Báo cáo Lập & trình bày tài chính hợp nhất tại Tổng Công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước & Môi trường Việt Nam

Tài liệu Báo cáo Lập & trình bày tài chính hợp nhất tại Tổng Công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước & Môi trường Việt Nam: MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ SỬ DỤNG BẢNG Trang 1. Bảng 01: Danh sách các Công ty con và tỷ lệ lợi ích, tỷ lệ quyền biểu quyết của Tổng công ty VIWASEEN tại các công ty này………………………….…....22 2. Bảng 02: Số liệu chưa xử lý của Bảng cân đối kế toán hợp nhất………….….…24 3. Bảng 03: Điều chỉnh các khoản phải thu, phải trả nội bộ………………….……29 4. Bảng 04: Bảng điều chỉnh các chỉ tiêu “Khoản đầu tư vào công ty con” của Tổng công ty VIWASEEN và “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” của các công ty con... Ebook Báo cáo Lập & trình bày tài chính hợp nhất tại Tổng Công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước & Môi trường Việt Nam

doc89 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Lập & trình bày tài chính hợp nhất tại Tổng Công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước & Môi trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
………32 5. Bảng 05: Lợi ích của cổ đông thiểu số tại các công ty con………………...……33 6. Bảng 06: Bảng cân đối kế toán hợp nhất của Tổng công ty VIWASEEN………36 7. Bảng 07: Chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán…………………………………..41 8. Bảng 08: Báo cáo kết quả kinh doanh cộng gộp của Tổng công ty VIWASEEN………………………………………………………………………..42 9. Bảng 09: Doanh thu, giá vốn hàng bán nội bộ phát sinh trong kỳ………………44 10. Bảng 10: Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất Tổng công ty VIWASEEN (31/12/2007)…………………………………………..46 11. Bảng 11: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất Tổng công ty VIWASEEN………………………………………………………………………..48 12. Bảng 12: Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của Tổng công ty VIWASEEN, có tính đến “Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty Liên kết, Liên doanh”……….....5 SƠ ĐỒ 1. Sơ đồ 01: Tổ chức quản lý tại Tổng công ty VIWASEEN……………...…….….8 2. Sơ đồ 02: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp……………..…...….11 3. Sơ đồ 03: Mô hình quy trình công nghệ của khối lượng xây lắp công trình nước………………………………………………………...………….13 4. Sơ đồ 04: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Tông công ty VIWASEEN…….....15 5. Sơ đồ 05: Khái quát quá trinh tự hạch toán theo hinh thức Nhật ký chung có áp dụng máy tính…………………………………………………………...…..19 LỜI MỞ ĐẦU Sau khi hàng loạt các Tổng công ty nhà nước chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con. Nhu cầu lập các Báo cáo tài chính hợp nhất để phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà quản trị, các nhà đầu tư, và cung cấp thông tin cho những người quan tâm tới tình hình tài chính của các Tổng công ty Nhà nước trở nên bức thiết. Hợp nhất Báo cáo tài chính cũng là một đề tài mới mẻ, các quy định, hướng dẫn… của Nhà nước về vấn đề này cũng chưa đầy đủ và chặt chẽ. Vì vậy việc lập các Báo cáo tài chính hợp nhất còn gặp nhiều khó khăn. Những nguyên nhân trên đã khiến Tôi chọn đề tài “Một vài kiến nghị về việc lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam” Nội dung của đề tài được trình bày trong ba phần chính là: Phần I: Khái quát chung về Tổng công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam. Phần II: Thực trạng lập các Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty đầu tư xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam. Phần III: Một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện việc lập và trình bày các Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam. CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM 1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty VIWASEEN -Tổng công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: VIET NAM WATER SUPPLY, SEWERAGE AND ENVIRONMENT CONSTRUCTION INVESTMENT CORPORATION. Tên gọi tắt là VIWASEEN.CORP, thường gọi là VIWASEEN). Trụ sở chính đặt tại 52 Quốc Tử Giám-Đống Đa-Hà Nội. Được thành lập theo quyết định số 242/2005-QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 4 tháng 10 năm 2005 và Quyết định số 2188/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ xây dựng ngày 25 tháng 11 năm 2005. Tổng công ty VIWASEEN là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Bộ xây dựng. Hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con trên cơ sở tổ chức lại các Công ty Nhà nước độc lập trực thuộc Bộ xây dựng bao gồm: Công ty Xây dựng Cấp thoát nước WASEENCO, Công ty Đầu tư và Xây dựng Cấp thoát nước - WASECO, Công ty Tư vấn Cấp thoát nước số 2 - WASE. -Công ty Xây dựng Cấp thoát nước WASEENCO có trụ sở tại Hà Nội, được thành lập năm 1975. Là một doanh nghiệp chuyên ngành đầu tiên trong lĩnh vực xây dựng, cấp thoát nước của Việt Nam. Lịch sử phát triển của Công ty gắn liền với hàng trăm công trình cấp thoát nước cho các thành phố, khu công nghiệp, đô thị trên cả nước. Trong đó có rất nhiều công trình trọng điểm của đất nước. Công ty có đội ngũ cán bộ giầu kinh nghiệm. Được đào tạo bài bản trong và ngoài nước. Năng lực máy móc thiết bị chuyên dụng. Có thể thực hiện trọn gói các hợp đồng xuất, nhập khẩu vật tư, thiết bị chuyên ngành có giá trị lớn với chất lượng cao. -Công ty Đầu tư và Xây dựng Cấp thoát nước WASECO có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Với 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành. Công ty đã xây dựng được đội ngũ kỹ sư, cán bộ, công nhân viên có trình độ. Đã thi công hàng trăm công trình cấp thoát nước ở mọi quy mô. Đặc biệt ở khu vực miền Trung và phía Nam. Ngoài ra, Công ty còn đã đầu tư xây dựng, kinh doanh hàng loạt các nhà máy nước, các dự án bất động sản với hiệu quả cao. -Công ty Cổ phần Tư vấn Cấp thoát nước và Môi trường WASE (trước đây là Công ty Tư vấn Cấp thoát nước số 2). Có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, là đơn vị tư vấn được thành lập từ năm 1997. Hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng, giám sát thi công các công trình cấp thoát nước, môi trường, công trình công cộng, đô thị, cụm dân cư nông thôn, kỹ thuật hạ tầng đô thị. Tuy mới thành lập không lâu nhưng Công ty đã có đội ngũ cán bộ với chất lượng rất cao. Trên 100 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học. Phần lớn cán bộ được đào tạo tại nước ngoài, có thể đảm đương công tác tư vấn, thiết kế, giám sát cho các công trình ở mọi quy mô và mức độ phức tạp khác nhau. -Sau khi thực hiện quyết định 242/2005-QĐ-TTg, đến nay, Tổng công ty VIWASEEN đã có gần 8000 cán bộ, công nhân viên chức. Trong đó có gần 2000 kỹ sư có trình độ đại học và sau đại học, có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm. Trên 6000 công nhân kỹ thuật lành nghề, làm việc trong 21 Công ty thành viên (13 Công ty con và 7 Công ty liên kết) và 8 chi nhánh. Tổng công ty VIWASEEN là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế, thi công xây lắp, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị cho các công trình cấp thoát nước, công trình công nghiệp dân dụng với mọi quy mô. Tổng công ty đang phát triển mạnh mẽ theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm. Thông qua các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp, kinh doanh bất động sản, năng lượng, xuất khẩu lao động và du lịch. Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể chia làm 4 giai đoạn sau: * Từ 1975 đến 1987: Trong giai đoạn này, hàng năm Tổng công ty đều thực hiện vượt kế hoạch nhà nước giao. Đạt mức tăng từ 40% đến 50% về giá trị sản lượng. Hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp thoát nước cho nhiều tỉnh thành phố, thị xã trên cả nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Vinh,… Tổng công ty đã thi công nhiều hệ thống cấp thoát nước cho các khu công nghiệp trọng điểm như: xi măng Hoàng Thạch, xi măng Bỉm Sơn, nhiệt điện Phả Lại… * Từ năm 1988 đến tháng 10 năm 1996: Lúc này nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường. Tổng công ty đã chủ động phát huy thế mạnh của mình trong lĩnh vực chuyên ngành, để củng cố vị trí hoạt động và tiếp cận dần với các dự án mới mà xã hội đã và đang đặt ra như: Tư vấn và lập các dự án đầu tư, cấp thoát nước sạch cho các vùng trung du miền núi phía Bắc… * Từ tháng 11 năm 1996 đến tháng 10 năm 2005: Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty lúc này mang tính chất chuyên ngành cấp thoát nước. Tổng công ty vừa tham gia xây dựng dự án, tư vấn thiết kế, trực tiếp thi công, vừa làm nhiệm vụ chuyển giao công nghệ vận hành sử dụng các công trình thoát nước trên địa bàn cả nước. Tổng công ty đã thi công hàng trăm công trình có quy mô lớn thuộc nguồn vốn ngân sách của nhà nước, viện trợ Nhật, Pháp, và nguồn OECF. * Từ tháng 11 năm 2005 đến nay: Do có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, quy mô. Nên trong giai đoạn hiện nay, Tổng công ty đã không ngừng phát huy thế mạnh của mình, và tiếp tục vươn ra các lĩnh vực mới là đầu tư kinh doanh nước sạch, nhà ở. Các khu công trình đã hoàn thành trong lĩnh vực này có thể kể đến là: Cấp nước sạch cho khu công nghệ cao Hoà Lạc, xây dựng nhà máy nước Nam Sách- Hải Dương. Bên cạnh đó, Tổng công ty còn mở rộng quan hệ với nước ngoài. Nhằm mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ, tổ chức nghiên cứu khoa học, thực hiện đầu tư vào công ty con và công ty liên kết… 1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh -Lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty Đầu tư Xây dựng cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam bao gồm: -Tư vấn, khảo sát thiết kế và nghiên cứu khoa học: VIWASEEN là một Tổng công ty cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế xây dựng chuyên ngành cấp thoát nước hàng đầu Việt Nam. Hai đơn vị của Tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực này là Công ty Cổ phần nước và Môi trường WASE tại thành phố Hồ Chí Minh và Chi nhánh tư vấn xây dựng và kỹ thuật môi trường tại Hà Nội. Với chiến lược đào tạo con người hợp lý, và nỗ lực trong hoạt động sản xuất, VIWASEEN đang khẳng định được chất lượng sản phẩm của mình. -Là một đơn vị giàu kinh nghiệm về hoạt động chuyên ngành. Cùng với trí tuệ của những cán bộ, chuyên gia. Tổng công ty VIWASEEN đã tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng thực tế cao như: đề tài nghiêu cứu các hệ thống cấp nước tự chảy cho khu vực nông thôn, miền núi, đề tài nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải đô thị... Những nghiên cứu này đã góp phần quan trọng vào mục tiêu bảo vệ môi trường. Tạo điều kiện để người dân ở những vùng khó khăn tiếp cận với dịch vụ nước sạch và vệ sinh. -Thi công xây lắp: Đây là lĩnh vực hoạt động truyền thống, đi cùng với sự phát triển của Tổng công ty. VIWASEEN đã khẳng định được thương hiệu của mình qua hàng trăm công trình xây lắp chuyên ngành cấp thoát nước và môi trường trên cả nước. Tạo được sự tin tưởng với khách hàng, với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các nhà thầu quốc tế tham gia các dự án tại Việt Nam. Cùng với đối tác là các nhà thầu lớn nước ngoài như: Đức, Nhật Bản, Úc... . VIWASEEN đã thực hiện thành công nhiều dự án cấp thoát nước trọng điểm, quy mô lớn và có tính chất phức tạp tại các tỉnh thành trong cả nước. Ngoài ra, VIWASEEN còn tham gia thi công các công trình xây dựng hạ tầng, giao thông, điện, thuỷ lợi, bến cảng và thuỷ điện. -Sản xuất công nghiệp: Tổng công ty VIWASEEN đang tập trung đẩy mạnh lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Trong đó bao gồm sản xuất kinh doanh nước sinh hoạt, nước khoáng, vật liệu xây dựng, cấu kiện bêtông, thiết bị và phụ tùng chuyên ngành cấp thoát nước. Các dự án đầu tư cho sản xuất công nghiệp được thực hiện gần đây có thể kể đến như: Dự án nhà máy nước Nam Sach, Hải Dương, Nhà máy nước Suối Dầu, Khánh Hoà. Nhà máy nước Bình Hiệp, Bình Thuận. Dự án sản xuất nước tinh khiết, nước khoáng đóng chai tại tỉnh Hà Tây. