Các nhân tố tác động tới tăng trưởng Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO

Tài liệu Các nhân tố tác động tới tăng trưởng Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO: LỜI NÓI ĐẦU Tính tất yếu của đề tài Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia các tổ chức kinh tế thế giới và ký kết các Hiệp định thương mại song phương với các đối tác thương mại lớn, trong đó có EU. Hiệp định khung Việt Nam – EU được ký kết năm 1995 đã mở ra quan hệ mới trong hợp tác kinh tế, đặc biệt là hoạt động thương mại quốc tế giữa Việt Nam và khu vực EU. Việt Nam luôn là nhà cung cấp các mặt hàng thuỷ sản có chất lượng cao và đáp ứng đượ... Ebook Các nhân tố tác động tới tăng trưởng Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO

doc134 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1840 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Các nhân tố tác động tới tăng trưởng Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c thị hiếu tiêu dùng của thị trường này. Tuy nhiên, một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam là hệ thống hàng rào phi thuế quan của EU rất khắt khe và liên tục được bổ sung sửa đổi, điều này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế và nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng của WTO. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU trong giai đoạn tới có nhiều sụ thay đổi, tác động tới việc điều chỉnh cơ cấu mặt hàng thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới. Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU còn chịu tác động của nhiều nhân tố khác như thu nhập bình quân đầu người của EU, từ các vụ kiện bán phá giá của Hoa Kỳ đối với thuỷ sản Việt Nam, ảnh hưởng từ thị trường ngoại tệ ... Việt Nam cần làm gì để vượt qua các rào cản đó và duy trì được thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn này? Đề tài: “Các nhân tố tác động tới tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO” được lựa chọn và nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi trên. Mục đích của bài nghiên cứu Phân tích các quy định trong hàng rào thuế quan và phi thuế quan của EU, từ đó đánh giá tác động tiêu chuẩn kỹ thuật của EU tới hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường này. Đề tài đánh giá tính hiệu quả của chương trình kiểm soát dư lượng độc hại trong thuỷ sản nuôi Việt Nam để từ đó đưa ra các kiến nghị cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc tăng cường kiểm soát chất lượng của các mặt hàng thủy sản xuất khẩu. Đề tài phân tích nguy cơ bị khởi kiện bán phá giá đối với một số mặt hàng thuỷ sản Việt Nam nhằm cảnh báo cho các doanh nghiệp xuất khẩu có những biện pháp để chủ động ứng phó. Dự báo nhu cầu nhập khẩu thủy sản của thị trường EU trong thời gian tới, tạo cơ sở để thủy sản Việt Nam kịp thời chuyển đổi cơ cấu mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường EU từ nay đến năm 2010. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến chính sách thương mại quốc tế của EU. Đồng thời phân tích và đánh giá hiệu quả của Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản, đây là một trong các biện pháp vượt rào của Việt Nam trước các tiêu chuẩn kỹ thuật trong hàng rào phi thuế quan của EU. Đi sâu phân tích hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU, đồng thời phân tích các nhân tố tác động. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo. Đặc biệt, ngoài những phân tích định tính, đề tài sử dụng phương pháp thống kê, phân tích chuỗi thời vụ để xây dựng mô hình dự báo nhu cầu nhập khẩu đối với một số mặt hàng thủy sản của EU và dự báo sản lượng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2008 – 2010. Từ đó đánh giá triển vọng và thời cơ cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, xây dựng cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu để tận dụng được thời cơ và hạn chế nguy cơ từ các đối thủ cạnh tranh. Phần mềm dự báo được tác giả sử dụng là phần mềm SPSS. Nguồn thông tin sử dụng trong bài nghiên cứu được thu thập trực tiếp từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), qua Website của EU, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Niên giám thống kê... Kết cấu của bài nghiên cứu Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, bài nghiên cứu được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Nhân tố tác động tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU và hoạt động sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU. Chương 3: Dự báo về triển vọng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO. CHƯƠNG 1. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM Nhân tố cơ bản tác động tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU Hệ thống thuế quan của EU Các nước thuộc Liên minh châu Âu áp dụng hệ thống thuế quan chung của EU. Biểu thuế quan được xây dựng trên cơ sở hệ thống hài hòa (HS – Harmonized System) trong mô tả và mã hàng hóa. Chế độ thuế quan chung (CCT) được áp dụng cho tất cả các nước thành viên EU. 1.1.1.1. Thuế nhập khẩu Thuế nhập khẩu = Giá trị hàng hóa nhập khẩu X Thuế suất    Trong đó: + Giá trị hàng hóa nhập khẩu tính theo giá CIF bao gồm: tiền hàng, chi phí đóng gói, chi phí để làm thủ tục xuất khẩu, nộp thuế xuất khẩu (nếu có), chi phí để lập bộ chứng từ xuất khẩu, cước vận tải đến cảng đến và phí bảo hiểm. + Thuế suất phụ thuộc vào loại hàng và xuất xứ của hàng nhập khẩu. Thuế suất được xây dựng trên nguyên tắc: những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được, hoặc sản xuất không đủ, hoặc cần thiết để phát triển những ngành sản xuất trong nước thì sẽ được miễn thuế hoặc hưởng thuế suất thấp; Ngược lại, những mặt hàng trong nước đã sản xuất đủ hay để khuyến khích trong nước tự sản xuất thì sẽ phải chịu thuế suất cao. Theo nguyên tắc này, hầu hết nguyên liệu nhập vào EU được miễn thuế nhập khẩu hoặc chịu thuế suất thấp, còn các mặt hàng nông sản thực phẩm phải chịu mức thuế cao hoặc thuế đặc biệt. 1.1.1.2. Thuế ưu đãi Các loại hình ưu đãi thuế của EU Ngoài chính sách thuế quan thông thường đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, EU còn có chính sách ưu đãi về thuế trong một số điều kiện. Chính sách ưu đãi này chia làm 3 nhóm các nhà xuất khẩu: -    Nhóm thứ nhất áp dụng đối với các nước có quy chế tối huệ quốc. -   Nhóm thứ hai là ưu đãi thuế quan phổ cập GSP, áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển ở mức độ thấp. -    Nhóm thứ ba là thuế ưu đãi đặc biệt, thực hiện đối với hàng nhập khẩu từ một số nước đang phát triển được hưởng ưu đãi GSP kèm với những ưu đãi theo hiệp định song phương khác như các hiệp định giữa EC với các nước chậm phát triển nhất, giữa EC – ACP. Điều kiện để được hưởng Hệ thống ưu đãi Thuế quan phổ cập - GSP Việt Nam thuộc nhóm các nước được hưởng GSP, vì vậy cần tìm hiểu kỹ hơn về chế độ thuế quan này. GSP là Hệ thống ưu đãi Thuế quan phổ cập, là chế độ ưu đãi đặc biệt của các nước công nghiệp dành cho các nước chậm phát triển. Bản chất của chế độ GSP là các nước công nghiệp phát triển sẽ áp dụng chế độ miễn thuế hoặc thuế rất thấp cho hàng hóa của các nước đang và kém phát triển, nhằm giúp hàng hóa của tất cả các nước này có điều kiện thâm nhập được vào thị trường các nước phát triển. Để được hưởng GSP thì phải đạt các điều kiện: phải là nước chậm và đang phát triển (EU quy định phải có thu nhập bình quân đầu người ≤ 6000 USD/ năm) và hàng hóa phải đạt được 3 điều kiện cơ bản: (1) Điều kiện xuất xứ từ nước được hưởng; (2) Điều kiện về vận tải; (3) Điều kiện về giấy chứng nhận xuất xứ. Điều kiện xuất xứ từ nước được hưởng -    Đối với sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tại lãnh thổ nước được hưởng ưu đãi như: khoáng sản, động thực vật, thủy sản đánh bắt trong lãnh hải và hàng hóa sản xuất từ sản phẩm đó được xem là có xuất xứ và được hưởng ưu đãi GSP. -    Đối với các sản phẩm có thành phần nhập khẩu: EU quy định hàm lượng trị giá sản phẩm sáng tạo tại nước được hưởng GSP (tính theo giá xuất xưởng) phải đạt 60% tổng trị giá hàng liên quan. Tuy nhiên, đối với một số nhóm hàng hàm lượng này có thể thấp hơn. EU cũng quy định xuất xứ cộng gộp, theo đó hàng hoá của một nước có thành phần xuất xứ từ một nước khác trong cùng một tổ chức khu vực cũng được hưởng GSP thì các thành phần đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước liên quan. Ngoài ra còn quy định cụ thể khác về GSP của EU như nguyên tắc tự vệ loại trừ điều kiện hưởng GSP, cơ chế kinh tế thị trường và nhóm có nền kinh tế phi thị trường… Về điều kiện vận tải (hay điều kiện gửi hàng): EU yêu cầu hàng hóa phải được gửi thẳng từ nước được hưởng ưu đãi đến nước cho hưởng. Quy định này nhằm đảm bảo hàng hóa không bị gia công tái chế thêm trong quá trình vận chuyển. Điều kiện gửi hàng được thỏa mãn khi: -     Hàng hóa vận chuyển không qua lãnh thổ của một nước thứ ba nào khác -     Nếu hàng hóa vận chuyển qua một nước thứ ba thì phải được đảm bảo rằng: hàng hóa chịu sự kiểm soát của nước thứ ba đó và không qua bất cứ quá trình gia công tái chế hay mua đi bán lại nào tại nước thứ ba đó. Về điều kiện giấy chứng nhận xuất xứ: EU yêu cầu hàng hóa muốn được hưởng GSP thì cần có giấy chứng nhận xuất xứ Form A. Khi đã đạt đủ các tiêu chuẩn nêu trên thì hàng nhập khẩu vào EU sẽ được hưởng ưu đãi theo chế độ GSP, nhưng không phải với loại sản phẩm nào cũng được hưởng một mức thuế quan như nhau mà phụ thuộc vào tính cạnh tranh của từng loại sản phẩm đó. Mức thuế ưu đãi Cụ thể, chế độ GSP hiện hành chia làm 4 loại sản phẩm với 4 mức thuế ưu đãi khác nhau. Thứ nhất là loại sản phẩm có độ nhạy cảm cao: Mức thuế ưu đãi bằng 85% so với thuế quan chung (CCT). Thứ hai là loại sản phẩm nhạy cảm: Có mức thuế ưu đãi bằng 70% so với thuế quan chung (CCT). Thứ ba là loại sản phẩm bán nhạy cảm: Chịu mức thuế bằng 30% mức thuế CCT. Thứ tư là loại không nhạy cảm: Được miễn thuế hoàn toàn (0%). Hơn thế nữa không phải mặt hàng nào nằm trong danh mục giảm thuế này cũng nghiễm nhiên vào được thị trường EU vì theo điều 14 (điều khoản tự vệ) của quy chế GSP thì một số sản phẩm được đưa ra vẫn có thể bị thay đổi trong thời gian hưởng lợi khi mặt hàng đó “gây ra hoặc đe dọa gây ra khó khăn cho các nhà sản xuất của EU”. EU thường xuyên điều chỉnh hệ thống thuế quan chung (CCT) như một công cụ hữu hiệu để quản lý hoạt động ngoại thương, do đó các doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi để đáp ứng những yêu cầu cần thiết và được hưởng lợi. Hàng năm Ủy ban châu Âu sẽ đăng trên công báo của Liên minh châu Âu về biểu thuế quan hưởng theo quy chế MNF đối với tất cả danh mục hàng hóa nhập khẩu vào EU. Bên cạnh chế độ thuế quan trên, EU còn áp dụng nhiều loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,… 1.1.1.3. Thuế giá trị gia tăng (VAT) VAT được áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa được bán ở EU. Nhìn chung mức thuế VAT thấp đối với mặt hàng thiết yếu và mức thuế cao áp dụng cho các mặt hàng xa xỉ. VAT được xác định bằng tỷ lệ phần trăm trên giá CIF. Hiện nay, mức thuế VAT ở các nước khác nhau thì khác nhau. Bảng 1.1: Mức thuế giá trị gia tăng của một số nước EU Các nước thuộc EU Mức thông thường (%) Mức thuế giảm (%) Áo 20 10 và 12 Bỉ 21 0, 1, 6 và 12 Đan Mạch 25 Phần Lan 22 8 và 17 Pháp 19,6 2,1 và 5,5 Đức 16 7 Hy Lạp 18 4 