BÁO CÁO THỰC TẬP
QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
TRẠI RẮN ĐỒNG TÂM – TIỀN GIANG
Cán bộ hướng dẫn: Gs. Nguyễn Văn Thu
Báo cáo: Nguyễn Văn Hiểu (B1311054)
CẦN THƠ, THÁNG 03 NĂM 2016
BÀ I PHÚ C TRÌNH THƯC̣ TÂP̣ THAM QUAN – ĐVHD
1. Muc̣ tiêu củ a đơṭ thưc̣ tâp̣ – tham quan
1.1. Mục tiêu
Thế giới sinh vật rất phong phú và đa dạng với hàng ngàn chủng loại động, thực vật
khác nhau, mỗi loài có đặc điểm riêng biệt. Để phân loại được chúng, các nhà khoa học
phải că
42 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập quản lý và bảo tồn động vật hoang dã trại rắn Đồng tâm – Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn cứ vào hình thái bên ngoài và câu trúc bên trong cơ thể, việc phân biệt giữa
loài này và loài khác rất khó vì thế giới sinh vật vô cùng phong phú và đa dạng.
Việc tiếp cận thực tế là yêu cầu bức thiết để sinh viên có dịp Củng cố, bổ sung và
nâng cao các hiểu biết về động vật hoang dã đã được giới thiệu trong lý thuyết, các bài
giảng về môn học “Bảo tồn động vật hoang dã”, giúp nhận biết được một số loài động
vật hoang dã quý hiếm và có ý nghĩa lâm sinh, có giá trị kinh tế cao, một số loài cây
dược liệu được gây trồng tại Trung tâm nuôi trồng nghiên cứu chế biến dược liệu quân
khu 9, trang bị những kỹ năng điều tra, giám sát, bảo tồn động vật hoang dã, thu thập,
phân tích và đánh giá môi trường xung quanh, thấy được sự đa dạng của thế giới sinh
vật, Tìm hiểu và nâng cao nhận thức về tính đa dạng động, thực vật tại Trung tâm. Do
đó, việc thực tập tại Trại rắn Đồng Tâm là yêu cầu cấp thiết đối với sinh viên học về
môn Bảo tồn động vật hoang dã.
1.2. Tổng quan
- Vi ̣trí, điạ điểm:
Tọa lạc trên diện tích 15ha tại địa bàn ấp Tân Thuận, xã Bình Đức, huyện Châu
Thành. Cách Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang khoảng 9 km về hướng tây trên bờ
sông Tiền là cơ sở nghiên cứu, nuôi trồng và bảo tồn các loài trăn, rắn độc, sản xuất chế
biến thuốc y học cổ truyền dân tộc và cấp cứu điều trị rắn độc cắn ở Đồng bằng sông
Cửu long.
- Lic̣ h sử :
Trung Tâm Nuôi trồng Nghiên cứu Chế biến Dược liệu – Cục Hậu cần – Quân
Khu 9 còn có tên là Trại rắn Đồng Tâm được được thành lập ngày 27/10/1977, Theo
sáng kiến của Trung tá Trần Văn Được, một người có kiến thức uyên bác về rắn và say
mê công việc nguy hiểm này, Trung tá Được muốn xây dựng một trại rắn đa dạng nhằm
lấy nọc xuất khẩu, đặc biệt là lấy huyết thanh kháng nọc rắn. xây dựng trên vành đai
Bình Đức, nơi nhiều bom mìn, thép gai, của Mỹ – Ngụy để lại sau chiến tranh.
Trong suốt thời gian qua Trại rắn đã không ngừng phát triển về cơ sở vật chất,
trang thiết bị, hoàn thiện về chuyên môn nghiệp vụ và y đức.
Trại rắn đã được vinh dự đón tiếp các nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng, nhà Nước,
Quân Đội đến thăm. Và được phong tặng danh hiệu anh hùng lao động năm 1989.
Năm 2008 trở về trước, trung bình hàng năm trại rắn Đồng Tâm điều trị 800 ca
bị rắn độc cắn. Từ năm 2009 đến nay, trung bình chữa trị 1.000 ca/năm. Bệnh nhân đến
đây chữa trị rắn cắn, đa số được miễn giảm tiền viện phí nhờ chính sách hổ trợ người
nghèo.
Quá trình xây dựng và phát triển, Trại rắn Đồng Tâm không những là nơi nuôi bảo
tồn các động thực vật quí hiếm mà còn là nơi kết hợp với du lịch sinh thái thật tuyệt
vời. Bởi nơi đây có quang cảnh mát mẻ yên tĩnh, nhiều cây trái thơm ngon, mang tính
đặc thù của vùng sông nước Miền tây. Với đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp,
không những giới thiệu cho du khách về họat động của Trại rắn mà còn truyền đạt cho
các bạn hiểu về sinh lý, sinh thái, tập quán, sự phát triển của từng loại rắn. Du lịch nơi
đây là du lịch sinh thái kết hợp với khoa học thật khó nơi nào được như vậy. Đã thu hút
nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm. Ở đây du khách có thể chiêm ngưỡng
nhiều loại rắn khác nhau từ những loài rắn hiền lành như: rắn ráo, rắn nước đến các
loài rắn độc như hổ chúa hổ mang, cạp nong ( mai gầm ) cạp nia ( mai bạc ) xem tận
mắt những loài động vật quí hiếm như gấu, cá sấu , ba ba vàng đà điểu . nếu các bạn
đến đúng dịp có thể tận mắt nhìn thấy sự sinh sản tự nhiên của các loài rắn trong khu
bảo tồn, hay là sự lấy nọc rắn để sản xuất thuốc. Đặc biệt có nhà bảo tàng rắn duy nhất
ở Việt Nam được xác lập kỷ lục Guiness Việt Nam, bảo tàng đã trưng bày hơn 50 mẫu
rắn các loại với nhiều loài quí hiếm.
