HỌC VIỆN TÀI CHÍNHKHOA KẾ TOÁNNGUYÊN LÝ KẾ TOÁNTS. NGUYỄN VŨ VIỆT1TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌCTên môn học: Nguyên lý kế toánVị trí: Môn học cơ sở ngành kế toánThời lượng chuẩn: 75 tiếtGiáo trình nguyên lý kế toán 2009Tài liệu tham khảo: Giáo trình nguyên lý kế toán hoặc lý thuyết hạch toán kế toán các trường đại học khối kinh tếHệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam.2TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌCMục tiêu:Trang bị kiến thức lý luận cơ bản về kế toánHiểu được bản chất, đặc tr
66 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Bài giảng Nguyên lý Kế toán - Chương 1: Tổng quan về môn học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưng của kế toán, các khái niệm, nguyên tắc kế toán cơ bản, các yếu tố cơ bản của Báo cáo tài chính.Hiểu bản chất và vận dụng cơ bản các phương pháp kế toán trong doanh nghiệp.Hiểu và có kiến thức cơ bản về hệ thống pháp lý kế toán, hệ thống pháp lý của kế toán Việt namHiểu và nắm được nội dung cơ bản tổ chức công tác kế toán3TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌCNội dung môn họcChương 1: Tổng quan chung về kế toánChương 2: Các yếu tố cơ bản của Báo cáo tài chínhChương 3: Các phương pháp kế toánChương 4: Hệ thống pháp lý kế toánChương 5: Sổ và hình thức kế toánChương 6: Tổ chức công tác kế toán4TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌCPhương pháp nghiên cứu môn học:SV Xuất phát từ các tình huống thực tiễnSV Nghiên cứu tài liệuSV Thảo luận nhómGiảng viên tổng kếtSV Giải quyết các bài tập tình huốngVận dụng lý thuyết để đánh giá, định hướng thực tiễn5CHƯƠNG 1TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN6Chương 1 – Tổng quan về kế toánMục tiêu:Hiểu được nguồn gốc hình thành kế toán và tính tất yếu của nó; Tiếp cận kế toán một cách đầy đủ và có hệ thống từ các góc độ khác nhau, hiểu được những đặc trưng của kế toán và đưa ra được định nghĩa về kế toán một cách độc lập; Nắm được các khái niệm và nguyên tắc cơ bản của khoa học kế toán;Nhận diện nhu cầu thông tin kế toán của các đối tượng sử dụng và các yêu cầu đối với thông tin kế toán7Chương 1 – Tổng quan về kế toán Mục tiêu:Xác định được vai trò quan trọng của kế toán trong hệ thống quản lý kinh tế và những yêu cầu đối với thông tin kế toán.Đặc biệt, sau khi nghiên cứu chương 1, sinh viên đã có thể hình dung được những vấn đề sẽ tiếp tục nghiên cứu của toàn bộ chương trình môn học một cách logic theo mức độ cao hơn và sâu hơn ở từng chương.8Chương 1 – Tổng quan về kế toán1.1. Sự hình thành và phát triển kế toán1.1.1. Sự hình thành kế toánSự cần thiết của việc hạch toán trong hoạt động của con người. Hạch toán ra đời là hệ quả tất yếu của nhu cầu thông tin phục vụ quản lý.Hạch toán ra đời, tồn tại, phát triển gắn với nền sản xuất xã hội loài người.Nội dung của hạch toán: Quan sát, đo lường, Tính toán, ghi chép9Chương 1 – Tổng quan về kế toán1.1. Sự hình thành và phát triển kế toán1.1.1. Sự hình thành kế toánSự cần thiết của hạch toán trong hoạt động của con người.- Để sinh tồn và phát triển, con người luôn phải tiến hành HĐSX để tạo ra các giá trị sử dụng thỏa mãn nhu cầu.