Biện pháp quản lý của tổ trưởng chuyên môn đối với công tác xây dựng hồ sơ môn học của Giáo viên trường Trung học Phổ thông

Tài liệu Biện pháp quản lý của tổ trưởng chuyên môn đối với công tác xây dựng hồ sơ môn học của Giáo viên trường Trung học Phổ thông: ... Ebook Biện pháp quản lý của tổ trưởng chuyên môn đối với công tác xây dựng hồ sơ môn học của Giáo viên trường Trung học Phổ thông

pdf97 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2204 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Biện pháp quản lý của tổ trưởng chuyên môn đối với công tác xây dựng hồ sơ môn học của Giáo viên trường Trung học Phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ––––––––––––––––––––––– NÔNG THỊ HẢO BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA TỔ TRƢỞNG CHUYÊN MÔN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG HỒ SƠ MÔN HỌC CỦA GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC THÁI NGUYÊN, NĂM 2009 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ––––––––––––––––––––––– NÔNG THỊ HẢO BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA TỔ TRƢỞNG CHUYÊN MÔN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG HỒ SƠ MÔN HỌC CỦA GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành : Quản lý Giáo dục Mã số : 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM HỒNG QUANG THÁI NGUYÊN, NĂM 2009 3 LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên, Khoa sau đại học, Khoa Tâm lý Giáo dục đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Phạm Hồng Quang đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Tập thể Cán bộ, giáo viên, nhân viên Trƣờng trung học phổ thông Bình Yên, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, ngày 31 tháng 10 năm 2009 Tác giả Nông Thị Hảo 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Giá trị nhỏ nhất : GTNN Giá trị lớn nhất : GTLN Giáo viên : GV Học sinh : HS Máy tính bỏ túi : MTBT Sách giáo khoa : SGK Trung học phổ thông : THPT 5 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu...................................................................... 2 4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................. 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................... 2 6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2 7.1. Nhóm phƣơng pháp lý luận .......................................................................... 2 7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn ..................................................... 3 7.3. Nhóm phƣơng pháp toán học ........................................................................ 3 8. Cấu trúc luận văn ................................................................................................. 3 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÂY DỰNG HỒ SƠ MÔN HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .... 4 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 4 1.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của hồ sơ môn học đối với hoạt động dạy học ở trƣờng THPT ...................................................................................................... 4 1.2.1. Khái niệm hồ sơ ......................................................................................... 4 1.2.2. Hồ sơ môn học........................................................................................... 4 1.3. Một số khái niệm .............................................................................................. 8 1.3.1. Khái niệm quản lý ..................................................................................... 8 1.3.2. Quản lý giáo dục ........................................................................................ 9 1.3.3. Hoạt động dạy học ................................................................................... 10 1.3.3.1. Mục đích và nhiệm vụ dạy học ....................................................... 10 1.3.3.2. Nội dung dạy học ........................................................................... 11 1.3.3.3. Phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học ............................................. 11 1.3.3.4. Giáo viên với hoạt động dạy ........................................................... 13 1.3.3.5. Học sinh với hoạt động học ............................................................ 13 1.3.4. Các biện pháp quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học ........................ 17 6 1.4. Cơ sở lý luận của công tác quản lý hồ sơ môn học .......................................... 17 1.4.1. Những căn cứ pháp lý .............................................................................. 17 1.4.2. Quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học ở trƣờng THPT ...................... 17 1.5. Vai trò của tổ trƣởng chuyên môn trong quản công tác xây dựng hồ sơ môn học ở trƣờng THPT .................................................................................. 19 1.5.1. Tổ trƣởng chuyên môn xây dựng kế hoạch để tổ viên hoàn thành hồ sơ môn học .......................................................................................... 19 1.5.2. Tổ trƣởng chuyên môn tổ chức cho giáo viên xây dựng hồ sơ môn học ... 20 1.5.3. Yêu cầu đối với trƣởng bộ môn ............................................................... 20 1.5.4. Tổ trƣởng chuyên môn kiểm tra, đánh giá công tác xây dựng hồ sơ môn học ...... 22 1.6. Vai trò của hiệu trƣởng trong quản công tác xây dựng Hồ sơ môn học ở trƣờng THPT .................................................................................................... 22 1.6.1. Hiệu trƣởng định hƣớng công tác xây dựng hồ sơ môn học trên cơ sở đổi mới phƣơng pháp dạy học ................................................................... 23 1.6.2. Hiệu trƣởng tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên xây dựng hồ sơ môn học, triển khai kế hoạch dạy học trên đối tƣợng học sinh .................. 23 1.6.3. Hiệu trƣởng điều hành mối quan hệ phối hợp giữa các tổ chuyên môn, các tổ chức trong nhà trƣờng nhằm huy động sức mạnh tập thể ................ 23 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÂY DỰNG HỒ SƠ MÔN HỌC Ở TRƢỜNG THPT BÌNH YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN .............. 26 2.1. Vài nét về trƣờng THPT Bình Yên - Định Hoá - Thái nguyên ........................ 26 2.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng THPT Bình Yên ................... 29 2.2.1. Công tác xây dựng kế hoạch .................................................................... 29 2.2.2. Về công tác tổ chức ................................................................................. 29 2.2.3. Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch ........................................................ 30 2.3. Thực trạng quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học của giáo viên ............... 33 2.3.1. Về nhận thức ........................................................................................... 33 2.3.2. Điều kiện phục vụ công tác xây dựng hồ sơ môn học............................... 35 7 2.3.3. Thực trạng tổ chức chỉ đạo công tác xây dựng hồ sơ môn học ở trƣờng THPT Bình Yên .......................................................................... 37 2.3.4. Thực trạng công tác xây dựng hồ sơ môn học của giáo viên trƣờng THPT Bình Yên ...................................................................................... 37 2.3.5. Thực trạng kiểm tra đánh giá công tác xây dựng hồ sơ môn học ở trƣờng THPT Bình Yên .......................................................................... 40 CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÂY DỰNG HỒ SƠ MÔN HỌC Ở TRƢỜNG THPT ............................ 43 3.1. Nguyên tắc trong quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học ........................... 43 3.1.1. Đảm bảo tính mục đích ............................................................................ 43 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn và phù hợp với lý luận ......................................... 43 3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả ............................................................................. 43 3.2. Các biện pháp quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học ............................... 43 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 57 1. Kết luận ............................................................................................................. 57 2. Một số khuyến nghị ........................................................................................... 58 2.1. Đối với Chính phủ ................................................................................... 58 2.2. Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo ............................................................... 58 2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo .............................................................. 58 2.4. Đối với các nhà trƣờng ............................................................................ 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 59 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 60 8 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Chất lƣợng học sinh tuyển vào lớp đầu cấp thấp thể hiện ở kết quả khảo sát môn Ngữ văn, Toán đầu năm lớp 10 ............................................... 28 Bảng 2: Chất lƣợng hai mặt giáo dục 3 năm từ 2006-2009 ........................................ 28 Bảng 3: Kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên về hồ sơ môn học ....................... 34 Bảng 4: Kết quả khảo sát nhận thức về tầm quan trọng và nhu cầu bồi dƣỡng về kiến thức, kỹ năng ...................................................................................... 36 Bảng 5: Kết quả trƣng cầu ý kiến khảo nghiệm các biện pháp quản lý của tổ trƣởng chuyên môn đối với công tác xây dựng hồ sơ môn học.................... 54 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Quá trình kiến tạo hồ sơ môn học ................................................................... 5 Sơ đồ 2: Quan hệ tác động giữa giáo viên - học sinh - tài liệu học tập ..................... 14 Sơ đồ 3: Quan hệ công tác quản lý hồ sơ môn học ..................................................... 24 Sơ đồ 4: Cơ cấu tổ chức của trƣờng THPT Bình Yên ................................................ 