- Cơ sở vâṭ chất bao gồm:
Phòng nghe nhìn, nhà truyền thống, khoa cấp cứu trị bệnh rắn, khu vực khoanh
nuôi động vật hoang dã, và gây trông dược liệu.
Năm 2010 được sự quan tâm của thủ trưởng quân khu, phòng khoa học công
nghệ môi trường quân khu, đơn vị đã xây dưng đề án bảo vệ môi trường và được Bộ
Quốc Phòng phê duyệt – Xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhằm trả lại nước sạch
cho thiên nhiên.
- Muc̣ đích của TTBT –ĐVHD:
Trung tâm có nhiệm vụ: Nghiên cứu khoa học, bảo tồn gen các nguồn dược liệu quí
hiếm trên cạn, sản xuất thuốc y học dân tộc, cấp cứu và điều trị rắn độc cắn cho quân
và dân Đồng Bằng Sông Cửu long. Hơn 30 năm qua Trung tâm đạt nhiều thành quả
trong phục vụ quốc phòng và nhân dân như:
Nghiên cứu khoa học: Là một đơn vị có chức năng nghiên cứu khoa học, từ năm 1998
tới nay Trung tâm thực hiện nhiều đề tài cấp bộ và nhiều công trình dự án cấp nhà nước
và nhiều dự án khoa học khác. Đề tài khoa học các cấp mà Trung tâm thực hiện đều đạt
kết quả cao và mang tính thực tiễn phục vụ cộng đồng.
Bảo tồn gen cây con thuốc: Trung tâm là nơi bảo tồn dược liệu quí hiếm. Với nuôi
trồng và lưu giữ cây giống để cung cấp cây và thuốc giống cho các đơn vị trong quân
đội cũng như những cơ sở y tế địa phương trong khu vực, ngoài ra nơi đây còn là nơi
để các học sinh, sinh viên các trường đại học, sau đại học đến để nghiên cứu và tìm hiểu
về nguồn dược liệu phục vụ cho những đề tài nghiên cứu khoa học. Trong bảo tồn gen
Trung tâm trú trọng bảo tồn các loài rắn độc.
Bên cạnh lưu trữ nguồn gen cây con thuốc, Trại rắn còn có xưởng sản xuất các loại
thuốc y học dân tộc từ trăn và rắn để phục vụ sức khoẻ cho nhân dân như: cao trăn, cao
rắn, mỡ trăn, rượu rắn, cobratox Ngoài chức năng nhiệm vụ đã nêu Trại rắn còn có
nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được đó là cấp cứu và điều trị rắn độc cắn cho
quân và dân Đồng bằng sông Cửu long.
Đến với Trại rắn Đồng Tâm ngoài việc tham quan rắn và các loại thú quí hiếm còn
là dịp để du khách tìm hiểu thêm về những cây thuốc nam là nguồn dược liệu vô cùng
quí giá đang được lưu trữ và nhân giống để phục vụ chữa bệnh cho quân và dân. Với
những lợi thế của mình, hàng năm Trung Tâm đã đón nhận hàng ngàn học sinh, sinh
viên các trường ở Tiền Giang, Thành Phố Hồ Chí Minh , đến tham quan học tập,
nghiên cứu.
2. ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
Theo chân trung tá Vũ Ngọc Lương, Phó Giám đốc Trại rắn Đồng Tâm và các hướng
dẫn viên trung tâm, chúng tôi đi tham quan trại rắn. Khi nhìn thấy những con rắn hổ
mang chúa thân dài tới gần 4 mét và trọng lượng khoảng 18 đến 20kg nằm khoanh tròn,
nhô cái đầu bè lên thủ thế, hai mắt long lanh như định lao thẳng làm chúng tôi dựng tóc
gáy nhưng vẫn cảm thấy thích thú. Rắn hổ mang chúa là loài rắn cực độc, ví như "vua"
của các loài rắn, được xếp bậc "E" trong sách đỏ Việt Nam. Rắn bò nhanh như mây gặp
gió nên còn được gọi là hổ mây. Rắn hổ mang chúa mỗi năm đẻ một lứa và mỗi lứa
được một con. Hiện nay, Trại rắn đồng Tâm có khoảng 200 con rắn hổ mang chúa bố
mẹ và nhiều con non từ 3 tháng tuổi đến một năm.
Rắn hổ mang đất là loài rắn độc, quý được nhà nước bảo vệ và xét bậc "T" trong
sách đỏ Việt Nam. Một gram nọc rắn này có thể giết chết 160 người có trọng lượng
trung bình 60kg. Rắn hổ mèo, loài rắn chủ yếu sống ở miền núi, miền trung du cũng là
loài rắn độc. Khi xem bạn nên tránh xa vì chúng có thể phun nọc xa từ 1,4 đến 1,6 mét.
Rắn lục đầu dồ lẩn khuất trong những chiếc lá màu xanh có vẻ hiền hậu, chậm chạp
nhưng khi có động, chúng mổ nhanh như chớp. Nọc độc của loài này sẽ làm xuất huyết,
làm vỡ các mạch máu, làm nạn nhân trụy tim mạch và tử vong.
