Báo cáo chuyên đề - Khu sinh quyển thế giới nơi cực nam tổ quốc vườn quốc gia mũi Cà Mau

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU KHU SINH QUYỂN THẾ GIỚI NƠI CỰC NAM TỔ QUỐC Giảng viên hướng dẫn: GS. TS Nguyễn Văn Thu Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Hiểu (B1311054) Cần Thơ, Tháng 3/2015 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ........................................................................................................................... 1 VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU .........................................................................................................

pdf8 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo chuyên đề - Khu sinh quyển thế giới nơi cực nam tổ quốc vườn quốc gia mũi Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.. 3 I. Thông tin cơ bản ................................................................................................................................. 3 1. Vị trí địa lý: ....................................................................................................................................... 3 2. Diện tích: 41.862 ha ......................................................................................................................... 3 3. Địa giới hành chính ......................................................................................................................... 3 4. Vùng đệm: ........................................................................................................................................ 3 II. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................................................... 3 III. Đặt vấn đề ........................................................................................................................................ 4 IV. Các chức năng chính ....................................................................................................................... 6 V. Mục tiêu ............................................................................................................................................... 7 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................................... 8 VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU I. Thông tin cơ bản 1. Vị trí địa lý: . Từ 8032’ đến 8049’ vĩ độ Bác . Từ 104040’ đến 104033’ kinh độ Đông. 2. Diện tích: 41.862 ha . Diện tích phần ven biển: 26.600 ha. . Diện tích phần trên đất liền: 15.262 ha . Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 12.203 ha . Phân khu phục hồi sinh thái 2.859 ha . Phân khu hành chính dịch vụ: 200 ha 3. Địa giới hành chính Phần điền liền cùa vườn quốc gia Mũi Cà Mau thuộc địa phận hành chính của các xã Đất Mũi và Viên An của huyện Ngọc Hiển, và xã Đất Mới của huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. 4. Vùng đệm: Bao gồm các xã Đât Mũi, Viên An thuộc huyện Ngọc Hiện, và xã Đất Mới huyện Năm Căn với tổng diện tích là 8.194 ha. II. Lịch sử hình thành và phát triển - Trong thời gian thực dân Pháp chiếm đóng, một phần cảu khu vực này được thiết kế làm rừng cảnh Tam Giang. - Năm 1983, phần phía nam của khu vực được UBND tỉnh thành lập KBTTN Đất Mũi. - Năm 1986, KBTTN Đất Mũi được chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tưởng chính phủ) chính thức công nhận theo Quyết định 194/Ct với tên gọi là KBTTN Cà Mau - Năm 1990, kế hoạch đầu từ cho KBBTN Cà Mau được xây dựng. Sau đó, Ban quản lí KBTTN Cà Mau được thành lập và thuộc sự quản lí của chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau. - Birdlife International công nhận Bãi Bồi và Đất Mũi là hai vùng chim quan trọng (IBA). - Trước năm 2003, phần phía bắc của khu vực này được xây dựng thành rừng phòng hộ ven biển bãi bồi với mục đích ngăn chặn tình trạng sói mòn đất ven biển và bảo vệ đất liền khỏi lũ lụt và các thiên tai khác. Ban quản lí rừng phòng hộ ven biển Bãi Bồi được thành lập dưới sự quản lý của Chi cục Kiểm lâm Cà Mau. - Năm 2003, Thủ tướng chính phủ bản hành quyết định 142/TTg thành lập vườn quốc gia Mũi Cà Mau và Rừng phòng hộ ven biển bãi bồi với một số sinh cảnh tự nhiên liên kề. Vườn quốc gia Mũi Cà Mau có diện tích 41.862 ha. - Năm 2007, Tổ chức bảo tồn Động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) đã phát hiện nhiều loài động, thực vật hoang dã có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. - Tháng 5 năm 2009, UNESCO công nhận Vườn quốc gia Mũi Cà Mau là khu dự trữ sinh quyển thế giới. - Tháng 4 năm 2013, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau được ban thư ký Công ước Ramsar công nhận là khu