27 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1. Hoạt động dạy học - giáo dục là hoạt động chủ yếu trong nhà trƣờng. Yếu tố quyết định chất lƣợng hoạt động dạy học là năng lực của ngƣời giáo viên. Năng lực dạy học của ngƣời giáo viên biểu hiện ở các chuẩn bị, tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá. Đặc biệt là năng lực tự nghiên cứu của giáo viên. Năng lực của mỗi giáo viên đƣợc thể hiện chủ yếu trong quá trình chuyển hoá sƣ phạm - quá trình chuyển hoá tri thức khoa học thành tri thức dạy học. Để hoạt động dạy học - giáo dục trong trƣờng trung học phổ thông (THPT) đạt chất lƣợng và hiệu quả, đòi hỏi công tác xây dựng hồ sơ môn học của giáo viên phải đƣợc tiến hành một cách khoa học đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với đối tƣợng học sinh và điều kiện dạy học. 2. Trong quá trình dạy học 3 yếu tố: Mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng. Cùng với quá trình đổi mới nội dung, chƣơng trình, sách giáo khoa phổ thông là quá trình đổi mới phƣơng pháp dạy học. Để thực hiện đổi mới phƣơng phƣơng pháp dạy học, ở từng bài giảng đòi hỏi giáo viên phải thiết kế kế hoạch bài giảng theo hƣớng tích cực cao độ. Công tác xây dựng hồ sơ môn học cần phải đƣợc coi trọng bởi đây là biểu hiện cụ thể của ngƣời giáo viên trong quá trình đổi mới phƣơng pháp dạy học. 3. Thực tiễn quản lý hoạt động dạy học tại trƣờng THPT Bình Yên đã cho thấy: đối với những giáo viên tâm huyết với nghề, dạy giỏi… rất chú trọng công tác xây dựng hồ sơ môn học. Những giáo viên trình độ chuyên môn yếu, tay nghề chƣa cao lại coi nhẹ công tác xây dựng hồ sơ môn học, hoặc có làm để đối phó kiểm tra dẫn đến chất lƣợng hoạt động dạy học hạn chế. 4. Hoạt động quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học còn mang nặng tính chất hành chính, chƣa đi sâu vào quản lý chất lƣợng, chƣa có tiêu chí đánh giá cụ thể. Từ những lý do nêu trên chúng tôi chọn đề tài: Biện pháp quản lý của tổ trưởng chuyên môn đối với công tác xây dựng hồ sơ môn học của giáo viên trường trung học phổ thông. 2 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng chuẩn bị hồ sơ môn học ở trƣờng trung học phổ thông. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu là hoạt động quản lý công tác xây dựng Hồ sơ môn học ở trƣờng Trung học phổ thông Bình Yên, Định Hóa, Thái Nguyên. - Đối tƣợng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học ở trƣờng trung học phổ thông Bình Yên. 4. Giả thuyết khoa học Nếu có biện pháp quản lý hoạt động xây dựng hồ sơ môn học phù hợp chất lƣợng hồ sơ môn học đƣợc nâng lên góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động dạy học - giáo dục. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận của hoạt động quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học của giáo viên ở trƣờng trung học phổ thông. 5.2. Thực trạng quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học của giáo viên ở trƣờng THPT Bình Yên. 5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học ở trƣờng trung học phổ thông. 6. Phạm vi nghiên cứu Tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học của giáo viên THPT, đặc biệt là công tác xây dựng kế hoạch bài giảng (giáo án). 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp lý luận Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá; hệ thống hoá để xây dựng hệ thống các vấn đề lý luận của đề tài: + Lý luận về quản lý dạy học và cơ sở pháp lý của quản lý hoạt động dạy học. + Quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học ở trƣờng trung học phổ thông. + Xây dựng một số biện pháp quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học. 3 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thu thập ý kiến của các đối tƣợng thông qua việc trƣng cầu ý kiến. Nội dung ý kiến trƣng cầu là các vấn đề liên quan đến thực trạng của vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm của các tổ chuyên môn về quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học. - Phương pháp chuyên gia: Phƣơng pháp này dùng khi xin ý kiến của các chuyên gia về các vấn đề “đánh giá thực trạng, các biện pháp đƣợc đề xuất”. 7.3. Nhóm phương pháp toán học Phƣơng pháp thống kê: Phƣơng pháp này dùng để xử lý các số liệu đã thu thập đƣợc. 8. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 3 phần chính: Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung gồm 3 chƣơng: Chƣơng I. Cơ sở lý luận của quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học ở trƣờng trung học phổ thông Chƣơng II. Thực trạng quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học ở trƣờng Trung học phổ thông Bình Yên - Định Hoá - Thái Nguyên Chƣơng III. Đề xuất các biện pháp quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học ở trƣờng trung học phổ thông 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÂY DỰNG HỒ SƠ MÔN HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trong quá trình dạy học 3 yếu tố: Mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng. Cùng với quá trình đổi mới nội dung, chƣơng trình, sách giáo khoa phổ thông là quá trình đổi mới phƣơng pháp dạy học. Để thực hiện đổi mới phƣơng phƣơng pháp dạy học, ở từng bài giảng đòi hỏi giáo viên phải thiết kế kế hoạch bài giảng theo hƣớng tích cực cao độ. Biểu hiện cụ thể của ngƣời giáo viên trong quá trình đổi mới phƣơng pháp dạy học là công tác xây dựng hồ sơ môn học. Quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng phổ thông phải đƣợc tiến hành ở tất cả các khâu: chuẩn bị hồ sơ, tiến hành giảng dạy, kiểm tra đánh giá. Đã có nhiều công trình nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong trƣờng THPT, song các biện pháp quản lý của tổ tƣởng chuyên môn đối với công tác xây dựng hồ sơ môn học của giáo viên ở trƣờng THPT chƣa có tác giả nào nghiên cứu, đây là một vấn đề mới mẻ đang cần đƣợc quan tâm nghiên cứu. 1.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của hồ sơ môn học đối với hoạt động dạy học ở trƣờng THPT 1.2.1. Khái niệm hồ sơ: Hồ sơ là “Tài liệu tổng hợp có liên quan với nhau về một ngƣời, một sự việc, một vấn đề” [18, 457]. 1.2.2. Hồ sơ môn học bao gồm: Kế hoạch giảng dạy bộ môn; Giáo án (kế hoạch bài giảng); các loại tài liệu có liên quan khác. * Kế hoạch dạy học bộ môn: Kế hoạch là “toàn bộ nói chung những điều vạch ra một cách có hệ thống những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định với cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành” [18, tr. 484]. - Nhƣ vậy, kế hoạch dạy học bộ môn là những điều vạch ra một cách có hệ thống công việc dạy học một bộ môn cụ thể ở một lớp học cụ thể trong khoảng thời gian một năm học. Kế hoạch bộ môn phải thể hiện đƣợc mục tiêu môn học về kiến thức, kỹ năng, thái độ của ngƣời học đạt đƣợc sau khi kết thúc môn học. Kế hoạch cũng phải vạch ra đƣợc cách thức (phƣơng pháp), trình tự tiến hành các bài học, 5 điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học đồng thời có kế hoạch kiểm tra đánh giá quá trình dạy - học thu thông tin và điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên, định hƣớng điều chỉnh hoạt động học của học sinh. Nhƣ vậy khi xây dựng kế hoạch dạy học bộ môn sẽ giúp giáo viên hình dung toàn bộ những hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu môn học. * Kế hoạch bài giảng - giáo án - Giáo án là “Bài soạn của giáo viên để lên lớp giảng dạy” [18, tr. 395]. Trƣớc đây theo cách hiểu thông thƣờng của nhiều giáo viên bài soạn là bản ghi những ý chính của bài học giáo viên chắt lọc chủ yếu từ sách giáo khoa để lên lớp giảng bài. - Kế hoạch bài giảng (giáo án theo cách gọi khi đổi mới phƣơng pháp dạy học) là những điều vạch ra có hệ thống những công việc dự định thực hiện trong một tiết học trong đó nêu rõ hoạt động của thầy và hoạt động của trò với cách thức, trình tự, thời gian thực hiện, điều kiện phục vụ cho bài giảng nhằm đạt mục tiêu bài học. * Tài liệu là “văn bản giúp cho việc tìm hiểu một vấn đề gì đó” [18, tr. 869]. Nhƣ vậy các tài liệu phục vụ cho giờ giảng hay sinh hoạt chuyên đề: Có thể là tranh ảnh, bài báo, công trình nghiên cứu, các văn bản khác liên quan đến nội dung dạy học mà ngƣời giáo viên sƣu tầm đƣợc. Tài liệu phục vụ cho giờ giảng cũng có thể là hƣớng dẫn quy trình tiến hành một thí cũng có thể là phiếu học tập giáo viên sử dụng khi tiến hành bài giảng, mẫu báo cáo sau giờ thực hành, hƣớng dẫn chuẩn bị bài gửi tới học sinh trƣớc khi tiến hành giờ giảng để học sinh chuẩn bị… * Hồ sơ môn học là sản phẩm lao động sƣ phạm của mỗi cá nhân thể hiện năng lực chuyển hoá sƣ phạm của giáo viên, thể hiện tâm huyết, trách nhiệm của giáo viên với nghề dạy học. Sơ đồ 1: Quá trình kiến tạo hồ sơ môn học Chƣơng trình GDPT, Sách giáo khoa. Tài liệu tham khảo, sách giáo viên….. Internet, thiết bị dạy học, phƣơng tiện khác Hồ sơ môn học Quá trình chuyển hóa sƣ phạm của giáo viên 6 Theo lý luận dạy học, năng lực ngƣời giáo viên thể hiện ở quá trình chuyển hóa tri thức khoa học thành tri thức dạy học sẽ có ý nghĩa sau đây: i) Đảm bảo tính mới, thời sự của khoa học - Nội dung đƣa vào dạy học phải đáp ứng đƣợc mục tiêu đào tạo, mục đích dạy học. - Nội dung dạy học phải phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của đất nƣớc. ii) Hoạt động soạn bài cần phải quan tâm xây dựng kế hoạch bài giảng. Kế hoạch bài giảng phải thể hiện đƣợc các nội dung cốt lõi, thể hiện cách thức tổ chức dạy học và cách thức học của ngƣời học; thể hiện rõ nét kế hoạch dạy học, trong kế hoạch bài giảng phải chứa đựng các hình thức học bổ trợ nhƣ yêu cầu thảo luận, viết tiểu luận… Kế hoạch bài giảng là tài liệu bắt buộc giáo viên phải chuẩn bị. Kế hoạch bài giảng hiện đại còn phải đảm bảo các yêu cầu quan trọng nhƣ: + Hoạt động hóa ngƣời học, tức là không chỉ soạn cho ngƣời dạy mà soạn để tổ chức dạy học, có sự tham gia của ngƣời học. + Có thể sử dụng phƣơng tiện dạy học một cách tốt nhất. + Thể hiện hoạt động của giảng viên và sinh viên. * Tầm quan trọng của hồ sơ môn học đối với hoạt động dạy học - Xuất phát từ quan niệm: "Quá trình dạy học là một quá trình, trong đó dƣới tác động chủ đạo (tổ chức, điều khiển, lãnh đạo) của thầy, học sinh tự giác, tích cực tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học" [17, tr. 156 ]. Do vậy khâu chuẩn bị của giáo viên có tầm quan trọng đặc biệt. Đổi mới phƣơng pháp dạy học theo phƣơng pháp tiên tiến tích cực mà nghị quyết TW 2 khoá VIII khẳng định: “Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tƣ duy sáng tạo của ngƣời học. Từng bƣớc áp dụng các phƣơng pháp tiên tiến và phƣơng tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nhiên cứƣ cho học sinh” [6]. Để thể hiện rõ quan điểm này, bản thân mỗi giáo viên phải coi công tác xây dựng hồ sơ môn học là một nhiệm vụ quan trọng đặc biệt. 7 Theo tác giả Nguyễn Hữu lƣợng “Yêu cầu của phƣơng pháp dạy học mới là ngƣời học phải tự xây dựng, tìm tòi kiến thức với sự hƣớng dẫn của thầy giáo, ngƣời ta gọi là phƣơng pháp hoạt động. Ngƣời học chẳng những phải hình thành đƣợc các kiến thức, kỹ năng, thái độ mà quan trọng hơn còn phải biết đƣợc phƣơng pháp học tập nói chung và phƣơng pháp nghiên cứu từng bộ môn nói