và 8 Aixơlen 21 0 và 12,5 Italy 20 4 và 10 Luxemburg 15 3,6 và 12 Hà Lan 19 6 Bồ Đào Nha 17 5 và 12 Thụy Điển 25 6 và 12 Anh 17,5 0 và 5 Nguồn: 1.1.1.4. Thuế nông sản và hải sản: Liên minh châu Âu tham gia vòng đàm phán Urugoay nhằm hủy bỏ mức thuế nhập khẩu nông sản trước kia của mình và thay bằng các công cụ thuế được chấp nhận rộng rãi hơn. Thuế nông sản gồm nhiều phần khác nhau, thuế theo mùa và dựa trên giá thời điểm nhập khẩu. Hệ thống phi thuế quan của EU Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật là biện pháp phi thuế quan chính mà EU áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào liên minh, đây là hệ thống bảo hộ bằng rào cản kỹ thuật hiệu quả nhất trên thế giới hiện nay và hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thương mại thế giới. Hệ thống rào cản kỹ thuật được cụ thế hóa ở 5 tiêu chuẩn của sản phẩm: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động. Quy định của EU về vệ sinh an toàn thực phẩm Quy định của EU về kiểm tra chứng nhận Quyết định 95/328/EC ngày 25/7/1995 quy định về cấp giấy chứng nhận vệ sinh cho các sản phẩm thủy sản từ các nước thứ Ba mà chưa chịu bởi một quyết định riêng biệt nào. Quyết định nêu rõ các sản phẩm thủy sản ký gửi đưa vào các lãnh thổ được xác định trong phụ lục 1 của Chỉ thị 90/675/EEC sẽ phải được chứng minh kiểm tra bởi cơ quan kiểm tra của nước thứ Ba, và cùng với chứng nhận vệ sinh gốc chứng thực rằng điều kiện vệ sinh khi mua bán, sản xuất, chế biến, đóng gói và các giấy tờ chứng minh của sản phẩm là ít tương đương với những điều đã nêu ra trong Chỉ thị 91/493/EEC. Quyết định 96/333/EC về chứng nhận vệ sinh cho hải sản là nhuyễn thể  hai mảnh vỏ, động vật da gai, giáp xác và chân bụng từ các nước thứ Ba mà không chịu bởi một Quyết định riêng biệt nào. Quyết định quy định điều kiện đặc biệt cho việc nhập nhuyễn thể hai mảnh vỏ, loài da gai, giáp xác và chân bụng biển cho các nước thứ Ba. Chỉ thị 97/78/EC được đưa ra để tổ chức kiểm tra thú y các sản phẩm nhập khẩu từ các nước thứ Ba, nhằm cung cấp một nguồn thực phẩm an toàn và ổn định, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Chỉ thị 97/78/EC về việc kiểm tra tại cửa khẩu do các nước thành viên EU tiến hành. Các sản phẩm nhập khẩu từ nước thứ Ba phải được cấp giấy chứng nhận trước khi đưa vào lãnh thổ EU. Quy định kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thịt gia súc, gia cầm và thủy sản Chỉ thị 91/493/EEC ngày 22-7-1991 đề ra các điều kiện vệ sinh đối với việc sản xuất và đưa vào thị trường các sản phẩm thủy sản cho người tiêu dùng. Chỉ thị 97/78/EC sửa đổi điều 11 của Chỉ thị 91/493/EEC. Chỉ thị 92/48/EEC ngày 16-6-1992, ban hành các quy định vệ sinh tối thiểu áp dụng cho các sản phẩm thủy sản đánh bắt được trên một số loại tàu theo điều 3 (1)(a)(i) của Chỉ thị 91/493/EEC (các khoang chứa sản phẩm, nước đá làm đông lạnh, v..v). Ba Chỉ thị nêu trên đều nhằm mục đích đảm bảo vệ sinh thực phẩm thủy sản nhằm bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Chỉ thị 93/43/EEC ngày 14-6-1993 quy định về vệ sinh thực phẩm. Chỉ thị này đề ra những luật lệ chung về vệ sinh thực phẩm và các thủ tục thẩm tra việc chấp hành các luật lệ ấy. Việc chuẩn bị, chế biến, sản xuất, bao gói, bảo quản, vận chuyển, phân phối, lưu giữ, bán buôn và bán lẻ cần phải được tiến hành một cách vệ sinh. Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm cần phải xác định rõ công đoạn nào trong các hoạt động của mình là cốt lõi để đảm bảo an toàn thực phẩm và đảm bảo rằng các biện pháp an toàn được xác định, được thực hiện, được quản lý và giám sát trên cơ sở các nguyên tắc sau đây, được áp dụng để xây dựng Hệ thống HACCP (Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm kiểm soát tới hạn trong quá trình chế biến thực phẩm). Quy định các chất lây nhiễm bao gồm đioxin và kim loại nặng, thuốc trừ sâu trong nuôi trồng thủy sản Chỉ thị  2001/22 ngày 8/3/2001 quy định phương pháp lấy mẫu và phương pháp phân tích đối với mức kiểm soát chính thức, chì, Cadimi, thủy ngân và 3-MCPD có trong thực phẩm. Quyết định 2001/182/EC ngày 8/3/2001 bãi bỏ Quyết định 95/351/EEC xác định các phương pháp phân tích, kế hoạch lấy mẫu và giới hạn tối đa cho thủy ngân trong sản phẩm thủy sản. Quy định 466/2001 ngày 8/3/2001 quy định giới hạn tối đa một số chất gây ô nhiễm nhất định trong thực phẩm (bãi bỏ Chỉ thị 93/351/EEC). Chỉ thị 2002/69/EC ngày 26/7/2002 quy định phương pháp lấy mẫu và phương pháp phân tích kiểm soát chính thức đioxin và xác định đioxin như PCP’s trong thực phẩm. Chỉ thị 2002/70/EC ngày 26/7/2002 lập yêu cầu cho việc xác định mức độ đioxin và giống đioxin như PCBs trong thức ăn chăn nuôi. Quy định của Hội đồng (EEC) 315/93 ngày 8/2/1993 đề ra các quy định về các chất ô nhiễm trong thực phẩm với điều kiện là: + Thực phẩm chứa chất ô nhiễm với số lượng không thể chấp nhận xét theo quan điểm y tế cộng đồng và đặc biệt ở mức độc hại không đưa ra thị trường tiêu thụ được. + Sẽ giữ ở mức ô nhiễm thấp có thể đạt được bằng các biện pháp sau đó + Đối với một số chất ô nhiễm nên thiết lập các mức tối đa nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng Hiện tại EU cũng chưa có giới hạn cụ thể nào thiết lập ở cấp Cộng đồng đối với điôxin hoặc PCBs trong thực phẩm và chỉ áp dụng yêu cầu chung. Ủy ban yêu cầu Ủy ban Khoa học Thực phẩm (SCF) và Ủy ban Khoa học Dinh dưỡng Động vật (SCAN) đánh giá những rủi ro cho sức khỏe cộng đồng xuất phát từ sự có mặt của điôxin trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, bao gồm cả đánh giá lượng dung nạp điôxin và PCBs trong chế độ ăn của người dân EU, xác định yếu tố đóng góp chính. Mục đích chung của chính sách EU về điôxin là làm giảm mức nhiễm điôxin và PCBs trong môi trường, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi nhằm đạt được mức bảo vệ sức khỏe cộng đồng cao. Mục đích này sẽ đạt được thông qua thực hiện các yêu cầu trong tất cả các giai đoạn của chuỗi thực phẩm và thức ăn như sau: + Giảm mức ô nhiễm môi trường + Giảm mức ô nhiễm của thức ăn chăn nuôi, bao gồm cả thức ăn cho thủy sản + Giảm mức ô nhiễm của thực phẩm Ủy ban đã đề xuất cho các nước thành viên các biện pháp lập pháp sau đây liên quan đến thức ăn chăn nuôi: + Thiết lập các mức tối đa nghiêm ngặt nhưng khả thi + Thiết lập các mức thực tế tác dụng như công cụ cảnh báo sớm về mức điôxin cao + Thiết lập các mục tiêu để thực phẩm và thức ăn chăn nuôi nằm trong giới hạn khuyến cáo của các Ủy ban khoa học. Quy định của EU về dư lượng EU đã ban hành các chỉ thị quy định việc cấm sử dụng cũng như hạn chế sử dụng các chất độc hại, gây nguy hiểm cho người tiêu dùng. EU đưa ra danh mục các chất cấm sử dụng và quy định hàm lượng tối đa các chất độc đó trong sản phẩm tiêu thụ tại thị trường EU. Quy định của EU được liên tục cập nhật và sửa đổi theo hướng bổ sung thêm các chất cấm mới và hạn chế tới mức 0% các chất độc hại được quy định về hàm lượng trước đó. Một số chỉ thị sau của EU quy định về dư lượng các chất độc có trong thủy hải sản như sau: EU đã ban hành Chỉ thị 96/22/EC ngày 29-4-1996 quy định về việc cấm sử dụng một số chất có tính kích thích tuyến giáp và kích thích hoóc môn và các chất nhóm beta-agonist trong nuôi trồng thủy sản. Chỉ thị này thay thế các Chỉ thị 81/602/EEC, 88/146/EEC và 88/219/EEC. Theo Chỉ thị 96/22/EC, Việt Nam phải chịu trách nhiệm kiểm tra và ngăn cấm việc sử dụng các chất kích thích tăng trưởng trong nuôi trồng. Chỉ thị 96/23/EC ngày 29-4-1996 quy định về các biện pháp giám sát một số hóa chất và dư lượng của chúng trong động vật sống và các sản phẩm động vật. Chỉ thị này thay thế cho các Chỉ thị 85/358/EEC, Chỉ thị 86/469/EEC và các Quyết định 89/187/EEC, 91/664/EEC. Theo Chỉ thị 96/23/EEC, Việt Nam phải tuân thủ các biện pháp giám sát một số hoạt chất và dư lượng của chúng trong nuôi trồng thủy sản thì mới có thể xuất khẩu sang thị trường EU. Các chỉ tiêu và mức giới hạn cho phép đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang thị trường EU được chia thành hai loại: Chỉ tiêu hóa học và chỉ tiêu sinh học, trong các chỉ tiêu này lại được chia thành các chỉ tiêu cụ thể. Đối với chỉ tiêu hóa học, bao gồm các chỉ tiêu sau: kháng sinh cấm, kháng sinh hạn chế sử dụng, thuốc trừ sâu, chất kích thích sinh trưởng, chất diệt ký sinh trùng, độc tố nấm, kim loại nặng, độc tố sinh học biến, các chất phụ gia. Chỉ tiêu sinh học bao gồm: ký sinh trùng, coliform phân, E.coli, Salmonella spp, Listeria Monocytogenes... quy định về mức giới hạn tối đa cho phép đối với các chỉ tiêu trên được cho dưới bảng sau. Bảng 1.2. Chỉ tiêu và mức giới hạn tối đa cho phép đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU Tên chỉ tiêu Sản phẩm Mức giới hạn Căn cứ pháp lý Kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng Sản phẩm thủy sản nuôi, động vật thủy sản Tùy từng loại Qui định (EC) Số 2377/90, Quy định 2004/25/EC, Thuốc trừ sâu Động vật thủy sản Tùy từng loại 86/363/EEC Các chất kích thích sinh trưởng Động vật thủy sản Không cho phép 96/23/EC Trichlofon Động vật thủy sản Không cho phép 96/23/EC Độc tố nấm (Aflatoxin) 4 μg/kg Quyết định (EC) 466/2001 Kim loại nặng (Pb) Các loại thủy sản 0,2 – 0,4 mg/kg Trọng lượng ướt Qui định (EC) Số 78/2005 Kim loại nặng (Cd) Các loại thủy sản 0,05 – 0,1 mg/kg Trọng lượng ướt Qui định (EC) 78/2005 Kim loại nặng (Hg) Các loại thủy sản 0,1 – 0,5 mg/kg Trọng lượng ướt Qui định 95/149/EC Ký sinh trùng Các loại thủy sản Không cho phép Chỉ thị 91/493/EC Nguồn: Nafiqaved, cập nhật ngày 25/3/2006 Quy định của EU về nhuyễn thể Chỉ thị của Hội đồng số 91/492/EEC ngày 15/7/1991 về những điều kiện vệ sinh trong việc sản xuất và đưa vào thị trường nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống. Quy định số 853/2004/EC của Nghị viện và Hội đồng châu Âu ngày 29/4/2004 quy định các điều khoản vệ sinh riêng đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật. Quy định này bao gồm các quy định mới áp dụng cho việc nhập khẩu các sản phẩm động vật từ các nước thứ Ba. Quy định này sẽ thay thế cho Chỉ thị 91/492/EEC về việc nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ và thay thế cho Chỉ thị 91/493/EEC về nhập khẩu các sản phẩm thủy sản. Quy định được áp dụng vào 1/1/2006. Chỉ thị 91/492/EEC ngày 15-7-1991 quy định những điều kiện vệ sinh trong việc sản xuất và đưa vào thị trường nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống. Theo hai Chỉ thị này, Việt Nam phải chịu trách nhiệm kiểm tra điều kiện vệ sinh của hàng thủy sản trước khi xuất sang EU. Kiểm tra thú y và giám sát điều kiện sản xuất gồm hai bước: (1) Giám sát chung: tiến hành ở tất cả các khâu từ đánh bắt, sản xuất, vận chuyển; (2) Kiểm tra đặc biệt: tiến hành kiểm tra cảm quan, kiểm tra ký sinh trùng, kiểm tra hóa học và phân tích vi sinh. Điều 9, Chương III “Nhập khẩu từ nước thứ Ba” thuộc Chỉ thị 91/492/EEC: Điều kiện vệ sinh thực tế trong quá trình sản xuất và đưa nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống vào thị trường, đặc biệt việc giám sát các khu vực sản xuất về mặt nhiễm vi sinh và gây ô nhiễm môi trường và về sự tồn tại của các độc tố sinh học biển. Quy định của EU về bao gói, ghi nhãn sản phẩm Yêu cầu đối với quá trình sản xuất bao bì và thành phần của bao bì EU ban hành Chỉ thị 94/62/EEC về đóng gói và phế thải bao bì. Chỉ thị quy định hàm lượng kim