cắt lúa đã gây ra thất thoát vì cắt được bó lúa nào là họ ném ngay xuống đất. Tiếp đó, những người đi thu gom lúa lại một chỗ cũng làm hạt lúa bị rơi vã._. cần khoảng 3 – 5 người là có thể giải quyết cả công đoạn thu hoạch với hiệu quả công việc khá cao khoảng 1 - 3 ha/ngày. 67 Mặc dù qua phân tích cũng như các đặc tính của máy gặt đập liên hợp có rất nhiều những ưu điểm và tiện dụng trong các công đoạn thu hoạch nhưng hiện nay việc ứng dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp nói chung và áp dụng máy gặt xếp dãy trong công đoạn thu hoạch nói riêng hầu như chưa được ứng dụng. Đặc biệt ở khu vực ĐBSCL nói chung và các tỉnh An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp nói riêng chỉ có một vài nông dân áp dụng nhưng chỉ mang tính thử nghiệm, chưa thực sự áp dụng hoàn toàn. Sở dĩ máy gặt đập liên hợp chưa được ứng dụng rộng rãi bởi vì có những mặt hạn chế như sau: - Máy gặt xếp dãy cũng có hình dạng, cơ chế vận hành và nhu cầu về điều kiện đồng ruộng gần giống như máy gặt xếp dãy nên hạn chế của nó cũng giống như máy gặt xếp dãy như đã nêu ở phần hạn chế của máy gặt xếp dãy. Ngoài ra, máy gặt đập liên hợp còn có những yếu tố chưa phù hợp với nhu cầu của người nông dân: - Chi phí đầu tư cũng là vấn đề đáng ngại cho người dân, một khoảng chi phí khá lớn: đối với máy GĐLH – 1,2 có giá tham khảo 30 triệu đồng, mức giá này có thể chấp nhận được nhưng hiệu quả không tốt, sản phẩm còn bị lẫn tạp chất quá nhiều vì không có bộ phận làm sạch. Còn máy 4ZL – 1.8 thì chất lượng tương đối ổn và chấp nhận được nhưng chi phí đầu tư lại quá cao khoảng 100 triệu đồng/máy gây trở ngại lớn cho việc đầu tư. - Lúa hạt sau khi thu hoạch còn lẫn nhiều tạp chất (thân rơm gẫy, lá ủ...) làm cho sản phẩm không được đánh giá cao dẫn đến giá bán thấp thậm chí còn phải qua khâu làm sạch mới có thể bán được. Cụ thể là máy GĐLH – 1,2 do không có bộ phận làm sạch. Đối với máy 4ZL – 1.8 thì độ sạch tương đối hơn. 3.6.1.3. Cải tiến các công đoạn trước thu hoạch Tuy nhiên, muốn sử dụng máy cắt xếp dãy hay máy gặt đập liên hợp để thay thế cho cắt lúa thủ công cần phải giải quyết tốt các công đoạn trước thu hoạch hay nói cách khác là các biện pháp canh tác cây lúa, cụ thể như sau: * Khâu làm đất Trước khi gieo sạ cần chuẩn bị nền đất bằng phẳng và hạn chế tối đa bờ phân cách giữa các mẫu ruộng để tạo điều kiện thuận lợi cho máy vận hành một cách dễ dàng và có hiệu quả. Bên cạnh đó, mặt ruộng bằng phẳng còn hạn chế được sự tổn thất do lỗi cắt của máy thường hay xảy ra trên những mẫu ruộng không bằng phẳng. * Sử dụng giống chất lượng cao, kháng đổ ngã Có thể nói yếu tố giống là một trong những yếu tố quan trọng nhất bởi vì máy chỉ có thể cắt được những cây lúa đứng hoặc chỉ ngã không quá 450, chính vì vậy cần phải chọn gieo những giống lúa cứng cây. Ngoài ra, tính đồng đều về chiều cao cây cũng như tính dai của bông rất cần thiết, có như vậy sự tổn thất trong khâu cắt của máy mới có thể hạn chế được. Do đó, cần thiết phải chọn giống cứng cây ít đổ ngã, hạt ít rụng giống lúa có chất lượng cao (lúa nguyên chủng, xác nhận) để lúa khi chín đạt độ đồng đều cao, tránh tình trạng tổn thất do lúa chưa đạt độ chín hoặc lúa quá chín, hạt sẽ dễ bị rụng trong quá trình thu hoạch. * Biện pháp canh tác + Chuẩn bị kỹ đồng ruộng, lúa khi chín rút nước kịp thời, bón phân cân đối, hợp lý, cần áp dụng biện pháp sạ hàng… 68 + Yếu tố thời tiết: cần thu hoạch vào những ngày nắng tránh mưa dầm thì các công đoạn thu hoạch sẽ thuận tiện hơn. + Thu hoạch đúng độ chín của lúa (lúc lúa chín từ 90 - 95%), trải lưới bạt khi gom lúa, nên áp dụng máy gặt xếp dãy để thu hoạch lúa, nếu cắt lúa bằng tay thì thao tác phải nhẹ nhàng, tránh rơi rụng. * Bón phân cân đối để lúa cứng