Bình quân mỗi năm, Trung tâm tiếp nhận hơn 1000 nạn nhân bị rắn độc cắn. Với mục
đích tất cả vì nhân dân phục vụ, năm 2005 Trại rắn Đồng Tâm được nhà nước và các
bộ, ngành đầu tư hơn 10 tỉ đồng xây dựng khoa cấp cứu rắn độc, nhà xưởng và các trang
thiết bị máy móc để phục vụ tốt hơn nhu cầu điều trị bệnh cho nhân dân. Từ tháng
3/2006, các bệnh nhân đến đây được chữa trị miễn phí. Mấy chục năm qua, Trung tâm
đã cứu sống hàng chục ngàn nạn nhân bị rắn độc cắn. Trung tâm có những chuyên gia
và đội ngũ y bác sĩ trình độ cao với bề dày kinh nghiệm điều trị rắn độc cắn. Ngoài điều
trị, nơi đây còn trực tiếp công việc lấy nọc rắn hổ mang, hổ chúa, rắn lục để làm thuốc
trị bệnh và điều chế huyết thanh trị rắn và trồng các cây thuốc Việt Nam. Nơi đây có
hàng trăm loài thuốc trị bệnh từ cảm cúm, nhức đầu, đến trị bệnh tim, gan, dạ dày và
điều trị cả rắn độc cắn.
Và sau đây là một số loài động vật hoang dã đặc trưng được bảo tồn tại
trung tâm:
2.1. RẮN HỔ MANG CHÚA
Ophiophagus hannah (Cantor, 1836)
Hamadryas hannah Cantor, (1836)
Naja hannah Bourret, 1927,
Naia hannah Bourret, 1935.
Họ: Rắn hổ Elapidae
Bộ: Có vảy Squamata
Đặc điểm nhận dạng:
Rắn độc có cỡ lớn nhất dài khoảng 3 - 4m, có khi đạt tới 5m. Có khả năng bạnh cổ,
nhưng không bạnh to được bằng rắn hổ mang thường. Đầu tương đối ngắn, hơi dẹp, ít
nhiều phân biệt so với cổ. Thân mảnh, thuôn nhỏ dần về phía sau, đuôi dài. Lưng rắn
trưởng thành có màu vàng lục hay nâu, nhiều khi có màu đen chì. Đỉnh đầu có một vảy
hình tam giác, đỉnh tam giác hướng về phía đuôi. Cá thể non có lưng màu đen với nhiều
vạch ngang sáng, ở cổ có hoa văn hình chữ V ngược màu vàng nhạt.
Sinh học, sinh thái:
Thường sống ở trung du và miền núi, sống trong rừng, đồi cây, thậm chí trong bụi tre
làng, sống trong những hang dưới những gốc cây lớn trong rừng, bên bờ suối. Chúng
leo cây và bơi rất giỏi, nhưng thường sống ở mặt đất. Kiếm ăn cả ban ngày lẫn ban đêm,
thức ăn chủ yếu gồm những loài rắn khác hoặc đôi khi cả những loài thằn lằn. Hổ chúa
đẻ khoảng 20 - 30 trứng/lứa vào khoảng tháng 4, tháng 5, trong tổ có nhiều lá cây hay
mảnh thực vật, trứng được cả rắn bố và rắn mẹ canh giữ. Rắn sơ sinh dài khoảng 40 -
50cm màu đen, thân có nhiều cạp màu vàng, cổ có hoa văn hình chữ V ngược màu
vàng. Rắn hổ chúa là loài rắn độc dữ tợn và chủ động tấn công người. Khi tấn công
chúng thường dựng phần trước cơ thể. Chiều cao phần dựng của chúng phụ thuộc vào
kích thước và chiều dài của chúng..
Phân bố:
Trong nước: Cao Bằng, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh,
Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Phú Yên, Ninh Thuận, Gia Lai,
Kontum, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thế giới: Bănglađét, Đông Ấn Độ, Nêpan, Mianma, Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan,
Cămpuchia, Malaixia, Indonesia (Sumatra, Java, Borneo) và Philippin.
Giá trị:
Có giá trị khoa học, thẩm mỹ và là tác nhân bảo vệ môi trường. Nọc rắn có giá trị dược
liệu chữa bệnh và thương phẩm, nếu tổ chức nuôi theo mô hình trang trại, thuần dưỡng.
Tình trạng:
Hổ chúa có sự suy giảm quần thể ít nhất khoảng 80% cùng với sự suy giảm nơi cư trú,
chất lượng nơi sinh cư trong quá khứ và hiện đại do sự khai thác môi trường, săn bắt và
buôn bán trái phép.
Phân hạng: CR A1c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Hổ chúa được xếp vào Danh lục CITES: Phụ lục II, Nghị định 32/HĐBT nhóm IB.
Nhóm động vật nghiêm cấm khai thác và sử dụng. Cần thực hiện triệt để việc cấm săn
bắt, buôn bán và giết mổ. Cần thành lập các trại nuôi tập thể, khuyến khích nuôi gia
đình ở những làng có nghề bắt rắn truyền thống.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 247.
2.2. TRĂN GẤM
Python reticulatus (Schneider, 1801)
Boa reticulatus Schneider, 1801.
