Nội dung đề cương:
1. Tên giáo trình: Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐẮK LẮK
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ
---------------oOo---------------
GIÁO TRÌNH
BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ
THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ
DIESEL
NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ, TRUNG CẤP NGHỀ
Người biên soạn: Nguyễn Thành Chung
Lưu hành nội bộ: 2014
LỜI NÓI ĐẦU
Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và cung cấp giáo trình, tài liệu giảng dạy và học
tập của ng
79 trang |
Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 91 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Bài giảng Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel (Trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hề Công nghệ ô tô để đáp ứng chương trình đào tạo của trường Cao đẳng nghề
Đaklak. Khoa công nghệ ô tô đã thực hiện việc biên soạn giáo trình Bảo dưỡng - sửa chữa hệ
thống nhiên liệu động cơ diesel dùng cho trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề.
Giáo trình được biên soạn theo chương trình khung do tổng cục dạy nghề ban hành.
Mặc dù trong quá trình biên soạn, người biên soạn đã sưu tầm rất nhiều nguồn tài liệu khác
nhau và chỉnh sửa nhiều lần song không tránh khỏi thiếu sót. Người biên soạn rất mong nhận
được sự đóng góp của các đồng nghiệp và người đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.
Chân thành cám ơn!
MỤC LỤC ............................................................. Error! Bookmark not defined.
Bài 1: Tháo lắp, nhận dạng các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel ......... 1
1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại của hệ thống nhiên liệu diesel động cơ ô tô .... 1
1.1. Nhiệm vụ: .................................................................................................... 1
1.2. Yêu cầu: ....................................................................................................... 1
1.3. Phân loại. ..................................................................................................... 1
2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel .... 2
2.1. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel dùng
bơm tập trung PE. ............................................................................................... 2
2.2 Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel dùng
bơm phân phối VE. ............................................................................................. 3
2.3. Cấu tạo và hoạt động của bơm cao áp và vòi phun kết hợp ........................ 5
2.4. Hệ thống nhiên liệu điều khiển điện tử Common Rail ................................ 8
3. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống nhiên liệu động cơ diesel ....... 8
3.1. Tháo, nhận dạng kiểm tra và lắp các bộ phận của hệ thống nhiên liệu
dung bơm cao áp tập trung PE ........................................................................... 8
3.2. Tháo, nhận dạng kiểm tra và lắp các bộ phận của hệ thống nhiên liệu dung
bơm cao áp phân phối VE ................................................................................ 10
Bài 2: Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu diesel ........................................................... 11
1. Mục đích, yêu cầu ............................................................................................. 11
2 Nội dung bảo dưỡng: ......................................................................................... 11
- Bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel dùng bơm
cao áp phân phối .............................................................................................. 11
3. Quy trình bảo dưỡng ......................................................................................... 11
3.1. Bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel dùng bơm
cao áp tập trung PE ........................................................................................... 11
3.2. Bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel dùng bơm
cao áp phân phối ............................................................................................... 20
4. Qui trình kiểm tra : ........................................................................................... 26
5. Lắp Ráp : .......................................................................................................... 27
Bài 3: Sửa chữa thùng chứa nhiên liệu, các đường ống và bầu lọc ........................... 35
1. Nhiệm vụ, yêu cầu ............................................................................................ 35
1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu của thùng chứa nhiên liệu. .......................................... 35
1.2. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại bầu lọc nhiên liệu. ...................................... 35
1.2.1Nhiệm vụ, yêu cầu : .................................................................................. 35
1.2.2. Phân loại : ............................................................................................... 35
2.1. Cấu tạo thùng chứa nhiên liệu : ................................................................. 35
2.2. Cấu tạo lọc nhiên liệu: ................................................................................. 36
3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa .......... 38
3.1 Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng. ......................................................... 38
3.2 Phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa: ............................................ 39
* Bảo dưỡng thùng chứa nhiên liệu và bầu lọc .................................................... 39
1. Bảo dưỡng bầu lọc thô ...................................................................................... 39
2. Bảo dưỡng bầu lọc tinh ..................................................................................... 39
* Sửa chữa thùng nhiên liệu và bầu lọc ................................................................ 40
A. Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng của thùng nhiên liệu và bầu lọc ................ 40
1. Thùng nhiên liệu ............................................................................................... 40
2. Bầu lọc xăng ..................................................................................................... 40
B. Tháo, lắp thùng nhiên liệu và bầu lọc .............................................................. 42
1. Tháo thùng nhiên liệu và bầu lọc từ trên xe ..................................................... 42
2. Tháo rời bầu lọc ................................................................................................ 42
3. Quy trình lắp ..................................................................................................... 42
C. Sửa chữa thùng nhiên liệu và bầu lọc .............................................................. 43
1. Sửa chữa thùng nhiên liệu ................................................................................ 43
2. Sửa chữa bầu lọc ............................................................................................... 43
Bài 4: Sửa chữa bơm thấp áp (bơm chuyển nhiên liệu) ............................................ 44
1. Nhiệm vụ, yêu cầu của bơm chuyển nhiên liệu ................................................ 44
1.1. Nhiệm vụ. .................................................................................................. 44
1.3. Phân loại : .................................................................................................. 44
3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa bơm
chuyển nhiên liệu .................................................................................................. 47
3.1. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng. ...................................................... 47
3.2 . Phương pháp kiểm tra, sửa chữa ................................................................ 47
3.2.2 Lắp các bộ phận lên bơm thấp áp: ........................................................... 49
Bài 5: Sửa chữa bơm cao áp .................................................................................. 51
1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại bơm cao áp .................................................... 51
1.1. Nhiệm vụ. .................................................................................................. 51
1.2. Yêu cầu ...................................................................................................... 51
1.3. Phân loại .................................................................................................... 51
2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm cao áp ............................................... 51
2.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm cao áp tập trung PE ......................... 51
2.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm cao áp tập trung PE ......................... 54
3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa bơm cao
áp .......................................................................................................................... 57
3.1 Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng. ....................................................... 57
3.2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa bơm cao áp ............................................ 58
* Tháo lắp bơm VE ............................................................................................... 58
1. Tháo bơm cao áp từ động cơ ............................................................................ 58
2. Tháo rời bơm cao áp ......................................................................................... 58
3. Quy trình lắp ..................................................................................................... 58
* Kiểm tra bơm VE............................................................................................... 58
Bài 6: Sửa chữa vòi phun cao áp ............................................................................ 60
1. Nhiệm vụ, yêu cầu của vòi phun cao áp ....................................................... 60
1.1 Nhiệm vụ. ................................................................................................... 60
1.2. Yêu cầu . .................................................................................................... 60
2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của vòi phun cao áp ......................................... 63
2.1. Sơ đồ cấu tạo của vòi phun : ...................................................................... 63
2.2 Nguyên lý làm việc: ................................................................................... 63
3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa vòi
phun cao áp ........................................................................................................... 64
3.1. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng. ........................................................ 64
3.2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa vòi phun cao áp ..................................... 64
4. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp vòi phun cao áp .................................. 64
1
Bài 1: Tháo lắp, nhận dạng các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại của hệ thống nhiên liệu diesel động cơ ô tô
1.1. Nhiệm vụ:
- Cung cấp nhiên liệu diesel có áp suất cao dưới dạng sương mù vào buồng cháy
của xi lanh đúng thời điểm, phù hợp với từng chế độ tải trọng và tốc độ của động cơ.
1.2. Yêu cầu:
- Dầu diesel cung cấp cho động cơ phải sạch.
- Thời diểm bắt đầu phun phải chính xác, thời diểm kết thúc phải dứt khoát không
bị nhỏ giọt.
- Lượng cung cấp nhiên liệu phải đồng đều giữa các xi lanh của động cơ.
- Áp suất phun phải bảo đảm để nhiên liệu phun ra dưới dạng sương mù.
- Lượng cung cấp phải phù hợp với mọi chế độ làm việc của động cơ.
1.3. Phân loại.
1.3.1. Theo phương pháp phun nhiên liệu
a. Hệ thống phun nhiên liệu bằng không khí nén
Ở thời kỳ đầu phát triển động cơ diesel, người ta đã dùng không khí nén dưới áp
suất 50-60 bar để phun nhiên liệu vào xylanh động cơ. Phương pháp này không yêu cầu
phải có các chi tiết siêu chính xác mà vẫn đảm bảo chất lượng hoà trộn nhiên liệu với
không khí khá tốt. Tuy nhiên, động cơ phải máy nén khí nhiều cấp, vừa cồng kềnh vừa
tiêu thụ một phần đáng kể công suất của động cơ (công suất do máy nén khí tiêu thụ bằng
khoảng 6 - 8 % công suất của động cơ, trong khi hệ thống phun nhiên liệu bằng thuỷ lực
tiêu thụ khoảng 1,5 - 3,5 % ); ngoài ra, việc điều chỉnh lượng nhiên liệu chu trình cũng
phức tạp và khó chính xác, nên kiểu hệ thống phun nhiên liệu bằng khí nén ở động cơ
diesel đã được thay thế hoàn toàn bởi hệ thống phun nhiên liệu bằng thuỷ lực.
b, Hệ thống phun nhiên liệu bằng thủy lực.
Ở hệ thốn phun nhiên liệu bằng thuỷ lực, nhiên liệu được phun vào buồng đốt do sự
chênh lệch áp suất rất lớn giữa áp suất của nhiên liệu trong vòi phun và áp suất của khí
trong xylanh. Dưới tác dụng của lực kích động ban đầu trong tia nhiên liệu và lực cản khí
động của khí trong buồng đốt, các tia nhiên liệu sẽ bị xé thành những hạt có đường kính
rất nhỏ để hoá hơi nhanh và hoà trộn với không khí.
