Báo cáo Thực tập tại Tổng Công ty chè Việt Nam

Tài liệu Báo cáo Thực tập tại Tổng Công ty chè Việt Nam: MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý Tổng công ty chè Việt Nam 8 Bảng 1: Báo cáo lao động Tổng công ty chè Việt Nam tính đến 31/05/2005 16 Sơ đồ 2: Dây truyền sản xuất chè xanh 18 Sơ đồ 3: Dây chuyền công nghệ chế biến chè đen 19 Bảng 2: Nguyên liệu và sản phẩm sản xuất ra trong một số năm gần đây 20 Bảng3: các chỉ tiêu dự kiến ( cuối 2007) 23 Bảng 4: kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây. 29 CHỮ VIẾT TẮT Sản xuất kinh do... Ebook Báo cáo Thực tập tại Tổng Công ty chè Việt Nam

doc42 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3076 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Tổng Công ty chè Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh : SX-KD Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn : Bộ NN&PTNT Công ty trách nhiệm hữu hạn : công ty TNHH Hợp tác xã : HTX Hội đồng quản trị : HĐQT Tổng giám đốc : TGĐ Phó tổng giám đốc : PTGĐ Cổ phần : CP LỜI NÓI ĐẦU Cây chè được biết đến trên thế giới từ rất sớm. Ngoài những công dụng trong y học như làm thuốc chữa bệnh và làm đẹp thì giá trị kinh tế mà cây chè đem lại ngày càng cao. Tại Việt Nam, doanh thu từ xuất khẩu và kinh doanh chè đã đóng góp một phần vào ngân sách của nhà nước, giải quyết được một lượng lớn việc làm cho lao động ở vùng trung du và miền núi, góp phần xoá đói giảm ngèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc….Vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có ý nghĩa về mặt xã hội, cây chè đã trở thành một cây trồng quan trọng và ngành chế biến kinh doanh chè cũng trở thành một trong những ngành đem lại giá trị kinh tế cao cho đất nước. Với môi trường cụ thể là được thực tập tại Tổng công ty chè Việt Nam, lại nhận được sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo Tổng công ty và các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ, qua tìm hiểu thực tế về những vấn đề lý thuyết đã được học tại trường, dưới đây là bản báo cáo thực tập tổng quan của em về những vấn đề cơ bản của Tổng công ty. Trong quá trình viết báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế em kính mong Lãnh đạo tổng công ty, các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ và thấy giáo hết sức giúp đỡ tạo điều kiện cho em hoàn thành thực tập để chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp. Em xin trân trọng cảm ơn! CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty chè Việt Nam .1 Quá trình hình thành Tên công ty: TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM Tên giao dịch : VINATEA Địa chỉ : số 92 Võ Thị Sáu, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tel: (04) 6226990 Fax: (04) 6226991 Quá trình thành lập: Tiền thân của Tổng công ty chè Việt Nam hiện nay là Liên Hiệp Các Xí Nghiệp Công Nông Chè Việt Nam ( gọi tắt là Liên Hiệp) . Trong quá trình hoạt động tổng công ty chè Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè lớn nhất trong hơn 600 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè tại Việt Nam. Tổng công ty được thành lập theo thông báo số 5820-CP/ĐMDN ngày 13/10/1995 của chính phủ và QĐ số 394 NN-TCCB/QĐ tháng 12/1995 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn( Bộ NN-PTNT). Tuy mới được thành lập nhưng trên thực tế Tổng công ty đã trải qua quá trình phát triển lâu dài từ các nhà máy và LHCXNCNN chè Việt Nam. Năm 1974, LHCXNCNN chè Việt Nam được thành lập, là sự hợp nhất của các nhà máy chế biến chè xuát khẩu của Trung ương và một số xí nghiệp chè Hương ở Miền Bắc. Liên hiệp được hình thành trọng tâm nhiệm vụ là chế biến và xuất khẩu chè theo kế hoạch nhà nước giao cho. Đây chính là quá trình vận động liên kết trong ngành chè theo chiều ngang. Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất 30/4/1975, cả hai miền Nam, Bắc bắt đầu công cuộc tái thiết đất nước, tình hình sản xuất kinh doanh của cả nước nói chung và của ngành chè nói riêng hết sức gặp khó khăn. Những mâu thuẫn nảy sinh giữa trung ương và địa phương, giữa các bộ của Trung ương với nhau trong vấn đề quản lý sản xuất và vùng nguyên liệu chè. Tình hình này đã làm cho sản lượng nguyên liệu đưa vào chế biến chỉ đạt không đến 50% công suất. Đứng trước tình hình đó, liên tục các Quyết định của chính phủ được đưa ra: Quyết định số 75( tháng 3/1979); Quyết định số 224(tháng 6/1979) về việc thống nhất tổ chức ngành chè, hợp nhất hai khâu trồng chế biến và giao cho các nông trường trồng chè của địa phương, đều chịu sự thống nhất quản lý của Trung ương. Trên cơ sở các quyết định này, vào năm 1980, LHCXNCNN chè Việt Nam được thành lập. Ban đầu, liên hiệp được tổ chức theo mô hình quản lý ngành dọc, được chia thành ba loại chủ yếu sau: Xí nghiệp liên hợp công nghiệp- nông nghiệp : đây là những xí nghiệp lớn, có quy mô vùng hoặc liên vùng, bao gồm các nông trường, các xí nghiệp chế biến chè; có 2 xí nghiệp: Xí nghiệp liên hiệp chè Trần Phú ( huyện Văn Chấn – Yên bái): gồm 4 nông trường và 3 xí nghiệp, sản lượng 70 tấn búp tươi/ngày Xí nghiệp chè sông Lô( Huyện Yên Sơn- Tuyên Quang) gồm 2 nông trường và 3 xí nghiệp , tổng công suất 73.5 tấn /ngày. Hai xí nghiệp này chiếm 1/3tổng sản lượng chè của toàn Liên Hiệp, là đơn vị xuất khẩu chủ lực của ngành chè lúc đó. Các xí nghiệp công nông nghiệp : gồm 1 nông trường và xí nghiệp chế biến. Hình thành ở một số vùng : Quân Chu( Bắc Thái); Tân Trào(Sơn Dương- Hà Tuyên); Biển Hồ( Gia lai) Các xí nghiệp trực thuộc : gồm các nông trường, các xí nghiệp chế biến chè hương và chè xuất khẩu. Bước sang năm 1989, Đảng và Nhà Nước thực hiện đường nối đổi mới kinh tế, chuyển từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước. Trong xu hướng ấy, ngành chè cũng có những đổi mới tích cực. Cuối năm 1988, Liên hiệp giải thể hai xí nghiệp liên hiệp công nông nghiệp, đồng thời tổ chức mô hình sản xuất thống nhất là xí nghiệp công nông nghiệp với quy mô 1 nông trường + 1 xí nghiệp chế biến và các đơn vị dịch vụ. các xí nghiệp này thuẹc hiện sản xuất và chế biến chè thành phẩm. Mặc dù thị trường truyền thống về chè của liên hiệp bị mất do nhũng biến động về chính trị đầu thập niên 90, nhưng thay vào đó là những thị trường mới : Anh, Đài Loan, Irac, Singapo, Pháp…với giá XK từ 700-800USD/tấn. Tính đến năm 1994 kim ngạch XK chè đã đạt tới 18.295 USD.Toàn Liên Hiệp có 21 xí nghiệp công nông nghiệp và 15 đơn vị dịch vụ Tháng 12/1995 theo QĐ số 394 NN- TCCB/QĐ của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về việc sắp xếp lại Liên Hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam và đổi tên thành Tổng công ty chè Việt Nam. Thực hiện chương trình đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp của chính phủ, ngày 13/9/2005, theo QĐ số 2374/QĐ- BNN/ĐMDN của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về chuyển Tổng công ty chè Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Hiện nay trong điều lệ doanh nghệp của VINATEA, nhiệm vụ đầu tiên là trực tiếp sản xuất và kinh doanh, hình thức sở hữu của Tổng công ty hiện nay là đa sở hữu, cơ cấu của tổng công ty bao gồm: 25 nhà máy chế biến chè hiện đại gắn với vùng nguyên liệu tập trung ổn định. 2 trung tâm tinh chế và đóng gói chè. 2 nhà máy chế tạo thiết bị và phụ tùng cho các nhà máy chế biến chè. 1 trung tâm phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp. 2 công ty xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình công nghiệp và dân dụng, giao thông, thủy lợi. 3 công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. 