loại nặng tối đa trong bao bì và đưa những yêu cầu đối với quá trình sản xuất và thành phần của bao bì. Chỉ thị này được chuyển thành luật quốc gia của các nước thành viên EU. Phế thải bao bì là các loại bao bì hay vật liệu làm bao bì được bỏ ra sau khi kết thúc quá trình vận chuyển, chuyên chở, phân phối hay tiêu dùng. Chẳng hạn như container thải ra sau khi kết thúc quá trình vận chuyển hàng hóa, túi ni lông các loại sau khi dùng sản phẩm. Yêu cầu đối với quá trình sản xuất bao bì và thành phần của bao bì + Bao bì phải được sản xuất sao cho thể tích và khối lượng được giới hạn đến mức tối thiểu để duy trì mức an toàn, vệ sinh cần thiết đối với sản phẩm có bao bì đối với người tiêu dùng. + Bao bì phải được thiết kế, sản xuất, buôn bán theo cách thức cho phép tái sử dụng hay thu hồi, bao gồm tái chế và hạn chế mức tối thiểu tác động đối với môi trường khi chất phế thải bao bì bị bỏ đi. + Bao bì phải được sản xuất theo cách có thể hạn chế tối đa sự có mặt của nguyên liệu và chất độc hại do sự phát xạ, tàn tro khi đốt cháy hay chôn bao bì, chất cặn bã. Yêu cầu đối với bao bì có thể tái sử dụng Ngoài việc tuân thủ các yêu cầu đối với quá trình sản xuất và thành phần của bao bì trên còn phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây: + Tính chất vật lý và các đặc trưng của bao bì phải cho phép sử dụng lại một số lần nhất định trong điều kiện sử dụng được dự đoán trước là bình thường. + Quá trình sản xuất bao bì phải đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người lao động. + Phải đáp ứng yêu cầu đặc biệt về thu hồi bao bì khi bao bì không được tái sử dụng trong thời gian dài và thành phế thải. Yêu cầu đối với việc thu hồi và tái chế bao bì + Bao bì thu hồi ở dạng vật liệu tái sử dụng được thì phải được sản xuất theo cách để nó có thể chiếm một tỷ lệ phần trăm khối lượng vật liệu được dùng vào việc sản xuất thành những sản phẩm có thể bán được, chỉ cốt sao phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành của châu Âu. Việc định ra tỷ lệ này có thể khác nhau, phụ thuộc vào loại vật liệu làm bao bì. + Loại bao bì thu hồi dạng phế phẩm năng lượng, phải thu được tối thiểu lượng calo cho phép. + Nói chung là phải tái chế đạt 50 – 60% rác bao bì tính bằng số nguyên liệu tái chế hay đốt để thu lại năng lượng. + Loại bao bì không thể tái sử dụng, phải đem đốt thì phải đảm bảo là không ảnh hưởng tới môi trường bởi các khí độc hại thải ra. Chỉ thị 94/62/EEC quy định về bao bì và phế thải bao bì, hiện đã được chuyển vào luật quốc gia của các nước thành viên EU. Tuy nhiên, việc hình thành Chỉ thị trên thực tế có thể dưới những hình thức khác nhau. Những chương trình khác nhau đang được thực hiện ở các nước thành viên EU, có thể có sự khác biệt giữa các thỏa thuận tự nguyện và luật pháp. Hiện nay chương trình phế thải bao bì được thực hiện có hiệu quả nhất ở châu Âu là “ Green Dot” của Đức. Ký hiệu xanh (Green Dot): Tại Đức, các ngành thương mại và công nghiệp buộc phải thu hồi các nguyên liệu bao bì để tái sử dụng hoặc tái chế. Quy định này cũng có hiệu lực đối với hàng nhập khẩu. Biểu tượng thể hiện cho người tiêu dùng thấy rằng các bao bì bán ra có thể sử dụng lại hoặc tái chế và việc vứt bỏ hoặc tái chế các bao bì dùng cho vận chuyển được tài trợ bởi các bên liên quan. Green Dot không thể được in trên bao bì một cách tùy tiện. Để được in ký hiệu xanh trên bao bì, doanh nghiệp liên quan phải chi một khoản tiền lệ phí và việc này được thể hiện trong hợp đồng. Green Dot cũng được sử dụng ở Pháp và Bỉ. Luật về bao bì và phế thải ở mỗi nước đều khác nhau. Hệ thống ký hiệu xanh được áp dụng ở Bỉ, Đức và Pháp, Green Dot được in trên bao bì sản phẩm chứng nhận rằng nhà sản xuất, nhà nhập khẩu sản phẩm đó có tham gia vào hệ thống quản lý bao bì phế thải. Để bảo vệ môi trường, EU có rất nhiều biện pháp hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường từ sinh hoạt hàng ngày, quy định về bao bì và phế thải bao bì là một trong những biện pháp hữu hiệu được áp dụng phổ biến trong những năm gần đây. Chính vì vậy muốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản sang EU, các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ quy định về bao bì và phế thải bao bì của EU. Việc tuân thủ quy định này không chỉ giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU mà còn góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường ở Việt Nam từ rác thải sinh hoạt. Mức giới hạn đối với một số hoá chất dùng trong sản xuất bao bì Bảng 1.3. mức giới hạn đối với một số hoá chất dùng trong sản xuất bao bì STT Các chất bị hạn chế hoặc giới hạn Giới hạn 1 Pentachlorophenol (PCP) 0,01% 2 Benzene 0,01% 3 TEPA, TRIS, PBB cấm 4 Polychlorinated Biphenyle (PCBs), cấm 5 Asbestos cấm 6 Cadmium 0,01% 7 Formaldehyde 1500ppm (Đức) 8 Nickel 0,5 mg/cm2 9 Hg cấm 10 Zinc cấm 11 CFC cấm 12 Bao bì bằng gỗ rừng không tái sinh cấm Nguồn: Chỉ thị 94/62/EEC của Liên minh châu Âu về bao bì và phế thải bao bì, www.cbi.nl, 29/2/2004 Yêu cầu về đóng gói, kí mã hiệu và dán nhãn Đóng gói và dán nhãn sản phẩm quan trọng khi sản phẩm được bán lẻ tại các siêu thị hay các điểm bán lẻ khác, song việc này không quan trọng lắm nếu sản phẩm được dùng ngay trong ngành ăn uống và khách sạn. Hầu hết thuỷ hải sản từ nuớc đang phát triển được dùng trực tiếp trong ngành ăn uống hoặc được đóng gói lại , chế biến hoặc tái xuất. Do vậy đóng gói và dán nhãn không phải là một vấn đề khó giải quyết, chỉ cần có sự hợp tác giữa hai bên xuất nhập khẩu. Vấn đề chỉ giới hạn ở việc đóng gói phù hợp với chuyên chở. Bên cạnh chuyên chở, môi trường cũng là một vấn đề trong đóng gói. Luật về môi trường (tái sử dụng, tái chế vật liệu đóng gói) hay quy định về độ độc hại có đưa ra một số yêu cầu liên quan tới vật liệu đóng gói. Những túi nilông trong thùng carton phải "dùng được cho thực phẩm”. Đối với hải sản đóng hộp, cũng có quy định về lượng cadimi và thuỷ ngân có trong nó. Uỷ ban châu Âu có phát hành một danh sách các loại nhựa "chấp nhận được”. Người xuất khẩu phải hỏi thêm đối tác của mình về những yêu cầu mới nhất có liên quan đến rác thải và việc sử dụng thùng carton có bọc sáp hay nhựa, loại không thể tái chế được. Chất liệu và kích thước bao bì Rất khó nêu cụ thể những yêu cầu về đóng gói khi xét đến tính đa dạng và khác biệt về loại của công việc này. Dưới đây là một số điểm khởi đầu khi quyết định loại nguyên liệu cho bao bì. Trọng lượng của sản phẩm Kích thước của sản phẩm Số lượng sản phẩm đóng trong một thùng carton An toàn sức khỏe Tính thẩm mỹ Thuận tiện xếp dỡ Vấn đề môi trường Tuy nhiên quan trọng nhất là việc đóng gói bảo vệ cho hàng hoá khỏi bị hư hại và thuận tiện cho xếp dỡ. Kỹ thuật đóng gói cho sản phẩm tươi sống đang được ưa chuộng, chủ yếu ở Hà Lan. Bỉ và Đức, là kỹ thuật Đóng gói dùng khí được điều chỉnh. Đây là kỹ thuật tương đối mới đóng gói bằng cách bao gói thực phẩm trong một lớp khí hay hỗn hợp khí để tăng thời gian bày bán sản phẩm. Tỷ lệ các khí thông thường đã thay đổi để làm chậm sự phát triển của vi khuẩn, làm chậm sự mất màu hay có mùi. Hỗn hợp khác nhau đối với từng loại hàng và kích cỡ. Khi kỹ thuật này được áp dụng một cách tối ưu thì thời gian bày bán lên tới 7 ngày, nhiều hơn trước 2 ngày. Hơn nữa, đóng gói trong chân không cũng là cách áp dụng phổ biến cho sản phẩm xông khói. Một số cách đóng gói cho hàng thuỷ hải sản Bao bì cho người tiêu dùng Hộp cá ngừ, tôm hay cá hồi thường ở khoảng 174g và 213g khối lượng tịnh. Loại 213g là tiêu chuẩn truyền thống ở Mỹ, nhưng nay có xu huớng dùng kích cỡ nhỏ hơn. Sản phẩm nhập từ một số nước Đông Nam Á và châu Mỹ Latinh thường đóng gói trong các hộp 174g (Thái Lan) hay 200g (Malaixia và Chilê). Cá hồi thường có cỡ hộp lớn hơn (400-420g), tuy nhiên loại hộp nhỏ chiếm đa số. Hộp cho cá mòi, cá thu, cá trích ở dạng khác: thường đóng trong hộp dẹt, có móc kéo để mở, trọng lượng tịnh khoảng 120-125g. Với cá ngừ đóng hộp, nhà nhập khẩu có thể yêu cầu dán nhãn "an toàn cho cá heo". Yêu cầu này thuờng có ở Mỹ hơn ở Châu Âu. Một số công ty lớn ở châu Âu như John West và Princess chỉ nhập cá ngừ có chứng nhận được đánh bắt với phương thức không gây hại cho cá heo. Sự khác biệt về kích cỡ và khối lượng có thể làm khách hàng bối rối. Cho đến nay, vẫn chưa có sự tiêu chuẩn hoá. Tuy nhiên, nếu xu hướng là đóng gói với kích cỡ nhỏ thì EU sẽ có biện pháp bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Có thể là việc tiêu chuẩn hoá bao bì. Đóng gói cho người mua sỉ Người tiêu dùng cuối cùng cá và tôm đông lạnh là các nhà hàng khách sạn, và ngành công nghiệp chế biến. Do vậy hình ảnh trên bao bì có thể đơn giản hơn. Tôm đông lạnh thường đóng trong các hộp carton 2 kg, với 6-10 hộp nhỏ đựng trong 1 thùng lớn làm bằng tấm xơ ép gợn sóng.._. Các gói nhỏ để bán lẻ phải cho biết khối lượng tịnh (tại điểm đến) tính bằng kg, cỡ chữ 6mm. Gói tôm bán lẻ thường là gói giấy trắng xếp lại, trông tươi mới, bên trong có túi nilông PE bọc quanh khối đông lạnh. Bao bì cá đông lạnh tùy thuộc từng loại (chưa chế biến, cá filê, đã chế biến thành sản phẩm). Tuy nhiên, nguyên tắc cơ bản là giống nhau (với thịt cá phải có lớp lót phân cách giữa các miếng với nhau). Thuỷ hải sản đóng hộp phải được thiết kế để có thể chồng lên nhau, chuyên chở trên kệ với rủi ro hư hại thấp nhất. Đóng gói cho mục đích công nghiệp Đối với một số loài như cá trích thì việc đóng trong thùng 50kg đã nhường chỗ cho những khay thịt cá 1kg. Cách đóng gói cho cá tuyết, cá polac Alaska, những loại sẽ đuợc nghiền thành chả cá, là những khối 3x7.5kg Ngành chế biến dùng loại làm lạnh lâu, dự trữ theo từng khẩu phần một. Chẳng hạn tôm được giữ trong các túi 100 con một, và khi cần sẽ được dùng cho từng lần chế biến. Cá ngừ đông lạnh cũng đuợc dự trữ, nhưng ít. Cách đóng hộp vẫn là đuợc ưa chuộng nhất. Loại bỏ các bao bì Ủy ban châu Âu đưa ra Lưu ý về bao bì xuầt khẩu vào 10/1992, phù hợp với những nỗ lực của EU trong việc thống nhất các biện pháp của từng quốc gia liên quan tới quản lí việc đóng gói và loại bỏ bao bì. Lưu ý này kèm theo Văn bản quy định tháng 12/94 (94/62/EC). Văn bản này nhấn mạnh việc tái chế các bao bì. Ngay từ trước ngày 30/6/2001, các nước thành viên (trừ Ireland, Bồ Đào Nha và Hy lạp) tính toán là đã tái chế 50 đến 60 % rác bao bì. Quá trình này được tính toán bằng số nguyên liệu tái chế lại và năng lượng thu lại được bằng cách đốt. Các nước thành viên được phép đặt ra các mục tiêu cao hơn, miễn là không làm ảnh hưởng đến buôn bán nội bộ EU. Gắn nhãn Nhãn mác trên bao bì phải có các thông tin Tên thương mại (ví dụ: tôm) Xuất xứ (ví dụ: Việt Nam) Cách chế biến (ví dụ: luộc, bóc vỏ) Cách bảo quản (ví dụ: đông lạnh) Kích cỡ (ví dụ: cỡ 100/200 một pound) Thành phần (ví dụ: tôm, nước, muối) Lượng (ví dụ: 1kg) Khối lượng sản phẩm (ví dụ: 900g) Ngày hết hạn sử dụng (ví dụ: dùng trước 31.1.2002, giữ ở -18 độ C) Khuyến cáo (ví dụ: không làm đông lại sau khi rã đông) Nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu. Theo Quy định số 96/2406/EC nhãn hiệu của một số loài nhất định (cá tuyết, cá mòi, tôm) tươi hay đông lạnh từ nước thứ ba phải nêu rõ: Tên nước xuất xứ bằng chữ cái Latinh (chiều cao tối thiểu của chữ là 20 mm) Tên khoa học và tên thuơng mại của sản phẩm. Tình trạng của sản phẩm (cắt bỏ đầu/ xương hoặc chưa) Kích cỡ và mức độ tươi. Khối lượng tịnh (kg) Ngày chuẩn