1.3.2. Theo phương pháp tạo và duy trì áp suất phun.
a. Hệ thống phun trực tiếp.
HTPNL trực tiếp là một loại HTPNL bằng thuỷ lực, ở đó nhiên liệu sau khi ra
khỏi BCA được dẫn trực tiếp đến vòi phun bằng ống dẫn cao áp có dung tích nhỏ. Ưu
điểm của HTPNL kiểu này là: kết cấu tương đối đơn giản, có khả năng nhanh chóng thay
đổi các thông số công tác phù hợp với chế độ làm việc của động cơ. Nhược điểm cơ bản
của HTPNL trực tiếp là: áp suất phun giảm khi giảm của tốc độ quay của động cơ, điều
đó hạn chế khả năng làm việc ổn định của động cơ ở tốc độ quay thấp. Mặc dù chưa đáp
ứng hoàn toàn các yêu cầu đặt ra, nhưng HTPNL trực tiếp vẫn được sử dụng phổ biến
nhất hiện nay cho tất cả các kiểu động cơ diesel
b. Hệ thống phun gián tiếp.
Ở hệ thống phun gián tiếp (còn gọi là hệ thống tích phun), nhiên liệu từ BCA
không được đưa trực tiếp đến vòi phun mà được bơm đến ống cao áp chung. Thông
thường, ống cao áp chung có dung tích lớn hơn nhiều lần so với thể tích nhiên liệu được
phun vào buồng đốt trong một chu trình, nên áp suất phun hầu như không thay đổi trong
2
suốt quá trình phun. Điều đó đảm bảo chất lượng phun tốt trong một phạm vi rộng của
tốc độ quay và tải. Để đảm bảo yêu cầu định lượng và định thời, hệ thống tích phun có
kết cấu khá phức tạp. Vì vậy nó thường chỉ được sử dụng cho những động cơ diesel có
yêu cầu cao về chất lượng phun nhiên liệu ở những chế độ tải nhỏ.
1.3.3. Theo loại vòi phun.
- Hệ thống phun với vòi phun hở.
- Hệ thống phun với vòi phun kín.
1.3.4. Dựa theo đặc điểm của hai chi tiết chính trong hệ thống đó là bơm cao áp và
vòi phun hhệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ điesel được chia ra làm hai loại sau:
- Hệ Thống cấp nhiên liệu kiểu phân bơm: Ở loại này bơm cao áp và vòi phun là
hai chi tiết riêng biệt và được nối với nhau bằng đường ống dẫn nhiên liệu cao áp
- Hệ thống nhiên liệu kiểu bơm phân cao áp: Ở loại này chức năng của bơm cao áp
và vòi phun được thay thế bằng một thiết bị nhiều tác dụng được gọi là bơm phun cao áp
nó được thực hiện tất cả các nhiệm vụ cấp điều chỉnh và phun nhiên liệu cao áp vào
buồng đốt.
2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
2.1. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm
tập trung PE.
* Sơ đồ cấu tạo.
Hình 1.1 Sơ đồ cấu tạo hệ thống nhiên liệu của động cơ diesel
1- Thùng nhiên liệu; 2- Bơm thấp áp(bơm chuyển nhiên liệu); 3- Lọc nhiên liệu
tinh (lọc sơ cấp); 4- Bơm cao áp; 5- ống cao áp; 6- Vòi phun; 7- Bộ điều tốc; 8- Bộ điều
chỉnh góc phun sớm; 9- ống thấp áp; 10- ống dầu hồi.
- Thùng nhiên liệu chứa nhiên liệu
- Bơm thấp áp (bơm chuyển nhiên liệu) được lắp ráp bên hông bơm cao áp, được
dẫn động do trục cam bơm, hút nhiên liệu từ thùng chứa qua bầu lọc thô (lọc sơ cấp) đưa
lên bầu lọc tinh (lọc thứ cấp) trước khi nạp vào bơm cao áp.
- Bầu lọc thô (lọc sơ cấp) gắn trong bơm chuyển nhiên liệu, có công dụng lắng
nước và lọc các cặn lớn.
3
- Bầu lọc tinh (lọc thứ cấp), lọc sạch các chất cặn bẩn rất bé trước khi nạp nhiên
liệu vào bơm cao áp. Nơi rắc co dầu về bầu lọc tinh có bố trí van dầu tràn, công dụng của
van này là đảm bảo một áp suất tiếp vận cần thiết đủ sức đẩy nhiên liệu chui qua lõi lọc
thứ cấp trước khi tràn trở về thùng chứa. Nếu lò xo van này yếu hay gãy, bơm PE sẽ thiếu
nhiên liệu, động cơ không hoạt động được ở tốc độ cao.
- Bơm cao áp và các kim phun nhiên liệu.
- Các ống dẫn nhiên liệu thấp áp đưa dầu đi và về, các ống dẫn nhiên liệu cao áp
đưa nhiên liệu từ bơm cao áp lên kim phun nhiên liệu.
* Nguyên lý làm việc.
Khi động cơ hoạt động, bơm chuyển nhiên liệu (2) hút nhiên liệu từ thùng chứa
(1) vào bơm, rồi nhiên liệu được bơm (2) đẩy qua bầu lọc tinh (3), sau khi được lọc sạch
thì tới ngăn chứa của bơm cao áp (4), ở đây nhiên liệu được nén đến áp xuất cao, sau đó
theo ống dẫn cao áp (5) tới vòi phun, rồi phun vào buồng đốt của động cơ theo trình tự
làm việc. Khi phun vào buồng đốt hòa trộn với không khí đã được lọc sạch, ở cuối quá
trình nén, do nhiệt độ và áp suất cao nhiên liệu tự bốc cháy, giãn nở và sinh công.
Một phần nhiên liệu rò rỉ trong vòi phun (khoảng 0,02% số nhiên liệu phun vào xi
lanh) và nhiên liệu thừa trong bơm cao áp theo ống dẫn đi theo đường dầu hồi (10) về
thùng chứa.
Hình 1.2 - Hệ thống nhiên liệu động cơ diesel có van an toàn ở bơm cao áp
1- Thùng nhiên liệu; 2- lưới lọc; 3- lưới lọc; 4- bơm thấp áp; 5- bơm tay; 6- bơm
cao áp; 7- lọc nhiên liệu; 8- ống cao áp; 9- kim phun; 10,12- ống dầu hồi; 11- bộ điều
tốc
2.2 Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm
phân phối VE.
* Sơ đồ cấu tạo.
2
4
1. Thùng nhiên liệu; 2. Bơm sơ cấp; 3. Bầu lọc; 4. Van an toàn; 5. Bơm cấp nhiên
liệu; 6. Cần điều chỉnh; 7. Lò xo; 8. Đường dầu hồi; 9. Pis ton bơm; 10. Đường ống cao
áp ; 11. Van phân phhối; 12. Khâu phân lượng; 13. Đĩa cam; 4. Cơ cấu phun dầu sớm tự
động
+ Một bơm cấp nhiên liệu kiểu cánh gạt, hút nhiên liệu từ thùng qua cốc lọc nước
và lọc nhiên liệu và đẩy vào buồng bên trong bơm cao áp
+ Một van điều chỉnh áp suất điều khiển áp suất nhiên liệu bên trong bơm cao áp
+ Nhiên liệu thừa quay trở lại thùng qua ống tràn và vít tràn, việc này giúp làm
mát cho các chi tiết chuyển động của bơm cao áp
+ Đĩa cam được dẫn động bởi trục dẫn động bơm piston được gắn vào đĩa cam,
nhiên liệu được cấp cho vòi phun nhờ chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến của
piston
+ Lượng phun được điều chỉnh bởi bộ điều chỉnh kiểu cơ khí
+ Van cắt nhiên liệu đóng đường dầu đến piston bơm khi khoá điện cắt
+ Van phân phối có 2 chức năng: Ngăn không cho nhiên liệu trong ống dẫn đến
vòi phun quay trở về piston và bơm, hút nhiên liệu còn lại sau khi phun khỏi vòi phun
+ Thời điểm phun được điều khiển bởi piston điều khiển phun sớm, hoạt động nhờ
áp suất nhiên liệu
* Bơm cấp nhiên liệu kiểu cánh gạt có 4 cánh và được dẫn động nhờ trục dẫn động
bơm.
* Van điều áp: Van này điều chỉnh áp suất nhiên liệu tỷ lệ với tốc độ động cơ để
dẫn động bộ điều khiển phun sớm.
H×nh 1.3
5
* Nguyên tắc hoạt động.
Nhiên liệu được chứa trong thùng nhiên liệu 1. Khi động cơ làm việc, nhiên liệu
được bơm cung cấp nhiên liệu hút qua bầu lọc đưa tới bơm cao áp. Khi đi qua bộ phận
lọc, các chất cặn bẩn bị giữ lại. Từ bơm cao áp, nhiên liệu bị nén với áp suất cao lên
đường ống cao áp tới vòi phun. Bơm cao áp phân phối dầu với áp suất cao tới từng xy
lanh đúng thứ tự làm việc, đúng thời điểm.
Nếu áp suất trong đường ống thấp áp lớn hơn giá trị quy định, van 1 chiều mở cho
dầu thoát, làm áp suất giảm xuống. Dầu rò rỉ trong vòi phun được dẫn qua đường ống dầu
hồi về thùng chứa.