- Ngay từ khi các hoạt động sản xuất còn giản đơn, sơ khai con người đã ý thức được: những giá trị sử dụng được làm ra là có giới hạn, trong khi nhu cầu tiêu dùng ngày một gia tăng.10Chương 1 – Tổng quan về kế toán1.1. Sự hình thành và phát triển kế toán1.1.1. Sự hình thành kế toánSự cần thiết của hạch toán trong hoạt động của con người.Xuất phát từ thực tế đó, con người bắt đầu tìm cách tiết kiệm (tối thiểu hóa) lượng yếu tố đầu vào và gia tăng (tối đa hóa) lượng yếu tố đầu ra,Muốn vậy phải tìm các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tái sản xuất mà trước hết là hiệu quả kinh tế. 11Chương 1 – Tổng quan về kế toán1.1. Sự hình thành và phát triển kế toán1.1.1. Sự hình thành kế toánSự cần thiết của hạch toán trong hoạt động của con người.Thúc đẩy con người thực hiện quá trình quản lý đối với các hoạt động sản xuất. Quá trình quản lý tất yếu làm nảy sinh nhu cầu được cung cấp một hệ thống thông tin, trong đó ít nhất phải có thông tin định lượng về đối tượng quản lý và các sự kiện ảnh hưởng đến chúng. 12Chương 1 – Tổng quan về kế toán1.1. Sự hình thành và phát triển kế toán1.1.1. Sự hình thành kế toánSự cần thiết của hạch toán trong hoạt động của con người. Các thông tin định lượng của quá khứ về đối tượng quản lý kinh tế được thu nhận, xử lý và cung cấp bởi các hoạt động quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép của con người đối với các đối tượng đó và tập hợp các hoạt động này được gọi là hạch toán:13Chương 1 – Tổng quan về kế toán1.1. Sự hình thành và phát triển kế toán1.1.1. Sự hình thành kế toánCác loại hạch toán- Hạch toán nghiệp vụ kĩ thuật- Hạch toán thống kê- Hạch toán kế toán (Sinh viên đọc tài liệu để nắm được đặc trưng và hiểu sự khác biệt của các loại hạch toán)14Chương 1 – Tổng quan về kế toán1.1. Sự hình thành và phát triển kế toán- Hạch toán nghiệp vụ kĩ thuật là loại hạch toán thu nhận, xử lý và cung cấp một cách trực tiếp và đơn giản thông tin có tính tức thời về từng hoạt động kinh tế kỹ thuật cụ thể.Tùy vào tính chất của đối tượng phản ánh mà hạch toán nghiệp vụ kỹ thuật sử dụng thước đo phù hợp. Thông tin cung cấp thường kịp thời nhưng phân tán, rời rạc, thiếu tính tổng hợp và hệ thống. ( hạch toán nghiệp vụ kỹ thuật chưa đủ tiêu chuẩn để trở thành một khoa học như các loại hạch toán khác.)15Chương 1 – Tổng quan về kế toán1.1. Sự hình thành và phát triển kế toánHạch toán thống kê thu nhận, xử lý và cung cấp một cách hệ thống thông tin có tính quy luật về các hoạt động kinh tế xã hội số lớn gắn với phạm vi thời gian và địa điểm cụ thể trong từng kỳ thống kê. Tùy vào tính chất của đối tượng phản ánh mà thống kê sử dụng thước đo phù hợp. Với nền tảng lý luận độc lập và hệ thống phương pháp riêng (chỉ số, điều tra thống kê, phân tổ thống kê) cung cấp được những thông tin khách quan mang tính hệ thống và quy luật về các đối tượng quản lý, thống kê đã trở thành một khoa học.16Chương 1 – Tổng quan về kế toán1.1. Sự hình thành và phát triển kế toánHạch toán kế toán thu nhận, xử lý và cung cấp một cách hệ thống các thông tin có tính thường xuyên và liên tục về các hoạt động kinh tế tài chính của một đơn vị cụ thể trong phạm vi thời gian nhất định như: tình trạng tài chính, tình hình và kết quả hoạt động, khả năng tạo tiền và tình hình sử dụng tiền của một doanh nghiệp, một tổ chức trong từng kỳ kế toán. 17Chương 1 – Tổng quan về kế toán1.1. Sự hình thành và phát triển kế toánHạch toán kế toán:Đối tượng phản ánh là hoạt động kinh tế tài chính nên thước đo tiền