1 công ty 100% vốn hoạt động tại Nga. 2 công ty liên doanh quy mô lớn với nước ngoài về trồng và chế biến và xuất khẩu chè. Chức năng nhiệm vụ của công ty: Tổng công ty chè Việt Nam là đơn vị sản xuất và kinh doanh chè lớn nhất trong số hơn 600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè tại Việt Nam. VINATEA lớn gấp nhiều lần doanh nghiệp đứng thứ 2 ngay sau nó trên tất cả các lĩnh vực về vốn – tài sản, kỹ thuật – công nghệ. - sản xuất kinhdoanh và xuất nhập khẩu các loại chè ,nông, lâm , thuỷ sản, hàng công nghiệp thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng ; - Kinh doanh vật tư, nguyên nhiên vật liệu, máy móc, phụ tùng, thiết bị chế biến chè và lắp đặt thiết bị tại các nhà máy chè; phương tiện giao thông vận tải - Dịch vụ tư vấn đầu tư và khoa học kĩ thuật; - Kinh doanh vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất; - Thi công xây lắp, xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng; các công trình thuỷ lợi (xây dựng kè cống, kênh mương, đập giữ nước, cống tưới tiêu, san lấp ao hồ…), làm đường giao thông; - Kinh doanh khách sạn, du lịch, nhà hàng, vận tải; - Kinh doanh nhà ở và bất động sản. 1.1.2 Quá trình phát triển của công ty Từ khi thành lập đến nay quá trình phát triển của công ty được chia thành các giai đoạn sau: Giai đoạn từ năm 1974 đến năm 1995 Đây là giai đoạn tiền thân của Tổng công ty bây giờ, trong giai đoạn này là giai đoạn hoạt động của Liên Hiệp Các Xí Nghiệp công nông chè Việt Nam, hoạt động với nhiệm vụ quản lý các xí nghiệp cấp dưới, không có nhiệm vụ kinh doanh, không xuất khẩu. Giai đoạn từ 1995 đến nay Giai đoạn này, chính thức ra đời Tổng công ty chè Việt Nam, công ty là đơn vị trực thuộc nhà nước do nhà nước quản lý, bắt đầu nhận nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh, xuất khẩu. Sản lượng xuất khẩu chè trong giai đoạn này liên tục tăng. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty là Liên Xô, Đông Âu và Italia. Thực hiện chương trình đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp của chính Phủ, ngày 13/09/2005, căn cứ quyết định số 2374/QĐ- BNN/ĐMDN của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về việc chuyển Tổng công ty Chè Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty mẹ là sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các loại chè; kinh doanh vật tư nghuyên liệu vật liệu, máy móc, phụ tùng, thiết bị chế biến chè…Trong giai đoạn này sản lượng xuất khẩu tăng vọt, diện tích trồng chè tăng mạnh. Mô hình tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản trị 1.2.1 Cơ cấu tổ chức theo không gian: VINATEA có một cơ cấu tổ chức vững mạnh, các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty nằm trải dài khắp dọc lãnh thổ Việt Nam, với các vùng nguyên liệu chè trù phú có chất lượng cao ở Việt Nam. Các công ty trực thuộc công ty mẹ: - Xí nghiệp tinh chế chè Kim Anh - Công ty Chè Việt Cường - Công ty Chè Sài Gòn - Công ty Thương Mại Hương Trà - Trung tâm phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp Đồ Sơn. - Xí nghiệp cơ khí Mai Đình - Công ty thương mai và du lịch Hồng Trà - Chi nhánh Xuất khẩu chè Hải Phòng - Công ty kinh doanh thương mại tổng hợp Nam Sơn Các công ty con: Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên bao gồm: Công ty TNHHNN1TV chè Mộc Châu. Công ty TNHHNN1TV chè Sông Cầu Công ty TNHHNN1TV chè Long Phú Công ty cổ phần (51% vốn) trở lên: Công ty cổ phần chè Nghĩa Lộ Công ty cổ phần chè Liên Sơn Công ty cổ phần chè Trần Phú Công ty 100% vốn tại nước ngoài: Công ty chè Ba Đình – Liên bang Nga Các công ty liên kết: Công ty cổ phần: Công ty cổ phần chè Kim Anh Công ty cổ phần chè Quân Chu Công ty cổ phần chè Bắc Sơn Công ty cổ phần xây lắp Vật Tư Kỹ Thuật Công ty cổ phần chứng khoán Biển Việt Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh Công ty cổ phần Thái Nguyên Công ty cổ phần cơ khí chè Công ty cổ phần KD Thái Bình Dương Công ty cổ phần nước khoáng Long Phú Công ty liên doanh Công ty liên doanh chè Phú Đa 1.2.2 Cơ cấu bộ máy quản trị Bộ máy quản trị của tổng công ty được tổ chức theo kiểu mẹ - con và theo chiều ngang, cơ cấu công ty mẹ có hội Đồng Quản Trị (HĐQT) cấp cao nhất, dưới HĐQT là Tổng Giám Đốc (TGĐ), bộ phận tham mưu của TGĐ là Ban kiểm soát, dưới TGĐ là các phó tổng giám đốc (PTGĐ), dưới PTGĐ là các phòng ban Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý Tổng công ty chè Việt Nam HĐQT Ban KS Tổng GĐ PTGĐ PTGĐ PTGĐ PTGĐ Ph. KH Đầu Tư Ph. Kế Toán TC Ph. Kỹ Thuật Ph. SP KCS ph. Kinh Doanh 1,2,3 Văn phòng Ph. Tổ Chức PC Cty KDTM Nam Sơn TT Đồ Sơn Cty Chè Việt Cường Cty Chè Sài gòn Chi Nhánh Hải Phòng Cty TM& DV Hồng Trà Cty TM Hương Trà CÔNG TY LIÊN KẾT CÔNG TY CON (Nguồn: Tài liệu phòng tổ chức phdp chế) Bộ phận chức năng, đứng đầu các phòng ban, bộ phận là các trưởng phòng (bộ phận); Dưới công ty mẹ là các công ty con và các công ty liên kết. 1.2.3- Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 1.2.3.1 Phòng tài chính kế toán Chức năng: Là tham mưu giúp việc cho Hội Đồng Quản Trị, Tổng giám đốc về lĩnh vực tài chính, đầu tư tài chính, hạch toán kế toán, phân tích hoạt động kinh tế đối với hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanhcủa tổng công ty và các đơn vị trực thuộc công ty mẹ. Nhiệm vụ chủ yếu: Quản lý và theo dõi hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty đầu tư tại các công ty thành viên, công ty liên kết và trên thị trường chứng khoán. Thực hiện nhiệm vụ hạch toán kế toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty mẹ, tổng hợp theo dõi tình hình hoạt động tài chính của các công ty con và công ty liên doanh liên kết. Thẩm định về mặt tài chính và hiệu quả kinh tế đối với các dự án đầu tư, hợp đồng kinh tế, mua bán vay và cho vay theo sự phân cấp quản lý của Tổng công ty. Tổng hợp xử lý và lưu giữ các tài liệu, số liệu về tài chính, kế toán theo đúng các chuẩn mực kế toán, luật kế toán và các quy định quản lý tài chính hiện hành. Thực hiện tác nghiệp về nghiệp vụ kế toán văn phòng của công ty mẹ. Tư vấn, chỉ đạo về mặt nghiệp vụ kế toán- tài chính cho các đơn vị thành viên. Chủ trì kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu chi tài chính, thanh toán, giao nộp. Tình hình quản lý, sử dụng các loại tài sản vật tư, tiền vốn của tổng công ty kể cả vốn đưa vào liên doanh, liên kết, hợp tác. Lập báo cáo quyết toán hàng quý, hàng năm của công ty mẹ và tổng hợp toàn bộ hoạt động tài chính của tổng hợp công ty mẹ - cong ty con. Phối hợp với các phòng ban và hội đồng giá của Tổng công ty xây dựng kế hoạch giá mua, giá bán, giá tồn kho các loại vật tư, hàng hóa và tài sản của Công ty mẹ. Thực hiện nhiệm vụ khác do tổng giám đốc giao. 1.2.3.2 Phòng kế hoạch đầu tư: Chức năng: Là tham mưu, giúp việc cho HĐQT, Tổng giám đốc trong các lĩnh vực: Kế hoạch và các chiến lược trong sản xuất kinh doanh, đầu tư, hợp tác liên doanh, liên kết. Nhiệm vụ chủ yếu: Xây dựng chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh dài hạn, trung hạn, và hàng năm của công ty mẹ, chủ trì lập các dự án liên doanh liên kết về sản xuất kinh doanh chè và các dịch vụ khác của tổng công ty. Đánh giá phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của các đơn vị thành viên, tổng hợp cân đối kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty mẹ và Tổng công ty. Kiểm tra, điều độ thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty mẹ và các đơn vị trực thuộc. Chủ trì cùng các phòng ban liên quan lập các dự án đầu tư, dự án hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. chủ trì, phối hợp với các phòng và các đơn vị của Tổng công ty xây dựng các định mức kinh phí kỹ thuật, theo dõi và giám sát thực hiện các định mức đó. Thống kê, tổng hợp các thông tin liên quan đến sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Lập các báo cáo tổng hợp và báo cáo thống kê theo định kỳ để báo cáo Tỏng giám đốc và các cơ quan hữu quan. Lưu trữ và bảo quản các hồ sơ liên quan đến chương trình hợp tác Liên Xô – Ba Lan; phối hợp các phòng kế toán tài chính đối chiếu và thu hồi công nợ chương trình hợp tác Liên Xô _ Ba Lan, các chương trình vay nợ và đầu tư ODA. Phối hợp với các phòng và Hội đồng giá của Tổng công ty xây dựng kế hoạch giá mua, giá bán, giá tồn kho các loại vật tư, hàng hóa và tài sản của công ty mẹ. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao. 1.2.3.3 Phòng kỹ thuật Chức năng: là tham mưu, giúp việc cho HĐQT, Tổng giám đốc về lĩnh vực kĩ thuật nông nghiệp, công nghiệp, thiết bị máy móc và xây dựng cơ bản. Nhiệm vụ chủ yếu: Xây dựng và chỉ đạo, làm nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái chè và kỹ thuật sản xuất chế biến chèphù hợp với các điều kiện nguyên liệu và thiết bị hiện có đáp ứng yêu cầu của từng đơn vị và nhu cầu thị trường tiêu thụ chè. Ngoài ra, phòng còn có nhiệm vụ phối hợp các tổ chức khoa học kỹ thuật trong và ngoài ngành nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất của công ty. Tiến hành tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ công nhân kỹ thuật, đào tạo sát hạch tay nghề công nhân. Đồng thời phối hợp với các phòng liên quan thực hiện nhiệm vụ được giao. 1.2.3.4 Phòng kiểm tra chất lượng và sản phẩm Chức năng: Làm tham mưu, giúp việc cho HĐQT, Tổng giám đốc về kiểm tra chất lượng sản phẩm chè. Nhiệm vụ chủ yếu: Kiểm tra chất lượng sản phẩm về các chỉ tiêu hóa lý, cảm quan chè nhập kho xuất kho. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về chất lượng chè nhập kho và chè tiêu thụ ra thị trường. chỉ đạo kỹ thuật sàng, phân loại, tinh chế, đấu trộn chè. Phối hợp với phòng kinh doanh để xây dựng tiêu chuẩn chất lượng chè nội tiêu và phát triển sản phẩm chè mới. phối hợp với phòng kỹ thuật công nghiệp chỉ đạo và tư vấn quy trình sản xuất của đơn vị khi phát hiện thấy sản phẩm có khuyết tật. đồng thời phối hợp với các phòng ban khác có liên quan thực hiện nhiệm vụ được giao. 1.2.3.5 Phòng tổ chức pháp chế Chức năng: Là tham mưu, giúp việc cho HĐQT, Tổng giám đốc về các lĩnh vực: quản lý và tổ chức nhân sự; các chế độ chính sách đối với người lao động thuộc công ty mẹ; công tác dân quân tự vệ và nghĩa vụ quân sự; thi đua khen thưởng; thanh tra – pháp chế; giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến công ty mẹ. Nhiệm vụ chủ yếu: Theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cán bộ công nhân viên trong công ty mẹ, xây dựng các phương án quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt của cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Quản lý hồ sơ cán bộ, hồ sơ lao động của cán bộ công nhân viêncơ quan Tổng công ty và các đơn vị báo sổ. Thực hiện chế độ chính sách cho người lao động theo quy định của nhà nước (lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an toàn vệ sinh lao động). Ngoài ra, phòng tiến hành tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của Tổng công ty. Tổ chức xây dựng chức danh tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật của cán bộ công nhân viên trong toàn Tổng công ty. Thực hiện việc thi chuyển ngạch, nâng bậc. Thực hiện công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật trong phạm vi của công ty mẹ. Soạn thảo hoặc thẩm định tính pháp lý của các nội quy quy chế của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về pháp lý và tư vấn đối với hoạt động của công ty mẹ. Tổ chức phát động , hướng dẫn phong trào thi đua theo dõi và tổng kết phong trào thi đua lao động sản xuất trong toàn Tổng công ty. Đồng thời phối hợp với các phòng liên quan thực hiện nhiệm vụ được giao. 1.2.3.6 Văn phòng Chức năng: Là tham mưu, giúp việc cho HĐQT, Tổng giám đốc về công tác trong lĩnh vực văn phòng. Nhiệm vụ chủ yếu: Đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời các cơ sở vật chất mang tính chất văn phòng để lãnh đạo các phòng ban trong cơ quan công ty mẹ hoạt động bình thường. Thực hiện quản lý, tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng toàn bộ nhà cửa, trang thiết bị và tài sản của cơ quan văn phòng công ty mẹ. Khối văn phòng Tổng công ty thực hiện quản lý, cập nhật và phát triển trang web của Tổng công ty, giới thiệu hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm của Tổng công ty trên