cây, tránh sử dụng quá nhiều phân đạm Đối với tình hình hiện nay, chăm sóc cây lúa đang theo một xu hướng chạy theo năng suất mà không chú ý đến hiệu quả kinh tế. Tập quán lạm dụng phân bón của đại đa số nông dân ở ĐBSCL, nhất là phân đạm đã gây nên hậu quả rất nghiêm trọng là tạo điều kiện thuận lợi cho rầy nâu và bệnh đạo ôn phát triển và lây lan, gián tiếp làm lúa dễ rụng khi cắt. Bón phân đạm dư còn để lại hậu quả làm cho thân cây lúa bị yếu, rất dễ gây nên tổn thất do lúa rụng và đặc biệt là trở ngại cho sự cơ giới hóa không thể sử dụng máy cắt được. Chính vì vậy, trong chăm sóc cần phải bón phân cân đối và phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa để đảm bảo cho cây lúa được phát triển tốt, không đổ ngã. Phần lớn nông dân ở Nam bộ đã biết sử dụng phân kali trước khi cắt 20 - 30 ngày để làm hạt chắc đồng thời cũng giúp cây lúa cứng thân chống được đổ ngã giảm tổn thất cắt lúa. * Xây dựng cơ bản đồng ruộng, đầu tư thủy lợi nội đồng Đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng để có thể tiêu nước trên toàn bộ cánh đồng trong thời điểm thu hoạch. Ngoài ra, nên chú ý đến việc trang bằng mặt ruộng qua nhiều năm để tiện cơ giới hóa trong việc đưa máy cắt và máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch lúa. 3.6.2. Cải tiến trong khâu suốt - Tiêu chuẩn hóa các thông số kỹ thuật cũng như các nguyên vật liệu để chế tạo, sản xuất ra máy tuốt nhằm tránh đi sự mất cân bằng về giá thành sản xuất cho người dân. - Các công ty, cơ sở sản xuất và các nhà chế tạo máy cần nghiên cứu để hạn chế lúa theo rơm ra khỏi guồng suốt. - Chọn vị trí bằng phẳng, phù hợp với yêu cầu về độ nghiêng mà máy vận hành đạt chất lượng tốt nhất (hạt lúa sạch, lúa sót ít, chỗ hứng lúa tiện lợi tránh vun vãi ra ngoài,...) để đặt máy, trải lưới cước quanh máy tuốt để hứng lúa rụng. - Cần thành lập nhóm hay tổ hợp tác nhằm phục vụ kịp thời và ổn định giá cả. - Chọn mua máy suốt chất lượng, tỉ lệ tổn thất dưới 1%, hệ thống quạt giê lúa, lưới sàn tạp chất và thiết kế động cơ với tốc độ quay của trống đập thích hợp và cần xem xét các răng trên trống đập. - Người đứng suốt cần quan sát đống lúa, cắt dài hay ngắn, rạ ướt hay rạ khô, suốt ngay sau khi gặt hay ủ qua đêm,... để điều chỉnh lượng nguyên liệu đưa vào máy suốt (vì thông thường chủ máy suốt cho động cơ chạy tốc độ cao và nạp lúa nhiều để hoàn thành sớm). 3.6.3. Cải tiến trong khâu vận chuyển - Bao bì đựng lúa phải chất lượng; trang bị đầy đủ lưới cước, dây chằng chắc chắn cho phương tiện vận chuyển, không làm rách bao để tránh rơi vãi nhằm hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất. - Vận chuyển càng nhanh càng tốt nhằm tránh tổn thất về chất lượng. 69 3.6.4. Cải tiến trong khâu làm khô - Các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chú trọng nhiều hơn nữa trong việc hỗ trợ vốn cho nông dân để đầu tư mua máy sấy cải tiến có thể theo qui mô nhỏ hộ gia đình. - Các cơ quan khuyến nông cần kết hợp với các nhà kỹ thuật để hướng dẫn cho các chủ lò sấy về kỹ thuật và cấp giấy chứng nhận vận hành để đảm bảo chất lượng. - Mở nhiều cuộc hội thảo cho người dân để tìm hiểu nguyên nhân tại sao không chấp nhận máy sấy để có những giải pháp cụ thể hướng họ đến sự tin tưởng tuyệt đối vào chất lượng của máy sấy. 3.6.5. Cải tiến trong khâu tồn trữ - Nhà nước cần đầu tư hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho những người có khả năng xây dựng những kho vựa lúa để thu mua tập trung. Trong công tác thu mua nên qui chuẩn lúa ở độ ẩm 14% để giảm hao hụt về số lượng và chất lượng khi bảo quản và xay xát. - Quan trọng hơn nên thành lập những công ty, doanh nghiệp có một qui trình khép kín từ cung cấp phân bón nông dược đến thu mua lúa tươi tại ruộng sau