tệ là chủ yếu và bắt buộc của kế toán, bên cạnh đó kế toán có thể sử dụng các thước đo khác tùy vào tính chất của đối tượng quản lý và nhu cầu thông tin. Với nền tảng lý luận độc lập và hệ thống phương pháp riêng (chứng từ kế toán, tính giá, tài khoản kế toán, tổng hợp cân đối kế toán) cung cấp được những thông tin khách quan mang tính hệ thống và bản chất về các đối tượng quản lý, kế toán đã trở thành một khoa học trong hệ thống các khoa học kinh tế xã hội. 18Chương 1 – Tổng quan về kế toán1.1. Sự hình thành và phát triển kế toán1.1.1. Sự hình thành kế toánKết luận về sự hình thành kế toánKế toán ra đời có nguồn gốc từ hạch toán khi hạch toán có sự phân hóa thành các loại hình khác nhau Kế toán ra đời gắn với thời kì sản xuất hàng hóa của loài người với điều kiện tiên quyết là sự xuất hiện của chữ viết, số học sơ cấp và tiền tệ.Kế toán hình thành và phát triển xuất phát từ nhu cầu thông tin phục vụ quản lý kinh tế ở các đơn vị.19Chương 1 – Tổng quan về kế toán1.1.2. Các cách tiếp cận về kế toán1.1.2.1. Tiếp cận kế toán từ góc độ một công cụ quản lý kinh tếHệ thống các công cụ quản lý kinh tế từ góc độ quản lý vĩ mô và vi mô.Vai trò kiểm tra, kiểm soát và cung cấp thông tin của kế toánKế toán chịu sự tác động của chủ thể và khách thể quản lý - Khách thể quản lý: Đối tượng của kế toán - Chủ thể quản lý: Chủ thể quản lý vĩ mô và vi mô20Chương 1 – Tổng quan về kế toán1.1.2. Các cách tiếp cận về kế toán1.1.2.1. Tiếp cận kế toán từ góc độ một công cụ quản lý kinh tế.Tác động của khách thể quản lý đến kế toánĐặc điểm khách thể quản lý kinh tế?Tính khách quan của kế toánTính động và sự phát triển không ngừng của kế toán 21Chương 1 – Tổng quan về kế toán1.1.2. Các cách tiếp cận về kế toán1.1.2.1. Tiếp cận kế toán từ góc độ một công cụ quản lý kinh tế.Tác động của chủ thể quản lý vĩ mô đến kế toánChủ thể quản lý vĩ mô?Mục tiêu của chủ thể quản lý vĩ mô?Khung pháp lý của kế toán có tính chủ quan theo mục tiêu quản lý vĩ mô, phù hợp với các công cụ quản lý vĩ mô khác như: Thuế, tài chính, tiền tệ22Chương 1 – Tổng quan về kế toán1.1.2. Các cách tiếp cận về kế toán1.1.2.1. Tiếp cận kế toán từ góc độ một công cụ quản lý kinh tế.Tác động của chủ thể quản lý vi mô đến kế toánChủ thể quản lý vi mô?Mục tiêu của chủ thể quản lý vi mô?Thiết lập hệ thống kế toán tại các đơn vịVận dụng khung pháp lý theo mục đích của họ23Chương 1 – Tổng quan về kế toán1.1.2. Các cách tiếp cận về kế toán1.1.2.1. Tiếp cận kế toán từ góc độ một nghề chuyên mônKế toán phát triển thành một nghề - Do sự phát triển quy mô hoạt động - Do sự phân công lao động trong xã hộiCác yếu tố tạo nên nghề kế toán chuyên nghiệp - Lao động hành nghề kế toán: các kế toán viên (có chuyên môn, cấp bậc nghề nghiệp được thừa nhận) + Hành nghề phụ thuộc + Hành nghề độc lập24Chương 1 – Tổng quan về kế toán1.1.2. Các cách tiếp cận về kế toán1.1.2.1. Tiếp cận kế toán từ góc độ một nghề chuyên mônCác yếu tố tạo nên nghề kế toán chuyên nghiệp - Đối tượng của lao động kế toán: Thông tin ban đầu về các hoạt động kinh tế của đơn vị - Sản phẩm: Thông tin đầu ra về các hoạt động kinh tế tài chính được trình bày trong các báo cáo kế toán25Chương 1 – Tổng quan về kế toán1.1.2. Các cách tiếp cận về kế toán1.1.2.1. Tiếp cận kế toán từ góc độ một nghề chuyên mônCác yếu tố tạo nên nghề kế toán chuyên nghiệp- Tư liệu