Họ: Trăn Pythonidae
Bộ: Có vảy Squamata
Đặc điểm nhận dạng:
Rắn cỡ lớn nhất trong các loài rắn, có thể
dài tới 6 – 7m. Đầu nhỏ dài, phân biệt rõ
với cổ. Bốn tấm vảy môi trên đầu tiên, ở
mỗi tấm có một lỗ cảm giác (lỗ môi). Lỗ
môi cũng có ở các tấm vẩy môi dưới thứ
hai, thứ ba và từ thứ mười hai cho đến thứ
mười bảy hay mười tám. Ở chính giữa đầu có một đường màu đen mảnh đi từ mõm tới
gáy. Có một đường màu đen mảnh đi từ mõm tới gáy và có thêm một đường màu đen
mảnh đi từ sau mắt xiên xuống góc môi. Mặt lưng màu vàng be hay vàng nâu với những
vân xám đen nối với nhau làm thành những mắt lưới. Mặt bụng và dưới đuôi có màu
trắng hoặc vàng nhạt với những chấm nhỏ màu nâu xám hay đen. Cá thể cái trưởng
thành thường lớn hơn cá thể đực trường thành.
Sinh học, sinh thái:
Sống ở rừng thưa, nơi có đồi núi thấp hoặc savan cây bụi, đặc biệt nơi sống đều ở gần
môi trường nước. Trăn gấm bơi giỏi có tập tính tương tự như Trăn đất, Trăn gấm hoạt
động về ban đêm, có thể đẻ tới 100 trứng/ lứa, trăn mẹ có tập tính cuốn lấy trứng. Trứng
nở sau khoảng hai tháng rưỡi đến 3 tháng. Con non mới nở dài khoảng 60 đến 75cm.
Trong điều kiện nuôi, chúng thích đầm mình cả ngày trong nước và ăn nhiều loại mồi.
Thức ăn bao gồm những loài động vật đẳng nhiệt.
Phân bố:
Trong nước: Đà Nẵng, Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Định, Khánh Hoà, Bình Phước,
Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa
- Vũng Tàu.
Thế giới: Ấn Độ, Bănglađét, Brunây, Mianma, Lào, Thái Lan, Cămpuchia, Malaixia,
Xingapo, Inđônêxia, Philippin.
Giá trị:
Là loài bò sát có hoa văn và màu sắc đẹp, có giá trị, thẩm mỹ và là loài được nuôi ở
nhiều các công viên, vườn thú để làm cảnh và giáo dục môi trường cho học sinh, sinh
viên.
Tình trạng:
Có sự suy giảm quần thể trầm trọng, cộng với sự suy giảm nơi cư trú và chất lượng nơi
sinh cư trong quá khứ và hiện tại, do sự khai thác môi trường, mở rộng đô thị, đường
xá, cầu cống, săn bắt triệt để, buôn bán trái phép. Việc chăn nuôi chưa đáp ứng được
yêu cầu. Vẫn bị săn bắt với cường độ cao trong tự nhiên.
Phân hạng: CR A1c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Được xếp vào danh lục CITES phụ lục II. Bổ sung Nghị định 32/HĐBT. Nhóm IB.
Nhóm động vật nghiêm cấm khai thác và sử dụng; cần triệt để việc cấm săn bắt và buôn
bán trái phép. Cần thành lập các trại nuôi tập thể, khuyến khích nuôi gia đình ở những
địa phương có nghề bắt rắn truyền thống.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 239.
2.3. RẮN CẠP NONG
Bungarus fasciatus (Schneider, 1801)
Pseudoboa fasciata Schneider, 1801.
Họ Rắn hổ Elapidae
Bộ: Có vảy Squamata
Đặc điểm nhận dạng:
Rắn độc cỡ tương đối lớn, thường dài trên 1m. Đầu lớn và ngắn, ít phân biệt với cổ, mắt
tương đối nhỏ và tròn, thân thường nặng nề,
đuôi ngắn, mút đuôi tròn, giữa sống lưng có
một gờ dọc rất rõ. Hàng vảy sống lưng hình
sáu cạnh, lớn hơn vảy bên. Thân có khoanh
đen và khoanh vàng xen kẽ, các khoanh xấp
xỉ bằng nhau.
Sinh học, sinh thái:
Là loài rắn độc phổ biến khắp nơi, một
trong những loài rắn độc phổ biến nhất ở
đồng bằng, trung du và miền núi. Sống trong rừng hoặc những nơi gần chỗ ở của con
người, thường gặp chúng nhiều hơn cả ở những địa hình cao giáp với nước, sống trong
hang chuột hay hang mối đã bỏ ở bờ ruộng, gò đống, bờ sông, bờ đê, vườn tược, bụi
tre, bờ ao. Trong mùa khô lạnh chúng thường ẩn náu đơn độc, đôi khi 2 đến 3 cá thể
trong một hang, đôi khi sống chung cả với ếch đồng. Rắn cạp nong lột xác quanh năm
và thường lột xác ở trong hang. Chúng kiếm ăn về ban đêm, bắt các loài rắn khác, đôi
khi ăn cả thằn lằn. ở miền Bắc Việt Nam, Rắn cạp nong bắt đầu giao phối trong hang
bắt đầu vào tháng 1 hoặc tháng 2, đẻ trứng trong hang vào tháng 5, tháng 6, đẻ trung
bình 9 trứng (4 - 16 trứng). Rắn mẹ có tập tính cuốn lấy trứng để canh giữ. Trong thời
gian này, rắn mẹ vẫn phải vừa canh giữ trứng vừa phải đi kiếm mồi. Con non xuất hiện
vào tháng 7 hoặc tháng 8 thường dài khoảng 30 - 35cm. Rắn cạp nong ban ngày rất
chậm chạp, ít cắn người, song khi đã bị rắn cắn có thể bị tử vong, vì nọc rắn rất độc,
tính độc gấp 4 lần so với Rắn hổ mang.