đó tiến hành các công đoạn còn lại để xuất gạo bán trong nước hoặc xuất khẩu ra nước ngoài với số lượng lớn. Có như vậy mới giảm được lượng lúa tổn thất lẻ tẻ qua các khâu như làm khô, vận chuyển, tồn trữ, xay chà ở từng hộ nông dân và sẽ là một số lượng lớn nếu tổng chung tất cả các lượng lúa đó, ngoài ra còn giảm được khoản chi phí cho đầu tư các thiết bị bảo quản và vận chuyển tại nhà cho nông dân. - Đối với những nông hộ bảo quản lúa với số lượng ít nhằm mục đích để ăn hoặc làm giống nên kết hợp vừa dùng bao chứa lúa vừa dựng manh bồ xung quanh để tránh đi tổn thất do côn trùng hoặc các gia cầm trong gia đình cắn phá. - Đối với những nông hộ bảo quản với sô lượng nhiều, vựa lúa nhà hoặc thu mua thêm vựa lại để chờ giá nên có đầu tư sao cho hiệu quả kinh tế. Nên xây dựng nhà kho kiên cố trữ lúa để hạn chế tối đa mức độ tổn thất do chuột, sâu bọ. Đồng thời, nhằm tránh được sự giảm phẩm chất hạt lúa do mưa dột hoặc ẩm ướt của nền nơi bảo quản. - Riêng đối với những hộ có số lượng lúa không ít cũng không nhiều thì không nên bảo quản vì nếu giá có tăng cũng không lời bao nhiêu mà lại gây khó khăn và tốn kém trong tồn trữ. 3.6.6. Cải tiến trong khâu xay xát - Không nên xay chà nhỏ lẻ vì tổn thất của các máy xay chà lưu động rất lớn so với các nhà máy lớn. Để làm được điều này nhà nước cần điều chỉnh giá lúa và giá gạo sao cho cân đối và có như vậy mới có thể thực hiện được vòng tuần hoàn thu mua lúa của nông dân rồi xay chà và bán lại gạo cho họ. Bảng 54 sẽ cho thấy rõ hơn hiệu quả kinh tế của tất cả các công đoạn STH giữa hai phương pháp truyền thống và cải tiến. Bảng 54: Hiệu quả kinh tế giữa phương pháp cải tiến và truyền thống các công đoạn STH trung bình hai vụ lúa Đvt: 1.000 đ/tấn Các công đoạn PP cải tiến PP truyền thống Cắt, gom 89,74 102,57 Suốt 56,41 56,41 70 Vận chuyển 36,36 36,36 Làm khô 187,73 66,67 Bảo quản 30,00 32,86 Xay xát 120,00 122,49 Tổng 520,24 417,36 3.7. SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG CÓ HIỆU QUẢ Qua kết quả thí nghiêm đồng thời cũng qua phân tích ưu khuyết điểm cũng như các mặt tồn tại của phương pháp cải tiến để giảm tổn thất STH, chúng tôi thấy cần có những biện pháp khuyến nông nhằm vào các khâu tổn thất lớn như cắt gom, xay xát, phơi và tồn trữ như sau: 3.7.1. Chuẩn bị các phương tiện nghe nhìn - Thực hiện một bộ phim video về tiến trình và kết quả thí nghiệm. Nội dung phim cho thấy được sự tổn thất lúa ở 6 công đoạn STH, tiến trình làm thí nghiệm tại 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp từ đó tổng quát hóa cho toàn ĐBSCL. - Thực hiện 100.000 tờ bướm, 100.000 áp phích với nội dung trình bày sự tổn thất lúa ở 6 công đoạn STH và biện pháp khắc phục 4 công đoạn chủ yếu. - Thực hiện các panô quảng cáo tại các xã trọng điểm cũng với nội dung trên. 3.7.2. Tổ chức trình diễn 4 công đoạn cải tiến - Trình diễn thí nghiệm so sánh tổn thất về lượng STH giữa cắt bằng tay, cắt bằng máy và cắt bằng máy liên hợp để cho tất cả các đối tượng có liên quan như khuyến nông viên cấp xã, nông dân, thương lái, bạn hàng xáo, chủ nhà máy xay, chủ lò sấy đến tham quan . - Trình diễn thí nghiệm so sánh tổn thất về lượng và chất STH giữa phơi và sấy lúa ở cấp xã. - Trình diễn thí nghiệm so sánh tổn thất về xay xát tại nhà máy lớn và máy xay di động cấp cộng đồng làng xã. - Trình diễn thí nghiệm so sánh tổn thất về tồn trữ bằng bao pp tại nông hộ và kho chứa lớn tại nhà máy xay hoặc kho chứa qui mô lớn có nhấn mạnh đến tổn thất về chất lượng tồn trữ. 3.7.3. Tổ chức báo cáo lại kết quả thí nghiệm tại các vùng trọng điểm lúa Tại các tỉnh ĐBSCL chọn các huyện trọng điểm về lúa để tổ chức các cuộc báo cáo lại kết quả thí nghiệm. Nội dung tài liệu báo cáo khuyến nông theo phụ chương 1 đính