lao động của kế toán: Sổ sách kế toán, văn phòng làm việc, máy móc thiết bị phục vụ thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin kế toán, các công cụ dụng cụ lao động- Chi phí và lợi ích kế toán: Chi phí kế toán là những khoản chi phí cần thiết phải trả cho sức lao động kế toán và tư liệu lao động kế toán. để thực hiện các công việc kế toán. Lợi ích kế toán là những lợi ích thu được của các bên sử dụng thông tin do kế toán cung cấp.26Chương 1 – Tổng quan về kế toán1.1.2. Các cách tiếp cận về kế toán1.1.2.1. Tiếp cận kế toán từ góc độ một nghề chuyên mônCác yếu tố tạo nên nghề kế toán chuyên nghiệpQuy trình kế toánGiải thích quy trình (Xem giáo trình)Thu nhận thông tinCung cấp thông tinXử lý thông tin27Chương 1 – Tổng quan về kế toán1.1.2. Các cách tiếp cận về kế toán1.1.2.3. Tiếp cận kế toán dưới góc độ một khoa học Lịch sử phát triển kế toán cho thấy kế toán chưa phải là một khoa học ngay từ những ngày đầu khi nó hình thành. Mặc dù ra đời cùng với sản xuất hàng hóa, song đến thời kỳ chủ nghĩa tư bản khi kế toán kép xuất hiện thì kế toán mới có được tiền đề quan trọng đầu tiên để trở thành khoa học 28Chương 1 – Tổng quan về kế toán1.1.2. Các cách tiếp cận về kế toán1.1.2.3. Tiếp cận kế toán dưới góc độ một khoa học Trải qua quá trình nhận thức bền bỉ đúc kết từ thực tiễn kế toán sinh động và biến đổi không ngừng trong nhiều thế kỷ, những tri thức lý luận về kế toán dần dần được hệ thống hóa và phát triển đến mức cao hơn, thỏa mãn các tiêu chuẩn định tính (tính khách quan, tính hệ thống, tính quy luật) và có đầy đủ những biểu hiện bên ngoài của một môn khoa học (có đối tượng và phương pháp nghiên cứu độc lập, có nền tảng lý luận đủ để dẫn dắt thực tiễn).29Chương 1 – Tổng quan về kế toán1.1.2. Các cách tiếp cận về kế toán1.1.2.3. Tiếp cận kế toán dưới góc độ một khoa học Lý thuyết của khoa học kế toán - Xuất phát từ thực tiễn được tổng kết - Xuất hiện nhiều lý thuết khác nhau - Lý thuyết kế toán chi phối tới các phương pháp cụ thể của kế toán.30Chương 1 – Tổng quan về kế toán1.1.2. Các cách tiếp cận về kế toán1.1.2.3. Tiếp cận kế toán dưới góc độ một khoa học Đối tượng của khoa học kế toán - Đối tượng chung của kế toán: tài sản, sự vận động của tài sản hoặc tài sản và các hoạt động kinh tế, tài chính - Đối tượng của kế toán phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động, nhu cầu thông tin kinh tế, tài chính.31Chương 1 – Tổng quan về kế toán1.1.2. Các cách tiếp cận về kế toán1.1.2.3. Tiếp cận kế toán dưới góc độ một khoa học Phương pháp kế toán- Phương pháp chứng từ- Phương pháp tính giáPhương pháp tài khoảnPhương pháp tổng hợp – cân đối kế toán32Chương 1 – Tổng quan về kế toán1.1.2. Các cách tiếp cận về kế toán1.1.2.3. Tiếp cận kế toán dưới góc độ một khoa học Các khái niệm khoa học của kế toánTạo nền tảng cơ sở cho các lý thuyết về kế toánChi phối với việc hình thành các nguyên tắcLà cơ sở để vận dụng các phương pháp kế toánCác nguyên tắc kế toán cơ bảnMô tả các quy tắc chi phối tới việc vận dụng các phương pháp kế toán33Chương 1 – Tổng quan về kế toán1.1.2. Các cách tiếp cận về kế toán1.1.2.4. Các định nghĩa về kế toánMột số định nghĩa theo các cách tiếp cận về kế toán:Các đặc trưng của kế toánKế toán là quá trình thu nhập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, tài chínhThông tin kế toán là