2.3. Cấu tạo và hoạt động của bơm cao áp và vòi phun kết hợp
* Sơ đồ hệ thống kim bơm liên hợp GM
Hình 1.4: Sơ đồ hệ thống cung cấp nhiên liệu kim bơm liên hợp
1 – Bình chứa nhiên liệu; 2 – Lọc sơ cấp; 3 – Bơm tiếp vận; 4 – Lọc thứ cấp; 5 – ống dẫn
dầu đến; 6 – ống dầu hồi; 7 – Kim bơm liên hợp; 8 – ống dẫn dầu về thùng chứa
Bơm tiếp vận hút nhiên liệu từ thùng chứa qua bầu lọc sơ cấp, đẩy nhiên liệu dưới
áp suất khoảng 1,40kg/cm2 đến bầu lọc thứ cấp sau đó cung cấp cho bộ kim bơm liên
hợp. Ống dẫn dầu về đưa nhiên liệu từ các bộ phận kim bơm liên hợp trở lại thùng chứa.
Van kiểm tra A bố trí tại lỗ hút của bầu lọc sơ cấp có công dụng chặn không cho
nhiên liệu tháo lui thùng chứa khi động cơ ngừng. Vị trí cuối cùng ống dầu về có trang bị
van lưu áp B để duy trì áp suất nhiên liệu cần thiết cho các bộ kim bơm liên hợp
c. Cấu tạo của bộ kim bơm liên hợp GM
6
Hình 1.5: Bơm cao áp - vòi phun liên hợp GM
1- Thân kim; 2- Đệm đẩy; 3- Lò xo; 4- Lọc dầu; 5- Lò xo; 6- Nắp đậy; 7- Xylanh;
8- Piston; 9- Thanh răng; 10- Vành răng; 11- Vòng cản dầu; 12- Kim phun; 13- Xupap
thoát; 14- Lò xo xupap; 15- Bệ tựa lò xo; 16- Van an toàn; 17- Ống chứa lò xo.
* Rắc co ống nhiên liệu vào và ra nơi thân KBLH giống nhau, có bố trí bì lọc sợi
kim loại.
* Kim phum GM có 3 loại
Loại cũ: Van phun dầu cao áp nằm trong đót kim. Van kiểm soát dẹt hình sao bố
trí trên van cao áp, van này bảo vệ ty và xi lanh bơm không cho khí nén, tham muội chui
vào. áp suất mở của loại van này từ 350 - 700 PSI (24,5 - 49 kg/cm2).
Loại cải tiến: Van kiểm soát dẹt hình sao bố trí dưới đót kim. Bên trên là van
phun dầu cao áp đựng chứa trong ống nối riêng. Tất cả ty bơm, xi lanh bơm và bơm
cao áp đều được bảo vệ. áp suất mở kim từ 450 – 850 PSI.
Loại cao áp: Cấu tạo y như loại kim phun nhiên liệu thông thường gồm có van
kim đóng kín bệ của nó trong đót kim theo kiểu đót kim lỗ tia hở. Van kiểm soát dẹt
hình sao bố trí phía trên kim ngăn chặn khí nén lọt vào xi lanh bơm, áp suất mở từ
1000 – 1400 PSI, áp suất phun dầu 3 loại này không hiệu chỉnh được, nếu cần thiết
phải thay luôn cả cụm của nó.
7
Hình 1.6: Kết cấu các loại kim phun nhiên liệu
* Nguyên lý hoạt động của bộ KBLH GM.
Hình 1.7: Ba giai đoạn nguyên lý làm việc
bơm chuyển, theo đường dầu trong thân bơm đến xylanh bơm nơi còn vòng cản dầu.
Nhiên liệu nạp vào xylanh bằng cả hai lỗ vào các khe hờ rồi theo đường dầu về thùng
chứa. Dầu lưu chuyển trong bơm còn có tác dụng làm mát, bôi trơn, sấy nóng và loại bỏ
các Khi cam chưa đội piston ở vị trí cao nhất, nhiên liệu đến kim bơm nhờ áp lực bọt
khí giúp việc định lượng dầu tốt hơn.
Khi đến giai đoạn bắt đầu phun thì cam đội cò mổ, đẩy piston đi xuống, lỗ dầu ra
phía dưới xylanh đóng trước, dầu tiếp tục bị đẩy ra ở lổ dầu vào phía trên, khi cạnh vát
của piston vừa đóng lỗ dầu vào, nhiên liệu bắt đầu bị ép trong xy lanh (gọi thời điểm bắt
đầu phun)
Piston tiếp tục đi xuống, ép nhiên liệu tạo áp lực cao, mở xu páp nhiên liệu vào
trong xylanh. Khi cạnh vát của piston bơm vừa hé mở lỗ dầu về (gọi l là thời điểm kết
thúc phun)
Piston tiếp tục đi xuống cho hết hành trình, lỗ dầu về mở hoàn toàn do đó nhiên
liệu ra khoang chứa nhiên liệu xung quanh xylanh nơi vòng cản dầu
8
Khi cam không còn đội, lò xo đệm đẩy kéo piston đi lên để chuẩn bị cho chu trình
kế tiếp
Muốn tăng hay giảm lưu lượng nhiên liệu tùy theo yêu cầu hoạt động của động cơ,
ta chỉ cần điều chỉnh thanh răng cho piston xoay qua lại tùy theo vị trí rãnh vát piston tới
lỗ dầu ra và vào mà lưu lượng thay đổi
2.4. Hệ thống nhiên liệu điều khiển điện tử Common Rail
* Sơ đồ nguyên lý tổng quát:
Hình 1.8: Hệ thống Common Rail
HT phun nhiên liệu Common Rail là hệ thống phun nhiên liệu kiểu tích áp với sự
điều khiển phun bằng điện tử.
Trong hệ thống này, nhiên liệu thấp áp được chuyển đến BCA, tại đây nhiên liệu
được nén sang bộ điều chỉnh áp suất và duy trì ở một áp suất rất cao (có thể trên 1600
bar), sau đó đi sang các nhánh chung, hay còn gọi là ống tích áp (Rail element, cylinder
bank I & II). Trên các nhánh này có các đường ống cao áp để đưa nhiên liệu xuống chờ
sẵn ở các vòi phun. Để đảm bảo ổn định lưu lượng dòng nhiên liệu thấp áp, trên hệ thống
còn có các van điều chỉnh, các bộ làm mát và sấy nóng nhiên liệu, các bơm chuyển nhiên
liệu sơ cấp
3. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
3.1. Tháo, nhận dạng kiểm tra và lắp các bộ phận của hệ thống nhiên liệu dung bơm cao
áp tập trung PE
TT Nội dung công việc Dụng cụ Chỉ dẫn kỹ thuật
1
Tháo thùng chứa nhiên
liệu
Clê 1217,
tuốc nơ vít,
búa tay
Tháo các ống dẫn tới bình, tháo dây tới
cảm biến mức nhiên liệu, tháo đai ốc
bắt đai nẹp thùng và đưa thùng ra
ngoài
9
2
Tháo khoá nhiên liệu Clê 22, tuốc
nơ vít
Dùng clê đặt vào cạnh bên để tháo
3
Tháo các ống dẫn
nhiên liệu
Clê 14, 17,
19
Dùng 1 clê để giữa dùng clê còn lại để
tháo.
4
Tháo cốc lọc Clê 12, 14,
17, tuốc nơ
vít
Tháo các lông đai ốc bắt cốc lọc với
động cơ.
5
Tháo bơm cao áp ra
khỏi động cơ
Clê 12, 14,
17, 19 tuốc
nơ vít
Tháo các đầu ống nối đường ống cao
áp, thấp áp, các đai ốc bắt bơm với
động cơ
6
Tháo vòi phun ra khỏi
động cơ
Clê14, 17,19 Tháo các ống dẫn nối với vòi phun, sau
đó tháo 2 đai ốc bắt vòi phun với động
cơ. trường hợp quá chặt phải dùng cẩu
để cẩu vòi phun ra ngoài.
7
Tháo rời vòi phun Clê19, 22,
lục lăng,
tuốc nơ vít
Kẹp thân vòi phun vào ê tô, dùng clê
để tháo nắp chụp, tháo vít điều chỉnh,
lò xo ty đẩy. Tháo đai ốc đưa cặp kim
và đế kim phun ra ngoài. Ngâm trong
dầu sạch cặp kim và đế kim phun trong
khay đựng riêng
8
Tháo rời cốc lọc Clê 14, 17,
tuốc nơ vít
Dùng clê tháo các đai ốc, đưa nắp chụp
ra, đưa lõi lọc ra ngoài
9
Vệ sinh chi tiết Khay đựng,
chổi rửa
Cho dầu vào khay đựng, rửa sạch các
chi tiết. Cạo sạch các muội than bám ở
đầu đế kim phun
10
Lắp cốc lọc Clê 14, 17,
tuốc nơ vít
Lắp đúng vị trí của các tấm lọc.Lắp
cốc vào vỏ cần xoay đi xoay lại vài lần
11
Lắp vòi phun Clê19, 22,
lục lăng,
tuốc nơ vít
Lắp đế kim phun vào thân kim phun
đúng chốt định vị. Xiết chặt các đai ốc.