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ống bêtông li tâm tại tỉnh Hải Dương. Dự án ống Gang Cầu và phụ tùng, phụ kiện 10.000 tấn/năm tại thành phố Biên Hoà- Đồng Nai, Dự án Nhà máy thủy điện công suất 30MW tại Mường La, Sơn La. -Xuất nhập khẩu: Xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực hoạt động thế mạnh của Tổng công ty. Trong những năm qua, VIWASEEN đã tập trung khai thác hiệu quả lĩnh vực nhập khẩu vật tư, thiết bị chuyên ngành cấp thoát nước. Khởi đầu chủ yếu là những hợp đồng nhỏ lẻ cung cấp vật tư cho các dự án cấp nước tại nhiều địa phương trên cả nước. Sau là các hợp đồng uỷ thác nhập khẩu vật tư, thiết bị cho các dự án ODA, các dự án sử dụng nguồn vốn ADB với giá trị lên tới 10 triệu USD. Đến nay, VIWASEEN có thể trực tiếp thực hiện những hợp đồng nhập khẩu hàng hoá  với giá trị lớn. Với phương châm luôn mở rộng, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ. Tổng công ty VIWASEEN đang hướng tới việc nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị phục vụ thị trường trong nước ở mọi lĩnh vực. Cũng như xuất khẩu các hàng hoá có thế mạnh của Việt Nam trên thị trường quốc tế. -Bất động sản: Hiện nay Tổng công ty đang đầu tư xây dựng kinh doanh toà nhà văn phòng WASECO tại thành phố Hồ Chí Minh. Khách sạn 4 sao Heritage tại Huế. Ngoài hai dự án trọng điểm là Tổ hợp văn phòng cho thuê, chung cư Trung Văn và Hạ Đình tại huyện Từ Liêm và quận Thanh Trì - Hà Nội. VIWASEEN còn liên danh với  đối tác Malaysia đầu tư xây dựng khu đô thị mới 500 ha tại huyện Hoài Đức - Hà Tây. -Các loại hình kinh doanh bất động sản khác VIWASEEN có thể tham gia gồm: Đầu tư, kinh doanh các khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Đầu tư kinh doanh các khu vui chơi giải trí. Đầu tư kinh doanh các trung tâm thương mại, bãi đỗ xe. Đặc biệt, đầu tư sản xuất năng lượng gồm thủy điện, phong điện... đang là một trong những lĩnh vực quan tâm chiến lược của VIWASEEN. Tổng công ty đang thực hiện nghiên cứu các dự án thủy điện, một trong số đó là dự án xây dựng Nhà máy thủy điện Nậm La, Sơn La công suất 30MW. -Lĩnh vực kinh doanh khác (xuất khẩu lao động và du lịch): Mặc dù đây là một lĩnh vực mới hoạt động. Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực, thương mại và du lịch VIWASEEN-VIWAMEX đã thiết lập một hệ thống hợp tác chặt chẽ với các đối tác Tiệp Khắc, Ả rập Xê út, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Âu và các nước Đông Nam Á. Để phát triển lĩnh vực du lịch, du học, xuất nhập khẩu lao động. Đây là một lĩnh vực hoạt động quan trọng và có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Vừa hỗ trợ hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, vừa góp phần giải quyết sức ép lao động dôi dư trong nước cũng như nâng cao trình độ người lao động. Ngoài ra, Tổng công ty cũng đang tiếp tục mở rộng kinh doanh theo hướng đa ngành nghề. Vì vậy Tổng công ty cũng hoạt động ở nhiều ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. 1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý -Có thể khái quát tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty như sau: 1.Công ty Cổ phần Xây dựng cấp thoát nước số 1 (VIWASEEN.1) 2. Công ty Cổ phần cơ khí xây dựng cấp thoát nước (VIWASEEN.2) 3. Công ty Cổ phần Khoan và Xây dựng (VIWASEEN.3) 4. Công ty Cổ phần Điện lắp máy & Xây dựng (VIWASEEN.4) 5. Công ty Cổ phần Khoan và Xây lắp Cấp thoát nước (VIWASEEN.11) 6. Công ty Cổ phần Xây dựng cấp thoát nước số 12 (VIWASEEN.12) 7. Công ty Cổ phần Xây lắp &Sản xuất thiết bị ngành nước (VIWASEEN.14) 8. Công ty Cổ phần Xây dựng cấp thoát nước số 15 (VIWASEEN.15) 9. Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng (VIWASEEN Huế) 10. Công ty Cổ phần phát triển nhân lực - TM & DL 11. Công ty Cổ phần Tư vấn cấp thoát nước và môi trường WASE 12. Công ty Đầu tư Xây dựng CTN - WASECO Công ty Cổ phần Long phú Hà Tây Công ty Cổ phần Thuỷ điện VIWASEEN Tây bắc Công ty Cổ phần Bình Hiệp Công ty Liên doanh Ống gang cầu Đại Việt WAHSIN Đồng Nai Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ Dầu khí Hà Nội Công ty cổ phần Năng lượng mới Hà Nội Công ty cổ phần Bất động sản Dầu khí PETRO Hà Nội PHÒNG KINH TẾ KẾ HOẠCH PHÒNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHÒNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ PHÒNG PHÁP CHẾ ĐỐI NGOẠI VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN VĂN PHÒNG PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG VĂN PHÒNG ĐẢNG UỶ CÔNG ĐOÀN PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC 1.Chi nhánh công ty tại TP.HCM 2. Chi nhánh tư vấn xây dựng & KT môi trường 3. Chi nhánh xây dựng và cơ điện công trình 4. Chi nhánh xây dựng số 1 5. Chi nhánh xây dựng số 2 6. BQLDA khu đô thị Hoài Đức - Hà Tây 7. Chi nhánh kinh doanh XNK và thương mại 8. Ban quản lý dự án Tổng công ty VIWASEEN CÁC CÔNG TY CON DO CÔNG TY MẸ GIỮ CỔ PHẦN CHI PHỐI CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT KẾ TOÁN TRƯỞNG CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT Sơ đồ 01: Tổ chức quản lý tại Tổng công ty VIWASEEN -Hiện nay bộ máy quản lý của Tổng công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Theo mô hình này giữa ban lãnh đạo và các bộ phận phòng ban trong Tổng công ty luôn có quan hệ chức năng hỗ trợ lẫn nhau. Mối quan hệ này giúp cho các hoạt động của Tổng công ty đều có sự thống nhất cao, đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý. Tránh chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ gây lãng phí thời gian và các nguồn lực khác. Nhờ vào việc tổ chức bộ máy như vậy, mọi công việc của Tổng công ty đều được giám sát chặt chẽ. Các quyết định chỉ đạo từ Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc đều được nhanh chóng chuyển tới các đối tượng cần thực hiện. Và ngược lại các thông tin phản hồi cũng được chuyển tới Hội đồng quản trị một cách nhanh chóng. Từ đó Tổng giám đốc sẽ có những điều chỉnh cần thiết giúp cho mọi hoạt động của Tổng công ty diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao. * Hội đồng quản trị Tổng công ty: Là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà Nước tại Tổng công ty. Hội đồng quản trị cũng là nơi đưa ra các quyết định mang tính chiến lược cho Tổng công ty. * Ban kiểm soát: Là cơ quan do Hội Đồng Quản Trị thành lập, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. * Tổng giám đốc: Là người trực tiếp điều hành, chịu trách nhiệm trực tiếp về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Tổng giám đốc của Tổng công ty chỉ đạo công tác tuyển dụng, khen thưởng kỷ luật, tổ chức cán bộ và các chiến lược thực hiện sản xuất trong năm. * Giúp việc cho Tổng giám đốc: Giúp việc cho Tổng giám đốc có Kế toán trưởng và các Phó tổng giám đốc. Các Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm tham mưu cho Tổng giám đốc về mặt kỹ thuật, tìm hiểu thị trường, tìm kiếm khách hàng, cũng như điều hành các hoạt động về đầu tư xây dựng cơ bản của Tổng công ty. -Các phòng ban trong Tổng công ty được phân chia nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể trong từng lĩnh vực. Nhằm giúp cho các Phó tổng giám đốc, cũng như Tổng giám đốc đưa ra các quyết định một cách chính xác. Đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty đạt hiệu quả cao. -Mặc dù đảm nhiệm những chức năng nhiệm vụ riêng. Nhưng các phòng ban trong Tổng công ty đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tổng công ty Đầu tư, Xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam hiện có các phòng ban chức năng sau: -Phòng kinh tế kế hoạch: Lập các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về thi công các công trình trúng thầu. Lập các kế hoạch về giá thành, xây dựng các hệ thống định mức hoàn thành nhiệm vụ và đơn vị phụ thuộc. -Phòng kỹ thuật công nghệ: lập quy trình thi công, theo dõi khối lượng thực hiện và chất lượng công trình, kiểm tra ký nhận khối lượng công việc hoàn thành theo giai đoạn, giám sát kỹ thuật các công trình, hạng mục các công trình mà Tổng công ty lắp đặt, thi công… -Phòng đầu tư phát triển: Tham gia các dự án kinh doanh hàng hoá trong và ngoài nước, chủ yếu là hàng hoá vật tư chuyên ngành cấp thoát nước. Đồng thời, thăm dò, tìm kiếm các đối tác trong và ngoài nước. Để tiến tới ký kết các hợp đồng kinh tế về cung cấp các loại vật tư, thiết bị chuyên ngành cấp thoát nước. Phục vụ cho nhu cầu thi công của các công trình của Tổng công ty, và cung cấp cho các đối tượng khách hàng trong các ngành kinh tế khác. -Phòng tổ chức-lao động: Có nhiệm vụ lập kế hoạch xây dựng bộ máy nhân sự của Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc. Nghiên cứu chế độ tiền lương, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty. -Phòng pháp chế đối ngoại: Tham gia biên soạn kế hoạch về dự án hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực cấp thoát nước. Hợp tác đào tạo, trao đổi lao động. Thực hiện công tác ngoại giao với nước ngoài để hợp tác, học hỏi, trao đổi công nghệ thi công, lắp ráp với kỹ sư nước ngoài. -Phòng tài chính-kế toán: Lập kế hoạch về tài chính, vốn trong dài hạn và của từng năm của Tổng công ty. Báo cáo Hội đồng quản trị, và Bộ Ngành liên quan. Theo dõi tình hình hạch toán kế toán của Tổng công ty. Xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của từng công trình, hạng mục công trình. Kết quả sản xuất kinh doanh của các Đơn vị trực thuộc. Thay mặt Tổng công ty quyết toán với các Chủ đầu tư khi công trình hoàn thành. Tổng hợp số liệu, lập đầy đủ các báo cáo, đúng thời hạn trình lên Tổng giám đốc, để Tổng giám đốc kịp thời đề ra các biện pháp thích hợp, nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công công trình và thu hồi vốn… - Văn phòng đại diện: Là nơi đại diện, thay mặt Tổng công ty trao đổi thông tin với các Công ty khác. Cũng như là nơi giao dịch với nước ngoài, giúp cho Tổng Công ty có được các thông tin cho việc hợp tác học hỏi cũng như thi công công trình. - Văn phòng công đoàn-đảng uỷ: Tổ chức các hoạt động bảo vệ quyền lợi của công nhân viên. Đồng thời tiếp thu và chỉ đạo Tổng công ty hoạt động theo đường lối, chính sách và chủ trương của Đảng và Nhà nước. 1.1.4. Đặc điểm quy trình sản xuất 1.1.4.1. Quy trình sản xuất -Hình thức tổ chức kinh doanh xây dựng mà Tổng công ty đang thực hiện bao gồm cả đấu thầu và chỉ định thầu. Quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp được khái quát qua sơ đồ sau: Hợp đồng kinh tế hay đơn hàng Lập kế hoạch thi công công trình Phòng Kinh tế-Kế hoạch Phòng Kỹ thuật công nghệ Ban chỉ huy công trình Nguyên vật liệu máy móc Phòng Đầu tư và phát triển Đội xây lắp Thi công công trình Nghiệp vụ bàn giao công trình Sơ đồ 02: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp. -Một công trình từ khi đặt hàng đến khi hoàn thành và nghiệm thu bàn giao. Đã được tóm tắt trong sơ đồ trên. Hợp đồng, đơn đặt hàng sau khi được ký kết. Sẽ là căn cứ để phòng Kinh tế kế hoạch, phòng Kỹ thuật công nghệ và Ban chỉ huy công trình, lập ra kế hoạch thi công cho công trình. Sau khi kế hoạch thi công đã được lập một cách chi tiết. Sẽ tiếp tục được chuyển qua phòng Đầu tư và phát triển, để thực hiện dự trù lượng máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cho phù hợp với nhu cầu của sản xuất. Các đội thi công sẽ nhận kế hoạch thi công và nguyên liệu, máy móc, tiền mặt… để thực hiện thi công