thông tin tiền tệ về các hoạt động kinh tế tài chính diễn ra ở đơn vịThông tin kế toán được cung cấp cho các đối tượng sử dụng để họ ra các quyết định kinh tế liên quan34Chương 1 – Tổng quan về kế toán1.1.2. Các cách tiếp cận về kế toán1.1.3. Quá trình phát triển kế toán hiện đạiSự ra đời của cách ghi képVận dụng khái niệm kì kế toánSự ra đời của kế toán quản trịKế toán hợp nhất kinh doanhSự hình thành các chuẩn mực kế toán và hòa hợp chuẩn mực kế toán35Chương 1 - Tổng quan về kế toán1.1.4. Các loại kế toán1.1.4.1. Kế toán tài chính và kế toán quản trịCăn cứ phân biệt: Phạm vi, mục đích cung cấp thông tin kế toán..Cơ sở cho quá trình phân biệt: - Sự phát triển của kinh tế thị trường - Đa dạng nhu cầu thông tin kế toán - Sự hình thành công ty cổ phần và thị trường chứng khoán36Chương 1 - Tổng quan về kế toán1.1.4. Các loại kế toán1.1.4.1. Kế toán tài chính và kế toán quản trịKế toán tài chính Kế toán tài chính là loại hình kế toán liên quan chủ yếu đến việc cung cấp thông tin kế toán cho những đối tượng bên ngoài đơn vị kế toán nhằm trợ giúp họ trong việc ra các quyết định liên quan đến tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và dòng tiền của đơn vị kế toán.37Chương 1 - Tổng quan về kế toán1.1.4. Các loại kế toán1.1.4.1. Kế toán tài chính và kế toán quản trịKế toán quản trịLà loại hình kế toán liên quan đến việc cung cấp thông tin tài chính và những thông tin khác cho nhà quản lý khác nhau trong một đơn vị kế toán nhằm trợ giúp cho những nhà quản lý, điều hành thực hiện việc lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, kiểm soát và ra các quyết định liên quan. Kế toán quản trị được sử dụng như là một công cụ trong quản lý ở tất cả các đơn vị kế toán. 38Chương 1 - Tổng quan về kế toán1.1.4. Các loại kế toán1.1.4.1. Kế toán tài chính và kế toán quản trịPhân biệt KTTC – KTQT (Xem giáo trình)Về đối tượng, mục đích sử dụng thông tin kế toánĐặc điểm thông tin kế toánTính pháp lý của kế toánBáo cáo kế toán39Chương 1 - Tổng quan về kế toán1.1.4. Các loại kế toán1.1.4.1. Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiếtCăn cứ vào mức độ cụ thể, chi tiết của thông tin phản ánh về các đối tượng kế toánKế toán tổng hợp Kế toán tổng hợp là loại kế toán thực hiện việc thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin về các đối tượng kế toán cụ thể dưới dạng tổng hợp và biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Kế toán tổng hợp thực hiện việc xử lý thông tin trên các tài khoản kế toán tổng hợp và cung cấp thông tin thỏa mãn nhu cầu chung của các đối tượng thông qua hệ thống báo cáo kế toán tổng hợp. 40Chương 1 - Tổng quan về kế toán1.1.4. Các loại kế toán1.1.4.1. Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiếtKế toán Chi tiết Kế toán chi tiết là loại kế toán thực hiện việc thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin về các đối tượng kế toán cụ thể dưới dạng chi tiết hơn và biểu hiện dưới các hình thái tiền tệ, hiện vật và lao động. Kế toán chi tiết thực hiện việc xử lý thông tin trên các tài khoản kế toán chi tiết và cung cấp thông tin thỏa mãn nhu cầu quản lý chi tiết của đơn vị kế toán thông qua hệ thống báo cáo kế toán chi tiết. 41Chương 1 - Tổng quan về kế toán1.1.4. Các loại kế toán1.1.4.3. Kế toán đơn, kế toán kép1.1.4.4. Kế toán doanh nghiệp, kế toán công42Chương 1 - Tổng