Phân bố:
Trong nước: Phân bố rộng rãi ở đồng bằng, trung du và miền núi
Thế giới: Đông bắc Ấn Độ, Nêpan, Bănglađét, Brunây, Parussalam, Butan, Mianma,
nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Cambodia, Malaixia, Xingapo, Indonesia (Sumatra,
Java, Borneo).
Giá trị:
Có giá trị khoa học, thẩm mỹ, là tác nhân cân bằng sinh thái trong môi trường tự nhiên.
Tình trạng:
Có sự suy giảm quần thể ít nhất tới 50% cộng với sự suy giảm nơi cư trú chất lượng nơi
sinh cư trong quá khứ và hiện tại do sự khai thác môi trường, mở rộng đô thị, đường
xá, săn bắt triệt để, buôn bán trái phép.
Phân hạng: EN A1c,d
Biện pháp bảo vệ:
Đã được xếp vào danh lục bổ sung Nghị định 32/HĐBT, nhóm IB nhóm động vật
nghiêm cấm khai thác và sử dụng. Cần thực hiện nghiêm túc việc cấm săn bắt, buôn
bán và giết mổ. Thành lập trại nuôi tập thể, khuyến khích nuôi gia đình ở những làng
nghề bắt rắn.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 245.
2.4. RẮN HỔ MANG
Naja naja (Linnaeus, 1758)
Coluber naja Linnaeus, 1758
Naia naia Bourret, 1936
Naja tripudians Merrem, 1920.
Họ: Rắn hổ Elapidae
Bộ: Có vảy Squamata
Đặc điểm nhận dạng:
Là rắn độc cỡ lớn, dài trung bình
khoảng 1m trở lên, có thể dài tới
2m. Đầu rộng và hơi dẹp, không phân biệt với cổ, có một đôi móc độc mọc ở phía trước
hàm trên, có thể dựng lên được. Lưng có màu vàng lục, nâu thẫm hay đen hoặc đồng
màu hoặc có những dải hoa văn như những vạch ngang đơn hoặc kép sáng màu. Hoa
văn ở cổ có hai dạng, nhìn rõ khi Rắn hổ mang bạnh cổ, cổ bao giờ cũng bạnh theo
chiều ngang, sang hai bên. Dựa vào hình thái ngoài, nhất là dựa vào hoa văn ở mặt, cổ,
phần lưng đặc biệt là khi rắn bạnh cổ, có thể chia rắn hổ mang thành hai phân loài: Phân
loài rắn hổ mang trung quốc và Rắn hổ mang một mắt kính có gọng (Naja naja
atra Cantor, 1842)
Phân loài rắn hổ mang trung quốc - Naja naja (Linnaeus, 1758):
khi rắn bạnh cổ, trên cổ ở mặt lưng có một vòng tròn màu sáng (mắt kính), ở hai bên có
2 dải màu trắng (gọng kính). Chính giữa “mắt kính” có một vết màu nâu đen. Một hoặc
cả hai “gọng kính” có thể bị tiêu giảm nhiều hoặc ít. Mặt bụng phần cổ có một dải rộng
sẫm màu nằm ngang. Lưng thường có màu nâu sẫm hay vàng lục thường có những vạch
ngang nhỏ hơi sáng.
Sinh học, sinh thái:
Rắn hổ mang trung quốc thường ẩn trong hang chuột, hang mối ở đồng ruộng, làng
mạc, vườn tược, bờ đê, gò đống, dưới gốc cây trong bụi tre. Trong nhiều trường hợp
chúng bò vào hang chuột, nuốt chủ nhà rồi chiếm lấy hang. Kiếm ăn vào ban đêm, ăn
chủ yếu chuột song ăn cả rắn thằn lằn, cóc và ếch. Rắn non chủ yếu ăn ếch nhái. ở Bắc
Việt Nam Rắn hổ mang trung quốc hay Rắn hổ mang có gọng kính lột xác quanh năm
nhiều nhất vào tháng 8 và các tháng trong mùa trú đông (tháng 12, 1, 2) giao phối vào
cuối tháng 4 đầu tháng 5, đẻ trứng vào tháng 6 tháng 7 (chủ yếu vào tháng 6) từ 6 - 20
trứng/lứa. Rắn mẹ quấn lấy trứng để bảo vệ. Trứng nở vào tháng 8 sau 50 - 57 ngày.
Con sơ sinh dài từ 250 - 270mm đã có khả năng bạnh cổ, cắn chết người. Rắn non
thường dữ hơn rắn trưởng thành. Lượng nọc tối thiểu làm chết người là 15mg.
Phân bố:
Trong nước: Phân bố rộng rãi ở đồng bằng, trung du, miền núi. Có nhiều ở miền Bắc
Việt Nam có thể kéo dài về phía Nam đến Quảng Bình, Quảng Trị. Từ Đà Nẵng trở
vào, Rắn hổ mang trung quốc đã trở nên vô cùng ít.
Thế giới: Nam Trung Quốc, Lào.