riêng” [10, tr. 10]. Điểm mấu chốt trong đổi mới phƣơng pháp dạy học là hƣớng tới hoạt động học tập chủ động, tích cực, tăng cƣờng rèn kỹ năng tƣ duy, khả năng sáng tạo cho học sinh. Nhƣ vậy thầy giáo không chỉ là ngƣời truyền kiến thức mà phải dạy cách chiếm lĩnh kiến thức, dạy cách tự học, tự nghiên cứu phát huy cao độ năng lực tƣ duy sáng tạo ở mỗi học sinh. “Mục đích cơ bản của của tổ chức dạy học là tổ chức tự học” [15,tr. 49]. Theo GS Nguyễn Cảnh Toàn: “Một trƣờng THPT nên bắt đầu chuyển từ dạy học sang dạy tự học” [19]. - Theo Jean Marc Demommé & Madeleine Roy: “Ngƣời dạy phải có trách nhiệm thực hiện hai thao tác quan trọng hàng đầu là thiết lập kế hoạch dạy học trƣớc khi bắt đầu năm học và chuẩn bị giáo án trƣớc mỗi buổi lên lớp”. [15] - Để chuẩn bị cho một tiết dạy theo phƣơng pháp mới cần phải xây dựng kế hoạch bài giảng (giáo án) chu đáo. + Trƣớc hết cần phải xác định mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ, xác định thời gian, địa điểm, điều kiện thực hiện mục tiêu bài giảng. Phần mục tiêu bài giảng, chuẩn bị của học sinh cho bài học cần thông báo từ giờ học trƣớc để học sinh nắm đƣợc. Giao nhiệm vụ chuẩn bị của học sinh cho bài học rõ ràng, kiểm tra chặt chẽ và đánh giá sự chuẩn bị khi tiến hành giảng dạy, tránh tình trạng giao cho song để đấy dẫn tới sự chây lƣời ở học sinh. + Phần hoạt động của thầy và hoạt động của trò trong giờ giảng phải đƣợc thể hiện rõ trong kế hoạch, vai trò chủ đạo của thầy phải đƣợc làm rõ, tính tự giác, tích cực chủ động của học sinh cần đƣợc phát huy. Kế hoạch bài giảng phải thể hiện rõ sự định hƣớng, dẫn dắt của thầy đối với từng hoạt động của trò có nhƣ thế thì trò mới có thể tự tổ chức quá trình học tập của bản thân. Mặc dù kế hoạch bài giảng 8 mới chỉ nêu ra những tình huống theo dự kiến của giáo viên, thực tế khi tiến hành dạy học có những tình huống ngoài dự kiến song với sự chuẩn bị chu đáo giáo viên vẫn có thể giải quyết các tình huống phát sinh một cách có hiệu quả. Nhƣ vậy hồ sơ môn học có vai trò quyết định sự thành công của việc đổi mới phƣơng pháp dạy học trong từng giờ học, kế hoạch bài giảng phải đƣợc chuẩn bị chu đáo, có tính khả thi cao giờ giảng mới thành công. 1.3. Một số khái niệm 1.3.1. Khái niệm quản lý Theo Đại bách khoa toàn thƣ Liên Xô, 1977, “quản lý là chức năng của hệ thống có tổ chức với bản chất khác nhau (xã hội, sinh vật, kỹ thuật), nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chƣơng trình, mục đích hoạt động”. [9] Theo Harold Koontz ngƣời Mĩ: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo sự phối hợp nỗ lực giữa các cá nhân để đạt đƣợc mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trƣờng trong đó con ngƣời có thể đạt đƣợc mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất”.[7] Quản lý là yêu cầu tự thân của mỗi tổ chức, khi xuất hiện nhóm yêu cầu phải có sự quản lý. Các Mác viết “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tƣơng đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình nhƣng một dàn nhạc thì cần có nhạc trƣởng”. - Quản lý thực hiện các chức năng: Chức năng kế hoạch hoá, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chức năng kiểm tra đánh giá. - Quản lý có đặc điểm: + Quản lý bao giờ cũng diễn ra với hai hoạt động của chủ thể quản lý và hoạt động của đối tƣợng bị quản lý. Nếu không có chủ thể quản lý thì việc quản lý đặt ra trở thành vô nghĩa nhƣng nếu một tổ chức có nhiều chủ thể quản lý mà các chủ thể quản lý có thế lực tƣơng đồng nhau nhƣng vì những mục tiêu khác nhau thì việc quản lý trở nên phức tạp. Đối tƣợng bị quản lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì công 9 việc chồng chéo do vậy trong quản lý phải thực hiện phân cấp, phân quyền, chức năng rõ ràng. + Quản lý bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin và đều có mối liên hệ ngƣợc. Thông tin đƣợc coi là mạch máu xuyên xuốt quá trình quản lý. Tất cả các chức năng quản lý đều dựa vào yếu tố thông tin vì thế thông tin cần đảm bảo đầy đủ, kịp thời, chính xác. + Quản lý bao giờ cũng phải thích nghi với sự biến đổi, có hai kiểu thích nghi: đối tƣợng bị quản lý thích nghi với chủ thể quản lý và ngƣợc lại chủ thể quản lý biến đổi thích nghi với đối tƣợng bị quản lý. + Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghề, vừa là một nghệ thuật 1.3.2. Quản lý giáo dục Theo tác giả Trần Kiểm có thể hiểu quản lý giáo dục ở hai cấp độ: Ở cấp vĩ mô: Quản lý giáo dục đƣợc hiểu là những tác động tự giác (có mục đích, có ý thức, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trƣờng) nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục. Ở cấp độ vi mô: Quản lý giáo dục đƣợc hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lƣợng xã hội trong và ngoài nhà trƣờng nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng. + Quản lý giáo dục thuộc lĩnh vực quản lý xã hội, nó mang những nét đặc trƣng của quản lý hành chính nhà nƣớc. + Quản lý giáo dục thực chất là quản lý con ngƣời bởi vì đối tƣợng bị quản lý là con ngƣời, khách thể quản lý là các lực lƣợng xã hội tham gia vào các hoạt động của nhà trƣờng, mục tiêu quản lý là nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của quá trình giáo dục đƣợc phản ánh ở nhân cách ngƣời học. 10 + Quản lý giáo dục là một quá trình luôn luôn biến đổi, điều này thể hiện rõ khi quy mô quản lý tăng thì chủ thể quản lý phải đổi mới hoạt động quản lý để thích ứng với những hoạt động của mình. Nhƣ vậy chủ thể quản lý luôn phải duy trì hoạt động quản lý một cách linh hoạt, sáng tạo nhằm phát huy tối đa sức mạnh của tập thể. - Quản lý giáo dục thuộc phạm trù phƣơng pháp [9. tr. 42]. Chủ thể quản lý luôn phải tìm cách cải tiến, đổi mới công tác quản lý sao cho đạt mục đích quản lý có hiệu quả. - Quản lý nhà trƣờng có thể xem là quản lý giáo dục cấp vi mô, đây là những tác động quản lý diễn ra trong phạm vi nhà trƣờng. Hoạt động chính của trƣờng học là hoạt động dạy học do vậy quản lý nhà trƣờng chủ yếu là quản lý dạy học. Quản lý Nhà trƣờng là quản lý hoạt động dạy học [20, tr. 22]. - Quản lý hoạt động dạy học là những tác động có mục đích, có kế hoạch của Hiệu trƣởng đến tập thể giáo viên và học sinh và các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng nhằm huy động họ tham gia, hợp tác, phối hợp trong các hoạt động của nhà trƣờng giúp quá trình dạy học vận động tối ƣu tới mục tiêu dự kiến.[17] - Quản lý hoạt động dạy phải đƣợc tiến hành ở tất cả các khâu: Chuẩn bị hồ sơ môn học, tiến hành dạy học, kiểm tra đánh giá hoạt động dạy - học. 1.3.3. Hoạt động dạy học Dạy học là một quá trình trong đó dƣới vai trò chủ đạo của ngƣời thầy (tổ chức, hƣớng dẫn, điều khiển) ngƣời học tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức hoạt động nhận thức nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu và nhiệm vụ dạy học đề ra. Xét theo quan điểm cấu trúc hệ thống quá trình dạy học gồm các thành tố cấu trúc: Mục đích, nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học, giáo viên, học sinh, kết quả. 1.3.3.1. Mục đích và nhiệm vụ dạy học - Mục đích dạy học là mô hình nhân cách ngƣời học mà hoạt động dạy học cần đạt đƣợc đó là tri thức, kỹ năng, thái độ ngƣời học đạt đƣợc sau quá trình dạy học. Mục đích dạy học là thành tố giữ vị trí hàng đầu trong cấu trúc của quá trình dạy học. Mục đích dạy học có vai trò định hƣớng cho toàn bộ quá trình dạy học. 11 - Nhiệm vụ dạy học là những việc phải làm cụ thể theo yêu cầu phát triển và bồi dƣỡng hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển tƣ duy sáng tạo, trên cơ sở đó hình thành thế giới quan khoa học, lý tƣởng, phẩm chất đạo đức con ngƣời. 1.3.3.2. Nội dung dạy học - Nội dung dạy học là thành tố cơ bản của quá trình dạy học bao gồm hệ thống những tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và hệ thống thái độ mà ngƣời học cần lĩnh hội. Nó là nội dung phối hợp giữa dạy và học giữa thầy và trò và trả lời câu hỏi dạy cái gì và học cái gì? - Nội dung dạy học là một trong ba thành tố cơ bản của quá trình dạy học. Nó chịu sự định hƣớng của mục đích, nhiệm vụ dạy học nhƣng lại có vai trò chủ đạo trong việc lực chọn phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học, nội dung dạy học có nhiệm vụ phản ánh mục tiêu và nhi._.ệm vụ dạy học trong những bài học cụ thể. 1.3.3.3. Phương pháp và phương tiện dạy học - Thuật ngữ phương pháp mà tiếng Hy Lạp là Méthods có nghĩa là con đƣờng, cách thức hoạt động để đạt mục đích. - Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Bảo “Phƣơng pháp dạy học là hệ thống những hành động có chủ đích theo một trình tự nhất định của giáo viên để tổ chức các hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh, nhằm đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung dạy học mà chính nhờ vậy họ đạt đƣợc mục tiêu dạy học”. [1, tr. 63 ]. - Theo PGS.TS phạm Hồng Quang: “Phƣơng pháp dạy học là cách thức hoạt động, trình tự phối hợp tƣơng tác giữa giáo viên và học sinh nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học”. [13, tr. 59]. Nhƣ vậy phƣơng pháp dạy học là cách thức, con đƣờng để hoạt động dạy học đi đến mục tiêu. - Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Bảo có thể chia các phƣơng pháp dạy học ở phổ thông thành các nhóm phƣơng pháp: Nhóm phƣơng pháp tổ chức các hoạt động nhận thức - học tập gồm: Phân nhóm phƣơng pháp dùng lời; phân nhóm các phƣơng pháp dạy học trực quan; phân nhóm phƣơng pháp dạy học thực hành; nhóm phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá, tự kiểm tra, tự đánh giá; nhóm phƣơng pháp kích thích và hình thành động cơ hoạt động nhận thức - học tập. [1, tr. 63 ] 12 Nhƣ vậy phƣơng pháp là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất giữa dạy và học giữa thầy và trò nhằm thực hiện có hiệu quả mục đích và nhiệm vụ dạy học. Phƣơng pháp dạy học chịu sự định hƣớng của mục tiêu, nhiệm vụ dạy học, chịu sự chỉ đạo của nội dung dạy học nhƣng lại ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình dạy học. Phƣơng pháp dạy học là tổ hợp các cách thức, biện pháp, thao tác đòi hỏi phải sử dụng phƣơng tiện. Phƣơng tiện dạy học góp phần vào sự thành công của phƣơng pháp. Bàn về nội dung, phƣơng pháp dạy học Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Các thầy cô giáo phải tìm cách dạy, dạy cái gì, dạy thế nào để học sinh hiểu chóng, nhớ lâu, tiến bộ nhanh”.[11] Trong dạy học hiện đại đòi hỏi ngƣời giáo viên phải vận dụng tất cả các phƣơng pháp dạy học. Không có phƣơng pháp nào chiếm ƣu thế độc tôn vấn đề là ở chỗ ngƣời giáo viên trong khi thiết kế kế hoạch bài giảng phải thận trọng lựa chọn các phƣơng pháp, có kế hoạch phối hợp linh hoạt các phƣơng pháp trong giờ dạy để dạy học hiệu quả. Lựa chọn, phối hợp các phƣơng pháp phù hợp với kiểu bài, đối tƣợng học sinh sẽ tạo sự thành công trong dạy học. Nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Bảo - Trần Kiểm cho rằng khi lựa chọn, kết hợp các phƣơng pháp cần quán triệt các nguyên tắc sau [1, tr. 110]: 1. Các phƣơng pháp dạy học phù hợp với nguyên tắc dạy học. 2. Sự phù hợp giữa các phƣơng pháp với nhiệm vụ dạy học cụ thể. 3. Sự phù hợp giữa các phƣơng pháp với nội dung dạy học của một mục, một bài học. 4. Sự phù hợp của các phƣơng pháp với khả năng học tập của học sinh, đặc điểm tập thể lớp (môi trƣờng học tập). 