Các giải pháp thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà & đô thị của Tổng Công ty XNK Việt Nam VINACONEX

Tài liệu Các giải pháp thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà & đô thị của Tổng Công ty XNK Việt Nam VINACONEX: LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………….5 Chương 1: SỰ CẤN THIẾT THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ CỦA TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XÂY DỰNG VIỆT NAM VINACONEX…………………………………….6 I – Tổng quan về Tổng Công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam VINACONEX………………………………………………………………….6 1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty……………...6 2. Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty…………………………………….8 3. Các lĩnh vực hoạt động của Tổng Công ty…………………………...9 3.1. Lĩnh vực Đầu tư và kinh doanh bất ... Ebook Các giải pháp thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà & đô thị của Tổng Công ty XNK Việt Nam VINACONEX

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Các giải pháp thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà & đô thị của Tổng Công ty XNK Việt Nam VINACONEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động sản…………………………9 3.2. Lĩnh vực Xây lắp công trình…………………………………………10 3.3. Lĩnh vực Tư vấn, thiết kế…………………………………………….11 3.4. Lĩnh vực Sản xuất công nghiệp ………………………………...……13 3.5. Lĩnh vực Xuất khẩu lao động………………………………………...14 3.6. Lĩnh vực Xuất nhập khẩu………………………………………….…15 3.7. Lĩnh vực Đầu tư tài chính…………………………………………....16 3.8. Các lĩnh vực khác……………………………………………………18 II – Sự cần thiết thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà và đô thị của Tổng Công ty………………………………………………………………….20 1. Một số vấn đề lý luận về vốn đầu tư…………………………………20 1.1. Khái niệm………………………………………………………….…20 1.2. Đặc điểm của vốn đầu tư………………………………………….…22 1.3. Các nguồn hình thành vốn đầu tư……………………………………24 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư...............................................27 2. Các nguồn vốn đầu tư vào hoạt động phát triển nhà và đô thị của Tổng Công ty VINACONEX………………………………………………...30 2.1. Vốn tự có……………………………………………………………..30 2.2. Vốn từ ngân sách nhà nước………………………………………….30 2.3. Vốn vay………………………………………………………………31 2.4. Vốn từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu…………………………….…32 2.5 Các nguồn vốn đầu tư khác…………………………………………..33 Chương 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ CỦA TỔNG CÔNG TY ………………………34 I – Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty………………..34 1. Tình hình tài chính của Tổng Công ty………………………………34 1.1. Tình hình tài sản v à nguồn vốn………………………….………..…34 1.2. Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn…………...……………………38 2. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty…………………39 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2000 – 2006……………....40 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007……………………………45 II – Tình hình thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà và đô thị của Tổng Công ty………………………………………………………………….48 1. Vốn tự có………………………………………………………………48 2. Vốn vay………………………………………………………………..50 3. Vốn từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu………………………………51 4. Hoạt động liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác…………52 III – Đánh giá chung về tình hình thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà và đô thị của Tổng Công ty……………………………………………..53 1. Những thành tựu đã đạt được……………………………………….53 2. Những hạn chế còn tồn tại………………………………………...…56 Chương 3: GIẢI PHÁP ĐỂ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ CỦA TỔNG CÔNG TY……………………….58 I - Định hướng phát triển của Tổng Công ty đến năm 2010……...…..58 1. Định hướng phát triển của Tổng Công ty đến năm 2010……...…...58 1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian tới ………………...59 3. Các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện……………………………...60 II – Nhu cầu vềvốn đầu tư cho phát triển nhà và đô thị của Tổng Công ty giai đoạn 2008 - 2010……………………………………………………...61 1. Nhu cầu về vốn ……..………………………………………………...61 2. Những cơ hội và thách thức trong việc thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà và đô thị của Tổng Công ty……………………………………….62 III – Các giải pháp để thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà và đô thị của Tổng Công ty………………………………………………..…..…...64 1. Tăng cường liên doanh, liên kết với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước……………………………………………….………...65 2. Thông qua phát hành cổ phiếu………………………………………66 3. Phát hành trái phiếu công ty…………………….…………………...67 4. Thành lập các trung gian tài chính……………………………...…..69 5. Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả……………………………………...71 KẾT LUẬN………………………………………………………………73 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………74 CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 1: B ảng cân đối về tài sản………………….………………………35 Bảng 2: Bảng cân đối về nguồn vốn……………………………………...36 Bảng 3: Bảng tài trợ của Tổng Công ty…………………………………..38 Biểu đồ 1: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu………………………………..40 Biểu đồ 2: Biểu đồ tăng trưởng sản lượng………………………………..41 Biểu đồ 3: Biểu đồ tăng trưởng đầu tư……………………………………42 Biểu đồ 4: Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận………………………………...43 Biểu đồ 5: Biểu đồ tăng trưởng thu nhập bình quân cán bộ công nhân viên…………………………………………………………………………….44 Bảng 4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh………………………….45 Bảng 5: Cơ cấu doanh thu, lợi nhuận Tổng Công ty năm 2007………….47 Bảng 6: Vốn chủ sở hữu và lợi ích của cổ đông………………………….49 Bảng 7: Báo cáo hợp nhất về tình hình vốn vay………………………….50 Bảng 8: Dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh………………………….59 Bảng 9: Kế hoạch vốn cho các dự án của Tổng Công ty…………………62 LỜI MỞ ĐẦU Đầu tư phát triển nhà và đô thị là một hoạt động không thể thiếu đối với mỗi đô thị nói riêng và với mỗi nền kinh tế thị trường nói chung. Nó vừa ảnh hưởng vừa phản ánh những đặc điểm về kinh tế - xã hội của một đô thị trong những giai đoạn nhất định. Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, thì việc thu hút số lượng vốn đầu tư vào hoạt động đầu tư phát triển nhà và đô thị ngày càng trở nên quan trọng. Với ly do trên, trong thời gian thực tập tại Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam VINACONEX, được sự giúp đỡ của thầy giáo Nguyễn Ngọc Sơn và cán bộ phòng kế hoạch của Tổng Công ty, tôi quyết định chọn đề tài: Các giải pháp thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà và đô thị của Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Việt Nam VINACONEX làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Bố cục của chuyên đề bao gồm: Chương 1: Sự cần thiết thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà và đô thị của Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam VINACONEX. Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà và đô thị của Tổng Công ty. Chương 3: Giải pháp để thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà và đô thị của Tổng Công ty. Tôi xin chân thành cám ơn thầy giáo Nguyễn Ngọc Sơn và cán bộ phòng kế hoạch của Tổng Công ty VINACONEX đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Chương 1: SỰ CẤN THIẾT THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ CỦA TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XÂY DỰNG VIỆT NAM VINACONEX I – Tổng quan về Tổng Công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam VINACONEX. 