bị và ngày gửi hàng Tên và địa chỉ của người gửi hàng Trên cơ sở các quy định về hài hoà hoá, mã số của công ty xuất khẩu cũng phải ghi rõ. Nhãn mác trên các hộp phải ghi bằng ngôn ngữ tại thị trường tiêu thụ, và phải cho người đọc hiểu các thông tin sau: Khối lượng tịnh Thành phần (gồm cả phụ gia, chất bảo quản) Năng lượng (kiloJun) Tên và địa chỉ người đóng gói Hạn sử dụng Nước xuất xứ. Quy định của EU về hoá chất, phụ gia Phụ gia thực phẩm là các loại nguyên liệu khác nhau được dùng để thêm vào thực phẩm nhằm mục đích làm tăng thêm sự hấp dẫn của sản phẩm, hoặc làm đông đặc thực phẩm. Phụ gia thực phẩm là đối tượng điều chỉnh của luật pháp EU. Ở các nước thuộc Liên minh châu Âu, các phụ gia thực phẩm được chấp nhận đều mang số hiệu nhận biết: trước số hiệu là chữ E. Các phụ gia thực phẩm được ghi nhận trong danh sách các thành tố trên bao bì bằng cách cho biết tên chất hay số hiệu ban hành của nó. EU đã ban hành các Chỉ thị đặt ra các yêu cầu đối với chất làm ngọt (Chỉ thị 94/35/EC), phẩm mầu (Chỉ thị 94/36/EC), hương liệu (Chỉ thị 88/388/EEC) và các phụ gia thực phẩm khác (Chỉ thị 95/2/EC) để sử dụng cho thực phẩm. Bảng 1.4. Các chất màu được quy định làm phụ gia trong thực phẩm STT Tên phẩm màu STT Tên phẩm màu 1 Riboflavin và Riboflavin – 5 – photphat 9 Chất Caramen 2 Clophyl, Clophylin 10 Sulphit Caramen 3 Phức đồng Clophyl, Clophylin 11 Cacbon thực vật 4 Ammonia Caramen 12 Carotin 5 Sulphit ammonia caramen 13 Antoxian 6 Tinh dầu ớt, Capxaixin, Capsorubin 14 Canxi cacbonat          Nguồn: Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Thương Mại  Phẩm mầu được thêm vào thực phẩm nhằm mục đích làm cho thực phẩm dễ bắt mắt, sinh động hơn và kích thích người tiêu dùng. Quy định của EU về phụ gia trong thực phẩm là phẩm mầu được nêu trong Chỉ thị 94/36/EC chỉ được dùng các chất màu đã được quy định  để làm phụ gia trong thực phẩm: Ngoài ra Chỉ thị còn nêu rõ không được cho thêm phụ gia vào các thực phẩm là thịt gia cầm, cá, nhuyễn thể, động vật có vỏ (ngoại trừ trường hợp đặc biệt). Chất làm ngọt được sử dụng phổ biến trong thực phẩm để tăng thêm sự lôi cuốn của sản phẩm. Quy định của EU về chất phụ gia trong thực phẩm là chất làm ngọt được nêu trong Chỉ thị 94/35/EEC. Chất làm ngọt có thành phần là những chất không có hại cho sức khoẻ và môi trường. Hạn chế những chất làm ngọt có nguồn gốc từ hoá học. Thực phẩm có chất làm ngọt thì trên bao bì phải ghi tên chất làm ngọt đã dùng hoặc chất làm ngọt đó phải có thành phần từ những thành tố làm ngọt ghi trên bao bì. Việc dán mác sản phẩm có chất làm ngọt phải ghi khuyến cáo “sử dụng quá nhiều sẽ gây nên bệnh đường ruột” và phải chỉ rõ chất làm ngọt có nguồn gốc từ đâu. Hương liệu được sử dụng trong thực phẩm làm cho thực phẩm ngon và thơm hơn. Hương liệu là nguồn bổ sung vào thực phẩm. Hương liệu dùng làm phụ gia thực phẩm phải đáp ứng các yêu cầu sau: (1) Hương liệu không được đưa ra thị trường để bán cho người tiêu dùng cuối cùng nếu vi phạm những yếu tố sau: Tên hay tên kinh doanh và địa chỉ của nhà sản xuất, nhà đóng gói hay nhà phân phối không được ghi một cách rõ ràng, dễ đọc và không thể tẩy xóa; Dòng nhãn “Flavouring” hay các tên đặc biệt khác không được mô tả đầy đủ và rõ ràng, chính xác; Lượng các loại hương liệu chứa trong nó không được cung cấp rõ ràng, dễ đọc và có thể tẩy xóa. (2) Hương liệu được dùng làm phụ gia thực phẩm phải đảm bảo rằng không chứa bất kỳ một nguyên tố hay hợp chất nào có hàm lượng độc tố nguy hiểm; phải tuân theo bất cứ một tiêu chuẩn nào về độ tinh khiết. Không chứa hơn 3 mg/kg asenic, chì không quá 10 mg/kg, Cadimi không quá 1 mg/kg và thủy ngân không quá 1 mg/kg. Bảng 1.5. Lượng tối đa chất làm hương vị có mặt trong thực phẩm và đồ uống Chất Trong thực phẩm Trong đồ uống 3,4 – benzopyrene 0,03 mg/kg 0,0 mg/kg Nguồn: Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Thương Mại Ngoài chất làm ngọt, phẩm màu và hương liệu, trong chế biến thực phẩm, người ta còn sử dụng một số phụ gia khác. Ví dụ như tác nhân làm đông đặc, hay tác nhân làm thực phẩm. Trong các chất phụ gia cho vào thực phẩm chế biến, hương liệu, chất làm ngọt và tác nhân làm đông đặc thực phẩm là những chất không gây ô nhiễm môi trường; chỉ có một số phẩm màu thực phẩm là những chất gây ô nhiễm môi trường. Trong số các chất bị cấm, có 4 chất mang màu (Dimetridazole, Metronidazole, Tronidazole, FRZ hoặc NF có chứa FRZ) được sử dụng trong chế biến thực phẩm để làm cho thực phẩm có màu sắc hấp dẫn hơn. Đây là những chất độc vừa không đảm bảo an toàn thực phẩm, vừa gây ô nhiễm môi trường. f) Quy định của EU về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU thuộc các nước đang phát triển. Thực tế cho thấy ở các nước đang phát triển châu Á và Việt Nam, hàng hóa của những doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO 900 thâm nhập thị trường EU dễ dàng hơn nhiều so với hàng hóa của các doanh nghiệp không có giấy chứng nhận này. 1.1.2.2. Quy định của EU về bảo vệ môi trường và nguồn lợi a) Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường – ISO 14000 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là bộ Tiêu chuẩn về quản lý môi trường, được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận quốc tế bao gồm các yêu cầu đối với các yếu tố cơ bản có thể điều chỉnh được để thiết lập nên hệ thống quản lý môi trường có khả năng cải thiện môi trường một cách liên tục tại các cơ sở. b) Hệ thống kiểm tra và quản lý sinh thái (EMAS) Mục tiêu EMAS: (1) Giới thiệu và thực thi bởi các tổ chức có hệ thống quản lý môi trường; (2) Đánh giá mục tiêu của những hệ thống này; (3) Tích cực đào tạo và trao đổi nhân viên của các tổ chức đó; (4) Cung cấp thông tin tới cộng đồng và các đối tác có liên quan. Để tham gia và có được chứng nhận áp dụng EMAS, doanh nghiệp phải tuân thủ các bước sau: (1)      Kiểm soát  việc đánh giá về môi trường, xem xét tất cả các khía cạnh về môi trường của các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ, phương pháp thâm nhập, khung pháp lý, pháp luật của doanh nghiệp đó, thực tiễn quản lý môi trường đang tồn tại và các thủ tục. (2)      Dựa trên kết quả thu được từ đánh giá việc thực hiện môi trường của doanh nghiệp, thiết lập một hệ thống quản lý môi trường có hiệu quả nhằm đạt được chính sách môi trường của doanh nghiệp được định nghĩa bởi sự quản lý cao cấp. Hệ thống quản lý này cần đề ra trách nhiệm, mục tiêu, biện pháp, thủ tục vận hành, nhu cầu đào tạo, hệ thống giám sát và truyền đạt thông tin. (3)      Thực hiện việc kiểm tra môi trường, đánh giá hệ thống quản lý, sự tuân thủ chính sách của doanh nghiệp và Chương trình cũng như sự tuân thủ các yêu cầu pháp luật về môi trường thích hợp. (4)      Cung cấp bản đánh giá về việc thực hiện môi trường của doanh nghiệp nhằm đưa ra các kết quả đạt được từ việc thực hiện các mục tiêu về môi trường và các bước trong tương lai sẽ được thực hiện để tiếp tục cải thiện việc thực thi môi trường của doanh nghiệp. Nhân tố khác tác động tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU 1.1.3.1. Các đối thủ cạnh tranh Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU luôn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ phía các đối thủ trong khu vực châu Á và một số quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn của châu Âu, châu Mỹ la tinh. Trong khu vực Đông Nam Á dần hình thành một tam giác gồm các quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn, đứng đầu là Việt Nam, sau đó là Thái Lan và Inđônesia, đây là các đối trọng lớn của thủy sản Trung Quốc trong việc thâm nhập thị trường EU. Đối với các quốc gia trong khu vực ASEAN, Việt Nam hiện nay có lợi thế về các mặt hàng cá nước ngọt, đặc biệt là các loại cá da trơn, nhưng lại gặp bất lợi nhiều ở các loại cá đánh bắt xa bờ như cá ngừ, cá thu, các loài giáp sát và thân mềm so với các quốc gia Thái Lan, Philippin và Indonesia. Với Trung Quốc, Việt Nam vẫn chưa thể cạnh tranh được với quốc gia này tại thị trường EU, ngay cả đối với mặt hàng cá da trơn vốn là ưu thế của Việt Nam. 1.1.3.2. Thiếu hụt nguồn nguyên liệu có chất lượng Trong giai đoạn tới, sản lượng xuất khẩu thủy sản Viêt Nam sang thị trường EU được dự báo là rất lớn, do đó, việc có nguồn nguyên liệu có chất lượng phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu đã trở thành vấn đề cấp bách hiện nay, tuy nhiên, do khả năng sản xuất trong nước được đánh giá là chưa đáp ứng đủ với nhu cầu sản xuất, Chính phủ và Bộ NN&PTNT cho phép các doanh nghiệp được phép nhập khẩu nguyên liệu thủy sản từ nước ngoài nhằm đối phó với tình trạng thiếu hụt nguyên liệu trong nước, phát huy thế mạnh của ngành chế biến thủy sản xuất khẩu, tạo thêm việc làm, tạo giá trị gia tăng của sản phẩm, tăng kim ngạch xuất khẩu. Theo Bộ NN&PTNT, Việt Nam hiện đang nhập khẩu thủy sản từ 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, với kim ngạch nhập khẩu khoảng từ 90 đến 100 triệu USD/năm, tương đương từ 4 đến 5% kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Thị trường cung cấp thuỷ sản chính cho Việt Nam là các nước châu Á như Ấn Ðộ (chiếm 26%), Trung Quốc (18%), Nhật Bản (11%), Hồng Công (9%), ASEAN (18%), Ðài Loan (6%). Các mặt hàng thủy sản nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là tôm đông lạnh, cá đông lạnh, trong đó, tôm đông lạnh chiếm trên 70%, cá đông lạnh chiếm 10 đến 16%, còn lại là các loại thủy sản khác như cá hồi tươi, cá hồi đông lạnh, tôm hùm, cá hộp, nghêu sò và nhiều loại cá biển. Theo dự báo của Bộ NN&PTNT, để đáp ứng đủ nhu cầu chế biến xuất khẩu, từ nay đến 2010, nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sẽ tăng từ 8 đến 10%/năm, với giá trị khoảng 190 triệu USD/năm. Việc nhập khẩu nguyên liệu thủy sản từ nước ngoài một mặt sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam thực hiện được các hợp đồng đã ký với đối tác nước ngoài, duy trì và bảo đảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, song nó cũng phát sinh nguy cơ mới, đó là chất lượng của nguồn nguyên liệu thủy sản nhập khẩu có thể sẽ không đạt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt với một thị trường khó tính như EU. 1.1.3.3. Khoảng cách địa lý Một nước có xu hướng tăng cường hoạt động thương mại với các nước lớn (qui mô dân số) và thu nhập cao (với giả thiết các điều kiện khác không đổi). Khoảng cách giữa các nước cũng ảnh hưởng tới hoạt động thương mại. Các nước càng cách xa nhau, chi phí vận chuyển càng cao, do đó làm giảm hoạt động trao đổi thương mại. Bên cạnh đó còn có những trở ngại do Chính phủ hoặc các cơ quan quản lý tạo nên làm hạn chế hoạt động trao đổi thương mại. Thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, trợ giá, thuế xuất khẩu, kiểm soát tỷ giá hối đoái là những công cụ của các Chính phủ sử dụng để tạo ra hàng rào thương mại. 1.1.3.4.. Chỉ số tự do kinh tế Chỉ số tự do kinh tế (IEF: Index of Economic Freedom) do Heritage Foundation tính toán cho tất cả các nước dựa trên những tiêu chí của trường phái tự do, được tính điểm trên 10 nhân tố cho 161 nước với điểm 1 là cao nhất và 5 là thấp nhất.việc xem xét các vấn đề sau: Những nhân tố này là: Chính sách thương mại, gánh nặng ngân sách của Chính phủ, sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế, chính sách tiền tệ, lưu chuyển vốn và đầu tư nước ngoài, ngân hàng và tài