công trình. Công trình được hoàn thành dưới sự giám sát, thẩm định của phòng Kinh tế kế hoạch, phòng Kỹ thuật công nghệ. Tất cả chu trình trên đều đặt dưới sự chỉ đao, giám sát của Tổng giám đốc Tổng công ty. Đảm bảo cho chất lượng công trình thực hiện theo đúng yêu cầu của Chủ đầu tư. Làm tăng uy tín của Tổng công ty. Đây có thể nói là chu trình sản xuât tương đối hoàn thiện và khoa học. Luôn có sự theo dõi giám sát chặt chẽ, nhưng lại không chồng chéo, cồng kềnh. Đảm bảo cho chất lượng sản phẩm làm ra, cũng như uy tín của Tồng công ty. 1.1.4.2. Đặc điểm quy trình công nghệ xây dựng công trình cấp thoát nước Xây dựng các công trình cấp thoát nước có quy mô vừa và lớn là thế mạnh truyền thống của Tổng công ty VIWASEEN. Do đó, Tổng công ty đã làm chủ quy trình công nghệ xây dựng công trình cấp thoát nước khép kín, tiên tiến. Có thể mô tả quy trình đó bằng sơ đồ sau: Khoan giếng trạm bơm Khoan giếng khu xử lý nước ngầm Khoan giếng khu xử lý nước mặt XDCT thu nước trạm bơm XDCT khu xử lý nước ngầm XDCT khu xử lý nước mặt Lắp đặt công nghệ và điện cho máy bơm giếng Lắp đặt công nghệ và điện cho khu xử lý nước ngầm Lắp đặt công nghệ và điện cho khu xử lý nước mặt Xây lắp mạng lưới đường ống truyền tải và phân phối cho khu xử lý nước ngầm Xây lắp mạng lưới đường ống truyền tải và phân phối cho giếng và trạm bơm Xây lắp mạng lưới đường ống truyền tải và phân phối cho khu xử lý nhà máy Sơ đồ 03: Mô hình quy trình công nghệ của khối lượng xây lắp công trình nước. -Quy trình công nghệ của khối lượng xây lắp công trình nước được chia làm 4 công đoạn lớn. Các phần việc trong cùng 1 công đoạn phải được hoàn thành trong cùng một khoảng thời gian trước khi thực hiện các phần việc trong các công đoạn sau. Trong thực tế, không phải bất kỳ công trình nào cũng nhất thiết cần thực hiện tất cả các phần việc như trong sơ đồ trên. 1.2. Đặc điểm công tác kế toán tại Tổng công ty VIWASEEN 1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán -Tại Tổng công ty Đầu xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam. Bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Tập trung đối với các đội công trình. Phân tán đối với các chi nhánh trực thuộc. Cách tổ chức bộ máy kế toán như vậy, là do đặc điểm kinh doanh của ngành Xây dựng khác biệt so với các ngành khác. Hoạt động sản xuất, làm ra sản phẩm của Công ty là gắn liền với từng vị trí của từng công trình. Máy móc, thiết bị, cũng như con người phải được vận chuyển theo công trình. Vì vậy, không thể chỉ thực hiện quản lý một cách tập trung được. Mà vẫn phải thực hiện quản lý theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Theo cách tổ chức này, phòng Tài chính-Kế toán tại Tổng công ty giữ vai trò trung tâm. Các chi nhánh trực thuộc, có hệ thống kế toán riêng. Đối với các đội công trình, do có quy mô nhỏ, không đủ điều kiện để tổ chức kế toán nội bộ nên thường có Kế toán viên do Tổng công ty cử xuống làm nhiệm vụ. -Phòng Tài chính-Kế toán của Tổng công ty bao gồm 16 thành viên. Đứng đầu là Kế toán trưởng. Trong phòng, mỗi thành viên phụ trách một phần hành cụ thể. Có thể khái quát mô hình tổ chức công tác kế toán của Tổng công ty qua sơ đồ sau: Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán thuế và lưu trữ tài liệu Kế toán theo dõi dự án Kế toán thanh toán KT theo dõi CTy con & CTy liên kết KT theo dõi các ĐV trực thuộc kế toán ngân hàng kế toán TSCĐ kế toán tổng hợp Phòng kế toán các xí nghiệp, chi nhánh trực thuộc, Kt đội xây lắp Chú thích Quan hệ chỉ đạo Quan hệ cung cấp số liệu Sơ đồ 04: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Tông công ty VIWASEEN * Kế toán trưởng: Phụ trách chung công tác tài chính- kế toán toàn Tổng công ty. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị, cũng như các đơn vị cấp trên, về sự chính xác, trung thực, kịp thời, của các thông tin, số liệu từ phòng tài chính kế toán cung cấp. Đồng thời không ngừng hoàn thiện bộ máy kế toán, để phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh, và yêu cầu của cơ chế quản lý. * Phó phòng Tài chính-kế toán: Phụ trách kế toán tổng hợp. Kiểm tra thường xuyên công tác kế toán của Tổng công ty. Thực hiện tổng hợp tất cả các số liệu phát sinh trong tháng, quý. Tiến hành xác định kết quả, lập các bảng biểu kế toán. * Kế toán theo dõi đơn vị trực thuộc, các Công ty con và Công ty liên kết: Kiểm tra theo dõi tình hình tài chính, tình hình sản xuất của các đơn vị trực thuộc. Báo cáo tổng hợp tình hình thi công, việc cấp phát vốn cho đơn vị trực thuộc với kế toán trưởng. Tham gia công tác quyết toán tài chính năm của các đơn vị trực thuộc. Đối với các Công ty con và Công ty liên kết. Thì theo dõi tình hình thi công và việc sử dụng vốn của các Công ty. cũng như việc tổng hợp các báo cáo tài chính của từng quý, năm. * Kế toán thuế và lưu trữ tài liệu: lưu trữ các hợp đồng kinh tế. Quản lý hoá đơn thuế, tài liệu hồ sơ liên quan đến thuế, phiếu thanh toán công trình. Kiểm tra việc kê khai hàng tháng với cơ quan thuế. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị trực thuộc, làm thủ tục đăng ký nộp thuế. Ngoài ra kế toán thuế còn thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước và làm bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo hành. * Kế toán theo dõi các dự án: Theo dõi các dự án liên quan của Tổng công ty. Tập hợp hồ sơ khối lượng hoàn thành. Hoàn chỉnh hồ sơ thanh quyết toán các dự án, và giao dịch với các bên liên quan để thu hồi vốn… * Kế toán TSCĐ và công cụ lao động: Theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định, công cụ, dụng cụ trong toàn Tổng công ty, định kỳ trích lập các bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, công cụ , dụng cụ. * Kế toán ngân hàng : Tham gia lập các kế hoạch tín dụng, phương án sản xuất kinh doanh có liên quan đến hoạt động ngân hàng… * Kế toán thanh toán nội bộ và đầu tư: Theo dõi việc thanh toán nội bộ trong Tổng công ty (Tạm ứng, thanh toán lương, bảo hiểm). Kiểm tra các chứng từ nhận được từ đơn vị trực thuộc, tiến hành tổng hợp số liệu và nạp vào máy tính. * Kế toán thanh toán đầu tư: Kế toán doanh thu từ các công trình và thanh toán với khách hàng. Báo cáo công tác thực hiện kế hoạch sản xuất-tài chính trong năm. Và lập kế hoạch tài chính cho năm tiếp theo. Đồng thời tham gia vào công tác lập báo cáo đầu tư, kiểm tra và theo dõi công tác thiết kế công cụ sản xuất, theo dõi thanh toán vốn vay. * Thủ quỹ: Quản lý, giữ an toàn quỹ tiền mặt của đơn vị. Định kỳ, Thủ quỹ có nhiệm vụ đi lĩnh tiền mặt về quỹ. Để chi trả lương và phát tiền theo lệnh chi được duyệt. Cập nhật sổ quỹ tiền mặt theo đúng quy định, đồng thời thủ quỹ phải tổng hợp báo cáo và báo cáo số dư tiền mặt tại quỹ với lãnh đạo Tổng công ty hàng ngày. * Phòng kế toán các chi nhánh và các đội trực thuộc: Các các chi nhánh trực thuộc có bộ máy kế toán riêng, thực hiện toàn bộ công tác kế toán tại đơn vị mình, định kỳ lập báo cáo kế toán gửi về phòng Tài chính- kế toán Tổng công ty. * Kế toán các đội công trình: Thu thập, kiểm tra và phân loại các chứng từ ban đầu. Định kỳ gửi về phòng kế toán Tổng công ty, theo dõi tình hình nhận tạm ứng, tính ra lương và các khoản trích theo lương cho người lao động ở đội xây dựng. 1.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán 1.2.2.1. Tổ chức vận dụng chứng từ -Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để chứng minh cho những hoạt động của mình. Tổng công ty đã sử dụng rất nhiều loại chứng từ. Tại Tổng công ty VIWASEEN, đang áp dụng hệ thống chứng từ theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính. Tuy nhiên cũng do đặc thù của loại hình kinh doanh mà chứng từ áp dụng cũng có những điểm khác biệt. Quy mô tổng công ty lớn, giao dịch nhiều nên các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, được lập thường xuyên, với số lượng lớn. Nơi diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh, là các công trình, có vị trí địa lý thường là cách xa trụ sở của tổng công ty. Nên các chứng từ mua vật liêu, công cụ dụng cụ, sử dụng nhân công… thường được tập hợp lại để tránh mất mát, và nhanh chóng cập nhật các sổ sách kế toán. Cũng do là doanh nghiệp xây lắp, nên Tổng công ty ít sử dụng những loại chứng từ cho nghiệp vụ bán hàng. Không có bảng thanh toán hàng đại lý, hàng gửi bán, bảng kê vàng bạc đá quý, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý… Vì sản phẩm của Tổng công ty là sản phẩm đơn chiếc, không thể mang gửi bán, đại lý. Và khi hoàn thành bàn giao, thì cũng chỉ có duy nhất một hoá đơn bán hàng (Làm số lượng hoá đơn bán hàng ít hơn nhiều so với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở các ngành nghề khác). 1.2.2.2. Tổ chức vận dụng hình thức tài khoản -Tổng công ty VIWASEEN là doanh nghiệp vừa xây lắp, vừa kinh doanh xuất nhập khẩu nên đã sử dụng đầy đủ các tài khoản kế toán theo quyết định 15/2006-QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006. Để theo dõi cụ thể số dư tài khoản của các ban xây dựng. Các tài khoản được mở chi tiếp đến cấp hai. Gồm “tài khoản + mã khách” (mã khách là ký hiệu mở theo từng ban xây dựng). Sản phẩm của Tổng công ty là đơn chiếc nên việc tập hợp chi phí và tính giá thành là nhiệm vụ diễn ra thường xuyên. Vì vậy các tài khoản chi phí đượ._.c mở theo dõi theo mã phí (mở cho từng công trình, hạng mục công trình). Giá trị công trình do Tổng công ty thực hiện thường lớn, nên việc thanh toán với các đơn vị giao thầu chủ yếu thông qua Ngân hàng. Vì vậy Tổng công ty mở tài khoản tại nhiều Ngân hàng và tài khoản 112 được mở chi tiết cho từng Ngân hàng đó. -Do văn phòng công ty sử dụng phần mềm kế toán máy. Nên cách mở chi tiết các tài khoản này được thực hiện dễ dàng, và việc áp dụng nó rất phù hợp với đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Giúp theo dõi các số dư tài khoản chi tiết, cụ thể tại bất kỳ thời điểm nào. 1.2.2.3. Tổ chức ghi sổ kế toán, và các báo cáo tài chính -Là Tổng công ty có quy mô lớn, nên lượng thông tin và các nghiệp vụ phát sinh rất nhiều. Do đó, để đáp ứng được khối lượng công việc. Cũng như nhu cầu xử lý và cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời, với yêu cầu quản lý, mang lại hiệu quả cao trong công việc. Tổng công ty VIWASEEN đã sử dụng hình thức sổ kế toán “Nhật ký chung”, và sử dụng phần mềm kế toán CIC. Đây là phần mềm mới, tương đối hoàn chỉnh. Phản ánh đầy đủ, chi tiết được các chứng từ kế toán cũng như việc luân chuyển các chứng từ kế toán. Tổng hợp đầy đủ các số liệu để lập các báo cáo tài chính. -Phòng Kế toán tài chính của Tổng công ty thực hiện ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung. Quy trình hạch toán được khái quát trên sơ đồ sau: Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật ký chung Sổ kế toán chi tiết tài khoản Sổ nhật ký đặc biệt Sổ cái tài khoản Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Đối chiếu kiểm tra Ghi cuối tháng Sơ đồ 05: Khái quát quá trinh tự hạch toán theo hinh thức Nhật ký chung có áp dụng máy tính. -Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ để ghi sổ. Trước tiên ghi nghiệp vụ phát sinh vào Sổ Nhật ký chung. Sau đó từ số liệu trên Sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản tương ứng (Các chứng từ thu chi tiền mặt, do xuất hiện với số lượng nhiều, để tiện theo dõi, kiểm tra, đã thực hiện ghi sổ Nhật ký đặc biệt). Đồng thời thực hiện ghi Sổ kế toán chi tiết. -Cuối kỳ, số liệu trên sổ Nhật ký đặc biệt được chuyển sang Sổ cái các tài khoản tương ứng sau khi đã loại trừ số trùng lặp do được ghi đồng thời vào nhiều Sổ nhật ký đặc biệt (nếu có). Từ Sổ cái lập Bảng cân đối số phát sinh. Đồng thời căn cứ số liệu trên Sổ kế toán chi tiết, lập bảng tổng hợp chi tiết. Sau đó đối chiếu số liệu trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết, để phát hiện các sai sót có thể có do ghi trùng chứng từ. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng giữa Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết. Số liệu trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập các báo cáo tài chính. -Cuối năm từ bảng cân đối số phát sinh, bảng tổng hợp chi tiết, kết hợp với các bút toán kết chuyển tự động máy sẽ lên các báo cáo kế toán theo chế độ. Về hệ thống báo cáo tài chính: Tổng công ty VIWASEEN sử dụng các báo cáo tài chính thông thường theo quy định gồm: +Bảng cân đối kế toán +Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh +Báo cáo lưu chuyển tiền tệ +Thuyết minh báo cáo tài chính -Các báo cáo này được lập hàng năm và được nộp đúng thời hạn theo quy định của nhà nước. Ngoài ra, do là Tổng công ty Nhà Nước. Hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con. Nên ngoài việc các công ty con và công ty mẹ phải lập các báo cáo tài chính riêng biệt, thì cả Tổng công ty còn lập một bộ “Báo cáo tài chính hợp nhất”. Nhằm đánh giá và công bố hiệu quả đầu tư của Tổng công ty, hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của toàn Tổng công ty. Bộ báo cáo tài chính hợp nhất này cũng bao gồm: +Bảng cân đối kế toán hợp nhất +Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất +Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất +Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM 2.1. Khái quát về việc lập báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty VIWASEEN -Tổng công ty Đầu tư Xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam có 8 đơn vị hạch toán trực thuộc, 12 công ty con, và 7 công ty liên kết. Theo quy định của Nhà nước, và cũng để những người quan tâm tới tình hình tài chính của Tổng công ty có cái nhìn đầy đủ, chính xác và bao quát hơn về tình hình tài chính của Tổng công ty. Tổng công ty đã thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con” và hướng dẫn kế toán của chuẩn mực số 25. -Kỹ thuật hợp nhất được sử dụng trong hợp nhất báo cáo tài chính của Tổng công ty là kỹ thuật “hợp nhất theo từng cấp”. Trên Báo cáo tài chính hợp nhất, các khoản đầu tư tại các công ty con được phản ánh theo phương pháp “Vốn chủ sở hữu”. Khoản đầu tư vào các công ty liên kết cũng được phản ánh trên Báo cáo tài chính hợp nhất theo phương pháp “Vốn chủ sỏ hữu”, tuy nhiên có điểm khác biệt trong cách ghi nhận “Khoản đầu tư vào công ty Liên kết, Liên doanh” tại Tổng công ty VIWASEEN. Đây là điểm đáng chú ý, và sẽ được phân tích kỹ hơn ở trong những phần sau. -Quy trình hợp nhất Báo cáo tài chính có thể khái quát bằng các bước sau: +Bước chuẩn bị các Báo cáo tài chính trước khi hợp nhất Báo cáo tài chính: Việc chuẩn bị các Báo cáo tài chính của các Công ty con tiến hành hợp nhất Báo cáo tài chính với Công ty mẹ, không chỉ đơn thuần là thu thập Bộ báo cáo tài chính của các Công ty này về phòng Kế toán Tài chính Tổng công ty trước khi tiến hành hợp nhất Báo cáo tài chính. Mà đã bao gồm cả việc ra các quy định thống nhất trong toàn Tổng công ty về niện độ kế toán, chính sách kế toán áp dụng với cùng một loại giao dịch… Để những Báo cáo tài chính khi được tập hợp về có thể phục vụ cho việc Hợp nhất Báo cáo tài chính, mà ít phải điều chỉnh lại. +Bước thực hiện hợp nhất các Báo cáo tài chính: Tại Tổng công ty VIWASEEN, bước này được chia thành hai công đoạn nhỏ là: ●Tập hợp, cộng dồn số liệu của Công ty mẹ với các Công ty con theo từng khoản mục trên các Báo cáo tài chính. ●Điều chỉnh các khoản mục trên các Báo cáo tài chính theo nguyên tắc chỉ điều chỉnh các chỉ tiêu được coi là “chỉ tiêu phải điều chỉnh” theo phương pháp thích hợp. Các chỉ tiêu phải điều chỉnh này đã được nêu rõ trong hướng dẫn kế toán chuẩn mực số 25 cho từng Báo cáo tài chính. 2.2. Thực trạng hợp nhất các Báo cáo tài chính tại Tổng công ty VIWASEEN 2.2.1. Chuẩn bị các Báo cáo tài chính trước khi hợp nhất -Lên danh sách các Công ty con tiến hành hợp nhất Báo cáo tài chính với Công ty mẹ. Tỷ lệ nắm giữ quyền biểu quyết của Tổng công ty VIWASEEN, và tỷ lệ lợi ích của Tổng công ty VIWWASEEN tại các Công ty này. Bản danh sách này về sau cũng được dùng trong Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty. BẢNG DANH SÁCH CÔNG TY CON TIẾN HÀNH HỢP NHẤT BÁO CÁO TÀI CHÍNH VỚI CÔNG TY MẸ STT Tên công ty con Địa chỉ Tỷ lệ lợi ích Tỷ lệ quyền biểu quyết 1 Công ty Cổ phần Xây dựng Cấp thoát nước số 1 (VIWASEEN.1) 56/58 Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội 52% 52% 2 Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Cấp thoát nước số 2 (VIWASEEN.2) 56/58 Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội 52% 52% 3 Công ty Cổ phần Khoan và Xây dựng (VIWASEEN.3) Km 14+500 QL1A, Liên Minh, Thanh Trì, Hà Nội 56% 56% 4 Công ty Cổ phần Điện nước lắp máy và xây dựng (VIWASEEN.4) Km 14+500 QL1A, Liên Minh, Thanh Trì, Hà Nội 51% 51% 5 Công ty Cổ phần Khoan và Xây lắp Cấp thoát nước số 11 (VIWASEEN.11) Số 10, Phổ Quang, phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM 51% 51% 6 Công ty Cổ phần Xây dựng Cấp thoát nước số 12 (VIWASEEN.12) Khu công nghiệp BÌnh Tân, TP.Nha Trang, Khánh Hoà 50,3% 50,3% 7 Công ty Cổ phần Xây lắp và Sản xuất Thiết bị ngành nước (VIWASEEN.14) Phường Tân Bình, TP.Biên Hoà, Đồng Nai 52,57% 52,57% 8 Công ty Cổ phần xây dựng cấp thoát nước số 15 (VIWASEEN.15) 340/8 Cách mạng tháng tám, TP. Cần Thơ 53% 53% 9 Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây dựng (VIWASEEN Huế) Số 5, Lý Thường Kiệt, TP. Huế 20% 51% 10 Công ty Cổ phần Phát triển nguồn nhân lực, Thương mại và Du lịch- VIWAMEX 52 Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội 50,5% 50,5% 11 Công ty Cổ phần Tư vấn Cấp thoát nước và Môi trường WASE Số 10, phố Quang Trung, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM 51% 51% 12 Công ty Xây dựng Cấp thoát nước WASECO Số 10, phố Quang Trung, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM 100% 100% Bảng 01: Danh sách các Công ty con và tỷ lệ lợi ích, tỷ lệ quyền biểu quyết của Tổng công ty VIWASEEN tại các công ty này. -Theo bảng danh sách trên, Công ty Cổ phần VIWASEEN Huế tuy chỉ có 20% quyền sở hữu là của Tổng công ty VIWASEEN. Nhưng vẫn tính là công ty con của Tổng công ty VIWASEEN và thực hiện hợp nhất Báo cáo tài chính bình thường như các công ty con khác. Nguyên nhân của sự kiện này là do các nhà đầu tư của Công ty VIWASEEN Huế đã thống nhất giành cho Tổng công ty VIWASEEN quyền biểu quyết trên 50%. Vì vậy Tổng công ty VIWASEEN vẫn có quyền kiểm soát đối với VIWASEEN Huế ngay cả khi quyền sở hữu chỉ là 20%. -Tập hợp các Báo cáo tài chính của các công ty con bao gồm: +Bảng cân đối kế toán của các công ty con +Báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty con +Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của các công ty con +Thuyết minh báo cáo tài chính của các công ty con. Sau đó tiến hành hợp nhất Báo cáo tài chính của các Công ty con với Báo cáo tài chính của Công ty mẹ. -Về niên độ kế toán và các chính sách kế toán áp dụng ở các Công ty con: Tổng công ty áp dụng thống nhất năm tài chính bắt đầu vào ngày 1/1/2007, kết thúc vào ngày 31/12/2007. Quy định sử dụng cùng một chính sách kế toán đối với các giao dịch, sự kiện cùng loại phát sinh trong Tổng công ty. Vì vậy, không cần điều chỉnh các Báo cáo tài chính theo các sai lệch có thể phát sinh do các nguyên nhân nêu trên. 2.2.2. Hợp nhất các Báo cáo tài chính 2.2.2.1. Bảng cân đối kế toán hợp nhất -Cộng ngang số liệu trên Bảng cân đối kế toán của Tổng công ty VIWASEEN với 12 Công ty con theo các chỉ tiêu tương ứng, để ra số liệu trước khi điều chỉnh của Bảng cân đối kế toán hợp nhất. BẢNG CỘNG NGANG CÁC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN TRONG TỔNG CÔNG TY VIWASEEN Đơn vị: VNĐ TÀI SẢN Mã số SỐ LIÊU CỦA CÔNG TY MẸ 31/12/2007 SỐ TỔNG CỘNG CỦA 12 CÔNG TY CON SỐ CỘNG DỒN CỦA CÔNG TY MẸ VÀ CÁC CÔNG TY CON A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 478,834,062,530 530,557,658,834 1,009,391,721,364 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 40,680,101,721 67,076,132,060 107,756,233,781 1. Tiền 111 40,680,101,721 67,076,132,060 107,756,233,781 2. Các khoản tương đương tiền 112 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 1. Đầu tư ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn 129 III. Các khoản phải thu 130 357,955,395,540 328,503,329,410 686,458,724,950 1. Phải thu của khách hàng 131 207,215,234,083 223,153,844,853 430,369,078,936 2. Trả trước cho người bán 132 15,927,141,011 40,957,592,097 56,884,733,108 3. Phải thu nội bộ (*) 133 105,265,422,440 105,265,422,440 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 1,392,538,980 1,392,538,980 5. Các khoản phải thu khác 135 29,629,786,306 63,119,019,619 92,748,805,925 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 (82,188,300) (119,666,139) (201,854,439) IV. Hàng tồn kho 140 60,807,950,058 137,663,994,393 198,471,944,451 1. Hàng tồn kho 141 60,807,950,058 137,663,994,393 198,471,944,451 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 19,390,615,211 (2,685,797,029) 16,704,818,182 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 326,797,387 5,087,548,673 5,414,346,060 2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 152 836,518,877 782,144,697 1,618,663,574 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 18,227,298,947 (8,555,490,399) 9,671,808,548 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 227,128,255,220 431,822,156,831 658,950,412,051 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 110,215,310,940 602,709,144 110,818,020,084 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 2. Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 212 110,215,310,940 602,709,144 110,818,020,084 3. Phải thu nội bộ dài hạn 213 4. Phải thu dài hạn khác 218 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 II. Tài sản cố định 220 22,792,772,644 420,949,803,690 443,742,576,334 1. Tài sản cố định hữu hình 221 22,246,348,694 62,672,479,040 84,918,827,734 Nguyên giá 222 31,999,950,459 112,493,747,182 144,493,697,641 Giá trị hao mòn lũy kế 223 (9,753,601,765) (49,821,268,142) (59,574,869,907) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 Nguyên giá 225 Giá trị hao mòn lũy kế 226 3. Tài sản cố định vô hình 227 10,000,000 7,599,693,452 7,609,693,452 Nguyên giá 228 10,000,000 8,027,360,135 8,037,360,135 Giá trị hao mòn lũy kế 229 (427,666,683) (427,666,683) 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 536,423,950 350,677,631,198 351,214,055,148 III. Bất động sản đầu tư 240 Nguyên giá 241 Giá trị hao mòn lũy kế 242 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 92,934,063,681 3,435,965,328 96,370,029,009 1. Đầu tư vào công ty con 251 39,230,417,500 39,230,417,500 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 52,574,896,181 1,104,000,000 53,678,896,181 3. Đầu tư dài hạn khác 258 1,128,750,000 2,331,965,328 3,460,715,328 4. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn 259 V. Tài sản dài hạn khác 260 1,186,107,955 6,833,678,669 8,019,786,624 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 950,807,000 6,458,006,336 7,408,813,336 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (*) 262 235,300,955 375,672,333 610,973,288 3. Tài sản dài hạn khác 268 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 705,962,317,750 962,379,815,665 1,668,342,133,415 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 300 332,303,772,036 723,276,563,610 1,055,580,335,646 I. Nợ ngắn hạn 310 299,397,394,930 504,038,148,851 803,435,543,781 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 145,164,749,119 110,909,907,460 256,074,656,579 2. Phải trả cho người bán 312 88,265,537,488 119,591,067,168 207,856,604,656 3. Người mua trả tiền trước 313 33,110,926,402 128,436,356,477 161,547,282,879 4. Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước 314 8,807,529,069 24,494,929,607 33,302,458,676 5. Phải trả công nhân viên 315 2,453,059,597 3,454,610,405 5,907,670,002 6. Chi phí phải trả 316 366,461,617 38,288,822,394 38,655,284,011 7. Phải trả nội bộ (*) 317 (498,239,682) (498,239,682) 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 6,380,028,744 6,380,028,744 9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 14,849,102,894 79,360,695,022 94,209,797,916 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 II. Nợ dài hạn 330 32,906,377,106 219,238,414,759 252,144,791,865 1. Phải trả dài hạn người bán 331 2. Phải trả dài hạn nội bộ (*) 332 105,434,873,398 105,434,873,398 3. Phải trả dài hạn khác 333 66,000,000,000 66,000,000,000 4. Vay và nợ dài hạn 334 32,416,955,857 48,292,962,610 80,709,918,467 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (*) 335 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 489,421,249 (489,421,249) 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU (*) 400 373,658,545,714 239,103,252,055 612,761,797,769 I. Vốn chủ sở hữu 410 370,060,082,947 237,002,847,223 607,062,930,170 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 354,700,150,481 218,311,155,077 573,011,305,558 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 4. Cổ phiếu quỹ 414 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 3,009,715,386 2,560,535,524 5,570,250,910 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 4,526,909,488 758,627,403 5,285,536,891 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (*) 420 7,703,738,376 15,372,529,219 23,076,267,595 11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 421 119,569,216 119,569,216 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 3,598,462,767 2,100,404,832 5,698,867,599 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 3,577,538,964 1,900,404,832 5,477,943,796 2. Nguồn kinh phí 432 20,923,803 200,000,000 220,923,803 3. Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định 433 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 705,962,317,750 962,379,815,665 1,668,342,133,415 Bảng 02: Số liệu chưa xử lý của Bảng cân đối kế toán hợp nhất Các chỉ tiêu thực hiện điều chỉnh là: -Các khoản phải thu phải trả nội bộ: Cần phải loại bỏ hoàn toàn các khoản phải thu và phải trả nội bộ vì hoạt động vay, nợ nội bộ làm tăng quy mô tài sản và nguồn vốn của các Công ty trong Tổng công ty về mặt số liệu trên sổ sách. Nhưng khi xét chung trong cả tập đoàn, việc vay, nợ nội bộ không khác nào việc “đem tiền ở túi quần bên phải bỏ sang túi quần bên trái”, quy mô thực của tài sản và nguồn vốn là không hề thay đổi. Loại bỏ các khoản mục này để phản ánh chính xác về quy mô thực của tài sản và nguồn vốn trong tập đoàn. Việc điều chỉnh các khoản phải thu, phải trả nội bộ có thể biểu diễn qua bảng sau: BẢNG ĐIỀU CHỈNH CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ NỘI BỘ Đơn vị: VNĐ STT Giao dịch nội bộ giữa Số tiền Khoản mục điều chỉnh Điều chỉnh tăng (+), giảm (-) 1 Tổng công ty VIWASEEN với Cty VIWAMEX 1,094,626,398 Trả trước cho người bán - VIWASEEN 1,094,626,398 Phải trả nội bộ dài hạn TK 336- VIWAMEX 1,094,626,398 2 Tổng công ty VIWASEEN và Cty WASECO 925,175,440 Phải thu nội bộ TK 1368- VIWASEEN 925,175,440 Phải trả khách hàng TK 331- WASECO 925,175,440 3 Tổng công ty VIWASEEN và Cty WASECO 104,340,247,000 Phải thu nội bộ TK 1368- VIWASEEN 104,340,247,000 Phải trả nội bộ dài hạn TK 336- WASECO 104,340,247,000 4 Tổng công ty VIWASEEN và Cty VIWASEEN.1 3,294,679,655 Phải thu khác TK 138- VIWASEEN 3,294,679,655 Phải trả nội bộ ngắn hạn TK 336- VIWASEEN.1 3,294,679,655 5 Tổng công ty VIWASEEN và Cty VIWSEEN.2 8,409,062,800 Phải thu khác TK 138- VIWASEEN 8,409,062,800 Phải trả nội bộ ngắn hạn TK 336- VIWASEEN.2 8,409,062,800 6 Cty WASECO và Cty 4,616,143,463 Phải thu khác TK 138-WASECO 4,616,143,463 VIWASEEN.11 Phải trả nội bộ ngắn hạn TK 336- VIWASEEN.11 4,616,143,463 Bảng 03: Điều chỉnh các khoản phải thu, phải trả nội bộ -Khoản “Đầu tư vào công ty con” của Công ty mẹ, và “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” của các Công ty con: Loại trừ các khoản mục này khi hợp nhất Bảng cân đối kế toán của Tổng công ty, có tác dụng loại bỏ việc tính trùng lặp khoản đầu tư của Công ty mẹ vào Công ty con (Công ty con dùng khoản tiền do công ty mẹ đầu tư để mua tài sản. Nên khi cộng các khoản mục Tài sản của hai Công ty để tính quy mô tài sản của cả “Tập đoàn”. Khoản đầu tư này sẽ “xuất hiện” hai lần, làm tăng quy mô tổng tài sản. Hoàn toàn tương tự, bên nguồn vốn cũng bị tăng một lượng đúng băng khoản tiền Công ty mẹ đầu tư vào Công ty con nếu không loại bỏ “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” tại Công ty con). BẢNG ĐIỀU CHỈNH CÁC KHOẢN “ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY CON” CỦA CÔNG TY MẸ, VÀ “VỐN ĐẦU TƯ CỦA CHỦ SỞ HỮU” CỦA CÔNG TY CON Đơn vị: Triệu VNĐ STT Tên công ty con Vốn điều lệ Vốn đầu tư của TCT VIWASEEN Khoản mục điều chỉnh khi hợp nhất BCĐKT Điều chỉnh tăng (+), giảm (-) 1 VIWASEEN.1 5,000 4,278.028 Đầu tư vào Cty con - TK 221_TCT VIWASEEN (4,278.028) Vốn đầu tư của CSH - TK 411_VIWASEEN.1 (2,600.000) Phải trả khác - TK 338_VIWASEEN.1 (1,678.028) 2 VIWASEEN.2 5,000 2,937.9895 Đầu tư vào Cty con - TK 221_TCT VIWASEEN (2,937.9895) Vốn đầu tư của CSH - TK 411_VIWASEEN.2 (2,600) Phải trả khác - TK 338_VIWASEEN.2 (337.9895) 3 VIWASEEN.3 10,000 5,600 Đầu tư vào Cty con - TK 221_TCT VIWASEEN (5,600) Vốn đầu tư của CSH - TK 411_VIWASEEN.3 (5,600) 4 VIWASEEN.4 15,000 2,600 Đầu tư vào Cty con - TK 221_TCT VIWASEEN (2,600) Vốn đầu tư của CSH - TK 411_VIWASEEN.4 (7,650) Phải thu khác - TK_138 VIWASEEN.4 (5,050) 5 VIWASEEN.11 9,300 4,743 Đầu tư vào Cty con - TK 221_TCT VIWASEEN (4,743) Vốn đầu tư của CSH - TK 411_VIWASEEN.11 (4,743) 6 VIWASEEN.12 4,500 2,264 Đầu tư vào Cty con - TK 221_TCT VIWASEEN (2,264) Vốn đầu tư của CSH - TK 411_VIWASEEN.12 (2,264) 7 VIWASEEN.14 3,687 1,938 Đầu tư vào Cty con - TK 221_TCT VIWASEEN (1,938) Vốn đầu tư của CSH - TK 411_VIWASEEN.14 (1,938) 8 VIWASEEN.15 4,340 2,300 Đầu tư vào Cty con - TK 221_TCT VIWASEEN (2,300) Vốn đầu tư của CSH - TK 411_VIWASEEN.15 (2,300) 9 Cty tư vấn WASE 8,000 4,080 Đầu tư vào Cty con - TK 221_TCT VIWASEEN (4,080) Vốn đầu tư của CSH - TK 411_Cty tư vấn WASE (4,080) 10 VIWAMEX 3,029 1,529.4 Đầu tư vào Cty con - TK 221_TCT VIWASEEN (1,529.4) Vốn đầu tư của CSH - TK 411_VIWAMEX (1,529.4) 11 WASECO 110,251.3 110,251.3 Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc_TCT VIWASEEN (110,251.3) Vốn đầu tư của CSH - TK 411_WASECO (110,251.3) 12 VIWASEEN Huế 29,040 6,960 Đầu tư vào Cty con - TK 221_TCT VIWASEEN (6,960) Vốn đầu tư của CSH - TK 411_VIWASEEN Huế (6,960) Bảng 04: Bảng điều chỉnh các chỉ tiêu “Khoản đầu tư vào công ty con” của Tổng công ty VIWASEEN và “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” của các công ty con -Riêng tại các công ty VIWASEEN.1, VIWASEEN.2, VIWASEEN.4. Khi điều chỉnh giảm các khoản mục này có sự khác biệt. +Tại Công ty VIWASEEN.1: do trong kỳ, VIWASEEN.1 đã xác định phần “Lợi nhuận tích luỹ” chia cho Tổng công ty VIWASEEN là 1,678,028,000 Đ, và ghi nhận vào “Khoản phải trả khác”. Tổng công ty VIWASEEN cũng ghi tăng “Khoản đầu tư vào công ty con” để phản ánh phần lãi được chia này. Vì vậy, khi hợp nhất Bảng cân đối kế toán, ngoài việc điều chỉnh giảm “Khoản đầu tư vào công ty con” của Tổng công ty, và “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” của công ty VIWASEEN.1, Còn điều chỉnh giảm khoản “Phải trả khác” - TK 338 của công ty VIWASEEN.1 với số tiền tương ứng là 1,678,028,000 Đ. +Tại Công ty VIWASEEN.2: hoàn toàn tương tự như với Công ty VIWASEEN.1. Số tiền điều chỉnh giảm “Khoản phải trả khác” của Công ty VIWASEEN.2 là 337,989,500Đ. +Tại Công ty VIWASEEN.4: Trong kỳ VIWASEEN.4 đã huy động thêm vốn của các nhà đầu tư. Tổng công ty VIWASEEN đã cam kết góp số tiền 5,050,000,000Đ. Vì vậy khi hợp nhất Bảng cân đối kế toán, ngoài việc điều chỉnh giảm “Khoản đầu tư vào công ty con” của Tổng công ty VIWASEEN và “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” của VIWASEEN.4. Còn thực hiện điều chỉnh giảm “Vốn đầu tư của chủ sở hữu -Phần vốn mà Tổng công ty VIWASEEN cam kết góp” của VIWASEEN.4, và “Khoản phải thu khác” - TK 138 của VIWASEEN.4 với số tiền tương ứng là 5,050,000,000Đ. -Lợi ích của cổ đông thiểu số: +Khi thực hiện hợp nhất Bảng cấn đối kế toán tại Tổng công ty VIWASEEN. “Lợi ích của Cổ đông thiểu số” được hiểu là toàn bộ phần Vốn góp của các “Cổ đông thiểu số” vào các Công ty con, và những lợi ích sinh ra từ phần Vốn góp này trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty con. +Phần “Lợi ích của cổ đông thiểu số” được phản ánh trên một khoản mục riêng trên Bảng cân đối kế toán (Mã số 500). Việc tính toán và phản ánh phần “Lợi ích của cổ đông thiểu số” khi hợp nhất Bảng cân đối kế toán được thực hiện như sau: BẢNG TÍNH LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TẠI CÁC CÔNG TY CON Đơn vị: VNĐ STT Tên công ty con Khoản mục điều chỉnh Số tiền Tỷ lệ lợi ích của cổ đông thiểu số Lợi ích của cổ đông thiểu số 1 VIWASEEN.1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 5,000,000,000 48% 2,400,000,000 Lợi nhuận sau thuế TNDN - TK_421 823,547,833 395,302,960 Quỹ đầu tư phát triển - TK_414 74,497,825 35,758,476 Quỹ dự phòng tài chính - TK_415 33,793,931 16,221,087 2 VIWASEEN.2 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 5,000,000,000 48% 2,400,000,000 Lợi nhuận sau thuế TNDN - TK_421 2,299,693,810 1,103,853,029 Quỹ đầu tư phát triển - TK_414 44,720,777 21,465,973 Quỹ dự phòng tài chính - TK_415 3 VIWASEEN.3 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 10,000,000,000 44% 4,400,000,000 Lợi nhuận sau thuế TNDN - TK_421 1,200,000,000 528,000,000 Quỹ đầu tư phát triển - TK_414 556,859,477 245,018,170 Quỹ dự phòng tài chính - TK_415 85,915,461 37,802,803 4 VIWASEEN.4 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 15,000,000,000 49% 7,350,000,000 Lợi nhuận sau thuế TNDN - TK_421 1,801,187,849 882,582,046 Quỹ đầu tư phát triển - TK_414 187,914,227 92,077,971 Quỹ dự phòng tài chính - TK_415 9,047,609 4,433,328 5 VIWASEEN.11 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 9,300,000,000 49% 4,557,000,000 Lợi nhuận sau thuế TNDN - TK_421 538,464,896 263,847,799 Quỹ đầu tư phát triển - TK_414 Quỹ dự phòng tài chính - TK_415 18,070,080 8,854,338 6 VIWASEEN.12 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 4,500,000,000 49,7% 2,236,000,000 Lợi nhuận sau thuế TNDN - TK_421 1,279,549,278 635,935,991 Quỹ đầu tư phát triển - TK_414 566,681,903 281,640,906 Quỹ dự phòng tài chính - TK_415 63,621,974 31,620,121 7 VIWASEEN.14 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 3,686,600,000 47,43% 1,748,600,000 Lợi nhuận sau thuế TNDN - TK_421 443,951,535 210,566,213 Quỹ đầu tư phát triển - TK_414 Quỹ dự phòng tài chính - TK_415 39,684,984 18,822,588 8 VIWASEEN.15 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 4,340,000,000 47% 2,040,000,000 Lợi nhuận sau thuế TNDN - TK_421 985,560,172 463,213,281 Quỹ đầu tư phát triển - TK_414 125,362,006 58,920,143 Quỹ dự phòng tài chính - TK_415 9 WASE Vốn đầu tư của chủ sở hữu 8,000,000,000 49% 3,920,000,000 Lợi nhuận sau thuế TNDN - TK_421 1,624,205,902 795,860,892 Quỹ đầu tư phát triển - TK_414 Quỹ dự phòng tài chính - TK_415 10 VIWAMEX Vốn đầu tư của chủ sở hữu 