internet. Tiến hành quản lý mạng LAN trong Tổng công ty, sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị ngoại vi và máy tính của văn phòng Tổng công ty. Làm công tác văn thư lưu trữ; đón tiếp và hướng dẫn khách đến làm việc tại Tổng công ty… 1.2.3.7 Các phòng kinh doanh Phòng kinh doanh số 1: Thực hiện xuất khẩu chè vào thị trường Iraq, Gordani, Lyban, Angeri và một số khách hàng tại các thị trường Trung đông; khai thác kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng trên cơ sở các phương án kinh doanh có hiệu quả. Phòng kinh doanh số 2: Thực hiễnuất khẩu chè vào thị trường: SNG, Đức, Pakistan, Thổ Nhĩ kỳ, Iran, Châu phi, Châu mỹ và các nước khác; khai thác kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng trên cơ sở các phương án kinh doanh có hiệu quả. Phòng kinh doanh số 3: Chịu trách nhiệm quản lý các loại bao bì, nhãn mác sản phẩm chè hiện có và nghiên cứu phát triển các loại sản phẩm chè của công ty mẹ. quản lý mã vạch sản phẩm, bản quyền sở hữu công nghiệp và chịu trách nhiệm đăng ký bản quyền sở hữu công nghiệp đối với các sản phẩm chè của Tổng công ty. Thực hiện kinh doanh chè và nông sản thực phẩm tại thị trường nội địa; tổ chức và thực hiện việc xúc tiến thương mại trong nước. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Tổng công ty 1.3.1 Đặc điểm về sản phẩm Chè xanh: Gồm các loại chè xanh hương tự nhiên và các loại chè ướp hương các loại hoa như Nhài, Sen… trà túi lọc. Chè xanh được sản xuất theo quy trình: Chè nguyên liệu tươi => dệt men => làm nguội => vò => sấy khô => sàng phân loại thành phẩm. Nước xanh vàng, tươi sáng, vị chát mạnh, có hậu, hương thơm nồng mùi cốm. Dệt men bằng sao chảo gang hoặc máy dệt men có nhiệt độ 2300c đến 2500c ( chè sao), hay hấp hơi nước nóng( chè hấp), hoặc nhúng nhanh vào nước sôi ( chè chần). Sấy khô bằng hơi nóng, sao chảo (sao suốt), sấy than hoa, sấy lửa củi (chè lửa), hay phơi nắng kết hợp sấy than (chè nắng), chất lượng rất khác. Chè ôlong: Với các loại giống chè đặc sản được nhập từ Trung Quốc và Đài loan đã qua khảo nghiệm được trồng đại trà tại Mộc Châu, cao nguyên Lâm Đồng,... cùng với các dây chuyền công nghệ sản xuất chè ôlong, sản phẩm chè ôlong của Tổng công ty chè Việt Nam đã có chất lượng đạt tiêu chuẩn như chè ôlong của Trung Quốc và đài loan với các đặc trưng điển hình của loại chè này. Công nghệ sản xuất chè ôlong: Chè nguyên liệu => làm héo và lên men kết hợp => sao và vò kết hợp sấy khô => bán thành phẩm. Nước chè màu vàng kim óng ánh, vị đậm mạnh, hương thơm đặc biệt. Các danh trà ôlong như Thiết Quan âm, Thủy tiên, Đại hồng bào, Kỳ chủng, Sắc chủng, bao chủng…là chè ôlong được dùng nguyên liệu của từng giống đã chọn lọc để chế biến. Chè đen: Với các thiết bị dây truyền hiện đại, Tổng công ty chè Việt Nam đã sản xuất đầy đủ các chủng loại chè này (Orthordox, CTC) đạt chất khá trở lên và đã xuất khẩu sang rất nhiều thị trường trên thế giới. Chè đen được chế biến theo công nghệ OTD: Chè nguyên liệu tươi => làm héo => vò => lên men => sấy khô => sàng phân loại thành phẩm. Nước chè có màu nâu đỏ tươi, vị dịu, hương thơm nhẹ. Sau khi sàng sẩy, phân loại chia ra nhiều loại như: OP, P, BOP, BP, FBOP, PS, F, D chất lượng từ cao đến thấp theo kích thước của cánh chè. Ngoài các loại chè, công ty còn các sản phẩm như: Phụ tùng và thiết bị chế biến chè theo thiết kế của Ấn Độ, Nhật Bản, Đài loan, Nga, Ý,...; Sản phẩm xây dựng và lắp đặt thiết bị dây truyền công nghiệp, các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, cầu, cống, các công trình thuỷ lợi, đường giao thông,... Các loại sản phẩm đã qua chế biến: Bao gồm chè rời, chè đóng gói, chè đặc biệt.  