quan về kế toán1.2. Các khái niệm và nguyên tắc cơ bản của khoa học kế toán1.2.1. Các khái niệm cơ bản của khoa học kế toánSinh viên phải nắm được:Cơ sở hình thành khái niệmNội dung khái niệmHệ quả của việc vận dụng khái niệm43Chương 1 - Tổng quan về kế toán1.2.1. Các khái niệm cơ bản của khoa học kế toán1.2.1.1. Khái niệm đơn vị kế toánCơ sở: - Thông tin kế toán cần được xử lý trong phạm vi kinh tế nhất định.Nội dung: - Đơn vị kế toán là thực thể kinh tế có tài sản riêng, chịu trách nhiệm sử dụng và kiểm soát tài sản đó và phải lập báo cáo kế toán. 44Chương 1 - Tổng quan về kế toán1.2.1. Các khái niệm cơ bản của khoa học kế toán1.2.1.1. Khái niệm đơn vị kế toánNội dung:* Khi nói đến đơn vị kế toán, cần có sự phân biệt giữa thực thể pháp lý và thực thể kế toán. - Thực thể pháp lý có thể đồng nhất với đơn vị kế toán- Trong một thực thể pháp lý có thể tồn tại nhiều đơn vị kế toán khác nhau- Trong một đơn vị kế toán có thể tồn tại nhiều thực thể pháp lý* Ngoài ra, cần có sự tách biệt đơn vị kế toán với các bên liên quan khác như: người lao động, nhà quản lý, chủ sở hữu45Chương 1 - Tổng quan về kế toán1.2.1. Các khái niệm cơ bản của khoa học kế toán1.2.1.1. Khái niệm đơn vị kế toánHệ quảThứ nhất: Sự khác biệt nhất định giữa các hệ thống kế toán của các đơn vị trong việc ghi nhận những sự kiện và giao dịch có cùng bản chất trong hoàn cảnh tương tự, từ đó làm nảy sinh tính thiếu nhất quán và khó so sánh. Giả thiết đơn vị hoạt động liên tục. Giả thiết hoạt động liên tục có xu hướng kéo dài sự tồn tại của đơn vị kế toán với giả định rằng đơn vị sẽ hoạt động liên tục nếu không có những chứng cớ rõ ràng về sự chấm dứt tồn tại của đơn vị đó. 46Chương 1 - Tổng quan về kế toán1.2.1. Các khái niệm cơ bản của khoa học kế toán1.2.1.1. Khái niệm thước đo tiền tệCơ sở:- Đơn vị đo lường chủ yếu của kế toán là tiền tệ- Có nhiều loại tiền tệ khác nhau trong lưu thông- Tiền tệ hiện nay là tiền dấu hiệuNội dungĐồng tiền được kế toán sử dụng trong đo lường, ghi chép và lập báo cáo kế toán là đồng tiền kế toán47Chương 1 - Tổng quan về kế toán1.2.1. Các khái niệm cơ bản của khoa học kế toán1.2.1.1. Khái niệm thước đo tiền tệHệ quả của khái niệm-Thứ nhất: Việc so sánh thông tin kế toán giữa các đơn vị thuộc các quốc gia sử dụng đồng tiền kế toán khác nhau sẽ gặp khó khăn. Để có thể so sánh được các báo cáo này, một trong những vấn đề kế toán phải xử lý là chênh lệch tỷ giá hối đoái ở những thời điểm khác nhau.- Thứ hai: Tiền là thước đo giá trị nên có liên quan đến yếu tố giá cả, từ đó làm phát sinh nhiều loại giá khác nhau trong đo lường và ghi nhận các đối tượng kế toán.48Chương 1 - Tổng quan về kế toán1.2.1. Các khái niệm cơ bản của khoa học kế toán1.2.1.1. Khái niệm thước đo tiền tệHệ quả của khái niệm Thứ ba: Thông tin kế toán bị hạn chế trong phạm vi thông tin tiền tệ, không phản ánh các thông tin phi tiền tệ như danh tiếng, uy tín, khả năng cạnh tranh, năng lực điều hành.Thứ tư: Sức mua của đồng tiền thay đổi (lạm phát/ giảm phát) sẽ làm ảnh hưởng đến độ tin cậy của thông tin kế toán. Giả thiết đồng tiền ổn định có được áp dụng rộng rãi trong đo lường kế toán. 49Chương 1 - Tổng quan về kế toán1.2.1. Các khái niệm cơ bản của khoa học kế toán1.2.1.3. Khái niệm kì kế toánCơ sởGiả định hoạt động liên tụcThông tin kế toán được xử lý trong phạm vi thời gian