Phân loài rắn hổ đất hay rắn hổ mang một mắt kính thiếu gọng - Naja naja
kaouthia Lesson, 1831
Đặc điểm nhận dạng:
Khi rắn bạnh cổ, trên cổ ở mặt lưng có một hình tròn màu sáng (mắt kính) chính giữa
có một vết nâu đen. ở cổ về mặt bụng có một cặp vết nhỏ nằm ngang. Màu sắc ở lưng
đa dạng thay đổi từ màu nâu xẫm tới màu nâu xám. Đa số cá thể mặt lưng đồng màu.
Một số ít cá thể có những vạch ngang hơi sáng song không rõ rệt. Ngoài ra, Rắn hổ
mang đất còn có một số đặc điểm chi tiết phân biệt với Rắn hổ mang trung quốc.
Sinh học, sinh thái:
Rắn hổ đất hay rắn hổ mang một mắt kính thiếu gọng sống ở đồng bằng, trung du và
miền núi. Hoạt động về ban đêm, ban ngày trú trong hang mối hoặc hang chuột nhiều
trường hợp rất gần với nơi ở của con người. Thức ăn chủ yếu bao gồm cóc, rắn, chim
và thú nhỏ (chuột). Rắn hổ đất cái đẻ tới 45 trứng/lứa thường nhiều hơn Rắn hổ mang
trung quốc. Con non mới nở dài 280 - 350mm, cũng thường dài hơn Rắn hổ mang trung
quốc. Con non mới nở đã có thể bành cổ hung dữ và có nọc độc gây nguy hiểm cho
người.
Phân bố:
Trong nước: Phân bố chủ yếu ở miền Nam và Nam Trung Bộ. ở miền Bắc Việt Nam
rất hiếm gặp.
Thế giới: Banglađét, Bắc Ấn Độ, Nêpan, Nam Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan,
Cămpuchia, Bắc Malaixia.
Giá trị:
Có giá trị khoa học, thẩm mỹ và tác nhân bảo vệ môi trường vì tiêu diệt các loài động
vật gây hại (diệt chuột). Nếu tổ chức nuôi thương phẩm sẽ có giá trị xuất khẩu.
Tình trạng:
Rắn hổ mang có sự suy giảm quần thể ít nhất 50% cùng với sự suy giảm nơi cư trú, chất
lượng nơi sinh cư trong quá khứ và hiện tại do sự khai thác môi trường mở rộng đô thị,
đường xá, săn bắt triệt để, buôn bán trái phép.
Phân hạng: EN A1c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Rắn hổ mang đã được xếp vào Danh lục CITES, phụ lục II. Bổ sung Nghị định
32/HĐBT, nhóm II B (động vật rừng). Cần thực hiện triệt để việc cấm săn bắt, sử dụng,
buôn bán. Thành lập các trại nuôi tập thể, khuyến khích nuôi gia đình ở những làng
nghề bắt rắn truyền thống.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 246.
2.5. Kỳ đà núi
Tên khoa học: Varanus Salvator
Họ: Kỳ đà Varanus
Phân bố: Các nước
Đông Nam Á
Nơi sống: Rừng
thưa, bụi rậm, ven
sông suối
Thức ăn: Côn
trùng, Chim, cá,
ếch, nhái.
Tuổi thọ: 10 năm
Là loài động vật
quý hiếm đang được bảo vệ.
2.6. CÔNG
Pavo muticus imperator Delacour, 1949
Họ: Trĩ Phasianidae
Bộ: Gà Galliformes
Đặc điểm nhận dạng:
Chim đực trưởng thành nhìn chung bộ lông có màu lục ánh thép. Đuôi rất dài, có màu
lục ánh đồng, mỗi lông ở mút có sao màu lục xanh, đỏ đồng vàng và nâu. Lông đuôi
lúc xoè ra có hình nan quạt, thẳng đứng. Chim cái có màu sắc tương tự. Mắt nâu. Da
mặt vàng xanh. Mỏ xám sừng, chân xám. Cả chim đực và cái đều có cựa.
Sinh học, sinh thái:
Tổ làm đơn giản, đẻ vào tháng 5 - 6, mỗi lứa đẻ 4 - 6 trứng. Vỏ trứng màu trắng đục,
kích thước trung bình (72, 2 x 58, 3mm). ấp 27 - 28 ngày. Thức ăn chủ yếu là ngũ cốc,
hạt cỏ dại đôi khi có cả côn trùng và nhái nhỏ. Công nuôi thay lông vào tháng 6 - 11.
Công thích sống ở rừng thưa, đặc biệt là rừng khộp, chỗ cây bụi và trảng cỏ rậm rạp rải
rác có nhiều cây gỗ lớn, nơi có độ cao khoảng dưới 1000m. Thường gặp kiếm ăn ở cửa
rừng trong các trảng cỏ, vùng nương rẫi nơi dọc bờ sông gần nơi ở của chúng ở Nam
Bãi Cát Tiên gặp công ở sườn đồi xung quanh các bàu nước, kiếm ăn trên các bãi cỏ củ
vùng đầm lầy vào mùa nước cạn hoặc ven ruộng lúa, ban đêm ngủ trên các cây to gần
đó. Ngoài mùa sinh sản thường kiếm ăn theo đàn hoặc gia đình. Có thể gặp công sống
ở những nơi cố định.
Phân bố:
Việt Nam: Ngày nay chỉ còn thấy công ở vùng nam Trung bộ (Quảng Nam - Đà Nẵng,
Phú Yên, Thuận Hải, Gia Lai, Kom Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng), và Nam bộ (Đồng Nai).