5. Sự phù hợp giữa các phƣơng pháp với điều kiện, phƣơng tiện hỗ trợ dạy học và thời gian dành cho học tập. 6. Sự phù hợp giữa các phƣơng pháp với khả năng của giáo viên. 13 1.3.3.4. Giáo viên với hoạt động dạy - Giáo viên với hoạt động dạy là thành tố giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học, giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy có chức năng tổ chức, điều khiển tối ƣu quá trình chiếm lĩnh tri thức, kinh nghiệm của ngƣời học trong và bằng cách đó phát triển nhân cách ngƣời học. Dạy về bản chất là tổ chức, điều khiển hoạt động học. - Giáo viên và hoạt động dạy chịu sự định hƣớng của mục tiêu, nhiệm vụ dạy học, chịu sự tác động ngƣợc chiều của ngƣời học, chịu sự tác động của môi trƣờng. - Đổi mới phƣơng pháp dạy học ngƣời giáo viên phải chuyển từ truyền tri thức sang dạy cách chiếm lĩnh tri thức. Nói nhƣ vậy là trong các giờ học giáo viên dần trang bị cho học sinh phƣơng pháp học nhƣ: Phƣơng pháp đọc, tóm tắt tài liệu; phƣơng pháp hỏi - trong quá trình đọc phải biết cách tự đặt câu hỏi, tự trả lời và khi cần có thể hỏi bạn, hỏi thầy; phƣơng pháp nghe giảng và ghi chép; phƣơng pháp ghi nhớ thông tin. + Trong dạy học giáo viên cần cho học sinh tiếp cận phƣơng pháp nghiên cứu khoa học thông qua các tình huống giúp học sinh phát hiện vấn đề, định hƣớng giải quyết vấn đề tìm ra kiến thức mới. 1.3.3.5. Học sinh với hoạt động học Học sinh là khách thể chịu sự tác động của hoạt động dạy đồng thời là chủ thể của hoạt động nhận thức. Học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh tri thức, kinh nghiệm dƣới sự hƣớng dẫn, điều khiển của giáo viên. Về bản chất học là sự tiếp thu, xử lý thông tin bằng các thao tác trí tuệ, chân tay dựa và vốn sinh học và kinh nghiệm đã tích luỹ đƣợc của cá nhân từ đó có tri thức, kỹ năng, thái độ mới. Mục đích của học là chiếm lĩnh tri thức, kinh nghiệm hình thành kỹ năng, thái độ mới. Học có hai chức năng lĩnh hội và tự tổ chức tự điều khiển. Học sinh với hoạt động học chịu sự định hƣớng của mục đích và nội dung dạy học; chịu sự điều khiển của giáo viên thông qua phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học. Học sinh với hoạt động học là nhân tố quyết định kết quả quá trình dạy học. 14 - Theo Đặng Thành Hƣng “Bản chất tâm lý và sinh học của hoạt động học chính là hoạt động” [8, tr. 55] thông qua hoạt động ngƣời học chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức. - Theo nhóm tác giả Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo “Học là quá trình phát triển nội tại, quá trình kết hợp học cá nhân và học hợp tác, trong đó chủ thể tự biến đổi mình từ trình độ phát triển hiện tại đến trình độ tiềm tàng.Cơ chế học là cơ chế kết hợp học cá nhân với học hợp tác” [22, tr. 83,84 ]. - Có thể phân loại các hoạt động học thông thƣờng nhƣ sau: Học cá nhân hay tự nghiên cứu; học bạn, học thầy hay học hợp tác; học từ thông tin phản hồi hay tự kiểm tra, tự điều chỉnh. Hoạt động học gắn liền với đối tƣợng học. Đối tƣợng học là nội dung học, vấn đề học hay kiến thức, tri thức [22, tr. 86, 87] - Học sinh (chủ thể) tác động đến đối tƣợng bằng nhiều cách: Tác động trực tiếp - học cá nhân; tác động gián tiếp thông qua thầy, bạn - học hợp tác; tác động thông qua thông tin phản hồi. Các cách tác động đó là cách học. Nhƣ vậy: Hoạt động dạy và hoạt động học là hai nhân tố trung tâm của quá trình dạy học có mối quan hệ thống nhất. Mối quan hệ này giúp cho các nhân tố của quá trình dạy học vận hành đƣợc trong hệ thống. Về thực chất, hoạt động dạy của giáo viên thúc đẩy hoạt động nhận thức của học sinh. Mối quan hệ hoạt động dạy và hoạt động học thể hiện thông qua kế hoạch bài giảng và tài liệu học tập cho học sinh. Cốt lõi của hoạt động dạy học chính là ở chỗ quan hệ giữa học sinh và tài liệu học tập. Để học sinh thực sự đóng vai trò chủ thể của hoạt động học tập, giáo viên phải xây dựng kế hoạch bài giảng, trong đó thể hiện rõ sự định hƣớng các hoạt động của học sinh giúp học sinh làm chủ quá trình “nhận thức độc đáo” chiếm lĩnh tri thức mới thông qua nguồn tài liệu. THÔNG QUA KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG Sơ đồ 2: Quan hệ tác động giữa giáo viên - học sinh - tài liệu học tập GIÁO VIÊN HỌC SINH TÀI LIỆU HỌC TẬP 15 Kết quả quá trình dạy học là kết quả của hoạt động dạy và hoạt động học, là kết quả của sự vận động của các thành tố cấu trúc trong toàn bộ hệ thống. Căn cứ vào kết quả đạt đƣợc, giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy, học sinh điều chỉnh hoạt động học nhằm đạt mục tiêu dạy học đề ra. - Theo Paul Ramsden sáu nguyên tắc then chốt của việc dạy có hiệu quả [24]: 1. Gây hứng thú cho ngƣời học và giảng giải rõ ràng. 2. Có ý thức tôn trọng ngƣời học và việc học của họ. 3. Có sự đánh giá và sự phản hồi phù hợp đối với ngƣời học. 4. Chỉ ra những mục tiêu rõ ràng và những thách thức trí tuệ. 5. Chỉ rõ ngƣời học cần tự học với ý thức rõ ràng để đảm bảo: tính độc lập, yêu cầu tự kiểm tra và sự cam kết tích cực của việc học. 6. Giáo viên cần học những ngƣời học. - Theo Boag những phẩm chất của một giáo viên lý tƣởng là: Có khả năng lôi cuốn học sinh; Tôn trọng suy nghĩ của học sinh; Vững vàng về chuyên môn (dẫn theo PGS.TS Phạm Hồng Quang)[14]. Ngoài 3 tiêu chuẩn trên giáo viên còn cần có các tiêu chuẩn nhƣ “nhân ái nồng nhiệt; biết cách dạy cho học sinh phƣơng pháp học tập; biết chia sẻ với hoàn cảnh của học sinh; biết cách phối hợp với các lực lƣợng giáo dục, biết truyền kỹ năng sống cho học sinh; công bằng, nghiêm túc, mềm dẻo, linh hoạt; có nhân cách phát triển toàn diện, dám chấp nhận khó khăn ….”.[14] - Những phẩm chất của giáo viên lý tƣởng có mối quan hệ mật thiết với những nguyên tắc then chốt để dạy học có hiệu quả. Điều này khẳng định những phẩm chất, năng lực của giáo viên quyết định chất lƣợng quá trình dạy học. Năng lực của một giáo viên thể hiện ở các mặt: Năng lực dạy học, năng lực giáo dục thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động xã hội. + Năng lực dạy học đƣợc biểu hiện qua quá trình dạy học từ khâu chuẩn bị hồ sơ môn học; tiến hành dạy học; kiểm tra đánh giá. Trong khâu chuẩn bị hồ sơ môn học bộc lộc khả năng của một giáo viên: Trình độ kiến thức, sự am hiểu về chƣơng 16 trình môn học, bậc học, khả năng tự nghiên cứu, nắm rõ ý tƣởng ngƣời viết sách, những hiểu biết về tự nhiên - xã hội và khả năng liên hệ thực tế. + Tác giả Phạm Hữu Tòng đánh giá: “Trong dạy học năng lực dạy học biểu hiện qua năng lực tổ chức tình huống học tập có vấn đề; năng lực định hƣớng khái quát hành động học trên cơ sở năng lực thiết lập đƣợc sơ đồ biểu đạt lôgíc của tiến trình nhận thức khoa học đối với tri thức cần dạy” [21, tr. 116,117]. + Trong thiết kế kế hoạch dạy học bộ môn, kế hoạch bài giảng là khâu thể hiện rõ nhất năng lực chuyển hoá sƣ phạm của một giáo viên: Chuyển hoá tri thức khoa học, thông tin từ các nguồn tài liệu… thành tri thức day học. Năng lực thiết kế các hoạt động cho giáo viên và nhóm học sinh nhƣ thế mới có cơ sở tạo sự thu hút, hấp dẫn, hứng thú cho học sinh trong giờ học. Trong quá trình thiết kế kế hoạch bài giảng thể hiện khả năng lựa chọn và kết hợp các phƣơng pháp dạy học tác động đến vùng trí tuệ gần nhất. Nhƣ vậy khi thiết kế kế hoạch bài giảng ngƣời giáo viên phải lựa chọn phƣơng pháp dạy học phù hợp với kiểu bài, phù hợp đặc trƣng bộ môn, phù hợp với phƣơng tiện dạy học, phù hợp với năng lực giáo viên đồng thời phải phù hợp đối tƣợng học sinh. Có nhƣ thế mới tác động đến vùng phát triển gần, đem lại hiệu quả cho hoạt động học của học sinh. + Trong dạy học, giáo viên bộc lộ năng lực tổ chức các hoạt động của học sinh, khả năng ứng phó của giáo viên với sự thay đổi, khả năng tổ chức các hoạt động, kết hợp các phƣơng pháp, sử dụng các phƣơng tiện hỗ trợ hƣớng tới mục tiêu bài giảng, khả năng tiếp cận đối tƣợng, khả năng thông đạt hiệu quả. Trong kiểm tra đánh giá hoạt động học tập của học sinh biểu hiện năng lực đánh giá, phân tích kết quả, thu thông tin phản hồi từ đó điều chỉnh lại quá trình giảng dạy. + Trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp năng lực định hƣớng hoạt động giáo dục, năng lực tổ chức hoạt động nhóm, năng lực giao tiếp - ứng xử, năng lực tập hợp quần chúng… đƣợc bộc lộ tạo sự thành công trong các mối quan hệ phối hợp và đem lại hiệu quả trong các hoạt động. 17 1.3.4. Các biện pháp quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành, cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể. Biện pháp quản lý là cách thức mà chủ thể quản lý tiến hành khi sử dụng các công cụ quản lý vào các khâu trong quá trình quản lý tạo nên sức mạnh nhằm thực hiện mục tiêu quản lý. Biện pháp quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học là cách làm, cách tổ chức tổ chức và điều khiển công tác xây dựng hồ sơ môn học theo những yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm thực hiện mục tiêu dạy học. 1.4. Cơ sở lý luận của công tác quản lý hồ sơ môn học 1.4.1. Những căn cứ pháp lý Điều lệ trƣờng trƣờng trung học ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-GD-ĐT ngày 02-4-2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: “Xây dựng hồ sơ môn học là một trong những nhiệm vụ tất yếu của giáo viên”. Khung chƣơng trình giáo dục trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. [3] 1.4.2. Quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học ở trường THPT * Mục tiêu quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học ở trường THPT là góp phần nâng cao chất lượng dạy học. * Nội dung và quy trình quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học ở trường THPT. - Quản lý công tác xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn thông qua các nội dung: Cơ sở xây dựng kế hoạch; xác định mục tiêu dạy học bộ môn; xác định các điều kiện thực hiện kế hoạch; kế hoạch thời gian; kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học bộ môn; kế hoạch kiểm tra đánh giá của giáo viên. - Trọng tâm công tác quản lý hồ sơ môn học là quản lý kế hoạch bài giảng, tài liệu khác chuẩn bị cho bài giảng: + Mục tiêu bài giảng: Xác định sau bài học ngƣời học đạt đƣợc gì, ở mức độ nhƣ thế nào. Trên cơ sở đó giáo viên mới có thể lựa chọn đƣợc phƣơng pháp dạy học phù hợp để đạt mục tiêu. 18 Về kiến thức: Cần xác định các mức độ theo các mức của Bloom từ nhận biết, đến thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Kỹ năng: Các kỹ năng rèn cho học sinh phù hợp