Vinatea luôn luôn quan tâm đến chính sách khách hàng, đến nay Vinatea đã có quan hệ thương mại với trên 120 công ty và tổ chức thương mại tại trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Về chè nội tiêu, Vinatea là nhà cung cấp chính về nguyên liệu, sản phẩm cho gần 200 công ty và nhà máy sản xuất chế biến chè trên toàn quốc. 1.3.2 Đặc điểm về lao động Lao động tại tổng công ty chè Việt Nam tính đến 2006 có 3021 lao động. Với đặc trưng sản xuất chè là có vườn chè nên số lao động phổ thông làm việc tại các vườn chè của tổng công ty là khá lớn. Bảng 1: Báo cáo lao động Tổng công ty chè Việt Nam tính đến 31/05/2005 Số TT Đơn vị Tổng số Chia ra Trình độ HS lương BQ Nam Nữ Tiến Sĩ Thạc Sĩ Kỹ sư Cử nhân 1 Văn phòng TCT 98 56 42 5 3 63 4.00 2 XNCK Mai đình 21 19 2 0 0 4 2.75 3 CTTMDL Hồng trà 29 18 11 0 0 5 3.43 4 CT Thái bình dương 120 58 62 0 0 39 2.97 5 CTTMTH Nam sơn 103 74 29 0 1 60 2.80 6 CTTM Hương trà 28 13 15 0 0 22 3.20 7 CT chè Hải phòng 15 7 8 0 0 13 2.56 8 CT chè Sài gòn 107 63 44 0 0 25 3.33 9 CT chè Ba Đình 46 29 17 0 0 17 3.15 10 CT chè Việt Cường 3 2 1 1 0 2 3.27 11 CT chè Yên Bái 216 110 106 0 0 10 2.55 12 CT chè Thái nguyên 140 74 66 0 0 8 3.07 13 CT chè Bắc Sơn 162 105 57 0 0 16 1.45 14 CT chè Văn Tiên 103 59 44 0 0 14 2.63 15 XN Kim Anh 26 19 7 0 0 3 2.98 16 CT chè Mộc Châu 789 352 437 0 0 20 2.64 17 CT chè Sông Cầu 403 174 229 0 0 19 2.77 18 CT chè Long Phú 288 156 132 0 0 24 3.05 19 Viện ng/c chè 287 132 155 10 9 39 2.64 20 TTDD&ĐTBNNĐS 37 16 21 0 0 8 3.07 (Nguồn: Phòng tổ chức tổ chức pháp chế_Tổng công ty chè Việt Nam) Qua bảng số liệu trên cho ta thấy được cơ cấu của lao động có trình độ tại Tổng công ty ở từng đơn vị. Ngoài bộ phận lao động có trình độ trên, Tổng công ty chè Việt Nam còn một bộ phận rất lớn là lao động thủ công làm việc trên nông trường chè. Lao động là yếu tố quan trọng trong hoạt động SX-KD. Yếu tố lao động sẽ quyết định năng suất sản xuất của công ty. Yếu tố lao động gắn liền với năng lực sản xuất và chuyên môn nghiệp vụ góp phần thúc đẩy năng suất lao động. Đến tháng 5/2005 toàn Tổng công ty có 3 021 lao động, trong đó có 440 lao động có trình độ. Cùng với tiến độ cổ phần hóa tại Tổng công ty chè Việt nam theo chủ trương của nhà nước, hiện nay, số lượng lao động ngày được tinh giảm để cơ cấu lại tổ chức Công ty theo mô hình cổ phần hóa nhằm phát huy tối đa vai trò của mô hình doanh nghiệp hiện đại phù hợp với môi trường kinh doanh trong thời đại mới. Lực lượng lao động của công ty đa số đều dược đào tạo qua trường lớp, hàng năm được bồi dưỡng và đào tạo, dó đó có trình độ có kiến thức, tuy nhiên chủ yếu trưởng thành trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung nên còn thiếu năng động hạn chế khi hội nhập với thị trường quốc tế. Mặt khác lao động trong nông nghiệp chủ yếu là giao khoán mà khoán những 30- 50 năm, khi nghỉ hưu con cái được thừa kế, số thừa kế này doanh nghiệp không đưa vào biên chế, không ký hợp đồng lao động. Số thừa kế này chủ yếu được đào tạo qua thực tế và kinh nghiệm gia đình. Do vậy đây cũng là một vấn đề khó khăn về lao động mà doanh nghiệp cần giải quyết. 1.3.3 Đặc điểm về kỹ thuật công nghệ và thiết bị Mỗi loại chè có một công đoạn và quy trình chế biến riêng, riêng với chè xanh, ngay từ giai đoạn đầu chế biến tiến hành dệt men có trong nguyên liệu để các biến đổi hóa học không xảy ra dưới tác dụng của men, nhưng sự chuyển hóa các chất vẫn phải thực hiện và lúc này sử dụng yếu tố nhiệt - ẩm, sản phẩm cuối cùng thu được là chè xanh. Còn đối với chè đen, công đoạn chế biến phức tạp hơn chè xanh, và có khác ở khâu dệt men ban đầu. Ngay từ giai đoạn chế biến chè đen ban đầu không tiến hành dệt men trong nguyên liệu, mà ngược lại tạo mọi điều kiện cần thiết để nâng cao hoạt tính của men và làm dập tế bào của lá chè, để toàn bộ men tiếp xuc được với đối chất, đồng thời giúp cho oxi hóa lên men, làm chuyển hóa vị chè, tạo màu sắc và hương vị đặc trưng cho sản phẩm. Sơ đồ 2: Dây truyền sản xuất chè xanh Phân loại Bảo quản Vò (tạo hình và làm dập tế bào) Dệt men Nguyên liệu Làm khô (Nguồn: phòng kỹ thuật) Đối với việc sản xuất chè đen, hiện nay công ty đang sử dụng hai loại công nghệ chính đó là công nghệ LDP1 và công nghệ LDP2. Đây là