12
Lắp vòi phun vào động
cơ
Clê14, 17,19 Kiểm tra vệ sinh sạch sẽ bề mặt lắp
ghép. Xiết đều đối diện các đai ốc
13
Lắp bơm cao áp vào
động cơ
Clê 12, 14,
17, 19 tuốc
nơ vít
Lắp các đầu ống nối đường ống cao áp,
thấp áp
14
Lắp cốc lọc Clê 12, 14,
17, tuốc nơ
vít
Xiết chặt bu lông
15
Lắp thùng chứa nhiên
liệu
Clê 1217,
tuốc nơ vít,
búa tay
Gá đều các đai ốc rồi mới xiết chặt
16
Lắp khoá nhiên liệu Clê 22, tuốc
nơ vít
17
Lắp các ống dẫn nhiên
liệu
Clê 14, 17,
19
Kiểm tra làm sạch bề mặt tiếp xúc.
Xiết đều cả 2 đầu ống nối
18
Kiểm tra Kiểm tra việc lắp ráp của các mối ghép
xem đã chặt chưa. bơm nhiên liệu xem
có bị rò rỉ không
10
3.2. Tháo, nhận dạng kiểm tra và lắp các bộ phận của hệ thống nhiên liệu dung bơm cao
áp phân phối VE
Số TT Nội dung công việc Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật
1 Xả dầu thùng chứa Vòng 17 Xả dầu vào thùng chứa
2
Tháo các đường ống dẫn cao
áp, thấp áp và đường dầu hồi
Clê dẹt 17,
19
Khi tháo các đường ống phẩi
cẩn thận không được làm hỏng
ren và giác của đai ốc
3
Tháo thùng chứa nhiên liệu
Vòng 17
Tháo các đai ốc bu lông bắt
thùng nhiên liệu với xắc xi
4 Tháo bình lọc nhiên liệu Vòng 14, 17
5 Tháo bơm thấp áp
6
Tháo vòi phun ra khỏi động
cơ
Choòng 14
7
Tháo bơm cao áp ra khỏi
động cơ:
- Tháo dẫn động ga
- Tháo giắc cắm van điện tử
tắt máy
- Tháo bu – lông đai ốc, bắt
bơm cao áp với giá đỡ mặt
bích chuyển động
Clê dẹt 19
Kìm
Khẩu 12, 19
Khi tháo giắc cắm van điện tử
tắt máy phải cẩn thận
8
Vệ sinh chi tiết Khay đựng,
chổi rửa
Cho dầu vào khay đựng, rửa
sạch các chi tiết. Cạo sạch các
muội than bám ở đầu đế kim
phun
9
Lắp vòi phun Clê19, 22,
lục lăng,
tuốc nơ vít
Lắp đế kim phun vào thân kim
phun đúng chốt định vị. Xiết
chặt các đai ốc.
10
Lắp vòi phun vào động cơ Clê14 Kiểm tra vệ sinh sạch sẽ bề mặt
lắp ghép. Xiết đều đai ốc
11
Lắp bơm cao áp vào động cơ Cờ – lê dẹt
19
Kìm
Khẩu 12, 19
Lắp các đầu ống nối đường ống
cao áp, thấp áp
12
Lắp cốc lọc bình lọc nhiên
liệu
Clê 12, 14,
17, tuốc nơ
vít
Xiết chặt bu lông
13
Lắp thùng chứa nhiên liệu Clê 1217,
tuốc nơ vít,
búa tay
Gá đều các đai ốc rồi mới xiết
chặt
14
Lắp khoá nhiên liệu Clê 22, tuốc
nơ vít
15
Lắp các ống dẫn nhiên liệu Clê 14, 17,
19
Kiểm tra làm sạch bề mặt tiếp
xúc. Xiết đều cả 2 đầu ống nối
16
Kiểm tra Kiểm tra việc lắp ráp của các
mối ghép xem đã chặt chưa.
bơm nhiên liệu xem có bị rò rỉ
không
11
Bài 2: Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu diesel
1. Mục đích, yêu cầu
Có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sử dụmg và vận hành động cơ. Nhằm phát
hiện những hư hỏng bất thường và duy tri sự làm việc bình thường của động cơ, Đảm bảo
động cơ hoạt động trong tình trạng tốt nhất : ít tiêu hao nhiên liệu, tiếng nổ êm, ít ô nhiễm
môi trường.
2 Nội dung bảo dưỡng:
2.1.Nội dung bảo dưỡng thường xuyên:
Được thực hiện sau khi ôtô hoạt động trở về và trước khi xuất phát. Để kiểm tra
chung nhằm đảm bảo sự làm việc bình thường và duy trì vẻ ngoài cần thiết của phương
tiện như: kiểm tra mức nhiên liệu trong bình chứa, kiểm tra rò rỉ nhiên liệu
2.2.Nội dung bảo dưỡng định kỳ:
- Bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel dùng bơm cao áp tập
trung PE
- Bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel dùng bơm cao áp
phân phối
3. Quy trình bảo dưỡng
3.1. Bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel dùng bơm cao áp tập
trung PE
3.1.1. Bảo dưỡng bơm cao áp
* Tháo bơm cao áp ra khỏi động cơ.
- Tháo các bộ phận liên quan.
- Tháo đường ống cao áp và các đường dầu và bơm tháp áp
- Tháo bu lông khớp truyền động ( hoặc các bu lông bắt giữ bơm với thân máy).
- Tháo bơm ra ngoài.
* Tháo rời bơm cao áp.
- Tháo bộ phun sớm.
- Tháo nắp sau.
- Tháo bộ điều tốc
- Tháo ốc chụp van triệt hồi.
- Tháo van triệt hồi.
- Tháo cửa sổ ( nếu có).
- Tháo đế tựa lò xo.
- Tháo vít hãm xy lanh.
- Tháo xy lanh và pít tông bơm.
- Tháo lò xo, ống bạc và cung răng xoay pít tông.
- Tháo vít hãm con đội và con đội.
- Tháo trục cam bơm
* Phương pháp kiểm tra sửa chữa:
Sau một quá trình hoạt động và đúng định kỳ làm công tác đại tu máy, bơm nhiên liệu
cũng được tháo ra để kiểm tra tình trạng, sửa chữa, thay mới các chi-tiết bê...ay nhiên liệu lên bầu lọc và tiến hành xả sạch không khí trong bầu lọc.
* Sửa chữa thùng nhiên liệu và bầu lọc
A. Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng của thùng nhiên liệu và bầu lọc
1. Thùng nhiên liệu
a) Hư hỏng
- Thùng nhiên liệu bị rò rỉ, nứt, thủng, móp, méo.
b) Nguyên nhân
- Do va chạm mạnh, sử dụng lâu ngày ít kiểm tra, bảo dưỡng
2. Bầu lọc xăng
a) Hư hỏng
- Vỏ bầu lọc bị nứt vỡ, thủng, móp méo
41
- Chờn hỏng ren các đầu nối ống dẫn.
Hình3.5: Tháo rời, thay lõi lọc của bầu lọc tinh
Nắp
Trục Lỗ dầu vào
Lõi lọc
Vỏ
Nút xả
Lõi lọc
Võ bình
lọc
42
- Lõi lọc quá bẩn, mục rách, thủng nhiên liệu không được lọc sạch
b) Nguyên nhân
- Do chịu lực va chạm mạnh
- Tháo lắp nhiều lần
- Sử dụng lâu ngày ít bảo dưỡng
B. Tháo, lắp thùng nhiên liệu và bầu lọc
1. Tháo thùng nhiên liệu và bầu lọc từ trên xe
- Làm sạch bên ngoài thùng nhiên liệu và bầu lọc.
. Dùng nước có áp suất cao để xịt rửa và dùng máy nén khí thổi khô
- Xả hết nhiên liệu trong thùng ra
- Tháo các đường ống dẫn dầu
. Chọn đúng cỡ cờ lê dẹt để tháo các đường ống dẫn.
- Tháo các đai kẹp bắt giữ thùng nhiên liệu.
. Chọn đúng dụng cụ tháo.
- Tháo thùng nhiên liệu ra khỏi xe
. Chú ý giữ chắc chắn không để rơi gây tai nạn.
- Tháo các bu lông bắt giữ bầu lọc thô và bầu lọc tinh
- Tháo bầu loc thô và bầu lọc tinh xuống.
. Chú ý giữ chắc chắn không để rơi bầu lọc.
2. Tháo rời bầu lọc
- Rửa sạch bên ngoài bầu lọc
- Tháo rời các chi tiết của bầu lọc (theo đúng quy trình).
. Dùng dụng cụ tháo lắp, khay đựng chi tiết và xăng hoặc dầu diesel sạch để rửa các
chi tiết.
- Kiểm tra hư hỏng và sửa chữa các chi tiết của bầu lọc
3. Quy trình lắp
- Lắp các chi tiết của của bầu lọc theo thứ tự (ngược với quy trình tháo).
- Lắp thùng nhiên liệu và bầu lọc lên động cơ theo thứ tự (ngược với quy trình tháo)
. Khi lắp các ống dẫn nhiên liệu vào thùng chứa và bầu lọc phải chọn đúng dụng cụ,
dùng hai cờ lê một hãm, một vặn.
. Xiết từ từ đủ lực đảm bảo kín không bị rò rỉ nhiên liệu.
43
C. Sửa chữa thùng nhiên liệu và bầu lọc
1. Sửa chữa thùng nhiên liệu
a) Hư hỏng và kiểm tra
- Hư hỏng các vết nứt thủng .