với nội dung, phƣơng pháp dạy học ví dụ trong giờ bài tập vật lý rèn cho học sinh kỹ năng tính toán, phân tích, tổng hợp, thực hành… Về tƣ duy: Xác định các thao tác tƣ duy đƣợc rèn luyện trong giờ học. Về thái độ: Giáo dục thái độ sao cho phù hợp với kiến thức trong bài, tránh khiên cƣỡng, áp đặt. + Chuẩn bị của thầy và thầy và trò cho bài giảng. + Kế hoạch lựa chọn, thiết kế phƣơng pháp dạy học sao cho phƣơng pháp sử dụng trong bài đảm bảo phù hợp với năng lực giáo viên, trình độ và kinh nghiệm của học sinh; phù hợp với nội dung, kiểu bài lên lớp; phù hợp với đặc trƣng bộ môn, phù hợp với điều kiện dạy học; kế hoạch hoạt động của thầy - trò trong thể hiện kế hoạch bài giảng, định hƣớng của giáo viên trong các hoạt động của học sinh. + Kế hoạch sử dụng phƣơng tiện, thiết bị dạy học; tính khả thi của kế hoạch bài giảng. - Kiểm tra, đánh giá chất lƣợng hồ sơ môn học bao gồm: Đánh giá việc xác định mục tiêu; lựa chọn phƣơng pháp dạy học, phƣơng tiện dạy học; kế hoạch tổ chức hoạt động của thầy và trò; sự chuẩn bị của thầy và trò cho bài giảng. - Kiểm tra đánh giá học sinh sau mỗi giờ học: Kiểm tra kiến thức học sinh,đối chiếu với mục tiêu dự kiến từ đó rút kinh nghiệm điều chỉnh hoạt động dạy học, điều chỉnh kế hoạch bài giảng để giờ tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn. + Đánh giá hoạt động củng cố, hƣớng dẫn tự học ở nhà: Hƣớng dẫn học ở nhà: đây là một tiểu mục rất quan trọng, sự định hƣớng của giáo viên giúp học sinh nắm đƣợc cách tự học ở nhà, cách hệ thống lại kiến thức vừa học đồng thời phát triển kiến thức… 19 1.5. Vai trò của tổ trƣởng chuyên môn trong quản công tác xây dựng hồ sơ môn học ở trƣờng THPT Khoản 2 điều 16 trong Điều lệ trƣờng trƣờng trung học ban hành kèm theo quyết định số 07/2007/QĐ-BGD-ĐT ngày 02-4-2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định [4]: “Tổ chuyên môn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chung của tổ, hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch cá nhân theo kế hoạch chuyên môn, phân phối chƣơng trình môn học và kế hoạc năm học của nhà trƣờng. Tổ chuyên môn tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo”. Nhƣ vậy trong quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học tổ trƣởng chuyên môn phải thể hiện rõ vai trò của mình nhƣ sau: 1.5.1. Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch để tổ viên hoàn thành hồ sơ môn học - Xác định cơ sở xây dựng kế hoạch: Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm năm học; quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành kế hoạch thời gian học; quyết định của Uỷ ban Nhân dân tỉnh về kế hoạch thời gian năm học; chƣơng trình môn học quy định trong chƣơng trình giáo dục cấp trung học phổ thông. [3] - Căn cứ kế hoạch năm học của nhà trƣờng và định mức chỉ tiêu nhà trƣờng giao và tình hình chất lƣợng đội ngũ giáo viên của tổ. - Tổ trƣởng chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ. Để thực hiện tốt kế hoạch, tổ trƣởng chuyên môn phải đồng thời xây dựng kế hoạch quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học và triển khai đến toàn bộ giáo viên. - Vấn đề trọng tâm là: Xác định mục tiêu kế hoạch: Xây dựng hệ thống hồ sơ môn học đáp ứng yêu cầu bộ môn, yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học. - Xác định các điều kiện thực hiện kế hoạch: Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học, mạng Internet, thiết bị dạy học, đối tƣợng học sinh, đội ngũ giáo viên, thời gian đảm bảo thực hiện hoạch. - Xác định các biện pháp thực hiện kế hoạch. - Kế hoạch phải đảm bảo yêu cầu: Sát thực tế, có tính khả thi cao. 20 1.5.2. Tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho giáo viên xây dựng hồ sơ môn học Để phát huy sức mạnh trí tuệ tập thể, trên cơ sở nắm vững năng lực của các thành viên trong tổ, tổ trƣởng chuyên môn phân công thành nhóm giáo viên tiến hành xây dựng kế hoạch dạy học bộ môn. Tuy nhiên mỗi giáo viên điều chỉnh cho phù hợp với đối tƣợng học sinh của lớp mình phụ trách. Phân công giáo viên có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết với nghề, có uy tín với đồng nghiệp giúp đỡ những giáo viên mới vào nghề, hoặc có khó khăn trong công tác xây dựng kế hoạch bài giảng. Cá nhân giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch bài giảng theo yêu cầu bộ môn, tăng cƣờng sinh hoạt nhóm chuyên môn trao đổi nhóm những vấn đề còn băn khoăn, những bài giảng khó. 1.5.3. Yêu cầu đối với trưởng bộ môn - Tổ trƣởng chuyên môn phải là ngƣời am hiểu chƣơng trình môn học, nắm chắc chuẩn kiến thức, kỹ năng của bộ môn đối với từng lớp học dẫn dắt giáo viên xây dựng hồ sơ môn học, đáp ứng yêu cầu bộ môn. - Có khả năng trang bị cho giáo viên kỹ thuật, kỹ năng xây dựng hồ sơ môn học theo yêu cầu đổi mới với những nội dung cơ bản sau: Lựa chọn thông tin từ các nguồn tài liệu đảm bảo tính mới, tính vừa sức, đáp ứng chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng môn học; lựa chọn phƣơng pháp, phƣơng tiện phù hợp kiểu bài, đối tƣợng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất nhà trƣờng và năng lực của giáo viên; kỹ năng ứng dụng các phƣơng tiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học… - Hƣớng dẫn giáo viên các bƣớc tiến hành xây dựng kế hoạch dạy học bộ môn: Xác định các căn cứ để xây dựng kế hoạch; các biện pháp chính để thực hiện kế hoạch; điều kiện thực hiện kế hoạch; xác định mục tiêu (Mục tiêu môn học, lớp học bao gồm mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ - cần lƣu ý lâu nay ngƣời ta thƣờng chú trọng đến mục tiêu kiến thức, kỹ năng mà coi nhẹ mục tiêu về thái độ); kế hoạch kiểm tra, đánh giá; kế hoạch thời gian. - Hƣớng dẫn giáo viên các bƣớc tiến hành xây dựng kế hoạch bài giảng. 21 + Đọc bài học trong sách giáo khoa, xác định mục tiêu bài giảng, kiến thức trọng tâm, xác định vị trí của bài trong chƣơng trình từ đó có kế hoạch kế thừa kinh nghiệm của học sinh để xây dựng kế hoạch bài giảng. + Đọc các tài liệu tham khảo liên quan đến bài học nhằm mở rộng kiến thức, làm mới kiến thức, cập nhật những ứng dụng kiến thức trong thực tế (nếu có). + Giải các bài tập liên quan đến kiến thức trong bài giảng, khâu này quan trọng bởi lẽ trong quá trình giáo viên giải bài tập sẽ phát hiện những khó khăn học sinh sẽ gặp phải khi vận dụng kiến thức làm bài tập. Trên cơ sở đó, trong giờ lý thuyết giáo viên định hƣớng đƣợc cho học sinh để quá trình học của học sinh đạt hiệu quả cao. + Tham khảo kế hoạch bài giảng mẫu và định hƣớng hoạt động trong sách giáo viên, tham khảo ý kiến đồng nghiệp. + Lựa chọn các thông tin đƣa vào bài giảng nhằm đạt mục tiêu bài giảng. Yêu cầu thông tin chính xác đảm bảo tính mới, phù hợp đối tƣợng. + Dự kiến các phƣơng pháp, phƣơng tiện hỗ trợ khi tiến hành dạy học: Khi lựa chọn phƣơng pháp dạy học cho từng phần từng bài cần phải dựa trên các tiêu chí sau: Phƣơng pháp dạy học có tƣơng thích với nội dung; phƣơng pháp dạy học có dựa vào hứng thú, thói quen, kinh nghiệm của học sinh; phƣơng pháp dạy học có phù hợp với điều kiện dạy học; phƣơng pháp dạy học có tính khả thi; phƣơng pháp dạy học có thể đạt mục tiêu dạy học. - Tổ chức hƣớng dẫn sử dụng phƣơng tiện hỗ trợ khác trong việc biên soạn hồ sơ môn học: Hƣớng dẫn truy cập mạng Internet, cắt dán lồng ghép hình ảnh, tiếng trong bài giảng… - Tổ trƣởng chuyên môn phải phát huy sức mạnh tập thể trong công tác xây dựng hồ sơ môn học. Xây dựng một số hồ sơ mẫu để mọi ngƣời tham khảo. - Đúc rút kinh nghiệm thực tế, đƣa ra tiêu chí để thực hiện, triển khai đến tất cả giáo viên. - Tổ trƣởng chuyên môn phải gƣơng mẫu trong công tác xây dựng hồ sơ môn học, đồng thời hỗ trợ đắc lực cho giáo viên khi họ gặp khó khăn trong chuyên môn. 22 1.5.4. Tổ trưởng chuyên môn kiểm tra, đánh giá công tác xây dựng hồ sơ môn học Đánh giá là một khâu quan trọng trong quản lý. Để đánh giá một giáo viên cần đánh giá bốn mặt công tác tay nghề, thực hiện quy chế chuyên môn, hồ sơ sƣ phạm, kết quả giảng dạy. Đánh giá hồ sơ môn học là một nội dung đánh giá hồ sơ sƣ phạm của giáo viên. * Mục đích của kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra đánh giá công tác xây dựng hồ sơ môn học trƣớc hết là để đánh giá một trong bốn mặt công tác của một giáo viên đồng thời giúp cho tổ trƣởng chuyên môn thu thông tin từ đó từ đó điều chỉnh hoạt động quản lý của mình, cá nhân giáo viên tự điều chỉnh công tác xây dựng hồ sơ môn học của bản thân. Nếu làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá thúc đẩy công tác xây dựng hồ sơ môn học ngày càng hiệu quả và chất lƣợng. * Nội dung kiểm tra, đánh giá: - Về hình thức: Trình bày sạch, đẹp, khoa học dễ sử dụng. - Về nội dung: Mục tiêu dạy học; nội dung dạy học; phƣơng pháp dạy học; đồ dùng sử dụng khi dạy học; chuẩn bị của thầy và trò cho giờ học; hoạt động định hƣớng của thầy và hoạt động thực thi của học sinh; kiểm tra đánh giá sau mỗi giờ học (kiểm tra kiến thức học sinh, đối chiếu với mục tiêu dự kiến) từ đó rút kinh nghiệm điều chỉnh hoạt động dạy học, điều chỉnh kế hoạch bài giảng để giờ tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn. + Hƣớng dẫn học ở nhà: Đây là một tiểu mục rất quan trọng, sự định hƣớng của giáo viên giúp học sinh nắm đƣợc cách tự học ở nhà, cách hệ thống lại kiến thức vừa học đồng thời phát triển kiến thức… * Tiến hành kiểm tra, đánh giá: Thƣờng xuyên, công bằng, khoa học, chính xác. Muốn đạt đƣợc điều đó cần phải có tiêu chí đánh giá khoa học, đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn đồng thời phù hợp với lý luận dạy học. 1.6. Vai trò của hiệu trƣởng trong quản công tác xây dựng Hồ sơ môn học ở trƣờng THPT Một trong những nhiệm vụ của hiệu trƣởng đƣợc nêu rõ tại Điểm d, điều 19 Điều lệ trƣờng trung học “Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên, nhân viên, thực hiện công tác khen thƣởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của nhà nƣớc”. Theo đó, công tác quản lý hồ sơ môn học bao gồm: 23 1.6.1. Hiệu trưởng định hướng công tác xây dựng hồ sơ môn học trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy học - Hiệu trƣởng căn cứ vào thực tiễn đơn vị lựa chọn các môn học tự chọn, các chủ đề tự chọn nâng cao hoặc bám sát, xây dựng kế hoạch chuyên môn trong toàn trƣờng. Bám sát kế hoạch chuyên môn, tổ trƣởng chuyên môn chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học. Theo Phó thủ tƣớng, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân: “Hiệu trƣởng phải là ngƣời đi tiên phong, trả lời câu hỏi đổi mới phƣơng pháp dạy học nhƣ thế nào để có hiệu quả” [23]. Để làm đƣợc điều đó hiệu trƣởng phải nắm chắc lý luận dạy học, thực sự am hiểu về công tác đổi mới phƣơng pháp dạy học. 1.6.2. Hiệu trưởng tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên xây dựng hồ sơ môn học, triển khai kế hoạch dạy học trên đối tượng học sinh - Phân bổ kinh phí cho hoạt động tổ chuyên môn ngay từ đầu năm học tạo điều kiện cho tổ có kinh phí phục vụ cho việc mua sắm tài liệu, phƣơng tiện khác hỗ trợ công tác xây dựng hồ sơ môn học, dạy học nhƣ: Giấy in, bút dạ, bảng từ… - Trang bị cho các tổ thiết bị cần thiết nhƣ máy tính, máy in. Đầu tƣ kinh phí mua sắm thiết bị dạy học để sau khi thiết kế kế hoạch bài học giáo viên mới tiến hành giảng dạy đúng ý đồ khi thiết kế. - Tạo điều kiện về thời gian để giáo viên xây dựng hồ sơ môn học. - Tạo môi trƣờng sƣ phạm thuận lợi để giáo viên có điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm. 1.6.3. Hiệu trưởng điều hành mối quan hệ phối hợp giữa các tổ chuyên môn, các tổ chức trong nhà trường nhằm huy động sức mạnh tập thể + Căn cứ Điều lệ trƣờng trung học, Luật Giáo dục, các văn bản hƣớng dẫn của ngành, hiệu trƣởng ban hành quy chế hoạt động của cơ quan. Trong đó nêu rõ nhiệm vụ, quyền lợi, trách nhiệm của từng giáo viên, từng bộ phận nhằm phối hợp nhịp nhàng các mối quan hệ giữa tổ trƣởng chuyên môn với giáo viên, giữa tổ trƣởng chuyên môn với nhân viên thƣ viện, giữa giáo viên với giáo viên. 24 + Hiệu trƣởng phối hợp với công đoàn nhà trƣờng tổ chức tốt phong trào thi đua dạy tốt - học tốt tạo động lực thúc đẩy hoạt động dạy học có hiệu quả. Với vai trò là chủ tịch Hội đồng thi đua khen thƣởng, hiệu trƣởng động viên khen thƣởng kịp thời những cá nhân có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng hồ sơ môn học. Nhận xét: Trong quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học, hiệu trƣởng là ngƣời chỉ đạo, định hƣớng công tác xây dựng hồ sơ môn học theo yêu cầu đổi mới và điều kiện về mọi mặt để các tổ chuyên môn, giáo viên là tốt công xây dựng hồ sơ môn học. Hiệu trƣởng gián tiếp quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học của giáo viên thông qua tổ trƣởng chuyên môn và chất lƣợng học sinh Tổ trƣởng chuyên môn là ngƣời quản lý trực tiếp công tác xây dựng hồ sơ môn học đối với từng giáo viên. Tổ trƣởng chuyên môn thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý đối với mặt công tác này từ khâu xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch, trực tiếp làm công tác kiểm tra, đánh giá chất lƣợng hồ sơ môn học. Sơ đồ 3: Quan hệ công tác quản lý hồ sơ môn học HIỆU TRƢỞNG TỔ TRƢỞNG CHUYÊN MÔN HỌC SINH GIÁO VIÊN GIÁO VIÊN CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC, YÊU CẦU HỒ SƠ MÔN HỌC, CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ DẠY HỌC… 25 Kết luận chƣơng 1 Trong phần cơ sở lý luận của luận văn, chúng tôi đã làm sáng tỏ những vấn đề sau: i) Dạy học là một quá trình trong đó dƣới vai trò chủ đạo của ngƣời thầy (tổ chức, hƣớng dẫn, điều khiển) ngƣời học tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức hoạt động nhận thức nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu và nhiệm vụ dạy học đề ra. Tính kế hoạch đƣợc coi là yếu tố quan trọng của quá trình dạy học hiện đại. ii) Quản lý hoạt động dạy học là những tác động có mục đích, có kế hoạch đến tập thể giáo viên và học sinh và các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng nhằm huy động họ tham gia, hợp tác, phối hợp trong các hoạt động của nhà trƣờng giúp quá trình dạy học vận động tối ƣu tới mục tiêu dự kiến. Quản lý nhà trƣờng tập trung chủ yếu vào quản lý hoạt động dạy học. Trong đó, công tác chuẩn bị hồ sơ giảng dạy đƣợc coi là trọng tâm hoạt động của giáo viên. iii) Quản lý hoạt động dạy phải đƣợc tiến hành ở tất cả các khâu: chuẩn bị hồ sơ môn học, tiến hành dạy học, kiểm tra đánh giá hoạt động dạy - học. iiii) Căn cứ vào cơ sở lý luận dạy học để xây dựng hồ sơ môn học bao gồm các vấn đề trọng tâm: Xây dựng kế hoạch; tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. iiiii) Tính chất quản lý hồ sơ môn học cần chú ý: quản lý công tác này vừa mang tính khoa học, vừa quan tâm đến đặc trƣng sáng tạo của giáo viên; Bản chất của khâu chuẩn bị hồ sơ môn học là định hƣớng đổi mới phƣơng pháp giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lƣợng giáo dục. 26 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÂY DỰNG HỒ SƠ MÔN HỌC Ở TRƢỜNG THPT BÌNH YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1. Vài nét về trƣờng THPT Bình Yên - Định Hoá - Thái nguyên Nhà trƣờng đóng ở xã Bình Yên, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 50 Km về phía bắc. Trƣờng đƣợc thành lập từ năm 1987, hiện nay trƣờng có 36 lớp với tổng số 1419 học sinh trong đó có 1089 học sinh THPT, 230 học sinh THCS, 102 học sinh dân tộc nội trú THCS; 100% học sinh cƣ trú tại xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, 74,1% học sinh là ngƣời dân tộc thiểu số, điều kiện học tập của học sinh rất hạn chế. Trong những năm gần đây, nhiệm vụ đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng dạy - học đƣợc nhà trƣờng quan tâm hàng đầu. Hoạt động dạy - học đƣợc coi là trọng tâm, chi phối tất cả các hoạt động khác trong nhà trƣờng. Nhà trƣờng có 24 phòng học, có 05 phòng thực thực hành các môn: Vật lý, Hoá học, Tin học, có 04 phòng học đa chức năng. Thiết bị dạy học đƣợc trang bị tƣơng đối đầy đủ: có 95 máy vi tính, có 07 vô tuyến, 06 đầu VIDEO, 10 máy Projector, 02 máy chiếu vật thể, các thiết bị dùng chung nhƣ tăng âm, loa đài… đƣợc trang bị đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác giảng dạy và giáo dục. Khu vực văn phòng (khu dành cho Ban giám hiệu, khu hành chính, khu văn phòng các tổ chuyên môn, văn phòng của các tổ chức Đảng, Đoàn, Đội, Công đoàn) đƣợc trang bị đủ máy tính nối mạng, tiện dụng trong việc truy cập thông tin phục vụ công tác quản lý và giảng dạy. Nhà trƣờng xây dựng mạng nội bộ phục vụ công tác giảng dạy và quản lý. * Đội ngũ giáo viên trong trƣờng gồm: 69 giáo viên trực tiếp đứng lớp trong đó có 36 giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở, 16 giáo viên giỏi cấp tỉnh. Có 62 giáo viên đạt trình độ chuẩn; 6 giáo viên trên chuẩn, có 01 chƣa đạt chuẩn. Đội ngũ giáo viên trẻ cả tuổi đời, tuổi nghề, có ý thức nghề nghiệp, ham học hỏi, cầu tiến bộ. Môi trƣờng giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện. Tập thể sƣ phạm đoàn kết, nhất trí. 27 - Ngoài các tổ chuyên môn theo quy định, nhà trƣờng còn có tổ hồ sơ - nghiệp vụ sƣ phạm giúp hiệu trƣởng duy trì nề nếp dạy họ._. giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt Trang sử thi đƣợc viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Phải chăng sử thi mà trữ tình, bản anh hùng ca mà vẫn dịu dàng tƣơi mát. ? Sông Hương không chỉ mang vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, lịch sử mà nó còn được tái hiện ở góc độ nào ? Theo tác giả, nền âm nhạc cổ điển Huế được hình thành từ đâu - Nó chứng kiến cuộc nổi dậy tổng tiến công tết Mậu Thân 1968.  Sông Hƣơng gắn liền với lịch sử của Huế của dân tộc - nó đã "sống hết thế kỉ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó". - Dòng sông Hƣơng là dòng sông của thơ ca nhạc họa. “Con sông dùng dằng, con sông không chảy Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu” + Thay màu thực bất ngờ + Từ tha thiết mơ màng chợt nhiên hùng tráng + Từ nỗi quan hoài vạn cổ trong thơ bà Huyện Thanh quan đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn trong thơ Tố Hữu +Sông Hƣơng rất Kiều trong cái nhìn của Tố Hữu  Mỗi nhà thơ có khám phá riêng về sông Hƣơng. - Sông giống nhƣ tài nữ đánh đàn - liên tƣởng rất phong phú của nhà văn xuất phát từ độ nhạy về thẩm âm, hiểu biết sâu sắc về âm nhạc Huế + Từ những liên tƣởng nét tƣơng đồng giữa cảnh sắc thiên nhiên trong thơ Nguyễn Du và tính cách nàng Kiều với cảnh và ngƣời nơi sông Hƣơng núi Ngự, tác giả nhớ tới Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với phiến trăng sầu... bản đàn đi suốt đời Kiều và ảnh hƣởng của Tứ Đại Cảnh. 68 Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt ? Điều gì đã tạo nên sức hấp dẫn và sức sống của bài kí 3. Tổng kết (7 phút) - Nghệ thuật: + Liên tƣởng, tƣởng tƣợng phong phú, câu văn giàu hả, sử dụng nhiều biện pháp tu từ. + Kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan + Sức hấp dẫn của cái tôi (tình yêu của nhà văn với sông Hƣơng là qúa trình dâng tặng, khám phá và hoàn thiện chính mình.) - Nội dung: Sông Hƣơng với vẻ đẹp, chất thơ mang cả bề dày lịch sử, văn hóa của Huế và tâm hồn con ngƣời đất cố đô. 3. Củng cố ? Cách giải thích tên sông, đặt tiêu đề và k.thúc bằng một câu hỏi, gợi lên điều gì 4. Hướng dẫn học sinh học bài: Viết đoạn văn ngắn về bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông. V. Tự rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Sau khi soạn xong kế hoạch bài giảng giáo viên chuyển sang trang trình chiếu 69 Trang chủ trong trình chiếu Ai đã đặt tên cho dòng sông ? (T rích - Hoaøng Phuû Ngoïc T öôøng) I.Tìm hiểu chung Vài nét vè tác giả 2.Văn bản -Thể loại bút kí -Bài kí đƣợc viết ở Huế 4.1.1981, in trong tập Ai đã đặt tên cho dòng sông ? -Đoạn trích nằm ở phần một và lời kết của tác phẩm II.Đọc hiểu 1.Vẻ đẹp của Sông Hƣơng qua cảnh sắc thiên nhiên -Sông Hƣơng gắn liền với Huế -Khi đi qua giữa lòng Trƣờng Sơn -Sông Hƣơng khi đến trung du -Dòng sông đi trong thành phố Huế 2.Sông Hương dưới góc nhìn văn hoá, sự kiện lịch sử 3.Tổng kết Đoạn trích thuộc thể loại văn bản nào và vị trí của nó trong tác phẩm Cảm nhận của em khi tìm hiểu đoạn trích Tại sao nói sông Hương là vẻ đẹp của cảnh và người đất đế đô Rừng già Trƣờng Sơn không chỉ đem đến vẻ đẹp phóng khoáng, ạnh mẽ, man dại mà còn mang đến cho sông Hƣơng vẻ đẹp khác, đó là gì 70 Trong quá trình thực hiện dạy trên lớp giáo viên cần phối hợp nhịp nhàng giữa nói, trình chiếu, ghi bảng (nếu cần) trang chủ đƣợc liên kết với các trang: 1.Vài nét về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng -Sinh 1937 tại thành phố Huế -1960, Tốt nghiệp ĐHSP, 1964 nhận bằng cử nhân triết; từ 1960- 1966, dạy học ở Quốc Học Huế. -1966 - 1975, thoát li lên chiến khu, tham gia cuộc kc chống Mĩ. -2007, ông đƣợc trao tặng Giải thƣởng Nhà nƣ ớc về văn h ọc nghệ thuật. Căn cứ vào phần tiểu dẫn và những hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu vài nét về nhà văn Ho àng Phủ Ngọc Tƣờng Tác phẩm Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tƣ duy đa chiều của vốn kiến thức sâu rộng, lối viết hƣớng nội, say đắm, tài hoa. Miền gái đẹp Nhàn đàm Những dấu chân qua thành phố Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu Rất nhiều ánh lửa Ai đã đặt tên cho dòng sông ? Bản di chúc của cỏ lau Nét nổi bật trong sáng tác của nhà văn là gì 71 1.Vẻ đẹp của Sông Hƣơng qua cảnh sắc thiên nhiên mãnh liệt-Khi đi qua giữa lòng Trƣờng Sơn -Cái nhìn mới mẻ, độc đáo về một nửa ít ngƣời biết đến của sông Hƣơng: bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và trong sáng. nhƣ cơn lốc” giữa bóng cây đại ngànrầm rộ qua ghềnh thác dịu dàng, say đắm cuộn xoáy bản trƣờng ca rừng già cô gái Di gan Từ so sánh, nhân hóa, liên tƣởng, tác giả cho thấy vẻ đẹp mãnh liệt, hoang dại. Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật đƣợc sử dụng và iá trị biểu đạt của nó Hình ảnh so sánh sông Hƣơng với bản trƣờng ca rừng già và cô gái Di gan gợi lên trong em điều gì 1.Vẻ đẹp Sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên -Khi đi qua giữa lòng Trƣờng Sơn: mãnh liệt, hoang dại, dịu dàng, say đắm -Trên đƣờng vào thành phố và rời khỏi kinh thành: +Trải qua một thủy trình đầy gian truân, thử thách +Hình ảnh "ngƣời gái đẹp" → ẩn dụ +Chuyển dòng một cách liên tục, uốn mình, mềm nhƣ tấm lụa ; trôi giữa hai dãy đồi ... với những điểm cao đột ngột. +Vẻ đẹp +Vẻ đẹp +“...vui tƣơi" +Vẻ đẹp "mơ màng sƣơng khói" Nghệ thuật kể, tả - chủ yếu gợi tả, làm nổi vẻ riêng của sông Hƣơng sông nhƣ đang kiếm tìm ngƣời tình nhân đích thực của mình-Dòng sông trong thành phố Huế: dịu dàng và trí tuệ +Tạo nên vẻ đẹp cổ kính của cố đô +Ngƣời tình dịu dàng và chung thủy mà biến ảođa màu "trầm mặc", nhƣ triết lí, cổ thi khi đi qua những bãi bờ xanh biếc Tình cảm thiết tha với Huế Để làm nổi bật vẻ đẹp của sông Hương giữa thiên nhiên ngoại ô Huế, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào Dòng sông đƣợc tái hiện trong tình cảm nhƣ thế nào của tác giả 72 -Dòng sông trong thành phố Huế 1.Vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên +Hình ảnh "chiếc cầu trắng " +Dòng sông mền hẳn đi nhƣ một tiếng "vâng" không nói ra của tình yêu +Trôi đi chậm, thực chậm...yên tĩnh +Nghệ thuật so sánh mở rộng để thấy sự tương đ ồng của những dòng sông chảy qua giữa lòng thủ đô , thành phố, so với Nê - va đ ể lắng nghe nhịp chậm buồn bâng khuâng, và vấn vương,... Dòng sông chảy trong thành phố qua cái nhìn của nhà văn có gì đặc biệt 2.Sông Hƣơng dƣới góc nhìn văn hóa, sự kiện lịch sử Thời Đại Việt là điểm tựa, bảo vệ biên thùy Chứng kiến cuộc nổi dậy tổng tiến công tết Mậu Thân 1968 Thế kỉ XVIII, vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân Đến với Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển Thế kỉ XIX, sống với lịch sử bi tráng của dân tộc Sông Hƣơng đã "sống hết thế kỉ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó" Tại sao nói sông Hƣơng là "dòng sông của thời gian ngân vang, của sử viết.." 73 2.Sông Hƣơng là dòng sông của thơ ca, nhạc họa Thay màu thực bất ngờ Sông giống nhƣ tài nữ đánh đàn Từ tha thiết mơ màng chợt nhiên hùng tráng Sức mạnh phục sinh của tâm hồn; rất Kiều Nỗi quan hoài vạn cổ trong thơ bà Huyện Tình yêu say đắm với sông thơm – dòng sông quê hƣơng Tổng kết Sức hấp dẫn của cái tôi Kết hợp cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan sử dụng nhiều biện pháp tu từ Liên tƣởng, tƣởng tƣợng phong phú câu văn giàu hình ảnh, Sông Hƣơng với vẻ đẹp, chất thơ mang cả bề dày lịchsử, văn hóa của Huế và tâm hồn con ngƣời đất cố đô. Điều gì đã tạo nên sức hấp dẫn và sức sống của bài kí Ngoài những trang trình chiếu ở trên, còn có những trang liên kết minh họa vẻ đẹp sông Hƣơng qua những hình ảnh sông Hƣơng nơi thƣợng nguồn, giữa lòng thành phố, sông Hƣơng nơi đồng bằng, những hình ảnh sông Hƣơng nhƣ chứng nhân cho lịch sử. 74 Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 5, 6. BÀI 2: CỰC TRỊ CỦA HÀM SỐ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm đƣợc các khái niệm: Cực đại, cực tiểu, cực trị, điểm cực trị của đồ thị hàm số. - Hiểu đƣợc Điều kiện cần để hàm số có cực trị - Vận dụng đƣợc Hai định lí về điều kiện đủ đẻ hàm số có cực trị 2. Kĩ năng - Áp dụng thành thạo quy tắc 1và quy tắc 2 để tìm cực trị của hàm số 3. Về tƣ duy, thái độ - Thấy đƣợc mối liên quan giữa cực trị của hàm số và khái niệm đạo hàm của hàm số - Chủ động tiếp thu kiến thức mới, có tinh thần hợp tác trong học tập II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Bảng phụ (Hoặc slide trình chiếu) 2. Chuẩn bị của học sinh - Kiến thức về tính đơn điệu của hàm số, MTBT III. PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC - Thuyết trình, gợi mở vấn đáp, đàm thoại, đan xen hoạt động nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp - Kiểm tra sĩ số của học sinh 2. Kiểm tra bài cũ: Không tiến hành 3. Bài mới 75 Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tiếp cận định nghĩa (15p) GV: Treo bảng, cho học sinh quan sát và trả lời câu hỏi Cho hàm số f có đồ thị nhƣ sau: 1) Khái niệm cực trị của hàm số *) Định nghĩa: SGK x0 là điểm cực đại của hàm số f thì f(x0) gọi là giá trị cực đại của hàm số f x0 là điểm cực tiểu của hàm số f thì f(x0) gọi là giá trị cực tiểu của hàm số f Điểm cực đại và điểm cực tiểu: Điểm cực trị Xét điểm x0 và khoảng (a;b) thích hợp chứa điểm x0 Giá trị cực đại và giá trị cực tiểu: Cực trị *) Chú ý: a) SGK b) SGK c) x0 là điểm cực đại(cực tiểu) của hàm số f thì điểm ? So sánh giá trị của hàm số tại x0 và giá trị của hàm số tại các điểm x khác x0 trên (a;b) HS: +) Trao đổi, thảo luận, trả lời để tìm ra kiến thức GV: +) Điểm x0 có tính chất nhƣ thế gọi là điểm cực đại của hàm số f(x) ? Trên hình vẽ ta còn có những điểm cực đại nào? +) Tƣơng tự những điểm x1, x2 gọi là điểm cực tiểu của hàm số GV: Nêu những chú ý SGK cho HS. (x0; f(x0)) đƣợc gọi là điểm cực đại(cực tiểu) của đồ thị hàm số f 76 => f’(x0) = 0 Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Tìm hiểu định lý (10') GV: +) Cho HS quan sát lại tranh vẽ trên ? Nhận xét về tiếp tuyến tại điểm cực đại x0 HS: Trả lời GV: +) Tổng quát ta thừa nhận định lí về điều kiện cần để hàm số có cực trị GV:? Điều ngƣợc lại của định lí có đúng không? (câu hỏi mang tính chất nêu vấn đề để dẫn dắt vào ví dụ) +) Giúp HS kiểm nghiệm bằng ví dụ xét hàm số f(x) = x3 Tính f’(x) Tính f’(0) Lập bảng biến thiên của hàm số f(x) = x 3 để nhận xét về cực trị. 2) Điều kiện cần để hàm đạt cực trị *) Định lí 1: SGK Hàm số f: Đạt cực trị tại x0 Có đạo hàm tại x0 Điều ngƣợc lại không đúng *) Chú ý: Hàm số f đạt cực trị tại x0 => f’(x0) = 0 hoặc f’(x0) không xác định HS: Chia nhóm thực hiện và đối chiếu lại định lí GV: Khẳng định diều ngƣợc lại của định lí là không đúng GV: Nêu chú ý SGK Hoạt động 3:Tìm hiểu định lý 2(5') GV: Xét hàm số f liên tục trên (a;b) và x0 thuộc (a;b) Dẫn đắt bằng bảng biến thiên để HS dễ hình dung nội dung của định lí x a x0 b f’(x) - + f(x) 3) Điều kiện đủ để hàm số đạt cực trị *) Định lí 2: SGK +) Nếu f’(x) đổi dấu từ dƣơng sang âm khi x qua x0 thì hàm số đạt cực tiểu tại x0 +) Nếu f’(x) đổi dấu từ âm sang dƣơng khi x qua x0 thì hàm số đạt cực tiểu tại x0 77 Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 4: Hình thành quy tắc 1 (5') GV: Từ định lý 2 để tìm cực trị của hàm số ta phải thực hiện mấy bƣớc là những bƣớc nào? HS: Thảo luận rồi trả lời GV: Chỉnh sửa cho chính xác và cho hs nêu định nghĩa SGK *) Quy tắc 1: Hoạt động 4: Củng cố quy tắc 1 (25') GV: Hƣớng dẫn học sinh chia nhóm để thực hiện các ví dụ theo quy tắc 1 HS: Chia nhóm bàn bạc trao đổi để thực hiện ví dụ 1 và ví dụ 2, qua đó nắm chắc kiến thức và hình thành kĩ năng, kĩ sảo. Ví dụ 1: Áp dụng quy tắc 1, tìm cực trị của hàm số: 3 2 4 3 3 3 x y x x    Ví dụ 2: Áp dụng quy tắc 1, tìm cực trị của hàm số: y x Hoạt động 5: Hình thành và củng cố quy tắc 2 (22') GV: +) Nêu định lí 3 +) Nêu quy tắc 2: +) Hƣớng dẫn HS thực hiện ví dụ 3 VD 2: Giải f’(x) = x2 - 2x - 3 f’(x) = 0 x = - 1 hoặc x = 3 từ bảng biến thiên: HS đạt cực đại tại x = -1 và giá trị cực đại f(-1) = 3 HS đạt cực tiểu tại x = 3 Và giá trị cực tiểu f(3) = 2 7 3  *) Định lí 3: SGK +) f’(x0) = 0 và f’’(x0) > 0 => f đạt cực tiểu tại x0 +) f’(x0) = 0 và f’’(x0) f đạt cực đại tại x0 *) Quy tắc 2: Ví dụ 3: Áp dụng quy tắc 2 tìm cực trị của hàm số: 3 2 4 3 3 3 x y x x    Giải: f’(x) = x2 - 2x - 3 f’(x) = 0 x = - 1 hoặc x = 3 f’’(x) = 2x - 2 f’’(-1) = - 4 < 0 => HS đạt cực đại tại x = -1 và giá trị cực đại f(-1) = 3 f’’(3) = 4 > 0 => HS đạt cực tiểu tại x = 3 Và giá trị cực tiểu f(3) = 2 7 3  VD 3: Giải: Ta có , 0 ( ) , 0 x x f x x x      Do đó 1, 0 '( ) 1, 0 x f x x      Từ bảng biến thiên ta có hàm số đó đạt cực tiểu tại x = 0, giá trị cực tiểu là f(0) = 0 78 4. Củng cố (3') - Để tìm cực trị của hàm số ta dùng quy tắc 1 và quy tắc 2 nhƣng khi nào dùng quy tắc 1, khi nào sử dụng quy tắc 2? (giáo viên yêu cầu học sinh về nhà suy nghĩ và trả lời câu hỏi này). 5. Hƣớng dẫn học sinh học bài (5') +) Làm các bài tập SGKvà bài tập trong SBT - Hƣớng dẫn bài tập dạng: (Tìm điều kiện của tham số m để hàm số có cƣc đại (cực tiểu) tại đểm x0. Cách 1: Bước 1: Vì hàm số đạt cực đại (cực tiểu) tại x0 nên f(x0) = 0 giải phƣơng trình này tìm tham số m Bước 2: Thay m vừa tìm đƣợc vào hàm số rồi kiểm tra xem có thảo mãn điều kiện đầu bài hay không nếu thảo mãn ta chấp nhận điều kiện của m, nếu không thì loại điều kiện đó của m. Cách 2: - Giải hệ pt ' " ( ) 0 ( ) 0 f x f x     để tìm m +) Tìm hiểu bài 3: GTLN và GTNN của hàm số IV. TỰ RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ GIẢNG ................................................................................................................................... ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ 79 Phụ lục 2 MẪU M1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƢỜNG ĐH SƢ PHẠM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG (Chỉ dùng để nghiên cứu, không bao hàm ý định đánh giá giáo viên) Nhằm nghiên cứu các biện pháp quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau đây I. Thông tin cá nhân: Họ và tên: .................................................................................................................. Trình độ chuyên môn: ............................................................................................... Năm sinh: ........................................ Số năm công tác: .............................................. Dạy môn: ......................................... Lớp: ................................................................. Số tiết dạy trong năm học 2008-2009: ....................................................................... Số giáo án phải soạn trong năm: ................................................................................ II. Ý kiến của đồng chí về công tác xây dựng hồ sơ môn học (Đánh dấu x vào ô đồng chí cho là thích hợp) 1. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác xây dựng hồ sơ môn học TT Nội dung khảo sát Mức độ nhận thức Rất quan trọng Khá quan trọng Không quan trọng 1 Công tác xây dựng hồ sơ môn học có vai trò dối với việc nâng cao chất lƣợng dạy học 2 Vai trò của Kế hoạch giảng dạy đối với hoạt động dạy học 3 Giáo án là bản kế hoạch cho hoạt động của giáo viên và học sinh trong mỗi giờ học trên lớp 4 Việc thể hiện rõ hoạt động của thầy - trò trong giao án 5 Giáo án thể hiện vai trò của giáo viên định hƣớng cho hoạt động học tập của học sinh trên lớp 6 Đổi mới PP dạy học là phải đổi mới cách soạn giáo án 7 Tài liệu phục vụ bài tập chuyên đê 80 2. Điều kiện phục vụ cho công tác xây dựng hồ sơ môn học TT Nội dung khảo sát Mức độ đáp ứng Tốt Khá TB Chƣa đáp ứng 1 Sách giáo khoa 2 Sách giáo viên 3 Tài liệu tham khảo 4 Các loại tài liệu chuyên khảo, tạp chí chuyên ngành 5 Mạng Internet 6 Phƣơng tiện hỗ trợ (Máy tính, máy in….) 