chính, tiền công và giá cả, quyền sở hữu tài sản, quy định quản lý và hoạt động thị trường chợ đen... Giá trị của chỉ số này càng cao thì sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động thương mại. Nhập khẩu thủy sản của EU Về tập quán tiêu dùng EU là một thị trường rộng lớn bao gồm 27 thành viên. Thị trường EU thống nhất cho phép tự do di chn sức lao động, hàng hóa, dịch vụ giữa các nước thành viên. Mỗi quốc gia thành viên trong EU lại có những đặc điểm tiêu dùng riêng, do vậy có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hóa, dịch vụ. Trên thực tế, có những loại hàng hóa rất được ưu chuộng tại thị trường Pháp, Italia, Bỉ nhưng lại không được người tiêu dùng ở Anh, Ailen, Đan Mạch và Đức chào đón. Giữa EU cũ và các thành viên mới cũng có sự khác biệt về thị hiếu tiêu dùng. Trong năm 2007, xuất khẩu mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam vào thị trường Đức, Pháp, Bỉ chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường EU. Cụ thể, xuất khẩu tôm vào Đức chiếm 23,76%, Pháp chiếm 14,46%, Bỉ chiếm 15,27%, các thị trường khác chiếm tỷ trọng thấp so với toàn thị trường EU. Mặt khác, thị trường Tây Ban Nha, Hà Lan, Ba Lan lại có tỷ trọng nhập khẩu mặt hàng cá tra và basa của Việt Nam cao nhất trong cả khối, với tỷ trọng lần lượt là 20,9% , 17,34% và 22,31%. Trong điều kiện quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trong khối EU là tương đối bình đẳng, điều này được giải thích là có sự khác biệt về phong tục, tập quán dẫn đến thị hiếu tiêu dùng của các nước là tương đối khác nhau. Tuy có sự khác biệt về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa các thị trường quốc gia trong khối EU nhưng 27 quốc gia thành viên đều là những quốc gia nằm trong khu vực Tây Âu, Bắc Âu và Đông Âu nên có những đặc điểm tương đồng về điều kiện kinh tế và văn hóa. Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước thành viên khá đồng đều, cho nên người dân thuộc khối EU có những điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng. Điều này được minh chứng là nhu cầu tiêu dùng hàng hóa chất lượng cao của người tiêu dùng EU. Trong mặt hàng thủy sản, người tiêu dùng EU không mua những sản phẩm thủy hải sản nhập khẩu không rõ nguồn gốc xuất xứ, có chất lượng kém, bị nhiễm độc do tác động của môi trường hay do chất phụ gia không được phép sử dụng. Đối với những sản phẩm thủy sản đã qua chế biến, người Châu Âu chỉ dùng những sản phẩm đóng gói có ghi rõ tên sản phẩ, nơi sản xuất, các điều kiện bảo quản và sử dụng, mã số và mã vạch. Người tiêu dùng Châu Âu các loại thủy hải sản nhập khẩu có chứa khuẩn Salmonella, độc tố Lustamine, nhiễm V.Cholarae Thông tin từ cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Bộ Thủy sản. ... Mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường EU hiện nay đang bị rào cản kỹ thuật rất khắt khe, đặc biệt trong cuối năm 2006 EU quy định dư lượng kháng sinh đối với tôm xuất khẩu vào thị trường này là 0%, một quy định mà khó có nước nào có thể đạt được. Ngoài ra, người tiêu dùng Châu Âu có sở thích tiêu dùng và thói quen sử dụng các loại sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới. Họ cho rằng, những nhãn hiệu này sẽ gắn với chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu đời, cho nên khi dùng sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất an tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Do đó, những nhãn hiệu thủy sản lâu năm của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ có chỗ đứng và nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng. Hiện nay, các thương hiệu thủy sản nổi tiếng của Việt Nam đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Châu Âu như DANIFOODS (Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm D&N), FISCO (Công ty cổ phần hải sản Nha Trang), INCOMFISH (Công ty cổ phần đầu tư thương mại thuỷ sản), CASEAFOOD (Xí nghiệp thuỷ sản xuất khẩu Cần Thơ), AGIFISH (Công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản An Giang), sản phẩm thủy sản của những công ty này đã được công nhận về đảm bảo chất lượng và ngày càng có chỗ đứng trên thị trường EU. Về kênh phân phối của EU Hệ thống kênh phân phối của Eu về cơ bản cũng giống như hệ thống kênh phân phối của một quốc gia, gồm mạng lưới bán buôn và bán lẻ. Tuy nhiên, hệ thống này là một trong những hệ thống phân phối phức tạp nhất hiện nay trên thế giới, với sự tham gia của rất nhiều thành phần: công ty xuyên quốc gia, hệ thống các cửa hàng, siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập... trong số đó nổi bật lên là vai trò của các công ty xuyên quốc gia. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU EU là khu vực chủ yếu nhập khẩu ròng thủy hải sản do sản lượng sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu. Tiêu thụ thủy hải sản bình quân đầu người ở EU rất cao, đứng thứ hai thế giới sau Nhật Bản. Nhập khẩu thủy sản của EU (27 nước) đạt mức kỷ lục 28,2 tỉ EUR (38,9 tỉ USD) năm 2006, tăng 10,7% so với 25,5 tỉ EUR năm 2005. Trong khi đó, xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 15,7 tỉ EUR (21,7 tỉ USD) cho thấy thâm hụt thương mại thủy sản của EU ngày càng lớn. Ba nước nhập khẩu thủy sản lớn nhất trong khối EU là Tây Ban Nha với kim ngạch nhập khẩu đạt 4,9 tỉ EUR (6,8 tỉ USD), Pháp (3,9 tỉ EUR), và Italia (3,6 tỉ EUR). Nhập khẩu thủy sản của 3 nước này chiếm tới 45% tổng nhập khẩu vào EU. Bỉ là nước duy nhất có giá trị xuất khẩu cao gấp đôi giá trị nhập khẩu nhờ ngành chế biến và thương mại phát triển. Ba nhà cung cấp thủy sản hàng đầu cho thị trường EU là Na Uy (2,7 tỉ EUR), Trung Quốc (1,1 tỉ EUR) và Aixơlen (1,1 tỉ EUR). Ngoài ra, Mỹ, Marốc, Áchentina và Việt Nam cũng là những nhà cung cấp lượng lớn thủy sản cho thị trường này. Người tiêu dùng châu Âu đang chuyển hướng mạnh sang tiêu thụ tôm biển loại nhỏ và tôm pandan nước ấm. Xu hướng này có thể nhận thấy ở hầu hết các nước châu Âu, ngoại trừ Đức. Hiện nay một số loài cá đang được tiêu thụ rất mạnh ở châu Âu như cá tra, cá basa của Việt Nam và cá rô Sông Nile với khối lượng tăng lên nhanh chóng. Những loài thủy hải sản mới này được người tiêu dùng châu Âu ưa chuộng do có mùi vị trung tính và giá thấp. Cá phi lê đang giành lại thị phần từ cá nguyên con trên toàn EU do người tiêu dùng đòi hỏi sự thuận tiện hơn khi mua hải sản. Các sản phẩm giá trị gia tăng như cá hun khói, sản phẩm cá chế biến sẵn và những món ăn từ cá đang trở nên phổ biến. Một xu hướng đáng chú ý là sự phát triển những sản phẩm hải sản mới dành cho những dịp đặc biệt hoặc để thưởng thức đặc biệt như món ăn mặn Tây Ban Nha, món khai vị cá, sushi và các sản phẩm tẩm bột. Một số người tiêu dùng vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận các sản phẩm thủy hải sản trong thực đơn hàng ngày của họ do họ cảm thấy cá là món ăn khó chuẩn bị. Nếu hải sản được chế biến tiện lợi hơn và người tiêu dùng được hướng dẫn cách nấu thì doanh số hải sản có thể tăng. Những khía cạnh tích cực về mặt sức khỏe của hải sản cũng là một động lực khuyến khích người tiêu dùng mua hải sản ngày càng nhiều hơn. EU luôn là thị trường nhập khẩu thủy hải sản đầy tiềm năng. Để đáp ứng nhu cầu về mặt hàng này, các nước phải nhập khẩu hầu hết đó là: Tây Ban Nha, Pháp, Italy, Đức và Anh. Đan Mạch và Hà Lan chuyên tái xuất và bổ sung giá trị gia tăng cho các sản phẩm nhập khẩu. Giá nhập khẩu trung bình của những nước này ở mức cao nhất EU. Iceland, Ma Rốc và Hoa Kỳ là những nước cung cấp hàng đầu không thuộc châu Âu. Tổng quan về hoạt động sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Tổng quan về hoạt động sản xuất và nuôi trồng thủy sản 1.3.1.1. Năng lực sản xuất và khai thác thủy sản a) Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của Việt Nam tăng lên nhanh chóng qua các năm, điều này thể hiện tại biểu đồ sau: Biểu đồ 1.1. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản trong cả nước (nghìn ha) Nguồn: Dựa vào biểu đồ trên, tốc độ tăng diện tích nuôi trồng thủy sản của Việt Nam tăng tương đối khác nhau qua các năm, trong giai đoạn 2000 – 2003 tốc độ tăng bình quân là 10,25%/năm, với mức tăng diện tích cao nhất là 113 (nghìn ha) của năm 2001. Nhìn chung, trong giai đoạn này diện tích nuôi trồng tăng lên nhanh chóng và là thời điểm bùng phát về quy mô trong nuôi trồng thủy sản của Việt Nam. Giai đoạn 2004 – 2007 tốc độ tăng diện tích nuôi trồng thủy sản giảm xuống, bình quân đạt 3,75%/năm. Quy mô tăng lên cao nhất vào năm 2005, là 32,5 nghìn ha so với năm 2004, sau đó là năm 2006 với quy mô tăng là 31,8 (nghìn ha) đạt tốc độ tăng trưởng là 3,4%. Năm 2007, diện tích tăng lên 16 (nghìn ha) so với năm 2006, đạt tốc độ 2,1%, và lần đầu tiên diện tích nuôi trồng thủy sản của Việt Nam đã vượt ngưỡng 1 (triệu ha) lên con số 1,05 (triệu ha), thể hiện một quy mô sản xuất thủy sản lớn. Trong giai đoạn này, diện tích nuôi trồng thủy sản tăng chậm hơn so với giai đoạn trước đó do tính chất bão hòa và khó khăn về tìm kiếm nguồn giống thủy sản nuôi. Theo biểu đồ trên, diện tích nuôi trồng thủy sản của Việt Nam được phân theo các khu vực trong toàn quốc, đứng đầu là vùng Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích nuôi trồng chiếm 71,1% năm 2006 và 72,5% năm 2007 so với diện tích nuôi trồng thủy sản trong cả nước, đây chính là vùng sản xuất và xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam với diện tích là 699,2 (nghìn ha) vào năm 2006 và 712,3 (nghìn ha) vào năm 2007. Các vùng và địa phương khác trong cả nước có diện tích nuôi trồng thủy sản thấp hơn rất nhiều, tại Đồng bằng sông Hồng chỉ chiếm 9,20% năm 2006 và 9,12% năm 2007 so với cả nước, với diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản vào năm 2007 là 92,3 (nghìn ha). Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ở các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ chiếm tỷ trọng thấp so với cả nước. Như vậy, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của Việt Nam tăng lên qua các năm và đạt 1,05 (triệu ha) vào năm 2007, đây là biểu hiện cho sự lớn mạnh trong sản xuất, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tuy nhiên, diện tích nuôi trồng lớn sẽ gây nhiều khó khăn cho việc cung ứng con giống có chất lượng tốt để phục vụ việc sản xuất, khó khăn trong quản lý và kiểm soát các chất độc hại trong nuôi trồng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có chương trình kiểm soát chặt chẽ đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường EU từ khâu sản xuất con giống, nuôi trồng, khai thác, chế biến và bảo quản thuỷ sản xuất khẩu. b) Số lượng các tàu đánh bắt hải sản Năng lực đánh bắt hải sản được thể hiện thông qua đội tàu đánh bắt xa bờ, Việt Nam có đội ngũ tàu đánh bắt xa bờ tăng lên nhanh chóng qua các năm, đến năm 2007 số lượng tàu đưa vào khai thác lên đến gần 21 nghìn chiếc trải dài khắp dải bờ biển, thể hiện trong biểu đồ dưới đây. Biểu đồ 1.2. Số lượng các tàu đánh bắt xa bờ của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2007 (đơn vị: chiếc) Nguồn: Dựa vào biểu đồ trên, tốc độ tăng lên về số lượng tàu đánh bắt hải sản của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2003 là khá cao, cao hơn so với tốc độ tăng giai đoạn 2005 – 2007. Trong năm 2002, tốc độ tăng là 22,1%, số lượng tàu tăng lên 17,3 nghìn chiếc. Năm 2003 và 2004, tốc độ tăng khá nhanh và đạt 8,2% trong năm 2003 và 16% năm 2004 với số lượng tàu lên tới hơn 20 nghìn chiếc, trung bình trong giai đoạn này tốc độ tăng là 12%. Giai đoạn 2005 – 2007, tốc độ tăng lượng tàu đánh bắt hải sản tương đối đồng đều, với tốc độ tăng bình quân hai năm 2006 và 2007 là 2%, lượng tàu tăng lên hàng năm lần lượt là 270 chiếc trong năm 2006 và 95 chiếc trong năm 2007. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ là nơi có lượng tàu đánh bắt hải sản xa bờ lớn nhất. Năm 2007, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, với đội thuyền gồm 8.154 chiếc chiếm 40% tổng lượng thuyền trong cả nước, tiếp theo đó là vùng Đồng bằng sông Cửu Long với đội thuyền 5.539 chiếc, chiếm 27% tổng lượng thuyền trong cả nước. Đây là đội thuyền trọng điểm của cả nước ở khu vực có vùng biển nước sâu và là nơi sinh trưởng của nhiều loại cá có giá trị cao như cá ngừ đại dương, cá thu, các loại động vật giáp sát... do đó, sản lượng khai thác thuỷ sản tại hai vùng này thường cao nhất nước. Từ phân tích trên có thể đưa ra nhận định sau, một là, tốc độ tăng lượng tàu khai thác tỷ lệ thuận với tốc độ tăng lượng hải sản đánh bắt, hai là trong từng giai đoạn sự tăng lên của hai nhân tố diện tích nuôi trồng và số lượng tàu khai thác sẽ tác động như thế nào đến tốc độ tăng giá trị sản xuất thuỷ sản nói chung? Để trả lời cho nhận định hai, tác giả chia ra thành hai giai đoạn là từ năm 2000 – 2003 và từ 2004 – 2007 và các nhận định này sẽ được chứng minh trong phần sau. 1.3.1.2. Giá trị thủy hải sản trong nuôi trồng và khai thác Trong giai đoạn năm 2004 – 2007, tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất thuỷ sản của Việt Nam có sự tăng trưởng cao, với tốc độ đạt 10,64% trong năm 2005, năm 2006 tốc độ tăng trưởng là 9,5% và năm 2007 là 10,7%. Mức độ tăng này cho thấy sản xuất thuỷ sản của Việt Nam đã phát triển cao và ổn định trước những tác động tiêu cực từ các vụ kiện bán phá giá từ Hoa Kỳ. Xu thế tăng lên về giá trị sản xuất thuỷ sản được thể hiện trong biểu đồ sau. Biểu đồ 1.3. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh năm 1994 (Đơn vị: tỷ đồng) Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam Dựa vào biểu đồ trên, trong giai đoạn 2000 – 2007, giá trị sản xuất thuỷ sản của Việt Nam bao gồm nuôi trồng và chế biến tăng trưởng cao, phù hợp với tốc độ tăng lên về diện tích nuôi trồng và số lượng tàu khai thác. Điều này đúng cho nhận định thứ nhất. Giai đoạn 2000 – 2003 tốc độ tăng giá trị sản xuất thuỷ sản của Việt Nam khá cao, với mức trung bình đạt được là 12,1%/năm, trong khi diện tích nuôi trồng thuỷ sản có tốc độ tăng trung bình là 10,25%/năm và tốc độ tăng lượng thuyền khai thác là 12%/năm. Điều bất ngờ là tốc độ tăng diện tích nuôi trồng thấp hơn so với tốc độ tăng lượng thuyền khai thác là 1,75% và sản lượng và giá trị thuỷ sản nuôi trồng thấp hơn so với sản lượng và giá trị thuỷ sản khai thác khoảng 13,7%, như vậy, tốc độ tăng lượng tàu khai thác trong giai đoạn này đóng góp nhiều hơn vào sự tăng lên về giá trị sản xuất thuỷ sản so với diện tích nuôi trồng. Giai đoạn 2004 – 2007, lượng tàu khai thác hải sản tăng chậm chỉ đạt tốc độ trung bình là 2,1%/năm, diện tích nuôi trồng giảm chỉ còn 3,75%/năm, trong khi đó, tốc độ tăng giá trị sản xuất thuỷ sản của Việt Nam là 8,73%/năm. Các chỉ tiêu đều giảm so với giai đoạn 2000 – 2003, điều này một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của nhận định một, tức là, khi hai yếu tố diện tích nuôi trồng và số lượng tàu giảm làm tốc độ tăng giá trị sản xuất thuỷ sản giảm, như vậy có mối liên quan tỷ lệ thuận giữa các nhân tố này. Tuy nhiên, có thể thấy lượng tàu đánh bắt giảm mạnh (12% - 2,1% = 9,9%) hơn so với diện tích nuôi trồng (10,25% - 3,75% = 6,5%), tốc độ tăng giá trị sản lượng do khai thác không cao bằng do nuôi trồng, vì vậy, trong giai đoạn này nuôi trồng có tác động nhiều hơn đến việc tăng giá trị sản xuất thuỷ sản của Việt Nam. Dựa vào hai phân tích trên có thể nhận thấy, có sự hoán đổi lớn trong việc nuôi trồng và khai thác thuỷ sản giữa hai giai đoạn 2000 – 2003 và giai đoạn 2004 – 2007, theo đó, sản xuất thuỷ sản của Việt Nam đang đi theo hướng tăng dần giá trị sản lượng do nuôi trồng và giảm dần giá trị thuỷ sản do đánh bắt. Điều này càng rõ hơn trong những năm gần đây khi các vùng hồ, đầm lầy, ruộng nước... đang được tận dụng triệt để để nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt việc phổ biến các mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên cát đang thu được nhiều thành công ở các tỉnh Trung Bộ như Nam Định, Quảng Bình, Quảng Nam, Huế... làm diện tích nuôi trồng tăng lên nhanh chóng. Trong khi đó, giá xăng dầu dùng để chạy tàu liên tục tăng, làm chi phí đánh bắt tăng cao, một số tàu thuyền không thể ra khơi do không thể bù được chi phí mua nhiên liệu, trong đó phải nói đến tỉnh Cà Mau, tính đến tháng 4/2008 hiện có khoảng 3000 chiếc chiếm 70% lượng tàu của tỉnh đang nằm chờ Theo thông tin từ TTXVN, trên trang web: . Mặt khác, giá nhiên liệu trên thế giới tiếp tục tăng cao và hiện đã vượt trên 100 USD/thùng dầu, sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc khai thác thuỷ sản của Việt Nam. Phân tích trên còn cho thấy, tốc độ tăng diện tích nuôi trồng và số lượng tàu đánh bắt tỷ lệ thuận với tốc độ tăng giá trị sản xuất thuỷ sản của Việt Nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2000 – 2003, diện tích nuôi trồng và lượng tàu đánh bắt có tổng tốc độ tăng là 10,25%/năm+ 12%/năm = 32,25%/năm gần gấp đôi tốc độ tăng của giá trị sản xuất là 12,1%/năm. Trong khi đó, giai đoạn 2000 – 2007, tổng tốc độ tăng của diện tích nuôi trồng và lượng tàu đánh bắt là 3,75%/năm + 2,1%/năm = 5,85%/năm thấp hơn tốc độ tăng của giá trị sản xuất thuỷ sản là 8,73%/năm. Điều này có nghĩa là năng suất nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản của Việt Nam tăng lên nhanh chóng và sản xuất thuỷ sản của Việt Nam đã ._.o nhu cầu nhập khẩu mực đông lạnh của Tây Ban Nha trên 4 dạng hàm cơ bản: hàm tuyến tính (linear), hàm bậc 2 (quadratic), hàm phức hợp (compound), hàm bậc 3 (cubic), hàm tăng trưởng (growth). Hàm có sai số SE nhỏ nhất sẽ được sử dụng để dự báo. Bảng so sánh các sai số SE của mô hình Linear Quadratt Cubic Compound SE 17,37474 8,37606 9,40341 9,5321 Như vậy, hàm bậc hai có sai số SE nhỏ nhất và giá trị dự báo của hàm này sẽ được sử dụng. Phần mềm SPSS cho kết quả tính toán như sau. MODEL: MOD_6. _ Dependent variable.. SL Method.. QUADRATI Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,91438 R Square ,83609 Adjusted R Square ,72681 Standard Error 8,37606 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 2 1073,5982 536,79910 Residuals 3 210,4751 70,15838 F = 7,65125 Signif F = ,0664 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time -38,266429 9,802649 -4,467268 -3,904 ,0298 Time**2 5,167857 1,370855 4,314065 3,770 ,0327 (Constant) 221,820000 14,983552 14,804 ,0007 The following new variables are being created: Name Label FIT_3 Fit for SL from CURVEFIT, MOD_6 QUADRATIC ERR_3 Error for SL from CURVEFIT, MOD_6 QUADRATIC LCL_3 95% LCL for SL from CURVEFIT, MOD_6 QUADRATIC UCL_3 95% UCL for SL from CURVEFIT, MOD_6 QUADRATIC Kết quả dự báo Sản lượng thực tế year fit err lcl ucl 188,7 2001 188,7214 -0,02143 152,7459 224,6969 161,2 2002 165,9586 -4,75857 135,4823 196,4349 165 2003 153,5314 11,46857 122,3147 184,7482 145,8 2004 151,44 -5,64 120,2233 182,6567 155,7 2005 159,6843 -3,98429 129,208 190,1606 181,2 2006 178,2643 2,93571 142,2888 214,2398 . 2007 207,18 . 152,5507 261,8093 . 2008 246,4314 . 160,5854 332,2775 . 2009 296,0186 . 168,4375 423,5997 . 2010 355,9414 . 177,0826 534,8003 2.2. DỰ BÁO NHU CẦU NHẬP KHẨU MẶT HÀNG MỰC ĐÔNG LẠNH CỦA ITALIA GIAI ĐOẠN 2008 – 2010 Tác giả sử dụng phần mềm SPSS để dự báo nhu cầu nhập khẩu mực đông lạnh của Tây Ban Nha trên 4 dạng hàm cơ bản: hàm tuyến tính (linear), hàm bậc 2 (quadratic), hàm phức hợp (compound), hàm bậc 3 (cubic), hàm tăng trưởng (growth). Hàm có sai số SE nhỏ nhất sẽ được sử dụng để dự báo. Bảng so sánh các sai số SE của mô hình Linear Quadratt Cubic Compound SE 4,24052 2,27872 1,34477 0,04719 Như vậy, hàm Phức hợp có sai số SE nhỏ nhất và giá trị dự báo của hàm này sẽ được sử dụng. Phần mềm SPSS cho kết quả tính toán như sau. MODEL: MOD_2. _ Dependent variable.. SL Method.. COMPOUND Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,71570 R Square ,51222 Adjusted R Square ,39027 Standard Error ,04719 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 ,00935283 ,00935283 Residuals 4 ,00890658 ,00222665 F = 4,20041 Signif F = ,1098 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 1,023387 ,011544 2,045609 88,653 ,0000 (Constant) 82,770169 3,636013 22,764 ,0000 The following new variables are being created: Name Label FIT_6 Fit for SL from CURVEFIT, MOD_2 COMPOUND ERR_6 Error for SL from CURVEFIT, MOD_2 COMPOUND LCL_6 95% LCL for SL from CURVEFIT, MOD_2 COMPOUND UCL_6 95% UCL for SL from CURVEFIT, MOD_2 COMPOUND Kết quả dự báo sản lượng thực tế year fit err lcl ucl 89,9 2001 84,706 5,1941 72,057 99,575 84,1 2002 86,687 -2,587 74,679 100,63 85,2 2003 88,714 -3,514 76,942 102,29 87,3 2004 90,789 -3,489 78,741 104,68 95,1 2005 92,913 2,1875 80,042 107,85 97,7 2006 95,086 2,6145 80,887 111,78 . 2007 97,309 . 81,361 116,38 . 2008 99,585 . 81,556 121,6 . 2009 101,91 . 81,549 127,36 . 2010 104,3 . 81,396 133,64 2.3. DỰ BÁO NHU CẦU NHẬP KHẨU MẶT HÀNG BẠCH TUỘC ĐÔNG LẠNH CỦA TÂY BAN NHA VÀ ITALIA GIAI ĐOẠN 2008 – 2010 Tác giả sử dụng phần mềm SPSS để dự báo nhu cầu nhập khẩu mực đông lạnh của Tây Ban Nha trên 4 dạng hàm cơ bản: hàm tuyến tính (linear), hàm bậc 2 (quadratic), hàm phức hợp (compound), hàm bậc 3 (cubic), hàm tăng trưởng (growth). Hàm có sai số SE nhỏ nhất sẽ được sử dụng để dự báo. Bảng so sánh các sai số SE của mô hình Linear Quadratt Cubic Compound SE 11,28237 11,55161 11,28785 0,15218 Như vậy, hàm Phức hợp có sai số SE nhỏ nhất và giá trị dự báo của hàm này sẽ được sử dụng. Phần mềm SPSS cho kết quả tính toán như sau. MODEL: MOD_2. _ Dependent variable.. SL Method.. COMPOUND Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,56393 R Square ,31802 Adjusted R Square ,22059 Standard Error ,15218 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 ,07559316 ,07559316 Residuals 7 ,16210910 ,02315844 F = 3,26417 Signif F = ,1138 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 1,036132 ,020356 1,757565 50,900 ,0000 (Constant) 66,924898 7,398913 9,045 ,0000 The following new variables are being created: Name Label FIT_1 Fit for SL from CURVEFIT, MOD_2 COMPOUND ERR_1 Error for SL from CURVEFIT, MOD_2 COMPOUND LCL_1 95% LCL for SL from CURVEFIT, MOD_2 COMPOUND UCL_1 95% UCL for SL from CURVEFIT, MOD_2 COMPOUND Kết quả dự báo Sản lượng thực tế year year fit err lcl ucl 55 1998 1998 69,343 -14,34 45,453 105,79 92 1999 1999 71,849 20,151 47,964 107,63 67 2000 2000 74,445 -7,445 50,377 110,01 83,3 2001 2001 77,134 6,1655 52,636 113,03 91,1 2002 2002 79,922 11,178 54,693 116,79 85,4 2003 2003 82,809 2,5907 56,509 121,35 77,4 2004 2004 85,801 -8,401 58,062 126,79 85,5 2005 2005 88,902 -3,402 59,348 133,17 91,5 2006 2006 92,114 -0,614 60,379 140,53 . 2007 95,442 . 61,175 148,9 . 2008 98,891 . 61,763 158,34 . 2009 102,46 . 62,171 168,87 . 2010 106,17 . 