kèm. Công cụ hỗ trợ cho các báo cáo nầy là phim ảnh video, tờ bướm, tranh ảnh, áp phích.. Phương pháp tổ chức là hội thảo với qui mô 30 – 40 người/cuộc gồm hai đối tượng chủ yếu: - Khuyến nông viên cấp xã 71 - Nông dân, thương lái, bạn hàng xáo, chủ nhà máy xay, chủ lò sấy, chủ máy cắt. Nội dung báo cáo gồm đánh giá và so sánh tổn thất STH giữa phương pháp cải tiến và truyền thống, nguyên nhân và cách cải tiến phương pháp truyền thống đặc biệt là 4 công đoạn cắt gom, phơi sấy, xay xát và tồn trữ. Giới thiệu và tuyên truyền các ưu điểm của máy gặt xếp dãy và ưu việt hơn cả là máy gặt liên hợp có thể giảm cả tổn thất số lượng và chất lượng. Lợi điểm của phương pháp sấy tốt hơn phơi về chất lượng gạo cho xuất khẩu cũng như giảm tổn thất về lượng khi thu hoạch vụ Hè thu gặp mưa lúa bị hư. Cải tiến phương pháp tồn trữ trong bao pp tại nhà bằng cách kê kích và giữ nơi khô ráo tránh bị ẩm mốc, biện pháp diệt chuột và xông hơi sâu mọt bằng hóa chất. Khuyến khich tồn trữ lúa tại những nhà kho của nhà máy lớn vừa bảo đảm phẩm chất lúa gạo tồn trữ vừa bảo đảm được đầu ra của sản phẩm không bị mất giá. 72 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Từ kết quả điều tra hiện trạng về các hoạt động và đánh giá tổn thất STH ở 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp nhằm củng cố cho những thí nghiệm trên đồng ruộng có phân tích thống kê của 3 tỉnh này, chúng tôi có những nhận xét về tổn thất của các công đoạn STH như sau: * Tổn thất về số lượng Nhìn chung tổn thất về số lượng ở các công đoạn STH đều được nông dân đánh giá cao hơn so với thực nghiệm tại đồng ruộng. Trong đó, phương pháp cải tiến với tổng tổn thất thấp nhất 9,65% và phương pháp truyền thống thực nghiệm trên đồng ruộng là 10,56% thấp hơn so với phỏng vấn là 12,56% trong vụ Đông Xuân. Vụ Hè Thu tổn thất cao hơn với mức tổn thất tuần tự là 12,85%; 15,07% và 15,09%. Tổn thất ở từng công đoạn có thể tóm lược theo bảng sau Tổn thất các công đoạn sau thu hoạch giữa thí nghiệm và phỏng vấn Đvt: % Công đoạn Đông Xuân Hè Thu Truyền thống Cải tiến Phỏng vấn Truyền thống Cải tiến Phỏng vấn Cắt gom 1,44 1,40 2,14 1,87 1,60 2,62 Vận chuyển 1,14 0,99 0,48 2,10 1,73 0,71 Suốt 1,56 1,49 1,84 2,57 2,37 2,33 Phơi hoặc sấy 1,42 1,29 2,11 2,14 1,84 2,52 Xay xát 2,29 1,90 3,54 3,00 2,10 4,09 Tồn trữ 3 tháng 2,71 2,58 2,35 3,39 3,21 2,82 Tổng 10,56 9,65 12,46 15,07 12,85 15,09 Các tổn thất nầy còn có thể giảm xuống nhiều hơn nữa nhờ vào những biện pháp trước thu hoạch như giống tốt, ruộng đất bằng phẳng, chủ động tưới tiêu nước nhất là khi thu hoạch. Ngoài ra, cần phải áp dụng cơ giới hóa trong tất cả các công đoạn STH lúa là một nhu cầu vô cùng bức thiết. - Trong công đoạn cắt gom, tình hình áp dụng máy gặt xếp dãy của 3 tỉnh chỉ ở mức độ một vài hộ, còn máy gặt đập liên hợp hầu như chưa được áp dụng mà chỉ được trình diễn. Tuy vậy, theo quan điểm phát triển, mặc dù chưa được sử dụng phổ biến song các ưu thế của máy xếp dãy và đặc biệt là máy gặt đập liên hợp so với cắt tay đã được nông dân biết đến và theo xu thế này cơ giới hóa trong thu hoạch lúa sẽ được áp dụng rộng rãi. - Trái lại, trong khâu suốt thì đã được cơ giới hóa hoàn toàn. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là các loại máy do các công ty tư nhân chế tạo lại được nông dân chuộng hơn so với các loại máy do các xí nghiệp lớn chế tạo, chủ yếu là do chi phí đầu tư thấp hơn. Chính vì vậy, tổn thất vẫn còn ở mức tương đối cao. Nên vấn đề làm cách nào để người dân thấy được hiệu quả của các loại máy do các xí nghiệp cơ khí lớn dù chi phí đầu tư cao; nhân tiện kích thích sự tìm tòi và sáng tạo của các nhà chế tạo máy tư nhân đầu tư hơn nữa, để giúp tổn thất lúa của nông dân trong công đoạn này đến mức thấp nhất là rất cần thiết. 