hai loại công nghệ nhập khẩu từ Ý, Ấn Độ và Đài Loan. Trước kia công nghệ của Tổng công ty chủ yếu nhập từ Liên Xô, cũ và lạc hậu do đó năng suất thấp, chi phí sản xuất cao… Sơ đồ 3: Dây chuyền công nghệ chế biến chè đen Nguyên liệu Làm héo Vò (phá vỡ tế bào và tạo hình) Lên men Sấy khô Phân loại Bảo quản (Nguồn: Phòng kỹ thuật) 1.3.4 Đặc điểm về nguyên vật liệu Tổng công ty chè Việt Nam quản lý trực tiếp 64000ha chè. Tổng công ty luôn coi giống chè là quan trọng hàng đầu. Bên cạnh các giống chè trung du, Tổng công ty đã nhập về hàng chục giống chè mới. Nhiều giống có chất lượng cao đã được thử nghiệm thành công và đưa ra trồng đại trà như Kim Tuyên, Ngọc Thúy, Bát Trâm… Viện nghiên cứu chè của Tổng công ty đã lai tạo thành công hai giống chè mới là LDP1 và LDP2 có năng suất cao, chịu được hạn, khả năng chống chọi sâu bệnh cao được bà con nông dân rất tín nhiệm. Tỷ lệ chè giống mới chiếm 25% tổng diện tích. Các vườn chè của Tổng công ty được đầu tư thâm canh theo đúng quy trình kỹ thuật, việc phun thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện theo đúng quy trình hết sức nghiêm ngặt bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Bảng 2: Nguyên liệu và sản phẩm sản xuất ra trong một số năm gần đây STT Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 1 Nguyên liệu Tấn 52000 55250 53800 59600 62000 2 Chè búp tươi tự sản xuất Tấn 39200 41500 43000 45200 46500 3 Chè đen Tấn 9200 12300 10200 12900 14300 4 Chè xanh Tấn 3300 4100 4380 4540 4950 5 Chè nội tiêu Tấn 472 471 405 317 370 (nguồn: BCKQKD giai đoạn 2001-2005 và ước tính 2007_vinatea) Bảng số liệu cho thấy cơ cấu nguyên vật liệu của Tổng công ty qua các năm tăng lên khá nhanh. Trong số các loại sản phẩm sản xuất ra có cơ cấu về mặt hàng chè đen vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên 60% và cũng là mặt hàng phổ biến của Tổng công ty. Lượng nguyên liệu phục vụ cho chế biến chè tăng đều từ năm 2003 đến 2005( từ 52000 tấn đến 53800 tấn), nhưng lượng nguyên liệu sử dụng cho chế biến chè tăng mạnh từ năm 2005 đến 2007( từ 53800 năm 2005 đến 59600 năm 2006 và tăng tới 62000 năm 2007), sở dĩ có sự tăng nhanh về số lượng nguyên liệu tiêu thụ như vậy là do công ty đã sử dụng dây chuyền công nghệ mới của Đức và Italia từ cuối năm 2005, điều này minh chứng cho việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất chế biến sẽ mang lại năng suất lao động cao hơn. Đối với các mặt hàng chè, đa số nguyên liệu sản xuất các loại chè như chè búp tươi tự sản xuất, chè đen và chè xanh đều tăng lên, chỉ có chè nội tiêu là sản lượng giảm đi, nguyên nhân của tình trạng này là do năm 2004 công ty điều chỉnh lại cơ cấu sản phẩm, tăng lực lượng sản xuất sản phẩm phổ biến là chè đen và chè xanh trong đó chè đen là chủ đạo, giảm nguồn lực sản xuất cho các sản phẩm khác, do đó dẫn đến hiện tượng sản lượng chè nội tiêu sản xuất ra giảm đi. 1.3.5 Đặc điểm về vốn và nguồn vốn Tổng công ty chè Việt Nam – VINATEA có vốn điều lệ của công ty mẹ tính đến thời điểm 31/12/2004 là : 227.734.998.133 đồng ( hai trăm hai bảy tỷ, bảy trăm ba tư triệu, chín trăm chín tám nghìn, một trăm ba mươi ba đồng) Vốn vay của Tổng công ty chủ yếu được vay từ: Quĩ ODA, Ngân Hàng, và vay qua các nghị định thư của chính phủ… Vốn của Tổng công ty nằm trong công ty mẹ và được đầu tư cho công ty con và các công ty liên doanh, liên kết. CHƯƠNG 2 CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY 2.1 Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh chủ yếu - Trồng trọt, sản xuất chè, chăn nuôi gia súc và các nông , lâm sản khác: hiện nay công ty có tới 120 000 ha đất trồng chè; trước năm 1987 tổng công ty có 110 đàn gia súc, nay chỉ còn 2 nông trường chăn nuôi bò và lợn. - Công nghiệp chế biến thực phẩm: Các sản phẩm chè, sản xuất các loại đồ uống, nước giải khát… - Kinh doanh vật liệu xây dựng: Tổng công ty đã ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11715.doc
Tài liệu liên quan