1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty. Trải qua 18 năm phát triển và trưởng thành, đến nay VINACONEX đã trở thành 1 Tổng Công ty đa doanh hàng đầu trong ngành xây dựng, với chức năng chính là: Kinh doanh Bất động sản, Xây lắp, Tư vấn đầu tư - thiết kế - khảo sát quy hoạch, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, xuất khẩu chuyên gia và lao động ra nước ngoài và đặc biệt là đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng hàng đầu nhằm chuyển đổi cơ cấu và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phấn đấu trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước. Được thành lập ngày 27/09/1988, Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (VINACONEX), tiền thân là Công ty dịch vụ và xây dựng nước ngoài, có nhiệm vụ quản lý cán bộ, công nhân ngành xây dựng làm việc ở các nước Bungaria, Nga, Tiệp Khắc, Liên Xô cũ và Iraq. Từ một doanh nghiệp hoạt động chuyên ngành quản lý lao động ở nước ngoài, Tổng Công ty đã xác định được mục tiêu là đa doanh, đa dạng hóa sản phẩm, hoạt động đa lĩnh vực, từng bước xây dựng lực lượng nòng cốt, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để phát triển và không ngừng lớn mạnh. Ngày 20/11/1995, thừa Ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã có quyết định số 992/BXD – TCLĐ về việc thành lập lại Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (VINACONEX) theo mô hình Tổng Công ty 90 với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động rộng hơn. Theo Quyết định này, Tổng Công ty được Bộ Xây dựng cho phép tiếp nhận một số công ty xây dựng trực thuộc Bộ về trực thuộc Tổng Công ty. Khác với các đơn vị khác trực thuộc Bộ Xây dựng, ngay từ khi mới thành lập, VINACONEX là một Tổng Công ty đã xác định được phương châm kinh doanh đa ngành và hiện nay VINACONEX đã trở thành một trong những Tổng công ty đa doanh hàng đầu của Bộ Xây dựng với chức năng chính là Xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng, cấp thoát nước và môi trường…, xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác, đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất và các ngành kinh tế khác như sản xuất vật liệu xây dựng, các khu đô thị, khu công nghiệp, các dự án điện, nước… Tổng Công ty hiện có trên 70 đơn vị đầu mối trực thuộc hoạt động trên khắp mọi miền đất nước với đội ngũ hơn 40.000 cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân viên trong đó có nhiều người đã được đào tạo và làm việc tại nước ngoài, có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm. Trong quá trình hoạt động, VINACONEX luôn coi trọng và xác định chữ tín với khách hàng là yếu tố hàng đầu. Đến nay, VINACONEX đã tạo dựng được uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường, được các khách hàng trong và ngoài nước tôn trọng, đánh giá cao, đặt niềm tin cho để thiết lập quan hệ hợp tác kinh doanh trong các lĩnh vực mà hai bên quan tâm. 2. Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT CÁC ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG CỦA TỔNG CÔNG TY CÁC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM CÁC VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CÁC ĐƠN VỊ CÓ VỐN GÓP CHI PHỐI CỦA TỔNG CÔNG TY CÁC ĐƠN VỊ CÓ VỐN GÓP KHÔNG CHI PHỐI CỦA TỔNG CÔNG TY Nguồn: Tổng Công ty VINACONEX 3. Các lĩnh vực hoạt động của Tổng Công ty. 3.1. Lĩnh vực Đầu tư và kinh doanh bất động sản. Kinh doanh bất động sản đang là một trong các lĩnh vực kinh doanh chính của VINACONEX. Lĩnh vực này được Tổng Công ty bắt đầu quan tâm và phát triển từ năm 1995 khi VINACONEX bắt đầu triển khai đầu tư Dự án Khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính, Trung tâm thương mại Tràng Tiền. Từ đó đến nay, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và của thị trường bất động sản, đặc biệt là việc phát triển các khu đô thị mới tại các tỉnh, thành phố trong cả nước, lĩnh vực kinh doanh bất động sản của VINACONEX đã có sự phát triển vượt bậc. Hiện nay, VINACONEX và các đơn vị thành viên đã và đang triển khai đầu tư hàng trăm dự án trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản trong phạm vi cả nước. Một số dự án điển hình như Khu Đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính (Hà Nội), Khu Đô thị mới Bắc An Khánh (Hà Tây), Khu Đô thị sinh thái Cái Giá - Cát Bà (Hải Phòng), Khu Nhà ở cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ Thảo Điền (Quận 2 - Thành phố Hồ Chí Minh)… Trong chiến lược phát triển của mình đến năm 2010 và các năm tiếp theo, VINACONEX luôn coi lĩnh vực kinh doanh bất động sản là một trong các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Tổng Công ty. Ngoài mang lại lợi nhuận, lĩnh vực này còn hỗ trợ cho lĩnh vực xây lắp, sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng và các lĩnh vực khác cùng phát triển. Phấn đấu đến năm 2010, VINACONEX là một trong các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản tại Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, VINACONEX sẽ không ngừng củng cố và phát triển các đơn vị thành viên hoạt động trong lĩnh vực này, hình thành các đơn vị chuyên kinh doanh bất động sản và đa dạng hóa các loại hình đầu tư và kinh doanh bất động sản. Các loại hình kinh doanh bất động sản của VINACONEX: Đầu tư và kinh doanh các khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Đầu tư kinh doanh nhà và văn phòng cho thuê. Đầu tư và kinh doanh các khu nghỉ mát, khu vui chơi giải trí. Đầu tư và kinh doanh các trung tâm thương mại. Đầu tư và kinh doanh các khách sạn. Các loại hình đầu tư và kinh doanh bất động sản khác. 3.2. Lĩnh vực Xây lắp công trình. Bằng nỗ lực của mình trong quá trình xây dựng và trưởng thành, đến nay thương hiệu VINACONEX đã được khẳng định trong thị trường xây dựng, với các nhà đầu tư hay các nhà thầu nước ngoài khi thi công các công trình tại Việt Nam. Hình ảnh lá cờ mang biểu tượng VINACONEX tung bay tại các dự án xây dựng tại khắp các tỉnh, thành trên cả nước đã từ lâu không còn xa lạ. Với mục tiêu chiến lược phát triển bền vững, tốc độ tăng trưởng cao, thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, VINACONEX ngày càng khẳng định được uy tín và vị thế của mình trong thị trường xây dựng. Để làm được điều đó, VINACONEX không ngừng đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị thi công, mạnh dạn nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong xây dựng, với giàn thiết bị hùng hậu, trong đó có những thiết bị hiện đại như công nghệ đúc hẫng dùng cho thi công cầu, công nghệ đổ bê-tông côp-pha trượt dùng trong xây dựng dân dụng và công nghiệp, công nghệ bê-tông dự ứng lực dùng cho các cấu kiện đòi hỏi cường độ cao, công nghệ tự động hóa. Tuy nhiên trên hết, yếu tố con người luôn được đặt lên hàng đầu. Với hơn 40.000 cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân viên có trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên sâu, giàu kinh nghiệm trong đó nhiều người đã được đào tạo ở nước ngoài, công nhân tay nghề cao, đến nay VINACONEX đã làm chủ được nhiều công nghệ xây lắp hiện đại, sẵn sàng đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu khắt khe trong xây dựng không chỉ trong nước mà Vinaconex còn mở rộng phạm vi hoạt động xây lắp ra cả nước ngoài thông qua việc đấu thầu và nhận thầu xây lắp các công trình. Trong quá trình triển khai hoạt động xây lắp của mình, VINACONEX luôn coi trọng quan hệ hợp tác với các công ty xây dựng lớn của nước ngoài để cùng nhận thầu thi công các công trình. Thông qua việc hợp tác với các đối tác nước ngoài, các cán bộ, kỹ sư và công nhân của VINACONEX có điều kiện học hỏi kinh nghiệm, trình độ quản lý của các cán bộ kỹ sư nước ngoài để qua đó nâng cao trình độ quản lý, tác phong công nghiệp... Các đối tác nước ngoài mà Tổng công ty đã thiết lập quan hệ hợp tác trong lĩnh vực xây lắp bao gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài loan, Pháp, Italia, Mỹ, Trung Quốc... Từ chỗ chỉ là Nhà thầu xây lắp, Vinaconex đã vươn lên thành nhà Tổng thầu. Các loại hình công trình xây dựng mà Vinaconex có đủ năng lực thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ cao nhất: Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, sân bay, bến cảng, thủy lợi, đường hầm. Xây dựng các công trình văn hóa thể thao, vui chơi giải trí, du lịch, khách sạn, công sở, trường học, bệnh viện, bưu điện. Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng, khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Xây dựng các công trình cấp thoát nước, xử lý chất thải, môi trường. Xây dựng các công trình thủy điện, nhiệt điện, đường dây, trạm biến thế điện đến 500KV. Xây dựng đường, xây dựng cầu, xây dựng kè, đê, đập thủy lợi thủy điện, xây dựng các công trình ngầm. Và các loại hình xây dựng khác. 3.3. Lĩnh vực Tư vấn, thiết kế. Tư vấn thiết kế là một trong những lĩnh vực ra đời sau nhưng có bước phát triển khá nhanh và táo bạo. Những sản phẩm tư vấn thiết kế do VINACONEX tạo ra được đánh giá là có chất lượng cao, khẳng định được phong cách. Với mục tiêu hướng vào con người, coi con người là trung tâm, tất cả các phương án quy hoạch, giải pháp kiến trúc, giải pháp môi trường, cảnh quan... nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của con người về nơi làm việc, nơi ở, sinh hoạt, giải trí... Các giải pháp tư vấn thiết kế đưa ra là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tri thức và sự tinh thông nghề nghiệp của các chuyên gia hàng đầu được đào tạo ở nước ngoài, sự kết hợp tinh tế giữa trường phái phương Đông và phương Tây, giữa cổ kính và hiện đại, tạo ra những công trình có bản sắc riêng. Tuy tham gia vào lĩnh vực Tư vấn thiết kế chưa lâu nhưng VINACONEX luôn tìm tòi, sáng tạo, học hỏi không ngừng để đưa ra những ý tưởng mới, phù hợp với xu thế phát triển của một thế giới hiện đại. Trong quá trình hoàn thiện, VINACONEX đã hợp tác cùng với rất nhiều đối tác lớn ở khắp các châu lục như Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Pháp, Anh, Đức, Mỹ... nhằm nâng cao năng lực, tiến nhanh, vững chắc, bắt kịp cùng với nhịp độ phát triển của các đối tác trong lĩnh vực này trên toàn thế giới. Bên cạnh lĩnh vực kinh doanh bất động sản và xây lắp công trình, lĩnh vực Tư vấn thiết kế đã và đang được VINACONEX xem là một lĩnh vực quan trọng hỗ trợ cho các lĩnh vực kinh doanh chính, góp phần tạo nên những thành công cho các dự án đầu tư xây dựng, đặc biệt là các dự án đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Với đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư nhiệt tình, sáng tạo, VINACONEX có khả năng triển khai các loại hình công việc: Tư vấn, tổng thầu tư vấn đầu tư và xây dựng các dự án đầu tư xây dựng các loại công trình. Lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát và quản lý dự án, tư vấn thiết bị công nghệ mới và thiết bị tự động hoá. Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất thuỷ văn, đo đạc công trình; thí nghiệm, thiết kế. Thẩm tra dự án đầu tư , thẩm tra đề án thiết kế, thẩm tra thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán. Lập quy hoạch, Kiểm định chất lượng công trình. 3.4. Lĩnh vực Sản xuất công nghiệp. Với phương châm đa doanh, đa dạng hóa sản phẩm, bên cạnh những lĩnh vực hoạt động chính như đầu tư và kinh doanh bất động sản, xây lắp, VINACONEX đã và đang tập trung đẩy mạnh lĩnh vực sản xuất công nghiệp trong đó có sản xuất vật liệu xây dựng, coi đây là một trong các lĩnh vực phục vụ cho các lĩnh vực hoạt động chính của Tổng Công ty. Trong thời gian qua, VINACONEX đã triển khai đầu tư nhiều dự án trong lĩnh vực này bao gồm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, gạch, kính an toàn, vật tư ngành nước…, các dự án về thủy điện, nhiệt điện, cung cấp nước sạch… Hiện tại, phần lớn các sản phẩm công nghiệp do VINACONEX sản xuất được sử dụng cho nhu cầu nội bộ của VINACONEX và các đơn vị thành viên đồng thời cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Các sản phẩm công nghiệp chính của VINACONEX và các đơn vị thành viên bao gồm: Xi măng. Bao bì và vỏ bao ximăng. Bê-tông thương phẩm. Cấu kiện bê-tông dự ứng lực theo công nghệ Châu Âu. Cát, đá xây dựng. Đá ốp lát cao cấp. Gạch Block. Gạch Xây dựng. Kính an toàn cao cấp. Gioăng phớt cao su. Khung, cửa nhựa. Sản phẩm gỗ tự nhiên và gỗ chế biến. Kết cấu thép. Đồ trang trí nội thất. Điện. Nước sạch. Nước tinh khiết. Vật tư, phụ kiện ngành nước. Dệt lụa tơ tằm thời trang cao cấp. Nông lâm sản... 3.5. Lĩnh vực Xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động là lĩnh vực truyền thống gắn liền với sự ra đời và phát triển của VINACONEX. Từ khi thành lập, một trong những nhiệm vụ chính của VINACONEX là cung cấp và quản lý lực lượng chuyên gia và lao động xây dựng đi làm việc tại nước ngoài, VINACONEX đã trở thành một trong những đơn vị hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực Xuất khẩu lao động. Cùng với sự trưởng thành của Tổng Công ty VINACONEX, trong gần 20 năm qua, VINACONEX đã đưa trên 60.000 lượt chuyên gia, kỹ sư và lao động đi làm việc ở trên 20 nước như Libya, Iraq, Angieria, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Cộng hòa Séc, UAE, Qatar, Lào... Hoạt động Xuất khẩu lao động bao gồm cung cấp lao động và nhận thầu, thầu phụ các công trình ở nước ngoài. Bằng nỗ lực và ý thức ngày càng hoàn thiện, lĩnh vực Xuất khẩu lao động của VINACONEX đã góp phần vào việc giải quyết việc làm, mang lại lợi ích cho người lao động và cho đất nước. Với đội ngũ kỹ sư, công nhân có chất lượng kết hợp với việc quản lý có hiệu quả lực lượng lao động và chuyên gia sang làm việc ở nước ngoài, uy tín của VINACONEX trên thị trường quốc tế ngày càng được nâng cao và được các đối tác đánh giá là địa chỉ đáng tin cậy. Hiện nay, VINACONEX có đội ngũ hàng trăm cán bộ, kỹ sư có trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cao, am hiểu thị trường nước ngoài, có trình độ ngoại ngữ và tinh thần tâm huyết hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Hoạt động Xuất khẩu lao động của VINACONEX được vận hành theo quy trình quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000 đã được BVQI xác nhận và cấp chứng chỉ đảm bảo hoạt động có chất lượng trong tất cả các khâu từ việc đào tạo, tuyển chọn quản lý chuyên gia và lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng như giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động... Ngoài ra, VINACONEX còn có một hệ thống 3 trường có chất lượng để đào tạo dạy nghề, nâng cao tay nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho các chuyên gia và lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Trong thời gian tới, VINACONEX tiếp tục mở rộng hoạt động trong lĩnh vực Xuất khẩu lao động, coi đây là một lĩnh vực hoạt động quan trọng có ý nghĩa xã hội sâu sắc, trong đó đặc biệt chú trọng việc tăng cường mở rộng thị trường và tăng số lượng ngành nghề. Với thuận lợi là nhà thầu uy tín ở Việt Nam với trên 40.000 cán bộ công nhân viên có trình độ tay nghề cao và nhiệt tình, VINACONEX sẽ chú trọng đến việc cung cấp lao động qua việc nhận thầu các công trình ở nước ngoài. Cùng với việc mở rộng thị trường, tăng số lượng ngành nghề, VINACONEX sẽ đa dạng hóa về hình thức, chất lượng lao động và tăng cường công tác quản lý đảm bảo quyền lợi của người lao động. 3.6. Lĩnh vực Xuất nhập khẩu. Xuất nhập khẩu là một trong các lĩnh vực hoạt động của VINACONEX, có tác dụng hỗ trợ cho các lĩnh vực kinh doanh chính của VINACONEX. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của VINACONEX được bắt đầu từ dịch vụ mua bán xe máy và hàng hóa cho người lao động nước ngoài trở về được mua theo tiêu chuẩn miễn thuế. Sau một thời gian hoạt động, VINACONEX đã từng bước chuyển dịch sang nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ ngành xây dựng; xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng, làm đại lý xuất nhập khẩu máy móc thiết bị cho ngành xây dựng và các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Những năm gần đây, VINACONEX đã thực hiện tốt việc nhập thiết bị toàn bộ cho các dây chuyền đồng bộ. Ngoài ra, trong hoạt động xuất nhập khẩu, VINACONEX không chỉ giới hạn ở việc nhập khẩu máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng phục vụ ngành xây dựng mà đã mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu sang tất cả các loại hàng hóa phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng mà thị trường Việt nam có nhu cầu. Trong buổi đầu hoạt động xuất nhập khẩu, VINACONEX gặp nhiều khó khăn vì chưa có kinh nghiệm, thiếu vốn, cạnh tranh ngày càng cao nhưng do nỗ lực, tranh thủ học tập kinh nghiệm các đơn vị chuyên ngành trong nước, khai thác mối quan hệ hợp tác với nước ngoài, tranh thủ mọi điều kiện cho phép, sớm nắm bắt được thị trường, nên hoạt động xuất nhập khẩu của VINACONEX ngày càng ổn định và đa dạng, phong phú, số bạn hàng ngày càng tăng, hoạt động xuất nhập khẩu đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể trong tổng doanh số chung của toàn Tổng Công ty. Về xuất nhập khẩu hàng hoá, VINACONEX đã chuyển dịch mạnh mẽ từ hình thức nhập khẩu uỷ thác sang hình thức nhập khẩu trực tiếp thông qua đấu thầu cung cấp hàng hoá thiết bị cho các dự án. Ngoài hình thức cung cấp các thiết bị lẻ, VINACONEX và các đơn vị thành viên đã cung cấp thiết bị đồng bộ cho các dây chuyền sản xuất công nghiệp hoàn chỉnh và có yêu cầu cao về công nghệ. trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá. Năm 2002, VINACONEX đã được Bộ Thương mại tặng thưởng về thành tích xuất khẩu. Có thể nói hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá không những nâng cao năng lực sản xuất, năng lực thi công của Tổng Công ty mà còn góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Các loại hàng hoá xuất nhập khẩu VINACONEX đã thực hiện trong thời gian qua: Máy móc, thiết bị, vật tư, phụ tùng, vật liệu phục vụ các ngành: xây dựng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, công nghiệp… Hàng tiêu dùng, hàng điện tử, điện lạnh. Các sản phẩm nông, lâm sản, thủy, hải sản, lương thực, thực phẩm. Hàng thủ công mỹ nghệ. Tất cả các loại hàng hóa mà thị trường có nhu cầu. 3.7. Lĩnh vực Đầu tư tài chính. Trong gần 20 năm hình thành và phát triển, việc xây dựng một nền tài chính lành mạnh và không ngừng mở rộng trong lĩnh vực đầu tư tài chính là một trong những định hướng chiến lược của VINACONEX góp phần đưa Tổng Công ty đạt tốc độ tăng trưởng 25 – 30%, tổng giá trị tài sản tăng gấp gần 13 lần, doanh thu hàng năm tăng hơn 6 lần, vốn chủ sở hữu tăng 9 lần và lợi nhuận tăng hơn 10 lần trong vòng 5 năm trở lại đây. Với định hướng coi đầu tư tài chính là lĩnh vực hoạt động quan trọng, VINACONEX đã tích cực tham gia vào thị trường tiền tệ. Hiện nay, VINACONEX đang là cổ đông sáng lập của hàng loạt các công ty như Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện…, tham gia thành lập Quỹ đầu tư Việt Nam (VIF) - quỹ đầu tư lớn nhất Việt Nam cùng với các doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu như ngân hàng đầu tư BIDV, Vietnam Partner... VINACONEX cũng đang khẩn trương xúc tiến để sớm ra mắt Công ty Cổ phần đầu tư tài chính với sự tham gia của Ngân hàng HabuBank, Công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư, Công ty chứng khoán Sài Gòn cùng các tổ chức tín dụng và quỹ khác. Mục tiêu chính của Công ty Cổ phẩn đầu tư tài chính này là nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để phục vụ cho sự phát triển của VINACONEX, đưa VINACONEX vào hoạt đông chuyên nghiệp trong thị trường vốn, đem lại hiệu quả ngày càng cao cho các cổ đông. Bên cạnh đó, VINACONEX có mối quan hệ rộng khắp và toàn diện với hệ thống ngân hàng trong và ngoài nước. VINACONEX hiện đang là khách hàng chiến lược của một số ngân hàng lớn như Ngân hàng Đầu tư (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn (AgriBank), Ngân hàng Công thương (INCOMBANK), Ngân hàng VID PublicBank, Ngân hàng Kỹ thương (TECHCOMBANK), Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội (HABUBANK), The Joint Venture Bank between Industrial and Commercial Bank of Vietnam (INDOVINABANK)... VINACONEX cũng hợp tác với các ngân hàng nước ngoài ngay từ những ngày đầu khi các ngân hàng này tham gia vào thị trường Việt Nam như Ngân hàng SG, Ngân hàng BNPPARIBAS, Ngân hàng HSBC, Ngân hàng Natexis Banques Populairer, Ngân hàng ANZ, Ngân hàng Citibank... Khẳng định uy tín thương hiệu, không ngừng phát triển, VINACONEX đã tạo được sự tin tưởng trong quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng, đối tác, huy động và thu xếp được một lượng vốn lớn cho việc đầu tư các dự án như: Dự án đầu tư xây dựng Khu Đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính (Hà Nội), Dự án đầu tư xây dựng nhà máy đá ốp lát cao cấp (Hà Tây), Dự án đầu tư xây dựng nhà máy Xi măng Cẩm Phả (Quảng Ninh), Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Láng – Hòa Lạc (Hà Nội), Dự án đầu tư xây dựng Khu Đô thị mới Bắc An Khánh (Hà Tây), Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nước Sông Đà – Hà Nội (Hòa Bình – Hà Nội), Dự án đầu tư xây dựng Khu Đô thị Thảo Điền (Thành phố Hồ Chí Minh). Các kênh huy động vốn sẽ được thực hiện thông qua việc tăng cường tích lũy nội bộ từ lợi nhuận để lại, tăng vốn điều lệ, phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu công trình thu hút vốn từ các cổ đông bên ngoài. Đồng thời, VINACONEX đang tiếp cận với thị trường vốn, tiền tệ trong nước và quốc tế thông qua việc niêm yết trên thị trường chứng khoán của VINACONEX và các công ty con trong thời gian sớm tới. Theo đề án trình Chính phủ, Tổng Công ty sẽ phát hành thông qua thị trường chứng khoán trên 1.000 tỷ đồng để bổ sung vốn điều lệ trong 2 năm 2006 – 2007. Đặc biệt, VINACONEX đang phối hợp cùng Bộ Tài Chính và Ngân hàng Đầu tư Việt Nam (BIDV) chuẩn bị phát hành trái phiếu quốc tế nhằm tạo thêm một kênh huy động vốn tiềm năng trong quá trình hội nhập của Việt Nam nói chung và của VINACONEX nói riêng với khu vực và thế giới. 3.8. Các lĩnh vực khác. a. Lĩnh vực kinh doanh khách sạn: Với phương châm đa doanh, đa dạng hóa sản phẩm, trong thời gian qua, nắm bắt được nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của các du khách trong vào ngoài nước trong điều kiện đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp dân cư ngày được nâng cao, VINACONEX đã phát triển lĩnh vực kinh doanh du lịch khách sạn và đã đầu tư một hệ thống các khách sạn tại đảo Cát Bà, thành phố Hải Phòng (Khách sạn Cát Bà Holiday View với quy mô 120 phòng là khách sạn lớn nhất tại hòn đảo xinh đẹp này), Khách sạn Suối Mơ với quy mô 167 phòng đạt tiêu chuẩn 4 sao tại Khu du lịch Bãi Cháy - thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; Khách sạn Sầm Sơn tại Khu du lịch Sầm Sơn, thành phố Thanh Hoá; Khách sạn Kỳ Lân tại thành phố Huế. b. Lĩnh vực kinh doanh thương mại: Được biết đến đầu tiên với tư cách là nhà đầu tư tại dự án Trung tâm Thương mại Tràng Tiền – đây có thể coi là điểm mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển dịch sang lĩnh vực kinh doanh thương mại của Tổng Công ty VINACONEX. Sau nhiều năm không khai thác bởi không mặn mà các nhà đầu tư, Trung tâm thương mại Tràng Tiền (Tràng Tiền Plaza) đã ra đời trong sự mong đợi của người dân thủ đô. Với một địa thế trung tâm và trang thiết bị hiện đại nhất cả nước (tính đến thời điểm Trung tâm thương mại Tràng Tiền bắt đầu đi vào hoạt động năm 2000), có thể nói được kinh doanh tại Tràng Tiền Plaza là mơ ước của bất kỳ nhà kinh doanh nào. Một hệ thống siêu thị VINACONEX đã được hình thành và bước đầu kinh doanh có hiệu quả. Thành công nối tiếp thành công, mô hình Trung tâm thương mại Tràng Tiền đã được Tổng công ty VINACONEX nhân rộng ra nhiều tỉnh thành trong cả nước với Trung tâm thương mại Thanh Hoá tại thành phố Thanh Hoá (đã đi vào hoạt động), Trung tâm Thương mại Hà Đông tại thị xã Hà Đông và Trung tâm thương mại Sơn Tây tại thị xã Sơn Tây tỉnh Hà Tây, Trung tâm Thương mại Vĩnh Yên tại thị xã Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc đang triển khai đầu tư xây dựng. Bên cạnh những trung tâm thương mại, siêu thị được Tổng công ty và các đơn vị thành viên xây dựng, VINACONEX đã triển khai kinh doanh thương mại tại các khu đô thị mới do Tổng Công ty làm chủ đầu tư xây dựng như Khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho cư dân sinh sống trong các khu đô thị này. c. Lĩnh vực giáo dục đào tạo: Trong thời gian qua, ngoài các lĩnh vực kinh doanh chính của mình, VINACONEX rất coi trọng và phát triển lĩnh vực giáo dục và đào tạo để đáp ứng nhu cầu đào tạo cho cán bộ công nhân viên của Tổng Công ty và nhu cầu đào tạo từ bên ngoài. Hiện nay, Tổng Công ty có hai Trường đào tạo công nhân kỹ thuật là Trường Nghiệp vụ Kỹ thuật Xây dựng Xuân Hòa (Vĩnh Phúc) và Trường Kỹ thuật xây dựng Bỉm Sơn (Thanh Hóa). Hàng năm hai trường này đào tạo hơn 500 lao động và công nhân cho VINACONEX và các đơn vị thành viên cũng như cho các doanh nghiệp bên ngoài. Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, Tổng Công ty VINACONEX đã thành lập hệ thống các trường dân lập từ mầm non đến trung học phổ thông tại Khu đô thị mới Trung Hòa Nhân Chính, bao gồm: Trường Mầm non dân lập Lý Thái Tổ. Trường Tiểu học dân lập Lý Thái Tổ. Trường Phổ thông dân lập Lý Thái Tổ. Trường Nghiệp vụ Kỹ Thuật xây dựng Xuân Hòa. Trường Kỹ thuật xây dựng Bỉm Sơn. Từ sự thành công của mô hình các trường dân lập tại khu đô thị mới Trung Hòa -._. Nhân Chính, Tổng công ty VINACONEX đang có kế hoạch phối hợp với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước có năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo để thành lập các trường quốc tế đào tạo các bậc học từ mầm non đến đại học. Cùng với việc đầu tư nâng cao năng lực đào tạo cho 2 trường Kỹ thuật Xây dựng Bỉm Sơn và Nghiệp vụ Kỹ thuật xây dựng Xuân Hòa, Tổng Công ty VINACONEX còn đầu tư mở rộng trung tâm dạy nghề VIMECO để đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, cơ giới - cơ khí - lắp máy. d. Các lĩnh vực khác: VINACONEX còn tham gia kinh doanh trong các lĩnh vực khác như phát triển bóng đá, dịch vụ bảo vệ, nước uống tinh khiết ... Top page Quay lại II – Sự cần thiết thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà và đô thị của Tổng Công ty. 1. Một số vấn đề lý luận về vốn đầu tư. 1.1. Khái niệm. Vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong mọi loại hình doanh nghiệp, vốn phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong quản lý tài chính, các doanh nghiệp cần chú ý quản lý việc huy động và sự luân chuyển của vốn, sự ảnh hưởng qua lại của các hình thái khác nhau của tài sản và hiệu quả tài chính. Nói cách khác, vốn cần được xem xét và quản lý trong trạng thái vận động và mục tiêu hiệu quả của vốn có ý nghĩa quan trọng nhất. Trên thế giới tồn tại một số khái niệm không hoàn toàn giống nhau về vốn đầu tư. Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư dưới nhiều góc độ khác nhau, dưới mỗi góc độ nguồn vốn đầu tư có hình thái biểu hiện riêng. Tuy nhiên, nếu xét theo nguồn hình thành và mục tiêu sử dụng ta có khái niệm vốn đầu tư như sau: “Nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tích lũy được thể hiện dưới dạng giá trị được chuyển hóa thành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.” Nguồn: Giáo trình Kinh tế Đầu tư – ĐH KTQD Xét về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích lũy mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Adam Smith, một đại diện điển hình của trường phái kinh tế học cổ điển đã khẳng định: “Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp tăng giá vốn. Lao động tạo ra sản phẩm để tích lũy cho quá trình tiết kiệm. Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa, nhưng không có tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên.” Nguồn: Adam Smith, Của cải các dân tộc – NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997 Về cơ bản, những đặc trưng chung của vốn đó là: Vốn đại diện cho một lượng giá trị tài sản, được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản hữu hình và vô hình. Vốn phải vận động sinh lời: vốn được biểu hiện bằng tiền. Để biến tiền thành vốn thì tiền phải thay đổi hình thái biểu hiện, vận động và có khả năng sinh lời. Vốn được tích tụ và tập trung đến một mức nhất định mới có thể phát huy tác dụng. Vốn phải gắn với chủ sở hữu. Khi xác định rõ chủ sở hữu, đồng vốn sẽ được sử dụng hiệu quả. Vốn có giá trị về nặt thời gian. Vốn lun vận động sinh lời và giá trị của vốn biến động theo thời gian. Vốn đầu tư phát triển là một bộ phận cơ bản của vốn nói chung, là thuật ngữ để chỉ các nguồn tích lũy tập trung và phân phối cho đầu tư. Nội dung cơ bản của vốn đầu tư phát triển trên phạm vi nền kinh tế bao gồm: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: là những chi phí bằng tiền để xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại hoặc khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tế quốc dân. Vốn lưu động bổ sung: bao gồm những khoản đầu tư dùng mua sắm nguyên nhiên vật liệu, thuê mướn lao động… làm tăng them tìa sản lưu động trong kỳ của toàn bộ xã hội. Vốn đầu tư phát triển khác: là tất cả các khoản đầu tư của xã hội nhằm gia tăng năng lực phát triển của xã hội, nâng cao trình độ dân chí, cải thiện chất lượng môi trường. Những bộ phận chính của vốn đầu tư phát triển khác bao gồm: Vốn chi cho công việc thăm dò, khảo sát, thiết kế, quy hoạch ngành, quy hoạch lãnh thổ; Vốn chi cho việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tăng cường sức khỏe cộng đồng như chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình nước sạch nông thôn, phòng bệnh, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội…; Vốn đầu tư cho lĩnh vực giáo dục: chương trình phổ cập giáo dục, nghiên cứu, triển khai đào tạo, giáo dục… 1.2. Đặc điểm của vốn đầu tư. Quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất các cơ sở vật chất kỹ thuật và thực hiện các chi phí gắn liền với sự hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật đó, thông qua các hình thức xây dựng nhà cửa, cấu trúc hạ tầng, mua sắm, lắp đặt các máy móc thiết bị trên nền bệ, cùng với các công tác xây dựng cơ bản khác, thực hiện các chi phí gắn liền với sự ra đời và hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật đó, được gọi là hoạt động đầu tư. Để tạo thuận lợi cho công tác quản lý việc sử dụng vốn đầu tư, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao nhất, có thể phân chia vốn đầu tư như sau: a. Trên giác độ quản lý vĩ mô (Nhà nước quản lý): Trên giác độ này, vốn đầu tư được chia thành 4 loại như sau: Những chi phí tạo ra tài sản cố định: biểu hiện bằng tiền là vốn cố định. Những chi phí tạo ra tài sản lưu động: biểu hiện bằng tiền là vốn lưu động của các tài sản cố định vừa được tạo ra. Những chi phí chuẩn bị đầu tư: chiếm khoảng 0,3% - 15% vốn đầu tư. Chi phí dự phòng. b. Trên giác độ quản lý vi mô (các cơ sở quản lý): Trên giác độ quản lý vi mô, vốn đầu tư được phân chia chi tiết hơn, do một cơ sở chỉ quản lý một vài dự án, tạo điều kiện cho công tác quản lý tốt hơn. Những chi phí tạo ra tài sản cố định: bao gồm: Chi phí đất đai ban đầu. Chi phí xây dựng, sửa chữa nhà cửa, cấu trúc hạ tầng. Chi phí mua sắm lắp đặt máy móc thiết bị dụng cụ, mua sắm các phương tiện vận chuyển. Các chi phí khác. Những chi phí tạo ra tài sản lưu động: bao gồm: Chi phí nằm trong giai đoạn sản xuất: như chi phí mua nguyên vật liệu, trả lương người lao động, chi phí về điện nước, nhiên liệu, phụ tùng… Chi phí nằm trong giai đoạn lưu thông: gồm có sản phẩm dở dang, hàng tồn kho, hàng hóa bán chịu vốn bằng tiền mặt… Những chi phí chuẩn bị đầu tư: bao gồm: Chi phí nghiên cứu có vốn đầu tư. Chi phí nghiên cứu tiền khả thi. Chi phí nghiên cứu khả thi và thẩm định các dự án đầu tư. Chi phí dự phòng. Nguồn vốn đầu tư phát triển, trên phương diện vĩ mô, bao gồm nguồn vốn trong nước và nguồn vốn ngoài nước. Trong mỗi thời kỳ khác nhau, quy mô và tỷ trọng của từng nguồn vốn có thể thay đổi. Nhưng để chủ động phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia theo các định hướng chiến lược và kế hoạch đặt ra, cần nhất quán quan điểm: xem vốn trong nước giữ vai trò quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng. 1.3. Các nguồn hình thành vốn đầu tư. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể có các phương thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau… Trong điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn cho doanh nghiệp được đa dạng hóa, giải phóng các nguồn tài chính trong nền kinh tế, thức đẩy sự thu hút vốn vào các doanh nghiệp. Sự phân tích nhanh chóng của nền kinh tế và thị trường tài chính sẽ sớm tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng khả năng thu hút vốn vào kinh doanh. Sau đây là các nguồn vốn và các phương thức tạo vốn mà doanh nghiệp có thể khai thác: a. Nguồn vốn tự có của chủ doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải đầu tư một số vốn nhất định. Đối với doanh nghiệp Nhà nước (thuộc sở hữu Nhà nước), nguồn vốn tự có ban đầu chính là vốn đầu tư của ngân sách nhà nước. Nguồn vốn ngân sách nhà nước là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư. Đó chính là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vự cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vũng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn. Trong công ty tư nhân, chủ doanh nghiệp phải có đủ số vốn pháp định cần thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần, nguồn vốn do các cổ đông đóng góp là yếu tố quyết định để hình thành công ty. Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên trị giá số cổ phần mà họ nắm giữ. Tuy nhiên, các công ty cổ phần cũng có một số hình thức khác nhau, do đó cách thức huy động vốn cổ phần cũng khác nhau. Trong thực tế, vốn tự có của chủ doanh nghiệp thường lớn hơn nhiều so với vốn pháp định, nhất là sau một thời gian hoạt động và mở rộng kinh doanh. b. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể bao cấp vốn trực tiếp của Nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Bên cạnh đó, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước còn phục vụ công tác quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô. Thông qua nguồn tín dụng đầu tư, Nhà nước thực hiện việc khuyến khích phát triển kinh tế xã hội của ngành, vùng, lĩnh vực theo định hướng chiến lược của mình. Đứng ở khía cạnh là công cụ điều tiết vĩ mô, nguồn vốn này không chỉ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn thực hiện cả mục tiêu phát triển xã hội. Việc phân bổ và sử dụng vốn tín dụng đầu tư còn khuyến khích phát triển những vùnh kinh tế khó khăn, giải quyết các vấn đề xóa đói, giảm nghèo. Và trên hết, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có tác dụng tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. c. Vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại: Có thể nói rằng nguồn vốn ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phân tích của bản thân các doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động và phân tích của các công ty, các doanh nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương mại cung cấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn tín dụng. Có thể nói rằng không một công ty nào có thể hoạt động tốt mà không vay vốn ngân hàng hoặc tín dụng thương mại nếu công ty đó muốn tồn tại vững chắc trên thương trường. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thương vay ngân hàng để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo có đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp. Về mặt thời hạn, vốn vay ngân hàng có thể được phân loại theo thời hạn vay, bao gồm: vay dài hạn (thường tính từ 5 năm trở lên), vay trung hạn ( từ 1 năm đến 5 năm) và vay ngắn hạn (dưới 1 năm). Cần lưu ý rằng, tiêu chuẩn và quan niệm về thời gian để phân loại trong thực tế không hoàn toàn giống nhau giữa các nước, và có thể khác nhau giữa các ngân hàng thương mại. Nguồn tín dụng ngân hàng có nhiều ưu điểm, nhưng nguồn vốn này cũng có những hạn chế nhất định. Đó là các hạn chế về điều kiện tín dụng, kiểm soát của ngân hàng và chi phí sử dụng vốn (lãi suất). Các doanh nghiệp cũng thường khai thác nguồn vốn tín dụng thương mại hay còn gọi là tín dụng của người cung cấp. Nguồn vốn này hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp. Nguồn vốn tín dụng thương mại có ảnh hưởng hết sức to lớn không chỉ với các doanh nghiệp mà cả với toàn bộ nền kinh tế. Trong một số công ty, nguồn vốn tín dụng thương mại dưới dạng các khoản phải trả có thể chiếm tới 20% tổng nguồn vốn, thậm chí có thể chiếm tới 40% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn tín dụng thương mại là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh; mặt khác nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Các điều kiện ràng buộc cụ thể có thể được ấn định khi hai bên ký hợp đồng mua bán hay hợp đồng kinh doanh nói chung. Tuy nhiên, cần nhận thấy tính chất rủi ro của quan hệ tín dụng thương mại khi quy mô tài trợ vượt quá giới hạn an toàn. d. Các nguồn vốn khác: Ngoài các nguồn vốn trên, doanh nghiệp còn có thể có được nguồn vốn đầu tư từ các nguồn như: Vốn tự huy động của các doanh nghiệp nhà nước: nguồn vốn này chủ yếu bao gồm từ khấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp Nhà nước. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thông thường nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư chiếm tới 14 – 15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chủ yếu là đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp. Nguồn vốn của dân cư và tư nhân: bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phấn tích lũy của các hộ gia đình, các doanh nghiệp dân doanh (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, các hợp tác xã). Với khoảng vài trăm ngàn doanh nghiệp dân doanh đã, đang và sẽ đi vào hoạt động, phần tích lũy của các doanh nghiệp này cũng sẽ đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn của toàn xã hội. Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình cũng đã trở thành các đơn vị kinh tế năng động trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại, dich vụ, sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Ở mức độ nhất định, các hộ gia đình cũng sẽ là một trong số những nguồn tập trung và phân phối quan trong trong nền kinh tế. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư. Vốn đầu tư cũng chịu sự tác động của các nhân tố của mội trường vĩ mô và vi mô, chủ quan và khách quan, các yếu tố kinh tế - xã hội của môi trường đầu tư… Sự thay đổi của các nhân tố này vừa tác động tích cực vừa tác động tiêu cực đến hoạt động đầu tư. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến vốn đầu tư là: a. Lãi suất: Đây được coi là một yếu tố nội sinh tác động trực tiếp tới sự gia tăng hay suy giảm cầu đầu tư, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư xây dựng do phải sử dụng một lượng vốn lớn. Lãi suất không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động thu hút các nguồn vốn đầu tư thông qua việc tạo lập ổn định kinh tế vĩ mô mà còn tác động đến dòng chảy của các nguồn vốn đầu tư và mức lợi nhuận thu được tại một thị trường xác định. Về mặt lý thuyết, lãi suất càng cao thì xu hướng tiết kiệm càng lớn và từ đó tiềm năng của các nguồn vốn đầu tư càng cao. Bên cạnh đó, nếu mức lãi suất trên thị trường nội địa mà cao hơn tương đối so với mức lãi suất quốc tế thì còn đồng nghĩa với việc hấp dẫn trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong điều kiện toàn cầu hoá và mở cửa nền kinh tế thế giới, mức lãi suất tương đối cao tại thị trường trong nước còn là công cụ hữu hình để chính phủ bảo vệ được nguồn vốn của nước mình, ngăn chặn được nạn đào thoát vốn ra nước ngoài. Tuy nhiên, bản thân yếu tố lãi suất cũng có yếu tố 2 mặt, đó là khi tăng lãi suất cũng có nghĩa là chi phí sử dụng vốn trong đầu tư cao hơn. Điều này sẽ làm giảm phần lợi nhuận thực của nhà đầu tư. Tác động kích thích huy động vốn với lãi suất cao xét trên góc độ này có chiều hướng ngược lại. Vì vậy, khi sử dụng công cụ lãi suất phải hết sức cẩn trọng để xác định mức lãi suất phù hợp, có tác động tích cực đến hiệu quả huy động vốn. Với khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ đền cầu đầu tư, hiện nay lãi suất là một công cụ quản lý kinh tế quan trọng của Nhà nước. Thông qua việc kiểm soát có giới hạn lãi suất thị trường, Nhà nước có thể tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế. Hơn nữa, Nhà nước còn sử dụng các mức lãi suất ưu đãi khác nhau như một biện pháp kích thích đối với từng lĩnh vực trong từng thời kỳ cụ thể. b. Tỷ giá hối đoái: Thực tế cho thấy rằng, giá trị của đồng nội tệ càng giảm thì khả năng thu lợi từ nội tệ càng lớn. Điều này sẽ khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư vào hàng xuất khẩu và khi đó sức hấp dẫn nước ngoài cũng sẽ càng lớn. Một nước có khả năng xuất khẩu cao, khả năng trả nợ của nó cũng được đảm bảo hơn, mức độ rủi ro trong đầu tư giảm xuống và từ đó sẽ khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn vào đầu tư và kinh doanh. Tuy nhiên, khi xem xét tỷ giá hối đoái trong chiến lược huy động vốn của một nền kinh tế mở, giá trị các đồng tiền trên thế giới không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vay và nợ thông qua việc làm tích cực hóa cán cân thương mại mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng nợ phải trả. Việc vay nợ tính trên một đồng ngoại tệ đang có xu hướng mạnh lên đồng nghĩa với việc phải trả một khối lượng nợ thực tế lớn hơn giá trị danh nghĩa trên hợp đồng. Vì vậy, một tỷ giá phù hợp với tình hình phát triển của đất nước sẽ có vai trò to lớn đối với việc thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài. c. Tỷ suất lợi nhuận bình quân: Đây là một nhân tố khách quan phản ánh trong mỗi thời kỳ thì đầu tư vào ngành nào là có lợi, mặt khác nó cũng điều tiết đầu tư từ ngành này sang ngành khác. Khi tỷ suất bình quân của một ngành này cao hơn ngành khác, cũng có nghĩa đầu tư vào ngành đó có khả năng thu được lợi nhuận cao hơn, do đó sẽ kích thích các nhà đầu tư bỏ vốn vào đây. Trong trường hợp đầu tư bằng vốn vay thì tỷ suất lợi nhuận bình quân là giới hạn trên của lãi suất vay vốn. d. Chu kỳ kinh doanh: Chính là dao động của nền kinh tế theo thời gian, trong đó trải qua 2 giai đoạn đặc trưng là đỉnh và đáy. Nếu như đỉnh là giai đoạn cực thịnh của nền kinh tế thì ngược lại, đáy là thời kỳ suy thoái, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều đình trệ, do các hoạt động kinh tế đều có mối liên hệ nhất định với nhau, đến toàn bộ nền kinh tế và ngược lại. Khi một nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, nghĩa là mọi hoạt động sản xuất kinh doanh bi ngưng trệ, đồng nghĩa với việc mất dần các nguồn vốn đầu tư, nhất là các nguồn vốn ngoài nước. Kinh tế hưng thịnh, sẽ thu hút các nguồn vốn vào phát triển các hoạt động đầu tư, kinh doanh sản xuất nhằm thu lợi nhuận. e. Các nhân tố khác: Ngoài ra còn nhiều nhân tố khác tác động đến vốn đầu tư như mức độ rủi ro, tính chất của thị trường (là cạnh tranh hay độc quyền), các chính sách của Nhà nước đối với từng lĩnh vực khác nhau… Mọi nhân tố đều phải được xem xét, đánh giá trong mối liên hệ phong phú đa dạng của môi trường đầu tư, để các nhà đầu tư có thể đưa ra những chiến lược và giải pháp thích hợp trong từng giai đoạn cụ thể. 2. Các nguồn vốn đầu tư vào hoạt động phát triển nhà và đô thị của Tổng Công ty VINACONEX. 2.1. Vốn tự có Nguồn vốn bên trong hình thành từ phần tích lũy từ nội bộ doanh nghiệp (vốn góp ban đầu, thu nhập giữ lại) và phần khấu hao hàng năm. Nguồn vốn này có ưu điểm là đảm bảo tính độc lập, chủ động, không phụ thuộc vào chủ nợ, hạn chế rủi ro về tín dụng. Dự án được tài trợ từ nguồn vốn này sẽ không làm suy giảm khả năng vay của đơn vị. Đây là nguồn tài trợ chủ yếu cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Nguồn vốn tự có là vốn đối ứng sẽ quyết định khả năng trả lãi và gốc khi vay, ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng khi ứng tiền trước cho doanh nghiệp xây dựng nhà, là bằng chứng cam kết với các nhà đối tác (nhà thầu, cung cấp nguyên vật liệu)… Tham gia vào lĩnh vực kinh doanh nhà ở với tư cách là chủ đầu tư thì nguồn vốn tự có là không thể thiếu. Đây là nguồn vốn hợp pháp của chủ đầu tư có được do tích lũy từ lợi nhuận sau thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh, của khấu hao cơ bản được giữ lại, từ nguồn vốn kinh doanh… Chính nguồn vốn tự có này sẽ quyết định, làm cơ sở cho việc huy động thành công các nguồn vốn khác hay không. 2.2. Vốn từ ngân sách nhà nước Đây chính là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư. Đó chính là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, xây dựng đô thị và nông thôn. Trên thực tế, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước không trực tiếp cấp cho từng dự án mà chủ yếu áp dụng qua các hình thức gián tiếp như hỗ trợ bằng quỹ đất, góp vốn vào Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội… Để đẩy nhanh xây dựng Thủ đô Hà Nội giàu đẹp, văn minh hiện đại, bền vững nhằm huy động mọi nguồn nội lực đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tối đa tiềm năng của đất đai nhất là lợi thế về giá trị sử dụng đất của Thủ đô, UBND Thành phố đã trình Chính phủ cho phép được thực hiện các dự án theo phương thức dùng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép, căn cứ vào quy hoạch chi tiết được duyệt, Thành phố xác định được các dự án xây dựng hạ tầng đô thị và các dự án phát triển khu đô thị mới, tổ chức lựa chọn chủ đầu tư có đủ kinh nghiệm và năng lực tài chính để đồng thời thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật và dự án được giao đất để xây dựng nhà ở. Cụ thể là chủ đầu tư của những dự án này sẽ được phép sử dụng khoản tiền, sử dụng đất xây dựng nhà ở để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng theo yêu cầu của Nhà nước và sẽ được khấu trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước trước khi kết thúc dự án, trong trường hợp chi phí xây dựng phải nộp khoản chênh lệch đó. Đây là một chủ trương đúng đắn của Thành phố làm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước đồng thời phát huy được giá trị của đất phục vụ cho sự nghiệp phát triển nhà và đô thị của Thủ đô. 2.3. Vốn vay: Vốn vay là nguồn vốn đã giữ vai trò chủ đạo xét trên cả 2 khía cạnh tỷ trọng và tuyệt đối. Vốn vay bao gồm vay tín dụng đầu tư và vay tín dụng thương mại. Vốn vay tín dụng đầu tư là nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước dành cho các dự án phát triển, hỗ trợ cho các chương trình kinh tế lớn được Nhà nước xác định ưu tiên phát triển. Mức vốn cho vay cũng như mức lãi suất và thời gian ưu đãi được hưởng đối với mỗi dự án là khác nhau, thực hiện theo quy định của luật khuyến khích đầu tư và các quy định khác của Nhà nước. Vốn vay thương mại là nguồn chủ yếu đáp ứng nhu cầu về vốn cho các dự án phát triển nhà và đô thị, bởi vì để có thể tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi thì phải đáp ứng được những điều kiện nhất định như dự án phục vụ cho đối tượng thu nhập thấp hoặc thuộc diện chính sách, dự án có phương án khả thi xây dựng hạ tầng cơ sở tại khu vực được khuyến khích… Khi vay thương mại, chủ đầu tư phải chi trả phí dựa