Bài giảng Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

LỜI MỞ ĐẦU —{– Đã hơn 40 năm qua đi kể từ ngày Bác Hồ vĩnh biệt chúng ta để bước vào cõi ngàn thu. Quãng thời gian ấy, thế giới đã có nhiều đổi thay to lớn. Nhân loại đang sống trong kỷ nguyên toàn cầu hóa với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng khoa học và công nghệ . Tuy nhiên, trong trái tim mỗi người dân Việt Nam vẫn nguyên vẹn một hình ảnh của một cụ già tóc bạc với bộ quần áo nâu giản dị, giọng nói chân thành, ấm áp và một phong độ ung dung tự tại, Bác như

doc10 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Bài giảng Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
còn sống mãi. Thông qua các buổi “học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thì ta càng hiểu và kính yêu Bác nhiều hơn. Và Người vẫn tiếp thêm cho chúng ta nguồn sức mạnh mới để đi tiếp cuộc hành trình: “Đi tiếp những ngày mai Như một đoàn quân Bước thẳng đường dài Như một khúc ca Xuân Của một mùa Xuân lớn.” Chủ nghĩa xã hội là mùa Xuân của nhân loại. Là điều mà cách mạng Việt Nam, dân tộc Việt Nam luôn hướng tới . Và muốn có chủ nghĩa xã hội thì trước hết là phải giải phóng dân tộc giành độc lập tự do, và để đạt được điều đó thì tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng mang đến cho chúng ta sức mạnh để đi lên để chiến thắng. Vậy tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dựa trên cơ sở nào? Để ta hiểu rõ thêm về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. Để trả lời được câu hỏi trên, ta hãy cùng nhau tìm hiểu và phân tích “Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh”. NỘI DUNG I. Khái niệm tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh 1. Khái niệm tư tưởng Tư tưởng là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học (thế giới quan và phương pháp luận) nhất quán, đại biểu cho ý ‎chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc.‎ 2. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh Dựa trên những định hướng cơ bản các văn kiện đại hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam, các nhà khoa học đã đưa ra định nghĩa: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.” Tư tưởng Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá sẽ mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta và nhân dân ta. Là sản phẩm tổng hòa của những điều kiện khách quan và chủ quan, của truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, cùng với thực tiễn dân tộc và thời đại đã được Người tổng kết, chuyển hóa sắc sảo, tinh tế với một phương pháp khoa học, biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành tư tưởng Việt Nam hiện đại. II. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 1. Nhân tố khách quan 1.1 Bối cảnh xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh a) Tình hình trong nước. Quê hương và gia đình: Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với nhân dân. Cha Bác là cụ Nguyễn Sinh Sắc là một nhà nho và mẹ là bà Hoàng Thị Loan. Hồ Chi Minh đã tiếp thu một cách sâu sắc tư tưởng thương dân của người cha và đã nâng lên thành tư tưởng cốt lõi trong đường lối chính trị “lấy dân làm gốc”. Mảnh đất Nghệ Tĩnh nơi Người sinh ra giàu truyền thống yêu nước với nhiều con người ưu tú như: Mai Thúc Loan, Phan Bội Châu, Ngay từ nhỏ, Người đã đau xót chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị bóc lột đến cùng cực của đồng bào mình ngay trên mảnh đất quê hương và thái độ ươn hèn, bạc nhược của bọn quan lại Nam triều. Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: Lúc bấy giờ nước ta là xã thuộc địa nửa phong kiến. Chính quyền triều Nguyễn đã từng bước khuất phục trước cuộc xâm lược của thực dân. Cuộc khai thác của Pháp khiến cho xã hội nước ta có sự biến chuyển và phân hóa. Ảnh hưởng của các “tân văn”, “tân thư”, “tân báo” và những ảnh hưởng của trào lưu cải cách ở Nhật Bản, Trung Quốc tràn vào Việt Nam, phong trào yêu nước của nhân dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản. ‎ Các phong trào yêu nước vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đều diễn ra vô cùng anh dũng nhưng tất cả đều thất bại. Nguyên nhân là do thiếu đường lối cách mạng đúng đắn, phương pháp cách mạng không phù hợp với xu thế mới của thời đại. Bác nhận thấy: Phan Bội Châu thì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”; Phan Châu Trinh thì chẳng khác nào “xin giặc rủ lòng thương” còn Hoàng Hoa Thám tuy có phần thực