62,425 180,56 PHỤ LỤC 3 DỰ BÁO SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN NÓI CHUNG VÀ CỦA TỪNG MẶT HÀNG CHI TIẾT SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 3.1. Dự báo sản lượng xuất khẩu thủy sản nói chung Bảng so sánh SE của các dạng hàm Dạng hàm LINEAR QUADRATI CUBIC COMPOUND GROWTH Standard Error 42771,42481 10893,04877 12139,95678 ,24197 ,24197 Kết quả tính toán cho các dạng hàm như sau. The following new variables are being created: Name Label YEAR_ YEAR, not periodic DATE_ DATE. FORMAT: "YYYY" Curve Fit MODEL: MOD_1. _ Dependent variable.. XKSANGEU Method.. LINEAR Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,91390 R Square ,83522 Adjusted R Square ,80776 Standard Error 42771,42481 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 55635325958,6 55635325958,6 Residuals 6 10976368683,3 1829394780,5 F = 30,41188 Signif F = ,0015 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 36395,750000 6599,774131 ,913903 5,515 ,0015 (Constant) -59430,500000 33327,22572 -1,783 ,1248 _ Dependent variable.. XKSANGEU Method.. QUADRATI Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,99554 R Square ,99109 Adjusted R Square ,98753 Standard Error 10893,04877 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 2 66018402084,1 33009201042,1 Residuals 5 593292557,8 118658511,6 F = 278,18654 Signif F = ,0000 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time -34358,232143 7748,261511 -,862741 -4,434 ,0068 Time**2 7861,553571 840,416958 1,819983 9,354 ,0002 (Constant) 58492,803571 15197,37863 3,849 ,0120 _ Dependent variable.. XKSANGEU Method.. CUBIC Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,99557 R Square ,99115 Adjusted R Square ,98451 Standard Error 12139,95678 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 3 66022180439,7 22007393479,9 Residuals 4 589514202,1 147378550,5 F = 149,32562 Signif F = ,0001 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time -30250,847042 27066,98508 -,759603 -1,118 ,3263 Time**2 6784,860390 6789,379367 1,570724 ,999 ,3742 Time**3 79,755051 498,108460 ,150442 ,160 ,8806 (Constant) 54544,928571 29913,18008 1,823 ,1423 _ Dependent variable.. XKSANGEU Method.. COMPOUND Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,97142 R Square ,94365 Adjusted R Square ,93426 Standard Error ,24197 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 5,8827283 5,8827283 Residuals 6 ,3512956 ,0585493 F = 100,47485 Signif F = ,0001 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 1,453904 ,054284 2,641682 26,783 ,0000 (Constant) 13105,802542 2470,983083 5,304 ,0018 _ Dependent variable.. XKSANGEU Method.. GROWTH Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,97142 R Square ,94365 Adjusted R Square ,93426 Standard Error ,24197 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 5,8827283 5,8827283 Residuals 6 ,3512956 ,0585493 F = 100,47485 Signif F = ,0001 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time ,374253 ,037337 ,971416 10,024 ,0001 (Constant) 9,480810 ,188541 50,285 ,0000 The following new variables are being created: Name Label FIT_1 Fit for XKSANGEU from CURVEFIT, MOD_1 LINEAR ERR_1 Error for XKSANGEU from CURVEFIT, MOD_1 LINEAR LCL_1 95% LCL for XKSANGEU from CURVEFIT, MOD_1 LINEAR UCL_1 95% UCL for XKSANGEU from CURVEFIT, MOD_1 LINEAR FIT_2 Fit for XKSANGEU from CURVEFIT, MOD_1 QUADRATIC ERR_2 Error for XKSANGEU from CURVEFIT, MOD_1 QUADRATIC LCL_2 95% LCL for XKSANGEU from CURVEFIT, MOD_1 QUADRATIC UCL_2 95% UCL for XKSANGEU from CURVEFIT, MOD_1 QUADRATIC FIT_3 Fit for XKSANGEU from CURVEFIT, MOD_1 CUBIC ERR_3 Error for XKSANGEU from CURVEFIT, MOD_1 CUBIC LCL_3 95% LCL for XKSANGEU from CURVEFIT, MOD_1 CUBIC UCL_3 95% UCL for XKSANGEU from CURVEFIT, MOD_1 CUBIC FIT_4 Fit for XKSANGEU from CURVEFIT, MOD_1 COMPOUND ERR_4 Error for XKSANGEU from CURVEFIT, MOD_1 COMPOUND LCL_4 95% LCL for XKSANGEU from CURVEFIT, MOD_1 COMPOUND UCL_4 95% UCL for XKSANGEU from CURVEFIT, MOD_1 COMPOUND FIT_5 Fit for XKSANGEU from CURVEFIT, MOD_1 GROWTH ERR_5 Error for XKSANGEU from CURVEFIT, MOD_1 GROWTH LCL_5 95% LCL for XKSANGEU from CURVEFIT, MOD_1 GROWTH UCL_5 95% UCL for XKSANGEU from CURVEFIT, MOD_1 GROWTH 3 new cases have been added. Dự báo xuất khẩu thuỷ sản sang EU từ 2008 – 2010 xkchung year_ date fit err lcl ucl 25886 2000 2000 31996,13 -6110,13 -4602,7 68594,95 30442 2001 2001 21222,55 9219,446 -10454,6 52899,66 31368 2002 2002 26172,09 5195,911 -4910,09 57254,27 41200 2003 2003 46844,73 -5644,73 15167,63 78521,84 75430 2004 2004 83240,48 -7810,48 51563,38 114917,6 130721 2005 2005 135359,3 -4638,34 104277,2 166441,5 219963 2006 2006 203201,3 16761,7 171524,2 234878,4 279793 2007 2007 286766,4 -6973,38 250167,5 323365,2 . 2008 2008 386054,6 . 337989,6 434119,5 . 2009 2009 501065,8 . 435006,8 567124,8 . 2010 2010 631800,2 . 542021,7 721578,7 3.2 Dự báo sản lượng xuất khẩu mặt hàng cá tươi và đông lạnh các loại sang thị trường EU Bảng so sánh SE của các dạng hàm Dạng hàm LINEAR QUADRATI CUBIC COMPOUND GROWTH Standard Error 27084,82048 4556,95937 4799,67833 9870,3 ... Như vậy, dạng hàm QUADRATI có SE thấp nhất, đây chính là dạng hàm được sử dụng để dự báo. Kết quả tính toán cho các dạng hàm như sau. MODEL: MOD_3. _ Dependent variable.. CA Method.. LINEAR Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,91970 R Square ,84585 Adjusted R Square ,82015 Standard Error 27084,82048 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 24151150059,1 24151150059,1 Residuals 6 4401525001,5 733587500,3 F = 32,92198 Signif F = ,0012 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 23979,728571 4179,278533 ,919699 5,738 ,0012 (Constant) -53212,353571 21104,32209 -2,521 ,0452 _ Dependent variable.. CA Method.. QUADRATI Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,99818 R Square ,99636 Adjusted R Square ,99491 Standard Error 4556,95937 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 2 28448845667,1 14224422833,5 Residuals 5 103829393,5 20765878,7 F = 684,99017 Signif F = ,0000 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time -21540,632143 3241,380227 -,826151 -6,646 ,0012 Time**2 5057,817857 351,577048 1,788438 14,386 ,0000 (Constant) 22654,914286 6357,617449 3,563 ,0162 _ Dependent variable.. CA Method.. CUBIC Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,99839 R Square ,99677 Adjusted R Square ,99435 Standard Error 4799,67833 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 3 28460527412,3 9486842470,8 Residuals 4 92147648,4 23036912,1 F = 411,81051 Signif F = ,0000 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time -14318,459416 10701,25901 -,549158 -1,338 ,2519 Time**2 3164,626948 2684,263020 1,119008 1,179 ,3038 Time**3 140,236364 196,933187 ,404038 ,712 ,5157 (Constant) 15713,214286 11826,53653 1,329 ,2547 _ Dependent variable.. CA Method.. COMPOUND Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,99442 R Square ,98888 Adjusted R Square 9.870,3 Standard Error ,18159 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 17,591396 17,591396 Residuals 6 ,197841 ,032973 F = 533,50231 Signif F = ,0000 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 1,910148 ,053521 2,703166 35,690 ,0000 (Constant) 1231,041773 174,180783 7,068 ,0004 The following new variables are being created: Name Label FIT_1 Fit for CA from CURVEFIT, MOD_3 LINEAR ERR_1 Error for CA from CURVEFIT, MOD_3 LINEAR LCL_1 95% LCL for CA from CURVEFIT, MOD_3 LINEAR UCL_1 95% UCL for CA from CURVEFIT, MOD_3 LINEAR FIT_2 Fit for CA from CURVEFIT, MOD_3 QUADRATIC ERR_2 Error for CA from CURVEFIT, MOD_3 QUADRATIC LCL_2 95% LCL for CA from CURVEFIT, MOD_3 QUADRATIC UCL_2 95% UCL for CA from CURVEFIT, MOD_3 QUADRATIC FIT_3 Fit for CA from CURVEFIT, MOD_3 CUBIC ERR_3 Error for CA from CURVEFIT, MOD_3 CUBIC LCL_3 95% LCL for CA from CURVEFIT, MOD_3 CUBIC UCL_3 95% UCL for CA from CURVEFIT, MOD_3 CUBIC FIT_4 Fit for CA from CURVEFIT, MOD_3 COMPOUND ERR_4 Error for CA from CURVEFIT, MOD_3 COMPOUND LCL_4 95% LCL for CA from CURVEFIT, MOD_3 COMPOUND UCL_4 95% UCL for CA from CURVEFIT, MOD_3 COMPOUND Dự báo giá trị xuất khẩu cá của Việt Nam sang EU từ 2008 – 2010 Sl ca fit Err_2 Lcl_2 Ucl_2 2000 2304,50 6172,09583 -3867,59583 -9138,58410 21482,77576 2001 4701,60 -195,08036 4896,68036 -13446,8159 13056,65515 2002 7898,40 3553,38036 4345,01964 -9449,47412 16556,23483 2003 13380,10 17417,47798 -4037,37798 4165,74247 30669,21349 2004 37645,50 41397,21250 -3751,71250 28145,47699 54648,94801 2005 75291,10 75492,58393 -201,48393 62489,72946 88495,43840 2006 123479,2 119703,5923 3775,60774 106451,8568 132955,3278 2007 172871,1 174030,2375 -1159,13750 158719,5576 189340,9174 2008 . 238472,5196 . 218365,1099 258579,9294 2009 . 313030,4387 . 285395,4472 340665,4301 2010 . 397703,9946 . 360146,2333 435261,7560 3.3. Dự báo sản lượng xuất khẩu mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam sang EU Dạng hàm LINEAR QUADRATI CUBIC COMPOUND GROWTH Standard Error 4817,07989 3281,02702 2576,65037 ,33432 ,48505 Như vậy, hàm COMPOUND có SE nhỏ nhất, do đó, hàm này được dùng để dự báo kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường EU từ 2008 – 2010 Kết quả tính toán cho các dạng hàm như sau. Curve Fit MODEL: MOD_6. _ Dependent variable.. SLTOM Method.. LINEAR Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,75496 R Square ,56997 Adjusted R Square ,49830 Standard Error 4817,07989 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 184532469,2 184532469,2 Residuals 6 139225551,9 23204258,7 F = 7,95253 Signif F = ,0304 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 2096,098810 743,291564 ,754964 2,820 ,0304 (Constant) 3070,792857 3753,438410 ,818 ,4446 _ Dependent variable.. SLTOM Method.. QUADRATI Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,91310 R Square ,83375 Adjusted R Square ,76725 Standard Error 3281,02702 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 2 269932329,5 134966164,8 Residuals 5 53825691,6 10765138,3 F = 12,53734 Signif F = ,0113 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time -4320,670833 2333,805340 -1,556201 -1,851 ,1233 Time**2 712,974405 253,136730 2,367542 2,817 ,0373 (Constant) 13765,408929 4577,507270 3,007 ,0299 _ Dependent variable.. SLTOM Method.. CUBIC Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,95811 R Square ,91797 Adjusted R Square ,85645 Standard Error 2576,65037 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 3 297201512,5 99067170,8 Residuals 4 26556508,6 6639127,1 F = 14,92172 Signif F = ,0123 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time -15355,105051 5744,843948 -5,530535 -2,673 ,0556 Time**2 3605,495996 1441,014759 11,972611 2,502 ,0666 Time**3 -214,260859 105,721245 -5,797193 -2,027 ,1126 (Constant) 24371,321429 6348,935837 3,839 ,0185 _ Dependent variable.. SLTOM Method.. COMPOUND Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,65530 R Square ,42942 Adjusted R Square ,33432 Standard Error ,48505 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 1,0623689 1,0623689 Residuals 6 1,4116165 ,2352694 F = 4,51554 Signif F = ,0777 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 1,172388 ,087746 1,925717 13,361 ,0000 (Constant) 5288,250303 1998,665830 2,646 ,0382 _ Dependent variable.. SLTOM