trên những điều thỏa thuận với Ngân hàng và thường chịu lãi suất cao hơn và bắt buộc có thế chấp. 2.4. Vốn từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu: Đây là nguồn vốn được huy động thông qua thị trường vốn. Các đề án về việc phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp cũng đã và đang được Nhà nước triển khai. Tuy nhiên, đây là một hình thức huy động vốn khá mới mẻ đối với Việt Nam. Việc phát hành trái phiếu vừa có những thuận lợi vừa có những hạn chế nhất định. Huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán có ưu điểm là quy mô huy động rộng rãi hơn, tuy nhiên tính cạnh tranh và rủi ro cũng sẽ lớn hơn. Thông qua phát hành trái phiếu có thể huy động vốn với khối lượng lớn trong thời gian dài để đáp ứng nhu cầu cho đầu tư mà không bị ràng buộc bởi các điều kiện về tín dụng. Bên cho vay khó sử dụng quan hệ cho vay để gây sức ép với bên huy động vốn trong các quan hệ khác. Đối với hình thức huy động này, người đi vay có thể tăng thêm tính hấp dẫn bằng cách đưa ra một số yếu tố kích thích như: cho phép chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu hoặc nếu mua đợt này sẽ được ưu tiên mua trong những đợt phát hành sau. Với những yếu tố kích thích đó thì có thể khuyến khích nhiều người mua trái phiếu hơn, lượng vốn huy động được sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn quá ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Bởi vậy, cần lựa chọn cẩn thận loại hình trái phiếu phát hành, thời gian đáo hạn, thị trường phát hành và nhà bảo tiêu phù hợp với điều kiện thị trường vốn ở Việt Nam. Hơn nữa, cũng cần cân nhắc thận trọng giữa việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu với các hình thức huy động vốn khác như đầu tư trực tiếp và vay nợ qua hệ thống Ngân hàng. 2.5. Các nguồn vốn đầu tư khác: Tổng Công ty còn có thể huy động vốn từ chính những khách hàng của mình (như yêu cầu khách hàng ứng trước một khoản tiền, khi giao sản phẩm sẽ nhận nốt số tiền còn lại), đồng thời tiến hành liên doanh liên kết với các công ty khác, nhằm thu được lượng vốn cao hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vốn cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của mình. Chương 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO PH ÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ CỦA TỔNG CÔNG TY I – Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty. 1. Tình hình tài chính của Tổng Công ty. Tài chính của Tổng Công ty được thể hiện qua số liệu về tài sản và nguồn vốn. Tài sản gồm có tài sản ngắn hạn (bao gồm tiền, các khoản tương đương tiền…) và tài sản dài hạn (gồm tài sản cố định vô hình, tài sản cố định hữu hình…). Nguồn vốn bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đầu tư, vốn vay tín dụng, thương mại… Tổng Công ty VINACONEX là một trong các doanh nghiệp thí điểm của đề án cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Tại thời điểm 01/01/2004, Bộ Xây dựng đã thống nhất để VINACONEX thuê 2 công ty kiểm toán độc lập có uy tín vào kiểm toán Tổng Công ty trước khi xác định giá trị doanh nghiệp. Theo kết quả của 2 công ty này, VINACONEX có tổng giá trị tài sản là gần 3.700 tỷ đồng, tổng giá trị phần vốn Nhà nước là 601 tỷ đồng, giá trị lợi thế kinh doanh tạm tính là 3,1 tỷ đồng, giá trị thương hiệu là 3,5 tỷ đồng. Từ đó đến nay, Tổng Công ty đã không ngừng lớn mạnh, tổng tài sản và nguồn vốn đã tăng lên đáng kể. Tình hình tài chính của Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam VINACONEX được thể hiện như sau: 1.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn. Cùng với việc ngày càng lớn mạnh, tài sản và nguồn vốn của Tổng Công ty cũng càng tăng thêm rõ rệt, cả về tài sản ngắn hạn lẫn tài sản dài hạn, cũng như cả về nguồn vốn chủ sở hữu hay vốn đầu tư. Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2007 đã thống kê đầy đủ số liệu về tình hình tài sản cũng như nguồn vốn trong năm qua như sau: Bảng 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VỀ TÀI SẢN Đơn vị tính: VNĐ STT CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 A TÀI SẢN NGẮN HẠN 9.200.045.756.239 12.221.969.287.749 1 Tiền, các khoản tương đương tiền 1.666.648.149.581 1.664.677.243.656 2 Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 110.270.417.012 238.729.727.203 3 Các khoản phải thu ngắn hạn 4.493.023.749.463 6.336.029.160.381 4 Hàng tồn kho 2.566.318.637.571 3.435.102.741.232 5 Tài sản ngắn hạn khác 363.784.802.612 547.430.870.277 B TÀI SẢN DÀI HẠN 6.157.170.947.919 8.157.043.077.059 1 Các khoản phải thu dài hạn 11.110.836.295 1.443.012.202 2 Tài sản cố định 5.493.155.352.533 7.510.140.807.395 3 Bất động sản đầu tư 208.648.065.405 194.197.595.086 4 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 217.492.519.878 265.301.121.316 5 Tài sản dài hạn khác 226.764.173.808 185.960.541.060 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 15.357.216.704.158 20.379.012.364.808 Nguồn: Tổng Công ty VINACONEX Bảng 2: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VỀ NGUỒN VỐN Đơn vị tính: VNĐ STT NGUỒN VỐN Năm 2006 Năm 2007 A NỢ PHẢI TRẢ 14.044.570.089.959 17.810.464.176.904 1 Nợ ngắn hạn 9.469.809.190.694 8.702.528.786.443 2 Nợ dài hạn 4.574.760.899.265 9.107.935.390.461 B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.008.081.554.010 1.887.223.700.711 1 Vốn chủ sở hữu 938.128.761.848 1.829.553.003.591 2 Nguồn kinh phí và quỹ khác 69.952.792.162 57.670.697.120 C LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 304.565.060.189 681.324.487.193 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 15.357.216.704.158 20.379.012.364.808 Nguồn: Tổng Công ty VINACONEX Tài sản lưu động thông thường bao gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng (các khoản tương đương tiền), các khoản phải thu và dự trữ (hàng tồn kho). Còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả, phải nộp khác... Theo số liệu trên bảng cân đối, ta có tài sản lưu động của Tổng Công ty năm 2006 là 8.726 tỷ đồng, đến năm 2007 tăng lên 11.436 tỷ đồng , nợ ngắn hạn năm 2006 là 9.470 tỷ đồng, đến năm 2007 là 8.703 tỷ đồng. Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn, tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Khả năng thanh toán hiện hành được tính bằng tỷ số giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Theo số liệu ở bảng trên ta có được, khả năng thanh toán năm 2006 của Tổng Công ty VINACONEX là 0,92, năm 2007 là 1,31. Như vậy, tỷ số thanh toán hiện hành năm nay cao hơn so với năm trước. Điều này cho thấy: mức dự trữ năm nay thấp hơn so với năm trước, là do số lượng sản phẩm bán ra đã tăng lên. Ngoài ra, Tổng Công ty cũng phải sử dụng đến 76,1% giá trị tài sản lưu động để thanh toán các khoản nợ của mình. Các tỷ số về khả năng cân đối vốn được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp. Các chủ nợ nhìn vào số vốn của chủ sở hữu công ty để thể hiện mức độ tin tưởng vào sự bảo đảm an toàn cho các món nợ. Nếu chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro xảy ra trong sản xuất kinh doanh chủ yếu do các chủ nợ gánh chịu. Mặt khác, bằng cách tăng vốn thông qua vay nợ, các chủ doanh nghiệp vẫn nắm quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ tiền vay thì lợi nhuận dành cho các chủ doanh nghiệp sẽ gia tăng đáng kể. Và hệ số nợ được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Đối với Tổng Công ty VINACONEX, tỷ số nợ năm 2006 là 91,46%, năm 2007 là 87,39%. Như vậy, tỷ số nợ năm 2007 đã giảm so với năm 2006. Tuy nhiên tỷ số 87,39% vẫn là rất cao, điều đó thể hiện sự bất lợi với các chủ nợ nhưng lại có lợi cho chủ sở hữu nếu đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, hệ số nợ lớn như vậy sẽ làm cho Tổng Công ty khó có thể huy động được số vốn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10865.doc
Tài liệu liên quan