tế hơn nhưng vẫn mang nặng cốt cách phong kiến, tư sản. Phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành được thắng lợi phải đi theo một con đường mới. Và Bác của chúng ta là người dẫn chúng ta đi theo một con đường hoàn toàn mới, Bác đã mang một khác vọng to lớn là đem độc lập tự do về cho dân tộc, vận mệnh của dân tộc, số phận mai sau của dân tộc luôn là một câu hỏi lớn đau đáu trong lòng Bác, đòi hỏi Bác phải trả lời:‎ “Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao? Ôi độc lập! .............Xanh biết mấy là trời xanh Tổ Quốc Khi tự do về chói ở trên đầu.” (Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên) Bác ra đi tìm đường cứu nước vào tháng 6-1911 tại Bến cảng Nhà Rồng và ngày nay Bến cảng đã trở thành địa điểm được mọi người chú ‎‎ ‎‎‎‎‎ý và quan tâm vì chính nơi đây đã trở thành địa điểm lịch sử, mở ra một trang sử mới cho đất nước Việt Nam trên con đường giải phóng dân tộc. Bến cảng nhà rồng xưa và nay b) Bối cảnh thời đại (quốc tế) Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang giai đoạn độc quyền. Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, đã làm “ thức tỉnh các dân tộc châu Á”, lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập Chính quyền Xô Viết mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử loài người. Quốc tế Cộng sản (3-1919), phong trào công nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông càng có quan hệ mật thiết với nhau hơn trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù là Chủ nghĩa đế quốc. Hồ Chí Minh bước vào vũ đài chính trị khi chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Bên cạnh mâu thuẫn vốn có là mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản thì xuất hiện mâu thuẫn mới là mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa và các nước chủ nghĩa đế quốc. Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, chủ nghĩa đế quốc suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho Cách Mạng Tháng Mười nổ ra và thành công, mở ra thời đại mới. Chủ nghĩa Mác-Lênin phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, thâm nhập vào phong trào cách mạng thế giới, trở thành hệ tư tưởng tiên tiến của thời đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dần dần từ cảm tính đến l‎ý tính nhằm tìm ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam. 1.2 Những tiền đề tư tưởng- lý luận a) Giá trị truyền thống dân tộc Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đã hình thành cho đất nước ta một nền văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc, phong phú với nhiều truyền thống quý‎ báu. Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước. Từ văn hóa dân gian đến văn hóa văn học, từ nhân vật truyền thuyết đến các tên tuổi sáng ngời trong lịch sử: Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, đều đã phản ánh chân l‎ý đó một cách hùng hồn; Chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu chảy suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam. Tinh thần yêu nước đã trở thành đạo lý, triết lý sống, niềm tự hào của người Việt. Chính từ thực tiễn đó, cụ Hồ đã đúc kết chân l‎ý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.”1 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.6, tr.171,46 Tinh thần nhân nghĩa, tương thân tương ái: được thể hiện rõ qua câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” để giúp đỡ nhau vượt qua hoạn nạn, khó khăn. Lòng thủy chung là nét đẹp cao qu‎ý đặc trưng của người Việt ta, ta có thể hiểu rõ hơn thông qua câu ca dao sau: “Chồng ta áo rách ta thương Chồng người ào gấm xông hương mặc người”. Truyền thống đoàn kết, đoàn kết là sự gắn bó, hợp tác với nhau để tạo nên sức mạnh. Truyền thống đoàn kết được hình thành cùng với sự hình thành của dân tộc Việt Nam và là nguồn cội của sức mạnh dân tộc Việt: Đoàn kết gia đình, đoàn kết cộng đồng và dòng họ, đoàn kết trong cộng đồng làng xã, đoàn kết quốc gia dân tộc,Như ông cha ta đã tự dặn mình và dạy con cháu rằng: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Dân tộc Việt Nam có truyền thống lạc quan, yêu đời. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu, đồng thời cũng là một dân tộc ham học hỏi,cầu tiến và biết quý trọng người hiền tài ‎. b) Tinh hoa văn hóa nhân loại Hồ Chí Minh xuất thân trong gia đình khoa bảng, từ nhỏ Người đã được hấp thụ một nền Quốc học và Hán học khá vững vàng. Khi ra nước ngoài, Người không ngừng làm giàu trí tuệ mình bằng tinh hoa văn hóa của nhân loại. Chính điều đó làm nên nét đặc sắc của Hồ Chí Minh, một con người tượng trưng cho sự kết hợp hài hòa văn hóa Đông – Tây. Văn hóa Phương Đông: Người tiếp thu tư tưởng tiến bộ của Nho giáo, Phật giáo và một số tư tưởng tiến bộ khác. Cụ thể, Người đã tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo về triết lý hành động, nhân nghĩa, ước vọng về một xã hội bình trị, hòa mục, thế giới đại đồng; về một triết lý nhân sinh, tu thân, tề gia; đề cao văn hóa trung hiếu "dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh". Về Phật giáo, Hồ Chí Minh đã tiếp thu tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn; coi trọng tinh thần bình đẳng, chống phân biệt đẳng cấp, chăm lo điều thiện,... Về chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, Hồ Chí Minh tìm thấy những điều thích hợp với điều kiện nước ta, đó là “dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc”.. Văn hóa Phương Tây: Về tư tưởng và văn hóa phương Tây, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu tiếp thu tư tưởng văn hóa dân chủ và cách mạng của cách mạng Pháp (1789), cách mạng Mỹ (1776). Về tư tưởng dân chủ của cách mạng Pháp, Hồ Chí Minh đã tiếp thu tư tưởng của các nhà khai sáng: Vônte , Rútxô, Môngtexkiơ. Đặc biệt, Người chịu ảnh hưởng sâu sắc về tư tưởng tự do, bình đẳng của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1791 của Đại cách mạng Pháp. Về tư tưởng dân chủ của cách mạng Mỹ, Người đã tiếp thu giá trị về quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của Tuyên ngôn độc lập năm 1776, quyền của nhân dân kiểm soát chính phủ. Về thiên chúa giáo, Người tiếp thu lòng bác ái, lòng nhân ái của Chúa. Hồ Chí Minh đã tự làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, vừa tiếp thu vừa gạn lọc để từ tầm cao tri thức nhân loại mà suy nghĩ, lựa chọn, kế thừa, đổi mới và phát triển. c) Chủ nghĩa Mác-Lênin: đỉnh cao trí tuệ nhân loại. Khi gặp được chủ nghĩa Mác-Lênin, Bác đã thắp lên triệu triệu niềm tin cho đồng bào. Ánh sáng chủ nghĩa Mác-Lênin theo Bác trở về chiếu sáng Tổ quốc, tỏa đến đâu bóng tối thực dân bị đẩy lùi đến đó. Sức sống của dân tộc cuồn cuộn lớn dậy cùng với lớp lớp chiến sĩ cộng sản hăng hái dấn thân vào con đường cách mạng. Bác đến với chủ nghĩa Mác-Lênin không nhằm tìm hiểu về thuần tuý lí luận mà chủ yếu qua đó để tìm ra con đường, điều kiện, biện phápcho sự nghiệp cứu nước giải phóng dân tộc. Với tinh thần như vậy, Bác không lệ thuộc vào câu chữ nên có khả năng vận dụng sáng tạo nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin để phân tích thực tiễn, tìm ra được con đường cứu nước giải phóng dân tộc. Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh. Thực tiễn trong gần 10 năm đi tìm đường cứu nước, nhất là sau khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin (1920), Nguyễn Ái Quốc đã “ cảm động, phấn khởi, vui mừng đến phát khóc” vì đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc. Chính Luận cương của Lênin đã nâng cao nhận thức của Hồ Chí Minh về con đườnggiải phóng, Người viết: “ lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo quốc tế thứ ba” Người tiếp thu lý luận Mác-Lênin theo phương pháp Mác-xít: nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất, có chọn lọc, không rập khuôn, máy móc, không sao chép giáo điều. Người vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam, chứ không đi tìm những kết luận có sẵn trong sách vở. Kinh tế chính trị học, vạch rõ các quan hệ xã hội được hình thành phát triển gắn với quá trình sản xuất, thấy được bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa xã hội khoa học vạch ra quy luật phát sinh, hình thành, phát triển của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa, những điều kiện, tiền đề, nguyên tắc, học thức, phương pháp của giai cấp công nhân, nhân dân lao động để thực hiện sự chuyển biến xã hội từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Mác-Lênin giúp Người chuyển biến từ chủ nghĩa yêu nước không có khuynh hướng rõ rệt thành người cộng sản, chủ nghĩa yêu nước gắn chặt với chủ nghĩa quốc tế, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thấy được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Chính thế giới quan và phương pháp luận Mác-Lênin đã giúp người tổng kết kiến thức và kinh nghiệm của mình, người nói: “Chủ nghĩa Mác-Lênin là cái cẩm nang thần kỳ”, “bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất chắc