- Kiểm tra quan sát bằng mắt hoặc dùng kính lúp quan sát vết nứt.
b) Sửa chữa
- Các vết nứt thủng nhẹ, tiến hành súc rửa thùng nhiên liệu bằng nước nóng (hết mùi
dầu) sau đó hàn hơi kín và sửa nguội.
- Thùng bị nứt vỡ móp méo nhiều thì thay thùng mới.
2. Sửa chữa bầu lọc
a) Hư hỏng và kiểm tra
- Hư hỏng bầu lọc bị nứt, vỡ, móp méo.
- Kiểm tra quan sát bằng mắt thường các vết nứt, móp méo của bầu lọc
- Lõi lọc bẩn, tắc, rách, thủng. Đệm kín cao su bị đứt hỏng
- Kiểm tra bằng mắt thường.
b) Sửa chữa
- Vỏ bầu lọc nứt, thủng tiến hành hàn, sửa nguội, nếu bị móp méo gò nắn lại.
- Lõi lọc bị tắc bẩn dùng bàn chải mềm và xăng rửa sạch, lõi lọc rách thủng thay lõi
lọc mới đúng loại.
- Đệm cao su hỏng thay đệm mới.
44
Bài 4: Sửa chữa bơm thấp áp (bơm chuyển nhiên liệu)
1. Nhiệm vụ, yêu cầu của bơm chuyển nhiên liệu
1.1. Nhiệm vụ.
Bơm truyền nhiên liệu dùng để hút nhiên liệu từ thùng chứa qua bình lọc thô, đưa
đến bình lọc tinh rồi đến bơm cao áp. Ngoài ra còn dùng để mồi dầu, xã gió trong hệ
thống khi động cơ chưa hoạt động.
1.2. Yêu cầu .
Áp suất nhiên liệu do bơm cung cấp phải đạt giá trị lớn và giao động trong khoảng
giá trị tương đối rộng từ 1,56kg/cm 2 . Áp suất lớn như vậy không những đủ để thắng
sức cản trong đường ống nhiên liệu thấp áp và trong các bầu lọc mà còn ngăn cản sự hình
thành bọt khí và hơi nhiên liệu. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp các bầu
lọc quá bẩn hoặc động cơ làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao .
1.3. Phân loại :
Bơm chuyển nhiên liệu đang được sử dụng trong động cơ diesel được chia ra
thành các loại sau :
-Bơm phiến gạt hoặc con lăn thường được sử dụng trong hệ thống cung cấp nhiên
liệu động cơ diesel sủ dụng bơm cao áp chia .
-Bơm piston được sử dụng trong hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel sử
dụng bơm cao áp dãy .
Ngoài ra, theo công dụng của bơm chuyển nhiên liệu thì nó còn có thể chia làm
hai loại là :
-Bơm tác dụng đơn
-Bơm tác dụng kép
Nhìn chung bơm chuyển nhiên liệu kiểu piston tác dụng đơn là loại bơm được sử
dụng nhiều nhất trong các động cơ diesel. Nó thường được lắp bên sườn của bơm cao áp
và được dẫn động trực tiếp bằng cam lệch tâm.
2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm chuyển nhiên liệu
2.1 Sơ đồ cấu tạo bơm thấp áp kiểu piston tác dụng đơn
45
Hình 6.1 : Cấu tạo bơm chuyển nhiên liệu
Hình 4.1: Bơm thấp áp kiểu piston tác dụng đơn
1. Con lăn ; 2.thân bơm ; 3.bơm tay ; 4. cửa nạp ;
5. van nạp ;6.lưới lọc; 7.piston ;8.lo xo hồi vị piston;
9.thanh đẩy ;10.van xả ; 11. cửa xả ;12.cam lệch tâm.
Thân bơm là chi tiết chính của bơm, trong thân bơm có bốn khoang chính dùng để
bố trí piston, lò xo hồi vị piston, con đội con lăn, van nạp van xả. Ngoài ra còn có bơm
tay kiểu piston được lắp vào thân bơm ở phía trên van nạp. Bơm tay cấu tạo gồm đầu nối
, xilanh, piston, núm piston.
Thân bơm được chế tạo bằng gang , các van nạp, van xả được chế tạo từ chất dẻo,
đế van là ống thép được ép chặt vào thân bơm với độ dời, các chi tiết còn lại làm bằng
thép.
2.2 Nguyên tắc hoạt động
a.Hành trình hút b :Hành trình đẩy
Hình 4.2 : Sơ đồ làm việc của bơm chuyển kiểu piston
46
1. Trục cam ; 2. Vấu cam ; 3. Con đội con lăn; 4. Thanh đẩy ; 5. Khoang chuyển
tiếp ; 6. Piston ; 7. Khoang hút ; 8. Lưới lọc ; 9. Vanhút ; 10. Lò xo; 11. Van xả;
12. Đường dầu vào ; 13. Đường dầu ra.
Bơm chuyển nhiên liệu thực hiện quá trình hút và bơm nhiên liệu trong hai hành
trình : hành trình chuyển tiếp và hành trình làm việc.
- Hành trình hút:
Khi cam lệch tâm 2 tác dụng vào con đội con lăn3, qua thanh đẩy 4 sẽ làm cho
piston 6 chuyển động ép lò xo 10 lại. Lúc này thể tích trong khoang hút bị giảm, áp suất
tại đây tăng làm van hút 9 đóng lại, van xả 11 mở ra. Đồng thời khi pistông chuyển động
làm cho thể tích khoang chuyển tiếp tăng lên, áp suất ở đây giảm xuống vì thế hầu như
toàn bộ lượng nhiên liệu bị đẩy ra từ khoang hút sẽ bị hút vào khoang chuyển tiếp qua lỗ
chéo trong thân bơm. Như vậy lượng nhiên liệu qua đường ra đến bơm cao áp gần như
bằng 0. Hành trình này của pistông chỉ thực hiện ở giai đoạn chuyển tiếp nên năng suất
của bơm bằng 0.
- Hành trình đẩy :
Khi cam lệch tâm thôi tác dụng lên con đội con lăn, lò xo hồi vị pistôn 10 sẽ đẩy
pistông 6 về vị trí ban đầu làm thể tích ở khoang hút tăng lên, áp suất tại đây giảm sẽ
đóng van xả 11 và van hút mở 9 ra. Nhiên liệu từ thùng chứa được hút vào khoang hút
qua van hút 9. Đồng thời khi pistông 6 dịch chuyển sẽ đẩy nhiên liệu từ khoang chuyển
tiếp qua rãnh khoan chéo ra ngoài đường xả để đi đến bơm cao áp. Như vậy trong hành
trình làm việc của pistông, bơm thực hiện đồng thời hai quá trình hút và đẩy nhiên liệu.
Chúng ta thấy bơm chuyển nhiên liệu cung cấp cho bơm cao áp một lượng nhiên
liệu cần thiết không phụ thuộc vào chế độ tốc độ của động cơ. Nếu hành trình của pistông
luôn không thay đổi thì sẽ có lúc nào đó áp suất trong đường xả nhiên liệu và ở khoang
chuyển tiếp đủ lớn thắng sức căng của lò xo hồi vị pistôn 10, lò xo sẽ không thể đẩy
piston về vị trí ban đầu làm cho hành trình pistôn ngắn lại, năng suất bơm sẽ giảm. Trong
trường hợp bầu lọc nhiên liệu quá bẩn hoặc tắc, hiện tượng đó càng dễ xảy ra hơn.
- Hành trình treo bơm :
Khi áp suất ở đường xả và trong khoang chuyển tiếp đạt đến một giá trị lớn nào
đó, pistông sẽ không thể dịch chuyển được và bị treo ở vị trí cao nhất. Lúc này, trục cam
vẫn quay , con đội và thanh đẩy vẫn lên xuống nhưng hoàn toàn không tác dụng đến
piston 6, đây là trạng thái quá tải của bơm và lúc này hành trình của pistông bằng 0 dẫn
đến năng suất của bơm bằng 0.
Như vậy lưu lượng nhiên liệu cung cấp cho bơm cao áp sẽ được chính bơm
chuyển nhiên liệu tự điều chỉnh lấy. áp suất nhiên liệu ở đường xả phụ thuộc chủ yếu vào
lực nén của lò xo, lực nén càng lớn, áp suất càng cao.
Trên thân bơm còn lắp thêm bơm tay chuyển pistông. Khi khởi động cần phải sử
dụng bơm tay để cung cấp nhiên liệu đủ nạp đầy khoang thấp áp của bơm cao áp và xả
không khí ra khỏi hệ thống cung cấp nhiên liệu. Lúc này pistông của bơm chuyển nhiên
liệu đứng yên nên quá trình của bơm tay được thực hiện như một bơm pistông thông
thường với hai van hút và xả. Sau khi đã bơm đủ nhiên liệu cần vặn chặt núm piston để
tránh lọt không khí vào trong thân bơm và không làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc
của bơm chuyển nhiên liệu.
47
3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa bơm chuyển
nhiên liệu
3.1. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.
Mòn xi lanh, piston: Áp suất đẩy và lưu lượng bơm không đủ, động cơ làm việc
không ổn định.
Mòn cam và con lăn: Gây giảm hành trình của bơm, động cơ làm việc không ổn
định.
Goăng không kín: do hỏng, vênh rò rỉ, lọt khí, tốc độ động cơ không ổn định,
không tăng số vòng quay được.
Lò xo đẩy piston yếu: giảm hành trình làm lưu lượng giảm.
Lò xo van hút, đẩy yếu, van không kín: Khó khởi động, tốc độ động cơ không ổn
định, lưu lượng và cột áp giảm.
