Bài giảng Giao thông và đường đô thị - Phần 5: Hệ thống giao thông công cộng

Chuyên đề 5: HỆ THỐNG GIAO THÔNG CÔNG CỘNG Vai trò của hệ thống vận chuyển hành khách công cộng (HKCC)  Công tác vận tải hành khách: là việc giải quyết việc đi lại của người dân được thuận tiện, nhanh chóng. Đây là khâu công tác quan trọng trong quy hoạch và quản lý đô thị.  Nhu cầu đi lại trong đô thị lớn, các phương tiện giao thông cá nhân không đáp ứng được, do vậy nhu cầu tất yếu là phải sử dụng các loại hình vận chuyển hành khách công cộng.  Giao thông công cộng: là GT bằng

pdf12 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Bài giảng Giao thông và đường đô thị - Phần 5: Hệ thống giao thông công cộng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các phương tiện thường có sức chở lớn, chạy theo các tuyến nhất định được QH trước nhằm phục vụ chung cho toàn đô thị như: tàu điện, tàu điện ngầm, ô tô điện, xe buýt.  Giao thông cá nhân: là phương tiện dùng riêng như xe ô tô con, xe máy, xe đạp Vai trò của hệ thống vận chuyển hành khách công cộng (HKCC)  Giao thông công cộng là giải pháp cơ bản cho phát triển giao thông đô thị một cách bền vững:  Kinh tế (Economic): giá thành rẻ.  Xã hội (Social): giảm ùn tắc GT, tai nạn GT  Môi trường (Environment): tiêu hao nhiên liệu ít, giảm việc chiếm dụng đất để phát triển GT Đặc trưng chủ yếu của phương tiện vận tải HKCC  Kinh tế (rẻ), chở được nhiều hành khách;  An toàn giao thông, ít xảy ra tai nạn  Đối với người sử dụng: không chủ động được thời gian, thời gian chờ dài, mất thời gian từ nhà ra bến xe; có thể kém tiện nghi  Tốc độ chậm (đối với một số loại hình vận tải HKCC) Các hình thức vận chuyển HKCC  Ô tô buýt: là phương tiện vận tải công cộng đơn giản nhất, cơ động, thay đổi tuyến dễ dàng, chi phí đầu tư ít.  Nhược điểm: kém tiện nghi, gây ồn, xả khí thải gây ô nhiễm môi trường, kém an toàn và dễ bị ảnh hưởng bởi ùn tắc GT khi dùng chung làn đường, tuyến đường với các phương tiện khác Các hình thức vận chuyển HKCC  Ô tô điện: sử dụng phức tạp hơn vì cần có nguồn điện và mạng lưới đường dây. Chỉ tiêu kỹ thuật về cơ bản giống xe buýt.  So với xe buýt: - Ưu điểm: thân thiện môi trường (sử dụng điện) - Nhược điểm: tính cơ động kém hơn, đầu tư lớn hơn. Các hình thức vận chuyển HKCC  Tầu điện: là phương tiện GTCC có năng lực vận tải lớn, giá thành thấp hơn xe buýt và xe điện; thường dùng ở các tuyến có lượng hành khách lớn và ổn định.  Nhược điểm: đầu tư khá lớn, ô nhiễm tiếng ồn. Các hình thức vận chuyển HKCC  Tầu điện ngầm (mêtro): là phương tiện có sức chuyên chở lớn, tốc độ cao (có thể gấp 2-3 lần phương tiện đi trên mặt đất). Sử dụng khi quy mô đô thị lớn (> 1 triệu người). Tiết kiệm đất và tt ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan đô thị.  Nhược điểm: đầu tư lớn hơn nhiều so với tầu điện đi trên mặt đất. Các hình thức vận chuyển HKCC  Các hình thức khác.  Tầu điện 1 ray  Máy bay trực thăng  Taxi. Lựa chọn hình thức vận chuyển HKCC cho đô thị  Tham khảo kinh nghiệm nước ngoài Lựa chọn hình thức vận chuyển HKCC cho đô thị  Tham khảo kinh nghiệm nước ngoài Nguyên tắc bố trí tuyến GTCC  Tuyến GTCC phải được bố trí hợp lý, tiện cho hành khách lên xuống, rút ngắn thời gian đi lại:  Bố trí trên các tuyến chính ==> mạng lưới đường chính cũng là mạng lưới GTCC.  Mật độ đường cho vận tải công cộng nên: 2- 2.5km/km2.  Tổ chức tuyến GTCC khép kín để tiện cho khách đi xe và đổi xe.  Những tuyến đường có dòng người tương đối lớn cần có GTCC.  Điểm tập trung người (ví dụ: TT đô thị, khu mua sắm ) cần có tuyến GTCC đến trực tiếp hoặc đi qua.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_giao_thong_va_duong_do_thi_phan_5_he_thong_giao_th.pdf