73 - Còn đối với khâu vận chuyển ở điều kiện và tình hình hiện nay mức độ ảnh hưởng đến tổn thất có thể chấp nhận được, đồng thời chưa có một giải pháp nào tốt hơn để cải thiện ngoại trừ sử dụng máy gặt đập liên hợp sẽ triệt tiêu tổn thất nầy. Theo số liệu thí nghiệm, tổn thất cắt gom do máy gặt xếp dãy thấp nhất (ĐX: 1,4%; HT: 1,6%). Nếu nơi nào áp dụng được máy gặt đập liên hợp thì sẽ giãm cả 3 khâu cắt gom, vận chuyển, suốt xuống còn 0,86% so với dùng máy gặt xếp dãy (3,88%) và phương pháp truyền thống là 4,14%. Do đó, cần phải phổ biến để nông dân áp dụng rộng rãi. - Công đoạn làm khô hiện nay vẫn tồn tại song song hai phương pháp phơi và sấy nhưng phương pháp phơi là phổ biến hơn, đặc biệt trong vụ ĐX hầu như tất cả nông dân đều phơi. Theo thí nghiệm, tổn thất do sấy (ĐX: 1,29 và HT: 1,84%) rõ ràng thấp hơn so với phương pháp truyền thống (ĐX: 1,42 và HT: 2,14%). Tuy nhiên, việc sấy lúa chưa được áp dụng rộng rãi là do nhận định của người dân về chất lượng hạt lúa của máy sấy chưa chính xác và một phần do các chủ lò sấy chưa hiểu rõ về phương pháp cũng như kỹ thuật vận hành và chạy theo lợi nhuận nên làm cho chất lượng của hạt lúa sấy chưa thật sự tốt. Do vậy, cần có những biện pháp khắc phục những nhìn nhận của người dân và đặc biệt là các chủ lò sấy. - Về tồn trữ, nhìn chung lúa ở 3 tỉnh thí nghiệm chủ yếu được tồn trữ ở qui mô nhỏ cấp nông hộ, chưa có những kho vựa lúa lớn tập trung, nên tổn thất vẫn còn khá cao so với khả năng có thể làm giảm tổn thất, mặc dù so với các công đoạn STH khác thì nó tổn thất thấp nhất, lý do là vì tồn trữ tại nhà có quá nhiều nguyên nhân gây tổn thất so với tồn trữ tại kho lớn đầy đủ trang bị. Chính vì vậy, cần phải có hướng giải quyết để hạn chế tối đa tồn trữ tại nhà qui mô nhỏ, có thể không tồn trữ tại nhà mà bán cho các chủ vựa lúa lớn có kho chứa hoặc đầu tư xây kho kiên cố ở nông hộ nếu có điều kiện. - Hiện nay các nhà máy cố định tại các xã đã giải quyết được việc xay lúa với tỉ lệ tổn thất ít và phẩm chất tốt. Tuy nhiên, vùng nông thôn sâu vẫn phải sử dụng những máy xay di động chạy trên đường hoặc dưới sông để giải quyết tại chỗ nên lượng hao hụt cao hơn. Nhưng đây chỉ là biện pháp cần thiết để xay lúa ăn, nên tác động của nó đến phẩm chất gạo chỉ đối với thị trường nội địa mà không ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu. Cho nên vấn đề còn lại chỉ cải tiến các nhà máy xay cố định để nâng cao hơn nữa phẩm chất gạo và giảm thiểu tối đa tổn thất về số lượng. * Tổn thất về chất lượng Trong các công đoạn STH lúa ở ĐBSCL, công đoạn cắt gom và phơi có hao hụt về chất lượng lớn nhất chủ yếu là do mưa làm hạt lúa bị mọc mầm, giảm phẩm chất dẫn đến giảm giá bán trong vụ HT. Sự giảm giá nầy theo kết quả phỏng vấn chiếm từ 2 - 3% nếu thu hoạch vào những ngày mưa nhiều. Nếu trời không mưa, có nắng tốt thì không có sự mất mát do giảm giá nầy. Điều nầy cho thấy tính cần thiết của máy sấy để khắc phục sự lệ thuộc vào thời tiết như mưa, nắng, ẩm độ cao mà theo kết quả nghiên cứu máy sấy không những làm giảm đáng kể tỉ lệ bóc vỏ, tỉ lệ xay chà mà còn làm tăng tỉ lệ gạo nguyên hơn lúa phơi. Công đoạn suốt và vận chuyển không ghi nhận có sự khác biệt nào giữa biện pháp cải tiến và biện pháp truyền thống vì trong thí nghiệm thực hiện gần giống nhau, chỉ hơi sai khác là lúa cắt bằng tay hoặc băng máy cắt xếp dãy đem đi suốt. Trong công đoạn tồn trữ lúa phơi và sấy gần như không có sự tổn thất về chất lượng lúa tồn trữ theo chiều hướng xấu, mà chỉ có sự biến đổi về chiều dài và tỉ lệ D/R đặc biệt là những biến đổi trong thành phần hóa học của hạt lúa như hàm lượng amylose, độ bền gel và độ trở hồ. Những biến đổi hóa học nầy lại diễn ra theo hướng tốt 74 tức làm