Lọt khí đường hút của bơm làm cho giảm lưu lượng bơm và có thể gây ra bọt khí
ở đường đẩy.
3.2 . Phương pháp kiểm tra, sửa chữa
3.2.1. Quy trình tháo bơm thấp áp :
STT Các bước thực hiện và hình minh
hoạ
Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật
1 Tháo từ bơm cao áp
- Tháo các đường dầu đến và đi.
- Tháo bơm tiếp vận ra khỏi bơm
cao áp
Nới đều các đai
ốc, sau khi tháo
đặt các chi tiết
vào khay sạch.
Cẩn thận tránh
gãy vở
2 Tháo rời bơm chuyển vận
48
2.1 Tháo bơm tay:
Kẹp chặt bơm lên
bàn tháo.
Tháo nguyên cụm
piston và xi lanh
bơm tay ra đặt
vào khay sạch
2.5 Tháo van hút và van thoát
- Nới lỏng các vít
trên từng nắp.
-Cẩn thận không
làm vở các nắp
trong quá trình
tháo.
- Đẻ nắp và vít
vào khay chi tiết
Tháo ốc giữ piston bơm và lò xo
cần đẩy
Thao tác cẩn thận
lấy piston ra ngoài
2.6 Tháo lò xo và cơ cần đệm đẩy
Dùng tay thao tác nhẹ
nhàng
Cẩn thận không
va chậm vào các
chi tiết
2.7 Tháo con đội con lăn và lò xo, đĩa lò
xo ra khỏi bơm
Dùng kèm mỏ nhọn
và kèm táo phe
Thao tác cẩn thận
tránh trầy xước.
49
2.8 Tháo răc co ống hút và ống thoát
Khi lấy ra đặt lên
tờ giấy sạch
- Làm sạch, kiểm tra và sửa chữa.
STT Nội dung Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật
1 Làm sạch các chi tết trong dầu
diesel và thổi khô bằng máy
nén khí
Không dùng vải để
lau chi tiết, tránh
trầy xước.
2 Kiểm tra sửa chữa chi tiết
2.1 Kiểm tra tổng quát:
- Dùng mắt quan sát các chi tiết: Rạn nứt, ren ốc bi biên dãng.
2.2 Kiểm tra chi tiết van hút và van thoát:
– Bề mặt làm việc của van và đế van: Phải nhẵn bóng, không trầy xước, mòn
khớp. Nếu có ta ra lại mặt phẳng.
– Lò xo van: Không bị nức gãy, biến dạng.
2.3 Kiểm tra piston và xy-lanh bơm:
– Kiểm tra bề mặt tiếp xúc giữa piston và xy-lanh: Bị nứt vỡ, trầy xước nhiều
thay mới, thường xy-lanh và piston bị trầy xước ở các vị trí như hình .
– Kiểm tra khe hở giữa piston và xy-lanh theo kinh nghiệm hoặc dùng thước
cặp, khe hở cho phép không quá 0,05mm. Nếu khe hở lớn thay mới.
2.4 Kiểm tra lò xo piston:
Bị gãy nứt, biến dạng ta thay mới.
2.5 Kiểm tra chi tiết con đội:
– Trục con lăn và con lăn mòn khuyết thay mới.
– Khe hở giữa trục con lăn và con lăn lớn ta đóng bạc.
2.6 Kiểm tra các chi tiết khác của bơm tay:
-Kiểm tra vòng cao su chữ o bị nứt gãy, nhão, chay cứng ta thay mới.
- Sau khi lắp chi tiết bơm có thể kiểm tra độ kín van hút, van thoát và năng suất
bơm truyền piston trên bàn khảo nghiệm.
3.2.2 Lắp các bộ phận lên bơm thấp áp:
Việc lắp ráp bơm chuyển nhiên liệu được thực hiện ngược lại khi tháo. Nhưng cần chú ý:
– Vệ sinh sạch sẽ các chi tiết trước khi lắp.
– Lắp piston phải đúng chiều.
50
– Van hút và van thoát lắp đúng vị trí.
– Đệm đồng nắp đậy piston phải còn tốt và siết đúng lực.
– Khi lắp vào động cơ phải quay cho cam lệch tâm ở vị trí không đội và đệm làm kín
phải tốt.
51
Bài 5: Sửa chữa bơm cao áp
1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại bơm cao áp
1.1. Nhiệm vụ.
- Bơm cao áp có nhiêm vụ cung cấp nhiên liệu có áp suất cao cho vòi phun để
phun vào xilanh của động cơ hoà trộn với không khí thực hiện quá trình cháy, dãn nở và
sinh công.
1.2. Yêu cầu
- Chất lượng phun của nhiên liệu có ảnh hưởng lớn đến công suất và mức tiêu hao
nhiên liệu của động cơ vì vậy hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ Diesel dùng bơm cao
áp tập trung PE phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo nhiệm vụ cung cấp cho vòi phun có áp suất cần thiết. Trong động cơ
hiện nay áp suất thường là 80 đến 600 kG/ cm 2 . Đặc biệt một số động cơ có áp suất phun
tới 1500 đến 2500 kG/ cm 2 .
+Bảo đảm số lượng và thời gian cung cấp nhiên liệu cho các xilanh được đồng
đều.
-Thời gian cung cấp nhiên liệu đúng quy định, bắt đầu và kết thúc phun nhanh
chóng để nhiên liệu phun được tốt.
-Khống chế được lượng nhiên liệu cung cấp cho phù hợp với phụ tải của động cơ.
1.3. Phân loại
- Hệ thống nhiên liệu bơm tập trung (tổ hợp thẳng hàng) PE
- Hệ thống nhiên liệu bơm phân phối VE
2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm cao áp
2.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm cao áp tập trung PE
a. Sơ đồ cấu tạo:
Hình 5.1. Sơ đồ cấu tạo của hệ thống
1. Bộ điều tốc;2. Bơm chuyển;3. Bộ phun sơm; 4. Phân bơm;5. Đầu ống nối cao áp
b. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của một phân bơm
52
Hình 5.2: Cấu tạo phần tử bơm
1.đầu ống ống cao áp
2.khoang nén
3.xilanh
4.rãnh nhiên liệu
5.piston
6.cung răng
7.thanh răng
8.bạc xoay
9, vai piston
10.lò xo
11.đĩa chặn
12.đai ốc điều chỉnh
13.con đội con lăn
14.trục cam
Phần chính của bơm là cặp bộ đôi siêu chính xác :piston 6 và xilanh 3 của bơm
cao áp lắp khít với nhau. Piston 6 được cam đẩy lên qua con đội 13 và đai ốc điều chỉnh
12. Hành trình đi xuống của piston là nhờ lò xo 10 và đĩa chặn 11 .Ngạnh chữ thập ở
phần đuôi piston 6 được ngàm trong rãnh dọc của bạc xoay 8.
Phần đầu piston xẻ một rẵnh nghiêng, không gian bên dưới rãnh nghiêng ăn thông
vói không gian phía trên đỉnh piston là nhờ rãnh dọc.
Cấu tạo xi lanh và piston bơm cao áp:
53
HÌNH 5.3 : Sơ đồ công tác bơm cao áp
Phần đầu piston bơm có xẻ rãnh hình chéo (lằn vạt chéo). Piston chuyển động tịnh tiến
trong xilanh và hai bên xilanh có lỗ thoát nhiên liệu.
Khi piston bơm ở vị trí thấp nhất thì nhiên liệu từ lỗ bên trái tràn vào chứa đầy thể
tích công tác (bao gồm: phía trên piston và rãnh lõm ở đầu piston) vị trí I.
Khi piston đi lên, nhiên liệu được ép lại và bị đẩy một phần qua lỗ : vị trí II.
Piston tiếp tục đi lên và che lấp gờ trên của lỗ: vị trí III, từ đó trở đi nhiên liệu đi
vào đường ống cao áp đến kim phun: vị trí IV.
Piston tiếp tục đi lên và khi gờ dưới của rãnh lõm bắt đầu mở lỗ: vị trí V, kể từ đó
trở đi nhiên liệu theo rãnh lõm qua lỗ ra ngoài : vị trí VI.
Đầu piston bơm cao áp
a b c
HÌNH 5.4: Cấu tạo đầu Piston bơm PE.
54
Lằn vạt xéo trên dưới: Điểm khởi phun và kết thúc phun thay đổi. b) Lằn vạt xéo trên:
Điểm khởi phun thay đổi, điểm dứt phun cố định. c) Lằn vạt xéo dưới: Điểm khởi phun
cố định, định dứt phun thay đổi
2. Nguyên tắc hoạt động.
- Khi động cơ hoạt động, trục cam quay, vấu cam đẩy con đội chuyển động lên xuống,
qua con đội và bu lông con đội đẩy piston chuyển động lên xuống trong xi lanh.
Khi piston đi xuống, van triệt hồi đóng lại nhờ sức căng của lò xo, trong khoang trên của
piston tạo nên độ chân không, khi cạnh trên đỉnh piston mở lỗ hút thì nhiên liệu được hút
vào xi lanh.