Ramsar thứ 2.088 của thế giới và thứ 5 của Việt Nam do vườn là “khu rừng ngập mặn nguyên sinh lớn nhất Việt Nam, lớn thứ hai trên thế giới, vẫn còn nguyên quá trình diễn thế tự nhiên của hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, có tính đa dạng sinh học cao và đáp ứng được nhiều tiêu chí (4/15 tiêu chí) của vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế. III. Đặt vấn đề Mũi Cà Mau là địa danh ở cực Nam của Tổ quốc, nơi được ghi nhận là vị trí quan trọng trong thư mục các vùng đất ngập nước của các nước Đông Nam Á và nhiều tư liệu bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường của thế giới. Các đặc điểm của hệ sinh thái đất ngập nước nơi đây tiêu biểu cho vùng sinh thái ven biển, nên trở thành điểm du lịch và tham quan lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước. Trước những giá trị nổi bật mà thiên nhiên ban tặng, ngày 26/5/2009, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau được Ủy ban UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển Thế giới, tiếp đó ngày 13/4/2013 vừa qua, Vườn quốc gia này vinh dự đón nhận là Khu Ramsar thứ 5 của Việt Nam và là Khu Ramsar thứ 2.088 của Thế giới. Hệ sinh thái đất ngập nước này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ da dạng sinh học, duy trì sự cân bằng sinh thái chuyển tiếp giữa đất liền và đại dương. Rừng ngập mặn Mũi Cà Mau là nguồn cung cấp dinh dưỡng và sản phẩm sơ cấp đầu tiên cho chuỗi thức ăn ở vùng ven biển và các giống loài động vật hoang dã và các loài chinh di trú. Hệ động, thực vật rừng Vườn quốc gia Mũi Cà Mau tuy không đa dạng về loài, nhưng do vị trí địa lý và đặc điểm riêng biệt về rừng đã tạo cho nơi đây một giá trị khoa học và sinh thái tiêu biểu. Hệ thực vật ở đây có 27 loài cây ngập mặn với quần thể gồm rừng tái sinh tự nhiên hỗn giao giữa cây đước, vẹt và rừng mắm; trong đó có 2 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam là đước đôi và quao nước và còn có thể có một số loài thực vật đã từng tồn tại nhưng nay chưa phát hiện lại được như Cóc đỏ, Côi, Mắm quăn. Động vật tại vườn quốc gia Mũi Cà Mau. (Ảnh: Tuổi Trẻ) Còn hệ động vật tiêu biểu là lớp chim với 93 loài, thuộc 33 họ và 9 bộ; có 11 loài chim quý hiếm, 7 loài đang bị đe dọa cấp quốc gia, 7 loài bị đe dọa cấp toàn cầu và 1 loài được nêu trong Nghị định 32 của Chính phủ. Đây là nguồn gen quý hiếm đang được ưu tiên bảo tồn. Khu hệ thú có 26 loài thuộc 11 họ và 8 bộ, trong đó có 11 loài thuộc diện quý hiếm, có 6 loài đang bị đe dọa cấp toàn cầu... Đặc biệt, hai loài thú có trong sách đỏ IUCN là 2 loài linh trưởng (khỉ đuôi dài và cà khu). Lưỡng cư và bò sát đã phát hiện 43 loài bò sát thuộc 12 họ, 2 bộ; có 16 loài đang bị đe dọa, trong đó 13 loài bị đe dọa cấp quốc gia và 6 loài bị đe dọa cấp toàn cầu; 9 loài bò sát có tên trong Nghị định 32 của Chính phủ và 9 loài lưỡng cư thuộc 5 họ và 2 bộ, có 1 loài lưỡng cư cũng bị đe dọa diệt vong cấp quốc gia. Về thủy sản đã xác định được 139 loài cá, thuộc 21 bộ, 55 họ, 89 giống với nhiều loài quý hiếm và có giá trị kinh tế cao. Hiện đã xác định được 53 loài thân mềm thuộc 9 bộ, 28 họ và 8 giống. Đáng lưu ý là các loài cá ngựa đen; cá cháo lớn thuộc họ cá cháo, bộ cá cháo biển là loài sống ven bờ và cửa sông đang có nguy cơ tuyệt chủng. Cũng như cá mòi không răng và sam ba gai đuôi số lượng giảm mạnh. Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chuyên sâu về các đối tượng này nhằm đưa ra các giải pháp quản lý phù hợp. Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đang bị xâm hại nặng nề. Báo cáo của tổng cục thủy sản (2010), cho thấy nguồn lợi thủy sản đang bị làm phát ở mức độ rất cao. Ví dụ, loài cá ngựa đen có giá trị dược liệu cao đang bị khai thác giảm khoảng 20%/năm và có nguy cơ cạn kiện nguồn lợi trong tương lai gần. Các loài cá cháo lớn, cá mòi không răng đều là những loài cá quý hiếm và số lượng còn rất ít, hiếm gặp. Mũi Cà Mau từng được biết đến như một vùng “Biển biết nở, đất biết đi và rừng cứ mãi sinh sôi”. Nhưng đó là chuyện của hàng chục năm trước. Sông Mê công đang và sẽ bị các quốc gia trên thương nguồn ngăn chặn để khai thác thủy điện và phục vụ các hoạt động phát triển kinh tế của họ. Điều này sẽ khiến quỹ trầm tích suy giảm, không đủ bồi đắp vùng cửa sông như trước đây, và sẽ giảm tác dụng ngăn triểu cường do Biến đổi khí hậu đang diễn ra rỏ ràng và ngày càng phức tạp, khó đoán. Bảo vệ được rừng ngập mặn ven biển, đặc biệt là rừng Đước, là bảo vệ được bờ biển chống lại hiện tượng xói lở do sóng biển xâm thực, cũng có nghĩa giữ được đắt. Mà có giữ được đắt mới có thể nói tới phát triển kinh tế. Giữ rừng và bảo vệ tài nguyên chắc chắn phải đi trước một bước. IV. Các chức năng chính 1. Bảo tồn lâu dài mẫu chuẩn sinh thái có tầm quan trọng quốc gia, khu vực và thế giới trên cơ sở các giải pháp khoa học, kinh tế và xã hội để bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước vùng đất mũi đang trong quá trình diễn thế tự nhiên. 