cho đặc tính nấu ăn của gạo mềm cơm và ngon cơm hơn. Tuy nhiên, đối với lúa sấy có sự biến đổi tốt hơn lúa phơi. Trước tình hình tổn thất trong các công đoạn STH, để giảm thiểu được mức độ tổn thất cần có những biện pháp cụ thể cho từng công đoạn theo hướng cơ giới hóa là chủ yếu, như sau: + Nên cơ giới hóa công đoạn cắt gom có thể chuyển giai đoạn từng bước, thay thế cắt bằng liềm bằng máy gặt xếp dãy hoặc tiến đến máy gặt đập liên hợp tùy điều kiện cụ thể từng vùng. + Trong khâu suốt cần tiêu chuẩn hóa các thông số kỹ thuật của máy suốt. + Làm khô phải hướng đến hình thức sấy và cần phải đảm bảo chất lượng bằng cách chú ý thành lập các đội ngũ giám sát về trình độ kỹ thuật và nhận thức của các chủ dịch vụ sấy. + Phải xây dựng những kho tồn trữ kiên cố, hạn chế tối đa hoặc có thể xóa bỏ hình thức tồn trữ theo qui mô nhỏ lẻ hộ gia đình. + Tương tự, trong xay xát phải có những động thái nhằm làm tăng sự nhìn nhận và ưu thế hoạt động của các nhà máy lớn cố định. Tóm lại, qua thực nghiệm tại đồng ruộng và phỏng vấn tại 3 tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL tổn thất lúa trong công đoạn STH còn đang là vấn đề đáng quan tâm và cần có nhiều biện pháp phù hợp để giải quyết nhằm giảm tổn thất cho người dân nói riêng và nâng cao sản lượng và chất lượng lúa trong khu vực. Hầu như với sự nhìn nhận và đánh giá một cách chủ quan của người dân thì họ cho rằng tổn thất ở hầu hết các công đoạn STH đều cao hơn so với thực nghiệm. Mặc dù với cách nhìn của họ là cao hơn nhưng tại sao họ vẫn “cam chịu”, chấp nhận sự tổn thất này. Thực ra không phải họ chấp nhận như vậy nhưng bởi vì với họ, họ không thể và không đủ khả năng để đưa ra hướng giải quyết tốt hơn. Chính vì lẽ đó cơ giới hóa là vấn đề giải quyết tổn thất tốt nhất mà đó là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các nhà nghiên cứu ... phải làm như thế nào để giúp họ giải thoát được nỗi bức xúc này. 4.2. Kiến nghị - Xây dựng cơ bản đồng ruộng thỏa mãn yêu cầu phát triển cơ giới hóa: Công cuộc cơ giới hóa còn gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng đối với cả ĐBSCL và 3 tỉnh thí nghiệm nói riêng. Điều kiện tự nhiên cũng như qui hoạch của vùng chưa phù hợp với hướng cơ giới hóa trong các công đoạn STH nhất là khâu cắt gom, vận chuyển và tuốt lúa. Mặc dù với những tính năng kỹ thuật của máy gặt đập liên hợp hiện nay có thể nói tương đối hoàn chỉnh đáp ứng thỏa đáng nhu cầu giảm tổn thất cả về số lượng, chất lượng (độ sạch) và hiệu quả làm việc (công suất 1,5 – 3,5 ha/ngày). Tuy nhiên, nhu cầu làm việc của máy chưa được phù hợp với điều kiện của vùng, nhất là vụ HT máy không hoạt động được trong điều kiện ngập nước và lúa đổ ngã. Chính vì lẽ đó, chúng ta nên qui hoạch lại các cánh đồng mà đặc biệt là những cánh đồng bị ngập lũ. Xây dựng tuyến đê bao kiên cố nhưng cần phải có kế hoạch xả lũ định kỳ để bồi bổ phù sa và tránh lưu tồn hóa chất làm cho đất bị bạc màu và ô nhiễm môi trường nhất là môi trường nước; chủ động được công tác thủy lợi nội đồng đảm bảo trong canh tác và nền ruộng khô ráo trong thời điểm cắt gom thì dễ dàng áp dụng cơ giới hóa. Bên cạnh đó, bờ bao còn là tuyến giao thông chính yếu, thuận tiện cho sinh hoạt đi lại và là mấu chốt giúp cải thiện công đoạn vận chuyển, thu mua lúa của thương lái dễ dàng. - Tổ chức doanh nghiệp xuất nhập khẩu gạo đủ lớn, mạnh và mạng lưới thu mua lúa tươi có hiệu quả: Hiện nay tình hình thu mua lúa của nông dân chủ yếu là các 75 thương lái, hàng xáo rồi bán lại cho các công ty. Còn thực tại các công ty chưa thu mua trực tiếp tại ruộng của các nông dân nên thành phần lúa thu mua của họ không đồng đều có nhiều giống lúa và ở nhiều ẩm độ khác nhau nên phẩm chất lúa, gạo kém. Trong khi việc bán lúa