3,029,400,000 49,5% 1,500,000,000 Lợi nhuận sau thuế TNDN - TK_421 2,125,887 1,052,314 Quỹ đầu tư phát triển - TK_414 Quỹ dự phòng tài chính - TK_415 11 WASECO Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 110,215,310,940 Lợi nhuận sau thuế TNDN - TK_421 Quỹ đầu tư phát triển - TK_414 Quỹ dự phòng tài chính - TK_415 12 VIWASEEN Huế Vốn đầu tư của chủ sở hữu 36,000,000,000 80% 29,040,000,000 Lợi nhuận sau thuế TNDN - TK_421 3,308,050,796 2,392,713,141 Quỹ đầu tư phát triển - TK_414 Quỹ dự phòng tài chính - TK_415 Tổng cộng 70,117,163,570 Bảng 05: Lợi ích của cổ đông thiểu số tại các công ty con -Lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh: Tổng công ty VIWASEEN không điều chỉnh các khoản Lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh. Trong khi đó các khoản “Lãi, lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh” lại đã được ghi nhận là “Lãi nội bộ đã phát sinh” tại các công ty thành viên của Tổng công ty, làm Cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp của Tổng công ty tăng lên. Lãi thực trong kỳ của Tổng công ty không bao gồm những khoản lãi lỗ chưa thực sự phát sinh này. Như vậy đã có chênh lệch giữa cơ sở tính thuế TNDN và Cơ sở tính lãi của Tổng công ty. Cần tính Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho phần lãi, lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh này để đưa vào “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” hoặc “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”. Không điều chỉnh các khoản Lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh đã kéo theo “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” và “Lợi nhuận chưa phân phối” cũng không được điều chỉnh lại. Thực hiện bước điều chỉnh số liệu với các khoản mục điều chỉnh là: +Các khoản phải thu phải trả nội bộ +”Khoản đầu tư vào công ty con” của Công ty mẹ và “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” tại các công ty con. +Lợi ích của cổ đông thiểu số tại các công ty con. để ra Bảng cân đối kế toán hợp nhất. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT CỦA TỔNG CÔNG TY VIWASEEN Đơn vị: VNĐ TÀI SẢN Mã số SỐ CỘNG DỒN CỦA CÔNG TY MẸ VÀ CÁC CÔNG TY CON ĐIỀU CHỈNH TĂNG (+), GIẢM (-) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TCT VIWASEEN NGÀY 31/12/2007 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 1,009,391,721,364 (110,911,809,156) 898,479,912,208 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 107,756,233,781 107,756,233,781 1. Tiền 111 107,756,233,781 107,756,233,781 2. Các khoản tương đương tiền 112 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 1. Đầu tư ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn 129 III. Các khoản phải thu 130 686,458,724,950 (110,911,809,156) 575,546,915,794 1. Phải thu của khách hàng 131 430,369,078,936 430,369,078,936 2. Trả trước cho người bán 132 56,884,733,108 (1,094,626,398) 55,790,106,710 3. Phải thu nội bộ (*) 133 105,265,422,440 (105,265,422,440) 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 1,392,538,980 1,392,538,980 5. Các khoản phải thu khác 135 92,748,805,925 (4,551,760,318) 88,197,045,607 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 (201,854,439) (201,854,439) IV. Hàng tồn kho 140 198,471,944,451 198,471,944,451 1. Hàng tồn kho 141 198,471,944,451 198,471,944,451 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 16,704,818,182 16,704,818,182 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 5,414,346,060 5,414,346,060 2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 152 1,618,663,574 1,618,663,574 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 9,671,808,548 9,671,808,548 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 658,950,412,051 (149,445,728,440) 509,504,683,611 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 110,818,020,084 (110,215,310,940) 602,709,144 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 2. Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 212 110,818,020,084 (110,215,310,940) 602,709,144 3. Phải thu nội bộ dài hạn 213 4. Phải thu dài hạn khác 218 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 II. Tài sản cố định 220 443,742,576,334 443,742,576,334 1. Tài sản cố định hữu hình 221 84,918,827,734 84,918,827,734 Nguyên giá 222 144,493,697,641 144,493,697,641 Giá trị hao mòn lũy kế 223 (59,574,869,907) (59,574,869,907) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 Nguyên giá 225 Giá trị hao mòn lũy kế 226 3. Tài sản cố định vô hình 227 7,609,693,452 7,609,693,452 Nguyên giá 228 8,037,360,135 8,037,360,135 Giá trị hao mòn lũy kế 229 (427,666,683) (427,666,683) 4. Chi phí xây d._.n đối kế toán hợp nhất: Loại bỏ khỏi giá trị “Hàng tồn kho”, và “Lợi nhuận chưa phân phối” một lượng tương ứng là 50 Triệu đồng . Ghi tăng “Tài sản thuế TNDN”, đồng thời ghi tăng “Lợi nhuận chưa phân phối” lên một khoản 14 triệu đồng (28% của 50 triệu đồng). -Ngoài ra, để theo dõi các khoản Lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh. Tổng công ty VIWASEEN phải quy định các Công ty trong tập đoàn ngoài việc theo dõi tình hình biến động của các Tài sản của các giao dịch nội bộ để lập Báo cáo tài chính của mình. Cần cung cấp những thông tin đó lên Tổng công ty để xác định phần “Lãi, lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh” tại thời điểm cuối kỳ kế toán, và loại trừ chúng khi lập Bảng cân đối kế toán hợp nhất. 3.4. Kiến nghị về chế độ và chuẩn mực hiện hành về Báo cáo tài chính hợp nhất. -Trên lý thuyết: Chuẩn mực số 25 và hướng dẫn kế toán cho chuẩn mực số 25 là chưa hợp lý, và thiếu chi tiết trong xử lý khoản “Lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh”. Trong xử lý các chỉ tiêu khi lập Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, hướng dẫn kế toán đề cập tới việc điều chỉnh các chỉ tiêu, trong đó có việc loại trừ các chỉ tiêu: +Doanh thu, Giá vốn hàng bán nội bộ, lãi lỗ nội bộ tập đoàn +Lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh. Như đã trình bày ở phía trên, khi thực hiện bút toán loại trừ Doanh thu, Giá vốn hàng bán nội bộ, cũng đồng thời đã loại bỏ hoàn toàn Lãi lỗ nội bộ tập đoàn trên Báo cáo kết quả kinh doanh “Lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh” lại là một bộ phận của “Lãi lỗ nội bộ tập đoàn”. Nó chỉ phát sinh khi có một phần của “Lãi lỗ nội bộ tập đoàn” chưa thực sự xảy ra trong kỳ kế toán. Như vậy loại trừ đồng thời hai khoản mục này trên Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất đã tính trùng phần “Lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh” và loại bỏ nó hai lần khỏi Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất. -Trong thực tế: khoản Lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh thường là rất nhỏ so với tổng doanh thu của tập đoàn. Doanh thu nội bộ là phần nhỏ của Doanh thu tập đoàn, Lãi lỗ nội bộ lại có tỷ suất rất thấp-thông thường là dưới 5% tính trên Doanh thu nội bộ. Lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh lại chỉ là một phần nhỏ của Lãi lỗ nội bộ tập đoàn. Như vậy Lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh là một khoản mục không “Trọng yếu”, và ít gây ra ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng Báo cáo tài chính. Theo dõi và phản ánh khoản lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh trong tập đoàn là rất phức tạp và tốn kém cả về thời gian, tiền bạc và công sức. Việc bóc tách và loại trừ chúng khỏi Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất là cực kỳ phức tạp và tốn nhiều công sức. Trong khi đó nó lại không phải là một khoản mục trọng yếu, và trong tương lai, cũng được chuyển thành “Lãi lỗ nội bộ đã thực sự phát sinh” khi hàng hoá được tiêu thụ hết. Quy định loại bỏ phần Lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh khi hợp nhất Báo cáo kết quả kinh doanh, đã làm những đơn vị thi hành gặp nhiều khó khăn, bối rối. Thực hiện theo chế độ thì tốn kém, mất thời gian, hiệu quả thu về không đáng kể. Không thực hiện theo chế độ thì Báo cáo tài chính kém thuyêt phục và không chính quy. -Với những lý do trên, nên xem xét loại bỏ việc điều chỉnh đối với khoản mục “Lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh” khi lập Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất. KẾT LUẬN Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty VIWASEEN tuy chưa thực sự hoàn thiện. Nhưng đây là tiền đề, là kinh nghiệm quý báu để phòng kế toán Tổng công ty có thể thực hiện tốt công tác hợp nhất Báo cáo tài chính trong những năm kế tiếp. Bộ Báo cáo tài chính hợp nhất cũng đã giúp ích cho việc ra các quyết định quản trị của cấp lãnh đạo. Đây không chỉ là thành tích của phòng Kế toán tài chính Tổng công ty, mà còn là sự nỗ lực của phòng Kế toán tại các đơn vị thành viên. Trong thời gian thực tập vừa qua tại Tổng công ty, tôi đã có điều kiện tìm hiểu thực tế công tác hạch toán kế toán, học thêm được nhiều kiến thức mới bổ ích và thu được những kinh nghiệm làm việc thực tế rất có giá trị. Đây cũng sẽ là cơ sở để tôi có thể làm tốt công việc kế toán sau này. Bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp này tập trung nghiên cứu thực trạng việc lập các Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty VIWASEEN. Cùng với một số ý kiến đóng góp nhỏ, mong muốn công tác kế toán tại Tổng công ty VIWASEEN sẽ hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo rất tận tình của cô giáo Đặng Thuý Hằng và các cô chú, anh chị tại Phòng kế toán Tổng công ty VIWASEEN đã giúp tôi hoàn thành bản “Chuyên đề thực tập chuyên ngành” này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tổng công ty VIWASEEN, Báo cáo tài chính (2006,2007), Tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2007, triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008. Nguyễn Phú Giang (2006), Sự khác biệt giữa quy định về hợp nhất báo cáo tài chính của một số quốc gia, Tạp chí kế toán số tháng 6/2006, tr. 49-51. Nguyễn Phú Giang (2007), Quy trình hợp nhất Báo cáo tài chính trong Công ty mẹ - Công ty con, Tạp chí thương mại số 21/2007 (Tạp chí điện tử). Nguyễn Phú Giang (2008) Bài tập và bài giải Kế toán hợp nhất kinh doanh và hợp nhất báo cáo tài chính. Lê Quang Bính (2007), Đặc thù của Báo cáo tài chính hợp nhất, Tạp chí nghiên cứu khoa học kiểm toán số 03, tr. 16-20. Bộ Tài chính (2003), Quyết định Số: 234/2003/QĐ-BTC. Chuẩn mực 25- Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con. Chuẩn mực 07 - Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết. Bộ tài chính (2005), Quyết định Số: 161/2007/TT-BTC, Chuẩn mực 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp. Bộ tài chính (2007), Thông tư Số: 161/2007/TT-BTC. Hướng dẫn thực hiện quyết định Số: 234/2003/QĐ-BTC. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CÔNG TY MẸ TẠI NGÀY 31/12/2007 Đơn vị: VNĐ TÀI SẢN Mã số SỐ CUỐI NĂM (31/12/2007) SỐ ĐẦU NĂM (1/1/2007) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 478,834,062,530 251,304,623,047 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 40,680,101,721 34,948,731,859 1. Tiền 111 40,680,101,721 34,948,731,859 2. Các khoản tương đương tiền 112 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 1. Đầu tư ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn 129 III. Các khoản phải thu 130 357,955,395,540 152,040,746,205 1. Phải thu của khách hàng 131 207,215,234,083 129,757,983,507 2. Trả trước cho người bán 132 15,927,141,011 462,504,590 3. Phải thu nội bộ (*) 133 105,265,422,440 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 5. Các khoản phải thu khác 135 29,629,786,306 21,902,446,408 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 (82,188,300) (82,188,300) IV. Hàng tồn kho 140 60,807,950,058 53,367,855,216 1. Hàng tồn kho 141 60,807,950,058 53,367,855,216 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 19,390,615,211 10,947,289,767 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 326,797,387 87,008,254 2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 152 836,518,877 18,497,939 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 18,227,298,947 10,841,783,574 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 227,128,255,220 151,908,410,322 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 110,215,310,940 75,284,549,397 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 2. Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 212 110,215,310,940 75,284,549,397 3. Phải thu nội bộ dài hạn 213 4. Phải thu dài hạn khác 218 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 II. Tài sản cố định 220 22,792,772,644 27,654,886,727 1. Tài sản cố định hữu hình 221 22,246,348,694 27,212,903,594 Nguyên giá 222 31,999,950,459 40,312,241,132 Giá trị hao mòn lũy kế 223 (9,753,601,765) (13,099,337,538) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 Nguyên giá 225 Giá trị hao mòn lũy kế 226 3. Tài sản cố định vô hình 227 10,000,000 Nguyên giá 228 10,000,000 Giá trị hao mòn lũy kế 229 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 536,423,950 441,983,133 III. Bất động sản đầu tư 240 Nguyên giá 241 Giá trị hao mòn lũy kế 242 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 92,934,063,681 47,601,900,000 1. Đầu tư vào công ty con 251 39,230,417,500 25,845,000,000 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 52,574,896,181 21,556,900,000 3. Đầu tư dài hạn khác 258 1,128,750,000 200,000,000 4. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn 259 V. Tài sản dài hạn khác 260 1,186,107,955 1,367,074,198 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 950,807,000 1,367,074,198 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (*) 262 235,300,955 3. Tài sản dài hạn khác 268 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 705,962,317,750 403,213,033,369 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 300 332,303,772,036 247,965,646,772 I. Nợ ngắn hạn 310 299,397,394,930 229,348,442,516 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 145,164,749,119 128,539,274,688 2. Phải trả cho người bán 312 88,265,537,488 39,140,124,076 3. Người mua trả tiền trước 313 33,110,926,402 23,031,913,662 4. Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước 314 8,807,529,069 10,647,455,427 5. Phải trả công nhân viên 315 2,453,059,597 1,055,689,419 6. Chi phí phải trả 316 366,461,617 95,000,000 7. Phải trả nội bộ (*) 317 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 6,380,028,744 6,431,402,380 9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 14,849,102,894 20,407,582,864 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 II. Nợ dài hạn 330 32,906,377,106 18,617,204,256 1. Phải trả dài hạn người bán 331 2. Phải trả dài hạn nội bộ (*) 332 3. Phải trả dài hạn khác 333 4. Vay và nợ dài hạn 334 32,416,955,857 18,209,755,857 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (*) 335 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 489,421,249 407,448,399 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU (*) 400 373,658,545,714 155,247,386,597 I. Vốn chủ sở hữu 410 370,060,082,947 151,711,650,998 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 354,700,150,481 141,413,336,908 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 4. Cổ phiếu quỹ 414 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 3,009,715,386 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 4,526,909,488 4,526,909,488 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (*) 420 7,703,738,376 5,651,835,386 11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 421 119,569,216 119,569,216 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 3,598,462,767 3,535,735,599 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 3,577,538,964 3,514,811,796 2. Nguồn kinh phí 432 20,923,803 20,923,803 3. Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định 433 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 705,962,317,750 403,213,033,369 PHỤ LỤC 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CÔNG TY MẸ HAI NĂM GẦN ĐÂY Đơn vị: VNĐ CHỈ TIÊU Mã số NĂM TRƯỚC NĂM NAY 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 274,035,028,939 449,512,817,154 2. Các khoản giảm trừ 2 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 274,035,028,939 449,512,817,154 4. Giá vốn hàng bán 11 252,764,949,343 417,620,177,383 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 21,270,079,596 31,892,639,771 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 3,972,707,563 4,869,287,543 7. Chi phí tài chính 22 7,137,372,006 10,091,658,382 Trong đó: chi phí lãi vay 23 6,284,438,973 9,230,048,162 8. Chi phí bán hàng 24 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 11,950,968,643 16,116,036,329 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 6,154,446,510 10,554,232,603 11. Thu nhập khác 31 1,671,223,532 360,000,000 12. Chi phí khác 32 120,187,531 386,474,920 13. Lợi nhuận khác 40 1,551,036,001 -26,474,920 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 7,705,482,511 10,527,757,683 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 1,441,435,103 2,285,752,642 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 -235,300,955 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 6,264,047,408 8,477,305,996 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu PHỤ LỤC 3: BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ CÔNG TY MẸ HAI NĂM GẦN ĐÂY Đơn vị:VNĐ Chỉ tiêu Mã số NĂM TRƯỚC NĂM NAY I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 01 267,298,259,028 388,273,545,589 2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ 02 (273,788,279,624) (379,292,095,580) 3. Tiền chi trả cho người lao động 03 (22,733,704,974) (17,818,872,893) 4. Tiền chi trả lãi vay 04 (8,840,684,953) (11,009,501,323) 5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 05 (2,386,661,418) (2,649,099,400) 6. Tiền thu từ hoạt động kinh doanh 06 16,921,570,768 161,913,936,200 7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 07 (11,981,669,392) (127,760,345,204) 15. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 (35,511,170,565) 11,657,567,389 II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác 21 (1,878,075,959) (528,126,217) 2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác 22 3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23 4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 24 5. Tiền chi đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác 25 (8,800,000,000) (39,231,469,181) 6. Tiền thu hồi đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác 26 6,000,000,000 7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 1,169,205,800 2,998,717,418 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 (3,508,870,159) (36,760,877,980) III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận góp vốn của chủ sở hữu 31 2. Tiền chi trả góp vốn cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành 32 3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 264,034,750,023 340,146,998,646 4. Tiền chi trả nợ gốc vay 34 (217,224,504,043) (308,514,324,215) 5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 7. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho cổ đông thiểu số Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 46,810,245,980 31,632,674,431 Lưu chuyển tiền thuần trong năm 50 7,790,205,256 6,529,363,840 Tiền và tương đương tiền đầu năm 60 27,108,006,342 34,948,731,859 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61 50,520,261 (797,993,978) Tiền và tương đương tiền cuối năm 70 34,948,731,859 40,680,101,721 PHỤ LỤC 4: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT CỦA TỔNG CÔNG TY VIWASEEN Đơn vị: VNĐ TÀI SẢN Mã số 31/12/2007 1/1/2007 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 898,479,912,208 572,166,046,226 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 107,756,233,781 58,757,131,762 1. Tiền 111 107,756,233,781 58,757,131,762 2. Các khoản tương đương tiền 112 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 1. Đầu tư ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn 129 III. Các khoản phải thu 130 575,546,915,794 315,857,025,195 1. Phải thu của khách hàng 131 430,369,078,936 239,122,431,247 2. Trả trước cho người bán 132 55,790,106,710 11,697,330,131 3. Phải thu nội bộ (*) 133 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 1,392,538,980 995,453,318 5. Các khoản phải thu khác 138 88,197,045,607 64,123,998,799 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 (201,854,439) (82,188,300) IV. Hàng tồn kho 140 198,471,944,451 186,119,506,508 1. Hàng tồn kho 141 198,471,944,451 186,119,506,508 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 16,704,818,182 11,432,382,761 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 5,414,346,060 6,313,242,041 2. Các khoản thuế phải thu 152 1,618,663,574 2,083,936,344 3. Tài sản ngắn hạn khác 158 9,671,808,548 3,035,204,376 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 509,504,683,611 186,049,143,350 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 602,709,144 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 2. Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 212 602,709,144 3. Phải thu nội bộ dài hạn 213 4. Phải thu dài hạn khác 218 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 II. Tài sản cố định 220 443,742,576,334 151,106,749,655 1. Tài sản cố định hữu hình 221 84,918,827,734 67,414,008,568 Nguyên giá 222 144,493,697,641 118,461,369,883 Giá trị hao mòn lũy kế 223 (59,574,869,907) (51,047,361,315) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 Nguyên giá 225 Giá trị hao mòn lũy kế 226 3. Tài sản cố định vô hình 227 7,609,693,452 559,999,990 Nguyên giá 228 8,037,360,135 610,000,000 Giá trị hao mòn lũy kế 229 (427,666,683) (50,000,010) 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 351,214,055,148 83,132,741,097 III. Bất động sản đầu tư 240 Nguyên giá 241 Giá trị hao mòn lũy kế 242 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 57,139,611,509 28,922,305,953 1. Đầu tư vào công ty con 251 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 53,678,896,181 25,460,900,000 3. Đầu tư dài hạn khác 258 3,460,715,328 3,461,405,953 4. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn 259 V. Lợi thế thương mại 260 VI. Tài sản dài hạn khác 270 8,019,786,624 6,020,087,742 1. Chi phí trả trước dài hạn 271 7,408,813,336 5,791,343,294 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (*) 272 610,973,288 228,744,448 3. Tài sản dài hạn khác 278 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 280 1,407,984,595,819 758,215,189,576 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 300 947,702,508,990 567,976,780,730 I. Nợ ngắn hạn 310 800,992,590,523 534,957,024,873 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 256,074,656,579 175,120,466,642 2. Phải trả cho người bán 312 206,931,429,216 119,433,885,708 3. Người mua trả tiền trước 313 161,547,282,879 100,212,619,638 4. Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước 314 33,302,458,676 37,658,894,772 5. Phải trả công nhân viên 315 5,907,670,002 4,968,868,772 6. Chi phí phải trả 316 38,655,284,011 11,561,820,649 7. Phải trả nội bộ (*) 317 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 6,380,028,744 6,431,402,380 9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 92,193,780,416 79,569,066,312 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 II. Nợ dài hạn 330 146,709,918,467 33,019,755,857 1. Phải trả dài hạn người bán 331 2. Phải trả dài hạn nội bộ (*) 332 3. Phải trả dài hạn khác 333 66,000,000,000 4. Vay và nợ dài hạn 334 80,709,918,467 33,019,755,857 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (*) 335 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU (*) 400 390,164,923,259 162,386,286,045 I. Vốn chủ sở hữu 410 384,466,055,660 158,300,405,426 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 358,939,994,618 144,606,216,271 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 4. Cổ phiếu quỹ 414 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 4,835,369,271 142,950,574 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 5,167,782,626 5,800,390,694 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 119,569,216 147,268,576 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (*) 420 15,403,339,929 7,603,579,311 11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 421 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 5,698,867,599 4,085,880,619 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 5,477,943,796 3,552,956,816 2. Nguồn kinh phí 432 220,923,803 532,923,803 3. Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định 433 C. Lợi ích của Cổ đông thiểu số 500 70,117,163,570 27,852,122,801 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 1,407,984,595,819 758,215,189,576 PHỤ LỤC 5: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH HỢP NHẤT CỦA TỔNG CÔNG TY VIWASEEN Đơn vị: VNĐ CHỈ TIÊU Mã số NĂM NAY NĂM TRƯỚC 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 1,160,638,870,656 717,717,193,033 2. Các khoản giảm trừ 02 887,743,976 28,060,000 + Vật tư A không tính TNTT + Hàng bán bị trả lại 887,743,976 28,060,000 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 1,159,751,126,680 717,689,133,033 4. Giá vốn hàng bán 11 1,057,383,991,690 661,851,066,269 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 102,367,134,990 55,838,066,764 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 9,966,296,288 15,264,829,022 7. Chi phí tài chính 22 18,952,772,351 16,237,175,593 Trong đó: chi phí lãi vay 23 17,113,556,865 14,766,136,408 8. Chi phí bán hàng 24 3,078,430,622 4,257,753,852 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 51,550,413,284 32,828,156,326 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 38,751,815,021 17,779,810,015 11. Thu nhập khác 31 6,231,695,132 6,439,221,096 12. Chi phí khác 32 5,244,790,573 4,544,319,259 13. Lợi nhuận khác 40 986,904,559 1,894,901,837 14. Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết 50 0 0 15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 60 39,738,719,580 19,674,711,852 16. Thuế thu nhập doanh nghiệp 61 7,558,232,790 3,709,506,594 16.1. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 61.1 7,940,461,630 3,746,817,058 16.2 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 61.2 (382,228,840) (37,310,464) 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 70 32,180,486,790 15,965,205,258 17.1 Lợi ích của cổ đông thiểu số 71 8,525,526,198 2,170,565,246 17.2 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty 72 23,654,960,592 13,794,640,012 PHỤ LỤC 6: BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ HỢP NHẤT CỦA TỔNG CÔNG TY VIWASEEN Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Mã số NĂM NAY NĂM TRƯỚC I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 01 871,716,300,231 619,194,949,588 2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ 02 (587,655,692,536) (529,867,258,000) 3. Tiền chi trả cho người lao động 03 (49,814,057,662) (49,478,793,940) 4. Tiền chi trả lãi vay 04 (17,424,226,877) (15,563,375,908) 5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 05 (6,621,228,013) (6,381,100,546) 6. Tiền thu từ hoạt động kinh doanh 06 356,290,847,071 58,520,449,462 7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 07 (490,089,949,658) (107,457,304,250) 15. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 76,401,992,556 (31,032,433,594) II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác 21 (22,625,498,585) (28,882,332,156) 2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác 22 768,006,586 1,410,152,000 3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23 (18,774,878,000) 4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 24 13,098,081,371 5. Tiền chi đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác 25 (39,231,469,181) (11,787,328,124) 6. Tiền thu hồi đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác 26 97,390,932,050 7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 4,176,629,673 6,234,277,571 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 (56,912,331,507) 58,688,904,712 III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận góp vốn của chủ sở hữu 31 7,635,108,339 7,294,303,660 2. Tiền chi trả góp vốn cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành 32 3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 508,663,993,233 428,014,529,403 4. Tiền chi trả nợ gốc vay 34 (484,255,939,624) (442,090,624,569) 5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35 (66,000,000) 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 (1,442,004,151) 7. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho cổ đông thiểu số Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 30,535,157,797 (6,781,791,506) Lưu chuyển tiền thuần trong năm 50 50,024,818,846 20,874,679,612 Tiền và tương đương tiền đầu năm 60 58,757,131,762 38,259,229,007 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61 (1,025,716,827) (376,776,857) Tiền và tương đương tiền cuối năm 70 107,756,233,781 58,757,131,762 PHỤ LỤC 07: SỔ KẾ TOÁN HỢP NHÂT CỦA TỔNG CÔNG TY VIWASEEN (NĂM 2007) Đơn vị: VNĐ Chứng từ sử dụng để hợp nhất Diễn giải Các khoản mục đối ứng liên quan đến bút toán điều chỉnh Các khoản mục trên Báo cáo tài chính công ty mẹ, công ty con Điều chỉnh tăng (+), giảm (-) Khoản mục hợp nhất BCTC và các phiếu kế toán Ngày tháng Tài sản Nguồn vốn Tài sản nguồn vốn Tài sản Nguồn vốn Hợp nhất BCĐKT tập đoàn Tài sản 1,668,342,133,415 (260,357,537,596) 1,407,984,595,819 1. Trả trước cho người bán  Phải trả nội bộ TK 336-VIWAMEX 56,884,733,108 (1,094,626,398) 55,790,106,710 Tổng công ty VIWASEEN (1,094,626,398) 2. Phải trả nội bộ 105,265,422,440 (105,265,422,440) 0 Tổng công ty VIWASEEN Phải trả nội bộ dài hạn TK 336-WASECO (104,340,247,000) Tổng công ty VIWASEEN Phải trả người bán TK 331-WASECO (935,175,440) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 3. Vốn kinh doanh tại đơn vị trực thuộc 110,215,310,940 (110,215,310,940) 0 Tổng công ty VIWASEEN Vốn chủ sở hữu WASECO TK-411 (110,215,310,940) 4. Phải thu khác- TK 138 61,131,901,610 (4,551,760,318) 56,580,141,292 Công ty VIWASEEN.4 Vốn chủ sở hữu phần vốn của TCT - TK 411 (5,050,000,000) Tổng công ty VIWASEEN Phải trả nội bộ TK 336- VIWASEEN.1 (3,294,679,655) Tổng công ty VIWASEEN Phải trả nội bộ TK 336- VIWASEEN.2 8,409,062,800 Công ty WASECO Phải trả nội bộ TK 336- VIWASEEN.11 (4,616,143,463) 5. Đầu tư vào công ty con TK 221 39,230,417,500 (39,230,417,500) 0 các công ty con TK 411 các công ty con (39,230,417,500) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 NGUỒN VỐN 1,668,342,133,415 (260,357,537,596) 1,407,984,595,819 1. Phải trả khách hàng TK 331 207,856,604,656 (925,175,440) 206,931,429,216 WASECO Phải thu nội bộ TK 1368 - VIWASEEN (925,175,440) 2. Phải trả nội bộ dài hạn - TK 336 105,434,873,398 (105,434,873,398) 0 WASECO Phải thu nội bộ TK 1368 - VIWASEEN (104,340,274,000) VIWAMEX Trả trước cho người bán - VIWASEEN (1,094,626,398) 3. Phải trả nội bộ ngắn hạn - TK 336 (498,239,682) 498,239,682 0 VIWASEEN.1 Phải trả khác 1368 - VIWASEEN (3,294,679,655) VIWASEEN.2 Phải trả khác 1368 - VIWASEEN 8,409,062,800 VIWASEEN.11 Phải trả khác 1368 - WASECO (4,616,142,463) 4. Phải trả khác TK 338 94,209,797,916 (2,016,017,500) 92,193,780,416 VIWASEEN.1 TK 221- VIWASEEN (1,678,028,000) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 VIWASEEN.2 Đầu tư vào công ty con TK 221- VIWASEEN (337,989,500) 5. Vốn đầu tư của chủ sở hữu - TK 411 573,011,305,558 (214,071,310,940) 358,939,994,618 Công ty VIWASEEN.12 Lợi ích cổ đông thiểu số (2,236,000,000) Đầu tư vào công ty con (2,264,000,000) Công ty VIWASEEN.14 Lợi ích cổ đông thiểu số (1,748,600,000) Đầu tư vào công ty con (1,938,000,000) Công ty VIWASEEN.1 Lợi ích cổ đông thiểu số (2,400,000,000) Đầu tư vào công ty con (4,278,028,000) TK 338- Phần vốn góp chia bằng cổ tức 1,678,028,000 Công ty VIWASEEN.2 Lợi ích cổ đông thiểu số (2,400,000,000) Đầu tư vào công ty con (2,937,989,500) TK 338- Phần vốn góp chia bằng cổ tức 337,989,500 Công ty VIWASEEN.3 Lợi ích cổ đông thiểu số (4,400,000,000) Đầu tư vào công ty con (5,600,000,000) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Công ty VIWASEEN.4 Lợi ích cổ đông thiểu số (7,350,000,000) Đầu tư vào công ty con (2,600,000,000) TK 138 - Phần vốn góp của Tổng côn ty (5,050,000,000) Công ty VIWASEEN.15 Lợi ích cổ đông thiểu số (2,040,000,000) Đầu tư vào công ty con (2,300,000,000) Công ty VIWASEEN.11 Lợi ích cổ đông thiểu số (4,557,000,000) Đầu tư vào công ty con (4,743,000,000) Công ty WASE Lợi ích cổ đông thiểu số (3,920,000,000) Đầu tư vào công ty con (4,080,000,000) Công ty VIWASEEN Huế Lợi ích cổ đông thiểu số (29,040,000,000) Đầu tư vào công ty con (6,960,000,000) Công ty VIWAMEX Lợi ích cổ đông thiểu số (1,500,000,000) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Công ty WASECO Vốn kinh doanh (110,215,310,940) 6. Lợi nhuận sau thuế- TK 421 23,076,267,595 (7,672,927,666) 15,403,339,929 Công ty VIWASEEN.1 Lợi ích cổ đông thiểu số (395,302,960) Công ty VIWASEEN.2 Lợi ích cổ đông thiểu số (1,103,853,029) Công ty VIWASEEN.3 Lợi ích cổ đông thiểu số (528,000,000) Công ty VIWASEEN.4 Đầu tư vào công ty con (882,582,046) Công ty VIWASEEN.11 Lợi ích cổ đông thiểu số (263,847,799) Công ty VIWASEEN.12 Lợi ích cổ đông thiểu số (635,935,991) Công ty VIWASEEN.14 Lợi ích cổ đông thiểu số (210,566,213) Công ty VIWASEEN.15 Lợi ích cổ đông thiểu số (463,213,281) Công ty VIWASEEN Huế Lợi ích cổ đông thiểu số (2,392,713,141) VIWAMEX Lợi ích cổ đông thiểu số (1,052,314) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 WASE Lợi ích cổ đông thiểu số (795,860,892) 7. Quỹ đầu tư phát triển 5,570,250,910 (734,881,639) 4,835,369,271 Công ty VIWASEEN.1 Lợi ích cổ đông thiểu số (35,758,476) Công ty VIWASEEN.2 Lợi ích cổ đông thiểu số (21,465,973) Công ty VIWASEEN.3 Lợi ích cổ đông thiểu số (245,018,170) Công ty VIWASEEN.4 Lợi ích cổ đông thiểu số (92,077,971) Công ty VIWASEEN.12 Lợi ích cổ đông thiểu số (281,640,906) Công ty VIWASEEN.15 Lợi ích cổ đông thiểu số (58,920,143) 8. Quỹ dự phòng tài chính 5,285,536,891 (117,754,265) 5,167,782,626 Công ty VIWASEEN.1 (16,221,087) Công ty VIWASEEN.3 (37,802,803) Công ty VIWASEEN.4 (4,433,328) Công ty VIWASEEN.12 (31,620,121) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Công ty VIWASEEN.11 (8,854,338) Công ty VIWASEEN.14 (18,822,588) 9. Lợi ích của cổ đông thiểu số 70,117,163,570 70,117,163,570 Các công ty con Vốn góp của cổ đông thiểu số 61,591,600,000 Các công ty con Lợi nhuận sau thuế TNDN - TK 421 7,672,927,666 Các công ty con Quỹ đầu tư phát triển - TK 414 734,881,639 Các công ty con Quỹ dự phòng tài chính TK 416 117,754,265 Tổng cộng 1,668,342,166,415 1,668,342,166,415 (260,357,537,596) (260,357,537,596) 1,407,984,595,819 1,407,984,595,819 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10848.doc
Tài liệu liên quan