2. Phục vụ các hoạt động tham quan, du lịch sinh thái và hợp tác quốc tế, xây dựng và thực nghiệm các mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên rừng ngập mặn, phát huy giá trị và chức năng kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước.Qua đó cải thiện điều kiện sinh sống của nhân dân trong vùng. 3. Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường, hạn chế xói lở, thúc đẩy quá trình bồi tụ bờ biển, để bảo vệ đời sống và sản xuất của nhân dân các vùng đất liền, bảo vệ khu cư trú của ngư dân ở vùng ven biển, tạo nền tảng cho quá trình phát triển bền vững ở vùng ven biển. 4. Bảo vệ đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng ngập mặn, nơi cư trú cho các loài sinh vật ở vùng ven biển, cung cấp dinh dưỡng cho các loài thủy sản, hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất ở vùng ven biển. 5. Xây dựng cơ cấu xã hội nghề rừng ổn định, phù hợp với các mục tiêu quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thông qua việc cải thiện và nâng cao tính bền vững của các hệ canh tác Lâm-Ngư nghiệp, tăng năng suất của rừng để nâng cao lợi ích kinh tế của những diện tích rừng ngập mặn ở vùng đệm của Vườn quốc gia. 6. Góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về các giá trị của rừng và của hệ sinh thái đất ngập nước và các phương pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước. 7. Góp phần củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự xã hội ở vùng cực Nam của Việt Nam. V. Mục tiêu Mục tiêu đặt ra cho Vườn quốc gia Mũi Cà Mau trước hết là bảo tồn lâu dài mẫu chuẩn sinh thái có tầm quan trọng quốc gia, khu vực và thế giới trên cơ sở các giải pháp khoa học, kinh tế và xã hội, để bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước vùng Đất Mũi đa dạng trong quá trình biến đổi của tự nhiên. Mặt khác Vườn quốc gia còn phục vụ các hoạt động tham quan, du lịch sinh thái và hợp tác quốc tế, xây dựng và thực nghiệm các mô hình bảo tồn và sử dựng bền vững tài nguyên rừng ngập mặn, phát huy giá trị và chức năng kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước. Bảo vệ đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn, nơi cư trú của các loài sinh vật vùng ven biển, cung cấp dinh dưỡng cho các loài thủy sản, hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất ở vùng ven biển nơi đây. Theo đó, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã chủ động tổ chức và phối hợp với chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành có liên quan, dự án của các tổ chức quốc tế và trong nước thực hiện nhiều cuộc tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư sống ven địa bàn quản lý của Vườn quốc gia, về các văn bản pháp quy của Nhà nước, phổ biến pháp luật và thi hành pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, biển. Nhất là đối với đối tượng là học sinh về vấn đề quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn đất ngập nước... Cho đến nay, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã thành lập được 12 trạm bảo vệ và tổ cơ động thường xuyên tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng và biển; phối hợp với địa phương vận động tuyên truyền nhân dân tham gia bảo vệ, phát hiện kịp thời và xử lý các vụ việc vi phạm; xúc tiến xây dựng “cơ chế đồng quản lý” dựa vào cộng đồng trên cơ sở thực tiễn của địa phương; tham mưu cho chính quyền địa phương sử dụng hợp lý một số tài nguyên đất ngập nước và giúp người dân sở tại cùng tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái của Vườn quốc gia. Song điều cấp thiết nhất hiện này là cần phải tiến hành nghiên cứu tài nguyên động, thực vật rừng; xây dựng kế hoạch kiểm kê, giám sát đa dạng sinh học, giám sát đất ngập nước và xuất bản Sách hướng dẫn thực địa nhận dạng thú, chim, bò sát, ếch nhái và cá; nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ của Vườn quốc gia. Đặc biệt là xây dựng đề án quy hoạch cho Vườn quốc gia Mũi Cà Mau giai đoạn 2012-2016 và tầm nhìn đến năm 2030. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tổng cục Lâm nghiệp. Các vườn Quốc gia Việt Nam (2014) 2. Báo Tuổi Trẻ. “Vườn quốc gia Mũi Cà Mau trở thành khu Ramsar thứ 5 Việt Nam”. Ngày 13/4/2013 (GMT +7) 3. Báo Thanh Niên “Bảo tồn đa dạng sinh học Vườn quốc gia Mũi Cà Mau”. Ngày 25/06/2013 (GMT+7) View publication stats

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_chuyen_de_khu_sinh_quyen_the_gioi_noi_cuc_nam_to_quo.pdf
Tài liệu liên quan