tươi tại chỗ rất tiện lợi cho người dân họ khỏi phải đầu tư phương tiện, đồng thời giảm được tổn thất cho các công đoạn sau khi suốt như vận chuyển lúa hạt, phơi, tồn trữ cũng như xay xát. Hiện trạng bán lúa tươi của các nông dân của 3 tỉnh thí nghiệm chưa phổ biến nhưng cũng đã phôi thai. Cần phát huy thế mạnh của việc bán lúa tươi theo bài học ở Sóc Trăng và các tỉnh sát biển vừa giảm tổn thất sau thu hoạch vừa bán được giá cao hơn, giảm chi phí sản xuất đồng thời giảm bớt lao động nhọc nhằn của nông dân. Cho nên, vấn đề đặt ra là các công ty tổ chức thu mua trực tiếp tại ruộng của nông dân rất cần thiết. Vấn đề còn lại là tổ chức lại mạng lưới thu mua tại ruộng, tại nhà của các thương lái trực thuộc công ty và tiêu chuẩn hóa phẩm chất lúa gạo thu mua bán lại cho các công ty. Trước thực tại đó, nên xúc tiến thành lập những công ty xuất khẩu gạo lớn, đủ mạnh để đảm bảo giá thu mua lúa gạo của nông dân được ổn định, tương đối cao và đồng thời giá gạo xuất khẩu không bị lệ thuộc vào quốc tế như trước đây do không có thị trường ổn định. - Củng cố mối quan hệ chặt chẽ 4 nhà: Nên thực hiện đồng bộ chủ trương 4 nhà để giúp nông dân tránh được những tổn thất trong các công đoạn STH. Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước cần đầu tư và hỗ trợ cho nhà nông về các chính sách ưu đãi để đầu tư sản xuất; các nhà khoa học cần nghiên cứu và đưa ra những tiến bộ kỹ thuật canh tác tiên tiến giúp cho nhà nông sản xuất đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả. Các nhà doanh nghiệp cần chủ trì phân phối các giống lúa xác nhận có phẩm chất tốt cũng như các vật tư nông nghiệp cho nông dân đồng thời thu mua thành phẩm tại ruộng vào thời điểm thu hoạch theo giá sàn đã hợp đồng. Thêm vào đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải giữ vững giá xuất khẩu không được canh tranh nhau giảm giá và phải có đầu ra ổn định để có thể ký hợp đông với nông dân theo mức giá sàn cao và ổn định mới khuyến khích nông dân bán lúa cho doanh nghiệp không phá vỡ hợp đồng. Riêng nhà nông, do đã đuợc đảm bảo giá đầu ra thỏa đáng nhất, cần phải thực hiện đúng hợp đồng với doanh nghiệp để giữ vững sản lượng xuất khẩu. Có như vậy, ngoài việc giảm được tổn thất cho người dân, năng suất hay sản lượng được tăng và cả phẩm chất cũng đạt tiêu chuẩn cạnh tranh trên thế giới. Điều nầy có lợi cho cả doanh nghiệp và nông dân. - Áp dụng các biện pháp khuyến nông có hiệu quả: * Trình diễn các kết quả thí nghiệm của đề tài về so sánh tổn thất STH nhất là 4 công đoạn cắt gom, phơi sấy, xay xát và tồn trữ có tổn thất nhiều và có khả năng cơ giới hóa tại các tỉnh ĐBSCL. Ngoài ra, cần phải áp dụng những công cụ khác của khuyến nông như phim ảnh, video, áp phích, tờ rơi và tổ chức báo cáo kết quả thí nghiệm tới phạm vi làng xã để nông dân được biết và chấp nhận. * Thường xuyên cải tiến và đẩy mạnh hơn nữa những cuộc trình diễn khắp 13 tỉnh ĐBSCL các công cụ cơ giới thực nghiệm tại đồng ruộng tất cả các công đoạn STH nhất là máy cắt, máy gặt đập liên hợp, máy sấy có hiệu quả cao, mà chính bản thân người nông dân thực hiện để cho họ thấy được hiệu quả của cơ giới hóa, làm tăng thêm sự tin tưởng để họ mạnh dạn đầu tư cũng như tiếp nhận ưu điểm của việc cơ giới hóa trong thu hoạch. Ngoài ra, cũng cần phải chú ý khuyến nông về các thất thoát STH đến các đối tượng có liên quan mật thiết với nông dân như cán bộ khuyến nông, cán bộ nông nghiệp xã, hàng xáo, thương lái nằm trong dây chuyền thương mại lúa gạo. Được như vậy tổn thất STH sẽ giảm đi một lượng đáng kể và ngay cả phẩm chất cũng được nâng cao. 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TRONG NƯỚC Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. 