7 Thời gian 3. Mức độ sử dụng CSVC công tác xây dựng hồ sơ môn học TT Nội dung khảo sát Mức độ Sử dụng Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa sử dụng 1 Sách giáo khoa 2 Sách giáo viên 3 Tài liệu tham khảo 4 Các loại tài liệu chuyên khảo, tạp chí chuyên ngành… 5 Mạng Internet 6 Phƣơng tiện hỗ trợ (Máy tính, máy in….) 7 Các phần mềm hỗ trợ dạy học 8 Giáo án tên mạng Internet 9 Tài liệu khác 81 3. Đồng chí tự đánh giá công tác xây dựng hồ sơ môn học trong năm qua: TT Nội dung khảo sát Mức độ nhận thức Mức độ đạt đƣợc Rất quan trọng quan trọng Không quan trọng Tốt Khá TB Chƣa đạt 1 Kế hoạch giảng dạy đã nêu đƣợc mục tiêu môn học 2 Trong KH môn học đã xác định rõ đối tƣợng học sinh 3 Trong KH môn học xác định đồ dùng dạy học, thiết bị TN, phƣơng tiện hỗ trợ…. 4 Trong KH môn học đã xác định đƣợc những thuận lơi, khó khăn khi thực hiện kế hoạch dạy học 5 Giáo án đã thể hiện mục tiêu bài học về kiến thức ở các mức độ khác nhau 6 Giáo án đã thể hiện mục tiêu bài học về Kỹ năng ở các mức độ khác nhau 7 Giáo án đã thể hiện mục tiêu bài học về thái độ 8 Giáo án đã thể hiện kiến thức trọng tâm 9 Giáo án đã thể hiện công việc của thầy - trò trong giờ học 10 Giáo án đã thể hiện sự hƣớng dẫn của giáo viên trong các hoạt động 11 Giáo án đã chú trọng việc hình thành, rèn luyện các kỹ năng cho học sinh 12 Chú ý đến tính kế thừa kiến thức khi xây dựng giáo án 13 Giáo viên đã hƣớng dẫn học sinh cách tự học bài 14 Trong giáo án đã thể hiện sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học 15 Trong giáo án đã thể hiện sự hỗ trợ của các phƣơng tiện dạy học khi thực hiện bài giảng trên lớp 16 Giáo án thể hiện đƣợc sự phối hợp linh hoạt các phƣơng pháp, phù hợp với kiểu bài lên lớp 17 Giáo án có hệ thống câu hỏi phù hợp 18 Tài liệu phục vụ bài tập chuyên đề 19 Hồ sơ môn học phải đƣợc xây dựng sát yêu cầu thực tế, phù hợp đối tƣợng. 82 4. Theo đồng chí sự cần thiết phải đƣợc bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên là: TT Nội dung Mức độ cần thiết Rất cần Cần thiết Bình thƣờng Chƣa cần 1 Do yêu cầu đổi mới chƣơng trình, SGK. 2 Do đặc thù địa phƣơng yêu cầu 3 Do kiến thức của bản thân đã bị mai một 4 Do bản thân ít tiếp cận thông tin mới 5 Do sức ép về chất lƣợng dạy học 6 Do đáp ứng yêu cầu của học sinh 5. Nhận thức về tầm quan trọng, mức độ về nhu cầu bồi dƣỡng của bản thân TT Nội dung khảo sát Mức độ nhận thức Mức độ cần thiết Rất quan trọng Quan trọng Bình thƣờng Rất cần Cần thiết Bình thƣờng Chƣa cần 1 Về kiến thức Kiến thức môn học Lý luận dạy học Kiến thức về cách tiếp cận đối tƣợng Kiến thức tổ chức hoạt độngdạy học KT về các lĩnh vực có liên quan 2 Về kỹ năng Kỹ năng phân tích chƣơng trình bậc học Kỹ năng thiết kế kế kế hoạch dạy học Kỹ năng tiếp cận học sinh Cách soạn giáo án theo mô hình mới Xây dựng các tài liệu chuyên đề Kỹ năng sử dụng hệ thống câu hỏi Kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học Kỹ năng giải quyết các tình huống trong dạy học Kỹ năng đánh giá kết quả học tập của học sinh Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu Kỹ năng tổ chức tự học cho học sinh Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin Kỹ năng hợp tác với đồng nghiệp 83 6. Đồng chí cho biết Những thuận lợi, khó khăn trong công tác xây dựng hồ sơ môn học TT Nội dung khảo sát Đồng ý Phân vân Không đồng ý 1 Thuận lợi Bản thân đang công tác tại cơ sở giáo dục có điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ Môi trƣờng giáo dục tại đơn vị tốt Lãnh đạo nhà trƣờng quan tâm đến nâng cao chất lƣợng công tác chuyên môn Đƣợc dự lớp tập huấn đổi mới chƣơng trình, SGK Đƣợc dự lớp tập huấn đổi mới phƣơng pháp dạy học Đƣợc tạo điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin và thiết bị dạy học Đƣợc tham gia thƣờng xuyên các hoạt động chuyên môn Thƣờng xuyên đƣợc trao đổi chuyên môn với chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo phụ trách bộ môn Đồng nghiệp thân ái, sẵn lòng giúp đỡ nhau trong chuyên môn. Phong trào thi đua dạy tốt ở Nhà trƣờng luôn đƣợc đẩy mạnh. Trƣờng đầu tƣ kinh phí chi hoạt động chuyên môn Thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động bổ trợ cho công tác giảng dạy Lƣơng, phụ cấp hàng tháng cao Nhà trƣờng Khen thƣởng, động viên kịp thời 2 Khó khăn Xác định đối tƣợng học sinh Xác định mục tiêu bài giảng Xác định kiến thức trọng tâm Chƣa quen với PPdạy học mới Chƣa phát huy tính tích cực của học sinh trong quả trình giảng dạy Trƣờng ở xa trung tâm thành phố nên khó trao đổi thƣờng xuyên với đồng nghiệp ở các đơn vị bạn Trƣờng ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bản thân chƣa yên tâm công tác lâu dài tại Trƣờng. Ít trao đổi nhóm khi soạn bài khó Kỹ năng xây dựng hồ sơ môn học còn hạn chế Thời gian trên lớp để thực hiện bài giảng bị bó buộc Thời gian để soạn bài chƣa đủ. 7. Những đề xuất, kiến nghị của Đ/C nhằm nâng cao chất lƣợng Hồ sơ môn học Trân trọng cảm ơn! 84 Phụ lục 3 MẪU M2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƢỜNG ĐH SƢ PHẠM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG (Chỉ dùng để nghiên cứu, không bao hàm ý định đánh giá giáo viên) Kính gửi:.............................................................................................. Với tƣ cách là Tổ trƣởng chuyên môn xin đồng chí nhận xét khái quát về các vấn đề sau đây: 1. Đánh giá sơ bộ về đội ngũ giáo viên trong Tổ Số GV Trình độ đào tạo Tay nghề Chuẩn Trên chuẩn Chƣa đạt chuẩn Giỏi Khá TB Yếu 2. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác xây dựng hồ sơ môn học (Đánh dấu x vào ô đồng chí cho là thích hợp) TT Nội dung khảo sát Mức độ nhận thức Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng 1 Vai trò của Kế hoạch giảng dạy đối với hoạt động dạy học 2 Giáo án là bản kế hoạch cho hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ học 3 Giáo án thể hiện vai trò của giáo viên định hƣớng cho hoạt động học tập của học sinh trên lớp 4 Đổi mới PPDH là phải đổi mới cách soạn giáo án 5 Tài liệu phục vụ sinh hoạt chuyên đề 85 3. Điều kiện phục vụ cho công tác xây dựng hồ sơ môn học TT Nội dung khảo sát Mức độ đáp ứng Tốt Khá TB Chƣa đáp ứng 1 Sách giáo khoa 2 Sách giáo viên 2 Tài liệu tham khảo 3 Các loại tài liệu chuyên khảo, tạp chí chuyên ngành 4 Mạng Internet 5 Phƣơng tiện hỗ trợ (Máy tính, máy in….) 6 Thời gian 4. Mức độ sử dụng CSVC công tác xây dựng hồ sơ môn học TT Nội dung khảo sát Mức độ Sử dụng Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa sử dụng 1 Sách giáo khoa 2 Sách giáo viên 2 Tài liệu tham khảo 3 Các loại tài liệu chuyên khảo, tạp chí chuyên ngành… 4 Mạng Internet 5 Phƣơng tiện hỗ trợ (Máy tính, máy in….) 6 Tài liệu khác 86 5. Đánh giá về hồ sơ môn học giáo viên xây dựng trong năm qua TT Nội dung khảo sát Mức độ nhận thức Mức độ đạt đƣợc Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Tốt Khá TB Chƣa đạt 1 Kế hoạch giảng dạy đã nêu đƣợc mục tiêu môn học 2 Trong KH môn học đã xác định đƣợc đối tƣợng học sinh, chỉ tiêu phấn đấu 3 Trong KH môn học đã xác định đƣợc điều kiện để thực hiện kế hoạch 4 Trong KH môn học đã xác định đƣợc những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện kế hoạch dạy học 5 Giáo án đã thể hiện mục tiêu bài học về kiến thức ở các mức độ khác nhau 6 Giáo án đã thể hiện mục tiêu bài học về Kỹ năng ở các mức độ khác nhau 7 Giáo án đã thể hiện mục tiêu bài học về thái độ 8 Giáo án đã thể hiện kiến thức trọng tâm 9 Giáo án đã thể hiện công việc của thầy- trò trong giờ học 10 Giáo án đã thể hiện định hƣớng của giáo viên trong các hoạt động 11 Giáo án đã chú trọng việc hình thành, rèn luyện các kỹ năng cho học sinh 12 Giáo viên đã hƣớng dẫn học sinh cách tự học bài 13 Trong giáo án đã thể hiện sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học 14 Giáo án thể hiện đƣợc sự linh hoạt khi phối hợp các phƣơng pháp 16 Tài liệu phục vụ bài tập chuyên đề, chuyên đề 87 6. Vai trò quản lý của tổ trƣởng đối với công tác xây dựng hồ sơ môn học TT Nội dung khảo sát Mức độ nhận thức Quan trọng Khá quan trọng Không quan trọng 1 TTCM xây dựng kế hoạch để tổ viên hoàn thành hồ sơ môn học 2 TTCM tổ chức cho giáo viên xây dựng hồ sơ môn học 3 TTCM chỉ đạo giáo viên xây dựng hồ sơ môn học 4 TTCM kiểm tra công tác xây dựng hồ sơ môn học 5 TTCM đánh giá công tác xây dựng hồ sơ môn học 6 TTCM phải là ngƣời am hiểu chƣơng trình môn học, nắm chắc chuẩn kiến thức, kỹ năng của bộ môn. 7 TTCM phải gƣơng mẫu trong công tác xây dựng hồ sơ môn học 8 TTCM phái biết dẫn dắt giáo viên xây dựng hồ sơ môn học, đáp ứng yêu cầu bộ môn 9 TTCM phải là ngƣời hỗ trợ đắc lực cho giáo viên khi họ gặp khó khăn trong chuyên môn 7. Biện pháp quản lý của Tổ đối với công tác xây dựng hồ sơ môn học .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 88 8. Đồng chí cho biết những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học TT Nội dung khảo sát Đồng ý Phân vân Không đồng ý 1 Thuận lợi Phong trào đổi mới phƣơng pháp đang diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp. Đội ngũ giáo viên trẻ, có ý thức trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ. Năng lực chuẩn bị của giáo viên còn tiềm ẩn chƣa khai thác triệt để. Lãnh đạo Nhà trƣờng quan tâm đến chuyên môn Đòi hỏi nâng cao chất lƣợng dạy học thúc đẩy giáo viên phải nỗ lực. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt đọng dạy học đầy đủ. Tập thể sƣ phạm đoàn kết, nhất trí vì mục tiêu chung của Nhà trƣờng. 2 Khó khăn Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hồ sơ môn học chƣa đồng đều; một số giáo viên xem nhẹ công tác xây dựng hồ sơ mon học Các tổ trƣởng chuyên môn chƣa đƣợc bồi dƣỡng kiến thức về quản lý Hiểu biết của giáo viên về một số vấn đề xã hội còn hạn chế. Quỹ thời gian giành cho công tác quản lý Tổ hạn hẹp 9. Những đề xuất, kiến nghị của Đ/C để nâng cao chất lƣợng Hồ sơ môn học ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ Trân trọng cảm ơn! 89 Phụ lục 4 MẪU M3 PHIẾU KHẢO NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÂY DỰNG HỒ SƠ MÔN HỌC Đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (x) vào ô mà đồng chí cho là thích hợp BiÖn ph¸p qu¶n lÝ Møc ®é Møc ®é RÊt cÇn CÇn thiÕt Kh«ng cÇn thiÕt RÊt kh¶ thi Kh¶ thi Kh«ng kh¶ thi 1 Trang bị cho giáo viên lý luận dạy học 2 Bồi dƣỡng, tập huấn quy trình, các buớc xây dụng hồ sơ môn học 3 Tạo điều kiện để giáo viên biên soạn giáo án và tài liệu giảng dạy 4 Tổ chức kiểm tra đánh giá sản phẩm, kết hợp biện pháp thi đua khen thƣởng. Trân trọng cảm ơn! ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9016.pdf
Tài liệu liên quan