Khi cam quay tới vị trí tác dụng qua con đội và bu lông con đội đẩy piston đi lên che kín
của hút và cửa xả là thời điểm bắt đầu nén. áp suất dầu diesel trong xi lanh tăng dần đến
khi thắng được sức căng lò xo của van cao áp, đẩy mở van thì nhiên liệu với áp suất cao
theo đường ống dẫn đến vòi phun và phun vào xi lanh động cơ. Piston tiếp tục đi lên đến
khi rãnh nghiêng của piston tương ứng với lỗ thoát của xi lanh thì nhiên liệu ở khoang
trên của piston về ngăn chứa của bơm cao áp, làm áp suất trong xi lanh giảm đột ngột,
van cao áp đóng lại, quá trình cung cấp nhiên liệu cho vòi phun được chấm dứt.
Trong quá trình bơm cao áp làm việc piston thực hiện hai chuyển động, chuyển động
tịnh tiến lên xuống trong xi lanh và chuyển quay. Chuyển động quay thực hiện khi thay
đổi lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt của động cơ.
- Muốn thay đổi tốc độ động cơ ta điều khiển thanh răng xoay piston để thay đổi thời
gian phun. Thời phun càng lâu lượng dầu càng nhiều động cơ chạy nhanh, thời gian phun
ngắn dầu càng ít động cơ chạy chậm. Khi ta xoay piston để rãnh đứng ngay lỗ dầu về thì
sẽ không có vị trí án mặc dù piston vẫn lên xuống, nhiên liệu không được ép, không
phun động cơ ngưng hoạt động (vị trí này gọi là cúp dầu). như hình vẽ
.
Cấp dầu tối đa Cấp dầu trung bình Tắt máy
HÌNH 5.5: Định lượng nhiên liệu của bơm cao áp PE.
2.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm cao áp tập trung PE
2.2.1Sơ đồ cấu tạo.
55
Hình 5.6. Sơ đồ cấu tạo của hệ thống nhiên liệu dùng bơm VE
1 – Thùng chứa dầu
2 – Bơm tiếp vận3 – Lọc tinh4 – Van an toàn5 – Bơm tiếp vận6 – Cần điều khiển7 – Lò
xo điều khiển8 – Đường dầu về9 – Pittong bơm 10 – Đường dầu đến kim phun11 – Van
phân phối12 – Van định lượng (Vành tràn)13 – Đĩa cam , 14. bộ điều khiển phun sớm
Bơm sơ cấp hút nhiên liệu từ thùng đưa qua lọc sau đó nhiên liệu được bơm cánh
quạt hút rồi đẩy vào buồng bên trong bơm
Một van điều chỉnh áp suất điều khiển áp suất nhiên liệu bên trong bơm cao áp.
Đĩa cam được dẫn động bỡi trục dẫn động, pittông bơm được gắn với đĩa cam, nhiên liệu
được cấp cho kim phun nhờ chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến của pittong này
Lượng phun được điều khiển bởi bộ điều chỉnh kiểu cơ khí.
Thời điểm phun được điều khiển bởi pittông điều khiển phun sớm, pittông điềukhiển
phun sớm hoạt động nhờ áp suất nhiên liệu.
Van phân phối có hai chức năng: Ngăn không cho nhiên liệu trong ống dẫn đến kim phun
quay về pittông và bơm; hút nhiên liệu còn lại sau khi phun khỏi kim phun.
2.2.2 Nguyên tắc hoạt động.
- Bơm sơ cấp hút nhiên liệu từ thùng đưa qua lọc sau đó nhiên liệu được bơm cánh quạt
hút rồi đẩy vào buồng bên trong bơm.
- Một van điều chỉnh áp suất điều khiển áp suất nhiên liệu bên trong bơm cao áp.
- Đĩa cam được dẫn động bỡi trục dẫn động, pittông bơm được gắn với đĩa cam, nhiên
liệu được cấp cho kim phun nhờ chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến của pittong
này.Lượng phun được điều khiển bởi bộ điều chỉnh kiểu cơ khí.
- Thời điểm phun được điều khiển bởi pittông điều khiển phun sớm, pittông điềukhiển
phun sớm hoạt động nhờ áp suất nhiên liệu.
- Van phân phối có hai chức năng: Ngăn không cho nhiên liệu trong ống dẫn đến kim
phun quay về pittông và bơm; hút nhiên liệu còn lại sau khi phun khỏi kim phun.
56
Hình 5.7: Khoảng chạy của pittông bơm và các giai đoạn cung cấp nhiên liệu
1 – Pittông bơm 2 – Lỗ nạp nhiên liệu3 – Rãnh hút4 – Buồng cao áp 5 – Rãnh phân phối6
– Đường phân phối7 – Lỗ thoát nhiên liệu 8 – Van định lượng
Khi cam quay, piston bơm đi đến điểm chết trên sau đó về điểm chết dưới.
Quá trình điều khiển lượng dầu cung cấp cho một chu trình được thực hiện gồm các bước
sau:
Bước 1: Nạp nhiên liệu:
Khi pittông bơm chuyển động sang trái, một trong 4 rãnh hút trên pittông sẽ thẳng hàng
với cửa hút và nhiên liệu sẽ được hút vào đường bên trong pittông.
Bước 2: Phân phối nhiên liệu:
Khi đĩa cam và pittông quay, cữa hút đóng và cữa phân phối của pittông sẽ thẳng hàng
với một trong bốn trên nắp phân phối. Khi đĩa cam lăn trên các con lăn, pittông vừa quay
vừa dịch chuyển sang phải, làm nhiên liệu bị nén. Khi nhiên liệu bị nén đến một áp suất
nhất định nó được phun ra khỏi vòi phun.
Bước 3: Kết thúc việc cung cấp nhiên liệu:
Khi pittông dịch chuyển thêm về phía bên phải, hai cửa tràn của pittông sẽ lộ ra khỏi van
định lượng và nhiên liệu dưới áp suất cao sẽ bị đẩy về buồng bơm qua các cửa tràn này.
Vì vậy áp suất nhiên liệu sẽ giảm đột ngột và quá trình phun kết thúc.
Bước 4: Cân bằng áp suất :
Khi piston quay 1800 sau khi phân phối nhiên liệu, rãnh cân bằng áp suất trên pittông
thẳng hàng với đường phân phối để cân bằng áp suất nhiên liệu trong đường phân phối và
trong buồng bơm.
V – BỘ ĐIỀU KHIỂN PHUN SỚM TỰ ĐỘNG: (điều khiển thời điểm phun)
Giống như thời điểm đánh lửa của động cơ xăng, nhiên liệu trong động cơ Diesel phải
được phun sớm hơn theo tốc độ động cơ để đảm bảo tính năng tốt nhất. Vì vậy bơm cao
áp kiểu VE có trang bị bộ điều khiển phun sớm tự động, nó hoạt động nhờ áp suất nhiên
liệu, để thay đổi thời điểm phun tỷ lệ với sự tăng giảm tốc độ động cơ.
57
- Cấu tạo và hoạt động:
Pittông bộ điều khiển phun sớm được gắn bên trong vỏ bộ điều khiển, vuông góc với trục
bơm và trượt theo sự cân bằng giữa áp suất nhiên liệu và sức căn của lò xo bộ điều khiển.
Phun trễ Phun sớm
HÌNH 5.8: Bộ điều khiển phun sớm tự động.
1 – Vòng lăn2 – Con lăn 3 – Lò xo bộ điều khiển4 – Chốt trượt5 – Pittông bộ điều khiển
phun sớm
Chốt trượt biến chuyển động ngang của pittông thành chuyển động quay của vòng đỡ con
lăn.
Lò xo có xu hướng đẩy pittông về phía phun trễ (sang phải). Tuy nhiên, khi tốc độ động
cơ tăng, áp suất nhiên liệu cũng tăng lên nên pittông thắng được sức căng lò xo và dịch
sang trái. Cùng với chuyển động của pittông, vòng lăn quay ngược hướng với pittông
bơm, do đó làm sớm thời điểm phun tương ứng với vị trí đĩa cam.
3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa bơm cao áp
3.1 Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.
- Mòn xi lanh, piston bơm: Làm giảm lưu lượng Q
ct
, máy yếu, không tăng tốc được, không
phát huy được công suất, tiêu hao nhiên liệu tăng.
- Van cao áp không kín: Lò xo yếu, mòn, kẹt gây khói đen do phun rớt, máy nóng, đóng
muội trong buồng cháy.
Ổ bi trục cam mòn làm sai lệch góc phun sớm, sai hành trình.
Cơ cấu vành răng bị lỏng: Do vít kẹp bị lỏng, động cơ làm việc rung, đôi khi không nổ được
do không thay đổi được lượng nhiên liệu cung cấp chu trình.
58
Hình 5.9 Mòn xi lanh và piston bơm cao áp
A-mòn xi lanh và piston ở phía cửa nạp. B-mòn xi lanh và piston ở phía cửa xả
Thanh răng bị kẹt: xảy ra với bơm cao áp vòi phun làm cho không thay đổi lượng
nhiên liệu cung cấp, khi giảm tải gây vượt tốc.
Lò xo hồi vị piston yếu, gãy, kẹt có thể làm thay đổi hành trình cấp hoặc không
cấp nhiên liệu được.
Đối với bộ điều tốc: lò xo gãy, yếu, khớp truyền động bị gãy, lỏng, kẹt có thể do
thiếu dầu làm bộ điều tốc mất tác dụng.
Đối với bộ điều chỉnh góc phun sớm tự động: lò xo gãy, yếu, chốt quay bị mòn
làm sai lệch thời điểm điều chỉnh góc phun sớm. Lắp bơm sai dấu có thể làm cho động cơ
không nổ được.
Van ổn áp đường dầu về nếu chỉnh không đúng có thể làm cho động cơ làm việc
không ổn định.