Thế giới: Đông Mianma, Trung Quốc (Nam Vân Nam), Thái Lan và Đông Dương.
Giá trị:
Nguồn gen quý. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ, là loài chim cảnh rất đẹp được nuôi ở
công viên, khu du lịch, vườn thú...
Tình trạng:
Nơi ở tự nhiên mất đi và thu hẹp môt cách trầm trọng. Số lượng bị giảm sút ở nhiều nơi
vẫn còn bị săn bắt. Nguyên nhân chủ yếu là mất nơi ở nói trên là do tình hình rừng ở
nước ta bị tác động như đã nói đến ở các loài khác. Số lượng công hiện còn lại ở nước
ta đáng kể là ở vườn quốc gia Nam Cát Tiên và Đắc Lắc. Mức độ đe dọa: bậc R.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Giống như các loài chim trĩ khác. Chú ý khôi phục các đàn công còn lại ở vườn quốc
gia Nam Cát Tiên (Đồng Nai) và Yokđôn (Đắc Lắc). ngăn cấm việc săn bắt công còn
lại ở các vùng khác trong cả nước.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 125.
2.7. Đà điểu
Tên khoa học: Dromaius Novaebollandiae
Họ Đà điểu: Casuarlldae
Phân bố: Châu Úc
Nơi sống: Bán sa mạc, thảo nguyên
Thức ăn: Cỏ, hạt, lá cây, có thể ăn côn trùng, ếch, nhái.
Sinh sản: Đẻ khoảng 10 – 12 trứng, nặng khoảng 600g, chim trống ấp trứng nuôi
con.
Tuổi thọ: Khoảng 30 năm.
Giá trị: Khai thác thịt, da, lông, nuôi làm cảnh.
2.8. Bồ câu trắng
2.9. Ngựa
Ngựa (danh pháp hai phần: Equus caballus) là một loài động vật có vú trong
họ Equidae, bộ Perissodactyla. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758.,[3] và là một
trong số 8 phân loài còn sinh tồn cho tới ngày nay của họ Equidae. Ngựa đã trải qua
quá trình tiến hóa từ 45 đến 55 triệu năm để từ một dạng sinh vật nhỏ với chân nhiều
ngón trở thành dạng động vật lớn với chân một ngón như ngày nay
Nuôi dưỡng
Con người bắt đầu thuần dưỡng ngựa vào khoảng 4000-4500 TCN, và người ta tin rằng
ngựa đã được nuôi phổ biến ở châu Âu vào khoảng 3000 TCN-2000 TCN. Ngựa
chiến được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh, nhất là chiến tranh thời cổ.
Tuổi đời
Tùy thuộc vào giống, sự quản lý và môi trường, thức ăn, nước uống v.v ngày nay ngựa
có tuổi thọ khoảng 25 đến 30 năm. Con ngựa sống thọ nhất có thể kiểm chứng là "Old
Billy", một con ngựa sống trong thế kỷ 19 với tuổi thọ là 62 năm. Hiện nay, Sugar Puff,
con ngựa được liệt kê trong Sách Kỷ lục Guinness như là con ngựa pony già nhất còn
sống trên thế giới, đã chết ngày 25 tháng 5 năm 2007 ở độ tuổi 56.
Sinh sản
Ngựa cái mang thai kéo dài khoảng 335-340 ngày. Ngựa thường sinh một. Ngựa con
có khả năng đứng và chạy một thời gian ngắn sau sinh. Ngựa bốn tuổi được coi là ngựa
trưởng thành, mặc dù chúng tiếp tục phát triển bình thường cho đến khi sáu tuổi, thời
gian hoàn thành sự phát triển của ngựa cũng phụ thuộc vào kích cỡ của ngựa, giống,
giới tính và chất lượng chăm sóc.
2.10. Trĩ đỏ
Phasianus colchicus Linnaeus, 1758
Họ: Trĩ Phasianidae
Bộ: Gà Galliformes
Mô tả:
Đuôi dài và nhỏ. Bộ lông nhiều màu sắc đẹp. Chim đực trưởng thành đầu, họng và trước
cổ xanh lục. Các phần còn lại nhìn chung có màu nâu hung đỏ, nâu vàng với các chấm
đen. Phần dưới cơ thể tối hơn đặc biệt là ở ngực. Phần dưới cổ có vòng trắng ở phân
loài 1 (P. c. takasukasae) và không ở phân loài 2 (P. c. rothschildi). Chim cái trưởng
thành nhìn chung có bộ lông vằn nâu điểm các châm đen, giống nhau ở cả 2 phân loài
trên. Mắt nâu đỏ. Da trần ở mặt đỏ tươi. Mỏ và chân màu sừng.
Sinh học:
Ăn các loài ngũ cốc, hạt cỏ dại và côn trùng. Chim cái bắt được ngày 15/6/1965 đang
thay lông ở giai đoạn đầu.
Nơi sống và sinh thái:
Nơi ở thích hợp là vùng đồi núi thấp và trung bình có độ cao lên tới khoảng 800m, nơi
có nhiều cây cỏ và cây bụi nhỏ hay rừng thông, không xa nương rẫy. Không gặp ở rừng
rậm.
Phân bố:
Việt Nam: Bắc bộ phân loài 1 ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, và phân loài 2 ở
Lào Cai, Yên Bái, Bắc Thái (Bắc Cạn).