nhất định.Nội dung- Kỳ kế toán là khoảng thời gian mà kế toán phản ánh tình hình tài chính và hoạt động của đơn vị với các sự kiện và giao dịch xảy ra trong khoảng thời gian đó.50Chương 1 - Tổng quan về kế toán1.2.1. Các khái niệm cơ bản của khoa học kế toán1.2.1.3. Khái niệm kì kế toánHệ quảThứ nhất: Phát sinh các ước tính như khấu hao tài sản cố định, phân bổ chi phí trả trước, các khoản trích lập dự - Thứ hai: Hình thành kế toán trên cơ sở dồn tích và hoãn lại- Thứ ba: Cơ sở của nguyên tắc phù hợp giữa thu nhập và chi phí trong một kỳ kế toán.51Chương 1 - Tổng quan về kế toán1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của khoa học kế toánNhóm các nguyên tắc là cơ sở cho việc tính giá các đối tượng kế toán- Nguyên tắc giá gốc- Nguyên tắc giá thị trường- Nguyên tắc giá thấp hơn giữa giá gốc và giá thị trường52Chương 1 - Tổng quan về kế toán1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của khoa học kế toánNguyên tắc giá gốc- Nguyên tắc giá gốc cho phép kế toán ghi nhận các đối tượng kế toán theo giá vốn ban đầu khi hình thành và không cần điều chỉnh theo sự thay đổi của giá thị trường trong suốt thời gian tồn tại của đối tượng kế toán đó ở đơn vị kế toán. 53Chương 1 - Tổng quan về kế toán1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của khoa học kế toánNguyên tắc giá thị trường- Nguyên tắc giá thị trường cho phép kế toán ghi nhận sự thay đổi giá của các đối tượng kế toán theo thị trườngNguyên tắc giá thấp hơn giữa giá gốc và gía thị trường- Nguyên tắc này cho phép kế toán chọn giá thấp nhất giữa giá gốc và giá thị trường để phản ánh các đối tượng kế toán trên báo cáo kế toán. 54Chương 1 - Tổng quan về kế toán1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của khoa học kế toánNhóm nguyên tắc là cơ sở ghi nhận, đo lường thu nhập, chi phí, kết quả- Nguyên tắc tiền- Nguyên tắc kế toán dồn tích- Nguyên tắc phù hợp- Nguyên tắc trọng yếu55Chương 1 - Tổng quan về kế toán1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của khoa học kế toánNhóm nguyên tắc là cơ sở ghi nhận, đo lường thu nhập, chi phí, kết quảNguyên tắc tiền- Nguyên tắc kế toán tiền cho phép kế toán ghi nhận thu nhập và chi phí khi và chỉ khi đơn vị kế toán thu hoặc chi tiền đối với các giao dịch liên quan thu nhập và chi phí 56Chương 1 - Tổng quan về kế toán1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của khoa học kế toánNguyên tắc kế toán dồn tích- Nguyên tắc kế toán dồn tích cho phép kế toán ghi nhận thu nhập và chi phí khi chúng phát sinh và đủ điều kiện ghi nhận là thu nhập và chi phí mà không nhất thiết phải gắn với dòng tiền thu hoặc chi 57Chương 1 - Tổng quan về kế toán1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của khoa học kế toánNguyên tắc phù hợp- Nguyên tắc phù hợp yêu cầu thu nhập và chi phí của đơn vị kế toán phải được ghi nhận một cách tương ứng trong cùng kỳ kế toán nhằm đảm bảo việc xác định kết quả của kỳ kế toán được chính xác và tin cậy Nguyên tắc trọng yếu- Nguyên tắc trọng yếu trong ghi nhận và đo lường thu nhập, chi phí, kết quả cho phép kế toán bỏ qua những sự kiện có ảnh hưởng không quan trọng đến kết quả 58Chương 1 - Tổng quan về kế toán1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của khoa học kế toánNhóm nguyên tắc là cơ sở định tính cho thông tin kế toán- Nguyên tắc khách quan- Nguyên tắc nhất quán và công khai- Nguyên tắc thận trọng59Chương 1 - Tổng quan về kế toán1.3. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán1.3.1. Các nhà quản lý đơn vị1.3.2. Chủ sở hữu1.3.3. Chủ nợ1.3.4. Chính phủ1.3.5. Đối tượng khác60Chương 1 - Tổng quan về kế toán1.4. Vai trò của kế toán trong hệ thống quản lý kinh tếChức năng của kế toán - Thu nhận, xử lý, kiểm tra, cung cấp thông tin - Phân tích, tư vấn cho việc ra quyết định kinh tếBiểu hiện vai trò của kế toánPhục vụ quản lý vĩ mô của Nhà nướcPhục vụ điều hành vi môLà nền tảng, hỗ trợ các công cụ quản lý khác61Chương 1 - Tổng quan về kế toán1.5. Yêu cầu đối với thông tin kế toán1.5.1. Tính thích hợp Tính thích hợp được hiểu là khả năng của thông tin kế toán đáp ứng nhu cầu khác nhau của các đối tượng sử dụng báo cáo kế toán - Tính kịp thời: Thông tin kế toán phải đảm bảo tính kịp thời khi đó thông tin mới hữu ích trong việc ra quyết định. 62Chương 1 - Tổng quan về kế toán1.5. Yêu cầu đối với thông tin kế toán1.5.1. Tính thích hợp Khả năng đánh giá quá khứ: Thông tin kế toán có tính hữu ích đối với các đối tượng sử dụng khi họ đánh giá được quá khứ, khẳng định quyết định họ đưa ra là phù hợp hay không từ đó tiến hành điều chỉnh, cập nhất hoặc thay đổi cho phù hợp với môi trường tương lai. Khả năng dự đoán tương lai: Thông tin kế toán có tính hữu ích đối với các đối tượng bên ngoài trong việc ra quyết định bằng việc tăng khả năng của họ trong việc dự đoán tương lai về các sự kiện kinh tế tài chính. Các bên đưa ra quyết định trên cơ sở thông tin kế toán không có hoặc có ít khả năng dự đoán tương lai chỉ mang tính suy đoán bằng cảm tính 63Chương 1 - Tổng quan về kế toán1.5. Yêu cầu đối với thông tin kế toán1.5.2. Tính tin cậyTính tin cậy của thông tin kế toán được hiểu là thông tin kế toán không bị ràng buộc từ tính thiên vị về bất kỳ một đối tượng sử dụng thông tin nào và phải được trình bày, công bố theo đúng yêu cầu đã đề ra. - Tính tin cậy về việc trình bày và công bố thông tin: Thông tin kế toán phải trình bày tình trạng tin cậy sự ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế tài chính đến đối tượng kế toán. Thông tin kế toán trình bày bản chất kinh tế của nghiệp vụ, chứ không phải hình thực của nó.64Chương 1 - Tổng quan về kế toán1.5. Yêu cầu đối với thông tin kế toán1.5.2. Tính tin cậy Tính thẩm định: Thông tin kế toán được dựa trên cơ sở khách quan. Tính thẩm định liên quan đến kiểm toán để khẳng định tính tin cậy của thông tin kế toán. Tính thẩm định được hiểu là nếu việc xác định độc lập áp dụng những phương pháp đánh giá khác nhau sẽ cung cấp đại bộ phận các hệ quả giống nhau. Tính trung lập: Thông tin kế toán tài chính phải trung lập, không thiên vị cho bất kỳ đối tượng sử dụng thông tin kế toán tài chính nào.65Chương 1 - Tổng quan về kế toán1.5. Yêu cầu đối với thông tin kế toán1.5.3. Tính có thể so sánh được Tính có thể so sánh của thông tin kế toán cho phép các bên sử dụng thông tin kế toán xác định tính tương đồng và khác biệt giữa hai (02) hoặc nhiều hơn đối tượng cần so sánh. Đối tượng được số sánh có thể là giữa kế hoạch và thực tế, giữa các kỳ thực tế của cùng một đơn vị kế toán, giữa đơn vị kế toán với các đơn vị kế toán khác trong cùng ngành.66
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_nguyen_ly_ke_toan_chuong_1_tong_quan_ve_mon_hoc.ppt