3.2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa bơm cao áp
* Tháo lắp bơm VE
1. Tháo bơm cao áp từ động cơ
- Làm sạch bên ngoài bơm.
- Tháo bơm cao áp từ động cơ xuống (đúng quy trình đã học)
2. Tháo rời bơm cao áp
- Rửa sạch bên ngoài bơm tháo rời các chi tiết của bơm (theo đúng quy trình).
- Dùng dầu rửa sạch các chi tiết của bơm, để đúng nơi quy định.
. Bàn tháo lắp, khay đựng chi tiết và dầu diesel sạch để rửa các chi tiết của bơm.
- Kiểm tra hư hỏng và sửa chữa các chi tiết của bơm VE.
3. Quy trình lắp
1. Lắp các chi tiết của bơm theo thứ tự (ngược với quy trình tháo). Cân chỉnh áp suất,
lưu lượng, điểm bắt đầu bơm và bộ phun sớm.
2. Lắp bơm lên động cơ (đúng quy trình)
* Kiểm tra bơm VE
1. Xác định lượng nhiên liệu bơm của các nhánh cao áp sau một số lần bơm nhất định.
59
2. Kiểm tra áp suất nén nhiên liệu của bơm
. Dùng đồng hồ áp suất lắp trên từng nhánh bơm để kiểm tra.
3. Kiểm tra, điều chỉnh hành trình "MS"
- Hành trình "MS" là khoảng hở đầu trục bộ điều tốc (khi chưa làm việc) Với bề mặt
cơ cấu đẩy van trượt. Khoảng "MS" = 1 - 1, 2 mm, tương ứng với khe hở L/ = 0,15 - 0,35
mm (là khe hở bề mặt bích bánh răng bộ điều tốc và chốt trong thân bơm cao áp).
- Khi kiểm tra tiến hành đo khe hở L/ và "MS" sau đó so với tiêu chuẩn. Nếu khe hở L/
và " MS " không đúng tiêu chuẩn thì tiến hành điều chỉnh như sau:
. Văn vừa chặt trục bộ điều tốc sau đó đo khoảng cách L (khoảng cách từ bề mặt trục
bộ điều tốc đến bề mặt thân bơm cao áp). L = 1, 5 - 2, 0 mm.
. Nếu L không đúng tiêu chuẩn cần tiến hành điều chỉnh thêm, bớt đệm.
. Sau khi điều chỉnh xong, xiết chặt đai ốc hãm lại.
60
Bài 6: Sửa chữa vòi phun cao áp
1. Nhiệm vụ, yêu cầu của vòi phun cao áp
1.1 Nhiệm vụ.
So với nhiều chi tiết trong hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ disel, vòi phun tuy giá
thành chế tạo không cao nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả làm việc và độ tin
cậy của hệ thống nói riêng và động cơ diesel nói chung. Đặc tính phun nhiên liệu, chất
lượng hình thành hỗn hợp trong xilanh của động cơ và diễn biến quá trình cháy phụ thuộc
nhiền vào kết cấu và các thông số của vòi phun. Vì vậy vòi phun phải thực hiện tốt các
nhiệm vụ sau:
-Phun nhiên liệu do bơm cao áp cung cấp vào xilanh của động cơ với một áp suất
nhất định.
-Đảm bảo độ phun tơi, độ phun xa, số lượng và cấu trúc tia phun phù hợp với hình
dạng và kích thước của buồng cháy, phương pháp hình thành hỗn hợp nhiên liệu.
-Cùng với bơm cao áp vòi phun đảm bảo quá trình phun nhiên liệu được bắt đầu
nhanh và dứt khoát.
1.2. Yêu cầu .
Vòi phun là một trong các chi tiết làm việc trong điều kiện rất nặng nề vì đầu vòi
phun tiếp xúc trực tiếp với khí cháy trong xilanh. Vì vậy đối với vòi phun phải đảm bảo
các yêu cầu: độ bền cao, dễ thay thế và sửa chữa, gía thành thấp.
1.3 Phân loại :
1.3.1– Căn cứ vào số lò xo trong kim:
- Kim phun thân kim có một lò xo. H 7.1
- Kim phun thân kim có hai lò xo. H7.2
Hình 6.1 Hình 6.2
1.3.2 Căn cứ vào sự khác nhau của đót kim người ta chia ra hai loại sau:
Kim phun hở: Loại này không có kim đóng kín ở đót kim, dầu cao áp phun trực tiếp
vào xy lanh.
61
Kim phun kín: Loại này có kim đóng kín lỗ phun ở đót kim, tùy theo loại đót kim
và lỗ phun mà người ta chia ra làm hai loại sau:
Đót phun kín lỗ tia hở:
Hình 6.3: Đót phun kín lỗ tia hở
Loại này ở đầu kim dạng côn đóng kín bề mặt côn trên đót kim, như vậy có lỗ
phun không được đóng kín. Với loại nầy có loại 1 lỗ và nhiều lỗ (Từ 2 đến 10 lỗ),
với loại nầy áp suất phun cao từ (180250) kg/cm2.
Đót phun kín lỗ tia kín:
62
Hình 6.4: Đót kín lỗ tia kín
Loại này ở đầu kim phun có một chuôi hình trụ (hoặc hình côn) ló ra ngoài lỗ phun
đóng kín lỗ phun, nhờ có chuôi nên lỗ phun không bị nghẹt do đóng muội than. Với loại
nầy áp suất phun thấp từ: (120150) kg/cm2, thường sử dụng cho động cơ có buồng
cháy phụ.
Tùy theo chuôi kim phun ta có các loại:
– Chuôi hình trụ hình (a)
– Chuôi hình côn hình (d) và (e), loại nầy thay đổi góc chùn tia phun tùy theo dộ
mở của kim phun.
– Loại có lỗ tia phụ như hình (c).
63
2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của vòi phun cao áp
2.1. Sơ đồ cấu tạo của vòi phun :
Hình 6.5: Cấu tạo vòi phun
2.2 Nguyên lý làm việc:
Trước khi phun:
Nhiên liệu từ bơm cao áp theo đường dầu đến vào vòi phun nằm ở khoang chứa
dầu, lúc nầy áp suất dầu nhỏ hơn lực căng lò xo nên ép kim phun đóng kín bề mặt
côn bên dưới giữ dầu không chảy qua lỗ phun.
Phun nhiên liệu:
Piston bơm cao áp nén nhiên liệu, đến vòi phun làm áp suất dầu ở khoang chứa
tăng lớn hơn lực căng lo xo sẽ tác dụng lên mặt côn phía trên làm nâng kim phun
64
lên, tách khỏi bề mặt côn dưới làm nhiên liệu qua lỗ phun, phun vào buồng đốt. Do
nhiên liệu có áp suất cao và qua lỗ phun có kích thước nhỏ nên nhiên liệu bị xé tơi.
Khi dứt phun:
Khi bơm cao áp ngừng cung cấp, áp suất nhiên liệu giảm xuống nhỏ hơn lực
căng lò xo, lò xo đẩy cây đẩy kim đi xuống đóng kín bề mặt côn chấm dứt phun.
Một phần nhiên liệu chui qua khe hở giữa thân và đót kim phun theo đường dầu hồi
trở về thùng chứa.
Hình 6.6: Nguyên lý làm việc vòi phun
3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa vòi phun cao áp
3.1. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.
Lượng phun giảm, động cơ làm việc yếu. Mòn ở đầu côn gây phun rớt, động cơ có
khói đen, có thể gây tắc lỗ phun, công suất động cơ giảm, dầu diesel lọt xuống các te.
Tắc lỗ phun: do đóng muội, làm cho qui luật phân bố tia nhiên liệu không đúng,
gây tiêu hao nhiên liệu tăng, máy nóng, công suất giảm, động cơ làm việc không ổn định.
Lò xo kim phun yếu, gãy do mỏi: gây khói đen, máy yếu, máy nóng, đóng muội.
Kim bị kẹt: do lâu không sử dụng, lọc kém, động cơ không nổ được.
Hở giữa vòi phun và nắp máy: do đệm đồng không đủ đàn hồi, động cơ yếu.
3.2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa vòi phun cao áp
4. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp vòi phun cao áp
Quy trình tháo, lắp vòi phun cao áp
Quy trình tháo:
65
Quy trình tháo vòi phun cao áp :
STT Các bước thực hiện và hình
minh hoạ
Dụng cụ Yêu cầu kỹ
thuật
1 Tháo từ động cơ
1.1 Tháo các đường ống dầu
– Nới lỏng
rắc co ống
dẩu cao áp ở
bơm cao áp.
– Tháo các rắc
co cao áp
đến vòi
phun.
– Tháo đường
ống dầu hồi.
– Làm dấu vị
trí lắp các
vòi phun.
1.2 Tháo vòi phun ra khỏi động cơ
– Tháo các
bu-lông giữ
vòi phun lấy
vòi phun ra
ngoài. Chú
ý: Nếu khó
lấy phải
dùng búa
cao su gỏ
cho vòi phun
xoay tròn sẽ
dễ lấy, chú ý
đệm làm
kín.
– Dùng vải
sạch bịt
kín lỗ lắp
vòi phun.
2 Tháo rời chi tiết
2.1 – Vệ sinh bên ngoài, dùng bàn chải
cước làm sạch
sạch muội than
xung quanh đầu
66
phun, tránh va
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_bao_duong_va_sua_chua_he_thong_nhien_lieu_dong_co.pdf