2004. [trực tuyến]. Đọc từ: etail.asp?tn=tn&id Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang. 2000. Một số vấn đề cần biết về gạo xuất khẩu. NXB Nông Nghiệp TP. HCM. Bùi Song Cầu và Nguyễn Ngọc Hùng. 2004. Giới thiệu về hệ thống SiLô bảo quản lúa – 250 tấn. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất các mặt hàng nông, thủy sản tỉnh An Giang”. Cục thống kê. 2006. Niên giám thống kê tỉnh An Giang 2005. Nhà xuất bản Thống kê. Dương Thái Công. 2005. Ứng dụng các giải pháp phát triển công nghệ sau thu hoạch nâng cao chất lượng và hạ giá thành nông sản của tỉnh An Giang. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất các mặt hàng nông, thủy sản tỉnh An Giang”. Hà Thanh Toàn. 2000. Giáo trình Công Nghệ Sau Thu Hoạch Ngũ Cốc. Tủ sách Đại Học Cần Thơ. Hà Yên. 2003. Tổn thất sau thu hoạch ở Việt Nam cao nhất Châu Á [trực tuyến]. Viet Nam Net. Đọc từ: Hợp Phần Xử Lý Sau Thu Hoạch. 2004. Nghiên cứu hiện trạng đánh giá nhu cầu xử lý sau thu hoạch ở ĐBSCL. Lê Doãn Diên. 2002. Công nghệ sau thu hoạch thuộc ngành nông nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, tập 1. NXB Nông Nghiệp Hà Nội. Lê Doãn Diên. 2004. Công nghệ sau thu hoạch thuộc ngành nông nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, tập 2. NXB Nông Nghiệp Hà Nội. Mukku Shrinivas Rao và Athapol Noomhorm. 2006. Báo cáo tư vấn: “Đánh giá giữa kỳ cho các dự án/đề tài nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch tại Việt Nam 2006”. Nguyễn Bồng. 2004. Xây dựng dịch vụ thu hoạch lúa đồng bộ. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất các mặt hàng nông, thủy sản tỉnh An Giang”. Nguyễn Duy Cần. 2004. Một vài ý kiến về ứng dụng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lúa xuất khẩu ở An Giang. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất các mặt hàng nông, thủy sản tỉnh An Giang”. Nguyễn Văn Minh, Võ-Tòng Anh và Dương Văn Nhã. 2002. Điều tra cơ bản kiêm đánh giá nhu cầu sau thu hoạch tại tỉnh An Giang. Nguyễn Văn Minh, Võ-Tòng Anh và Dương Văn Nhã. 2003. Điều tra cơ bản kiêm đánh giá nhu cầu sau thu hoạch tại tỉnh Sóc Trăng. Nguyễn Văn Xuân, Phan Hiếu Hiền và Nguyễn Hùng Tâm. 2002. Khảo sát hiện trạng – đánh giá nhu cầu xử lý sau thu hoạch tỉnh Kiên Giang. 77 Ngô Văn Hóa. 2004. Ứng dụng các giải pháp phát triển công nghệ sau thu hoạch, nâng cao chất lượng và hạ giá thành nông sản ở An Giang. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất các mặt hàng nông, thủy sản tỉnh An Giang”. Nông nghiệp Việt Nam. 2005. Nạn mất mùa sau thu hoạch [trực tuyến]. Đọc từ: Nông nghiệp Việt Nam. 2006. ĐBSCL: Cần có giải pháp tổng thể để giảm tổn thất sau thu hoạch. [trực tuyến]. Đọc từ: _00013/MItem.2006-04-03.3303/MArticle.2006-04-03.1114/marticle_view Phạm Xuân Vượng. 1999. Máy thu hoạch nông nghiệp. NXB Giáo Dục. Phòng Nông Nghiệp và PTNT Châu Phú, An Giang, 2006. Báo cáo Nông Nghiệp và PTNT Châu Phú 2005. Phòng Nông Nghiệp và PTNT Châu Thành, An Giang. 2006. Báo cáo Nông Nghiệp và PTNT Châu Thành 2006. Trần Ngọc Chủng. 28.3.2005. Lúa rơi vãi, thất thoát lớn đối với người nông dân. [trực tuyến]. Đọc từ: TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI IRRI. 1996. Standard Evaluation System. International Rice Research Institute (IRRI), Los Banos, Philippines. Juliano BO. 1990. Rice grain quality: Problems and Chalenges. Cereal Food World. Khush GS and CM Paule, NM de la Cruz. 1979. Rice grain quality evaluation and improvement at IRRI. Los Banos, Philippines. Satin. 1997. Loss of food: How many of post harvest losses? [On- line]. Read: pdf. Tang SX, GS Khush and BO Juliano. 1991. Genetics of gel consistency in rice. Indian J. Genet. The rice grain. [On- line]. Read: 78 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7660.pdf