chắn nhất,cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin”. Tư tưởng Hồ Chí Minh không những là sự vận dụng sáng tạo mà còn là sự phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, làm phong phú thêm kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin. 2. Nhân tố chủ quan 2.1 Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh đã không ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn, làm phong phú thêm hiểu biết của mình, hình thành những cơ sở quan trọng để tạo dựng nên những thành công trong lĩnh vực hoạt động lý luận của Người về sau. Người khám phá các quy luật vận động xã hội, đời sống văn hóa và cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm. Nhờ vậy mà lý luận của Hồ Chí Minh mang giá trị khách quan,cách mạng và khoa học. Bác, không chỉ tài giỏi trong lĩnh vực chính trị mà còn cả trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, kinh tế, văn học,.. Ngày 2/10/2010, UNESCO vừa trao tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh cuốn sách văn bản Nghị quyết của Đại hội đồng UNESCO về việc tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới. Đây là sự kiện diễn ra trong khuôn khổ triển lãm "Hồ Chí Minh và học tập suốt đời".   Từ ngày 20/10 đến 20/11/1987, Đại hội đồng UNESCO khoá 24 họp ở Thủ đô Pari, có mục xét các danh nhân kỷ niệm vào các năm “tuổi tròn”. Đến dự có 159 quốc gia. Kỳ họp này, bà Chủ tịch UNESCO là người Thái Lan, làm chủ tọa. Nội dung kỳ họp là : Trong ba năm 1988, 1989, 1990, chọn xét những danh nhân đúng vào tuổi 100 để thế giới kỷ niệm. Kỳ này, có 3 nhân vật được đưa ra xét : 1.Ông Nê-ru, ấn Độ ;2.Ông Hồ Chí Minh, Việt Nam; 3. Ông Hadara (nhà sử học) Liên Xô. Sau 7 tiếng hội thảo, Hồ Chí Minh được công nhận là danh nhân văn hoá thế giới thứ 21. ( theo trang wed: nguyendinhminh.net ). 2.2 Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn Hồ Chí Minh không chỉ là một người giàu trí tuệ mà còn là một người có tình cảm, có ý chí, nghị lực phi thường. Mọi suy nghĩ, sáng tạo của Người đều xuất phát từ thực tiễn đất nước và thời đại. Người biết kế thừa các học thuyết một cách có phê phán, chọn lọc, không bao giờ sao chép máy móc, mà có sự phân tích sâu sắc để tìm ra những yếu tố tích cực. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức sống mãnh liệt, đã sớm đi vào nhân dân, được nhân dân tiếp nhận. Phẩm chất của Hồ Chí Minh còn biểu hiện ở sự khổ công học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại, là tâm hồn của một nhà yêu nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước thương dân sẵn sàng chịu đựng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của đồng bào. Sau khi tìm được con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã tự xác định trách nhiệm tuyên truyền, vận động, tổ chức, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc để đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Người đã tập hợp, giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo những người tiên tiến nhất trong cộng đồng dân tộc, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam để lãnh đạo toàn dân đấu tranh giành độc lập. Người là một tấm gương soi sáng cho chúng ta, cả cuộc đời cách mạng của Bác là hiện thân của tinh thần và quyết tâm phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Trong câu trả lời phóng viên báo Granma, Cuba, Người nói: “Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi”. Điều đó được chứng minh một cách đầy đủ bằng cả cuộc đời hoạt động của Người. KẾT LUẬN ¶¶¶¶ Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tổng hòa của những điều kiện khách quan và chủ quan, của truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, cùng với thực tiễn dân tộc và thời đại được Hồ Chí Minh tổng kết, chuyển hóa sắc sảo, tinh tế với một phương pháp khoa học, biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành tư tưởng Việt Nam hiện đại. Chúng ta phải biết quý trọng, học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như Đảng và Nhà nước ta đã phát động. Làm được điều đó, chúng ta mới thực sự có được mùa “Xuân”, một mùa Xuân đúng nghĩa của nó. Đời sống người dân được nâng cao, đâu đâu cũng tràn đầy niềm vui và hạnh phúc và sẽ không còn những cảnh đời nghèo khổ, lang thang, ăn không đủ no mặc không đủ ấm. Và đó cũng chính là mong muốn của Bác Hồ chúng ta.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_giang_co_so_hinh_thanh_tu_tuong_ho_chi_minh.doc
Tài liệu liên quan