Method.. GROWTH Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,65530 R Square ,42942 Adjusted R Square ,33432 Standard Error ,48505 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 1,0623689 1,0623689 Residuals 6 1,4116165 ,2352694 F = 4,51554 Signif F = ,0777 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time ,159042 ,074844 ,655298 2,125 ,0777 (Constant) 8,573243 ,377945 22,684 ,0000 The following new variables are being created: Name Label FIT_1 Fit for SLTOM from CURVEFIT, MOD_6 LINEAR ERR_1 Error for SLTOM from CURVEFIT, MOD_6 LINEAR LCL_1 95% LCL for SLTOM from CURVEFIT, MOD_6 LINEAR UCL_1 95% UCL for SLTOM from CURVEFIT, MOD_6 LINEAR FIT_2 Fit for SLTOM from CURVEFIT, MOD_6 QUADRATIC ERR_2 Error for SLTOM from CURVEFIT, MOD_6 QUADRATIC LCL_2 95% LCL for SLTOM from CURVEFIT, MOD_6 QUADRATIC UCL_2 95% UCL for SLTOM from CURVEFIT, MOD_6 QUADRATIC FIT_3 Fit for SLTOM from CURVEFIT, MOD_6 CUBIC ERR_3 Error for SLTOM from CURVEFIT, MOD_6 CUBIC LCL_3 95% LCL for SLTOM from CURVEFIT, MOD_6 CUBIC UCL_3 95% UCL for SLTOM from CURVEFIT, MOD_6 CUBIC FIT_4 Fit for SLTOM from CURVEFIT, MOD_6 COMPOUND ERR_4 Error for SLTOM from CURVEFIT, MOD_6 COMPOUND LCL_4 95% LCL for SLTOM from CURVEFIT, MOD_6 COMPOUND UCL_4 95% UCL for SLTOM from CURVEFIT, MOD_6 COMPOUND FIT_5 Fit for SLTOM from CURVEFIT, MOD_6 GROWTH ERR_5 Error for SLTOM from CURVEFIT, MOD_6 GROWTH LCL_5 95% LCL for SLTOM from CURVEFIT, MOD_6 GROWTH UCL_5 95% UCL for SLTOM from CURVEFIT, MOD_6 GROWTH Dự báo giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam sang EU từ 2008 – 2010 sltom year date fit err lcl ucl 10849 2000 2000 6199,9 4648,7 1509,7 25462 9756,4 2001 2001 7268,7 2487,7 1904,2 27746 4385,3 2002 2002 8521,7 -4136 2349,3 30911 5622,2 2003 2003 9990,7 -4369 2827,7 35299 8829,6 2004 2004 11713 -2883 3315,2 41384 17721 2005 2005 13732 3988,9 3785,8 49811 21230 2006 2006 16099 5130,2 4217,5 61456 21633 2007 2007 18875 2758,3 4596 77516 . 2008 2008 22129 . 4914,8 99633 . 2009 2009 25943 . 5174,2 130079 . 2010 2010 30416 . 5378,4 172003 3.4. Sản lượng dự báo xuất khẩu mặt hàng mực và bạch tuộc đông lạnh sang thị trường EU Bảng so sánh SE của các dạng hàm Dạng hàm LINEAR QUADRATI CUBIC COMPOUND GROWTH Standard Error 1324,96575 1375,29252 1032,42035 0,13009 0,13009 Như vậy, dạng hàm tăng trưởng và phức hợp có sai số nhỏ nhất nên dạng hàm này được dùng để dự báo. Kết quả tính toán như sau MODEL: MOD_1. _ Dependent variable.. SLMUC Method.. LINEAR Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,97547 R Square ,95154 Adjusted R Square ,94184 Standard Error 1324,96575 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 172341176,5 172341176,5 Residuals 5 8777671,2 1755534,2 F = 98,17022 Signif F = ,0002 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 2480,935714 250,394991 ,975467 9,908 ,0002 (Constant) 2374,000000 1119,800443 2,120 ,0875 Dependent variable.. SLMUC Method.. QUADRATI Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,97889 R Square ,95823 Adjusted R Square ,93734 Standard Error 1375,29252 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 2 173553129,7 86776564,8 Residuals 4 7565718,1 1891429,5 F = 45,87883 Signif F = ,0017 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 1520,002381 1228,267158 ,597642 1,238 ,2836 Time**2 120,116667 150,056716 ,386579 ,800 ,4683 (Constant) 3815,400000 2143,238599 1,780 ,1496 _ Dependent variable.. SLMUC Method.. CUBIC Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,99113 R Square ,98234 Adjusted R Square ,96469 Standard Error 1032,42035 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 3 177921172,4 59307057,5 Residuals 3 3197675,4 1065891,8 F = 55,64079 Signif F = ,0040 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time -4310,425397 3024,132885 -1,694796 -1,425 ,2493 Time**2 1826,583333 850,460881 5,878602 2,148 ,1210 Time**3 -142,205556 70,247307 -3,291148 -2,024 ,1361 (Constant) 8934,800000 2997,322978 2,981 ,0586 _ Dependent variable.. SLMUC Method.. COMPOUND Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,96908 R Square ,93911 Adjusted R Square ,92693 Standard Error ,13009 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 1,3049967 1,3049967 Residuals 5 ,0846158 ,0169232 F = 77,11303 Signif F = ,0003 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 1,240962 ,030508 2,635508 40,676 ,0000 (Constant) 4719,092578 518,842204 9,095 ,0003 _ Dependent variable.. SLMUC Method.. GROWTH Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,96908 R Square ,93911 Adjusted R Square ,92693 Standard Error ,13009 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 1,3049967 1,3049967 Residuals 5 ,0846158 ,0169232 F = 77,11303 Signif F = ,0003 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time ,215887 ,024585 ,969076 8,781 ,0003 (Constant) 8,459372 ,109945 76,942 ,0000 The following new variables are being created: Name Label FIT_1 Fit for SLMUC from CURVEFIT, MOD_1 LINEAR ERR_1 Error for SLMUC from CURVEFIT, MOD_1 LINEAR LCL_1 95% LCL for SLMUC from CURVEFIT, MOD_1 LINEAR UCL_1 95% UCL for SLMUC from CURVEFIT, MOD_1 LINEAR FIT_2 Fit for SLMUC from CURVEFIT, MOD_1 QUADRATIC ERR_2 Error for SLMUC from CURVEFIT, MOD_1 QUADRATIC LCL_2 95% LCL for SLMUC from CURVEFIT, MOD_1 QUADRATIC UCL_2 95% UCL for SLMUC from CURVEFIT, MOD_1 QUADRATIC FIT_3 Fit for SLMUC from CURVEFIT, MOD_1 CUBIC ERR_3 Error for SLMUC from CURVEFIT, MOD_1 CUBIC LCL_3 95% LCL for SLMUC from CURVEFIT, MOD_1 CUBIC UCL_3 95% UCL for SLMUC from CURVEFIT, MOD_1 CUBIC FIT_4 Fit for SLMUC from CURVEFIT, MOD_1 COMPOUND ERR_4 Error for SLMUC from CURVEFIT, MOD_1 COMPOUND LCL_4 95% LCL for SLMUC from CURVEFIT, MOD_1 COMPOUND UCL_4 95% UCL for SLMUC from CURVEFIT, MOD_1 COMPOUND FIT_5 Fit for SLMUC from CURVEFIT, MOD_1 GROWTH ERR_5 Error for SLMUC from CURVEFIT, MOD_1 GROWTH LCL_5 95% LCL for SLMUC from CURVEFIT, MOD_1 GROWTH UCL_5 95% UCL for SLMUC from CURVEFIT, MOD_1 GROWTH 3 new cases have been added. Kết quả dự báo cho giai đoạn 2008 – 2010 sản lượng thực tế year year fit err lcl ucl 6432,8 2000 2000 5856,2 576,59 3907,3 8777,2 5838 2001 2001 7267,3 -1429 4973,9 10618 9688,4 2002 2002 9018,5 669,92 6272,9 12966 11442 2003 2003 11192 250,41 7827,7 16001 14472 2004 2004 13888 583,66 9660,2 19967 18976 2005 2005 17235 1741,1 11796 25182 19235 2006 2006 21388 -2153 14270 32056 . 2007 2007 26541 . 17131 41122 . 2008 2008 32937 . 20440 53076 . 2009 2009 40874 . 24273 68828 . 2010 2010 50722 . 28720 89581 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH, KHUNG vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA CỦA TỪ Nghĩa tiếng anh Nghĩa tiếng việt 1 ASEAN Association of Southeast Asia Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á 2 Cục QL CL, ATVS & TYTS Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y Thủy sản 3 Bộ NN & PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 4 HACCP Hazard Analysis Critical Control Point Hệ thống phân tích mối nguy cơ và điểm kiểm soát tới hạn 5 EU European Union Liên minh châu Âu 6 EC European Committee Ủy ban châu Âu 7 GSP Generalized System of Preference Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập 8 NHNN Ngân hàng Nhà nước 9 NAFIQAVED The National Fisheries Quality Assuranee and Veterinary Directorate Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thuỷ sản 10 EMAS Ecological Management and Audit Scheme Hệ thống kiểm tra và quản lý sinh thái 11 MNF Most Favoured Nation Quy chế Tối huệ quốc 12 VASEP Viet Nam Association of Sea Export Processing Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 13 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH, KHUNG Bảng Trang Bảng 1.1. Mức thuế giá trị gia tăng của một số nước EU 6 Bảng 1.2. Chỉ tiêu và mức giới hạn tối đa cho phép đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU 10 Bảng 1.3. mức giới hạn đối với một số hoá chất dùng trong sản xuất bao bì 14 Bảng 1.4. các chất màu được quy định làm phụ gia trong thực phẩm 18 Bảng 1.5. Lượng tối đa chất làm hương vị có mặt trong thực phẩm và đồ uống 19 Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam sang một số quốc gia EU trong năm 2006 44 Bảng 2.2. Dự báo nhu cầu nhập khẩu mặt hàng mực đông lạnh của Tây Ban Nha và Italia giai đoạn 2008 – 2010 (đơn vị: nghìn tấn) 46 Bảng 2.3. Dự báo sản lượng nhập khẩu bạch tuộc đông lạnh của hai thị trường Tây Ban Nha và Italia giai đoạn 2008 – 2010 (đơn vị: nghìn tấn) 47 Bảng 2.4. Các Trung tâm chất lượng Thú y Thuỷ sản và phạm vi quản lý 48 Bảng 3.1. Sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2000 – 2007 (đơn vị: tấn) 67 Bảng 3.2. Dự báo sản lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2008 – 2010 (đơn vị: tấn) 68 Bảng 3.3. Dự báo sản lượng xuất khẩu mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2008 – 2010 (đơn vị: tấn) 68 Bảng 3.4. Dự báo sản lượng xuất khẩu mặt hàng cá tươi và đông lạnh sang thị trường EU giai đoạn 2008 – 2010 (đơn vị: tấn) 69 Bảng 3.5. Dự báo sản lượng xuất khẩu mặt hàng mực và bạch tuộc đông lạnh sang thị trường EU giai đoạn 2008 – 2010 (đơn vị: tấn) 70 Bảng 3.6. Tỷ trọng của một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2008 – 2010 71 Biểu đồ Biểu đồ 1.1. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản trong cả nước (đơn vị: nghìn ha) 26 Biểu đồ 1.2. Số lượng các tàu đánh bắt xa bờ của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2007 27 Biểu đồ 1.3. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh năm 1994 (Đơn vị: tỷ đồng) 29 Biểu đồ 1.4. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (đơn vị: triệu USD) 31 Biểu đồ 1.5. Thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 2007 (đơn vị:%) 32 Biểu đồ 2.1. Xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU 35 Biểu đồ 2.2. Thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam trong khối EU giai đoạn 2001 – 2007 (đơn vị: triệu USD) 36 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU từ 2005 – 2007 (tấn, %) 36 Biểu đồ 2.4. Giá bán mặt hàng cá ngừ đóng hộp tại thị trường EU 39 Biểu đồ 2.5. Giá bán mặt hàng mực tại thị trường EU 39 Biểu đồ 2.6. Xu hướng nhập khẩu mặt hàng cá ngừ của các quốc gia EU (Đơn vị:1000 tấn) 41 Biểu đồ 2.7. Thị phần xuất khẩu cá ngừ của các quốc gia vào thị trường EU 41 Biểu đồ 2.8. Nhập khẩu tôm của các nước trong EU và thế giới 43 Biểu đồ 2.9. Xu hướng nhập khẩu tôm của một số nước EU 44 Biểu đồ 2.10. Xu hướng nhập khẩu mực của Tây Ban Nha, Italia và xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2006 (đơn vị: nghìn tấn) 45 Biểu đồ 2.11. Xu hướng nhập khẩu bạch tuộc của Tây Ban Nha, Italia và xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1998 – 2006 (đơn vị: nghìn tấn) 46 Biểu đồ 2.12. Kiểm định dư lượng Aldrin trong nuôi trồng thuỷ sản 52 Biểu đồ 2.13. Kiểm định dư lượng Pb (chì) trong nuôi trồng thuỷ sản 53 Biểu đồ 2.14. Kiểm định dư lượng Hg, Cd trong thuỷ sản 54 Biểu đồ 2.15. Thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2007 (đơn vị: triệu USD) 60 Sơ đồ Sơ đồ 2.1. Tổ chức thực hiện kiểm soát dư lượng các hoá chất độc hại 49 Sơ đồ 2.2. Mối quan hệ giữa thị trường vốn, thị trường ngoại hối và tác động tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 63 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10388.doc
Tài liệu liên quan