Thế giới: Đông nam Trung Quốc (phân loài 1 ở Quảng Đông, phân loài 2 ở nam Vân
Nam) và Bắc Việt Nam
Giá trị: Là đặc sản quý hiếm ở nước ta. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ.
Tình trạng:
Nơi ở tự nhiên bị mất, bị tác động mạnh và bị săn bắt. Tiếp tục nghiên cứu để bảo vệ,
phục hồi và gia tăng số lượng.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 137.
2.11. Lợn rừng
Sus scrofa Linnaeus, 1758
Họ: Lợn Suidae
Bộ: Ngón chẵn Artiodactyla
Đặc điểm nhận dạng:
Lợn rừng nặng 40 - 200 kg, dài thân 1.350 - 1.500mm, dài đuôi 200 - 300mm. Thân
ngắn, đầu lớn, ngực nở, phần mông nhỏ hơn phần đầu ngực. Bộ lông thô, cứng màu đen
xám. Lông gáy dài, dày và rậm. Khi bị kích thích hàng lông này dựng lên trông con vật
dữ tợn. Răng nanh thường phát triển to dài chìa ra ngoài môi. Lợn con có nhiều sọc
vàng chạy dọc thân.
Sinh học, sinh thái:
Lợn rừng sống trong tất cả các dạng sinh cảnh, từ rừng thứ sinh, rừng thưa, ven các
nương rẫy... Không sống trên núi đá. Không có nơi ở cố định. Sống đàn 5 - 20 con,
kiếm ăn đêm (từ chập tối đến gần sáng), ngày nghỉ trong các bụi rậm. Thích đằm mình
trong vũng nước. Mùa đông lợn làm tổ để nằm. Lợn rừng ăn tạp gồm các loại củ, quả
giàu tinh bột, các loại quả cây rừng, măng tre nứa, chuối và nhiều động vật (nhái, ngoé,
giun đất, ong..).
Lợn rừng sinh sản quanh năm, mang thai khoảng 4 tháng, đẻ mỗi năm một hoặc hai lứa,
mỗi lứa 7 - 12 con. Lợn mẹ làm tổ đẻ rất chu đáo. Lợn con đẻ sau 30 phút có thể đi lại
bình thường, một tuần sau có thể đi theo mẹ và trưởng thành sinh dục sau hai năm tuổi.
Phân bố:
Thế giới: châu Âu, châu Á, Bắc Phi.
Việt Nam: Lợn rừng có mặt khắp các tỉnh miền núi và trung du, Đây là loài duy nhất
thuộc họ Lợn Suidae phân bố ở nước ta.
Giá trị sử dụng:
Lợn rừng cho da lông, thực phẩm. Trong hoạt động kiếm ăn lợn rừng ủi đất làm cho
đất tơi xốp, thoáng khí và hàng năm chúng thải ra cho đất rừng một lượng lớn phân và
nước giải. Tuy nhiên lợn rừng cũng gây một số tác hại cho hoa màu lương thực trên
nương rẫy, phá hoại măng tre nứa.
Tình trạng:
Số lượng lợn rừng ở nước ta còn tương đối nhiều. Ngành lâm nghiệp cần quản lý và
sử dụng tốt nguồn lâm sản này để tăng nguồn thu nhập kinh tế.
Tài liệu dẫn: Động vật rừng - Phạm Nhật - trang 189.
2.12. Gà lôi hồng tía
Lophura diardi Bonaparte, 1858
Họ: Trĩ Phasianidae
Bộ: Gà Galliformes
Mô tả:
Chim đực trưởng thành mào dài (70 - 90mm), thường dựng đứng, có màu đen lam ánh
thép. Đầu, cằm, họng màu đen. Phần dưới lưng màu vàng kim loại. Hông và trên đuôi
màu lam ánh thép và đỏ tía. Phần còn lại của bộ lông nhìn chung có màu lam. Chim cái
trưởng thành không có mào nhưng lông ở đỉnh đầu dài hơn. Đuôi thẳng và tròn. Bộ lông
nhìn chung có màu nâu, ở bụng có hình vảy trắng nhạt. Mặt đỏ nâu. Da mặt và chân
màu đỏ.
Sinh học:
Sống định cư và làm tổ ở rừng. Bắt đầu vào mùa sinh sản vào năm thứ 3. đẻ 5 - 8 trứng.
Trứng ngắn và hơi tròn, màu vàng hồng nhạt kích thước (18 - 38mm). Ấp 24 - 25 ngày.
Ăn hạt, giun và côn trùng.
Nơi sống và sinh thái:
Thường gặp trong các loại rừng khác nhau và chỗ cây bụi, kể cả nơi trống trải, dọc
đường đi. Độ cao vùng phân bố khoảng dưới 750m. Đi lẻ hoặc đàn nhỏ.
Phân bố:
Việt Nam: Bắc Trung bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh) đến Nam bộ. Đã gặp ở nhiều nơi: Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Gia Lai, Kom Tum, Đồng Nai và Tây Ninh.
Thế giới: Thái Lan, Đông Dương.
Giá trị: Có giá trị khoa học và thẩm mỹ.
Tình trạng:
Nơi sống bị tác động. Bị săn bắt cho nên số lượng ngày càng bị giảm sút. Mức độ đe
dọa: bậc T.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Cầm khẩn trương tiến hành khoanh khu bảo vệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_thuc_tap_quan_ly_va_bao_ton_dong_vat_hoang_da_trai_r.pdf